Tác phẩm do bạn Trần Trung Hiếu (học viên lớp Illustration – Khóa 03) thực hiện. Trong tác phẩm của mình Trung Hiếu dùng câu chuyện cổ tích đã quá đỗi thân thuộc “Tám Cám” để kể lại một câu chuyện của riêng mình với những khía cạnh hài hước, dí dỏm nhưng cũng đầy tính xã hội. Từ các diễn biến trong nguyên tác, Trung Hiếu đã khéo léo biến tấu để vạch ra những hành vi kém đẹp, “kém sang” của người dùng mạng xã hội hiện nay. Và để xem những hành động đó là gì, mời bạn cùng chiêm ngưỡng bộ tranh minh họa “Cổ tích MXH” – thành quả sau 3 tháng học khóa Illustration (Vẽ minh họa) của Trung Hiếu nhé!  * Tội thứ nhất: THAM LIVE “Thôi, ta live đây, con đừng buồn và khóc nữa… Chết thì lát ta share rồi khóc sau”  * Tội thứ nhì: PHÀM TƯƠNG TÁC “Bống bống bang bang… Lên ăn tim vàng like bạc nhà ta”  * Tội thứ ba: THAM LIKES “Chết rồi hồi sinh mấy hồi”  * Tội thứ tư: PHẪN CMN NỘ “Con chym thấy ghét”  * Tội thứ năm: SĨ DIỆN “Hạnh phúc là thứ chúng – ta – được – cho – thấy”  * Tội thứ sáu: CẢ TIN “Thị ơi thị rơi bị bà! Bà để bà bán chứ bán không ăn” >> Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây

Tác phẩm do bạn Lê Thị Minh Đăng (học viên lớp Illustration Khóa 02) thực hiện. Đồ vật cũng biết tái sinh! Nhiều thứ bị vứt bỏ tưởng như không còn sử dụng được nữa nhưng lại có thể trở nên rực rỡ dưới bàn tay của người khác trong một hình dạng mới, một chức năng mới. Hãy cùng nhau phân loại rác để góp phần bảo vệ môi trường và giúp đến được với những người thực sự cần chúng! Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây

Tác phẩm do bạn Lê Hoàng Mỹ Linh (học viên lớp Illustration Khóa 02) thực hiện. “Lần gần nhất?” là câu hỏi quen thuộc khi chúng ta làm mất một thứ gì đó. Vậy thì lần gần nhất chúng ta vô tư vô lo để chơi đùa cùng bạn bè là khi nào? Tác phẩm lấy ý tưởng từ những trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ được thể hiện qua hình ảnh của những nhân vật hoạt hình quen thuộc để tạo cảm giác thân thiện, dễ dàng chạm đến cảm xúc của người xem hơn. Sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, không quá chói nhưng tươi tắn để người xem có thể cảm nhận được không khí vui vẻ khi các nhân vật đang chơi đùa cùng với nhau. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây  

Tác phẩm do bạn Lê Linh Chi (học viên lớp Illustration Khóa 02) thực hiện. Với chủ đề “Sống lại những cảm xúc tuổi thơ”, Linh Chi đã thổi vào tác phẩm Đồ Án của mình những tình cảm ấm áp khi tái hiện những kí ức, những khoảnh khắc trân quý bên gia đình, bạn bè. Thầy Tô Bảo Ân (trưởng ngành Digital Painting tại Comic Media Academy) nhận xét về tranh của bạn: “Dường như không còn để tâm đến những điểm còn thiếu sót trong kỹ thuật nữa vì cảm xúc và biểu cảm của từng nhân vật trong tranh quá thu hút”. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây

Tác phẩm do học viên Phạm Thanh Phương (lớp Character Design Khóa 03) thực hiện. Bối cảnh của bộ Đồ Án được diễn ra tại một vương quốc nọ, nơi có hai cô công chúa. Người chị tên là Noelle và người em tên là Freya. Noelle rất thích bám lấy em gái mình, Freya dù hay tỏ vẻ khó chịu nhưng thật ra trong lòng rất thương yêu chị gái. Nhưng thật không may, vào một ngày Noelle đang đi dạo thì vấp chân ngã xuống sông, chết đi. Nguyên nhân cái chết được xác định là do khung váy quá to nên cô không thể thoát thân dẫn đến chết đuối. Freya nghe được tin thì rơi vào trạng thái suy sụp,một tháng sau cơn mưa sao băng xuất hiện.Thứ duy nhất mà Freya mong ước là nếu có kiếp sau, cô mong hai chị em sẽ gặp lại nhau. Quay lại với Noelle, dường như với cô đó chỉ như là một giấc ngủ trưa. Cô chính thức xuyên không vào thế giới hiện đại, nơi có những ánh đèn lấp lánh, những thứ lướt qua cô nhanh đên mức cô phải giật mình vì kinh ngạc. Không biết nơi này là nơi nào, cô lang thang bước đi thì đụng trúng một cô gái tóc xanh ngắn, ngoại trừ việc cô ta có hình xăm, thì gần như mọi thứ đều giống 100% với em gái của mình. Freya ở thời hiện đại hoàn toàn quên hết kí ức về tiền kiếp của mình. Ở đây, Freya là một bartender nghiệp dư, đi làm thêm quần quật chỉ để nuôi sống bản thân cùng đam mê của mình. Vì thấy Noelle dáng thương, nên Freya chấp nhận đưa cô về nhà mình và cho Freya ở nhờ. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây  

