Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 17 do bạn Hồ Nguyễn Minh Anh lên ý tưởng và thực hiện. Để thực hiện một bộ tranh minh họa cần có những bước như lên ý tưởng, tìm kiếm tư liệu, phác thảo và nhiều công đoạn khác để đi đến tác phẩm hoàn thiện. Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm minh họa của Minh Anh nhé! Tác phẩm cuối khóa Illustration – HV Hồ Nguyễn Minh Anh:   >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 17 do bạn Nguyễn Thị Kim Phương lên ý tưởng và thực hiện. Lớp học cung cấp cho các bạn học viên khái niệm cơ bản về vẽ minh họa từ đó qua các bài tập có thể thực hiện được tác phẩm minh họa của riêng mình. Cùng xem qua tác phẩm của Kim Phương để xem bạn đã lựa chọn hình thức nào để thể hiện bộ tranh minh họa của mình nhé! Tác phẩm cuối khóa Illustration – HV Nguyễn Thị Kim Phương: >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 17 do bạn Nguyễn Lê Bảo Trân lên ý tưởng và thực hiện. Màu sắc ổn định qua từng tranh, nội dung từng tranh được diễn tả rõ ràng, cùng xem qua quá trình hoàn thành tác phẩm minh họa của Bảo Trân nhé. Tác phẩm cuối khóa Illustration – HV Nguyễn Lê Bảo Trân: >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

BẦY CHIM THIÊN NGA – Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 17 do bạn Trần Thị Thu Nga lên ý tưởng và thực hiện. Màu sắc hài hòa là thế mạnh của bạn Thu Nga, mỗi bức tranh cho ta thấy được nội dung cần truyền tải. Cùng xem xem Thu Nga đã hoàn thành đồ án của mình thế nào nhé! Tác phẩm cuối khóa Illustration – HV Trần Thị Thu Nga: Tác phẩm hoàn thiện: >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Khám phá thế giới digital đầy màu sắc, sáng tạo nên những bức tranh mang phong cách riêng, bé Ngô Bình Phương lớp Digital Painting Thiếu nhi K38 (level 2) đã được tập luyện và làm quen rất nhiều với công cuộc vẽ trên máy và hoàn thành khá tốt các bài học của mình.  Cùng xem bé sẽ vẽ gì trong tác phẩm cuối khóa của mình nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Ngô Bình Phương: > Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Nét vẽ dễ thương, biểu cảm của nhân vật khá tốt, bé Lê Hoàng Lan lớp Digital Painting Thiếu nhi K38 (level 3) đã hoàn thành bài cuối khóa với một tác phẩm rất dễ thương. Cùng xem cách bé sử dụng màu sắc và bố cục tranh bé lựa chọn thế nào nhé.  Tác phẩm Digital Painting – Học viên Lê Hoàng Lan: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Sắc độ, ánh sáng và chất liệu là một bài học rất quan trọng trong lớp Digital Painting Thiếu nhi K38 (level 3). Ở những tác phẩm của bé Đoàn Diễm Quỳnh có thể thấy được sự hài hòa giữa các màu sắc, bé đã làm rất tốt bài học về ánh sáng và cảm giác về sắc độ rất tốt để bật lên chất liệu như bé muốn.  Những tác phẩm rất đáng yêu được bé thể hiện ở lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 38 cấp độ 3, cùng xem qua nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Đoàn Diễm Quỳnh: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Sự tiến bộ được thấy rất rõ qua từng level của bé Vũ Nguyễn Thanh Tâm lớp Digital Painting Thiếu nhi K38 (level 3). Nét vẽ ngày một chắc chắn, màu sắc bé làm rất tốt thể hiện được cảm xúc cho tác phẩm của mình. Cùng xem cách bé đặt để nhân vật vào bối cảnh như thế nào nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Vũ Nguyễn Thanh Tâm: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Ở lớp Nâng Cao 1 các bé khóa Manga/Comic K43 được học về cách vẽ nhân vật, biểu cảm cho nhân vật, bên cạnh đó bé được học vẽ bối cảnh với phối cảnh 1 tụ và 2 tụ. Cùng xem qua bài tập tại lớp của bé Trúc Quân nhé! >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đến với lớp vẽ Manga/Comic cơ bản khóa 43 các bé được học từ những điều cơ bản nhất tạo nền móng đầu tiên cho con đường vẽ truyện sau này. Nét vẽ dễ thương các bé đã xây dựng cho mình những nhân vật thật đặc biệt. Cùng xem qua một số bài mà các bé đã vẽ trên lớp nhé. Bé Anh Quân – Học viên lớp Manga/Comic cơ bản K43: Bé Kim Ngân – Học viên lớp Manga/Comic cơ bản K43: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Phối cảnh trong truyện tranh được sử dụng rất nhiều và là một bài học rất quan trọng trong khóa Vẽ Manga/Comic Thiết Kế Nhân Vật Manga và Bối Cảnh K03.  Bé Nguyễn Hạ Di đã được hướng dẫn và thực hiện khá tốt bài tập phối cảnh để ứng dụng vào các câu chuyện mà bé thực hiện. Cùng xem qua một số tác phẩm bé đã thực hiện nhé! > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Phối màu là một thế mạnh của bé Nguyễn Hà Linh Anh lớp Vẽ Manga/Comic Thiết kế nhân vật Manga và bối cảnh K03. Sáng tạo nhân vật và đặt nhân vật vào bối cảnh sao cho phù hợp cũng là một bài tập khá khó, tuy nhiên Linh Anh đã làm rất tốt. Nét vẽ dễ thương, màu sắc hài hòa đã tạo nên nét riêng cho tác phẩm của bé, cùng xem qua bài cuối khóa và một số bài tập bé đã thực hiện nhé. Tác phẩm – Học viên Nguyễn Hà Linh Anh: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Nét vẽ tốt, màu sắc hài hòa, bé Thái Lương Khánh My lớp Manga/Comic Thiết Kế Nhân Vật Và Bối Cảnh K03 đã tiến bộ rất nhiều qua từng bài học. Hoàn thiện nhân vật theo cách vẽ từ người que giúp các bé định hình tốt hơn về cấu trúc cơ thể người từ đó vẽ được các thế vận động cho nhân vật của mình tốt hơn. Cùng xem bài cuối khóa và một số bài tập mà Khánh My đã thực hiện nhé! > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Ở lớp vẽ Manga/Comic Thiết kế nhân vật Manga và bối cảnh khóa 03 các bé được hướng dẫn cách xây dựng bối cảnh cũng như vẽ nhân vật từ người que đến khi hoàn thiện trang phục cho nhân vật.  Bé Trần Nhã Nghi đã hoàn thành bài tập của mình tương đối tốt, chỉ cần rèn luyện thêm nhất định bé sẽ có nhiều tác phẩm đẹp trong tương lai. Cùng xem qua bài cuối khóa và một số bài tập bé đã vẽ tại lớp nhé! > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Bạn mèo xuất hiện xuyên suốt trong các tác phẩm của bé Trần Phú Đoan Thảo lớp Manga/Comic nâng cao 2 khóa 08 có thể thấy sự yêu thích đặc biệt mà Đoan Thảo đã dành cho nhân vật của mình. Qua từng tranh và mẫu truyện bé vẽ cảm nhận được mèo trở thành người bạn vô cùng đáng yêu đồng hành cùng bé. đường nét, biểu cảm, trang phục và màu sắc bé thể hiện rất tốt trên tranh, cùng xem qua một số tác phẩm của Đoan Thảo nhé! Bài vẽ – Học viên Trần Phú Đoan Thảo: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Biểu cảm của nhân vật trong một bộ truyện tranh là rất quan trọng, bé Bùi Ngọc Ánh lớp Manga/Comic nâng cao 2 khóa 08 đã cho thấy sự tiến bộ rất nhiều trong việc biểu lộ cảm xúc nhân vật. Màu sắc dễ thương cùng biểu cảm đáng yêu của nhân vật đã làm tác phẩm của bé Ngọc Ánh thêm phần sinh động. Cùng xem qua một số tranh bé đã vẽ trong quá trình học nhé! Bài vẽ – Học viên Bùi Ngọc Ánh: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Với trí tưởng tượng phong phú cùng những điều thú vị mà bé nghĩ đến hàng ngày đã tạo nên điểm đặc trưng vui nhộn trong các mẫu truyện của bé. Bé Phan Ngân Thảo lớp Vẽ Manga/Comic nâng cao 2 khóa 08 cũng rất chú ý đến nhân vật mèo và đã họa nên một tác phẩm đáng yêu “Làm Mèo Thật Tuyệt”. Cùng xem qua một số mẫu truyện và tranh bé đã vẽ trong quá trình học tập nhé! Bài cuối khóa – HV Phan Ngân Thảo: Tác phẩm “Làm Mèo Thật Tuyệt” Một số tác phẩm khác: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY   (Comic Media Academy)

Mèo luôn nhận được rất nhiều sự yêu thích của các bé. Bé Phan Ngọc Thảo lớp Vẽ Manga/Comic nâng cao 2 khóa 08 cũng đã đưa chú mèo vào câu chuyện của mình một cách độc lạ là nếu một ngày trở thành mèo sẽ thế nào? và kết quả “Mafia mèo siêu béo” ra đời.  Với nét vẽ và lối dẫn truyện dễ thương cùng xem mẫu truyện ngắn của Ngọc Thảo và một số tranh vẽ khác nhé! Bài cuối khóa – HV Phan Ngọc Thảo: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Đặt nhân vật vào một bối cảnh làm sao cho hài hòa là một công đoạn rất quan trọng và không dễ dàng, tuy nhiên bé Lê Hồng Anh lớp Digital Painting Thiếu nhi K37 (level 3) đã đã rất khéo léo để kết hợp thật tốt khung cảnh, nhân vật cho tác phẩm của mình. Ở level 3 các bé sẽ được hướng dẫn cách để vẽ bối cảnh trong phối cảnh một tụ và hai tụ tạo được chiều sâu cho tranh. Cùng xem qua bài cuối khóa và một số tác phẩm Hồng Anh đã thực hiện ở cấp độ 3 nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Lê Hồng Anh:   >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Nét vẽ và cách lên màu của bé Nguyễn Phương Thanh lớp Digital Painting Thiếu nhi K37 (level 3) đã tiến bộ rất nhiều. Có thể thấy màu sắc hài hòa qua từng tranh, Phương Thanh đã sử dụng rất tốt về màu sắc cũng như bố cục, tạo được chính phụ cho tranh, cách sắp xếp nhân vật và background phù hợp. Cùng xem qua một số bài tập bẽ đã vẽ khi tham gia lớp Digital Painting Thiếu nhi Khóa 37 cấp độ 3 nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Nguyễn Phương Thanh: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Ở level 2 lớp Digital Painting Thiếu nhi K37 bé Huỳnh Dạ Trà Giang không chỉ được học cách vẽ chân dung, xoay góc mặt 2/3 hay 1/2 mà còn tập trung vào biểu cảm gương mặt, màu sắc và ánh sáng đến bố cục nhân vật từ đó tạo nên một bức tranh hài hòa. Với màu sắc dễ thương được bé tô vẽ nên tác phẩm của mình, cùng xem qua bài cuối khóa và một số bài vẽ trong quá trình học tập nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Huỳnh Dạ Trà Giang: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đến với lớp Digital Painting Thiếu nhi K37 (level 1), bé Nguyễn Khánh Hân được khám phá không gian vẽ vô tận của thế giới digital. Được học về đường nét, mảng hình đặc biệt là cách phối màu cho từng bức tranh sao cho hài hòa và đúng ý đồ của bé. Màu sắc ngọt ngào, câu chuyện dễ thương được thấy rất rõ qua từng tác phẩm của Khánh Hân. Cùng xem qua bài cuối khóa và một số bài tập mà bé đã vẽ trong quá trình học nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Nguyễn Khánh Hân: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Chủ đề bạn bè luôn là đề tài không thể thiếu trong các tác phẩm truyện tranh của các bé. Bé Nguyễn Ngọc Minh Anh lớp Vẽ Manga/Comic nâng cao (cấp độ 1) K42 cũng đã mang đến một câu chuyện về bạn bè hài hước.  “Bạn Thân … thân ai nấy lo =))” – Tác phẩm mà Minh Anh đã chăm chỉ thực hiện cho bài cuối khóa của mình, nét vẽ dễ thương, nhân vật hóm hỉnh đã tạo cho câu chuyện nét thú vị riêng. Cùng xem qua tác phẩm của bé nhé! “Bạn Thân … thân ai nấy lo =))” – HV Nguyễn Ngọc Minh Anh: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Trận chiến dumb” – Tác phẩm cuối khóa của bé Nguyễn Tăng Minh Anh lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao (cấp độ 1) K42. Câu chuyện mang hướng hài hước được Minh Anh ấp ủ và kể lại thông qua một loạt hình ảnh. Nét bút tự nhiên và ngày một trao chuốt hơn, Minh Anh đã tiến bộ nhiều trong cách vẽ và đặt để nhân vật ở mỗi khung truyện. Cùng xem qua mẫu truyện mà bé đã cố gắng thực hiện trong thời gian học tập nhé! “Trận chiến dumb” – HV Nguyễn Tăng Minh Anh: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Những câu chuyện hài hước, hóm hỉnh luôn là đề tài được các bạn nhỏ đưa vào tác phẩm của mình. Thỏa sức sáng tạo với kho truyện đã ấp ủ trong đầu bấy lâu, đến với lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K42 các bé được học thêm những kiến thức về truyện tranh, làm phong phú thêm cách kể truyện của mình.  Cùng xem qua bài cuối khóa của 3 bé lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K42 nhé! “CHĂM CHỈ LÊN!!!” – HV Đặng Hoàng Vy: Tác phẩm của học viên Lâm Gia Nghi: “TƯỞNG BỊ LA !!!” – HV Nguyễn Huỳnh Thảo An: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Nét vẽ đã tiến bộ nhiều qua từng bài học, bé Bùi Ngọc Mai Kha lớp Digital Painting Thiếu nhi K36 (Level 3) đang dần tìm ra phong cách vẽ và tô màu cho chính mình. Cảm xúc khi xem qua từng tranh có chút cô đơn nhưng đâu đó vẫn mang nét mạnh mẽ dù chỉ một mình nhân vật giữa không gian rộng lớn. Cùng xem qua một số tác phẩm mà bé đã thực hiện trên lớp nhé. Tác phẩm Digital Painting – Học viên Bùi Ngọc Mai Kha: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Không khí vui tươi tràn ngập trên những bức tranh của bé Nguyễn Khánh My lớp Digital Painting Thiếu nhi K36 (Level 3). Có thể thấy dù không nhiều nhân vật xuất hiện nhưng tranh của bé vẫn lột tả được cảm xúc vui nhộn, Khánh My đã làm rất tốt ở biểu cảm, màu sắc và tư thế chuyển động của nhân vật. Cùng xem qua tác phẩm của bé nhé. Tác phẩm Digital Painting – Học viên Nguyễn Khánh My:   >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Vẽ chân dung nhân vật là một bài cực kỳ quan trọng và được tập trung nhiều vào ở level 2 này. Bé Vũ Nguyễn Thanh Tâm lớp Digital Painting Thiếu nhi K36 đã sáng tạo nhân vật của mình ở những góc mặt khác nhau, bên cạnh đó thiết kế trang phục cũng là một bài học quan trọng không kém để bộc lộ nghề nghiệp hay tính cách nhân vật. Cùng xem qua tác phẩm của Thanh Tâm để xem chân dung nhân vật bé đã sáng tạo nhé. Tác phẩm Digital Painting – Học viên Vũ Nguyễn Thanh Tâm: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Khám phá nghệ thuật ánh sáng và bố cục khi vẽ chân dung là một phần quan trọng đối với các bé level 2 khóa Digital Painting Thiếu nhi K36.  Bé Đoàn Diễm Quỳnh đã tiếp thu khá tốt những kiến thức trên lớp và cho ra bộ nhân vật mang phong cách riêng bé. Nét vẽ và màu sắc của bé đã tiến bộ nhiều qua từng tranh. Cùng xem qua bài cuối môn và một số tác phẩm Diễm Quỳnh đã thực hiện nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Đoàn Diễm Quỳnh:   >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 16 do bạn Trần Thị Hồng Minh lên ý tưởng và thực hiện. Khi nhìn vào tác phẩm của bạn Hồng Minh, một cảm giác được chữa lành xuất hiện trong bản thân người xem. Một cảm giác mới lạ của một thế giới, tìm thấy những tổn thương và xoa dịu nó. Cùng xem qua quá trình hoàn thiện tác phẩm nhé! Tác phẩm cuối khóa Illustration – HV Trần Thị Hồng Minh: >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 16 do bạn Nguyễn Minh Trâm lên ý tưởng và thực hiện. Câu chuyện của ếch và ong qua nét vẽ dễ thương của Minh Trâm cùng màu sắc hài hòa đã lột tả rất tốt cảm xúc của tranh đến người xem cảm giác oi ả, vui tươi và thoải mái đã được Minh Trâm xử lý màu sắc khá hiệu quả. Cùng xem qua bản phác thảo để cho ra bộ ba bức tranh đáng yêu mà không kém phần hóm hỉnh này nhé! Tác phẩm cuối khóa Illustration – HV Nguyễn Minh Trâm: >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 16 do bạn Nguyễn Ngọc Thuỷ Tiên lên ý tưởng và thực hiện. Qua từng tranh có thể thấy Thủy Tiên mang đến một bộ tranh minh họa mang chút bình yên từ biểu cảm của hai nhân vật. Nét vẽ vẫn còn đôi phần vụng về nhưng cách đặt để nhân vật và sử dụng màu sắc Thủy Tiên đã làm khá tốt. Cùng xem qua quá trình mà Thủy Tiên đã thực hiện và điều gì được gửi gắm vào tác phẩm cuối môn này nhé! Tác phẩm cuối khóa Illustration – HV Nguyễn Ngọc Thuỷ Tiên: >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Những tác phẩm vui nhộn, những câu chuyện hài hước được các bé đưa vào câu chuyện của mình một cách dễ thương.  “Mèo Đi Bụi” – bài cuối khóa của bé Đào Uyển Nhi lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 07 đã mang đến một màu sắc rất riêng trong tác phẩm của bé. Bên cạnh đó mèo luôn là đề tài được nhiều bé quan tâm. Cùng xem bạn mèo trong tác phẩm của Uyển Nhi sẽ thế nào nhé! Bài cuối khóa – HV Đào Uyển Nhi: Một số bài tập: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Sau những ngày học tập cùng với bài tập trên trường thì đây là thời gian để rèn luyện năng khiếu cùng với những bài tập vẽ dễ thương mang các bé đến với một thế giới truyện tranh đầy thú vị. Thỏa sức sáng tạo vẽ vời những câu chuyện mà bé ấp ủ. Cùng xem qua tác phẩm của bé Nguyễn Anh Thy lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 07 nhé! >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Bạn Bệnh” – một câu chuyện về tình bạn, đan xen trong đó là yếu tố hài hước. Bé Vũ Ngọc Gia Hân lớp vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 07 đã tiến bộ trong nét vẽ cũng như cách dẫn dắt câu chuyện. Cùng xem qua tác phẩm của bé nhé! Bài cuối khóa – HV Vũ Ngọc Gia Hân: Một số bài tập: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Bé Hoàng Tú Vi lớp vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 07 đã mang đến một câu chuyện hết sức dễ thương và màu sắc nhẹ nhàng tạo được cảm xúc mà bé mong muốn cho tác phẩm. “Chuyện Mèo và Táo” – một câu chuyện thú vị và đầy màu sắc tạo cảm giác đáng yêu. Cùng xem qua tác phẩm cuối khóa của bé nhé! Bài cuối khóa – HV Hoàng Tú Vi: Một số tác phẩm khác: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tự do sáng tạo với những câu chuyện trong trí tưởng tượng, các bé được giáo viên hướng dẫn cách để vẽ ra ý tưởng của mình. Rèn luyện mỗi ngày giúp nét vẽ của các bé ngày càng vững chắc hơn.  Bé Đỗ Phúc Lâm lớp vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 07 đã tiến bộ về việc phân khung, nét vẽ cũng dần ổn định hơn. Cùng xem qua một số bài bé đã thực hiện và bái cuối khóa nhé! Bài cuối khóa – HV Đỗ Phúc Lâm: Một số bài tập trong quá trình học tập: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Vô vàn câu chuyện xảy ra xung quanh và những khoảnh khắc mà chúng ta muốn nhớ về hay lưu giữ. Vẽ lại một câu chuyện, một giấc mơ hay những điều ta gửi gắm vào cuộc sống.  Để thực hiện tác phẩm truyện tranh cần trãi qua nhiều giai đoạn như phác ý tưởng, phác thảo các trang truyện hay thiết kế nhân vật và bối cảnh. Bé Trần Nhã nghi lớp vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 07 đã chọn cách thể hiện là truyện không lời, cùng xem qua tác phẩm mà bé đã dày công thực hiện nhé! Bài cuối khóa – HV Trần Nhã nghi: Một số tranh trong quá trình học tập: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Phối cảnh được sử dụng rất nhiều trong truyện tranh, là một phần quan trọng mà các bé cần nắm bắt để thể hiện được tốt hơn đặc biệt về chiều sâu trong tác phẩm của mình.  Cùng xem qua các bài vẽ của các bé lớp Vẽ Manga/ Comic Online (Level 4) K07 nhé! > Tìm hiểu thêm về khóa học Vẽ Manga/ Comic Thiếu nhi Online: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Yếu tố hài hước luôn được các bé đưa vào câu chuyện của mình để tạo tiếng cười, niềm vui cho người đọc. Bên cạnh đó các bé được học cách đưa nội dung, câu thoại vào tranh sao cho phù hợp và đạt hiệu quả với tác phẩm. Với nét vẽ dễ thương cùng những câu chuyện hóm hỉnh, các bé khóa 40 Vẽ Manga/ Comic nâng cao 1 đã mang đến những màu sắc riêng cho câu chuyện của mình. Cùng xem qua các tác phẩm của các bé nhé! Bài cuối khóa – Học viên Lê Hà An: Bài cuối khóa – Học viên Minh Khang: Bài cuối khóa – Học viên Ngân Thảo: Bài cuối khóa – Học viên Ngọc Thảo: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Digital painting – Chuyên đề Character design K16 do bạn Võ Ngọc Khánh lên ý tưởng và thực hiện. Pixie một nhân vật có năng lực hồi sinh sự sống được cử đến một khu rừng bị héo mòn do tác động của loài người. Nhân vật hỗ trợ là Ếch – một nhà nghiên cứu sinh vật học. Cùng xem qua câu chuyện và quá trình thực hiện thiết kế nhân vật của học viên Võ Ngọc Khánh nhé!   Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Digital painting – Chuyên đề Character design do bạn Đào Nguyên Khang khóa 16 lên ý tưởng và thực hiện. Cuộc hành trình đầy gian nan của hai nhân vật tìm đến nhau để có thể phá giải lời nguyền và tìm lại mục đích sống. Họ trở thành bạn đồng hành của nhau trong thế giới ma thuật như thế nào? cùng xem qua câu chuyện và bản thiết kế nhân vật của Nguyên Khang nhé! Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Được chủ động về nơi học tập, việc học online không còn là vấn đề khó khăn khi khoảng cách địa lý nhà và trường quá xa nữa. Qua các buổi học như luyện kỹ năng vẽ, màu sắc cho đến bố cục và một số kiến thức liên quan đến vẽ tranh minh họa, bạn Ngô Khả Doanh khóa Illustration Online K10 đã đem đến tác phẩm cuối môn khá là dễ thương. Cùng xem qua bài cuối khóa và một số bài học Khả Doanh đã thực hiện nhé! Tác phẩm cuối khóa – Học viên Ngô Khả Doanh: Một số bài tập trong quá trình học tập: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Digital Painting Cấp Tốc Online – Chuyên Đề illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Với phong cách nhẹ nhàng, màu sắc hài hòa, bé Lê Hồng Anh lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 35 đã thiết kế cho mình những nhân vật rất dễ thương. Qua các tác phẩm có thể thấy Hồng Anh đã tiến bộ nhiều trong cách đi line và lựa chọn màu sắc tốt, phù hợp với cảm xúc nhân vật. Cùng xem một số tranh của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Lê Hồng Anh: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Những con vật vui nhộn tạo nên không khí vui vẻ cho toàn bức tranh, bé Nguyễn Trúc Ny khóa Digital Painting Thiếu nhi K35 đã rất khéo léo trong việc sử dụng màu sắc mang lại cảm giác vui tươi, bình yên và ấm cúng. Cùng xem qua một số tác phẩm mà bé đã thực hiện trong quá trình học tập và sự tiến bộ của bé nữa nhé! Tác phẩm Digital Painting – HV Nguyễn Trúc Ny: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Một sân chơi đầy màu sắc giúp các bé thỏa sức sáng tạo không giới hạn về nội dung tranh ảnh, vẽ minh họa cho ý tưởng đã ấp ủ bấy lâu chưa thể thực hiện.  Bé Lê Nguyễn Thái Hoà lớp Digital Painting Thiếu nhi K35 đã vẽ những hoạt động vui chơi mà bé thích, những con thú có màu sắc dễ thương. Có thể thấy qua mỗi buổi học cách vẽ của bé càng ngày càng rõ nội dung bé muốn truyền tải. Cùng xem một số tác phẩm mà Thái Hoà đã thực hiện nhé! >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Màu sắc hài hòa cùng nét vẽ dễ thương là thế mạnh của bé Huỳnh Dạ Trà Giang học viên lớp Digital Painting Thiếu nhi K35. Lớp học giúp bé được thỏa sức sáng tạo với đường nét, mảng hình, bên cạnh đó việc sáng tác tranh luôn được đồng hành cùng giảng viên đứng lớp để tạo nên những bức tranh có bố cục tốt nhất diễn đạt ý đồ tranh ảnh của bé. Cùng xem qua một số tác phẩm bé đã thực hiện trong quá trình học tập nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Huỳnh Dạ Trà Giang: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Đến với lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 35, bé Vũ Hồng Đức được làm quen với nghệ thuật vẽ tranh trên nền tảng kỹ thuật số. Từ đó bé bắt đầu luyện tập vẽ các loại đường nét, mảng hình. Thế giới màu sắc được mở ra qua các tác phẩm của bé, với sự hướng dẫn của giáo viên đứng lớp bé được học hỏi thêm về cách bố trí nhân vật và cảnh vật sao cho phù hợp. Cùng xem qua một số tác phẩm mà bé đã vẽ trong quá trình học nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Vũ Hồng Đức: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 15 do bạn Huỳnh Thị Bảo Thy lên ý tưởng và thực hiện. Nhân vật chính trong bộ tranh minh họa của Bảo Thy là bạn gấu, với nét vẽ dễ thương, màu sắc hài hòa mang phong cách riêng, Bảo thy đã lồng ghép vào đó những cảnh sinh hoạt như con người để tạo nên điểm đặc biệt cho tranh. Cùng xem bạn gấu trong tranh của Bảo Thy sẽ như thế nào nhé! Tác phẩm cuối khóa Illustration – HV Huỳnh Thị Bảo Thy: >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 15 do bạn Tống Thị Thu Phương lên ý tưởng và thực hiện. Học viên Thu Phương đã lựa chọn chủ đề cổ tích để vẽ bộ tranh chân dung cho tác phẩm cuối khóa của mình. Có thể thấy tác phẩm của Thu Phương khá tốt về mặt màu sắc, nó nói lên được khung cảnh u ám và nội tâm nhân vật mà bạn muốn truyền đạt đến người xem. Cùng xem qua tác phẩm nhé! Tác phẩm cuối khóa Illustration – HV Tống Thị Thu Phương: >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 15 do bạn Nguyễn Thị Mỹ Diễm lên ý tưởng và thực hiện. Khóa học dành cho các bạn yêu thích lĩnh vực vẽ tranh minh họa. Trong các bài học các bạn sẽ được tiếp cận kiến thức về màu sắc, bố cục, sắc độ,…. Bên cạnh đó việc sáng tạo và diễn đạt ý tưởng của mình thành tranh ảnh là rất quan trọng. Bạn Mỹ Diễm đã thực hiện tốt tác phẩm cuối khóa của mình, màu sắc ổn định qua từng tranh, bố cục rõ ràng cùng nét vẽ dễ thương. Cùng xem qua bộ tranh mà Mỹ Diễm đã dày công thực hiện nhé! >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Khám phá không gian vẽ vô tận của thế giới digital, các bé được học tập và thỏa sức sáng tạo, phát triển những câu chuyện thông qua tranh vẽ.  Các bé lớp Digital Painting Thiếu nhi K34 (Level 3) đã thể hiện rất tốt trong việc thiết kế nhân vật cũng như lột tả được cảm xúc thông qua màu sắc, nghệ thuật ánh sáng. Cùng xem qua một số tác phẩm của các bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên khóa Digital Painting Thiếu nhi K34 (Level 3): >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tập trung vào sáng tạo nhân vật bé Nguyễn Khánh My lớp Digital Painting Thiếu nhi K34 (Level 2) đã đưa đến những tác phẩm rất dễ thương. Sự tiến bộ lên qua từng buổi học được thấy rõ trong bài cuối khóa, từ bố cục, đường nét và cách đặt để nhân vật đều khá tốt. Cùng xem bài cuối khóa và một số bài tập bé đã thực hiện nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Nguyễn Khánh My: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Khóa học Digital Painting Thiếu nhi Level 2 tập trung vào việc thiết kế nhân vật giúp các bé khám phá và sáng tạo nhân vật của riêng mình.  Bé Đào Tuệ Giang lớp Digital Painting Thiếu nhi K34 (Level 2) đã vận dụng kiến thức cấu trúc cơ thể người và các tư thế chuyển động của nhân vật được học để thể hiện các tác phẩm của mình một cách tốt nhất. Cùng xem qua bài cuối khóa và một số bài tập bé đã thực hiện nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Đào Tuệ Giang:            >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Khám phá nghệ thuật ánh sáng & bố cục khi vẽ chân dung là một phần quan trọng trong chương trình dạy Digital Painting Thiếu nhi Level 2.  Bé Bùi Ngọc Mai Kha khóa Digital Painting Thiếu nhi K34 (Level 2) đã tiếp thu rất tốt kiến thức giảng dạy và thể hiện được cảm xúc bé muốn đặt để vào tranh thông qua mau sắc, bố cục và biểu cảm nhân vật. Cùng xem qua một số tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Bùi Ngọc Mai Kha: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Chủ đề gia đình và trường học luôn được các bé quan tâm và đưa vào bài vẽ. Bé Lê Quang Đông Nhật lớp Digital Painting Thiếu nhi K34 Level 2 đã thể hiện chủ đề gia đình và một số bài tập với màu sắc chủ đạo tươi sáng diễn tả niềm vui bên những người thân yêu. Cùng xem qua sự cố gắng của bé trong quá trình học tập nhé ! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Lê Quang Đông Nhật: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Hiểu thêm về đường nét, mảng hình, màu sắc và bố cục giúp các bé hoàn thiện tác phẩm của mình theo đúng ý đồ hay trí tưởng tượng một cách có chiều sâu và hiệu quả nhất.  Bé Vũ Nguyễn Thanh Tâm – khóa Digital Painting Thiếu nhi K34 (Level 1) đã tiếp thu khá tốt kiến thức được truyền đạt trên lớp và vẽ ra những bức tranh dễ thương mang màu sắc riêng của bé. Cùng xem qua một số tác phẩm mà bé đã vẽ trong quá trình học nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Vũ Nguyễn Thanh Tâm: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Mỗi bức tranh là một câu chuyện, bé Đào Diễm Quỳnh lớp Digital Painting Thiếu nhi K34 Level 1 đã thông qua màu sắc đưa cảm xúc thể hiện lên từng tác phẩm. có bức tranh trông thật ấm áp, có bức lại mang cảm giác bình yên, bức lại chứa đựng niềm vui, bức lại cô đơn đến lạ. Cùng ngắm nhìn bài cuối khóa và một số tác phẩm mà bé đã thực hiện trong quá trình học nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Đào Diễm Quỳnh: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Màu sắc tạo nên những bức tranh sống động, đến với lớp Digital Painting Thiếu nhi K34 (Level 1) bé Huỳnh Khả Doanh được hòa mình vào thế giới sắc màu qua phần mềm hỗ trợ vẽ trên máy.  Bé Khả Doanh đã tiếp thu khá tốt kiến thức về đường nét, mảng hình và bố cục để tạo nên những bức tranh rất dễ thương. Cùng xem một số tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Huỳnh Khả Doanh: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

