Một sáng thứ 7 đẹp trời, buổi workshop Hướng Dẫn Sáng Tạo Comic Strip do CMA tổ chức đã diễn ra vô cùng sôi nổi. Với sự hướng dẫn của họa sĩ Phan Hồng Đức (#CaCho) và biên kịch-họa sĩ Lạc An, các bạn đã được hướng dẫn qui trình sáng tác một comic strip hoàn chỉnh, từ lên ý tưởng đến thể hiện bằng tranh vẽ. Bên cạnh đó, hai khách mời còn chia sẻ kinh nghiệm làm việc qua các dự án comic strip đã thực hiện, giúp các bạn định hướng công việc với thể loại truyện tranh thú vị này. Cuối chương trình, các bạn tham dự viên đã tham gia bình chọn để trao quà cho bạn có cho tác phẩm comic strip hay nhất sau phần thực hành. Cám ơn các bạn và hai vị khách mời dễ thương đã tham gia workshop. Hẹn gặp lại các bạn tại các bạn trong các chương trình sau của CMA. Comic Media Academy

Tiếp nối Mini Talkshow đầu tiên, vào ngày 18/12 vừa qua, các học viên của CMA lại có một buổi hẹn cùng thầy Nguyễn Quang Bảo để tiếp tục câu chuyện tiếp cận các cuộc thi quốc tế. Trong lần gặp này, những hướng dẫn về thể lệ và cách thức dự thi của cuộc thi International Manga Comic School Contest đã được “show” ra cặn kẽ, các bạn cũng được chiêm ngưỡng các tác phẩm đoạt giải từ những mùa thi trước. Đặc biệt, bạn Nguyễn Thanh Triều – học viên chuyên ngành Hoạt Hình (Khóa 05), đồng thời, là người từng tham gia và được vinh danh trong cuộc thi này đã đến tham dự và có những chia sẻ bổ ích về quá trình sáng tác cũng như kinh nghiệm bạn đúc kết được trong quá trình sáng tác đứa con tinh thần của mình. Việc tham gia các cuộc thi quốc tế giúp bạn có những trải nghiệm quý giá và là cơ hội giới thiệu bản thân, có thêm động lực học tập. Tại CMA, các học viên được khuyến khích dùng tác phẩm của kỳ sáng tác hoặc các môn học để tham gia các cuộc thi và các bạn luôn được GVHD hỗ trợ trong suốt quá trình làm bài. Hy vọng buổi trò chuyện đã phần nào gỡ rối những thắc mắc của các bạn về cuộc thi và tiếp thêm động lực để các bạn tự tin khẳng định bản thân không chỉ tại cuộc thi International Manga Comic School Contest mà còn nhiều cuộc thi mang tầm vóc quốc tế khác.           Comic Media Academy

Digital Painting và Graphic Design là hai lĩnh vực mới được giới hoạ sĩ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Song, không phải ai cũng phân biệt rạch ròi được hai lĩnh vực này. Việc hiểu biết thấu đáo về chuyên môn cũng như cơ hội nghề nghiệp của Digital painting và Graphic design sẽ giúp bạn chọn đúng nghề và trở nên giàu có với đam mê của mình. Digital Painting là gì? Digital Painting là một kĩ thuật vẽ, trong đó hoạ sĩ sử dụng công nghệ (máy tính, bảng vẽ, máy tính bảng,…) như một công cụ hỗ trợ. Nói cách khác, thay vì vẽ trên giấy như truyền thống, hoạ sĩ sẽ vẽ trực tiếp trên các thiết bị digital thông qua các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Clip Paint Studio, Procreate,… Sản phẩm của Digital Painting thường là tranh minh hoạ, truyện tranh, các bảng concept nhân vật, bối cảnh, storyboard,… Graphic Design là gì? Graphic Design là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực thiết kế, trong đó hoạ sĩ kết hợp hình ảnh, chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin.  Ngôn ngữ của Graphic Design là thiết kế. Sản phẩm của Graphic Design thường là logo, trang web, các ấn phẩm bao bì, nhãn hiệu,… Phần mềm chuyên dụng thường dùng là Adobe Illustration. Một nhà thiết kế đồ hoạ có mục tiêu duy nhất là truyền đạt thông điệp đến đối tượng mục tiêu, vì vậy sản phẩm của Graphic Design thường cô đọng, súc tích và mang tính thông tin cao. Xu hướng ứng dụng của Digital Painting và Graphic Design trong những năm tới Hoạ sĩ vẽ Digital Painting có thể tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ở các studio vẽ truyện tranh, hoạt hình, các nhà xuất bản, hoặc hoạt động độc lập ở cả thị trường Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, bạn có thể làm việc tại các công ty game trong khâu thiết kế nhân vật, một lĩnh vực sáng tạo đang cực kỳ hot trong những năm gần đây Một nhà thiết kế đồ hoạ cũng có thể dễ dàng trở nên giàu có khi làm việc ở các agency quảng cáo, các công ty thiết kế web, nhận diện thương hiệu, hoặc nhận các dự án thiết kế độc lập. Nếu bạn yêu thích hội hoạ và muốn sáng tạo ra những sản phẩm mang tính cá nhân, đặc biệt ứng dụng nhiều về lĩnh vực ‘vẽ’’, Digital Painting sẽ là lựa chọn hoàn hảo để phát triển tương lai. Khác với Graphic Design đã có mặt trên thị trường từ rất lâu, Digital Painting hiện nay là một ngành nghề khá khát nhân lực, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam.  Digital Painting và Graphic Design đều được đánh giá là hai lĩnh vực có triển vọng phát triển cao, nhất là trong thời đại mạng xã hội phát triển nhanh như hiện nay, bởi con người ngày càng có nhu cầu tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và giàu tính thẩm mỹ. Không chỉ vậy, thế giới mở đã tạo ra cơ hội lớn cho các hoạ sĩ Digital Painting và các nhà thiết kế đồ hoạ hoạt động linh hoạt trên thị trường quốc tế mà không có bất kì một rào cản nào. Vì những lẽ đó, Digital Painting và Graphic Design thực sự là những lĩnh vực của tương lai mà những người trẻ đam mê hội hoạ và thiết kế cần nắm bắt. >> Xem thêm:  4 lý do để học Digital Painting Cơ hội việc làm cho các hoạ sĩ Digital Painting tại Việt Nam

Đến hẹn lại lên, chương trình Secrect Santa của các bạn học viên CMA đã trở lại và mang theo cả mùa Noel ấm áp và vui vẻ. Không chỉ có những món quà từ các Santa bí mật được đặt gọn gàng dưới cây thông mà còn có những tiết mục văn nghệ rất đặc sắc do chính học viên chuẩn bị và các món ăn được các học viên mang đến liên hoan cùng nhau nữa. Niềm vui đã lan tỏa ngập tràn CMA khi chúng mình nhận những món quà được chuẩn bị rất tinh tế và không kém phần thú vị. Noel này bạn đã nhận quà chưa, nếu chưa, hãy tự tặng cho mình một khoảng thời gian thư giãn ấm áp bên gia đình và người thân nhé. CMA chúc bạn Giáng sinh an lành và hạnh phúc! Comic Media Academy

Fujiko F Fuijo, Gosho Aoyama, Oda,… là những cái tên nổi danh trong làng hoạ sĩ truyện tranh thế giới với các tác phẩm nổi tiếng: Doraemon, Yaiba, Thám tử lừng danh Conan, One Piece. Vẽ truyện tranh với họ không chỉ là niềm vui, sở thích, mà còn là nghề nghiệp được xã hội công nhận và trân trọng. Hoạ sĩ truyện tranh, nghề cũ nhưng lạ lẫm trong nước Thời kì hoàng kim của truyện tranh Mỹ từ những năm 40s và sự lan toả đến Nhật Bản vào những năm 60s là một minh chứng cho lịch sử lâu đời và thành công rực rỡ của ngành công nghiệp truyện tranh trên toàn thế giới.  Tiếp nối sự thành công đó, kỉ nguyên 4.0 tiếp tục phát triển ngành truyện tranh đa dạng hơn với các thể loại truyện tranh đọc online như Webcomic và Webtoon. Ở nhiều quốc gia, hoạ sĩ truyện tranh được công nhận là một nghề, có trường đại học đào tạo và được cấp bằng cấp theo quy định của chính phủ. Song ở Việt Nam, hoạ sĩ truyện tranh vẫn là một nghề lạ lẫm với nhiều người. Truyện tranh đang là xu hướng và được ứng dụng ngày càng nhiều Sự bùng nổ của ngành truyền thông quảng cáo trong những năm gần đây đã trở thành đầu tàu kéo nhiều ngành liên quan cùng phát triển, trong đó có truyện tranh. Khái niệm truyện tranh trở nên phổ biến hơn, gần gũi hơn, và đặc biệt thể hiện tính ứng dụng cao hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống như quảng cáo và giáo dục. Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp được nhiều hình ảnh truyện tranh xuất hiện trên các phương tiện truyền thông như mạng xã hội với mục đích quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Ngoài ra, một số khác còn được ứng dụng trong việc truyền tải thông tin nhanh chóng và dễ hiểu như các chuyển thể nội dung từ MV ca nhạc sang truyện tranh cũng là một xu hướng đang phát triển gần đây. Nghề hoạ sĩ truyện tranh ở Việt Nam dù chưa dành được nhiều sự quan tâm và đầu tư như các nước phát triển, song đã bắt đầu manh nha tìm kiếm được cơ hội phát triển cho riêng mình. Kiếm sống bằng nghề vẽ truyện tranh Trong những năm gần đây, giới hoạ sĩ chứng kiến sự ra đời của hàng loạt trang web chuyên vẽ Webcomic, Social comic. Một tín hiệu đáng mừng là những hình thức truyện tranh này không ngừng nâng cao về mặt nội dung cũng như hình ảnh; các content được thể hiện bằng hình thức truyện tranh cũng trở nên hấp dẫn hơn; trên các tờ báo lớn, chuyên mục dành riêng cho truyện tranh được xây dựng. Chưa bao giờ, hoạ sĩ truyện tranh có nhiều cơ hội để làm việc và trở nên giàu có như hiện nay. Vẽ truyện tranh đang trên hành trình trở thành một chuyên ngành chính thức được xã hội công nhận. Hoạ sĩ truyện tranh có kĩ năng tốt hoàn toàn có thể trở nên thành công và nổi tiếng với niềm đam mê của mình. Comic Media Academy

Ngày 26.12.2020, Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam – Comic Media Academy (CMA) sẽ tổ chức buổi workshop Hướng Dẫn Sáng Tạo Comic Strip dành cho các bạn trẻ quan tâm đến hình thức truyền tải thông tin, câu chuyện bằng truyện tranh tại thành phố Hồ Chí Minh. Comic strip là một thể loại truyện tranh ngắn gồm những mẩu chuyện được thể hiện bằng một chuỗi tranh vẽ đơn giản. Với sự phát triển của công nghệ, comic strip dần trở nên phổ biến trên mạng xã hội và trở thành một trong những xu hướng truyền thông – marketing được ưa chuộng hiện nay.  Với những ưu điểm vượt trội về mặt tiếp cận: ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ lan tỏa, comic strip là một công cụ tuyệt vời giúp truyền tải thông tin trực quan và thú vị, đồng thời giúp tác giả khắc họa rõ nét phong cách và cá tính của mình. Một số fanpage comic strip nổi tiếng hiện nay có thể kể đến Tuổi Trẻ Cười, Thỏ Bảy Màu, Quỳnh Aka, Thăng Fly Comics…  Thành công từ comic strip còn giúp tác giả mở rộng cơ hội nghề nghiệp và có nguồn thu nhập hấp dẫn từ các công việc liên quan. Workshop Hướng dẫn sáng tạo comic strip với sự có mặt của hai họa sĩ trẻ từng là học viên của CMA: Phan Hồng Đức (#CaCho) đến từ báo Tuổi Trẻ Cười và Biên kịch-Họa sĩ Lạc An sẽ giúp các bạn hiểu thêm về thể loại này, và thực hành các quy trình để sáng tác một comic strip hoàn chỉnh, từ khâu tìm kiếm ý tưởng đến thể hiện bằng tranh vẽ. Workshop được tổ chức miễn phí với số lượng giới hạn trong khung thời gian 9h-11h ngày 26.12.2020 tại Viện Truyện tranh Hoạt hình, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Các bạn tham gia cần đăng ký trước qua link hoặc số hotline 0902.738.806 Comic Media Academy

Hiện nay Comic Strip đang là một trong những xu hướng phổ biến của ngành công nghiệp sáng tạo nói chung và lĩnh vực truyền thông – Marketing nói riêng.  Với những ưu điểm vượt trội về mặt tiếp cận: ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ lan tỏa, Comic Strip là một công cụ tuyệt vời khi bạn muốn truyền tải thông tin trực quan và thú vị. Comic Media Academy xin giới thiệu các bạn top 7 fanpage nổi tiếng nhất Việt Nam trong thể loại này. 1. Thỏ Bảy Màu Thỏ bảy màu là một trong những fanpage dẫn đầu làn sóng Comic Strip ở Việt Nam từ thời điểm năm 2014 cho đến nay. Với nhân vật chính là chú thỏ trắng cùng những phát ngôn cực kì khó đỡ, fanpage đã nhanh chóng đạt được sự yêu thích đông đảo của cư dân mạng. Tác giả của Thỏ Bảy Màu – Huỳnh Thái Ngọc chia sẻ, ban đầu anh chỉ đơn thuần học theo nguyện vọng của cha mẹ. Cho đến một ngày, anh cảm thấy rằng nếu thiếu vắng đam mê, công việc gì cũng trở nên thật vô vị, anh quyết định đi học vẽ và sáng tạo nên chú thỏ này để thể hiện những ý tưởng của mình trên mạng xã hội bằng những chuỗi truyện tranh. Tính tới tháng 12 năm 2020, fanpage Thỏ Bảy Màu là fanpage Comic Strip lớn nhất Việt Nam với hơn 2,5 triệu lượt thích và theo dõi. Với sự thành công của mình, Thỏ Bảy Màu là một trong những kênh thường xuyên nhận được đề nghị vẽ quảng cáo bằng Comic Strip từ các thương hiệu. Bên cạnh đó, đây cũng là fanpage chứng tỏ được sự năng động của mình khi phát triển thêm định dạng phim hoạt hình, chủ động sản xuất và hợp tác với một số thương hiệu để cho ra đời các sản phẩm thương mại rất được yêu thích như balo, mỹ phẩm, dụng cụ học tập, board game… 2. Quỳnh Aka Tiếp theo là một fanpage cũng vô cùng được yêu thích – Quỳnh Aka. Với thiết kế tạo hình đầu to, môi dày, chân lắm lông, đầu lại mọc mầm cây, đây là một nhân vật dễ dàng khiến người xem phì cười ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đối lập với tính cách có phần ngang tàng của Quỳnh là nhân vật Cải hiền lành. Tuy thường xuyên cạnh khóe nhau, đôi vợ chồng hư cấu cũng có những màn thả thính ngọt ngào tới bất ngờ. Fanpage Quỳnh AKA ra đời vào năm 2016 do Lưu Thúy Quỳnh, một sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp Hà Nội sáng tạo ra. Cô vẽ những Comic Strip này để ghi lại cuộc sống, những câu chuyện, kỷ niệm, suy nghĩ hàng ngày của mình. Thúy Quỳnh muốn tạo dấu ấn riêng, khác biệt với những Fanpage khác nên sáng tạo ra nhân vật Quỳnh Aka có ngoại hình khó đỡ như vậy. Tính đến tháng 12 năm 2020, fanpage Quỳnh Aka đã đạt hơn 1,8 triệu người thích, gần 2,5 triệu lượt theo dõi. Tuy sở hữu lượt tương tác cao như vậy, nhưng tác giả của Quỳnh Aka cho biết rằng cô muốn hạn chế nhận quảng cáo hết mức có thể, cô không muốn nhân vật của mình vì thế mà mất chất đi. Vì lẽ đó, cô mở rộng thương hiệu của mình theo một hướng đi khác đó là hoạt hình trên Youtube, kênh Youtube này đã đạt được 1 triệu lượt đăng kí kênh vào ngày 21 tháng 4 năm 2020. 3. Thăng Fly Comics Tại thời điểm đầu năm 2017, những hình ảnh về chú rồng ngộ nghĩnh trang trí ở Hải Phòng đã trở thành chủ đề cho một phong trào chế ảnh được cộng đồng mạng hưởng ứng vô cùng nhiệt liệt, Thăng Fly – tên thật là Bùi Đình Thăng cũng là một trong số đó, anh quyết định lấy hình tượng chú rồng “thân rồng đầu Pikachu” này làm hình tượng nhân vật cho Comic Strip của mình, anh đặt tên nhân vật này là Pika Long. Với những chuỗi tranh ngắn về chú rồng trải qua những tình huống khó đỡ trong cuộc sống và lan tỏa những thông điệp cộng đồng, Pika Long đã nhận được rất nhiều sự yêu mến của cư dân mạng. Tháng 12 năm 2020, fanpage Thăng Fly Comics đã đạt được hơn 1,3 triệu lượt thích và theo dõi. Bên cạnh nhận vẽ quảng cáo trên fanpage, Thăng Fly còn phát triển các sản phẩm như truyện tranh, áo thun, gấu bông, móc chìa khóa mang hình ảnh Pika Long và còn ấp ủ kế hoạch cho các tác phẩm của mình đổ bộ vào thị trường Nhật Bản. 4. Bà Già Kêu Ca Lấy cảm hứng từ chính bản thân tác giả, Bà Già Kêu Ca là một fanpage Comic Strip chuyên đăng tải các chuỗi truyện tranh hài hước về một cô gái hay gặp phải với những điều phiền toái trong cuộc sống. Tác giả của fanpage này là Hải Anh – một designer tốt nghiệp khoa thiết kế nội thất Đại Học Xây Dựng Hà Nội. Được biết đến như một trang “từ điển của con gái, cảm hứng cho những mẩu truyện này được cô lấy từ những vấn đề thường ngày của con gái mà cô gặp phải như tăng cân, ăn mặc, tình cảm,…. Hải Anh cho biết, nhân vật cô gái trong tác phẩm được sáng tác dựa trên con người và tính cách của cô. “Bà già kêu ca” cũng là biệt danh những người bạn thân của cô trên công ty đặt. Từ những nét vẽ nghuệch ngoạc đầu tiên, cô tạo ra một nhân vật của riêng mình, mang bản sắc riêng của “Bà già” mà các fan của cô thường gọi. Tính đến

Vincent Van Gogh và câu chuyện về những tác phẩm Vincent Van Gogh (1853-1890) là một danh hoạ Hà Lan. Ông là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và là người có ảnh hưởng lớn tới mỹ thuật hiện đại. Được vinh danh là thiên tài hội họa với những tác phẩm đắt giá bậc nhất thế giới nhưng ông đã sống một cuộc đời khó khăn đầy bi kịch, và chỉ được công chúng biết đến sau khi đã qua đời. Sử dụng tự họa như một cách thể nghiệm Trong suốt sự nghiệp của mình, Van Gogh đã thực hiện ít nhất 39 tác phẩm chân dung tự họa. Chỉ bằng cách vẽ gương mặt của mình, Van Gogh đã thể nghiệm nhiều phong cách và kỹ thuật khác nhau. Sự biến hóa ấy được thể hiện rất rõ trong suốt các tác phẩm tự họa của ông. Đằng sau mỗi bức tranh là một câu chuyện về cuộc đời của thiên tài hội họa, từ quyết định đi theo con đường hội họa cho tới cuộc chiến dai dẳng với căn bệnh trầm cảm. 10 năm sự nghiệp và khối lượng tác phẩm đồ sộ trị giá triệu đô Van Gogh bắt đầu vẽ tranh từ năm 27 tuổi và vẽ liên tục cho đến lúc qua đời ở tuổi 37. Trong suốt 10 năm sự nghiệp của mình, Van Gogh đã hoàn thiện hơn 2.100 bức tranh gồm 860 bức tranh sơn dầu và hơn 1300 bức vẽ, phác thảo và bản in màu nước nhưng phần nhiều trong số đó đã bị mất hoặc bị vứt đi. Chính mẹ của Van Gogh cũng đã vứt đi nhiều túi tranh của con trai. Trong số tranh của Van Gogh còn sót lại, có những tác phẩm về sau được xếp vào nhóm những bức họa đắt nhất thế giới như bức Hoa diên vĩ được bán với giá 53,9 triệu USD, Chân dung bác sỹ Gachet có giá 82,5 triệu USD. Chỉ bán được duy nhất 1 tác phẩm lúc sinh thời Nghịch lý là khi Van Gogh còn sống, không một ai biết đến ông. Gu thẩm mỹ người Paris lúc bấy giờ ưa chuộng những tác phẩm thuộc trường phái ấn tượng, đối lập với các tác phẩm của Van Gogh. Chính vì thế những bức tranh mà Van Gogh gửi về cho em trai đều không bán được. Lúc sinh thời, hai anh em Van Gogh chỉ bán được bức tranh duy nhất Red Vineyard at Arles (Vườn nho đỏ ở Arles).  Niềm say mê với màu vàng và hoa hướng dương Hoa hướng dương và màu vàng được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm của Van Gogh. Một số giả thuyết cho rằng việc này là do ảnh hưởng của các căn bệnh như đục thủy tinh thế, rối loạn lưỡng cực, ảnh hưởng của thuốc điều trị, khiến ông có thị giác bất thường và bị ám ảnh màu sắc. Đam mê và không ngừng vẽ Trong suốt cuộc đời mình, dù có khó khăn thế nào, Van Gogh chưa bao giờ ngừng đam mê vẽ, ông vẽ ngay trong khoảng thời gian điều trị mặc cho khủng hoảng tinh thần và đau đớn tột cùng vì bệnh tật. Ông thậm chí đã biến một căn phòng tại bệnh viện tâm thần trở thành xưởng vẽ của mình và đã hoàn thành tới 150 tác phẩm tại đó, bao gồm kiệt tác The Starry Night (Đêm đầy sao), và bức chân dung tự họa bi kịch nhất đời mình: Self-Portrait With a Bandaged Ear (Chân dung tự họa với một bên tai bị băng bó) Cuộc đời cô đơn đầy bi kịch Gần như cả cuộc đời Van Gogh phải chung sống với sự cô độc nghèo đói và đủ loại bệnh tật: tâm thần phân liệt, rối loạn chức năng, giang mai, ngộ độc màu vẽ, động kinh và rối loạn chuyển hoá porphyrine cấp tính. Thêm vào đó, phong cách sống kham khổ, ăn uống tằn tiện để dành tiền mua đồ vẽ, làm việc quá sức, mất ngủ và nghiện rượu khiến sức khoẻ của Van Gogh càng ngày càng đi xuống. Trước khi chết, trong một lần tranh cãi với người bạn Gauguin, ông còn tự cắt một bên tai trái của mình. Những năm cuối đời, ông tự nguyện vào điều trị tại bệnh viện tâm thần Saint-Paul-de-Mausole ở Provence, Pháp sau khi bị những người dân sống gần nhà đồng loạt viết đơn kiến nghị tố là kẻ nguy hiểm với xã hội. Ông qua đời khi chỉ mới 37 tuổi. Có nhiều tranh cãi xung quanh nguyên nhân cái chết của Van Gogh nhưng nhiều thông tin cho rằng ông đã tự sát bằng súng. >> Xem thêm: Ngoài Lust for life, các bạn có thể xem thêm Loving Vincent (2017), bộ phim hoạt hình đầu tiên trên thế giới sử dụng 65.000 bức tranh sơn dầu trên vải để tạo nên chuyển động trong phim. Những bức tranh sử dụng cùng một thủ pháp của chính Van Gogh nhằm mục đích để bộ phim như được kể lại bởi chính họa sĩ tài danh. Ngoài ra, 120 bức tranh kiệt tác của Vincent Van Gogh cũng được lồng ghép vào các cảnh phim. ————– (Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn)

Tác phẩm Nụ hôn (The Kiss) của Nhà điêu khắc Pháp Auguste Rodin. Đây là một trong những biểu tượng nghệ thuật nổi tiếng nhất về tình yêu và tính dục, rất được yêu thích trong lịch sử nghệ thuật thế giới. Tác phẩm này ban đầu là một phần phù điêu trong thiết kế cổng bằng đồng mang tên “Cổng địa ngục” do chính phủ Pháp đặt hàng Rodin làm cho một bảo tàng nghệ thuật. Do kế hoạch bị lùi lại, năm 1886, Rodin quyết định biến phần hoạ tiết trang trí này thành một tác phẩm độc lập. Ban đầu Rodin đặt tên cho bức tượng này là Francesca da Rimini, theo tên Francesco, nhà quý tộc nữ Italy thế kỷ 13 đã được bất tử hóa trong Thần khúc của Dante. Bà đã yêu em trai chồng mình và bị chính người chồng phát hiện. Ông ta đã giết cả hai người khi họ đọc sách cùng nhau. Trong tác phẩm điêu khắc, có thể thấy cuốn sách trên tay Paolo và đặc biệt, đôi môi của cặp tình nhân không thực sự chạm vào nhau. (Mặc dù tên tác phẩm là Nụ hôn!) Trong cuộc đời của Auguste Rodin, có tới hơn 300 phiên bản lớn nhỏ, với các chất liệu khác nhau của “The Kiss”, nhưng chỉ có ba phiên bản được làm bằng đá cẩm thạch với kích cỡ lớn hơn kích cỡ người thật: 1 bản đầu tiên hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Rodin, 1 bản làm cho chính phủ Pháp (hiện đang được đặt ở công viên Tuileries) và 1 bản làm cho Edward Perry Warren. Năm 1900, nhà sưu tầm nghệ thuật đồng tính nổi tiếng Edward Perry Warren đã trả 20.000 Franc, đặt hàng Rodin làm một phiên bản giống hệt bản gốc của “The Kiss” kèm thêm điều kiện khắc họa rõ ràng hơn phần bộ phận sinh dục của người đàn ông. Sau khi hoàn thành vào năm 1904, tác phẩm được đưa đến tư dinh của Warren tại East Sussex (Anh). Thế nhưng, do kích cỡ quá lớn không thích hợp để trưng bày, phiên bản này đã bị cất vào kho trong một thời gian dài. Năm 1914, Warren đem “The Kiss” cho Toà thị chính thị trấn Lewes mượn trưng bày. Tuy nhiên, người dân nơi đây cho rằng, những gì được miêu tả quá trần trụi, có thể châm ngòi cho những hành vi xấu và quyết định dựng rào chắn xung quanh, thậm chí còn dùng vải che phủ bức tượng. Phải đến tận năm 1953, “The Kiss” của Warren mới được hệ thống Bảo tàng Tate của Anh mua lại và trở thành một trong những hiện vật được ưa thích nhất. Trải qua hơn nửa thế kỷ, kiệt tác của Rodin lại một lần nữa gây sóng gió tại Anh khi vào năm 2003, nữ nghệ sĩ Cornelia Parker, trong cuộc triển lãm Tate Triennial đã quyết định quấn dây vài vòng quanh bức tượng. “Tôi cảm thấy, cho dù là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của Tate, “The Kiss” quả thực có hơi nhàm chán. Tôi muốn làm sống lại những gì tác phẩm này muốn biểu hiện: Đó là các mối quan hệ có thể thực sự đau đớn, chứ không chỉ là cảm giác lãng mạn. Vì thế, sợi dây tượng trưng cho sự phức tạp trong tình yêu”, Parker giải thích về ý tưởng của mình. Tất nhiên, không phải tất cả mọi người đều đồng ý với bà. Bên cạnh một loạt những bài báo chê bai, một số khách tham quan bảo tàng thậm chí còn đem theo kéo xén cỏ và lén cắt đứt dây trước khi bị lực lượng an ninh phát hiện. (Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn) Comic Media Academy

Tại Việt Nam, khi nghe đến sản xuất phim Hoạt hình thì rõ ràng đây còn là một lĩnh vực khá mơ hồ đối với nhiều bạn trẻ và kể cả các bậc phụ huynh. Cứ ngỡ rằng đây chỉ là một ngành nghề chỉ mạnh tại các nước phát triển như xứ sở Hollywood ở Mỹ hoặc thiên đường anime Nhật Bản; nhưng thực chất, Việt Nam lại là đất nước vô cùng tiềm năng đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành công nghiệp này đấy nhé! Đặc biệt hơn, hiện tại, không quá khó để các bạn sinh viên theo đuổi chuyên ngành Hoạt hình tốt nghiệp hoặc đang học có thể tìm thấy các studio đang tuyển dụng. Khác với những ngành học truyền thống, Hoạt hình là một ngành ‘khát’ lao động nhưng nhu cầu lại cực kỳ cao. Chính vì thế, dù chưa có nhiều cơ sở đào tạo chính quy chuyên ngành này nhưng khá nhiều bạn trẻ vẫn theo đuổi và gặt hái được nhiều thành công cho riêng mình. Ngành Hoạt hình tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh Trong những năm gần đây, hòa cùng làn sóng khởi nghiệp, ngày càng nhiều các studio hoạt hình Việt Nam dần dần “bước ra ánh sáng”. Nếu như trước đây khi nhắc đến phim hoạt hình, phần đông chỉ nghĩ đến các bộ ‘tường thành’ như Doraemon hoặc Tom & Jerry nhưng những năm gần đây hoạt hình Việt Nam cũng đã có những tác phẩm riêng của nước nhà đến từ các studio ‘nội địa’. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng ngày càng nhiều studio tham gia vào phân khúc 2D & 3D Animations. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vốn chỉ chuyên về thiết kế đa phương tiện cũng đã nhận thấy tiềm năng và mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang lĩnh vực này. Có thể thấy, theo nguyên lý cung cầu của kinh tế thị trường, thì rõ ràng lĩnh vực hoạt hình tại Việt Nam có chỗ đứng và có nhiều tiềm lực phát triển, và tất nhiên, vẫn đang chiếm một thị phần nhỏ. Ứng dụng của Hoạt hình và triển vọng nghề nghiệp Nếu như trước đây nhắc đến phim hoạt hình người ta thường nghĩ đó là thể loại dành cho thiếu nhi thì ngày nay nhiều người trưởng thành cũng là fan “ruột”. Nhiều bộ phim hoạt hình của thế giới ra rạp và đạt doanh thu đến hơn 1 tỉ đô la Mỹ, không thua một phim hành động, tình cảm, hay khoa học viễn tưởng hấp dẫn. Với vai trò của một nhà sản xuất phim hoạt hình, học viên sẽ tự tạo nên những hình ảnh động bằng cách “thổi” linh hồn vào nhân vật, giúp chúng có thể đi đứng, nói chuyện và hành động. Các khóa học sản xuất hoạt hình còn chỉ dẫn học viên chọn lựa chương trình phần mềm biên tập thích hợp, cách tạo hình ảnh, hiệu ứng âm thanh, và tái hiện cuộc sống trên màn ảnh. Chính vì sự năng động và sáng tạo trong học và làm, Hoạt hình đã thu hút được đông đảo bạn trẻ ‘dấn thân’ vào chuyên ngành này. Không những thế, ‘đầu ra’ rộng mở cũng là một điểm sáng khiến Hoạt hình trở thành ‘miếng mồi ngon’ trong mắt các bạn sinh viên. Bên cạnh việc sản xuất hoạt hình đơn thuần, một hoạ sĩ kể chuyện còn có thể sản xuất nội dung và hình ảnh trong lĩnh vực công nghệ game, thiết kế, quảng cáo, y học, giáo dục… Việt Nam hiện nay còn khá ít cơ sở đào tạo chuyên nghiệp chuyên ngành Hoạt hình. Hầu hết các trung tâm đều có chương trình riêng biệt và đều tạo điều kiện tốt nhất để học viên được rèn luyện các kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu và tiếp cận các công nghệ hiện đại nhất. Tại Comic Media Academy Việt Nam, chuyên ngành Hoạt hình được xây dựng độc quyền đào tạo ‘từ con số 0’ và bảo đảm học viên có đủ kiến thức và chuyên môn và kiến thức để làm việc tại các doanh nghiệp hoặc độc lập. Đặc biệt, trong quá trình học tập, các bạn học viên có cơ hội cộng tác và làm việc với hệ thống studio của Viện và kiếm thêm thu nhập. >> Xem thêm: Khoá học hoạt hình chuyên nghiệp tại CMA

Bế giảng Khóa 16 vui thiệt vui với ngập tràn những tác phẩm đáng yêu, ngộ nghĩnh thậm chí có tác phẩm đẹp vượt xa mong đợi. Lớp Vẽ Digital Painting thiếu niên (Khóa 16) là một trong những lớp đặc biệt khi là lớp ghép 2 level: Cơ bản và Nâng cao. Ấy vậy, các bạn nhỏ vẫn có sự tương tác và kết nối, hơn hết, sau 22 buổi học các bạn đã hoàn thành xuất sắc các tác phẩm tranh kỹ thuật số mang đậm cá tính của riêng mình. Tác phẩm học viên lớp Vẽ Digital Painting Thiếu Niên (Khóa 16):  * Level 1: Đáng yêu và tinh nghịch  * Level 2: “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn người” >>> Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học Vẽ Digital Painting thiếu niên: Tại đây Comic Media Academy

Moses (1513-1515) là một tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của hoạ sĩ, nhà điêu khắc tài hoa thời Phục Hưng Michelangelo Buonarroti, được đặt tại nhà thờ San Pietro ở Vincoli, Rome. Xung quanh tác phẩm này có rất nhiều điều thú vị. Một giai thoại nổi tiếng cho rằng, sau khi hoàn thành xong bức tượng Moses, Michelangelo đã đập mạnh búa vào đầu gối bức tượng, kêu lên: “Sao ông không nói chuyện với tôi?”. Âu cũng bởi, bức tượng Moses giống thật quá. Bức tượng Moses còn sở hữu một điểm khá không liên quan: một cặp sừng. Nguyên nhân được cho là bản dịch Kinh Thánh từ tiếng Do Thái sang tiếng La Tinh bị sai. Từ “chói lọi” trong tiếng Do Thái có vẻ như đã bị hiểu nhầm thành “sừng” trong tiếng Ý, và thế là tượng Moses sở hữu một cặp sừng rất đẹp, nhưng chẳng liên quan gì. Bên cạnh phần tóc là chi tiết rất khó để thể hiện trong điêu khắc cũng trở nên mềm mại uyển chuyển đến khó tin thì ở phần cánh tay giữ những viên đá ghi Mười điều răn và giữ bộ râu dài bóng mượt, Michelangelo đã khắc họa tỉ mỉ phần cơ nhỏ ở cánh tay, chỉ xuất hiện khi bạn nhấc ngón út lên. Điều này thể hiện sự quan sát rất tinh tế của ông khi thực hiện tác phẩm.  (Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn)

Cùng với môn Camera technique, Kể chuyện bằng hình ảnh (Cinematography) là môn học giúp các bạn nắm bắt các kiến thức của ngôn ngữ hình ảnh để phục vụ cho việc kể chuyện, thông qua các công cụ thiết bị khác ngoài giấy và bút. Trong môn này, các bạn sẽ được học cơ bản về cỡ cảnh, ánh sáng, bố cục và khuôn hình. Qua đó biết cách kể chuyện và diễn đạt nội dung mong muốn bằng chuỗi hình ảnh. Đây là những kiến thức sẽ được liên hệ trong các môn học khác để phục vụ cho công việc sáng tạo truyện tranh, hoạt hình và digital painting. Các bạn học viên bảo, học xong môn này, tay nghề “sống ảo” cũng lên vèo vèo luôn  Comic Media Academy

Artbook này là tác phẩm phái sinh mới nhất về Truyện Kiều của tác giả Cao Nguyệt Nguyên và 12 họa sĩ. Đây là một là một nỗ lực đáng được ghi nhận có thể xem là dấu ấn khép lại năm kỷ niệm 200 năm ngày thi hào Nguyễn Du tạ thế (1820 – 2020). Cũng là một tác phẩm thể hiện sự sáng tạo đầy táo bạo của các tác giả khi tiếp cận một chủ đề quen thuộc. Trong tác phẩm này các tác giả vừa sử dụng tranh vẽ để khắc họa hình ảnh 12 nhân vật, vừa nhập vai từng nhân vật để nói lên tâm sự của mình, bao gồm: Thúy Vân, Đạm Tiên, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, Giác Duyên và cuối cùng là Thúy Kiều. 12 nhân vật này được 12 họa sĩ, nhóm họa sĩ minh họa lại bằng những bức tranh sinh động, với góc nhìn táo bạo và hiện đại. Những nhân vật được thể hiện độc đáo, đầy biến hóa vừa trung thành với nguyên tác nhưng cũng có nét đột phá riêng. Xâu chuỗi tất cả câu chuyện tự thuật và tranh minh họa trong Truyện Kiều tự kể, người đọc có được một phiên bản Truyện Kiều bằng ngôn ngữ của nhân vật và đường nét, sắc màu. Các nhân vật trong tác phẩm dường như vượt ra khỏi đường biên không gian và thời gian để tiếp cận đến độc giả hiện đại theo cách hoàn toàn mới. Tác phẩm do NXB Kim Đồng phát hành dày 140 trang được in màu toàn bộ. 12 họa sĩ minh họa tham gia tác phẩm gồm Hoàng Giang, Thùy Dung, Khang Lê, Vườn Illustration, Lê Đức Hùng, Tuấn Thanh, Nikru, Khoa Lê, Tôn Nữ Thị Bích Trâm, Nguyễn Hoàng Dương, Cù Quyên và KAA Illustration. Cre: tuoitre, NXB Kim Đồng, zingnews  

Tham gia các lớp học vẽ là một phương pháp giúp các bé thiếu nhi phát triển khả năng hội hoạ và sáng tạo. Đặc biệt, các khoá học vẽ truyện tranh thiếu nhi đang là điểm sáng khác biệt thu hút nhiều phụ huynh với những ưu điểm vượt bậc so với các khoá học vẽ truyền thống. Cùng CMA tham khảo các lợi ích bé có thể học được chỉ khi vẽ truyện tranh nhé. 1/ Học vẽ truyện tranh gần gũi với tuổi thơ bé Từ khi còn nhỏ, bé đã quen thuộc với những cuốn truyện tranh giải trí như Doraemon hoặc cả những cuốn sách ảnh và cả những bộ phim hoạt hình kinh điển như Tom & Jerry đã khiến truyện tranh và hoạt hình là những thể loại mà bất kì trẻ em nào cũng yêu thích. Học vẽ truyện tranh vì thế được xem là một hoạt động vừa học vừa giải trí, vì liên kết được với sở thích của bé. Cũng vì lí do đó, bé sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, vui vẻ, không hề áp lực. 2/ Bé phát huy tối đa khả năng sáng tạo khi học vẽ truyện tranh Khác với các lớp học vẽ truyền thống thường giới hạn ở việc vẽ theo mẫu hoặc chép tranh và tập tô màu trên tranh có sẵn; tại lớp vẽ truyện tranh thiếu nhi, bé được học cách để thiết kế ra nhân vật của riêng mình với kiểu tóc và trang phục riêng biệt. Từ đó, bé có thể phát huy trí sáng tạo và tự do tạo ra một hình mẫu mang định nghĩa ‘cá nhân’ chứ hoàn toàn không phải ‘sao chép’ từ một ví dụ nào khác. Không chỉ thế, bé còn được học khái niệm cơ bản về cảm xúc màu, từ đó sử dụng màu sắc như một công cụ để nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình. 3/ Bé được học khái niệm bố cục Vẽ truyện tranh yêu cầu khả năng tư duy về bố cục tổng thể, ở cấp độ thiếu nhi, bé sẽ được giới thiệu một số phương pháp trình bày bố cục cơ bản phù hợp với độ tuổi. Kĩ năng này không chỉ giúp bé trong việc vẽ truyện tranh, mà còn trong cuộc sống hàng ngày như: sắp xếp bàn học, phòng ngủ hợp lý. Hơn thế nữa, khi lớn bé sẽ tiếp xúc với các khái niệm hình học, hiểu qua bố cục cơ bản từ việc vẽ truyện tranh giúp bé nhanh tiếp thu và học tốt hơn. 4/ Bé bày tỏ được ý nghĩ thông qua vẽ truyện tranh Điều đặc biệt ở các lớp vẽ truyện tranh cho thiếu nhi là bé không chỉ được học vẽ mà còn được học cách kể chuyện truyền tải thông điệp rõ ràng. Khác với vẽ tranh đơn thuần, truyện tranh chú trọng yếu tố kể chuyện; với phương pháp kể chuyện 3 hồi và xây dựng lời thoại, bé cải thiện được khả năng ngôn ngữ, thể hiện những gì mình muốn chia sẻ với mọi người. Vì thế, học vẽ truyện tranh là một lựa chọn phù hợp cho trẻ em đang ở độ tuổi phát triển về ngôn ngữ, đặc biệt là các bé nhút nhát. 5/ Học vẽ truyện tranh ở đâu tốt? Ở TP. Hồ Chí Minh, Comic Media Academy tự hào là đơn vị tiên phong dạy vẽ truyện tranh cho thiếu nhi từ 8-14 tuổi. Với chương trình độc quyền tại Việt Nam cùng kinh nghiệm hơn 5 năm đào tạo vẽ truyện tranh cho thiếu nhi, bé sẽ có sản phẩm ngay sau khóa học, lộ trình từ cơ bản đến nâng cao. Ngoài ra, Comic Media Academy còn khai giảng lớp vẽ truyện tranh Online phù hợp với các bé ở xa. Lớp vẽ truyện tranh thiếu nhi Manga – Comic cơ bản: Đối tượng: các bé từ 8 – 14 tuổi Thời gian học: Thứ 7 và chủ nhật hàng tuần Khung giờ: 9:00 – 11:00; 14:00 – 16:00; 16:30 – 18:30 Địa điểm học: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q.Phú Nhuận, TP.HCM Đăng ký: https://cmavn.org/lop-day-ve-truyen-tranh-manga-comic/ Nhận đăng ký và khai giảng thường xuyên

khái niệm về comic strip và sự khác biệt với truyện tranh

Ngày nay, Comic Strip trở thành một cụm từ phổ biến, đặc biệt trong giới vẽ truyện tranh, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về comic strip. CMA gửi đến bạn bài viết về comic strip và ứng dụng rộng rãi của hình thức truyện tranh này trong thời đại hiện nay. Comic Strip là gì, khác truyện tranh như thế nào? Comic Strip được xuất hiện đầu tiên ở phương Tây, trên các tờ báo địa phương, bao gồm những hình minh hoạ được vẽ liên hoàn trong các khung chữ nhật đơn giản kèm thoại chú thích. Được sử dụng đầu tiên với mục đích châm biếm có tính kể chuyện và giới hạn về khung, song với đặc điểm ưu việt về truyền tải thông tin, comic strip được tập hợp lại để in thành sách truyện tranh. Như vậy, có thể hiểu đơn giản rằng comic strip chính là hình thức khởi nguyên của truyện tranh hiện nay. Comic Strip được ứng dụng thế nào trong truyền thông? Thời đại bùng nổ thông tin, comic strip một lần nữa quay lại rực rỡ và thể hiện ưu điểm tuyệt đối trong việc truyền đạt thông tin bằng cả hình ảnh và ngôn ngữ. Các fanpage truyện tranh như: Đầm Lầy, Bà Già Kêu Ca, Thỏ Bảy Màu,… trở thành một kênh giải trí, cập nhật thông tin yêu thích của giới trẻ. Chưa bao giờ, comic strip xuất hiện trên các trang mạng xã hội, quảng cáo, sách với tần suất dày đặc như hiện nay, điều đó một lần nữa khẳng định kỉ nguyên vàng của hình thức truyện tranh comic strip. Học vẽ comic strip ở đâu? Comic Strip có mối quan hệ gần gũi với truyện tranh, chính vì vậy, học vẽ comic strip chính là học vẽ và phân khung truyện tranh phù hợp với việc đăng tải trên các thiết bị và phương tiện truyền thông hiện nay. Với kinh nghiệm hơn 5 năm đào tạo lĩnh vực truyện tranh ngắn hạn và chuyên nghiệp, Comic Media Academy giới thiệu đến các bạn khoá học comic strip ngắn hạn trong vòng 12 buổi. Là lớp học vẽ truyện tranh buổi tối, khoá comic strip phù hợp với những bạn làm việc trong lĩnh vực truyền thông, bạn yêu thích vẽ truyện tranh, và cả những bạn bận rộn nhưng yêu thích hình thức truyện tranh thú vị này. THÔNG TIN KHÓA HỌC COMIC STRIP Thời lượng: 12 buổi, 3 buổi/tuần (2-4-6 hoặc 3-5-7) Thời gian học: 18:30 – 21:00 Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM Nhận đăng ký và khai giảng thường xuyên

Bạn đam mê việc vẽ vời hội hoạ nhưng vẫn còn quá nhiều rào cản và luôn băn khoăn trong việc theo đuổi đam mê? Bạn theo dõi nhiều hoạ sĩ trên mạng xã hội; thậm chí đã từng xem rất nhiều video hướng dẫn vẽ digital trên YouTube; có bạn lại đầu tư cả bảng vẽ riêng cho mình để tha hồ vẽ. Vậy tại sao phải tốn nhiều thời gian tìm hiểu mà lại không chính thức theo đuổi Digital Painting ngay hôm nay? Cùng Comic Media Academy Việt Nam khám phá 4 lý do theo học Digital Painting là quyết định sáng suốt nhé. Digital Painting tiện lợi kinh tế hơn vẽ tranh truyền thống Một sự thật ai cũng phải công nhận là các phương tiện nghệ thuật truyền thống tốn rất nhiều tiền khi phải đầu tư vào những bộ cọ, các loại sơn, giá vẽ và cả giấy vẽ. Chưa kể, hầu hết các vật liệu này đều phải được tái cung cấp sau khi hoàn thành mỗi bức tranh. Còn đối với vẽ tranh kỹ thuật số, Digital Painting, những thứ bạn cần bao gồm ‘bộ sậu’: máy tính, bảng vẽ chuyên dụng và bút cảm ứng, một phần mềm có bản quyền như Adobe Photoshop với giá thấp nhất là $9.99/tháng. Đặc biệt là bạn luôn có thể tái sử dụng những dụng cụ này qua nhiều năm chứ hoàn toàn không hề tính theo đơn vị từng bức tranh. Nếu muốn dấn thân vào lĩnh vực hội hoạ nhưng lại bị hạn chế về ngân sách thì Digital Painting chính là lựa chọn kinh tế cho bạn khi chỉ đầu tư tất cả một lần duy nhất từ ban đầu nhé. Tranh kỹ thuật số dễ chia sẻ và khám phá hơn tranh truyền thống Đưa tác phẩm của bạn đến công chúng không chỉ quan trọng vì nó giúp bạn tìm được khách hàng mà còn là một cách tuyệt vời để duy trì động lực. Và với việc chia sẻ trên các cộng đồng, bạn sẽ nhận được phản hồi và phê bình giúp bạn phát triển nhanh hơn với tư cách là một nghệ sĩ. Tranh kỹ thuật số cũng giúp bạn thao tác dễ dàng hơn trong công việc chia sẻ và lưu trữ khi không còn lo lắng về việc chụp ảnh trong studio hoặc tìm một máy quét khổ lớn để quét các bức tranh lớn. Mọi thứ trở nên đơn giản hơn khi chỉ lưu lại khi bức tranh đã hoàn thành và tải nó lên và cũng không sợ có những thay đổi về màu sắc và chi tiết trong quá trình này. Digital Painting dễ di động và ít lộn xộn Nếu đã vẽ qua tranh truyền thống, bạn có thể đã làm hỏng sàn nhà hoặc chiếc áo yêu thích của mình do vô tình dính một chút sơn màu lên đó. Ngay cả khi bạn đã cẩn thận đủ để tránh những điều này, bạn vẫn không thể phủ nhận rằng đôi khi bạn ước mình có thể bỏ qua phần mà bạn phải dọn dẹp đống lộn xộn mà bạn đã tạo ra sau mỗi dự án. Nếu bạn luôn yêu thích nghệ thuật nhưng ghét sự lộn xộn mà bạn phải dọn dẹp sau mỗi dự án – thì vẽ tranh trên máy là hoạt động tốt nhất dành cho bạn. Vẽ tranh trên máy không yêu cầu bạn dán nhiều lớp báo cũ lên sàn nhà. Các công cụ vẽ tranh kỹ thuật số rất gọn gàng và không lộn xộn, bạn thậm chí không cần thiết lập một studio riêng biệt. Sử dụng bảng vẽ chuyên dụng và máy tính, bạn có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời ở bất cứ đâu. Digital Painting mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn Vẽ tranh truyền thống tuy rất thú vị và đi kèm với nhiều danh tiếng, nhưng nó có thể rất khó kiếm sống. Mặt khác, vẽ tranh kỹ thuật số cung cấp nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn. Bạn có thể bắt đầu kiếm tiền bằng cách làm các dự án tự do, dần ổn định và xây dựng danh tiếng của mình bằng cách làm việc cho khách hàng trên khắp thế giới. Hầu hết khách hàng thích cộng tác với các hoạ sĩ vẽ tranh kỹ thuật số hơn các hoạ sĩ truyền thống họ làm việc nhanh hơn và sẵn sàng chỉnh sửa tác phẩm của họ hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ‘rẽ hướng’ sang lĩnh vực phim và trò chơi bằng cách trở thành hoạ sĩ ý tưởng, concept artist. Nhìn chung, vẽ tranh kỹ thuật số Digital Painting tiện lợi và hiện đại nhưng cũng không dễ dàng và có nhiều thách thức. Tuy nhiên, tất cả đều có thể vượt qua nếu bạn được trang bị các công cụ và kiến thức phù hợp. Tại Comic Media Academy Việt Nam, học viên khoá Digital Painting được đào tạo các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao và có thể hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, học viện còn trang bị bảng vẽ chuyên dụng hiện đại nhất tạo điều kiện cho các bạn làm quen với công nghệ và không phải trang bị gì thêm khi tham gia lớp học và có các khung giờ linh hoạt cho nhiều đối tượng. >> Xem thêm:  Digital Painting: Khái niệm và những gì bạn cần biết >> Xem thêm: Địa điểm học Digital Painting chuyên sâu từ A-Z

CHỦ ĐỀ THÁNG 11: Cyberpunk Cyberpunk là thể loại khoa học viễn tưởng phổ biến từ năm 1980. Vẽ cyberpunk  không phải là chuyện dễ, nhưng tại sao không tận dụng cơ hội này để thử sức? Thử hình dung diện mạo cyberpunk, vẽ nó ra, và tham gia! Chúng tôi nóng lòng chờ đợi chiêm ngưỡng tác phẩm dự thi của bạn. Giải thưởng  – Giải xuất sắc: 50.000 yên Nhật  – Chiến thắng bình chọn: 10.000 yên Nhật Tham gia trong 3 bước đơn giản  1/ Vẽ tranh minh họa  2/ Đánh dấu chọn vào ô cạnh banner  3/ Nộp bài cho ART street Thể lệ chi tiết cuộc thi  – Thời gian: Từ 2/11/2020 (thứ hai) đến 4/1/2021 (thứ hai) 5 giờ chiều giờ Nhật Bản.  – Bài dự thi theo định dạng: JPG, PNG, PSD, MDP (kích thước dưới 30 MB).  – Không quy định kích thước, nhưng phải tối thiểu 300 DPI.  – Không chấp nhận bài dự thi chứa nội dung khiêu dâm, hoặc có thể gây ảnh hưởng đến người khác. Bất kỳ bài dự thi nào vi phạm quy định này sẽ bị khóa hoặc treo tài khoản.  – Nghiêm cấm những miêu tả vi phạm bản quyền của bên thứ ba.  – Không chấp nhận bài dự thi đã đoạt giải trong các cuộc thi khác.  – Không chấp nhận tác phẩm phụ.  – Không ăn cắp hoặc sao chép bài dự thi những cuộc thi khác.  – Không chấp nhận bài dự thi chứa nội dung bạo lực hoặc phản cảm. Xin vui lòng giữ dữ liệu gốc trong thời gian từ lúc bắt đầu đăng ký dự thi đến khi công bố kết quả. Tác phẩm dự thi sẽ được đăng miễn phí, không bồi thường trên website do MediBang quản lý, mạng xã hội, catalog,… cho mục đích như quảng bá cuộc thi, quảng cáo, thông báo kết quả,… Sau khi kết thúc thời gian đăng ký dự thi, bạn sẽ nhận thông báo từ info-contests@medibang.com đến địa chỉ email đã đăng ký trong tài khoản MediBang. Tác phẩm sẽ bị loại nếu bạn không hồi âm đúng hạn. Xin vui lòng kiểm tra email và xác lập email. Bạn có thể kiểm tra địa chỉ email đã đăng ký: Tại đây Điều này không có nghĩa mọi người sẽ nhận email từ info-contests@medibang.com sau thời gian đăng ký dự thi. Chúng tôi sẽ không giải đáp thắc mắc trên info-contests@medibang.com Cuộc thi dành cho mọi đối tượng tham gia, bất kể là chuyên nghiệp hay chỉ vẽ cho vui. Không giới hạn số lần đăng ký. Thí sinh được phép nộp nhiều bài dự thi. Chỉ chấp nhận tác phẩm chính mà thí sinh giữ quyền phân phối miễn phí và tác phẩm chưa phát hành. Không chấp nhận ăn cắp hoặc sao chép tác phẩm đã tham gia các cuộc thi khác ngoài ART street. Bạn có thể nộp tác phẩm trước đây đã đăng trên mạng xã hội. Trong thời gian dự thi, bạn cũng có thể đăng tác phẩm trên mạng xã hội. Đăng ký dự thi từ trang này  1/ Đăng nhập ART street.  2/ Nhấp “Enter” ở cuối trang.  3/ Nhấp “Enter” khi thấy banner cuộc thi này.  4/ Chọn tác phẩm, upload nó, rồi nhấn “Submit & Publish” Sử dụng tác phẩm đã nộp cho ART street  1/ Chọn “illustrations” từ “Your submissions”  2/ Chọn tác phẩm và nhấn “Details”  3/ Nhấn “Edit”  4/ Thêm banner “ART street Monthly Illustration Contest November Theme: Cyberpunk” từ “Apply for a Contest”  5/ Sau khi xem xong lưu ý, nhấn “Enter”, rồi nhấp “Save & Publish” Tham gia cuộc thi từ MediBang Paint  * Android + Chọn “Enter the contest” bên dưới “Submit Work” + Tìm “ART street Monthly Illustration Contest November Theme: Cyberpunk,” rồi nhấp “Enter”  + Chọn tác phẩm bạn muốn nộp, rồi nhấp “Enter”  * iPhone  + Chọn “Contest” bên dưới “Submit Work”  + Tìm “ART street Monthly Illustration Contest November Theme: Cyberpunk,” rồi nhấp “Enter” + Chọn tác phẩm bạn muốn nộp, rồi nhấp “Enter Contest”  * Mac/Windows + Chọn “Apply for the Contest” bên dưới “Submit Work” + Tìm “ART street Monthly Illustration Contest November Theme: Cyberpunk,” rồi nhấp “Apply” + Chọn tác phẩm bạn muốn nộp, rồi nhấp “Apply” Trao giải Giải thưởng hiện kim sẽ được chuyển vào tài khoản Medibang bạn đã đăng ký. Để nhận giải thưởng, bạn cần đăng ký tài khoản PayPal hoặc thông tin tài khoản ngân hàng (Người đoạt giải chịu phí chuyển tiền) Giải thưởng  – Giải xuất sắc (tối đa 3 người): 50.000 yên Nhật  – Chiến thắng bình chọn (tối đa 5 người): 10.000 yên Nhật Lưu ý: Bằng cách tham gia cuộc thi này, bạn đồng ý tuân thủ thể lệ cuộc thi. Ngoài ra, xin lưu ý sau khi kết thúc thời gian đăng ký dự thị, bạn không thể chỉnh sửa hoặc xóa bài dự thi.  >>> Bài viết gốc: Tại đây

Sau 3 tháng học và thực hành 100% tại phòng máy cùng bảng vẽ điện tử của Comic Media Academy – CMA với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, các bạn học viên lớp Digital painting chuyên đề Thiết kế nhân vật (Character design) đã có buổi bế giảng giới thiệu các tác phẩm siêu ngầu. > Tìm hiểu thêm về khóa Character Design (Thiết kế nhân vật): Tại đây Comic Media Academy

Đa dạng về nội dung, ngộ nghĩnh và đáng yêu trong cách sáng tạo câu chuyện của riêng mình là những gì các học viên của lớp Vẽ Manga/Comic (level Cơ Bản) – Khóa 49 mang lại trong ngày bế giảng tổng kết cuối khóa diễn ra vào ngày 22/11 vừa qua. Dù còn nhỏ tuổi, tuy nhiên, với khả năng sáng tạo, lối suy nghĩ độc đáo bên cạnh đam mê vẽ vời các bạn nhỏ đã chứng tỏ ở bất kì độ tuổi nào đều cũng có thể sáng tác nên các trang truyện tranh thú vị, màu sắc cho riêng mình. >> Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học Manga/Comic thiếu nhi: Tại đây Comic Media Academy

Được thực hiện bởi bạn Hoàng Vân Ly (học viên lớp Character Design – Khóa 04). Sau 36 buổi học, Vân Ly đã sáng tạo được bộ sản phẩm Đồ Án cuối khóa siêu “ngầu” bao gồm: 2 nhân vật nam – 1 nhân vật nữ với nhiều chi tiết độc đáo từ phong cách, trang phục đến tính cách của từng nhân vật. Một điểm thú vị phải kể đến nữa đó là bên cạnh việc dùng nhân vật trong bộ phim nổi tiếng “The Greatest Showman”, Vân Ly còn lấy idea từ chính bản thân mình và thêm thắt các chi tiết thú vị để tạo ra bộ nhân vật của riêng mình.  >> Thông tin về khóa học Digital Painting – Chuyên đề CHARACTER DESIGN (Thiết kế nhân vật): Tại đây Comic Media Academy    

Digital Painting 4 là môn học kết hợp và thực hành kỹ năng từ môn Digital Painting 1,2,3 và các môn như Concept art, Composition, Social research, với mục tiêu giúp học viên nâng cao khả năng hoàn thiện tác phẩm từ tổng thể đến chi tiết. Đây là môn học nằm trong chương trình của Hệ chuyên nghiệp, đào tạo Họa sĩ kể chuyện của CMA. Các bạn học viên Họa sĩ kể chuyện sẽ phải thiết kế nhân vật, concept tác phẩm, hoàn thiện 3 bức tranh minh họa nội dung trong 12 buổi học thực thành trên máy tính và bảng vẽ điện tử. Quả là một thử thách về deadline dành cho các bạn học viên năm cuối. Nhưng đừng quá lo lắng, vì các thầy cô sẽ hỗ trợ các bạn hết mình trong suốt quá trình học. Môn này các bạn sẽ được hướng dẫn bởi thầy Thanh Lâm, sửa bài hay cần góp ý chỉ cần có thể nhắn nhẹ với thầy, hầy sẽ hỗ trợ siêu nhiệt tình. Là một Giảng viên trẻ tốt nghiệp từ trường ĐH Mỹ thuật Tp.HCM, cùng với kinh nghiệm tham gia rất nhiều dự án về digital, thầy Thanh Lâm sẽ giúp các bạn học viên nâng cao kỹ năng vẽ digital trong môn này. Comic Media Academy

Bản thân tôi là một hoạ sĩ đã được trải nghiệm cả hai phương thức sáng tạo bao gồm: vẽ truyền thống và vẽ kỹ thuật số, tuy nhiên để đưa ra quyết định rằng hình thức nào tốt hơn thì quả thật  không dễ dàng. Digital Art (vẽ kỹ thuật số) kể từ khi ra đời đến nay đã có rất nhiều bước tiến và cải thiện đáng kể khiến nó ngày càng trở thành đối thủ nặng ký nhất đối với các hình thức sáng tạo truyền thống. Thế nhưng, như mọi phương tiện khác, vẽ kỹ thuật số cũng có những ưu và nhược điểm mà bạn cần  lưu ý trước khi thực sự lựa chọn hình thức sáng tạo phù hợp  cho mình.  * Ưu điểm:  1/ Thời gian sáng tạo sẽ được rút ngắn một cách đáng kể. Ví dụ khi bạn muốn vẽ một bức tranh màu nước, bạn sẽ cần rất nhiều công cụ như: giấy vẽ, nước, màu, các loại cọ, khăn giấy,… Thế nên, để vẽ một bức tranh màu nước, cần trải qua rất nhiều bước chuẩn bị và khó khăn hơn hết chính là duy trì chất lượng của họa cụ và sản phẩm cuối cùng. Trong khi đó, vẽ kỹ thuật số sẽ giúp bạn loại bỏ đi những lo âu như màu của bạn sẽ không còn giữ được màu sắc ban đầu sau nhiều lần nhúng qua nước, hay  việc lỡ tay làm rơi cọ lên bức tranh đang vẽ. Mọi thứ bạn cần đã được cài đặt sẵn trong các phần mềm và bạn chỉ cần thích nghi với việc “dán mắt” vào màn hình máy tính mà thôi. Thêm vào đó, vẽ kỹ thuật số, giúp bạn chỉnh sửa trực tiếp tác phẩm của mình trên màn hình máy tính trước khi đem đi xuất bản.  2/ Vẽ bằng kỹ thuật số mang đến khả năng chỉnh sửa tốt hơn rất nhiều so với hình thức truyền thống. Chẳng hạn, khi bạn vô tình có một nét vẽ không ưng ý, bạn chỉ cần bấm tổ hợp phím Ctrl + Z hoặc nhấn nút Undo, là bạn đã có thể  vẽ lại.  Nghệ thuật truyền thống thì lại không hề đơn giản như thế, mọi đường nét bạn vẽ lên giấy, vải hay gỗ, ít nhiều vẫn sẽ bám lại trên bề mặt ấy mà không biến mất hoàn toàn. Nói cách khác, không có nhiều chỗ dành cho những sai lầm khi vẽ theo cách truyền thống.  3/ Vẽ bằng kỹ thuật số còn giúp bạn sao chép vô tận các sản phẩm của mình với độ chính xác cực cao. Có thể nói, đây là một công cụ đắc lực của ngành công nghiệp xuất bản, khi mọi bản sao đều trông giống nhau từng li từng tí mà không hề bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.  4/ Cuối cùng, hình thức vẽ bằng kỹ thuật số mang đến những tiềm năng vô tận cho người làm sáng tạo. Ngày nay, các phần mềm hỗ trợ đã mang đến những “kho tàng” công cụ, mà bạn có thể sẽ chẳng bao giờ khám phá hết những chức năng mà chúng mang đến. Tóm gọn lại, nghệ thuật sáng tạo bằng kỹ thuật số có thể tạo ra những thứ mà nghệ thuật truyền thống sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức, hoặc thậm chí là không bao giờ có thể làm được.  * Nhược điểm:  1/ Trớ trêu thay, một trong những ưu điểm của vẽ kỹ thuật số lại chính là nhược điểm của hình thức sáng tạo này, đó  là khả năng sao chép vô số bản sao với độ chính xác tuyệt đối. Nhiều người cho rằng, các tác phẩm được thực hiện bằng kỹ thuật số có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, theo cách giống hệt nhau, khiến họ có cảm giác rằng chúng không phải là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ, vì không có một bản gốc nào, thứ mà họ có thể chạm vào và cảm nhận. Việc in ra  nhiều bản sao cũng không đem lại cảm giác như một tác phẩm được vẽ bằng tay. Và trên hết, điều này cũng có nghĩa  việc “đánh cắp” chất xám của người khác và vi phạm những nguyên tắc của luật bản quyền cũng dễ dàng xảy hơn.  2/ Khả năng dễ dàng tẩy xoá và chỉnh sửa của vẽ kỹ thuật số cũng bị xem là  một nhược điểm vì nó đòi hỏi ít kỹ năng sáng tạo nghệ thuật hơn. Trong đa số các tình huống thì điều này là không đúng, vì những  họa sĩ  kỹ thuật số (Digital Artist) cũng cần phải thành thạo những kỹ năng vẽ truyền thống và cảm nhận nghệ thuật để có thể sáng tạo, nhưng đáng buồn thay, luận điểm trên đôi khi là đúng vì những sản phẩm của những họa sĩ truyền thống rõ ràng đòi hỏi nhiều thời gian, kỹ năng và công sức hơn rất nhiều.  3/ Việc có thể sáng tác trong thời gian ngắn cũng là một nhược điểm của vẽ kỹ thuật số, vì nó đã tước đi những cảm giác “kì diệu” và chân thực khi làm việc trên một bức tranh hoặc một bức vẽ bằng tay. Khi vẽ bằng hình thức truyền thống, bạn đang thực sự tạo ra một thứ gì đó hữu hình, thực tế với những thiếu sót. Quá trình tạo ra một sản phẩm mới chính là lúc điều thần kì xảy ra, khiến tác phẩm có hồn. Sự “không hoàn hảo” là thứ khiến những tác phẩm nghệ thuật truyền thống quyến rũ và đáng giá.  4/ Vẽ kỹ thuật số mang lại những tiềm năng vô tận, nhưng một người họa sĩ vẫn cần có  trí tưởng tượng và đầu óc sáng tạo mới có thể sử dụng được những

Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thầy và trò CMA đã có một chương trình kỷ niệm thật ấm cúng và vui vẻ. Một ngày không có deadline hay áp lực. Một ngày chỉ có những niềm vui, những nụ cười, sự tri ân được CMA và các bạn gửi đến các thầy cô bằng các tiết mục văn nghệ, các trò chơi và các món quà ý nghĩa. Tri ân các thầy cô giáo đã cùng CMA tạo nên các khóa học chất lượng, là nơi chắp cánh cho đam mê của các bạn trẻ. Chúc các thầy cô luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, kiên tâm với công việc và luôn tìm thấy niềm vui trong sự nghiệp giáo dục. Album đầy đủ hình ảnh sự kiện “Tri ân thầy cô 20/11” tại CMA: Xem tại đây Comic Media Academy

Tại buổi Open Talk do Comic Media Academy (CMA) tổ chức vào ngày 9/11, đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ đã có những chia sẻ và trao đổi rất thân tình với các bạn tham dự về bí kíp để sáng tạo nên một câu chuyện “chạm” được đến cảm xúc của khán giả, để khán giả đồng cảm và tin tưởng vào hành trình của nhân vật. Anh đã gợi mở cho các bạn những phương cách rất thực tế và cơ bản để quá trình sáng tạo của các bạn “chạm” đến khán giả tốt hơn. Bên cạnh đó, là những bí kíp để giữ được cảm xúc với câu chuyện của mình sau một quá trình dài thực hiện. “Đừng chạy theo thị hiếu của khán giả mà chính chúng ta hãy góp phần tạo ra thị hiếu”, bằng cách tạo ra các sản phẩm thật tốt, thật chỉn chu và “Hãy tin ở hoa hồng”, luôn giữ niềm tin vào những điều tích cực trong công việc sáng tạo của mình bạn nhé. Cám ơn anh Marcus Mạnh Cường Vũ và các bạn đã đến tham gia Open Talk của CMA tạo nên một không gian trao đổi ấm cúng. Đây là buổi học mở của khóa Biên kịch cơ bản tại CMA qua hình thức thảo luận, đối thoại với các đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất trong ngành để chia sẻ về các vấn đề làm nghề. Chương trình dành cho các bạn học viên đã và đang theo học các lớp Biên kịch tại CMA và các bạn yêu thích nghề biên kịch. Comic Media Academy

Tại buổi họp trực tuyến ACE FAIR 2020 – ANIMATION CARTOON FAIR do KOTRA tổ chức, các thầy cô của CMA và các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Hoạt hình, sáng tạo đã có những trao đổi rất cởi mở về nhu cầu nguồn nhân lực, yêu cầu tuyển dụng cũng như các phần mềm Hoạt hình tại các công ty. Các doanh nghiệp Busan Creative Animation Arimore, Boxface Lab và Vooz (công ty sáng tạo ra series phim PUCCA) cho biết họ đánh giá cao năng lực hơn giá trị bằng cấp, bên cạnh đó, khả năng tự học và tự nghiên cứu của ứng viên là một ưu điểm rất lớn. Nếu làm việc trong lĩnh vực diễn hoạt, các bạn cần sử dụng tốt các phần mềm chuyên dụng, đặc biệt phần mềm Toon boom Harmony. Toon boom là phần mềm diễn hoạt phổ biến, được sử dụng tại rất nhiều studio trên thế giới và được CMA mua bản quyền để đào tạo trong chương trình Họa sĩ kể chuyện. Hoạt động giao thương tiếp xúc với doanh nghiệp trong và ngoài nước luôn được CMA quan tâm để mở rộng cơ hội hợp tác, cơ hội việc làm cho các bạn học viên và cập nhật cho chương trình đào tạo. Với tôn chỉ đào tạo đề cao tính ứng dụng, chương trình học tại CMA luôn được làm mời để bám sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và khách hàng. Đây là hoạt động thường niên được KOTRA (Văn phòng Thương Vụ xúc tiến thương mại của Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh) tổ chức để các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên năm nay sự kiện được tổ chức bằng hình thức hình thức giao lưu trực tuyến (online meeting) thay vì triển lãm offline như mọi năm. Comic Media Academy

Để chuẩn bị cho số báo đặc biệt vào dịp Tết Tân Sửu 2021, với mong muốn mang lại một sản phẩm ấn tượng trong bối cảnh bình thường mới, một món ăn tinh thần ý nghĩa trong dịp tết cổ truyền, ban biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định tổ chức một “sân chơi” dành cho bạn đọc, đó là cuộc thi thiết kế bìa giai phẩm Tuổi Trẻ Xuân năm Tân Sửu 2021.  * Link bài viết gốc: Tại đây  * Nguồn: tuoitre.vn

Một khóa học đặc biệt với nhiều cái “nhất” của Comic Media Academy – CMA. Được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nhiều nhất: xem phim, đọc kịch bản, đi phim trường, dự lễ giỗ Tổ nghiệp. Đặc biệt, đây cũng là lớp tốt nghiệp với nhiều thể loại kịch bản nhất: phim ngắn, series truyền hình đến phim điện ảnh. Sự nhiệt tình và hào hứng của các bạn trong mỗi giờ học, mỗi hoạt động đã mang đến một một khóa học đầy kỷ niệm và đáng nhớ với tất cả các học viên và Giảng viên. Cám ơn các bạn đã đồng hành cùng khóa học Biên kịch cơ bản tại CMA. Hẹn gặp lại các bạn trong các khóa học biên kịch nâng cao và các hoạt động khác của CMA. Cùng CMA, biến ước mơ biên kịch đang nung nấu trong bạn thành hiện thực. Comic Media Academy

Thật hoàn hảo nếu bạn có thể thưởng thức những bộ anime kinh dị để gia tăng không khí cho đêm hội Halloween phải không nhỉ? Sau đây là 4 tác phẩm anime kinh dị ít người biết đến nhưng chắc chắn sẽ khiến bạn phải sởn gai ốc! Yếu tố kinh dị và anime quả thực là một cặp bài trùng. Anime chính là phương tiện để hiện thực hoá mọi thứ, từ những tên sát nhân khát máu cho đến những cơn ác mộng làm xoay chuyển bản chất của thực tại. Ngoài sự thành công rực rỡ của chuỗi phim đình đám Higurashi, còn có rất nhiều tác phẩm kinh dị khác mà khán giả ít biết đến. Không chần chừ thêm nữa, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 4 bộ anime kinh dị “độc lạ” sẽ khiến đêm Halloween năm nay của bạn trở nên cực kì ma quái. MONONOKE Khác với tác phẩm Công chúa Mononoke huyền thoại của đạo diễn trứ danh Hayao Miyazaki, Mononoke được sản xuất bởi Toei Animation và phát sóng vào năm 2007. Là chuỗi phim spinoff của bộ anime Ayakashi: Samurai Horror Tales được phát sóng vào năm 2006. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải xem Ayakashi để có thể thưởng thức Mononoke. Cốt truyện theo chân một nhân vật vô danh, kẻ được biết đến với cái tên the Medicine Seller (Dược Phu) trên hành trình săn lùng Mononoke, những linh hồn hắc ám tồn tại từ việc hấp thụ những cảm xúc tiêu cực của con người. Tuy nhiên, hành trình của the Medicine Seller không đơn giản chỉ là “tìm và tiêu diệt”. Trước khi có thể thực hiện nghi lễ trừ tà, the Medicine Seller phải biết được 3 điều về mỗi Mononoke : hình dáng, sự thật và động cơ tồn tại của chúng là gì. Sau khi nắm được những kiến thức đó, the Medicine Seller có thể sử dụng thanh kiếm của anh để tiêu diệt những linh hồn hắm ám đấy. The Medicine Seller sẽ phải đối mặt với tất cả 5 hồn ma khác nhau trong suốt hành dài 12 tập phim của anh, với mỗi cuộc chạm trán kéo dài từ hai đến ba tập. Vào thời điểm mới được ra mắt, phim đã nhận được nhiều lời tán dương vì những kỹ xảo hoạt hình kỹ thuật số mà các nhà làm phim đã sử dụng. Với phong cách nghệ thuật lấy cảm hứng từ những tác phẩm nghệ thuật cổ xưa của Nhật Bản, cộng với việc sử dụng màu sắc vô cùng khéo léo đã khiến trải nghiệm của khán giả trở nên cực kỳ mãn nhãn. Nhưng, chính những bản chất lạ kỳ và khác thường của những hồn ma mới chính là nét đặc trưng và độc đáo của bộ phim này. LE PORTRAIT DE PETIT COSSETTE Le Portrait De Petit Cossette là một serie phim OVA, theo chân một chàng sinh viên nghệ thuật trẻ tuổi tên Eiri Kurahashi. Khi đang làm việc tại một cửa hiệu bán đồ cổ, Eiri đã phát hiện ra hình ảnh của một thiếu nữ trên một chiếc ly thuỷ tinh. Điều kỳ lạ ở đây đó chính là, thiếu nữ ấy không phải là một hình vẽ được vẽ lên chiếc ly ấy. Cô dường như có thể cử động và đang sống ở bên trong chiếc ly thuỷ tinh ma quái. Bằng một cách nào đó, Eiri đã đem lòng yêu say đắm thiếu nữ kia, cho đến cuộc chạm trán vào một đêm định mệnh giữa bọn họ. Thiếu nữ ấy giới thiệu rằng tên của cô là Cossette, và cô đã bị sát hại vào thế kỷ thứ 18. Linh hồn của cô từ ấy đã bị mắc kẹt ở bên trong chiếc ly và cô sẽ chỉ được giải thoát khi một người đàn ông sẵn sàng chịu hình phạt mà đáng lẽ ra kẻ đã giết cô phải được nhận. Những gì xảy ra sau đó là một câu chuyện tối tăm, mang khuynh hướng “Goth” khi Cossette thao túng tâm trí của Eiri, sử dụng sự say mê của mình để lôi kéo anh ta vào vòng xoáy tự huỷ, mặc cho mọi nỗ lực giải thoát Eiri khỏi nanh vuốt của Cossette của những người xung quanh. Serie phim mang một bầu không khí vô cùng u ám, tăm tối và có phần đáng lo ngại cho một số bộ phận khán giả. Tập trung chủ yếu vào bản chất của nỗi ám ảnh, sự phục hận, tâm lý đau khổ và sự dễ dàng của việc đánh mất lý trí của bản thân. Ngoài ra,  nhạc nền của phim được sáng tác bởi nhạc sĩ Yuki Kajiura chính là yếu tố giúp phim đạt đến đỉnh điểm của nỗi ám ảnh. YAMISHIBAI : JAPANESE GHOST STORIES Tính tới thời điểm hiện tại, Yamishibai đã phát sóng được tổng cộng 7 mùa kể từ năm 2013. Phần hình ảnh của phim được thiết kế dựa trên phong cách kể chuyện kamishibai truyền thống – một loại hình biểu diễn đường phố, khi người kể chuyện kết hợp giữa lời kể làm phần âm thanh và sử dụng những tấm bảng minh hoạ bằng tay cho mặt hình ảnh để kể nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Đa số các tập phim bắt đầu với khung cảnh một nhóm trẻ em tụ tập xung quanh một nghệ nhân kể chuyện kamishibai, đeo mặt nạ, và những cậu chuyện mà ông ta kể về những con quái vật và ma ám. Dù mỗi tập phim chỉ kéo dài vài phút, mỗi tập kể về một câu chuyện ma khác nhau, Yamishibai thường kể về những truyền thuyết đô thị Nhật Bản và những câu chuyện truyền thống. Với tất cả 7 mùa phim được chiếu trên các nền tảng phát sóng, Yamishibai là tựa phim kinh dị

Học vẽ Truyện tranh – Hoạt hình – Digital painting đâu chỉ có deadline và deadline rất nhiều. Tụi mình còn có cả những buổi sinh hoạt ngoại khóa vui vẻ nữa… Được ăn uống, Được tham gia các trò chơi siêu vui, Được làm quen cùng các bạn mới. Lại còn được thỏa sức vẽ vời hóa trang. Đúng là dẹp deadline đi mà quẩy! #CMA #truyệntranh #hoạthình #digitalpainting #comics #animation #halloween

Vào tối ngày 28/10 vừa qua, các học viên của lớp Biên Kịch Cơ Bản (Khóa 16) đã có buổi ngoại khóa tham quan phim trường CINEV STUDIO của đạo diễn Văn Công Viễn. Tại đây, các bạn đã có cơ hội được mục sở thị quá trình thực hiện phim “Cô nàng lấp lánh”, cùng nhau đọc kịch bản, cũng như có cơ hội nghe đạo diễn Văn Công Viễn chia sẻ những kinh nghiệm làm nghề, sau đó còn được xem khủng long tại Công viên Khủng Long Terassic nữa chứ!!! Cùng nghía qua các hình ảnh dưới đây để xem buổi tham quan có gì thú vị nhé!

  Công thức giúp bạn sáng tạo có kỹ thuật. Rất dễ để bạn tìm thấy các công thức để làm nên một cấu trúc kịch bản đầy đủ các yếu tố và đúng mô-tip của những cốt truyện kinh điển. NHƯNG ĐÃ ĐỦ CHO MỘT KỊCH BẢN HAY?  Để làm nên sức sống cho kịch bản, để khán giả đồng cảm với câu chuyện mình kể, khóc cười với nhân vật, hay nói đơn giản là để “chạm” đến cảm xúc khán giả thì bạn sẽ cần thêm những điều gì trong quá trình sáng tạo của mình đây? OPEN TALK (Kỳ 1) của Comic media Academy (CMA) “NGƯỜI KỂ CHUYỆN “CHẠM” VÀO KHÁN GIẢ NHƯ THẾ NÀO” với phần chia sẻ của đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ sẽ cùng bạn trao đổi vấn đề này.  *** Vài nét về Đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ:   – Chủ tịch và thành viên sáng lập tiệc phim YxineFF (2010-2014).  – Anh là người viết kịch bản và đạo diễn phim “Memento Mori”. Bộ phim đang trong quá trình thực hiện nằm trong dự án cộng đồng “Memento Mori” của tác giả Đặng Hoàng Giang và đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ, nhằm đưa thông điệp trân trọng sự sống đến với mọi người, dự kiến ra mắt khán giả vào năm 2021.  – Anh là gương mặt quen thuộc đã đồng hành với những nhà làm phim ngắn trẻ trong nước và quốc tế nhiều năm qua với vai trò Giám tuyển, Ban giám khảo tại nhiều chương trình và Liên hoan phim như chương trình S-Express của Đông Nam Á, SeaShort 2019 (Malaysia), Vidsee 2017 (Philipine), Asia Film Symposium 2016 (Singapore). >> Thời gian: 19:00 – 21:00 ngày 09 tháng 11 năm 2020 >> Địa điểm: Comic Media Academy Vietnam (164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP. HCM)  + OPEN TALK là buổi học mở của khóa Biên kịch tại CMA qua hình thức thảo luận, đối thoại với các đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất trong ngành để chia sẻ về các vấn đề làm nghề.  + Chương trình dành cho các bạn học viên đã và đang theo học các lớp Biên kịch tại CMA và các bạn yêu thích nghề biên kịch.  + Số lượng chỗ ngồi: 50 chỗ. >> Để tham gia, bạn vui lòng đăng ký: TẠI ĐÂY  BTC sẽ liên hệ để xác nhận phần đăng ký của bạn và đóng link khi đã đủ số lượng đăng ký. Mời bạn inbox cho CMA hoặc liên hệ hotline 0902.738.806 nếu cần hỗ trợ thông tin nhé.

Từ hôm nay, ta đi trên một hành trình mới Từ hôm nay ước mơ sẽ bay thật cao Chào đón các bạn tân học viên ngành Họa Sĩ Kể Chuyện Khóa 13 đến với Comic Media Academy – Viện Truyện Tranh & Phim Hoạt Hình (CMA) và chúc mừng các bạn Họa Sĩ Kể Chuyện ngành Hoạt hình-Truyện tranh-Digital painting Khóa 5 và 7 đã hoàn thành một chặng đường học tập. Chúc các bạn thật nhiều niềm vui và thành công trên con đường mới. >> Để xem full album hình ảnh: Click tại đây  

Tác phẩm do bạn Trần Trung Hiếu (học viên lớp Illustration – Khóa 03) thực hiện. Trong tác phẩm của mình Trung Hiếu dùng câu chuyện cổ tích đã quá đỗi thân thuộc “Tám Cám” để kể lại một câu chuyện của riêng mình với những khía cạnh hài hước, dí dỏm nhưng cũng đầy tính xã hội. Từ các diễn biến trong nguyên tác, Trung Hiếu đã khéo léo biến tấu để vạch ra những hành vi kém đẹp, “kém sang” của người dùng mạng xã hội hiện nay. Và để xem những hành động đó là gì, mời bạn cùng chiêm ngưỡng bộ tranh minh họa “Cổ tích MXH” – thành quả sau 3 tháng học khóa Illustration (Vẽ minh họa) của Trung Hiếu nhé!  * Tội thứ nhất: THAM LIVE “Thôi, ta live đây, con đừng buồn và khóc nữa… Chết thì lát ta share rồi khóc sau”  * Tội thứ nhì: PHÀM TƯƠNG TÁC “Bống bống bang bang… Lên ăn tim vàng like bạc nhà ta”  * Tội thứ ba: THAM LIKES “Chết rồi hồi sinh mấy hồi”  * Tội thứ tư: PHẪN CMN NỘ “Con chym thấy ghét”  * Tội thứ năm: SĨ DIỆN “Hạnh phúc là thứ chúng – ta – được – cho – thấy”  * Tội thứ sáu: CẢ TIN “Thị ơi thị rơi bị bà! Bà để bà bán chứ bán không ăn” >> Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây

Những hình ảnh trong buổi Báo cáo đồ án tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện tranh-Digital painting của 8 bạn học viên K7. Suốt 8 tiếng làm việc, các bạn đã đưa Hội đồng Giảng viên và các bạn khán giả đi từ bất ngờ này sang bât ngờ khác với những tác phẩm có chất liệu sáng tác đặc sắc và cách thể hiện hình ảnh sinh động, đa dạng phong cách. Quan trọng hơn, là các bạn đã thể hiện được sự trưởng thành của mình thông qua bài đồ án. Không cần phải so sánh với bất cứ ai, chỉ cần bạn của hôm nay tiến bộ hơn bạn của ngày hôm qua đã là một thành công xứng đáng được ghi nhận. Chúc tác phẩm của các bạn sớm đến được với bạn đọc gần xa và được công chúng đón nhận nhiệt tình. Để chiêm ngưỡng trọn vẹn hình ảnh của buổi Báo cáo: Click tại đây

Sẽ có những ngày, bạn vẫn ngồi tại góc nhỏ của quán cà phê quen thuộc, nhưng không tài nào tìm được nguồn cảm hứng nào cả, không gì tạo cho bạn động lực để sáng tạo được. Quả thực, tìm được nguồn cảm hứng đôi lúc cảm giác còn khó khăn hơn việc chèo một chiếc xuồng nhỏ băng qua Đại Tây Dương. Cảm giác đơn độc cũng là một cảm giác mà đa số nghệ sĩ đều phải trải qua. Thực ra, tìm được nguồn cảm hứng để sáng tạo không hề khó, thức bạn cần chỉ là một chút động lực, một đòn bẩy đẩy bạn thẳng đến những ý tưởng mà bạn cần. Sau đây là 10 mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng để tìm ra những nguồn cảm hứng ấy: 1/ SÁNG TẠO MỖI NGÀY Nghe thì dễ đấy, nhưng phải làm sao khi tâm trạng bạn đang không tốt và cảm thấy chẳng có hứng thú để sáng tạo? Mẹo ở đây là bạn phải nhìn nhận những tình huống này theo một cách khác: Nếu bạn chủ động sắp xếp thời gian mỗi ngày để làm một thứ gì đó – bất cứ thứ gì mà bạn muốn – dần dần nó sẽ hình thành một thói quen. Chẳng hạn, bạn hãy thử dành 15 phút mỗi ngày, vẽ nguệch ngoạc bất cứ thứ gì lên một mảnh giấy thử xem. Sau một khoảng thời gian, thói quen này sẽ trở nên rất khó bỏ. Dần dần bạn sẽ mong chờ đến khoảng thời gian đã định sẵn trong thời gian biểu mỗi ngày bạn đã vạch ra để sáng tạo nghệ thuật, và từ đó bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn bạn tưởng đấy. Trong một bài viết nói về nghệ thuật cắt dán, Robyn McClendon đã nói về những lợi ích khi cô đã tự thử thách bản thân mình với việc đều đặn mỗi ngày phải tạo ra một sản phẩm cắt dán. Cô cho hay : “Dự án kéo dài 365 ngày này của tôi đã khiến tôi cảm thấy rất sũng mãn và hầu như không bao giờ tôi bị cạn kiệt ý tưởng. Mỗi ngày, mỗi trang giấy, tôi đều tìm thấy được những góc nhìn sáng tạo, và cho đến cuối năm thì tôi đã có cho mình 365 ý tưởng khác nhau, và từ đó đôi khi chúng lại giúp tôi nảy ra thêm ý tưởng đấy!” 2/ LẬP RA MỘT DANH SÁCH Không phải ai cũng là một người hay viết lách, nhưng những gì bạn đã ghi chép đôi khi có thể trở thành những chất xúc tác tuyệt vời để sáng tạo nghệ thuật đấy. Ngoài chất xúc tác, những danh sách mà bạn lập ra cũng có thể trở thành bàn đạp tuyệt vời để khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật. Nhà văn Dina Wakely chia sẻ rằng : ”Những danh sách có nhiều dấu gạch đầu dòng là một trong những thứ mà cô thích viết nhất.” Cô còn cho biết thêm, lập ra những danh sách là một điều rất dễ làm, không tạo áp lực như việc phải viết một đạon văn dài dòng và mang lại sự thoả mãn tức thời. Dưới đây là ý tưởng về những danh sách mà bạn có thể lập, được trình bày khéo léo bằng cách gạch đầu dòng, là những gợi ý sáng tạo tuyệt vời :  – Những điều làm tôi hạnh phúc trong ngày  – Những điều xảy ra trong ngày mà tôi biết ơn  – Những thứ ngẫu nhiên xảy ra trong ngày  – Những điều tôi đã làm đủ trong ngày  – Những khoảng lặng trong ngày 3/ HÃY VỨT BỎ NHỮNG THỨ KHÔNG CẦN THIẾT Sẽ thật kì quặc khi yêu cầu một người nghệ sĩ phải vứt bỏ một vật tư, công cụ và vật liệu mà họ dùng để sáng tạo. Nhưng cách bố trí không gian làm việc là một phần rất lớn trong cách bạn hoạt động là một nghệ sĩ. Một studio bừa bãi sẽ không thể nào thu được những bản nhạc hay. Nghệ sĩ Julie Fei-Fan Balzer đã nêu trong bài viết của cô rằng: ”Hãy dọn dẹp thường xuyên. Đúng vật, chúng ta là những nghệ sĩ hoạt động đa nền tảng, và đúng vậy, dường như chúng ta có thể dùng bất cứ thứ gì để tạo nên nghệ thuật, nhưng để không gian làm việc là một studio chuyên nghiệp chứ không phải là một kho chứa đồ, không gian đó chỉ nên chứa những thứ bạn thực sự cần đến. Nếu không thể chịu nổi cảm giác phải vứt bỏ một thứ gì, hãy nghĩ đến cách tặng nó cho một ai đó bạn tin tưởng. Hoặc, bạn cũng có thể đóng hộp những thứ ấy và cất chúng ở đâu đó không phải là nơi làm việc của bạn. Ghi rõ thời gian mà bạn quyết định cất chúng đi trên bìa của hộp, nếu bạn không sốt sắng đi tìm những thứ ấy trong một thời gian dài, hãy vứt chúng đi.” 4/ ĐỪNG SỢ PHẠM SAI LẦM Thông thường, những điều cản trở một người nghệ sĩ tìm ra nguồn cảm hứng chính là nỗi sợ phạm phải những sai lầm – kể cả những lỗi nhỏ nhặt nhất. Điều này hoàn toàn đúng, khi chúng ta không ai muốn phả huỷ những thứ mà ta đã gây dựng nên. Ta không muốn đặt cược vào những gì mang lại hiểu quả thấp. Nhưng, nghệ sĩ Seth Apter nói rằng, nỗ lực vượt qua nỗi sợ hãi còn giúp bạn cảm thấy tràn đầy cảm hứng hơn trước. Ông đã viết trong bài báo của mình rằng : ”Trí sáng tạo sẽ bị kìm hãm nếu một người nghệ sĩ tiếp cận với một phong cách nghệ thuật với tâm lý sợ hãi khi mắc sai lầm. Những tiềm

Slam Dunk và Kuruko no Basket là hai tựa phim anime vô cùng nổi tiếng khi nói đến anime thể thao nói chung và anime bóng rổ nói riêng. Đều là những bộ anime đỉnh cao và thành công vang dội vào thời kì phát hành của mỗi phim, thế nên việc khán giả đem cả hai tác phẩm ra so sánh là điều không tránh khỏi. Cả Slam Dunk và Kuroko no Basuket đều kể về hành trình khốc liệt của những đội tuyển bóng rổ trung học kém cỏi cùng nhau vượt qua những gian nan tưởng chừng như bất khả thi để có thể chạm đếm giấc mơ của họ. Bộ anime nào vượt trội hơn từ trước đến nay vẫn là một chủ đề tranh cãi sôi nổi giữa cộng đồng người hâm mộ. Hãy cùng điểm qua những đặc điểm giống nhau và khác biệt của cả hai tựa phim đình đám này nhé! “TÍNH BÓNG RỔ”  Thoạt nhìn qua, hẳn ai cũng nghỉ rằng cả hai tựa phim đều kể về bóng rổ và những trận đấu nảy lửa. Tuy nhiên, cách cốt truyện được xây dựng và dẫn dắt xoay quanh bộ môn này lại chính là điểm khác biệt lớn nhất của cả hai tựa phim. Với Slam Dunk, tình yêu nồng cháy dành cho bóng rổ trong từng thước phim là điều không thể bàn cãi. Từ cách trình bày chân thực về từng khía cạnh của bóng rổ, những chi tiết lịch sử thú vị, đến những giải đáp về luật lệ của bộ môn thể thao này đều được Tiến sĩ T – phiên bản anime của tác giả Inoue Takehiko – khiến Slam Dunk không chỉ là một bộ anime giải trí, mà còn là một bức thư tình gửi đến cho bóng rổ. Đối nghịch với Slam Dunk, Tadatoshi Fujimaki dường như chỉ muốn “mượn” bóng rổ để kể về câu chuyện của anh về mâu thuẫn và tình bạn. Trong Kuroko no Basket, có những tuyển thủ sở hữu những kỹ năng “siêu nhiên”, không thể nào diễn ra được trong những tình huống bóng rổ thực tế. Thế nhưng, những cuộc chạm trán giữa các tuyển thủ sở hữu những kỹ năng như vậy lại là những giây phút đỉnh cao của Kuroko no Basket. Đó cũng là yếu tố giúp thúc đẩy được cốt truyện và xứng đáng với sự kỳ vọng của khán giả. Chính vì yếu tố phi thường của một số tuyển thủ nên đã nảy sinh những ý kiến trái chiều, cho rằng Kuroko no Basket vẫn sẽ thành công tốt đẹp nếu chủ đề là về bất kỳ một môn thể thao đồng đội nào khác, không nhất thiết phải là bóng rổ. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT Đây có vẻ là một phép so sánh khá khập khiễng, vì đây là hai tác phẩm của hai thời đại khác nhau. Đậm chất là một bộ manga và anime của thập niên 90, phong cách nghệ thuật của Slam Dunk thiên về sự chi tiết trong biểu cảm khuôn mặt của các nhân vật, sự nhấn mạnh các chi tiết bằng kỹ thuật đánh bóng và sự góc cạnh trong hình dạng của các vật thể và nhân vật. Mặt khác, Kuroko no Basket là một tác phẩm được phát sóng gần đây, thừa hưởng những yếu tố của anime thời hiện đại, thế nên biểu cảm khuôn mặt của các nhân vật lại ít chi tiết hơn, với những đường nét được vẽ mượt mà và đơn giản hơn. Thêm vào đó, sự can thiệp của công nghệ CGI cũng giúp bộ anime thực hiện được những pha đi bóng không tưởng và những kỹ thuật siêu phàm của một số cầu thủ. CHỦ ĐỀ Cả hai tựa phim đều kể được những câu chuyện tuyệt vời về bóng rổ và khai thác được nhiều chủ đề từ bộ môn thể thao này. Slam Dunk chủ yếu xoay quanh những chủ đề có phần “đen tối” hơn, chẳng hạn như những lần bại trận, sự chuộc lỗi và tham vọng. Kuroko no Basket lại nhắm đến những chủ đề tươi sáng và lạc quan hơn, như sức mạnh tình bạn và ý chí chiến đấu không chịu bỏ cuộc. Một chủ đề đáng chú ý mà cả hai bộ phim đều có chung là tầm quan trọng của sự chăm chỉ và sự cống hiến đến từ mỗi cá nhân. Trong Slam Dunk, hẳn ta đã quá quen thuộc với gã tóc đỏ Sakuragi Hanamichi, một “newbie” thực thụ trong bóng rổ. Sở hữu thể trạng cực tốt nhưng lại vô cùng nóng nảy à thiếu trách nhiệm khiến Hanamichi dường như chỉ là một người “có cũng được, không có cũng chẳng sao” hơn là một thành viên có ích cho đội tuyển. Chính những dèm pha ấy đã giúp anh có được ý chí quyết tâm và khao khát được cống hiến cho đội tuyển, và đã lao đầu vào luyện tập không ngừng nghỉ – có lúc anh đã đặt mục tiêu cho bản thân phải thực hiện được 20000 cú bật nhảy trong vòng 1 tuần. Và đến khi câu chuyện của Slam Dunk đi đến hồi kết, gã tóc đỏ cứng đầu đã chứng tỏ được bản thân và trở thành một phần không thể thiếu trong đội hình thi đấu của đội Shohoku. Trong Kuroko no Basket, nhân vật chính Kuroko Tetsuya lại nhiều lần được cho là người sở hữu kỹ năng yếu nhất trong số những tuyển thủ sở hữu kỹ năng vượt trội nổi tiếng. Anh thường xuyên gục ngã trong những buổi tập và không có đủ thể lực để thi đấu một trận bóng trọn vẹn. Tuy nhiên, cũng vì nỗ lực luyện tập không ngưng nghỉ, vượt qua khóa huấn luyện “địa ngục”, Kuroko đã lọt vào mắt xanh của đội trưởng Seijuro Akashi, người mà sau

Khi nhắc đến việc thưởng thức một bộ phim anime, hẳn khán giả sẽ luôn mong chờ đến một trải nghiệm đầy thư giãn. Những câu chuyện đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, những nhân vật vô tư được vẽ bắt mắt và những phân cảnh đầy hài hước,… Thế nhưng, tại sao vẫn chứa đựng đầy đủ những yếu tố kể trên, trải nghiệm xem Mộ đom đóm lại đau đớn đến như vậy? Câu chuyện của Mộ đom đóm được lấy bối cảnh vào cuối thời Thế Chiến thứ 2 tại nước Nhật, kể về hành trình sinh tồn của hai đứa trẻ mồ côi là Seita và cô em gái Setsuko, sau sự ra đi của người mẹ trong một cuộc oanh tạc của quân Mỹ xuống thành phố Kobe. Phim đơn giản là một câu chuyện sinh tồn, phơi bày những hiện thực tàn khốc của chiến tranh dưới góc nhìn của những đứa trẻ. Đây là một tác phẩm lên án những sự thật nghiệt ngã của chiến tranh, với lối kể chuyện vô cùng bi đát. Vậy, lối kể chuyện của phim ra sao mà đã khiến hàng triệu khán giả phải vỡ oà đến thế? Đầu tiên, hãy nói về phân cảnh mở đầu của phim. Ngày 21 tháng 9 năm 1945 … đó là ngày mà tôi đã chết. Đó chính là lời thoại đầu tiên của phim. Ta có thể thấy một Seita gầy trơ xương, đang nằm hấp hối trên sàn của ga tàu lửa Sannomiya, cùng với linh hồn của cậu. Không lâu sau đó, cô em gái của cậu cũng xuất hiện, và ta cũng không khó đoán được số phận của hai đứa trẻ này ngay từ những phút đầu tiên của phim: rằng chúng sẽ chết. Theo đánh giá của một nhà phê bình trên Rotten Tomatoes, đây là một phần mở đầu vô cùng thành công và mạnh mẽ bởi những gì nó tiết lộ, khiến toàn bộ cốt truyện dù ra sao thì số phận của hai nhân vật chính cũng đã được an bài. Chính vì một khởi đầu quá nặng nề và táo bạo, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của khán giả, rằng qua từng giây từng phút, từng phân cảnh trôi qua dù vui tươi hay đau buồn, thì cái chết của hai đứa trẻ này lại càng cận kề hơn. Tiếp theo, chính những khoảnh khắc tươi cười, những niềm hạnh phúc nhỏ bé do đạo diễn Takahata Isao lồng ghép tinh tế vào lại chính là nhân tố khiến trải nghiệm xem tác phẩm này của ông lại đau buồn đến vậy. Có thể kể đến như khoảnh khắc Seita và Setsuko nô đùa trong chiếc bồn tắm bé tẹo,  hay lúc mà hai đứa trẻ hồn nhiên trú mưa dưới một chiếc ô rách nát nhưng vẫn ngân lên những giai điệu hạnh phúc, và những màn đêm u tối bị xua tan bởi ánh sáng của những chú đom đóm. Tất cả những giây phút tươi đẹp ấy, cùng với tiếng cười hồn nhiên của cô bé Setsuko lại càng khiến khán giả chạnh lòng hơn. Khán giả trong khi xem qua những phân cảnh kể trên thì đồng thời lại phải ghi nhớ một sự thật rằng đây là một bộ phim lấy đề tài chiến tranh, rằng mẹ của hai đứa trẻ này đã chết, và sớm muộn gì thì Seita và Setsuko cũng sẽ chịu chung số phận. Có thể nói ông Takahata Isao là một đạo diễn vô cùng thông minh những cũng rất tàn nhẫn, khi đã tra tấn cảm xúc của khán giả như vậy. Nỗi buồn ẩn chứa trong Mộ đom đóm là vô cùng chân thật và bằng một cách nào đó, chắc hẳn hầu hết khán giả sau khi thưởng thức tác phẩm này xong cũng khó có thể tìm được những từ ngữ phù hợp để miêu tả cảm xúc của họ. Bộ phim đã để lại cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc khó tả mà hầu hết những lời phê bình và bình luận trên các diễn đàn cũng không thể lột tả hoàn toàn nỗi buồn của phim. Nhà phê bình nổi tiếng Roger Ebert đã nhận xét về Mộ đom đóm rằng : ”Đây là một trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ đến mức bạn phải suy nghĩ lại về khái niệm hoạt hình.”  Thông điệp và cảm xúc mà phim đã truyền tải chắc hẳn cũng đã vượt xa nhận thức chung của khán gỉa về phim hoạt hình. Như đã nêu trên, đây là một tác phẩn lên án những tội ác của chiến tranh thông qua góc nhìn của những đứa trẻ. Với một chủ đề không mới nhưng lại sở hữu lối kể chuyện độc nhất vô nhị, những giá trị mà Mộ đom đóm mang lại chắc chắn còn đáng giá hơn một số phim truyền hình đầy drama dành cho người lớn khác. Một tác phẩm xuất sắc!  * Nguồn: medium.com  * Người dịch: Khôi Nguyên

Tác phẩm do bạn Lê Thị Minh Đăng (học viên lớp Illustration Khóa 02) thực hiện. Đồ vật cũng biết tái sinh! Nhiều thứ bị vứt bỏ tưởng như không còn sử dụng được nữa nhưng lại có thể trở nên rực rỡ dưới bàn tay của người khác trong một hình dạng mới, một chức năng mới. Hãy cùng nhau phân loại rác để góp phần bảo vệ môi trường và giúp đến được với những người thực sự cần chúng! Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây

Tác phẩm do bạn Lê Hoàng Mỹ Linh (học viên lớp Illustration Khóa 02) thực hiện. “Lần gần nhất?” là câu hỏi quen thuộc khi chúng ta làm mất một thứ gì đó. Vậy thì lần gần nhất chúng ta vô tư vô lo để chơi đùa cùng bạn bè là khi nào? Tác phẩm lấy ý tưởng từ những trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ được thể hiện qua hình ảnh của những nhân vật hoạt hình quen thuộc để tạo cảm giác thân thiện, dễ dàng chạm đến cảm xúc của người xem hơn. Sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, không quá chói nhưng tươi tắn để người xem có thể cảm nhận được không khí vui vẻ khi các nhân vật đang chơi đùa cùng với nhau. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây  

Tác phẩm do bạn Lê Linh Chi (học viên lớp Illustration Khóa 02) thực hiện. Với chủ đề “Sống lại những cảm xúc tuổi thơ”, Linh Chi đã thổi vào tác phẩm Đồ Án của mình những tình cảm ấm áp khi tái hiện những kí ức, những khoảnh khắc trân quý bên gia đình, bạn bè. Thầy Tô Bảo Ân (trưởng ngành Digital Painting tại Comic Media Academy) nhận xét về tranh của bạn: “Dường như không còn để tâm đến những điểm còn thiếu sót trong kỹ thuật nữa vì cảm xúc và biểu cảm của từng nhân vật trong tranh quá thu hút”. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây

Tác phẩm do học viên Phạm Thanh Phương (lớp Character Design Khóa 03) thực hiện. Bối cảnh của bộ Đồ Án được diễn ra tại một vương quốc nọ, nơi có hai cô công chúa. Người chị tên là Noelle và người em tên là Freya. Noelle rất thích bám lấy em gái mình, Freya dù hay tỏ vẻ khó chịu nhưng thật ra trong lòng rất thương yêu chị gái. Nhưng thật không may, vào một ngày Noelle đang đi dạo thì vấp chân ngã xuống sông, chết đi. Nguyên nhân cái chết được xác định là do khung váy quá to nên cô không thể thoát thân dẫn đến chết đuối. Freya nghe được tin thì rơi vào trạng thái suy sụp,một tháng sau cơn mưa sao băng xuất hiện.Thứ duy nhất mà Freya mong ước là nếu có kiếp sau, cô mong hai chị em sẽ gặp lại nhau. Quay lại với Noelle, dường như với cô đó chỉ như là một giấc ngủ trưa. Cô chính thức xuyên không vào thế giới hiện đại, nơi có những ánh đèn lấp lánh, những thứ lướt qua cô nhanh đên mức cô phải giật mình vì kinh ngạc. Không biết nơi này là nơi nào, cô lang thang bước đi thì đụng trúng một cô gái tóc xanh ngắn, ngoại trừ việc cô ta có hình xăm, thì gần như mọi thứ đều giống 100% với em gái của mình. Freya ở thời hiện đại hoàn toàn quên hết kí ức về tiền kiếp của mình. Ở đây, Freya là một bartender nghiệp dư, đi làm thêm quần quật chỉ để nuôi sống bản thân cùng đam mê của mình. Vì thấy Noelle dáng thương, nên Freya chấp nhận đưa cô về nhà mình và cho Freya ở nhờ. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây  

Tác phẩm do học viên Lâm Thị Thu Thảo (lớp Character Design Khóa 03) thực hiện. “Thôi thì lỡ rồi. Lỡ sinh. Lỡ quên… Người ta gọi nó luôn là con Lỡ” Câu chuyện kể về nhân vật Lỡ. Lỡ sinh ra trong hoàn cảnh không mong muốn, bởi mẹ nó luôn trong đợi một đứa con trai. Chính vì vậy khi sinh ra nó đã mang một khuôn mặt đau khổ, đôi mắt lúc nào cũng có sự u buồn. Khi còn nhỏ Lỡ còn chịu thêm một trận sốt co giật dẫn đến bị tật ở 2 chân. Lỡ có người bạn thân chính là con búp bê cũng bị cụt tay và chân, nó luôn mong muốn con búp bê của nó sẽ sinh con, sinh ra một con búp bê lành lặn, xinh đẹp và được mọi người yêu thương, được mặc những chiếc váy đẹp thay cho búp bê mẹ. Và đó cũng là ước mơ của nó, ước mơ được mặc những chiếc váy đẹp, được quan tâm yêu thương. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây  

Tác phẩm do học viên Nguyễn Lệ Bảo Thu (lớp Character Design Khóa 03) thực hiện. Rap Việt có Bigcityboi thì tại Comic Media Academy (CMA) có Bigcity Chicks – các nhân vật đình đám trong thế giới siêu gà trong bộ Đồ Án của bạn Nguyễn Lệ Bảo Thu. Bên cạnh việc áp dụng các kiến thức về tạo hình đã được học tại lớp, Bảo Thu còn cho thấy sự tinh tế trong quan sát và khả năng sáng tạo của mình trong việc tìm kiếm ý tưởng. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây

Với nội dung ký họa và painting, các bạn học viên Họa sĩ kể chuyện Khóa 10 & 11 đã có 2 tuần làm việc rất tập trung dưới sự hướng dẫn của cô Hồ An và thầy Đức Huy. Study tour là một trong những hoạt động đặc sắc tại Comic Media Academy (CMA) giúp học viên phát triển kỹ năng quan sát, ký họa, bố cục, đặc biệt là kỹ năng dùng màu để ứng dụng cho các tác phẩm sáng tác. Cùng xem buổi báo cáo Study tour hôm nay (13/10) có gì thú vị, hay ho nhé!

Buổi worskhop vui vẻ sáng thứ 7 (10/10) với sự tham gia rất nhiệt tình của các bạn trẻ. Rất nhiều nhân vật thú vị đã được ra đời từ sự sáng tạo của các bạn. Bên cạnh được trải nghiệm sáng tạo nhân vật bằng đất sét dưới sự hướng dẫn của họa sĩ-giảng viên Trang Đức Huy, các bạn tham gia còn được tìm hiểu về chương trình đào tạo, các môn học đặc sắc của CMA nữa. Cám ơn các bạn đã dành thời gian đến tham gia cùng CMA, hẹn gặp bạn tại các sự kiện tiếp theo của CMA nhé! Để xem đầy đủ hình ảnh của buổi Workshop “Sáng tạo nhân vật bằng đất sét”: Tại đây

Nắng mưa là chuyện của trời Vẽ vời thực tế là chuyện của thầy trò CMA Study tour của team Truyện Tranh và Digital Painting với sự hướng dẫn của thầy Trang Đức Huy cũng rộn ràng và lăn xả hết mình cho một kỳ thực tế chất lượng đây. “Sài Gòn có gì đâu mà vẽ!” Bạn có từng nghĩ như vậy không? Đôi khi chúng ta quên mất sự hấp dẫn của những điều quen thuộc, thì kỳ thực tế này đã giúp các học viên tìm thấy rất nhiều góc nhìn mới về thành phố mình, và bất cứ nơi đâu mà các bạn đặt chân đến. Mỗi địa điểm đều là một mỏ tài nguyên chờ được khai thác. Cùng mong chờ buổi báo cáo kỳ thực tế của các bạn học viên vào tuần này nhé!

Digital painting là quá trình vẽ tranh trên bảng vẽ điện tử hoặc máy tính bản và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số bằng máy tính. Các nhà thiết kế và hoạ sĩ có thể sử dụng các phần mềm vẽ tranh được mô phỏng và có chức năng gần như là giống hệt với các dụng cụ của vẽ tranh truyền thống. Rất nhiều nghệ sĩ đã chuyển hướng hoàn toàn qua digital painting vì nó yêu cần ít chi phí hơn về lâu dài, vì vẽ tranh truyền thống đòi hỏi người hoạ sĩ phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua được các dụng cụ cần thiết. Thêm vào đó, digital painting là rất cần thiết trong các lĩnh vực hoạt hình, minh họa và các loại hình nghệ thuật 2D khác. Hơn nữa, việc tiếp cận digital painting vào thời buổi ngày nay là vô cùng dễ dàng, vì hằng ngày công nghệ máy tính càng phát triển và được tối ưu hoá tốt hơn cho lĩnh vực này. Máy tính có thể xử lý các nét vẽ nhanh và chính xác hơn rất nhiều. Những công nghệ tiên tiến này cho phép bạn có thể vẽ bằng cách vẽ nhiều layer (tầng lớp) kỹ thuật số khác nhau, chồng chúng lên để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Điều này không hề dễ dàng nếu sử dụng những dụng cụ vẽ tranh truyền thống. Các layer cho bạn sự linh hoạt trong quá trình chỉnh sửa sản phẩm của bạn, vì bạn có thể dễ dàng xoá những layer chưa ưng ý đi và thiết kế lại làm sao cho đạt chuẩn. Cốt lõi của digital painting rất đơn giản : vẫn là vẽ tranh, nhưng bằng kỹ thuật số. Nhiều nghệ sĩ tập trung vào mảng minh họa và phát triển kỹ năng hội hoạ của riêng họ. Số khác làm việc trong ngành công nghiệp giải trí lại tập trung vào những sản phẩm khác như các concept hay những dự án chuyên về hoạt hình. Digital painting không có khái niệm về việc vẽ đúng hay sai. Mọi thứ từ truyện tranh mà bạn đọc trên mạng, thiết kế nhân vật hư cấu hay thậm chí là những bản vẽ đơn giản vui nhộn, tất cả đều có thể vẽ bằng kỹ thuật digital painting nếu người vẽ có bộ kỹ năng phù hợp. Nếu đã có thời gian trau dồi kỹ năng hội hoạ của mình thì bạn chỉ cần duy nhất 2 thứ để có thể bắt đầu học digital painting :  – Một bảng vẽ điện tử hoặc máy tính bảng  – Phần mềm vẽ tranh Một chiếc máy tính bảng/bảng vẽ điện tử chuyên dụng dành cho digital painting là dụng cụ vẽ tranh DUY NHẤT mà bạn cần. Kết hợp với bút stylus, kết nối chúng với máy tính của bạn, từ đó bạn có thể thoả sức vẽ trên bề mặt của máy tính bảng/bảng vẽ điện tử và những nét vẽ ấy sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính với độ trễ dường như là không có. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất những chiếc máy tính bảng/bảng vẽ điện tử, mang lại rất nhiều sự lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng. Các phần mềm hỗ trợ chuyên dùng cho digital painting cũng rất đa dạng, có yêu cầu trả phí hoặc hoàn toàn miễn phí. Adobe Photoshop chính là phần mềm thông dụng và nổi tiếng nhất, nhưng Krita cũng là một lựa chọn không tồi, cung cấp vừa đủ các tính năng nhưng lại hoàn toàn miễn phí. Một khi đã có những yếu tố kể trên, bạn đã sẵn sàng bắt đầu con đường digital painting của mình rồi đấy! Tuy nhiên, có một số kiến thức mà người hoạ sĩ phải lĩnh hội để có thể nắm rõ về digital painting. Đừng quá lo lắng, vì kể cả những hoạ sĩ truyền thống gạo cội có trên 10 năm kinh nghiệm cũng phải dành ra một vài tuần để làm quen và thành thạo các phần mềm và trang thiết bị kỹ thuật số trước khi tạo ra được những tác phẩm hoàn chỉnh được. Quá trình học hỏi này có thể là trở ngại lớn nhất của một người hoạ sĩ nếu quyết định chuyển sang digital painting thay vì lối vẽ tranh truyền thống. Truyện tranh kỹ thuật số cũng đang dần thay thế truyện tranh được in ấn truyền thống, khi ngày càng có nhiều trang web được thành lập để phục vụ độc giả online hơn, và số sách truyện được in thì ngày càng lại ít hơn. Vì vậy, digital painting chính là tương lai của ngành công nghiệp giải trí nói chung và sáng tạo nghệ thuật nói riêng. Đó là chưa kể đến việc một người ở tuổi vị thành niên, nếu có cơ hội được tiếp cận với digital painting tại trường lớp cũng có thể phát triển nên sự nghiệp cho riêng mình và hoạt động trong các ngành công nghiệp giải trí hoặc thiết kế video game. Digital painting có thể mang đến nhiều hướng đi khác nhau cho mỗi dự án nghệ thuật. Có hoạ sĩ sử dụng nhiều layer và cũng có hoạ sĩ chỉ sử dụng một layer duy nhất. Có hoạ sĩ thích sử dụng vô vàn loại cọ và có hoạ sĩ chỉ sử dụng một số cọ mà họ tin dùng. Digital painting còn mang đến một số “lối đi tắt”, giúp người hoạ sĩ có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong quá trình sáng tạo. Ví dụ : hoạ sĩ digital painting có thể khoanh vùng một vị trí bất kì trên bản vẽ của họ, chẳng hạn như một bộ phận cơ thể con người hoặc động vật (bất cứ thứ gì). Sau đó, người

Attack On Titan, một câu chuyện đầy ảm đạm đã gây rất nhiều sóng gió trong những năm gần đây đã sắp đi đến hồi kết. Isayama Hajime, tác giả của tác phẩm đình đám này, đang sáng tác những chương cuối cùng của bộ manga, đồng thời mùa cuối cùng của bộ anime cũng dự kiến được công chiếu vào cuối năm nay. Cuộc chiến của Quân đoàn Trinh sát xem ra vẫn còn rất dài và đẫm máu, và một điều chắc chắn rằng dù cái kết có ra sao, chắc chắn nó sẽ không phải là một cái kết có hậu. Dựa trên những dự đoán của cộng đồng fan hâm mộ, sau đây là 5 giả thiết có khả năng xảy ra nhất về cách mà câu chuyện về Titan và Quân đoàn Trinh sát sẽ kết thúc. EREN JAGER SẼ CHẾT Eren Jager, từ lâu trong mắt của khán giả đã là nhân vật chính của Attack On Titan, tuy nhiên dựa trên diễn biến mới nhất của bộ manga, điều đó đã không còn đúng, khi anh đã sa ngã sau khi đoạt được sức mạnh của Titan Thủy tổ. Sau khi du hành thời gian trở về quá khứ cùng với người anh trai Zeke, Eren đã trở thành cá thể có sức mạnh kinh khủng nhất trên toàn thế giới, và thề rằng anh sẽ tiêu diệt bất cứ ai và bất cứ thứ gì không mang trong mình dòng máu Eldia. Dù Mikasa và Armin đã tìm rất nhiều cách để cứu người bạn quan trọng nhất của họ, nhưng dường như cách duy để có thể ngăn cản Eren, chính là phải giết anh ấy. Việc giết đi Eren sẽ đem câu chuyện này lên một đỉnh cao hoàn toàn mới, vì cốt truyện của Attack On Titan từ trước đến nay đều xoay quanh anh và những thành viên trong gia đình của anh. Nếu không bị Quân đoàn Trinh sát giết chết thì vòng đời của Eren vẫn còn rất ngắn ngủi, chính xác là anh chỉ còn 4 năm để sống, vì cha anh đã truyền lại sức mạnh biến thành Titan cho anh. Dù đã được biết đến là một trong những bộ anime đen tối nhất, nhưng chắc hẳn khán giả vẫn chưa sẵn sàng cho sự ra đi của Eren Jager nếu dự đoán trên là đúng sự thật. ELDIA VÀ MARLEY SẼ SÁP NHẬP THÀNH MỘT QUỐC GIA Sự thành lập của Quân đoàn Trinh sát mới đã chứng tỏ rằng, bất kể điều gì cũng có thể xảy ra trong câu chuyện của Attack On Titan. Thậm chí, những thành viên như Armin, Mikasa, Jean, nay phải kề vai sát cánh cùng Reiner, Annie và Titan Ngựa để ngăn chặn kế hoạch diệt chủng của Eren. Dựa trên sự đoàn kết này, rất có thể rằng những hậu duệ của Eldia và công dân Marley, có thể thống nhất và thành lập một Quốc gia hoàn toàn mới. Có thể, chỉ là có thể thôi, Isayama Hajime sẽ làm điều không tưởng và mang đến một cái kết có hậu. CÁC TITAN SẼ BIẾN MẤT Sức mạnh Titan là một khả năng độc nhất vô nhị, và để đoạt được sức mạnh đấy, hẳn người sở hữu cũng biết rõ về cái giá rất đắt mà họ phải trả. Những cái tên như Titan Tiến công, Titan Hình nữ, Titan Khổng lồ và Titan Thiết giáp đều có một tuổi thọ hạn chế như nhau, vì bản thân sức mạnh này gây rất nhiều tổn hại sức khoẻ cho người sử dụng nó. Nếu giả sử, tất cả những người nắm giữ sức mạnh Titan quyết định không truyền lại sức mạnh của họ cho thế hệ sau, chấp nhận cái chết hiển nhiên, và toàn bộ những Titan vô giác khác sẽ bị tiêu diệt hoặc biến mất thì điều đó sẽ vô cùng thú vị nếu hai dân tộc Marley và Eldia quyết định thoả hiệp và đưa Titan đi vào dĩ vãng. TẤT CẢ MỌI NGƯỜI SẼ CHẾT Nếu Isayama Hajime muốn đưa câu chuyện theo hướng đi xấu nhất, rất có thể tất cả mọi người của Quân đoàn Trinh sát, người Marley, người Eldia, tất cả những người đang sống trong thế giới của Attack On Titan và thậm chí kể cả Eren cũng sẽ chết vì kế hoạch diệt chủng của hắn. Cuộc chiến giữa Eldia và Marley đã kéo dài quá lâu, đã có quá nhiều người phải bỏ mạng, và có thể cách duy nhất để cuộc chiến đẫm máu này dừng lại, đó chính là không một ai có thể sống sót để tiếp tục chiến đấu cả. EREN CHẤP NHẬN TRỞ THÀNH KẺ ÁC ĐỂ ĐOÀN KẾT HAI DÂN TỘC Có thể Eren đang có một nước đi tương tự như diễn biến của bộ truyện tranh huyền thoại của nhà DC Comics, khi anh tự biến mình thành một kẻ bạo chúa để hai dân tộc Eldia và Marley có thể tìm được tiếng nói chung, kề vai sát cánh và cùng chiến đấu cho một lá cờ. Điều này rất dễ hiểu và hoàn toàn có thể xảy ra, khi trong lúc anh du hành về quá khứ, anh không chỉ chứng kiến cuộc đời của cha anh mà còn cả cuộc đời kinh hoàng của Titan Thuỷ tổ Ymir, và anh không muốn thế giới phải tiếp diễn như thế, anh cần hai dân tộc đoàn kết với nhau.  * Nguồn: comicbook.com  * Người dịch: Khôi Nguyên  

Ipad pro đã định nghĩa lại khái niệm không gian làm việc của các illustrator, mang lại một trải nghiệm làm việc hoàn toàn mới cho họ.  Tuy nhiên, bảng vẽ điện tử với những tính năng giúp tối ưu hóa việc vẽ vẫn là một sự lựa chọn rất đáng cân nhắc. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau đây truóc khi quyết định mua bảng vẽ điện tử hay Apple Ipad : 1/ Bạn có muốn một phiên bản Photoshop hay Adobe Illustration có đầy đủ chức năng như phiên bản PC hay không? Nếu có, thì bảng vẽ điện tử sẽ phù hợp cho bạn hơn. 2/ Việc có thể vẽ ở bất cứ nơi đâu quan trọng đến mức nào đối với bạn? Nếu thực sự quan trọng và là ưu tiên hàng đầu của bạn, một chiếc Ipad Pro mỏng nhẹ không thể nào phù hợp hơn rồi nhỉ? 3/ Bạn có thích trải nghiệm nhiều ứng dụng di động mới? Nếu có, bạn sẽ có rất nhiều niềm vui khi mày mò với kho ứng dụng hội hoạ dành riêng cho Ipad đấy. Nhưng việc tìm hiểu những công nghệ tiên tiến có phần khó khăn với bạn, thì bảng vẽ điện tử chắc chắn sẽ phù hợp với bạn hơn 4/ Khi chọn mua những thiết bị như thế này, kích thước cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, và bạn nên chọn kích thước mà bạn cảm thấy thoải mái khi vẽ nhất. Tốt nhất bạn nên có những trải nghiệm thực tế và chọn ra kích cỡ phù hợp với bạn. Thật đấy, khi đi chọn mua Ipad để vẽ, bạn nên có những trải nghiệm thực tế để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Các địa điểm bán Ipad tại Việt Nam đôi khi cũng đã cài đặt sẵn một số ứng dụng vẽ để bạn trải nghiệm thử đấy. NHỮNG ỨNG DỤNG VẼ TRÊN IPAD ƯA THÍCH CỦA TÔI Đây là một số ứng dụng mà tôi cho rằng bạn có thể sẽ thấy hữu ích trên hành trình digital painting.  – Adobe Fresco  – Adobe Illustrator Draw  – Adobe Photoshop Sketch  – Kyle’s Brush  – Adobe Capture  – Astropad Hãy thử dùng đến những ứng dụng trên để xem chúng có hữu ích cho bạn không nhé. (Nguồn: Anya Kuvarzina, illustrator gốc Nga, hiện sinh sống và làm việc tại Anh Quốc)  * Nguồn bài viết: Medium.com  * Người dịch: Khôi Nguyên         

Lớp Vẽ Manga/Comic cơ bản (Khóa 48) dành cho các bé độ tuổi từ 8 – 14 đã có khép lại với buổi tổng kết bế giảng vào ngày 4/10 vừa qua. Sau 22 buổi với các học phần thú vị, bổ ích các bé đã tự sáng tác những nhân vật đáng yêu, độc đáo cùng tác phẩm truyện tranh 4 khung cho riêng mình. Cùng xem bài cuối khóa của lớp Vẽ Manga/Comic cơ bản (Khóa 48) đáng yêu thế nào, nội dung ngộ nghĩnh ra sao nhé! Tìm hiểu thêm về khóa Vẽ Manga/Comic: Tại đây    

Chuyến Study tour đầu tiên của các học viên Họa sĩ kể chuyện – ngành Digital Painting Khóa 10 và Khóa 11 đã chính thức khởi hành tại 2 thành phố Đà Lạt và Sài Gòn. Đây là kỳ thực tế có Giảng viên hướng dẫn giúp các bạn nâng cao kỹ năng quan sát, ký họa và tích lũy thêm kiến thức, là tiền đề cho các kỳ thực tế sau này của học viên. Trong buổi làm việc đầu tiên team Đà Lạt của cô Hồ An đã có cuộc hội ngộ với một nhân vật quen thuộc vô cùng dễ thương của CMA nè! Bạn có nhận ra người ấy là ai không? Đà Lạt sương mù, Sài Gòn nhộn nhịp Ký họa phong cảnh và nghiên cứu animation Hóng hình team Sài Gòn và cùng chờ đợi những điều mới mẻ và hấp dẫn của kỳ Study tour này cùng CMA bạn nha!

