Dự án TVC hoạt hình thực hiện với đối tác nước ngoài – Công Ty Vetdrop (Pháp) chuyên điều trị các vấn đề về xương khớp cho động vật. Hai TVC (bao gồm: câu chuyện chú ngựa đau lưng và câu chuyện chú chó đau chân) được đăng tải tại trang web: https://www.vetdrop.de/fr/compagnie/news-videos

Dự án “Tương lai là…” do Samsung tổ chức là sân chơi để người tham dự bằng trí tưởng tượng của mình vẽ lên một ngôi nhà mơ ước, thành phố xanh hay không gian sống đầy tiện nghi mà thân thiện. Những ý tưởng này là nguồn cảm hứng để Samsung sáng tạo, đem tương lai đến gần hơn với mọi người. Họa sĩ CMA Studio tham gia dự án với vai trò biến những ý tưởng đó thành bức tranh “hiện thực”.

Dự án làm Beatboard – Animatic TVC quảng cáo là dự án CMA Studio hợp tác cùng công ty quảng cáo TBWA (Công ty quảng cáo quốc tế , thành viên của tập đoàn Omnicom Group nổi tiếng trên thế giới) thực hiện beatboard màu và tạo chuỗi chuyển động animatic cho 2 TVC “Chuyến tàu ước mơ” & “Con là tất cả” có độ dài 1 phút.

Là series truyện minh hoạ CMA Studio nhận trách nhiệm làm nội dung dưới đơn đặt hàng của nhãn hàng Purite. Series gồm 6 quyển sách minh hoạ, là hành trình phiêu lưu đầy kịch tính của các bạn nhỏ đến các miền đất kì diệu.

Lấy nhân vật trung tâm là hình ảnh chú ong thông minh Jollibee, Những cuộc phiêu lưu của Jollibee & các bạn là câu chuyện ly kì về hành trình nhóm bạn khám phá và giải mã những vùng đất mới. Bộ truyện tranh bao gồm 4 tập màu do CMA Studio thực hiện dưới đơn đặt hàng của cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee – Công ty TNHH Jollibee Việt Nam thuộc tập đoàn Jollibee Philippines.

Kun – Đội bóng siêu phàm là dự án truyện tranh về chủ đề bóng đá do CMA Studio thực hiện dựa trên đơn đặt hàng của nhãn hàng Love in Farm, công ty IDP – thành viên của tập đoàn Daiwa PI Partners, Nhật Bản và Vinacamtial VOF. Dự án gồm 2 tập truyện tranh trắng đen, mỗi tập dài hơn 126 trang.

Thiết kế logo cho các nhãn hàng/ Thương hiệu/ Nhãn hiệu/ Bao bì sản phẩm/ Poster/Bảng hiệu quảng cáo/ Sách/ Bìa sách/ Pint-ad, tờ rơi…

Cung cấp ý tưởng chủ đạo/ tổng quát theo từng dự án (Ý tưởng TVC; Ý tưởng MV; Ý tưởng truyện tranh; Tổ chức bản thảo/ sách/ báo)

Làm truyện tranh theo dự án của khách hàng (truyện oneshot hoặc series nhiều tập) với quy trình khép kín A–Z. [Lên ý tưởng tổng quát (concept); Tạo hình nhân vật; Sáng tạo kịch bản; Vẽ truyện; Hậu kỳ]

Mô tả công việc:
Công ty G2G Web Media cần tuyển HOẠ SĨ TRUYỆN TRANH FREELANCE cho dự án truyện tranh của công ty.
– Hình thức: Freelance
– Số lượng: 2 (hoạ sĩ sketch & line)

– Có khả năng vẽ comics, ưu tiên vẽ máy. – Có khả năng sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, videos… – Đam mê, nhiệt huyết, muốn xây dựng gì đó cho riêng mình. – Team tìm đồng đội, không tìm nhân viên. Nên muốn tìm các bạn muốn cùng start-up, đi LÂU DÀI cùng team. – Càng nhây, càng lầy, càng tốt.. Chế độ: – Thỏa thuận tùy vào năng lực. – Tất cả mọi thứ sẽ được đưa lên bàn trao đổi khi set được lịch gặp trực tiếp. Liên hệ: theo fanpage/group Trường Người Ta nhé Link: http://fb.com/truongnguoita.vn Và Http://fb.com/groups/truongnguoita Email: truongnguoitabusiness@gmail.com

sáng tác manga Angel Heart

Name (ネーム nēmu) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ công đoạn sơ phác, bao gồm phân khung và viết lời thoại, trong sáng tác manga. Đây là bản name cho tác phẩm ANGEL HEART (Trái Tim Thiên Thần) của họa sĩ Tsukasa Hojo. Tác phẩm vẫn trong giai đoạn sáng tác, nên nét vẽ còn rất đơn sơ, song vẫn cho phép biên tập viên hình dung chi tiết điệu bộ, cử chỉ, và biểu cảm trên gương mặt nhân vật trong các cảnh. Còn đây là tác phẩm hoàn chỉnh. So sánh nó với bản name để thấy bản name được chuyển thành tác phẩm hoàn chỉnh sẽ sáng tác manga như thế nào.     Hầu hết họa sĩ sáng tác manga chuyên nghiệp đều nhờ biên tập viên nhận xét, đánh giá bản name trước khi chuyển nó thành tác phẩm hoàn chỉnh.   Biên tập viên chịu trách nhiệm đọc bản name, hình dung tác phẩm hoàn chỉnh sẽ có diện mạo như thế nào. Mọi sai sót phải được phát hiện và khắc phục kịp thời trong giai đoạn này. Sau khi bản name được thông qua, họa sĩ sẽ chuyển nó thành bản thảo, rồi đi đến tác phẩm hoàn chỉnh.   Công đoạn name thường được xem là giai đoạn mang tính quyết định trong sáng tác manga, bởi manga có lôi cuốn, hấp dẫn hay không là tùy thuộc vào nội dung trong bản name.   Mỗi họa sĩ có phong cách sáng tác manga khác nhau, dưới đây là quy trình sáng tác được nhiều họa sĩ áp dụng nhất: Ý tưởng Họp Cốt truyện/Kịch bản/Lời thoại Name Tác phẩm hoàn chỉnh Công đoạn name là bước cuối cùng trong quy trình sáng tác manga – bước quyết định diện mạo của manga.   Quy trình sáng tác mở đầu bằng bước nghiên cứu, thu thập ý tưởng; kế đến là sáng tác câu chuyện giàu sắc thuyết phục, phản ánh hành động và lời nói của nhân vật, cảnh cao trào,… Công đoạn name giúp gắn kết mọi thứ với nhau, tạo nền tảng vững chắc cho manga. Nói cách khác, ở giai đoạn này, họa sĩ phải hoàn tất mọi thứ, ngoại trừ hình vẽ. Họa sĩ Tsukasa Hojo có phong cách sáng tác độc đáo. Ông tưởng tượng và sáng tác câu chuyện trong lúc họp. Họp xong, ông ngồi viết kịch bản trên máy tính. Ông chỉ bắt tay vào thực hiện công đoạn name một khi đã hài lòng với lời thoại. Giờ bạn hiểu tại sao ông sáng tác quá tuyệt đỉnh rồi chứ?! Mỗi tác phẩm của ông đều khiến độc giả dâng trào cảm xúc. Bí quyết thành công nằm ở bước chuẩn bị kỹ lưỡng! CMAVN dịch và biên tập.

hoạt hình Pixar sáng tạo

(*) Phương châm của Pixar:” GOING FROM SUCK TO NONSUCK” –  tạm dịch: điều tuyệt vời bắt đầu từ những thất bại. Trong một thế giới bị ám ảnh bởi sự hoàn hảo và sợ hãi trước những sai lầm, có lẽ, sẽ là mỉa mai khi mặc dù sở hữu 11 bộ phim bom tấn, đồng sáng lập hoạt hình Pixar, Chủ tịch Ed Catmull mô tả quá trình sáng tạo tại Pixar là “bắt đầu từ những điều tệ hại và kết thúc bằng những điều tuyệt vời”. Ed Catmull và các đạo diễn làm việc tại hoạt hình Pixar điều cùng quan điểm rằng nhận ra rồi sửa chữa lỗi sai luôn tốt hơn ngăn chăn việc phạm lỗi. Adrew Stanton, đạo diễn của phim hoạt hình chuyên nghiệp Finding Nemo và WALL-E chia sẻ: “Về cơ bản, có thể giải thích là chúng ta luôn có những sai sót, chúng ta hãy thừa nhận chúng và đừng sợ hãi”. Đây là cách làm việc mà mọi người nên thường xuyên áp dụng. Đồng sáng lập Pixar- Edcatmull Thông thường Pixar không bắt đầu một bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp mới từ kịch bản. Ý tưởng bộ phim được khởi nguồn từ storyboard và họ phải trải qua quá trình xử lý hàng ngàn những vấn đề để đưa bộ phim hoạt hình từ con số “ 0” đến tuyệt vời. Đối với những họa sĩ kể chuyện làm việc tại hoạt hình Pixar, storyboard chính là “phiên bản truyện tranh vẽ bằng tay” của một bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp, là bản thiết kế cho nhân vật – hành động. Storyboard là những tờ giấy trắng có kích thước 3×8 inch (7.5 x 20 cm) mà trên đó, các nhà hoạ sĩ truyện của hoạt hình Pixar phác thảo ý tưởng. Như Joe Ranft, một trong những hoạ sĩ truyện hàng đầu tại Pixar, đã chia sẻ: “Đôi khi, lần thử đầu tiên đã đạt được hiệu quả mong muốn, trong khi những lần khác đòi hỏi hàng chục lần thử nghiệm hoặc nhiều hơn.” Phải kiên trì! Pixar đã sử dụng 27.565 storyboard cho A Bug’s Life, 43.536 cho Finding Nemo, 69.562 cho Ratatouille và con số 98.173 thuộc về WALL-E. Một phần trong đồ án storyboard của học viên Nguyễn Gia Lộc- Comic Media Academy Với quá trình phê bình khắc khe này sẽ tạo ra những thay đổi lớn cho bộ phim hoạt hình. Nó tựa một vòng tuần hoàn, cứ tiếp diễn, tiếp diễn cho đến khi kịch bản đầu tiên được phê duyệt. Phiên bản đầu của bộ phim hỏa hình chuyên nghiệp sẽ được tạo ra trên những thức được gọi là “ những cuộc băng”. “ Những cuộc băng” này chứa các storyboard kết hợp với bản thu thanh và sẽ được trình chiếu trong nội bộ hoạt hình Pixar trước khi được gia công lại bằng digital với những công nghệ tiên tiến và đắt đỏ. “Tất cả các bộ phim hoạt hình thuộc lứa đầu của tôi đều thất bại thảm hại”, Catmull nói. Các họa sĩ kể chuyện và những chuyên gia sẽ email cho đạo diễn để trình bày ý kiến của họ, những điểm họ thích, những điểm họ không thích, lý do kèm theo và những ý kiến đóng góp để thay đổi bộ phim hoạt hình sau đó. Trên thực tế, các họa sĩ kể chuyện chia sẻ rằng, các bộ phim của hoạt hình Pixar đều dở tệ trong suốt quá trình cho đến khâu sản xuất cuối cùng. Vì các vấn đề sẽ liên tiếp được phát hiện và xử lý. Finding Nemo mắc một lỗi nghiêm trọng trong một loạt các cảnh hồi tưởng mà khán giả thử nghiệm không hề nhận ra. Còn kịch bản của Toy Story phải viết lại hoàn toàn trong một năm trước khi bộ phim ra mắt. (Ngày ra mắt phim của hoạt hình Pixar được đặt cố định, đóng vai trò như một sự ràng buộc.) Những gì chúng ta nhìn thấy không phải là những tuyệt tác dễ dàng đạt được. Phải trải qua một quá trình lặp đi lặp lại không mệt mỏi, cần mẫn cùng với biết bao đêm thức trắng, những bộ phim mới bắt đầu hoàn thiện. Tuỳ theo hình thức của bộ phim hoạt hình Pixar mà chủ nghĩa cầu toàn không nhất thiết sẽ cản trở sự sáng tạo. Ngày càng có nhiều nghiên cứu về tâm lý học đã tiết lộ rằng, sự cầu toàn tồn tại dưới hai hình thức: lành mạnh và không lành mạnh. Theo tâm lý học, đặc điểm của một chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh bao gồm phấn đấu để đạt được sự xuất sắc và mong muốn người khác cũng theo đuổi những chuẩn mực tương tự, lập kế hoạch cho tương lai và có kỹ năng tổ chức tốt. Chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh được dẫn dắt một cách chủ quan, được thúc đẩy bởi những giá trị cá nhân mạnh mẽ.  Ngược lại, chủ nghĩa cầu toàn không lành mạnh chịu các tác động khách quan. Các mối bận tâm bên ngoài xuất phát từ nhận thức áp lực từ gia đình, nhu cầu đồng cảm, xu hướng làm sáng tỏ những gì đã diễn ra, hoặc sự lo lắng tột độ về việc mắc sai lầm. Người theo chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh thể hiện mối quan ngại thấp đối với những yếu tố khách quan này. Mục đích của việc mô tả quá trình sáng tạo tại hoạt hình Pixar không phải để nói rằng, mọi người nên tuân thủ tuyệt đối một quy trình như vậy. Ví dụ như, không phải lúc nào cũng có một đội ngũ họa sĩ kể chuyện để đánh giá phiên bản đầu tiên của tất cả các tác phẩm. Hoặc là, chúng ta cũng không nên đầu quá nhiều cảm xúc, thời gian cho

Âm thanh đóng vai trò như thế nào trong một bộ phim hoạt hình? Theo các nhà làm phim của Viện hàn lâm điện ảnh Mỹ, trong một bộ phim hình ảnh sẽ chiếm 85%, còn lại 15% thuộc về âm thanh. Điều đó cho ta thấy, sức mạnh vô hình của âm thanh trong việc lôi kéo sự chú ý của người xem. Âm thanh là vũ khí chuyển tải nhiều cảm xúc nhất cho làm phim hoạt hình Vào thời đại công nghệ, âm thanh được xem như là một vũ khí sắc bén nhất mà các nhà làm phim hoạt hình hay khoa học giả tưởng sử dụng để mang đến cảm xúc cho người xem, bên cạnh những kỹ xảo máy tính khác. Mặc dù, điện ảnh là môn nghệ thuật của hình ảnh nhưng âm thanh lại đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của một tác phẩm. Hãy thử tưởng tượng, một bộ phim chỉ có hình ảnh có thể khiến bạn tập trung theo dõi và cảm thụ hay không? Dù cho nội dung hình ảnh rất tốt nhưng ý đồ và cảm xúc mà phim muốn truyền tải đến khán giả vẫn không đạt hiệu quả nhiều khi thiếu mất âm thanh. Với chỉ 15%, âm thanh có thể giúp đạo diễn chuyển đến 100% sức biểu cảm của tác phẩm đến người xem. Lý do rất đơn giản, bên trong khả năng nhận thức của con người, hình ảnh chỉ tác động gián tiếp tới cảm giác và cảm xúc con người, trong khi âm thanh đóng vai trò trực tiếp nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng của con người. Có nhiều trường hợp còn cho rằng, âm thanh trong phim nếu được sử dụng hợp lý và phù hợp có thể đóng vai trò như một nhân vật trong phim.   Tái hiện nhạc phim “Lord of Rings” Theo đó, âm thanh trong một bộ phim sẽ gồm 3 thành phần là tiếng động, lời thoại và âm nhạc. Một bộ phim có âm thanh xuất sắc là khi tiếng động phải chân thực, lời thoại phải có duyên, không thừa, không thiếu, âm nhạc phải tinh tế và phù hợp với từng phân cảnh, chất lượng thu âm tốt và hòa âm phải khéo. Nhìn chung, nó giống như một nồi lẩu mà người đạo diễn âm thanh phải biết cách nêm nếm cho đủ vị, không quá tay cũng không nhạt nhòa. Công việc này thực sự không đơn giản. Một số đạo diễn âm thanh tài giỏi thường sử dụng âm thanh như một công cụ để truyền tải nỗi đau của nhân vật trong phim. Họ khiến âm thanh trở thành người dẫn chuyện, nói lên cảm xúc về những điều mà nhân vật trong phim đang trải qua. Thông thường, họ sẽ hạ tông của cuộc hội thoại giữa các nhân vật xuống và dùng âm thanh để thay lời muốn nói của nhân vật nhằm lột tả mạnh mẽ cảm xúc của một phân cảnh hay mạch phim. Đây chính là lúc chúng ta sẽ bắt gặp một nhân vật mới, người không thể nhìn thấy mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận. Cùng với đó, cách lồng ghép âm thanh vào từng phân đoạn phải phù hợp với bầu không khí trong phim. Trong trường hợp này, bầu không khí có thể được hiểu là cảm xúc chung mà bộ phim muốn truyền tải, cảm xúc khi chuyển từ cảnh này sang cảnh khác. Ngoài ra, một điểm cần chú ý chính là đừng nên cố gắng ràng buộc vào một khái niệm lý thuyết nào đó. Bởi, người ta vẫn thường nói, nếu bạn làm phim hoạt hình  theo chất riêng hay tính cách riêng của mình sẽ càng làm cho tác phẩm hay hơn nhiều. WALL-E minh chứng hùng hồn nhất cho vai trò của âm thanh trong điện ảnh Nhắc đến âm thanh trong làm phim hoạt hình, Wall-E của Pixar luôn được đánh giá cao và nó cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho vai trò của âm thanh trong một tác phẩm điện ảnh nói chung, làm phim hoạt hình nói riêng. Hầu như Wall-E không xuất hiện đối thoại giữa các nhân vật, thay vào đó là âm thanh dẫn dắt mạch phim. Từ những tiếng đơn giản đến các tiếng động phức tạp như âm thanh của môi trường đều có những dụng ý riêng.   Ben Burtt trong lễ trao giải The Annie Award Theo thống kê, có đến khoảng 2.600 loại âm thanh đã được sử dụng trong Wall-E. Và chuyên viên thiết kế Ben Burtt là người điều phối âm thanh cho tác phẩm. Người từng đoạt tượng vàng Oscar này đã phải dành nhiều thời gian cùng các cộng sự tìm kiếm những âm thanh chuyển tải được cảm xúc thay ngôn từ. “Bản nhạc” do Ben Burtt dựng nên trong tác phẩm đã tạo ra một thứ ngôn từ không lời khá đặc sắc, hấp dẫn người xem. Burtt cho biết, vai trò của các nhà thiết kế hay đạo diễn âm thanh rất quan trọng trong lĩnh vực phim khoa học viễn tưởng. Ông nói: “Họ phải hiểu lúc nào thì dùng âm thanh nào, vui hay buồn, hưng phấn hay tức giận, cảm thông hay gây chiến.” Điều này thể hiện rõ ràng trong từng nhân vật của Wall-E. Khi chúng di chuyển cánh tay hay xoay quanh, đi lùi, âm thanh đã thể hiện được sức sống và làm bộc lộ cảm xúc của nhân vật khiến người nghe cảm nhận ý nghĩa của từng chuyển động. Cũng theo Ben Burtt, chuyên viên âm thanh cần phải hiểu rõ ý đồ của đạo diễn chính để có thể dựng nên bản âm thanh phù hợp cho toàn bộ phim. Họ phải làm việc với đạo diễn ngay trước khi phim khởi

Triễn lãm tác phẩm Nghiên cứu thiên nhiên và Sáng tạo 1 của họa sĩ kể chuyện khóa 03, khóa 05. Thạc sĩ Thanh Thủy cùng trao đổi với học viên về việc sử dụng màu sắc Họa sĩ kể chuyện của Viện Truyện tranh và Hoạt hình vừa tổ chức buổi Triễn lãm tác phẩm kết thúc môn học Nghiên cứu thiên nhiên và Sáng tạo 1 vào chiều ngày 18/6. Môn học do Thạc sĩ Thanh Thủy hướng dẫn. Trước đó, vào ngày 18-19/5, học viên khóa 03 và khóa 05 của CMAVN đã cùng giảng viên có chuyến đi thực tế đến với Long Khánh, Đồng Nai. Trong chuyến đi, họa sĩ kể chuyện CMAVN có nhiệm vụ nghiên cứu cấu trúc các đối tượng ( chủ yếu là thực vật). Khi thiết kế môn học này, Comic Media Academy mong muốn học viên có thể cọ sát thực tế, đồng thời đây cũng là một chuyến đi ngắn để các bạn giải tỏa, hòa mình cùng thiên nhiên sau những bài tập căng thẳng tại trường. Trong buổi Triễn lãm, ngoài Thạc sĩ Thanh Thủy- giảng viên hướng dẫn, còn có sự tham dự của Thạc sĩ- họa sĩ Lê Thắng, thầy Trang Đức Huy, thầy Tô Bảo Ân. Nhận xét về tác phẩm của học viên, giảng viên Thanh Thủy yêu cầu họa sĩ các kể chuyện tương lai sáng tạo hơn nữa: “ Các em cần phá hủy lối mòn tư duy, ví dụ như mặt phẳng có thể bay”. Đồng thời, thầy Trang Đức Huy góp ý: “ Các bạn có thể giải bài toán sáng tạo dựa trên những nghiên cứu này. Bạn có những ý tưởng sáng tạo nhưng liệu 20 năm, 30 năm nữa nó có còn không? Thế là các bạn phải quan sát, giải những cấu trúc tuyệt vời trong tự nhiên”. Thầy Trang Đức Huy thưởng thức bộ tranh sáng tạo của họa sĩ kể chuyện K5- Hoài Thương. Sản phẩm “biến” thanh long thành ” tổ ấu trùng” của Nguyễn Thanh Triều nhận được khen ngợi.

hoạt hình stop motion isle of dogs

  Isle of Dogs – hoạt hình stop-motion đột phá của đạo diễn Wes Anderson là một câu chuyện ngụ ngôn mang nhiều tầng ý nghĩa. “Tất cả những tiếng sủa đều được chuyển thành tiếng Anh” Nếu có ai đó đưa ra câu hỏi cho những người đi xem rạp chọn ra vị đạo diễn có khả năng mở đầu một bộ phim với dòng thông báo này, thì chắc hẳn đa số sẽ chọn Wes Anderson. Và tất nhiên họ sẽ đúng. Isle of Dogs, bộ phim thứ chín và bộ phim hoạt hình stop-motion chuyên nghiệp thứ hai thuộc thể loại stop-motion của ông là một bộ phim quý giá, chi tiết và ấn tượng mạnh mẽ với sự hài hước rất riêng, mang dấu ấn Wes Anderson. Và giống như tác phẩm tiền nhiệm của nó, The Grand Budapest Hotel, bộ phim kể về sự ác độc, nhẫn tâm mà chỉ loài người mới có thể có –trong trường hợp này đối tượng là những con vật được cho là người bạn tốt nhất của con người.  Bộ phim có nội dung như một câu chuyện ngụ ngôn, nhân vật là động vật, lấy bối cảnh tại thành phố tưởng tượng Megasaki của Nhật trong tương lai. Dưới dạng những giả thuyết sai trái về các dịch bệnh lây nhiễm từ chó, thị trưởng Kobayashi (Kunichi Nomura lồng tiếng) đã trục xuất loài chó ra khỏi thành phố, di chuyển chúng đến “Hòn đảo Rác”, nơi chính xác với tên gọi của mình: một bãi rác khổng lồ gợi ta nhớ đến thế giới dơ bẩn mà robot Wall-E bị bỏ lại để dọn dẹp. Đúng với tên gọi “ Hòn đảo Rác”– hòn đảo đầy dơ bẩn và bốc mùi hôi thối, nhưng lại lộng lẫy theo một cách khác. Anderson đã đưa ra những lối diễn đạt gây ảnh hưởng thị giác người xem khác biệt từ Rankin/Bass, Akira Kurosawa, và Hayao Miyazaki. Nhưng trên tất cả là phim hoạt hình stop-motion  cảm xúc tổng thể hoàn toàn thuộc về Anderson: Mỗi đống rác đều được đặt ở độ chính xác trọn vẹn, từng chai rượu sake bị vứt bỏ nắm bắt ánh sáng như những viên đá quý, những dòng rác thải lại chảy thành dòng một cách rực rỡ. Những cư dân chó sống trên “Hòn đảo Rác” đều cùng chia sẽ vẻ đẹp không bình thường này: ốm đói và hốc hác, bệnh tật và những vết thương, lông của chúng bết dính nhưng lại truyền tải một nét thanh cao không thể diễn tả được. Nhân vật trong phim được làm kỳ công ( được biết hơn 500 con chó trên đảo đều không giống nhau) Chú chó đầu tiên bị đưa tới “Hòn đảo Rác” là Spots (Liev Schreiber lồng tiếng), người bạn đồng hành, bảo vệ của chính thị trưởng và “cháu trai họ hàng xa”, Atari (Koyu Rankin). Và từ đó, sự kết hợp của tình yêu với sự nhiệt tình vốn có của bất kì người chủ mười hai tuổi nào, Atari chiếm một chiếc máy bay nhỏ và thực hiện sứ mệnh giải cứu bầy chó. Khi đến “Hòn đảo Rác”, cậu được hỗ trợ bởi một “đàn chó alpha đáng sợ, không thể hủy diệt”: Rex (Edward Norton), với cách thức lãnh đạo trong Moonrise Kingdom, Boss (Bill Murray), cựu linh vật, Duke (Jeff Goldblum), một kẻ tám chuyện nhảm nhí, King (Bob Balaban), một cựu phát ngôn viên; và Chief (Bryan Cranston), một chú chó hoang lạc lõng có khả năng chiến đấu. Cuộc hành trình đi tìm Spots là cốt lõi của bộ phim. Tuy nhiên, kịch bản thêu dệt các cuộc du ngoạn qua nhiều cảnh hồi tưởng, câu chuyện huyền thoại với một kịch bản phụ về một học sinh trao đổi đến từ Cincinnati, Tracy (Greta Gerwig), mong muốn tìm ra các âm mưu của thị trưởng. Nhưng lấy hình ảnh một người Mỹ đứng lên đảm đương trách nhiệm trước những học sinh cùng lớp người Nhật rõ ràng là một bước đi sai lầm về văn hóa của bộ phim. Và Isle of Dogs khó có thể là một bộ phim của Wes Anderson nếu nó không bao gồm một vài chi tiết phim tỉ mỉ, đặc biệt là những miếng sushi chết người và có lẽ là cảnh cấy ghép thận đầu tiên từng xuất hiện trong một bộ phim hoạt hình stop-motion. Bộ phim tập hợp những ngôi sao lồng tiếng lạ lùng – Scarlett Johansson, Courtney B. Vance, Harvey Keitel, Ken Watanabe, F. Murray Abraham, Yoko Ono và Tilda Swinton trong vai những chú chó, Cranston đặc biệt tỏa sáng dưới vai Chief, chú chó dần dần học cách yêu thương một người chủ. Nhạc phim cũng là một bảng phối khí lạ lẫm khi kết hợp trống Taiko, “Midnight Sleighride”, một vài đoạn nhạc từ Seven Samurai và dòng nhạc đồng quê “I Won’t Hurt You” do The West Coast Pop Art Experimental Band thể hiện. Và cũng giống như trong Fantastic Mr. Fox, tiếng huýt sáo đóng vai trò rất ý nghĩa trong phim. Isle of Dogs mang nhiều dấu ấn riêng của đạo diễn Wes Anderson Anderson gây được nhiều tiếng vang với người xem, ông có cả những người hâm mộ, và những người hay phỉ báng tài năng, Isle of Dogs có vẻ như đã hoàn thành kì vọng của cả hai. Bộ phim tinh tế và đầy tính châm biếm, hay nó quá kiểu cách và sướt mướt? Tất cả những bộ phim của Anderson đều ẩn chứa những nỗi buồn, nhưng giống như The Grand Budapest Hotel, bộ phim mới của ông không chỉ đơn thuần là nói về những vết thương lòng của từng cá nhân, mà đó còn là về những ngược đãi, lạm quyền trong xã hội hiện nay. Khi đến xem rạp, thật khó để người xem có thể chống lại cám dỗ

Vài vấn đề cơ bản về lĩnh vực họa sĩ kể chuyện (story artist), một lĩnh vực tương đối mới tại Việt Nam nhưng không hề lạ trên thế giới.   Nhiều người thường thắc mắc rằng làm sao có thể trở thành một họa sĩ kể chuyện (story artist) hay họa sĩ vẽ phân cảnh (storyboader) và cụ thể về công việc đó. Họ thường biết một ít về hoạt hình, đã xem qua vài cuốn DVD nhưng vẫn cảm thấy hoang mang. Cũng phải thôi, họ đang dần hình dung ra nó và bài viết này hoàn toàn đi  sâu vào những trăn trở của họ. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu để ý đến các chuyên gia khác trong ngành công nghiệp hoạt hình,họ thường không biết rõ vai trò của nhóm Phụ trách câu chuyện trong một dự án phim hoạt hình. Một cách trung thực thì họa sĩ kể chuyện (story artist) đều được coi là những nhà làm phim hoạt hình. Tất cả từ đạo diễn, biên tập đến đội ngũ kết xuất đồ họa. Họ không hiện thực hóa câu chuyện. Họa sĩ kể chuyện (story artist) làm rất nhiều việc, đó cũng là những việc mà đồng trong chuyên môn gọi là: Phim Chuyển Thể. Họ có đạo diễn, tác giả, đạo diễn nghệ thuật, biên tập viên, người quay phim (đội ngũ phục trách bố trí và đội ngũ phụ trách ánh sáng) và tất cả những người có khả năng tạo nên thế giới từ con số 0. Dựng cảnh trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Finding Nemo Đầu tiên bàiviết này sẽ cho bạn biết họa sĩ kể chuyện (story artist) và nhóm phụ trách câu chuyện thực sự làm những việc gì. (Ít nhất là trong phạm vi của Pixar). Các họa sĩ kể chuyện (story artist) thực hiện công việc của tất cả mọi người trước khi mọi người thực hiện công việc của mình. Họ là những người đầu tiên đặt nỗ lực vào mỗi phân cảnh trong bộ phim. Có nghĩa là, tạo nên hình hài đầu tiên của một phân cảnh từ kịch bản hoặc đôi khi từ danh sách những khoảnh khắc (những sự kiện sẽ xảy ra trong một cảnh). Họ xem xét hành động của các nhân vật: nhân vật đang nói gì và họ nói thế nào? (Diễn viên) Những nhân vật này trông như thế nào? (Thiết kế nhân vật) Họ xuất hiện ở đâu trong phân cảnh? Họ tương tác với đao cụ gì? (Đạo diễn nghệ thuật) Góc máy ảnh từ đâu? (Đạo diễn hình ảnh) Phải quay bao nhiêu lần để nối những điểm trong câu chuyện liền mạch? Và tốc độ khi kể câu chuyện như thế nào? (Biên tập viên) Ánh sáng như thế nào? Sử dụng ánh sáng hoặc bóng tối như thế nào để đẩy câu chuyện lên cao trào? (Bộ phận phụ trách ánh sáng) Sau đó, bổ sung những ý kiến giúp câu chuyện hay hơn hoặc hài hước hơn. (Tác giả) Storyboard từng góc   Trong hoạt hình, họa sĩ kể chuyện (story artist) biến mọi thứ thành hiện thực, vì vậy, bất cứ thứ gì có thể giúp cải thiện chất lượng bộ phim sẽ được thực hiện bằng mọi giá. Bất kì khía cạnh nào của diễn xuất cũng được nghiên cứu một cách chi tiết. Vì vậy các họa sĩ kể chuyện (story artist) xây dựng những bảng vẽ, làm việc cùng với biên tập viên để kết hợp chúng với âm nhạc, âm thanh và lồng tiếng tạm thời để biến chúng trở thành một bộ phim trước khi thiết lập bất cứ thứ gì bằng đồ họa máy tính. Những trường hợp thay đổi về chi tiết bộ phim luôn luôn xảy ra, vì vậy họa sĩ kể chuyện (story artist) luôn phải hoạt động hết công suất trong thời gian làm phim. Một vài ý giải thích trên mong rằng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của khán giả về họa sĩ kể chuyện (story artist). Sinh viên à, vẫn còn muốn theo đuổi nghề nghiệp này trong tương lai? Nó sẽ rất vất vả những cũng tràn ngập niềm vui….tất nhiên là nếu bạn thật sự thích vẽ và sáng tác những câu chuyện. CMAVN dựa trên Valerie’s Blog.

kịch bản phim chuyển thể thành truyện tranh chuyên nghiệp

Chuyển thể kịch bản điện ảnh thành truyện tranh chuyên nghiệp là một cách tiếp cận khán giả mà trên thế giới đã có vô số hãng sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp một số mẹo nho nhỏ để tác phẩm chuyển thể thành công hơn. Mỗi lần chỉ miêu tả một action Kịch bản tiểu thuyết hình ảnh tuy không có định dạng chuẩn, nhưng có hai loại chính: Full Script và Marvel Method. Kịch bản phim giống như Full Script chưa hoàn thiện. Do đó, chúng ta hãy chuyển thể kịch bản phim thành Full Script. Giữa kịch bản phim và kịch bản truyện tranh chuyên nghiệp có một điểm khác biệt quan trọng. Kịch bản phim miêu tả ảnh động, còn kịch bản truyện tranh chuyên nghiệp miêu tả ảnh tĩnh. Trong quá trình chuyển thể, bạn nhớ mỗi lần chỉ miêu tả MỘT action mà thôi. Ví dụ: Ông nhấc điện thoại lên: NGƯỜI ĐÀN ÔNG: Hello? Có vẻ sai sai, vì nhấc điện thoại lên và nói vào ống nghe là HAI action, không phải MỘT. Action phải được viết như sau: Ông nhấc điện thoại lên. Ông áp điện thoại vào tai, cầm ngược đầu, nói vào ống nghe. NGƯỜI ĐÀN ÔNG: Hello?   Khi trong một khoảnh khắc có hai action trở lên, họa sĩ sẽ phải chọn lựa giữa hai action hoặc thêm khung hình không cần thiết vào kịch bản. Mẹo đơn giản là tưởng tượng mỗi khung hình truyện tranh chuyên nghiệp là một ảnh tĩnh. Giống như truyện tranh, ảnh tĩnh mỗi lần chỉ ghi lại một khoảnh khắc. Mẹo ám chỉ chuyển động tuy có (chẳng hạn như bộ lọc Blur trong Photoshop), nhưng đừng áp dụng chúng. Từng hình đứng yên đúng thời điểm sẽ tốt hơn. Tách riêng từng action sẽ giúp bạn nhận diện những action cần thiết để thúc đẩy câu chuyện, đồng thời làm rõ những gì bạn muốn họa sĩ vẽ. Về mặt kỹ thuật, một khung hình có thể có nhiều action. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng công cụ kể chuyện này, vì nó làm cho việc phân chia action trở nên khó khăn hơn. Bạn đừng nhồi nhét quá nhiều action vào khung hình, dẫn đến sự rối rắm không cần thiết. Nếu mới hợp tác sáng tác truyện tranh, bạn hãy để họa sĩ tự phân chia action trong khung hình. Ngắn gọn (<25 từ/khung hình) hết độc giả căn cứ vào chất lượng hình ảnh để lựa chọn tiểu thuyết hình ảnh muốn đọc – giống như chúng ta đánh giá cuốn sách qua trang bìa vậy. Vì vậy, bạn cần dành càng nhiều càng tốt đất diễn cho họa sĩ. Để làm được điều này, bạn viết không quá 25 từ cho phần thoại trong mỗi khung hình. Họa sĩ sẽ có ít đất diễn nếu bạn viết nhiều hơn con số đó. Ví dụ: khung hình dưới đây mới có 16 từ mà đã bắt đầu thấy không đủ chỗ để vẽ rồi. Ví dụ: Như bạn thấy, khung hình này có 31 từ. Họa sĩ phải thu nhỏ nhân vật trong khung hình mới có đủ chỗ đển chèn chữ. Mẹo không có ý nói rằng bạn không được phép viết quá 25 từ/khung hình; tuy nhiên, bạn cần lưu ý là viết càng nhiều, bạn càng khiến họa sĩ gặp khó khăn trong việc cung cấp hình ảnh lôi cuốn, hấp dẫn. Độc giả tiểu thuyết hình ảnh yêu thích hình ảnh lôi cuốn, hấp dẫn. Hãy viết càng ngắn càng tốt để dành không gian quý giá cho phần hình ảnh. Nói về độ dài của kịch bản. Truyện tranh thật sự “ngốn” rất nhiều thời gian và công sức của họa sĩ. Hầu hết truyện tranh chuyên nghiệp mất 3 – 4 năm mới ra lò SAU KHI nhà xuất bản mua kịch bản – nguyên nhân thường là do phải vẽ quá nhiều. Kịch bản truyện tranh 100 trang chứa ngót nghét 500 bức vẽ. Họa sĩ sẽ phải phác thảo, chỉnh sửa, biên tập, vẽ mực, chèn chữ, tô màu,… Do đó, khung hình càng nhiều, thời gian sản xuất sẽ càng lâu. Thời gian sản xuất càng lâu, họa sĩ và/hoặc nhà xuất bản càng mất thêm thời gian theo đuổi dự án. Để tạo điều kiện cho họa sĩ gật đầu nhận lời, bạn cắt bớt số trang mà vẫn bảo đảm truyền tải được câu chuyện muốn kể, cắt bớt số action mà vẫn bảo đảm câu chuyện xuyên suốt, cắt bớt càng nhiều càng tốt số dòng thoại, cũng như số từ trong mỗi dòng thoại. Chỉ miêu tả những gì người đọc có thể nhìn thấy Nhà biên kịch thường tiếp thu bài học này nhanh hơn tiểu thuyết gia, nhưng khi bắt tay vào viết tiểu thuyết hình ảnh, họ thường miêu tả quá mức. Họ không quen miêu tả những gì đưa cho họa sĩ vẽ, nên họ không biết cái gì là quá ít, cái gì là quá nhiều để có bức vẽ như ý. Họ thường miêu tả quá nhiều cho chắc ăn. Chỉ cần miêu tả những gì người đọc có thể nhìn thấy. Truyện tranh chuyên nghiệp là phương tiện trực quan (visual medium). Nếu người đọc không nhìn thấy cái gì đó, tức là nó không thực sự tồn tại. Ví dụ: Cậu bé nằm trên giường, nhìn chằm chằm lên trần nhà. Cậu cau có vì nghĩ mẹ không công bằng. Trần sập không phải lỗi tại cậu. Trong ví dụ trên, chúng ta thấy cậu bé nằm trên giường, nhìn chằm chằm lên trần nhà. Cậu đang cau có. Cảm xúc của cậu cần được chuyển thể thành hình ảnh, hoặc cắt bỏ khỏi kịch bản. Hãy cắt bỏ những gì không thể nhìn thấy.   Tuy đúng là họa sĩ cần nắm vững mọi khía cạnh của khoảnh khắc, nhưng họ

  Night is short, walk on girl được dịch qua tiếng Việt bằng môt cái tên thơ mộng Dạo bước trong đêm.  Xoáy tung bầu trời Kyoto, hoạt hình chuyên nghiệp với “cơn điên” trong đêm gây nhiều tranh cãi khi vượt mặt những cái tên nặng ký như : Mary và Đóa hoa phù thủy; Pháo hoa, nên ngắm từ dưới hay bên cạnh, để đoạt giải hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất của Viện Hàn Lâm Nhật Bản năm 2017. Tóm tắt : Duyên dáng nhưng cũng rất mãnh liệt, cô gái với mái tóc đen tựa như một cơn bão đầy niềm thích thú xoáy qua màn đêm Kyoto. Thổi tung những hang hóc của tiệc tùng, lễ hội và hội chợ sách, niềm hân hoan tuổi trẻ lan truyền đến tất cả các nhân vật lập dị. Nhưng trong số những con nợ, người theo chủ nghĩa hiện sinh và vị thần của phiên chợ cũ, liệu rằng cô gái sẽ nhận ra có một Senpai (tiền bối, đàn anh) đang theo đuổi mình. Dù những chiếc đồng hồ đeo tay có chạy nhanh hay chậm thì “đêm ngắn lắm, dạo phố ngay thôi”. Review : Bộ phim bắt đầu bằng một giả thuyết vô cùng quen thuộc với  các fan truyện tranh (manga) : một Senpai vụng về đã trúng tiếng sét ái tình với một hậu bổi cùng trường đại học, anh luôn tìm cách chạm mặt cô nhiều nhất có thể và vờ như đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên để cô gái chú ý đến mình. Và đêm nay, trong khi dự một tiệc cưới mà cả hai đều có mặt, anh sẽ bắt chuyện với cô gái và thổ lộ hết tình cảm của mình, hoặc đó chính là những gì anh nghĩ đến. Nhưng với cốt truyện mở ra một cách chậm rãi, chúng ta nhận ra rằng câu chuyện của Senpai không phải là duy nhất. Bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp còn là câu chuyện của cô gái mà anh thầm thương trộm nhớ, cô gái trẻ hay được gọi là “ Thiếu nữ tóc đen”. Và hành trình của cô – sự khám phá thế giới màn đêm huyền ảo chỉ có thể được miêu tả từ tác giả của “The Tatami Galaxy” và đội ngũ của Science SARU,  những người đứng sau việc chuyển thể từ tập truyện tranh cùng tên năm 2010. Sau khi trốn khỏi bữa tiệc, thiếu nữ tóc đen quyết định ghé vào quán bar để thưởng thức vài ly cocktail. Điều này không chỉ giới thiệu cô với nhiều nhân vật kì bí mà có lẽ các fan hâm mộ của Tatami Galaxy chắc chắn sẽ nhận ra mà còn để bắt đầu một chuỗi sự kiện dẫn cô gái đến với những cuộc dạo chơi suốt cả một đêm dài. Từng địa diểm, từng nhân vật và thậm chí là từng món đồ uống, tất cả đều có sự kết nối với bước đi tiếp theo của cô gái trong cuộc dạo chơi, niềm say mê, hứng khởi  của  cô dường như luôn bị kích thích bởi bất kì điều gì xuất hiện. Cô gái càng hạnh phúc, vui vẻ hơn khi được tham gia vào câu lạc bộ nhảy của đội hùng biện, thách đấu ở cuộc thi uống kì quái, và thậm chí là đảm nhận vai chính trong một vở kịch của nhóm kịch du kích, hoàn thành vai diễn với những phục trang kì lạ và những ca khúc viết về cuộc trạm trán định mệnh. Nhưng tại sao cô giá lại có thể làm được mọi thứ như thế ? Cô có cả đêm dài, và màn đêm dường như là vô tận đối với cô gái trẻ – người dường như có cả thời gian của thế giới này. Và tất nhiên Senpai của thiếu nữ tóc đen lúc nào cũng ở rất gần cô, cố gắng đuổi kịp và tìm ra con đường khác có thế giao với lối đi của cô gái. Chàng trai cũng gặp một vài nhân vật dị thường ( đôi khi lại vô cùng đáng sợ) – những gương mặt không hề xa lạ với fan của Tatami Galaxy. Một số người cố gắng giúp anh trong việc theo đuổi tình yêu, họ đưa ra những gợi ý để anh có thể tìm món đồ quý báu thời thơ ấu đã bị lạc mất của cô gái để chiếm được tình cảm của cô. Một số khác chỉ làm cho mọi việc khó khăn hơn với chàng trai thông qua những thử thách phức tạp, những sự hiểu lầm lố bịch, và đôi khi điều đó làm anh thêm quỵ lụy, khổ sở hơn là hài hước. Bất chấp tất cả, các chi tiết đều được kết nối với nhau bằng cách nào đó. Mọi thứ đều quay về với thiếu nữ tóc đen và anh chàng Senpai, những người chu du trên những con đường khác nhau trong giấc mơ đêm kì dị, nhưng cuối cùng lại có chung một điểm đến, liệu rằng họ có nhận ra điều đó hay không. Đội ngũ của Science SARU đã tạo dựng lên một bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp vô cùng mãn nhãn. Để có sự hấp dẫn về mặt thị giác, lối chuyển cảnh vô cùng sáng tạo của đạo diễn Masaaki Yuasa luôn là điểm nhấn, và  Dạo bước phố đêm cũng không phải là ngoại lệ. Từ khung cảnh màn đêm ngoài trời hội chợ sách hiện lên như một đại dương đến những suy nghĩ bên trong của Senpai trông vô cùng hỗn độn như bức vẽ của M.C.Esther cũng trở nên đặc sắc, thu hút. Những gì mà Yuasa tạo ra luôn đầy màu săc và có ấn tượng rất sâu sắc. Ta sẽ luôn tìm thấy những điều thú vị xuất hiện trong phim. Dành cho những khán giả lớn

animation Fawn

Nơi phép màu được tạo ra: Khám phá cuộc sống của một họa sĩ kể chuyện tại Disney Animation Studios. “Sau khi tốt nghiệp, tôi đã nộp đơn vào Disney nhưng không hề nhận được bất kỳ phản hồi nào và tôi hiểu rõ tại sao. Đừng mong đợi sự hoàn hảo ngay tức thì, mọi thứ đều cần thời gian để hoàn thiện.” Prasansook Veerasunthorn vẫn còn nhớ những ngày tháng tuổi thơ của mình ở quê nhà Thái Lan từng gắn liền với bộ phim Dumbo của Disney, cô đã xem nó hàng trăm lần bởi vì quá đỗi yêu thích nhân vật chú voi biết bay. Cô chia sẻ, mặc dù không thể hiểu được bộ phim bằng tiếng Anh, nhưng những hình ảnh hấp dẫn của Dumbo đã nhen nhóm ngọn lửa đầu tiên cho niềm yêu thích hoạt hình của cô. Là một họa sĩ kể chuyện của Walt Disney Animation Studios trong suốt 5 năm qua, Prasansook hay ‘Fawn’ – tên mà đồng nghiệp gọi cô, đã tạo nên những bộ phim thành công rực rỡ như Zootopia và Frozen, và hiện tại đang thực hiện bộ phim Moana. Tin hay không tùy bạn, nhưng việc trở thành một họa sĩ kể chuyện chưa bao giờ nằm trong kế hoạch của cô ấy. “Lớn lên ở Thái Lan, nơi mà nghề này thậm chí không hề tồn tại, nên khi tôi nói với bố mẹ về mong muốn theo học trường nghệ thuật, bố mẹ tôi đã rất hoang mang không biết con đường sự nghiệp của tôi rồi sẽ ra sao”, Fawn nói. Mặc dù vậy, cô vẫn theo đuổi ước mơ trở thành một nhà sản xuất hoạt hình và năm 19 tuổi, cô chuyển đến Mỹ để bắt đầu học tại trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Columbus tại Ohio. Sau khi tốt nghiệp, cô bắt đầu sự nghiệp nhà sản xuất hoạt hình cho Animation Collective ở New York. Một vài năm sau đó, cô ấy làm việc ổn định trong vai trò một nhà sản xuất hoạt hình 2D và thậm chí tiến lên vị trí Đạo diễn Hình ảnh. Với kinh nghiệm hơn một thập kỷ trong lĩnh vực kinh doanh, đó là lần đầu tiên cô trải nghiệm việc thiết kế kịch bản phân cảnh. “Các đồng nghiệp hỏi tôi liệu tôi có thể thiết kế kịch bản phân cảnh, và tôi đã trả lời chắc chắn có, mặc dù tôi chưa biết nhiều về quá trình này, nhưng tôi sẽ theo đuổi nó. Tôi đã học được nhiều điều từ công việc thời điểm ấy và đó là cách tôi mà bắt đầu”. Những bộ phim hoạt hình của Disney mất từ 3 đến 5 năm để hoàn thiện, và rất nhiều họa sĩ kể chuyện, bao gồm cả Fawn, thực hiện những bước đầu tiên để định hình bộ phim bằng việc tạo ra những bảng vẽ phân cảnh dựa trên những trang kịch bản. Sau khi Fawn được giao phân cảnh, đạo diễn và biên kịch sẽ truyền đạt những cảm xúc họ muốn đạt được cùng với đạo diễn hình ảnh cung cấp những yếu tố thiết kế nhân vật và môi trường. Ngoài những điều đó ra, còn lại cô ấy được mặc sức sáng tạo và khám phá. Là một họa sĩ làm việc với những nhân vật hoạt hình, những nhân vật dẫn dắt sợi dây cảm xúc theo một cách rất riêng của Disney, Fawn cho biết nguồn cảm hứng cho những nhân vật và cảnh vật mà cô tạo ra đến từ cuộc sống và kinh nghiệm của chính cô. Ví dụ, cô đã liên hệ nhân vật Judy trong Zootopia với cá nhân mình – một người con gốc Thái chuyển đến Mỹ sinh sống và nó đã ảnh hướng đáng kể đến tác phẩm của cô ấy. “Zootopia giống như thành phố New York vậy, nơi mà mọi người từ khắp nơi trên thế giới đổ về, và tôi nghĩ về Zootopia như việc tôi sống ở Mỹ nói chung”. “Ở Thái Lan, mọi người đều đến từ Thái Lan, bạn không thể thấy được nhiều sự đa dạng. Vì vậy, việc chuyển đến đây thật sự là một cú sốc văn hóa, nên tôi hiểu cảm giác của Judy khi đến thành phố”, Fawn tiết lộ. Có một cảnh trong phim khi Judy nhảy lên tàu đến Zootopia và kinh ngạc nhìn ra cửa sổ khi ngang qua Quảng trường Sahara và Thị trấn Tudra trên đường đi trước khi đến ga tàu. Khi cô đến nhà ga, những chú chuột bắt đầu tuột xuống từ những đường ống trong suốt và những chú hà mã trong bộ comle trồi lên khỏi mặt nước sẽ tự động được chào đón bằng những chiếc máy sấy. Những cảnh như thế đòi một sự kết hợp giữa việc động não và liên tưởng, Fawn chia sẻ. Trên thực tế, cô và những người đồng nghiệp đến những nơi khác nhau cùng đóng góp vào nội dung của tác phẩm – những chi tiết như thế không bao giờ được viết sẵn trong kịch bản. Tuy nhiên, việc tạo ra các cảnh và nhân vật chưa bao giờ là một công việc dễ dàng cả. Fawn cho biết quá trình này đòi hỏi việc chỉnh sửa và chọn lọc vô số lần. Tuy nhiên, bắt đầu từ một tờ giấy trắng luôn là phần yêu thích của cô ấy. “Khởi đầu thật đáng sợ nhưng cũng thật thú vị! Bắt đầu với một con số 0 tròn trĩnh, sau đó dần định hình nó và hòa mình vào nó là một thử thách rất thú vị đối với tôi. Bạn có thể mơ về những viễn cảnh khác nhau và thật thú vị khi lần đầu tiên được dệt nên chúng”. Ngoài ra, cô còn đề cập đến việc được làm chung nhóm với những con

