Tại sao anime dựa trên văn hóa dân gian phương Tây không phổ biến?

Tại sao anime dựa trên văn hóa dân gian phương Tây không phổ biến?

10/05/2023

Anime lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian phương Đông luôn chiếm được cảm tình của fan, nhưng anime lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian phương Tây lại không nhận được sự ưu ái như vậy.

Nhiều series anime đình đám như Inuyasha và The Ice Guy and His Cool Female Colleague dựa trên văn hóa dân gian và thần thoại Nhật Bản, xoay quanh câu chuyện về yokai (là từ để chỉ một nhóm các loài ma quỷ, linh hồn, các sinh vật siêu nhiên trong văn hóa dân gian Nhật Bản), kami (những đối tượng linh thiêng theo quan điểm của người Nhật). Những series anime này thu hút lượng fan đông đảo ở Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới, khơi dậy trí tò mò của khán giả về văn hóa dân gian phương Đông.

Do anime về văn hóa dân gian phương Đông rất phổ biến, nên chắc hẳn bạn sẽ cho rằng anime dựa trên văn hóa dân gian phương Tây và thần thoại từ các quốc gia khác cũng được khán giả yêu thích. Điều này chưa hẳn đã đúng. The Seven Deadly Sins Burn The Witch tuy thu hút sự chú ý của người xem (chủ yếu nhờ cốt truyện và những pha hành động mãn nhãn), song chưa đủ sức để lại ấn tượng lâu dài – đặc biệt khi so sánh với series liên quan đến yokai và thực thể siêu nhiên phương Đông khác, chẳng hạn như Jujutsu Kaisen Bleach. Vì vậy, hãy cùng khám phá lý do tại sao anime chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian phương Tây không được fan đón nhận nhiệt tình, và tại sao cần phải thúc đẩy nhiều hơn để nó trở nên phổ biến.

Anime kiếm lời thông qua manga, các sản phẩm ăn theo, và các sự kiện tổ chức dành cho fan hâm mộ. Để bảo đảm sự thành công của series anime, các hãng phim nghiên cứu xu hướng và mối quan tâm mới nhất của người xem ở Nhật Bản. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi những series như Inuyasha và Jujutsu Kaisen chiếm trọn cảm tình của khán giả Nhật Bản, bởi nó liên quan đến văn hóa dân gian đất nước họ.

Ví dụ, trong phần 1 của Demon Slayer, Tanjiro Kamado và những người bạn phải chiến đấu với gia đình nhện quỷ. Nhân vật nhện quỷ mẹ được lấy cảm hứng từ jorogumo, yêu quái nổi tiếng trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Jorogumo là yêu tinh nhện có khả năng biến hình thành thiếu nữ xinh đẹp đi quyến rũ đàn ông. Tương tự, trong Jujutsu Kaisen, các chú thuật sư như Yuji Itadori được giao nhiệm vụ tiêu hủy đồ vật bị nguyền rủa chứa linh hồn ma quỷ ám hại con người. Jujutsu Kaisen dựa trên truyện dân gian về tsukumogami – những đồ vật có linh hồn hoặc thực thể vô hại trú ngụ bên trong chúng. Trong Jujutsu Kaisen, khái niệm tsukumogami bị đẩy lên mức cực đoan, khi mà những đồ vật này bị thế lực hắc ám chiếm hữu.

Trong phần 1 của Demon Slayer, Tanjiro Kamado và những người bạn phải chiến đấu với gia đình nhện quỷ. Nhân vật nhện quỷ mẹ được lấy cảm hứng từ jorogumo, yêu quái nổi tiếng trong văn hóa dân gian Nhật Bản.

Lý do các series như Demon SlayerJujutsu Kaisen được fan Nhật yêu thích vì chúng dựa trên văn hóa dân gian và thần thoại mà người Nhật đã thuộc nằm lòng ngay từ thuở nhỏ. Trong khi đó, series như The Seven Deadly Sins lại tập trung vào nhóm hiệp sĩ đại diện cho bảy đại tội trong Cơ đốc giáo và mang hơi hướng văn học Arthurian Romance – có thể hơi khó thưởng thức nếu bạn không quen với những câu chuyện truyền cảm hứng trong series này.

Mặc dù vậy, các series anime shonen dựa trên văn hóa dân gian phương Tây vẫn rất phổ biến nhờ cảnh hành động đẹp mắt cùng các thủ thuật khác như tạo ra những tình tiết fan service và hài hước. Nhưng điều này lại không đúng với thể loại lãng mạn hoặc lát cắt cuộc sống (slice of life) như The Ancient Magus’ Bride và Sugar Apple Fairy Tale.

Lý do khiến fan lạnh nhạt với những series này có thể bắt nguồn từ việc chúng không mang những yếu tố kỳ ảo trong câu chuyện. Thêm vào việc  xây dựng thế giới quá rộng lớn với dàn nhân vật phức tạp nhưng lại không thể khám phá trọn vẹn trong một vài tập phim; và do đó, chúng thường để lại câu hỏi bỏ ngỏ, ảnh hưởng đáng kể đến sự quan tâm của người xem.

Cho dù các series này hơi khô khan trong việc phát triển nhân vật, thì cũng không nên bỏ qua anime lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian phương Tây, bởi chúng có thể giới thiệu với khán giả các truyền thuyết và thần thoại phương Tây. Ví dụ, Sugar Apple Fairy Tale khám phá những thực thể siêu nhiên vốn ít được nhắc đến trong văn hóa dân gian phương Tây như tiên nữ Shalle Fen Shalle. Trong anime chuyển thể từ tiểu thuyết hình ảnh Kamigami no Asobi, nhân vật chính Yui Kusanagi đi học cùng với nhiều vị thần nổi tiếng trong thần thoại như Hades và Thor.

Sugar Apple Fairy Tale khám phá những thực thể siêu nhiên vốn ít được nhắc đến trong văn hóa dân gian phương Tây như tiên nữ Shalle Fen Shalle.

Mặc dù các series này không trung thành với nguyên tác, nhưng chúng hé lộ cho khán giả biết phần nào về thần thoại và văn hóa dân gian phương Tây. Nó tương tự như cách khán giả nước ngoài hào hứng tìm hiểu văn hóa dân gian Nhật Bản trong lúc xem các phim như Demon Slayer. Đây được gọi là giao lưu văn hóa, nơi khán giả phương Tây có thể tìm hiểu văn hóa dân gian Nhật Bản và ngược lại. Vì vậy, cho dù anime dựa trên văn hóa dân gian phương Tây không phổ biến, nó vẫn nên được công nhận là thể loại thu hút sự tò mò về văn hóa.

  • Nguồn: CBR
  • Dịch: Toàn Vũ