Trải nghiệm Thiết kế nhân vật với phần thực hành sáng tạo bằng đất sét qua sự hướng dẫn của Họa sĩ-Giảng viên Trang Đức Huy: Bạn sẽ được hướng dẫn quy trình và trực tiếp sáng tạo và tạo hình nên nhân vật của mình bằng đất sét chuyên dụng.  – Đây là 1 trong những môn học thú vị chỉ có trong chương trình đào tạo Họa sĩ kể chuyện của CMA, và sẽ được giới thiệu đến các bạn qua workshop vào thứ 7 tuần này (10/10/2020).  – Bên cạnh đó, là cơ hội tìm hiểu tất tần tật về chương trình đào tạo Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện tranh – Hoạt hình – Digital painting với các môn học đặc sắc được đào tạo DUY NHẤT tại CMA.   * Đặc biệt: MIỄN PHÍ tham gia cho 25 bạn đăng ký sớm nhất và sẽ đóng ngay khi đủ số lượng. >>> NHANH TAY ĐĂNG KÝ NGAY: Click vào đây  >>> Inbox cho CMA hoặc liên hệ hotline 0902.738.806 nếu cần hỗ trợ thông tin bạn nhé!

Một nét mới của Study Tour năm nay. Trong khi các học viên ngành Truyện tranh và Digital painting đi thực tế với nội dung sketching và painting phong cảnh, thì các bạn học viên Hoạt hình đi thực tế với nội dung riêng mang tính chuyên ngành, giúp các bạn hiểu rõ cơ chế hoạt động của các đối tượng để diễn hoạt tốt hơn. Tại CMA chương trình đào tạo và các hoạt động học tập thường xuyên được cập nhật để học viên phát triển tốt nhất kỹ năng của mình. Với nội dung Sketching khảo sát animation để phát triển diễn hoạt, #TeamHH cùng thầy Đặng Kim Chi đã đi thực tế đến nhiều địa điểm trong thành phố để quan sát, sketching và thực hiện những đoạn diễn hoạt ngắn. Sau mỗi buổi làm việc, các bạn sẽ được thầy sửa bài trực tiếp để rút kinh nghiệm cho buổi thực tế sau. Cùng chờ đợi buổi báo cáo của #teamHH vào tuần sau bạn nhé!

Tác phẩm do học viên Đặng Hữu Đạt (lớp Character Design Khóa 02) thực hiện. Lấy ý tưởng về sự biến mất đột ngột của Jack the Ripper (hay còn gọi là Jack đồ tể) sau khi thực hiện 5 vụ án giết người. Khi chạy trốn khỏi sự truy bắt của cảnh sát hắn đã chạy xuống hầm ngục bỏ hoang và rơi vào một ‘Dị điểm’ khiến thời gian bị đảo ngược đưa Jack trở về ngày 29/4/1429 – cũng là ngày Jeanne D’arc (sau này là 1 trong 9 vị thánh bảo trợ của nước Pháp) đến Orleans để tham gia hội đồng quân sự và bị từ chối  gia nhập vì cô là phụ nữ. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Jack và Jeanne là khi cả hai chạm mặt nhau trong con hẻm nhỏ. Lúc đó Jack đã định sẽ giết Jeanne như cách đã từng làm với 5 người phụ nữ Anh trước đó. Nhưng sau cùng người chiến thắng là Jeanne. Bằng sự chỉ dẫn của Tổng thiên sứ Michael, nữ Thánh Catherine xứ Alexandria và nữ Thánh Đồng trinh Margaret (3 vị thiên sứ đã giao thiên khải cho Jeanne) cùng sự cố gắng của bản thân Jeanne đã cảm hóa được Jack. Cả 2 cùng tham gia cuộc chiến Pháp – Anh lúc bấy giờ. Chiến tranh với phần thắng nghiêng về Pháp nhưng vì sự kém cỏi về mặt chính trị, Jeanne đã bị bắt trong một cuộc giao chiến vì ở lại chặn đường để đoàn quân rút lui. Cơ hội cuối cùng để Jack trở về Anh Quốc là vào ngày 30/5/1431 – ngày Dị điểm được mở một lần nữa – cũng là ngày Jeanne bị đem lên giàn hỏa thiêu và bị xử tử. Thông tin về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây

Tác phẩm “Phục hưng” do học viên Đào Phương Uyên (lớp Character Design Khóa 02) thực hiện. Bối cảnh trong đồ án của Phương Uyên là Việt Nam thời hiện đại – một thực tại song song với thế giới hiện tại. Việt Nam ở thế giới này phát triển rất nhanh, tất cả chạy theo giá trị đồng tiền và bỏ qua các giá trị tinh thần mà cụ thể là các giá trị văn hóa. Tuy vậy, vẫn có những người, những bạn trẻ ấp ủ việc làm sống dậy những giá trị văn hóa dân tộc – những thứ bị xem là quê mùa, không giá trị và ngày một bị quên lãng. Thông tin về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây Comic Media Academy.  

Tác phẩm “Go Home” do học viên Nay Uyển Nhi (lớp Character Design Khóa 01) thực hiện. Nội dung tác phẩm mang hơi hướng khoa học viễn tưởng với bối cảnh được diễn ra vào năm 10000 – thời kì khoa học đã phát triển với mức độ thần kì. Tuy vậy, loài người lúc này phải đảm đương 2 nhiệm vụ vô cùng quan trọng: Một là tái tạo lại một nửa Trái Đất đã bị phá hủy – hậu quả của việc thiên thạch rơi xuống Trái Đất. Hai là đánh đuổi người ngoài hành tinh đang có ý định xâm lược. Thông tin về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây

Có thể nói, phiên bản chuyển thể năm 2020 và bản hoạt hình kinh điển năm 1998 là hai bộ phim hoàn toàn khác nhau. Nhưng đâu mới là bộ phim có nhạc hay hơn, có phân cảnh chiến đấu hay hơn và đâu mới là bộ phim đáng xem hơn? Xem thêm video: Tại đây Với phiên bản live-action mới được ra mắt gần đây, nữ anh hùng Mulan trong truyền thuyết dân gian Trung Hoa đã được Nhà Chuột miêu tả chính xác hơn, nhưng lại khác biệt hoàn toàn so với tác phẩm hoạt hình kinh điển gốc. Dù cả hai bộ phim đều kể về câu chuyện của Mulan, một thiếu nữ vì chữ hiếu với cha đã giả trai, thay cha tòng quân để ngăn chặn quân xâm lược, phiên bản hoạt hình năm 1998 như thể một bộ phim hài kịch, chứa nhiều câu đùa và ca khúc vẫn rất nổi tiếng đến tận ngày nay. Còn về phiên bản live-action năm 2020, các nhà làm phim đã chọn một hướng đi mới cho phim, biến Mulan thành một bộ phim chiến tranh nghiêm túc, gay cấn với những phân cảnh chiến đấu mãn nhãn, nhưng không hoàn toàn giống với phiên bản gốc. Bộ phim hoạt hình năm 1998 được cho ra mắt trong thời kì “Phục hưng” của Disney, báo hiệu sự trở lại của hãng phim trong việc sản xuất những bộ phim dựa trên cá câu chuyện nổi tiếng, giúp hãng thành công về cả mặt thương mại lẫn đánh giá phê bình nghệ thuật. Mulan phiên bản hoạt hình được ca ngợi hết lời nhờ những ca khúc nhạc phim, mang lại một trải nghiệm vui tươi khó lòng cưỡng lại dù chỉ được gói gọn trong vài phút. Ngoài ra, dàn nhân vật được xây dựng đầy sắc màu và sinh động từ những người lính kề vai sát cánh cùng Mulan đến tướng quân Li Shang, tất cả đều gây được ấn tượng sâu sắc với khán giả cũng là một lý do khiên phim nhận được nhiều đánh giá tích cực. Tuy nhiên, vì phim quá khác so với “Mộc Lan từ”, bài thơ gốc mà kịch bản của phim được dựa trên, phim đồng thời cũng nhận nhiều chỉ trích về việc xây dựng thiếu chính xác xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Phiên bản chuyển thể live-action đã cố gắng xây dựng Mulan chính xác hơn so với “Mộc Lan từ”, nhưng đã phải đánh đổi bằng những yếu tố đã tạo nên danh hiệu cho Mulan trong phiên bản gốc, kể cả những ca khúc và dàn nhân vật phụ. Phim đã được quay theo phong cách kiếm hiệp của Trung Quốc, vẫn kể về hành trình của Mulan thay cha tòng quân để bảo vệ Hoàng đế. Với dàn diễn viên tài năng và hoàn toàn là người Trung Quốc, phim đã có những bước tiến đáng kể trong việc khắc hoạ chính xác văn hoá và xã hội Trung Hoa cổ. Mặc dù cả hai phim đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng sau cùng, chỉ có một phiên bản của Hoa Mộc Lan được khán giả yêu quí. XÂY DỰNG NHÂN VẬT MULAN Có rất nhiều điểm khác nhau giữa việc xây dựng nhân vật Mulan, nhiều người còn cho rằng trong cả hai bộ phim đã kể về hai người phụ nữ khác nhau. Trong phiên bản hoạt hình gốc, nhân vật Mulan được lồng tiếng bởi diễn viên Ming-Na Wen, là con một của cha mẹ cô, hoà toàn chưa sẵn sàng cho những gian nan mà cô sắp phải trải qua. Cô phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống, chẳng hạn như hôn nhân và việc mang lại danh dự cho gia đình cô. Nhờ trí khôn và sự kiên trì, cô đã xuất sắc vượt qua đợt huấn luyện gian nan trước khi đối đầu với quân địch, khiến cô nổi bật trong hàng ngũ binh lính. Tuy nhiên trong phiên bản live-action, Mulan sở hữu những sức mạnh phi thường và bị tẩy chay bởi những khả năng thiên bẩm ấy. Đối ngược với mối quan hệ thân thiết với người em gái, Mulan thường xuyên bị cha mẹ mình hiểu lầm. Cả hai nhân vật Mulan đều sống trong những thế giới mà họ không thể hoà hợp, nhưng Mulan trong phiên bản live-action còn phải đối mặt với nhiều sự ghẻ lạnh hơn, khi dân làng cho rằng cô là một phù thuỷ. Trong khi Mulan phiên bản hoạt hình phải miệt mài xây dựng và định hình vận mệnh của mình thì trong phiên bản live-action, Mulan chỉ cần gia nhập quân đội, và những thứ còn lại trong cốt truyện diễn ra một cách như điều hiển hiển nhiên. Trong phiên bản hoạt hình, Mulan phải nghĩ ra kế hoạch tạo ra một trận lở tuyết để tiêu diệt quân địch, sau đó giải cứu kinh thành khỏi quân xâm lược, từ đó cô mới chứng minh được giá trị của cô là một người lính và người hùng của Trung Hoa. Mulan phiên bản live-action không gây được ấn tượng với khán giả khi kịch bản đã quá lạm dụng khả năng thiên bẩm của cô, và không còn gì để bàn cãi, Mulan phiên bản hoạt hình chính là hình ảnh đã được xây dựng tốt hơn và được khán giả đón nhận tích cực hơn. XÂY DỰNG HÌNH ẢNH CÁC NHÂN VẬT PHỤ Một thiếu sót nghiêm trọng trong Mulan phiên bản live-action đó chính là sự vắng bóng của dàn nhân vật phụ mà trước đây đã quá đỗi được yêu thích của phiên bản gốc, thay vào đó là những nhân vật dường như chỉ xuất hiện với mục đích “cho có”. Ngoài việc cắt hoàn toàn nhân vật tướng quân Li Shang và chú rồng Mushu, toàn bộ những chiến

Ngày 12/9 vừa qua, lớp Vẽ Manga/Comic cơ bản (Khóa 47) dành cho các bé từ 8 – 14 tuổi đã có buổi tổng kết bế giảng với ngập tràn các tác phẩm dễ thương, nhiều màu sắc. Cùng ngắm 4 tác phẩm đáng yêu dưới đây để xem sau 22 buổi học, các bé học được gì, vẽ đến đâu nhé! Tìm hiểu thêm về khóa học Manga/Comic thiếu nhi: Tại đây

Ngày nay, Nhà Chuột chú trọng việc sản xuất những bộ phim live-action hơn là hoạt hình, gần đây nhất có thể kể đến Mulan và Alladin. Nhưng, tất cả những tác phẩm “tỷ đô” ấy hầu hết đều là những bản chuyển thể từ những tác phẩm hoạt hình kinh điển mà Walt Disney đã để lại cho nhân loại, khi ông và đế chế của mình vẫn còn trong thời kỳ hoàng kim. Lịch sử phát hành của hãng phim Walt Disney Studios bắt đầu từ năm 1937, với bộ phim Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Hãy cùng tìm hiểu xem sau 90 năm, Disney đã phát triển như thế nào nhé! THỜI KỲ HOÀNG KIM Phim : Bạch Tuyết, Pinocchio, Fantasia, Dumbo và Bambi Ngoài những hình ảnh quen thuộc về chú chuột Mickey, năm bộ phim kể trên mới là những bộ phim dài đầu tiên được chính thức sản xuất bởi Walt Disney Studios, với sản phẩm đầu tiên chính là câu chuyện của Nàng Bạch Tuyết. Vào những giai đoạn sản xuất đầu tiên của phim, dân tình đã cố vùi dập Walt, cho rằng tác phẩm của ông sẽ thất bại thê thảm tại phòng vé và thậm chí họ còn nghĩ ra nhiều cái tên giễu cợt khác cho Bạch Tuyết.  Walt đã chứng tỏ cho họ thấy họ đã sai lầm cỡ nào, khi đã 83 năm trôi qua mà hình ảnh Nàng Bạch Tuyết vẫn còn rất nổi tiếng trong lòng khán giả, từ đó đặt nền tảng cho cả một thế hệ phim hoạt hình sau này. THỜI KỲ CHIẾN TRANH Phim : Saludos Amigos, The Three Caballeros, Make Mine Music, Fun and Fancy Free, Melody Time và The Adventures of Icebod and Mr. Toad Diễn biến của Thế Chiến thứ 2 đã khiến ngân sách của Nhà Chuột hạn hẹp lại, đi kèm với sự thiếu hụt của phân nửa số lượng hoạ sĩ phim hoạt hình. Điều này đã khiến những tác phẩm như Alice in Wonderland và Peter Pan phải bị tạm hoãn để hãng có thể tập trung vào những phim ngắn dài tập hơn là những phim dài với kinh phí cao. Cũng vì thế, những bộ phim được sinh ra trong thời kỳ này cũng là những bộ phim ít người biết đến nhất của Walt Disney Studios. THỜI ĐẠI BẠC Phim : Cinderella, Alice in Wonderland, Peter Pan, Lady and the Tramp, Sleeping Beauty, One Hundred and One Dalmatians, The Sword in the Stone và The Jungle Book. Sau khi chiến tranh kết thúc, hãng phim đã có được đầy đủ nhân lực và kinh phí để có thể tiếp tục sản xuất những bộ phim mà trước đó đã phải tạm hoãn do chiến tranh. Hãng đã dành cực kì nhiều thời gian và tâm huyết vào câu chuyện của Nàng Lọ Lem với chiếc giày thủy tinh, khiến nó trở thành bộ phim thành công nhất của ông kể từ khi Bạch Tuyết xuất hiện trên màn ảnh rộng. Những bộ phim trên đã giúp Walt Disney có được quãng thời gian thăng hoa nhất sự nghiệp và cả cuộc đời của ông. Đồng hành cùng với những thước phim để đời, Walt còn mang đến cho thế giới một thứ khác, thứ thực sự đã khiến những thành quả của ông trở thành một đế chế huy hoàng, đó chính là công viên giải trí Disneyland đầu tiên, được xây dựng vào năm 1955 tại Anaheim, bang California. Từ đó, Disneyland cũng đã đặt nhiều chi nhánh tại những thành phố lớn trên toàn thế giới. Đáng tiếc thay, ông đã mất vào năm 1966, khiến The Jungle Book, ra mắt một năm sau đó là sản phẩm cuối cùng do đích thân ông sản xuất. THỜI KỲ ĐỒ ĐỒNG Phim : The Aristocats, Robin Hood, The Many Adventures of Winnie the Pooh, The Rescuers, The Fox and the Hound, The Black Cauldron, The Great Mouse Detective, và Oliver and Company Sau sự ra đi đột ngột của Walt Disney, đã mất khá nhiều thời gian để hãng phim củng cố được tinh thần làm việc của họ. Thời gian này có thể gọi là thời đại đen tối nhất trong lịch sử của hãng phim này, khi những bộ phim mà họ sản xuất đều khác xa với những câu truyện cổ tích mà họ thường mang đến cho khán giả. Cũng vì thế, thời kỳ này cũng là thời kỳ mà những bộ phim mạng lại ít lợi nhuận và danh vọng nhất cho Nhà Chuột. THỜI KỲ PHỤC HƯNG Phim : The Little Mermaid, The Rescuers Down Under, Beauty and the Beast, Aladdin, The Lion King, Pocahontas, The Hunchback of Notre Dame, Hercules, Mulan, và Tarzan Kỷ nguyên phục hưng chính là kỷ nguyên mà đã khiến phim của Disney được cả thế giới công nhận. Sau vài bộ phim không mấy khả quan, nàng tiên các Ariel đã có một “màn bơi lội” khắp mọi phòng vé trên toàn thế giới và gợi nhớ khán giả rằng vì sao họ lại yêu thích phim của Nhà Chuột đến như vậy. Thậm chí, The Little Mermaid và Beauty and the Beast có thể là những bộ phim đầu tiên họ xem của hãng phim đình đám này. The Lion King bản gốc đã quá thành công và gặt hái được nhiều chiến tích đến mức nhiều bộ phim hiện đạo khao khát đạt được. Hiện nay, phim vẫn giữ vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng những phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại. THỜI KỲ HẬU PHỤC HƯNG Phim : Fantasia 2000, Dinosaur, The Emperor’s New Groove, Atlantis: The Lost Empire, Lilo and Stitch, Treasure Planet, Brother Bear, Home on the Range, Chicken Little, Meet the Robinsons, và Bolt Công nghệ thông tin không ngừng phát triển, và khi các đối thủ cạnh tranh bắt đầu sử dụng những công nghệ tiên tiến như

D-Open Competition là cuộc thi thường niên do Comic Media Academy (CMA) cùng đơn vị sản xuất bảng vẽ điện tử XP-Pen đồng tổ chức. Một sân chơi lành mạnh, bổ ích dành cho các bạn trẻ trên toàn quốc yêu thích Digital Painting thể hiện tài năng và cá tính của mình. Chặng cuối của D-Open mùa 1 với chủ đề “Tái sinh” đã hạ cánh trong đêm GALA trao giải diễn ra ngày 21/9/2020, được tổ chức tại CMA dưới hình thức live stream trực tuyến trên fanpage của D-Open. Đây là một đêm bùng nổ cảm xúc và lan tỏa niềm vui khi các thí sinh, ban giám khảo và các bạn trẻ quan tâm cuộc thi cùng nhau nhìn lại hành trình 2 tháng của D-Open đồng thời tôn vinh những tác phẩm xuất sắc nhất. 7 gương mặt vàng của D-Open 2020 đã được xướng tên trong đêm Gala trao giải trực tuyến! Trong đêm Gala, D-Open đã mời được 4 bạn thí sinh đến tham dự, 3 bạn còn lại được kết nối qua màn hình bằng phần mềm trực tuyến.  Dưới đây là các thí đã xuất sắc chiến thắng các giải thưởng chung cuộc: GIẢI TOÀN NĂNG  – Tác phẩm: Hẹn một ngày đẹp trời mình sẽ lại cùng nhau  – Tác giả: Bùi Diệp Giang Uyên GIẢI CHUYÊN NGHIỆP (1) Tác phẩm: Bình minh trong vườn      Tác giả: Nguyễn Duy Anh (2) Tác phẩm: Hai thế giới      Tác giả: Nguyễn Trí Đức GIẢI TRIỂN VỌNG  – Tác phẩm: Sức mạnh của tình yêu và sự sáng tạo  – Tác giả: Nguyễn Đức Anh GIẢI CẢM TÌNH (1) Tác phẩm: Tái sinh      Tác giả: Trần Quang Hiệu (2) Tác phẩm: Con ơi!… Con đã về ư?      Tác giả: Nguyễn Gia Lộc GIẢI CÔNG CHÚNG  – Tác phẩm: Cây cảm xúc  – Tác giả: Lê Hoàng Linh Các hình ảnh khác về đêm Gala trao giải:    

Qua thời gian, các Hoạ sĩ manga đã mang đến vô vàn những thế giới giả tưởng, cùng với những nhân vật hư cấu mà chúng ta ai cũng biết đến và mến mộ. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những vị hoạ sĩ manga nổi tiếng nhất và những tác phẩm thành công nhất sự nghiệp của họ. Khi tìm đọc một tác phẩm manga, điều đầu tiên thu hút người đọc chắc chắn là artwork (phong cách nghệ thuật) của người hoạ sĩ. Đôi khi, artwork quá đẹp, quá thu hút thậm chí còn có thể thay thế lời thoại của nhân vật, kể nên câu chuyện của bộ manga ấy. Hoạ sĩ manga, hay mangaka, có trách nhiệm thổi hồn vào tác phẩm của họ, làm cho mỗi tác phẩm đều có những bản sắc và cá tính riêng của chúng. Những mangaka này xứng đáng nhận được sự chú ý và công nhận về kĩ năng hội hoạ và viết truyện của họ. 1/ TÁC GIẢ OSAMU TEZUKA : ASTROBOY Khi nói đến thế giới manga, không thể nào không nhắc đến ông Osamu Tezuka được. Được ví như là một “Vị bố già của manga”, Osamu Tezuka chính là đốm lửa châm ngòi cho cuộc cách mạng manga của đất nước mặt trời mọc, định hướng và tạo cảm hứng cho toàn bộ những tác phẩm manga hiện đại. Song song với tác phẩm đình đám Astroboy, ông cũng từng chấp bút cho nhiều tác phẩm khác, có thể kể đến như serie Phoenix. Đáng tiếc thay, chặng đường của Phoenix đã không được hoàn thiện, khi Osamu Tezuka đã ra đi vào năm 1989. Phong cách nghệ thuật không lẫn vào đâu được của ông rất đặc trưng, được lấy cảm hứng từ chính nhà làm phim hoạt hình huyền thoại, đồng thời cũng là thần tượng của ông, Walt Disney. 2/ TÁC GIẢ NAOKI URASAWA : 20TH CENTURY BOYS Chẳng đáng ngạc nhiên mấy khi cuộc cách mạng manga của Tezuka cũng đã có những ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của Naoki Urasawa. Tuyện của ông có diện mạo vô cùng đặc trưng và rất riêng, còn về phần cốt truyện thì đã gần như hoàn hảo. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Urasawa chắc hẳn là 20th Century Boys. Truyện theo chân chàng thanh niên trẻ Kenji Endo và những người bạn đồng hành của anh trong cuộc hành trình ngăn chặn một nhà lãnh đạo giáo phái dưới cái tên là “Bạn”, khi hắn âm mưu xoá bỏ toàn bộ ký ức thời thơ ấu của họ. 3/ TÁC GIẢ KENTARO MIURA : BERSERK Tác phẩm Berserk của Kentaro Miura, qua bao năm tháng, vẫn được đánh giá là một trong những manga tàn bạo và đẫm máu nhất mọi thời đại. Artwork của ông luôn thành công trong việc để lại sự kinh ngạc trong tiềm thức của độc giả, với những bản vẽ vô cùng bạo lực nhưng lại có độ chính xác cực cao và vô cùng thực tế. Miura rất giỏi trong kĩ năng đánh bóng, đôi khi khiến độc giả phải dành nhiều phút chỉ để chiêm ngững từng trang vẽ của ông và trân trọng sự công phu ông dành cho mỗi bức vẽ của mình. 4/ TÁC GIẢ HIROHIKO ARAKI : JOJO’S BIZZARE ADVENTURE Phong cách nghệ thuật của Hirohiko Araki có thể được xem là một phong cách vẽ manga độc nhất vô nhị trong giới mangaka. Gương mặt của từng nhân vật đều có những nét rất riêng, đặc trưng nhất là đối với các nhân vật nam giới, khi họ vừa có nét nam tính, nhưng đồng thời lại có những diện mạo “lộng lẫy”. Jojo’s Bizzare Adventure là một ví dụ điển hình của phong cách vẽ manga “rung động” của Araki. Thật may thay, bộ manga này đã cho ra lò phiên bản có màu, và giờ đây bạn có thể tận hưởng thế giới tâm linh này qua artwork sinh động và sắc màu hơn. 5/ TÁC GIẢ JUNJI ITO : TOMIE Nếu đã là fan của thể loại kinh dị, hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với những tác phẩm của Junji Ito. Được xem là ông hoàng của dòng manga thuộc thể loại kinh dị, mang đến những tác phẩm có thể làm kinh hãi những độc giả có tinh thần sắt đá nhất. Không khai thác những chủ đề kinh dị kinh điển như ma cà rồng hay zombie, ông tập trung vào việc tạo ra những truyện tâm linh mà sẽ ám ảnh người đọc. Phong cách vẽ của ông cũng là một yếu tố khiến mọi độc giả khi thưởng thức tác phẩm của ông cũng phải nổi da gà vì sự ghê rợn của nó. 6/ TÁC GIẢ SUI ISHIDA : TOKYO GHOUL Bằng cách kết hợp màu nước vào tranh của mình, Sui Ishida đã thành công trong việc tạo nên một phong cách nghệ thuật mãn nhãn và khó quên. Bìa của các tập truyện Tokyo Ghoul luôn mang vẻ mờ nhạt và bụi phấn, đối nghịch hoàn toàn với cốt truyện u ám và đẫm máu. Màu nước do Sui Ishida sử dụng sau khi được in ấn và xuất bản sẽ có phần khó nhận biết hơn so với sản phẩm gốc, nhưng artwork và cốt truyện vẫn rất đáng được đề cao. 7/ TÁC GIẢ GO NAGAI : DEVILMAN Trong quá khứ, Go Nagai đã được xem là một trong những mangaka vướng phải nhiều tranh cãi nhất. Ông kết hợp phong cách vẽ vô cùng ngây thơ với những chủ đề bạo lực và mạo hiểm. Tuy nhiên so với tiêu chuẩn của manga hiện đại, tác phẩm của ông đã không còn nhận nhiều chỉ trích như trước nữa. Devilman chính là bộ manga nối tiếng nhất của mangaka này. Truyện kể về một thiếu niên bị ám

Tác phẩm đình đám nhất thị trường phim anime năm 2016 của đạo diễn Makoto Shinkai có thể được xem là một trong những phim anime hay nhất mọi thời đại. Với thời lượng kéo dài 1 tiếng 52 phút, khán giả đã hoàn toàn bị cuốn vào một câu chuyện đầy phép màu. Tác phẩm ra mắt vào năm 2016 tính đến ngày nay đã được 4 năm. Phim đã phá vỡ nhiều kỉ lục doanh thu phòng vé thị trường nội địa Nhật Bản và toàn cầu. Nhiều người cho rằng, Your Name chính là tác phẩm xuất sắc nhất của đạo diễn Makoto Shinkai, số khác cho rằng đây là phim anime hay nhất mọi thời đại. Your Name đã khơi dậy được nhiều xúc cảm của người xem mà nhiều bộ phim khác ngày nay khó lòng thực hiện được. Phim tạo nên một câu chuyện tuyệt đẹp dựa trên sự khao khát và những mất mát, và đó là còn chưa kể đến mặt hình ảnh trên cả tuyệt vời. Nhiều bộ phim khác khai thác vào những cảm xúc dễ bộc lộ của khán giả, nhưng Your Name lại khơi dậy những cảm xúc mà bạn không có. Câu chuyện ấy được kể thông qua hai nhân vật chính của phim : Taki Tachibana và Mitsuha Miyamizu. Shinkai nổi tiếng trong lòng người hâm mộ, là một bậc thầy trong việc kể về những cuộc tình “tràn đầy sóng gió”. 5 Centimeter Per Second (2007) và The Garden Of Words (2013) là những câu chuyện tình điển hình khác của ông, được ông lột tả xuất sắc và lấy trọn nước mắt người xem. Với hai bộ phim này, sự mất mát càng được ông truyền tải sâu đậm hơn, khi những câu chuyện tình trên không hề có kết thúc “có hậu” như bao bộ phim tình cảm khác. Về nhiều khía cạnh, Your Name đã được kế thừa khá nhiều tinh tuý từ những tác phẩm trước của Shinkai. Vậy, điều gì đã khiến nó trở thành một huyền thoại đối với cộng đồng người hâm mộ anime nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung? Nếu có một cái nhìn bao quát về nội dung của phim, Your Name thực chất khai thác một ý tưởng không mới, kể về quá trình hoán đổi thân xác của một đôi nam nữ. Đây cũng là nền tảng để Shinkai khai thác và bỏ những chất riêng của ông vào. Mitsuha là một thiếu nữ vùng nông thôn, cô chán ghét cuộc sống tẻ nhạt vùng quê và sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để có thể trải nghiệm cuộc sống tấp nập nơi thành thị. Mặt khác, Taki lại là một thiếu niên có được cuộc sống tại thủ đô của đất nước mặt trời mọc, Tokyo. Phép hoán đổi thân thể trong Your Name có một quy luật, rằng sau khi quá trình hoán đổi diễn ra và khi ai cũng trở về lại với thân xác của người ấy, cả Mitsuha và Taki sẽ không có kí ức về những gì đã diễn ra trong quá trình hoán đổi. Và từ ấy, những cảm xúc chia ly và mất mát dần được bộc lộ rõ rệt hơn. Nếu cũng chỉ như bao bộ phim có cốt truyện tương tự, khi các nhân vật chính phải lòng nhau do sự hoán đổi thể xác và đến được với nhau, thì Your Name cũng chẳng có gì đặc biệt cả. Nhưng, Shinkai đã muốn câu chuyện này của ông đi theo một chiều hướng mới. Không chỉ kể cuộc sống bị đảo lộn của hai nhân vật chính, ông còn muốn kể về quá trình mà hai người họ đi tìm nguyên nhân của hiện tượng hoán đổi này. Con đường của Taki và Mitsuha bị xé làm đôi, khi phim thường xuyên đem đến những tình tiết và ngã rẽ đầy kịch tính. Phân đoạn đầu của phim chủ yếu kể về khía cạnh phép thuật của phép hoán đổi thân thể và tình yêu được vun đắp từ đó của hai nhân vật chính. Phần còn lại của phim đưa khán giả lên một tầm cao mới, trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khó tả, khác hoàn toàn những bộ phim tình cảm thông thường. Một bộ phận khán giả lại cho rằng, khía cạnh tình yêu giữa Taki và Mitsuha còn không phải là cốt truyện chính của bộ phim. Đó là bởi vì câu chuyện của cuộc tình này được đan cài vào cốt truyện một cách rất liền mạch mà tự nhiên, không hề có một sự gượng ép nào. Mặc dù người xem đã rất kì vọng vào một cái kết đẹp, nhưng tất cả đọng lại trong họ chỉ là cảm giác mong mỏi. Your Name đơn giản là một bộ phim, kể về thứ cảm xúc mà ta thường có khi ta đang tìm kiếm một thứ gì đó. Nó kể về thứ cảm giác khi bạn lần đầu gặp một ai đó, nhưng vì một lí do nào đó, bạn lại có cảm giác bạn đã gặp người ấy từ trước. Shinkai có thể khơi dậy cảm xúc ấy của người xem bằng ba yếu tố. Điều đầu tiên chính là cốt truyện của phim (như đã giải thích trên). Điều thứ hai là artwork và cuối cùng chính là âm nhạc. Chân thật mà nói, mặt hình ảnh của Your Name được chau chuốt rất kĩ lưỡng, và có thể nằm trong top những phim anime xuất sắc nhất về artwork. Ngoài việc thành phố Tokyo được vẽ vô cùng chân thực, mỗi khi cốt truyện chuyển hướng theo những ngã rẽ kì diệu thì artwork cũng làm điều tương tự. Có một số chi tiết gợi nhớ về những tác phẩm trước của Shinkai, nhưng quan trọng hơn, mặt hình ảnh cũng đã bộc lộ một khía cạnh khác

Trải dài từ Nam Phi đến tận Canada, các nghệ sĩ đang không ngừng nghỉ cống hiến sức sáng tạo của mình, tạo ra các tác phẩm truyền cảm hứng cho mọi người cùng chung tay chống lại dịch bệnh toàn cầu này. Link video: Xem tại đây Đại dịch COVID-19 đến nay vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp, khiến phần lớn dân số thế giới vẫn đang sống trong tình trạng cách ly xã hội –  bao gồm những thành viên của cộng đồng nghệ sĩ quốc tế. Mặc dù một số nghệ sĩ ổn với việc làm việc tại gia một mình, nhưng cũng có phần lớn các nghệ sĩ khác cần đến những sự tương tác thân mật giữa người với người và những kích thích thị giác của thế giới bên ngoài để truyền cảm hứng cho họ trong công cuộc sáng tác. Trong bối cảnh sự tương tác trực tiếp của con người và việc đi lại giữa các nơi vẫn còn bị hạn chế nghiêm ngặt, một phần các nghệ sĩ đã phải tìm đến những thứ “bên trong” để làm nguồn cảm hứng. Đó có thể là lục lại những mảng ký ức từ sâu trong tiềm thức, hoặc tạo ra những thế giới và cảnh quan hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng, và từ đó rất nhiều tác phẩm phi thường được sinh ra dựa trên đề tài dịch bệnh COVID-19 này. Nhận ra tiềm năng của giới nghệ sĩ trong thời buổi cách ly, kênh CNN nổi tiếng đã gửi yêu cầu đến 9 nghệ sĩ ở nhiều thành phố lớn khác nhau trên toàn thế giới, tất cả vẫn đang sinh sống và sáng tạo trong tình trạng cách ly, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật phản ảnh những khía cạnh trong cuộc sống bị đảo lộn bởi dịch bệnh toàn cầu này. Sau đây, mời các bạn chiêm ngưỡng thành phẩm của họ, và cùng xem họ chia sẻ về quá ý nghĩa đằng sau những tác phẩm của họ nhé! TORONTO, CANADA : NGHỆ SĨ GARY TAXALI “Được ở trong nhà, chiềm đắm vào sáng tác nghệ thuật là niềm hạnh phúc thuần khiết” – Gary Taxali Đại dịch đã khiến mọi người có một cuộc sống “nội tâm” hơn bao giờ hết do đại đa số vẫn đang sống trong tình trạng cách ly xã hội. Đây có lẽ như là một nhịp sống không mấy dễ chịu đối với những người hướng ngoại. Bản thân là một nghệ sĩ, tôi cảm thấy mái ấm của mình chưa phải là nơi tệ nhất để dành toàn bộ thời gian vào, vì đa số các tác phẩm của tôi đều được tôi sáng tác ở nhà của mình. Được ở trong nhà, chiềm đắm vào sáng tác nghệ thuật là niềm hạnh phúc thuần khiết. Không gì tốt hơn cảm xúc này. Nhưng việc ở trong nhà một thời gian dài cũng là nguyên nhân tạo ra sự bất an khi mọi người mất đi sự tương tác với thế giới bên ngoài và khả năng giải lao sau thời gian làm việc mệt nhoài. Vô số những thứ nhỏ nhặt bên ngoài đóng vai trò như những chất xúc tác cần thiết trong phong cách nghệ thuật của tôi. Dù đó có thể là một cuộc trò chuyện mà tôi nghe lỏm được, một tấm biển vẽ tay trên tường nhà đẹp một cách lạ thường, hay thậm chí là một bông hoa nở rực rỡ bất chấp mối nguy hiểm bị chà đạp từ vết nứt của vỉa hè – danh sách nguồn cảm hứng là vô tận. Từ đó, thứ duy nhất tôi cần tiếp nối và tận dụng là những mảng kí ức về những trải nghiệm ấy. Vì thế, tôi có một lòng biết ơn và trân trọng đặc biệt cho những sự vật và sự việc của thế giới bên ngoài. MOMBASA, KENYA : NGHỆ SĨ ANTHONY MUISYO “Đây đã là khoảng thời gian tự suy ngẫm – ngẫm về và hiểu được thế giới mà tôi muốn sống” – Anthony Muisyo Vurugu trong tiếng Swahii có thể hiểu nôm na là hỗn loạn – hỗn loạn được định nghĩa bởi hiểm hoạ mà nhân loại chưa từng phải đối diện, đại dịch COVID-19. Khoảng thời gian bất thường này hẳn đã hình thành một cái gai nhọn trong tiềm thức của chúng ta,  gia tăng nỗi lo âu. Tôi tin rằng đây là một cảm giác mà đại đa số nhân loại đang nếm trải, và đã cố gắng ghi lại nó trong tác phẩm này. Trong thời gian hoàn thiện tác phẩm, tôi đã có cơ hội nhìn vào nội tâm và thắc mắc về những hệ thống mỏng manh, thứ xây dựng nên xã hội bây giờ. Đây cũng là cơ hội giúp tôi nhận thức được đặc ân của mình và tôi nhận ra không cách này thì cách khác, tôi luôn có thể làm tốt hơn trong việc giúp đỡ phát triển xã hội. Tôi sử dụng những sắc màu tối và trang nghiêm, từ đó phản ánh được những thực tại trong thời điểm dịch bệnh này. Dần dần, tôi càng nhận ra vai trò của việc sử dụng đúng gam màu sắc trong việc truyền tải cảm xúc và đối với tác phẩm này, những màu sắc tôi đã chọn giúp làm nổi bật tính hai mặt của một thực tại đen tối và một tương lai đầy ắp hi vọng, một tương lai được sinh ra sau một khoảng thời gian chết chóc mà ai cũng phải trải qua, nhưng đó là một tương lai “ưu tiên cho nhân loại”. Đây đã là khoảng thời gian tự suy ngẫm – ngẫm về và hiểu được thế giới mà tôi muốn sống, để đánh giá sâu sắc và trân trọng gia đình và những mối quan hệ xã hội mà tôi có được,

Những thông điệp và đề tài do bộ manga Haikyuu!! truyền tải cho chúng ta sau khi kết thúc chặng đường của mình, có vẻ đã vươn xa hơn ngoài những mặt sân bóng chuyền. Thoạt nhìn ban đầu, Haikyuu!! có vẻ như chẳng có gì đặc sắc, khi nó giống như bao bộ manga shounen về thể thao khác, kể về một nhóm thanh thiếu niên theo đuổi ước mơ và đam mê, và với nhân vật chính vượt qua được điều không thể nhờ nỗ lực và tinh thần đồng đội. Mặc dù Haikyuu!! có những điều đó, nhưng nó không hẳn chỉ kể về bộ môn thể thao bóng chuyền. Truyện còn đề cao tinh thần đồng đội, tình bạn và việc vượt qua được giới hạn sẽ mang lại những kết quả gì – những điều cũng rất thiết thực trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Dù bộ manga đã kết thúc cách đây không lâu, khán giả xem qua bộ anime hay đã đọc xong bộ manga vẫn nhớ như in về những bài học của những đội tuyển, những vị huấn luyện viên và những vận động viên đã dạy cho họ. Không chần chừ lâu nữa, sau đây là những gì Haikyuu!! đã dạy cho chúng ta. “KẾT NỐI” Bóng chuyền là một môn thể thao khi người chơi chỉ có vài giây để có thể chạm vào bóng. Ngay sau khi trái bóng đã chạm đất cũng đồng nghĩa với việc ván đấu đã kết thúc. Chính vì thế, kể từ giây phút đầu tiên, bộ truyện đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chạm được vào bóng – để kết nối ngay cả khi người nhận bóng hay chính bản thân bạn không phải là người ghi được bàn thắng. Chỉ cần bóng chưa chạm đất, thì người chơi vẫn có thể hi vọng và giữ vững tinh thần, và đó là một điều vô cùng quan trọng trong một trận đấu. Sự kết nối ở đây nằm ở sự tin tưởng lẫn nhau giữa những người đồng đội, chẳng hạn như những libero chơi ở vị trí phòng thủ “sống chết” cũng quyết không để đối phương ghi điểm, hay cách Hinata nhắm chặt đôi mắt và bật nhảy thật cao, biết chắc chắn rằng thể nào cũng sẽ nhận được bóng từ Kageyama. Xuyên suốt cuộc sống của một tuyển thủ, họ cũng đã tạo nên được nhiều mối quan hệ khác với những vị huấn luyện viên, với những người thầy giáo, những người bạn mới hay thậm chí là cả với đối thủ. Ngay cả khi đội tuyển bị chia ra, sự gắn kết của họ vẫn còn rất bền chặt, vì chính niềm đam mê với bóng chuyền và cùng có chung một mục đính chính là điều đã mang họ đến với nhau. Có những giây phút, tình cảm họ dành cho nhau còn vươn xa hơn ngoài sân bóng chuyền. XEM THẤT BẠI LÀ NHỮNG BÀI HỌC Vào mùa thứ 3 của bộ anime, vào giây phút bàn thắng quyết định giữa trận đấu giữa đội Karasuno và đội Shiratoriwaza, huấn luyện viên Ukai, được lồng tiếng bởi cố diễn viên Tanaka Kazunari, đã có một câu nói rất hay: “Bóng chuyền là môn thể thao mà luôn luôn bạn phải ngẩng cao đầu!” Theo nghĩa đen, các tuyển thủ luôn luôn phải cao đầu, dõi theo đường bóng để có thể xử lí tình huống kip thời, nhưng nếu hiểu theo nghĩa bóng, ông Ukai đang muốn nói với đội của ông rằng, không được để một bàn thua làm rối loạn tinh thần thi đấu của toàn đội được. Khi mọi thứ trông quá ảm đạm, điều quan trọng nhất chính là nhìn về phí trước và tương lai. Dù chưa từng chơi một trận bóng chuyền nào, thầy Takeda đã nhìn thấy và cảm thông với sự thất vọng trong mắt của các tuyển thủ khi họ đã thua trận đấu đó. Ông biết rằng các tuyển thủ đã rất chăm chỉ luyện tập và việc thắng trận đấu đó có ý nghĩa rất lớn đối với họ. Ông còn nói với họ rằng, thất bại không phải là điểm yếu, mà là cơ hội để toàn đội nhìn ra được điểm mạnh của họ. Họ sẽ học được những gì từ trận thua ấy và bằng cách nào trở nên mạnh mẽ hơn từ nó. Không có điều gì chắc chắn rằng bạn sẽ thắng. Aoba Johsai và Shiratorizawa tưởng chừng như đã là 2 đội của 2 trường mạnh nhất, nhưng cuối cùng họ vẫn thua trường Karasuno. Sẽ luôn có kẻ mạnh hơn bạn. Không có đội tuyển nào là bất bại, chỉ có những đội tuyển học được bài học từ những trận thua, như cách đội Karasuno tạo nên một chiến lược tấn công mới, cách Tsukishima cải thiện khả năng cản bóng hay cách Hinata và Kageyama cải thiện nhanh chóng vào mùa 2. Mặc dù đội Karasuno đã thua tại giải bóng quốc gia, nhưng con đường của họ chưa kết thúc tại đó, mà nó kết thúc với một câu hỏi : “Ngày hôm nay các bạn đã bại trận, vậy ngày mai các bạn sẽ là ai?” GIỚI HẠN KHÔNG HỀ TỒN TẠI Đội Karasuno đã từng được ví như một đội tuyển vô danh trước khi tham dự giải Trung học và Quốc gia, chẳng ai tin rằng họ có thể chiến thắng những gã khổng lồ đương kim vô địch, ấy vậy họ vẫn giành được những chiến thắng vẻ vang. Ai cũng từng nghĩ với chiều cao hạn chế của Hinata rằng anh sẽ chẳng thể ghi nổi một bàn, nhưng rồi anh đã cho họ thấy họ đã lầm. Điều này càng được chứng minh khi huấn luyện viên Ukai đã nói với Hinata khi anh đang nằng liệt giường do bệnh tật: “Việc vượt

Mangaka là biệt danh của những hoạ sĩ vẽ truyện manga. Quá trình để bạn có thể trở thành một mangaka bao gồm kĩ năng vẽ truyện và viết kịch bản cho bộ truyện ấy. Ngành công nghiệp truyện tranh cũng là một trong những thế mạnh của Nhật Bản, được cộng đồng Quốc tế đón nhận tích cực và mang lại cho quốc gia này hàng trăm triệu đô la vào mỗi năm. Manga của Nhật Bản càng ngày càng thu hút được sự quan tâm của bạn bè thế giới, bao gồm các nước từ phương Tây và Châu Á. Tại đất nước mặt trời mọc, độc giả có thể tiếp cận manga thông qua những cuốn tạp chí manga được xuất bản định kì theo tuần hoặc theo tháng, và những cuốn tạp chí này thường bán “đắt như tôm tươi”. Đối với những bộ manga đã kết thúc, chúng thường được in bán lại dưới những bản in bìa cứng hay sẽ được chuyển thể thành những bộ anime. Thông thường, các mangaka là những nghệ sĩ hoạt động độc lập và đa số là những freelancer. Đôi khi họ sẽ làm việc theo nhóm tại những studio để cùng nhau mang đến sản phẩm hoàn thiện nhất cho khán giả. Một studio của các mangaka thường bao gồm người hoạ sĩ và trợ lí của họ, với khối lượng công việc được phân bố rõ ràng. Ví dụ, các trợ lí thường đảm nhận những nhiệm vụ ở những giai đoạn hoàn chỉnh sản phẩn như đánh bóng, chỉnh sửa màu sắc của mực và phông chữ. Nhờ đó mangaka có thể tập trung vào việc vẽ và viết cốt truyện. Một số trợ lí khác có chuyên môn cao hơn cũng được đảm nhận công đoạn chỉnh sửa hình ảnh thông qua các phần mềm trên máy tính hay vẽ một số vật thể phức tạp. Cũng như bao ngành nghề đặt nặng về khía cạnh mỹ thuật khác, mangaka là một công việc vô cùng khó khăn để đạt được thành công. Nhưng, với niềm đam mê mãnh liệt với truyện tranh và không quản ngại bất kì gian nan nào, ai cũng có thể trở thành một chuyên gia và có thể kiếm sống từ ngành nghề này. Thêm vào đó, những kĩ năng bạn học được trong quá trình học vẽ manga cũng có thể áp dụng vào những ngành công nghiệp khác như: thiết kế video game, sản xuất anime, illustration, điện ảnh, quảng cáo,… CÂU HỎI ĐẶT RA, LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT MANGAKA? Đầu tiên, bạn cần đầu tư thời gian vào các quá trình học hỏi thông qua các phần mềm đã có sẵn, và các phần mềm này thường có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng internet. TRƯỜNG DẠY MANGA LÀ CÁCH HIỆU QUẢ NHẤT Có thể không quá khó hiểu khi cách hiệu quả nhất để chứng minh năng lực của bản thân bạn, đó chính là đăng kí học tại các trường dạy vẽ manga hay các trường đại học/cao đẳng mỹ thuật. Ngành công nghiệp manga đòi hỏi ở một người hoạ sĩ rất nhiều yếu tố khác nhau, đôi khi lại chỉ đòi hỏi chuyên môn về một khía cạnh nhất định, thế nên một mangaka thường phải học hỏi thêm rất nhiều yếu tố khác ngoài các kiến thức về hội hoạ. Một khi đã học được những nền tảng, phát triển được kĩ năng đến trình độ mà bạn cảm thấy đủ tự tin, thì cũng như những nhà viết sách, bạn có thể đem những sản phẩm của bạn giới thiệu đến những nhà xuất bản tại Nhật Bản. Sau khi tác phẩm được tiếp nhận, các biên tập viên tại toà soạn sẽ đưa ra những nhận định của họ về lối kể chuyện và chất lượng tranh vẽ của bạn dựa trên những tiêu chí của họ, sau đó sẽ tập trung vào câu hỏi : “Tác phẩm này liệu sẽ bán tốt không?” Bạn cũng có thể ứng tuyển để làm trợ lí tại các toà soạn. Ngay cả những mangaka đình đám nhất cũng đã phải trải qua giai đoạn này. Có một sự thật rằng, hầu hết các mangaka đều có kinh nghiệm dày đặc khi làm trợ lí đấy! THAM GIA CÁC CUỘC THI VỀ MANGA Một cách khác bạn có thể thu hút sự chú ý của các nhà xuất bản, chính là bằng cách giành thắng lợi tại những cuộc thi manga do chính những toà soạn tổ chức. Ngoài giải thưởng tiền mặt khá lớn, bạn còn có khả năng được bắt tay với những công ty lớn đấy. Khi đó, việc xây dựng được mạng lưới của riêng bạn và đạt được những bước tiến khác trong sự nghiệp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tương tự như thế, bạn cũng có thể tham dự những cuộc thi manga online bằng cách đăng tải sản phẩm của bạn lên những trang web đang tổ chức những cuộc thi vẽ manga (lấy ví dụ như trang PIXIV) với mong muốn sẽ được các chuyên gia để mắt đến tài năng của mình. Cuối cùng, có một cách khác khá là “indie”, đó chính là tự thân bạn sẽ xuất bản bộ manga của bạn. Đó được gọi là Doujinshi. Bạn cũng có thể tham khảo qua website Lulu.com để có những hướng dẫn chi tiết hơn. Sau đó, bạn đăng kí tham dự các hội thảo Doujinshi. Các nhà xuất bản thường dò tìm những tài năng mới tại đây. Hội thảo nổi tiếng nhất chính là “Comiket”, viết tắt của “Comic Market”. Nếu bạn thực sự khát khao được làm việc trong ngành công nghiệp manga, có rất nhiều cách để biến điều ước ấy thành sự thực. Cũng như bao lĩnh vực khác, thứ thực sự quan trọng nằm ở ý chí và sự kiên trì

Xu hướng giải trí của khán giả thay đổi Bên cạnh các thể loại phim điện ảnh, phim hoạt hình chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong danh sách phim chiếu rạp tại Việt Nam và tính từ năm 2010, phim hoạt hình chưa bao giờ vắng mặt trong Top 10 phim đạt doanh thu cao nhất hàng năm. Không bị giới hạn về đối tượng, phim hoạt hình cũng ít gặp giới hạn kiểm duyệt, đặc biệt phù hợp để gia đình đi xem cùng nhau. Bên cạnh các phim chiếu rạp, ngành hoạt hình còn tạo được ấn tượng khi lấn sân sang các lĩnh vực khác như quảng cáo, giáo dục… và dần trở thành xu hướng thời đại cho các sản phẩm truyền thông. Những yêu cầu từ thị trường đã giúp ngành hoạt hình tại Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc, dẫn đến nhu cầu nhân lực cho ngành nghề ngày càng tăng. Sự thành lập của các công ty tư nhân về hoạt hình Rất nhiều studio của Việt Nam đã khẳng định được tên tuổi khi trở thành đối tác của các công ty lớn trên thế giới, đồng thời cho ra mắt rất nhiều sản phẩm hoạt hình ấn tượng tại thị trường Việt Nam như Colory Studio (“Dưới bóng cây”), Red Cat Motion, Thundercloud Studio. Song song đó, nhiều studio mới được thành lập cũng nhanh chóng tạo được sự chú ý qua nhiều dự án ấn tượng như DeeDee Animation Studio (“Đại Vương, xin hãy tiết chế!”, “Tàn Thể: Tiền Truyện”, “Yêu Kiều”, seri hoạt hình “Trưng Vương”)  hay F.Studio (“Duyên Âm”). Và không thể không nhắc đến công ty hoạt hình Vintata (“Monta trong giải ngân hà kỳ cục”) của tập đoàn Vingroup. Điều này càng khẳng định lĩnh vực hoạt hình tại Việt Nam có vị trí trên thị trường và có rất nhiều tiềm năng phát triển. Chất lượng chuyên môn được cải thiện Song song với việc xuất hiện của nhiều studio hoạt hình tư nhân, chất lượng sản xuất phim hoạt hình tại Việt Nam cũng được nâng cấp theo thời gian với sự phát triển của công nghệ và sự chuyên nghiệp trong quy trình sản xuất. Điều thị trường còn thiếu là nguồn nhân lực đảm bảo chuyên môn. Các Họa sĩ hoạt hình 2D/3D được đào tạo bài bản, vững kỹ năng vẽ tay và thành thục kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng luôn được các studio tìm kiếm và tuyển dụng liên tục. Là một ngành học khó và đòi hỏi nhiều sự cố gắng và kiên trì, nhưng nếu dành tất cả đam mê để theo đuổi, bạn sẽ trở thành người được làm một trong những công việc thú vị nhất thế giới: Họa sĩ hoạt hình. Bắt đầu ngay với CMA nhé! Họa sĩ Hoạt Hình Hệ Chuyên Nghiệp – Khai giảng tháng 10/2020 (8 học kỳ)  Bắt đầu nhận hồ sơ từ: 20/08/2020  >> Download hồ sơ xét tuyển tại website: Tại đây  >> Nộp hồ sơ trực tiếp tại: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM (Một số hình ảnh về quá trình học tập của các học viên ngành Hoạt Hình tại CMA)

Ra đời ở Hàn Quốc vào đầu những năm 2000, Webtoon mất 10 năm để tạo nên tiếng vang sau sự thành công của bộ truyện Bí Mật của Hun. Lấy đó làm đòn bẩy, giới truyện tranh Hàn Quốc bắt đầu chiến dịch đưa Webtoon ra thế giới, trong đó có Việt Nam. Sau gần một thập kỉ làm quen và đón nhận, Webtoon dần trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hoạ sĩ đam mê vẽ truyện tranh khai thác. Comic Media Academy (CMA) xin giới thiệu với các bạn những bộ truyện Webtoon đình đám “cộp mác” Việt Nam 1/ Cánh hoa trôi giữa Hoàng Triều Vốn là truyện tranh in giấy truyền thống, song khi chuyển thể sang hình thức Webtoon vào năm 2018, Cánh hoa trôi giữa Hoàng Triều của tác giả Tuyết Tuyết thu lại được thành công hơn cả mong đợi. Với nét vẽ dễ thương, ngọt ngào, Cánh hoa trôi giữa hoàng triều là câu chuyện kể về cuộc đời bi thương của vị nữ đế Lý Chiêu Hoàng, qua đó đem đến một góc nhìn thú vị về câu chuyện tình sử Việt. 2/ Bad Luck Bad Luck của tác giả Châu Chặt Chém từng là bộ truyện online đình đám trên mạng xã hội Việt Nam vào năm 2016. Bad Luck là câu chuyện về An, cô bé 17 tuổi nhận ra mình có khả năng mang lại xui xẻo bất tận cho người khác qua khả năng nguyền rủa. Mặc dù nét vẽ không quá đẹp, song Bad Luck gây ấn tượng bởi nội dung sáng tạo, hài hước. Sự thành công của phiên bản truyện online nhanh chóng giúp Bad Luck được xuất bản, chuyển thể thành sitcom, và hình thức Webtoon có màu trên Pops Comic. 3/ Anh trai tôi là Khủng Long Điều gì xảy ra khi một con khủng long bạo chúa vẫn còn sống ở thời hiện đại? Không chỉ thế mà nó còn biết nói tiếng người và làm giáo sư đại học các kiểu? Bằng cách đặt vấn đề thú vị, Anh trai tôi là Khủng Long nhanh chóng thu hút hơn 70.000 lượt xem trên nền tảng Webtoon Pops comic. 4/ Nhật kí sống sót của nữ phụ phản diện Ứng dụng quy trình sản xuất Webtoon Hàn, Nhật kí sống sót của nữ phụ phản diện trở thành một trong những bộ Webtoon thành công nhất của Comicola Studio. Bộ Webtoon là câu chuyện của Nguyệt – một diễn viên chuyên vai phản diện bị xuyên không vào chính kịch bản phim mình vừa đóng, mà theo đó cô sẽ bị nam chính thiêu chết vào năm 20 tuổi. Nét vẽ ngọt ngào cùng cốt truyện đậm chất ngôn tình chính là bí kíp thành công của bộ Webtoon đình đám này. Sự ra đời của nền ứng dụng đọc truyện online Pops Comic vào tháng 6.2020 vừa qua đã tạo ra nhiều cơ hội cho các hoạ sĩ Webtoon tự do có thể sống thoải mái với nghề của mình. Với những thành quả hiện tại, Webtoon được xem là cầu nối đưa hoạ sĩ đến gần với đọc giả Việt Nam và thế giới. Lạc An

Itaewon Class, Thư kí Kim sao thế? Cheese in the Trap,… là những bộ Webtoon Hàn Quốc nổi tiếng đã được chuyển thể thành phim và làm mưa làm gió trên toàn thế giới. Sự thành công của truyện Webtoon không chỉ gói gọn trên các nền tảng truyện online, mà dần còn lấn sân sang các lĩnh vực khác như điện ảnh. Chính nhờ đó, hoạ sĩ Webtoon dần trở thành một nghề hot hơn bao giờ hết. Vì sao Webtoon được ưa chuộng trên toàn thế giới? Vốn là một thể loại truyện tranh Hàn Quốc, song chỉ trong khoảng 10 năm, Webtoon Hàn đã trở thành một gã khổng lồ, thu hút hàng triệu độc giả trên toàn thế giới bởi tính linh động tuyệt vời của nó. Chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối Internet, bạn có thể dễ dàng đọc truyện online trên các nền tảng phổ biến như Line Webtoon, Spottoon,… Những ưu việt của Webtoon so với truyện tranh truyền thống Vì xuất bản trên các nền tảng online, nên truyện Webtoon giúp tiết kiệm chi phí sản xuất hơn so với truyện tranh truyền thống, các tác phẩm cũng không cần phải trải qua các bước kiểm duyệt khắt khe như hình thức truyện in giấy cũ. Ngoài ra, do không còn phải in ấn, vì vậy các nhược điểm như xỉn màu, tái màu,… của in ấn hoàn toàn được loại bỏ, các tác phẩm truyện Webtoon thường có màu, thu hút thị giác người xem. Cơ hội nào cho hoạ sĩ Webtoon ở Việt Nam Cùng với sự bành trướng của làn sóng truyện tranh Hàn Quốc, Webtoon ở Việt Nam dần giành được sự quan tâm, đặc biệt là những bạn trẻ đam mê vẽ truyện tranh và đang tìm kiếm cơ hội xuất bản. Các công ty truyện tranh Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là một thị trường tiềm năng và đang có nhiều chiến dịch đầu tư ở nước ta. Nhiều xưởng gia công Webtoon được thành lập, nhiều trung tâm đào tạo hoạ sĩ được mở ra. Bên cạnh đó, các nền tảng Webtoon nội địa như Pops comic bước đầu được xây dựng đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho những bạn trẻ yêu thích vẽ Webtoon. Làm sao để đón đầu cơ hội? Để trở thành một hoạ sĩ Webtoon trong thời đại cạnh tranh như hiện nay, bạn cần phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng. Hiện nay, ngoài các lớp Webtoon Offline học tại trung tâm, Comic Media Academy (CMA) còn có các lớp học vẽ online dành cho những bạn ở xa hoặc có quỹ thời gian eo hẹp. Hãy tưởng tượng một ngày, tác phẩm của bạn được đăng trên Line Webtoon, được sự hưởng ứng của hàng triệu độc giả, ngày mà truyện tranh Việt Nam được xếp ngang hàng với những tác phẩm truyện tranh Hàn Quốc ăn khách nhất. Ngày ấy chắc chắn sẽ không còn xa nếu bạn có một trái tim đam mê. Lạc An

Ngày  nay, các sản phẩm giải trí lấy chủ đề siêu anh hùng đã có mặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trên màn ảnh rộng và chương trình trực tuyến. Để bắt kịp xu thế, anime cũng đã cho ra lò những sản phẩm vô cùng thành công. Điển hình nhất không thể nào không kể đến hai gã khổng lồ đã làm mưa làm gió cộng đồng otaku trong những năm gần đây, đó chính là One-Punch Man và My Hero Academia. Cả hai bộ anime đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả, với độ phủ sóng ngày càng lan rộng. Dựa trên ưu và nhược điểm của cả hai đối thủ nặng kí này, ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bộ anime siêu anh hùng nào đáng xem hơn nhé! ƯU ĐIỂM : ONE-PUNCH MAN One-Punch Man đã tạo ra một cơn sốt chưa từng thấy đối với thể loại siêu anh hùng nói riêng và thị trường Shonen nói chung. Anime thuộc phân loại Shonen thường mang đến những cốt truyện, khi nhân vật chính đã bị cho “ăn hành ngập mặt” bởi kẻ phản diện, nhưng cuối cùng vẫn giành được chiến thắng. Nhưng, đi ngược lại với đám đông, nhân vật chính của One-Punch Man, Saitama, đúng với tiêu đề của tác phẩm, đều có thể dễ dàng hạ đo ván bất cứ ai dám đối đầu với anh bằng một nắm đấm duy nhất. Với lối xây dựng nhân vật bá đạo đến mức không thể tưởng tượng, pha lẫn khiếu hài hước và một chút “cà khịa” hình tượng chung của các chính diện thuộc thể loại Shonen, Saitama thường cảm thấy chán nản khi anh chẳng phải tốn một chút công sức nào để hạ gục kẻ thù của anh. Các cuộc đấu tay đôi thường diễn ra rất ngắn ngủi, dĩ nhiên rồi, nhưng mỗi cú đấm mà Saitama tung ra đều vô cùng tàn bạo. Không những thế, cuộc chiến giữa những siêu anh hùng phụ và các quái vật khác cũng vô cùng mãn nhãn, khiến khán giả yêu thích tất cả các trận ẩu đả của bộ anime này. Phim ngoài ra còn mang đến những nhân vật phụ vô cùng thú vị như Genos, Metal Bat, King và các siêu anh hùng khác của Hiệp hội Siêu Anh Hùng. Hiệp hội này cũng có những nét riêng khiến khán giả hết mực thích thú, khi thế giới của phim có quá nhiều rắc rối, Hiệp hội sẽ phân bố công việc và trả lương cho các anh hùng để giải quyết chúng. Hệ thống xếp bậc siêu anh hùng được thành lập ra, và bất cứ ai có thứ hạng càng cao sẽ càng nổi tiếng và được trả lương hậu hĩnh hơn. ƯU ĐIỂM : MY HERO ACADEMIA My Hero Academia cũng đã mang một làn gió mới đến cho thể loại này. Nhân vật chính của phim, Izuku Midoriya, không có được sức mạnh bá đạo nào từ khởi đầu của chặng đường của anh, vì anh vốn dĩ sinh ra đã không mang một năng lực nào cả. Siêu anh hùng số một lúc bấy giờ, All Might, đã truyền lại Quirk của ông cho Midoriya – một lượng sức mạnh vô song , nhưng anh phải tự mình tìm hiểu cách thức sử dụng và thuần hoá món quà ấy. Số lần Midoriya, hay Deku, vấp ngã áp đảo hoàn toàn số lần mà anh thành công khi cố sử dụng năng lực này, và nhiều lúc cơ thể của anh đã chịu những chấn thương vô cùng nghiêm trọng. Anh đã cải thiện được rất nhiều điều nhưng vẫn còn phải học rất nhiều để có thể thành thục sử dụng năng lực này. All Might không chỉ là hình tượng mà Midoriya ngưỡng mộ, ông còn là tấm gương sáng để tập thể lớp 1-A của trường Trung học U.A noi theo, như Bakugo, Todoroki và Uraraka. Quá trình huấn luyện thế hệ tương lai các siêu anh hùng của các cựu binh và siêu anh hùng nổi tiếng đã mang đến một trải nghiệm rất thú vị cho khán giả. All Might cùng các đồng nghiệp đã truyền đạt tất tần tật những gì cần biết cho các học viên về nghành công nghiệp siêu anh hùng này. Các học viên còn được học các lớp hỗ trợ và kinh doanh, và họ đã nhận ra cái nghề siêu anh hùng rộng lớn và có nhiều khía cạnh đến mức nào. Dù là phản diện hay chính diện, các nhân vật đều được khắc hoạ vô cùng độc đáo và đầy chất riêng của họ. Tất cả các nhân vật đều có vai trò của họ, và đều có được những giây phút để họ toả sáng, phát huy siêu năng lực thiên bẩm của mình. Trải nghiệm của người xem cũng vô cùng mãn nhãn khi phim cũng có rất nhiều phân cảnh chiến đấu nảy lửa và nghẹt thở. NHƯỢC ĐIỂM : ONE-PUNCH MAN Mùa đầu tiên của One-Punch Man đã mang về vô số thành công vang dội và được khán giả đón nhận rất nhiệt tình. Nhưng sau khi phải chuyển đổi Studio sản xuất và phải dời lịch công chiếu vô số lần, mùa thứ 2 của bộ anime này đã không còn giữ được phong độ của mùa đầu tiên nữa, khi sự kì vọng của khán giả đã không được đáp ứng. Chất lượng hoạt ảnh của mùa 2 đã có phần xuống cấp và lép vế so với mùa 1, dẫn đến những phân cảnh chiến đấu không mấy bắt mắt, thậm chí có một số trận chiến đã diễn ra off-screen, khiến một số khán giả đã phản ứng vô cùng gay gắt và đưa ra những đánh giá tiêu cực về phim. Ngoài ra, mùa 2 cũng đã cố gắng xây

Những bộ manga dưới đây giúp bạn có những giây phút thư giãn nhờ không khí tuyệt vời mà âm nhạc mang đến. K-On! (Kakifly) là loạt manga bốn khung tranh đề tài về âm nhạc. Bộ truyện được đăng trên tạp chí Seinen Manga Time Kirara của Houbunsha từ số ra tháng 5/2007 đến tháng 10/2010. Bốn tập truyện K-On! bán rất chạy, nằm trong nhóm manga có doanh số cao nhất tại Nhật Bản. Ảnh: Anime Tokyo Fuuka (Seo Kouji) do Nhà xuất bản Kodansha phát hành. Nội dung của manga xoay quanh cuộc sống của Haruna Yuu, cậu học sinh 15 tuổi cô độc và nghiện Twitter. Cuộc gặp gỡ với cô gái Fuuka đã khiến cậu thay đổi, nhờ sự kỳ diệu của âm nhạc và một lời hứa. Ảnh: Manganetworks Khúc nhạc Nodame (Ninomiya Tomoko) kể về những sinh viên nhạc viện, những người trẻ đam mê nhạc cổ điển và tập trung mối quan hệ giữa 2 nhân vật chính là Noda “Nodame” Megumi và Chiaki Shinichi. Năm 2004, Khúc nhạc Nodame nhận được giải thưởng Manga Kōdansha cho shōjo manga hay nhất. Ảnh: thecinemaholic Cung đàn vàng (Kure Yuki) xoay quanh Hino Kahoko, nữ sinh trung học, không biết gì về âm nhạc. Cuộc sống bình thường đột ngột thay đổi, khi cô là người duy nhất trông thấy Lili, sinh vật tí hon tự xưng là thiên thần âm nhạc. Cảm nhận được năng lực đặc biệt nào đó ở Hino, Lili đã tặng cho cô cây đàn violin ma thuật và đưa cô đến với cuộc thi tuyển chọn âm nhạc. Ảnh: Pinterest Tháng tư là lời nói dối của em (Naoshi Arakawa): Bộ truyện kể về Arima Kousei vốn là thần đồng piano. Từ khi mẹ qua đời, cậu đã không thể chơi đàn. Những cảm xúc đan xen khiến cho cuộc sống của cậu trở nên khó khăn và đầy nhàm chán. Đến khi gặp được Miyazono Kawori, một nghệ sĩ violin cá tính, xinh đẹp, mọi chuyện đã thay đổi. Ảnh: Pinterest Sound! Euphonium (Ayano Takeda): Đây là câu chuyện cảm xúc về CLB nhạc giao hưởng trường cấp ba Kitauji. Câu chuyện bắt đầu với cô bé tên Kumiko Oumae – người từng chơi Euphonium trong dàn nhạc giao hưởng. Trong ngày tham quan CLB giao hưởng của trường, Hazuki và Sapphire – những người bạn mới quen của Kumiko – muốn tham gia CLB này, rủ cô cùng tham gia. Một câu chuyện dẫn độc giả chìm đắm trong thế giới của tình bạn và nhạc cổ điển. Ảnh: WordPress Kids on the Slope (Yuki Kodama): Tình yêu âm nhạc jazz của Sentarou truyền cảm hứng cho Kaoru nghiên cứu thể loại này. Hai cậu bé bắt đầu phát triển tình bạn thân thiết thông qua các buổi nhạc jazz tại cửa hàng thu âm thuộc sở hữu của gia đình Ritsuko Mukae, người bạn cùng lớp. Bộ truyện mang đến cho người đọc cảm xúc hoài niệm những năm 60 của thế kỷ trước với những bản nhạc Jazz xưa cũ. Ảnh: Sliceofasianlife  * Nguồn: Zingnews

Hãy sử dụng những kỹ năng photoshop và hình ảnh của bạn để tạo ra những bước ngoặt nào! Bạn đã quá thành thạo những kỹ năng đồ hoạ của mình, càng ngày càng chán nản việc dành cả đêm cày cuốc với những ý tưởng? Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc đích thân bạn ngồi vào một chiếc ghế đạo diễn nghệ thuật, chỉ đạo và góp sức cùng các designer khác để chung sức biến những ý tưởng thành những dự án bắt mắt không? Vậy ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi ngồi xuống và lắng nghe một số chuyên gia bàn luận về vị trí Art Director này nhé! Chính xác thì công việc của một Art Director là gì? Tuỳ vào lĩnh vực, dự án mà bạn tham gia, vị trí Art Director sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng trong tất cả lĩnh vực, nhiệm vụ dễ thấy nhất của một Art Director đó chính là xác định hướng đi của dự án, là người quyết định khuynh hướng thiết kế hình ảnh của dự án đó, thường được sử dụng trong báo chí, các trang web, tạp chí, chiến dịch quảng bá, truyền hình. Đôi khi đơn giản chỉ là cho các buổi photo shoot nhưng cũng có thể nâng cao đến mức độ thiết kế video game đấy. “Mỗi ngày công việc này đều mang đến những điều mới mẻ cho tôi, và đó là lí do mà tôi yêu nó,” đạo diễn nghệ thuật cao cấp tại Browstein Group, một công ty quảng bá truyền thông từ Philadelphia, Kaitlyn Angstadt cho hay. Angstadt thường dành nhiều ngày “chui rúc” trong phòng nhằm tạo ra những concept cho dự án quảng bá, đồng thời chỉ đạo những đầu óc sáng tạo khác tìm cách tạo nên điểm nhấn thương hiệu cho khách hàng hay các bố cục cho những quảng cáo in. Hoặc có những ngày cô sẽ ở studio, giám sát những buổi photo shoot cho sản phẩm, nhằm đảm bảo khái niệm về sản phẩm ấy được hiện thực hóa, bắt mắt và thân thiện với người dùng. Theo Michael Brittain, đạo diễn nghệ thuật của FX Network, trong suốt những năm tháng làm giám đốc in ấn của kênh truyền hình cáp này, thì điều quan trọng nhất trong công việc của ông là tạo nên những hình ảnh bắt mắt và “ngầu lòi” nhất. Do trách nhiệm của ông là tạo nên những tấm poster trong chiến dịch quảng bá cho các sản phẩm TV, phim ảnh và game. Tất cả các poster đều phải đạt đủ chất lượng bắt mắt và “iconic” để tạo hưng phấn cho khán giả. “Đôi khi công việc của chúng tôi rất khó khăn, vì không dễ dàng gì có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, một bức tranh mà khi nhìn vào, bạn vẫn luôn tự hào khi đã treo nó lên tường, trang trí cho tổ ấm của bạn,” Brittain cho hay, và nay đã là giám đốc sáng tạo của Ignition Creative, một cơ quan marketing tổng hợp có trụ sở tại Playa Vista, bang California. BẠN CẦN NHỮNG KỸ NĂNG GÌ? Bạn cần có một trí óc đầy chất xám và tính sáng tạo là điều đầu tiên. “Để tạo ra một thứ gì đó mang ý nghĩa sâu sắc, trước tiên cần hình dung được ý tưởng sâu sắc về sản phẩm đó,” Angstadt cho hay. Cô còn cho rằng “ý tưởng chính là xương sống, là nền tảng cho mọi tác phẩm quảng bá thương mại.” Một kỹ năng thiết yếu khác đó chính là khả năng giao tiếp tốt. Đội của bạn cần phải hiểu được ý tưởng của bạn và nắm rõ nhiệm vụ mà bạn giap cho mỗi người. Ý tưởng của bạn cần được truyền đạt một cách rõ rệt đến từng thành viên trong đội ngũ sản xuất nhằm không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Sở hữu kiến thức và nền tảng về lịch sử nghệ thuật, nhiếp ảnh, thiết kế đồ hoạ và thuật in ấn cũng là những kỹ năng mà Brittain cho là cần thiết, vì tất cả sản phẩm đều phải thực hiện qua các bước thủ công. Photoshop đã khiến cho việc tiếp cận với nghệ thuật dễ dàng hơn bao giờ hết, nhưng theo Brittain, việc khéo tay và có thể thực hiện công việc theo cách thủ công vẫn có những điểm vượt trội hơn việc cài một ứng dụng cho máy tính của bạn. AI SẼ LÀ SẾP CỦA BẠN? Thông thường thì giám đốc điều hành sáng tạo hoặc phó giám đốc sáng tạo là những người sẽ quản lí bạn, nhưng đó cũng là những vị trí bạn có thể leo đến trên nấc thang theo đuổi sự nghiệp Art Director. CÒN CÓ NHỮNG CHỨC DANH NÀO KHÁC CÙNG MANG TRÁCH NHIỆM TƯƠNG TỰ? Điều này còn tuỳ thuộc vào hệ thống phân cấp của công ty, nhưng thông thường giám đốc sáng tạo và giám đốc thiết kế cũng là những người cùng chịu trách nhiệm để khái niệm hoá các dự án và hướng dẫn thực hiện chúng. TÔI CẦN BIẾT TRƯỚC NHỮNG GÌ CHO VỊ TRÍ NÀY? Là một đạo diễn nghệ thuật, bạn không nên cho phép bản thân lười biếng. Angstadt nói rằng : ”Bạn nên giành mọi lúc bạn có thể để suy nghĩ nên những ý tưởng mới” thế nên việc yêu quí công việc của bạn là một điều khá quan trọng. “Mặt dày” cũng là một điều đáng lưu ý, vì khi đã quyết định chọn nghề nghiệp này, cũng như bao công việc sáng tạo khác, bạn sẽ nhận được khá nhiều lời phê bình, kể cả khi các feedback của khách hàng đôi khi sẽ khiến bạn không đồng tình với họ. Nói đi cũng phải nói lại, nếu đã làm việc quá

Dù đã ra mắt được một thời gian dài, và phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác, nhưng Angel Beats! bằng một cách nào đó, luôn có được một chỗ đứng nhất định trong số những bộ anime lấy nhiều nước mắt nhất của khán giả. Với phương thức kể chuyện vô cùng xúc động, anime luôn tìm được cách của nó để khiến khán giả, dù là những người cứng rắn nhất, cũng phải có những giây phút yếu lòng. Đó có thể là về những bi kịch thời thơ ấu (Anohana), sự kết hợp giữa tình yêu và mất mát (Your lie in April), hay những vấn đề xã hội liên quan tới sự bắt nạt và sức khoẻ tinh thần (A silent voice), hoặc thậm chí dựa trên những bi kịch trong thời chiến tranh (Grave of the fireflies). Trong một số trường hợp, người xem khi trải nghiệm những bộ phim bi kịch càng dài tập (tập 10 của Violet Evergarden chẳng hạn?) thì khả năng những bộ phim này sẽ càng lấy nhiều nước mắt hơn, vì mức độ bi kịch sẽ nhiều hơn. Angel Beats! là một ví dụ điển hình được cả giới phê bình và người xem đánh giá rất cao và xếp thứ hạng hàng đầu trong top những bộ anime đau lòng nhất. Bối cảnh của bộ phim diễn ra ở “luyện ngục”, nhưng hoàn toàn khác với những gì mà chúng ta thường tưởng tượng. Có rất nhiều yếu tố khiến bộ phim nhận được sự yêu quý đặc biệt đến vậy, nhưng cảnh báo rằng, bạn phải có một tinh thần vững chắc trước khi quyết định theo dõi bộ phim này đấy. Vậy hãy cùng chúng tôi trả lời câu hỏi, liệu Angel Beats! có phải là bộ anime buồn nhất không? Câu chuyện xoay quanh các nhân vật trải qua từng giai đoạn, từ cái chết, đến sự hối hận và nhận thức khó khăn rằng họ đã thực sự chết, từ đó họ thực hiện những ước ao cuối cùng để được ra đi thanh thản, đầu thai vào kiếp sống mới. Phim bắt đầu với phân cảnh nhân vật chính, Yuzuru Otonashi tỉnh dậy tại một ngôi trường, nơi các “học sinh” đang chiến đấu với một thiên thần mà họ cho rằng đó là “sát thủ của Chúa trời”, hòng ép họ đến với kiếp sống tiếp theo. Thực ra rằng, họ không thể rời khỏi luyện ngục do còn những hối hận sâu sắc khi vẫn còn đang sống. Do tất cả bọ họ đều mất ở độ tuổi rất non trẻ, nên hầu hết vẫn chưa có cơ hội để trải nghiệm và tận hưởng những điều thú vị trong cuộc sống. Dù cho đó là chưa được trải qua một mối tình, chưa có cơ hội theo đuổi giấc mơ hay vượt qua nỗi đau khi bị khuyết tật, từng nhân vật đều được xây dựng vô cùng tinh tế và mỗi người đều mang những tính cách rất riêng và đều có một câu chuyện riêng đặc sắc và cảm động của riêng mình. Điều khiến Angel Beats! khác biệt với những anime buồn khác rằng khởi đầu của phim vô cùng hài hước, hay thậm chí là nhảm nhí. Đa số các bộ anime buồn cũng thường thêm một số yếu tố vui vẻ/hài hước vào phim, nhằm tránh gây sự ức chế và có phần trầm cảm cho người xem. Angel Beats! đã xém đánh lừa người xem rằng phim thuộc thể loại hành động và hài hước vào những phân cảnh đầu của phim. Nhưng khi các nhân vật hiểu được con đường để ra khỏi “luyện ngục” này, từng câu chuyện đau lòng của những mảnh đời bất hạnh chưa được sống một cuộc đời trọn vẹn dần dần được hé lộ. Khán giả cũng đã có một cú sốc lớn khi họ nhận ra được ý nghĩa thực sự đằng sau tiêu đề của bộ phim. Những tình tiết hài hước đã sớm “bẻ lái gắt” sang những câu chuyện vô cùng cảm động, và kể từ lúc đó, người xem đã nhận ra họ sắp có một trải nghiệm chẳng mấy hài hước như họ đã tưởng. Để phản ánh một bộ anime, cái kết đóng vai trò rất quan trọng lên ý kiến cá nhân của khán giả về toàn bộ bộ phim. Không nhắc đến cái kết mở của Violet Evergarden, các bộ anime buồn thường mang đến những cái kết rất hay và trọn vẹn khiến khán giả phải suy ngẫm. Tuy nhiên cái kết của Angel Beats! không những khiến khán giả “không đủ khăn giấy để lau nước mắt”, lại còn quá mơ hồ và còn có quá nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp về những sự kiện trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Thậm chí 10 năm sau đó, đây vẫn là một trong những chủ đề được bàn tán rất sôi nổi trên Reddit, Youtube và Twitter. Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, từ khái niệm thiên đường, sự tái sinh, sự nghịch lý của thời gian hay họ đơn giản nói rằng “bởi vì đó là anime”. Nhưng với quá nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời, và sự trống rỗng trong tâm trí sau khi hoàn thành bộ phim, người hâm mộ luôn mong muốn có được hậu truyện của Angel Beats! dẫu cho họ đã có những trải nghiệm đãm nước mắt và chạnh lòng. Điều này đã phát huy tác dụng của bộ phim, khi nó giúp người xem tiếp tục bàn tán về nó rất nhiều năm sau đó, và khiến phim nổi trội hoàn toàn khỏi những bộ anime khác. Bất kể chủ đề hay thể loại, thứ ảnh hưởng đến cảm xúc của người này chưa chắc sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của người kia. Đó là nét đẹp

Xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 5, moving toon (truyện tranh động, lồng tiếng) mở ra một “sân chơi” mới được giới họa sĩ chú ý và khán giả đón nhận. Trong tháng 5 và tháng 6, POPS ra mắt hai bộ moving toon “Nhật ký sống sót của nữ phụ phản diện” và “Anh trai tôi là khủng long” dựa trên truyện tranh Việt cùng tên. Với nội dung giả tưởng thú vị, hai bộ moving toon đều gây sốt khi phát qua ứng dụng POPS và YouTube. “Nhật ký sống sót của nữ phụ phản diện” đã ra 10 tập, “Anh trai tôi là khủng long” đã ra 5 tập. Số lượt xem từ hàng trăm nghìn đến 1,4 triệu mỗi tập qua YouTube. “Nếu họa sĩ có câu chuyện hấp dẫn cộng với một hình thức thể hiện mới mẻ như moving toon thì công chúng sẽ sẵn sàng đón nhận” – Họa sĩ Lê Thắng Moving toon – tạo cơ hội cho những nội dung sáng tạo POPS giới thiệu moving toon là truyện tranh “dành cho người lười đọc”. Để sản xuất moving toon, POPS mua truyện tranh gốc của Việt Nam từ đối tác Comicola, một công ty sản xuất truyện tranh. Khác với phim hoạt hình (anime), moving toon tái sử dụng toàn bộ hình ảnh và khung truyện tranh gốc, chỉ bổ sung hiệu ứng và âm thanh. Trong đó, khi làm hoạt hình, họa sĩ phải vẽ lại toàn bộ tác phẩm. Với moving toon, nhóm thực hiện cho rằng đang đi đúng hướng với số lượt xem khả quan. Không những vậy, theo ghi nhận của ứng dụng POPS, lượt đọc truyện gốc “Nhật ký sống sót của nữ phụ phản diện” và “Anh trai tôi là khủng long” tăng tỉ lệ thuận với lượt xem moving toon. Đầu năm nay, POPS mua quyền sở hữu 6 tác phẩm gốc ăn khách của Comicola để phát triển các sản phẩm tương lai. Chị Nguyễn Thị Hồng Vân (tác giả Vân MC) – quản lý dự án POPS Comic – cho biết POPS đang là đơn vị duy nhất khai thác moving toon ở Việt Nam. “Khái niệm moving toon còn rất mới trên thị trường quốc tế, mới xuất hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc – chị Vân nói – Moving toon là một sản phẩm trong chiến lược sáng tạo OSMU (One Source Multi Use – một nguồn nhiều sản phẩm) đang được các đơn vị giải trí trên thế giới hướng tới”. Chỉ với một dòng sản phẩm nội dung gốc (truyện tranh), công ty sở hữu có thể chuyển thể thành nội dung động, phim người đóng, hoạt hình với chi phí chuyển thể thấp. Do vậy, POPS cho biết chi phí sản xuất moving toon “không quá cao” nhưng chưa tính đến lợi nhuận. Theo chị Vân, mong muốn của POPS là “tạo cơ hội cho những nội dung sáng tạo, đặc biệt là các loại hình giải trí mới của tác giả Việt Nam, đến với đông đảo bạn đọc như một sự đầu tư lâu dài”. Lợi thế của POPS là có nhóm công chúng rộng hơn so với Comicola. Vì công chúng Comicola chủ yếu là độc giả yêu truyện tranh, còn POPS hướng đến công chúng của nhiều loại hình giải trí. Do vấn đề bản quyền, moving toon ở Việt Nam hiện chỉ thực hiện với truyện tranh gốc của tác giả Việt. Anh Nguyễn Khánh Dương – giám đốc Comicola kiêm cố vấn POPS Comic – lý giải: “95% truyện tranh trên thị trường Việt Nam là của nước ngoài. Nhưng các đơn vị xuất bản Việt Nam chỉ có quyền xuất bản sách giấy, còn nếu chuyển thể truyện tranh nước ngoài thành moving toon cần xin phép tác giả gốc, nhà xuất bản gốc. Điều đó gần như bất khả thi”. Cuộc chơi của những đơn vị chuyên nghiệp Có thể xem moving toon như một thế hệ phái sinh của thể loại truyện tranh webtoon bùng nổ khoảng 10 năm trở lại đây. Về cơ bản, webtoon vốn đã là “con lai” giữa truyện tranh và hoạt hình với bố cục hình ảnh theo chiều dọc để tương thích với màn hình điện thoại thông minh. Cải tiến đáng chú ý nhất của moving toon là cử động của các nhân vật và hiệu ứng âm thanh, ánh sáng được thêm thắt vào nền tảng truyện tranh có sẵn. Chia sẻ với Tuổi Trẻ, bạn đọc Thanh Tuyền thừa nhận: “Khi chuyển từ truyện tranh truyền thống sang webtoon, mình cũng mất một khoảng thời gian dài để làm quen. Dù moving toon khá giống với webtoon nhưng những chuyển động vẫn có gì đó gượng gạo, đôi lúc lại lạm dụng hiệu ứng. Có lẽ, những khuyết điểm này sẽ dần được cải thiện nếu ngày càng có nhiều tác phẩm, họa sĩ tham gia vào trào lưu hơn”. Theo họa sĩ Lê Thắng – viện phó Viện Truyện tranh và hoạt hình Việt Nam, moving toon là sự phát triển tất yếu khi văn hóa đọc đã được số hóa mạnh mẽ, thay thế cho các tác phẩm in ấn.  “Trong vài năm tới, moving toon có thể là một món ăn tinh thần mới cho các bạn trẻ đang tiếp xúc thường xuyên với công nghệ và yêu thích truyện tranh. Viện Truyện tranh và hoạt hình Việt Nam cũng đang hướng dẫn các bạn họa sĩ làm quen với thể loại này, tuy nhiên đối với một hình thức mới, cần phải thận trọng và có thêm nhiều thử nghiệm” – họa sĩ Lê Thắng nhận định. Cùng với xu thế phát triển của moving toon, một số doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu những phần mềm dựng moving toon (như Toonivie), đặc biệt là ở Hàn Quốc – nơi khai sinh thể loại này. Điều đó hứa hẹn cho sự trỗi dậy của moving

Mới đây, hoạ sĩ Jorge Jiménez của nhà DC Comics, đã chia sẻ một số hình ảnh về những siêu anh hùng được yêu thích nhất của nhà DC, là Superman và con trai Superboy đang đeo khẩu trang, nhằm nhắc nhở người hâm mộ truyện tranh trên toàn thế giới rằng một hành động đơn giản như đeo khẩu trang cũng có thể cứu sống nhiều mạng người. Không phải siêu anh hùng nào cũng mang áo choàng, bay lượn trên không với những siêu năng lực vượt trội. Nhưng dù hư cấu, những nhân vật này vẫn đang đóng góp hết sức mình, nhằm tri ân với những công nhân của những ngành dịch vụ thiết yếu, ngày đêm vẫn phải mạo hiểm sức khoẻ của chính họ, đối mặt với dịch bệnh COVID-19 chết người. Không may mắn như Việt Nam ngày nay, tình hình dịch bệnh ở một số quốc gia vẫn còn diễn biến vô cùng phức tạp, số lượng ca nhiễm và tử vong vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Superman và Superboy là những nhân vật truyện tranh mới nhất tham gia chiến dịch tuyên truyền cách phòng chống với dịch bệnh này. Tượng đài của DC Comics và con trai đã mang đến một thông điệp vô cùng truyền cảm hứng, rằng đeo khẩu trang dù là một hành động nhỏ nhưng có trách nhiệm với sức khoẻ của bản thân và cộng đồng. Hình ảnh Superman và Superboy, cả hai cha con đều đeo khẩu trang, bay lượn trên bầu trời của Smallville, quê nhà của họ đã được Jorge Jiménez chia sẻ trên mạng xã hội Twitter, với lời nhắn nhủ với người hâm mộ rằng :”Đã đến lúc tất cả chúng ta đều trở thành Superman, rằng tất cả chúng ta đều có thể cứu mạng người”. Ủng hộ nước đi của Jorge, những người có tiếng tăm và tầm ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp truyện tranh, cũng đang đóng góp kĩ năng của họ nhằm tuyên truyền đến thế giới thông điệp “Nhân loại quyết thắng đại dịch”. Vào tháng 4 năm nay, Jim Lee, một họa sĩ minh họa huyền thoại và đồng thời là Giám đốc sáng tạo của DC Comics, đã đưa ra cam đoan, rằng mỗi ngày ông sẽ vẽ một bức phác thảo, kéo dài suốt 60 ngày, sau đó mọi doanh thu của những bản phác thảo ấy sẽ được quyên góp cho BINC, một tổ chức từ thiện hỗ trợ cho những cửa hàng và đại lý bán lẻ truyện tranh, nơi đã bị ảnh hưởng nặng nề và phải chịu những áp lực kinh tế do dịch bệnh gây ra. Với sự đóng góp của Lee, DC Comics đã quyên góp được $250,000 cho tổ chức phi lợi nhuận này. Disney cũng tham gia vào chiến dịch này, khi bán những chiếc khẩu trang được tái chế với chủ đề về các Avengers, tặng toàn bộ doanh thu cho một tổ chức phi lợi nhuận khác là Medshare, đồng thời cũng sản xuất khẩu trang cho trẻ em và các hộ gia đình khắp nước Mỹ. Nhưng cũng như dự đoán, một số người đã không đồng tình với cách tuyên truyền của Jorge. Họ cho rằng với cơ thể “bất khả chiến bại” của người Kryptonian, thì hai cha con Superman và Superboy không thể nào bị nhiễm bệnh và việc họ đeo khẩu trang là “không hợp lý với cốt truyện”. Phản bác lại những bình luận tiêu cực này, Jorge nói rằng: “Superman không nhất thiết phải làm 99% những điều phi thường mà anh hay làm, ở đây anh ấy chỉ đang cố truyền cảm hứng cho mọi người làm điều đúng đắn”. Hãy như Superman nhé các bạn, dù có khả năng miễn nhiễm nhưng vẫn đề cao trách nhiệm của một công dân.  * Nguồn: SCREENRANT  * Người dịch: Khôi Nguyên

Mùa 4 và đồng thời là mùa cuối cùng của bộ anime đình đám Attack On Titan sẽ được một xưởng phim mới, Studio MAPPA mang đến cho khán giả. Với việc bộ manga sắp kết thúc chặng đường kéo dài đã hơn 11 năm, các fan của serie này đang đứng ngồi không yên, không biết rằng những phân cảnh mà họ thích nhất của bộ truyện sẽ được chuyển thể ra sao trên màn ảnh lớn. Tiếp nối câu chuyện của mùa 3, mùa cuối cùng của Attack On Titan vẫn sẽ theo chân Quân Đoàn Trinh Sát nhưng với mục đích và nhiệm vụ hoàn toàn khác, cùng với những sự thay đổi của nhân vật, hứa hẹn vẫn sẽ chứ đựng những pha hành động nghẹt thở. Link trailer mùa 4: Tại đây Cảnh báo! Bài viết sau sẽ chứa rất nhiều spoiler, và nếu bạn mong muốn có một trải nghiệm trọn vẹn nhất thì hãy rời bài viết này ngay nhé! NGUỒN GỐC CỦA YMIR Có vẻ câu chuyện đen tối nhất trong toàn bộ serie Attack On Titan là về nguồn gốc của Ymir, Titan Thuỷ Tổ, người đã mang đến khái niệm về những Titan khát máu. Dù rằng bản chất Attack On Titan đã là một câu chuyện vô cùng đen tối, nhưng câu chuyện về Yimir hẳn đã làm rất nhiều người bất ngờ, do nó nằm ở một tầng cao mới xét trên mức độ kinh dị. Quá trình biến thành Titan Thuỷ Tổ của Ymir vẫn chưa hoàn toàn trả lời được câu hỏi “Titan là gì?”. Giờ đây người hâm mộ chỉ có thể chờ đợi để xem Studio MAPPA sẽ chuyển thể phân cảnh này ra sao, mà vẫn thoả mãn được chất lượng và giải đáp được thắc mắc muôn thuở của serie này. EREN JAEGER TRỞ THÀNH TITAN THUỶ TỔ Eren Jaeger sẽ có một bước ngoạt theo một hướng vô cùng tăm tối trong mùa 4 của Attack On Titan. Hình tượng người hùng mang số mệnh kết thúc xung đột giữa người Marley và Eldia sẽ hoàn toàn sụp đổ, thay vào đó là một kẻ dã tâm, dù vẫn muốn chấm dứt cuộc chiến, nhưng thực hiện nó bằng một cuộc diệt chủng đẫm máu. Sau khi đoạt được sức mạnh của Titan Thuỷ Tổ, Eren đã thông báo với những người thân thương của anh, rằng anh sẽ sử dụng sức mạnh huỷ diệt ấy để tạo ra một đội quân Titan, giết toàn bộ những ai không mang dòng máu Eldia. Không cần phải nói, để đảm bảo theo đúng nguyên tác thì đây là một sự thật rất khó chấp nhận, đặc biệt là đối với những fan chỉ theo dõi bộ anime chứ không đọc manga. Studio MAPPA sẽ cần phải làm hết sức của họ để truyền tải hết phân cảnh này. SỰ THÀNH LẬP CỦA QUÂN ĐOÀN TRINH SÁT MỚI Như đã nêu trên, hành động của Eren Jaeger đã khiến tất cả mọi người chấn động, và giờ đây bỏ qua hết tư thù cá nhân, những người còn lại sẽ phải bắt tay nhau nhằm ngăn chặn tên bạo chúa Eren, từ đó Quân Đoàn Trinh Sát mới ra đời. Armin, Mikasa và ngay cả Titan Thiết Giáp Reiner và Titan Hình Nữ Annie cũng sẽ phải chiến đấu bên nhau, điều chưa từng xảy ra trước đây. Phân cảnh đội hình tác chiến mới này ngồi quanh lửa trại, gạt bỏ mọi bất bình để cùng nhau chiến đấu, hứa hẹn sẽ là những phân cảnh không chỉ chiến đấu nảy lửa nhất, mà còn xúc động nhất của toàn bộ chuỗi phim này CUỘC CHIẾN TẠI BẾN CẢNG Đội ngũ mới của Quân Đoàn Trinh Sát gồm những đồng minh khó tin này, sẽ phải chiến đấu nhằm chiếm được một chiếc khinh khí cầu để có thể tiếp cận tên Eren điên loạn. Cuộc tấn công vào cảng của người Marley là một trận chiến khốc liệt, khi Mikasa, Armin, Jean và Connie đã phải đưa ra những quyết định vô cùng khó khăn khi họ phải nổ súng giết chính những người đồng hương của họ, nhằm cứu lấy đất nước của phe đối lập. Trận chiến đẫm máu nhưng có cốt truyện vô cùng lôi cuốn này vừa chỉ mới kết thúc trong bộ manga, và cũng là một phân cảnh mà các fan không thể chờ để được thưởng thức phiên bản chuyển thể của nó. EREN VÀ ZEKE DU HÀNH THỜI GIAN Nhằm chiếm giữ được sức mạnh của Titan Thuỷ Tổ, Eren đã phải làm một điều thậm chí đã làm shock những fan cứng nhất của Attack On Titan, điều mà không ai có thể ngờ được: du hành thời gian. Nhờ vào sự liên kết với những sức mạnh Titan mà Eren nhắm giữ, anh ta đã cùng với người anh trai Zeke, Titan Quái Thú, du hành trở về quá khứ để chứng kiến những hành động của người cha mình, đồng thời giản mã nguồn gốc của Titan Thuỷ Tổ Ymir. Trong suốt quá trình du hành thời gian này, Eren đã thay đổi quá khứ bằng cách thực hiện một số hành động mà có thể khiến khán giả không thể nào tin vào mắt họ khi xem qua phân cảnh này. ARMIN SỬ DỤNG SỨC MẠNH TITAN KHỔNG LỒ Một trong những khoảnh khắc lớn nhất và xúc động nhất vào cuối mùa 3 của Attack On Titan có thể là khoảnh khác ai sẽ là người kế thừa sức mạnh Titan Khổng Lồ. Trong khi cả Erwin và Armin đều đã chịu những chấn thương nghiêm trọng sau cuộc chiến khốc liệt, Quân Đoàn Trinh Sát đã bắt được kẻ sở hữu nặng lực Titan Khổng Lồ, Bertholdt, nhưng giữa họ đã nảy ra xung đột về việc ai sẽ là người kế thừa sức mạnh ấy. Quyết

Theo đuổi sự nghiệp freelance đôi khi có thể làm ta nản chí, do bản chất của công việc này hoàn toàn không có một khái niệm về một khối lượng công việc nhất định. Nhưng một số người lại cho rằng, freelance là một hình thức công việc mang lại cho họ sự tự do, khi họ có thể là sếp của chính bản thân mình. Điều tốt nhất bạn có thể làm nếu bạn đang có suy nghĩ bỏ lại sau lưng công việc lương tháng của mình, hay thậm chí bạn đang muốn nhảy trực tiếp vào thị trường béo bở này ngay sau khi tố nghiệp hoặc thôi học, chính là bạn phải nhận thức được chính xác bạn đang dấn thân vào điều gì. Quyết định theo đuổi một sự nghiệp nào đó là một nước đi cực kì quan trọng trong cuộc đời của bạn, vì vậy am hiểu những rủi ro và những điểm tích cực là một điều vô cùng thiết yếu. Freelance có rất nhiều khía cạnh, bạn nên có trong đầu một số khái niệm về freelance trước, và sau đó bạn luôn có thể làm thử một thời gian trước khi đi vào quyết định rằng công việc freelance nào phù hợp với bạn, và liệu đó có phải là sự nghiệp mà bạn muốn theo đuổi hay không. Một trong những cách tốt nhất giúp bạn hình dung được về công việc này,  đó chính là làm freelance theo hình thức part-time song song với công việc chính của bạn. Từ đó bạn có thể hình dung được khối lượng công việc, thời gian để hoàn thành công việc đó và những lợi ích mà bạn sẽ có được. Và không dài dòng hơn nữa, sau đây là những ưu và nhược điểm của ngành freelance mà bạn nên cân nhắc. ƯU ĐIỂM CỦA NGÀNH FREELANCE 1/ SỰ “DẺO DAI” TRONG CÔNG VIỆC Một trong những lợi ích lớn nhất có thể thấy được đó chính là bạn sự tự do trong công việc của bạn, khi bạn có thể thoải mái lựa chọn thời gian làm việc và khối lượng công việc mà bạn muốn làm. Nếu bạn đang gặp một số trở ngại, như việc đang phải nuôi con nhỏ chẳng hạn, freelance có thể đem lại cho bạn sự tự chủ trong việc cân bằng cuộc sống cá nhân và công việc. Freelance còn phụ thuộc vào thị trường hay ngành công nghiệp mà bạn chọn, từ đó bạn mới có thể phân chia ra khối lượng công viêch và thời gian làm việc. Đây là một lợi thế rất lớn, khi bạn có thể dành thời gian cho gia đình và đồng thời duy trì được thu nhập. Nên nhớ rằng, sự sắp xếp hợp lí là mấu chốt, vì bạn vẫn sẽ phải bỏ ra một khối thời gian rất lớn để có thể duy trì và phát triển nghề này đấy. 2/ TIỀN LƯƠNG Khi bạn vẫn còn là nhân viên cho một doanh nghiệp nào đó, có thể bạn sẽ được tăng lương theo một chu kì nhất định, hoặc mức lương đó sẽ cố định. Nhưng nếu theo nghiệp freelance, bạn hoàn toàn có quyền đòi hỏi thêm tiền. Nhưng tất nhiên, bạn sẽ gặp khá nhiều người cạnh tranh với bạn, và bạn phải chứng minh được cho khách hàng của mình rằng bạn là một chuyên nghiệp trong chính lĩnh vực sở trường của bạn. Nói ngắn gọn rằng, nếu bạn làm càng nhiều và dự án bạn tham gia có quy mô càng lớn, tiền lương của bạn sẽ hậu hĩnh hơn nhiều. Thêm nữa, nếu bạn đang điều hành doanh nghiệp của mình dưới hình thức công ty TNHH, khả năng cao bạn sẽ bị đánh thuế ít hơn nếu bạn là nhân viên. 3/ BẠN CHÍNH LÀ SẾP CỦA CHÍNH BẠN Bạn chính là người đúng ra quản lý chính bản thân bạn, và nếu bạn cảm thấy không hợp với việc bị gò bó bởi cấp trên, freelance nghe có vẻ rất hấp dẫn đấy nhỉ? Bạn có quyền quyết định tất cả, từ thời gian bạn muốn bỏ ra để làm việc cho đến lựa chọn dự án mà bạn muốn tham gia. Đây chính là yếu tố tự do mà đã giúp rất nhiều tài năng có cơ hội “nở hoa”. Nhưng cần có một sự tự tin tuyệt đối vào kĩ năng của bản thân, nôn nóng để học hỏi những điều mới mẻ thì bạn mới có thể thành công trong sự nghiệp này. 4/ XÂY DỰNG KĨ NĂNG CÁ NHÂN Việc trở nên “ông chủ” của chính bản thân mình, không có ai để điều hành và dẫn lối, sẽ thúc đẩy bạn phát triển thêm nhiều kĩ năng hơn. Điều này là rất tốt khi bạn có thể học được thêm nhiều điều mới và dần dần kĩ năng cá nhân của bạn cũng sẽ phát triển theo. Tập trung tuyệt đối vào lĩnh vực bạn giỏi nhất, và nếu làm tố thì một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó đấy. 5/ KHÔNG PHẢI DI CHUYỂN ĐẾN NƠI LÀM VIỆC Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp hay khách hàng của bạn, nhưng khả năng cao bạn luôn có được quyền làm việc tại gia. Bạn đã có thể loại bỏ hoàn toàn việc dành nhiều thời gian để di chuyển tới văn phòng, và dành thời gian đó để làm những việc cần thiết khác. Nhiều công việc đòi hỏi bạn phải di chuyển rất rất xa, dễ gây nên sự chán nản và mệt mỏi cho bạn ngay trước khi bạn bắt đầu công việc của mình. Nhưng để xứng đáng với đặc ân làm việc tại gia, bạn cần phải đảm bảo chất lượng và sản lượng công việc của mình. 6/ FREELANCE CHÍNH LÀ KINH DOANH Khi bạn quyết

Tác phẩm One Piece chấp bút bởi Eiichiro Oda là bộ manga có doanh thu cao nhất mọi thời đại, với hơn 460 triệu bản đã được bán ra trên toàn cầu và vẫn còn tiếp tục. Phần lớn độc giả còn cho rằng đây là bộ manga hay nhất mọi thời đại, và là truyện viễn tưởng hay nhất trên mọi phương diện. Nhưng điều gì đã khiến Luffy và những chuyến phiêu lưu của anh cùng những người bạn lại truyệt vời đến thế? Lưu ý: ở bài viết này chúng tôi chỉ tập trung vào phiên bản manga thôi nhé! THẾ GIỚI ĐƯỢC XÂY DỰNG VÔ CÙNG THÚ VỊ ĐỊA LÝ Ngay từ phút khởi đầu, thế giới One Piece đã được xây dựng một cách vô cùng khéo léo, phức tạp và rộng lớn bao la. Bản chất địa lý của thế giới này đã rất thú vị: có 4 vùng biển, chia cắt bởi dải địa hình The Red Line và vùng biển The Grand Line. The Grand Line được phân chia từ các vùng biển khác bởi The Calm Belt, vùng nước có vô vàn thuỷ quái khổng lồ cư ngụ (những vua biển cả) nên được biết đến là một hải trình không thể vượt qua được. Việc xây dựng một địa lý như thế này đã là nền tảng cho cốt truyện của những chuyến phiêu lưu của các nhân vật. Nhưng, hình ảnh con người sinh sống trong thế giới này cũng góp phần làm cho nó phong phú hơn nhiều. Có vô vàn các vương quốc có liên kết và không có liên kết với Chính phủ Thế giới, hệ thống chính trị nắm quyền cai quản thế giới này, và đồng thời giám sát các tổ chức như Hải quân (The Marines) và cục tình báo (Chiper Pol). Đối lập với họ là vô vàn các thể loại hải tặc, thợ săn tiền thường, các tổ chức thế giới ngầm, các nhà thám hiểm hay thậm chí học giả. Và cuối cùng, là giới truyền thông. Là một phần không thể thiếu trong thế giới rộng lớn này, nhưng lại hoạt động như một thực thể riêng biệt, có sức ảnh hưởng đến chính trị y như đời thực. Các vấn đề chính trị trong thế giới One Piece vô cùng đa dạng, và đa số chúng đều liên tưởng đến những vấn nạn trong đời sống thật, có thể kể như nạn phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng, chính phủ tham nhũng, nội chiến và chế độ nô lệ. Thế giới One Piece chính là một phiên bản thu nhỏ của thế giới mà chúng ta đang sống, nơi các thiện và ác không dễ phân biệt như trắng với đen, và không thực sự tồn lại khái niệm về người xấu và người tốt. Ai cũng có động cơ của riêng họ, và những cuộc chiến đấu máu lửa nảy sinh từ những động lực ấy chính là sự thú vị của thế giới này. Kẻ thống trị chính là kẻ quyết định cái gì đúng và cái gì sai. Doflamingo đã có một câu nói rất hay về việc này. CÔNG NGHỆ VÀ NHỮNG ĐIỀU THU HÚT KHÁC Thế giới One Piece có rất nhiều công nghệ góp phần làm cốt truyện phong phú, màu sắc hơn. Để có thể đi từ hòn đảo này sang hòn đảo khác trên The Grand Line, cần có Log pose hoặc Eternal pose, hai thiết bị định hướng tương tự như la bàn. Để liên lạc, họ dùng một chú ốc sên đặc biệt tên là Den den mushi. Ngoài ra còn vô vàn vật thú vị khác : còng tay seastone, giấy vivre,… Có vẻ không ngoa khi đại đa số độc giả và người hâm mộ cho rằng thế giới One Piece chính là thế giới đã được xây dựng kỹ lưỡng và độc đáo nhất của truyện manga, thậm chí là trên mọi hình thức truyền thông giải trí. CÁC NHÂN VẬT VÀ SỰ TƯƠNG TÁC CỦA HỌ Song song với việc xây dựng nên một thế giới bao la độc nhất vô nhị, Eiichiro Oda đồng thời cũng mang đến hàng tá nhân vật độc đáo và đậm chất riêng, luôn luôn đọng lại đầy cảm xúc trong ký ức của độc giả. Một số nhân vật còn được ông thổi hồn thành những “danh hài”. XÂY DỰNG ĐA TÍNH CÁCH CHO TỪNG NHÂN VẬT Tất cả mọi nhân vật chính (không chỉ Băng hải tặc Mũ Rơm, mà còn cả những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn tới cốt truyện) không chỉ được nhấn mạnh bằng đôi ba đặc điểm nổi bật. Tất nhiên Zoro là người nóng tính và tham vọng, còn Chopper thì nhút nhát và ngây thơ. Nhưng với Oda, như vậy vẫn chưa là đủ. Ông còn xây dựng Zoro thành 1 gã kiếm khách nghiện rượu, thảm hại trong việc định hướng, và Chopper tuy vụng về nhưng không ngừng nỗ lực để trở nên can đảm hơn, trở thành một người đáng tinh cậy hơn. Với việc đặt nhiều chất xám vào công cuộc xây dựng nhân vật như vậy nên từng nhân vật mà Oda tạo ra đều rất được lòng độc giả và rất khó quên. Nổi bật nhất là Luffy, với 1 nhân cách quá độc đáo, khiến mọi người đọc tưởng như chẳng cần câu chuyện về quá khứ của cậu để hiểu được con người của cậu. Nhưng khi Oda tung ra câu chuyện về quá khứ của Luffy, thời thơ ấu của cậu càng giúp hình tượng của cậu đặc biệt và vững chắc hơn trong tâm trí độc giả. NHỮNG CÂU ĐÙA TỰ NHIÊN Cũng vì cách xây dựng nhân vật vô cùng thú vị và độc nhất này nên những câu đùa trong One Piece rất hài hước và vô cùng tự nhiên. Các tình tiết tấu hài

Một ngày thường nhật của một hoạ sĩ hoạt hình thường rất đặc biệt. Tính chất công việc của họ đòi hỏi kỹ năng đồ hoạ cực cao, tính kiên nhẫn và khả năng thổi hồn vào tác phẩm. Nhằm tạo ra những hoạt ảnh động, những thước phim chất lượng và sống động thì những hoạ sĩ cũng đã phải trải qua nhiều khó khăn và có những trải nghiệm mà ít ai có được. Ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nhiệm vụ, công cụ và cách thức làm việc trong một ngày của một hoạ sĩ hoạt hình nhé. MỤC TIÊU, THỬ THÁCH VÀ DEADLINE Một ngày của một hoạ sĩ hoạt hình chắc chắn chứa rất nhiều hoạt động đòi hỏi nhiều chất xám và tâm hồn nghệ thuật, vì cốt lõi của công việc này là sự sáng tạo. Thiết kế hoạt hình có thể có nhiều nghĩa, lúc thì dựng hình, lúc thì lên màu, hay đơn giản là cố gắng động não để khai thác hết toàn bộ tiềm năng trong ý tưởng mới mà họ nghĩ ra. Đây có thể là công việc mơ ước của rất nhiều người, nhưng bạn phải nhớ rằng, không phải lúc nào cũng chứa đầy niềm vui. Đa cố các hoạ sĩ này đều làm việc cho các công ty truyền thông hoặc sản xuất phim ảnh. Các công ty này hoạt động trong một thị trường mang tính cạnh tranh vô cùng cao, nơi thời gian là vàng là bạc. Và cũng vì thế, các hoạ sĩ nhiều lúc phải làm việc dưới những áp lực vô cùng nặng nề do hạn chế về thời gian. Ngoài những nhược điểm kể trên, trở ngại duy nhất mà đa số các hoạ sĩ cũng đều ngán ngẩm nhưng cũng tự nể phục bản thân họ, đó chính là họ đã hình thành được tính kiên nhẫn hơn người. Tính kiên nhẫn là thứ thiết yếu bắt buộc mọi hoạ sĩ phải có, do phải lặp đi lặp lại nhiều tác vụ tẻ nhạt nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các thử thách và hoạt động mà các hoạ sĩ phải “vật lộn” cùng hằng ngày, thường là hoàn thành xong những thành phần nhỏ trong một dự án lớn hơn. Lấy ví dụ là một chương trình hoạt hình trên TV, khi các hoạ sĩ phân chia công việc của mỗi người, và mỗi hoạ sĩ lại dành hàng giờ đồng hồ để vẽ một đoạn ảnh động, nhằm ghép lại thành một tập phim hoàn chỉnh. Trải qua một số công cuộc chỉnh sửa, vượt qua khâu kiểm duyệt thì sản phẩm của nhóm hoạ sĩ sẽ được bật đèn xanh để đưa đi công chiếu. CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP Các hoạ sĩ hoạt hình của những năm về trước đã gặp nhiều trở ngại về công cụ và phương pháp sáng tạo, nhưg xã hội càng ngày càng phát triển, và dường như mọi thứ đã thay đổi. Nhờ những phát triển về công nghệ máy tính và chương trình dựng phim, các hoạ sĩ hoạt hình ngày càng được tiếp cận với những công nghệ cà công cụ giúp công việc của họ ngày càng dễ dàng hơn, đi kèm với chất lượng tốt hơn. VẼ 2D BẰNG TAY Mọi người thường nghĩ đến các ảnh động 2D được vẽ bằng tay khi nói đến thiết kế hoạt hình. Và đây vẫn là một phương pháp vẽ thiết yếu trong thiết kế hoạt hình thời hiện đại. Từ trang này đến trang khác được chồng nối đuôi nhau, cộng với tốc độ trình chiếu, từ đó có thể tạo thành một thước phim mà người ta gọi là “hoạt ảnh”. Ngày nay, thông thường sau khi hoàn thành các bức vẽ, chúng sẽ được quét thông qua máy tính, xử lí thêm một số bước và từ đó cho ra thành quả. VẼ 2D TRÊN MÁY TÍNH Cũng tương tự như vẽ tay 2D, nhưng nếu vẽ trên máy tính sẽ có một số điểm khác biệt. Các hoạ sĩ hoạt hình có thể dùng những công cụ kỹ thuật số để trực tiếp thiết kế và tạo hiệu ứng trên màn hình máy tính. Quá trình này vẫn bao gồm những khung hình được nối đuôi nhau để tạo thành thước phim, nhưng tất cả đều ở dạng kỹ thuật số và có thể dễ dàng chỉnh sửa hơn. LÀM HOẠT HÌNH STOP-FRAME Khi làm hoạt hình stop-frame (hay còn lại là stop-motion) , các hoạ sĩ phải vẽ nên từng khung hình riêng biệt bằng cách sử dụng các ảnh riêng biệt của các vật thể và chủ thể 3D. Về cơ bản, một khung ảnh sẽ được dựng thông qua các phần mềm 3D, sau đó được chụp ảnh lại, xây dựng lại với kết cấu chi tiết và sống động hơn, tạo tiền đề cho các khung hình sau. Và cũng như nguyên lý cơ bản của một thước phim, các khung hình sẽ được cộng lại thành một đoạn hoạt ảnh, và phương pháp này thường được sử dụng trong dựng phim, hoạt hình, quảng cáo trên truyền hình… LÀM HOẠT HÌNH TRÊN MÁY TÍNH Cuối cùng, công nghệ làm hoạt hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là làm hoạt hình trên máy tính, hay được gọi ngắn gọn là CG. Trong hoạt hình CG, các hoạ sĩ sử dụng những phầm mềm và phần cứng tối tân và hiện đại nhất. Dù công nghệ CG vẫn đòi hỏi một số tác vụ thủ công và sự sáng tạo của người hoạ sĩ, máy tính có thể đảm nhận những tác vụ khác  trong quá trình tạo ra sản phẩm, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức hơn. CÁC KỸ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG Phần lớn các kỹ năng đều xuất phát từ bên trong, nhưng

Những tựa phim đến từ Studio Ghibli chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với chúng ta, với những nhân vật dễ thương và cốt truyện lôi cuốn gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Có rất rất ít người chưa từng nghe đến hay xem những bộ anime vô cùng kinh điển như Vùng Đất Linh Hồn hay Hàng Xóm Của Tôi Là Totoro. Nhưng bạn có biết, trước khi được đại công chúng ghi nhận thì xưởng phim đã có một hành trình cô vùng gian nan đầy sỏi đá không? Ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử hình thành của xưởng phim huyền thoại này nhé! Studio Ghibli được thành lập vào năm 1985 bởi ba thàng viên: Isao Takahata, Toshio Suzuki và nhà sản xuất phim đại tài Hayao Miyazaki. Cái tên Studio Ghibli có nghĩa là “làn gió nóng của sa mạc Sahara” trong tiếng Ả Rập, vì những nhà sáng lập nên xưởng phim mong muốn có thể tạo ra những sản phẩm có thể thổi những làn gió mới cho ngành công nghiệp anime. Đồng thời, Ghibli cũng là tên gọi của một máy bay chiến đấu của Ý, và qua đó ông Hayao Miyazaki muốn thể hiện được đam mê của ông đối với các loại máy bay và nước Ý. Trước khi đến với Studio Ghibli, ông Miyazaki đã đạo diễn cho một số bộ phim đình đám khác, có thể kể đến như Lupin Đệ Tam : Lâu đài Gia tộc Cagliostro và Conan, cậu Bé Tương Lai. Và vào năm 1984, ông đã có tác phẩm đầu tay do chính ông sáng tác mà không dựa trên tác phẩm gốc nào, chính là Nausicca, công chúa thung lũng gió. Đã có nhiều tranh luận trái chiều, khi có một số người cho rằng bộ phim này không phải là một tác phẩm của Studio Ghibli, khi nó được công chiếu sớm hơn một năm trước sự thành lập chính thức của Studio Ghibli. Bộ phim đầu tiên chính thức được Studio Ghibli sản xuất là Laputa: Lâu đài trên không. Nhưng vào lúc bấy giờ, anime chưa được ngành công nghiệp điện ảnh công nhận tiềm năng của nó, và một nhà sản xuất có tầm ảnh hưởng và được kính trọng như Miyazaki vẫn chưa được thực sự để tâm đến. Nếu so với hiện tại, anime vào thời điểm ấy không phải là một trào lưu quá nổi tiếng, dẫn đến việc số lượng các rạp phim dám công chiếu những bộ phim này và lượng khán giả cũng còn là những con số rất khiêm tốn. Và bất ngờ rằng, những bộ phim được cho là thành công vang dội như Laputa : Lâu đài trên không, Nausicca, công chúa thung lũng gió hay thậm chí Hàng xóm của tôi là Totoro, lại không hề nổi tiếng, được rất ít người biết đến. Bước đột phá của Studio Ghibli đến vào năm 1989, khi xưởng phim cho ra lò bộ phim Cô phù thuỷ nhỏ Kiki. Sự thành công của bộ phim này đến từ việc quảng bá rầm rộ trên sóng truyền hình. Và để tiếp nối thành tựu của Kiki, Miyazaki cùng những nhà làm phim khác cũng bắt tay tiếp tục cho ra những cú “hit”, khiến tên tuổi của Studio Ghibli ngày càng được phủ sóng rộng rãi hơn. Nhưng, tác phẩm đã giúp Studio Ghibli vươn xa ra tầm cỡ thế giới, khiến mỗi khi nhắc đến phim anime mọi người đều liên tưởng đến Studio Ghibli, đó chính là bộ phim Công chúa Mononoke sản xuất vào năm 1997. Nhiều người đã tranh luận về lí do đã khiến bộ phim nổi như cồn, và có 3 lý do chính như sau  1/ Việc cast những người nổi tiếng để làm diễn viên lồng tiếng.  2/ Quảng bá rầm rộ qua truyền thông, đặc biệt là trên sóng truyền hình.  3/ Âm thanh được sáng tác bởi những nhạc sĩ vô cùng nổi tiếng. Nhờ vào đài truyền hình Nippon TV, anime đã không còn bị ngó lơ và đã đạt được sự công nhận mà nó xứng đáng có từ công chúng. Những người không phải là người hâm mộ anime cũng đã rất yêu thích những bộ phim của Studio Ghibli. Và cũng như Disney, phim của Studio Ghibli đã trở thành những tác phẩm kinh điển, chứa nội dung truyền cảm vô cùng và đã định hình lại ngành công nghiệp anime nói chung và cách mọi người tiếp nhận anime nói riêng. Chúng tôi hi vọng bạn đã thấy sơ lược về lịch sử của Studio Ghibli này bổ ích. Theo bạn, tác phẩm nào của Studio Ghibli là hay nhất? Đừng ngại chia sẻ chúng ở bên dưới phần bình luận nhé!  * Nguồn: TOKYOTREAT  * Biên dịch: Khôi Nguyên

Nào chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu các bước còn lại trong việc tìm ra một công việc Freelance đầy ý nghĩa nhé! 4/ SÁNG TẠO NỘI DUNG VÀ BẮT ĐẦU VIẾT BLOG Chuyên gia Ryan Hoover đã có một bài viết rất hay nói về việc xây dựng một lượng khán giả là bước đầu tốt nhất trong việc tìm kiếm và tuyển dụng đồng sáng lập hoặc đội ngũ khởi nghiệp, và điều tương tự cũng áp dụng cho công việc freelance. Viết một cách thông minh về một chủ đề nào đó mà bạn hứng thú có thể làm bạn tỏ ra chuyên nghiệp trong lĩnh vực của bạn trong mắt người tuyển dụng. Đó là cách nhanh nhất để dành được uy tín và sự chụ ý và nếu bạn bỏ thời gian suy nghĩ, chia sẻ đúng nội dung cho đúng người, biết đâu sẽ thu hút được nhiều người đến với portfilio của bạn thì sao. Viết blog trên trang cá nhân của bạn và vài ngày sau hãy đăng lại nội dung ấy lên Medium. Hãy viết những nội dung có ích và hữu dụng đối với các doanh nghiệp. Nhưng đừng quên bộc lộ cá tính của mình trong bài viết. Hãy nhớ rằng các nhà thầu chỉ muốn làm việc với những người vừa có trình độ tốt lại vừa thú vị, thứ mà bạn có thể chứng tỏ trong bài blog của bạn. Hãy chứng tỏ rằng bạn có tầm nhìn và những ý kiến cá nhân hoặc những lời góp ý hữu ích, và bạn muốn bày bỏ khao khát muốn chia sẻ chúng cho doanh nghiệp. Tất cả là để xây dựng một thương hiệu của chính bạn. Có thể sẽ có những khách hàng không đồng tình với bạn, nhưng dù gì đó cũng là những khách hàng tồi mà bạn nên tránh. Hãy là chính bạn, điều đó sẽ thu hút những người muốn làm việc với bạn. Đừng mong đợi sẽ có nhiều người ghé qua blog của bạn. Nhưng mọi thứ nhỏ nhặt đều quan trọng. Xây dựng được một lượng khán giả cần nhiều thời gian, sự kiên nhẫn, tính nhất quán và một số kĩ năng quảng bá. Không được chùn bước. Hãy xem blog là một khoản đầu tư lâu dài cho chính bạn. Bạn sẽ luôn luôn tìm được một số giá trị từ nó, dù không phải là tiền lương. Một số lượt xem từ những khách hàng tiềm năng còn hơn triệu lượt xem nhưng chẳng dẫn đến đâu cả. Con số không phải là tất cả. Cứ tạo ra càng nhiều cơ hội có thể cho những tiềm năng đang tới. Phải nhận thức rằng công việc của bạn là chưa hoàn tất ngay sau khi bạn nhấn nút “đăng”. Quảng bá bài blog của bạn lên mạng xã hội cá nhân, các trang web như Hacker News, Reddit, liên lạc với những trang tin hoặc người quản lí bài viết của blogger, thậm chí là các blogger/twetter khác. Nếu thông tin bạn đăng tải là hữu ích và đáng chia sẻ, sự chú ý mà họ có thểm mang lại cho bạn là rất lớn đấy. Nhưng đừng quên rằng, bạn không nên spam. Mục đích ở đây là giáo dục, không hoàn toàn là quảng bá cho bản thân mình. 5/ THỊ TRƯỜNG TEMPLATE Thiết kế các template cho website và phát hành chúng không chỉ là một cách kiếm tiền bị động tốt – tức là được trả tiền ngay cả khi bạn đang ngủ – mà còn là một cách để mọi người biết đến và có thêm kinh nghiệm tuyệt vời. Nếu mọi người thấy được các mẫu template của bạn trên Webflow, Creative Market, Themeforest, thì họ đang được chứng kiến và trải nghiệm thành quả của bạn đấy. Những cá nhân này rất có khả năng sẽ liên lạc với bạn, với mong muốn bạn thiết kế lại hoàn toàn website của họ sao cho tốt và bắt mắt hơn. Những công việc như thế này thường có mức lương vô cùng hấp dẫn. Còn hơn cả thế, khi đã có portfilio chứa những templates này, bạn sẽ có một lượng lớn khách hàng nhưng công việc lại dễ dàng và nhanh gọn hơn, khi bạn đã có mẫu sẵn, chỉ cần tuỳ chỉnh sao cho vừa ý của khách hàng. Và cũng từ đó bạn lại có thêm nhiều mẫu template để bổ sung voà portfolio của mình. THỊ TRƯỜNG TEMPLATE TRÊN WEBFLOW Là thị trường non trẻ nhất trong ba thị trường mà tôi sắp liệt kê, nhưng có nhiều tiềm năng để đem lại nguồn thu bị động tốt. Điều tuyệt vời rằng sau khi bán template trên Webflow, bạn vẫn có thể rao bán trên những diễn đàn khác. CREATIVE MARKET Cũng là một thị trường béo bở, không chỉ dành cho template nhưng còn dành cho bất cứ thứ gì liên quan đến thiết kế, từ font chữ cho đến ảnh. Bất cứ thứ gì cũng bán được. THEMEFOREST Là thị trường nổi tiếng nhất và sôi nổi nhất. Nhưng cũng vì thế nên bạn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì vậy hãy quảng bá thật nhiều và làm cho sản phẩm của bạn nổi bật nhé! 6/ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI VÀ TRUYỀN MIỆNG Cách tốt nhất mà bạn có thể tìm được những khách hàng chất lượng chính là tham gia những sự kiện không liên quan đến thiết kế. Có câu chuyện tôi muốn kể cho các bạn. Tôi đã từng dành cả ngày ở nhà nộp đơn online, mong muốn rằng sẽ có được một công việc kĩ sư máy móc. Và trong nhiều tháng tôi đã bất thành. Thế là tôi từ bỏ, quyết định theo đuổi sự nghiệp thiết kế và cải thiện website (thứ mà tôi đam mê hơn rất nhiều), và bắt đầu

Hãy cùng tôi khám phá 7 bước mà bạn có thể dễ dàng áp dụng để theo đuổi sự nghiệp freelance, xây dựng mối quan hệ khách hàng và xây dựng một thương hiệu riêng của chính bạn nhé! “Này, làm thế nào mà cậu lúc nào cũng tìm được việc lương cao thế?” Đó có thể là câu hỏi mà tôi nhận được nhiều nhất, chỉ sau câu “Ê, sao cậu kì lạ thế?”! Nhưng không có một câu trả lời cụ thể nào cho cả hai câu hỏi trên, vì đây không phải là văn phòng cảu bác sĩ tâm lý, mà đây là một blog về thiết kế website. Trước tiên hãy cùng tập trung vào câu hỏi đầu tiên nào! Để làm rõ một điều, tôi muốn nhấn mạnh rằng : không có một con đường nào dẫn thẳng đến “thánh địa dành cho freelancer” cả. Trong thực tế, có rất nhiều hướng đi mà bạn có thể lựa chọn, và không phải hướng đi nào cũng dành cho bạn. Nhưng tôi sẽ hướng dẫn bạn 7 phương pháp mà tôi đã trải qua và thấy rằng hữu ích nhất (và có thêm bonus đấy). Tôi thực sự khuyên bạn rằng bạn nên thử qua tất cả 7 bước sau, vì bỏ qua dù chỉ một bước cũng có thể trì hoãn sự nghiệp freelance của bạn đấy. Như đã nói tôi đã thử qua tất tần tật cả 7 bước, và đều thành công. Nếu tôi làm được thi chắc chắn bạn cũng sẽ làm được. Luôn nhớ rằng, khởi đầu luôn là giai đoạn gian nan nhất. Một khi bạn đã chứng tỏ được tài năng của bạn cho một số khách hàng, bạn sẽ tràn ngập trong vô vàn hợp đồng hấp dẫn đấy. Không tin tôi ư? Hãy hỏi những freelancer thành công mà bạn biết xem! Không dài dòng thêm nữa, sau đây là những bước mà tôi sẽ hướng dẫn cho bạn:  – Portfolio của bạn : Trang web cá nhân, Behance và Dribble  – Thị trường freelance : Upwork, AngelList và Toptal  – Viết Blog : dù là ở Medium, trang cá nhân của bạn, viết blog là một cách vô cùng hiệu quả để bày tỏ về bản thân, chứng minh khả năng của bạn trong chính lĩnh vực của bạn. Hãy chia sẻ ý kiến và tham gia nhiều cuộc trò chuyện online nhé!  – Thị trường template : Webflow templates, CreativeMarket, ThemeForest và Webflow Showcase.  – Xây dựng mạng lưới mối quan hệ : Hãy đến với khách hàng và trò chuyện trực tiếp với họ.  – Truyền miệng : Hãy làm mọi thứ dễ dàng hơn cho bạn, để mọi người truyền tai nhau về công việc cảu bạn.  – Làm việc nhanh chóng : tập hợp lại tất cả những phương pháp mà có thể giúp tên tuổi của bạn đến với nhiều khách hàng. Tôi sẽ nói cụ thể từng bước để bạn dễ nắm bắt thông tin cần thiết để có thể bắt đầu tìm kiếm khách hàng cho mình. Mục tiêu là để giúp bạn nhanh chóng có một lượng khách hàng khởi điểm nhất định, để có thể bạn sẽ từ bỏ ngay công việc hiện tại (nếu đó là điều  bạn muốn) hoặc, giúp bạn xây dựng được sự nghiệp mơ ước và nuôi dưỡng tiềm năng vốn có của bạn. Lưu ý rằng trong bài viết này, tôi sẽ lấy cụ thể công việc thiết kế website ra để làm ví dụ điển hình.   1/ XÂY DỰNG VÀ CẬP NHÂT PORTFILIO CỦA BẠN Nếu bạn đang làm việc thiết kế website, nhưng lại không có trang web và portfilio của mình, thì tốt hơn hết nên xem xét lại bản thân mình đấy! Website portfilio là bước đầu tiên bạn cần làm. Bạn không thể email cho khách hàng những đường link về sản phẩm của bạn được. Trang web các nhân của bạn nên là “viên ngọc quý” trong portfilio của bạn. Bạn cần phải chứng tỏ bản thân rằng bạn là một disigner chuyên nghiệp, và bạn muốn khách hàng nghiêm túc và trả lương cao cho bạn. Có thể nói, portfilio chính độ uy tín của bạn. Toàn bộ những bước sau sẽ không có ý nghĩa nếu bạn không có portfolio của bạn. Nếu bạn không làm, sẽ có một designer khác làm, và chắc chắn người đó sẽ thành công hơn bạn trong thị trường béo bở này. Một khi đã có portfilio, hãy gắn nó trên mọi phương diện bạn có thể tiếp cận được ở mọi lúc mọi nơi – trên email, trên mạng xã hội hay thậm chí là danh thiếp (đúng vậy, nghe rất cổ điển, nhưng danh thiếp vẫn có thể rất hữu ích trong một số trường hợp nhất định, luôn luôn có người tìm đến website của bạn mà). 2/ XÂY DỰNG HỒ SƠ CỦA BẠN TRÊN NHỮNG TRANG WEB TÌM KIẾM DESIGNER Bạn cũng nên tạo cho mình những tài khoản trên những trang web có SEO tốt (tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm) chẳng hạn như Dribble hay Behance. Điều này gần như chắc chắn cơ hội khách hàng tìm đến bạn tăng cao rõ rệt. Hãy sử dụng SEO của những website này để thu hút lượng khách hàng tìm đến bạn. Dribble và Behance là nơi để các designers chia sẻ những sản phẩm trí tuệ của họ và nhận phản hồi từ những chuyên gia khác. Việc này đem đến cơ hội cho bạn “trưng bày” những sản phẩm của bạn cho hàng nghìn người, cà biết đâu, sau này họ sẽ là một trong những khách hàng của bạn thì sao? Ngoài ra bạn cũng có thể nhận được những phản hồi, giúp bạn nâng cao trình độ của bạn đấy.

