Lady and the Tramp (Tiểu thư và chàng lang thang) là bộ phim hoạt hình kinh điển nổi tiếng năm 1955, mới đây được Walt Disney chuyển thể sang phiên bản live-action, và kiến phát sóng độc quyền trên kênh Disney Plus – dịch vụ phim trực tuyến mới của Disney – vào ngày 12/11 tại Mỹ. Ngày phát hành toàn cầu tuy chưa được công bố, nhưng dự kiến vào đầu năm 2020. Những fan ruột của bộ phim này hẳn vô cùng thích thú khi biết dàn diễn viên trong Lady and the Tramp phiên bản 2019 đều là những chú cún xinh xắn bằng xương bằng thịt, chứ không phải nhân vật được tạo ra bằng công nghệ CGI. Disney vừa chia sẻ trên mạng xã hội hình ảnh đầu tiên về hai giương mặt diễn viên chính bốn chân đáng yêu trong phiên bản remake.     Cô chó Rose (thuộc giống chó Cocker Spaniel) với đôi tai to rũ xuống dịu dàng giống như phiên bản gốc sẽ vào vai tiểu thư Lady, và người đảm nhận vai trò lồng tiếng cho nhân vật này là ngôi sao điện ảnh Tessa Thompson (Thor: Ragnarok). Tessa Thompson Vai chàng lang thang Tramp được giao cho chú chó Monte (thuộc giống chó Terrier), và diễn viên Justin Theroux (Mullholland Drive) chịu trách nhiệm lồng tiếng. Justin Theroux Monte có lai lịch xứng đáng được dựng thành phim. Chú được một huấn luyện viên chó nhận nuôi sau khi thoát khỏi lò sát sinh tại New Mexico. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về nàng cún Lady được ông bà chủ Jim Dear và Darling cưng chiều hết mực cho đến một ngày cuộc sống của cô nàng bị đảo lộn khi gia đình sắp có thêm thành viên mới. Lady bị ông bà chủ coi là nguồn cơn của mọi rắc rối, bị hắt hủi tàn tệ đến nổi phải bỏ trốn khỏi nhà, nhưng may sao, chú chó lang thang Tramp xuất hiện, làm thay đổi cuộc đời cô. Đôi bạn bắt đầu nảy sinh tình cảm, nhưng Lady một mực muốn quay về nhà đoàn tụ với gia đình. Tai họa liên tiếp ập đến, nhưng cuối cùng, đôi bạn vẫn vượt qua tất cả để đến với nhau. Cảnh đôi bạn ăn chung sợi mì spaghetti và kết thúc bằng một nụ hôn là một trong những cảnh khó quên nhất trong phim. Cùng chung tay thực hiện bộ phim live-action này của đạo diễn Charlie Bean còn có nhiều diễn viên tên tuổi khác như Sam Elliot (Trusty), Ashley Jensen (Jock), Janelle Monáe (Peg), và Benedict Wong (Bull). Thomas Mann, Kiersey Clemmons, và Yvette Nicole cũng tham gia lồng tiếng cho một số nhân vật bốn chân.   * Nguồn: mirror * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy  

    1. Storyboard là gì? Storyboard là bản vẽ phác thảo cảnh quay trong kịch bản phim. Sau khi hoàn thành, storyboard giống như một quyển truyện tranh, nhưng không có lời thoại. Vẽ storyboard là một phần của công đoạn tiền kỳ, bao gồm viết logline, phát triển nhân vật, viết kịch bản, và thiết kế âm thanh.   2. Lịch sử ra đời Walt Disney là người có công khai sinh storyboard hiện đại. Năm 1933, kịch bản phim “The Three Little Pigs” (Ba chú heo con) hoàn toàn được vẽ dưới dạng storyboard. Trước kia, các họa sĩ hoạt hình tại Warner Brothers thường viết những mẩu chuyện rời rạc, rồi tìm cách gắn kết chúng thành câu chuyện mạch lạc. Ngày nay, storyboard phổ biến trong những xưởng phim hoạt hình lớn và ngành công nghiệp game.   3. Storyboard trong phim live action Vào cuối thập niên 30 của thập kỷ trước, David Selznik thuê William Menzies vẽ storyboard cho bộ phim “Gone With the Wind” (Cuốn theo chiều gió). Orson Welles, Howard Hughes, và Alfred Hitchcock tiếp bước theo sau, thuê người vẽ storyboard cho những tác phẩm điện ảnh. Ngày nay, hầu hết đạo diễn nổi tiếng như Stephen Spielberg, George Lucas, anh em nhà Cohen,… đều thuê người vẽ storyboard cho tác phẩm điện ảnh.   4. Dự án nhóm Hầu hết dự án sản xuất phim là dự án nhóm. Storyboard là công cụ truyền đạt mục tiêu của dự án đến tất cả thành viên trong nhóm. Khi thực hiện dự án cá nhân, họa sĩ cũng vẫn muốn thông qua storyboard để hoạch định dự án, chọn lựa góc quay, định thời (timing),…   5. Lợi ích Tiết kiệm thời gian thảo luận. Cho phép mọi người chia sẻ ý tưởng trên tinh thần bình đẳng và thúc đẩy sự đồng lòng, nhất trí. Tạo điều kiện thuận lợi cho chọn lựa giải pháp thay thế. Hiệu quả, kinh tế, chính xác. Tạo sự gắn kết giữa các bộ phận, phòng ban. Giúp phát hiện sớm vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng phát sinh. Duy trì tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ, và tính nhất quán về mặt hình ảnh. Có cái để nói chuyện với nhà tài trợ dự án.   6. Thiết kế âm thanh Tiếp sau công đoạn vẽ storyboard là công đoạn ghi âm. Công đoạn ghi âm thường được thực hiện trước tiên, kế đến là công đoạn hoạt hóa (animation) sao cho hình ảnh ăn khớp với âm thanh. Storyboard giúp diễn viên nắm vai diễn qua phần ghi âm. Phần ghi âm bao gồm lời thoại, thuyết minh, hiệu ứng âm thanh, và âm nhạc.   7. Animatic Animatic là bước kết hợp storyboard với audio track để kiểm tra phần timing. Thỉnh thoảng, animatic còn kèm theo hoạt hình 2D đơn giản hoặc chuyển động camera. Hiện nay, nhiều storyboard còn được lồng thêm cả hoạt hình và mô hình 3D đơn giản.   8. Tính dễ hiểu Thông thường, bạn cần chỉnh sửa phần hình ảnh nếu dự án có chỗ khó hiểu đối với người xem. Thông thường, bạn cần chỉnh sửa phần âm thanh nếu dự án không mang lại cảm xúc cho người xem. Cố gắng vẽ storyboard sao cho người xem không cần đọc lời thoại mà vẫn hiểu được câu chuyện.   9. Tôi có cần phải là họa sĩ hay không? Vẽ là một phần không thể thiếu trong portfolio của bạn. Nhiều công việc đòi hỏi bạn phải có kỹ năng vẽ ở mức độ nhất định. Hầu hết trường mỹ thuật đều yêu cầu học viên (thậm chí cả vẽ 3D) phải biết vẽ. Tại nhiều trường mỹ thuật, bạn phải vượt qua khóa học vẽ người mẫu thì mới được phép theo học hoạt hình.   10. Trang storyboard Storyboard thường là những bản vẽ phác thảo trên thẻ chỉ mục (4” x 6”) cho dễ thêm bớt, xáo trộn thứ tự khung hình. Sau khi xây dựng xong câu chuyện, họa sĩ vẽ hình thu nhỏ (thmbnail) vào 9 – 12 khung trên trang storyboard. Sau khi hoàn thành, production storyboard thường chỉ có 1 – 3 khung trên mỗi trang. Khung lớn dành cho pan và truck (giải thích sau). Production storyboard cần bao gồm action và lời thoại.   11. Góc quay Luôn sử dụng loạt cảnh quay từ nhiều góc quay khác nhau, mỗi góc quay hiếm khi kéo dài quá vài giây. Cố gắng tìm kiếm góc quay ấn tượng, thay vì trực diện.   12. Tiêu điểm Luôn đặt câu hỏi, “Mình muốn hướng sự chú ý của người xem vào đâu?” Sắp xếp các thành phần hình ảnh sao cho chúng dễ đập vào mắt người xem. Trong hầu hết trường hợp, không nên đặt chủ thể chính (tiêu điểm) ở ngay giữa khung hình Áp dụng quy tắc 1/3 để kẻ đường chia khung hình ra thành 9 phần. Cố gắng đặt chủ thể chính (tiêu điểm) tại một trong bốn giao điểm (trái trên, phải trên, trái dưới, phải dưới).   13. Vị trí đặt đường chân trời Trong địa lý, đường chân trời là đường giao nhau giữa bầu trời và mặt đất. Trong nghệ thuật, đường chân trời là đường tầm mắt. Trong cảnh ngoài trời, đường chân trời và đường tầm mắt có thể không phải là một. Đừng bao giờ để đường chân trời chia đôi khung hình. Trong hầu hết trường hợp, nên hạ đường chân trời thấp xuống. Đường chân trời chia đôi khung hình     14. Ống kính camera và phối cảnh Bạn cần hiểu rõ điểm khác biệt giữa các loại ống kính camera. Trong 3D, ống kính góc rộng hoặc ống kính tele tỏ ra phù hợp hơn cả. Kích cỡ ống kính thường được đo bằng đơn vị mm. Ống kính góc rộng: khoảng 12 mm. Ống kính tiêu

