Hoàng tử bé – Le Petit Prince sẽ là bộ phim hoạt hình đầu tiên “xông đất” ngành làm phim hoạt hình trong năm 2016. Phim hoạt hình “Hoàng tử bé” là một phiên bản văn học chuyển thể từ một tác phẩm kinh điển trong lòng độc giả thế giới từ năm 1943. Bộ phim được đảm nhiệm bởi Mark Osborne – “ông bố” từng thực hiện vai trò đạo diễn của Kungfu Panda kết hợp cùng tài tử điển trai Leonardo DiCaprio trong vị trí nhà sản xuất. >>> Tìm hiểu thêm: Lớp học làm phim hoạt hình 3D – con đường mang đến thành công cho người họa sĩ Truyện phim kể về kể về một hoàng tử nhỏ bé sống tại hành tinh mang số hiệu B612, hằng ngày hoàng tử bé phải chăm nom và quản lí tiểu hành tinh này. Tuy nhiên bỗng một ngày hoàng tử bé đã quyết định rời hành tinh của mình để quan sát những phần còn lại của vũ trụ và cuộc phiêu lưu của cậu bé tóc vàng này bắt đầu. Đan xen vào đó là chuyến hành trình thú vị của một cô gái nhỏ mang tên Little với cuộc đời đã được lên kế hoạch với người hàng xóm thú vị: Ngài Phi Công. Theo chân Ngài Phi Công, cô gái được bước vào một thế giới huyền bí, nơi mà mọi việc đều có thể xảy ra. Thế giới đó cũng là nơi mà chính Ngài Phi Công cách đây nhiều năm đã gặp được Hoàng Tử Bé kì diệu. Tất cả nội dung diễn biến và các cuộc phiêu lưu của hoàng tử bé sẽ được thể hiện qua trí tưởng tượng của cô bé Little sau khi được người hàng xóm lập dị kể truyện cho mình. Link trailer: Một số hình ảnh về phim “Hoàng Tử Bé” đã được công bố: Phim sẽ được ra mắt vào ngày 08/01/2016 sắp tới tại các cụm rạp trên toàn quốc.

Nối tiếp sau thành công vang dội của Finding Nemo, hãng Pixar đã viết tiếp câu chuyện về biển cả bằng phần hai của phim hoạt hình 3D được yêu thích này. Phần tiếp theo mang tên Finding Dory với nhân vật chính là nàng cá Dory được lồng tiếng bởi người dẫn chương trình nổi tiếng Ellen DeGeneres. Và thế là, sau hơn mười năm chờ đợi, Nemo và những người bạn hứa hẹn sẽ quay trở lại khuấy động khắp các rạp quốc tế vào tháng 6 năm 2016 bằng cuộc hành trình đáng nhớ của nàng cá đãng trí Dory. Cốt truyện Finding Dory sẽ tập trung vào nàng cá đảng trí Dory (do MC nổi tiếng Ellen DeGeneres lồng tiếng). Khoảng 6 tháng sau khi tìm thấy Nemo, Dory bất ngờ nhớ đến bố mẹ và gia đình mình. Cô quyết định thực hiện chuyến hành trình vượt đại dương để tìm người thân.Nàng cá tốt bụng, đảng trí tình cờ kết bạn với Bailey và Destiny trên đường đi. Bộ ba này hứa hẹn sẽ tạo nên nhiều tiếng cười cho người xem. Nữ diễn viên Kaitlin Olson lồng tiếng cho vai Destiny chia sẻ: “Bộ ba này truyền sức mạnh cho nhau. Nhân vật của tôi thích nghĩ mình là một con cá mập nhưng Bailey lại thích gọi tôi là cá voi. Mỗi khi nhìn thấy cơ thể với chiếc mũi kỳ lại của Bailey, Destiny lại không thể ngừng cười”. Đoạn trailer đầu tiên của bộ phim Finding Dory vừa được nhà sản xuất đăng tải trên mạng, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo fan hâm mộ. Tập phim mới này, người xem sẽ tái ngộ với bộ ba Dory, Nemo và Marlin.Trailer dài gần 2 phút của phim “Finding Dory” xuất hiện sau 13 năm kể từ khi hãng Pixar công chiếu tập Finding Nemo và dành được thành công lớn. Bộ phim dự kiến khởi chiếu từ ngày 17.06.2016, với định dạng 3D, IMAX 3D và phiên bản lồng tiếng Việt. Link trailer:

Xuất hiện lần đầu vào năm 2002, ICE AGE đã ngay lập tức chinh phục khán giả toàn cầu bởi câu chuyện phiêu lưu kỳ thú của các loài động vật trước thời kỳ nguyên thủy, đặc biệt là chú sóc Scrat với lời nguyền không bao giờ được ăn hạt dẻ. Bốn phần trước đã đem lại cho hãng sản xuất lợi nhuận khổng lồ gần 3 tỷ USD và là một trong những phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại. Mùa hè tới đây, các khán giả sẽ được tái ngộ với Scrat, Sid, Manny, Diego và những sinh vật khác trong phần phim hoạt hình 3D tiếp theo ICE AGE: COLLISION COURSE – KỶ BĂNG HÀ: TRỜI SẬP. Để hâm nóng không khí cho Trời Sập, nhà sản xuất Blue Sky Studios và 20th Century Fox đã tung ra đoạn phim ngắn về nhân vật “nhọ” nhất trong suốt series –sóc Scrat. Hành trình đi tìm hạt dẻ của Scrat chưa bao giờ thành công và lần nay không là ngoại lệ. Với cái sự nhọ của mình thì Scrat còn được quy trách nhiệm là kẻ gây ra thảm họa tiêu diệt loài khủng long trong quá khứ. Được ví như một con tàu thám hiểm, KỶ BĂNG HÀ: TRỜI SẬP hứa hẹn sẽ đem đến cho người hâm mộ cảm giác phiêu lưu, thú vị và có 1-0-2 khi tới những vùng đất mới – nơi chưa có nhân vật nào trong KỶ BĂNG HÀ từng đặt chân đến.    KỶ BĂNG HÀ: TRỜI SẬP có sự trở lại của các diễn viên lồng tiếng quen thuộc Ray Romano, Denis Leary, John Leguizamo, Queen Latifah, Seann William Scott, Josh Peck, Simon Pegg, Keke Palmer, Wanda Sykes và Jennifer Lopez. Bên cạnh đó, tham gia vào phim còn có thêm các ngôi sao mới Stephanie Beatriz, Adam Devine, Jesse Tyler Ferguson, Max Greenfield, Jessie J, Nick Offerman, Melissa Rauch, Michael Strahan và Neil deGrasse Tyson. Phim dự kiến ra mắt vào ngày 15/07/2016 tại các hệ thống rạp trên toàn quốc. Link trailer phim:

Một trong những bộ phim đang khiến cho khán giả chờ đợi trong mùa xuân năm nay chính là Zootopia từ ông trùm giải trí Disney. Không giống như các phim hoạt hình khác, Zootopia sẽ mang hơi hướng cổ điển pha lối kể chuyện hài hước và hình ảnh độc đáo, cùng với đó là chuyến phiêu lưu kỳ thú của hai nhân vật chính: Cô thỏ cảnh sát Judy Hopps và cùng cậu Cáo ngổ ngáo Nick Widle. Trailer đầu tiên vô cùng thú vị và độc đáo của Zootopia Link trailer Zootopia: >>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học làm phim hoạt hình 3D Teaser trailer của bộ phim được ra mắt theo phong cách rất độc đáo, Walt Disney đã sử dụng hình ảnh của 2 nhân vật chính là cáo Nick Widle và thỏ Judy Hopps cùng những từ ngữ minh họa ngắn gọn trong tiết tấu nhạc nhanh chậm liên tục. Nhà Chuột cũng đã hé lộ một phân cảnh hài hước của cặp đôi này khi Judy Hopps tức giận bắn tiêu “xử” Nick Widle. Zootopia là một thành phố kì lạ, không giống bất kì thành phố nào trước đây của thế giới Walt Disney. Nơi đây là khu đô thị vui vẻ của các loài động vật, một xã hội được cấu tạo một cách rất nề nếp từ những loài to lớn như voi, tê giác, cho đến những loài nhỏ bé như chuột, thỏ…. Cho đến một ngày, cô cảnh sát thỏ Judy Hopps xuất hiện, thành phố Zootopia đã có những thay đổi hoàn toàn. Cô cùng người bạn đồng hành – chú cáo đầy “tiểu xảo” Nick Widle (do Jasson Bateman lồng tiếng) đã cùng nhau phiêu lưu trong một vụ kỳ án, với mong muốn thiết lập lại trật tự cho thành phố Zootopia. Đạo diễn Rich Moore chia sẻ: “Các nghệ sĩ và họa sĩ trong đoàn làm phim đã thực hiện hàng nghìn nghiên cứu khác nhau để có thể tích hợp chính xác những hành động, suy nghĩ của từng loài vào mỗi nhân vật của chúng tôi. Thế giới của Zootopia sẽ thật tuyệt vời! Nó là một “vòng tròn” mở để kết nối mọi màu sắc trên thế giới này với tất cả mọi người. Bộ phim dự kiến sẽ khởi chiếu vào ngày 04.03.2016 tại các cụm rạp Việt Nam.

Từ những ngày đầu hè 2015, hãng phim Dreamworks Animation đã cho ra mắt đoạn trailer đầu tiên siêu dễ thương của bộ phim Kungfu Panda 3, khiến các khán giả đặc biệt là các em nhỏ đứng ngồi không yên. Xuất hiện lần đầu vào năm 2008, KUNG FU PANDA đã nhanh chóng trở thành hiện tượng phòng vé toàn cầu với cuộc phiêu lưu hài hước và những màn võ thuật điêu luyện của Gấu Trúc Po. Khán giả yêu thích bộ phim sẽ không còn phải chờ lâu để được gặp gỡ Po và những người bạn của cậu nữa bởi bộ phim đã đi đến công đoạn hoàn tất và hiện đang chờ ngày ra rạp. Tuy chi tiết về nội dung phim vẫn chưa được tiết lộ nhưng đã có một vài chi tiết thú vị đã được công bố từ những hình ảnh ông Lý Sơn – cha đẻ của Po cùng đoạn hội thoại gây nhiều cảm xúc đến khán giả giữa 2 cha con, khung cảnh khi 2 ông bố của gấu Po đụng độ nhau, và còn những thách thức mà Po sẽ phải đối mặt cùng với kẻ thù của Po đã được lộ diện. Phần 3 của bộ phim tiếp tục được đạo diễn bởi Jennifer Yuh Nelson cùng sự trở lại của dàn sao lồng tiếng “đình đám”: Jack Black, Angelina Jolie, Jackie Chan, Gary Oldman, Dustin Hoffman, David Cross… Đây đều là những người đã tạo nên hiện tượng KUNG FU PANDA vào năm 2008 và 2011. Cả hai phần đầu của series này đều được đề cử giải Oscar ở hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất và thu về khoảng 1,3 tỷ USD trên toàn cầu. >>> Tìm hiểu thêm: Lớp học làm phim hoạt hình 3D – con đường giúp bạn thành công Hãy cùng CMA chờ đón đội quân Kungfu Panda 3 sẽ đổ bộ vào Việt Nam vào ngày 18/03/2016. Link trailer phim:

Deadpool 4

Deadpool, bộ phim siêu anh hùng đầu tiên và được mong chờ nhất năm 2016. Dựa trên một anti-hero độc đáo nhất của Marvel Comics, Deadpool kể về câu chuyện của một cựu lính đánh thuê thuộc biệt đội Special Forces là Wade Wilson. Anh ta đã chịu một thí nghiệm điên cuồng làm tăng khả năng hồi phục lên siêu cấp và thay đổi cả bản tính thành Deadpool. Được trang bị khả năng mới cùng với tính cách hài hước đen tối, Deadpool sẽ săn lùng kẻ đã phá hoại cuộc đời của mình”. Sau một thời gian khá dài “nhá hàng”, mới đây các nhà làm phim đã chính thức tung ra đoạn trailer cùng poster mới nhất về dự án phim về siêu anh hùng Deadpool như một quà dành tặng các fan hâm mộ vào đúng vào dịp Giáng sinh vừa qua. Cũng như trailer đầu tiên, đoạn trailer mới này được chia thành phiên bản red-band với phong cách “siêu bựa” đặc trưng của Deadpool và một phiên bản green-band khác nghiêm túc hơn. Trong đoạn trailer, các nhà làm phim đã hé lộ quá trình cùng những kí ức đau khổ của nhân vật Wade Wilson (do nam diễn viên Ryan Reynolds thủ vai) trước khi trở thành siêu anh hùng Deadpool bất tử như ngày nay. Bên cạnh đó, đoạn trailer còn gây ấn tượng với nhiều cảnh quay độc đáo, những cảnh hành động thót tim của các nhân vật phụ như Colossus và Negasonic Teenage Warhead. Theo nhiều fan hâm mộ thì điều làm nên thương hiệu và hình ảnh của Deadpool không phải là khả năng bất tử, không phải là kĩ năng chiến đấu mà chính là ở cái mồm không ngừng hoạt động của anh chàng lúc nào cũng trong trạng thái “tưng tửng” này. Thú vị hơn, trước khi ra mắt đoạn trailer này, bộ phim cũng liên tục không ngừng tung ra hàng loạt poster mang phong cách hài hước nham nhở theo đúng bản chất của gã dị nhân lắm mồm này. Bên cạnh đó, hãng phim 20th Century Fox cũng đã chính thức xác nhận rằng Deadpool sẽ có phiên bản dành riêng cho các rạp IMAX và hứa hẹn sẽ khiến cho não của bạn nổ tung. >>> Tìm hiểu thêm: Lớp học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp Deadpool được đạo diễn bởi Tim Miller cùng các biên kịch Rhett Reese và Paul Wernick. Phim ra mắt tại Việt Nam vào ngày 12/02/2016 và đã tạo nên những thành công rất lớn về doanh thu phòng vé. Link trailers:

The Jungle Book 4

Disney vừa chính thức ra mắt trailer đầu tiên của bộ phim The Jungle Book, chuyển thể từ cuốn truyện thiếu nhi nổi tiếng cùng tên lừng danh thế giới cuối thế kỷ 19. Phiên bản The Jungle Book (2016) lần này theo chân cuộc phiêu lưu của cậu bé mồ côi Mowgli vô tình bị lạc vào rừng rậm. Tại đây, Mowgli được nuôi nấng và được dạy cách tồn tại nhờ sự giúp đỡ của bầy sói, một con gấu, và một con báo đen. Mowgli và những người bạn của mình sẽ trải qua cuộc phiêu lưu hết sức gay cấn trong lòng những cánh rừng già hùng vĩ của Ấn Độ. Trong trailer đầu tiên vừa được tung ra, khán giả sẽ được chiêm ngưỡng những khuôn hình tuyệt đẹp về rừng già hùng vĩ với bao hiểm nguy chất chứa. The Jungle Book hứa hẹn sẽ là sự hòa trộn giữa diễn xuất của người thật với công nghệ hình ảnh CGI nhằm tạo ra những động vật và cả thiên nhiên hoang dã giống y như thật. Bộ phim sử dụng những công nghệ và kỹ thuật kể chuyện mới nhất, dẫn dắt khán giả đắm chìm trong một thế giới tươi tốt và đầy mê hoặc. >>> Tìm hiểu thêm: Lớp nghệ thuật sáng tạo kịch bản hấp dẫn và lôi cuốn Trở lại với dòng phim bom tấn, đạo diễn Jon Favreau (đạo diễn của Iron man 1&2) cùng ê-kip sẽ xây dựng thế giới rừng xanh hùng vĩ và bí ẩn chứa đầy nguy hiểm nhưng cũng rất lãng mạn nên thơ. Ngoại trừ nhân vật cậu bé Mowgli được thủ vai trực tiếp bởi Neel Sethi, hầu hết các nhân vật còn lại trong The Jungle Book sẽ được lồng tiếng bởi các ngôi sao hàng đầu Hollywood hiện nay. Kiều nữ Scarlett Johansson (The Avengers) sẽ lồng tiếng cho nhân vật trăn không lồ Kaa, huyền thoại Bill Murray (Ghost Buster) – gấu Baloo, Idris Elba (Pacific Rim) – cọp Sheran Khan và Ben Kingsley (Iron man 3, Shutter Island) – báo đen Bagheera. Bộ phim được ấn định ra mắt vào đầu năm 2016 và dự kiến khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 15-4-2016 dưới định dạng 2D, 3D, IMAX 3D và phiên bản lồng tiếng Việt. Link trailer:

Xmen Apocalypse 2

X-Men: Apocalypse – một trong những phim bom tấn được trông chờ nhất vào năm 2016 vừa tung đoạn trailer kịch tính hé lộ tình tiết trong phim. Bộ phim lấy bối cảnh vào những năm 1980, khi loài người bắt đầu thông cảm và đón nhận sự có mặt của các dị nhân. Tuy nhiên, sự trỗi dậy đầy bạo lực của gã dị nhân bất tử Apocalypse báo hiệu một cuộc đại chiến không khoan nhượng cùng tương lai đầy tăm tối sắp đổ ập xuống cả hai giống loài. Giáo sư X buộc lòng phải tập hợp tất cả những người đột biến hùng mạnh nhằm ngăn chặn dã tâm của kẻ vĩ cuồng này. Ngoài ra, chân tướng của nhân vật phản diện chính – dị nhân cổ đại Apocalypse (Oscar Issac) cũng phần nào được hé mở. Theo đó, dị nhân cổ đại tiết lộ rằng xuyên suốt lịch sử loài người, hắn đã vào vai những “vị thần” trong các nền văn hóa khác nhau như Ra, Thánh Christina, Yahweh… Điều này cũng rất hợp lý, khi trong nguyên tác truyện tranh của Marvel, tên độc tài này sở hữu công nghệ giúp hắn trở nên bất tử, Apocalypse cũng là kẻ đứng đằng sau nhiều sự kiện trọng đại của nhân loại như việc hình thành Kim tự tháp, đại dịch Cái chết đen hay Cuộc Thập tự chinh đẫm máu. Tuy chỉ kéo dài khoảng 2 phút nhưng đoạn trailer khiến người hâm mộ mãn nhãn với những kỹ xảo miêu tả cảnh thảm họa, chiến đấu hoành tráng giữa hai phe. Theo đạo diễn Bryan Singer tiết lộ :”Phim sẽ làm sáng tỏ nguồn gốc thực sự của X-Men và là sự khởi đầu cho một điều hoàn toàn mới”. >>> Tìm hiểu thêm: Lớp học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp X-Men: Apocalypse do 20th Century Fox sản xuất, dự kiến khởi chiếu vào ngày 27/ 5/2016. Link trailer:

Trong năm 2016, khán giả sẽ tái ngộ cô bé Alice qua tác phẩm Alice Through The Looking Glass. Rất nhiều người cảm thấy tò mò về cuộc phiêu lưu tiếp theo của Alice và “nhà chuột” đã hé lộ phần nào nội dung bộ phim trong sự kiện D23 vừa qua. Với Alice Through The Looking Glass, cô bé Alice (Mia Wasikowska) sẽ trở lại Underland cũng như khám phá ra rằng, thế giới thần tiên này hiện đang gặp rất nhiều vấn đề khó giải quyết. Nhân vật Mad Hatter (Johnny Depp) bỗng trở nên độc ác hơn. Alice là người duy nhất có thể khiến mọi chuyện trở về như lúc ban đầu trước khi quá muộn. >>> Tìm hiểu thêm: Lớp học làm phim hoạt hình 3D Để bảo vệ những người bạn của mình tại Underland, Alice đã tìm đến Time (Sacha Baron Cohen) – một sinh vật kỳ dị nửa người nửa đồng hồ – để nhờ giúp đỡ. Mặc cho những cảnh báo về việc không thể chạy đua cùng thời gian cũng như quá khứ là điều không thể thay đổi, Alice quyết định dấn thân vào chuyến phiêu lưu vượt thời gian. Trong chuyến hành trình đặc biệt này, Alice đã gặp phiên bản thời trẻ của những người bạn tại Underland. Chuyện quá khứ của các nhân vật này cũng sẽ được bật mí. Được biết, có những tình tiết trong phần hậu truyện (sequel) liên quan đến phần tiền truyện (prequel). Nhân vật Time do Sacha Baron Cohen thủ vai là nhân vật mới cũng như được nhà sản xuất ưu tiên nhắc đến trong buổi ra mắt Alice Through The Looking Glass. Ngoài Sacha Baron Cohen, nam diễn viên Rhys Ifans cũng đã gia nhập đoàn làm phim với vai ZanikHightopp – cha ruột của Mad Hatter. Bộ “sậu” cũ gồm: Anne Hathaway, Helena Bonham-Carter, Alan Rickman, Stephen Fry, Michael Sheen và Timothy Spall cũng sẽ trở lại trong dự án này. >>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp Alice Through The Looking Glass được thực hiện bởi đạo diễn James Bobin – người từng “cầm trịch” The Muppets cùng Muppets Most Wanted. Phim dự kiến ra rạp vào ngày 27/5/2016 tại Mỹ. Link trailer:

Batman vs Superman: Dawn Of Justice là phần tiếp theo của Man of Steel (2013). Phim sẽ có sự tham gia của Henry Cavill, Amy Adams, Laurence Fishburne, Gal Gadot, Jesse Eisenberg, Ray Fisher và Jeremy Irons. Nội dung phim được tóm tắt như sau: Vì lo sợ những hành động không kiểm soát được của một siêu anh hùng với sức mạnh thần thánh, vị hiệp sĩ mạnh mẽ và đáng gờm nhất của thành phố Gotham sẽ đối đầu với biểu tượng được tôn sùng nhất của thành phố Metropolis. Trong khi đó, thế giới đang phải vật lộn với những người hùng mà họ thực sự cần. Batman và Superman sẽ phải chiến đấu với nhau, trong khi một mối đe dọa nữa lại nổi lên và đẩy nhân loại vào một tình thế nguy hiểm hơn bao giờ hết. Được biết đoạn trailer mới nhất của bom tấn siêu anh hùng được chờ đợi trong năm 2016 ra mắt ở sự kiện giải trí Comic Con, San Diego (Mỹ) hôm 11/7/2015. Sau 2 ngày được chia sẻ trên YouTube, trailer dài 3 phút này thu hút 14,95 triệu lượt xem và tạo cơn sốt trong cộng đồng người yêu điện ảnh. Trailer phim mở đầu bằng lời thoại đầy khiêu khích: “Hôm nay là ngày sự thật được phơi bày”. Tiếp theo là những cảnh phim đen tối, u ám đi cùng những lời thuyết minh như: “Ác quỷ không xuất phát từ dưới địa ngục mà sa xuống từ trên trời”. Thế giới khắc nghiệt và u tối của phim mở đầu bằng những tòa nhà chọc trời bị đánh sập, kéo theo thảm họa. Nhân loại đang đứng trên bờ vực bởi cuộc chiến giữa hai siêu anh hùng thuộc hai thế lực thù địch. Trong khi Superman (Siêu Nhân) bị chất vấn bởi liên minh bảo vệ thế giới, Batman (Người Dơi) tìm cách tiêu diệt Superman, gây chiến tranh tàn khốc. Siêu nhân nữ Wonder Woman lần đầu lộ diện dưới ánh chớp và bay lượn trên đống đổ nát. Bộ phim bom tấn này có ngân sách ít nhất trên 200 triệu USD được chỉ đạo bởi nhà làm phim nổi danh Zack Snyder. Đạo diễn cho biết hình ảnh và chủ đề của Batman v Superman: Dawn of Justice mang màu sắc tương tự The Dark Knight Returns của tác giả truyện tranh – Frank Miller – nhưng cốt truyện phim mới là nguyên gốc. Batman v Superman: Dawn of Justice quy tụ dàn sao đình đám Hollywood gồm Ben Affleck, Henry Cavill, Amy Adams, Jesse Eisenberg và đặc biệt là Hoa hậu Israel 2004 – Gal Gadot. Batman v Superman: Dawn of Justice dự kiến ra mắt ở Bắc Mỹ ngày 25/3/2016. [spacer] Link trailer:

chinh sua anh thanh manga

Bài viết này sẽ “mách” bạn cách thức “hô biến” những bức ảnh người thật thành những nhân vật manga sinh động và dí dỏm. Điều đầu tiên bạn cần có là phần mềm photoshop đã được cài đặt vào máy. Thứ hai là tấm hình “đắt giá” nhất của bạn, và nhớ là file ảnh phải có chất lượng thật tốt nhé. Còn bây giờ thì chúng ta bắt tay vào thực hiện thôi nào. Bước 1: Mở file ảnh gốc bằng phần mềm photoshop Sau đó, bạn tiến hành nhân đôi layer Background bằng tổ hợp phím Ctrl + J hoặc vào Layer -> Chọn Duplicate Layer Bước 2: Tiếp theo tìm đến bộ lọc Filter – Liquify. Trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn cần phải chú ý mình nên làm gì để tạo ra một hình ảnh có phong cách manga. Nếu thường xuyên xem manga, bạn sẽ dễ dàng nhận ra đặc điểm của một nhân vật là mắt to, mũi nhỏ với một khuôn mặt “bánh bao” và cằm nhọn, thon. Đây chính xác là những gì bạn cần phải thực hiện với bộ lọc Liquify, lời khuyên là bạn nên dùng brush size lớn khi tiến hành, vì hình của bạn có độ phân giải cao, nếu dùng size brush quá nhỏ có thể khiến một số vị trí không đều nhau. Công cụ trong Liquify được sử dụng nhiều tại bài hướng dẫn gồm: Bloat Tool giúp cho mắt to hơn, Pucker Tool làm mũi và miệng nhỏ lại, Forward Warp Tool thay đổi vị trí mũi và làm gọn cằm, Reconstruct Tool cho phép khôi phục hình dạng ban đầu nếu gặp sai sót. Bước 3: Bắt đầu với việc chỉnh sửa đôi mắt Như đã nói ở trên, bạn cần phải dùng kích cỡ brush lớn để chỉnh sửa chính xác hơn. Tuy nhiên bao nhiêu là đủ? Điều đó còn tùy thuộc vào độ phân giải của bức ảnh. Ở đây, tốt nhất bạn nên cho kích cỡ brush lớn hơn mắt của nhân vật trong ảnh. Bên phải cửa sổ làm việc có thiết lập cho Brush (kích thước, mật độ…). Khi sử dụng công cụ Bloat Tool giúp làm to mắt, mỗi lần click chuột trái lên mắt tại cùng một vị trí, bạn sẽ thấy kích thước con mắt tăng dần lên đồng thời tròn đều ra. Ngoài ra, để thuận tiện hơn bạn có thể nhấn phím tắt “]”; giảm kích thước Brush nhấn phím tắt “[”. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp – con đường tốt nhất để thành công với nghề họa sĩ truyện tranh Bước 4: Chỉnh sửa phần miệng. Để miệng của nhân vật trông giống như manga, cần phải khiến cho chúng nhỏ và thanh mảnh. Để thực hiện điều này, bạn sử dụng công cụ Pucker Tool, tăng kích thước sao cho lớn hơn miệng của nhân vật. Thiết lập Brush Rate khoảng 30, Brush Density khoảng 50. Bắt đầu “đánh” vào phần góc môi và phần trung tâm. Tiếp tục, bạn dùng công cụ Forward Warp Tool để click và kéo các góc của miệng, làm chúng hẹp và thanh thoát hơn. Bước 5: Xử lý cho mũi nhỏ hơn (Thực hiện tương tự phần miệng và mắt). Nếu đến bước này, bạn đã hoàn toàn cảm thấy hài lòng về mắt và môi, lời khuyên là bạn nên làm thêm một động tác nữa trước khi bắt tay vào chỉnh sửa phần mũi, đó là Duplicate Layer thêm một lần nữa để phòng trường hợp gặp rắc rối trong chỉnh sửa. Với chiếc mũi, bạn dùng kỹ thuật giống như khi dùng với miệng để làm mũi thanh mảnh hơn. Dùng Forward Warp Tool tùy ý để có thể cân chỉnh vị trí và lúc này bạn cần thêm size brush nhỏ để chỉnh sửa chi tiết ở sát mắt và mũi được chính xác. Bước 6: Tạo hình cho phần đầu nhỏ hơn Các bạn nên dành thời gian trau truốt, giúp phần nửa dưới của đầu nhỏ hơn và tròn, phần cằm thì nhọn hơn. Công cụ gồm Forward Warp Tool, dùng Brush với kích thước lớn để di chuyển các bộ phận trên khuôn mặt. Cố gắng giữ được hình dạng của tóc, không làm chúng quá lớn nếu không muốn lộ khuyết điểm. Muốn tránh điều này, bạn hãy giảm thông số Brush Density xuống thấp cho phù hợp. Tip cho bạn là khi đã ưng ý với kết quả, bạn nên dùng Spot Healing Brush để xóa những khiếm khuyết trên khuôn mặt của nhân vật nếu có. Hãy nhớ rằng, cứ sau mỗi bước làm, bạn nên nhân đôi layer đó lên một lần sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong mỗi bước tiếp theo. Bước 7: Retouch để có một bức hình lung linh hơn Đến đây thì phần chỉnh sửa khuôn mặt căn bản đã hoàn thành, nhưng để hình của bạn trông có vẻ “manga” hơn cần có sự trợ giúp từ hiệu ứng màu sắc. Bạn có thể giảm nhẹ độ đậm của màu sắc bằng cách dùng: Channel Mixer trong Layer > Adjustment Layer với Opacity vào khoảng 45. Sau đó mở Color Balance trong Layer > Adjustment Layer > Color Balance, bạn tăng thêm một chút vàng cho kênh Midtones và Highlights, một chút xanh Cyan cho kênh Shadows. >>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học làm phim hoạt hình 3D theo định hướng điện ảnh Bước 8: “Đánh bóng” đôi mắt Bước này sẽ khiến cho đôi mắt thêm phần long lanh và thu hút sự chú ý của người xem, đồng thời nhằm che khuất những khuyết điểm khác (nếu có). Tạo ra một layer mới nằm trên cùng (phím tắt Ctrl + Shift + N). Vào Edit > Fill, thiết lập thông số tương ứng. Kích hoạt công cụ Dodge Tool và Burn Tool Bạn

Phác họa khối và cơ bắp của cơ thể người rất cần thiết cho tạo hình nhân vật. Để phác họa một cách chính xác và theo ý muốn của mình, người học vẽ bắt buộc phải có một chút kiến thức về y học, cụ thể là giải phẫu học.  Việc phác họa cơ bắp không hề dễ, bởi lẽ từng bộ phận đều chứa hàng chục, hàng trăm chi tiết khác nhau về cấu trúc. Hơn nữa, xương và cơ bắp là những cơ quan chức năng quan trọng của con người, vị trí của chúng thay đổi theo từng cử động của cơ thể. Điều này gây khó khăn cho việc phác họa chúng. Trong quá trình dạy vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, học viên ngành truyện tranh, hoạt hình được học bộ môn Vẽ người – Human Sketch từ học kỳ thứ 3, sau khi đã trải qua các bộ môn vẽ cơ bản khác Xương, cơ bắp là gì? Để phác họa một cách chính xác nhất, chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi “cơ bắp là gì?”. Cơ bắp được cấu tạo từ “sợi”. Cơ bắp và xương chịu trách nhiệm trong việc giúp con người di chuyển, hành động bằng cách gắn chặt với xương và dây gân hoặc dây chằng. Vì thế, bất cứ một cử động nào của bạn đều là “thành quả lao động’ của cơ bắp và xương. Xác định rõ ràng cấu trúc, chức năng của loại cơ bắp bạn muốn phác họa. Từng vị trí trên cơ thể người sẽ hiện hữu một loại cơ bắp khác biệt. Thậm chí nếu cùng một loại cơ bắp thì khi “giúp sức” cho cơ thể hoạt động, chúng sẽ thay đổi những cách khác nhau.  Quan sát hai bức ảnh trên bạn sẽ dễ dàng thấy được, cùng một loại cơ bắp, cùng một vị trí, nhưng khi thay đổi góc nhìn thì nó trở thành ba bức phác họa khác nhau hoàn toàn. Cách tốt nhất để phác họa một cách chính xác đó là vẽ từ mô hình hoặc hình ảnh của người thật. Song song đó là nghiên cứu các cuốn sách thiên về giải phẫu học. Khi bắt đầu vẽ, hãy quan sát chức năng cơ bản của hầu hết các cơ bắp trên cơ thể con người. Khi nói đến cánh tay và chân, và ngay cả những động tác sử dụng cả cơ thể. Có rất nhiều loại cơ bắp trên cơ thể của bạn. Chúng không hoạt động độc lập, thậm chí sẽ “phối hợp” một cách “đối nghịch” với nhau. Ví dụ: Các cơ bắp ở phía ngoài bàn tay ( mu bàn tay) giúp ngón tay căng ra, còn các cơ bắp phía bên trong thì giúp ngón tay cong lại. Tiến hành nào ! Bước 1: Đầu tiên hãy vẽ một hình tròn làm ngực nhân vật. Vẽ một hình oval nối vào phía trên hình tròn và một hình tam giác ở phía dưới hình tròn, hai hình mới vẽ phải nối liền với ngực bằng một đường thẳng ngắn. Chúng là đầu và vùng xương chậu của nhận vật. Tiếp theo vẽ hai đường thẳng dọc xuống bắt đầu từ vùng xương chậu, dùng hai đường thẳng nhỏ đánh dấu xương đầu gối của nhân vật. Vẽ một đường vòng cung cho để làm cánh tay, sau đó vẽ vào đó hai hình tròn tương ứng với bàn tay. Bước 2: Làm nhạt bớt một số đường vẽ ở bước 1, như trong hình dưới đây. Sau đó, vẽ một hình ngũ giác cho phần đầu. Nối ngực và phần xương chậu bằng 4 nét vẽ, đồng thời tạo cho phần ngực dạng khối lục giác. Bước 3: Đầu tiên hãy vẽ cơ bắp ở hai bắp tay, bắp chân của nhân vật. Chú ý nối phần cơ bắp vừa vẽ vào các phần còn lại. Bắp tay nối vào phần đầu. Bắp chân thì nối vào vùng xương chậu. Có một điều bạn thật sự phải cẩn thận khi vẽ cơ bắp ở tay, đó là phần cơ bắp phía trên vai cần chia làm hai phần. Một đại diện cho bắp tay, một là phần cơ bắp ở vai. Cơ bắp ở chân thì dễ dàng hơn, hãy phác họa chúng như một ngôi nhà, nhưng nhớ chú ý đến vị trí và kích thước của chúng. Bước 4: Giờ thì bắt đầu hơi phức tạp rồi nhé, hãy bắt đầu với cơ bắp ở chân trước, vẽ cẳng chân bằng hai đường gấp khúc, sau đó vẽ một hình tam giác cho bàn chân. Đến cơ bắp ở tay, lần này sẽ có khá nhiều nét khác nhau, hãy cẩn thận nhé. Bật mí một mẹo nhỏ cho bạn, đó là hãy vẽ bàn tay trước. Như thế bạn sẽ không phải lo lắng về sự tương ứng về kích thước của các cơ bắp. Tiếp đó vẽ một đường gợn sóng thể hiện mặt trong cẳng tay, vẽ một góc rộng cho phần ngoài cẳng tay và cùi chỏ. Bước 5: Phù !!! Phần bên ngoài cơ bản đã xong rồi, giờ chúng ta bắt đầu vẽ vào bên trong nhé. Hãy bắt đầu từ phần ngực của nhân vật. Hãy vẽ một đường thẳng từ cổ xuống phần xương chậu. Sau đó thêm vào các đường vẽ có dạng giống chữ “w”. Cuối cùng hãy dùng hai đường gấp khúc và một đường tròn cho ổ bụng. Bước 6: Tập trung nhé, sắp hoàn thành rồi này. Bắt đầu với những đường cong phía dưới cánh tay, sau đó đến bắp tay. Hãy chú ý liên kết các đường cong vừa vẽ với những đường vẽ ở ngực, cẳng tay trước đó. Phần chân thì đơn giản hơn nhé, chỉ cần vẽ hai đường thẳng dạng chữ “x” lớn. Bước 7: Đây là đoạn “tiền kết thúc”

