Viện Truyện Tranh & Hoạt Hình Việt Nam – Comic Media Academy (CMA) thông báo tuyển sinh Khóa 17 – Hệ Chuyên Nghiệp & Ngắn Hạn các chương trình: Họa Sĩ Kể Chuyện với 2 chuyên ngành: Digital Painting và Truyện Tranh Kỹ Thuật Viên Hoạt Hình 2D (Short Animation) ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH: (Xét tuyển không thi) Chương trình Họa Sĩ Kể Chuyện: Thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) trở lên Chương trình Kỹ Thuật Viên Hoạt Hình 2D: Không yêu cầu tốt nghiệp THPT THỜI GIAN ĐÀO TẠO – CHÍNH SÁCH HỌC PHÍ: STT CHUYÊN NGÀNH THỜI GIAN ĐÀO TẠO HỌC PHÍ 1 Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện Tranh 6 học kỳ (4 tháng/học kỳ) 18.000.000 (*)/kỳ 2 Họa sĩ kể chuyện ngành Digital Painting 6 học kỳ (4 tháng/học kỳ) 18.000.000 (*)/kỳ 3 Kỹ Thuật Viên Hoạt Hình 2D 3 học kỳ 24.000.000/học kỳ (*) Mức học phí áp dụng cho Học kỳ 1 và có dao động trong các học kỳ sau dựa trên nội dung môn học và chính sách học bổng. CHÍNH SÁCH HỌC BỔNG: –Học viên mới: khi tham gia khoá chuyên nghiệp sẽ được tài trợ gói học bổng lên đến 100% học phí dựa trên bài đánh giá năng lực cá nhân. –Học viên đang theo học từ HK3 trở đi: nếu quá trình học tập nghiêm túc, có năng lực chuyên môn và ý thức nghề nghiệp tốt sẽ được đề xuất gói Học bổng Bảo trợ tài năng bao gồm 50% học phí trong 3 học kỳ cuối và được đề xuất cộng tác tại Viện ít nhất 2 năm sau khi tốt nghiệp. *** Xem thêm chi tiết tại đây BẰNG CẤP SAU KHI HOÀN TẤT KHÓA HỌC: Học viên được cấp chứng chỉ hoàn thành khoá học Hệ Chuyên Nghiệp/Kỹ Thuật Viên đủ điều kiện để tham gia làm việc tại các doanh nghiệp. HỒ SƠ XÉT TUYỂN: Chương trình Họa Sĩ Kể Chuyện: 01 Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương 01 Phiếu đăng ký tuyển sinh theo mẫu của CMA 02 Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời THPT trở lên (photo công chứng) 01 Học bạ hoặc Bảng điểm THPT trở lên (photo công chứng) 01 CMND hoặc Giấy khai sinh (photo công chứng) 01 Giấy khám sức khoẻ 03 Hình 4×6 Chương trình Kỹ Thuật Viên Hoạt Hình 2D: 01 Phiếu đăng ký tuyển sinh theo mẫu của Viện 01 Sơ yếu lý lịch 01 Bản photocopy CMND hoặc CCCD 01 Ảnh 4×6 THỜI GIAN XÉT TUYỂN: (Nhận hồ sơ đăng ký và xét tuyển hàng tháng) 20/08/2022 – 1/10/2022 HỒ SƠ GỬI VỀ: Cơ sở Phú Nhuận 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q.Phú Nhuận, TP.HCM Hotline: 0902 738 806 – (028) 39977271 Cơ sở Quận 1 Số 9 Lý Văn Phức, P. Tân Định, Q., TP.HCM Điện thoại: (028)3820.9066 KÊNH HỖ TRỢ THÔNG TIN: Hotline: 0902 738 806 Fanpage: Comic Media Academy VN Email: daotao@cmavn.org – cmavn.org@gmail.com
Sân chơi chào hè siêu siêu thú vị dành cho các họa sĩ nhí từ 8-14 tuổi của CMA đã trở lại rồi đây! Trái đất màu xanh Nhà của chúng mình Muốn nhà đẹp xinh Cùng nhau bảo vệ! Bé ơi, Trái Đất của chúng mình đẹp biết bao nhiêu, nào là rừng cây xanh ngát, sóng biển rì rào, bầu trời với bồng bềnh mây trắng! Đó còn là ngôi nhà chung của biết bao nhiêu loài sinh vật nữa! Bé có muốn bảo vệ ngôi nhà của chúng mình không? Hãy tưởng tượng bé trở thành hiệp sĩ với sức mạnh siêu phàm bảo vệ Trái Đất. Bé sẽ bảo vệ chú cún yêu, đàn khủng long, khu rừng hay bầu khí quyển? Chà! Nhiều thứ muốn bảo vệ quá đi mất! Các bé ơi, hãy mau mau vẽ một bức tranh về hành trình bảo vệ Trái Đất của mình để tham gia Ngày Hội Vẽ Tương Lai lần 3 nhé! Cuộc thi bao gồm 2 Vòng: VÒNG 1: XIN CHÀO Thời hạn nhận bài thi: 3/5 – 15/5/2021 Hình thức dự thi: – Tranh màu, khổ A4/A3 – Chủ đề: 𝗛𝗶𝗲̣̂𝗽 𝗦𝗶̃ 𝗧𝗿𝗮́𝗶 Đ𝗮̂́𝘁 – Bức tranh phải có bối cảnh là Trái Đất trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, có ít nhất 2 nhân vật kèm lời thoại. – Là tác phẩm sáng tác mới, chưa được đăng lên báo, tạp chí và đạt giải ở các cuộc thi khác. – Bài dự thi phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Họ tên thí sinh, tên bức tranh, ngày sinh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email và facebook bố/mẹ. Cách thức gửi bài dự thi: 1/ Gửi tác phẩm trực tiếp: Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam 164 Nguyễn Đình Chính, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM 2/ Gửi tác phẩm online: https://forms.gle/CaUvjTABcbvqtqtn7 Sẽ có 20 tác phẩm xuất sắc nhất được vào vòng Kết Nối bao gồm: 19 tranh đẹp nhất do BGK chấm và 1 tranh có lượt tương tác cao nhất trên Fanpage CMA. Trong trường hợp tranh có lượt tương tác cao nhất đồng thời là tranh do BGK lựa chọn thì BTC sẽ xét đến tranh có lượt tương tác cao thứ hai. VÒNG 2: KẾT NỐI Thời gian: 9h – 11h, ngày 29/5/2021 Hình thức: Workshop vẽ truyện tranh 20 bé có tranh xuất sắc nhất ở vòng Xin Chào được chia làm 5 đội, 5 HLV là các giảng viên tại CMA sẽ hướng dẫn các bé lên ý tưởng và vẽ hoàn chỉnh một truyện tranh 4 khung đơn giản theo chủ đề của cuộc thi. Địa điểm: Đường Sách Nguyễn Văn Bình – Q.1, TP. Hồ Chí Minh CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG Vòng Xin Chào: ● Giải Hoạ Sĩ Triệu Like – Dành cho tranh dự thi có lượt tương tác cao nhất trên Fanpage CMA. Lượt like và share hợp lệ chỉ tính trên tranh được đăng tải tại Fanpage CMA. Share phải ở chế độ công khai (1 like = 1 điểm; 1 share = 2 điểm). – Tranh có lượt tương tác cao nhất sẽ được đặc cách vào vòng Kết Nối. ● 20 tranh dự thi xuất sắc nhất được tham gia Workshop vẽ truyện tranh tại đường sách Nguyễn Văn Bình Vòng Kết Nối: ● 3 giải đồng đội do BGK bình chọn: + Giải nhóm hoạ sĩ Toàn Năng – 3.000.000 VND + Giải nhóm hoạ sĩ Thông Thái – 2.000.000 VND + Giải nhóm hoạ sĩ Ánh Sáng – 2.000.000 VND ● 5 giải cá nhân xuất sắc đến từ mỗi đội do BGK bình chọn: 5 suất học bổng toàn phần (trị giá 5.050.000 đồng) cho khoá học Vẽ Truyện Tranh/ Manga/ Comic căn bản tại CMA. ●Học bổng trị giá 1.000.000 đồng khoá học Vẽ Truyện Tranh/ Manga/ Comic căn bản tại CMA cho các thí sinh còn lại. Chờ gì nữa, vẽ ngay thôi các bé ơi! Comic Media Academy
Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam – Comic Media Academy thông báo tuyển sinh các chương trình Họa Sĩ Kể Chuyện với 2 chuyên ngành Digital Painting & Truyện Tranh và Kỹ Thuật Viên Hoạt Hình 2D – Short Animation niên khóa 2021 – 2022 & 2021 – 2023 HỆ CHUYÊN NGHIỆP (HOẠ SĨ KỂ CHUYỆN & KỸ THUẬT VIÊN) STT Chuyên ngành Hình thức tuyển sinh Thời gian đào tạo Học phí 1 Hoạ sĩ Truyện tranh chuyên nghiệp Xét tuyển (không thi) 8 học kỳ 18.000.000 (*)/kỳ (Chuyên ngành: Truyện Tranh & Digital Painting) 22.000.000/kỳ (Hoạt Hình) 2 Hoạ sĩ Digital Painting chuyên nghiệp 8 học kỳ 3 Kỹ Thuật Viên Hoạt Hình 2D – Short Animation 1 học kỳ căn bản + 3 học kỳ chuyên ngành (*) Mức học phí áp dụng cho Học kỳ 1 và có dao động trong các học kỳ sau dựa trên nội dung môn học và chính sách học bổng. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) trở lên có thể tham gia xét tuyển. Chương trình Kỹ Thuật Viên Hoạt Hình 2D – Short Animation : Không yêu cầu tốt nghiệp THPT Chính sách học bổng Học viên mới khi tham gia theo học khoá chuyên nghiệp tại Viện Truyện tranh & Hoạt hình được tài trợ gói học bổng lên đến 100% dựa trên bài đánh giá năng lực của từng cá nhân. Vui lòng xem chi tiết tại đây Học viên đang theo học từ HK4 trở đi có quá trình học tập nghiêm túc, có năng lực chuyên môn và ý thức nghề nghiệp tốt sẽ được đề xuất gói Học bổng Bảo trợ tài năng bao gồm 50% học phí trong 4 học kỳ cuối và một đề xuất cộng tác tại Viện ít nhất 2 năm sau khi tốt nghiệp. Bằng cấp Sau khi hoàn thành khoá học, học viên được cấp chứng chỉ hoàn thành khoá học Hệ Chuyên Nghiệp/Kỹ Thuật Viên, đủ điều kiện để tham gia làm việc tại các doanh nghiệp. Hồ sơ xét tuyển chương trình Họa Sĩ Kể Chuyện 01 Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương. 01 Phiếu đăng ký tuyển sinh theo mẫu của Viện. 02 Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời THPT trở lên (photo công chứng). 01 Học bạ/Bảng điểm THPT trở lên (photo công chứng). 01 CMND hoặc Giấy khai sinh (photo công chứng). 01 Giấy khám sức khoẻ 03 Hình 4×6 Hồ sơ xét tuyển chương trình Kỹ Thuật Viên Hoat Hình 2D – Short Animation 01 Phiếu đăng ký tuyển sinh theo mẫu của Viện. 01 Sơ yếu lý lịch 01 Bản photocopy Chứng Minh Nhân Dân hoặc Căn Cước Công Dân 01 Ảnh 4 x 6 Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển và khai giảng Đợt 1: 22/02/2021 – 15/05/2021 Đợt 2: 01/06/2021 – 18/10/2021 *Viện nhận hồ sơ đăng ký và xét tuyển hàng tháng. ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ XÉT TUYỂN VÀ NHẬP HỌC Cơ sở Pasteur 147 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (028)3820.9066 Cơ sở Phú Nhuận 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q.Phú Nhuận, TP.HCM Hotline: 0902 738 806 – (028) 39977271 Email: cmavn.org@gmail.com Website: https://cmavn.org Facebook: f/cmavn
YÊN TÂM HỌC TẬP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TRẢ GÓP HỌC PHÍ LÃI SUẤT 0% Từ tháng 3 năm 2021, CMA chính thức hợp tác cùng MPOS để mang đến cho các bạn học viên một giải pháp tài chính mới, giải quyết nỗi lo học phí khi học tập tại CMA. Liên kết và thuật tiện Chỉ cần sử dụng thẻ tín dụng được phát hành từ hệ thống các Ngân hàng lớn nhất Việt Nam đang hợp tác với chương trình, học viên sẽ được thanh toán trước học phí và chỉ cần trả góp hàng tháng với ngân hàng phát hành thẻ tín dụng với lãi suất 0%. Thao tác dễ dàng Chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng và quẹt thẻ thanh toán bạn đã hoàn tất phần thanh toán. Không phát sinh thủ tục, không cần trả trước chi phí, tiết kiệm thời gian tối đa cho học viên. Danh sách Các Ngân Hàng Tham Gia Chương Trình Trả Góp Lãi Suất 0% *** Các bạn có thể liên hệ Phòng Giáo vụ của Viện truyện tranh Hoạt hình để được tư vấn thông tin. **Chương trình có thể thu phí chuyển đổi tùy theo ngân hàng. —————————————————————- 𝗩𝗜𝗘̣̂𝗡 𝗧𝗥𝗨𝗬𝗘̣̂𝗡 𝗧𝗥𝗔𝗡𝗛 𝗛𝗢𝗔̣𝗧 𝗛𝗜̀𝗡𝗛 𝗩𝗜𝗘̣̂𝗧 𝗡𝗔𝗠 – 𝗖𝗢𝗠𝗜𝗖 𝗠𝗘𝗗𝗜𝗔 𝗔𝗖𝗔𝗗𝗘𝗠𝗬 Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q.Phú Nhuận. Tp. Hồ Chí Minh 0902738806 – (028) 39977271 – (028)3820.9066 https://cmavn.org/ cmavn.org@gmail.com – daotao@cmavn.org
Tất cả khoá học trực tuyến (online) tại Comic Media Academy VN (CMA) được triển khai qua tính năng Meet Now thuộc phần mềm Skype. Học viên chỉ cần trang bị điện thoại thông minh (smartphone) hoặc máy tính/laptop có cài đặt ứng dụng Skype để tham gia lớp học. Link cài đặt Meet Now tại đây
Hình thức học Online tại CMA được phát triển phục vụ nhu cầu học tập của các học viên ở xa các cơ sở và bận rộn. Lớp học hoàn toàn được diễn ra trực tiếp dưới sự dẫn dắt của giáo viên cùng sự tương tác của các bạn học viên chứ không qua bất kì một video thu sẵn nào. Học viên sẽ được hướng dẫn cụ thể từng cá nhân và được sửa bài trực tiếp nên chất lượng luôn được đảm bảo hiệu quả và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho học viên.
Hình thức học Online tại CMA được phát triển phục vụ nhu cầu học tập của các học viên ở xa các cơ sở và bận rộn. Lớp học hoàn toàn được diễn ra trực tiếp dưới sự dẫn dắt của giáo viên cùng sự tương tác của các bạn học viên chứ không qua bất kì một video thu sẵn nào. Học viên sẽ được hướng dẫn cụ thể từng cá nhân và được sửa bài trực tiếp nên chất lượng luôn được đảm bảo hiệu quả và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho học viên.
Hình thức học vẽ Online tại CMA được phát triển phục vụ nhu cầu học tập của các học viên ở xa các cơ sở và bận rộn. Lớp học hoàn toàn được diễn ra trực tiếp dưới sự dẫn dắt của giáo viên cùng sự tương tác của các bạn học viên chứ không qua bất kì một video thu sẵn nào. Học viên sẽ được hướng dẫn cụ thể từng cá nhân và được sửa bài trực tiếp nên chất lượng luôn được đảm bảo hiệu quả và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho học viên.
Công ty Designomotion – Nhân viên Hoạt Hình 2D. The style of the animation will be similar to “BoJack Horseman.” Knowledge of the following is essential: – Character design – Character animation – Background design – Basic English – Photoshop / Illustrator / After Effects This is a freelance position in District 1 lasting 1-2 months. Salary negotiable. Contact: jsilver@designomotion.com CellPhone: +84 90 7524620 Website: designomotion.com
1. Nội dung công việc: Chế tạo mô hình hóa (Modeling) và hình ảnh động (Animation) bằng cách sử dụng Spine. 2. Yêu cầu: Có kinh nghiệm sử dụng Spine dù là kinh nghiệm khi học tập cũng được, không cần kinh nghiệm kinh doanh. Khi ứng tuyển, yêu cầu phải nộp kèm tác phẩm Spine. 3. Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6 từ 8h30 đến 17h30 (làm việc 8 tiếng + 1 tiếng giải lao), ngày lễ được nghỉ theo quy định nhà nước. 4. Địa điểm làm việc: Quận Phú Nhuận. 5. Lương: 8.000.000 VND – 25.000.000VND. 6. Yêu cầu khác: Có thể hiểu được tiếng Anh căn bản. Sử dụng các công cụ dịch thuật để hỗ trợ cũng được. Ứng viên quan tâm xin gửi CV đến email:inotanita@gmail.com —
– Phối hợp làm việc với Nhóm Marketing để thu hút khách hàng, mục tiêu trực quan và các yêu cầu khác về thông điệp chính và chiến lược thương hiệu. – Tham gia thảo luận với nhóm để đưa ra ý tưởng / khái niệm dựa trên bản tóm tắt sáng tạo. Hình dung ý tưởng thành một sàn trình bày hấp dẫn; – Truyền tải thông điệp chính về thương hiệu và điều chỉnh các góc độ và chiến lược thương hiệu hiệu quả, chẳng hạn như bài đăng trên Facebook, ứng dụng di động, banner GDN, v.v.; – Các nhiệm vụ liên quan khác có thể gây ra theo yêu cầu.
Trong các câu chuyện cổ tích và truyện thiếu nhi các nhân vật nữ thường được xây dựng theo một hình ảnh quen thuộc: xinh đẹp, yếu đuối, phụ thuộc và tập trung vào các công việc dọn dẹp, nấu ăn và chăm sóc gia đình. Trong khi đó, các nhân vật nam thường được khắc họa với tính cách mạnh mẽ, chủ động, dũng cảm và nắm vai trò chỉ huy. Nhằm nêu bật và ghi nhận sự tiến bộ trong nhận thức xã hội về bình đằng giới tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật, đồng thời gỡ bỏ những khuôn mẫu và định kiến về giới trong các câu chuyện cổ tích, giúp thay đổi nhận thức, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em ngay từ trên những trang sách, ChildFund Việt Nam đã phối hợp với UN Women (cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ) và Đại sứ quán Ireland tổ chức cuộc thi “Thế hệ bình đẳng: Sáng tác truyện cổ tích thời hiện đại” Cuộc thi tổ chức từ ngày 17/10-27/11/2019, dành cho công dân Việt Nam ở mọi lứa tuổi, đặc biệt khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên tham gia với tổng giá trị giải thưởng trên 40 triệu đồng. Đặc biệt, người chiến thắng sẽ có cơ hội được làm việc với các chuyên gia để phát triển câu chuyện của mình thành truyện tranh hoặc phim hoạt hình. Hình thức tác phẩm dự thi: Truyện chữ và truyện tranh , thể lệ chi tiết xem tại đây: http://unwo.men/ht6k50wOfm6 Các tác phẩm dự thi gửi về UN Women Việt Nam, 304 Kim Mã- Hà Nội, hoặc email: unwomen2010@gmail.com với tiêu đề “Cuộc thi Sáng tác Truyện Cổ tích thời hiện đại” – 1 giải Nhất: trị giá 15.000.000 VND – 1 giải Nhì: trị giá 10.000.000 VND – 1 giải Ba: trị giá 7.000.000 VND – 2 giải Khuyến khích: 5.000.000 VND * Biên dịch: Comic Media Academy
Tốt nghiệp xuất sắc Họa Sĩ Kể Chuyện ngành Truyện Tranh, Quang Bảo là một nhân tố được các Giảng viên đánh giá cao về năng lực và tố chất làm nghề. Luôn đào sâu tìm tòi, nghiên cứu tư liệu khi đặt vấn đề, những tác phẩm của Quang Bảo thể hiện được những cái nhìn vừa tổng quát vừa chi tiết, và đặc biệt có tính tham khảo cao. Hiện tại, Quang Bảo là gương mặt giảng viên trẻ của CMA, tham gia vào đội ngũ dịch thuật – nghiên cứu tài liệu chuyên ngành và giảng dạy các môn học ở hệ chuyên nghiệp, cấp tốc. – Comic Media Academy –
Lorem ipsum dolor sit amet, consectet ad elit sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat. Ut wisi enim ad minim veniam, quis nostrud exerci. tation ullamcorper suscipit lobortis nisl ut aliquip ex ea commodo consequat. Duis autem vel eum iriure dolor in hendrerit in vulputate velit esse molestie consequat, vel illum dolore eu feugiat nulla facilisis at vero eros et accumsan et iusto odio dignissim qui…
Lorem ipsum dolor sit amet, consectet ad elit sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat. Ut wisi enim ad minim veniam, quis nostrud exerci. tation ullamcorper suscipit lobortis nisl ut aliquip ex ea commodo consequat. Duis autem vel eum iriure dolor in hendrerit in vulputate velit esse molestie consequat, vel illum dolore eu feugiat nulla facilisis at vero eros et accumsan et iusto odio dignissim qui…
Lorem ipsum dolor sit amet, consectet ad elit sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat. Ut wisi enim ad minim veniam, quis nostrud exerci. tation ullamcorper suscipit lobortis nisl ut aliquip ex ea commodo consequat. Duis autem vel eum iriure dolor in hendrerit in vulputate velit esse molestie consequat, vel illum dolore eu feugiat nulla facilisis at vero eros et accumsan et iusto odio dignissim qui…
Tốt nghiệp thủ khoa hệ Cử nhân tài năng chuyên ngành Văn học, Thạc sĩ ngành Lý luận văn học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Minh Khuê hiện là một trong số ít giảng viên trẻ tuổi nhất trường. Theo đuổi giấc mơ nghiên cứu văn chương, Minh Khuê tiếp tục theo học Thạc sĩ ngành Lý luận văn học tại trường và đang có kế hoạch đưa giấc mơ đi xa hơn bằng cách nộp hồ sơ vào các trường đào tạo Thạc sĩ ở Châu Âu. Đích đến của Khuê là “có thể đóng góp được một chút gì đó, dù rất nhỏ bé, cho nghiên cứu văn học ở Việt Nam.” Với chuyên ngành về Lý luận và phê bình văn học, Minh Khuê đã góp tiếng nói của một người trẻ với giọng điệu riêng qua những bài nghiên cứu, chuyên đề trên các tạp chí văn chương uy tín; các tham luận tại các tọa đàm, hội thảo trong nước. Năng nổ, nhiệt thành, đầy cảm hứng, Minh Khuê sẽ không chỉ trao truyền kiến thức mà còn là tình yêu chữ nghĩa theo cách “trẻ” nhất, dễ tiếp nhận nhất đến người trẻ.
Marvel vừa công bố kế hoạch ra mắt Marvel Comics #1000 dài 80 trang nhân kỷ niệm 80 năm ngày Timely Comics (tiền thân của Marvel Comics) phát hành tập Marvel Comics đầu tiên (31/8/1939), đánh dấu sự ra đời của hai siêu anh hùng Human Torch và Namor the Sub-Mariner trong vũ trụ Marvel. Series ra đến tập 159 thì ngưng phát hành, và từ năm 1957 đến nay không không có tập truyện nào mới. Marvel Comics #1000 sẽ chính thức “lên kệ” trong tháng tám. Mỗi trang truyện tuy được sáng tác bởi một tác giả khác nhau, song đều xoay quanh câu chuyện về chặng đường 80 năm của Marvel. Trang đầu Marvel Comics #1000 đưa độc giả ngược dòng thời gian trở về Marvel Comics #1, những trang tiếp theo hé lộ thêm nhiều bí mật về vũ trụ Marvel. Theo công bố của Marvel trên Twitter, có tổng cộng 97 tác giả thuộc 80 ê-kíp khác nhau tham gia sáng tác Marvel Comics #1000, tất cả đều là tên tuổi lớn trong làng truyện tranh Marvel như Jason Aaron, Kelly Sue DeConnick, và Alex Ross. Ngoài ra, Marvel Comics #1000 còn có sự góp mặt của những khách mời nổi tiếng như huyền thoại bóng rổ Kareem Abdul-Jabbar, rapper Taboo, bộ đôi biên kịch/đạo diễn Phil Lord và Christopher Miller. Trang bìa Marvel Comics #1000. Nói về lý do chọn khách mời, C.B. Cebulski, tổng biên tập Marvel Comics, cho biết trên tờ New York Times như sau, “Họ yêu mến và lớn lên cùng nhân vật truyện tranh Marvel Comics. Chúng tôi luôn theo dõi họ trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Nay những người nổi tiếng này có thể quay lại đóng góp vào truyện tranh.” Gần đây, nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Superman và Batman, DC Comics cũng phát hành Dectective Comics #1000 và Action Comics #1000. Hai tuyển tập truyện tranh này cũng được sáng tác bởi nhiều tác giả khác nhau. Khác với Marvel Comics, Detective Comics và Action Comics được phát hành liên tục từ năm 1938 và 1939 đến nay, nhưng phải sau vài năm nữa, chúng mới cán mốc 1000 tập. Marvel Comics làm thế nào cán mốc 1000 tập đúng vào thời điểm kỷ niệm 80 năm lịch sử Marvel? “Nó chỉ mang tính tượng trưng mà thôi.” Tom Brevoort, phó chủ tịch cấp cao của Marvel, nói trên tờ New York Times. Nguồn: https://www.polygon.com/2019/5/10/18564573/marvel-comics-80th-anniversary-1000-book Biên dịch: Comic Media Academy
Cuộc thi Truyện tranh – Manga – Quốc tế lần thứ 13 đã bắt đầu khởi động vào trung tuần tháng 4/2019. Đây là cuộc thi được Bộ Ngoại Giao Nhật Bản tổ chức hằng năm nhằm tuyên dương các tác giả truyện tranh đã góp phần tăng cường giao lưu văn hóa quốc tế thông qua phổ cập văn hóa manga và manga Nhật Bản ra nước ngoài. Thông tin về cách thức đăng ký dự thi: Chi tiết về điều kiện tham dự, mời các bạn tham khảo tại “Thể lệ tham dự cuộc thi” (Tiếng Nhật – Tiếng Anh) (1) Thời gian tiếp nhận các tác phẩm dự thi: Từ ngày 08 tháng 4 năm 2019 (Thứ hai) đến ngày 14 tháng 6 năm 2019 (Thứ Sáu) (2) Nơi tiếp nhận: ※ Những tác phẩm dự thi của khu vực phía Bắc: vui lòng nộp tại Ban Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội ※ Những tác phẩm dự thi của khu vực phía Nam từ Đắc Lắc, Phú Yên trở vào vui lòng nộp tại: Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. (3) Ngoài ra, các bạn vui lòng gửi tác phẩm dự thi cùng “Bản đăng ký dự thi” tới địa chỉ trên. Giải thưởng Vàng của Giải thưởng Manga Quốc tế Nhật Bản sẽ được trao cho Tác phẩm Manga xuất sắc nhất. Và Giải thưởng Bạc sẽ được trao cho 03 tác phẩm xuất sắc tiếp theo. Những người được nhận giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc sẽ được mời sang Nhật Bản (Dự kiến vào tháng 2 năm 2020) để dự lễ trao giải, gặp gỡ và trao đổi ý kiến với các nhà truyện tranh manga Nhật Bản. (Tham khảo): Tiếng Nhật: https://www.mofa.go.jp/mofaj/press/release/press4_007302.html Tiếng Anh: https://www.mofa.go.jp/press/release/press4e_002413.html (Nguồn từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam).
Nguồn ảnh: imdb.com Chắc hẳn bạn biết đến loạt bộ phim hoạt hình của Pixar gồm Ratatouille, Wall-E, Fiding Dory và The Incredibles. Đây là những cái tên nổi tiếng và có sự góp mặt của Ted Mathot trong ekip làm phim. Bạn hỏi Ted Mathot là ai? Xin trả lời rằng, đây là một họa sĩ nổi tiếng của Pixar xuất phát là một Story Artist. Trong The Incredibles, Ted Mathot đảm nhiệm vai trò Story Supervisor (Người giám sát câu chuyện). Ted Mathot Nguồn ảnh: thatshelf.com Trước khi đến với Pixar, Mathot đã tốt nghiệp trường thiết kế Rhode Island và bắt đầu công việc đầu tiên với vị trí Story Artist cho The Simpsons. Sau đó, anh chuyển đến Dreamworks và Hanna-Barbera, cuối cùng dừng chân tại Pixar. Ted Mathot từng chia sẻ về công việc của một Story Artist, anh nói rằng: “Tôi rất thích công việc của mình, việc lưu giữ và định hình toàn bộ bộ phim trong đầu. Sẽ có nhiều sự ngạc nhiên xuất hiện trong quá trình bạn dựng lên câu chuyện. Có một Story Artist trong ekip sẽ giúp đường đi của bộ phim trở nên rõ ràng hơn.” Một thời gian trước, Ted Mathot từng đưa ra lời khuyên cho những ai muốn dấn thân vào con đường sáng tạo, nhất là những story artist. “Trước hết, tôi tìm kiếm những người có kỹ năng vẽ tốt và khả năng kể chuyện tự nhiên, cái mà chúng ta gọi là cảm giác của câu chuyện. Kỹ năng vẽ, khía cạnh làm phim hay kỹ thuật có thể rèn luyện, còn cảm giác lại là kinh nghiệm của chính bạn.” Nếu bạn đang ấp ủ ước mơ trở thành một họa sĩ truyện tranh hay họa sĩ hoạt hình, thật đơn giản hãy bắt đầu từ một Story Artist. Tuy nhiên, story artist vẫn còn là một khái niệm mơ hồ đối với bạn? Đừng lo lắng, WORKSHOP: STORY ARTIST- NGƯỜI ẤY LÀ AI? sẽ giúp bạn làm rõ những mơ hồ đó. Thông tin Workshop: Thời gian: 9:00 – 12:00, Thứ Bảy, ngày 20.4.2019 Địa điểm: Comic Media Academy, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM. Hotline: 0902 738 806 Link đăng ký: http://bit.do/story-artist
Trong Disney- Pixar, bạn có thể là bất cứ ai nhưng đều bắt đầu là Story Artist. STORY ARTIST là chức danh gì mà nhiều danh nhân đều bắt đầu với nó? STORY ARTIST là ai mà không thể thiếu ở các công ty- tập đoàn lớn liên quan đến sản xuất phim ảnh – hoạt hình? Nữ đạo diễn phim hoạt hình Domee Shi, cô là Story Artist trước khi trở thành nữ đạo diễn đầu tiên của Pixar và nhận được giải Oscar dành cho phim hoạt hình ngắn với phim BAO. Hayao Miyazaki, cha đẻ của Hãng Gibli, của các nhân vật hoạt hình kinh điển như Vô Diện, Tororo,…cũng đi lên từ công việc Story Artist. Vậy STORY ARTIST đóng vai trò quan trọng như thế nào trong các khâu sản xuất phim? Và đặc biệt, bạn đã sẵn sang để trở thành STORY ARTIST cùng CMA? Tham gia Workshop: STORY ARTIST- NGƯỜI ẤY LÀ AI? Bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn và trải nghiệm phần nào cảm giác làm Story Artist. 📌Link đăng ký: http://bit.do/story-artist Workshop sẽ giúp các bạn: – Sáng tạo câu chuyện bằng hình ảnh. – Biết cách biến ý tưởng thành câu chuyện. – Tạo ra câu chuyện từ điểm xuất phát. – Nắm bắt nguyên tắc sáng tạo. 📌Thời gian: 9:00 – 12:00, Thứ Bảy, ngày 20.4.2019 📌Địa điểm: Comic Media Academy, 164 Nguyễn Đình Chính, phường 11, quận Phú Nhuận, TPHCM. 📌Hotline: 0902 738 806 Đối tượng: Các bạn trẻ đang muốn tìm hiểu về ngành truyện tranh – hoạt hình
Nghệ nhân tiên sinh đã có những “chiến thuật” nào để hoàn thành bài thi dùng Digital Painiting thiết kế đạo cụ đúng hạn trong cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp? Tác phẩm đạt giải lấy cảm hứng từ Trà Đạo được vẽ bằng Digital Painting. Bạn muốn trở thành Họa sĩ Digital Painting chuyên nghiệp, đăng ký tại đây. Bạn không có thời gian nhưng vẫn muốn học Digital Painting, lớp Digital Painting cấp tốc đang đợi bạn đấy. Elodie: Trong cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp này tôi sử dụng rất nhiều mô hình 3D và ánh sáng. Chúng giúp tôi với những khối phức tạp, chất liệu và sự phản sáng, và Digital Painting chuyên nghiệp giúp các họa sĩ Digital Painting tiết kiệm nhiều thời gian hơn vì các họa sĩ Digital Painting có thể dễ dàng nhân bản và điều chỉnh hình dáng. Roberto: Trước cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp tôi làm khá nhiều nghiên cứu và hệ thống hoá quá trình sáng tạo hình ảnh của mình bằng thumbnail, trau chuốt line art, flat colors và một chút vẽ và đương nhiên là sử dụng công cụ Digital Painting chuyên nghiệp. Điều này đã cho phép tôi giữ cho thành phẩm của mình đồng nhất và không tốn thời gian trong quá trình. Lloyd: Chiến thuật của tôi cho kỳ thi Digital Painting chuyên nghiệp này là làm theo thứ tự những thứ ưu tiên đầu trước. Mỗi ngày làm việc, tôi bắt đầu bằng việc phác thảo thumbnail vì đó là lúc năng suất sáng tạo của tôi cao nhất. Cho tất cả đạo cụ của mình tôi đều sử dụng Digital Painting chuyên nghiệp chuyển từ 3D thành 2D để bảo đảm rằng góc nhìn của mình chính xác và tôi sẽ tập trung toàn bộ sức lực vào công việc đi nét hấp dẫn. Tôi đảm bảo rằng tôi có những bản vẽ line có thể dùng được cho tất cả những đạo cụ của mình trước khi tôi lên màu hay làm bài thuyết trình, để trừ trường hợp nếu công đoạn nào đó tốn nhiều thời gian hơn dự kiến, tôi vẫn có một vài thiết kế để trình bày. Đâu là công đoạn khó khăn nhất của thử thách này đối với nghệ nhân tiên sinh? Elodie: Việc khó nhất là cố tạo ra một thứ gì đó mới mẻ chưa được thấy ở bất kỳ đâu trước đó và Nhật Bản là một chủ đề vô cùng phổ biến. Roberto: Đối với tôi, chắc chắn đó là việc tôi đang làm công việc full time và trong thời gian diễn ra thử thách, tôi vẫn đang đi học và có bài tập. Quản lý thời gian chính là vấn đề lớn nhất mà tôi phải giải quyết. Lloyd: Công đoạn khó khăn nhất với tôi cũng là công đoạn vui nhất là công đoạn vẽ thumbnail bằng Digital Painting. Đi từ một trang giấy trắng thành một trang đầy những ý tưởng luôn luôn là công việc mệt nhất nhưng thỏa mãn nhất. Căng thẳng nhất là khi những ý tưởng trong đầu bạn không thật sự thú vị như bạn tưởng tượng. Nhưng khi bạn chạm đến những khoảnh khắc “eureka” như khi tôi cố biến hình dáng của hộp nổ thành hình dạng của kunai, bạn biết rằng những nỗ lực thất bại trước đó đều đáng thời gian và công sức. Nghê nhân tiên sinh có những lời khuyên gì cho những họa sĩ Digital Painting trẻ sẽ tham gia thử thách sử dụng Digital Painting để thiết kế trong tương lai? Elodie: Cố gắng dành ra một ít thời gian để nghỉ ngơi và hít thở một ít không khí trong lành. Nó sẽ giúp các họa sĩ Digital Painting trẻ rất nhiều trong việc giữ bản thân có động lực và giúp các họa sĩ Digital Painting trẻ có những ý tưởng mới. Cố tìm cảm hứng ở tất cả mọi nơi, không chỉ internet mà trong cả bảo tàng và sách vở. Roberto: Tìm cái gì đó trong chủ đề khiến các họa sĩ Digital Painting trẻ thích thú và vui vẻ trong quá trình tham gia. Đó có lẽ là cách tốt nhất để giúp các họa sĩ Digital Painting trẻ theo đuổi dự án này đến cùng và có kết quả tốt. Những cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp trong tương lai sẽ không trở thành một công việc nặng nề đối với các họa sĩ Digital Painting trẻ! Lloyd: Lời khuyên lớn nhất của tôi dành cho các họa sĩ Digital Painting trẻ có lẽ là quản lý thời gian. Hãy thực tế với thời gian của mình (mọi thứ thường tốn gấp ba lần thời gian bạn dự tính), và ngừng việc bạn đang làm nếu bạn đang bỏ ra quá nhiều thời gian cho công đoạn nào đó. Nếu các họa sĩ Digital Painting trẻ lên kế hoạch cho toàn bộ quá trình và nhất quán, họ có thể đạt được hầu hết những mục tiêu của mình. Tôi tin rằng tôi nợ sự thành công của mình trong thử thách lần này cho việc quản lý thời gian. Có rất nhiều thí sinh, một vài người trong số họ thậm chí còn giỏi hơn tôi, nhưng đơn giản là làm không kịp nộp bài thi. Hoàn thành lúc nào cũng tốt hơn là hoàn hảo. CMAVN dịch và biên tập theo https://magazine.artstation.com/2019/02/feudal-japan-prop-design/ Phỏng vấn những người chiến thắng cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp kỳ 2: Thiết kế đạo cụ bằng Digital Painting – phần 1. Comic Media Academy Vietnam – CMAVN CMAVN – Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM – Điện Thoại: (028) 3820 9066 Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM Điện Thoại: CS 2: (028) 3997 7271 Hotline: 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org
Những nghệ nhân tham gia vào mục Thiết Kế Đạo Cụ của Thử Thách Phong Kiến Nhật Bản (Feudal Japan Challenge) của cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp đã được yêu cầu dùng kỹ thuật Digital Painting chuyên nghiệp ra 5 đạo cụ đặc sắc có chứa đựng câu chuyện và thực hiện một chức năng trong không gian phong kiến những năm 1185 – 1603. Bạn muốn trở thành Họa sĩ Digital Painting chuyên nghiệp, đăng ký tại đây. Bạn không có thời gian nhưng vẫn muốn học Digital Painting, lớp Digital Painting cấp tốc đang đợi bạn đấy. Trong bài phỏng vấn những người chiến thắng cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp kỳ này, top 3, Elodie Mondoloni, Roberto Gatto và Lloyd Drake-Brockman chia sẻ về những cảm hứng, chiến thuật và lời khuyên của họ về việc tạo ra những sản phẩm thắng cuộc trong các cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp trên thế giới. Elodie: Đến với cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp lần này, tôi muốn làm điều gì đó khác biệt khỏi những thứ mà chúng ta hay nghĩ về Nhật Bản, như samurai, những ngôi đền và núi Phú Sỹ. Tôi nghiên cứu rất nhiều và cuối cùng phát hiện ra rằng trà đạo dường như vô cùng phổ biến trong thời kỳ phong kiến Nhật Bản. Bằng cách tập trung vào khía cạnh văn hoá Nhật Bản, tôi giữ bản thân mình không đi quá xa và tìm thấy rất nhiều thứ thú vị về mặt thị giác và có ý nghĩa (như kintsukuroi). Tôi sử dụng Digital Painting chuyên nghiệp tạo ra một câu chuyện nhỏ cho mỗi đạo cụ và cũng chính Digital Painting chuyên nghiệp giúp tôi tìm thêm ý tưởng visual để tạo ra những thiết kế nhất quán. Roberto: Tham gia vào cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp tôi quyết định chọn nước là chủ đề xuyên suốt cho tất cả các đạo cụ của mình. Tôi rất thích nhưng thiết kế uyển chuyển và thanh nhã và tất cả những gì liên quan tới những sinh vật dưới nước và Đến với cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp . Lloyd: Để gây ấn tượng tại cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp tôi muốn lấy những thiết kế xinh đẹp và đặc trưng trong lịch sử Nhật Bản và biến chúng thành những vật dụng hữu ích cho người chơi trong trò chơi điện tử. Tôi hình dung một phiên bản tối và kỳ diệu hơn của Nhật Bản, nơi mà những đạo cụ tôi thiết kế trở thành những công cụ hữu ích để vượt qua thử thách và kẻ thù chứ không chỉ đơn thuần là những món đồ xinh đẹp. Những thiết kế này được dựa trên những chức năng trong trò chơi, hình thể của chúng cũng quan trọng nhưng chỉ đứng vị trí thứ hai. Hết phần 1 Đón xem phần 2 – Phỏng vấn những người chiến thắng cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp kỳ 2: Thiết kế đạo cụ bằng Digital Painting. CMAVN dịch và biên tập theo https://magazine.artstation.com/2019/02/feudal-japan-prop-design/ Comic Media Academy Vietnam – CMAVN CMAVN – Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM – Điện Thoại: (028) 3820 9066 Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM Điện Thoại: CS 2: (028) 3997 7271 Hotline: 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org
Tiếp nối thành công của “Sáng tác mùa xuân” năm 2019, Viện Truyện tranh và Hoạt hình- CMA hay còn gọi là Comic Media Academy “thừa thắng xông lên” để tiếp tục hoạt động này. “Sáng tác đi các em”, “sáng tác nào các em”, “chúng ta nên thường xuyên sáng tạo”,… Nếu bạn là học viên của Comic Media Academy, chắc chắn bạn sẽ nghe những câu nói quen thuộc này như câu chào buổi sáng đến từ giáo viên. Bạn có thể cho đó là áp lực vô hình cho sinh viên Comic Media Academy. Nhưng ngược lại, đối với sinh viên chọn lựa Comic Media Academy, đây chính là động lực cũng như là bàn đạp để các bạn cố gắng. Nếu thường xuyên đối diện với áp lực, nó sẽ trở nên bình thường. Sáng tạo cũng vậy, với điều kiện làm việc thường xuyên yêu cầu có trí tưởng tượng, sáng tạo sẽ tập cho não bộ con người được phản xạ có điều kiện. Hơn nữa, sinh viên Comic Media Academy sẽ học thêm được nhiều cách quản lý thời gian, để tránh trường hợp “chạy đua” với deadline. Mỗi mùa một thức- mỗi mùa một kỳ sáng tác, teamwork – cá nhân, cá nhân- teamwork; Họa sĩ kể chuyện tại Comic Media Academy đã được tập dượt để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai. Một số hình ảnh trong ngày khởi động Sáng tác Mùa Hè – 2019 tại Comic Media Academy. Comic Media Academy.