Dù bạn đã vẽ rất nhiều thứ, Ipad và Apple Pencil là những công cụ sketch điện tử đầu tiên của bạn, thì sau đây là những bí quyết để bạn có thể sử dụng tối đa tiềm năng của bộ đôi này đấy! Apple Pencil và Apple Pencil 2 nổi bật hoàn toàn trong thị trường bút cảm ứng hiện tại, được rất nhiều hoạ sĩ chuyên nghiệp khuyên dùng. Và họ có vô vàn lí do để khuyên các bạn nên mua những sản phẩm này : Apple Pencil và Pencil 2 hoạt động “như hình với bóng” với tấm nền hiển thị của Ipad, với độ trễ khi vẽ là vô cùng thấp; chúng có độ dài và đằm tay hơn hầu hết các loại bút điện tử khác và đều có thể sạc thông qua cổng Lightning, hoặc sạc không dây nếu bạn sử dụng phiên bản Pencil 2 song song với Ipad Pro. Sau đây là một số điều căn bản cần biết trước khi bạn viết hoặc vẽ bằng những công cụ “xịn xò “ mới. 1/ HÃY HỌC VẼ TỪ NHỮNG “BẬC THẦY” Nếu bạn thấy vẽ bằng Apple Pencil là một ý tưởng tuyệt vời, chỉ có điều kĩ năng vẽ của bạn có đôi chút hạn hẹp, thì lời khuyên duy nhất mà các chuyên gia có thể dành cho bạn, đó chính là hãy luyện tập vẽ thật nhiều! Việc bạn bỏ nhiều thời gian và công sức để luyện tập thì chắc chắc kĩ năng vẽ của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu khám phá về lĩnh vực này, tốt hơn hết là bạn hãy xem qua những tác phẩm của hoạ sĩ mà bạn yêu thích, nghiên cứu phong cách vẽ của họ, và cố tái hiện lại một tác phẩm khác nhưng theo chính phong cách của bạn. Đây là một hoạt động vô cùng thú vị, khi nó giúp bạn hình dung được hình dáng và cấu trúc của các chủ thể. Và nếu như thế vẫn còn hơi rắc rối dành cho bạn, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ những ứng dụng và những trang web chuyên hướng dẫn cho những người mới bắt đầu bạn nhé! ỨNG DỤNG TRÊN APP STORE  1. Shadowdraw: không hỗ trợ độ nhạy nghiêng hay áp lực cho Apple Pencil, nhưng ứng dụng chứa rất nhiều bài hướng dẫn chi tiết giúp bạn có thể vễ theo phong cách của hoạ sĩ mà bạn yêu thích  2. Lets learn how to draw: cũng không hỗ trợ áp lực về độ nhạy, nhưng ứng dụng phân tích rất rõ bố cục của những động vật thân quen, và cũng là một app tô màu rất dễ thương dành cho những hoạ sĩ “mới chớm”.  3. How to draw everything step by step: dù chưa được cập nhật từ lâu, đặc biệt là cho những thiết bị sử dụng tấm nền Retina, nhưng thư viện của ứng dụng này chứa rất nhiều hướng dẫn vẽ những nhân vật anime, game và động vật, rất phù hợp cho người mới bắt đầu. Lưu ý rằng bạn không thể vẽ trực tiếp trong app nhé!  4. Calligraphy penmanship: lại có một số khuyết điểm – nó không phải là ứng dụng được thiết kế tốt nhất và độ nhạy áp lực cũng cần điều chỉnh thêm để phù hợp với bạn. Nhưng, đây vẫn là một ứng dụng rất hữu ích nếu bạn đang tìm cách cải thiện nét chữ của mình hay kể cả viết thư pháp đấy (lưu ý rằng sau 80h dùng thử, bạn sẽ phải trả thêm 3$ nhé). TRANG WEB  1. https://www.drawspace.com/ với slogan “Bây giờ ai cũng có thể vẽ được”, trang web mang đến cho những người mới nhập môn rất nhiều bài học bổ ích, đi kèm với các chỉ dẫn từng bước vô cùng chi tiết và tỉ mỉ.  2. https://www.proko.com/ đăng tải vô vàn các video hướng dẫn về phát hoạ hình dáng chủ thể và vẽ cơ thể người.  3. https://drawabox.com/ chứa những bài hướng dẫn chi tiết để vẽ những vật dụng mà bạn sử dụng hằng ngày, hay các thứ liên quan đến cuộc sống thường nhật của bạn, như phong cảnh, người và thậm chí là những chiếc… hộp.  4. https://learninginhand.com/blog/draw?rq=draw%20illustrations giúp người mới tập vẽ trên các thiết bị Ipad dễ dàng hơn, đồng thời hướng dẫn các cách mà bạn có thể set up một góc làm việc riêng cho chính bạn.  5. https://thepostmansknock.com/product-category/learn-calligraphy/ là một trang web được thiết kế để hướng dẫn viết chữ hoặc thu pháp hiện đại bằng bút máy, và để giúp các bạn dễ dàng hơn thì trang web còn cung cấp khá nhiều bản PDF in được đấy. 2/ SỬ DỤNG ĐÔI TAY CỦA BẠN Khi bạn vẽ bằng Apple Pencil, bàn tay, cổ tay và cánh tay bạn có thể đặt tựa lên mặt hiển thị của Ipad nhưng không lo vẽ nên những nét ngoài ý muốn, tất cả là nhờ công nghệ palm – rejection. Tuy rằng cũng có vô số các bút cảm ứng khác cũng có công nghệ này thông qua phần mềm của bên thứ 3, nhưng Apple rất biết cách để các sản phẩm của họ hoạt động với nhau một cách trơn tru và mượt mà nhất, nên trải nghiệm của bạn vẫn sẽ là tốt hơn hẳn so với những sản phẩm khác (nhưng ứng dụng này sẽ còn tuỳ, dựa trên sự tương thích với các ứng dụng.) Có thể trước đây bạn đã có những trải nghiệm không tốt với các loại bút cảm ứng khác, khiến bạn không hoàn toàn tự tin, và luôn đặt khoảng cách giữa tay với mặt màn hình, lo sợ rằng vô tình vẽ nên những nét mà họ không muốn vẽ. Chúng tôi cũng đã từng như thế, nhưng với Apple Pencil, bạn có

Tiếp nối phần 1, chúng ta cùng điểm qua 5 manga tiếp theo nằm trong Top 10 bộ manga đáng đọc nhất năm 2020 nhé! 5/ KINGDOM Kingdom là một trong những bộ manga chiến tranh hay nhất mà bạn có thể tìm đọc, được sáng tác bởi Yasuhisa Hara. Truyện lấy bối cảnh thời Chiến quốc, và cũng là một trong những manga Seinen hay nhất. Bộ manga xoay quanh Shin, một cậu bé sinh ra trong gia cảnh nghèo khó, mồ côi nhưng luôn mang trong mình mơ ước trở thành “Thiên hạ đệ nhất tướng quân”. Trên con đường thực hiện ước mơ, Shin đã gặp vô vàn khó khăn, nhưng với ý chí kiên cường, cậu luôn tiến bước mặc kệ khó khăn. Dù anime chuyển thể không được đánh giá cao, nhưng đây là bộ truyện có nội dung được đánh giá là một trong những cốt truyện hay nhất mọi thời đại, và là một lựa chọn không hề tồi chút nào. 4/ DEMON SLAYER : KIMETSU NO YAIBA Tác phẩm của Koyoharu Gotouge được xếp thứ 4 trong danh sách các anime mới hay nhất của năm 2020, và bộ manga mà anime đình đám này chuyển thể, cũng không hề thua kém. Gần đây tác phẩm này đã đi đến hồi kết, chứng tỏ rằng đây là khoảng thời gian vô cùng thích hợp để bắt đầu đọc bộ manga này đấy. Tanjiro, có một gia đình hạnh phúc sống tại một khu làng yên bình và phụ giúp gia đình bằng cách bán than. Hạnh phúc không kéo dài lâu, khi cả gia đình của cậu đã bị lũ ác quỷ thảm sát, chỉ trừ cho cô em gái Nezuko. Nỗi đau của cậu lại càng nhói hơn, khi Nezuko bằng một cách nào đó đã biến thành một con quỷ. Tanjiro bắt đầu cuộc hành trình với cô em gái không rời anh nửa bước, đi tìm cách biến cô trở lại thành con người, và trả thù lũ ác quỷ. 3/ BERSERK        Berserk được chấp bút bởi Kentarou Miura là một câu chuyện phi thường kể về Guts, người đang nỗ lực giải toả lời nguyền khỏi anh và người tình, Casca. Thêm vào đó, Guts cũng liên tục tìm cách trả thù Griffith, dù là bạn thân những cũng là kẻ đã phản bội và đặt lời nguyền chết chóc ấy lên anh. Sở hữu sức mạnh “quái thú”, một thanh kiếm diệt rồng hùng vĩ, và sự cuồng nộ, Guts đối đầu với số phận nhằm cứu rỗi những thứ quý báu với anh. Dù là một bộ manga đã rất cũ, nhưng độ hot và sức hút của Berserk chưa hề giảm nhiệt, khiến nó trở thành một trong những tác phẩm viễn tưởng đáng đọc nhất mọi thời đại. 2/ ATTACK ON TITAN Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua tác phẩm huyền thoại này của Hajime Isayama. Dành cho những ai muốn tìm đọc, Attack on titan kể về thế giới nơi nhân loại phải tìm cách tránh xa những Titan luôn muốn ăn tươi nuốt sống con người, bằng cách xây dựng những bức tường và sống trong chúng. Nhưng cái giá phải đánh đổi khi có được đặc ân được sống sót chính là tự do. Bức tường mà nhân loại đã xây dựng đã đứng vững trong hàng trăm năm, nhưng thảm hoạ đã ập đến khi nó đã bị phá vỡ. Titan ùa ạt vào trong thành phố nơi Eren và Mikasa sinh sống, thảm sát bất kì ai chúng thấy, trong đó có chính gia đình của hai đứa trẻ ngây ngô. Với những ký ức không thể nào xoá đi, Eren thề rằng cậu sẽ tiêu diệt sạch lũ Titan, mang lại hoà bình và tự do cho nhân loại. 1/ ONE PIECE Nhắc đến tên One Piece, chắc không cần phải là một fan cứng cũng có thể nhận ra bộ manga này. Được chấp bút bởi Eiichiro Oda, One Piece chắc chắn là sản phẩm thành công nhất từ trước tới nay của manga Shounen. Nhân vật chính với chiếc mũ rơm quen thuộc, Monkey D. Luffy là một cậu bé nhưng có giấc mơ vô cùng to lớn, là trở thành Vua Hải Tặc. Để theo đuổi giấc mơ hoài bão, Luffy phải tìm ra kho báu của Gold Roger, mang tên One Piece, mà ông đã giấu trên biển Grand Line. Trước giờ khắc hành hình, Roger, tên hải tặc khét tiếng nhất về độ giàu có, danh vọng và quyền lực, đã khai mở cho kỷ nguyên hải tặc khi hắn ngỏ lời về sự tồn tại của kho báu lớn nhất của hắn. Mục tiêu của Luffy rất lớn lao và cũng chứa đầy những chuyến phiêu lưu kì bí, những câu chuyện hài hước, và tất nhiên, những trận hải chiến đầu máu lửa. Bạn có đồng ý với danh sách của chúng tôi không? Nếu đồng ý, hoặc bạn có một danh sách của riêng bạn, đừng ngại chia sẻ nó ở dưới phần bình luận để cho chúng tôi và những đọc giả khác biết nhé!  * Nguồn: CBR.com  * Biên dịch: Khôi Nguyên

Có rất nhiều bộ manga sẽ đến tay người đọc trong năm nay, nhưng đây là danh sách các bộ không thể bỏ qua nếu bạn là một “fan cứng”. Năm 2020, thị trường manga đã phát triển sôi nổi hơn bao giờ hết, với dịch bệnh nguy hiểm vẫn đang tiếp diễn phức tạp trên thế giới, sau đây là những tác phẩm xuất sắc nhất để bạn có thể giết thời gian khi vẫn ở trong nhà, giữ an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội. Gu của mỗi người có thể khác, nhưng với vô vàn những manga trôi nổi ở ngoài kia, chúng tôi đã chọn lọc ra những tác phẩm nổi bật nhất và phù hợp nhất dành cho đại đa số đọc giả. Không mất nhiều thời gian nữa, bắt đầu thôi nào! 10/ MY HERO ACADEMIA Tác phẩm My Hero Academia của Kohei Horikoshi là một trong những manga “hot” nhất  của tờ Weekly Shounen Jump thuộc nhà xuất bản Shueisha tính đến hiện giờ. Tác phẩm là câu chuyện về Izuku Midoriya, sống trong một thế giới nơi 80% dân số sau khi sinh sẽ được thừa hưởng siêu năng lực, còn được biết đến là Quirk. Nhân vật chính của chúng ta không may đã không được thừa hưởng siêu năng lực nào, và giấc mơ trở thành anh hùng của cậu xem ra rất tăm tối. Nhưng, siêu anh hùng số một thế giới, All Might, đã thấy được tia lửa đang đợi bùng cháy trong tim của Izuku, và truyền lại sức mạnh “Symbol of Peace” của ông cho cậu. Từ đó, với sức mạnh có một không hai, Izuku bắt đầu con đường trở thành siêu anh hùng vĩ đại nhất. 9/ VINLAN SAGA Vinland Saga được chấp bút bởi Makoto Yukimura chắc chắn là một bộ manga mà chúng tôi khuyên bạn nên đọc ngay và luôn! Sau khi mùa đầu tiên của anime chuyển thể kết thúc, nhiều người hâm mộ đã không thể chờ đợi và đã tự tìm đến bộ manga để có thể tiếp tục theo dõi hành trình của Thorfinn. Truyện kể về Thorfinn, con trai duy nhất của huyền thoại chiến tranh Jomsviking, Thors. Tuổi thơ của Thorfinn đã không mấy hạnh phúc, khi cậu phải chứng kiến cảnh cha cậu bị hành hình ngay trước mắt mình, một hình ảnh đã ám ảnh tâm trí của cậu. Thorfinn đã thề rằng sẽ trả thù Askeladd, kẻ mà cậu cho rằng đã gài bẫy cho người cha quyền lực của mình. 8/ KOMI-SAN WA KOMYUSHOU DESU Bộ manga được chấp bút bởi Oda Tomohito này chắc chắn rất đáng để bạn dành nhiều thời gian để đọc, nếu bạn là người thích các thể loại lãng mạn và đời sống. Truyện kể về Komi, một nữ sinh với nét đẹp tỏa nắng, nhưng do vẻ mặt lạnh lùng khiến cho mọi người cảm giác cô rất khó gần. Sự thật rằng, Komi chỉ rất tệ trong việc giao tiếp với người khác. Chỉ duy nhất Tadano, bạn học ngồi kế bên cô biết được sự vấn đề của cô. Cả hai người quyết sửa được tính xấu này của Komi và giúp cô trở nên bình thường trong mắt người khác. 7/ JUJUTSU KAISEN Một trong những tác phẩm mới sáng giá nhất của tờ Weekly Shounen Jump thuộc nhà xuất bản Shueisha, chấp bút bởi Gege Akutami. Nếu hỏi chúng tôi gương mặt tiếp theo đại diện cho manga Shounen, thì Jujutsu Kaisen là câu trả lời chắc chắn. Có thể chất vượt trội nhưng nhân vật chính Yuuji lại tránh né các hoạt động điền kinh và gia nhập câu lạc bộ nghiên cứu tâm linh. Tuy Yuuji dành hầu hết thời gian trong câu lạc bộ nhưng cậu lại không làm gì cả. Cậu chỉ quyết định kết thúc lười biếng khi Megumi Fugishiro gia nhập câu lạc bộ, giải thích về sự hiện diện của những vật thể ma ám. Bất ngờ thay, có vẻ như một bậc thầy nhưng Megumi Fugishiro vẫn không thể làm tình hình ổn hơn nên Yuuji đã phải ra tay trấn áp những vật thể cấp cao khác nhằm ngăn chặn điều xấu có thể xảy ra. 6/ FIRE FORCE Fire Force của tác giả Atsushi Ohkubo (Enen No Shouboutai) cũng là một tác phẩm được người đọc đón nhận vô cùng tích cực, ngay sau khi mùa đầu tiên của anime chuyển thể kết thúc. Bộ manga kể về một thế giới, nơi mọi người có thể bất ngờ bốc cháy rực lửa và mất mạng. Nhằm giảm thiểu thiệt hại, một đơn vị vô cùng liều lĩnh mang tên Fire Force đã được thành lập. Điều kỳ lạ nằm ở Shinra, thành viên mới nhất của đội. Shinra có năng lực bộc phá lửa ở chân, tạo nên một tên lửa có thể giúp cậu bay với vận tốc rất lớn. Trong hành trình cứu người cùng đồng đội, Shinra đồng thời điều tra cặn kẽ về bí ẩn chết người trong thế giới của họ. (Còn tiếp)  * Nguồn: CBR.com  * Biên dịch: Khôi Nguyên

Đạo diễn và đồng biên kịch của bộ phim hoạt hình Onward mới của Pixar bàn về sự hình thành đường vòng của tác phẩm giả tưởng đương đại này. Không giống như đại đa số phim về yêu tinh, ý tưởng cho bộ phim hoạt hình mới nhất của Pixar, Onward, bắt đầu với một trải nghiệm cá nhân. ‘Câu chuyện lấy cảm hứng từ mối quan hệ cá nhân của tôi và anh trai mình cùng người bố quá cố của tôi. ông qua đời khi tôi khoảng một tuổi.’, Dan Scanlon kể. ‘Đó là điểm bắt đầu. Chúng ta ai cũng đã từng mất đi một ai đó, và nếu có cơ hội được dành thêm một ngày cùng với họ thì đó nhất định là một cơ hội thú vị phải không? Bạn sẽ hỏi gì, bạn muốn biết gì về họ và bạn muốn họ biết gì về bạn?’. Từ ý tưởng đó, Onward được ra đời. Với bối cảnh trong một thế giới giả tưởng nơi ma thuật đã bị quên lãng, bộ phim kể về một cậu bé yêu tinh tên Ian, bố cậu mất ngay trước khi cậu được sinh ra, và người anh ồn ào Barley. Hai cậu bé có có cơ hội dùng cây gậy thần bố cậu để lại cho Ian như quà tặng sinh nhật 16 tuổi của cậu và triệu hồi ông về trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên câu thần chú không diễn ra như họ kỳ vọng và kết quả là Ian chỉ triệu hồi được nửa thân dưới của bố mình và hai cậu bé quyết định lên đường với nhiệm vụ lấy lại toàn thân của bố mình. Cuộc hành trình là một thử thách mối quan hệ của hai anh em đồng thời cũng là một cuộc phiêu lưu với nhiệm vụ đoàn tụ gia đình. Với sự lồng tiếng của Chris Pratt, Tom Holland và Julia Louis-Dreyfus, Onward mang màu sắc đặc trưng của Pixar: Sự kết hợp giữa hài hước, phiêu lưu và tình cảm trong một câu chuyện về việc liệu phép màu có còn tồn tại trong thế giới này hay không. Tuy vậy, dù phép thuật là trung tâm của câu chuyện, khi Scanlon cùng đồng nghiệp của mình phát triển bộ phim thì đấy không phải là sự lựa chọn đầu tiên. ‘Chúng tôi nghĩ, chà, làm sao để đem một người đã khuất về trong một ngày? Và chúng tôi thậm chí còn bàn về việc có thể người anh là một nhà khoa học và họ tạo nên một chiếc máy để đem bố mình trở về. Nhưng chúng tôi đồng ý với ý tưởng phép thuật khá nhanh chóng vì nó có vẻ tình cảm hơn.’ Và ngay cả khi đã quyết định đưa phép thuật và ấp ủ bộ phim theo thể loại giả tưởng, những vấn đề bắt đầu diễn ra. ‘Chúng tôi nghĩ, nếu đây là một bộ phim giả tưởng truyền thống và diễn ra hàng trăm năm trước thì câu chuyện hiện đại đầy tính cá nhân của hai anh em muốn gặp lại bố mình sẽ không phù hợp. Vậy nên nếu biến nó thành một thế giới giả tưởng hiện đại thì sao? Và đó là quá trình suy nghĩ của chúng tôi để đạt đến quyết định cuối cùng về bối cảnh của bộ phim, và đó cũng chính là phần vui nhất. Những thứ như kỳ lân đã từng quý hiếm giờ đầy rẫy và hành xử như những loài gặm nhấm chẳng hạn. Đó là một cơ hội để làm một bộ phim giả tưởng hài hước, một thứ mà chúng ta chưa được thấy nhiều trên màn ảnh.’ Về kết cấu chung của bộ phim, cụ thể là cách kết phim mang lại cảm giác toàn vẹn cho bộ phim, Scanlon giải thích rằng quá trình biên kịch không có gì đặc biệt. ‘Đoạn kết là thứ duy nhất không thay đổi gì so với ý tưởng ban đầu,’ anh tiết lộ. ‘Chúng tôi lên ý tưởng cho đoạn kết trước và toàn bộ câu chuyện là cách làm thế nào để đi đến được kết cục đó. Phần lớn thời gian là phải đảm bảo rằng chúng tôi thật sự hiểu được Ian thật sự muốn gì từ việc gặp lại bố mình. Đã có một lúc chúng tôi nghĩ về việc có thể người bố giữ một thông tin gì đó mà họ cần, như mật mã của một két sắt trong tầng hầm nào đó? Và kỳ lạ là sau một khoảng thời gian trăn trở, chúng tôi quyết định rằng Ian là một cậu bé thiếu tự tin và cậu bé muốn hỏi bố cách để trở thành một người đàn ông tự tin. Đó là một mới quan hệ bố mẹ – trẻ tuyệt vời.’ ‘Và trong những phiên bản đầu tiên của câu chuyện, Ian là người hứng thú với phép thuật và Barley thì không. Và thật khó để kết nối cùng Ian vì cậu bé biết quá nhiều thứ về một chủ đề mà khán giả chẳng hiểu gì. Một khi chúng tôi đổi người hứng thú với phép thuật thành Barley, bỗng nhiên câu chuyện trở nên liền mạch hơn vì Ian và khán giả có thể cùng học về phép thuật cùng nhau.’ Một bộ phim mang đậm dấu ấn Pixar, và như tất cả những người cuồng nhiệt biết rằng đây không chỉ là một bộ phim đầy sự hài hước mà còn vô cùng đúng nơi và đúng lúc. Chúng có thể xoay quanh nhân vật và gần giống như thuyết minh hay chúng có thể ẩn giấu trong mạch truyện và kết thúc ngay trước khi bạn kịp để ý. Quyết định xem đâu là lúc cần nhiều sự hài hước và đâu là lúc cần ít lại và quyết định bao nhiêu là đủ là một

Để ăn mừng Ngày Truyện Tranh (4 tháng 5) chúng ta hãy cùng xem thử xem công việc của một hoạ sĩ thiết kế bìa cho những đầu truyện nổi tiếng nhất thế giới thì như thế nào nhé! Chúng tôi trò chuyện cùng hoạ sĩ vẽ bìa kỳ cựu David Nakayama , người đã thiết kế bìa cho Marvel, Hasbro, DC, WB, Capcom, Valiant và Fantasy Flight Games, và những truyện khác. Trong bài phỏng vấn hôm nay, anh chia sẻ về bí quyết tạo nên những bìa truyện tuyệt vời và tầm quan trọng của portfolio, một ngày làm việc của anh và những thứ thú vị khác. Con đường dẫn tới công việc hôm nay của anh là gì? Ngay cả khi tôi còn bé, tôi luôn thích vẽ để giải trí. Đầu tiên những nhân vật như Garfield, rồi những nhân vật Nintendo Entertainment System như Mega Man và cuối cùng thì tôi khám phá ra truyện tranh. Vào đầu những năm 90, hàng xóm của tôi đọc những truyện như Uncanny X-men và đặc biệt nét vẽ của Jim Lee đã cuốn hút tôi. Tôi cho rằng đó là thứ tuyệt vời nhất mình từng nhìn thấy và lập tức tôi trở thành một độc giả truyện tranh và một họa sĩ. Với tôi, đó là một bước ngoặt thay đổi cuộc đời. Có lẽ đó là lúc tôi bắt đầu cuộc hành trình luyện vẽ 15 năm của mình, theo học trường nghệ thuật và giới thiệu portfolio của mình tại các triển lãm, hội thảo truyện tranh đến khi được thử sức với công việc. Điều gì khiến một bìa truyện bắt mắt? Nghiên cứu thật kỹ lúc nào cũng có ích. Tôi thích xem lại tất cả bìa truyện trong catalog previews mỗi tháng để xem mọi người đang làm gì và chưa làm gì. Một số palette và bố cục được sử dụng lại ở khắp nơi và tôi tránh lặp lại những điều này. Những concept sáng tạo, hài hước và suy nghĩ mới mẻ cũng vô cùng có ích. Nhưng quan trọng nhất vẫn là điểm nhấn. Cái gì nổi bật? Đặc biệt đối với truyện tranh, tôi luôn cố để tìm cách bùng nổ nhất để diễn tả nhân vật. Vì vậy tôi thiên về những kỹ thuật như phối cảnh rút ngắn, sự tương phản gia tăng, những chi tiết đồ hoạ nhỏ như đường gạch hay hoạ tiết sự phối hợp giữa các màu sáng cạnh nhau. Khi vẽ hình một anh hùng, tôi luôn đặt câu hỏi: ‘Liệu hình này in lên áo phông nhìn có đẹp không?’ Hình bìa tôi vẽ cho trò chơi Spider Man PS4 (Series SPIDER-GIDEON của Marvel) có vẻ được mọi người yêu thích. Đó là hình siêu anh hùng đơn lẻ bắt trọn khoảnh khắc cuối cùng của một cú đu mình. Peter dường như đang hít một hơi sâu trước khi trọng lực kéo cậu xuống. Bức tranh nắm bắt được cảm xúc chăng? Tôi nghĩ tôi đã sử dụng không gian bố cục khá tốt và tôi thích cách nhân vật nổi bật hẳn khỏi thành phố nhìn như một tấm áp phích và hình nền đỏ phẳng lỳ phía sau. Đơn giản nhưng hiệu quả. Những tác phẩm yêu thích khác của tôi thường có một điểm nhấn hay hiệu ứng hình ảnh gì đó nhưng bức tranh này thì không cần thêm bất kỳ yếu tố nào. Một ngày làm việc bình thường của anh diễn ra như thế nào và quá trình sáng tạo của anh ra sao? Tôi không phải là con người của buổi sáng nên tôi thường bắt đầu ngày làm việc của mình với việc đọc email. Khi não tôi đã được khởi động, tôi lao ngay vào những dự án cấp bách nhất và tôi thường cố làm được gì đó trước giờ nghỉ trưa. Xuyên suốt một ngày tôi thường cố làm một đến hai tiếng và nghỉ ngơi. Buổi tối khi con tôi đi ngủ và ngôi nhà trở nên yên lặng tôi thường có hai đến ba tiếng vô cùng năng suất trước khi đi ngủ. Về quá trình, gần đây tôi thường làm việc hoàn toàn 100% với Photoshop và màn hình Cintiq cỡ vừa. Tôi luôn thử nghiệm với quá trình làm việc của mình nhưng bây giờ thì phương pháp của tôi thường là: Bố trí thumbnail, phác thảo sơ, đi nét, lên mảng màu, đi lớp màu tối và sáng, cuối cùng là kết hợp chúng lại và tô lại lớp màu trên cùng. Theo anh tầm quan trọng của portfolio như thế nào đến việc được nhận việc? Đối với tôi thì portfolio là vô cùng cần thiết. Thành thật thì rất nhiều khách hàng lớn của tôi – những công ty lớn mà tôi chắc chắn rằng bạn đã từng nghe tên – đã tìm ra tôi từ portfolio ArtStation của tôi. Đây không phải là quảng cáo và tôi không được trả tiền để nói điều này, vì đó là sự thật. Những nền tảng mạng xã hội khác như Instagram, Twitter, Behance cũng giúp ích nhưng hầu hết những Giám đốc nghệ thuật nghiêm túc với những công việc tốt nhất sẽ nhìn vào portfolio ArtStation. Hồi tôi làm giám đốc nghệ thuật cho video games và cần tuyển người, đó là cách tôi đã làm. Những họa sĩ trẻ không biết rằng tìm việc bây giờ dễ dàng biết bao! Những năm trước, khi tôi có công việc chuyên nghiệp đầu tiên tại một triển lãm truyện tranh, tôi phải trình bày những tác phẩm của mình trên giấy cho mọi người xem trực tiếp. Nhưng bây giờ, nếu như bạn biết tận dụng internet, người ta sẽ tìm đến bạn. Quả là một sự xa xỉ! Anh nghĩ sao về những yếu tố cần thiết để trở thành một họa sĩ vẽ bìa truyện tranh tuyệt

ArtStation vô cùng háo hức giới thiệu với các bạn thử thách Lightbox Expo đầu tiên, ra đời nhờ sự hợp tác sáng tạo giữa ArtStation và Lightbox Expo! Chủ đề của Thử thách Lightbox Expo là Chiếc Hộp Bí Ẩn. Chúng tôi thử thách các nghệ sỹ tưởng tượng ra một thế giới bí ẩn, nơi mà trí tưởng tượng là lối đi đúng đắn. >>> Tham gia ngay: Tại đây Thử thách bao gồm năm hạng mục (Thiết kế Keyframe, Thiết kế nhân vật, Thiết kế cảnh quan, Thiết kế đạo cụ và 2D Animation) kéo dài trong 6 tuần. Lightbox Expo: Chiếc Hộp Bí Ẩn Bạn hiện có thể đăng ký tham gia vào các hạng mục và bắt đầu thử thách.  + Thiết kế key frame: Xem thêm tại đây  + Thiết kế nhân vật: Xem thêm tại đây  + Thiết kế cảnh quan: Xem thêm tại đây  + Thiết kế đạo cụ: Xem thêm tại đây  + 2D animation: Xem thêm tại đây Hạn chót Thử thách Chiếc Hộp Bí Ẩn bắt đầu vào thứ hai ngày 1 tháng 6, 2020 và hạn cuối nộp bài vào thứ hai ngày 13 tháng 7, 2020. Khách mời Nhằm giúp bài dự thi của bạn bứt phá hơn, mỗi hạng mục sẽ có một khách mời sẽ cho bạn những lời nhận xét và mẹo vặt trong quá trình bạn hoàn thiện tác phẩm của mình.  – Pablo Carpio (Freelance): Keyframe Concept Art  – Suzanne Helmigh (Freelance): Thiết kế nhân vật  – Grace Liu (Airship Syndicate): Thiết kế môi trường  – Marina Ortega Lorente (Axis Studios): Thiết kế đạo cụ Giám khảo  – Christian Alzmann (Giám sát thiết kế concept tại Lucasfilm, ILM)  – Phillip Boutte Jr. (Hoạ sỹ concept trang phục/ Thiết kế sản xuất)  – Helen Mingjue Chen (Giám đốc nghệ thuật, Walt Disney Animation)  – Justin Goby Fields (Đạo diễn, Sanctum Studios)  – Stephen Silver (Học viện Silver Drawing)  – Wesley Burt (Hoạ sỹ phát triển hình ảnh, Marvel Studios) Phần thưởng MSI, Wacom, Procreate, Adobe, KitBash 3D và Infinite Painter đã hợp tác để có một danh sách giải thưởng hấp dẫn dành cho người thắng cuộc Lightbox Expo: Thử thách Chiếc Hộp Bí Ẩn! Các giải thưởng cho từng hạng mục:  ** Giải nhất: MSI P75 Creator-469 17.3″ Laptop hoặc MSI P65 Creator-654 15.6″ Laptop (Tuỳ hạng mục) Apple iPad Pro 12.9″ 512GB với Apple Pencil 2nd Gen và Procreate Wacom Intuos Small Tài khoản Adobe Creative Cloud – 1 năm KitBash3d World Kit Infinite Painter Tài khoản ArtStation Pro – 1 năm  ** Giải nhì: Wacom One Tài khoản Adobe Creative Cloud – 1 năm Procreate KitBash3d World Kit Infinite Painter Tài khoản ArtStation Pro – 1 năm  ** Giải ba: Wacom Intuos Small Tài khoản Adobe Creative Cloud – 1 năm Procreate KitBash3d World Kit Infinite Painter Tài khoản ArtStation Pro – 1 năm  ** Giải đặc biệt (mỗi hạng mục 5 giải): Procreate KitBash3d World Kit Infinite Painter Tài khoản ArtStation Pro – 1 năm  Nguồn: ARTSTATION MAGAZINE  Người dịch: LIT

Trong bài phỏng vấn này, Leticia chia sẻ về trải nghiệm của cô tại công việc hiện tại, một số mẹo làm portfolio, những tác phẩm cô yêu thích nhất. Leticia Gillett là Hoạ sỹ phát triển nhân vật tại Netflix Animation, hiện đang làm việc tại Los Angeles. Trước khi chuyển đến Mỹ và theo học tại Gnomon, cô đã làm Chuyên gia 3D Archviz (*) và Character Creation tại Brazil. Đến nay, kinh nghiệm làm việc của Leticia bao gồm các vị trí tại Disney, Blizzard Entertainment và Dreamworks. “Theo tôi, ArtStation là nền tảng chuyên nghiệp nhất để bạn trình bày portfolio của mình. (Và tất nhiên là ArtStation không trả tiền để bắt tôi nói điều này). Họ có bố cục đơn giản và tiện lợi, rất dễ dàng cho các nhà tuyển dụng thao tác khi đánh giá các portfolio.” – Xem thêm tại trang web portfolio của Leticia được xây dựng bởi ArtStation tại đây Trong bài phỏng vấn này, Leticia chia sẻ về trải nghiệm của cô tại công việc hiện tại, một số mẹo làm portfolio, những tác phẩm cô yêu thích nhất. Bạn kiếm được công việc đầu tiên như thế nào? Lúc đó tôi đang làm việc cho một công ty kiến trúc nhưng tôi luôn ao ước được làm công việc sáng tạo nhân vật. Tôi đến từ một thành phố nhỏ tại Brazil tên Recife và lúc đó có một công ty quảng cáo tên Z4 sản xuất khá nhiều sản phẩm thú vị cho TV. Vì muốn gia nhập công ty nên tôi đã thực hiện một số dự án cá nhân trong thời gian rảnh của mình, gửi portfolio của mình cho họ và cầu nguyện. Nếu Z4 không nhận tôi thì chẳng còn nơi nào tuyệt vời để làm nữa. Rất may mắn là họ đã trả lời email của tôi và tôi có công việc đầu tiên làm hoạ sỹ thiết kế nhân vật sơ cấp. Theo bạn như thế nào là một portfolio mạnh? Với tôi, tôi luôn cố tạo ra những sản phẩm thể hiện được tôi là ai và muốn truyền tải điều gì. Tôi nghĩ nếu bạn nghe theo trái tim và điều gì thôi thúc bạn tạo ra nghệ thuật, đó sẽ là thứ giúp mọi người kết nối với tác phẩm của bạn tốt hơn. Khi tôi không chỉ tập trung vào việc tạo hình mà còn vào việc truyền tải công việc, tôi dễ dàng thể hiện quan điểm của mình với mọi người và kết nối với họ. Tác phẩm bạn thích nhất là tác phẩm nào? Tác phẩm tôi thích nhất trong portfolio của mình là ‘Đám tang’. Quá trình tạo ra tác phẩm này rất vui, tôi tận dụng những hình mẫu không đối xứng và kể câu chuyện của mình với ánh sáng, màu sắc và đổ bóng. Lồng ghép câu chuyện vào tác phẩm của mình luôn là việc tôi thích thử sức và tôi nghĩ tôi đã thành công với dự án đó. Nó kể 3 câu chuyện: Bên phải bức tranh nghiêng về phía ấm áp, thể hiện sự vô cảm bởi hai người đàn ông đang tán gẫu, phía bên trái bức tranh thì lạnh hơn, thể hiện câu chuyện gia đình đau khổ và sự ngộ nhận giá trị của cuộc sống thông qua cái chết và chính giữa bức tranh là một cậu bé cầm một bông hoa đỏ, thể hiện sự hy vọng và sự tiếp diễn của cuộc sống. Mỗi ngày làm việc của bạn tại Netflix hiện nay như thế nào? Mỗi ngày làm việc của tôi tại Netflix đều rất tuyệt vời! Tôi được làm việc cùng những hoạ sĩ 2D tuyệt vời nhất trong bộ phận phát triển nhân vật để tạo ra những nhân vật phù hợp cho cả show truyền hình lẫn phim 2D và 3D. Đây là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo và hợp tác. Bạn cần phải là một hoạ sĩ nhân vật tuyệt vời đồng thời giỏi giao tiếp. Tôi tiến hành rất nhiều thử nghiệm lên ý tưởng bằng các bản thảo 3D để chúng tôi có thể cùng nhau tìm những phương án tốt nhất cho nhân vật để đưa vào sản xuất. (*) Archviz là một trong những  thuật ngữ thú vị nhất trong lĩnh vực 3D. Thuật ngữ này, viết tắt của trực quan hoá kiến trúc (Architectural Visualisation), kết hợp sự tinh tế của kiến trúc với bí quyết về kỹ thuật. Người dịch: Lit Nguồn: ArtStation Magazine

D-OPEN COMPETITION là cuộc thi thường niên do Viện Truyện Tranh và Phim Hoạt Hình Việt Nam – Comic Media Academy (CMA) phối hợp với đơn vị sản xuất bảng vẽ điện tử XP-Pen tổ chức. Đây là một sân chơi lành mạnh, bổ ích dành cho cộng đồng đam mê Digital Painting trên toàn quốc thể hiện tài năng và cá tính của mình. 1/ NỘI DUNG CUỘC THI:  – Cuộc thi diễn ra từ ngày 1/7 đến ngày 30/8/2020. D-OPEN mùa 1 với chủ đề “TÁI SINH”  – Tái sinh là vòng lặp của sự sống và cái chết. Sinh ra không có nghĩa là bắt đầu và chết đi không có nghĩa là kết thúc. 2/ THỂ LỆ THAM DỰ: 2.1/ Đối tượng dự thi: Dành cho thanh thiếu niên đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam trong độ tuổi từ 15 đến 29 (tính đến năm 2020). 2.2/ Hình thức dự thi:  – Theo hình thức cá nhân, không giới hạn số lượng tác phẩm dự thi.  – Tác phẩm được trình bày dưới các hình thức : 🌻 Digital Painting 🌻 Illustration (Tranh/bộ tranh minh họa) 🌻 Interactive Art (Nghệ thuật tương tác) 🌻 Motion Art (Nghệ thuật chuyển động)  – Tác phẩm dự thi có định dạng: 📍 File JPG, PNG có độ phân giải trên 150pdi với hình thức Digital Painting & Illustration. 📍 File video MP4 chất lượng cao với hình thức Motion Art. 📍 File hình ảnh và video (nếu có) đính kèm để mô tả nội dung và cách thức thể hiện tác phẩm với hình thức Interactive Art.  – Tác phẩm dự thi vui lòng gửi tại: https://tinyurl.com/Dang-ky-D-OPEN-2020  – Tác phẩm dự thi được đăng tải tại fanpage chính thức của D-OPEN và được chấm vòng sơ khảo để chọn ra top 30 tác phẩm vào chung kết, trong đó có 8 tác phẩm đạt giải tuần do khán giả bình chọn.  – Top 30 tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được tham gia Gala triển lãm và trao giải tại Tp. Hồ Chí Minh (chi phí in ấn do BTC tài trợ). 3/ YÊU CẦU VỚI CÁC TÁC PHẨM DỰ THI:  – Không mang các yếu tố cổ xúy cho các tệ nạn xã hội hay kích động bạo lực, truyền bá nội dung không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.  – Các tác phẩm dự thi phải là tác phẩm có nội dung nguyên bản, không sao chép từ các tác phẩm khác.  – Các tác phẩm dự thi đều chưa được công bố trên các phương tiện truyền thông và chưa từng tham gia các cuộc thi nào khác.  – Trong thời gian diễn ra cuộc thi, các tác phẩm dự thi không được đăng tải trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào trừ các kênh thông tin chính thức của cuộc thi.  – Tác phẩm dự thi phải được thực hiện bởi chính tác giả dự thi và không vi phạm bản quyền của bên thứ ba.  – Thí sinh chịu trách nhiệm về bản quyền của tác phẩm dự thi.  – BTC có quyền sử dụng tác phẩm dự thi cho các hoạt động truyền thông. 4/ CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG: 4.1/ Giải tuần:  – Có 8 giải do khán giả bình chọn tương ứng với 8 tuần, dành cho tác phẩm có lượt tương tác cao nhất tuần (1 react = 1 điểm, 1 share = 3 điểm).  – Tác phẩm thắng giải tuần sẽ được lọt vào Top 30 vòng chung kết và được xuất hiện trên cover của fanpage cuộc thi trong thời gian 1 tuần. 4.2/ Giải chung cuộc: 1 GIẢI TOÀN NĂNG – Bảng vẽ màn hình XP-Pen Artist 24 Pro QHD 2K – Sổ Digital XP-Pen Note Plus 2 GIẢI CHUYÊN NGHIỆP – Mỗi giải 1 Bảng vẽ màn hình XP-Pen Artist 15.6 Pro 1 GIẢI TRIỂN VỌNG – Bảng vẽ màn hình XP-Pen Artist 12 Pro 1 GIẢI CÔNG CHÚNG (tính đến ngày 30/8/2020) – Sổ Digital XP-Pen Note Plus 5/ BAN GIÁM KHẢO:  – Họa sĩ Phan Vũ Linh  – Họa sĩ Phùng Nguyên Quang  – Họa sĩ Huỳnh Kim Liên  – Họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn 6/ CÁC MỐC THỜI GIAN CỦA CUỘC THI: ● Nhận bài: 1/7-30/8/2020 ● Công bố danh sách top 30: 7/9/2020 ● Gala trao giải và khai mạc triển lãm: 20/9/2020 ● Thời gian triển lãm: 20-25/9/2020  

Hãy cùng tiếp tục điểm qua 10 bài học về cuộc sống mà Disney đã gửi gắm qua những bộ phim của mình nhé! 11/ BẠCH TUYẾT VÀ 7 CHÚ LÙN – LÒNG NHÂN HẬU Lòng nhân hậu là một đức tính tốt, khi bạn luôn có niềm tin vào cuộc sống và thấy được phẩm chất tốt đẹp của mọi người; như cách mà Bạch Tuyết đã làm với mụ phù thuỷ. Khi bạn đối tốt với ai đó, khả năng cao người đó cũng sẽ hành xử như cách bạn đã từng. 12/ NGƯỜI ĐẸP VÀ QUÁI VẬT – ĐỪNG ĐÁNH GIÁ QUYỂN SÁCH QUA BÌA CỦA NÓ Xã hội ngày nay, chúng ta thường đánh gía người khác quá nhanh, có thể thông qua mạng xã hội hay thái độ. Hãy như Belle, cô không vội đánh giá chàng quái vật, mà từ tốn trò chuyện và tìm hiểu về chàng, bỏ ngoài tai lời nói của kẻ khác. Và nhìn xem, cô đã đem lòng yêu chàng quái vật rồi, thật đáng yêu phải không nào? 13/ NÀNG TIÊN CÁ – HÃY SỐNG THEO GIẤC MƠ CỦA MÌNH Giống như bài học nêu trên, những định kiến sai sự thật thường có những tác động tiêu cực lên tâm lý của bạn. Dù cho gia đình của bạn áp đặt công việc tương lai của bạn, hay bạn bè bảo mua sắm như thế nào mới là hợp thời; đừng nghe họ, hãy có định kiến riêng và sống theo những gì bạn ước ao, như Ariel. 14/ NGƯỜI ĐẸP NGỦ TRONG RỪNG – ĐỪNG ĐÁNH MẤT HI VỌNG Vì không được sống cuộc sống thật nên Aurora luôn cảm giác như bị giam cầm và tò mò về xung quanh, cuối cùng bị mụ phù thuỷ cho chìm vào giấc ngủ. Các nàng tiên đã không mất hi vọng rằng tình yêu đích thực của cô nhất định sẽ trở về và đánh thức cô khỏi giấc ngủ sâu. Bài học rút ra trong câu chuyện này, đừng nhìn một ly nước, và cho rằng nó “chỉ” còn một nửa, mà là “vẫn” còn một nửa. 15/ ALADDIN VÀ CÂY ĐÈN THẦN – ĐỪNG ĐỂ SỰ ÁP ĐẶT CHÈN ÉP BẠN Công chúa Jasmine đã có thể cưới bất kì ai, nhưng cô đã quá chán nản với những gã hoàng tử chỉ biết ra vẻ. Cô không muốn lập gia đình, trừ khi cô thực sự đem lòng yêu nửa kia của mình. Bạn nên học từ cô, đừng chỉ làm “công việc gì cũng được”; bạn cần đặt tâm trí và cả trái tim vào việc đang làm thì mới gặt hái được thành công. 16/ CÔNG CHÚA DA ĐỎ – HÃY ĐẤU TRANH CHO NHỮNG GÌ BẠN QUAN TÂM Đây là một trong những bài học đáng giá nhất; rằng nếu bạn thực sự mong muốn và yêu quí thứ gì đó, thì rất đáng để bạn đấu tranh để đạt lấy thứ ấy đấy. Pocahontas đã đấu tranh vì người dân của cô, vì mảnh đất thiêng liêng nơi cô sinh ra và cuối cùng, là vì John Smith. 17/ CÔNG CHÚA TÓC XÙ – GIA ĐÌNH LÀ MÃI MÃI Các nhân vật trong bộ phim này đã dạy chúng ta rằng “bạn bè đến rồi cũng đi, chỉ có gia đình là ở mãi bên bạn”. Và chuyến phiêu lưu của Merida đã chứng minh điều đó là rất đúng. Cô còn cho chúng ta thấy rằng, dù có bất đồng quan điểm với người thân, thì chí ít cũng nên cho họ thấy luận điểm của mình. 18/ NỮ HOÀNG BĂNG GIÁ – YÊU QUÍ CHÍNH BẢN THÂN Elsa đã lẩn trốn khỏi thế giới nhằm che đậy bản thân thật và sức mạnh của cô, ngay cả khỏi chính cô em gái yêu quý của cô. Câu chuyện chạnh lòng này cho chúng ta thấy rằng, con người ai cũng có điểm khác biệt, tốt hơn hết nên chấp nhận chúng và sống thật với bản chất của chúng ta. 19/ CHÚ BÉ NGƯỜI GỖ – NÓI DỐI KHÔNG DẪN ĐẾN ĐÂU HẾT Chiếc mũi dài ra vô tận mỗi khi Pinocchio nói dối đã cho chúng ta thấy rằng, nói dối không có điểm dừng và sẽ luôn luôn để lại hậu quả. Nói dối lần một rồi sẽ có lần hai, cho đến khi bạn gặp rắc rối to. Nếu muốn cuộc sống đơn giản hơn thì hãy dừng ngay việc dối trá đi bạn nhé. 20/ CÂU CHUYỆN ĐỒ CHƠI – TIẾN TỚI VÔ CỰC VÀ XA HƠN NỮA Cũng như điều mà Buzz và Woody đã học được, không có giấc mơ nào là quá tầm tay. Hãy đặt ra mục tiêu cho mình và ngay khi đạt được mục tiêu đó lại đặt cho bản thân một mục tiêu khác để làm động lực. Ban đầu Woody đã không hiểu khẩu hiệu của Buzz, nhưng về sau, anh đã nhận ra sức mạnh của lòng tin. Hi vọng những bài học trên đã có ích cho bạn. Nếu bạn học được bài học nào từ những bộ phim disney khác, đừng chần chừ để lại bình luận để chia sẻ cho người khác bạn nhé!  – Nguồn: CareerAddict  – Người dịch: Khôi Nguyên

Ai cũng thích những bộ phim hoạt hình của Disney, dù cho bạn có 6, 26 hay 46 tuổi đi nữa. Những bộ phim này thường khơi dậy lại những cảm xúc rất khó tả, và rất hoàn hảo để giải trí sau một ngày dài. Dù bạn mới hoàn thành deadline, mới chấm dứt một mối quan hệ hay thậm chí vừa tỉnh rượu sau một đêm say miên man, thì những thước phim gắn liền với tuổi thơ này hẳn sẽ giúp bạn nở 1 nụ cười thật tươi, hay thậm chí còn dạy cho bạn đôi điều đấy! Sau đây là 20 bộ phim của Disney và những bài học ẩn chứa trong chúng mà có thể sẽ giúp bạn cải thiện cuộc sống và công việc hơn 1/ THẾ GIỚI CÔN TRÙNG – HÃY LÊN TIẾNG Flik là chú kiến có đầu óc sáng tạo nhất nhưng hoàn toàn bị những chú kiến khác ngó lơ vì chúng nghĩ rằng Flik không tập trung và đang làm gián đoạn công việc của cả tổ kiến. Nhưng bạn hãy nhìn xem, sáng kiến của Flik rồi cũng đã cứu sống cho cả bầy kiến đấy. Bài học ở đây, khi bạn có một sáng kiến hay, đừng bao giờ ngần ngại chia sẻ ý kiến của bạn. Hãy làm hết sức mình để được chú ý và nhận được sự tôn trọng. 2/ ALICE Ở SỨ THẦN TIÊN – TRÍ TÒ MÒ Hãy như Alice, hãy tò mò và khám phá thế giới thần tiên của chính bạn! Đừng bao giờ gò bó bản thân bạn trong một hoàn cảnh nào hết, dù cho đó là công việc, hay thậm chí là mối quan hệ tình cảm và bạn bè. Nếu bạn tò mò sẽ ra sao nếu bạn từ bỏ công việc hiện tại, thứ đang làm tâm trí và thể xác bạn hao mòn, thì đừng chần chừ gì nữa mà không theo đuổi một công việc freelance khác – theo đuổi giấc mơ của bạn. 3/ HOA MỘC LAN – NẮM BẮT CƠ HỘI Mulan đã nắm lấy cơ hội, thay cha chiến đấu cho tổ quốc, kể cả khi phải giả trai. Việc cô trở thành một chiến binh đã đi ngược với mọi mong muốn trong gia tộc và trái với định kiến của xã hội bấy giờ, nhưng cũng vì thế mà cô đã giành được danh dự và sự tôn trọng. Không bao giờ là quá muộn để bạn tìm tòi một chuyên môn mới hay bắt đầu một nếp sống khoẻ mạnh hơn, miễn là bạn biết khi nào cơ hội ấy đã đến và nắm bắt lấy nó. 4/ HERCULES – LUYỆN TẬP NHIỀU HƠN Bạn còn nhớ cách Hercules trở thành một người hùng với cơ bắp cuồn cuộn, trông còn đô hơn gã bự con nhất tại phòng gym không? Với việc luyện tập không ngừng nghỉ, anh đã từ một cậu nhóc gầy nhom thành một chàng trai lực lưỡng. Đây là một đức tính có thể áp dụng vào mọi khía cạnh của cuộc sống, rằng nếu bạn luôn tìm tòi và phát triển bản thân hơn, thì không lâu sau bạn có thể đạt được giấc mơ và mục tiêu của mình. 5/ VUA SƯ TỬ – TÌM CHO BẢN THÂN MỘT NGƯỜI THẦY Nếu bạn để ý, bạn luôn luôn có một bậc “sư phụ”, người luôn chỉ lối cho mọi nước đi của bạn. Đó có thể là một người thân trong gia đình, một giáo viên mà bạn cực kì mến mộ hay kể cả quản lí của bạn. Rafiki chính là người thầy của Simba, luôn giúp đỡ Simba mỗi khi vị vua của chúng ta cảm thấy mất phương hướng. Sẽ rất tuyệt nếu bạn có một người mà bạn có thể tâm sự cùng mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống và sự nghiệp, và bất ngờ thay, có rất nhiều người còn hơn là sẵn lòng lắng nghe bạn đấy. 6/ CHÚ CHUỘT ĐẦU BẾP – ĐỪNG NHẬN SỰ TÍN NHIỆM CHO VIỆC MÀ BẠN KHÔNG LÀM Xét về mặt đạo đức, thật dễ nhận thức rằng không nên tiếp nhận những lời khen khi bạn không xứng đáng. Nhưng, vàng bạc thì thường làm hoa mắt người. Danh vọng thật tuyệt, nhưng nếu sự thật bị phơi bày, thì ánh đèn sân khấu đó cũng sẽ không còn soi sáng cho bạn đâu. Cảm giác bị kì thị và khinh bỉ còn tệ hơn việc không có danh vọng nhiều. Đừng như Alfredo, anh ta đã nghĩ rằng sẽ không bao giờ có ai phát hiện ra rằng Remy mới là một đầu bếp thực sự. 7/ CÔNG CHÚA VÀ CHÀNG ẾCH – CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM Tiana là một nàng công chúa có tầm nhìn rộng và một định hướng tương lai vững chắc. Cô đã cam lòng làm lụng vất cả 2 công việc một lúc cho đến khi mở được nhà hàng trong mơ của mình. Hãy học hỏi đôi điều từ cô; tập trung vào mục tiêu của mình, và luôn tạo ra những bước tiến để đạt được mục tiêu đó. 8/ ĐI TÌM NEMO – KHÔNG CHÙN BƯỚC “When life gets you down, you just keep swimming”, có thể hiểu nôm na rằng dù cuộc sống khốn khó đến đâu thì cũng đừng chùn bước. Câu thoại nổi tiếng này của Dory đã giúp Marlin vững chắc tinh thần trong chuyến phiêu lưu đi tìm lại đứa con trai của mình. Chúng ta ai cũng trải qua những ngày tồi tệ, nhưng đó là cuộc sống, và bộ phim này đã dạy cho chúng ta luôn đứng vững trên đôi chân của chính mình và vượt qua khó khăn. 9/ CÔNG CHÚA TÓC DÀI – TÌM TÒI NHỮNG CÁI MỚI Sau khi bị bắt cóc và dành cả thanh xuân bị nhốt trong toà

Như vậy thì bộ manga đình đám cũng đã phải đặt dấu chấm hết cho chặng đường của mình, với chương cuối cùng in trong số thứ 24 của Weekly Shonen Jump. Trên mạng xã hội Twitter thì tài khoản chính thức của bộ manga này cũng đã đăng tải lời tri ân tới các fan hâm mộ đã theo dõi bộ truyện trong suốt thời gian qua. Weekly Shonen Jump đồng thời cũng đã đưa ra thông báo rằng, bộ spin-off sẽ mang tên Kimetsu no Yaiba: Rengoku Gaiden, và sẽ tập trung chủ yếu đến nhân vật Rengoku Kyoujurou. Mặc dù ngày ra mắt vẫn chưa được ấn định, nhưng đã có nguồn tin xác nhận rằng Hirano Ryouji vẫn sẽ là người chấp bút cho phần ngoại truyện này. Trước đó, 2 spin-off của bộ truyện này cũng là do ông sáng tác. Được sáng tác bởi Gotouge Koyoharu, là câu chuyện theo chân cậu bé bán than tốt bụng Kamando Tanjiro. Cuộc sống của cậu đã thay đổi mãi mãi khi cả gia đình bị quỷ tấn công. Để trả lại em gái của mình, người hiện đang là một con quỷ, trở về trạng thái cũ và trả thù cho gia đình, Tanjiro bắt đầu một hành trình nguy hiểm. *** Spin-off theo định nghĩa trong các phương tiện truyền thông là một chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, trò chơi điện tử hoặc bất kỳ tác phẩm tường thuật nào có nguồn gốc từ một hoặc nhiều tác phẩm đã có, đặc biệt nó nêu chi tiết hơn về một khía cạnh của tác phẩm gốc.  – Nguồn: Tokyo Otaku Made NEWS  – Biên dịch: Khôi Nguyên

Bạn là một người cực kì yêu thích nhân vật Totoro và đang có nhiều thời gian rảnh? Hôm nay, một nhà sản xuất phim của Ghibli Studio sẽ hướng dẫn các bạn vẽ một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của hãng phim này nhé. Link video hướng dẫn: Tại đây Toshio Suzuki, cựu chủ tịch của hãng phim có trụ sở tại Tokyo, đã đăng tải một video ngắn nhằm hướng dẫn vẽ Totoro dành cho các trẻ em hay các fan hâm mộ đang phải cách ly ở nhà do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. “Xin chào mọi người. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn vẽ Totoro nhé,” ông Suzuki nói với một giọng điệu vui vẻ và hài hước. Bước đầu tiên, chúng ta cần vẽ phác thảo thân hình bụ bẫm của nhân vật này, với sự kết hợp của các loài động vật đáng yêu khác, như mèo, cú và gấu mèo. Sử dụng một cây cọ, ông nhấn mạnh rằng, điều quan trọng nhất và chi tiết nổi bật nhất cần phải nhớ khi vẽ Totoro, đó chính là đôi mắt to tròn cách xa nhau của sinh vật này. “Đây là một điều đơn giản mà các bạn có thể làm ở nhà. Nào, cùng vẽ với tôi đi mọi nguời,” ông Suzuki nói. Totoro là một nhân vật đình đám được rất nhiều fan mến mộ, xuất hiện trong bộ phim gắn liền với tuổi thơ của nhiều người : “Hàng xóm của tôi là Totoro” của Studio Ghibli, kể về câu chuyện của 2 chị em và tình bạn của họ với những sinh vật kì lạ trong khu rừng đầy phép màu. Bộ phim được công chiếu vào năm 1988 và đã trở thành một tác phẩm kinh điển, nổi tiếng không chỉ tại quê nhà Nhật Bản mà còn cả thế giới, và vẫn được chiếu trên màn ảnh rộng tại Trung Quốc vào năm 2018. Ngoài ra, ông Suzuki còn sản xuất nhiều bộ phim nổi tiếng khác, như “Vùng Đất linh hồn”, “Công Chúa Mononoke”,v.v Nhật Bản đang dần kiểm soát được đại dịch Covid-19, tình hình có vẻ ổn định hơn những nơi khác như Châu Âu và Mỹ, nhưng đất nước này hiện vẫn đang trong tình trạng báo động quốc gia và nhiều trường học đã phải đóng cửa từ cuối tháng 2. Bảo tàng Ghibli nằm tại Tokyo, nơi trưng bày nhiều tác phẩm đoạt giải Oscar của thiên tài hoạ sĩ hoạt hình Hayao Miyazaki, nằm trong mục những cơ sơ vật chất không thiết yếu đã phải đóng cửa nhằm ứng phó với dịch bệnh. Video của ông Suzuki được đăng tải trên một website do quê nhà Nagoya của ông thiết lập, nhằm động viên những trẻ em đang phải cách ly tại nhà. Trang web này còn đăng tải nhiều thông điệp đến từ những người nổi tiếng và vận động viên khác có liên quan đến thành phố. —— Nguồn: The Japan Times  Người dịch: Khôi Nguyên

Ngày 10.02.2020, các trang mạng xã hội tràn ngập hashtag #galaxiesforqinni Cùng ngày, DevianArt – một trong những cộng đồng nghệ thuật lớn nhất thế giới đăng tweet: “Hôm nay, thế giới đã mất đi một nghệ sĩ tuyệt vời, cũng như là một con người đáng kính. Cảm ơn vì đã truyền cảm hứng cho chúng tôi với các tác phẩm của mình, Qinni. Chúng tôi hi vọng bạn có thể yên nghỉ.” Qinni, tên thật là Qing Han – hoạ sĩ vẽ minh hoạ nổi tiếng với hơn 2 triệu lượt theo dõi trên Instagram đã ra đi ở tuổi 29 bởi căn bệnh ung thư. Sự ra đi của Qinni để lại sự tiếc thương trong cộng đồng yêu nghệ thuật khắp thế giới. Nhiều người thừa nhận, trái tim họ tan vỡ trước cái chết của cô. Hôm nay,  CMA sẽ cùng các bạn nhìn lại cuộc đời ngắn ngủi nhưng rực rỡ của Qinni. Hành trình bắt đầu từ những vì sao… Qinni sinh ngày 20.02.1990 tại Ontario, Canada. Với trái tim yêu thích hội hoạ, năm 15 tuổi, Qinni lập tài khoản DevianArt và bắt đầu chia sẻ những tác phẩm của mình kể từ năm 18 tuổi. Qinni nhanh chóng nổi tiếng bởi những bức hoạ rực rỡ và giàu cảm xúc. Đặc biệt, những bức tranh lấy chủ đề những vì sao của cô đã trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đồng yêu vẽ trên toàn thế giới. …Toả sáng rực rỡ ở tuổi 20s… Năm 2012, Qinni tốt nghiệp đại học ngành Animation, sau đó cô có thời gian làm việc tại Disney XD – Kênh thiếu nhi trực thuộc Walt Disney với vị trí hoạ sĩ vẽ layout. Bên cạnh công việc chính, cô vẫn không ngừng sáng tác cá nhân, tác phẩm của Qinni được post đều đặn trên DevianArt và Instagram cá nhân. Qinn trở thành một trong những hoạ sĩ trẻ có tầm ảnh hưởng nhiều nhất trên các trang mạng xã hội thế giới. Năm 2017, cô còn được trang DevianArt trao giải “DeviantArt’s Deviousness Award” nhờ sự cống hiến không ngừng nghỉ của mình. … Phút giây đẹp nhất cũng chính là thời điểm đau đớn nhất… Giữa lúc sự nghiệp đang ở đỉnh cao, Qinni phải đối mặt với căn bệnh tim của mình. Cô thậm chí phải mổ tim đến tận 4 lần trong suốt 2 năm. Một thời gian sau đó, tưởng như nữ họa sĩ đã bình phục trở lại thì vào cuối năm năm 2019, cô lại thông báo rằng mình được chẩn đoán mắc ung thư sarcoma giai đoạn 4 và chỉ còn đúng “một hay một năm rưỡi để sống”. Trong dòng chia sẻ của mình, cô đã khiến cộng đồng fan trên toàn thế giới tan nát trái tim khi nói rằng: “Này mọi người, làm sao để tôi không đột nhiên bật khóc nữa vậy?”   …Trở về cùng những vì sao. Trong những năm tháng cuối đời, dù phải chịu nhiều đau đớn chữa trị, nhưng Qinni vẫn không ngừng vẽ. Những tác phẩm của nữ hoạ sĩ ở giai đoạn này đẹp đến đau lòng. Sự tồn tại song song giữa hi vọng và tuyệt vọng, giữa khát khao sống và cái chết, giữa hạnh phúc và nỗi đau đã làm thổn thức bao trái tim của người hâm mộ. Tác phẩm cuối cùng của Qinni được đăng vào ngày 06.02.2020, là bức tranh về chính cô giữa bầu trời với cơ thể đầy những vết thương. Quini đã kết thúc hành trình của mình ở tuổi 29, giữa những vì sao – rực rỡ như chính cách mà cô khởi đầu. Lạc An

Kể từ khi thành lập vào năm 2015, viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam (CMA) đã chú trọng vào phát triển khả năng hội hoạ của trẻ từ khi còn bé thông qua lớp học Manga – Comic thiếu nhi và nhận được phản hồi tích cực từ cộng đồng. Sau 5 năm xây dựng và phát triển, hiểu được nhu cầu của thiếu nhi và bậc phụ huynh, CMA đã tổ chức thêm nhiều lớp học vẽ Online chạy song song cùng hình thức Offline truyền thống, tạo thêm nhiều cơ hội học tập cho các bé ở xa khu vực Hồ Chí Minh hoặc không có nhiều thời gian di chuyển.  Hãy cùng CMA so sánh giữa hai hình thức Online và Offline để chọn được khoá học phù hợp với bé nhé!  * HÌNH THỨC HỌC VẼ TRUYỀN THỐNG OFFLINE  – Thời lượng: 3 tháng chia làm 22 buổi. Mỗi buổi 2 tiếng.  – Nội dung học tập: Phong phú, đa đạng, kiến thức thường xuyên cập nhật theo xu hướng vẽ truyện tranh Manga – Comic trên thế giới.  – Địa điểm học tập: Quận 3 và Quận Phú Nhuận, là những quận trung tâm của TP.Hồ Chí Minh.  – Tính tương tác: Bé được tương tác trực tiếp với thầy cô giáo và các bạn tại lớp. Ngoài kĩ năng vẽ, bé được học thêm các kĩ năng mềm như: thuyết trình tác phẩm, làm việc nhóm.  – Tính tổ chức và kỉ luật: Bé được rèn luyện tính tổ chức và kỉ luật thông qua việc tuân thủ các nội quy của lớp học và sự giám sát của thầy cô.  – Bé được làm quen với nhiều bạn mới, vừa học vừa chơi, năng động, sáng tạo.  * HÌNH THỨC HỌC VẼ TRỰC TUYẾN ONLINE  – Thời lượng: 8 buổi. Mỗi buổi 2 tiếng.  – Nội dung học tập: Súc tích, cô đọng, kiến thức thường xuyên cập nhật theo xu hướng vẽ truyện tranh Manga – Comic trên thế giới.  – Địa điểm học tập: Linh hoạt, chủ động. Bé có thể học vẽ ở bất kì đâu, bất kì tỉnh thành và quốc gia, chỉ cần có đường truyền Internet đủ mạnh.  – Tính tương tác: Bé được tương tác với thầy cô giáo và các bạn thông qua màn hình máy tính, bằng phần mềm trực tuyến.  – Tính tổ chức và kỉ luật: Bé được rèn luyện tính tổ chức và kỉ luật thông qua việc tham dự lớp học đúng giờ, và sự giám sát của người trong gia đình.  – Bé được làm quen với nhiều phần mềm mới, vừa học vẽ, vừa học công nghệ. Chương trình học Online và Offline của lớp Manga – Comic thiếu nhi đều có nhũng ưu điểm riêng, hi vọng với bài viết này, bé sẽ lựa chọn được hình thức học tập phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình nhé! Lạc An

8/ Steve Simpson Một lão làng trong lĩnh vực Illustration, tính tới thời điểm hiện tại Steve Simpson đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong công việc đòi hỏi sự sáng tạo vô biên này. Với số lượng tác phẩm cực nhiều và cực đẹp Steve Simpson không ngần ngại việc chia sẻ chúng trên các trang web về lĩnh vực có liên quan. 9/ Denis Gonchar Con người là nguồn cảm hứng bất tận của Denis Gonchar. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các tranh minh họa về người của Denis Gonchar từ trắng đen đến có màu. Biểu cảm, cử chỉ của người trong tranh Denis Gonchar vẽ vô cùng sinh động và chân thật. Ngoài ra, động vật cũng xuất hiện với tần số dày đặc trong các tác phẩm của Denis và cũng như khi vẽ người, các con vật của Denis Gonchar rất chỉnh chu và nghệ thuật. 10/ Eurico Luiz Eurico Luiz hiện đang làm công việc chuyên về mảng minh họa truyện tranh. Phong cách thường thấy ở Eurico Luiz là những tranh minh họa mang nét hoài cổ tuy nhiên vẫn có những tác phẩm Eurico Luiz thể hiện khía cạnh khác biệt và độc lạ như tranh anh vẽ về những sinh vật giả tưởng kì khôi. Con người cũng xuất hiện trong tranh của anh, thường thì anh sẽ lồng ghép gương mặt hoặc một vài bộ phận trên gương mặt người mẫu vào tranh của mình. 11/ Natalie Lines Không qua trường lớp, kinh nghiệm Natalie Lines được tích lũy chủ yếu nhờ vào việc tự học. Điều đó cũng không thể kìm hãm cô gái đến từ nước Anh này tỏa sáng. Tài năng, khiếu thẩm mỹ độc đáo và sự nhạy cảm về thời trang giúp cô có cơ hội cộng tác với những nhãn hàng thời trang nổi tiếng trong đó có Dorothy Perkins và House of Fraser. 12/ Christi du Toit Tiếp tục là một Illustrator tự thân trau giũa kỹ năng thay vì học qua trường lớp. Các tác phẩm của Christi du Toit mang hơi hướng viễn tưởng, không khó để tìm thấy hình ảnh phi hành gia, người máy hay các cỗ máy tương lai,… trong tranh của Christi. 13/ Natalia de Frutos Ramos Nhẹ nhàng và nữ tính là cảm giác mà các tranh minh họa của Natalia de Frutos Ramos mang lại cho người xem. Với việc sử dụng các gam màu lạnh, nội dung tranh tuy đơn giản nhưng đáng yêu, gần gũi những tác phẩm của Natalia  dễ dàng chiếm được cảm tình của người xem đặc biệt là nữ giới. 14/ Simon Prades Simon Prades hiện đang làm song song ở hai mảng Illustration và thiết kế đồ họa. Đã từng nhận yêu cầu đặt hàng từ Nike, nhật báo The New York Time và tạp chí Vice điều này chứng tỏ năng lực và độ nổi tiếng của Simon Prades. 15/ Asakura Kouhei Sẽ là một thiếu sót khi không nhắc đến chàng họa sĩ đến từ xứ sở phù tang – Asakura Kouhei. Như nhiều người dân Nhật Bản Asakura Kouhei dành tình yêu mãnh liệt cho thiên nhiên đó là lí do vì sao trong hầu hết các tác phẩm độc đáo của mình Asakura Kouhei đều vẽ về thiên nhiên hoang dã. Nhưng nếu chỉ có vậy thì chưa đủ làm nên chất riêng của anh, tranh của Asakura Kouhei gây ấn tượng mạnh mẽ đến thị giác người xem nhờ vào những tổ hợp màu sắc nổi bật tưởng chừng không thể dung hợp nhưng khi ngắm cả tổng thể lại mang đến cảm giác không thể hài hòa hơn.    * Nguồn ảnh: Behance  * Tổng hợp: Linh

Trước sự bùng phát của Covid-19, tất cả chúng ta nói chung và trẻ em nói riêng đã ý thức hơn về sự nguy hiểm của vi khuẩn. Đồng hành cùng các hoạt động phòng chống dịch bệnh và tiếp nối cuộc thi vẽ tranh sáng tạo được tổ chức thường niên, Nha khoa Westcoast chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh Smile Art Contest 2020 với chủ đề: “Sử dụng siêu năng lực đẩy lùi vi khuẩn trong khoang miệng” và thông điệp: “Hãy bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn”. Với mong muốn giúp các em hiểu sâu hơn những ảnh hưởng tiêu cực của vi khuẩn đến sức khỏe răng miệng, mà qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe tổng thể về lâu dài. Cuộc thi Smile Art Contest 2020 sẽ diễn ra từ 15/05 – 12/06/2020 với nhiều phần thưởng hấp dẫn Giải thưởng tuần và Giải thưởng chung cuộc dành cho các tài năng nhí. 1/ Mục tiêu cuộc thi  – Truyền cảm hứng cho trẻ phát triển khả năng sáng tạo và năng khiếu nghệ thuật dưới hình thức cuộc thi vẽ tranh vui nhộn.  – Giáo dục tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng tốt. 2/ Đối tượng dự thi Trẻ em từ 12 tuổi trở xuống đang sinh sống tại Hà Nội và TP.HCM 3/ Cách thức tham dự Do không thể chủ quan trước tình hình dịch bệnh, Smile Art Contest 2020 sẽ chỉ nhận tác phẩm dự thi trực tuyến cho vòng 1. Đặc biệt, năm nay ban tổ chức bổ sung thêm 4 giải thưởng dành cho 4 thí sinh xuất sắc nhất hàng tuần. Do đó, phụ huynh, các trường nên khuyến khích các bé hoàn thành tác phẩm của mình càng sớm càng tốt và làm theo các bước sau để có cơ hội nhận phần quà hấp dẫn:  + Bước 1: Chụp ảnh tác phẩm của bé với độ phân giải cao  + Bước 2: Truy cập và like fanpage Westcoast International Dental Clinic để liên kết với ban tổ chức và cuộc thi  + Bước 3: Mô tả chi tiết thông tin về tác phẩm dự thi: a. Họ tên và ngày sinh của bé b. Tên trường/trung tâm hội họa hoặc tên của phụ huynh và số điện thoại c. Giới thiệu tác phẩm của bé, mô tả ngắn hoặc đặt tiêu đề cho tác phẩm (không quá 100 từ). Điều này giúp thể hiện ý nghĩa và cảm xúc của bé qua tranh vẽ.  + Bước 4: Đính kèm tác phẩm của bé và nội dung mô tả ở trên gửi về inbox Messenger hoặc email: marketing@westcoastinternational.com của ban tổ chức  + Bước 5 (mang tính chất quyết định cho giải thưởng tuần): Chia sẻ bài dự thi của bé từ fanpage Westcoast về tài khoản cá nhân của phụ huynh/trường học ở chế độ “Công khai” kèm hai hashtag #Smileartcontest2020 #Westcoastdentalclinic 4/ Cách chấm điểm và giải thưởng Mỗi tuần sẽ có 1 bài dự thi giành giải thưởng dựa trên lượng tương tác cao nhất của tuần đó. Nếu bé gửi bài dự thi càng sớm thì tác phẩm sẽ có nhiều cơ hội giành giải thưởng tuần hơn. Bài dự thi đã chiến thắng ở tuần trước không được tiếp tục tranh giải tuần cho những tuần tiếp theo. Tất cả tác phẩm dự thi đều có cơ hội trở thành một trong 10 thí sinh lọt vào vòng Chung kết và giành được 3 giải thưởng cao nhất. Lưu ý: Kết quả vòng chung kết sẽ chỉ dựa trên đánh giá chuyên môn của ban giám khảo. *** Vòng 1 (15/05 – 12/06): giải thưởng hàng tuần là Hộp màu gỗ Colormate Thời gian công bố Tuần 1 (15/05 – 22/05): 25/05 Thời gian công bố Tuần 2 (23/05 – 29/05): 01/06 Thời gian công bố Tuần 3 (30/05 – 05/06): 08/06 Thời gian công bố Tuần 4 (06/06 – 12/06): 15/06 *** Vòng 2 – Chung kết (15/06 – 21/06):  + Giải nhất: Ipad 10.2 2019 Wi-Fi 32GB  + Giải nhì: Xe đạp Asama  + Giải ba: Đồng hồ thông minh Masstel Super Hero Thời gian công bố giải thưởng: 22-25/06 5/ Yêu cầu về tác phẩm dự thi  – Mỗi thí sinh có thể nộp nhiều hơn 1 tác phẩm dự thi nhưng tối đa 1 tác phẩm/tuần.  – Các tác phẩm dự thi phải đúng theo chủ đề: Sử dụng siêu năng lực của bạn để đánh bay mảng bám, diệt sạch vi khuẩn có hại trong khoang miệng và mang đến nụ cười rạng rỡ cho mọi người.  – Thí sinh có nhiều cách để thể hiện ý tưởng của mình thông qua các chất liệu như sáp màu, bút chì màu, màu bột, màu nước, phấn màu, sơn dầu, v.v… Chất liệu sáng tác không bị giới hạn.  – Tác phẩm dự thi phải có kích thước tối thiểu là A4 trở lên. Điêu khắc hay sáng tạo nghệ thuật 3D đều được chấp nhận.  – Mỗi tuần, ban tổ chức sẽ chọn 1 bài dự thi có điểm số cao nhất tính trên lượt tương tác, nhận xét và chia sẻ trong tuần đó để trao giải tuần với Hộp màu gỗ Colormate. *** Cách tính điểm như sau:  + (1) Tương tác (thích, yêu thích, wow) = 1 điểm  + (2) Nhận xét (tính trên mỗi tài khoản) = 2 điểm  + (3) Chia sẻ (tính trên mỗi tài khoản, chia sẻ công khai) = 3 điểm Tổng số điểm = (1) + (2) + (3)  – Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm do chính bé sáng tác và chưa từng xuất hiện trong bất kỳ cuộc thi, chương trình quảng cáo hay triển lãm nào trước đó.  – Tất cả tác phẩm dự thi phải được gửi trực tuyến đến hết ngày 12/06/2020. Ban tổ chức không giải quyết bất kỳ tác phẩm nào gửi sau

Những năm gần đây với sự đổ bộ của các bộ phim bom tấn Hollywood, làn sóng Hallyu,… vào thị trường phim ảnh Việt Nam mà khán giả và đặc biệt là những bạn trẻ đã dành nhiều sự quan tâm cho nghề Biên kịch. Tuy nhiên có không ít bạn đam mê và muốn trở thành Biên kịch lại trăn trở về cơ hội nghề nghiệp của công việc mới mẻ và đầy sự sáng tạọ này. Vậy thực tế thị trường việc làm của nghề Biên kịch tại Việt Nam ra sao? Màu mỡ hay khan hiếm? Hãy cùng Comic Media Academy (CMA) điểm qua một số công việc mà người Biên kịch có thể “nhúng tay” làm nhé! 1/ Biên kịch web drama Web drama hay còn gọi là phim chiếu mạng xuất hiện vào khoảng năm 2010 và nhanh chóng nhận được sự yêu thích của cộng đồng mạng. Lợi thế của web drama là không bị kiểm duyệt điều đó trở thành lợi thế để người biên kịch thỏa sức sáng tạo. Đồng thời với lượng người xem vô cùng lớn nhiều đạo diễn, diễn viên đang dần chuyển hướng sang làm web drama sau đó đăng trên trang Youtube của họ. Vì vậy, việc “khát” kịch bản vô hình chung trở thành cơ hội để bạn tỏa sáng. 2/ Biên kịch phim điện ảnh Do việc sản xuất một bộ phim điện ảnh ngốn không ít kinh phí do đó các đạo diễn tuyển lựa rất gắt gao phần kịch bản. Để có thể lọt vào mắt xanh của đạo diễn bạn cần có một kịch bản ấn tượng, chỉnh chu và phải thu về lợi nhuận. Đáp ứng những điều này không hề đơn giản theo lẽ thông thường bạn cần có kinh nghiệm. Ngoài ra bạn cũng phải có “tiếng thơm” thì kịch bản của bạn mới có cơ hội tới tay đạo diễn. Tuy vậy không có nghĩa các biên kịch trẻ, chưa có nhiều thành tích lẫy lừng thì không thể trở thành biên kịch phim điện ảnh. Thị trường phim Việt hiện nay đang rất nhộn nhịp, các hãng phim mọc lên như nấm sau mưa, sự cạnh tranh giữa các hãng phim lẫn việc thiếu hụt kịch bản khiến một số đạo diễn cởi mở hơn trong việc đón nhận kịch bản của những biên kịch trẻ. 3/ Biên kịch cho các game show Bên cạnh nhu cầu thưởng thức phim, giải trí cũng đang là mỏ vàng để các đài truyền hình khai thác điều này dẫn đến việc xuất hiện của nghề biên kịch game show. Nói một cách ngắn gọn thì biên kịch game show là người xây dựng nội dung, hoạt động cho các chương trình giải trí. Phù hợp với những bạn thích làm việc trong môi trường sôi nổi, hướng ngoại. Ưu điểm của công việc này là thu nhập ổn định hơn biên kịch phim đồng thời giúp mở rộng mối quan hệ. 4/ Biên kịch Music Video (MV) Cuộc chạy đua Top Trending trên Youtube hiện nay khiến các ca sĩ không chỉ quan tâm đến bài hát mà còn đầu tư vào trang phục, bối cảnh,… và nội dung MV. Điều này mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ đam mê viết lách. Tương tự biên kịch cho các game show, biên kịch MV đem lại nguồn thu nhập khá cao, môi trường làm việc năng động cùng cơ hội tiếp xúc với các gương mặt trong showbiz. 5/ Biên kịch game Người làm biên kịch game sẽ là người thiết kế kịch bản, lên ý tưởng, xây dựng cốt truyện, tính cách nhân vật và các trường hợp xảy ra trong game. Từ những nội dung này đội ngũ chuyên về đồ họa sẽ xây dựng giao diện và mô tả thực tế hơn về nhân vật, bối cảnh game. Do liên quan đến mảng game mà do đó các biên kịch game cần am hiểu công nghệ thông tin, đồ họa bên cạnh khả năng viết lách, sáng tạo. +++++++++ Trên đây là một số định hướng cho nghề Biên kịch tại Việt Nam. Hãy yên tâm khi cơ hội phát triển của nghề này là cực kì tiềm năng. Và để trở thành một biên kịch thành công thì bạn cần có kiến thức và hiểu biết vững chắc về nghề bạn đang theo đuổi. Vì thế cho nên việc tham gia các khóa học về Biên kịch là cách truyền thống nhưng hiệu quả nhất để trở thành một Biên kịch chuyên nghiệp. Tham khảo khóa học Biên kịch tại CMA để ước mơ thành nhà Biên kịch của bạn không còn là mơ ước: Click tại đây Linh

Trái tim của bộ phim Nhân vật là trái tim của mỗi tác phẩm, là yếu tố không thể thiếu giúp bộ phim có sức sống và được nhớ đến. Nhắc tới Tây Du Kí khán giả sẽ nhớ ngay đến bốn thầy trò Đường Tam Tạng vượt bao gian truân để đến Tây Thiên. Hình ảnh đầu tiên bật lên trong tâm trí người xem khi nhắc đến Cướp biển vùng Caribbean luôn là nhân vật gã cướp biển Jack Sparrow gian xảo, tinh ranh. Cầu nối truyền tải thông điệp và chủ đề tới khán giả Thông qua nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm được truyền tải một cách rõ ràng và sinh động. Xuyên suốt 8 phần phim Harry Potter, tình yêu thương là cốt lỗi của các giá trị tinh thần, là nguồn sức mạnh giúp vượt qua thử thách. Mỗi loại tình cảm (tình thân, tình yêu, tình bạn, tình đồng đội,…) trong phim có một hoặc vài nhân vật biểu tượng. Và khi đề cập đến tình yêu thầm lặng, day dứt nhưng to lớn, vượt qua cả cách biệt âm dương thì không có nhân vật đại diện nào hoàn hảo hơn giáo sư môn độc dược Severus Snape. Dù Lily (mẹ của Harry Potter) đã chết thì Snape vẫn giữ gìn nguyên vẹn tình cảm ấy thậm chí dùng cả tính mạng để bảo vệ con trai người phụ nữ ông yêu. Biểu tượng gợi nhớ và truyền cảm hứng Các nhân vật kinh điển luôn có một sức sống mãnh liệt, rất nhiều trường hợp trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm khác. Bá Vương Biệt Cơ của đạo diễn Trần Khải Ca đoạt giải Cành Cọ Vàng năm 1993 tại Liên hoan phim Cannes, đến nay vẫn là tượng đài của điện ảnh Trung Quốc – Hồng Kông. Trang phục dùng trong phim được triển lãm tại Thư viện Trung Tâm Hồng Kông. Phim cũng được sử dụng làm tài liệu để đào tạo các đạo diễn, diễn viên, biên kịch. Góp phần tạo nên tiếng vang của phim phải nhắc đến việc biên kịch xây dựng quá thành công nhân vật Trình Điệp Y có một không hai – đào hát tài hoa nhưng có số phận đầy đau thương. Nhân vật này đã trở thành biểu tượng nhắc nhớ cho phim mỗi khi khán giả xem các phim khác có nội dung hay bối cảnh tương tự. Đồng thời Trình Điệp Y cũng là nguồn cảm hứng cho thế hệ diễn viên hậu bối. Như Doãn Chính – nam chính trong Bên tóc mai không phải hải đường hồng đã bộc bạch nhân vật Trình Điệp Y là nguồn cảm hứng để anh học hỏi. Một tác phẩm hay bên cạnh các tình tiết thú vị, ý tưởng tốt thì diễn biến của câu chuyện phải hài hòa với hành vi, tính cách của nhân vật đó là lí do vì sao xây dựng nhân vật trở thành việc cực kì quan trọng để câu chuyện có thể phát triển một cách tự nhiên mà không xảy ra việc mâu thuẫn hay “bàn tay biên kịch”. Muốn tạo ra nhân vật sống động, có chiều sâu bạn phải có kỹ thuật để xây dựng hồ sơ nhân vật với các chiều kích khác nhau. Bên cạnh việc trau dồi kinh nghiệm thì việc bổ sung, cập nhật kiến thức là điều nên làm và luôn luôn cần thiết. Linh

Sau thời gian nghiên cứu và xây dựng chương trình, Comic Media Academy (CMA) tự tin là đơn vị tiên phong tổ chức lớp đào tạo hoạ sĩ vẽ Webtoon Online. Với hình thức dạy trực tuyến, học viên hoàn toàn có thể học mọi lúc mọi nơi mà vẫn đảm bảo được hiệu quả học tập. Đừng lo ngại, nếu bạn chưa biết vẽ máy Đến với lớp học Webtoon Online, bạn sẽ được hướng dẫn làm quen với bảng vẽ điện tử trong vòng 3 buổi. Bằng phần mềm Meet Now, bạn có thể tương tác với giáo viên, đồng thời được giáo viên hướng dẫn bằng cách chia sẻ màn hình trực tiếp. Hệ thống bài tập được thiết kế khoa học giúp bạn thành thục kĩ năng vẽ trên phần mềm Photoshop chỉ sau tuần học đầu tiên.  *** Hình ảnh bài tập của học viên lớp Webtoon Online 1 sau ba buổi học: Tại đây Học vẽ bài bản với quy luật phối cảnh Phối cảnh là quy luật cơ bản, chi phối mọi yếu tố của đời sống. Do đó, nếu bạn muốn trở thành hoạ sĩ Webtoon, chắc chắn phải thành thục quy luật này. Với trọng tâm đào tạo hoạ sĩ chuyên nghiệp, CMA đưa vào chương trình giảng dạy môn Phối Cảnh ngay từ những buổi học đầu tiên. Yên tâm rằng bạn sẽ được thầy cô ở CMA biến mớ kiến thức “khó nhằn” này trở nên dễ hiểu nhất. Thiết kế nhân vật tuỳ theo nhu cầu sáng tác Bạn thích phong cách Manhua, Manhwa, Manga, Comic? Hay chỉ thích những hình vẽ chibi, kawaii đơn giản? Đừng lo lắng, vì đến với lớp học Webtoon Online của CMA, bạn sẽ được giáo viên hướng dẫn sáng tác nhân vật theo nhu cầu của bản thân. Bố cục dọc – bí mật của truyện tranh Webtoon Khác với truyện tranh truyền thống in giấy, Webtoon đọc trên thiết bị di động theo bố cục dọc. Cách sắp xếp khung, hình dáng khung, khoảng cách giữa các khung đều có ngôn ngữ và ý nghĩa riêng. Bạn sẽ được hướng dẫn cách sắp xếp bố cục thế nào để phù hợp với thể loại và cốt truyện mà mình đang vẽ. Ngôn ngữ màu sắc Màu sắc là một trong những yếu tố không thể thiếu của Webtoon, chính vì vậy, cảm xúc màu là môn học trọng tâm trong chương trình đào tạo. Ngoài những kiến thức về màu sắc trong hội hoạ, bạn còn được học kĩ thuật tô màu trên máy, cũng như tạo cọ để đặc tả chất liệu màu sắc khác nhau hệt như vẽ bằng tay. Kĩ thuật định dạng truyện tranh Webtoon theo tiêu chuẩn Để xuất bản tác phẩm Webtoon online, ngoài nội dung và hình ảnh thu hút, bạn cần phải thuần thục các kĩ thuật định dạng: kích thước chiều ngang, chiều dài, kĩ thuật cắt trang, điều chỉnh khổ giấy, độ phân giải,… Kết thúc khoá học Webtoon Online, bạn sẽ được hướng dẫn để post ngay tác phẩm của mình lên platform độc quyền của CMA. Lạc An

Vượt qua Hạ Cánh Nơi Anh, Hospital Playlist đã trở thành phim có rating tập mở đầu đình đám nhất của đài tvN (6.3%). Với thành tính này, Hospital Playlist trở thành một trong những phim có mở đầu ấn tượng nhất trong lịch sử phim truyền hình Hàn Quốc. Đồng thời, cũng đánh dấu màn “comeback” hoành tráng của nhà biên kịch vàng Lee Woo Jung. Trước Hospital Playlist, Lee Woo Jung được biết đến qua series nổi tiếng Reply 1997, Reply 1994 và Reply 1988. Thành công của nữ biên kịch họ Lee không đến từ những câu chuyện gay cấn, hợp thời, hay dàn diễn viên xinh đẹp, nổi tiếng mà đến từ chính sự tài hoa trong việc khơi gợi xúc cảm từ trái tim khán giả. Nhân vật là chìa khoá thành công Dễ dàng thấy, nguyên tắc thành công trong nhân vật của Hospital Playlist và các phim trước đó của Lee Woo Jung chính là sự đối lập. Đó là những vị Bác Sĩ U40 đạo mạo và giấc mơ thành lập 1 ban nhạc, một kì thủ cờ vây thiên tài nhưng siêu ngốc nghếch, một cậu bạn luôn nói lời lạnh lùng nhưng có trái tim ấm áp,… Sự đối lập khiến những nhân vật của biên kịch họ Lee không chỉ trở nên thú vị, mà còn gần gũi với phần đông khán giả. Rất nhiều người thừa nhận rằng, họ nhìn thấy một phần của bản thân mình trong nhân vật, và từ đó khóc – cười theo từng bước ngoặt cuộc đời của nhân vật. Có nhiều hơn một nhân vật chính Các kịch bản của Lee không bao giờ chỉ có một nhân vật chính. Đó luôn là câu chuyện của một xã hội thu nhỏ với những nhân vật đặc sắc và cá tính riêng. Nghệ thuật kể chuyện lồng chuyện tài hoa giúp Lee tạo nên những kịch bản đa chiều nhưng vẫn nằm trong một tổng thể chung, vô cùng liên kết. Kịch bản gần gũi như chính cuộc đời Lee Woo Jung không chọn kể những câu chuyện giật gân, mà say mê với câu chuyện bình dị của cuộc đời. Là những chuyện hàng ngày ở bệnh viện, ở nhà, trong xóm nhỏ, nhưng ẩn sau những câu chuyện bình thường ấy là những phát hiện đầy xúc cảm về tình thương. Quả không ngoa khi nói Lee là một nhà tâm lý học, bởi chỉ có am hiểu về tâm lý mới viết nên được những kịch bản chạm đến trái tim của con người. Quan tâm đến hợp vai với kịch bản nhiều hơn danh tiếng của diễn viên Các phim trước đây của Lee Woo Jung luôn vướng phải sự chê bai của khán giả do dàn cast không xinh đẹp và nổi tiếng. Thậm chí, điểm khởi đầu của series Reply đều không mấy tốt đẹp do khán giả Hàn thường không mấy hào hứng với phim thiếu những diễn viên có tên tuổi. Song, sự hợp vai với kịch bản mới là yếu tố được biên kịch quan tâm và đầu tư. Thực tế cho thấy, nhìn nhận đúng đắn ấy đã đem đến thành công cho Lee khi rating tăng đều qua các tập và liên tục chạm các kỉ lục. Lạc An

1/ Andy Hau Với xuất thân là kiến trúc sư cùng hiểu biết am tường về thiết kế đồ họa không quá khó khăn để Andy Hau lồng ghép hai yếu tố nghệ thuật này vào các tranh minh họa của mình, tạo ra nét cá tính rất Andy Hau. 2/ Antonina Aleksandrova Đa dạng và không giới hạn về nội dung là những gì Antonina Aleksandrova (hay Anta Alek) thể hiện ở các tác phẩm của mình. Tranh của cô trải dài từ đời thường, các mối quan hệ trong xã hội đến chính trị,… Có đôi khi lại là những nét đáng yêu như tranh vẽ cô cậu bé cùng dạo phố trên chiếc xe đạp, những quả châu giáng sinh hay chú mèo con,… 3/ David Sossella Tài năng, độc đáo, chuyên nghiệp. Trong từng tác phẩm David Sossella đều kết hợp nhuần nhuyễn những yêu cầu khắt khe của khách hàng và nét tính cách của bản thân do đó khi nhìn vào các tranh minh họa của David Sossella  bạn sẽ luôn cảm thấy sự mới mẻ, thú vị và nét riêng biệt mà chỉ David Sossella mới có. 4/ Llew Mejia Tràn ngập màu sắc, hoa cỏ, động vật chính là bản sắc đặc trưng trong tranh của Llew Mejia. Ngoài ra tranh của cô có rất nhiều chi tiết nhỏ mà phải để ý thật kĩ hoặc dành nhiều thời gian thưởng thức mới có thể chiêm nghiệm hết thế giới đầy sắc màu cô sáng tạo nên. 5/ Nate Kitch Không giống những Illustrator khác, tranh minh họa của Nate Kitch là tổ hợp sáng tạo giữa typography (thiết kế chữ), chụp – cắt dán ảnh và hình học. Cũng chính vì sự độc lạ này mà những đứa con tinh thần của Nate Kitch thường không toát lên sự mềm mại thay vào đó khá kén người xem. 6/ Olga Protasova Đam mê mãnh liệt những con chữ, các tác phẩm của Olga Protasova hầu hết đều về thiết kế chữ minh họa. Dù chỉ là chữ thiết kế nhưng chúng không hề nhàm chán hay rập khuôn, chữ của Olga Protasova luôn có cái chất và hồn riêng biệt. 7/ Sainer Đến từ Ba Lan, các tác phẩm của anh gắn liền với những hình ảnh mang phong cách trừu tượng và… những bờ tường. Đúng vậy, bạn không nhìn lầm đâu. Các bức tranh của Sainer “phủ sóng” trên các bức tường ở quê hương anh. Bên cạnh đó, độ nhận diện của Sainer trong giới Illustration lẫn những người yêu tranh minh họa cũng không hề nhỏ. Chỉ cần gõ Sainer trong thanh công cụ tìm kiếm của Google, Youtube bạn dễ dàng tìm được các thông tin lẫn video quay lại quá trình anh thay áo cho các bức tường. * Nguồn ảnh: Behance * Linh

Nhắc đến Webtoon kinh dị Hàn Quốc, không ai không biết đến Oh Seong Dae bởi những tác phẩm vô cùng sáng tạo và “ớn lạnh”. CMA xin giới thiệu với các bạn những bộ Webtoon kinh dị đỉnh nhất làm nên tên tuổi của vị hoạ sĩ tài năng Oh Seong Dae. 1/ Dung dịch thẩm mỹ (Beauty Water) Với ý tưởng “Outside of the Box”, Dung Dịch Thẩm Mỹ đã trở thành tác phẩm kinh điển của làng truyện tranh kinh dị thế giới, góp phần làm nên tên tuổi của Oh Seong Dae. Bộ Webtoon dài 11 chương, có nội dung kể về một thế giới, nơi con người tìm cách trở nên xinh đẹp hơn bằng một loại nước thần kì có khả năng “hoá lỏng” da thịt con người để nặn ra hình dáng mà mình thích. Bi kịch bắt đầu xảy ra khi một cô gái béo ú và xấu xí ngủ quên trong chiếc bồn chứa đầu dung dịch thẩm mỹ. 2/ Hạt giống Tái Sinh (Regeneration Seed) Giáo sư A – một vị giáo sư điên rồ đã sáng chế ra “Hạt giống tái sinh” – có chức năng hồi phục những vết thương và giúp tái sinh lại bộ phận bị mất. Với công trình của mình, giáo sư A khẳng định con người có thể mọc lại tay, chân, hoặc thậm chí là cả đầu. Phát minh của ông gặp phải rất nhiều sự phản đối từ cộng đồng, và để gia tăng niềm tin của công chúng, giáo sư A quyết định đưa đầu mình vào máy chém để làm vật thí nghiệm. 3/ Đá nối mộng (The Dream Sharing Stone) Đá nối mộng là viên đá thần kì giúp những cặp yêu nhau có thể gặp nhau trong mơ. Nhưng cũng chính nhờ nó mà bạn gái Hoyoung nhận ra anh là một tên bắt cá hai tay. Nỗi đau bị phản bội khiến cô nảy ra một kế hoạch trả thù khủng khiếp khiến anh sống không bằng chết. 4/ Dung dịch phát triển (Growth Water) Một thanh niên bị hói đầu vô tình mua được một dung dịch giúp mọc tóc từ một người đàn ông lang thang với giá 10.000 won. Điều khủng khiếp gì trong dung dịch đó đang chờ đợi anh ta? Chỉ với một chương, nhưng dung dịch phát triển là truyện khiến ai cũng phải nổi da gà… 5/ Cái lỗ (Hole) Cái Lỗ là một truyện ngắn dài 2 chương của Oh Seong Dae. Nội dung truyện xoay quanh cái lỗ bí ẩn ở một tòa nhà 15 tầng vào đêm, từ cái lỗ đó, một bàn tay dài dị thường bỗng dưng xuất hiện và ngoe nguẩy. Lạc An

Việc Hollywood đưa những tác phẩm manga đình đám lên màn ảnh rộng đã trở nên quá quen thuộc. Điều này chứng tỏ sức hút từ những bộ truyện tranh Nhật Bản đã không còn gói gọn tại Nhật Bản hay Châu Á mà đã lan toả sang các nước phương Tây – nơi có nền văn hoá và ngôn ngữ khác biệt.  Hãy cùng điểm qua một số bộ manga nổi bật đã được Hollywood chuyển thể nhé! 1/ Alita (2019) Bộ phim gần nhất Hollywood chuyển thể là Alita – Thiên thần chiến binh, dựa trên bộ truyện tranh Gunnm do hoạ sĩ Yukito Kishiro sáng tác, kể về hành trình tìm lại kí ức đã mất của cô người máy Alita. Gunnm được xuất bản vào năm 1990 bởi tạp chí Shueisha’s Business Jump và kéo dài đến tận 5 năm tiếp theo. Khi vừa ra mắt bộ manga đã tạo nên tiếng vang lớn. Sau đó Yukito Kishiro tiếp tục cho ra đời hai phần tiếp theo là Battle Angle Alita: Last Order và Battle Angel Alita: Mars Chronicle. 2/ Ghost in the shell (2017) Phim phát hành vào năm 2017 dựa trên manga cùng tên của họa sĩ Masamune Shirow thuộc thể loại khoa học viễn tưởng. Nhân vật trung tâm là Mira Killian (Scarlett Johansson thủ vai) một mật vụ với cơ thể hoàn toàn nhân tạo tuy nhiên bộ não của cô vẫn nguyên bản. Trong quá trình truy tìm thủ phạm gây ra hàng loạt vụ tấn công vào công ty hàng đầu về lĩnh vực cấy ghép điện tử Mira dần khám phá ra những bí mật phía sau kí ức bị lãng quên của chính bản thân. Bộ truyện tranh Ghost in the shell bao gồm 3 tập, được xuất bản lần đầu vào năm 1989. Tất cả 3 tập truyện đều nhận được đánh giá tích cực từ khán giả lẫn giới chuyên môn. 3/ Death Note (2017) Dù đây không phải là lần đầu tiên Death Note được chiếu trên màn ảnh, trước đó các phiên bản anime lẫn live-action đã được Nhật Bản chuyển thể. Tuy vậy, khi Netflix tuyên bố sẽ làm lại tác phẩm đình đám này fan hâm mộ của bộ truyện vẫn không khỏi phấn khích. Truyện gốc do Ohba Tsugumi sáng tác xoay quanh Light Yagami (hay Kira), một học sinh mảnh khảnh, trầm lặng với trí thông minh đáng khâm phục. Light vô tình nhặt được một cuốn sổ bí ẩn thứ đem lại quyền năng có thể giết chết bất kì ai chỉ bằng việc viết tên người đó vào cuốn sổ. Với mục đích cải tạo thế giới, tự cho mình là chúa trời Light đã dùng Death Note để thanh trừng những kẻ cậu cho rằng không đáng tồn tại. 4/ Old boy (2013) Được đạo diễn Park Chan Wook chuyển thể live-action lần đầu vào năm 2003. 10 năm sau Oldboy tiếp tục được Mỹ làm lại. Dựa trên bộ truyện tranh cùng tên của hai tác giả Nobuaki Minegishi và Garon Tsuchiya. Siêu phẩm báo thù này kể về một người đàn ông trung niên, sau 10 năm bị giam giữ mà không rõ nguyên do, đột nhiên một ngày hắn được giải thoát. Sau khi tự do, hắn quyết tìm bằng được kẻ đã giam giữ mình. Truyện Oldboy được xuất bản từ năm 1996 đến 1998 trên tạp chí Futabasha Weekly Manga Action, bao gồm 8 tập, là một trong những tác phẩm ấn tượng và gây ám ảnh về sự tàn ác của con người khi bị hận thù chi phối. 5/ Dragon Ball: Evolution (2009) Được trẻ em Việt Nam biết đến với cái tên Bảy viên ngọc rồng. Dragon ball là bộ truyện tranh Nhật Bản được sáng tác và minh họa bởi Akira Toriyama bao gồm 42 tập kể về cuộc phiêu lưu của Son Goku từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Truyện phát hành từ năm 1984 đến 1995 và trở thành cuốn truyện gối đầu của biết bao cô cậu bé. Năm 2009, Hollywood quyết định chuyển thể bộ manga siêu nổi tiếng này tuy nhiên khi công chiếu bộ phim hứng chịu sự chỉ trích từ cộng đồng fan hâm mộ vì đã bóp méo những giá trị cốt lỗi của bộ truyện. Linh

Xu hướng phát triển của nền điện ảnh đòi hỏi một lực lượng biên kịch không chỉ giàu về số lượng mà còn phải chuyên nghiệp. Với lớp biên kịch Online, việc học biên kịch trở nên dễ dàng hơn, cho dù bạn là người bận rộn hoặc ở xa các trung tâm đào tạo. Khoá biên kịch online có tương tác trực tiếp Nhận biết được nhu cầu của xã hội, trên nền tảng nhiều khóa biên kịch offline đã tổ chức thành công, Comic Media Academy (CMA) quyết định xây dựng lớp biên kịch online có tương tác trực tiếp trên nền tảng là các phần mềm dạy học trực tuyến phổ biến. Khác với các khoá học online khác, ở CMA bạn sẽ được gặp giáo viên xuyên suốt các buổi, được giảng bài và đặt các vấn đề trực tiếp, bạn cũng có thể giao lưu với bạn bè cùng khoá thông qua màn hình máy tính, điện thoại. Bạn sẽ có một phòng học và giờ học cố định giống như khi học offline, chỉ khác là thay vì phải đến lớp, bạn chỉ cần một chiếc máy tính hoặc điện thoại và một kết nối internet ổn định. Lớp biên kịch online giúp tiết kiệm thời gian và chi phí Với những người bận rộn, việc tham gia khoá học online sẽ giúp bạn tiết kiệm được khối thời gian di chuyển đáng kể. Bên cạnh đó, chi phí cũng được cắt giảm do bạn không cần sử dụng cơ sở vật chất của trung tâm. Ngoài ra, bạn còn có thể linh động học ở bất kì nơi nào: quán cà phê, nhà riêng, công ty,… miễn tạo được sự thoải mái và truyền cảm hứng. Bất chấp khoảng cách địa lý Nếu trước đây với khoá học offline, những bạn ở các tỉnh thành xa TP.Hồ Chí Minh phải tìm cách di chuyển đến để tham gia lớp học, thì với lớp online, bạn sẽ chẳng cần phải lo ngại nữa. Sự tiến bộ của các nền tảng học trực tuyến đã tạo cơ hội tuyệt vời cho những bạn ở xa trung tâm nhưng vẫn muốn được học biên kịch mỗi ngày. Lạc An ——— CMA tặng bạn 2 buổi học biên kịch online miễn phí. Hiểu được sự lo lắng của các bạn khi tiếp cận với hình thức học mới này, CMA sẽ tặng bạn 2 buổi học biên kịch online miễn phí với chủ đề hấp dẫn:  – Buổi 1: Các thuật ngữ trong biên kịch  – Buổi 2: Xây dựng thế giới trong câu chuyện Đến với 2 buổi học này, bạn sẽ được trực tiếp hướng dẫn bởi những giáo viên là biên kịch – sản xuất nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cùng với trải nghiệm nền tảng học online mới mẻ, CMA hi vọng bạn sẽ gạt tan được lo lắng và chọn được khoá học phù hợp với nhu cầu của bản thân. ✅ Cách thức tham gia:  + Đăng ký qua link: Click vào đây và chọn hoạt động bạn muốn tham gia. ⏰ Thời gian đăng ký: đến ngày 24/4/2020 và sẽ kết thúc sớm hơn nếu đủ số lượng đăng ký.  + Lưu ý: người tham được chọn 1 trong 3 hoạt động để tham gia hoặc tham gia cả 3 hoạt động.  + Inbox fanpage và Hotline: 0902 738 806 để được tư vấn miễn phí!