khóa học Digital Painting Thiếu nhi Online hỗ trợ các bé từ khắp mọi miền đất nước học hỏi về nghệ thuật vẽ tranh trên nền tảng kỹ thuật số một cách thuận tiện hơn. Không còn e ngại khoảng cách, các bé được sửa bài ngay trong giờ học, tiếp thu kiến thức dễ dàng thông qua bài giảng. Cùng xem qua một số bài tập và bài cuối khóa của các bé học viên lớp Digital Painting Thiếu nhi Online Level 1 – khóa 02 nhé! >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi Online: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Đến với lớp Vẽ Manga/ Comic chuyên đề – Vẽ nhân vật yêu thích khóa 01, bé học cách xây dựng một câu chuyện, đặc biệt bé được học cách vẽ nhân vật cũng như sáng tạo nhân vật cho riêng mình, cách sắp đặt bố cục tranh cho phù hợp, từ đó làm nền tảng hoàn thiện tác phẩm truyện tranh. Cùng xem qua bài cuối khóa của các bé lớp Vẽ Manga/ Comic chuyên đề – Vẽ nhân vật yêu thích khóa 01 nhé! Bài cuối khóa – Học viên Hà An: “Chuyện mua dứa” – Học viên Nguyễn Ngọc Thuỳ Lâm: Một số bài tập trong quá trình học: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp Chuyên đề Vẽ Truyện Tranh Manga/Comic: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Bé yêu thích đọc truyện tranh, manga và xem anime, muốn tự mình vẽ những câu chuyện đã tích lũy từ lâu, lớp Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi là một nơi lý tưởng để thực hiện điều đó. Những câu chuyện vui nhộn được thực hiện bởi hai bạn học viên siêu dễ thương của lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao (cấp độ 1) K35, cùng xem các bé đã vẽ gì nhé! Bài cuối khóa – Học viên Đỗ Phúc Lâm: “KHI Raiden Shogun GẶP MA” – Học viên Vũ Ngọc Gia Hân: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Những câu chuyện hài hước xung quanh gia đình và bạn bè được các bé lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K35 đưa vào nội dung truyện của mình.  Ở lớp học các bé vừa được học, vừa được chơi để khám phá khả năng sáng tạo tranh ảnh tiềm ẩn bên trong mình, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên đứng lớp, bé được củng cố thêm nhiều kiến để chỉnh chu bài vẽ của mình. Cùng xem qua bài cuối khóa của 2 bé lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K35 nhé! “TÔ BÚN BÁO ĐỜI” – Học viên Nguyễn Huỳnh Như Phương: “CÂU CHUYỆN VỀ LON COCA” – Học viên Nguyễn Hiếu Thành: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Yếu tố bất ngờ đầy thú vị, hài hước luôn được các bé ưu tiên. Nét vẽ ngày càng ổn định hơn. Các bé ở lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao (cấp độ 1) khóa 36 đã làm tốt hơn rất nhiều về phần bố cục. Cùng xem qua các câu chuyện dí dỏm mà các bé đã kể nhé! Bài cuối khóa – Học viên Dương Hoàng Nhã: “CẬU BÉ NGỐC” – Học viên Lễ Nguyễn Thái Hoà: Bài cuối khóa – Học viên Phạm Nguyễn Xuân Anh: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Dí dỏm, hài hước, đáng yêu là những từ có thể miêu tả được những câu chuyện ở lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K36.  Nét vẽ của các bé đã tiến bộ lên mỗi ngày, màu sắc tươi sáng, dễ thương. Mỗi bé đều có những câu chuyện riêng muốn kể, cùng xem xem các bé đã vẽ gì trong bài cuối khóa nhé! Bài cuối khóa – Học viên lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K36: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Những câu chuyện trong cuộc sống hằng ngày hay những câu chuyện chỉ ở trong trí tưởng tượng của các bé luôn mang theo sắc màu tuổi thơ. Sắc màu của niềm vui, nổi buồn, sắc màu của sự tìm tòi khám phá.  Cùng xem qua tác phẩm cuối khóa của hai bé lớp Vẽ Manga/ Comic Online (Level 2) K15 nhé! “Thế giới mới” – Học viên Hồng Linh: “Buổi sáng của mèo” – Học viên Bảo Ngọc: > Tìm hiểu thêm về khóa học Vẽ Manga/ Comic Thiếu nhi Online: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Nhục” – Bài cuối khóa của bé Trần Phú Đoan Thảo lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K34. Hài hước là tính cách không thể bỏ qua ở Đoan Thảo, một cô bé hoạt bát. cùng xem xem “Nhục” có mang lại tiếng cười thú vị cho bạn đọc không nhé! Với nét vẽ ổn định qua từng khung truyện cùng cách phối màu rất dễ thương, Đoan Thảo đã hoàn thành rất tốt bài cuối khóa ở lớp cơ bản. “Nhục” – Học viên Trần Phú Đoan Thảo: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Vô vàn ý tưởng, cũng như vô vàn câu hỏi vây quanh cuộc sống của các bé, thấy những điều mới và học hỏi những điều hay mỗi ngày. Những câu chuyện ở lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 05 điều là mỗi một ý tưởng, mỗi câu chuyện thú vị mà bé ghi nhớ. Cùng xem ý tưởng của bé Võ Ngọc Anh Thư và cách bé truyền tải câu chuyện nhé! Bài cuối khóa – Học viên Võ Ngọc Anh Thư: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Chuyện bé thỏ” –  Bài cuối khóa của bé Võ Trần An Nhiên, một cậu chuyện rất dễ thương, nhân vật thỏ ngủ quên và thức dậy với trang thái lo lắng vì trễ giờ, nhưng đến lớp thì lại …, cùng xem tiếp câu chuyện của bé để xem có giống câu chuyện của chúng ta không nhé! Với nét vẽ và màu sắc dễ thương bé An Nhiên lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 05 đã hoàn thành bài cuối khóa khá tốt. “Chuyện bé thỏ” – Học viên Võ Trần An Nhiên: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Vô số câu hỏi được đặt ra hằng ngày trong suy nghĩ của các bé, Tùng Lâm cũng vậy, bé thắc mắc liệu không biết soi kính hiển vi vào cá viên chiên thì sao nhỉ?  “Vi khuẩn” – Bài cuối khóa của bé Hà Tùng Lâm lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 05. Bé đã đưa đến câu chuyện bằng chính những thắc mắc của mình. Cùng theo dõi phản ứng của nhân vật mà bé đã đưa vào câu chuyện nhé! “Vi khuẩn” – Học viên Hà Tùng Lâm” >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Mèo xuất hiện trong câu chuyện của các bé khá thường xuyên, có lẽ vì sự gần gũi ngoài đời thật mà chủ đề về mèo không còn quá xa lạ.  Truyện “Chuyện Xàm 2” của bé Lê Thùy Dương, học viên lớp Manga/ Comic nâng cao 2 K02 cũng mang những chú mèo đến với câu chuyện của mình. Cùng xem tạo hình nhân vật và câu chuyện mà bé đã xây dựng nhé! “Chuyện Xàm 2” – Học viên Lê Thùy Dương: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 14 do bạn Hoàng Việt Huy lên ý tưởng và thực hiện. Lấy nhân vật chủ đạo là phụ nữ, Việt Huy đã thể hiện được chất riêng của người con gái mạnh mẽ qua đường nét, trang phục, phụ kiện và dáng vẻ cầm súng. có thể thấy Việt Huy đã xử lý khá tốt về bố cục tranh tạo được cảm giác xa – gần, không gian ước lệ và các lớp cảnh. Cùng xem qua bộ tranh mà Việt Huy đã thực hiện trong quá trình học tập nhé!  >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 14 do bạn Võ Thị Thanh Tuyền lên ý tưởng và thực hiện. Nội dung: Bảo tồn rùa biển. Cảm hứng: trong chuyến đi đến Côn Đảo mình đã được trực tiếp tham gia hoạt động thả rùa con về biển. Nhờ đó mình được biết rùa biển là loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu và đang được sự quan tâm bảo vệ đặc biệt của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ý tưởng: Dựa trên trải nghiệm từ việc thả rùa con về biển và được nghe về những câu chuyện về việc bảo tồn và cách bảo vệ rùa biển mình quyết định chọn đề tài “Bảo tồn rùa biển” để làm bài đồ án, thể hiện quá trình từ khi rùa con nở ra từ trứng – đi về biển cả bao la – và được về với vòng tay che chở của rùa mẹ. Cùng xem qua quá trình thực hiện đồ án cuối khóa của học viên Võ Thị Thanh Tuyền nhé! >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 14 do bạn Trần Thị Ánh Nga lên ý tưởng và thực hiện. Khóa học Illustration cung cấp các khái niệm cơ bản về tranh minh họa, giúp học viên hình tượng hóa ý tưởng của bản thân. Bên cạnh đó học viên được học về màu sắc, chất liệu, bố cục, … để truyền đạt đến người xem một cách hiệu quả. Cùng xem qua tác phẩm của Ánh Nga nhé! Tác phẩm cuối khóa – Học viên Trần Thị Ánh Nga: >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 14 do bạn Nguyễn Vũ Quỳnh Hương lên ý tưởng và thực hiện. Chủ đề: LOVE IS LOVE (Quỳnh Hương lấy ý tường cho tác phẩm từ những bộ phim đã xem).  Thông điệp: Những bức tranh đều tập trung mô tả hành động và không thấy mặt nhân vật, ẩn ý rằng tình yêu thương thực sự sẽ thể hiện qua hành động, cử chỉ ngay cả khi trong đêm đen (khó khăn) thì vẫn luôn tỏa sáng và tình yêu thì dành cho tất cả mọi người mà không phân định giới tính, màu da… Phong cách vẽ chủ đạo là line và mảng. Cùng xem qua bộ tranh minh họa của Quỳnh Hương nhé! Đồ án cuối khóa Illustration – Học viên Nguyễn Vũ Quỳnh Hương: >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 14 do bạn Nguyễn Hoàng Uyên Phương lên ý tưởng và thực hiện. Lớp học dành cho các bạn yêu thích vẽ tranh minh họa, ở đây các bạn còn được rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý tưởng và thể hiện lên tranh ảnh. Có thể thấy Uyên Phương đã làm khá tốt cách đặt để nhân vật cũng như cảm xúc của bức tranh thông qua màu sắc, không gian.  Cùng cảm nhận qua bộ tranh minh họa mà Uyên Phương đã dày công thực hiện nhé! >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 14 do bạn Đỗ Quỳnh Bảo Chi lên ý tưởng và thực hiện. Những tác phẩm của Bảo chi sử dụng tông màu nhẹ nhàng, tạo cảm giác bình yên cho người xem. Cảnh nhà cửa được tái hiện lại trên bức tranh một cách chân thật. Cùng xem qua hai tác phẩm mà bạn đã thực hiện trong quá trình học tập nhé! Tác phẩm cuối khóa – Học viên Đỗ Quỳnh Bảo Chi: >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 14 do bạn Phạm Thị Kim Thư lên ý tưởng và thực hiện. Lựa chọn chủ đề về không gian vũ trụ, Kim Thư đã thực hiện bài cuối khóa với màu sắc nhẹ nhàng cùng nét vẽ dễ thương. Cùng xem qua tác phẩm mà Kim Thư đã thực hiện nhé! Tác phẩm cuối khóa – Học viên Phạm Thị Kim Thư: >>Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)      

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao nhân vật anime trông giống người Phương Tây hơn là người Nhật hay chưa? Nguyên nhân bắt nguồn từ chọn lựa nào trong phong cách? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi đó của bạn. Anime đề cập đến phong cách hoạt hình và truyện tranh Nhật Bản. Nó có nguồn gốc từ Nhật Bản, và là phong cách phổ biến trong truyện tranh Nhật Bản, hay còn gọi là manga. Ở Nhật Bản, manga là hình thức giải trí phổ biến dành cho độc giả mọi lứa tuổi. Những manga này có cốt truyện vừa tinh tế, vừa phức tạp. Hầu hết nhân vật anime đều là người Nhật, thể hiện văn hóa Nhật, nói tiếng Nhật. Tuy nhiên, trong mắt của người xem, nhân vật trông có màu trắng, không có vẻ gì là người Nhật. Vậy chọn lựa nào trong phong cách đã tạo nên sự khác biệt này? Người Nhật coi các nhân vật anime là người Nhật, trong khi người phương Tây thường hay nghĩ nhân vật anime là người da trắng. Sở dĩ có điều này là vì con người được mặc định là người da trắng. Hầu hết người phương Tây nhìn vào người que sẽ cho rằng nó là người da trắng. Trong khi, đối với người Nhật, nó sẽ là người Nhật. “Quan niệm cho rằng nhân vật anime là người da trắng là của người phương Tây, chứ không phải của người Nhật.” – Julian Abagond Tại sao chúng ta nghĩ nhân vật anime là người da trắng? Những nhân vật anime được ngưỡng mộ ở Nhật Bản đều sở hữu một số đặc điểm chung như mái tóc sặc sỡ, làn da trắng sáng, và đôi mắt to đầy màu sắc. Dáng vẻ bề ngoài này khiến nhân vật trông giống người da trắng hơn. Người da trắng thường có mái tóc vàng hoặc hung đỏ, đôi mắt sáng màu. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người cho rằng nhân vật anime trông rất giống người phương Tây. Trong khi đó, bạn thấy phần lớn người Nhật có tóc đen, mắt sẫm màu, và da ngăm. Họ trông không giống nhiều nhân vật anime mà chúng ta đã biết. Vì vậy, nhiều người phương Tây thắc mắc tại sao nhân vật anime trông giống người da trắng? Tuy nhiên, thật ngạc nhiên khi biết rằng người Nhật lại có góc nhìn khác về vấn đề này. Bản thân anime là một phong cách nghệ thuật rất độc đáo. Ban đầu, nó được phát triển ở Nhật Bản với chi phí tối thiểu. Đây là lý do tại sao chúng ta không thấy có nhiều chi tiết cường điệu trong phim hoạt hình của họ. Ngoài ra, họ còn sử dụng những đặc điểm chung mà người Nhật thấy hấp dẫn để làm cho nhân vật trở nên hấp dẫn hơn đối với người Nhật. Ví dụ, vẽ đầu và mắt to, kèm theo da trắng cho nhân vật sẽ khiến nhân vật trở nên hấp dẫn hơn theo cách thông thường. Nhân vật anime là sự thể hiện trừu tượng của hiện thực, và ngoại hình của chúng được tôn vinh. Ở Nhật Bản, làn da trắng được coi là chuẩn mực của cái đẹp; do đó, hầu hết nhân vật anime được khắc họa với làn da trắng. Sở dĩ nhân vật trông giống người da trắng là do hầu hết mọi người nhìn nhận từ góc độ của mình. Tuy nhiên, trong mắt người Nhật, nhân vật anime không phải là người phương Tây. Ngoài phong cách nghệ thuật ra, hành vi của nhân vật anime cũng được cường điệu. Người Nhật cực kỳ lịch sự, và tôn trọng cá nhân của nhau. Trong khi đó, nhân vật anime ồn ào, đùa giỡn nơi công cộng. Vì vậy, trong anime, nhân vật và hành vi được cường điệu để tạo hiệu ứng hài hước hoặc kịch tính. Ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài Ở Nhật Bản, màu trắng không phải là mặc định. Do đó, nhân vật anime không nhất thiết phải “trông giống người châu Á”, vì họ không phân loại người này, người kia. Bất kể nhân vật anime trông kỳ quặc như thế nào, người Nhật vẫn xem chúng là người Nhật. Nhân vật anime mang đặc điểm ngoại hình như mắt to tròn, tóc vàng, và da sáng màu không phải là điển hình của người da trắng hay người phương Tây, vì nhân vật anime được vẽ theo lối cường điệu và siêu thực. Vì vậy, người Nhật chắc chắn không coi nhiều nhân vật anime là người da trắng. Tuy nhiên, người ta không thể đánh giá thấp ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến Nhật Bản trước và sau Thế chiến II. Trước chiến tranh, thời trang và âm nhạc phương Tây thịnh hành tại nhiều nước châu Á, kể cả Nhật Bản. Những ảnh hưởng này đã mang đến làn sóng văn hóa đại chúng Mỹ, phát triển quảng cáo và minh họa trong thế kỷ 20. Mặc dù vậy, cần phải thừa nhận rằng, nhiều người phương Tây có thành kiến về người Nhật. Những thành kiến này bắt nguồn từ trong lịch sử Thế chiến II. Vì vậy, những đặc điểm như tóc vàng và mắt sáng màu tuy liên quan đến người phương Tây, nhưng chúng có thể hoàn toàn không liên quan đến họ. Người Nhật rất giỏi trong việc vay mượn từ các nền văn hoá khác. Ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của tiếng Trung Quốc và tiếng Hàn là bằng chứng cho điều này. Tương tự, thời trang Nhật Bản là sự pha trộn giữa tính thẩm mỹ địa phương và ảnh hưởng nước ngoài. Vì vậy, không có gì lạ khi nhân vật manga và anime được tạo ra dưới ánh sáng của nét đặc trưng

Sáng tạo với mảng hình là nhiệm vụ vô cùng quen thuộc đối với các bé học Digital Painting Thiếu nhi tại CMA. Từ các mảng hình làm nền tảng để sáng tạo nhân vật của riêng mình. Bé Huỳnh Phương Chi lớp Digital Painting Thiếu nhi K32 (Level 1) đã tiếp thu rất tốt kiến thức được dạy vào bài học của mình. Cùng xem qua bài cuối khóa và các tác phẩm bé đã thực hiện trong quá trình học tập nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Huỳnh Phương Chi: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Với vô vàn ý tưởng bé Thiều Ngọc Thiên Di lớp Digital Painting Thiếu nhi K32 (Level 1) đã vẽ ra những tác phẩm mang màu sắc của riêng mình.  Lớp học vẽ trên máy không chỉ đơn giản là hướng dẫn các bé vẽ mà còn giúp bé hoàn thiện ý tưởng trong suy nghĩ. Cùng xem qua một số tác phẩm mà bé đã thực hiện trong quá trình học tập nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Thiều Ngọc Thiên Di: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Trong thế giới của các bạn nhỏ luôn tồn tại những nhân vật bé yêu thích, lớp học Digital Painting Thiếu nhi K32 (Level 1), bé Nguyễn Hoàng Minh Uyên được thỏa thích vẽ nhân vật yêu thích, sáng tạo nhân vật của riêng mình, bên cạnh đó học hỏi thêm nhiều kiến thức về màu sắc, đường nét, …. Cùng xem qua thế giới mà bé đã vẽ nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Nguyễn Hoàng Minh Uyên: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Sáng tạo tranh ảnh với vô vàn ý tưởng trong đầu, đến với lớp học Digital Painting Thiếu nhi K32 (Level 1), bé La Vĩnh Ân được thỏa thích vẽ vời những điều mà bé yêu thích bấy lâu. Nét vẽ đã tiến bộ qua từng buổi học, với sự cố gắng của mình bé đã vẽ được những tác phẩm khá dễ thương. Cùng xem qua các tác phẩm bé đã thực hiện nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên La Vĩnh Ân: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đến với khóa học Digital Painting Thiếu nhi K32 (Level 1) bé La Tuệ Lâm được trải nghiệm và thực hành vẽ tranh trên bảng vẽ điện tử hiện đại. Bên cạnh đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên đứng lớp bé được sáng tạo và học hỏi về màu sắc, đường nét, mảng hình,… từ đó làm phong phú thêm tác phẩm của mình. Cùng xem qua tác phẩm cuối khóa và một số bài tập của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên La Tuệ Lâm: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Màu sắc và cảm xúc nhân vật trong từng bức tranh được bé Hoàng Tống Mỹ Giang lớp Digital Painting Thiếu nhi K32 (Level 2) thể hiện rất tốt. Với nét vẽ dễ thương, Mỹ Giang đã lột tả được cảm xúc của từng câu chuyện trong tranh. Cùng xem qua sự tiến bộ của bé trong quá trình học tập thông qua các bài tập và bài cuối khóa nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Hoàng Tống Mỹ Giang: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Mùa hè ở CMA thật vui vì được chào đón các bé! Mùa hè năm nay, CMA đã có thêm các lớp học trong tuần để đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi cho các bạn nhỏ. Nào là lớp Truyện tranh/Manga/Comic, lớp chuyên đề nhân vật, lớp Digital painting thiếu nhi, lớp nào cũng rộn ràng tiếng cười mỗi giờ học. Các lớp học mùa hè đã hoàn tất để các bé chuẩn bị chào đón năm học mới, nhưng CMA vẫn có các lớp cuối tuần, bé nào yêu thích vẽ kể chuyện, thiết kế nhân vật, sáng tạo trên digital painting hãy đến với CMA nhé! Cám ơn ba mẹ và các bé đã lựa chon CMA để học tập phát triển kỹ năng. 💐 Một số hình ảnh của các lớp Thiếu nhi: #CMA #Comic_Media_Academy_VN #Thiếu_Nhi (Comic Media Academy)

Hành trình học tập của lớp Biên kịch K22 đông vui đã hạ cánh vào tuần qua! Mỗi người một ý tưởng, mỗi người một màu sắc, tất cả đã làm nên buổi bế giảng thật đáng nhớ. Thật vui vì các bạn đã cùng nhau về đích sau thời gian học tập. Chỉ trong 29 buổi học tinh gọn, các bạn học viên của lớp Biên kịch cơ bản đã được hướng dẫn những nội dung cần thiết nhất của nghề Biên kịch, từ các thuật ngữ cơ bản, cách xây dựng nhân vật đến phát triển đường dây cốt truyện, viết đề cương kịch bản theo tiêu chuẩn Hollywood. Và khi bế giảng, các bạn có thể sáng tạo nên hồ sơ kịch bản của riêng mình. Không chỉ được học với nhiều Giảng viên mà lớp Biên kịch còn là lớp có nhiều hoạt động sôi nổi nhất CMA đó! Không chỉ học ở lớp mà còn học ở phim trường, còn đi xem phim và phân tích kịch bản nữa. Chúc mừng các bạn học viên đã hoàn thành khóa học và chúc ý tưởng của các biên kịch tương lai sẽ sớm ngày hoàn thiện ra mắt công chúng! Một số hình ảnh buổi học của lớp Biên kịch Cơ bản Khoá 22: Buổi báo cáo tác phẩm cuối khoá của các học viên: #CMA #Comic_Media_Academy_VN #Biên_kịch (Comic Media Academy)

Truyện tranh Marvel mang màu sắc phép thuật với những nhân vật phản diện seinen như Daredevil và Momoko-Verse sẽ rất đáng đọc cho bất kỳ ai là fan cứng của anime. Cộng đồng yêu truyện tranh và manga có thể có những điểm chung nhất định, nhưng các thành viên chắc chắn không thích cùng một thứ. Điều này đặc biệt đúng đối với fan cứng của anime. Tuy nhiên, có rất nhiều tác phẩm hay dành cho họ nếu họ muốn đi sâu vào vũ trụ Marvel. Immortal Iron Fist mang đậm chất siêu anh hùng, còn Hawkeye của Matt Fraction kết hợp những cuộc phiêu lưu của siêu anh hùng với lát cắt cuộc sống (slice-of-life). Bên cạnh đó, Marvel Mangaverse tái hiện vũ trụ Marvel dưới dạng manga. Bất kể là nhờ tính nghệ thuật hay cốt truyện ly kỳ hấp dẫn, truyện tranh Marvel đáng để fan của anime đọc ít nhất một lần trong đời. 10. X-Men & The Power Pack Năm 2006, Marc Sumerak và Gurihiru hợp tác tạo ra biệt đội siêu anh hùng nhí Power Pack (Earth-5631) gồm Zero-G, Mass Master, Lightspeed, và Energizer. Biệt đội siêu anh hùng này đồng hành cùng những anh hùng mang tính biểu tượng của Marvel như X-Men. Bộ truyện 4 tập X-Men & the Power Pack theo chân Power Pack vào cuộc phiêu lưu chống lại Marauders và Mr. Sinister với sự giúp sức của Cyclops, Wolverine, Beast và Nightcrawler. Tình bạn giữa các thế hệ là mô típ rất quen thuộc trong anime. Nhờ người lớn chăm sóc trẻ nhỏ – thường là miễn cưỡng – tạo nên khoảnh khắc đáng yêu trong anime. Những ai yêu thích mô típ này và muốn thưởng thức câu chuyện nhẹ nhàng, ít kịch tính nên đọc qua X-Men & the Power Pack xem thế nào nhé! 9. Immortal Iron Fist Immortal Iron Fist do Ed Brubaker, Matt Fraction, David Aja, Travel Foreman, và Duane Swierczynski sáng tác kể lại hành trình của siêu anh hùng Danny Rand qua giải đấu võ thuật Tournament of the Seven Capital Cities of Heaven, trận chiến chống lại Hydra, và cuộc điều tra về Eight City. Iron Fist không nhận được tình cảm mà anh xứng đáng được nhận, nhưng fan của anime có thể thay đổi điều này. Immortal Iron Fist mang đậm chất shonen với những màn đấu võ hoành tráng, và câu chuyện ngày càng trở nên ly kỳ, hấp dẫn hơn khi Danny đi sâu khám phá bí mật của Eight City. 8. The Unbelievable Gwenpool Gwen Poole là một fan truyện tranh đến từ thế giới thực, du hành đến Earth-616, và quyết định trở thành nhân vật chính. The Unbelievable Gwenpool do Christopher Hastings, Gurihiru, Danilo Beyruth, Tamra Bonvillain, và Clayton Cowles sáng tác, xoay quanh những cuộc phiêu lưu đầu tiên của Gwen trong Prime Marvel Universe, coi thường quy tắc ngay từ tập đầu tiên. Cô cố gắng mở tài khoản ngân hàng, nhưng không mấy thành công. The Unbelievable Gwenpool lấy cảm hứng từ manga, nhưng mang phong cách nghệ thuật nghiêm túc hơn. Gwen gây náo loạn Earth-616, làm độc giả nhớ đến một genki girl đáng yêu. 7. Samurai: Legend Samurai: Legend xoay quanh câu chuyện về Taeko, một samurai điều tra quá khứ của chính mình. Khi Taeko hiểu rõ hơn về bản thân, anh đào sâu hơn vào âm mưu chính trị chống lại Nhật hoàng. Mọi sự trở nên phức tạp hơn khi xuất hiện nhân vật bí ẩn Nhà tiên tri thứ 13. Samurai: Legend do Frédéric Gênet và Jean-François Di Giorgio sáng tác, là câu chuyện ít người biết đến, nhất là khi so sánh với bất kỳ câu chuyện nào khác của Marvel, nhưng đáng đọc, ngay cả khi nó không phải là câu chuyện về siêu anh hùng. Fan của jidaigeki sẽ thích nó kể về thời kỳ phong kiến Nhật Bản và những cuộc phiêu lưu của samurai. 6. Ultimate Spider-Man Ultimate Spider-Man của Brian Michael Bendis được khen ngợi rộng rãi nhờ cách kể chuyện đáng kinh ngạc, lời thoại hài hước, dí dỏm. Bộ truyện tái hiện cuộc đời của Peter Parker, lồng ghép thêm chi tiết mới, chẳng hạn như làm công việc thiết kế web tại Daily Bugle – một định hướng nghề nghiệp rất trớ trêu đối với anh. Ultimate Spider-Man là sự lựa chọn truyện tranh hay cho fan cứng của thể loại shonen. Peter vui nhộn, và những cuộc phiêu lưu của Spider-Man vừa hoành tráng, vừa truyền cảm hứng như Goku, Luffy, hay Naruto. Phần hình ảnh (của Mark Bagley, Sturt Immonen, và David Lafuente) trong truyện tranh rất khác với anime, nhưng câu chuyện có nhiều nét tương đồng, làm các fan nhớ đến nhân vật chính trong anime shonen yêu thích. 5. Thor & Loki: Double Trouble Khi Loki triệu hồi rắn thần, anh phải hợp sức với Thor để ngăn chặn nó. Tuy nhiên, trong lúc giao tranh, họ rơi vào một vũ trụ khác, nơi Jane Foster, hay còn gọi là Mighty Thor, và Loki, Nữ thần nghịch ngợm, đang ở giữa xung đột của chính mình. Thor & Loki: Double Trouble là một cuộc phiêu lưu đa vũ trụ với hình ảnh dễ thương như anime, và sự hài hước lành mạnh. Fan yêu thích anime về phép thuật và lát cắt cuộc sống sẽ thấy bộ truyện này mang tính giải trí cao. Vì chỉ dài bốn tập, nên đây là bộ truyện tranh giới thiệu câu chuyện nhẹ nhàng về Thần Sấm. 4. Daredevil Daredevil của Frank Miller là một trong những bộ truyện nổi bật nhất về Man Without Fear. Nó giới thiệu nhân vật trọng tâm như Elektra và Stick, giúp biến Kingpin và Bullseye thành nhân vật phản diện mang tính biểu tượng như bây giờ, đồng thời củng cố vai trò phản anh hùng của Matt trong vũ trụ Marvel. Daredevil của Miller đọc rất giống

Trước khi bắt tay vào thực hiện bộ manga One Piece, Eiichiro Oda đã phát hành bộ manga one-shot có tựa đề “Monsters”. Theo công bố trong sự kiện One Piece Day, Monsters sẽ được chuyển thể thành anime. Eiichiro Oda sáng tác Monsters vào năm 1994, trước cả bộ manga One Piece. Manga lấy bối cảnh trong cùng vũ trụ với One Piece. Nhân vật chính trong câu chuyện là Ryuma, người sau này xuất hiện trong phần “Thriller Bark” của “One Piece”. Xưởng phim hoạt hình E&H Production sẽ chịu trách nhiệm sản xuất. E&H Production được thành lập vào năm ngoái bởi cựu giám đốc của Jujutsu Kaisen, Sunghoo Park, người đã rời Mappa để thành lập xưởng phim riêng. Video quảng cáo phim Monsters đã được đăng trên kênh YouTube chính thức của One Piece. Nội dung của Manga “Monsters“ Monsters xoay quanh câu chuyện về Ryuma, samurai sở hữu sức mạnh vô địch và kỹ năng kiếm thuật thượng thừa. Anh là một kiếm sĩ lang thang, sau này trở thành người hùng trong thị trấn sau khi đánh bại con rồng đang khủng bố người dân. Thế nhưng, điều khó hiểu là Ryuma lại chính là thủ phạm mang con rồng đến thị trấn như một phần của âm mưu lấy lòng tin và lòng biết ơn của người dân thị trấn. Mặc dù vậy, Ryuma không phải là nhân vật hoàn toàn xấu xa, bởi sau cùng anh đã ra sức bảo vệ thị trấn khỏi mối đe dọa thực sự. Manga one-shot này hé lộ lai lịch của nhân vật Ryuma và vị thế của anh trong thế giới của One Piece. Nguồn: Anime Senpai Dịch: Toàn Vũ

Disney vừa công bố tin vui về bộ phim hoạt hình LEGO Disney Princess: The Castle Quest sắp ra mắt. Là fan lâu năm của nhà Chuột, bạn hẳn sẽ vô cùng thích thú khi xem dàn nhân vật này… Disney đánh dấu bắt đầu cuộc phiêu lưu mới thú vị bằng việc tung ra đoạn trailer và poster đầu tiên cho LEGO Disney Princess: The Castle Quest. Bộ phim sẽ được công chiếu vào ngày 18/8 trên Disney+, dẫn đến lễ kỷ niệm thường niên “World Princess Week” (Tuần lễ Công chúa Thế giới). Trong LEGO Disney Princess: The Castle Quest, Tiana, Moana, Bạch Tuyết, Rapunzel, and Ariel bất ngờ được đưa đến một tòa lâu đài bí ẩn, và năm nàng công chúa của chúng ta sẽ bắt đầu một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm. Ngay sau khi đến nơi, họ nhanh chóng phát hiện ra rằng Gaston đang ấp ủ âm mưu xấu xa nhằm chiếm đoạt toàn bộ vương quốc của họ. Từ đây, năm nàng công chúa buộc phải hợp sức đối phó với những thử thách ẩn sâu trong các bức tường của tòa lâu đài, cố gắng giải cứu vương quốc khỏi bàn tay Gaston. Liệu bản lĩnh, tư duy nhanh nhạy và tinh thần đồng đội sẽ giúp họ giành chiến thắng? LEGO Disney Princess: The Castle Quest quy tụ dàn diễn viên lồng tiếng hùng hậu với một số nữ diễn viên từng đóng vai công chúa Disney tương ứng, bao gồm Jodi Benson (Ariel), Auli’i Cravalho (Moana), Mandy Moore (Rapunzel), Anika Noni Rose (Tiana), và Katie Von Till (Bạch Tuyết). Các diễn viên khác là Richard White (Gaston), Joanne Worley (Tủ quần áo), Corey Burton (Gương thần), and Jim Cummings (Vua Triton). Phim do Michael D. Black làm đạo diễn, Robert Fewkes, Pamela J. Keller, Joshua R. Wexler, và Sanjee Gupta chịu trách nhiệm sản xuất. Vào đầu tháng này, Disney đã khởi động lễ hội “Wonder of Princess” như một phần của lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Disney. Lễ kỷ niệm thương hiệu mang tính biểu tượng Disney Princess và các nhân vật đáng yêu sẽ lên đến đỉnh điểm với sự trở lại của World Princess Week vào ngày 20/8 – sự kiện toàn cầu làm nổi bật tác động của phép thuật vượt thời gian và cách kể chuyện dễ thương về các nhân vật công chúa Disney. Xem trailer và poster phim LEGO Disney Princess: The Castle Quest dưới đây: 👉🏼 Youtube: https://youtu.be/rpyZbfBn4So 👉🏼 Poster phim LEGO Disney Princess: The Castle Quest Nguồn: Toonado Dịch: Toàn Vũ 

Bất chấp nhiều hoài nghi quanh việc không quảng cáo cho bộ phim cuối cùng của Hayao Miyazaki, thành công tại phòng vé đã nói lên tất cả. Bộ phim cuối cùng của Hayao Miyazaki, The Boy and the Heron, cuối cùng đã được phát hành, và nó phá vỡ kỷ lục doanh thu phòng vé dù không quảng cáo. Trong một động thái được nhiều người xem là đáng ngạc nhiên, một tháng trước khi ra mắt The Boy and the Heron, Toshio Suzuki của Studio Ghibli tiết lộ rằng họ sẽ không tung ra trailer hay bất kỳ hình thức tiếp thị nào khác trong thời gian chuẩn bị cho buổi ra mắt. Lý do căn bản là khán giả sẽ không cần xem trailer nếu họ thực sự muốn thưởng thức bộ phim; tuy nhiên, đây vẫn được coi là chiêu tiếp thị “lạ đời” vốn rất dễ làm tổn hại đến cơ hội thành công của bộ phim. May mắn thay, thành công lớn về doanh thu phòng vé của The Boy and the Heron đã chứng minh cho việc không quảng cáo. Theo báo cáo của Anime News Network, The Boy and the Heron đã thu về 13,2 triệu USD trong tuần đầu công chiếu, khiến nó không chỉ là bộ phim có doanh thu cao nhất ở Nhật Bản trong tuần đầu công chiếu, mà còn là bộ phim Ghibli có doanh thu mở màn cao thứ hai sau phim Howl’s Moving Castle (14,2 triệu USD). Liệu mức độ thành công đó có lặp lại trên phạm vi toàn cầu hay không lại là câu chuyện khác, nhưng chiến lược không quảng cáo phim The Boy and the Heron rõ ràng đã phát huy tác dụng, và nó rất có thể sẽ là một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất của Studio Ghibli trong nhiều năm liền. Tại sao doanh thu phòng vé lại “khủng” đến vậy? Sở dĩ The Boy and the Heron đạt doanh thu mở màn “khủng” là vì nhiều lý do. Trước hết, Studio Ghibli and Hayao Miyazaki vẫn là tên tuổi lớn trong làng phim hoạt hình, nên ngay cả fan hâm mộ bình thường cũng cho rằng đây sẽ là bộ phim hay đáng xem. Việc không quảng cáo cũng mang lại lợi ích to lớn, vì việc Studio Ghibli chỉ dựa vào danh tiếng để tự tin rằng The Boy and the Heron sẽ ăn khách đã khiến mọi người tò mò muốn biết nó có thực sự như vậy hay không, và doanh thu mở màn đã nói lên tất cả. The Boy and the Heron được mô tả là bộ phim cuối cùng của Hayao Miyazaki như thế nào cũng là yếu tố cần xem xét. Trước đây, Miyazaki từng công bố kế hoạch nghỉ hưu, xét đến tuổi tác của ông và sức ảnh hưởng của nó đến năng suất làm việc, thì có khả năng Miyazaki sẽ giải nghệ trong nay mai, biến The Boy and the Heron thành tác phẩm cuối cùng của ông. Nếu quả thật The Boy and the Heron là bộ phim cuối cùng của Miyazaki, thì mọi người càng có lý do để đi xem càng sớm càng tốt; vì vậy, không có gì lạ khi nó gặt hái thành công vang dội đến như vậy. Bộ phim cuối cùng của Hayao Miyazaki sẽ thành công trên trường quốc tế? Tuy The Boy and the Heron đã gặt hái thành công vang dội tại Nhật Bản, nhưng thành công đó có được lặp lại trên trường quốc tế hay không lại là câu chuyện khác. Studio Ghibli và Hayao Miyazaki đều là những tên tuổi lớn, nhưng anime ở các quốc gia khác không thịnh hành như ở Nhật Bản; do đó, doanh thu phòng vé ắt sẽ không như kỳ vọng ở thị trường quốc tế. Việc GKIDS cũng sẽ không quảng cáo phim tại Bắc Mỹ có thể là một vấn đề; anime khó lòng tìm thấy thành công ở thị trường phương Tây nếu không được quảng cáo rầm rộ. Vì vậy, GKIDS không quảng cáo phim sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành công của The Boy and the Heron. Tuy The Boy and the Heron khó lòng tìm thấy thành công trên trường quốc tế, nhưng không phải là không thể. Trong những năm gần đây, anime đạt được nhiều thành công hơn tại phòng vé quốc tế, đơn cử như anime ăn khách One Piece Film: Red, Dragon Ball Super: Super Hero, và Demon Slayer: Mugen Train; vì vậy, phim Ghibli không quá khó để đạt được thành công tương tự. Vẫn còn quá sớm để nói bất cứ điều gì chắc chắn về việc phát hành quốc tế, nhưng nếu không cần quảng cáo mà The Boy and the Heron của Hayao Miyazaki vẫn tìm thấy thành công tại Nhật Bản, thì điều tương tự cũng rất có thể xảy ra ở quốc gia khác. Nguồn: ScreenRant Dịch: Toàn Vũ