phim hoạt hình frozen

Phần 2: 6 tháng cuối năm, những siêu phẩm phim hoạt hình nào sẽ đến với khán giả? The Lion King Vua sư tử Đạo diễn: Jon Favreau Hãng phim: MPC (principal VFX house)(Mỹ/Anh/Canada/Ấn Độ) Nhà phân phối: Walt Disney Studios Ngày phát hành: 19/7/2019 Phim tuy mang tiếng là live-action, nhưng nó thực chất được Disney và đạo diễn Favreau (The Jungle Book) thực hiện bằng công nghệ “quay” phim CG, nên mang đến hình ảnh chân thực nhất nhất từ trước tới nay. MPC phụ trách thiết kế nhân vật và môi trường trong phim.   Wish Dragon Đạo diễn: Chris Appelhans Hãng phim: Base Animation (Trung Quốc) Nhà phân phối: Columbia Pictures/Sony Pictures Animation Ngày phát hành: 26/7/2019 (Trung Quốc) Lấy bối cảnh Trung Quốc thời hiện đại, Wish Dragon kể lại câu chuyện về “vị thần trong chai.” Base Animation bắt tay hợp tác với Sparkle Roll Media, Sony Pictures Animation, và Columbia Pictures để sản xuất và phát hành bộ phim này. Phim đặc biệt có sự tham gia lồng tiếng của ngôi sao võ thuật lừng danh Thành Long. Phim dự kiến ra mắt khán giả Trung Quốc vào cuối tháng bảy tới, còn tại Mỹ thì hiện chưa rõ phát hành ngày nào.   Playmobil: The Movie Đạo diễn: Lino DiSalvo Hãng phim: On Animation Studios (Canada) Nhà phân phối: Tristar Pictures Ngày phát hành: 16/8/2019 Bộ phim hoạt hình CG này được lấy cảm hứng từ thương hiệu đồ chơi Playmobil (Đức). Câu chuyện xoay quanh một cô bé phải rời xa tổ ấm để dấn thân vào chuyến hành trình tìm kiếm em trai trong thế giới Playmobil.   Angry Birds 2 Những chú chim nổi giận 2 Đạo diễn: Thurop Van Orman Hãng phim: Sony Pictures Imageworks (Canada) Nhà phân phối: Columbia Pictures Ngày phát hành: 6/9/2019 Sau khi ra mắt phần 1 vào năm 2016, Rovio và Sony Pictures Animation lại hợp tác sản xuất phần 2 cho “đứa con tinh thần” của mình. Phim được xây dựng dựa trên một game mobile của Phần Lan.   Spies in Disguise Điệp vụ ẩn danh Đạo diễn: Nick Bruno, Troy Quane Hãng phim: Blue Sky Studios (Mỹ) Nhà phân phối: Twentieth Century Fox Ngày phát hành: 13/9/2019 Will Smith và Tom Holland tham gia lồng tiếng cho chàng điệp viên cừ khôi và cậu trợ lý hậu đậu trong phim sắp ra mắt của Blue Sky Studios. Phim được lấy cảm hứng từ phim ngắn Pigeon: Impossible của Lucas Martell (2009).   Abominable Đạo diễn: Jill Culton Hãng phim: Pearl Studio (Trung Quốc) Nhà phân phối: Universal Pictures Ngày phát hành: 27/9/2019 Phim hoạt hình Everest ­– sản phẩm hợp tác của Dreamworks Animation và Pearl Studio – đã được đổi tên thành Abominable, kể câu chuyện về sinh vật huyền bí yeti.   The Addams Family Gia đình nhà Addam Đạo diễn: Greg Tiernan, Conrad Vernon Hãng phim: Cinesite Animation (Canada) Nhà phân phối: MGM Ngày phát hành: 18/10/2019 MSM và Cinesite (tiền thân là Nitrogen Studios, nơi làm ra bộ phim hoạt hình gắn mác 18+ Sausage Party) hợp tác sản xuất phim mới chuyển thể từ truyện tranh cùng tên của Charles Addams. Trong phim, cuộc sống của gia đình Addam trở nên rối ren khi họ đối mặt với người dẫn chương trình thực tế gian tham trong lúc chuẩn bị cho gia đình họ tham dự một lễ kỷ niệm lớn.   Frozen 2 Nữ hoàng băng giá 2 Đạo diễn: Chris Buck, Jennifer Lee Hãng phim: Walt Disney Animation Studios (Mỹ) Nhà phân phối: Walt Disney Studios Ngày phát hành: 27/11/2019 Ra mắt năm 2013, Frozen vẫn đứng top trong danh sách phim hoạt hình có doanh thu phòng vé cao nhất thế giới. Phần 2 chứng kiến sự trở lại của đạo diễn, cùng dàn diễn viên lồng tiếng quen thuộc Kristen Bell, Idina Menzel,…   Klaus Đạo diễn: Sergio Pablos Hãng phim: Sergio Pablos Animation Studios (Tây Ban Nha) Nhà phân phối: Netflix (online) Ngày phát hành: Giáng sinh năm 2019 Sergio Pablos không chỉ là họa sĩ hoạt hình tài năng, mà còn là “cỗ máy” sáng tạo ý tưởng cho Despicable Me và Smallfoot. Klaus là bộ phim đầu tiên ông thử sức với nghề đạo diễn phim truyện. Ông và ê-kíp kết hợp hoạt hình vẽ tay 2D với công nghệ kỹ thuật số tiên tiến để tạo nên câu chuyện vượt thời gian về xuất thân của ông già Noel. Phim được phát hành trực tuyến trên kênh Netflix. CMAVN dịch và biên tập.