Nhân vật hoạt hình không chỉ dành riêng cho trẻ nhỏ, mà ngay cả người lớn cũng yêu thích. Đây là lý do vì sao có những nhân vật hoạt hình không bao giờ “chết” trong lòng công chúng. Bài viết dưới đây sẽ điểm danh top 50 nhân vật hoạt hình như thế. Theo dõi phần 2 trong bài viết : “Top 50 nhân vật hoạt hình sống mãi với thời gian – phần 2”. Muốn trở thành HỌA SĨ LÀM PHIM HOẠT HÌNH, đăng ký ngay. 1.Thỏ Bunny Trên thế giới có nhân vật hoạt hình nào nổi tiếng hơn thỏ Bunny hay không? Xuất hiện lần đầu tiên trong phim hoạt hình Wild Hare (1940) của Warner Brothers, chú thỏ đáng yêu Bunny khiến khán giả phải cười bò bằng câu nói cửa miệng, “What’s up, Doc?” Bất kể đóng vai kẻ chuyên đi chọc ngoáy người khác trong phim kinh điển What’s Opera, Doc? (1957) hay chàng hiệp sĩ tinh quái tron phim ngắn đoạt giải thưởng Oscar năm 1958 Knighty Knight, Bugs, chú đều mang lại tiếng cười cho khán giả. Chú là nhân vật hoạt hình đáng nhớ nhất mọi thời đại, xếp ngang hàng với một số ngôi sao hoạt hình khác trong danh sách này. 2. Homer Simpson Kể từ khi xuất hiện trong chương trình giải trí The Tracey Ullman Show (1987), Homer Simpson đã làm hài lòng không ít khán giả truyền hình. Hai năm sau, Fox ưu ái dành chương trình riêng cho gia đình Simpson, và nó vẫn được phát sóng đến năm 2018. Cũng như thỏ Bunny nổi tiếng qua câu nói cửa miệng, “What’s up, Doc?” (Có chuyện gì thế, bác sĩ?) Homer được nhiều người biết đến với câu cảm thán kinh điển, “D’ho!” Tên gọi Homer Simpson ẩn giấu một bí mật thú vị: Cha của tác giả Matt Groening cũng có tên là Homer. Và nếu chịu khó để ý đôi tai của Homer, bạn sẽ thấy nó là tên họ viết tắt của tác giả, MG. 3. Chuột Mickey Chuột Mickey xuất hiện lần đầu trong Steamboat Willie (1928), được đích thân Walt Disney lồng tiếng. Bộ phim không chỉ đánh dấu sự ra mắt của Mickey mà còn là phim hoạt hình đầu tiên được lồng tiếng. Ngoài vai phù thủy tập sự trong Fantasia (1940), Mickey còn góp mặt trong một số phim hoạt hình ngắn đáng nhớ như Mickey and the Beanstalk (1947), Mickey’s Christmas Carol (1983),… 4. Bart Simpson Bart Simpson là cậu con trai tinh nghịch của Homer Simpson. Cậu sinh ra để quấy rầy cha mẹ mọi lúc, mọi nơi. Cậu gây rắc rối từ trong nhà ra đến ngoài đường. Cậu thường thể hiện thái độ coi thường nhà chức trách bằng câu nói lém lỉnh, hài hước, “Eat my shorts” (Ăn cái quần tao ý.) Kể từ lúc xuất hiện năm 1987, Bart Simpson đã trở thành biểu tượng đáng nhớ trong các tập phim The Simpsons. 5. Charlie Brown Cậu bé đáng yêu, không biết đá banh Charlie Brown xuất hiện lần đầu trong comic strip Lil’s Folks của Charles Schulz (1938). Sau đó, cậu lần lượt xuất hiện cùng chú chó đáng yêu Snoopy và cô bạn nhỏ tóc đỏ trong truyện tranh Peanuts (1950) và phim hoạt hình A Charlie Brown Chrismas (1965). Cậu làm tan chảy trái tim hàng triệu khán giả mỗi dịp Giáng sinh về. 6. Fred Flintstone Nếu không phải vì Fred Flintstone, thì có lẽ Homer Simpson và Peter Griffin đã không hiện diện trên đời này. Fred xuất hiện lần đầu trong chương trình truyền hình The Flintstones (1960). Được xây dựng dựa trên chương trình truyền hình hài hước nổi tiếng The Honeymooners. The Flintstones là chương trình hoạt hình sitcom đầu tiên lên sóng vào “giờ vàng” suốt 6 mùa liên tiếp, và được nhiều đài truyền hình mua bản quyền phát sóng. Anh chàng thượng cổ đáng yêu Fred Flintstone cùng cô vợ Wilma và hai người hàng xóm Barney và Wilma Rubble sống ở thời tiền sử, nhưng vẫn tận hưởng tiện nghi vật chất như thời hiện đại. Cha đẻ của The Flintstones, bộ đôi họa sĩ hoạt hình William Hanna và Joseph Barbera từng làm việc cho hãng MGM trước khi đứng ra thành lập công ty riêng. 7. Grinch Được chuyển thể từ bộ truyện thiếu nhi cùng tên của Dr. Seuss (1957) và phát sóng lần đầu tiên trên truyền hình vào năm 1966, phim hoạt hình How the Grinch Stole Chistimas! xoay quanh câu chuyện về sinh vật lông lá, xanh lè Grinch (Boris Karloff) thích sống cô độc trong hang, tìm cách phá hoại Giáng sinh của dân làng Whoville. Grinch chiếm nhiều cảm tình của người xem đến nỗi Jim Carrey phải cho tái xuất trên màn ảnh rộng vào năm 2000. Phim được trình chiếu thường xuyên trên TV vào dịp Giáng sinh. 8. Popeye Popeye chào đời từ comic strip Thimble Theatre của E. C. Segar (1929), và nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Bốn năm sau, Popeye được họa sĩ hoạt hình Max Fleisher đưa lên màn ảnh rộng, rồi được Paramount Studios chuyển thể thành TV series vào đầu những năm 1960. Năm 1980, Robert Altman ra mắt phim Popeye với Robin Williams đóng vai chàng thủy thủ thích ăn rau chân vịt Popeye, còn Shelley Duval vào vai bạn gái của anh, OIive Oyl. 9. Wile E. Coyote Wile E. Coyote ra mắt lần đầu trong phim ngắn Fast and Furry-ous của hãng Warner Brothers (1949), rồi kể từ đó góp mặt trong gần 50 phim ngắn. Ở mỗi tập phim, Coyote tội nghiệp dù dùng trăm phương ngàn kế vẫn không tài nào bắt được chú chim Road Runner, mà trái lại còn bị “gậy ông đập lưng ông.” Hầu hết các tập phim kinh điển do Chuck Jones và Michael
Thạc sĩ – Họa sĩ Nguyễn Ngọc My Hà tốt nghiệp Trường đại học Mỹ Thuật TPHCM. Năm 2014, My Hà tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ tại khoa Mỹ thuật Tạo hình của Đại học Mỹ Thuật TPHCM. Thạc sĩ My Hà là cái tên quen thuộc ở nhiều cuộc triển lãm tại TPHCM. Cô đồng thời cũng sở hữu kinh nghiệm giảng dạy đồ sộ tại các trường đại học nổi tiếng: khoa Design – trường đại học Công nghệ Sài Gòn; khoa Điêu Khắc- trường ĐH Mỹ Thuật TPHCM; khoa Mỹ Thuật- trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Trách nhiệm trong công việc, luôn sáng tạo, có khả năng định hướng cho học viên, đa dạng lĩnh vực chuyên môn, Thạc sĩ – Họa sĩ My Hà sẽ mang đến cho học viên những trải nghiệm thực tế mới mẻ, trẻ trung để làm chủ “trò chơi” sắc màu. CMAVN.
Nhằm mục tiêu tìm kiếm và hỗ trợ các bạn trẻ có năng lực, đam mê theo đuổi các nhóm ngành nghề truyện tranh, hoạt hình, digital painting, Viện truyện tranh và hoạt hình Việt Nam (CMA) trân trọng trao tặng các gói Học bổng sau cho tất cả các đối tượng là học viên mới cũng như học viên đang theo học tại Viện. Thông tin chung Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam hiện có các gói học bổng như sau: A. Học bổng Toàn phần Là học bổng dành cho học viên mới của Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam. Học bổng toàn phần bao gồm toàn bộ học phí khóa học. B. Học bổng Bán phần Là học bổng dành cho học viên mới của Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam. Học bổng bán phần bao gồm 50% toàn bộ học phí khóa học. C. Học bổng Bảo trợ tài năng Là học bổng dành cho học viên đang theo học tại Viện Truyện Tranh & Hoạt Hình Việt Nam từ học kỳ 04 (ngành truyện tranh – digital painting) và từ học kỳ 6 (ngành hoạt hình). Học bổng bao gồm 50% học phí trong 04 học kỳ cuối và một đề xuất cộng tác tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam ít nhất 02 năm sau khi tốt nghiệp. Quy định về các gói học bổng Học bổng Toàn phần và Bán phần a. Quy trình xét học bổng gồm 03 vòng. – Vòng 01: Nộp hồ sơ dự tuyển – Vòng 02: Kiểm tra kỹ năng – Vòng 03: Phỏng vấn b. Chỉ tiêu học bổng của CMA cho 1 khóa học là 01 suất học bổng Toàn phần và 02 suất học bổng Bán phần. CMA khai giảng 02 khóa trong 1 năm. c. Trong trường hợp có nhiều thí sinh cùng đạt yêu cầu, Quyết định trao học bổng cho Học viên từ Ban chuyên môn của nhà trường sẽ là Quyết định cuối cùng. d. Hồ sơ dự tuyển: – Đơn đăng ký học bổng. (theo mẫu của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam) – Thư ứng tuyển học bổng viết tay hoặc đánh máy thể hiện năng lực/ lý do/ mục đích/ nguyện vọng… mà bạn mong muốn nếu nhận được học bổng này. – Gửi từ tranh vẽ/ tác phẩm theo hướng dẫn ở đây (Theo mẫu của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam) Lưu ý: Nhà trường sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về vòng 2 và vòng 3 cho các ứng viên đã vượt qua được xét tuyển vòng 1. Học bổng Bảo trợ tài năng a. Học bổng Bảo trợ tài năng không có chỉ tiêu theo khóa hay theo ngành. Đây là học bổng có tính chất hỗ trợ cá nhân, do Ban chuyên môn chịu trách nhiệm đề xuất. b. Điều kiện xét học bổng: – Tất cả các học viên đang theo học tại Viện từ học kỳ 4 trở đi có một quá trình học tập nghiêm túc, có năng lực chuyên môn và ý thức nghề nghiệp tốt, có quá trình tham gia các hoạt động xã hội cũng như đóng góp vào công tác chung của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam. – Học viên có nhu cầu làm việc và đóng góp khả năng cho Viện trong ít nhất 2 năm sau khi tốt nghiệp. Lưu ý: Học viên được đề xuất có quyền đồng ý hoặc không đồng ý nhận Học bổng này. Học viên nhận học bổng khi công tác tại Viện được bảo đảm đầy đủ các chế độ làm việc theo quy định của Viện. Lưu ý chung – Học viên được xét học bổng cần đọc và xác nhận các văn bản về điều khoản duy trì học bổng và các giấy tờ khác có liên quan. – CMA có quyền xem xét dừng chế độ nhận học bổng nếu học viên vi phạm vào các điều khoản duy trì học bổng mà học viên đã xác nhận. Trân trọng, Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam.
Ngoài những giờ học vẽ và sinh hoạt tại trường, các sinh viên CMA còn được tham dự những chuyến đi thực tế ở các cơ sở- xí nghiệp liên quan đến chuyên ngành. Vì sao sinh viên CMA cần quan tâm đến ngành in ấn Sinh viên CMA là những sinh viên học về chuyên ngành truyện tranh- hoạt hình và digital painting. Những ngành này ít nhiều liên quan đến việc xuất bản. Phân biệt được các loại giấy Dàn trang để không bị mất chữ khi in Hiểu được sự khác biệt về màu sắc giữa bản gốc trên máy tính và thành phẩm sau khi in Phần nào sinh viên CMA hiểu được về lĩnh vực in ấn, lĩnh vực liên quan đến ngành học của các bạn. Đòi hỏi, tỉ mỉ, canh màu chuẩn xác. Hỗ trợ nhiều trong công việc xuất bản thành phẩm, rút ngắn thời gian trong việc điều chỉnh các qua chuẩn thiết kế dành cho in ấn. Với chuyến đi thực tế này, Viện mong muốn sinh viên CMA có thể trải nghiệm tất tần tật từng khâu trong sản xuất truyện tranh hoặc liên quan đến lĩnh vực in thành phẩm. Trong thời gian tham quan thực tế, sinh viên CMA đã có nhiều câu hỏi đặt ra cho chủ sản xuất, người hiểu rõ những thay đổi khi tác phẩm từ máy đến thành phẩm. Trong chuyến đi thực tế tại nhà in, các sinh viên CMA đã được thấy tận mắt các hoạt động của máy in và nghe giải thích về cách thức vận hành của máy in. Các sinh viên CMA được quan sát và nghe giải thích về công dụng của các bảng kẽm trên máy in. CMAVN.
ArtStation Community Challenge mới đây phá kỷ lục với hơn 1300 người tham gia thử thách sáng tạo nhân vật game thời phong kiến Nhật Bản. Ba người chiến thắng thử thách Melan Barba, Juan Novelletto, và Ilya Gagarin chia sẻ bí quyết thiết kế concept art, trở ngại và lời khuyên cho những ai có ý định tham gia trong tương lai. Anh lấy cảm hứng sáng tạo nhân vật game từ đâu? Melan: Thật may mắn, ArtStation Shogunate phát động thử thách sáng tạo nhân vật game thời phong kiến Nhật Bản đúng vào thời điểm tôi vẽ nhân vật samurai cho porfolio tiếp theo của mình, nên tôi đã có trong tay nhiều concept art nhân vật cực đẹp và hào hứng tham gia. Concept nhân vật Samurai Cua được tôi lấy cảm hứng từ từ Koh LJ. Sở dĩ tôi chọn vẽ theo phong cách tả thực của Koh LJ là vì nó mang nét pha trộn độc đáo giữa loài giáp xác và samurai. Juan: Lần đầu chiêm ngưỡng tác phẩm đăng ký tham gia thử thách của Andrew Mironov, tôi bị hút hồn bởi vẻ bí ẩn toát ra từ nhân vật. Tôi nghĩ mình có thể tạo bản sắc riêng cho concept art của mình, vì nó là điều tôi luôn theo đuổi. Tôi không muốn concept của mình là bản sao của người khác. Ilya: Ngay từ đầu, tôi biết sẽ không có đủ thời gian để tự tay thiết kế concept art. Vì vậy, tôi chọn lấy cảm hứng từ concept có sẵn. Cuối cùng, tôi quyết định chọn concept art về Shinobi của Giorgio Baroni, bởi thấy phù hợp hơn cả. (Đây là lần thứ hai tôi sử dụng concept này để tham gia thử thách.) Tôi thích Shinobi, vì nhân vật này không chỉ có thật mà còn rất ngầu. Shinobi không phải là siêu nhân hay quái vật gì cả, mà chỉ là một chiến binh can trường nên dễ khơi dậy sự đồng cảm, dễ hình dung trong game hoặc phim ảnh. Ngoài ra, tôi cũng thích kiểu trang phục cầu kỳ, phức tạp của nhân vật. Concept art của tôi hội đủ mọi thứ tôi cần để rèn luyện kỹ năng vẽ giải phẫu học, khuôn mặt, và những chi tiết phức tạp. Đây là thử thách thật sự đối với tôi, nhưng lại cho tôi học hỏi được nhiều điều bổ ích. Xin anh tiết lộ bí quyết hoàn thành tác phẩm đúng hạn Melan: Tôi thường phân bổ công việc hợp lý khi thiết kế nhân vật 3D. Đầu tiên, tôi tham khảo tài liệu về loài giáp xác, hoa văn trên cơ thể loài cua, và nhân vật samurai. Kế đến, tôi bắt tay vào dựng hình và miêu tả chi tiết bằng Zbrush. Phần trang phục hoàn toàn được tôi vẽ bằng tay và điểm xuyết chi tiết bề mặt bằng Substance Designer. Tôi thực hiện công đoạn retopology/UV map bằng 3Ds Max, vẽ texture bằng Substance Painter, và diễn họa lần cuối bằng Marmoset Toolbag. Juan: Tôi phân chia lịch làm việc ra làm bốn giai đoạn thực hiện trong 50 ngày: 14 ngày cho giai đoạn High res, 14 ngày cho giai đoạn Low res, 7 ngày cho giai đoạn Texture, 7 ngày cho giai đoạn Pose và Presentation, chừa thêm mấy ngày để đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra. Tôi có lần mất toi 2 ngày làm việc chỉ vì sự cố hỏng đĩa cứng. Ilya: Tôi lập kế hoạch rõ ràng, chi tiết nhằm bảo đảm hoàn thành tác phẩm đúng hạn – 2 tuần cho công đoạn retopology, 1 tuần cho công đoạn texture và 1 tuần cho công đoạn chỉnh sửa hoàn thiện. Lần thử thách này, tuy tôi chạy đua với thời gian, nhưng không vất vả đến nỗi phải thức trắng 2 đêm liền để kịp hoàn thành tác phẩm đúng kỳ hạn như lần trước. Lần đó, 2 giờ trước khi hết hạn, tôi vẫn còn loay hoay dựng cảnh cuối trong Marmoset, xử lý ánh sáng và diễn họa. Tôi cuống cuồng upload tác phẩm vừa làm xong, rồi tá họa ra rằng mình upload hình trùng lặp. Lần tham gia thứ hai, mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn, tôi còn nguyên một ngày để xử lý ánh sáng và diễn họa, và nộp tác phẩm khi còn đúng năm phút nữa là hết hạn. Theo anh, cái khó nhất của thử thách này là gì? Melan: Theo tôi nghĩ, cái khó nhất là quản lý thời gian. Là họa sĩ tự do, tôi luôn bận rộn với công việc, khó tìm được thời gian rảnh rỗi để tham gia thử thách. Vì vậy, tôi quyết định bớt ngủ lại…! Juan: Cái khó nhất là công đoạn sử dụng Marvelous Designer để mô phỏng trang phục nhân vật vì hai lý do. Thứ nhất, nhân vật có số đo cơ thể khác với chuẩn mực thông thường, cực khó mô phỏng. Thứ hai, cấu trúc phức tạp của thanh kiếm Nhật. Tôi có lúc quá mệt mỏi, chán nản đến nỗi muốn bỏ cuộc. Ilya: Công đoạn retopology khá gian nan, vất vả. Tôi phải retopology nhiều dây dợ lòng thòng trên thắt lưng, thậm chí cả những đinh tán nhỏ trên giáp bảo vệ tay chân. Ngoài ra, tôi còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Ví dụ, tôi cần quyết định chi tiết nào độc nhất vô nhị, chi tiết nào mang tính đối xứng, cách khai thác texture hiệu quả,… Đưa ra những quyết định loại này quả là khó đối với tôi. Anh có lời khuyên nào cho những người có ý định tham gia thử thách hay không? Melan: Hãy làm hết sức mình. Luôn tạo động lực cho bản thân. Mạnh mẽ lên, đừng e ngại. Thực hành, thực hành, và thực hành. Cuối cùng, bạn
Cuộc thi truyện tranh quốc tế dành cho sinh viên đang theo học tại một trường nghệ thuật / thiết kế, trường kỹ thuật / dạy nghề, câu lạc bộ nghệ thuật của trường hoặc chương trình nghệ thuật ngoại khóa. Gửi tác phẩm của bạn để có cơ hội giành giải thưởng tiền mặt, phần mềm ứng dụng, bảng vẽ điện tử và thậm chí là cơ hội để tác phẩm của bạn được xuất hiện trong các ấn phẩm truyền thông! Ảnh: Clip Studio Paint Chủ đề cuộc thi “QUÀ TẶNG” Thời gian nộp Ngày 30 tháng 1 năm 2019 – ngày 9 tháng 5 năm 2019 (giờ Nhật Bản) Thể loại truyện tranh: Truyện tranh màu gốc hoặc đen trắng gồm 8 – 48 trang. Truyện tranh theo phong cách Webtoon cũng được chấp nhận (tối thiểu 30 bảng, tối đa 690 x 20.000 pixel) Thể loại minh họa: Một tranh minh họa sử dụng màu gốc Bạn có thể gửi tác phẩm nghệ thuật được thực hiện với bất kỳ công cụ hoặc phần mềm truyền thống hoặc kỹ thuật số. Nếu bạn tạo bài dự thi của mình bằng các công cụ truyền thống, vui lòng gửi bản scan. Để phù hợp với chủ đề cuộc thi truyện tranh và minh họa quốc tế, về quà tặng, những người tham gia cuộc thi có thể nhận được bả quyền ba tháng miễn phí cho phần mềm Clip Studio Paint EX! Trước tiên, giáo viên phải đăng ký trường hoặc chương trình để học sinh có thể đăng ký nhận ưu đãi đặc biệt này. Vui lòng nộp đơn xin bản quyền phần mềm sau khi giáo viên của bạn đã đăng ký trường hoặc chương trình của bạn. (Ứng dụng mở cửa đến ngày 7 tháng 4). Bạn có thể gửi tác phẩm được thực hiện với bất kỳ công cụ hoặc phần mềm nào như truyền thống hoặc digital. Nếu bạn tạo bài dự thi của mình bằng các công cụ truyền thống, vui lòng gửi bản scan. Nội quy tham gia Tiêu chí nộp bài Chủ đề: Quà tặng Thể loại truyện tranh Bản gốc có màu hoặc đen trắng gồm 8-48 trang Truyện tranh theo phong cách Webtoon cũng được chấp nhận (tối thiểu 30 bảng, tối đa 690 x 20.000 pixel) Bạn có thể gửi truyện tranh bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Tuy nhiên, bạn có thể nhận được nhiều lượt thích hơn nếu truyện tranh của bạn bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác được nhiều người hiểu. Các định dạng tệp được chấp nhận: PNG, JPEG, CLIP (định dạng CLIP STUDIO), dưới 32 MB mỗi trang Bạn có thể tạo truyện tranh của mình ở bất kỳ kích thước nào, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng độ phân giải 300 dpi cho truyện tranh màu và 600 dpi cho truyện tranh đen trắng. Thể loại minh họa Một tranh minh họa màu gốc Các định dạng tệp được chấp nhận: định dạng PNG hoặc JPG, dưới 5 MB. Bạn có thể vẽ một tranh minh họa ở bất kỳ kích thước nào, nhưng chúng tôi khuyên dùng hình minh họa A4 ở 300dpi (2480 x 3508 pixel). Nội quy tham gia Các nghệ sĩ có thể tự do sử dụng bất kỳ phương tiện nghệ thuật nào để tạo ra tác phẩm của họ. Bài dự thi phải là tác phẩm gốc chưa được công bố, chưa giành chiến thắng trong các cuộc thi truyện tranh khác và phải phù hợp với mọi lứa tuổi. (Bạn có thể gửi tác phẩm đã được xuất bản trong fanzines hoặc trên các trang web không bồi thường cho tác phẩm nghệ thuật.) Bài dự thi sẽ được đăng trực tuyến. Xin lưu ý rằng các mục sẽ được hiển thị trực tuyến và các công ty hỗ trợ có thể liên hệ với bạn để xin hiển thị tác phẩm trên phương tiện truyền thông của họ. Các bài dự thi chiến thắng có thể được sử dụng trong các tài liệu quảng cáo cho CELSYS. Inc và các công ty hợp tác. Văn bản trong các bài dự thi có thể được dịch sang các ngôn ngữ khác để trình bày cho khán giả quốc tế. Các trường hợp sau đây không đủ điều kiện để nộp hoặc đánh giá. – Nội dung vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ. – Nội dung gây khó chịu. – Các mục khác có thể được coi là không thể chấp nhận bởi người tổ chức. Trong những trường hợp như vậy, lý do để loại trừ sẽ không được đưa ra. Bài dự thi sẽ được hiển thị qua Facebook theo thứ tự gửi sau khi ban tổ chức cuộc thi đã xem xét chúng. Bút danh, tên trường, quốc gia và tiêu đề tác phẩm nghệ thuật sẽ được hiển thị cùng với mỗi tác phẩm. Các bài trong thể loại Manga nên được gửi cùng với 1 file đoạn hội thoại riêng để có thể dễ dàng dịch sang các ngôn ngữ khác nếu chiến thắng. Vui lòng lưu các tệp của bạn với các layer nguyên vẹn và không làm phẳng hình ảnh. Một thí sinh có thể tham gia thi nhiều hạng mục. Celsys có thể gửi thông tin về các công ty tài trợ đến địa chỉ email của trường khi đăng ký. Cách thức đăng ký Giáo viên phải đăng ký thay mặt cho trường hoặc chương trình để nhận ID để gửi bài dự thi. Học sinh sẽ cần nhập ID trường này khi gửi tác phẩm của họ. Cách ghi danh (cho trường học) Để đăng ký, một giáo viên từ trường hoặc chương trình nên gửi thông tin dưới đây cho người tổ chức cuộc thi (Comiccontest@artspark.co.jp). Dòng tiêu đề email: Đăng ký trường tham dự Cuộc thi truyện tranh Vui lòng bao gồm
Texture Technique là kỹ thuật vẽ tranh trên lụa sử dụng kĩ thuật của màu nước. Vì vậy để hoàn thành tác phẩm, yêu cầu bắt buộc các sinh viên ngành Digital Painting chuyên nghiệp tại CMA – Comic Media Academy. phải hiểu biết về đặc tính của lụa, màu, độ “sủng” nước…Môn học này sẽ giúp các họa sĩ ngành Digital Painting luyện kỹ năng vẽ màu nước “siêu đỉnh”, tạo tiền đề bước vào chuyên ngành Digital Painting chuyên nghiệp tại CMA – Comic Media Academy. . Các kĩ thuật khi vẽ tranh lụa Lụa trước khi vẽ phải căng lên khung. Thông thường, lụa mới được quét một lớp hồ loãng, người vẽ nên rửa qua lớp hồ này để màu có thể ngấm vào thớ lụa. Nếu lụa hút nhiều nước như lụa Trung Quốc thì nên quét một lớp hồ loãng lên trên, có pha lẫn một ít phèn chua để chống mốc. Phác thảo màu nước trước khi scan tranh lên lụa ( bản phác thảo hoàn chỉnh của môn TEXTURE TECHNIQUE 1 tại CMA). Điểm mạnh của tranh lụa là ở sự trong trẻo và êm dịu của màu sắc, vì vậy phần lớn người vẽ tranh lụa thường xây dựng phác thảo (hình, mảng) hết sức kỹ càng trước khi thể hiện lên lụa. Nhiều người sử dụng cách can hình từ bản can giấy lên lụa để lưu lại nét một cách chính xác. Tuy nhiên cũng có thể vẽ lụa một cách thoải mái. Khi thực hành vẽ trên lụa, các sinh viên ngành Digital Painting chuyên nghiệp tại CMA – Comic Media Academy được hướng dẫn vẽ từ nhạt đến đậm, màu nhạt chồng lên nhau nhiều lần sẽ thành đậm nhưng vẫn nhìn thấy thớ lụa tạo nên vẻ đẹp của chất lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng các màu khác nhau cũng là một cách pha màu. Thỉnh thoảng, khi màu đã khô, phải rửa nhẹ cho sạch những chất bẩn nổi lên mặt lụa và để cho màu ngấm vào từng thớ lụa. Đối với họa sĩ “cứng tay”, tranh lên cỡ 2-3 lớp màu là hoàn thành. CMA đưa Vẽ trên lụa – Texture Technique vào giảng dạy Trở thành môn học căn bản trong đào tạo họa sĩ Digital Painting chuyên nghiệp tại CMA – Comic Media Academy. Môn học Texture Technique sẽ giúp sinh viên ngành Digital Painting chuyên nghiệp tại CMA – Comic Media Academy: 1. Trải nghiệm chất liệu bằng cách vẽ trên lụa. 2. Hiểu được đặc tính của chất liệu lụa. 3. Rèn luyện kỹ năng vẽ màu nước. 4. Rèn luyện cảm quan màu sắc trong ngành Digital Painiting. 5. Tạo tiền đề để học viên sẽ xử lí tốt khâu “chất liệu” khi bước vào các môn học khác của ngành Digital painting chuyên nghiệp. Học viên Bích Ngọc học viên K 8 ngành digital paiting chuyên nghiệp phác thảo trên lụa bằng chì theo sự hướng dẫn của thầy Tô Bảo Ân. CMAVN.