HỌC BIÊN KỊCH CÙNG CHUYÊN GIA   Biên kịch đang là “nghề vàng” của kỷ nguyên hình ảnh. Bạn có năng khiếu viết lách, bạn có hàng trăm ý tưởng mà chưa biết cách kể một câu chuyện hấp dẫn? Hay đơn giản bạn chỉ là người thích xem phim và muốn tìm hiểu nghệ thuật kịch bản của điện ảnh Hollywood cùng các nền điện ảnh khác?    Khóa học Nghệ thuật kịch bản cấp độ Cơ Bản tại CMA sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng, kiến thức, hành trang cần thiết để sáng tạo nên những kịch bản bùng nổ, bước đi trên con đường biên kịch vững vàng nhất.   Đặc biệt, học viên có sản phẩm ngay trong khóa học Nghệ thuật kịch bản!     Tham gia khóa học, học viên được học tập và thực hành viết kịch bản trực tiếp với đội ngũ giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực như Tiến sĩ lý luận văn học Đào Lê Na, đạo diễn – biên kịch Phan Gia Nhật Linh, nhà sản xuất – đạo diễn Văn Công Viễn, biên kịch Khánh Hoàng… —— KHÓA HỌC NGHỆ THUẬT KỊCH BẢN – KHAI GIẢNG: – Nghệ thuật kịch bản level 1 – Khoá 07: 29/05/2018 – Nghệ thuật kịch bản level 2 – Khoá 02: 17/07/2018 – LỊCH HỌC:– 18:30 – 21:00 các ngày 3-5-7 – 18:30 – 21:00 các ngày 2-4-6 – ĐỊA ĐIỂM: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM – HỌC PHÍ NGHỆ THUẬT KỊCH BẢN – CẤP ĐỘ 1: 7.200.000đ – HỌC PHÍ NGHỆ THUẬT KỊCH BẢN – CẤP ĐỘ 2: 12.000.000đ – ƯU ĐÃI:* Lớp Nghệ thuật kịch bản level 1: Giảm 10% cho thành viên câu lạc bộ Sân khấu điện ảnh và các bạn đã gửi tác phẩm tham dự Cuộc thi Nhà biên kịch tài năng. Giảm thêm 5% học phí khi đăng ký học theo nhóm 2, 3 người. * Lớp Nghệ thuật kịch bản level 2: Giảm 10% cho học viên đăng kí mới. Giảm 20% cho học viên đã hoàn thành lớp Nghệ thuật kịch bản level 1 tại Comic Media Academy. Đăng ký học:  Cơ sở 1: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM  

digital painting chuyên nghiệp 3

Tiếp nối phần 1 chủ yếu nói về các phong cách trong mỹ thuật. Phần 2 sẽ là những bước tiếp cận đầu tiên đến Digital painting chuyên nghiệp.   Digital painting chuyên nghiệp không hề đơn giản… Có ai dám khẳng định hội hoạ truyền thống là đơn giản? Không thể, bởi vì nó bao gồm rất nhiều thể loại. Bạn có thể giỏi điêu khắc, nhưng không giỏi vẽ màu. Và những thể loại này không chỉ đơn thuần là “dễ” hay “khó”. Bạn cần phải hiểu sâu hơn nữa: đất sét không thể so sánh với thép, các bức tranh sơn dầu đòi hỏi những kỹ thuật hoàn toàn khác so với các bức tranh màu nước. Do đó, công cụ không phải là thứ duy nhất tạo ra sự khác biệt – bạn có thể sử dụng cùng một cây cọ nhưng với các kỹ thuật khác nhau. Digital painting chuyên nghiệp cũng vậy. Bạn sở hữu một bộ những công cụ, nhưng chúng hoàn toàn không biết một kỹ thuật nào liên quan đến chính chúng cả. Hơn nữa, các kỹ thuật điêu khắc, vẽ tranh, vẽ màu trong hội hoạ truyền thống và digital painting đều giống nhau. Vẽ một đường thẳng trên giấy hay trên đất không khác gì vẽ một đường thẳng bằng một cây bút stylus. Sản phẩm ở định dạng khách nhau, nhưng nó không thay đổi bất cứ điều gì. … Bởi vì hội hoạ không hề đơn giản Nếu bạn không đồng tình với ý kiến này, hãy đọc bài viết của tôi về phong cách – trong đó, tôi đã giải thích sự khác nhau giữa hành động vẽ đơn thuần và vẽ lồng ghép với phong cách. Quá trình tạo ra một hình ảnh mà mọi người có thể hiểu và có phản ứng nhất định với nó là một quá trình phức tạp vô cùng. Tài năng có thể giúp bạn những bước đầu tiên, nhưng sau đó, kỹ năng mới là yếu tố quyết định. Có hai loại kỹ năng về vẽ tranh/ vẽ màu/ điêu khắc: • Sử dụng phương tiện để tạo ra sản phẩm. • Sử dụng phương tiện để tạo ra sản phẩm được mọi người nhìn nhận. Kỹ năng thủ công Yếu tố đầu tiên chính là kỹ năng thủ công. Kỹ năng thủ công bao gồm tất cả những gì liên quan đến việc cầm một công cụ và sử dụng nó. Ví dụ, trong điêu khắc bằng đất sét nung: • Làm mềm đất sét trong tay bạn • Chia nó thành các phần lớn và nhỏ • Tạo những viên và sợi • Khoét những cái lỗ trong nó • Gắn các bộ phận lại với nhau • Trộn các phần bị rối với một ngón tay hoặc một cây tăm • Không làm hỏng những bộ phận đã được hoàn thiện trong khi làm việc với những bộ phận khác • Nung mô hình ở nhiệt độ thích hợp Còn vẽ tranh thì sao? Bạn cần những kỹ năng gì để vẽ nên một bức tranh? • Cầm cây bút chì một cách chắc chắn trong tay để có được những chuyển động chính xác nhất • Nhấn nó lên giấy • Giữ thẳng nếp giấy khi vẽ • Gọt bút chì khi nó không còn cho ra những nét như mong muốn • Sử dụng lực ở các mức khác nhau (nét thanh, nét đậm) • Kiểm soát hướng và dòng của các đường vẽ Vâng, có lẽ bạn vừa mới phát hiện ra rằng bạn có thể vẽ! Nhưng hãy xem những kỹ năng bạn cần để vẽ bằng digital painting chuyên nghiệp: • Cầm cây bút một chắc chắn trong tay để có được những chuyển động chính xác nhất • Nhấn nó lên máy tính bảng • Sử dụng lực ở các mức khác nhau (nét thanh, nét đậm) • Kiểm soát hướng và dòng của các đường vẽ • Kết hợp giữa chuyển động của cây bút và con chỉ trên màn hình (trong trường hợp máy tính bảng không có màn hình cảm ứng) Ngạc nhiên chưa! Không phải chúng khá giống nhau sao? Điểm khác nhau duy nhất giữa chúng là ở sự kết hợp với các đặc tính của vật liệu được sử dụng (giấy, màn hình). Tạo ra những đường vẽ, dù ở bất cứ đâu, đều cần cùng một kỹ năng. Nếu bạn không thể vẽ trên giấy thì cũng đừng mong chờ gì ở một chiếc máy tính bảng đồ hoạ. Nó không thể điều khiển tay bạn, nó không thể làm cho các đường nét của bạn trở nên rõ ràng, nó không thể định hình phong cách cho bạn. Vẽ một con ngựa bằng digital painting chuyên nghiệp không khác gì vẽ một con ngựa bằng phương pháp truyền thống. Nó đòi hỏi kỹ năng giống hệt nhau – và kỹ năng này không tự nhiên mà có khi bạn mua một chiếc máy tính bảng!   1-vẽ người truyền thống; 2-vẽ người bằng kỹ thuật số. Đùa thôi!   Kỹ năng nghệ thuật “Tôi có thể cầm cây bút chì một cách chắc chắn, tôi có thể kiểm soát những đường vẽ của mình, nhưng tôi không thể vẽ ra một con ngựa, tại sao vậy?”. Tôi sẽ nói cho bạn biết lý do, hãy lắng nghe thật kỹ. Những hình ảnh chi tiết và chân thật nhất trí tưởng tượng của bạn được tạo ra từ cùng một đường nét với bản vẽ của bạn. Kiến thức về cách sắp xếp chúng để đạt được hiệu quả không thật sự liên quan đến hành động vẽ. Nếu kỹ năng thủ công giống như việc sử dụng đúng từ ngữ và ngữ pháp để viết, thì kỹ năng nghệ thuật giống như việc thổi linh hồn vào những từ ngữ và ngữ pháp ấy. Và linh hồn không liên quan gì

ngày hội vẽ tương lai

Ngày hội Vẽ Tương Lai- Sân chơi vui hè của bé là lễ hội có 1-0-2 dành cho trẻ từ 8 đến 12 tuổi được thỏa thích kể chuyện bằng tranh và được tham gia workshop để bé học vẽ truyện tranh.   Thể Lệ Cuộc Thi Đối tượng tham gia Các bạn nhỏ có độ tuổi từ 8 đến 12, không giới hạn quốc tịch. Thời gian tham gia – Vòng “Xin chào”: + Nộp bài từ 14/05/2018 đến 24h00 30/05/2018. + Công bố kết quả: 1/06/2018 – Vòng “Kết nối”: Vẽ và trao giải trực tiếp 09/06/2018 Cách thức tham gia Vòng “Xin chào”: Người bạn tương lai   Em được du hành đến thế giới tương lai bằng cỗ máy thời gian và làm quen với những người bạn mới. Em hãy vẽ một bức tranh kèm cuộc hội thoại về cuộc gặp gỡ này. Yêu cầu bài vẽ: Hình thức: bút chì, bút dạ, bút lông dầu, sáp dầu.   Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm chưa đăng trên báo, tạp chí và chưa đoạt giải ở các cuộc thi khác. Nội dung: Bức tranh phải có khung cảnh và sự thay đổi của thành phố ở tương lai, có ít nhất 2 nhân vật và 2 lời thoại.   Thông tin bài dự thi: Bài dự thi ghi đầy đủ các thông tin sau   Tên bức tranh:Họ tên:Ngày, tháng, năm sinh: Trường/ Lớp: Số điện thoại liên lạc: Email hoặc facebook bố mẹ:Cách thức gửi bài:   Gửi trực tiếp Gửi đến Viện Truyện tranh và Hoạt hình CMA. Chi nhánh 1: 164 Nguyễn Đình Chính, phường 11, quận Phú Nhuận, TPHCM. Chi nhánh 2: 147 Pasteur, phường 6, quận 3, TPHCM. Gửi trực tuyến File đính kèm bài thi ghi rõ: Vẽ tương lai + [Họ tên thí sinh] Inbox Fanpage CMA: https://www.facebook.com/cmavn.org/Email: cma.org@gmail.comVòng “Kết nối”: Workshop ‘Ngày Hội Vẽ Tương Lai’30 sản phẩm được lựa chọn từ vòng “Xin chào” sẽ tham gia workshop để bé học vẽ truyện tranh   Truyện tranh và vẽ trực tiếp tại Nhà thiếu nhi thành phố.     30 bé được chia thành 5 đội. Mỗi đội sẽ có một huấn luyện viên hướng dẫn.     Các thành viên trong đội sẽ cùng nhau tạo nên một tác phẩm truyện tranh 1 trang.     Quy cách chấm bàiVòng xin chào: BTC sẽ chọn 30 bài từ tổng số bài thi được gửi đến. 20 bài BGK chọn 10 bài có lượng like và share cao nhất     Vòng kết nối:   <3 giải thưởng Team do BGK bình chọn Giải Nhóm Hoạ Sĩ Toàn Năng Giải Nhóm Hoạ Sĩ Thông Thái Giải Nhóm Hoạ Sĩ Ánh Sáng     5 giải cá nhân do BGK bình chọn     Cơ cấu giải thưởng   Vòng xin chào   Giải Họa sĩ “triệu like” dành cho bài có lượt like cao nhất trên Facebook.   30 tranh được chọn sẽ có mặt trong ấn phẩm Artbook Vẽ Tương Lai.   30 tác giả được tham gia Workshop để bé học vẽ truyện tranh và thực hành dưới sự dẫn dắt của các huấn luyện viên là họa sĩ trẻ từ CMA.   Vòng kết nối   Giải đồng đội:   + Nhóm Họa Sĩ Toàn Năng 3.000.000 VND + Nhóm Họa Sĩ Thông Thái 2.000.000 VND+ Nhóm Họa Sĩ Ánh Sáng 2.000.000 VND Học bổng trị giá 1.000.000 VND Khoá học Manga/Comic tại CMA dành cho mỗi thành viên trong đội đạt giải Giải cá nhân:       + 5 suất học bổng toàn phần cho khoá Manga/Comic cơ bản tại CMA       + 30 Art Book Vẽ Tương Lai: dành cho 30 bé tham dự vòng chung kết   Ban Giám Khảo & Huấn luyện viên BGK   Diễn viên- nghệ sĩ:  Đình Toàn   Họa sĩ: Lưu Nguyễn Tiến Đạt ( họa sĩ của bộ truyện tranh nổi tiếng Thần Đồng Đất Việt)   Thạc sĩ mỹ thuật – họa sĩ: Nguyễn Thị Thanh Thủy   Họa sĩ: Dương Hương Ly

đạo diễn stop motion Ray Harryhausen

Những nhà làm phim hoạt hình chuyên nghiệp stop-motion có một sự kiên trì cực kỳ đáng nể.   Stop-motion là một phương pháp làm phim hoạt hình không hề mới lạ. Để tạo ra những thước phim uyển chuyển và khung hình đẹp mắt, người làm phim hoạt hình stop-motion phải kiên trì, nhẫn nại trong từng khâu thực hiện. Đồng thời, họ cũng bước từng bước thật chậm nhưng chắc chắn để có chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng. Cách thức làm phim hoạt hình ấn tượng   Bên cạnh 2D và 3D, stop-motion là một phương pháp thể hiện đặc biệt trong chất liệu hoạt hình và có tuổi thọ tương đương với lịch sử điện ảnh. Các nhà làm phim hoạt hình stop-motion sẽ chụp liên tiếp các bức ảnh tĩnh, cắt ghép tỉ mỉ những đồ vật, chi tiết cụ thể trong phim như nhân vật, đạo cụ,.. và sắp đặt chúng theo trình tự đựng sẵn để tạo thành những khung cảnh sống động theo chuẩn khung 24 hình/giây. Thật khó để tưởng tượng, hàng ngàn bức ảnh được chính tay các họa sĩ tạo ra lại có thể trở thành một bộ phim hoạt hình ấn tượng.Tuy vậy, không phải ai cũng có thể làm phim hoạt hình stop-motion chỉ với khả năng tạo hình giỏi. Người làm lĩnh vực này đòi hỏi phải có khả năng thổi hồn vào những đồ vật vô tri vô giác và tạo ra sự chuyển biến trong cảm xúc của người xem. Là một phương pháp làm phim hoạt hình lâu đời và đặc sắc, thế nhưng các hãng phim hoạt hình stop-motion từ trước tới nay không thường được cờ hoa đình đám, truyền thông quảng cáo rầm rộ như các chất liệu hoạt hình khác như 3D hay vẽ tay. Song, giới chuyên môn và những người yêu nghệ thuật vẫn dành cho nó một sự ưu ái đặc biệt. Lý do rất đơn giản, công đoạn thực hiện của stop-motion đòi hỏi các họa sĩ và ekip phải kiên trì, nhẫn nại khi thực hiện tạo hình các nhân vật, khung cảnh trong phim. Bởi số lượng hình ảnh cho một bộ phim stop-motion không phải là ít. Ngoài ra, người làm phim hoạt hình stop-motion cũng phải có kỹ năng tạo hình khéo léo, tinh tế và cẩn thận cao. Chính vì vậy, có thể dễ hiểu vì sao các bộ phim stop-motion vẫn luôn có một chỗ đứng vững chắc trên màn ảnh rộng và nhỏ, mặc cho nó không có nhiều bom tấn oanh tạc các phòng vé toàn cầu. Những nhà làm phim stop-motion nổi tiếng Nhắc đến những cây đại thụ của stop-motion không thể không kể đến những “lão đại” của nghề làm kỹ xảo điện ảnh, những người đặt nền móng đầu tiên cho các kỹ thuật cơ bản của phương pháp này. Bạn còn nhớ Willis O’Brien, một đạo diễn nổi tiếng đã đưa hình ảnh loài khủng long đồ sộ lên điện ảnh trong The Lost World (1925) và khiến khán giả choáng ngợp với chú linh trưởng khổng lồ trong Kinh Kong (1993)? Thế nhưng, bài viết sẽ không đề cập sâu về Willis O’Brien mà là học trò của ông, Ray Harryhausen, người đã đặt nền móng đầu tiên cho những kỹ thuật cơ bản của stop-motion. Ray Harryhausen thành danh với loạt tác phẩm như như Mighty Joe Young (1949), The 7th Voyage of Sinbad (1958), Jason and the Argonauts (1963), và đặc biệt là Clash of the Titans (1981). Tuy là những bộ phim người đóng, nhưng những nhân vật thần thoại, kỳ bí dưới dạng mô hình thu nhỏ qua bàn tay tài hoa của Harryhausen đã xuất hiện vô cùng sống động. Khởi nguồn cho hoạt hình chuyên nghiệp stop-motion, khủng long khổng lồ trong phim The Lost World (1925) Ray Harryhausen, đạo diễn đặt nền móng cho hoạt hình chuyên nghiệp stop-motion Tiếp đến là hai nhà làm phim hoạt hình chuyên nghiệp của LAIKA, hãng phim chuyên về stop-motion. Còn nhớ vào năm 2016, LAIKA tung ra bộ phim hoạt hình Kubo and the two strings, cái tên đã đe dọa tượng vàng Oscar của Zootopia. Thực chất, LAIKA không chỉ nổi tiếng với Kubo and the two strings mà có một nền tảng vững mạnh với những nhà làm phim xuất sắc của stop-motion. Henry Selick chính là một trong những người đóng góp không ít cho dòng phim hoạt hình chuyên nghiệp stop-motion nói chung và LAIKA nói riêng với bộ phim kinh điển Coraline.Cùng với đó là Travis Knight, chủ tịch và giám đốc của LAIKA, đồng thời là đạo diễn cho Kubo and the two strings. Ông là người đã trực tiếp thực hiện những thước phim hoạt hình chuyên nghiệp stop-motion cho hãng này, một loại hình nghệ thuật đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn của người làm. Travis Knight từng chia sẻ rằng: “Khi chúng tôi bắt đầu thành lập Laika 10 năm về trước, chúng tôi điều biết rằng làm sống lại một nền hoạt hình đang suy tàn là điều cực kỳ khó khăn. Chúng tôi phải tìm ra một lối thoát, môt giải pháp để đưa stop-motion trở lại, nếu như chúng tôi muốn tiếp tục thực hiện những gì mình yêu thích, nuôi nghề và sống bằng nghề này. Chúng tôi phải cố gắng mang đến một kỷ nguyên mới, một tương lai mới và truyền sinh khí cho nó.” Không chỉ riêng Knight mỗi một nhân viên LAIKA đều có ý nghĩ và quyết tâm về tương lai của phim hoạt hình chuyên nghiệp stop-motion: “Có những cách khác dễ dàng hơn nhưng sao tôi không chọn chúng. Đơn giản vì chúng tôi muốn thử thách chính mình. Chúng tôi muốn tạo nên điều gì đó đặc biệt.” Đạo diễn hoạt hình chuyên nghiệp Tim Burton với dòng phim phong cách gothic

digital art

Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp có phải là nghệ thuật chân chính? Sự thật và những bí ẩn về các tác phẩm kỹ thuật số Những lầm tưởng khi đến với digital painting ( hội họa kỹ thuật số) Khi bạn nhìn vào một tác phẩm digital painting chuyên nghiệp tuyệt đẹp và đem so sánh nó với tác phẩm hội hoạ do chính tay bạn vẽ nên bằng bút chì, bạn có thể cảm thấy ngạc nhiên xen lẫn một chút xem thường. Nếu bạn có thể mua một chiếc máy tính bảng đồ hoạ, bạn cũng có thể làm tốt như vậy! Và nếu bạn đã sở hữu một chiếc máy tính bảng, bạn sẽ nghĩ rằng: “Nếu như tôi có Photoshop, tôi sẽ làm nên những điều tuyệt vời với phần mềm này!”. Và nếu như bạn có cả một chiếc máy tính bảng tốt và một phần mềm tốt, bạn sẽ mơ về bảng vẽ Wacom Cintiq kỳ diệu – càng nhiều càng tốt. Nhưng, cho đến thời điểm này, bạn đang bế tắc. Bạn đã cố gắng hết sức. Đó không phải lỗi của bạn, tất cả vấn đề là tiền! Đây có lẽ chính là căn nguyên của một quan điểm sai lầm rằng digital painting chuyên nghiệp không phải là nghệ thuật chân chính. Một người nghệ sĩ thực thụ phải học tất cả những bài học khó khăn, phải thành thạo các thao tác với bút chì, cọ, pha màu, các loại chất màu khác nhau, và họ không thể “hoàn tác” mỗi khi mắc lỗi! Và khi hoàn thành, tác phẩm của họ tồn tại dưới dạng một thực thể hữu hình, nhưng không đơn thuần giống như một dãy số mà bạn có thể sao chép vô hạn. Trong lúc đó, người “nghệ sĩ” kỹ thuật số mua một vài thiết bị đắt tiền và chỉ cần như vậy – bấy giờ họ có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. Đó là gian lận, phải không? Nếu đây là quan điểm của bạn, hãy tiếp tục đọc. Nếu bạn chưa bao giờ thử digital panting, bạn sẽ học được nó là gì. Nếu bạn đã thử, nhưng không thể thành thạo, tôi sẽ cho bạn biết tại sao. Trong cả hai trường hợp, tôi sẽ làm rõ những quan niệm sai lầm đã đeo bám bạn trong một thời gian dài. Điêu khắc, vẽ tranh, vẽ màu, hội hoạ kỹ thuật số rất nhiều phương pháp để tái hiện lại thế giới thực ở dạng thu nhỏ. Bạn có thể lấy một khối vật mềm và nắn nó. Bạn có thể lấy một vật cứng hơn và khắc vào nó. Bạn có thể vẽ lên cát để phác hoạ của một thứ gì đó. Bạn có thể lấy một tờ giấy trắng và tạo nên những đường nét với một ít chì than. Bạn có thể tạo ra những đốm màu để bắt chước các mảng ánh sáng và bóng tối. Điều kỳ lạ là chúng ta không có một từ nào để gọi tên cho các hoạt động này. Nó không hẳn là “tạo ra” – chúng ta không tạo ra một vật, mà chúng ta tạo ra hình ảnh của nó. Đến cuối cùng, chúng ta thường gọi đó là điêu khắc (cho việc tạo ra những mô hình) và vẽ tranh (cho việc tạo ra những hình ảnh trên giấy). Người ta đã quen gọi là hội hoạ, cùng với một thể loại nữa của nó là vẽ màu, để phân biệt nó với các tác phẩm thơ văn. Cách đây không lâu, một thể loại khác xuất hiện –digital painting (hội họa kỹ thuật số). Máy tính đã trở thành một công cụ đắc lực cho người hoạ sĩ. Nó cung cấp một không gian làm việc sạch sẽ, nó cho phép việc tự do mắc lỗi. Nó tác động mạnh mẽ đến mức những người hoạ sĩ truyền thống bắt đầu cho rằng đây là một sự phát triển không công bằng. Một cây bút thay vì một bó bút chì, với những độ đậm nhạt khác nhau, những cây cọ được làm sạch mọi lúc, chì than, mực và bất cứ thứ gì bạn muốn sử dụng? Một chiếc máy cung cấp mọi kích cỡ, hình dạng, chất liệu bản vẽ, cung cấp tất cả màu sắc và cách pha trộn màu? Mọi thứ được đặt gọn gàng trên bàn làm việc của bạn, cho phép việc lưu trữ cả về sau này? Một công cụ trong mơ của những người lười biếng! Máy tính còn nổi tiếng với chức năng tự động hoá những công việc nhàm chán và tốn thời gian. Ví dụ, bạn cho nó mười con số lớn để nhân, và nhận được kết quả mà không cần bỏ chút công sức nào. Tương tự như vậy, bạn có thể tạo ra một bụi cây (không giống với bất cứ hình mẫu truyền thống nào) và rồi tạo nên cả một khu rừng chỉ với một cái nhấp chuột đơn giản. Nhấp chuột, nhấp chuột, nhấp chuột – và đây rồi, mọi cái cây đều hoản hảo. Tất cả được thực hiện chỉ trong vài giây. Muốn tạo ra một mảng màu của bầu trời? Không vấn đề gì – chọn màu trắng và màu xanh, và nó đã được tạo ra. Nhân vật xuất hiện có nhỏ quá không? Đừng lo, chỉ cần phóng to hoặc dùng một công cụ biến đổi đặc biệt để thay đổi hình dạng của nó mà không cần phải vẽ lại. Tất cả thao tác đều không làm ảnh hưởng đến lớp nền cơ sở. Quá dễ dàng. Quá dễ dàng để được gọi là nghệ thuật. Hãy thử làm điều tương tự với hội hoạ truyền thống Vấn đề ở đây là: máy tính không phải là một công cụ nghệ thuật. Nó không thể thay thế

Moho Studio

Ngày càng nhiều Animator phim hoạt hình 2D chuyên nghiệp sử dụng phần mềm Anime Studio Moho. Phần mềm sản xuất phim hoạt hình 2D chuyên nghiệp Anime Studio nay có tên mới là Anime Studio Moho được sử dụng để tạo nên những thước phim hoạt hình 2D tuyệt đẹp. Phần mềm sản xuất phim hoạt hình 2D chuyên nghiệp Moho có giao diện thân thiện, có hệ thống mô phỏng xương (Bone rigging) giúp tạo các hiệu ứng chuyên dụng. Đặc biệt, bộ phim hoạt hình 2D được đề cử giải Oscar “Song of the sea” đã được dựng phần lớn bởi phần mềm Anime Studio Moho. Phần mềm sản xuất phim hoạt hình 2D chuyên nghiệp Anime Studio (Moho) dễ sử dụng và đang dần trở nên phổ biến trong cộng đồng animation của loại phim hoạt hình 2D.  Dù là người mới đang muốn tìm hiểu hay là một chuyên gia về animation tìm kiếm một quy trình làm việc đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn, phần mềm sản xuất phim hoạt hình 2D chuyên nghiệp Moho đều có thể làm bạn hài lòng. Video thao tác trên phần mềm Anime Studio Moho Anime Studio (Moho) có rất nhiều tính năng thỏa mãn sự sáng tạo của các chuyên gia animation. Nhưng khác với nhiều phần mềm khác ngoài thị trường, cách sử dụng của Moho lại cực kỳ đơn giản. Kể cả những sinh viên hay người mới cũng dễ dàng tìm hiểu và tự tạo cho mình những tác phẩm đầu tiên. Phần mềm sản xuất phim hoạt hình 2D chuyên nghiệp Moho sử dụng hệ thống đồ họa vector nên rất dễ sử dụng. Người sử dụng có thể vẽ, lên màu trực tiếp từ phần mềm. Moho có nhiều hiệu ứng cọ vẽ, và công cụ lên màu để bạn khám phá. Moho còn rất linh động trong việc load những bài vẽ tay hay tác phẩm từ các phần mềm đồ họa khác để thực hiện các công đoạn tiếp theo. Như các phần mềm animation khác, Moho cũng có khả năng làm việc theo từng khung hình (frame to frame). Phần mềm còn cho phép người dùng kết hợp với hệ thống Bone rigging giúp tiết kiệm thời gian và dễ dàng thao tác. Bone rigging là tính năng mô phỏng cấu trúc xương cho nhân vật. Ví dụ: nếu bạn di chuyển xương vai thì xương cánh tay và bàn tay cũng chuyển động theo. Anime studio Moho sẽ chuyển các nhân vật trở thành những “con rối kỹ thuật số” cho phép dựng những hành động phức tạp chỉ trong vài giây. Với những bạn lần đầu sử dụng, Moho có các nhân vật làm sẵn để các bạn dễ dàng trải nghiệm. Còn với những người đã có kinh nghiệm có thể tận dụng hệ thống bone rigging để làm nên nhiều hiệu ứng khác, chẳng hạn như hiệu ứng bóp méo hình ảnh. Thanh timeline của phần mềm sản xuất phim hoạt hình 2D chuyên nghiệp Anime studio Moho được thiết kế dễ hiểu, người dùng thao tác trên từng khung hình với nhiều layer, kết hợp cùng âm thanh và các tính năng bạn cần để tạo nên một tác phẩm hoạt hình. Ngoài ra phần mềm sản xuất phim hoạt hình 2D chuyên nghiệp Moho cho phép xuất các định dạng file thông dụng hiện nay, giúp việc chia sẻ trên youtube và facebook thật dễ dàng. Theo cartoonbrew Vũ Phạm biên dịch giới thiệu [spacer] Tìm hiểu khóa học dài hạn Hoạt hình 2D chuyên nghiệp tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/lop-hoat-hinh-2D-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học cấp tốc Hoạt hình 2D/cartoon/Anime tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/lop-hoat-hinh-2D-Anime-cartoon-cap-toc [spacer] Comic Media Academy Việt Nam (Viện truyện tranh và hoạt hình CMA) CS 1: 147 Pasteur, Phường 6, Q. 3, TP.HCM – TEL: (028) 3820 9066 CS 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM – TEL: (028) 3997 7271 Hotline: 0902 738 806 Website : http://cmavn.org

Tiếp nối sự thành công của các lớp Nghệ thuật kịch bản cơ bản, CMA mở thêm các cấp độ nâng cao. Đến với những tiết học đầu tiên, học viên lớp Nghệ thuật kịch bản nâng cao được học với thầy Phan Xine, “đạo diễn trăm tỷ” của phim “Em là bà nội của anh“. Với phong cách giảng dạy thân thiện, vui vẻ, cũng như sự tâm huyết của các giáo viên tại CMA, học viên học được không chỉ có kiến thức mà còn được chia sẻ rất nhiều về kinh nghiệm về sáng tạo kịch bản của các vị đạo diễn, biên kịch nổi tiếng. [spacer] [spacer] [spacer] [spacer] [spacer] Khóa học Nghệ thuật kịch bản của Comic Media Academy là khóa học chuyên về nghệ thuật kịch bản. Giáo viên hướng dẫn là những đạo diễn, biên kịch nổi tiếng như : Phan Xine, Trần Khánh Hoàng, Văn Công Viễn,… Tham khảo thêm thông tin về khóa học Nghệ thuật kịch bản tại đây [spacer] Comic Media Academy – Thúy Vi [spacer] Comic Media Academy Việt Nam (Viện truyện tranh và hoạt hình CMA) CS 1: 147 Pasteur, Phường 6, Q. 3, TP.HCM – TEL: (028) 3820 9066 CS 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM – TEL: (028) 3997 7271 Hotline: 0902 738 806 Website : http://cmavn.org

bế giảng digitak painting thiếu niên

Buổi bế giảng lớp Digital Pating chuyện nghiệp dành cho thiếu niên là ngày các học viên nhí trình bày sản phẩm, cũng như ghi nhận quá trình kiên nhẫn sáng tạo của các bé.   Các bạn nhỏ thật sự đã nỗ lực, đam mê bộ môn digital painting chuyên nghiệp và còn nhận được sự hỗ trợ của những giáo viên trẻ, năng động. Khi đăng ký khóa học này, từ ngày đầu tiên, các bé đã được thao tác trên máy song song với bài giảng digital painting chuyên nghiệp của thầy cô. Vì vậy khi các bé học tại Comic Media Academy sẽ được tiếp nhận một môi trường giáo dục chuyên nghiệp, thân thiện và vui nhộn Hẹn gặp các bé vào những khóa học nâng cao tiếp theo nhé! Tham khảo thêm thông tin khóa học digital painting chuyên nghiệp dành cho thiếu niên (8-14 tuổi) tại đây. Tham khảo thêm thông tin khóa học digital painting chuyên nghiệp cấp tốc dành cho người lớn tại đây. Tham khảo thêm thông tin khóa học digital painting chuyên nghiệp hệ Kỹ thuật viên ( đào tạo chuyên sâu) tại đây. Comic Media Academy- Thúy Vi

hoạt hình birdboy

Hơn cả một phim hoạt hình mang màu sắc kinh dị là nỗi buồn man mác của những đứa trẻ tìm lối thoát trong Bridboy: The Forgotten Children. Birdboy: The Forgotten Children (Psiconautas) tên tiếng Việt là Những đứa trẻ bị lãng quên, sản phẩm của sự kết hợp David Kronenberg và The Fantastic Planet. Rất dễ nhận ra Birdboy: The Forgotten Children (Psiconautas) của Alberto Vázquez và Pedro Rivero kể về hậu tận thế, thế giới bị hủy diệt, những biến đổi hỗn loạn về môi trường và sự xa lánh hậu công nghiệp. Bộ phim bắt đầu như một tiểu thuyết bằng tranh được viết bởi Alberto Vázquez, sau đó được chuyển thể sang màn hình lớn dưới dạng phim hoạt hình ngắn Birdboy bởi Pedro Rivero và Alberto Vázquez, miêu tả về một thế giới mà chúng ta có thể tìm thấy trong series Mad Max. Thật vậy, những kẻ cướp đồng (xuất hiện một cách ngoạn mục ở đầu phim) mang chúng ta đến một thởi điểm công nghiệp hạnh phúc, nơi những “đứa trẻ bị lãng quên” đang khát máu. Nhưng ở đây, hoạt hình 2D chuyên nghiệp này lại tập trung nhiều hơn đến câu chuyện của những đứa trẻ hay những con người phải luôn ghi nhớ câu châm ngôn: “Không phải bất cứ thứ gì có cơ thể cũng đều còn sống”. Bộ phim kể về câu chuyện của những thanh thiếu niên Birdboy và Dinky. Birdboy (được ám chỉ đang sử dụng ma túy) khóa kín mình tách biệt với thế giới và sống trong một ngọn hải đăng bỏ hoang, mang theo những vết thương lòng về gia đình và về bản thân mình. Trong khi chuột Dinky sống cùng với cha mẹ nuôi của mình, những người tôn thờ tôn giáo nhưng không bao giờ hiểu được những lo lắng thực sự của cô. Birdboy nhốt mình trong “lồng giam” và đấu tranh với nỗi đau đớn hiện tại. Birdboy đang ngày càng bị ăn mòn bởi những con quỷ ám sâu trong lòng của mình, còn Dinky và những người bạn của mình, Sandra và Dorrito, càng muốn rời khỏi hòn đảo, nơi đang và sẽ chịu đựng những luật lệ khắc nghiệt và tình cảnh vô chính phủ trong “khu công nghiệp”. Đừng đánh giá thấp một giây phút nào trong bộ phim chỉ vì các nhân vật trong đó không phải là anh hùng (hay ác quỷ). Một trong những phút phim khắc nghiệt và dữ dằn nhất xảy ra giữa Chicocerdo, đứa trẻ đầu tiên sử dụng ma túy trên hòn đảo, và người mẹ bị bệnh sắp biến đổi thành nhện của mình. Những đứa trẻ của hoạt hình 2D chuyên nghiệp The Chidlren Fogotten có lẽ là sản phẩm của 400 blows của Truffaut (1959) hơn là thành viên của những gia đình hạnh phúc. Là một bộ sưu tầm toàn diện hơn câu chuyện của chính Birdboy, The Children Fogotten– hoạt hình 2D chuyên nghiệp sử dụng những phân đoạn hồi tưởng để chèo lái qua một quá khứ bình yên, để bù đắp cho vẻ đẹp hiện hữu, những ảo giác chưa bao giờ khiến ta thất vọng. Những con chim nhỏ bé trở thành những con thú đầy giận dữ và các tổ hợp đơn sắc lột tả mọi thứ một cách choáng ngợp khiến ta không thốt nên lời. Nhiều hơn một chuyến phiêu lưu cá nhân, Birdboy trong  The Forgotten Children hoạt hình 2d chuyên nghiệp là một cuộc chiến nội tâm giữa bản ngã của bạn và người mà bạn chọn trở thành. Không giống như The Fantastic Planet (1973), bất bình đẳng và thống trị không được áp dụng giữa những thành viên của các bộ tộc và giống loài khác nhau, nhưng giữa cùng một người ở những bang khác nhau – đó khi nơi quyết định được đưa ra. Sự phân ly tồn tại ở khắp mọi nơi trong bộ phim: thậm chí cả những món đồ chơi (như Reloggio đoản mệnh, nốt nhạc hài hước duy nhất trong phim) cũng có thể khằng định vẻ đẹp của quá khứ. Birdboy và Dinky có thể đắm chìm mình trong vẻ đẹp của những khu rừng rực rỡ và những linh hồn bảo vệ nhỏ bé vàng óng, nhưng hiện thực của họ lại tràn ngập những ma quỷ, xấu xa. David Kronenberg có lẽ sẽ rất hạnh phúc với những đấu tranh nội tâm trong nhân vật chính của mình, đặc biệt là Birdboy, người có sợi dây kết nối luôn tràn đầy những lo lắng về mối quan hệ máu mủ. Hoạt hình 2D chuyên nghiệp này lột tả một câu chuyện đầy thăng trầm với những hình ảnh đồ họa ấn tượng, nhưng nó lại không quá lộng lẫy, không quá hào nhoáng hoặc xảy ra quá bất ngờ. Ngược lại, Dinky luôn muốn giải thoát khỏi những “bức tường” ngăn cô khỏi thế giới mà cô mơ ước. Nhân vât trong phim là yếu tố khiến người xem luôn phải quan tâm. Có thể đó chỉ là một chiếc vòng cổ nhỏ bé đặt trong tai của Dinky. Chiếc vòng cổ vũ cho ý định giải thoát của họ, dù bằng cách nào đều sẽ hoàn thành. Mặc cho sự giải thoát này không nằm trong thế giới của họ. Bằng con mắt của một người trưởng thành, đây quả thật là một trong những bộ phim hoạt hình 2D chuyên nghiệp, chân thành nhất trong những năm gần đây. Vassilis Kroustallis Nguồn: http://www.zippyframes.com/index.php/reviews/psiconautas-review-beware-of-children-in-distress  

truyện tranh saga 3

Tiếp nối kỳ 1,  Truyện tranh chuyên nghiệp Saga (kỳ 2) tiếp tục giới thiệu với bạn đọc những bình luận, nhận xét về series này.  •Lời bênh vực mạnh mẽ cho nhân quyền, đặc biệt là nữ giới Saga đã đặt phụ nữ – đặc biệt là phụ nữ da màu – vào những vị trí đầy mạnh mẽ như những chiến binh được kính trọng, những kẻ săn tiền thưởng, và lãnh đạo cộng đồng. Staples giới thiệu người phụ nữ chuyển giới đầu tiên, Petrichor, trong hồi truyện trọng tâm của truyện tranh chuyên nghiệp Saga với một trang hoàn chỉnh dành riêng cho một hình ảnh độc nhất. Nhìn qua đôi mắt to tròn của một cô bé trong phòng tắm nhà tù, độc giả nhìn thấy một người phụ nữ khỏa thân lạ mặt với thứ mà đứa trẻ xác định là “bộ phận của bố”. (Đó là một khởi đầu đáng chú ý từ thế giới của chính chúng ta, nơi những người chuyển giới bị cách ly ra khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội và là một trong những sự kiện lớn nhất của cộng đồng được gọi là “Transgender Day of Visibility”.) Và trên trang tiếp theo, đứa trẻ nhanh chóng và dễ dàng chấp nhận rằng Petrichor là một phụ nữ. Tạo hình nhân vật Petrichor trong series truyện tranh chuyên nghiệp Saga Vaughan và Staples cũng có cách tiếp cận nhiều tầng lớp khi phức tạp hóa những đồng cảm của độc giả đến các nhân vật. Petrichor cực kỳ phân biệt chủng tộc và chống lại Alana và mọi người đến từ thế giới của cô, nhưng cô lại kết nối với con gái của họ, Hazel, người mà cô xem là một sai lầm. Mối quan hệ rối ren của Marko với chủ nghĩa hòa bình bắt nguồn từ những ngược đãi thời ấu thơ và nỗi sợ khát máu của chính anh. Mặc dù Saga mang một thông điệp chính trị thông qua sự thể hiện đơn thuần, nhưng cốt truyện của nó lại thường chỉ trích về thế giới thực. Năm 2017, Vaughan đã đề cập đến Saga như một nỗ lực của anh để “nhận thức về hành tinh đang bị chiến tranh tàn phá mà [anh] đã kéo những đứa trẻ [của mình] vào”. Truyện tranh chuyên nghiệp này khám phá về những đấu tranh bạo lực của một nhân vật với PTSD chưa được chữa lành – có lẽ đây là lời kêu gọi chúng ta chú ý đến những khó khăn mà các cựu chiến binh đang phải đối mặt hàng ngày mà không được nhận bất kì hỗ trợ chuyên môn nào. Đôi khi, thế giới tàn bạo của Vaughan lại nhân đạo hơn cả thế giới của chính chúng ta. Trong khi Petrichor được đưa vào nhà tù cải tạo của nữ, thì vào tháng hai, các quan chức nhà tù Boston lại từ chối làm điều tương tự với một người phụ nữ chuyển giới bị kết án tù. • Chuyến phiêu lưu đầy trắc ẩn Như chúng ta có thể tưởng tượng ra, truyện tranh chuyên nghiệp ấn tượng Saga đã gây ra nhiều tranh cãi khi được ra mắt. Năm 2014, Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ tuyên bố Saga là cuốn sách thường xuyên được xếp vào danh mục không phù hợp với trẻ em, với nội dung khiêu dâm, ngôn ngữ đầy xúc phạm, hình ảnh khỏa thân và lập trường chống đối gia đình. Saga thật sự chứa đựng những ngôn ngữ thô tục, và diễn tả tình dục và cái chết với chi tiết khủng khiếp. Nhưng một lần nữa, Vaughan và Staples không tạo ra Saga để dành cho trẻ em. (Image Comics đã phân loại bộ truyện là “M”, dành cho độc giả từ 18 tuổi trở lên). Một trong những nhân vật quái dị tại series truyện tranh chuyên nghiệp Saga Tuy vậy, lời tuyên bố Saga chống đối gia đình đã gây ra những hiểu lầm hoàn toàn. Toàn bộ bộ truyện đều tập trung vào một cặp vợ chồng đa chủng tộc đang vượt qua khó khăn để chăm sóc nhau và nuôi dạy đứa con của mình trong một thế giới đầy khắc nghiệt. Trong một cảnh vui vẻ yên bình hiếm hoi cho thấy những người lưu vong này đang quây quần bên cạnh những người đã trở thành gia đình trong chuyến đi của họ. Bao quanh bởi những khuyết điểm và thậm chí là sự khác thường trên cơ thể của các nhân vật trong truyện, Saga luôn trở về với những chủ đề cảm động: tìm kiếm, gầy dựng gia đình, được cứu rỗi nhờ lòng vị tha và tình yêu thương. Tính nhân đạo được thể hiện rất rõ Cuối cùng, cố gắng nắm bắt một giá trị sâu lắng hơn của câu chuyện thần thoại trong Saga cũng giống như đang thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi sự kiên nhẫn. Vì sau cùng thì đó cũng là một câu chuyện chuyển đổi qua nhiều thể loại khác nhau, bao gồm cả lãng mạn trần tục, du hành, hài trào phúng, miền viễn Tây và chính kịch. Truyện tranh chuyên nghiệp Saga ít chú trọng vào định kiến và tập trung nhiều hơn về những nỗi đau nhỏ hơn có thể tàn phá theo cách của riêng mình. Trong gần sáu năm, Vaughn và Staples đã xoay quanh những nhân vật có cuộc sống tiến xa hơn cả bản sắc của họ. Có lẽ đây là nơi mà Saga dám trở nên tuyệt vời nhất: khi nó yêu cầu, và sau đó cho thấy rằng, mọi người của tất cả những địa vị khác nhau đều có thể hài hước, tràn đầy hi vọng, lo lắng, sợ hãi, khao khát, nhỏ mọn, hay thù hằn, bình tĩnh và hung tợn. Và tất cả nỗ lực chiến đấu của họ

Khai giảng khóa 09 lớp dạy vẽ thiếu nhi Manga Comics 8

5 Lợi Ích Cho Sự Phát Triển Của Trẻ Từ Vẽ Truyện Tranh Hình ảnh trẻ em cầm bút vẽ những dòng nguệch ngoạc chắc không có gì xa lạ với chúng ta, nhưng ít ai biết rằng vẽ truyện tranh là một cách đơn giản giúp phát triển trí não và óc sáng tạo của trẻ. Đây là 5 lợi ích cho sự phát triển của trẻ từ vẽ truyện tranh mà không phải ai cũng biết. 1. Vẽ Truyện Giúp Bé Dễ Dàng Thể Hiện Cảm Xúc Của Mình. Các em không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng biểu hiện suy nghĩ của mình ra thế giới bên ngoài qua lời nói và hoạt động. Nên việc thể hiện suy nghĩ của bé qua những câu chuyện được vẽ trên giấy giúp các bậc phụ huynh có thể dễ dàng hiểu rõ con mình hơn.  2. Vẽ Truyện Tranh Là Một Hình Thức Giúp Trẻ Phát Triển Thể Chất. Vẽ thường xuyên tạo điều kiện cho các cơ ở tay của các em được phát triển. Ngoài ra khi vẽ tranh có nội dung các em còn được rèn luyện khả năng phối hợp của nhiều bộ phận: tay, mắt và não bộ. 3. Muốn Biết Cách Bé Giải Quyết Một Vấn Đề Thường Ngày, Hãy Để Bé Vẽ Truyện Tranh.  Khi vẽ tranh có nội dung, các em sẽ phải luôn đối mặt với những lựa chọn – Chẳng hạn như khi chọn màu cho nhân vật chính thì mình nên chọn màu nào? hay ở tình huống này thì mình sẽ cho nhân vật làm những hành động nào? Khi các bậc cha mẹ quan tâm đến phong cách vẽ của con mình sẽ hiểu rõ cách bé đang suy luận và cách giải quyết vấn đề xung quanh của các em. 4. Vẽ Truyện Tranh Cách Tốt Nhất Để Phát Triển Khả Năng Sáng Tạo Của Trẻ Khi vẽ truyện tranh bé sẽ cần nối kết trí tưởng tượng và đưa ý tưởng đó thành hiện thực trên giấy. Rèn luyện lâu ngày khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của các em sẽ càng trở nên phong phú. Các bạn có biết không, chính nhờ trí tưởng tượng của con người cùng quyết tâm đưa điều đó thành hiện thực đã giúp xã hội chúng ta phát triển như ngày hôm nay. 5. Con em chúng ta sẽ học tốt hơn nếu biết vẽ truyện tranh. Thêm một ích lợi nữa của vẽ truyện tranh đó là kích thích khả năng suy nghĩ logic của trẻ từ rất sớm. Nhờ vậy bé đã được trang bị hành trang vững chắc để tiếp cận với những kiến thức và khái niệm phức tạp hơn trên ghế nhà trường. Với sự phát triển của công nghệ các em không còn chỉ vẽ bằng các vật liệu quen thuộc như bút sáp, chì màu mà các em còn được tiếp cận với việc vẽ trên máy tính và bảng vẽ; những thiết bị mà bé sẽ phải thường xuyên sử dụng trong tương lai.  Theo Mini Lab Studios – Vũ Phạm dịch và giới thiệu Đến với các lớp học vẽ thiếu nhi truyện tranh/manga/comics tại Comic Media Academy các bậc cha mẹ sẽ yên tâm và hài lòng với đội ngũ giảng viên tận tâm luôn khuyến khích các em sáng tạo. Các em cũng được tiếp cận với các giáo trình và phương pháp học vẽ phù hợp nhất cho sự phát triển tư duy. Các phụ huynh có quan tâm đến việc cho bé học vẽ trên máy có thể tìm hiểu tại đây: KHOÁ HỌC VẼ THIẾU NHI TẠI CMA Khoá Vẽ truyện tranh Thiếu nhi tiếp theo sẽ khai giảng Ngày 19/10/2019 Thời gian học: 09h00 đến 11h00 vào thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần ____________________________________________________ Viện Truyện Tranh & Hoạt Hình Việt Nam | mobile:  0902738806 | email:  daotao@cmavn.org | website: www.cmavn.org | address 1: 164 Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận, HCM City | address 2: 147 Pasteur, Quận 3, HCM City

Truyện tranh chuyên nghiệp Saga- Chuyến phiêu lưu chất chứa sự đồng cảm Series Saga là một trong những truyện tranh chuyên nghiệp có uy tín nhất đã được ra mắt và là một bài thơ đầy tráng lệ, trần tục nhưng không kém phần nặng nề về lòng trắc ẩn và sự bình đẳng trong xã hội. Một thế giới truyện tranh lạ lùng Series truyện tranh chuyên nghiệp Saga của Image Comics kể về một vũ trụ bao la với những cư dân lạ lùng. Nơi đó có một con mèo trụi lông có khả năng thần giao cách cảm luôn rít lên từ “DỐI TRÁ” với những ai không nói sự thật. Nơi đó có một hồn ma độ tuổi vị thành niên chỉ còn nửa thân trên đầy kì quái làm việc ban đêm như một người giữ trẻ xấc xược. Và nơi đó có một vị thần khổng lồ một mắt hay say xỉn viết những cuốn tiểu thuyết lãng mạn vô nghĩa, nhưng có thể là học giả chỉ huy của cả thiên hà trong bí mật. Trong một cảnh, độc giả sẽ gặp một sát thủ với cơ thể không tay của Venus de Milo, khi cô vén váy lên, để lộ bụng của một con nhện và tám chân đang nắm chặt những vũ khí khác nhau. Tóm lại, Saga có thể khiến người đọc hoang mang, nhưng cốt lõi của nó lại là những chủ đề cơ bản về tình yêu, sự mất mát, và quá trình trưởng thành. Truyện tranh chuyên nghiệp này  bắt đầu với Alana, Marko, và cô con gái mới sinh của họ, Hazel – một gia đình tị nạn đa chủng tộc và bị cấm kỵ đang chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh thiên hà giữa các thế giới quê hương của họ. Tuy nhiên, trải qua hàng chục bản phát hành kể từ khi Saga ra mắt vào năm 2012, các đồng tác giả Fiona Staples và Brian K. Vaughan đã cho loài người tiến vào thế giới trọn vẹn của họ. Các nhân vật có vẻ như là những phép ngụ ý đơn điệu – một cựu tù nhân, một gã sát thủ chán ngấy với mọi thứ – lại trở nên phức tạp hơn. Những kẻ thù cũ trở thành đồng minh một cách miễn cưỡng, và sau đó trở thành thành viên trong gia đình. Mặc dù có phép thuật và những con tàu vũ trụ, Vaughan viết và Staples vẽ ra hình ảnh của một vũ trụ giống với thế giới của chính chúng ta theo nhiều cách khác nhau. (Một hồi truyện lấy bối cảnh tại một vùng tương tự khu ngoại ô của tầng lớp trung lưu tại Mỹ, với bạt nhún trampoline và khung leo trèo cho trẻ em.) Những vấn đề trần tục vẽ bằng nghệ thuật Saga- là truyện tranh chuyên nghiệp tập trung vào cuộc sống của anh hùng, kẻ chống đối anh hùng và kẻ phản diện, những người đã trải qua các giai đoạn tuổi tác, giai cấp, giới tính, chủng tộc và khuynh hướng tình dục. Bạo lực mà các nhân vật này thường xuyên đối mặt buộc họ phải đưa ra những lựa chọn đớn đau. Dù cho họ đôi khi phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, Staples và Vaughan cũng không biến họ thành ác quỷ. Kết quả là Saga ẩn chứa những cốt truyện chắc chắn liên kết với hồi truyện của các nhân vật;  không ngại đề cập đến những chủ đề khó khăn như chủ nghĩa hòa bình và phá thai. Những phong tục và chất lượng đáng kinh ngạc của bộ truyện đã gây ra tiếng vang lớn và được hoan nghênh rộng rãi: Saga- một truyện tranh chuyên nghiệp đã giành được 12 giải thưởng Eisner (Oscar dành cho truyện tranh). Và khi chủ đề chính trị ngày càng phát triển theo hướng xấu cộng với  luật chống lại người di cư đang dần chiếm ưu thế bằng những cách thể kiện thành kiến khác nhau, Saga nổi bật như một lời ngợi khen đầy trần tục và tráng lệ dành cho lòng trắc ẩn và sự bình đẳng trong xã hội này. Nhật vật “mèo” luôn rít lên “lying” ( nói dối) mỗi khi người khác nói dối  Vì Saga là một series truyện tranh chuyên nghiệp, nên nó bắt đầu một cách đầy giá trị  nghệ thuật: các hình ảnh minh họa của Staples nắm giữ một sức mạnh đặc biệt được xem xét tách biệt hẳn với câu chuyện được kể. Trong truyện khoa học viễn tưởng, cũng như trong hầu hết các thể loại, nam chính da trắng được mặc định trong văn hóa. Một số người bị ràng buộc bởi những quy tắc này đã nhìn thấy những thay đổi mà họ xem là sai lầm – ví dụ như, một Stormtrooper da đen xuất hiện trong Star Wars hay một người phụ nữ châu Á đang chỉ huy tàu vũ trụ trong Star Trek: Discovery – đó như một khao khát ngàn năm theo nghĩa lạc quan nhất, hoặc là “sự diệt trủng da trắng” theo hướng tồi tệ nhất. Nhưng khi Vaughan kể lại trong các buổi phỏng vấn, câu hỏi đầu tiên của Staples khi anh đề cập đến cặp đôi nhân vật chính của mình với cô là, “Họ có nhất thiết phải là người da trắng không?”. Vị họa sĩ tiếp tục định hình Alana như một người phụ nữ da ngăm, lai giữa nhiều chủng tộc và Marko là một người đàn ông Đông Á, mặc dù cả hai đều là người ngoài hành tinh. (Alana có đôi cánh nhỏ, và Marko có sừng). Trong khi sừng và đôi cánh không được chấp nhận giữa những hành tinh quê nhà của họ và là đại diện của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, thì màu da của họ không bao giờ được thảo

Digital Painting chuyên nghiệp trong phong cách đồ họa vector cho giáo dục trực tuyến là một phương thức minh họa hiệu quả để làm cho bài học trở nên ấn tượng hơn. Bởi nhân vật chính là sợi dây liên kết chạm đến cảm xúc, giúp học viên dễ nhớ, bài học trở nên thú vị hơn cách truyền đạt bằng những câu chữ thông thường. Lớp học Digital Painting Thiếu Niên tại Comic Media Academy (Khai giảng 5/5/2018) Hotline: 08 3820 9066 – 0902 738 806 Trong bài đăng này, chúng ta sẽ không đi sâu vào các phương pháp xây dựng nhân vật, mà thay vào đó chỉ giới thiệu một số phong cách đồ họa nhân vật đơn giản, phù hợp với các chương trình giáo dục trực tuyến, mà cụ thể là phương pháp vẽ bằng vector – một kĩ thuật đồ họa digital painting chuyên nghiệp tuyệt vời mà hình ảnh sẽ không bị mất chất lượng khi chúng ta thay đổi kích cỡ của chúng. Chú ý rằng, trong giới hạn bài đăng này, chúng ta chỉ khảo sát những phong cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, các bạn có thể pha trộn và kết hợp chúng lại để tạo ra những phong cách digital painting chuyên nghiệp hơn. Để dễ so sánh, chúng ta tiếp tục sử dụng các nhân vật trong thế giới phù thủy của Harry Porter để minh họa cho các phong cách vẽ này như là bài đồ họa Raster trong digital painting chuyên nghiệp 1. Phong cách vẽ tỷ lệ chuẩn Phong cách này được dựa trên tỉ lệ chuẩn của khung xương con người, ưu điểm của phong cách này là khá đơn giản, nhưng nhược điểm là biểu cảm khác khô cứng.    2. Phong cách vẽ phóng đại kích thước đầu. Khắc phục nhược điểm của phong cách trên, ở phong cách digital painting chuyên nghiệp này, kích thước đầu được phóng to để tập trung vào biểu cảm nhân vật.  3. Phong cách chibi Ở phong cách này, kích thước đầu của nhân vật được phóng to cực đại, vì thế biểu cảm trở nên tinh tế hơn, nhân vật cũng trẻ trung và đáng yêu hơn.  4. Phong cách thư giãn Đây là một dạng biểu đạt nhân vật ở trạng thái thư giãn, đem lại cho người xem một cảm giác thanh bình, dễ chịu.  5. Phong cách mắt tối giản Nếu bạn muốn người xem tập trung vào các chuyển động trên thân thể, thì một cách hiệu quả đó chính là thay đổi tỉ lệ mắt đến mức tối giản.  6. Phong cách đường nét Điểm đặc trưng của phong cách này là đường nét được nhấn mạnh hơn các phong cách ở trên, chủ yếu là các nét đều và thẳng, điều này khiến cho nhân vật trông phẳng hơn, nhưng lại cứng hơn.  7. Phong cách “mì ống” Đây là một phong cách rất dễ thương, với chân tay nhân vật được quy thành hình ống, mềm mại, vì vậy nhân vật trông ốm hơn và năng động hơn.  8. Phong cách mắt tròn Chúng ta có thể gia tăng cảm xúc cho nhân vật bằng cách thay đổi đặc điểm của mắt. Phong cách digitital painting chuyên nghiệp này được sử dụng rất phổ biến, ví dụ như trong phim Gia đình Simpsons.  9. Phong cách chân dài Điều đầu tiên thu hút mắt bạn ở phong cách này chính là đôi chân. Tuy nhiên đây chỉ là ví dụ cho phong cách tập trung vào một bộ phận của cơ thể (chúng ta có thể thay đổi các bộ phận khác tùy mục đích) của digital painting chuyên nghiệp.  10. Phong cách chi tiết Phong cách này tập trung vào các chi tiết quần áo, một phong cách digital painting chuyên nghiệp khá phức tạp so với các ví dụ trước đây. 11. Phong cách “không mặt” Trong một số trường hợp, chúng ta cần những nhân vật đại diện chung cho cộng đồng, hoặc một vị trí nào đó trong xã hội. Phong cách “không mặt” digital painting chuyên nghiệp với ngũ quan được loại bỏ khỏi khuôn mặt rất hiệu quả trong trường hợp này.   Các bạn quan tâm, muốn cho con em mình tiếp cận với các phong cách vẽ digital marketing có thể tham khảo đường link sau: Lớp học Digital Painting Thiếu Niên tại Comic Media Academy (Khai giảng 5/5/2018) Hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 08 3820 9066 – 0902 738 806      

truyện tranh chuyên nghiệp thám tử lừng danh Conan

  Khi nhìn lại tuổi thơ, chắc hẳn ai trong thế hệ 9X cũng tự hào vì đã tận hưởng những tháng ngày tuyệt vời nhất. Đó là giai đoạn khởi đầu của Internet. Công nghệ bắt đầu len lỏi vào đời sống, đáp ứng đầy đủ hơn so với thời 8X. Song lại chưa chiếm lĩnh hết mọi ngóc ngách như 10X ngày nay. Và manga (truyện tranh chuyên nghiệp) là một món ăn tinh thần của bọn trẻ 9X ấy. Ai chưa từng một lần dành dụm tiền ăn sáng để đi thuê truyện,… lượn lờ các sạp báo ngày truyện mới phát hành rồi xem trộm vài trang. Đứa giàu thì mua hẳn một cuốn Doraemon, Conan,…mang vào lớp để bọn bạn xuýt xoa. Và thập niên 90 đã đi qua, thế hệ 9X đã dần trưởng thành. Khi nhìn lại tuổi thơ, những bộ manga nào đã đi cùng thanh xuân của bạn? Doraemon Nhân vật mèo ú tốt bụng, Nobita hậu đậu, Jaian “lồi rốn”, Shizuka xinh đẹp, Suneo mỏ nhọn hay Dekisugi đẹp trai đều là những người bạn thuở nhỏ của hầu hết 9X. Những nhân vật này đều xuất hiện trong tác phẩm Doraemon của Fujiko Fujio, bút danh chung của hai họa sĩ manga Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo. Được biết, bộ truyện ra mắt lần đầu tiên vào tháng 12/1969 dành cho độc giả là thiếu nhi. Theo tác giả Hiroshi, vào một buổi tối bí đề tài cho nhân vật truyện tranh mới, bỗng có một con mèo hoang mò vào nhà ông tìm chỗ ngủ. Sau đó, vì quá mệt mỏi nên ông đã ngủ thiếp đi. Đến khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau thì ông bị trễ giờ làm. Vì vậy, ông đã bật dậy, chạy nhanh xuống nhà và dẫm phải con lật đật của con gái. Điều này đã giúp ông nảy ra ý tưởng cho nhân vật Doraemon với hình dáng kết hợp giữa con mèo và lật đật. Đối với trẻ em Việt Nam, khi được hỏi về bộ truyện tranh chuyên nghiệp được yêu thích nhất, có 90% người, không kể 9X, đều có câu trả lời là Doraemon. Ngày ấy, chong chóng tre, cánh cửa thần kỳ,… trong chiếc túi nhỏ của Doraemon là niềm mơ ước của bao thế hệ học trò. Không chỉ riêng 9X, những anh chị 8X đời cuối hay các bé 10X đều xem Doraemon như một người bạn tinh thần không thể thiếu của tuổi thơ. Doraemon movie mới nhất được ra mắt vào năm 2017 Thám tử lừng danh Conan Ra mắt vào năm 1994, thời điểm mà thế hệ 9X chỉ là những bọn con nít ham chơi. Vậy mà, khi 9X đã dần trưởng thành và lập gia đình, truyện tranh chuyên nghiệp trinh thám Conan vẫn chưa đến hồi kết. Conan vẫn mãi là cậu nhóc lớp 1B và ông trùm cuối cùng vẫn chưa lộ diện. Và mới đây, tác giả Aoyama-gosho lại thông báo tạm dừng phát hành Conan trong một thời gian để nghỉ bệnh, khiến cho nhiều người đã không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi tập cuối cùng nữa. Đến 2018, các 9X đời đầu đã có con, nhưng Conan vẫn học lớp 1B Tuy vậy, với “người bạn” đáng ghét này, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng Conan luôn là kỷ niệm đáng yêu mà 9X từng mê mệt. Và khi có tập mới, chắc hẳn ai cũng phải tìm mua để không cảm thấy tò mò, bứt rứt khi chưa biết ông trùm là ai và số phận của Conan cùng những người thân xung quanh sẽ ra sao. Vua trò chơi Ra mắt lần đầu vào những năm 2000, manga Vua trò chơi kể về cậu bạn Yugi và những lá bài thần thánh trong cuộc phiêu lưu với trò chơi ngàn năm. Bên cạnh tình bạn, câu chuyện còn mang đến cảm giác ma mị về một Ai Cập cổ đại với sự xuất hiện của Pharaoh, lời nguyền từ lăng mộ hay những quái vật chỉ có trong truyền thuyết. Cốt truyện mới lạ và xuất hiện ngay thời điểm trào lưu manga Nhật Bản đang nở rộ, Vua trò chơi nhanh chóng đi vào tuổi thơ của các thế hệ 9X, xếp cạnh các tên tuổi khác như Doraemon, 7 viên ngọc rồng… Không chỉ dừng lại ở đó, Vua trò chơi còn phát triển đến nỗi trở thành một thể loại game chơi bài mà đứa trẻ nào cũng đã từng hăm hở đi săn những lá bài hiếm cùng bạn bè. Yugi với hai tính cách khác nhau và trò chơi trong truyện đã thực sự gây sốt giới trẻ thời đó. 7 viên ngọc rồng Khi nhắc đến tuổi thơ của 9X, không thể không nhắc đến manga 7 viên ngọc rồng, một huyền thoại của manga Nhật Bản. Truyện xoay quanh nhân vật chính là Songoku, một người ngoài hành trình sống tại Trái Đất đã cùng bạn bè chiến đấu chống lại các thế lực xấu xa, luôn có âm mưu dùng 7 viên ngọc rồng để đạt được giấc mơ bá chủ thế giới. Những nhân vật như Songoku, Bunma, Quy lão tiên sinh, Cadic, Songohan hay Mabu,.. của tác giả Toriyama Akira đã trở thành những cái tên quen thuộc trong ký ức của thế hệ 9X. Nữ hoàng Ai Cập Điều tiếc nuối nhất của fan chính là bộ truyện tranh chuyên nghiệp yêu thích không thể đi đến hồi kết. Nữ hoàng Ai Cập chính là một trong số đó. Nữ hoàng Ai Cập đã bị ngừng xuất bản vì lý do từ tác giả Chieko Hosokawa. Bộ truyện tranh chuyên nghiệp gây ” ức chế” bậc nhất  vì nhiều vai diễn và không có hồi kết. Nhìn lại chặng đường của Nữ hoàng Ai Cập, chúng ta vẫn không thể phủ nhận bộ truyện này xứng

