Họa sĩ kể chuyện: Cái tên lạ mà quen trong ngành công nghiệp sáng tạo

Họa sĩ kể chuyện: cái tên lạ mà quen trong ngành công nghiệp sáng tạo

06/09/2018

Giới hội họa nói chung và họa sĩ truyện tranh, hoạt hình nói riêng đã không còn là những khái niệm xa lạ trong tư tưởng của người Việt. Vài năm trở lại đây, hoạt động sôi nổi của những người trẻ thuộc lĩnh vực này đã và đang tự tạo ra một chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp sáng tạo.

“Mảnh đất” dành cho các họa sĩ không chỉ bó hẹp trong những trường phái trừu tượng, cổ điển mà đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề hấp dẫn và phổ biến hơn. Có thể kể đến một số nghề mà giới trẻ yêu thích hội họa đang theo đuổi hiện nay như họa sĩ vẽ truyện tranh, họa sĩ làm phim hoạt hình 2D, 3D, họa sĩ digital painting,…

Bên cạnh đó, xu hướng gần đây còn xuất hiện thêm một lĩnh vực mới về nghề họa sĩ kể chuyện. Thực chất, họa sĩ kể chuyện chỉ mới lạ trong cách gọi tên, nhưng đã quá quen thuộc trong các hoạt động chính của ngành nghề này. Hiểu đơn giản, họa sĩ kể chuyện cũng tương tự như họa sĩ truyện tranh, hoạt hình đều cùng sử dụng các khung tranh để diễn đạt câu chuyện mà họ muốn kể cho độc giả.

họa sĩ kể chuyện story artist

Song, phạm vi hoạt động của nghề nghiệp này có phần khác. Họ sẽ tham gia vào các dự án video ca nhạc, phim ảnh hay các clip quảng cáo… Tại đây, họa sĩ kể chuyện sẽ nhận ý tưởng và phác họa kịch bản sơ bộ cho phía khách hàng. Đặc biệt, kịch bản của những họa sĩ kể chuyện không phải là những con chữ khô cứng mà sẽ là những chuỗi hình ảnh storyboard đơn giản để mô tả các hành động, diễn biến câu chuyện trong phim. Qua đó giúp các chuyên gia quảng cáo, nhà sản xuất,… cơ bản nắm được ý tưởng ban đầu sẽ diễn tiến ra sao trước khi khởi động dự án.

họa sĩ kể chuyện học quay phim

 

Cơ hội làm việc của nghề họa sĩ kể chuyện cũng hấp dẫn như công việc của họ. Trong giới quảng cáo, phương thức video animation là một lựa chọn mới, đang khá phát triển và là cơ hội cho các họa sĩ kể chuyện thể hiện kỹ năng. Sở dĩ các công ty quảng cáo lựa chọn cách này bắt nguồn chính từ chi phí sản xuất. Để thực hiện một đoạn quảng cáo giới thiệu sản phẩm, họ cần phải cân nhắc nhiều khoản phí cho diễn viên, quay phim, tổ chức sản xuất hay nhiều công cụ, máy móc phức tạp,… Với video animation thì đơn giản hơn nhiều, mọi thao tác hình ảnh đồ họa của họa sĩ kể chuyện đều được thực hiện trên máy tính chuyên dụng. Trong khi đó, họa sĩ kể chuyện trong phim ảnh hay video ca nhạc có thể đảm nhiệm dự án truyện tranh kèm theo cho tác phẩm chính hoặc cũng có thể xây dựng storyboard cho ekip làm phim, MV ca nhạc,… Nhìn chung, cơ hội để các họa sĩ kể chuyện “dụng võ” hoàn toàn rộng mở.

Theo đó, các học viên hoàn thành khóa học họa sĩ truyện tranh và hoạt hình tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) hội tụ đầy đủ kỹ năng chuyên ngành để có thể tự tin bước vào lĩnh vực này mà không cần lo ngại gì.

họa sĩ kể chuyện khai giảng khóa 08

Khai giảng khóa 08, hệ Kỹ Thuật Viên tại CMA

Mặt khác, CMA cũng đang đón nhận khá nhiều lời mời tham gia các dự án của những công ty đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh sự đầu tư vào các công ty trong nước, những công ty này cũng đã liên hệ trực tiếp đến CMA để chiêu sinh và tìm kiếm nguồn nhân lực mới tại Việt Nam. Được biết, văn phòng đại diện của những công ty này đã được đặt tại Việt Nam để đẩy mạnh, xúc tiến công cuộc tìm kiếm nhân lực tài năng cho các dự án của họ.

cơ hội nghề nghiệp cho họa sĩ kể chuyện

Học viên CMA đến tham quan công ty Ambition Việt Nam

Về các công ty trong nước, mới đây nhất, nhóm họa sĩ Lạc An của CMA cũng đã tham gia thực hiện dự án truyện tranh cho MV Tôi đã quên thật rồi của ca sĩ Issac. Với hình ảnh bắt mắt và câu chuyện cảm động, tác phẩm truyện tranh đã phần nào giúp khán giả hiểu rõ hơn ý nghĩa mà Issac muốn truyền tải trong sản phẩm âm nhạc. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên xuất hiện một tác truyện tranh theo phong cách manga cho sản phẩm MV ca nhạc ở Việt Nam.

Từ đó có thể thấy cơ hội dành cho các học viên CMA trong nghề họa sĩ kể chuyện khá đa dạng và rộng mở.

CMAVN.