   Phần 1: Danh sách phim hoạt hình ra mắt vào 6 tháng đầu năm Theo ghi nhận của Cartoon Brew, 2019 sẽ được xem là năm thành công của phim hoạt hình qua sự ra mắt của hàng loạt siêu phẩm như The Lego Movie 2: The Second Part, How to Train Your Dragon: The Hidden World, Frozen 2, Toy Story 2,… Tất cả đều nhắm vào thị trường phim gia đình và thiếu nhi.   Mặc dù những siêu phẩm ra mắt trong năm nay đều là phim hoạt hình stop-motion, nhưng chúng đa phần được sản xuất theo công nghệ CG. Muốn biết chi tiết, chúng ta hãy cũng nhau xem qua danh sách dưới đây nhé!   The Lego Movie 2: The Second Part Câu chuyện Lego: Phần 2   Đạo diễn: Mike Mitchell Hãng phim: Animal Logic (Úc/Canada) Nhà phân phối: Warner Bros. Ngày phát hành: 8/2/2019 Emmet (Chris Pratt), Wyldstyle (Elizabeth Banks), cùng những nhân vật quen thuộc trong phần 1 đối đầu với kẻ thù mới đáng sợ đến từ không gian Lego Duplo. Phim được sản xuất tại Animal Logic, Vancouver, theo công nghệ CG.   How to Train Your Dragon: The Hidden World Bí kíp luyện rồng: Vùng đất bí ẩn Đạo diễn: Dean DeBlois Hãng phim: Dreamworks Animation (Mỹ) Nhà phân phối: Universal Pictures Ngày phát hành: 22/2/2019 Toothless (Răng Sún) ngờ nghệch cuối cùng cũng có bạn gái, nhưng trước cảnh quê nhà lại bị đám thợ săn quấy phá, cậu phải tạm gác tình riêng để đi tìm vùng đất mới, bình yên cho bộ tộc rồng của mình. Theo công bố của Dreamworks, phần 3 này cũng là phần kết của loạt phim hoạt hình nổi tiếng How to Train Your Dragon.   Wonder Park Công viên kỳ diệu Đạo diễn: Chưa công bố Hãng phim: Ilion Animation Studios (Tây Ban Nha) Nhà phân phối: Paramount Pictures Ngày phát hành: 15/3/2019 Được sản xuất bởi Ilion Animation Studios và Paramount Pictures chịu trách nhiệm phát hành, phim xoay quanh câu chuyện về cô bé June bất ngờ phát hiện công viên giải trí bỏ hoang, lung linh, huyền ảo như được xây dựng bởi phép thuật.   Missing Link Đạo diễn: Chris Butler Hãng phim: Laika (Mỹ) Nhà phân phối: Annapurna Pictures Ngày phát hành: 12/4/2019 Phim hoạt hình stop-motion mới nhất của Laika kể về cuộc hành trình tìm kiếm mắt xích còn thiếu giữa con người và loài vượn. Hãng phim không ngần ngại áp dụng những tiến bộ trong công nghệ CG và VFX để thổi hồn vào nhân vật trong phim.     Uglydolls Đạo diễn: Kelly Asbury Hãng phim: Reel FX Animation Studios (Mỹ/Canada) Nhà phân phối: STX Entertainment Ngày phát hành: 10/5/2019 Những thú bông vô tri vô giác mang thương hiệu UglyDoll nổi tiếng qua bàn tay nhào nặn của đạo diễn Robert Rodriguez đã hóa thành nhân vật sống động trong phim hợp tác với STX Entertainment.   Farmageddon: A Shaun the Sheep Movie Đạo diễn: Richard Starzak Hãng phim: Aardman Animations (Anh) Nhà phân phối: Lionsgate Ngày phát hành: 15/5/2019 Sau thành công của Shaun the Sheep Movie trong năm 2015, Aardman tiếp tục ra mắt bộ phim hoạt hình stop-motion thứ hai mang tên Farmageddon: A Shaun the Sheep Movie, và hiện nó đang được Lionsgate phát hành tại Mỹ. Trong phim, chú cừu Shaun cùng những người bạn trong trang trại hợp sức chống lại cuộc xâm lăng của người ngoài hành tình.   The Secret Life of Pets 2- Đẳng cấp thú cưng 2 Đạo diễn: Chris Renaud Hãng phim: Illumination Mac Guff (Pháp) Nhà phân phối: Universal Pictures Ngày phát hành: 7/6/2019 Ra mắt vào năm 2016, phim do Illumination sản xuất gặt hái thành công vang dội trên toàn cầu, thu về ngót nghét 875 triệu USD. Hãng phim thừa thắng xông lên, làm tiếp phần 2. Sau bê bối quấy rối tình dục, danh hài Louis C.K. không còn đảm nhiệm vị trí lồng tiếng cho chú chó Max trong phim mới.   Toy Story 4   Câu chuyện đồ chơi 4 Đạo diễn: Josh Cooley Hãng phim: Disney-Pixar (Mỹ) Nhà phân phối: Walt Disney Studios Ngày phát hành: 21/6/2019 Thế giới trong Toy Story được mở rộng thêm khi chàng cao bồi Woody lên đường tìm kiếm cô bạn gái thất lạc Bo Peep. Toy Story 4 ban đầu dự kiến phát hành năm 2017, nhưng sau bị dời lại đến năm 2018, và rồi đến tận năm nay. Mời các bạn đón đọc tiếp phần 2. 