Comic Media Academy giới thiệu giải thưởng JIA Illustration 2018 đã được khởi động. Được tổ chức bởi Hiệp hội Họa sĩ Minh họa Nhật Bản, tổ chức nổi tiếng nhất dành cho các họa sĩ minh họa chuyên nghiệp tại Nhật Bản. Illustration Award được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000. Đến nay JIA đã trở thành một giải thưởng uy tín, thu hút hàng ngàn tài năng chuyên nghiệp và nghiệp dư trên toàn thế giới. Điều đặc biệt mà Comic Media Academy giới thiệu giải thưởng JIA là cuộc thi hoàn toàn không có chủ đề. Tất cả các bài dự thi đều phải là tác phẩm gốc của người đăng ký, và không giới hạn số tác phẩm minh họa mà bạn đăng ký dự thi. Các hình ảnh phải được gửi ở định dạng điện tử (tệp JPEG), mã màu nên là RGB. Chiều rộng và chiều cao phải nằm trong khoảng 2.000 pixel, tối đa 1MB mỗi tác phẩm. Nếu kích thước lớn hơn 1MB, bạn phải nén nó lại khi tạo tệp JPEG. Bản quyền của các hình ảnh vẫn thuộc tác giả, chưa từng được sử dụng cho mục đích kinh doanh. Phí dự thi 1 hình ảnh: 3.700 yên (khoảng 35 USD) 2 hình ảnh: 6.900 Yên (khoảng 65 USD) 3 hình ảnh: 10.100 yen (khoảng 95 USD) 4 hình ảnh: 13.300 yên (khoảng 125 USD) 5 hình ảnh: 16.500 yên (khoảng 155 USD) Điều kiện tham dự Rộng mở cho mọi người trên toàn thế giới Giải thưởng Giải Grand Prix: 300.000 yên (khoảng 2.825 USD) Giải Đặc biệt của Ban giám khảo: 100.000 Yên (khoảng 942 USD) Giải thưởng Holbein: Acryla Gouache 102 Màu Giải xuất sắc (10 giải): 20,000 Yên mỗi giải (khoảng 188 USD) Giải Tác phẩm Xuất sắc (30 giải): Giấy khen Hơn nữa, những người chiến thắng giải thưởng sẽ xuất hiện trong cuốn sách thường niên của Hiệp hội Họa sĩ Minh họa Nhật Bản. Thông tin thêm: Danh mục: Tranh minh họa Hạn cuối: 30/6/2018 Nhà tổ chức: Hiệp hội Họa sĩ Minh họa Nhật Bản Website chính: JIA Đơn đăng ký dự thi: form  

  “Giải thưởng compostela quốc tế lần thứ 11” đã được khởi động tại Tây Ban Nha. Thời hạn tham gia: 14/5/2018 Phòng Giáo dục của Hội đồng Thành phố Santiago de Compostela (Tây Ban Nha) phối hợp với nhà xuất bản Kalandraka thông báo tìm kiếm các ứng viên tham gia cuộc thi. Đây là cuộc thi trong chuỗi sự kiện hưởng ứng chiến dịch khuyến khích đọc sách lần thứ 18 của thành phố Thí sinh tham gia có thể đăng ký dự thi bằng các ấn phẩm nằm trong danh mục sách ảnh: sách kể chuyện thông qua minh họa và hình ảnh. Yêu cầu đối với thí sinh tham dự bao gồm: 5 bản sao phần lời thoại 3 bức minh họa gốc, 5 bản bản sao màu đối với từng bức ( Nếu vẽ bằng Digital, tác giả có thể gửi bản in chất lượng cao) Một bản Layout hoàn chỉnh cho cả tác phẩm Tác phẩm có thể được trình bày bằng kích thước, kĩ thuật và định dạng bất kì nhưng không được quá 40 trang nội dung (ngoại trừ phần bìa bên ngoài) Tác phẩm có thể được trình bày dưới bất cứ ngôn ngữ chính thức của vùng Iberian Peninsula (khu vực Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) bao gồm tiếng Galician, Catalan, Basque, Castillian và Bồ Đào Nha. Các sáng tác phải là bản gốc của chính tác giả và chưa được xuất bản trước đó. Tác phẩm dựa trên sách và bài thi đã từng đoạt giải hoặc được nói tới trong các cuộc thi khác sẽ không được chấp nhận. Lệ phí tham gia thi: miễn phí. Điều kiện tham dự: Cá nhân hoặc nhóm tác giả ở bất cứ quốc gia nào đều có thể tham dự Giải Thưởng Một giải duy nhất trị giá 9,000 Euro ( tương đương 11,090 USD) đây như phí mượn bản quyền tác giả có hiệu lực trong 1 năm. Sau thời gian đó tác giả có quyền tự do sử dụng tác phẩm. Tác phẩm đoạt giải sẽ được xuất bản bằng toàn bộ ngôn ngữ chính thức của Penisula bởi nhà xuất bản Kalandraka vào tháng 11 2018. Link chính thức của cuộc thi: www.kalandraka.com/en/premio-compostela/

đạo diễn Ji Barta

Đạo diễn stop-motion người Séc tâm sự về bộ phim hoạt hình mới nhất của mình, Đồ chơi trên Gác xép (Toys in the Attic) và hoạt hình phế thải kỳ diệu của Jiří Barta. Stop- motion: hoạt hình tĩnh vật Jiří Barta Khi xem tuyệt phẩm stop motion của Jiří Barta, Đồ chơi trên gác xép,  bạn sẽ nhận ra không có chi phí nào đủ lớn để thay thế sức mạnh của một người có tầm nhìn xa trông rộng tài năng với một câu chuyện thông minh, một đội ngũ tận tuỵ, một chiếc máy ảnh và một căn gác xép đầy những thứ phế liệu cũ kỹ và bụi bặm. Bộ phim của Barta không khoe khoang những mô hình tinh xảo hay kỹ thuật in màu 3D, thay vào đó là những thiết kế tuyệt vời, những nhân vật có chiều sâu và set phim dựng từ tập hợp kỳ diệu của những thứ phế liệu gia dụng kỳ quặc nhất mà bạn từng thấy. Đôi khi ngớ ngẩn, đôi khi đáng sợ, nhưng luôn thú vị để xem, Đồ chơi trên gác xép là một lời nhắc nhở về sức mạnh vốn có của visual (hình ảnh hoá) storytelling (kể chuyện) của hoạt hình stop motion. Vốn được hoàn thành vào năm 2009, bộ phim được đăng ký bản quyền bởi Eurocine Films trụ sở ở Paris vào năm 2010. Bản chuyển thể tiếng Anh, được viết, tuyển vai và đạo diễn bởi Vivian Schilling, với dàn diễn viên lồng tiếng hùng hậu  gồm Forest Whitaker, Joan Cusack và Cary Elwes. Đồ chơi trên gác xép đánh dấu sự ra mắt trên màn ảnh lớn đầu tiên của Barta ở Mỹ và review về bộ phim vô cùng tích cực. Và anh đã chia sẻ về những khó khăn khi thực hiện một bộ phim hoạt hình có thiết kế tinh xảo với một ngân sách eo hẹp ở Tiệp Khắc thời hậu Xô Viết   Buttercup Dan Sarto ( phóng viên): Cuộc sống của anh như thế nào dưới tư cách là một người làm phim hoạt hình trong hoàn cảnh Tiệp Khắc bị cai trị bởi Xô Viết? Jiří Barta: Dù đất nước của chúng tôi dưới sự ảnh hưởng và áp bức của Xô Viết trong 40 năm, số lượng sản xuất phim hoạt hình của Tiệp Khắc khá lớn, khoảng 250 dự án phim mỗi năm. Một phần lớn của việc sản xuất đó là chương trình cho trẻ em để chiếu trên TV, trong khi một phần nhỏ hơn tập trung vào các dự án cá nhân như những bộ phim hoạt hình ngắn, những bộ phim được chiếu trong rạp phim trước phim truyện hay tại những liên hoan phim điện ảnh. Khi được trao cơ hội để làm nên một câu chuyện của chính mình, tôi cùng các đồng nghiệp gồm những đạo diễn, thiết kế, những nhà diễn xuất hoạt hình đều muốn làm một phim ngắn. Tuy nhiên sự kiểm duyệt của nhà sản xuất phim ở Tiệp Khắc gắt gao với phim có live-action hơn là hoạt hình nên tôi và những đồng nghiệp có cơ hội tốt hơn để biến những ý tưởng của mình thành một phong cách nghệ thuật đại diện cho những phép ẩn dụ, biểu tượng và hàm ý của chúng tôi. Tôi biết có nhiều đồng nghiệp của tôi ở những nơi khác trong Đông Âu đã đi theo con đường tương tự vào lĩnh vực phim hoạt hình. Chúng tôi nắm bắt lấy cơ hội lớn, đối mặt với những thử thách lớn, kiếm tìm một chút tự do sáng tạo trong cái mê cung khổng lồ của cái chế độ này.   Sir Handsome DS: Điều gì cuốn hút anh đến với câu chuyện này?Tại sao anh lại chọn kịch bản này mà không phải là một câu chuyện khác để quay dựng?  JB: Tôi luôn có một vài chủ đề hoặc kịch bản trong ngăn kéo, chờ đợi một nhà sản xuất tài giỏi và có đủ kinh phí. Đồ chơi trên gác xép nguyên bản được gọi là Hôm nay là sinh nhật ai? (Whose birthday is it Today?) Nó là một trong những dự án “ngủ quên” mà tôi đã viết nhiều năm về trước với đồng nghiệp của mình, biên kịch Edgar Dutka. Tôi nhớ rằng chúng tôi đã rất mệt mỏi và buồn bực vì những khó khăn dai dẳng từ dự án dang dở Golem của mình nên chúng tôi quyết định làm một cái gì đó mới mẻ, một cái gì đó nhẹ nhàng, vui vẻ và dễ được chấp nhận bởi các nhà sản xuất cũng như khán giả nhỏ tuổi.  Trò chơi trẻ em bao giờ cũng đầy sự sáng tạo và tưởng tượng. Trẻ con dùng trí tưởng tượng để tạo ra những cuộc phiêu lưu và những tình huống trong những vở diễn của chúng. Ví dụ, chúng dùng những cái ly to thay thế cho những ngọn núi cao. Và một chiếc máy hút bụi bình thường trở thành một chiếc phi cơ hay một cái lò than nặng nề sẽ trở thành đầu máy hơi nước. Chúng hiểu ngôn ngữ của ẩn dụ của đồ vật khá tốt, đó là một thử thách tuyệt vời khi chúng tôi phải cố gắng sát nhập trí sáng tạo này vào bộ phim.   Tập hợp những món đồ chơi. Khi tôi tìm thấy quyển vở bài tập cũ của mình với hình tôi vẽ một đoàn tàu lửa làm từ nhưng tấm vé tàu cũ với một mẩu thuốc lá thay cho ống khói, đứa trẻ trong trí tưởng tượng của tôi sống dậy. Edgar và tôi nhớ lại những trò chơi chúng tôi thường chơi trong những nơi kỳ quặc bị cấm trên gác xép nhà mình. Đột nhiên, kịch bản chúng tôi viết đem lại cho chúng tôi cảm giác vui vẻ thật sự.

đạo diễn Dinh Đức Thiện

Tốt nghiệp thủ khoa Đạo diễn (2019) tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh với phim ngắn Người Cùng Làng, Đạo diễn Đinh Đức Thiện chọn con đường làm phim độc lập với mong muốn góp tiếng nói của thế hệ đạo diễn trẻ qua những góc nhìn điện ảnh cá tính. Trước vai trò đạo diễn, Đinh Đức Thiện là cái tên quen thuộc với gia tài quay phim cho nhiều dự án lớn từ điện ảnh, truyền hình đến các chương trình thực tế. Lăn xả, nhiệt huyết, không ngừng xê dịch khám phá góc nhìn mới trong nghề, cùng kinh nghiệm làm việc với các nhà sản xuất, đạo diễn hàng đầu Việt Nam, Đạo diễn Đinh Đức Thiện sẽ mang đến cho học viên những trải nghiệm thực tế mới mẻ, trẻ trung để làm chủ những chuyển động hình ảnh. Phim ngắn: Người Cùng Làng

đồ họa raster phong cách hoạt hình

Đồ họa Raster trong Digital Painting Hãy cùng Comic Media Academy tìm hiểu qua đồ họa Raster trong Digital Painting có 12 phong cách cơ bản. Những phong cách này vô cùng thuận lợi cho giáo dục trực tuyến. Tuy nhiên đồ họa Raster trong Digital Painting nhìn chung có nhược điểm là khi phóng to vượt mức pixel cho phép thì ảnh sẽ bị “out nét”.  Mặc dù có rất nhiều kiểu vẽ, nhưng trong bài này chúng ta chỉ đề cập đến những ví dụ cơ bản. Từ những ví dụ này chúng ta có thể pha trộn, kết hợp để tạo ra thật nhiều phong cách vẽ khác nữa. Mục đích của bài đăng này đơn giản chỉ là làm sao để chúng ta có thể có ý tưởng một cách dễ dàng nhất. Để dễ so sánh, chúng ta sẽ sử dụng các nhân vật trong thế giới của Harry Porter để minh họa cho các phong cách khác nhau Lớp Digital Painting Thiếu niên tại Comic Media Academy (Khai giảng 5/5/2018) Hotline: 08 3820 9066 – 0902 738 806 1. Phong cách phối màu giới hạn Khi chúng ta giới hạn chỉ sử dụng một số màu đơn giản, chúng ta sẽ thu được những kết quả không ngờ. Dưới đây là ví dụ cho phong cách đồ họa Raster trong Digital Painting cơ bản. 2. Phong cách hoạt hình Một phong cách vui nhộn rất phù hợp với nhiều chương trình giáo dục trực tuyến khác nhau. 3. Phong cách cô đọng nét mặt Tương tự với phong cách hoạt hình, nhưng ở phong cách này, các chi tiết và biểu cảm trên khuôn mặt được giảm bớt. 4. Phong cách biểu hiện. Ngược lại với phong cách cô đọng nét mặt, ở phong cách này, các biểu cảm của khuôn mặt là trọng tâm. 5. Phong cách chèn chất liệu Ở phong cách này, bề mặt nhân vật được chèn một lớp chất liệu dịu nhẹ, nhằm tăng hiệu ứng thị giác. 6. Phong cách tạo hiệu ứng ánh sáng. Điểm đặc trưng của phong cách này là ánh sáng làm nhân vật nổi bật lên, ở phong cách này chúng ta cần chú ý vị trí của nguồn sáng nhé. 7. Phong cách ánh sáng dịu nhẹ Được phát tiển dựa trên phong cách chèn chất liệu và tạo hiệu ứng ánh sáng, nhưng điểm đặc trưng là phần ánh sáng được chuyển dần theo nhiều lớp, tạo hiệu ứng dịu nhẹ hơn chứ không gắt như phong cách ở trên. 8. Phong cách đường nét Nếu quan sát kĩ, chúng ta có thể thấy các đường nét dùng trong phong cách này chủ yếu là các nét thẳng và mạnh. Hiệu ứng này làm các nhân vật trông có vẻ trưởng thành hơn. 9. Phong cách manga Đây là một phong cách được các người hâm mộ manga và anime  ưa chuộng. Điểm đặc trưng ở đây là đôi mắt mang biểu cảm rất tốt, là trung tâm của việc truyền đạt cảm xúc. 10. Phong cách phổ thông Chúng ta gọi đây là phong cách phổ thông vì chúng được sử dụng rất nhiều. Đặc trưng của phong cách này là nhân vật trông khá hiện thực. 11. Phong cách cổ nhỏ  Phong cách này tập trung vào một bộ phận cơ thể và làm cho nó trở nên khác biệt so với các phần còn lại.   12. Phong cách màu nước Đặc trưng của phong cách này là màu sắc được loang ra giả lập chất liệu màu nước nhưng vẫn đảm bảo tính đơn giản phù hợp cho ứng dụng vào minh họa cho ứng dụng trực tuyến. Các bạn quan tâm muốn cho con em mình tham gia các khóa học giới thiệu về Digital Thiếu niên có thể tham khảo theo đường link này:  http://bit.ly/2qIoAsv Hoặc Liên hệ số Hotline: 08 3820 9066 – 0902 738 806  

đạo diễn takahahta isao

Takahta Isao – cây đại thụ phim hoạt hình Nhật Bản Giới mộ điệu của phim hoạt hình Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung đã gần như cạn khô nước mắt dành cho sự qua đời của Takahata Isao, một trong hai người “cha đẻ” của studio Ghibli lừng danh. Tiếc thương cho sự mất mát ấy, xin chia sẻ bài viết của Lạc An, giảng viên tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam.  Cùng với Miyazaki, Takahata là người đồng sáng lập ra hãng phim hoạt hình huyền thoại Ghibli – nơi cho ra đời những bộ phim hoạt hình đầy tính nhân văn trong lịch sử phim hoạt hình thế giới. Những tác phẩm của Takahata, nếu chỉ dùng từ “phim hoạt hình” để mô tả thì không đủ, vì nó đẹp đến từng khoảnh khắc, chân thực đến từng chi tiết và sâu sắc đến đau lòng. Đó chính là điểm tận cùng của nghệ thuật, vì suy cho cùng, nghệ thuật chính là viết lại cuộc sống có niềm vui, hạnh phúc, hoan lạc, dằn vặt, đớn đau,… bằng thứ ngôn ngữ trần trụi hơn cả sự thật, chẳng sắc, mà cứa vào tận sâu vào những trắc ẩn của lòng người. Những cây đại thụ của phim hoạt hình Nhật Bản ( Takahata bìa phải) 1.Từ người đạo diễn tài hoa với trái tim nhạy cảm… Phim của Takahata dường như đều không có xung đột, tất cả chỉ là câu chuyện tuyến tính với những góc camera đẹp trên nền nhạc du dương tưởng như kéo dài đến vô tận. Tính nhịp điệu trong câu chuyện gần gũi đến mức đôi lúc mình tưởng rằng mình đang lạc đến một thế giới trần trụi đến kinh ngạc, lạc đến một nơi khác cũng đầy rẫy những khổ đau nhưng cũng chính cái nhịp đều đặn nhẹ nhàng ấy khiến mình lắm lúc cảm thấy bất lực trước những bi kịch của nhân vật và đau lòng trước những vấn đề xã hội vốn dĩ chẳng thể chối từ.   Takahata gần như đem toàn bộ chất liệu của cuộc sống vào với một góc nhìn lãng mạn mà sắc đến độ xuyên thấu đến tận cùng những bi kịch của người dân Nhật Bản nói riêng và nhân loại nói chung. Mặc dù phong cách làm phim của Takahata là tập trung vào việc miêu tả chi tiết hiện thực xã hội, nhưng cách nhìn của ông không hề khiến cho người đọc có cảm giác như đang xem một bài học về đạo đức, triết lý và nhân cách; ngược lại, thông điệp của ông được cảm thụ trên cái nền bình dị nhất, nhẹ nhàng nhất, chẳng có bài học cụ thể nào được viết ra trong những thước phim của Takahata, tất cả chỉ là những cảm xúc chen lấn, về sự thật trái ngang, về hạnh phúc trên những thứ khổ đau và khổ đau vẫn hiển hiện trên những điều hạnh phúc. 2. Đến Ngôi một của những con đom đóm làm nức lòng người xem Một trong những bộ phim của Takahata ám ảnh mình nhất đó chính là “Grave of the Fireflies”, tạm dịch là “Ngôi mộ của những con đom đóm”. Bộ phim kể cuộc sống chật vật hai anh em Seita và Setsuko trong bối cảnh Nhật Bản vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Bằng ngôn ngữ tự sự từ góc nhìn của linh hồn người anh và cách kể chuyện chậm rãi xen lẫn những khoảng lặng bi kịch của chiến tranh và bi kịch của lòng người, bộ phim được Roger Ebert đánh giá là : “ bộ phim hoạt hình nhân văn nhất mà tôi từng xem”. Bộ phim mở đầu bằng cái chết của người anh, và kết thúc bằng cái chết của người em. Cấu trúc hồi tưởng dự báo cho người xem biết trước một khung cảnh tăm tối về số phận của Seita và Setsuke, điều ấy khiến mình chần chừ khi quyết định xem phim, nhưng rồi, tấm poster về hình ảnh hai đứa trẻ rách rưới giương đôi mắt tròn trĩnh ngây thơ xen lẫn sợ hãi và đôi chút trách móc khiến mình không thể cầm lòng. Mình đã xem phim, đã đắm chìm trong từng thước phim không thừa không thiếu, và đã hoang mang. Vì cái chết đau lòng quá nên mình cứ mải miết đi tìm lý do để đổ lỗi. Do người cô ư? Nhưng giữa cảnh chiến tranh, khi mà chồng và con gái mình còn không đủ ăn, khi mà mỗi tối phải cạo đáy nồi để làm thỏa mãn cái dạ dày đang cồn cào gào thét bằng chút cơm cháy còn sót lại, thì liệu có còn đủ sức để bồng bế thêm hai đứa trẻ chỉ toàn mang lại những điều rắc rối? Trách chính phủ Mỹ ư? Khi mà chính bản thân người Nhật cũng tham chiến và và gieo rắc khổ đau cho cả các dân tộc khác? Trách chính phủ Nhật Bản ư? Khi mà Seito vẫn tự hào vì người ba trên tàu hải quân, khi mà toàn dân tộc Nhật Bản vẫn tự hào vì Nhật Hoàng vĩ đại. Không bao giờ có lời hồi đáp cho cái chết trong chiến tranh.   Giữa những khổ đau, tấn bi kịch của hai anh em cũng trở nên nhỏ nhoi và chìm nghỉm giữa muôn vàn nỗi đau đớn khác của con người. Nhưng người xem vẫn day dứt, để rồi đau đớn chấp nhận rằng, chẳng ai có lỗi trong nỗi đau này cả. Có chăng chỉ là những nghịch lý trong chính thế giới quan của người Nhật, nơi mà lòng tự trọng được đặt nặng quá đỗi, đến mức chính nó đã dẫn đến cái chết của những số phận nhỏ bé như Seita và Setsuko, và cũng chính nó

bài sáng tác 1 Đinh Trần Thu Hiền

Bài sáng tác số 1 do học viên Đinh Trần Thu Hiền ( hệ Kỹ thuật viên, khóa 07) thực hiện. Đây là bài sáng tác đầu tiên của Đinh Trần Thu Hiền. Câu chuyện hình ảnh của Hiền lấy ý tưởng từ những sự việc đơn giản hàng ngày nhưng lại mang đến cho người xem cảm nhận được niềm tin mãnh liệt vào sự sống.      

Bien-kich-Tran-Khanh-Hoang

  “Công việc hạnh phúc không phải là người ta có thể cho bạn bao nhiêu tiền mà cần hơn là cảm giác muốn được cống hiến hết mình.” Tác phẩm điện ảnh bom tấn đầu năm 2017 “Em chưa 18” không chỉ đánh bại những bộ phim trong nước mà còn vượt mặt Fast & Furious 7, Fast & Furious 8, kể cả “ông vua phòng vé” Kong: Skull Island để trở thành Phim điện ảnh có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Việt Nam. Và một trong những người góp phần không nhỏ cho thành công vang dội của “Em chưa 18” là biên kịch trẻ Trần Khánh Hoàng. Ngoài “Em chưa 18”, Khánh Hoàng cũng là biên kịch tác phẩm điện ảnh “Cho em gần anh thêm chút nữa” của đạo diễn Văn Công Viễn. Nghiêm túc với nghề, nỗ lực không ngừng nghỉ với giấc mơ khám phá những chân trời điện ảnh mới, biên kịch trẻ Khánh Hoàng đang là cái tên được nhiều nhà sản xuất, đạo diễn đặt niềm tin cho nhiều dự án điện ảnh tương lai.

talkshow Biên kịch - Nghề mới cho người trẻ

Có thể nhận thấy, hầu hết các tác phẩm điện ảnh Việt Nam ra rạp gần đây đều xuất hiện những tên tuổi biên kịch mới… Đặc biệt, họ đều là những người trẻ, cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Liệu đây là một xu hướng của các nhà sản xuất phim hiện nay, tìm hơi thở mới từ biên kịch trẻ? Và đây có phải một tín hiệu tích cực của nghề biên kịch, nghề “vàng” của kỷ nguyên hình ảnh hiện nay? Điểm lại chuyển động điện ảnh Việt từ 2016 đến đầu năm 2018, chúng ta thấy một loạt phim lập kỷ lục doanh thu phòng vé như Em Chưa 18, Tấm Cám – Chuyện Chưa Kể, Siêu Sao Siêu Ngố… với những cái tên Khánh Hoàng, Hoàng Anh, Huỳnh Châu Ngọc trong vai trò biên kịch. Và cuộc thi “Nhà biên kịch tài năng 2017” của CGV tổ chức cũng đã tạo nên cơn sốt của nghề “kể chuyện qua tiếng qua hình” vốn đang khan hiếm kịch bản hay này. Những cái tên mới toanh xuất hiện, và dần bước chân vào thị trường điện ảnh Việt Nam đang ngày một nhộn nhịp, sôi động: Võ Anh Vũ, Võ Thị Hoàng Yến, Trần Thị Phượng… Kịch bản phim vẫn đang là mảnh đất màu mỡ để ươm và trồng lên những cành xanh đầy sức sống. Vẫn là thị trường cầu nhiều hơn cung. Và thế hệ biên kịch trẻ luôn biết tự trang bị những tố chất, ưu thế khác biệt để chứng minh cho nhà sản xuất, đạo diễn thấy họ đã sẵn sàng cuộc chinh phục. Cùng gặp gỡ những người trẻ trong lĩnh vực biên kịch tại Talkshow Biên kịch – Nghề mới cho người trẻ để hiểu thêm những thử thách, những cơ hội, những trăn trở và bước chân chinh phục của họ trên con đường biên kịch vừa có gai vừa có hoa hồng này. [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Talkshow BIÊN KỊCH – NGHỀ MỚI CHO NGƯỜI TRẺ Thời gian: 9:00 – 11:30 Chủ nhật, ngày 18/03/2018 Địa điểm: Sân khấu Đẹp Cafe, Đường sách Nguyễn Văn Bình, Q.1, TPHCM Tổ chức: Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] KHÁCH MỜI: BIÊN KỊCH TRẦN KHÁNH HOÀNG Người kể chuyện của “bom tấn” Em Chưa 18 [spacer] [spacer] BIÊN KỊCH NGUYỄN HOÀNG ANH Biên kịch Cô Thắm Về Làng, Đồng biên kịch Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể, đạo diễn kiêm biên kịch Về Quê Ăn Tết [spacer] [spacer] ĐĂNG KÝ THAM DỰ Loading…

phỏng vấn nhà sản xuất phim hoạt hình CoCo

Lý do bộ phim được đặt tên là Coco Lee Unkrick: Bộ phim sở dĩ được đặt tên như vậy là vì nó thật sự chứa đựng điều gì đó bí ẩn đối với người xem. Người xem không biết nó có nghĩa là gì, hoặc nó có phải là tên nhân vật hay không. Tuy nhiên, người xem sẽ sớm khám phá ra rằng Coco là tên cụ cố đã khuất của Miguel. Cụ là người cao tuổi nhất trong gia đình, người nắm giữ ký ức, người tượng trưng cho chủ đề xuyên suốt bộ phim. Adrian Molina: Hơn nữa, chúng ta cũng biết rằng người xem chắc chắn sẽ thắc mắc lý do bộ phim được đặt tên theo cụ cố của Miguel, vì dường như cụ chỉ đóng vai phụ mờ nhạt trong câu chuyện. Tuy nhiên, sau khi xem xong bộ phim, người xem hẳn sẽ có chung suy nghĩ như chúng tôi. Tên cụ cố Coco rất đáng để đặt cho bộ phim. Du lịch đến Mexico để nghiên cứu, tìm hiểu về nét văn hóa đặc trưng của đất nước này Adrian Molian: Một trong những điều chúng tôi muốn đạt được trong bộ phim là nó phải phản ánh chân thật bản sắc văn hóa và con người Mexico. Như anh biết đấy, chúng tôi vốn yêu quý Mexico và muốn chia sẻ tình cảm đó qua bộ phim này. Bộ phim như một lời tái khẳng định tình cảm của chúng tôi dành cho văn hóa, truyền thống và con người của đất nước tươi đẹp này. Lee Unkrick: Lúc đặt chân đến Mexico và làm việc với các chuyên gia nơi đây, chúng tôi ngạc nhiên khi biết Lễ hội người chết (Dia De Los Muertos) ở mỗi vùng miền có nghi thức tổ chức rất nhau, phong phú, đa dạng vô cùng. Nó khác hẳn với những suy nghĩ và hiểu biết trước đây của tôi về Lễ hội người chết. Nó thật sự là bất ngờ lớn đối với tôi. Trước khi thực hiện bộ phim này, tôi chưa hiểu thấu đáo về văn hóa truyền thống của người Mexico, nhưng từ sau chuyến du lịch, phải nói rằng vốn hiểu biết của tôi đã được mở mang hơn trước rất nhiều. Lễ hội người chết (Dia De Los Muertos): Chín người mười ý Adrian Molian: Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy người Mexico có quan điểm không thống nhất về Lễ hội người chết (Dia De Los Muertos). Vì vậy, chúng tôi đã phản ánh đúng thực tế này trong phim. Trong phim có nhân vật nói thế này, có nhân vật nói thế kia về Lễ hội người chết. Tuy nhiên, để đảm tính nhất quán trong mỗi nhân vật, chúng tôi cho nhân vật nói thế nào, thì anh ta sẽ luôn nói thế nấy trong suốt chiều dài bộ phim. Chúng tôi cố gắng giữ cho nhân vật không nói lẫn lộn lung tung, cái này xọ cái kia. Ngôn ngữ vốn đa dạng và thay đổi từng ngày; do đó, chúng ta muốn thận trọng trong cách tiếp cận vấn đề này. So sánh với bộ phim Book of Life Lee Unkrick: Tôi mừng là bộ phim Book of Life ra đời trước khi chúng tôi thực hiện bộ phim này vài năm. Nhờ vậy, chúng tôi có cơ hội thưởng thức nó và bảo đảm bộ phim của mình kể về câu chuyện độc đáo, mới lạ. Chúng tôi tin bộ phim kể về câu chuyện rất hay, khác hẳn với nhiều câu chuyện lấy cùng bối cảnh văn hóa. Chúng tôi là bạn thân của đạo diễn phim Book of Life, Jorge Gutierrez. Chúng tôi là fan hâm mộ phim của ông, và ông cũng là fan hâm mộ phim của chúng tôi. >>> Tìm hiểu thêm: Khoá học làm phim hoạt hình 3D Làm phim thấm đượm nét văn hóa riêng, nhưng vẫn mang tính phổ biến Adrian Molina: Bộ phim lấy đề tài gia đình, nên trước nhất, nó sẽ xoay quanh những giá trị gia đình truyền thống quen thuộc với mọi người. Kế đến, bộ phim sẽ kể về những niềm đam mê và sự lựa chọn trong cuộc sống, sự theo đuổi những ước mơ, những điều gia đình mong mỏi ở bạn, hoặc những điều họ nghĩ là sẽ tốt cho bạn. Tôi nghĩ đó là điều mà ai cũng thấu hiểu. Lee Unkrick: Tham gia vào quá trình làm phim tại Pixar có nhiều người là họa sĩ. Một số người có hoàn cảnh giống như tôi, họ sinh ra trong gia đình luôn ủng hộ con em làm điều mình thích. Tuy nhiên, cũng có nhiều người xuất thân trong gia đình cấm đoán họ đủ điều. Vì vậy, họ buộc phải chọn giải pháp rời xa gia đình để theo đuổi niềm đam mê của mình. Tôi nghĩ việc chọn đi theo con đường riêng của mình mặc cho sự ngăn cấm của gia đình là điều mà người cùng chung cảnh ngộ ở bất cứ quốc gia, nền văn hóa nào cũng đều có thể thấu hiểu. Darla Anderson: Cuối cùng, như bao bộ phim khác, trong bộ phim này, chúng tôi muốn người xem đắm mình vào một thế giới khác. Bộ phim mang tính phổ biến, vì người xem ai cũng có chung mong muốn theo chân nhân vật chính dấn chân vào những chuyến phiêu lưu mạo hiểm đầy thú vị trong bộ phim. TÓM TẮT PHIM Miguel mơ ước trở thành nghệ sĩ âm nhạc giống như thần tượng của mình, Ernesto de la Cruz, mặc cho sự ngăn cấm của gia đình. Đương lúc tuyệt vọng, Miguel bỗng thấy mình được đưa đến vùng đất đầy màu sắc của người chết, nơi diễn ra hàng loạt sự kiện kỳ bí. Trên đường đi, Miguel kết bạn với Hector, và họ cùng nhau dấn thân vào

Đêm 04/03, Lễ trao giải Oscars 2018 đã vinh danh Coco cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Đây là kết quả mà nhiều người có thể dự đoán từ trước. >>> Có thể bạn quan tâm: Phỏng vấn nhà sản xuất phim Coco Nguồn: nytimes.com Coco là phim hoạt hình 3D thuộc thể loại giả tưởng, phim ca nhạc và phiêu lưu từ ý tưởng của đạo diễn Lee Unkrich và Adrian Molina. Bộ phim là sự trở lại sau thời gian “im hơi lặng tiếng” khá dài của hãng làm phim hoạt hình Pixar. Ngay từ khi công bố kế hoạch ra mắt, người yêu phim hoạt hình và fan của Pixar đã dành khá nhiều sự trông chờ vào màn xuất hiện của Coco ở các phòng vé. Theo đó, ý tưởng phim được lấy từ Lễ hội truyền thống Day of the Dead (Día de los Muertos) của người dân Mexico, lễ tri ân dành cho những người chết trong văn hóa Mexico. Nội dung xoay quanh hành trình tìm lại nguồn cội gia đình của cậu bé yêu âm nhạc Miguel. Trong ngày hội, Miguel đã đánh cắp một cây đàn của thần tượng âm nhạc của mình là Ernesto de la Cruz. Cây đàn đã đưa cậu bé đến với vùng đất của người chết. Tại đây, Miguel tham gia vào chuyến hành trình với một “kẻ lừa đảo quyến rũ” mang tên Hector để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử gia đình mình và đặc biệt là người cha quá cố. Trái ngược với suy nghĩ về khung cảnh đau buồn của thế giới người chết, hai đạo diễn Lee Unkrich và Adrian Molina đã mang đến cho khán giả một vùng đất màu sắc sặc sỡ cùng sự ấm áp.  Các nhà làm phim của Pixar luôn được đánh giá cao ở phần kịch bản, bên cạnh sự trau chuốt về hình ảnh và màu sắc phim. Theo đó, kịch bản của Coco đã đưa nó trở thành một bộ phim hoạt hình đỉnh cao ở thời điểm hiện tại và tiếp nối thành công của Inside out. Thông điệp mà ekip lồng ghép trong từng thước phim chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc và hàm chứa tính giáo dục cao trong xã hội hiện nay. Nguồn: mainichi.jp Hành trình của nhân vật chính Miguel mang đến một bài học về sự kiên định trong việc theo đuổi đam mê của con người trong cuộc sống. Tuy nhiên, có lẽ điểm nhấn chính là thông điệp về tình cảm gia đình và ghi nhớ nguồn cội, ông bà tổ tiên được ekip làm phim gửi gắm. Khi người thân qua đời, họ không biến mất mà chỉ đến một nơi khác, sống một cuộc sống khác, dưới một nhân tướng khác. Tuy nhiên, họ chỉ mất đi khi bạn lãng quên họ và “giết” họ trong chính tiềm thức của mình. Họ sẽ luôn ở trong trái tim của bạn khi bạn nhớ đến họ, về những điều tốt đẹp, về những bài học, sức mạnh mà họ truyền cho bạn. Đây chính là thông điệp đặc biệt nhất mà rất ít phim hoạt hình có thể truyền tải đến người xem như Coco. Chính điều hiếm thấy này không chỉ mang đến tiếng cười mà còn lấy đi nước mắt của khán giả một cách tự nhiên. Đồng thời, Coco cũng nhận được khá nhiều lời khen từ giới truyền thông trong thời gian qua. Trang Variety đánh giá cao về ý nghĩa nhân văn của Coco qua những hình ảnh về tình cảm gia đình, khai thác về sự kết nối giữa các thế hệ dù không cùng một thế giới. Variety viết: “Coco mang một ý nghĩa nhân văn đáng được khen ngợi, dạy cho trẻ em cách gìn giữ và tôn trọng những truyền thống của những người đi trước, đồng thời nhắc nhở cho chúng ta rằng nguồn sáng tạo thực sự nằm ở bản thân mỗi con người.” Trong khi đó, The Hollywoodreporter cho rằng: “Coco đã nổi lên từ những nỗ lực không ngừng của Pixar kể từ sự thành công của Inside Out, nó cũng là bộ phim mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem.” Cùng với những lời khen có cánh của báo chí, Coco cũng giành được doanh thu toàn cầu ấn tượng 300 triệu USD sau 3 tuần công chiếu. Nguồn: variety.com Mới nhất, tại Lễ trao giải Oscars lần thứ 90, Coco đã được gọi tên cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất và Ca khúc chủ đề xuất sắc với Remember Me. Đây là kết quả được dự đoán từ trước khi ở các buổi lễ trao giải tiền Oscars, Coco cũng thu về vô số giải thưởng danh giá. >>> Xem thêm:  Oscars 2018: The Shape of Water bội thu tượng vàng H.Đ

Bien kich James Ivory Oscars 2018

Ở tuổi 89, James Ivory đã lần đầu tiên giành được giải Oscar cho hạng mục Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Có thể đây là cái tên xa lạ đối với khán giả hiện đại, nhưng lại là kỷ niệm của những người yêu thích điện ảnh Hollywood giai đoạn cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990. Vậy, James Ivory là ai? >>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 đề cử kịch bản xuất sắc nhất Oscars 2018: Những tên tuổi lớn đều xuất hiện  Nguồn: latimes.com James Ivory là người gốc Ireland và Pháp, sinh ngày 07/06/1928 ở Berkeley, California. Mặc dù vậy, tuổi thơ của ông lại gắn liền ở Klamath Falls, Oregon. Theo đó, ông học ở trường Kiến trúc và Nghệ thuật Đồng minh Đại học Oregon từ năm 1951. Tiếp đến, ông học ở trường Nghệ thuật Điện ảnh Đại học Nam California. Tại đây, ông đã có bộ phim ngắn đầu tay mang tên Four in the Morning vào năm 1953. Ngoài đạo diễn, ông cũng viết kịch bản và sản xuất phim Venice: Theme and Variations, một bộ phim tài liệu kéo dài 30 phút. Tác phẩm đã được xuất hiện trong luận án thạc sĩ về điện ảnh của ông. Đồng thời, bộ phim cũng được tờ The New York Times đặt tên vào năm 1957 và trở thành 1 trong 10 bộ phim hay nhất năm. Từ 1967, ông tốt nghiệp đại học và bắt đầu bước vào lĩnh vực nghệ thuật. Ông đã làm việc với rất nhiều nhà sản xuất phim và biên kịch nổi tiếng. Trong đó, phải kể đến nhà sản xuất Ấn Độ, Ismail Merchant và nhà biên kịch Ruth Prawer Jhabvala. Cả ba người đều là thành viên trụ cột của công ty Merchant Ivory Productions lừng danh một thời. Họ đã cùng nhau tạo ra nhiều tác phẩm điện ảnh lãng mạn xuất sắc như A Room with a View (1985), Howards End (1992) hay The Remains of the Day (1993). Nguồn: pinterest.com Cách làm phim của Merchant Ivory Productions luôn thu hút người xem bởi phần nội dung cảm xúc, mang hơi hướm hoài cổ khi lựa chọn bối cảnh miền đồng quê hay những thị trấn châu Âu cổ kính. Đặc biệt, các nhân vật trong phim luôn toát lên vẻ đẹp thanh lịch dù hạnh phúc hay đau khổ. Dù vậy, tương lai của Merchant Ivory Productions dần khép lại khi Ismail Merchant qua đời vào năm 2005 và 8 năm sau đó là sự ra đi của nữ biên kịch Ruth Prawer Jhabvala. Tưởng chừng như James Ivory cũng sẽ dừng lại sự nghiệp trong im lặng. Thế nhưng, Call Me by Your Name do James Ivory làm biên kịch đã làm cho những người yêu điện ảnh thập niên 80-90 như trở lại hồi ức xưa cũ. Sau 8 năm kể từ khi làm đạo diễn cho The City of Your Final Destination, James Ivory trở lại với vai trò biên kịch cho Call Me by Your Name, một bộ phim lấy đề tài đồng tính làm chủ đạo. Thực chất, ông từng là sự lựa chọn đầu tiên cho vị trí đạo diễn của phim chứ không phải Luca Guadagnino. Ban đầu, Luca Guadagnino chỉ tham gia ekip với tư cách là người tư vấn do ông sinh sống tại miền Bắc nước Ý. Cuối cùng, phía đầu tư muốn Ivory và Luca cùng dàn dựng tác phẩm đạt giải Kịch bản chuyển thể Oscar 90 này. Một điểm thú vị khác đằng sau Call Me by Your Name có thể nhắc đến là việc James Ivory đã rời khỏi ghế đồng đạo diễn cũng như bán lại kịch bản cho công ty riêng của Guadagnino, một trong những nhà đầu tư. Lý do của sự vụ này là vì đạo diễn Guadagnino đã cắt rất nhiều cảnh nóng từ kịch bản của Ivory để đảm bảo vấn đề kiểm duyệt lẫn phát hành bộ phim ở thị trường Bắc Mỹ. Trở lại với kịch bản Call Me by Your Name, biên kịch Ivory đã chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Andre Aciman, người sở hữu nhiều tác phẩm viết về tình yêu đồng tính nam hay nhất trong khoảng thời gian gần đây. Theo đó, tiểu thuyết đã đoạt giải Gay Fiction tại Lễ trao giải Lambda Literacy Awards lần thứ 20, giải thưởng vinh danh những tác phẩm xuất sắc nhất của dòng văn học LGBT. Nhiều tờ báo uy tín như The New Yorker và The Washington Post cũng dành cho tác phẩm của Andre nhiều lời khen có cánh. Với thành công của tiểu thuyết, Ivory đã thể hiện ngòi bút tinh tế của mình để đưa Call Me by Your Name trở thành một kịch bản phim điện ảnh chuyển thể ăn khách sau 9 tháng. Kịch bản có kết cấu hài hòa và công phu đến nỗi Andre, tác giả cuốn tiểu thuyết cho rằng nó còn hay hơn cuốn sách của mình. Theo đó, những nỗ lực cuối cùng cũng được ghi nhận khi tượng vàng Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất Oscar 90 đã thuộc về Jame Ivory. Nguồn: wsj.com Trước đó, ông cũng đã giành chiến thắng tại WGA Awards, đưa ông trở thành ứng cử viên lớn ở giải Oscars năm nay. Trang web chuyên dự đoán giải Oscars, GoldDerby đã nhận định khả năng Ivory giành giải cao hơn hẳn các ứng viên còn lại ở hạng mục Kịch bản chuyển thể. Tượng vàng cho kịch bản của Call Me by Your Name là tượng vàng Oscar đầu tiên Ivory giành được sau 4 lần nhận đề cử (3 lần trước ở vai trò đạo diễn). Đồng thời, ông cũng trở thành người nhận Tượng vàng có độ tuổi già nhất trong lịch sử Oscars. H.Đ tổng hợp

Đêm trao giải Oscars 2018 đã diễn ra vào tối 04/03 (sáng ngày 05/03 theo giờ Việt Nam) tại nhà hát Dolby, Los Angeles (Mỹ). Có thể bạn quan tâm: James Ivory – Biên kịch 89 tuổi giành giải Oscar Nguồn: oscar.go.com Trước hết, có thể nhắc đến thành công của ekip The Shape of Water với chiến thắng hạng mục Phim xuất sắc nhất sau khi vượt qua hàng loạt cái tên đình đám khác. Cùng với đó, hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất cũng đã gọi tên Guillermo del Toro, một trong ba chàng lính ngự lâm tài năng của Mexico. Nếu như Alfonso Cuaron chiến thắng với Gravity và Alejandro G. Inarritu với Birdman, The Revenant thì đây chính là thời điểm của Guillermo del Toro. Không những vậy, The Shape of Water cũng thu về một số giải thưởng phụ như Nhạc nền xuất sắc nhất hay Thiết kế sản xuất xuất sắc.   Nguồn: nola.com Về phần kịch bản, James Ivory, biên kịch của Call Me by Your Name đã trở thành người già nhất nhận giải thưởng Oscars khi được xướng tên ở hạng mục Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Tài hoa của một người đã trải qua 89 năm cuộc đời này là không thể bàn cãi khi trước đó ông đã thành danh trong làng điện ảnh những năm 80, 90. Kịch bản Call Me by Your Name được ông chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Andre Aciman. Một câu chuyện về mối tình đồng tính của hai người đàn ông đã tạo nên tiếng vang lớn và nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn. Nguồn: bollywoodlife.com Trong khi đó, hạng mục Kịch bản gốc hay nhất được trao cho Jordan Peele, biên kịch và đạo diễn của Get Out. Hiện tượng của Oscars 90 đã nhận được khá nhiều phản hồi cũng như đánh giá tích cực từ giới chuyên môn. Jordan Peele vốn là một đạo diễn, biên kịch “tay mơ” khi trước đó chỉ chuyên trị mảng hài hước. Với đề tài kinh dị trong dự án Get Out, nghệ thuật kể chuyện của Jordan Peele được đánh giá cao, khiến cho khán giả dần lọt thỏm vào nỗi sợ và căng cứng người. Nguồn: shadowsportguy.com Cũng là một hiện tượng như Get Out, thế nhưng Lady Bird của nữ đạo diễn, biên kịch trẻ Greta Gerwig lại ra về tay không. Loạt đề cử tiền Oscars của Lady Bird đều không được xướng tên khiến nhiều người tiếc nuối. Tại đêm trao giải, công chúng đã chứng kiến lần đầu tiên nam tài tử Gary Oldman được xướng tên trong hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc với vai diễn Thủ tướng Anh Winston Churchill của Darkest Hour. Có thể nói đây là chiến thắng xứng đáng cho những nỗ lực biến hóa không ngừng của nam tài tử người Anh sau nhiều vai diễn. Gia tài khoảng 50 vai diễn cùng khả năng đa dạng về tạo hình và thể hiện tính cách đã chứng minh tài năng của nam diễn viên 59 tuổi này. Người hâm mộ của Harry Potter, đặc biệt là fan của Sirius Black chắc hẳn sẽ không thể nhận ra vai diễn Thủ tướng Anh già béo của Gary Oldman nếu như không đọc phần giới thiệu. Nguồn: thesun.co.uk Ở hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất, không có quá nhiều bất ngờ khi Coco của xưởng làm phim hoạt hình Pixar được vinh danh tại Oscars 90.  Không những vậy, ca khúc Remember Me còn đánh bại cả This is Me trong tác phẩm ca vũ nhạc ăn khách The Greatest Showman để dành giải Ca khúc chủ đề xuất sắc. Nguồn: indiewire.com Lễ trao giải năm nay diễn ra trong bối cảnh Hollywood rúng động với hàng loạt cáo buộc lạm dụng tình dục trong ngành sản xuất phim khi hàng loạt ngôi sao đình đám lên tiếng tố các nhân vật sừng sỏ trong lĩnh vực này lợi dụng và sàm sỡ. Cùng với đó, trước thềm Oscars 90, James Franco, diễn viên được kỳ vọng sẽ giành chiến thắng hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất lại không nhận được đề cử do vướng phải những cáo buộc về hành vi không đứng đắn và xâm hại tình dục trong quá khứ. Danh sách giải thưởng Oscars lần thứ 90, năm 2018 Phim truyện xuất sắc Call Me by Your Name Darkest Hour Dunkirk Get Out Lady Bird Phantom Thread The Post The Shape of Water (thắng) Three Billboards Outside Ebbing, Missouri Đạo diễn xuất sắc Dunkirk, Christopher Nolan Get Out, Jordan Peele Lady Bird, Greta Gerwig Phantom Thread, Paul Thomas Anderson The Shape of Water, Guillermo del Toro (thắng) Nam diễn viên chính xuất sắc Timothée Chalamet trong Call Me by Your Name Daniel Day-Lewis trong Phantom Thread Daniel Kaluuya trong Get Out Gary Oldman trong Darkest Hour (thắng) Denzel Washington trong Roman J. Israel, Esq. Nữ diễn viên chính xuất sắc Sally Hawkins trong The Shape of Water Frances McDormand trong Three Billboards Outside Ebbing, Missouri (thắng) Margot Robbie trong I, Tonya Saoirse Ronan trong Lady Bird Meryl Streep trong The Post Nam diễn viên phụ xuất sắc Willem Dafoe trong The Florida Project Woody Harrelson trong Three Billboards Outside Ebbing, Missouri Richard Jenkins trong The Shape of Water Christopher Plummer trong All the Money in the World Sam Rockwell trong Three Billboards Outside Ebbing, Missouri (thắng) Nữ diễn viên phụ xuất sắc Mary J. Blige trong Mudbound Allison Janney trong I, Tonya (thắng) Lesley Manville trong Phantom Thread Laurie Metcalf trong Lady Bird Octavia Spencer trong The Shape of Water Kịch bản chuyển thể xuất sắc Call Me by Your Name, James Ivory (thắng) The Disaster Artist, Scott Neustadter & Michael H. Weber Logan, Scott Frank & James Mangold and Michael Green Molly’s Game, Aaron Sorkin Mudbound, Virgil Williams and Dee

Báo cáo thực tập sinh viên đại học Chosun tại Comic Media Academy Vietnam

Nhóm sinh viên của đại học Chosun đã có buổi Báo cáo thực tập thành công tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Buổi báo cáo diễn ra từ 14h00 ngày 31/01/2018 và kết thúc vào lúc 17h30 cùng ngày. Buổi Báo cáo tập trung vào những sản phẩm hợp tác của sinh viên CMA và đại học Chosun, gồm 05 tác phẩm gồm: 03 tác phẩm truyện tranh và 02 tác phẩm Animatic. Với thời gian 3 tuần, nhóm làm việc vừa khảo sát, vừa hoàn thành sản phẩm đồng thời trình bày trước hội đồng. Dù thời gian có phần gấp rút nhưng các nhóm đã hoàn thành sản phẩm một cách chỉn chu nhất. Sau khi trình bày, các nhóm làm việc đã nhận được phản hồi tích cực từ phía các chuyên gia. Các nhóm lần lượt trình bày tác phẩm của mình Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh – hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật TPHCM chia sẻ sau khi xem quá trình thực hiện tác phẩm của các nhóm Tiệc nhẹ sau buổi báo cáo cuối kỳ thực tập