Tác phẩm do học viên Lâm Thị Thu Thảo (lớp Character Design Khóa 03) thực hiện. “Thôi thì lỡ rồi. Lỡ sinh. Lỡ quên… Người ta gọi nó luôn là con Lỡ” Câu chuyện kể về nhân vật Lỡ. Lỡ sinh ra trong hoàn cảnh không mong muốn, bởi mẹ nó luôn trong đợi một đứa con trai. Chính vì vậy khi sinh ra nó đã mang một khuôn mặt đau khổ, đôi mắt lúc nào cũng có sự u buồn. Khi còn nhỏ Lỡ còn chịu thêm một trận sốt co giật dẫn đến bị tật ở 2 chân. Lỡ có người bạn thân chính là con búp bê cũng bị cụt tay và chân, nó luôn mong muốn con búp bê của nó sẽ sinh con, sinh ra một con búp bê lành lặn, xinh đẹp và được mọi người yêu thương, được mặc những chiếc váy đẹp thay cho búp bê mẹ. Và đó cũng là ước mơ của nó, ước mơ được mặc những chiếc váy đẹp, được quan tâm yêu thương. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây  

Tác phẩm do học viên Nguyễn Lệ Bảo Thu (lớp Character Design Khóa 03) thực hiện. Rap Việt có Bigcityboi thì tại Comic Media Academy (CMA) có Bigcity Chicks – các nhân vật đình đám trong thế giới siêu gà trong bộ Đồ Án của bạn Nguyễn Lệ Bảo Thu. Bên cạnh việc áp dụng các kiến thức về tạo hình đã được học tại lớp, Bảo Thu còn cho thấy sự tinh tế trong quan sát và khả năng sáng tạo của mình trong việc tìm kiếm ý tưởng. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây

Tác phẩm do học viên Đặng Hữu Đạt (lớp Character Design Khóa 02) thực hiện. Lấy ý tưởng về sự biến mất đột ngột của Jack the Ripper (hay còn gọi là Jack đồ tể) sau khi thực hiện 5 vụ án giết người. Khi chạy trốn khỏi sự truy bắt của cảnh sát hắn đã chạy xuống hầm ngục bỏ hoang và rơi vào một ‘Dị điểm’ khiến thời gian bị đảo ngược đưa Jack trở về ngày 29/4/1429 – cũng là ngày Jeanne D’arc (sau này là 1 trong 9 vị thánh bảo trợ của nước Pháp) đến Orleans để tham gia hội đồng quân sự và bị từ chối  gia nhập vì cô là phụ nữ. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Jack và Jeanne là khi cả hai chạm mặt nhau trong con hẻm nhỏ. Lúc đó Jack đã định sẽ giết Jeanne như cách đã từng làm với 5 người phụ nữ Anh trước đó. Nhưng sau cùng người chiến thắng là Jeanne. Bằng sự chỉ dẫn của Tổng thiên sứ Michael, nữ Thánh Catherine xứ Alexandria và nữ Thánh Đồng trinh Margaret (3 vị thiên sứ đã giao thiên khải cho Jeanne) cùng sự cố gắng của bản thân Jeanne đã cảm hóa được Jack. Cả 2 cùng tham gia cuộc chiến Pháp – Anh lúc bấy giờ. Chiến tranh với phần thắng nghiêng về Pháp nhưng vì sự kém cỏi về mặt chính trị, Jeanne đã bị bắt trong một cuộc giao chiến vì ở lại chặn đường để đoàn quân rút lui. Cơ hội cuối cùng để Jack trở về Anh Quốc là vào ngày 30/5/1431 – ngày Dị điểm được mở một lần nữa – cũng là ngày Jeanne bị đem lên giàn hỏa thiêu và bị xử tử. Thông tin về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây

Tác phẩm “Phục hưng” do học viên Đào Phương Uyên (lớp Character Design Khóa 02) thực hiện. Bối cảnh trong đồ án của Phương Uyên là Việt Nam thời hiện đại – một thực tại song song với thế giới hiện tại. Việt Nam ở thế giới này phát triển rất nhanh, tất cả chạy theo giá trị đồng tiền và bỏ qua các giá trị tinh thần mà cụ thể là các giá trị văn hóa. Tuy vậy, vẫn có những người, những bạn trẻ ấp ủ việc làm sống dậy những giá trị văn hóa dân tộc – những thứ bị xem là quê mùa, không giá trị và ngày một bị quên lãng. Thông tin về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây Comic Media Academy.  

“Ốc Tiêu” được thực hiện dưới bàn tay của bạn Nguyễn Quốc Bảo Trang – học viên lớp Truyện tranh cấp tốc Khóa 09. Là một câu chuyện đầy thú vị xoay quanh nội tâm của Ốc Tiêu, một cô bé nhỏ phải đối mặt với sự thay đổi lớn trong gia đình mình. Nội dung xoay quanh đề tài gia đình dù không quá mới mẻ nhưng như thế đã đủ để Trang tạo nên một câu chuyện gần gũi nhưng cũng không kém phần cảm động. Vậy rốt cuộc câu chuyện về Ốc Tiêu cảm động thế nào, mời các bạn cùng đọc tác phẩm nhé! Các bản thiết kế nhân vật của truyện  © Copyright by Nguyễn Quốc Bảo Trang

“Nhân Bản“ là tập truyện tranh đầu tiên của họa sĩ nhí Hoàng Ngọc Minh Nhân – Khóa 1 lớp chuyên đề Manga/Comic. Một câu chuyện lôi cuốn với những nhân vật thú vị. Cover của truyện  © Copyright by Hoàng Ngọc Minh Nhân

Tác phẩm Hình vẽ của tui có sự sống do Văn Thị Song Ngân – học viên nhí lớp Manga Comic nâng cao khóa 19 thực hiện. Cùng xem lại tác phẩm Hình vẽ của tui có sự sống? do Văn Thị Song Ngân thực hiện nhé!     © Copyright by Văn Thị Song Ngân

Tác phẩm Thủy Tinh và Hỏa Tinh do Trịnh Hồng Minh Khôi – học viên nhí lớp Manga Comic nâng cao khóa 19 thực hiện. Cùng xem lại tác phẩm Thủy Tinh và Hỏa Tinh của Trịnh Hồng Minh Khôi nào!   © Copyright by Trịnh Hồng Minh Khôi