Với vô vàn câu chuyện trong đầu, cách để truyền tải và lưu giữ chúng chính là hãy viết ra, hãy vẽ ra cùng trí tưởng tượng của mình. Bay bổng cùng giấc mơ vẽ truyện tranh.  Bé Cao Dương Tùng Linh lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 3) K02 đã tiến bộ rất nhiều từ nét vẽ đến cách lên màu để dần tiến tới việc truyền tải câu chuyện của mình một cách tốt nhất. Cùng xem qua một số bài vẽ mà bé Tùng Linh đã thực hiện nhé! > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Vẽ để thỏa niềm đam mê, vẽ để thư giãn hay đơn giản là yêu thích manga và muốn tạo ra câu chuyện của chính mình. Khóa Vẽ Manga/ Comic Nâng cao, cấp độ 3 yêu cầu sự tỉ mỉ và chỉnh chu hơn nhiều so với các khóa trước, đặc biệt các bé sẽ được tiếp xúc và làm quen nhiều hơn với phối cảnh trong vẽ truyện tranh.  Bé Nguyễn Ngô Ngọc Anh lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 3) K02 đã áp dụng rất tốt kiến thức đã học vào bài vẽ để tạo nên những tác phẩm mang màu sắc rất dễ thương. Cùng xem qua một số tác phẩm mà bé đã thực hiện trong quá trình học tập nhé! > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 3) đòi hỏi cao hơn ở các bé không chỉ vẽ mà còn phải lột tả được cảm xúc của câu chuyện, nhân vật. Bé Lê Hồng Anh lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 3) K02 đã thể hiện tốt các góc xoay và biểu cảm gương mặt nhân vật. Cùng xem qua một số bài vẽ mà bé Hồng Anh đã thực hiện nhé! > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa do bé Nguyễn Bách Diệp lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 3) khóa 02 lên ý tưởng và thực hiện. Sau 22 buổi rèn luyện cùng giáo viên đứng lớp tại CMA, kỹ năng vẽ cũng như cảm nhận màu sắc của Bách Diệp tiến bộ rõ rệt. Cùng xem xem bé đã vẽ những gì trong quá trình học tập nhé! Tác phẩm cuối khóa và một số bài tập – HV Nguyễn Bách Diệp: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Với trí tưởng tượng phong phú cùng những câu chuyện không ngừng sinh ra trong đầu. Đến với lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K33 – Nguyễn Tăng Minh Anh đã tạo ra câu chuyện của riêng bé. Cùng xem qua tác phẩm cuối khóa mà bé đã thực hiện nhé! “LÀM ƯỚT” – HV Nguyễn Tăng Minh Anh: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Sáng tạo không giới hạn ở các bé là điều tạo nên những bức tranh thú vị. Bé Trần Lương Yến Mai lớp Digital Painting Thiếu nhi K31 với nét vẽ dễ thương, mảng màu nhẹ nhàng hài hòa đã tạo nên màu sắc riêng cho tác phẩm của mình. Cùng xem qua một số tác phẩm mà bé đã thực hiện trong quá trình học tập nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Trần Lương Yến Mai: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Theo Sportskeeda, Chikashi Kubota, đạo diễn phim hoạt hình Dragon Ball Super: Super Hero, mong muốn khởi động lại series. Gần đây, ông tuyên bố tại Japan Expo 2023 rằng nên “hâm nóng” lại thương hiệu manga đình đám Dragon Ball từng làm mưa làm gió một thời. Cũng theo Sportskeeda, Kubota thậm chí còn chia sẻ mong muốn này với Norihiro Hayashida, nhà sản xuất ba bộ phim Dragon Ball cuối cùng. Toei Animations hiện chưa chính thức lên tiếng về việc khởi động lại series. Dự án anime mới nhất của Dragon Ball là Dragon Ball Super: Super Hero, chuyển đổi hoàn toàn từ hình thức phim hoạt hình 2D truyền thống sang 3D CGI. Tuy dự án được đón nhận nồng nhiệt, nhưng một số fan tỏ ra thất vọng với phong cách mới này. Sportskeeda viện lẽ rằng lợi ích của việc khởi động lại đồng nghĩa với cơ hội cải thiện chất lượng của series. Kubota gợi ý rằng có thể sắp xếp lại quy tắc phức tạp của việc nhượng quyền thương mại để xoa dịu nỗi lo ngại của fan mới về tiêu đề manga, tính liên tục không rõ ràng. Khởi động lại (reboot) là chuyện thường xảy ra trong ngành công nghiệp anime và manga, vì nhiều thương hiệu sinh lời sở hữu lượng fan trung thành, nhưng không có thêm nội dung để sản xuất. Ví dụ gần đây là Trigun Stampede của Studio Orange, khai thác lại series phim khoa học viễn tưởng kinh điển bằng hoạt hình CGI. Urusei Yatsura có bản remake của riêng mình vào năm 2022, nhận được nhiều đánh giá tích cực từ fan và giới phê bình. Series đấu vật Kinnikuman cũng dự kiến sẽ comeback vào một ngày chưa được tiết lộ. Ngoài ra, nhiều anime được chuyển thể thành phim live-action. Ví dụ, Netflix hiện đang chuyển thể Avatar: The Last Airbender và One Piece. Series Dragon Ball của tác giả Akira Toriyama được Weekly Shōnen Jump phát hành định kỳ từ năm 1984 đến năm 1995. Năm 1986, nó được Toei Animation chuyển thể thành anime, và trở thành một trong những dự án hoạt hình có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Hình ảnh Goku trong bộ đồ màu cam khắc sâu vào văn hóa đại chúng, giúp Goku trở thành một trong những nhân vật chính nổi tiếng nhất trong làng giải trí. Anime gốc có nhiều phần ngoại truyện (spin-off), chẳng hạn như phần tiếp theo (sequel) Dragon Ball Z và Dragon Ball Super. Một dự án khác đang trong quá trình thực hiện là video game chuyển thể từ manga Sand Land của Toriyama. Dragon Ball Super hiện đã có  trên Crunchyroll. Ngoài ra, bạn có thể đọc manga Dragon Ball của Toriyama trên website Viz Media với đăng ký Shonen Jump. Nguồn: cbr.com Dịch: Toàn Vũ

Khoảng cách địa lý không còn là vấn đề lớn khi các bé vẫn có thể ở nhà và tham dự các lớp học trực tuyến. Thỏa sức sáng tạo theo đuổi những câu chuyện mà bé đã nghĩ ra bấy lâu, tiếp tục vẽ và xây dựng câu chuyện cho nhân vật yêu thích của mình dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô tại CMA. Cùng xem qua bài cuối khóa của bé Nguyễn Như Quỳnh lớp Vẽ Manga/ Comic Online (Level 4) K05 nhé! Bài cuối khóa – Học viên Nguyễn Như Quỳnh: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic Online thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Thỏa sức sáng tạo vẽ vời khi không thể đến trực tiếp các lớp học vẽ, bé vẫn có thể thực hiện niềm đam mê của mình thông qua sự hướng dẫn của các thầy cô với các buổi học online.  Cùng xem qua bài cuối khóa của bé Đào Khánh Chi lớp Vẽ Manga/ Comic Online (Level 4) K05 nhé! Bài cuối khóa – Học viên Đào Khánh Chi: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic Online thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Với 10 buổi học, bao gồm luyện tập vẽ trên giấy và vẽ trên máy, các bé được thỏa sức sáng tạo với các hình và mảng làm tăng thêm vốn hình họa tiết trang trí cho bé. Bé Vũ Mai Anh lớp Digital Painting Thiếu nhi 1-1 (Level 4) đã có những tiến bộ rõ rệt trong quá trình học tập thông qua cách bé vẽ họa tiết, cách lên màu tranh sao cho tạo được cảm xúc trong tranh. Cùng xem qua bài cuối khóa và một số bài tập bé đã thực hiện trong thời gian học tập nhé! Tác phẩm Digital Painting – HV Vũ Mai Anh:   >> Nếu quý phụ huynh quan tâm đến các khóa học 1-1 của CMA, hãy liên hệ hotline 0902 738 806 ngay để các tư vấn viên tư vấn chi tiết ba mẹ nhé! (Comic Media Academy)

“Cô bé một tay” – Câu chuyện nói về một bé gái không được lành lặn như bao con người khác, chỉ có một cánh tay nên ở trường bị bạn bè trêu đùa. Bé Lê Hoàng Lan đã xây dựng nội dung truyện khá tốt và đưa ra cái kết đẹp cho câu chuyện của mình. Có thể thấy bé Hoàng lan có nét vẽ khá dễ thương và lên sắc độ ổn định qua từng trang truyện. Cùng xem qua bài cuối khóa của bé ở lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 05 nhé! “Cô bé một tay” – Học viên Lê Hoàng Lan:   >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Lễ Hội Trường Đáng Quên” – Bài cuối khóa lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 K05 do bé Nguyễn Bách Diệp thực hiện. Đề tài về trường học luôn được các bé quan tâm và đặt để nhiều câu chuyện cho nó. Nét vẽ tự nhiên và câu chuyện thú vị, Bách Diệp đã mang đến một tác phẩm rất dễ thương. Cùng xem qua tác phẩm cuối khóa của bé nhé! “Lễ Hội Trường Đáng Quên” – Học viên Nguyễn Bách Diệp:   >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Tương Lai Không Đẹp” – Bài cuối khóa lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 K05 do bé Lê Hồng Anh thực hiện.  Qua tác phẩm, có lẽ bé muốn đưa câu chuyện về những vụ bắt cóc trẻ em vào để mọi người đề cao cảnh giác khi để bé đi một mình. Với sự hài hước dí dỏm, Hồng Anh đã đưa ra cái kết thú và dễ thương. Cùng xem qua tác phẩm với nét vẽ đã tiến bộ khá nhiều trong quá trình học tập của bé nhé! “Tương Lai Không Đẹp” – HV Lê Hồng Anh: Bảng thiết kế nhân vật:   >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)    

Vì có thời gian đâu mà bôi xóa! Ở lớp Gesture Drawing, các bạn học viên sẽ được rèn luyện kỹ năng vẽ bắt dáng người trong thời gian ngắn. Theo đó người mẫu sẽ đổi dáng liên tục theo các khung thời gian khác nhau, tính từ giây đến phút. Bởi vậy năng lượng tập trung được lan tỏa khắp căn phòng. Tay và mắt phải làm việc liên tục trong quỹ thời gian cực kỳ gắt gao. Có một tin đồn là ở lớp Gesture Drawing chẳng ai dùng đến gôm tẩy, dù học từ đầu buổi tới cuối buổi vẽ quá trời quá đất. Không phải vì vẽ quá tốt không cần xóa mà thực ra là không có thời gian để xài! Lỡ cúi xuống cầm cục gôm quay lên đã thấy người mẫu đổi dáng! Nên mới có hiện tượng lạ, mua cục gôm về vẽ cả trăm dáng mà cục gôm vẫn còn nguyên si! (Comic Media Academy)

Dragon Ball (7 viên ngọc rồng) là thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng, gần như cả thế giới đều biết đến Akira Toriyama, tác giả của bộ manga và anime được nhiều fan yêu thích này. Tuy nhiên, Akira Toriyama không còn vẽ manga nữa. Bộ manga Dragon Ball Super đang phát hành hiện nay được vẽ bởi Toyotarou. Toyotarou được đích thân Akira Toriyama chọn để vẽ manga chuyển thể Dragon Ball Super, dựa trên việc trước đây Toyotarou từng vẽ manga chuyển thể từ bộ phim Resurrection ‘F’. Tất nhiên, Toriyama vẫn là người quyết định mạch truyện chính và thiết kế nhân vật mới, tất cả phần việc còn lại do Toyotarou đảm nhận. Vậy đâu là lý do khiến Akira Toriyama ngưng vẽ manga? Bộ manga ngắn Sand Land của Akira Toriyama hiện đang được chuyển thể thành phim. Trong bài phỏng vấn ngắn đăng trên trang web chính thức của Sand Land, Akira Toriyama tiết lộ trong thời gian thực hiện manga Sand Land, ông đánh mất chiếc quản bút yêu quý của mình. Sau đó, Toriyama mua quản bút mới và cố gắng đẽo gọt nó cho giống với quản bút yêu thích của mình, nhưng đáng tiếc quản bút mới không bao giờ giống được như quản bút cũ. Kể từ đấy, Akira Toriyama lấy đó làm cái cớ để không vẽ nữa. Cụ thể, Akira Toriyama nói rằng: Tôi scan bản thảo SAND LAND vào máy tính, rồi dùng phần mềm để tô màu hoàn thiện. Tôi hầu như không ngủ được… Sau khi hoàn thành hết các tập, tôi đánh mất chiếc quản bút yêu quý đã đồng hành cùng tôi trong suốt sự nghiệp. Đó là chiếc quản bút tôi sử dụng quen tay từ rất lâu, được đẽo gọt bằng dao và giấy nhám. Tôi mua quản bút mới và cố gắng đẽo gọt nó bằng mọi cách, song cảm thấy không ưng ý. Kể từ đó, tôi lấy nó làm cái cở để không vẽ manga nào nữa (cười). Cho đến nay, cuộc tranh luận xoay quanh việc có phải Akira Toriyama ngưng vẽ do mất quản bút hay không vẫn chưa có hồi kết. Tuy nhiên, quản bút này rõ ràng có giá trị tình cảm đặc biệt đối với Toriyama. Được biết, tác giả Dragon Ball đã mua chiếc quản bút đó vào năm 14 tuổi, rồi điều chỉnh độ dài tay cầm và chiều sâu khe cắm ngòi cho phù hợp với sở thích của mình. Toriyama cũng từng mua nhiều quản bút khác nhau, nhưng rồi vẫn quay lại với quản bút cũ yêu thích này. Mỗi chương truyện mà ông vẽ cho đến nay đều được tạo ra từ cùng một chiếc quản bút. Nguồn: Anime Senpai Dịch: Toàn Vũ

Vào năm 2022, Netflix phát hành hai phim live-action chuyển thể từ webtoon đình đám, mang đến cho những người yêu thích sự lãng mạn một trải nghiệm tình yêu sống động. Netflix đã tạo nên làn sóng phim live-action chuyển thể từ webtoon và được khán giả yêu thích. Vào năm 2022, Business Proposal và Heartstopper được công chiếu lần đầu trên nền tảng phát trực tuyến, và phá vỡ kỷ lục về thể loại phim ngôn tình ít kịch tính. So với nhiều show truyền hình khác lấy mối quan hệ chớm nở làm chủ đề chính, hai series trên tập trung nhiều hơn vào yếu tố lát cắt cuộc sống (slice-of-life) và những khoảnh khắc dễ thương. Business Proposal (Hẹn hò chốn công sở) mang đậm chất webtoon là series giới hạn lên sóng Netflix vào mùa xuân năm 2022. Nội dung  xoay quanh chuyện tình giữa chàng tổng tài giàu có Kang Tae-moo và cô nhân viên Shin Ha-ri. Phim chứa đựng nhiều tình tiết dở khóc dở cười khi cặp đôi không tưởng này lập một bản hợp đồng, trong đó Ha-ri sẽ đóng giả bạn gái của Tae-moo để giúp anh đối phó với người ông của mình (cũng là chủ tịch tập đoàn nơi nam nữ chính làm việc). Phim nhận về nhiều lời khen bởi nội dung hài hước, giải trí, pha lẫn hơi hướng cartoon xuyên suốt phim. Nhà sản xuất đã làm rất tốt trong việc chuyển thể webtoon thành phim live-action, tạo ra những tình huống dù khó lòng xảy ra trong thực tế nhưng khi đặt để trong phim lại đáng nhớ và mang tính biểu tượng, đặc biệt là mang lại nhiều sự hài hước. Một cảnh khó quên là khi Ha-ri phải thuyết trình trước toàn thể ban giám đốc, nhưng cô không thể để lộ danh tính của mình với Tae-moo. Khoảnh khắc toàn bộ phòng họp tối lại, và băng chuyền đưa cô đi qua căn phòng đến đứng ngay trước mặt Tae-moo để anh nhìn kỹ cô tạo nên cảnh kịch tính về cảm xúc của cô tại thời điểm đó. Cảnh được thực hiện khéo léo, và đảm nhận nhiệm vụ như lời nhắc nhở rằng bộ phim có nguồn gốc từ webtoon. Heartstopper (Trái tim ngừng nhịp) là series phim truyền hình dành cho lứa tuổi mới lớn dựa trên webcomic và tiểu thuyết đồ họa cùng tên. Phim ra mắt vào năm 2022, được khen ngợi vì câu chuyện làm lay động lòng người. Nhà sản xuất không ngần ngại thêm hiệu ứng và yếu tố hoạt hình vào cảnh phim để nhắc nhở khán giả về nguồn gốc của series. Chuyện tình lãng mạn giữa hai nhân vật có những thách thức phải vượt qua, nhưng tương đối nhẹ nhàng, ít kịch tính đối với phim tuổi teen, khiến nó trở thành bộ phim an toàn đối với nhiều người. Heartstopper tạo không gian an toàn cho nhân vật LGBT khám phá và thể hiện bản thân trong môi trường không gây hại cho sức khỏe tinh thần hay cảm xúc của họ. Bộ phim không phải không có nhân vật phản diện hay thành kiến, nhưng nhìn chung, nhân vật có thể theo đuổi nhau và công khai khám phá bản thân. Hình ảnh trái tim và lá cây góp phần nhấn mạnh khung cảnh lãng mạn, lay động trái tim người xem. Hai series trên là minh chứng cho thấy vẫn có bộ phận khán giả yêu thích sự lãng mạn lành mạnh. Webtoon và tiểu thuyết lãng mạn đã xuất hiện từ lâu, song thật thú vị khi thấy những nền tảng phát trực tuyến như Netflix đầu tư xây dựng series loại này. Heartstopper sẽ có phần hai, ba và ngày càng được đầu tư nhiều hơn. Business Proposal là series trọn bộ nên không có phần tiếp theo, nhưng trong tương lai sẽ có thêm nhiều phim mang nội dung tương tự được chuyển thể và phát hành. Nguồn: CBR Dịch: Toàn Vũ

Anime lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian phương Đông luôn chiếm được cảm tình của fan, nhưng anime lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian phương Tây lại không nhận được sự ưu ái như vậy. Nhiều series anime đình đám như Inuyasha và The Ice Guy and His Cool Female Colleague dựa trên văn hóa dân gian và thần thoại Nhật Bản, xoay quanh câu chuyện về yokai (là từ để chỉ một nhóm các loài ma quỷ, linh hồn, các sinh vật siêu nhiên trong văn hóa dân gian Nhật Bản), kami (những đối tượng linh thiêng theo quan điểm của người Nhật). Những series anime này thu hút lượng fan đông đảo ở Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới, khơi dậy trí tò mò của khán giả về văn hóa dân gian phương Đông. Do anime về văn hóa dân gian phương Đông rất phổ biến, nên chắc hẳn bạn sẽ cho rằng anime dựa trên văn hóa dân gian phương Tây và thần thoại từ các quốc gia khác cũng được khán giả yêu thích. Điều này chưa hẳn đã đúng. The Seven Deadly Sins và Burn The Witch tuy thu hút sự chú ý của người xem (chủ yếu nhờ cốt truyện và những pha hành động mãn nhãn), song chưa đủ sức để lại ấn tượng lâu dài – đặc biệt khi so sánh với series liên quan đến yokai và thực thể siêu nhiên phương Đông khác, chẳng hạn như Jujutsu Kaisen và Bleach. Vì vậy, hãy cùng khám phá lý do tại sao anime chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian phương Tây không được fan đón nhận nhiệt tình, và tại sao cần phải thúc đẩy nhiều hơn để nó trở nên phổ biến. Anime kiếm lời thông qua manga, các sản phẩm ăn theo, và các sự kiện tổ chức dành cho fan hâm mộ. Để bảo đảm sự thành công của series anime, các hãng phim nghiên cứu xu hướng và mối quan tâm mới nhất của người xem ở Nhật Bản. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi những series như Inuyasha và Jujutsu Kaisen chiếm trọn cảm tình của khán giả Nhật Bản, bởi nó liên quan đến văn hóa dân gian đất nước họ. Ví dụ, trong phần 1 của Demon Slayer, Tanjiro Kamado và những người bạn phải chiến đấu với gia đình nhện quỷ. Nhân vật nhện quỷ mẹ được lấy cảm hứng từ jorogumo, yêu quái nổi tiếng trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Jorogumo là yêu tinh nhện có khả năng biến hình thành thiếu nữ xinh đẹp đi quyến rũ đàn ông. Tương tự, trong Jujutsu Kaisen, các chú thuật sư như Yuji Itadori được giao nhiệm vụ tiêu hủy đồ vật bị nguyền rủa chứa linh hồn ma quỷ ám hại con người. Jujutsu Kaisen dựa trên truyện dân gian về tsukumogami – những đồ vật có linh hồn hoặc thực thể vô hại trú ngụ bên trong chúng. Trong Jujutsu Kaisen, khái niệm tsukumogami bị đẩy lên mức cực đoan, khi mà những đồ vật này bị thế lực hắc ám chiếm hữu. Lý do các series như Demon Slayer và Jujutsu Kaisen được fan Nhật yêu thích vì chúng dựa trên văn hóa dân gian và thần thoại mà người Nhật đã thuộc nằm lòng ngay từ thuở nhỏ. Trong khi đó, series như The Seven Deadly Sins lại tập trung vào nhóm hiệp sĩ đại diện cho bảy đại tội trong Cơ đốc giáo và mang hơi hướng văn học Arthurian Romance – có thể hơi khó thưởng thức nếu bạn không quen với những câu chuyện truyền cảm hứng trong series này. Mặc dù vậy, các series anime shonen dựa trên văn hóa dân gian phương Tây vẫn rất phổ biến nhờ cảnh hành động đẹp mắt cùng các thủ thuật khác như tạo ra những tình tiết fan service và hài hước. Nhưng điều này lại không đúng với thể loại lãng mạn hoặc lát cắt cuộc sống (slice of life) như The Ancient Magus’ Bride và Sugar Apple Fairy Tale. Lý do khiến fan lạnh nhạt với những series này có thể bắt nguồn từ việc chúng không mang những yếu tố kỳ ảo trong câu chuyện. Thêm vào việc  xây dựng thế giới quá rộng lớn với dàn nhân vật phức tạp nhưng lại không thể khám phá trọn vẹn trong một vài tập phim; và do đó, chúng thường để lại câu hỏi bỏ ngỏ, ảnh hưởng đáng kể đến sự quan tâm của người xem. Cho dù các series này hơi khô khan trong việc phát triển nhân vật, thì cũng không nên bỏ qua anime lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian phương Tây, bởi chúng có thể giới thiệu với khán giả các truyền thuyết và thần thoại phương Tây. Ví dụ, Sugar Apple Fairy Tale khám phá những thực thể siêu nhiên vốn ít được nhắc đến trong văn hóa dân gian phương Tây như tiên nữ Shalle Fen Shalle. Trong anime chuyển thể từ tiểu thuyết hình ảnh Kamigami no Asobi, nhân vật chính Yui Kusanagi đi học cùng với nhiều vị thần nổi tiếng trong thần thoại như Hades và Thor. Mặc dù các series này không trung thành với nguyên tác, nhưng chúng hé lộ cho khán giả biết phần nào về thần thoại và văn hóa dân gian phương Tây. Nó tương tự như cách khán giả nước ngoài hào hứng tìm hiểu văn hóa dân gian Nhật Bản trong lúc xem các phim như Demon Slayer. Đây được gọi là giao lưu văn hóa, nơi khán giả phương Tây có thể tìm hiểu văn hóa dân gian Nhật Bản và ngược lại. Vì vậy, cho dù anime dựa trên văn hóa dân gian phương Tây không phổ biến, nó vẫn nên được công nhận là thể loại thu hút sự tò mò về văn hóa. Nguồn: CBR Dịch: Toàn

Tác phẩm “Forget me not” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 – Chủ đề “Trí tuệ nhân tạo” do Nhóm 50+50 thực hiện.  Thông điệp: “Công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng có “cá tính” riêng và bỗ trợ cho con người chúng ta ở nhều mặt, nhất là khi thời đại công nghệ hóa ngày một nâng cao. Chúng ta nên có cái nhìn bao quát hơn và công nhận sự ứng dụng, tiện dụng thông minh của AI” Bằng phương pháp truyền tải qua truyện tranh, nhóm chúng em mong sẽ đem đến cho người đọc cái nhìn thân thiện, đáng yêu về trí tuệ nhân tạo AI. Nội dung: Trong tương lai gần, người ta công bố một ứng dụng AI tích hợp đa nhiệm có khả năng giao tiếp và thực hiện được những thao tác như hoàn thiện tranh từ phác thảo, hoặc tự hát và phát nhạc dựa trên nhạc phổ. Alan Smith là một họa sĩ tranh truyền thống nổi tiếng người Anh. Với bản chất trầm tính và lối sống cổ điển, dù sống trong thời đại công nghệ phát triển nhưng Alan vẫn thích những gì thuộc về truyền thống và có thái độ tiêu cực với công nghệ AI. Một biến cố lớn đã đột ngột thay đổi cuộc sống của Alan. Liệu cậu có thể tìm lại động lực để tiếp tục vẽ hay không? Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm nhé! Dàn trang tác phẩm: Tác phẩm hoàn thiện: >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “BIỂN HÓA” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do Team WhiteCat thực hiện. Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN: Nhóm WHITECAT muốn thông qua tác phẩm này để bày tỏ ý kiến về vấn đề AI đang nổi lên hiện nay.  Có nhiều ý kiến khác nhau về AI, nhưng sự thật thì AI đang dần trở nên phổ biến và giúp đỡ con người trong các lĩnh vực khác nhau. Vậy nên chúng ta nên có cái nhìn thoáng hơn về việc sử dụng AI, và có thể trong tương lai AI là người bạn không thể thiếu của con người. Cùng xem quá trình hoàn thành tác phẩm nhé! Một số trang của tác phẩm: Còn tiếp >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “The emotions” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do Nhóm Bất Ổn Nhất Hệ thực hiện. Tóm tắt cốt truyện:  Vào  thế kỉ 22, con người đã phát triển vượt bậc và tạo ra người máy AI được gọi là AIR (Artifical Intelligence Robot). Bắt đầu từ đó, họ tạo ra hàng loạt AIR và tiến sâu vào phát triển AI cấy vào con người. Dần dần, do sự ô nhiễm nghiêm trọng trên trái đất buộc con người phải rời đi và sinh sống trên những hành tinh khác nhaunhau. Kỹ thuật ngày càng tân tiến, con người lai tạo robot ngày càng nhiều khiến cho những cảm xúc vui, buồn, hạnh phúc biến mất. Thay vào đó là những cơ máy điều khiển cảm xúc trên khuôn mặt… Năm 2530, Farith-một người lai tạo và Eve-AIR là một đội giao hàng. Hàng ngày, họ đi qua những hành tinh khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày, trên đường trở về, khi con tàu thực hiện bước nhảy alpha thì trục trặc xảy ra khiến con tàu bị hút vào một thời-không gian khác. Con tàu rơi xuống trái đất cổ xưa, nơi con người đã từng vứt bỏ. Do tàu cần thời gian để phục hồi, Farith và Eve quyết định thăm dò nơi đây. Trong lúc khám phá, hai người đã bắt gặp một gia đình nhỏ gồm ba người, họ rất sẵn lòng giúp đỡ hai con người lang bạt không thân thế này. Ngày qua ngày, gia đình nhỏ ấy đã rót vào hai con người vô cảm ấy những cảm xúc kì lạ mà họ chưa bao giờ biết tới. Ngay cả một con AIR chưa bao giờ biết cười cũng bắt đầu nhen nhóm lên những câu hỏi lạ lẫm. Cô con gái vô tình nghe được những câu hỏi Eve đặt ra cho Farith, cô gái bé nhỏ ấy vô cùng bất ngờ khi biết rằng Eve không bao giờ cười. Chính vì thế, cô bé bắt đầu đưa Eve và Farith đi thăm thú, giải đáp những thắc mắc của họ…Thế nhưng, cuộc vui kéo dài không bao lâu, cả gia đình đã nhận được hung tin doanh nghiệp của người bố bị phá sản. Từ một ngôi nhà tràn ngập tiếng cười, giờ đây, sự âm u bao trùm cả ngôi nhà đáng thương ấy. Người bố tự dằn vặt mình rất nhiều, ngày càng lao đầu vào những ngày tháng rượu bia triền miên…Vào một buổi tối nọ, Eve bỗng dưng nhìn thấy những thước phim đáng sợ: hình bóng một người đang treo lủng lẳng trên trần nhà, kéo theo đó là vô vàn bàn tay kéo ba mẹ con rơi xuống hố sâu tuyệt vọng nhưng Eve lại không thể nào vươn tay cứu được họ…Eve bỗng tỉnh dậy, tự hỏi rằng những hình ảnh đó ở đâu ra…Biết tin con tàu đã phục hồi xong, Eve dường như không hề muốn quay về tương lai, Farith lại vì nhìn thấy quá nhiều thứ, anh sợ hãi, chối bỏ những cảm xúc nhen nhóm trong lòng anh. Chính vì hai quyết định trái ngược nhau, họ bắt đầu cãi nhau, thậm chí ra tay với nhau… KẾT: Khi biết được những hình  ảnh mà Eve đã nhìn thấy, Farith dường như cảm nhận được những gì mà Eve trải qua, xúc cảm bị dồn nén trong Farith dần dần phát triển. Farith đồng ý giúp đỡ thế nhưng cũng giải thích rằng cả hai đều không thể ở lại quá lâu vì có thể sẽ xảy ra xung đột không-thời gian Cả hai người bắt đầu tìm cách giúp gia đình nhỏ ấy. Thế nhưng, tư liệu về thế giới, trái đất này rất ít, hai người không thể tìm ra được cách nào cả…Dần dần rơi vào ngõ cụt, bỗng Farith nảy ra một ý nghĩ táo bạo…Trước khi lên tàu, họ tạm biệt gia đình nhỏ ấy bằng một món quà, một món quà sẽ thay đổi cả tương lai của cả gia đình và cả thế giới. Cuối năm 1930, Fark-người bố đã phát minh ra động cơ phản lực-một phát minh vĩ đại nhất của thế giới khi đó… KẾT 1 (Farith bắt Eve trở về tàu): Không thể thuyết phục được Farith, Eve quyết định bỏ trốn khỏi con tàu, chạy về với gia đình nhỏ ấy, về với nơi mà cô bé ấy gọi là nhà…Thế nhưng đập vào mắt Eve lại là hình ảnh người bố treo lủng lẳng trên trần nhà, ba mẹ con cũng vì quá sốc cũng đi tới một kết cục bi thảm. Eve dường như cảm nhận được rõ những nỗi đau khổ, dường như trái tim kim loại trong người Eve đã cảm nhận rõ ràng thế nào là sự bất lực, tuyệt vọng trước gia đình mà anh cho rằng đó là mái ấm… KẾT 2-Farith bắt Eve trở về tàu: Farith đe dọa Eve nếu Eve không trở về, anh sẽ hủy diệt cả gia đình ấy. Những lời nói ấy khiến Eve rất thất vọng về anh. Eve giằng xé giữa lý trí của một AIR và cảm xúc mới chớm ở trong lòng…Để bảo vệ gia đình nhỏ ấy, Eve đã ra tay tàn nhẫn với Farith và chạy về với gia đình nhỏ ấy,…-giống kết 1- Cùng xem qua quá trinh hoàn thành tác phẩm “The emotions” nhé! Tác phẩm: >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “MOM” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do Nhóm EUPHORIA thực hiện. – Tên truyện : M 0 M – Thể loại tác phẩm : Truyện Tranh – Đề tài rộng : Tâm lý gia đình – Đề tài hẹp : Tâm lý gia đình bị tác động bởi yếu tố AI – Chủ đề : AI trong cuộc sống tương lai – Yếu tố : Giả tưởng – Cảm hứng : Sự thấu hiểu và tình cảm gia đình – Kết cấu : tuyến tính – Logline : Người mẹ muốn dành lại tình cảm mà đứa con của mình dành cho AI, nhưng đứa trẻ còn quá nhỏ để hiểu nên đứa trẻ và người mẹ có nhiều mâu thuẫn. –Thông điệp : Sự quan tâm của các thành viên trong gia đình –Ý nghĩa tác phẩm : Là bậc phụ huynh, con trẻ luôn quan sát bạn và sẽ có góc nhìn như thế nào về bạn, do chúng còn nhỏ nên chưa hiểu được ý nghĩa qua câu nói của bạn. Chỉ cần bạn đối xử tốt và dành đủ thời gian quan tâm với trẻ từ khi chúng còn nhỏ thì khi chúng đủ lớn để hiểu, lúc đó bạn sẽ đc chúng tôn trọng và thương yêu. Cùng xem qua tác phẩm “MOM” nhé!   Tác phẩm: >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “TỄU” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do Nhóm “Nhóm 1 thầy Ân” thực hiện. Cảm hứng: Bộ tranh được lấy cảm hứng từ nhân vật Tễu – linh hồn của múa rối nước Việt. Chú Tễu AI “sống” trong không gian Thủy Đình thực tế ảo, nơi khán giả có thể tương tác cùng với sân khấu. Thông điệp: Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian xưa đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính thời đại. AI là biểu tượng của trí tuệ nhân tạo thời hiện đại, là thứ hỗ trợ cái mà con người đang cần đang thiếu. Dùng AI như một công cụ tô điểm thêm cho sân khấu múa rối nước cũng là một hình thức tiềm năng để bảo tồn một loại hình nghệ thuật đang dần mai một. Cùng xem qua tác phẩm “TỄU” nhé! Bộ tranh minh họa: >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “Changes” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do Nhóm Hunt thực hiện. LOGLINE Giáo sư tạo ra AI hoàn hảo để thay thế người vợ sau cuộc hôn nhân tan vỡ. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG Dành cho đọc giả từ 15 tuổi trở lên. THÔNG ĐIỆP Trong tình yêu, không phải lúc nào mọi thứ cũng có thể theo ý của mình, đôi khi bản thân phải thay đổi để mọi thứ tốt hơn. Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm nhé! >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “CÀ RỐT và THỎ” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do Nhóm Buffet Trà Sữa thực hiện. Đề tài: AI – Trí tuệ nhân tạo Chủ đề: Hướng nhìn tích cực về AI thông qua câu chuyện tình bạn giữa 1 đứa trẻ và Robot trí tuệ nhân tạo. Tên truyện: Cà Rốt và Thỏ Quy cách: Sách minh họa thiếu nhi Độ tuổi 3-6 tuổi Số tranh dự kiến: 25 trang Khổ sách: 25x25cm Logline: Câu chuyện của cô bé Cà Rốt 6 tuổi tinh nghịch làm quen với sự xuất hiện của Thỏ (robot gia đình) máy móc. Thông điệp: Mang lại hướng nhìn tích cực cho vấn đề AI (trí tuệ nhân tạo) gây tranh cãi hiện nay. Bằng lăng kính ngây ngô, bay bổng đứa trẻ đã chọn chấp nhận và tìm hiểu điều mới lạ thay vì bài xích, trốn tránh nó một cách tiêu cực. Chúng ta cùng AI là bạn đồng hành cùng nhau phát triển. Tóm tắt câu chuyện: Cà Rốt 6 tuổi là cô bé tinh nghịch thích khám phá được ba mẹ yêu thương và cưng chiều nhất nhà. Một ngày kia, ba bé chế tạo ra Thỏ (robot gia đình) để phụ giúp việc nhà cho mẹ. Ban đầu, bé vừa tò mò vừa ngưỡng mộ khi Thỏ có thể làm mọi thứ trên đời lại có thể bay cao ơi là cao. Nhưng sau đó, ba mẹ tập trung chú ý vào Thỏ không còn nhờ bé phụ giúp nữa nên bé không thích Thỏ nữa. Bé so tài với Thỏ từng việc nhỏ nhặt trong nhà, từ đó cũng phát hiện ra đôi khi Thỏ cũng không giỏi như mình nghĩ. Mãi đến một hôm, bé kẹt trên cây được Thỏ giúp bé mới dần thích bạn mới hơn và cho bạn chơi cùng. Trong một lần làm siêu anh hùng, Thỏ vì cứu bé Cà Rốt mà bị hỏng. May mắn thay ba bé đã sửa chữa giúp bạn Thỏ tỉnh lại. Từ đó, Cà Rốt xem Thỏ là thành viên mới đồng hành cùng gia đình mình. Cùng xem quá trình thực hiện tác phẩm Cà Rốt và Thỏ nhé! Một số trang của tác phẩm (Còn tiếp) >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “THẬP NHỊ BINH CHIẾN” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do nhóm GAOO thực hiện. Thành viên nhóm Gaoo: -Phạm Đăng Khoa -Nguyễn Thông Khiêm -Đặng Hữu Đạt -Nguyễn Thị Kim Hiệp GVHD: Gv.Lê Thắng Lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian Việt Nam “Ô ăn quan”, một trò chơi vừa thú vị, vừa bổ ích, tạo không khí hào hứng, sôi nổi, thi đua, giúp luyện tập sự nhanh nhẹn, khéo léo và tính toán giỏi. “Ô ăn quan” đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam nhưng những năm gần đây chỉ còn rất ít trẻ em biết và chơi. Bảo tàng Dân tộc Việt Nam có trưng bày lưu giữ, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này. Mong muốn gợi nhớ lại trò chơi dân gian, nét đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam. Song song cộng hưởng nhịp điệu thế hệ trẻ, sự phát triển của thời đại công nghệ số, chủ đề “Trí tuệ nhân tạo”, với sự sáng tạo Nhóm Gaoo đã chuyển thể trò chơi “Ô ăn quan” bằng cách đưa vào những pha Đảo – Đổi luật bất ngờ, ly kỳ, thú vị, hấp dẫn, mới mẻ và gia tăng kịch tính cho người chơi không biết trước được kết quả sẽ đảo ngược ra sao…. tạo nên các cung bậc cảm xúc khác nhau khi chơi. Từ đó trò chơi “Thập Nhị Binh Chiến” ra đời cùng câu chuyện mở đầu. Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm “THẬP NHỊ BINH CHIẾN” nhé! Tác phẩm “THẬP NHỊ BINH CHIẾN” >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “Thư Gửi Ba” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do nhóm Giao Liên thực hiện. -Thể loại: tự sự -Thể loại câu chuyện: tuyến tính – slice of life – hiện sinh -Cảm hứng: tích cực -Thông điệp: AI không phải để thay thế mà chỉ để hỗ trợ con người -Ý nghĩa: Công nghệ ngày càng phát triển mang đến cho cuộc sống nhiều điều tích cực. Song, không vì thế mà con người sẽ có một cuộc sống đáng tự hào. Chúng ta được tồn tại trên thế giới này không chỉ để hưởng thụ những điều có sẵn. Sứ mệnh của con người đâu chỉ là hưởng thu mà còn là học tập, lao động, chiêm nghiệm và khám phá. Con người chính là chủ đích của cuộc sống mà không gì thay thế được. -Logline: Xoay quanh câu chuyện đời thường qua những bức thư, cô bé tiểu học gợi nhiều trăn trở về sự sáp nhập giữa AI với con người cho ba – một giáo sư trí tuệ nhân tạo đang công tác xa nhà. Tóm tắt 1: Liên Giao sau khi đọc được những lá thư cũ của bà đã bắt đầu gửi thư cho ba đang là giáo sư trí tuệ nhân tạo ở Sydney. Những lá thư kể về cuộc sống thường ngày từ việc cô bé tham gia câu lạc bộ , học tập ở trường, chơi thể thao, bà bị ốm.  Về sau cô bé quan tâm và có nhiều thắc mắc với các vấn đề về nghệ thuật, công nghệ hồi sinh con người, cô bé cũng đặt ra câu hỏi về các ngành nghề ,cảm xúc với người bạn AI thông minh .Sau khi bà mất cô bé nhận được thông tin người ba cũng đã mất từ trước đó. Cô bé phải lựa chọn giữa việc sống trong hạnh phúc khi nhờ AI tiếp tục thay thế bố hoặc chấp nhận sự thật người bố và bà đã mất. Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm “Thư Gửi Ba” nhé! Phác thảo màu: Tác phẩm: >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “RIKI THE NEW ANDROID” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 – Chủ đề “Trí tuệ nhân tạo” do Nhóm Hội Đồng Hành thực hiện. Cùng xem qua tác phẩm mà nhóm đã thực hiện trong thời gian qua nhé! >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “Cuộc phiêu lưu kỳ thú” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do nhóm Người Hướng Nội thực hiện. Đề tài: Trí tuệ nhân tạo (AI). Chủ đề: những điều tích cực AI có thể mang lại trong đời sống, cụ thể là trong việc giúp trông giữ trẻ. Đối tượng đọc giả: đọc giả dưới 6 tuổi. Thông điệp: mang đến góc nhìn tích cực về những gì AI có thể mang lại trong đời sống, cụ thể là trong việc giúp trông giữ trẻ. Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm “Cuộc phiêu lưu kỳ thú” nhé! Tác phẩm: >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “NGƯỜI MÁY KIKI” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 – Chủ đề “Trí tuệ nhân tạo” do Rubik Group thực hiện. Truyện truyền tải về lợi ích của AI mang lại cho con người. Đồng thời đưa ra vấn đề rằng AI tốt hay xấu là do con người nhìn nhận về nó. Người máy Kiki là đối tượng lấy ra để chứng minh điều đó. Truyện người máy Kiki Dành cho mọi lứa tuổi Style Comic: Thỏ Bảy Màu Đóng thành quyển truyện khổ 15,5x20cm kèm theo huy hiệu sticker. Truyện gồm 20 trang truyện chính và 2 trang ngoại truyện Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm “Người máy KiKi” của Rubik Group nhé! >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