Tổng kết lớp học viết kịch bản K2 11

Khác với lớp dạy vẽ thiếu nhi hay truyện tranh cấp tốc, lớp Nghệ thuật kịch bản là nợi hội tụ của những con người muốn dùng ngòi bút, câu chữ của mình để “vẽ” ra những câu chuyện rất khác lạ, có kết cấu hoàn chỉnh. Dù ở những độ tuổi khác nhau, có trẻ trung, có lớn tuổi nhưng nhìn chung họ vẫn là những người trẻ, trẻ trong suy nghĩ, trẻ trong đam mê và khát vọng về hoài bão của bản thân. >>> Có thể bạn quan tâm: [Hình ảnh] Tổng kết lớp Nghệ thuật kịch bản Khóa 2 Những thay đổi sau 3 tháng Nghề biên kịch đòi hỏi cần phải có khả năng trong cách sử dụng ngôn từ, cũng như trau dồi vốn từ cho bản thân. Để có điều này, đọc sách và viết lách thường xuyên chính là cách luyện tập tốt nhất. Thế nhưng, đối với những người làm công việc kỹ thuật hay sử dụng máy móc như La Ái Anh là một việc khá khó khăn. Song, kết thúc 3 tháng học tại lớp Nghệ thuật kịch bản, La Ái Anh đã có những thay đổi tích cực. Bạn chia sẻ: “Trước đây, mình là một người rất lười đọc sách. Bởi, từ khi theo học thiết kế, sử dụng máy móc khá nhiều khiến cho việc dành thời gian để đọc sách khó khăn hơn. Tham gia khóa học kịch bản của CMA, mình đã cải thiện được thời gian đọc sách của mình. Không những vậy, mình còn viết lách thường xuyên hơn. Trước đó, do phải sử dụng công nghệ và máy móc phục vụ việc học chuyên ngành, mình không được viết lách nhiều. Đến khi viết pitching, treatment, mình đã phải thức đến 5h sáng để viết. Vì vậy có thể nói đây là môi trường rất tốt để mọi người có thể rèn kỹ năng viết và sáng tạo kịch bản.” Trong khi đó, Hà Thái Hiền cho biết: “Trước khi đến với khóa học, em có viết truyện nên tự tin của em là tự tin về sử dụng ngôn từ thôi. Nhưng em chưa có đủ tự tin để viết ra một kịch bản phim. Em viết một cách rất bản năng. Sau khi tham gia khóa học, em biết về 3 hồi 8 nhịp, cấu trúc kịch bản, cách pitching với nhà sản xuất thì sự tự tin đó nó có tăng lên và đi đúng hướng hơn. Nhưng mà để nói tự tin hoàn toàn mang kịch bản đến các nhà sản xuất thì chắc em cần phải học thêm khóa 2 và khóa 3 của chương trình mình.” Nếu như khóa học đã làm cho Hà Thái Hiền tự tin viết kịch bản, cho La Ái Anh một môi trường tốt để rèn kỹ năng viết, thì đối với Đinh Thúy Quỳnh, Nghệ thuật kịch bản đã giúp cho ước mơ của bạn trở nên rất khác. Bạn cho biết: “Mình vẫn muốn trở thành một người có thể được câu chuyện của riêng mình. Nhưng cái nhìn với nghề của mình hiện tại đã rõ ràng hơn, đã cảm nhận được những trở ngại trong nghề. Trước đây, chỉ nghĩ đơn giản là mình phải sáng tạo, biết cách kể câu chuyện. Nhưng sau khi tham gia khóa học, đi vào chi tiết trong nghề, mình mới biết có những cái sẽ khiến cho mình cảm thấy khó khăn hơn nữa và lúc đó mình phải quyết tâm, kiên trì hơn để vượt qua.” Ước mơ có thể xa vời nhưng không phải là không thể Để trở thành nhà biên kịch không phải ngày một ngày hai có thể làm được. Đó là cả một quãng đường dài và khổ luyện. Thế nhưng, muốn bước qua những trở ngại trên con đường này, trước hết bạn cần phải có ước mơ, những dự định rõ ràng cho nghề nghiệp của bản thân. Đừng nên chỉ yêu thích mà không cố gắng tạo cơ hội và rèn luyện. Các học viên của lớp Nghệ thuật kịch bản cũng đã có hình dung rõ nét hơn về nghề sau khi kết thúc cấp độ đầu tiên của khóa học. Không những vậy, các bạn cũng đã vạch ra hướng đi chắc chắn cho tương lai với nghề biên kịch. Đối với học viên Lê Nguyễn Hồng Việt, viêc ấp ủ về kịch bản hiện tại đã được thay thế bằng những ấp ủ về nghề. Bạn đã biết cách đi theo lý tưởng như thế nào cũng như cách bám trụ với nghề. Chia sẻ về bài pitching cuối khóa, Hồng Việt cho biết: “Mình hài lòng với bài pitching. Nhưng mình nghĩ sẽ phải sửa nữa. Vì mỗi lần cô góp ý, mình sẽ nhận ra một khuyết điểm trong kịch bản. Theo mình biết, kịch bản từ lúc ấp ủ ý tưởng đến lúc ra phim phải sửa rất nhiều lần, có thể cả trăm lần. Mặc dù khó khăn nhưng mình nghĩ ‘từ từ rồi cháo nó cũng nhừ’.” Trong khi đó, 3 tháng đã qua là một chặng đường không ngắn cũng không dài đối với Phan Bảo Hoàng Phúc. Bạn tâm sự: “Điều mình chưa làm được có thể là về từ ngữ. Vốn dĩ mình không giỏi cách dùng từ và mình viết cũng không hay lắm. Đồng thời, mình cũng chưa từng sử dụng các phần mềm để viết kịch bản. Vì vậy, mình hy vọng sẽ khắc phục những yếu điểm của mình trong khóa 2. Còn nói về tương lai, dù mình chưa thể sớm thực hiện ước mơ biên kịch nhưng mình tin sẽ có một thời điểm mình làm được.” Những điều đặc biệt hội tụ trong một lớp học Đối với các thành viên trong lớp Nghệ thuật kịch bản 02, mỗi giờ học là một điều thú vị. Thú vị từ cách giảng dạy

Trong top 5 đề cử ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất Oscar 2018 lần này, bên cạnh sự xuất hiện của những nhà làm phim lão làng còn có sự góp mặt của thế hệ trẻ. Đây được coi như tín hiệu tích cực cho làng điện ảnh thế giới khi những người trẻ đã thể hiện tài năng, bản lĩnh và sẵn sàng cho một sự chuyển giao. Chắc hẳn sẽ có nhiều bất ngờ xảy ra trong đêm trao giải Oscars 2018 vào tháng 3 tới đây, trong đó có cả hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất. Trước hết hãy điểm qua top 5 đề cử. Có thể bạn quan tâm: Đề cử phim điện ảnh Oscars 2018: 9 tác phẩm xuất sắc nhất năm đã hội tụ Nguồn: vox.com Dunkirk, Christopher Nolan Christopher Nolan được xem là một trong những nhà làm phim thành công nhất thế kỷ 21. Tên tuổi của ông gắn liền với nhiều bộ phim hành động, tâm lý và khoa học viễn tưởng. Lần trở lại này, Nolan tiếp tục thử sức với đề tài chiến tranh với tác phẩm Dunkirk. Đây là một bộ phim sử thi lấy bối cảnh Thế chiến thứ II để kể về cuộc di tản của những con người phải đối mặt giữa sự sống và cái chết. Các câu chuyện trong phim tưởng chừng như cũ nhưng đầy tính nhân văn nhờ vào sự kết hợp khéo léo trong dàn dựng của đạo diễn Christopher Nolan. Nguồn: consequenceofsound.net Thành viên Viện Điện ảnh Anh đã từng gọi Nolan là “một người kể chuyện sáng tạo đầy thuyết phục”. Lời đánh giá này không ngoa khi ông đã mang đến điện ảnh thế giới một tác phẩm chiến tranh đầy ấn tượng với sự thể hiện, kết hợp âm thanh và hình ảnh tài tình. Được biết, vào năm 2008, 6 tác phẩm của Nolan đã lọt vào danh sách 500 bộ phim vĩ đại nhất mọi thời đại do tạp chí Empire bình chọn. Năm 2016, Memento, The Dark Knight và Inception của Nolan được BBC bình chọn vào danh sách 100 bộ phim hay nhất thế kỷ 21. Mặc dù được công nhận về mặt tài năng trong giới làm phim, nhưng Nolan chưa từng được xướng tên ở Oscars. Ông bắt đầu sự nghiệp đạo diễn với bộ phim Following vào năm 1998. Hai năm sau đó, Nolan dần gây chú ý trong công chúng khi nhận được đề cử Oscar cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất với bộ phim Memento. Tiếp đến, tác phẩm Inception có sự tham gia diễn xuất của nam tài tử Leonardo DiCaprio đã mang về cho ông 2 đề cử Oscar gồm Phim xuất sắc nhất và Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Nguồn: latimes.com Lần này, Nolan tiếp tục xuất hiện trong top đề cử Oscar ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất cho Dunkirk. Ngoài ra, Dunkirk còn mang đến khá nhiều đề cử cho đoàn làm phim ở các hạng mục Oscars như Phim xuất sắc nhất, Dựng phim xuất sắc nhất,… Liệu vị đạo diễn tài hoa này sẽ có cơ hội lần đầu cầm tượng vàng Oscar trong sự nghiệp đạo diễn? Get Out, Jordan Peele Jordan Peele (1979) vốn xuất thân là một diễn viên và được biết đến nhiều nhất với vai chính trong loạt phim hài Key & Peele của Comedy Central. Ngoài ra, ông còn là thành viên của dàn diễn viên trên MADtv. Năm 2014, Peele có vai diễn định kỳ trong mùa đầu tiên của loạt phim tuyển tập Fargo của đài FX. Nguồn: nerdist.com Không chỉ dừng lại ở đó, Peele tiếp tục thử sức với vai trò nhà văn, nhà sản xuất và đạo diễn. Get Out công chiếu vào tháng 2/2017 là bộ phim đầu tiên mà Peele nắm vai trò đạo diễn. Chỉ trong 3 tuần đầu công chiếu, Get Out đã chễm chệ trên vị trí số 1 ở phòng vé với doạnh thu hơn 100 triệu USD. Hiện bộ phim đã thu về hơn 214 triệu USD cho ekip làm phim. Theo đó, Get Out đã thực sự khiến giới phê bình phim ngỡ ngàng và dành lời khen ngợi cho tài năng của vị đạo diễn tay mơ này. Việc tự đạo diễn kịch bản do chính mình tạo ra, kết cấu câu chuyện trong Get Out đã được thể hiện một cách liền mạch với những ẩn ý được diễn giải tài tình bằng giọng điệu biên kịch hóm hỉnh và ngôn ngữ điện ảnh mới lạ. Đạo diễn trẻ gốc Phi cho biết: “Ý tưởng Get Out nảy sinh từ mong muốn cống hiến sự mới lạ theo cách riêng của tôi cho dòng phim kinh dị. Đây là bộ phim phản ánh nỗi sợ có thật trong con người mà tôi đã từng gặp phải. Nó chính là cách nước Mỹ đối xử với vấn đề phân biệt chủng tộc và ý tưởng chính là sự kỳ thị chủng tộc như con ác quỷ trong mỗi người.” Nguồn: vulture.com Sau thành công của Get Out, Peele sẽ tiếp tục hợp tác sản xuất bộ phim Lovecraft Country của đài HBO do Misha Green viết kịch bản với thể loại kinh dị siêu nhiên. Lady Bird, Greta Gerwig Lady Bird là phim điện ảnh đầu tiên mà Greta Gerwig đảm nhận vai trò đạo diễn và biên kịch. Bộ phim thực chất là một bản bán tự truyện của Greta trên màn ảnh rộng. Ngay từ ngày đầu công chiếu, Lady Bird đã chinh phục người xem bởi hành trình trưởng thành của nhân vật mang dáng dấp của chính nữ đạo diễn trẻ tài năng – Greta Gerwig. Nguồn: indiewire.com Trước khi bắt tay thực hiện Lady Bird, Greta là một trong những nữ diễn viên đa năng của dòng phim độc lập. Cô đã từng tham gia vào 25 bộ

De cu phim xuat sac nhat Oscars 2018

Trong lễ trao giải Oscars hằng năm, hạng mục Phim điện ảnh xuất sắc nhất đều nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn và công chúng. Theo đó, 9 tác phẩm ấn tượng nhất năm 2017 đã được Hội đồng bình chọn của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ (AMPAS) chọn ra. Thời điểm đêm trao giải Oscars 2018 đã gần kề, liệu cái tên nào sẽ được xướng lên và giành tượng vàng danh giá? Trước hết, hãy cùng Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) điểm qua 9 tác phẩm trong đề cử Phim xuất sắc nhất. >>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 đề cử kịch bản xuất sắc nhất Oscars 2018: Những tên tuổi lớn đều xuất hiện Nguồn: hollywoodreporter.com Call Me by Your Name Tác phẩm đã nhận cơn mưa lời khen từ Nghiệp đoàn Phê bình Điện ảnh Los Angeles với việc mô tả xuất sắc một câu chuyện đồng lãng mạn có bối cảnh diễn ra ở Ý trong những năm 1980. Bộ phim kể về mối tình mãnh liệt giữa cậu bé 17 tuổi Elio và chàng sinh viên khảo cổ học người Mỹ 24 tuổi Oliver tại miền duyên hải xinh đẹp của Italy. Được biết, kịch bản cho Call Me by Your Name được chuyển thể từ tiểu thuyết LGBT (cộng đồng người chuyển giới) nổi tiếng cùng tên của nhà văn Andre Aciman. Cùng với đó, bộ phim do đạo diễn tài năng James Ivory, nhà làm phim từng 3 lần nhận đề cử Oscars chỉ đạo dàn dựng và sản xuất. Ngoài ra, kịch bản phim được chuyển thể công phu và kỹ lưỡng đến mức chính nhà văn Aciman cũng phải dành lời khen trên tạp chí Out. Trong khi đó, Call Me by Your Name còn đứng đầu danh sách Phim chuyển thể hay nhất năm 2017 trên chuyên trang đánh giá phim Rotten Tomatoes với số điểm 98/100. Ngoài đề cử Phim xuất sắc nhất, Call Me by Your Name còn đưa ngôi sao trẻ tài năng Timothee Chalamet góp mặt trong top đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Oscars 2018. Darkest Hour Bộ phim đã tái hiện thành công một giai đoạn đặc biệt nảy lửa trong Thế chiến thứ hai, khi Anh quốc đứng trước ngã rẽ sống còn hoặc thỏa hiệp với Hitler hoặc đấu tranh cùng phe Đồng minh. Kịch bản do chính biên kịch tài năng Anthony McCarten chấp bút với cảm hứng chính từ câu chuyện có thật về tuần làm việc đầu tiên sau lễ nhậm chức đầy sóng gió của Thủ tướng Anh Winston Churchill trong Thế chiến II. Chính hình ảnh tài tử Gary Oldman trong vai cựu Thủ tướng Churchill đã để lại ấn tượng tích cực với giới phê bình quốc tế. Trong những thước phim của Darkest Hour, Gary Oldman đã hóa thân vào vai vị Thủ tướng lỗi lạc nhất nước Anh ở độ tuổi 65. Ông đã phải hứng chịu nhiều sự hoài nghi từ phía Đức vua George VI cũng như từ phía người dân về khả năng lãnh đạo. Song, với trí tuệ sắc sảo, Churchill đã vượt qua tất cả và đưa ra quyết định làm thay đổi toàn bộ cục diện của cuộc chiến lúc bấy giờ. Tỏa sáng trong vai diễn này, Gary Oldman đã vinh dự nhận giải Nam diễn viên xuất sắc trong phim chính kịch tại Lễ trao giải Quả Cầu Vàng lần thứ 75. Cùng với đó, tài tử Gary còn xuất hiện trong top đề cử cho hạng mục Nam chính xuất sắc nhất tại Oscars 90 sắp tới. Dunkirk Cũng lấy bối cảnh Thế chiến thứ II, Dunkirk là một bộ phim sử thi kể về cuộc di tản của những con người phải đối mặt giữa sự sống và cái chết. Câu chuyện của những người lính luôn hướng về quê nhà, của ông lão đang cố gắng hết mình để giải cứu những người mắc kẹt, của những người lính trên không trung nơi họ đang chiến đấu để bảo vệ đồng đội dưới mặt đất,… Các câu chuyện trong phim tưởng chừng như cũ nhưng đầy tính nhân văn nhờ vào sự kết hợp khéo léo trong dàn dựng của đạo diễn Christopher Nolan. Theo đó, tác phẩm đã nhận được những phản hồi tích cực từ khán giả, báo chí lẫn giới phê bình quốc tế. Song, khả năng giành giải Oscars 2018 có thể khá nhỏ đối với Dunkirk khi chiến dịch quảng bá bị hạn chế vì ekip chưa có một kế hoạch giới thiệu thực sự rầm rộ tại kinh đô Hollywood. Mặt khác, đạo diễn Nolan được đánh giá như một trong những nhà làm phim tài năng nhất thế kỷ 21 lại chưa từng được xướng tên ở Oscars. Liệu trong đêm trao giải vào tháng 3 tới, những đề cử của Dunkirk có thể mang đến tượng vàng cho ekip cũng như đạo diễn tài hoa này? Get Out Tác phẩm điện ảnh kinh dị xuất sắc nhất năm 2017 đã lọt top đề cử phim hay nhất tại Oscars 90 và sẽ tham gia giành tượng vàng vào tháng 3 tới. Bộ phim ấn tượng với nội dung kể về anh chàng da màu Chris vô tình phát hiện những bí mật khủng khiếp trong gia đình cô bạn gái da trắng Rose. Sự kết hợp giữa đề tài thôi miên, phân biệt chủng tộc và kinh dị đã giúp Get Out vượt qua tất cả các bộ phim cùng thể loại trước đây. Công chiếu từ cuối tháng 2, đến nay Get Out đã thu về hơn 168 triệu USD, trong đó, thị trường nội địa chiếm hơn 93%. Tuy ấn tượng về mặt doanh thu nhưng sự xuất hiện quá sớm đã khiến cho tác phẩm chính kịch này mất dần tiếng vang tính

La Ái Anh học viên lớp Nghệ thuật kịch bản

Sáng 03/02, La Ái Anh, học viên lớp Nghệ thuật kịch bản 02 đã hoàn thành buổi pitching dự án và đồ án tốt nghiệp. Kết thúc buổi pitching, ý tưởng kịch bản của La Ái Anh đã nhận được đánh giá cao và được đạo diễn Văn Công Viễn chọn để phát triển thành dự án điện ảnh trong thời gian sắp tới. La Ái Anh cùng đạo diễn Văn Công Viễn và các bạn lớp Nghệ thuật kịch bản 02 trong buổi pitching Theo chia sẻ của đạo diễn Văn Công Viễn, trong suốt quá trình tham gia khóa học viết kịch bản tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA), La Ái Anh luôn có những ý tưởng và nhân vật khác lạ. Không những vậy, La Ái Anh còn biết cách vận dụng kỹ năng chuyên ngành của mình khi tham gia khóa học này. Bạn chia sẻ: “Nguồn gốc đầu tiên để tạo ra kịch bản cũng như ngôn ngữ điện ảnh đều là hình ảnh. Ngay cả khi viết kịch bản dù là viết chữ nhưng mình cũng phải tả bằng hình ảnh. Em học chuyên về thiết kế nội thất cũng chuyên về hình ảnh cho nên khi viết kịch bản, em cũng ứng dụng những kỹ thuật riêng trong chuyên ngành của mình. Nhưng lúc trước, thì em viết còn khá mông lung. Sau khi tham gia lớp học được các thầy cô hướng dẫn theo quy tắc của kịch bản thì lúc đó em dã biếtứng dụng hình ảnh của mình vào đúng đường dây kịch bản hơn.” Ngoài ra, La Ái Anh còn tiết lộ bạn là một người rất lười đọc sách. Bởi, từ khi theo học thiết kế, sử dụng máy móc khá nhiều khiến cho việc dành thời gian để đọc sách khó khăn hơn. Tham gia khóa học kịch bản của CMA, bạn đã cải thiện được thời gian đọc sách của mình. Không những vậy, bạn còn viết lách thường xuyên hơn. Trước đó, do phải sử dụng công nghệ và máy móc phục vụ việc học chuyên ngành, bạn không được viết lách nhiều. Đến khi viết pitching, treatment bạn đã phải thức đến 5h sáng để viết. Vì vậy có thể nói đây là môi trường rất tốt để mọi người có thể rèn kỹ năng viết và sáng tạo kịch bản.  Chia sẻ về vấn đề có sự mâu thuẫn hay không giữa sáng tạo tự do với nguyên tắc kịch bản, bạn cho biết: “Sáng tạo thì mình phải theo hướng đúng trước thì mình mới tiếp tục bay bổng được. Ví dụ như ngay từ đầu mình đã đi không đúng thì mình có viết hay lắm thì người ta cũng không cảm nhận được thì nó cũng không được xem là tác phẩm xuất sắc. Ví dụ như lúc đầu em tả một cảnh gì đó rất đẹp nhưng người ta không hiểu chính xác cái em nói là gì, ngoài trừ hình nó đẹp ra.” Với những quy tắc để tạo ra một kịch bản phim và những kiến thức về kịch bản do giảng viên CMA truyền đạt, hy vọng La Ái Anh sẽ tiến xa hơn nữa và trở thành một biên kịch tài năng của làng điện ảnh Việt. H.Đ

“Par amour de la vérité, oser choisir des situations adverses – Vì lòng yêu sự thật, dám chọn hoàn cảnh khó khăn” Qua những chia sẻ trên, có thể thấy được đam mê của họa sĩ đối với hội họa thể hiện qua những điều đơn giản và những câu chuyện nhỏ nhặt nhất. Chẳng phải một việc làm quá lớn, người họa sĩ này đang từng ngày nuôi dưỡng đam mê của mình bằng cách phác họa những sự việc diễn ra xung quanh mình thông qua hình ảnh và màu sắc. Và trở thành giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) sẽ là một phần trong quá trình nuôi dưỡng đam mê của họa sĩ Tô Bảo Ân. Họa sĩ cho rằng: “Việc cập nhật chuyên môn với tất cả các thành viên của CMA được xem là cách tốt nhất để “làm mới mình” mỗi ngày. Nhờ đó chúng tôi lại có cơ hội được “học” lại một lần nữa bằng một cách rất thú vị qua việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và vốn sống cho các bạn sinh viên.”   THÔNG TIN CHUNG Họa sĩ TÔ BẢO ÂN Giảng viên bộ môn: Sáng tác 2, Các Trường Phái Nghệ Thuật, Bố Cục Cơ Bản Tốt nghiệp Cử nhân ngành Hội họa, trường ĐH Mỹ Thuật Tp.HCM. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN -2009 – 2014 Sinh viên trường ĐH Mỹ Thuật Tp.HCM, Khoa Hội Họa. Tốt nghiệp cử nhân Đại học -2014 – 2017 Sinh viên Học viện Mỹ Thuật Hoàng Gia Vương Quốc Bỉ (Academie Royale Des Beaux-Arts De Bruxelles, Belgique), Khoa Hội Họa. -2017-nay: Tốt nghiệp Cử nhân Hội Họa, chuyên ngành nghệ thuật tạo hình-nghệ thuật thị giác và không gian. ( Le Grade de bachelier à finalité spécialisée en arts plastiques, arts visueles et de l’espace ) Theo nghề từ năm: 2014 THÀNH TỰU VÀ GIẢI THƯỞNG -Triển lãm nhóm “Khởi Đầu” 2012. -Triễn lãm Biennale Họa Sỹ Trẻ 2011, 2013. -Triễn lãm thường niên Học viện Mỹ Thuật Hoàng Gia Vương Quốc Bỉ 2014. -Triễn lãm « Island Presents, gravure, peinture et sérigraphie: une sélection d’ Island » Bruxelles 2015. -Triễn lãm « Radieuse » Bruxelles 2016. -Triễn lãm “Conection”- Thành Phố Hồ Chí Minh. >>> Tìm hiểu thêm: Họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt

Tổng kết lớp học viết kịch bản K2 10

Giảng viên lớp biên kịch, chị Hoài Sâm cho biết: “Mỗi bạn đều có xuất phát điểm khác nhau, đây chỉ mới là bước khởi đầu trong con đường chinh phục nghề biên kịch, tôi tin là các bạn đã thu nhặt được những kiến thức nền tảng để có thể đi (hoặc “bay”) vững hơn.” Dưới đây là hình ảnh buổi tổng kết lớp Nghệ thuật kịch bản khóa 2: Comic Media Academy.

Đề cử Kịch bản phim xuất sắc Oscars 2018

Loạt phim điện ảnh được giới chuyên môn và công chúng đánh giá cao đều góp mặt trong các hạng mục đề cử của Oscars 2018. Ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất, không nằm ngoài dự đoán là The Big Sick, Get Out, Lady Bird, The Shape of Water và Three Billboards Outside Ebbing. Liệu tác phẩm nào sẽ được xướng tên trong đêm trao giải Oscars 2018 vào ngày 4/3 tới đây? >>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 đề cử phim hoạt hình Oscars 2018: Không có bóng dáng của anime 1. The Big Sick The Big Sick kể về những khó khăn thử thách vượt qua rào cản văn hóa và chủng tộc giữa hai con người yêu nhau. Một nghệ sĩ hài độc thoại kiêm tài xế Uber người Mỹ gốc Pakistan say đắm trong tình yêu với cô gái người tây phương có mái tóc vàng. Kịch bản của The Big Sick không cố gắng thể hiện sự mùi mẫn, lãng mạn, tính nhân đạo hay quan trọng hóa yếu tố chính kịch. Mặt khác, phim khơi gợi nên sự đồng cảm của khán giả nhờ vào nhịp phim đồng nhất và tính kiên định trong nội dung. Sở dĩ như vậy là do Kumail Nanjani và Emily V. Gordon viết kịch bản từ chính câu chuyện tình yêu hơn 10 năm của họ. Ngoài ra, Kumail còn tham gia đóng vai chính hợp tác cùng nữ diễn viên Zoe Kazan, hai cái tên được yêu thích thuộc thế giới điện ảnh độc lập. Sự tương tác của cả hai đã tạo nên đột phá lớn tại Liên hoan phim Sundance và trở thành bộ phim độc lập đạt doanh thu cao nhất năm. Ngay khi ra mắt, bộ phim đã nhận được sự đón nhận của cả giới phê bình lẫn tầng lớp khán giả đại chúng, điều rất ít thể loại tình cảm nào có thể làm được. Dù động chạm đến những đề tài nóng bỏng như xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, tàn dư của tệ nạn phân biệt chủng tộc với người nhập cư trong xã hội Mỹ, nhưng bộ phim vẫn thu hút người xem nhờ tình cảm đẹp đẽ giữa những người thân thiết, tình yêu đôi lứa, tình mẹ con, tình vợ chồng, tình anh em và bạn bè. Kịch bản giản dị mà lôi cuốn, ekip làm phim tiềm năng và sự phản hồi tốt từ giới chuyên môn và công chúng là bước đệm lớn giúp The Big Sick tiến gần hơn với giải Oscars 2018. Trên trang Rotten Tomatoes, phim đã nhận được điểm phê bình tích cực là 98%, 8,6/10 trên Metacritic và 7,7/10 trên IMDb. Việc tượng vàng Oscar lần thứ 90 rơi về tay The Big Sick là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 2. Get Out Phim có nội dung kể về anh chàng da màu Chris vô tình phát hiện những bí mật khủng khiếp trong gia đình của cô bạn gái da trắng Rose. Chris cảm nhận có điều gì đó bất thường diễn ra trong ngôi nhà của cô bạn gái. Từ đám người da trắng luôn mang một vẻ bí hiểm cho tới những người giúp việc da đen cư xử và ăn nói như thể được lập trình. Dần dần, Chris nhận ra kỳ nghỉ cuối tuần bên gia đình bạn gái thực chất là khởi đầu cho một cơn ác mộng. Dù không mang yếu tố ma quỷ gì nhưng Get Out vẫn được xếp vào dòng phim kinh dị. Những nét đặc trưng vốn có của một thể loại kinh dị hoàn toàn đã bị thay đổi trong Get Out. Theo đó, biên kịch của Get Out đã lựa chọn thuật thôi miên làm đề tài chính để phát triển nội dung cho toàn bộ câu chuyện trong phim. Sự kết hợp độc đáo giữa khoa học và kinh dị mang đến cho khán giả sự trải nghiệm mới lạ. Tình tiết phim diễn biến bất ngờ khiến cho khán giả không rõ chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp. Ngoài ra, sự kết hợp giữa đề tài thôi miên, phân biệt chủng tộc và kinh dị đã vượt qua tất cả các bộ phim cùng thể loại trước đây. Điều thú vị là toàn bộ kịch bản Get Out đã được hoàn thiện bởi Jordan Peele, một đạo diễn “tay mơ”. Mặc dù trước đó, Peele chuyên trị mảng hài hước nhưng ở vai trò nhà biên kịch, kiêm đạo diễn cho dự án kinh dị Get Out, ông đã mang đến một tác phẩm chắc tay bất ngờ. Nghệ thuật kể chuyện trong phim được đánh giá cao, khiến cho khán giả dần lọt thỏm vào nỗi sợ và căng cứng người. Peele cho biết: “Ý tưởng này đến với tôi từ mong muốn cống hiến gì đó cho dòng phim kinh dị, ly kỳ theo cách độc đáo của riêng tôi. Đây là một bộ phim phản ánh những nỗi sợ có thật và những vấn đề thật sự mà tôi từng gặp phải. Nó chính là cách nước Mỹ đối xử với vấn đề phân biệt chủng tộc. Và ý tưởng rằng chính sự kỳ thị chủng tộc là một con ác quỷ.” Đầu tư với kinh phí chỉ vỏn vẹn 4,5 triệu USD, nhưng Get Out đã khiến cho giới chuyên môn và khán giả phải ngỡ ngàng trước tầm vóc và sức hút của bộ phim. Công chiếu từ cuối tháng 2, đến nay Get Out đã thu về hơn 168 triệu USD, trong đó, thị trường nội địa chiếm hơn 93%. Ngoài ra, Get Out còn là một đối thủ nặng ký cho tượng vàng Oscars 2018 sau khi nhận được hàng loạt phản hồi tích cực từ các trang đánh giá. Chuyên trang IMDb cho bộ phim số điểm 8,3/10, trong khi Rotten Tomatoes đánh giá

Đề cử phim hoạt hình Oscars 2018 7

Vào ngày 23/1 theo giờ địa phương, đề cử cho các hạng mục giải thưởng Oscars 2018 đã được công bố. Ở hạng mục phim hoạt hình, top 5 đề cử đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều cho người hâm mộ và giới chuyên môn. Trước hết, nhìn vào danh sách 5 ứng viên cho tượng vàng danh giá, người ta dễ dàng nhận ra sự vắng mặt của các đại diện anime Nhật Bản. Điều này làm các fan anime tỏ ra khá bức xúc. Những cái tên đình đám được đánh giá cao trong năm qua như Kono Sekai no Katasumi ni (Góc khuất thế giới) của đạo diễn Sunao Katabuchi do Studio Mappa sản xuất hay Koe no Katachi (Dáng hình thanh âm) của đạo diễn Naoko Yamada, do Studio Kyoto Animation sản xuất đều bị loại khỏi top 5 đề cử. Nguồn: gamek.vn Có thể suy đoán rằng, top 5 đề cử nhận được sự đầu tư quảng bá và công chiếu rộng rãi hơn trên toàn thế giới. Trong khi, các bộ anime của Nhật thì có số lượng rạp chiếu ít hơn, độ phủ sóng không bằng… Do đó, chúng không được góp mặt trong danh sách này, mặc dù những tác phẩm kể trên có chất lượng nội dung không kém. Tiếp đến, sau khi top 5 được công bố, những tác phẩm hoạt hình nổi bật nhất trong năm qua đều xuất hiện là Coco, Loving Vincent và The Breadwinner. Những cái tên này đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của người hâm mộ và giới chuyên môn. Song, 2 cái tên còn lại là The Boss Baby và Ferdinand lại gây ra loạt tranh cãi khi cả hai đều không có số điểm % cao như 3 bộ phim kể trên. Liệu sẽ có một bất ngờ xảy ra ở hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất khi The Boss Baby hay Ferdinand sẽ được xướng tên cuối cùng? Câu trả lời sẽ có trong đêm trao giải Oscars 2018 vào 4/3 tới. Dưới đây là 5 bộ phim hoạt hình được đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất Oscars 2018: 1. The Boss Baby Đây là một bộ phim hoạt hình 3D của DreamWorks được thực hiện dựa trên cuốn sách ảnh nổi tiếng cùng tên năm 2010 của tác giả Marla Frazee. Theo đó, bộ phim kể về Tim Templeton, một câu nhóc 7 tuổi bị đảo lộn cuộc sống sau sự xuất hiện của một cậu em trai không biết từ đâu chui ra. Cậu em trai này không phải là một em bé bình thường, nó là Nhóc Trùm và đã bày đủ trò để “đàn áp” Tim. Lai lịch kỳ bí của Nhóc Trùm dần được hé lộ trong từng phân cảnh thú vị. Cuộc đối đầu giữa hai anh em nhà Templeton đã mang đến nhiều tiếng cười cho khán giả xuyên suốt bộ phim. Điểm nhấn lớn nhất của bộ phim có thể đến từ giọng trầm nam tính của Nhóc Trùm do chính nam tài tử Alec Baldwin thực hiện. Ngoài ra, tạo hình của Nhóc Trùm cũng đốn tim khán giả bởi gương mặt tròn trịa, đôi mắt to long lanh đáng yêu. Đây được xem là một trong những nhân vật hoạt hình ấn tượng nhất mà DreamWors từng sáng tạo ra. Ý tưởng bộ phim dựa trên những vấn đề của xã hội hiện đại khi mà con người dần lơ là khái niệm thực sự của gia đình và chỉ tập trung vào làm việc, kiếm tiền. Một vấn đề khác không kém quan trọng, dân trí có thể tăng cao nhưng dân số lại ngày càng già đi, để lại nhiều suy ngẫm cho khán giả. Nguồn: madarsho.com  Tính đến tháng 5/2017, The Boss Baby đã thu về 253,1 triệu USD từ 72 quốc gia và 149,2 triệu USD trong nước. Mặc dù đạt doanh thu ngoài mong đợi, nhưng điểm % phê bình tích cực từ các chuyên gia trên Rotten Tomatoes dành cho bộ phim chỉ đạt 52%, kém hơn hẳn các bộ phim trong top 5 đề cử. 2. CoCo Việc một tác phẩm nhận được các giải thưởng tiền Oscars sẽ chiếm cơ hội lớn trong cuộc đua giành tượng vàng danh giá. Theo đó, Coco đã vinh dự nhận được giải quả cầu vàng cho hạng mục phim hoạt hình và trở thành ứng cử viên sáng giá cho tượng vàng Oscars 2018. Ra mắt vào những tháng cuối của năm 2017, tính đến nay, Coco đã đạt số điểm đáng mơ ước trên các trang phê bình phim uy tín của chuyên gia. Bộ phim đã nhận được 97% điểm trên Rotten Tomatoes, 8,7/10 điểm trên IMDb và 81/100 trên Metascore. Ngoài việc đánh giá cao bộ phim, một số ý kiến còn cho rằng Coco gợi nhớ đến thành tích ấn tượng của Spirited Away năm nào. Được biết, sau 3 tuần ra mắt, Coco đã cán mốc 300 triệu USD doanh thu toàn cầu và liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng phòng vé. Coco là bộ phim hoạt hình âm nhạc kể về Miguel, một cậu bé say mê những giai điệu nhưng bị gia đình cấm đoán. Thế nhưng, cậu bé vẫn tiếp tục nung nấu giấc mơ trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng như thần tượng Ernesto de la Cruz. Miguel tìm thấy chính mình ở Vùng Đất Linh Hồn (Land of the Dead). Tại nơi đây, cậu đã gặp gỡ chuyên gia xảo quyệt Hector. Cả hai đã cùng tạo nên chuyến phiêu lưu để lật mở những bí mật chưa được tiết lộ về lịch sử trong gia đình của Miguel. 3. Loving Vincent Nguồn: steemit.com Được biết, đây là bộ phim hoạt hình đầu tiên trên thế giới thực hiện hoàn toàn từ tranh sơn dầu. Theo đó, đây là bộ phim được sản xuất

Đề cử Oscars 2018 1

Sáng 23/1 (theo giờ địa phương), Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ (AMPAS) đã công bố danh sách top 5 đề cử Oscars 2018. Khi Hội đồng chấm giải Oscars thay đổi đồng nghĩa với việc cuộc đua giành tượng vàng danh giá năm 2018 sẽ có rất nhiều bất ngờ. >>> Có thể bạn quan tâm: Quy định mới sẽ làm thay đổi cuộc đua Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại Oscars 2018 Nguồn: youtube.com Bất ngờ trong các đề cử phim điện ảnh Bất ngờ đầu tiên có thể nhắc đến đó chính là sự vắng mặt của Wonder Woman, bộ phim siêu anh hùng của DC Comics. Mặc dù nhận được sự đánh giá cao về nội dung có thông điệp mạnh mẽ về nữ quyền, đầu tư công phu, hoành tráng, nhưng ở tất cả các hạng mục Oscars 2018 lại không xuất hiện một cái tên nào trong ekip Wonder Women. Từ diễn viên chính Gal Gadot, đạo diễn Patty Jenkins cùng các cộng sự trong khâu hậu kỳ, kỹ thuật, hiệu ứng, âm nhạc cho bộ phim đều hoàn toàn “mất dạng”. Điều này gây ra không ít ngỡ ngàng cho những người hâm mộ bộ phim và ekip làm phim. Nguồn: youtube.com Ngược lại với Wonder Women, sau Quả cầu vàng, The Shape of water tiếp tục lập kỷ lục khi nhận được nhiều đề cử nhất ở các hạng mục tranh tài Oscars 2018. Bộ phim sở hữu tất cả 13 đề cử ở những hạng mục quan trọng như diễn viên, đạo diễn, âm thanh, hình ảnh, kỹ thuật. Với số đề cử trên, có thể nói The Shape of water là một tác phẩm hoàn hảo về nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên, cuộc đua đến với tượng vàng Oscars không đơn giản khi The Shape of water phải đối đầu với 4 cái tên rất mạnh như Phantom Thread, Three Billboards Outside Ebbing, Missouri và bộ phim tốn nhiều giấy mực báo chí Lady Bird. Song, người hâm mộ có quyền hy vọng về những chiến thắng sẽ gọi tên The Shape of water. Nguồn: youtube.com Tiếp đến, Get Out đã trở thành hiện tượng của Oscars năm nay khi góp mặt trong hạng mục Phim hay nhất. Theo đó, Get Out thuộc thể loại kinh dị có nội dung và thông điệp lên án nạn phân biệt chủng tộc giàu ý nghĩa. Không dừng lại ở hạng mục Phim hay nhất, Get out còn xuất hiện trong đề cử Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản gốc xuất sắc nhất cho Jordan Peele, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho Daniel Kaluuya. Giới chuyên gia đánh giá phần kịch bản sẽ là hạng mục mang lại hy vọng giành tượng vàng cao nhất cho Get Out. Nguồn: youtube.com Trong khi đó, một bộ phim khác nhận được sự chú ý của công chúng Việt Nam là Skull Island lại giành được 1 đề cử Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc tại Oscars 2018. Kong: Skull Island có bối cảnh quay ở Việt Nam chiếm đến 70% bộ phim với nhiều cảnh sắc tuyệt đẹp của núi đồi vùng Ninh Bình, Quảng Bình cùng vịnh Hạ Long. Kỹ xảo hiện đại trên vi tính kết hợp với những hình ảnh này để tạo nên nhân vật vua khỉ khổng lồ và đảo Đầu Lâu kỳ bí đã đưa Kong: Skull Island vào top 5 cạnh tranh cùng Blade Runner 2049, Guardians of the Galaxy Vol. 2, Star Wars: The Last Jedi và War for the Planet of the Apes. Kỷ lục và điều đáng tiếc cùng xuất hiện trong đề cử diễn viên Nguồn: youtube.com Ở hạng mục diễn viên chính xuất sắc, điều gây chú ý nhất đó là Meryl Streep nhận đề cử thứ 21 tại hạng mục Nữ chính. Vai diễn tổng biên tập quyền lực của tờ Washington Post trong phim The Post đã giúp Meryl Streep tiếp tục vững vàng ở vị trí diễn viên nhận nhiều đề cử Oscars nhất mọi thời đại. Trong khi đó ở hạng mục Nam chính, cái tên gây bất ngờ nhất là Daniel Day-Lewis của Phantom Thread. Hầu hết các giải tiền Oscars quan trọng đều không có sự góp mặt của Phantom Thread. Thế nhưng, tác phẩm này lại có thể nhận về 6 đề cử Oscars 2018, trong đó có hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất với sự tranh đấu của Daniel Day-Lewis. Nguồn: wstale.com Điều đáng tiếc nhất trong hạng mục giành cho diễn viên đó chính là James Franco. Vai diễn Tommy Wiseau trong The Disaster Artist từng mang về cho nam diễn viên một giải Quả cầu vàng danh giá. Nhiều người cho rằng, được vinh danh ở một giải thưởng quan trọng tiền Oscars sẽ là bệ đỡ chắc chắn cho James Franco ở hạng mục nam diễn viên. Thế nhưng, scandal nổ ra khi anh bị 5 phụ nữ tố cáo có hành vi không đứng đắn và xâm hại tình dục trong quá trình đứng lớp tại trường giảng dạy diễn xuất Studio 4. Điều này đã khiến cho James Franco và cả ekip The Disaster Artist chỉ nhận được một đề cử cho Kịch bản chuyển thể xuất sắc tại Oscars 2018. Đề cử Phim hoạt hình xuất sắc nhất gây tranh cãi Những tác phẩm nổi bật nhất trong hạng mục này đã xuất hiện với Coco, Loving Vincent, The Breadwinner. Song, 2 cái tên còn lại là The Boss Baby và Ferdinand đã gây ra loạt tranh cãi cho người hâm mộ cũng như giới chuyên môn. Thông thường, các tác phẩm hoạt hình góp mặt trong top 5 đề cử đều nhận được hơn 90% phê bình tích cực trên Rotten Tomatoes. Nguồn: muzuco.com Thế nhưng, Ferdinand lại chỉ nhận được 70%, còn The Boss Baby tệ hơn với 52%. Lần gần nhất một tác

Tháng 11/2017, học viên các khoá của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) bắt đầu Kỳ thực tế, vẽ ngoại cảnh tại Đà Lạt. Địa điểm được CMA lựa chọn để học viên có cơ hội cảm nhận phong cảnh hài hòa và không gian nhẹ nhàng của thành phố sương mù trong mùa đẹp nhất năm. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Bạn Nguyễn Gia Lộc, học viên khóa 3 ngành Hoạt hình 2D chia sẻ: “Mặc cho cái lạnh buốt xương của Đà Lạt nhưng khung cảnh trữ tình và những kỷ niệm cùng bạn bè đã sưởi ấm cho mình.” Thật vậy, giữa không khí giá lạnh của trời Đà Lạt vào đêm, các học viên cùng quây quần trong một không gian nhỏ và trao đổi về một ngày trải nghiệm, khám phá tại đây. Chính điều này đã làm cho kỳ thực tế thêm hào hứng và thú vị hơn hẳn. Mặt khác, việc được trải nghiệm không gian thực tế, cuộc sống của con người, chứ không chỉ bó hẹp trong 4 bức tường, sẽ làm cho các họa sĩ trẻ của chúng ta thêm nguồn cảm hứng trong những bài sáng tác sau này. Theo đó, mỗi học viên đều có những thu hoạch đáng kể sau kỳ thực tế. Gia Lộc bày tỏ sự phấn khích khi được tham gia chuyến thực tế lần này và hy vọng sẽ có thêm nhiều chuyến đi nữa để trau dồi thêm những kiến thức đã học. Lộc cho biết: “Sau kỳ thực tế, hòa sắc trong những tác phẩm của mình đã tiến bộ rất nhiều, tranh cũng rõ ràng và dễ nhìn hơn trước.” Bạn Nguyễn Hồng Quân, học viên khóa 5 ngành Hoạt hình 3D cũng có một vài thu hoạch cho kỹ năng của bản thân. Quân cho biết: “Trong chuyến đi thực tế Đà Lạt, mình có nhiều kỷ niệm rất vui cùng các bạn có cơ hội được quan sát thiên nhiên vùng khí hậu ôn hòa. Trong quá trình thực tế mình tiếp thu thêm những kiến thức về mảng màu và độ loang trong màu nước. Hy vọng những kỳ sau mình được học thêm về nguyên lý màu sắc và tạo hình.” Trong khi đó, Võ Ngọc Khánh Linh, học viên khóa 2 ngành Truyện tranh lại có những tâm sự chân thành: “Chuyến đi cho mình cơ hội thực hành những điều đã học vào thực tế và khám phá thêm những điều mới mẻ, không chỉ bằng tâm trí mà còn bằng giác quan trong cơ thể, rèn luyện cảm nhận và đón nhận những điều thiên nhiên ban tặng. Bên cạnh việc tích lũy tư liệu hình ảnh, mình bỏ túi thêm được nhiều câu chuyện thú vị để kể vào tranh của mình.” Ngoài việc bổ sung kiến thức hay kỹ năng, các học viên CMA còn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tế và đưa vào trong những tác phẩm sáng tác sau này. Bạn Phan Hồng Đức, học viên khóa 5 ngành Hoạt hình 3D tiết lộ: “Sau kì thực tế này, mình thu hoạch được rất nhiều thứ: kiến thức về màu sắc và bố cục, kỹ năng vẽ và nhìn màu sắc, dữ liệu hình ảnh có giá trị làm tài liệu tham khảo… Nhưng điều làm mình hài lòng nhất là sự gắn kết tập thể sâu sắc và kem tươi 7k cực ngon trước cổng trường đại học Đà Lạt. Ở những kì thực tế tiếp theo, mong rằng mình sẽ vẽ đẹp hơn và có nhiều câu chuyện vui để làm tư liệu sáng tác hơn.” Không khác Hồng Đức, bạn Nguyễn Thị Hoài Thương, học viên khóa 2 ngành Truyện tranh cũng cho rằng những trải nghiệm thực tế đã giúp bạn có thêm cảm xúc khi vẽ tranh. Thương chia sẻ: “Kỳ thực tế Đà Lạt để lại cho mình rất nhiều lưu luyến. Sau chuyến thực tế, cách sử dụng màu poster và màu bột của mình đã trở nên thành thục hơn. Những ấn tượng vẻ đẹp của phong cảnh, hay lòng tốt của anh chị chủ nhà trọ, chú tài xế taxi… đều góp phần giúp mình học vẽ tranh có thêm phần cảm xúc. Mong rằng kì thực tế tới sẽ giúp tôi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm. Thuần thục kỹ năng vẽ bằng màu nước chứ không chỉ riêng màu poster hay màu bột.” Riêng bạn Nguyễn Khương Thảo, học viên khóa 5 ngành Hoạt hình 2D lại có những kỷ niệm khá thú vị và đáng nhớ mặc dù Đà Lạt không phải thành phố yêu thích của Thảo. Bạn cho biết: “Kì thực tế này mình bị vùi dập không ít. Lên Đà Lạt mình phải leo một đống dốc, tối ngủ thì lạnh teo người, phải tắm nước lạnh trong tiết trời lạnh giá và bị sốt mất 2 ngày. Mặc dù Đà Lạt không khiến mình yêu thích mấy nhưng kì thực tế tại đây cũng khiến mình học hỏi được không ít nhờ vào sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô và khiến mình phải xem lại về quy trình kí họa màu nước của mình cũng như sự hài hoà của màu trong tranh. Sau kì thực tế này, mình mong sẽ khắc phục được việc màu bị nhạt, bố cục chưa rõ ràng và nếu có thể thì truyền tải được tinh thần, bầu không khí của địa điểm mà mình kí họa.” Trong khi các bạn học viên tham gia chuyến thực tế Đà Lạt có rất nhiều kỷ niệm chung, thì các học viên khác của 3 khóa cũng có những thu hoạch không ít. Bạn Mai Thu Hải Ngân ngành Hoạt hình 2D và Nguyễn Hoàng Phương Nhi ngành Truyện tranh, thành viên của khóa 3 đã cùng nhau đi thực tế tại

Hoạt động sôi nổi của Viện Truyện tranh và Hoạt hình trong năm 2017 1

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) khép lại năm 2017 với nhiều thành công trong đào tạo và hợp tác với các đơn vị. Trước hết, về mặt đào tạo, ngoài tổ chức các môn học, CMA còn tạo cơ hội cho học viên tiếp cận sớm với nghề. Một số học viên CMA đã có thể trực tiếp đứng lớp hay trợ giảng cho các lớp học ngắn hạn như lớp Manga Comics dành cho thiếu nhi, lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc, lớp biên kịch ngắn hạn. Hơn nữa, các học viên Khóa 1 đã tham gia trợ giảng cho các môn học và tham gia hướng dẫn cho chương trình tập huấn Sketchnote của CMA. Đáng chú ý, các bạn học viên đã chủ động trong việc tự sáng tác những khung truyện tranh ngắn và lập ra những fanpage của từng nhóm học tập. Nổi bật nhất phải kể đến là fanpage Bầu Trời Chất Xám của nhóm học viên khóa 05 với lượng theo dõi hiện tại là hơn 15.000 người. Ở phần hợp tác đối ngoại, 2017 là một năm hoạt động sôi nổi của CMA khi có rất nhiều chương trình giao lưu, gặp gỡ với các đơn vị trong nước và quốc tế. Giữa năm 2017, CMA tổ chức talkshow Digital Painting: Xu hướng và Cơ hội nghề nghiệp với sự góp mặt của họa sĩ Chunli Thiện Nguyễn và họa sĩ Hoàng Anh Đức (Painter Man). Talkshow được tổ chức nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghề Digital Painting. Đặc biệt, talkshow là điểm mở đầu cho chương trình đào tạo chuyên nghiệp về nghề Digital Painting tại CMA. Một tháng sau đó, CMA tiếp tục tổ chức cho học viên đến tham quan và tìm hiểu thực tế tại công ty Thiết kế Sao Sáng, một trong những studio làm phim hoạt hình nổi tiếng hiện nay tại Việt Nam. Tại đây, các bạn học viên được chính những họa sĩ của Sao Sáng giới thiệu, hướng dẫn các quy trình thực hiện một tác phẩm hoạt hình. Đặc biệt, chương trình này cũng nằm trong kế hoạch Company Tour – Thực tế tại các công ty mà CMA đã và đang thực hiện từ năm 2017. Việc tận mắt chứng kiến và giải đáp trực tiếp các thắc mắc sẽ giúp học viên CMA có cái nhìn rõ ràng và chân thực nhất về nghề làm phim hoạt hình và truyện tranh. Cuối năm 2016, CMA từng tổ chức buổi workshop với sự hướng dẫn của họa sĩ Maxime Peroz (Pháp). Buổi workshop này tiếp tục được tổ chức trong năm 2017 với mục đích giúp học viên có thêm kiến thức về Character Design & Storytelling. Thời điểm cuối năm 2017, CMA tiếp tục chào đón những chuyên gia về truyện tranh và hoạt hình trên thế giới. Đầu tiên là Mr. Kagetoshi Yasuhiro, Trưởng phòng CG-Animation của Học viện TOHO, diễn giả của hội thảo Anime & Con đường tiến ra thế giới. Thứ hai là Nhà sản xuất, đạo diễn, họa sĩ hoạt hình Thomas Voigt,đến từ Đức. Được biết, ông có hơn 30 năm kinh nghiệm sản xuất phim hoạt hình cho nhiều khách hàng quốc tế gồm hoạt hình 2D, 3D, Motion Comics, TV Series, Feature film, games,… Điều đáng chú ý nhất chính là ông sẽ đảm nhận vai trò Professor of Animation tại CMA. Mr. Thomas Voigt sẽ mang kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân để truyền tải đến thế hệ học viên ngành hoạt hình của CMA với kỳ vọng các bạn sẽ sở hữu tay nghề cứng cáp hơn. Khép lại năm 2017, CMA chào đón chuyến thăm của Kim Dong Woo, CEO của Comics Family, một trong những công ty hàng đầu về webtoons & character của Hàn Quốc. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của họa sĩ Vitamin, tác giả bộ truyện tranh Kim Chi Củ Cải nổi tiếng trên mạng xã hội. Sau một năm hoạt động, CMA hướng đến năm 2018 với nhiều dự định hơn trong hợp tác quốc tế. Theo đó, mở đầu năm 2018, CMA chào đón đoàn thực tập sinh đến từ Đại học Chosun, Hàn Quốc. Các bạn sinh viên Chosun sẽ trải qua 3 tuần trải nghiệm tại TPHCM với sự hỗ trợ của học viên CMA. Kết thúc chuyến thực tập, các bạn sinh viên Đại học Chosun sẽ tự thực hiện một tác phẩm truyện tranh hay hoạt hình về văn hóa, cuộc sống của người dân Sài Gòn. Khởi đầu năm 2018 đã là một hành trình hấp dẫn của sinh viên Hàn và học viên CMA, hứa hẹn đây sẽ là một năm hoạt động tích cực, sôi nổi của Viện Truyện tranh và Hoạt hình. H.Đ

Bế giảng lớp dạy vẽ Manga Comics nâng cao 7 10

Kết thúc 3 tháng của các học viên nhí lớp dạy vẽ Manga Comics nâng cao khóa 07 là buổi đánh giá, nhận xét và triển lãm các tác phẩm. Để có được điều đó, các bạn nhỏ của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã phải nỗ lực học tập và rèn luyện cùng nhau.  Các bạn ấy đã được tìm hiểu những bài học nâng cao hơn cũng như trau dồi kỹ năng vẽ truyện tranh đã học từ khóa cơ bản. Cùng với đó, những câu chuyện được kể trong tác phẩm cuối khóa cũng trở nên đa dạng và đặc sắc hơn. Đó là minh chứng rõ ràng cho sự trưởng thành của các bạn học viên nhí khi đã tập trung tiếp nhận kiến thức của thầy cô và những bài học từ thực tế. Những điều này đã giúp cho các bạn có được kết quả tốt nhất cho tác phẩm cuối khóa. Mặc dù có thể chưa thực sự như kỳ vọng nhưng đó là cả quá trình nỗ lực rèn luyện của các học viên nhí. Các bạn sẽ còn tiếp tục phát triển tư duy và khả năng sáng tác truyện tranh của mình hơn nữa. Viện truyện tranh và hoạt hình hy vọng các bạn nhỏ của chúng ta sẽ luôn cố gắng rèn luyện và phát huy đam mê của mình nhé.  Xem hình ảnh buổi tổng kết lớp dạy vẽ Manga Comics nâng cao khóa 7 TẠI ĐÂY. 