Tác phẩm Kỷ nguyên Ngoẹt Vương do Tạ Nguyễn Thanh Lân – học viên lớp Manga Comic nâng cao khóa 19 thực hiện.   Cùng xem lại tác phẩm Kỷ nguyên Ngoẹt Vương do Tạ Nguyễn Thanh Lân thực hiện nhé!     © Copyright by Tạ Nguyễn Thanh Lân

Tác phẩm Hai chàng Một nàng do Nguyễn Hồ Phương Khanh – học viên nhí lớp Manga Comic nâng cao khóa 19 thực hiện.   Cùng xem lại tác phẩm Hai chàng Một nàng do Nguyễn Hồ Phương Khanh thực hiện nhé!   © Copyright by Nguyễn Hồ Phương Khanh

bài sáng tác 1 Đinh Trần Thu Hiền

Bài sáng tác số 1 do học viên Đinh Trần Thu Hiền ( hệ Kỹ thuật viên, khóa 07) thực hiện. Đây là bài sáng tác đầu tiên của Đinh Trần Thu Hiền. Câu chuyện hình ảnh của Hiền lấy ý tưởng từ những sự việc đơn giản hàng ngày nhưng lại mang đến cho người xem cảm nhận được niềm tin mãnh liệt vào sự sống.      

Truyện tranh Than Ôi

Truyện tranh “Than Ôi !!!” do Nguyễn Phát Tài, học viên Khóa 05 ngành Họa sĩ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp thực hiện cho bộ môn Sáng tác 3, học kỳ 3. Nối tiếp chủ đề Ấu Dâm từng làm trong bài sáng tác 2 với tựa đề “Con Ơi !“, bài sáng tác lần này, Phát Tài đã mang đến cho độc giả những cảm xúc mãnh liệt và dữ dội hơn khi hoà mình vào nhân vật chính. Rạn nứt tâm hồn và ám ảnh quá khứ liên tục bủa vây, người phụ nữ thống khổ ấy sẽ phải làm gì? Tác giả: Nguyễn Phát Tài Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 Ngành: Họa sĩ truyện tranh Loại thể: Tự sự Chủ đề: Nỗi ám ảnh về vấn nạn ấu dâm Cảm hứng: Phê phán Đề tài rộng: Vấn nạn xã hội Đề tài hẹp: Ấu dâm Yếu tố: Tâm lý, hành động, kinh dị Cảm xúc: Âm Đối tượng thụ hưởng: 13+ Độ dài: 22 trang Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 3

Phim hoạt hình Gấu Bông

Bài sáng tác Hoạt hình 2D của Lê Thị Thanh Trang, học viên Khóa 5, hệ Kỹ thuật viên. Bài sáng tác đúc kết quá trình rèn luyện kỹ năng trong suốt học kỳ thứ 3 của Thanh Trang tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Tên tác phẩm: Gấu Bông Tác giả: Lê Thị Thanh Trang Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 Ngành: Họa sĩ Hoạt hình Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 3 Nội dung: Cậu nhóc mồ côi phải đi lang thang kiếm ăn trong hẻm chợ. Vô tình trên đường đi cậu gặp lại kỷ vật của người chị ruột duy nhất, tặng cậu nhân dịp sinh nhật.

phim hoạt hình Một Ngày Nọ

Bài sáng tác Hoạt hình 2D của Phan Hồng Đức, học viên Khóa 5, hệ Kỹ thuật viên. Bài sáng tác đúc kết quá trình rèn luyện kỹ năng trong suốt học kỳ thứ 3 của Hồng Đức tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Tên tác phẩm: Một Ngày Nọ Tác giả: Phan Hồng Đức Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 Ngành: Họa sĩ Hoạt hình Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 3 Nội dung: Cậu bé quên đeo khăn quàng và không được vào trường.

phim hoạt hình A Love Story

Bài Sáng tác Hoạt hình 2D do Nguyễn Khương Thảo, học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 thực hiện.Tác phẩm tổng kết học kỳ thứ 3 của Khương Thảo tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Tên tác phẩm: A Love Story Thể loại: Tình yêu, hài hước Nội dung: Quá trình cưa cẩm cô bạn hàng xóm của anh chàng mọt sách với sự giúp sức của thần Cupid.

Truyện tranh minh họa Công Chúa Ngủ Trong Rừng - Ngô Kiều Xuân

Bài minh họa Sleeping Beauty (Công chúa ngủ trong rừng) do học viên Ngô Kiều Xuân (13 tuổi), Lớp vẽ Truyện tranh trên máy (Digital) thực hiện. Xuyên suốt các cấp độ từ Cơ bản, Nâng cao đến Digital, nét vẽ của Kiều Xuân đã có sự phát triển đáng kể. Lớp vẽ truyện tranh trên máy thuộc chương trình đào tạo được thiết kế riêng cho các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi với 5 cấp độ: Cơ bản, nâng cao (vẽ tay) và Digital 01 – 02 – 03 (vẽ máy 100% thời gian). Quý phụ huynh và các bạn có thể tìm hiểu lớp học vẽ TẠI ĐÂY. Cùng xem bài minh họa Sleeping Beauty của Ngô Kiều Xuân: Tác giả Ngô Kiều Xuân Tác giả Ngô Kiều Xuân cùng các thành viên lớp vẽ truyện tranh trên máy