Phần 2: 6 tháng cuối năm, những siêu phẩm phim hoạt hình nào sẽ đến với khán giả? The Lion King Vua sư tử Đạo diễn: Jon Favreau Hãng phim: MPC (principal VFX house)(Mỹ/Anh/Canada/Ấn Độ) Nhà phân phối: Walt Disney Studios Ngày phát hành: 19/7/2019 Phim tuy mang tiếng là live-action, nhưng nó thực chất được Disney và đạo diễn Favreau (The Jungle Book) thực hiện bằng công nghệ “quay” phim CG, nên mang đến hình ảnh chân thực nhất nhất từ trước tới nay. MPC phụ trách thiết kế nhân vật và môi trường trong phim. Wish Dragon Đạo diễn: Chris Appelhans Hãng phim: Base Animation (Trung Quốc) Nhà phân phối: Columbia Pictures/Sony Pictures Animation Ngày phát hành: 26/7/2019 (Trung Quốc) Lấy bối cảnh Trung Quốc thời hiện đại, Wish Dragon kể lại câu chuyện về “vị thần trong chai.” Base Animation bắt tay hợp tác với Sparkle Roll Media, Sony Pictures Animation, và Columbia Pictures để sản xuất và phát hành bộ phim này. Phim đặc biệt có sự tham gia lồng tiếng của ngôi sao võ thuật lừng danh Thành Long. Phim dự kiến ra mắt khán giả Trung Quốc vào cuối tháng bảy tới, còn tại Mỹ thì hiện chưa rõ phát hành ngày nào. Playmobil: The Movie Đạo diễn: Lino DiSalvo Hãng phim: On Animation Studios (Canada) Nhà phân phối: Tristar Pictures Ngày phát hành: 16/8/2019 Bộ phim hoạt hình CG này được lấy cảm hứng từ thương hiệu đồ chơi Playmobil (Đức). Câu chuyện xoay quanh một cô bé phải rời xa tổ ấm để dấn thân vào chuyến hành trình tìm kiếm em trai trong thế giới Playmobil. Angry Birds 2 Những chú chim nổi giận 2 Đạo diễn: Thurop Van Orman Hãng phim: Sony Pictures Imageworks (Canada) Nhà phân phối: Columbia Pictures Ngày phát hành: 6/9/2019 Sau khi ra mắt phần 1 vào năm 2016, Rovio và Sony Pictures Animation lại hợp tác sản xuất phần 2 cho “đứa con tinh thần” của mình. Phim được xây dựng dựa trên một game mobile của Phần Lan. Spies in Disguise Điệp vụ ẩn danh Đạo diễn: Nick Bruno, Troy Quane Hãng phim: Blue Sky Studios (Mỹ) Nhà phân phối: Twentieth Century Fox Ngày phát hành: 13/9/2019 Will Smith và Tom Holland tham gia lồng tiếng cho chàng điệp viên cừ khôi và cậu trợ lý hậu đậu trong phim sắp ra mắt của Blue Sky Studios. Phim được lấy cảm hứng từ phim ngắn Pigeon: Impossible của Lucas Martell (2009). Abominable Đạo diễn: Jill Culton Hãng phim: Pearl Studio (Trung Quốc) Nhà phân phối: Universal Pictures Ngày phát hành: 27/9/2019 Phim hoạt hình Everest – sản phẩm hợp tác của Dreamworks Animation và Pearl Studio – đã được đổi tên thành Abominable, kể câu chuyện về sinh vật huyền bí yeti. The Addams Family Gia đình nhà Addam Đạo diễn: Greg Tiernan, Conrad Vernon Hãng phim: Cinesite Animation (Canada) Nhà phân phối: MGM Ngày phát hành: 18/10/2019 MSM và Cinesite (tiền thân là Nitrogen Studios, nơi làm ra bộ phim hoạt hình gắn mác 18+ Sausage Party) hợp tác sản xuất phim mới chuyển thể từ truyện tranh cùng tên của Charles Addams. Trong phim, cuộc sống của gia đình Addam trở nên rối ren khi họ đối mặt với người dẫn chương trình thực tế gian tham trong lúc chuẩn bị cho gia đình họ tham dự một lễ kỷ niệm lớn. Frozen 2 Nữ hoàng băng giá 2 Đạo diễn: Chris Buck, Jennifer Lee Hãng phim: Walt Disney Animation Studios (Mỹ) Nhà phân phối: Walt Disney Studios Ngày phát hành: 27/11/2019 Ra mắt năm 2013, Frozen vẫn đứng top trong danh sách phim hoạt hình có doanh thu phòng vé cao nhất thế giới. Phần 2 chứng kiến sự trở lại của đạo diễn, cùng dàn diễn viên lồng tiếng quen thuộc Kristen Bell, Idina Menzel,… Klaus Đạo diễn: Sergio Pablos Hãng phim: Sergio Pablos Animation Studios (Tây Ban Nha) Nhà phân phối: Netflix (online) Ngày phát hành: Giáng sinh năm 2019 Sergio Pablos không chỉ là họa sĩ hoạt hình tài năng, mà còn là “cỗ máy” sáng tạo ý tưởng cho Despicable Me và Smallfoot. Klaus là bộ phim đầu tiên ông thử sức với nghề đạo diễn phim truyện. Ông và ê-kíp kết hợp hoạt hình vẽ tay 2D với công nghệ kỹ thuật số tiên tiến để tạo nên câu chuyện vượt thời gian về xuất thân của ông già Noel. Phim được phát hành trực tuyến trên kênh Netflix. CMAVN dịch và biên tập.
Phần 1: Danh sách phim hoạt hình ra mắt vào 6 tháng đầu năm Theo ghi nhận của Cartoon Brew, 2019 sẽ được xem là năm thành công của phim hoạt hình qua sự ra mắt của hàng loạt siêu phẩm như The Lego Movie 2: The Second Part, How to Train Your Dragon: The Hidden World, Frozen 2, Toy Story 2,… Tất cả đều nhắm vào thị trường phim gia đình và thiếu nhi. Mặc dù những siêu phẩm ra mắt trong năm nay đều là phim hoạt hình stop-motion, nhưng chúng đa phần được sản xuất theo công nghệ CG. Muốn biết chi tiết, chúng ta hãy cũng nhau xem qua danh sách dưới đây nhé! The Lego Movie 2: The Second Part Câu chuyện Lego: Phần 2 Đạo diễn: Mike Mitchell Hãng phim: Animal Logic (Úc/Canada) Nhà phân phối: Warner Bros. Ngày phát hành: 8/2/2019 Emmet (Chris Pratt), Wyldstyle (Elizabeth Banks), cùng những nhân vật quen thuộc trong phần 1 đối đầu với kẻ thù mới đáng sợ đến từ không gian Lego Duplo. Phim được sản xuất tại Animal Logic, Vancouver, theo công nghệ CG. How to Train Your Dragon: The Hidden World Bí kíp luyện rồng: Vùng đất bí ẩn Đạo diễn: Dean DeBlois Hãng phim: Dreamworks Animation (Mỹ) Nhà phân phối: Universal Pictures Ngày phát hành: 22/2/2019 Toothless (Răng Sún) ngờ nghệch cuối cùng cũng có bạn gái, nhưng trước cảnh quê nhà lại bị đám thợ săn quấy phá, cậu phải tạm gác tình riêng để đi tìm vùng đất mới, bình yên cho bộ tộc rồng của mình. Theo công bố của Dreamworks, phần 3 này cũng là phần kết của loạt phim hoạt hình nổi tiếng How to Train Your Dragon. Wonder Park Công viên kỳ diệu Đạo diễn: Chưa công bố Hãng phim: Ilion Animation Studios (Tây Ban Nha) Nhà phân phối: Paramount Pictures Ngày phát hành: 15/3/2019 Được sản xuất bởi Ilion Animation Studios và Paramount Pictures chịu trách nhiệm phát hành, phim xoay quanh câu chuyện về cô bé June bất ngờ phát hiện công viên giải trí bỏ hoang, lung linh, huyền ảo như được xây dựng bởi phép thuật. Missing Link Đạo diễn: Chris Butler Hãng phim: Laika (Mỹ) Nhà phân phối: Annapurna Pictures Ngày phát hành: 12/4/2019 Phim hoạt hình stop-motion mới nhất của Laika kể về cuộc hành trình tìm kiếm mắt xích còn thiếu giữa con người và loài vượn. Hãng phim không ngần ngại áp dụng những tiến bộ trong công nghệ CG và VFX để thổi hồn vào nhân vật trong phim. Uglydolls Đạo diễn: Kelly Asbury Hãng phim: Reel FX Animation Studios (Mỹ/Canada) Nhà phân phối: STX Entertainment Ngày phát hành: 10/5/2019 Những thú bông vô tri vô giác mang thương hiệu UglyDoll nổi tiếng qua bàn tay nhào nặn của đạo diễn Robert Rodriguez đã hóa thành nhân vật sống động trong phim hợp tác với STX Entertainment. Farmageddon: A Shaun the Sheep Movie Đạo diễn: Richard Starzak Hãng phim: Aardman Animations (Anh) Nhà phân phối: Lionsgate Ngày phát hành: 15/5/2019 Sau thành công của Shaun the Sheep Movie trong năm 2015, Aardman tiếp tục ra mắt bộ phim hoạt hình stop-motion thứ hai mang tên Farmageddon: A Shaun the Sheep Movie, và hiện nó đang được Lionsgate phát hành tại Mỹ. Trong phim, chú cừu Shaun cùng những người bạn trong trang trại hợp sức chống lại cuộc xâm lăng của người ngoài hành tình. The Secret Life of Pets 2- Đẳng cấp thú cưng 2 Đạo diễn: Chris Renaud Hãng phim: Illumination Mac Guff (Pháp) Nhà phân phối: Universal Pictures Ngày phát hành: 7/6/2019 Ra mắt vào năm 2016, phim do Illumination sản xuất gặt hái thành công vang dội trên toàn cầu, thu về ngót nghét 875 triệu USD. Hãng phim thừa thắng xông lên, làm tiếp phần 2. Sau bê bối quấy rối tình dục, danh hài Louis C.K. không còn đảm nhiệm vị trí lồng tiếng cho chú chó Max trong phim mới. Toy Story 4 Câu chuyện đồ chơi 4 Đạo diễn: Josh Cooley Hãng phim: Disney-Pixar (Mỹ) Nhà phân phối: Walt Disney Studios Ngày phát hành: 21/6/2019 Thế giới trong Toy Story được mở rộng thêm khi chàng cao bồi Woody lên đường tìm kiếm cô bạn gái thất lạc Bo Peep. Toy Story 4 ban đầu dự kiến phát hành năm 2017, nhưng sau bị dời lại đến năm 2018, và rồi đến tận năm nay. Mời các bạn đón đọc tiếp phần 2.
Truyện tranh là loại hình văn hóa phổ biến trên khắp thế giới. Nhìn chung, trên thế giới có ba nền truyện tranh lớn: truyện tranh Mỹ, truyện tranh Nhật, và truyện tranh Pháp-Bỉ. Truyện tranh (được gọi là manga trong tiếng Nhật) đặc biệt được ưa chuộng tại Nhật Bản, ước tính chiếm đến 40% ngành công nghiệp xuất bản; trong khi đó, tại Mỹ, con số này chỉ là 3% mà thôi. Truyện tranh đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Nhật, nhất là sau năm 1945. Truyện tranh Pháp-Bỉ nổi tiếng là mang tính nghệ thuật cao, xứng đáng được xếp vào “nghệ thuật thứ chín”, đứng sau điện ảnh và truyền hình. Và riêng Hàn Quốc, trước khi webtoon ra đời, có thị trường truyện tranh khá nghèo nàn. Lớp Truyện tranh Webtoon tại Comic Media Academy đón đầu xu hướng truyện tranh hiện đại. Đăng ký tại đây. Cũng như từ manga trong tiếng Nhật, truyện tranh được gọi là manhwa (漫畫) trong tiếng Hàn. Ngành công nghiệp truyện tranh Hàn Quốc chỉ thật sự “cất cánh” trong những năm gần đây nhờ sự bùng nổ của webtoon. Năm 2014 có khoảng 17 triệu người Hàn Quốc (chiếm 1/3 dân số) đọc webtoon trên Cổng thông tin Naver, website truyện tranh lớn nhất Hàn Quốc. Nếu tính cả số lượng người đọc webtoon trên những website nhỏ, con số này sẽ trên 20 triệu. Tiếp sau sự thành công của webtoon tại Hàn Quốc trong những năm qua, cơ quan chủ quản của các cổng thông tin lớn bắt đầu nuôi tham vọng quảng bá webtoon ra khắp thế giới. Năm 2013, cơ quan chủ quản của Cổng thông tin Naver tổ chức triển lãm webtoon lần thứ nhất tại hội chợ sách Frankfurt với mục đích đưa truyện tranh Hàn Quốc đến với các nước Châu Âu. Năm 2012, cơ quan chủ quản của Cổng thông tin Daum khai trương website truyện tranh mạng đầu tiên Tapastic tại thị trường Bắc Mỹ. Năm 2014, Naver khai trương website truyện tranh mạng LINE Webtoon tại Mỹ. LINE Webtoon cung cấp những dịch vụ như cập nhật miễn phí nội dung mỗi ngày, download về để đọc offline, thông báo đẩy (push notification), chia sẻ, bình luận,… Tapastic và LINE Webtoon là nền tảng mở (open platform) tại thị trường Mỹ, cho phép bất cứ ai cũng có thể đăng tải webtoon lên mạng giống như ở Hàn Quốc. LINE Webtoon có nhiều webtoon được dịch sang tiếng Anh, và cả truyện tranh mạng của các nước nói tiếng Anh. Nó cho độc giả Mỹ cơ hội làm quen với bố cục và lối kể chuyện đặc trưng của webtoon. Tại Mỹ, Scott McCloud, tác giả của cuốn sách viết về truyện tranh kỹ thuật số, ủng hộ sự thay đổi từ loại hình truyện tranh giấy sang truyện tranh kỹ thuật số. Tuy nhiên, ông nhận thấy hầu hết truyện tranh mạng ở Mỹ vẫn theo bố cục giống như comic strip và truyện tranh giấy. Robert S. Petersen cũng nhận thấy như vậy, và ông giải thích nguyên nhân là do việc áp dụng bố cục comic strip sẽ cho phép truyện tranh mạng nằm gọn trong màn hình vi tính. Lý giải tại sao truyện tranh mạng cần nằm gọn trong màn hình máy tính, ông cho rằng cuộn chuột là công việc chán ngắt khi đọc tài liệu dài, và độc giả thường ngại đọc truyện tranh dài bất tận, thấy đầu không thấy đuôi ở đâu. Bố cục dọc gặt hái thành công vang dội tại Hàn Quốc, nhưng lại lận đận tại Mỹ, vì bố cục dù ngang hay dọc, nếu quá dài sẽ đòi hỏi phải cuộn liên tục để đọc. Sự khác biệt này có thể bắt nguồn từ việc Hàn Quốc có tốc độ Internet tương đối nhanh, nhưng điều đó không giúp giải thích được tất cả. Truyện tranh Mỹ trên các website như theoatmeal.com và Tapastic được bố cục theo chiều dọc. Năm 2012, Marvel Comics ra mắt dòng truyện tranh Infinite Comics, được thiết kế để đọc theo chiều ngang trên màn hình. Dẫu vậy, các tác giả và nhà cung cấp truyện tranh ở Mỹ vẫn thường trung thành với bố cục comic strip và truyện tranh giấy. Tương tự, tại Nhật Bản, truyện tranh mạng thường sử dụng hình ảnh trắng đen và vẫn theo bố cục giống như truyện tranh giấy. Thị trường truyện tranh giấy tuy co cụm, song vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Tại Hàn Quốc, webtoon chủ yếu được cung cấp qua Cổng thông tin điện tử; còn ở Nhật Bản, các nhà xuất bản hiện tại vẫn là nhà cung cấp truyện tranh kỹ thuật số. Truyện tranh giấy vẫn giữ vai trò chủ đạo mặc cho sự phát triển không ngừng của truyện tranh mạng. Comico là một trong những website truyện tranh mạng hàng đầu của Nhật Bản. Điều thú vị là website này được xây dựng theo mô hình của Cổng thông tin Naver (Hàn Quốc). Nó mang đậm phong cách Hàn Quốc và áp dụng cơ chế quản lý giống như Naver. Nó là nền tảng mở, cập nhật nội dung mỗi ngày, có tính năng bình luận và giao tiếp chủ động. Comico cũng áp dụng cơ chế tìm kiếm tác giả mới và truyền bá văn hóa truyện tranh như Naver. Nó có hai hạng mục dành cho tác giả nghiệp dư, “Challenge League” và “Best Challenge League.” Trên Cổng thông tin Naver, những tác phẩm được đọc nhiều nhất và đạt thứ hạng cao trong “Challenge League” sẽ được xét thăng hạng lên “Best Challenge League.” Khi tác phẩm được thăng hạng lên “Best Challenge League,” nó sẽ có nhiều cơ may được đăng tải chính thức trên Cổng thông tin. Trên website Comico, tác phẩm phải đáp ứng những yêu cầu sau mới được
Truyện tranh và phim hoạt hình từ lâu đã phát triển thành một ngành công nghiệp, mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các ông lớn Disney, Marvel, DC hay Ghibli. Lợi nhuận siêu khủng đó không chỉ có được từ việc kinh doanh sản phẩm gốc mà phần lớn đến từ việc khai thác các mô hình, thú bông, phim, game chuyển thể,… Talk Show “Tư duy dài – Tái lợi nhuận” được tổ chức bởi Viện Truyện Tranh và Phim Hoạt Hình Việt Nam CMA vào sáng ngày 10-3-2019 vừa qua tại Đường Sách Nguyễn Văn Bình bàn về vấn đề làm sao để hoạ sĩ trở nên giàu có từ một sản phẩm gốc đã thu hút đông đảo bạn trẻ yêu truyện tranh và phim hoạt hình đến tham dự. Chương trình có sự tham dự của anh Hoàng Anh Tuấn – thành viên nhóm vẽ B.R.O và anh Đoàn Trần Anh Tuấn – CEO, đồng sáng lập hãng phim hoạt hình Colory Animation Studio. Là những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành truyện tranh và phim hoạt hình Việt Nam, trong hơn hai tiếng đồng hành cùng buổi Talk Show, hai anh đã chia sẽ cho khán giả đến tham gia chương trình những kinh nghiệm làm nghề quý báu. Lấy trường hợp phim hoạt hình Vương Quốc Xe Hơi 3 đứng trước nguy cơ thua lỗ ở thị trường nội địa, nhưng thu được doanh thu siêu khủng từ việc bán các mô hình xe hơi trong phim. Anh Đoàn Trần Anh Tuấn cho rằng, hoạ sĩ cần có tư duy như một nhà sản xuất để phòng ngừa rủi ro và tối ưu hoá lợi nhuận cho tác phẩm. Cùng quan điểm trên, anh Hoàng Anh Tuấn, tác giả bộ truyện tranh nổi tiếng Học Sinh Chân Kinh nhấn mạnh, để có thể khai thác được những sản phẩm phát sinh từ truyện tranh, phim hoạt hình thì ngay ở bước chuẩn bị, hoạ sĩ cần phải có quá trình thực tế, nghiên cứu về nhu cầu, sở thích của đọc giả để xây dựng nhân vật và cốt truyện. Anh cũng chia sẻ thêm, trước khi sáng tác Học Sinh Chân Kinh, anh cũng từng có những giai đoạn mắc sai lầm, rất nhiều đầu truyện được nhóm của anh vẽ ra nhưng chưa bao giờ được xuất bản. Học Sinh Chân Kinh ra đời là sự đúc kết kinh nghiệm của anh sau hơn 10 năm với rất nhiều thất bại. Hiện nay, Học Sinh Chân Kinh là một trong những bộ truyện tranh Việt Nam dành cho độ tuổi Teen nổi tiếng nhất, cùng với sự thành công của truyện gốc là sự ra đời của rất nhiều những sản phẩm như áo thun, ly sứ, lịch để bàn,… Những sản phẩm này không chỉ đem lại thêm nguồn thu nhập, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá tên tuổi của tác giả và tác phẩm gốc. Thời đại kĩ thuật số cùng sự phổ biến của các thiết bị điện tử chính là cơ hội để tác giả truyện tranh đưa sản phẩm tiếp cận với đọc giả dễ dàng hơn. Những platform webtoon, webcomic hay motion book đã đưa truyện tranh phát triển lên một giai đoạn mới – không còn chỉ là truyện tranh in trên giấy, chưa bao giờ tác giả truyện tranh có nhiều cách để làm giàu trên tác phẩm của mình như hiện nay. Nhưng trước thực tế, nhiều khán giả đến tham dự chương trình lo ngại sự “tuyệt chủng” của truyện tranh giấy. Trước quan ngại đó, anh Đoàn Trần Anh Tuấn cho rằng sự ra đời của truyện tranh online là điều tất yếu của thời đại, có nhiều lợi hơn là mất. Dưới góc nhìn của một người yêu mến và thích sưu tầm truyện tranh, anh Hoàng Anh Tuấn khẳng định truyện tranh trên mạng hay in giấy đều có đối tượng đọc giả riêng, và truyện tranh in sẽ không mất đi bởi anh tin vẫn có rất nhiều người có thói quen sở hữu, sưu tầm như mình. Hai tiếng đồng hành cùng chương trình là khoảng thời gian bổ ích cho những bạn trẻ quan tâm đến ngành truyện tranh và phim hoạt hình. Các bạn khán giả thừa nhận rằng mình đã có cái nhìn rộng hơn về ngành nghề, tác giả cần có dư duy như một nhà sản xuất để sản phẩm không chết trên trang giấy. Tư duy dài, tái lợi nhuận – Tư duy sai, lụm ve chai! CMAVN. Một số hình ảnh trong buổi talkshow:
Beatboard Beatboard là gì? Beatboard là một thuật ngữ mô tả công việc tìm ý tưởng cho câu chuyện bằng các hình vẽ phác thảo. Beatboard là một thuật ngữ ghép bởi 2 thành tố beat – board. Beat trong ngôn ngữ kể chuyện là những nhịp trong câu chuyện, là những điểm mấu chốt có tính bước ngoặt. Một câu chuyện hay kịch bản phim mẫu mực theo kiểu “Hollywood” sẽ gồm 8 nhịp lớn (major beat). Các nhịp này còn có thể được chia thành các nhịp nhỏ (minor beat). Các hình phác trong kỹ thuật beatboard phải là những hình vẽ mô tả được tình huống của các “beat” lớn nhỏ trong toàn bộ câu chuyện. Board là tấm bảng, là một không gian mà người ta sẽ “ghim” các hình vẽ phác của đường dây câu chuyện lên trên đấy. Như vậy, beatboard theo cách hiểu đơn giản là một tập hợp các hình vẽ xâu chuỗi thành một mạch truyện, theo nghĩa quy ước của các nhà làm phim có thể được hiểu là một công cụ “tư duy bằng hình ảnh” khi tìm ý tưởng.. Beatboard là cách mà nhà sản xuất dùng để truyền cảm hứng cho các nhân sự tham gia và tiết kiệm chi phí cho đoàn làm phim Làm thế nào để tạo ra “beatboard”? Nếu làm rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của beatboard, chúng ta sẽ dễ dàng hình dung được vai trò của người họa sĩ kể chuyện trong đường dây sản xuất. Với hãng Pixar, nơi mà ý tưởng hay nội dung câu chuyện là yếu tố sống còn, thì những người có trách nhiệm ở khâu tiền kỳ phải gánh vác một trách nhiệm rất nặng nề. Họ phải thuyết phục chính mình và những người khác rằng các ý tưởng được đưa ra là độc đáo, khả thi và hứa hẹn khả năng sinh lời. Tất cả câu chuyện được tạo ra ở Pixar đều phải tuân theo nguyên tắc nói vui là “làm đi làm lại, sửa tới sửa lui”. Họ không chỉ viết (write story) mà là viết đi viết lại (rewrite story). Họ không chỉ vẽ (draw story) mà chính xác là vẽ tới vẽ lui (redraw story). Nguyên tắc này hiểu một cách đơn giản: không tồn tại một câu chuyện hay mà chỉ qua một vài lần kể. Tinh thần đó vẹn nguyên trong cách làm beatboard. Một căn phòng đủ rộng với vô số tranh vẽ được gắn lên tường, nâng lên hạ xuống, dời qua xếp lại với bất tận các buổi pitching, thảo luận là một “đặc sản” ở Pixar. Hình vẽ có thể gợi ý cho người tiếp nhận, giúp tăng chất lượng của những góp ý phản hồi. Cần phải nói rõ là không cần phải là những hình ảnh hay hình vẽ quá “kỹ”, quá “sâu”, những tranh ở mức độ sơ phác là đủ để các họa sĩ kể chuyện truyền đi ý đồ của mình cho những người phản biện. Ký họa nhanh – thoát ý – đủ hiểu – rõ tiêu điểm của nhịp truyện là những tiêu chí quan trọng của kỹ năng vẽ beatboard. Bên cạnh đó, việc xác lập các bảng màu sắc – yếu tố mỹ thuật gắn liền với cảm xúc – cũng được tính đến từ sớm. Cũng chưa cần đến những tranh màu vẽ cầu kỳ, mà chỉ là những “kịch bản màu” (color script) đơn giản được kết nối thành các dải màu được sắp xếp theo trật tự. Toàn bộ công tác chuẩn bị phản ánh sự khoa học trong khâu quản lý của những người làm nghề. Việc vẽ quá tỉ mỉ, chi tiết ở bước này – với rất nhiều tranh sẽ kéo theo sự lãng phí về công sức, thời gian thực hiện của họa sĩ, và tiền bạc của nhà sản xuất. Tuy chỉ là những hình vẽ đơn giản, beatboard vẫn thực sự phát huy tối đa sức mạnh trao truyền thông tin và cảm xúc của hình ảnh. Nó làm cho người tiếp nhận có cái nhìn gần như đầy đủ về các ý tưởng được nêu ra, từ đó làm tăng chất lượng của buổi thảo luận. Các nhà làm phim hoạt hình là những bậc thầy về “quản lý cảm xúc” thông qua các kịch bản màu ở bước tiền kỳ Có nhiều cách để tổ chức một buổi pitching beatboard ( tạm dịch: buổi kể chuyện bằng hình). Người ta có thể sắp xếp các hình vẽ lên tường để có cái nhìn khái quát về toàn bộ hình ảnh và cảm xúc của câu chuyện. Một cách khác, đó là xâu chuỗi các hình vẽ theo trật tự thời gian và trình chiếu qua màn hình kết hợp với lời kể của họa sĩ kể chuyện. Cách làm này để tạo ra các story reel (phim nháp) để các đồng nghiệp có thể “xem trước”. Việc sử dụng triệt để ngôn ngữ của hình ảnh trong công việc như thế sẽ giúp hạn chế tối đa những “điểm mù” của ngôn ngữ nói, giúp các thành viên có cái nhìn đồng điệu và từ đó nâng cao chất lượng của các buổi họp thảo luận, đồng thời tăng hiệu quả của công việc chung. Với một số phần mềm dựng đơn giản, khán giả đã có thể “xem trước” những đoạn phim ở dạng thô. Từ những kinh nghiệm của Didney và Pixar, Viện Truyện tranh và Hoạt hình – Comic Media Academy đã hiểu được tầm quan trọng của Beatboard và đưa vào giảng dạy trong hệ chuyên nghiệp của các ngành học: Truyện tranh chuyên nghiệp Hoạt hình chuyên nghiệp Th.s Lê Thắng
Tốt nghiệp khoa Digital Graphic Design và khoa Mỹ thuật- Sơn mài cùng với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, cô Nguyễn Hồ An là một trong những giảng viên chuyên ngành Digital Painting của Comic Media Academy. Ngoài việc giảng dạy, cô Nguyễn Hồ An còn có kinh nghiệm thực tế từ công việc designer cho Yenngan Fashion, thành thạo các kỹ năng về graphic design, digital painting, basic painting. Trẻ trung, yêu thích công việc nghiên cứu, năng động trong công tác giảng dạy và luôn muốn đưa các kỹ năng mới vào chương trình học, cô sẽ mang lại những giờ học thú vị khi có sự kết hợp giữa chuyên môn và thực tiễn.
Truyện tranh Monstress (Image Comics) Ngày phát hành: 24/1 Đi theo thể loại epic fantasy, xuất sắc trong tạo hình nhân vật và xây dựng thế giới bị tàn phá, Monstress của tác giả Marjorie Liu vẫn là câu chuyện kể về Maika Halfwolf, nhưng đào sâu hơn vào phân tích mâu thuẫn nội tâm phức tạp của nhân vật. Trong series, ngoài các vị thần và nữ phù thủy, giờ đây còn có thêm sự góp mặt của hải tặc, nhà ảo thuật, người máy, và lính gác biên giới với mỗi nhân vật mang nét đặc trưng riêng trong cách ăn nói. Truyện tranh có hình ảnh đẹp mãn nhãn nhờ được nữ họa sĩ Sana Takeda vẽ theo phong cách Art Deco. Ý tưởng “bạo lực đáp trả bằng bạo lực” được phản ánh rõ qua từng trang miêu tả cảnh hành động giàu ý nghĩa, mang đậm chất lịch sử. Truyện tranh My Boyfriend Is A Bear (Oni Press) Ngày phát hành: 17/4 Hẹn hò không phải là chuyện dễ dàng, nhưng đó là thời đi học mà thôi. Khi bước qua độ tuổi 20, bạn sẽ ít mắc phải sai lầm tuổi mới lớn. Tiểu thuyết My Boyfriend Is A Bear (Bạn trai tôi là gấu) của Pamela Ribon “mổ xẻ” những điều thường xui khiến chúng ta tìm kiếm tình yêu khó ngờ. Nó kể về cuộc hẹn hò giữa cô nàng Nora 28 tuổi với chú gấu đen Bắc Mỹ, phản ánh những thăng trầm trong mối quan hệ của họ. Những khoảnh khắc thú vị – chợ nông sản, mùa giao phối, gấu xem TV – được khắc họa sống động, ấn tượng qua nét vẽ của Cat Farris. Từng khung hình chứa đựng đầy sự bất ngờ, giúp độc giả thưởng thức một trong những truyện ngôn tình hay nhất từ trước đến nay. My Heroes Have Always Been Junkies (Image Comics) Ngày phát hành: 10/10 My Heroes Have Always Been Junkies lấy đi nước mắt của biết bao độc giả. Đây là tiểu thuyết hình ảnh đầu tay của tác giả Ed Brubaker (Westworld) và họa sĩ Sean Phillips (Batman, Hellblazer). Cũng giống như Criminal và Kill Or Be Killed, My Heroes Have Always Been Junkies xoay quanh câu chuyện về một cô gái trẻ bị cuốn vào vòng xoáy của ma túy, “mổ xẻ” những góc khuất trong con người của Billie Holliday, Gram Parsons, Judy Garland, và Nick Cave. Đây là chủ đề khó, nhưng Brubaker và Phillips vẫn phản ánh khá thành công trong tiểu thuyết ngắn của mình, khiến My Heroes Have Always Been Junkies được sánh ngang với tác phẩm hay nhất mọi thời đại Hunky Dory của David Bowie. Truyện tranh Skyward (Image Comics) Ngày phát hành: 18/4 Sức hấp dẫn của Skyward nằm ở chỗ nó được Joe Henderson sáng tác theo thể loại hậu tận thế (post-apocalyptic), dựa trên ý tưởng về “cuộc sống trên hành tinh phi trọng lực.” Tác phẩm xoay quanh chuyến hành trình tìm kiếm chỗ đứng của cô gái trẻ Willa Fowler trong thế giới lộn ngược, nơi con người không bao giờ cảm thấy chân mình chạm đất. Lee Garbett và Antonio Fabela tỏ ra xuất sắc trong miêu tả chi tiết chuyến hành trình không tưởng trong Skyward. The Wild Storm (DC Comics) Ngày phát hành: 24/1 Warren Ellis (Red, Transmetropolitan) hẳn là một cái tên không còn xa lạ với độc giả. Năm 2008, ông viết tác phẩm Dead Space và định nghĩa lại khái niệm “kinh dị sinh tồn” (survival horror) theo cách khác với truyền thống. Đây là lý do tại sao tác phẩm mới của ông The Wild Storm vẫn nằm trong số những ấn phẩm bị đánh giá thấp nhất trên kệ của DC. Những tập đầu kể câu chuyện khó tin về công nghệ cải lão hoàn đồng (transhumanism), những mưu đồ chính trị, những chương trình bí mật, những động cơ đen tối, những thế lực trong tương lai. Tài nghệ dựng cảnh máu me, cảnh đối thoại trải dài nhiều trang của Ellis và Davis Hunt là yếu tố làm nên sức ly kỳ, hấp dẫn cho series khoa học viễn tưởng thời hậu hiện đại The Wild Storm, khiến độc giả có cảm tưởng mình đang xem phim HBO, chứ không phải đọc truyện tranh. Truyện tranh X-23 (Marvel Comics) Ngày phát hành: 11/7 Laura Kinney quá tuổi để được mừng sinh nhật. Cô chán ngấy với ký ức về nơi mình sinh ra, mệt mỏi với việc bị gọi là “cô bé” bởi những kẻ âm mưu lợi dụng em gái cô vào mục đích đen tối. X-23 không phải là drama dành cho tuổi teen, nó thực chất là trường thiên tiểu thuyết (saga) dành cho người lớn, kể về hai chị em trở thành dị nhân nhờ đột biến gen và mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời của họ. Mỗi hình ảnh, mỗi câu thoại của Laura và Gabby đều được Mariko Tamaki (She-Hulk, Hunt For Wolverine) và Juann Cabal (Elektra, All-New Wolverine) trau chuốt khéo léo, kỹ lưỡng đến mức khiến độc giả mê mẩn. CMAVN dịch và biên tập.
LINE Webtoon LINE Webtoon là ứng dụng đọc truyện tranh online đang dần làm thay đổi thói quen đọc truyện của giới trẻ Hàn Quốc suốt hơn một thập kỷ qua; và cuối cùng, nó bắt đầu lan rộng khắp thế giới, trong đó có Mỹ. Tham gia khóa học vẽ webtoon tại CMA: đăng ký. Khác với truyện tranh truyền thống đọc theo chiều ngang từ khung hình này sang khung hình kia, LINE Webtoon cho phép độc giả cuộn lên/xuống theo chiều dọc để đọc truyện. Trong LINE Webtoon không tồn tại khái niệm “sưu tầm ảnh bìa” và “lật trang.” Vì thực chất nó có ảnh bìa đâu mà sưu tầm, trang truyện đâu mà lật. Và còn gì nữa? Không như truyện tranh truyền thống, LINE Webtoon cung cấp nội dung miễn phí 100%, nghĩa là độc giả không phải trả bất kỳ khoản phí nào để đọc truyện. Hiện tại, LINE Webtoon có hơn 500 webtoon đến từ Hàn Quốc, 50 webtoon đến từ Mỹ cho độc giả tha hồ đọc miễn phí. Được phát hành định kỳ trên GIPHY, webtoon Star Wars mang diện mạo như minh họa dưới đây, kể câu chuyện qua góc nhìn của Luke Skywalker. Truyện tranh vốn nhiều hình ảnh, ít lời thoại, không cần mất nhiều thời gian để đọc hết câu chuyện, nên chẳng có gì khó hiểu khi chúng ta thấy hàng triệu người Hàn Quốc đọc truyện tranh mỗi ngày. Hơn nữa, nhân vật cũng khá thú vị, đáng yêu. Tranh biếm họa nhân vật Luke là một minh chứng tiêu biểu. Webtoon FX Toons là công cụ tạo hiệu ứng mang tính cách mạng. Nó bắt đầu được ứng dụng vào truyện tranh trong thời gian gần đây nhằm đem lại sức sống cho câu chuyện. Hiệu ứng âm thanh và chuyển động được kích hoạt khi cuộn xuống, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho độc giả. Sau đây là đoạn trích từ truyện tranh kinh dị Chiller. Bạn không nghe tiếng, nhưng sẽ thấy như thế này khi cuộn xuống: LINE Webtoon có nguồn gốc từ đâu? Năm 2004, LINE Webtoon, còn gọi ngắn gọn là Webtoon, được khai trương trên Cổng thông tin điện tử Naver của Hàn Quốc trong nỗ lực vực dậy ngành công nghiệp truyện tranh nước này. Vào cuối thập niên 90, đầu những năm 2000, nền kinh tế Hàn Quốc rơi vào suy thoái, dẫn đến sự đóng cửa của hàng loạt nhà xuất bản truyện tranh. Theo tờ báo Korea Times, Hàn Quốc thắt chặt kiểm duyệt truyện tranh trong suốt thập niên 90 vì lo ngại nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Nhà sáng lập LINE Webtoon, JunKoo Kim tự nhận mình đã lớn lên cùng với manga và truyện tranh siêu anh hùng Hàn Quốc. Ông tạo ra hình thức truyện tranh mới lạ, độc đáo, và tìm cách đưa miễn phí đến tay độc giả. Ban đầu, ông muốn tiếp cận độc giả tuổi teen bằng cách tập trung vào nội dung mà theo ông là “giản dị, nhẹ nhàng.” Tuy nhiên, sau này, ông thấy nhiêu đây sẽ chưa đủ sức hấp dẫn fan truyện tranh truyền thống. Vì vậy, ông bèn nghĩ ra ý tưởng về truyện tranh cuộn online (scroll comics online) dựa trên quan sát hành vi con người. JunKoo Kim bên hai nhân vật truyện tranh Webtoon. Kim nói, “Nhà sáng tạo và cung cấp nội dung luôn cân nhắc người đọc sẽ tiếp thu nội dung như thế nào. Vào đầu những năm 2000, khi hầu hết nhà sáng tạo nội dung vẫn còn làm việc trên PC, bạn thường đọc nội dung kỹ thuật số bằng cách cuộn xuống. Và khi đọc tin tức, bạn cũng cuộn xuống thay vì lật trang. Truyện tranh là sự kết hợp giữa hình và chữ, nhưng theo tôi nghĩ, chữ là yếu tố chi phối câu chuyện, nên đọc truyện tranh bằng cách cuộn xuống sẽ mang tính trực quan hơn.” Kim cho biết vào thuở sơ khai của LINE Webtoon rất khó tìm tác giả nào chịu làm việc trên nền tảng này. Ông giải thích, “Nhưng do ngành công nghiệp truyện tranh sa sút trong giai đoạn này, các tác giả mới cởi mở hơn, dám mạnh dạn làm điều khác biệt.” Kyusam Kim là một trong số đó. Trong thời gian học lấy chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, ông cùng JunKoo tạo ra ứng dụng LINE Webtoon. Hiện nay, ông là một trong những tác giả Webtoon được yêu thích nhất, cha đẻ của series truyện tranh Hive, kể về cuộc chiến sinh tồn của con người giữa đại dịch côn trùng. Cảnh côn trùng xâm lược trong Hive. Để thu hút nhân tài, Kim phát triển nền tảng mở “Challenge League”, cho phép bất cứ ai cũng có thể đăng ký, đăng tải và chia sẻ tác phẩm thông qua LINE Webtoon. Và nó vẫn được giữ lại suốt nhiều năm sau đó với mục đích tìm kiếm tài năng mới. Theo tiết lộ của Tom Akel, trưởng nhóm phụ trách nội dung cho LINE Webtoon, mỗi tháng một lần, họ đều tuyển chọn tác phẩm từ khắp nơi gởi về để đăng lên LINE Webtoon, và trả tiền cho tác giả. Kim săn lùng tài năng mới nổi và tác giả giàu tâm huyết qua Challenge League. Akel cũng thực hiện công việc này, nhưng qua mạng và qua các buổi hội nghị, luôn hỏi tác giả câu này khi gặp gỡ họ, “Anh đang theo đuổi đam mê nào của đời mình nhưng chưa đạt được?” LINE Webtoon mang đến cho tác giả cơ hội thỏa mãn đam mê. Hành trình webtoon chinh phục thế giới sẽ đến với khán giả trong kỳ sau. CMAVN dịch và biên tập.