Bài thực tế tại Đà Lạt Nguyễn Gia Lộc 14

Bài tập của học viên Nguyễn Gia Lộc, lớp KTV Khóa 2 trong kỳ thực tế tại Đà Lạt, tháng 11.2017. Gia Lộc chia sẻ: “Mặc cho cái lạnh buốt xương của Đà Lạt nhưng khung cảnh trữ tình và những kỉ niệm cùng bạn bè đã sưởi ấm cho mình. Sau chuyến thực tế, mình thấy hòa sắc của tác phẩm đã tiến bộ nhiều, tranh cũng rõ ràng dễ nhìn hơn. Mong rằng trong tương lai sẽ có thêm nhiều kì thực tế để trau dồi thêm những kiến thức đã học. Cám ơn viện rất nhiều!”

Patty Jenkins đạo diễn Wonder Woman 1

Tạp chí Time vừa công bố danh sách top 10 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất năm 2017. Trong đó, đạo diễn Patty Jenkins với thành công của Wonder Woman đã vinh dự đứng ở vị trí thứ 3. Nguồn: indiewire.com Patty Jenkins sinh ngày 24/07/1971 trong một gia đình thuộc tầng lớp tinh anh của xã hội tại Victorville, bang California (Mỹ). Cha cô, William T.Jenkins là một phi công, mẹ Emily Roth là một nhà khoa học, trong khi chị gái Elaine Roth cũng là một giáo sư đại học. Thuở nhỏ, cô từng sống ở 15 nước khác nhau, bao gồm cả Campuchia và Thái Lan, vào những ngày cha phục vụ quân đội trong chiến tranh Việt Nam. Đến khi tốt nghiệp trung học, cô bắt đầu học vẽ tại đại học Cooper Union ở New York và tốt nghiệp vào năm 1993. Hai năm sau, Patty chính thức chuyển sang làm phim. Cô đã dành 8 năm để làm trợ lý quay phim và tham gia khóa học đạo diễn của Hội điện ảnh Mỹ tại LA. Nguồn: twitter.com Monster là bộ phim đầu tay của Patty, đánh dấu điểm khởi đầu trong sự nghiệp làm đạo diễn của cô. Không chỉ vậy, Patty còn tự viết kịch bản cho Monster. Được biết, Monster dựa trên một câu chuyện có thật về một nữ sát nhân hàng loạt  đã giết hại 6 người đàn ông. Để tạo ra kịch bản Monster chân thật nhất, Patty đã tìm cách liên lạc với kẻ sát nhân Aileen Wuornos và thuyết phục bà ta để lại cho cô những thư tín cá nhân trước khi bị hành quyết. Những cố gắng của Patty đã được đền đáp khi Monster nhận được khá nhiều lời khen của giới phê bình cũng như đạt 74 điểm Metascore, 82% từ Rotten Tomatoes. Chưa dừng lại ở đó, Monster còn được nhà phê bình phim nổi tiểng Roger Ebert đánh giá là Bộ phim hay nhất năm và là bộ phim hay thứ ba của thập kỷ. Hội Điện ảnh Mỹ cũng vinh danh Monster là Top 10 phim hay nhất năm. Trong khi đó, Patty nhận được nhiều giải thưởng và đề cử nhờ bộ phim, gồm giải Phim đầu tay xuất sắc nhất tại giải thưởng Tinh thần Độc lập 2004. Hơn nữa, nữ chính của phim là Charlize Theron đã giành được khá nhiều giải thưởng danh giá như SAG, Quả cầu vàng và Oscars. Thành tích của Monster đã dự báo về thành công của Patty Jenkins trong nền điện ảnh. Cô đảm nhiệm vị trí đạo diễn của tập phim The One Where They Build A House trong series truyền hình nổi tiếng Arrested Development của đài Fox, tập The Release và Crash And Burn trong Entourage của đài HBO, tập pilot và tập cuối của series truyền hình The Killing cho đài AMC. Nguồn: twitter.com Tiếp nối thành công, đến năm 2015, Patty Jenkins được Warner Bros mời chỉ đạo cho bộ phim về nữ siêu anh hùng Wonder Woman. Trước khi Wonder Woman xuất hiện trong vũ trụ điện ảnh, những chủ đề về nữ siêu anh hùng làm tâm điểm thường không mang về kết quả như mong đợi. Mặt khác, DC từng cho ra đời 3 bộ phim nhưng lại không đạt được kỳ vọng. Man of steel được giới phê bình đánh giá tạm ổn, Batman vs Superman: Dawn of justice và Suicide Squad lại để lại nỗi thất vọng lớn mà DC-Warner Bros cùng các fan của DC Comics không thể nào quên được. Bất chấp những trở ngại và khó khăn, Wonder Woman của Patty Jerkin đã tạo ra một cú nổ lớn, đảo ngược tình thế ngoạn mục. Bộ phim không đào sâu quá nhiều vào nhiều vào những trăn trở của siêu anh hùng mà được thể hiện bằng sự tươi mới, trẻ trung và không thể thiếu sự tinh tế của phụ nữ. Cơn mưa lời khen từ giới phê bình và doanh thu hàng trăm triệu chỉ sau vài ngày ra mắt đã “đổ xuống” ekip Wonder Woman. Thành công của bộ phim này đã đưa Patty Jerkins trở thành một trong 2 người phụ nữ viết lại lịch sử cho nền công nghiệp điện ảnh Hollywood, nơi mà vẫn còn sự phân biệt giới tính. Được biết, Patty Jerkins yêu thích nhiếp ảnh và âm nhạc hơn mọi thứ trên đời. Cô từng thừa nhận âm nhạc chính là tình yêu lớn của mình và việc lắng nghe âm thanh khiến cô mong muốn trở thành một nhà làm phim. Hiện, Patty Jerkin đang có một cuộc hôn nhân hạnh phúc cùng diễn viễn Sam Sheridan. Anh từng tham gia các vai diễn trong Warrior (2011), Mankind The Story Of All Of Us(2012) và Mankind Decoded (2013). Ngoài đạo diễn Wonder Woman, top 10 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất năm 2017 do tạp chí Time bầu chọn còn có những cái tên sau: 1. Jeff Bezos – Người đứng đầu Amazon với giá trị tài sản lên đến 82 tỷ đồng. 2. The Dreamers – Tên gọi của hàng ngàn người nhập cư không có giấy tờ tùy thân do cha mẹ đưa tới Mỹ từ khi còn nhỏ nay phải đối diện với tương lai không chắc chắn khi chính quyền Tổng thống Trump đang lên kế hoạch chấm dứt các gói hỗ trợ trẻ em từ thời Tổng thống Mỹ Obama. 4. Kim Jong Un – Người lãnh đạo Triều Tiên với nhiều tuyên bố tái khởi động chương trình hạt nhân cùng những đáp trả qua lại đầy cứng rắn với nhiều chính khách trên thế giới trong năm 2017. 5. Colin Kaepernick – Cựu tiền vệ của đội bóng bầu dục San Francisco 49ers đã từng tổ chức biểu tình chống phân biệt chủng tộc bằng cách quỳ xuống trong lúc bài quốc ca đang được phát trên sân bóng. Phong trào này nhanh chóng lan rộng khi rất

Lễ trao giải Oscars 2018 có quy định mới 6

Hội đồng chấm giải của Oscars 2018 đã có sự thay đổi so với trước đây. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi cho cơ hội của các bộ phim hoạt hình có kinh phí thấp trong cuộc đua Oscars năm 2018. Theo đó, nhiều bộ phim hoạt hình độc lập có kinh phí thấp nhưng đạt chất lượng cao vẫn có cơ hội tiến vào Oscars theo sự tiến cử từ phía công ty phát hành phim độc lập GKIDS. Được biết, những năm gần đây, GKIDS đã mua lại hàng loạt tác phẩm được đánh giá cao nhưng do kinh phí quảng cáo thấp nên ít người biết đến. Hành động này đã đưa GKIDS nổi lên như một “đế chế” đáng gờm cạnh tranh với các ông lớn như Disney, Pixar tại hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc của Oscars. Tính từ năm 2009 đến nay, GKIDS đã sở hữu đến 9 đề cử Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc. Còn nhớ năm 2015, “bom tấn” đình đám là The Lego Movie do Warner Bros. phát hành đã bị Ủy ban đề cử Oscars thẳng thừng gạt bỏ. Thay vào đó, họ đưa hai bộ phim hoạt hình cổ tích tinh tế của GKIDS là Song of the Sea và The Tale of the Princess Kaguya vào danh sách đề cử chính thức. Thế nhưng, có vẻ như cơ hội sẽ ngày càng thu hẹp sau những thay đổi mới từ hội đồng chấm giải của Oscars. Trước đây, những thành viên đặc biệt trong Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ mới được lựa chọn vào Uỷ ban đề cử và có quyền tham gia đánh giá hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Song, kể từ năm nay, bất kỳ thành viên nào của Viện Hàn lâm sẵn sàng tham gia đều được gia nhập Uỷ ban. Quyết định này khiến giới quan sát chuyên môn cho rằng, các hãng phim lớn có nhiều lợi thế hơn hẳn trong cuộc đua giành tượng vàng danh giá Oscar, trong khi các tác phẩm độc lập do GKIDS bảo trợ sẽ bị lép vế hơn so với trước. Trước thay đổi mới trong Hội đồng chấm giải Oscars, CEO của GKIDS là Eric Beckman vẫn tỏ ra lạc quan khi trả lời phỏng vấn với The Hollywood Reporter. Ông cho biết, sự thay đổi này không tác động quá lớn, nhưng nó sẽ làm cho các bộ phim nhỏ khó khăn và tốn kém hơn để thu hút sự chú ý. Đồng thời, ông cũng thừa nhận về hạn chế của những tác phẩm độc lập kinh phí thấp trong việc quảng bá, vận đồng để lôi kéo sự chú ý của các thành viên Viện Hàn lâm. Ngược lại, các hãng phim lớn như Disney, Pixar hoàn toàn có dư khả năng để tạo ra một chiến dịch PR hoành tráng nhằm “lăng xê” cho các tác phẩm của mình. Song, Beckman vẫn kỳ vọng, chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định để đánh giá một tác phẩm có khả năng giành tượng vàng Oscar, dù cho tác phẩm đó không gây được sự chú ý nhiều như các bom tấn. Danh sách 26 phim hoạt hình cạnh tranh giành suất đề cử chính thức của giải Oscars lần thứ 90 năm 2018 đã được công bố. Qua đó, chúng ta có thể nhận ra nhiều cái tên quen thuộc sở hữu doanh thu phòng vé khổng lồ trong năm. Đứng đầu về mặt doanh thu năm 2017 là Despicable Me 3 của Illumination/Universal với 1 tỷ USD trên toàn cầu. Despicable Me 3 được nhiều người kỳ vọng sẽ tiếp bước Despicable Me 2 (2013), tác phẩm duy nhất của Illumination giành được đề cử Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Tiếp sau Despicable Me 3 sẽ là những cái tên đình đám khác như The Boss Baby của DreamWorks Animation/Fox (498,9 triệu đô), Cars 3 của Pixar/Disney (382,8 triệu USD), The Lego Batman Movie của Warner Bros. (312 triệu đô). Tuy nhiên, bom tấn “nặng ký” nhất trong danh sách này phải nhắc đến Coco của Pixar. Bộ phim được đánh giá cao cả về chất lượng nội dung, kỹ xảo lẫn kinh phí đầu tư và độ ăn khách này một lần nữa khẳng định sức mạnh của hãng Pixar trong mảng làm phim hoạt hình. Ra mắt vào ngày 22/11, đề tài tình thân cùng niềm đam mê trong Coco đã chiếm lĩnh toàn bộ phòng vé trên toàn cầu và thu về đến 488,5 triệu USD tính đến nay. Mới nhất, Coco đã giành được giải quả cầu vàng cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc, tạo tiền đề khá tốt cho Oscars 2018. Trong khi đó, ở đầu kia chiến tuyến, những bộ phim hoạt hình độc lập của GKIDS cũng góp mặt, nổi bật nhất là The Breadwinner do Nora Twomey của hãng phim Cartoon Saloo. Sức hút đáng chú ý của tác phẩm này có thể kể đến vai trò giám đốc sản xuất của nữ diễn viên nổi tiếng Angelina Jolie. The Breadwinner cũng từng đoạt giải Grand Prize và Audience Award vào 10/2017 tại Liên hoan phim Animation is Film mới được khởi xướng tại Hollywood. Ngoài The Breadwinner, GKIDS còn sở hữu nhiều tác phẩm đặc sắc khác tại Oscars 2018 như The Girl Without Hands, Mary and the Witch’s Flowe, Birdboy: The Forgotten Children. Cuộc đua giành tượng vàng Oscars cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất năm 2018 sẽ có nhiều biến động sau thay đổi trong cơ cấu của Ủy ban đề cử. Danh sách Top 5 bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất Oscar 90 sẽ sớm được Viện Hàn lâm công bố trong thời gian tới. >>> Có thể bạn muốn xem: Toàn cảnh Oscar lần thứ

Sinh viên Đại học Chosun Hàn Quốc thực tập tại Comic Media Academy

Ngày 8/1 vừa qua, các bạn sinh viên Đại học Chosun, Hàn Quốc đã có buổi giao lưu cùng học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để chuẩn bị cho chuyến thực tập sắp tới. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 2D Animation Artist Theo đó, chương trình thực tập, giao lưu chuyên môn giữa sinh viên Đại học Chosun và học viên CMA nằm trong hoạt động hợp tác của cả 2 trường từ năm 2018. Đồng thời, đây cũng là chương trình hợp tác quốc tế đầu tiên mà CMA hướng đến trong năm 2018. Trong chương trình lần này, các bạn đại diện sinh viên Đại học Chosun sẽ tham quan cũng như đi thực tế quan sát đời sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tìm kiếm tư liệu sáng tác cho tác phẩm thu hoạch và thực hiện báo cáo. Xuyên suốt quá trình, đại diện học viên CMA sẽ đồng hành cùng hành trình khám phá TPHCM của các bạn sinh viên Đại học Chosun. Hỗ trợ trong việc giao tiếp với người địa phương, đóng vai hướng dẫn viên để giới thiệu về các địa điểm nổi bật của thành phố, giúp các bạn sinh viên Đại học Chosun có nguồn tư liệu đa dạng và đặc sắc nhất. Cụ thể, sinh viên Đại học Chosun và học viên CMA sẽ được chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ gồm 1 hoặc 2 học viên CMA hỗ trợ, đồng hành. Kết quả của chương trình sẽ là những tác phẩm truyện tranh và hoạt hình mà mỗi nhóm thực hiện. Các bạn nhóm truyện tranh sẽ làm một tác phẩm truyện tranh ngắn có độ dài 24 trang. Trong khi đó, các bạn nhóm hoạt hình sẽ thực hiện một đoạn animatic có độ dài 90s. Chủ đề cho tác phẩm của các bạn sẽ được lấy từ cuộc sống của con người TPHCM, về nét đẹp văn hóa Việt Nam hay rộng hơn là sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia. Ngoài sự đồng hành của học viên, Viện Truyện tranh và Hoạt hình cũng sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ phòng máy cho các sinh viên thực hiện tác phẩm bằng phần mềm chuyên dụng. Đồng thời, các thiết bị liên quan cũng như cơ sở vật chất sẽ được chuẩn bị để phục vụ các bạn trong suốt chương trình. Thời gian của chương trình thực tập và giao lưu giữa sinh viên Đại học Chosun (Hàn Quốc) và học viên CMA sẽ kéo dài từ ngày 8-31/01/2018. Ban giám khảo trong buổi báo cáo và trình bày tác phẩm sẽ sớm được thông báo trên fanpage Comic Media Academy và website cmavn.org Hành trình tìm hiểu về văn hóa người dân Sài Gòn nói riêng và con người Việt Nam của các bạn sinh viên Hàn Quốc đã chính thức bắt đầu. Liệu những nét đẹp, khung cảnh hay hình ảnh lao động nào sẽ thu hút sự chú ý và xuất hiện trong những tác phẩm của các bạn sinh viên Đại học Chosun? Cùng chờ xem nhé!

Phim hoạt hình hay The Dam Keeper 13

Poster của phim The Dam Keeper. Nguồn: imdb.com The Dam Keeper là bộ phim hoạt hình ngắn với thời lượng 18 phút được sản xuất bởi hai đạo diễn Robert Kondo và Dice Tsutsumi, đồng thời cũng là biên kịch của phim. The Dam Keeper được thực hiện tại Tonko House LLC, được ra mắt chính thức lần đầu tiên tại Liên hoan phim quốc tế Berlin vào ngày 11/2/2014 và công chiếu tại Mỹ vào ngày 14/3 cùng năm tại Liên hoan phim trẻ em quốc tế New York. Bộ phim với cốt truyện dễ thương và cảm động đã nhanh chóng làm tan chảy trái tim mỗi người xem và nghiễm nhiên được lọt vào danh sách đề cử Phim hoạt hình ngắn hay nhất của giải thưởng Oscar lần thứ 87, năm 2015. Nội dung của The Dam Keeper kể về chú lợn con sống cô đơn một mình trong một cối xay gió lớn và có nhiệm vụ bảo vệ thị trân nơi cậu sinh sống khỏi đám sương mù đen nguy hiểm. Ngày qua ngày, cậu luôn phải thức dậy sớm và đúng theo giờ quy định để điều khiển cối xay rồi mới được đi học vì thế người chú heo bé nhỏ lúc nào cũng lấm lem bụi đất. Bạn bè trong trường không ai chơi với cậu, tất cả bọn họ đều tìm cách bắt nạt chú heo nhỏ tội nghiệp cho tới khi cậu gặp bạn cáo – học sinh mới chuyển vào lớp và lúc nào cũng cắm cúi vẽ hí hoáy trong cuốn sổ bí mật. Chú heo con hạnh phúc vì cuối cùng đã có người bạn thân nhưng không may xảy ra sự hiểu nhầm giữa hai người khiến cậu đau đớn vì bị người bạn mới lừa dối. Nỗi đau khổ khiến nhân vật heo con chán nản và bỏ bê luôn công việc quan trọng của mình, làm cho đám sương mù tấn công cả dân làng, khắp nơi đều là tiếng khóc và tiếng la hét sợ hãi. Thật may mắn, heo con nhận ra được mình đã hiểu lầm bạn cáo vì thế cậu đã quyết định dùng hết sức của mình, dũng cảm đi cứu lấy bạn bè cùng thị trấn bằng cách đi đến cối xay gió và thổi đám sương độc ác bay đi. Một câu chuyện nhân văn tươi đẹp, giàu ý nghĩa cùng với hình ảnh nhân vật dễ thương và được tô điểm bằng những màu sắc rực rỡ. Một điều đáng kinh ngạc là bộ phim được làm từ hơn 8.000 bức tranh của các họa sĩ tài năng hợp tác với hai đạo diễn Robert Kondo và Dice Tsutsumi. The Dam Keeper là sự kết hợp với lối vẽ tay truyền thống với những nét cọ màu sắc tươi sáng mang đến cho người xem phong cách hoạt họa đặc trưng điển hình như những tác phẩm trước đây của bộ đôi Kondo và Tsutsumi. (Cả hai người từng là họa sĩ cho các bộ phim hoạt hình nổi tiếng được rất nhiều người biết đến như Ice Age, Ratatouille, Monsters University và Toy Story 3). Ngoài ra bộ phim được thực hiện qua việc dựng những bức tượng nhân vật bằng đất sét để cho ra những thước phim thêm sống động. Dưới đây là một vài hình ảnh về quá trình làm phim hoạt hình The Dam Keeper được Comic Media Academy sưu tầm từ trang website chính thức của bộ phim: thedamkeeper.com. Những ảnh phác thảo ban đầu của nhân vật chính – Chú heo con dũng cảm Mọi nhân vật đều được nặn bằng đất sét tỉ mỉ Cối xay gió – nơi chú heo con sinh sống và bảo vệ thị trấn Chiếc xe buýt mà chú heo bé nhỏ dùng để đi học Hình ảnh đoàn làm phim The Damn Keeper Trailer chính thức của The Dam Keeper được đăng trên kênh The Dam Keeper tại website Youtube The Dam Keeper: Official Trailer #1 The Dam Keeper: Official Trailer #2 Ngoài ra, trong kênh của Tonko House trên trang Youtube có chia sẻ rất nhiều những đoạn video ngắn về quá trình thực hiện từng khâu trong phim có thể giúp ích rất nhiều cho các bạn học viên tại Comic Media Academy và những bạn có đam mê mãnh liệt trong giới làm phim hoạt hình. Making of The Dam Keeper Short Making Of “PIG: The Dam Keeper Poems” #1– Tonko House’s New Series by Erick Oh Making Of “PIG: The Dam Keeper Poems” #2 — Tonko House’s New Series by Erick Oh >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Disney mua lại hãng Fox The Simpson

Hình ảnh Donald Trump trong ngày đắc cử Tổng thống, Disney thu mua 21st Century Fox, Google thống trị toàn cầu,… đều trùng lắp với mọi khung hình trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng The Simpsons. The Simpsons (Gia đình Simpson) là bộ phim hoạt hình được nhiều người yêu thích, không phân biệt lứa tuổi. Thực chất, đây là chương trình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ, được trình chiếu lâu nhất. Mặc dù là phim hoạt hình có những yếu tố hài hước, nhưng The Simpsons còn ẩn chứa sự châm biếm tinh tế, sâu sắc về nhiều khía cạnh đặc biệt của cuộc sống, nhất là lối sống của tầng lớp lao động, trung lưu Mỹ, cùng văn hóa và xã hội Mỹ. Không chỉ được yêu thích, The Simpsons còn khiến công chúng kinh sợ với những lần tiên đoán tương lai. Có rất nhiều phân cảnh trong phim cực kỳ trùng khớp với thực tế hiện tại, mặc cho nó đã công chiếu từ năm 1989. Ekip làm phim hoạt hình The Simpsons như những nhà tiên tri tài năng. Hãy điểm qua 11 lần tiên đoán thú vị của The Simpsons nhé! 1. Đồng hồ thông minh – Smart watch Nguồn: cheatsheet.com Trong tập Lisa’s Wedding phát hành năm 1995, chắc hẳn mọi người còn nhớ đến phân cảnh vị hôn phu của Lisa đã ra ngoài và gọi một cuộc điện bằng thiết khá lạ so với thời điểm lúc bấy giờ. Đó chính là hiện thân đơn giản của chiếc đồng thông minh ra đời 19 năm sau đó. 2. Camera hành trình Nguồn: reddit.com Tập phim Homer and Apu năm 1994 có cảnh Homer được yêu cầu đội một chiếc mũ cồng kềnh với một chiếc camera ẩn ở bên trong với mục đích theo dõi hành vi bí mật cần ghi lại. 20 năm sau, thế giới đón chào sự xuất hiện của GoPro, khởi đầu của camera hành trình nhỏ gọn tiện lợi. 3. Sự thống trị của Google Nguồn: pinterest.com Lisa từng nói: “Google, dù mi đã thâu tóm tâm trí của nửa phần dân số thế giới, nhưng ta cũng không thể phủ nhận rằng mi rất toàn diện trong vai trò của một bộ máy tìm kiếm.”. Thời điểm tập phim có tình huống đề cập đến sự phát triển của Google thì ông lớn công nghệ vẫn chưa đủ sức mạnh như hiện tại. Lúc ấy, Google chưa thể chắc chắn về thành công của mình chứ chưa nói đến vị thế to lớn như bây giờ. 4. Gọi video Nguồn: twitter.com Cách thức gọi video có vẻ như đã dần trở nên quen thuộc trong đời sống hiện đại ngày nay. Thế nhưng, The Simpsons đã sớm đoán ra việc này khi có cảnh Lisa liên lạc với mẹ qua một chiếc điện thoại quay số cổ điển và có thêm màn hình để hiển thị hình ảnh trực tiếp với nhau. 5. Những vấn đề của Hy Lạp tại châu Âu Nguồn: pinterest.com Năm 2015, Hy Lạp rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng đến cả châu Âu. Đối mặt với tình trạng này, toàn bộ khối EU dường như đều đồng nhất với ý định “loại Hy Lạp ra khỏi cuộc chơi”. Lục lại những tập phim của The Simpsons, khán giả bàng hoàng nhận ra nhà sản xuất của phim đã nhìn thấy tương lai ảm đạm của quốc gia này tại cộng đồng chung EU. Theo đó, một tập phim vào năm 2013 với hình ảnh Homer Simpson được lên sóng truyền hình và đoạn tin chạy tít ở chân màn hình lại có dòng “Châu Âu đang rao bán Hy Lạp trên eBay”. 6. Cá 3 mắt do nhiễm phóng xạ Nguồn: simpsons.wikia.com Bart Simpson từng bắt được một con cá có 3 mắt do ảnh hưởng phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Springfield trong một tập phim năm 1990. Đến năm 2011, một anh chàng ở Argentina cũng đã bắt được một con cá 3 mắt không khác con cá đã xuất hiện trong The Simpsons. 7. Những vụ trộm mỡ Một trong những tập phim hài hước nhất của The Simpsons phải kể đến phân cảnh bố con nhà Simpson ăn trộm mỡ vào năm 1998. Cảnh gây cười này đã trở thành sự thật khi 10 năm sau đó, có đến 7 vụ trộm mỡ đã diễn ra trong năm 2011 và 2012. 8. Những chiếc máy bỏ phiếu bầu cử Nguồn: pinterest.co.uk Tập phim năm 2008 đã xuất hiện những chiếc máy bỏ phiếu bầu cử trong sự kiện tranh cử tổng thống Mỹ. Những chiếc máy cũng đã xuất hiện ở đời thực vào năm 2012. Và đặc biệt hơn nữa, The Simpsons đã tiên đoán đúng kết quả khi số phiếu bầu cử nghiêng về đảng Dân chủ cũng như việc ông Obama tái đắc cử trong cùng năm. 9. Bê bối thịt ngựa vào năm 2013 Nguồn: googlenews.vn Sự kiện trường tiểu học Springfield bị tố đem ngựa ra làm thức ăn cho học sinh đã xuất hiện từ một tập phim năm 1994 của The Simpsons. 20 năm sau, câu chuyện về việc sử dụng thịt ngựa làm thức ăn đã thành thực tế khi nó xảy ra ở Ai-Len và Anh Quốc. 10. Tổng thống Donald Trump đắc cử Nguồn: twitter.com Cả thế giới năm 2017 bàng hoàng khi Donald Trump, một người vốn nổi tiếng trong giới giải trí và kinh tế lại trở thành người đứng đầu Nhà Trắng. Chiến thắng của ông Trump khiến cho nhiều người bất ngờ. Bởi trong cuộc chạy đua tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Trump được dự đoán từ đầu khó có thể đấu lại những nhà chính trị khác, nhất là Cựu Đệ Nhất phu nhân tổng thống Mỹ, Hillary Clinton. Công chúng càng khiếp sợ hơn khi nhận ra

Sketchnote có thể được sử dụng trong những buổi hội thảo

Sketchnote trở thành một phương pháp ghi nhớ nhanh và mới nhất được nhiều người lựa chọn. Điều đặc biệt hơn cả, dù sketchnote có thể ghi chép bằng hình ảnh nhưng không phải chỉ những người biết vẽ mới thể sử dụng phương pháp này. >>> Tìm hiểu thêm: Tập huấn Sketchnote Sketchtalk cho tổ chức Room To Read Sketchnote – Phương pháp tư duy bằng hình ảnh thú vị.   Nhiều năm trước đây, mindmap hay còn gọi là sơ đồ tư duy từng được hướng dẫn như một phương pháp học giúp mọi người ghi nhớ kiến thức. Thế nhưng, mindmap dần bộc lộ điểm hạn chế khi nó có nhiều công thức rắc rối cũng như trở nên lạc hậu ở thời điểm hiện tại. Phá bỏ mọi quy luật, sketchnote (ghi chép bằng hình ảnh) đang trở thành một trào lưu mới và nổi bật trong giới trẻ. Có thể nói đây là kỹ năng có tính ứng dụng cao với việc áp dụng phương pháp tư duy bằng hình để ghi chép kiến thức, thông tin. Người thực hiện sketchnote có thể nắm bắt những ý tưởng lớn, sáng tạo và đầy cảm hứng. Phương pháp sketchnote do nhà thiết kế Mike Rohde phát triển với 2 cuốn sách The Sketchnote Handbook và Sketchnote Workbook. Các luận điểm, kiến thức hay công thức phức tạp đều có thể được đơn giản hóa bằng những hình ảnh từ phương pháp này. Sketchnote có thể được sử dụng trong những buổi hội thảo.  Tên gọi Sketchnote ra đời sau khi Rohde sử dụng các hình khối, tranh ảnh kết hợp với nhau trong từng bản ghi chép của mình. Mục đích của Rohde là lưu lại những ý chính trong các buổi hội thảo, thay thế cho việc ghi chép bằng chữ viết mất thời gian và không đạt hiệu quả cao. Cách làm này giúp anh nhớ lâu hơn và dễ dàng diễn đạt cũng như nhìn tổng thể nội dung đã từng tiếp nhận. Từ đó, sketchnote ra đời. Sketchnote còn có một cách gọi khác khá hài hước, “vẽ bậy có mục đích”. Người dùng sketchnote không cần phải vẽ đẹp, họ chỉ cần biết sử dụng hình ảnh như thế nào để diễn đạt nội dung gì. Vì vậy, Rohde khuyến khích mọi người hãy dùng ký hiệu và hình khối như hộp, mũi tên, cỡ chữ to nhỏ khác nhau và những hình vẽ đơn giản để minh họa cho bản ghi chép. Dù không phải là họa sĩ hay có năng khiếu vẽ, bạn vẫn dễ dàng sử dụng sketchnote để thể hiện nội dung và ghi nhớ nhanh. Dù không biết vẽ, bạn vẫn có thể sử dụng sketchnote.  Mặc dù, sketchnote khiến chúng ta tiêu tốn nhiều thời gian cho các hình vẽ, nhưng đây là một sự “đầu tư” đáng giá. Với sketchnote, bạn chỉ cần dành nhiều thời gian cho một lần duy nhất và sẽ ghi nhớ bài học nhanh và lâu hơn so với mindmap. Hơn nữa, những câu chữ khó nhằn giờ đây được thể hiện qua hình vẽ của sketchnote sẽ trở nên sống động hơn trong trí não của bạn. Và việc ghi nhớ bằng hình ảnh được giới chuyên gia đánh giá là hiệu quả rất nhiều cho các bạn học sinh, sinh viên, kể cả những người làm việc sáng tạo. Phương pháp học sketchnote được ứng dụng phổ biến cho việc học tập của học sinh những nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Singapore, Hà Lan. Đồng thời, phương pháp này cũng được các công ty hàng đầu của nhiều nước trên thế giới sử dụng trong các kế hoạch chiến lược quan trọng. Chương trình tập huấn Sketchnote – Sketchtalk do CMA tổ chức.  Mới đây, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã tổ chức thành công chương trình tập huấn Sketchnote – Sketchtalk cho thành viên của Room to Read, Tổ chức Phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ giáo dục cho trẻ em vùng khó khăn. Sau khi mang đến những bài học thú vị cho Room to Read, CMA sẽ tổ chức những hoạt động tập huấn Sketcnote – Sketchtalk tiếp theo với hy vọng sẽ giúp người tham gia sở hữu phương pháp tư duy bằng hình ảnh thú vị nhất trên thế giới hiện nay. Với chuyên môn về các ngành nghề nghệ thuật như truyện tranh, hoạt hình, CMA hoàn toàn tự tin phương pháp tập huấn Sketchnote của Viện sẽ giúp người học tự tin hơn, dù chưa từng tham gia bất kỳ lớp học vẽ nào. H.Đ

Lưu Diệc Phi trở thành diễn viên châu Á đầu tiên gia nhập hàng ngũ Công chúa Disney

Kế hoạch chuyển thể bộ phim hoạt hình nổi tiếng Hoa Mộc Lan thành một phiên bản live-action đã xuất hiện trong danh sách loạt phim sắp ra mắt của Disney giai đoạn 2018-2019. Phim hoạt hình Mulan chuyển thể thành phiên bản live-action. Nguồn: disneydatabase.com Tác phẩm hoạt hình kinh điển Mulan (1998) sẽ được chuyển thể thành phiên bản live-action do Elizabeth Martin cùng Lauren Hynek viết kịch bản và sản xuất bởi Chris Bender và J.C. Spink. “Gã khổng lồ” Disney cũng quyết định giao “chiếc ghế” chỉ đạo bộ phim cho nữ đạo diễn người New Zealand, Niki Caro. Việc Disney trao trách nhiệm quan trọng, “cầm trịch” Hoa Mộc Lan cho một đạo diễn ít tên tuổi như Niki được giới chuyên môn đánh giá là một bước đi vô cùng ấn tượng. Được biết, nữ đạo diễn 50 tuổi này từng tham gia sản xuất phim tại Hollywood. Dự án gần nhất của Niki là bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên The Zookeeper’s Wife với sự góp mặt của minh tinh Jessica Chastain sẽ phát hành vào tháng 3/2018. Ngoài ra, Niki cũng đang thực hiện một dự án khác cùng Disney là tác phẩm McFarland. Với dự án live-action của Hoa Mộc Lan, Niki Caro (50 tuổi) sẽ có cơ hội trở thành nữ đạo diễn thứ hai trên thế giới chỉ đạo dự án điện ảnh có ngân sách hơn 100 triệu USD. Người đầu tiên là nhà làm phim da màu Ava DuVernay với tác phẩm A Wrinkle in Time (103 triệu USD). Trước đó, Disney đã liên lạc với Lý An, đạo diễn tên tuổi người Đài Loan từng 3 lần đoạt giải Oscar. Mục đích của hành động này là để trấn an người yêu điện ảnh trước nỗi lo Hoa Mộc Lan sẽ tiếp tục là một tác phẩm được “tẩy trắng” nữa của Hollywood. Dinsey hy vọng với sự tham gia chỉ đạo của Lý An, Hoa Mộc Lan phiên bản live-action sẽ trở thành một bộ phim đâm chất châu Á nhất có thể. Song, Lý An đã từ chối lời mời của Disney. Tiếp đến, mối quan tâm hiện tại của người hâm mộ đang dành cho vị trí nữ chính. Sau khi Disney công bố Lưu Diệc Phi, nữ minh tinh Trung Quốc sẽ đảm nhiệm vai Mộc Lan, nhiều ý kiến trái chiều từ công luận đã xuất hiện và trở thành đề tài nóng hổi. Theo đó, BBC đánh giá sự xuất hiện của nữ diễn viên châu Á trong dự án này là hợp lý. Bởi, nhiều bộ phim Hollywood gần đây đã đối mặt với nhiều chỉ trích phân biệt chủng tộc khi chọn diễn viên da trắng vào vai nhân vật truyện tranh châu Á. Điển hình như phim “Ghost in the shell” với vai chính thuộc về Scarlett Johansson, trong khi nhân vật gốc lại là một người Nhật Bản. Nữ minh tinh người Trung Quốc, Lưu Diệc Phi sẽ đảm nhiệm vai nữ chính của Hoa Mộc Lan bản live-action. Nguồn: twitter.com Ngược lại, một số “mọt phim” tỏ ra khá lo lắng khi Lưu Diệc Phi được mệnh danh là “Độc dược phòng vé”, những tác phẩm điện ảnh có sự góp mặt của người đẹp này đều không mang lại doanh thu cao. Khán giả cũng đánh giá diễn xuất của Lưu Diệc Phi quá kém, một màu và có thể sẻ hủy hoại hình ảnh Mộc Lan anh thư. Cuộc tranh luận giữa 2 luồng ý kiến diễn ra sôi nổi, lôi kéo cả giới chuyên môn vào phân tích. Người trong giới làm phim đa phần ủng hộ quyết định mời Lưu Diệc Phi vào vai nữ chính và cho rằng Disney chắc chắn đã lựa chọn sau nhiều vòng thử vai nghiêm túc. Dù tranh luận đến đâu, thì nữ minh tinh vẫn hội tụ cả 3 tiêu chí mà Nhà Chuột đưa ra, có kỹ năng võ thuật – phẩm chất ngôi sao và điều kiện tiên quyết là phải biết tiếng Anh. Điều quan trọng nhất là, ai có thể khẳng định, Lưu Diệc Phi chẳng hề tốn công sức nào để có được vai nữ chính hay chắc chắn Disney lựa chọn minh tinh này chỉ với mục đích lấy lòng công chúng Trung Quốc và không quan tâm đến khả năng diễn xuất của cô nàng? Cuối cùng, hãy cho Lưu Diệc Phi một cơ hội để tỏa sáng và xứng đáng với vị trí nữ diễn viên châu Á đầu tiên gia nhập hàng ngũ “Công chúa Disney”. Lưu Diệc Phi trở thành diễn viên châu Á đầu tiên gia nhập hàng ngũ Công chúa Disney. Nguồn: twitter.com Nhìn lại bản phim hoạt hình Mulan (1998) với doanh thu lên đến 300 triệu USD toàn cầu, dự án live action lần này hẳn nhiên là một áp lực không hề nhỏ cho cả ekip. Thế nhưng, Hoa Mộc Lan phiên bản người đóng sẽ vẫn là một tác phẩm đáng mong chờ trong loạt dự án phim chuyển thể của Nhà Chuột sắp tới. Phim hoạt hình Người đẹp và quái vật đã được chuyển thể thành phiên bản live-action. Nguồn: youtube.com Tại Triển lãm D23 của Disney vừa qua, “ông lớn” giới điện ảnh đã thông báo sẽ tung ra bộ phim vào năm 2019. Dựa vào lịch phát hành phim của Disney, khán giả có quyền tự tin rằng Mulan live-action sẽ công chiếu vào ngày 8/11 hoặc 20/12/2019. Dự kiến phim sẽ được khởi quay vào cuối năm 2017. H.Đ

Phim hoạt hình Con Rồng Cháu Tiên gây sốt thời gian gần đây

Con Rồng Cháu Tiên là bộ phim hoạt hình Việt Nam gây ấn tượng nhất trong thời gian gần đây khi đạt 5 triệu lượt xem trên Youtube. Được biết, bộ phim này nằm trong chuỗi các chương trình quảng bá dự án văn hóa Việt của Biti’s. Liệu đây sẽ là tín hiệu tích cực đưa hoạt hình Việt Nam phát triển? >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Hoạt hình Việt Nam đứng trước cơ hội chuyển mình khi doanh nghiệp tư nhân vào cuộc. Nguồn: mtv.vn. Sức hút của phim hoạt hình đối với khán giả Việt đã thay đổi khá lớn trong 10 năm qua. Thống kê cho thấy, doanh thu phòng vé phim hoạt hình tại Việt Nam đã tăng từ 2-12% trong 10 năm. Cùng với đó, phim hoạt hình chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong danh sách phim chiếu rạp ở nước ta. Trong năm 2017, loạt phim điện ảnh gây sốt thế giới được công chiếu ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều phim hoạt hình nước ngoài, phần lớn là từ Hollywood như The Boss Baby, Smurfs, The Lost Village hay gần nhất là Coco. Song, có thể dễ dàng nhận ra số liệu trên chỉ đến từ các bộ phim hoạt hình nước ngoài. Trong khi, phim hoạt hình Việt Nam 10 năm qua vẫn chưa tạo ra sự đột phá mạnh mẽ nào. Mặc dù, nhiều studio sản xuất phim hoạt hình của người Việt đã xuất hiện và có một vài tín hiệu tích cực, nhưng đó vẫn chỉ là một “ giọt nước nhỏ” giữa cả biển phim quốc tế. Vòng lẩn quẩn của phim hoạt hình Việt Nam Bên cạnh tốc độ phát triển chóng mặt của thế giới, hoạt hình Việt Nam vẫn đạt mức ổn định khi có trung bình khoảng 10-15 phim được sản xuất mỗi năm. Tuy nhiên, những bộ phim hoạt hình này chỉ có độ dài từ 10-15 phút (dài nhất là 30 phút của Hào Khí Thăng Long) với đủ tạo hình từ cắt giấy, 2D, 3D và đa dạng chủ đề từ cổ tích, lịch sử đến ngụ ngôn, con người đến loài vật,… Tất cả đều được trình chiếu trên sóng truyền hình do Hãng Phim hoạt hình Việt Nam sản xuất. Ngoài ra, hãng cũng rất nỗ lực khi đưa phim đến gần hơn với lứa tuổi thiếu nhi bằng cách thành lập trang web riêng để cập nhật các phim đã ra mắt theo từng năm. Rạp chiếu Thánh gióng ra mắt vào năm 2014 chuyên dành cho phim hoạt hình cũng nằm trong những cố gắng của Hãng với phim hoạt hình nước nhà. Phim hoạt hình do Hãng phim hoạt hình Việt Nam sản xuất. Nguồn: youtube.com. Song, những nỗ lực này cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ em ngày nay. Loạt kênh giải trí như Disney, Cartoon Network hay các kênh truyền hình thuần Việt như HTV3 Dreams TV, Kid TV,.. với những bộ phim hoạt hình điện ảnh có nội dung hấp dẫn và hình ảnh đẹp mắt hơn hẳn sản phẩm của Hãng phim hoạt hình Việt Nam. Đó là lý do những bộ phim do Hãng thực hiện không mặn mà lắm với trẻ em. Hơn nữa, đối tượng khán giả mà Hãng phim hoạt hình Việt Nam hướng đến vẫn chưa chính xác khi người xem phim hoạt hình không chỉ bó hẹp ở trẻ em. Nghệ sĩ Nhân dân Hà Bắc, đạo diễn hơn 40 năm kinh nghiệm làm phim hoạt hình chia sẻ: “Ở nước ta, hoạt hình chủ yếu do Nhà nước đặt hàng nên cơ chế làm phim phụ thuộc quá nhiều vào chính sách đầu tư, phát hành của Nhà nước. Đôi khi còn rất quan liêu. Trong khi chi phí để làm ra một bộ phim hoạt hình chừng 10 phút là rất đắt. Tư nhân muốn đầu tư thì cũng ngại phim không có đầu ra. Muốn có đầu ra thì phải đảm bảo chất lượng nội dung, hình ảnh để thu hút nhà đài, nhà phát hành rạp (thời lượng ít nhất 60 phút), tính thương mại.” Để đảm bảo những tiêu chí trên cần phải có đầu tư, tiếp tục quay ngược lại vấn đề lo ngại đầu tư của doanh nghiệp. Như vậy, hoạt hình Việt Nam cứ thế xoay quanh một vòng lẩn quẩn, chưa tìm được lối ra. Sẽ chuyển mình mạnh mẽ với sự xuất hiện của doanh nghiệp Vào năm 2016, Colory Studio thông báo khởi động dự án phim hoạt hình chiếu rạp “Dưới bóng cây: Hành trình trở về”. Cùng với đó, Hãng phim hoạt hình Việt Nam cũng phát triển dự án phim hoạt hình chiếu rạp “Tôi là Bê tô”. Loạt thông tin này khiến khán giả Việt khá hào hứng và mong chờ. Song, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa thấy có một tín hiệu nào cho 2 dự án trên. Phim hoạt hình Dưới bóng cây của Colory Animation Studio. Nguồn: vi.wikipedia.org. Hoạt hình Việt Nam cứ thế im lặng cho đến thời điểm cuối năm 2017, Con Rồng Cháu Tiên ra mắt và thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Được biết, bộ phim hoạt hình này do Biti’s, thương hiệu giày dép lâu đời của Việt Nam thực hiện. Nội dung của phim không chỉ đơn thuần xoay quanh câu chuyện của Rồng – Tiên, mà còn xuất hiện những tình tiết kịch tính, tạo sự bất ngờ cho khán giả. Phim đã có hơn 10 triệu lượt xem trên các kênh online, hàng chục nghìn lượt yêu thích, chia sẻ trên Youtube và gần 600.000 người bình luận trên mạng xã hội, với phần lớn là những phản hồi tích cực. Ngoài Con Rồng Cháu Tiên, ngành công nghiệp hoạt hình Việt Nam còn chứng kiến sự xuất hiện của Hãng

Tam sinh tam thế thập lý đào hoa thuộc thể loại phim cổ trang ngôn tình trá hình

Phim chuyển thể đang trở thành một xu hướng mới trong ngành công nghiệp phim ảnh Trung Quốc. Trong đó, ngôn tình được đánh giá là một mảnh đất màu mỡ cho các biên kịch và đạo diễn khai thác. Gửi thời thanh xuân đẹp đẽ đơn thuần của chúng ta chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên đang khá hot trong giới trẻ hiện nay. Nguồn: ccasian.com. >>> Tìm hiểu thêm: Lớp học viết kịch bản – con đường ngắn nhất để trở thành nhà biên kịch Thể loại ngôn tình chuyển thể trong giới làm phim xứ Trung được “sinh sôi nảy nở” từ những bộ tiểu thuyết ngôn tình. Theo đó, trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn tình xuất hiện trong giới trẻ Trung Quốc cách đây khoảng 3 năm và tiếp tục nở rộ không ngừng với hàng trăm nghìn tác phẩm từ cổ trang, xuyên không (quay ngược thời gian), thời kỳ dân quốc, hiện đại cho đến thế giới huyền huyễn (thần tiên, ma quỷ,…). Lượng độc giả đông đảo của dòng truyện này đã khiến cho các nhà sản xuất phim nhanh chóng mua bản quyền và bắt tay làm kịch bản chuyển thể. Những bộ phim ngôn tình với nội dung được biên kịch bám sát từ bản gốc đã không làm khán giả thất vọng. Nhiều tác phẩm không những thành công về mặt doanh thu mà còn đưa dàn diễn viên trong phim trở nên nổi tiếng hơn. Mặt khác, phim ngôn tình chuyển thể không chỉ bó hẹp ở Trung Quốc mà còn được khán giả trong khu vực đón nhận. Có được điều này cũng là nhờ vào sự lan rộng của các đầu truyện tiểu thuyết của những tác giả nổi tiếng ở Trung Quốc, khi chúng được xuất bản ra các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Tam sinh tam thế thập lý đào hoa thuộc thể loại phim cổ trang ngôn tình trá hình. Nguồn: beareyes.com.cn. Tiếp đến, dòng phim cổ trang vốn là thế mạnh của truyền hình xứ Trung, giờ đây cũng xuất hiện những bộ phim được xem là “ngôn tình trá hình” với một lượng fan không hề nhỏ. Mới đây, bộ phim Tam sinh tam thế thập lý đào hoa đã được kênh truyền hình VTV mua bản quyền và lồng tiếng. Dù đã ra mắt cách đây khá lâu ở Trung Quốc nhưng bộ phim vẫn nhận được nhiều phản hồi tích cực của khán giả Việt Nam. Từ đó có thể thấy, làn sóng phim chuyển thể ngôn tình xứ Trung có sức mạnh lớn như thế nào. Dựa vào nền tảng của những bộ tiểu thuyết đã có sẵn tiếng vang trong lòng độc giả để đưa lên màn ảnh là cách làm khôn ngoan của các nhà làm phim Trung Quốc. Tốc độ lan truyền của dòng phim này nhanh chóng mặt khi phần lớn các bộ phim đều được phát trên các trang phim trực tuyến. Không còn phải chờ đợi để theo dõi từng tập phim trên sóng truyền hình, khán giả phim ngôn tình, phần lớn là giới trẻ với bộ phận lớn là dân công sở, hoàn toàn có thể chủ động thời gian xem phim. Sự bùng nổ của phim ngôn tình đã dẫn đến sự ra đời của những khái niệm như soái ca, boss đại nhân,… Chúng dần trở nên phổ biến và là câu nói cửa miệng của giới trẻ. Có lẽ, những điểm tương đồng về văn hóa là lý do làm cho phim ngôn tình Trung Quốc dễ dàng thâm nhập hơn. Tuy có tốc độ phát triển không ngừng, nhưng xu hướng làm phim ngôn tình chuyển thể vẫn vấp phải những ý kiến trái chiều. Phần đông ủng hộ cho rằng thể loại này đã đánh trúng tâm lý của khán giả và một số trường hợp còn tạo ra niềm tin cho người xem vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong khi những người phản đối lại cho rằng những bộ phim ngôn tình là phi thực tế, ảnh hưởng đến nhận thức và tính cách của bộ phận giới trẻ. Phim ngôn tình chuyển thể bị đánh giá là ảo tưởng và phi thực tế. Nguồn: feed.baidu.com. Theo đó, vào cuối năm 2016, Hiệp hội sản xuất phim truyền hình Trung Quốc cũng đã đề ra quy định tăng cường sản xuất những bộ phim có chủ đề về hiện thực xã hội, giảm bớt khối lượng phim chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình hay văn học mạng. Đồng thời, Hiệp hội cũng yêu cầu rà soát cẩn thận nội dung của những bộ phim ngôn tình chuyển thể trước khi xuất bản. Gạt bỏ những tranh luận trái chiều từ dư luận, thể loại phim ngôn tình chuyển thể vẫn tiếp tục mang về doanh thu khủng cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Song, cần phải xem xét và mạnh tay loại bỏ những nội dung phim có xu hướng tiêu cực, không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến những tác phẩm chuyển thể xuất sắc khác. H.Đ

Khai giảng khoá học viết kịch bản 04 tại TPHCM

Lớp Nghệ thuật kịch bản Khóa 04 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình đã chính thức khai giảng. Đây cũng chính là khóa học viết kịch bản cuối cùng của năm 2017.  Khóa 04 đón chào sự xuất hiện của những học viên từng tham gia cuộc thi Nhà biên kịch tài năng do CJ CGV tổ chức và đạt thứ hạng cao. Bên cạnh đó, còn có những gương mặt đang làm việc, cộng tác tại công ty truyền thông, đài truyền hình. Ngoài ra, những học viên mới chập chững bước vào nghề cũng đã tham gia lớp Nghệ thuật kịch bản của CMA.  Trong buổi học đầu tiên, biên kịch Đặng Nhã là người trực tiếp đứng lớp và gửi đến các bạn học viên về tổng quan về nghề, giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn cũng như sẵn sàng cho hành trình mới tại lớp Nghệ thuật kịch bản.  >>> Xem thêm hình ảnh khai giảng Lớp Nghệ thuật kịch bản 4 tại đây Thông tin về lớp nghệ thuật kịch bản 4: – Khai giảng: 18/12/2017 – Học tại: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM >>> Tìm hiểu & đăng ký TẠI ĐÂY.