“AI LÀ BẠN” – đồ án nhóm Hunted project 2023 do Đậu Team thực hiện.  Từ chủ đề Hunted project mùa 4 “Trí tuệ nhân tạo” nhóm muốn gửi gắm thông điệp: “AI Tốt hay xấu phụ thuộc vào quyền quyết định và hướng đi của mỗi người để nó có thể mang lại lợi ích hay những điều xấu cho chúng ta.” Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm với nhiều cung bậc cảm xúc mà nhóm đã thể hiện nhé!                        Cảm nhận    Hòa Hợp Những Mảnh Ghép   Tháo Gỡ Nút Thắt   Giá Trị   Con Rối   > Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Bạn đã bao giờ xem artwork của game ưa thích, rồi thầm nghĩ, “Ước gì mình cũng vẽ được như vậy!” nhưng đắn đo chưa biết bắt đầu từ đâu. Siêu sao trong lĩnh vực minh họa game, Esben Lash Rasmussen tại Riot Games, sẽ chia sẻ những điều bạn cần biết để trở thành họa sĩ minh họa game. Esben thích vẽ những thứ như Dragon Ball Z và Teenage Mutant Ninja Turtles. Khi còn nhỏ, anh được truyền cảm hứng từ hai người bạn cùng lớp vẽ rất giỏi, và cố gắng vẽ giỏi như họ. Trong suốt thời niên thiếu, bạn bè anh đều từ bỏ đam mê hội họa, riêng anh vẫn tiếp tục theo đuổi. Sau khi tham gia trại hè phát triển game và lấy bằng cử nhân tại Animation Workshop (Đan Mạch), anh làm việc cho Atomhawk, Sixmorevodka, Artwoork, rồi cuối cùng đầu quân cho Riot Games ở Los Angeles. Trong bài phỏng vấn dưới đây, anh đưa ra lời khuyên thiết thực về cách sáng tạo ra tác phẩm có giá trị và diện mạo của công việc này. Những lời khuyên về cách tạo nét riêng cho tác phẩm có thể khiến bạn ngạc nhiên! Nhà tuyển dụng muốn thấy gì? Quá trình phỏng vấn như thế nào? Thông thường, nếu nhà tuyển dụng gọi bạn đến phỏng vấn, điều đó cho thấy họ đã thích tác phẩm của bạn. Thường sẽ có bài kiểm tra, và họ muốn xem bạn giao tiếp ra sao, có chấp nhận làm việc theo nhóm hay không, và bạn tiếp nhận phản hồi như thế nào. Cần thể hiện gì trong portfolio? Nó phụ thuộc vào công ty và loại công việc bạn muốn. Bạn sẽ được tuyển vào làm đúng theo những gì bạn thể hiện trong portfolio. Thường thì tôi sẽ tìm hiểu công ty tôi muốn ứng tuyển đang làm gì, và cho họ thấy tôi có thể đi theo phong cách của họ, hiểu rõ vũ trụ của họ, song vẫn mang đến cho họ làn gió mới mẻ. Do trước đây từng làm một số việc cho Riot Games, nên tôi hiểu rõ sản phẩm, chất lượng, phong cách của họ. Tôi luôn tập trung vào minh họa, vì đó là điều tôi thích, và tôi có khuynh hướng kể chuyện bằng hình ảnh. Một ngày làm việc điển hình như thế nào? Ở Riot Games, tôi thường làm việc từ 10 giờ 30 sáng đến 6 giờ chiều. Chúng tôi gặp nhau, thảo luận về những việc đang cố gắng hoàn thành, cảm xúc của người xem, và những gì cần truyền tải qua hình ảnh. Bạn thường bị ảnh hưởng bởi những điều cá nhân bạn muốn, nhưng cần phải nhớ đây là quá trình hợp tác giữa nhiều người. Tôi khá thân thiết với đồng nghiệp bất kể họ làm công việc gì, mảng nào. Tôi thích làm việc với nhiều họa sĩ ở Riot, vì không có gì giá trị hơn việc xem người khác làm việc ra sao, giải quyết vấn đề như thế nào. Người trong dây chuyền sản xuất thường mắc phải sai lầm gì, làm sao để tránh? Tôi nghĩ sai lầm mà nhiều người mắc phải là cố gắng tạo ra thứ gì đó “hay ho”, nhưng rút cuộc lại tạo ra thứ chung chung, nhạt nhẽo. Bạn cần có khả năng chuyển tải chủ đề một cách rõ ràng, và hấp dẫn người xem. Tay nghề dù giỏi cách mấy thì việc truyền đạt ý tưởng đến khán giả mới là quan trọng. Nghệ thuật là ngôn ngữ, và bạn cần cô đọng nó sao cho đơn giản, rõ ràng nhất. Có bí quyết nào để trở nên nổi bật hay không? Mỗi khi nảy ra ý tưởng, bạn cần tìm cách xoay lật nó. Lấy kinh nghiệm bản thân và những điều mình thật sự đam mê để áp dụng vào công việc. Cảm xúc từ cuộc sống sẽ mách bảo bạn về những chọn lựa sáng tạo, và những gì bạn muốn thể hiện có đánh trúng tâm lý người xem hay không. Việc này tuy mạo hiểm, song góp phần đem lại nét cá tính riêng. Sau đây là mẹo giúp cho mọi thứ trở nên thú vị: Làm ngược lại. Như đã đề cập ở trên, mỗi khi có ý tưởng, bạn cần tìm cách xoay lật nó. Ví dụ, bạn nghĩ ra câu chuyện đại loại như sư tử ăn thịt bướm, thì cố gắng lật lại thành bướm ăn thịt sư tử. Bạn lập tức có ngay tiền đề hấp dẫn hơn. Từ đó, bạn có thể xây dựng câu chuyện thật sự lôi cuốn. Bạn sẽ trở nên nổi bật nhờ mạnh dạn làm điều khác biệt. Điều mà bạn nhất định phải làm để trở thành họa sĩ minh họa game là gì? Theo tôi, vẽ minh họa là khó nhất trong vẽ 2D, vì bạn cần nắm vững mọi thứ. Phối cảnh, thiết kế, diễn xuất, màu sắc, diễn hoạt, quay phim, ống kính camera,… Học kiểm soát nhiều khía cạnh của hình vẽ, cân bằng chúng thành hình ảnh chân thực quả là một thử thách. Tìm kiếm và kể lại khoảnh khắc đắt giá trong câu chuyện vừa khó khăn nhưng cũng vừa thú vị. Nguồn: Art Rocket Dịch: Toàn Vũ

Một số nhân vật anime được tác giả tạo ra với đôi mắt luôn nhắm nghiền, chỉ mở mắt trong những cảnh quan trọng. Đây là lý do tại sao. Như nhiều fan lâu năm đã biết, nhân vật trong anime thường rất đặc biệt, họ có thể làm những việc mà người bình thường khi đặt trong bối cảnh xã hội thực tế sẽ không thể làm được ví dụ đi loanh quanh với hai tay đặt sau đầu hay thích nói huyên thuyên tên đòn tấn công dù đang trong một trận chiến nảy lửa. Ngoài ra trong anime còn xuất hiện các nhân vật có đôi mắt nhắm nghiền, những nhân vật này thường khiến người xem bối rối, khó xác định tâm tình của họ. Vậy nhưng đây cũng chính là nhân vật sẽ cảnh báo những tình huống kịch tính sắp xảy ra. Nhân vật có đôi mắt nhắm nghiền thường ranh ma, tinh quái, thích lừa người khác. Họ thuộc tuýp người hay pha trò, và thậm chí tỏ ra hơi lười biếng khi không tham chiến. Nhân vật này cũng thường mỉm cười tự mãn, và quái dị. Họ thường bị chế giễu và được gọi bằng những biệt danh xúc phạm. Tuy nhiên, họ có thể thuộc nhóm các chiến binh mạnh nhất trong series. Nhiều người trong số họ sở hữu siêu năng lực đòi hỏi họ phải nhắm mắt, trong khi số khác làm điều này như một cách để tập trung vào các giác quan khác. Một số nhân vật tham chiến với đôi mắt nhắm nghiền, bởi họ tự tin vào năng lực của mình. Do nhiều nhân vật cũng thường xuyên cười nhếch mép, nên vẻ ngoài của họ có thể khiến đối thủ tức giận, bởi đó là lời nhắc nhở không ngừng dành cho đối thủ về sự tự mãn của họ. Ví dụ, Gin Ichimaru chỉ mở mắt hai lần trong toàn bộ series Bleach. Gin được biết đến là một kiếm sĩ mạnh mẽ, đáng gờm. Anh là minh chứng tiêu biểu về nhân vật có đôi mắt nhắm nghiền, chỉ mở mắt trong những cảnh quan trọng, chẳng hạn như cảnh lần đầu anh nhìn thấy Getsuga Tenshou của Ichigo và giải phóng Bankai của mình. Ranpo trong Bungou Stray Dogs không sở hữu năng lực đặc biệt như đồng nghiệp và đối thủ, nhưng anh có bộ óc thông minh và kỹ năng suy luận không ai sánh bằng. Ranpo thường nhắm mắt, chỉ mở mắt vào những thời điểm quan trọng như Gin. Trong trường hợp của Ranpo, anh chỉ mở mắt khi phát hiện ra điều gì đó thú vị hoặc phá giải được vụ án khó nhằn. Nhìn chung những nhân vật này thường đảm đương vai trò cụ thể trong series, nên fan luôn mong đợi họ xuất hiện. Nhân vật có đôi mắt nhắm nghiền thường có chung đặc điểm về tính cách. Nhiều nhân vật trong số đó có tính kiêu ngạo, tự phụ, hay châm chọc, mỉa mai, và có xu hướng chểnh mảng hơn nhân vật khác. Trong trường hợp của Ranpo, anh thường nằm dài trong phòng, ăn linh tinh trong lúc chờ việc. Anh cũng tự tin giống như bao nhân vật đặc trưng này, thích cười cợt, gọi xã hội là “những đứa trẻ” cần được anh bảo vệ. Guila trong The Seven Deadly Sins thoạt nhìn tưởng là một cô gái ngọt ngào, nhưng kỳ thực đằng sau vẻ bề ngoài ấy là bản tính tàn nhẫn không thương xót. Bất kể là người hùng hay kẻ phản diện, nhân vật có đôi mắt nhắm nghiền luôn tự tin vào năng lực bản thân và không ngại khoe khoang chúng. Hầu hết trong số họ còn có tính cách khá tàn bạo. Ví dụ, Kaede trong Hayate the Combat Butler nhìn chung là một người tốt bụng bất chấp nụ cười quái dị của anh ta. Anh lịch sự, thân thiện với người khác, che giấu sự độc ác với Koutaro. Nhiều nhân vật khác sở hữu ngoại hình khiêm tốn bị mọi người chế nhạo, nhưng năng lực của họ không hề thấp. Mặc dù nhiều nhân vật trong số đó là phản diện với những âm mưu bất chính, số còn lại đều là người hùng có khiếu hài hước và đôi lúc không kiên dè nói ra những lời đầy gai nhọn. Nguồn: cbr.com Dịch: Toàn Vũ

Truyện tranh khơi dậy trí tưởng tượng của bao thế hệ cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Với những câu chuyện muôn thuở về người hùng chiến đấu chống lại cái ác, cuộc đấu tranh công lý, hay mối tình lãng mạn với những tình tiết ngọt ngào. Truyện tranh và sản phẩm ăn theo ngày càng trở nên phổ biến. Truyện tranh đã chuyển mình và dần trở thành xu hướng chủ đạo trong những năm gần đây. Marvel và DC, nơi ra đời của những siêu anh hùng nổi tiếng như Spiderman và Batman, là tay chơi lớn thúc đẩy xu hướng này. Ngoài ra, sự phát triển của Netflix với nhiều series có nguồn gốc truyện tranh được chiếu dưới dạng phim truyền hình cũng góp phần chứng minh việc truyện tranh đang ngày càng phổ biến và được yêu thích. Doanh nghiệp có thể học hỏi rất nhiều từ điều này, đặc biệt từ quan điểm tiếp thị. Doanh nghiệp tự xây dựng nội dung. Họ khởi đầu với nhóm nhỏ nhân vật, rồi theo thời gian, chuyển từ truyện tranh sang sách báo, truyền hình, và sản phẩm liên quan. Chìa khóa vàng? Kể chuyện Chìa khóa của tất cả điều này là phát triển kỹ thuật kể chuyện sao cho thực sự hiệu quả, một cốt truyện rõ ràng, và có nhiều khía cạnh để khai thác. Mọi người thích tìm hiểu thêm về nhân vật, dõi theo khi họ đối mặt với thử thách mới và vượt qua chúng. Những quy tắc này cũng được áp dụng dễ dàng cho tiếp thị nội dung (content marketing) tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu câu chuyện hấp dẫn, mọi người sẽ muốn biết nhiều hơn – đơn giản như vậy đó. Còn bài học nào nữa rút ra từ truyện tranh tiếp thị? Tìm cách thu hút người đọc là bài học tiếp theo. Và sự tương tác với người đọc chắc chắn hữu ích trong vấn đề này. Vì khi đã có sự tương tác nhất định cùng người đọc ta có thể truyền tải các thông điệp. Trên thực tế, một số nhân vật chủ chốt trong ngành công nghiệp truyện tranh đã trở thành nhà sản xuất, biên tập viên. Nguồn: Tech Business HQ Dịch: Toàn Vũ

Buổi hỗ trợ chuyên môn của CMA dành cho hoạt động vẽ tường mang tên “Mảng màu”, thuộc dự án Sketchnote for Good của các bạn sinh viên UEF (trường Đại học Kinh tế-Tài chính Tp.HCM). Dự án được thành lập với mục đích thiết kế, tạo sân chơi cho trẻ em tại phường Cầu Kho. Tại buổi tập huấn đặc biệt này, các bạn sinh viên UEF đã được cô Hoài Thương, Giảng viên-Trưởng nhóm Manga Comic thiếu nhi của CMA hướng dẫn những nội dung cần thiết cho công việc vẽ tường. Danh sách vật dụng, chất liệu màu, những kiến thức cơ bản về màu sắc, tạo hình, bố cục đã được cô Thương chia sẻ hết sức nhiệt tình trong sự quan tâm và háo hức của các bạn sinh viên. Với sự gần gũi và hài hước vốn có của mình, cùng kinh nghiệm hơn 5 năm làm việc cùng thiếu nhi, cô Hoài Thương đã giúp các bạn sinh viên UEF trang bị những viên gạch nền tảng để sẵn sàng triển khai công việc thật hiệu quả. Không chỉ hướng dẫn lý thuyết, cô Hoài Thương của CMA còn góp ý phác thảo và sẽ ra tận nơi để hỗ trợ thực tế cho các bạn vào buổi đầu tiên nữa! Với sự đồng hành của CMA, thân chúc dự án của các bạn UEF sẽ thành công thuận lợi và mang lại một sân chơi cộng đồng thật hữu ích cho thiếu nhi nhé! (Comic Media Academy)

Bài sáng tác cuối cùng trong quá trình học tập tại CMA của các bạn đã được hoàn thành. Với CMA, mỗi khóa Họa sĩ kể chuyện là một hiện diện đặc biệt với những nét màu sắc cá tính của riêng mình, khóa Họa sĩ kể chuyện K11 cũng không ngoại lệ. Các bạn đặc biệt từ số lượng học viên đến kỹ năng của từng cá nhân trong lớp. Không nhiều bạn có thể theo đến cùng việc học tập, nên tất cả sự nỗ lực của các bạn để có mặt tại buổi báo cáo đúng hạn là điều thầy cô luôn trân trọng. Như thầy Lê Thắng chia sẻ, các bạn có quyền tự hào về bản thân mình vì đã có thể hoàn thành cam kết với bản thân ở một hành trình. Các bạn Ý Anh, Gia Hiền, Khánh Duy đã mang đến các tác phẩm truyện minh họa và bộ tranh artwork đặc sắc, khai thác đúng thế mạnh và lĩnh vực quan tâm của từng bạn, có đề tài xuất phát từ trái tim khi mang theo đức tin và tinh thần lan tỏa. Trên mảnh đất sở trường của bản thân, các bạn đã thể hiện rõ sự chắc tay của mình trong cách thực hiện tác phẩm với quy trình rõ ràng, vừa vặn với tiềm năng phát triển rất cao. Các bạn đã thể hiện rõ sự tiến bộ của bản thân trong quá trình làm bài, cho người xem thấy được sự quan tâm của mình với tác phẩm. Dành nhiều lời khen nhưng thầy cô cũng dành nhiều tâm tư để góp ý không ít cho bài đồ án từ tổng thể đến chi tiết, ngay cả những chi tiết rất nhỏ về dàn trang và sắp chữ. Mạo hiểm là một sự thú vị, nên các thầy cô cũng bày tỏ nhiều tiếc nuối khi các bạn vẫn còn chọn vùng đất an toàn và chưa thật sự dấn thân khai phá hết thực lực và tiềm năng to lớn của bản thân. Một điều đặc biệt khác với những buổi báo cáo khác, buổi báo cáo đồ án của CMA thường không quy định thời gian báo cáo của từng bạn, mà luôn để cho thầy cô và các bạn trao đổi thật thoải mái, bởi đây là cơ hội cuối để các bạn được thầy cô sửa bài chính thức. Chúc mừng các bạn đã hoàn thành bài sáng tác cuối cùng của mình tại CMA. Sự học là vô tận, hành trình tri thức vẫn sẽ tiếp tục từ hôm nay từ công ty, từ đồng nghiệp, từ bạn bè, từ cuộc sống, chúc các bạn gặt hái thật nhiều trải nghiệm ngọt ngào trên hành trình tiếp theo. Cùng chờ đón lễ tốt nghiệp thôi. (Comic Media Academy)

Việc trải nghiệm những chất liệu mới như màu sáp dầu hay các loại giấy có độ nhám cũng mang đến cho các bé nguồn cảm hứng sáng tạo mới.  Bé Vũ Mai Anh lớp Digital Painting Thiếu nhi 1-1 (Level 3), đã được trải qua 10 buổi học bao gồm vẽ tay và vẽ máy. Bé được học cách cảm nhận và kết hợp giữa vẽ truyền thống trên giấy và vẽ trên máy, cách để tạo ra tranh từ các điểm, các đường hay các mảng màu,… Thoải mái sáng tạo, bé đã thực hiện những tác phẩm vô cùng đáng yêu và ngộ nghĩnh, cùng điểm qua một số tác phẩm bé đã vẽ trong quá trình học nhé! Tác phẩm Digital Painting – HV Vũ Mai Anh: >> Nếu quý phụ huynh quan tâm đến các khóa học 1-1 của CMA, hãy liên hệ hotline 0902 738 806 ngay để các tư vấn viên tư vấn chi tiết ba mẹ nhé! (Comic Media Academy)

Lớp Digital Painting Thiếu nhi là nơi các bé được thỏa sức sáng tạo vẽ vời trên nền tảng kỹ thuật số. Được đưa những trải nghiệm, những câu chuyện mà bé muốn nói thông qua nét vẽ và màu sắc.  Với sự hướng dẫn của giáo viên đứng lớp, bé Trần Thị Hải Vân lớp Digital Painting Thiếu nhi K27 (Level 1) đã có nhiều tiến bộ và hoàn thành tốt bài tập của mình. Cùng xem qua các bài vẽ mà bé đã thực hiện trong quá trình học tập nhé! Tác phẩm Digital Painting – HV Trần Thị Hải Vân: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Vẽ người có lẽ là một trong những bài tập các bé thích thú vì có thể sáng tạo kiểu tóc, trang phục đến biểu cảm nhân vật. Bên cạnh đó để xoay góc mặt cho nhân vật là một điều không dễ thực hiện.  Bé Phạm Nguyễn Tâm An lớp Digital Painting Thiếu nhi K27 (Level 2) đã thực hiện rất tốt khi vẽ các nhân vật ở những góc mặt khác nhau. Cùng xem qua các tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – HV Phạm Nguyễn Tâm An >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Những nhân vật đáng yêu được bé Huỳnh Minh Anh lớp Digital Painting Thiếu nhi K27 (Level 2) thực hiện trong quá trình học tập.  Màu sắc hài hòa, nhẹ nhàng mang lại cảm giác dễ thương trong từng bức tranh. Bé Minh Anh đã thể hiện sự tiến bộ rõ rệt qua nét vẽ cũng như cách lên màu của bé. Cùng xem qua các tác phẩm bé đã thực hiện nhé! Tác phẩm Digital Painting – HV Huỳnh Minh Anh >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Digital Painting Thiếu nhi K27 (Level 3) do bé Nguyễn Trương An Nhiên thực hiện. Có thể thấy bé đã biểu đạt được cảm xúc nhân vật, từ ánh mắt đến phần miệng nhân vật được lột tả cảm xúc rất tốt.  Cùng xem qua bài cuối khóa và một số bài tập mà bé đã thực hiện trong quá trình học nhé! Tác phẩm Digital Painting – HV Nguyễn Trương An Nhiên:       >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Trong thời đại công nghệ, nhiều ngành nghề mới được hình thành và phát triển nhanh chóng, trong đó có Digital Painting (Vẽ trên máy tính). Ứng dụng của Digital Painting rất đa dạng, bao gồm: Hoạ sĩ thiết kế game, hoạ sĩ vẽ minh hoạ sách, hoạ sĩ truyện tranh, hoạ sĩ vẽ storyboard,… với thu nhập khá cao. Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ hiện nay rất quan tâm đến ngành Digital Painting, nhưng làm sao để biết bạn có phù hợp với ngành nghề này. Bạn phải thích vẽ Digital Painting (hay vẽ trên máy tính) là việc sử dụng những thành quả của công nghệ để hỗ trợ cho việc vẽ. Thay vì mất nhiều thời gian và chi phí cho cả trăm loại hoạ cụ, thì bạn chỉ cần một chiếc bảng vẽ kết nối với máy tính có cài sẵn các phần mềm chuyên dụng. Công nghệ tạo ra một bước ngoặt, giúp hoạ sĩ vẽ dễ dàng và tiết kiệm hơn, nhưng bạn vẫn sẽ phải đích thân vẽ bằng đôi bàn tay của mình. Chính vì vậy, yếu tố tiên quyết để biết bạn có phù hợp với ngành nghề này đó là bạn nhất định phải có niềm yêu thích với hội hoạ. Bạn chấp nhận được sự hỗ trợ của công nghệ Thế giới luôn thay đổi, công nghệ vì thế cũng thay đổi liên tục. Nếu như trước đây, các phần mềm như Photoshop chỉ phổ biến trong việc chỉnh sửa ảnh và thiết kế, thì bây giờ, các công cụ hỗ trợ cho việc painting đã ngày một phát triển và không ngừng cải tiến. Để phù hợp với ngành Digital Painting, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ phải liên tục học hỏi để cập nhật những sự thay đổi của công nghệ, những công cụ, phần mềm mới. Bạn phải chấp nhận rằng, công nghệ là một phần của sự sống, và là một phần của hội hoạ hiện đại. Bạn có sức sáng tạo không giới hạn Dù có sự hỗ trợ của công nghệ, nhưng chủ thể của tác phẩm nghệ thuật vẫn là người nghệ sĩ, vì vậy để phù hợp với ngành Digital Painting, bạn phải chắc chắn rằng mình là người có sức sáng tạo và yêu thích việc sáng tạo. Không chỉ thế, trong thời đại mà khả năng của máy tính và các phần mềm ngày càng phát triển, thì sức sáng tạo là điểm giúp bạn tạo nên điểm riêng biệt để tồn tại trong nghề. Bạn có một “cột sống” khoẻ Nếu như vẽ truyền thống, bạn có thể ôm hoạ cụ đi đến núi rừng, miền quê,… để vẽ; bạn có thể vẽ trong nhà, ngoài trời; có thể đứng, ngồi khi vẽ, thì vẽ Digital Painting, hầu như bạn phải ngồi một tư thế với máy tính và bảng vẽ hàng giờ liền. Mặc dù hiện nay đã có nhiều công cụ hỗ trợ gọn nhẹ, song việc phụ thuộc vào nguồn điện khiến hoạ sĩ Digital Painting nhìn chung vẫn kém linh động hơn hoạ sĩ truyền thống. Vì vậy, để đảm bảo hành trình gắn bó dài lâu với ngành Digital Painting, bạn hãy trang bị cho mình một sức khoẻ tốt và một “cột sống” dẻo dai nhé! (Comic Media Academy)

Hoạ sĩ vẽ truyện tranh, vẽ minh hoạ,… là những chuyên ngành đang được quan tâm hiện nay, bởi tính thiết thực phù hợp với nhu cầu của thị trường, hơn nữa mức thu nhập dành cho hoạ sĩ làm trong lĩnh vực minh hoạ và truyện tranh ngày càng cao chính là điểm thu hút những bạn trẻ đam mê vẽ vời. Tuy nhiên, tìm được một trung tâm đào tạo phù hợp vẫn là điều khiến nhiều bạn lăn tăn khi mới tiếp cận nghề. Comic Media Academy (CMA) gửi đến bạn những điểm đặc biệt trong chương trình đào tạo tại Viện. Không chỉ học vẽ, bạn được đào tạo để trở thành người kể chuyện Ở CMA, kĩ năng kể chuyện bằng hình ảnh được đặt ngang bằng với kĩ năng vẽ. Hình ảnh cho dù dưới hình thức truyện tranh, minh hoạ, hay chỉ là một artwork thông thường sẽ tăng giá trị nếu đằng sau chúng là một câu chuyện thú vị. Hơn nữa, khi vẽ truyện tranh/minh hoạ đang trở thành một nghề “hot” trong thời đại hiện nay, việc được trang bị kĩ năng kể chuyện giúp bạn có thêm thế mạnh trong thị trường lao động khốc liệt. Chương trình hoạ sĩ kể chuyện ở CMA được xây dựng dựa trên giáo trình kể chuyện của các Studio lớn như Pixar, Disney,… Chính vì vậy mang tính ứng dụng cao, không chỉ trong lĩnh vực truyện tranh, minh hoạ, mà còn trong cả điện ảnh, hoạt hình, hay thậm chí là viral clip. Việc am hiểu lý thuyết kể chuyện giúp bạn có cơ hội tuyệt vời để góp mặt trong các studio tiêu chuẩn quốc tế. Được thực hiện các project sáng tác ngay trong chương trình học Bên cạnh các môn học nền tảng, mỗi học kì ở CMA, bạn sẽ được tham gia vào một kì sáng tác, bao gồm sáng tác cá nhân và nhóm. Nếu ở kì sáng tác cá nhân, bạn được tự do thoả thích sáng tạo và vẽ nên câu chuyện của mình, thì ở kì sáng tác nhóm, bên cạnh việc sáng tác, bạn sẽ học được cách để vận hành một project theo nhóm – đây là kĩ năng vô cùng cần thiết nếu bạn muốn được làm việc ở một studio lớn trong tương lai. Không chỉ thế, với mỗi kì sáng tác nhóm, CMA đều mở các triễn lãm công khai để học viên có cơ hội đưa sản phẩm của mình tiếp cận với khách hàng, bên cạnh đó cũng hiểu thêm về thị hiếu của khách hàng để từng bước có những định hướng đúng đắn cho nghề nghiệp của mình. Những kì thực tế đáng nhớ Không chỉ là học trong trường lớp và sách vở, CMA đặc biệt quan tâm đến những trải nghiệm của học viên ở thế giới bên ngoài, bởi chỉ có trải nghiệm và tiếp xúc thực tế mới giúp học viên làm phong phú thêm những ý tưởng của mình. Các kì thực tế trong các môn: Nghiên cứu thiên nhiên, nghiên cứu xã hội, posing, thực tế doanh nghiệp,… là thời điểm để học viên luyện cho mình một đôi mắt biết quan sát thế giới một cách tinh tế, từ đó làm tác phẩm của mình thực tế hơn, tiếp cận được đến với nhiều người hơn. Tham gia dự án ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường Với trang web việc làm trực tuyến, CMA Studio là nơi kết nối doanh nghiệp với học viên. Thực tế không ít học viên ở CMA đã có thể tham gia các dự án thực tế và kiếm được thu nhập ngay từ học kì 3, 4. Việc tiếp cận sớm với công việc là cơ hội để bạn biết được nhu cầu tìm kiếm lao động của doanh nghiệp, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để tiếp tục trau dồi trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường. (Comic Media Academy)

Bao năm qua, các tín đồ của Bảy Viên Ngọc Rồng luôn trông ngóng một điều xảy ra: Vegeta sẽ vượt qua Goku. Bảy Viên Ngọc Rồng Siêu Cấp (Dragon Ball Super) đã làm rất tốt trong việc tạo ra một Vegeta ngang tài ngang sức với Goku, và nhiều lần ám chỉ rằng cuối cùng Hoàng tử Saiyan có thể giành danh hiệu chiến binh hùng mạnh nhất, dù chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, trong chap 85 do Akira Toriyama sáng tác và được vẽ bởi Toyotarou đã chứng minh rằng series vẫn đi theo mô típ cũ, nghĩa là Vegeta sẽ không bao giờ vượt qua được Goku. Sự ganh đua giữa Vegeta và Goku là một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn cho series Bảy Viên Ngọc Rồng. Khi mới xuất hiện lần đầu, Vegeta là chiến binh hùng mạnh trong liên minh, nhưng mọi thứ nhanh chóng thay đổi, và kể từ đó, nhân vật này buộc phải đóng vai phụ. Mỗi lần Vegeta bắt kịp, Goku lại vượt qua với biến hình hoặc sức mạnh mới. Tương tự, trong Bảy Viên Ngọc Rồng Siêu Cấp, ngay sau khi Vegeta đạt đến trạng thái Super Saiyan Blue, thì Goku lại vượt mặt với Ultra Instinct. Tuy nhiên, một trạng thái mới là Ultra Ego dường như mang lại cơ hội cho Hoàng tử Saiyan. Đó là một sức mạnh khác với Ultra Instinct mà Goku sử dụng, Vegeta ít nhất cũng có thể ngang cơ với Goku, nhưng điều này nhanh chóng được chứng minh là sẽ không xảy ra. Ultra Instinct và Ultra Ego đều vô dụng trong cuộc chiến chống lại Gas, kẻ sử dụng các viên ngọc rồng để thỏa mãn khát vọng trở thành chiến binh hùng mạnh nhất vũ trụ. Trên thực tế, khi người dùng càng chịu nhiều sát thương, Ultra Ego sẽ càng mạnh, nên kỹ năng này dường như thích hợp cho đối đầu với địch thủ vượt trội hơn, và cuối cùng Vegeta có lợi thế hơn Goku. Tuy nhiên, trong chap 85, Vegeta gục ngã trước khi kịp giáng đòn quyết định vào Gas, do hứng chịu lượng sát thương quá lớn. Khi Goku xuất hiện liền triển khai hình dạng mới Ultra Instinct mạnh mẽ hơn Gas, nghĩa là Vegeta tội nghiệp bị bỏ lại phía sau một lần nữa. Vegeta có nhiều fan, nhưng Goku vẫn là nhân vật chính trong Bảy Viên Ngọc Rồng. Toriyama dường như không muốn thay đổi mô típ quen thuộc, vì thế Goku sẽ luôn là người hùng giải cứu vũ trụ. Trên thực tế, trạng thái Ultra Ego của Vegeta do Toyotarou tạo ra. Mangaka trẻ tuổi có cách tiếp cận đổi mới và ít bị ràng buộc bởi cái mà Toriyama xem là bí quyết giúp Bảy Viên Ngọc Rồng trở thành bộ manga nổi tiếng nhất thế giới. Vậy nhưng dù Bảy Viên Ngọc Rồng Siêu Cấp đã làm mới nhiều khía cạnh và vẫn đáng xem, song cần thay đổi mô típ để tránh sa vào lối mòn. Cho Vegeta đánh bại kẻ xấu, dù chỉ một lần, và tất nhiên đều này sẽ không làm thay đổi tình cảm của fan dành cho Bảy Viên Ngọc Rồng. Không ít fan trung thành của bộ manga huyền thoại cảm thấy rằng Vegeta đã chứng tỏ mình là địch thủ xứng tầm của Goku trên nhiều phương diện, bao gồm cả việc tự luyện kỹ năng Ultra Ego, trong khi Goku phải học kỹ năng Ultra Instinct thông qua sư phụ Whis. Cuộc chiến chống lại Gas tưởng rằng sẽ là cơ hội lý tưởng cho Vegeta chiếm spotlight và ra tay giải cứu vũ trụ. Đáng buồn thay, điều này đã không xảy ra, hoặc ít nhất không xảy ra trong series này. Bất kể fan ngày đêm mong ngóng điều đó, có vẻ như Bảy Viên Ngọc Rồng sẽ không thay đổi mô típ, và Vegeta sẽ không bao giờ vượt qua được đối thủ Goku. Nguồn: SCREEN RANT Dịch: Toàn Vũ

PHIM HOẠT HÌNH XUẤT SẮC NHẤT: GUILLERMO DEL TORO’S PINOCCHIO Bộ phim hoạt hình stop-motion Pinocchio của nhà làm phim lừng danh Guillermo del Toro và đồng đạo diễn Mark Gustafson đã nhận được vô số lời ngợi khen từ giới phê bình và khán giả, dẫu phim chỉ chiếu trên nền tảng trực tuyến của Netflix với kinh phí sản xuất chỉ 35 triệu USD (so với 150 triệu USD của bản live-action). Guillermo del Toro’s Pinocchio mang đến cảm xúc mới lạ cho người xem, với phần kể chuyện bằng hình ảnh sáng tạo và những khung hình đẹp mắt, vừa u tối nhưng không kém phần rực rỡ. Bộ phim vừa là một câu chuyện đậm chất phiêu lưu, vừa truyền tải những chủ đề lớn về con người. Guillermo del Toro’s Pinocchio đã xếp hạng top 1 Netflix toàn cầu, chiến thắng giải Quả cầu vàng cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất trong số 3 hạng mục được đề cử. PHIM HOẠT HÌNH NGẮN XUẤT SẮC NHẤT: THE BOY, THE MOLE, THE FOX AND THE HORSE Bộ phim hoạt hình 34 phút do Charlie Mackesy và Peter Baynton đạo diễn, được sản xuất dựa trên cuốn sách cùng tên của chính Charlie Mackesy đã được gọi tên cho hạng mục phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất Oscar 2023. The boy, the mole, the fox and the horse là câu chuyện xoay quanh tình bạn của bốn nhân vật khác nhau gồm một cậu bé, một con chuột chũi, một con cáo và một con ngựa. Bốn nhân vật cùng chia sẻ các cuộc trò chuyện chân thành và sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống, và tình bạn trong hành trình tìm kiếm một ngôi nhà của cậu bé và nhận ra những bài học về cuộc sống. Bộ phim “The boy, the mole, the fox and the horse” mang đến thông điệp chữa lành với “ý nghĩa về lòng tốt, lòng dũng cảm và hy vọng.” Phim được chiếu trên nền tảng của Apple TV+, BBC One. Hình ảnh: Netflix, bbci Comic Media Academy