Cậu bé Miles Morales (Shameik Moore) chẳng may bị nhện cắn và biến thành Spider-Man trong vũ trụ song song. Tuy nhiên, không bao lâu sau, khi Kingpin (Live Schreiber) mở ra cánh cổng dẫn tới vũ trụ song song khác, cậu liền nhận ra mình không phải là người duy nhất sở hữu siêu năng lực của loài nhện. Người Nhện: Vũ Trụ Mới mang khán giả từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Gần đây, những cuộc phiêu lưu của Spider-Man trên màn ảnh rộng đang ngày càng khiến bạn cảm thấy ngán ngẩm vì nó cứ lặp đi lặp lại mãi. Và trong suốt một thập kỷ qua, cả ba phiên bản điện ảnh của Peter Parker đều quanh đi quẩn lại cũng chỉ là “sức mạnh lớn lao đi kèm với trách nhiệm lớn lao.” Người Nhện: Vũ Trụ Mới (Spider-Man: Into The Spider-Verse) sẽ không làm bạn lắc đầu thất vọng vì quy tụ không chỉ một mà đến tận năm Spider-Man đến từ nhiều vũ trụ song song khác nhau. Dàn Spider-Man này mang diện mạo khác hẳn về mọi mặt với phiên bản live-action. Nếu như trong những phiên bản trước, phóng tác từ truyện tranh, Peter Parker là một Spider-Man chín chắn, trưởng thành, thì trong Người Nhện: Vũ Trụ Mới, Miles Morales chỉ là một chàng nhện bồng bột, non nớt của tuổi mới lớn, vô tình bị cuốn vào cuộc đối đầu với những đại ác nhân khi cánh cổng dẫn tới vũ trụ song song khác mở ra. Phim hội tụ dàn Spider-Man hùng hậu, nhưng Miles Morales (Shameik Moore) đến từ vũ trụ Ultimate là đặc biệt nhất, vì cậu không phải là người da trắng. Cũng như Peter Parker, Miles sở hữu trí thông minh phi thường, nhưng cậu thích vẽ tranh đường phố, nghe nhạc hiphop hơn là việc vùi đầu vào học. Tạo hình nhân vật Spider-Man qua bàn tay nhào nặn của Phil Lord và Christopher Miller đều trở nên hài hước, vui nhộn, lập dị, từ Người Nhện “hết thời” Peter Parker (Jake Johnson) cho đến chú Lợn Nhện Peter Porker (John Mulaney). Để giúp đem đến những trải nhiệm mới mẻ chưa từng có cho khán giả, các nhà làm phim không ngại tốn kém kinh phí đầu tư cho phim hoạt hình thiếu nhi Người Nhện: Vũ Trụ Mới, áp dụng kết hợp công nghệ 3D với kỹ thuật vẽ tay 2D để tạo nên thế giới đầy màu sắc sống động, mang đậm tính cách điệu trong câu chuyện kể về Miles Morales. Ẩn sau vẻ ngoài bồng bột, non nớt, Miles là chàng nhện có trái tim nhân hậu và động cơ trong sáng. Người Nhện: Vũ Trụ Mới là một trong những phim hay nhất về Spider-Man, bởi nó chứa đựng nhiều điều độc đáo, mới mẻ, bất ngờ mà ngay cả fan ruột của Spider-Man cũng phải há hốc miệng ngạc nhiên, thích thú. Phim có đoạn post-credit tôn vinh StanLee và Steve Ditko, những người có công làm nên sức hấp dẫn toàn cầu cho siêu anh hùng Spider-Man của Marvel. Trong Người Nhện: Vũ Trụ Mới, bất cứ ai đeo mặt nạ cũng có thể trở thành Spider-Man. CMAVN dịch và biên tập.
2018 là năm đáng nhớ đối với truyện tranh. Họa sĩ không còn vẽ truyện tranh theo chuẩn mực truyền thống như năm 2017. Thay vào đó, họ chuyển sang sáng tác tự do, thách thức mọi giá trị cảm xúc, khiến độc giả xem mãi không biết chán. Một số được làm lại hay hơn bản gốc; số khác tuy là tác phẩm mới ra mắt, nhưng đi vào lòng người và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả – chúng là minh chứng cho nhận xét: Truyện tranh là một trong những phương tiện giúp thoát ly thực tại hiệu quả nhất. Tham khảo: Khóa vẽ truyện tranh chuyên nghiệp tại CMA Khóa vẽ truyện tranh cấp tốc tại CMA Truyện tranh Amazing Spider-Man (Marvel Comics) Ngày phát hành: 11/7 Phiên bản làm lại của Amazing Spider-Man tuy vẫn gắn liền với câu nói bất hủ, “Sức mạnh lớn lao luôn đi kèm với trách nhiệm lớn lao” (With great power comes great responsibility), nhưng nó được đánh giá hay hơn bản gốc. Spider-Man vẫn giữ nguyên diện mạo quen thuộc, hút mắt người xem nhờ tài nghệ sáng tác của Nick Spencer (Secret Empire), thiết kế nhân vật của Ryan Ottley (Invincible), đi nét của Cliff Rathburn, tô màu của Laura Martin. Amazing Spider-Man là một trong những tác phẩm hay nên đọc ít nhất một lần trong đời. Black Panther (Marvel Comics) Ngày phát hành: 23/5 Trong Black Panther (Báo đen), qua ngòi bút tài hoa xuất chúng của tác giả Ta-Nehisi Coates, Wakanda không còn mang dáng dấp như Ragnarok trong tác phẩm A Nation Under Our Feet và Avengers Of The New World, mà trở thành đế chế liên thiên hà. Tuy series pha đậm chất hành động khoa học viễn tưởng (sci-fi) và mang tính cách điệu hóa cao độ, song vẫn gần gũi, gây phấn khích cho độc giả. Nếu chủ đề ẩn chứa trong series và lối chơi chữ độc đáo của Coates chưa đủ làm bạn ngạc nhiên, bạn vẫn sẽ kinh ngạc trước cách họa sĩ Daniel Acuna sử dụng đồ họa và màu sắc để khắc họa khung cảnh vũ trụ. Câu chuyện quá hay đến nổi ai cũng muốn gặp Panther “bằng xương bằng thịt” ngoài đời thực. Crowded (Image Comics) Ngày phát hành: 15/8 Series truyện tranh Crowded từng được dựng thành phim trước khi ra mắt tập đầu tiên. Crowded xoay quanh câu chuyện về Charlotte “Charlie” Ellison. Cô là người có địa vị xã hội, lẽ ra tận hưởng cuộc sống bình yên như bao người khác nếu như không đột nhiên trở thành mục tiêu của một âm mưu ám sát. Cô thuê Vita làm vệ sĩ, và cặp đôi kỳ lạ này trải qua chuỗi ngày chạy trốn sự truy đuổi ráo riết của đám sát thủ. Series mang màu sắc cyberpunk của Christopher Sebela, Ro Stein (Captain Marvel), Ted Brandt (Captain Marvel), và Triona Farrell (Runaways, Mech Cadet Yu) đem đến cho độc giả nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Eternity Girl (DC Comics) Ngày phát hành: 14/3 – 4/12 Eternity Girl chứa đựng câu chuyện sâu sắc về bi kịch cuộc đời của siêu anh hùng Caroline “Chrysalis” Sharp. Cô trải qua những ngày tháng khủng hoảng, bị trầm cảm nặng, rơi vào tuyệt vọng, bế tắc. Cô đày đọa bản thân, nhiều lần tự sát nhưng đều thất bại, vì sở hữu siêu năng lực bất tử. Tác giả Magdalene Vissagio và họa sĩ Sonny Liew khắc họa thành công nỗi thất vọng tột cùng của cô sau mỗi lần tự tử bất thành. Truyện tranh Heavy Vinyl (Boom! Studios) Ngày phát hành: 24/4 Trước đây lấy tên Hi-Fi Fight Club, series Heavy Vinyl của Carly Usdin và Nina Vakueva kể về cô bé tuổi teen Chris trong những ngày đầu làm việc tại cửa hàng băng đĩa ở thị trấn New Jersey. Cô là fan cuồng nhạc rock, muốn học làm ca sĩ, và thậm chí phải lòng đồng nghiệp. Tuy nhiên, khi chàng ca sĩ ruột của cửa hàng đột nhiên biến mất trước đêm biểu diễn, Chris phát hiện ra cửa hàng băng đĩa thực chất là “bức bình phong” cho câu lạc bộ võ thuật. Usdin và Vakueva không ngại mất thời gian, công sức để tăng sức hấp dẫn cho từng khung hình, hoặc tôn vinh những ca khúc hay như The Miseducation Of Lauryn Hill. (Hết phần 1) Dịch và biên tập từ thrillist.com
Do webtoon dựa trên nền tảng mạng, nó trở thành nơi kết hợp nhiều phương tiện với nhau để tạo hiệu ứng và thể loại mới đặc sắc. Thuật ngữ “đa phương tiện, đa nền tảng” thường được dùng để miêu tả quy trình sản xuất webtoon tại Hàn Quốc và phương pháp kiến tạo thế giới hư cấu trong câu chuyện. Phần này đề cập hai khía cạnh của sáng tác đa phương tiện, đa nền tảng. Thứ nhất là tính khả thi của việc kết hợp nhiều phương tiện trong sáng tác truyện tranh và phát hành nó trên nhiều nền tảng khác nhau. Thứ hai là kể chuyện qua nhiều phương tiện, nhiều nền tảng khác nhau (transmedia storytelling). Khác với truyện tranh giấy, webtoon là nền tảng cho sự kết hợp các phương tiện, chẳng hạn như nhạc nền (background music) để giúp truyền tải cảm xúc và nhấn mạnh bầu không khí trong câu chuyện. Ví dụ, webtoon A song of Clouds (Bài hát của những đám mây) của Horang có đoạn miêu tả những thành viên trong ban nhạc, được lồng nhạc nền để giúp nhấn mạnh cốt truyện. Các ca khúc trong webtoon sau này được phát hành dưới dạng album riêng. (http://comic.naver.com/webtoon/detail.nhn?titleId=63454&no=7&weekday=mon) Những video clip ngắn đôi khi được lồng ghép vào webtoon. Năm 2009, Yun T’ae-ho phát hành webtoon SETI, khai thác tối đa tiềm năng đa phương tiện của loại hình truyện tranh này để lồng ghép TV drama vào webtoon, và cho ra đời thể loại mới mang tên “Webtoon drama.” Yun thiết kế nhân vật dựa trên ảnh chụp diễn viên, thỉnh thoảng chuyển bản vẽ cho nhà sản xuất phim truyền hình để nhờ họ điều chỉnh cho giống với nhân vật trong TV drama. Trong quá trình hợp tác sản xuất, hai bên cắt video clip từ TV series để chèn vào cuối mỗi tập webtoon. Webtoon lồng ghép video clip này nằm trong chiến lược quảng cáo của hãng Canon nhằm chứng minh máy ảnh giá rẻ có những tính năng không thua kém gì máy ảnh chuyên dụng đắt tiền. Ngoài ra, webtoon trên nền tảng kỹ thuật số cũng cho phép khai thác công nghệ 3D để tạo nhân vật và background chân thực hơn, màu sắc tinh tế hơn, không gian và thời gian giống như trong phim. Webtoon dễ chuyển thể thành phim và TV drama nhờ có tính lồng ghép. Ngay cả webtoon phiên bản giấy cũng tích hợp tính năng xem trên nhiều nền tảng. Webtoon phiên bản giấy đa phần được nhà xuất bản phát hành sau khi chúng được đăng thử nghiệm trên Cổng thông tin điện tử hoặc blog cá nhân. Tuy nhiên, nếu tác giả của loại hình truyện tranh mới nổi này là họa sĩ nổi tiếng, được đông đảo độc giả yêu thích, thì trong một số trường hợp, nhà xuất bản sẽ chủ động đề nghị tác giả hợp tác sản xuất và phát hành webtoon phiên bản giấy. Khi ấy, webtoon phiên bản giấy thường được phát hành song song với phiên bản web trên Cổng thông tin điện tử. Webtoon phiên bản giấy vẫn giữ nguyên bố cục như phiên bản web, ngoại trừ trang kỹ thuật số được định dạng thành trang in. Một số webtoon phiên bản giấy có phiên bản kỹ thuật số đi kèm, cho phép xem trên nền tảng khác thông qua truy cập QR Code. Chomyŏng kage của Kang P’ul là một ví dụ điển hình. Nếu chụp ảnh/quét mã QR Code trên webtoon phiên bản giấy bằng điện thoại di động, độc giả có thể xem truyện (thường dưới dạng video clip không lồng tiếng, dài khoảng 20 – 40 giây) thoải mái trên nền tảng di động. Những webtoon đa phương tiện, được nhiều độc giả yêu thích thường được chuyển thể thành phim, TV drama, và nhạc kịch. Ví dụ, What’s wrong Ms. Kim?; Goong; Boys over flower. Các nhà sản xuất phim thường tìm kiếm nguồn kịch bản mới qua webtoon, và nhanh tay ký hợp đồng với tác giả ngay cả khi webtoon chưa đăng hết trên mạng. Khi thấy webtoon được đăng tải liên tục trên mạng, độc giả thường kỳ vọng trong nay mai nó cũng sẽ có mặt trên nền tảng khác. Ví dụ, sau khi thấy webtoon P’ain của Yun T’aeho được đăng tải liên tục từ ngày 29/6/2014 đến 14/8/2015 trên Cổng thông tin Daum, độc giả bắt đầu đoán già đoán non rằng nó sớm muộn gì cũng được chuyển thể thành phim. Một số độc giả thậm chí còn hào hứng lập hẳn danh sách phân vai và chia sẻ nó qua mục bình luận ở cuối mỗi tập webtoon. Misaeng (Cuộc sống không trọn vẹn) của Yun T’aeho – một trong những webtoon được yêu thích nhất tại xứ sở kim chi – là minh chứng tiêu biểu cho sáng tác và phát hành đa phương tiện, đa nền tảng, đa thể loại. Hình 11. Webtoon Misaeng của Yun T’aeho (2012 – 2013) Được phát hành định kỳ trên Cổng thông tin Daum từ tháng 1/2012 đến 7/2013, Misaeng miêu tả cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của chàng trai trẻ Chang Kŭrae. Anh là tuyển thủ cờ vây chuyên nghiệp, nhưng do còn trẻ người non dạ, nên cuối cùng anh đành đi làm công nhân thời vụ cho công ty thương mại tổng hợp. Webtoon cho thấy nỗ lực tìm hiểu con người, cuộc sống, và xã hội của anh; thâm nhập thế giới của người làm công ăn lương, tệ nạn tham nhũng, đấu đá tranh giành quyền lực trong công ty. Nhiều người làm việc cho công ty Hàn Quốc đồng tình với nội dung webtoon. Bên cạnh đó, webtoon cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả tuổi trung niên, thậm chí cả độc giả tuổi teen. Trong và sau thời gian
Tiếp nối phần bài viết về bố cục trong webtoon trong “Series: WEBTOON vào Việt Nam”, CMA xin cung cấp thêm một số kiến thức về bố cục dọc của hình thức truyện tranh mới này. 2.2. Bố cục dọc trong webtoon ( phần tiếp theo) Khoảng trắng giữa các khung không còn đơn thuần đóng vai trò ngắt dòng tưởng tượng của độc giả như trước nữa. Ngày nay, nó được các tác giả webtoon tích cực khai thác vào mục đích kể chuyện. Nó cung cấp cho câu chuyện những thành phần như bầu không khí, thời gian, bối cảnh, lời thoại, và lời kể – những thành phần vốn chỉ được cung cấp qua khung hình trong truyện tranh giấy. Ví dụ, trong webtoon Changma (Mùa mưa) của Ko Younghun, ranh giới giữa khoảng trắng và khung hình bị xóa nhòa để chúng biến thành hai thành phần không thể tách rời, bổ sung cho nhau để mang tới cho độc giả câu chuyện hay. Bố cục dọc của webtoon không chỉ làm thay đổi diện mạo và chức năng của khoảng trắng giữa các khung, mà còn cả cách độc giả cảm nhận thời gian và không gian. Theo lời của Art Spiegelman, truyện tranh là phương tiện biểu thị thời gian thông qua cách sắp xếp không gian trên trang truyện, do thời gian không phải là thành phần hữu hình trong truyện tranh. Ví dụ, khung hình dài biểu thị quãng thời gian dài trôi qua; còn khung hình hẹp biểu thị khoảng thời gian ngắn, thường dành cho những cảnh hành động gay cấn, dồn dập. Biểu thị thời gian thông qua cách sắp xếp không gian là một trong những nét đặc trưng nổi bật của truyện tranh, và nét đặc trưng này trở nên đa dạng trong truyện tranh mạng. Độc giả có thể cảm nhận thời gian và không gian thông qua khung hình trải dài bất tận theo chiều dọc – điều bất khả thi trong truyện tranh giấy, do khung hình sẽ phải trải dài qua nhiều trang truyện. Tập 53 trong webtoon T’aeho’s P’ain của Yun có cảnh nhóm thợ lặn lặn xuống đáy biển để trục vớt cổ vật bị chôn vùi dưới cát hàng trăm năm qua. (http://webtoon.daum.net/webtoon/viewer/30249) Khung hình trên quá dài (tỷ lệ chiều rộng và chiều dài xấp xỉ 1:8) đến mức độc giả phải cuộn xuống liên tiếp mới thấy hết khung hình trên màn hình máy tính. Khung hình mở đầu bằng cảnh nhóm thợ lặn nhảy xuống nước, rồi lặn tới chỗ xác tàu đắm dưới đáy biển. Khi cuộn xuống, độc giả thấy làn nước sâu thăm thẳm chuyển dần sang màu tối đen, và cuối cùng là xác tàu đắm bị vùi trong cát. Trong webtoon, độ sâu của biển được phản ánh chân thật hơn so với truyện tranh giấy, khiến độc giả rùng mình sợ hãi chẳng kém gì nhóm thợ lặn kia. Độc giả cảm nhận thời gian qua lời miêu tả của nhân vật về độ sâu của biển, qua chiều dài bất tận của khung hình (hình ảnh cho thấy nhóm thợ lặn sẽ mất nhiều thời gian để xuống tới đáy biển), qua số lần cuộn xuống liên tiếp để xem toàn bộ khung hình. Khác với khung hình bình thường, nằm vừa vặn trên màn hình máy tính, và không cần cuộn xuống, khung hình này tạo hiệu ứng như trong phim. 2.3. Một số hạn chế trong bố cục của webtoon Mặc dù bố cục dọc đem lại cho webtoon nhiều hiệu ứng đặc sắc mà truyện tranh giấy không có được, song nó cũng bộc lộ mặt hạn chế: Nó không cho độc giả tự do “dạo chơi” giữa các khung hình. Với truyện tranh giấy, độc giả có thể đọc lướt từ trang này qua trang kia, rồi quay ngược trở về trang đầu để đọc kỹ hơn theo đúng trình tự. Vì lý do khó kiểm soát thói quen đọc truyện của độc giả, tác giả không có nhiều sự lựa chọn trong sáng tác câu chuyện, nên đành phải “tùy cơ ứng biến” mà thôi. Với webtoon, độc giả không được thoái mái “dạo chơi” theo ý mình. (Truyện tranh Nhật Mangapolo tự động phát trên Youtube thậm chí còn “trói tay” độc giả hơn cả webtoon.) Bất chấp hạn chế trên, bố cục dọc vẫn tối ưu cho thể loại cartoon kinh dị hồi hộp. Ví dụ, tập đầu webtoon Iut saram (Người hàng xóm) của Kang P’ul có cảnh một phụ nữ trung niên đang đứng xắt rau. Cô hoảng sợ khi nghe có tiếng mở cửa. (http://webtoon.daum.net/webtoon/viewer/3131) Ở webtoon phiên bản giấy (phát hành sau thành công của phiên bản web), độc giả thấy trong những khung hình tiếp theo đứa con gái đã khuất của cô từ ngoài cửa bước vào Thông tin trên đập vào mắt độc giả khi họ lật sang trang mới. Trong webtoon, độc giả phải cuộn xuống mới biết nguyên nhân khiến cô hoảng sợ. Bố cục dọc tỏ ra hiệu quả trong thể loại webtoon kinh dị, vì nó có khả năng đẩy căng thẳng lên cao thông qua kiểm soát thói quen đọc truyện của độc giả và thứ tự khung hình. 2.4. Tiểu kết Truyện tranh mạng hiện vẫn phát triển, dù chúng ta không biết sau này nó sẽ thế nào, có góp phần xoay chuyển bánh xe lịch sử truyện tranh hay không. Tuy nhiên, trước mắt, chúng ta thấy nó đã tạo sự khác biệt về mặt bố cục (tuy chưa phải tối ưu) với truyện tranh giấy và nổi lên như là loại hình truyện tranh hot hiện nay. Ngày nay, ngành công nghiệp webtoon phát triển nhanh hơn bao giờ hết, nhờ dịch vụ webtoon trên nền tảng di động: bố cục dọc của webtoon phù hợp với màn hình dọc của điện thoại di động, nên không cần
2.1. Bố cục dọc của webtoon Theo định nghĩa của Will Eisner, truyện tranh là phương tiện liên kết hình và chữ; vì vậy, nó đòi hỏi độc giả phải nắm vững kỹ năng diễn giải hình và chữ. Ngoài ra, ông còn định nghĩa truyện tranh là loại hình “nghệ thuật tiếp diễn” (sequential art), sau này được Scott McCloud củng cố thêm bằng định nghĩa “hình ảnh được xâu chuỗi với nhau một cách có chủ ý.” Truyện tranh có từ vựng và ngữ pháp riêng. Những thành phần cơ bản nhất của truyện tranh là: khung hình, khung thoại, khung chữ, và khoảng trắng giữa các khung. Cách phân khung, dựng hình, và chèn chữ quyết định cách truyền tải câu chuyện trong truyện tranh. Một trong những điểm khác biệt đáng chú ý nhất của bố cục dọc là khoảng trắng giữa các khung (gutter). Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nghiên cứu truyện tranh, khoảng trắng giữa các khung là nơi thu hút nhiều sự chú ý nhất của độc giả, bởi nó cho phép họ nắm bắt nội dung và ý nghĩa câu chuyện thông qua xâu chuỗi các khung hình lại với nhau. Ví dụ, nếu độc giả thấy khung hình đầu tiên là cảnh một người đàn ông vừa xem TV vừa ngáp ngắn ngáp dài, khung hình tiếp theo là cảnh anh ta mặc đồ pijama nằm ngủ trên giường, họ liền lấp đầy thông tin còn thiếu vào giữa hai khung hình: anh ta đứng dậy tắt TV, thay đồ pijama, rồi đi ngủ. Khoảng trắng giữa các khung là yếu tố làm nên nét đặc trưng của truyện tranh. Nhờ nó, những hình ảnh tĩnh sẽ trở nên sống động, giàu ý nghĩa trong mắt độc giả. Khoảng trắng giữa các khung tuy quan trọng là vậy, song nó thường khá đơn điệu, tẻ nhạt trong truyện tranh giấy. Tuy nhiên, với webtoon thì khác hẳn, nó phong phú, đa dạng vô cùng, thậm chí còn chứa đựng cả hình và chữ. Nó đôi khi chiếm nhiều “đất” hơn cả khung hình và đóng góp tích cực vào câu chuyện. Trong một số trường hợp, khoảng trắng được sử dụng để ám chỉ quãng thời gian trôi qua và/hoặc chuyển cảnh. Khoảng trắng cũng có khi mang thiết kế hoặc màu sắc phản ánh bầu không khí của câu chuyện. Ví dụ, trong webtoon Pape Popo của Sim Sŭnghyŏn, khoảng trắng dài bao trùm tất cả các khung hình, cộng với gam màu vàng/hồng nhạt giúp đem lại bầu không khí lãng mạn cho câu chuyện tình dễ thương của đôi bạn trẻ. Đi liền với khoảng trắng trải dài theo chiều dọc là hình ảnh lặp đi lặp lại một vật đang rơi xuống, khiến người xem có cảm tưởng những khoảng trắng này được nối liền với nhau; nhờ vậy, làm nổi bật bố cục dọc của hình ảnh. Ví dụ, trong webtoon Changma (Mùa mưa) của Ko Yŏnghun, độc giả thấy vô số đường thẳng – hình ảnh tượng trưng cho cơn mưa – chạy dài qua những khoảng trắng giữa các khung hình. Hình ảnh cơn mưa trong khoảng trắng nối liền với hình ảnh cơn mưa trong khung hình bất chấp sự phân cách rõ nét giữa khoảng trắng và khung hình. Hình ảnh cơn mưa lặp đi lặp lại trong khoảng trắng nhuộm màu u ám làm dấy lên trong lòng độc giả cảm giác sợ hãi, bất an khi đọc câu chuyện về một vụ án giết người. Do khoảng trắng giữa các khung trong webtoon có tính co giãn linh hoạt, tác giả truyện tranh thường di dời một phần hoặc toàn bộ văn bản (lời thoại, độc thoại, thuyết minh, từ tượng thanh,…) ra khỏi khung hình. Việc dời văn bản sang khoảng trắng bên cạnh sẽ giúp khung hình trở nên thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho độc giả tập trung vào phần hình ảnh. Tùy theo ngữ cảnh cụ thể, văn bản viết trong khoảng trắng còn mang lại ý nghĩa khác cho câu chuyện. Ví dụ, trong phần đầu webtoon Widaehan K’aetch’ŭbi (K’aetch’ŭbi vĩ đại) của Kang Toha, đoạn độc thoại của nhân vật chính được đặt ngoài khung hình với hàm ý rằng người kể chuyện và nhân vật là hai cá thể riêng biệt, đôi khi xung đột với nhau. Còn nhiều vấn đề để bàn về bố cục của Webtoon, mời bạn đón đọc trong phần 2.2: Bố cục dọc trong webtoon ( phần 2). CMAVN dịch- XVI- biên tập.
Một cái nhìn tổng quan về webtoon– Phần 1 của “Series: Webtoon- hình thức truyện tranh mới” đã giúp độc giả hiểu được khái quát về webtoon. Trong bài viết này, Comic Media Academy hân hạnh được cùng quí vị tiếp tục tìm hiểu về webtoon. 1.2. Giải thích khái niệm Webtoon. Webtoon – từ ghép của “web” (mạng) và “cartoon” (truyện tranh) – là thuật ngữ do người Hàn Quốc nghĩ ra để chỉ truyện tranh mạng. Ban đầu, họ sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ truyện tranh đăng trên các website ở Hàn Quốc. Webcomic – từ ghép của “web” và “comic” – là một ví dụ, nhưng nó sớm bị thay thế bởi webtoon. Năm 2000, Ch’ŏllian khai trương website mới mang tên “Webtoon” trên Cổng thông tin điện tử Hàn Quốc – Naver. Tuy nhiên, hầu hết truyện tranh đăng trên website này đều theo định dạng truyền thống, nghĩa là chúng vẫn giữ nguyên layout như trên trang in. Webtoon có thời được dùng để chỉ flash animation nhưng sau không còn mang nghĩa đó nữa. Ngày nay, người ta hiểu webtoon như là một thuật ngữ chỉ những truyện tranh có quy chuẩn chung và có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Khác với truyện tranh giấy, truyện tranh mạng được bố cục theo chiều dọc (vertical layout). Trước khi webtoon xuất hiện, các tác giả quen bố cục trang truyện theo chiều ngang do màn hình máy tính có thiết kế nằm ngang mỗi lần chỉ cho phép hiển thị 1/2 trang truyện, rồi đăng tác phẩm lên các website như N4 và Comics Today. Webtoon vừa ra đời đã được nhiều họa sĩ học tập cách bố cục mới lạ của nó và tạo nên trào lưu hot nhất hiện nay. Được phát hành định kỳ trên Cổng thông tin Daum của Hàn Quốc (2002), Pape and Popo’s Memories của Sim Sŭnghyŏn là webtoon đầu tiên áp dụng bố cục dọc, độc giả có thể xoay nút cuộn chuột để đọc truyện. Cũng được phát hành định kỳ trên Daum (2003), webtoon Sunjŏng manhwa (Truyện tranh lãng mạn) của họa sĩ nổi tiếng Kang P’ul khơi mào trào lưu bố cục trang truyện theo chiều dọc. Nhằm mục đích cải thiện lưu lượng truy cập, các tác giả truyện tranh khác cũng chạy theo trào lưu trên, áp dụng bố cục dọc vào tác phẩm của mình trên Cổng thông tin điện tử như Daum và Naver. Bên cạnh bố cục dọc, webtoon còn đóng vai trò quan trọng trong sáng tác và phát hành đa phương tiện, đa nền tảng. Bản thân webtoon cũng là nền tảng cho sự kết hợp nhiều phương tiện với nhau để tạo hiệu ứng thẩm mỹ độc đáo và thể loại mới. Thông qua đề cập khía cạnh đa phương tiện, đa nền tảng của webtoon, bài viết hé lộ những nét đặc trưng, riêng biệt của ngành công nghiệp webtoon ở Hàn Quốc. Bố cục dọc đầy màu sắc tuy thống trị thị trường truyện tranh mạng Hàn Quốc, nhưng nó không phải là trào lưu tại những thị trường khác. Ví dụ, tại Nhật Bản, truyện tranh mạnga thường là trắng đen và vẫn giữ nguyên bố cục như trên trang in. Tương tự, tại Mỹ, truyện tranh mạng thường được bố cục giống như comic strip hoặc truyện tranh giấy. Nói cách khác, tại Nhật Bản và Mỹ (phần sau sẽ trình bày chi tiết hơn), truyện tranh mạng không tạo nên trào lưu hot từ khi chuyển sang nền tảng kỹ thuật số, mặc dù các tác giả và họa sĩ đã có nhiều đổi mới trong sáng tác của mình. Webtoon ở Hàn Quốc có vẻ đoạn tuyệt với bố cục truyền thống nhanh hơn truyện tranh mạng ở những nơi khác. Qua so sánh trào lưu truyện tranh mạng tại Hàn Quốc với Nhật Bản và Mỹ, chúng ta thấy webtoon là phương tiện truyền thông mới làm thay đổi diện mạo truyện tranh và nó khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường văn hóa đại chúng Hàn Quốc. Dự đoán, xu hướng lan rộng của webtoon sẽ không ngừng lại. Đón đọc: Phần 2- “Bố cục dọc trong webtoon”. CMAVN dịch, XVI- biên tập.
Phần I.I: Một cái nhìn tổng quan về webtoon Webtoon tuy tương đối mới lạ với giới truyện tranh Việt Nam, nhưng trên thế giới, thể loại truyện này đã dần có “tiếng nói”. Xuất thân từ Hàn Quốc, vương quốc của ngành công nghiệp giải trí, webtoon còn biểu hiện nhiều hơn khái niệm “truyện tranh” đơn thuần. Bài viết dành cho những ai chuyên nghiên cứu văn hóa phương Đông và truyện tranh HànQuốc, cung cấp cái nhìn khái quát về loại hình truyện tranh mới webtoon; so sánh webtoon với truyện tranh giấy ở Hàn Quốc, truyện tranh mạng ở Mỹ và Nhật Bản. Rất khó để định nghĩa thuật ngữ, đặc biệt là trong lĩnh vực truyện tranh .Việc phân loại truyện tranh chỉ mang tính tạm thời do sự phong phú, đa dạng về nội dung, và cách sử dụng thuật ngữ cũng thay đổi theo thời gian. Thuật ngữ “truyện trang mạng” (webcomics) thường có nghĩa là truyện tranh đăng trên mạng. Tuy nhiên, nó phải được định nghĩa là truyện tranh được sáng tác với mục đích phát hành/đăng tải trên nền tảng PC thì mới chính xác hơn cả. “Truyện tranh mạng” thường được dùng để thay thế cho các thuật ngữ như “truyện tranh kỹ thuật số,” “truyện tranh online,” và “truyện tranh internet,” mặc dù nó thỉnh thoảng còn là thuật ngữ chung cho mọi loại hình truyện tranh kỹ thuật số, bao gồm cả truyện tranh trên nền tảng di động và CD-ROM. “Cha đẻ” của truyện tranh mạng Scott McCloud nhấn mạnh việc sáng tác, phát hành và phân phối tác phẩm trên nền tảng kỹ thuật số đã góp phần làm thay đổi mọi thứ ra sao. Ông sử dụng thuật ngữ “trang vô hạn định” (infinite canvas) để phân biệt truyện tranh mạng với truyện tranh giấy. Khái niệm “trang vô hạn định” có thể khiến một số người nghi ngờ, vì thực tế cho thấy trang truyện tranh mạng không hề vô hạn định như tuyên bố của McCloud. Bằng chứng là cách phân khung và truy cập trang truyện bị phụ thuộc nhiều vào hình dáng và kích thước màn hình. Tuy nhiên, bất chấp những hạn chế cố hữu, truyện tranh mạng vẫn phát triển không ngừng (sẽ được trình bày chi tiết hơn trong phần sau), sản sinh ra loại hình nghệ thuật mới, phương thức mới trong sáng tác, phân phối và phát hành tác phẩm văn hóa, cũng như trong tương tác giữa tác giả với độc giả. Bài viết dưới đây đề cập những điểm khác biệt giữa truyện tranh giấy và webtoon (truyện tranh mạng Hàn Quốc), chỉ ra những cái hay của truyện tranh mạng, thảo luận về vị thế của webtoon dưới góc nhìn so sánh. Webtoon có hai điểm đáng chú ý. Thứ nhất, “webtoon” không phải là thuật ngữ chung, tương đương với “truyện tranh mạng,” và nó cũng không phải là một thể loại truyện tranh. Webtoon thực chất là sản phẩm của sự kết hợp giữa truyện tranh với phương tiện kỹ thuật số – nhân tố góp phần làm thay đổi diện mạo truyện tranh, quy trình sản xuất, thói quen đọc truyện, cũng như quan niệm về ranh giới giữa tác giả và độc giả, phân phối và phát hành tác phẩm văn hóa. Thứ hai, webtoon là hình thức kể chuyện mới lạ bằng hình ảnh kỹ thuật số trên mạng, có xuất xứ từ Hàn Quốc, được phát triển dựa trên cơ sở khái thác tiềm năng của công nghệ đa phương tiện và phương tiện truyền thông hiện đại. Đón xem Series: Webtoon vào Việt Nam- Một hình thức truyện tranh mới trên cmavn.org Phần tiếp theo: Định nghĩa về khái niệm ” Webtoon”.