hoạt hình Pixar sáng tạo

Để có cái nhìn tổng quan về vai trò và nhiệm vụ của người “họa sĩ kể chuyện – story artist”, có lẽ cần điểm qua quy trình làm phim hoạt hình  từ giai đoạn ý tưởng đến khi lên màn ảnh. Về cơ bản, quy trình sản xuất được chia làm 3 giai đoạn chính : tiền kỳ, trung kỳ và hậu kỳ. Mỗi giai đoạn có những yêu cầu và mục đích riêng, nhưng hầu hết “dân làm nghề” đều hiểu rằng, bước tiền kỳ là cơ sở để quyết định “thành bại” cho tác phẩm. Với những bộ phim lớn, đầu tư khủng thì bước tiền kỳ là giai đoạn quyết định dự án có được triển khai hay không. Bài toán đặt ra ở bước này là làm thế nào các nhà đầu tư, nhà sản xuất, đạo diễn … có thể biết sớm được dung mạo của toàn bộ tác phẩm hay khả năng thành công của dự án. Càng sớm càng tốt, và dĩ nhiên, với chi phí tối thiểu. Ở Disney hay Pixar, bước tiền kỳ thật sự là một câu chuyện rất dài, mà ở đó, những nhân sự quan trọng ở nhiều vị trí trong đường dây sản xuất có thể  ngồi lại được với nhau, thảo luận, đánh giá, trao đổi…thông qua một loại ngôn ngữ đặc biệt: ngôn ngữ của hình ảnh. Khác với ngôn ngữ nói và viết, hình ảnh có những khả năng đặc biệt, có sức tác động mạnh mẽ đến người tiếp nhận. Theo một số nghiên cứu, khoảng 90% lượng thông tin mà não chúng ta tiếp nhận được là từ hình ảnh.Một câu chuyện với hình ảnh sẽ làm cho người xem dễ theo dõi, dễ ghi nhớ, và trên hết, nó truyền được cảm xúc đi rất nhanh. Một trong những nhiệm vụ tối quan trọng mà một họa sĩ kể chuyện cần phải làm được, đó là tìm đường chạm vào trái tim của khán giả. Không quá lời khi nói rằng việc thưởng thức một bộ phim hay cũng là hành trình đi vào thế giới của những cung bậc tình cảm. Ở chiều thời gian, dư âm đọng lại lâu nhất trong tâm trí của chúng ta về một tác phẩm hoạt hình hay, đôi khi không phải là cốt chuyện hay nhân vật, mà chính  là cảm xúc.   Cảm xúc là linh hồn của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, nên với sức mạnh truyền cảm xúc của hình ảnh, cảm xúc sẽ là thứ sẽ được các họa sĩ kể chuyện- story artist tính đến đầu tiên khi bắt đầu một dự án. Bộ phim sẽ có màu sắc chủ đạo gì? Dư âm đủ mạnh không? Tâm trạng thế nào? Tác động đến khán giả ra sao?  Những câu hỏi dạng này sẽ luôn được đặt ra ở giai đoạn đầu tiên trong quá trình tìm ý tưởng, và có vẻ thực tiễn công việc  đã nảy ra một cách làm vừa đơn giản, vừa hiệu quả, vừa kinh tế, để giải quyết cho các câu hỏi này. Đó là beatboard. Beatboard Beatboard là một thuật ngữ mô tả công việc tìm ý tưởng cho câu chuyện bằng các hình vẽ phác thảo. Beatboard là một thuật ngữ ghép bởi 2 thành tố beat – board. Beat trong ngôn ngữ kể chuyện là những nhịp trong câu chuyện, là những điểm mấu chốt có tính bước ngoặt. Một câu chuyện hay kịch bản phim mẫu mực theo kiểu “Hollywood” sẽ gồm 8 nhịp lớn (major beat). Các nhịp này còn có thể được chia thành các nhịp nhỏ (minor beat). Các hình phác trong kỹ thuật beatboard phải là những hình vẽ mô tả được tình huống  của các “beat” lớn nhỏ trong toàn bộ câu chuyện. Board là tấm bảng, là một không gian mà người ta sẽ “ghim” các hình vẽ phác của đường dây câu chuyện lên trên đấy. Như vậy, beatboard theo cách hiểu đơn giản là một tập hợp các hình vẽ xâu chuỗi thành một mạch truyện, theo nghĩa quy ước của các nhà làm phim có thể được hiểu là một công cụ “tư duy bằng hình ảnh” khi tìm ý tưởng. Beatboard là cách mà họa sĩ kể chuyện dùng để truyền cảm hứng cho các nhân sự tham gia và tiết kiệm chi phí cho đoàn làm phim Đọc tiếp Bí ẩn nghề hoạt hình: Beatboard và Họa sĩ kể chuyện để hiểu hơn “quyền năng” của Beatboard và các họa sĩ kể chuyện trong ngành họa hình trên thế giới. Tác giả Lê Thắng.