Bài minh họa Công Chúa Ống Tre - feature

Bài minh họa Công Chúa Ống Tre do học viên Nguyễn Minh Anh, Lớp vẽ Truyện tranh trên máy (Digital) thực hiện. Ở độ tuổi 13, Minh Anh đã có sự tiếp thu rất tốt kiến thức và kỹ năng được dạy. Lớp vẽ truyện tranh trên máy thuộc chương trình đào tạo được thiết kế riêng cho các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi với 5 cấp độ: Cơ bản, nâng cao (vẽ tay) và Digital 01 – 02 – 03 (vẽ máy 100% thời gian). Quý phụ huynh và các bạn có thể tìm hiểu lớp học vẽ TẠI ĐÂY. Cùng xem bài minh họa Công Chúa Ống Tre của Nguyễn Minh Anh: Nguyễn Minh Anh (giữa) cùng hai giáo viên của lớp Cô Dương Hương Ly (trái) – cô Lê Thị Hồng Hạnh (phải) Nguyễn Minh Anh cùng lớp vẽ truyện tranh trên máy tính

Phim hoạt hình hay - Nguyễn Khương Thảo - feature

Bài Sáng tác Hoạt hình 2D do Nguyễn Khương Thảo, học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 thực hiện.Tác phẩm tổng kết học kỳ thứ 2 của Khương Thảo tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Tên tác phẩm: A dumb way to die Thời lượng: 26s Thể loại: Bi kịch, hài hước. Nội dung: Chuyện chú người tuyết chỉ vì câu cá mà rơi vào tình cảnh hiểm nghèo. PHÁC THẢO NHÂN VẬT: VIDEO CLIP:

Tranh vẽ Màu nước - Phan Hồng Đức 8

Bộ tranh vẽ màu nước do Phan Hồng Đức, học viên hệ Kỹ thuật viên K5 thực hiện trong chuyến thực tế cuối học kỳ 2. Là thành viên sáng lập Fanpage Bầu Trời Chất Xám, chất dí dỏm luôn được Đức thể hiện rất tự nhiên. – Địa điểm thực hiện: Quần đảo Nam Du, Kiên Giang – Học kỳ: 02 – Thời gian: 04/05 – 12/05/2017 – Hướng dẫn: Họa sĩ Hồ Hưng

Bài sáng tác Hoạt hình 2D của Nguyễn Lê Bích Trâm, học viên Khóa 5, hệ Kỹ thuật viên. Bài sáng tác đúc kết quá trình rèn luyện kỹ năng trong suốt học kỳ thứ 2 của Bích Trâm. Tóm tắt nội dung: Kỳ đà chọc khủng long và cái kết đắng lòng Tác giả: Nguyễn Lê Bích Trâm Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 Ngành: Họa sĩ hoạt hình 2D Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 2 Phác thảo nhân vật: VIDEO CLIP:

Hoạt hình 2D - Nguyễn Hồng Quân

Bài sáng tác Hoạt hình 2D của Nguyễn Hồng Quân, học viên Khóa 5, hệ Kỹ thuật viên. Bài sáng tác đúc kết quá trình rèn luyện kỹ năng trong suốt học kỳ thứ 2 của Hồng Quân. Tác giả: Nguyễn Hồng Quân Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 Ngành: Họa sĩ hoạt hình 2D Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 2 VIDEO CLIP:

Phan Hồng Đức ST2

Bài sáng tác Hoạt hình 2D của Phan Hồng Đức, học viên Khóa 5, hệ Kỹ thuật viên. Bài sáng tác đúc kết quá trình rèn luyện kỹ năng trong suốt học kỳ thứ 2 của Hồng Đức. Tác giả: Phan Hồng Đức Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 Ngành: Họa sĩ hoạt hình 2D Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 2 VIDEO CLIP:

Phim hoạt hình The Set Point screen 3

The Set Point – Bài sáng tác Hoạt hình 2D của Nguyễn Thanh Triều, học viên Khóa 5, hệ Kỹ thuật viên. Bài sáng tác đúc kết quá trình rèn luyện kỹ năng trong suốt học kỳ thứ 2 của Thanh Triều. Tác giả: Nguyễn Thanh Triều Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 Ngành: Họa sĩ hoạt hình 2D Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 2 Đề tài rộng: Thể thao Đề tài hẹp: Môn bóng chuyền Chủ đề: Tinh thần mạnh mẽ con người Cảm hứng: Ca ngợi Ý nghĩa: Nâng cao tinh thần con người, trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng không thể chùn bước. Màu sắc: trắng đen Thời lượng: 40 giây Tóm tắt: Một cuộc đấu sống còn tranh chức vô địch giữa những con kiến và bầy cào cào . Thua trắng hai set đầu, kiến đối mặt với set point, liệu thắng hoặc thua mãi mãi…Ai sẽ có được set point? Phác thảo nhân vật: [spacer] Phối cảnh: [spacer] [spacer] Video clip:

Bài sáng tác Hoạt hình 2D của Lê Thị Thanh Trang, học viên Khóa 5, hệ Kỹ thuật viên. Bài sáng tác đúc kết quá trình rèn luyện kỹ năng trong suốt học kỳ thứ 2 của Thanh Trang. Tác giả: Lê Thị Thanh Trang Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 Ngành: Họa sĩ hoạt hình 2D Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 2 Phác thảo nhân vật: Video clip:

Bài sáng tác Hoạt hình 2D của Nguyễn Duy Tuyền Linh, học viên Khóa 3, hệ Kỹ thuật viên. Bài sáng tác đúc kết quá trình rèn luyện kỹ năng trong suốt học kỳ thứ 3 của Tuyền Linh. Tác giả: Nguyễn Duy Tuyền Linh (Linh Nguyen) Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 03 Ngành: Họa sĩ hoạt hình 2D Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 3 Phác thảo nhân vật: Một vài phân cảnh storyboard: Video clip:

Hoạt hình 2D - Đàm Gia Huy

Bài sáng tác Hoạt hình 2D của Đàm Gia Huy, học viên Khóa 3, hệ Kỹ thuật viên. Kết thúc mỗi học kỳ, học viên tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) sẽ thực hiện một bài sáng tác theo đúng chuyên ngành mình đã chọn. Tác giả: Đàm Gia Huy Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 03 Ngành: Họa sĩ hoạt hình Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 3 Phác thảo nhân vật: Video clip:

Truyện tranh Con Ơi

Truyện tranh “Con Ơi !” do Nguyễn Phát Tài, học viên Khóa 05 ngành Họa sĩ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp thực hiện cho bộ môn Sáng tác 02. Chia sẻ với Comic Media Academy, Tài cho biết: “Những vụ ấu dâm được phơi bày ra ánh sáng thời gian gần đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Đằng sau kết quả luận tội kẻ thủ ác là đêm dài ác mộng cho chính nạn nhân và gia đình của nạn nhân. Tổn thương nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần và thường rất khó để nạn nhân vượt qua ám ảnh quá khứ.” Bài sáng tác Truyện tranh cuối học kỳ 2 với tựa đề “Con Ơi !” của Nguyễn Phát Tài như một lời cảnh tỉnh cho chúng ta về vấn nạn ấu dâm. [spacer] Tác giả: Nguyễn Phát Tài Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 05 Ngành: Họa sĩ truyện tranh Thể loại: Tâm lý Chủ đề: Bi kịch gia đình Đề tài: Vấn nạn xã hội Độ dài: 22 trang Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 2 Tác giả: Nguyễn Phát Tài

Đồ án truyện tranh The Witch do Chu Thị Tú Trinh, học viên lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc K04 thực hiện. Sau 09 tháng theo học, đồ án đánh dấu một bước ngoặt lớn về sự phát triển kỹ năng, tư duy tạo hình và kỹ năng sáng tạo kịch bản của Tú Trinh. Chu Thị Tú Trinh (bên trái), tác giả đồ án truyện tranh The Witch

Truyện tranh Cô Bé Lực Điền

Đồ án truyện tranh Cô Bé Lực Điền do Tôn Nữ Phu Ngọc Trâm (Ty Heo), học viên lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc Khóa 4 thực hiện. Chia sẻ với Comic Media Academy, Ngọc Trâm cho biết:  “Tác phẩm Cô bé Lực Điền là thành quả của mình sau Khóa học Truyện tranh cấp tốc của Viện Truyện Tranh và Hoạt hình Việt Nam. Tác phẩm kể câu chuyện về con đường đi đến ước mơ của nhân vật Lực Điền, dù vấp phải vô số trở ngại từ những người xung quanh, xã hội và ngay chính bản thân Lực Điền. Thông qua câu chuyện này, mình muốn gửi đến thông điệp: “Mọi ước mơ là không hoang đường nếu chúng ta dũng cảm thực hiện“. Hy vọng các bạn sẽ đọc và thích thú với tác phẩm này.”

Truyện tranh Khi Mùa Xuân Tới trang bìa

Đồ án truyện tranh Khi Mùa Xuân tới do Nguyễn Thị Hoài Thương (Thương Haki), học viên Khóa 02 ngành Họa sĩ vẽ truyện tranh thực hiện. Đồ án được làm cho bộ môn sáng tác 04, nhằm đúc kết và ứng dụng các kỹ năng đã được học thành một tác phẩm cụ thể. Thể loại tác phẩm: Tự sự Đề tài rộng: Tâm lý xã hội Đề tài hẹp: Tâm lý trẻ em Chủ đề: Những đứa trẻ đặc biệt trong ngày xuân Yếu tố: hiện thực Cảm hứng: Ca ngợi Kết cấu: Tuyến tính Logline: Cậu bé tóc xoăn tốt bụng cố gắng giúp đỡ những người xung quanh khi chính cậu cũng những khiếm khuyết riêng. Thông điệp: Sống tích cực và lạc quan Chia sẻ của Thương Haki sau khi hoàn thành đồ án truyện tranh Khi Mùa Xuân Tới: Khi mùa xuân tới, tôi có gì? Bạn có gì? Chúng ta có gì? Mỗi một mùa xuân trôi qua, luôn có những người hoàn toàn không cảm nhận được và cũng chẳng biết đến tết là gì. Và chúng ta thường chỉ thấy nỗi buồn của mình mà không nhận ra ngườ khác cũng có những nỗi niềm riêng. Một thông điệp nhỏ mình muốn gửi gắm qua tác phẩm. Mong cho khi mùa xuân đến, không chỉ có niềm vui mỗi người được nhận, mà còn có cả tình yêu thương trao đi.

truyện tranh Dê Đen De Trắng 04

Đồ án truyện tranh Dê Đen Dê Trắng do Nguyễn Văn Thoại, học viên K05 thực hiện cho bộ môn Sáng tác 01. Đồ án được thực hiện sau 04 tháng Văn Thoại theo học vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Tác phẩm được đúc kết từ các kỹ năng Thoại tích lũy trong học kỳ 1 như: Basic Sketch, Phối cảnh, Silhouette Solid Sketch…

Đồ án truyện tranh The Heart trang bìa

Đồ án truyện tranh The Heart do Nguyễn Khương Thảo, học viên K05 thực hiện cho bộ môn Sáng tác 01. Tác phẩm được thực hiện dựa trên các kỹ năng đã tích lũy được sau 04 tháng theo học vẽ tại Viện Truyên tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). The Heart là câu chuyện về một chú cừu rất giỏi chữa bệnh cho người khác nhưng lại không thể tự chữa cho trái tim tan vỡ của mình. Thông qua tác phẩm, tác giả Khương Thảo muốn truyền tải thông điệp “Có những vết thương không thể nào chữa được bằng thuốc men, chỉ sự thông cảm, thấu hiểu và lắng nghe mới có thể khiến chúng lành lại.“

đồ án truyện tranh Meo Meo trang bìa

Đồ án truyện tranh với tựa đề Meo Meo do Phạm Nhật Cường, học viên K05 tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) thực hiện cho bộ môn Sáng tác 01 – Học kỳ 1. Tác phẩm lấy ý tưởng: Đôi khi phải bỏ qua sợ hãi để giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn. Sáng tác 01 là môn học kết thúc học kỳ 1. Học viên ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã học trong học kỳ để sáng tác truyện tranh không lời có độ dài 08 trang.