Xem phim, không chỉ là để hiểu phim, mà còn giúp hiểu hơn về nghề biên kịch và hiểu chính bản thân mình. Đối thoại với phim là một dạng đối thoại cần thiết với những ai khát khao trở thành biên kịch. 1/ Xem phim làm giàu cảm xúc Một bộ phim xúc động, gay cấn, vui tươi,… đều sẽ để lại trong lòng người xem những dư âm đẹp đẽ. Xem phim là trải nghiệm tuyệt vời của người viết, bởi chúng ta sẽ học được nhiều thứ hơn là những nguyên tắc và công thức. Chúng ta sẽ đọc được những tầng lớp của bộ phim, hay thậm chí định vị được chính bản thân mình. Hãy luôn đặt câu hỏi: “Mình thường bị chinh phục bởi thứ xúc cảm nào?”. Khi hiểu chính mình, cũng là lúc bạn chọn được thể loại và đề tài phù hợp để viết. 2/ Điện ảnh làm tăng tính thẩm mỹ Những khung cảnh đẹp ngột ngạt trong Tâm Trạng Khi Yêu, những ô hình chia đôi trong Marriage Story, những góc đối lập giữa cuộc sống giàu – nghèo trong Parasite,… hẳn đã để lại trong lòng những người yêu phim nhiều xúc cảm. Điện ảnh là thế giới của hình ảnh và âm nhạc, nơi những khung hình có nhịp điệu và tiếng nói riêng. Xem phim và tìm hiểu những ẩn ức đằng sau khung hình là cách biên kịch tự trau dồi tính thẩm mỹ và kĩ năng biểu đạt bằng hình ảnh của chính mình. 3/ Xem phim để hiểu được thị trường điện ảnh Thể loại nào được khán giả yêu thích? Nhân vật nào dễ tạo được sự đồng cảm trong lòng khán giả? Cấu trúc nào khiến người xem thích thú? Hãy tự đặt thật nhiều câu hỏi và tìm các lý giải bằng cách xem phim, kể cả những bộ phim dở. Nhớ rằng, bạn không chỉ viết phim cho chính mình, mà còn viết phim cho nhiều người cùng xem. Nếu bạn muốn bộ phim mình viết được yêu quý, hãy yêu quý, tôn trọng và chủ động tìm hiểu gu của khán giả trước. 4/ Xem phim để có thêm năng lượng và động lực Điện ảnh là một môn nghệ thuật đòi hỏi sức mạnh của tập thể. Sau khi xem phim, hãy dành thói quen tìm hiểu về hành trình của ekip từ lúc bắt đầu đến khi bộ phim được hoàn thiện. Chắc chắn những nỗ lực và câu chuyện làm phim của họ sẽ giúp bạn có thêm năng lượng và động lực để thực hiện ước mơ của mình. 5/ Nếu được, hãy xem phim cùng nhau và cùng với chuyên gia Xem phim một mình là một trải nghiệm điện ảnh tuyệt vời, nhưng xem phim cùng nhau bạn sẽ được tiếp cận bộ phim ở nhiều góc nhìn khác, và những mâu thuẫn, tranh biện không chỉ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về phim, mà còn hiểu được chính mình. Nếu được, hãy xem phim cùng chuyên gia, để được trải nghiệm từ những kinh nghiệm và góc nhìn thẩm mỹ mang tính nghiên cứu, điều này sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian tìm tòi, học hỏi hơn nhiều lần.  Lạc An ——— Talk Show: “Từ xem phim đến biên kịch” của Biên kịch – Phê bình phim Vũ Ánh Dương do Comic Media Academy tổ chức là một trải nghiệm mà bạn sẽ được lắng nghe về phim và trò chuyện về phim để yêu hơn điện ảnh và hiểu về hơn nghề biên kịch. Talk show diễn ra vào 9h-11h00 ngày 25/4/2020 dưới hình thức online trên nền tảng Meet Now Skype ** Cách tham gia:  – Đăng ký qua link: Nhấp vào đây và chọn hoạt động bạn muốn tham gia  – Thời gian đăng ký: đến ngày 24/4/2020 và sẽ kết thúc sớm hơn nếu đủ số lượng đăng ký  – Lưu ý: người tham được chọn 1 trong 3 hoạt động để tham gia hoặc tham gia cả 3 hoạt động  – Inbox fanpage và Hotline: 0902 738 806 để được tư vấn miễn phí!

Sự phát triển của nền công nghiệp sản xuất phim điện ảnh, truyền hình hiện nay tạo ra một nhu cầu kịch bản vô cùng lớn. Để đáp ứng, nghề biên kịch trở thành một nghề hot hơn bao giờ hết. Song ở thị trường Việt Nam, hàng năm vẫn có vô số phim chuyển thể hoặc mua kịch bản từ nước ngoài. Điều đó cho thấy, biên kịch ở nước ta tuy nhiều về số lượng, song chất lượng là điều đáng suy ngẫm. Biên kịch ở Việt Nam hầu hết là tay ngang. Giai đoạn trước đây, Việt Nam chưa có trường đại học hoặc cơ sở nào đào tạo nghề biên kịch, nên hầu hết những người viết kịch bản đều có xuất thân từ các ngành nghề khác trong xã hội như báo chí, truyền thông, đạo diễn,… Họ có sự sáng tạo, song để làm phim, ngoài sự sáng tạo, biên kịch cần có sự logic, tính thực tiễn và kĩ thuật viết. Kĩ thuật viết là thứ có thể học. Không giống như sáng tạo là yếu tố bẩm sinh, kĩ thuật viết là thứ chúng ta có thể học và trau dồi hàng ngày. Đó là kĩ thuật xây dựng và phát triển nhân vật, công thức phim thành công, hoặc tiêu chuẩn của một hồ sơ kịch bản đúng nghĩa. Thực tế cho thấy, các biên kịch thành công ở Việt Nam hiện nay đều được đào tạo ở môi trường chuyên nghiệp nước ngoài hoặc tự học. Kĩ thuật chính là yếu tố làm nên tính chuyên nghiệp cho nghề biên kịch. Học về nghề biên kịch trở nên dễ dàng hơn trong thời đại hiện nay. Nhu cầu cùng thực tế xã hội đã mở đường cho một cuộc cách mạng trong ngành điện ảnh. Các trung tâm đào tạo nghề biên kịch mọc lên khắp nơi, các lớp hoặc, talk show liên tục được tổ chức đã truyền thông điệp rằng: Biên kịch cần được đào tạo. Sự chuyên nghiệp cùng kĩ thuật tốt không chỉ giúp các biên kịch tìm kiếm được cơ hội nghề nghiệp trong thời đại huy hoàng của ngành công nghiệp giải trí, mà còn giúp nâng vị thế của Việt Nam trên bản đồ điện ảnh thế giới. Lạc An

“Có 3 thứ làm nên bộ phim hay: kịch bản, kịch bản và kịch bản” Vai trò của biên kịch trong ê-kíp thực hiện Biên kịch là người sáng tạo ý tưởng, đồng thời viết nên kịch bản chi tiết bao gồm mô tả hành động, diễn biến tâm lý, thoại,… cho một bộ phim. Biên kịch phải là người có đầu óc bay bổng, đồng thời phải logic để kết nối các ý tưởng một cách hợp lý. Trong ê-kíp sản xuất, biên kịch là người đầu tiên khởi động công việc và là nhân vật quyết định bộ phim có được đầu tư sản xuất hay không dựa vào ý tưởng kịch bản của mình. Biên kịch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định yếu tố thành công của phim. Quyền năng của biên kịch Ngoài khâu tiền kì sản xuất, biên kịch còn được tham gia vào quá trình sản xuất phim như: chọn diễn viên, ra hiện trường quan sát và điều chỉnh lại kịch bản khi cần, bởi hơn ai hết, biên kịch là người hiểu nhất về diễn tiến tâm lý của nhân vật trong phim. Với sự giám sát của biên kịch trong quá trình sản xuất chắc chắn sẽ giúp bộ phim được chặt chẽ hơn hết. Thông thường, đạo diễn sẽ cùng biên kịch tham gia viết kịch bản, nếu đạo diễn và biên kịch phối hợp ăn ý với nhau trong giai đoạn tiền sản xuất thì các vấn đề sau đó sẽ được thống nhất và hiệu quả hơn nhiều. Phát huy quyền năng của biên kịch Làm sao để trở nên “có tiếng nói” trong một ê-kíp làm phim? Câu trả lời là bạn phải hiểu biết và chuyên nghiệp. Xu thế phát triển của điện ảnh cho thấy, biên kịch bên cạnh sự sáng tạo sẵn có thì yếu tố chuyên môn vô cùng quan trọng. Bạn cần nằm lòng các thuật ngữ, công thức viết kịch bản phim, cũng như kĩ thuật viết phim theo tiêu chuẩn quốc tế. Biên kịch cần phải học. Và chính sự hiểu biết, chuyên nghiệp sẽ tạo nên cho biên kịch phong thái tự tin, từ đó phát huy quyền năng và truyền cảm hứng cho các vị trí khác trong đoàn. ——— Lạc An

Chúng ta đã có đủ người có thể tạo ra những thủ thuật đơn giản với máy tính. Những gì chúng ta cần bây giờ là những người nhìn xa trông rộng và những kẻ mộng mơ. Trong vòng 15 năm qua, các vị trí ‘thần thánh’ cho hầu hết các họa sĩ hoạt hình là có một chân trong các studio lớn như Pixar, DreamWorks, Sony, Blue Sky hay Disney. Những họa sĩ hoạt hình ngày nay đang phải đối mặt với sự thay đổi chóng mặt của nền công nghiệp này, bao gồm mẫu sản xuất hoàn toàn mới. Những bộ phim như Chico và Rita, Rango, Coraline, The Illusionist và Waltz with Bashir tốn ít chi phí hơn Brave hay Madagascar 3 và chúng dành riêng cho những khán giả nhất định. Những kênh phân phối và trình chiếu mới đang nổi lên và các studio lớn của Hollywood đang phải đối mặt với sự thất bại đau lòng của những bộ phim triệu đô như Mars Needs Moms. Kể cả tượng đài sừng sững Pixar cũng đang gặp khó khăn với việc duy trì tiêu chuẩn sáng tạo cao của mình dưới áp lực sản xuất đều đều ba phim một năm. Chúng ta có chuẩn bị cho thế hệ họa sĩ hoạt hình tiếp theo những hành trang tốt hơn để bước vào ngành công nghiệp đang chờ đợi họ. Chúng ta có thể chỉ dẫn tốt hơn cho thế hệ Miyazaki, Lasseter hoặc Disney tiếp theo. Dựa trên sự quan sát cá nhân của tôi từ việc tiếp xúc với các họa sĩ hoạt hình trẻ trên khắp thế giới, đa số sinh viên tốt nghiệp từ các trung tâm giáo dục và các trường đại học đều thiên về kỹ thuật hơn là mỹ thuật. Có khả năng vẽ bên cạnh các sản phẩm cuối cùng có thể xây dựng nên một portfolio mạnh, hiện không còn là yếu tố bắt buộc nữa. Thậm chí nhiều chương trình về hoạt hình hiện nay hoàn toàn không đòi hỏi kỹ năng này. Dù đúng là trong hai thập kỷ qua máy tính đã dần thay thế bút chì truyền thống nhưng kỹ năng vẽ chính là năng khiếu rõ ràng nhất để đánh giá chung trong ngành hoạt hình. Nếu như không có kỹ năng vẽ thì bạn chỉ còn lại tiềm năng của một lập trình viên máy tính. Số lượng các họa sĩ hoạt hình ùa vào ngành tạo ra môi trường cạnh tranh khác nghiệt khiến tiêu chuẩn đầu vào, vốn đã rất thấp, lại càng bị đẩy xuống thấp hơn. Những họa sĩ hoạt hình mới vào nghề sẽ thành đối tượng bị bóc lột. (Một vài tháng trước tôi đã viết một bài ví dụ trong dự thảo của mình cho bài báo của Acting for Animators.) HƯỚNG GIẢI QUYẾT Một phần lớn của khó khăn là kết cấu giáo án của bộ môn hoạt hình vẫn đang trong quá trình phát triển và các trung tâm giáo dục đang tìm ra cách tốt nhất để giảng dạy bộ môn này. Học viện Mỹ thuật California (CalArts), học viện cấp một của các chương trình sau đại học tại Mỹ chuyên về các ngành hoạt hình, được thành lập bởi Walt Disney vào năm 1961, đó mới chỉ là 50 năm trước. Trước đó không hề có trường nào giảng dạy về hoạt hình. Quyển sách ‘Acting for Animators’ của tôi là quyển sách đầu tiên hệ thống hoá lý thuyết kỹ thuật diễn xuất cho các họa sĩ hoạt hình thay vì các diễn viên và nó suýt chút thì đã không được xuất bản. Vô số các nhà xuất bản đã từ chối bản thảo vì ‘nếu các họa sĩ hoạt hình cần một quyển sách riêng về diễn xuất thì hẳn đã phải tồn tại một cuốn như vậy rồi.’  Và hoàn toàn nhờ vào một phép màu nào đó mà Heinemann cuối cùng cũng chịu xuất bản nó vào năm 2001. Sau sự thành công của Toy Story vào năm 1995 công chúng hình thành nên một cái nhìn sai lầm là các họa sĩ hoạt hình không phải vẽ tay như ngày trước. Máy tính sẽ lo chuyện vẽ vời, nên các họa sĩ hoạt hình của thế kỷ 21 chỉ cần học cách điều khiển các điểm ảnh pixel. Và việc đó dẫn đến tình trạng của chúng ta ngày nay: các trường dạy hoạt hình vì lợi nhuận dạy kỹ năng máy tính nhiều hơn là kỹ năng hoạt hình. Hầu hết các chương trình đại học sẽ lập tức trở nên chặt chẽ hơn nếu tiêu chuẩn đầu vào được chọn lọc kỹ hơn. Một sinh viên phối cảnh nên thật sự có năng khiếu kể chuyện bằng hình ảnh. Nếu portfolio không quan trọng thì những phương pháp sàng lọc khác phải được áp dụng. Sự thật là nếu các tài năng thực thụ không dạy được, kể cả bởi những bậc thầy giỏi nhất. Giáo dục chỉ có thể rèn luyện kỹ năng và kỹ thuật, nhưng chỉ có thể khuyến khích tài năng. Nếu một học sinh không có năng khiếu ngay từ khi nhập học, cô ấy sẽ không có năng khiếu khi tốt nghiệp. Các lớp dạy về Maya và tạo mẫu cần phải cân bằng giữa huấn luyện kể chuyện và viết sáng tạo. Để gia tăng kỹ năng điện ảnh, trường học thường tổ chức câu lạc bộ phim ảnh tương tự như đạo diễn Beeban Kidron diễn tả trong bài nói Ted Talk của cô: Xem video tại đây Các lớp học ứng biến vô cùng có ích vì chúng giúp ngay cả một họa sĩ hoạt hình ít nói nhất tương tác với các họa sĩ khác. Ứng biến không thay thế việc đào tạo diễn xuất nhưng nó giúp ích và không tốn quá nhiều chi phí. Cuối cùng, và cũng

Thử thách mới của ArtStation sắp diễn ra và còn cách nào để chuẩn bị tốt hơn là phỏng vấn các người chiến thắng vừa qua? Trong buổi phỏng vấn này, top 3 trong mục thiết kế Nhân vật Phim/VFX của Thử thách Wild West (Viễn Tây Hoang Dã): Stavros Karagiannis, Aditya Chauhan và Ellie Dupont chia sẻ cách họ tạo ra những tác phẩm dự thi thắng cuộc và họ đã học được gì. Hãy kể cho chúng tôi nghe về concept tác phẩm của bạn đi? Stavros: Concept tôi chọn là The Native Sister (Cô gái Mỹ da đỏ) tạo ra bởi Lorenzo Tosi. Tôi chọn concept này vì tôi thấy những tư thế vô cùng thú vị. Tôi muốn tập luyện kỹ năng vẽ người và những tư thế của các cô gái Mỹ da đỏ vô cùng năng động với đủ các bộ phận cơ thể phức tạp. Aditya: Tôi chọn concept từ giai đoạn 1 và trước khi xem qua tất cả các bài thi tuyệt vời, tôi đã xác định rằng mình muốn cách điệu hoá nhân vật nữ. Điều đó giúp tôi thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Tôi chọn một vài concept nhưng tôi ngay lập tức trúng tiếng sét ái tình khi tôi thấy thiết kế Rosaly Kill của Vinz El Tabanas. Những thiết kế của ông vô cùng thu hút và tôi rất thích câu chuyện đằng sau những nhân vật này. Tôi nhận thấy nhân vật này hội tụ tất cả những yếu tố về màu da, quần áo, da thuộc, kim loại, tóc, thậm chí lông thú và đa dạng vật liệu khác và tôi biết rằng đây là ý tưởng mà tôi muốn phát triển. Ellie: Tôi chọn concept của Ivan Dedov vì tôi thích phong cách và cảm xúc của các nhân vật do anh ấy tự thiết kế từ giai đoạn concept. Tôi chọn Law Woman (Người đàn bà Luật pháp) vì tôi nghĩ nó sẽ cho tôi một cơ hội tốt để tập trung vào tạo hình quần áo, đây là mảng tôi muốn tập trung vào trong thử thách lần này. Hãy chia sẻ cho chúng tôi biết về chiến thuật và quá trình bạn tạo ra tác phẩm của bạn. Stavros: Tôi bắt đầu quá trình tạo mẫu và xây dựng tất cả từ tư thế ‘A’, đến khi tôi đã phát triển đủ điểm mốc và hình dáng. Sau đó tôi triển khai UV (*) của mẫu. Và rồi tôi tạo tư thế cuối cùng cho mẫu, sửa các hình học bị sụp ở các khớp nối và tạo hình chi tiết. Sau đó tôi nới lỏng UV và loại bỏ các biến dạng được tạo ra trong quá trình tạo hình chi tiết và tô màu các texture trên cơ thể bằng tay trên ZBrush. Quần áo được tạo bằng Marvelous Designer, đồ trang trí bằng 3Ds Max và texture của chúng được làm bằng Substance Painter. Tóc được tạo bằng Ornatrix và tôi dùng VRay cho sản phẩm cuối cùng và không hậu kỳ. (*) UV: là 2 chữ dùng cho đơn vị đo ngang/dọc trong 3D. Aditya: Vì đã từng tham gia những thử thách trước đó nên tôi có một quy trình làm việc định sẵn và có giải pháp cho tất cả các vấn đề kỹ thuật mà tôi có trước đó. Lần này tôi muốn trình bày một tác phẩm cuối cùng kèm câu chuyện đằng sau mà tôi thiếu trong những thử thách trước đó. Vì thế tôi tham khảo rất nhiều concept và ánh sáng từ phim ảnh. Thời gian không phải là vấn đề, ngay cả khi tôi phải đi làm toàn thời gian vì tôi biết chắc chắn rằng mình có thể hoàn thành đúng hạn, Tôi đã chia sẻ nhiều kỹ thuật tạo hình và một vài mẹo nhỏ sử dụng Nanomesh để tạo nhanh phần cỏ trên bề mặt. Nếu ai có câu hỏi gì thì đừng ngại ngần liên hệ với tôi nhé. Ellie: Mục tiêu chỉnh của tôi với tác phẩm này là cố hoàn thiện nó càng hoàn hảo càng tốt trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt. Mặc dù có rất nhiều thứ tôi đáng ra có thể dành nhiều thời gian chăm chút hơn nhưng tôi biết rằng mình phải chấp nhận nếu tôi muốn hoàn thành đúng hạn. Tôi có xu hướng dành quá nhiều thời gian trong khâu tạo mẫu nên tôi cố hoàn thành phân khúc này càng nhanh càng tốt. Điều gì khiến bạn gặp nhiều khó khăn nhất? Stavros: Phần khó khăn nhất với tôi là chốt được tư thế cuối cùng. Một khó khăn khác tôi gặp phải là ánh sáng và vật liệu để có thể cho ra những hình ảnh thú vị và bổ trợ cho tác phẩm của mình. Aditya: Phần tôi gặp nhiều khó khăn nhất là phần trình bày tổng thể. Tôi cứ thay đổi ý tưởng ban đầu liên tục. Lúc đầu tôi muốn tạo hẳn một cảnh quán rượu cho cô ấy nhưng tôi nhận ra rằng mình chỉ cần một vài đạo cụ để kể câu chuyện nên tôi tạo một cái ghế gỗ. Tôi nghĩ sản phẩm cuối cùng rất tốt nhờ ánh sáng kịch tính. Ellie: Tôi thấy phần khó khăn nhất là ánh sáng trên mặt cô ấy. Tôi muốn một setup tối với ánh sáng tâm trạng, nhưng vẫn phải làm nổi bật được chi tiết trên mặt cô ấy. Thật khó để cân bằng giữa phong cách tối giản của nhân vật và vừa phải làm cô ấy nổi bật. Tôi muốn làm cho đôi mắt của cô ấy nổi bật hơn nếu tôi có nhiều thời gian hơn. Bài dự thi nào khiến bạn ấn tượng nhất? Stavros: Tôi rất thích tác phẩm ‘Anabelle’ của Rodrigo Avila, ‘Preacher Zachariah’ của Frederic Arsenault, ‘Mad Miner’ của Gregoire Binetruy và ‘El Pigo’ của Andrew Justice.

Nếu trước đây, Mindmap được xem là phương pháp hệ thống thông tin khá thông minh, thì ở thời đại hiện nay, Mindmap tỏ ra lép vế hẳn so với Sketch note. Bằng việc kí hoạ đơn giản bằng hình ảnh, Sketch Note được mệnh danh là phương pháp ghi chép ưu việt: “ghi chép một lần, ghi nhớ cả đời”!. Hãy cũng Comic Media Academy khám phá bí mật của phương pháp ghi chép đỉnh cao này nhé! Não người chia làm hai bán cầu với các chức năng riêng biệt Bán cầu não trái nhận trách nhiệm xử lý những vấn đề liên quan đến logic như:  – Lời nói  – Suy luận  – Số, tính toán  – Phân tích  – Liệt kê  – Quan hệ logic  – Kí kiệu Bán cầu não phải nhận trách nhiệm xử lý những vấn đề liên quan đến hình ảnh và cảm xúc như:  – Màu sắc  – Hình ảnh không gian  – Sự tưởng tượng  – Mơ mộng  – Kích thước  – Nhịp điệu Phương pháp ghi chép thông thường chỉ sử dụng ½ chức năng của não Lối ghi chép thông thường bằng chữ viết, con số, kí hiệu hoặc bằng các sơ đồ tư duy Mind Map chỉ giúp bạn phát huy tối đa năng lực của bán cầu não trái, tức là, bạn chỉ sử dụng được tối đa 50% bộ não của mình. Cũng chính vì thế, trong lúc bạn ghi chép theo cách thông thường, bán cầu não phải đang rơi vào trạng thái “rảnh rỗi” và dễ khiến chúng ta sao nhãng hoặc rơi vào trạng thái chán nản, buồn ngủ, từ đó giảm khả năng ghi nhớ thông tin. Sketch Note là phương pháp ghi chép kết hợp được cả hai bán cầu não Với Sketch note, bạn vừa phải phân tích, hệ thống, liệt kê các thông tin, vừa phải quy thông tin về hình ảnh, màu sắc và nhịp điệu. Não bạn sẽ phải hoạt động 100% công suất với sự làm việc tích cực của cả hai bán cầu não trái và phải, từ đó giúp tạo nên sự hứng thú, tập trung và say mê trong học tập, công việc. Ghi chép, học tập và ghi nhớ bằng Sketch note là phương pháp khoa học dựa trên nghiên cứu về não bộ của con người. Tính hiệu quả của Sketch note đã được kiểm chứng qua nhiều nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Đức, Hà Lan,… và đang bắt đầu được cập nhật ở Việt Nam. Lạc An _________ Nếu bạn muốn đón đầu xu hướng và phát huy tính hiệu quả trong công việc, học tập, CMA thân giới thiệu đến bạn khoá học Sketch Note. Ngoài các lớp Offline, CMA còn có thêm khoá Sketch note Online để bạn có thể an tâm học tại nhà thông qua tương tác trực tiếp với giáo viên. *** Thông tin khoá học: Tại đây

Chương trình biên kịch trả phí đầu tiên của Ban Global Talent Development & Inclusion kết hợp phát triển cả nội dung phim và truyền hình. Universal Filmed Entertainment Group (UFEG) của ban Global Talent Development & Inclusion (GTDI) hôm nay đã thông báo sự khởi động của Chương trình Biên kịch hoạt hình Universal, một chương trình trả phí đầu tiên kết hợp giữa phim điện ảnh và nội dung truyền hình. Chương trình trả phí kéo dài một năm này sẽ hợp tác với những doanh nghiệp và đơn vị sản xuất liên kết thành viên với UFEG bao gồm: DreamWorks Animation, Illumination và Universal 1440 Entertainment. Chương trình giúp xác định và phát triển một nhóm tài năng có thể kể chuyện với một góc nhìn độc đáo thu hút để phản ánh lại sự đa dạng của khán giả. Chương trình Biên kịch Hoạt hình Universal đánh dấu lần đầu tiên cả nội dung điện ảnh và truyền hình sẽ được kết hợp lại làm một chương trình biên kịch hoạt hình. Biên kịch viên ứng tuyển cho chương trình sẽ có 2 lựa chọn: Xây dựng một kịch bản mẫu cho một đoạn phim, hoặc viết một đến hai đoạn truyền hình cho hai nhóm đối tượng khác nhau – mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và trẻ con từ 6 đến 11 tuổi. Xuyên suốt chương trình, những biên kịch viên được chọn cho mục Điện ảnh sẽ viết hai kịch bản cho hai bộ phim điện ảnh để cân nhắc phát triển, và biên kịch viên được chọn cho mục Truyền hình sẽ phát triển hai kịch bản thí điểm. Tất cả các biên kịch viên trong chương trình đều được làm việc cùng các giám đốc điều hành GTDI, các giám đốc điều hành sáng tạo từ UFEG và các nhà sản xuất khi họ phát triển tác phẩm của mình. “Sự đại diện tiêu biểu trong không gian giải trí gia đình là vô cùng quan trọng vì các khán giả nhí nên thấy được bản thân chúng và gia đình của mình trên màn ảnh” – Janine Jones-Clark, phó chủ tịch tập đoàn GTDI, UFEG cho biết. “Chúng tôi vô cùng hào hứng trong việc phát triển rộng hơn giao ước tạo ra những nội dung gần gũi của mình thông qua chương trình chuyên về hoạt hình này, và chúng tôi rất mong khai thác được thêm những giọng nói mới trong điện ảnh lẫn truyền hình, những giọng nói muốn tạo ảnh hưởng trong khán giả khắp nơi bằng cách kể câu chuyện của họ”. Chương trình sẽ bắt đầu vào tháng 6 năm 2020. Đơn đăng ký có thể được tìm thấy tại: www.UniversalTalentDevelopment.com Kể từ khi thành lập vào năm 2017, GTDI đã nuôi dưỡng và khởi động những chương trình và chủ động xác định và phát triển nguồn nhân tài sáng tạo tiếp tục làm việc sáng tạo và thành công trong hệ thống của studio, bao gồm Chương trình Biên kịch Universal, Tổ chức đạo diễn Universal và Tổ chức Soạn thảo viên Universal. Cựu sinh viên của những tổ chức này đã thu nhặt được sự thành công trong nhiều dự án khác nhau bao gồm Omid Ghaffarian từ Chương trình Biên kịch năm 2018. Anh hiện đang phát triển một dự án với Universal Pictures và là người đầu tiên trong lịch sử của chương trình được kéo dài thời gian để phát triển kịch bản; Gandja Monteiro sẽ đạo diễn bộ phim điện ảnh đầu tay của mình cùng Chương trình Tài năng của Universal và Amie Doherty đã trúng thầu bộ phim ngắn Battle at Big Rock của phim Jurassic World của Collin Trevorrow và phim ngắn Marooned của DreamWorks Animation. Các tiếp cận đa bậc của GTDI bao gồm phát triển những nhân sự tài năng chủ chốt, tìm kiếm nguồn nhân lực tài năng sáng tạo đang tiềm ẩn đồng thời giới thiệu sự đa dạng, mới mẻ vào sự sản xuất và giúp studio phát triển. Bộ phận này có nguồn lực từ tất cả các nhánh khác trong UFEG, bao gồm cả Universal Pictures, Focus Features và DreamWorks Animation, kể cả Fandango của NBCU và Rotten Tomatoes.  * Nguồn: Universal Filmed Entertainment Group  * Bài viết Tiếng Anh: Animation World Network  * Biên dịch: LIT

Social Distancing, Study/Work From Home là những cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0, chúng ta vẫn có thể làm việc và học tập tại nhà một cách dễ dàng, thậm chí là học vẽ Webtoon. Hãy cùng khám phá xem điều gì làm nên sự đặc biệt của lớp Webtoon Online ở Comic Media Academy (CMA) nhé! 1/ Tương tác trực tiếp với giảng viên Nếu bạn lo lắng việc học online sẽ khó khăn trong việc kết nối với giáo viên, đặc biệt là với những vấn đề phát sinh khi làm bài tập, thì lớp Webtoon Online ở CMA chính là giải pháp cho bạn! Ở CMA, giáo viên và học viên sẽ được kết nối qua phần mềm Zoom, và bằng hình thức share màn hình, học viên hoàn toàn có thể trực tiếp quan sát thao tác của giáo viên, sau đó thực hành lại. Ngoài ra, học viên cũng có thể share màn hình của mình đến giáo viên để được giáo viên hướng dẫn trực tiếp như các lớp offline. 2/ Được nhận tư liệu độc quyền sau mỗi buổi học Ngoài việc được giáo viên hướng dẫn trực tuyến, sau mỗi buổi học, học viên sẽ được nhận nội dung bài giảng kèm ví dụ cụ thể. Đây là tư liệu độc quyền được biên soạn bởi các giáo viên CMA, vì thế rất sát với nội dung bạn được học mỗi ngày. Với tư liệu này, học viên sẽ giảm tải được việc ghi chép, thay vào đó tập trung vào quan sát thao tác của giáo viên nhiều hơn. 3/ Tiết kiệm thời gian và chi phí Chỉ cần trang bị bảng vẽ di động và máy tính có cài phần mềm Photoshop, bạn có thể học vẽ Webtoon tại bất cứ đâu: ở nhà, ở trường, ở công ty hoặc thậm chí là ngay cả khi đang đi du lịch. Không cần tốn thời gian và chi phí đi lại, lớp Webtoon Online trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho các bạn ở xa trung tâm hoặc ngại di chuyển.  4/ Được thực hành xuất bản online ngay tại lớp học CMA cung cấp cho học viên một platform Webtoon để học viên có thể thoải mái thực hành việc post truyện lên mạng theo đúng định dạng Webtoon. Sau khi hiểu được quy trình cũng như cách cài đặt các định dạng, học viên hoàn toàn có thể post truyện của mình lên các nền tảng Webtoon khác phổ biến trên thế giới. 5/ Giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động Tại lớp Webtoon online của CMA, bạn sẽ được học với các giáo viên là hoạ sĩ truyện tranh, Webtoon có nhiều kinh nghiệm sáng tác. Đặc biệt, với tuổi đời khá trẻ, thầy cô rất năng động trong việc tiếp cận tiến bộ của nền công nghiệp 4.0 vào sáng tác, từ đó giúp việc học Webtoon, đặc biệt là Webtoon Online trở nên cực dễ dàng! Lạc An ——— ** Nếu bạn là người bận rộn, ngại di chuyển, nhưng cực kì thích học vẽ Webtoon, đừng chần chừ nữa, hãy tham khảo ngay lớp học Webtoon Online của CMA nhé! ** Thông tin khoá học: Tại đây

Liên hoan phim Animafest Zagreb vừa tung ra danh sách những tác phẩm được chọn để tham gia các cuộc thi về phim ngắn, phim học sinh và những mục film của Croatia, diễn ra từ ngày 8 – 13 tháng 6. Liên hoan phim hoạt hình thế giới – Animafest Zagreb vừa thông báo kết quả tuyển chọn chính thức cho các nội dung thi về phim ngắn, phim Croatia và phim học sinh. Liên hoan thường niên “cho các nhà làm phim và tạo ra bởi các nhà làm phim” diễn ra từ ngày 8 đến 13 tháng 6 hằng năm. Với trọng tâm là hoạt hình sáng tạo, từ những tranh vẽ truyền thống đến stop motion, CG và các tác phẩm đa phương tiện thử nghiệm, Liên hoan đem các nhà làm phim trên khắp thế giới đến với nhau. Sự kiện được thành lập vào năm 1972, là một trong những liên hoan lâu đời nhất dành riêng cho hoạt hình. Dưới tư cách là một sự kiện hoạt hình quốc tế và là liên hoan phim Croatia duy nhất với danh tiếng như vậy, Animafest Zagreb đóng vai trò cầu nối giữa giới hoạt hình và khán giả, liên tục phát triển văn hoá xem hoạt hình trong xã hội. Cuộc thi chính thức năm nay đã thu hút hơn 860 phim dự thi từ 85 quốc gia. 41 phim đã được chọn tham gia trong cả hạng mục phim ngắn và phim học sinh trong khi 19 phim còn lại sẽ được trình bày trong hạng mục phim Croatia. Danh sách đầy đủ của các phim được chọn có thể xem Tại đây Source: Animafest Zagreb +++++++++  * Link bài viết (Tiếng Anh): Animation World Network  * Biên dịch: LIT

Sau khi nhận ra mọi người không hiểu về công việc của mình, một họa sĩ ánh sáng đã cho mọi người thấy một số ví dụ về công việc của anh ấy. Đôi khi thật khó để hiểu được những việc cần phải làm để hoàn thành một sản phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực sáng tạo đòi hỏi rất nhiều kỹ năng khác nhau. Thú thật thì đa số chúng ta không biết những bộ phim hoạt hình yêu thích của chúng ta được tạo ra như thế nào. May mắn thay, những bậc thầy trong ngành sẵn lòng giải thích cho chúng ta biết họ làm gì một cách chi tiết. Gần đây, một họa sĩ ánh sáng, Dan O’Brien, đã bật mí một số ví dụ về công việc của mình trên Twitter. Khi Dan nói với mọi người anh làm ánh sáng cho phim hoạt hình, họ thường không hiểu anh nói gì, và để giải thích, Dan đã chia sẻ khá nhiều cảnh phim trong bộ phim mới nhất mà anh tham gia tên Spies in Disguise. Anh cho thấy một số cảnh ‘trước chỉnh sửa’ với chế độ đèn mặc định và hình ‘sau chỉnh sửa’ ánh sáng. TRƯỚC SAU TRƯỚC SAU TRƯỚC SAU TRƯỚC SAU TRƯỚC SAU TRƯỚC SAU TRƯỚC SAU TRƯỚC SAU Các ví dụ của Dan đã cho thấy rõ ràng việc ánh sáng đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc tạo cảm xúc, chiều sâu, không khí và sự thực thế của từng cảnh. Dù ánh sáng thường là công đoạn cuối cùng nhưng cả bộ phim chỉ trở nên sống động khi nó được làm sáng. Mục tiêu của các họa sĩ ánh sáng là cường hoá tác phẩm của các họa sĩ khác để tạo một chuỗi hình ảnh sáng đẹp và tự nhiên, cũng như giúp khán giả kết nối với câu chuyện một cách tốt hơn thông qua môi trường mà cảnh phim xây dựng. Và đây là phản ứng của mọi người  * Nguồn: Boredpanda  * Biên dịch: LIT

Dẫn dắt bởi giám sát VFX Aleksadar Pejic, studio Cinesite tại London đã tạo ra những con quái vật kỹ thuật số và hơn thế trong hơn 250 cảnh xuyên suốt 8 tập đầu của mùa đầu tiên. Cinesite vừa chia sẻ với Animation World Network một đoạn phân tích của những phân khúc nổi bật nhất trong dự án của họ cho mùa 1 của series nổi nhất và mới nhất của Netflix “The Witcher”. Studio sẽ bắt đầu mùa 2 một khi series được tiếp tục sản xuất khi đại dịch Covid-19 qua khỏi. Dựa trên kịch bản của loạt sách cùng tên của tác giả Ba Lan Andrzej Sapkowski, bộ phim của Netflix diễn ra trong một thế giới Trung cổ viễn tưởng tên ‘Địa Lục’. Câu chuyện theo chân một thợ săn quái vật cô độc tên Geralt từ Rivia (đóng bởi Henry Cavill), nữ pháp sư Yennefer từ Vengerberg (đóng bởi Anya Chalotra) và công chúa Cintran tên Ciri (đóng bởi Freya Allan), và cách số phận của ba người bị ràng buộc với nhau. Dẫn dắt bởi giám sát VFX Aleksadar Pejic, studio Cinesite tại London đã tạo ra những con quái vật kỹ thuật số và hơn thế trong hơn 250 cảnh xuyên suốt 8 tập đầu của mùa đầu tiên với những con quái thú đáng sợ, những trận chiến thiên sử và những thước phim nảy lửa và cao trào. Tiếng gầm gừ đặc thù của Geralt, ‘Hmmmmm’ cũng được thu âm trực tiếp tại trường quay. Đầu tập một, Geralt phải chiến đấu với quái vật Kikimora trong một cái đầm tối. Kikimora là một con quái vật nổi tiếng trong truyền thuyết dân gian của Đông Âu xuất hiện trong phim dưới hình dạng của một con nhện khổng lồ với đầu và thân người. Họ đã nghiên cứu chuyển động thật của những loài côn trùng để có thể tạo ra sự kết hợp giữa cử động thực thế và cách điệu – nguy hiểm một cách chính xác – của loài vật tám chân. Điều quan trọng nhất là không để cho cảnh quay biến thành một mớ hỗn loạn cũng những đôi chân dài loạng choạng. Cinesite đã cẩn thận ghép các chuyển động của Kikimora khớp với các vũ đạo chiến đấu được biên kịch trước, giúp sự tương tác với Geralt được tự nhiên hơn. Vùng nước mà họ chiến đấu với nhau, cũng như bề mặt tan hoang và đầy lá đều được tạo ra từ Houdini; những đôi chân của Kikimora đòi hỏi sự chống đỡ thực tế trong khi vẫn phải giữ được tốc độ cần thiết cho trận chiến. Một cảnh chiến đấu khác, quay trên một triền đồi ngoại ô Budapest, đòi hỏi phải tạo ra 10,000 lính Nilfgaardian chiến đấu với Cintrans. Có khoảng 15-20 diễn viên phụ được quay để tham khảo bằng  độ ghi hình quan trắc 360 độ và lồng chụp chuyển động, bộ binh lẫn kỵ binh với nhiều giáp và quân phục đa dạng. Điều này giúp Cinesite tỉ lệ, ánh sáng, texture và chuyển động để tham khảo, sau đó họ thay thế chúng bằng đám đông và ngựa CGI. Nhóm thiết kế 3D của Cinesite còn tạo ra quái vật Stiga và một con rồng vàng. Quái thú Stiga xuất hiện trong tập ba và đấu với geralt trong một lâu đài Gothic cổ. Nó là một quái thú nhìn giống như một cái xác sống phờ phạc và có kỹ năng chiến đấu chết người. Đội ngũ sản xuất dựng nên một bộ trang phục giả và được mặc bởi diễn viên đóng thế trong hầu hết các cảnh hành động. Cinestill sẽ cải thiện bộ đồ giả cũng như tạo nên một con quái vật hoài toàn mới từ CG cho những cảnh quay đòi hỏi sự chuyển cảnh mượt hơn so với phiên bản đóng thế. Một cảnh khác trong tập cuối cao trào bao gồm việc phải tạo ra lửa lan ra bằng phép thuật một nhân vật chính và nuốt chửng khu rừng gần đó. Hiệu ứng này được tạo ra bằng cách tạo ra một khu rừng CG và chia nó ra thành nhiều khu nhỏ, và từng cụm nhỏ nữa. Lửa được chạy lớn dần trên từng cụm nhỏ, giảm bớt thời gian xuất ra và cho phép lửa lan ra từ cụm này tới cụm khác một cách thuyết phục (như lan ra bằng ma thuật).  * Nguồn: Animation World Network  * Biên dịch: LIT

Sketch note gần đây đã trở thành một phương pháp ghi chép phổ biến trên toàn thế giới bởi tính ưu việt của mình. Sketch note tỏ ra hiệu quả với tất cả mọi người cần ghi chép hàng ngày như: học sinh, nhân viên văn phòng, diễn giả, giáo viên,… Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhiều thời gian để học nghệ thuật ghi chép đầy tính sáng tạo này. Hiểu được nhu cầu đó, Comic Media Academy Viet Nam (CMA) cho ra đời khóa học Sketch Note Online với mục tiêu giúp những người bận rộn có thể học ngay tại nhà. 1) Chương trình học ngắn hạn 8 buổi Với 8 buổi, mỗi buổi tập trung khai tác một chủ đề, lớp Sketch Note Online của CMA sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản để ghi chép hiệu quả, bao gồm:  – Phương pháp quy hình sự vật hiện tượng dựa trên hình cơ bản: vuông, tròn, tam giác.  – Bí kíp nhấn mạnh Key Word.  – Kĩ năng kí họa người đơn giản.  – Vẽ chữ và các phương pháp làm chữ trở nên sinh động.  – Một số phương pháp layout cơ bản.  – Kĩ thuật kí hiệu bằng màu. 2) Tương tác trực tiếp với giáo viên Khác với những chương trình học online khác, ở CMA bạn sẽ được tương tác trực tiếp với giáo viên và các học viên khác cùng khóa học thông qua phần mềm Zoom. Với cách học này, bạn có thể được giáo viên hướng dẫn và sửa bài tập trực tiếp bằng màn hình share một cách thuận tiện, dễ dàng. Ngoài ra, với chức năng quay video, bạn hoàn toàn có thể ghi hình bài giảng để xem lại trong lúc rảnh rỗi. Nhờ đó, về chất lượng, khóa học Sketch Note Online không khác với khóa học Offline quá nhiều. 3) Tiết kiệm thời gian và chi phí Một điểm đáng quan tâm nữa của khóa học Sketch Note Online đó là bạn có thể tiết kiệm được chi phí hơn so với học Offline. Bạn cũng không cần phải đến trung tâm, vì vậy tiết kiệm thêm thời gian đi lại. Với những bạn ở những tỉnh thành xa TP. Hồ Chí Minh thì lớp học Online chính là giải pháp tuyệt vời. 4) Học mọi lúc mọi nơi Như đã nói ở trên, với chức năng quay video, bạn có thể học mọi nơi, mọi thời điểm và bao nhiêu lần tùy ý. Vì vậy, với lớp Sketch Note Online, bạn hoàn toàn chủ động và tự do trong việc học. Học không giới hạn, và thành thục kĩ thuật ghi chép bằng hình ảnh chỉ trong 8 buổi thật dễ dàng với lớp Sketch Note Online. Nếu bạn quan tâm đến khóa học, hãy liên lạc với CMA nhé! Lạc An +++++++++ Khóa học Sketch Note tại CMA: Xem thông tin Tại đây

Coco (2017) được đánh giá là một trong 10 phim hoạt hình hay nhất của Pixar. Thành công của Coco không chỉ nằm ở kịch bản xuất sắc, bối cảnh kì ảo và còn nằm ở thiết kế nhân vật độc đáo. CMA xin gửi đến các bạn những bí mật trong tạo hình các nhân vật của phim hoạt hình bom tấn Coco. 1/ Miguel Là nhân vật chính của câu chuyện, hình ảnh Miguel cầm cây đàn đã trở thành biểu tượng trong lòng mỗi độc giả. Nói về bí kíp thành công của Miguel, Adrian Molina – đồng đạo diễn, biên kịch phim hoạt hình Coco chia sẻ rằng Miguel là một nhân vật mà bất kì đứa trẻ nào cũng thấy mình trong đó. Một cậu bé luôn mỉm cười với niềm đam mê ánh lên trong đôi mắt, một cậu bé luôn sống hết mình vì đam mê và có trái tim yêu thương gia đình tha thiết. 2/ Dante Tại sao lại là một con chó không có lông? Đừng quên câu chuyện của chúng ta diễn ra trong lễ hội người chết ở Mexico, và ở Mexico, Xolo chính là giống chó quốc gia, có lịch sử lâu đời kéo dài hàng ngàn năm. Ngoài ra, trong văn hoá người Mexico, Xolo cũng được tin là giống chó mở đường cho người chết đi đến thế giới bên kia. Và thế là Miguel có người bạn đồng hành là chú chó Xolo như một lẽ hiển nhiên. 3/ Ernesto De la Cruz Hãy nhớ, De la Cruz là nghệ sĩ của toàn dân Mexico, đó là một huyền thoại, một người đàn ông với vẻ ngoài tốt bụng toàn tập. Để tạo hình được một nhân vật như thế, đạo diễn Lee Unkrich và các cộng sự đã tốn không ít thời gian nghiên cứu các nghệ sĩ nổi tiếng của Mexico trong nhiều năm. Ngoài ra, một cái cằm lớn và bờ vai rộng cũng là chi tiết khiến De la Cruz ghi điểm tuyệt đối về sự tin tưởng và lòng tốt bụng của mình. Thật vậy! Không một ai nghi ngờ De la Cruz, cho đến khi cú twist về quá khứ xuất hiện. 4/ Imelda Imelda là một nhân vật khá phức tạp. Bà đại diện cho mẫu người truyền thống, bị mắc kẹt trong quá khứ. Bà nuôi dạy con cháu bằng lòng thù hận, bà ghét âm nhạc hệt như căm thù người chồng của mình. Nhưng thẳm sâu bên trong bà là một tâm hồn nhạy cảm, một giọng hát đẹp, một tình yêu sâu sắc. Bà là tổng hợp của những mặt đối lập tàn bạo nhất, vừa dịu dàng, vừa đam mê. Và Imelda đã được thiết kế vô cùng chi tiết với những bông vạn thọ mang tính truyền thống, một khuôn mặt nghiêm khắc, và một trái tim vô cùng nhạy cảm. 5/ Hector Hãy nhớ rằng, Hector là một nhân vật đang bị lãng quên. Trong phim hoạt hình Coco, nếu bạn càng được nhớ đến nhiều, bạn sẽ càng mạnh khoẻ. Nhưng chẳng còn ai ngoài cụ cố Coco còn nhớ Hector cả! Vì vậy, ông ta được tạo hình là một bộ xương vặn vẹo, mất liên kết với những chuyển động vụng về hệt như những con rối. Với ý tưởng đó, tạo hình của Hector không đơn thuần là một người đàn ông đang bị lãng quên, mà còn là nhân vật biểu tượng, mang thông điệp mạnh mẽ của bộ phim. 6/ Pepita Những sinh vật huyền thoại đày màu sắc thật ra không có bất kì liên hệ nào với lễ hội người chết của Mexico, nhưng nó là một phần của văn hoá Mexico. Sẽ thú vị biết bao nếu bất kì người Mexico nào cũng thấy hình ảnh của đất nước họ trong phim, tò mò, và theo dõi tiếp câu chuyện. Hơn nữa, những con thú thần kì đầy sắc màu vẫn luôn có một sức hút mãnh liệt với những đứa trẻ. Đó chính là nguyên tắc thành công của Pepita.   Bài viết dựa trên tổng hợp ý kiến của ekip làm phim hoạt hình Coco bao gồm: đồng đạo diễn – biên kịch Adrian Molina, Đạo diễn Lee Unkrich, Thiết kế nhân vật Daniela Strijleva, Chỉ đạo hoạt hình Guilherme Jacinto và nghệ sĩ tạo mẫu nhân vật Alonso Martinez. Lạc An +++++++++ Khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề Character Design: Xem thông tin Tại đây

Truyền thông Pháp dẫn tin từ người thân Họa sĩ Albert Uderzo cho biết ông đã qua đời trong một giấc ngủ sau một cơn đau tim không liên quan đến corona virsus tại nhà riêng vào ngày hôm qua, 24/3/2020, hưởng thọ 92 tuổi. Cùng với René Goscinny, Uderzo là đồng tác giả của bộ truyện tranh nổi tiếng ‘Astérix xứ Gaul’, với nhân vật chính là Asterix, một người đàn ông thấp với bộ ria mép luôn luôn đội mũ bảo hiểm có cuộc sống ở một ngôi làng ở Gaul, chống lại những kẻ chinh phục La Mã với sự giúp đỡ của người bạn bụng to không thể tách rời, Obelix. Truyện xuất bản lần đầu trên tạp chí Pilote vào ngày 29 tháng 10 năm 1959 và sớm trở thành một trong những tác phẩm thành công ở mức quốc tế, hấp dẫn cả trẻ em và người lớn với câu chuyện hài hước, chơi chữ, ẩn dụ văn hóa Gaulish-La Mã cũng như các sự kiện lịch sử và văn hóa khác. Câu chuyện về các chiến binh xứ Gaul nhỏ bé nhưng bất khả chiến bại đã trở thành một trong những truyện tranh Châu Âu bán chạy nhất trên thế giới, cùng với ‘Tintin’ của Morris, Hergé và ‘Lucky Luke’ của Goscinny. Đây là bộ truyện mà Uderzo được thỏa sức thể hiện tài năng và vốn văn hóa nền gốc châu Âu của mình. Tài năng của ông là khắc họa tính cách nhân vật nổi bật qua các nét vẽ mô tả hình dáng cử chỉ sinh động, bối cảnh chân thật, nên thơ, xinh đẹp đã cho bộ truyện một danh tính trực quan đặc sắc, không thể trộn lẫn. Sau khi Goscinny qua đời năm 1977, Uderzo tiếp quản nhiệm vụ viết lách, quyết định tiếp tục sáng tác và chỉ bắt đầu nghỉ hưu ở tuổi 84. Khi dịch COVID-19 bùng phát, giới truyền thông bắt đầu xôn xao vì cái tên Coronavirus đã xuất hiện trong tác phẩm Asterix từ năm 2017. Trong tác phẩm mang tên Asterix và Chariot Race được thực hiện bởi bộ đôi tác giả Asterix mới Conrad và Jean-Yves Ferri, các nhân vật Gaulish cổ đại nổi tiếng Asterix và Obelix tham gia một cuộc đua quốc tế mà đối thủ chính của họ giành giải nhất là một tay đua đeo mặt nạ tên là Coronavirus. Anh ta được hoan nghênh bởi đám đông la hét tên anh ta. Các nhà bình luận tự hỏi liệu các tác giả Asterix có phải là nhà tiên tri hay không khi cho các nhân vật đánh bại ‘Cornonavirus’ vài năm trước khi từ này trở thành một cái tên quen thuộc và ám ảnh. Tuy nhiên, trong thực tế, từ này đã tồn tại từ những năm 1960 như là một thuật ngữ khoa học. Chúng được gọi là vì hình dạng giống như vương miện của virus khi nhìn dưới kính hiển vi (từ “corona” là tiếng Latin nghĩa là vương miện “hay” hào quang “). Cuối cùng, Coronavirus bị đánh bại bởi những anh hùng của truyện tranh và cũng là biểu tượng kết thúc cho đại dịch lần này chăng? Dù thế nào, thì hôm nay thế giới đã mất đi một họa sĩ tài hoa, người đã đồng hành cùng tuổi thơ của biết bao thế hệ, người đã bắt đầu tình yêu truyện tranh cho hàng trăm hàng ngàn bạn nhỏ. Giờ thì ông có thể gặp lại người bạn René Goscinny của mình tại một thế giới khác rồi. Cám ơn ông và mong ông yên nghỉ.  * Cre: comicsbeat, abc.net, connexionfrance  * Bài viết có tham khảo thông tin giới thiệu về họa sĩ Uderzo của NXB Kim Đồng Bích Ngọc

Khác với truyện tranh truyền thống, truyện tranh Webtoon được sáng tác hoàn toàn trên máy tính và có bố cục dọc khác hẳn. Ngoài ra vì được xuất bản online trên các thiết bị di động nên Webtoon luôn yêu cầu những thông số kĩ thuật riêng. Hãy cùng CMA điểm qua các bước để sáng tác và xuất bản một tác phẩm truyện tranh Webtoon nhé! 1/ Sáng tạo kịch bản Kịch bản luôn là yếu tố đầu tiên với một hoạ sĩ truyện tranh. Nếu như truyện tranh truyền thống, hoạ sĩ luôn bị giới hạn về số trang do các chi phí in ấn thì với việc xuất bản online, hoạ sĩ có thể sáng tạo một cách thoải mái và hoàn toàn tự do. Ngoài ra, do hình thức đọc online và lướt, nên Webtoon thường có kịch bản dài và giao đãi hơn nhiều so với truyện tranh truyền thống để phù hợp với tốc độ “lướt” của độc giả. 2/ Vẽ name Sau khi đã có sườn kịch bản, giai đoạn tiếp theo hoạ sĩ cần vẽ name cho tác phẩm của mình. Name nên được thiết kế theo chiều dọc để có cái nhìn toàn cảnh về bố cục khung và thoại. Một lời khuyên là ở giai đoạn này, hoạ sĩ nên lựa chọn ra tone màu chủ đạo cho từng chap truyện. 3/ Lọc nét, tô màu và hiệu ứng Ở bước này, hoạ sĩ sẽ dùng công cụ đồ hoạ để cắt bản name ra thành các CUT. CUT là một đơn vị trong Webtoon, được hiểu như TRANG trong truyện tranh truyền thống. Một cut thường dài từ 6 – 10 khung. Mục đích của việc cắt thành các cut là để file nhẹ hơn, từ đó hoạ sĩ dễ dàng lọc nét và tô màu hơn. Một điểm cần lưu ý nữa là hoạ sĩ cần hiệu chỉnh lại kích thước từng cut cho phù hợp với định dạng của Platform Webtoon mà bạn muốn post truyện. Có rất nhiều Platform cho bạn lựa chọn như: Webtoon.com, Spottoon, CMAWebtoon,… Tuỳ từng platform mà có các kích thước khác nhau, nhưng thường giao động từ 800px – 1600px chiều ngang và 8.000px – 16.000px theo chiều dọc cho 1 cut. 5/ Chèn thoại So với truyện tranh truyền thống, thoại của Webtoon thường có kích thước chữ to hơn để phù hợp với việc đọc trên các thiết bị di động, đặc biệt là điện thoại. Ngoài ra, thoại Webtoon nên ngắn gọn vì tốc độ “lướt” đọc trên điện thoại thường khá nhanh. 6/ Tạo tài khoản và Post bài lên platform Webtoon Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành xong tác phẩm của mình, các bạn cần tạo một tài khoản trên các platform và post truyện tranh của mình. Hoàn toàn không có chi phí cho bất kì tác giả nào muốn xuất bản online. Song nếu truyện của bạn nhận được nhiều lượt yêu thích và lượt đọc từ cộng đồng mạng, thì bạn hoàn toàn có thể trở nên giàu có với nghề sáng tác truyện tranh Webtoon. Với tính chất dễ dàng cũng như linh hoạt, Webtoon ngày càng thu hút nhiều hoạ sĩ tham gia sáng tác. Trong tương lai, Webtoon được dự báo sẽ càng lúc càng lớn mạnh và chiếm ưu thế trong thị truòng truyện tranh thế giới. Lạc An +++++++++ Khóa học vẽ Truyện Tranh Webtoon tại CMA: Xem thông tin chi tiết Tại đây

1. Lê Phan Là một trong những hoạ sĩ trẻ tài năng, Lê Phan còn được biết đến là một người đầy hoài bão. Với ước mơ mỗi năm sẽ hoàn thành và xuất bản một cuốn sách thuộc đề tài khác, từ năm 2017 đến nay, anh chàng hoạ sĩ tài năng này đã gối đầu cho mình 3 cuốn sách minh hoạ và truyện tranh rất đẹp: Câu lạc bộ nghiên cứu bí ẩn (2017), Xứ Mèo (2018), Về nơi có nhiều cánh đồng (2019). Trong đó, Về Nơi Có Nhiều Cánh Đồng được xem là một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Phan, tác phẩm truyện tranh thu hút độc giả bởi nét vẽ giản dị và nội dung trong sáng, gần gũi. 2. Kỳ Huỳnh Kỳ Huỳnh tên thật là Huỳnh Ngọc Kỳ, sinh năm 1991 và sống tại Chicago. Kỳ Huỳnh được biết đến nhiều sau khi đạt giải nhất cuộc thi Vẽ Cùng Thơ của NXB Kim Đồng. Vốn là một người thích vẽ, nhưng Kỳ Huỳnh từng có thời gian bỏ vẽ khoảng 2 năm vì nghĩ rằng mình không có tài năng. Nhưng tình yêu sâu đậm với vẽ minh hoạ đã khiến Kỳ Huỳnh cầm bút trở lại. Những tác phẩm của Kỳ Huỳnh đặc trưng bởi nét vẽ bình dị, gần gũi và giàu cảm xúc với gam màu mang mác buồn. Với Kỳ Huỳnh, bí quyết để thành công là không bao giờ bỏ cuộc. Hãy vẽ, bằng cả trái tim, rồi một ngày chúng ta sẽ thấy công sức của mình bỏ ra là xứng đáng. 3. Lê Rin Lê Rin – chàng hoạ sĩ 8X đời cuối hẳn không xa lạ gì với giới hoạ sĩ trẻ Việt Nam. Với nickname: “Chàng hoạ sĩ vẽ tranh “ẩm thực” ngon hơn cả đồ thật”, Lê Rin đã gối đầu cho mình rất nhiều tranh minh hoạ có đề tài ẩm thực cho các nhãn hàng lớn. Năm 2017, Lê Rin ra mắt sách minh họa Việt Nam Miền Ngon và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ độc giả. Hiện nay, ngoài minh hoạ ẩm thực, Lê Rin còn thiết kế bìa sách và thực hiện nhiều dự án cá nhân khác. 4. Khánh Trần Khánh Trần được biến đến với nickname Tahypuka sinh năm 1987, được biết đến là một hoạ sĩ game, song sau đó anh chàng quyết định tham gia mảng vẽ minh hoạ và thành công với rất nhiều tác phẩm minh hoạ bìa sách, truyện tranh và lịch. Cảm hứng sáng tác của chàng hoạ sĩ đa tài này hầu hết đến từ hoài niệm tuổi thơ, chính vì vậy, màu sách của Khánh Trần nổi bật với gam màu đa dạng, tươi sáng. Ngoài ra với phong cách vẽ dung hoà giữa phương Đông và phương Tây cùng yếu tô fantasy kì ảo cũng là một trong những điểm thu hút trong các tác phẩm minh hoạ của Khánh Trần. Lạc An +++++++++ Khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề Illustration tại CMA:  Xem thông tin chi tiết Tại đây

Sketch note hay phương pháp ghi chép nhanh hẳn không còn xa lạ với những bạn trẻ, đặc biệt là những người thường xuyên phải ghi chép nhiều. Điểm nổi bật của Sketch note đó là tăng khả năng ghi nhớ thông tin và đẩy nhanh tốc độ ghi chép. Trong bài viết này, CMA xin giới thiệu với các bạn 5 bí kíp tự học Sketch note tại nhà. 1. Quy sự vật về các hình cơ bản Vuông, tròn, tam giác là các hình cơ bản, hãy hình dung sự vật dưới dạng những hình đơn giản nhất. Cách thức này không chỉ giúp bạn đẩy nhanh tốc độ ghi chép mà còn giúp cải thiện tư duy hình ảnh của bạn. Ngoài ra, với phương pháp này, bạn không cần phải lo ngại về kĩ năng vẽ của bản thân, vì bất kì ai cũng có thể vẽ được các hình vuông, tròn, tam giác, đúng không nào? 2. Dùng kí hiệu đặc trưng để diễn tả sự vật hiện tượng Để diễn tả một đất nước, thay vì viết chữ, hãy dùng quốc kì, quốc hoa, quốc phục hoặc món ăn đặc trưng. Để diễn tả một bệnh viện, hãy dùng kí hiệu chữ thập đỏ. Để diễn tả một thư viện, hãy dùng sách. Tất cả được gọi là những kí hiệu đặc trưng. Việc vận dụng những kí hiệu đặc trưng của sự vật hiện tượng trong ghi chép giúp bạn tiết kiệm được khối thời gian đáng kể đấy! 3. Dùng màu sắc Màu sắc cũng là một trong những phương pháp giúp bạn làm nổi bật những ý quan trọng. Bạn có thể dùng một bộ màu kí hiệu riêng cho mình và có thể dùng kết hợp nhiều màu nếu muốn nhấn mạnh keywork nhé! 4. Thay đổi kích cỡ chữ và vẽ chữ thay vì viết chữ Hãy dùng kích thước chữ để làm kí hiệu những vùng quan trọng và ít quan trọng hơn. Ngoài ra, bạn cần bỏ tư duy viết chữ, mà thay vào đó, hãy vẽ chữ. Hãy dùng chiều dày chữ, màu sắc, đổ bóng, hình dạng chữ để làm nổi bật ý tưởng của mình. 5. Dùng sơ đồ để trình bày vấn đề Dùng các sơ đồ dạng mindmap, danh sách hoặc các dấu mũi tên, các đường nét liên kết để trình bày vấn đề thay vì các ghi chép thông thường. Lợi ích của các dạng sơ đồ này là cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quát về chủ đề được nói đến trước khi tập trung vào các chi tiết nhỏ hơn. Lạc An +++++++++ Khóa học Sketch Note tại CMA: Xem thông tin tại đây

Sakura, Hatsune Miku, Spiderman,… đều là những nhân vật manga – comic cực ngầu! Nhưng làm sao để có thể sáng tạo ra nhân vật tuyệt vời như vậy? Comic Media Academy (CMA) sẽ bật mí cho bạn thông qua bước dưới đây nhé! 1. Bắt đầu với line of action và người que Line of action là một đường cong mô tả chuyển động của nhân vật, có line of action, nhân vật sẽ trở nên uyển chuyển, mềm mại và chân thực hơn. Sau khi đã có line of action, bước tiếp theo là dựng người que. Người que được hiểu là khung xương của nhân vật. Với người que, chúng ta dễ dàng quan sát được tỷ lệ nhân vật một cách tổng thể và chỉnh sửa dễ dàng. 2. Phác thảo cấu trúc Sau khi đã có khung xương, phần tiếp theo mà bạn cần quan tâm đó là đắp “thịt” cho nhân vật. Ở giai đoạn này, hãy tập trung vào cấu trúc và tương quan các bộ phận trước khi đi vào chi tiết. Vì vậy, lời khuyên là hãy phác thảo nhân vật dưới dạng mô hình và trong trạng thái chưa có quần áo nhé! 3. Phác thảo khuôn mặt Bước tiếp theo chính là phác thảo khuôn mặt theo đúng tỷ lệ. Hãy nhớ, khuôn mặt người trưởng thành được chia thành hai phần bằng nhau bởi mắt và đối xứng qua mũi; khoảng cách giữ hai mắt bằng một mắt, từ chân tóc đến chân mày – từ chân mày đến đỉnh mũi – từ đỉnh mũi đến cằm luôn chia thành 3 phần bằng nhau. Đây là một số nguyên tắc cơ bản để vẽ một khuôn mặt người đúng chuẩn. 4. Thiết kế trang phục, tóc và phụ kiện Bước thú vị nhất bắt đầu rồi đây! Để thiết kế trang phụ, tóc, cũng như phụ kiện thật ấn tượng, đừng quên xem xét nhân vậy của chúng ta là ai? Công chúa hay một vị anh hùng? Đến từ đâu? Một quốc gia châu Âu hay từ Ai Cập cổ đại?… Các tư liệu tìm được trên Internet sẽ vô cùng bổ ích cho các họa sĩ ở giai đoạn này đấy! 5. Đi nét Sau khi hoàn thành xong các công đoạn phác thảo, chúng ta sẽ tiến hành tẩy bớt các nét dư thừa và đi lại chỉn chu bằng bút sắt hoặc brush. Hiện nay, bút brush được bán rộng rãi ở các tiệm họa cụ và có rất nhiều cỡ ngòi cho chúng ta lựa chọn. Một bí kíp nhỏ ở đây là hãy dùng ngòi 0.3 đến 0.5 cho các nét chính, và dùng cỡ ngòi nhỏ hơn (0.05 – 0.01) cho các nét chi tiết nhé! 6. Tô màu và đổ bóng Cuối cùng, đừng quên màu sắc là một trong những công cụ siêu quan trọng giúp nhân vật của bạn trở nên ấn tượng! Các loại màu thường được các họa sĩ sử dụng là màu nước, poster, màu chì, marker,… Tuy nhiên, nếu bạn là một họa sĩ nghiệp dư thì lời khuyên là hãy dùng marker và màu chì trước nhé! Với 6 bí kíp trên đây, CMA hi vọng bạn sẽ sớm sáng tạo được nhân vật để đời của mình nha! Lạc An ++++++++  LỚP VẼ TRUYỆN TRANH – MANGA/COMIC THIẾU NHI (8 – 14 tuổi):  http://cmavn.org/lop-day-ve-truyen-tranh-manga-comic/

1. Tamypu Tamypu tên thật là Thái Mỹ Phương tốt nghiệp thủ khoa ngành thiết kế nội thất Đại học Kiến trúc (TP.HCM), sau đó tiếp tục theo đuổi con đường nghệ thuật tại Brighton, Anh. Dù tuổi đời còn khá trẻ (sinh năm 1988), song Thái Mỹ Phương sở hữu gia tài gồm 17 đầu sách thiếu nhi, hơn 250 bìa sách cùng các dự án hợp tác với các nhà xuất bản trong nước và thế giới. Từ khi còn nhỏ, Tamypu đã say mê những trang báo minh họa và truyện tranh, nàng họa sĩ vẽ mỗi ngày và giấc mơ càng lớn dần theo năm tháng. Tranh minh họa của Tamypu được yêu thích bởi tạo hình trẻ thơ và màu sắc trong trẻo, giàu cảm xúc. 2. Nguyễn Thanh Nhàn Sinh năm 1990. Tốt nghiệp ĐH Mỹ Thuật TPHCM. Họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn hiện đang làm việc trong mảng minh hoạ và thiết kế. Nổi tiếng trong giới họa sĩ với nickname Xnhan00, những tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn nổi bật bởi màu sắc tinh tế, vẻ đẹp độc đáo và giàu cảm xúc. Chia sẻ về hành trình luyện vẽ của mình, chàng họa sĩ khiêm tốn Nguyễn Thanh Nhàn cho rằng: “Thiên tài chỉ có 1% thông minh, còn 99% là luyện tập”, vì mình không phải là thiên tài nên phải lao động thật sự vất vả. Nổi tiếng từ khi còn ngồi ở trường đại học với những tác phẩm minh họa tinh tế, mang đậm bản sắc cá nhân và văn hóa Việt Nam, song Nhàn vẫn không ngừng luyện tập mỗi ngày. Trong công việc, họa sĩ luôn theo đuổi mục tiêu ” Làm việc với niềm vui! “ 3. Tạ Lan Hạnh Trẻ, nhiệt huyết, tài năng và đặc biệt – đó là những gì người ta biết về cô nàng họa sĩ sinh năm 1991 – Tạ Lan Hạnh. Yêu thích truyện tranh từ những ngày còn nhỏ, Tạ Lan Hạnh tập vẽ nhiều hơn rồi trở thành họa sĩ như một điều tất nhiên. Sau một thời gian dài học tập và tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội, Tạ Lan Hạnh hiện đang là họa sĩ vẽ minh họa và thỉnh thoảng có vẽ truyện tranh. Các tác phẩm của cô nàng đa phần là vẽ cho thiếu nhi. Với màu sắc tươi sáng, nét vẽ dễ thương và đa dạng phong cách, Tạ Lan Hạnh đã gối đầu cho mình một kho sách minh họa đặc sắc, trong đó phải kể đến các tác phẩm như: “Nắng mùa đông” – tác phẩm gây sốt cộng đồng mạng vào cuối năm 2014 và “Người bạn tuyệt vời” – đạt giải nhất cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do hội nhà văn Đan Mạch và NXB Kim Đồng tổ chức. 4. Killien Huynh Killien Huynh tên thật là Huỳnh Kim Liên, sinh năm 1991, và là một họa sĩ “tay ngang” trước khi bước vào con đường chuyên nghiệp. Vốn yêu thích vẽ, cô bạn Huỳnh Kim Liên hầu như tự học vẽ ở nhà, trên mạng Internet. Những bức tranh minh họa của Huỳnh Kim Liên mang màu sắc nhẹ nhàng, nữ tính và không kém phần tinh tế. Năm 2015, cùng với Phùng Nguyên Quang, Huỳnh Kim Liên nhận được giải thưởng cao nhất tại “The Scholastic Picture Book Award 2015” với tác phẩm “The First Journey”. Đó cũng là cột mốc giúp Huỳnh Kim Liên tiếp tục theo đuổi con đường vẽ minh họa chuyên nghiệp. 5. Nguyễn Thành Vũ Sinh năm 1993, song Nguyễn Thành Vũ là một trong những họa sĩ minh họa trẻ thành danh từ rất sớm, ngay còn khi là sinh viên năm 2 tại trường ĐH Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh. Với phong cách đa dạng, từ minh họa thiếu nhi đến sách tuổi teen, Nguyễn Thành Vũ đã có một gia tài đồ sộ với nhiều bìa sách hợp tác với các tác giả nổi tiếng. Ngoài ra, Vũ còn có nhiều dự án cá nhân dành cho thiếu nhi với sắc màu dễ thương, trong trẻo. Lạc An +++++++++ KHÓA HỌC DIGITAL PAINTING CẤP TỐC – CHUYÊN ĐỀ ILLUSTRATION Thông tin chi tiết về khóa học: Tại đây

Thời đại 4.0 cùng sự phát triển của các thiết bị di động đã mở đường cho nhiều hình thức truyện tranh khác như Webtoon, Webcomic, Motion comic,… Với sự xuất hiện ồ ạt của truyện tranh online, truyện tranh in giấy truyền thống mặc dù bị hạn chế về số lượng bản in, song vẫn giữ được vị trí bất diệt trong lòng độc giả. Hãy cùng CMA điểm qua 5 lý do tạo nên sự bất diệt này nhé! 1. Thỏa mãn cảm giác sưu tầm Nếu bạn là một tín đồ truyện tranh thực thụ, hẳn sẽ hiểu sở hữu một cuốn truyện tranh in giấy còn thơm mùi mực tuyệt vời như thế nào. Chiếc kệ sách lớn với những bộ truyện tranh được sắp xếp ngay hàng thẳng lối là ước mơ từ tấm bé của bao nhiêu fans truyện tranh. Nhờ tính sưu tầm của độc giả, thị trường truyện tranh in giấy vẫn vô cùng sôi động 2. Không bị phụ thuộc vào các thiết bị di động Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đang ở một nơi không có wifi, kết nối kém hoặc mất điện và đang theo dõi một bộ truyện vô cùng gay cấn? Với truyện tranh giấy, bạn hoàn toàn có thể như Đen Vâu, “về quê, nuôi cá, trồng thêm rau” và chill cùng truyện tranh đấy! 3. Hạn chế các bệnh về mắt Đọc truyện trên thiết bị di động sẽ gây mỏi mắt nhiều hơn so với truyện tranh được in trên giấy. Ngoài ra, các truyện được xuất bản trên nền tảng di động nếu không được điều chỉnh size chữ để phù hợp sẽ gây khó khăn cho mắt trong việc điều tiết và dẫn đến cận thị. 4. Hạn chế tác động lên hệ thần kinh và không gây mất ngủ Sóng từ các thiết bị di động tác động lên hệ thần kinh về lâu dài sẽ gây cảm giác căng thẳng và mất ngủ. Với truyện tranh in giấy, bạn không bao giờ gặp phải vấn đề này, chính vì vậy, những quyển truyện được in ấn và xuất bản truyền thống vẫn là lựa chọn hàng đầu cho nhiều tín đồ mê truyện. 5. Không bị mất tập trung Khảo sát cho thấy, khi đọc truyện trên thiết bị di động, chúng ta thường bị sao nhãng bởi tin nhắn, mạng xã hội, các kênh giải trí khác. Điều này làm gián đoạn câu chuyện mà bạn đang theo dõi, và đôi lúc gây cảm giác khó chịu. Đó chính là lý do nhiều người vẫn yêu thích cảm giác được đọc truyện tranh in giấy hơn so với các hình thức điện tử khác. +++++++++ Lạc An

1. Maruko Được lấy cảm hứng từ chính tuổi thơ của tác giả, tên thật của bé Maruko chính là bút danh của tác giả, đồng thời nhóc tì đáng yêu này còn chào đời vào ngày 08/05/1965, ngày sinh của tác giả. Bằng nét vẽ trẻ thơ tinh nghịch, nhóc Maruko đi sâu vào lòng đọc giả nhờ sự hồn nhiên, và gần gũi với tuổi thơ của bất kì bạn nhỏ nào. 2. Bác sĩ quái dị Jack Bác sĩ với chiếc áo choàng màu đen, mái tóc hai màu trắng – đen, và khuôn mặt đầy vết thương từng một thời làm mưa làm gió trong cộng đồng mê truyện tranh ở Việt Nam. Không thể phủ nhận tạo hình ấn tượng chính là chìa khóa để Jack ghi điểm trong lòng độc giả. 3. Uzumaki Naruto Cậu bé có tuổi thơ cô độc vì bị phong ấn Cửu Vĩ bên trong mình – Uzumaki Naruto là một trong những nhân vật huyền thoại của làng truyện tranh Nhật Bản. Lấy đề tài ninja cộng thêm yếu tố huyền ảo, Naruto là đại diện cho thế hệ ninja trẻ, có khuyết điểm nhưng bản lĩnh và vươn lên để trở thành một trong những ninja mạnh mẽ nhất. 4. L Mặc dù  không phải nhân vật chính trong bộ truyện tranh lừng danh Deathnote, thậm chí còn chết ngay khi bộ truyện mới đi được nửa chặng đường, song L mới là cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi Deathnote kết thúc. Thông minh, chiêu trò, quái dị và ngoại hình ấn tượng, tất cả đã tạo nên một L sống động từ truyện tranh cho đến bất kì phiên bản chuyển thể nào. 5. Chú Thoòng Thế hệ 9X chắc hẳn không ai không biết đến Chú Thoòng – một nhân vật truyện tranh Trung Quốc hài hước trong từng bước đi! Mặc dù không có ngoại hình quá thu hút, song Chú Thoòng gây ấn tượng bởi sự gần gũi với bất kì đối tượng đọc giả nào. 6. Superman Superman là một nhân vật siêu anh hùng hư cấu trong loạt truyện tranh cùng tên nổi tiếng do DC Comics phát hành. Với nhiều độc giả thế hệ 9X, Superman chính là siêu anh hùng đầu tiên, “người đàn ông thép” đưa họ đến vũ trụ siêu anh hùng của đế chế truyện tranh Mỹ. 7. Batman Không phải tự nhiên mà Batman được mệnh danh là siêu anh hùng vĩ đại nhất của DC comics. Khác với các nhân vật siêu anh hùng khác vốn thuộc thế lực siêu nhiên, Batman là một người phàm có máu thịt, cảm tình và nhiều khuyết điểm. Chính điều đó đã khiến Batman trở nên gần gũi và gây ấn tượng sâu đậm với số đông độc giả. 8. Spiderman Peter Parker – cậu học sinh nhút nhát bị hóa thành người nhện sau khi bị cắn bởi một con nhện trong phòng thí nghiệm. Bằng cách hạ độ tuổi siêu anh hùng xuống thành học sinh cấp 3. Spiderman trở thành một trong những nhân vật huyền thoại nhất của vũ trụ Marvel. 9. Luffy Với khả năng co giãn các bộ phận như cao su, đồng thời là người duy nhất sử dụng thành thục được ba loại sức mạnh của Haki, Luffy mũ rơm là nhân vật được yêu thích nhất trong tác phẩm One Piece của họa sĩ thiên tài Eiichiro Oda. Hành trình đi tìm kho báu huyền thoại của vị thuyền trưởng băng hải tặc Mũ Rơm – Luffy trở thành một trong những câu chuyện thu hút nhất với thế thệ độc giả 9X. 10. Cô tiên xanh Nếu DC Comics có Superman, Marvel có Spiderman, Nhật Bản có Luffy, thì không thể không kể đến Cô Tiên Xanh – nhân vật truyện tranh Việt Nam cùng xuất bản vào những năm 90. Tuy so sánh có phần khập khiễng, song ở thị trường Việt Nam, không thể phủ nhận rằng Cô Tiên Xanh là một trong những nhân vật truyện tranh được nhiều độc giả yêu quý nhất. Lạc An

1. Doraemon Đến Việt Nam vào năm 1992, Doraemon đã nhanh chóng kéo về cho mình một lượng fans khủng khiếp! Với ý tưởng vô cùng sáng tạo, Doraemon – chú mèo máy đến từ tương lai với nhiều bảo bối diệu kỳ không chỉ là cứu tinh của cậu bé ngốc nghếch Nobia, mà còn là người bạn mơ ước của bất kì đứa trẻ nào. 2. Songoku Chiêu thức Kamejoko thần thánh cùng “chú bé khỉ” Songoku hẳn đã quá quen thuộc với tuổi thơ của thế hệ 9X. Lấy đề tài anh hùng cứu vũ trụ, Songoku ghi dấu trong lòng độc giả bởi vẻ dễ thương, tâm hồn lương thiện và “nhan sắc” ngày một nâng cấp sau những lần “tăng level” sức mạnh vi diệu. 3. Nhóc Miko Mặc dù đến Việt Nam khá trễ (2007), song với đôi mắt to tròn cực dễ thương cùng sự hồn nhiên, tinh nghịch, nhóc Miko đã trở thành một trong những huyền thoại trong làng truyện tranh manga. Nhóc Miko đặc biệt được yêu thích bởi các độc giả nữ ở mọi độ tuổi. 4. Sailor Moon Cô nữ sinh với mái tóc dài vàng óng, sở hữu sức mạnh kì diệu của mặt trăng là “thần tượng” một thời trong lòng độc giả tuổi mộng mơ. Trải qua nhiều lần tái bản, Sailor Moon và các thủy thủ đồng đội vẫn là tượng đài bất diệt trong tuổi thơ lung tinh của thế hệ 9X. 5. Jindo Cậu bé lùn tũn, đá bóng cực hay và cực kì bẩn bựa là một trong những nhân vật Shounen được yêu thích nhất qua nhiều thời đại. Những pha bóng cực kì hiểm hóc, những trò đùa vui nhộn, sự hồn nhiên, lạc quan,… Tất cả đã tạo nên sự thu hút bậc nhất cho Jindo trong bộ truyện tranh Đường Dẫn Đến Khung Thành. 6. Conan Nếu Jindo là tượng đài trong dòng truyện tranh thể thao, thì với dòng truyện tranh trinh thám, thám tử nhí Conan chính là một trong những nhân vật ấn tượng nhất! Vốn là một cậu thiếu niên lớp 11 bị teo nhỏ, Conan khiến khán giả ngưỡng mộ bởi sự thông minh tuyệt đỉnh và lý tưởng vĩ đại của cậu với nền an ninh thế giới. 7. Sakura thủ lĩnh thẻ bài Là nhân vật tạo nên dấu ấn của nhóm Clamp, Sakura – thủ lĩnh thẻ bài được yêu thích bởi ngoại hình dễ thương, trái tim ấm áp và khả năng triều hồi những lá bài huyền ảo. Trải qua nhiều thập niên, Sakura vẫn khẳng định mình là một trong những nhân vật manga huyền thoại khi liên tục đứng trong danh sách được độc giả yêu mến. 8. Lucky Luke “Bắn nhanh hơn cả cái bóng của mình” chính là câu nói làm nên thương hiệu của chàng cao bồi nghèo Lucky Luke. Sinh ra ở Bỉ vào năm 1946, song cuộc hành trình của Lucky và chú ngựa chạy nhanh nhất miền Tây – Jolly Jumper đã nhanh chóng tạo ra lực hút khủng khiếp trên toàn thế giới. 9. Hesman Lấy ý tưởng từ một bộ anime Nhật, bằng tài năng của mình, họa sĩ Hùng Lân đã tạo nên Hesman – một nhân vật truyện tranh huyền thoại của làng truyện tranh Việt. Vối thế hệ 9X, Hesman không chỉ là một nhân vật truyện tranh thuần túy, đó còn là một bầu trời tuổi thơ nhiều kỉ niệm. 10. Trạng Tí Ra đời vào năm 2002, Trạng Tí là nhân vật truyện tranh thuần Việt nuôi giữ kí ức của rất nhiều độc giả trẻ Việt Nam. Giữa một thời đại tràn ngập truyện tranh Nhật Bản, Trạng Tí xứng đáng là tượng đài bất diệt đánh dấu thời hoàng kim của truyện tranh Việt. Lạc An.  

Weboon từ lâu đã trở thành nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà làm phim trên thế giới. Bởi tính dễ dàng chuyển thể (Webtoon vốn đã sử dụng ngôn ngữ hình ảnh trong lối kể chuyện) và nội dung đã được kiểm chứng thông qua lượng độc giả trung thành. Hãy cùng CMA điểm qua những phim được chuyển thể từ Webtoon trong năm 2020 nhé! 1. Itaewon Class Được chuyển thể từ Webtoon cùng tên, Itaewon Class (Tầng lớp Itaewon) là 1 trong 10 phim Hàn được tìm kiếm nhiều nhất trong tháng 2/2020 tại Hàn Quốc. Lấy đề tài từ những người trẻ với lý tưởng của riêng mình, Itaewon Class là được ví là một cú nhảy độc đáo vượt ra ngoài những giới hạn thông thường. Chính vì vậy, cho đến nay, cả phim và Webtoon vẫn đang gây sốt khắp toàn châu Á. 2. Sát thủ vô cùng cực Bỏ nghề làm mật vụ, chuyển sang làm hoạ sĩ vẽ Webtoon, đối mặt với cuộc sống ngập tràn deadline và thu nhập không đủ sống. Hành trình “hoàn lương” dở khóc dở cười của một cựu mật vụ với niềm đam mê vẽ Webtoon đã đem đến tiếng cười giòn giã cho khán giả đến rạp. 3. The True Beauty Liên tục đứng top trong những bộ Webtoon được xem nhiều nhất trên toàn thế giới, The True Beauty đã khiến cộng đồng fans siêu phấn khích kể từ lúc có thông tin được công ty BonFactory chuyển thể thành phim. Câu chuyện về nàng hot girl có hai khuôn mặt nhờ sự thần kì của công nghệ make up hứa hẹn sẽ tạo nên kỉ lục mới về rating. 4. A Bitch And A Punk A Bitch and A Punk có nội dung xoay quanh cuộc gặp gỡ của hai người bạn vốn là thanh mai trúc mã sau 3 năm bặt vô âm tín. Với nét vẽ dễ thương cùng cách kể chuyện nhẹ nhàng, hài hước, A Bitch and A Punk dễ dàng chinh phục các khán giả tuổi teen và trở thành bộ Webtoon làm mưa làm gió tại Hàn từ năm 2015. Truyện đang được chuyển thể thành phim và dự định lên sóng trong năm nay. 5. Favorite Part Lấy concept là câu chuyện ngang trái về một nữ sinh mập ú suốt ngày chỉ mê những anh chàng siêu cấp đẹp trai, Feavorite Part là bộ Webtoon hài hước và ăn khách bậc nhất tại Hàn Quốc. Dù chưa hứa hẹn ngày phát sóng chính thức, nhưng thông tin chuyển thể của tác phẩm Webtoon đình đám này cũng đủ làm cộng đồng fans sướng muốn phát điên! 6. A Good Day To Be a Dog Nếu bạn là một cô nàng bị nguyền, hàng đêm phải biến thành chú cún trắng, và lại còn thương thầm một anh chàng sợ chó, thì điều gì sẽ xảy ra? A Good Day To Be A Dog là một bộ webtoon lãng mạn kì ảo và không kém phần hài hước sẽ được chuyển thể thành phim trong năm 2020 này! Hãy cùng đón xem các nhân vật của chúng ta bước từ Webtoon lên màn ảnh sẽ như thế nào nhé! 7. Horror And Romance Lãng mạn và kinh dị, đó chính là chuyện tình oái oăm giữa một người chuyên sáng tác truyện kinh dị và một người thích viết truyện tình cảm lãng mạn. Với nét vẽ đơn giản, dễ thương và lối kể chuyện hài hước, Horror And Romance là một trong những Webtoon được chờ đón phiên bản chuyển thể nhất năm 2020. 8. In Your Dream Đối diện với việc mình yêu đơn phương bị tai nạn, Junsu – nhân chứng duy nhất trong vụ tai nạn quyết định tham gia vào dự án y tế bí mật mang tên In Your Drem nhằm đánh thức người mình yêu khỏi cơn hôn mê sâu. Yếu tố lãng mạn kì ảo cùng cốt truyện cảm động đã khiến In Your Dream trở thành bộ Webtoon khiến nhiều độc giả mất ăn mất ngủ và hứa hẹn tạo nên nhiều kì tích khi chuyển thể. 9. Tomorrow 27 tuổi – thất nghiệp và có một cuộc sống tồi tệ, Choi Joon Woong bất ngờ được nhận vào công ty chuyên giải quyết khủng hoảng và bắt đầu giúp đỡ những người đang gặp nguy hiểm. Với chủ đề thú vị, nét vẽ đẹp và hài hước, Tomorrow đã làm dân cư mạng “rần rần” kể từ khi có thông tin chuyển thể. 10. Backstreet Rookie Bên ngoài ngây thơ, bên trong “vô số tội” – đó chính là cô nàng robot bán thời gian có ngoại hình nóng bỏng tại một cửa hàng tiện lợi. Điều gì sẽ xảy ra khi cô dần nảy sinh tình cảm với anh chủ siêu đẹp trai nhưng vụng về? Bằng cách kể chuyện hài hước và pha chút “đen tối”, Webtoon Backstreet Rookie đã thu về 5 triệu lượt đọc chỉ trong vòng 1 tháng. Con số biết nói này đủ để khẳng định thành công khi bộ truyện được chuyển thể thành phim. Lạc An ********* Xem thêm về Truyện Tranh Webtoon : Tại đây

Bạn là người Mê Cine? Bạn luôn muốn ghi lại cảm xúc của mình sau khi xem một phim hay? Nhưng làm sao để có một bài cảm nhận phim chất lượng? Hãy nằm lòng 7 bí kíp dưới đây. 1. Không nên tiết lộ quá nhiều nội dung phim Theo lý thuyết, bài review phim hoàn toàn có thể tiết lộ nội dung, tuy nhiên trong thực tế, đối tượng đọc review đa số là những người chưa xem phim, họ rất khó chịu và sẽ dừng đọc ngay khi gặp một bài viết có tính “spoil”, đặc biệt về những cú twist. Giữ chặt những cao trào nhưng đồng thời đưa ra một chút tò mò khi đề cập đến những đoạn phim đó sẽ giúp bài cảm nhận được chú ý hơn. 2. Review không phải quảng cáo Hãy luôn nhớ: Độc giả rất thông minh, họ hoàn toàn có thể phân biệt được đâu là một bài review khách quan, đâu là một bài quảng cáo. Đừng cố gắng lôi kéo người khác xem phim, tránh hô hào sáo rỗng, thay vào đó hãy tập trung vào những gì khiến bạn thực sự yêu mến bộ phim một cách trung thực nhất. 3. Không có gì là tuyệt đối! Tất cả mọi vấn đề đều có 2 mặt: tốt và hạn chế, phim ảnh cũng không ngoại lệ! Việc thần tượng hóa một phim chỉ khiến bài review của bạn trở nên không thực tế. Hãy thẳng thắn thừa nhận những điều khiến bạn tiếc nuối sau khi xem phim nhé! 4. Chú trọng cảm xúc Cảm xúc của chính bạn từ bộ phim. Nó sẽ tạo được nhiều đồng cảm hơn bất kỳ sự khoa trương ngôn ngữ nào. Hãy viết bằng cả trái tim. Đừng nghĩ mình không giỏi câu chữ, đừng sợ việc đúng – sai khi viết cảm nhận. Mọi thứ sẽ được bù đắp bằng cảm xúc chân thành của bạn.  5. Biết chọn lọc hình ảnh là một lợi thế! Việc chọn lọc những hình ảnh đắt giá, những hình ảnh khiến bạn yêu mến bộ phim vào trong bài viết, sẽ giúp bài viết của bạn bắt mắt, ấn tượng hơn. Bên cạnh đó, việc phân tích màu sắc, bố cục, góc camera cũng giúp bạn có nhiều phát hiện mới mẻ về phim. 6. Luôn đưa thông tin chính xác về đạo diễn Nếu bạn là một người Mê Cine chính hiệu, hẳn sẽ không bỏ lỡ các thông tin về đạo diễn phim. Thông tin chính xác kèm dẫn chứng sẽ khiến bài cảm nhận phim của bạn sâu hơn và đáng tin cậy hơn. 7. Liên văn bản nếu cần thiết Cuối cùng, đừng quên tìm hiểu các thông tin như: Kịch bản phim có phải chuyển thể/ làm lại từ tác phẩm khác không? Sau đó liên văn bản đến tác phẩm gốc và các phim liên quan để có cái nhìn tổng quan nhất nhé! Bí kíp vẫn chỉ là… bí kíp! Không có một công thức chung cho bất kỳ bài cảm nhận phim nào! Chỉ cần bạn có niềm yêu thích thôi thúc bạn viết xuống, đó là chỗ dựa đáng tin nhất! ————- Đừng quên cuộc thi viết cảm nhận phim Mê Cine lần 1 vẫn nhận bài đến ngày 15/3/2020 nhé! Thông tin chi tiết cuộc thi Viết cảm nhận phim – Mê Cine lần 1 và link gửi bài dự thi: Tại đây ————- Lạc An

Nhằm tạo sân chơi bổ ích cho cộng đồng thích xem phim, đọc sách, bình phim, đặc biệt là cộng đồng muốn thử sức với nghề viết kịch bản; nhằm ghi dấu lại một mùa Oscar hấp dẫn, gay cấn, Comic Media Academy (CMA) tổ chức cuộc thi Viết Cảm Nhận Phim: Mê Cine lần 1. I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA  – Toàn thể công dân đang sinh sống, học tập và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.  – Độ tuổi: 13+ II. CHỦ ĐỀ Viết cảm nhận cho những phim được đề cử giải Oscar ở các hạng mục:  – Phim điện ảnh xuất sắc  – Kịch bản gốc xuất sắc  – Kịch bản chuyển thể xuất sắc  – Phim hoạt hình xuất sắc  – Phim hoạt hình ngắn xuất sắc III. YÊU CẦU VỀ BÀI CẢM NHẬN PHIM  – Bài dự thi Mê Cine được gửi online dưới định dạng word hoặc pdf về CMA bằng cách điền thông tin và đính kèm bài dự thi theo form Google Docs: Tại đây  – Người dự thi chọn phim ở mục II, có thể phân tích một phân cảnh, một trường đoạn, một chi tiết, hình tượng/ biểu tượng…  – Ngôn ngữ: Tiếng Việt  – Font chữ Times New Roman, size chữ 13.  – Tối đa: 1000 chữ  – Hình thức dự thi: cá nhân.  – Một cá nhân có thể gửi nhiều bài dự thi. IV. THỜI GIAN DỰ THI & TRAO GIẢI – Thời gian gửi bài: 2/3/2020 – 15/3/2020 – Công bố kết quả: 23/3/2020 V. GIẢI THƯỞNG Giải nhất: Chọn 1 trong 2 gói quà sau 1. Học bổng toàn phần khoá Biên Kịch Cơ Bản tại CMA trị giá 7.200.000 VND 2. Sách dạy biên kịch độc quyền của CMA + 1 cặp vé xem phim. Giải 2: Voucher 300.000 VND mua sách tại Nhà sách trực tuyến Bookbuy + 1 cặp vé xem phim Giải 3: 1 cặp vé xem phim

Bạn là một mọt phim chính hiệu! Bạn mê Cine và có ước mơ trở thành biên kịch! Hãy nằm lòng 5 bí kíp. 1. Tập phân tích cấu trúc phim Cấu trúc chính là kim chỉ nam cho phim, và là bí kíp thành công của các nền điện ảnh lớn trên thế giới. Thói quen phân tích cấu trúc phim giúp bạn hình thành được bản năng khi viết, giúp chuyện phim không bị lan man, truyền tải được chủ đề một cách rành mạch nhất. 2. Trả lời câu hỏi: Điều gì khiến bạn ấn tượng nhất? Hãy luôn đặt câu hỏi: Hình ảnh nào trong phim khiến bạn xúc động nhất? Thoại nào khiến trái tim bạn rung động? Màu sắc phim tạo nên cảm xúc gì trong bạn? Càng trả lời nhiều câu hỏi, bộ phim càng được bóc tách. 3. Tìm đọc thông tin về đạo diễn và biên kịch Đọc đến dòng credit cuối cùng không chỉ là cách mà bạn dành sự trân trọng với những người làm nên bộ phim, mà việc hiểu thông tin về đạo diễn, biên kịch cũng như quá trình làm phim giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về  bộ phim. 4. Tìm đọc kịch bản gốc Từ ngôn ngữ viết thành hình ảnh là một quá trình, vì vậy đừng quên “xem” phim lại một lần nữa bằng cách đọc thật kĩ kịch bản. Ngoài ra, nếu phim bạn xem được chuyển thể từ tiểu thuyết, manga, webtoon hoặc được làm lại từ một phim cũ, hãy dành thời gian nghiên cứu tác phẩm gốc. Chắc chắn bạn sẽ học được nhiều điều thú vị. 5. Viết cảm nhận phim Cuối cùng, đó là hãy tập thói quen viết cảm nhận phim. Điều này không chỉ giúp bạn tổng hợp những đánh giá của mình về phim, mà còn làm tăng kĩ năng viết, lập luận và truyền cảm xúc. Khá nhiều biên kịch có xuất phát điểm là người viết review phim, điều đó cho thấy đây là một bước đệm tuyệt vời nếu bạn muốn chạm đến giấc mơ trở thành nhà biên kịch của mình. Giải Oscar 2020 vừa qua đã chứng kiến một cuộc so tài vô cùng sôi động giữa rất nhiều phim chất lượng. Cuộc thi viết cảm nhận phim Mê Cine do Comic Media Academy (CMA) sắp tổ chức sẽ là sân chơi cho các mọt phim, đồng thời cũng là cơ hội cho các bạn nhìn lại những phim được đề cử trong giải Oscar năm nay! Hãy đợi thông tin chính thức về cuôc thi Viết Cảm Nhận Phim Mê Cine lần 1 từ CMA nhé! ************* Giải thưởng Oscar lần thứ 92 đã gọi tên “Parasite” cho hạng mục “Kịch bản gốc xuất sắc nhất”. Vậy làm sao để tạo ra một kịch bản tuyệt vời? Ngoài việc đam mê, tìm tòi học hỏi thì việc trang bị cho bản thân những kiến thức nền nhằm nâng cao năng lực cũng là một điều cực kì quan trọng. Khoá học biên kịch cơ bản tại Comic Media Academy sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức chuẩn quốc tế về viết kịch bản, cũng như cho các bạn cơ hội được gặp gỡ và học tập với các giáo viên hiện là biên kịch, đạo diễn,… và có nhiều thành công nhất định trong nghề. 📣📣📣 LỊCH KHAI GIẢNG LỚP BIÊN KỊCH CƠ BẢN – KHÓA 14: Ngày khai giảng: 24/03/2020 (Thứ 3-5-7 hàng tuần) Thời gian học: 18h30 – 21h00 (thời lượng: 3 tháng) Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM ✅✅ ƯU ĐÃI HẤP DẪN: 🎁 Tặng 10% học phí 🎁 Tặng kịch bản phim Hollywood 🎁 Tặng tài liệu biên kịch độc quyền ************* Lạc An

I. Thông tin chung  ■  Điều kiện tham gia -Độ tuổi tham gia: từ 16 tuổi trở lên (bao gồm cả những thí sinh đã là tác giả hoặc thí sinh mới sáng tác lần đầu) -Không giới hạn về thể loại, chủ đề (trừ tác phẩm 18+) -Có thể đăng ký nhiều tác phẩm (không thể đăng ký một tác phẩm nhiều lần) -Có thể tham gia cá nhân hoặc một nhóm ■  Bài dự thi Bài thi của thí sinh chỉ được coi là hợp lệ khi đạt đủ các yêu cầu sau: 1. Phiếu đăng ký dự thi: Tại đây 2. Bản tóm tắt:  -Thông tin tác phẩm -Bản miêu tả nhân vật (bắt buộc) -Tóm tắt nội dung truyện: 3. Bản thảo tác phẩm: 3 chương đầu tiên của tác phẩm đã hoàn thành (mỗi chương trên 60 cut hình) Theo hình thức: + ScrollView + Không giới hạn đoạn cut mỗi chương + Định dạng file : PSD/JPG (chiều ngang 720/chiều dọc dưới 10,000) + Tất cả các file phải được nén lại và gửi bằng file ZIP. + Tên file: Tên tác phẩm_Tên tác giả 4. Văn bản cam kết trước cuộc thi Gửi mail với chủ đề: Bài Dự Thi Cuộc Thi Tìm Kiếm Tác Giả Webtoon Mùa 1 _Tên tác giả_Tên tác phẩm_[ngày tháng năm]. Ví dụ: Bài Dự Thi Cuộc Thi Tìm Kiếm Tác Giả Webtoon Mùa 1 _Lê Thị Hồng_Vệ Thần_10012020.  ■ Tiêu chí đánh giá Cuộc thi tập trung vào những tiêu chí sau: -Độ hoàn thiện của tranh -Mức độ hoàn thành của câu chuyện -Có thể sử dụng trên OSMU ■  Ban giám khảo 1/Kim Nam Chul – CEO của People&Story 2/Hong Duck Hwa – Tác giả truyện tranh Hàn Quốc 3/A – Tác giả truyện tranh Việt Nam ■  Lịch trình và hình thức thực hiện -Thời gian đăng ký và nộp bài dự thi: 12.02.2020 ~12.04.2020 -Hạn chót nộp bài dự thi: 12:00 ngày 04.2020 -Thời gian đánh giá: 13.04.2020 ~19.04.2020 -Lễ trao giải: 20.04.2020 ※ Lịch trình và nội dung chi tiết có thể thay đổi vui lòng tham khảo trên Facebook Kstorybank. ■  Giải thưởng -1 Giải đặc biệt : 10,000,000 vnd /người -4 Giải phụ: 5,000,000 vnd /người -Du lịch 5 ngày 4 đêm tại Hàn Quốc. ■  Đặc quyền của người chiến thắng -Giải đặc biệt: Hoạt động dưới sự quản lý của công ty Kstorybank và phát hành truyện dài kỳ trên app Comictoon -Giải phụ: Phát hành truyện dài kỳ trên app -Các thí sinh đạt giải có cơ hội tham quan du lịch 5 ngày 4 đêm tại Hàn Quốc. ■  Hình thức thực hiện: Tác giả đăng ký >Giám khảo đánh giá> Phỏng vấn tác giả > Thông báo kết quả -Lịch trình chi tiết có thể thay đổi tuỳ vào tình hình của cuộc thi. -Việc quản lý và phát hành sau này sẽ được thảo luận tuỳ theo tình hình của Kstorybank. -Việc đánh giá tác phẩm sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá nội bộ của Kstorybank. -Phỏng vấn tác giả sẽ được thực hiện trước khi có kết quả người chiến thắng cuối cùng. -Giải thưởng chung kết sẽ được quyết định sau khi kiểm tra xem truyện đó có thể phát hành dài kỳ hay không và tham khảo ý kiến của ứng viên trong buổi phỏng vấn về việc phát hành dài kỳ. -Kết quả sẽ được công bố chính thức trên trang Facebook của công ty Kstorybank, và gửi mail riêng cho các ứng viên. II. Yêu cầu ■  Cam kết của thí sinh 1/Thí sinh tham gia cuộc thi đồng ý cho tiết lộ danh tính, cung cấp các giấy tờ tuỳ thân (CMND, Hộ chiếu), đồng ý tham gia các hoạt động truyền thông, quảng cáo của Kstorybank có liên quan đến cuộc thi và lễ trao giải. 2/Thí sinh cam kết sáng tác webtoon 3 chương. Thí sinh sẽ chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình sáng tác. 3/Tác phẩm đăng kí tham gia là tác phẩm mới, chưa từng được khai thác, công bố, sử dụng vào mục đích thương mại dưới bất kỳ hình thức nào và không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bất cứ ai. 4/Tác giả phải tự chịu trách nhiệm về các vấn đề bản quyền liên quan đến tác phẩm của mình. ■  Cam kết bảo mật thông tin 1/Thí sinh cam kết không tiết lộ thông tin mà mình biết được về tất cả tác phẩm tham gia cuộc thi truyện tranh do Kstorybank tổ chức. 2/Thỏa thuận bảo mật thông tin sẽ vẫn có hiệu lực trong và sau khi kết thúc cuộc thi. ■  Ủy quyền sử dụng hình ảnh đối với người chiến thắng 1/Thí sinh ủy quyền cho Kstorybank tiết lộ nội dung thị giác (ảnh chụp, hình ảnh của webtoon,…),  đăng tải việc mình tham gia cuộc thi trên mọi phương tiện truyền thông. Và Kstorybank có quyền sử dụng hình ảnh của tác giả và hình ảnh webtoon làm truyền thông Marketing 2/Nếu như chiến thắng cuộc thi, thí sinh ủy quyền cho Kstorybank làm video tường thuật chuyến đi  Hàn Quốc của mình. ■  Địa chỉ nhận bài dự thi Các thí sinh nộp bản thảo tác phẩm, phiếu đăng ký, bản tóm tắt nội dung truyện, bản miêu tả nhân vật, bảng cam kết về email: kstorybank@gmail.com. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: +SĐT: 0862 040 299 +Mail: Kstorybank@gmail.com +Facebook: Tại đây

Hoạ sĩ vẽ truyện tranh Manga – Comic là một nghề nghiệp siêu ngầu! Nhưng cần chuẩn bị những gì để có thể trở thành một hoạ sĩ truyện tranh chính hiệu? Comic Media Academy (CMA) xin giới thiệu với các bạn những món đồ không thể thiếu của hoạ sĩ truyện tranh nhé! Giấy Giấy với khổ A4 hoặc B4 chính là hoạ cụ cơ bản nhất với hoạ sĩ. Có nhiều loại giấy khác nhau, việc chọn lựa giấy tuỳ thuộc vào bút và màu mà bạn sử dụng. Nếu bạn dùng màu nước hoặc marker, giấy bạn nên sử dụng là canson, nhưng nếu bạn sử dụng màu chì, giấy có bề mặt nhẵn sẽ thích hợp hơn. Thông thường, hoạ sĩ thường sử dụng giấy chuyên dụng để vẽ truyện tranh đến từ các hãng nổi tiếng Nhật Bản như holbein, maruman. Bút chì Bút chì được sử dụng trong công đoạn phác thảo. Bút chì được phân thành các loại từ HB đến 7B, phân loại này phụ thuộc vào độ cứng của ngòi bút chì. Bút chì loại HB và 2B để phác nét, bút chì loại từ 3B đến 7B được sử dụng trong tạo bóng, lên khối. Các nhãn hiệu bút chì thân thuộc với hoạ sĩ gồm: Faber Castell, Staedtler của Đức, Mont Marte của Úc, Uni và Pentel của Nhật. Tẩy Có nhiều loại tẩy, nhưng trong truyện tranh, tẩy thường được chọn theo tiêu chuẩn: tẩy sạch nét chì, không dàm dơ và rách giấy. Loại tẩy thường được các hoạ sĩ sử dụng là Staedtler của Đức, Pentel của Nhật. Ngoài ra còn có tẩy đất sét không để lại vụn chì khi sử dụng, loại tẩy này có bán rộng rãi tại các tiệm chuyên về hoạ cụ. Bút đi nét Thời gian đầu của ngành công nghiệp truyện tranh, các hoạ sĩ thường sử dụng bút sắt để đi nét. Bút sắt là loại bút có quản bút và ngòi bút rời, có thể tháo ra lắp vào được. Sử dụng bằng cách chấm mực để vẽ. Có nhiều kích cỡ ngòi khác nhau cho các mục đích khác nhau khi vẽ. Tuy nhiên bút sắt có nhược điểm là khá tốn thời gian và dễ gây rách giấy khi vẽ. Để khắc phục nhược điểm đó, các loại bút lông kim đã ra đời. Bút lông kim là dụng cụ chuyên dụng trong ngành công nghiệp Manga, Anime. Cũng như bút sắt, bút lông kim có các cỡ ngoài khác nhau như 0.05mm, 0.1mm, 0,5mm,… Các nhãn hiệu thường được hoạ sĩ sử dụng là: sakura, artline, mitsubishi. Màu Hoạ sĩ truyện tranh chuyên nghiệp có thể sử dụng bất kì loại màu nào cho truyện của mình như màu nước, poster, acrylic, marker, chì,… Tuy nhiên, với người mới học vẽ, lời khuyên là hãy sử dụng màu chì và marker. Chì màu có nhiệm vụ tạo bóng, tạo khối, lên màu đơn giản, dễ tẩy xóa khi cần. Màu marker chủ yếu được sử dụng để blend, đi nét, lên đường, ngoài ra, các loại màu này còn dễ dàng hoà trộn với nhau để hoạ sĩ tự do sáng tạo gam màu cho riêng mình. Màu chì và màu Marker được các hoạ sĩ khuyên dùng là màu của Pentel và Sakura. Trên đây là những hoạ cụ cơ bản khi bạn muốn học vẽ truyện tranh, tuy nhiên để sử dụng và phát huy hiệu quả những hoạ cụ này, bạn nên tham gia các lớp học vẽ truyện tranh Manga – Comic để được các thầy cô hướng dẫn từ cơ bản nhé! LỚP MANGA COMIC THIẾU NHI TẠI CMA: ✏ Khai giảng : 29/02/2020 ✏ Thời gian học: 16h30 – 18h30 (thứ 7 và chủ nhật hàng tuần) ✏ Địa điểm: 147 Pasteur, P. 6, Q. 3, Tp. Hồ Chí Minh ⏩ Inbox fanpage hoặc hotline: 0902738 806 để được tư vấn hỗ trợ và đăng ký khóa học ngay nhé! ************* Lạc An

Hội những nhà biên kịch Mỹ và những cuộc biểu tình cuối thế kỉ 20 Để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho giới biên kịch, năm 1912, hội những nhà biên kịch Mỹ (Writers Guild of America – WGA) được thành lập. Với sự ra đời của WGA, lần đầu tiên các biên kịch điện ảnh, truyền hình được bảo hộ về mức lương, quyền tác giả và có những giải thưởng vinh danh.  Trong quá trình hoạt động của mình, WGA đã không ít lần đàm phán với Hội Liên Hiệp Sản Xuất Phim Điện Ảnh và Truyền Hình về quyền lợi của giới biên kịch, thậm chí còn tổ chức 5 cuộc biểu tình nhằm phản đối chính sách lương thấp của biên kịch. Điển hình là cuộc biểu tình kéo dài 12 tuần từ ngày 7/3/1988 đến ngày 7/8/1988. Những cuộc biểu tình của WGA đã giúp các nhà biên kịch được hưởng lương chính đáng và lần đầu tiên được đóng bảo hiểm y tế từ những bộ phim truyền hình do mình viết. Cuộc biểu tình năm 2017 Thế kỉ 21 mở ra kỉ nguyên mới cho dòng phim truyền hình dài tập Mỹ như Band of Brothers (2001), Game of Thrones (2011), Sleepy Hollow (2013),… Những series truyền hình nổi tiếng toàn thế giới đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho Hollywood, tuy vậy biên kịch lại phải đối mặt với thu nhập dần bị cắt giảm xuống. Năm 2017, WGA một lần nữa tổ chức các cuộc nổi dậy giúp giới biên kịch đòi lại những thứ vốn thuộc về mình. Cuộc biểu tình đã khiến ngành công nghiệp phim ảnh của Mỹ trì trệ: các kịch bản bị bỏ dở, tiến độ của các chương trình Tivi và các series truyền hình không đảm bảo, chất lượng kịch bản và phim đi xuống. Thậm chí, liên hoan phim Cannes 2017 đã không còn xuất hiện bóng dáng phim bom tấn Hollywood. Liên hệ Việt Nam – Làm sao để biên kịch đảm bảo quyền lợi của mình Khác với Mỹ, ở Việt Nam hiện nay chưa tồn tại một tổ chức nào bảo hộ cho nghề biên kịch trong khi công việc viết kịch bản ở nước ta vốn là một nghề mới, vẫn đang còn bị xem nhẹ và chịu nhiều rủi ro, thậm chí có cả rủi ro bị đánh cắp kịch bản. Bài học từ Hollywood cho thấy, để nâng cao vị thế của nghề, các biên kịch cần liên kết lại, thành lập một tổ chức bảo hộ. Trong bối cảnh chưa có tổ chức bảo hộ, mỗi biên kịch cần tự có ý thức bảo vệ mình: đăng kí bản quyền, chủ động yêu cầu kí hợp đồng, và quan trọng là cần nâng cao năng lực nghề. Một biên kịch được trang bị đầy đủ các kiến thức chuẩn về ngành nghề luôn nhận được sự tôn trọng và tín nhiệm chính đáng. ————- Lạc An

Tháng 1 vừa qua, các học viên lớp Webtoon cơ bản khoá 2 đã hoàn thành đồ án và đủ điều kiện tốt nghiệp sau 6 tháng học tập. Buổi bế giảng có sự tham gia của cô Lạc An – trưởng ngành Webtoon CMA, cô Hoài Sâm – trưởng ngành biên kịch CMA, cô Nguyễn Khương Thảo – giáo viên hướng dẫn đồ án tốt nghiệp và thầy Hong Duk Hwa – hoạ sĩ Webtoon đến từ Hàn Quốc. Tất cả các bài đồ án lần này đều được các học viên vẽ hoàn toàn trên máy trong thời gian 18 buổi với sự hướng dẫn trực tiếp các giảng viên trẻ tại CMA. Sau khi hoàn thành bài, học viên được thực hành up truyện lên nền tảng Webtoon của viện. Đề tài đồ án và phong cách vẽ cũng rất đa dạng, thể hiện được cá tính cũng như cách nhìn cuộc sống muôn màu muôn vẻ của các bạn học viên trẻ. 1. Tác phẩm Chị Ngã Em Nâng – bạn Nguyễn Thanh Bình Lấy đề tài tình yêu học đường và gam màu hồng chủ đạo, bạn Nguyễn Thanh Bình đã khiến các thầy cô thích thú với câu chuyện hai người bạn thân cùng tranh giành một chàng trai đầy drama nhưng không kém phần hài hước của mình. Tác phẩm của Bình được đánh giá cao bởi cách kể chuyện và đặc biệt là lời thoại. Link truyện: Tại đây 2. Tác phẩm Chạm – bạn Lữ Phạm Gia Hân Là học sinh trường Phổ Thông Năng Khiếu TP.HCM, dù bận lịch học dày đặc nhưng bạn Lữ Phạm Gia Hân vẫn dành thời gian để hoàn thành tác phẩm của mình. “Chạm “ là câu chuyện về một nữ sinh lớp 12 bị ám ảnh bởi chính thầy giáo của mình. Với sắc màu mang hơi hướng kinh dị và cách chia khung, sử dụng font chữ độc đáo. Gia Hân được đánh giá cao bởi việc dẫn dắt cảm xúc người xem bằng ngôn ngữ hình ảnh. Ngoài ra, kĩ năng vẽ tốt cũng là một điểm mạnh mà tác phẩm “Chạm” gây ấn tượng cho người đọc. Link truyện: Tại đây 3. Tác phẩm Kỳ Tích – bạn Nguyễn Linh Phương Là câu chuyện về một thiếu niên không có năng lực gì bỗng chốc bị cuốn vào một cuộc chiến đầy nguy hiểm sau khi cứu một thiếu nữ, tác phẩm “Kỳ Tích” của bạn Nguyễn Linh Phương khiến mọi người thích thú bởi bối cảnh phương Tây mang hơi hướng fantasy và màu sắc bắt mắt, đây cũng là điểm đặc trưng khiến “Kỳ Tích” trở nên độc đáo trong số các đồ án lần này. Link truyện: Tại đây 4. Tác phẩm 1 Room 2 Creatures – bạn Nguyễn Thanh Lam Vốn yêu thích vẽ truyện tranh từ bé, nhưng 1 Room 2 Creatures là tác phẩm webtoon đầu tiên mà bạn Nguyễn Thanh Lam hoàn thành. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ đầy cảm xúc giữa anh chàng sinh viên và một sinh vật kì bí, qua cách thể hiện hài hước và hình ảnh chỉn chu, tác phẩm của bạn Thanh Lam được đánh giá cao bởi màu sắc ấn tượng và nét vẽ thiện cảm. Thanh Lam cũng là một trong những học viên có độ tuổi nhỏ nhất tốt nghiệp lần này. Link truyện: Tại đây 5. Tác phẩm Mai Tìm Bố – bạn Bùi Vũ Xuân Yến Lấy đề tài gia đình, “Mai Tìm Bố” kể về câu chuyện bé Mai lên thành phố để tìm lại người bố ruột của mình. Thông qua tác phẩm của mình, bạn Xuân Yến muốn gửi đến mọi người thông điệp về bạo hành gia đình tác động lên tâm lý và tình cảm của một đứa trẻ – một đề tài cũ, nhưng chưa bao giờ ngừng nóng trong xã hội hiện nay. Link truyện: Tại đây Tham dự buổi bế giảng, thầy Hong Duk Hwa bày tỏ sự ngưỡng mộ khi biết cả 5 học viên đều còn rất nhỏ, từ 15 – 16 tuổi và chỉ mới làm quen với Webtoon trong vòng 6 tháng. Ở mức độ cơ bản này, đánh giá cao niềm đam mê của các bạn cũng như cho nhiều lời khuyên để các bạn có thể tiếp tục phát triển hơn trên con đường phía trước. Kết thúc buổi bế giảng, cô Lạc An – trưởng ngành Webtoon CMA thể hiện sự tự hào ở các học viên khi các bạn đã giữ được lửa để cùng nhau hoàn thành bài đồ án trong thời gian khá gấp rút và lịch học dày đặc. Cô hi vọng các bạn sẽ tiếp tục giữ được trái tim nhiệt huyết và luôn cố gắng để trau dồi kĩ năng và tiếp tục tạo nên những tác phẩm đẹp hơn, hay hơn trong tương lai.