Khai giảng lớp vẽ truyện tranh manga comics trên máy tính khoá 2

Tạm biệt khóa 01, Lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comics Digital tiếp tục đón các học viên khóa 2. Các thành viên của khóa 2 là những gương mặt đã từng đồng hành cùng Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) trong lớp vẽ tay cơ bản và nâng cao. Ngoài ra, còn có sự tham gia của những cái tên mới với niềm đam mê với bộ môn vẽ truyện tranh và digital.  Các học viên khóa 2 sẽ trải qua 3 tháng với những bài học vẽ máy từ đơn giản đến phức tạp. Mục tiêu cuối cùng của CMA là truyền cho các bạn học viên nhí kỹ năng và cảm hứng để tạo ra bộ truyện tranh ngắn. Khác với các lớp cơ bản và nâng cao trước đây, thành phẩm cuối cùng của học viên lớp Manga Comics Digital sẽ là những khung truyện được thực hiện trên máy tính.  Vậy nên, chúng ta cùng chờ đợi đích đến cuối cùng của các học viên nhí lớp vẽ truyện tranh Manga Comics Digital Khóa 02 nhé! Hình ảnh buổi Khai giảng Lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comics Digital khóa 02:

Khai giảng lớp vẽ truyện tranh manga comics trên máy tính khoá 2

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) khai giảng lớp vẽ truyện tranh trên máy tính Khoá 02. Chương trình đào tạo được thiết kế riêng cho các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi (mở rộng 15). Lớp học vào 2 ngày thứ 7 – chủ nhật hàng tuần trong 11 tuần. Tìm hiểu thêm: Lớp vẽ cho bé 8 – 14 tuổi

Phim hoạt hình hay The Bigger Picture film poster

Nguồn: filmschoolradio.com Ngoài những bộ phim được thực hiện công phu bằng kỹ thuật làm phim hoạt hình 3D tiên tiến được sản xuất với số lượng nhiều như ngày nay. Chắc hẳn người xem sẽ nhớ nhung về những thước phim hoạt hình được vẽ tay 2D tỉ mỉ ngày xưa đã từng một thời thịnh hành trong giới làm phim hoạt hình. Bộ phim hoạt hình The Bigger Picture chính là một kết hợp táo bạo, hoàn hảo giữa việc vẽ tranh 2D trên tường cùng mô hình giấy để tạo ra những đoạn phim 3D thú vị, ngoài ra điểm đặc biệt của bộ phim là được làm theo dạng hoạt hình tĩnh vật (stop-motion) – một cách làm phim đang khá ưa chuộng hiện nay. The Bigger Picture được sản xuất bởi National Film and Television School (NFTS), dưới sự thực hiện của nữ đạo diễn Daisy Jacobs, cô cũng là biên kịch của bộ phim này cùng với Jennifer Majka. The Bigger Picture được phát hành vào ngày 21/5/2014 tại Pháp và phát hành tại Mỹ vào ngày 11/10/2014 tại sự kiện Hamptons International Film Festival. Bộ phim đã chiến thắng giải thưởng Best British Short Animation tại lễ trao giải lần thứ 68 của British Academy Film Awards và lập tức lọt vào vị trí đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) của giải thưởng Oscar lần thứ 87, năm 2015. Phim hoạt hình The Bigger Picture có độ dài tám phút được đạo diễn Daisy Jacobs sử dụng hình ảnh nhân vật cao hai mét để diễn tả câu chuyện mang hơi hướng hài kịch đen (Dark humor) trào phúng kể về mâu thuẫn gay gắt cùng sự ghen tỵ giữa hai anh em Richard và Nick trong việc chăm sóc người mẹ già yếu sắp mất của họ. Người anh tên Nick thì may mắn và thành đạt, anh ta và luôn được mẹ dành nhiều yêu thương hơn người em dù Nick ít quan tâm đến bà và lâu lâu mới quay về gia đình thăm người thân. Ngược lại hoàn toàn với Nick là người em trai tên Richard – cũng là nhân vật chính của The Bigger Picture. Chính vì sự thương yêu không công bằng của người mẹ dành cho anh mình đã làm dấy lên sự khó chịu trong lòng của Richard. Khi bản thân anh đã dành hết thời gian để chăm sóc cho người mẹ ốm yếu của mình nhưng lại không được bà quan tâm bằng anh trai. Nữ đạo diễn trẻ Daisy Jacobs đã chia sẻ về lý do tại sao cô chọn đề tài nhạy cảm này để thực hiện bộ phim như sau: “Tôi nghĩ The Bigger Picture đã gợi lên điều quan trọng về cách chúng ta chăm sóc cha mẹ của mình khi bản thân chúng ta lớn lên. Theo tôi, mọi người có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng tôi nghĩ đây là điều cần phải nói lên thông qua bộ phim.” Nữ đạo diễn Daisy Jacobs và đồng nghiệp Chris Wilder. Nguồn: art-vibes.com Bộ phim gây sự thích thú cho người xem qua phương pháp làm phim hoạt hình độc đáo với sự kết hợp tuyệt vời giữa nghệ thuật vẽ tranh 2D ghép với mô hình giấy và 3D (tên tiếng anh gọi là 3D Stop Motion Animation). Dưới đây là một vài hình ảnh được Comic Media Academy sưu tầm sẽ cho chúng ta thấy sự kỳ công của đoàn làm phim khi thực hiện The Bigger Picture. Quang cảnh khi cả đoàn đang thực hiện bộ phim. Nguồn: art-vibes.com & animamundi.com.br Những nhân vật đều được vẽ tay và gắn những mô hình giấy. Nguồn: thisiscolossal.com Với việc kết hợp như vậy sẽ cho ra những thước phim sống động nghệ thuật Comic Media Academy chia sẻ đến bạn đọc đoạn phim đầy đủ được đoàn làm phim đăng công khai trên kênh Vimeo của đạo diễn Daisy Jacobs cùng với đoạn phim The Bigger Picture. The Bigger Picture TRIK SHOW: Making Of Daisy Jacobs The Bigger Picture >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 2D – 2D Animation Artist Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Phim hoạt hình hay Me and My Moulton 2

Poster của bộ phim. Nguồn: filmaffinity.com Me and My Moulton là phim hoạt hình ngắn dí dỏm và hài hước nhưng đầy sự xúc động của Torill Kove nữ đạo diễn, biên kịch người Canada và Na Uy. Me and My Moulton được sản xuất bởi Mikrofilm hợp tác cùng National Film Board of Canada. Bộ phim ra mắt lần đầu tiên tại sự kiện Toronto International Film Festival vào tháng 9/2014 và tại Na Uy vào ngày 3/12/2014. Với độ dài 14 phút, Me and My Moulton kể về mùa hè những năm giữa thập niên 60 tại Na Uy. Một bé gái bảy tuổi hỏi cha mẹ rằng liệu cô và hai chị em của mình có thể có một chiếc xe đạp như bao bạn cùng lứa hay không. Me and My Moulton dưới cách nhìn của nhân vật cô bé sẽ cung cấp cho người xem cái nhìn thoáng qua về những suy nghĩ của nhân vật chính khi cô bé hoc phải vật lộn với suy nghĩ bản thân của mình rằng gia đình của cô không giống như những gia đình bình thường khác. Khi quan sát gia đình người bạn thân rồi so sánh với gia đình khác thường của mình, cô nhận ra rằng cha mẹ của mình vẫn yêu thương các con nhưng đôi lúc họ lại quá vô tâm làm cho cô gái nhỏ với tâm tính nhạy cảm lúc nào cũng lo lắng và bối rối về gia đình. Bộ phim như một cuốn tự truyện hài hước được dựa theo những kí ức của nữ đạo diễn Torill Kove về gia đình của mình khi cô còn nhỏ. Me and My Moulton chia sẻ cảm xúc của nữ đạo diễn Kove khi bé chỉ mong muốn được giống như những người bạn gái khác trong khu phố. Nhưng cha mẹ cô vốn là những kiến trúc sư theo phong cách hiện đại nên họ luôn làm những điều rất khác biệt với mọi người, như việc tổ chức lễ mừng sinh nhật cho cô theo phong cách không giống ai. Khi các chị em Kove cầu xin một chiếc xe đạp, cha mẹ của họ đã làm cả ba người ngạc nhiên với một chiếc xe Moulton xuất xứ từ Anh quốc (loại xe đạp với thiết kế khung hình độc đáo và bánh xe nhỏ xíu). >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Nữ đạo diễn Torill Kove. Nguồn: epkurl.com “Tôi đã có cảm xúc vừa yêu, vừa ghét với chiếc xe đạp đó”, nữ đạo diễn Torill Kove chia sẻ thêm “Tôi nhớ ba chị em tôi đã có những bài tập đi xe tại trường với chiếc xe này nhưng hoàn toàn bất lực! Cả gia đình của tôi đã chia sẻ trong việc sử dụng nó cho đến khi chiếc xe bị mất cắp, điều đó từng khiến tôi cảm thấy rất kỳ lạ, bởi vì ai mà đi ăn cắp một chiếc xe bất thường như vậy chứ?” Bộ phim với màu sắc tươi sáng cùng những kỷ niệm gia đình được diễn tả một cách ấm áp đã vinh dự nhận được vị trí đề cử cho giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất tại lễ trao giải Oscar năm 2015. Trước đó, nữ đạo diễn Torill Kove đã có tác phẩm My Grandmother Ironed the King’s Shirts cũng được đề cử tại hạng mục này tại Oscar năm 2000 và một tác phẩm chiến thắng tại Oscar năm 2007 có tựa là The Danish Poet. Hãy cùng Comic Media Academy ngắm nhìn những tấm hình về các bản vẽ của Me and My Moulton và văn phòng làm việc của đạo diễn Torill Kove tại Mikrofilm. Nơi làm việc của đạo diễn Torill Kove tại Mikrofilm Gia đình của nhân vật chính Me and My Moulton Chiếc xe đạp Moulton của ba chị em. Nguồn: mikrofilm.no & filmaffinity.com Đoạn video của FERNTV phỏng vấn nữ đạo diễn Torill Kove về quá trình làm phim hoạt hình Me and My Moulton tại sự kiện Toronto International Film Festival (TIFF) năm 2014. Ngoài ra, các bạn có thể xem trailer giới thiệu của Me and My Moulton cùng những đoạn phim hoạt hình ngắn khác của nữ đạo diễn tại website chính thức của bộ phim: http://meandmymoulton.com Phạm Hoàng Ngọc dịch & tổng hợp

Poster Feast 2

Nguồn: disneyanimation.com Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87, phim hoạt hình Big Hero 6 của đạo diễn Don Hall, Chris Williams và Roy Conli đã đoạt giải thưởng Phim hoạt hình hay nhất (Best Animated Feature Film). Cũng ngay tại buổi lễ này, Feast – bộ phim hoạt hình ngắn được sản xuất cùng hãng – Walt Disney Animation Studios – đã vinh dự đoạt vị trí cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film). Hãy cùng Comic Media Academy tìm hiểu về bộ phim hoạt hình ngắn về chú chó đáng yêu của chúng ta. Feast được thực hiện bởi đạo diễn Patrick Osborne cùng biên kịch Raymond S. Persi và Nicole Mitchell. Bộ phim được sản xuất bởi Walt Disney Animation Studios, ra mắt lần đầu tiên vào ngày 10/6/2014 tại Annecy International Animated Film Festival và phát hành tại rạp chiếu phim cùng với phim hoạt hình Big Hero 6 vào ngày 7/11/2014 tại Mỹ. Phim hoạt hình ngắn này đã chiến thắng tại hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87 trước bốn đối thủ nặng kí. Sau đó Feast tiếp tục ẵm trọn giải thưởng tại 42nd Annie Awards cho vị trí Annie Award for Best Animated Short Subject. Nội dung phim kể về một chú chó con giống Boston (tên tiếng anh là Boston Terrier) lang thang giữa đường phố kiếm ăn tại các bãi rác. Thật may mắn, chú chó con ấy được một chàng trai James tốt bụng cưu mang và được đặt tên là Winston. Sau đó, bộ phim xuyên suốt là những bữa ăn mà người chủ chia sẻ cho chú chó con bé bỏng của mình và cuộc sống đơn giản và hạnh phúc của James và Winston. Nhưng ngày qua ngày, anh chàng đã động lòng trước một cô gái tên Kirby đang làm việc tại một nhà hàng địa phương. Cô thuyết phục James ăn kiêng và khuyên anh cần có lối sống lành mạnh hơn, điều đó khiến cho Winston buồn rầu vì bị bắt ăn những loại rau chú không thích thay cho trứng và thịt ba chỉ như trước đây. Không lâu sau đó, James và Kirby chia tay và anh chàng rơi vào trầm cảm, sống buông thả bản thân và không còn chú trọng ăn uống như trước đây nữa. Nhận ra tinh thần khác thường của chủ, chú chó Winston quyết định tìm Kirby bằng việc dựa theo mùi ngò tây mà ngày trước được cô cho ăn và dắt James tới gặp cô gái. Nhờ chú chó bé nhỏ tinh khôn, cả hai đã làm hòa và kết hôn ngay sau đó. Ý tưởng hình thành bộ phim Feast đáng yêu này từ đâu ? Patrick Osborne chia sẻ về ý tưởng cho bộ phim hoạt hình ngắn Feast bắt đầu từ một ứng dụng có tên là 1secondeveryday, ứng dụng này cho phép người dùng ghi lại đoạn phim dài một giây cho mỗi ngày và chế tác những đoạn phim nhỏ đó thành một bộ phim. Osborne đã sử dụng chúng để tạo ra một đoạn phim ăn tối vào năm 2012, nhờ đó ông bật ra suy nghĩ có thể dựa vào ý tưởng này để thực hiện một bộ phim hoạt hình ngắn thú vị. Đạo diễn Patrick Osborne. Nguồn: wikimedia.org Feast được thực hiện qua hệ thống Meander, từng phát triển cho phim hoạt hình ngắn Paperman. Ngoài ra, phim còn được sử dụng Hyperion, hệ thống dựng hình được xây dựng cho bộ phim hoạt hình Big Hero 6. Nhân vật và bối cảnh trong phim được vẽ bằng những đường nét tự do, kết hợp với những khối màu sắc rực rỡ. Bộ phim bao gồm những phân cảnh ngắn được ghép lại với nhau và máy quay chủ yếu tập trung vào nhân vật chú chó Winston cùng đồ ăn của chú làm điểm trọng tâm cho câu chuyện. Dưới đây là những hình ảnh mà Comic Media Academy sưu tầm được về quá trinh tạo dựng bộ phim Feast trong đoạn clip Making of Disney Feast Ảnh phác thảo về chú chó Winston và hai vị chủ nhân. Nguồn: cgmeetup.net Ngoài ra, người xem có thể tham khảo thêm hai đoạn phim dưới đây do đoàn làm phim Feast cung cấp, sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về quá trình làm phim hoạt hình của ekip cũng như nghe lời chia sẻ cảm nghĩ của đạo diễn Patrick Osborne. Design Night: Art in motion, talk by Patrick Osborne Making of Disney Feast Trailer của phim Feast Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

Lớp dạy vẽ truyện tranh Manga/Comics nâng cao Khóa 5 đã kết thúc sau 3 tháng học tập. Chương trình học được thiết kế hấp dẫn và phù hợp với các bạn học viên nhí của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA).  Thời gian học tập không nhiều nhưng trong 3 tháng, giáo trình cũng như đề cương cơ bản nhất của truyện tranh đã được các giảng viên của CMA truyền đạt đầy đủ cho các bạn nhỏ. Điều này thể hiện qua kết quả cuối khóa với những tác phẩm, những mẩu truyện tranh thú vị và đáng yêu của từng học viên. Khóa học bắt đầu bằng sự lo lắng và có chút rụt rè của các bạn nhỏ, nhưng lại khép lại trong tiếng cười và những kỷ niệm của cả lớp. Hy vọng sau 3 tháng học tập tại lớp vẽ nâng cao, các bạn học viên nhí của CMA sẽ tiếp tục nuôi dưỡng đam mê của mình bằng cách rèn luyện thường xuyên. Hơn nữa, các bạn nhỏ còn có cơ hội tự tạo ra một bộ truyện tranh ngắn của riêng mình và tham gia các cuộc thi dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Hình ảnh buổi tổng kết Lớp dạy vẽ truyện tranh Manga/Comics nâng cao khóa 05: Comic Media Academy

A Single Life 2

Nguồn: imdb.com A Single Life là một phim hoạt hình ngắn của 3 đạo diễn đến từ Hà Lan Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen. Bộ phim được viết bởi biên kịch Marieke Blaauw và được sản xuất bởi studio hoạt hình Job, Joris & Marieke. A Single Life được ra mắt vào tháng 9/2014 tại Hà Lan và xuất hiện trong danh sách đề cử cho vị trí Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Lễ trao giải Oscars 2015 (87th Academy Awards). Bộ phim có độ dài 3 phút ngắn ngủi kể về một cô gái trẻ tên Pia, người đã nhận được một chiếc đĩa nhạc bí ẩn có thể xoay chuyển thời gian, giúp cô có thể đi qua từ thời gian này đến thời gian khác trong cuộc đời của mình. Điều đặc biệt là bộ phim không có bất cứ đoạn đối thoại nào mặc dù xuyên suốt bộ phim vang lên bài hát chủ đề “A Single Life” của Happy Camper với Pien Feith. Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen đã sử dụng Cinema 4D và After Effects làm công cụ chính của họ khi làm phim hoạt hình A Single Life. Nhóm ba người đã khéo léo cho người xem thấy Pia từ trẻ hóa sang một phụ nữ lớn tuổi rồi ngược lại. Bộ phim ban đầu được làm ra cho Ultrakort, một dự án của Quỹ điện ảnh tại Hà Lan và Rạp chiếu phim Pathé nhằm quảng bá cho bộ phim hoạt hình ngắn khác. Song, bộ phim đã thu hút hơn một triệu người ở đây và tiếp tục được chiếu tại các liên hoan phim trên toàn thế giới. Phải mất 3 tháng để cả 3 đạo diễn hoàn thiện bộ phim A Single Life toàn vẹn. Theo lời tâm sự của họ, thử thách lớn nhất khi làm bộ phim này là làm cách nào để chứng minh cho người xem thấy được Pia già đi qua 5 giai đoạn của cuộc đời trong một khoảng thời gian rất ngắn. Bởi vì khi Pia thay đổi, vóc dáng người và mái tóc cùng quần áo của cô cũng phải thay đổi theo thời gian. Bản vẽ phác thảo cho A Single Life. Nguồn: sohosoho.tv Thay vì tạo ra một bảng phân cảnh hoặc động tác chi tiết, nhóm nghiên cứu quyết định ước tính khoảng thời gian của mỗi cảnh và viết mô tả về cảnh quay trên một dòng thời gian được tạo ra trong After Effects. Oprins giải thích: “Dòng thời gian trong After Effects là nơi chúng tôi thêm thắt đoạn phim cho đến khi bộ phim kết thúc.” Nguồn: studiodaily.com “Chúng tôi đã liên tục điều chỉnh các vị trí của máy ảnh và chỉnh sửa trong khi cả ba đang làm các hoạt động cho các cảnh, điều đó giúp công việc hoàn thiện rất tốt bằng cách sử dụng các công cụ thời gian trực quan của Cinema.” Để làm phim trong khung thời gian hiệu quả hơn, nhóm đã sử dụng xRefs (external reference files), ngoài ra còn sử dụng thêm công cụ placeholder. Các đạo diễn Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen. Nguồn: sohosoho.tv Oprins chia sẻ thêm: “Điều này hoàn toàn mới mẻ với cả ba chúng tôi và phải mất một khoảng thời gian để làm quen, nhưng chúng tôi thực sự hạnh phúc với kết quả đạt được.” Dưới đây Comic Media Academy chia sẻ cho bạn đọc đoạn video phỏng vấn Job, Joris & Marieke về ba bộ phim của họ gồm A Single Life, MUTE và [Otto] được đăng trên kênh tạp chí hoạt hình Skwigly tại Youtube. Trailer của bộ phim A Single Life Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

Phim hoạt hình The Longest Day Care 4

Nguồn: imdb.com The Longest Daycare với thời lượng 5 phút là một sản phẩm theo định dạng 3D dựa theo chương trình truyền hình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ – The Simpsons (một trong những chương trình được chiếu lâu nhất, bắt đầu từ ngày 17/12/1989 trên hệ thống truyền hình Fox Network cho đến giờ). Bộ phim hoạt hình ngắn này có kịch bản gốc từ nhà sản xuất lâu đời cho The Simpsons, James L.Brooks và đạo diễn thực hiện là David Silverman. Các công ty sản xuất bộ phim bao gồm: Gracie Films, Film Roman và 20th Century Fox Animation. Ngoài ra, bên phía nhà sản xuất ngoài James L. Brooks còn có 4 thành viên khác gồm: Matt Groening, Al Jean, Richard Raynis, Richard Sakai. Đội ngũ biên kịch gồm 6 người: James L. Brooks, Matt Groening, Al Jean, David Mirkin, Michael Price, Joel H. Cohen. The Longest Daycare được chiếu rạp cùng với Ice Age: Continental Drift, ra mắt vào ngày 13/7/2012. Ngay sau đó, bộ phim nhận được những lời khen tích cực, ca ngợi về nội dung và hình ảnh từ các chuyên gia và khán giả khắp mọi nơi. The Longest Daycare đã có tên trong danh sách 5 ứng cử viên đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar 2013. Tuy nhiên, cuối cùng bộ phim đã để vuột mất vị trí danh giá cho Paperman. Nguồn: awn.com Nhân vật chính trong The Longest Daycare là Maggie Simpson, cô bé được mẹ ghi danh vào một cơ sở chăm sóc. Ở đấy cô bé Maggie quen biết cậu nhóc dữ dằn tên Gerald, có sở thích hành hạ côn trùng. Vô tình, cô nhóc Maggie bắt gặp được một con sâu bướm và tìm mọi cách giúp chú bướm thoát khỏi cánh tay tàn nhẫn của Gerald. Nội dung bộ phim đầy kịch tính, lôi cuốn sẽ khiến bạn không thể dời mắt được trước hành trình rượt đuổi gay cấn giữa Maggie và cậu nhóc Gerald. Nguồn gốc của The Longest Daycare xuất hiện khi nhà sản xuất James L. Brooks của The Simpsons đề xuất ý tưởng làm phim hoạt hình ngắn và phát hành nó trong các rạp chiếu phim. Ông muốn câu chuyện về cô bé Maggie này như một món quà từ nhà sản xuất cho các khán giả hâm mộ bộ phim The Simpsons. Al Jean chia sẻ tác phẩm như một lời cảm ơn từ đội ngũ đoàn làm phim với những người hâm mộ chương trình trong suốt 25 năm qua. David Silverman cho biết, ông thực hiện bộ phim này với định dạng 3D theo ý kiến đóng góp của Richard Sakai cùng một vài người khác trong tổ sản xuất. Họ muốn thử nghiệm 3D lên bộ phim và muốn nhìn xem The Simpson sẽ như thế nào khi được làm 3D. “Không có lý do cụ thể gì cả, đây chỉ là một kiểu thử nghiệm ý tưởng. Chúng tôi đã thử nó và chúng tôi thích thú với điều này và bộ phim trở nên mới mẻ hơn.” Đạo diễn David Silverman. Nguồn: awn.com Về quá trình sản xuất The Longest Daycare, ông nói: “Giai đoạn sản xuất bộ phim là từ tháng 3 đến tháng 5. Tuy tôi không có một đội ngũ khổng lồ nhưng có những anh em rất nhiều kinh nghiệm. Điều quan trọng nhất là tôi có một đội ngũ chuyên nghiên cứu về 3D, do Eric Kurland đứng đầu, người đã thực hiện khá nhiều dự án về 3D.” Ông cũng nói rằng không thay đổi hình ảnh mà vẫn giữ nguyên và chia ra các bộ phận tách biệt tại phòng thu ở Hàn Quốc. Tùy theo mỗi cảnh mà họ ghép các bộ phận cơ thể cho phù hợp. “Eric nói việc đó đó không cần thiết. Chúng ta có thể thao tác trong After Effects nếu chúng ta muốn tách cụ thể hơn nữa. Tôi đang rất e ngại về thời gian sản xuất của chúng tôi bởi vì bộ phim đã được thực hiện khá nhanh và tôi không muốn mọi người nghĩ ‘Ồ, chúng ta chỉ cần loại ra nó’ Chúng tôi không muốn nghe thấy điều đó.” Nguồn: awn.com Comic Media Academy chia sẻ đến các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình đoạn phim The Longest Daycare đầy đủ được đăng trên Animation on FOX tại Youtube. Phỏng vấn David Silverman ‘The Simpsons’ về ‘The Longest Daycare’ Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Phim hoạt hình Paperman 19

Nguồn: artofdisney.canalblog.com Paperman là bộ phim hoạt hình ngắn hài hước, lãng mạn, được thực hiện bởi đạo diễn John Kahrs cùng hai biên kịch gồm Clio Chiang, Kendelle Hoyer. Walt Disney Animation Studios là studio sản xuất bộ phim dưới sự cho phép của nhà sản xuất Kristina Reed và phát hành tại Mỹ vào ngày 2/11/2012 cùng với Wreck-It-Ralph. Bộ phim là sự pha trộn giữa hoạt hình truyền thống và hoạt hình máy tính, chính sự kết hợp ấy đã giúp bộ phim được đánh giá cao và nhận giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 85, năm 2013. Ngoài ra, bộ phim còn đạt giải Best Animated Short Subject tại buổi lễ lần thứ 40 của Annie Awards. Đây là lần đầu tiên sau 43 năm kể từ chiến thắng của It’s Tough to be a Bird, Disney mới lại giành được giải thưởng ở hạng mục này tại Oscar lần nữa. Trailer Paperman Nội dung của Paperman khởi đầu bằng cảnh ở ga tàu điện vào thời điểm của thập niên 1940 tại thành phố New York, một chàng trai nhân viên văn phòng bất ngờ gặp một cô gái xinh đẹp tại đây và cô khiến anh ta bối rối và quyến luyến. Khi anh chàng chưa kịp bắt chuyện làm quen vì còn ngại ngùng thì cô nàng không may đi mất, chỉ để lại một vết son môi vô tình in trên một tờ giấy của chàng như lời tạm biệt. Bộ phim gợi lên những nỗi tiếc nuối từ những cuộc gặp gỡ tình cờ mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể gặp phải giữa dòng đời để rồi vì sự e ngại mà vuột mất cơ hội. Đạo diễn John Kahrs – một cựu họa sĩ của hãng Pixar và hiện đang là chuyên gia hoạt hình của Disney – chia sẻ cảm hứng để anh thực hiện bộ phim hoạt hình ngắn đầu tay của mình chính là những kỷ niệm của ngày tháng tuổi trẻ khi anh sống cô đơn lẻ loi giữa thành phố New York tấp nập người qua lại. Đạo diễn John Kahrs. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Paperman với hình ảnh đen trắng đơn giản nhưng vô cùng đẹp đẽ và nên thơ, còn là sự kết hợp thử nghiệm lần đầu tiên giữa kỹ thuật vẽ tranh bằng tay và đồ họa vi tính trong cùng một nhân vật tại studio Disney. Theo các nhân viên khâu hoạt hình nhận xét, kỹ thuật này giúp hình ảnh vừa giữ được vẻ uyển chuyển của 2D truyền thống, vừa có chiều sâu được tạo ra từ các hình khối của công nghệ 3D tiên tiến. Nhà sản xuất Kristina Reed trả lời phỏng vấn cho biết các thành viên tham gia làm phim hoạt hình đã cùng nhau thảo luận rất nghiêm túc và làm việc chăm chỉ hết sức vất vả. Ngoài ra trong lúc làm Paperman cũng xảy ra trắc trở vì thiếu nhân công, bởi vì đa số các họa sĩ làm việc tại hãng Disney phải tập trung vào các bộ phim dài và dự án lớn. Cho đến khi các dự án lớn đó hoàn thành thì họ mới có thể trợ giúp cho đoàn làm phim thực hiện bộ phim ngắn như Paperman và chỉ có thể giúp trong vòng một đến hai tháng. Đó là một điều vô cùng khó khăn đối với đoàn làm phim lúc bấy giờ nhưng cuối cùng họ đã làm được và nhận được phần thưởng xứng đáng. Để người xem có thể có một cái nhìn thoáng qua về Paperman, Disney đã chia sẻ một vài hình ảnh phác thảo của bộ phim như sau. Phác thảo của Scott Watanabe. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Phác thảo của Shiyoon Kim. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Bối cảnh thiết kế bởi Helen Chen. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Một vài bản phác thảo nhân vật của các họa sĩ khác. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Hình ảnh trong quá trình làm Paperman. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Comic Media Academy gửi đến bạn đọc và các học viên đoạn clip Paperman and the Future of 2D Animation để các bạn có thể tham khảo và dễ dàng nhìn thấy quá trình thực hiện Paperman của đoàn làm phim cùng sự nỗ lực của họ trong việc thay đổi hoạt hình lúc bấy giờ. Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp  

Phim hoạt hình Head Over Heels 7

Nguồn: vimeocdn.com Head over Heels là bộ phim hoạt hình ngắn do đạo diễn, biên kịch phim người Anh, Timothy Reckart thực hiện vào năm 2012. Bộ phim được làm theo dạng stop motion với thời lượng 10 phút được sản xuất bởi Fodhla Cronin O’Reilly, khâu hoạt hình gồm hai người là Timothy Reckart và Sam Turner. National Film and Television School (NFTS) phát hành bộ phim vào ngày 24 tháng 5 năm 2012 tại Pháp. Head over Heels đã giành được giải Annie Award cho hạng mục Best Student film, sau đó đạt được Best European Animated Short tại lễ trao giải Cartoon d’Or. Không dừng tại đó, bộ phim đã có tên trong năm ứng cử viên sáng giá cho vị trí Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar tổ chức năm 2013. Sau khi được đề cử Oscar, bộ phim được phát hành cùng với mười lăm bộ phim ngắn khác cũng được đề cử tại giải, tại các rạp chiếu phim của ShortsHD. Vào tháng 3/2015, bộ phim đã được đăng trực tuyến đầy đủ tại Head over Heels TV.  Nội dung của Head over Heels rất thú vị, kể về đôi vợ chồng già Walter và Madge sau nhiều năm chung sống với nhau, họ đã quyết định tách riêng ra: Người chồng thì ngủ và sinh sống dưới sàn nhà, người vợ thì sống trên trần nhà. Khi Walter cố thuyết phục bạn đời của mình, sự cân bằng của họ đã tan biến. Ý tưởng về bộ phim là một sự đúc kết từ rất nhiều ý tưởng khác của Timothy Reckart, những điều mà anh nghĩ sẽ khiến cho bộ phim trở nên tuyệt vời hơn. Một câu chuyện về hai người nhìn thế giới một cách khác nhau nhưng họ vẫn phải tìm cách để sống với nhau. Đây là một cảm hứng có thể áp dụng cho bất kỳ sự bất đồng ý kiến ​​về chính trị, tôn giáo. Đạo diễn nhận định đây là một phép ẩn dụ tuyệt vời cho điều đó, không chỉ riêng về hôn nhân. Đạo diễn Timothy Reckart cùng đội ngũ làm phim. Nguồn: facebook.com/HeadOverHeelsFilm Đạo diễn Timothy Reckart cũng chia sẻ về quá trình làm phim Head over Heels. Anh kể bước đầu tiên là tập trung vào phác thảo, làm sao để dẫn đến kết thúc một cách rõ ràng, hợp lý. “Sau đó chúng tôi dành phần lớn thời gian tạo bảng phân cảnh và animatic, đây là quá trình rất dài. Tôi nghĩ rằng tầm khoảng bốn tháng để làm xong. Tuy không lâu lắm, nhưng bạn biết đấy, bộ phim này chỉ có mười phút. Chúng tôi đã trải qua một số bản nháp, chỉ cần liên tục rút gọn bớt nội dung, cố gắng làm cho nó càng ngắn càng tốt. Điều khó khăn khác là làm thế nào để kể câu chuyện mà không cần sử dụng bất cứ cuộc đối thoại nào.” Nguồn: facebook.com/HeadOverHeelsFilm Anh tâm sự thêm rằng mình đã dành 06 tháng cho việc làm phim hoạt hình, trong đó có năm tháng là bao gồm việc xây dựng bối cảnh và đạo cụ để chụp. Khi cả nhóm hoàn thành xong căn phòng và nhân vật, họ sẽ đưa nó vào phòng thu và bắt đầu lấy ảnh. Vì thế, cả bộ phim kéo dài từ tháng 7-12/2012. Nguồn: facebook.com/HeadOverHeelsFilm Dưới đây là hai đoạn clip được phía đoàn làm phim Head over Heels cung cấp sẽ giúp các bạn học viên cùng bạn đọc hiểu thêm về quá trình thực hiện bộ phim đáng yêu này. HOH Timelapse: Animating a shot HOH Timelapse: Breaking down and setting up Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Fresh Guacamole Phim hoạt hình ngắn nhất được đề cử Oscar 4

Poster phim. Nguồn: pesfilm.com Fresh Guacamole là bộ phim hoạt hình ngắn năm 2012 do PES (tên thật là Adam Pesapane) làm đạo diễn kiêm biên kịch, sản xuất bởi PES Productions và Showtime hợp tác cùng ShortsHD phát hành. Ra mắt vào ngày 2/3/2012 tại Mỹ, Fresh Guacamole đã được đề cử giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) của lễ trao giải Oscar lần thứ 85 diễn ra vào năm 2013. Với thời lượng vỏn vẹn 1 phút 40 giây, đây là bộ phim hoạt hình ngắn nhất từng được đề cử cho giải Oscar. Nguồn: pesfilm.com Những bộ phim của PES chủ yếu là theo hình thức 2D và Stop-Motion và luôn là chủ đề về cuộc sống xung quanh con người. Nhưng những sản phẩm do anh làm ra luôn đầy tính sáng tạo đến mức bất ngờ, hài hước, súc tích và suy tư. Điển hình như Fresh Guacamole với nội dung rất gần gũi: Sử dụng các vật dụng kỳ lạ làm món bơ dầm. Trong khi, phần nội dung nghe có vẻ đơn giản nhưng việc PES sử dụng kỹ thuật pixilation để mô tả một người đàn ông làm món bơ dầm từ các thành phần bất thường, mà mỗi khi cắt lại trở thành một thứ khác khiến cho khán giả không khỏi thích thú, bị lôi cuốn với sự sáng tạo độc đáo của PES. Đó là lý do tại sao Fresh Guacamole chỉ cần 4 ngày để đạt 3,5 triệu lượt view trên Youtube và đến nay đã là 54 triệu lượt.  Trong cuộc phỏng vấn với ANIMATIONWorld, PES đã nói về nét riêng trong Fresh Guacamole và các phim khác của anh: “Các phim của tôi không nhất thiết đi theo cảm xúc con người, sự phát triển nhân vật hay diễn biến tâm lý. Mà vẫn dựa trên ý tưởng là chính. Người ta đi xem phim truyện để được dấn thân vào một trải nghiệm, một hành trình, đi theo một nhân vật. Nhưng triết lý riêng của tôi là người ta cũng muốn xem một thứ gì khác ngắn hơn. Người ta có thể cảm thấy đầy lý thú và thỏa mãn từ một thứ ngắn và có thể xem đi xem lại mà vẫn thấy chiều sâu.” Đạo diễn PES. Nguồn: media.salon.com Ngoài ra, anh còn chia sẻ thêm: “Theo quan niệm của tôi, phim ngắn còn mạnh mẽ hơn vì nếu ta có thể làm ra một thứ gì đó mà người khác muốn xem đi xem lại hàng chục lần thì nó đã cho phép ta kết nối. Khán giả thường phản ứng tốt với các dạng phim ngắn vì phim quảng cáo đã thành công 50 năm nay. Não của chúng ta đã bắt nhịp được với lối kể chuyện cô đọng cao độ này.” Theo PES, ý tưởng thực hiện Fresh Guacamole đến bất chợt vào một ngày anh ta đi bộ và ghé vào cửa hàng thực phẩm. Tại đây, PES thấy một đống bơ và tưởng tượng về việc lấy thử một trái và ném nó vào khắp nơi trong cửa hàng. Từ đó, ý tưởng về lựu đạn bơ đã ra đời và được PES sử dụng vào bộ phim này. Tuy nhiên, để có thể khiến bộ phim giống như một câu đố, làm khán giả phải kết nối, xác định đối tượng thông qua các phương tiện khác nhau và mường tượng ra thật không dễ dàng. PES cũng thừa nhận làm các bộ phim về nấu ăn mà sáng tạo ra nguyên liệu một cách “đặc biệt” đôi khi cũng là thử thách lớn. Nguồn: pesfilm.com PES chia sẻ thêm: “Tôi đã từng sử dụng công cụ LunchBox nhưng bây giờ tôi chuyển sang Dragon. Công cụ mới này không phải không có nhiều lỗi phiền phức nhưng nó vẫn mang đến lợi ích cho tôi. Vì vậy, tôi thiết lập công cụ Dragon rồi dùng máy ảnh kỹ thuật số để chụp ảnh tĩnh. Chỉnh sửa trong Final Cut và thiết kế âm thanh trên đó luôn, sau đó tôi kết hợp cả hai vào. Đó chính là cách tôi đã tạo ra bộ phim. Thêm chút chỉnh sửa trên Photoshop và chúng tôi hoàn tất mọi công đoạn.” Comic Media Academy chia sẻ đến bạn đọc và các bạn học viên đoạn phim đầy đủ của Fresh Guacamole được chính PES đăng công khai trên trang PESfilm Tại Youtube. Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp (Bài viết có sử dụng dữ liệu từ Howfilmschool)

Phim hoạt hình Adam and Dog 11

Nguồn: imdb.com Adam and Dog là phim hoạt hình ngắn của đạo diễn Minkyu Lee hợp tác cùng nhóm bạn thân của anh – những người có kinh nghiệm làm phim hoạt hình trong các studio khác nhau, kể cả các hãng lớn như Disney Feature, Dreamworks và Pixar. Trailer Adam and Dog Tác phẩm có độ dài 16 phút ra mắt vào ngày 6/11/2012 tại Mỹ, đã vượt qua hàng trăm bộ phim hoạt hình ngắn khác để trở thành đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Lễ trao giải danh giá Oscar năm 2013. Không những vậy, Adam and Dog còn nhận được giải thưởng Best Animated Short Subject tại Annie Awards lần thứ 39. Adam and Dog kể về một chú chó đang lang thang đến Eden thì gặp một sinh vật kỳ lạ tên Adam. Họ đi cùng nhau và dành cả ngày vui chơi ở khu vườn, nhanh chóng trở thành đôi bạn thân không thể tách rời cho đến khi có sinh vật mới xuất hiện, đó chính là Eve. Sau khi Eve tới thì Adam đã bỏ rơi chú chó thân thiết. Nhưng khi cả hai người Adam và Eve vì phạm phải điều cấm và buộc rời khỏi khu vườn Eden, chú chó trung thành vẫn đi theo họ vào cảnh khổ cực. Đạo diễn Minkyu Lee chia sẻ về đứa con của mình: “Bộ phim hoạt hình này do tôi cùng nhóm bạn của mình là Jennifer Hager, James Baxter, Mario Furmanczyk, Austin Madison và Matt Williames thực hiện. Glen Keane cũng giúp chúng tôi khi đã góp ý cũng như tư vấn và làm một số visual development. Đây là một tác phẩm hoàn toàn độc lập mà không có sự tham gia của studio. Chúng tôi rất vui mừng khi mọi người thích nó và chia sẻ với nhau.” Adam and Dog là bộ phim hoạt hình 2D truyền thống và được tô điểm bằng màu sắc trang nhã. Từ đó khiến khán giả phải rung động, ngỡ ngàng trước tài hoa của các họa sĩ tham gia. Đặc biệt, bối cảnh phim hùng vĩ và mang cảm giác bình yên là điểm nổi bật nhất của Adam and Dog. Minkyu Lee cùng ekip đã mất khoảng 3 năm để hoàn thành bộ phim. Trong quãng thời gian đó, anh cũng làm việc cho Disney với các dự án như Winnie the Pooh và Wreck-It Ralph. Minkyu Lee gần như đã vắt kiệt sức cho bộ phim trong nhiều đêm liền và cả những ngày cuối tuần. Cuối cùng, để có thể dành hết tâm trí vào Adam and Dog và tạo ra một tác phẩm hoàn thiện nhất, anh quyết định xin nghỉ phép 4 tháng ở Disney. Ngoài vai trò đạo diễn, Minkyu Lee còn là nhà sản xuất, họa sĩ, biên kịch, nhà thiết kế, lead animator và họa sĩ nền. Hầu hết các bối cảnh trong phim đều được anh thực hiện qua Photoshop. Theo GoldDerby, ý tưởng bộ phim được Minkyu Lee lấy cảm hứng từ một bài viết về nguồn gốc của loài chó trên National Geographic.  Cùng Comic Media Academy ngắm nhìn những mẫu phác thảo từ Adam and Dog do Minkyu Lee thực hiện dưới đây: Phác thảo nhân vật Adam và chú chó. Nguồn: blackwingdiaries.blogspot.com Các bối cảnh trong phim. Nguồn: cartoonbrew.com Ngoài ra Comic Media Academy gửi đến bạn đọc và các bạn học viên hai clip hậu trường từ  bộ phim Adam and Dog. Adam and Dog (2011) Pencil Test by James Baxter Adam and Dog (2011) Pencil Test 2 by Jennifer Hager Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Sách luyện kỹ thuật xử lý ánh sáng và đổ bóng 9

Trước khi bắt tay vào công việc sáng tạo ra những tranh minh họa cực đỉnh hay những bức concept art cực bá đạo, bạn sẽ cần phải làm chủ các nguyên lý nền tảng của hội họa. Và một trong những kỹ năng “ngon lành” mà bạn phải cố gắng có được là làm chủ được nguyên lý ánh sáng. Thực chất lĩnh vực này cực kì phức tạp vì nó không chỉ dính dáng đến các trạng thái đa dạng của ánh sáng, mà còn liên quan tới sự biến chuyển của những vật liệu khác nhau với thuộc tính hấp thụ hay phản xạ sáng khác nhau. Thông thường một người cần rất nhiều năm mới có thể làm chủ tốt ánh sáng/ bóng tối. Tuy nhiên với phương pháp học tập đúng đắn và sự nỗ lực rèn luyện, bạn có thể tiến bộ rất nhanh. Trong bài viết này tôi xin chia sẻ những cuốn sách tham khảo tốt nhất cho các họa sĩ đang nghiên cứu về ánh sáng và bóng đổ, để có thể vẽ được mọi chất liệu một cách chính xác. Light for Visual Artist Nguồn: geros.com.br Đây là quyển sách sơ đẳng nhất dành cho nhập môn nghiên cứu về nghệ thuật ánh sáng. Những kĩ thuật được viết trong này rất cô đọng và dễ nhớ. Quyển sách này chỉ gồm 170 trang với rất nhiều thông tin hữu ích về các dạng khác nhau của ánh sáng, sự khúc xạ, phân tích những đường ranh giới sáng tối, quy luật bóng đổ và sự phản quang. Ánh sáng là một kĩ năng nền tảng nhưng rất phức tạp của Nghệ thuật.   Nó được tranh cãi là lĩnh vực có độ khó thứ 2 chỉ sau Giải Phẫu. Tuy nhiên Light for Visual Artist có khả năng đơn giản hóa nó để dành cho những họa sĩ mới bắt đầu nghiên cứu. Quyển sách này chứa hầu như toàn bộ những kiến thức bạn có thể cần, với lối giảng dạy mà ở bất kì trình độ nào người đọc cũng có thể tiếp thu tốt. How to render Nguồn: ozon.ru (Chú thích: Rendering là khái niệm rất rộng trong ngành nghệ thuật nói chung, ở đây bàn về khâu cuối cùng của painting, là lên chất liệu và xử lý sáng/ tối) Học lý thuyết về nguyên lý Ánh sáng là điều tốt, nhưng chỉ biết thế thôi  bạn sẽ khó mà xử lý render khi tác phẩm của bạn đã đi gần đến mức hoàn thành. Và quyển sách vô cùng giá trị này của tác giả Scott Robertson sẽ giúp bạn điều đó. Đây là phần tiếp theo của quyền How To Draw của ông. Mọi kiến thức đến từ Scott Robertson đều quý giá cho cả các nghệ sĩ Digital Painting lẫn Hội Họa Truyền thống. Các bài tập trong sách vô cùng chi tiết và kỹ càng, khiến bạn phải bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu và thực hành. Nghiêm túc mà nói thì độ khó và phức tạp của bài tập là rất cao, nên bạn có thể phải bỏ ra vài tuần cho một bài trước khi chuyển sang bài kế tiếp. Sau khi hoàn thành quyển sách, những người mới bắt đầu sẽ học được rất nhiều từ nó. Điều quan trọng nhất ở đây là bạn không được vội vã, phải nghiền ngẫm, tiếp thu thật kĩ từng bài một để thu nhật được nhiều thông tin nhất có thể. Đây là quyển sách rất được khuyến cáo cho những người có niềm đam mê và thái độ học tập nghiêm túc với Hội họa. Lessons on Shading Nguồn: pinterest.com Đây là sự thay thế siêu rẻ nhưng chất lượng cho các đầu sách nghệ thuật đắt đỏ hơn. Trong quyển sách này, tác giả W.E Sparkes đã gói gọn những kĩ thuật đi kèm với ví dụ mẫu để giúp bạn render bóng đổ và ánh sáng thật chính xác. Nên lứu ý rằng tuổi đời của quyển sách đã khá cao, nên những kiến thức nó cung cấp là của thế kỉ 20 mặc dù đã được hiệu chỉnh và biên tập lại nhiều lần để dễ học hơn. Tuy nhiên đây là những kiến thức nền tảng vững chắc và vẫn được các họa sĩ tin dùng. Đặc biệt là giá cả khá mềm. Trong sách, bạn sẽ bắt đầu với các nguyên tắc cơ bản của bóng và cách bóng tối phủ lên bề mặt các vật thể. Sau đó bạn sẽ tập xây dựng các hình khối trên giấy, như hình nón, nón cụt, hình cầu, hình kim tự tháp. Những bài hình họa này cần được thực hành mỗi ngày cho đến khi nó ăn sâu vào trí óc của bạn (phương pháp học cổ điển) Những chương cuối sẽ đào sâu vào phần đánh bóng các vật thể thực và các bài tập sẽ ngày một khó hơn, nhưng đây cũng là những bài học hữu ích nhất để giúp các bạn trưởng thành hơn trong nghề vẽ. Drawing Light & Shade: Understanding Chiarascuro Nguồn: theworks.co.uk Drawing Light and Shade dạy cho bạn cách “nhìn” ánh sáng cho đúng và làm thế nào để “xuất” nó ra trên giấy. Kĩ thuật chính trong sách là “cross hatching” (đánh bóng đậm nhạt bằng các nét gạch), rất hữu ích để tham khảo. Quyển sách này được ưa thích một phần do tập trung vào các chủ đề vẽ và lên khối bằng bút chì. Nếu bạn mới bắt đầu tập vẽ, bạn nên thử cố gắng kiểm soát sắc độ (value) bằng bút chì hoặc chì than trước khi chuyển qua các chất liệu màu (sơn dầu, poster…) Mỗi chương trong sách giới thiệu một chủ đề mới về kỹ thuật chiaroscuro (tương quan sáng tối trong sơn dầu), từ đó hướng dẫn bạn cách hiểu sâu hơn về ánh sáng khi vẽ

5 điều cần làm trước khi bắt tay làm phim hoạt hình

Là một người đang học làm phim hoạt hình hay đã hoạt động trong ngành này hoặc, bạn đã từng thử làm luôn một đoạn phim ngay từ đầu mà không cần bất kì kế hoạch nào? Tôi nghĩ nó chắc chắn sẽ kết thúc trong thảm họa nếu bạn làm thế. Khi ta bật ra một ý tưởng mới trong đầu, thì thật khó mà cưỡng lại việc diễn hoạt từng khung một cách vội vàng, để rồi mọi chuyện không đi đến đâu cả vì không thể phát triển thêm được ý tưởng và chúng ta cứ bị đi lòng vòng, vừa tốn thời gian vừa mất công sức vẽ. Để tránh lỗi lầm hết sức phổ biến trên, bạn cần quản lý mọi thứ trong khuôn khổ và tuần theo đúng quy trình, hãy làm theo 5 bước đơn giản sau đây trước khi bạn bắt đầu công vuệc. Chậm rãi, từ tốn lại sẽ không mang lại niềm vui nhiều cho lắm, nhưng điều này sẽ cứu nguy cho dự án của bạn vào phút cuối. Biết rõ câu chuyện mình muốn kể  Nguồn: hollywoodreporter.com Rất nhiều người, đặc biêt là người mới học, thường bị sa đà vào diễn hoạt với chỉ ý tưởng, mà không có câu chuyện đàng hoàng. Bởi vì một câu chuyện là sự phát triển của các ý tưởng/khái niệm, nên bạn cần phải viết ra tất cả mọi thứ để biết mình phải làm gì và nên lên kế hoạch như thế nào . Bạn có thể cần phải thay đổi vài thứ vào phút chót trong câu chuyện khi bạn gặp khó khăn hoặc trở ngại nhưng dàn ý/ bộ khung cơ bản vẫn cần giữ nguyên.  Viết ra một kịch bản hoàn chỉnh với cách dàn xếp sân khấu, chú thích lia camera, thu phóng, góc đặt máy quay…. Càng chi tiết càng tốt, vì bạn sẽ cần đến nó về sau. Hiểu rõ nhân vật mình tạo ra Nguồn: awn.com Đừng chỉ phác thảo một bản duy nhất khi tạo hình các nhân vật của mình. Hãy tạo ra thật nhiều model đa dạng, đừng chỉ gói gọn ở chỉnh sửa gương mặt. Vẽ nhân vật của bạn ở góc toàn thân, ở mọi góc độ và biểu đạt mọi hành động/ cảm xúc, ví dụ như những hành động biểu lộ tính cách tiêu biểu của nhân vật, các cung bậc cảm xúc (giận, vui vẻ…), động tác tay khi nhân vật nói chuyện… Đi vào chi tiết cả những thứ nhân vật đeo trên ngón tay, đeo trên tai… hay những chi tiết kì quái trên áo quần của chúng Sau đó hãy tô màu và tả chất liệu cho nhân vật. Tạo ra một bản thiết kế nhân vật (model sheet) hoàn chỉnh với 5 góc nhìn khác nhau. Vẽ luôn cả những thứ sẽ xuất hiện và tương tác với nhân vật trong phim của bạn, như xe, tàu vũ trụ, sung ống… Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều ở công đoạn diễn hoạt (animation) vì bạn đã hình dung được thể khối của chúng. Dù chúng ta có thể hình dung rõ nhân vật của chúng ta trông như thế nào trong đầu, nhưng sẽ khó mà thống nhất cái mình nghĩ với cái mình có thể vẽ ra được trên giấy, nên model sheet nhân vật là thứ sẽ hỗ trợ bạn sự đồng bộ đó. Việc tao ra các tờ model sheet giúp bạn chính thức hóa nhân vật của mình, và bạn có thể dùng lại để tham khao cho các dự án sau này. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy model sheet giúp cho bộ phim của bạn thống nhất và quy củ đến thế nào. Không những thế, nó giúp bạn quen với nhân vật và chỉ cần vài nét để vẽ ra chúng, tiết kiệm bớt thời gian và khối lượng công việc. Lên kế hoạch từng phân cảnh  Nguồn: cartoonbrew.com Trừ những đoạn hoạt hình ngắn chỉ có 1 góc camera, bạn sẽ phải quản lý rất nhiều phân cảnh khác nhau trong bộ phim của mình. Hãy đọc kĩ câu chuyện của mình hoặc kịch bản phân cảnh. Đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc của phân cảnh, sau đó xác định cụ thể các yêu cầu cho từng cảnh đó: Có bao nhiêu nhân vật, bối cảnh là gì, âm thanh, âm nhạc, âm thanh, lời loại…. Tạo ra một storyboard phân định cụ thể các hành động chính, chuyển động camera, hiệu ứng, màu sắc, vân vân. Hãy biến từ ngữ của câu chuyện biến thành hình ảnh có ý tứ rõ ràng. Đây sẽ là khuôn khổ hướng dẫn bạn trong suốt quá trình. Về cơ bản nó là những hướng dẫn trực quan cho bản thân bạn. Canh chỉnh nhịp thời gian (Timing)  Nguồn: alicegearyyear2.wordpress.com Sự điều hòa thời gian cho chuẩn xác là điều cốt lõi trong hoạt hình. Không phải vật thể nào trong phim cũng di chuyển ở cùng một tốc độ, ví dụ như trong cùng một khoảng cách thì hành động đi và chạy sẽ có số lượng khung hình khác nhau. Nếu bạn diễn hoạt một con báo đang phóng đi nhưng lại phân bố một lượng khung hình xen (inbetween)  đều đặng giữa các khung chính (key frame), bạn có thể sẽ khiến cho con báo nhìn như đang nổi lềnh bềnh trên không khí, hoặc đang lao đi với tốc độ chết người. Không chỉ có thế, không phải mọi chuyển động luôn tiếp diễn ở cùng một vận tốc. thỉnh thoảng nhanh hơn và chậm hơn ở các thời điểm khác nhau (ease-in/ ease-out)  Bạn còn phải đối mặt với các ràng buộc về deadline, nên bạn buộc phải tính toán kĩ thời lượng của bộ phim mà bạn muốn, cắt bớt những cảnh không thực sự cần.  Tạo bảng kế hoạch chi tiết cho công việc  Nguồn: shutterstock.com

5 cách cải thiện não phải

Hầu hết chúng ta đều muốn mình trở nên sáng tạo hơn, nhưng hầu hết ta lại thấy mình “không có khiếu” hay khó khăn để sử dụng trí tưởng tương. Đó là vì đa phần khi trưởng thành chúng ta thiên về tư duy logic, vốn là phần công việc của não trái. Còn bán cầu não phải được coi là trung tâm của sự sáng tạo của con người, nơi điều khiển các hoạt động như âm nhạc, nghệ thuật, năng lực cảm thụ không gian và trí tưởng tượng. Bạn có thể kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của bạn bằng cách tiến hành những bài tập thể dục cho não phải, nhằm tối đa hóa hiệu suất của bản thân. Bước 1 Tập thiền định. Theo như Marilee Zdenek, tác giả quyền sách “Những trải nghiệm của não phải: Học cách giải phóng óc tưởng tượng”, não phải của bạn hoạt động mạnh hơn khi bạn đang ở trạng thái thư giãn. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận các kiến thức về ngồi thiền trên mạng, sách vở hoặc tại các khóa học cụ thể. Bước 2 Học hát hoặc chơi một loại nhạc cụ. Thử nghe một thể loại nhạc mới. Theo nhà tâm lý học Terry Lyles , việc nghe và chơi nhạc là cách rất tốt để kích thích vỏ thính giác của não phải, từ đó làm tăng sức sáng tạo. Bước 3 Tập vẽ dưới bất cứ hình thức nào. Dù cho bạn nghĩ bạn không nghề có năng khiếu, việc phác họa, thậm chí “đồ” lại một bức ảnh cũng có thể khuyến khích phần não phải của bạn trở nên năng động hơn, do não phải cực kì nhảy cảm với hình ảnh. Những hoạt động liên quan đến việc thực hành nhiều với thị giác như hội họa, điêu khắc sẽ thúc đẩy mạnh não phải. Bước 4 Bắt đầu hình thành cho mình một sở thích mang tính sáng tạo như đan lát, may vá, thêu, hay các hoạt động mà bạn buộc phải thật tập trung và toàn tâm toàn ý. Tiếp xúc nhiều với màu sắc, hoa văn cũng như việc đi tìm các ý tưởng để may nêu sẽ truyền cảm hứng cho óc tưởng tượng của bạn. Tập trung vào việc làm ra những sản phẩm thẩm mĩ sẽ khuyến khích nhận thức sáng tạo của não phải. Bước 5 Tập viết hoặc vẽ bằng tay không thuận của mình. Theo quyển sách “Sức mạnh của bàn tay còn lại: Kết nối với sự thông thái của não phải” của Lucia Capacchionne, các bộ phận không thuận trên cơ thể bạn (như tay, chân) thường chi phối đến bán cầu não phải. Kích thích não phải thông qua việc hoạt động bàn tay không thuận của mình trong khi viết, vẽ có thể giúp bạn kết nối với những phần sáng tạo, trực giác và xúc cảm của bản thân. Hãy thử 5 bước này để cải thiện sự sáng tạo của bạn. Chắc chắn điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình học vẽ truyện tranh hay làm phim hoạt hình đấy. 

