biên kịch Đặng Nhã

Biên kịch đang là một trong những nghề được nhiều bạn trẻ đam mê và theo đuổi. Không chỉ vì danh tiếng và vốn thu nhập hấp dẫn, nghề biên kịch còn đưa người làm nghề tiếp xúc với những câu chuyện khác nhau, gặp gỡ nhiều người ở mọi tầng lớp xã hội. Những lần tiếp xúc này sẽ mang đến cho họ ý tưởng thú vị cho kịch bản của mình. Tuy nhiên, người ta thường nói “Nghề chọn người chứ người không chọn nghề”. Thật vậy, con đường đến với nghề bao giờ cũng lắm chông gai và thử thách. Khi đã có được những thành công nhất định trong nghề, người ta sẽ nhìn lại con đường đã từng trải qua và mỉm cười với thành quả của bản thân. Đặc biệt, lý do đến với nghề hay cơ duyên đưa họ vào nghề lại chính là điều khiến mỗi nhà biên kịch nhớ nhất. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch Đặng Nhã Hãy cùng xem cái duyên nào đã đưa biên kịch Đặng Nhã đến với nghề và những chia sẻ của cô về nghề như thế nào bạn nhé! Đến với nghề biên kịch bằng sự tò mò Vì học Đại học Sư Phạm nên tôi luôn nghĩ ra trường mình sẽ đi dạy. Trong một lần “lang thang” trên mạng, tôi thấy công ty Phan Thị tuyển dụng biên kịch. Lúc ấy, tôi không biết “mặt mũi” một cái kịch bản là như thế nào, nhưng vì biết Phan Thị là công ty sản xuất bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt nên tôi đã nộp đơn để thỏa lòng tò mò của mình: ““Nghía” xem công ty truyện tranh lớn nhất Việt Nam như thế nào”. Không ngờ, sau khi làm bài test thì tôi được tuyển dụng. Và tôi may mắn được cô Phan Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty Phan Thị, một người có tố chất như William Arthur Ward từng nói: “Dạy học bao gồm nhiều việc hơn là chỉ trao đi tri thức, nó đòi hỏi truyền cảm hứng cho thay đổi”, đào tạo. Cô Hạnh không chỉ giúp tôi có những kiến thức vững chắc về kịch bản mà còn khơi dậy ngọn lửa đam mê và truyền cảm hứng nghề biên kịch trong tôi, giúp tôi mạnh dạn theo đuổi nghề này Cô từng là biên kịch của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt  Không viết văn nhưng vẫn có thể làm kịch bản hay Nhiều bạn trẻ rất thích nghề biên kịch nhưng không dám theo đuổi vì nghĩ để viết được kịch bản thì phải viết giỏi như nhà văn. Điều này không chính xác. Thực tế, một nhà văn thường viết kịch bản tốt, nhưng một nhà biên kịch không viết văn được nhưng vẫn có thể viết được kịch bản hay. Bởi lẽ một tác phẩm văn học phần lớn là dùng ngôn từ “đẹp” bay bổng để miêu tả, còn kịch bản chủ yếu là dùng ngôn từ  mà bạn nghe và thấy hàng ngày để xây dựng nhân vật và phát triển tình huống kịch bản. Biên kịch Đặng Nhã chia sẻ trong talkshow Đối thoại giữa Biên kịch và Đạo diễn Vì vậy, nếu bạn có một nền tảng kiến thức tốt về văn hóa – xã hội, chịu khó quan sát, nhạy cảm với những điều đang diễn ra xung quanh và đặc biệt là yêu thích công việc viết lách thì xin chúc mừng bạn, bạn có tố chất để trở thành một biên kịch giỏi. Biên kịch là nghề có áp lực cao Một trong những điểm yếu thường gặp ở các biên kịch trẻ mới vào nghề là không biết nắm bắt ý tưởng, không xác định được mục đích của câu chuyện. Các bạn “đẻ” ra nhân vật, nhưng lại  không hiểu về nhân vật của mình muốn