Trong Truyện tranh siêu anh hùng ảnh hưởng đến tâm lí người đọc phần 1, độc giả đã có dịp tìm hiểu về một số vấn đề về tâm lí người đọc thông qua truyện tranh siêu anh hùng ( như đoạn trích dưới đây). Ở phần 2 này, người đọc sẽ hiểu vai trò của hai bên chính nghĩa và phản diện tác đông lên tâm lí. “Không chỉ đề cập vấn đề liên quan đến lịch sử và xã hội, truyện tranh siêu anh hùng còn đi sâu phản ánh mối quan hệ cá nhân. Giữa truyện tranh và các vấn đề xã hội có mối quan hệ đa chiều, tác động sâu sắc đến độc giả.” Truyện tranh siêu anh hùng giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc, cảm xúc, và đạo đức. Trẻ tôn sùng siêu anh hùng như thần tượng bất chấp những tật xấu của anh ta. Ví dụ, theo tiết lộ trong truyện tranh, Tony Stark là người hám danh, mắc bệnh hoang tưởng, thích tìm đến rượu để giải tỏa nỗi lo lắng, bất an trong lòng, nhưng trẻ không vì thế mà đánh mất đi sự ngưỡng mộ Iron Man. Truyện tranh quả thật có tác động mạnh mẽ đến thái độ và hành vi của độc giả, nhất là độc giả nhỏ tuổi. Chúng ta không khó bắt gặp cảnh các bé trai đóng giả Batman hoặc Superman, chạy lung tung khắp sân, đánh nhau với nhân vật phản diện tưởng tượng để giải cứu thế giới. Trò chơi này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong độ tuổi 2 – 7. Nó giúp trẻ trau dồi ngôn ngữ, phát triển kỹ năng tư duy, và biểu đạt cảm xúc. Siêu anh hùng và nhân vật phản diện cho trẻ cái nhìn đa chiều về một sự việc, nhận thức hậu quả của hành động; còn đọc truyện tranh giúp trẻ trau dồi vốn từ vựng cảm xúc. Truyện tranh siêu anh hùng thường đặt ra những tình huống khó xử, tạo cơ hội cho trẻ nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh, cũng như khả năng phân tích tình huống. Trẻ có khuynh hướng hóa thân thành siêu anh hùng trong nỗ lực kiểm soát hoặc “chinh phục” thế giới. Năm 1977, nhà tâm lý học Albert Bandura đề xuất học thuyết học tập xã hội (theory of social learning) dựa trên lập luận rằng trẻ học tập thông qua quan sát và bắt chước thần tượng. Ông kiểm chứng học thuyết của mình bằng thử nghiệm sau: Ông yêu cầu thần tượng của trẻ thực hiện hành vi bạo lực đối với búp bê, rồi bị phạt nặng hoặc không gánh chịu hậu quả nào cả. Sau đó, ông quan sát trẻ có bắt chước hành vi này không. Siêu anh hùng thường đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa đấu tranh hay đầu hàng, và cuối cùng đưa ra quyết định dựa theo sự mách bảo của lương tâm. Những tình huống khó xử rất hay xảy ra trong truyện tranh, chúng ta cho trẻ cơ hội xem thần tượng của mình giải quyết vấn đề như thế nào khi lâm vào tình huống khó xử. Nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ trong độ tuổi vị thành niên thường có khuynh hướng bắt chước thần tượng của mình. Trẻ chọn nhân vật phản diện làm hình mẫu để noi theo, vì anh ta có phẩm chất khác với những gì chúng nghĩ về nhân vật phản diện. Những nhân vật phản diện như Joker và Lex Luthor sở dĩ được độc giả yêu thích là vì họ có đầu óc sáng tạo, diễn biến tâm lý phức tạp, và động cơ hành động chính đáng hơn nhân vật chính. Batman có lúc bị coi là vô cảm hơn cả nhân vật phản diện. Điều này lý giải tại sao nhân vật phản anh hùng (anti-hero) ngày càng được yêu thích – nhân vật phản anh hùng tuy mắc nhiều khuyết điểm, nhưng anh ta có khí chất mạnh mẽ, những hành động đáng cho độc giả ngưỡng mộ. Siêu anh hùng hành động vì lợi ích của người khác, nên luôn có người hưởng ứng và đi theo. Batman và Robin, Superman và cư dân thành phố Metropolis là minh chứng sinh động nhất cho điều này. Truyện tranh xoay quanh cách hành xử đáng để độc giả học tập của siêu anh hùng, chẳng hạn như hành động xả thân cứu người; nhấn mạnh cái giá phải trả của việc không giúp người – đánh mất bản thân và thiện cảm trong mắt người khác. Truyện tranh siêu anh hùng từ lâu đóng vai trò phản ánh những biến động xã hội, nên thường có sức tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của độc giả. Nhân vật được cường điệu đến mức cho độc giả cơ hội học tập những phẩm chất tốt đẹp của siêu anh hùng. CMAVN.
Mọi người, bất kể là nam hay nữ, đều có sở thích đọc truyện tranh. Tuy nhiên, mức độ yêu thích của mỗi người lại không hề giống nhau. Một số người nghiện đọc truyện tranh đến độ quên ăn, quên ngủ, thậm chí còn bị đặt cho biệt danh là “mọt sách.” Số khác chỉ đọc theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, không coi truyện tranh là tác phẩm nghệ thuật nghiêm túc, bởi họ chưa hiểu rõ lợi ích của việc đọc truyện tranh. Vậy đọc truyện tranh mang lại lợi ích gì cho người đọc? 1. Truyện tranh giúp khơi dậy niềm đam mê đọc sách Nghiên cứu cho thấy truyện tranh chú trọng vào hình ảnh, cốt truyện và nhân vật, nên nó thường lôi cuốn, hấp dẫn độc giả – nhất là độc giả nhỏ tuổi chưa biết đọc – hơn nhiều so với tác phẩm văn học khô khan, nhàm chán như tiểu thuyết hoặc truyện ngắn. Truyện tranh giúp độc giả phát triển kỹ năng đọc hiểu – kỹ năng cần có để nắm bắt ý nghĩa ẩn chứa trong câu chuyện. Trong quá trình đọc truyện tranh, độc giả học xử lý thông tin theo cách khác với truyền thống (sẽ được đề cập sau). Ngoài ra, nó còn giúp độc giả tiếp thu dễ dàng thông tin khô khan, nhàm chán, chẳng hạn như những câu chuyện mang tính lịch sử hoặc giáo dục. 2. Truyện tranh giúp chúng ta nghĩ khác Truyện tranh đòi hỏi độc giả phải xử lý mọi thành phần – hình ảnh, văn bản và không gian – trong câu chuyện đang đọc, rồi tổng hợp lại để hiểu rõ ý nghĩa của câu chuyện. Truyện tranh hấp dẫn không thua kém gì những hình thức giải trí khác như truyền hình và video game, nhưng khi đọc nó, độc giả thật sự phải trải qua quá trình xử lý vô cùng phức tạp. Đọc truyện tranh không đơn thuần là chiêm ngưỡng hình ảnh, độc giả còn nhận thêm lợi ích về mặt trí não, mặc dù lợi ích này vẫn cần các nhà phê bình truyện tranh nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ. 3. Truyện tranh giúp kích thích hoạt động trí não Ai cũng bảo đọc sách là tốt; càng đọc nhiều, kỹ năng đọc sẽ ngày càng tiến bộ. Tuy nhiên, nếu ngay từ đầu bạn không giỏi kỹ năng đọc, bạn sẽ không có nhiều động lực để đọc sách. Đọc truyện tranh là cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng đọc đơn giản nhất. Các nghiên cứu cho thấy việc đọc truyện tranh sẽ tác động rất lớn đến hoạt động trí não, không chỉ trong lúc đọc, mà còn kéo dài nhiều ngày sau đó. Trên thực tế, truyện tranh góp phần kích thích hoạt động trí não và làm thay đổi tư duy của người đọc. Theo bạn, ngoài truyện tranh ra, có phương tiện truyền tải câu chuyện nào khác làm tốt hơn thế không? 4. Truyện tranh luôn lôi cuốn, hấp dẫn Teenage Mutant Ninja Turtles. Batman. Wolverine. Green Lantern. Superman. The Incredible Hulk. Men in Black. Captain America. The Fantastic Four. Iron Man. Spider-Man. Trừ khi là người “mù” thông tin, bạn hẳn nghe nói đến những nhân vật trên. Và bạn thậm chí xem phim về họ. Tại sao ư? Vì họ là nhân vật siêu anh hùng lôi cuốn, hấp dẫn người xem, trong đó có cả bạn. Và bạn biết họ bước ra từ đâu không? Truyện tranh. Nếu yêu thích những bộ phim “bom tấn” như The Avengers hoặc The Dark Knight, bạn sẽ không có lý do gì mà không tìm đọc những series truyện tranh được chuyển thể thành phim. 5. Truyện tranh không chỉ kể về những siêu anh hùng Như bạn biết đấy, truyện tranh không chỉ kể về những siêu anh hùng, nó còn xoay quanh nhiều chủ đề khác nữa, tha hồ cho bạn chọn đọc. Truyện tranh đa phần đặt trọng tâm vào cảm xúc và chủ đề câu chuyện. Do được trình bày dưới dạng hình ảnh, truyện tranh cho phép độc giả trải nghiệm câu chuyện theo cách khác với đọc sách truyền thống. Đừng giới hạn mình ở những tác phẩm văn xuôi. Hãy khám phá mọi thứ mà truyện tranh đem lại. Tất nhiên, bạn không nhất thiết yêu thích hết tất cả, nhưng phải tìm kiếm và khám phá cái gì phù hợp với mình. CMAVN
Bạn biết tại sao siêu anh hùng được độc giả tôn sùng không? Vì siêu anh hùng sống theo nguyên tắc “SỨC MẠNH LỚN LAO LUÔN ĐI KÈM VỚI TRÁCH NHIỆM LỚN LAO” ( With great power comes great responsibility). Truyện tranh siêu anh hùng đã đưa nguyên tắc này như một “hơi thở” xuyên suốt, “ám” lên tất cả độc giả hâm mộ. Nguồn gốc và những tác động to lớn Những siêu anh hùng như Batman, Superman, Iron Man,… được nhiều độc giả, bất kể già hay trẻ gái trai, yêu thích và tôn sùng như thần tượng; bằng chứng là trong năm 2012, phim The Avengers (Biệt đội siêu anh hùng) đạt doanh thu phòng vé toàn cầu hơn 1,5 tỷ USD. Khi nghiên cứu tác động tâm lý của truyện tranh siêu anh hùng, chúng ta không thể không xét đến nguồn gốc ra đời và nguyên nhân tại sao truyện tranh siêu anh hùng có sức tác động quá mạnh mẽ đến độc giả. The Glasgow Looking Glass là comic strip đầu tiên được phát hành rộng rãi vào năm 1825. Ấn phẩm xoay quanh những vấn đề thời sự nóng bỏng tại Glasgow, Scốt-len. Khái niệm “siêu anh hùng” (superhero) ra đời vào năm 1917 và trở nên phổ biến trong thập niên 1930 – giai đoạn được coi là thời kỳ hoàng kim của truyện tranh. Truyện tranh thời hiện đại mang màu sắc u ám, tâm lý nhân vật cũng phức tạp hơn. Ngành công nghiệp truyện tranh ngày càng phát triển và đi theo xu hướng thương mại hóa. Từ năm 1938, phần lớn truyện tranh siêu anh hùng phản ánh những biến động xã hội ở Mỹ; nhờ vậy, chúng nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả và trở thành một phần không thể thiếu của xã hội Mỹ. Sinh ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai, người hùng chống phát xít Captain American của Marvel giữ vai trò giám sát việc thực hiện chính sách đối ngoại của chính phủ Mỹ. Superman của DC tiết lộ bí mật về cuộc chiến ở Nam Tư cũ. Những thay đổi công nghệ trong thế kỷ 21 thể hiện rõ nhất qua sự phát triển của Vũ trụ Điện ảnh Marvel (Marvel Cinematic Universe). Truyện tranh cũng đề cập đến vấn đề đồng tính, nhưng thường dưới góc nhìn mới, cởi mở hơn. Northstar là siêu anh hùng đồng tính công khai của Marvel. Nữ siêu anh hùng quyến rũ Batwoman cũng được tác giả và nhà phát hành tiết lộ là người đồng tính. Wonder Woman có thời là thần tượng của nhiều cô gái trẻ. 2. Mối quan hệ đa chiều giữa truyện tranh- xã hội- độc giả Không chỉ đề cập vấn đề liên quan đến lịch sử và xã hội, truyện tranh siêu anh hùng còn đi sâu phản ánh mối quan hệ cá nhân. Giữa truyện tranh và các vấn đề xã hội có mối quan hệ đa chiều, tác động sâu sắc đến độc giả. Mối liên hệ của truyện tranh và các vấn đề xung quanh liệu có sự liên quan mật thiết với nhau? Tác động đa chiều như thế nào và ảnh hưởng gì đến độc giả? Mời bạn đón xem phần tiếp theo của bài viết ” Tác động của truyện tranh siêu anh hùng đến tâm lý độc giả”. CMAVN dịch và biên tập.
Họa sĩ Digital Painting có thể làm nhiều công việc, với những lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam và thế giới. 1. Digital Painting là gì? Khác với những hình thức vẽ truyền thống, hoàn thành tác phẩm trực tiếp với nguyên liệu như: sơn dầu, màu nước, than, impaso,…Digital painting chỉ cần một bảng vẽ và máy tính với những phần mềm chuyên dụng. Nhưng bài viết này không bàn đến vấn đề giống-khác của mỹ thuật truyền thống và mỹ thuật hiện đại. 2. Ở Việt Nam, ai học Digital Painting? Không có một quy định nào về người học Digital Painting tại Việt Nam. Những gì bạn cần để chuẩn bị cho chuyến nhập cuộc vào thế giới mộng mơ này chính là một chiếc máy vi tính, bảng vẽ, một số kỹ thuật vẽ tay cơ bản. Nhưng cần nhất chính là đam mê vẽ vời, bởi vì cũng giống như những ngành nghệ thuật khác, không ai là giỏi ngay từ đầu kể cả thiên tài. Tuy nhiên, bạn có thể tìm đến những trung tâm uy tín, đến những người thầy đã nhiều kinh nghiệm vẽ digital painting như viện truyện tranh và hoạt hình- Comic Media Academy. 3. Digital Painting – việc làm như thế nào? Tuy đây là một ngành học khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng không có nghĩa là không có nhu cầu nhân lực. Ngược lại, rất nhiều lĩnh vực, nghề nghiệp, cơ hội cần tuyển nhân tài bước ra từ Digital Painting. Cùng Comic Media Academy tham khảo một số cơ hội việc làm tiêu biểu mà họa sĩ Digital Painting tại Việt Nam có thể ứng tuyển: 3.1. Concept Artist: Đây là một nghệ thuật, concept artist được ví như một cầu nối liên kết ý tưởng rồi trình bày thành tranh minh họa. Họa sĩ sử dụng Digital Painting để phác thảo của một bộ phim, truyện tranh, game,…miễn sao người tác giả và những nhân viên làm việc liên quan đến tác phẩm có thể nắm bắt cảm xúc qua sản phẩm của concept artist. 3.2. Họa sĩ minh họa: Tương tự như concept artist, họa sĩ minh họa cũng dùng Digital Painting để chuyển thể tác phẩm từ ngôn ngữ sang hình ảnh. Tuy nhiên, có phần kỹ tính hơn, họa sĩ minh họa sẽ vẽ cụ thể cả từ nhân vật, bối cảnh, cảm xúc theo yêu cầu của tác giả. Sản phẩm mà họa sĩ minh họa làm ra sẽ bổ sung hình ảnh cho một quyển sách, một bài báo. Họa sĩ minh họa có thể làm việc trong các tòa soạn, minh họa cho sách tiểu thuyết, minh họa thơ, vẽ bìa, truyện kể thiếu nhi, làm việc tại các nhà xuất bản,… 3.3. Storyboard Artist: Đây là một ngành nghề khá mới mẻ tại Việt Nam. Thực chất, mọi người có thể bắt gặp họa sĩ storyboard trong các đoàn làm phim. Đặc biệt, storyboard artist sử dụng Digital Painting đóng vai trò cực kì quan trọng trong một chuỗi các khâu làm phim hoạt hình. Trong bối cảnh ngành truyện tranh và hoạt hình ngày càng phát triển tại Việt Nam, thì storyboard artist được tiên đoán sẽ là một ngành “hot”. 3.4. Thiết kế nhân vật ( Character Design): Cái tên đã nói lên tất cả. Họa sĩ thiết kế nhân vật dùng Digital Painting để thiết kế những nhân vật, chủ yếu là nhân vật game, nhân vật hoạt hình, nhân vật truyện tranh. Hiện nay, các công ty game lớn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đang dần chuyển dịch doanh nghiệp đến các nước đang phát triển vì nguồn nhân lực trẻ và dồi dào. Đây là một cơ hội rất lớn cho các họa sĩ thiết kế nhân vật muốn phát triển sự nghiệp tại Việt Nam. Mặt khác, các công ty hoạt hình “chính hiệu” Việt Nam, các công ty game lớn như VinGAme, Zing; các công ty chuyên về xuất bản như Phan Thị, Kim Đồng,…ngày càng lớn mạnh và rất cần họa sĩ thiết kế nhân vật. Lê Vi.
Những ai mê đọc truyện tranh từ nhỏ chắc hẳn cũng yêu thích những câu chuyện về đề tài chiến tranh. Không như những phương tiện truyền thông khác, truyện tranh phản ánh chiến tranh và xung đột qua góc nhìn của người dân – từ ủng hộ cho đến hoài nghi về mục đích và triển vọng của cuộc chiến. ——————————————————————————————————– Trong tâm trí công chúng Mỹ, chiến tranh Việt Nam chứa đựng nhiều điều đáng suy ngẫm. Những điều này được phản ánh rõ trong phim như The Deer Hunter và Apocalypse Now, trong tiểu thuyết ăn khách, và trong hồi ký về hậu quả chiến tranh. Chiến tranh Việt Nam chứa nhiều điều đáng suy ngẫm trong tâm trí người dân Mỹ. Được công chiếu vào ngày 17/9/2017, phim tài liệu The Vietnam War (Chiến tranh Việt Nam) của đạo diễn người Mỹ Ken Burns xoay quanh câu hỏi: Chiến tranh Việt Nam có hao người, tốn của hay không? Nó có triển vọng chiến thắng hay thất bại ngay từ trong trứng nước? Nó để lại bài học và di sản gì? Ai cũng biết chiến tranh Việt Nam được phát động trong nỗ lực ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản, nhưng nhiều người quên rằng nó là “vũng lầy” trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Truyện tranh là tiếng nói của người dân Lịch sử chiến tranh thường được phản ánh qua những trận đánh lớn dưới góc nhìn của giới tướng lĩnh và chính trị gia cầm quyền. Trong khi đó, truyện tranh Mỹ thường phản ánh thời cuộc và những biến động chính trị qua góc nhìn của người dân. Superman đấu tranh với cái xấu trong thời kỳ Đại suy thoái. Captain American đối đầu với gã phát-xít độc tài Red Skull trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai. Tony Stark hóa thân thành Iron Man trong thời kỳ chiến tranh lạnh. X-Men ra đời cùng với phong trào dân quyền. Do đối tượng đọc truyện tranh đa phần là người dân, nên không có gì lạ khi truyện tranh phản ánh tiếng nói của người dân. Truyện tranh trong những năm sau này vẫn tiếp tục phản ánh những sự kiện chính trị qua góc nhìn của người dân, chẳng hạn như phong trào Tea Party (Đảng Trà), sứ mệnh hòa bình thất bại tại Iran,… Theo lời của nhà sử học người Pháp Pierre Nora, “Truyện tranh buộc chúng ta phải đối diện với sự thật lịch sử phũ phàng… bị rơi vào quên lãng trong xã hội hiện đại do thời thế thay đổi.” Nói cách khác, truyện tranh chuyên nghiệp là một hình thức ghi chép lịch sử. Chúng phản ánh chân thật những biến cố lịch sử qua góc nhìn của người dân. Từ người hùng hiếu chiến trở thành thường dân yêu chuộng hòa bình Truyện tranh chuyên nghiệp ra đời trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam cũng không khác gì so với trước kia. Chiến tranh Việt Nam, người lính và cựu chiến binh trở về được đưa vào truyện tranh chính thống như The Amazing Spider Man, Iron Man, Punisher, Thor, The X-Men, Daredevil,… Tuy nhiên, hình ảnh người lính thay đổi rất nhiều theo diễn biến của chiến tranh. Truyện tranh trước năm 1968 đi theo xu hướng ủng hộ chiến tranh. Các câu chuyện xoay quanh trận chiến giữa người hùng Mỹ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và bộ đội Bắc Việt. Chúng gợi nhớ đến truyện tranh thời Thế chiến thứ hai, nơi người tốt, kẻ xấu được phân định rõ ràng. Có sự phân định rõ ràng giữ “Nam” và “Bắc” Việt Nam trong truyện tranh trước giai đoạn 1968- thể hiện thái độ ủng hộ chiến tranh của truyện tranh Mỹ. Tuy nhiên, khi phong trào phản chiến bắt đầu bùng nổ và dư luận đổi chiều về chiến tranh Việt Nam, truyện tranh chuyển sang đề cập dư chấn chiến tranh. Các câu chuyện thường kể về những cựu chiến binh trở về từ chiến tranh Việt Nam, chật vật trở lại với cuộc sống đời thường, bị ám ảnh khủng khiếp bởi chiến tranh, xót thương cho người bị bỏ lại tại chiến trường. Sự chuyển biến từ người hùng hiếu chiến thành thường dân yêu chuộng hòa bình đã tạo nên xu hướng trong phim Hollywood về đề tài chiến tranh. Không có “siêu nhân” trong The ‘Nam Được sáng tác bởi cựu chiến binh Mỹ Doug Murray và Larry Hama, bộ truyện The ‘Nam (1986 – 1993) của Marvel Comics phản ánh khả năng vừa kể chuyện quá khứ, vừa đề cập vấn chính trị hiện tại. Các câu chuyện dung hòa giữa chủ nghĩa yêu nước cực đoan với chủ nghĩa hoài nghi thời hậu chiến. Mỗi tập truyện được kể theo trình tự thời gian từ 1966 đến 1972 qua góc nhìn của một người lính tên là Ed Marks. Trong phần giới thiệu tập 1, Hama viết, “Cứ mỗi tháng trôi qua trong thế giới thật là một tháng trôi qua trong truyện tranh… Những con người bình thường bị bệnh tật hành hạ. Những con người thật, không phải người hùng hoặc siêu nhân.” The ‘Nam dài 84 tập, đan xen những biến cố lịch sử như cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 với những câu chuyện liên quan đến chiến dịch “Tìm và Diệt,” những mâu thuẫn cá nhân với sĩ quan chỉ huy, và những chuyện tình cảm riêng tư. Ra mắt vào tháng 12/1986, The ‘Nam được giới phê bình khen ngợi hết lời và gặt hái thành công về mặt thương mại, vượt xa bộ truyện X-Men được yêu thích vào thời đó. William Broyles, chủ biên tờ Newsweek, khen bộ truyện nói lên sự thật nghiệt ngã về chiến tranh, khi Jan Scruggs, Chủ tịch Quỹ Tưởng niệm Cựu chiến
Sketchnote có nghĩa là ghi chép bằng hình ảnh hoặc nét vẽ phác thảo một cách nguệch ngoạc. Sketchnote có thể đơn giản hoặc cầu kỳ, nhưng chúng đều giúp việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Sketchnote hữu ích đối với người phác thảo, vì ý tưởng được phác thảo dưới dạng hình ảnh sẽ trở nên dễ nhớ, dễ khắc sâu vào tâm trí hơn nhiều. Và cả người xem, do ý tưởng được trình bày dưới dạng hình ảnh sẽ trở nên lôi cuốn, dễ hiểu hơn nhiều. Sketchnote dành cho những ai muốn ghi nhớ một cách hiệu quả thông tin thu thập trong cuộc họp hoặc hội nghị; học sinh muốn ghi chép nhanh hơn bài giảng của giáo viên. Hơn nữa, sketchnote cũng là một thú vui! Rào cản tâm lý Tuy nhiên, trước khi muốn dấn thân vào thế giới sketchnote, chúng ta cần vượt qua một rào cản lớn. Đó chính là rào cản tâm lý. Chúng ta mang trong lòng mặc cảm tự ti rằng, “Mình không biết vẽ,” “Mình không phải là họa sĩ,”… Tiêu đề bài viết, “Sketchnote cho người không có năng khiếu vẽ,” có vẻ hơi sai sai, nhưng là cái sai có chủ ý. Chúng ta, ai cũng có năng khiếu vẽ – những bức vẽ thời nhỏ là minh chứng cho điều này – nhưng nó sẽ không còn nếu chúng ta không rèn luyện nâng cao kỹ năng vẽ. Như bao kỹ năng khác, kỹ năng vẽ đòi hỏi sự rèn luyện chuyên cần mới trở nên thuần thục. Giả sử bạn chơi tennis rất tệ. Bạn không thực hiện nổi cú phát bóng nhanh hoặc cú đánh trái tay. Vì sao ư? Vì bạn không rèn luyện mỗi ngày từ hồi biết chơi tennis đến giờ. Nếu kiên trì tập luyện, bạn sẽ đạt đến trình độ như Novak Diokovic hoặc Rafael Nadal chứ? Tất nhiên là không rồi. Tuy nhiên, sau thời gian tập luyện chuyên cần, bạn sẽ thấy mình chơi hay hơn trước rất nhiều. Cái hay của sketchnote là nó không đòi hỏi bạn phải là họa sĩ giỏi. Sử dụng hình ảnh để ghi lại ý tưởng vì hình ảnh có tác dụng gợi nhớ tốt hơn từ ngữ. Nói tóm lại, cứ mạnh dạn cầm bút lên vẽ là cách giúp bạn vượt qua rào cản tâm lý. Vẽ càng nhiều, kỹ năng vẽ của bạn sẽ ngày càng tiến bộ. Ý tưởng cho sketchnote Sử dụng sketchnote cho những điều bạn tâm đắc nhất Sketchnote không phải là kiệt tác. Chúng ta không hướng đến chất lượng tuyệt mỹ… mà chú trọng vào tính dễ nhớ. Điều này đưa chúng ta đến những bí quyết cho sketchnote… 1. Hiểu rõ người xem. Tất nhiên, chất lượng tuyệt mỹ đồng nghĩa với việc… sẽ có nhiều người xem, nhưng phần đông chúng ta làm sketchnote với mục đích giúp ghi nhớ dễ dàng hơn vì… 2. Hình ảnh “ăn đứt” từ ngữ về mức độ dễ nhớ. Ý tưởng được chuyển tải thông qua hình ảnh bao giờ cũng dễ nhớ hơn ý tưởng được chuyển tải thông qua từ ngữ. Vì vậy, hãy sử dụng kết hợp từ ngữ với hình ảnh càng nhiều càng tốt nếu chúng ta muốn điều mình trình bày sẽ in sâu vào tâm trí người xem. Sau khi đã hiểu rõ lợi ích của sketchnote, việc tiếp theo chúng ta cần làm là… 3. Thực hành càng nhiều càng tốt. Kỹ năng vẽ của chúng ta tuy không thể nào sánh bằng họa sĩ chuyên nghiệp, song ít nhất cũng tiến bộ hơn trước rất nhiều nhờ chúng ta chăm chỉ thực hành mỗi ngày. Muốn vẽ phác thảo dễ dàng và hiệu quả hơn, chúng ta có thể… 4. Xây dựng thư viện hình ảnh tượng trưng. Ví dụ, chúng ta vẽ ngôi nhà đơn sơ để tượng trưng cho mái ấm gia đình, trái tim để tượng trưng cho tình yêu thương, đồng hồ để tượng trưng cho thời gian, cặp tài liệu để tượng trưng cho công việc,… Thỉnh thoảng, chúng ta có thể dùng đi dùng lại một số hình ảnh tượng trưng đơn giản, dễ vẽ. Chúng ta có thể tìm hình vẽ tay trên Google Image khi muốn phản ánh một ý tưởng, một câu châm ngôn… dưới dạng hình ảnh tượng trưng. Trường hợp không tìm thấy hình vẽ tay ưng ý, chúng ta luôn có thể… Hình ảnh tượng trưng đơn giản, dễ nhớ. 5. Sử dụng hình cơ bản để sáng tạo hình ảnh. Mọi thứ chúng ta muốn vẽ đều cấu thành từ 5 hình cơ bản: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, gạch, và chấm. Nếu không biết cách vẽ một vật, chúng ta hãy tưởng tượng nó là sự kết hợp của 5 hình cơ bản. Bất kỳ ai cũng biết vẽ hình tròn, hình vuông, hình tam giác, gạch, và chấm. Do đó, chúng ta hãy thử một phen xem sao. Vẽ vật vô tri vô giác thường không khó lắm đâu,… 6. Vẽ người cũng có thể rất đơn giản. Đầu tiên, vẽ người que. Người que vừa dễ vẽ, vừa cho phép truyền tải ý tưởng theo ý muốn. Sau đó, vẽ thêm trang phục, giày dép và những phụ kiện như mũ nón, sách báo, gậy batoong,… Người que chẳng mấy chốc sẽ đẹp lên ngay! Trước khi rèn luyện, phát triển kỹ năng, chúng ta nên… 7. Lựa chọn công cụ vẽ vừa ý. Chúng ta nên khởi đầu từ những gì mình cảm thấy vừa ý nhất. Chúng ta khám phá năng khiếu tiềm ẩn của bản thân qua nét vẽ nguệch
Để có cái nhìn tổng quan về vai trò và nhiệm vụ của người “họa sĩ kể chuyện – story artist”, có lẽ cần điểm qua quy trình làm phim hoạt hình từ giai đoạn ý tưởng đến khi lên màn ảnh. Về cơ bản, quy trình sản xuất được chia làm 3 giai đoạn chính : tiền kỳ, trung kỳ và hậu kỳ. Mỗi giai đoạn có những yêu cầu và mục đích riêng, nhưng hầu hết “dân làm nghề” đều hiểu rằng, bước tiền kỳ là cơ sở để quyết định “thành bại” cho tác phẩm. Với những bộ phim lớn, đầu tư khủng thì bước tiền kỳ là giai đoạn quyết định dự án có được triển khai hay không. Bài toán đặt ra ở bước này là làm thế nào các nhà đầu tư, nhà sản xuất, đạo diễn … có thể biết sớm được dung mạo của toàn bộ tác phẩm hay khả năng thành công của dự án. Càng sớm càng tốt, và dĩ nhiên, với chi phí tối thiểu. Ở Disney hay Pixar, bước tiền kỳ thật sự là một câu chuyện rất dài, mà ở đó, những nhân sự quan trọng ở nhiều vị trí trong đường dây sản xuất có thể ngồi lại được với nhau, thảo luận, đánh giá, trao đổi…thông qua một loại ngôn ngữ đặc biệt: ngôn ngữ của hình ảnh. Khác với ngôn ngữ nói và viết, hình ảnh có những khả năng đặc biệt, có sức tác động mạnh mẽ đến người tiếp nhận. Theo một số nghiên cứu, khoảng 90% lượng thông tin mà não chúng ta tiếp nhận được là từ hình ảnh.Một câu chuyện với hình ảnh sẽ làm cho người xem dễ theo dõi, dễ ghi nhớ, và trên hết, nó truyền được cảm xúc đi rất nhanh. Một trong những nhiệm vụ tối quan trọng mà một họa sĩ kể chuyện cần phải làm được, đó là tìm đường chạm vào trái tim của khán giả. Không quá lời khi nói rằng việc thưởng thức một bộ phim hay cũng là hành trình đi vào thế giới của những cung bậc tình cảm. Ở chiều thời gian, dư âm đọng lại lâu nhất trong tâm trí của chúng ta về một tác phẩm hoạt hình hay, đôi khi không phải là cốt chuyện hay nhân vật, mà chính là cảm xúc. Cảm xúc là linh hồn của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, nên với sức mạnh truyền cảm xúc của hình ảnh, cảm xúc sẽ là thứ sẽ được các họa sĩ kể chuyện- story artist tính đến đầu tiên khi bắt đầu một dự án. Bộ phim sẽ có màu sắc chủ đạo gì? Dư âm đủ mạnh không? Tâm trạng thế nào? Tác động đến khán giả ra sao? Những câu hỏi dạng này sẽ luôn được đặt ra ở giai đoạn đầu tiên trong quá trình tìm ý tưởng, và có vẻ thực tiễn công việc đã nảy ra một cách làm vừa đơn giản, vừa hiệu quả, vừa kinh tế, để giải quyết cho các câu hỏi này. Đó là beatboard. Beatboard Beatboard là một thuật ngữ mô tả công việc tìm ý tưởng cho câu chuyện bằng các hình vẽ phác thảo. Beatboard là một thuật ngữ ghép bởi 2 thành tố beat – board. Beat trong ngôn ngữ kể chuyện là những nhịp trong câu chuyện, là những điểm mấu chốt có tính bước ngoặt. Một câu chuyện hay kịch bản phim mẫu mực theo kiểu “Hollywood” sẽ gồm 8 nhịp lớn (major beat). Các nhịp này còn có thể được chia thành các nhịp nhỏ (minor beat). Các hình phác trong kỹ thuật beatboard phải là những hình vẽ mô tả được tình huống của các “beat” lớn nhỏ trong toàn bộ câu chuyện. Board là tấm bảng, là một không gian mà người ta sẽ “ghim” các hình vẽ phác của đường dây câu chuyện lên trên đấy. Như vậy, beatboard theo cách hiểu đơn giản là một tập hợp các hình vẽ xâu chuỗi thành một mạch truyện, theo nghĩa quy ước của các nhà làm phim có thể được hiểu là một công cụ “tư duy bằng hình ảnh” khi tìm ý tưởng. Beatboard là cách mà họa sĩ kể chuyện dùng để truyền cảm hứng cho các nhân sự tham gia và tiết kiệm chi phí cho đoàn làm phim Đọc tiếp Bí ẩn nghề hoạt hình: Beatboard và Họa sĩ kể chuyện để hiểu hơn “quyền năng” của Beatboard và các họa sĩ kể chuyện trong ngành họa hình trên thế giới. Tác giả Lê Thắng.
Trước sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp truyện tranh và hoạt hình, Bên cạnh việc phát hành audio và quay MV ca nhạc, nhiều nhà sản xuất- ca sĩ lựa chọn các phổ biến sản phẩm âm nhạc của họ bằng hình thức hoàn toàn mới này. Ngoài việc tạo cái nhìn mới mẻ cho những ý tưởng quay MV, với việc sử dụng truyện tranh và hoạt hình để phát hành video clip còn giúp tiết kiệm chi phí. Để thực hiện một mv ca nhạc, họ cần phải tốn nhiều thời gian và kinh phí cho việc tìm địa điểm, diễn viên, đạo cụ,… Nhưng với truyện tranh và hoạt hình, họ chỉ cần họa sĩ kể chuyện, bảng vẽ và những chiếc máy tính chuyên dụng. Từ thế giới… MV hoạt hình hàng đầu phải kể đến đất nước “Mặt Trời Mọc” – Nhật Bản. Được biết như là một trong những thị trường truyện tranh và hoạt hình lớn nhất thế giới, mv ca nhạc tại Nhật Bản được phát hành dưới hình thức hoạt hình nhiều đến nỗi kể không xuể. Cho tới nay, làn sóng này lan truyền đến nền âm nhạc US-UK, được các ca sĩ lớn áp dụng như LSD ( bài hát Genius), Marshmello-Anne Marie ( Friends), Ed Sheeran (Happier),… …đến Việt Nam. Việt Nam cũng có không ít các ca sĩ lựa chọn truyện tranh và hoạt hình làm hình thức phát hành single. Điển hình như Mỹ Tâm với bài hát “Muộn màng là từ lúc”, Vũ Cát Tường kể chuyện bằng ca khúc “Buổi sáng bình thường”. Đội ngũ họa sĩ kể chuyện đã làm nên những MV có motion “mượt”, thiết kế nhân vật đẹp, background phong phú,…cùng kết hợp với giọng hát điêu luyện của ca sĩ đã tạo nên sản phẩm âm nhạc tuyệt vời. Cơ hội “dụng võ” cho họa sĩ kể chuyện không hề ít. Song hành với những MV gốc, họa sĩ kể chuyện còn có thể đảm nhiệm các sản phầm kèm theo. Như nhóm họa sĩ team Lạc An ( gồm các bạn trẻ đang học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình – CMA) đã thực hiện manga version cho music video “Tôi đã quên thật rồi” của ca sĩ Isaac. Với hình ảnh bắt mắt và câu chuyện cảm động, tác phẩm truyện tranh đã phần nào giúp khán giả hiểu rõ hơn ý nghĩa mà Isaac muốn truyền tải trong sản phẩm âm nhạc. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên xuất hiện một tác truyện tranh theo phong cách manga cho sản phẩm MV ca nhạc ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có phiên bản truyện tranh Cho em gần anh thêm chút nữa. Ấn phẩm này cũng được đông đảo fan hâm mộ đón nhận. Manga chuyển thể từ mv ” Tôi đã quên thật rồi” được thực hiện bởi team Lạc An- học viên tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Kết Sử dụng truyện tranh – hoạt hình làm chất liệu để sản xuất MV đang trở thành xu hướng mới trong công nghiệp giải trí tại Việt Nam. Từ đó có thể thấy được, ngành công nghiệp truyện tranh-hoạt hình tại Việt Nam vẫn luôn không ngừng phát triển và là một thị trường với vô vàn cơ hội việc làm hấp dẫn cho những họa sĩ kể chuyện tại CMA nói riêng và họa sĩ kể chuyện ở Việt Nam nói chung. Lê Vi.
Viện Truyện Tranh & Hoạt Hình VN tổ chức sự kiện “ Digital Painting- Sáng tạo vô hạn” vào sáng Chủ nhật, ngày 16/9/2018 đã thu hút đông đảo các bạn trẻ đến tham dự và đứng – ngồi kín cả góc sân khấu chính của Đường sách TPHCM. Tại event, các bạn trẻ quan tâm đến kỹ thuật vẽ, đặc biệt là vẽ trên máy (bảng vẽ) đã có dịp giao lưu, lắng nghe những chia sẻ về những bước đầu làm quen với kỹ thuật vẽ digital từ họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn và họa sĩ Lê Thư. Đồng thời, họa sĩ Tô Bảo Ân, trưởng bộ môn Digital Painting tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình cũng chia sẻ thêm về nhu cầu Digital Painting chuyên nghiệp trong thị trường hiện tại cũng như lý do Viện đưa Digital Painting chuyên nghiệp vào đào tạo. Họa sĩ Thanh Nhàn và họa sĩ Lê Thư đã có màn vẽ biểu diễn tuyệt vời trước hơn 150 khán giả tại sự kiện “Digital Painting- Sáng tạo vô hạn”. BTC đã trang bị một số bảng vẽ XP-Pen để khán giả có thể trải nghiệm thêm kỹ thuật vẽ máy trước và sau khi sự kiện kết thúc, đó cũng là điểm nhấn thu hút thêm sự chú ý của các bạn trẻ. Sự kiện đã có màn kết cực vui khi BTC mời mọi người tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng. Phần thưởng là sketchbook có chữ ký của hai họa sĩ và bảng vẽ XP-Pen – thương hiệu bảng vẽ Mỹ vừa có mặt tại Việt Nam.