Tác giả truyện tranh One Piece, Eiichiro Oda đã thử nghiệm với AI trong mấy tháng qua. Tháng 12 năm ngoái, Oda đã nhờ AI vẽ nhân vật Lucci và cảm thấy thích thú khi kết quả của việc này đã biến anh chàng đáng sợ Lucci thành một cô gái nhỏ. Oda đã vẽ tranh mô tả phản ứng của Luffy và đăng tải nó dưới dạng video trên kênh YouTube chính thức của One Piece. Oda thậm chí còn tiến xa hơn khi nhờ ChatGPT viết chương tiếp theo cho One Piece. Tài khoản Twitter của One Piece đăng tải toàn bộ nội dung cuộc trao đổi giữa Oda và chương trình trí tuệ nhân tạo. Trong tin nhắn đầu tiên, Oda nói mình không thể sáng tác câu chuyện tiếp theo cho One Piece, nên nhờ ChatGPT viết “một câu chuyện đặc biệt và thú vị.” AI hồi đáp yêu cầu của Oda bằng câu chuyện về “Vua bóng tối” bắt cóc Chopper. Để đánh bại ông ta, Robin liên kết với “Bộ tộc bóng tối” trong quá khứ của cô. Nhờ sự giúp sức của liên minh mới thành lập, băng Mũ Rơm đánh bại Vua bóng tối. Tiếp theo AI hỏi Oda, “Anh nghĩ sao về câu chuyện này? Nó có nhân vật phản diện điều khiển bóng tối, chủng tộc bóng tối bí ẩn, và những người bạn mới. Robin vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng. Độc giả sẽ chú ý đến những kiến thức cô ấy có và những hành động cô ấy sẽ thực hiện trong suốt câu chuyện.” Oda liền đáp, “Xin lỗi, câu chuyện này thật nhàm chán. Bạn vui lòng trình bày ý tưởng thú vị hơn được không?” Sau đó, ChatGPT đưa ra câu chuyện xoay quanh một người ngoài hành tinh sống ẩn mình trong nhóm thuyền trưởng và thủy thủ đoàn. Hành tinh quê hương của người này bị phá hủy bởi một phi thuyền hiểm ác, và họ buộc phải trà trộn lên thuyền One Piece để truy đuổi kẻ thù. Thuyền trưởng và thủy thủ đoàn đã giúp họ. Trong chuyến hành trình, các thuyền viên và người ngoài hành tinh dừng chân trên hòn đảo nơi mụ phù thủy độc ác sinh sống. Mụ phù thủy âm mưu đánh cắp mảnh vỡ ngôi sao, thứ cần thiết cho việc khôi phục hành tinh quê hương của người ngoài hành tinh. Thuyền trưởng và thủy thủ đoàn hợp sức với người ngoài hành tinh đánh bại mụ phù thủy và khôi phục hành tinh. Lần này, Oda có vẻ thích câu chuyện. “Cảm ơn!” anh trả lời. “Tôi sẽ viết đúng như thế.” Xem cuộc trò chuyện giữa Oda và ChatGPT tại ĐÂY Việc chúng ta cần làm là chờ xem Oda có thực hiện theo cốt truyện mà ChatGPT đã mách nước hay không. Nguồn: Anime News Network Dịch: Toàn Vũ

Đọc vị màu sắc, không còn bế tắc khi vẽ màu! Thầy Bảo Ân bảo rằng thầy luôn thích các môn học màu sắc, “Bởi nó cho cơ hội để nói màu vốn dĩ không đáng sợ”. Ở môn Basic Painting 1, các bạn học viên Họa sĩ kể chuyện sẽ được hướng dẫn những nguyên tắc cơ bản trong việc “đọc” và “pha” màu. Tại buổi triển lãm tổng kết môn, thầy Bảo Ân không chỉ đánh giá cao khả năng cảm thụ và dùng màu của các bạn K17 mà còn đặc biệt dành lời khen cho tinh thần học tập đầy cầu tiến của lớp. Dù có khi phải sửa bài tới 5-6 lần hay vô số lần phải vẽ lại, các bạn đều nỗ lực để hoàn thành. Đó là một tinh thần học tập luôn được thầy cô trân trọng và ghi nhận. Ảnh: Hoàng Ly-Kim Hiệp Comic Media Academy

Công ty Pokémon vừa công bố hình ảnh mới về nhân vật Giáo sư Friede, và người bạn đồng hành đáng tin cậy, thuyền trưởng Pikachu, trong loạt anime sắp ra mắt Pokémon. Thông báo kèm theo hình ảnh nhân vật mang lại cái nhìn cực ấn tượng về thiết kế của cặp bạn thân này. Giáo sư Friede mặc áo khoác bomber màu nâu sành điệu, đeo kính bảo hộ trên trán, đứng cạnh thuyền trưởng Pikachu. Linh vật Pokémon vẫn mang hình hài kinh điển của nhân vật này cho dù khoanh tay, đội mũ thuyền trưởng trên đầu. Bộ đôi này sẽ cùng các nhân vật  khác tham gia vào hành trình khám phá những điều bí ẩn xoay quanh mặt dây chuyền và quả cầu Poké. Phó chủ tịch tiếp thị của The Pokémon Company International, Taito Okiura bày tỏ sự phấn khích khi giới thiệu Pikachu trong series mới, và tuyên bố nhân vật này “vẫn sẽ là biểu tượng cho thương hiệu.” Đây sẽ là tập phim đánh dấu sự chuyển mình từ cách kể chuyện truyền thống sang câu chuyện có tính nối tiếp xuyên suốt thế giới Pokémon. Series hứa hẹn sẽ mang nhân vật phiêu lưu khắp các vùng đất, tương tự như series gần đây Pokémon Journeys. Ngoài ra, câu chuyện sẽ xoay quanh mặt dây chuyền của Liko, Friede và thuyền trưởng Pikachu sẽ đóng vai trò chính. Ra mắt từ năm 1997, anime Pokémon kể về những cuộc phiêu lưu của nhân vật chính Ash Ketchum. Câu chuyện về Ash sẽ đi đến hồi kết trong Pokémon Ultimate Journeys: The Series sau hơn 1.200 tập. Sau đó, anime tiếp tục phát hành với Liko và Roy đóng vai trò là gương mặt mới. Anime khởi động này sẽ ra mắt tại Nhật Bản vào tháng 4/2023. Anime cũng có nhiều mối liên kết với video game Pokémon Scarlet và Violet, chẳng hạn như nhân vật Liko đến từ vùng đất Paldea trong game, và mặt dây chuyền giống biểu tượng được dùng để nhận diện Terastal mechanic. Hiện vẫn chưa rõ mặt dây chuyền này sẽ đóng vai trò gì trong câu chuyện, song tất cả sẽ được tiết lộ khi bộ phim lên sóng. Gần đây, Pokémon Ultimate Journeys: The Series đã phát hành những tập mới trên Netflix ở Mỹ. Những khoảnh khắc trong phần kết chuyến hành trình của Ash và Pikachu đáng yêu dự kiến sẽ xuất hiện ở những tập cuối trong tương lai gần. Nguồn: cbr.com Dịch: Toàn Vũ

“Vẽ mẫu” hay “Study mẫu” là một cách học giúp bạn rèn việc quan sát và cảm giác. Việc Study từ mẫu không đòi hỏi sự sáng tạo bay bổng của người vẽ nên rất dễ tiếp cận cho những bạn vừa bắt đầu, và là một trong bài cơ bản để bạn rèn luyện kỹ năng. Khi vẽ mẫu, ngoài việc cảm giác được không gian đa chiều của vật mẫu, người vẽ còn rèn được kỹ năng quan sát và phân tích, từ ánh sáng đến đường nét để thể hiện lại chính xác. Cùng một mẫu vật, nhưng khả năng tập trung quan sát và cách vẽ của mỗi người sẽ khác nhau, ảnh hưởng bởi vị trí quan sát. Đó chính là điểm thú vị của việc cùng “Study mẫu” vì bạn sẽ được học từ rất nhiều góc độ. (Comic Media Academy)

Môn workshop chuyên ngành đầy hấp dẫn của các học viên Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện tranh. Ở chuyên đề đầu tiên của Học kỳ 1, các bạn sẽ được hướng dẫn quy trình để sáng tác nên những tác phẩm truyện tranh ngắn theo hình thức comic strips và 4-Koma (truyện tranh 4 khung). Đây là môn học giúp các bạn rèn luyện kỹ năng sáng tạo tình huống và kỹ năng kể chuyện bằng hình ảnh đơn giản. Lớp Họa sĩ kể chuyện K17 có đến 2/3 dân số học truyện tranh nên buổi chấm bài cũng vì thế mà sôi nổi hơn rất nhiều, với đủ màu sắc từ ngôn tình đến hài hước. Xin cám ơn thầy Quang Bảo đã tận tình hướng dẫn các bạn “chạm” đến những khung truyện đầu tiên. Ảnh: Hoàng Ly-Kim Hiệp

Nước Nhật có một kho tàng truyện cổ xưa đầy hấp dẫn, chúng đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để nhiều đạo diễn dựng nên những bộ phim hoạt hình ấn tượng trên màn ảnh. Anime giờ đây đã xâm chiếm đời sống tinh thần của người dân toàn cầu, đặc biệt là giới trẻ. Những thần thoại hay truyền thuyết xưa được tái hiện đầy thú vị, lôi cuốn trong phim đã góp phần lan tỏa sức hút của văn hóa Nhật Bản đến với mọi người. Hãy cùng điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu được lấy cảm hứng từ những câu chuyện đó nhé! The Tale of the Princess Kaguya – Chuyện Công Chúa Kaguya Đây là một kiệt tác hoạt hình tuyệt đẹp, thơ mộng và đượm buồn của cố đạo diễn Isao Takahata. Phim được Studio Ghibli sản xuất và công chiếu vào mùa thu năm 2013 với phần kịch bản dựa trên truyện cổ tích “Nàng tiên ống tre”. Câu chuyện dân gian nổi tiếng của xứ Phù Tang đã được tái hiện một cách đầy chân thực, trữ tình qua nét vẽ kiểu tranh thủy mặc với gam màu tươi sáng. Kaguya sinh ra từ một cây măng phát sáng trong rừng tre và được ông lão đốn tre mang về nuôi dưỡng. Nàng lớn nhanh như thổi thành một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần, sống trong sự giàu sang, phú quý mà rừng tre mang đến. Người cha dần biến Kaguya từ một thôn nữ thành nàng công chúa sống trong cung điện nguy nga. Dù cho thân xác bị nhốt trong lâu đài, tâm hồn Kaguya vẫn hướng về cuộc sống tự do, thanh bình với những ký ức đẹp của tuổi thơ. Sau tất cả, Kaguya đã quay về Mặt Trăng, nơi nàng thực sự thuộc về với dòng lệ đầy nuối tiếc, day dứt. Tác phẩm anime của đạo diễn Isao Takahata đã truyền tải trọn vẹn nội dung chính của câu chuyện cổ tích dân gian và thành công lay động trái tim của người xem. Bộ phim nhận được đánh giá tích cực từ giới chuyên môn và thu về đề cử “Phim hoạt hình xuất sắc nhất” tại giải Oscar 2015. Yami Shibai – Ám Kịch Yami Shibai là một anime kinh dị có thể khiến người xem phải ám ảnh dài lâu, sợ hãi tột cùng. Tác phẩm này là một series phim gồm nhiều phần, mỗi phần khoảng 13 tập, trong đó từng tập có nội dung tách biệt và đậm màu huyền bí, kinh dị. Yami Shibai công chiếu lần đầu trên TV Tokyo vào tháng 7 năm 2013. Nội dung phim bắt đầu với những câu chuyện kể của ông già đeo mặt nạ màu vàng xuất hiện vào lúc 5 giờ chiều tại sân chơi của lũ trẻ. Người đàn ông mang vẻ quái dị, bí ẩn này kể cho lũ trẻ nghe những câu chuyện dựa trên thần thoại và truyền thuyết đô thị nổi tiếng tại Nhật bằng hộp kịch Kamishibai truyền thống. Trong đó có những câu chuyện lấy cảm hứng từ Hyakumonogatari Kaidankai (Một trăm câu chuyện kinh dị được kể) – trò chơi kinh dị xưa được xem như hình thức cầu cơ, xuất hiện từ thời kỳ Edo với việc người chơi thắp nến kể chuyện ma. Mermaid Forest – Tiên Cá Không Cười Mermaid Saga là một bộ truyện tranh được viết và minh họa bởi Rumiko Takahashi, sau đó truyện đã được chuyển thể thành anime Mermaid Forest phát hành vào năm 1991 và Mermaid’s Scar phát hành vào năm 1993. Mermaid Forest có nội dung kể về Yuta – một chàng trai trẻ bất tử đã sống được 500 năm sau khi ăn thịt tiên cá. Để thoát khỏi kiếp sống bất tử, chàng ta đã bước vào hành trình để phá bỏ lời nguyền cho chính mình.  Cốt truyện dựa theo truyền thuyết cổ xưa của Nhật về việc ăn thịt nàng tiên cá có thể giúp con người trường sinh bất tử. Trong ghi chép xưa có kể về nữ tu sĩ Yao Bikuni – người được cho là đã sống tới 800 tuổi. Theo dân gian, Yao Bikuni đã vô tình ăn thịt nàng tiên cá khi còn trẻ và trở nên bất tử. Nữ tu sĩ này đã dựng nên ngôi chùa Shiofune Kannon và tạo nên bức tượng Quan Âm nghìn tay bằng gỗ trong thung lũng. Ngôi đền này hiện tọa lạc tại vùng ngoại ô thành phố Ome, Tokyo. Pom Poko – Cuộc Chiến Gấu Mèo Trong truyền thuyết dân gian, Tanuki (lửng chó) là một loài yêu quái nổi tiếng về khả năng biến hình và thích sử dụng ma thuật để trêu đùa con người. Tanuki được mô tả là tinh nghịch, đáng yêu, có niềm đam mê bất tận với rượu Sake và hay giả dạng thành người trần, bắt chước hành vi của họ.  Sinh vật huyền bí này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của người Nhật, được đề cập trong phim ảnh, sách truyện. Trong đó nổi bật là bộ phim Pom Poko phát hành năm 1994 của cố đạo diễn Isao Takahata. Phim đã tái hiện những gì đặc sắc, thú vị về Tanuki qua câu chuyện đấu tranh của loài sinh vật này để bảo vệ môi trường sống. Nội dung phim xoay quanh một gia tộc Tanuki đang sống yên bình thì bỗng cuộc sống bị xáo trộn bởi sự xuất hiện của con người và công cuộc đô thị hóa. Vì vậy các Tanuki đã sử dụng yêu thuật và đứng lên đấu tranh quyết liệt để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng. Folktales from Japan – Chuyện Cổ Tích Từ Nhật Bản Đây là một anime truyền hình phát sóng trên TV Tokyo từ năm 2012 đến năm 2017. Bộ phim này dài 258 tập, mỗi tập kể về các câu

Vẽ kỹ thuật số (digital painting) là phương cách tuyệt vời để họa sĩ phát huy óc sáng tạo và thử nghiệm ý tưởng mới. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ nói về những lợi ích của vẽ kỹ thuật số cùng những điều cơ bản khi bắt đầu vẽ phương cách này. Tôi hy vọng rằng sau khi đọc xong, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vẽ kỹ thuật số, và tự tin hơn khi thử sức với nó! Tôi là một họa sĩ, khi tôi nghe nói đến việc họa sĩ sử dụng máy tính để sáng tác tác phẩm, suy nghĩ của tôi khi đó chính là “Điều này là gian lận.” Tuy nhiên, sau đó, tôi đã thử. Và đoán xem. Nó thực sự giúp tôi mở mang tầm mắt. Để thành thạo vẽ kỹ thuật số không phải là điều dễ dàng, bạn cần vận dụng nhiều trí tưởng tượng! Điều này có nghĩa vẽ kỹ thuật số hay hơn vẽ truyền thống phải không? Không. Nó có nghĩa là có nhiều cách khác nhau để họa sĩ thể hiện bản thân trong xã hội phát triển ngày nay, và với tư cách là họa sĩ, chúng ta cần cởi mở để cho phép mình khám phá những phương tiện và công cụ vẽ khác nhau. Vẽ kỹ thuật số là gì? Vẽ kỹ thuật số là trình bày hoặc sáng tác tác phẩm dưới dạng kỹ thuật số. Tác phẩm kỹ thuật số có thể được sử dụng dưới dạng kỹ thuật số hoặc bản in (trên giấy). Nó là tác phẩm nghệ thuật được tạo bằng kỹ thuật số. Họa sĩ kỹ thuật số sử dụng PC, Mac, laptop, hoặc bảng vẽ để vẽ tranh, vẽ phác thảo, xử lý ảnh, hoặc thậm chí sáng tác tác phẩm nghệ thuật 3D bằng kỹ thuật số. Vẽ kỹ thuật số có phải là nghệ thuật đích thực hay không? Từ điển Oxford định nghĩa thuật ngữ “nghệ thuật” là “sự thể hiện hoặc áp dụng kỹ năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người, thường dưới dạng trực quan như hội họa hoặc điêu khắc, tạo ra tác phẩm được đánh giá cao nhờ vẻ đẹp hoặc sức mạnh cảm xúc của chúng”. Cũng giống như vẽ truyền thống, vẽ kỹ thuật số đòi hỏi nhiều kỹ năng, con mắt nghệ thuật, và óc sáng tạo. Tất nhiên, giữa vẽ truyền thống và vẽ kỹ thuật số có nhiều điểm khác biệt, nhưng vẽ kỹ thuật số rõ ràng là loại hình nghệ thuật đích thực. Mặc dù vậy, trong giới họa sĩ và những người yêu nghệ thuật vẫn có những ý kiến trái chiều về vẽ kỹ thuật số rằng nó có phải là nghệ thuật đích thực hay không. Định kiến về vẽ kỹ thuật số Sở dĩ vẽ kỹ thuật số gánh chịu định kiến vì một số người coi họa sĩ dùng phương cách này để sáng tác là gian lận, thiếu nỗ lực hoặc không đủ tài năng. Đây là lý do tại sao vẽ kỹ thuật số thường không được xem là nghệ thuật đích thực. Trong vẽ kỹ thuật số, bạn có thể làm cho mọi thứ diễn ra nhanh hơn nhờ các phím tắt. Tuy nhiên, vẽ kỹ thuật số đòi hỏi nhiều kỹ năng và tài năng để làm ra tác phẩm chất lượng. Vẽ kỹ thuật số ban đầu được áp dụng trong thiết kế chuyên nghiệp. Mãi đến sau này, các họa sĩ và người theo đuổi đam mê mới bắt đầu đưa nó vào sử dụng. Điều này thu hút sự chú ý của một số họa sĩ truyền thống và các nhà sáng tạo khác. Truyền thống hay kỹ thuật số: Phương pháp nào hay hơn? Câu trả lời là: “Nó phụ thuộc vào những gì bạn đang tìm kiếm!” Vẽ truyền thống đẹp và chi tiết, vẽ kỹ thuật số cho phép bạn tạo ra tác phẩm không thể thực hiện được ở định dạng truyền thống do kích thước, phạm vi, độ phức tạp,…Ngoài ra, tác phẩm kỹ thuật số có thể được sử dụng dưới dạng kỹ thuật số và cả truyền thống. Họa sĩ kỹ thuật số cũng thường xuyên sử dụng phương tiện vẽ truyền thống, đôi khi chuyển đổi giữa kỹ thuật số và truyền thống để lấy cảm hứng hoặc tâm trạng. Một số họa sĩ và sinh viên nghệ thuật truyền thống thừa nhận rằng họ không ác cảm với vẽ kỹ thuật số, chỉ là họ thích vẽ truyền thống hơn. Vẽ kỹ thuật số và vẽ truyền thống đều là hình thức nghệ thuật hợp lệ, cần mất thời gian, công sức, và rèn luyện để đạt kết quả tốt. Vì vậy, đừng quá bận tâm phương pháp nào hay hơn. Điều quan trọng nhất là hãy tận hưởng những gì bạn đang làm, và sáng tạo nghệ thuật, đó mới là điều có ý nghĩa đối với người họa sĩ. So sánh vẽ truyền thống và vẽ kỹ thuật số Sự thật thì vẽ kỹ thuật số có nhiều điểm tương đồng với vẽ truyền thống, bên cạnh đó vẽ kỹ thuật số cũng có những lợi thế. Một trong những lợi thế lớn của vẽ kỹ thuật số so với vẽ truyền thống là bạn luôn có thể quay lại chỉnh sửa tác phẩm. Có nên chia sẻ tác phẩm kỹ thuật số của mình hay không? Đây là sự lựa chọn cá nhân. Nhiều họa sĩ thích giữ tác phẩm cho riêng mình. Tuy nhiên, thế giới kỹ thuật số thật tuyệt vời, vì bạn có thể chia sẻ tác phẩm một cách ẩn danh trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội để nhận phản hồi mang tính xây dựng. Nhiều họa sĩ kỹ thuật số thực sự thích vẽ fanart. Fanart là tác phẩm nghệ thuật được vẽ kỹ thuật số dựa

Môn học chuyên ngành siêu hấp dẫn dành cho các bạn Họa sĩ kể chuyện ngành Digital painting. Một vài hình ảnh từ lớp Họa sĩ kể chuyện K16 với những tấm tranh lụa đang được dần hoàn thiện. Chạy đua cật lực để kịp hoàn thành môn trước kỳ Sáng tác nhưng có thể thấy hai chữ “đét- lai” không dí theo nổi vì các bạn đã được thầy Nhật hướng dẫn đến công đoạn bồi tranh để dần về đích, trong khi còn tận 2 buổi mới kết môn. Ở công đoạn bồi tranh, sau khi hoàn tất phần tô vẽ thì các bạn sẽ dùng giấy chuyên dụng để bồi lót vào sau tấm lụa bằng một loại hồ đặc biệt, và phơi khô trước khi đưa tranh lên khung hoàn chỉnh. (Comic Media Academy)

Chính là lớp học Manga Comic thiếu nhi của CMA. Môi trường học tập chắc hẳn là điều ba mẹ nào cũng quan tâm khi cho con đến lớp. Ở lớp Manga Comic thiếu nhi của CMA, các con sẽ được học tập tại một không gian thoáng mát cùng với các bạn đồng trang lứa với đầy đủ trang thiết bị giảng dạy. Đặc biệt, sĩ số lớp luôn được đảm bảo ở mức giới hạn, để giáo viên dễ dàng đồng hành cùng từng bé trong suốt buổi học. Vì ở tuổi các con rất cần một người kề cận quan sát và hơn cả là một môi trường học tập chan hòa. Tham gia lớp Manga comic thiếu nhi, trên cả học vẽ, bé được học sáng tác để nâng cao khả năng sáng tạo và rèn luyện kỹ năng để thiết kế các nhân vật và kể những câu chuyện thật đặc sắc bằng truyện tranh, với sự hướng dẫn của các Giáo viên trẻ có nhiều năm kinh nghiệm phụ trách lớp thiếu nhi và vô cùng nhiệt tình thân thiện. Mời ba mẹ và các con cùng xem một số hình ảnh học tập ở lớp Manga Comic thiếu nhi tại CMA nhé! (Comic Media Academy)

Dễ dàng nhận thấy năng lượng nhiệt huyết ở người mới học. Người mới học thường vụng về nhưng khát khao sự chỉn chu. Người mới học thường tự ti nhưng cũng bền bỉ với cái mới. Người mới học tuy chưa biết nhiều nhưng rất biết hết mình vì những thứ “lấp lánh” mà họ chưa có được vì niềm yêu thích. (Comic Media Academy)

Bên cạnh Manga, Live Action chuyển thể cũng có một lượng fan không hề nhỏ trên toàn thế giới. Nếu bạn là một người yêu thích thể loại phim này, thì đây là những bộ Live Action mà bạn không thể bỏ lỡ. 1) ALICE IN BORTHERLAND Nhắc về những Live Action đình đám năm 2022, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến Alice in bortherland. Trong vòng chưa đầy một tuần kể từ khi phần thứ hai của Alice in Borderland được công chiếu, Netflix xác nhận rằng loạt phim này đã lập kỷ lục mới về số giờ xem, trở thành loạt phim Nhật Bản được xem nhiều nhất trên nền tảng này. Trong khi đó vị trí thứ 2 thuộc về phần 1. Không chỉ thế, Alice in bortherland còn xác lập kỉ lục khi lọt vào top 10 phim được xem nhiều nhất tại 90 quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Hồng Kông, Pháp, Brazil,… Kì tích này thậm chí còn vượt xa Squid Game (Trò chơi Con Mực). Alice in Borderland kể câu chuyện xoay quanh hành trình khám phá thế giới kỳ lạ của chàng game thủ Arisu. Tại đây, anh buộc phải sinh tồn bằng cách tham gia những trò chơi sinh tồn với thể loại và cấp độ được sắp xếp theo thứ tự những lá bài tây. Mùa phim thứ 2 là hành trình giải mã bản chất của thế giới song song cũng như toàn bộ những sự kiện kinh hoàng mà Arisu từng phải trải qua. 2) DEATH NOTE Mặc dù đã được phát hành vào năm 2006, song Live Action Movie Series Death Note vẫn là một trong những tượng đài đình đám trong làng phim chuyển thể từ Manga Nhật Bản. Với dàn diễn viên như bước ra từ Manga, cùng những thay đổi uyển chuyển, hợp lý hơn trong kịch bản, Death Note 2006 là một trong những Live Action mà bạn không thể bỏ lỡ. Death Note nói về Light Yagami – thiếu niên có bộ óc thiên tài tình cờ sở hữu cuốn sổ của thần chết – thứ có thể giết bất cứ kẻ nào khi mô tả nguyên do cái chết trên những trang giấy. Đối đầu với Light là L – thám tử lập dị thông minh, luôn khiến tội ác của Light có thể bị phanh phui bất cứ lúc nào. Death Note có nội dung hết sức phức tạp và hại não nhưng cách xử lý thông minh nhất của phiên bản 2006 chính là việc biết cách lựa chọn những chất liệu tốt nhất và tối giản hóa câu chuyện một cách hiệu quả. 3) RUROUNI KENSHIN Mặc dù phần một không được đánh giá cao, nhưng bằng sự trở lại của phần tiếp theo là Rurouni Kenshin: Kyoto Inferno và Rurouni Kenshin: The Legend Ends đã khẳng định đây là một trong những Live Action được chuyển thể thành công nhất khi nhận được sự khen ngợi không ngớt của cộng đồng. Diễn xuất và tạo hình xuất thần của dàn diễn viên cũng là một điểm cộng khiến các fan của Manga mê như điếu đổ. Theo manga gốc, bộ phim kể về Himura Kenshin, một con người được mệnh danh là sát thủ rút kiếm với tốc độ nhanh nhất. Anh có thể hạ gục đối thủ của mình trong vòng một nhát kiếm. Điều thú vị nhất là thanh kiếm mà Kenshin sử dụng là kiếm lưỡi ngược. Những biến chuyển về cuộc đời của nhân vật chính được khắc họa rõ nét. Anh vốn là một kẻ máu lạnh, thế nhưng cái chết của một thiếu phụ tên Tomoe trong một trận chiến, Kenshin đã bị để lại trên mặt mình một vết sẹo hình chữ thập. Chính vết sẹo ấy đã đánh thức con người thực sự tận sâu trong tâm hồn anh. Kenshin quyết định gác kiếm và chỉ sử dụng thanh kiếm ngược của mình đi khắp nơi để có thể bảo vệ cho những thiếu phụ đồng thời lấy tên mình là Rurouni. Thế nhưng, phải chăng cuộc đời anh đã gắn với nghiệp sát thủ? Lại thêm một lần nữa anh quyết định ở lại võ đường khi nhận được sự đề nghị giúp đỡ. 4) KUROSHITSUJI Kuroshitsuji (Black Butler) Movie hay còn gọi là Hắc quản gia thuộc thể loại phim hành động, giả tưởng, hài hước. Manga gốc là một trong những tác phẩm bán chạy nhất Nhật Bản và gây sốt trong cộng đồng một thời gian dài. Chính vì vậy, thông tin Live Action ra đời đã khuất đảo cộng đồng yêu thích manga này, và quả thực tác phẩm đã không làm các fan thất vọng. Nội dung của bộ phim xoay quanh cuộc sống của cậu bé Ciel Phantomhive và một quản gia quỷ đến từ địa ngục. Cả hai người đã ký bản giao kèo đổi lại Sebastian sẽ lấy đi linh hồn của cậu sau khi mong muốn trả thù cho cha mẹ Ciel được thực hiện. Sebastian Michaels được gọi là hắc quản gia bởi lẽ hắn là một tên bí ẩn, mặc đồ đen từ đầu tới chân, tuy nhiên Sebastian lại cực kì trung thành với cậu chủ Ciel. 5) CROW ZERO Mặc dù đã ra đời cách đây gần chục năm, song Crow Zero vẫn là một tác phẩm khó quên đối với không ít fan hâm mộ. Được chuyển thể từ bộ truyện tranh học đường nổi tiếng Crow, nội dung phim xoay cậu học sinh ngỗ nghịch Takiya Genji trên bước đường thống trị trường trung học Suzuran, một ngôi trường nổi tiếng với bề dày thành tích…bất hảo. Bộ phim đã cho người xem thấy được một góc tối trong nền giáo dục Nhật Bản, nơi mà mọi thứ đều được giải quyết bằng nắm đấm và bạo lực chứ không phải là tri thức. Nhưng bên cạnh đó, hành động đẹp

Tả chất liệu chưa được, vẽ mẫu vật chưa xong, bài vở chất chồng từ Sáng tạo đến Sáng tác nhóm! Thì mình rủ thầy gục ngã nhẹ, thả dáng bắt hình sương sương rồi chiến đấu tiếp. Tâm sự một buổi chiều tại lớp Digital painting chuyên đề Workshop 1 của Họa sĩ kể chuyện K17. (Ảnh và nội dung: Kim Hiệp)

Đến với lớp Line technique 2 của thầy Bảo ở khóa Họa sĩ kể chuyện, bạn sẽ được đắm mình trong tiếng ASMR bút sắt lướt trên mặt giấy gây nghiện cực mạnh. Các bạn khen học môn này về ai ngủ cũng ngon giấc vì được nghe âm thanh trị liệu thư giãn trên lớp nhưng lưng thì không duỗi thẳng ra được vì phải còng mình đan 7-7-49 sợi nét không có hồi kết. (Comic Media Academy)

Cuộc thi vẽ tranh minh họa, truyện tranh, và manga dành cho học sinh, sinh viên trên toàn thế giới. Người chiến thắng sẽ được nhận giải thưởng bao gồm hiện kim, phần mềm vẽ kỹ thuật số, bảng vẽ và cơ hội được ghi tên trên các ấn phẩm truyền thông. Ngoài ra, cuộc thi còn là cơ hội để tác phẩm của bạn được đánh giá, phê bình bởi giới chuyên môn, cũng như giúp bạn nâng cao trình độ kỹ năng của mình. Nhiều chọn lựa hạng mục dự thi đồng nghĩa với nhiều cơ hội chiến thắng, vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không đăng ký tham gia ngay nào! Chủ đề cuộc thi Ánh sáng và Bóng tối Thời gian đăng ký dự thi Từ ngày 1/11/2022 đến 9 giờ sáng ngày 3/4/2023 (UTC) Thời gian nộp tác phẩm dự thi Từ ngày 1/12/2022 đến 9 giờ sáng ngày 10/4/2023 (UTC) Thời gian công bố kết quả Dự kiến đầu tháng 7/2023 Hướng dẫn Tác phẩm dự thi sẽ được chấp nhận cho 06 hạng mục dưới đây. Chủ đề chung cho tất cả hạng mục là “Ánh sáng và Bóng tối”. Comics (Color): Truyện tranh màu gốc dành cho mọi độ tuổi (8 – 32 trang, kể cả trang bìa). Manga (B&W/Color): Manga trắng đen hay màu gốc dành cho mọi độ tuổi (8 – 32 trang, kể cả trang bìa). Bande Dessinée (Color): Truyện tranh gốc theo phong cách Pháp-Bỉ dành cho mọi độ tuổi (8 – 32 trang, kể cả trang bìa). Webtoon (Color): Webtoon màu gốc dành cho mọi độ tuổi (800 x 20.000 – 300.000 pixel, hoặc tỷ lệ chiều cao 25 – 375 cho ảnh 800 pixel trở xuống khi chiều rộng bằng 1). Storyboard: Truyện tranh, manga, hay webtoon 4 – 16 trang vẽ theo bản thảo. Bản thảo 1 (do pixiv cung cấp) Nhân vật chính tìm kiếm người còn sống sót trong thế giới hậu tận thế và cuối cùng tình cờ gặp một người máy nam… Link: https://www.clipstudio.net/promotion/comiccontest/en/2023text_01/ Bản thảo 2 (BookLive) Hai pháp sư kỳ phùng địch thủ từng là bạn thân thời thơ ấu, giờ chạm trán nhau… Link: https://www.clipstudio.net/promotion/comiccontest/en/2023text_02/ Illustration: Tranh minh họa màu gốc dành cho mọi độ tuổi. Không yêu cầu kích thước. Tác phẩm dự thi có thể được sáng tác bằng công cụ hoặc phần mềm vẽ bất kỳ. Nếu sáng tác bằng công cụ truyền thống, xin vui lòng nộp bản scan kỹ thuật số (không chấp nhận tác phẩm dự thi trên giấy). Không yêu cầu về ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm. Tuy nhiên, tác phẩm bằng tiếng Anh thường được nhiều độc giả đón nhận hơn. Tác phẩm sẽ không được công khai cho đến khi công bố kết quả cuộc thi. Đối với hạng mục Comic, Manga và Bande Dessinée, xin vui lòng nộp tác phẩm dự thi theo hạng mục mà bạn cho là phù hợp nhất. Tuy nhiên, mỗi hạng mục đều có quy định rõ là màu hay trắng đen. Nếu tác phẩm dự thi không đáp ứng yêu cầu của hạng mục, ban tổ chức sẽ bảo lưu quyền thay đổi hạng mục của tác phẩm này. Không có công cụ vẽ? Chuyện nhỏ! Đăng ký với trường bạn đang học để nhận 06 tháng sử dụng miễn phí Clip Studio Paint EX! Học sinh, sinh viên của những trường đăng ký tham gia cuộc thi sẽ được tặng 06 tháng sử dụng miễn phí Clip Studio Paint EX cho 01 thiết bị để vẽ tranh minh họa và truyện tranh dự thi. Chi tiết về cách sử dụng ưu đãi này sẽ được giải thích trong email xác nhận đăng ký của nhà trường. Lưu ý: Việc đăng ký phải do giáo viên hoặc cán bộ nhà trường thực hiện. Hạn chót: 9 giờ sáng ngày 3/4/2023 (UTC) Clip Studio Paint là ứng dụng vẽ minh họa, truyện tranh và hoạt hình được họa sĩ chuyên nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Hy vọng bạn sẽ tận dụng cơ hội này để tạo ra tác phẩm nghệ thuật của riêng mình. Thiết bị hỗ trợ: Windows / macOS / iPad / iPhone / Galaxy / Android / Chromebook Cơ cấu giải thưởng Hạng mục Comic/Manga/Bande Dessinée/Webtoon Giải thưởng lớn (01 người) Giải thưởng bằng hiện kim: 3.300 USD Wacom Cintiq Pro 16 (DTH167) 03 năm sử dụng Clip Studio Paint EX cho 01 thiết bị (máy tính, máy tính bảng, và smartphone) Giải thưởng hạng mục (01 người/hạng mục) Giải thưởng bằng hiện kim: 1.700 USD Wacom One Creative Pen Display 03 năm sử dụng Clip Studio Paint EX cho 01 thiết bị   Giải nhì (3 – 5 người) 03 năm sử dụng Clip Studio Paint EX cho 01 thiết bị Hạng mục Storyboard Giải thưởng lớn (01 người) Giải thưởng bằng hiện kim: 2.200 USD Wacom One Creative Pen Display 03 năm sử dụng Clip Studio Paint EX cho 01 thiết bị Giải nhì (3 – 5 người) 03 năm sử dụng Clip Studio Paint EX cho 01 thiết bị Hạng mục Illustration Giải thưởng lớn (01 người) Giải thưởng bằng hiện kim: 550 USD Wacom One Creative Pen Display 03 năm sử dụng Clip Studio Paint PRO cho 01 thiết bị Giải nhì (3 – 5 người) 03 năm sử dụng Clip Studio Paint PRO cho 01 thiết bị Ghi chú: Nếu đã sử dụng Clip Studio Paint, giải thưởng sẽ có giá trị tương đương với điểm GOLD để giúp bạn tải thêm cọ vẽ, dữ liệu 3D, và vật liệu khác. Website phát hành và download vật liệu: Clip Studio ASSETS. Tiêu chí Chủ đề: Ánh sáng và Bóng tối Tác phẩm dự thi có thể được sáng tác bằng công cụ truyền thống hoặc phần mềm kỹ thuật số. Nếu sáng tác bằng công cụ truyền thống, xin vui lòng nộp bản scan kỹ thuật số (không chấp nhận tác phẩm dự thi trên giấy) Hạng