4 tố chất cần có ở nhà biên kịch

Nhà biên kịch giống như là người trang trí nội thất của một ngôi nhà. Ngay từ lúc đầu tiên, ngôi nhà phải gây được sự chú ý bởi tính thẩm mỹ của nó, nhưng khi bước vào trong, nội thất bên trong phải làm cho chủ nhân hài lòng bởi tiện ích mà nó mang lại. Sự “thôi miên” của kịch bản, không thể chỉ thành công bước đầu mà phải theo gót người xem đến tận những năm tháng về sau. Công việc thiên về sáng tạo nghệ thuật cá nhân, sẽ đòi hỏi bạn khá nhiều tố chất. Dưới đây là 04 tố chất cơ bản cần có ở người biên kịch: 1. Nhạy cảm những biến chuyển của cuộc sống: Là một người hoạt động về nghệ thuật, sự nhạy cảm là điều tất yếu bạn phải có. Nó thể hiện khả năng cảm thụ, tiếp xúc với cuộc sống hàng ngày và cả trong lĩnh vực nghệ thuật. Ví dụ như rung cảm trước một hình ảnh đẹp, xúc động trước một câu chuyện ý nghĩa về tình người,…là những biểu hiện của nhạy cảm. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt giữa nhạy cảm và ủy mị. Nếu bạn là người có thể nhận ra được cuộc sống này đổi thay từng ngày, nó có thể mang màu sắc tươi đẹp hoặc buồn bã thì xin chúc mừng bạn, bạn đã có được yếu tố đầu tiên cho nghề biên kịch. 2. Vốn hiểu biết rộng, luôn không ngừng trau dồi và học hỏi: Không chỉ riêng nghề biên kịch, vốn hiểu biết rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau không bao giờ là dư thừa. Một bộ phim muốn được đánh giá cao thì bản thân nó phải sở hữu một tầm văn hóa nhất định, thậm chí chính bản thân nó phải là một sản phẩm văn hóa có chất lượng. Nhà biên kịch luôn phải “học” bằng tất cả tâm hồn và trí óc của mình, làm sao để theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại. Từ đó sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị văn hóa cao. Làm thế nào để có được vốn hiểu biết sâu rộng? Đọc nhiều sách, đi nhiều nơi và chân thành trong cuộc sống chính là chìa khóa để bạn có được vốn kiến thức như ý muốn. 3. Sự tự tin: Tại sao một nhà biên kịch phải có được sự tự tin? Là bởi vị họ cần nó để bảo vệ chính kiến của mình. Và khi kịch bản bị từ chối hay dựng thành phim rồi mà không được khán giả đón nhận, sự tự tin vào bản thân, vào niềm đam mê của bạn với nghề nghiệp giúp bạn trụ vững với nghề. Cũng như nhạy cảm và ủy mị, nhà biên kịch cần thiết phải phân biệt rõ ràng giữa tự tin và tự phụ. 4. Sự kiên trì: Bất cứ lĩnh vực nào cũng cần sự kiên trì và cẩn thận. Biên kịch lại là một công việc không hề đơn giản. Vì thế chấp nhận bước vào nghề biên kịch tức là bạn chấp nhận điểm khởi đầu gian nan. Làm thể nào để nuôi dưỡng sự kiên trì? Muốn có được phẩm chất này, trước hết bạn phải có lòng đam mê, nhiệt huyết với nghề. Bỏ qua những yếu tố khó khăn, vươn tới sự hoàn hảo. Quỳnh Như (tổng hợp)

Trong lịch sử những tựa game được tạo nên bằng khối óc và con tim người Việt Nam xưa nay, sự ủng hộ về mặt tinh thần luôn là điều cần thiết bậc nhất để những nhà thiết kế game trẻ Việt tự “xắn tay áo” làm ra các sản phẩm game chất lượng, nhằm chứng tỏ trí tuệ người Việt không hề kém cạnh so với ngành công nghiệp Game thế giới.  Tuy nhiên lịch sử game Việt cũng không ít lần ghi nhận những khó khăn cùng cực mà giới Developer trẻ phải hứng chịu trước khi làm ra thành quả về sau này, một trong số đó chính là nỗi cay đắng khi vấp phải những chiêu trò, được dựng nên từ chính những người “Gà cùng một Mẹ” trong thị trường game Việt. [spacer] 1.Thuận Thiên Kiếm: Năm 2010, cả cộng đồng game Việt Nam vui mừng vì sau bao nhiêu năm, một game online do chính những người Việt trẻ tạo nên cuối cùng cũng xuất hiện trên bản đồ game online nước nhà sau hơn 4 năm khởi động. Thổi một làn gió mới vào thị trường game oline đang bị các game online nước ngoài xâm lấn. Game gắn liền với những câu chuyện loạn lạc cuối thời Hậu Lê với sự tranh giành quyền lực lên tới đỉnh điểm. Người chơi có thể tham gia hai phe “Thiên Đạo” hoặc “Trùng Hưng”. Game còn đưa người chơi đến khám phá những vùng đất lịch sử gắn liền với nhiều sự kiện, truyền thuyết nổi tiếng như thành Thăng Long, Cổ Loa, Chùa Một Cột, Vân Đồn, Bạch Đằng Giang. Nhưng điều gì tới cũng sẽ tới, sau ba năm vận hành, Thuận Thiên Kiếm đành phải chính thức ngừng hoạt động. Để lại một điều tiếc nuối lớn cho thị trường game online nước nhà. [spacer] 2. 7554: Được đặt tên theo ngày kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/1954), thuộc thể loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất. 7554 là game offline và thuộc thể loại game có cấu hình đồ hoạ mạnh đầu tiên được phát triển và phát hành tại Việt Nam lúc bấy giờ. Game phát hàng vào tháng 12/2011. Người chơi phải hoá thân vào nhân vật là một người lính sẽ chiến đấu trong trận chiến. Game sử dụng các sự kiện và câu chuyện có thật trong lịch sử. Những trận đánh nổi tiếng gắn liền với nhiều nhân vật anh hùng. Tuy thành công về mặt thương hiệu, tạo dấu son chói lọi trong lịch sử phát triển game Việt, nhưng sau đó 7554 đã phải đón nhận thất bại nặng nề về mặt doanh thu khi văn hóa số đông người dùng đều chỉ muốn được chơi game miễn phí. Mặc dù là game offline, nhưng 7554 phần nào cũng giúp nền sản xuất game nước nhà có thêm bước đi mới. [spacer] 3. Sát thát truyền kỳ: Nỗi buồn của Thuận Thiên Kiếm chưa lâu, game thủ nước nhà lại có cơ hội và hi vọng tiếp tục được chơi một tựa game do nhà phát hành Việt Nam sản xuất. Tháng 04/2013, đúng ba năm sau khi ra đời ý tưởng về game Sát Thát Truyền Kỳ, công ty cổ phần trò chơi EMOBI đã chính thức công bố dự án game. Đây là một tin mừng tiếp theo dành cho thị trường game online nước nhà. Là một game chiến đấu 100% non-target, và sẽ đi theo một con đường riêng chứ không phải theo phong cách kiếm hiệp, tiên hiệp thường thấy ở các game ngoại. Nhưng cuối cùng, Sát Thát Truyền Kỳ một lần nữa, không đến được tay người chơi Việt. EMOBI đành phải tạm dừng dự án vì không đủ nguồn lực. [spacer] 4. Âu Lạc Online: Năm 2011 cũng là năm mà làng game online Việt Nam một lần nữa phải chao đảo vì game online Âu Lạc Online được công bố. Là một game thuần Việt tiếp theo. Với hình ảnh chính là các vị Vua Hùng. Tuy nhiên, một lại một lần nữa, người chơi vẫn mong chờ còn thông tin về game thì lại chưa thấy đâu. Có lẽ, phải rất lâu nữa, những game online MMORPG “made in Việt Nam” mới có thể xuất hiện. [spacer] 5. Toy Quest: Có lẽ, đây sẽ là game tiếp theo của người Việt sản xuất mà game thủ nước nhà đang trông mong. Toy Quest – một game offline tiếp theo do đội ngũ HikerGame thực hiện. Đây cũng chính là nhà sản xuất sản xuất tựa game 7554. Chúng ta có quyền trông mong vào một tựa game hấp dẫn sắp ra đời. (Tổng hợp)