Dragon Bread character 03

Đồ án sáng tác 02 ngành hoạt hình 2D với tên gọi Khủng Long Bánh Mì do Nguyễn Gia Lộc, học viên K02 thực hiện. Đây là tác phẩm hình động đầu tiên của Lộc tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Chia sẻ với CMA, Lộc cho biết: “Hoạt hình luôn là đam mê lớn nhất của mình. Mình luôn cố gắng tạo ra những nhân vật thật độc đáo, hóm hỉnh và đầy sức sống, để qua đó, những nhân vật sẽ mang tới niềm vui cho độc giả và sống mãi bằng tình yêu của họ.“ Tác phẩm có độ dài: 16 giây. Video hoàn chỉnh: Model sheet:

Đồ án sáng tác 02, ngành hoạt hình với tựa đề Waking do Mai Thu Hải Ngân, học viên K03 ngành Hoạ sĩ hoạt hình 2D thực hiện. Sáng tác 02 là bộ môn giúp học viên ứng dụng các kỹ năng đã được học trong học kỳ 1 và học kỳ 2 thành một tác phẩm nhất định. Từ đó, rèn luyện tinh thần sáng tạo và học hỏi không ngừng để cải tiến và nâng cao chất lượng tác phẩm. Nhắn gửi với CMA, Hải Ngân cho biết: “Đây là tác phẩm hình động thứ hai mình làm cho môn Sáng tác, và cũng là tác phẩm hình động thứ hai mình làm trong đời. Trong quá trình làm việc mình cũng gặp nhiều khó khăn trong việc lên ý tưởng nhân vật và nội dung tác phẩm cũng như cách diễn hoạt hành động sao cho đúng với ý đồ của bản thân. Tuy là khó khăn vậy nhưng khi tác phẩm hoàn thành thì cảm thấy rất vui. Chắc chắn tác phẩm này vẫn còn nhiều thiếu sót và mình sẽ cố gắng làm tốt hơn trong những bài sáng tác tới. Lời nhắn gửi của mình đến những bạn có ý định và đang theo học những ngành nghệ thuật như truyện tranh và hoạt hình: nếu đó là ước mơ, là đam mê lớn nhất của bạn, đừng từ bỏ, hãy nung nấu, hãy theo nó tới cùng vì đó chính là nơi bạn tìm thấy niềm vui sống thật sự.” File GIF hoàn chỉnh của tác phẩm:

đồ án truyện tranh K feature

Đồ án truyện tranh với tựa đề “K” do Nguyễn An Khang, học viên K05 thực hiện. Đồ án được An Khang thực hiện cho bộ môn Sáng tác 01 – học kỳ 1, sau 04 tháng đầu tiên theo học vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Nội dung tác phẩm: Vào khoản 100 000 năm về sau,khi con người đã hoàn toàn biến mất khỏi trái đất ,những sinh vật mới xuất hiện và thay thế con người. Nhưng những sinh vật này sinh ra đều không có nét riêng biệt gì, chúng hoàn toàn giống nhau, chỉ duy nhất có K một sinh vật đặc biệt, có khả năng xoay chuyển thời gian và có sức mạnh. Cậu chỉ sống một mình và mong muốn tìm được những sinh vật khác như mình, tưởng đâu khi tìm được cậu sẽ được đón nhận nhưng nào ngờ cậu bị ruồng bỏ và kì thị… Liệu cậu sẽ làm gì? Thông điệp: Khi bạn khác biệt, bạn cố giúp mọi người và mọi người thì hoảng sợ, xua đuổi bạn… Đừng buồn, bởi con người luôn sợ những gì họ không hiểu, điều quan trọng là khi họ gặp nạn, họ sẽ nhớ đến ta và ta sẵn sáng bỏ qua tất cả để giúp họ.

truyện tranh chuyện tờ tiền - feature

Đồ án truyện tranh Chuyện Tờ Tiền do Nguyễn Đặng Tú Trâm, học viên K05 thực hiện. Đồ án được Tú Trâm thực hiện cho bộ môn Sáng tác 01 sau 04 tháng theo học vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). “Chuyện Tờ Tiền” được Trâm sáng tác để kể về nhật ký phiêu lưu của một tờ tiền. Tiền không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác.

truyện tranh Bên Trong Căn Phòng feature

Đồ án truyện tranh với tựa đề “Bên Trong Căn Phòng” do Nguyễn Phát Tài, học viên K05 thực hiện cho bộ môn Sáng tác 01 – Học Kỳ 1. Tác phẩm được thực hiện dựa trên các kỹ năng, kiến thức mà Tài đã được tiếp thu trong 04 tháng đầu tiên theo học vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) như: Basic Sketch, Phối cảnh, Silhouette, Cross Contour, Cross Hatching… “Bên Trong Căn Phòng” lấy cảm hứng từ một bài hát cùng tên với tác phẩm “INSIDE THE SILENT ROOM” do Hatsune Miku thể hiện khéo léo thể hiện thông điệp qua âm thanh.