gì, điều gì ngăn cản khiến nhân vật không đạt được ước muốn đó khiến cho câu chuyện thành một mớ hỗn độn. Cô đang là biên kịch của gameshow Tài Tiếu Tuyệt Khi mới tiếp xúc với nghề biên kịch, các bạn trẻ thường háo hức viết theo sự chỉ dẫn của cảm xúc mà không nghĩ đến khán giả cần gì, muốn gì, xu hướng của thị trường giải trí, yêu cầu của nhà sản xuất, thực tế sản xuất,… Những sản phẩm như thế luôn bị từ chối hoặc bị sửa đến 90% khiến cho các bạn trẻ dễ nản chí và bỏ cuộc. Biên kịch cũng là một nghề nghiệp có áp lực rất lớn. Việc cắm đầu viết ngày viết đêm, cả trong những ngày lễ để đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất nhưng lại được trả tiền nhuận bút rất chậm, thậm chí là bị quỵt là chuyện rất bình thường. Nếu bạn không đủ sức khỏe về thể chất và tinh thần, không có niềm đam mê thì rất khó để theo nghề. Kịch bản vốn có quy tắc riêng Kịch bản vốn có những quy tắc riêng của nó. Để viết được một kịch bản hay bắt buộc biên kịch phải nắm chắc những kỹ thuật cơ bản của kịch bản và những yêu cầu, xu hướng của ngành giải trí. Vì vậy, việc học một khóa đào tạo bài bản về nghề biên kịch là điều cần thiết, nó giúp biên kịch xây dựng được cái khung vững chắc để truyền tải một cách hiệu quả nhất câu chuyện mà họ muốn nói. Biên kịch Đặng Nhã Thạc sĩ Văn học Biên kịch chuyên về kịch bản gameshow, hài kịch, kịch án: Kỳ Án Đông Tây Kim Cổ, Vitamin Cười, Tài Tiếu Tuyệt, Kính Đa Tròng, Xả Xì Trét, Cười Vui Lắm, Hàng Xóm Lắm Chiêu,… Từng là biên kịch cho bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt Hiền Đặng

kịch bản cần có cốt truyện phụ để làm rõ mạch truyện chính

Cốt truyện phụ cũng đóng vai trò quan trọng không kém cốt truyện chính trong một kịch bản. Liệu nhà biên kịch đã tận dụng hết sức mạnh của cốt truyện phụ chưa? Cùng bài viết đi sâu tìm hiểu về cốt truyện phụ. Cốt truyện phụ của kịch bản là gì? Đúng như tên gọi, cốt truyện phụ có vai trò đồng hành cùng cốt truyện chính để câu chuyện trong kịch bản được truyền tải đầy đủ nhất. Số lượng cốt truyện phụ sẽ tùy vào từng thể loại phim. Thường với phim điện ảnh, 3-5 cốt truyện phụ sẽ hợp lý, nhiều hơn sẽ hiếm gặp ở các bộ phim. Các bộ phim truyền hình nhiều tập có số lượng cốt truyện phụ khá nhiều được móc nối tạo nên sự phức tạp cho câu chuyện trong kịch bản. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Xem xét kĩ cách chêm cốt truyện phụ hợp lý Tiêu chí đầu tiên để xem xét có nên sáng tạo thêm cốt truyện phụ không là: Cốt truyện chính đã rõ chưa? Cốt truyện phụ có hỗ trợ cho cốt truyện chính hay chúng độc lập tồn tại. Đặc biệt nên tự đặt hỏi: Liệu bỏ cốt truyện phụ, mạch truyện chính có bị ảnh hưởng không? Cốt truyện phụ tuy giúp ích cho nhiều kịch bản. Nhưng nó thật sự là một con dao hai lưỡi khi bạn xào nấu không hợp lý. Điển hình bộ phim “Jungle Book” được khán giả trên toàn thế giới nồng nhiệt chào đón có lồng thêm khá nhiều cốt truyện phụ phù hợp : Cảnh Mowgli và ba trong đám cháy lều trại tại rừng, sau đó Mowgli ngồi trên một xe kéo chạy thẳng vào rừng sâu. Đây là cốt truyện phụ giúp khán giả hiểu rõ tại sao Mowgli bị lạc vào rừng. Phân loại cốt truyện