Con Rồng Cháu Tiên là bộ phim hoạt hình Việt Nam gây ấn tượng nhất trong thời gian gần đây khi đạt 5 triệu lượt xem trên Youtube. Được biết, bộ phim này nằm trong chuỗi các chương trình quảng bá dự án văn hóa Việt của Biti’s. Liệu đây sẽ là tín hiệu tích cực đưa hoạt hình Việt Nam phát triển? >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Hoạt hình Việt Nam đứng trước cơ hội chuyển mình khi doanh nghiệp tư nhân vào cuộc. Nguồn: mtv.vn. Sức hút của phim hoạt hình đối với khán giả Việt đã thay đổi khá lớn trong 10 năm qua. Thống kê cho thấy, doanh thu phòng vé phim hoạt hình tại Việt Nam đã tăng từ 2-12% trong 10 năm. Cùng với đó, phim hoạt hình chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong danh sách phim chiếu rạp ở nước ta. Trong năm 2017, loạt phim điện ảnh gây sốt thế giới được công chiếu ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều phim hoạt hình nước ngoài, phần lớn là từ Hollywood như The Boss Baby, Smurfs, The Lost Village hay gần nhất là Coco. Song, có thể dễ dàng nhận ra số liệu trên chỉ đến từ các bộ phim hoạt hình nước ngoài. Trong khi, phim hoạt hình Việt Nam 10 năm qua vẫn chưa tạo ra sự đột phá mạnh mẽ nào. Mặc dù, nhiều studio sản xuất phim hoạt hình của người Việt đã xuất hiện và có một vài tín hiệu tích cực, nhưng đó vẫn chỉ là một “ giọt nước nhỏ” giữa cả biển phim quốc tế. Vòng lẩn quẩn của phim hoạt hình Việt Nam Bên cạnh tốc độ phát triển chóng mặt của thế giới, hoạt hình Việt Nam vẫn đạt mức ổn định khi có trung bình khoảng 10-15 phim được sản xuất mỗi năm. Tuy nhiên, những bộ phim hoạt hình này chỉ có độ dài từ 10-15 phút (dài nhất là 30 phút của Hào Khí Thăng Long) với đủ tạo hình từ cắt giấy, 2D, 3D và đa dạng chủ đề từ cổ tích, lịch sử đến ngụ ngôn, con người đến loài vật,… Tất cả đều được trình chiếu trên sóng truyền hình do Hãng Phim hoạt hình Việt Nam sản xuất. Ngoài ra, hãng cũng rất nỗ lực khi đưa phim đến gần hơn với lứa tuổi thiếu nhi bằng cách thành lập trang web riêng để cập nhật các phim đã ra mắt theo từng năm. Rạp chiếu Thánh gióng ra mắt vào năm 2014 chuyên dành cho phim hoạt hình cũng nằm trong những cố gắng của Hãng với phim hoạt hình nước nhà. Phim hoạt hình do Hãng phim hoạt hình Việt Nam sản xuất. Nguồn: youtube.com. Song, những nỗ lực này cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ em ngày nay. Loạt kênh giải trí như Disney, Cartoon Network hay các kênh truyền hình thuần Việt như HTV3 Dreams TV, Kid TV,.. với những bộ phim hoạt hình điện ảnh có nội dung hấp dẫn và hình ảnh đẹp mắt hơn hẳn sản phẩm của Hãng phim hoạt hình Việt Nam. Đó là lý do những bộ phim do Hãng thực hiện không mặn mà lắm với trẻ em. Hơn nữa, đối tượng khán giả mà Hãng phim hoạt hình Việt Nam hướng đến vẫn chưa chính xác khi người xem phim hoạt hình không chỉ bó hẹp ở trẻ em. Nghệ sĩ Nhân dân Hà Bắc, đạo diễn hơn 40 năm kinh nghiệm làm phim hoạt hình chia sẻ: “Ở nước ta, hoạt hình chủ yếu do Nhà nước đặt hàng nên cơ chế làm phim phụ thuộc quá nhiều vào chính sách đầu tư, phát hành của Nhà nước. Đôi khi còn rất quan liêu. Trong khi chi phí để làm ra một bộ phim hoạt hình chừng 10 phút là rất đắt. Tư nhân muốn đầu tư thì cũng ngại phim không có đầu ra. Muốn có đầu ra thì phải đảm bảo chất lượng nội dung, hình ảnh để thu hút nhà đài, nhà phát hành rạp (thời lượng ít nhất 60 phút), tính thương mại.” Để đảm bảo những tiêu chí trên cần phải có đầu tư, tiếp tục quay ngược lại vấn đề lo ngại đầu tư của doanh nghiệp. Như vậy, hoạt hình Việt Nam cứ thế xoay quanh một vòng lẩn quẩn, chưa tìm được lối ra. Sẽ chuyển mình mạnh mẽ với sự xuất hiện của doanh nghiệp Vào năm 2016, Colory Studio thông báo khởi động dự án phim hoạt hình chiếu rạp “Dưới bóng cây: Hành trình trở về”. Cùng với đó, Hãng phim hoạt hình Việt Nam cũng phát triển dự án phim hoạt hình chiếu rạp “Tôi là Bê tô”. Loạt thông tin này khiến khán giả Việt khá hào hứng và mong chờ. Song, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa thấy có một tín hiệu nào cho 2 dự án trên. Phim hoạt hình Dưới bóng cây của Colory Animation Studio. Nguồn: vi.wikipedia.org. Hoạt hình Việt Nam cứ thế im lặng cho đến thời điểm cuối năm 2017, Con Rồng Cháu Tiên ra mắt và thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Được biết, bộ phim hoạt hình này do Biti’s, thương hiệu giày dép lâu đời của Việt Nam thực hiện. Nội dung của phim không chỉ đơn thuần xoay quanh câu chuyện của Rồng – Tiên, mà còn xuất hiện những tình tiết kịch tính, tạo sự bất ngờ cho khán giả. Phim đã có hơn 10 triệu lượt xem trên các kênh online, hàng chục nghìn lượt yêu thích, chia sẻ trên Youtube và gần 600.000 người bình luận trên mạng xã hội, với phần lớn là những phản hồi tích cực. Ngoài Con Rồng Cháu Tiên, ngành công nghiệp hoạt hình Việt Nam còn chứng kiến sự xuất hiện của Hãng