tips phân khung truyện tranh

Nhạc sĩ sáng tác dựa trên các khuôn nhạc, họa sĩ vẽ truyện tranh dựa trên phân khung truyện tranh. Cũng như một bản nhạc có nhiều khuôn nhạc, truyện tranh là một tổng thể có “vần điệu” nhịp nhàng nhưng đòi hỏi bố cục và các tiểu tiết phải có kết cấu thật chặt chẽ nếu không nó sẽ làm ngắt quãng mạch cảm xúc của độc giả. Quy trình vẽ truyện tranh cần trải qua nhiều giai đoạn và phải đi theo từng bước để hình thành nên cấu trúc chặt chẽ cho truyện tranh: Đầu tiên là phải thông qua kịch bản. Thứ hai là vẽ phân khung, sau đó tiến hành vẽ cấu trúc nhân vật, thể hiện các hoạt động, cảm xúc nhân vật, vẽ tính động cho nhân vật, rồi đến quá trình lọc nét và cuối cùng là đồ họa. Phân khung truyện tranh tưởng chừng đơn giản nhưng lại có rất nhiều bạn làm chưa tốt, đặc biệt đối với các bạn đang trong quá trình học vẽ truyện tranh. Phân khung tốt góp phần rất lớn làm nên thành công của câu chuyện, nó ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến, kịch tính bộ truyện của bạn, không những vậy nó còn khiến truyện của bạn dễ dàng tiếp cận người đọc – đem lại cảm giác dễ hiểu, thoải mái và tự nhiên. [spacer] TỔNG QUAN VỀ PHÂN KHUNG TRUYỆN TRANH: [spacer] Khung hình vuông Hình dạng và đặc điểm: Có độ dài các cạnh bằng nhau hoặc tương đối bằng nhau, hình vững chắc, ít tính chuyển động, đơn giản và dễ tập trung điểm nhìn vào nó. Cá tính: Chậm chạp (ít chuyển động), cô đọng (trọng tâm của nó dễ thu hút người đọc) Ứng dụng: do cá tính như vậy nên khi câu chuyện cần diễn biến chậm hay nhấn mạnh vào chi tiết cần thể hiện (điểm nhấn) thì các tác giả sẽ sử dụng. Khung hình vuông làm diễn biến chậm lại nhưng mà cảm giác thời gian tạo cho người đọc trong tình huống vẫn xảy ra bình thường Khung hình chữ nhật Hình dạng và đặc điểm: độ dài 1 cạnh gấp ít nhất là 1,5 lần cạnh còn lại ,hình mang tính chuyển động, điểm nhìn biến hóa (tùy vào nơi tác giả muốn đặt). Cá tính: năng động, hoạt bát (xoay ngang dọc đều được), dễ thích nghi (đất rộng hay hẹp đều vô được) nhưng hay quên và lơ đãng (điểm nhìn của nó không cô đọng, thường bị phân tán khiến người đọc không tập trung và lướt nhanh). Ứng dụng: thường xuyên. Khung hình thang và hình đa giác Hình đa giác chúng ta hiếm lắm mới thấy, đại đa số hình dạng mà chúng ta hay thấy là hình thang và biến tấu của nó hơn 1 chút như hình minh họa. Ứng dụng nhiều nhất là khi muốn tạo diễn biến nhanh và dồn dập. *Điểm cần lưu ý: Những góc nhọn khiến khung tranh không được đẹp và làm người xem cảm thấy khó chịu (đặc biệt là khi nó hiện rõ và rơi vào điểm nhìn của người đọc). Một số dạng bạn không nên sử dụng và các cách khắc phục nó: Tràn tranh, tràn khung và cắt khung: Tràn tranh: hình ảnh được vẽ tràn ra không bị bao bọc bởi khung tranh Những tranh được vẽ như thế này luôn gây cho người đọc sự chú ý .Tác giả sử dụng nó thường có ý đồ tạo không gian rộng hơn cho tranh, trang truyện thêm phong phú (đặc biệt là những trang khung tranh nhàm chán và đồng điệu), trong một số trường hợp khác nó mang lại sự ấn tượng (hay thấy nhất là lúc xuất hiện nhân vật mới hoặc tình huống cao trào của truyện). Tràn khung: khung tranh được mở từ 1-2 cạnh, hình 1 là mở 1 cạnh, hình 2 là mở 2 cạnh. Được sử dụng khi các họa sĩ muốn thể hiện cảnh rộng hay kích thích trí tưởng tượng của người đọc, muốn tạo sự thông thoáng, phong phú khung truyện cho trang truyện của mình, tăng thêm tính hấp dẫn và mới mẻ hơn. Cắt khung: khung tranh “bị mất” 1 chút phía trên hay phía dưới – không còn chiều ngang hoặc chiều dọc bằng với khung đứng cạnh nó. [spacer] [spacer] Khi vẽ thì thông thường những khung đứng cạnh nhau trên cùng 1 đường thẳng sẽ có chiều cao bằng nhau, không phải “thụt thò” nhưng thế này, tại sao nhỉ?! Trong mỹ thuật, tính tương phản (to – nhỏ, dài – ngắn, cong – thẳng, nhẵn nhụi – gồ gề ..v.v) có vài trò rất quan trọng, tác dụng của chúng là tôn nhau nên, khiến cái chính trở lên rõ rệt. Nhìn vào hình minh họa, ta thấy khung nhỏ hơn đều bị cắt, việc này mang lại hiệu quả: – Tôn lên khung cạnh nó, khiến khung đứng cạnh khung “bị cắt” trở nên chính và thu hút người xem. – Sẽ khiến khung tranh trở nên dễ kiểm soát (thường là rơi về khung tranh hình vuông hoặc tương tự với hình vuông), tập trung ngay vào chi tiết chính cần miêu tả và gạt bỏ nhưng hình ảnh thừa, không cẩn thể hiện. – Chúng ta thử tưởng tượng, nếu ở minh họa 1 con cá được vẽ thêm phần bụng – minh họa 2 thì vẽ thêm tán cây, sẽ khiến tranh bị phân tán không tập trung vào hành động và cử chỉ của nhân vật, nên việc cắt khung này sẽ bỏ đi phần thừa và đem lại hiệu quả thứ 3 là: Tạo không gian của trang truyện thêm thông thoáng và đa dạng, tập trung hơn vào chi tiết bên trong, tăng thêm cảm hứng cho cả người vẽ lẫn người đọc. [spacer] Ý NGHĨA CỦA CÁC CÁCH

5 điều gây hiểu lầm về nhà biên kịch

[spacer] 1. “Biên kịch là nghề nghiệp cao siêu đòi hỏi tài năng văn học xuất chúng” Bạn không giỏi trong việc hành văn, không thể “múa bút” như những nhà văn chuyên nghiệp, và điều đó khiến bạn không thể trở thành nhà biên kịch. Nếu bạn nghĩ như thế thì chính bạn đã bỏ qua cơ hội thành công của cuộc đời mình. Thay vì cần những kỹ năng cao siêu, công việc biên kịch lại đòi hỏi chúng ta nắm chắc những kỹ thuật cơ bản. Ví dụ như: – Biết cách sử dụng ngôn từ. Trong nhiều trường hợp, biên kịch chỉ có thể làm việc với người khác thông qua những câu, chữ trong kịch bản. Biên kịch cần có khả năng “viết cho người khác hiểu”, sau đó mới là các đánh giá về “hay, dở”. – Biết cách trình bày các loại văn bản. Cách trình bày văn bản thể hiện được tư duy và quan niệm thẩm mỹ của người biên kịch. Cùng một nội dung, nhưng hãy ưu tiên cách trình bày gây thiện cảm cho người đọc. [spacer] 2. “Kịch bản trên giấy là điều duy nhất tôi quan tâm” Nếu bạn nghĩ rằng, kịch bản là của biên kịch còn phim mới là của đạo diễn thì bạn đã nhầm lẫn rồi. Kịch bản chính là phim, chỉ là được tạo ra ở dạng văn bản. Vì thế, nhà biên kịch tốt phải nắm chắc phần việc của đạo diễn, hơn nữa là dựng phim và thậm chí là công việc của người thiết kế phim trường. Hãy luôn nhớ rằng, công việc biên kịch giống như người đầu bếp nấu ăn cho hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người. Việc nấu ăn đòi hỏi bạn phải hiểu khẩu vị của từng người, kiên nhẫn và chu đáo thì mới có thể thành công. 3. “Biên kịch là nghề nghiệp mang tính chất độc lập” Nếu sáng tác văn chương là điều bạn nên làm một mình thì kịch bản cần sự phối hợp của nhiều khối óc sáng tạo. Bạn cần biết cách làm việc chung với nhiều người, thậm chí là nhiều đội ngũ khác nhau trong những dự án điện ảnh, hoạt hình hay truyện tranh lớn, đặc biệt là những dự án truyền hình là điều cần thiết đối với biên kịch. Khi trở thành nhà biên kịch, việc giữ mối quan hệ với giới nghệ thuật, truyền thông là điều đương nhiên. Vì thế, học cách sống chung với người khác, đồng sáng tạo với họ là một phần trong những bí quyết quan trọng của nghề biên kịch. [spacer] 4. “Tôi phải viết thế này thì kịch bản mới được dựng thành phim” Khi bạn viết một câu chuyện cho mình, việc các đạo diễn sẽ thích chúng ngay là điều rất khó. Kịch bản có thể sẽ bị chỉnh sửa nhiều lần. Nhưng hãy ghi nhớ rằng, với những kịch bản điện ảnh, cảm xúc là một yếu tố rất quan trọng. Đến một lúc nào đó, hãy quên đi các yếu tố kỹ thuật để chú trọng vào một điều duy nhất, đó là cảm xúc. Khi nhân vật của bạn cứ đi theo một hành trình đã được lập trình sẵn một cách vô cảm, đó chính là lúc nhà biên kịch thất bại. >>> Tìm hiểu Lớp Biên kịch cấp tốc [spacer] 5. “Biên kịch cần có cuộc sống yên tĩnh tuyệt đối” Biên kịch, không phải cứ ngồi một chỗ thì mới nghĩ ra được ý tưởng hay. Ý tưởng hay nhất định phải được lấy từ cuộc sống con người. Vì thế, hãy trải nghiệm cuộc sống bằng nhiều giác quan hơn nữa để có được những kinh nghiệm cho mỗi nhân vật của mình. (Tổng hợp)