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 11 do bạn Nguyễn Kim Nhật Vy lên ý tưởng và thực hiện. Nhật Vy đã chọn thực hiện vẽ minh hoạ hình ảnh của cuốn portfolio cá nhân trong đồ án cuối khóa. Qua đồ án có thể thấy cách phối màu rất hòa nhã với gam màu chủ đạo là cam và xanh nhẹ nhàng, phù hợp với chủ đề minh họa về cuộc sống cá nhân của bản thân.  Cùng xem qua quá trình mà Nhật Vy đã thực hiện dự án nhé! >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 11 do bạn Lê Thị Thanh Bình lên ý tưởng và thực hiện. Với niềm yêu thích lĩnh vực vẽ minh họa, Thanh Bình ngay từ những buổi đầu đã mang lại những gam màu với phong cách riêng tạo ấn tượng cho người xem. Cùng chiêm ngưỡng bộ tranh tết mà Bình đã thực hiện cho bài cuối khóa cùng một số bài vẽ của bạn nhé! Tác phẩm cuối khóa Illustration – HV Lê Thị Thanh Bình: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 11 do bạn Nguyễn Lê Thủy Trúc lên ý tưởng và thực hiện. Có thể thấy Thủy Trúc đã khơi gợi lên được khung cảnh lãng mạn thông qua màu sắc và cách bố trí nhân vật phù hợp với cảnh vật. Cùng xem qua quá trình mà Thủy Trúc đã thực hiện cho concept hẹn hò của 2 nhân thú sói và chuột nhé! Tác phẩm cuối khóa Illustration –  HV Nguyễn Lê Thủy Trúc:   Tác phẩm hoàn thiện: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Sự quyết tâm của Ko – Ro” là tác phẩm cuối khóa của bé Nguyễn Đức Khiêm lớp vẽ Manga/ Comic nâng cao (cấp độ 1) K30.  Nét bút tự nhiên, câu chuyện thú vị tạo cho tác phẩm thêm phần thu hút. Cùng xem qua mẫu truyện mà Đức Khiêm đã chăm chỉ vẽ nên nhé! “Sự quyết tâm của Ko – Ro” – HV Nguyễn Đức Khiêm: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Trí tưởng tượng của trẻ em luôn vui tươi hài hước và nhí nhảnh đã mang đến vô số sắc màu cho các mẫu truyện được hình thành. Bé Võ Ngọc Anh Thư học viên lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K30 đã dùng nét vẽ và sự tươi sáng, hồn nhiên của mình vẽ ra câu chuyện “Một ngày xui xẻo”. Cùng xem qua câu chuyện của bé nhé! “Một ngày xui xẻo” – HV Võ Ngọc Anh Thư: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Bé Vũ Mai Anh lớp Digital Painting thiếu nhi 1 kèm 1 (dạy tại nhà) đã hoàn thành 2 cấp bậc level 1 và level 2. Từ những tác phẩm bé sáng tác có thể thấy sự cố gắng của bé khi làm quen với việc vẽ trên máy dù thời gian đầu bé còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Mai Anh đã tiến bộ lên rất nhiều qua từng buổi học. Cùng xem qua các tác phẩm dễ thương và đáng yêu của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting level 1: Tác phẩm Digital Painting level 2: >> Nếu quý phụ huynh quan tâm đến các khóa học 1-1 của CMA, hãy liên hệ hotline 0902 738 806 ngay để các tư vấn viên tư vấn chi tiết ba mẹ nhé! (Comic Media Academy) 

Bé Trương Nguyễn Thảo Tiên trở thành học viên quen thuộc của CMA khi đã tham gia những 5 level của lớp Manga/ Comic thiếu nhi 1 kèm 1 dạy tại nhà – lớp học đặc biệt được tổ chức dựa theo thời gian và nhu cầu của học viên/ phụ huynh. Bé Thảo Tiên đã có sự tiến bộ rất rõ qua từng cấp độ, từ đường nét, cách lên màu và tạo dáng cho nhân vật ngày một thanh thoát hơn. Cùng xem qua một số tác phẩm mà bé đã thực hiện trong thời gian học tập từ vẽ tay đến vẽ máy nhé! Level 1: Level 2: Level 3: Level 4: Level 5: >> Nếu quý phụ huynh quan tâm đến các khóa học 1-1 của CMA, hãy liên hệ hotline 0902 738 806 để các tư vấn viên tư vấn chi tiết ba mẹ nhé! (Comic Media Academy)   

Khóa học Digital Painting Online 1-1 là một lớp học đặc biệt được tổ chức và giảng dạy dựa theo thời gian và nhu cầu của học viên/ phụ huynh.  Chỉ cần trang bị bảng vẽ và laptop là học viên có thể bắt tay vào thực hiện hóa ý tưởng của mình thành những tác phẩm mang phong cách riêng dưới sự hướng dẫn tận tình đến từ đội ngũ giáo viên tại CMA. Cùng xem qua tác phẩm của học viên Nguyễn Phương Linh nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Nguyễn Phương Linh: >> Nếu quý phụ huynh quan tâm đến các khóa học 1-1 của CMA, hãy liên hệ hotline 0902 738 806 để các tư vấn viên tư vấn chi tiết ba mẹ nhé! (Comic Media Academy) 

Lớp vẽ Manga/ Comic thiếu nhi là không gian để các bé có thể thỏa thích sáng tạo và vẽ nên các câu chuyện từ trí tưởng tượng của bản thân.  Cùng xem qua hai tác phẩm cuối khóa với cái kết hài hước của bé Hà Tùng Lâm và bé Nguyễn Dương Anh ở lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K54 nhé: “FLYING COLOR” – Học viên Hà Tùng Lâm: “Món quà sinh nhật” – Học viên Nguyễn Dương Anh: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Nghệ thuật ánh sáng là một phần quan trọng giúp bức tranh trở nên sinh động và có hồn. Cách đặt để và điều chỉnh ánh sáng sao cho phù hợp đã được Thiên Di làm khá tốt.  Từ màu sắc, đường nét, mảng hình, bé Nguyễn Bảo Thiên Di lớp Digital Painting Thiếu nhi K26 (Level 1) đã thể hiện rất hài hòa qua từng tranh. Đặc biệt sắc độ trong tranh còn tạo được chiều sâu cho tác phẩm. Cùng xem qua một số tác phẩm trong suốt 22 buổi học tập của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Nguyễn Bảo Thiên Di: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Ở lớp vẽ Digital Painting thiếu nhi của CMA, trẻ sẽ nhanh chóng hòa nhập vào thế giới digital và được tiếp cận với thiết bị công nghệ hiện đại cùng sự hỗ trợ từ giảng viên trẻ đầy nhiệt huyết.  Sau 22 buổi học, bé Huỳnh Ngọc Uyên – học viên lớp Khóa 26 đã nắm rõ hơn về đường nét cũng như cách lên màu hiệu quả. Cùng xem qua một số tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Huỳnh Ngọc Uyên: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Digital painting – Chuyên đề Character design do bạn Võ Ngọc Hoàng Anh khóa 12 lên ý tưởng và thực hiện. Hành trình soán ngôi vua và lật đổ chế độ độc tài của hai nhân vật “Cereza Walkers” và “Santiago Aetos”. Cùng xem qua quá trình thực hiện bài thiết kế nhân vật của Hoàng Anh nhé! Nhân vật “Cereza Walkers” Nhân vật “Santiago Aetos” > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Học vẽ online không còn là vấn đề khó khăn. Học viên Nguyễn Thị Thảo lớp Illustration Online K07 đã thông qua chương trình học online để tiếp cận lĩnh vực vẽ minh họa. Và kết quả sau 15 buổi học chính là tác phẩm xinh đẹp dưới đây. Cùng xem qua tác phẩm của Thảo nhé! Tác phẩm cuối khóa – Học viên Nguyễn Thị Thảo: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Digital Painting Cấp Tốc Online – Chuyên Đề illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa do học viên Huỳnh Ngọc Minh Sang lớp Illustration (Vẽ Minh Họa) K10 lên ý tưởng và thực hiện. Trải qua các quá trình từ phác thảo đến value và cuối cùng lên màu, hoàn thiện. Qua bài vẽ có thể thấy Minh Sang đã rất chỉnh chu ngay từ những bước đầu tiên, cách đặt để màu sắc và ánh sáng rất hiệu quả giúp thể hiện được nội dung của tác phẩm. Tác phẩm cuối khóa – HV Huỳnh Ngọc Minh Sang: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Digital painting – Chuyên đề Character design do bạn Lại Thục An khóa 12 lên ý tưởng và thực hiện. Lấy cảm hứng từ game Granblue Fantasy, Thục Anh đã viết nên câu chuyện cho nhân vật của mình, từ đó thiết kế nhân vật mang phong cách của riêng bạn. Cùng xem qua quá trình hoàn thiện nhân vật của Thục An nhé! Nhân vật “Kurisutaru (Kuri)” – HV Lại Thục An: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa do học viên Trần Lê Yến Vy lớp Illustration (Vẽ Minh Họa) khóa 10 thực hiện.  Lấy ý tưởng từ chú mèo, nhân vật mà Yến Vy yêu thích để tạo nên những bức tranh minh họa thú vị giữa phi hành gia và chú mèo vàng. Cùng xem qua quá trình hoàn thiện bài cuối khóa của Yến Vy nhé! “Phi hành gia & Mèo trong muôn vàn vũ trụ” – HV Trần Lê Yến Vy: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Nghệ thuật vẽ tranh trên nền tảng kỹ thuật số là một khóa học đầy thú vị đối với các bé đam mê vẽ. Bé Lê Hà Hải Triều lớp Digital Painting Thiếu nhi K25 đã thỏa sức sáng tạo ra những tác phẩm rất đẹp mắt cùng với màu sắc tươi vui. Cùng xem một số tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Lê Hà Hải Triều:    >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Màu sắc là một trong những yếu tố rất quan trọng của một bức tranh Digital Painting. Ở lớp học Digital Painting Thiếu nhi các bé sẽ được cung cấp kiến thức về màu sắc, cách biểu lộ cảm xúc thông qua màu sắc, nghệ thuật ánh sáng và các mảng sáng tối trong tranh. Cùng xem một số tác phẩm của bé Đào Ngọc Phương Uyên lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 25 nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Đào Ngọc Phương Uyên: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Mỗi bức tranh thể hiện một câu chuyện khác nhau – Hồ Nhật Vy lớp Digital Painting Thiếu nhi K25 đã thể hiện rất tốt nội dung câu chuyện qua cách đặt để nhân vật và phối màu sắc. Cùng xem qua một số tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Hồ Nhật Vy:       >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Hòa mình vào thế giới vẽ tranh trên máy, cô bé Trần Vũ Hà An lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 25 đã mang đến những tác phẩm có màu sắc của ước mơ, màu sắc của tương lai. Với nét vẽ và mảng màu tươi sáng bé đã sáng tạo nên những bức tranh sinh động cho chính mình. Cùng xem qua các tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Trần Vũ Hà An:   >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đến với lớp học Digital painting, các bé sẽ được tiếp cận kỹ thuật vẽ tranh trên máy. Từ đường nét, mảng màu,… đến thiết kế nhân vật trên bảng vẽ hiện đại. Bé Trần Ngọc Cát Tường lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 25 đã tiếp thu và hoàn thành khá tốt các bài vẽ của mình. Cùng xem qua bé đã vẽ như thế nào trong khóa học nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Trần Ngọc Cát Tường: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Sáng tạo vô hạn cùng lớp vẽ tranh trên máy. Bé Trần Thanh Trúc lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 25 đã phối các mảng màu khác nhau để tạo nên những bức tranh vui tươi có, kỳ lạ có. Tác phẩm Digital Painting – Học viên Trần Thanh Trúc:   >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Crush” – câu chuyện ngắn về tình cảm học đường được bé Nguyễn Ngọc Lam Phương lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 02 đưa vào một huống dí dỏm.  Qua các buổi học có thể thấy nét vẽ của bé ngày một ổn định và chỉnh chu hơn. Cùng xem qua tác phẩm truyện tranh của bé nhé! “Crush” – HV Nguyễn Ngọc Lam Phương: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

Có lẽ những câu chuyện mang tính chất hài hước luôn là sự lựa chọn ưu tiên khi các họa sĩ nhí sáng tác. Nội dung thú vị, vui tươi được thể hiện rõ thông qua tác phẩm truyện ” Cuộc thi võ thuật” do bé Võ Ngọc An Nhiên lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 02 thực hiện. Cùng đọc và cảm nhận rõ hơn về câu chuyện mà bé vẽ nên nhé! “Cuộc thi võ thuật” – HV Võ Ngọc An Nhiên: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

“Truyện con khỉ” là tác phẩm truyện tranh do bé Nguyễn Khắc Việt lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 K02 thực hiện.  Vẽ Truyện tranh trên máy là một khóa học được các bé quan tâm. Ở khóa học này, các bé được hướng dẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ cho sáng tác truyện tranh, với sự hướng dẫn của giáo viên bé sẽ được thỏa sức sáng tạo ý tưởng của mình thành các câu chuyện dễ dàng hơn. Cùng xem qua tác phẩm truyện tranh của Khắc Việt nhé! “Truyện con khỉ” – HV Nguyễn Khắc Việt: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

Với chất liệu từ câu chuyện đã quá đỗi quen thuộc “Cô bé quàng khăn đỏ” bé Cao Dương Tùng Linh – học viên lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 1 K29 đã viết nên một câu chuyện của riêng mình – “Cô bé quàng khăn vàng”. Tác phẩm “Cô bé quàng khăn vàng” – HV Cao Dương Tùng Linh: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

Một câu chuyện đầy sáng tạo và hài hước đến từ bé Nguyễn Nhã An học viên lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản khóa 53. Màu sắc hài hòa, nhẹ nhàng tạo nên sự vui tươi cho câu chuyện. Bên cạnh đó Nhã An đã diễn tả rất tốt biểu cảm của nhân vật làm nên nét hài hước cho chú mèo ở cuối câu chuyện. Cùng xem qua tác phẩm của bé nhé! “Giấc mơ kỳ quái” – HV Nguyễn Nhã An: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

Vô số câu chuyện cùng với những ý tưởng vừa quen vừa lạ đã được ra đời ở lớp Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic cơ bản khóa 53.  Bé Đức Khiêm đã thể hiện được màu sắc của rừng vào tác phẩm cuối khóa có tên “Cuộc rượt đuổi trong rừng” của mình. Cùng xem qua bé đã vẽ nên câu chuyện như thế nào nhé! “Cuộc rượt đuổi trong rừng” – HV Nguyễn Đức Khiêm: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

“Bài tập về nhà” là đề tài mà bé Phùng Lê Khánh Ngọc đã lựa chọn để vẽ nên câu chuyện trong bài cuối khóa lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản khóa 53.  Từ một chủ đề vô cùng quen thuộc, Khánh Ngọc đã sáng tác nên một truyện tranh dí dỏm tạo tiếng cười cho người đọc thông qua các cảm xúc của nhân vật. Cùng xem qua tác phẩm của bé nhé! “Bài tập về nhà” – HV Phùng Lê Khánh Ngọc: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

Khóa học Digital Painting Thiếu nhi là nơi để các bé học tập và trao dồi kỹ năng vẽ máy. Với Level 2 những tác phẩm sẽ yêu cầu sự chỉnh chu ở mức độ cao hơn cũng như kỹ năng vẽ ở các bé. Bé Phạm Hương Vân lớp Digital Painting Thiếu nhi (Level 2) khóa 24 đang dần tìm ra phong cách vẽ của riêng mình. Cùng xem qua các tác phẩm của bé nhé! Một số tác phẩm Digital Painting – Học viên Phạm Hương Vân:             >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Thỏa sức sáng tạo trên nền tảng kỹ thuật số cùng quá trình học tập và rèn luyện với giáo viên đứng lớp, bé Nguyễn Trương An Nhiên lớp Digital Painting Thiếu nhi (Level 2) khóa 24 đã hoàn thành rất tốt các tác phẩm của mình. Cùng xem qua hai bức tranh mà bé đã thực hiện trong quá trình học tập nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Nguyễn Trương An Nhiên:     >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Những câu chuyện hóm hỉnh trong cuộc sống hằng ngày chính là tư liệu phong phú cho công cuộc sáng tạo của các bé.  Cùng xem qua các bài tập và bài cuối khóa lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 24 do học viên Lê Quỳnh Vy thực hiện nhé!                     >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Mỗi bức tranh thể hiện mỗi nhân vật mà bé yêu thích như là những món ăn ngon, những câu chuyện của riêng bé,… được kể thông qua những nét vẽ rất đáng yêu. Cùng khám phá xem bé Minh Anh lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 24 đã vẽ những gì nhé! Một số tác phẩm Digital Painting – Học viên Huỳnh Minh Anh:                                 >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Từ góc nhìn trẻ thơ tạo nên những nhân vật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Bé Gia Ân lớp Vẽ Manga/ Comic Online (cấp độ 2) khóa 11 với bài cuối khóa “Ăn Táo” đã biến một câu chuyện gần gũi thành mẩu truyện tranh hài hước, vui nhộn. Cùng xem bé thể hiện tác phẩm của mình như nào nhé! Tác phẩm cuối khóa “Ăn Táo” và một số bài tập – Học viên Trần Gia Ân:                 > Tìm hiểu thêm về khóa học Vẽ Manga/ Comic Thiếu nhi Online: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Truyện tranh là một chủ đề rất được các bạn nhỏ quan tâm. Từ việc thích đọc truyện đến thích vẽ ra những câu chuyện của mình. Cùng xem qua bài vẽ của bé An Viên nhé! Bài cuối khóa lớp Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic Online (Level 1) khóa 16 – Học viên Trần Hùng An Viên: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic Online: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Đồ án cuối khóa Digital painting – Chuyên đề Character design do bạn Hoàng Hải Giang khóa 11 lên ý tưởng và thực hiện. Miêu tả nhân vật: Thế giới loài người hiện đại, Nhật. Phán quan: phán quyết và áp giải những linh hồn có tội xuống địa phủ, có thể có quái thú hay các loài yêu ma. Người cẩn thận, hay lo xa, không thân thiện với người lạ, biết chăm lo cho bản thân. Mang găng tay, áo happi ở ngoài, quần áo dễ vận động, mặt nạ nửa mặt che miệng mũi. Dùng vũ khí roi, hành động linh hoạt. Đồ tối màu. Đồ án cuối khóa Character Design K11 – Học viên Hoàng Hải Giang:             Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Các học viên nhí lớp Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic cơ bản khóa 52  đã tạo ra những mẫu chuyện ngắn thú vị với những cái kết bất ngờ, gây tiếng cười cho bạn đọc. Vô vàn những ý tưởng sống động bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày được các bé nắm bắt và tạo nên phong cách riêng của mình qua từng bức tranh. Cùng xem qua tác phẩm cuối khóa do học viên lớp Manga/ Comic CB K52 thực hiện nhé! >> Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Escaping Flesh METAL CRUSADER” – Đồ án cuối khóa lớp Vẽ Truyện tranh cấp tốc do học viên Trần Minh Ngọc khóa 13 lên ý tưởng và thực hiện. Để hoàn thành bài cuối khóa với độ chi tiết cao là cả một quá trình rèn luyện chăm chỉ của Minh Ngọc. Có thể thấy câu chuyện muốn nói đến sự chiến đấu để giành lấy “Golden Fruit” và những diễn biến mạnh mẽ bên trong nó. Cùng đọc và suy nghĩ về câu chuyện nhé! “Escaping Flesh METAL CRUSADER” – Học viện Trần Minh Ngọc:                             > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh cấp tốc: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa do bé Thân Thị Minh Khuê lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 3) khóa 01 lên ý tưởng và thực hiện. Sau 22 buổi học với sự hướng dẫn của giáo viên cùng quá trình chăm chỉ tự rèn luyện, Minh Khuê đã sáng tác cho riêng mình tác phẩm cuối khóa hết sức dễ thương. Cùng xem qua các tác phẩm của bé nhé!             > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đến với lớp vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 3), các bé sẽ được học cách thiết kế nhân vật, trang phục, biểu cảm, bối cảnh, cách phối màu,… Cùng ngắm tác phẩm cuối khóa vô cùng xinh xắn của họa sĩ nhí Thái Bích Dao (học viên khóa 01), nickname BDao thích xem anime, truyện tranh, vẽ tranh, nghe nhạc,… nhé!                 > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (Cấp độ 3), là một cấp độ đòi hỏi sự chỉnh chu hơn trong từng đường nét, mảng màu và cả phối cảnh,…. Với châm ngôn “Nếu cuộc đời ném vào bạn quả chanh, hãy vắt nước chanh thay vì chê nó chua quá”, bé Lê Vũ Minh Thy (học viên Khóa 01 – lớp Manga/ Comic Nâng cao (Cấp độ 3)) đã sáng tạo nên tác phẩm kết khóa vô cùng dễ thương, nữ tính. Tác phẩm cuối khóa – Học viên Lê Vũ Minh Thy:               > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Lilith” – Đồ án cuối khóa Character Design Online khóa 06 do học viên Phạm Điền Quang Trí lên ý tưởng và thực hiện. Sơ lược về bối cảnh nhân vật: Lilith là một cô bé rất có tài năng hội họa với một tính cách hồn nhiên, vui tươi như bao bạn khác. Nhưng vì một căn bệnh bẩm sinh cô bé luôn phải vào bệnh viện và không thể tiếp tục đi học một cách bình thường. Điều này làm Lilith luôn vui tươi trở nên trầm lắng, buồn bả. Vì sự khác biệt này nên cô bé luôn bị bắt nạt bởi các bạn khác. Vì thế, gia đình Lilith quyết định chuyển từ thành phố về lại nhà của ông bà Lilith ở ngoại ô cách xa thành phố. Tại đây, tâm hồn Lilith dường như được hồi phục nhờ sự chăm sóc, quan tâm của bố mẹ, ông bà. Trong một lần phụ giúp ông chăm sóc cây trong nhà kính, người ông đã bảo với Lilith rằng sự sống, vẻ đẹp của thế giới này còn rất nhiều hãy ngước lên nhìn vẻ đep đến từ vạn vật trong cuộc sống. Lilith có  tài năng hội họa, hãy sử dụng nó, vẽ nên những cánh cửa đến những thế giới khác, vẻ đẹp khác. Lilith sau khi nghe những lời nói ấy, đã cảm động, nhìn xung quanh, cảm nhận được vẻ đẹp của bầu trời xanh mùa hè, sự tươi mát của cây cối, và sự ấm áp của gia đình. Lúc này, Lilith nhận ra, cô bé ấy không bao giờ đơn độc. Nhân vật “Lilith” – Học viên Phạm Điền Quang Trí: >> Tìm hiểu thêm khóa học Digital Painting Online – Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Nhân vật “Wol So” do bạn Trần Phan Quốc Việt lớp Character Design Online khóa 06 thực hiện. Sơ lược về nhân vật Wol So: Giới tính: Nam Sinh ngày: 27/4 Tuổi: 16 – 21 (không xác định) Nhóm máu: O Gia tộc: Đại gia tộc Chiêm gia Soluna Chủng loại: Người Nghề nghiệp: Nhà thám hiểm, buôn thương, chiêm thuật sư. Nhân vật “Wol So” – Học viện Trần Phan Quốc Việt: >> Tìm hiểu thêm khóa học Digital Painting Online – Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “WANAKO” do học viên Nguyễn Thị Minh Tâm lớp Character Design Online khóa 06 lên ý tưởng và thực hiện. Lấy bối cảnh là gia tộc hồ ly bị sát hại, Minh Tâm đã tạo nên câu chuyện của riêng mình. Cùng xem qua phần thiết kế nhân vật nhé! Nhân vật “WANAKO” – Học viên Nguyễn Thị Minh Tâm: >> Tìm hiểu thêm khóa học Digital Painting Online – Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Nhân vật “Bib” và “Tracie” được Nguyễn Hoàng Bảo Linh thực hiện trong đồ án cuối khóa Character Design Online khóa 06. Bối cảnh: Một thế giới ngọt ngào – Vương quốc Bánh Ngọt đã được tạo ra bởi trí tưởng tượng của cậu bé Bib. Những người dân ở đây đang sống hạnh phúc thì tai họa ập đến, có một thế lực bóng tối đã phá hoại Vương quốc của họ. Nguyên nhân là do những đứa trẻ bắt nạt Bib ở trường đã vẽ bậy lên quyển truyện của cậu. Tracie – một người dân của Vương quốc Bánh Ngọt đã bước ra khỏi cuốn sách để thuyết phục Bib bước vào thế giới trong sách để giải cứu Vương quốc cùng cô. Cuộc phiêu lưu đầy lý thú bắt đầu từ đây. Cùng xem qua các nhân vật mà Bảo Linh đã xây dựng cho câu chuyện của mình nhé! Nhân vật “Bib và Tracie” – Học viên Nguyễn Hoàng Bảo Linh: >> Tìm hiểu thêm khóa học Digital Painting Online – Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Lớp vẽ Digital Painting thiếu nhi là nơi để các bé có thể tiếp cận với nghệ thuật vẽ tranh trên nền tảng kỹ thuật số.  Bé Lê Triêu Nhan, học viên lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 22, đã sáng tạo nên những nhân vật theo sở thích của bé. Được thoải mái học tập và sáng tạo cùng sự hỗ trợ từ giảng viên bé đã hoàn thành rất tốt bài cuối khóa của mình.  Cùng xem qua một số bài tập trong quá trình rèn luyện và bài cuối khóa của bé nhé! Tác phẩm digital painting – HV Lê Triêu Nhan: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Bé Hoàng Thảo Nguyên là học viên lớp Digital Painting thiếu nhi cấp độ 3. Có thể thấy ở Level 3 nét vẽ của bé đã dần hoàn thiện. Từ cách đi nét, lên màu cho tác phẩm ngày một chỉnh chu và tạo được chiều sâu cho tranh.  Tác phẩm digital painting – HV Hoàng Thảo Nguyên: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Với sự hài hước nhí nhảnh, bé Đỗ Quyên lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 22 đã mang đến những tác phẩm vui nhộn, hóm hỉnh và vô cùng đáng yêu. Cùng xem qua các tác phẩm mà bé đã thực hiện nhé! Bài cuối khóa và một số bài tập – HV Đỗ Quyên: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Những câu chuyện hài hước đã được bé Đỗ Phạm Phương Thảo – học viên lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 22 đưa vào tác phẩm của mình với nhiều chủ đề khác nhau.  Mỗi bức tranh đều có những câu chuyện riêng, từ nhân vật đến khung cảnh và màu sắc, Phương Thảo đã thể hiện khá tốt. Cùng xem qua các tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm cuối khóa và một số bài vẽ – HV Đỗ Phạm Phương Thảo: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Lớp Digital Painting Thiếu nhi nơi giúp các bé tự do sáng tạo và bay bổng cùng các ý tưởng. Với sự hỗ trợ từ các thiết bị điện tử và phần mềm đồ họa cùng sự hướng dẫn tận tình từ các giáo viên, bé Đỗ Phạm Lan Thư lớp Digital Painting Thiếu nhi K22 đã tạo ra những bức tranh của riêng bé. Cùng xem qua các bài vẽ của bé từ những bước đầu học tập cho đến lúc hoàn tất khóa học nhé! Tác phẩm cuối khóa và một số bài tập – HV Đỗ Phạm Lan Thư: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 09 do bạn Nguyễn Ngọc Thu Trâm lên ý tưởng và thực hiện. Thỏa sức sáng tạo câu chuyện cho tác phẩm của mình, Thu Trâm đã mang lại hai tác phẩm độc đáo và không kém phần huyền bí. Cùng xem qua tác phẩm và suy ngẫm về ý nghĩa của từng bức tranh nhé! Tác phẩm cuối khóa – HV Nguyễn Ngọc Thu Trâm: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Khóa học Digital Painting Cấp Tốc Online – Chuyên đề Illustration là một giải pháp hữu hiệu dành cho các bạn yêu thích vẽ minh họa nhưng lại muốn linh động nơi học tập của mình.  Sau 15 buổi học, bạn Nguyễn Hoàng Bảo Linh lớp Illustration Online khóa 06 đã hoàn thành tác phẩm cuối khóa của mình với màu sắc đầy trẻ thơ, tươi sáng gợi lại biết bao kỷ niệm tuổi nhỏ. Tác phẩm cuối khóa – Học viên Nguyễn Hoàng Bảo Linh >> Xem thêm thông tin khóa học Digital Painting Cấp Tốc Online – Chuyên Đề illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa do bạn Lai Thy Mai học viên lớp Digital Painting Cấp Tốc Online – chuyên đề Illustration khóa 06 lên ý tưởng và thực hiện. Khi nhìn vào tác phẩm của Thy Mai có thể thấy bức tranh mang màu sắc của sự huyền bí, bức tranh là cảnh trời đêm trên bãi biển. Từ cách chọn khung cảnh, nhân vật và màu sắc cho tác phẩm, Thy Mai có lẽ muốn diễn tả một điều gì đó từ nội tâm của nhân vật. Cùng xem qua và cảm nhận về tác phẩm nhé! Tác phẩm cuối khóa – Học viên Lai Thy Mai >> Xem thêm thông tin khóa học Digital Painting Cấp Tốc Online – Chuyên Đề illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Sau quá trình rèn luyện và học tập ở lớp Illustration (Vẽ minh họa) Online khóa 06, bạn Phạm Hoàng Yến Nhi đã tạo ra những tác phẩm minh họa mang phong cách đậm chất riêng.  Yến Nhi đã làm khá tốt từ khâu chọn màu, góc nhìn và các đối tượng trong tác phẩm. Cùng xem qua những tác phẩm của yến Nhi nhé! Tác phẩm cuối khóa – HV Phạm Hoàng Yến Nhi >> Xem thêm thông tin khóa học Digital Painting Cấp Tốc Online – Chuyên Đề illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Khoảng cách địa lý không còn là vấn đề trở ngại khi đã có lớp Vẽ truyện tranh Manga/ Comic online của CMA. Tại đây, các bé được thỏa sức sáng tạo từ nội dung đến cách minh họa thành tranh ảnh.  Các họa sĩ nhí lớp cấp độ 3 – khóa 06 đã tạo ra những nhân vật truyện tranh theo phong cách riêng của mình. > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic Online: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Character Design do bạn Trần Thành Vinh khóa 10 thực hiện. Nicowa – Pháp sư người mèo, nhân vật được bạn Thành Vinh lựa chọn để hoàn thành đồ án cuối khóa của mình. Bằng sự sáng tạo và tìm tòi, Vinh đã mang đến một nhân vật vừa quen vừa lạ. Cùng xem qua tác phẩm của Thành Vinh nhé! >> Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Character Design do bạn Nguyễn Khánh Minh khóa 10 thực hiện. CHIỀU VẬT LÝ:  Tiên nữ hoa thược dược tím. Có thể đem lại niềm vui và hạnh phúc cho thực vật/động vật, đặc biệt có thể tạo ra các loài hoa thược dược tượng trưng cho các tính cách khác nhau. CHIỀU TÂM LÝ: Trầm tính, chỉ bộc lộ cảm xúc với những người thân thiết. Tốt bụng, ngây thơ. Nhạy cảm. CHIỀU XÃ HỘI: Được mọi người biết đến và tôn trọng vì sức mạnh. Sống khép kín, ít các mối quan hệ. Đồ án cuối khóa Character Design – HV Nguyễn Khánh Minh: >> Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Character Design do bạn Phạm Hồng Anh khóa 10 thực hiện. Xanh dương và tím là hai màu chủ đạo mà Hồng Anh đã chọn để thiết kế trang phục cho nhân vật cô bé phù thủy tinh nghịch – nhân vật trong tác phẩm cuối khóa của mình. Cùng xem qua nhân vật mà Hồng Anh đã thể hiện nhé! >> Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Character Design do bạn Lâm Tâm Như khóa 10 thực hiện. Bối cảnh: Vì ảnh hưởng từ trận vây bắt và diệt trừ những người bị coi là phù thủy ở thế kỉ trước, một bộ phận dân làng bị truy sát đến đường cùng, họ cầu nguyện Thượng Đế cứu giúp và Người đã ban cho họ sức mạnh tập hợp các nguyên tố trong tự nhiên như: Nước, Lửa, Đất, Cây Cối,…Từ đó, thế giới có thêm một chủng tộc khác gọi là “Phù Thủy”. Tuy nhiên, nhân loại vẫn không thể chấp nhận chủng tộc này và buộc họ phải rời đi, không được phép xuất hiện, mãi cho đến tận bây giờ. Đồ án cuối khóa Character Design K10 – HV Lâm Tâm Như: >> Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Đồ án cuối khóa do học viên Nguyễn Thị Thảo Vi lớp Illustration (Vẽ Minh Họa) khóa 08 thực hiện.  Với màu sắc sinh động Thảo Vi đã mang lại một bộ tranh thú vị và thu hút mắt nhìn. Đáng yêu là hai từ được thể hiện rõ nhất khi nhìn vào tác phẩm của Vi. Đồ án cuối khóa lớp Illustration K08 – HV Nguyễn Thị Thảo Vi: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Illustration – Vẽ minh họa, là khóa học có thể giúp những bạn yêu thích hội họa trên nền tảng kỹ thuật số thỏa sức sáng tạo và diễn đạt nội dung cần truyền đạt thông qua tranh vẽ. Cùng xem bạn Huỳnh Lê Bảo Nhiên muốn đem đến cho chúng ta bộ tranh mình họa gì nhé! Đồ án cuối khóa – HV Huỳnh Lê Bảo Nhiên: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration K08 của học viên Lê Đặng Hoàng Anh gồm 4 tranh cho tựa game Sky: Children of the light 1. Khởi đầu 2. Di chuyển 3. Thu thập 4. Kết thúc Bài cuối khóa Illustration K08 – HV Lê Đặng Hoàng Anh. >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Vẽ background phim hoạt hình 2D là một công đoạn rất quan trọng trong việc sản xuất một bộ phim hoạt hình.  Qua tác phẩm mà bạn Nhật Vy thực hiện, có thể cảm nhận được cái hồn của bức tranh trong buổi ban trưa được diễn đạt rất tốt và hài hòa cùng màu sắc của đất và trời. Bài cuối khóa – HV Nguyễn Cao Nhật Vy: > Xem thêm thông tin khóa học Vẽ  Background Phim Hoạt Hình 2D: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Background (phông nền, bối cảnh), là một phần không thể thiếu trong các bộ phim hoạt hình. Background giúp tạo cảm xúc cho người xem, làm cho nội dung được diễn tả một cách dễ hiểu và chi tiết hơn. Bên cạnh đó background chính là một phần rất quan trọng trong việc nâng cao tính thẩm mỹ của bộ phim. Cùng xem qua tác phẩm vẽ background phim hoạt hình 2D của Thúy Quyên và cảm nhận về tác phẩm nhé! Bài cuối khóa – HV Ngô Thúy Quyên: > Xem thêm thông tin khóa học Vẽ  Background Phim Hoạt Hình 2D: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Bé Lại Thục An – Lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 21 (cấp độ 2) đã mang đến cho chúng ta một màu sắc hài hòa trong từng tranh vẽ.  Cùng xem qua một số bài tập và bài cuối khóa mà bé đã thực hiện trong suốt quá học tập nhé! Bài tập và bài cuối khóa – HV Lại Thục An: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Digital Painting Thiếu nhi là khóa học vô cùng thú vị, nơi các bé khám phá khả năng vẽ tranh trên máy của mình. Bé Võ Gia Anh đã hoàn thành rất tốt những bài vẽ của mình. Có thể thấy đường nét và cách lên màu của bé tiến bộ lên rất nhanh.  Cùng xem qua một số bài tập và bài cuối khóa của bé nhé! >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Không còn đơn thuần vẽ và tô màu trên giấy nữa, với khóa học Digital Paniting Thiếu nhi bé có thể thỏa sức sáng tạo tranh vẽ trên nền tảng kỹ thuật số cùng các loại cọ vẽ trên phần mềm. Cùng xem qua một số bài tập và bài cuối khóa mà bé Phạm Hương Vân khóa 21 đã thực hiện nhé! Bài tập và Bài cuối khóa – HV Phạm Hương Vân: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tại lớp Digital Painting Thiếu nhi các bé sẽ có cơ hội học hỏi thêm về kỹ năng vẽ trên bảng vẽ điện tử. Đây cũng là nền tảng để các bé phát triển trong lĩnh vực vẽ trên máy sau này. Cùng xem qua các bài tập và bài cuối khóa mà bé An Nhiên đã thực hiện trong suốt quá trình học tập nhé!   >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Lớp Digital Painting Thiếu nhi – Nơi các bé có thể thỏa sức sáng tạo, học cách vẽ trên nền tảng kỹ thuật số. Nhiều điều thú vị từ các phần mềm vẽ giúp bé dễ dàng hơn trong việc hình tượng hóa ý tưởng của mình. Cùng xem qua các tác phẩm trong quá trình học vẽ trên máy cấp độ 1 của bé Ngọc Phương nhé! Với những gam màu được bé phối hợp trên bức tranh thật sự sinh động. Bài tập và bài cuối khóa – HV Huỳnh Ngọc Phương: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đến với lớp Digital Painting Thiếu nhi – Vẽ tranh trên máy, các bé sẽ được thỏa sức sáng tạo từ hình ảnh, màu sắc, thể hiện phong cách riêng trên nền tảng kỹ thuật số.  Bé Nguyễn Ngọc Ánh Dương lớp Digital Painting Thiếu nhi K21 (Level 1) đã hoàn thành rất tốt bài vẽ của mình thông qua các bài luyện tập từ vẽ đồ vật, động vật, cây cối và con người. Cùng xem qua các bài tập trong quá trình học tập và bài cuối khóa của bé nhé! >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Chiếc bánh hộp” – Báo cáo đồ án nhóm Hunted project 2022 do nhóm An Nhàn Team (Gồm: Vy, Đạt và Bình) thực hiện. Chủ đề: Khoảng cách tư tưởng thế hệ và khẳng định bản thân của gen Z. Yếu tố: cuộc sống đời thường, bình dị, vui tươi. Cảm hứng: động viên. Tư tưởng – thông điệp: hãy để trẻ em phát triển theo hướng của chúng, hãy để chúng thực hiện ước mơ của bản thân mình. Đối tượng thụ hưởng: 6+. Sơ lược về các nhân vật trong tác phẩm “Chiếc bánh hộp”: Tác phẩm hoàn thiện: > Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“CONNECTION” – Bài sáng tác nhóm Hunted project 2022, được thực hiện bởi nhóm Etienne. Các thành viên nhóm Etienne: Vũ Thái Ngọc Trâm Lai Hồng Thanh Đậu Hồng Quân Phan Anh Duy Giới thiệu tác phẩm: Tên tác phẩm: CONNECTION Genre: Tự sự Đề tài rộng: Tình cảm gia đình Đề tài hẹp: thế hệ gen Z Gen Z: 1995 – 2012. Khả năng tự học tập, tự sáng tạo. Tự do làm điều mình thích, dám nghĩ dám làm. Được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ -> thế giới ảo -> mạng xã hội. Mục đích sử dụng mạng xã hội: kết nối với mọi người, cập nhật thế giới xung quanh, bày tỏ quan điểm cá nhân, thể hiện hoạt động mỗi ngày. Xây dựng “gương mặt hoàn hảo” trên mạng xã hội. Quá tin tưởng và lệ thuộc vào thế giới ảo -> các mối quan hệ “thật” trở nên nhạt nhòa theo thời gian (công nghệ là một trong những nguyên nhân gây rạn nứt các mối quan hệ) -> bệnh trầm cảm ngày càng tăng, làm cho tâm trạng buồn bã, hay cáu gắt với người thân. Yêu thích đồ công nghệ, đặc biệt là smartphone. Thích các nội dung tương tác (livestream, game MOBA). Multitask. Ngại bị phê bình, góp ý, không giỏi chịu áp lực. Cá tính nhưng cá tính quá mức -> thiếu tôn trọng người khác. Gen Z có nhiều điểm mạnh, nhưng lại vô tình biến những ưu điểm đó thành điểm yếu. Nhược điểm của gen Z đa phần chịu ảnh hưởng từ các thiết bị công nghệ: ít giao tiếp, giao tiếp kém, nghiện smartphone, ảnh hưởng nhiều bởi các tác phẩm truyền thông, dễ chia sẻ tin xấu độc trên mạng xã hội. Chủ đề: Khoảng cách do công nghệ tạo ra giữa gia đình và gen z. Yếu tố: Hiện thực xã hội, ám ảnh, BE (bad ending). Cảm hứng: Phê phán. Thông điệp – Tư tưởng: Hãy quan tâm đến gia đình nhiều hơn. Kết cấu: Phi tuyến tính. Đối tượng thụ hưởng: 13+. Logline: một học sinh sắp lên cấp 3 nghiện công nghệ (smartphone và game) không quan tâm đến gia đình. Ý nghĩa: Công nghệ hiện đại giúp chúng ta dễ dàng kết nối với “mọi người xung quanh” hơn. Các mối quan hệ thông qua mạng internet có được dễ dàng mà đứt cũng dễ dàng. Đừng quá chú tâm vào “những thứ bên ngoài” mà bỏ lỡ mất gia đình – những người ở ngay bên cạnh quan tâm, chăm sóc ta. Dù có ra sao thì những người vẫn sẽ luôn quan tâm và không rời bỏ ta cuối cùng vẫn là gia đình. Lý do chọn đề tài: Phê phán giới trẻ (gen Z) lúc nào cũng quá chú tâm vào mạng xã hội, game online mà quên mất tình cảm gia đình. Phê phán việc con người dần thích/nghiện “tương tác ảo” hơn là “tương tác thật”. Cùng xem qua tác phẩm sáng tác nhóm Hunted project “CONNECTION” của nhóm Etienne nhé! > Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)    