phác thảo truyện tranh bên trong căn phòng 07

Đồ án truyện tranh “Bữa tiệc cuối cùng” do Nguyễn Hồng Quân (Paddy Nguyễn), học viên K05 thực hiện cho bộ môn Sáng tác 01 (HK1) sau 04 tháng theo học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). “Bữa tiệc cuối cùng” xoay quanh nhân vật Mio – một chú sâu bướm được sinh ra từ quả trứng bướm dưới tầng lá thấp trong khu rừng hoa mặt trời phải trải qua những khó khăn để chuyển hóa thành bướm. Nhưng một cái kết đầy bất ngờ đã kết thúc câu chuyện khiến ai cũng dở khóc dở cười cho số phận của Mio.” – Hồng Quân chia sẻ. MỘT SỐ BẢN PHÁC THẢO TRUYỆN TRANH:

truyện tranh Giá Trị

Đồ án truyện tranh với tựa đề “Giá Trị” do Nguyễn Duy Quang, học viên K5 thực hiện cho bộ môn Sáng tác 01 – học kỳ 1. Sau 04 tháng học vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA), Duy Quang đã tích lũy cho mình những kỹ năng cơ bản hữu ích để tiếp tục bước tiếp trên hành trình chinh phục đam mê của mình. Chia sẻ về tác phẩm, Duy Quang cho biết: “Trong một thế giới càng ngày càng phát triển, những sản phẩm công nghệ từng một thời đứng trên đỉnh cao cũng có thể trở nên lạc hậu trong một sớm một chiều. Nhưng dù thời đại có trôi qua nhanh thế nào đi chăng nữa, mỗi sản phẩm đều sở hữu trong mình những giá trị riêng, khiến ta mỗi lần nhìn vào thì cảm xúc lại chợt ùa về.”

truyện tranh chuyện cục cỏ

Đồ án truyện tranh “Chuyện Cục Cỏ” do Phan Hồng Đức, học viên ngành họa sĩ vẽ truyện tranh hệ Kỹ thuật viên thực hiện cho bộ môn Sáng tác 01. Tác phẩm là kết tinh những gì đã học được sau 04 tháng đầu tiên theo học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Với cách truyền tải nội dung dí dỏm và hài hước, “hành trình tìm đến nơi mình thuộc về của một bụi cỏ” của Đức tạo nên những cảm xúc rất riêng cho người đọc.

Friendship Between Boy And His Dog

Đồ án sáng tác 02 “Friendship Between Boy And His Dog” do Nguyễn Duy Tuyền Linh (Linh Nguyen), học viên khóa 3, ngành họa sĩ hoạt hình 3D thực hiện.  Tóm tắt nội dung: một cậu bé đang nô đùa với chú chó của mình. (Nội dung mang tính chất giải trí). Chia sẻ về hành trình theo đuổi nghề tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, Tuyền Linh cho biết: “Ban đầu gặp khó khăn nhưng mình được trải nghiệm nhiều điều rất thú vị, được học hỏi không những kinh nghiệm từ các thầy cô, mà còn học hỏi từ bạn bè xung quanh, từ đó rút kết cho bản thân nhiều bài học quý báu… 9 tháng học tại Viện, mình đã có cái nhìn tổng quan hơn về Ngành hoạt hình 3D, mỗi ngày là mỗi thử thách trong cuộc sống và nó không hề dễ dàng gì..nhưng nếu các bạn thực sự đam mê, yêu thích và theo đuổi tới cùng, mình tin chắc các bạn sẽ làm được.” File GIF hoàn thành đồ án:

truyện tranh Be Brave trang bìa

Đồ án Truyện tranh Be Brave do Huỳnh Ngọc Minh Phương (Jin Kosaito) thực hiện cho bộ môn Sáng tác 01 – học kỳ I. Sau 04 tháng theo học vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA), Minh Phương đã có sự bứt phá ngoạn mục về nét vẽ cũng như tư duy về nghề của mình. THÔNG TIN TRUYỆN: Truyện ngắn:  Be Brave – Hãy Dũng Cảm Người thực hiện: Huỳnh Ngọc Minh Phương-  Lớp 5H Thể loại: Viễn tưởng, phiêu lưu, tâm lý, truyện tranh không lời thoại. Tóm tắt nội dung: Ở một thế giới nọ, có một ngọn núi  tuyết nổi tiếng  mà ai cũng muốn đến đó một lần. Một chiếc thuyền thúng nhỏ bé và đơn độc cũng trên đường đến ngọn núi để thực hiện nguyện vọng của mình. Trên đường đi của thúng đầy khó khăn, hiểm trở cùng  những  người bạn  xa lạ cũng đi đến ngọn núi để thực hiện  mưu đồ riêng … Chiếc thuyền thúng nhỏ bé sẽ xoay sở ra sao đến đến được nơi mình muốn ? Thông điệp: Hãy cứ dũng cảm đương đầu với thử thách.

Đồ án truyện tranh Đứa trẻ - feature

Đồ án truyện tranh Đứa trẻ do Nguyễn Hoàng Phương Nhi – Học viên K3, ngành họa sĩ vẽ truyện tranh thực hiện cho bộ môn Sáng tác, học kỳ 02. Tác phẩm là kết tinh từ những trải nghiệm cuộc sống, tình cảm của chính tác giả dành cho những mảnh đời bất hạnh với một thông điệp giản dị… “Tôi mong những ngày nắng ấm, mọi người sẻ chia và thắp lên hi vọng cho những “đứa trẻ” đường phố ấy. Những “đứa trẻ” ấy đến cuối cùng vẫn cần một mái ấm để được yêu thương và được che chở. Một mái ấm giản dị và đơn sơ thôi. Hãy mở rộng vòng tay.” – Nguyễn Hoàng Phương Nhi – (Hoàng Nguyễn) P/s: Bản hoàn chỉnh, bao gồm bìa & xử lý hậu kỳ sẽ được tác giả chỉnh sửa và đăng tải sau Tết Nguyên Đán.  

truyện tranh Mẹ Con Trai và Chú ấy bìa

Đồ án truyện tranh với tựa đề Mẹ – Con trai và Chú ấy do học viên Lê Thị Hồng Hạnh (Lạc An) – ngành họa sĩ vẽ truyện tranh, Khóa 01, hệ Kỹ thuật viên thực hiện. Tác phẩm được thực hiện để hoàn tất bộ môn Quan sát xã hội – môn học giúp học viên nghiên cứu các vấn đề của xã hội: Từ tạo hình, nghề nghiệp, những đặc tính khác nhau của từng ngành nghề và các mối quan hệ xung quanh đối tượng được nghiên cứu. Tác phẩm nói về Một đứa trẻ ung thư trốn viện tìm cách giữ lại mẹ cho riêng mình trước nguy cơ mẹ có tình cảm với người đàn ông khác.