7 công việc bạn có thể làm tốt khi học kịch bản

Mỗi chương trình, sự kiện, một bộ phim, một vở kịch hay bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật được dàn dựng, đều phải bắt nguồn từ kịch bản. Điều đó có nghĩa rằng, nhu cầu nhân lực cho ngành sáng tạo kịch bản trong tương lai sẽ ngày càng cao. Bạn sẽ có thể làm tốt 7 công việc bên dưới sau khi theo học Lớp nghệ thuật sáng tạo kịch bản tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). + Menu (click thu gọn) 1. Nghề biên kịch phim ( Screenwrite) 2. Sáng tác kịch bản chương trình hài kịch (Comedy writing) 3. Sản xuất kịch bản phim hoạt hình ( 3D Animation & VFX) 4. Sáng tác kịch bản truyện tranh 5. Đạo diễn hoặc Biên tập viên chương trình truyền hình, tiểu phẩm 6. Đạo diễn hoặc biên kịch sân khấu 7. Giảng viên chuyên ngành tại Viện và các trường, trung tâm khác [spacer] 1. Nghề biên kịch phim ( Screenwrite): Chúng ta đều biết kịch bản là món ăn của “đầu bếp” biên kịch. Về cơ bản thì “thực đơn” thường theo hai “phong cách sau”: * Phim truyền trình: Nếu trước đây, phim truyền hình là sân chơi riêng của các hãng phim nhà nước, thì hiện nay lại được sản xuất chủ yếu bởi các công ty tư nhân, số lượng và chất lượng phim vì thế cũng tăng lên đáng kể. Với tình hình trên, cơ hội cho các nhà biên kịch là không hề nhỏ nếu bạn có một câu chuyện hấp dẫn, nổi trội. Tuy nhiên, việc cạnh tranh nhân sự là điều nhất định phải có. Sáng tạo kịch bản sẽ giúp các bạn trẻ đang có ý định theo nghề biên kịch trờ nên tự tin hơn trong công việc sau này. [spacer] * Phim điện ảnh: Thị trường phim điện ảnh Việt Nam cũng “rộn ràng” không kém. Phát triển với số lượng nhanh chóng, những dự án phim điện ảnh “khổng lồ” chiếm được sự quan tâm và ủng hộ của công chúng. Dù phát triển nhanh chóng, nhưng phim điện ảnh Việt Nam vẫn còn nhiều điểm thiếu sót về kịch bản, ảnh hưởng đến chất lượng của phim. Chính vì thế, hãy mạnh dạn đầu tư những ý tưởng của bạn thành kịch bản hoàn chỉnh, sau đó gởi cho các nhà làm phim bạn cho là phù hợp. Nếu thành công, thu nhập của bạn sẽ tăng đến hàng trăm triệu cho mỗi kịch bản được sản xuất thành phẩm. [spacer] 2. Sáng tác kịch bản chương trình hài kịch ( Comedy writing): Phim hài hiện nay được xem là thị trường béo bở mà các nhà sản xuất đang nhắm vào, đồng thời cũng được dự đoán là xu hướng của điện ảnh Việt trong vài năm tới. Trong khi đó, nguồn kịch bản chất lượng vẫn luôn là vấn đề được quan tâm và khiến các nhà sản xuất đau đầu nhất trước khi bắt đầu mỗi dự án.  Đặc biệt có thể kể đến thể loại Sitcom ( Situation Comedy), đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ của các thể loại chương trình truyền hình. [spacer]  3. Sản xuất kịch bản phim hoạt hình ( 3D Animation & VFX): Ngành công nghiệp hoạt hình đã và đang mang lại nguồn thu khổng lồ cho các quốc gia như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,…Nhìn thấy được lợi ích trên, các nhà làm phim trong nước đã bắt đầu ưu tiên hơn cho thể loại phim hoạt hình. Đây là một điều đáng mừng cho nền giải trí nước nhà, đồng thời cũng là cơ hội giúp các bạn trẻ Việt Nam đam mê sáng tạo kịch bản phim hoạt hình “có đất dụng võ”. >>> Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp [spacer] 4. Sáng tác kịch bản truyện tranh: Truyện tranh – một trong những loại hình nghệ thuật được các bạn trẻ Việt Nam ưu chuộng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này sẽ không hề dễ dáng nếu thiếu một chuyên gia sáng tạo kịch bản. Bạn sẽ được chào đón nồng nhiệt tại các công ty truyện tranh như Phan Thị, Comicola hoặc các nhà xuất bản lớn như Kim Đồng, Trẻ… Bạn cũng có thể mở rộng tương lai bằng cách thành lập nhóm sáng tác cùng các bạn học viên đang theo học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình hoặc các họa sĩ tự do khác. Họ sẽ giúp kịch bản của bạn trở thành siêu phẩm truyện tranh. Nếu bạn muốn trở thành họa sĩ để độc lập thể hiện kịch bản của mình. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Khóa học vẽ truyện tranh tại Viện. [spacer] 5. Đạo diễn hoặc Biên tập viên chương trình truyền hình, tiểu phẩm: Các chương trình truyền hình càng ngày nhận được sự quan tâm theo dõi của khán giả. Sự đầu tư về số lượng và chất lượng là điều mà các nhà sản xuất luôn đòi hỏi từ các tổ sản xuất. Việc tăng nhanh về số lượng các chương trình thực tế được Việt hóa đã cho thấy sự thiếu hụt về kịch bản chương trình có chất lượng. Đây cũng là một trong những lĩnh vực mà bạn sẽ làm tốt sau khi hoàn thành Lớp nghệ thuật sáng tạo kịch bản. [spacer] 6. Đạo diễn hoặc biên kịch sân khấu: Có phần hơi “lặng lẽ” hơn so với các thể loại nêu trên, nhưng sân khấu kịch vẫn có chỗ đứng với một lượng khán giả nhất định. Việc xây dựng một vở kịch trên sân khấu, sẽ khác biệt với các thể loại kịch bản còn lại. Vì thế, nếu yêu thích thể loại này, hãy gửi kịch bản về cho các sân khấu để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp cho mình. [spacer] [spacer]

tại sao kịch bản của họ thành công

Nhà biên kịch đại tài Paula Milne đã từng nói “Đừng cố viết một bộ phim mà chính bạn không muốn đi xem”. Vậy câu hỏi đặt ra cho hàng triệu nhà biên kịch đó là “Khán giả của tôi, họ muốn xem gì?” [spacer] Kịch bản là gì? [spacer] Trước khi trả lời cho câu hỏi tại sao đặt ra ở đầu bài, người viết xin phép quay về những định nghĩ cơ bản nhất về kịch bản và người biên kịch. Kịch bản là khâu đầu tiên và thiết yếu của việc sản xuất ra một tác phẩm truyện tranh, hoạt hình, điện ảnh… Là tiếng nói chung của cả một đội ngũ làm phim. Quan trọng hơn hết, kịch bản là câu chuyện bằng hình ảnh không phải để “kể” mà là để “xem”. [spacer] Biên kịch là gì? [spacer] Vậy còn biên kịch? Người tạo ra kịch bản được gọi là người biên kịch. Biên kịch gia giống như một họa sĩ, có khả năng “vẽ” mọi thứ bằng ngôn từ. Đôi khi lại giống một nghệ nhân, chăm chút cho nhiều loại cây khác nhau, và đương nhiên việc chăm sóc này có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, hay thậm chí là nhiều năm. Woody Allen – Nhà biên kịch đại tài Cụ thể hơn công việc của biên kịch là chỉ rõ nội dung câu chuyện, số hồi, số cảnh, số lượng và đặc điểm nhân vật, những tình huống, hành động cao trào và đối thoại…Nhà biên kịch sẽ là người đầu tiên dựng toàn bộ câu chuyện bằng cách xây dựng toàn bộ các yếu tố trên. [spacer] Thế nào để có một kịch bản hay? [spacer] Như đã định nghĩa ở trên, có rất nhiều yếu tố cấu thành kịch bản. Vì thế để có một kịch bản hay, nó đòi hỏi chúng ta phải làm việc chăm chỉ, cật lực suy nghĩ và sáng tạo. Bước đầu tiên để có một kịch bản hay đó là có được một ý tưởng tốt. 1. Tìm kiếm ý tưởng: Ý tưởng là tất cả những chi tiết bạn phát hiện, tưởng tượng ra và tạo ấn tượng với bạn, nó có thể là những hình ảnh, âm thanh,…là tất cả mọi thứ trong cuộc sống này. Dựa vào định nghĩa trên, bạn có thể thấy rằng. Nó đến từ cuộc sống của mỗi người, mang sắc thái giai cấp, tư duy, suy nghĩ của tác giả. [spacer] 2. Nên biết rằng không phải ý tưởng nào cũng tạo thành tác phẩm thành công: Ý tưởng là cái vô hạn. Nhưng làm thế nào để có một ý tưởng hay là điều không phải ai cũng biết. Phần lớn mọi người đều chỉ nghĩ đến việc thể hiện những gì mình nghĩ. Mà quên mất rằng, những gì mà đối tượng tiếp nhận tác phẩm mong muốn. Hãy tự đặt câu hỏi rằng: Ý tưởng đó có làm người xem cảm thấy thích thú, hài hước, sợ hãi,…hay không? Tại sao tôi lại muốn xem bộ phim đó, mà không phải là bộ phim khác, tôi tìm thấy gì khi tôi xem nó? Đó là những câu hỏi cơ bản giúp bạn có được ý tưởng hay. Khi đã xác định được ý tưởng của bản thân, hãy bắt đầu nghĩ đến chủ đề bạn cần thể hiện. Chủ đề chính là linh hồn của những tác phẩm, cho dù nó có là phim điện ảnh, phim hoạt hình hình, truyện tranh, game hay phim quảng cáo thì chúng vẫn cần có một chủ đề nhất định. Nhà biên kịch Pháp Jean – Marc Rudnicki tiết lộ bí quyết của ông như sau: – Ghi ra giấy tất cả những gì nảy sinh trong đầu, sắp xếp các ý tưởng đó lại, kể cả khi đó là ý tưởng kì cục nhất. – Nói to và diễn hành động của nhân vật. Như vậy, bạn sẽ thấy những hành động bạn định gán cho nhân vật có hợp ký hay không. – Ghi âm vào máy và tuần sau đó hãy nghe lại ý tưởng của chính mình. [spacer] 3. Hãy làm một đầu bếp thông minh: Bạn sẽ là trở thành người đầu bếp thông minh, nắm rõ các dạng thức truyền thông cho kịch bản của mình. Tác phẩm của bạn sẽ thể hiện ở dạng truyện tranh? Hoạt hình? Điện ảnh? Hay phim truyền hình dài tập? Bạn biết cách phân bổ các chi tiết trong tác phẩm như sắp xếp những món ăn để tạo ra một thực đơn hoàn hảo. Không sắp xếp hai, ba món chính. Các món phụ phải bổ sung mùi vị cho món chính. Cả bàn ăn phải có mùi vị liên quan đến nhau. Điều cuối cùng, người đầu bếp cũng nên cần có thêm một tính cách thiên về đạo đức con người, đó là tính tiết kiệm. Ví dụ: Trong kịch bản của bộ phim Titanic nổi tiếng khắp thế giới, có cảnh tàu Titanic dừng lại đón khách lần thứ hai. Những người làm phim đã quyết định bỏ cảnh quay đó đi, vì nó không phục vụ nhiều cho cốt truyện, không tô đậm chủ đề của phim, mà lại tiêu tốn đến một triệu USD. Vì thế, hãy suy nghĩ về những chi tiết trong tác phẩm, chi tiết nào thật sự cần thiết, đừng thêm thắt quá nhiều dẫn đến việc uổng phí công sức, tiền bạc. [spacer] 4. Không ngừng sáng tạo là công thức thành công: Mới – là cái gây chú ý cho người khác. Khán giả sẽ bỏ ra thời gian, tiền bạc để thưởng thức những thứ người ta chưa từng biết, chưa từng thử. Hãy tự so sánh điểm khác nhau giữa các bộ phim cùng đề tài, sau đó tự tìm ra điểm nào mới hơn, sáng tạo hơn. Những tình tiết trong phim phải là điều mà khán giả cho là đặc biệt với họ.