“Kết Nối” – Bài sáng tác nhóm Hunted project 2022 của nhóm T.A.H (Gồm 3 thành viên: Đoàn Ngọc Thạch; Lê Nguyễn Gia Hiền; Lê Phạm Minh An). Đề tài: Gen Z. Chủ đề: sự gắn kết giữa Gen Z và các thế hệ đi trước. Đối tượng đọc giả: đọc giả trên 16 tuổi. Thông điệp: đem tới góc nhìn của Gen Z về cuộc sống của họ, để từ đó các thế hệ lớn hơn có thể hiểu họ hơn. Cùng xem qua quá trình hoàn thiện tác phẩm “Kết Nối” của nhóm T.A.H nhé! > Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Quái Vật Cô Đơn” – Hunted project năm 2022 của nhóm SIXSENSE.  Dựa trên chủ đề Gen Z, nhóm SIXSENSE đã mang tới một câu chuyện thuộc thể loại “Silent Comic”. Gen Z được cho là những con người của thời đại số hóa, thời đại của internet, có lối sống mạnh mẽ, cởi mở, dám theo đuổi đam mê. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những câu chuyện đằng sau nó. Cùng các thành viên nhóm SIXSENSE xem qua quá trình hoàn thiện tác phẩm “Quái Vật Cô Đơn” nhé! > Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “Gen Z Khởi Nghiệp” – bài sáng tác nhóm Hunted project 2022 được thực hiện bởi nhóm Gillustration. Gen Z là thế hệ được sinh ra trong thời đại internet, được xem là những con người của thời đại số hóa. Được biết đến với cá tính mạnh mẽ, cởi mở, có tính thích nghi cao và là thế hệ có xu hướng dám nghĩ, dám làm, được cho là táo bạo hơn so với những thế hệ trước. Nhóm Gillustration (Gồm: Huong Giang, Minh Nhat, Alex Nguyen và Harry Ng) đã mang đến tác phẩm “Gen Z Khởi Nghiệp” với câu chuyện của Mon về một hoài bão khởi nghiệp. Sống trong thời đại bùng nổ internet, Mon mong muốn có thể kinh doanh online, và điều chúng ta thấy trong câu chuyện đó chính là “thế giới thật” và “thế giới ảo” trên mạng internet đã mang đến rất nhiều điều khác biệt. Và câu chuyện của Mon khi bị cộng đồng mạng tấn công đáng sợ đến thế nào và Mon đã vực dậy ra sao, cùng xem qua tác phẩm “Gen Z Khởi Nghiệp” dưới đây nhé! “Gen Z Khởi Nghiệp” – Tác phẩm của nhóm Gillustration Emotion > Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

“Tiệc sinh nhật” – bài cuối khóa lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2) khóa 01 do bé Trần Nguyễn Minh Thư thực hiện. Câu chuyện xoay quanh tình bạn trong bối cảnh học đường, một câu chuyện đáng yêu và hơn hết Minh Thư đã làm rất tốt trong cách dẫn dắt câu chuyện và biểu cảm nhân vật. “Tiệc sinh nhật” – Học viên Trần Nguyễn Minh Thư > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

“Tớ sẽ đến tìm cậu” – bài cuối khóa của bé Bùi Nguyễn Nam Phương lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2) khóa 01. Qua từng khung tranh và nét vẽ xinh đẹp Nam Phương đã thể hiện rất tốt cảm xúc của các nhân vật: rụt rè, tức giận, đau lòng,…  Cùng xem qua tác phẩm “Tớ sẽ đến tìm cậu” do Nam Phương sáng tác: > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Thỏa sức sáng tạo cùng với những mẫu truyện đang nhảy tung tăng trong đầu. Bé Thân Thị Minh Khuê lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2) khóa 01 đã mang đến cho chúng ta những mẫu truyện dí dỏm, vui nhộn. Cùng xem qua bài cuối khóa của Minh Khuê nhé! “Truyện Không Tên – Truyện xàm” – Học viên Thân Thị Minh Khuê > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Chủ đề học đường luôn là một trong những đề tài được các học viên tại CMA quan tâm và chọn làm đề tài sáng tác trong các tác phẩm của mình. Cùng xem tác phẩm “SCHOOL – WAR TIME!”  do bé Phạm Nguyễn Uy Long học viên lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2) K01 thực hiện. > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Hài hước cũng chính là một điểm sáng của câu chuyện của bé  Thái Bích Dao – học viên lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2) khóa 01 khi sáng tác tác phẩm cuối khóa của mình. Với sự dí dỏm, hài hước Bích Dao đã viết nên câu chuyện mang đậm tích cách cá nhân, tạo cho người đọc cảm giác thoải mái. Cùng đọc câu chuyện mà bé đã thể hiện nhé! “Hiểu lầm” – Học viên Thái Bích Dao > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Thỏa sức sáng tạo và viết nên những câu chuyện của chính mình, đó là những điều mà bé Đinh Hoàng Duyên đã thực hiện được khi tham gia khóa Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2). Bé Hoàng Duyên đã chọn cho mình một đề tài khá dễ thương và gần gũi khi đưa vào bối cảnh học đường. Cùng xem qua bài cuối khóa của bé Hoàng Duyên nhé! > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Bé Lê Vũ Minh Thy đã chọn đề tài “Mụn” cho tác phẩm cuối khóa của mình ở lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2). Có thể thấy được qua những trang truyện tranh bé đã thể hiện rất tốt mạch nội dung và nét vẽ đã mượt mà lên rất nhiều. Đề tài khá gần gũi nhất là các bạn nữ phải không nào. Cùng xem qua tác phẩm của bé nhé! > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Vẽ Manga/ Comic cơ bản là lớp học vẽ truyện tranh giúp các bé thỏa sức sáng tạo và phát triển ý tưởng của mình thành những tác phẩm mang nhiều màu sắc khác nhau. Với óc sáng tạo của mình các họa sĩ nhí khóa 51 đã chọn rất nhiều đề tài để hoàn thành bài vẽ cuối khóa như chủ đề gia đình, học đường hay đơn giản một mẫu truyện ngắn thể hiện sự hài hước. Cùng xem qua tác phẩm các học viên lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K51 nhé! Tác phẩm “Kỹ thôi nhưng đừng kỹ quá” – HV Bùi Nguyễn Quỳnh Anh Tác phẩm của học viên Nguyễn Mộc Miên Truyện ngắn “Câu chuyện học đường tình bạn” – HV Nguyễn Tường Vy > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Đồ án cuối khóa Character Design do bạn Phạm Nguyễn Phương Uyên khóa 08 thực hiện. Lấy bối cảnh thời xưa ở Ả Rập, Phương Uyên lựa chọn trang phục theo thể loại Omegaverse. Phương Uyên chia sẻ: “Omegaverse là thể loại thường sẽ xuất hiện trong manhwa/manga/manhua/fanfic BL (boylove) hoặc GL (girllove). Trong thế giới Omegaverse, giới tính được chia theo alpha, beta, và omega. Thông thường alpha sẽ là những người thuộc tầng lớp cao, nên trong bối cảnh của em, alpha sẽ là các quý tộc, và alpha có tài năng, trí tuệ cao. Beta là những người thường dưới trướng alpha. Alpha và beta nam trong thế giới của em thì không có khả năng mang thai như một số fanfic/manhwa/manga/manhua khác. Omega nam nữ đều có khả năng mang thai, dáng người của họ đều rất nhỏ, và thường bị đối xử tệ. Như các tác phẩm khác, 2 nhân vật chính của em là alpha và omega, và đó là Almiran và Hilmi. Và giữa alpha và omega có một mối liên kết, được gọi là “định mệnh”, khi họ gặp nhau họ biết họ là một nửa của nhau, nhưng điều đó thường hiếm xảy ra. Alpha, beta, và omega thường có một mùi hương đặc trưng của riêng họ. Thông thường, mùi hương của omega có sức hút ảnh hưởng lớn nhất với alpha, khiến cho alpha điên cuồng, nên omega thường sử dụng thuốc ức chế để kìm hãm lại mùi hương, đồng thời họ cũng tự đeo cho mình một chiếc vòng cổ cứng cáp để ngăn bị alpha cắn. Vì một khi alpha đã cắn một omega, thì cả hai đã thuộc về nhau, vĩnh viễn không rời xa. Nên trong bức của Hilmi, em có vẽ một chiếc vòng cổ cho cậu. Hilmi là một omega và là con lai Nga – Ả Rập. Mẹ của cậu là một vũ công người Ả Rập, đồng thời cũng là omega giống cậu. Khi cậu sinh ra thì cậu đã không biết cha mình là ai, nhưng theo lời mẹ cậu, cha cậu là một quý tộc người Nga, là một alpha nhân từ, yêu thương và rất kính trọng các omega. Cha cậu tới đây để gặp gỡ hoàng gia Ả Rập, do phải trở về nước một thời gian nên đã không ở bên mẹ cậu khi bà sinh ra cậu. Sau đó mẹ cậu mất sớm do bệnh, cậu quyết tâm trở thành một vũ công có tiếng để được mời vào hoàng gia biểu diễn, mong mỏi rằng sẽ được gặp cha mình. Almiran là hoàng tử thứ bảy, có lòng đam mê với trang sức quý giá. Lần đầu gặp Hilmi là khi Hilmi tới hoàng cung biểu diễn, khi vừa chạm mắt nhau, họ biết họ là “định mệnh” của nhau, Almiran lập tức si mê vẻ đẹp của Hilmi. Vì Almiran là vị hoàng tử được yêu quý nhất, nên khi vua thấy con trai mình tìm được một nửa của mình, ông đã ban hôn cho hai người lập tức. Hilmi không thích điều này nhưng vì để tìm được cha dễ dàng hơn, cậu đã cam chịu chấp nhận. Almiran sau đó đã làm cho Hilmi cặp khuyên tai, tự làm cho mình một chiếc nhẫn, và gọi đó là vật định tình giữa họ. Sau khi biết được hoàn cảnh và quá khứ của Hilmi, Almiran hứa sẽ không động đến Hilmi và sẽ giúp cậu tìm được cha, sau đó, Almiran sẽ để cậu đi mặc dù anh rất thương cậu. Nhưng dần dần, cậu lại có tình cảm với anh hơn.” “Hilmi” & “Almiran” – Nhân vật của học viên Nguyễn Uyên Phương > Xem thêm thông tin khóa học Digital Painting – chuyên đề Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Character Design Online do bạn Nguyễn Lê Thụy khanh khóa 04 thực hiện. “Han” – nhân vật chính trong đồ án được đặt trong bối cảnh Nhật Bản vào khoảng thế kỷ X. Cùng xem qua quá trình bạn Thụy Khanh thực hiện nhân vật của mình nhé! > Xem thêm thông tin khóa học Khóa học Digital Painting Online – Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Character Design Online “AURORA” do bạn Nguyễn Thị Thanh Huyền khóa 04 thực hiện. Sơ lược về tác phẩm: Xã hội/bối cảnh: -Vào năm 3020, Aurora được sinh ra trong phòng thí nghiệm, bị vứt bỏ vì là sản phẩm lỗi, qua tay nhiều nơi buôn bán thú cưng (thú nhân trong thời đại này được xem là vật nuôi cho nhân loại). -Trải qua nhiều lần bị đánh đập bạo hành nên cô bé bị vấn đề tâm lý, rụt rè và sợ hãi trước con người. -Sau khi qua nhiều đời chủ nhân, vào năm 10 tuổi cô được một gia đình tốt bụng nhận nuôi với tư cách là con gái chứ không phải là vật nuôi. -Sau thời gian được nhận nuôi, được chăm sóc và nhờ tình yêu thương của cha mẹ nuôi, cô bé dần thoát khỏi bóng đen tâm lý, trở nên hoà đồng và hoạt bát, sống vui vẻ bên gia đình hiện tại đến lúc trưởng thành. -Cái tên Aurora có nghĩa là bình minh, được đặt sau khi cô bé được nhận nuôi, vì tóc cô bé có màu vàng óng ánh và cũng vì cha mẹ nuôi của cô bé muốn cô có thể như bình minh ban mai, dù có trải qua những chuyện kinh khủng thế nào thì vẫn có thể mạnh mẽ toả sáng đón chào ngày mới. Tâm lý/ tính cách: -Quá khứ rụt rè, nhút nhát và sợ hãi con người. -Hiện tại lạc quan yêu đời, ngoan ngoãn và yêu thương cha mẹ nuôi, năng động và hoà đồng với mọi người xung quanh, luôn luôn tràn đầy năng lượng tích cực cũng không kém phần mạnh mẽ. Ngoại hình: nhân thú 16 tuổi -Đầu có tai mèo, tai trái bị rách, mắt to tròn long lanh màu xanh biển, tóc ngắn màu vàng, cao 1m56, trang phục đáng yêu váy xoè phối lông xù -Trang phục phối đỏ trắng để thể hiện sự vừa mạnh mẽ vừa đáng yêu của cô bé. -Bị cho là sản phẩm lỗi là vì nhân mêu bình thường sẽ có tai đuôi và không thể nói chuyện được, cô bé thì chỉ có tai mèo còn lại cơ thể không hề khác con người, cả giọng nói và ý thức của cô bé cũng vậy. > Xem thêm thông tin khóa học Khóa học Digital Painting Online – Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ Minh Họa) do bạn Võ Ngọc Mai Thy khóa 07 thực hiện, một tác phẩm dễ thương, với màu sắc nhẹ nhàng, nữ tính. Có thể thấy được quá trình từ đi line đến lên sắc độ ở những mảng sáng, tối cho đến lên màu và hoàn thiện bộ 3 bức tranh là cả quá trình mà Mai Thy đã dày công thực hiện. > Xem thêm thông tin khóa học Illustration (Vẽ Minh Họa): TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Illustration K07 do học viên Trình Thị Thanh Trà thực hiện. Thông qua tác phẩm có thể thấy sự uyển chuyển trong nét vẽ và thành quả của sự cố gắng học hỏi trong thời gian tham gia khóa học. Cùng chiêm ngưỡng tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ Minh Họa) của Thanh Trà nhé! > Xem thêm thông tin khóa học Illustration (Vẽ Minh Họa): TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Illustration do học viên Phạm Đức khóa 07 thực hiện.  Lấy hình tượng người lính chiến đấu trong chiến tranh, tác phẩm đã thể hiện tinh thần đồng đội và cảm giác bi thương khi người bạn cùng chiến đấu hy sinh vì tổ quốc.  Cùng xem qua quá trình hoàn thiện đồ án cuối khóa Illustration (Vẽ Minh Họa) của học viên Phạm Đức nhé! > Xem thêm thông tin khóa học Illustration (Vẽ Minh Họa): TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Sau quá trình học tập và rèn luyện ở lớp Digital Painting Online – Chuyên đề Illustration (Vẽ minh họa) tại CMA, bạn Nguyễn Lê Minh đã sáng tạo nên tác phẩm minh họa rất độc đáo. Tác phẩm cuối khóa – Học viên Nguyễn Lê Minh >> Xem thêm thông tin khóa học Vẽ Minh Họa (Illustration) Online: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Lớp vẽ Illustration Online dành cho các bạn yêu thích và muốn phát triển khả năng trong lĩnh vực minh họa. Tại CMA các bạn sẽ được cung cấp các khái niệm về tranh minh họa và cách diễn đạt câu chuyện vào bức tranh. Cùng xem qua tác phẩm vẽ minh họa của học viên Hồ Lưu Ba và chiêm ngưỡng quá trình, cách thức bạn ấy đưa câu chuyện vào tác phẩm nhé! >> Xem thêm thông tin khóa học Vẽ Minh Họa (Illustration) Online: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đến với lớp học Digital painting thiếu nhi, các bé sẽ được làm quen với nghệ thuật vẽ tranh trên nền tảng kỹ thuật số, được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng bay bổng và vẽ ra chính ước mơ của mình. Những kiến thức về màu sắc, đường nét, mảng hình,… trong khóa học sẽ giúp bé nâng cao kỹ năng cảm thụ màu sắc, nét vẽ và tư duy sáng tạo. Cùng xem qua những tác phẩm Digital painting do các bé khóa 20 đã thực hiện: Tác phẩm của học viên Châu Xuân Lan Tác phẩm của học viên Đỗ Ngọc Mai Khanh Tác phẩm của học viên Trần Ngọc Bảo Trân >> Tìm hiểu khóa học vẽ Digital painting thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

“4EVER” là tác phẩm của nhóm Bộ 3 nguyên tử thực hiện trong bài sáng tác nhóm Hunted project 2022. Sơ lược về các thành viên nhóm Bộ 3 nguyên tử: -Hồng Tuyển: Director, Art Director, Character’s color, Động viên-er. -Nhật Trường: Character designer, Linework Artist, Color filler. -Khánh Duy: Background Artist, Beatboard planner. Bốn nhân vật trong tác phẩm “4EVER” đại diện cho từng tính cách GenZ, mỗi nhân vật phải trải qua thử thách khác nhau để hình thành nên con người mới. Cùng điểm qua các nhân vật chính của 4EVER: Cùng xem qua tác phẩm “4EVER” của nhóm Bộ 3 nguyên tử nhé! >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Sản phẩm “Ready Single Go!” Oracle Cards được thực hiện bởi nhóm 3 cây chụm lại nên hòn núi cao trong bài sáng tác nhóm Hunted project 2022. Sơ lược về thành viên nhóm 3 cây chụm lại nên hòn núi cao: -Phạm Chế Hoàng Ly (K13)  -Lương Gia Hân (K13) -Huỳnh Tiểu Phụng (K14) Khái quát đề tài: Khái quát Oracle: Khái quát Chakra: Cùng chiêm ngưỡng sản phẩm “Ready Single Go!” Oracle Cards do nhóm 3 cây chụm lại nên hòn núi cao thực hiện nhé! >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Truyện ngắn “6116” là thành quả của nhóm TQT (với các thành viên là Thành, Quỳnh và Trang) trong kì sáng tác nhóm Hunted Project 2022. “6116” là câu chuyện nói về người thầy tên Huy dù đã lớn tuổi nhưng thầy Huy vẫn vượt qua sự khác biệt thế hệ để kết nối với giới trẻ. Thông điệp mà nhóm TQT muốn truyền tải: – Giới thiệu những điểm tốt của Vtuber một thể loại giải trí mới nổi của gen Z qua góc nhìn của thầy Huy, một người thầy hơn 60 tuổi. – Thông qua những hoạt động tìm hiểu về Vtuber, thầy Huy đã dần xóa đi khoảng cách thế hệ với những học sinh và cháu của mình. Cùng chiêm ngưỡng tác phẩm truyện ngắn “6116” của nhóm TQT nhé! >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện tranh. Học viên: Vũ Việt Hùng lớp Họa sĩ kể chuyện k09. Tác phẩm: Đế chế Âu Lạc Đề tài: Bóng rổ Thể loại: School, sport Thông điệp: Hãy tập thể thao, chơi bóng rổ để khỏe mạnh và healthy. Ý nghĩa: Tình đồng đội   > Tìm hiểu khóa học Họa sỹ kể chuyện ngành Truyện tranh: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện ngành Digital painting. Học viên: Lục Bích Ngọc, lớp Họa sĩ kể chuyện K09. Ý tưởng: Bộ tranh là những câu chuyện và hồi ức của bản thân, những suy nghĩ cá nhân được lấy ý tưởng từ hình ảnh bàn thờ Ông Địa và Thần Tài. > Tìm hiểu khóa học Họa sỹ kể chuyện ngành Digital painting: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Bài sáng tác nhóm Hunted project, chủ đề Gen Z của Nhóm của Thắng K13 và Tuấn K11. Gen Z (những người ra đời từ giữa thập niên 1990 đến những năm đầu thập niên 2010) được xem là những công dân của thời đại số hóa khi được lớn lên với internet và các thiết bị điện tử. Đây là một thế hệ tài năng, luôn biết tận dụng sức mạnh công nghệ vào mọi mặt của đời sống, đồng thời cũng phải đối mặt với sự cô đơn và khủng hoảng thế hệ khi những kết nối thực tế trở nên mong manh và giá trị truyền thống bị lung lay hoặc bác bỏ. Tham vọng hay tham lam, tự tin hay tự cao, độc lập hay lập dị? Bạn nghĩ gì về Gen Z và Gen Z nghĩ gì về chính họ trong cộng đồng? Cách thức và quy trình: Tranh 1: Cyber bully Tranh 2: Góc nhìn đa chiều Tranh 3: Mâm cơm Tranh 4: May vá >> Tìm hiểu khóa học Họa sỹ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Bài sáng tác nhóm Hunted project, chủ đề Fate of Gen Z của nhóm The Hummingbird. Sơ lược về các thành viên “The Hummingbird”: Hồng Nhật Hòa: Trưởng Nhóm, lên ý tưởng, phác thảo, thiết kế map, logo. Nguyễn Ngọc Sương: Lên ý tưởng, phác thảo, lên nét – đi màu, làm báo cáo. Nguyễn Huỳnh Huyền Linh: Lên ý tưởng, phác thảo, lên nét – đi màu, chỉnh sửa nội dung sản phẩm. Võ Trung Tín: Lên ý tưởng, phác thảo, thuyết trình, cổ vũ tinh thần. Cùng chiêm ngưỡng quá trình thực hiện bài sáng tác của nhóm “The Hummingbird” – Chủ đề “Fate of Gen Z” nhé! ——— Hunted Project là một “môn học đặc biệt” được CMA tổ chức thường niên nhằm tạo môi trường cho học viên làm việc nhóm, thực hành các kỹ năng nghề nghiệp và ứng dụng óc thẩm mỹ, chuyên môn vào sản xuất thực tế trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sáng tạo hiện nay. Đây cũng là cầu nối giữa học viên – doanh nghiệp – người thụ hưởng tác phẩm, mang lại cơ hội cho doanh nghiệp tìm được nhân sự có tài năng, phù hợp với nhu cầu phát triển sáng tạo của công ty. >> Tìm hiểu khóa học Họa sỹ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Dream – Tác phẩm do bạn Nguyễn Thanh Cao, học viên Họa sĩ kể chuyện ngành Hoạt hình K8 thực hiện. Được lấy cảm hứng từ những kỷ niệm đẹp của bản thân, tác phẩm mang màu sắc game pixel, các yếu tố retro và có sự tham gia hỗ trợ của các bạn Phương Anh, Gia Hiền và Minh Tuấn. “DREAM” – Tác phẩm của học viên Nguyễn Thanh Cao Mời các bạn cùng xem toàn bộ tác phẩm TẠI ĐÂY > Tìm hiểu thông tin khóa học Kỹ Thuật Viên Hoạt Hình: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Digital painting 2 – Một môn quan trọng trong hệ đào tạo chuyên nghiệp – Ngành Họa sỹ kể chuyện. Để có thể thổi hồn vào những bức chân dung, các bạn học viên đã nổ lực không ngừng. Đi từ những bản phác thảo đến cách đánh màu và sau đó là chỉnh sửa hoàn thiện tác phẩm. Cả một quá trình xuyên suốt như vậy đã đôi lần những khó khăn xảy đến nhưng các bạn đã vượt qua cùng với sự đồng hành từ giảng viên và bạn bè.  Dưới đây cùng ngắm nhìn những tác phẩm cuối môn Digital painting 2 của các HSKC k14 – 15 nhé! Digital painting 2 – HV Châu Ngọc Yến K14 Digital painting 2 – HV Trần Nguyễn Huyền Trang K14 Digital painting 2 – HV Trang Hùng Thắng K14 Digital painting 2 – HV Trần Khánh Hoàng K15 Digital painting 2 – HV Nguyễn Hữu Thanh K15 Digital painting 2 – HV Hà Trương Trường Thành K15 Digital painting 2 – HV Ngô Hoàng Long K15 Digital painting 2 – HV Trần Thanh Sơn K15 > Xem thêm thông tin khóa học Họa sỹ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Truyện tranh cấp tốc do học viên Tạ Thụy Cẩm Tiên (khóa 12) thực hiện. Có thể thấy câu chuyện mà bạn Cẩm Tiên lựa chọn là một chủ đề khá thú vị. Sau khóa học vẽ Truyện Tranh cấp tốc đã giúp bạn thể hiện được cốt truyện và hoàn thiện nét vẽ của mình. Cùng xem qua tác phẩm truyện tranh của học viên Tạ Thụy Cẩm Tiên nhé! > Xem thêm thông tin khóa học Truyện tranh cấp tốc: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Truyện tranh cấp tốc do học viên Viên Khải Phong (khóa 12) thực hiện. Đồ án Truyện tranh cấp tốc của bạn Khải Phong khóa 12 – một đề tài được khá nhiều bạn quan tâm, qua tác phẩm phần nào bóc tách được nội tâm giằng xé của nhân vật. Sự đấu tranh cho đam mê và sự cản trở từ gia đình, nhờ sự hỗ trợ từ bạn thân, nhân vật Quan Chấn Long đã có được sự đồng tình từ mẹ và bắt đầu hành trình chinh phục ước mơ. Cùng xem qua tác phẩm của học viên Viên Khải phong > Xem thêm thông tin khóa học Truyện tranh cấp tốc: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)   

Đồ án cuối khóa Truyện tranh cấp tốc do học viên Dương Minh Quân (khóa 12) thực hiện. “Tech The Dog” xoay quanh vấn đề nợ môn của sinh viên. Có thể nói đây là một đề tài không quá xa lạ. Câu chuyện đi từ sự thản nhiên trong tâm trí của Tech cho đến nỗi tuyệt vọng và cách mà Tech đã vực dậy chính mình nhờ có sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè.  Hãy cùng đọc câu chuyện nhé!   >> Xem thêm thông tin khóa học Truyện tranh cấp tốc: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

Đồ án cuối khóa Truyện tranh cấp tốc do học viên Bùi Thị Cẩm Tú (khóa 12) thực hiện. “Khúc cầu siêu trong mưa” phần nào thể hiện tiếng lòng, là sự tiếc nuối của tác giả về những điều đẹp đẽ nhất đã cách xa như khoảng cách giữa trời và đất, tuy có thể nhìn chúng gặp nhau ở đường chân trời nhưng lại không thể chạm được.  Hãy cùng CMA đọc, cảm nhận và suy nghĩ về tác phẩm mà bạn Cẩm tú đã dày công thực hiện nhé!     > Xem thêm thông tin khóa học Truyện tranh cấp tốc: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

Khoảng cách địa lý đã hóa không khi các bạn nhỏ tham gia khóa học Vẽ Manga/ Comic Online. Những hình ảnh được ấp ủ trong trí óc nay đã nhờ sự hỗ trợ tận tình từ giáo viên dễ thương của CMA, bé Phương Linh đã hoàn thành tốt tác phẩm của mình. Cùng xem qua tác phẩm mà bé đã cố gắng thực hiện trong quá trình học tập và rèn luyện. “Sherwyn Cuthlert” – Tác phẩm của học viên Trần Mai Phương Linh. Bộ biểu cảm: Nhân vật hoàn thiện: >> Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic Online thiếu nhi: Tại đây Comic Media Academy

“My girl” là tác phẩm sau 22 buổi học của khóa Vẽ Manga/ Comic Nâng Cao khóa 26 do bạn nhỏ Hương Vân lên ý tưởng và thực hiện. Qua tác phẩm có thể thấy nguồn cảm hứng để tiếp cận câu chuyện của các bé vô cùng phong phú và đôi phần huyền ảo.   >> Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: Tại đây Comic Media Academy

“Em gái về” là thành quả sau quá trình cố gắng tập luyện từ nét vẽ đến cách kể chuyện thông qua hình ảnh của bé Đinh Nguyễn Phúc Nhi (học viên lớp Manga/ Comic (Nâng cao) K26). Truyện lấy trọng tâm về tình cảm gia đình – một đề tài thân thuộc nhưng không hề đơn giản để khai thác. Cùng ngắm nhìn tác phẩm đáng yêu này để cảm nhận thông điệp về tình yêu thương và sự che chở của cô bé dạt dào tình yêu – Phúc Nhi nhé! > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: Tại đây Comic Media Academy

Tác phẩm “Sniv-chan” do bạn Đoàn Trần Minh học viên lớp Character Design K07 lên ý tưởng và thực hiện. Nhân vật Sniv-chan là một nhà huấn luyện trẻ tuổi, cô bé thích được đi thám hiểm thật nhiều nơi. Ước mơ lớn nhất của Sniv là trở thành nhà vô địch mạnh nhất. Cô nàng năng động, có hơi chút hậu đậu và đôi khi Sniv cũng rất nóng tính. Cùng nhìn qua quá trình thực hiện tác phẩm Sniv-chan: Ý tưởng phát thảo ban đầu: Các bước hoàn thành tạo hình: 3 hướng xoay của nhân vật Sniv-Chan: Các biểu cảm chính của Sniv: Tác phẩm hoàn thiện: ——— Tìm hiểu thêm khóa học Character Design (Thiết kế nhân vật): TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