7 bài tập nâng trình Digital Painting 1

Những ngày đầu mới “rờ” tới Wacom, thật khó để ngăn chúng ta vẽ bất cứ thứ gì mà đó giờ hằng mơ tưởng trong đầu, các bạn nhỉ. Mình cứ vẽ miệt mài, nhưng rồi “thành phẩm” lại xấu hơn mình nghĩ, nhưng mình vẫn cứ miệt mài vẽ, đam mê mà! Đôi khi bạn cũng sẽ nghĩ đến việc luyện tập thật nghiêm túc trước khi bắt đầu vẽ một tác phẩm Digital Painting hẳn hoi. Nhưng những bài tập căn bản thật sự là chán chết đi được! Ai mà chả thích vẽ một con rồng hơn là đi ngồi đánh bóng mấy cái hình khối hộp chứ! Tôi hiểu mà. Vì thế, tôi đã thiết lập chuỗi các bài tập sẽ giúp các bạn có thể học hỏi mà không cần phải vẽ những thứ chán ngắt (như hộp vuông, đầu tượng…). Hãy vẽ bất cứ gì mình thích với những kĩ thuật vẽ sau đây, các bạn sẽ thấy mình tiến bộ trong thời gian không lâu đâu! 1. Chỉ vẽ những phần sáng Hầu hết chúng ta thường “mặc định” vẽ trên một nền background màu trắng, nhưng đó chỉ là tàn dư cũ của nền hội họa truyền thống thôi. Sự mặc định này buộc ta phải “vẽ” luôn cả mảng sáng lẫn mảng tối, mặc dù thật ra bóng tối (shadow) không thật sự là cái gì ghê gớm lắm – nó chỉ là sự thiếu sáng mà thôi. Với việc bắt đầu bức tranh trên background màu ĐEN, bạn tự buộc mình phải vẽ chỉ với phần sáng thôi, thì bóng tối tự động trở thành khái niệm cố nhiên của nó: là các khu vực không có ánh sáng. Bước 1 Phác thảo hình ảnh mà bạn muốn vẽ. Bước 2 Tạo ra âm bản của bản phác. Nếu sử dụng Photoshop bạn có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + I. Tô đen background bằng cách chọn layer background rồi fill màu đen. Bước 3 Giảm Opacity của bản phác lại, càng mờ càng tốt. Bước 4 Đây là lúc trò vui bắt đầu nè! Phân định các mảng sáng, dự đoán hướng và nơi ánh sáng chạm đến trên bề mặt vật thể, rồi tô trắng những chỗ đó. Bước 5 Nguồn sáng chính sẽ dội xuống mặt đất, nên nó sẽ tạo ra một nguồn sáng phụ yếu hơn hắt lên bề mặt bên dưới của vật thể (gọi là phản quang). Dùng màu xám để thể hiện những vùng sáng này. Bước 6 Vậy thôi đó! Tới đây bạn có thể ngừng lại, hoặc tỉa tót chi tiết để hoàn thiện hơn. Bạn có thể dùng nó để làm layer bóng cho một layer màu khác để ra một bức vẽ thật sự. (chọn Multiply mode). 2. Giới hạn lại bộ màu của bạn Bảng màu trong photoshop có thể làm bạn choáng váng với cả đống lựa chọn. Và thường bạn sẽ hoang mang khi phải lựa chọn giữa màu vàng hay vàng ngả xanh lá, vì thật tình là chúng gần như giống nhau. Thực tế là đa phần mọi vật thể đều có gam màu giới hạn, thông thường là 2 đến 3 màu chính, và chỉ 1 hoặc 2 màu phụ cho các chi tiết nhỏ. Nếu bạn dùng quá nhiều màu để vẽ, hình vẽ của bạn có thể sẽ bị “rợ”, nhìn giả (không giống mẫu). Để tránh mất thời gian chọn màu, bạn nên chuẩn bị trước một hệ thống màu giới hạn trước khi bắt đầu lên màu cho tác phẩm nhé! Ví dụ như sau: Màu chính 1 Màu chính 2 Màu phụ 1 Màu phụ 2 Để việc tô màu dễ dàng hơn nữa, hãy pick sẵn hệ màu bóng đổ cho tất cả các màu bạn đã chọn: (bạn có thể xài Hue/Sarturation để chỉnh cho dễ hoặc chọn trực tiếp trên bảng màu) Sáng trung gian (tối hơn vài độ, ngả xanh) Bóng đổ (tối hơn nữa, ngả xanh hơn nữa) Ánh sáng phản quang (sáng hơn màu “sáng trung gian” một tí, nhưng ngả xanh hơn và ít bão hòa hơn) Giờ thì hãy quên luôn cái bảng màu cồng kềnh của photoshop đi, chúng ta bắt đầu tô màu với những màu mình đã lựa nhé! Bước 1 Phủ một lớp màu bóng đổ (màu tối nhất bạn đã pick) lên vật thể. Bước 2 Dùng các màu sáng trung gian để tô toàn bộ các mảng chính của khối hình  (đừng tô luôn ranh giới giữa các mảng nhé). Bước 3 Dùng những màu chính để tô những khu vực hứng ánh sáng trực tiếp. Bước 4 Dùng các màu phản quang để tô các mặt đối diện với nguồn sáng. Bước 5 Hoàn thiện bài vẽ. Giờ đây bạn có thể thêm thắt vài màu khác theo ý thích, nhưng tốt nhất là nên theo gam chính của hình vẽ, đừng dùng các màu “trớt quớt” với toàn bộ hệ màu bạn đã xây dựng. Như bạn có thể thấy, lập bảng màu ngay từ lúc bắt đầu sẽ làm cho việc vẽ nhanh hơn và thuận lợi hơn. Bạn còn có thể dễ dàng kết hợp thử các bộ màu khác nhau trước khi tiêu tốn thời gian và công sức vào các chi tiết. 3. Bắt chước màu sắc từ thực tế Những người chuyên nghiệp thường nói rằng: “Hình chụp không phải là nguồn tham khảo tốt, hãy dùng chính thực tế để học hỏi dược nhiều điều hơn”. Phương pháp học này là chính xác, tuy vậy họ rất ít khi đề cập đến độ khó của nó. Thí dụ như bạn muốn vẽ một vật thể thực tế nào đó. Và khi bắt đầu tô màu, chúng ta xem vật mẫu là một hệ thống gồm rất nhiều màu sắc khác nhau. Vậy phải bắt đầu từ đâu bây giờ, chọn màu nào để tô trước đây? Vì

7 bài tập nâng trình Digital Painting 18

4. Vẽ bằng cọ đầu lớn Chúng ta học vẽ hay cụ thể hơn là digital painting để thể hiện những gì chúng ta suy nghĩ. Nhưng cho dù cho hình ảnh trong đầu ta có hoàn chỉnh đến thế nào, việc xuất chúng ra giấy là cả một quá trình dài gồm nhiều bước tuần tự. Và chính điều này tạo ra một vấn đề khó chịu. Giả dụ tôi muốn vẽ một con rồng hoành tráng, tôi phải bắt đầu từ đâu đây? Vẽ cánh hay vẽ đôi mắt trước? Còn bộ vảy thì sao? Khi nào mới nên tô màu? Chúng ta thường bị các chi tiết nhỏ chi phối, rồi sa đà vào việc “tỉa tót” mà quên mất tổng thể bức tranh. Giải pháp cho vấn đề này là điều chỉnh mật độ chi tiết. Đầu tiên bạn vẽ hình lớn (hình tổng thể) với thật ít chi tiết, sau đó bạn đi sâu vào vùng nhỏ hơn với các chi tiết vừa phải, rồi sâu hơn (chi tiết hơn). Điều này giúp bạn dàn trải đều cho toàn bức tranh và tránh được chuyện con rồng cực kì chi tiết ở cái đầu nhưng phần chân cẳng thì mới lèo khoèo vài nét phác. Vì thế khi bắt đầu bài vẽ, đừng phí thời gian để lựa cọ, cứ chọn đại một cây, chỉnh đầu cọ thật to (để hạn chế tỉa chi tiết) và vẽ thôi! Bài tập này khá ngắn. Chỉ cần ngay từ bây giờ, bạn hãy tập thói quen bắt đầu những bức tranh của bạn với một cây cọ đầu lớn. Sử dụng nó để hình thành nên bức tranh lớn, và nó không mất nhiều thời gian nên nếu bạn không ưng ý, bạn có thể chỉnh sửa rất nhanh hoặc vẽ cái khác. Phương pháp này cho bạn một cơ hội để đánh giá thật kĩ  tổng thể trước khi đầu tư quỹ thời gian vào chi tiết. 5. Lên sáng tối mà không có nguồn sáng trực tiếp Khi mới học về bóng đổ và ánh sáng, bạn thường bắt đầu bằng việc chọn một nguồn sáng có hướng, sau đó bắt đầu lên sáng tối cho vật thể. Tuy nhiên trong thực tế, bạn sẽ thấy các vật thể rất ít khi được hứng sáng bởi chỉ một nguồn sáng có hướng rõ rệt. Các vật thể thực thường bị bao trùm trong không gian ánh sáng “lờ nhờ”, loại ánh sáng mà tới từ mọi phía, bị mọi thứ phản chiếu và hắt đi “lung tung”, cho ra cảm giác một không gian mà ánh sáng ở khắp nơi. Nếu bạn muốn lên sáng tối cho vật thể một cách tự nhiên như đời thực, bạn phải làm chủ được phương pháp này. Thực ra nó khá đơn giản một khi bạn đã hiểu. Để thực hành bài tập này, bạn cần biết một quy luật đơn giản. Chúng ta thường lên sáng tối cho một vật thể với 2 nguồn sáng: nguồn sáng chính và nguồn phản quang. Mọi thứ khác là bóng tối (shadow). Con chim này đang bay trong bóng tối, được minh họa bởi một nguồn sáng mạnh đến từ một hướng đơn. Một cách khác để làm cho bức hình trông “thật” hơn là… lên sáng tối trước khi chọn nguồn sáng. Để làm thế,ta tăng sắc độ nhẹ cho màu bóng (shadow color) và dùng sắc ấy để vẽ những vùng mà không dính vào đường line. Con chim này đã được vẽ không chỉ bởi một nguồn sáng chính, mà còn có nguồn sáng trong không gian đến từ bầu trời. Nếu bạn hiểu và ứng dụng đúng, vật thể sau khi lên sáng tối của bạn sẽ giống với kết quả thứ 2 hơn (trong hình sau). Nếu bạn vẫn còn hơi mơ hồ, thì đây là tóm gọn: Trước khi bắt đầu lên sáng tối theo kiểu truyền thống, cố hình dung một nguồn sáng ẩn được bao quanh toàn bộ vật thể. Chỉ khi có được ý thức này bạn mới bắt đầu lên sáng tối. Phương pháp này sẽ khiến cho bức vẽ của bạn không có được độ tương phản gắt, nhưng làm cho tranh dịu hơn và thực tế hơn. 6. Nghiên cứu trước khi vẽ “Ồ, đây quả là một loài chim thú vị, mình sẽ dùng gam màu tuyệt vời của nó đễ vẽ một chú Griffin (đầu chim mình sư).” Bạn liền mở photoshop và… Dừng lại đi nào! Khoan vẽ đã. Hãy tự băn khoăn : mình đã vẽ con chim bao giờ chưa nhỉ, hay một con sư tử? Griffin có thể là một sinh vật hư cấu, nhưng từng phần cơ thể của nó được cấu thành từ những con thú có thật. Bạn không thể cứ vẽ đại thứ gì đó rồi thuyết phục người xem rằng nó là con Griffin,nếu cái đầu của nó chả giống chim và thân mình nó không hề giống sư tử. Nếu bạn chưa bao giờ vẽ thứ gì đó, đừng mong đợi mình sẽ vẽ đúng ngay lần đầu tiên. Nếu bạn chưa bao giờ bỏ thời gian để quan sát kĩ vật thể ấy, chắc chắn bạn sẽ không vẽ được nó. Quay lại ví dụ ban đầu, trước khi vẽ con Griffin, bạn hãy làm thử bài test này trước khi bắt tay vào công việc. Hãy phác thảo một cái cánh chim hoặc một cẳng chân của con sư tử. Nếu thấy nó thật dễ dàng, thì bạn có thể bắt đầu vẽ con griffin của mình. Còn nếu khó quá? Chả sao cả, bạn vừa tiết kiệm cho mình hàng tiếng đồng hồ để vẽ bức tranh mà bạn chưa thể vẽ đúng. Hãy làm bài tập này mỗi khi bạn chuẩn bị vẽ một ý tưởng mới. Hãy tìm những nguyên tố cấu thành bưc tranh, phác thảo chúng riêng lẻ ra.

Christmas Holiday Animation Contest 2017

Các bạn đã liên tục gây ấn tượng với Christmas Holiday Animation Contest 2017 trong suốt 9 cuộc thi làm phim hoạt hình gần đây với kỹ năng và sự sáng tạo của mình. Và để chào mừng cuộc thi thứ 10 lần này, chúng tôi đã cải tiến cuộc thi đầu tiên với một vài thay đổi về luật thi. Hãy đọc cẩn thận để tránh bị loại nhé! Bộ phim của các bạn vẫn phải đáp ứng tối thiểu 20 giây về thời lượng, và trong đó sử dụng ít nhất 10 giây để phát bài hát Sneaky Snitch của Kevin MacLeod và tuân thủ một vài nguyên tắc dưới đây. Hãy xem đoạn video sau đây khi đọc luật thi, sau đó đăng kí ứng tuyển ở link này: http://www.animationcareerreview.com/contest#enter-contest Các bộ rig 3D miễn phí sẽ được cung cấp phía cuối trang, nhưng chúng tôi hoan nghênh tất cả các phong cách về hoạt hình (Truyền thống, cut out, 3D…). Luật thi: Khá đơn giản và chúng tôi muốn thấy cộng đồng sáng tạo của chúng ta có thể làm được gì: – Phim dự thi phải là phim mới thực hiện. Những tác phẩm cũ sẽ không được nhận – Trong phim phải có hình ảnh ông già Noel hoặc Người tuyết – Không được sử dụng âm thanh thô có sẵn trong bất kì bộ phim nào. Tuy nhiên bạn có thể tự lồng tiếng hoặc dùng các tư liệu âm thanh do mình tạo ra. – Dùng ít nhất 10 giây thời lượng bài hát Sneaky Snitch của Kevin MacLeod (được cung cấp miễn phí) – Bài dự thi phải được post lên Youtube và gửi link tại đây – Tất cả mọi loại hình hoại họa đều được chấp nhận: 2D, 3D, stop motion, Lego, Minecraft,…, nhưng nội dung không được quá phản cảm hoặc dán nhãn R. – Không được sử dụng những chất liệu đã được đăng kí bản quyền (như bộ nhân vật, rig, prop, âm nhạc,…). Các rig 3D miễn phí sẽ được cung cấp cuối bài. – Ở phần credit, phải ghi đủ 3 dòng của giấy phép Creative Commons (2) cho mỗi bài hát của Kevin macLeod bạn sử dụng. Nếu không có, bạn sẽ bị loại. – Ghi nguồn cho tất cả các sản phẩm miễn phí bạn đã sử dụng cho video của mình (rig, art assets…) Tiêu chuẩn chiến thắng: – Khéo léo, chính xác trong việc kết hợp âm thanh với hình ảnh động. – Giá trị giải trí. – Kỹ năng hoạt hình và bao gồm cả những phân cảnh mang tính thử thách cao. Số lượng hay độ dài phim không còn nằm trong tiêu chí chấm điểm. Cuộc thi dành cho tất cả các nghệ sĩ đến từ mọi quốc gia. Giải thưởng sẽ được thanh toán bằng ngân phiếu hoặc qua PayPal. Animation Career Review không sở hữu bản quyền cho bất cứ điều gì trong sản phẩm dự thi (nhạc, hình, nội dung…). Tuy nhiên, khi gửi bài dự thi, bạn phải chấp nhận để chúng tôi sử dụng tác phẩm cho các mục đích quảng cáo trong tương lai. Tất cả các bài dự thi sẽ được trình chiếu công khai trên website của chúng tôi. Bạn có thể nộp nhiều bài thi. Mỗi video chỉ có thể thắng một giải, nhưng một tác giả có thể ẵm nhiều giải nếu các tác phẩm của mình chiến thắng ở các hạng mục khác nhau. Người thắng cuộc sẽ nhận được email thông báo. Bạn không được dùng các mẫu  animation có sẵn (một vài phần mềm thường có chế độ này). Bạn có thể dùng bộ nhân vật và rig sẵn có, nhưng toàn bộ phải được dẫn nguồn. Chúng tôi có quyền loại trừ các video không tuân thủ đúng luật. Toàn bộ bài thi sẽ được xem qua bởi người kiểm duyệt trước khi họ đăng lên gallery. Quy trình này có thể mất khoảng vài ngày nên đừng lo lắng nếu bạn nộp bài rồi nhưng chưa thấy bài của mình được đăng lên nhé. Hạn chót gửi bài dự thi là 9:00 AM (Mốc giờ Eastern Standard) Ngày 1 tháng 12 năm 2017. Giải thưởng: Hạng 1: $1000 Hạng 2: $500 Hạng 3: $200 Một số giải thưởng khác (tiền mặt) có thể có cho một vài hạng mục khuyến khích: Hạng 4, Hạng 5, Tác phẩm hài hước nhất, tác phẩm gây xúc động nhất, tác phẩm công phu nhất, chuyển động thứ cấp tốt nhất (secondary animation), biểu cảm mặt tốt nhất, ý tưởng tốt nhất, nội dung hay nhất, mang tính lễ hội nhất, trình bày tốt nhất. Nhạc nền miễn phí dùng trong sáng tác: Sau đây là 3 dòng CC của bài hát mà bạn cần thêm vào trong mục credit của tác phẩm: Sneaky Snitch Kevin MacLeod (incompetech.com) Licensed under Creative Commons: By Attribution 3.0 License http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Các bạn cũng được phép sử dụng các bài hát khác hoặc các art assets miễn phí, nhưng vẫn phải dẫn nguồn ở credit. Chúng tôi sẽ không chấp nhận các bài thi ghi dẫn thiếu nguồn. Nếu một tài sản nghệ thuật không được ghi là có thể sử dụng cho mục đích thương mại, thì các bạn không nên dùng nó. Các bộ rig 3D miễn phí: Dưới đây là hai bộ rig bạn được phép sử dụng cho cho bài thi và phải dẫn nguồn. Nếu không tuân thủ bài thi của bạn sẽ bị loại và bị gỡ khỏi gallery. – Morpheus Rig (Cho Autodesk Maya)   – Eleven Rig (Nhiều phiên bản cho Blender, 3ds Max, và Maya)   Những ngày lễ thật hứng khởi, làm hoạt hình cũng đầy niềm vui và tiền cho giải thưởng cũng thật đáng để cố gắng, nên hãy cho chúng tôi thấy khả năng của các bạn đi nào! Chúc vui và chúc may mắn nhé! Follow chúng tôi trên Facebook, Twitter và YouTube để theo dõi thông tin

Tương lai của làng giải trí thế giới sẽ thay đổi khi 21st Century Fox sát nhập vào Disney

Thương vụ thu mua 21st Century của Disney đã tạo ra chấn động lớn trong làng giải trí thế giới. Trường hợp 21st Century “về cùng một nhà” với Disney, khá nhiều lợi ích sẽ rơi vào túi Nhà Chuột và đưa hãng trở thành “Gã khổng lồ” khó đối đầu trong ngành. Tương lai của làng giải trí thế giới sẽ thay đổi khi 21st Century Fox sát nhập vào Disney. Nguồn: businessnews.gr Vụ thu mua nghìn tỷ đô của Disney đang làm chấn động cả làng điện ảnh thế giới. Theo đó, thông tin mới nhất ghi nhận là Disney đang đàm phán để đưa 21st Century Fox về một nhà Theo một nguồn tin thân cận, Disney mong muốn mua lại phần lớn cổ phần của 21st Century Fox với các rạp phim, hãng truyền hình, những đài cáp như Star Movies và Star World, đài phát thanh Sky ở Anh và dịch vụ xem phim trực tuyến Hulu. Ước tính số tiền Disney phải bỏ ra cho “cuộc chơi lớn” này lên đến 60 tỷ đô la. 21st Century Fox sẽ sớm về cùng một nhà với Disney. Nguồn: fyinews.tv Disney và 21st Century Fox đã bước vào cuộc đàm phán thứ 2 về những chi tiết của các điều khoản trong bản hợp đồng. Trong vụ mua bán này, Comcast cũng góp mặt. Song, dường như sự xuất hiện của Comcast chẳng thể gây áp lực nào cho Disney khi tiến độ đàm phán của Nhà Chuột với 21st Century Fox phát triển nhanh hơn. Kết quả chính thức của thương vụ này sẽ được đưa ra trong tuần này. Tuy vậy, công chúng có vẻ như đã nhìn thấy trước kết quả của cuộc mua bán này và hiện họ chỉ quan tâm đến những lợi ích mà Disney sẽ thu về khi nắm trong tay 21st Century Fox. Sở hữu loạt thương hiệu phim bạc tỉ của Fox Kingsman và Avatar có thể sẽ thuộc về Disney sau khi thu mua 21st Century Fox Home Alone, Alien, Planet of the Apes, Kingsman, Predator, Avatar là loạt thương hiệu phim đình đám sẽ thuộc quyền sở hữu của Disney sau khi thu mua 21st Century Fox thành công. Riêng Avatar, với sự hậu thuẫn của Disney, đạo diễn James Cameron có thể an tâm phát triển 4 phần phim còn lại mà không cần lo lắng về kinh phí. Ngoài ra, ông cũng đã hợp tác với Disney để mở khu vui chơi Pandora – The World of Avatar tại công viên Disney World ở Orlando (Mỹ). Như vậy, người hâm mộ Avatar có thể chờ đợi sự công phá của bộ phim trong thời gian tới. Triệu hồi đội quân Marvel Hội fan của đế chế Marvel chắc chắn sẽ rất hào hứng với thương vụ này. Nhìn lại quá khứ, ông chủ Marvel từng mang bán bản quyền các nhân vật siêu anh hùng để vượt qua thời điểm làm ăn khó khăn. X-Men, Deadpool và Fantastic Four lúc bấy giờ rơi vào tay Fox, trong khi Spider Man do Sony Pictures thu mua. Hội fan Marvel sẽ rất háo hức nếu thương vụ mua bán 21st Century Fox của Disney thành công. Nguồn: pinsdaddy.com Đến khi Marvel thuộc về Disney, họ quyết định “triệu hồi” đội quân siêu anh hùng bằng cách đàm phán mua lại bản quyền từ 2 hãng trên. Quá trình gặp nhiều khó khăn khi các dự án siêu anh hùng đều mang về nguồn thu lớn và không dễ để Sony và Fox “buông tay”. Song, việc Sony và Disney đã hoàn tất thương vụ sử dụng hình ảnh nhân vật Spider-Man cùng tín hiệu khả quan trong vụ thu mua 21st Century Fox đã tạo ra hy vọng lớn cho fan cứng của bộ truyện tranh Marvel. Thời điểm X-Men, Spider-Men, Fantastic Four sát cánh cùng biệt đội Avengers trên màn ảnh rộng không còn xa. Sẵn sàng “chinh chiến” ở “mặt trận” phim trực tuyến Disney hiện đang nắm 30% cổ phần dịch vụ phim trực tuyến Hulu, trong khi Fox giữ 30%. Như vậy, khi 21st Century sát nhập, Disney sẽ sở hữu đến 60% cổ phần và hoàn toàn có thể đứng ra quản lý nền tảng dịch vụ trực tuyến Hulu với hàng triệu người đăng ký. Tham vọng của Disney là đưa Hulu trở thành nhà phát hành phim trực tuyến lớn nhất thế giới với kho phim khổng lồ. Đồng thời, Nhà Chuột có thể hoàn toàn tự tin khi đối đầu trực diện với Netflix và Amazon, 2 hãng trực tuyến lớn ở thời điểm hiện tại. Đưa truyền hình phát triển mạnh mẽ Kênh truyền hình Disney nhiều năm gần đây lao dốc không phanh và tỏ ra yếu thế hơn hẳn các đối thủ. Do đó, việc sở hữu thêm một hãng phim từ Fox, mảng truyền hình của Disney chắc chắn sẽ có sự xoay chuyển đáng kể. Vấn đề mà các nhà đầu tư của Disney cần nghĩ đến là khai thác làm sao cho hiệu quả nguồn tài nguyên có sẵn khá lớn của Fox khá lớn với kênh truyền hình Fox Television, FX Networks, National Geographic, Star và Sky cùng số lượng người xem phủ sóng trên toàn cầu, nhất là ở khu vực Á-Âu.   Cơ hội nắm giữ đến 40% thị phần ở Hollywood Nhà Chuột sẽ trở thành “gã khổng lồ” khó đồi đầu ở Hollywood. Nguồn: glassdoor.com Viễn cảnh Hollywood trở thành xứ sở thần tiên của phim hoạt hình cùng loạt bom tấn siêu anh hùng hoàn toàn có thể xảy ra nếu thương vụ làm ăn này thành công. Theo đó, Hollywood vốn được điều hành bởi 6 hãng phim lớn gồm Warner Bros., 21st Century Fox, Paramount Pictures, Univesal, Sony và Walt Disney. Con số này sẽ chỉ còn 5 khi 21st Century sát nhập vào Disney. Điều này đồng nghĩa với việc miếng bánh

Bế giảng lớp vẽ truyện tranh Manga Comics nâng cao 6 181

Mới ngày nào các bạn nhỏ lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comics nâng cao khóa 06 còn bỡ ngỡ với những bài học đầu tiên và làm quen với những người bạn mới. Sau 3 tháng, các bạn ấy đã hoàn thành khóa học bằng những mẩu truyện tranh ngắn do chính mình thực hiện.  Bằng những kiến thức và bài giảng về vẽ truyện tranh sinh động, lý thú của các cô cùng sự sáng tạo của từng bạn, những tác phẩm cuối khóa đáng yêu, phù hợp với lứa tuổi của các bạn thiếu nhi.  Kết thúc khóa học nâng cao không phải là điểm dừng chân cuối cùng của các bạn nhỏ trong chuyến hành trình mang tên Truyện tranh. Đây sẽ là khởi đầu mới cho học viên nhí của CMA tiếp tục tự tin với sở thích, đam mê của mình. Từ đó, CMA hy vọng các bạn sẽ tự tay sáng tác ra những bộ truyện tranh ngắn kể về những câu chuyện hằng ngày của mình. Như vậy, không chỉ giúp học viên rèn luyện kỹ năng mà còn phát triển tư duy sáng tạo cũng như quan sát nhạy bén với các tình huống đời thực. >>> Xem hình ảnh buổi tổng kết lớp dạy vẽ truyện tranh Manga/Comics nâng cao Khóa 06 TẠI ĐÂY.

Truyện tranh Than Ôi

Truyện tranh “Than Ôi !!!” do Nguyễn Phát Tài, học viên Khóa 05 ngành Họa sĩ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp thực hiện cho bộ môn Sáng tác 3, học kỳ 3. Nối tiếp chủ đề Ấu Dâm từng làm trong bài sáng tác 2 với tựa đề “Con Ơi !“, bài sáng tác lần này, Phát Tài đã mang đến cho độc giả những cảm xúc mãnh liệt và dữ dội hơn khi hoà mình vào nhân vật chính. Rạn nứt tâm hồn và ám ảnh quá khứ liên tục bủa vây, người phụ nữ thống khổ ấy sẽ phải làm gì? Tác giả: Nguyễn Phát Tài Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 Ngành: Họa sĩ truyện tranh Loại thể: Tự sự Chủ đề: Nỗi ám ảnh về vấn nạn ấu dâm Cảm hứng: Phê phán Đề tài rộng: Vấn nạn xã hội Đề tài hẹp: Ấu dâm Yếu tố: Tâm lý, hành động, kinh dị Cảm xúc: Âm Đối tượng thụ hưởng: 13+ Độ dài: 22 trang Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 3

Tổng kết lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khoá 5

Tháng 10/2017, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức buổi Tổng kết Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc Khoá 05. Chương trình học vẽ tay 100% thời gian với sự hướng dẫn của đội ngũ hoạ sĩ và biên kịch truyện tranh giàu kinh nghiệm. Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc Khoá 05 bắt đầu học từ tháng 11/2016. Trải qua 9 tháng học và rèn luyện không ngừng, các bạn học viên từ “lần đầu tiên cầm bút vẽ” đã có thể tự tin sáng tạo và thực hiện một tác phẩm truyện tranh mang đậm dấu ấn và bản sắc của chính mình. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI TỔNG KẾT: Đội ngũ giảng viên tham gia đánh giá tác phẩm và tổng kết lớp Trình bày & đánh giá tác phẩm cuối khoá. Một buổi tổng kết mang đến nhiều cảm xúc. [spacer] Chia sẻ tại buổi tổng kết, các bạn học viên cho biết: [spacer] – Trịnh Minh Cường – Sau quá trình học và tốt nghiệp khóa ngắn hạn em rất vui vì khả năng vẽ của em đã được cải thiện rất nhiều. Em muốn gửi lời đến các bạn cùng khóa là dù học lên lớp nâng cao hay không thì các bạn hãy luôn giữ ước mơ vẽ truyện tranh của mình.   – Nguyễn Hoàng Lâm – Trong quá trình học và thực hành sáng tác tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, em đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích như thiết kế phối cảnh, nhân vật v.v.. Giảng viên thì nhiệt tình, vui tính, giảng dạy rất sôi nổi và dễ hiểu tạo cho học viên không khí hứng khởi để học tập.   – Huỳnh Nguyễn Gia Bảo – Trải qua khóa học em đã học được rất nhiều kiến thức mới như Anatomy, phối cảnh, sáng tạo nhân vật, kịch bản… Về phong cách giảng dạy thì thầy khó hơn cô nên em thích cô hơn (cười). Sau khoá học, em sẽ tự rèn luyện thêm để trở thành hoạ sĩ chuyên nghiệp.   – Nguyễn Hồng Khánh – Khóa học này thật sự đã khiến mình hoàn toàn thay đổi cách nhìn về truyện tranh, phim ảnh và hoạt hình nữa.   – Trần Minh Phước – Điều làm em tâm đắc nhất là trong quá trình học tập tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình là ngoài kiến thức về chuyên môn em còn được các thầy cô truyền lửa nghề, giúp em xác định được thế nào là đam mê.   – Nguyễn Ngọc Phúc – Sau khi hoành thành khóa học, em rất vinh dự và vui vì làm quen được nhiều bạn và tiếp thu được rất nhiều kiến thức mới. Điều khiến em tâm đắc nhất là phần sáng tác kịch bản, học về 3 hồi 8 nhịp. Giờ thì em đã có thể phân tích được những phim, truyện mình đã xem dựa trên góc độ chuyên môn. [spacer] Kết thúc Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc chỉ là bước đệm đầu tiên để dấn thân với nghề. Các bạn học viên hãy không ngừng rèn luyện sau khoá học để phát triển tác phẩm của mình hơn nữa. CMA chúc các bạn có một hành trình tuyệt vời với đam mê mà mình đã lựa chọn.   Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Điện thoại:(028)3820.9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM

Tổng kết lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khoá 5

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức buổi Tổng kết Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc Khoá 05. Chương trình đào tạo từ căn bản, vẽ tay 100% thời gian. Hướng dẫn trực tiếp bởi đội ngũ họa sĩ & biên kịch truyện tranh giàu kinh nghiệm. Thời gian học: 11.2016 – 9.2017 Địa điểm: CMA cơ sở 1 – 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Chia sẻ sau khi hoàn thành khoá học: “Điều làm em tâm đắc nhất là trong quá trình học tập tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình là ngoài kiến thức về chuyên môn em còn được các thầy cô truyền lửa nghề, giúp em xác định được thế nào là đam mê.” – Trần Minh Phước. Đọc tất cả review TẠI ĐÂY. HÌNH ẢNH BUỔI TỔNG KẾT LỚP VẼ TRUYỆN TRANH CẤP TỐC KHOÁ 5:

Khai giảng lớp học Digital Painting cấp tốc

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) khai giảng lớp học Digital Painting cấp tốc Khoá 01. Chương trình đào tạo 100% thời gian trên máy, học viên học và thực hành với hệ thống bảng vẽ điện tử hiện đại tại CMA. Khai giảng: 21/11/2017 Địa điểm học: CMA cơ sở 2 – 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM

Khai giảng lớp học Digital Painting cấp tốc

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) khai giảng lớp học Digital Painting cấp tốc Khoá 01. Chương trình đào tạo 100% thời gian trên máy, học viên học và thực hành với hệ thống bảng vẽ điện tử hiện đại tại CMA. Tại buổi khai giảng, các bạn tân học viên lần lượt được giới thiệu về chương trình học, phương pháp học tập và rèn luyện để đạt được kết quả tốt nhất có thể. Lớp học Digital Painting cấp tốc là chương trình học rút gọn thời gian dành cho các bạn đang đi làm hoặc không có đủ điều kiện để học lớp Digital Painting chuyên nghiệp. Lớp học với sự hướng dẫn của đội ngũ hoạ sĩ, Digital Artist giàu kinh nghiệm. Cùng CMA xem lại một số hình ảnh trong ngày khai giảng: Toàn cảnh lớp học Digital Painting cấp tốc ngày khai giảng. Hoạ sĩ Lạc An và Hoạ sĩ Dương Hương Ly giới thiệu về đề cương lớp học, các nội dung chi tiết mà học viên sẽ lần lượt được chia sẻ và hướng dẫn thực hiện. Các bạn tân học viên lớp Digital Painting cấp tốc lắng nghe phần giới thiệu chương trình học. Nhiều bạn học viên phải di chuyển từ các quận ngoại thành như Thủ Đức, Quận 9 để đến với lớp học Digital Painting cấp tốc. Khoảng cách có chút trở ngại, nhưng với niềm đam mê và tinh thần họi hỏi không ngừng, CMA tin rằng các bạn sẽ học tốt và sớm có tác phẩm đầu tay. Thạc sĩ – Hoạ sĩ Nguyễn Thị Thanh Thuỷ giải đáp thắc mắc chương trình học cho các bạn tân học viên. CMA chúc các bạn tân học viên Lớp Digital Painting cấp tốc khoá 1 có hành trình học tập vui và hấp dẫn. Nỗ lực ngày hôm nay sẽ mang đến kết quả cho mai sau.  LIÊN HỆ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Điện thoại:(028)3820.9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM

khóa học sketch note sketch talk room to read

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) vinh dự được tổ chức khoá học Sketchnote – Sketchtalk cho các anh chị nhân viên xã hội (Social Worker) thuộc tổ chức Room to Read Việt Nam. Khoá học rút gọn trong 6 buổi, học liên tục 3 ngày từ 27 – 29/11/2017 tại CMA cơ sở 2 – 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM. Ngày thứ 3, cũng là ngày cuối cùng của khoá học Sketchnote / Sketchtalk mà CMA tổ chức cho Room To Read, lớp học còn vui và hấp dẫn hơn nữa sau khi các anh chị được trang bị đầy đủ “vũ khí” cho “trận chiến cuối cùng” – đó là Trình bày một câu chuyện cụ thể bằng Sketchnote / Sketchtalk trước hơn 20 học viên chuyên ngành Truyện tranh, Hoạt hình, Digital Painting tại CMA. Bằng kinh nghiệm và sự tự tin với những gì được học, các anh chị đã lần lượt chia sẻ nhiều câu chuyện đầy cảm xúc, truyền tải thông điệp một cách mạnh mẽ. Chia sẻ sau khi kết thúc khoá tập huấn, Th.S Hoạ sĩ Lê Thắng và hoạ sĩ Dương Hương Ly cho biết: Các anh chị học rất tốt, vượt hơn sự kỳ vọng của đội ngũ giảng viên khi xây dựng khoá học Sketchnote / Sketchtalk. Chúng tôi đã lần lượt nâng cấp và bổ sung nhiều kiến thức, kỹ năng khác khi nhận thấy sự tiếp thu rất tốt từ người học. Cùng xem những hình ảnh trong ngày học thứ ba: [spacer] Trao chứng nhận hoàn tất chương trình tập huấn: [spacer] >>> Xem lại trọn bộ hình ảnh trong 3 ngày học sketchnote / sketchtalk: TẠI ĐÂY

lớp học sketch note sketch talk room to read 39

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) vinh dự được tổ chức khoá học Sketchnote – Sketchtalk cho các anh chị nhân viên xã hội (Social Worker) thuộc tổ chức Room to Read Việt Nam. Khoá học rút gọn trong 6 buổi, học liên tục 3 ngày từ 27 – 29/11/2017 tại CMA cơ sở 2 – 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM. Sau buổi đầu còn lo lắng, ngày thứ 2, lớp học thật sự bùng nổ. Mọi người học tập vui đến quên cả thời gian. Chia sẻ với CMA trong giờ nghỉ trưa, chị Huỳnh Mỹ Ngọc, đại diện Room To Read Vietnam cho biết: “Lớp học rất thành công, mọi người học thích lắm và đánh giá chương trình rất phù hợp cho công việc đang làm.” Cùng xem những hình ảnh trong ngày học thứ hai: >>> Xem tiếp hình ảnh trong ngày học sketchnote sketchtalk thứ 3: TẠI ĐÂY

tập huấn sketch note room to read

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) vinh dự được tổ chức khoá học Sketchnote – Sketchtalk cho các anh chị nhân viên xã hội (Social Worker) thuộc tổ chức Room to Read Việt Nam. Khoá học rút gọn trong 6 buổi, học liên tục 3 ngày từ 27 – 29/11/2017 tại CMA cơ sở 2 – 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM. Ngày đầu tiên, mọi người còn lo lắng, ngần ngại về kỹ năng vẽ và trình bày của mình. Tuy nhiên, với tinh thần học hỏi không ngừng, thầy trò đã cùng nhau tạo nên không gian học tập vui tươi với nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích. Cùng xem những hình ảnh trong ngày học đầu tiên: [spacer] >>> Xem tiếp hình ảnh trong ngày tập huấn thứ 2: TẠI ĐÂY

khoá học sketch note sketch talk Room To Read

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) vinh dự được tổ chức chương trình Tập huấn Sketchnote – Sketchtalk cho các anh chị nhân viên xã hội (Social Worker) thuộc tổ chức Room to Read Việt Nam. Rạng rỡ trong  buổi tổng kết chương trình tập huấn. Ảnh: CMA Room to Read là Tổ chức Phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ giáo dục cho trẻ em những vùng khó khăn với phương châm hành động “Thế giới thay đổi khi trẻ em được đến trường”. Được thành lập từ năm 2000, đến nay Room to Read đã có mặt ở 10 quốc gia Châu Á và Châu Phi: Nepal (2000), Việt Nam (2001), Cam-pu-chia (2002), Ấn Độ (2003), Srilanka (2004), Lào (2005), Nam Phi (2006), Zambia (2007), Bangladesh (2008) và Tazania (2011). Trụ sở chính của Room to Read đặt tại San Francisco, Mỹ. Sau khi hoàn thành khoá tập huấn, chị Đoàn Tâm Đan đại diện Room To Read chia sẻ với giảng viên: GV. Dương Hương Ly: Sau khi kết thúc 6 buổi học thì chị có cảm nhận gì về khóa học ạ? Chị có thấy thỏa mãn được những kì vọng trước khi bước vào khoá học không? Chị Đoàn Tâm Đan: Nếu nói về thỏa mãn, thì chắc là chị chưa thỏa mãn (cười). Bởi vì thực sự mà nói thì chị vẫn còn muốn học tiếp nữa, khóa học này thật sự quá là lý thú và nó vượt xa cái sự mong đợi của chị, thành ra nếu chỉ dùng từ thỏa mãn là chưa đủ mà phải nói là rất rất thỏa mãn, thậm chí còn rất cuốn hút nữa. Chị thật sư muốn có cơ hội để tiếp tục được học và khám phá thêm nữa (cười). Chị Đoàn Tâm Đan, phụ trách chương trình Girl’s Education, Room To Read. Ảnh: CMA GV. Dương Hương Ly: Chị có thể chia sẻ thêm là trong những kiến thức đã được học thì phần chị yêu thích nhất là gì không ạ? Chị Đoàn Tâm Đan: Phần chị yêu thích nhất là có thể vẽ diễn tả dáng người và chị đã vẽ được rất là tự tin, bởi vì trước đây khi mà vẽ người thì chị rất là ngại, không biết là nét vẽ của mình như thế nào, có đúng hay chưa v.v… và biết cách tạo biểu cảm, rồi dáng đi dáng đứng, từng cử chỉ hành động của người đó nữa. Thêm một điều tâm đắc nữa đối với khóa học này là nó có thể bổ trợ cho công việc mà chị đang làm, thậm chí chị đã về khoe với rất nhiều người và dụ dỗ thêm vài người nữa (cười). Hy vọng rằng từ cái đam mê và nhiệt tình của thầy cô của lớp đã truyền lửa cho chị, chị cũng có thể lan rộng cho cộng đồng và những người khác (cười). Thông qua khoá tập huấn Sketchnote / Sketchtalk tại CMA, các anh chị và giảng viên đã cùng nhau tạo nên những buổi học vui tươi, phấn khởi và tràn đầy cảm xúc. Cảm giác lo lắng, ngần ngại về kỹ năng vẽ, kỹ năng trình bày câu chuyện đã tan biến, thay vào đó là không gian học tập, thảo luận sôi động và hào hứng đến mức quên cả thời gian mỗi ngày. Chưa bao giờ thiếu vắng niềm vui trong suốt kỳ tập huấn. Ảnh: CMA Sketchnote – Sketchtalk là chương trình đào tạo, huấn luyện mới ra mắt của Comic Media Academy Việt Nam. Khoá học cung cấp kỹ năng trình bày, ghi chép vấn đề/câu chuyện bằng hình ảnh. Ưu điểm mà sketchnote / sketchtalk mang lại: – Hình ảnh là ngôn ngữ chung duy nhất trên toàn thế giới. – Chủ động trong những tình huống không có sự chuẩn bị trước về hình ảnh trong bài giảng. – Tiết kiệm thời gian tìm kiếm hình ảnh ở nguồn ngoài. – Thu hút ánh nhìn của người nghe về phía diễn giả và nội dung. [spacer] Cùng xem trọn bộ hình ảnh 3 ngày học với niềm đam mê trọn vẹn: Tập huấn Sketchnote – Sketchtalk Ngày 01: [spacer] [spacer] Tập huấn Sketchnote – Sketchtalk Ngày 02: [spacer] [spacer] Tập huấn Sketchnote – Sketchtalk Ngày 03: [spacer] [spacer] Trao chứng nhận hoàn tất chương trình tập huấn: [spacer] [spacer] Khoá tập huấn đã kết thúc, CMA chúc anh chị công tác tốt, ứng dụng Sketchnote / Sketchtalk thật trọn vẹn vào từng chương trình mà anh chị phụ trách. [spacer] LIÊN HỆ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Điện thoại:(028)3820.9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM

tổng kết lớp học vẽ trên máy tính cấp độ 2

Chiều ngày 18-12, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức buổi Tổng kết Lớp vẽ truyện tranh minh hoạ trên máy tính cho bé Khoá 2, chương trình học được thiết kế riêng cho các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi. Trải qua 22 buổi học, các bạn nhỏ đã có những bước phát triển vượt bậc cả về kiến thức, kỹ năng và tư duy sáng tạo. Qua đó, các bạn nhỏ đã tự mình thực hiện những tác phẩm vượt ngoài mong đợi của giáo viên phụ trách lớp. [spacer] Cùng xem những hình ảnh của buổi tổng kết: Cô Dương Hương Ly và cô Lạc An đánh giá tác phẩm cuối khoá của lớp. Trông có vẻ rất nghiêm túc… nhưng thực tế thì… …”cool ngầu” không thể tả Bài tập cuối khoá của lớp Hai cô giáo xinh đẹp và siêu cute của lớp Cô Dương Hương Ly (trái) – Cô Lạc An (phải). >>> Xem trọn bộ hình ảnh TẠI ĐÂY [spacer] Chia sẻ với CMA, cô Lạc An cho biết:  “Ngày đầu tiên nhận được lời đề nghị soạn đề cương chương trình cho lớp Digital thiếu nhi, cô đã rất lo lắng, vì digital không chỉ yêu cầu các con có niềm yêu thích vẽ mà còn yêu cầu về kĩ thuật rất cao, các phần mềm để vẽ như Photoshop vốn dĩ không dễ dùng đối với cả người lớn, trong khi các con chỉ là những cô cậu bé 12, 13 tuổi. Thế nhưng, các con đã chứng minh cho cô thấy rằng mình đã sai! Các con đã làm cho cô đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác! Các con ghi nhớ tất cảnhững gì cô dạy và vẽ như một thiên thần! Đến nửa lộ trình, cô đã phải thay đổi toàn bộ giáo án soạn trước đó vì sự thật cho thấy rằng các con muốn và có khả năng học nhiều hơn thế nữa. Hôm nay, khi cầm trên tay tác phẩm của các con, cô thực sự cảm động. Các con đã đi rất xa kể từ ngày đầu tiên gặp cô, cô không thể nào kể hết niềm tự hào về các con và các con cũng có quyền tự hào về những nỗ lực của mình như vậy. Bởi ở tuổi của các con, có thứ gì đó khiến mình yêu, và dốc hết lòng hết sức để làm chúng là một điều thiêng liêng lắm!” [spacer] Lớp học tạm kết thúc. Các bạn hãy không ngừng học hỏi và rèn luyện nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng của mình hơn nữa. Các thầy cô tại CMA trông đợi những tác phẩm mới của các bạn với nhiều trải nghiệm thú vị về thiên nhiên và cuộc sống xung quanh mình. >>> Tìm hiểu thêm Lớp vẽ truyện tranh trên máy tính cho bé 8 – 14 tuổi [spacer] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6 Q.3, TP.HCM Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM Điện thoại:(028)3820.9066 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

tổng kết lớp học vẽ trên máy tính cấp độ 2

Chiều ngày 18-12, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức buổi Tổng kết Lớp vẽ truyện tranh minh hoạ trên máy tính Khoá 2, chương trình học được thiết kế riêng cho các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi. Các thành viên của lớp có độ tuổi từ 12-13 với niềm đam mê rất lớn với nghệ thuật.

Phim hoạt hình Gấu Bông

Bài sáng tác Hoạt hình 2D của Lê Thị Thanh Trang, học viên Khóa 5, hệ Kỹ thuật viên. Bài sáng tác đúc kết quá trình rèn luyện kỹ năng trong suốt học kỳ thứ 3 của Thanh Trang tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Tên tác phẩm: Gấu Bông Tác giả: Lê Thị Thanh Trang Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 Ngành: Họa sĩ Hoạt hình Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 3 Nội dung: Cậu nhóc mồ côi phải đi lang thang kiếm ăn trong hẻm chợ. Vô tình trên đường đi cậu gặp lại kỷ vật của người chị ruột duy nhất, tặng cậu nhân dịp sinh nhật.

phim hoạt hình Một Ngày Nọ

Bài sáng tác Hoạt hình 2D của Phan Hồng Đức, học viên Khóa 5, hệ Kỹ thuật viên. Bài sáng tác đúc kết quá trình rèn luyện kỹ năng trong suốt học kỳ thứ 3 của Hồng Đức tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Tên tác phẩm: Một Ngày Nọ Tác giả: Phan Hồng Đức Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 Ngành: Họa sĩ Hoạt hình Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 3 Nội dung: Cậu bé quên đeo khăn quàng và không được vào trường.

phim hoạt hình A Love Story

Bài Sáng tác Hoạt hình 2D do Nguyễn Khương Thảo, học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 thực hiện.Tác phẩm tổng kết học kỳ thứ 3 của Khương Thảo tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Tên tác phẩm: A Love Story Thể loại: Tình yêu, hài hước Nội dung: Quá trình cưa cẩm cô bạn hàng xóm của anh chàng mọt sách với sự giúp sức của thần Cupid.

Lớp học viết kịch bản khoá 3

Nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng Biên kịch ngày càng cao của các công ty truyền thông, hãng phim, đài truyền hình, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tưng bừng khai giảng Lớp học viết kịch bản khoá 3. Chương trình đào tạo được thiết kế đặc biệt nhằm giúp học viên dễ dàng nắm bắt các kiến thức, kỹ năng hữu ích nhất để tự viết kịch bản. Phần lớn thành viên lớp học viết kịch bản khoá 3 là các anh chị đang làm việc tại công ty truyền thông, đài truyền hình, hãng phim tại khu vực TPHCM. Mỗi người có một ước mơ riêng và hầu hết đều mong muốn được dấn thân vào nghề Biên kịch đang khát nhân lực tại Việt Nam.  Mở đầu chương trình, TS. Đào Lê Na giới thiệu sơ lược về lộ trình học tập mà các bạn học viên sẽ trải qua trong hơn 3 tháng cùng CMA. Lộ trình học gồm 3 cấp độ, mỗi cấp độ tương đương 38 buổi học. Ở cấp độ 1, các bạn học viên sẽ được làm quen với Phương pháp xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyên và ứng dụng thực hành vào bài sáng tác kịch bản cuối khóa. Tiếp theo, các bạn học viên lớp học viết kịch bản bản khoá 3 bắt đầu giới thiệu bản thân và lý do chọn lớp học viết kịch bản. Ngành nghề của mỗi người tuy khác nhau, nhưng điểm chung đều là những người yêu vẻ đẹp của ngôn ngữ, thích viết và truyền tải thông điệp cuộc sống đến với mọi người. Sau đó, lớp được phân chia thành các nhóm nhỏ, bắt đầu thảo luận bài học đầu tiên: “Cảm nhận về điện ảnh Việt Nam hiện nay” và một bài tập về nhà nho nhỏ để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo. Cuối buổi học đầu tiên, các thành viên lớp học viết kịch bản Khoá 03 được TS. Đào Lê Na trao tặng sách “Chân Trời Của Hình Ảnh” – tác phẩm nghiên cứu đầu tay được phát triển từ Luận án Tiến sĩ của cô. Buổi học đầu tiên kết thúc trong tâm thế phấn khởi, tràn đầy năng lượng cho hành trình chinh phục Nghệ Thuật Kịch Bản. Nhà trường chúc các thành viên Lớp học viết kịch bản khoá 03 học tập tốt và sớm ra mắt tác phẩm đầu tay. >>> Tìm hiểu về lớp học viết kịch bản TẠI ĐÂY >>> Trọn bộ hình ảnh buổi học đầu tiên của lớp học viết kịch bản: XEM NGAY [spacer] LIÊN HỆ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ Sở 1: 147 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP.HCM Cơ Sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM Điện thoại: (028) 3820 9066 – (028) 3997 7271 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

Lớp học viết kịch bản khoá 3

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tưng bừng khai giảng Lớp học viết kịch bản khoá 3. Chương trình đào tạo được thiết kế đặc biệt nhằm giúp học viên dễ dàng nắm bắt các kiến thức, kỹ năng hữu ích nhất để tự viết kịch bản. >>> Tìm hiểu về lớp học viết kịch bản TẠI ĐÂY

talkshow Understanding Animation

Ngày 28-10 vừa qua, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức Talkshow Understanding Animation với sự chia sẻ của Mr. Thomas Voigt, đến từ Đức. Ông có hơn 30 năm làm phim hoạt hình chuyên nghiệp cho thị trường quốc tế với nhiều định dạng: 2D, 3D, Motions comic, TV Series, Feature film, game… Talkshow Understanding Animation là chương trình đầu tiên trong chuỗi hoạt động chuyên ngành Hoạt hình do CMA khởi xướng nhằm mang đến những kiến thức hữu ích, có hệ thống cho cộng đồng yêu thích làm phim hoạt hình tại Việt Nam. HÌNH ẢNH TALKSHOW: [spacer] Toàn cảnh talkshow Mr. Thomas Voigt, chuyên gia ngành Hoạt hình, Comic Media Academy Quá trình làm việc của Mr. Thomas Voigt [spacer] Toàn cảnh talkshow Lưu niệm cuối chương trình [spacer] XEM LẠI VIDEO CLIP LIVESTREAM: [spacer]

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức Talkshow UNDERSTANDING ANIMATION. Với sự chia sẻ của Mr. Thomas Voigt, Tổng giám đốc Con Voi Animation Studio, Professor of Animation – CMA. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm phim hoạt hình chuyên nghiệp cho thị trường quốc tế, Mr. Thomas Voigt sẽ giúp cho học viên và các bạn yêu thích hoạt hình hiểu sâu hơn về: – Các định dạng hoạt hình phổ biến trên thế thế; – Các nhóm khán giả phổ biến trên thế giới, phân loại theo những quốc gia mà Mr. Thomas Voigt từng làm việc; – Các phong cách hoạt hình phổ biến trên thế giới; – Các kỹ năng nghề nghiệp cần có đối với họa sĩ hoạt hình chuyên nghiệp; – Các quy trình sản xuất phim hoạt hình hiệu quả. – ….. [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: TALKSHOW UNDERSTANDING ANIMATION – Khách mời: Mr. Thomas Voigt – Thời gian: 9:00 – 11:30 ngày thứ 7, 28/10/2017 – Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM (*) Chương trình có hỗ trợ phiên dịch song ngữ Anh – Việt (**) Bắt buộc tham gia đối với học viên chuyên ngành Hoạt hình. [spacer] THÔNG TIN VỀ MR. THOMAS VOIGT: [spacer] [spacer] Mr. Thomas Voigt sinh năm 1959, người Đức. Ông là Tổng giám đốc Con Voi Animation Studio, nhà sản xuất hoạt hình 2D, 3D, Motion Comics, TV Serires, Feature film, games… cho nhiều khách hàng quốc tế. Theo IMDb.com, Năm 2000, Mr. Thomas Voigt giành chiến thắng hạng mục Best Animated Film tại Annecy International Animated Film Festival với tác phẩm ‘The Moment’. Cũng trong năm 2000, tác phẩm The Moment của ông được đề cử cho hạng mục Best Short Film tại Berlin International Film Festival. Hiện nay, ông đảm nhận vai trò Professor of Animation tại CMA. IMDb giới thiệu về Mr. Thomas Voigt: http://www.imdb.com/name/nm0901203/?ref_=nmawd_awd_nm [spacer] Xem lại hình ảnh & Video clip chương trình TẠI ĐÂY.

Hội thảo Anime và con đường tiến ra thế giới

Album tổng hợp hình ảnh Hội thảo Anime & Con đường tiến ra thế giới với sự tham dự của Mr. Kagetoshi Yasuhiro, trưởng phòng CG – Animation, học viện TOHO, Nhật Bản. Tổ chức: Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) Đồng hành: Trường Ngôn ngữ Sài Gòn (Saigon Language School) Thời gian: 8:30 – 12:00 ngày 14/10/2017 Địa điểm: CMA Cơ sở 2, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM [spacer] TOÀN CẢNH HỘI THẢO: [spacer] [spacer] BAN TỔ CHỨC & KHÁCH MỜI: [spacer] Cô Phan Thị Mỹ Hạnh, Viện Trưởng Viện Truyện tranh và Hoạt hình và Mr. Kagetoshi Yasuhiro, trưởng phòng CG-Animation, Học viện TOHO Ban tổ chức & Giảng viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] VIDEO CLIP CHIA SẺ CỦA KHÁCH MỜI: [spacer] Clip 1: [spacer] [spacer] Clip 2: [spacer] [spacer] Clip 3: [spacer] [spacer] Clip 4: [spacer]

Khai giản Lớp học viết kịch bản và vẽ truyện tranh

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức Lễ khai giảng Lớp Nghệ thuật Kịch bản K02 và Truyện tranh cấp tốc K06. Lớp học đặc biệt nhất trong năm 2017 với học viên có độ tuổi từ 17 đến 70. Đặc biệt, tại Lễ khai giảng, lần đầu tiên Nhà sản xuất – Đạo diễn – Diễn viên Ngô Thanh Vân đã đến chia sẻ, truyền động lực cho các bạn tân học viên thông qua những câu chuyện làm nghề của cô. Thời gian: 09/10/2017 Địa điểm: CMA Cơ sở 2, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM HÌNH ẢNH KHAI GIẢNG: Bác Phạm Minh Ký đến với lớp Vẽ truyện tranh cấp tốc khi đã bước sang tuổi 70. Chú Phạm Văn Chính , bạn đồng hành với bác Phạm Văn Ký. Tiến sĩ Đào Lê Na chia sẻ về chương trình học của lớp Nghệ Thuật Kịch Bản Biên kịch Võ Hoài Sâm trả lời câu hỏi của học viên Họa sĩ Trang Đức Huy chia sẻ đầu khóa với các bạn lớp vẽ truyện tranh cấp tốc Hình ảnh tổng hợp buổi khai giảng [spacer] NHÀ SẢN XUẤT – ĐẠO DIỄN – DIỄN VIÊN NGÔ THANH VÂN: [spacer] [spacer] VIDEO CLIP PHẦN CHIA SẺ CỦA NGÔ THANH VÂN: [spacer]

Workshop character design và storytelling

Nhân vật & Câu chuyện là hai thành phần quan trọng để tạo ra một tác phẩm thành công. Một câu chuyện hay thường được truyền tải bởi những nhân vật mang đặc điểm tạo hình ấn tượng, cá tính thú vị; ngược lại, nhân vật tạo được cảm tình với độc giả là chìa khóa quan trọng để phát triển các câu chuyện tiếp theo. Nối tiếp workshop #1 vào năm 2016, lần trở lại này, họa sĩ Maxime Peroz sẽ mang đến cho các bạn tham dự một góc nhìn mới về Nhân vật & Câu chuyện: Giá trị. Giá trị mà câu chuyện của bạn mang đến? Làm thế nào để kể một câu chuyện thú vị chỉ với hai nhân vật? Hay cách tạo ra cảm xúc tích cực và tiêu cực có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của nhân vật. Đặc biệt, họa sĩ Maxime Peroz sẽ hướng dẫn cách để chúng ta thoát khỏi “vùng an toàn” để sáng tạo ra những nhân vật và câu chuyện khác thường nhưng đầy hấp dẫn. Vùng an toàn trong phạm vi Workshop lần này là thói quen, những gì chúng ta từng biết, từng hiểu. THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Workshop CHARACTER DESIGN & STORYTELLING LẦN 2 Thời gian: 9:00 – 11:00 ngày thứ bảy, 07/10/2017 Địa điểm: Comic Media Academy, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM. (*) Chương trình có hỗ trợ phiên dịch song ngữ Anh – Việt. (**) Người tham dự mang theo sketchbook và dụng cụ vẽ. Mọi thông tin về Workshop, bạn vui lòng liên hệ theo Hotline: 090.273.8806. ĐĂNG KÝ THAM DỰ (Giới hạn tối đa 40 người) Đang tải…

Comic Media Academy khai giảng khóa 7

Sáng ngày 21-09-2017, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức Lễ khai giảng Khóa 7 hệ Kỹ thuật viên với các chuyên ngành: Họa sĩ Truyện tranh, Họa sĩ Hoạt hình 2D, Họa sĩ Hoạt hình 3D và Digital Painting. Tân học viên K7 ra mắt đại gia đình Comic Media Academy Các thầy cô tham dự buổi lễ Khai giảng MC Nguyễn Phát Tài, học viên K5. Thạc sĩ Họa sĩ Lê Thắng gửi lời chào mừng đến các bạn tân học viên K7. Mr. Thomas Voigt, giám đốc Con Voi Animation Studio chia sẻ đến các bạn tân học viên về Hoạt hình Việt Nam và hành trình tiến ra thế giới. Họa sĩ Reggie de la Cruz chia sẻ hành trang kinh nghiệm cho các bạn K7. Các bạn học viên tham dự buổi lễ Khai giảng.