Gần 30 năm đã trôi qua, từ những giai đoạn đỉnh cao từ năm 1986 – 1990 của truyện tranh nội Việt Nam. Cho đến giai đoạn 1990, khi truyện tranh của nước ngoài bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam. Thì truyện tranh luôn giữ được phần lớn vị trí trong tiềm thức của người trẻ thời bấy giờ. Truyện tranh dành trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hoá thời hiện tại. Người viết bài này, sẽ đưa bạn về lại những quãng thời gian tuổi thơ, thời mà truyện tranh bắt đầu dần trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu. 1. Dũng sĩ Hesman: Các bạn trẻ giai đoạn cuối 8x, đầu 9x chắc ai cũng biết bộ truyện tranh quen thuộc này. Là một bộ truyện của Hoạ sĩ Hùng Lân làm từ năm 1992 đến năm 1996. Bốn tập ban đầu, Hoạ sĩ Hùng Lân phóng tác từ phim hoạt hình Voltron – Defender of the Universe của Nhật. Những tập truyện sau, hoạ sĩ tự sáng tác dựa trên tuyến nhân vật có sẵn và sáng tạo thêm một số nhân vật khác. Bộ truyện cũng giữ kỷ lục “Bộ truyện tranh dài tập nhất của Việt Nam” trong suốt 16 năm cho tới khi kỷ lục bị phá bởi bộ truyện Thần đồng Đất Việt. Bộ truyện cũng đã được đón nhận qua nhiều thế hệ độc giả trẻ tại Việt Nam, con số phát hành có lúc lên đến 160.000 bản một tập. Đây là bộ truyện rất thành công của Họa sĩ Hùng Lân. [spacer] 2. Cô Tiên Xanh: Cùng thời với Dũng sĩ Hesman, cũng có một bộ truyện tranh không thể không nhắc tới, đó là truyện tranh Cô Tiên Xanh (1991) của tác giả Kim Khánh. Mỗi tập truyện là một câu chuyện xoay quanh về cuộc sống bình dị, kèm trong đó những bài học về làm người. Thông qua bộ truyện, tác giả Kim Khánh truyển tải những thông điệp về giá trị đạo đức, giá trị sống và các kỹ năng ứng xử trong xã hội tới các độc giả nhỏ tuổi. [spacer] 3. Thần đồng Đất Việt: Mặc dù đây là bộ truyện “sinh sau đẻ muộn” nhưng mình vẫn xếp ở vị trí thứ ba. Bởi đây cũng là một câu chuyện nổi tiếng do chính người Việt tạo ra. Qua đây, mình muốn tôn vinh về nghề làm truyện tranh, một nghề dần dần được mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn. Bộ truyện được phát triển bởi Công ty Phan Thị – đối tác chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm đào tạo cho Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Ra đời sau, nhưng sức hút của bộ truyện không thể không phủ nhận. Cho tới thời điểm người viết bài này, bộ truyện đã lên tới con số 196 tập, nhưng đọc giả dẫn dành rất nhiều tình cảm cho bộ truyện. Không chỉ vậy, Thần Đồng Đất Việt còn có thêm những phiên bản khác như Thần Đồng Toán Học, Thần Đồng Mỹ Thuật, Thần Đồng Đất Việt Hoàng Sa Trường Sa. [spacer] 4. Doraemon: Doraemon, cái tên từng quen thuộc với hầu hết mọi lứa tuổi ở Việt Nam. Không chỉ trẻ em mới mê Doraemon mà ngay cả người lớn cũng mê mẩn bộ truyện này. Doraemon là bộ manga và anime của tác giả Fujiko F. Fujio sáng tác năm 1969. Nhưng mãi đến năm 1992, độc giả Việt Nam mới được tiếp cận bộ truyện. Bộ sách lập tức thành sự kiện của ngành xuất bản Việt Nam năm 1992 khi chỉ sau một tuần, bốn tập truyện Doraemon (mỗi tập 108 trang) đã bán hết 40.000 bản. Bộ truyện được coi là một trong những bộ truyện xuất sắc nhất của manga thập niên 1970 và 1980. Ở Nhật Bản, Doraemon cùng với Pokémon đều là những biểu tượng văn hóa được đông đảo người Nhật yêu thích. [spacer] 5. Thám tử lừng danh Conan: Nếu nói Doraemon là bộ truyện dành cho thiếu nhi, Meitantei Conan (Thám tử lừng danh Conan) là bộ truyện dành cho người lớn, đặc biệt là những ai thích tiểu thuyết trinh thám, phá án. Bộ truyện xuất hiện vào tháng 1/1994 trên tuần san Shōnen Sunday của Shogakukan, thời điểm lên ngôi của manga trinh thám sau khi loạt truyện Thám tử Kindaichi ra mắt. Tác giả Gosho Aoyama đã lấy cảm hứng cho câu truyện của mình từ Arsène Lupin, Sherlock Holmes, và loạt phim về samurai của Akira Kurosawa. Trong số những bộ manga dài nhất Nhật Bản, Thám tử lừng danh Conan đứng ở vị trí thứ 22 với gần 900 chương đã được phát hành. Tập đầu tiên bộ truyện từng ba lần xuất hiện trong danh sách top 10 bán chạy ngay sau khi ra mắt. [spacer] 6. Nữ hoàng Ai Cập: Tiếp nối sự thành công của manga những năm đầu, cũng không thể không kể đến bộ truyện Nữ hoàng Ai Cập. Mặc dù ra đời cũng rất lâu, từ năm 1976 nhưng cho đến nay, bộ truyện vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng đọc giả. Cho đến nay, bộ truyện đã ra hơn 72 tập và chưa có ý định dừng lại. Tính tới năm 2006, bộ truyện đã bán được 36 triệu bản tại Nhật, trở thành truyện tranh shōjo bán chạy thứ 3 kể từ trước tới nay. Hiện tại bộ truyện ở Việt Nam dừng lại tại con số 71, tập 72 trở đi chỉ có bản tiếng Nhật. Mặc dù đã ngưng xuất bản hơn 10 năm nhưng đọc giả Việt Nam vẫn háo hức được biết kết quả câu chuyện của vị Nữ hoàng Ai Cập. [spacer] 7. Dragon Ball – Bảy Viên Ngọc Rồng: Mặc dù không rầm rộ như những tựa truyện ở trên, những Dragon Ball vẫn có một chỗ đứng lớn trong tâm trí đọc giả Việt

Ở nhiều nước trên thế giới, đọc truyện tranh đã trở thành một văn hóa và cộng đồng hâm mô truyện tranh vô cùng đông đảo. Những fan truyện tranh gạo cội thậm chí còn ví truyện tranh như một “tôn giáo” với các “tín đồ” trung thành và tận hiến cho truyện tranh. Chúng ta hãy cùng xem một so sánh vui về 8 kiểu tín đồ truyện tranh được đăng tải trên web comic dorkly.com nhé! Newbie – Lính mới tò te Chờ đã! Batman City of the Owls thì khác gì với Batman Night of the Owls Borrower – Dân chuyên đọc ké Anh đây chỉ chờ thằng bạn mua tập mới nhất về rồi mượn nó mà đọc, mua chi tốn tiền! Museum Curator – “Giám đốc bảo tàng tự lập” Traditional – “Tín đồ chân chính” Tôi tôn trọng tác giả, tôn trọng bản quyền. Tôi chỉ mua truyện in, không đọc online! The collector – Nhà sưu tập Tớ phải mua bằng hết các số nói về cuộc chiến bí mật, không thể bỏ sót 1 chi tiết nào! Groupie – Tín đồ “có chọn lọc” Tớ đọc toàn bộ các tác phẩm của tác giả này. Truyện anh ấy/chị ấy vẽ là số một!! Researcher – Nhà nghiên cứu -lầm bầm gì đó về tuyến thời gian trong truyện- Lapsed reader – Kẻ đọc nửa chừng Khoan! Rốt cuộc thì Emma Frost như thế nào vậy? Cô ta là người xấu hay người tốt? Mà cô ta chết rồi hả? Ế cô ta chết rồi mà vẫn cứu rỗi nhân loại được hả? Để học vẽ truyện tranh thật hấp dẫn, thu hút nhiều “tín đồ” cho riêng mình, tìm hiểu ngay khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp tại Comic Media Academy nhé !

Những nàng công chúa, những chàng hoàng tử cùng các vị hoàng thân đến từ thế giới thần tiên trong các bộ phim hoạt hình Disney đã làm mê mẩn biết bao thế hệ trẻ em (và cả người lớn) trên toàn thế giới. Bạn có biết rằng để thổi hồn sự sống vào một nhân vật hoạt hình trên màn ảnh rộng đòi hỏi sự tận tụy, cống hiến và sức sáng tạo của hàng trăm người trong một đội ngũ làm phim hoạt hình? Từ Concept art đến các Khung hình hoàn chỉnh, chúng ta hãy cùng xem và hình dung phần nào quá trình các nhà làm phim hoạt hình đã biến cảm hứng thành hiện thực ra sao nhé. [spacer] Công chúa Elsa trong Frozen [spacer] [spacer] Nàng Belle và Quái Vật trong Beauty and the Beast – Người Đẹp và Quái Vật [spacer] [spacer] Vua Thủy tề trong The Little Mermaid – Nàng tiên cá [spacer] [spacer] Chú nai Bambi trong Bambi [spacer] [spacer] Nàng Lọ Lem – Cinderella trong Cinderella – Cô bé Lọ Lem [spacer] [spacer] Simba và Mufasa trong The Lion King – Vua sư tử [spacer] [spacer] Hoàng tử Phillip và công chúa Aurora trong Công chúa ngủ trong rừng [spacer] [spacer] Vua khỉ Louie trong The Jungle Book – Câu chuyện rừng xanh [spacer] [spacer] Tiana và Hoàng tử Naveen trong The Princess and the Frog [spacer] [spacer] Công chúa Rapunzel trong Tangled [spacer] [spacer] Vanellope von Schweetz trong Wreck-it Ralph [spacer] [spacer] Như Hoàng dịch (disney.com) Link gốc: http://blogs.disney.com/oh-my-disney/2015/11/05/disney-royals-from-concept-art-to-final-frame/