hoạt hình Pixar sáng tạo

(*) Phương châm của Pixar:” GOING FROM SUCK TO NONSUCK” –  tạm dịch: điều tuyệt vời bắt đầu từ những thất bại. Trong một thế giới bị ám ảnh bởi sự hoàn hảo và sợ hãi trước những sai lầm, có lẽ, sẽ là mỉa mai khi mặc dù sở hữu 11 bộ phim bom tấn, đồng sáng lập hoạt hình Pixar, Chủ tịch Ed Catmull mô tả quá trình sáng tạo tại Pixar là “bắt đầu từ những điều tệ hại và kết thúc bằng những điều tuyệt vời”. Ed Catmull và các đạo diễn làm việc tại hoạt hình Pixar điều cùng quan điểm rằng nhận ra rồi sửa chữa lỗi sai luôn tốt hơn ngăn chăn việc phạm lỗi. Adrew Stanton, đạo diễn của phim hoạt hình chuyên nghiệp Finding Nemo và WALL-E chia sẻ: “Về cơ bản, có thể giải thích là chúng ta luôn có những sai sót, chúng ta hãy thừa nhận chúng và đừng sợ hãi”. Đây là cách làm việc mà mọi người nên thường xuyên áp dụng. Đồng sáng lập Pixar- Edcatmull Thông thường Pixar không bắt đầu một bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp mới từ kịch bản. Ý tưởng bộ phim được khởi nguồn từ storyboard và họ phải trải qua quá trình xử lý hàng ngàn những vấn đề để đưa bộ phim hoạt hình từ con số “ 0” đến tuyệt vời. Đối với những họa sĩ kể chuyện làm việc tại hoạt hình Pixar, storyboard chính là “phiên bản truyện tranh vẽ bằng tay” của một bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp, là bản thiết kế cho nhân vật – hành động. Storyboard là những tờ giấy trắng có kích thước 3×8 inch (7.5 x 20 cm) mà trên đó, các nhà hoạ sĩ truyện của hoạt hình Pixar phác thảo ý tưởng. Như Joe Ranft, một trong những hoạ sĩ truyện hàng đầu tại Pixar, đã chia sẻ: “Đôi khi, lần thử đầu tiên đã đạt được hiệu quả mong muốn, trong khi những lần khác đòi hỏi hàng chục lần thử nghiệm hoặc nhiều hơn.” Phải kiên trì! Pixar đã sử dụng 27.565 storyboard cho A Bug’s Life, 43.536 cho Finding Nemo, 69.562 cho Ratatouille và con số 98.173 thuộc về WALL-E. Một phần trong đồ án storyboard của học viên Nguyễn Gia Lộc- Comic Media Academy Với quá trình phê bình khắc khe này sẽ tạo ra những thay đổi lớn cho bộ phim hoạt hình. Nó tựa một vòng tuần hoàn, cứ tiếp diễn, tiếp diễn cho đến khi kịch bản đầu tiên được phê duyệt. Phiên bản đầu của bộ phim hỏa hình chuyên nghiệp sẽ được tạo ra trên những thức được gọi là “ những cuộc băng”. “ Những cuộc băng” này chứa các storyboard kết hợp với bản thu thanh và sẽ được trình chiếu trong nội bộ hoạt hình Pixar trước khi được gia công lại bằng digital với những công nghệ tiên tiến và đắt đỏ. “Tất cả các bộ phim hoạt hình thuộc lứa đầu của tôi đều thất bại thảm hại”, Catmull nói. Các họa sĩ kể chuyện và những chuyên gia sẽ email cho đạo diễn để trình bày ý kiến của họ, những điểm họ thích, những điểm họ không thích, lý do kèm theo và những ý kiến đóng góp để thay đổi bộ phim hoạt hình sau đó. Trên thực tế, các họa sĩ kể chuyện chia sẻ rằng, các bộ phim của hoạt hình Pixar đều dở tệ trong suốt quá trình cho đến khâu sản xuất cuối cùng. Vì các vấn đề sẽ liên tiếp được phát hiện và xử lý. Finding Nemo mắc một lỗi nghiêm trọng trong một loạt các cảnh hồi tưởng mà khán giả thử nghiệm không hề nhận ra. Còn kịch bản của Toy Story phải viết lại hoàn toàn trong một năm trước khi bộ phim ra mắt. (Ngày ra mắt phim của hoạt hình Pixar được đặt cố định, đóng vai trò như một sự ràng buộc.) Những gì chúng ta nhìn thấy không phải là những tuyệt tác dễ dàng đạt được. Phải trải qua một quá trình lặp đi lặp lại không mệt mỏi, cần mẫn cùng với biết bao đêm thức trắng, những bộ phim mới bắt đầu hoàn thiện. Tuỳ theo hình thức của bộ phim hoạt hình Pixar mà chủ nghĩa cầu toàn không nhất thiết sẽ cản trở sự sáng tạo. Ngày càng có nhiều nghiên cứu về tâm lý học đã tiết lộ rằng, sự cầu toàn tồn tại dưới hai hình thức: lành mạnh và không lành mạnh. Theo tâm lý học, đặc điểm của một chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh bao gồm phấn đấu để đạt được sự xuất sắc và mong muốn người khác cũng theo đuổi những chuẩn mực tương tự, lập kế hoạch cho tương lai và có kỹ năng tổ chức tốt. Chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh được dẫn dắt một cách chủ quan, được thúc đẩy bởi những giá trị cá nhân mạnh mẽ.  Ngược lại, chủ nghĩa cầu toàn không lành mạnh chịu các tác động khách quan. Các mối bận tâm bên ngoài xuất phát từ nhận thức áp lực từ gia đình, nhu cầu đồng cảm, xu hướng làm sáng tỏ những gì đã diễn ra, hoặc sự lo lắng tột độ về việc mắc sai lầm. Người theo chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh thể hiện mối quan ngại thấp đối với những yếu tố khách quan này. Mục đích của việc mô tả quá trình sáng tạo tại hoạt hình Pixar không phải để nói rằng, mọi người nên tuân thủ tuyệt đối một quy trình như vậy. Ví dụ như, không phải lúc nào cũng có một đội ngũ họa sĩ kể chuyện để đánh giá phiên bản đầu tiên của tất cả các tác phẩm. Hoặc là, chúng ta cũng không nên đầu quá nhiều cảm xúc, thời gian cho