Khi không thể chụp ảnh, chúng ta có thể vẽ Khi lật giở tạp chí, tìm kiếm phim trên Netflix, xem Instagram hay khi lựa chọn bất kỳ trò giải trí thích hợp trong giai đoạn dịch bệnh này, thì chắc chắn bạn sẽ lướt qua không ít những tác phẩm vẽ minh hoạ từ đơn giản đến phức tạp. Vẽ minh họa không phải là một lĩnh vực mới trong marketing và thiết kế, mà trên thực tế, nó đã xuất hiện từ lâu. Trước khi dịch bệnh xảy ra, vẽ minh hoạ đã nhận được nhiều sự quan tâm và tìm hiểu của cộng đồng thiết kế. Nhưng đứng trước đại dịch và những tháng ngày phong toả kéo dài, các vị Giám đốc nghệ thuật nhận thấy bản thân ngày càng phụ thuộc vào người hoạ sĩ minh hoạ và những loại hình sáng tạo độc lập (chỉ cần một cá nhân thực hiện) hơn là những shoot ảnh cần đến các công tác hậu kỳ phức tạp. Vì vậy, có thể nói rằng vẽ minh hoạ là một trong nhiều xu hướng bị tác động bởi dịch bệnh, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Giám đốc nghệ thuật của tạp chí New York – Stevie Remsberg cho rằng giai đoạn này là minh chứng của việc chuyển đổi từ chụp ảnh thực tế sang vẽ minh hoạ. Khi không thể thực hiện những buổi chụp hình ở phim trường, vẽ minh hoạ là một cách thay thế. Remsberg nói rằng “Nếu không thể chụp ảnh, làm cách nào để bạn truyền tải câu chuyện mà vẫn thu hút người xem? Dẫu biết rằng có cả một kho tàng ảnh miễn phí có sẵn mà mọi người đều có thể sử dụng, nhưng tôi muốn sở hữu những tấm ảnh của riêng mình”. Chuyên mục Grub Street Diet của tạp chí New York là một trong những ví dụ điển hình cho việc chuyển đổi từ ảnh chụp sang vẽ minh hoạ. Các tác phẩm minh họa đều mang thông điệp nhất định. Nội dung chính miêu tả lại chế độ ăn uống mỗi tuần của một cá nhân nổi bật hoặc một người nổi tiếng. Biên tập Megan Paetzhold từng sử dụng hình ảnh thực tế được chụp trong những nhà hàng để minh hoạ cho các bài viết thuộc chuyên mục này. Tuy nhiên vào cuối tháng 3, cô đã triển khai sử dụng tranh minh hoạ và đã duy trì hình thức này cho đến hiện tại. Hơn cả những lợi ích thực tế, Remsberg cũng nhận thấy vẽ minh hoạ là một cách để chia sẻ những cái nhìn khác nhau về câu chuyện muốn truyền tải. “Vẽ minh họa giúp chúng ta tiếp cận những độc giả đồng quan điểm hoặc quan tâm đến đối tượng trong bức vẽ dễ dàng hơn”. Remsberge cũng nhắc đến chuyên mục Hola Papi mới ra mắt của tạp chí The Cut, được minh hoạ bởi Pedro Nekoi, như một ví dụ cho thấy nghệ thuật giúp nhân đôi giá trị câu chuyện. Dường như những bức vẽ sáng tạo có nội dung đã trở thành một điều tất yếu khi chúng ta chia sẻ các câu chuyện lên mạng xã hội. Nhận biết được điều đó nhưng trước khi dịch bệnh bùng phát, đội ngũ của Remsberge vẫn chưa có kế hoạch phát triển xu hướng này trên các nền tảng mạng, mặc dù bản thân cũng hi vọng mình có thể tập trung vào nó sớm nhất có thể. Cô cũng bày tỏ mình đã luôn muốn thực hiện nhiều tác phẩm minh hoạ hơn cho tạp chí New York ở cả mảng báo mạng và báo giấy. Và tình hình dịch bệnh như hiện nay đã cho cô cơ hội để thực hiện chúng. Hiện tại, ngân sách cho các khoản cộng tác và thu mua tác phẩm minh hoạ từ đội ngũ bên ngoài đang không ngừng gia tăng. Các biên tập viên “cũng đang đẩy mạnh nhu cầu sử dụng tranh minh hoạ. Tôi không nghĩ rằng nguyên do là vì dịch bệnh, mà vì họ đang thấy được những giá trị thật sự mà vẽ minh họa đem lại”. Đối với Martina Ibanez – Baldor, nhà thiết kế và giám đốc nghệ thuật của Los Angeles Times, minh hoạ luôn là một phần trong công việc của cô. Nhưng hơn một năm trở lại đây, vẽ minh họa bắt đầu chuyển sang những hướng phát triển mới. Chuyên mục Food mà Ibanez-Baldor đang phụ trách trước đó đã được hồi sinh vào năm 2019 bởi biên tập tờ Lucky Peach, Peter Meehan. Ngay cả khi Meehan từ chức vào mùa hè, thì phong cách mang hơi hướng vẽ minh hoạ của ông, đặc biệt trên những bìa tạp chí giấy, vẫn gây ảnh hưởng tới hình ảnh hiện tại của Food. Tháng 2 vừa qua, chỉ một vài tuần trước khi thành phố Los Angeles phong toả, tạp chí kịp thời ra mắt chuyên mục Plans (đi kèm với một tài khoản Instagram riêng) đã thu hút đọc giả bằng nhiều hình ảnh minh hoạ, meme và truyện tranh đầy tính sáng tạo. Ibanez-Baldor nói rằng vì nhu cầu xem những nội dung về phong cách sống ngày càng tăng, những nhà thiết kế bắt đầu quan tâm hơn tới những câu chuyện và dự án có chiều sâu. Cô tiết lộ: “Chúng tôi đang làm việc với các biên tập viên và nhà báo song song với tự sản xuất những nội dung của riêng mình”. Năm vừa rồi, cô thiết kế ấn phẩm đầu tiên cho LA Times, nói về kỷ niệm 50 năm diễn ra cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam (Chicano Moratorium), theo sau đó là ba tác phẩm có chủ đề hữu ích với bạn đọc trong đợt dịch này: thực vật, nấu ăn và hướng dẫn dành cho những ai lần

Nhật Bản nổi tiếng với danh lam, thắng cảnh đẹp tuyệt vời, những phong tục đặc trưng, người dân vô cùng lịch sự và hiếu khách. Nhưng bạn có biết rằng bạn cũng có thể “góp mặt” vào những bộ anime nổi tiếng của Nhật Bản không? Sau mùa dịch  chắc chắn sẽ có rất nhiều người “ngứa chân”, muốn được đi đây đó. Vậy hãy thử ghé thăm các địa điểm trong anime có thật ngoài đời dưới đây nhé! 1/ Trường Tiểu học Toyosato (K – On!) K – On! có lẽ là một trong những bộ anime thuộc thể loại “CGDCT” (Cute Girls Doing Cute Things: nôm na là những cô gái đáng yêu làm những điều dễ thương) nổi tiếng nhất. Cho đến nay, K – On! vẫn là một tác phẩm đình đám sau gần một thập kỷ ra mắt. Phần lớn bộ phim diễn ra tại ngôi trường hư cấu Sakuragaoka – một trong những địa điểm tạo nên nét riêng cho anime này bên cạnh Câu lạc bộ Âm nhạc. Trường Trung học Sakuragaoka dựa trên kiến trúc của một trường học có thật ngoài đời, trường Tiểu học Toyosato, nằm ở thị trấn Toyosato, Nhật Bản. Nơi này cách Tokyo khoảng 4 giờ đi tàu, nếu có dịp, các bạn hãy chuẩn bị những bộ đồng phục học sinh và lên đường, hóa thân thành các nhân vật trong K – On! nhé. 2/ Yakushima (Princess Mononoke – Công chúa Mononoke) Chắc hẳn các bạn đã không còn xa lạ với bộ phim Princess Mononoke – Công chúa Mononoke của Studio Ghibli. Nếu bạn đã từng đắm chìm vào những cảnh đẹp trong bộ phim thì chắc chắn đảo Yakushima đầy thơ mộng sẽ không làm bạn thất vọng. Đảo Yakushima là một nơi thanh bình, và được các du khách mô tả là “đẹp như tranh vẽ”. Đảo đã  truyền cảm hứng cho những cảnh trong Công chúa Mononoke. Bạn chỉ có thể đến Yakushima bằng đường hàng không hoặc đường thủy (đi phà, tàu…) từ thành phố Kagoshima. Khi đặt chân lên hòn đảo, hãy khám phá những khu rừng nguyên sinh, những bãi biển vắng lặng và những ngọn núi hùng vĩ. Bạn có thể tham khảo các từ khóa như “Công viên Quốc gia Yakushima” hay “Tour du lịch Yakushima” nhé! 3/ Shirakawa – go (Higurashi no Naku Koro ni) Bộ siêu phẩm kinh dị Higurashi no Naku Koro ni  chắc hẳn đã từng làm bạn rùng mình khiếp sợ. Cho những ai chưa biết  Higurashi no Naku Koro ni kể về cậu thiếu niên Keiichi Maebara, người chuyển đến sinh sống tại ngôi làng nông thôn Hinamizawa, tưởng chừng  cậu sẽ có một cuộc sống tươi đẹp và yên bình thì vô số rắc rối lại ập lên người cậu. Một câu chuyện bí ẩn, đáng sợ về vụ giết người xoay quanh lễ hội Watanagashi hàng năm của làng. Nhưng đừng vội lo lắng, ngôi làng Shirakawa đáng sợ trong anime lại là một nơi rất tuyệt vời ngoài đời thực. Nhờ phong cách kiến trúc đặc biệt (Gassho Zukuri – Bàn Tay Cầu Nguyện), nơi này đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Khi đến nơi, bạn hãy ghé thăm đền Shirakawa Hachiman được xây dựng trong khoảng từ năm 708 – 715, là nơi lễ hội Doboroku diễn ra vào tháng 10 hàng năm. Người dân thậm chí còn xây riêng một khu vực cho các tín đồ phim kinh dị và anime có thể để lại những ghi chú, lời khen của mình về ngôi làng. 4/ Azabu Hikawa Shrine (Sailor Moon – Thủy thủ Mặt Trăng) Chắc hẳn có rất nhiều khán giả thuộc nằm lòng bộ anime Sailor Moon – Thủy thủ Mặt Trăng đúng không nào? Vì vậy điểm dừng chân tiếp theo chính là Tokyo, nơi các bạn nên đến ít nhất một lần trong đời. Những ngôi đền chính là điểm nổi bật tại Tokyo, fan anime chắc cũng không còn xa lạ với những ngôi đền này, vì trên thực tế, các ngôi đền trong anime lấy cảm hứng từ nhiều ngôi đền ngoài đời thật. Sailor Moon cũng không ngoại lệ. Trong Sailor Moon, đền thờ Azabu Hikawa xuất hiện cùng với Rei Hino (Thủy thủ Sao Hỏa), đóng vai trò là người canh giữ đền thờ. Ngôi đền ngoài đời được bao quanh bởi cây cối và chỉ cách ga xe lửa Azabu – Juban tầm mười phút đi bộ. Một điều hay ho nữa là tác giả Naoko Takeuchi của Sailor Moon cũng sống trong khu dân cư gần đó. 5/ Yotsuya (Kimi no Na Wa – Your Name) Cuối cùng không thể bỏ qua tác phẩm đình đám Your Name. Ở cảnh cuối, cũng chính là cảnh tạo nên điểm nhấn của phim, hai nhân vật chính Mitsuha và Taki cuối cùng cũng gặp được nhau trên hành lang cầu thang tưởng như rất bình thường nhưng bây giờ địa điểm này lại cực kỳ nổi tiếng. Những bậc thang này nằm cách ga xe lửa Yotsuya vỏn vẹn 10 phút, gần ngôi đền Suga. Nếu các bạn  đặt chân đến đây, hãy chụp thật nhiều ảnh. Thời gian tuyệt vời nhất là lúc hoàng hôn vừa lên! Nguồn: animenewsandfacts.com Người dịch: Minh Thanh

Coraline (2009) là bộ phim hoạt hình kinh dị, giả tưởng được làm từ kỹ thuật stop-motion. Bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Neil Gaiman. Vào thời gian bộ phim được phát hành, Coraline đã trở thành một trong những bộ phim stop-motion có doanh thu cao nhất, chỉ sau The Curse of The Wererabbit (2005) và Chicken Run (2000). Coraline đã đạt các giải thưởng liên quan đến mảng hoạt hình như: Thiết kế nhân vật xuất sắc nhất; Âm nhạc xuất sắc nhất; Nhân vật nữ hoạt hình xuất sắc nhất. Với chừng đó lời khen và đánh giá từ giới phê bình, Coraline đã trở thành bộ phim dành cho trẻ em nhưng lại chứa yếu tố khá đáng sợ. Nhưng đây không phải là bộ phim duy nhất đạt được sự thành công đó. 10/ Corpse Bride (2005) – Cô dâu ma Sự kết hợp giữa phong cách đặc trưng của Tim Burton cùng bầu không khí ma quái và cốt chuyện ly kỳ, khán giả dễ dàng nhận ra nhiều điểm tương đồng giữa Coraline và Corpse Bride. Coprse Bride là bộ phim hoạt hình thứ ba trong sự nghiệp của Tim Burton. Câu chuyện xoay quanh một chú rể, người cưới nhầm cô gái đã “chết”. Tương tự Coraline, các nhân vật mang nét sáng tạo tuyệt vời, độ hài hước vừa đủ để mang đến cho khán giả sự thích thú, bên cạnh đó là nỗi sợ bởi những khung hình tăm tối. Đồng thời, Coprse Bride cũng là một vở nhạc kịch, chính vì vậy mà nó đã mang lại sự siêu thực cho bộ phim, kết hợp giữa nhẹ nhàng, chậm rãi và kinh hãi, đáng sợ. 9/ Beetlejuice (1988) – Nước ép bọ Một phim khác của Tim Burton, nhưng không phải hoạt hình hay stop-motion mà là phim người thật hẳn hoi. Beetlejuice kể câu chuyện dưới góc nhìn của một cặp vợ chồng đã chết và ám chính ngôi nhà mà họ từng sống. Thực tế, bộ phim nghiêng về yếu tố hài kịch nhiều hơn là một tác phẩm kinh dị. Được đánh giá là có đầu tư và sáng tạo tốt, bộ phim cho khán giả thấy một cặp đôi khi đã chết sẽ “sống” hạnh phúc như thế nào. 8/ James And The Giant Peach (1996) – James và quả đào khổng lồ Bộ phim được chỉ đạo bởi đạo diễn của Coraline, Henry Selick. Câu chuyện dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên ra mắt năm 1961, xoay quanh một cậu bé bị thu nhỏ bằng với kích thước của một con côn trùng, và từ đó cuộc phiêu lưu của cậu cùng những sinh vật nhỏ bé bắt đầu. 7/ Edward Scissorhands (1990) – Edward Tay kéo Edwar Scissorhands cũng giống như Beetlejuice, là một bộ phim do người thật đóng. Tuy chất hài  đã được lãng mạn hóa trong phim này, song phim vẫn có một số đoạn khá hài hước. Mặc dù tạo hình của Edward có hơi đáng sợ đối với một đứa trẻ, nhưng nhân vật này lại là một anh chàng khá dễ thương và có cái nhìn hồn nhiên, ngây thơ về thế giới xung quanh. 6/ Monster House (2006) – Ngôi nhà quái vật Dù phim không thuộc thể loại stop-motion, Monster House vẫn xứng đáng là một trong những bộ phim hoạt hình kinh dị xuất sắc. Phim vừa hài hước, vừa kinh dị, xoay quanh một khu phố bị ám bởi một ngôi nhà trong mùa lễ Halloween. Bộ phim của đạo diễn Gil Kenan được sánh ngang với những kiệt tác của Tim Burton. Monster House là một bộ phim đề cao sự phiêu lưu nhưng lại theo chiều hướng khá ma quái, kỳ dị. 5/ Lemony Snicket’s A Series Of Unfortunate Events (2004) – Chuỗi sự kiện xui xẻo của Lemony Snicket Đây là bộ phim chuyển thể từ ba cuốn sách cùng tên. Một bộ phim hài đen tối kể về câu chuyện của những đứa trẻ mồ côi, bất hạnh và cuộc đấu tranh giữa chúng với Bá tước Olaf. Bộ phim đã giành được giải thưởng cho hạng mục “Trang điểm đẹp nhất” và được đạo diễn bởi Brad Silberling. 4/ Nine (2009) – Số 9 huyền thoại Bộ phim hoạt hình khoa học viễn tưởng này được đạo diễn bởi Shane Acker, dựa trên bộ phim ngắn trước đó của ông. Câu chuyện diễn ra vào thời kỳ đen tối năm 1930, khi tất cả nhân loại đã bị xóa sổ bởi những người máy vô hồn. Một nhà khoa học đã chế tạo ra chín con robot với tạo hình là những con búp bê, chứa đựng các phần linh hồn của mình nhằm cứu rỗi thế giới. Tuy có sự sáng tạo và tạo hình đẹp mắt, nhưng bộ phim nhận phải khá nhiều ý kiến trái chiều về việc “nội dung không có chiều sâu”. Song,  Nine vẫn được đề cao là bộ phim sánh ngang với những kiệt tác của Hayao Miyazaki. 3/ The Nightmare Before Christmas (1993) – Ác mộng trước Giáng Sinh Một bộ phim stop-motion khác đến từ đạo diễn Tim Burton, The Nightmare Before Christmas là hiện thân của sự sáng tạo về việc kết hợp hai ngày lễ Giáng Sinh và Halloween. Nội dung câu chuyện theo chân Vua Halloween – Jack, trong chuyến du ngoạn đêm Giáng Sinh. Ông quyết định đảm nhận vai trò của Ông già Noel và gây ra vô số hỗn loạn cho cả hai thế giới, thế giới Giáng Sinh và thế giới loài người. 2/ Frankenweenle (2012) – Chú chó Frankenstein Là bộ phim hoạt hình hài hước – kinh dị theo phong cách stop-motion của Tim Burton. Giống như Nine, bộ phim cũng dựa trên bộ phim ngắn cùng tên trước đó. Câu chuyện kể về một cậu bé đã cố gắng hồi sinh chú chó

Trước sự biến chuyển khó lường của đại dịch Covid-19, hầu hết mọi người đều phải tự cách ly tại nhà để bảo vệ bản thân cũng như những người khác. Việc ở nhà trong thời gian dài rất dễ gây  buồn chán, vì vậy  hãy cùng CMA điểm qua một số bộ anime thú vị để bạn giải tỏa căng thẳng trong những ngày dịch nhé! 7/ Sing “Yesterday” for Me Sing “Yesterday” for Me là bộ anime dựa trên manga cùng tên do Studio Doga Kobo sản xuất. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc sống của ba người bị mắc kẹt trong  những hối tiếc về quá khứ. Rikuo Uozumi là một trong ba nhân vật chính của bộ anime, Rikuo là một người bình thường, tốt nghiệp Đại học và có một công việc bán thời gian như bao người khác. Anh bị kìm hãm bởi những quá khứ đau buồn của bản thân, làm anh không thể sống như người bình thường được. Anh gặp Haru Nonoka, nữ chính của phim. Cô làm việc tại Mill Hall và không khác gì anh, cô cũng hoang mang về quãng đời còn lại của mình. Shinako Morinome là một người bạn học của Rikuo, đồng thời cũng là cô gái trong mộng của Rikuo. Cô làm giáo viên của một trường trung học, như nội dung, Shinako cũng gặp rắc rối với những hối hận trong quá khứ, khiến cô không thể sống một cách tích cực. Cả ba nhân vật đều có sự phát triển tâm lý một cách rõ rệt và mạnh mẽ, đó chính là mấu chốt làm cho bộ anime này nổi tiếng. Toàn bộ câu chuyện đưa chúng ta đến những thăng trầm trong cuộc sống, và hầu hết chúng ta đều có thể nhận thấy một chút bản thân mình trong đó. Ngoài ra cách vẽ, thiết kế nhân vật của bộ anime cũng rất đẹp mắt. Hiện Sing “Yesterday” for Me đang có 12 tập và được phát sóng trên Netflix. 6/ Dr. Stone Dr. Stone là bộ anime dựa trên manga cùng tên do Studio TMS Entertainment sản xuất. Nội dung câu chuyện xoay quanh sự kết thúc của nền văn minh nhân loại khi bỗng dưng mọi thứ đều biến thành đá chỉ trong một ngày. Senku Ishigami là nhân vật chính của anime. Cậu là  thiên tài trong mọi lĩnh vực khoa học. Khi Senku thức dậy sau vài triệu năm kể từ khi tận thế xảy ra, số mệnh đã định đoạt cậu là người duy nhất có thể đưa nền văn minh nhân loại trở lại một lần nữa nhờ tài năng xuất chúng và kiến thức sẵn có của mình. Senku được sự trợ giúp từ những người bạn là Taiju Oki và Yuzuriha Ogawa.  Tuy nhiên, trong quá trình hồi sinh nhân loại cậu luôn bị một người ngăn cản – Tsukasa Shishio. Anime có phong cách vẽ được đánh giá cao và một cốt truyện tuyệt vời. Dr. Stone hiện đang có hai mùa với tổng 35 tập. 5/ TONIKAWA: Over The Moon For You TONIKAWA: Over The Moon For You được sản xuất bởi Studio Seven Arcs. Anime xoay quanh cuộc sống của một cặp đôi mới cưới với những tình huống dở khóc, dở cười mà họ phải đối mặt trong đời sống thường ngày. Nasa Yuzaki nam chính của anime. Anh không may bị bắt nạt từ thuở thơ ấu do cái tên mà người ta cho là “kỳ lạ”, nhưng anh không để tâm đến điều đó. Vào một ngày, anh được cứu bởi Tsukasa Tsukuyomi, nhân vật nữ chính. Nasa bị thu hút bởi vẻ đẹp của Tsukasa và hỏi xem liệu cô có muốn cùng mình hẹn hò  không. Và rồi anh nhận được một câu trả lời vô cùng dí dỏm và kỳ lạ, cô đưa ra điều kiện là anh phải cưới cô nếu anh muốn được chấp nhận hẹn hò. Chính vì điều đó, cuộc sống hôn nhân giữa Nasa cùng người vợ đáng yêu Tsukasa bắt đầu. Cả anime thực sự mang lại cho người xem một cảm giác rất ấm lòng và vui vẻ. TONIKAWA: Over The Moon For You hiện mới ra mắt được  một mùa, với 12 tập. 4/ The God of High School Chắc hẳn nhiều khán giả không còn xa lạ với bộ anime đình đám của Studio MAPPA này. The God of High School xoay quanh việc các võ sĩ với những mục tiêu, võ thuật khác nhau chiến đấu trên võ đài để cạnh tranh “phần thưởng” dành riêng cho họ. Mori Jin là nhân vật chính của anime. Mori là một võ sĩ Taekwondo mạnh mẽ. Cậu tham gia giải đấu nhằm tìm lại người ông đã mất tích của mình. Câu chuyện bắt đầu khi Mori kết bạn với Daewi Han và Mira Yoo, và tương tự như Mori cả hai đều rất giỏi võ thuật. The God of High School gồm 13 tập, phần 2 rất có thể sẽ được ra mắt trong thời gian tới. 3/ Classroom Of Elite Classroom Of Elite  dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên, được sản xuất bởi Studio Lerche. Anime xoay quanh cuộc sống của những học sinh trung học khi họ phải đối mặt với những âm mưu ẩn giấu đằng sau ngôi trường. Kiyotaka Ayanokoji  nhân vật chính của anime, chỉ là một học sinh khối D (ngôi trường phân từng cấp học theo khối A – B – C – D…). Ayanokoji tuy trông có vẻ giống như bao người bình thường khác nhưng cậu lại có một khả năng hơn người. Cậu làm bạn với nữ chính Suzune Horikita. Cô là người có tư tưởng chống đối xã hội và chỉ biết nghĩ cho bản thân. Horikita luôn muốn học ở khối A. Toàn bộ anime được đánh giá là bí ẩn và ly kỳ, ngoài ra, nhờ độ “cool ngầu”

Mieruko – chan chính thức ra mắt trailer mới và dự kiến phát hành vào tháng mười sắp tới. Đoạn trailer cũng hé lộ các nhân vật/diễn viên lồng tiếng cho bộ anime được chuyển thể từ truyện tranh này. >> Xem trailer: Tại đây Cụ thể: Một ngày, Miko đột nhiên nhìn thấy những sinh vật kỳ dị – thứ mà những người bình thường không thể thấy được. Tuy nhiên, phản ứng của Miko không phải là chạy hay la hét ầm ĩ, mà là phớt lờ và làm ngơ, vờ như những sinh vật này không hề tồn tại. Liệu cô có thể giữ cái đầu lạnh, khuôn mặt “giả vờ” và tiếp tục cuộc sống hàng ngày trong bao lâu khi xung quanh toàn là những con quái vật kỳ dị? Sora Amamiya trong vai Miko Yotsuya, cũng sẽ là người hát bài OP ”Mienai Kara ne!?” cho “Mieruko – chan”. Ngoài Takahiro Majima và Shitaro Matsushima lần lượt giữ vai trò trợ lý đạo diễn và trợ lý chỉ đạo, Kana Utatane soạn nhạc, còn có một số nhân vật góp mặt vào khâu  sản xuất  như: -Thiết kế nhân vật phụ: Kyoko Kametani, Futoshi Chikkyo, Tin -Thiết kế quái vật: Makoto Uno (High School DxD), Yasuhiro Moriki, Futoshi Chikkyo, Katsuzo Hirata, Hiroya Iijima, Hiroyasu Oda từ Studio Mogana -Giám đốc phim: Masahide Yanagisawa, Hideki Hashimoto, Katsuzo Hirata, Kyoko Kametani, Yuka Takashina -Biên tập viên: Ayako Tan -Họa sĩ màu sắc: Ritsuko Utagawa -Thiết kế visual: Midori Iwasawa, Shin Watanabe -Giám đốc nghệ thuật: Ayano Okamoto -Đạo diễn hình ảnh:  Hyo Mok Yang -Sản xuất âm nhạc: Kadokawa -Đạo diễn âm thanh: Fumiyuki Go -Hiệu ứng âm thanh: Maki Takuma -Sản xuất âm thanh: Magic Capsule Bộ anime dự kiến sẽ xuất hiện trên các kênh Tokyo MX, BS NTV, AT – X… Nguồn: animenewsnetwork.com Người dịch: Minh Thanh

Tài khoản Twitter chính thức của tạp chí Weekly Shonen Jump thông báo rằng manga Jujutsu Kaisen của họa sĩ truyện tranh Gege Akutami sẽ tiếp tục ra số mới nhất vào ngày 2 tháng 8 sắp tới sau khoảng thời gian tác giả nghỉ bệnh. Trước đó, Akutami cho biết Jujutsu Kaisen sẽ gián đoạn khoảng 1 tháng và đảm bảo với người hâm mộ rằng tình trạng sức khỏe của anh vẫn hoàn toàn ổn. Cho những bạn chưa biết, Jujutsu Kaisen là một trong những manga/anime tuyệt vời của studio MAPPA. Nội dung câu chuyện gói gọn trong một thế giới, nơi mà con người chung sống với những loài quỷ cổ xưa. Nhân vật chính của mạch truyện, Itadori Yuji, một học sinh trung học bình thường, nhưng lại có một sức khỏe thể chất trời ban. Cậu  dành  hầu hết thời gian vừa để chăm lo cho người ông mắc bệnh nặng vừa để học hành. Tất cả các câu lạc bộ thể thao đều muốn có được Itadori nhưng trái ngược với mong muốn của họ, cậu đam mê và đắm chìm vào câu lạc bộ Huyền Bí trong trường. Một ngày nọ, quản lý của câu lạc bộ – một cô gái mọt sách, đã tình cờ tìm ra ngón tay của con quỷ cổ xưa Sukuna, họ rất phấn khích với phát hiện này, nhưng cả hai đều không  biết được những chuyện sẽ xảy ra sau khi họ gỡ phong ấn trên ngón tay đó. Hiện manga đã phát hành hơn 50 triệu bản. Anime Jujutsu Kaisen đã khởi chiếu từ ngày 2 tháng 10 năm ngoái (hiện đang có 24 tập). Sắp tới sẽ có một MOVIE dành riêng cho một nhân vật trong anime có tên Jujutsu Kaisen 0 the Movie, tiền truyện của Jujutsu Kaisen. Nguồn: animenewsnetwork.com Người dịch: Minh Thanh

Cùng xem tác phẩm sau 15 buổi học của lớp Digital Painting Online chuyên đề Illustration (Vẽ minh họa) tại CMA nè các bạn ơi! Thật vui mừng khi thấy các bạn thu hoạch được những hành trang cần thiết cho mình sau 15 buổi học, dù có xuất phát điểm, độ tuổi và kinh nghiệm vẽ khác nhau. Không chỉ cung cấp các kiến thức cơ bản, khóa học còn giúp các bạn cải thiện và nâng cao kỹ năng vẽ trên máy, đặc biệt là thông qua phần sửa bài siêu kỹ của Giáo viên. >> Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học Online Digital Painting cấp tốc – chuyên đề Illustration (Vẽ minh họa) tại Đây (Comic Media Academy – CMA)

Bài sáng tác Digital Painting của Đậu Hồng Quân , học viên Khóa 11, hệ Kỹ thuật viên. Bài sáng tác đúc kết quá trình rèn luyện kỹ năng trong mùa Covid của học viên. Tác giả: Đậu Hồng Quân Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 11 Ngành: Họa sĩ Hoạt hình Chủ đề: Covid – 19 Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 2

Portfolio ấn tượng là một yếu tố giúp bạn có thể nhận được việc làm. Nhưng hiện nay có rất nhiều portfolio được đầu tư hoàn hảo đang cạnh tranh ngoài kia, thật khó để portfolio của bạn có thể trở nên nổi bật. Việc tạo ra một nơi “trưng bày” trực tuyến các tác phẩm của bản thân đòi hỏi rất nhiều công sức và sự tỉ mỉ. 17 thiết kế portfolio dưới đây đến từ các nhà thiết kế tự do và studio chuyên về lĩnh vực này. Tất cả chúng đều rất “khác biệt” và nổi bật vì những lý do khác nhau: hoạt ảnh đầy tinh tế, tính thẩm mỹ kỳ lạ hay trải nghiệm người dùng thú vị. Những portfolio này đều cho thấy tư duy đổi mới và sự tinh tế luôn đi song song với nhau và chúng có tác động tích cực đến sự quan tâm của khách hàng tiềm năng. 1/ Studio Feixen Studio Feixen là studio thiết kế có trụ sở tại Thụy Sĩ. Họ đã tạo ra phong cách riêng với châm ngôn “ít hơn là nhiều hơn” (less is more) cho các thiết kế portfolio và điều này thực sự rất hiệu quả. Thông thường,  tôi sẽ khuyên bạn nên xem có chọn lọc, nhưng tôi rất thích sự phối hợp về màu sắc và tầm ảnh hưởng của các dự án  trên trang web này. Các dự án được chia thành các mục khác nhau và  tất cả đều được sắp xếp một cách  trật tự 2/ RoAndCo Được thành lập bởi giám đốc sáng tạo Roanne Adams, RoAndCo có trụ sở tại NYC chuyên cung cấp các phương pháp thiết kế, xây dựng thương hiệu và định hướng sáng tạo cho các nhóm khách hàng, chủ yếu về thời trang, làm đẹp, công nghệ và phong cách sống. Danh mục của RoAndCo là một trải nghiệm phù hợp với đặc tính công việc của studio. Các dự án được trình bày theo kiểu gần giống như tạp chí, cho phép người xem lướt qua các hình ảnh được chia đôi trên màn hình, các bản trình chiếu hoạt hình và video toàn màn hình. Đây là một thiết kế portfolio rất đáng xem, cho dù bạn lướt web trên máy tính hay thiết bị di động thì cũng có thể mở trang web của RoAndCo để tham khảo. 3/ Robin Mastromarino Nhà thiết kế giao diện Robin Mastromarino có trụ sở tại Paris sử dụng một số hoạt ảnh có giao diện gọn gàng để sắp xếp  mọi thứ  trông thật “fresh” trên trang web của mình. Robin Mastromarino dùng hiệu ứng “lăn bánh” cho trang web, khi chúng ta dùng thanh kéo di chuyển, trang web tựa như một bánh xe sẽ lăn tới nội dung  chúng ta muốn xem. 4/ Active Theory Vào trang web của Active Theory giống như bạn đang ghé thăm một thế giới hoàn toàn mới lạ. Trang web sử dụng sự trầm lắng, mang phong cách cyberpunk xuyên suốt và điều này mang lại hiệu quả tuyệt vời. Từ hoạt ảnh trang chủ với các hiệu ứng do con trỏ kích hoạt, đến trang giới thiệu ba chiều, tất cả kết hợp với nhau để tạo thành một khối gắn kết. Studio luôn sắp xếp các dự án một cách gọn gàng. Mỗi hình ảnh động toàn màn hình được phủ bằng một đoạn giới thiệu ngắn và mỗi liên kết đều liên quan đến thông tin khác, bao gồm các nghiên cứu  chi tiết được lưu trữ trên media. 5/ Velvet Spectrum Velvet Spectrum là biệt danh của nghệ sĩ hình ảnh và nhà thiết kế Luke Choice. Anh ấy sắp xếp mọi thứ đơn giản trên trang chủ của mình bằng cách dựng các hình thu nhỏ đầy màu sắc rực rỡ. Nền đen giữ cho mọi thứ sạch sẽ và giúp tác phẩm nổi bật. Nó tạo nên một danh mục thiết kế đơn giản nhưng đầy hiệu quả. 6/ Locomotive Thiết kế portfolio ấn tượng này đến từ Locomotive, một studio có trụ sở tại Quebec, Canada. Studio chuyên tạo ra những trải nghiệm kỹ thuật số, chủ nào – tớ nấy, cho nên portfolio đại diện của Locomotive cũng luôn nổi bật. Hình ảnh động vui nhộn, có tính giải trí làm cho toàn bộ trang web trở nên sống động. Có vẻ như sự tích cực và nỗ lực đã được dồn vào từng khía cạnh của trang web: menu bánh hamburger cho đến những hình ảnh động đầy bất ngờ trên trang Giới thiệu. Những điều bất ngờ nho nhỏ này giúp thu hút sự chú ý của người xem trong khi họ lướt web, đây là một ví dụ hoàn hảo về việc sử dụng hiệu quả hoạt ảnh mà không phô trương hoặc gây mất tập trung. 7/ Studio Thomas Được đặt theo tên của hai giám đốc sáng tạo, Thomas Austin và Thomas Coombes, Studio Thomas là một studio ở Đông London. Portfolio của họ là một ví dụ tuyệt vời về thiết kế web Brutalist với nhiều  thẩm mỹ. Các dự án được trình bày gọn gàng với hình ảnh rõ ràng và mô hình khung dây. Trang web phản ánh hoàn hảo thái độ tìm tòi và thử nghiệm mới lạ của studio, vì thế slogan của studio là “Thiết kế cho các thương hiệu đầy táo bạo”. 8/ Buzzworthy Studio Được mô tả là một studio kỹ thuật số có cá tính mạnh ở Brooklyn, Buzzworthy Studio đã tìm ra nhiều cách để phát huy điều đó, và trang web portfolio của học đã làm được. Kiểu chữ in đậm và hình ảnh động kết hợp giúp thu hút sự chú ý, với con mắt thẩm mỹ đảm bảo người xem sẽ quan tâm  các dự án của Buzzworthy. 9/ Xavier Cussó Trang web portfolio tuyệt đẹp này dành cho nhà thiết kế Xavier Cussó, có

Tác phẩm truyện tranh Hoạ Luận Học Truyện Tranh do Nguyễn Quang Bảo, học viên  Họa sĩ kể chuyện ngành truyện tranh khóa 06 thực hiện Bìa tác phẩm truyện tranh Hoạ Luận Học Truyện Tranh do bạn Quang Bảo, học viên khóa 06 thực hiện Thể loại: truyện tranh trắng đen Độ dài: 75 trang truyện (không tính phần phụ lục) Bản concept Nhân vật, Beatboard và thumbnail Quy Trình Lên Tranh Truyện (Preview 5 Trang) Bản Hoàn Chỉnh (Một số trang của tác phẩm …) Còn tiếp copyright © Nguyễn Quang Bảo >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Họa sỹ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp: TẠI ĐÂY

Đồ án tốt nghiệp – tác phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục do Nguyễn Lan Hương – Ngành Digital Painting khóa 07 Bìa tác phẩm sách minh họa Truyền Kỳ Mạn Lục  do bạn Lan Hương học viên khóa 07 thực hiện Thể loại: sách minh họa Độ dài: 31 trang màu Preview tác phẩm copyright © Nguyễn Lan Hương

Tác phẩm truyện tranh Tôi và Tôi do Bùi Nghĩa Thuận, học viên ngành Đồ họa truyện tranh khóa 07 thực hiện Bìa tác phẩm truyện tranh Tôi và Tôi do bạn Nghĩa Thuận học viên khóa 07 thực hiện Thể loại: truyện tranh trắng đen Độ dài: 65 trang (Tính cả bìa truyên) Preview Truyện (13 Trang đầu) copyright © Bùi Nghĩa Thuận

Tác phẩm truyện tranh Hoa Lạc Thanh Xuân do Phạm Võ Hoàng Quý , học viên ngành Đồ họa truyện tranh khóa 07 thực hiện Bìa tác phẩm truyện tranh Hoa Lạc Thanh Xuân do bạn Hoàng Quý học viên khóa 07 thực hiện Thể loại: truyện tranh trắng đen Độ dài: 56 trang (Tính cả bìa)  Preview Truyện (14 Trang đầu) copyright © Phạm Võ Hoàng Quý

Tác phẩm truyện tranh ‘Chồng’ Cô Hai Tân do Võ Thị Ngọc Giàu, học viên Họa sĩ kể chuyện ngành truyện tranh khóa 07 thực hiện Bìa tác phẩm truyện tranh ‘Chồng’ cô hai Tân do bạn Ngọc Giàu học viên khóa 07 thực hiện Thể loại: truyện tranh màu Độ dài: 66 trang (tính cả bìa)  copyright © Võ Thị Ngọc Giàu