Quan tâm đến những giá trị tri thức và không ngừng tiếp thu những phương pháp dạy – học mới mẻ, Comic Media Academy đưa sketchnote cho học sinh trở thành một trong những khóa học tại viện. Khi quyết định xây dựng khóa sketchnote cho học sinh, viện đã khảo sát ý kiến nhiều giảng viên, quản lý giáo dục cũng như những bài viết về phương pháp ghi chép trong giáo dục tại các nước có ngành giáo dục tiên tiến. Bài dịch dưới đây dược dịch trực tiếp từ trang web về giáo dục : dogtrax.edublogs.org Một trong những mục tiêu của tôi trong năm học này là dạy sketchnote cho học sinh lớp 6. Khi tôi hỏi các em có thường xuyên vẽ bậy trong vở ghi chép hay không, nhiều cánh tay giơ lên. Đến khi tôi hỏi việc vẽ bậy có giúp các em ghi nhớ bài giảng của giáo viên, hoặc ý chính trong video đang xem, cuốn sách đang đọc hay không, số cánh tay giơ lên còn lại rất ít. Trước đây, theo thông lệ, tôi bắt đầu năm học mới bằng việc đọc chậm rãi câu chuyện Rikki Tikki Tavi của Rudyard Kipling, rồi yêu cầu học sinh thảo luận về nhân vật chính, nhân vật phản diện, mâu thuẫn/giải quyết, bối cảnh,… trong câu chuyện. Năm nay, tôi yêu cầu học sinh sketchnote trong lúc nghe tôi đọc to câu chuyện. Tôi chia sẻ video để giúp các em có cái nhìn khái quát về sketchnote, khuyên chúng đừng mặc cảm vì vẽ không bằng ai, rồi bảo chúng cứ mạnh dạn “múa bút” trong lúc lắng nghe câu chuyện. Sketchnote cho học sinh- vẽ bậy mà ra hình Mỗi ngày, sau giờ đọc truyện, tôi liền chia sẻ sketchnote của mình với các em học sinh. Sau đó, tôi hướng dẫn cách giúp ghi nhớ nhân vật và câu chuyện thông qua sketchnote. Tôi muốn cho các em thấy rằng chúng ta không nhất thiết phải là họa sĩ giỏi mới làm được công việc này, mà chỉ cần biết viết tóm tắt, vẽ mũi tên là đủ. Khi dạy sketchnote cho học sinh, tôi nhận thấy mình cần giải quyết một số vấn đề sau: Làm thế nào để giúp học sinh tập trung lắng nghe và sketchnote cùng một lúc? Làm thế nào để giúp học sinh nhận biết thông tin nào cần sketchnote, thông tin nào cần bỏ qua? Làm thế nào hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ hình ảnh sao cho logic nhất? Làm thế nào cho học sinh thấy sketchnote có tác dụng giúp nâng cao kỹ năng viết và nắm bắt chủ đề phức tạp? Làm thế nào để giúp học sinh sketchnote theo phong cách riêng, có hệ thống? Sketchnote cho học sinh giúp ghi chép bài học dễ dàng hơn Trong năm học này, tôi sở dĩ nảy ra ý tưởng dạy sketchnote cho học sinh là vì nhận thấy ngôn ngữ hình ảnh ngày càng được sử dụng nhiều trong ghi chép. Tôi tuy đã biết đến sketchnote qua cuốn sách Visual Note-taking for Educators của Wendy Pillars, song vẫn cần những lời khuyên và gợi ý bổ ích. Nếu bạn có kinh nghiệm sketchnote và muốn chia sẻ nó, hãy nói cho tôi biết, tôi sẽ sẵn lòng lắng nghe để giúp nâng cao chất lượng giảng dạy. KHOÁ HỌC SKETCHNOTE TẠI CMA. *Nguồn: dogtrax.edublogs.org *Biên tập: Comic Media Academy
Hầu hết artwork của những họa sĩ vẽ minh họa hàng đầu đều truyền tải đến người xem câu chuyện giàu ý nghĩa. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ 18 bí quyết kể chuyện tuyệt vời của họ thông qua digital painting chuyên nghiệp. Bí quyết 1: Nhìn xa hơn Trong quá trình vẽ bìa sách hoặc tranh minh họa cho bài báo, đôi khi chỉ chú trọng vào miêu tả khoảnh khắc cao trào trong câu chuyện sao cho hiệu quả, kịch tính hơn. Bây giờ, không dừng lại ở đó, họa sĩ cố gắng khám phá những nét tinh tế ẩn giấu trong câu chuyện, rồi đi sâu khai thác chúng trong vẽ digital painting và lồng vào khung cảnh tĩnh lặng trong digital painting những biểu tượng và chi tiết quan trọng đối với câu chuyện. Bí quyết 2: Nhìn từ góc độ khác Họa sĩ digital painting chuyên nghiệp cần thử thách bản thân bằng cách nhìn mối tương tác giữa các sự vật từ góc độ khác. Trong quá trình phác thảo, cần vẽ tối thiểu ba bản, xác định bố cục hoàn thiện cho chúng, rồi biến chúng thành bản thảo hoàn chỉnh. Bí quyết 3: Tạo cảm xúc Do cần hạn chế vẽ chi tiết đến mức tối thiểu, họa sĩ digital painting chuyên nghiệp phải áp dụng kỹ thuật khác để tạo cảm xúc và bầu không khí trong artwork. Họ luôn vẽ thu nhỏ nhân vật và không điểm xuyết chi tiết trên khuôn mặt. Do đó, muốn phản ánh cảm xúc nhân vật, chúng ta phải cường điệu cử chỉ và hành động của anh ta. Nhân vật chạy nhảy tung tăng trên giấy sẽ giúp tăng thêm phần sinh động và vui nhộn cho digital painting chuyên nghiệp. Bí quyết 4: Gây bất ngờ ngoài dự đoán Gây bất ngờ ngoài dự đoán cho người xem bằng cách trình bày những điều tưởng nghịch lý nhưng hóa ra là chân lý, những vật tưởng đặt sai chỗ nhưng hóa ra đúng chỗ, những tình huống khó tin nhưng có thật,… Giây phút người xem bất ngờ trước điều trái với quan niệm bấy lâu nay cũng chính là lúc chúng ta đánh thức sự quan tâm và trí tưởng tượng của họ. Bí quyết 5: Lồng câu chuyện vào hành động Vẽ nhân vật sắp, đang và vừa thực hiện xong hành động. Hành động là thành phần quan trọng thứ hai sau nhân vật. Những thành phần khác như xô nước hoặc cái cưa chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Sau cùng, họa sĩ nên vẽ môi trường xung quanh như cây cối chẳng hạn. Sử dụng màu sắc giản dị nếu thích đồ họa đơn giản. Những gì chúng ta vẽ phải là manh mối giúp nắm bắt toàn bộ câu chuyện và thông điệp. Nghĩa vụ của người xem là gắn kết mọi thứ với nhau và giải câu đố. Bí quyết 6: Minh họa thông điệp Lấy kể chuyện làm công cụ minh họa thông điệp và cố gắng miêu tả khoảnh khắc “đắt giá”, kích thích trí tưởng tượng của người xem. Thêm vào đó, họa sĩ digital painting chuyên nghiệp thường kể chuyện về những điều bình dị trong cuộc sống. Họ muốn cho người xem khoảnh khắc được hóa thân vào nhân vật. Đây là điểm khác biệt giữa vẽ tranh với vẽ minh họa câu chuyện. Bí quyết 7: Kể câu chuyện đáng để khám phá Thách thức lớn nhất cho vẽ minh họa bằng digital painting chuyên nghiệp là bảo đảm tạo hình đáng để khám phá và chiêm ngưỡng thay vì những hình chỉ đẹp đơn thuần. Cần cung cấp đầy đủ những thành phần cần thiết như cảm xúc, background, hình ảnh tượng trưng,… Bí quyết 8: Lấy nhân vật làm trung tâm Lấy nhân vật chính diện/phản diện làm trung tâm. Cân nhắc những chỗ có thể lồng ghép chi tiết, chủ đề và cảm xúc. Chúng chứa hàm ý sâu xa hay rõ ràng là tùy thuộc vào chúng ta. Họa sĩ digital painting chuyên nghiệp có thể ghép chữ hoặc hình ảnh tượng trưng vào background. Bảo đảm nhân vật trung tâm và tất cả chi tiết kể trên đều hòa quyện nhuần nhuyễn vào background. Bí quyết 9: Gây thắc mắc Ảnh bìa album Alone in the Ark chứa đựng câu chuyện mơ hồ, khiến người xem thắc mắc không biết nó mang giai điệp vui tươi hay buồn bã. Người đàn ông hy vọng được máy bay đến cứu hay đang lẩn trốn nó? Anh ta từ đâu đến đây? Tại sao anh ta ngâm mình trong nước? Anh ta có thích sống hòa mình vào thiên nhiên hay không? Anh ta có sắp bị chết đuối hay không? Gây thắc mắc, khơi gợi tính tò mò của người xem luôn là cách minh họa cần thiết của họa sĩ digital painting chuyên nghiệp. (Còn tiếp) CMAVN dịch và biên tập.
Giới hội họa nói chung và họa sĩ truyện tranh, hoạt hình nói riêng đã không còn là những khái niệm xa lạ trong tư tưởng của người Việt. Vài năm trở lại đây, hoạt động sôi nổi của những người trẻ thuộc lĩnh vực này đã và đang tự tạo ra một chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp sáng tạo. “Mảnh đất” dành cho các họa sĩ không chỉ bó hẹp trong những trường phái trừu tượng, cổ điển mà đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề hấp dẫn và phổ biến hơn. Có thể kể đến một số nghề mà giới trẻ yêu thích hội họa đang theo đuổi hiện nay như họa sĩ vẽ truyện tranh, họa sĩ làm phim hoạt hình 2D, 3D, họa sĩ digital painting,… Bên cạnh đó, xu hướng gần đây còn xuất hiện thêm một lĩnh vực mới về nghề họa sĩ kể chuyện. Thực chất, họa sĩ kể chuyện chỉ mới lạ trong cách gọi tên, nhưng đã quá quen thuộc trong các hoạt động chính của ngành nghề này. Hiểu đơn giản, họa sĩ kể chuyện cũng tương tự như họa sĩ truyện tranh, hoạt hình đều cùng sử dụng các khung tranh để diễn đạt câu chuyện mà họ muốn kể cho độc giả. Song, phạm vi hoạt động của nghề nghiệp này có phần khác. Họ sẽ tham gia vào các dự án video ca nhạc, phim ảnh hay các clip quảng cáo… Tại đây, họa sĩ kể chuyện sẽ nhận ý tưởng và phác họa kịch bản sơ bộ cho phía khách hàng. Đặc biệt, kịch bản của những họa sĩ kể chuyện không phải là những con chữ khô cứng mà sẽ là những chuỗi hình ảnh storyboard đơn giản để mô tả các hành động, diễn biến câu chuyện trong phim. Qua đó giúp các chuyên gia quảng cáo, nhà sản xuất,… cơ bản nắm được ý tưởng ban đầu sẽ diễn tiến ra sao trước khi khởi động dự án. Cơ hội làm việc của nghề họa sĩ kể chuyện cũng hấp dẫn như công việc của họ. Trong giới quảng cáo, phương thức video animation là một lựa chọn mới, đang khá phát triển và là cơ hội cho các họa sĩ kể chuyện thể hiện kỹ năng. Sở dĩ các công ty quảng cáo lựa chọn cách này bắt nguồn chính từ chi phí sản xuất. Để thực hiện một đoạn quảng cáo giới thiệu sản phẩm, họ cần phải cân nhắc nhiều khoản phí cho diễn viên, quay phim, tổ chức sản xuất hay nhiều công cụ, máy móc phức tạp,… Với video animation thì đơn giản hơn nhiều, mọi thao tác hình ảnh đồ họa của họa sĩ kể chuyện đều được thực hiện trên máy tính chuyên dụng. Trong khi đó, họa sĩ kể chuyện trong phim ảnh hay video ca nhạc có thể đảm nhiệm dự án truyện tranh kèm theo cho tác phẩm chính hoặc cũng có thể xây dựng storyboard cho ekip làm phim, MV ca nhạc,… Nhìn chung, cơ hội để các họa sĩ kể chuyện “dụng võ” hoàn toàn rộng mở. Theo đó, các học viên hoàn thành khóa học họa sĩ truyện tranh và hoạt hình tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) hội tụ đầy đủ kỹ năng chuyên ngành để có thể tự tin bước vào lĩnh vực này mà không cần lo ngại gì. Khai giảng khóa 08, hệ Kỹ Thuật Viên tại CMA Mặt khác, CMA cũng đang đón nhận khá nhiều lời mời tham gia các dự án của những công ty đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh sự đầu tư vào các công ty trong nước, những công ty này cũng đã liên hệ trực tiếp đến CMA để chiêu sinh và tìm kiếm nguồn nhân lực mới tại Việt Nam. Được biết, văn phòng đại diện của những công ty này đã được đặt tại Việt Nam để đẩy mạnh, xúc tiến công cuộc tìm kiếm nhân lực tài năng cho các dự án của họ. Học viên CMA đến tham quan công ty Ambition Việt Nam Về các công ty trong nước, mới đây nhất, nhóm họa sĩ Lạc An của CMA cũng đã tham gia thực hiện dự án truyện tranh cho MV Tôi đã quên thật rồi của ca sĩ Issac. Với hình ảnh bắt mắt và câu chuyện cảm động, tác phẩm truyện tranh đã phần nào giúp khán giả hiểu rõ hơn ý nghĩa mà Issac muốn truyền tải trong sản phẩm âm nhạc. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên xuất hiện một tác truyện tranh theo phong cách manga cho sản phẩm MV ca nhạc ở Việt Nam. Từ đó có thể thấy cơ hội dành cho các học viên CMA trong nghề họa sĩ kể chuyện khá đa dạng và rộng mở. CMAVN.
Game online là một thị trường rộn ràng. Sự chuyển dịch nhân lực từ các nước lớn của ông lớn game online nư Nhật Bản, Trung Quốc,…đến các nước đang phát triển ngày càng thấy rõ rệt. Điển hình là thành lập các chi nhánh của các công ty game nổi tiếng tại Việt Nam hay các nước khác. Với yêu cầu khổng lồ về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn khu biệt. Họa sĩ thiết kế gia diện game, background, mỹ thuật, nhân vật,…đang được săn đón nhiệt tình hơn bao giờ hết. Cơ hội nghề nghiệp cho các họa sĩ chưa bao giờ tụt giảm. Chính thời điểm này, Ambition Viet Nam đã đến gặp gỡ với học viên CMA. Trong buổi gặp, các bạn học viên CMA được Ambition chia sẻ thông tin về thị trường game, thị trường tuyển dụng. Học viên CMA cũng nhận biết được nhiều kiến thức mới về ngành họa sĩ trong thời đại công nghệ 4.0 Sau thời gian nghe Ngài Sujuki chia sẻ, học viên CMA hân hạnh có dịp đến tham quan công ty Ambition Việt Nam. Chuyến đi này giúp cho các bạn học viên CMA có thể trải nghiệm mội trường thực tế, được hiểu về chu trình thiết kế của công ty. Đây là cũng là một cơ hội nghề nghiệp để các bạn học viên CMA đam mê manga, anime được tiếp thêm động lực học tập, rèn luyện. Lê Vi.
Loạt phim siêu anh hùng đã oanh tạc phòng vé trong khoảng thời gian 5 năm trở lại. Với “ Vũ trụ Mavel” và “ Đế chế DC” hình tượng anh hùng với sức mạnh phi thường đã khắc đậm dấu ấn trong lòng khán giả. Nhưng tiền thân của loạt phim này là comic book. Ngày nay, comic book gặp phải những đối thủ cạnh tranh đáng gờm đến từ châu Á như manga, manhwa,… Vậy thời hoàng kim của comic book là khi nào? Truyện tranh ra đời từ cuối thế kỷ 19, nhưng mãi đến sau thời kỳ suy thoái kinh tế, nó mới trở nên thịnh hành và phát triển thành ngành công nghiệp lớn. Thời kỳ hoàng kim của truyện tranh bắt đầu từ khi nào vẫn là điều gây tranh cãi, mặc dù nhiều người cho rằng đó là vào thời điểm ra mắt series truyện tranh Superman (Siêu nhân – 1938). Nhân vật truyện tranh Superman là thành quả sáng tác của Jerry Siegel và Joe Shuster, được đông đảo độc giả yêu thích cho đến tận ngày nay. Thành công của Superman khơi mào cho sự ra đời của hàng loạt series truyện tranh ăn theo và mẫu nhân vật siêu anh hùng – nhân vật có lai lịch bí ẩn, sức mạnh siêu nhiên, và trang phục đầy màu sắc. “Nối gót” Superman, những nhân vật siêu anh hùng như Batman, Robin, Wonder Woman, Plastic Man, GreenLantern, Flash,… lần lượt ra đời. Captain Marvel là một trong những series truyện tranh siêu anh hùng được yêu thích nhất của thập niên 40, thường bán chạy hơn cả Superman. Doanh số bán truyện tranh tăng vọt trong chiến tranh thế giới thứ hai. Truyện tranh dễ mua, dễ mang theo, chứa đựng những câu chuyện truyền cảm hứng yêu nước, đề cao chân lý “Chính nghĩa nhất định chiến thắng gian tà.” Những sự kiện, những giá trị thời đại được phản ánh rõ nét trong các câu chuyện. Những nhân vật thân Mỹ, đặc biệt là Captain America, đều là siêu anh hùng, sinh ra để phụng sự tổ quốc. Trên trang bìa truyện tranh số đầu tiên là hình ảnh Captain America khoác áo giáp “sọc và sao”, chiến đấu với Adolf Hitler. Trong thời kỳ hoàng kim, bên cạnh truyện tranh siêu anh hùng, những thể loại truyện tranh khác cũng bắt đầu xuất hiện. Truyện tranh kinh dị và trinh thám được ưa chuộng, đáng chú ý nhất là series truyện tranh The Spirit. The Spirit là thám tử đeo mặt nạ chuyên hành hiệp trượng nghĩa trong câu chuyện. Truyện tranh khoa học viễn tưởng và cao bồi được kể theo phong cách mới. Truyện tranh tuổi teen nhận được sự quan tâm của độc giả. Comic strip Archibald “Archie” Andrews phát hành năm 1941 được nhiều người yêu thích đến mức nhà sản xuất phải đổi tên thành Archie Comics (1946). Walt Disney đi tiên phong trong sản xuất truyện tranh về chủ đề rừng xanh và động vật như Mickey Mouse, Donal Duck, Tarzan,… Sau chiến tranh, truyện tranh siêu anh hùng không còn “ăn khách” như trước nữa – thời điểm được nhiều người xem là đánh dấu kết thúc thời kỳ hoàng kim của truyện tranh. Thời kỳ hoàng kim của truyện tranh tuy đã qua đi, nhưng để lại dấu ấn khó phai. Nhiều nhân vật truyện tranh vẫn được yêu thích cho đến ngày nay. Nhân vật siêu anh hùng đầu tiên, Superman vẫn sống mãi trong văn hóa Mỹ. Thời kỳ hoàng kim là một trong những nhân tố quan trọng góp phần biến truyện tranh thành loại hình nghệ thuật chính thống, có ngôn ngữ và nguyên tắc sáng tác riêng. CMAVN dịch và biên tập.
“Khi cầm máy, cái khung ngắm nhỏ bé mà sáng trưng đó cho tôi một cảm giác rất lạ lùng. Một chút tâm linh, tôi như nhìn thấy phần linh hồn nào đó của họ hiện ra, ở trong khung ngắm. Thì ra, nhiếp ảnh cũng là một thứ dạy tôi phải nhìn trở lại cuộc sống, chẳng phải bằng đôi mắt trần nữa, mà có khi, là một trái tim…” Bùi Dzũ hiện đang là Content Writer tại báo Tuổi Trẻ cười. Song song với việc phụ trách nội dung trên báo, Bùi Dzũ còn là một nhiếp ảnh gia. Anh đã từng chụp nhiều bộ ảnh thời trang cho ELLE, một trong những tạp chí thời trang hàng đầu tại Việt Nam.
Nếu bạn có một nền tảng kiến thức tốt về văn hóa – xã hội, chịu khó quan sát, nhạy cảm với những điều đang diễn ra xung quanh và đặc biệt yêu thích công việc viết lách thì xin chúc mừng bạn, bạn có tố chất trở thành một biên kịch giỏi. Tuy nhiên, kịch bản vốn có những quy tắc riêng của nó. Để viết được một kịch bản hay bắt buộc biên kịch phải năm chắc những kỹ thuật cơ bản
Bất ngờ trước sự phát triển mạnh mẽ của truyện tranh & hoạt hình Việt Nam trong những năm gần đây, tháng 11-2016, NHK WORLD – một trong những kênh truyền hình lớn nhất Nhật Bản (thành lập năm 1926) đã đến Việt Nam tìm hiểu về hoạt động đào tạo họa sĩ truyện tranh, hoạt hình tại Comic Media Academy. Phóng sự được phát trong chương trình imagine-nation với sự tham gia của Chiaki & Nick.
Theo cuộc thăm dò do một tờ báo trong nước thực hiện, khoảng 60% giới trẻ hiện nay đọc truyện tranh. Ở một cuộc thăm dò khác do một trường ĐH tổ chức, con số này lên đến hơn 70%. Dù còn nhiều ý kiến về giá trị của truyện tranh trong văn hóa đọc nhưng một điều không thể phủ nhận là truyện tranh vẫn là một trong những loại sách được người trẻ đọc nhiều nhất hiện nay
TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra hội thảo về ngành vẽ truyện tranh và làm phim hoạt hình với mục tiêu tìm kiếm, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực sáng tạo còn mới mẻ và nhiều tiềm năng này ở nước ta. Đây cũng là buổi ra mắt Viện Truyện tranh và phim hoạt hình. Liệu đây có phải là một động thái trong sự chuyển mình của ngành sáng tạo truyện tranh, làm phim hoạt hình ở nước ta
Những tác phẩm truyện tranh chuyên nghiệp manga được vinh danh tại Giải thưởng Manga Quốc tế lần thứ 11 (International Manga Awards). Được biết, giải thưởng truyện tranh chuyên nghiệp manga Quốc tế lần thứ 11 (International Manga Awards). nhận được tổng cộng 326 tác phẩm (296 tác phẩm trong 2016) đến từ 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm phần đông vẫn là Trung Quốc (50 tác phẩm), Thái Lan (25 tác phẩm) và Đài Loan (23 tác phẩm). Tuy nhiên theo tiêu chí của giải thưởng truyện tranh chuyên nghiệp manga lần thứ 11, chỉ có 15 cá nhân và tác phẩm xuất sắc nhất chiến thắng chung cuộc, bao gồm 1 giải Vàng, 3 giải Bạc và 11 giải Đồng. Trước hết, giải Vàng thuộc về tác phẩm The Two Aldos của hai tác giả Guerra Diaz và Pablo Guerra đến từ Colombia. Theo sau là ba giải Bạc gồm có Onibi của tác giả Atelier Santou (Pháp), Viva Eve! Long Live Life! của hai tác giả Rerekina Nataliia và Martynenko Nataliia (Ukraine) và Left Hand 1 của tác giả Sally (Đài Loan). Các giải Đồng còn lại bao gồm: – Mightier của hai tác giả Ahmed Mohammed Al Ali và Mohammed Yousef Al Meraikhi (Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) – Secret Weapon của Dai Hing Yin (Hồng Kông) – Mandela của tác giả Umlando Wezithombe, Santa Buchanan và Tổ chức Nelson Mandela (Nam Phi) – Clearsky City của tác giả BigN (Trung Quốc) – Dutchman in Formosa của tác giả Kinono (Đài Loan) – Cat Swordsman của tác giả Yu-Yung Yeh (Đài Loan) – Westward của tác giả Eric Cheng và Công ty Văn hóa Truyền thông Guangzhou Baiman (Trung Quốc) – On This Day của tác giả Mork (Thái Lan) – The Art of Laziness của tác giả Patcharakan Pisansupong (Thái Lan) – Based on True Stories của tác giả Gawin Satawut (Thái Lan) – Gung Ho – 3 của hai tác giả Thomas von Kummant và Benjamin von Eckartsberg (Đức) Giải truyện tranh chuyên nghiệp manga Quốc tế được Bộ Ngoại giao Nhật Bản thành lập vào năm 2007 nhằm mục đích tạo sân chơi lớn cho các họa sĩ quốc tế đam mê vẽ truyện tranh chuyên nghiệp. Ban hội đồng giám khảo gồm có họa sĩ manga Satonaka Machiko, Ippongi Ban, Mitsuru Miura và hai BTV tạp chí manga Kumata Masafumi và Yuri Kouichi. Trước đó, hai tựa truyện tranh của Việt Nam là Long Thần Tướng và Địa Ngục Môn cũng đã từng được vinh danh tại Giải thưởng, lần lượt vào năm 2015 và 2016. Theo Hăn/Otaku Thời Báo
Manga Truyện tranh chuyên nghiệp đề tài kinh dị (Thriller) hay nhất Tìm hiểu khóa học dài hạn Truyện Tranh chuyên nghiệp tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/truyen-tranh/khoa-hoc-ve-truyen-tranh-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học cấp tốc vẽ Truyện Tranh tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/services-view/lop-hoc-ve-truyen-tranh-ngan-han Tìm hiểu khóa học cấp tốc vẽ Truyện Tranh Webtoon tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/services-view/lop-hoc-ve-truyen-tranh-ngan-han Manga Truyện tranh chuyên nghiệp đề tài Thriller? Hay Manga Truyện tranh chuyên nghiệp đề tài kinh dị? Mặc dù ngày nay, nhiều ban trẻ thích xem anime thay vì đọc truyện tranh cùng đề tài, nhưng cũng còn có rất nhiều người yêu thích sự ma mị quyến rũ từ các trang truyện tranh chuyên nghiệp của các tác phẩm gốc từ nhiều tác giả truyện tranh chuyên nghiệp Nhật Bản. Những bản gốc Manga Truyện tranh chuyên nghiệp này có thể gợi lên những cảm xúc nhất định trong lòng độc giả, mọi người thèm một chút kích thích khi đọc một số tác phẩm yêu thích của họ và 10 manga Truyện tranh chuyên nghiệp đề tài ly kỳ Thriller (Kinh dị) giới thiệu dưới đây đã thỏa mãn cho người đọc cảm giác này. 10. Tokyo Yamimushi Tác giả: Honda Yuuki Thể loại: Honda YuukiAction, Psychological, Seinen, Thriller Tóm lược Khi Katou Ryou bị một nhóm côn đồ bắt cóc vì không có khả năng trả lại một trong số các khoản nợ của mình, anh ta hy vọng cuộc sống của anh ta sẽ kết thúc lúc đó và ở đó. Tuy nhiên, Katou được cho thuê một cuộc sống mới khi kẻ bắt cóc anh ta cho anh ta tùy chọn tham gia một vòng tội phạm có tổ chức. Mong muốn sống sót và phần nào ấn tượng bởi người xử lý của mình, Katou bắt buộc, mở ra một chương mới và thú vị trong cuộc sống của Katou trong thế giới ngầm được tổ chức tội phạm. 9. No.5 Tác giả: Matsumoto Taiyou Thể loại: Sci-Fi, Seinen, Thriller Tóm lược Tương lai, trong vùng đất này giống như Trung Đông, ảm đạm. Điều này là do 70 phần trăm của thế giới trở thành một sa mạc khắc nghiệt và với sự đào tẩu của một trong những nhãn hiệu hàng đầu của họ, Hội đồng Cầu thủ Hòa bình Quốc tế Cầu vồng, một nhóm các nhà bảo vệ quốc tế, có bàn tay của họ đang cố gắng để theo dõi các deserter, Số 5. Nhưng Hội đồng Cầu vồng biết nhiều hơn bất cứ ai mà Số 5, đi kèm với người bạn đồng hành của ông là Matroshka, sẽ không đi xuống mà không đánh nhau. 8. Akumetsu Tác giả: Tabata Yoshiaki (Story), Yugo Yuuki (Art) Thể loại: Action, Drama, Psychological, Seinen, Thriller Tóm lược Nagasawa Shiina là một học sinh trung học năm thứ ba trung bình cho đến khi sự thiếu an ninh tài chính được đưa ra bởi sự phá sản của công ty của cha cô dẫn cô vào mại dâm. Trong khi làm việc một ngày, Shiina bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của một người đàn ông đeo mặt nạ bí ẩn, danh tính của người đó có thể không phải là một bí ẩn đối với cô ấy … Người đàn ông, Hazama Shou đeo mặt nạ và bảo vệ phiên bản công lý của mình vigilante đeo mặt nạ, Akumetsu. 7. I Am A Hero Tác giả: Hanazawa Kengo Thể loại: Drama, Horror, Psychological, Seinen, Thriller Tóm lược Suzuki Hideo 35 tuổi sống một cuộc sống khá buồn. Anh làm trợ lý của một người mangaka sau khi thất bại trong bộ manga của mình và đấu tranh với ảo giác. Để làm mọi thứ tồi tệ hơn, anh có lý do để tin rằng bạn gái của anh đang lừa dối anh với bạn trai cũ của cô, nên anh đối mặt với cô về nhưng sau đó cảm thấy xấu về cáo buộc cô và quyết định đi đến nhà cô để xin lỗi. Khi Hideo đến, anh được gặp cảnh tượng khủng khiếp của bạn gái hiện tại của mình, và một khu phố hỗn loạn. Trước khi anh ta thậm chí có thể tiêu hóa những gì đang xảy ra, Hideo đã lao đầu vào trái tim của một ngày tận thế zombie đang phát triển. 6. Hyouryuu Kyoushitsu (The Drifting Classroom) Tác giả: Umezu Kazuo Thể loại: Mystery, Horror, Sci-Fi, Shounen, Thriller Tóm lược Takamatsu Shou là một học sinh lớp sáu gây rắc rối, người bị buộc phải lớn lên một ngày khi cậu và bạn học của mình trải nghiệm một trận động đất bí ẩn dịch chuyển khuôn viên trường của họ đến một vùng đất trống rỗng. Với sự khủng hoảng ngay lập tức về tình trạng thiếu lương thực và nhiều vấn đề khác nảy sinh, cùng với xung đột ngày càng tăng trong cơ thể học sinh và người lớn đang gặp khó khăn, Shou thấy mình phải nhanh chóng thích nghi với môi trường mới của mình hoặc chết. 5. Pluto Tác giả: Urasawa Naoki (Story, Art), Tezuka Osamu (Story) Thể loại: Action, Mystery, Mecha, Psychological, Sci-Fi, Seinen, Thriller Tóm lược Manga truyện tranh pluto chuyên nghiệp dựa trên huyền thoại Astro Boy Tezuka Osamu của, Sao Diêm Vương sau những câu chuyện của Thám Gesicht của Europol khi ông làm việc để khám phá những bí ẩn đằng sau một loạt các robot và cái chết của con người. Các thám tử đã làm việc của mình cắt ra cho anh ta khi các bằng chứng gộp lại với nhau chỉ ra sự tham gia của một thủ phạm robot, một cái gì đó đã không xảy ra trong 8 năm. Thám tử Gesicht có khám phá ra sự thật không? 4. Alive: Saishuu Shinkateki Shounen (Alive: The Final Evolution) Tác giả: Kawashima Tadashi
Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D tại Nhật Bản Từ năm 2016, Hiệp hội tác giả hoạt hình Nhật Bản (Japanese Animation Creators Association) mở cuộc khảo sát về mức lương và độ tuổi trung bình của người đảm nhận những công việc khác nhau trong ngành công nghiệp hoạt hình 2D và 3D (có cập nhật hằng năm). Có hơn 750 người tham gia cuộc khảo sát (60% nam, 40% nữ). Sau đây là kết quả cuộc khảo sát: Tìm hiểu khóa học dài hạn Hoạt hình 2D chuyên nghiệp tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/lop-hoat-hinh-2D-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học cấp tốc Hoạt hình 2D/cartoon/Anime tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/lop-hoat-hinh-2D-Anime-cartoon-cap-toc Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Series Director (đạo diễn series phim) – Độ tuổi trung bình: 42 – Mức lương trung bình hàng tháng: 540.833 yên Nhật (5.036 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 6,490,000 yên Nhật (60.437 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Chief Animation Director (đạo diễn hình ảnh chính) – Độ tuổi trung bình: 43 – Mức lương trung bình hàng tháng: 470.000 yên Nhật (4.378 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 5.640.000 yên Nhật (52.521 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Producer (nhà sản xuất) – Độ tuổi trung bình: 39 – Mức lương trung bình hàng tháng: 451.667 yên Nhật (4,206 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 5.420.000 yên Nhật (50.471 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Character Designer (họa sĩ thiết kế nhân vật) – Độ tuổi trung bình: 38 – Mức lương trung bình hàng tháng: 425.000 yên Nhật (3.958 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 5.100.000 yên Nhật (47,491 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Animation Director (đạo diễn hình ảnh) – Độ tuổi trung bình: 38 – Mức lương trung bình hàng tháng: 327.500 yên Nhật (3.045 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.930,000 yên Nhật (36.602 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí 3DCG Animator (họa sĩ 3D) – Độ tuổi trung bình: 34 – Mức lương trung bình hàng tháng: 320.000 yên Nhật (2.980 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.840.000 yên Nhật (35.764 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Episode Director (đạo diễn tập phim) – Độ tuổi trung bình: 41 – Mức lương trung bình hàng tháng: 316,667 yên Nhật (2,949 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3,800,000 yên Nhật (35.391 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Storyboarder (họa sĩ vẽ storyboard) – Độ tuổi trung bình: 49 – Mức lương trung bình hàng tháng: 310.000 yên Nhật (2.887 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.720.000 yên Nhật (34.647 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Art Director (giám đốc nghệ thuật) – Độ tuổi trung bình: 35 – Mức lương trung bình hàng tháng: 285.000 yên Nhật (2.655 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.420.000 yên Nhật (31.864 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Color Designer (họa sĩ thiết kế màu sắc) – Độ tuổi trung bình: 38 – Mức lương trung bình hàng tháng: 278.333 yên Nhật (2.593 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.340.000 yên Nhật (31.120 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Cinematographer (đạo diễn hình ảnh kiêm quay phim) – Độ tuổi trung bình: 34 – Mức lương trung bình hàng tháng: 265.833 yên Nhật (2.476 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.190.000 yên Nhật (29.723 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Production Assistant (trợ lý sản xuất) – Độ tuổi trung bình: 30 – Mức lương trung bình hàng tháng: 257.000 yên Nhật (2.394 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.090.000 yên Nhật (28.788 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Key Animator (họa sĩ chính) – Độ tuổi trung bình: 36 – Mức lương trung bình hàng tháng: 235,000 yên Nhật (2.189 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 2.820.000 yên Nhật (26.271 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Inbetween Checker (họa sĩ kiểm tra khung hình trung gian) – Độ tuổi trung bình: 35 – Mức lương trung bình hàng tháng: 217.500 yên Nhật (2.026 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 2.610.000 yên Nhật (24.314 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Layout Artist (họa sĩ layout) – Độ tuổi trung bình: 38 – Mức lương trung bình hàng tháng: 195.000 yên Nhật (1.817 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 2.340.000 yên Nhật (21.800 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Paint Staff (bộ phận tô màu) – Độ tuổi trung bình: 26 – Mức lương trung bình hàng tháng: 162,000 yên Nhật (1.509 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 1.950.000 yên Nhật (18.167 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí 2nd Key Animation/Clean-Up (họa sĩ lọc nét) – Độ tuổi trung bình: 27 – Mức lương trung bình hàng tháng: 93.333 yên Nhật (870 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 1.120.000 yên Nhật (10.434 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Inbetween Staff (bộ phận chèn khung hình trung gian) – Độ tuổi trung bình: 24 – Mức lương trung bình hàng tháng: 92.500 yên Nhật (862 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 1.110.000 yên Nhật (10.340 USD) Theo kotaku.com/ [spacer] Tìm hiểu khóa học dài hạn Hoạt hình 2D chuyên nghiệp tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/lop-hoat-hinh-2D-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học cấp tốc Hoạt hình 2D/cartoon/Anime tại Comic Media Academy Việt Nam
Comic Media Academy giới thiệu bậc thầy Vẽ Gesture Các họa sĩ Glenn Vilppu, Johannes Helgeson, vv… được Comic Media Academy xem là những họa sĩ bậc thầy trao truyền kỹ năng vẽ Gesture. Vẽ Gesture là một môn học rất thú vị và bắt buộc cho tất cả các học viên khi theo học các ngành truyện tranh chuyên nghiệp, hoạt hình 2D chuyên nghiệp, hoạt hình 3D chuyên nghiệp, Digital painting chuyên nghiệp tại Comic Media Academy Việt Nam. Ngoài môn học vẽ gesture tại Comic Media Academy còn hướng dẫn các học viên theo học nhiều môn học thú vị khác. Tìm thiểu thêm thông tin tuyển sinh tại Website của Comic Media Academy Việt Nam : http://cmavn.org Tìm hiểu khóa học Digital Painting chuyên nghiệp, truyện tranh chuyên nghiệp, hoạt hình 2D chuyên nghiệp, hoạt hình 3D chuyên nghiệp ở đây : http://cmavn.org/khoa-hoc-digital-painting-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học Digital Painting, truyện tranh cấp tốc ở đây : http://cmavn.org/lop-digital-painting-cap-toc [spacer] Khóa học Digital Painting chuyên nghiệp, truyện tranh chuyên nghiệp, hoạt hình 2D chuyên nghiệp, hoạt hình 3D chuyên nghiệp ở đây : http://cmavn.org/khoa-hoc-digital-painting-chuyen-nghiep Khóa học Digital Painting cấp tốc ở đây : http://cmavn.org/lop-digital-painting-cap-toc