Phim chuyển thể đang trở thành một xu hướng mới trong ngành công nghiệp phim ảnh Trung Quốc. Trong đó, ngôn tình được đánh giá là một mảnh đất màu mỡ cho các biên kịch và đạo diễn khai thác. Gửi thời thanh xuân đẹp đẽ đơn thuần của chúng ta chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên đang khá hot trong giới trẻ hiện nay. Nguồn: ccasian.com. >>> Tìm hiểu thêm: Lớp học viết kịch bản – con đường ngắn nhất để trở thành nhà biên kịch Thể loại ngôn tình chuyển thể trong giới làm phim xứ Trung được “sinh sôi nảy nở” từ những bộ tiểu thuyết ngôn tình. Theo đó, trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn tình xuất hiện trong giới trẻ Trung Quốc cách đây khoảng 3 năm và tiếp tục nở rộ không ngừng với hàng trăm nghìn tác phẩm từ cổ trang, xuyên không (quay ngược thời gian), thời kỳ dân quốc, hiện đại cho đến thế giới huyền huyễn (thần tiên, ma quỷ,…). Lượng độc giả đông đảo của dòng truyện này đã khiến cho các nhà sản xuất phim nhanh chóng mua bản quyền và bắt tay làm kịch bản chuyển thể. Những bộ phim ngôn tình với nội dung được biên kịch bám sát từ bản gốc đã không làm khán giả thất vọng. Nhiều tác phẩm không những thành công về mặt doanh thu mà còn đưa dàn diễn viên trong phim trở nên nổi tiếng hơn. Mặt khác, phim ngôn tình chuyển thể không chỉ bó hẹp ở Trung Quốc mà còn được khán giả trong khu vực đón nhận. Có được điều này cũng là nhờ vào sự lan rộng của các đầu truyện tiểu thuyết của những tác giả nổi tiếng ở Trung Quốc, khi chúng được xuất bản ra các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Tam sinh tam thế thập lý đào hoa thuộc thể loại phim cổ trang ngôn tình trá hình. Nguồn: beareyes.com.cn. Tiếp đến, dòng phim cổ trang vốn là thế mạnh của truyền hình xứ Trung, giờ đây cũng xuất hiện những bộ phim được xem là “ngôn tình trá hình” với một lượng fan không hề nhỏ. Mới đây, bộ phim Tam sinh tam thế thập lý đào hoa đã được kênh truyền hình VTV mua bản quyền và lồng tiếng. Dù đã ra mắt cách đây khá lâu ở Trung Quốc nhưng bộ phim vẫn nhận được nhiều phản hồi tích cực của khán giả Việt Nam. Từ đó có thể thấy, làn sóng phim chuyển thể ngôn tình xứ Trung có sức mạnh lớn như thế nào. Dựa vào nền tảng của những bộ tiểu thuyết đã có sẵn tiếng vang trong lòng độc giả để đưa lên màn ảnh là cách làm khôn ngoan của các nhà làm phim Trung Quốc. Tốc độ lan truyền của dòng phim này nhanh chóng mặt khi phần lớn các bộ phim đều được phát trên các trang phim trực tuyến. Không còn phải chờ đợi để theo dõi từng tập phim trên sóng truyền hình, khán giả phim ngôn tình, phần lớn là giới trẻ với bộ phận lớn là dân công sở, hoàn toàn có thể chủ động thời gian xem phim. Sự bùng nổ của phim ngôn tình đã dẫn đến sự ra đời của những khái niệm như soái ca, boss đại nhân,… Chúng dần trở nên phổ biến và là câu nói cửa miệng của giới trẻ. Có lẽ, những điểm tương đồng về văn hóa là lý do làm cho phim ngôn tình Trung Quốc dễ dàng thâm nhập hơn. Tuy có tốc độ phát triển không ngừng, nhưng xu hướng làm phim ngôn tình chuyển thể vẫn vấp phải những ý kiến trái chiều. Phần đông ủng hộ cho rằng thể loại này đã đánh trúng tâm lý của khán giả và một số trường hợp còn tạo ra niềm tin cho người xem vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong khi những người phản đối lại cho rằng những bộ phim ngôn tình là phi thực tế, ảnh hưởng đến nhận thức và tính cách của bộ phận giới trẻ. Phim ngôn tình chuyển thể bị đánh giá là ảo tưởng và phi thực tế. Nguồn: feed.baidu.com. Theo đó, vào cuối năm 2016, Hiệp hội sản xuất phim truyền hình Trung Quốc cũng đã đề ra quy định tăng cường sản xuất những bộ phim có chủ đề về hiện thực xã hội, giảm bớt khối lượng phim chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình hay văn học mạng. Đồng thời, Hiệp hội cũng yêu cầu rà soát cẩn thận nội dung của những bộ phim ngôn tình chuyển thể trước khi xuất bản. Gạt bỏ những tranh luận trái chiều từ dư luận, thể loại phim ngôn tình chuyển thể vẫn tiếp tục mang về doanh thu khủng cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Song, cần phải xem xét và mạnh tay loại bỏ những nội dung phim có xu hướng tiêu cực, không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến những tác phẩm chuyển thể xuất sắc khác. H.Đ