Truyện tranh Bút Chì Trắng 9

Đồ án truyện tranh với tựa đề Bút Chì Trắng do Nguyễn Hoàng Phương Nhi, học viên Khóa 03 – ngành Họa sĩ truyện tranh hệ Kỹ thuật viên thực hiện. Đồ án được thực hiện cho bài kết thúc môn Sáng tác 1. Sau tác phẩm Cậu ấy, Phương Nhi tiếp tục thể hiện kỹ năng của bản thân với tác phẩm thứ 2 – Bút Chì Trắng. Viện Truyện tranh và Hoạt hình tin rằng Phương Nhi sẽ còn tiếp tục phát triển khả năng của mình trong tương lai. Hãy đón chờ những tác phẩm tiếp theo của bạn ấy nhé. 

truyện tranh Anh Hùng

Đồ án truyện tranh với tựa đề Anh Hùng do Dương Hương Ly, học viên Khóa 01 – ngành Họa sĩ truyện tranh hệ Kỹ thuật viên thực hiện. Đồ án được thực hiện ở thể loại One Shot. Viện Truyện tranh và Hoạt hình tin rằng, Hương Ly có thể phát triển ý tưởng tác phẩm này ở thể loại truyện dài tập. Follow Facebook và Instagram của Dương Hương Ly theo link sau: Facebook: https://www.facebook.com/duonghuongly.01  Instagram: https://www.instagram.com/duong.huong.ly/ (Truyện được đọc từ Trái -> Phải)

đồ án truyện tranh Biển Lòng

Đồ án truyện tranh Biển Lòng do Cao Thụy Vy (Vy Cao) – học viên lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc thực hiện. Cô nàng Thụy Vy nhỏ nhắn, ít nói nhưng rất siêng năng, chăm chỉ chia sẻ về hành trình học vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình của mình: “Mình cảm thấy rất tự hào về bản thân khi tự vẽ bộ truyện của chính mình. Trước khi học, mình không biết gì về hội họa, chưa biết vẽ nhưng giờ thì mình đã khá lên nhiều. Chín tháng có lẽ chưa đủ, nên mình cần phải cố gắng nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn.”

Lili 1

Hài hước & dí dỏm là điều mà bạn sẽ bắt gặp ngay ở Kenta Chảy (Nguyễn Thục Hân). Tuy nhà xa và thời gian năm cuối cấp khá bận rộn nhưng Nguyễn Thục Hân vẫn dành thời gian đều đặn tới lớp học vẽ mỗi tuần. Bạn tâm sự: “Lớp học vào buổi tối nên sau khi học chiều ở trường, mẹ sẽ chở mình đi học. Mình có niềm đam mê vẽ từ lâu, nhưng chưa biết làm gì. Tới năm lớp 10, mình biết đến CMA và đầu năm nay mình mới sắp xếp được thời gian để tham gia học. Mình cảm thấy rất may mắn khi được gia đình ủng hộ, theo đuổi con đường vẽ truyện tranh. Sau khóa học này, mình sẽ tiếp tục nâng cao kĩ năng vẽ và nuôi ước mơ thực hiện bộ truyện tranh của riêng mình”.

story cover

Đồ án truyện tranh MoMo Story do học viên lớp Vẽ truyện tranh cấp tốc Kee Zi Sing (bút danh: Sing Hero) thực hiện. Kee Zi Sing là một trong những học viên nhỏ tuổi nhất lớp. Nét vẽ  và câu chuyện của Sing Hero mang đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị xen lẫn hài hước. Kee Zi Sing chia sẻ: “Lớp học vẽ truyện tranh này vô cùng đặc biệt. Thầy cô thì theo sát từng bài học còn bạn bè đều vui vẻ. Mặc dù thầy có hối mình phải làm bài thật nhanh, nhưng nhờ có thầy mình mới có thể hoàn thành đồ án ngày hôm nay. Mình cảm thấy may mắn khi được gặp nhiều họa sĩ tài năng, có thêm nhiều bạn bè. Mình đang học lớp 12 nên thời gian là vấn đề lớn nhất trong việc học cũng như hoàn thành đồ án cuối khóa. Nhưng với đam mê lớn dành cho truyện tranh nên mình vẫn có thể sắp xếp thời gian và hoàn thành tốt đồ án”.  

bài thi nguyên lý thị giác 3

Cùng Comic Media Academy điểm qua danh sách các bài thi kết thúc môn Nguyên lý thị giác của lớp Kỹ thuật viên ngành truyện tranh, hoạt hình, chương trình đào tạo dài hạn nhé! Sau 03 tháng được họa sĩ Vũ Hiền – bậc thầy nguyên lý thị giác, người có gần 50 năm kinh nghiệm trong nghề hướng dẫn, các bạn học viên đã có những bứt phá sáng tạo trong tư duy màu sắc, bố cục, độ tương phản trong hình ảnh.

Cô bé tí hon 15

Đồ án kết thúc môn Nghệ Thuật Bố Cục được thực hiện dưới hình thức minh họa truyện Cô Bé Tí Hon (Chuyển thể từ truyện cổ Thumbelina của Andersen). Tác phẩm được thực hiện bởi Lê Thị Hồng Hạnh (Lạc An), học viên ngành truyện tranh, khóa 01 hệ Kỹ thuật viên. Tác phẩm đã được Báo Giáo Dục mua bản quyền để in trong số đầu năm 2017.