hoạt hình stop motion isle of dogs

  Isle of Dogs – hoạt hình stop-motion đột phá của đạo diễn Wes Anderson là một câu chuyện ngụ ngôn mang nhiều tầng ý nghĩa. “Tất cả những tiếng sủa đều được chuyển thành tiếng Anh” Nếu có ai đó đưa ra câu hỏi cho những người đi xem rạp chọn ra vị đạo diễn có khả năng mở đầu một bộ phim với dòng thông báo này, thì chắc hẳn đa số sẽ chọn Wes Anderson. Và tất nhiên họ sẽ đúng. Isle of Dogs, bộ phim thứ chín và bộ phim hoạt hình stop-motion chuyên nghiệp thứ hai thuộc thể loại stop-motion của ông là một bộ phim quý giá, chi tiết và ấn tượng mạnh mẽ với sự hài hước rất riêng, mang dấu ấn Wes Anderson. Và giống như tác phẩm tiền nhiệm của nó, The Grand Budapest Hotel, bộ phim kể về sự ác độc, nhẫn tâm mà chỉ loài người mới có thể có –trong trường hợp này đối tượng là những con vật được cho là người bạn tốt nhất của con người.  Bộ phim có nội dung như một câu chuyện ngụ ngôn, nhân vật là động vật, lấy bối cảnh tại thành phố tưởng tượng Megasaki của Nhật trong tương lai. Dưới dạng những giả thuyết sai trái về các dịch bệnh lây nhiễm từ chó, thị trưởng Kobayashi (Kunichi Nomura lồng tiếng) đã trục xuất loài chó ra khỏi thành phố, di chuyển chúng đến “Hòn đảo Rác”, nơi chính xác với tên gọi của mình: một bãi rác khổng lồ gợi ta nhớ đến thế giới dơ bẩn mà robot Wall-E bị bỏ lại để dọn dẹp. Đúng với tên gọi “ Hòn đảo Rác”– hòn đảo đầy dơ bẩn và bốc mùi hôi thối, nhưng lại lộng lẫy theo một cách khác. Anderson đã đưa ra những lối diễn đạt gây ảnh hưởng thị giác người xem khác biệt từ Rankin/Bass, Akira Kurosawa, và Hayao Miyazaki. Nhưng trên tất cả là phim hoạt hình stop-motion  cảm xúc tổng thể hoàn toàn thuộc về Anderson: Mỗi đống rác đều được đặt ở độ chính xác trọn vẹn, từng chai rượu sake bị vứt bỏ nắm bắt ánh sáng như những viên đá quý, những dòng rác thải lại chảy thành dòng một cách rực rỡ. Những cư dân chó sống trên “Hòn đảo Rác” đều cùng chia sẽ vẻ đẹp không bình thường này: ốm đói và hốc hác, bệnh tật và những vết thương, lông của chúng bết dính nhưng lại truyền tải một nét thanh cao không thể diễn tả được. Nhân vật trong phim được làm kỳ công ( được biết hơn 500 con chó trên đảo đều không giống nhau) Chú chó đầu tiên bị đưa tới “Hòn đảo Rác” là Spots (Liev Schreiber lồng tiếng), người bạn đồng hành, bảo vệ của chính thị trưởng và “cháu trai họ hàng xa”, Atari (Koyu Rankin). Và từ đó, sự kết hợp của tình yêu với sự nhiệt tình vốn có của bất kì người chủ mười hai tuổi nào, Atari chiếm một chiếc máy bay nhỏ và thực hiện sứ mệnh giải cứu bầy chó. Khi đến “Hòn đảo Rác”, cậu được hỗ trợ bởi một “đàn chó alpha đáng sợ, không thể hủy diệt”: Rex (Edward Norton), với cách thức lãnh đạo trong Moonrise Kingdom, Boss (Bill Murray), cựu linh vật, Duke (Jeff Goldblum), một kẻ tám chuyện nhảm nhí, King (Bob Balaban), một cựu phát ngôn viên; và Chief (Bryan Cranston), một chú chó hoang lạc lõng có khả năng chiến đấu. Cuộc hành trình đi tìm Spots là cốt lõi của bộ phim. Tuy nhiên, kịch bản thêu dệt các cuộc du ngoạn qua nhiều cảnh hồi tưởng, câu chuyện huyền thoại với một kịch bản phụ về một học sinh trao đổi đến từ Cincinnati, Tracy (Greta Gerwig), mong muốn tìm ra các âm mưu của thị trưởng. Nhưng lấy hình ảnh một người Mỹ đứng lên đảm đương trách nhiệm trước những học sinh cùng lớp người Nhật rõ ràng là một bước đi sai lầm về văn hóa của bộ phim. Và Isle of Dogs khó có thể là một bộ phim của Wes Anderson nếu nó không bao gồm một vài chi tiết phim tỉ mỉ, đặc biệt là những miếng sushi chết người và có lẽ là cảnh cấy ghép thận đầu tiên từng xuất hiện trong một bộ phim hoạt hình stop-motion. Bộ phim tập hợp những ngôi sao lồng tiếng lạ lùng – Scarlett Johansson, Courtney B. Vance, Harvey Keitel, Ken Watanabe, F. Murray Abraham, Yoko Ono và Tilda Swinton trong vai những chú chó, Cranston đặc biệt tỏa sáng dưới vai Chief, chú chó dần dần học cách yêu thương một người chủ. Nhạc phim cũng là một bảng phối khí lạ lẫm khi kết hợp trống Taiko, “Midnight Sleighride”, một vài đoạn nhạc từ Seven Samurai và dòng nhạc đồng quê “I Won’t Hurt You” do The West Coast Pop Art Experimental Band thể hiện. Và cũng giống như trong Fantastic Mr. Fox, tiếng huýt sáo đóng vai trò rất ý nghĩa trong phim. Isle of Dogs mang nhiều dấu ấn riêng của đạo diễn Wes Anderson Anderson gây được nhiều tiếng vang với người xem, ông có cả những người hâm mộ, và những người hay phỉ báng tài năng, Isle of Dogs có vẻ như đã hoàn thành kì vọng của cả hai. Bộ phim tinh tế và đầy tính châm biếm, hay nó quá kiểu cách và sướt mướt? Tất cả những bộ phim của Anderson đều ẩn chứa những nỗi buồn, nhưng giống như The Grand Budapest Hotel, bộ phim mới của ông không chỉ đơn thuần là nói về những vết thương lòng của từng cá nhân, mà đó còn là về những ngược đãi, lạm quyền trong xã hội hiện nay. Khi đến xem rạp, thật khó để người xem có thể chống lại cám dỗ