Nếu bạn là fan của những bộ phim hoạt hình, nếu bạn ao ước tạo ra được những thước phim tuyệt vời như như Coco, How to train your Dragon, Frozen, Klaus,… nhưng chưa biết để trở thành một hoạ sĩ hoạt hình cần những phẩm chất gì thì đây chính là bài viết dành cho bạn. 1. Sáng tạo và có thiên hướng nghệ thuật Là một hoạ sĩ hoạt hình, bạn cần phải có mắt thẩm mỹ. Trước khi vẽ đẹp, chúng ta cần phải biết cảm nhận cái đẹp, từ đó vận dụng các kiến thức về mỹ thuật để phân tích bố cục và góc camera để có thể sáng tạo từ thực tế. Với những hoạ sĩ yêu thích công đoạn thiết kế bối cảnh và nhân vật thì khả năng sáng tạo lại càng được đặt lên hàng đầu, bởi ngoài nội dung thì mỹ thuật chính là yếu tố tiên quyết để người xem tìm đến với bộ phim hoạt hình của bạn. 2. Kiên nhẫn và có khả năng tập trung trong thời gian dài Gia Đình Siêu Nhân phải mất 12 năm mới ra mắt phần 2, Ráp – Phờ Đập Phá phần 2 ngốn của Disney tận 6 năm để hoàn thành, Ghibli cũng phải bỏ ra gần 7 năm để có thể cho ra mắt phim hoạt hình bom tấn Công Chúa Ống Tre. Điều đó có nghĩa là, thời gian để sản xuất một bộ phim hoạt hình đôi lúc là rất dài, vì vậy hoạ sĩ vẽ hoạt hình cần phải có sự kiên nhẫn cũng như khả năng tập trung tốt. Khả năng làm việc dưới áp lực deadline cũng là một yêu cần tiên quyết với những bạn yêu thích vẽ hoạt hình. Vì thông thường trước khi một bộ phim ra mắt, các chương trình quảng cáo và kế hoạch ra mắt đã được hoạch định trước đó, việc không theo kịp tiến độ đã đề ra sẽ khiến bộ phim chịu những khoản thiệt hại khổng lồ. 3. Kỹ năng làm việc theo nhóm Sản xuất phim hoạt hình là một quy trình vô cùng phức tạp đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều người, vì vậy một hoạ sĩ vẽ hoạt hình cần thiết phải có một tinh thần làm việc nhóm tốt. Làm việc nhóm ở đây không chỉ bao gồm khả năng hiểu ý đồng nghiệp và khách hàng, mà còn cả khả năng đàm phán, thảo luận, thậm chí là phản biện để có một sản phẩm cuối cùng tốt nhất. 4. Thành thục các phần mềm chuyên dụng cho animation Kỹ năng sử dụng phần mềm là yếu tố cực kì quan trọng nếu bạn muốn trở thành một hoạ sĩ hoạt hình. Các phần mềm vẽ hoạt hình sẽ giúp bạn tăng hiệu suất và chất lượng của công việc lên đáng kể. Ngày nay, có rất nhiều phần mềm ra đời hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp phim hoạt hình, trong đó Toon Boom Harmony tỏ ra hiệu quả nổi bật do được nhiều hãng phim hoạt hình nổi tiếng trên thế giới sử dụng như Nextlix, Disney, Fox Televition Animation, Amazon. Với nhiều tính năng nổi trội và dễ sử dụng, Toon Boom hứa hẹn là phần mềm tạo nên xu thế trong tương lai. Chính vì vậy, nếu ấp ủ giấc mơ trở thành hoạ sĩ hoạt hình chuyên nghiệp, hãy nhanh nhanh trau dồi cho mình những kĩ năng sử dụng phần mềm này, chắc chắn nhiều cơ hội tuyệt vời trong ngành hoạt hình đang chờ bạn ở phía trước đó! ********* Lạc An

Việt Nam chúng ta có bề dày văn hoá hơn 4000 năm, đi cùng hành trình lịch sử đó, hội hoạ với điển hình là tranh dân gian được tạo nên từ các làng nghề đã tạo nên những đặc trưng độc đáo cho nghệ thuật truyền thống nước ta. Khác với các tác phẩm tranh nghệ thuật khác, tranh dân gian Việt Nam thường không có một tác giả cụ thể, mà được tạo ra bởi nhiều hoạ sĩ, tuy vậy mỗi loại hình tranh vẫn mang những đặc trưng trong nét bút, phối màu, chất liệu riêng của từng làng nghề. Trong đó nổi tiếng nhất là 4 làng: Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, Làng Sình. Tranh Đông Hồ Tranh Đông Hồ, tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam xuất phát khoảng thế kỉ 17, được dùng ván khắc gỗ để in trên giấy điệp, màu in tranh được chế biến từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên: Màu trắng từ sò, điệp; đen từ than rơm hay lá tre; hồng từ gỗ vang; đỏ từ son; xanh từ gỉ đồng; lam từ lá chàm; vàng từ hoa hoè, quả dành dành,… Tranh thường được dùng để chưng vào dịp Tết Nguyên Đán với nội dung nói về đời sống sinh hoạt của bà con nhân dân. Làng Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái, cùng với dòng chảy lịch sử, nghề làm tranh dân gian đã đi vào thơ văn qua nhiều thế hệ. “Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có sông tắm mát có nghề làm tranh” Ngày nay, dù không còn được chuộng dùng như trước nhưng tranh Đông Hồ vẫn được đánh giá rất cao bởi tính nghệ thuật và giá trị văn hóa trong đó. Tranh Hàng Trống Tranh Hàng Trống có vào thế kỉ 17, cùng thời điểm với tranh Đông Hồ, nhưng nếu tranh Đông Hồ có nội dung hướng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì tranh Hàng Trống lại thiên về thờ cúng nhiều hơn, đặc biệt là trong việc thờ cúng Đạo Mẫu như tranh Tứ Phủ công đồng, Bà chúa thượng ngàn, Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi lốt, Ngũ hổ…  Chưng tranh Hàng Trống trong ngày tết, nhân dân ta không chỉ thể hiện lòng tôn kính với Thần Linh, mà còn cho thấy những ước nguyện đầu năm đầy may mắn và phát đạt. Những chi tiết sử dụng trong tranh Hàng Trống mang đậm ảnh hưởng thẩm mỹ của giới quý tộc và sĩ phu kinh thành, như mai – lan – cúc – trúc, đàn – ca – sáo – nhị. So với tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống đa dạng hơn về màu sắc, vì các nghệ nhân không sử dụng hoàn toàn bản khắc gỗ để in mà chỉ in một nửa rồi sử dụng các công cụ để tô vẽ. Đây cũng là nét hấp dẫn rất riêng của làng tranh Hàng Trống ở giai đoạn bấy giờ. Tranh Kim Hoàng So với tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng xuất hiện muộn hơn, vào khoảng cuối thế kỉ 18, tại làng Kim Hoàng, Hà Nội. Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng với nét đặc trưng riêng của mình, tranh Kim Hoàng đã nhanh chóng trở thành một sản phẩm hội hoạ độc đáo phục vụ nhu cầu chơi tranh tết của xứ Kinh Kỳ, đặc biệt là tầng lớp quý tộc. Tương tự như tranh Hàng Trống, ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ dùng một bản khắc để in nét đen trên giấy rồi từ đó tự do chấm phá màu sắc lên tranh theo cảm xúc và ngẫu hứng cá nhân của mình. Bởi vậy mà mỗi bức tranh là một phong thái riêng chứa đựng sự phóng khoáng và nét tài hoa riêng của mỗi nghệ nhân mặc dù chúng cùng in ra từ một bản khắc. Về đề tài, tranh Kim Hoang cũng lấy chất liệu từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như tranh Đông Hồ, nhưng bên cạnh hình ảnh, trên tranh còn thường có những câu thơ chữ Hán được viết theo lối chữ thảo, hài hoà với bố cục bức tranh. Để có được một bức tranh dân gian Kim Hoàng, đòi hỏi người nghệ nhân không chỉ thông hiểu chữ Hán mà còn phải thể hiện được nét tài hoa lên từng đường nét và màu sắc, tạo sự khác biệt cho dòng tranh Kim Hoàng. Tranh Kim Hoàng phát triển mạnh nhất vào đầu thế kỷ 19, nhưng bị thất truyền vào năm 1915, khi cả làng bị ngập nặng, nhiều ván in tranh bị nước lũ cuốn trôi. Đến năm 1945, cả làng Kim Hoàng không còn ai làm tranh nữa. Tranh Làng Sình Nếu Đông Hồ, Hàng Trống và Kim Hoàng là những làng nghề làm tranh nổi tiếng bậc nhất ở phía Bắc, thì làng Sình là nơi sản xuất ra những bức tranh nức tiếng xứ Cố Đô. Tranh làng Sình được chia thành 2 dòng chính: tranh chưng tết và tranh thờ, trong đó tranh thờ với các chủ đề Tượng Bà, tranh Ông Điệu, Ông Đốc, Tờ Bếp,… là những đặc trưng nổi bật nhất của tranh làng Sình. Để làm ra được một bức tranh đòi hỏi người thợ phải thật khéo léo và tỉ mỉ. Tranh hoàn toàn được làm thủ công, để có một bức tranh phải trải qua đủ 7 công đoạn, từ xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn. Giấy được quét điệp cho dai, giữ màu. Vỏ điệp được nhập từ phá Tam Giang rồi người làm tranh phải tỉ mẩn ngồi giã, nghiền thật nhỏ, trộn với lớp bột gạo thành một

1. Quan sát và vẽ hình bóng đen (silhouette) Ở CMA, trước khi đi vào chi tiết vật thể, các em luôn được khuyến khích quan sát tổng thể để nắm hình khối và tỷ lệ. Tất cả các hình ảnh đều được các em quy về các hình cơ bản vuông, tròn, tam giác, rồi sau đó mới bắt đầu biến đổi để vẽ ra hình dáng mà các em mong muốn. Việc luyện mắt quan sát giúp các em không chỉ vẽ tốt hơn, mà còn giúp tăng khả năng ghi nhớ trong công việc hàng ngày. 2. Thiết kế nhân vật Sau phần luyện quan sát, bé sẽ bắt đầu học sáng tạo qua việc vẽ nhân vật, ban đầu các em sẽ làm quen với style các nhân vật với tỉ lệ một đầu (kawaii) và hai đầu (chibi), sau đó sẽ bắt đầu làm quen với tỷ lệ chuẩn tám đầu. Trong bài học này, các em còn được luyện tập cách vẽ biểu cảm khuôn mặt và diễn hoạt cơ thể với các nguyên tắc nén – giãn nữa đó! 3. Nguyên tắc bố cục Bố cục là một trong những nguyên lý quan trọng để em có thể vẽ nên một tác phẩm truyện tranh bắt mắt. Ở CMA, các em sẽ được làm quen với các nguyên tắc bố cục cơ bản như: điểm vàng, đường dẫn, đóng khung, tương phản về bố cục, tương phản về màu sắc. Đặc biệt, các em sẽ được thực hành các nguyên tắc này ngay tại lớp với những bài tập được thiết kế phù hợp và vui nhộn. 4. Nguyên lý màu sắc Một tác phẩm truyện tranh đẹp thì đường nét đẹp là chưa đủ, mà còn phải bắt mắt về màu sắc. Với chương trình được xây dựng phù hợp với độ tuổi, các nguyên lý thị giác về màu sắc, ánh sáng cũng như tâm lý màu được đơn giản hoá để các em có thể ứng dụng ngay lập tức vào sáng tác truyện tranh của mình. Hiểu được các nguyên lý màu sắc, tác phẩm của các em không chỉ đẹp hơn về mặt hình ảnh, mà còn sinh động hơn về mặt cảm xúc. 5. Kịch bản Nội dung cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thu hút của câu chuyện. Khác với những trung tâm khác, CMA đề cao tư duy sáng tạo của các em, vì vậy luôn hướng các em đến việc sáng tác những câu chuyện của riêng mình. Nguyên tắc kể chuyện 3 hồi theo chuẩn quốc tế được đưa vào chương trình học, nhưng các em vẫn luôn được khuyến khích phá cách để tạo ra cấu trúc kể chuyện độc đáo mang bản sắc cá nhân. 6. Thực hành với quy trình sáng tác truyện tranh chuyên nghiệp Cuối cùng, sau khi đã đi qua các môn học cơ bản, các em sẽ được trải nghiệm sáng tác truyện tranh theo quy trình của một hoạ sĩ chuyên nghiệp với các công đoạn: xây dựng kịch bản, thiết kế nhân vật và bối cảnh, phác thảo thumbnail, lọc nét, màu sắc – sắc độ, chữ và hiệu ứng. Kết thúc khoá học, các em sẽ “trình làng” một tác phẩm truyện tranh với ít nhất 4 khung có nội dung hoàn chỉnh. Thật tuyệt phải không nào! ************* LỚP MANGA COMIC THIẾU NHI TẠI CMA: ✏ Khai giảng : 29/02/2020 ✏ Thời gian học: 16h30 – 18h30 (thứ 7 và chủ nhật hàng tuần) ✏ Địa điểm: 147 Pasteur, P. 6, Q. 3, Tp. Hồ Chí Minh ⏩ Inbox fanpage hoặc hotline: 0902738 806 để được tư vấn hỗ trợ và đăng ký khóa học ngay nhé! ************* Lạc An

Thiết kế nhân vật là một trong những ngành nghề được quan tâm nhất hiện nay. Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều phần mềm ra đời để hỗ trợ cho hiệu quả sáng tác của hoạ sĩ. Hãy cùng Comic Media Academy khám phá các phần mềm thông dụng nhất phục vụ việc thiết kế nhân vật phù hợp với người mới bắt đầu nhé! 1. Adobe Photoshop Photoshop từ lâu đã được biết đến là một phần mềm ưu việt trong chỉnh sửa ảnh, tuy nhiên, ít ai biết Photoshop cũng là một phần mềm tuyệt vời dùng để vẽ và thiết kế. Điểm mạnh của Photoshop phải kể đến chính là màu sắc đa dạng với các công cụ lọc, chỉnh sửa, phối màu. Kho cọ khổng lồ cùng với khả năng tạo cọ thủ công giúp người dùng Photoshop có thể tự do giả lập chất liệu hệt như khi vẽ tay trên giấy. Không chỉ thế, với chức năng hỗ trợ tạo video, Photoshop trở thành một phần mềm tối ưu cho người mới bắt đầu chưa thông thạo nhiều phần mềm. Nhược điểm của Photoshop là ở đường nét chưa được mượt mà và hình ảnh không được hỗ trợ khi thay đổi kích cỡ, vì vậy dễ bị bể hình nếu hình ảnh được phóng to quá mức độ cho phép. 2. Adobe Illustration So với Adobe Photoshop, Adobe Illustration có ưu điểm hơn khi đảm bảo độ phân giải của hình ảnh khi được phóng to, đặc biệt vì sử dụng hệ màu CMYK nên hình ảnh thiết kế trên Adobe Illustration thích hợp dùng để in ấn. Tuy nhiên, Illustration sử dụng nền tảng vector, nên đường nét còn mang tính công nghiệp, ngoài ra, màu sắc và bộ lọc cũng không đa dạng như Photoshop. 3. Paint Tool Sai Paint Tool Sai là một phần mềm được phát triển bởi Nhật Bản với mục đích ban đầu phục vụ cho việc vẽ manga, chính vì vậy tỏ ra vô cùng ưu việt trong đường nét. Vẽ bằng Paint Tool Sai, chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được độ mượt mà của đường nét với chức năng chỉnh nét vẽ được tích hợp sẵn. Ngoài ra, Paint Tool Sai còn rất nhẹ và dễ sử dụng, đặc biệt phù hợp với người bắt đầu làm quen với việc vẽ trên máy. Nhược điểm của Paint Tool Sai đó là màu sắc, loại cọ chưa đa dạng và chưa có nhiều công cụ hỗ trợ để chỉnh sửa hình ảnh như các phần mềm khác. 4. Clip Paint Studio Sinh sau đẻ muộn nhưng Clip Paint Studio có thể được xem là sự kết hợp tuyệt vời gữa Paint Tool Sai và Adobe Photoshop khi phần mềm này vừa phát huy được thế mạnh về đường nét của Paint Tool Sai, vừa tỏ ra ưu việt trong việc chỉnh sửa hình ảnh và màu sắc của Photoshop. Đặc biệt, Clip Paint Studio còn có cung cấp một kho hiệu ứng khổng lồ, giúp hiệu quả công việc của hoạ sĩ được cải thiện đáng kể. Không chỉ thế, với khả năng đọc file linh hoạt (đọc được cả file photoshop), Clip Paint Studio đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều hoạ sĩ thiết kế và vẽ manga trên thế giới. ********* Đến với khoá học Digital Painting – Character Design của CMA, ngoài việc được học những kiến thức về hội hoạ, phù hợp với công việc thiết kế nhân vật, học viên sẽ được làm quen với các phần mềm đồ hoạ phổ biến nhất hiện nay. KHÓA HỌC DIGITAL CHARACTER DESIGN ✏ Khai giảng ngày: 19/02/2020 ✏ Thời gian học: 18:30 – 21:00, 2-4-6 hàng tuần ✏ Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P. 11, Q. Phú Nhuận, HCM ✏ Học phí: 10.800.000/3 tháng ⏩ Inbox fanpage hoặc liên hệ Hotline: 0902738 806 để được tư vấn hỗ trợ và đăng ký khóa học ngay nhé! ********* Lạc An  

1. Bắt đầu với một vai trò nhỏ trong đoàn làm phim Đây là một trong những cách phổ biến nhất nếu bạn muốn trở thành một nhà biên kịch. Việc tham gia vào đoàn làm phim sẽ giúp bạn có được cái nhìn thực tế và tổng quan nhất về quy trình sản xuất một bộ phim, từ đó đúc kết được những kinh nghiệp quý báu để viết kịch bản đáp ứng được hiệu quả công việc. Điểm khó khăn nhất của cách này đó là bạn cần phải có mối quan hệ để xin được tham gia vào một ekip làm phim chuyên nghiệp, tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng, vì chúng ta có thể học việc được từ bất kì vị trí nào, cho dù đó là trợ lý sản xuất hay marketing, nhân viên hậu kì. 2. Tham gia các cuộc thi biên kịch Với người mới bắt đầu, chưa có bất kì mối quan hệ nào trong ngành thì tham gia các cuộc thi biên kịch chính là các làm hiệu quả nhất. Cùng với nhu cầu sản xuất phim điện ảnh, truyền hình, web drama ngày càng tăng, các cuộc thi tìm kiếm kịch bản được mở rộng ra những năm gần đây đã đem đến nhiều cơ hội cho những bạn trẻ đam mê nghề viết kịch bản. Đến với các cuộc thi, các biên kịch không chuyên sẽ được trình bày ý tưởng của mình trước những đạo diễn, nhà sản xuất uy tín; bên cạnh đó, cũng “dắt túi” cho mình không ít mối quan hệ cho cơ hội nghề nghiệp sau này. 3. Bắt đầu với việc viết tiểu phẩm, viral clip, MV Cho dù biên kịch phim là đích đến cuối cùng của bạn, thì ngay từ lúc này, đừng ngần ngại thử sức ở các vai trò khác như: viết kịch bản tiểu phẩm, viral clip, MV. Các công việc này không đòi hỏi quá cao về kĩ thuật viết kịch bản chuyên nghiệp, vì thế bạn không cần quá lo lắng nếu mình chưa được qua đào tạo về biên kịch ở bất kì trường lớp nào. Việc tham gia viết các kịch bản nhỏ và ngắn không chỉ giúp bạn tự tin hơn, xác định lại đam mê, mà còn giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ quý giá trên con đường thực hiện ước mơ của mình. 4. Tham gia khoá học biên kịch Cuối cùng, cách đi truyền thống và hiệu quả nhất đế trở thành một nhà biên kịch chuyên nghiệp chính là tham gia một khoá học biên kịch chính thống. Một sự thật là các đạo diễn và nhà sản xuất không có nhiều thời gian để gặp gỡ một biên kịch “gà mơ”, vì vậy, nếu bạn chứng minh được mình hiểu được cấu trúc kịch bản theo chuẩn quốc tế và trình bày proposal một cách chuyên nghiệp thì chắc chắn đã ghi được điểm cộng đối với đạo diễn và nhà sản xuất. Không chỉ thế, bằng việc thành thục được các kĩ thuật kịch bản, bạn cũng dễ dàng hơn để tham gia vào một ekip làm phim, dễ dàng chiến thắng các cuộc thi biên kịch, dễ dàng tìm kiếm được cơ hội nghề nhiệp trong nghề viết kịch bản. Vì vậy, nếu bạn ước mơ trở thành một biên kịch, hãy mau tìm kiếm và tham gia một khoá học về biên kịch ngay từ lúc này nhé! ************* Khoá Biên kịch cơ bản tại Comic Media Academy sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức chuẩn quốc tế về viết kịch bản, cũng như cho các bạn cơ hội được gặp gỡ và học tập với các giáo viên hiện là biên kịch, đạo diễn,… và có nhiều thành công nhất định trong nghề. Thông tin chi tiết về khóa học: Tại đây ************* Lạc An

1. Kịch bản thú vị Ui, thật là kì lạ nếu chúng ta bắt đầu vẽ truyện tranh không phải bằng việc vẽ mà là viết! Nhưng sự thật là như vậy! Chúng ta không thể vẽ nên một tác phẩm truyện tranh hay nếu không có một ý tưởng thú vị. Chưa kể, việc trình bày ý tưởng bằng chữ trước sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian chỉnh sửa ở các bước sau này, vì dù sao chỉnh sửa trên chữ viết cũng dễ dàng hơn chỉnh sửa trên hình vẽ, đúng không nào? 2. Thiết kế nhân vật ấn tượng Sau khi có kịch bản rồi, thì bước tiếp theo chính là thiết kế nhân vật! Chà, đây là một giai đoạn cực kì thú vị đây, vì cuối cùng chúng ta cũng được vẽ nhân vật trong trí tưởng tượng của mình rồi! Tuy nhiên, để việc vẽ truyện tranh trở nên chuyên nghiệp hơn, các bạn hãy chú ý tỉ lệ nhân vật nhé! Nhớ là trong truyện tranh, chiều cao của nhân vật sẽ được tính bằng đầu, ví dụ: Doraemon cao 2.2 đầu, Conan cao 3 đầu,… Hãy cố gắng vẽ đúng tỉ lệ này trong suốt tác phẩm của mình nhé! 3. Bản phác thảo nhỏ kịch bản (thumbnail) Bước tiếp theo, chúng ta hãy biến kịch bản chữ thành hình ảnh ở dạng đơn giản nhé! Ở bước này, bạn không cần quan tâm đến chi tiết và kích thước, chỉ cần chia câu chuyện thành từng trang với hình dáng khung. vị trí của nhân vật và thoại phù hợp. Việc quản lý câu chuyện ở những trang phác thảo nhỏ còn giúp chúng ta quan sát được bố cục toàn câu chuyện một cách hiệu quả nữa đó! 4. Bản phác thảo chi tiết Sau khi có bản phác thảo nhỏ, bây giờ nhiệm vụ của chúng ta là phóng lớn bản phác thảo trên khổ giấy phù hợp. Ở giai đoạn này, các bạn hãy sử dụng bản thiết kế nhân vật đã chuẩn bị ở bước 2 để đảm bảo nhân vật được vẽ đúng và đẹp nha!! 5. Bản lọc nét Đây là bước cực kì quan trọng trong quy trình sáng tác truyện tranh. Nếu ở những giai đoạn trước, chúng ta dùng bút chì và có nhiều cơ hội để sửa lỗi thì ở bước lọc nét này, các bạn sẽ hoàn toàn sử dụng loại bút mực chuyên dụng dùng để lọc nét. Vì tính chất không tẩy xóa được, nên ở bước này các bạn hãy tuyệt đối cẩn thận nhé! “Sai một li là đi một trang” đó! ^^ 6. Hậu kì và sắc độ Truyện tranh không để đẹp nếu thiếu những hiệu ứng bay đổng, đường gió,… màu sắc hay sắc độ trắng đen. Vì vậy, đừng quên dành thời gian để chăm chút cho bước này nghen! 7. Scan và viết thoại Sau khi mọi việc đã hoàn tất thì bước cuối cùng đó là hãy scan tác phẩm của mình để đưa lên máy tính và chèn thoại nào! Với sự phát triển của điện thoại thông minh, việc scan tác phẩm truyện tranh trở nên dể dàng hơn nhiều! Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng viết tay thật đẹp thì không cần phải chèn thoại bằng máy tính đâu nhé! Chữ viết tay cũng góp phần tạo nên các tính riêng cho tác phẩm của bạn đấy! ********* Lạc An

Công nghệ phát triển đã cung cấp thêm nhiều công cụ cho ngành hội họa, từ vẽ truyền thống với cọ và giấy, họa sĩ có thể thoải mái sáng tạo tranh với nhiều chất liệu đa dạng chỉ bằng bảng vẽ và phần mềm. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu việt mà công nghệ mang lại cũng có không ít điểm mà một họa sĩ digital painting cần tránh. 1. Quá phụ thuộc vào phần mềm Hãy luôn nhớ rằng, họa sĩ chính là người sáng tạo nên tác phẩm chứ không phải phần mềm. Phần mềm cung cấp cho chúng ta các công cụ hữu hiệu như hiệu ứng, chất liệu và màu sắc, tuy nhiên bạn chỉ nên xem chúng là chất liệu tham khảo. Điều khác biệt giữa một họa sĩ chuyên nghiệp và nghiệp dư đó là họa sĩ chuyên nghiệp sẽ là người sáng tạo ra hiệu ứng và tìm công cụ hỗ trợ để tạo ra nó, còn người họa sĩ nghiệp dư lại lựa chọn trên những hiệu ứng có sẵn và hài lòng sử dụng. Ngoài ra, họa sĩ Digital Painting cũng nên tránh phụ thuộc vào tỷ lệ giấy cũng như màu giấy mặc định trong phần mềm. Thông thường, màu giấy mặc định là màu trắng và tỷ lệ mặc định là 3:4. Với nền là màu trắng, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn vẽ một bức tranh có nền sáng hoặc ban ngày. Nhưng nếu vẽ một bức tranh buổi đêm thì nền trắng sẽ không thể tạo cảm quan chính xác về môi trường xung quanh được. Tương tự, hãy thử tập phá bỏ nguyên tắc, chuyển khổ giấy theo tỷ lệ mặc định thành những tỷ lệ khác, đảm bảo bạn có thể tạo ra những bức tranh có bố cục mới lạ đấy! 2. Độ phân giải quá nhỏ Độ phân giải là số điểm ảnh (pixel) có trong 1 inch, mật độ pixel càng dày đặc, ảnh càng chi tiết. Một sai lầm thường thấy của họa sĩ Digital Painting đó là hay bỏ qua giai đoạn chỉnh độ phân giải của tranh ngay từ bước đầu. Điều này cực kì quan trọng, vì độ phân giải thấp sẽ khiến ảnh bị bể khi phóng lớn nhưng độ phân giải quá cao lại khiến máy chậm chạp, nặng nề. Bí kíp ở đây là độ phân giải cần phù hợp với kích thước tranh. Nếu bạn muốn vẽ một tấm poster cỡ lớn thì độ phân giải phải cao và ngược lại. 3. Sa đà vào màu quá sớm mà quên đi sắc độ Với chức năng chia trang giấy ra thành nhiều lớp (layer) và giả lập chất liệu đa dạng, các phần mềm đồ họa giúp họa sĩ Digital Painting dễ dàng hơn trong việc chọn và tô màu. Tuy nhiên, nếu sa đà vào màu từ quá sớm mà quên đi sắc độ, tác phẩm của bạn chắc chắn sẽ trở thành một cơn ác mộng. Sắc độ tạo cảm giác không gian cho tranh, một tranh có sắc độ tương phản mạnh sẽ gây được hiệu ứng thị giác tốt hơn nhiều so với những tranh phẳng thông thường. Vì vậy, trước khi bước vào tô màu, bạn hãy tập lên sắc độ cho tranh theo các bước: tạo vùng bóng tối nhất – màu trung gian – mảng sáng nhất – thêm màu trung gian giữa các mảng. Sau khi đã ổn với sắc độ, nhiệm vụ tiếp theo chỉ là tạo một layer màu chồng lên ở chế độ multiply, thật là đơn giản phải không nào? 4. Thích sử dụng những loại cọ giả lập chất liệu cao cấp Các phần mềm như Photoshop, Manga Studio hay Clip Paint tỏ ra ưu việt khi cung cấp cho họa sĩ những loại cọ giả lập tuyệt vời. Với sự hỗ trợ của công nghệ, họa sĩ Digital Painting không cần phải nai lưng ra tỉa một rừng cây hay một tấm áo giáp. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại cọ từ sớm sẽ khiến tác phẩm mất đi tính nghệ thuật và trở thành một sản phẩm công nghiệp. Hãy luôn tự nhắc nhở mình rằng bạn là một họa sĩ sáng tác, và công nghệ chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không phải là chủ thể sáng tạo giúp bạn. Với những họa sĩ nghiệp dư, hãy bắt đầu với những loại cọ mặc định cơ bản nhất, khi bạn nắm vững các kiến thức về mỹ thuật thì bất kì cây cọ nào cũng có thể giúp bạn tạo nên tuyệt tác. Lạc An

Các công chúa Disney, Doremon, hay các siêu anh hùng comic là những nhật vật yêu thích của bé, bé thích chìm đắm trong thế giới tưởng tượng cùng các nhân vật truyện tranh, hoạt hình. Đến với lớp vẽ Manga/Comic thiếu nhi tại Comic Media Academy (CMA) bé sẽ được thoả chí sáng tạo với những mẩu truyện tranh đầy màu sắc. 1. Bé được học vẽ từ căn bản theo chương trình được nghiên cứu từ Mỹ và Nhật Bản Khác với các lớp vẽ thông thường, ở CMA, bé được học quan sát trước khi bắt đầu vẽ, vì vậy sẽ khá bất ngờ nếu trong những buổi đầu tiên, bé được yêu cầu quan sát các sự vật, con vật và minh hoạ lại dưới hình ảnh các bóng đen. Bài học này giúp bé học được tư duy nhìn nhận sự vật từ tổng thể đến chi tiết, đồng thời giúp bé ghi nhớ được tỉ lệ và nét đặc trưng của sự vật. Đây là một kĩ năng vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bé vẽ tốt hơn và còn có tác dụng giúp não bộ của bé phát triển hơn. 2. Bé được làm quen với quy trình sáng tác truyện tranh chuyên nghiệp Trong chương trình đào tạo, bé sẽ lần lượt được học qua các môn: thiết kế nhân vật, khoa học màu sắc, bố cục, kịch bản,… và cuối cùng là bước vào bài cuối khoá với nội dung sáng tác truyện tranh 4 khung ứng dụng các môn đã được học. Ở giai đoạn này, với sự hướng dẫn của giáo viên, bé sẽ thực hiện sáng tác theo một quy trình khoa học: lên ý tưởng kịch bản, phác thảo thumbnail, lọc nét, màu, hiệu ứng và thoại. Đây cũng là quy trình chuẩn của các hoạ sĩ truyện tranh trên thế giới. Việc áp dụng quy trình vào chương trình học tập không chỉ giúp bé có cái nhìn tổng thể về nghề truyện tranh, mà còn giúp bé có tính kỉ luật và khoa học hơn trong học tập và cuộc sống hàng ngày. 3. Hơn cả vẽ, bé được học sáng tác CMA luôn đề cao tính sáng tác trong tất cả các khoá đào tạo của mình, và lớp Manga/Comic thiếu nhi cũng không ngoại lệ. Hơn cả học vẽ, đến với CMA, các bé sẽ được học cách khai phóng và triển khai ý tưởng thành những hình vẽ đáng yêu. Với thế mạnh này, CMA tin rằng các bé sẽ trau dồi được thêm nhiều điều bổ ích trong quá trình học vẽ truyện tranh của mình. ************* ⏩ Inbox fanpage hoặc hotline: 0902738 806 để được tư vấn hỗ trợ và đăng ký khóa học ngay nhé! ✏ Một số tác phẩm cuối khóa của các học viên lớp Manga Comic: ************* Lạc An

Liên tục làm việc trong một khoảng thời gian chính là hiểm hoạ nghề nghiệp của ngành công nghiệp đồ họa. Đôi khi là do khối lượng công việc khổng lồ mà các công ty giao cho nhân viên nhưng vấn đề này thường không được cải thiện với cách làm việc của bản thân các họa sĩ.  Một người đã từng nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề là Allan McKay. Ngoài việc là người thắng giải thưởng Giám sát Hiệu Ứng cho Industrial Light & Magic, Ubisoft và Blur Studio, Allan còn mở công ty riêng, Catastrophic FX. “Bạn có thể phàn nàn tuỳ thích về studio nhưng mỗi cá nhân nên chịu trách nhiệm về cách làm việc của mình” anh chia sẻ. “Hồi cấp ba, tôi quậy phá và không nghe lời giáo viên nhưng sau một vài lần, tôi quyết định tập trung nghe giảng trong lớp và mọi việc trở nên khá hơn. Tôi không gặp rắc rối nữa và tôi nhận ra cuộc đời dễ dàng hơn biết bao nhiêu khi bạn làm việc một cách đúng đắn” Để giúp bạn làm chủ thời gian làm việc của mình, chúng tôi đã hỏi Allan chia sẻ 10 bí quyết quản lý thời gian hiệu quả cho hoạ sĩ. Bao gồm tất cả mọi thứ, từ xác định đâu là thứ khiến bạn tốn thời gian đến cách hệ thống một ngày làm việc của bạn, chúng có thể giúp bạn hoàn thành công việc trong 8 tiếng khi bình thường bạn sẽ phải tốn 10 đến 12 tiếng – và giúp bạn về nhà đúng giờ. (Ảnh đầu bài: Tác phẩm “Must be Bunnies” của Simon Eckert) 1. Hãy thử thoả thuận về thời gian làm việc Bạn có để ý rằng nếu bạn đi làm vào cuối tuần hay ở lại làm đêm bạn sẽ hoàn thành được nhiều việc hơn không? Vì công ty bớt ồn ào và ít thứ khiến bạn xao nhãng hơn. Không ai lãng vãng bên cạnh khiến bạn căng thẳng nên bạn có thời gian để tập trung. Nên hãy xem xét nếu bạn có thể thoả thuận đi làm sớm hơn hai tiếng mỗi ngày và về sớm hơn hai tiếng, nếu bạn đã làm xong hết việc. Thường thì đa số các cuộc họp đều kết thúc vào tầm 4 giờ chiều và lúc đó mọi người cũng đã hết năng lượng và năng suất làm việc cũng bắt đầu giảm đi. Bạn có thể sẽ nhận được các ý kiến trái chiều từ ban quản trị, nên hãy cố thuyết phục họ cho bạn thử trong vòng hai tuần: Nếu năng suất làm việc của bạn tăng nhiều hơn thì hãy cố thuyết phục họ cho phép bạn giữ lịch làm việc này. 2. Lập kế hoạch hằng ngày Lên kế hoạch hằng ngày trước khi bạn bắt đầu làm việc. Viết xuống tất cả những gì bạn cần làm vào một mảnh giấy. Điều này giúp bạn chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ bất cứ thứ gì vì một danh sách thực tế sẽ luôn nhắc nhở bạn. Bước tiếp theo là sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. Bạn không muốn có hơn hai mục tiêu quan trọng nhất trong một ngày. Nhưng phần khó nhất của một danh sách việc phải làm là gạch bỏ những nhiệm vụ đã được hoàn thành. Đừng cố làm trước việc nếu bạn không có đủ thời gian; mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn biết cách sắp xếp công việc một cách thực tế. Vậy làm sao để biết rằng danh sách việc cần làm của bạn đang quá tải? Hãy thử ghi lại thời gian thực tế – hoặc rộng rãi hơn một tí – bạn cần để hoàn thành công việc kế bên mỗi nhiệm vụ. Soạn một email thường mất 10 phút như một cuộc gọi có thể kéo dài đến 30 phút và để tạo ra một hình ảnh nhất định thường mất từ năm đến sáu tiếng. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn có hai – ba ngày việc trong danh sách việc cần làm, hãy bỏ bớt những việc kém quan trọng khỏi danh sách – hoặc hãy báo với sếp mình rằng bạn đang quá tải và một số việc cần được giao cho người khác. Một người bạn tuyệt vời của tôi giữ một biểu đồ năng suất làm việc – thể hiện anh ta thành công như thế nào trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình mỗi ngày. Mục tiêu của anh là giữ vững năng suất làm việc 100% – nói cách khác, anh không bao giờ tạo áp lực cho một ngày làm việc của mình bằng những kỳ vọng không thực tế có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc của anh. 3. Xác định những thứ khiến bạn phân tâm Có một ứng dụng thú vị tên là RescueTime dùng để quản lý bạn làm gì trên máy tính của mình. Vào cuối ngày, nó cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian trên mỗi ứng dụng. Nó phân tích một ngày làm việc bình thường của bạn và chỉ ra bạn bị phân tâm chỗ nào. Các ứng dụng tốn thời gian thường là mạng xã hội và email. Khi bạn cần tập trung, bạn có thể thiết lập RescueTime chặn những trình duyệt gây phân tâm (bạn có thể tuỳ chỉnh các ứng dụng gây phân tâm với bạn) trong vòng hai tiếng tiếp theo hoặc ngăn bạn truy cập vào các trang web không liên quan đến công việc. 4. Đừng cố làm nhiều việc cùng lúc Tôi thường xuyên nghe những người bận rộn nói tôi rằng họ đang làm 50 thứ cùng lúc. Đây không hẳn là làm việc có hiệu quả, thay vào đó bạn có thể chỉ đang khiến bản thân phân tâm

Character Design là một ngành học được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học, nhưng câu hỏi “sau khi học character design ra trường sẽ làm gì?” thì không phải ai cũng trả lời được. Comic Media Academy xin giới thiệu với các bạn các nghề nghiệp hấp dẫn mà các hoạ sĩ character design có thể thoải mái lựa chọn sau khi tốt nghiệp. 1. Hoạ sĩ game Một game thành công thì ngoài nội dung, hình ảnh là yếu tố cần đặc biệt quan tâm, vì vậy vai trò của hoạ sĩ thiết kế trong game cực kì quan trọng. Công việc của hoạ sĩ game là quyết định mọi thứ mà người chơi nhận biết về mặt thị giác trong game, từ nhân vật, thú vật, bối cảnh đến nhà cửa và vũ khí, vì vậy hoạ sĩ game cần đặc biệt sáng tạo cũng như có nhiều kiến thức về văn hoá, mỹ thuật và phải am hiểu về thế giới game. Ngoài ra, sự thông thạo các phần mềm mỹ thuật và kĩ năng vẽ trên máy tính cũng là một yếu tố không thể thiếu của ngành này. Tuy rất nhiều yêu cầu, nhưng thu nhập của hoạ sĩ game cũng rất khủng, vì vậy, ngành nghề này vẫn đã và đang hot hơn bao giờ hết. 2. Hoạ sĩ concept phim Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh, yếu tố thẩm mỹ trong phim chưa bao giờ được quan tâm như hiện nay. Không chỉ phim hoạt hình mà ngay cả phim người đóng cũng cần một bản thiết kế nhân vật hoàn chỉnh trước khi quyết định sẽ tốn những chi phí nào cho phục trang và hoá trang. Hoạ sĩ thiết kế phim, đặc biệt là phim điện ảnh, ngoài các yêu cầu về tính mỹ thuật, cần phải cân bằng giữa bản thiết kế và chi phí sản xuất phim. Tuy vậy, đây vẫn là một ngành nghề mới mẻ và đầy thú vị. 3. Hoạ sĩ vẽ truyện tranh Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên điểm thu hút cho một bộ truyện tranh, vì vậy một hoạ sĩ character design có chuyên môn tốt hoàn toàn có thể làm việc được trong lĩnh vực này, đặc biệt là Webtoon – truyện tranh đọc trên các thiết bị di động, bởi với hình thức webtoon, các yếu tố như bối cảnh, diễn hoạt của nhân vật không quá quan trọng, thay vào đó, nhân vật và màu sắc được đề cao hơn nhiều. 4. Hoạ sĩ vẽ webcomic Một lĩnh vực khác khá thú vị mà các bạn học character design có thể thử sức chính là vẽ webcomic. Với webcomic, nét vẽ không cần quá trau chuốt, nhưng nhân vật luôn là yếu tố được đầu tư vì mang tính đại diện cao. Tuy nhiên, để trở thành hoạ sĩ webcomic thì ngoài khả năng vẽ, các bạn phải là trau dồi thêm kĩ năng kể chuyện thật thú vị. 5. Hoạ sĩ vẽ minh hoạ Minh hoạ sách giờ đây đã quan trọng đến mức khác hàng có thể quyết định mua quyển sách ngay khi nhìn vào bìa và các bức tranh trước khi  xem xét đến nội dung. Chính vì vậy, khoản đầu tư cho yếu tố mỹ thuật của một quyển sách ngày càng được các nhà xuất bản và các công ty sách đặc biệt quan tâm, từ đó mở ra cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn cho giới hoạ sĩ. Đa phần, các hoạ sĩ minh hoạ đều làm freelance, tức làm việc tại nhà. Điều này thuận lợi cho cả những bạn đang còn đi học nhưng có kĩ năng vẽ tốt và đặc biệt yêu thích mảng minh hoạ. Nếu hứng thú với công việc này, các bạn hãy porfolio ngay đến các nhà xuất bản nhé! Trên đây là thông tin một số ngành nghề mà một hoạ sĩ được đào tạo với chuyên ngành character design có thể tham khảo, tuy nhiên thực tế cơ hội nghề nghiệp còn rộng mở hơn nhiều nếu bạn có kĩ năng tốt, vì vậy hãy không ngừng rẻn luyện để trang bị cho mình một nền tảng cực tốt về mỹ thuật nhé! ************* Chuyên đề Character Design tại CMA dành cho học viên yêu thích lĩnh vực thiết kế nhân vật, cung cấp những kỹ năng vẽ người cơ bản trên nền tảng bảng vẽ điện tử. 👍👍 Sau khóa học, học viên có thể vẽ các nhân vật 2D theo các phong cách đơn giản kawaii, chibi hoặc phong cách manga, anime cho dự án cá nhân hoặc các công ty sản xuất game, hoạt hình… 👍👍 Học và thực hành 100% trên máy tính và bảng vẽ điện tử hiện đại của Viện. 👍👍 Giảng viên trẻ, có kinh nghiệm chuyên môn và thực tế, tận tâm và nhiệt tình. Sĩ số giới hạn đảm bảo sự tương tác cao nhất giữa Giảng viên và Học viên. KHÓA HỌC DIGITAL CHARACTER DESIGN ✏ Khai giảng ngày: 19/02/2020 ✏ Thời gian học: 18:30 – 21:00, 2-4-6 hàng tuần ✏ Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P. 11, Q. Phú Nhuận ✏ Học phí: 10.800.000/3 tháng 🎁 Ưu đãi: áp dụng khi đăng ký và đóng học phí trước 10/01/2020 + Tặng Bảng vẽ XP-Pen G640 trị giá 1,410,000 + Tặng túi chống sốc + Tặng Voucher ưu đãi 15% Khóa Character Design Level 2 (Thời hạn sử dụng đến: 30/06/2020) ⏩ Inbox fanpage hoặc liên hệ Hotline: 0902738 806 để được tư vấn hỗ trợ và đăng ký khóa học ngay nhé! ************* Lạc An

Bất kể bạn chuyên về nhân vật, cảnh quan, minh hoạ hay tạo hình 3D, sản xuất hay concept art một khi bạn đã bắt đầu, hãy quan tâm đến các yếu tố quan trọng nhất để dẫn đến sự thành công trong những buổi gặp nhà tuyển dụng và trên quá trình tìm việc nói chung. Giả sử như portfolio của bạn tuyệt vời và được nhận cuộc gọi đi phỏng vấn, vậy bước tiếp theo là gì? Portfolio giúp bạn đến được vòng phỏng vấn nhưng đó mới là một phần chặng đường thôi. Giờ bạn phải học cách khiến các nhà tuyển dụng ấn tượng và cho họ thấy rằng tại sao họ phải tuyển bạn. Alejandro Rodriguez là một nhà tuyển dụng với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp game. Kinh nghiệm của anh trong nghệ thuật 3D đã giúp anh trở thành đại diện một số công ty sản xuất game lớn trong ngành như ArenaNet, WB Games, Glu Mobile và Microsoft. Năm vừa qua anh đã may mắn được học hỏi với những đội nhóm sáng tạo game bậc thầy và đã hỗ trợ họ phát triển bằng cách chiêu dụ những tài năng trẻ, những người có thể giúp họ đạt được mục tiêu. Chúng tôi đã có cơ hội phỏng vấn Alejandro và thu thập được những lời khuyên của anh về cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và kiếm được một công việc ngành công nghiệp game. HÃY điều chỉnh CV của bạn Có rất nhiều hệ thống theo dõi ứng cử viên (ATS – Applicant-tracking System) cho phép các nhà tuyển dụng tìm kiếm những từ khoá cũng như áp dụng bộ lọc vào dữ liệu của studio. Nhiều công ty và studio tự động lọc những đơn xin việc nên hãy bảo đảm rằng bạn điều chỉnh CV của mình cho phù hợp với công ty mà bạn đang nộp vào. Hãy tự hỏi rằng CV của bạn có đáp ứng đủ yêu cầu của công việc hay không. Bài học rút ra là bạn nên nghiên cứu kỹ mô tả công việc và điều chỉnh hồ sơ của bạn cho phù hợp để chắc chắn rằng các nhà tuyển dụng thấy được bạn là ứng cử viên phù hợp cho vị trí đó. ĐỪNG quá lo lắng về bằng cấp – trừ khi bạn dự định đi nước ngoài Thực tế, quan trọng nhất là năng lực và khả năng làm việc nhóm của bạn. Các giám đốc tuyển dụng và cá nhân  không quá bận tâm về bằng cấp khi cân nhắc về các ứng cử viên cho các vị trí nghệ thuật. Tuy nhiên, bạn cũng nên ghi nhớ lời khuyên của Jon Troy Nickel về những lý do bạn nên có một tấm bằng: “Điểm cốt yếu là đa số visa đòi hỏi bạn phải có những bằng cấp và kinh nghiệm liên quan đến ngành. Ba năm kinh nghiệm bằng với một năm học bạn thiếu. Nên ngay cả khi bạn là một hoạ sỹ tuyệt vời với 5 năm kinh nghiệm freelance, hay 7 năm kinh nghiệm làm việc tại studio, nhưng nếu bạn không có bằng cấp thì, ví dụ, cơ hội đến Mỹ của bạn sẽ thấp hơn người khác so với tiêu chuẩn cấp visa H1B”. ĐỪNG tỏ ra bàng quan Cách tốt nhất để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng là thể hiện sự đam mê và nhiệt huyết của mình! Cho họ thấy bạn là ai và đây chính là thứ bạn muốn làm. HÃY đặt câu hỏi Buổi phỏng vấn là một trải nghiệm hai chiều, nó không đơn thuần chỉ là các nhà tuyển dụng cân nhắc xem bạn có phù hợp với vị trí này hay không, mà đó cũng là cơ hội cho các ứng cử viên xem đây có phải là công ty phù hợp với mình hay không. Các ứng cử viên nên hỏi về những kế hoạch hiện tại và tương lai của studio, trách nhiệm mỗi ngày, quyền lợi, quy trình làm việc, dự định dùng những phần mềm mới,… Trên hết, các ứng cử viên nên tìm hiểu về công ty trước khi đến buổi phỏng vấn. Viết lại những câu hỏi bạn tò mò về studio, nghiên cứu về các dự án của họ,… Hãy thật sự hào hứng về việc có cơ hội được làm việc tại studio và bạn sẽ đạt kết quả tốt thôi. HÃY chuẩn bị cho các câu hỏi thường gặp của nhà tuyển dụng Bạn có thể an tâm rằng nếu bạn vượt qua khỏi cuộc gọi đầu tiên và bài kiểm tra kỹ năng thì vấn đề năng lực của bạn không còn là vấn đề nữa. Một khi bạn đã được mời đến studio để phỏng vấn, các nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc và quyết định xem xét xem bạn có thích hợp với văn hoá công ty hay không. Đôi khi họ sẽ hỏi bạn những câu hỏi khó và khiến bạn căng thẳng nhưng họ không có ý xấu, họ chỉ muốn xem cách bạn xử lý tình huống như thế nào thôi. Những câu hỏi bạn nên chuẩn bị vì khả năng rất cao họ sẽ đặt ra cho bạn là: Điều gì khiến bạn hứng thú với mỹ thuật? Quá trình làm việc của bạn là gì? Giai đoạn nào của quá trình khiến bạn hứng thú nhất? Ít hứng thú nhất? Bạn có thích làm việc cùng những hoạ sỹ khác không hay bạn thích làm việc một mình hơn? Kế hoạch tương lai của bạn trong vòng 5 năm tới là gì? Bạn có những dự án cá nhân nào không? Đâu là những dự án bạn hài lòng nhất? Bạn có biết sử dụng phần mềm X không? ĐỪNG là một người khó ai có thể làm việc cùng Ngoài những vi phạm đương nhiên về nhân

Những năm gần đây, nghề biên kịch dành được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều ý kiến lo lắng về cơ hội việc làm của công việc mới mẻ và đầy tính sáng tạo này. Trong bài viết dưới đây, CMA xin giới thiệu với các bạn một số lĩnh vực mà một biên kịch có chuyên môn có thể tham gia. 1. Biên kịch game show, sự kiện Cùng với sự phát triển của các kênh truyền hình và lĩnh vực giải trí, nhu cầu sản xuất các chương trình truyền hình, sự kiện cực kì cao. Nếu bạn là một người sáng tạo và năng động thì đây là công việc cực kì phù hợp với bạn. Bên cạnh đó, thu nhập của biên kịch trong lĩnh vực này khá cao và ổn định, ngoài ra bạn cũng có nhiều cơ hội mở rộng các mối quan hệ của mình, đặc biệt là với các đạo diễn, nhà sản xuất. 2. Biên kịch phim truyền hình, webdrama So với biên kịch phim điện ảnh, cơ hội nghề nghiệp của biên kịch phim truyền hình dễ dàng và ổn định hơn nhiều. Với những biên kịch không chuyên, các bạn có thể bắt đầu ở vị trí sửa thoại trước khi bắt đầu được tham gia chính vào các tập phim từ giai đoạn lên đề cương ý tưởng đến chi tiết. Với webdrama – mảnh đất màu mỡ của nền công nghiệp phim ảnh nổi lên những năm gần đây, cơ hội cho nghề biên kịch lại rộng mở hơn rất nhiều. Webdrama hầu như không phải qua khâu kiểm duyệt, vì vậy biên kịch hoàn toàn được tự do sáng tạo ở tất cả các thể loại và chủ đề. Thật tuyệt phải không nào? 3. Biên kịch phim điện ảnh Hầu như các bạn đam mê nghề biên kịch đều có mục đích cuối cùng là viết phim điện ảnh, đây cũng là lĩnh vực nhiều khó khăn thử thách nhất. Tuy nhiên, so với giai đoạn trước đây, thị trường điện ảnh Việt Nam đã có rất nhiều khởi sắc. Các hãng phim mọc lên như nấm, nhiều bộ phim chất lượng, đạt tiếng vang trong và ngoài nước đã tạo nên một cú hích cho nền điện ảnh Việt Nam. Nhu cầu sản xuất phim kéo theo cơn khát kịch bản đã và đang tạo rất nhiều cơ hội cho các nhà biên kịch trẻ. Nếu ước mơ được viết phim điện ảnh, bạn đừng ngần ngại gì mà không gửi ngay ý tưởng kịch bản của mình đến các công ty sản xuất phim hoặc các đạo diễn mà mình yêu mến nhé! 4. Biên kịch truyện tranh, hoạt hình Điện ảnh và truyện tranh, hoạt hình có nhiều điểm tương đồng với nhau khi cả ba lĩnh vực đều kể chuyện bằng ngôn ngữ hình ảnh. Chính vì vậy, một biên kịch với chuyên môn viết phim chắc chắn sẽ không gặp khó khăn gì trong lĩnh vực truyện tranh, hoạt hình. Nếu muốn thử sức ở lĩnh vực này, bạn liên hệ các công ty hoạt hình, truyện tranh hoặc các production house ngay nhé! 5. Biên kịch MV, Viral Clip Anh ơi ở lại, Tự tâm, Em gái mưa,… đều là những MV được đầu tư kịch bản vô cùng công phu, xu hướng này mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ đam mê viết lách. Bên cạnh đó, sự phát triển của nền công nghiệp quảng cáo đã tạo ra một nhu cầu lớn về lượng kịch bản cho các viral clip. Điểm cộng của lĩnh vực này là nguồn thu nhập khá cao và cơ hội được mở rộng mối quan hệ với các nhân vật nổi tiếng trong ngành giải trí. Bạn cũng có thể dễ dàng apply các công việc này tại các Agency và các ông ty giải trí nhé! Trên đây là một số cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời cho những bạn đam mê viết lách. Tuy nhiên, dù ở lĩnh vực nào đi nữa thì kĩ năng viết vẫn là quan trọng nhất, vì vậy hãy không ngừng học tập để nâng cao năng lực của mình nhé! ************* Khoá biên kịch cơ bản tại Comic Media Academy sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức chuẩn quốc tế về viết kịch bản, cũng như cho các bạn cơ hội được gặp gỡ và học tập với các giáo viên hiện là biên kịch, đạo diễn,… và có nhiều thành công nhất định trong nghề. *Khai giảng ngày: 12/02/2020 *Thời gian học: 18:30 – 21:00 (Thứ 2,4,6 hàng tuần) *Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P. 11, Q. Phú Nhuận, TP. HCM *Học phí: 7.200.000 *Ưu đãi mùa Giáng Sinh: dành cho những đăng kí trước 10/01/2020 + Giảm 10% học phí  + Tặng kịch bản phim “Joker” + Tặng voucher ưu đãi 25% khóa Biên kịch nâng cao (Thời hạn sử dụng đến ngày: 30/06/2020) *** Thông tin khóa học: Tại đây Lạc An

Sáng ngày 14/12/2019, Viện Truyện tranh và Hoạt hình đã tổ chức Workshop “Làm quà cho nhau bằng tranh khắc” với sự hướng dẫn của họa sĩ Bảo Ân và họa sĩ Thanh Nhàn. Tại workshop, các họa sĩ đã giới thiệu đến các bạn tham gia cách sử dụng vật liệu phù hợp với sở thích và mục đích sử dụng. Cao su với lợi thế giúp các bạn tiết kiệm thời gian chế tác đồng thời có thể dễ dàng in lại bằng nhiều màu nên được lựa chọn sử dụng tại workshop. Sau phần hướng dẫn của các họa sĩ, phần lớn thời gian của workshop được dùng để các bạn tham gia tự tay thực hiện tác phẩm tranh khắc của mình, từ mẫu do họa sĩ chuẩn bị hoặc tranh cá nhân. Trong suốt quá trình thao tác của các bạn, từ lúc can mẫu tới khắc khuôn và in ấn luôn có sự đồng hành và hỗ trợ của hai họa sĩ. Tổ chức vào ngày cuối tuần nên workshop đón tiếp khá nhiều gia đình, bè bạn cùng nhau tham gia, tạo nên một không khí rất ấm cúng trong một ngày mùa đông Sài Gòn. Các bạn tham gia đều cảm thấy rất vui khi được trải nghiệm với loại hình tranh khắc, không ít bạn thể hiện được sự sáng tạo của mình với thể loại này qua các bản in được phối màu đặc sắc hay các mẫu vẽ ấn tượng. CMA chân thành cám ơn sự hiện diện của các anh chị và các bạn, hẹn gặp mọi người tại các workshop thú vị sau! BN

Đây là cuộc thi vẽ minh họa, truyện tranh và manga dành cho học sinh, sinh viên trên toàn thế giới. Người chiến thắng sẽ được tặng giải thưởng bằng hiện kim, phần mềm vẽ kỹ thuật số, bảng vẽ và cơ hội được ghi tên trên các ấn phẩm truyền thông! Ngoài ra, cuộc thi còn là cơ hội để tác phẩm của bạn được đánh giá, phê bình bởi giới chuyên môn, cũng như giúp bạn nâng cao trình độ kỹ năng của mình. Bốn hạng mục mới được bổ sung như Storyboard và Webtoon đồng nghĩa với cơ hội đoạt giải thưởng tăng lên. Ngày nhận tác phẩm dự thi chẳng còn bao lâu nữa sẽ đến vì vậy, bạn còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay sáng tác đi nào! 1. Chủ đề cuộc thi: “Lời hứa” 2. Thời gian đăng ký dự thi –Từ ngày 9/1/2020 đến 20/4/2020 -Thời gian nộp tác phẩm dự thi: Từ ngày 9/1/2020 đến 27/4/2020 -Thời gian công bố kết quả: Dự kiến đầu tháng 7/2020. 3. Hướng dẫn Tác phẩm dự thi sẽ được chấp nhận cho 06 hạng mục dưới đây. Chủ đề chung cho tất cả hạng mục là “Lời hứa”. -Comic (Color): Dành cho mọi độ tuổi. Truyện tranh màu gốc theo phong cách Mỹ (8 – 16 trang, kể cả trang bìa). -Manga (B&W): Dành cho mọi độ tuổi. Truyện tranh trắng đen theo phong cách manga Nhật Bản (8 – 16 trang, kể cả trang bìa). -Bande Dessinée (Color): Dành cho mọi độ tuổi. Truyện tranh gốc theo phong cách Pháp-Bỉ (8 – 16 trang, kể cả trang bìa). -Webtoon: Dành cho mọi độ tuổi. Webtoon gốc (690 x 16.000 pixel). -Storyboard: Truyện tranh trắng đen 8 trang hoặc webtoon màu (690 x 16.000 pixel) dựa trên storyboard do BTC cung cấp. Bạn có thể sắp xếp lại storyboard nếu muốn. -Illustration: Dành cho mọi độ tuổi. Tranh minh họa màu gốc (Không yêu cầu kích thước). Tác phẩm dự thi có thể được sáng tác bằng công cụ truyền thống hoặc phần mềm kỹ thuật số. Nếu sáng tác bằng công cụ truyện thống, xin vui lòng nộp bản scan kỹ thuật số (không chấp nhận tác phẩm dự thi trên giấy). Không yêu cầu về ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm. Tuy nhiên, tác phẩm bằng tiếng Anh thường sẽ được nhiều độc giả đón nhận hơn. Tác phẩm sẽ không được công khai cho đến khi công bố kết quả cuộc thi. Đối với hạng mục Comic, Manga và Bande Dessinée, xin vui lòng nộp tác phẩm dự thi theo hạng mục mà bạn cho là phù hợp nhất. Tuy nhiên, mỗi hạng mục đều có quy định rõ là màu hay trắng đen. 4. Giải thưởng Hạng mục Comic/Manga/Bande Dessinée/Webtoon Giải thưởng lớn (1 người) -Giải thưởng bằng hiện kim 3.300 USD -Wacom Cintiq 16 -Clip Studio Paint EX Giải thưởng hạng mục (1 người/hạng mục) Hạng mục Comic/Manga/Bande Dessinée/Webtoon -Giải thưởng bằng hiện kim 2.200 USD -Wacom Cintiq 16 -Clip Studio Paint EX        Giải nhì: 3 – 5 người Hạng mục Comic/Manga/Bande Dessinée/Webtoon -Clip Studio Paint EX Hạng mục Storyboard Giải thưởng lớn -Giải thưởng bằng hiện kim 2.200 USD -Wacom Cintiq 16 -Clip Studio Paint EX Giải nhì: 3 – 5 người -Clip Studio Paint EX Hạng mục Illustration Giải thưởng lớn -Giải thưởng bằng hiện kim 550 USD -Wacom Cintiq 16 -Clip Studio Paint PRO Giải nhì: 3 – 5 người -Clip Studio Paint PRO Ghi chú: Nếu bạn đã có Clip Studio Paint, thì thay vì nhận phần mềm, bạn sẽ được tặng GOLD để sử dụng Clip Studio ASSETS. 5. Cách đăng ký 5.1 Tiêu chí: Tác phẩm dự thi có thể được sáng tác bằng công cụ truyền thống hoặc phần mềm kỹ thuật số. Nếu sáng tác bằng công cụ truyện thống, xin vui lòng nộp bản scan kỹ thuật số (không chấp nhận tác phẩm dự thi trên giấy). Hạng mục Comic/Manga/Bande Dessinée -Tác phẩm gốc 8 – 16 trang. -Comic/Banssinée: Xin vui lòng nộp tác phẩm màu. -Manga: Xin vui lòng nộp tác phẩm trắng đen. -Có thể định dạng tác phẩm theo hướng đọc từ phải sang trái/trái sang phải. -Không giới hạn ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm. -Định dạng file: PNG, JPEG, CLIP (CLIP STUDIO), không quá 32MB/trang. -Bạn có thể sáng tác truyện tranh theo kích thước bất kỳ, nhưng độ phân giải đề xuất cho truyện tranh màu là 300 dpi, và trắng đen là 600 dpi. Hạng mục Webtoon -Webtoon gốc (690 x 16.000 pixel) -Màu -Không giới hạn ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm. -Định dạng file: PNG, JPEG, CLIP (CLIP STUDIO), không quá 32MB/trang. Hạng mục Storyboard -Truyện tranh/manga trắng đen 8 trang hoặc webtoon màu (690 x 16.000 pixel) dựa trên storyboard do BTC cung cấp. -Các yêu     cầu     khác     tương     tự     như     hạng     mục     Comic/Manga/Bande Dessinée/Webtoon. -Bạn có thể sắp xếp lại cấu trúc storyboard, nhân vật,… nếu muốn. -Storyboard sẽ được BTC cung cấp trong thời gian sớm nhất. Hạng mục Illustration -Tranh minh họa màu gốc. -PNG hoặc JPG, không quá 5MB. -Không giới hạn kích thước, nhưng bạn có thể làm theo đề xuất dưới đây: -Giấy A4, 300 dpi (2480 x 3508 pixel) 5.2 Điều kiện và thể lệ -Thí sinh phải là học sinh, sinh viên lần đầu sáng tác chuyên nghiệp, chẳng hạn như họa sĩ manga, họa sĩ vẽ minh họa tại thời điểm đăng ký dự -Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm nguyên gốc, chưa được phát hành, chưa đoạt giải của bất kỳ cuộc thi nào, và phải phù hợp với mọi lứa tuổi. (Bạn có thể nộp tác phẩm đã phát hành trên fanzine hoặc website không trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả). -Thí sinh không cần xóa tác phẩm đã đăng tải lên website hoặc mạng xã hội trước khi tham gia cuộc thi, nhưng xin vui

Năm nay tại Hội nghị các Nhà Phát triển Game (GDC) 2019, các giám đốc nghệ thuật và các hoạ sỹ hàng đầu đến từ Epic, Firaxis, Riot, Valve và Insomniac đã trao đổi và cung cấp những ví dụ thực tiễn cùng lời khuyên để portfolio chiếm được sự chú ý Thành viên Hội đồng: -Claire Hummel (Giám đốc Mỹ thuật, Valve) -Gavin Goulden (Hoạ sỹ thiết kế nhân vật trưởng, Insomniac Games) -Greg Foertsch (Giám đốc Mỹ thuật thâm niên, Independent) -Alison Kelly (Tư vấn viên, Alison Kelly Consulting) -Wyeth Johnson (Hoạ sỹ kỹ thuật trưởng, Epic Games) -Moby Franckle (Hoạ sỹ quy cách, Riot Games) Hội đồng giám khảo này đã xem qua hàng trăm, hàng nghìn portfolio khác nhau. Nếu bạn vẫn chưa nhận được cuộc gọi từ công ty mình muốn thì trong bài viết này chúng tôi tập hợp những mẹo hàng đầu từ buổi đàm thoại Killer Portfolio để chia sẻ cho bạn về bí quyết làm nên một portfolio thành công trong ngành sản xuất game. 1. Phong cách quan trọng hơn kỹ thuật Đừng chỉ tập trung cải thiện kỹ thuật, bạn cũng nên chú ý đến quá trình sáng tạo ra sản phẩm độc nhất của bạn. Vấn đề thường gặp là khi một sản phẩm đẹp nhưng lại không có concept tốt. Bạn cần thể hiện được phong cách của mình chứ không chỉ bạn biết dùng các phần mềm thuần thục đến đâu. 2. Bớt rườm rà, phức tạp “Tất cả những gì khiến quá trình kiếm việc của bạn trở nên phức tạp đều là một ý tưởng tồi. Một portfolio tốt nên giảm được sự phức tạp, nếu portfolio của bạn tốn các nhà tuyển dụng thêm một cú nhấp chuột hay downloads, bạn có thể làm giảm cơ hội của mình” – Gavin Goulden  Thường thì quá trình xem portfolio chỉ kéo dài vài phút. Hãy bảo đảm rằng các tác phẩm của bạn được trình bày rõ ràng và dễ nhìn, giữ phần trình bày đơn giản để các nhà tuyển dụng dễ tìm kiếm thông tin của bạn hơn. 3. Trình bày vô cùng quan trọng Hãy đi thêm một bước nữa để thật chắc chắn rằng bạn đã trình bày các tác phẩm và hình ảnh của mình một cách tốt nhất. Những việc đơn giản như là thêm nền vào cho nhân vật của bạn, thử các kiểu ánh sáng khác nhau hoặc thử một vài góc mới để thấy các chi tiết rõ hơn có thể sẽ giúp portfolio của bạn nổi bật hơn. 4. Thể hiện ngữ cảnh Khi muốn gây ấn tượng đầu, bạn không muốn phải giải thích quá nhiều Đối với những tác phẩm như Substance ball (Khối cầu thể hiện chất liệu) hay một sản phẩm 3D, trình bày chúng cùng cảnh quan sẽ giúp người xem dễ hình dung về bối cảnh cũng như ý tưởng đằng sau chúng. 5. Portfolio của bạn quan trọng hơn cả CV “Thứ đầu tiên tôi xem là portfolio. Thứ tôi để mắt đến tiếp theo cũng là portfolio. Nếu tôi quyết định email cho bạn thì lúc đó tôi sẽ xem bạn tên gì” – Greg Foertsch Một portfolio tốt sẽ tự chứng minh được điều đó. Có kinh nghiệm việc làm trước đó có thể sẽ giúp bạn được cộng thêm một vài điểm nếu nó liên quan đến công việc bạn đang nộp hồ sơ nhưng portfolio là thứ các nhà tuyển dụng quan tâm 6. Credit tất cả các hoạ sỹ đồng sáng tạo tác phẩm trong portfolio của bạn Không chỉ vì đây là một chuyện nên làm, điều này sẽ tiết kiệm thời gian cho cả bạn và nhà tuyển dụng. Họ không muốn phải gọi bạn sau khi được chiêm ngưỡng một cảnh quan tuyệt đẹp chỉ để phát hiện ra rằng bạn chỉ phụ trách phần ánh sáng. Hãy rõ ràng và trung thực với những phần bạn đảm nhiệm trong một dự án hợp tác và chắc chắn rằng bạn nêu tên những người đã giúp bạn cùng hoàn thành dự án đó. 7. Sự độc đáo không xa tầm tay bạn đâu Claire Hummel đùa rằng chị đã xem qua đủ loại phong cảnh có một nhân vật đứng cầm một cây gậy nhìn vào xa xăm về phía những dãy núi. Ý chị là thay vì cố bắt chước hay cạnh tranh với các hoạ sỹ khác, tốt hơn là bạn nên sáng tạo ra cái gì đó của riêng mình từ kinh nghiệm cá nhân. Một thay đổi nhỏ trong tác phẩm của mình có thể giúp tác phẩm của bạn có được tiếng nói riêng. 8. Hãy bảo đảm rằng bạn so sánh bản thân đúng chuẩn Với khối lượng tác phẩm từ games trong trạng thái sẵn sàng để được đăng tải lên mạng, bạn có quyền truy cập vào rất nhiều nguồn tham khảo để biết được rằng tiêu chuẩn của ngành công nghiệp này đang ở đâu. Một quan niệm sai lầm thường thấy là nếu bạn là người học giỏi nhất lớp, nghĩa là bạn đương nhiên sẽ tìm được việc và điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Thay vì so sánh các tác phẩm của bạn với những người xung quanh mình, hãy nhìn những hoạ sỹ đang làm việc trong ngành để biết được mục tiêu mà bạn cần phải vươn đến. 9. Điều chỉnh portfolio của bạn dựa trên công việc bạn tham gia ứng tuyển Có lẽ bạn đã từng nghe thấy lời khuyên này. Điều quyết định bạn nên chuyên sâu hay bao quát thường tuỳ thuộc vào quy mô của studio và sự đa dạng game mà họ làm. Không có một công thức thành công nào cho việc bạn nên bao gồm những gì trong portfolio của mình nhưng mấu chốt là bạn cần phải thể hiện rõ ràng rằng bạn có

Khác với các môn vẽ thông thường, vẽ truyện tranh có nhiều ưu điểm hơn với trí não của bé, hãy cùng Comic Media Academy (CMA) khám phá những lợi ích tuyệt vời của việc học vẽ truyện tranh nhé! Sáng tác câu chuyện Một ưu điểm vượt trội của học vẽ truyện tranh đó là ngoài kĩ thuật vẽ, các em còn được học cách triển khai ý tưởng để kể câu chuyện của mình một cách thú vị. Đó có thể là bất kì câu chuyện nào trong cuộc sống hàng ngày, hoặc một câu chuyện trong giấc mơ. Sự tưởng tượng của trẻ là không giới hạn, và việc vẽ nên câu chuyện từ sự tưởng tượng của trẻ còn tuyệt vời hơn gấp nhiều lần. Sáng tạo nhân vật Khác với các môn vẽ từ thực tế khác, truyện tranh là loại hình vẽ sáng tạo từ thực tế. Nhân vật trong truyện tranh không nhất định phải là người thật, nhưng phải độc đáo. Doremon là một chú mèo máy nhưng lại trông giống một con chồn, Sailor Moon nổi bật với mái tóc vàng siêu dài được buộc thành 2 chùm. Với truyện tranh, các em có thể tự do tạo nên một nhân vật của riêng mình mà không bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố thục tế. Sáng tạo từ màu sắc Một cái cây màu xanh lá, một bãi cát màu vàng, một đám mây màu trắng,… Hãy quên đi cách tô màu truyền thống ấy! Ở CMA, một đám mây có thể màu hồng, một bãi cát có thể màu xanh da trời, và một cái cây có thể màu tím, bởi màu sắc không chỉ được nhìn bằng mắt thường mà còn được cảm nhận bởi cảm xúc. Khi chúng ta vui, mọi thứ trở nên hồng hào ấm áp, còn khi buồn, tất cả đều u ám. Với cách quan sát đó, các em sẽ học được cách lắng nghe bản thân mình nhiều hơn, và tạo nên những câu truyện tranh cảm xúc hơn. Tăng khả năng trình bày – thuyết phục Ở CMA, trước khi bắt tay vào sáng tác, các em luôn được yêu cầu trình bày ý tưởng của mình. Việc giải đáp những câu hỏi như: “Tại sao con mèo không có tai?”, “Tại sao dòng sông lại màu tím?”,… không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn về câu chuyện mình muốn vẽ, mà còn giúp các em từng bước học được kĩ năng trình bày vấn đề từ khi còn rất nhỏ. Đừng lo lắng rằng việc trình bày sẽ làm các em căng thẳng, bởi các lớp học của CMA đều được xây dựng trong không khí vui tươi, chính điều này sẽ giúp các em thoải mái hơn trong việc sáng tạo và cả việc trình bày ý tưởng của mình nữa! Chà! Thật nhiều lợi ích khi học vẽ truyện tranh đúng không nào? Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa được vẽ vui, vừa được học thêm những điều mới mẻ! Lớp học vẽ Manga – Comic thiếu nhi tại CMA chắc chắn sẽ không làm các em thất vọng đâu! Hãy nhanh tay đăng kí để nhận được nhiều ưu đãi nhé! *Khai giảng: 22/02/2020 *Thời gian học: 16h30 – 18h30 (Thứ 7 & Chủ nhật hàng tuần) *Học phí: 5.050.000 *Ưu đãi: áp dụng khi đăng ký và đóng học phí trước 10/01/2020 Giảm 500.000 học phí + Tặng 01 cuốn Sổ vẽ + Tặng 01 bộ bút line (trị giá 160.000) + Tặng Voucher ưu đãi 15% Khóa Manga/Comic Nâng cao (Thời hạn sử dụng đến: 30/06/2020) *** Thông tin khóa học: Tại đây Lạc An

Bạn là người yêu nghệ thuật, bạn dễ dàng bị thu hút bởi các mảng màu. Bạn thường xuyên lui tới các buổi triển lãm hay tham quan các bảo tàng mỹ thuật… Vậy bạn đã từng biết đến “Tranh khắc gỗ”, một thể loại tranh đã có từ lâu đời với nhiều biến thể, được nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa trong đó có cả Việt Nam sử dụng để làm phương thức ghi chép, lưu truyền những giá trị nghệ thuật, thế giới quan và tôn giáo chưa? Tranh khắc gỗ là gì? Khắc gỗ/Woodblock là một kĩ thuật in ấn trong nghệ thuật tranh in đồ họa, sử dụng chế bản in gỗ và phương pháp khắc nổi. Để tạo nên một bản in gỗ người ta dùng dao cắt các phần không in ra khỏi một mảnh gỗ đã được bào nhẵn, các phần nổi sau đó được quét màu lên và mang đi in. Tranh khắc gỗ là một loại tranh cho phép in ấn văn bản, hình ảnh hoặc những mẫu có sẵn, được sử dụng rộng rãi ở trên toàn khu vực Đông Á. Nguồn gốc và lịch sử ra đời Nền văn minh tạo ra kỹ thuật in này sớm nhất có lẽ là người Babylon và người Ai Cập, họ đã từng in con dấu làm bằng gỗ khắc nổi trên đất sét mềm. Trung Quốc cũng là đất nước có vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ thuật in nổi khắc gỗ. Từ thế kỷ thứ 4 người Trung Hoa đã biết dùng mực quét lên những tảng đá có khắc chữ và chà giấy lên để in ra những nội dung mà họ muốn. Tại Châu Âu, thế kỉ thứ 12 khắc gỗ mới xuất hiện tuy nhiên vẫn có ghi chép ghi nhận rằng mãi đến thế kỉ 15 khắc gỗ mới thật sự du nhập vào các nước Châu Âu. Tại Ý, các hoa văn, họa tiết trên vải được in bằng cách này. Ở Đức, người ta kỹ thuật in nổi khắc gỗ để in hình vẽ các con bài. Tranh khắc gỗ tại Việt Nam Tại Việt Nam, kỹ thuật dùng ván gỗ để khắc và in đã xuất hiện tại nước ta từ khá lâu. Cụ thể, vào thời Lý (1009 – 1225) đã xuất hiện nghề khắc ván in Kinh Phật, đến năm Binh Tý (1396), kỹ thuật này được Hồ Quý Ly sử dụng để in « Thông bảo hội sao », tờ tiền giấy đầu tiên của Việt Nam. Sau đó nghề khắc gỗ bản in được danh sĩ Lương Nhữ Học truyền lại cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục sau 2 lần đi sứ sang Trung Quốc. Từ đây, các dòng tranh khắc gỗ dân gian lần lượt ra đời và mang những màu sắc đa dạng về phong cách, sớm nhất là tranh Đông Hồ (khoảng thế kỉ XVI – XVII) sau đó là Hàng Trống, Kim Hoàng (thế kỉ XVIII), Làng Sình (đầu thế kỉ XIX)… Tranh khắc gỗ dần trở thành một loại hình nghệ thuật độc đáo với nhiều tầng ý nghĩa và từng được đưa vào giảng dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương (1925-1945). Song hành với sự phát triển của xã hội, tranh khắc gỗ đã không còn dừng lại ở minh họa Kinh Phật, truyện cổ, miêu tả hình tượng các anh hùng dân tộc,… mà đã có sự chuyển biến đáng kể về hình thức khắc và chất liệu cũng như chủ đề. Ứng dụng trong đời sống Dưới bàn tay tài hoa của các họa sĩ chuyên nghiệp, tranh khắc gỗ có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật dùng để trang trí nội thất. Tuy nhiên loại hình này vẫn còn khá mới mẻ và tập trung chủ yếu ở những người yêu nghệ thuật do nhiều yếu tố về giá thành và độ khó của sản phẩm. Ứng dụng phổ biến nhất hiện nay của tranh khắc gỗ là tạo ra các sản phẩm handmade mang dấu ấn cá nhân. Tranh có thể được in lên thiệp handmade, bìa sổ tay cá nhân, đóng khung làm tranh treo tường, trang trí bàn làm việc hoặc tặng người thân, bạn bè… Công đoạn thực hiện không đòi hỏi người làm phải đạt trình độ của họa sĩ chuyên nghiệp mà chỉ cần có sự tỉ mỉ và chút sáng tạo. Thành phẩm lại đẹp và có tính ứng dụng cao. Đó là lí do giúp việc ứng dụng tranh khắc gỗ vào các vật dụng handmade ngày càng được yêu thích. HL

1. Đừng vội sa đà vào chi tiết Một trong những thói quen của người mới học vẽ đó là vội vàng đi vào chi tiết mà quên mất tổng thể. Trong ngôn ngữ thiết kế, hình dáng (shape, form) quan trọng hơn nhiều so với chi tiết, bởi nó giúp nhận dạng nhân vật ngay cả khi ở xa hoặc trong vùng thiếu ánh sáng. Một trong những nguyên tắc quan trọng trước khi thiết kế nhân vật đó chính là nguyên tắc vẽ bóng đen (shilhouette). Nhân vật được xem là có thiết kế tốt nếu nhận diện được thông qua hình bóng đen, ngược lại nếu bóng đen không cho thấy sự đặc trưng của nhân vật, đồng nghĩa với việc nhân vật của bạn chưa độc đáo và cần được thiết kế lại. 2. Chọn chi tiết đắt giá Sau khi đã có được bóng đen độc đáo, bạn phải tự hỏi: “Chi tiết nào làm nên nhân vật?”. Đó có thể là một chú mèo không có tai, một chiếc nơ to đùng, hay một vết sẹo với hình dáng kì lạ,… Nhớ rằng, đừng tham chi tiết. Chỉ một đặc điểm cùng với câu chuyện thú vị đằng sau đặc điểm ấy cũng đủ để người xem nhớ mãi về nhân vật của bạn. 3. Trang phục và phụ kiện phù hợp Nhân vật của bạn đến từ thời đại nào? Bối cảnh ra sao? Và có tính cách như thế nào? Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn hình dung ra được trang phục cũng như các phụ kiện phù hợp với nhân vật. Đừng quên dành thời gian nghiên cứu nếu thiết kế nhân vật của bạn mang đặc trưng vùng miền hoặc thời đại nhé! Việc bám sát thực tế sẽ giúp nhân vật của bạn đáng tin và có thiện cảm hơn đấy! 4. Hãy vẽ thật nhiều biểu cảm Để nhân vật được sống thì biểu cảm là một trong những bản vẽ vô cùng quan trọng khi thiết kế nhân vật, nhất là nhân vật phim hoạt hình. Biểu cảm sẽ giúp định hình tính cách và giúp người xem nhớ lâu hơn về nhân vật của bạn. Vì vậy, đừng quên vẽ thật nhiều biểu cảm bên cạnh việc thiết kế nhân vật nhé! 5. Tính đồng nhất Trong một bộ phim hoạt hình, một bộ truyện tranh hay một concept game, nhân vật không bao giờ đứng một mình mà phải đứng chung với một tập thể. Tính đặc trưng giúp chúng ta phân biệt nhân vật này với các nhân vật khác, tuy nhiên, giữa các nhân vật cần có sự đồng nhất về art style. Sự đồng nhất giúp chúng ta hiểu rằng các nhân vật đang sống trong cùng một thế giới, một bối cảnh và một câu chuyện. Tuy nhiên, đôi lúc việc phá vỡ quy tắc này lại gây ra hiệu quả bất ngờ như nhân vật Saitama trong One Punch Man. ➡➡➡➡➡ Lớp học Digital Painting – Character Design Level 1 tại Comic Media Academy cung cấp những kỹ năng vẽ người cơ bản trên nền tảng là bảng vẽ điện tử. Từ tiền đề cơ bản này, học viên có thể tiếp tục nâng cao kỹ năng vẽ và sáng tạo ở level 2 và level 3. Sau khóa học, học viên có thể vẽ các nhân vật 2D theo các phong cách đơn giản kawaii, chibi hoặc phong cách manga, anime… Các bạn có thể tự thiết kế nhân vật cho chính bạn và thực hiện được công việc thiết kế nhân vật trong các công ty hoạt hình, công ty sản xuất game…. *Khai giảng: 19/02/2020 *Thời gian học: 18:30 – 21:00 (Thứ 2,4,6 hàng tuần) *Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P. 11, Q. Phú Nhuận, TP. HCM *Học phí: 10.800.000 *Ưu đãi: áp dụng khi đăng ký và đóng học phí trước 10/01/2020 + Tặng Bảng vẽ XP-Pen G640 trị giá 1,410,000  + Tặng túi chống sốc  + Tặng Voucher ưu đãi 15% Khóa Character Design Level 2 (Thời hạn sử dụng đến: 30/06/2020) *** Thông tin khóa học: Tại đây

Tương tự như bất kì công việc khác, để trở thành biên kịch, chúng ta cần có đam mê. Nhưng bên cạnh niềm yêu thích với những trang kịch bản, kỹ năng là thứ mà chúng ta cần quan tâm và rèn luyện hàng ngày. Chăm chỉ đọc kịch bản Hãy tập thói quen đọc kịch bản, nhất là kịch bản của những bộ phim thành công. Việc làm này ban đầu sẽ khiến bạn gặp khó khăn, bởi định dạng của trang kịch bản và ngôn ngữ hành động trong kịch bản thường khác so với ngôn ngữ mô tả trong văn học. Tuy nhiên, khi đã hình thành được thói quen đọc kịch bản, chúng ta chắc chắn sẽ học được rất nhiều thứ, không chỉ về cách triển khai ý tưởng, mà còn ở cách định dạng một trang kịch bản theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Thường xuyên xem phim Để trở thành một người viết phim, chúng ta phải là một người yêu phim. Hãy dành thời gian xem ít nhất 1 bộ phim mỗi tuần ở rạp. Bên cạnh việc thưởng thức bộ phim, việc đến rạp xem phim sẽ giúp chúng ta quan sát được đối tượng thụ hưởng của phim, phản ứng và thị hiếu của khán giả. Điều này cực kì quan trọng đối với một nhà biên kịch, bởi viết cho khán giả, trước hết cần phải hiểu khán giả. Ngoài ra, bạn cũng cần phân biệt giữa xem phim giải trí và xem phim phân tích. Nếu đam mê với những trang kịch bản, hãy tập cho mình thói quen phân tích khi xem phim. Một bí kíp là hãy xem phim như khán giả bình thường vào lần đầu và xem phim để phân tích vào lần thứ hai trở về sau. Việc xem phim tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu duy trì, chắc chắc bạn sẽ học được rất nhiều điều thú vị. Thói quen nghiên cứu Như bất kì một ngành nghề sáng tạo khác, trước khi hình thành tác phẩm, tác giả đều phải đầu tư thời gian nghiên cứu. Với nghề biên kịch, bạn lại càng phải nghiên cứu nhiều hơn, bởi khi viết, chúng ta phải hoá thân vào rất nhiều người. Đó là một bác sĩ ngoại khoa giỏi nhưng không thể cứu người vợ của mình, là một anh chàng xã hội đen lỡ phải lòng một nữ cảnh sát, là một cô ca sĩ đắm mình trong căn bệnh trầm cảm,… Nếu không có sự nghiên cứu một cách tỉ mỉ, bộ phim chắc chắn sẽ trở nên phi thực tế và sáo rỗng. Sự kiên trì Một sự thật là, ít có nhà biên kịch nào thành công từ kịch bản đầu tiên, ngay cả khi bạn đã có một ý tưởng xuất sắc, thì việc triển khai ý tưởng có thành kịch bản chi tiết cũng tốn không dưới 20 lần viết lại. Chính vì vậy, sự kiên trì là một trong những điều vô cùng quan trọng nếu bạn muốn trở thành biên kịch. Thành thục kỹ năng viết kịch bản Có một ý tưởng hay chưa chắc đã có một kịch bản hay. Bởi, để triển khai ý tưởng thành kịch bản chi tiết, ngoài duyên kể chuyện thuộc về bản năng, chúng ta cần phải thành thục các kĩ thuật viết kịch bản. Không giống như các công việc viết lách khác, viết kịch bản đòi hỏi bạn phải tuân theo một số quy tắc nhất định vì thời lượng phim điện ảnh chỉ gói gọn từ 90 đến 120 phút hoặc phim truyền hình là 45 phút một tập. Bên cạnh đó, kịch bản cũng có định dạng riêng để người trong nghề có thể hiểu được nên người làm biên kịch thường sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Hãy không ngừng cập nhật và học tập, bởi việc thành thục các kỹ năng này sẽ giúp chúng ta trở nên chuyên nghiệp hơn, từ đó dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm cơ hội trong nghề biên kịch. Khoá biên kịch cơ bản tại Comic Media Academy sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức chuẩn quốc tế về viết kịch bản, cũng như cho các bạn cơ hội được gặp gỡ và học tập với các giáo viên hiện là biên kịch, đạo diễn,… và có nhiều thành công nhất định trong nghề. *Khai giảng ngày: 12/02/2020 *Thời gian học: 18:30 – 21:00 (Thứ 2,4,6 hàng tuần) *Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P. 11, Q. Phú Nhuận, TP. HCM *Học phí: 7.200.000 *Ưu đãi: + Giảm 10% học phí khóa học + Tặng kịch bản phim Hollywood + Tặng voucher ưu đãi 25% khóa Biên kịch nâng cao (Thời hạn sử dụng đến ngày: 30/06/2020) *** Thông tin khóa học: Tại đây

Bạn không phải là người vẽ giỏi? Đừng lo, bạn vẫn có thể trở thành người Sketch Note giỏi bằng cách thành thục các bí kíp sau: 1. Học cách lắng nghe và tóm tắt bằng “key word” Trước khi trở thành người Skech Note giỏi, bạn cần phải là người giỏi lắng nghe. Hãy cố gắng nghe thật kĩ và hệ thống các kiến thức trong não trước, sau đó tìm cách gợi nhớ kiến thức bằng “Key word”, bây giờ chỉ cần Sketch Note lại key word là xong! Dễ quá phải không nào! 2. Tìm cách biểu tượng hóa mọi thứ Não người ghi nhớ bằng hình ảnh tốt hơn chữ viết, vì vậy, hãy cố gắn tạo “biểu tượng” cho các đối tượng và khái niệm, hãy chọn lọc thông tin và biến nó thành hình vẽ một cách đơn giản nhất. Với Sketch Note, hình vẽ không cần phải đẹp, nhưng cần rõ ràng và mang tính thông tin cao. 3. Học vẽ “chữ”, thay vì viết chữ Để giúp não dễ ghi nhớ hơn, hãy học cách hình hóa chữ viết. Một mẹo nhỏ là bạn có thể đưa toàn bộ chữ vào một khung nào đó, ví dụ như hình ngọn núi, hình mũi tên,… để tạo sự liên tưởng. Ngoài ra các phương pháp như sử dụng màu sắc, tô bóng, khung chứa, hay gạch chân cũng là cách để bạn tạo được điểm nhấn cho bản Sketch Note của mình. 4. Các đường kẻ và mũi tên liên kết Hãy sử dụng các đường kẻ và mũi tên để kết nối các ý tưởng trong câu chuyện của mình, nhất là trong trường hợp bạn đang kể một câu chuyện phức tạp và có tính logic cao. Sự liên kết sẽ giúp câu chuyện của bạn rõ ràng hơn và dể theo dõi hơn. 5. Bố cục Mắt người có xu hướng nhìn vào tổng thể trước chi tiết, vì vậy một bản ghi chép có bố cục rõ ràng, đẹp mắt sẽ kích thích thị giác hơn. Ngoài ra, việc sắp xếp bố cục hợp lý sẽ giúp bạn nhấn mạnh được phần trọng tâm của câu chuyện một cách hiệu quả nhất. 6. Màu sắc Màu sắc cũng là một trong những yếu tố giúp kích thích thị giác, vì vậy sử dụng màu sắc là một tip giúp bạn ghi chú lại những nội dung cần nhấn mạnh. Lưu ý rằng trong một bản ghi chép rõ ràng, màu sắc cần được sử dụng có hệ thống và ý nghĩa. Chẳng hạn, các đề mục cần được dùng thống nhất một màu, màu lạnh và nóng nên được dùng phù hợp với các tình huống cần tạo cảm giác. 7. Bỏ qua sự hoàn hảo Hãy nhớ rằng, Sketch Note không phải là vẽ. Vẽ cần đẹp, còn Sketch Note cần sự rõ ràng. Luôn đặt sự rõ ràng và tính thông tin lên trước tính thẩm mĩ chính là một bí quyết để trở thành một cao thủ về Sketch Note. *** KHÓA HỌC SKETCH NOTE VÀ SKETCH TALK ➡ Khai giảng vào ngày: 16/12/2019 ✏ Thời gian học: 18:30 – 21:00, 2-4-6 hàng tuần ✏ Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận ✏ Học phí: 2,100,000đ/6 buổi 🎁 MIỄN PHÍ toàn bộ chi phí vật dụng văn phòng phẩm dùng trong suốt khóa học! *** Thông tin khóa học: Tại đây

Vẽ truyện tranh trên máy là việc dùng bảng vẽ với sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng để sáng tác truyện tranh. Cùng với sự phát triển của công nghệ, vẽ trên máy đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là những bạn nhỏ đam mê vẽ. Hiểu được nhu cầu đó, Comic Media Academy tự hào là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam dạy vẽ truyện tranh trên máy cho đối tượng thiếu niên trên hệ thống bảng vẽ hiện đại theo chuẩn quốc tế. Ba phòng máy hiện đại được cài đặt các phần mềm chuyên dụng Đến với CMA, các bạn sẽ được trải nghiệm vẽ trực tiếp trên bảng vẽ điện tử hệt như những họa sĩ chuyên nghiệp. Ngoài ra, các bạn còn được học cách sử dụng các phần mềm vẽ truyện như Photoshop, Paint Tool Sai, Clip Paint Studio,… Đây đều là những phần mềm phổ biến ở rất nhiều nền công nghiệp truyện tranh lớn trên thế giới và đặc biệt dễ sử dụng. Thử tưởng tượng xem, trở thành chuyên gia về Photoshop trong vòng 3 tháng thật là ngầu phải không nào! Giáo viên trẻ, tận tâm Các giáo viên ở CMA đều là các họa sĩ truyện tranh trẻ nhưng nhiều kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực sáng tác truyện tranh bằng máy tính. Với sự trẻ trung, nặng động và hài hước, các lớp học vẽ truyện tranh trên máy ở CMA luôn tràn ngập tiếng cười. Không chỉ thế, với số lượng dưới 10 học viên cho một lớp học, giáo viên còn có nhiều thời gian để quan tâm đến từng học viên và có giáo án phù hợp tùy theo độ tuổi, sở thích của từng bạn, từ đó có thể phát huy thế mạnh và tính sáng tạo của từng bạn. Vừa học vừa chơi, vừa vui lại có thêm kiến thức Chương trình học của lớp vẽ truyện tranh trên máy ở CMA được chia thành 3 phần: Kỹ thuật sử dụng phần mềm chuyên dụng, kỹ năng vẽ ứng dụng và sáng tác truyện tranh cuối khóa. Với cách phân bổ kiến thức và thời lượng khoa học, kết thúc mỗi buổi học, các bạn không chỉ học  thêm được kiến thức mới, mà còn ngay lập tức tạo ngay cho mình một tác phẩm xinh xắn trên bảng vẽ điện tử nữa! Chương trình học được thiết kế phù hợp với độ tuổi Đừng lo, nếu bạn chưa từng sử dụng máy tính để sáng tác hay còn quá nhỏ vì ở CMA, chương trình được thiết kế riêng biệt dành cho người mới bắt đầu và phù hợp với độ tuổi của học viên. Ngoài ra, tùy từng trình độ và độ tuổi, các giáo viên sẽ có giáo án và yêu cầu riêng biệt để đảm bảo các học viên đều thu nhận được đầy đủ kiến thức mà không bị quá sức hay mệt mỏi. Với phương châm “Học tập với niềm vui”, lớp Vẽ Truyện Tranh Trên Máy ở CMA sẽ mang đến cho các bạn thời gian trải nghiệm tuyệt vời! Lớp học Vẽ Truyện Tranh Trên Máy tổ chức bởi Comic Media Academy được khai giảng vào ngày: 14/12/2019 ✏ Thời gian học: 14h00 – 16h00 (Thứ 7 & Chủ nhật hàng tuần) ✏ Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận ✏ Học phí: 7.000.000đ/22 buổi 🎁 Ưu đãi: Giảm 500.000đ cho học viên cũ hoặc đăng kí trước ngày khai giảng. Miễn phí học thử. *** Thông tin cụ thể về khóa học: Tại đây

Vẽ truyện tranh trên máy từ lâu đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Với nhiều lợi ích ưu việt cả về thời gian và chất lượng, máy tính đã hỗ trợ rất nhiều cho công việc sáng tác truyện tranh của các họa sĩ chuyên nghiệp. Vậy còn những bạn nhỏ đam mê vẽ thì sao? Hãy cùng  nhau khám phá lớp học Vẽ Truyện Tranh Trên Máy tại Comic Media Academy (CMA)  nhé! Phần mềm Photoshop ưu việt và phổ biến Đến với lớp học Vẽ Truyện Tranh Trên Máy tại CMA, chúng ta sẽ được làm quen với phần mềm Photoshop. Với các tính năng tích hợp của mình, chúng ta có thể dùng photoshop để vẽ, chỉnh ảnh và đặc biệt là bộ cọ và màu ở Photoshop cực kì đa dạng sẽ giúp chúng ta tạo ra những tác phẩm truyện tranh vô cùng thu hút! Tiết kiệm thời gian, làm việc hiệu quả Bằng sự hỗ trợ của máy tính, việc chỉnh sửa trở nên dễ dàng hơn, vì vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được một lượng thời gian kha khá cho việc sáng tác đó! Ngoài ra, việc sử dụng máy tính cũng giúp chúng ta có nhiều phương án màu sắc, bố cục, và hiệu ứng đa dạng, từ đó chọn ra phương án tốt nhất cho truyện tranh của mình! Chà, tuyệt quá phải không? Dễ dàng up load lên các trang mạng xã hội Nếu ở truyện tranh truyền thống vẽ trên giấy, chúng ta sẽ phải tốn không ít thời gian để scan, chình màu rồi mới up lên mạng được, thì khi vẽ truyện tranh trên máy, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều! Chỉ cần vẽ xong, lưu file dưới dạng ảnh! Tèn ten! Vậy là sẵn sàng để up lên mạng rồi! Đào tạo chuyên nghiệp thiên về thực hành Ở lớp vẽ truyện tranh trên máy, các kiến thức về kĩ năng vẽ như: thiết kế nhân vật, thiết kế bối cảnh, bố cục, màu sắc,… được biên soạn một cách ngắn gọn, súc tích và đầy đủ. Thời lượng học mỗi buổi chia làm 2 phần: lý thuyết và thực hành, tuy nhiên với thời gian được phân chia thiên về phần thực hành sẽ giúp chúng ta nhớ bài được lâu hơn! Không chỉ thế, kết thúc mỗi buổi còn có ngay sản phẩm để mang về nhà nữa! Ngoài ra, thông qua quá trình sáng tác truyện tranh cho đồ án cuối khóa, chúng ta sẽ được tiếp cận với quy trình sáng tác truyện tranh hệt như các họa sĩ chuyên nghiệp, sản phẩm cuối cùng sẽ là một tập truyện tranh, một bộ truyện minh họa hay các mẩu truyện ngắn đăng mạng, … tùy vào sở thích và cá tính của học viên. Wow! Thích quá phải không nào! Vậy thì còn chần chừ gì mà không nhanh nhanh tìm hiểu về khóa học Vẽ Truyện Tranh Trên Máy dành cho thiếu niên tụi mình nhé! Lớp học Vẽ Truyện Tranh Trên Máy tổ chức bởi Comic Media Academy được khai giảng vào ngày: 14/12/2019 ✏ Thời gian học: 14h00 – 16h00 (Thứ 7 & Chủ nhật hàng tuần) ✏ Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận ✏ Học phí: 7.000.000đ/22 buổi 🎁 Ưu đãi: Giảm 500.000đ cho học viên cũ hoặc đăng kí trước ngày khai giảng Thông tin khóa học: Tại đây

Đến với Workshop Tranh khắc gỗ chủ đề “Quà tặng Noel” của Comic Media Academy để làm ra những sản phẩm nghệ thuật handmade dành tặng người thương yêu và áp dụng để trang trí cho các vật dụng cá nhân nhé! Workshop sẽ hướng dẫn người học tất cả các công đoạn làm ra 1 sản phẩm tranh khắc gỗ: 🖍 Cách tạo khuôn tranh trên gỗ MDF hoặc cao su 🖍 Cách sử dụng mực in lăn lên khuôn tranh tạo màu 🖍 Các bí kíp để in khuôn tranh lên các chất liệu khác nhau để sáng tạo ra một sản phẩm handmade theo ý thích của từng cá nhân. Tranh có thể được in để làm một tấm thiệp handmade, gửi tặng một ai đó, hoặc in lên bìa một cuốn sổ tay cá nhân, hoặc có thể đóng khung làm tranh treo tường hoặc để bàn làm việc… Những sản phẩm từ tranh có thể dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân, học viên có thể áp dụng thực hiện tại nhà sau buổi học để tự tạo ra được những sản phẩm handmade thật đẹp. Hoặc đơn giản là những phút giây thư giãn, đưa những ý tưởng, suy nghĩ của bản thân vào trong tranh. 🌟 Thời gian: 9h00 – 12h00 ngày 14/12/2019 (Thứ bảy) 🌟 Thời lượng: 180 phút 🌟 Phí tham gia: 400,000 đ/khách 🌟 Người hướng dẫn: Họa sĩ Tô Bảo Ân và Họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn Đăng ký tham gia tại: Tại đây *** Thông tin người hướng dẫn: 🎈Họa sĩ Tô Bảo Ân: Tốt nghiệp ngành Hội họa trường ĐH Mỹ Thuật Tp.HCM và Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Vương quốc Bỉ (Academie Royale Des Beaux-Arts De Bruxelles, Belgique). Là một Giảng viên nhiệt tình, thầy Bảo Ân cũng đồng thời là một họa sĩ giàu lòng yêu nghề và luôn không ngừng học hỏi, thầy đã tham gia rất nhiều triển lãm trong và ngoài nước như: Thái Lan, Bỉ, gần đây nhất là triển lãm Digital Connection’19. Hiện tại thầy Bảo Ân đang hoàn tất chương trình cao học tại ĐH Mỹ thuật Tp.HCM. 🎈Họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn: Tốt nghiệp ĐH Mỹ Thuật TPHCM. Họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn hiện đang làm việc trong mảng minh hoạ và thiết kế. Nổi tiếng trong giới họa sĩ với nickname Xnhan00, những tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn nổi bật bởi màu sắc tinh tế, vẻ đẹp độc đáo và giàu cảm xúc. Điềm đạm và chỉn chu, trong công việc, họa sĩ luôn theo đuổi mục tiêu ” Làm việc với niềm vui! “

Sketch note hay phương pháp ghi chép nhanh từ lâu được biết đến là một xu hướng của thời đại bởi những lợi ích mà nó mang lại cho cuộc sống. Hãy cùng Comic Media Academy khám phá những lợi ích tuyệt vời này nhé! 1. Sketch Note giúp thuyết trình hiệu quả Thuyết trình với màn hình power point được chuẩn bị sẵn là cách thức phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên không phải bao giờ chúng ta cũng có điều kiện thuận lợi để chiếu power point hỗ trợ thuyết trình, đó là còn chưa kể những tình huống tự phát buộc chúng ta phải trình bày trước nhiều người mà không có sự chuẩn bị trước, trong tình huống này, Sketch Note sẽ cứu nguy cho bạn. Những hình vẽ đơn giản đi cùng phần trình bày sẽ khiến các khán giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, điều này khiến Sketch Note sẽ giúp cải thiện độ tập trung của người nghe lên đáng kể. 2. Sketch Note giúp ghi nhớ lâu hơn Các nghiên cứu cho thấy con người có xu hướng ghi nhớ bằng hình ảnh tốt hơn bằng chữ, vì vậy rèn luyện được thói quen ghi chép bài học, các vấn đề của cuộc sống bằng Sketch Note sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian ghi nhớ. Không chỉ thế, việc ghi chép nhanh bằng hình ảnh cũng giúp chúng ta phát triển bán cầu não phải, vốn là bán cầu não của hình ảnh và sự sáng tạo. 3. Sketch Note xoá tan rào cản giao tiếp Nếu bạn đi du lịch nước ngoài nhưng không biết ngôn ngữ của đất nước ấy, Sketch Note sẽ là “phép màu” của bạn. Hình ảnh chính là ngôn ngữ chung của toàn thế giới, đó là lý do tại sao những giáo viên tiếng Anh vốn không hề biết tiếng Việt vẫn có thể dạy ngôn ngữ cho người Việt một cách dễ dàng. Những hình vẽ nhanh sẽ giúp chúng ta truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và chính xác mà không cần dùng đến công cụ Translate trên điện thoại. 4. Sketch Note giúp tạo khác biệt và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng Nhà tuyển dụng sẽ rất mệt mỏi khi hàng ngày phải đọc những đơn xin việc khuôn mẫu và nhàm chán, vì vậy còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn gây được ấn tượng bằng cách “break the rule”, thay thế nhũng mẫu đơn xin việc cũ mèm bằng một câu chuyện được trình bày với Sketch Note? Hiệu ứng thị giác cùng tính độc đáo mà nó mang lại chắc chắn sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ những giây đầu tiên! 5. Sketch Note giúp chúng ta sáng tạo hơn Ghi chép nhanh bằng hình ảnh khiến chúng ta phải tư duy nhiều hơn trong việc mã hoá lời nói, câu chữ thành chuỗi những hình ảnh mang tính truyền đạt thông tin, vì vậy rèn luyện thói quen ghi chép bằng hình ảnh sẽ đồng thời giúp chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn và trở nên sáng tạo hơn. Chính vì lý do này, ở các nước phát triển, Sketch Note đang là một hình thức được khuyến khích sử dụng ở nhà trường, đặc biệt là ở cấp độ tiểu học, khi bán cầy não phải đang trong giai đoạn phát triển tốt nhất. Với những lợi ích của mình, Sketch Note đang dần trở thành xu hướng ghi chép của thời đại, còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay đón đầu xu hướng này nào! Lớp học Sketch Note tổ chức bởi Comic Media Academy được khai giảng vào ngày: 16/12/2019 ✏ Thời gian học: 18:30 – 21:00, 2-4-6 hàng tuần ✏ Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q.Phú Nhuận ✏ Học phí: 2,100,000đ/6 buổi 🎁 MIỄN PHÍ toàn bộ chi phí vật dụng văn phòng phẩm dùng trong suốt khóa học! Thông tin chi tiết về khóa học: tại đây Lạc An

Chiều ngày 19/11/2019 vừa qua, tập thể giảng viên và học viên CMA đã có buổi tham gia lễ bế giảng lớp Webtoon của trung tâm Sejong Hàn Quốc tại Diamond Plaza. Đây là lớp học được tổ chức bởi Hội Chấn Hưng Truyện Tranh Hàn Quốc thuộc trung tâm Sejong, với mục tiêu quảng bá văn hóa Hàn Quốc đến toàn thế giới, lớp học đã cho các bạn học viên cơ hội để tiếp cận với loại hình truyện tranh mới và đầy tính sáng tạo này. Webtoon là hình thức truyện tranh đọc trên mạng Internet được sáng tạo bởi Hàn Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu đọc truyện tranh ngày càng tăng cao trong thời đại kĩ thuật số. Nói về hình thức truyện tranh này, Họa Sĩ Hong Duk Hwa phát biểu rằng ở Hàn Quốc, webtoon là loại hình chiếm ưu thế, thế nhưng ở Việt Nam, thị trường truyện tranh in giấy vẫn sôi nổi hơn. Tuy nhiên nhận thức được xu hướng phát triển của Webtoon ở Việt Nam, thầy cùng trung tâm Sejong quyết định mở lớp trải nghiệm Webtoon hoàn toàn miễn phí với mục tiêu giới thiệu phương cách sáng tác Webtoon đến các bạn trẻ yêu mến sáng tác truyện tranh ở Việt Nam. Mặc dù chỉ diễn ra trong 2 tháng, vỏn vẹn 10 buổi, với đầu vào là những học viên chuyên lẫn không chuyên, nhưng bằng kinh nghiệm của mình, họa sĩ Hong Duk Hwa đã truyền đạt gần như toàn vẹn về quy cách sáng tác Webtoon trong nền công nghiệp truyện tranh Hàn Quốc. Học viên được thực hành trên phần mềm Clip Paint Studio và hoàn thành sáng tác một mẩu truyện ngắn ngay trong thời gian học. Buổi bế giảng ngày 19/11/2019 vừa qua ghi nhận lại hành trình học tập của các bạn học viên với rất nhiều tác phẩm hoàn chỉnh được trưng bày. Mặc dù được hoàn thành trong thời gian ngắn, nhưng các tác phẩm đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ đến đông đảo khách tham quan buổi triễn lãm. Kết thúc buổi lễ, phần thưởng Học Viên Xuất Sắc Nhất được trao cho bạn Phạm Nhật Cường đến từ CMA, ngoài ra, Cường cũng đạt thêm giải tác phẩm được khán giả mình chọn nhiều nhất với tổng cộng 34 phiếu bầu. Phát biểu tại buổi bế giảng, Phạm Nhật Cường gửi lời cảm ơn đến trung tâm Sejong, hội Chấn Hưng Truyện Tranh Hàn Quốc và đặc biệt là Họa Sĩ Hong Duk Hwa đã tạo cơ hội cho bạn được tiếp xúc với quy trình sáng tác Webtoon chuyên nghiệp của Hàn Quốc. Cùng với sự hội nhập thế giới, Cường hi vọng nền truyện tranh Việt Nam sẽ sớm vươn mình, phát triển song song cùng thế giới nói chung, cũng như Hàn Quốc nói riêng. Buổi lễ kết thúc trong không khí vui tươi, học viên CMA được tham gia trải nghiệm vẽ trên phần mềm Clip Paint Studio được trưng bày tại buổi lễ. Trung tâm Sejong tỏ ra vui mừng khi các bạn trẻ Việt Nam rất nhạy cảm với các phần mềm mới cũng như công nghệ hiện đại được áp dụng trong nền công nghiệp truyện tranh. Trong thời gian tới, dự kiến Họa Sĩ Hong Duk Hwa sẽ có một số hoạt động tham gia cùng khóa học Webtoon của Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình CMA. Lạc An

Khoảng 8 năm trước, khi Theodore Ushev bắt đầu đọc tác phẩm nổi tiếng của tác giả người Bulgaria – Georgi Gospodinov, mang tên The Physics of Sorrow ông dường như không thể rời mắt khỏi quyển sách. Vị đạo diễn hoạt hình xuất sắc này, người từng nhận được đề cử Oscar cho phim ngắn Blind Vaysha năm 2016, đã đọc cuốn sách trong một đêm, ông cảm thấy tác phẩm như đang kể lại câu chuyện của thế hệ ông. ”Tôi đã lên ý tưởng để dựng lại câu chuyện đó bằng phiên bản hoạt hình, vì vậy tôi lập tức liên lạc với nhà văn”. “Mọi thứ đã thay đổi vào thời điểm đó”, đạo diễn chia sẻ. “Một trong những điều tôi yêu thích ở quyển sách là nó nói về hộp thời gian – nơi chôn giữ những vật thể lạ, linh tinh trong thế kỷ 20, để mọi người trong tương lai có thể hiểu chúng ta đã sống thế nào.” Ushev mất nhiều năm thực hiện lại câu chuyện bằng phim hoạt hình dài 27 phút – một bộ sưu tập các hình ảnh đặc biệt với lời kể của Rossif, Donald Sutherland và Xavier Dolan (cho phiên bản tiếng Pháp). Được mệnh danh là một kiệt tác và tác phẩm mang tính cá nhân nhất của ông cho đến nay, The Physics of Sorrow đã dành chiến thắng giải Phim hoạt hình hay nhất Canada tại Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Ottawa năm nay, và là một trong những ứng cử viên mạnh nhất trong cuộc đua Oscar hoạt hình ngắn hay nhất của năm. Trong phim, lời kể đầu tiên là ký ức về một người đàn ông lớn lên ở Bulgaria trong những năm 1970 và cố tìm ra ý nghĩa cuộc sống mới của mình ở Canada. Bộ phim cũng nổi bật nhờ kỹ thuật hoạt hình độc đáo. Đạo diễn đã chọn sử dụng cách vẽ sáp màu trên sáp ong được tẩy trắng nhẹ, trộn với những bột màu trên giấy. ”Tôi đã dùng công thức cũ của cha truyền lại cho tôi”, đạo diễn Ushev giải thích. ”Tôi làm cho sáp nóng đến mức hóa lỏng, như thế tôi sẽ thay đổi được sự chuyển động và màu sắc. Về mặt vật lý nó đòi hỏi rất nhiều yêu cầu. Bạn phải sơn thật nhanh vì sáp nóng rất dễ nguội. Bạn không bao giờ biết sáp ong sẽ tan chảy bao nhiêu và bạn phải sử dụng cả hai tay. ” Bôi sáp để “hoài niệm” ”Ban đầu, tôi chỉ có thể cố gắng làm mỗi ngày một giây cho bộ phim hoạt hình”, Ush Ushev kể lại. ”Nhưng dần khá hơn, đôi khi tôi có thể làm sáu giây một ngày. Bạn không thể làm việc tám giờ một ngày, vì mùi sáp ong sẽ ”lấp đầy” mũi bạn. Tuy nhiên thực tế tôi cũng yêu thích việc phạm sai lầm khi vẽ. Hoạt hình không hoàn hảo. Hình ảnh hóa lỏng đôi khi bị hỏng, vì vậy thi thoảng mọi thứ bị nhòe và hình ảnh không sắc nét. Nó giống như ký ức và cách bạn nhớ những thứ diễn ra trong cuộc sống này.” Đạo diễn nói rằng ông đã chọn phương pháp vẽ sáp màu vì hộp thời gian đầu tiên là lăng mộ và quan tài của Ai Cập. ”Vẽ sáp màu là kỹ thuật vẽ tranh lâu đời nhất do người Hy Lạp phát minh. Nó chủ yếu được người Ai Cập sử dụng để vẽ chân dung người chết trên quan tài bằng đá, vì vậy họ có thể lưu giữ kí ức về người được chôn cất qua nhiều thế kỉ. Những bức chân dung đó vẫn còn nguyên và chúng trông giống như mới được vẽ hôm qua. Tôi muốn tạo ra một quan tài bằng đá cho thế hệ của mình.” Khi được hỏi có bao nhiêu nội dung là tự truyện, Ushev trả lời, ”Những gì tôi sử dụng từ cuốn sách là phong cách của tác phẩm”. ”Nội dung không hoàn toàn là tự truyện, nhưng tôi có sử dụng chất liệu từ cuộc sống của tôi cũng như của cha tôi, con gái tôi và những người bạn. Tôi muốn sử dụng các nhân vật để kể câu chuyện mà tôi muốn kể. Tôi muốn bộ phim tựa như một mê cung, bạn cần 26 phút để tìm lối thoát. Bạn mở cửa ngay từ những phút đầu, vì vậy bạn cũng có thể đóng chúng trong những giây tiếp theo.” Giọng nói của một thế hệ Ushev chia sẻ, thế hệ của ông đã phải đối mặt với nhiều thất vọng. ”Chúng tôi bắt đầu cuộc sống của mình ở thời điểm cực kỳ tốt, chúng tôi có rất nhiều hy vọng và ước mơ, nhưng chúng tôi đã không thể làm cho thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.” Nhìn lại thành công của Blind Vaysha, phim hoạt hình ngắn cũng dựa trên một câu chuyện của Georgi Gospodinov, Ushev cho biết ông rất vui vì đã làm được một điều gì đó khác biệt. ”Cuộc sống của tôi đã thay đổi sau khi được đề cử Oscar”, ông nói. “Nhưng nhiều người cố gắng lặp lại thành công của họ sau khi được công nhận. Mục tiêu của tôi là làm một cái gì đó hoàn toàn khác, cả về cách thiết kế và câu chuyện. May mắn thay, bộ phim đã được chào đón ở các liên hoan chúng tôi gửi đến, và mọi người nói với tôi rằng đó là công việc tốt nhất của tôi cho đến nay, một kiệt tác của tôi!” Tuổi thơ của Ushev cũng gắn liền với những bộ phim hoạt hình Mickey Mouse, Tom và Jerry và Pink Panther trên truyền hình Serbia. Những anh hùng trong ngành hoạt hình của ông là các tên tuổi như

Sau Inside Out, Monsters Inc và Up,  Soul có lẽ là bộ phim hoạt hình đáng mong chờ của đạo diễn Pete Docter trong năm 2020. Phim dự định ra mắt vào ngày 19 tháng 6 năm 2020. Trailer mới phát hành của phim hé lộ nhiều điều thú vị. Ngoài Jamie Foxx lồng tiếng cho nhân vật chính Joe Gardner còn có sự tham gia lồng tiếng của dàn diễn viên như Tina Fey, Daveed Diggs, Questlove và Phylicia Rashad. “Cậu muốn được biết đến vì điều gì khi còn sống?” Dòng mở đầu của đoạn giới thiệu phim dẫn dắt cho phần còn lại của bộ phim, một hành trình khám phá và suy ngẫm bản thân. Soul kể về Joe, một giáo viên mơ ước trở thành một nghệ sĩ biểu diễn nhạc jazz và ngay khi gần đạt được mơ ước của mình, anh đã gặp phải một tai nạn khiến tâm hồn anh tách rời khỏi cơ thể. Khoảnh khắc ấy đã tạo nên bước ngoặt cuộc đời anh. Joe được đưa đến một thế giới, nơi các linh hồn được hướng dẫn trước khi trở về lại với cơ thể. Tại đây anh đã gặp linh hồn của một phụ nữ 22 tuổi, người có cái nhìn bi quan về cuộc sống và đang bị mắc kẹt trong cuộc gặp gỡ này. Họ cùng nhau cố gắng đưa linh hồn của anh trở lại Trái đất trước khi quá muộn, để anh có thể theo đuổi đam mê và dành hàng giờ quý báu “đi tìm con người thật của mình”. Các bộ phim hoạt hình của Pixar được biết đến với những thông điệp truyền cảm hứng một cách nhẹ nhàng và hài hước. Với Soul có thể cũng không ngoại lệ. *Nguồn: BBC *Biên dịch: Mita

Biên kịch cần phải xem nhiều phim, bởi ngoài chức năng giải trí, xem phim còn cho nghề biên kịch rất nhiều lợi ích. 1. Hiểu biết về thị trường điện ảnh Nhà biên kịch thành công là người luôn biết đón đầu xu hướng, hiểu rõ thị hiếu, và biết người xem đang thèm khát “món ăn” nào. Nấu một món ăn ngon nhưng không phải là thứ mà khách hàng cần thì không phải là một đầu bếp tốt; tương tự, viết một kịch bản hay là điều cần thiết, nhưng kịch bản hay đó nhất định phải là thứ mà người xem cần. Để hiểu rõ nhu cầu của thị trường, biên kịch cần phải xem thật nhiều phim, theo dõi doanh thu và phản hồi của đọc giả để định hướng kịch bản của mình một cách hiệu quả nhất. 2. Học phân tích cấu trúc phim Đa phần các phim thương mại đều tuân thủ theo cấu trúc kịch bản theo tiêu chuẩn Hollywood. Nếu bạn là một biên kịch, ngoài việc giải trí, hãy tập phân tích phim thông qua việc xem phim. Đôi lúc, việc hiểu cấu trúc phim sẽ khiến bạn bị mất đi sự hồi hộp và bất ngờ khi thưởng thức một bộ phim, nhưng đó là một đánh đổi đáng giá. 3. Học được các dẫn truyện thú vị Em Chưa 18 – cú plot twist của nền điện ảnh Việt Nam thoát khỏi mọi chuẩn mực kể chuyện của phim Việt nhờ cách dẫn truyện mới lạ và hiện đại. Những bộ phim thú vị thường có cách dẫn truyện thú vị. Nếu một bộ phim nào khiến bạn bị ấn tượng bởi cách dẫn truyện, hãy ghi nhớ và học tập. 4. Hiểu được gu làm phim của các đạo diễn và nhà sản xuất Hãy tập thói quen ngồi lại rạp cho đến khi dòng credit cuối cùng biến mất, bởi việc theo dõi hành trình làm phim của một đạo diễn, một biên kịch và nhà sản xuất sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về gu làm phim của họ, từ đó xác định được nên chào hàng kịch bản với ai để có xác suất thành công cao nhất. 5. Tìm được đồng đội Biên kịch thường không làm việc một mình, nhưng làm sao để tìm được những đồng đội có cùng gu phim? Một cách hữu hiệu nhất là hãy rủ bạn bè đi xem phim cùng và bàn luận sau bộ phim. Hãy biến khoảng thời gian xem phim thành cơ hội để bạn tìm được những người đồng đội hợp ý về phong cách thụ hưởng phim và cả phong cách làm việc. Nếu không có thời gian đi xem cùng nhau, bạn cũng có thể chia sẻ những bộ phim hay cho những đối tượng “tiềm năng” có thể cùng bạn tiến xa trên con đường biên kịch nhé! 6. Tìm kiếm ý tưởng Nếu một ngày, bạn bị bí ý tưởng, hãy đóng laptop lại, ngừng ngay việc suy nghĩ và tìm đến một bộ phim thú vị. Một tip nhỏ là hãy xem những thể loại phim mà bạn chưa bao giờ xem, hãy tập làm những thứ mà bạn chưa bao giờ làm, đưa não bộ về điểm số 0, từ đó ý tưởng sẽ bùng nổ trong đầu của bạn. 7. Trở nên minh mẫn và tích cực Những bộ phim hay sẽ truyền cảm hứng cho bạn trong cuộc sống và công việc. Cuộc đời của nhân vật trong phim, hành trình thành công của một vị biên kịch, đạo diễn sẽ giúp bạn có thêm sức mạnh trên còn đường biên kịch của mình. Bạn sẽ nhận ra rằng mỗi người có những con đường riêng phù hợp với tố chất và tài năng của mình. Điều đó sẽ thúc đẩy bạn nhìn cuộc đời với nhiều góc độ khác nhau, đồng thời, truyền cho bạn động lực để phấn đấu trong mọi việc, biết cách tôn trọng những người xung quanh. Lạc An

Viết một kịch bản tốn không ít mồ hôi nước mắt, nhưng khi đã hoàn thành thì làm sao dưa được sản phẩm của mình đến với tay nhà sản xuất? Đó là nỗi lo thường trực của hầu hết các biên kịch, nhất là những biên kịch mới vào nghề. Bài viết dưới đây cung cấp một số cách để các biên kịch trẻ có cơ hội biến giấc mơ điện ảnh của mình từ trên giấy đến với màn ảnh rộng. 1. Gửi kịch bản đến công ty Nếu bạn là biên kịch mới, không quen biết ai thuộc lĩnh vực diện ảnh thì cách duy nhất chính là chủ động liên hệ với các công ty sản xuất phim. Một tin mừng là các công ty sản xuất phim hiện nay luôn trong tình trạng “khát” kịch bản, vì vậy sẽ không quá khó khăn để bạn tìm được địa chỉ email và điện thoại của họ. Với cách này, bạn sẽ khá trầy trật vì trước khi đến được tay đạo diễn, kịch bản sẽ phải qua rất nhiều ải biên tập và đôi lúc sẽ bị từ chối thẳng thừng. Biên kịch và “bi kịch” ở rất gần nhau, nhưng bạn đừng nản lòng. Thành công không bao giờ đến với những người dễ dàng bỏ cuộc. 2. Gửi kịch bản phim cho đạo diễn Đây là con đường tương đối ngắn và hiệu quả hơn so với cách thứ nhất. Bởi bạn không cần phải thông qua biên tập và có thể mượn uy tín của đạo diễn để bảo chứng cho kịch bản của bạn. Nhà Sản Xuất sẽ cảm thấy an tâm hơn nếu đạo diễn cầm kịch bản của bạn là một người có tên tuổi. Ngoài ra, nếu may mắn, đạo diễn sẽ là người cùng bạn điều chỉnh kịch bản để phù hợp với nhu cầu của Nhà Sản Xuất. Theo cách này, xác suất kịch bản được mua và sản xuất của bạn sẽ cao hơn nhiều lần. 3. Tham gia các cuộc thi biên kịch Nhưng làm sao để có thể gửi kịch bản trực tiếp cho đạo diễn? Câu trả lời chính là ngay từ bây giờ bạn phải thiết lập các mối quan hệ xung quanh mình. Một trong những cách hiệu quả nhất để có được các mối quan hệ hữu ích chính là tham gia các cuộc thi biên kịch. Với nhu cầu sản xuất hiện nay, nhiều cuộc thi biên kịch trong các lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, hoạt hình, phim ngắn được mở ra với sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của các đạo diễn, biên kịch và nhà sản xuất tên tuổi. Đến với các cuộc thi, các bạn không chỉ được tiếp xúc với các anh chị trong ngành nghề, mà còn được học hỏi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm về nghề biên kịch. Ngoài ra, nếu kịch bản dự thi của bạn thú vị và tạo được ấn tượng với các nhà sản xuất thì kịch bản của bạn sẽ có cơ hội được bấm máy ngay sau khi cuộc thi kết thúc. 4. Tham gia các lớp học kịch bản uy tín Cho dù bạn có địa chỉ email của các công ty sản xuất phim lớn, cho dù bạn quen biết đạo diễn tên tuổi, cho dù mỗi năm có rất nhiều cuộc thi biên kịch đang diễn ra, nhưng bạn không biết các trình bày một kịch bản thu hút thì các điều trên đều vô nghĩa. Vì vậy, lời khuyên cuối cùng giành cho những biên kịch nghiệp dư chính là: hãy tham gia các lớp học kịch bản uy tín. Các lớp học về biên kịch không chỉ giúp bạn có thêm kiến thức về kịch bản, mà còn đưa ra quy chuẩn trình bày một cách chuyên nghiệp nhất. Hơn nữa, tham gia các lớp học biên kịch, bạn cũng có cơ hội tiếp xúc với giảng viên là những biên kịch, đạo diễn kì cựu trong nghề, họ cũng sẽ là một cầu nối hiệu quả cho kịch bản của bạn đến với tay của nhà sản xuất. Tóm lại, có rất nhiều cách để đưa kịch bản của bạn đến gần hơn với nhà sản xuất. Tuy nhiên, thứ mà chúng ta quan tâm nhất vẫn là chất lượng kịch bản. Một kịch bản tốt sẽ thu hút được đạo diễn, quyến rũ được nhà sản xuất và dễ dàng vượt qua ải biên tập. Khoá học biên kịch cơ bản của Comic Media Academy sẽ cung cấp cho các bạn các kiến thức chuẩn mực nhất để tạo lập một hồ sơ kịch bản gửi đến tay nhà sản xuất. Lạc An

Ý tưởng! Ý tưởng! Ý tưởng! Hầu hết các kịch bản hay đều bắt nguồn từ một ý tưởng độc đáo. Nhưng làm sao để tìm kiếm ý tưởng? Hãy cùng xem bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình 7 cách tìm kiếm ý tưởng thật độc đáo nào! 1. Học quan sát bằng trái tim Bí kíp đầu tiên có vẻ vô cùng quen thuộc, nhưng lại vô cùng hiệu quả. Hayao Miyazaki – vị biên kịch, hoạ sĩ, đạo diễn tài năng của Nhật Bản với các tác phẩm gây chấn động thế giới như Vùng Đất Linh Hồn, Mộ Đom Đóm từng nói rằng: “Tôi vẽ tác phẩm dựa trên những trải nghiệm và nỗi đau của cuộc đời mình”, mà trải nghiệm đó chỉ có được khi chúng ta học cách quan sát, không chỉ quan sát bằng mắt, mà còn bằng cả trái tim. 2. Đọc nhiều và không ngừng đặt câu hỏi Sách báo, tạp chí, truyện tranh, hoặc đơn giản là những dòng trạng thái trên mạng xã hội là một kho tư liệu dồi dào. Nhưng hãy nhớ rằng, khi tiếp nhận bất kì thông tin nào, hãy không ngừng đặt câu hỏi. Tại sao mọi người lại yêu quý con mèo? Tại sao tình yêu lại khiến con người hạnh phúc? Hãy tìm hiểu tường tận nguồn gốc của mọi vấn đề, vì đôi lúc không phải bề nổi, mà là bề chìm của “tảng băng trôi” mới là mấu chốt để bạn “bật” ra các ý tưởng chất lừ. 3. Nói chuyện với nhiều người Trải nghiệm đôi khi không đến từ bản thân, mà có thể đến từ một nhân vật khác. Vì vậy, những lúc bí ý tưởng thì mẹo là hãy hẹn hò ai đó để nói chuyện, không cần theo một chủ đề nào cả, chỉ đơn giản là nói chuyện, ý tưởng sẽ đến một cách tự nhiên nhất. 4. Tập quên tất cả mọi thứ và tiếp cận vấn đề như một đứa trẻ Partly Cloundy đặt giả thiết những đứa trẻ và muôn thú được sinh ra từ những đám mây. La Lune kể về một gia đình làm nhiệm vụ quét các ngôi sao trên mặt trăng,… Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất hình gói xôi? Nếu trên mặt trăng có những con thỏ sống dưới lòng đất? Khoan quan tâm đến tính hợp lý theo khoa học, hãy cho trí não được tự do sáng tạo trước hết. 5. Bắt đầu với những ý tưởng tồi tệ nhất Nghe thật ngược đời, nhưng tại sao chúng ta không thử liệt kê ra những ý tưởng tồi tệ nhất và sau đó làm ngược lại? Bằng cách này, não bộ không chỉ nảy ra những ý tưởng độc đáo nhất mà còn tránh được những sai lầm khiến kịch bản trở thành một đống tệ hại. 6. Sử dụng sơ đồ tư duy Đây là một phương pháp thường xuyên được các biên kịch, đặc biệt là các biên kịch làm việc theo đơn đặt hàng sử dụng. Thay vì ngồi không khi bế tắc, hãy viết ra tất cả những cụm từ liên quan đến chủ đề mà bạn được nhận, sau đó tìm cách kết nối những ý tưởng dường như không liên quan đến nhau nhất để hình thành nên một bộ phim. Hoa hậu FBI gồm hai vấn đề tưởng chừng không liên quan đến nhau: Một đặc vụ FBI đang tìm cách phá án và một cuộc thi hoa hậu. Nhưng việc kết nối hai vấn đề một cách ngọt ngào lại với nhau đã khiến phim trở nên độc đáo và thắng lợi vang dội về mặt doanh thu. 7. Sử dụng các phương pháp sáng tạo của Triz Các nghiên cứu về tâm lý học cho thấy, sáng tạo là một quá trình làm việc của não bộ một cách có hệ thống bao gồm 4 giai đoạn: Tìm kiếm tư liệu, ấp ủ, thấu hiểu và xác minh. Để kích thích não bộ làm việc theo các giai đoạn đã được lập trình, Triz đã liệt kê ra 40 phương pháp sáng tạo áp dụng được trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm lĩnh vực biên kịch. Những gợi ý trên đây là mẹo để bạn khơi nguồn ý tưởng! Còn chần chừ gì nữa mà không áp dụng ngay để tạo nên một kịch bản ấn tượng nào! Lạc An

Là đứa con sinh sau đẻ muộn của ngành công nghiệp truyện tranh, Webtoon thường bị nhầm tưởng là truyện tranh được xuất bản trên thiết bị di động, nhưng đó chưa phải là cách hiểu đúng về Webtoon, vì bản thân Webtoon có những đặc trưng riêng khiến chúng trở nên độc đáo và duy nhất. 1. Bố cục dọc Khác với truyện tranh truyền thống in giấy được bố cục theo chiều ngang, webtoon được thiết kế với bộ cục dọc để đọc giả thực hiện thao tác “lướt” trên các thiết bị di động để đọc truyện. Hiện nay ở Mỹ vả Nhật Bản, truyện tranh truyền thống vẫn được xuất bản trên Internet nhưng vẫn giữ bố cục ngang như truyện in giấy hay comic strip để thuận lợi đọc trên màn hình máy tính chứ không dùng bố cục dọc như Webtoon. 2. Chiều dài khung không giới hạn Khác với truyện tranh in giấy truyền thống bị giới hạn bởi kích thước khổ giấy, truyện tranh Webtoon với việc đọc trên thiết bị di động, chiều dài khung là không hạn định. Thao tác “lướt” trên màn hình di động tạo ra một không gian vô tận để hoạ sĩ tự do sáng tạo ra những bố cục theo chiều dọc thể hiện được ý đồ của tác phẩm. 3. Tác giả toàn quyền trong việc quyết định ngôn ngữ và cảm xúc của khung Truyện tranh in giấy truyền thống với bố cục các khung dàn trải trên trang truyện cung cấp cho đọc giả một cái nhìn tổng thể, đọc giả có thể “dạo chơi” trên các khung hình, lướt từ trang này sang trang kia rồi quay về đọc kĩ lại các khung theo đúng trình tự. Nhưng với Webtoon, đọc giả chỉ có một lựa chọn duy nhất là “lướt” để đọc. Cách đọc này có hạn chế là khiến đọc giả mất đi quyền kiểm soát cách đọc câu chuyện, nhưng có ưu điểm là tác giả toàn quyền trong việc quyết định cảm xúc của câu chuyện qua ngôn ngữ của khung. 4. Hầu hết các Webtoon đều được tô màu Truyện tranh truyền thống bị hạn chế bởi nền công nghiệp in ấn, màu sắc thường bị thay đổi từ bản vẽ đến bản in cuối cùng, chính vì vậy một phương án an toàn thường được các hoạ sĩ sử dụng đó là đồ hoạ sắc độ trắng – đen. Webtoon với việc xuất bản trên thiết bị điện tử đã cho thấy ưu điểm về mặt màu sắc. Vì vậy, không quá khó hiểu khi hầu hết các Webtoon đều được tô màu bắt mắt. 5. Webtoon dễ dàng chuyển thể thành phim Webtoon là sự kết hợp của hai từ “Web” và “Cartoon” với ngôn ngữ khung gần với storyboard hơn so với truyện tranh in giấy truyền thống. Hơn nữa, Webtoon được đọc khi các khung truyện được “di động” bởi thao tác của người dùng hệt như cách người ta tạo ra một bộ phim bằng những hình ảnh chuyển động liên tiếp. Chính điều này đã khiến Webtoon trở nên gần gũi với điện ảnh, và trở thành nguồn tư liệu quý báu cho các nhà làm phim trên thế giới. Lạc An

1.Tên cuộc thi: Cuộc thi vẽ tranh Quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước” lần thứ 9 2.Mục đích – Thi vẽ tranh về chiếc ô tô mơ ước, thí sinh tham gia thể hiện niềm đam mê, sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo của các em về một chiếc ô tô hay phương tiện giao thông hiện đại có khả năng biến ước mơ của em thành hiện thực. Các em có thể thoải mái thể hiện ý tưởng của mình trong bài dự thi về chiếc ô tô mơ ước, ví dụ: Chiếc ô tô với những tính năng, tác dụng như: bảo vệ môi trường; chăm sóc sức khỏe; giáo dục; lợi ích chung cho cộng đồng…hay cũng có thể là chiếc ô tô/phương tiện di chuyển có thể đáp ứng nhu cầu/ mong muốn của các em. – Mỗi thí sinh có thể gửi tối đa 02 bức tranh thể hiện ý tưởng khác nhau về “Chiếc ô tô mơ ước” của mình. 3.Quy mô: Toàn quốc 4.Thời gian nhận bài dự thi: 28/10 – 31/12/2019 5.Đối tượng dự thi: trẻ em Việt Nam dưới 16 tuổi. Việc đánh giá bài dự thi sẽ được tiến hành đối với 3 nhóm tuổi: – Nhóm 1: dưới 08 tuổi – Nhóm 2: từ 8 đến 11 tuổi – Nhóm 3: từ 12 đến 15 tuổi 6.Thể lệ cuộc thi: – Bài dự thi được vẽ trên khổ giấy 297mm x 420mm (tương đương cỡ A3). – Không giới hạn về màu sắc và chất liệu của giấy vẽ. – Bài dự thi không giới hạn nguyên vật liệu,như: chì màu, sáp màu, dạ màu, màu bột, màu nước, màu acrylic… – Bài dự thi có thể sử dụng phương pháp cắt dán tranh (lưu ý: cắt dán trên bề mặt phẳng, vật liệu sử dụng không làm ảnh hưởng đến các bài dự thi khác trong quá trình vận chuyển/ công tác chấm tranh hoặc thí sinh phải sử dụng vật liệu riêng để bảo quản). – Bài dự thi phải được chính thí sinh thể hiện, tranh dự thi phải truyền tải được ý tưởng từ ước mơ của chính bản thân thí sinh về chiếc ô tô. – Mặt sau bài dự thi, thí sinh phải dán nhãn có ghi đầy đủ các thông tin sau đây: a. Họ và tên b. Lớp/ trường/ câu lạc bộ/ trung tâm mỹ thuật: c. Ngày/ tháng/ năm sinh: d. Địa chỉ (nhà riêng và trường) e. Tên tranh f. Số điện thoại liên hệ (phụ huynh) g. Số điện thoại và tên liên hệ (giáo viên mỹ thuật – nếu có) *Trường hợp quý nhà trường/câu lạc bộ không tham gia tại đại lý, đại lý sẽ gửi tem dán sau tranh đến quý nhà trường. 7.Tiêu chí chấm tranh: – Các tranh được gửi về sẽ được ban tổ chức chấm dựa trên 3 tiêu chí:   +Thông điệp: Bức tranh cần phải thể hiện rõ ràng, dễ hiểu chủ đề và thông điệp của người vẽ.   +Sự độc đáo: Những ý tưởng thể hiện sự trong sáng, góc nhìn ngây thơ, sáng tạo của các em nhỏ sẽ được đánh giá cao.   +Chất lượng nghệ thuật: Bố cục rõ ràng, màu sắc và có kỹ thuật là điểm cộng cho bức tranh. – Trong 3 tiêu chí trên, tiêu chí thông điệp và sự độc đáo là hai tiêu chí ưu tiên hàng đầu, tiếp đó sẽ là tiêu chí về chất lượng nghệ thuật. – Ban tổ chức có toàn quyền quyết định kết quả chấm tranh. 8.Nơi nhận bài dự thi: *Trường hợp khách hàng tham dự cuộc thi tại đại lý, đại lý sẽ trực tiếp thu bài. *Trường hợp khách hàng không tham dự tại đại lý thì gửi bài thi về địa chỉ : – Công Ty Toyota Hiroshima Tân Cảng – 220Bis Điện Biên Phủ ( Nguyễn Hữu Cảnh) P22, Quận Bình Thạnh, TPHCM – Tel : (84-28)35123939 – Ngoài phong bì ghi đầy đủ và rõ ràng các thông tin: o Tranh dự thi cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước”. o Gửi từ Trường/Câu lạc bộ ……….. tỉnh/thành phố………. * Lưu ý bài dự thi gửi về đại lý trước ngày 31/12/2019 ( căn cứ theo dấu bưu điện) 9.Cơ cấu giải thưởng: * Cuộc thi trong nước: – Tổng số giải thưởng:160 (dự kiến) 15 Giải nhất, mỗi giải trị giá: 5.000.000 VND 15 Giải nhì, mỗi giải trị giá: 3.000.000 VND 30 Giải ba, mỗi giải trị giá: 2.000.000 VND 100 Giải khuyến khích, mỗi giải trị giá: 1.000.000 VND – Chứng nhận tham gia Cuộc thi <xác nhận của BTC> * Cuộc thi Quốc tế: Thí sinh đạt giải và người bảo trợ sẽ được tham dự Lễ trao giải và 01 chuyến tham quan tại Nhật Bản dự kiến vào tháng 08/2021. 10.Lưu ý: – BTC sẽ không chịu trách nhiệm với những bài dự thi bị thất lạc. – BTC có quyền sử dụng tất cả các bài dự thi và hình ảnh liên quan cho mục đích tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về Cuộc thi – Tất cả tranh dự thi sẽ thuộc sở hữu của Ban tổ chức và sẽ không trả lại cho thí sinh trong bất kỳ trường hợp nào * Bài dự thi không hợp lệ: – Sử dụng đồ họa trên máy vi tính hoặc các thiết bị tương tự . – Vẽ bởi 2 người trở lên – Tranh sao chép hoặc vi phạm bản quyền tác giả – Thiếu thông tin thí sinh – Không đúng chủ đề – Không đúng kích cỡ quy định của BTC.