Tác giả Akira Toriyama (Ảnh: Internet) Phong cách riêng Tác giả Akira Toriyama nổi tiếng với bộ truyện tranh 7 viên ngọc rồng (Dragon Ball) đã trở thành cái tên quá đỗi quen thuộc với các fan trên toàn thế giới. Các tác phẩm của ông có một phong cách riêng biệt, độc nhất, nổi bật trong số hàng trăm nghìn các mangaka khác. Các nhân vật nam do Toriyama vẽ thường có dáng người thấp, tròn và rắn rỏi, có chút pha trộn giữa phong cách của Tezuka Osamu (tác giả Astro Boy) ở tròng mắt đen nháy, các cơ bắp cuồn cuộn và điệu cười nắc nẻ, nhe hết cả hàm răng. Các nhân vật nữ có nét gợi cảm và xinh xắn, dễ thương rất riêng nhưng khi nổi giận thì quay ngoắt 180° thành Sư tử Hà Đông. Nhân vật của Akira làm chủ không gian trên giấy, những hành động la hét, chạy nhảy, đấm đá hoặc tung chưởng đều sống động đến nổi người đọc gần như cảm nhận nguồn sinh lực tràn trề của họ toát ra ngoài những trang truyện. Có hơn 150 nhân vật trong Dragon Ball phần 1, mỗi nhân vật đều có tạo hình riêng, tính cách rất khác biệt được thể hiện rõ qua nét mặt, điệu bộ, ngôn ngữ… Thật đáng khâm phục! Tuyến nhân vật của bộ truyện tranh Dragon Ball (Ảnh: Internet) Hài hước, dí dỏm, thú vị, đôi khi ngây ngô đến… không tưởng đã làm cho tên tuổi Akira Toriyama nổi như cồn. Các em nhỏ thích mê những nhân vật ngốc nghếch đáng yêu xuất hiện trong các manga series của ông. Thỉnh thoảng, Akira lại xen những cảnh hài hước vào giữa cuộc chiến căng thẳng, bởi nếu không làm thế, “…tôi e là huyết áp mình sẽ vụt lên mất. Quan trọng hơn, đối với tôi, manga là sản phẩm chủ yếu mang tính giải trí.” Akira Toriyama vẽ Dragon Ball tại xưởng vẽ của mình (Ảnh: Internet) Tại xưởng vẽ Bird Studio của mình, Akira Toriyama bắt tay vẽ Dragon Ball ngay khi Dr. Slump còn chưa kết thúc. Để xây dựng nhân vật cho thật giống, ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm sức “nghiền ngẫm” Tây Du Ký, xem các phim hành động của Thành Long để nghiên cứu chuyển động võ thuật. Để vẽ các loại máy bay, xe hơi độc đáo như trong truyện, ông phải xem xét mô hình thật rồi “biến tấu” lại. Cảnh vật, địa danh trong truyện cũng thế. Akira thú nhận: “Tôi rất ghét ai nói mình vẽ sai. Bởi vậy mỗi lần vẽ cái gì cũng phải tìm hiểu thật kỹ, rồi phát huy hết mức tài biến hóa để… khỏi ai nhận ra!” Khởi đầu từ nhà thiết kế quảng cáo… Trước khi trở thành mangaka, Akira Toriyama làm việc tại một công ty quảng cáo ở Nagoya trong 3 năm. Sau khi rời ngành, ông thử sức với manga qua cuộc thi dành cho dân không chuyên của tạp chí Jump, tuy không thắng giải nhưng ông cũng được đế ý và động viên bởi Kazuhiko Torishima, biên tập viên các tác phẩm về sau của ông. Tác phẩm đầu tiên của Akira được ra mắt năm 1978 – Wonder Island, là một câu chuyện về thế giới kỳ thú với những chú cá bay trong không trung, các chú khỉ lướt ván… Truyện này đã được đăng trên tuần báo Weekly Shōnen Jump, trở thành tiền đề cho thành công sau này của ông. Bước ngoặt lớn đầu tiên trong sự nghiệp của Toriyama chính là bộ truyện hài hước theo phong cách slapstick có tên Dr.Slump – Câu chuyện về tiến sĩ Slump “tưng tưng” và cô bé người máy Arale hồn nhiên có sức mạnh vô song đã khiến độc giả từbé đến lớn bao phen cười rũ rượi. Bộ truyện này giúp ông giành giải thưởng Shogakukan Manga Award năm 1982 cho shounen và shoujo hay nhất năm, từ đó đưa cái tên Akira Toriyama bước ra ánh sáng. Tuyến nhân vật của bộ truyện tranh Dr.Slump (Ảnh: Internet) Một bộ anime rất thành công chuyển thể từ Dr.Slump được công chiếu từ 1981 đến 1986 và được làm lại từ 1997 đến 1998. Tính đến năm 2008, bộ manga này đã bán được hơn 35 triệu ấn bản chỉ tính riêng tại Nhật Bản … đến Mangaka lừng danh thế giới Đối với nhiều họa sĩ vẽ truyện tranh, có được một thành công như Dr.Slump đã là điều đáng mơ ước. Nhưng tài năng của Toriyama chưa dừng lại ở đó, chính tác phẩm ngay sau đó đã đưa tên tuổi của ông vượt xa biên giới nước Nhật, trở thành một trong những cái tên nổi tiếng toàn cầu. Đúng vậy! Không gì khác hơn, đó chính là bộ truyện 7 viên ngọc rồng – Dragon Ball làm nức lòng hàng triệu fan hâm mộ khắp thế giới. Đây là manga dài kì đầu tiên trong các loạt truyện phát hành hàng tuần ở Nhật, xuất bản năm 1984. Vừa ra mắt, Dragon Ball ngay lập tức tạo nên một cú hích lớn – 35 triệu ấn bản được tiêu thụ chỉ riêng tại Nhật. Hơn thế nữa, tác phẩm này còn đường hoàng lọt vào top truyện tranh bán chạy nhất với hơn 120 triệu bản trên toàn thế giới. Dragon Ball (Ảnh: Internet) Dễ thấy rằng đây chính là tuyệt phẩm vang dội nhất của Akira, bởi thế giới Dragon Ball cho đến nay vẫn được hàng triệu người yêu mến. Dragon Ball nổi tiếng đến nỗi được chuyển thể thành hàng chục loạt anime, game cùng hàng nghìn vật lưu niệm khác, thậm chí có cả chương trình truyền hình đặc biệt và phim điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm này. Trong vòng 11 năm, Akira Toriyama đã cho ra mắt 519 chương

Lễ khai giảng năm học và chào đón khóa 5 Viện Truyện tranh và Hoạt hình 4

Mùa tuyển sinh 2019 năm nay, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức xét tuyển các ngành Họa sĩ Truyện tranh, Họa sĩ Hoạt hình, Biên kịch chuyên nghiệp với nhiều học bổng và cơ hội nghề nghiệp cho thí sinh cả nước.  Viện tổ chức xét tuyển trực tiếp – miễn thi năng khiếu đầu vào dành cho học viên yêu thích và mong muốn được làm việc trong các ngành công nghiệp Truyện tranh, Hoạt hình, Biên kịch phim. Với hệ đào tạo Kỹ thuật viên, Viện mang đến chương trình học tiên tiến, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong và ngoài nước. [spacer] CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP TỐT VỚI THU NHẬP CAO [spacer] Với nền tảng đào tạo chuyên sâu dựa trên nhu cầu doanh nghiệp, Comic Media Academy | Viện Truyện tranh và Hoạt hình (CMA) là điểm đến để các bạn trẻ lựa chọn một ngành nghề vững chắc cho tương lai. Đến với CMA, Học viên có thể đăng ký các ngành nghề mới như: Họa sĩ truyện tranh, họa sĩ hoạt hình, Biên kịch chuyên nghiệp… Đây là các ngành học mới, lần đầu tiên được CMA đưa vào giảng dạy; học viên sẽ được học theo nhu cầu doanh nghiệp với đội ngũ giảng viên là những người trực tiếp làm nghề. Từ năm 2015, cơ hội học tập rộng mở hơn khi CMA và Hiệp hội doanh nghiệp đối tác thành lập Quỹ học bổng hỗ trợ nghề nghiệp cho các học viên đăng ký nhập học tại Viện. Với quỹ học bổng này, 100% học viên khi đăng ký học tại CMA sẽ nhận được học bổng tài trợ tương đương 50.000.000 đ trong 2 năm học. Để đăng ký xét tuyển, thí sinh cần đáp ứng tiêu chí: Tốt nghiệp THPT. [spacer] CHI TIẾT CÁC KHÓA HỌC: [spacer] KHÓA HỌC HỆ ĐÀO TẠO THỜI GIAN HỌC PHÍ Họa sĩ truyện tranh Kỹ Thuật Viên 8 Học kỳ 3.815.000đ/tháng 04 tháng/Học kỳ Họa sĩ hoạt hình 2D 10 Học kỳ Họa sĩ hoạt hình 3D 10 Học kỳ Biên kịch đa phương tiện 6 Học kỳ Digital Painting 6 Học kỳ * Học phí hoàn tất vào đầu mỗi học kỳ (Học phí đã được hỗ trợ từ Quỹ phát triển nghề nghiệp của Viện) [spacer] HÌNH ẢNH LỚP HỌC: [spacer] Một số hình ảnh lớp học [spacer] THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ KHÓA 10: [spacer] Từ 25/03/20179 – 20/05/2019 [spacer] – Sáng: từ 7:30 – 11:30 (thứ 2 đến thứ 7) – Chiều: từ 13:00 – 17:30 (thứ 2 đến thứ 6) – Tối: từ 17:00 – 20:00 (thứ 2 đến thứ 6) – áp dụng tại Văn phòng 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM. [spacer] HỌC BỔNG & ƯU ĐÃI ➡ ƯU ĐÃI CHO HỌC VIÊN KHÓA 06: – Đăng ký và hoàn tất học phí HK1 trước ngày 30/04/2019: Tặng ngay bảng vẽ Wacom Intuos CTL trị giá 1.600.000đ. ➡ HỌC BỔNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP: – Hình thành từ 16/6/2015, Học bổng phát triển nghề nghiệp hỗ trợ 50% học phí cho học viên theo học hệ Trung cấp chuyên nghiệp và 40% học phí hệ Kỹ thuật viên. Mức hỗ trợ tương đương 50.000.000đ trong toàn khóa học. – Bên cạnh đó, học viên có kết quả học tập tốt sẽ được xét hỗ trợ học bổng tương đương 25%, 30%, 40% và 50% chi phí học kỳ tiếp theo. [spacer]  HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HỆ KỸ THUẬT VIÊN: – 01 Sơ yếu lý lịch (có người giám hộ ký tên nếu học viên dưới 18 tuổi); -> Download – 01 Giấy cam kết (có người giám hộ ký tên nếu học viên dưới 18 tuổi); -> Download – 01 phiếu đăng ký tuyển sinh hệ KTV (công chứng & dán ảnh 3×4); -> Download – 02 bản photo có công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng cấp có giá trị cao nhất hiện tại (cao đẳng, đại học); – 01 Bản photo học bạ THPT; – 01 Bản photo công chứng giấy khai sinh; – 01 bản photo công chứng CMND; – 03 ảnh 4×6 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán ở mặt sau); – 01 Giấy khám sức khỏe; [spacer] HỒ SƠ MẪU [spacer] LỊCH KHAI GIẢNG: Khóa 10: 20/05/2019 [spacer] ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN HỒ SƠ: [spacer] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình CS 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM (Góc ngã tư Điện Biên Phủ – Pasteur) CS 3: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM  Hotline: (08) 3820 9066 – 090.273.8806 Email: daotao@cmavn.org Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [spacer] GHI DANH TRỰC TUYẾN Tặng thêm 200.000 đ dành cho học viên ghi danh trực tuyến (Chúng tôi sẽ liên lạc lại ngay sau khi nhận được thông tin) [spacer]

Nguyễn Thục Hân, Học viên Lớp Truyện tranh cấp tốc Khóa 3 “Mình cảm thấy rất may mắn khi được gia đình ủng hộ, theo đuổi con đường vẽ truyện tranh. Sau khóa học, mình sẽ tiếp tục nâng cao kĩ năng vẽ và nuôi ước mơ thực hiện bộ truyện tranh của riêng mình”

Kee Zi Sing, Học viên Lớp Truyện tranh cấp tốc Khóa 3 “Lớp học vẽ truyện tranh vô cùng đặc biệt. Thầy cô thì theo sát từng bài học còn bạn bè đều vui vẻ. Mặc dù thầy có hối mình phải làm bài thật nhanh, nhưng nhờ có thầy mình mới có thể hoàn thành đồ án cuối khóa. Mình cảm thấy may mắn khi được gặp nhiều họa sĩ tài năng và có thêm nhiều bạn bè”

Cao Thụy Vy, Học viên Lớp Truyện tranh cấp tốc Khóa 3 “Mình rất tự hào về bản thân khi tự vẽ bộ truyện của chính mình. Trước khi học, mình không biết gì về hội họa, chưa biết vẽ nhưng hiện tại thì mình đã khá lên nhiều. Chín tháng có lẽ chưa đủ, nên mình cần phải cố gắng nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn”

Nguyễn Thị Thanh Thảo, Học viên Lớpr Tuyện tranh cấp tốc Khóa 3 “Trước đây mình chỉ vẽ theo bản năng nhưng sau khi kết thúc khóa học tại CMA, mình đã biết cách vẽ, ít nhất là thỏa mãn được những gì mình nghĩ trong đầu. Nghệ thuật là không phân biệt tuổi tác, chỉ cần có đam mê, sự khổ luyện thì sẽ thành công dù ở độ tuổi nào”.