đạo diễn stop motion Ray Harryhausen

Những nhà làm phim hoạt hình chuyên nghiệp stop-motion có một sự kiên trì cực kỳ đáng nể.   Stop-motion là một phương pháp làm phim hoạt hình không hề mới lạ. Để tạo ra những thước phim uyển chuyển và khung hình đẹp mắt, người làm phim hoạt hình stop-motion phải kiên trì, nhẫn nại trong từng khâu thực hiện. Đồng thời, họ cũng bước từng bước thật chậm nhưng chắc chắn để có chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng. Cách thức làm phim hoạt hình ấn tượng   Bên cạnh 2D và 3D, stop-motion là một phương pháp thể hiện đặc biệt trong chất liệu hoạt hình và có tuổi thọ tương đương với lịch sử điện ảnh. Các nhà làm phim hoạt hình stop-motion sẽ chụp liên tiếp các bức ảnh tĩnh, cắt ghép tỉ mỉ những đồ vật, chi tiết cụ thể trong phim như nhân vật, đạo cụ,.. và sắp đặt chúng theo trình tự đựng sẵn để tạo thành những khung cảnh sống động theo chuẩn khung 24 hình/giây. Thật khó để tưởng tượng, hàng ngàn bức ảnh được chính tay các họa sĩ tạo ra lại có thể trở thành một bộ phim hoạt hình ấn tượng.Tuy vậy, không phải ai cũng có thể làm phim hoạt hình stop-motion chỉ với khả năng tạo hình giỏi. Người làm lĩnh vực này đòi hỏi phải có khả năng thổi hồn vào những đồ vật vô tri vô giác và tạo ra sự chuyển biến trong cảm xúc của người xem. Là một phương pháp làm phim hoạt hình lâu đời và đặc sắc, thế nhưng các hãng phim hoạt hình stop-motion từ trước tới nay không thường được cờ hoa đình đám, truyền thông quảng cáo rầm rộ như các chất liệu hoạt hình khác như 3D hay vẽ tay. Song, giới chuyên môn và những người yêu nghệ thuật vẫn dành cho nó một sự ưu ái đặc biệt. Lý do rất đơn giản, công đoạn thực hiện của stop-motion đòi hỏi các họa sĩ và ekip phải kiên trì, nhẫn nại khi thực hiện tạo hình các nhân vật, khung cảnh trong phim. Bởi số lượng hình ảnh cho một bộ phim stop-motion không phải là ít. Ngoài ra, người làm phim hoạt hình stop-motion cũng phải có kỹ năng tạo hình khéo léo, tinh tế và cẩn thận cao. Chính vì vậy, có thể dễ hiểu vì sao các bộ phim stop-motion vẫn luôn có một chỗ đứng vững chắc trên màn ảnh rộng và nhỏ, mặc cho nó không có nhiều bom tấn oanh tạc các phòng vé toàn cầu. Những nhà làm phim stop-motion nổi tiếng Nhắc đến những cây đại thụ của stop-motion không thể không kể đến những “lão đại” của nghề làm kỹ xảo điện ảnh, những người đặt nền móng đầu tiên cho các kỹ thuật cơ bản của phương pháp này. Bạn còn nhớ Willis O’Brien, một đạo diễn nổi tiếng đã đưa hình ảnh loài khủng long đồ sộ lên điện ảnh trong The Lost World (1925) và khiến khán giả choáng ngợp với chú linh trưởng khổng lồ trong Kinh Kong (1993)? Thế nhưng, bài viết sẽ không đề cập sâu về Willis O’Brien mà là học trò của ông, Ray Harryhausen, người đã đặt nền móng đầu tiên cho những kỹ thuật cơ bản của stop-motion. Ray Harryhausen thành danh với loạt tác phẩm như như Mighty Joe Young (1949), The 7th Voyage of Sinbad (1958), Jason and the Argonauts (1963), và đặc biệt là Clash of the Titans (1981). Tuy là những bộ phim người đóng, nhưng những nhân vật thần thoại, kỳ bí dưới dạng mô hình thu nhỏ qua bàn tay tài hoa của Harryhausen đã xuất hiện vô cùng sống động. Khởi nguồn cho hoạt hình chuyên nghiệp stop-motion, khủng long khổng lồ trong phim The Lost World (1925) Ray Harryhausen, đạo diễn đặt nền móng cho hoạt hình chuyên nghiệp stop-motion Tiếp đến là hai nhà làm phim hoạt hình chuyên nghiệp của LAIKA, hãng phim chuyên về stop-motion. Còn nhớ vào năm 2016, LAIKA tung ra bộ phim hoạt hình Kubo and the two strings, cái tên đã đe dọa tượng vàng Oscar của Zootopia. Thực chất, LAIKA không chỉ nổi tiếng với Kubo and the two strings mà có một nền tảng vững mạnh với những nhà làm phim xuất sắc của stop-motion. Henry Selick chính là một trong những người đóng góp không ít cho dòng phim hoạt hình chuyên nghiệp stop-motion nói chung và LAIKA nói riêng với bộ phim kinh điển Coraline.Cùng với đó là Travis Knight, chủ tịch và giám đốc của LAIKA, đồng thời là đạo diễn cho Kubo and the two strings. Ông là người đã trực tiếp thực hiện những thước phim hoạt hình chuyên nghiệp stop-motion cho hãng này, một loại hình nghệ thuật đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn của người làm. Travis Knight từng chia sẻ rằng: “Khi chúng tôi bắt đầu thành lập Laika 10 năm về trước, chúng tôi điều biết rằng làm sống lại một nền hoạt hình đang suy tàn là điều cực kỳ khó khăn. Chúng tôi phải tìm ra một lối thoát, môt giải pháp để đưa stop-motion trở lại, nếu như chúng tôi muốn tiếp tục thực hiện những gì mình yêu thích, nuôi nghề và sống bằng nghề này. Chúng tôi phải cố gắng mang đến một kỷ nguyên mới, một tương lai mới và truyền sinh khí cho nó.” Không chỉ riêng Knight mỗi một nhân viên LAIKA đều có ý nghĩ và quyết tâm về tương lai của phim hoạt hình chuyên nghiệp stop-motion: “Có những cách khác dễ dàng hơn nhưng sao tôi không chọn chúng. Đơn giản vì chúng tôi muốn thử thách chính mình. Chúng tôi muốn tạo nên điều gì đó đặc biệt.” Đạo diễn hoạt hình chuyên nghiệp Tim Burton với dòng phim phong cách gothic