  Trở thành tác giả truyện tranh ở tuổi thiếu niên thật là ngầu đúng không nào? Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam sẽ “bật mí” với các em 6 bước để tạo ra “siêu phẩm” truyện tranh nhé! Bước 1: Sáng tác kịch bản Để có một tác phẩm truyện tranh, thì kịch bản là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các em có thể sáng tác dựa trên câu chuyện có sẵn, hoặc sáng tạo ra một câu chuyện của riêng mình. Các nguyên tắc như 3 hồi 8 nhịp, phương pháp xây dựng nhân vật, cách tạo xung đột,… sẽ bổ trợ cho các em rất nhiều trong quá trình xây dựng nội dung kịch bản. Nếu có một kịch bản ấn tượng, thì phần còn lại đã dễ dàng hơn nhiều rồi! Bước 2: Thiết kế nhân vật Sau khi đã có một kịch bản thú vị, thì bước tiếp theo là xây dựng bộ nhân vật thú vị! Các nguyên tắc 3 chiều nhân vật, phương pháp nghiên cứu xã hội sẽ giúp các em xây dựng cho mình một bộ nhân vật thật ngầu như những họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp! Bước 3: Thiết kế bối cảnh Câu chuyện của em diễn ra ở đâu? Thời điểm nào?… Đây là những câu hỏi mà một họa sĩ chuyên nghiệp cần đặc biệt quan tâm trước khi bước vào vẽ những trang truyện đầu tiên. Nếu câu chuyện xảy ra trong bối cảnh giả tưởng về thế giới tương lai, về một hành tinh kì lạ,… thì bối cảnh còn quan trọng hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, hãy nhớ rằng phải đặt tay vào thiết kế bối cảnh trước hết nhé! Bước 4: Phân khung Một ý tưởng câu chuyện hay sẽ càng hay hơn nếu được kể theo một cách thú vị. Phân khung chính là cách để các em sắp xếp các khung truyện, triển khai thoại để nhân vật để kể câu chuyện của mình. Một yếu tố quan trọng khác khi phân khung chính là các nguyên tắc về bố cục. Thật kì diệu là các hình dạng khung vuông, chữ nhật, khung xéo đều có ý nghĩa kể chuyện riêng. Các em hãy tận dụng ngôn ngữ của khung để tạo nên một câu truyện tranh vừa hay về nội dung, lại vừa đẹp về hình thức nha! Bước 5: Phác thảo Chà! Công tác tiền kì đã xong, bây giờ cùng bước vào vẽ những trang truyện đầu tiên nào! Hãy bắt đầu quyển truyện của mình bằng bảng phác thảo nhé! Trong quá trình phác thảo, các em cần quan tâm đến tỉ lệ và các đặc điểm của nhân vật đã được quy chuẩn ở phần thiết kế nhân vật để không bị rơi vào tình trạng off model (vẽ sai nhân vật) nghen! Bước 6: Hậu kì Ui, xong phác thảo rồi thì làm gì nữa nào? Hãy cùng làm đẹp tác phẩm của mình bằng cách lọc nét, thêm các hiệu ứng, sắc độ, màu sắc và bổ sung thoại nhé! Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến độ sáng tác, các em sẽ được học về cách sử dụng một số phần mềm làm hậu kì truyện tranh chuyên nghiệp như Clip Studio Paint. Chà! Thật thú vị phải không nào? Thông tin khóa học chuyên đề: 6 bước trở thành họa sĩ truyện tranh thiếu niên đang được đăng tải tại đây Các em hãy nhanh nhanh đăng kí để được các thầy cô của Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam hướng dẫn cách tạo ra siêu phẩm truyện tranh của riêng mình sau 12 buổi học nhé!

Hài hước và gần gũi, Comic Strip là một loại nội dung được thể hiện bằng một chuỗi tranh vẽ , qua đó chúng ta kể chuyện, bộc lộ cá tính và truyền tải những ý tưởng, thông điệp của mình tới thế giới. Hình vẽ đơn giản nhưng câu chuyện thú vị, đó là điểm hấp dẫn của comic strip, khiến nó trở thành xu hướng trong thời đại số ngày nay. Đến với Comic Strips Workshop tại CMA 🌟 Cùng tìm hiểu cách thức triển khai từ ý tưởng thành câu chuyện, từ câu chuyện thành tranh truyện. 🌟 Bỏ túi những kinh nghiệm cá nhân của các họa sĩ comic strip trong quá trình hành nghề. 🌟 Tự mình tạo ra một comic strip với sự hướng dẫn của các họa sĩ. Tham gia Comic strip workshop thì mình sẽ gặp ai, cùng làm quen với các họa sĩ hướng dẫn nhé!. Với kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung các fanpage về comic strip, Phan Hồng Đức (Cá Chó) & Lê Hoàng (Vàng), hai trong số các Họa sĩ kể chuyện xuất sắc của Viện Truyện tranh & Hoạt hình sẽ trực tiếp hướng dẫn cũng như chia sẻ kinh nghiệm về công việc liên quan hai bạn đang làm và cộng tác. 🖍Phan Hồng Đức (Cá Chó): admin của Hủ Tiếu Lâm, Hồng Đức là nữ họa sĩ comic strip phát triển nội dung fanpage cho Tuổi trẻ Cười được biết đến với những mẩu truyện hài hước nhưng không kém phần sâu sắc. 🖍Lê Hoàng (Vàng): là họa sĩ nhận giải nhất cuộc thi vẽ tranh biếm họa của Tuổi Trẻ Cười năm 2018, cùng phụ trách phát triển nội dung cho fanpage Hủ Tiếu Lâm với Hồng Đức, còn rất trẻ nhưng Hoàng đã sở hữu cho mình những bài đăng rất chất lượng và đạt tương tác cao. 🎈Thông tin workshop: Thời gian: 9h00-11h30 ngày 09/11/2019 Địa điểm: Viện Truyện tranh Hoạt hình Việt Nam, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh. 🎈Phí tham gia: 300,000đ/người 🎈Hình thức đăng ký: tại đây

Gia đình Simpson: 10 lần dự đoán tương lai

Khi xem một tập phim Gia đình Simpson, hầu hết mọi người không quá coi trọng các tình tiết. Nhiều người chỉ đơn giản coi nó là một phim hoạt hình vui nhộn. Tuy nhiên, chúng ta thử chú ý nhiều hơn những gì diễn ra trong suốt những năm qua. Rõ ràng những nhà làm phim biết điều gì đó mà chúng ta thì không, như việc Gia đình Simpson đã dự đoán chính xác tương lai không biết bao nhiêu lần. Có thể điều gì đó sắp xảy ra trong mùa mới nhất của bộ phim, điều mà chúng ta có thể mong đợi trong 5 năm nữa chăng? Trong khi chúng ta không thể dự đoán liệu bộ phim có lặp lại những điều đã làm hay không, thì điều chúng ta có thể chính là cùng nhìn lại 10 lần Gia đình Simpson đã đoán chính xác tương lai như thế nào. 10. Trò chơi vương quyền Đây không chỉ là sự kiện đời thực mà Gia đình Simpson đã dự đoán chính xác, vì chương trình cũng đã dự đoán những điều tương tự trong các chương trình truyền hình khác, bao gồm một trong những chuyển biến lớn xuất hiện trong phần cuối của loạt phim HBO đình đám, Trò chơi vương quyền. Người hâm mộ đã dành nhiều năm để suy đoán những gì có thể xảy ra trong cao trào của Trò chơi vương quyền và mỗi nhân vật sẽ làm gì tiếp theo, tuy nhiên câu trả lời được mong chờ này nằm ngay trong một tập phim Gia đình Simpson, bộ phim chỉ ra có một con rồng đã đốt cháy toàn bộ thành phố. Tất nhiên, trong phần cuối của Trò chơi vương quyền, đó chính xác là những gì đã xảy ra khi Daenerys đốt cháy toàn bộ thành phố, điều mà phim hoạt hình này đã dự đoán trong một tập phim parody. 9. Đồng hồ thông minh Đồng hồ thông minh là thứ mà nhiều người trên thế giới hiện đang sở hữu, và không có gì bất ngờ khi nhìn thấy, tuy nhiên, chúng vẫn được coi là một sản phẩm cao cấp và là thứ mà 20 năm trước không ai có thể ngờ tới. Thực tế, Gia đình Simpson đã giới thiệu một chiếc đồng hồ thông minh, bạn có thể thấy vào năm 1995 khi Lisa gặp một thầy bói, người đã nói rằng cô sẽ đính hôn với ai đó tên là Hugh. Tuy nhiên, điều đó đã không thành hiện thực, nhưng chiếc đồng hồ thông minh thì khác, Hugh đã nói chuyện với nó để ra lệnh cho ai đó xung quanh, nháy mắt với khán giả như ám chỉ chiếc đồng hồ ấy sẽ không còn là điều viễn vông trong tương lai. 8. Điệp viên NSA Bộ phim Gia đình Simpson đã nổi tiếng dường nào khi mà dự đoán được tương lai, có một khoảnh khắc nào đó của bộ phim tiết lộ rằng NSA đã theo dõi tất cả chúng ta vào năm 2013. Edward Snowden đã gây sốc cho toàn thế giới khi ông tiết lộ các tài liệu xác nhận cơ quan chính phủ đã theo dõi công chúng để lấy thông tin. Trong phim, Homer bị theo dõi do một cuộc trò chuyện trên xe buýt, nơi anh tiết lộ rằng mình đã làm ô nhiễm hồ nước, với những cảnh thoáng qua khi các điệp viên được chiếu lên, họ đang theo dõi các cuộc trò chuyện. 7. Tham nhũng FIFA Tham nhũng và những điều dối trá từ bên trong NSA không phải là điều duy nhất mà Gia đình Simpson dự đoán, khi bộ phim hoạt hình cũng dự đoán chính xác rằng tổ chức bóng đá FIFA đã tham nhũng và sử dụng tiền hối lộ. Trong khi rất nhiều người nghi ngờ điều này thì chỉ một năm sau, điều này đã được chứng minh là chính xác khi thông tin tiết lộ một số cơ quan trong FIFA đã thực sự sử dụng tiền hối lộ và gian lận để sửa kết quả. 6. Bị tấn công bởi một con hổ Vào năm 1993, trong một tập phim Gia đình Simpson, ông Burns đã mở sòng bạc của riêng mình, nơi đã tổ chức một chương trình ảo thuật mà có phiên bản parody của Roy Horn (Roy Horn là người huấn luyện động vật). Tuy nhiên với hầu hết các tập phim hoạt hình nổi tiếng, điều gì đó đã đi sai hướng khi một người đàn ông đã bị con hổ của họ tấn công. Mặc dù đó là điều không ai muốn xảy ra, nhưng vào năm 2003, nó đã trở thành hiện thực khi Roy bị con hổ Montecore của mình tấn công ngoài đời thực khiến ông bị thương. Ông gặp khó khăn trong việc đi lại và nói chuyện trong vài năm. 5. Disney sở hữu Fox Việc Gia đình Simpson có thể dự đoán chính xác điều này thực sự khá đáng sợ,  bằng cách tuyên bố rằng một ngày nào đó Fox sẽ bị công ty Walt Disney mua lại. Thỏa thuận hoành tráng này đã diễn ra vào năm 2017 khi Disney mua lại 21st Century Fox với giá 52 tỷ USD, công ty đã sản xuất rất nhiều phim hoạt hình bom tấn hiện đang sở hữu chương trình hoạt hình lớn nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, Gia đình Simpson thực sự đã dự đoán điều này từ năm 1998, với một tập phim mà Homer viết cho 20th Century Fox như một trò đùa, với dấu hiệu được thể hiện trong một cảnh quay của tòa nhà Fox. 4. Châu Âu loại bỏ Hy Lạp Gia đình Simpson không bao giờ “ngại” với chính trị và các vấn đề nghiêm trọng. Phim thường lồng các chủ đề đó vào một tập phim và trình bày

Hãng Sony Pictures vừa tung trailer và poster mới cho Peter Rabbit 2: The Runaway. Nhân vật Peter Rabbit xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1902 trong những câu chuyện được viết bởi Beatrix Potter đã được đạo diễn Will Gluck dựng thành phim, với nhân vật chính do James Corden lồng tiếng. Phần đầu của phim là cả một sự nỗ lực để đưa ”thế giới” mà Potter tạo ra lên màn ảnh một cách thành công. Với phần 2, thế giới đó dường như ngày càng to lớn hơn. Peter Rabbit được phát hành vào năm 2018. Một sự pha trộn giữa ”cảnh thật” và hoạt hình, bộ phim bắt đầu với Peter Rabbit khiến ông McGregor (Sam Neill) gặp rắc rối trong vườn rau của mình. Cho đến một ngày, ông McGregor qua đời, Thomas, do Domhnall Gleeson thủ vai, thừa kế ngôi nhà của McGregor. Kế hoạch cải tạo ngôi nhà và bán lại nó của anh đã gặp phải sự kháng cự từ những chú thỏ và một trận chiến đã xảy ra. Sự khác biệt giữa Peter và Thomas còn phức tạp hơn bởi tình cảm mà Thomas dành cho Bea (Rose Byrne), “người mẹ” của những chú thỏ. Những khác biệt này, ít nhất là lúc đầu, xuất hiện như là quá khứ trong đoạn trailer mới cho Peter Rabbit 2: The Runaway. Đoạn đầu trailer, Bea và Thomas sắp chính thức trở thành vợ chồng trong lễ cưới tuyệt đẹp. Mặc dù cảnh phim khởi đầu rất vui vẻ nhưng rõ ràng ẩn chứa những vấn đề chưa được giải quyết giữa Peter và Thomas, những điều khiến Peter bỏ chạy. Ngoài Corden, Byrne và Gleeson, những người quay trở lại cho phần tiếp theo của Peter Rabbit, còn có thông tin David Oyelowo sẽ tham gia vào một vai diễn chưa được tiết lộ. Margot Robbie, Daisy Riddle và Elizabeth Debicki cũng tham gia lồng tiếng cho Peter Rabbit 2 này. Gluck, được biết đến với các vở hài kịch như Easy A và About Last Night, tiếp tục vai trò của mình đằng sau máy quay. Peter Rabbit 2: The Runaway dự tính sẽ thu hút khán giả ra rạp vào tháng 4 năm 2020. *Nguồn: Screenrant *Biên dịch: Mita

Disney đã chọn lọc đươc một dàn diễn viên ấn tượng trong Maleficent: Mistress of Evil để tiếp tục với ngoại truyện của Người đẹp ngủ trong rừng. Maleficent phát hành năm 2014 với sự tham gia của Angelina Jolie trong vai bà tiên hắc ám. Bộ phim kể về những năm đầu của Maleficent với tình yêu của cô dành cho vị vua trẻ Stefan, người mà sau đó trở thành cha Aurora – Công chúa ngủ trong rừng. Sau khi Stefan cắt đôi cánh của bà, Maleficent đã biến đổi ma thuật mình thành một thứ xấu xa, hắc ám và nuôi quyết tâm trả thù. Tuy nhiên, bà không thể ngăn nổi sự yêu mến của mình dành cho Aurora, và như Maleficent nói, chính bà là người đã đánh thức Aurora bằng nụ hôn của tình yêu đích thực chứ không phải Hoàng tử Phillip. Với thành công của Maleficent và lời khen ngợi cho màn trình diễn của Jolie trong vai Maleficent, thật bất ngờ khi Disney quyết định làm phần tiếp theo, kể chi tiết hơn về mối quan hệ giữa Maleficent và Aurora sau khi nàng công chúa được đánh thức sau giấc ngủ dài. Maleficent có một cuộc sống yên bình với vai trò là người bảo vệ các cánh đồng hoang, quê hương của bà, trong khi Aurora đang chìm đắm trong tình yêu với Hoàng tử Phillip. Sau khi được chàng cầu hôn và nàng chấp nhận, Aurora và Maleficent phát hiện ra rằng mẹ của Phillip, Nữ hoàng Ingrith, có ý định chia rẽ con người và các nàng tiên mãi mãi. Điều này khiến Maleficent và Aurora ở hai phe đối nghịch, và cố gắng tìm hiểu xem liệu họ có thể trở thành một gia đình nữa không. Cùng với Jolie, một số diễn viên khác trở lại với Maleficent: Mistress of Evil, và một số điều thú vị mới được thêm vào.   ANGELINA JOLIE TRONG VAI MALEFICENT Angelina Jolie trở lại khi vào vai Maleficent, nhân vật Disney yêu thích của cô. Bộ phim đầu đã trả lời cho câu hỏi tại sao Maleficent mất lòng tin ở con người rất nhiều, và đặc biệt tại sao bà lại ghê tởm vua Stefan, vợ của ông và nàng công vừa được sinh ra của họ, Aurora. Ở Maleficent: Mistress of Evil, sự việc này diễn tiến xa hơn bởi sự ngờ vực của Maleficent ảnh hưởng đến mối quan hệ của bà với Aurora, người sẽ kết hôn với Hoàng tử Philip và có một người mẹ chồng đang rất háo hức để Aurora trở thành thành viên gia đình mình. Jolie là một trong những nữ diễn viên nổi tiếng  thế giới, cô sẽ sớm xuất hiện với vai Thena trong bộ phim Eternals của Marvel.   ELLE FANNING TRONG VAI CÔNG CHÚA AURORA Elle Fanning cũng trở lại với vai diễn Aurora của cô từ bộ phim đầu. Aurora vẫn yêu Hoàng tử Phillip, điều đó gây khó chịu cho Maleficent. Aurora cảm thấy bị giằng xé giữa việc làm hài lòng mẹ đỡ đầu và ở bên người đàn ông cô yêu. Fanning đã có một sự nghiệp thành công và cô ấy chỉ mới 21 tuổi. Từ vai một Daisy trẻ tuổi trong The Curious Case of Benjamin Button, tới Aurora, Fanning cũng đã xuất hiện trong How to Talk To Girls at Party, cô cũng giữ một vai diễn trong Mary Shelley.   MICHELLE PFEIFFER TRONG VAI NỮ HOÀNG INGRITH Michelle Pfeiffer đóng vai Nữ hoàng Ingrith, mẹ của Hoàng tử Phillip. Nhân vật của bà là một nhân vật mới trong Maleficent: Mistress of Evil. Nữ hoàng Ingrith rất muốn Aurora trở thành thành viên gia đình mình, nhưng lại không vui lắm về sự hiện diện của Maleficent. Cả hai bất đồng quan điểm với nhau, và rõ ràng việc Nữ hoàng Ingrith không thích Maleficent đồng nghĩa với tất cả các nàng tiên khác bà cũng vậy. Pfeiffer đã có một sự nghiệp thành công, bao gồm các vai trong Greas 2, Hairspray, Dangerous Liasons, Murder on the Orient Express, Ant-Man and the Wasp, và tất nhiên, Batman Returns.   CHIWETEL EJIOFOR TRONG VAI CONALL Conall cũng là một nhân vật mới được đóng bởi Chiwetel Ejiofor. Conall là chàng tiên có sừng như Maleficent. Anh ta dường như bị lôi cuốn vào ma thuật hắc ám hơn, và có một đội quân sẵn sàng chiến đấu chống lại vương quốc cổ tích. Đối với Maleficent, người nghĩ rằng mình cô đơn trên thế giới này, cảnh tượng một đội quân thần tiên đã khuấy động rất nhiều cảm xúc mâu thuẫn trong bà. Liệu bà sẽ chiến đấu cho chủng tộc của mình, hay bảo vệ mối quan hệ của bà với Aurora? Gần đây nhất, Ejiofor đã lồng tiếng cho Scar trong bản remake The Lion King của Jon Favreau, và cũng được biết đến với vai Mordo trong MCU. Trước đó, anh tham gia các bộ phim như The Martian, Serenity, Salt và 12 Years A Slave, một bộ phim mà anh được đề cử cho một số giải thưởng, trong đó có giải Oscar cho ”Nam diễn viên xuất sắc nhất”. SAM RILEY TRONG VAI DIAVAL Diaval là người hầu của Maleficent có khả năng thay đổi hình dạng, anh thường được biết đến với hình thù là một con quạ hay đậu trên vai chủ nhân của mình. Diaval là phiên bản cập nhật của Diablo, con quạ mà Maleficent sở hữu trong Người đẹp ngủ trong rừng. Diaval nghe theo Maleficent vì bà đã cứu anh thoát khỏi cuộc đời làm chim. Cũng như vai của anh trong cả hai bộ phim Maleficent, Sam Riley có thể được nhận ra khi vào vai ông Darcy trong Pride and Prejudice and Zombies, và vai diễn tiếp theo là Jack Favell trong Rebecca. IMELDA STAUNTON TRONG VAI KNOTGRASS, JUNO TEMPLE TRONG VAI THISTLEWIT

Học viên Nguyễn Lê Bích Trâm Họa sĩ kể chuyện ngành Digital painting  K5 Giáo viên lớp Digital thiếu nhi và lớp Webtoon Họa sĩ team chuyển thể MV Tôi đã quên thật rồi (Issac) thành truyện tranh Họa sĩ team thực hiện Motion clip cho MV Mặt trời con ở đâu Họa sĩ story board cho các viral clip Họa sĩ tô màu sách Thiên tài khoa học Họa sĩ team Vẽ tranh minh họa truyền thông cho dự án của Norwegian Mission Alliance – Vietnam (NMAV)

Học viên Lê Hoàng Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện tranh K5 Học viên tiêu biểu nhận Học bổng Bảo trợ tài năng của CMA Giáo viên lớp Digital thiếu nhi và Webtoon Giải nhất Vẽ tranh biếm họa năm 2018 của Tuổi trẻ Cười Giải nhất cuộc thi Sáng tác chào mừng 5 năm thành lập Viện Họa sĩ team Vẽ tranh minh họa truyền thông cho dự án của Norwegian Mission Alliance – Vietnam (NMAV) CTV của Tuổi trẻ Cười Admin fanpage Bầu trời chất xám, Hủ tiếu lâm

Animation is Film đã công bố các tác phẩm tranh giải diễn ra vào ngày 18-20/10 tại Nhà hát Trung Quốc TCL ở Hollywood, Mỹ. Liên hoan sẽ giới thiệu các bộ phim hoạt hình mới đến từ châu Á, châu Âu, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Weathering with You của đạo diễn Makoto Shinkai và nhà sản xuất Genki Kawamura vinh dự được trình chiếu trong buổi khai mạc liên hoan phim. Bộ phim được chọn khép lại liên hoan phim là I lost my body – một bộ phim Pháp của đạo diễn Jeremy Clapin và nhà sản xuất Marc du Pontavice. Năm nay sẽ có 10 phim hoạt hình cùng tranh giải cho cả hai giải thưởng được bầu chọn từ ban giám khảo và khán giả. Nhiều hoạt động như hội thảo, sân chơi, thuyết trình, giới thiệu phim ngắn sẽ diễn ra bên cạnh các buổi trình chiếu đặc biệt trong sự kiện kéo dài ba ngày này. “Cùng với Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy, chúng tôi rất vui khi giới thiệu các nhà làm phim hoạt hình tuyệt vời cho kỳ tranh giải hàng năm đến từ khắp nơi trên thế giới”, Eric Beckman – nhà sáng lập GKIDS & AIR chia sẻ. “Một loạt tác phẩm được trình chiếu trong năm nay là sự kiện đáng chú ý đối với khán giả Los Angeles, từ những người chiến thắng tại Cannes, Venice và Annecy, cho đến những siêu phẩm phòng vé hay những câu chuyện cá nhân đáng yêu. Có tác phẩm của những người tự học làm phim, những người lần đầu làm phim và cả bậc thầy đáng kính. Từ biểu cảm đến ảnh động, đến hình ảnh thực đến những thử nghiệm mạo hiểm có cả vẽ tay, có 3D CGI. Các tác phẩm bao gồm đủ thể loại, hài kịch, lãng mạn, tình cảm, kinh dị tâm lý, giả tưởng sử thi, thật không thể phân loại ra hết. Nếu ai vẫn lầm rằng hoạt hình là một thể loại giải trí gia đình, thì Liên hoan phim này sẽ mở rộng tầm mắt của họ khi họ thấy những khả năng thực tế không giới hạn mà loại hình nghệ thuật này mang lại.” Chất lượng và sự đa dạng của các bộ phim được trình chiếu tại Animation Is Film năm nay sẽ củng cố thêm sự hài lòng của Annecy khi kết nối với một sự kiện đã chứng tỏ được vai trò của mình chỉ sau 2 lần tổ chức – đó là những lời nhận xét của Mickael Marin, Giám đốc điều hành của Annecy. Animation Is Film cho thấy hoạt hình là một thể loại phim ngang tầm với phim hành động và là một hoạt động nhằm ủng hộ cho các nhà làm phim phát triển khả năng của họ. Liên hoan phim được sản xuất bởi GKIDS hợp tác với Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy.   Những bộ phim hoạt hình tranh giải năm 2019 Weathering with you (Đạo diễn: Shinkai, Sản xuất: Kawamura, Nhật Bản) Weathering with You, được sản xuất cùng đội ngũ làm phim Your Name, là bộ phim có doanh thu cao nhất trong năm tại Nhật Bản, và là phim được chọn dự tranh giải Oscar phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.   I lost my body (Đạo diễn: Clapin, Sản xuất: Du Pontavice, Pháp) Bộ phim chiến thắng giải thưởng lớn Nespresso trong Tuần lễ Phê bình tại Liên hoan phim quốc tế Cannes.   Bombay Rose (Đạo diễn: Gitanjali Rao, Ấn Độ/ Anh/ Pháp/ Qatar)   Children of the sea (Đạo diễn: Ayumi Watanabe, Nhật Bản)   Marona’s Fantastic Tale (Đạo diễn: Anca Damian, Pháp/ La Mã / Bỉ)   Cherry lane (Đạo diễn: Yonfan, Hong Kong)   Ride your way – West Coast Premiere (Đạo diễn: Masaaki Yuasa, Nhật Bản)   SHe – US Premiere (Đạo diễn: Shengwei Zhou, Trung Quốc)   The Swallows of Kabul (Đạo diễn: Zabou Breitman, Elea Gobbe-Mellevec; Pháp)   White Snake  (Đạo diễn: Amp Wong, Ji Zhao, Trung Quốc)   Công chiếu đặc biệt Na Tra (Đạo diễn: Jiao Zi, Trung Quốc) Với việc phát hành Na Tra, ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc đã khởi sắc. Bộ phim kinh phí 20 triệu đô đã thu về 700 triệu đô tại phòng vé Trung Quốc.   Son of The White Mare (1981, Đạo diễn: Marcell Jankovics, Hungary)   Steven Universe the Movie (Đạo diễn: Rebecca Sugar, Mĩ)   Cencoroll Connect (Đạo diễn: Atsuya Uki, Nhật Bản)   The Best of Annecy (Phim ngắn, nhiều đạo diễn)   * Nguồn: awn * Biên dịch: Mita – Comic Media Academy

Câu chuyện về một ”vị thần trong dân gian” trẻ tuổi bay xung quanh bánh xe lửa đã thu hút khán giả và những kỳ vọng về tiềm năng thương mại cho ngành hoạt hình của Trung Quốc. Sau khi phát hành vào ngày 26 tháng 7, Nezha (Na Tra) nó đã kiếm được 674 triệu USD (tương đương 4,81 tỷ đồng) – doanh thu chỉ xếp sau bộ phim năm 2017 là Sói chiến binh II, trở thành phim hoạt hình thành công nhất ở Trung Quốc, vượt xa phim giữ kỷ lục trước đó –  Zootopia (Phi vụ động trời) đã mang  về cho Disney 236 triệu USD. Thành công đáng kinh ngạc của bộ phim đã làm tăng hy vọng cho ngành hoạt hình đang phát triển nhưng vẫn còn non nớt của Trung Quốc. Trong khi các tựa phim hoạt hình liên tục chiếm từ 10% đến 15% doanh thu phòng vé ở Mỹ và khoảng 40% tại Nhật Bản, con số này ước tính chỉ khoảng 6% đến 10% tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Na Tra đã đặt ra cho Trung Quốc một tiêu chuẩn mới về chất lượng phim hoạt hình – thể loại vẫn đang được xem là dành cho trẻ em thay vì dành cho những khán giả trưởng thành hơn. Nhưng liệu rằng Na Tra có thực sự là điềm báo cho một làn sóng mới hay không?, hay chỉ có mỗi bộ phim tạo ra “cơn sốt” này? Nhà phê bình Yu Yaqin cho rằng bộ phim thành công chủ yếu là nhờ thời gian. Na Tra của công ty sản xuất nổi tiếng Trung Quốc Enlight Media tạo ra hit trong suốt mùa hè vừa qua trong một lĩnh vực không có đối thủ cạnh tranh. Nội dung bộ phim cũng khai thác vào cảm giác tự hào dân tộc ngày càng tăng trong lòng người xem ở Trung Quốc. ”Có rất nhiều giá trị sản xuất tốt đằng sau bộ phim hoạt hình Trung Quốc phá kỷ lục này” – hãng tin Tân Hoa Xã cho biết’. Chúng tôi ngày càng có niềm tin mãnh liệt vào văn hóa truyền thống và hình thức thể hiện sáng tạo của bộ phim”. Na Tra, người đôi khi xuất hiện cùng với vị thần dân gian nổi tiếng là Vua khỉ, được rất nhiều khán giả yêu thích, nhờ vào điện ảnh, chương trình truyền hình và văn hóa pop. Nhân vật Na Tra “bước ra thế giới” kể từ bộ phim hoạt hình năm 1979 ”Na Tra  chinh phục Vua rồng” được khởi chiếu tại Cannes. Bộ phim là thành quả cho quá trình làm việc vất vả của Jiaozi, tên thật là Yang Yu.  Anh  học tại trường y ở Tứ Xuyên nhưng bắt đầu học hoạt hình 3D sau khi tốt nghiệp. Anh phải mất gần bốn năm sống như một ẩn sĩ, ở nhà với mẹ để đưa ra đoạn phim ngắn 16 phút đầu tiên của mình, tiếp tục giành được nhiều giải thưởng, kể cả tại Liên hoan phim ngắn Berlin. Anh  đã viết 66 phiên bản của kịch bản trong suốt hai năm và duyệt qua hơn 100 bản vẽ của phim Nezha (Na Tra). Khoảng 80% các bức ảnh liên quan đến các hiệu ứng đặc biệt, và ít nhất 60 công ty và 1.600 người đã tham gia vào quá trình sản xuất 5 năm. Xét về chi phí cũng như thời gian cần thiết để tạo ra một bộ phim hoạt hình hay, nhiều người lo sợ Na Tra có thể là một câu chuyện thành công nhưng chỉ một lần. Trung Quốc từng chứng kiến sự bùng nổ của bộ phim bom tấn mùa hè 2015 ”Monkey Monkey: Hero Is Back” với doanh thu 134 triệu đô la, nhưng làn sóng quan tâm với phim hoạt hình sau đó đã giảm. Hóa ra, mọi người đã không phải chờ đợi quá lâu cho sự mong chờ tiếp theo với ngành hoạt hình Trung Quốc. Abominable, một câu chuyện về hành trình phiêu lưu của người tuyết, hứa hẹn sẽ tạo ”hit” cho các rạp phim Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10. Abominable được công chiếu tại Liên hoan phim Toronto, kể về câu chuyện một cô gái cố gắng đoàn tụ với một con thú người tuyết cùng gia đình trên đỉnh Everest. Bộ phim là bản phát hành đầu tiên kể từ năm 2016 từ công ty trước đây là Oriental DreamWorks, sự hợp tác đầy tham vọng giữa DreamWorks Animation và China Media Capital.   * Nguồn: variety * Biên dịch: Mita – Comic Media Academy

  Nếu trở thành hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan cho game là mơ ước của bạn và bạn không chắc mình đã hội tụ đủ những yếu tố cần thiết chưa thì hãy đọc bài viết này! Bài viết liệt kê chi tiết những bước đi căn bản bao gồm nội dung nên có trong portfolio và những sai lầm cần tránh. Với những ví dụ cụ thể, những mẹo nhỏ và những kiến thức chuyên môn, Robert Hodri sẽ nói cho bạn nghe tất cả những điều bạn cần biết để theo đuổi sự nghiệp trong ngành Thiết kế cảnh quan cho game. Robert Hodri là một họa sỹ kỳ cựu trong ngành, hiện tại anh đang làm hoạ sỹ 3D/Thiết kế cảnh quan ID Software tại nơi anh tham gia sản xuất Doom, bao gồm 3 nội dung mở rộng cho nhiều người chơi (DLCs multiplayer). Trong lúc tự học, anh bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình vào năm 2009 tại Crytek ở Frankfurt, Đức dưới vai trò hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan chính thức. Tại đây anh có cơ hội tham gia vào những dự án game như Crysis 2, Crysis 3, Ryse, Warface and Homefront: The Revolution. Trong bài hướng dẫn này, Robert chia sẻ kiến thức và chuyên môn của mình một cách chi tiết bằng cách trả lời tất cả những câu hỏi liên quan về việc theo đuổi sự nghiệp làm hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan cho game. Hãy bắt đầu bằng việc tạo cho mình một portfolio chuyên nghiệp trên website ArtStation Pro. Cách tốt nhất để các tác phẩm của bạn được các studio sản xuất game và nhà tuyển dụng chú ý là để chúng hiện lên tại những kết quả tìm kiếm đầu tiên. ArtStation có giao diện đẹp, nhanh và dễ dùng, bạn chỉ mất một vài phút để hoàn thành.   Làm sao để trở thành hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan cho game? Tôi cho rằng điều quan trọng nhất là bạn phải có đam mê với video games và nghệ thuật nói chung. Điều đầu tiên bạn nên làm là làm quen với tất cả các phần mềm cũng như công cụ tạo ra texture (chất liệu), đồng thời nghiên cứu các tài liệu cho dự án của bạn. Bạn cũng nên làm quen với các hệ thống game, ví dụ như: Unreal Engine, Cryengine, Unity là những hệ thống tuyệt vời và ai cũng có thể truy cập sau khi họ tải về máy. Có rất nhiều chỉ dẫn và tài liệu trên mạng giúp bạn biết cách để đưa các tác phẩm của mình vào ngành công nghiệp game. Sau khi đã thông thạo các chương trình này, bạn có thể bắt đầu tạo nên vật dụng đầu tiên bằng những hệ thống game đã đề cập. Quá trình học tập đôi khi vô cùng khó khăn nên sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu bằng những vật dụng đơn giản và phát triển lên những vật dụng phức tạp hoặc thậm chí là cảnh quan. Là một hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan, bạn cần phải làm quen với những phần mềm tạo mẫu 3D như 3Ds Max, Maya hoặc Modo. Biết cách sử dụng Photoshop hoặc Substance Designer / Painter vô cùng quan trọng cho việc tạo texture và vật dụng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm quen với những phần mềm điêu khắc 3D như ZBrush hay 3DCoat. Khá nhiều công cụ cho một người mới bắt đầu và điều này có thể làm bạn ngộp nhưng tin tốt là bạn có hàng tá những hướng dẫn, tài liệu và diễn đàn trên mạng để hỏi. Có rất nhiều cách để liên hệ với những hoạ sỹ khác và đó là một lợi thế. Có không ít hoạ sỹ mới vào nghề có được công việc đầu tiên bằng cách đơn giản là đăng các tác phẩm của mình lên websites hoặc hỏi trên Facebook xem ai có thể gửi portfolio của họ đến đúng người. Tác phẩm chất lượng là một chuyện nhưng quan trọng là bạn phải được để ý, đặc biệt là với số lượng hoạ sỹ đang lên hiện nay. Một bước quan trọng để tìm việc trong ngành này là có một portfolio online, phô bày các tác phẩm của bạn và tạo cho mình một phong cách riêng. Nó có thể là rổ rá, đá, đến vũ khí và phương tiện di chuyển. Cho họ thấy với quá trình làm việc của mình, bạn có thể tạo ra những phong cách nghệ thuật chất lượng và thành thạo cho game. Tạo ra những lưới high poly (đa giác cao) và chuyển chúng về lưới low poly (đa giác thấp) là việc mà hoạ sỹ 3D nào cũng biết và bạn nên cho các nhà tuyển dụng thấy được điều đó. Khi nộp đơn vào công ty, bạn có thể sẽ phải trải qua một bài kiểm tra trước khi được gọi điện phỏng vấn. Nội dung bài kiểm tra đó có thể là một vật dụng nhỏ hoặc toàn cảnh, tùy vào từng công ty và vị trí bạn đăng ký. Bạn sẽ được cung cấp một bản phác thảo cùng một vài dòng mô tả ngắn về yêu cầu, kỳ vọng, texture và cảm xúc cho sản phẩm cuối cùng. Đây là ví dụ về một bài kiểm tra tôi làm vào năm 2013: Nếu bài kiểm tra của bạn đủ hấp dẫn, họ sẽ sắp xếp một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hoặc skype và bạn có thể được trao đổi với giám đốc nghệ thuật hoặc trưởng nhóm họa sỹ. Hãy chuẩn bị để giới thiệu bản thân và trình bày sự hào hứng của bạn đối với studio và dự án của họ. Thông thường, bạn sẽ nói về cách bạn tạo ra thành phẩm trong bài kiểm tra của mình,

  Trong bối cảnh ngành công nghiệp 3D ngày càng phát triển mạnh mẽ, bạn càng cần bảo đảm tác phẩm của mình nổi bật giữa đám đông. Là họa sĩ 3D, bất kể trình độ của bạn đến đâu, 10 lời khuyên hữu ích dưới đây của chuyên gia sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng điều khiển cử chỉ, chuyển động nhân vật – một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nhân vật hoạt hình chân thực, ấn tượng, đáng xem.   1. Nghiên cứu, tham khảo, ghi chép Nghiên cứu nhân vật theo nhiều cách khác nhau. Tập thói quen lập kế hoạch công việc. Quan sát người khác, đặc biệt người có nét giống nhân vật của bạn. Đại danh họa Picasso có câu nói bất hủ, “Good artists copy, great artists steal” (tạm dịch: Nghệ sĩ giỏi chỉ biết sao chép, nghệ sĩ vĩ đại thậm chí đánh cắp luôn). Bí quyết là đừng đánh cắp tác phẩm của người khác, mà hãy đánh cắp từ cuộc sống và biến nó thành một phần không thể thiếu trong kho tư liệu tham khảo của bạn.   2. Lưu ý khâu thiết kế chuyển động Hoạt hình là thiết kế chuyển động nhân vật. Bạn cần thiết kế chuyển động sao cho ăn nhập với cảnh phim. Thiết kế chuyển động trong hoạt hình đôi khi quá lố. Tập trung xác định các cử chỉ chuyển động như thế nào trong không gian, cố gắng phản ánh chúng sao cho tự nhiên, đẹp mắt nhất.   3. Khám phá sức mạnh của sự bất động Thay vì tạo chuyển động cho nhân vật, bạn tìm kiếm những khoảng khắc “dừng hình” trong hoạt hình, nơi sự bất động của nhân vật thường toát lên ý nghĩa khác ngoài cử chỉ, hành động. Trong phim live-action, khoảnh khắc ấn tượng mạnh mẽ nhất là khoảnh khắc bất động tinh tế. Hoạt hình đôi khi không cần sự quá lố.   4. Tìm hiểu không gian cử chỉ Không gian cử chỉ (gesture space) là phạm vi chuyển động của nhân vật. Nó nằm bên trong không gian cơ thể, bên ngoài, bên cạnh, hay bên dưới khuôn mặt? Cử chỉ có cần không gian rộng mở hay không? Hay nó chỉ là thành phần thứ yếu? Tìm kiếm khoảng thay đổi giữa các không gian cử chỉ – sự tương phản là công cụ tuyệt vời.   5. Cân nhắc sự tương phản Kết cấu và thời gian đóng vai trò quan trọng. Lột tả sự tương phản giữa cử chỉ thả lỏng với chuyển động nhanh. Phá vỡ tính đơn điệu, vì nó là kẻ thù của hoạt hình. Chuyển động có thể đơn điệu, nhưng cứ đơn điệu mãi sẽ dẫn đến nhàm chán, tẻ nhạt. Cân nhắc nơi bạn có thể phá vỡ cử chỉ đơn điệu.   6. Biến tấu cử chỉ rập khuôn Những cử chỉ như xoa cổ, chỉ tay,… từng một thời là ý tưởng thiên tài, nhưng đã bị dùng đi dùng lại nhiều lần trong hoạt hình đến mức biến thành rập khuôn, ai cũng thấy, cũng biết. Nếu bạn dự định dùng lại cử chỉ rập khuôn, hãy tìm cách biến tấu nó cho khác đi, cho trở thành nét đặc sắc riêng của mình.   7. Thêm đạo cụ Bạn thích ý tưởng trao đạo cụ vào tay nhân vật. Là họa sĩ hoạt hình, bạn cần tìm cách diễn tả cử chỉ cầm nắm, mang vác đạo cụ sao cho chân thực, tự nhiên nhất, làm cảnh phim toát lên sức lôi cuốn, hấp dẫn. Tránh lạm dụng hoặc “thêm mắm thêm muối” quá nhiều vào cảnh phim. Chỉ sử dụng đạo cụ như phương tiện nhấn mạnh cảnh phim mà thôi.   8. Sử dụng chuyển động của đầu Mỗi bộ phận trên cơ thể nhân vật đều có khả năng chuyển động; vì vậy, hãy thử tưởng tượng cử chỉ nhân vật sẽ như thế nào nếu anh ta không sử dụng tay. Nếu phải kể câu chuyện qua sử dụng chuyển động của đầu nhân vật, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ miêu tả ra sao? Dưới bao nhiêu góc độ? Khởi đầu từ đơn giản, rồi mới trau chuốt khi bạn hoạt hóa cử chỉ của đầu. Cân nhắc sức nặng của chuyển động.   9. Tránh những sai lầm phổ biến Sai lầm lớn nhất là quá nhiều, quá dư thừa. Càng ít càng tốt. Sai lầm tiếp theo là không trau chuốt đúng mức. Cần tạo vẻ chân thực, tự nhiên cho cử chỉ. Mỗi nhân vật – đồ chơi, con bọ, siêu anh hùng – có ngôn ngữ cử chỉ riêng, nên sẽ có cử chỉ khác nhau.   10. Tưởng tượng tương lai Tiếp theo sẽ là gì cho nhân vật hoạt hình? Hãy lưu tâm đến sự tương tác, khả năng chuyển động của quần áo, mái tóc,… Những công cụ ghi hình giúp nắm bắt dễ dàng hơn cử chỉ bàn tay, cách chuyển động của nhân vật. Hoạt hình là nơi bạn đẩy ý tưởng diễn xuất đi theo nhiều hướng khác nhau. Độc đáo, thú vị, đúng với nhân vật.   * Nguồn: creativebloq * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy

Studio Ghibli là xưởng phim hoạt hình Nhật Bản nổi tiếng thế giới, được đạo diễn lừng danh Hayao Miyazaki thành lập năm 1985. Những anime do Studio Ghibli sản xuất không chỉ được ưa chuộng và đánh giá cao trong nước, mà còn góp phần truyền bá văn hóa Nhật Bản ra khắp thế giới. Bài viết dưới đây điểm mặt 7 anime hay nhất mọi thời đại của Studio Ghibli. Nếu là fan ruột của phim hoạt hình Ghibli, bạn hẳn muốn xem qua 7 kiệt tác điện ảnh này, và thưởng thức chúng cả chục, thậm chí cả trăm lần không biết chán, như thể chưa bao giờ được xem trước đó!   1. Princess Mononoke (Công chúa Mononoke) Princess Mononoke (もののけ姫) là một trong những anime nổi tiếng thế giới của Ghibli, công chiếu năm 1997, thu hút 14,2 triệu khán giả tới rạp, mang về 200 triệu USD, trở thành phim hoạt hình “bom tấn” có doanh thu cao nhất thời đó. Phim thuộc thể loại lịch sử, fantasy, lấy bối cảnh cuối thời Muromachi (1336 – 1573) tại Nhật Bản, xoay quanh chủ đề về cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Nhân vật chính trong phim là Ashitaka, chàng hoàng tử cuối cùng của bộ lạc Emishi, và Mononoke, nàng công chúa sống trong rừng với bầy sói. Mononoke căm ghét loài người, vì họ tàn phá thiên nhiên phục vụ cho lợi ích cá nhân, nhưng Ashitaka một mực thuyết phục cô rằng người và sói có thể chung sống hòa bình với nhau. Thế giới trong Princess Mononoke được lấy cảm hứng từ hòn đảo Yakushima, tỉnh Kagoshima.   2. Whisper of the Heart (Lời thì thầm của trái tim) Được chuyển thể từ manga của Aoi Hiiragi, Whisper of the Heart (耳をすませば) là một trong những phim hoạt hình Ghibli đặc biệt được yêu thích tại Nhật Bản. Giữ vai trò đạo diễn bộ phim này không phải là Hayao Miyazaki mà là Yoshifumi Kondo (Grave of the Fireflies). Bộ phim kể về mối tình lãng mạn tuổi mới lớn của hai nhân vật chính: Shizuku Tsukishima và Seiji Amasawa. Shizuku tình cờ ghé thăm cửa hàng đồ cổ Chikyuya của Shiro Nishi, rồi làm quen và trở nên thân thiết với Seiji Amasawa, cháu của Jiro. Shizuku cố gắng hoàn thành cuốn tiểu thuyết, còn Seiji thì theo đuổi con đường trở thành nghệ nhân làm đàn violin. Họ động viên nhau biến ước mơ thành hiện thực. Seiji hứa sẽ kết hôn với Shizuku khi anh thành tài. Cảnh vật thanh bình ở Seiseki-sakuragaoka, Tokyo, truyền cảm hứng cho thị trấn trong phim, và kể từ khi bộ phim được công chiếu vào năm 1995, nơi này đã đón tiếp nhiều du khách và fan hâm mộ đến tham quan.   3. From Up on Poppy Hill (Ngọn đồi hoa hồng anh)   From Up on Poppy Hill (コクリコ坂から) là một trong những anime được Ghibli phát hành gần đây nhất (2011). Khác với bốn anime trong danh sách, From Up on Poppy Hill do Goro Miyazaki, con trai của Hayao Miyazaki, làm đạo diễn. Phim tuy không được nhiều người đánh giá là hay nhất, nhưng cho thấy tài năng của Goro không hề thua kém cha mình. Lấy bối cảnh Nhật Bản năm 1963, một năm trước khi diễn ra Thế vận hội Mùa hè 1964 tại Tokyo, bộ phim xoay quanh câu chuyện về mối tình ngây thơ, trong trắng, nhưng không kém phần sóng gió của hai cô cậu học sinh trung học Umi và Shun. Cảnh Umi thức giấc ẩn chứa thông điệp sâu sắc hơn khi Goro làm trái ý cha, không vẽ ánh mặt trời trong căn phòng của cô. Trong các tác phẩm như Castle in the Sky và Kiki’s Delivery Service, Hayao Miyazaki thường vẽ ánh mặt trời tỏa áng yếu ớt trong phòng.   4. Kiki’s Delivery Service (Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki) Kiki’s Delivery Service (魔女の宅急便) được đông đảo khán giả trong và ngoài nước yêu thích kể từ khi nó được công chiếu tại Nhật Bản vào năm 1989 – một năm sau khi My Neighbor Totoro lên màn ảnh. Bộ phim gây ấn tượng với khán giả bằng câu chuyện kể về cô phù thủy nhỏ tuổi Kiki, rời khỏi nhà để bắt đầu cuộc sống tự lập đầy khó khăn, vất vả cùng chú mèo mun Jiji, nhưng bằng nghị lực đáng khâm phục, cô vượt qua tất cả và chiếm trọn cảm tình người xem. Khung cảnh thành phố biển thơ mộng trong phim được vẽ công phu, có lẽ được lấy cảm hứng từ các nước Bắc Âu. Một bộ phim đáng xem đối với fan hâm mộ của Ghibli.   5. Spirited Away (Vùng đất linh hồn) Spirited Away (千と千尋の神隠し) vừa khởi chiếu vào năm 2001 đã thu về hơn 300 triệu USD, đứng đầu danh sách những bộ phim có doanh thu cao nhất tại Nhật Bản. Cô bé Chihiro tình cờ lạc bước vào thế giới linh hồn, nơi cô quên mất danh tính thật của mình, được đặt tên mới là “Sen.” Cảnh Chihiro chỉ mới 10 tuổi đã phải làm việc vất vả tại nhà tắm công cộng thật sự làm lay động trái tim người xem. Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bộ phim chính là dàn nhân vật độc đáo, đa dạng, bao gồm chàng trai trẻ tốt bụng Haku (thực chất là một vị thần sông), phù thủy Yubaba (người cai quản nhà tắm), Zeniba (chị gái sinh đôi của Yubaba), và Konashi (Vô Diện). Theo bạn, Konashi được coi là hiện thân của lòng tham hay sự trong sáng?   6. My Neighbor Totoro (Hàng xóm tôi là Totoro) Ra rạp năm 1988, My Neighbor Totoro (となりのトトロ) là một trong những phim hoạt hình Ghibli nổi tiếng nhất ở Nhật Bản và nước ngoài, được đông đảo khán giả từ trẻ em đến

CHANGE lấy ý tưởng từ đời sống, từ mọi thứ xung quanh, từ những con người, những việc làm nhỏ nhặt, từ thiên nhiên từ những thứ mang lại giá trị tích cực cho đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng. 🔹 Chia sẻ của nhóm: CHANGE: change your thinking, reframe the future “Thông điệp được truyền tải qua những nhân vật có ảnh hưởng tích cực, chúng em muốn nói về cách xử sự giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên, với muôn loài. Khi chúng ta suy nghĩ tích cực, chấp nhận áp lực để hoàn thiện mình, chúng ta sẽ thay đổi được bản thân. Khi chúng ta thay đổi, chúng ta cũng sẽ truyền được năng lượng tích cực đến những người xung quanh bằng những lời nói và hành động yêu thương. Môi trường sống xung quanh chúng ta nhờ thế cũng sẽ được thay đổi.” 🔹 Nhận xét của giảng viên chuyên môn – thầy Tô Bảo Ân: Sau nhiều cố gắng, nhóm « Người Bình Dân » (NBD) đã dành cho mình một chiến thắng khá thuyết phục. Có thể nói, đây giải thưởng dành cho « những sự dung hòa », được thể hiện qua các yếu tố: ⭐ Tinh thần đồng đội: Đây là yếu tố quan trọng nhất mà Hunted Projects mang đến cho các thí sinh của mình. Ngoài kỹ năng vẽ, thì việc chia sẻ – lắng nghe – quyết định – thực hành của cả nhóm là kinh nghiêm thực tế các bạn sẽ gặp trong môi trường công việc sau này. ⭐ Đề tài, thông điệp phù hợp xu hướng: Các vấn đề xă hội hiện nay (ứng xử giữa con người với con người, giữa nhân sinh với môi sinh…) tuy không mới nhưng vẫn cần được đề cập qua nhiều hình thức và phương tiện truyền thông khác nhau. ⭐ Dung hòa kỹ năng cá nhân trong nhóm: NBD không phải là nhóm có kỹ năng vẽ tốt nhất nhất trong ngành Digital. Các bạn được nhận xét chỉ ở mức vừa đủ, với cách tạo hình, dùng màu còn khá đơn giản. Ý thức được điều này, toàn team đã cố gắng tìm ra phong cách tạo hình chung phù hợp. Quan trọng nhất là hình vẽ sau cùng đồng đều về chất lượng, mà vẫn mang nét riêng. Khiến người xem dễ đón nhận và liên kết được từng ý tưởng được đưa ra qua phong cách của mỗi thành viên trong nhóm. ⭐ Có yếu tố bất ngờ: NBD biết dứng dụng công nghệ phục vụ cho ý tưởng của mình. Đó là dùng app tương tác với người xem bằng tác phẩm mà họ cầm trên tay, qua đó thông điệp quan trọng về thực trạng môi trường, ý thức bảo vệ môi sinh… được xuất hiện trên màn hình. Người xem sẽ có trải nghiệm thú vị, lạ mắt hơn so với các team còn lại. Đây được xem như “điều kiện đủ” dẫn giải thưởng về với NBD. Vì việc chọn ý tưởng tuy không mới nhưng cách thể hiện mang dấu ấn riêng khiến cho thông điệp được truyền tải một cách thuyết phục và đạt hiệu quả tốt nhất có thể. Giải thưởng này không nên hiểu là minh chứng của sự hoàn hảo tuyệt đối dành cho ai đạt được nó. Nhưng là sự ghi nhận của một quá trình cố gắng. Niềm khích lệ này cũng được xem như một đòi hỏi “tiến về phía trước”, mà việc khắc phục những thiếu sót, hạn chế vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu cho cả đội. Comic Media Academy.

🌟 Diễn tả niềm vui lẫn nỗi lo trước và sau ngày khai trường của tuổi học trò mộng mơ. Cùng mối liên quan mật thiết của bốn người bạn thân là hình tượng thu nhỏ của cả hóm. Qua đó nâng cao tinh thần đoàn kết chủ đạo: Connection. 🌟 Hình thức triễn lảm: Postcard, Bookmarks, túi giấy.   Comic Media Academy.

🌟  Ngữ văn là môn học lọt top ám ảnh hàng đầu của học sinh cấp ba. Liệu môn học này có hay không chỉ là những dòng chữ khô khan? Có hay không chỉ dừng lại ở hai từ môn-học? 🌟  Từ những con người mơ mộng và điên rồ, Nhóm chúng mình luôn suy nghĩ: có cách nào truyền đạt cảm xúc về những tác phẩm của môn Văn cho những người đã đang và sẽ học Ngữ Văn – môn học mà chúng mình nghĩ là nó không hề khô khan, trái lại còn rất thơ, rất thực, rất đi vào lòng người. Để các bạn có thể thấy được những gì chúng mình cảm nhận về môn học này. Để kết nối các bạn với cảm xúc của những nhân vật Ngữ Văn. Chúng mình bằng tất cả nỗ lực và cố gắng đã cho ra đời bộ artwork về những tác phẩm văn học, những nhân vật xuất hiện giữa những tràng văn…    

🌟 Thể loại: tình bạn, thiếu nhi, gia đình,  🌟 Bộ tranh gồm 10 bức 🌟 Ý nghĩa: Bộ tranh mong muốn thể hiện tình bạn, sự kết nối giữa một cậu bé tên Bơ và một chú chuột lang tên Nâu, thông qua những hoạt động thường ngày, với những điều bình dị xung quanh, với giàn mướp, cây khế, với gia đình, với bạn bè. Ngoài ra, Bộ tranh là những mảnh kí ức của tác giả về tuổi thơ, về quê hương, về những dịp lễ Tết, với hy vọng người xem thấy chút gì đó chính tuổi thơ mình trong tranh. Cảm hứng: Từ chính tuổi thơ của một thành viên trong nhóm, cùng với những kí ức về quê nội, về những căn nhà ngoại ô, về cây khế trước nhà. Tháng 8 cũng chính là tháng mất của Nâu 4 năm về trước, tác giả có nhiều cảm xúc đặc biệt trong quá trình sáng tác.                     Comic Media Academy.

Phỏng vấn đạo diễn Hayao Miyazaki về phim hoạt hình gây tranh cãi The Wind Rises Bao năm qua, mỗi khi nhắc đến Hayao Miyazaki, fan hâm mộ đều nói bằng giọng kính phục. Với thiết kế nhân vật phong phú, đẹp mắt, chủ đề câu chuyện sâu lắng, những bộ phim hoạt hình của ông – trong đó có phim Spirited Away đoạt giải viện hàn lâm Nhật Bản – thường xuyên phá vỡ kỷ lục doanh thu phòng vé tại Nhật Bản. Vì vậy, chẳng có gì khó hiểu khi dư luận xôn xao về việc ông tuyên bố giã từ sự nghiệp sau khi cho ra mắt bộ phim cuối cùng The Wind Rises (Gió Nổi). Câu chuyện trong phim The Wind Rises không chỉ khác với những tác phẩm trước đây của ông, mà nó còn dấy lên tranh cãi trên toàn nước Nhật. Dựa trên nhân vật có thật trong lịch sử, The Wind Rises xoay quanh câu chuyện về mối tình đẫm nước mắt của chàng kỹ sư máy bay Jiro Horikoshi trong bối cảnh xã hội Nhật Bản vào những năm đầu Thế chiến thứ hai. Được đề cử giải Oscar, The Wind Rises chủ yếu được trình chiếu tại Mỹ, do ông biết trước nó sẽ vấp phải làn sóng tranh cãi dữ dội tại quê hương ông. Trong cuộc phỏng vấn với Dan Sarto, nhà phát hành kiêm tổng biên tập của Animation World Network, Hayao Miyaki chia sẻ cảm xúc và lý do tại sao mình viết câu chuyện này, cũng như những khó khăn, thử thách mà ông phải đối mặt trong quá trình làm phim. Dan Sarto: Tại sao ông sáng tác câu chuyện này? Câu chuyện có gì hấp dẫn đến mức thôi thúc ông vẽ manga, làm phim về nó? Hayao Miyazaki: Ban đầu, tôi vẽ manga như một sở thích. Nhà sản xuất Suzuki xem qua nó, rồi nói, “Tại sao anh không dựng thành phim?” nhưng tôi nhiều lần từ chối với lý do dựng thành phim sẽ không hay lắm. Bộ phim phù hợp cho người lớn hơn là trẻ em. Bên cạnh đó, ê-kíp được tuyển vào làm việc tại Studio Ghibli không am hiểu nhiều về lịch sử. Tôi nghĩ sẽ mất nhiều thời gian dạy lịch sử cho họ. Vẽ máy bay thời xưa cũng là thử thách không nhỏ. Tuy nhiên, sau nhiều lần bàn bạc, cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng, tôi và nhà sản xuất đã đi đến quyết định dựng thành phim. Dan Sarto: Chủ đề câu chuyện có điểm đặc biệt nào khiến ông tâm đắc và mong muốn dựng thành phim? Hayao Miyazaki: Tôi nhớ mình lớn lên trong những năm tháng cuối cùng của Thế chiến thứ hai. Cha mẹ tôi sống vào thời trước khi Nhật Bản tham gia Thế chiến thứ hai. Tôi không biết gì nhiều về những chuyện xảy ra trong giai đoạn này, ngoại trừ hai người mà tôi quan tâm nhất, Jiro Horikoshi và Hori Tatsuo. Tôi chứng kiến cả hai trải qua nhiều đau khổ và bi kịch trong chiến tranh. Tôi biến họ thành nhân vật chính trong bộ phim của mình. Dan Sarto: Ban đầu, ông từ chối dựng thành phim với lý do nó không phù hợp. Bây giờ, câu chuyện đã được dựng thành phim, ông nghĩ bọn trẻ có yêu thích nó hay không? Bộ phim có ý nghĩa đối với trẻ em và người lớn hay không? Hayao Miyazaki: Một thành viên trong ê-kíp nói cho dù hiện tại bọn trẻ chưa hiểu ý nghĩa của bộ phim, nhưng một khi bộ phim đã in sâu vào tâm trí chúng, một ngày nào đó chúng sẽ hiểu thôi. Tôi nói đùa với ê-kíp rằng làm xong bộ phim này là chúng tôi đang tự đào huyệt chôn mình [cười]. Dan Sarto: Thật may là làm xong bộ phim, ông chưa phải đào cái huyệt nào cả. Xin ông cho biết những khó khăn, thử thách mà ông và ê-kíp gặp phải trong quá trình làm phim? Hayao Miyazaki: Thứ nhất, bộ phim kể về thời kỳ khác hẳn với thời đại chúng ta sống hiện nay. Người Nhật Bản thời đó có cách đi đứng, ăn mặc khác hẳn với bây giờ. Ví dụ, ở nhà, họ ngồi trên chiếu tatami, ra đường, họ mặc kimono. Chúng tôi cần tìm hiểu cặn kẽ lối sống của họ. Chúng tôi sử dụng những bức ảnh cũ làm tư liệu tham khảo. Chúng tôi cố tưởng tượng Nhật Bản có diện mạo ra sao vào thời kỳ không ô nhiễm không khí như hiện nay. Đó là một trong những thử thách lớn nhất mà chúng tôi gặp phải trong quá trình làm phim. Nói về bản thân, năm 40 tuổi, tôi đã đạt được điều mình hằng mong ước từ thuở nhỏ. Sau đó, thử thách lớn nhất là phải tìm kiếm câu chuyện có chủ đề thật hay để dựng thành phim. Nó giống như mò mẫm đi trong phòng tối, không biết mình sẽ đi đến đâu. Dan Sarto: Tôi tin chắc trong mấy tháng qua có cả ngàn người hỏi ông câu hỏi này, và giờ tôi xin mạn phép làm người thứ 1001 hỏi lại ông câu hỏi đó. Tôi nghe có người đồn đoán đây sẽ là bộ phim cuối cùng trong sự nghiệp của ông. Tuy nhiên, tôi cũng nghe có người nói điều ngược lại. Vậy xin cho tôi hỏi đây có phải là bộ phim cuối cùng của ông hay không? Ông có dự định giải nghệ hay không? Hayao Miyazaki: Tại buổi họp báo, tôi lẽ ra không nên nói với mọi người rằng mình sẽ giải nghệ. Những người hiểu tôi nhất định sẽ không tin lời tôi [cười]. Tôi nghĩ Wind Rises sẽ không phải là bộ phim cuối cùng khi tôi bấm máy. Tôi chỉ nghĩ, “Đây sẽ là

Lối vẽ truyền thống tuy được nhiều họa sĩ ưa chuộng, nhưng xét về tốc độ, sự tiện lợi và tính linh hoạt, nó không thế nào sánh bằng vẽ kỹ thuật số. Theo năm tháng, kỹ thuật kết hợp vẽ chì với tô màu kỹ thuật số ra đời và phát triển. Nó thích hợp cho họa sĩ vẽ tay, nhưng muốn lấn sân sang lĩnh vực vẽ kỹ thuật số, hoặc cần kiểm soát hơn nữa diện mạo tác phẩm của mình. Bài viết dưới đây trình bày tiến trình vẽ bức tranh mang tên Vợ Gấu (The Bear Wife), từ bước dựng hình bằng bút chì cho đến tô màu lót đơn sắc bằng công cụ truyền thống trên giấy tone, rồi hoàn thiện chúng bằng công cụ kỹ thuật số trong Photoshop CC. Video minh họa tiến trình: Tiến trình trên chỉ mang tính tham khảo; vì vậy, bạn chỉ nên lấy nó làm điểm xuất phát, lựa chọn công cụ phù hợp với sở trường, và thực hiện theo cách riêng của mình.   1. Khởi đầu với bản phác thảo dưới dạng thumbnail Bước phác thảo dưới dạng thumbnail quyết định hình ảnh có đạt hay không. Để tránh hình ảnh vô vị, thiếu thông tin, bạn cần cân nhắc trước khi vẽ. Nhân vật là ai? Anh ta có câu chuyện nào muốn kể? Hãy để câu trả lời quyết định sự lựa chọn của bạn. Chọn xong bản phác thảo ưng ý, bạn trau chuốt nó trong Photoshop, thiết lập giá trị màu và màu sắc mong muốn cho hình ảnh cuối cùng.   2. Chụp ảnh tham khảo Ảnh chụp giúp mang lại tính chân thực cho cảnh hư cấu. Tránh sử dụng hình ảnh lượm lặt hoặc stock photo. Tự chụp ảnh tham khảo là cách bảo đảm hình ảnh đúng ý mình. Đôi khi bạn phải biết linh động để có bức ảnh ưng ý. Ví dụ, không có gấu con, bạn linh động thay bằng chú chó!   3. Tạo bản phác thảo chặt chẽ, chi tiết Vẽ phóng to bản phác thảo thumbnail trên giấy Bristol, rồi bắt đầu lấy thông tin hình ảnh từ ảnh chụp tham khảo để đưa vào bức vẽ. Chì màu xám Col-Erase cho nét vẽ mềm mại, phóng khoáng hơn chì than, khiến nó trở nên lý tưởng cho giai đoạn phác thảo.   4. In ra giấy Bạn thích tô vẽ trên nhiều loại giấy khác nhau, và ngại tô màu trực tiếp lên bản vẽ gốc, vì nỗi sợ làm hỏng nó luôn cản trở sức sáng tạo của bạn. Nếu vậy, thay vì làm việc trực tiếp trên tranh vẽ chì, bạn in bản phác thảo ra giấy màu Pastel, rồi thỏa sức vẽ màu nước trên đó. Đây là bước cần thiết khi bạn sử dụng màu nước trên giấy.   5. Tạo bản underdrawing Underdrawing là phiên bản 2 màu, trau chuốt hơn một chút so với bản phác thảo ban đầu. Bạn xem lại giá trị màu trong bản thumbnail, ghi nhận những mảng sáng tối. Sử dụng chì đen Col-Erase cho mảng tối (gấu và áo khoác), chì xám Col-Erase để tạo hiệu ứng tinh tế cho mảng sáng (tóc, da, cây cối, và gấu con).   6. Đi màu Bước này cũng dựa trên giá trị màu đã định từ đầu. Pha loãng hỗn hợp màu acrylic nâu và đen, rồi quét lên những mảng tối trong bức tranh. Việc này giúp tăng giá trị màu đậm cơ bản cho mảng tối, phân định rõ mảng sáng tối khi bạn bắt đầu diễn họa.   7. Diễn họa Chọn cọ tròn cỡ nhỏ, bắt đầu diễn họa trong phạm vi màu cơ bản. Ở giai đoạn này, tạm thời bỏ qua mảng sáng. Thay vào đó, tập trung vào gia tăng giá trị màu đậm. Bảo đảm điểm nhấn mảng tối không có giá trị màu quá gần với mảng sáng.   8. Miêu tả chi tiết Chuyển sang chì đen Col-Erase sau khi định xong giá trị màu ưng ý cho mảng tối. Điểm xuyết thêm chi tiết và kết cấu. Nhấn mạnh line art. Ở giai đoạn này, có thể áp dụng kỹ thuật đánh bóng để gia tăng giá trị màu đậm hơn nữa.   9. Diễn họa mảng sáng Chuyển sang mảng sáng sau khi diễn họa xong mảng tối. Pha màu thật loãng, rồi tạo mảng bóng đổ trên khuôn mặt và chú gấu con. Sau đó, quay lại hoàn thiện line art và tạo thêm bóng đổ tinh tế bằng chì xám Col-Erase.   10. Thêm điểm nhấn Làm nổi bật mảng sáng bằng chì trắng để tăng thêm chiều sâu, trau chuốt nó cho thêm phần tự nhiên. Về phần còn lại của bức tranh, can lại nét bằng bút chì Prismacolor (xám đậm cho tông màu trung bình, đen cho mảng tối) để tạo điểm nhấn mà không làm ảnh hưởng đến giá trị màu. Tránh lạm dụng điểm nhấn. Đừng quên bề mặt sáng bóng mới có điểm nhấn, và điểm nhấn hiếm khi hiện diện trong mảng tối.   11. Scan hình và chỉnh màu Phần diễn họa đã xong, giờ bạn có thể bắt tay vào tô màu và trau chuốt trong Photoshop. Scan ảnh, rồi điều chỉnh Curves và Levels cho hình ảnh trên màn hình ăn khớp với bức tranh. Tăng độ tương phản. Chỉnh màu trên lớp Hue/Saturation.   12. Thêm sắc màu kỹ thuật số Bắt đầu tô màu chậm rãi. Trước tiên, bạn vẽ đường viền khăn quàng cổ bằng công cụ Pen, rồi chuyển đổi đường viền thành vùng chọn. Kế đến, tô đầy vùng chọn bằng màu đỏ, chuyển sang chế độ Overlay, giảm Opacity để tạo hiệu ứng tinh tế hơn.   13. Làm sáng mảng trắng Nét chì trắng không bao giờ hiện rõ trong bản scan; vì vậy, muốn tránh hiệu ứng

👩‍🎨👨‍🎨 Thành viên: Nguyễn Lan Hương – Trần Thị Thanh Vy 🌟 Học viên Chuyên ngành Digital Painting Chuyên Nghiệp K7 – Comic Media Academy Thông điệp: Môi trường hiện nay đã và đang bị tàn phá với lượng rác thải nhựa khổng lồ do con người thải ra hằng ngày. Chúng ta không nên chỉ hạn chế dùng đồ nhựa mà còn phải nghĩ đến việc tái chế các sản phẩm nhựa lâu nay như thế nào. Bảo vệ môi trường không phải việc của riêng ai hay chỉ trong một ngày nào đó … – Comic Media Academy –

  Weathering with You – sự “tái xuất” của đạo diễn Anime Makoto Shinkai kể từ lần ra mắt Your Name (năm 2016) – đã kiếm được hơn 10 tỷ yên (92,6 triệu USD) tại phòng vé Nhật Bản kể từ khi phát hành vào tháng 7, lọt vào top 10 bộ phim được sản xuất trong nước có doanh thu cao nhất Nhật Bản. Câu chuyện về thiếu niên tên Hodaka rời khỏi quê hương để đến Tokyo sầm uất và cô gái Hina ma thuật, có khả năng kiểm soát thời tiết, đã gây được tiếng vang với khán giả và nhận nhiều lời khen ngợi của các nhà phê bình – những người được chìm đắm trong câu chuyện ngày mưa. Weathering with You cũng rất vinh hạnh được chọn là tác phẩm đại diện Nhật Bản tranh giải Oscar lần thứ 92 – năm 2020 hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất được thành lập năm 1947, và Nhật Bản từng giành được ba giải thưởng trước năm 1955, cho Rashomon (1950), Cổng địa ngục (1953) và Samurai, Truyền thuyết về Musashi (1954). Tuy nhiên, sau chiến thắng của “Musashi” năm 1955, Nhật Bản đã trải qua ”một đợt hạn hán” kéo dài hơn nửa thế kỷ cho đến khi phim Departures (Khởi hành / Okuribito) giành chiến thắng ở hạng mục này  vào năm 2008. Weathering with you có rất nhiều ý nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên, mặc dù là một trong những bộ phim hoạt hình có doanh thu quốc tế cao nhất mọi thời, Your Name lại không nhận được đề cử cho giải Phim hoạt hình hay nhất Oscar. Thứ hai, Weathering with You là bộ phim hoạt hình thứ hai được gửi tham dự hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất và là phim đầu tiên trong hơn 20 năm. Mặt khác, nếu được đề cử trong hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất đồng nghĩa là Weathering with You sẽ không cạnh tranh với các bộ phim của Disney, Pixar, Dreamworks hay các tác phẩm hoạt hình của các hãng phim khác của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hiện tại, việc được chọn làm đại diện của Nhật Bản vẫn là một vinh dự cho Weathering with You.   * Nguồn : soranews24 * Biên dịch : Mita – Comic Media Academy

  Đồ án tốt nghiệp – tác phẩm tựa đề Cốt Trâm, do Nguyễn Thị Xuyên, học viên khóa 2 thực hiện Bìa đồ án tốt nghiệp-học viên Nguyễn Thị Xuyên khóa 2   Quá trình thực hiện tác phẩm – Đề tài: Con người và những mối quan hệ – Chủ đề: Tìng mẫu tử và sự hận thù – Loại thể: trữ tình, tự sự – Cảm hứng: phê phán – Thông điệp: Những con người có ánh nhìn thiển cận, nhìn từ một phía mà đã vội vàng kết tội và lăng mạ người khác. – Ý nghĩa: – Hãy suy nghĩ kĩ trước khi làm.                  – Trước khi nói người hãy nhìn lại mình                  – Làm việc xấu sẽ bị quả báo.                  – Hãy nhìn nhận sự việc bằng nhiều phía – Logline: bà cả hóa điên và sự thật về cây cốt trâm hóa người – Lí do chọn đề tài: Thực trạng hiện nay rất nhiều người phiến diện nhìn vào một mặt của vấn đề mà đưa ra những phán xét và vội vàng chửi bới người khác. Seung ri bị truyền thông cáo buộc mại dâm và nhiều cáo buộc khác, ngụy tạo bằng chứng. Dư luận bủa vây chửi bới mà không cần biết đúng sai.Sau cùng cảnh sát không điều tra được sai phạm gì và anh vô tội. – Tóm tắt nội dung truyện: Truyện kể về sự trả thù của liễu yêu Liễu Nương. Thị và con gái bị thị mợ cả nhà họ Đỗ giết hại. Thị hóa thành người và làm vợ hai của Đỗ Nghiêm để trả thù. Thị giết đứa con đầu của người vợ cả là Đỗ Thị và bị phát hiện, Đỗ Thị mời pháp sư về trấn áp và đúc thị thành trâm và giam cầm linh hồn thị trong đó. Nỗi oán hận của Liễu Nương ngày càng tăng lên, thị đàm phán với pháp sư và quay trở về nhà họ Đỗ. Thị khiến Đỗ Nghiêm ghét bỏ Đỗ Thị và lầm tưởng Đỗ Thị bị điên. Đỗ Thị phát hiện sau đó bị Liễu Nương bắt lại hành hạ. Pháp sư xuất hiện và tiết lộ bí ẩn đằng sau sự sống của Liễu.   tác phẩm CỐT TRÂM                                                   copyright © Nguyễn Thị Xuyên

Ngành công nghiệp anime cạnh tranh khốc liệt. Mức lương trung bình có thể khá thấp. Muốn biết mức lương thấp đến mức độ nào, chúng ta hãy xem qua bài phân tích dưới đây. Năm 2018, Hiệp hội tác giả hoạt hình Nhật Bản (Japanese Animation Creators Association) công bố kết quả khảo sát mức lương và độ tuổi trung bình của người đảm nhận những công việc khác nhau trong ngành công nghiệp anime tại Nhật Bản. Biểu đồ dưới đây của họa sĩ hoạt hình Thomas Romain giúp giải thích cặn kẽ hơn mối quan hệ giữa những công việc này: Hơn 750 người (60% nam, 40% nữ) tham gia cuộc khảo sát, và sau đây là kết quả: Series Director (đạo diễn series phim) Độ tuổi trung bình: 42 Mức lương trung bình hàng tháng: 540.833 yên Nhật (4.878 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 6,490,000 yên Nhật (58.540 USD)   Chief Animation Director (đạo diễn hình ảnh chính) Độ tuổi trung bình: 43 Mức lương trung bình hàng tháng: 470.000 yên Nhật (4.239 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 5.640.000 yên Nhật (50.873 USD) Producer (nhà sản xuất) Độ tuổi trung bình: 39 Mức lương trung bình hàng tháng: 451.667 yên Nhật (4.074 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 5.420.000 yên Nhật (48.888 USD)   Character Designer (họa sĩ thiết kế nhân vật) Độ tuổi trung bình: 38 Mức lương trung bình hàng tháng: 425.000 yên Nhật (3.833 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 5.100.000 yên Nhật (45.997 USD)   Animation Director (đạo diễn hình ảnh) Độ tuổi trung bình: 38 Mức lương trung bình hàng tháng: 327.500 yên Nhật (2.954 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.930.000 yên Nhật (35.445 USD)   3DCG Animator (họa sĩ 3D) Độ tuổi trung bình: 34 Mức lương trung bình hàng tháng: 320.000 yên Nhật (2.886 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.840.000 yên Nhật (34.629 USD)   Episode Director (đạo diễn tập phim) Độ tuổi trung bình: 41 Mức lương trung bình hàng tháng: 316.667 yên Nhật (2.856 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.800.000 yên Nhật (34.268 USD)   Storyboarder (họa sĩ vẽ storyboard) Độ tuổi trung bình: 49 Mức lương trung bình hàng tháng: 310.000 yên Nhật (2.795 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.720.000 yên Nhật (33.546 USD)   Art Director (giám đốc nghệ thuật) Độ tuổi trung bình: 35 Mức lương trung bình hàng tháng: 285.000 yên Nhật (2.570 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.420.000 yên Nhật (30.841 USD)   Color Designer (họa sĩ thiết kế màu sắc) Độ tuổi trung bình: 38 Mức lương trung bình hàng tháng: 278.333 yên Nhật (2.510 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.340.000 yên Nhật (30.118 USD)   Cinematographer (đạo diễn hình ảnh kiêm quay phim) Độ tuổi trung bình: 34 Mức lương trung bình hàng tháng: 265.833 yên Nhật (2.397 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.190.000 yên Nhật (28.765 USD)   Production Assistant (trợ lý sản xuất) Độ tuổi trung bình: 30 Mức lương trung bình hàng tháng: 257.000 yên Nhật (2.317 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.090.000 yên Nhật (27.865 USD)   Key Animator (họa sĩ chính) Độ tuổi trung bình: 36 Mức lương trung bình hàng tháng: 235,000 yên Nhật (2.119 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 2.820.000 yên Nhật (25.430 USD)   Inbetween Checker (họa sĩ kiểm tra khung hình trung gian) Độ tuổi trung bình: 35 Mức lương trung bình hàng tháng: 217.500 yên Nhật (1.961 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 2.610.000 yên Nhật (23.531 USD)   Layout Artist (họa sĩ layout) Độ tuổi trung bình: 38 Mức lương trung bình hàng tháng: 195.000 yên Nhật (1.758 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 2.340.000 yên Nhật (21.097 USD)   Paint Staff (bộ phận tô màu) Độ tuổi trung bình: 26 Mức lương trung bình hàng tháng: 162.000 yên Nhật (1.460 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 1.950.000 yên Nhật (17.581 USD)   2nd Key Animation/Clean-Up (họa sĩ lọc nét) Độ tuổi trung bình: 27 Mức lương trung bình hàng tháng: 93.333 yên Nhật (841 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 1.120.000 yên Nhật (10.097 USD)   Inbetween Staff (bộ phận chèn khung hình trung gian) Độ tuổi trung bình: 24 Mức lương trung bình hàng tháng: 92.500 yên Nhật (833 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 1.110.000 yên Nhật (10.007 USD)   Những người nắm giữ cương vị chủ chốt như đạo diễn series phim hoạt hình có mức lương khá cao, nhưng chẳng đáng là bao so với thu nhập của đạo diễn series phim truyền hình và nhà làm phim Hollywood. Nhìn xuống những người hưởng lương thấp hơn, bạn hẳn sẽ “sốc” khi thấy có người thậm chí không kiếm nổi mức lương tối thiểu. Theo tờ báo Mainichi News, mức lương tối thiểu tại nhiều xưởng phim hoạt hình ở Nhật Bản (dao động tùy theo từng nơi) cao nhất là là 907 yên Nhật (8,18 USD)/giờ. Như vậy, đối với công việc lương thấp, bạn phải làm việc nhiều hơn mới mong kiếm được mức lương tối thiểu. Một thực tế thật đáng buồn! NHK cụ thể hóa mức lương của họa sĩ hoạt hình bằng câu chuyện sau: Họa sĩ hoạt hình được trả 200 yên Nhật (1,8 USD) cho mỗi bức vẽ.  Mỗi ngày họ có thể vẽ tới 20 bức vẽ.  Lương hàng tháng là 107.833 yên Nhật (972 USD)  Ngày làm việc 11 tiếng, nghỉ 4 ngày.  Và thật đáng buồn hơn nữa khi bạn thấy số lượng anime ra mắt ngày càng nhiều hơn trước, nhưng đâu đó trong ngành công nghiệp anime vẫn còn những người hưởng mức lương không đủ sống.   * Nguồn: kotaku * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy

  Dave McCaig là họa sĩ tô màu với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc cho nhà xuất bản truyện tranh Mỹ. Ông cũng từng phụ trách tô màu series phim hoạt hình Batman. Với tôi, trong sáng tác truyện tranh, tô màu là công đoạn thú vị nhất, bởi nó mang lại tính nghệ thuật cho câu chuyện kể. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ chia sẻ 12 bí quyết tô màu cho bản vẽ trắng đen để phong cảnh và nhân vật trở nên sinh động, bắt mắt hơn. Màu sắc giúp mở rộng phạm vi truyện tranh, biến từng khung hình 2D thành cửa sổ mở ra thế giới đa sắc thái. Màu sắc trong khung hình hòa quyện vào nhau như giai điệu bài hát. Trước khi trình bày bí quyết tô màu, tôi xin giải đáp một số câu hỏi sau:   Tại sao nên sử dụng màu sắc trong truyện tranh? Màu sắc giúp độc giả nắm bắt nhanh diễn biến câu chuyện mà không cần “nhét” lời thoại vào đầu họ, cũng như bắt buộc vẽ toàn bộ cảnh vật. Ví dụ, màu sắc đơn giản như bóng đổ màu xanh trên nền vàng tiết lộ cho độc giả biết đây là cảnh bình minh. Màu sắc có những lợi ích đáng chú ý mà bản vẽ trắng đen không có được. Nó có khả năng truyền tải bầu không khí, thời điểm trong ngày, chuyển cảnh, mặt phẳng ảnh, và độ sâu trường ảnh. Nên dùng phần mềm nào? Photoshop CC là phần mềm tô màu truyện tranh thông dụng nhất từ trước đến nay, nhưng gần đây, điều này đã thay đổi bởi sự xuất hiện của Clip Studio Paint. Clip có tốc độ xử lý nhanh hơn rất nhiều ở một số tác vụ như tạo lớp màu phẳng (flat colour) nhờ xác lập cải tiến Paint Bucket tự động dò tìm và lấp đầy kẽ hở trong hình vẽ. Một cách tiết kiệm thời gian hiệu quả! Nói vậy chứ tôi vẫn thích công cụ diễn họa sẵn có trong Photoshop. Ngoài làm việc trên PC ra, thỉnh thoảng tôi cũng “đổi gió” với Clip hoặc Procreate trên iPad Pro. Muốn biết phần mềm vẽ nào phù hợp với mình, bạn xem lại bài viết “Những phần mềm vẽ tốt nhất cho digital painting.”   1.  Khởi đầu với màu phẳng Tạo lớp màu phẳng là công đoạn không thể thiếu đối với họa sĩ tô màu trong ngành công nghiệp truyện tranh Mỹ. Ở công đoạn này, họa sĩ trình bày các hình vẽ phẳng, liền kề nhau trên lớp riêng, tách biệt với line art để dễ tạo vùng chọn trong quá trình diễn họa. Để tiết kiệm thời gian, tôi thường giao công đoạn này cho họa sĩ tô màu phẳng chuyên nghiệp. Sau khi nhận lại bản vẽ màu phẳng, tôi sẽ tô màu chồng lên chúng thông qua công cụ Paint Bucket.   2. Không sử dụng quá nhiều lớp Tôi nghĩ có họa điên mới tạo hàng chục lớp Photoshop trên trang truyện, bởi nó sẽ gây khó khăn cho theo dõi, quản lý lớp. Vì vậy, tôi thường chỉ giới hạn ở 3 – 4 lớp mà thôi, bao gồm lớp màu phẳng, lớp bản sao màu phẳng, lớp chứa đường nét, và đôi khi thêm 1 – 2 lớp chứa line art màu và/hoặc hiệu ứng ánh sáng. Gọn nhẹ và đơn giản!   3. Quyết định phong cách vẽ Thông qua sử dụng công cụ Lasso hoặc Pencil, tôi có thể diễn họa theo phong cách anime cho dễ chỉnh sửa bằng Paint Bucket. Công cụ vẽ Airbrush tuy mang tính nghệ thuật cao hơn, nhưng mất nhiều thời gian chỉnh sửa. Lớp màu phẳng giúp chọn từng hình dễ dàng hơn để chỉnh sửa. Mỗi phong cách vẽ có những thế mạnh riêng, có thể kết hợp với nhau. Tôi thường vẽ background, và sử dụng màu phẳng cho nhân vật; hoặc giữ nguyên màu phẳng của mảng tối, và đi vào diễn họa mảng sáng.   4. Cân nhắc số lượng chi tiết cần đưa vào Phong cách vẽ chi tiết, siêu thực tăng thêm sức nặng cho câu chuyện thông qua miêu tả kết cấu, râu ria,… Phong cách vẽ đơn giản không chú trọng quá nhiều vào chi tiết, để độc giả tự lấp đầy chỗ trống, và giúp đẩy nhanh tốc độ đọc. Diễn họa càng đơn giản, màu sắc càng có sức biểu cảm cao. Ở đây, tôi không có ý đánh giá thấp chi tiết. Chi tiết giúp tăng thêm sức nặng và có giá trị quan trọng. Lược bỏ chi tiết có cả ưu điểm lẫn nhược điểm, và tôi luôn cân nhắc các tùy chọn diễn họa mỗi khi bắt đầu thực hiện tác phẩm mới.   5. Thêm cá tính riêng Nhiều họa sĩ tô màu, cả kỳ cựu lẫn mới vào nghề, dựa vào màu background để làm nổi bật line art. Tôi thực sự không tán thành cách diễn họa này. Tác phẩm tuy phải được thực hiện dựa trên tinh thần hợp tác, nhưng thông qua lựa chọn màu sắc và hình thể, tôi hy vọng tác phẩm của mình mang đậm nét cá tính riêng, bất kể áp dụng cách diễn họa nào. Nghệ thuật hợp tác giống như bạn ở trong một ban nhạc. Mọi thành viên cần chơi theo sở trường và thể hiện phong cách cá nhân của mình; nếu không, tác phẩm hợp tác sẽ trở nên tẻ nhạt.   6. Kể chuyện bằng màu sắc và hình vẽ Màu sắc, đường viền bóng đổ, hoa văn,… là cách hiệu quả, tinh tế để hướng sự chú ý của độc giả vào nhân vật chính và action trong trang truyện. Trong trang truyện này, tôi sử dụng ba hình màu đỏ để hướng nhanh sự chú ý vào nhân vật

  Là một học viên tiêu biểu của thế hệ đầu tại Viện Truyện tranh & Hoạt hình (CMA), Xuyên đã sớm tham gia đứng lớp giảng dạy các khóa ngắn hạn, đặc biệt là nhân tố quan trọng của lớp Manga Comic thiếu nhi. Với tinh thần cầu thị, không ngại dấn thân, Xuyên vinh dự được CMA trao học bổng Bảo trợ tài năng, chính thức trở thành giảng viên tại Viện sau khi tốt nghiệp. Tiếp tục phụ trách lớp Manga Comic thiếu nhi mà bản thân đã gắn bó và tạo được nhiều dấu ấn tích cực từ khi còn trên ghế giảng đường, ở cương vị mới, Xuyên hứa hẹn là giảng viên trẻ với phương pháp mới, góc nhìn mới, đưa ra những chương trình học hấp dẫn, bổ ích để đào tạo các mầm non tiếp bước.   Xuyên cũng là một trong những họa sĩ tìm tòi và sáng tác truyện tranh webtoon đầu tiên của CMA và đang có những dự án riêng về thể loại này.   Năng động, tự tin và luôn khát khao học hỏi, Xuyên là nhân tố đầy hứa hẹn của nền công nghiệp sáng tạo.   – Comic Media Academy –

  Thuộc thế hệ đầu của Viện Truyện tranh & Hoạt hình (CMA), chương trình Họa Sĩ Kể Chuyện – ngành Truyện tranh, Hoài Thương là học viên vinh dự nhận học bổng Bảo trợ tài năng, trở thành giảng viên trẻ tại Viện sau khi tốt nghiệp. Với sở trường về thể loại truyện tranh Manga cộng với niềm yêu thích hướng dẫn các em nhỏ, khi còn ngồi trên giảng đường, Hoài Thương đã tham gia giảng dạy lớp Manga Comic thiếu nhi và đạt được tín nhiệm cao từ phụ huynh cũng như sự yêu thích của nhiều học viên nhí. Không ngừng tìm hiểu, cập nhật các xu hướng truyện tranh mới, Hoài Thương cũng là một trong những họa sĩ sáng tác truyện tranh webtoon đầu tiên của CMA và đang thực hiện giấc mơ cho những dự án cá nhân về thể loại này. Hiện tại, Hoài Thương là nhân tố đầy tiềm năng đang đảm nhận các vị trí quan trọng của các lớp ngắn hạn Manga Comic, Webtoon…   – Comic Media Academy –

  Mọi thứ luôn trở nên phức tạp khi bạn phát giác ra nửa kia của mình là phản diện – hoặc ngược lại – nhưng điều này lại giúp làm nên câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn cho truyện tranh và phim chuyển thể từ truyện tranh. Ví dụ về 6 cặp nhân vật Marvel/DC dưới đây là minh chứng cho thấy nửa kia của bạn không phải lúc nào cũng phá vỡ thỏa thuận chỉ vì anh ta ở bên kia chiến tuyến.   1. Daredevil và Elektra Daredevil luôn nhân danh công lý để chiến đấu chống lại kẻ xấu. Tuy nhiên, bạn gái một thời của anh, Elektra không từ thủ đoạn phi đạo đức nào để giành chiến thắng trong cuộc chiến. Dẫu Matt Murdock cố gắng đứng về phía lẽ phải đến đâu đi nữa, nhưng tình yêu cứ khiến anh quay lại với Elektra. Daredevil đồng cảm với cô, nhưng sự bất đồng quan điểm vẫn là nguyên nhân cản trở mối quan hệ của họ.   2. Batman và Catwoman Không có sự hiểu lầm nào ở đây, vì ngay từ đầu, Bat và Cat đã bộc lộ rõ quan điểm trái ngược nhau về công lý. Trong truyện tranh, TV series, và phim chuyển thể, Batman bị hút hồn bởi Catwoman và thầm yêu cô. Catwoman cũng vậy, và cô có nét giống phản anh hùng (anti-hero) hơn là phản diện, hay đi gây sự đánh nhau, rồi cuối cùng làm hòa.   3. Spider-Man và Black Cat Felicia Hardy (Black Cat) hành nghề đạo chính, nhưng thường xuyên bị Spider-Man phá đám. Cả hai nhân vật thường buông lời “ong bướm” mỗi khi đối đầu nhau. Cuối cùng, Black Cat quyết định “cải tà quy chính,” sát cánh cùng Spider-Man chiến đấu chống lại cái ác. Tiếc thay, sự lãng mạn đã mất đi khi mặt nạ rơi xuống.   4. Nightwing và Harley Quinn Hầu hết mọi người chỉ biết đến cặp đôi Harley và Joker, ít ai ngờ rằng trong một số truyện tranh khác, người cô yêu lại là Nightwing. Trong truyện tranh, hai công dân của Gotham có những giây phút tình tứ không thể chối cãi với nhau. Trong một số phim hoạt hình, họ thật sự ở bên nhau, và thậm chí kết hôn trong series truyện tranh gần đây.   5. Cyclops và Phoenix Jean Grey là một cô gái dịu dàng, có mối tình đẹp với Scott Summers (Cyclops), cho đến một ngày nọ, cô trở thành Dark Phonenix, sở hữu sức mạnh hủy diệt hành tinh. Summers chật vật đối phó với mối quan hệ đi theo chiều hướng nguy hiểm, nhưng cả hai vẫn cố gắng vượt qua.   6. Sue Storm và Dr. Doom Trong phần đầu của nhiều series truyện tranh và phim X-Men, Sue Storm và Victor Von Doom hẹn hò hoặc kết hôn với nhau. Doom tuy là người có hiểu biết, nhưng vì tham vọng và đam mê quyền lực lấn át lý trí, anh dần biến thành siêu phản diện xấu xa, độc ác. Việc này không chỉ đẩy Sue Storm vào vòng tay của Mr. Fantastic, mà còn lôi kéo hai người từng một thời yêu nhau say đắm vào cuộc chiến khốc liệt một mất một còn.   * Nguồn: therealstanlee * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy

  Khi bạn sáng tác câu chuyện, trong câu chuyện luôn có nhân vật truyền cảm hứng mạnh mẽ tới bạn. Nhân vật này ắt hẳn là nhân vật chính phải không nào? Người mà bạn sẽ theo chân anh ta đi suốt chiều dài câu chuyện và có ý nghĩa đối với bạn nhất? Không, người đó chính là nhân vật phản diện. Nhân vật phản diện không chỉ truyền cảm hứng, mà còn cho phép bạn đi sâu khám phá những góc khuất đen tối trong tâm hồn con người để từ đó cho ra đời những nhân vật xấu xa, độc ác đến khó tưởng. Sau đây là 9 yếu tố giúp bạn xây dựng nhân vật như vậy:   1. CÁI BÓNG CỦA NHÂN VẬT CHÍNH Mối quan hệ giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện đóng vai trò chủ đạo trong câu chuyện, vì nó là nguồn gốc của mọi mâu thuẫn. Nhân vật chính sẽ không có cơ hội tỏa sáng nếu như không có nhân vật phản diện gây rắc rối cho anh ta. Không vướng vào rắc rối, nhân vật chính sẽ khó lòng nhận ra điểm yếu của bản thân và tìm cách khắc phục. Nhân vật phản diện là hiện thân cho điểm yếu “chí mạng” của nhân vật chính. Nhân vật phản diện là CÁI BÓNG của nhân vật chính – tấm gương phản ánh chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhân vật chính lầm đường lạc lối. Cả hai nhân vật cùng đối mặt với một vấn đề, nhưng theo cách khác nhau. Ví dụ, nhân vật phản diện Darth Vader là cái bóng của người hùng Luke.   2. THỦ ĐOẠN TẤN CÔNG Trong nỗ lực ngăn cản nhân vật chính đạt được mục tiêu, nhân vật phản diện sẽ ra sức tấn công nhân vật chính trên ba cấp độ: 1) quan hệ cá nhân 2) quan hệ xã hội và 3) tinh thần. Ở cấp độ quan hệ cá nhân, nhân vật phản diện sẽ tấn công bạn bè, người thân,… của nhân vật chính. Ở cấp độ quan hệ xã hội, nhân vật phản diện sẽ tấn công cộng đồng của nhân vật chính. Ở cấp độ tinh thần, nhân vật phản diện sẽ bạo hành tinh thần nhân vật chính. Vì là người chuyên tấn công điểm yếu “chí mạng” của nhân vật chính, nhân vật phản diện phải có thủ đoạn tấn công trên ít nhất hai cấp độ.   3. ĐIỂM YẾU Nhân vật phản diện tất nhiên cũng phải có điểm yếu, nhưng điểm yếu ở đây không đại loại là “Anh ta khoái hành hạ rùa trước mỗi bữa ăn sáng,” “Anh ta có sở thích ướp bướm khô,” hoặc “Anh ta thích giết người.” Đây là những hành động độc ác, CHỨ KHÔNG PHẢI điểm yếu. Lấy ví dụ trong phim, nhiều nhân vật phản diện làm việc xấu mà không cần lời giải thích lý do TẠI SAO. Họ làm vậy vì lý do khá đơn giản: điểm yếu của con người! Những hành động độc ác của họ – từ nhỏ nhặt như trộm cắp đến kinh thiên động địa như tàn sát cả hành tinh – đều bắt nguồn từ ĐIỂM YẾU CỦA CON NGƯỜI. Cùng như nhân vật chính, nhân vật phản diện cần có những khiếm khuyết trong tâm hồn. Ví dụ, tiên hắc ám Maleficent tuy thuộc chủng tộc rồng, nhưng vẫn có điểm yếu như con người.   4. MỤC TIÊU Cũng như vật vật chính trong câu chuyện, nhân vật phản diện cần có những mục tiêu cho riêng mình: ngăn cản nhân vật chính đạt được mục tiêu hoặc cố đạt mục tiêu khác với nhân vật chính. Nhân vật phải là trở lực lớn nhất đối với nhân vật chính, khiến nhân vật chính phải vất vả, khó khăn lắm mới đạt được điều mình muốn.   5. ĐỘNG CƠ BÊN NGOÀI Nhân vật phản diện sở dĩ được nhiều người ủng hộ là vì anh ta chẳng bao giờ nói ra động cơ thật sự của mình. Anh ta luôn tạo bức bình phong che đậy con người thật của mình. Anh ta muốn tỏ vẻ như mình là người tốt. Anh ta bóp méo khái niệm thiện ác để bao biện cho động cơ xấu xa của mình. Anh ta không coi những việc làm xấu xa của mình là trái luân thường đạo lý. Anh ta khiến khiến mọi người lầm tưởng là người tốt. Ví dụ, Gothel là bà mẹ yêu thương, bảo bọc con gái, nhưng như bạn biết đấy, bà chính là hung thủ đâm trọng thương Flynn. Động cơ bên ngoài tuy không đứng vững dưới góc độ lôgic và đạo đức, nhưng nó cho nhân vật phản diện cái lý để làm những việc trái luân thường đạo lý  – và điều này góp phần tăng thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn cho câu chuyện.   6. CÁI LÝ CỦA KẺ XẤU Nhân vật chính cần nghiệm ra chân lý nào đó để giúp anh ta điều chỉnh cuộc sống, khắc phục điểm yếu, và xua tan bóng ma quá khứ. Đó là chân lý về “cách sống tốt” – điều bạn muốn chứng minh qua câu chuyện của mình. Nhân vật phản diện có suy nghĩ khác hẳn. Anh ta không đồng tình với chân lý đó và đưa ra cái lý của mình, “sống là phải biết hưởng thụ.” Ví dụ, Voldmort nói, “Không có thiện ác, chỉ có quyền lực, và những kẻ quá nhu nhược mới không mưu cầu quyền lực.” Mặc dù cái lý của Voldmort không mang tính thuyết phục cho lắm, nhưng nó phản ánh đúng suy nghĩ trong đầu kẻ xấu.   7. VẺ NGOÀI Vẻ ngoài của nhân vật phản diện được phản ánh qua diện mạo, cách ăn nói, cách hành xử, địa vị và quyền lực. Nhân

  Lady and the Tramp (Tiểu thư và chàng lang thang) là bộ phim hoạt hình kinh điển nổi tiếng năm 1955, mới đây được Walt Disney chuyển thể sang phiên bản live-action, và kiến phát sóng độc quyền trên kênh Disney Plus – dịch vụ phim trực tuyến mới của Disney – vào ngày 12/11 tại Mỹ. Ngày phát hành toàn cầu tuy chưa được công bố, nhưng dự kiến vào đầu năm 2020. Những fan ruột của bộ phim này hẳn vô cùng thích thú khi biết dàn diễn viên trong Lady and the Tramp phiên bản 2019 đều là những chú cún xinh xắn bằng xương bằng thịt, chứ không phải nhân vật được tạo ra bằng công nghệ CGI. Disney vừa chia sẻ trên mạng xã hội hình ảnh đầu tiên về hai giương mặt diễn viên chính bốn chân đáng yêu trong phiên bản remake.     Cô chó Rose (thuộc giống chó Cocker Spaniel) với đôi tai to rũ xuống dịu dàng giống như phiên bản gốc sẽ vào vai tiểu thư Lady, và người đảm nhận vai trò lồng tiếng cho nhân vật này là ngôi sao điện ảnh Tessa Thompson (Thor: Ragnarok). Tessa Thompson Vai chàng lang thang Tramp được giao cho chú chó Monte (thuộc giống chó Terrier), và diễn viên Justin Theroux (Mullholland Drive) chịu trách nhiệm lồng tiếng. Justin Theroux Monte có lai lịch xứng đáng được dựng thành phim. Chú được một huấn luyện viên chó nhận nuôi sau khi thoát khỏi lò sát sinh tại New Mexico. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về nàng cún Lady được ông bà chủ Jim Dear và Darling cưng chiều hết mực cho đến một ngày cuộc sống của cô nàng bị đảo lộn khi gia đình sắp có thêm thành viên mới. Lady bị ông bà chủ coi là nguồn cơn của mọi rắc rối, bị hắt hủi tàn tệ đến nổi phải bỏ trốn khỏi nhà, nhưng may sao, chú chó lang thang Tramp xuất hiện, làm thay đổi cuộc đời cô. Đôi bạn bắt đầu nảy sinh tình cảm, nhưng Lady một mực muốn quay về nhà đoàn tụ với gia đình. Tai họa liên tiếp ập đến, nhưng cuối cùng, đôi bạn vẫn vượt qua tất cả để đến với nhau. Cảnh đôi bạn ăn chung sợi mì spaghetti và kết thúc bằng một nụ hôn là một trong những cảnh khó quên nhất trong phim. Cùng chung tay thực hiện bộ phim live-action này của đạo diễn Charlie Bean còn có nhiều diễn viên tên tuổi khác như Sam Elliot (Trusty), Ashley Jensen (Jock), Janelle Monáe (Peg), và Benedict Wong (Bull). Thomas Mann, Kiersey Clemmons, và Yvette Nicole cũng tham gia lồng tiếng cho một số nhân vật bốn chân.   * Nguồn: mirror * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy  