phụ khi viết kịch bản Trong một kịch bản, biên kịch có thể vận dụng nhiều loại cốt truyện phụ để truyền tải tốt nhất câu chuyện đến khán giả. Thường có 4 loại cốt truyện phụ được sử dụng phổ biến: – Cốt truyện phụ có vai trò hỗ trợ: Loại cốt truyện này giúp làm rõ cốt truyện chính. Từ đó người xem hiểu rõ câu chuyện trong kịch bản. Cốt truyện phụ của phim “Jungle Book” là một ví dụ khá rõ cho loại này. Kịch bản cần có cốt truyện phụ để làm rõ mạch truyện chính – Cốt truyện phụ tương phản hoàn toàn với cốt truyện chính. Đây sẽ là điểm nhấn khó quên cho câu chuyện trong kịch bản. – Cốt truyện phụ có vai trò set up. Giúp người xem có bước khởi đầu trước khi bước vào cốt truyện chính. – Cốt truyện phụ có vai trò phức tạp hóa cốt truyện chính. Sáng tạo các cốt truyện phụ này là cách “giương đông, kích tây” khiến người xem “hoang mang”. Từ đó câu chuyện trong kịch bản sẽ trở thành bài toán khó giải cho người xem. Họ khó lòng đoán được diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Vận dụng cốt truyện phụ hợp lý trong kịch bản Trong việc xây dựng cốt truyện phụ trong kịch bản, nhà làm phim lừng danh thế giới Steven Speilberg từng có lời chia sẻ: Trong một kịch bản, sự vận động của cốt truyện và cốt truyện phụ tạo ra sự vận động của câu chuyện. Nếu cốt truyện và cốt truyện phụ không được kết nối, câu chuyện của bạn sẽ rời rạc, không liên kết và có khi chúng vô lý hết sức. Cốt truyện phụ cần sự gắn kết hợp lý Như vậy, kết nối cốt truyện phụ với toàn bộ câu chuyện là một kỹ năng quan trọng giúp bạn có được một kịch bản chặt chẽ và phức tạp. Đồng thời, nếu quá nhiều cốt truyện không liên kết tốt sẽ dẫn đến một kịch bản rối rắm và lan man

Các trại sáng tác ươm mầm ước mơ biên kịch trẻ

Bài toán thiếu kịch bản phim chất lượng của thị trường phim Việt Nam trở thành đề tài muôn thuở. Vậy thực trạng kịch bản phim Việt như thế nào? Giải pháp nào cho vấn đề trên? Cùng bài viết thảo luận một cách khách quan nhất. Kịch bản phim Việt nhiều “sạn” Kịch bản phim Việt đang trong tình trạng “vàng thau lẫn lộn”. Số lượng kịch bản khá nhiều nhưng chất lượng không đi đôi với nhau. Bởi các lý do sau: – Các biên kịch được đào tạo bài bản chiếm một lượng rất ít, còn lại hầu hết người viết kịch bản đều là dân nghiệp dư. Họ có thể là nhà văn hay nhà thơ có đam mê viết kịch bản phim. Thêm nữa, tại thị trường kịch bản phim Việt, biên kịch “gạo cội” chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Biên kịch Sâm Thương, Ngô Thị Hạnh,..Thêm nữa, trường đạo tạo chuyên về biên kịch hiện nay chỉ có 2 cở sở ở phía Bắc: Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội và trường Cao đẳng sân khấu điện ảnh Hà Nội. Ở khu vực phía Nam, hầu như không có trường nào đạo tạo chuyên. Ngay cả trường Đại học sân khấu điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã không còn khoa biên kịch nữa. Thật khó để có biên kịch giỏi khi họ không được đào tạo bài bản.  