Ngô Thanh Vân

Hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giải trí, từng tham gia các tác phẩm điện ảnh như Dòng Máu Anh Hùng (2007), Bẫy Rồng (2009), Lửa Phật (2013), Ngọa hổ tàng long 2 (2016), Star War: The Last Jedi (2017). Đặc biệt, từ năm 2016, Ngô Thanh Vân được công chúng biết đến nhiều hơn với vai trò Nhà sản xuất – Đạo diễn và Diễn viên trong tác phẩm điện ảnh đầu tay: Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể. Hiện nay, Ngô Thanh Vân là Giám đốc công ty Vietnam Artist Agency (VAA), quản lý các ngôi sao hàng đầu như Isaac, Jun, Will. Tháng 11/2017, cô tiếp tục ra mắt tác phẩm điện ảnh thứ 2: Cô Ba Sài Gòn với vai trò là Nhà sản xuất kiêm Diễn viên. Lần đầu tiên, tại lớp Nghệ Thuật Kịch Bản của Comic Media Academy, Ngô Thanh Vân sẽ mang đến cho các bạn học viên những câu chuyện làm phim từ chính kinh nghiệm thực tế của mình. [spacer] HÌNH ẢNH BUỔI CHIA SẺ: [spacer] [spacer] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Điện thoại: (028) 3820 9066   Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Điện thoại: (028) 3997 7271   Hotline: 090.273.8806 Email: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

Comic Media Academy khai giảng Khóa 7

Ngày 21/09/2017, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức Lễ khai giảng khóa 07, chương trình đào tạo chuyên sâu hệ Kỹ thuật viên với các chuyên ngành: Họa sĩ truyện tranh, họa sĩ hoạt hình và họa sĩ vẽ tranh kỹ thuật số (Digital Painting). THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Lễ khai giảng khóa 7 Ngành truyện tranh – hoạt hình – digital painting Thời gian: 9:00 – 11:30 ngày thứ năm, 21/09/2017 Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình – Cơ sở 2, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM (*) Hình ảnh buổi lễ khai giảng: Xem tại đây   LỊCH TRÌNH BUỔI LỄ KHAI GIẢNG: THỜI  GIAN HOẠT ĐỘNG 8:30 – 9:00 Đón tân học viên & khách mời 9:00 – 9:10 Giới thiệu chương trình & khách mời 9:10 – 9:25 Thông điệp đầu khóa & khái quát ngành học Thầy Lê Thắng 9:25 – 9:40 Hoạt hình Việt Nam và con đường tiến ra thế giới Thầy Thomas Voigt 9:40 – 10:10 Văn nghệ và giao lưu học viên 10:10 – 10:25 Kinh nghiệm & hành trang làm việc chuyên nghiệp Thầy Reggie de la Cruz 10:25 – 10:45 Mini Game 10:45 – 11:05 Các vấn đề học tập, khen thưởng & xử phạt Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc 11:05 – 11:20 Hỏi & Đáp 11:20 – 11:30 Kết thúc lễ khai giảng & chụp ảnh lưu niệm BẢN ĐỒ THAM KHẢO: [spacer] Viện Truyện tranh và Hoạt hình trân trọng kính mời quý giảng viên, các bạn học viên, tân học viên đến tham dự. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] (*) Cơ sở 2 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình đặt tại Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận. (**) Mọi thông tin chi tiết về Lễ khai giảng Khóa 07, bạn vui lòng liên hệ hotline – 090.273.8806.

Họa sĩ Trang Đức Huy

Là một hoạ sĩ tài năng, một người thầy tận tâm với học trò, những buổi giảng dạy của hoạ sĩ Trang Đức Huy không chỉ mang đến kiến thức chuyên môn hữu ích mà còn là sự say mê, ham học hỏi và không ngừng sáng tạo trong suốt 15 năm theo nghề. Xuất thân từ Khánh Hoà, vùng đất du lịch nổi tiếng của Việt Nam, thông qua chuyên mục Người Khánh Hoà, họa sĩ Trang Đức Huy chia sẻ về hành trình đã qua của mình. Nguồn video clip: Youtube KKC Channel 

Học viên Võ Thị Hoàng Yến xuất sắc đoạt giải bạc cuộc thi nhà biên kịch tài năng

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) chúc mừng học viên Võ Thị Hoàng Yến xuất sắc đoạt giải Bạc cuộc thi Nhà biên kịch tài năng do CJ CGV tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam. Võ Thị Hoàng Yến – thứ hai từ trái qua – đã xuất sắc đoạt giải Bạc cuộc thi Nhà biên kịch tài năng. Ảnh: Fanpage Cuộc thi nhà biên kịch tài năng – https://www.facebook.com/nhabienkichtainang/ Võ Thị Hoàng Yến nhận giải Bạc cuộc thi Nhà biên kịch tài năng từ ông Dong Won Kwak, Tổng giám đốc công ty CGV. Ảnh: Võ Hoài Sâm Tại Vòng 1, Võ Thị Hoàng Yến đã xuất sắcắc vượt qua gần 4000 bài dự để vào top 24 kịch bản tốt nhất giai đoạn 1. Hoàng Yến chứng tỏ năng lực khi lần lượt vào top 6 thí sinh xuất sắc nhất vòng 2 và thẳng tiến đến giải Bạc sau khi trình bày ý tưởng kịch bản “Chúng ta còn là của nhau” với nhà sản xuất ở buổi Chung kết. Kịch bản “Chúng ta còn là của nhau” của Võ Thị Hoàng Yến được hướng dẫn phát triển bởi đạo diễn Lê Thanh Sơn (đạo diễn bộ phim Em Chưa 18). Kịch bản là câu chuyện hài hước, tình cảm: Để giành lại người mình yêu, vốn là mối tình đầu thời trung học, đang chuẩn bị kết hôn, cô gái 27 tuổi tìm cách thay đổi phiên bản 10 năm trước của mình nhằm ngăn chặn chuyện chia tay với anh trong quá khứ, nhưng cô vô tình trở thành nguyên nhân của cuộc chia tay này. Võ Thị Hoàng Yến và đạo diễn Lê Thanh Sơn. Ảnh: Facebook cá nhân của Hoàng Yến Giải Bạc từ cuộc thi Nhà biên kịch tài năng là thành quả xứng đáng cho quá trình học tập và dấn thân với nghề Biên kịch của Hoàng Yến. Trong suốt thời gian học lớp Nghệ thuật Kịch bản tại CMA, Hoàng Yến luôn là một trong những học viên được giảng viên đánh giá cao. Hoàng Yến hoàn tất khóa học Nghệ thuật kịch bản tại CMA vào tháng 6/2016. Võ Thị Hoàng Yến nhận chứng nhận hoàn thành khóa học Nghệ thuật Kịch bản tại Comic Media Academy, tháng 6/2016. Danh sách các thí sinh đã đạt giải cao nhất cuộc thi: 1. GIẢI NHẤT: – Thí sinh Võ Anh Vũ – Ý tưởng kịch bản “Con đường“ 2. GIẢI NHÌ: – Thí sinh Võ Thị Hoàng Yến – Ý tưởng kịch bản “Chúng ta còn là của nhau“ 3. GIẢI BA: – Thí sinh Hồ Thúc An – Ý tưởng kịch bản “Vườn hạ huyền“ 4. GIẢI KHUYẾN KHÍCH: – Thí sinh Trần Thị Phượng  – Ý tưởng kịch bản “Bức ảnh trang nhất“ – Thí sinh Huỳnh Châu Ngọc – “Những quý cô địa ngục: Bản giao kèo“ – Thí sinh Hoàng Phi Yến – “Thiết lập số phận“ Ngoài giải thưởng tiền mặt, ba thí sinh đoạt giải cao nhất của cuộc thi còn có Cơ hội được giới thiệu kịch bản tới các nhà sản xuất phim hàng đầu Việt Nam, được CGV hỗ trợ toàn bộ chi phí tham dự LHP Quốc tế Busan tại Hàn Quốc và 01 thẻ xem phim miễn phí một năm tại hệ thống rạp CGV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁC CỦA CUỘC THI NHÀ BIÊN KỊCH TÀI NĂNG: Ban tổ chức và các thí sinh chụp ảnh lưu niệm cùng nhau Ảnh: Võ Hoài Sâm   Một số hình ảnh khác tại buổi trao giải. Ảnh: Fanpage Cuộc thi nhà biên kịch tài năng – https://www.facebook.com/nhabienkichtainang/ Comic Media Academy chúc Võ Thị Hoàng Yến và các tác giả đã vinh dự nhận giải thưởng trong cuộc thi Nhà biên kịch tài năng sẽ có nhiều cơ hội phát triển kịch bản thành những tác phẩm điện ảnh thành công. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình (*) Bài viết có sử dụng thông tin từ thegioidienanh.vn, fanpage Cuộc thi nhà biên kịch tài năng và Facebook cá nhân của tác giả.

Tổng kết lớp dạy vẽ Manga nâng cao 4

Chiều 13-08, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã tổ chức buổi Tổng kết lớp dạy vẽ Manga/Comics – cấp độ nâng cao, khóa 4. Chương trình học chuyển tiếp cấp độ Cơ bản CMA thiết kế riêng cho các bạn nhỏ từ 8 – 14 (mở rộng 15). Tranh thủ hoàn thiện những chi tiết cuối cùng của bài truyện tranh cuối khóa Lớp học luôn rộn tiếng cười là điều mà chúng tôi cảm nhận được tại lớp; không khí thoải mái học vẽ bằng tất cả tình yêu của mình. Từng thành viên trong lớp đua nhau thể hiện bài truyện tranh cuối khóa với độ dài yêu cầu từ 6-8 trang. Cùng CMA xem lại hình ảnh buổi tổng kết lớp dạy vẽ Manga/Comics nâng cao 4: Cô Nguyễn Thị Xuyên cùng các học trò Bình chọn bài được yêu thích nhất Trao chứng nhận hoàn thành khóa học và chụp lưu niệm Tiếp nối lớp dạy vẽ Manga/Comics cấp độ nâng cao, các bạn nhỏ sẽ bước tiếp hành trình với Lớp vẽ truyện tranh trên máy tính – chương trình 100% thời gian học trên bảng vẽ điện tử chuyên nghiệp. Quý phụ huynh và các bạn có thể tìm hiểu lớp học ở ĐÂY hoặc đăng ký lớp theo form bên dưới. CMA sẽ liên hệ lại ngay. [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC

tổng kết lớp vẽ truyện tranh trên máy tính

Chiều 13-08 vừa qua, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã tổ chức buổi Tổng kết lớp vẽ truyện tranh trên máy tính – cấp độ 1, chương trình học 100% thời gian trên bảng vẽ điện tử được CMA thiết kế riêng cho các bạn nhỏ từ 8 – 14 (mở rộng 15). Trước khi đến với lớp vẽ truyện tranh trên máy tính – cấp độ 1, các bạn học viên đã lần lượt trải qua hai cấp độ Cơ bản và Nâng cao để nắm vững những kỹ năng vẽ tay nền tảng. Dẫu vậy, lần đầu tiên vẽ trên máy tính, các bạn gặp rất nhiều khó khăn khi làm quen với phần mềm Photoshop, tìm hiểu cách hoạt động của bút cảm ứng cho đến cách tạo các bộ cọ (Brush) và phối màu trên máy… Bằng sự tận tâm chỉ dẫn của hai cô giáo trẻ Dương Hương Ly và Lê Thị Hồng Hạnh khó khăn lần lượt được tháo gỡ, những ngày sau đó, các bé say mê vẽ – say mê sáng tạo hơn cả mong đợi. Mỗi người là một cá tính khác biệt. Nhưng khi đi cùng nhau trên hành trình đam mê, đó là một tập thể gắn kết tuyệt vời. Cô Dương Hương Ly hỗ trợ học viên những công đoạn cuối cùng để hoàn thiện bài Chuẩn bị triển lãm và chấm bài Cô Dương Hương Ly (trái) – cô Lê Thị Hồng Hạnh (phải) trao chứng nhận và quà tặng cho học viên đã hoàn tất lớp học vẽ truyện tranh trên máy tính. Bánh kem phụ huynh gửi tặng cho buổi tổng kết Cùng nhau chơi “Ma Sói” trước khi chia tay lớp Xem chi tiết trọn bộ ảnh buổi Tổng kết Lớp học vẽ truyện tranh trên máy tính TẠI ĐÂY. [spacer] MỘT SỐ BÀI MINH HỌA CUỐI KHÓA TIÊU BIỂU: [span8] [span3] Bài Công Chúa Ống Tre Học viên Nguyễn Minh Anh [/span3] [span3] Bài Sleeping Beauty Học viên Ngô Kiều Xuân [/span3] [/span8] [spacer] Kết thúc lớp vẽ truyện tranh trên máy tính – cấp độ 1, các bạn nhỏ sẽ tiếp tục chinh phục cấp độ 2 với nhiều chuyên đề hấp dẫn giúp học viên bước sâu hơn vào thế giới truyện tranh, minh họa chuyên nghiệp.Quý phụ huynh và các bạn có thể tìm hiểu lớp học ở ĐÂY hoặc đăng ký lớp theo form bên dưới. CMA sẽ liên hệ lại ngay. [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC

tổng kết lớp vẽ truyện tranh trên máy tính

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức tổng kết lớp vẽ truyện tranh trên máy tính – cấp độ 1. Sau 3 tháng học tập cùng nhau, các bạn nhỏ đã lần lượt nắm vững các kỹ năng cơ bản để có thể tự tin thực hiện tác phẩm thông bảng vẽ điện tử và phần mềm Adobe Photoshop. Giảng dạy bởi: Cô Dương Hương Ly và cô Lê Thị Hồng Hạnh Thời gian: 27-05-2017 đến 13-08-2017

Truyện tranh minh họa Công Chúa Ngủ Trong Rừng - Ngô Kiều Xuân

Bài minh họa Sleeping Beauty (Công chúa ngủ trong rừng) do học viên Ngô Kiều Xuân (13 tuổi), Lớp vẽ Truyện tranh trên máy (Digital) thực hiện. Xuyên suốt các cấp độ từ Cơ bản, Nâng cao đến Digital, nét vẽ của Kiều Xuân đã có sự phát triển đáng kể. Lớp vẽ truyện tranh trên máy thuộc chương trình đào tạo được thiết kế riêng cho các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi với 5 cấp độ: Cơ bản, nâng cao (vẽ tay) và Digital 01 – 02 – 03 (vẽ máy 100% thời gian). Quý phụ huynh và các bạn có thể tìm hiểu lớp học vẽ TẠI ĐÂY. Cùng xem bài minh họa Sleeping Beauty của Ngô Kiều Xuân: Tác giả Ngô Kiều Xuân Tác giả Ngô Kiều Xuân cùng các thành viên lớp vẽ truyện tranh trên máy

Bài minh họa Công Chúa Ống Tre - feature

Bài minh họa Công Chúa Ống Tre do học viên Nguyễn Minh Anh, Lớp vẽ Truyện tranh trên máy (Digital) thực hiện. Ở độ tuổi 13, Minh Anh đã có sự tiếp thu rất tốt kiến thức và kỹ năng được dạy. Lớp vẽ truyện tranh trên máy thuộc chương trình đào tạo được thiết kế riêng cho các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi với 5 cấp độ: Cơ bản, nâng cao (vẽ tay) và Digital 01 – 02 – 03 (vẽ máy 100% thời gian). Quý phụ huynh và các bạn có thể tìm hiểu lớp học vẽ TẠI ĐÂY. Cùng xem bài minh họa Công Chúa Ống Tre của Nguyễn Minh Anh: Nguyễn Minh Anh (giữa) cùng hai giáo viên của lớp Cô Dương Hương Ly (trái) – cô Lê Thị Hồng Hạnh (phải) Nguyễn Minh Anh cùng lớp vẽ truyện tranh trên máy tính

Tổng kế lớp học vẽ manga cơ bản 4

Ngày 06-08 vừa qua, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã tổ chức tổng kết lớp dạy vẽ Manga/Comics căn bản Khóa 08 – chương trình đào tào hấp dẫn được thiết kế riêng cho các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi. Sau 3 tháng rèn luyện, các bạn nhỏ đã có những bước phát triển đáng kể. Những nét vẽ nguệch ngoạc ngày mới bắt đầu học của các bạn nhỏ đã được thay thế bằng những trang truyện tranh dí dỏm và đáng yêu. Cô Mai Thu Hải Ngân hỗ trợ các bạn chỉnh sửa hoàn thiện bài cuối khóa. Ngày đầu bở ngỡ đã được thay thế bằng những buổi học vui đầy ắp những tiếng cười. Cả lớp thân thiết với nhau hơn qua từng buổi học. Cùng học – cùng vẽ – cùng vui trong suốt hành trình 3 tháng. Hình ảnh buổi tổng kết Lớp dạy vẽ Manga/Comics căn bản khóa 08: Tranh thủ hoàn chỉnh bài trước khi chấm điểm Cùng nhau xem và nhận xét bài của lớp Cô Mai Thu Hải Ngân chấm điểm và nhận xét các bài cuối khóa Kết thúc lớp học vẽ cấp độ cơ bản, các bạn nhỏ sẽ tiếp tục hành trình của mình với Lớp dạy vẽ Manga/Comics Nâng cao – chương trình học giúp học viên tự tay sáng tác các tác phẩm truyện tranh ngắn có độ dài từ 6 – 8 trang với nhiều kiến thức chuyên môn hữu ích khác giúp học viên nâng tầm kỹ năng của mình hơn nữa. [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC

Comic Media Academy's 3rd Birthday Celebration

Sáng ngày 04-08-2017 vừa qua, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã có buổi kỷ niệm 03 năm thành lập (2014 – 2017). Tham gia buổi lễ gồm có các quý giảng viên, đối tác, các bạn học viên thân yêu cùng những anh chị em nhân sự đã và đang đồng hành phát triển cùng CMA. Tất cả cùng nhau tạo nên một ngày kỷ niệm tuyệt vời và gắn kết.

Comic Media Academy 3rd birhtday celebration

Sáng ngày 04-08-2017 vừa qua, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã có buổi kỷ niệm 03 năm thành lập (2014 – 2017). Tham gia buổi lễ gồm có các quý giảng viên, đối tác, các bạn học viên thân yêu cùng những anh chị em nhân sự đã và đang đồng hành phát triển cùng CMA. Tất cả cùng nhau tạo nên một ngày kỷ niệm tuyệt vời và gắn kết. Khởi đầu buổi lễ kỷ niệm, cô Phan Thị Mỹ Hạnh, Viện Trưởng Viện Truyện tranh và Hoạt hình chia sẻ, giới thiệu lại những hành trình từ lúc khởi phát ý tưởng thành lập Viện cho đến ngày hôm nay. Thầy Nguyễn Hùng Sơn, giám đốc Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận chia sẻ về những chính sách, cải cách mới của ngành giáo dục; giúp các bạn học viên có cái nhìn tươi mới, khởi sắc hơn về các bước phát triển tiếp theo tại TPHCM. Thầy Nguyễn Hùng Sơn, giám đốc Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận tặng hoa chúc mừng kỷ niệm 03 năm thành lập và phát triển của CMA. Thạc sĩ – Họa sĩ Lê Thắng, gợi nhớ lại những bước đi đầu tiên mà thầy công tác tại CMA, đồng thời chia sẻ những tâm tư thầy dành cho học viên từ lúc khởi đầu đến giai đoạn phát triển hiện nay. Họa sĩ Hồ Hưng, họa sĩ Trang Đức Huy – những người thầy tâm huyết tại CMA chia sẻ về hành trình đào tạo cũng như kinh nghiệm để các bạn học viên thành công với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Phần chia sẻ của thầy tạo động lực rất lớn cho các bạn học viên. Họa sĩ Trang Đức Huy Họa sĩ Hồ Hưng (bên trái) Họa sĩ Reggie de la Cruz chia sẻ với các bạn học viên về điểm mới tại CMA – ứng dụng phần mềm của Toon Boom vào đào tạo. Thầy Reggie de la Cruz có hơn 20 năm làm phim hoạt hình chuyên nghiệp. Cùng nhau cắt bánh kem, đánh dấu một hành trình đã qua và chuẩn bị cho năm thứ 4 với nhiều cột mốc phát triển sắp đến. Các bạn học viên thân yêu tham dự buổi kỷ niệm. Mỗi học viên là một mảnh ghép tạo nên CMA ngày hôm nay. >>> Xem toàn bộ album buổi lễ kỷ niệm 3 năm thành lập và phát triển TẠI ĐÂY. Ba năm trước, ngày 04-08-2014, CMA ra đời trước sự chứng kiến của hàng trăm họa sĩ, chuyên gia cùng các bạn trẻ đam mê sáng tạo; với hi vọng mang đến sự thay đổi lớn về chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành Công nghiệp sáng tạo Việt Nam. Bằng những bước đi vững chắc và chuyên nghiệp, trong vòng 3 năm CMA đã lần lượt: – Mở 31 lớp học với gần 500 học viên lựa chọn các chuyên ngành khác nhau; – Đầu tư biên dịch, soạn thảo tài liệu học tập chuyên ngành với hơn 150 đầu sách chất lượng; – Xây dựng phòng máy chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của học viên. Dự kiến, trong tháng 08/2017, CMA sẽ khánh thành phòng máy thứ hai để phục vụ các bạn tân học viên niên khóa 2017 – 2020.

Phim hoạt hình ngắn Dimanche 2

Dimanche (tên tiếng anh là Sunday) là bộ phim hoạt hình ngắn của Canada do Patrick Doyon làm đạo diễn kiêm viết kịch bản phim. Nhà sản xuất cho bộ phim gồm hai người là Marc Bertrand và Michael Fukushimara. Dimanche được National Film Board of Canada cho ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Berlin vào 02/2011 và công chiếu trên mạng vào 05/01/2012. Tại buỗi lễ trao giải Oscar 2012, Dimanche có tên trong danh sách 5 ứng cử viên xuất sắc của hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) nhưng thật tiếc vì bộ phim đã không đủ may mắn để nhận được giải thưởng này. Poster bộ phim. Nguồn: animationmagazine.net Dimanche là bộ phim hoạt hình mang tính chuyên nghiệp đầu tiên của đạo diễn trẻ Patrick Doyon, anh là người gốc Montréal. Trước đây Patrick Doyon đã làm ra một bộ phim hoạt hình ngắn dài 3 phút vào năm 2006, trong khi tham gia vào chương trình Hothouse của NFB dành cho những nhà làm phim hoạt hình trẻ tuổi. Ý tưởng của Dimanche được dựa theo những ký ức tuổi thơ của chính đạo diễn: “Bộ phim dựa vào một vài ký ức thời thơ ấu của tôi để thêu dệt nên câu chuyện. Tôi đã thay đổi và phóng đại rất nhiều thứ, vì vậy bộ phim của tôi không còn mang theo lối tự truyện. Ví dụ, trong gia đình tôi, có rất nhiều trẻ em và tôi không bao giờ là đứa trẻ duy nhất có mặt trong ngày hôm đó. Nhưng với mục đích của bộ phim, tôi đã loại bỏ những anh em họ của tôi ra khỏi nội dung”. Đạo diễn Patrick Doyon. Nguồn: spectacularoptical.ca Để thực hiện bộ phim Dimanche, anh đã làm việc với bút chì để vẽ ra các mẫu thiết kế trên giấy, toàn bộ cảnh trong phim đều được chính tay đạo diễn Patrick Doyon vẽ tay toàn bộ. Dimanche có thời lượng 10 phút được anh hoàn thành trong vòng hai năm, từ việc thiết kế các bản vẽ trên giấy rồi đến làm việc trên bàn sáng. Patrick Doyon kết thúc với mười lăm thùng đầy những bản phác thảo của mình, sau đó anh quét qua máy tính và tô màu cùng chỉnh sửa trên Photoshop. Cuối cùng, anh tạo bộ phim qua phần mềm Opus của Toon Boom. Patrick Doyon tin rằng cách thức làm hoạt hình như vậy sẽ giúp Dimanche miêu tả cảm xúc tốt hơn. “Một thách thức khác là phong cách vẽ của tôi – vì tôi thường không hoàn tất những đường nét trên bản vẽ rõ ràng, do đó các đường nét tôi tạo ra không liền mạch với nhau và đó là lý do tại sao quá trình tô màu lại khó khăn đối với tôi, khiến cho thời gian sản xuất bộ phim bị kéo dài thêm” – Đạo diễn Patrick Doyon chia sẻ khó khăn của mình khi thực hiện Dimanche. Nguồn: spectacularoptical.ca Comic Media Academy xin chia sẻ hai đoạn clip Making of Dimanche cho bạn đọc và các bạn học viên học làm phim hoạt hình cùng tham thảo. Có thể các bạn sau khi xem hai đoạn clip này sẽ giúp ích phần nào qua các kinh nghiệm bổ ích từ đạo diễn trẻ Patrick Doyon. Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

đạo diễn Văn Công Viễn chia sẻ về nghề biên kịch

Đó là những chia sẻ của đạo diễn Văn Công Viễn về nghề biên kịch, một trong những nghề hấp dẫn và thu hút nhất hiện nay. Thị trường phim Việt những năm gần đây đang nở rộ với hàng loạt bộ phim đình đám và ăn khách. Ở mảng điện ảnh, các bộ phim Việt được công chiếu với sự đầu tư khủng về mặt hình ảnh và đa dạng về mặt nội dung, thể loại, có thể kể đến như Tấm Cám: Những điều chưa kể, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Lật mặt,… Mảng phim truyền hình cũng không kém cạnh khi có khá nhiều phim Việt nổi bật giữa làn sóng phim quốc tế như Tuổi thanh xuân, Zippo, Mù tạt và em,… Thành công của phim truyện chắc hẳn không thể thiếu sự đóng góp từ biên kịch, những người sáng tạo ra câu chuyện của bộ phim. Tuy nhiên, trước khi có những sản phẩm ghi dấu ấn riêng, mỗi biên kịch chắc hẳn đã có giai đoạn luyện tập và khó khăn không ít. Dưới góc độ của một người đã và đang viết, từng tạo ra sản phẩm và cũng gặp không ít khó khăn, đạo diễn Văn Công Viễn sẽ có rất nhiều kinh nghiệm và bài học để chia sẻ cùng các bạn yêu thích biên kịch. Cùng xem đó là những chia sẻ nào nhé. Đạo diễn Văn Công Viễn Đề tài luôn là điểm đầu tiên gây ra khó khăn cho mỗi biên kịch. Với kinh nghiệm của mình, anh có thể chia sẻ cho các bạn về cách tìm kiếm đề tài và giữ nhiệt huyết với nghề không? Trong cuộc sống xung quanh luôn có rất nhiều đề tài để thể hiện, quan trọng mỗi biên kịch phải có góc nhìn, phải cảm thấy yêu quý nội dung đó trong thời điểm đó nhất thì mới có cảm xúc với đề tài mình đã chọn. Khi các bạn biên kịch bị bí ý tưởng đề tài thì các bạn phải xác định được gu thể loại của mình là gì. Ví dụ hành động, tình cảm gia đình xã hội, kinh dị, viễn tưởng… Các bạn không nên chạy theo những đề tài vượt quá khả năng của mình. Xác định thế mạnh thể loại của mình là gì thì cứ nuôi dưỡng xây dựng nội dung một cách chỉnh chu tốt nhất. Đồng thời các bạn trẻ nên tìm kiếm nguồn ý tưởng từ việc đọc sách, xem phim các thể loại của nước ngoài. Kết hợp những hoạt động thư giãn, tham gia những sự kiện về phim ảnh để kịp thời nắm bắt xu hướng thị trường làm phim cần gì. Đạo diễn Văn Công Viễn chia sẻ về nghề biên kịch Ngoài những kiến thức được cung cấp trong quá trình học biên kịch, người học cũng cần có thêm những buổi chia sẻ chuyên đề thực tế, theo anh đó sẽ là những chia sẻ gì để chương trình học hiệu quả và đầy đủ hơn?   Từ kinh nghiệm bản thân, tôi cho rằng lý thuyết và công thức nằm ở một giới hạn. Hạn chế của các bạn học biên kịch là các bạn cứ nghĩ chỉ cần có đủ sáng tạo, đủ kinh nghiệm là đủ sức viết thành một kịch bản hay. Nhưng các bạn lại quên việc phải áp dụng lý thuyết và vận dụng công thức vào quá trình viết, dẫn đến kịch bản bị lệch lạc về mặt phát triển cấu trúc nội dung. Những dẫn chứng ngoài hiện trường làm phim sẽ là kiến thức thiết thực nhất. Ví dụ chia sẻ về những khó khăn về những phân đoạn không chất lượng khiến cho mặt nội dung câu chuyện bị rời rạc. Hoặc những cảnh tưởng tượng vượt quá khả năng thực thi sẽ không thực hiện được. Ray Frensham có nói: “Thông thường 90% kịch bản được gửi đến nhà sản xuất đều là rác cả. Khoảng 10% kịch bản đáng để đọc từ đầu đến cuối. Trong số đó có khoảng 2% đáng lưu ý và cần phải mời tác giả đến để “nói chuyện”… Kịch bản của bạn phải nằm trong top 2% đó”. Từ trải nghiệm cá nhân, anh có lời nhắn hay động viên nào dành cho các nhà biên kịch tương lai trước lời “nhắn nhủ” trên? Theo tôi, nhận xét đó có phần đánh đồng mặt chất lượng kịch bản. Mỗi kịch bản tác giả đổ tâm huyết vào đều có cái hay cái dở cần phải chắt lọc để góp ý. Chủ đề kịch bản được chọn sử dụng ngoài việc phụ thuộc vào ý tưởng hay, mới lạ, thì còn phải nắm bắt được nhu cầu thị hiếu khán giả. Và thông điệp muốn truyền tải có đủ sức chinh phục cảm xúc khán giả. Các bạn biên kịch cần có đủ mạnh về lập trường, quan điểm nghề nghiệp và phải thật yêu nghề, thật sự đam mê muốn sống hết mình luôn nỗ lực với nghề thì việc gặt hái kết quả chỉ phụ thuộc vào thời gian các bạn nắm bắt được cơ hội. Bản thân biên kịch không nhất thiết phải học theo phong cách của một biên kịch khác mà cái quan trọng là các bạn có cách nghĩ, cách tìm tòi chắt lọc để học hỏi. Trước đây tôi đã từng viết 7 kịch bản truyền hình mới chọn được một cái và vẫn còn cần đến biên tập chỉnh sửa. Và phim điện ảnh của tôi cũng phải trải qua 8 cái đề cương đến cái thứ 9 mới chọn ra được một cái gọi là hoàn chỉnh nhất, mọi người cùng ngồi lại với nhau để phân tích mổ xẻ và đắp thêm. Như vậy thì việc các bạn biên kịch trẻ phải trải qua khó khăn và sự thất vọng, nản chí là điều không

Phim hoạt hình ngắn The Fantastic Flying Books of Mr Morris Lessmore 3

The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore là bộ phim hoạt hình ngắn do hai đạo điễn William Joyce và Brandon Oldenburg thực hiện và sản xuất bởi Moonbot Studios. Nhà sản xuất gồm ba người: Lampton Enochs, Alissa Kantrow và Trish Farnsworth-Smith. Ngoài ra, kịch bản được viết bởi đạo diễn William Joyce và phát hành vào ngày 30 tháng 1 năm 2011 tại Santa Barbara, California. Sau khi chiến thắng trong hàng chục liên hoan phim, The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore đã xuất sắc nhận được giải Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 84, buổi lễ được tổ chức vào năm 2012. Poster phim. Nguồn: cloudfront.net Bộ phim có thời lượng 15 phút, mở đầu với cơn bão dữ dội đang quét ngang thành phố và tàn phá tất cả mọi nơi, nó cuốn bay đi những quyển sách, mang đi những chữ viết vô giá. Mặc cho Morris Lessmore có cố gắng hết sức đuổi theo bảo vệ quyển sách yêu quý của ông thì cũng vô dụng. Khi cơn bão qua đi, chúng chỉ để lại cho ông những tờ giấy trắng tan nát. Sau đó, Morris Lessmore lang thang vào một thư viện bí ẩn – ở nơi đó ông bắt gặp những điều bất ngờ với những quyển sách sống động kỳ lạ khiến Morris một lần nữa tìm được màu sắc cuộc sống và cảm hứng đặt bút. The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore được lấy cảm hứng từ William Morris – ông làm việc tại một nhà xuất bản sách thiếu nhi tại HarperCollins và cố vấn của Joyce. William Joyce quyết định viết ra một câu chuyện về một người đàn ông đã cống hiến hết cả cuộc đời mình cho những quyển sách khi ông đang trên đường đến thăm Morris. William Joyce đã đọc tác phẩm của mình cho Morris trước khi Morris mất vài ngày sau đó. Không chỉ với nội dung ý nghĩa, bộ phim này cũng không hề kém cạnh về mặt hình thức. The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore được tạo ra bằng cách sử dụng hoạt hình máy tính 3D kết hợp các kỹ thuật vẽ tay 2D truyền thống, cùng với bối cảnh được dựng bằng mô hình và lựa chọn âm nhạc phù hợp. Ngoài ra, hình ảnh nhân vật Morris Lessmore được mô phỏng ngoại hình dựa theo nam diễn viên điện ảnh Buster Keaton. Có một điểm đặc biệt trong bộ phim nữa, đó chính là đoạn mở đầu được lấy ý tưởng từ cảnh bão trong Steamboat Bill của Keaton, Jr cùng cơn bão Katrina đã đổ bộ qua Mĩ năm 2005 và cơn lốc xoáy từ bộ phim nổi tiếng The Wizard of Oz. The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore đã sử dụng sự tương phản của màu sắc và đen trắng. Trong bộ phim, màu đen và trắng tượng trưng cho nỗi buồn và tuyệt vọng do cơn bão gây ra. Ngược lại, màu sắc cho những niềm hạnh phúc của nhân vật chính. Hãy cùng Comic Media Academy ngắm nhìn những bức ảnh về mẫu thiết kế và bối cảnh của The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore. Mẫu thiết kế nhân vật Morris Lessmore và một số phân cảnh được vẽ bằng tay. Nguồn: awn.com Đạo diễn William Joyce và Brandon Oldenburg. Nguồn: awn.com Comic Media Academy xin chia sẻ đoạn clip The making of Morris Lessmore cho bạn đọc và các bạn học viên học làm phim hoạt hình tham khảo. Nếu các bạn là những người yêu thích sách thì đây chính là một bộ phim hoạt hình không thể bỏ qua. The making of Morris Lessmore Phạm Hoàng Ngọc (Dịch và Tổng hợp)

Phim hoạt hình ngắn Wild Life 2

Wild Life là phim hoạt hình ngắn của đạo diễn Wendy Tilby và Amanda Forbis – cả hai người cùng phụ trách viết kịch bản cho đứa con của mình. Nhà sản xuất gồm 4 thành viên: Marcy Page, Bonnie Thompson, David Verrall và David Christensen và được thực hiện tại National Film Board of Canada. Poster phim. Nguồn: imdb.com Wild Life ra mắt tại Liên hoan phim ngắn toàn cầu 2011 tại Toronto, diễn ra vào 06/2011 và được chiếu trực tuyến vào 06/01/2012. Bộ phim đã được đề cử giải Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại buổi lễ trao giải Oscar lần thứ 84, và vị trí Phim ngắn hay nhất tại Giải thưởng Annie lần thứ 39. Với thời lượng 13 phút 30 giây, Wild Life có bối cảnh diễn ra vào năm 1909, một người Anh di chuyển đến biên giới Canada, nhưng tại đây lại xảy ra vài vụ xung đột đẫm máu. Mặc cho cảnh tưởng thực tế đầy thê thảm, nhưng anh vẫn viết những bức thư kể rằng nơi anh đến vẫn tươi sáng và tốt đẹp. Bộ phim sẽ cho người xem thấy được vẻ đẹp của những đồng cỏ, những nỗi nhớ nhà tha thiết và sự điên rồ trong hoàn cảnh sống đầy rình rập hiểm nguy. Đạo diễn Amanda Forbis và Wendy Tilby. Nguồn: cartoonbrew.com Ngoài việc viết kịch bản và chỉ đạo bộ phim, hai nữ đạo diễn Amanda Forbis và Wendy Tilby còn chịu trách nhiệm khâu thiết kế nhân vật và vẽ từng khung hoạt hình bằng màu gouache. Ngoài ra cả hai còn viết bài hát cho phần kết thúc phim. Trong quá trình làm việc, vẫn có nhiều điều trắc trở, như vấn đề thời gian mà cả hai gặp phải. Amanda Forbis và Wendy Tilby chỉ có thể làm việc cho Wild Life vào những lúc cả hai rảnh rỗi. Vì hạn hẹp thời gian nên hai nữ đạo diễn đã hoàn tất tác phẩm của mình trong khoảng thời gian từ 6-7 năm, từ khâu ý tưởng đến khi hoàn tất khâu thực hiện phim. Khi được phóng viên hỏi về cách thức cả hai làm nên bộ phim hoạt hình ngắn này và cách mà họ chỉnh sửa cho nó, Amanda Forbis và Wendy Tilby đã trả lời rằng họ thay đổi tình tiết ngay trên kịch bản và cả khi làm hoạt họa. Như khi thực hiện khâu hoạt hình, cả hai đã thêm thắt và loại trừ một vài yếu tố khi đang làm cho đến khi hai người hoàn tất giây phút cuối cùng của bộ phim Wild Life. “Tất cả cảnh trong bộ phim đều được vẽ bằng tay, nhưng cũng tùy theo cách bạn xác định nó. Chúng tôi đã làm phim hoạt hình này bằng phần mềm Flash, bằng cách vẽ trực tiếp vào máy. Sau đó, cả hai sẽ in ra các bản vẽ và tô điểm lên chúng bằng màu gouache. Cuối cùng, những bức tranh đó sẽ được quét lại vào máy tính và được chúng tôi ghép lại với nhau. ” – Cả hai đạo diễn chia sẻ về cách thức thực hiện Wild Life. “Thực ra, chúng tôi đã hy vọng sẽ làm Wild Life hoàn toàn bằng máy tính vì chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ tiết kiệm thời gian cho cả hai. Nhưng rồi điều đó trở thành một thử thách khó khăn”. Nguồn: Wild Life (Making of) Comic Media Academy xin chia sẻ bạn đọc và học viên học làm phim hoạt hình hai đoạn clip về Making of Wild Life và phỏng vấn đạo diễn Wendy Tilby và Amanda Forbis về tác phẩm của họ. Wild Life (Making of) Wild Life – How It Started (Making of) Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

lớp học vẽ manga cơ bản K14

Ngày 22/07 vừa qua, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) hân hoan khai giảng lớp học vẽ manga cơ bản khóa 14 tại quận 3. Lớp học được xây dựng chương trình phù hợp cho các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi, giúp phát huy tối đa năng lực sáng tạo và phong phú trí tưởng tượng. Tuần đầu tiên, các bé được hướng dẫn các kỹ năng vẽ cơ bản (thuộc bộ môn Basic Sketch) và tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng vẽ hình bóng đen (Silhouette Sketch); trải nghiệm lần lượt từ những đường thẳng, đường cong cơ bản, cách quy hình âm – dương… Các bé thể hiện sự yêu thích đặc biệt với các tác phẩm Manga và cả Comics qua việc nhớ rất rõ tạo hình nhân vật chỉ qua hình bóng đen. Tham gia lớp học vẽ manga cơ bản khóa 14 tại CMA, các bé sẽ lần lượt trải qua 22 buổi học vào thứ 7 – chủ nhật hàng tuần với nhiều kiến thức hữu ích và bài tập thú vị. Kết thúc khóa học, mỗi bạn sẽ sáng tác manga / comics theo ý tưởng kịch bản của riêng mình. [spacer] THÔNG TIN LỚP DẠY VẼ CHO BÉ: LỚP VẼ TRUYỆN TRANH MANGA/COMICS – Đối tượng: Các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi (mở rộng 15) – Các cấp độ đào tạo: 1- Cấp độ căn bản 2- Cấp độ nâng cao 3- Vẽ máy – Digital 01 4- Vẽ máy – Digital 02 5- Vẽ máy – Digital 03 – Thời lượng: 03 tháng / cấp độ – Lịch học:  * Ca sáng: 9:00 – 11:00 * Ca chiều: 14:00 – 16:00 * Ca tối: 16:30 – 18:30 Quý phụ huynh và các bạn nhỏ quan tâm lớp học có thể tìm hiểu chi tiết TẠI ĐÂY. Hoặc đăng ký qua Form bên dưới, tư vấn viên của CMA sẽ liên lạc lại ngay. [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC

Phim hoạt hình ngắn A Morning Stroll 1

A Morning Stroll là bộ phim hoạt hình ngắn của Anh do đạo diễn Grant Orchard thực hiện. Bộ phim với thời lượng 7 phút được phát hành bởi nhà sản xuất Sue Goffe và StudioAKA, được ra mắt lần đầu vào 10/06 tại Liên hoan phim Brooklyn 2011, đồng thời bộ phim được chiếu tại Liên hoan phim Sundance 2012. Tại nơi này, A Morning Stroll đã đoạt giải thưởng Hoạt hình hay nhất (Best Animation) và Giải thưởng của Ban giám khảo cho hoạt hình ngắn (Jury Prize in Animated Short Film). Poster phim A Morning Stroll. Nguồn: imdb.com Vào năm 2012, A Morning Stroll đã được đề cử vào vị trí Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Giải thưởng Viện Hàn lâm (Oscar) lần thứ 84. Nội dung của A Morning Stroll nói về một người dân sống tại New York vô tình bắt gặp một chú gà đang dạo phố. Bộ phim muốn chúng ta tự hỏi rằng – liệu chú gà trống ấy hay những con người xuất hiện trong đoạn phim, bên nào mới có lối sống thành thị đúng chuẩn? Theo đạo diễn Grant Orchard chia sẻ về ý tưởng để anh thực hiện bộ phim A Morning Stroll, kịch bản được dựa trên một sự kiện trong chương “Chú gà” – trích từ cuốn sách “Những câu chuyện có thật về cuộc sống tại Mỹ” do tác giả Paul Auster sáng tác. Về hình thức, A Morning Stroll là sự kết hợp phong phú và đa dạng giữa hoạt hình đen trắng, hoạt hình màu và kỹ thuật 3D hiện đại. Các nhân vật trong bộ phim được đơn giản hóa và được thiết kế hình chữ nhật, tròn hay tam giác. Trong bộ phim, các bạn sẽ nhận ra có ba mốc thời gian chính và được cách nhau 50 năm, gồm: 1959, 2009 và 2059. Đạo diễn Grant Orchard. Nguồn: cartoonbrew.com Ngoài ra, theo Grant Orchard tâm sự trong bài phỏng vấn của anh trên trang Cartoonbrew, ban đầu anh có ý định thực hiện bộ phim hoạt hình ngắn này trong vòng 3 phút. Nhưng trong quá trình làm thì xảy ra vài vấn đề khiến đạo diễn phải tăng độ dài bộ phim lên 7 phút. Vì vậy, lúc đầu các đối tác tại Studio AKA gồm bốn người: Sue Goffe, Philip Hunt, Marc Craste và Pam Dennis nghĩ rằng A Morning Stroll có thể không có nhiều rủi ro. Nhưng thực tế dự án này vẫn là một nguy cơ vì đoàn làm phim không có nguồn tài trợ từ bên ngoài và phải tìm cách để thực hiện bộ phim một cách hoàn hảo mà không ảnh hưởng đến công việc quảng bá đã được thông qua tại phòng thu. Ngoài ra, những đối tác theo Grant Orchard cho rằng họ đã có những thành công đáng kể với những bộ phim hoạt hình ngắn khác, do đó sẽ rất dễ dàng để những người đó từ chối tiếp tục dự án với anh, vì đây không phải là loại phim mà bất kỳ ai có thể chắc chắn sẽ làm việc tiếp khi biết rằng nó sẽ phải kéo dài quá trình làm phim so với dự đoán. Nhưng cuối cùng, những đối tác tại Studio AKA vẫn đặt niềm tin nơi đạo diễn Grant Orchard, khiến anh cảm thấy rất vui mừng. Hai mẫu thiết kế nhân vật trong A Morning Stroll. Nguồn: cartoonbrew.com Những chia sẻ của Grant Orchard về A Morning Stroll chắc hẳn mang đến nhiều kiến thức thú vị cho các bạn học làm phim hoạt hình. Hy vọng các bạn sẽ tạo ra được những bộ phim hoạt hình giàu cảm xúc và ý nghĩa.  Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp 

Với mục đích tìm kiếm và nuôi dưỡng các tài năng biên kịch trẻ để góp phần cho ra đời những bộ phim Việt có chất lượng ngày càng cao. Khẳng định cam kết của CGV cùng các đạo diễn/nhà sản xuất uy tín của Việt Nam trong hành trình đồng hành cùng các tài năng biên kịch nói riêng và các nhà làm phim trẻ nói chung. Công ty CJ CGV Việt Nam ra mắt Cuộc thi Nhà biên kịch tài năng 2017, lần đầu tiên được tổ chức từ 6/6 – 14/9/2017.   [spacer] Cuộc thi được tổ chức làm 3 giai đoạn chính: – Giai đoạn 1 (TUYỂN SINH): Từ 06/06/2017 đến 08/07/2017 – Giai đoạn 2 (HUẤN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỊCH BẢN): Từ 24/07/2017 đến 25/08/2017 – Giai đoạn 3 (THI ĐẤU VÀ TRAO GIẢI): Từ 26/08/2017 đến 14/09/2017 [spacer] Danh sách 24 thí sinh vào vòng 2: Nguồn: www.facebook.com/nhabienkichtainang [spacer] Học viên Comic Media Academy được chọn vào vòng 2: Ở giai đoạn 1, trong vòng 30 ngày, cuộc thi nhận được gần 4000 bài tham dự. Comic Media Academy vinh hạnh có 2 học viên được chọn vào vòng 2, nhóm 24 bài dự thi đạt chất lượng nhất. 1. Lê Thị Hồng Hạnh (Lạc An), học viên khóa 01, ngành Họa sĩ Truyện tranh, hệ Kỹ thuật viên. 2. Võ Thị Hoàng Yến (Hoàng Yến), học viên lớp Biên kịch khóa 01, chương trình đào tạo cấp tốc. Võ Thị Hoàng Yến nhận chứng nhận hoàn thành khóa học Nghệ thuật Sáng tạo Kịch bản tại Comic Media Academy, tháng 6/2016. Comic Media Academy chúc các bạn có những ngày làm việc cùng hội đồng thẩm định thật hiệu quả để sớm ra mắt kịch bản hấp dẫn được chuyển thể thành phim. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

9 bước vẽ Pokemon Charmander thật dễ dàng 9

Trong loạt phim hoạt hình nổi tiếng Pokemon, ngoài Pikachu thì Charmander là một Pokemon rất quen thuộc, nhận được sự yêu mến của đông đảo các bạn nhỏ. Sau đây, chuyên mục dạy vẽ sẽ hướng dẫn cho các bạn cách vẽ Pokemon Charmander vô cùng đơn giản này nhé ! Bước 1: Vẽ phần đầu với hình bầu dục và hơi nhô lên ở bên trái. Thêm một hình nữa để vẽ phần thân , chú ý rằng nó lớn hơn một chút so với kích thước của đầu. Phác thảo phần đầu và thân Bước 2: Vẽ cánh tay và ba ngón tay vào cuối mỗi cánh tay. Vẽ tay Bước 3: Vẽ chân theo dạng chữ “U” và thêm bàn chân với ba móng ở cuối. Vẽ chân Bước 4: Vẽ đuôi Charmander với ngọn lửa ở cuối đuôi. Vẽ đuôi Bước 5: Vẽ hình chữ U “lộn ngược” cho đôi mắt của Charmander và thêm một hình bầu dục nhỏ bên trong, ở dưới cùng của mỗi mắt vẽ một đường cong. Vẽ mắt Bước 6: Thêm các phần còn lại của khuôn mặt, vẽ 2 đường ngắn cho lông mày của Charmander và hai lỗ mũi, vẽ phần miệng rộng với 4 răng nhọn. Vẽ mũi, miệng Bước 7: Thêm một đường cong trên phần bụng, một ngón tay nhỏ trên tay phải và một đường cong trên đuôi, vẽ hai đường gợn sóng bên trong ngọn lửa. Thêm các chi tiết cho phần thân và đuôi Bước 8: Hoàn thành bản vẽ của bạn bằng cách xóa đi các đường phác thảo trước đó. Tô màu cho Charmander Bước 9: Đối với phần màu, bạn có thể thêm bóng quanh chân, tay, miệng và mặt phải của khuôn mặt. Hoàn thiện bức vẽ Charmander Chúc các bạn thành công ! Anh Thư dịch Nguồn: www.drawingnow.com

Phim hoạt hình ngắn Room on the Broom 1

Room on the Broom là bộ phim hoạt hình ngắn được chuyển thể từ sách ảnh thiếu nhi, được thực hiện bởi hai đạo diễn Jan Lachauer và Max Lang cùng đội ngũ biên kịch gồm hai tác giả quyển sách cùng tên là Julia Donaldson và Axel Scheffler. Bộ phim do Martin Pope và Michael Rose của Magic Light Pictures phối hợp với Orange Eye Limited sản xuất, ra mắt ngày 25/12/2012 tại Anh. Sau đó, bộ phim được phát sóng tại Mỹ trên kênh PBS Kids Sprout như một món quà đặc biệt Halloween vào ngày 30/10/2013. Poster của Room on the Broom. Nguồn: imdb.com Năm 2013, Room on the Broom đã nhận được giải thưởng Children’s Awards cho hạng mục Phim hoạt hình. Ngay sau đó, bộ phim được các chuyên gia trong ngành khen tặng “Một tác phẩm của thiên tài”, đã có tên trong danh sách 5 ứng cử viên sáng giá cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animation Short Films) tại lễ trao giải Oscar 2014. Bộ phim dựa theo tác phẩm cùng tên ăn khách của Julia Donaldson và hình ảnh minh họa bởi Axel Scheffler. Room on the Broom có nội dung kể về một phù thủy tử tế đã mời các con vật mà cô gặp trên đường tham gia chuyến hành trình trên cây chổi của cô, tuy nhiên điều đó khiến chú mèo cô nuôi khó chịu. Sau đó, một con rồng gây chiến với nữ phù thủy và các người bạn đi chung đã giúp cô đánh đuổi được nó. Để trả ơn cho sự dũng cảm của họ, vị phù thủy đã tạo ra một cây chổi mới tuyệt đẹp và có nhiều chỗ cho tất cả mọi người. Hai đạo diễn Jan Lachauer và Max Lang tâm đã sự về quá trình làm bộ phim như sau: “Trong khoảng 6 tháng, đội ngũ chúng tôi tập trung vào việc phát triển nội dung của bộ phim và các nhân vật. Trong các nhân vật thì chúng tôi tự hào nhất là cô phù thủy thân thiện, một nhà thám hiểm thích đi đây đi đó khắp mọi nơi và hay giúp đỡ người khác. Trong khi đó thì nhân vật chú mèo có một chút bảo thủ và không muốn chào đón những người bạn khác vào nơi của mình”. Nguồn: cartoonbrew.com Lachauer và Max Lang cũng chia sẻ thách thức lớn nhất là làm ra kịch bản phân cảnh (Storyboard) sao cho hấp dẫn và sinh động. Đoàn làm phim đã dành rất nhiều thời gian để chỉnh sửa cho phù hợp với thời lượng bộ phim hoạt hình ngắn cho phép. Thật may mắn, qúa trình này được giải quyết thành công bởi Waldemar Fast và giám sát hoạt hình Tobias v. Burkersroda, họ là hai người bạn tốt của Jan Lachauer và Max Lang. Nguồn: cartoonbrew.com Dưới đây là Concept Art do Manu Arenas thực hiện cho Room on the Broom. Cả hai vị đạo diễn đều rất hài lòng về khả năng nắm bắt bầu không khí bộ phim nhanh chóng và hoàn hảo của anh ta. Nguồn: cartoonbrew.com Về khâu chọn lựa màu sắc cho bộ phim, cả hai đạo diễn Jan Lachauer và Max Lang đã làm việc với Aurelien Predal. Trong vòng hai tuần, anh đã trình bày bảng màu sắc phù hợp cho bộ phim. Bảng màu này trở thành hướng dẫn cho đội ngũ đoàn làm phim tiếp tục cho phần còn lại trong quá trình sản xuất và có sức ảnh hưởng lớn đến mọi thứ từ thiết kế đến khâu ánh sáng. Nguồn: cartoonbrew.com Bối cảnh trong phim được lấy cảm hứng từ Manu và Aurelien, phần xây dựng bối cảnh được giám sát bởi Klaus Morschheuser và Katja Moll, cả hai người này đã tạo ra thế giới trong Room on the Broom. Bức ảnh dưới đây sẽ cho các bạn thấy họ đã xây dựng một cây linh sam từ cây chồi nhìn chân thật như thế nào. Ngoài ra Room on the Broom còn có đội ngũ 9 thành viên trong khâu hoạt hình rất tài năng khi hoàn thành công việc vừa nhanh vừa hiệu quả. Cả đội làm trung bình một cảnh hoạt hình tầm 12s/tuần cho bộ phim và kết quả rất được cả hai đạo diễn ưng ý. Nguồn: cartoonbrew.com Qua bài viết về bộ phim hoạt hình ngắn Room On The Broom, Comic Media Academy hy vọng các bạn học làm phim hoạt hình đã tích lũy những bài học riêng cho bản thân và có ý tưởng cho tác phẩm hoạt hình của chính mình.  Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng Hợp  

Thực tế nhiếp ảnh K6

Trải nghiệm và cảm nhận từ thực tế là một trong những định hướng đào tạo quan trọng của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) nhằm tạo ra “Chất liệu sáng tác” từ thiên nhiên và xã hội hiện hữu. Nằm trong bộ môn Kỹ thuật chụp ảnh do Thầy – Nhiếp ảnh gia Huỳnh Đức Nam phụ trách, các bạn học viên hệ Kỹ thuật viên khóa 6 đã có hành trình tìm hiểu Làng Lu, Bình Dương – vùng đất giàu văn hóa truyền thống với hơn 150 năm tuổi. “Trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử, Làng lu Đại Hưng, Bình Dương vẫn giữ được những phương thức sản xuất theo lối thủ công truyền thống, đó là cách nặn gốm bằng tay, chất đốt bằng củi, màu sắc cổ điển, nguyên vật liệu khai thác tại địa phương… Đây cũng là nét văn hoá rất đặc biệt của nghề truyền thống ở Bình Dương. Nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Làng lu Đại Hưng chuyên sản xuất các loại lu, khạp nổi tiếng từ hàng trăm năm nay. Sự tồn tại và phát triển của Lò lu đặc biệt này, một mặt giúp lưu giữ được nghề truyền thống của địa phương, mặt khác góp phần phát triển kinh tế trong vùng trong suốt hơn 150 năm qua. Thế hệ sau tiếp nối đời trước, những người thợ vẫn cần mẫn, chăm chỉ gắn bó với những khuôn đất, nhào nặn nên những sản phẩm hữu ích cho đời.” – Theo Vietnamnet. Cùng xem những hình ảnh về chuyến đi thực tế bộ môn Kỹ thuật chụp ảnh của các bạn Khóa 6 các bạn nhé: Ảnh: Nguyễn Thị Bích Ngọc (Bài viết có sử dụng tư liệu báo chí từ Vietnamnet: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/suc-song-lo-gom-150-tuoi-o-binh-duong-241769.html)