    Nhân vật chính hoàn thiện là nhân vật hội tụ đầy đủ 10 yếu tố như trình bày dưới đây, và bạn sẽ xây dựng nhân vật chính dễ dàng một khi đã nắm vững 10 yếu tố đó.   1. ĐIỂM YẾU Nhân vật chính cần có điểm yếu, không phải vì nó làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, mà là vì nếu thiếu nó, nhân vật chính sẽ không còn là nhân vật chính nữa trong câu chuyện kể về sự thay đổi và trưởng thành của nhân vật có tâm hồn và trái tim. Ở đầu câu chuyện, nhân vật chính có khiếm khuyết nghiêm trọng về điều gì đó, chẳng hạn như vốn hiểu biết về bản thân và cuộc sống, và điểm yếu này ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống anh ta. Để hướng tới cuộc sống trọn vẹn, anh ta phải khắc phục điểm yếu trên. Điểm yếu có hai loại: điểm yếu tâm lý (psychological weakness) và điểm yếu đạo đức (moral weakness). Điểm yếu tâm lý chỉ ảnh hưởng đến bản thân nhân vật chính; tuy nhiên, điểm yếu đạo đức sẽ khiến nhân vật chính làm tổn thương người khác.   2. MỤC TIÊU Nhân vật chính mong muốn điều gì đó và phải trải qua biết bao khó khăn, trở ngại mới đạt được nó. Vì nhân vật chính là linh hồn của câu chuyện, nên mong muốn của anh ta cũng góp phần thổi sức sống vào câu chuyện làm lay động lòng người. Sự mong muốn về điều gì đó giúp xây dựng mối liên kết giữa nhân vật và người đọc. Nó khiến độc giả nghĩ rằng, “Ồ, giờ mình phải tìm hiểu xem anh ta có đạt được điều mình muốn hay không.” Đây là mối liên kết vững chắc. (Có nhiều bộ phim dài lê thê, nhưng chúng ta vẫn ráng xem đến hết, vì cứ lăn tăn mãi với câu hỏi “chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?”) Nếu mối liên kết này đủ sức giữ chân người xem trong bộ phim tẻ nhạt, thử tưởng tượng nó sẽ mạnh mẽ như thế nào trong câu chuyện hay.   3. MONG MUỐN Nếu nhân vật chính mong muốn điều gì đó, hẳn anh ta mong muốn nó với lý do chính đáng. Nhân vật chính thường nghĩ rằng việc đạt được mục tiêu sẽ giúp anh ta lấp đầy những khoảng trống trong cuộc sống, nhưng không biết cách thực hiện như thế nào, và thường lầm đường lạc lối, khiến việc đạt được mục tiêu trở nên vô nghĩa. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, nhân vật chính cần đi sâu khám phá nhu cầu của mình để mong đạt kết quả như ý muốn.   4. NHU CẦU Nhân vật chính có khiếm khuyết nghiêm trọng về điều gì đó, và điểm yếu này khiến anh ta tận hưởng cuộc sống không trọn vẹn. Một khi phát hiện ra điểm yếu của mình, nhân vật chính sẽ học cách chấp nhận thực tế này và cố gắng thay đổi nó trong suốt câu chuyện. Mục đích của câu chuyện là kể về quá trình học cách chấp nhận thực tế của nhân vật chính. Nhìn bề ngoài, chúng ta tưởng câu chuyện kể về quá trình theo đuổi mục tiêu hữu hình của nhân vật chính, nhưng kỳ thực nó kể về quá trình học cách chấp nhận thực tế vô hình của anh ta để cuối cùng đi đến kết quả viên mãn. Nhân vật thường rất sợ nhu cầu học cách chấp nhận thực tế.   5. BÓNG MA QUÁ KHỨ Bóng ma quá khứ là những chuyện xảy ra trong quá khứ của nhân vật. Nó là nguồn gốc của những điểm mạnh và điểm yếu của nhân vật. Nhân vật chính trở thành con người như thế nào là do bóng ma quá khứ quyết định. Chúng ta quan tâm đến con người thật của nhân vật, nên muốn biết bóng ma quá khứ của anh ta. Qua bóng ma quá khứ, chúng ta sẽ biết được nguồn gốc điểm yếu tâm lý và đạo đức của anh ta. Chuyện xảy ra trong quá khứ làm đảo lộn cuộc sống của nhân vật, và từ đó trở đi, nó cứ ám ảnh tâm trí anh ta. Nó cản trở nhu cầu tìm kiếm giải pháp khắc phục điểm yếu của anh ta. Ví dụ, sau cái chết của Ellie, Carl bị mắc kẹt trong quá khứ và không thể yêu người mới.   6. CON NGƯỜI THẬT Điểm mạnh, điểm yếu, đức tin, quan niệm, thế giới quan, triết lý sống,… là những yếu tố tạo nên con người thật của nhân vật chính.   7. VẺ NGOÀI Vẻ ngoài của nhân vật chính được phản ánh qua diện mạo, cách ăn nói, cách hành xử,… Tất cả đều bắt nguồn từ điểm mạnh, điểm yếu, bóng ma quá khứ,… Đây thường được coi là bức bình phong để giúp nhân vật che giấu sự thật về mình, cùng như gây ấn tượng với người xung quanh. Câu chuyện và nhân vật khác sẽ dần đi sâu khám phá những ẩn giấu đằng sau vẻ ngoài của nhân vật chính.   8. STORY ART Để thay đổi từ “con người đầy thiếu sót” thành “con người hoàn thiện,” nhân vật chính sẽ dấn thân vào chuyến hành trình biến điều đó thành khả thi. Bề ngoài, câu chuyện kể về chuyến hành trình theo đuổi mục tiêu, nhưng kỳ thực là kể về chuyến hành trình nội tâm. Trong chuyến hành trình theo đuổi mục tiêu, nhân vật cần nỗ lực khắc phục điểm yếu, và nỗ lực này dẫn đến sự thay đổi. Quá trình diễn ra trong 7 bước, nhưng nếu viết ra hết ở đây thì nó sẽ khá dài. Vì vậy, bạn hãy tìm đọc bài viết

  Hai liên hoan đầy sức sống của Hà Lan– liên hoan Hoạt hình KLIK tại TP Amsterdam và Liên hoan hoạt hình Holland tại TP Utrecht sẽ cùng hợp tác để tạo ra một lễ hội mới cho hoạt hình, diễn ra từ ngày 9 đến 17 tháng 11. Sự kiện đình đám từ cái bắt tay của hai thành phố sẽ mang tên Lễ hội hoạt hình Kaboom, diễn ra ở cả Utrecht và Amsterdam. Mới mẻ và hoành tráng, Kaboom sẽ mang đến những câu chuyện đầy màu sắc về gia đình và trẻ em. Từ ngày 9 đến 12 tháng 11, Kaboom Kids sẽ diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau ở Utrecht và tập trung hoàn toàn vào hoạt hình cho trẻ em và gia đình. Du khách sẽ gặp mặt trực tiếp các nhân vật hoạt hình mình yêu thích, bao gồm Shaun the Sheep, Wallace & Gromit  – phim hoạt hình hài trẻ em của Anh và sản xuất theo công nghệ hoạt hình búp bê, Elle, Oscar & Hoo – chương trình hoạt hình của Pháp. Bên cạnh đó, người tham dự lễ hội còn được thưởng thức các buổi chiếu phim độc quyền ở Utrecht, tham gia các hội thảo khác nhau, gặp gỡ những tài năng mới từ các trường nghệ thuật ở Hà Lan… Sau đó, từ ngày 13 đến 17 tháng 11, Kaboom chuyển đến Westergas ở Amsterdam, tiếp tục mang đến những sự kiện thú vị liên quan đến  hoạt hình. Lễ hội sẽ có các buổi ra mắt, chương trình trao giải, triển lãm, thảo luận của các diễn giả quốc tế, chiếu phim….   * Nguồn: awn * Biên dịch: Mita – Comic Media Academy

  Dưới đây là bài chia sẻ của Clive Davies-Frayne về giải pháp viết bản thảo đầu tiên. Theo ông, trước khi bắt tay vào viết kịch bản, bạn nên thực hiện công việc phát triển nhân vật/cốt truyện, rồi khám phá giải pháp khắc phục vấn đề phát sinh trong quá trình viết bản thảo đầu tiên. Giải pháp của ông không mang tính toàn diện. Nó có thể phù hợp với người này, nhưng vô dụng với người kia, do mỗi người có cách làm việc khác nhau. Trong mắt bạn, giải pháp của ông có lẽ không hữu ích cho lắm, nhưng ít ra nó sẽ giúp bạn xây dựng quy trình phát triển nhân vật/cốt truyện cho riêng mình. Trong bài chia sẻ, trước khi đi vào đề cập những công cụ được sử dụng để phát triển nhân vật/cốt truyện, ông nói lý do vì sao viết bản thảo đầu tiên – khởi đầu câu chuyện từ trang giấy trắng – chẳng bao giờ là dễ dàng.   Tìm hiểu vấn đề Thuở mới vào nghề, tôi gặp một số vấn đề với bản thảo đầu tiên. Vấn đề đầu tiên là tôi mất quá nhiều thời gian để viết nó. Tôi may mắn được trời phú cho khả năng viết 5 – 6 trang/ngày, và thừa sức viết nhiều hơn con số đó. Do đó, vấn đề không nằm ở kỹ năng viết lách, vì kịch bản vốn không phải là tác phẩm văn học. Nhà biên kịch không nhất thiết phải có phong cách sáng tác như một tiểu thuyết gia chuyên nghiệp. Sáng tác câu chuyện và phát triển nhân vật là công việc tiêu tốn nhiều thời gian. Tôi sở dĩ mất nhiều thời gian cho bản thảo đầu tiên là vì sử dụng nó làm công cụ phát triển nhân vật /cốt truyện. Trước khi đặt bút xuống viết, tôi luôn tự hỏi nhân vật này là ai? Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ là gì? Và tôi phải cố gắng làm rõ những câu hỏi này. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bản thảo đầu tiên làm công cụ phát triển nhân vật, tôi thấy mình vướng phải vấn đề khác. Mấy trang đầu của bản thảo luôn đầy rẫy sai sót “chết người.” Nguyên nhân là khi mới viết, tôi chưa hiểu rõ nhân vật, nên mắc sai sót là lẽ đương nhiên, và phải đến khi viết tới trang cuối, tôi mới nhận ra và quay lại chỉnh sửa gấp. Chỉnh sửa xong xuôi, nếu không còn gì nữa, tôi viết bản thảo thứ hai để bảo đảm nhân vật nhất quán trong suốt câu chuyện.   Bước 1: Phát triển và viết kịch bản là hai việc khác nhau Đầu tiên, tách riêng công việc phát triển ra khỏi công việc viết kịch bản. Viết bản thảo đầu tiên là khởi đầu của quá trình viết kịch bản. Do đây chỉ là bước phân tích và phát triển nhân vật/cốt truyện trước khi bắt tay vào viết thật sự, bạn không nhất thiết xây dựng nhân vật/cốt truyện hấp dẫn trong giai đoạn này. Nếu trước khi viết thật sự, bạn chỉ chú tâm vào phát triển nhân vật/cốt truyện, thì chất lượng bản thảo sẽ được cải thiện đáng kể. Càng làm tốt công việc phát triển bao nhiêu, viết kịch bản sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu.   Bước 2: Định hướng bằng logline Logline được các nhà biên kịch sử dụng làm công cụ pitching. Logline thường được viết ngắn gọn, súc tích, dài không quá 40 từ. Nó cho biết câu chuyện kể về điều gì. Nó tiết lộ nội dung trọng tâm của câu chuyện. Hiểu rõ câu chuyện kể về điều gì là yếu tố giúp giữ cho kịch bản đi đúng hướng. Kịch bản không đi vào trọng tâm thường có khuynh hướng lan man, lạc đề. Logline đóng vai trò giống như la bàn, giúp nhà biên kịch định hướng câu chuyện trên từng trang bản thảo, bảo đảm mỗi tình tiết viết ra đều phục vụ cho câu chuyện. Sáng tác câu chuyện mà không có logline sẽ giống như đi lang thang vô định trong rừng. Logline không bắt buộc dùng vào mục đích pitching, song cần chứa đựng nội dung trọng tâm của câu chuyện. Logline góp phần cải thiện chất lượng bản thảo nhờ giữ cho câu chuyện đi đúng hướng.   Bước 3: Phát triển kịch bản Cấu trúc câu chuyện đóng vai trò quan trọng trong viết kịch bản. Nó giúp trình bày câu chuyện sao cho dễ theo dõi. Tuy nhiên, những ai quen viết câu chuyện theo đúng cấu trúc sẽ gặp phải một số vấn đề phát sinh, và đây là nguyên nhân… “Câu chuyện đơn thuần xoay quanh cách nhân vật phản ứng với tình huống.” Vấn đề với cấu trúc câu chuyện là nó chú trọng vào tình huống hơn là phản ứng của nhân vật trước tình huống đó. Muốn viết tốt bản thảo đầu tiên, bạn cần ghi nhớ rằng TẤT CẢ cốt truyện đều phải dựa theo nhân vật (character-driven). Những ai không hiểu câu chuyện là gì sẽ cố sáng tác câu chuyện dựa theo cốt truyện (plot-driven). Điều này có thể được chứng minh dễ dàng qua ví dụ sau. Tưởng tượng nhân vật chính trong câu chuyện giữ vali tài liệu quan trọng, và vali ấy bị kẻ xấu đánh cắp. Trong câu chuyện này, nhân vật chính là Tony Stark (Iron Man); trong câu chuyện kia, nhân vật chính là Spongebob Squarepants. Các câu chuyện sẽ giống nhau chứ? Tất nhiên là không. Nhưng tại sao? Vì câu chuyện được xây dựng theo hướng nhân vật chính (Tony Stark/ Spongebob Squarepants) phản ứng với tình huống (vali bị đánh cắp). Như bạn thấy, mặc dù nhân vật phản ứng vì tình huống (cốt truyện) ép buộc, nhưng

  Texture là những đặc điểm thể hiện kết cấu bề mặt, kích thước, hình dáng, mật độ, cách sắp xếp của một vật thể. Ví dụ texture kết cấu của một thân cây sẽ chai sần còn của lụa thì sẽ mượt mà. Các hoạ sĩ vẽ chất liệu trong điện ảnh chịu trách nhiệm vẽ mô tả cho bề mặt của các nhân vật, môi trường và đạo cụ với những chương trình và công cụ chuyên biệt, tuỳ vào việc bạn muốn đạt được hiệu ứng nào. Justin Holt là một hoạ sĩ vẽ chất liệu với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành phim ảnh. Vài tác phẩm ấn tượng của anh bao gồm Suicide Squad, Alice Through the Looking Glass, Kingsman: The Golden Circle, Game of Thrones và Spiderman: Homecoming. Gần đây hơn, anh làm việc cho Method Studios và tham gia vào dự án Black Panther, Thor: Ragnarok và Justice League với tư cách giám sát. Trong bài viết này, anh chia sẻ một vài kinh nghiệm chuyên môn và tóm tắt lại hầu hết những gì bạn cần biết, từ việc một ngày làm việc như thế nào, đến việc bạn phải học những kỹ năng gì và cách làm portfolio cho chức danh này.   Những kỹ năng và kinh nghiệm cần có. “Tôi đã đi được nửa chương trình y dược dự bị tại trường đại học James Madison tại Harrisonburg VA và nhận ra rằng mình muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành kỹ xảo điện ảnh.” Con đường trở thành hoạ sĩ vẽ chất liệu cho ngành phim ảnh khá đa dạng. Thường thì hướng đi mà đa số mọi người chọn là theo học trường mỹ thuật hoặc trường nghề, nơi cho phép bạn tập trung vào một số quy tắc nhất định. Tôi đã theo con đường mỹ thuật truyền thống, sau khi đi được nửa chặng đường y dược dự bị tại trường đại học James Madison tại Harrisonburg VA và nhận ra rằng mình muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành kỹ xảo điện ảnh. Tôi bỏ đại học James Madison và tốt nghiệp Cử nhân Mỹ Thuật chuyên Hiệu ứng Hình Ảnh tại Cao đẳng Mỹ thuật và Thiết kế Savannah. Ngay trước khi tốt nghiệp tôi được nhận làm thực tập sinh trong 3 tháng tại Electronic Arts Tiburon tại Orlando Florida, nơi tôi vẽ chất liệu sân bóng đá cho trò NCAA của XBox 360. Sau khi hoàn thành khoá thực tập và tốt nghiệp, tôi được nhận vào học nghề về ánh sáng tại Rhythm & Hues Studios ở Los Angeles và đặt bước chân đầu tiên vào ngành Hiệu ứng và kỹ xảo điện ảnh. Tôi dành một vài tháng học về ánh sáng trước khi chuyển qua đội vẽ chất liệu và tôi đã làm hoạ sĩ vẽ chất liệu đến giờ.   Nhiệm vụ Hiện tại tôi là Điều hành đội vẽ chất liệu tại Method Studios ở Vancouver. Công việc của tôi là bao quát toàn bộ các dự án vẽ chất liệu cho tất cả các phim trong studio, từ đấu thầu và tuyển người cho mỗi dự án, giám sát toàn bộ công đoạn đến việc dành thời gian để box paint (đi màu lại để đảm bảo sự đồng nhất xuyên suốt dự án) một số mẫu vật khó. Công việc ở mức độ đơn giản nhất trong dự án của tôi là kiểm soát chất lượng, hướng dẫn, tuyển người và lập kế hoạch dự án và mức độ phức tạp nhất là vẽ những vật dụng khó nhằn trong các dự án.   Một ngày làm việc thông thường. Gần đây tôi không có ngày nào thong thả. Vì công việc của tôi phải bao quát các dự án texture đang được triển khai tại studio nên không ngày làm việc nào giống ngày nào. Một số ngày tôi phải họp cả ngày và thậm chí không có thời gian để ngồi xuống. Những ngày khác tôi phải giám sát phần lớn các sản phẩm. Đây là lý do tại sao tôi thích công việc của mình tại Method, mỗi ngày đều khác nhau.   Thử thách. Phần khó khăn nhất trong công việc của tôi là quản lý nhân sự, bạn phải làm việc với những tính cách đa dạng và phải dung hòa những mối quan hệ cá nhân trong studio. Công việc là phần đơn giản nhất. Điều khó nhất là đảm bảo rằng mọi người có được thứ họ cần và cảm thấy thỏa mãn trong công việc để có thể phát huy tối đa tiềm năng sự nghiệp cũng như thỏa mãn kỳ vọng của sếp và khách hàng.   Cộng tác. Sự cộng tác trong công việc là nền tảng cho tất cả mọi thứ tại Method Studios và ngành công nghiệp hiệu ứng hình ảnh nói chung. Cũng như mọi nỗ lực dựa trên làm việc nhóm, làm phim đòi hỏi sự hợp tác ở mọi nơi giữa hoạ sĩ với hoạ sĩ, bộ phận với bộ phận và khách hàng với khách hàng. Từ những buổi duyệt mỗi ngày, gọi điện cho khách hàng và những cuộc gọi hội thảo với nhà cung, chúng tôi phải liên tục làm việc cùng nhau.   Bạn nên cho gì vào portfolio. “Sự chuyên môn chính là chìa khoá” Để trả lời câu hỏi này trước tiên bạn phải trả lời được “Công việc mơ ước của bạn là gì?”. Và câu trả lời phải càng chi tiết càng tốt. “Tôi muốn làm trong ngành điện ảnh” sẽ không đủ. Câu trả lời càng chi tiết thì bạn sẽ càng dễ dàng biết được mình phải làm gì để đạt được. Nên nếu bạn trả lời rằng “Tôi muốn trở thành nhà tạo mẫu mô hình ở ILM (Industry Light & Magic) để làm phim Transformer” sẽ nó giúp bạn biết được phải tập trung

  Concept Art cho phim Người đẹp và Quái vật. Trong lĩnh vực điện ảnh, Hoạ sỹ concept art là người sẽ giúp chúng ta hình dung và biến những ý tưởng đội ngũ thiết kế cũng như đạo diễn thành hiện thực. Chúng tôi có cơ hội để phỏng vấn hoạ sỹ concept kỳ cựu Karl Simon để tổng hợp những thông tin mà bạn cần biết về công việc sau màn ảnh, cách tìm kiếm cơ hội việc làm cũng như quá trình tạo ra sản phẩm minh hoạ cho một concept điện ảnh. Karl là một họa sỹ người Thụy Điển có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành hiện đang sinh sống tại Anh. Trong sự nghiệp của mình, anh đã tham gia vô số phim Hollywood, trong đó có thể kể đến những tác phẩm nổi tiếng như Những người cùng khổ, Harry Potter và bảo bối tử thần, Hoàng tử Ba Tư, Truy Tìm Ký Ức…, và bộ phim remake gần đây nhất của Disney: Người đẹp và Quái vật. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh học ngành Mỹ thuật truyền thống và tự học thêm về mỹ thật kỹ thuật số (Digital painting) với vai trò là thực tập sinh trong nhiều năm.  Anh bắt đầu làm texture, vẽ concept và thiết kế level trong ngành trò chơi điện tử trong 5 năm trước khi chuyển sang ngành kỹ xảo điện ảnh và lên concept art và matte paint (matte paint là một công đoạn hậu kỳ trong ngành kỹ xảo điện ảnh, vẽ lại những cảnh nền viễn tưởng không dựng được ngoài đời thật) cho các bộ phim. Anh hiện đang làm freelance với công việc vẽ tiền kỳ cho phim, game, VFX (kỹ xảo), xuất bản sách,v..v. Trong bài hướng dẫn này, Karl sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của mình và đưa ra những lời khuyên tốt nhất. Concept Art for Les Miserables    Yêu cầu và Kinh nghiệm Không có một yêu cầu cụ thể nào đối với công việc này. Như tất cả những nghề nghiệp liên quan về nghệ thuật, thứ đầu tiên và quan trọng nhất mà người ta nhìn vào, là portfolio của bạn. Một portfolio thể hiện được kỹ năng vẽ và tạo được sự hấp dẫn với người xem luôn tạo được ấn tượng tốt hơn một cái CV liệt kê ra bạn học được những kỹ năng này ở đâu. Thứ hai, bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt thì mới làm hoạ sỹ concept được, đây là điều tôi nghĩ rằng rất nhiều hoạ sỹ đã bỏ qua. Suy cho cùng bạn được thuê để vẽ ý tưởng của người khác, không phải của bạn.   Các yếu tố cần cân nhắc: mối quan hệ, danh tiếng và vị trí địa lý. Mối quan hệ và may mắn tất nhiên sẽ chiếm một phần quan trọng nhưng những yếu tố này không dễ để kiểm soát. Tuy nhiên danh tiếng là thứ mà bạn có thể quyết định. Lời khuyên của tôi là hãy làm với thái độ nghiêm túc và cố gắng hết mình nếu bạn nhận một công việc, dù nó có vẻ nhỏ và không quan trọng. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết được bạn đang làm việc với ai, họ có những mối quan hệ như thế nào và đôi khi điều đó có thể giúp giới thiệu bạn đến với công việc mơ ước của mình. Một điều cần lưu ý nữa là vị trí địa lý. Tôi không nghĩ rằng tôi có cơ hội tham gia vào nhiều dự án phim đến thế nếu tôi không sống ở Luân Đôn. Có rất nhiều phim được làm ở đây và ở LA, Mỹ. Concept art cho Harry Potter và Bảo bối tử thần: phần 1.   Cần phải bỏ gì vào Portfolio của bạn. Bao gồm những hình ảnh thể hiện được rằng bạn hiểu rõ về cách vẽ. Trong đó, quan trọng là cách bạn thiết kế để tạo nên hình dáng và chủ thể trong hình, bất kể là bạn làm như thế nào. Chúng không nhất thiết phải là một bức hình vẽ tay, bằng bút chì mà có thể là một hình cắt dán hoặc hình 3D hoặc bất kỳ thứ gì bạn thích. Concept art được tạo ra để giải thích và giao tiếp một ý tưởng, và điều này đòi hỏi sự am hiểu về kỹ thuật vẽ. Film là một phương tiện nhiếp ảnh và nếu bạn có thể cho thấy được kiến thức về nhiếp ảnh cơ bản cũng là một lợi thế. Một bức ảnh góc rộng nhìn sẽ rất khác với một cảnh được chụp với một ống kính dài. Một cảnh được phơi đủ sáng sẽ rất khác với một cảnh bị thiếu sáng. Concept Art cho Người đẹp và Quái vật.   Bạn phải làm việc với những tài liệu gì. Lúc bắt đầu mỗi dự án tôi thường phác hoạ với kịch bản. Rất nhanh sau đó tôi sẽ được nhận một số hình ảnh để tham khảo làm điểm bắt đầu. Nó có thể là một bức phác thảo nguệch ngoạc trên một miếng giấy ăn từ đạo diễn, phác thảo kế hoạch và bản cắt mặt chiếu từ đội ngũ thiết kế hoặc một mẫu 3D từ một hoạ sỹ khác. Nếu bộ phim được quay ngoại cảnh thay vì quay trong set, tôi sẽ vẽ chồng lên hình chụp của những địa điểm này. Concept art cho Truy Tìm Ký Ức   Thời gian và yêu cầu của công việc Thời gian tôi dành cho một concept không cố định. Thường thì cách hữu dụng nhất là vẽ thật nhiều bản phác hoạ trắng đen. Ví dụ, để tìm bố cục cho một cảnh, bao gồm thật nhiều góc của thiết kế không gian, hoặc để tìm ra một dáng, thái độ và bóng dáng cho một nhân

    [1] Nhân vật dám nghĩ dám làm đáng ngưỡng mộ hơn nhân vật thành đạt.   [2] Đừng quên những gì thú vị đối với người viết không có nghĩa chúng cũng sẽ hấp dẫn người xem. Chúng khác nhau xa lắm!   [3] Cần thử nghiệm chủ đề sáng tác, nhưng viết đến cuối câu chuyện mới biết nó thật sự kể về điều gì, thì bạn nên viết lại là vừa.   [4] Ngày xửa ngày xưa, có______________. Hằng ngày,_________. Một ngày nọ_____________. Vì vậy,______________. Cuối cùng____________.   [5] Đơn giản. Tập trung. Kết hợp nhân vật. Tránh lòng vòng. Bạn cảm thấy như đang đánh mất thứ gì đó quý giá; nhưng bù lại, bạn được giải thoát khỏi sự ràng buộc.   [6] Nhân vật có thế mạnh và sở trường gì? Hãy thay bằng điểm yếu và sở đoản của anh ta. Thách thức anh ta, xem anh ta xoay sở như thế nào?   [7] Nghĩ ra phần kết, rồi mới đi vào phần giữa câu chuyện. Nghiêm túc mà nói, phần kết là phần khó nhất, nên cần ưu tiên giải quyết trước.   [8] Viết xong câu chuyện là thôi cho dù nó vẫn còn đầy thiếu sót, rồi đi tiếp. Cố gắng làm tốt hơn trong lần sau.   [9] Khi bạn rơi vào thế bí, hãy lập danh sách những tình tiết sẽ không xảy ra… nó nhiều khi sẽ giúp bạn thoát khỏi thế bí.   [10] Lôi những câu chuyện ưa thích ra đọc. Nhận diện điều bạn yêu thích trong câu chuyện, rồi vận dụng chúng vào sáng tác của mình.   [11] Viết câu chuyện ra giấy để tiện bề chỉnh sửa. Ý tưởng tâm đắc nếu không được bạn chia sẻ với ai, nó sẽ vẫn “ngủ yên” trong đầu bạn.   [12] Đừng vội chộp lấy ý tưởng đầu tiên nảy ra trong đầu. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy ý tưởng thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm,… sẽ lần lượt xuất hiện.   [13] Tạo cá tính cho nhân vật. Bạn có lẽ yêu thích tuýp nhân vật ngoan hiền, thụ động, dễ bảo, nhưng nó sẽ là “liều thuốc độc” đối với độc giả.   [14] Bạn sáng tác câu chuyện bằng niềm tin cháy bỏng nào trong bạn? Niềm tin cháy bỏng góp phần làm nên linh hồn của câu chuyện.   [15] Nếu muốn thấu hiểu tâm can nhân vật trong hoàn cảnh nhất định, bạn hãy đặt mình vào vị trí của anh ta.   [16] Nhân vật vấp phải khó khăn, trở ngại nào? Cho độc giả lý do để động viên, khích lệ nhân vật khi anh ta thất bại.   [17] Chẳng có gì là lãng phí. Nếu hiện tại nó vô dụng, cứ để đó, rồi đi tiếp – Sau này quay lại, biết đâu nó sẽ hữu ích thì sao?!   [18] Bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa làm việc hết sức mình với làm việc thái quá. Kể chuyện là sự thử nghiệm, chứ không phải sự trau chuốt.   [19] Nhân vật vướng vào rắc rối do sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng sẽ thật giả tạo nếu nhân vật thoát khỏi rắc rối cũng do sự trùng hợp ngẫu nhiên.   [20] Đem bộ phim bạn không thích ra mổ xẻ, phân tích. Bạn có cách dàn dựng lại bộ phim theo đúng ý mình được không?   [21] Bạn sẽ không thể sáng tác được câu chuyện hay nếu như không có khả năng đồng cảm với nhân vật.   [22] Điểm mấu chốt của câu chuyện là gì? Nếu nắm được nó, bạn có thể dựa vào đó để sáng tác câu chuyện.

    1. Storyboard là gì? Storyboard là bản vẽ phác thảo cảnh quay trong kịch bản phim. Sau khi hoàn thành, storyboard giống như một quyển truyện tranh, nhưng không có lời thoại. Vẽ storyboard là một phần của công đoạn tiền kỳ, bao gồm viết logline, phát triển nhân vật, viết kịch bản, và thiết kế âm thanh.   2. Lịch sử ra đời Walt Disney là người có công khai sinh storyboard hiện đại. Năm 1933, kịch bản phim “The Three Little Pigs” (Ba chú heo con) hoàn toàn được vẽ dưới dạng storyboard. Trước kia, các họa sĩ hoạt hình tại Warner Brothers thường viết những mẩu chuyện rời rạc, rồi tìm cách gắn kết chúng thành câu chuyện mạch lạc. Ngày nay, storyboard phổ biến trong những xưởng phim hoạt hình lớn và ngành công nghiệp game.   3. Storyboard trong phim live action Vào cuối thập niên 30 của thập kỷ trước, David Selznik thuê William Menzies vẽ storyboard cho bộ phim “Gone With the Wind” (Cuốn theo chiều gió). Orson Welles, Howard Hughes, và Alfred Hitchcock tiếp bước theo sau, thuê người vẽ storyboard cho những tác phẩm điện ảnh. Ngày nay, hầu hết đạo diễn nổi tiếng như Stephen Spielberg, George Lucas, anh em nhà Cohen,… đều thuê người vẽ storyboard cho tác phẩm điện ảnh.   4. Dự án nhóm Hầu hết dự án sản xuất phim là dự án nhóm. Storyboard là công cụ truyền đạt mục tiêu của dự án đến tất cả thành viên trong nhóm. Khi thực hiện dự án cá nhân, họa sĩ cũng vẫn muốn thông qua storyboard để hoạch định dự án, chọn lựa góc quay, định thời (timing),…   5. Lợi ích Tiết kiệm thời gian thảo luận. Cho phép mọi người chia sẻ ý tưởng trên tinh thần bình đẳng và thúc đẩy sự đồng lòng, nhất trí. Tạo điều kiện thuận lợi cho chọn lựa giải pháp thay thế. Hiệu quả, kinh tế, chính xác. Tạo sự gắn kết giữa các bộ phận, phòng ban. Giúp phát hiện sớm vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng phát sinh. Duy trì tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ, và tính nhất quán về mặt hình ảnh. Có cái để nói chuyện với nhà tài trợ dự án.   6. Thiết kế âm thanh Tiếp sau công đoạn vẽ storyboard là công đoạn ghi âm. Công đoạn ghi âm thường được thực hiện trước tiên, kế đến là công đoạn hoạt hóa (animation) sao cho hình ảnh ăn khớp với âm thanh. Storyboard giúp diễn viên nắm vai diễn qua phần ghi âm. Phần ghi âm bao gồm lời thoại, thuyết minh, hiệu ứng âm thanh, và âm nhạc.   7. Animatic Animatic là bước kết hợp storyboard với audio track để kiểm tra phần timing. Thỉnh thoảng, animatic còn kèm theo hoạt hình 2D đơn giản hoặc chuyển động camera. Hiện nay, nhiều storyboard còn được lồng thêm cả hoạt hình và mô hình 3D đơn giản.   8. Tính dễ hiểu Thông thường, bạn cần chỉnh sửa phần hình ảnh nếu dự án có chỗ khó hiểu đối với người xem. Thông thường, bạn cần chỉnh sửa phần âm thanh nếu dự án không mang lại cảm xúc cho người xem. Cố gắng vẽ storyboard sao cho người xem không cần đọc lời thoại mà vẫn hiểu được câu chuyện.   9. Tôi có cần phải là họa sĩ hay không? Vẽ là một phần không thể thiếu trong portfolio của bạn. Nhiều công việc đòi hỏi bạn phải có kỹ năng vẽ ở mức độ nhất định. Hầu hết trường mỹ thuật đều yêu cầu học viên (thậm chí cả vẽ 3D) phải biết vẽ. Tại nhiều trường mỹ thuật, bạn phải vượt qua khóa học vẽ người mẫu thì mới được phép theo học hoạt hình.   10. Trang storyboard Storyboard thường là những bản vẽ phác thảo trên thẻ chỉ mục (4” x 6”) cho dễ thêm bớt, xáo trộn thứ tự khung hình. Sau khi xây dựng xong câu chuyện, họa sĩ vẽ hình thu nhỏ (thmbnail) vào 9 – 12 khung trên trang storyboard. Sau khi hoàn thành, production storyboard thường chỉ có 1 – 3 khung trên mỗi trang. Khung lớn dành cho pan và truck (giải thích sau). Production storyboard cần bao gồm action và lời thoại.   11. Góc quay Luôn sử dụng loạt cảnh quay từ nhiều góc quay khác nhau, mỗi góc quay hiếm khi kéo dài quá vài giây. Cố gắng tìm kiếm góc quay ấn tượng, thay vì trực diện.   12. Tiêu điểm Luôn đặt câu hỏi, “Mình muốn hướng sự chú ý của người xem vào đâu?” Sắp xếp các thành phần hình ảnh sao cho chúng dễ đập vào mắt người xem. Trong hầu hết trường hợp, không nên đặt chủ thể chính (tiêu điểm) ở ngay giữa khung hình Áp dụng quy tắc 1/3 để kẻ đường chia khung hình ra thành 9 phần. Cố gắng đặt chủ thể chính (tiêu điểm) tại một trong bốn giao điểm (trái trên, phải trên, trái dưới, phải dưới).   13. Vị trí đặt đường chân trời Trong địa lý, đường chân trời là đường giao nhau giữa bầu trời và mặt đất. Trong nghệ thuật, đường chân trời là đường tầm mắt. Trong cảnh ngoài trời, đường chân trời và đường tầm mắt có thể không phải là một. Đừng bao giờ để đường chân trời chia đôi khung hình. Trong hầu hết trường hợp, nên hạ đường chân trời thấp xuống. Đường chân trời chia đôi khung hình     14. Ống kính camera và phối cảnh Bạn cần hiểu rõ điểm khác biệt giữa các loại ống kính camera. Trong 3D, ống kính góc rộng hoặc ống kính tele tỏ ra phù hợp hơn cả. Kích cỡ ống kính thường được đo bằng đơn vị mm. Ống kính góc rộng: khoảng 12 mm. Ống kính tiêu

Lĩnh vực concept art là nơi quy tụ của nhiều nhân tài trên khắp thế giới. Mech robot concept art by David Revoy Những họa sĩ vẽ concept tài năng đã mở ra kỷ nguyên mới của digital art, truyền cảm hứng sáng tạo cho thế hệ họa sĩ tương lai. Họa sĩ vẽ concept tài năng nhiều không sao kể xiết, nhưng do không đủ chỗ để kể ra hết, bài viết dưới đây chỉ giới thiệu 25+ gương mặt đáng chú ý nhất mà thôi.   1. Shaddy Safadi Shaddy Safadi là họa sĩ vẽ concept cho nhiều game, chẳng hạn như Uncharted 2 của Naughty Dog. Hiện nay, ông hành nghề tự do, thuê gì làm đó. Nét độc đáo nhất trong tác phẩm của ông chính là tính đa dạng. Shaddy có khả năng thiết kế concept nhân vật, môi trường,… Ngoài ra, ông còn có khả năng vẽ cách điệu hóa. Ông là họa sĩ vẽ concept đa tài với gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề. Tác phẩm của ông có mặt trong nhiều game đình đám.   2. Feng Zhu Feng Zhu là giảng viên kiêm họa sĩ vẽ concept nổi tiếng. Những năm 1990, ông khởi nghiệp từ nghề làm game trên PC và PS1. Hiện nay, ông điều hành trường FZD School of Design. Trường của ông chuyên dạy vẽ minh họa/concept art cho phim ảnh/video game. Feng có phong cách sáng tác chặt chẽ, chi tiết; và phong cách giảng dạy cũng vậy. Website của ông chuyên đăng tranh ảnh về môi trường, sinh vật, nhân vật, thậm chí cả tác phẩm 3D. Ngoài ra, ông còn điều hành kênh YouTube riêng với nhiều bài giảng và quảng cáo cho ngôi trường của mình. Tất cả video đều miễn phí, cung cấp nhiều lời khuyên bổ ích cho họa sĩ vẽ concept.   3. Noah Bradley Họa sĩ vẽ concept nổi tiếng thế giới Noah Bradley là nhà sáng lập Art Camp. Ông được nhiều người biết đến qua những tác phẩm được chia sẻ trong cộng đồng mạng. Tranh của Noah có sức hút rất lớn trên những Website như Reddit, nơi ông thường xuyên giải đáp thắc mắc cho các họa sĩ và fan hâm mộ. Hiện nay, Noah không còn đăng nhiều bài trên mạng xã hội, nên bạn sẽ hiếm khi tìm thấy tác phẩm mới. Tuy nhiên, bạn có thể truy cập trang ArtStation, rồi lần theo đường link đến các Website của ông. Hãy tìm đến Art Camp nếu bạn là họa sĩ giàu khát vọng. Art Camp tuy không mở rộng cửa cho mọi người, nhưng nó sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến nghề vẽ concept art.   4. Cam Sykes Cam Skyes là giám đốc nghệ thuật kiêm họa sĩ thiết kế nhân vật kỹ thuật số. Các tác phẩm của ông đa dạng về phong cách và tính cường điệu. Hiện nay, ông là họa sĩ vẽ minh họa/concept art tự do. Bên cạnh đó, ông còn điều hành kênh YouTube riêng với nhiều tranh chân dung, tranh kỹ thuật số, và tài liệu hướng dẫn cho họa sĩ chuyên nghiệp. Tác phẩm của Cam trở thành một hiện tượng và truyền cảm hứng cho những họa sĩ khác.   5. Jason Chan Jason Chan là họa sĩ vẽ concept hàng đầu cho Riot Game. Bạn có thể tìm thấy các tác phẩm của ông trên ArtStation. Ông chủ yếu đảm nhận công việc vẽ minh họa và thiết kế nhân vật game. Ngoài ra, ông còn đi dạy tư và tham gia thuyết trình tại nhiều hội thảo quốc tế. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề họa sĩ tự do, ông hỗ trợ dự án cho hơn 100 công ty khác nhau. Ông là họa sĩ có nhiều tác phẩm đáng kinh ngạc.   6. Tyler Edlin   Nếu đã từng ghé thăm trang Gumroad, bạn hẳn sẽ biết đến cái tên Tyler Edlin, vì đây là nơi ông chia sẻ video hướng dẫn cho họa sĩ, kèm theo vô số ví dụ minh họa tuyệt vời. Ông vẽ minh họa/concept art theo nhiều phong cách khác nhau, từ fantasy cho đến sci-fi. Ông thường xuyên mở nhiều lớp dạy vẽ kỹ thuật số giá rẻ cho người mới bắt đầu và làm việc trực tiếp với học viên để giúp họ nâng cao trình độ vẽ. Ông được xem là vốn quý của ngành công nghiệp giải trí.                                                  7. James Paick James Paick là họa sĩ vẽ concept lão luyện trong ngành công nghiệp giải trí. Ông làm việc cho nhiều studio có tên tuổi như Naughty Dog, EA, Sony, Activision,… Hiện nay, ông chuyên làm game cho các studio từ nhỏ đến chuyên nghiệp. Hơn nữa, ông còn làm giảng viên cho các trường như Art Center, Concept Design Academy, và CGMA. Trên Gumroad có nhiều tác phẩm đáng xem của ông.   8. John J. Park Nói đến tác phẩm của John, chúng ta không có gì để nói ngoài hai chữ CHUYÊN NGHIỆP! Ông tham gia thực hiện nhiều dự án phim và video game như Transformers 4, Godzilla, Halo, Uncharted 4,… Ông có khả năng vẽ tranh 2D bằng kỹ thuật số, làm hoạt hình 3D bằng công nghệ CG. Ông am hiểu về concept art và biết sử dụng hầu hết phần mềm diễn họa. ArtStation là nơi bạn có thể tìm thấy tác phẩm của ông. 9. Maciej Kuciara Maciej Kuciara là họa sĩ vẽ concept người Los Angeles, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghệp giải trí. Tác phẩm của ông chủ yếu dựa trên những bộ phim có tên trên IMDb. Tác phẩm của Maciej không chỉ đa dạng về phong cách, mà còn mang thiết kế phù hợp cho phim hành động, kinh dị, và hoạt hình. Ông là một trong những nhà sáng lập/giảng viên chính của Learn Squared. Ông dạy vẽ online cho

“Cuộc sống không công bằng, phải không? Ít nhất là nó không dành cho mèo mướp này”. Đó là câu nói nổi tiếng của nhân vật Scar trong phim Lion King. Scar là một trong những nhân vật phản diện được yêu thích và dễ nhận biết nhất của Disney. Với chiếc bờm đen sang trọng, nụ cười nham hiểm và nét mặt cá tính, Scar kiêu hãnh với danh hiệu nhân vật phản diện và không ngại thể hiện “móng vuốt” của mình. Sư tử Scar có một bản lý lịch khiến hầu hết các nhân vật phản diện phải ghen tị. Scar đã giết anh trai mình, thao túng cháu trai, chiếm lấy toàn bộ vương quốc và làm chủ tất cả thần dân của mình dưới móng vuốt sắc nhọn. Hôm nay, chúng ta hãy khám phá 10 điều về vị vua đam mê quyền lực này.   1. Vị vua sống lâu Scar là một trong số ít những nhân vật phản diện của Disney có kế hoạch hành động. Scar không chỉ trở thành vua của “Vùng đất kiêu hãnh” mà còn đảm nhiệm việc dẫn dắt chỉ huy. Scar không đi vào một cuộc độc thoại, không chế nhạo hay cười một cách điên rồ. Scar chỉ hành động như một loài “máu lạnh”. Nếu Scar chỉ vồ lấy Simba thay vì gửi bộ ba kẻ mình mướn đến, Scar đã thắng. Nếu bạn muốn một cái gì đó được thực hiện đúng, bạn phải tự làm nó.   2. Những cảnh bị cắt Khi Nala xuất hiện tại ốc đảo của Timon và Pumbaa, cô đề cập với Simba rằng cô rời đi để tìm sự giúp đỡ, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Một cảnh bị xóa cho thấy Scar đã trục xuất Nala sau khi cô từ chối trở thành nữ hoàng của Scar. Hãy nhớ rằng, bộ phim Disney rất thành công ở điểm này. Sự trả thù của Scar trong ”Be prepared”- một bài hát của bộ phim, là một nỗ lực thực sự. Cuối cùng, nó đã được thay đổi với tên gọi “The Madness of King Scar”.   3. Nghệ thuật ở đâu? Ban đầu, Scar một con sư tử lừa đảo dị dạng và vạm vỡ, sẽ xé nát Mufasa đến vụn và khẳng định sự thống trị của mình đối với “Vùng đất kiêu hãnh”, với sự giúp đỡ từ tay sai của khỉ đầu chó. Mối quan hệ gia đình được giới thiệu để tăng thêm sự căng thẳng, và cho thấy rằng ngay cả những người chúng ta biết và tin tưởng cũng có thể có những hành động thuần theo bản năng.   4.Nghệ thuật của nhân vật phản diện Khi phân vai Scar, Disney muốn có một diễn viên mang phong cách Shakespeare. Tất nhiên, Irons là người phù hợp do được đào tạo trên sân khấu với Công ty Royal Shakespeare – một công ty có nhà hát chính ở Anh, nhưng anh không phải là lựa chọn đầu tiên. Trên thực tế, Irons ban đầu miễn cưỡng nhận vai. Bộ phim được lấy cảm hứng một phần từ Hamlet – vở kịch của William Shakepeare, sẽ rất hợp lý khi chọn một diễn viên có những rung cảm với tác phẩm của Shakespear. Ngoài Irons, hai cái tên khác đã được vào vòng trong. Malcolm McDowell – diễn viên từng được nhận một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng của Hollywood và Tim Curry – từng được để cử giải Tony cho nam diễn viên thể loại nhạc kịch xuất sắc nhất.   5.Tyger Tyger (Tiếng Thụy Sĩ: Ông trùm) Mặc dù sản phẩm cuối cùng được lấy cảm hứng rất nhiều từ Jeremy Irons, các ý tưởng ban đầu cho Scar lại đến từ một nhân vật phản diện nổi tiếng khác của Disney. Khi xem Jungle Book, một bộ phim khác của Disney có sự tham gia của một nhóm động vật biết nói, các nhà làm phim hoạt hình đã lấy một vài ý tưởng từ bộ phim năm 1967 này. Tuy nhiên, Scar lại giống như một bản thay thế. Trong một số thiết kế nhân vật Scar trước đó, ý tưởng nghệ thuật của Chris Sanders, cũng là người tạo ra Lilo & Stitch – có những ảnh hưởng rõ ràng từ Shere Khan (nhân vật phản diện trong phim Jungle Book). Từ nụ cười, đến cái cằm và bộ ria khiến Scar trông giống Sher Khan trong cách vẽ. Tất cả những gì Scar thiếu là những tiếng gầm vang lấy cảm hứng từ nhóm nhạc rock Beatles.   6. Câu chuyện bi kịch phía sau Với chủ đề về những vết sẹo và những câu chuyện đằng sau đó, Disney đã phát triển nhân vật Scar trong một bộ sách thiếu nhi đóng vai trò là tiền truyện của bộ phim gốc. Rõ ràng, ý tưởng đã không đi theo kế hoạch, dẫn đến việc Taka bị tổn thương và bỏ đi với một đặc điểm trên khuôn mặt quen thuộc. Anh cho rằng biệt danh Scar, như một lời nhắc nhở về sự thất bại của mình. Cũng cần lưu ý rằng cái tên ban đầu của Scar xuất phát từ thuật ngữ tiếng Swahili – ngôn ngữ chính của dân tộc dọc bờ biển Ấn Độ Dương, có nghĩa là mong hoặc muốn. Bởi vì cậu mong muốn những gì anh trai mình có.   7.Hạ gục anh em Bạn có thể nói những gì bạn nghĩ về bản làm lại này, nhưng bạn không thể phủ nhận có một chút xáo trộn trong mối quan hệ của Scar và Mufasa với bản phim năm 2019. Điều đó khá tinh tế, rằng Mufasa là người chịu trách nhiệm cho cái tên của Scar. Điều đó không vẽ ra cho chúng ta một cách chính xác về một con sư tử bố được yêu thích với những phương

  Sáng ngày 5/8/2019 vừa qua, viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam (CMA) đã tổ chức lễ kỉ niệm 5 năm thành lập viện. Ý nghĩa hơn, đây cũng là cột mốc ghi dấu lứa học viên đầu tiên của Viện chính thức trưởng thành và tốt nghiệp. Buổi lễ có sự tham dự của các thầy cô đã gắn bó với Viện kể từ ngày đầu thành lập, các thầy cô thỉnh giảng, cùng hơn 70 học viên thuộc hệ đào tạo dài hạn – chuyên nghiệp của Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam. Được thành lập vào tháng 8/2014, Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình  là nơi đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chuyên sâu về ngành công nghiệp truyện tranh và hoạt hình. Trải qua 5 năm hoạt động, từ xuất phát điểm ban đầu gồm 2 ngành, đến nay Viện đã mở rộng đào tạo thêm các ngành Digital Painting và Biên Kịch. Các ngành đào tạo mới được đánh giá phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng được nhu cầu của xã hội, qua đó cho thấy sự cập nhật và không ngừng đổi mới của Viện trong những năm qua. Bên cạnh đó, sự đa đạng trong độ tuổi đào tạo cũng là một thành công lớn của Viện, tính đến thời điểm hiện tại, kỉ lục về độ tuổi nhỏ nhất của học viên là 7 tuổi và lớn nhất là 71 tuổi. Với chủ trương đào tạo toàn diện từ kỹ thuật, kỹ năng, năng lực thấu cảm và đặc biệt là kỉ luật,  học viên ở CMA trong quá trình học tập của mình tại Viện đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhiều năm liền, học viên của Viện luôn ghi dấu tên mình trong các cuộc thi trong nước và Quốc tế như: Nhà Biên Kịch Tài Năng, Wacom Vietnam Challenge, XP Pen’s Contest, Clip Studio Paint International Comic School Contest.  Đặc biệt, khoa Biên Kịch tại CMA đạt được tiếng vang lớn khi liên tục 2 năm đều có học viên nằm trong Top 3 chung cuộc. Phát biểu trong buổi lễ kỉ niệm 5 năm thành lập, Viện Trưởng Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam, cô Phan Thị Mỹ Hạnh xúc động nhắc lại một hành trình tương đối dài với nhiều khó khăn, gian khổ. Tuy nhiên với niềm tin dành cho thế  hệ tiếp nối, Viện trưởng nhấn mạnh nền công nghiệp Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam sẽ lớn mạnh và phát triển. Cô Phan Thị Mỹ Hạnh – Viện Trưởng Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam Hòa trong không khí xúc động của lễ kỉ niệm, buổi lễ cũng là cột mốc đánh dấu lại hành trình học tập của học các học viên ngành Họa Sĩ Kể Chuyện khóa 1 và 2, đây là những khóa đầu tiên hoàn thành chương trình học và báo cáo thành công đồ án tốt nghiệp kể từ khi Viện thành lập. Buổi lễ tốt nghiệp diễn ra trang nghiêm cùng sự góp mặt của các quý phụ huynh và các thầy cô đã từng tham giảng dạy các bạn từ kiến thức đến đạo đức nghề nghiệp. Đại diện học viên khóa 1 và 2 tốt nghiệp, bạn Nguyễn Thị Hoài Thương tuyên thệ sẽ dùng những kĩ năng học tập được đóng góp vào nền công nghiệp Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam, đồng thời hứa sẽ luôn giữ vững đạo đức của một người họa sĩ. Với nghi thức trao bằng tốt nghiệp, Viện phó Lê Thắng một lần nữa công nhận sự trưởng thành của các bạn học viên và gửi lời chúc thành công trên con đường theo đuổi đam mê đến các bạn. Hiện các học viên tốt nghiệp đều được giữ lại Viện tham gia công tác giảng dạy, đồng thời nhận được lời mời làm việc tại các công ty mỹ thuật và truyền thông lớn.   Lạc An – Comic Media Academy

  Thomas Edison có câu nói nổi tiếng, “Thiên tài 1% là cảm hứng và 99% là mồ hôi.” Nhà làm phim đưa câu nói đi xa hơn, “Bộ phim xuất sắc 1% là ý tưởng và 99% là chuẩn bị.” Thực tế cho thấy đạo diễn tài giỏi đến mấy cũng không thể cho ra đời bộ phim xuất sắc nếu bỏ qua bước chuẩn bị cần thiết cho quá trình làm phim. Đạo diễn thường vì quá say sưa với ý tưởng tâm đắc, nên vội lao ngay vào sản xuất càng nhanh càng tốt. Đây là cái bẫy mà nhiều người mắc phải, từ sinh viên trường điện ảnh cho đến nhà làm phim Hollywood. Say sưa với ý tưởng tâm đắc đến mức chỉ muốn cả thế giới biết ngay đến nó cũng giống như ngồi sau tay lái trong tình trạng say rượu. Nó thật không phải là ý hay chút nào. Làm phim là một chuyến hành trình phức tạp, và nhiệm vụ của bạn là lèo lái con thuyền ý tưởng đến đích thành công. Nào bạn hãy uống tách cà phê cho đầu óc tỉnh táo, rồi thực hiện bước chuẩn bị cho chuyến hành trình ngay thôi. Giai đoạn tiền sản xuất (pre-production) là quá trình chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi bấm máy hầu bảo đảm giai đoạn sản xuất diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Giai đoạn tiền sản xuất kéo dài từ vài tuần đến cả mấy tháng, bao gồm các bước lập kế hoạch, tuyển người, đầu tư trang thiết bị,… Tất cả phải được thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng. Giai đoạn tiền sản xuất thường bắt đầu sau khi bạn biến ý tưởng tâm đắc thành kịch bản phim hoàn chỉnh. Sau đây là danh sách liệt kê 13 việc bạn cần làm trong giai đoạn tiền sản xuất. Những việc cần làm không phải lúc nào cũng mang tính bắt buộc, và bạn không nhất thiết làm theo đúng trình tự trong danh sách. Nhà làm phim có thể dựa vào danh sách này để chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi bắt tay vào sản xuất video, phim quảng cáo, phim truyện,…   1. Thành lập ê-kíp (Phần 1) Tìm người tận tâm, mẫn cán, và đáng tin cậy để đưa vào ê-kíp sản xuất. Nếu thành lập ê-kíp theo cách này, bạn sẽ ưu tiên bạn bè và người thân rồi mới đến đồng nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần đến nhà sản xuất, vì anh ta sẽ chia sẻ công việc chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi bấm máy. Giai đoạn tuyển người vào những vị trí quan trọng trong ê-kíp sẽ tiếp thêm cho bạn nghị lực để tiến lên phía trước. Mỗi cá nhân thường có thể đảm nhận nhiều vai trò và công việc khác nhau; ví dụ, diễn viên hoặc giám đốc hình ảnh có thể kiêm luôn công việc của nhà sản xuất. Bạn sẽ như hổ mọc thêm cánh khi quy tụ được dưới trướng những cộng sự cùng chung chí hướng, mục tiêu thực hiện dự án.   2. Chuyển kịch bản phim thành storyboard Bước kế tiếp là chuyển kịch bản phim thành storyboard. Storyboard là kịch bản phim được minh họa bằng hình ảnh sinh động, dễ hiểu giống như truyện tranh. Chúng cho thấy diện mạo từng cảnh quay, từng cảnh phim sau khi biên tập. Đứng dưới góc độ ấn tượng ban đầu, storyboard cho bạn thấy kịch bản phim sẽ trông ra sao khi được chuyển thành hình ảnh. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ thực tiễn, storyboard cho bạn khả năng truyền đạt bằng hình ảnh ý tưởng trong đầu đến diễn viên và ê-kíp. Storyboard không đơn thuần là công cụ trực quan, nó còn có khả năng làm thay đổi lộ trình. Nếu kịch bản phim là sách hướng dẫn, storyboard là bản đồ chỉ đường.   3. Lập danh sách cảnh quay Trước khi bấm máy, bạn cần xác định mỗi cảnh quay sẽ được dàn dựng ra sao, camera sẽ chuyển động như thế nào cho từng cảnh cắt, cùng nhiều chi tiết quan trọng khác. Lập danh sách cảnh quay (shot list) là cách giúp dự toán kinh phí sản xuất, lên lịch quay phim, đầu tư trang thiết bị cần thiết,… trong giai đoạn tiền sản xuất. Bên cạnh đó, nó còn giúp tổ chức sản xuất và bảo đảm quay đủ số cảnh cần thiết cho dự án.   4. Phân tích kịch bản Bạn phân tích kịch bản (script breakdown) để biết mình cần gì trong quá trình sản xuất. Kiểm kê tất cả mọi thứ cần thiết như đạo cụ, phục trang, camera, ống kính, thiết bị âm thanh, nguồn cấp điện, địa điểm quay phim, diễn viên, thành viên trong ê-kíp,… Quá trình kiểm kê cần chi tiết và tỉ mỉ, tốt nhất không nên làm một mình để tránh bỏ sót. Mời các trưởng bộ phận cùng tham gia sẽ giúp kiểm kê hiệu quả hơn và mở ra những cơ hội không ngờ đến. Hãy dành nhiều thời gian cho bước chuẩn bị này, vì nó thật sự cần thiết trong giai đoạn tiền sản xuất.   5. Lên lịch quay phim Lịch quay phim ảnh hưởng sâu sắc tới kinh phí sản xuất và sự phân bổ nguồn lực. Nếu địa điểm quay phim xuất hiện ở nhiều phần khác nhau trong bộ phim, lên lịch quay tất cả các cảnh cùng một lượt sẽ giúp kiểm kê dễ dàng hơn, quay phim ít tốn kém hơn, và cắt giảm chi phí sản xuất. Đây chỉ là một trong số nhiều lợi ích của lịch quay phim. Bạn có thể xếp lịch quay cảnh ban ngày và ban đêm. Thời điểm quay những cảnh này phụ thuộc vào thời điểm hiện diện của diễn viên hoặc địa điểm quay phim.

  Kristen Bell vừa có cuộc trò chuyện với ComicBook.com về bộ phim “Frozen 2” – phần tiếp theo của Frozen (2013) –  bộ phim đã giành được hai giải Oscar ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất.   Kristen Bell – diễn viên đảm nhận việc lồng tiếng cho công chúa Anna – chia sẻ rằng các nhân vật từ Frozen đến Frozen 2 ”đã lớn lên một chút”.   Rất ít chi tiết về bộ phim sẽ ra mắt vào tháng 11 năm nay được hé lộ. Và trailer của ”Frozen 2” cũng cung cấp ít chi tiết về những gì mà người xem nên trông chờ.   “Bạn biết tôi không thể nói với bạn bất cứ điều gì, Disney rất kín tiếng. Tôi có thể nói gì nhỉ? Tôi đã xem một phần của bộ phim khi chúng tôi lồng tiếng, tôi chưa xem hết toàn bộ, nhưng tất nhiên tôi đã đọc kịch bản. Đó không phải là ‘Tập II” của ”Frozen””, Bell nói với ComicBook.com.   ”Phim vẫn sẽ phù hợp cho thiếu nhi và các bé vẫn sẽ yêu thích, nhưng những khán giả cũ của bộ phim cũng đã lớn hơn một chút. ”Tôi nghĩ rằng những người hâm mộ đầu tiên của ”Frozen”,  những cô gái nhỏ và giờ đây có thể không nghĩ phim là dành cho mình, sẽ rất ngạc nhiên”. Trong khi đó, người giám sát hiệu ứng hình ảnh cho Frozen 2 –  Marlon West tiết lộ Frozen 2 ”kể về hai chị em đang cố gắng bên nhau trong khi thế giới cố gắng tách rời họ,”   Trước đó, năm 2018, đạo diễn Jennifer Lee nói với Variety rằng phần tiếp theo sẽ ”lớn hơn, hoành tráng hơn” so với ”Frozen”.   Hoạ sĩ phụ trách phần hoạt hình Beck Bresee chia sẻ với The Hollywood Reporter: “Rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong bộ phim đầu tiên trở thành những bí ẩn mà chúng tôi đang cố gắng giải quyết trong bộ phim này”. Mita – Lược dịch từ Deseret News Entertainment   * Nguồn: deseretnews * Biên dịch: CTV – Comic Media Academy

Crunchroll điểm danh và tôn vinh những anime “đốn tim” nhiều fan nhất trong năm qua, xứng đáng được trao thưởng cao quý như Oscar trong làng điện ảnh, hoặc Grammy trong làng âm nhạc. Bạn hẳn đi từ ngạc nhiên đến thích thú khi thấy anime yêu thích của mình cũng được Crunchroll đưa vào danh sách trao giải dưới đây. Các anime sẽ lần lượt được trao giải theo từng hạng mục, mở đầu là hạng mục cao quý nhất: Anime hay nhất năm.   ANIME HAY NHẤT NĂM. A Place Father Than The Universe (Một nơi xa hơn vũ trụ)  A Place Further Than The Universe xứng đáng được xem là một trong những anime hay nhất năm 2018, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có anime nào qua mặt được nó về mức độ lấy nước mắt người xem. Những anime như Laid-back Camp và Revue Starlight tuy lôi cuốn, hấp dẫn, nhưng không thể nào sánh bằng A Place Further Than The Universe – bộ phim xoay quanh câu chuyện cảm động về cuộc hành trình thám hiểm Nam Cực của bốn nữ sinh trung học, và để lại nhiều bài học đáng suy ngẫm. Cảnh cuối tập 12 khiến không ít khán giả phải rơi lệ sau khi xem xong. Devilman: Crybaby (Quỷ dữ thức giấc) Manga kinh điển Devilman: Crybaby của Go Nagai được đạo diễn bậc thầy về hiệu ứng âm thanh, hình ảnh Masaaki Yuasa chuyển thể thành anime cùng tên gắn mác +18, và nó được đông đảo fan cuồng anime trên toàn thế giới đón nhận. Anime tuy được đổi mới nội dung cho phù hợp với khán giả hiện đại, song vẫn trung thành với nguyên tác. Nó pha trộn giữa hiện thực và hư ảo (dành cho những ai muốn thoát ly thực tại), giữa hành động bạo lực không khoan nhượng (dành cho những ai thích xem phim giải trí đơn thuần) với chứa đựng chủ đề sâu sắc, đáng suy ngẫm. Là kiệt tác kinh điển thời hiện đại, Devilman: Crybaby ắt để lại dấu ấn khó phai trong lòng bạn, bất kể nó có hợp “gu” của bạn hay không. Zombie Land Saga (Vùng đất thây ma) Mới xem qua mấy tập đầu của anime đình đám năm 2018 Zombie Land Saga, bạn ắt sẽ “hack não” với nội dung series này. Nhóm idol nữ bị hóa thành zombie. Tuy nhiên, nếu xem tiếp, bạn nhận ra Zombie Land Saga không chỉ mang tính hài hước đơn thuần mà còn rất hay. Bạn bị “hút hồn” trước phần âm nhạc tuyệt vời, dàn nhân vật ấn tượng trong phim. Cái hay của bộ phim được thể hiện qua cách nó phản ánh thực tế cuộc sống: Đứng giữa phong ba bão táp, chỉ có ý chí kiên cường mới có thể giúp con người vượt qua. Sakura nỗ lực vượt qua mặc cảm tự ti trong quá khứ để dẫn dắt nhóm Franchouchou đi tới tương lai tươi sáng. Zombie Land Saga là một trong những anime gây bất ngờ trong năm 2018, khiến khán giả ngày đêm trông ngóng từng tập phim mới. Violet Evergarden (Búp bê ký ức)  Violet Evergarden là anime lấy nước mắt khán giả bằng câu chuyện buồn thời hậu chiến về nỗi đau mất người thân, sự hối tiếc, nỗi sợ bị bỏ rơi, nỗi sợ thất bại. Nó chạm vào trái tim của bạn. Nó khơi dậy sự đồng cảm trong bạn. Mỗi tập phim là một câu chuyện đáng suy ngẫm về cuộc sống con người. Diễn biến câu chuyện hợp lý. Nhân vật được xây dựng sống động đến khó tin. Đi đôi với câu chuyện cảm động là hình ảnh và âm thanh không kém phần ấn tượng, góp phần thổi sức sống vào thế giới trong phim. Violet Evergarden lôi cuốn, hấp dẫn người xem từ đầu đến cuối, điều mà ít anime nào làm được, và đó là lý do tại sao Violet Evergarden xứng đáng được trao giải Anime hay nhất năm. NHÂN VẬT NAM ẤN TƯỢNG NHẤT. Toono Hiyori – Free! Dive to the Future  Toono Hiyori chiếm được nhiều cảm tình của khán giả, xứng đáng được trao danh hiệu Nhân vật nam ấn tượng nhất. Từ đầu chí cuối, anh là nhân vật phản diện “không thể ghét nổi” trong Free! Anh làm chuyện xấu, nhưng vẫn được khán giả cảm thông vì hiểu rõ tại sao anh làm vậy. Anh là kẻ cô đơn, sẵn sàng làm tất cả cho người mình quan tâm mà không đòi hỏi đền đáp. Anh là kẻ khù khờ đáng yêu. Anh có thể làm đảo lộn cuộc sống của bạn chỉ bằng một nụ cười. Anh thích đọc sách, uống cà phê. Anh có gu thời trang. Trên hết, anh sống rất ngăn nắp… Nếu anh thích bạn, anh chắc chắn sẽ sống chết vì bạn. Nói chung, anh là người tốt, và bạn nên biết điều đó. Katsuki Bakugou – My Hero Academia (Học viện siêu anh hùng) Katsuki Bakugo dễ dàng lọt top nhân vật nam nam ấn tượng nhất năm. Anime mở đầu bằng mối quan hệ phức tạp giữa anh và Izuku. Cậu đi từ giấu kín nỗi ghen tỵ trong lòng sang giận dữ ra mặt khi Izuku đột nhiên sở hữu siêu năng lực (quirk). Cậu từ chối trở thành ác nhân để sở hữu sức mạnh lớn hơn. Cậu thừa nhận mình thua kém Izuku. Cậu tự trách mình vì tất cả những gì đã xảy ra cho All Might. Cậu tôn trọng đối thủ trong giải đấu. Cậu công nhận sức mạnh của Izuku. Ẩn sau vẻ bề ngoài hung hăng, Katsuki chỉ là một cậu bé có trái tim tan vỡ, mơ ước trở thành siêu anh hùng. Rimuru Tempest – That Time I Got Reincarnted As A Slime (Lúc đó, tôi đã chuyển sinh thành Slime) Anime năm 2018

Báo cáo Đồ án Tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện Ngành Truyện Tranh Khóa 1&2 VIỆN TRUYỆN TRANH HOẠT HÌNH VIỆT NAM CMA Sau 3 năm học tập tại Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA), ngày 20/7/2019 vừa qua, các bạn học viên Lê Thị Hồng Hạnh (Lạc An), Nguyễn Thị Hoài Thương, Nguyễn Thị Xuyên đã có buổi báo cáo Đồ án tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện. Buổi báo cáo được tổ chức trang trọng với  sự tham gia của Hội đồng Giảng viên và các bạn học viên khoá dưới. Hội đồng giảng viên CMA Với tiêu chí đào tạo hoạ sĩ toàn năng, bài đồ án tốt nghiệp được xem là đủ tiêu chuẩn khi học viên hoàn thành đầy đủ các hạng mục: concept nhân vật và bối cảnh, beatboard, câu chuyện được kể theo cấu trúc 3 hồi 8 nhịp, ít nhất 56 trang truyện hoàn chỉnh đối với hình thức truyện tranh in giấy truyền thống, và 120 khung với hình thức truyện tranh webtoon. Thời gian 4 tháng để làm đồ án tốt nghiệp đối với học viên ở Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA) được đánh giá là phù hợp với tốc độ của một hoạ sĩ chuyên nghiệp trong ngành công nghiệp truyện tranh hiện nay, nhưng cũng là một thách thức lớn với các bạn học viên. Vượt qua các khó khăn trong quá trình làm việc, các bạn đã hoàn thành đúng tiến độ và mang lại những tác phẩm rất ấn tượng. Chính vì vậy, trong buổi báo cáo sáng ngày 20/7 vừa qua, bên cạnh việc ghi nhận sự nỗ lực của ba bạn học viên hoàn thành đồ án, Hội đồng Giảng viên đã dành cho các bạn nhiều lời khen về kỹ thuật chuyên môn.   Lấy đề tài về biến đổi gen cùng hình thức thể hiện hoàn toàn bằng vẽ tay, tác phẩm Designed Generation của Lạc An là gửi lời cảnh tỉnh đến nhân loại về hệ quả của việc thực hiện thí nghiệm cắt ghép gen trên cơ thể con người. Tác phẩm đã gây xúc động mạnh và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ Hội đồng Giảng viên. Bạn Lê Thị Hồng Hạnh ( Lạc An ) trình bày tác phẩm Designed Generation của mình Cùng chọn thể loại liêu trai, kì ảo và bối cảnh Việt Nam xưa, nhưng tác phẩm Hồ Y của bạn Nguyễn Thị Hoài Thương và Cốt Trâm của bạn Nguyễn Thị Xuyên lại mang đến cho người xem hai cảm xúc khác nhau, với phần thể hiện trên 2 nền tảng: truyện tranh truyền thống và webtoon. Với Cốt Trâm, tác phẩm trình bày theo thể thức truyện tranh truyền thống, đó là câu chuyện tình yêu nhuốm màu ma mị. Còn nổi bật trong Hồ Y, tác phẩm được thể hiện bằng định dạng webtoon, lại là thông điệp về bảo vệ động vật thông qua câu chuyện cảm động giữa người và một bé cáo. Hai bạn cũng tạo ra được bầu không khí bàn luận sôi nổi và nhận được nhiều nhận xét tốt từ Hội đồng Giảng viên, đặc biệt là lời khen cho phần nghiên cứu tư liệu công phu, hoàn chỉnh. Bạn Nguyễn Thị Hoài Thương ( Thương Haki ) trình bày 3 hồi 8 nhịp ( tác phẩm Hồ Y của mình ) với hội đồng giảng viên   Bạn Nguyễn Thị Xuyên ( Xyn Kyubi ) trình bày concept nhân vật ( tác phẩm Cốt Trâm )   Bên cạnh đó, Hội đồng Giảng viên cũng dành nhiều góp ý về chuyên môn để các bạn hoàn thiện tác phẩm, đồng thời các thầy cô cũng mong đợi tác phẩm sớm ra mắt công chúng và nhận được nhiều sự ủng hộ. Mặc dù, số lượng học viên được tham gia báo cáo trong đợt 1 năm 2019 còn khiêm tốn, song với chất lượng trong bài thể hiện, Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA) tin rằng sau hơn 3 năm học tập và rèn luyện, các bạn đã trưởng thành, sẵn sàng đương đầu với mọi sóng to gió lớn trong con đường trở thành Họa sĩ kể chuyện chuyên nghiệp.   Nhận xét của Th.sĩ Lê Thắng – Viện phó Viện truyện tranh Hoạt hình Việt Nam về buổi báo cáo tốt nghiệp ngày 20/7/2019: “Với 3 học viên khóa Họa sĩ kể chuyện 1&2 Ngành truyện tranh đầu tiên đủ điều kiện thực hiện Đồ án tốt nghiệp, CMA đã có một buổi báo cáo tổng kết phản ánh được quan điểm, định hướng và giá trị cốt lõi của Nhà trường, đó là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, thái độ chuyên nghiệp và tinh thần tự chủ trong công việc. Những Họa sĩ kể chuyện đầu tiên của Viện, về cơ bản, đã thể hiện được các tố chất cần thiết của một người làm nghề: kỹ năng vẽ hình, kể chuyện, thuyết trình, dung hòa sự sáng tạo bay bổng với ý thức kỷ luật, trên nền tảng một phương pháp làm việc chặt chẽ và khoa học. Đó là hành trang mà Ban giám hiệu, Ban chuyên môn của Nhà trường mong muốn trang bị cho tất cả sinh viên CMA trước khi bước qua cánh cửa của Ngành công nghiệp giải trí và truyền thông, một thế giới rộng mở với nhiều tiềm năng và thách thức.   Th.sĩ – Họa sĩ Lê Thắng ( Áo trắng cầm mic ) – Viện phó Viện truyện tranh Hoạt hình Việt Nam Thay mặt cho Nhà trường, Thầy muốn gửi đến sự tin tưởng và lời chúc may mắn đến các bạn sinh viên Khóa 1,2 đã hoàn thành Đồ án tốt nghiệp của CMA. Thầy hy vọng các bạn tiếp tục vững tin bước tiếp trên con đường mình đã chọn, để lại cho các bạn

  Là fan chân chính của truyện tranh và phim hoạt hình Nhật, bạn luôn thắc mắc truyện tranh và phim hoạt hình Nhật phát triển ra sao kể từ Thế chiến thứ hai? Ai đã làm thay đổi bộ mặt truyện tranh và phim hoạt hình Nhật? Chiến tranh ảnh hưởng như thế nào đến truyện tranh và phim hoạt hình Nhật? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa những thắc mắc trên.   Lịch sử phát triển Nếu từng xem qua những bộ phim hoạt hình nổi tiếng như Sailor Moon, Dragonball Z, Voltron, Gundam Wing, Speed Racer, Digimon, và Pokemon, bạn hẳn nhận thấy nhân vật trong phim có thiết kế độc lạ: nhân vật nữ có cặp mắt cực to, mái tóc cực dày, và thân hình siêu gợi cảm; nhân vật nam thường sở hữu ngoại hình lực lưỡng, cuồn cuộn cơ bắp (như trong Dragonball Z và GT), đôi khi mang hình hài robot khổng lồ như trong Robotech và Gundam Wing. Muốn biết những bộ phim hoạt hình kể trên có xuất xứ từ đâu? Bạn phải tìm đến đất nước Nhật Bản – cái nôi của truyện tranh và phim hoạt hình Nhật, cội nguồn của mọi điều điên rồ khó tin. Phim hoạt hình Nhật (anime) được ưa chuộng tại Nhật Bản, và du nhập vào Mỹ từ rất sớm. Giữa phim hoạt hình Mỹ và phim hoạt hình Nhật có một điểm khác biệt lớn: trái ngược với phim hoạt hình Mỹ chỉ dành riêng cho trẻ em, phim hoạt hình Nhật được phần đông người lớn ưa thích. Đối tượng xem phim hoạt hình Nhật không chỉ bao gồm trẻ em mà còn cả thanh thiếu niên và người lớn. Tất nhiên, điều này cũng đúng với truyện tranh Nhật (manga). Ngành công nghiệp truyện tranh và phim hoạt hình Nhật phát triển mạnh mẽ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính phủ Nhật huy động toàn dân đóng góp sức người, sức của cho cuộc chiến. Người dân buộc phải tuân theo, nếu không sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Theo ghi chép trong sách Manga Manga: The World of Japanese Comics của Frederik Scholdt, người bất hợp tác bị bắt bớ, giam cầm, cấm hoạt động, cách ly khỏi xã hội; người quy thuận được trọng đãi… họa sĩ từng một thời chỉ trích gay gắt chính phủ giờ quay sang ca ngợi hết lời chủ nghĩa quân phiệt. Khoảng năm 1940, nhiều hội họa sĩ được thành lập, trong đó có New Cartoonists Association of Japan (Shin Nippon Mangaka Kyokai) và New Cartoonists Faction Group (Shin Mangaha Shudan). Trong giai đoạn này, một số ít họa sĩ được miễn nghĩa vụ quân sự hoặc không bị chính phủ cấm hoạt động. Họ được nhà cầm quyền sử dụng làm công cụ tuyên truyền. Artwork và comic strip do họ sáng tác tràn ngập nội dung tuyên truyền, đả kích kẻ thù của Nhật Bản.   Phim hoạt hình Mỹ Ở bên kia địa cầu, họa sĩ có tầm ảnh hưởng nhất thế giới Walt Disney – cha đẻ của hãng phim hoạt hình Walt Disney – đang chật vật với nghề làm phim hoạt hình. Ông khởi nghiệp vào những năm 1920 qua việc ra mắt hai tác phẩm đầu tay Alice’s Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên) và Oswald the Lucky Rabbit (Chú thỏ may mắn Oswald). Ngày 16/11/1928, ông cho ra đời nhân vật chuột Mickey và gặt hái thành công vang dội tại Mỹ. Sau chuột Mickey, ông quyết định bắt tay vào thực hiện dự án phim hoạt hình Snow White and the Seven Dwarfs (Bạch Tuyết và bảy chú lùn). Bộ phim được công chiếu năm 1937, và lập tức chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả. Công việc làm ăn của ông diễn ra suôn sẻ cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tuy nhiên, bất chấp chiến tranh, ông vẫn tiếp tục ra mắt tác phẩm Pinocchio (Cậu bé người gỗ) và Fantasia. Tuy cả hai tác phẩm được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật, nhưng ông lỗ nặng vì mất trắng thị trường nước ngoài do chiến tranh gây ra. Ông làm phim Dumbo (Chú voi biết bay Dumbo – 1941) và Bambi (Chú nai Bambi – 1942) trong bối cảnh ngân sách eo hẹp. Do làm nhiều bộ phim tốn kém trong thời chiến, ông sa cảnh thua lỗ triền miên và bắt đầu đánh mất vị thế số 1 trên thị trường. Trong thời gian chiến tranh, ông tung ra thêm hai bộ phim Saludos Amigos và The Three Cabelleros tại khu vực Nam Mỹ. Ông chú trọng vào làm phim tuyên truyền và huấn luyện quân sự. Sau chiến tranh, ông chật vật tìm lại ánh hào quang xưa, sản xuất nhiều series phim hoạt hình ngắn như Make Mine Mine Music và Melody Time. Đến năm 1950, thành công lại mỉm cười khi ông ra mắt hai bộ phim Treasure Island (Đảo châu báu) và Cinderella (Cô bé lọ lem). Không hài lòng với tất cả những gì đạt được, ông ấp ủ kế hoạch xây dựng công viên chuyên đề để người lớn và trẻ em có nơi vui chơi, giải trí. Công viên Disneyland khai trương năm 1955 sau thời gian dài xây dựng và mở rộng, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù khá bận rộn với công việc điều hành công viên Disneyland, ông vẫn cùng ê-kíp phát hành những tác phẩm giải trí chất lượng như 20,000 Leagues Under Sea (Hai vạn dặm dưới đáy biển), Shaggy Dog (Điệp vụ chó xù), Zorro, và Mary Poppins. Ông không may ra đi vào ngày 15/12/1966, bỏ lại phía sau những kế hoạch còn dang dở. Hãng phim hoạt hình tiếp tục tồn tại dưới sự dẫn dắt của anh

  Manga sở hữu lượng fan đông đảo trên khắp thế giới. Chúng ta hẳn muốn biết nhờ đâu mà họa sĩ Nhật Bản làm được như vậy? Họ có bí quyết gì để luôn cho ra đời những series manga chất lượng, làm say mê lòng người? Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu khám phá những nhân tố góp phần biến manga thành tác phẩm nghệ thuật giàu chiều sâu, sánh ngang với tiểu thuyết và phim bom tấn.   Cuộc họp giữa họa sĩ và biên tập viên.     Nhóm trợ lý 5 người của họa sĩ manga Kumagai Kyoko (ngồi phía sau).   Sự cộng tác giữa họa sĩ và biên tập viên Biên tập viên thường là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng manga. Quá trình sản xuất series manga mở đầu bằng cuộc họp giữa họa sĩ và biên tập viên để bàn bạc, trao đổi về ý tưởng cho câu chuyện. Sau cuộc họp, họa sĩ bắt tay vào vẽ storyboard, hay còn gọi là bản name. Ở giai đoạn này, manga chỉ là những bản phác thảo đơn sơ kèm theo lời thoại. Sau khi storyboard được biên tập viên thông qua, họa sĩ bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất thật sự. Đây là giai đoạn cần đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến cốt truyện và phát triển nhân vật. Tùy vào thể loại manga, họa sĩ có thể tiến hành các nghiên cứu trong giai đoạn này. Nếu họa sĩ gặp khó khăn, vướng mắc, biên tập viên là người thích hợp để xin lời khuyên. Chất lượng manga đa phần được cải thiện nhờ làm theo lời khuyên chân thành, bổ ích của biên tập viên. Biên tập viên vừa là cộng sự đắc lực, vừa là người bạn thân thiết trong mắt họa sĩ – người chia sẻ nỗi lo với họa sĩ, chịu trách nhiệm bảo đảm mọi việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Thật không ngoa khi nói rằng biên tập viên đóng góp đến 30% công sức vào sự thành công của manga.     Họa sĩ manga Kumagai Kyoko đang làm việc.   Họa sĩ đích thân vẽ nhân vật, do nhân vật là thành phần tối quan trọng trong manga.   Ở Nhật Bản, ngoài công việc kể trên, biên tập viên còn là cầu nối giữa họa sĩ và độc giả. Họ đích thân đến nhà sách để tham dò ý kiến bạn đọc về manga mới ra mắt. Ý kiến phản hồi của độc giả thường tác động trực tiếp lên hoạt động sản xuất series manga. Cuối cùng, biên tập viên đảm nhận thêm vai trò marketing, tổ chức sự kiện, tặng quà lưu niệm, đề xuất ý tưởng cải thiện doanh thu, tìm kiếm và ươm mầm tài năng mới.   Hệ thống biên tập Hệ thống biên tập tại Nhật Bản đóng vai trò rất quan trọng đến sự thành công của manga trên toàn cầu. Muốn biết hệ thống biên tập này hoạt động như thế nào, chúng ta hãy xem hệ thống bình chọn trên các tạp chí manga như Shonen Jump chẳng hạn. Mỗi số tạp chí đều có mục yêu cầu độc giả bình chọn những series manga được yêu thích nhất. Biên tập viên căn cứ vào mức độ yêu thích để xếp hạng các series manga. Những series manga được nhiều người bình chọn nhất sẽ được đưa lên trang đầu trong số tiếp theo. Những series manga nhận quá ít lượt bình chọn thường sẽ bị phòng biên tập cắt bỏ không thương tiếc. Khi độc giả không còn hứng thú với một series manga, series manga đó chắc chắn sẽ không được đăng tiếp trên tạp chí, cho dù tác giả là người nổi tiếng đến đâu đi nữa. Nakada Kenichi, biên tập viên giàu kinh nghiệm cho nhà xuất bản Shogakukan, phát biểu, “Hệ thống biên tập là một trong những thế mạnh của ngành công nghiệp manga tại Nhật Bản. Chúng tôi mất tới nửa thế kỷ mới xây dựng được hệ thống biên tập như ngày nay. Nhờ nó, chúng tôi có thể bảo đảm cho ra đời những series manga chất lượng nhất. Nguồn ý tưởng dồi dào cũng là thế mạnh không nhỏ trong ngành công nghiệp manga. Nó là kết quả của quá trình thử nghiệm không ngừng đủ mọi ý tưởng khác nhau ở mỗi thể loại manga. Khỏi phải nói, nguồn ý tưởng dồi dào này mang lại lợi ích to lớn cho họa sĩ manga. Trợ lý họa sĩ vẽ cây quạt theo mẫu để bảo đảm tính chính xác tuyệt đối.             Theo họa sĩ manga Kumagai Kyoko, cạnh tranh là nhân tố quan trọng không kém. Nó thúc đẩy mọi người thi đua làm việc. Nhờ nó, mọi người mới chịu khó rèn luyện kỹ năng để nâng cao năng suất lao động. Cô nói, “Hiện tại, tôi đang bận rộn với hai series manga. Tôi chỉ có 2 tuần để hoàn thành chúng. Tôi không thể một mình đảm đương khối lượng công việc lớn như vậy. Vì vậy, tôi luôn nhờ đến sự hỗ trợ của năm trợ lý đầy tài năng. Background, đồ vật trên tay nhân vật,… tuy là chi tiết nhỏ nhặt nhưng quan trọng. Nếu thiếu chúng, chất lượng manga sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Tôi thuộc tuýp người kỹ tính, nên luôn nhờ trợ lý vẽ phụ những chi tiết này.” Manga sở dĩ trở thành hiện tượng toàn cầu là nhờ hệ thống biên tập khắt khe tại Nhật Bản, cùng tinh thần làm việc quên mình của họa sĩ, biên tập viên giàu tâm huyết.   * Nguồn: web-japan * Biên Dịch: Comic Media Academy

Nghệ thuật kể chuyện có từ thuở con người bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất. Nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Kể chuyện là cách chúng ta thể hiện sự hiểu biết về con người. Chia sẻ câu chuyện với người nghe là một trải nghiệm bổ ích và đáng nhớ; tuy nhiên, đối với người người mới biết kể chuyện, nó có thể là nỗi ám ảnh. Sợ nói trước đám đông là một căn bệnh phổ biến. Nếu bạn chẳng may mắc căn bệnh này thì yên tâm đi, bạn không phải là người duy nhất đâu, bởi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới cũng gặp phải tình trạng giống như bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng lòng tự tin và tìm kiếm bản sắc riêng cho câu chuyện kể của mình.   Làm thế nào để trở thành người kể chuyện giỏi? Kể chuyện cho mọi người nghe là cách duy nhất để trở thành người kể chuyện giỏi; vì chỉ thông qua kể chuyện, bạn mới tích lũy được kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Kể chuyện được ví như tập thể hình. Muốn cơ bắp phát triển, vận động viên thể hình cần siêng năng luyện tập. Và bạn cũng cần làm giống vậy nếu muốn phát triển kỹ năng kể chuyện. Là người kể chuyện, bạn cần học cách giữ bình tĩnh và thoải mái khi nói trước đám đông hoặc trên sân khấu. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết thực hiện việc này trên sân khấu lớn. Bạn có thể thực hành trong hộp đêm, buổi họp mặt gia đình, hoặc thậm chí cuộc họp công ty. Khởi đầu khiêm tốn nếu hiện tại bạn chưa chiến thắng được nỗi sợ hãi. Nhờ bạn bè ngồi nghe và cho ý kiến đánh giá. Chia sẻ câu chuyện cũng giống như tặng quà cho người nghe, vì người nghe sẽ lưu giữ nó như một món quà. Sau này, người nghe có thể chia sẻ câu chuyện với người khác nữa, giống như cách người xưa lưu truyền câu chuyện cho đời sau.   Người nghe là ai? Bảo đảm bạn biết rõ người nghe là ai. Bạn bè? Người lạ? Đồng nghiệp? Đám đông? Do chủ đề câu chuyện phụ thuộc vào người nghe, mà đối tượng người nghe thì lại vô cùng đa dạng, nên muốn xác định câu chuyện nào phù hợp với đối tượng nào, bạn cần nhận diện mối quan hệ với người nghe. Ví dụ, nếu người nghe là trẻ em, bạn đơn giản chia sẻ câu chuyện về thời thơ ấu; còn như họ là người không quen biết, bạn tìm câu chuyện về chủ đề được nhiều người quan tâm.   Tôi nên kể câu chuyện gì? Phàm là con người, ai cũng có khả năng đồng cảm. Vì vậy, cách kể chuyện hiểu quả nhất là hãy kể câu chuyện về những điều riêng tư, gần gũi, làm lay động lòng người. Những câu chuyện như thế khơi dậy cảm xúc trong lòng người nghe, khiến họ liên hệ với bản thân, và đi đến đồng cảm với người kể chuyện. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn xác định nên kể câu chuyện gì. Đừng quên mối quan hệ hai chiều giữa người nghe với người kể chuyện. Bạn cần nghiên cứu đối tượng người nghe để tìm kiếm câu chuyện phù hợp. Nghiên cứu đối tượng người nghe và tìm kiếm câu chuyện phù hợp đóng vai trò quan trọng như nhau. Bạn cần tập trung nghiên cứu nhu cầu của người nghe để từ đó chọn ra câu chuyện kể phù hợp, làm lay động lòng người. Xem xét câu chuyện qua góc nhìn của người nghe để biết họ sẽ rút ra điều gì bổ ích từ câu chuyện này.   Hoàn cảnh kể chuyện Cân nhắc hoàn cảnh kể chuyện. Bạn đứng trên sân khấu kể chuyện trước đám đông xa lạ hay trong đám cưới của em họ? Bạn không muốn làm người nghe khó chịu; vì vậy, bạn cần nắm bắt tâm lý của họ. Hỏi ý kiến nhà tổ chức hoặc chủ tọa nếu không dám chắc câu chuyện bạn kể có phù hợp với người nghe hay không. Cách đơn giản để bảo đảm câu chuyện phù hợp là tập trung vào yếu tố kết nối bạn với người nghe. Bạn và người nghe có những điểm chung gì? Câu này khá dễ trả lời khi người nghe là đồng nghiệp hoặc người thân, vì bạn và người nghe đã quen biết nhau từ lâu. Trường hợp kể chuyện trước đám đông xa lạ, thì ngoài nêu bật chủ đề câu chuyện ra, bạn nhớ chọn giọng kể phù hợp với hoàn cảnh. Ví dụ, trong đám tang, bạn kể chuyện bằng giọng điệu buồn bã, nghiêm túc, chân thành; còn trong đám cưới, bạn kể chuyện có phần tươi vui, hóm hỉnh hơn. Hai cách kết nối với người nghe xa lạ: * Chiếm cảm tình của người nghe ngay từ giây phút đầu tiên bằng cách chia sẻ chuyện riêng tư hoặc thể hiện mình là người dễ mến, có khiếu hài hước. * Khơi dậy trí tò mò của người nghe bằng cách đặt câu hỏi mà chỉ có bạn mới trả lời được qua câu chuyện kể. Đừng giả định người nghe có vốn hiểu biết sâu rộng như bạn. Tránh sử dụng tiếng lóng hoặc biệt ngữ. Đừng trông mong mọi người sẽ hiểu những khái niệm trừu tượng, hoặc thậm chí những cái tên bạn muốn nhắc đến trong câu chuyện. Bạn không thể kể hết mọi thứ. Đừng quên khi kể chuyện là bạn đang cố tạo ra trải nghiệm trong tâm trí người nghe. Mục tiêu của bạn là tặng quà cho người nghe. Hãy tập trung vào mục tiêu đó. Loại bỏ thẳng tay những

  STORY ARTIST. You do….what exactly?   1 . Để trở thành họa sĩ kể chuyện, tôi có cần phải vẽ giỏi hay không? Có, nghề này yêu cầu bạn phải vẽ giỏi. Ngoài ra, bạn cũng phải nắm vững luật phối cảnh để phản ánh đúng góc nhìn, cũng như kỹ năng diễn tả tốt hành động của nhân vật. Muốn vẽ giỏi, bạn cần kiên trì thực hành mỗi ngày.   2. Muốn theo nghề họa sĩ kể chuyện thì cần học những gì? Họa sĩ kể chuyện đảm trách công việc của diễn viên, họa sĩ thiết kế nhân vật, đạo diễn, quay phim, biên tập viên, nhà biên kịch, nhân viên kỹ thuật ánh sáng trong giai đoạn đầu của dự án phim hoạt hình. Họ dựa vào kịch bản để phác họa diện mạo ban đầu cho từng cảnh phim. Vì vậy, họ cần học nhiều kỹ năng khác nhau, bao gồm vẽ, dựng phim (cảnh quay, bố cục, biên tập, ánh sáng), diễn xuất (thông qua vẽ nhân vật), kể chuyện (viết cấu trúc câu chuyện). Mỗi họa sĩ có một cách học khác nhau, nhưng cách học hiệu quả nhất là theo học chuyên ngành mỹ thuật, điện ảnh, hoạt hình. Ra trường, bạn chẳng những được cấp bằng mà còn tự hào làm ra những bộ phim ngắn bằng chính thực lực của mình. Sau khi được tuyển vào làm việc cho studio, bạn sẽ tiếp tục tìm tòi, học hỏi thêm.   3. Nghề họa sĩ kể chuyện có đòi hỏi gì thêm nữa không? Họa sĩ kể chuyện thường vẽ đi vẽ lại nhiều lần các cảnh phim theo yêu cầu của đạo diễn trước khi bàn giao cho bộ phận dựng phim bằng công nghệ đồ họa máy tính (CG); do đó, họ cần làm việc trên tinh thần hợp tác, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu ý kiến phản hồi.   4. Nghề họa sĩ kể chuyện có dễ xin việc hay không? Đây là nghề có nhu cầu tuyển dụng cao. Họa sĩ có người được tuyển qua con đường thực tập, học việc; song cũng có người được tuyển nhờ portfolio lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng – họa sĩ làm portfolio thường có kinh nghiệm làm việc tại studio, hoặc trước đây từng tham gia nhiều dự án nhỏ. Portfolio là yêu cầu bắt buộc, có kinh nghiệm sẽ được ưu tiên, nhưng không cần thiết nếu bạn chứng tỏ được năng lực của mình qua portfolio.   5. Cơ hội nghề nghiệp có rộng mở với những ai chọn nghề họa sĩ kể chuyện hay không? Các studio lớn nhỏ luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân tài. Cánh cửa việc làm sẽ mở rộng với những ai có portfolio thỏa mãn yêu cầu của nhà tuyển dụng.   6. Tôi có làm việc với nhiều người trong quá trình vẽ storyboard hay không? Trong quá trình vẽ storyboard một đoạn phim, ban đầu bạn lấy ý kiến phản hồi từ đạo diễn, rồi sau đó là từ ê-kíp. Bạn sửa tới sửa lui nhiều lần cho đúng với ý đồ của đạo diễn. Bạn tham gia phiên họp động não, đề xuất ý tưởng, thảo luận giải pháp cải thiện nhân vật hoặc câu chuyện. Bạn luân phiên làm việc một mình và theo nhóm. Trong môi trường làm việc tập thể, bạn bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp với mọi người, cởi mở đón nhận ý kiến phê bình và phản hồi.   7. Cơ hội thăng tiến có cao hay không? Họa sĩ kể chuyện là nghề mang tính sáng tạo và đem lại trong sự thỏa mãn trong công việc. Về cơ bạn, lộ trình thăng tiến sẽ như nhau: Họa sĩ kể chuyện – trưởng nhóm – đạo diễn. Nghề họa sĩ kể chuyện tuy không có nhiều nấc thang thăng tiến, nhưng cơ hội thăng tiến là khá cao. Bạn được trui rèn kỹ năng chỉ đạo trong thời gian làm họa sĩ kể chuyện – bước chuẩn bị trước khi dấn thân vào lĩnh vực khác, thậm chí mở ra cơ hội đảm nhận vai trò chỉ đạo trong studio. Đạo diễn đa phần xuất thân từ họa sĩ hoạt hình hoặc họa sĩ kể chuyện.   8. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu tuyển dụng họa sĩ kể chuyện sẽ tăng trong năm tới. Bạn có tin điều này là sự thật? Tại sao? Hiện nay, nhu cầu về nội dung đa phương tiện là rất lớn, nên thiết nghĩ, khả năng trên rất có thể xảy ra. Để đối phó với tình trạng họa sĩ kể chuyện nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau, các studio thường đăng tin tuyển dụng nhân sự mới.   9. Thu nhập của họa sĩ kể chuyện có đủ sống hay không? Đây là nghề có thu nhập cao và hấp dẫn. Nếu hành nghề tự do, bạn cần thương lượng tiền công (tính theo giờ) và thời hạn hoàn thành công việc với khách hàng. Trường hợp làm việc cho studio, bạn nên hỏi xem có được hưởng bảo hiểm y tế, xã hội, cùng những quyền lợi khác hay không.   10. Nghề họa sĩ kể chuyện có những thuận lợi và bất lợi gì? Cái hay của nghề họa sĩ kể chuyện là nó cho phép bạn thỏa sức sáng tạo. Bạn nghĩ ra ý tưởng độc đáo, mới lạ, mất 4 – 5 năm ròng rã để dựng thành phim, và vui mừng chứng kiến thành quả được trình chiếu trên màn ảnh. Tuy nhiên, để có được niềm vui này, bạn phải thức bao đêm dài làm việc miệt mài dưới áp lực nặng nề, rồi sau đó phải mòn mỏi chờ đợi đạo diễn và nhà biên kịch chuyển những chỉnh sửa trong câu chuyện cho bạn. “Xóa đi làm lại” là chuyện thường tình trong nghề, nên bạn

Phần lớn iPad thế hệ mới đều hỗ trợ bút cảm ứng Apple Pencil – công cụ vẽ mạnh mẽ được ưa chuộng hiện nay. Bên cạnh đó, những ứng dụng vẽ ngày càng được cải tiến trên iPad cũng góp phần làm phong phú thêm cuộc sống sáng tạo của bạn. Học vẽ là chuyện đơn giản một khi bạn đã có iPad và Apple Pencil trong tay, vấn đề là nên chọn vẽ bằng ứng dụng nào mà thôi. Apple Store cung cấp vô vàn ứng dụng vẽ từ sketching cho đến chú thích ảnh, khiến bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn ứng dụng vẽ phù hợp với bản thân. Để giúp giải quyết vướng mắc trên của bạn, bài viết dưới đây tổng hợp một số ứng dụng vẽ tuyệt vời trên iPad – bất kể bạn mới học vẽ hay là họa sĩ chuyên nghiệp lâu năm   1. Inspire Pro Inspire Pro là một trong những ứng dụng diễn họa nhanh nhất, chân thực nhất trên App Store, đem đến trải nghiệm vẽ mượt mà, tự nhiên trên iPad. Ngoài tích hợp 150 cọ vẽ mặc định – bao gồm Oil Paint, Airbrush, Spray Paint, Pencil, Crayon, Markers, Chalk, Charcoal, Pastel và Paint Splatter – Inspire Pro còn cung cấp nhiều công cụ chất lượng cao, có khả năng tùy biến, tha hồ cho bạn chọn lựa.   Link tải tại: https://itunes.apple.com/us/app/inspire-pro-paint-it.-blend/id355460798?mt=8   2. Procreate Procreate 4.3 cung cấp tính năng vẽ thậm chí còn tuyệt vời hơn những phiên bản trước đây, biến nó thành một trong những ứng dụng vẽ lý tưởng cho người dùng iPad. Giao diện người dùng khiêm tốn với những slider dễ truy cập, cho phép bạn chỉnh nhanh kích thước cọ vẽ/độ đục trong quá trình làm việc. Nó không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà còn tập trung vào đối tượng vẽ, thay vì bị phân tâm bởi những menu xổ xuống. Như bao ứng dụng vẽ khác, Procreate cũng trang bị công cụ Color Picker dễ sử dụng (có thể tùy chỉnh ô màu theo ý muốn), tùy chọn layer, zoom nhanh, tùy chọn Smudging/Blending, chức năng Undo,… Và nếu bạn muốn chèn chữ vào tác phẩm, thì xin thông báo tin mừng là phiên bản Procreate mới nhất sẽ có công cụ Text, đáp ứng mong đợi bấy lâu nay của người dùng. Procreate có 136 cọ vẽ mặc định, cùng với hơn 50 xác lập tùy biến cho từng cọ vẽ. Với ứng dụng vẽ mạnh mẽ, trực quan như Procreate, bạn có thể tạo tác phẩm nghệ thuật hoành tráng chỉ trong tích tắc trên iPad. Link tải tại: https://itunes.apple.com/app/procreate/id425073498?mt=8   3. Adobe Illustrator Draw Adobe Illustrator Draw là sketchbook kỹ thuật số, nơi bạn thỏa sức phô diễn tài nghệ vẽ tranh mọi lúc mọi nơi. Là “chị em họ” của Illustrator CC, ứng dụng vẽ dành cho iPad này sở hữu giao diện người dùng đơn giản, chuyên dùng cho phác thảo ý tưởng và concept dưới dạng vector. Adobe Illustrator Draw cung cấp tính năng đa dạng, bao gồm công cụ vẽ vector trên lớp riêng, khả năng đồng bộ hóa với Adobe Creative Cloud. Nhờ tính năng đồng bộ hóa, bạn có thể download file tương thích Adobe Illustrator và làm việc với chúng. Adobe Illustrator Draw cho phép bạn dựng đường thẳng, vẽ hình, đổi tên lớp, lấy hình ảnh từ Adobe Capture CC, ánh xạ hình ảnh lên mặt phẳng phối cảnh,…  Link tải tại: https://itunes.apple.com/us/app/adobe-illustrator-draw-scalable/id911156590?mt=8   4. Affinity Designer for iPad Affinity Designer for iPad được phát triển dựa trên phiên bản PC và tối ưu hóa cho iOS, kể cả hỗ trợ 3D Touch và Apple Pencil. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ canvas khổ lớn nhiều lớp và tính năng zoom đến… 1.000.000%. Affinity Designer for iPad là chọn lựa lý tưởng cho vẽ tranh truyền thống và kỹ thuật số, vì nó hỗ trợ cả CMYK lẫn PGB, cũng như tích hợp thư viện màu Pantone và hơn 100 cọ vẽ các loại như Paint, Pencil, Ink, Pastel và Gouache. Bạn có thể xuất file dưới dạng JPG, PNG, PDF và SVG. Link tải tại: https://itunes.apple.com/us/app/affinity-designer/id1274090551?ign-mpt=uo%3D4&mt=8   5. ArtRage ArtRage phiên bản iPad cung cấp nhiều tùy chọn canvas và giấy chẳng khác gì phiên bản PC và Mac, cộng với bộ sưu tập cọ vẽ đồ sộ, bao gồm Pencil, Crayon, Roller và Pastel. Để sáng tạo nghệ thuật trên iPad, bạn có thể vẽ trực tiếp lên màn hình, hoặc chấm màu bằng công cụ này, rồi làm mờ (nhòe) nó bằng công cụ khác. Cọ vẽ Watercolour tích hợp sẵn trong ArtRage có khả năng tạo một số hiệu ứng ấn tượng, đẹp mắt. Sau khi đã làm quen với giao diện người dùng, bạn có thể thay đổi dễ dàng kích thước cọ vẽ, chọn màu, làm việc với lớp, hòa trộn các thành phần vào nhau. ArtRage là ứng dụng vẽ cực kỳ linh hoạt và sáng giá trên iPad, ngoại trừ nhược điểm đáng tiếc là tình trạng lag thấy rõ khi bạn di chuyển và định tỷ lệ tác phẩm. Link tải tại: https://itunes.apple.com/us/app/artrage/id391432693?mt=8   6. iPastels Bạn đam mê vẽ tranh phấn màu và chì than, nhưng không muốn tay chân lấm lem, thì hãy tìm đến iPastels – ứng dụng kỹ thuật số được làm ra để mô phỏng hiệu ứng phấn màu, và nó làm tốt công việc này đến mức đáng kinh ngạc. Với iPastels, bạn có thể phối màu bằng tay trên màn hình máy tính bảng mà có cảm giác như đang thực hiện trên giấy. iPastels sở hữu nhiều điểm cộng đáng chú ý, trong đó có tính năng chỉnh sửa nhanh sai sót. Điềm trừ duy nhất là bạn phải dừng tay khi muốn điều chỉnh áp lực và kích thước công cụ vẽ. iPastels đáng cho bạn cân nhắc lựa chọn nếu muốn

  Bạn lần đầu đi mua bảng vẽ mới, hay là họa sĩ giàu kinh nghiệm muốn săn lùng phiên bản nâng cấp, nhưng phân vân chưa biết nên chọn sản phẩm nào cho phù hợp, bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số lựa chọn từ “vừa túi tiền” đến cao cấp nhất hiện nay, hầu giúp bạn tìm bảng vẽ ưng ý nhất cho mình. Trên thị trrường, ngoài những nhà sản xuất danh tiếng như Wacom, Huion, Apple, Samsung,… hàng chục công ty ít tên tuổi khác cũng tham gia vào cuộc chạy đua sản xuất bảng vẽ tốt nhất hiện nay. Vì vậy, cân nhắc nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân không bao giờ là thừa khi bạn lựa chọn sản phẩm. Wacom Cintiq 22HD được đánh giá là bảng vẽ tốt nhất, đáng mua nhất ở thời điểm hiện tại. Ra mắt hồi tháng 11/2018 với tốc độ xử lý cực đỉnh, đối thủ đáng gờm đến từ “ông lớn” Apple, iPad Pro 12.9 cũng là chọn lựa đáng cân nhắc. Nếu bạn chọn mua iPad Pro 12.7, đừng bỏ qua bút cảm ứng iPad, vì nó cũng thuộc loại tốt nhất hiện nay. Chất lượng của hai bảng vẽ kể trên tất nhiên là điều không cần phải bàn cãi, song chúng có giá quá cao so với mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên, nếu khả năng tài chính của bạn chẳng dư dả gì, thậm chí còn phải “thắt lưng buộc bụng,” bạn có thể cân nhắc lựa chọn bảng vẽ giá “mềm” hơn, nhưng chất lượng lại không hề thua kém, chẳng hạn như H430P. Việc xác định bảng vẽ có phù hợp với nhu cầu và túi tiền của bạn hay không sẽ phù thuộc vào một số yếu tố như mục đích và tần suất sử dụng bảng vẽ, giá tiền của nó,… Nếu mới tập tành vẽ trên bảng vẽ, bạn hẳn không biết rằng chúng có đến ba loại khác nhau, và việc xác định rõ nhu cầu cá nhân sẽ giúp bạn lựa chọn loại bảng vẽ phù hợp nhất cho bản thân. * Bảng vẽ đồ họa (graphics tablet) – Bảng vẽ là một mặt phẳng nhẵn nhụi cho bạn vẽ trực tiếp trên đó bằng bút cảm ứng, và hình ảnh sẽ hiển thị trên màn hình máy tính. Đây là loại bảng vẽ giá rẻ nhất thị trường hiện nay. Nhược điểm lớn nhất là người dùng cảm thấy “không có sự kết nối” giữa bảng vẽ và màn hình, mặc dù họ sẽ sớm quen với điều này. * Màn hình tích hợp bút cảm ứng (pen display) – Thiết bị là một màn hình phẳng cảm ứng, và bạn có thể vẽ vời trên đó bằng bút cảm ứng. Chúng không tạo cảm giác giống như vẽ trên bảng vẽ đồ họa, đắt tiền hơn, và cần nối dây cáp với máy tính. * Máy tính bảng (tablet computer) – Những thiết bị Android và iOS như Samsung Galaxy Tab và iPad Pro cũng là một loại bảng vẽ. Bạn không cần máy tính: chỉ việc download ứng dụng vẽ, chẳng hạn như Astropad (https://apps.apple.com/us/app/astropad-standard/id934510730), về máy, rồi bắt tay vào vẽ ngay trên đó bằng ngón tay hoặc bút cảm ứng.   Bảng vẽ tốt nhất năm 2019 1. Wacom Cintiq 22HD Vẽ trên màn hình đủ lớn để bạn truyền đạt ý tưởng.   Vùng vẽ: 19,5” x 11,5” Độ phân giải: 1.920 x 1.080 Mức lực nhấn: 2.048 Kết nối: DVI, USB 2.0 Hệ điều hành: Windows, macOS Điểm cộng (+) – Độ nhạy cao – Cho trải nghiệm vẽ mượt mà – Có thể tùy chỉnh ExpressKey Điểm trừ (-) – Độ phân giải màn hình thấp Wacom Cintiq 22HD là màn hình tích hợp bút cảm ứng được ưa chuộng nhất trên thị trường, cho phép bạn vẽ trực tiếp trên màn hình. Màn hình kích thước “khủng” đồng nghĩa với việc bạn có thể thỏa sức đi nét theo ý muốn mà vẫn bảo đảm sự tinh tế nhờ vào độ nhạy của bút cảm ứng. Chân đế cho phép bạn đặt Cintiq 22HD nằm ngang để vẽ, hoặc thẳng đứng nếu bạn muốn sử dụng nó như một màn hình thông thường.     Bảng vẽ giá rẻ chất lượng tốt nhất 2. XP-Pen Artist 15.6 Sở hữu màn hình kích thước ấn tượng với giá rẻ bất ngờ. Vùng vẽ: 13,54” x 7,62” Độ phân giải: 1.920 x 1.080 Mức lực nhấn: 8.192 Kết nối: USB-C Hệ điều hành: Windows, macOS Điểm cộng (+) – Vừa túi tiền – Màn hình và bút cảm ứng chất lượng tốt – Chất lượng build khá ổn Điểm trừ (-) – Không bán kèm chân đế XP-Pen Artist 15.6 hội tụ mọi thứ bạn muốn có trên màn hình tích hợp bút cảm ứng: vùng vẽ rộng rãi, bút cảm ứng cho cảm giác cầm thoải mái, và màn hình chất lượng. Mặc dù cần mất thời gian làm quen với sự sai lệch giữa đầu bút cảm ứng và con trỏ trên màn hình, nhưng đây vẫn là bảng vẽ giá rẻ đáng mua đối với những ai đam mê digital painting, nhưng có hầu bao eo hẹp.   Bảng vẽ đồ họa tốt nhất 3. Wacom Intuos Pro (cỡ lớn) Bảng vẽ đồ họa lý tưởng cho họa sĩ minh họa. Vùng vẽ: 12,1” x 8,4” Mức lực nhấn: 8.192 Kết nối: USB, Bluetooth Hệ điều hành: Windows, macOS Điểm cộng (+) – Độ nhạy cao – Cho trải nghiệm vẽ mượt mà – Kết nối có dây hoặc wifi Điểm trừ (-) – Vùng vẽ lớn hơn thì hay biết mấy Bạn đam mê digital painting và muốn có chỗ để “múa bút.” Wacom Intuos Pro hứa hẹn mang đến cho bạn trải nghiệm vẽ máy mà có cảm tưởng như vẽ trên giấy vậy. Vùng vẽ

  Hầu hết artwork của những họa sĩ vẽ minh họa hàng đầu đều truyền tải câu chuyện giàu ý nghĩa đến người xem. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ 18 bí quyết kể chuyện tuyệt vời của họ thông qua artwork.   Bí quyết 1: Nhìn xa hơn Trong quá trình vẽ bìa sách hoặc tranh minh họa cho bài báo, chúng ta đôi khi chỉ chú trọng vào miêu tả khoảnh khắc cao trào trong câu chuyện sao cho hiệu quả, kịch tính hơn. Bây giờ, không dừng lại ở đó, chúng ta cố gắng khám phá những nét tinh tế ẩn giấu trong câu chuyện, rồi đi sâu khai thác chúng trong artwork. Chúng ta quyết định lồng những biểu tượng và chi tiết quan trọng đối với câu chuyện vào khung cảnh tĩnh lặng trong artwork. Bí quyết 2: Nhìn từ góc độ khác Chúng ta cần thử thách bản thân bằng cách nhìn mối tương tác giữa các sự vật từ góc độ khác. Trong quá trình phác thảo, chúng ta cần vẽ tối thiểu ba bản, xác định bố cục tối ưu cho chúng, rồi biến chúng thành bản thảo hoàn chỉnh. Andrea Rossi  (USA)   Bí quyết 3: Tạo cảm xúc Do cần hạn chế vẽ chi tiết đến mức tối thiểu, chúng ta cần áp dụng kỹ thuật khác để tạo cảm xúc và bầu không khí cho artwork. Chúng ta luôn vẽ thu nhỏ nhân vật và không điểm xuyết chi tiết trên khuôn mặt. Do đó, muốn phản ánh cảm xúc nhân vật, chúng ta phải cường điệu cử chỉ, hành động của anh ta. Nhân vật chạy nhảy tung tăng trên giấy sẽ giúp tăng thêm phần sinh động, vui nhộn cho artwork. Charlotte Trounce (UK)   Bí quyết 4: Gây bất ngờ ngoài dự đoán Chúng ta gây bất ngờ ngoài dự đoán cho người xem bằng cách trình bày những điều tưởng nghịch lý nhưng hóa ra là chân lý, những vật tưởng đặt sai chỗ nhưng hóa ra đúng chỗ, những tình huống khó tin nhưng có thật,… Giây phút người xem bất ngờ trước điều trái với quan niệm bấy lâu nay cũng chính là lúc chúng ta đánh thức sự quan tâm và trí tưởng tượng của họ. Craig Frazier (USA)   Bí quyết 5: Lồng câu chuyện vào hành động Chúng ta vẽ nhân vật sắp, đang và vừa thực hiện xong hành động. Hành động là thành phần quan trọng thứ hai sau nhân vật. Những thành phần khác như xô nước hoặc cái cưa chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Sau cùng, chúng ta vẽ môi trường xung quanh như cây cối chẳng hạn. Chúng ta sử dụng màu sắc giản dị nếu thích đồ họa đơn giản. Những gì chúng ta vẽ phải là manh mối giúp nắm bắt toàn bộ câu chuyện và thông điệp. Nghĩa vụ của người xem là gắn kết mọi thứ với nhau và giải câu đố.  Craig Frazier (USA)   Bí quyết 6: Minh họa thông điệp Chúng ta lấy kể chuyện làm công cụ minh họa thông điệp. Chúng ta cố gắng miêu tả khoảnh khắc “đắt giá”, kích thích trí tưởng tượng của người xem. Chúng ta kể chuyện về những điều bình dị trong cuộc sống. Chúng ta muốn cho người xem khoảnh khắc được hóa thân vào nhân vật. Đây là điểm khác biệt giữa vẽ tranh với vẽ minh họa câu chuyện.  Craig Frazier (USA)   Bí quyết 7: Kể câu chuyện đáng để khám phá Thách thức lớn nhất là bảo đảm tạo hình đáng để khám phá và chiêm ngưỡng thay vì những hình chỉ đẹp đơn thuần. Chúng ta cần cung cấp đầy đủ những thành phần cần thiết như cảm xúc, background, hình ảnh tượng trưng,… Ed J Brown (UK)   Bí quyết 8: Lấy nhân vật làm trung tâm Lấy nhân vật chính diện/phản diện làm trung tâm. Cân nhắc những chỗ có thể lồng ghép chi tiết, chủ đề và cảm xúc. Chúng chứa hàm ý sâu xa hay rõ ràng là tùy thuộc vào chúng ta. Chúng ta có thể ghép chữ hoặc hình ảnh tượng trưng vào background. Bảo đảm nhân vật trung tâm và tất cả chi tiết kể trên đều hòa quyện nhuần nhuyễn vào background.   Bí quyết 9: Gây thắc mắc Ảnh bìa album Alone in the Ark chứa đựng câu chuyện mơ hồ, khiến người xem thắc mắc không biết nó mang giai điệp vui tươi hay buồn bã. Người đàn ông hy vọng được máy bay đến cứu hay đang lẩn trốn nó? Anh ta từ đâu đến? Tại sao anh ta ngâm mình trong nước? Anh ta có thích sống hòa mình vào thiên nhiên hay không? Anh ta có sắp bị chết đuối hay không? Bí quyết 10: Tạo điểm nhấn Chúng ta cần nắm vững kỹ thuật tạo điểm nhấn trong quá trình xây dựng bố cục. Ví dụ, nếu chúng ta vẽ artwork không có điểm nhấn, khán giả chỉ lướt mắt xem qua một lượt rồi thôi. Còn như chúng ta lồng điểm nhấn vào artwork, nó khiến khán giả phải dừng lại để nghiền ngẫm, suy đoán,… Owen Davey (UK)   Bí quyết 11: Phản ánh câu chuyện qua bố cục Bố cục thật sự rất quan trọng, bất kể chúng ta thực hiện dự án gì. Chúng ta thường sử dụng nó để phản ánh nội dung câu chuyện. Ví dụ, trong sách Laika có trang kể về nỗi cô đơn của một chú chó. Trong quá trình xây dựng bố cục, chúng ta dồn hết hình ảnh về một góc, càng cách xa chú chó Laika càng tốt. Chú chó cô đơn theo đúng nghĩa đen giữa không gian bao quanh, trông thật đáng thương làm sao. Owen Davey (UK)   Bí quyết 12: Tạo mảng sáng tối hút mắt Ý tưởng là quan trọng nhất,

Được mệnh danh là “làn sóng hồng,” phim nữ quyền đang càn quét các giải thưởng lớn của Hollywood trong mùa giải gần đây. Và đây là thực tế không thể phủ nhận. Trong khi ở Hollywood đang nổi lên phong trào bình đẳng giới với tên gọi Time’s Up (Đã đến lúc), thì trên màn ảnh rộng, các nhân vật nữ đua nhau đảm trách vai trò của đàn ông, từ nữ siêu anh hùng Elastigirl bỏ lại chồng con phía sau để dấn thân vào cuộc chiến chống tội phạm trong Incredibles 2 đến Nữ hoàng xứ Scotland Mary cầm quân ra trận trong Mary Queen of Scots, Rachel Weisz “bẻ cong” giới tính trong The Favourite, Ruth Bader Ginsburg tìm kiếm tiếng nói trong On the Basis of Sex. Nicole Kidman không ngại phá bỏ chuẩn mực về giới tính để hóa thân hết mình vào vai diễn thám tử có quá khứ đen tối, diễn biến tâm lý phức tạp, và hành động đầy bạo lực trong Destroyer. Ngoài tác động của phong trào Time’s Up, phong trào #MeToo (Tôi cũng vậy), những đột phá trong sản xuất phim, Tổng thống Mỹ Donld Trump dường như cũng góp phần tích cực vào sự lên ngôi của những bộ phim mang thông điệp nữ quyền. Khi nói về phim On the Basis of Sex – bộ phim xoay quanh cuộc đấu tranh đòi xóa bỏ vấn nạn phân biệt giới tính của Ginsburg vào những năm 1970 – nữ đạo diễn Mini Leder phát biểu, “Tôi nghĩ bộ phim là lời kêu gọi đấu tranh cho quyền bình đẳng giới. Ngày nay, tuy nhiều thứ đã thay đổi, nhưng chúng ta vẫn còn chặng đường dài phía trước. Theo tôi, ngay cả phong trào #MeToo hiện tại cũng chỉ mới bắt đầu mà thôi.” Từng đoạt giải thưởng Emmy trong những năm 1990 cho đạo diễn phim chính kịch xuất sắc nhất trước khi bước chân sang lĩnh vực điện ảnh, Leder rất ấn tượng với câu chuyện của Daniel Stiepleman về nữ thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Ginsburg. Bà nói, “Xét về thành tựu đạt được, tôi không thể nào sánh bằng Ginsburg. Chúng tôi tuy ở hai thế giới khác nhau, nhưng cùng chung cảnh ngộ như nhau. Tôi phải tìm kiếm sự tự tin, động lực để tiếp tục đấu tranh cho những gì mình tin tưởng và muốn làm trong đời.” Trong phim, Ginsburg (Felicity Jones) tuy đã có gia đình, nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi ngành luật vào cái thời phụ nữ bị “cấm cửa” ngành này, và cuối cùng góp phần xóa bỏ được vấn nạn phân biệt giới tính. Leder cho biết, “Bộ phim được tôi lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật.” Josie Rourke cũng đi đầu trong khai thác chủ đề nữ quyền qua bộ phim không kém phần hấp dẫn Mary Queen of Scots, xoay quanh câu chuyện về cuộc chiến giành ngôi vị Nữ hoàng Anh của hai người phụ nữ. Từng giữ chức giám đốc nghệ thuật của nhà hát Donmar Warehouse ở London, bà tiết lộ, “Tôi đã dành phần lớn đời mình để học cách dung hòa giữa quyền lực và cái giá phải trả.” Phim đầu tay của Rourke khắc họa sinh động quan niệm về tình yêu, đường lối chính trị của Mary Stuart (Saoirse Ronan) và Nữ hoàng Anh Elizabeth (Margot Robbie). Cả hai tuy được đàn ông vây quanh, nhưng Elizabeth chọn tránh xa rắc rồi với họ, còn Mary lấy chồng, sinh con liên tiếp. Tình tiết mẹ của Elizabeth, Anne Boeyn hứng chịu cái kết bi phảm sau khi bị vua Henry VIII thất sủng tuy không được nhắc đến trong phim, nhưng nó giúp nhấn mạnh lý do tại sao Elizabeth tuyên bố, “Ta chọn làm đàn ông – hôn nhân quá nguy hiểm.” Rourke nói, “Hai người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp trong phim thuộc tuýp người muốn tự mình quyết định mọi thứ, từ chuyện triều chính cho đến tình dục, hôn nhân, con cái.” Rourke nói tiếp, “Mang tiếng là chị em họ, nhưng cả hai lại khác nhau về mọi mặt, ngoại trừ một điểm chung là đều làm hoàng hậu bất chấp điều tiếng. Họ thách thức ngôi vị của nhau, nhưng có lẽ chỉ có họ mới biết mình muốn gì.” The Favourite thậm chí còn táo bạo và “bẻ cong” giới tính hơn cả Mary Queen of Scots. Phim của Lanthimos kể Lady Sarah (Rachel Weisz) và cô em họ nghèo khó Abigail (Emma Stone) ganh đua nhau để trở thành tâm phúc của Nữ hoàng Anne (Olivia Colman). Nhân vật do Weisz thủ vai bị “bẻ cong” giới tính, lúc đi giày da, đội mũ ba múi (tricorne) đầy nam tính, lúc lại diện áo choàng lộng lẫy, thướt tha. Là người đầu tiên tham gia dự án hợp tác sản xuất với Ed Guiney và Lanthimos vào năm 1998, Ceci Dempsey cho biết, “Đây là nhân vật rất có tiếng trong lịch sử. Trên thực tế, bà là người cai quản vương quốc.” Sau khi kết hôn, Lady Sarah lợi dụng mối quan hệ thâm thiết với Nữ hoàng Anne để thao túng triều chính cho đến khi Abigail xuất hiện. Dempsey nói, “Cả ba nhân vật tạo thành mối quan hệ tay ba, bị cuốn vào vòng xoáy không ngừng của những âm mưu lợi dụng nhau.” Sau khi ra mắt phim Incredibles vào năm 2004, Brad Bird làm tiếp phần 2, và trong nỗ lực tìm kiếm nhân vật phản diện phù hợp cho câu chuyện, ông nảy ra ý tưởng “hoán đổi vai trò” (role reversal) trong Incredibles 2. Trong Incredibles, Bob đảm nhận vai trò siêu anh hùng; nhưng trong phần 2, Helen (Elastigirl) là người gánh vác vai trò ấy. Bird nói, “Cuối cùng, gia đình siêu nhân đã trở lại, và thật tiếc cho Bob, người