Khi Truyện tranh chuyên nghiệp siêu anh hùng Mỹ Batman Ninja và Samurai về chung một nhà Warner Bros. đã chia sẻ một đoạn trailer của Anime Batman Ninja được lồng Tiếng Anh với những cảnh Batman một nhân vật truyện tranh chuyên nghiệp của hãng DC, nơi sản xuất truyện tranh chuyên nghiệp Mỹ bị lạc vào thời chiến quốc tại Nhật Bản cùng với Joker và những người đồng đội của mình. Những kẻ xấu đội lốt lãnh chúa phong kết để tung hoành ngang dọc và Joker chính là tên cầm đầu những kẻ xấu thống trị vùng đất này. Khi đến Nhật Bản, những món vũ khí công nghệ cao của Batman đã mất tác dụng, anh chỉ còn có thể trông cậy vào tài trí của mình và những người đồng đội để có thể đem hi vọng mang lại yên bình cho vùng đất này và tìm mọi cách để có thể trở về thế giới hiện tại. Bên cạnh đó thì một đoạn clip ngắn về quá trình Batman bị cuốn vào vòng xoáy thời gian khi đang chiến đấu với Gorilla Grodd khi cỗ máy thời gian được gã “khỉ đột” này kích hoạt cũng đã được Playstation đăng tải. BATMAN NINJA VS SAMURAI sẽ là một làn gió mới dành cho những người hâm mộ của công ty sản xuất truyện tranh chuyên nghiệp DC nói chung và của nhân vật truyện tranh chuyên nghiệp Batman nói riêng Theo Lag .vn và takoyaki.asia Tìm hiểu khóa học dài hạn Truyện Tranh chuyên nghiệp tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/truyen-tranh/khoa-hoc-ve-truyen-tranh-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học cấp tốc vẽ Truyện Tranh tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/services-view/lop-hoc-ve-truyen-tranh-ngan-han Tìm hiểu khóa học cấp tốc vẽ Truyện Tranh Webtoon tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/services-view/lop-hoc-ve-truyen-tranh-ngan-han [spacer] Comic Media Academy Việt Nam (Viện truyện tranh và hoạt hình CMA) CS 1: 147 Pasteur, Phường 6, Q. 3, TP.HCM – TEL: (028) 3820 9066 CS 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM – TEL: (028) 3997 7271 Hotline: 0902 738 806 Website : http://cmavn.org
Chiêm ngưỡng những background tuyệt vời của phim hoạt hình 2D và 3D được thực hiện bởi họa sĩ Chris Brock Họa sĩ Chris Brock tại hãng phim hoạt hình Warner Brothers năm 1997 Họa sĩ Chris Brock chuyên vẽ background cho các phim hoạt hình 2D và 3D của những công ty sản xuất phim hoạt hình 2D và 3D danh giá trên toàn cầu như DreamWorks Animation; Cartoon Network Studios; Walt Disney Animation- Disneytoon Studios; Warner Brothers Feature Animation Để làm tư liệu nghiên cứu cho các học viên tại học viện và những người hâm mộ phim hoạt hình 2D và 3D Comic Media Academy sẽ lần lượt giới thiệu các background mà họa sĩ Chris Brock đã thực hiện cho các phim hoạt hình 2D và 3D trong nhiều năm qua. Để tư liệu nghiên cứu có tính tổ chức và các học viên tại học viện và những người hâm mộ phim hoạt hình 2D và 3D tiện lưu trữ, Comic Media Academy sẽ lần lượt giới thiệu các background thành nhiều kỳ, mỗi kỳ là các background của các phim hoạt hình 2D và 3D khác nhau. Hy vọng các học viên tại học viện và những người hâm mộ phim hoạt hình 2D và 3D sẽ thích thú với những tuyệt phẩm của họa sĩ Chris Brock Kỳ 1 : Những background tuyệt vời phim hoạt hình 2D Samurai Jack Season V [spacer] Comic Media Academy Việt Nam (Viện truyện tranh và hoạt hình CMA) CS 1: 147 Pasteur, Phường 6, Q. 3, TP.HCM – TEL: (028) 3820 9066 CS 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM – TEL: (028) 3997 7271 Hotline: 0902 738 806 Website : http://cmavn.org
Comic Media Academy giới thiệu 36 tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting chuyên nghiệp – Kỳ 3 [spacer] [spacer] Trong khuôn khổ giới thiệu thông tin, giúp cho những bạn trẻ hiểu thêm về Ngành Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp. Comic Media Academy giới thiệu đến người hâm mộ bộ môn Nghệ thuật Digital Painting 36 tác phẩm digital painting chủ đề Sci-fi (khoa học viễn tưởng) ấn tượng. Hy vọng chủ đề này sẽ tạo cảm hứng cho các dự án mới của các bạn đã và đang hoạt động trong ngành nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp hoặc trao truyền sự đam mê yêu thích bộ môn nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp cho các “tín đồ” mới. Tìm hiểu khóa học Digital Painting chuyên nghiệp ở đây : http://cmavn.org/khoa-hoc-digital-painting-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học Digital Painting cấp tốc ở đây : http://cmavn.org/lop-digital-painting-cap-toc [spacer] Xem thêm : Comic Media Academy giới thiệu 36 tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting – Kỳ 1 Comic Media Academy giới thiệu 36 tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting – Kỳ 2 [spacer] Markus Vogt Sau khi hoàn thành chương trình học vẽ minh hoạ, Markus Vogt trở nên hứng thú với những khả năng và sức mạnh đáng kinh ngạc của phần mềm 3D, các bộ phim hoạt hình, từ đó ông không ngừng học tập khám phá lĩnh vực Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp mà mình yêu thích. Tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của Markus Vogt đã được đưa vào các tạp chí đồ hoạ nổi tiếng như 3D World, 3DArtist, và Advanced Photoshop. Hộp công cụ sáng tác nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của ông có chứa Cinema 4D, ZBrush, Vue, Bryce, Poser và 3D Coat. [spacer] Force Landing [spacer] Marta de Andres Hiện đang làm họa sĩ nghệ thuật digital Painting tự do, Marta de Andres chuyên về thực hiện vẽ concepts , minh hoạ, vẽ tranh phong cảnh, và thao tác ảnh tất cả đều sử dụng nghệ thuật digital Painting . Tài năng nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp đã giúp cô tham gia vào một loạt các dự án từ bìa album nhạc cho đến các minh hoạ nền trong số nhiều tác phẩm sử nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp khác. [spacer] Spaceship Skycity [spacer] Paul Chadeisson Paul Chadeisson là một nghệ sĩ vẽ concept tại Dontnod Entertainment, một công ty trò chơi điện tử có trụ sở tại Paris. Những tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp g tuyệt đẹp của ông đã được xuất bản trên tạp chí Science Illustrated Magazine và những cuốn sách như Landau Du Rat. [spacer] Science Beta Openinge [spacer] Pene Menn Được nhận giải thưởng CG Talk Choice và Giải CG Land Flower 9 lần, Pene Menn cung cấp dịch vụ nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của mình như là một nghệ sĩ concept và giám đốc nghệ thuật cho những công ty trò chơi lớn như NCSoft. Ông cũng đã tạo ra một khóa học gọi là ‘Pene School’, dạy và chia sẻ các kỹ năng minh họa nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của mình với thế giới. [spacer] Runaway 2 [spacer] Rado Javor Khác với hầu hết các nghệ sĩ nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp đặc trưng ở đây, Rado Javor đã rất quan tâm và tài năng về vẽ tranh cổ điển đối tượng như tàu trung cổ hoặc máy bay cũ. Tuy nhiên, ông đã mở rộng kỹ năng nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của mình bằng cách trộn hương vị cổ điển vào trong khoa học viễn tưởng mà bạn có thể quan sát từ các tác phẩmnghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp dựa trên mẫu tàu chiến mà ông đã thể hiện bằng Photoshop. [spacer] Space Marines [spacer] Titan [spacer] Robin Olausson Như hầu hết những người mơ mộng, Robin Olausson bỏ học ở trường đại học của mình và bắt đầu học nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của mình trong khi làm việc bán thời gian tại nhà máy. Những nỗ lực rất lớn của anh sau này đã giúp anh sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp ấn tượng mà cuối cùng đã xuất hiện trong chuyên mục 2D Artist. [spacer] Holyshit [spacer] In the Mists of Vegas [spacer] The Law 2012 [spacer] Nguồn : hongkiat.com Comic Media Academy – Digital Painting Apt dịch và giới thiệu [spacer] Tìm hiểu khóa học Digital Painting chuyên nghiệp ở đây : http://cmavn.org/khoa-hoc-digital-painting-chuyen-nghiep [spacer] Tìm hiểu khóa học Digital Painting cấp tốc ở đây : http://cmavn.org/lop-digital-painting-cap-toc [spacer]
Comic Media Academy giới thiệu 36 tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting chuyên nghiệp – Kỳ 2 [spacer] [spacer] Trong khuôn khổ giới thiệu thông tin, giúp cho những bạn trẻ hiểu thêm về Ngành nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp Comic Media Academy giới thiệu đến người hâm mộ bộ môn nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp 36 tác phẩm digital painting chủ đề Sci-fi (khoa học viễn tưởng) ấn tượng. Hy vọng chủ đề này sẽ tạo cảm hứng cho các dự án mới của các bạn đã và đang hoạt động trong ngành nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp hoặc trao truyền sự đam mê yêu thích bộ môn nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp cho các “tín đồ” mới. Tìm hiểu khóa học Digital Painting chuyên nghiệp ở đây : http://cmavn.org/khoa-hoc-digital-painting-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học Digital Painting cấp tốc ở đây : http://cmavn.org/lop-digital-painting-cap-toc Xem thêm : Comic Media Academy giới thiệu 36 tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting – Kỳ 1 Comic Media Academy giới thiệu 36 tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting – Kỳ 3 Daniel Conway Tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của Daniel Conway được trao giải thưởng. Những màu sắc rực rỡ và những cảnh khoa học viễn tưởng của ông lúc nào cũng ngoạn mục, kéo bạn vào một thế giới mà con người và máy móc sống trong sự hòa hợp đầy màu sắc ‘. [spacer] Forget Me Not [spacer] My Red Tie [spacer] Geoffroy Thoorens Geoffroy Thoorens đã sản xuất nhiều tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp xuất sắc, cũng như tutorial (hướng dẫn) và Brush (cọ). Tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của ông phủ khắp từ trò chơi điện tử đến nhiều bộ phim điện ảnh. Tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của Geoffroy Thoorens đã được trưng bày trong cuốn sách giáo dục có tính giáo dục cao như kỹ thuật vẽ tranh kỹ thuật số nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp. [spacer] Vernoa [spacer] Jessada Sutthi Jessada Sutthi là một họa sĩ vẽ tranh minh họa của Thái Lan. Họa sĩ Jessada Sutthi chuyên thực hiện concept cho các hoạt hình truyền hình và quảng cáo. Anh thích các môn thể thao cơ học và tưởng tượng và các công cụ “kiếm tiền”nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của anh là 2B Pencil, Photoshop và Wacom Intuos 03. [spacer] Dead Space 2 [spacer] Lin Chen Không giống như các nghệ sĩ khác, Lin Chen không cung cấp nhiều thông tin về bản thân mình, nhưng các tác phẩm nghệ thuật digital painting của ông, đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp khoa học viễn tưởng thì tuyệt vời để được gọi là sản xuất chuyên nghiệp và những tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp này đã mang lại cho ông hơn 168 nghìn lượt xem với chỉ 78 tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp trong trang web cá nhân của mình. [spacer] Space Jump [spacer] Maciej Rebisz Maciej Rebisz là một nghệ sĩ Concept đã khám phá rất nhiều không gian và khoa học viễn tưởng với những chi tiết trong tâm trí cho tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp cá nhân. Maciej Rebisz cũng đang duy trì một blog kiến trúc tên là ArchiDOOM, lưu trữ các thiết kế kiến trúc được cung cấp bởi doom và cà phê. [spacer] Big Buddha [spacer] Marek Okon Là một chuyên gia say mê nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp, Marek Okon đã nâng cao kỹ năng nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của mình bằng cách tự học, điều này hoàn toàn không thể tin được nếu bạn nhìn vào những tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp ấn tượng của ông. Danh tiếng của ông cũng dẫn ông đến công việc chuyên nghiệp tạo ra các tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp chất lượng cao cho việc quảng bá và quảng cáo. Các công cụ yêu thích của ông là Photoshop, Autodesk 3ds Max và Pixracic Zbrush. [spacer] Age of Ra [spacer] Age of Zeus [spacer] Escape From Neon City [spacer] Hostile Takeover [spacer] Shrapnel [spacer] Sins of Neoncity [spacer]
Comic Media Academy giới thiệu những bản phác thảo vẽ tay tuyệt vời của hãng phim hoạt hình 2D Ghibli Từ lâu phong cách làm phim hoạt hình 2D của hãng phim hoạt hình Ghibli luôn là một đề tài mà các nhà sản xuất phim hoạt hình 2D trẻ và các họa sĩ concept cho phim hoạt hình 2D luôn chú ý. Các họa sĩ phim hoạt hình 2D tỉ mỉ nghiên cứu từng khung hình phim để khám phá sự kì lạ đằng sau những nét vẽ đơn thuần đó của hãng phim hoạt hình 2D Ghibli. [spacer] [spacer] Và để đáp ứng lại nhu cầu của họ. Mới đây , một tài khoản tumblr có tên là Ghibli Collector đã chia sẻ toàn bộ những khung hình phim mà anh đã sưu tầm được . Comic Media Academy xin phép được chia sẻ với tất cả những người hâm mộ hãng phim hoạt hình 2D Ghibli những bản vẽ tuyệt vời này và hãy xem xét kỹ từng khung hình phim, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời từ những nét vẽ phác ban đầu [spacer] Howl’s Moving Castle [spacer] Whisper of the Heart [spacer] Spirited Away Mononoke Hime Nguồn : Ghibli Collector /Tumblr
Comic Media Academy giới thiệu 36 tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting chuyên nghiệp – Kỳ 1 Ngành Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp đã xuất hiện tại các nước phát triển trên thế giới từ khá lâu, và cũng đã có những bước tiến vượt bậc không thể phủ nhận. Ngành Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp cũng đã hình thành nhiều tên tuổi lớn trong nhiều chủ đề và trường phái hội họa. Tìm hiểu khóa học Digital Painting chuyên nghiệp ở đây : http://cmavn.org/khoa-hoc-digital-painting-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học Digital Painting cấp tốc ở đây : http://cmavn.org/lop-digital-painting-cap-toc Trong khuôn khổ giới thiệu thông tin, giúp cho những bạn trẻ hiểu thêm về Ngành Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp Comic Media Academy giới thiệu đến người hâm mộ bộ môn Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp 36 tác phẩm digital painting chuyên nghiệp chủ đề Sci-fi (khoa học viễn tưởng) ấn tượng. Hy vọng chủ đề này sẽ tạo cảm hứng cho các dự án mới của các bạn đã và đang hoạt động trong ngành nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp hoặc trao truyền sự đam mê yêu thích bộ môn nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp cho các “tín đồ” mới Andrée Wallin Đạo diễn và nghệ sĩ concept trong lãnh vực phim điện ảnh và quảng cáo. Andrée Wallin bắt đầu thử sức bộ môn Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp từ năm 2006 và đã gặt hái nhiều thành công và thành quả ấn tượng. Ứng dụng ngành Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp trong lãnh vực phim điện ảnh, Andrée Wallin đạt nhiều danh hiệu nổi tiếng như Dirt 3, Oblivion và DJ Hero. Big Robots Downtown Futuristic Ghetto Office Bot Searching 2 You And Me Angel Alonso Nghệ sĩ Angel Alonso hoạt động trong lãnh vực hoạt hình 2D, 3D hơn 25 năm. Ứng dụng nghệ thuật digital painting chuyên nghiệp chính của Nghệ sĩ Angel Alonso nhằm để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt. Tác phẩm nghệ thuật digital painting chuyên nghiệp của ông bao gồm chủ yếu là các tác phẩm 3D được tạo ra bởi Photoshop, 3ds Max và ZBrush. Witch of Thought Người hâm mộ Nghệ thuật Digital Painting có thể tham khảo thêm tác phẩm của nghệ sĩ Angel Alonso trên trang cá nhân của ông tại https://angelitoon.artstation.com/ Camille Kuo Camille Kuo là một nghệ sĩ nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp tài năng quốc tịch Đài Loan. Nghệ sĩ Camille Kuo thích những tác phẩm nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp chủ đề kinh dị và hiện thực. Nghệ sĩ Camille Kuo sử dụng Photoshop, Painter, PaintBBS và PaintChat làm công cụ chính của mình để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp rực rỡ. Silent Threat Clinton Felker Clinton Felker cũng là một hoạ sĩ truyền thống, luôn cố gắng giữ cho mình không sa đà lạm dụng vào môi trường nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp. Photoshop là công cụ chính mà ông sử dụng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp hấp dẫn của mình. Baboy Robot Người hâm mộ Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp có thể tham khảo thêm tác phẩm của nghệ sĩ Angel Alonso trên trang cá nhân của ông tại https://www.artstation.com/cgfelker Dan Luvisi Nghệ sĩ nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp Dan Luvisi dùng nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp để vẽ concept, đã làm việc cho những công ty danh giá như DC Comics, Universal và Microsoft. Ông được biết đến với phong cách vô cùng độc đáo và giật gân của ông trong cách tiếp cận minh họa của ông, có thể được chứng kiến trong các tác phẩm nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp cao cấp sau đây. LMS Gabriel Unloaded LMS Hex LMS Judge LMS Ro And Gizmo Còn tiếp… Comic Media Academy giới thiệu 36 tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting – Kỳ 2 Comic Media Academy giới thiệu 36 tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting – Kỳ 3 Nguồn : hongkiat.com Comic Media Academy – Digital Painting Apt dịch và giới thiệu Tìm hiểu khóa học Digital Painting chuyên nghiệp ở đây : http://cmavn.org/khoa-hoc-digital-painting-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học Digital Painting cấp tốc ở đây : http://cmavn.org/lop-digital-painting-cap-toc
Comic Media Academy giới thiệu trào lưu vẽ truyện tranh Webtoon Nếu ở Mỹ có superhero comics, ở Nhật có manga thì ở Hàn Quốc có webtoon. [spacer] [spacer] Webtoon có nghĩa là truyện tranh, được sáng tác với mục đích để đăng tải trên các trang web của thiết bị di động. [spacer] [spacer] Nghệ thuật phân khung của nghệ thuật vẽ truyện tranh được phát minh ở thế kỷ 20, tùy theo mỗi quốc gia có thể thấy được sự khác biệt lớn về thể loại đại diện, phong cách vẽ, mạch câu chuyện và cách thức xuất bản. Trong đó nổi bật nhất là cách đọc và bố cục trình bày khung tranh trên trang giấy. Nếu phân biệt theo hướng đọc truyện thì truyện tranh Mỹ theo bố cục chữ Z, trong khi truyện tranh Nhật Bản hoàn toàn ngược lại theo bố cục chữ S. Vào thế kỷ 21, một thể loại vẽ truyện tranh Hàn Quốc mới được phát minh, gọi là webtoon theo bố cục chữ T. Thể loại truyện này giống với truyện tranh Mỹ ở chỗ đọc từ trái sang phải, tuy nhiên bố cục này lại tạo cho người đọc có cảm giác tốc độ đọc nhanh hơn. [spacer] [spacer] Kể từ năm 2000, vẽ truyện tranh webtoon Hàn Quốc được chuẩn hóa theo bố cục dạng dọc, khác với bố cục dạng ngang truyền thống của vẽ truyện tranh theo chuẩn thế giới, nên được nhiều độc giả quan tâm. Hơn nữa mức độ tập trung vào màn hình để đọc truyện cũng cao hơn, do đó việc trình bày dạng dọc nhận được những phản ứng tích cực từ các thể loại, từ thể loại hài kịch giả tưởng đến thể loại truyền hình miêu tả tâm lý. [spacer] Trên các trang web truyện tranh webtoon Hàn Quốc, mỗi tuần có khoảng 1.000 tập được đăng tải lên (webtoon được đăng tải hằng tuần) và con số truy cập trang web mỗi ngày ước tính khoảng 10 triệu lượt. Nếu như bạn đang tò mò để vẽ truyện tranh hay đọc về thể loại mới này thì hãy thử truy cập đọc truyện tranh webtoon. [spacer] Theo Korea Foundation Comic Media Academy giới thiệu
Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp Hiro Mashima vẽ truyện tranh mới Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp Hiro Mashima thông báo, bộ truyện tranh Fairy Tail sẽ có phần mới với nội dung tiếp tục phần cũ và phần mới này chỉ ở định dạng spinoff (ngoại truyện). Và Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp Hiro Mashima không vẽ cho spinoff này mà vị Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp này chỉ góp mặt với vai trò giám sát cho bộ truyện. Trên Twitter của mình Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp Hiro Mashima xác nhận rằng ông đang vẽ truyện tranh mới và sẽ cho ra mắt bộ truyện tranh mới trên Số 30 của Tuần san Shōnen (thuộc nhà xuất bản Kodansha) được phát hành ngày 27 tháng 6 sắp tới đây. Hiện tại, rất nhiều người hâm mộ vị Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp này rất tò mò về bộ truyện tranh mới này của ông. Trong khi chờ đợi đến ngày ra mắt, chúng ta cùng xem qua một số hình ảnh phác thảo của bộ truyện tranh mới của Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp Hiro Mashima nhé. Nguồn : http://www.manganetworks.co
Comic Media Academy giới thiệu tuyển tập 8 phim họat hình ngắn của Studio sản xuất phim hoạt hình Folimage Folimage là một xưởng sản xuất hoạt hình của Pháp có trụ sở tại Bourg-lès-Valence, Drôme, Pháp được thành lập năm 1981 bởi Jacques-Rémy Girerd. Studio sản xuất phim hoạt hình điện ảnh và truyền hình (phim ngắn, chương trình đặc biệt và phim truyền hình, phim truyện). Năm 1999, công ty thành lập một trường dạy hoạt hình mang tên La Poudrière, cũng ở Valence. 8 phim hoạt hình ngắn dành cho trẻ em mà Comic Media Academy giới thiệu tuyển tập của Studio sản xuất phim hoạt hình Folimage kỳ này gồm: – Paroles en l’air – Le Chat d’appartement – Petite Escapade – Le Trop Petit Prince https://vimeo.com/ondemand/letroppetitprince/190837830 – Le Génie de la boîte de raviolis https://vimeo.com/ondemand/genieboiteraviolis – Marottes https://vimeo.com/ondemand/marottes – Le Bûcheron des mots https://vimeo.com/15277498 – Bisclavret https://vimeo.com/ondemand/bisclavret 8 phim ngắn đến từ một trong những xưởng phim hoạt hình hàng đầu không chỉ ở Pháp mà còn trên toàn thế giới. tháng 12/2017 vừa qua tại IDECAF cũng đã chiếu bản phim có Phụ đề tiếng Việt Nguồn : https://www.institutfrancais-vietnam.com
Comic Media Academy sưu tầm và giới thiệu một Dự án phim hoạt hình 2D chuyên nghiệp “The Golden Apple” của Studio Zmei nhà sản xuất phim hoạt hình 2D chuyên nghiệp đến từ đất nước hoa hồng Bulgaria “The Golden Apple” đã có một chiến dịch crowdfunding trên trang web Indiegogo để kêu gọi vốn cho dây chuyền sản xuất quá trình tạo ra tập phim họạt hình 2D chuyên nghiệp thí điểm cho phim hoạt hình 2D chuyên nghiệp “The Golden Apple”. Dự án này đến từ Studio Zmei, một studio hoạt hình 2D chuyên nghiệp có trụ sở Bulgary Comic Media Academy giới thiệu
[Thư viện] Wild Patch – Phoebe Halstead phim hoạt hình ngắn từ trường dạy làm phim hoạt hình London phim hoạt hình Wild Patch đưa ra một số lời khuyên thực tế cho chúng ta, có thể tận dụng việc duy trì một khu vườn và tạo cho thiên nhiên một bàn tay trợ giúp. Phim hoạt hình “Wild Patch” được thực hiện bởi trường dạy làm phim hoạt hình Phoebe Halstead tại London …
Mehua – Gobelins 2017 – Tác giả thực hiện Charles, 14/09/2017 – 13:24 Gobelins ở Paris là một trong những trường dạy làm phim hoạt hình lớn nhất trên thế giới, luôn quyến rũ và tạo nhiều ngạc nhiên độc đáo với những bộ phim hoạt hình tuyệt vời mà họ tạo ra. Trong “Mehua”, chúng ta được đưa trở lại thời điểm giải phóng ở MesoAmerica cổ đại, nơi mà sự hy sinh của con người là thứ tự của ngày. Thiết kế tuyệt vời và cách làm phim hoạt hình 2D truyền thống được hỗ trợ với một chút CGI. Chúc mừng tất cả các nghệ sĩ tài năng tham gia bộ phim hoạt hình này! Nguồn https://www.animationnation.com/mehua-gobelins-2017
Phim Hoạt Hình “On Happiness Road” thắng lớn tại Tokyo Anime Award Festival Bộ phim hoạt hình “On Happiness Road” (幸福路上) của nhóm sản xuất đến từ Đài Loan, đã vượt qua 731 tác phẩm đến từ 58 quốc gia khác nhau để dành giải phim hay nhất tại sự kiện Tokyo Anime Award Festival (TAAF) 2018. Đây là một trong những sự kiện anime quan trọng tại Nhật Bản. Tại sân khấu lễ trao giải, đạo diễn Hsin Yin Sung (宋欣穎) đã bày tỏ lòng biết ơn đến khán giả cũng như là toàn bộ ekip làm phim. Cô chia sẻ: “Thật là khó để làm ra được một bộ phim hoạt hình, nhưng những gì chúng tôi nhận được chính là sự hoan nghênh nhiệt liệt của các bạn, những khán giá yêu quý của chúng tôi.” Khi trao giải thưởng cho Sung, đạo diễn phim hoạt hình và đồng chỉ đạo thực hiện bộ phim Storks, Doug Sweetland, đã có vài lời phát biểu dành tặng cho bộ phim: “On Happiness Road là bộ phim phản ánh đúng những gì tinh túy nhất trong quá trình thực hiện một bộ phim hoạt hình.” Sweetland nói rằng bộ phim đã truyền đạt được những cảm xúc chân thật nhất qua nhiều thế hệ, kích thích trí tưởng tượng và mang lại thông điệp cuộc sống ý nghĩa cho người xem. Bộ phim xoay quanh cuộc đời của một cô gái Đài Loan sinh năm 1975 trong thời kỳ đất nước tiến lên chủ nghĩa dân chủ. Cô đã đến Mỹ trong những năm sau đó và trở lại quê hương sau khi người bà qua đời. Tại đây cô đã dần khám phá ra được ý nghĩa của cuộc sống, về sức mạnh tình thân cũng như là hạnh phúc thực sự là gì. “On Happiness Road” đã đưa khán giá sống lại với ký ức người Đài Loan ở 4 thập kỷ trước, giai đoạn có những chuyển biến về chính trị, kinh tế và văn hóa ở đảo quốc này. Ba bộ phim hoạt hình được đề cử cho hạng mục này bao gồm: “The Oddsockeaters” của đạo diễn Galina Miklinova đến từ Cộng hòa Séc, “Kikoriki: Deja Vu” của Denis Chernov, Nga và “Have a Nice Day” của Liu Jian đến từ Trung Quốc. Nguồn : https://www.taiwannews.com.tw
Lớp học cuối tuần SketchNote và SketchTalk cho người đi làm Vào tháng 3/2018 vừa qua Comic Media Academy đã mở lớp Sketch Note và Sketch Talk cho các đối tượng đang đi làm không có nhiều thời gian nhưng muốn cập nhật thêm chuyên môn. Lớp học từ 9g-11g sáng, chiều từ 14g-16g thứ 6 đến chủ nhật. Thạc sĩ Họa sĩ Lê Thắng – Comic Media Academy giảng dạy lớp SketchNote và SketchTalk Học liên tục nhưng lớp học rất vui, cười rất tươi Các anh chị ấy không cần biết vẽ nhưng vẫn thể hiện được ý tưởng phà phà
Thông báo Cuộc thi truyện tranh Manga Quốc tế lần thứ 12 của Nhật Bản Bộ Ngoại giao Nhật Bản tổ chức “Cuộc thi truyện tranh Manga Quốc tế” hàng năm với mục đích tuyên dương các tác giả truyện tranh đã góp phần tăng cường giao lưu văn hóa quốc tế thông qua phổ cập văn hóa manga và manga Nhật Bản ra nước ngoài. “Cuộc thi truyện tranh Manga Quốc tế lần thứ 12” năm nay dự kiến sẽ diễn ra như thông tin dưới đây. Hy vọng sẽ nhận được sự tham gia tích cực từ phía độc giả. Những người được nhận giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc sẽ được mời sang Nhật Bản trong thời gian 10 ngày để dự lễ trao giải, gặp gỡ và trao đổi ý kiến với các nhà truyện tranh manga Nhật Bản. [Thông tin về cách thức đăng ký dự thi]Chi tiết về điều kiện tham dự, mời các bạn tham khảo tại “Thể lệ tham dự cuộc thi” (1) Thời gian tiếp nhận các tác phẩm dự thi: Từ ngày 02 tháng 4 năm 2018 (Thứ hai) đến ngày 15 tháng 6 năm 2018 (Thứ Sáu) (2) Nơi tiếp nhận: Ban Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội ※ Những tác phẩm dự thi của khu vực phía Nam từ Đắc Lắc, Phú Yên trở vào vui lòng nộp tại: Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh (261 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh). (3) Ngoài ra, các bạn vui lòng gửi tác phẩm dự thi cùng “Bản đăng ký dự thi” tới địa chỉ trên. (Tham khảo): Cuộc thi truyện tranh Manga Quốc tế: http://www.manga-award.mofa.go.jp/index_e.html Hình ảnh Lễ trao giải năm 2017 tại Nhật Bản: http://www.manga-award.mofa.go.jp/prize/index_11_2.html Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:Ban văn hóa, thông tin và truyền thôngĐại sứ quán Nhật Bản tại Việt NamTel : +84-4-3846-3000
Đạo diễn nữ đầu tiên của loạt phim hoạt hình ngắn Pixar Đã hơn 30 năm thành lập cho đến nay và hãng phim hoạt hình pixar đã sản xuất hơn 20 phim hoạt hình ngắn, nay lần đầu tiên có đạo diễn là nữ, Domee Shi đạo diễn phim hoạt hình ngắn “Bao” sẽ công chiếu vào ngày 15/6/2018 Domee Shi tốt nghiệp chương trình Cử nhân Hoạt hình Ứng dụng tại trường Sheridan College, hiện đang làm việc tại Pixar như là một nghệ sĩ hình ảnh “Tôi yêu storyboard, thiết kế nhân vật, và hoạt hình những điều dễ thương. Mặc dù tôi đã sống và ở Canada, nhưng tôi vẫn mơ ước được gặp gỡ và làm việc với mọi người trên khắp thế giới cùng chia sẻ niềm đam mê phim hoạt hình và sản xuất phim hoạt hình” Domee Shi chia sẻ. Đạo diễn Domee Shi sinh ra tại Trung Quốc, sống tại đấy cho đến khi ba mẹ chuyển chỗ ở đến Toronto, Canada vào năm cô 2 tuổi. Sau khi tốt nghiệp Cô gái trẻ bắt đầu công việc thực tập tại Pixar nhiều năm, sau đó chính thức làm việc với vai trò thiết kế câu chuyện cho Inside Out và những dự án khác như The Good Dinosaur, Incredibles 2 và sắp tới là Toy Story 4. Để thực hiện mơ ước, Đạo diễn Domee Shi đã bắt đầu từ trang blog Tumblr, You Tube và Vimeo “ tràn ngập” những bản vẽ và phim hoạt hình của Domee Shi thời sinh viên khi năm học kết thúc. Gestures! 30 giây và 1 phút của Đạo diễn Domee Shi Sketch mỗi mùa và cũng có lúc “hơi làm biếng” Quan sát Sketch các hoạt động của con người trong đời sống Thiết kế Nhân Vật Phác thảo Layout Beat board Và cuối cùng là các Animatic trên Youtube và Vimeo Nguồn tham khảo : https://www.tumblr.com/tagged/domee-shi http://anim-tuts.blogspot.com/2012/06/pixar-story-artist-domee-shi.html
Comic Media Academy khai giảng lớp ngắn hạn – cấp tốc tháng 4/2018 Phương thức học: – Lớp buổi tối: Các buổi tối : thứ 2, thứ 4, thứ 6 hoặc thứ 3, thứ 5, thứ 7 – Lớp học ngày thứ 7 & Chủ nhật Sáng và Chiều Comic Media Academy có chính sách giảm học phí cho học viên là HSSV đang theo học tại trường hoặc HSSV là học sinh cũ của trường trước đây. Comic Media Academy lớp ngắn hạn – cấp tốc Địa điểm học CS1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM CS2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận Hotline tư vấn miễn phí: 0902738806
“Đừng chạy theo thành công, hãy phấn đấu để ưu tú. Khi đó thành công, sự giàu có và cả tình yêu sẽ phải đuổi theo bạn.” Yêu thích truyện tranh và chọn truyện tranh làm hướng đi cho sự nghiệp, Thạc sĩ – Hoạ sĩ Nguyễn Thị Thanh Thuỷ không ngừng nghiên cứu và tích luỹ cho mình những kiến thức, kỹ năng chuyên môn sâu, rộng để truyền đạt và chia sẻ đến các bạn học viên. Thạc sĩ cho biết để thành công trong ngành truyện tranh, các tác giả cần sự kiên nhẫn, kiên trì bền bỉ trong học tập và làm việc nhiều hơn tài năng. Tài năng quan trọng nhưng sự kiên trì làm việc để đạt đến kết quả cuối cùng quan trọng hơn gấp vạn lần. Chia sẻ sau khi nhận được câu hỏi “Điều gì ở CMA làm cho Cô cảm thấy thu hút và muốn gắn bó lâu dài?”, Thạc sĩ – Hoạ sĩ Nguyễn Thị Thanh Thuỷ chia sẻ: “Ở CMA, môi trường làm việc rất tích cực, lành mạnh và có nhiều cơ hội cập nhật và nâng cao thông tin, kiến thức. Đồng nghiệp dễ gần, trình độ chuyên môn cao. Công việc luôn luôn đòi hỏi sự tập trung nghiên cứu và đổi mới liên tục.” THÔNG TIN CHUNG: Thạc sĩ – Hoạ sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy Giảng viên bộ môn: Khoa học màu sắc, nguyên lý nghệ thuật, Nghiên cứu thiên nhiên và Phương pháp sáng tạo… QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN: 2004-2009: Học tại Đại học Mỹ thuật TP.HCM 2009-2017: Công tác tại trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt, tự học các môn chuyên ngành sư phạm. 2012-2015: Học cao học tại Đại học Mỹ thuật T.PHCM 2012 – hiện nay: Thực hiện một số truyện tranh dự thi và dự án cá nhân cũng như dự án hợp tác với công ty Phan Thị (chưa xuất bản) 2015-2017: Thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học Từ 2018: Giảng dạy tại tại viện Truyện tranh và Phim hoạt hình Việt Nam
Tác phẩm Cô bé Lực Điền là thành quả của mình sau Khóa học Truyện tranh cấp tốc của Viện Truyện Tranh và Hoạt hình Việt Nam. Tác phẩm kể câu chuyện về con đường đi đến ước mơ của nhân vật Lực Điền, dù vấp phải vô số trở ngại từ những người xung quanh, xã hội và ngay chính bản thân Lực Điền. Thông qua câu chuyện này, mình muốn gửi thông điệp đến các bạn học viên khoá sau: “Mọi ước mơ là không hoang đường nếu chúng ta dũng cảm thực hiện”.