Các biên kịch Việt không được đào tạo bài bản – Một vấn đề nữa cần bàn: Lớp sinh viên được đào tạo khá vững về chuyên môn nhưng lại thiếu vốn sống nên sức sáng tác kịch bản phim không cao. Đặc biệt, hầu hết những kịch bản phim được sản xuất đều rơi vào trường hợp biên kịch có quen biết với đạo diễn hoặc biên kịch có tên tuổi được hãng phim đặt hàng kịch bản trước đó. Còn lại những biên kịch mới bắt đầu viết, kịch bản của họ khó lòng được đạo diễn đọc qua. Như vậy, tiếng tăm của biên kịch hoặc các mối quan hệ với hãng phim, đạo diễn sẽ quyết định chính đến việc kịch bản phim có được  sản xuất hay không. Kịch bản phim Việt và nạn cò hoành hành Thị trường kịch bản phim Việt luôn có nhu cầu khá cao về kịch bản phim truyền hình và kịch bản phim điện ảnh. Nhưng rõ ràng các biên kịch muốn giới thiệu kịch bản cho đạo diễn hoặc hãng phim đều cần có mối quan hệ. Đây là mảnh đất vàng làm xuất hiện nhiều “cò kịch bản”. Công việc của họ là thuê các biên kịch không tên tuổi với giá 1 triệu đồng hay 1 triệu rưỡi đồng/1 tập phim truyền hình. Sau đó, cò biên tập lại và bán cho với giá cao hơn để lấy tiền hoa hồng. Nếu làm ăn thuận lợi, một cò kịch bản có thể đạt mức thu nhập trăm triệu đến một tỷ một năm. Cò kịch bản là mắc xích nối biên kịch và các hãng phim tại thị trường Việt Cò kịch bản tiến hành tìm kiếm nhiều người viết khác nhau cho một bộ phim truyền hình 30 tập. Viết vội vàng, không có sự đầu tư và chạy theo đồng tiền làm cho chất lượng kịch bản xuống thấp là điều dễ hiểu. Các trại sáng tác giải nguy cho kịch bản phim Việt Hằng năm, các trại sáng tác kịch bản phim được các hãng phim hoặc hội biên kịch Việt Nam mở ra nhằm tìm kiếm các tài năng trẻ. Nhưng đó thật sự là một cuộc “tìm vàng trong cát”. Mỗi năm số lượng kịch bản thu được từ các trại sáng tác cũng kha khá nhưng dĩ nhiên cũng chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu kịch bản cực cao hiện nay. Các trại sáng tác ươm mầm ước mơ biên kịch trẻ Mỗi hãng một đội ngũ biên kịch chuyên kịch bản phim Một giải pháp nữa các hãng phim sử dụng phổ biến hiện nay đó là đào tạo một đội ngũ biên kịch của riêng hãng mình. Với giải pháp này, các hãng phim dự trữ một số lượng kịch bản phim “cứu đói” hằng năm. Thêm nữa, một số hãng cũng đặt hàng trước kịch bản của các biên kịch tên tuổi. Mỗi hãng phim Việt cần đào tạo một đội ngũ biên kịch riêng Giải pháp dài lâu cho nền kịch bản phim Việt Nam Các biên kịch Việt cần môi trường đào tạo chuyên sâu Muốn có phim hay cần có kịch bản phim hay. Muốn có kịch bản phim hay cần có biên kịch giỏi. Muốn có biên kịch giỏi phải có sự đào tạo bài bản. Vậy giải pháp lâu dài đó là đầu tư vào giảng dạy chuyên ngành biên kịch trên diện rộng cả phía Bắc, phía Nam và Trung. Có như vậy ánh sáng mới chiếu rọi vào thị trường kịch bản phim Việt Nam đang khá u ám như hiện nay. Giải nguy cho thị trường kịch bản Việt Nam, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã xây dựng 02 chương trình học biên kịch với sự đồng hành của nhiều chuyên gia trong nghề. Các chuyên gia như nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu, Đạo diễn Văn Công Viễn, Tiến sĩ Đào Lê Na, Biên kịch Ngô Hạnh, Đạo diễn Đinh Thái Thụy… đã cùng nhau xây dựng một chương trình đào tạo mới, có thể nói là bài bản nhất tại thời điểm hiện tại. Xem chi tiết về 02 chương trình học biên kịch tại đây.