Làm một freelancer giúp bạn có một lịch làm việc linh động, và cơ hội để làm chủ chính mình – nhưng việc đổi từ cuộc sống văn phòng sang công việc tự do có thể trở nên vô cùng khó khăn. Để giúp những ai đang nghĩ đến chuyện tự lập, chúng tôi đã hỏi lời khuyên từ những nghệ sỹ freelancer hàng đầu, hoặc đã từng làm freelancer. Bạn có thể đọc thêm về một số mẹo để sống sót qua năm đầu tiên làm freelancer: phải biết tất cả mọi thứ bao gồm cách tìm khách hàng và cách giữ cảm hứng cho bản thân. Tôi cũng có thể đóng góp một mẹo nhỏ. Tôi là một tác giả freelancer chứ không phải là hoạ sỹ, nhưng bí quyết là hãy có một thói quen làm việc – sự trì trệ là căn bệnh chung của thế giới.   1. Làm cho một công ty trước Tôi sẽ khuyên bất kỳ ai muốn trở thành freelancer concept artist là hãy bắt đầu làm việc cho một công ty trước. Quá nhiều người nhảy vào công việc freelance mà không có kinh nghiệm gì về ngành nghề. Đầu tiên, bạn phải biết được năng suất của mình. Là một freelancer, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc đưa ra thời gian hoàn thành công việc dự tính cho khách hàng. Tiếp theo, bạn cần phải biết bạn đáng giá bao nhiêu. Tạo mối quan hệ với những artist khác tại studio sẽ giúp bạn tìm ra giá trị xứng đáng dành cho kỹ năng hiện tại của mình.   2. Đừng ngại tiếp thị bản thân Chúng ta sống trong thời đại khắc nghiệt khi mà bất kỳ công việc nào cũng vô cùng cạnh tranh. Hiện tại, internet chính là vũ khí mạnh nhất để chúng ta quảng cáo bản thân, nên hãy tận dụng nó. Quảng cáo bản thân mình trên các diễn đàn, đăng các tác phẩm của bạn lên những trang web liên quan đến art, chia sẻ tác phẩm của người khác, và giao tiếp. Tóm lại, hãy có mặt ở tất cả mọi nơi. Ai đó sẽ chú ý đến bạn. Nhưng hãy nhớ: Không nên ngại ngùng không có nghĩa là bạn phải tỏ ra là một người xấu. Giúp người khác và chia sẻ kiến thức sẽ giúp mọi người cảm thấy gần gũi với bạn và khiến bạn trở nên thu hút hơn trong mắt khách hàng.   3. Dùng mạng xã hội Đăng bài lên các diễn đàn trong những website liên quan đến art (DeviantArt, Conceptart.org) và những trang web kiếm việc online (Behance, freelance.com) là những sự lựa chọn rất tốt để có được sự chú ý đầu tiên. Những công ty hiếm khi đọc những gì các hoạ sỹ viết khi họ nộp đơn xin việc, nên hãy tìm những bài post có sẵn của khách hàng tìm hoạ sỹ. Nếu những yêu cầu của họ phù hợp với kỹ năng của bạn, gửi cho họ một email với tất cả những thông tin cần thiết, cho thấy sự quan tâm của bạn đến dự án của họ. Việc này có thể sẽ tốn một vài lần thử: cố gắng trở nên năng nổ trên mạng xã hội và có một portfolio được update với những tác phẩm tốt nhất của bạn sẽ giúp bạn rất nhiều. Nếu bạn phải tự tạo nên một thông báo, đọc những bài đăng từ những hoạ sỹ khác trên diễn đàn và xem bài đăng nào hiệu quả nhất. Đặt bản thân vào góc nhìn của khách hàng: Bạn sẽ muốn làm việc với người này không?   4. Đừng đánh mất cơ hội khi bạn được gặp mặt-đối-mặt Nhớ rằng mỗi hành động đều có hiệu ứng lan toả trong ngành nghề của bạn. Tôi đã từng thấy nhiều nghệ sỹ tuyệt vời nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiếm việc không phải vì họ thiếu năng lực, mà do họ thiếu các mối quan hệ để giúp họ qua khoảng thời gian khó khăn. Khi có cơ hội gặp gỡ mặt-đối-mặt để mở rộng các mối quan hệ trong mạng lưới nghề nghiệp, hãy cẩn thận với các các hành vi cử chỉ của bạn, như bạn đang hẹn hò lần đầu tiên vậy. Quá nhiều lần tôi tham dự các sự kiện và chứng kiến ai đó phá hỏng danh tiếng của mình bằng những hành vi khó chịu và không thông minh.   5. Tôn trọng khách hàng Một vài người chuyên nghiệp sẽ nói rằng họ chỉ làm công việc của họ và chẳng quan tâm mấy đến mối quan hệ của họ với khách hàng. Điều đó cũng ổn nhưng chẳng có gì sai khi phát triển mối quan hệ thân thiện với khách hàng, điều đó sẽ giúp họ sẽ muốn làm việc với bạn hơn. Giữ mối liên lạc thường xuyên, bàn bạc công việc qua điện thoại hoặc skype và, tất nhiên, tránh trễ deadline liên tục. Đôi khi bạn cần thêm một ít thời gian nhưng đừng lạm dụng quá. Và hãy chắc chắn rằng bạn luôn hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Không có gì tồi tệ hơn việc làm ai đó thất vọng bằng cách giao cho họ những sản phẩm tệ hơn 2 lần so với những gì họ thấy trong portfolio.   6. Có tổ chức Tạo ra một hệ thống làm việc có tổ chức phù hợp cho bạn là chìa khoá để tồn tại khi làm freelancer. Vì bạn không có sếp nên sẽ không có ai nói bạn phải làm gì, vì thế bạn phải chủ động. Nếu có thể, hãy làm thời gian biểu cho một ngày, một tuần hay một tháng, và tự tạo ra những nhắc nhở cho bản thân. Tôi đã thử tạo ra thói quen hằng ngày bằng cách

  Manga được yêu thích nhờ cốt truyện hấp dẫn, hình ảnh mãn nhãn người xem. Bạn biết nhờ đâu mà manga được vậy không? Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ những điều bạn muốn biết về hậu trường sản xuất manga, cũng như công việc của ban biên tập và họa sĩ manga. Hãy tưởng tượng bạn là họa sĩ manga giàu nhiệt huyết, muốn hẹn gặp biên tập viên nhà xuất bản để nhờ anh ta xem qua tác phẩm của bạn, rồi cho ý kiến đánh giá chất lượng có đạt yêu cầu hay không. Họa sĩ manga thường làm việc dưới sự hỗ trợ của ê-kíp trợ lý. Nếu trước đây bạn từng làm trợ lý họa sĩ, việc nhờ biên tập viên xem qua tác phẩm sẽ dễ dàng hơn nhiều, vì bạn đã có mối quan hệ và kinh nghiệm làm việc. Tòa nhà Shueisha, tạp chí Weekly Shounen Jump.   Giả sử bạn tham gia cuộc thi sáng tác truyện tranh ngắn do tạp chí manga tổ chức và giành chiến thắng. Tác phẩm đoạt giải thưởng của bạn được đăng trên tạp chí và nhận phản hồi từ phía độc giả. Nếu phản hồi mang tính tích cực, thì xin chúc mừng, bạn đã trở thành họa sĩ manga rồi đó. Nghề họa sĩ manga đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian, kể cả ngày nghỉ, cho công việc. Ở nhà, bạn vẫn phải ngồi vẽ truyện cho kịp thời hạn.   Hỏi: Ồ! Dễ vậy, tôi cũng có thể trở thành họa sĩ manga! Đáp: Chưa chắc! Thử nghĩ xem… tại Nhật Bản có bao nhiêu bạn trẻ khao khát trở thành họa sĩ manga? Theo bạn, cơ hội đạt được ước nguyện của họ là bao nhiêu? Nếu bạn không phải là người Nhật, các công ty truyện tranh Nhật thậm chí còn không thèm nhòm ngó đến bạn. Cảnh biên tập viên duyệt bản thảo được miêu tả trong Bakuman.   Họa sĩ manga nào cũng cần có biên tập viên. Về cơ bản, biên tập viên là người duyệt bản thảo của bạn, chỉ ra lỗi sai và đề xuất giải pháp khắc phục, quản lý và đôn đốc bạn hoàn thành công việc trước thời hạn. Bạn mệt mỏi vì biên tập viên nhai đi nhai lại điệp khúc, “Nhanh tay lên! Sắp hết thời hạn rồi!” nhưng đó là trách nhiệm của biên tập viên. Biên tập viên có trách nhiệm nhận tác phẩm của bạn, rồi gởi cho nhà in. Ngoài ra, anh ta còn chịu trách nhiệm đàm phán với nhà in trong trường hợp bạn không hoàn thành công việc kịp thời hạn. Hỏi: Tại sao chương truyện tiếp theo sẽ không được phát hành nếu tôi không thành công lớn? Đáp: Độ “hot” của chương truyện sẽ giảm sút nghiêm trọng nếu bạn không đảm bảo số lượng fan hâm mộ. Lúc này, mục tiêu của bạn là lấy lại độ “hot”! Bạn ra sức sáng tác manga cho hay hơn, hấp dẫn hơn. Bạn nhờ trợ lý hỗ trợ trong những khâu như dán screentone, lọc nét, vẽ background… Họa sĩ manga không bao giờ làm việc một mình. Bạn có thể hợp tác với người khác để sáng tác hoặc vẽ minh họa câu chuyện. Sau khi 8 – 10 chương truyện được đăng trên tạp chí hàng tuần, chúng sẽ hợp thành một tập truyện, hay còn gọi là tankobon. Thông thường, bạn có thể lồng thêm truyện tranh ngắn vào tankobon. Khi manga của bạn bất ngờ trở nên nổi tiếng nhờ nhận được nhiều sự quan tâm và phản hồi tích cực từ phía khán giả, một số công ty sẽ lập tức để mắt đến nó và có thể chuyển thể nó thành anime, drama, live-action. Thông thường, bạn có thể dựa vào tiếng tăm để tham gia tuyển chọn diễn viên lồng tiếng cho anime hoặc nhường quyền quyết định cho biên tập viên.   Ban biên tập Ban biên tập thường bao gồm tổng biên tập và các biên tập viên. Công việc của họ là nhận bản thảo và giúp họa sĩ manga quản lý công việc. Đối với tạp chí hàng tuần, áp lực công việc thường nặng nề do deadline quá ngắn. Họa sĩ manga và biên tập viên thường phải chạy đua với thời gian mới mong hoàn thành công việc kịp thời hạn. Phòng biên tập như biến thành “địa ngục” trong giai đoạn “chạy đua nước rút”. Ban biên tập của Shueisha.   Hỏi: Làm anime có tốn kém hay không? Đáp: Có. Chi phí cho phát sóng anime trên truyền hình là rất lớn. Nếu manga được chuyển thể thành anime, bạn nên xem mình đã gặp may, bất kể nó được phát sóng vào khung giờ nào trên TV. Như bạn biết đấy, họa sĩ hoạt hình được trả lương khá bèo. Cảnh ban biên tập mệt mỏi rã rời được miêu tả trong Sekaiichi Hatsukoi.   Thông tin ngoài lề Hầu hết công ty truyện tranh Nhật đều nghỉ một tuần từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Sau một năm dài lao động miệt mài, họa sĩ manga và biên tập viên dành nguyên tuần lễ vàng cho những hoạt động vui chơi giải trí. Điều này giúp lý giải tại sao trong mấy ngày này, bạn không thấy manga ưa thích được cập nhật. Nhân dịp năm mới, nhiều công ty cũng mở tiệc chiêu đãi họa sĩ manga, biên tập viên, và những người khác.   * Nguồn: medium.com * Biên dịch: Comic Media Academy

  Thời hạn đăng ký dự thi: 20/6/2019 – 20/9/2019. Tạp chí văn học online Eyelands (http://www.eyelands.gr) phối hợp với xuất bản Strange Days Books tổ chức cuộc thi này. Tất cả tác phẩm lọt vào vòng trong sẽ được đăng bằng tiếng Anh và Hy Lạp trên website Eyelands, mang đi trưng bày tại Sand Festival 2020, và phát hành dưới dạng sách tuyển tập. Giám khảo: Gregory Papadoyiannis.   THỂ LỆ – Cuộc thi dành cho tất cả các đối tượng. – Chủ đề cuộc thi năm nay: tự do. – Tác phẩm dự thi phải là truyện tranh đen trắng, không giới hạn thể loại, độ phân giải tối đa không quá 1280 x 650 pixel. – Tác phẩm dự thi phải là câu chuyện hoàn chỉnh dưới định dạng file JPG, dài tối đa 8 trang, phân khung tùy ý, nhưng không vượt quá 1280 x 650 pixel. Ban tổ chức sẽ liên hệ với thí sinh nếu cần độ phân giải cao hơn. – Tác phẩm dự thi phải là sáng tác mới bằng tiếng Anh, chưa từng được phát hành hoặc đăng trên bất kỳ tạp chí nào.  – Đây là cuộc thi quốc tế, nên không giới hạn quốc tịch, nhưng thí sinh phải đủ 16 tuổi (tính đến ngày 20/5/2019) mới được phép dự thi. Thí sinh dưới 16 tuổi muốn tham gia phải có sự đồng ý của phụ huynh. – Giám khảo, biên tập viên, hoặc nhân viên của Eyelands không được quyền tham gia cuộc thi này. – Tác phẩm dự thi phải được gởi bằng đường điện tử (xem bên dưới). – Danh sách người chiến thắng sẽ được công bố vào ngày 10/11/2019. – Bản quyền tác phẩm thuộc về thí sinh. – Bằng việc chấp nhận giải thưởng, thí sinh đồng ý cho Eyelands đăng tác phẩm trên website http://www.eyelands.gr và đưa vào sách tuyển tập. Nhà xuất bản Strange Days cũng được quyền in thành sách tác phẩm của người thắng cuộc và những tác phẩm lọt vào vòng trong, rồi phát hành chúng. – Một thí sinh có thể nộp bao nhiêu tác phẩm cũng được, miễn là đóng đủ lệ phí cho từng tác phẩm; tuy nhiên, chỉ một tác phẩm được chọn đưa vào vòng trong mà thôi. – Thí sinh được phép nộp tác phẩm tham gia nhiều cuộc thi cùng một lúc, nhưng phải thông báo cho Ban tổ chức biết nếu tác phẩm đạt giải thưởng, và tác phẩm đó sẽ bị rút khỏi cuộc thi. – Thí sinh có thể tự nguyện yêu cầu rút tác phẩm khỏi cuộc thi bằng email. – Thí sinh vẫn giữ bản quyền, nhưng phải cho phép Ban tổ chức phát hành độc quyền tác phẩm trong ngắn hạn. – Thí sinh rút lui khỏi cuộc thi (vì bất cứ lý do gì) sẽ không được hoàn phí. – Thí sinh có thể bị tước quyền tham gia nếu vi phạm quy định và thể lệ cuộc thi. Ban tổ chức chấp nhận các chỉnh sửa trong tác phẩm dự thi trong thời hạn từ 20/9/2019 đến 10/10/2019.   GIẢI THƯỞNG – Thí sinh chiến thắng cuộc thi sẽ được tặng chuyến du lịch 7 ngày với giá ưu đãi 50% (không bắt buộc) tại resort Three Rock. – Ngoài ra, thí sinh còn được cấp giấy chứng nhận, nhận quà tặng bằng gốm sứ thủ công Hy Lạp (từ bộ sưu tập Artifacts Clayart, chế tác riêng cho cuộc thi này) và bản copy tuyển tập tác phẩm đạt giải thưởng. – Tất cả tác phẩm lọt vào vòng trong sẽ được Strange Days phát hành dưới dạng tuyển tập và đưa lên website http://www.amazon.com (1/2020). – Tất cả thí sinh có tác phẩm lọt vào vòng trong cũng sẽ được tặng bản copy sách tuyển tập. – Tất cả thí sinh có tác phẩm lọt vào vòng trong sẽ được hưởng ưu đãi đặc biệt trong trường hợp nộp tác phẩm dự thi Eyelands Book Awards 2020.   ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀ ĐÓNG PHÍ – Đóng phí dự thi thông qua Paypal – Xem banner trên trang chủ Eyelands. – Nhấp nút Buy Now. Điền ECC vào phần miêu tả. – Phí dự thi: 5 euro. – Thí sinh có thể chọn đóng phí dự thi thông qua chuyển khoản ngân hàng. Xin vui lòng cung cấp thêm thông tin nếu chọn hình thức thanh toán này. – Sau khi đóng phí xong, thí sinh gởi e-mail kèm theo tác phẩm dưới định dạng DOC/DOCX đến: eyelandsmag@gmail.com hoặc strangedaysbooks@gmail.com – Trên dòng tiêu đề, ghi Comic Contest hoặc ECC. Trong vòng 3 – 4 ngày kể từ ngày nhận email, Ban tổ chức sẽ gởi email xác nhận đã nhận tác phẩm dự thi. – Không chấp nhận tác phẩm gởi qua đường bưu điện. – Thí sinh ghi rõ tên và địa chỉ trong phần nội dung email. Đường link, trang web, và blog của Eyelands: http://www.eyelands.gr http://www.eyelands.gr/english section & https://eyelandscontes.wordpress.com STRANGE DAYS BOOKS http://www.paraxenesmeres.gr (tiếng Hy Lạp) http://www.strangedaysbooks.gr (tiếng Anh) THREE ROCK STUDIO https://3rockstudio.wordpress.com/ JUDGE / GREGORY PAPADOYIANNIS https://gregorypapadoyiannis.wordpress.com/   * Nguồn: eyelands.gr * Biên dịch: Comic Media Academy

Bạn muốn sáng tác lúc rảnh rỗi hoặc trong giờ nghỉ giải lao, nhưng không biết tìm nguồn cảm hứng từ đâu. Web comic là cách tuyệt vời để giúp bạn lấy cảm hứng sáng tạo. Web comic có nhiều trên mạng, và bạn có thể truy cập chúng dễ dàng, miễn phí. Bài viết dưới đây đề cử 14 web comic hay, đáng để bạn khám phá. Những nhân vật hư cấu nổi tiếng thế giới như Batman, Superman, Spider-Man,… đều xuất thân từ truyện tranh, và đi sâu vào lòng bao thế hệ độc giả tới mức ngành công nghiệp truyện tranh giấy vẫn phát triển bất chấp sự bùng nổ của Internet.   1. Nedroid Nedroid là web comic của họa sĩ Anthony Clark, phát hành từ năm 2006 đến nay. Anh sáng tác nhiều truyện tranh khác nhau, nhưng chỉ thật sự được nhiều người biết đến qua series truyện tranh với nhân vật chính Beartato là sinh vật lai giữa khoai tây và gấu.   2. Moonbeard Họa sĩ vẽ minh họa người New Zealand tự ví mình là “người yêu mèo, thích uống cà phê, và ghiền truyện tranh.” Anh là tác giả của web comic Moonbeard – tác phẩm mang màu sắc siêu thực, chứa đựng nhiều tình tiết bất ngờ, khó đoán. Bạn có thể tìm đọc tác phẩm của anh trên Instagram (https://www.instagram.com/squireseses/).   3. Webcomic NameWebcomic Name ra mắt lần đầu tiên vào tháng 7/2016, rồi nhanh chóng được dựng thành phim. Đây là tác phẩm của họa sĩ người Anh Alex Norris, luôn khiến người xem thích thú bằng hình ảnh đậm chất trẻ thơ, nhân vật ngộ nghĩnh, tính hài hước giản dị, và câu nói “oh no” làm nên thương hiệu Webcomic Name. Một tác phẩm tuy chưa thật sự hay lắm, nhưng nên đọc ít nhất một lần trong đời.   4. Bird Boy Bird Boy của Anne Szabla xoay quanh câu chuyện về Bali, một cậu bé 10 tuổi người dân tộc Nuru luôn khao khát chứng tỏ bản thân với bộ lạc của mình. Sau khi bị cấm tham gia nghi lễ trưởng thành, cậu tình cờ lượm được thanh kiếm huyền thoại, rồi lạc bước đến vùng đất đầy cạm bẫy của những vị thần và ngăn nó rơi vào tay kẻ xấu. Câu chuyện được Darkhorse Comics chọn chuyển thể thành tiểu thuyết hình ảnh Bird Boy Volume 1: The Sword of Mali Mani và Bird Boy Volume 2: The Liminal Wood.   5. Hark! A Vagrant Họa sĩ truyện tranh người Canada Kate Beaton không chỉ am hiểu lịch sử và con người mà còn có biệt tài kể chuyện bằng hình ảnh (visual storytelling). Webcomic hoàn toàn được Kate sáng tác trong giờ giải lao bằng ứng dụng MS Paint. Những nhân vật lịch sử Châu Âu từ James Joyce đến Ada Lovelace được vẽ theo phong cách biếm họa mới lạ, đơn giản, góp phần tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho Hark! A Vagrant, cũng như mang lại cho tác giả nhiều giải thưởng. Tác phẩm đáng tìm đọc mặc dù không còn được tác giả viết tiếp nữa.   6. Necropolis Được Jake Wyatt sáng tác dưới sự hỗ trợ của Kathryn Wyatt, web comic thuộc thể loại fantasy kể câu chuyện về hành trình báo thù của một cô gái. Web comic chiếm được cảm tình của nhiều độc giả nhờ hình ảnh đẹp mắt, cốt truyện hấp dẫn. Image Comics dự định phát hành phiên bản giấy khi câu chuyện kết thúc (nhưng chưa biết khi nào).   7. The Sad Ghost Club Web comic gây sốt trên mạng Sad Ghost Club lấy bối cảnh câu lạc bộ dành cho người đau khổ, cô đơn, không muốn gia nhập câu lạc bộ nào khác; xoay quanh những vấn đề mà nhiều hồn ma gặp phải. Mỗi câu chuyện về con ma cô đơn được bộ đôi họa sĩ truyện tranh Lize Meddings và Laura Jayne Cox sáng tác theo phong cách mới mẻ, độc đáo, bảo đảm mang lại tiếng cười cho bạn suốt từ đầu đến cuối truyện, và hiểu ra mình không phải là người duy nhất chịu cảnh cô đơn trên thế gian này.   8. Oglaf Web comic 18+ không dành cho người yếu tim, kể về vương quốc giả tưởng thời Trung cổ. Những câu chuyện ngắn hài hước, những hình minh họa đầy cảm hứng được khắc họa sinh động, đầy sức sống qua ngòi bút của Trudy Cooper và Doug Bayne. Nhờ đừng để sếp bắt quả tang bạn đọc nó nhé!   9. The Order of the Stick Nếu bạn đam mê thể loại game nhập vai hoặc thích đắm mình vào thế giới của những câu chuyện giả tưởng thời Trung cổ, thì đây là web comic dành cho bạn. The Order of the Stick mang đậm chất châm biếm tinh tế, độc đáo của họa sĩ Rich Burlew về con người thời hiện đại.   10. Botched Spot Ra mắt từ năm 2008, Botched Spot của James Hornsby phản ánh thế giới của võ sĩ đấu vật chuyên nghiệp Olav Orlav và Rad Bad DeBone qua góc nhìn hài hước, châm biếm. Đây là một trong những web comic mà ai cũng có thể thưởng thức, bất kể có yêu thích môn đấu vật hay không.   11. Deathbulge Ban đầu, họa sĩ Dan sáng tác Deathbulge dưới dạng series truyện tranh kể về ban nhạc death metal, nhưng thấy quá gò bó, nên quyết định chuyển sang vẽ theo cảm hứng. Sự thay đổi này dường như có tác dụng khi web comic trở thành truyện gối đầu giường của fan. Mỗi tập phát hành đều hứa hẹn đem đến những điều mới lạ, hấp dẫn cho người xem. 12. Scary Go Round Scary Go Round là nơi quy tụ những web comic của John Allison. Các câu chuyện tuy khác nhau, nhưng

  Cuộc thi truyện tranh là cơ hội tuyệt vời cho sinh viên các trường mỹ thuật so tài sáng tạo với nhau. Bài viết dưới đây tổng hợp những cuộc thi truyện tranh uy tín trên thế giới, đang và sẽ diễn ra trong năm 2019.   1. Cuộc thi truyện tranh học đường Châu Âu (EUROPEAN COMIC SCHOOLS CONTEST ) – Cuộc thi do tập đoàn Celsys tổ chức, dành cho đối tượng sinh viên học vẽ minh họa, kỹ thuật số, truyện tranh, và manga tại các trường mỹ thuật ở Châu Âu. Sinh viên mỗi trường có thể nộp dự án tham gia cuộc thi và giành nhiều giải thưởng hấp dẫn. – Mỗi dự án sẽ được độc giả bình chọn trước tiên. Sau đó, mangaka Ken Niimura và họa sĩ Nhật Bản Yoshiyasu Tamura sẽ đánh giá và trao giải. – Cuộc thi bao gồm hai hạng mục: truyện tranh ngắn (one-shot) và tranh minh họa. Mỗi hạng mục có bình chọn và giải thưởng riêng. – Mỗi thí sinh có thể tham gia cả hai hạng mục, nhưng chỉ được phép giành giải thưởng ở một hạng mục mà thôi. – Chủ đề “ Bạn thân ” cho cả hai hạng mục. – Truyện tranh ngắn (one-shot): Màu hoặc trắng đen, 8 – 16 trang, bao gồm cả trang bìa: – Tranh minh họa: Màu, bản gốc. – Phong cách: Tự do. – Công cụ vẽ: Tự do (truyền thống hoặc kỹ thuật số). Thí sinh có thể download phiên bản miễn phí 6 tháng Clip Studio Paint Ex tại https://jp.surveymonkey.com/r/comiccontest. – Kích thước: Rộng tối thiểu 800 px. – Hướng đọc: Tùy ý. – Đối tượng độc giả: Phù hợp cho mọi lứa tuổi. – Ngôn ngữ: Không bắt buộc – nếu muốn sáng tác bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, bạn tạo phiên bản riêng cho từng ngôn ngữ. – Khác: Bạn cần thêm ảnh đại diện (600 x 600 px) vào file dự án. Bạn có thể lấy một trang dự án làm ảnh đại diện nếu muốn.tại Cách tham gia: – Giáo viên tại trường bạn đang học cần cung cấp thông tin cho ban tổ chức cuộc thi theo địa chỉ sau: frederic@toutlemondeprod.com. Thông tin bao gồm: + Tên quốc gia: + Tên trường: + Tên giáo viên chủ nhiệm: + Địa chỉ e-mail của trường: + Số điện thoại: + Địa chỉ website của trường: – Trên dòng tiêu đề e-mail, ghi rõ, “European comic schools contest” Registration (Đăng ký tham gia cuộc thi truyện tranh học đường Châu Âu). – Sau khi tạo xong profile, ban tổ chức sẽ hồi âm bằng e-mail cho giáo viên của bạn, trong e-mail hướng dẫn chi tiết thủ tục nộp tác phẩm dự thi trên Mangadraft. – Để nộp tác phẩm dự thi trên Mangadraft, thí sinh cần đăng ký trên mangadraft.com, và cung cấp mã trường (thông tin này do giáo viên chủ nhiệm cung cấp).Điều kiện và thể lệ dự thi + Cuộc thi dành cho sinh viên học vẽ minh họa, kỹ thuật số, và truyện tranh tại các trường mỹ thuật ở Châu Âu. + Giáo viên nhà trường cần đăng ký tham gia. + Tác phẩm dự thi phải là bản gốc, phù hợp cho mọi lứa tuổi. + Mỗi thí sinh có thể nộp nhiều tác phẩm dự thi. + Những tác phẩm đã được đăng trên tạp chí thương mại hoặc đoạt giải thưởng của cuộc thi khác đều được coi là không hợp lệ. Tác phẩm dự thi không được phép nộp nhiều nơi cùng một lúc. + Thí sinh nhỏ tuổi cần tham gia dưới sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ. + Tác phẩm đoạt giải thưởng có thể được Celsys và nhà tài trợ khác sử dụng vào mục đích quảng cáo. + Tác phẩm đoạt giải thưởng phải là bản gốc, độ phân giải cao. (Trong trường hợp vẽ bằng công cụ truyền thống, ảnh scan phải có độ phân giải 350 dpi trở lên). + Tác phẩm dự thi có thể được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau. Sau đây là những tác phẩm không đủ điều kiện dự thi + Tác phẩm sẽ không được xét duyệt nếu không được nộp theo đúng thể lệ đã nêu. + Tác phẩm xâm phạm quyền riêng tư của người khác. + Tác phẩm vi phạm bản quyền của bên thứ ba. + Tác phẩm trái với thuần phong mỹ tục. + Ngoài ra, trong quá trình xét duyệt, ban tổ chức có thể loại tác phẩm ra khỏi cuộc thi. Mọi thắc mắc liên quan đến tác phẩm bị loại sẽ không được giải đáp.   Để nhận giải thưởng, người chiến thắng xin vui lòng cung cấp thông tin sau – Họ tên, tài khoản ngân hàng, địa chỉ, số điện thoại, và địa chỉ e-mail. Thông tin cung cấp sẽ được bảo mật theo chính sách quyền riêng tư của ban tổ chức (Celsys). Hình thức bình chọn – Đối với từng hạng mục của cuộc thi, độc giả sẽ là người bình chọn đầu tiên những tác phẩm mình ưu thích. Vòng bình chọn này sẽ hé lộ người đứng đầu danh sách bình chọn. – Kế đến là vòng bình chọn của ban giám khảo. Mỗi giám khảo sẽ bình chọn top 3 và công bố người chiến thắng cuối cùng ở cả hai hạng mục. – Ban giám khảo gồm có: mangaka Ken Niimura và họa sĩ Nhật Bản Yoshiyasu Tamura. Ken Niimura ( www.niimuraweb.com ) – Họa sĩ minh họa, họa sĩ hoạt hình. Năm 2019, tiểu thuyết hình ảnh của anh I Kill Giants được chuyển thể thành phim live-action. Yoshiyasu Tamura ( www.tamurayoshiyasu.com ) Họa sĩ manga, họa sĩ minh họa. Nhà tổ chức triển lãm, hội thảo manga/tranh minh họa tại các sự kiện và trường học trên khắp thế giới.   2. Cuộc

  🌻 Vòng Kết Nối của Ngày Hội Vẽ Tương Lai lần 2 do Viện Truyện Tranh và Phim Hoạt Hình Việt Nam (CMA) tổ chức đã diễn ra tại Đường Sách Nguyễn Văn Bình vào sáng ngày 16/6 vừa qua. 🌻Với chủ đề Vũ Trụ Này Là Của Chúng Mình, Ngày Hội đã thu hút 20 hoạ sĩ nhí, quý phụ huynh và rất nhiều quan khách tham gia. 🌻Bằng hình thức làm việc nhóm, 20 hoạ sĩ nhí lọt vào vòng Kết Nối được chia thành 5 đội, được hướng dẫn bởi 5 HLV đến từ Viện Truyện Tranh và Phim Hoạt Hình Việt Nam. 🌻Trong suốt 1.5 tiếng diễn ra cuộc thi, các em đã thảo luận, lên ý tưởng và cùng nhau vẽ một câu chuyện tranh 4 khung vô cùng hấp dẫn. Nhiều thông điệp tích cực đã được truyền tải thông qua câu chuyện của các em. 🎈Đó là ước mơ về một thế giới đầy cây xanh, 🎈Là một hành tinh mà con người và các sinh vật khác có thể cùng nhau sinh sống hoà thuận 🎈Là thông điệp về bảo vệ môi trường,… Mỗi câu chuyện đều gửi gắm rất nhiều tâm tư, tình cảm của các em đến với thế giới. ➡️ Đặc biệt, phần diễn thuyết bài dự thi trước BGK của các hoạ sĩ nhí đã thu hút rất nhiều quan khách đến tham quan Đường Sách trong sáng chủ nhật vừa qua. ➡️Ở phần này, các hoạ sĩ nhí sẽ cùng nhau kể cho mọi người nghe xuất phát ý tưởng, câu chuyện, cũng như những thuận lợi và khó khăn khi các em thực hiện bài dự thi. Có những em ban đầu còn rụt rè, nhưng với sự giúp đỡ của các bạn và HLV, cuối cùng các em đều có thể trình bày một cách tự tin trước nhiều người. ➡️Thậm chí có bé trình bày song ngữ Anh – Việt, vì muốn cả những vị khách nước ngoài đến Đường Sách cũng có thể hiểu câu chuyện của mình.   Sau các vòng thi Làm Quen, Thử Thách Hoạ Sĩ Nhí, Vẽ Nhanh Về Đích và Diễn Thuyết, chiến thắng chung cuộc thuộc về các nhóm: 🎉Hành Tinh Hoa Hướng Dương – Giải Hoạ Sĩ Toàn Năng – 3.000.000VND   🎉Mèo Mặt Trăng – Giải Hoạ Sĩ Ánh Sáng – 2.000.000VND   🎉Tiểu Thiên Thạch – Giải Hoạ Sĩ Thông Thái – 2.000.000VND   🎉5 giải các nhân xuất sắc nhất với học bổng toàn phần lớp Manga Comic Thiếu Nhi tại CMA trị giá 5.050.000VND thuộc về các bé: – Nguyễn Thị Mỹ Ngọc – Lục Mẫn Nghi – Nguyễn Thục Vi – Lê Thanh Liên Hoa – Trịnh Hoàng Minh Khôi   🎉🎉Ngoài ra, các bé còn nhận được phần quà là học bổng trị giá 1.000.000VND cho khoá học Manga Comic Thiếu Nhi tại Viện Truyện Tranh và Phim Hoạt Hình Việt Nam.   🌻🌻🌻Vừa được vẽ, vừa được học, được chơi, gặp thêm những người bạn mới và nhận nhiều quà mang về. Ngày Hội Vẽ Tương Lai lần thứ 2 đã góp phần tạo nên trong kí ức tuổi thơ của các em một mùa hè thật đẹp và nhiều ý nghĩa.   – Phụ huynh và các bé có thể xem đầy đủ hình ảnh của chương trình tại link sau: https://tinyurl.com/Ngay hoi ve tuong lai 2 -Comic Media Academy-

  Ralph McQuarrie (Star Wars), H. R. Giger (Alien), Mary Blair (Alice in Wonderland), và Eyvind Earle (Sleeping Beauty) đều là họa sĩ concept art, người đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp giải trí hiện đại. Bắt đầu từ tháng chín này sẽ có giải thưởng mới ra đời nhằm tôn vinh vai trò của họ trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, video game,… Cụ thể, vào ngày 7/9, Hiệp hội Concept Art (Concept Art Association) sẽ tổ chức giải thưởng thường niên lần thứ nhất: Lễ trao giải Concept Art Awards sẽ diễn ra tại Lightbox Expo, Pasadena, California, Mỹ.     Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính (CGI – Computer-generated imagery) ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào phim hoạt hình và live-action trong những năm gần đây. Họa sĩ concept art trở thành vốn quý nhờ biệt tài diễn họa và khả năng hoàn thành artwork với thời gian siêu tốc, nhưng những người hùng thầm lặng này hiếm khi được ghi nhận công lao. Trong thời gian diễn ra sự kiện, những họa sĩ xuất sắc trong lĩnh vực live action (điện ảnh – truyền hình), phim hoạt hình (điện ảnh – truyền hình), và game (cả mobile lẫn PC/console) sẽ được vinh danh, cũng như nhận giải thưởng Original Concepts/Independent, Student Work, Fan Art, Lifetime Achievement, và LightBox Community Icon.   Artwork by Vitaly Bulgarov Artwork by Jerad Marantz Lễ hội nghệ thuật thị giác Lightbox Expo sẽ diễn ra tại Pasadena, California, miễn phí tham dự Concept Art Awards trong 03 ngày hoặc vào thứ bảy. LightBox Expo (LBX) lấy animation, illustration và concept art làm trọng tâm, hứa hẹn đem lại trải nghiệm đa chiều cho mọi đối tượng tham gia, từ họa sĩ chuyên nghiệp đến học sinh sinh viên và fan hâm mộ. Nhà tổ chức LightBox Expo, Bobby Chiu nói, “Sứ mệnh của LightBox Expo là vinh danh người họa sĩ thầm lặng phía sau những bộ phim, những game, những artwork yêu thích của chúng ta; vì vậy, chúng ta cần có giải thưởng tôn vinh nhân tài trong ngành công nghiệp giải trí. Concept Art Awards là một trong những sự kiện mà sau 10 năm nữa chúng ta mới thật sự hiểu hết tầm quan trọng của nó, nhưng trước mắt, nó sẽ là sự kiện đặc biệt nhất.” Artwork by Donglu Yu Artwork by Anthony Francsico Hiệp hội Concept Art được thành lập với sứ mệnh tôn vinh tên tuổi, tài năng, và công lao đóng góp của họa sĩ concept art trong ngành công nghiệp giải trí. Tham gia thành lập hiệp hội có họa sĩ concept art kiêm trưởng phòng phát triển hình ảnh của Marvel, Ryan Meinerding; giám đốc quản lý nhân tài Rachel Meinerding, nhà sản xuất kiêm đồng sáng lập BRIC Foundation, Nicole Hendrix. Ryan Meinerding cho biết, “Tôi thật lòng muốn vinh danh những cá nhân xuất sắc, những người xứng đáng được tôi gọi là đồng nghiệp, và những gì họ đóng góp cho ngành công nghiệp giải trí. Tôi nghĩ sự kiện này sẽ làm được điều đó. Từ trước đến nay chưa có sự kiện nào đại loại như vậy cho họa sĩ concept art, và tôi vui mừng thông báo rằng cuối cùng nó đã diễn ra, không chỉ dành cho giới họa sĩ mà còn cả khán giả.”   Họa sĩ muốn đến với lễ trao giải Concept Art Awards 2019 tại LightBox Expo sẽ gởi bài dự thi. Tác phẩm xuất sắc vượt qua vòng bình chọn của đồng nghiệp sẽ lọt vào vòng chung kết – vòng bình chọn, đánh giá của ban giám khảo. Thành phần ban giám khảo gồm có Ryan Meinerding; nhà sáng lập Gnomon + Genomon Workshop, Alex Alvarez; Krystal Sae Eue của Weta Workshop; Vitaly Bulgarov và Donglu Yu của Ubisoft. Những giám khảo còn lại sẽ được công bố sau. Thời hạn nộp bài dự thi từ 3/6 đến 8/7. Miễn phí dự thi. Không thu phí dự thi đối với thí sinh vào vòng chung kết. Những họa sĩ xuất sắc nhất trong ngành công nghiệp hoạt hình, live-action, và game sẽ tề tựu tại lễ hội nghệ thuật LightBox Expo. Lễ khai mạc sẽ được tổ chức từ ngày 6/9 đến 8/9 tại trung tâm hội nghị Pasadena với sự góp mặt của hàng trăm họa sĩ như giám đốc nghệ thuật Patrick O’Keefe (Spider-Man: Into the Spider-Verse), họa sĩ Alvin Lee (League of Legends), Kei Acedera (Alice in Wonderland, Mike Mignola (Hellboy), đạo diễn/biên kịch Chris Sanders (How to Train Your Dragon), họa sĩ phát triển hình ảnh của Marvel Jana Schirmer,… Vé đã chính thức được mở bán, và bạn có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến sự kiện này trên website Lightbox Expo   *Nguồn: Magazine Artstation. *Biên Dịch: Comic Media Academy

  Trước khi The Lion King chính thức ra rạp vào ngày 19/7/2019, Disney tung trailer hé lộ những nhân vật hoạt hình quen thuộc trong phiên bản gốc 1994, nhưng lần này được remake (làm lại) dưới dạng phim live-action, nên mang phong cách hoàn toàn mới lạ, khác hẳn với những gì khán giả tưởng tượng trước đây.   Phim do Walt Disney Pictures sản xuất, Jeff Nathanson viết kịch bản, và Jon Favreau (The Jungle Book) làm đạo diễn, đưa người xem đến thảo nguyên Châu Phi rộng lớn, nơi Simba chào đời trong niềm vui hân hoan của muôn loài. Cậu được kỳ vọng sau này sẽ nối nghiệp vua cha Mufasa trở thành vị vua anh minh trị vì vương quốc.   Chú của Simba, Scar là một kẻ tâm địa xấu xa, hẹp hòi, khao khát quyền lực. Hắn cấu kết với lũ linh cẩu để hãm hại anh trai, khiến Mufasa phải chết thảm khi đang cố cứu mạng con trai mình. Không những vậy, hắn còn khiến Simba phải bỏ xứ mà đi vì nghĩ mình là nguyên nhân gây ra cái chết cho cha, và nghiễm nhiên trở thành người thừa kế hợp pháp ngai vàng. Rời khỏi bầy đàn, Simba kết giao với những người bạn mới vui tính, học cách sống hồn nhiên, vô tư cho đến một ngày cậu nhận ra sứ mệnh quay về đòi lại những gì thuộc về mình.   Bộ phim tuy vẫn trung thành với bản gốc, nhưng được đạo diễn Jon Favreau cùng nhà sản xuất Jeffrey Silver và Karen Gilchrist áp dụng công nghệ làm phim tiên tiến CG để tái hiện lại nhân vật một cách sống động, chân thực, và hoành tráng hơn trên màn ảnh rộng. Tham gia lồng tiếng cho bộ phim này là những diễn viên nổi tiếng như Donald Glover (vào vai Simba), Beyoncé Knowles-Carter (vai Nala), James Earl Jones (vai Mufasa), Chiwetel Ejiofor (vai Scar), Seth Rogen (vai Pumbaa), và Billy Eichner (vai Timon).   Do ngày phát hành rơi vào tháng bảy, khán giả, nhất là những ai có tuổi thơ gắn liền với phim hoạt hình kinh điển Disney, sẽ có phim phiêu lưu hành động mới để thưởng thức trong dịp hè này. Dưới đây là vài hình ảnh cắt ra từ trailer phim. * Nguồn: Movieweb * Biên dịch: Comic Media Academy

  Đây là bài viết tiếp theo của phần 1 và cũng là bài viết cuối cùng trong seri bài “Top 50 nhân vật hoạt hình sống mãi với thời gian”. Qua loạt bài này, Nhân vật hoạt hình không chỉ dành riêng cho trẻ nhỏ, mà ngay cả người lớn cũng yêu thích. Đó là lý do vì sao có những nhân vật hoạt hình không bao giờ “chết” trong lòng công chúng. Các bạn có thể xem lại Top 50 nhân vật hoạt hình sống mãi với thời gian – Phần 1 tại đây   26. Josie Josie chính là Beyoncé trong thời đại của cô. Khoác trên mình bộ trang phục mèo bó sát, cô dẫn ban nhạc nữ đi lưu diễn khắp thế giới. Ngoài Josie and the Pussycats của Hanna Barbera, cô còn góp mặt trong Scooby-Doo và The Monkees. Tạo hình nhân vật Foxxy Love trong Drawn Together cũng được lấy cảm hứng từ cô. Josie khởi đầu chỉ là nhân vật phụ trong series truyện tranh Archie (1962) trước khi có TV series (1967) và phim live-action (2001) riêng của mình.     27. Heckle và Jeckle Đi theo mô típ “Crosby và Hope,” Heckle và Jeckle đánh bại đối thủ bằng trí thông minh của mình. Việc hai chú chim ác mỏ vàng kết bạn với nhau trong hoàn cảnh nào vẫn còn là một điều bí ẩn lớn: một chú nói giọng Brooklyn, chú kia nói giọng Anh. Bộ đôi do Paul Terry tạo ra xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh rộng vào năm 1946. Sau khi phim bị ngừng sản xuất năm 1966, bộ đôi chuyển sang “định cư” trên màn ảnh nhỏ.   28. Top Cat Top Cat là nhân vật hoạt hình của Hana-Barbera trong những năm 1960. Chú là thủ lĩnh băng nhóm mèo đường phố, chuyên kiếm ăn bằng những chiêu trò bịp bợm, nhưng đều bất thành nhờ Dibble ra tay ngăn chặn kịp thời. Lũ mèo nổi loạn mấy lần tính lật đổ Top Cat, nhưng chú vẫn giữ vững địa vị thủ lĩnh của mình.     29. Ren và Stimpy Phát sóng từ năm 1991 trên Nickelodeon, The Ren and Stimpy Show của tác giả John Kricfalusi làm khán giả thế hệ X mê mẩn bằng những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của chó Ren và mèo Stimpy. Đến năm 1995, chương trình bị hủy bỏ do đề cập quá nhiều chủ đề cấm kỵ, cùng nội dung hài hước thô tục, không phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. Như bao nhân vật hoạt hình khác, Ren và Stimpy để lại dấu ấn khó phai trong lòng người xem suốt nhiều năm sau đó.   30. Winnie the Pooh Ban đầu được vẽ nguệch ngoạc trong truyện thiếu nhi, chú gấu nhỏ Winnie the Pooh trở thành thương hiệu nhượng quyền của Disney kể từ khi hãng này mua bản quyền nhân vật. Chú đóng vai chính trong nhiều phim truyện, chương trình đặc biệt, và phim hoạt hình đáng nhớ như Winnie the Pooh and the Blustery Day (1970), Winnie the Pooh and the Honey Tree (1970), và Winnie the Pooh and Tigger Too (1975). Năm 2011, Disney ra mắt phim Winnie the Pooh dựa trên nguyên tác của A.A. Milne, và bộ phim gặt hái rất nhiều thành công.   31. Arthur Arthur là nhân vật trong series truyện thiếu nhi của Marc Brown (1976). Năm 1996, chú góp mặt trong một bộ phim hoạt hình trên PBS, và nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Kể từ đó, Arthur trở thành linh vật trong các chương trình đọc truyện, và vẫn đóng vai chính trong chương trình thiếu nhi của PBS.     32. Bill from ‘Schoolhouse Rock’ Phát sóng từ năm 1973 đến 1985, Schoolhouse Rock là series hoạt hình ngắn mang tính giáo dục trẻ em, được khán giả nhớ đến nhiều nhất nhờ câu nói của Bill, “I’m Just a Bill” (Tôi chỉ là Bill.) Bộ phim đoạt giải thưởng này là thành quả của sự hợp tác giữa tổng giám đốc điều hành công ty Walt Disney, Michael Eisner và nhà làm phim hoạt hình thiên tài Chuck Jones.   33. Space Ghost Bản thân Space Ghost là người dẫn chương trình talkshow đêm khuya trên Cartoon Network (1994), cùng hai đồng nghiệp Moltar và Zorak phỏng vấn khách mời qua màn ảnh nhỏ. Anh được liệt vào hàng ngũ ngôi sao hoạt hình được ưa thích từ khi trở thành siêu anh hùng chống lại kẻ xấu ngoài hành tinh trong phim hoạt hình thập niên 60 của Hanna-Barbera.   34. Gấu Yogi và Boo Boo Bộ đôi nhân vật “con cưng” của Hanna-Barbera, Yogi và Boo Boo xuất hiện lần đầu tiên trong The Huckleberry Hound Show (1958), rồi có hẳn phim hoạt hình riêng mang tên The Yogi Bear Show (1961). Yogi thông minh là thế nhưng vẫn gặp rắc rối liên tiếp, và Boo Boo thường đứng ra giúp cậu gỡ rối. Yogi và Boo đóng vai chính trong rất nhiều chương trình truyền hình, thậm chí cả phim truyện (2010).   35. Mighty Mouse Bước ra từ chương trình hài kịch tạp kỹ Saturday Night Live, Mighty Mouse trải qua nhiều lần “lột xác” để trở thành chuột siêu anh hùng, gánh vác trọng trách bảo vệ ngôi làng Mouseville khỏi tay lũ chuột gian ác. Ban đầu, Mighty Mouse được đặt tên là Super Mouse trong phim Mouse of Tomorrow 1942).   36. Vịt Donald Là bạn đồng hành của chuột Mickey, vịt Donald khiến khán giả thích thú bằng tính nết nóng nảy bất tận của chú. Chú xuất hiện lần đầu tiên trong phim hoạt hình The Wise Little Hen của Walt Disney (1934), và nhanh chóng trở thành ngôi sao theo cách riêng. Phim hoạt hình ngắn đoạt giải Oscar Donald in Mathmagic Land (1959) là một trong những phim giáo dục

    – Hiệp hội Biếm hoạ Quốc tế MIKS tổ chức Triển lãm cartoon quốc tế MIKS 2019 lần thứ năm tại Sisak. Cuộc triển lãm được mở ra cho tất cả mọi tác giả, bất kể quốc tịch, tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp. Lãnh đạo dự án và Chủ tịch Uỷ ban tổ chức là ông Nenad Ostojić.   A. ĐIỆN ẢNH – CHỦ ĐỀ MIKS19 – Như mọi năm,triển lãm bao gồm hai hạng mục.   Hạng mục – 1. Các tranh vẽ có chủ đề “Everything about MOVIE” (Tạm dịch: Mọi điều về điện ảnh: bộ phim yêu thích nhất, cảnh phim yêu thích nhất, lãng mạn, kịch tính, phiêu lưu, kinh dị, sci-fi, hài, chiến tranh, phù thủy, hình sự… và tất cả những gì liên quan tới điện ảnh – 2. Chủ để chân dung: Các đạo diễn nổi tiếng.   B. THAM DỰ – Các tác phẩm phải nguyên bản và bất cứ kỹ thuật nào cũng được chấp nhận. 1. Vẽ tay hoặc vẽ máy. 2. Trắng đen hoặc màu. 3. Ghi rõ họ tên và địa chỉ sau mỗi tác phẩm. 4. Không nhận các tác phẩm đã đạt giải tại các cuộc thi khác. 5. Có thể nộp năm (05) tác phẩm cho mỗi hạng mục. 6. Kích cỡ tác phẩm: A3 hoặc A4 (300dpi). 7. Các tác phẩm có thời hạn sáng tác không quá một năm.   C. GIẢI THƯỞNG: – Giải nhất:         750 Eura + MIKS Plaketa – Giải nhì:           500 Eura + MIKS Plaket – Giải ba:            250 Eura + MIKS Plaketa Và 7 giải đặc biệt   D. THỜI HẠN  & TRIỂN LÃM THỜI HẠN: 05.08.2019 – Buổi triển lãm sẽ được bắt đầu tại Gallery của Bảo tàng Thành phố Sisak từ 30.8.2019 đến 30.09.2019.   E. ĐỊA CHỈ 5th MIKS19 “All About Movies” Gradski muzej u Sisku Ulica kralja Tomislava 10, 44000 Sisak, Croatia, Hoặc email: cartoonmiks2019@gmail.com – Các thông tin khác: www.cartoonmiks.hr     * Nguồn : cartoonmiks * Biên dịch : Comic Media Academy

  ©諌山創・講談社/進撃の巨人展FINAL製作委員会 ©HK/AOTFE   – Triển lãm Attack on Titan được tổ chức lần đầu tiên ở Ueno, Tokyo, vào năm 2014, thu hút hơn 250.000 người tham gia. Triển lãm năm nay mang tên Attack on Titan Exhibition FINAL (進撃の巨人展 FINAL), dự kiến diễn ra từ ngày 5/7 đến 8/9 tại phòng trưng bày nghệ thuật Mori trên tầng 52 của Roppongi Hills Mori Tower, Tokyo. Theo đồn đoán của nhiều người, triển lãm lần này dường như là điềm báo Attack on Titan sắp đến hồi kết thúc.   ©諌山創・講談社/進撃の巨人展FINAL製作委員会 ©HK/AOTFE   –  Attack on Titan – hay còn được biết đến với cái tên Shigenki no Kyojin – là một trong những series manga ăn khách nhất Nhật Bản trong những năm gần đây. Series được sáng tác bởi Hajime Isayama (諫山創), trải dài 28 tập (tính đến thời điểm tháng 4/2019), phát hành trên hơn 180 quốc gia với 18 thứ tiếng khác nhau. Năm 2015, Phần 1 và 2 của Attack on Titan được chuyển thể thành anime và gặt hái thành công lớn về mọi mặt, thậm chí được đạo diễn nổi tiếng Hollywood, Andrés Muschietti dàn dựng thành phim.   ©諌山創・講談社/進撃の巨人展FINAL製作委員会 ©HK/AOTFE   – Đến với triển lãm, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào thế giới Attack on Titan với vô vàn artwork độc đáo, ấn tượng, mãn nhãn người xem, những lời chỉ dẫn độc nhất vô nhị bằng chính giọng nói của nhân vật Attack on Titan,… Số lượng tác phẩm trưng bày tại triển lãm sẽ nhiều hơn so với năm 2014.     ©諌山創・講談社/進撃の巨人展FINAL製作委員会 ©HK/AOTFE – Túi xách và bưu thiếp   Triển lãm cũng trưng bày hơn 100 sản phẩm ăn theo Attack on Titan, bao gồm túi xách, áo phông, khăn, bưu thiếp, kẹo,… và bạn chỉ mua được chúng tại đây mà thôi. ©諌山創・講談社/進撃の巨人展FINAL製作委員会 ©HK/AOTFE – Attack on Titan Limited Box   – Tin vui cho fan bự của Attack on Titan là từ ngày 5/6, Seven Net Shopping (セブンネットショッピング) – một trong những cửa hàng trực tuyến lớn nhất ở Nhật Bản – sẽ phát hành Attack on Titan Limited Box với nhiều nội dung liên quan đến cuộc triển lãm sắp tới. – Sau lễ khai mạc, trong 3 ngày đầu, chỉ những ai có vé mới được phép tham dự và được tặng chữ ký của họa sĩ manga Hajime Isayama. Sau đó, triển lãm sẽ kéo dài liên tục từ ngày 8/7 đến 4/8, rồi từ 5/8 đến 8/9. – Ra mắt từ năm 2009, Attack on Titan không phải là series manga quá dài, nhưng được fan “lót dép” hóng phần kết nhất. Nguyên nhân là vì những diễn biến kịch tính bất ngờ, khó đoán của câu chuyện. – Vào năm 2014, tác giả tuyên bố Attack on Titan sẽ kết thúc trong vòng 3 năm tới. Ông cho biết, “Ban đầu, tôi dự tính vẽ khoảng 16 tập là xong. Nhưng giờ có thêm nhiều nhân vật, nhiều tình tiết mới xuất hiện trong câu chuyện, và để bảo đảm chất lượng tác phẩm, Attack on Titan đã kéo dài hơn một chút…” – Năm 2017, tức 3 năm sau lời tuyên bố trên, fan hồi hộp chờ đợi ông kết thúc bộ truyện. Tuy nhiên, fan vui mừng khi thấy Attack on Titan có thể kéo dài ít nhất đến hết năm 2019 mới thật sự khép lại. – Attack on Titan kể về một thế giới bị cai trị bởi người khổng lồ; tại đó, nhân vật đã mất 2/3 lãnh thổ, phải co cụm phòng thủ sau những bức tường thành. Từ đây, bạn sẽ theo chân nhân vật chính Eren và Mikasa tham gia vào cuộc chiến chống lại sự xâm lược của đám người khổng lồ.   * Nguồn: https://jw-webmagazine.com/attack on titan exhibition final will be held in tokyo in summer 2019 * Biên dịch: Comic Media Academy

  4TH BIANNUAL GLOBAL MOBILITY CARTOON CONTEST   THỂ LỆ & ĐIỀU KIỆN   1. Thí sinh tham dự: – Tất cả các thí sinh từ 18 tuổi trở lên – Tất cả các thí sinh đều phải đồng ý với các điều khoản và tuân thủ các yêu cầu về điều kiện và thể lệ tham dự cũng như mọi quyết định của Ban giám khảo. – Theo Luật của Bỉ, nếu thí sinh chiến thắng là người nước ngoài sẽ không bị đánh thuế – Không phải đóng phí tham dự.   2. Định nghĩa: – Cartoon là một dạng tranh chưa yếu tố vui nhộn, hài hước. Nó bao gồm hình ảnh biếm hoạ một nhân vật nổi tiếng, nhái lại một sự việc/sự vật thật một cách hài hước hoặc đơn giản là hình vẽ về một câu chuyện vui nhộn. Cartoon có thể chỉ là một tranh đơn hay dưới dạng chuỗi tranh hoạt hình ngắn. Cartoon có thể là hình tĩnh (vẽ tay) hoặc hình động (vẽ trên máy tính).   3. Chủ đề: – Những chiếc xe bus ở Brussels   4. Cách nộp bài: – Hình vẽ cartoon, tối đa 5 bài dự thi. Tranh có thể không gồm phần chữ. Các tác phẩm dự thi phải là những tác phẩm chưa từng được trưng bày hay đoạt giải ở bất cứ quốc gia nào. Các bài vẽ phải được gửi dưới dạng điện tử (online) bằng cách upload lên trang web của Global Mobility. Một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể gửi qua WeTransfer hoặc đường bưu điện.   5. Form đăng ký – Form chỉ hợp lệ khi bạn điền đầy đủ ngày, tháng, năm sinh và ký tên vào form đăng ký. Mặt sau của tất cả các tác phẩm phải bao gồm: họ và tên. – Mọi chi phí phát sinh khi gửi, nộp bài sẽ do thí sinh tự chịu trách nhiệm.   6. Quyền sở hữu – Việc tham gia cuộc thi đồng nghĩa với việc các thí sinh đồng ý cho phép Ban tổ chức quyền sử dụng các tác phẩm để quảng bá cho “Global B&C Cartoon Festival” và Resort biển Knokke-Heist, (ví dụ: Sách ảnh, Catalogue, Quảng cáo báo chí và các phương tiện truyền thông khác, Quảng cáo riêng lẻ trên các in ấn phẩm khác như posters, leaflets, etc, quà tặng quảng bá cho Hội đồng thành phố và /hoặc hình phục vụ tổ chức lễ hội, phát hành lịch).   7. Ban giám khảo – Hội đồng Ban giám khảo đa quốc gia sẽ chọn ra các tác phẩm dành cho buổi triển lãm cũng như những người thắng cuộc.   8. Quyền tham gia xem triển lảm – Tất cả các thí sinh tham gia cuộc thi có thể xem buổi triển lãm online miễn phí, với điều kiện chứng minh được mình là thí sinh tham dự cuộc thi.   9. Quyền sở hữu của ban tổ chức – Tất cả các tác phẩm dự thi đều sẽ thuộc quyền sở hữu của Ban tổ chức.   10. Sách ảnh – BTC đã hợp tác với Busworld INTL để xuất bản một quyển sách ảnh. Tuy nhiên, do giới hạn về ngân sách và kỹ thuật, chi những thí sinh được chọn mới được nhẩn bản copy của sách.   * Nguồn:  Global Mobility Cartoon Contest * Biên dịch:  Comic Media Academy

  Manga art được xem là đạt chất lượng khi nó chứa đựng nhiều màu sắc ấn tượng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách xử lý màu sắc và hình thể để giúp nhân vật manga tỏa sáng, trình bày những kỹ thuật diễn họa cơ bản, thường được áp dụng trong vẽ minh họa manga. Muốn tô màu manga art bằng Photoshop, bạn cần hai cọ vẽ tùy biến: Square (làm sắc nét rìa cạnh của hình thể) và Render (giúp vẽ và diễn họa mà không cần chuyển đổi cọ vẽ). Bạn có thể download chúng miễn phí tại đây: http://mos.imaginefx.com/UNI149-manga-colouring-skills-brushes.zip   Sau đây là các bước vẽ manga art đầy màu sắc ấn tượng:   1. Khởi đầu với hình vẽ nguệch ngoạc Đây là chỉ bước phác thảo ban đầu, chưa phải bước hoàn thiện, nên bạn đừng ngại đi nét sơ phác nguệch ngoạc. Sử dụng đường dựng để tạo dáng ưng ý cho nhân vật. Bạn đôi khi tìm ra cách tạo dáng mới mẻ, bắt mắt nhờ vào nét vẽ ngẫu hứng, ngoài dự liệu.   2. Lồng ghép chi tiết giải phẫu học Lồng ghép thêm nhiều chi tiết giải phẫu học ở bước phác thảo. Mặc dù những chi tiết tinh tế như thế này sẽ “bay màu” trong bước diễn họa, song chúng ắt để lại dấu ấn. Ví dụ, hầu hết đường nét miêu tả cơ lưng của nhân vật trong bản phác thảo đều “bay màu” trong bản thiết kế hoàn thiện, nhưng dấu ấn của chúng vẫn còn. Những chi tiết tuy phai nhạt nhưng chính xác về mặt giải phẫu học sẽ giúp làm nổi bật manga art của bạn trước đám đông.   3. Triệu hồi thần Photoshop Bạn muốn background phải trông như thật cho dù nó mang đậm nét cách điệu 2D. Tuy nhiên, trong quá trình điều chỉnh các tùy chọn hòa trộn, bộ lọc,…, bạn không biết mình sẽ đi đến đâu. Vì vậy, hãy thử nghiệm các hiệu ứng lớp cho đến khi điều kỳ diệu xảy ra.   4. Khám phá ảnh hưởng của video game Bố cục màu sắc xong là bắt đầu chuyển đổi đặc điểm nhân vật và bổ sung thêm chi tiết. Vì muốn lồng ghép chủ đề game Jet Set Radio vào nhân vật, bạn sẽ diễn họa khuôn mặt nhân vật mang đậm nét đặc trưng của game, nhưng đồng thời vẫn duy trì phong cách manga.   5. Thêm điểm nhấn Kích hoạt Transparency, rồi vẽ điểm nhấn trên lớp riêng Overlay hoặc Color Dodge. Sau đó, tạo hình điểm nhấn bằng công cụ Eraser. Thao tác này tương tự như masking, nhưng trực quan hơn, vì khi làm việc trên lớp riêng, bạn có thể chỉnh màu thông qua con trượt Hue.   6. Tô màu điểm nhấn Cần tách ánh sáng theo màu sắc. Ở đây, những chỗ khoanh tròn bằng màu đỏ là điểm nhấn màu nóng – lưu ý độ trắng của điểm nhấn. Những chỗ khoanh tròn bằng màu xanh là nơi tiếp nhận ánh sáng vàng từ background. Việc này giúp phân biệt dễ dàng những nguồn sáng được sử dụng, cụ thể là directional light và rim light. Nhớ thực hiện bước này trên lớp Darken.   7. Sử dụng màu biến thiên Tạo chuyển tiếp màu sắc mượt mà cho background bất chấp sự hiện diện của những chi tiết tương phản, chẳng hạn như giữa những tòa cao ốc với mây trời. Luôn áp dụng màu biến thiên cho mọi chi tiết bạn vẽ. Tưởng tượng hình ảnh đầy màu sắc trừu tượng, rồi tìm cách gắn kết những mảng màu với nhau.   8. Làm nổi bật Muốn nhân vật chính trở nên nổi bật trước background, bạn vô hiệu hóa kênh Green để tạo hiệu ứng Knockout Glow phía sau nhân vật.   9. Kiểm tra tone màu Đến thời điểm này, bạn cần kiểm tra tone màu và bố cục nhằm bảo đảm không đẩy độ tương phản đi quá xa. Thường xuyên chuyển đổi qua lại giữa chế độ màu và thang độ xám trong suốt quá trình vẽ. Chọn View > Proof Setup > Custom… rồi áp dụng các xác lập như trên. Bạn có thể xem hình ảnh dưới dạng thang độ xám bằng cách nhấn phím Y.   10. Trau chuốt chi tiết Mặc dù đề cao tính đơn giản, song bạn đừng để nó làm ảnh hưởng đến việc miêu tả chi tiết điểm nhấn.   11. Chỉnh màu Để kết nối nhân vật với background, bạn đổi màu áo sang cam đậm. Tone màu áo tuy đúng, nhưng nó hòa quyện quá mức vào background. Chỉnh sửa lại không bao giờ là quá trễ. Đừng bằng lòng với những gì đã vẽ cho đến khi bạn có được hình ảnh mãn nhãn.   12. Cái gì cũng có lý do của nó Bạn cần lý giải tại sao có rim light trên nhân vật. Nghệ thuật không phải lúc nào cũng cần lý do; tuy nhiên, trong trường hợp này, môi trường đầy màu sắc đồng nghĩa với việc bạn cần cho thấy lý do đằng sau hiệu ứng rim light, và có cách nào hiệu quả hơn là vẽ cách điệu hóa … mặt trời tỏa sáng phía sau? Bạn có thể xem video hướng dẫn tại đây:   * Nguồn: www.creativebloq.com/how to colour your manga art like a pro * Biên dịch: Comic Media Academy

    Ra đời vào đầu thế kỷ XX tại Nhật Bản, amine – tiền thân của anime ngày nay – phát triển mạnh mẽ về mặt phong cách, cốt truyện,… trong hơn 100 năm qua, trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nhật Bản, vươn tầm ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới. Từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi mùa có hàng chục anime mới ra đời, tức là mỗi năm tại Nhật Bản có khoảng 100 anime được phát hành, một con số quá lớn đến mức khó lòng chọn ra anime hay nhất. Bài viết dưới đây đề cử 10 anime hay nhất, đáng xem đối với tín đồ anime và những ai muốn tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản. Trong danh sách những anime đáng xem có anime chuyển thể từ manga/light novel, hiện nay rất được khán giả Nhật Bản lẫn nước ngoài yêu thích. Anime chuyển thể tuy không được fan trung thành với bản gốc đánh giá cao, song có một số hay hơn cả bản gốc, và đó là lý do tại sao chúng vẫn được khán giả đón nhận nhiệt liệt. Bạn có thể thưởng thức 10 anime được xem là hay nhất trên kênh phim trực tuyến như Amazon Prime Video và Netflix. Tất cả đều là phim phụ đề tiếng Anh hoặc được lồng tiếng.     1. Bakemonogatari (Monogarari Series) Anime đáng xem Bakemonogatari (化物語) là phần đầu của Monogarati Series (物語シリーズ). Series được xây dựng dựa theo light novel của Nisio Isin, bắt đầu phát sóng trên truyền hình từ năm 2009, gồm có ba phần, nhưng hai phần kia (Nisemonogatari và Owarimonogatari) không hay bằng. Nhân vật chính Koyomi Araragi và những cô bạn học chung trường có tính đối lập nhau chan chát, dẫn đến những màn đối thoại hài hước, thú vị, giúp tạo nên sức hấp dẫn của Bakemonogatari. Ngoài ra, chủ đề ma quỷ hiện hình của bộ phim cũng hấp dẫn người xem không kém: Nhân vật thường bị ma quỷ quấy nhiễu vì chuyện quá khứ. Ví dụ, nữ nhân vật chính Tsubasa Hanekawa có ma quỷ hiện hình trong người vì đã đánh mất gia đình, giờ bị gia đình mới phân biệt đối xử.     2. Re:Zero -Starting Life in Another World- Re:Zero -Starting Life in Another World- (Re:ゼロから始める異世界生活) là một trong những anime được yêu thích nhất trong nhiều năm qua. Anime được phát hành năm 2016 với tổng cộng 25 tập, và tập spin-off mới Memory Snow ra rạp năm 2018. Câu chuyện kể về nhân vật chính Subaru Natsuki đột nhiên bị dịch chuyển đến thế giới khác. Tuy nhiên, khác với nhân vật trong anime có cốt truyện tương tự, cậu không sở hữu sức mạnh và siêu năng lực nào ngoài khả năng Shinimodori (đưa về “điểm hồi sinh” sau khi chết). Cậu sử dụng Shinimodori hết lần này đến lần khác để giải cứu Emilia và hai chị em sinh đôi Ram và Rem.     3. Rascal Does Not Dream of Bunny Girl Senpai Rascal Does Not Dream of Bunny Girl Senpai (青春ブタ野郎はバニーガール先輩の夢を見ない) xoay quanh cuộc sống đời thường của học sinh trung học Nhật Bản và những vấn đề mà họ thường gặp phải. Nhân vật chính Sakuta Azusagawa vướng vào rắc rối với những cô bạn học, và loay hoay tìm cách tháo gỡ chúng. Tình yêu, tình bạn thời đi học làm nảy sinh vấn đề của tuổi mới lớn. Năm 2018 có 13 tập được phát trong trong truyền hình. Phần hậu truyện Rascal Does Not Dream of a Dreaming Girl ra mắt trong tháng 6/2019.     4. Sword Art Online Sword Art Online (ソードアート・オンライン) là anime dựa trên light novel ăn khách của Reki Kawahara, bao gồm ba phần: Phần 1 (Aincrad, Fairy Dance) ra mắt năm 2012, Phần 2 (Phantom Bullet và ngoại truyện Mother’s Rosario and Calibur) năm 2014, và Phần 3 (Alicization) năm 2018. Phần 1 là hay nhất, nhưng Phần 3 mới thật sự lôi cuốn, hấp dẫn, đáng xem. Anime lấy bối cảnh năm 2022, game online thực tế ảo Sword Art Online được phát hành, thu hút 10.000 game thủ tham gia, trong đó có cả nhân vật chính Kirito, và rồi họ bị mắc kẹt trong thế giới ảo, không sao thoát ra được do mưu đồ của nhà phát triển game Akihiko Kayaba. Kỳ lạ thay, cái chết trong game cũng đồng nghĩa với cái chết trong thế giới thực.     5. K-On! K-On! (けいおん!) là anime chuyển thể từ manga, lấy chủ đề về cuộc sống đời thường trong thế kỷ 21. Anime bao gồm hai phần: Phần 1 dài 14 tập (2009), Phần 2 dài 27 tập (2010). Năm nhân vật chính (Yui, Mio, Ritsu, Tsumugi, và Azusa) tham gia vào câu lạc bộ Hokago Tea Time của trường trung học. Họ chỉ là những nữ sinh bình thường, nhưng mang nét cá tính riêng, không ai giống ai, được khắc họa sinh động qua từng cử chỉ, ánh mắt. Những màn đối đáp giữa họ khiến khán giả phải bật cười không ngớt, tựa như đang xem phim sitcom.     6. Anohana: The Flower We Saw That Day Được phát hành tại Nhật Bản năm 2011, Anohana: The Flower We Saw That Day (あの日見た花の名前を僕達はまだ知らない) là một trong anime lấy đi không biết bao nhiêu giọt nước mắt của khán giả trong gần một thập kỷ qua, và bạn sẽ hiểu lý do tại sao sau khi xem xong bộ phim này. Manma qua đời trong một vụ tai nạn và hồi sinh. Bạn bè nghĩ cô hiện hồn về vì muốn hoàn thành ước nguyện chưa kịp thực hiện lúc còn sống. Một câu chuyện cảm động về tình bạn, khiến người xem không cầm được nước mắt từ đầu đến cuối phim.     7. Love, Chunibyo & Other Delusions Sau khi trở nên nổi tiếng trên website Shosetsuka ni Naro, tiểu

  The Fourth International Cartoon Contest “Kolašin 2019 مهرجان كولاسين- الجبل الأسود Đại hội Cartoon “Kolasin 2019″ đã thông báo cuộc thi “International Cartoon” lần thứ tư với chủ đề Người Goth và chủ đề tự do   – Giải thích chủ đề người Goth trong phong cách cartoons: Thế giới thường có định kiến rằng người Goth là những người lười biếng. Đây là định kiến sai lầm hay là sự thật? Ngoài ra lãnh thổ của người Goth còn được biết đến như là một trong những quốc gia cao nhất thế giới. Hơn nữa, người Goth còn được công nhận là dũng cảm và giỏi chiến đấu. Bạn có thể tìm hiểu thêm về quốc phục của người Goth tại link sau để thể hiện họ chính xác hơn: www.sanjamitrovic.me/2017/03/14/montenegrin-national-costume-one-of-the-most-beau   – Thể lệ cuộc thi: Người tham dự có thể nộp 3 tác phẩm dự thi cho hai chủ đề. Tác phẩm dự thi có thể là những tác phẩm đã được phát hành và trao giải trước đó nhưng phải sáng tạo và hài hước. Tác phẩm dự thi phải tiện cho việc in ấn áo thun. Thí sinh có thể nộp tối đa 3 bài dự thi. – Kỹ thuật và size: Tự do – Cách gửi bài thi: Tác phẩm dự thi vui lòng gửi đến email: festivalkarikature@opstinakolasin.me – Giải thưởng: * GIẢI NHẤT: 500 Euro, Cúp và Bằng chứng nhận * GIẢI NHÌ: 300 Euro, Cúp và Bằng chứng nhận * GIẢI BA: 200 Euro, Cúp và Bằng chứng nhận * 5 GIẢI ĐẶC BIỆT: Nêu tên danh dự   – Hạn cuối nộp tác phẩm dự thi: 1/7/2019  Ban giám khảo quốc tế sẽ chọn tác phẩm thắng cuộc. Kết quả của ban giám khảo sẽ được công bố và giữa tháng 7 2019 trên tất cả các website cartoon. Người thắng cuộc sẽ được chính thức thông báo vào ngày 15 tháng 7 và thông báo sẽ diễn ra ở Trung tâm Văn Hóa Kolasin. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 2019 lúc 20:00 tại Trung tâm Văn Hóa Kolasin.     Link gốc cuộc thi: http://bit.ly/30TqaJD Viết bởi: Syria Cartoon Biên dịch: Comic Media Academy

  Nói đến phần mềm vẽ tốt nhất cho digital painting, chúng ta có khá ít sự lựa chọn. Dưới đây là bài tổng hợp những phần mềm vẽ tốt nhất năm 2019 sẽ giúp bạn đưa ra chọn lựa phù hợp với mình nhất. Bên cạnh phần mềm cho Windows và macOS, bài viết cũng đề cập phần mềm tương thích với Linux. Bạn có lựa chọn phần mềm miễn phí và trả tiền, chọn phần mềm nào là tùy thuộc vào sở thích và túi tiền của bạn.   1. Photoshop Bạn chỉ cần sáng tạo, mọi việc còn lại để Photoshop lo Nền tảng: Windows, macOS Điểm cộng: – Tiêu chuẩn mặc nhiên – Ổn định Điểm trừ: – Cần đăng ký – Không hỗ trợ vector   Đã từ lâu, Photoshop được xem là vua phần mềm vẽ kỹ thuật số, nhưng giờ ngôi vị ấy bị lung lay bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều phần mềm đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nhờ bản cập nhật, cộng với việc tích hợp thêm hàng loạt tính năng và cải tiến mới, Photoshop vẫn giữ vững vị thế là công cụ vẽ mạnh mẽ hàng đầu. Do Photoshop là một phần của bộ phần mềm Adobe Creative Cloud, bạn có thể chia sẻ và truy cập dễ dàng tài sản của mình, bao gồm cọ vẽ, hình ảnh, màu sắc,…, trên tất cả các thiết bị. Thư viện plugin đồ sộ cho phép bạn bổ sung thêm chức năng vào chương trình. Đăng ký bộ phần mềm Adobe Creative Cloud tại: https://www.adobe.com     2. Affinity Designer Công cụ thiết kế đồ họa vector   Nền tảng: Windows, macOS Điểm cộng: – Hỗ trợ vector – Giá mềm – Có ứng dụng dành cho iPad. Điểm trừ: – Giao diện rườm rà, rối mắt   Affinity Designer cung cấp mọi thứ bạn cần để vẽ minh họa, tùy chỉnh mẫu thiết kế, kiểm soát chính xác đến từng mm độ cong, độ ổn định của cọ vẽ, chế độ hòa trộn nâng cao, độ phóng đại/thu nhỏ,… Mặc dù đây là công cụ vẽ vector chuyên dụng, nhưng bạn có thể chuyển sang môi trường pixel nếu muốn. Affinity Designer for iPad là ứng dụng thiết kế đồ họa vector dành cho iPad. Mua Affinity Designer tại:  affinity.serif.com     3. Procreate Công cụ vẽ mạnh mẽ trên iPad   Nền tảng: iPad (iOS 11.1+)  Điểm cộng: – Cho nét vẽ tự nhiên, chân thực – Tính năng ấn tượng – Bộ cọ vẽ phong phú, đa dạng Điểm trừ: – Chỉ dành riêng cho iPad   Mặc dù Procreate chỉ là ứng dụng dành cho iPad, không phải phần mềm vẽ kỹ thuật số, nhưng vẫn được đưa vào danh sách này, vì ngày càng có nhiều họa sĩ digital painting sử dụng nó trong công việc. Hầu hết tính năng sẵn có trên phiên bản PC đều hiện diện trong ứng dụng, bao gồm công cụ Colour Picker, khả năng làm việc với hàng trăm lớp, những công cụ chuẩn công nghiệp như mặt nạ, chế độ hòa trộn,… Procreate cung cấp hơn 130 cọ vẽ cho bạn tha hồ chọn lựa (hoặc tạo cọ vẽ riêng nếu muốn) để tạo hiệu ứng hình ảnh dễ dàng, hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ hoàn toàn PSD và tích hợp thêm công cụ Text, nên càng được họa sĩ ưa chuộng hơn nữa.  Link tải tại:  itunes.apple.com/procreate     4. Clip Studio Paint Công cụ vẽ chuyên dùng cho họa sĩ truyện tranh.   Nền tảng: Windows, macOS Điểm cộng: – Vừa túi tiền – Đa nền tảng – Dùng thử miễn phí  Điểm trừ: – Giao diện rườm rà, rối mắt   Clip Studio Paint là công cụ lý tưởng cho sáng tác truyện tranh và manga art. Nếu bạn muốn tìm kiếm cảm giác tự nhiên, truyền thống trong ứng dụng vẽ kỹ thuật số, thì đây là ứng dụng dành cho bạn rồi đó! Clip Studio Paint sử dụng cơ chế cảm biến áp lực bút (pen pressure detection) tiên tiến để cho nét vẽ tự nhiên, chân thực. Clip Studio Paint có hai phiên bản: Pro và Ex – phiên bản Ex đắt tiền hơn, cung cấp nhiều tính năng nâng cao. Bạn có thể dùng thử miễn phí 30 ngày để xem nó có phù hợp với mình hay không. Link tải tại:  www.clipstudio.net     5. Artweaver 6 Công cụ vẽ đầy đủ tính năng tuyệt vời cho người mới bắt đầu   Nền tảng: Windows Điểm cộng: – Giao diện có thể tùy chỉnh – Bộ cọ vẽ phong phú, đa dạng – Có phiên bản miễn phí Điểm trừ: – Có vấn đề về tính ổn định   Artweaver 6 có phiên bản miễn phí Artweaver Free và phiên bản trả tiền Artweaver Plus (cung cấp nhiều tính năng hơn phiên bản miễn phí). Bộ cọ vẽ tích hợp sẵn trên Artweaver cho phép bạn sáng tạo kiệt tác nghệ thuật trong tích tắc. Bạn có thể sử dụng cọ vẽ sẵn có, hoặc tùy chỉnh theo ý muốn, rồi lưu chúng. Giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng, có khả năng tùy biến cao. Link tải tại:  www.artweaver.de      6. ArtRage 5 Công cụ vẽ kỹ thuật số đa nền tảng   Nền tảng: Windows, macOs Điểm cộng: – Cho nét vẽ chân thực – Lý tưởng cho họa sĩ digital painting Điểm trừ: – Tốc độ xử lý chậm trên canvas khổ lớn   ArtRage luôn là chọn lựa hàng đầu của họa sĩ vẽ minh họa và digital painting. Nó không chỉ cung cấp độ chân thực khó tin cho màu sắc và texture, mà còn mang lại trải nghiệm người dùng tuyệt vời. ArtRage tuy được họa sĩ vẽ tranh truyền thống ưa chuộng, song nó cũng tỏ ra hữu ích với họa sĩ vẽ kỹ thuật số bằng Photoshop. Phiên bản mới ra

    Trong cuộc thi “Thử thách Nhật Bản thời phong kiến” (Feudal Japan Challenge) do Artstation tổ chức, thí sinh tham gia hạng mục nhân vật phim/kỹ xảo hình ảnh (VFX) được yêu cầu diễn họa nhân vật thời phong kiến Nhật Bản. Thí sinh được quyền chọn diễn họa trên concept có sẵn hoặc do chính tay mình tạo ra. Trong bài phỏng vấn dưới đây, ba người chiến thắng thử thách Artem Gansior, Sarah Bromley, và John Doromal chia sẻ bí quyết lựa chọn concept, lập kế hoạch hiệu quả cho những ai có ý định tham gia trong tương lai.   Xin anh/chị cho biết đôi điều về concept nhân vật của mình Artem: Tôi chọn sử dụng concept của Servane Altermatt cho thử thách này, vì không muốn tạo ra samurai tàn bạo với thanh kiếm đáng sợ trên tay. Tôi muốn nhân vật mình tạo ra sẽ mang lại tiếng cười. Tôi thật sự thích thú với ý tưởng sáng tạo nhân vật hoạt hình theo phong cách điện ảnh. Một ý tưởng hoàn hảo cho mục tiêu của tôi. Sarah: Tôi chọn concept của Hirada Hirao, bởi nó khiến tôi phải thốt lên rằng, “Quá đẹp.” Nó đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tôi tham gia thử thách. Tôi sở dĩ muốn thử sức là vì cảm thấy tự tin vào khả năng của mình. Tôi cần nguồn cảm hứng sáng tạo. Tôi thường chú trọng vào yếu tố siêu thực, siêu nhiên trong tác phẩm. Tôi thấy concept của Hirada chứa đựng màu sắc tương phản ấn tượng (đỏ và đen là hai gam màu yêu thích của tôi), bàn tay của quỷ, bầu không khí u ám, cùng muôn vàn câu chuyện gắn liền với nhân vật. Tôi liền nhận ra đây là concept dành cho mình. John: Tôi chọn concept shogun của Thomas Chamberlain-Keen, vì bị mê hoặc bởi tạo hình nhân vật siêu dị. Thông thường, khi xem concept, tôi sẽ “chấm” những concept nào mà mình cảm thấy ít ai chọn hoặc khó chuyển ý tưởng 2D thành concept 3D. Ngoài ra, tôi cũng thích cung tên, nên tôi sẽ chọn concept có nó.   Xin anh/chị tiết lộ bí quyết hoàn thành tác phẩm đúng hạn? Artem: Bí quyết của tôi là lập kế hoạch cho từng công đoạn chính (trang phục, màu sắc, bố cục,…) trước khi khởi sự. Mặc dù trong quá trình thực hiện nhất định sẽ có một số thay đổi, nhưng tôi vẫn bám sát kế hoạch, vì nó là cách tốt nhất để bảo đảm hoàn thành tác phẩm đúng hạn. Sarah: Ngay khi bắt đầu, tôi tạo trang Excel liệt kê từng hạng mục công việc phải làm (mô hình, UV, texture,…) Kế đến, tôi tạo cột liệt kê từng công đoạn, chẳng hạn như dựng khối hoặc vẽ chi tiết. Để tiện bề theo dõi tiến độ công việc, tôi tô màu xanh hạng mục công việc đã hoàn thành, màu đỏ cho hạng mục công việc mà mình rơi vào thế bí, và màu vàng cho hạng mục công việc đang thực hiện. Đối với dự án như thế này, bạn rất dễ bị choáng ngợp, nhất là khi phải chạy đua với thời gian. Biểu đồ theo dõi tiến độ công việc bằng trực quan giúp tôi nhìn vào là biết ngay mình ở đâu mỗi ngày, và mình còn việc gì phải làm. John: Concept bao gồm những hình tổng thể và tiểu tiết. Vì nắm rõ điều đó, tôi quyết định dựng hình trước, rồi mới đi vào chi tiết sau. Nó giúp tôi tiết kiệm thời gian. Khi gần đến công đoạn hoàn thiện, tôi lập thư viện những chi tiết có thể thêm vào mô hình. Tôi tạo texture bằng Substance Painter cho kịp thời hạn.     Theo anh/chị, cái khó nhất của thử thách này là gì? Artem: Theo tôi, khó nhất là tìm kiếm hiệu ứng ánh sáng và background phù hợp cho nhân vật. Tôi đã thử hàng chục HDRI và background khác nhau, cuối cùng quyết định chọn cảnh hồ nước trong rừng vì thấy phù hợp hơn cả. Sarah: Với tôi, thử thách lớn nhất là dựng mô hình vừa đúng theo sở trường của mình, vừa đáp ứng yêu cầu của cuộc thi: áp dụng UDIM cho hạng mục kỹ xảo hình ảnh (VFX). Từ trước đến nay, tôi quen thực hiện công đoạn UV và texture theo cách khác; vì vậy, khi đứng trước yêu cầu trên, tôi cứ loay hoay hàng giờ liền ở công đoạn texture, dẫn đến lãng phí thời gian và làm chậm tiến độ công việc. John: Phần khó nhất của thử thách xuất đầu lộ diện khi thực hiện công đoạn trình bày/diễn họa. Mô hình có tỷ lệ kích thước khác thường. Tôi phải mất nhiều thời gian tìm được góc nhìn tối ưu, sinh động, nhưng thật sự không có nhiều sự lựa chọn.   Anh/chị có lời khuyên nào cho những người có dự định tham gia thử thách hay không? Artem: Tôi chỉ nói một câu thôi, “Đừng ngại thử thách.” Hãy cố gắng hết sức mình, đừng nghĩ đến phần thưởng. Biết đâu thử thách này sẽ giúp bạn kiếm được công việc mơ ước của mình thì sao… Sarah: Tôi cho rằng điều quan trọng nhất là cần lựa chọn concept nào mà bạn cảm thấy hứng thú, tâm đắc nhất, rồi quyết tâm theo đuổi đến cùng. Mỗi lần nghĩ đến nó là bạn muốn lấy ra làm ngay khi ngồi trước máy tính. Tự đặt ra deadline cho bản thân để bạn luôn cảm thấy áp lực thời gian đè nặng trên vai, cần gấp rút đẩy nhanh tiến độ công việc cho kịp thời hạn. John: Lời khuyên của tôi cho những nhà chinh phục thử thách trong tương lai là hãy lập kế hoạch rõ ràng,

  Hè năm nay bạn dự định “cày” manga nào chưa? Bạn vẫn đọc đi đọc lại không biết chán Naruto hay sẽ săn lùng manga mới Samurai 8: Hachimaruden của Masashi Kishimoto? Series được sáng tác bởi họa sĩ nổi tiếng nhất thế giới, lọt vào top những manga mới hay nhất năm 2019, cùng nhiều tác phẩm khác. Nếu bạn ham mê thể loại yakuza, hai manga mới ra lò The Way of the Househusband và Nyankees sẽ giúp bạn toại nguyện. Những manga nổi tiếng như Kakegurui, My Hero Academia, và Fullmetal Alchemist được phát hành kèm với ngoại truyện (spin-off). Đối với manga xoay quanh chủ đề đồng tính, thì có Our Dreams At Dusk và Classmates: Dou Kyu Sei. Bất kể bạn ghiền thể loại manga nào, năm 2019 luôn có tác phẩm hay dành cho bạn.   1. The Way of the Househusband Ngày phát hành: 17/9/2019 Nếu thường xuyên lướt web, bạn chắc hẳn đã bắt gặp manga siêu hài hước này ở đâu đó trên Internet; tuy nhiên, đến tháng chín này, bạn sẽ được chạm tay vào phiên bản tiếng Anh của nó. Một cựu thành viên yakuza quyết định “rửa tay gác kiếm” để lập gia đình và trở thành người đàn ông nội trợ. Mặc dù đã hoàn lương, nhưng thỉnh thoảng máu giang hồ vẫn trỗi dậy trong anh.   2. Samurai 8: Hachimaruden Ngày phát hành: mùa xuân 2019. Trong mắt của nhiều độc giả, Masashi Kishimoto là cái tên gắn liền với series manga nổi tiếng nhất của ông, Naruto. Do Naruto đã kết thúc, ông bắt tay vào sáng tác series mới Samurai 8: Hachimaruden, dự kiến ra mắt vào mùa xuân 2019. Nội dung câu chuyện tuy chưa được tiết lộ, nhưng theo được biết, nó kể về samurai, robot, vũ khí tương lai, và chắc chắn thuộc thể loại khoa học viễn tưởng (sci-fi). Kishimoto viết truyện, trợ lý Akira Okubo vẽ minh họa. Không nên bỏ qua manga này nếu bạn là fan ruột của Naruto.   3. My Hero Academia: School Briefs Ngày phát hành: 2/4/2019  Đối với một số fan của My Hero Academia, phần hay nhất của tác phẩm không phải là những trò nghịch ngợm của siêu anh hùng, những màn chiến đấu với nhân vật phản diện, mà là những câu chuyện đời thường (slice-of-life) tại Học viện U.A – ngôi trường đào tạo những siêu anh hùng tương lai. Bạn nên tìm đọc My Hero Academia: School Briefs nếu muốn xem học sinh lớp 1-A cư xử như những đứa trẻ bình thường.   4. Komi Can’t Communicate Ngày phát hành: 11/6/2019 Cậu bé tuổi teen Tadano là một người hướng nội, thích sống một mình, không kết bạn với ai. Lúc bên cạnh Komi, cậu nhận ra đằng sau vẻ ngoài lạnh lùng, kiêu ngạo, cô bạn học của mình thật sự rất dễ thương, tuy có hơi quá hậu đậu một chút. Cậu quyết định dẹp bỏ sự tôn thờ chủ nghĩa cô đơn sang một bên để giúp Komi kết bạn với 100 người.   5. Fullmetal Alchemist: The Complete Four-Panel Comics Ngày phát hành: 12/3/2019 Manga Fullmetal Alchemist không có gì mới, ngoại trừ được Arakawa sáng tác dưới dạng truyện tranh 4 khung. Những truyện tranh này nhái theo tác phẩm chính, được đăng rải rác trên manga, DVD, và tạp chí. Tập truyện mới gom chung tất cả truyện tranh vào một chỗ, chứa đựng một số chi tiết thú vị mà ngay cả fan cứng của Fullmetal Alchemist cũng chưa chắc biết được.   6. For the Kid I Saw in My Dream Ngày phát hành: 29/1/2019 Sau khi series ERASED được độc giả đón nhận nhiệt liệt, Kei Sanbe tiếp tục ra mắt series mới For The Kid I Saw In My Dreams, hứa hẹn sẽ vô cùng ly kỳ, hấp dẫn, làm lay động lòng người. Senri Nakajou có một người em trai song sinh, gắn bó thân thiết như hình với bóng, luôn ra sức bảo vệ cậu khỏi người cha bạo hành. Senri tìm cách báo thù sau khi cả gia đình cậu bị một kẻ cuồng sát giết sạch. Câu chuyện tuy nặng nề, nhưng hy vọng đáng xem.   7. I Want To Eat Your Pancreas Ngày phát hành: 22/1/2019 Một cậu bé tuổi teen vô tình phát hiện cô bạn học mắc bệnh tuyến tụy, căn bệnh sẽ sớm cướp đi mạng sống của cô, nhưng lúc ấy, cậu chỉ muốn thân ai nấy lo. Tuy e ngại, nhưng cậu vẫn duy trì mối quan hệ thân thiết với cô bạn học – mối quan hệ khiến cậu phải thoát khỏi vỏ ốc để kết nối với người khác, và cô bạn học có được điều mình muốn khi thời gian không còn nhiều nữa. Manga chắc chắn sẽ lấy nước mắt của bạn đấy.   8. Nyankees Ngày phát hành: 22/1/2019 Bạn có bao giờ đọc manga thuộc thể loại yakuza, rồi muốn nhân vật trong câu chuyện là những chú mèo thay vì con người hay chưa? Nếu có, bạn nên tìm đọc Nyankees của tác giả Atsushi Okada, manga kể về cuộc chiến tranh giành lãnh thổ của những yakuza mèo. Manga tuy mang chủ đề khiến người đọc “lạnh gáy,” nhưng không vì thế mà kém phần vui nhộn, hấp dẫn, xứng đáng được săn lùng nhất trong năm nay.   9. Our Dreams At Dusk Ngày phát hành: 7/5/2019 Our Dreams At Dusk là câu chuyện cảm động về người đồng tính. Tasuku Kaname sợ đến trường, nhưng trên hết, cậu sợ bị kỳ thị là người đồng tính. Đang lúc cậu suy sụp tinh thần, thì một người phụ nữ bí ẩn xuất hiện, giúp cậu gia nhập cộng đồng của những người cùng cảnh ngộ như cậu và biết cảm thông cho nhau. Tasuku liệu có tìm được tình bạn trong môi trường mới hay không?   10. Kakegurui Twin Ngày phát hành: 19/2/2019 Kakegurui Twin là tiền truyện (prequel)

  Jasmine chạm mặt Aladdin trên đường phố Agrabah. Sau bao ngày chờ đơi, cuối cùng tạp chí Entertainment Weekly đã hé lộ những hình ảnh đầu tiên về Aladdin phiên bản live-action của Disney. Qua những hình ảnh được tiết lộ độc quyền, chúng ta biết được toàn bộ dàn nhân vật chính trong phim, khung cảnh đường phố náo nhiệt của Agrabah, nơi được lấy làm bối cảnh chính cho câu chuyện. Trải lòng của đạo diễn Guy Ritchie trên tạp chí, “Làm phim thiếu nhi là đam mê lớn nhất của tôi.” Và chúng ta còn biết gì nữa?   Phải mất nhiều thời gian để tìm người đóng vai Aladdin và Jasmine Ritchie phải tổ chức hàng trăm buổi thử vai, kéo dài suốt 6 tháng! Cuối cùng, nam diễn viên người Canada gốc Ai Cập 27 tuổi Mena Massoud và nữ diễn viên người Anh 25 tuổi Naomi Scott (Power Rangers) được chọn đóng vai chính. Marwan Kenzari đảm nhận vai Jafar, còn vai Thần Đèn được giao cho ngôi sao màn bạc Will Smith (Fresh Prince, Men in Black).   Aprabah không phải là nơi như bạn nghĩ Bạn nghĩ bộ phim hẳn phải được thực hiện tại đất nước có thành phố cảng giống như Agrabah trong bản gốc. Tuy nhiên, thiết kế sản xuất Gemma Jackson tiết lộ sự thật gây thất vọng trên Entertainment Weekly rằng bà và êkíp đã xây dựng Agrabah với kích thước chỉ bằng hai sân bóng đá… ở Surrey, miền Đông Nam nước Anh! Bạn có tin rằng tất cả những cảnh này đều được quay ngay bên ngoài London? Bối cảnh của Aladdin được bà lấy cảm hứng từ tranh vẽ thời Victoria, đồ gốm Iznick, văn hóa Ma-rốc, Ba Tư, và Thổ Nhĩ Kỳ.   Dàn nhân vật phụ đông đảo Khoảng 500 diễn viên quần chúng được huy động tham gia cảnh đường phố đông đúc ở Agrabah. Phim có nhiều nhân vật phụ đóng vai cư dân của Agrabah. Massoud cho biết mình cảm thấy tự hào khi được góp mặt trong bộ phim mang đậm màu sắc đa văn hóa, đa sắc tộc.   Aladdin học lặn với bình dưỡng khí Mena tâm sự trên tạp chí, “Vì nhận vai chính, tôi phải học ca hát, nhảy múa.” Nhưng anh còn phải học cưỡi lạc đà và lặn với bình dưỡng khí!  Chúng ta sở dĩ biết điều này là vì trong phim có cảnh Aladdin bị đẩy khỏi vách đá (!)   Jasmine có ca khúc riêng Naomi thật sự hào hứng khi vào vai Jasmine. Cô nói, “Tôi nghĩ công chúa Jasmine có nét gì đó giống với tôi.” Tuy nhiên, điều khiến chúng ta thật sự thích thú với bộ phim này chính là cô sẽ có ca khúc riêng.   Mối tình lãng mạn của Aladdin và Jasmine liệu có chớm nở hay không? Ca khúc được sáng tác bởi nhà soạn nhạc Alan Menken.   Cô có bạn mới Trong phim, bên cạnh chú hổ Rajah, Jasmine có thêm người bạn đồng hành mới, hầu gái Dalia. Jasmine có bạn mới Dalia (trái) trong phiên bản live-action. Diễn viên đóng vai Dalia, Nasim Pedrad nói, “Jasmine kiên cường và độc lập hơn trong phiên bản live-action. Ngoài người đàn ông của đời mình, cô ấy còn quan tâm đến nhiều thứ khác nữa. Cô ấy thật sự muốn trở thành thủ lĩnh. Dalia ủng hộ điều đó, nhưng cô cũng đồng thời không muốn mình vướng vào rắc rối.” Aladdin có bạn tri kỷ là khỉ Abu.   Thần Đèn sẽ hơi khác với bản gốc Will Smith đảm nhận vai Thần Đèn, và anh dường như tự tạo cho mình bản sắc riêng.   Thế giới của Aladdin bị đảo lộn khi anh xoa tay vào cây đèn thần để Thần Đèn hiện ra (phải).  Smith nói, “Tôi nghĩ vai diễn của mình sẽ nổi trội ngay cả trong thế giới Disney. Lịch sử Disney xưa nay không chứa đựng nhiều yếu tố hip-hop.” Điều này được thể hiện rõ qua cử chỉ đung đưa chùm tóc đuôi ngựa của anh.   Aladdin dự kiến khởi chiếu trong tháng năm 2019. * Nguồn: bbc.co.uk    

  Đến với thử thách thiết kế nhân vật thời phong kiến Nhật Bản do ArtStation tổ chức, các thí sinh được yêu cầu sáng tạo 8 nhân vật khác nhau – mỗi nhân vật cần gắn liền với một câu chuyện, một kiểu trang phục, một cách trang điểm riêng, phù hợp với triều đại, con người, và hoàn cảnh xã hội thời đó (1185 – 1603). Phụ nữ Nhật trong thời kỳ phong kiến không đơn thuần chỉ là gheisha, họ còn giữ nhiều địa vị cao như shogun, samurai, ninja, và Thiên hoàng. Vì vậy, thí sinh tham gia thử thách có thể thiết kế nhân vật nam hay nữ tùy thích. Tác phẩm dự thi được đánh giá dựa trên hai tiêu chí: tính sáng tạo và tính kể chuyện, cùng những chi tiết như cấu trúc cơ thể, ánh sáng, tính cách, và hình bóng. Trong bài phỏng vấn dưới đây, ba người chiến thắng thử thách Hua Lu, Servane Altermatt, và Thomas Chamberlain – Keen chia sẻ bí quyết và lời khuyên bổ ích cho những ai có ý định tham gia trong tương lai. Anh/chị thích thiết kế nhân vật nào nhất cho thử thách này và tại sao? Hua: Tôi thích thiết kế nhân vật samurai và nông dân. Nhân vật samurai là chiến binh can trường. Và tôi nghĩ nhân vật nông dân cũng thú vị không kém. Servane: Tôi yêu thích nhân vật như nông dân hoặc shinobi, nhưng thích nhất vẫn là yokai. Tôi từng tìm hiểu sâu về những sinh vật truyền thuyết Nhật Bản, và thật sự có hứng thú sáng tác nhân vật tuy đáng sợ nhưng cực cute này. Thomas: Tôi khai thác triệt để mô típ côn trùng trong thiết kế tạo hình nhân vật shogun. Kết quả là những nhân vật nữ shogun của tôi đều trông lộng lẫy, đài cát, thanh lịch không ngờ. Xin anh/chị tiết lộ bí quyết hoàn thành tác phẩm đúng hạn? Hua: Đây quả thật là một cuộc chạy đua! Bí quyết của tôi là sau khi vẽ xong hết các bức phác thảo, tôi mới hoàn thiện chúng. Bên cạnh đó, tôi cũng đi vào cụ thể hóa ở bước phác thảo nhằm tránh sự mơ hồ, khó hiểu sau này. Tôi lấy samurai làm chuẩn mực cho các khía cạnh như màu sắc, mức độ chi tiết,… Việc này giúp tạo nhân vật khác một cách hiệu quả, nhất quán hơn. Servane: Thử thách lần này thật sự khó nhằn. Trước tiên, tôi lên kế hoạch sơ bộ cho từng tuần làm việc, mỗi tuần tương ứng với một công đoạn trong quy trình sáng tạo. Tuần đầu tiên, tôi tập trung vào nghiên cứu. Tôi tìm đọc tài liệu về thiết kế nhân vật, về thời kỳ mạc phủ ở Nhật Bản. Tuần thứ hai, tôi tập trung vào phác thảo. Tôi bắt đầu xem xét từng nhân vật và câu chuyện đi kèm, cố gắng khám phá yếu tố tạo nên nét độc đáo, mới lạ cho chúng. Tuần thứ ba, tôi thiết kế chi tiết từng nhân vật. Và tuần cuối cùng, tôi tô màu hoàn thiện nhân vật. Do thời gian gấp rút, tôi phải lựa chọn kỹ thuật tô màu vừa hiệu quả, vừa không mất quá nhiều thời gian thực hiện. Thomas: Cứ đi, đừng nhìn lại. Chỉ có một vài thiết kế là tôi thật sự làm lại mà thôi, còn thì tôi cứ tiếp tục phát triển, vì biết thời gian dành cho diễn họa đang cạn dần. Theo anh/chị, cái khó nhất của thử thách này là gì? Hua: Tôi thiết nghĩ cái khó nhất là tạo được nét độc đáo, nổi bật cho nhân vật shogun, vừa nhìn vào là có thể nhận ra ngay. Servane: Quản lý thời gian là khó nhất. Tôi phải làm việc ngày đêm không ngơi nghỉ suốt cả tháng trời. Đến cuối cùng, tôi gần như kiệt sức, nhưng cảm thấy rất vui vì đã hoàn thành thử thách. Những ý kiến phản hồi tích cực từ ArtStation là nguồn động lực thúc đẩy tôi bước tiếp trên con đường chinh phục thử thách. Tôi cảm ơn họ rất nhiều. Thomas: Tìm kiếm phương pháp diễn họa vừa giúp truyền tải ý tưởng, vừa cho phép hoàn thành tác phẩm đúng hạn thật không dễ chút nào. Tôi phải sử dụng ảnh chụp để tạo texture như ý muốn, rồi nhờ đó mới tìm ra phương pháp diễn họa hiệu quả. Anh/chị có lời khuyên nào cho những người có dự định tham gia thử thách hay không? Hua: Thật là một trải nghiệm tuyệt vời, thú vị khi làm việc với nhiều họa sĩ tài năng. Chuẩn bị tâm lý cho những tình huống khác nhau. Càng chuẩn bị tốt bao nhiêu, bạn xử lý tình huống càng suôn sẻ bấy nhiêu. Sắp xếp các bước thực hiện sao cho hợp lý. Bám sát kế hoạch. Đây là chìa khóa để hoàn thành thử thách đúng hạn. Servane: Lên kế hoạch ngay từ khi bắt đầu tham gia thử thách. Đặt ra deadline cho từng công đoạn sáng tạo. Cần thiết kế tất cả nhân vật cùng một lúc để dễ gộp chung lại với nhau. Thường xuyên tham khảo tác phẩm của thí sinh khác và chia sẻ ý kiến phản hồi với họ. Học hỏi quy trình sáng tạo của họa sĩ khác và chia sẻ với cộng đồng là cách hữu ích nhất để giúp duy trì động lực. Thomas: Lên kế hoạch trước. Cố gắng xác định mỗi công đoạn, mỗi nhân vật sẽ cần mất bao lâu để hoàn thành. Trong quá trình sáng tạo, bên cạnh việc quản lý thời gian, hãy tận dụng diễn đàn làm nơi tìm kiếm, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của người khác.   *Nguồn: Artstation-Feudal Japan Challenge: Character Design Winners Interview

  THÔNG TIN VÀ THỂ LỆ CUỘC THI Vũ trụ có biết bao nhiêu là hành tinh, nào là Hành Tinh Hoa, Hành Tinh Chó Mèo, Hành Tinh Cánh Bướm, Hành Tinh Xe, Hành Tinh Sách… Mà hành tinh nào cũng có bạn của bé hết! Bé sẽ dùng một công cụ kì diệu để trò chuyện với các bạn hàng ngày. Bé sẽ bay đến hành tinh của các bạn sống. Bé và bạn sẽ cùng đi chơi khắp nơi, khám phá biết bao nhiêu là điều kì lạ. Chà, nhiều câu chuyện muốn kể quá đi mất! Bé hãy mau vẽ một bức tranh về hành tinh trong trí tưởng tượng của mình và những người bạn trong hành tinh ấy để tham gia Ngày Hội Vẽ Tương Lai lần 2 nhé!   VÒNG XIN CHÀO – Những Hành Tinh Kì Lạ Hình thức dự thi: Tranh màu, khổ A4/A3 Chủ đề: Các Hành Tinh Kì Lạ Chất liệu màu vẽ: màu sáp, màu chì, màu nước, digital Bức tranh phải có bối cảnh sáng tạo là hành tinh trong trí tưởng tượng, có ít nhất 2 nhân vật kèm lời thoại. Là tác phẩm sáng tác mới, chưa được đăng lên báo, tạp chí và đạt giải ở các cuộc thi khác. Bài dự thi ghi đầy đủ các thông tin sau: Họ tên thí sinh, tên bức tranh, ngày sinh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email và facebook bố mẹ. Cách thức gửi bài dự thi: – Gửi trực tiếp đến Viện Truyện Tranh và Phim Hoạt Hình Việt Nam. CN1: 164, Nguyễn Đình Chính, Phường 11, Quận Phú Nhuận CN2: 147 Pasteur, Phường 6, Quận 3 – Gửi trực tuyến: Cách 1: Qua email: cmavn.org@gmail.com. Tiêu đề ghi rõ: NHVTL2_[họ tên thí sinh] VD: NHVTL2_TranHaAnh Cách 2: Inbox fanpage: facebook.com/cmavn.org Cách 3: Vào link: https://forms.gle/aUxEVURFnatf8zRP7 , điền các thông tin cần thiết và gửi bài vẽ. Thời hạn nhận bài thi: 18/5/2019 – 8/6/2019   VÒNG KẾT NỐI – Vũ trụ này là của chúng mình – Hình thức: workshop vẽ truyện tranh – 20 bé có tranh đẹp nhất ở vòng Xin Chào vào được chia làm 5 đội, 5 HLV là các giảng viên tại Viện Truyện Tranh và Phim Hoạt Hình Việt Nam sẽ huớng dẫn các bé lên ý tưởng và vẽ hoàn chỉnh một truyện 4 khung đơn giản theo chủ đề Vũ Trụ Này Là Của Chúng Mình. – 20 tranh được vào vòng sau gồm: 19 tranh đẹp nhất do BGK chấm điểm và 1 tranh có lượt tương tác cao nhất trên facebook. Trong trường hợp tranh có lượt tương tác cao nhất đồng thời là tranh do BGK lựa chọn thì BTC sẽ xét đến tranh có lượt tương tác cao thứ hai. Thời gian: Từ 8h30 – 11h, ngày 16/6/2019, tại Đường Sách Nguyễn Văn Bình, TP.Hồ Chí Minh.   GIẢI THƯỞNG Vòng Xin Chào: – Giải Hoạ Sĩ Triệu “Like” dành cho tranh dự thi có lượt tương tác cao nhất trên facebook. Lượt like và share hợp lệ tính trên tranh được đăng tải trên fanpage page Comic Media Academy. Share phải ở chế độ công khai (1 like = 1 điểm; 1 share = 2 điểm). Tranh có lượt tương tác cao nhất sẽ được đặc cách vào vòng sau. – 20 tranh dự thi xuất sắc nhất được tham gia triển lãm Ngày Hội Vẽ Tương Lai tại đường sách Nguyễn Văn Bình – 20 bé có tranh dự thi xuất sắc nhất được tham gia Workshop vẽ truyện tranh tại đường sách Nguyễn Văn Bình. Vòng Kết Nối: 3 giải thưởng đồng đội do BGK bình chọn: + Giải nhóm hoạ sĩ Toàn Năng – 3.000.000 VND + Giải nhóm hoạ sĩ Thông Thái – 2.000.000 VND + Gỉai nhóm hoạ sĩ Ánh Sáng – 2.000.000 VND – 5 giải cá nhân xuất sắc đến từ mỗi đội do BGK bình chọn: 5 suất học bổng toàn phần trị giá 5.050.000 đồng cho khoá Manga Comic căn bản tại Viện Truyện Tranh và Phim Hoạt Hình Việt Nam. – Học bổng trị giá 1.000.000 đồng khoá học Manga Comic căn bản tại Viện Truyện Tranh và Phim Hoạt Hình Việt Nam. Mọi thắc mắc xin liên hệ: Viện Truyện Tranh và Phim Hoạt Hình Việt Nam CMA Email: cmavn.org@gmail.com Hotline: 090 273 8806 Fanpage: facebook.com/cmavn.org

Theo Polygon, những truyện tranh siêu anh hùng đáng mong đợi nhất dưới đây đã ra mắt vào mùa xuân năm 2019. 1. War of the Realms Ra mắt ngày 3/4. Các siêu anh hùng Trái Đất, từ Avengers, X-Men, Daredevil, Shuri, Blade đến Venom sẽ hợp sức chống lại Dark Elf Makekith để bảo vệ vương quốc Midgard. Jason Aaron và các cộng tác viên thực hiện War of the Realms từ tháng sáu năm ngoái, và giờ đã đến lúc ra mắt tập 1 trong miniseries dài 6 tập. Câu chuyện sẽ thế nào khi hiệp sĩ mù Daredevil có khả năng siêu nhãn lực của Heimdall, Captain America cưỡi ngựa có cánh, Punisher chĩa súng bazooka vào Frost Giant?   2. Leviathan Rising Ra mắt ngày 22/5 trên Action Comics. Mạng lưới khủng bố và gián điệp ngầm bủa vây khắp mọi ngõ ngách của vũ trụ DC. Các siêu anh hùng đụng độ với ARGUS, Cadmus, Checkmate, Spyral, DEO, Kobra Cult. Tất cả thay đổi vào mùa xuân này khi Leviathan nổi lên từ Action Comics của Brian Michael Bendis như một thế lực đen tối thống trị thế giới. Nội dung câu chuyện trong series mới của DC tuy chưa được hé lộ nhiều, nhưng độc giả có lý do để mong đợi nó sẽ lôi cuốn, hấp dẫn. Thứ nhất, tác giả của Lois Lane không ai khác hơn là Rreg Rucka (Wonder Woman) và Mike Perkins (Iron Fist). Thứ hai, Matt Fraction (Hawkeye) và Steve Lieber (Whiteout) là tác giả của Jimmy Olsen – sau bao nhiêu năm, lần đầu tiên, bạn thân của Superman có truyện tranh riêng; và đây cũng là lần đầu tiên Fraction viết truyện tranh cho DC.) Leviathan sẽ ra mắt vào tháng năm trong Action Comics #1011 và Superman: Leviathan Rising Special #1. Jimmy Olsen và Lois Lane sẽ tiếp nối theo sau trong tháng sáu.   3. Assassin Nation Kyle Starks viết, Erica Henderson minh họa ra mắt ngày 13/2. Trong The Unbeatable Squirrel Girl, Erica Henderson hợp tác với Ryan North để biến nhân vật hài hước Marvel Comics thành người hùng, xứng đáng đóng vai chính trong series phim hoạt hình và TV show sắp tới. Series lọt vào danh sách những truyện tranh hay nhất năm khi Henderson vẽ xong tập cuối vào mùa xuân 2018. Bây giờ chúng ta mới có cơ hội chiêm ngưỡng thành quả của động thái trên. Henderson hợp tác với Kyle Starks tại Image Comics để ra mắt tác phẩm mới Assassin Nation (không liên quan đến phim Assassination Nation.) Cựu sát thủ vĩ đại nhất thế giới thuê 20 sát thủ giỏi nhất làm vệ sĩ riêng cho mình. Nhóm sát thủ phải ra sức bảo vệ ông chủ khỏi tay của kẻ săn đuổi bí ẩn. “Bom tấn” truyện tranh đáng mong đợi Assassin Nation tuy thuộc thể loại hành động, nhưng mang đậm chất hài hước cười ra nước mắt như Hot Fuzz, Tropic Thunder, và Deadpool. Bất luận câu chuyện kể gì, qua bàn tay điêu luyện của Erica Henderson, nhóm sát thủ trông thật ấn tượng trong mắt người đọc, cả về trang phục lẫn thiết kế nhân vật.   4. Spider-Man: Life Story Chip Zdarsky viết, Zdarsky và Mark Bagley minh họa ra mắt ngày 20/3. Spider-Man: Life Story viết tiếp câu chuyện về Spider-Man, đan xen những biến cố trong đời của Peter Parker với những sự kiện lịch sử trong suốt 50 năm năm qua. Ba trang bìa của Life Story được thiết kế ấn tượng, hé lộ phần nào nội dung câu chuyện. Trang bìa thứ nhất là hình ảnh Spider-Man đu mình trên chiếc trực thăng thời chiến tranh Việt Nam. Trang bìa thứ ba là hình ảnh nửa tá tên lửa của Liên Xô mắc vào lưới nhện. Chip Zdarsky (Sex Criminals, Jughead, Peter Parker: The Spectacular Spider-Man) chịu trách nhiệm sáng tác và vẽ bìa cho Life Story. Họa sĩ Mark Bagley, từng sáng tác những câu chuyện về Spider-Man trong 30 năm qua, bao gồm cả Venom: Lethal Protector và Ultimate Spider-Man, đảm trách phần nội dung. Zdarsky nói, “Kể từ khi làm việc cho Marvel, tôi đã nảy ra ý tưởng đi sâu khám phá nhân vật và vũ trụ Marvel, nơi thời gian làm thay đổi cả nhân vật lẫn thế giới.” Với đội ngũ sáng tạo như thế, Spider-Man: Life Story chắc chắn sẽ hài hước, thông minh, tuyệt vời.   5. Invisible Kingdom Willow Wilson viết, Christian Ward minh họa ra mắt ngày 20/3. Willow Wilson được mệnh danh là Kamaka “Ms. Marvel” Khan, siêu anh hùng Marvel do chính tay bà tạo ra trong Ms. Marvel và đi theo bà trong suốt nửa thập kỷ qua. Tuy nhiên, năm 2019, Wilson nói lời chia tay với Ms. Marvel, và fan háo hức chờ đợi bà ra mắt series mới. Series mới Invisible Kingdom là kết quả của sự hợp tác giữa bà với họa sĩ Christian Ward, người từng chịu trách nhiệm tô màu, dựng cảnh cho những series phiêu lưu vũ trụ như ODY-C và Black Bolt. Được phát hành bởi Dark Horse Comics, series cũng thuộc thể loại phiêu lưu vũ trụ (space opera), xoay quanh câu chuyện hài hước, thú vị về nhóm chuyên chở liên hành tinh cho space-Amazon-dot-com.   6. Mera: Tidebreaker Danielle Paige viết, Stephen Byrne minh họa ra mắt ngày 2/4. Năm ngoái, DC Comics công bố kế hoạch hợp tác với những tiểu thuyết gia và họa sĩ truyện tranh giàu kinh nghiệm để ra mắt hai dòng tiểu thuyết hình ảnh mới mang tên DC Ink và DC Zoom. Cuối cùng, chúng đã lên kệ trong năm nay. Được Danielle Paige (Dorothy Must Die) sáng tác và Stephen Byrne (Serenity, Green Arrow) vẽ minh họa, Mera: Tidebreaker là tác phẩm đầu tiên thuộc dòng tiểu thuyết DC Ink dành cho độc giả từ 13 tuổi trở lên, xoay quanh công chúa Mera của vương quốc đáy biển Xebel,

HỌC TỪ NGƯỜI TRONG NGHỀ LÀ NỘI DUNG HỌC KHÔNG THỂ THIẾU TẠI CMA Từ 22-24/4/2019, các bạn học viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) đã tham gia workshop Tranh truyện cùng họa sĩ La BD Dany, họa sĩ truyện tranh nổi tiếng của Bỉ. Đây là một hoạt động bổ ích dành cho các bạn yêu thích sáng tác truyện tranh do Đại học Mỹ thuật TP.HCM phối hợp cùng phái đoàn Wallonie – Bruxelles (Bỉ) tổ chức. Chính vì vậy, các Họa sĩ kể chuyện của Comic Media Academy cũng không thể bỏ qua sự kiện này. Tại workshop, học viên Comic Media Academy đã thể hiện sự hứng thú với những thông tin do họa sĩ Dany chia sẻ. Không chỉ dừng lại ở những tin tức chung chung về nghề, các bạn còn được hướng dẫn quy trình sản xuất truyện tranh, đồng thời tiếp nhận thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích về kỹ thuật vẽ của họa sĩ Dany. Từ những kỹ năng đã được rèn luyện tại Comic Media Academy, các bạn học viên CMA đã tự tin thể hiện tác phẩm ngắn trong phần thực hành tại chỗ với chủ đề do chính họa sĩ Dany đề ra. Việc học từ họa sĩ nổi tiếng trong nghề truyện tranh sẽ giúp các bạn học viên của Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình phần nào có thêm kinh nghiệm và phát triển hơn từng ngày. La BD Dany là một trong những họa sĩ hàng đầu của Bỉ với series truyện tranh đầu tiên được ra đời vào năm 1968. Ông bắt đầu nổi danh với series truyện tranh người lớn Olivier Rameau. Đến cuối năm 1970, ông hợp tác với nhà văn Jean Van Hamme cho ra tác phẩm Không có anh hùng, tác phẩm nói về cuộc phiêu lưu của những người sống sót sau tai nạn máy bay và cố gắng tìm đường ra khỏi rừng rậm Nam Mỹ. Tính đến nay, họa sĩ Dany liên tuc giành được thành công về mặt thương mại ở những bộ truyện tranh dành cho người lớn. Đây sẽ là một trong những hoạt động thường niên của các bạn Họa sĩ kể chuyện tại Comic Media Academy.