Ngày 31/10/2017, Hãng phim hoạt hình VinTaTa, thuộc Tập đoàn Vingroup đã chính thức phát động cuộc thi tìm kiếm ý tưởng kịch bản “Tác giả lừng danh” với tổng trị giá giải thưởng lên tới gần 2 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên một hãng phim hoạt hình trong nước tổ chức cuộc thi kịch bản trên phạm vi toàn cầu, nhằm tìm ra những ý tưởng sáng giá nhất cho series phim hoạt hình “made in Việt Nam” có công nghệ hiện đại, mang đậm tinh thần và bản sắc văn hoá Việt. VinTaTa là hãng phim hoạt hình do Tập đoàn Vingroup thành lập cuối năm 2016, với sứ mệnh “mang lại tiếng cười cho trẻ thơ”. Sau một năm đi vào vận hành, Hãng đã hoàn thiện 2 studio trang bị hiện đại tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trang bị hạ tầng phần cứng và phần mềm mới nhất đang được sử dụng ở các studio lớn trên thế giới. Hiện VinTaTa đang có hơn 100 nhân sự là các gương mặt nổi bật của ngành sản xuất phim hoạt hình Việt Nam và đã có những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên. Poster cuộc thi truy tìm Tác giả lừng danh Với mục tiêu tạo ra những bộ phim hoạt hình “made in Việt Nam” có công nghệ tinh xảo và hiện đại như tại các nước phát triển, đảm bảo tôn vinh các giá trị chân thiện mỹ, có ý nghĩa giáo dục cao và đặc biệt mang đậm tinh thần, văn hoá Việt – hãng đã quyết định tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng kịch bản “TÁC GIẢ LỪNG DANH” trên phạm vi toàn cầu nhằm thu hút rộng rãi trí tuệ xã hội. Cụ thể, từ ngày 31/10 – 30/11/2017, các tác giả là công dân toàn cầu trong độ tuổi từ 7 – 77 có thể tham gia dự thi “TÁC GIẢ LỪNG DANH” bằng cách lên ý tưởng kịch bản cho một dòng phim dài tập, không giới hạn hình thức thể hiện (văn xuôi, văn thoại, truyện tranh, video…), đáp ứng được các “tiêu chí kép”: vừa mang lại tiếng cười cho trẻ nhỏ, vừa có có ý nghĩa giáo dục cao; vừa thấm đẫm bản sắc và tâm hồn Việt, vừa có tầm vóc quốc tế. Tạo hình Monta và các nhân vật trong film Kịch bản sẽ xoay quanh chú khỉ Monta – nhân vật chủ đạo, xuyên suốt các series phim của VinTaTa, đồng thời là linh vật biểu tượng của hãng phim. Monta được thiết kế dựa trên nguyên mẫu là loài voọc quần đùi trắng – động vật quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam, hội đủ những ưu điểm tích cách đặc trưng của người Việt như thông minh, tốt bụng, vui vẻ, nhanh nhẹn, tháo vát, hóm hỉnh… Các tác giả sẽ trải qua 4 vòng thi bao gồm Vòng đầu vào, Vòng loại, Sản xuất phim nháp và Vòng show thực tế để chọn ra được những kịch bản suất sắc nhất. Ngoài tổng trị giá giải thưởng lên tới gần 2 tỷ đồng – lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam cho một cuộc thi tìm kiếm ý tưởng kịch bản phim, các kịch bản lọt vào 2 vòng trong sẽ được VinTaTa sản xuất demo. Bên cạnh tâm huyết đầu tư công phu, bài bản và toàn diện cho ngành công nghiệp hoạt hình theo hướng chuyên nghiệp hoá để đạt được những giá trị lâu dài – VinTaTa còn có nhiệm vụ hỗ trợ quảng bá và đồng hành cùng Vinpearl Land, đưa Vinpearl Land hướng đến thương hiệu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển tổng thể ngành công nghiệp giải trí theo mô hình công viên giải trí chủ đề (amusement theme park) như Disney, Universal… Nhân vật chủ đạo Monta cũng được chọn là “đại sứ thương hiệu” cho lĩnh vực du lịch, giải trí của Vingroup. Ngoài Vinpearl, Vinpearlland, hình ảnh Monta cũng có thể xuất hiện trong các dịch vụ sản phẩm dành cho trẻ em, gia đình thuộc hệ sinh thái đa dạng của Vingroup như Vinschool, Vinmec, Vinmart…. Để phục vụ mục tiêu trên, VinTaTa sẽ thực hiện phụ đề tiếng Anh hoặc lồng tiếng Anh với sự hỗ trợ của các biên kịch đến từ Hollywood cho tất cả các phim và tiến hành phát hành rộng rãi trên các kênh truyền hình, Internet…trên phạm vi thế giới. Dự kiến, tập phim đầu tiên sẽ ra mắt công chúng vào năm 2018./. Giải thưởng cuộc thi tìm kiếm ý tưởng kịch bản “TÁC GIẢ LỪNG DANH”: Giải thưởng cuộc thi “TÁC GIẢ LỪNG DANH” có tổng trị giá 1,7 tỷ đồng, gồm: • 1 Giải Nhất do Hội đồng cố vấn lựa chọn: 1 tỷ VND. • 7 giải khuyến khích: 100 triệu VND Giám khảo của Cuộc thi “TÁC GIẢ LỪNG DANH” là các nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên, người có ảnh hưởng tới công chúng. Đặc biệt, cuộc thi còn có một “Nhóm giám khảo nhí” tham gia đánh giá sau khi ý tưởng kịch bản đã được xây dựng thành phim để đảm bảo tiêu chí cốt lõi là “mang lại tiếng cười cho trẻ nhỏ”. Thông tin chi tiết về cuộc thi có thể được tìm thấy ở fanpage: https://www.facebook.com/vintatastudio/ Nguồn: Vingroup http://vingroup.net/vi-vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-hoat-dong/vingroup-phat-dong-cuoc-thi-tim-kiem-y-tuong-kich-ban-tac-gia-lung-danh-3097.aspx
“There are two things define you: Your patience when you have nothing and your attitude when you have everything” Là người yêu thích sáng tạo, đặc biệt ở lĩnh vực điện ảnh, Đạo diễn Khuê Vũ mong muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm mình có được để cùng học viên khám phá những chân trời mới của điện ảnh. Đạo diễn Khuê Vũ ghi dấu ấn tên mình qua phim ngắn Mirror Man với nhiều giải thưởng và được lựa chọn trình chiếu ở Liên hoan phim của nhiều quốc gia khác nhau. Thời gian gần đây, Đạo diễn còn là Đồng sáng lập công ty TNHH K.U Media, chuyên thực hiện các dự án phim ảnh cho khách hàng doanh nghiệp. Chia sẻ với Viện Truyện tranh và Hoạt hình, đạo diễn Khuê Vũ cho biết: “Ngành Truyện tranh, hoạt hình và điện ảnh Việt Nam là nơi rất hứa hẹn khi ngày càng nhiều những người trẻ tài năng dấn thân vào lĩnh vực này. Với những chất liệu văn hóa, lịch sử vốn có, cùng với sự đầu tư đúng mực, trong tương lai chắc chắn sẽ có nhiều hơn nữa những tác phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu độc giả.” THÔNG TIN CHUNG – Họ và tên: Vũ Nguyễn Nam Khuê – Nghệ danh: Khuê Vũ – Quê quán: Cần Thơ, Việt Nam – Nơi làm việc: Co-founder K.U Media – Bộ môn giảng dạy tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình: Nghệ thuật kịch bản QUÁ TRÌNH HỌC TẬP: 2010: Thủ khoa đầu vào, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TPHCM 2014: Tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TPHCM 2015 – 2016: Tốt nghiệp loại Giỏi, chương trình Thạc sĩ Báo chí & Truyền thông, Đại học Newscastle, Vương Quốc Anh. QÚA TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 2014: Biên tập viên truyền hình SCTV7 2014-2016: Quay dựng sản phẩm video, phim ngắn, chụp hình tự do, viết & tư vấn kịch bản… 2016: Nhân viên sáng tạo nội dung quảng cáo YAN TV 2017- nay: – Đồng sáng lập & Đạo diễn Công ty TNHH K.U Media – Giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Giảng viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình THÀNH TỰU & GIẢI THƯỞNG: – Top 24 Cuộc thi Nhà biên kịch tài năng 2017 do công ty CJ CGV tổ chức; – Học bổng NEWCASTLE ASEAN SCHOLARSHIP; – Kịch bản xuất sắc dành cho phim ngắn Mirror Man tại Liên hoan phim FY (FY Film Fest); – Phim ngắn Mirror Man được chọn là 1 trong 4 phim ngắn đại diện Việt Nam chiếu ở các Liên hoan phim quốc tế trong chương trình S-Express như: LHP ngắn Thái Lan lần 21, LHP ngắn Myanmar lần 7, LHP ngắn Philipines vào tháng 11/2017, Phim ngắn chọn lọc Việt Nam tại Paris, Pháp vào tháng 12/2017. – Ngoài ra, Phim ngắn Mirror Man còn được lựa chọn chính thức (Official Selection) tại các LHP khác như: Austrian Film Festival, GSF Awards, FY Film Fest, Los Angeles Cinefest, Barcelona Film Festival, Parallax Film Festival…. [VIDEO CLIP] PHIM NGẮN MIRROR MAN: >>> Tìm hiểu thêm: T.S Đào Lê Na
Ngành công nghiệp Anime của Nhật Bản có một chỗ đứng vững chắc không chỉ trong nước mà còn tạo ra ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc cho kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, theo số liệu từ Hiệp Hội Phim Hoạt hình Nhật Bản (The Association of Japanese Animation), Anime vẫn đều đặn phát triển và đươc xếp vào danh sách những ngành công nghiệp tỷ đô tại Nhật với tăng trưởng ấn tượng từ 1,095 tỷ Yên (9,75 tỷ USD ~ gần 222 nghìn tỷ) vào năm 2002 đến 1,826 tỷ Yên (16,26 tỷ USD ~ gần 370 nghìn tỷ VND) vào năm 2015. Đằng sau câu chuyện tăng trưởng liên tục đó là thành quả của một hệ thống đào tạo bài bản và chuyên nghiệp nhằm để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển không ngừng của các công ty, studio chuyên sản xuất Anime tại Nhật Bản. Tham gia Hội thảo Anime & Con đường tiến ra thế giới do Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) tổ chức, bạn sẽ được giải đáp tất cả thắc mắc về ngành công nghiệp Anime tại Nhật Bản. Từ thực tế đào tạo, quy trình sản xuất, đến các cơ hội Du học và làm việc tại Nhật Bản dành cho sinh viên quốc tế. THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Hội thảo Anime & Con đường tiến ra thế giới Thời gian: 8:30 – 12:00 ngày thứ bảy, 14/10/2017 Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Tổ chức: Viện Truyện tranh và Hoạt hình Đồng tổ chức: Saigon Language School Khách mời đặc biệt: Mr. Kagetoshi Yasuhiro, TOHO GAKUEN Film Techniques Training College, Nhật Bản THÔNG TIN KHÁCH MỜI CHIA SẺ TẠI HỘI THẢO: [tabs direction=”top” tab1=”Mr. Kagetoshi Yasuhiro” tab2=”Saigon Language School” ] [tab1] Trưởng phòng CG-Animation, TOHO GAKUEN Film Techniques Training College Mr. Kagetoshi đã tham gia đào tạo về Anime-CG tại học viện TOHO trong suốt 20 năm. Tự bản thân ông cũng sử dụng thành thạo nhiều phần mềm và chế tác nên các tác phẩm phim ảnh, đào tạo được nhiều thế hệ học sinh cho các công ty chế tác. Gần đây, ông tích cực tham gia vào các hoạt động workshop trong lĩnh vực chế tác anime tại các nước Châu Á. Tại Hội thảo ANIME & CON ĐƯỜNG TIẾN RA THẾ GIỚI, Mr. Kagetoshi sẽ mang đến cho các bạn yêu thích nhiều thông tin chuyên môn hữu ích và cơ hội du học Nhật Bản, đặc biệt là tại Học viện TOHO chuyên ngành Anime – CG Animation. [/tab1] [tab2] Được thành lập từ năm 2005, chuyên giảng dạy Tiếng Nhật và Tiếng Việt (cho người nước ngoài). Saigon Language School được người học đánh giá là một trong những trường Nhật Ngữ có uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh. Liên tục các năm từ 2009 đến hiện nay Saigon Language School vinh dự là 1 trong 30 Cơ sở đào tạo của toàn thành phố được Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM khen tặng về thành tích xuất sắc trong hoạt động dạy và học (trong gần 700 trường). Hiện nay, trung tâm có hơn 1300 học viên đang theo học các khóa tiếng Nhật, tiếng Việt. Tại Việt Nam, Saigon Language School cung cấp chương trình đào tạo tiếng Nhật và tiếng Việt cho nhiều nhân viên, các bộ quản lý của các công ty như: Sony, Mitsubishi, Family Mart, Ajinomoto, Taisho Seiyaku (Lipovitan), Yakult, Meiji Dairy, Denstu, Lotte, Total, Logitem Vietnam, Mitsui, Kinden, Jesco Se., Ryoumo (Five Stars Solution), Mitani Sangyo, PQC (White Palace)… Tại hội thảo ANIME & CON ĐƯỜNG TIẾN RA THẾ GIỚI, Ms. Trịnh Thị Phương Thảo, Giám đốc Saigon Language School sẽ mang đến cho người tham dự bức tranh toàn cảnh về Du Học Nhật Bản. Nếu bạn đã có dự định du học Nhật, hãy đăng ký tham gia Hội thảo ngay. [/tab2] [/tabs] LỊCH TRÌNH HỘI THẢO: 8:00 – 8:30 Đón khách & Ổn định chỗ ngồi 8:30 – 8:40 Giới thiệu Tổng quan Chương trình Hội thảo & Khách mời 8:40 – 9:10 Tổng quan về Học viên TOHO; chuyên ngành Anime, Khoa CG-Animation 9:10 – 9:50 Thực tế đào tạo, nhu cầu tuyển dụng & cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên quốc tế chuyên ngành Anime tại Nhật Bản. Trải nghiệm làm phim hoạt hình 9:50 – 10:30 Học tại Comic Media Academy và du học chuyển tiếp tại Nhật; Một số trường hợp điển hình sinh viên quốc tế thành công qua con đường du học và làm việc tại Nhật, đặc biệt là sinh viên quốc tế học tại Học viện TOHO 10:30 – 11:20 Những vấn đề cần biết về Du học Nhật Bản 11:20 – 11:50 Hỏi & đáp 11:50 – 12:00 Bế mạc, kết thúc chương trình >>> Xem lại hình ảnh & Video clip Hội thảo TẠI ĐÂY. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA: – Học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình; – Các bạn trẻ yêu thích làm phim hoạt hình 2D/Anime; – Học viên, sinh viên các trường Mỹ thuật; – Họa sĩ, designer, animator có mong muốn du học & làm việc tại Nhật Bản; QUÀ TẶNG CHO NGƯỜI THAM DỰ: – 20 Voucher trị giá 1.000.000đ khi đăng ký các lớp học bất kỳ tại Comic Media Academy; – 10 Voucher khóa học tiếng Nhật tại Saigon Language School; LIÊN HỆ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình CS 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM CS 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Hotline: (028) 38209066 – 0902738806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org
Poster phim. Nguồn: imdb.com Trailer: Phim hoạt hình Day & Night (Ngày & Đêm) có thời lượng 6 phút do hãng Pixar Animation Studios hợp tác với Walt Disney Pictures sản xuất. Tác phẩm được thực hiện bởi đạo diễn Teddy Newton – kiêm vị trí viết kịch bản – và nhà sản xuất Kevin Reher. Bộ phim được ra mắt tại rạp cùng với Toy Story 3 vào ngày 18 tháng 6 năm 2010. Ngoài ra, Day & Night đã được phát hành qua iTunes tại Mỹ. Năm 2011, bộ phim đã được đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải danh giá Oscar, nhưng đã không đủ may mắn để nhận giải thưởng này. Nội dung bộ phim kể về hai con người tượng trưng cho Ngày và Đêm gặp nhau. Đêm là một chàng trai có tính tình tăm tối và nóng nảy còn Ngày thì trái ngược lại, sáng sủa và yêu đời. Ban đầu, cả hai cảm thấy sợ hãi và nghi ngờ lẫn nhau nhưng nhanh chóng họ nhận ra sự khác biệt của bản thân là điều tự nhiên. Ngày và Đêm thích thú và khám phá những phẩm chất độc đáo của nhau rồi nhận ra rằng mỗi người trong họ mở ra một cửa sổ khác biệt để bước vào cùng một thế giới, đó là tình bạn. Và tình bạn sẽ giúp cho cả hai đạt đến một viễn cảnh mới mà cả hai chưa từng biết. Góc quay Camera trong phim. Nguồn: Disney/Pixar Điều đặc biệt ở Day & Night là không giống như hầu hết các sản phẩm hoạt hình ngắn khác của Pixar, bộ phim là sự kết hợp giữa phong cách hoạt hình 2D và kỹ thuật 3D tiên tiến. Theo Don Shank – giữ chức vụ bộ phận thiết kế sản xuất của phim hoạt hình nổi tiếng Up – cho rằng “Tác phẩm này không giống như bất cứ điều gì Pixar đã sản xuất trước đây.” Đây cũng là bộ phim hoạt hình ngắn thứ hai của hãng Pixar được làm dưới dạng hoạt hình 2D, sau bộ phim đầu tiên là Your Friend the Rat. Nguồn: Making of Day & Night Quá trình thực hiện phim hoạt hình Day & Night là tư liệu quý giá cho các bạn yêu thích học vẽ hoặc làm phim hoạt hình. Các phác thảo của cả hai nhân vật đều được vẽ bằng tay, sau đó được quét vào máy tính và được xử lý bằng công nghệ CGI. Trong khi đó, các cảnh bên trong của hai nhân vật được thực hiện bằng công nghệ 3D. Ngoài ra, việc sử dụng kỹ thuật này cho phép các nhân vật 2D diễn xuất trên khung cảnh nền định dạng 3D. Vì thế, trong quá trình làm việc sẽ chia làm hai nhóm khác nhau, bao gồm: một nhóm vẽ tay làm việc trên bàn, một nhóm khác thì làm việc qua máy tính. Cả hai đội đều phải quan sát kỹ lưỡng công việc của đối phương để có thể hợp nhất hai bản vẽ vào phim một cách hài hòa. “Việc thực hiện thật là khó khăn, nhưng tôi thích nó!” – Sandra Karpman (nhân viên ghi hình stereo) chia sẻ về quá trình làm Day & Night. Từ bản vẽ tay đến nhân vật hoàn chỉnh. Nguồn: Making of Day & Night Đạo diễn của Day & Night chia sẻ rằng giọng nói được sử dụng trong phim hoạt hình ngắn này là của Tiến sĩ Wayne Dyer và được lấy từ một bài giảng của ông vào năm 1970. Teddy Newton quyết định lấy lời thoại từ bài thuyết trình của Wayne Dyer để cho người xem thấy rằng một điều bản thân chưa biết có thể chứa đựng một bí mật đẹp đẽ, và không cần phải sợ hãi khi khám phá ra nó. Ý tưởng này đã gây tiếng vang bởi một bài phát biểu tương tự của Albert Einstein: “Điều tuyệt vời nhất chúng ta có thể trải nghiệm là sự bí ẩn.” Cuối cùng, Comic Media Academy chia sẻ đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D đoạn clip Making of Day & Night. Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)
Poster phim. Nguồn: online-freebee.ru The Lost Thing là một cuốn sách tranh được viết và minh hoạ bởi Shaun Tan. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim hoạt hình ngắn cùng tên có độ dài 15 phút, được thực hiện bởi hai đạo diễn Shaun Tan và Andrew Ruhemann. The Lost Thing được sản xuất bởi nhà sản xuất Sophie Byrne hợp tác với Passion Pictures, ra mắt vào ngày 3 tháng 6 năm 2010 tại Australia. Bộ phim đã đoạt giải thưởng hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải danh giá Oscar năm 2011. The Lost Thing có bối cảnh diễn ra tại một thế giới mà mọi người luôn tất bật công việc, để rồi những con người đó vô tình đánh rơi những thứ quý giá mà bản thân không hay biết. Cho dù biết mình đánh rơi, con người sống trong thế giới ấy quá bận rộn để đi tìm lại những điều đó. Vô tình, những giá trị thực sự cứ mất dần đi. Tuy nhiên giữa dòng người vô cảm tấp nập, có một chàng thanh niên vẫn hăng say tìm lại những món đồ bị vứt bỏ và truy lùng nguồn gốc của chúng. Một ngày, anh chàng tìm thấy một sinh vật kỳ lạ trên bãi biển, sau đó anh ta quyết định tìm cho sinh vật tội nghiệp ấy một căn nhà trú thân. Đội ngũ làm phim ngoài hai đạo diễn Shaun Tan và Andrew Ruhemann, còn có Tom Bryant – thực hiện mảng CGI và phụ trách sản xuất cùng với biên tập Leo Baker. Tuy bộ phim đã được phát triển trong một vài năm, nhưng đã mất ba năm để hoàn thành trong khoảng thời gian 2007 – 2010. “Bộ phim của chúng tôi mất quá nhiều thời gian để hoàn thành.” – Đạo diễn Shaun Tan chia sẻ. Đạo diễn Shaun Tan Nguồn: education.burnsfilmcenter.org Anh cũng cho biết bản thân đã tham gia khá nhiều trong việc viết kịch bản, thiết kế đồ họa, thiết kế mọi vật trong phim và vẽ tay tất cả các họa tiết – những họa tiết này sẽ được Tom Bryant làm theo định dạng 3D. Shaun Tan cũng đã sản xuất các bản nhạc thô và làm việc với nhà làm phim Leo Baker để hoàn thiện bố cục cảnh và hình ảnh động cũng như giải quyết các vấn đề sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện The Lost Thing. “Tôi không được huấn luyện về mặt kỹ thuật, nhưng tôi có thể nghiên cứu trước thông qua các phác thảo bút chì và phấn màu. Tôi thường chụp màn hình làm việc, in ra và vẽ lên trên nó để tìm hiểu xem bản vẽ còn có thể được cải thiện thêm như thế nào.” – Shaun Tan cho biết. Một số hình ảnh quá trình thực hiện tác phẩm cực kỳ hữu ích cho các bạn yêu thích học vẽ và làm phim hoạt hình. Nguồn: acmi.net.au / shauntan.net Bộ phim đã gây ấn tượng cho người xem với nét vẽ khác lạ, đôi lúc kì quái. Những nhân vật trong phim được thiết kế với khuôn mặt chảy dài, đôi mắt vô hồn lúc nào cũng nhìn xuống, miệng họ thì không bao giờ cười – những điều đó tạo ra một xã hội sống vô cảm và không yêu thương. Ngoài con người, những sinh vật khác sống tại đây được cấu tạo từ con vật với máy móc, một ý tưởng kỳ lạ từ nhà thiết kế, đã khiến khán gỉa không khỏi thích thú với sức sáng tạo đặc sắc từ đoàn làm phim. Có thể thấy đội ngũ làm phim đã tạo ra một thành phố trong The Lost Thing mang đầy màu sắc fantasy, có phần siêu thực. Comic Media Academy chia sẻ đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D hai đoạn clip phỏng vấn đạo diễn Shaun Tan về tác phẩm The Lost Thing. Shaun Tan draws The Lost Thing Shaun Tan: Tell us about ‘The Lost Thing’ Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)
Poster phim The Gruffalo. Nguồn: imdb.com Trailer: The Gruffalo là phim hoạt hình ngắn hợp tác giữa Anh và Đức, được thực hiện bởi đạo diễn Jakob Schuh và Max Lang. Bộ phim được sản xuất bởi Michael Rose và Martin Pope của Magic Light Pictures kết hợp với Studio Soi. Kịch bản được dựa trên cuốn sách ảnh do Julia Donaldson viết và minh họa bởi Axel Scheffler. The Gruffalo với thời lượng 27 phút được ra mắt vào ngày 25 tháng 12 năm 2009 tại Anh. Vào ngày ra mắt bộ phim, đã có 9,8 triệu người xem tại Anh qua kênh BBC One. Sau đó, The Gruffalo đã được chiếu ở các rạp ở Mỹ, do Kidtoon Films phân phối. Vào tháng 12 năm 2012, bộ phim và phần tiếp theo có tên là The Gruffalo’s Child và ra mắt trên truyền hình PBS Kids Sprout tại Hoa Kỳ. Năm 2011, The Gruffalo đã có tên trong danh sách năm ứng cử viên sáng giá cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) nhưng rất tiếc rằng bộ phim đã không đủ may mắn để nhận được giải thưởng này. Phim hoạt hình The Gruffalo có nội dung kể về một chú chuột nhỏ vì bị đe dọa bởi con rắn nham hiểm, một con cáo tinh ranh và con cú hung ác nên đã tuyên bố phét rằng cậu có một người bạn tên Gruffalo rất đáng sợ, có thể đánh bại được ba người kia. Mặc dù, chú biết người bạn của mình không hề tồn tại nhưng vì quá sợ hãi nên đành phải nói dối. Vậy liệu xem, chú chuột nhỏ này sẽ làm cách nào để có thể chứng minh sự tồn tại không hề có thật với ba kẻ nguy hiểm vẫn đang rình rập. Bộ phim được làm với công nghệ CGI tiên tiến kết hợp với nghê thuật làm phim Stop-Motion đang được rất nhiều đội ngũ làm phim yêu thích. Đạo diễn Jakob Schuh cho biết, anh chọn công nghệ CGI thay vì hoạt hình 2D vì mong muốn bộ phim không trở thành một sản phẩm mang hình ảnh động từ cuốn sách. Điều đó khiến anh không thỏa mãn và Jakob Schuh mong muốn mang đến cho người xem nhiều thứ hơn nữa. Vì vậy, hoạt hình 3D là phương án tốt nhất. Ban đầu, đạo diễn Jakob Schuh không tính áp dụng stop-motion vào The Gruffalo vì đoàn làm phim có ngân sách giới hạn và khung thời gian làm việc hạn chế, ngoài ra việc chỉ đạo trong CGI dễ dàng hơn nhiều. Nhưng sau thời gian xem xét, anh quyết định gộp thử cả hai CG và stop-motion cùng vào, cả đoàn đã làm một bài kiểm tra nhỏ và nhận ra phương án này là một cách tinh tế để làm tác phẩm The Gruffalo. Một số hình ảnh quá trình thực hiện tác phẩm. Các bạn yêu thích học vẽ và làm phim có thể tham khảo. Nguồn: awn.com Ngoài ra, đạo diễn chia sẻ rằng lúc đầu cả đoàn đã nghĩ sẽ không cần máy quét 3D cho các cảnh phim, nhưng những phân cảnh được dựng lên quá lớn, lên đến 16,4 feet (khoảng 5m). Do đó máy quét 3D đã được dùng để có được hình ảnh hình học của sàn nhà chính xác, giúp cho đội ngũ có thể đổ bóng trong phim hợp lý hơn. Trong quá trình sản xuất, Jakob Schuh rất hài lòng với nhân viên trong đoàn của mình, anh đã tâm sự vài điều về nghệ sĩ hoạt hình Max Stohr trong bài phỏng vấn với trang ANIMATIONWorld như sau: “Nghệ sĩ hoạt hình Max Stohr, đã làm việc với chúng tôi năm 2007 và đoàn chúng tôi giao trách nhiệm làm sạch các cảnh hoạt họa cho anh ta, tôi thật sự yêu thích cách thức làm việc của anh chàng này. Max Stohr là một nghệ sĩ hoạt hình giỏi giang và sau đó anh ta đã giới thiệu người bạn thân của mình cho chúng tôi, cậu ta tên Toby von Burkersroda. Họ đã trở thành những nhà làm phim hoạt hình hàng đầu trong chương trình. Nhiệm vụ của cả hai về cơ bản là thiết lập tiêu chuẩn cho bộ phim của tôi.” Cuối cùng, Comic Media Academy chia sẻ đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D hai đoạn phim về quá trình thực hiện The Gruffalo của đoàn làm phim. Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)
Poster của phim. Nguồn: akatasia.com Trailer: Madagascar, a Journey Diary (có tựa tiếng Pháp là Madagascar, carnet de voyage) là tác phẩm của đạo diễn Bastien Dubois, anh cũng là người viết ra kịch bản cho đứa con của mình. Bộ phim có thời lượng 11 phút được sản xuất bởi Ron Dyens, Aurélia Prévieu và công ty Sacrebleu Productions. Phim hoạt hình Madagascar, a Journey Diary ra mắt ngày 11 tháng 2 năm 2011 tại Hoa Kỳ và được đánh giá cao bởi các chuyên gia trong ngành. Năm 2011 tại lễ trao giải Oscar lần thứ 83, Madagascar, a Journey Diary đã có tên trong danh sách năm ứng cử viên sáng giá cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) nhưng chưa đủ may mắn để nhận được giải thưởng này. Nội dung của Madagascar, a Journey Diary nói về Famadihana – đây là phong tục tang lễ cổ xưa của người dân Malagasy, có ý ngĩa “Sự biến chuyển của người chết”. Một biểu tượng về tầm quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên, cũng là cơ hội để di chuyển hài cốt của tổ tiên từ ngôi mộ đầu tiên đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Bộ phim được quay như chuyến du lịch của một du khách phương Tây với mong muốn tìm hiểu những phong tục tập quán tại Madagascar. Ý tưởng này được dựa theo những kỷ niệm mười tháng Bastien Dubois sinh sống tại Madagascar vào năm 2006, nhằm tìm kiếm nguồn tài liệu cũng như ý tưởng hình ảnh cho tác phẩm. Thiết kế nhân vật. Nguồn: cartoonbrew.com Hoạt hình ngắn Madagascar, a Journey Diary đã được đạo diễn Bastien Dubois hoàn thành cùng với sự trợ giúp của ba người khác trong vòng hai tháng. Bastien Dubois cho biết, thay vì viết một kịch bản hoàn chỉnh hoặc vẽ một vài bảng phân cảnh, anh đã bắt đầu bằng việc vẽ ba bức tranh khác nhau và ghi chú cho những nhân vật đó một vài dòng tư liệu về thời gian, kèm theo một số đoạn nhạc được viết phía dưới. Điều đó đã trở thành nền tảng cho bộ phim của Bastien Dubois. “Mỗi khi đi qua Madagascar, tôi trở về căn nhà của tôi ở đây để thêm thắt một vài bức tranh thêm sinh động, dựa theo những kinh nghiệm mới của tôi và dùng nó để cập nhật chỉnh sửa cho bộ phim.Từ từ, tác phẩm được xây dựng dựa theo xung quanh ba bức tranh ban đầu.” – Đạo diễn Bastien Dubois chia sẻ. Lúc đầu, Bastien Dubois tính thực hiện dự án này bằng phong cách 2D nhưng sau một thời gian, anh nhận ra rằng không thể đạt được hiệu quả tốt hơn nếu không dùng CGI. Cuối cùng, Bastien Dubois quyết định làm Madagascar, a Journey Diary theo kỹ thuật CGI tiên tiến. Ngoài ra, bộ phim này là một thử thách lớn đối với đạo diễn Bastien Dubois về việc chuyển đổi kỹ thuật sản xuất độc đáo và sắp xếp nguồn lao động trong đoàn làm phim hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất nhanh hơn. Tất nhiên, trong quá trình làm phim cũng xảy ra một vài thử thách, nhất là về tiền bạc. “Tìm kiếm nguồn tài trợ để làm Madagascar là một quá trình dài đầy khó khăn. Nếu không có sự hỗ trợ của câu lạc bộ Rotary, khoản viện trợ 2000 euro cho bộ phim mà họ cho tôi sau vài tuần khi tôi gửi e-mail cho họ, có lẽ tôi đã từ bỏ dự án này. Một khoản trợ cấp nhỏ có thể tạo sự khác biệt đáng kinh ngạc cho một người sáng tạo trẻ tuổi.” – Đạo diễn Bastien Dubois cho biết. Một vài hình ảnh quá trình thực hiện mà các bạn yêu thích học vẽ và làm phim sẽ quan tâm. Nguồn: bastiendubois.com Thành công của phim hoạt hình Madagascar, a Journey Diary đã dẫn đến việc đạo diễn Bastien Dubois thực hiện thêm bộ phim ngắn thứ hai có tên Cargo Cult và một loạt phim truyền hình ngắn khác. Cuối cùng, Comic Media Academy chia sẻ đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D đoạn phim Making of “Madagascar, a Journey Diary”. Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)
Nguồn: imdb.com The Longest Daycare với thời lượng 5 phút là một sản phẩm theo định dạng 3D dựa theo chương trình truyền hình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ – The Simpsons (một trong những chương trình được chiếu lâu nhất, bắt đầu từ ngày 17 tháng 12 năm 1989 trên hệ thống truyền hình Fox Network cho đến giờ). Bộ phim hoạt hình ngắn này có kịch bản gốc từ nhà sản xuất lâu đời cho The Simpsons, James L.Brooks và đạo diễn thực hiện là David Silverman. Các công ty sản xuất bộ phim bao gồm: Gracie Films, Film Roman và 20th Century Fox Animation. Ngoài ra, bên phía nhà sản xuất ngoài James L. Brooks còn có bốn thành viên khác gồm: Matt Groening, Al Jean, Richard Raynis, Richard Sakai. Đội ngũ biên kịch gồm sáu người: James L. Brooks, Matt Groening, Al Jean, David Mirkin, Michael Price, Joel H. Cohen. The Longest Daycare được chiếu rạp cùng với Ice Age: Continental Drift, ra mắt vào ngày 13 tháng 7 năm 2012. Ngay sau đó, bộ tiếp nhận được những lời khen tích cực, ca ngợi về nội dung và hình ảnh từ các chuyên gia và khán giả khắp mọi nơi. The Longest Daycare đã có tên trong danh sách năm ứng cử viên đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar tổ chức năm 2013, tuy nhiên đã để vuột mất vị trí danh giá cho bộ phim Paperman. Nhân vật chính trong The Longest Daycare là Maggie Simpson, cô bé được mẹ ghi danh vào một cơ sở chăm sóc, ở đấy cô bé Maggie quen biết cậu nhóc dữ dằn tên Gerald – có sở thích hành hạ côn trùng. Vô tình, cô nhóc Maggie bắt gặp được một con sâu bướm và tìm mọi cách giúp chú bướm thoát khỏi cánh tay tàn nhẫn của Gerald. Nội dung bộ phim đầy kịch tính, lôi cuốn sẽ khiến bạn không thể dời mắt được trước hành trình rượt đuổi gay cấn giữa Maggie và cậu nhóc Gerald. Nguồn gốc của The Longest Daycare xuất hiện khi nhà sản xuất James L. Brooks của The Simpsons đề xuất ý tưởng làm một bộ phim ngắn và phát hành nó trong các rạp chiếu phim. Ông muốn bộ phim hoạt hình ngắn về cô bé Maggie này như một món quà từ nhà sản xuất cho các khán giả hâm mộ bộ phim The Simpsons. Al Jean chia sẻ bộ phim này như một lời cảm ơn từ đội ngũ đoàn làm phim với những người hâm mộ chương trình trong suốt 25 năm qua. David Silverman chia sẻ lý do ông thực hiện bộ phim này với định dạng 3D vì theo ý kiến đóng góp của Richard Sakai cùng một vài người khác trong tổ sản xuất, họ muốn thử nghiệm 3D lên bộ phim và muốn nhìn xem The Simpson sẽ như thế nào khi được làm 3D? “Không có lý do cụ thể gì cả, đây chỉ là một kiểu thử nghiệm ý tưởng. Chúng tôi đã thử nó và chúng tôi thích thú với điều này và bộ phim trở nên mới mẻ hơn.” Đạo diễn David Silverman Nguồn: awn.com Đạo diễn cũng chia sẻ thêm về quá trình sản xuất The Longest Daycare: “Giai đoạn sản xuất bộ phim là từ tháng 3 đến tháng 5. Tuy tôi không có có một đội ngũ khổng lồ nhưng có những anh em rất nhiều kinh nghiệm. Điều quan trọng nhất là tôi có một đội ngũ chuyên nghiên cứu về 3D, nhóm đó do Eric Kurland đứng đầu, người đã thực hiện khá nhiều dự án về 3D.” Ông cũng nói rằng không thay đổi hình ảnh mà vẫn giữa nguyên rồi chia ra các bộ phận tách biệt tại phòng thu ở Hàn Quốc. Tùy theo mỗi cảnh mà họ ghép các bộ phận cơ thể cho phù hợp. “Eric nói việc đó đó không cần thiết. Chúng ta có thể thao tác trong After Effects nếu chúng ta muốn tách cụ thể hơn nữa.” – Đạo diễn David Silverman chia sẻ thêm “Tôi đang rất e ngại về thời gian sản x