đạo diễn Ji Barta

Đạo diễn stop-motion người Séc tâm sự về bộ phim hoạt hình mới nhất của mình, Đồ chơi trên Gác xép (Toys in the Attic) và hoạt hình phế thải kỳ diệu của Jiří Barta. Stop- motion: hoạt hình tĩnh vật Jiří Barta Khi xem tuyệt phẩm stop motion của Jiří Barta, Đồ chơi trên gác xép,  bạn sẽ nhận ra không có chi phí nào đủ lớn để thay thế sức mạnh của một người có tầm nhìn xa trông rộng tài năng với một câu chuyện thông minh, một đội ngũ tận tuỵ, một chiếc máy ảnh và một căn gác xép đầy những thứ phế liệu cũ kỹ và bụi bặm. Bộ phim của Barta không khoe khoang những mô hình tinh xảo hay kỹ thuật in màu 3D, thay vào đó là những thiết kế tuyệt vời, những nhân vật có chiều sâu và set phim dựng từ tập hợp kỳ diệu của những thứ phế liệu gia dụng kỳ quặc nhất mà bạn từng thấy. Đôi khi ngớ ngẩn, đôi khi đáng sợ, nhưng luôn thú vị để xem, Đồ chơi trên gác xép là một lời nhắc nhở về sức mạnh vốn có của visual (hình ảnh hoá) storytelling (kể chuyện) của hoạt hình stop motion. Vốn được hoàn thành vào năm 2009, bộ phim được đăng ký bản quyền bởi Eurocine Films trụ sở ở Paris vào năm 2010. Bản chuyển thể tiếng Anh, được viết, tuyển vai và đạo diễn bởi Vivian Schilling, với dàn diễn viên lồng tiếng hùng hậu  gồm Forest Whitaker, Joan Cusack và Cary Elwes. Đồ chơi trên gác xép đánh dấu sự ra mắt trên màn ảnh lớn đầu tiên của Barta ở Mỹ và review về bộ phim vô cùng tích cực. Và anh đã chia sẻ về những khó khăn khi thực hiện một bộ phim hoạt hình có thiết kế tinh xảo với một ngân sách eo hẹp ở Tiệp Khắc thời hậu Xô Viết   Buttercup Dan Sarto ( phóng viên): Cuộc sống của anh như thế nào dưới tư cách là một người làm phim hoạt hình trong hoàn cảnh Tiệp Khắc bị cai trị bởi Xô Viết? Jiří Barta: Dù đất nước của chúng tôi dưới sự ảnh hưởng và áp bức của Xô Viết trong 40 năm, số lượng sản xuất phim hoạt hình của Tiệp Khắc khá lớn, khoảng 250 dự án phim mỗi năm. Một phần lớn của việc sản xuất đó là chương trình cho trẻ em để chiếu trên TV, trong khi một phần nhỏ hơn tập trung vào các dự án cá nhân như những bộ phim hoạt hình ngắn, những bộ phim được chiếu trong rạp phim trước phim truyện hay tại những liên hoan phim điện ảnh. Khi được trao cơ hội để làm nên một câu chuyện của chính mình, tôi cùng các đồng nghiệp gồm những đạo diễn, thiết kế, những nhà diễn xuất hoạt hình đều muốn làm một phim ngắn. Tuy nhiên sự kiểm duyệt của nhà sản xuất phim ở Tiệp Khắc gắt gao với phim có live-action hơn là hoạt hình nên tôi và những đồng nghiệp có cơ hội tốt hơn để biến những ý tưởng của mình thành một phong cách nghệ thuật đại diện cho những phép ẩn dụ, biểu tượng và hàm ý của chúng tôi. Tôi biết có nhiều đồng nghiệp của tôi ở những nơi khác trong Đông Âu đã đi theo con đường tương tự vào lĩnh vực phim hoạt hình. Chúng tôi nắm bắt lấy cơ hội lớn, đối mặt với những thử thách lớn, kiếm tìm một chút tự do sáng tạo trong cái mê cung khổng lồ của cái chế độ này.   Sir Handsome DS: Điều gì cuốn hút anh đến với câu chuyện này?Tại sao anh lại chọn kịch bản này mà không phải là một câu chuyện khác để quay dựng?  JB: Tôi luôn có một vài chủ đề hoặc kịch bản trong ngăn kéo, chờ đợi một nhà sản xuất tài giỏi và có đủ kinh phí. Đồ chơi trên gác xép nguyên bản được gọi là Hôm nay là sinh nhật ai? (Whose birthday is it Today?) Nó là một trong những dự án “ngủ quên” mà tôi đã viết nhiều năm về trước với đồng nghiệp của mình, biên kịch Edgar Dutka. Tôi nhớ rằng chúng tôi đã rất mệt mỏi và buồn bực vì những khó khăn dai dẳng từ dự án dang dở Golem của mình nên chúng tôi quyết định làm một cái gì đó mới mẻ, một cái gì đó nhẹ nhàng, vui vẻ và dễ được chấp nhận bởi các nhà sản xuất cũng như khán giả nhỏ tuổi.  Trò chơi trẻ em bao giờ cũng đầy sự sáng tạo và tưởng tượng. Trẻ con dùng trí tưởng tượng để tạo ra những cuộc phiêu lưu và những tình huống trong những vở diễn của chúng. Ví dụ, chúng dùng những cái ly to thay thế cho những ngọn núi cao. Và một chiếc máy hút bụi bình thường trở thành một chiếc phi cơ hay một cái lò than nặng nề sẽ trở thành đầu máy hơi nước. Chúng hiểu ngôn ngữ của ẩn dụ của đồ vật khá tốt, đó là một thử thách tuyệt vời khi chúng tôi phải cố gắng sát nhập trí sáng tạo này vào bộ phim.   Tập hợp những món đồ chơi. Khi tôi tìm thấy quyển vở bài tập cũ của mình với hình tôi vẽ một đoàn tàu lửa làm từ nhưng tấm vé tàu cũ với một mẩu thuốc lá thay cho ống khói, đứa trẻ trong trí tưởng tượng của tôi sống dậy. Edgar và tôi nhớ lại những trò chơi chúng tôi thường chơi trong những nơi kỳ quặc bị cấm trên gác xép nhà mình. Đột nhiên, kịch bản chúng tôi viết đem lại cho chúng tôi cảm giác vui vẻ thật sự.

đạo diễn takahahta isao

Takahta Isao – cây đại thụ phim hoạt hình Nhật Bản Giới mộ điệu của phim hoạt hình Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung đã gần như cạn khô nước mắt dành cho sự qua đời của Takahata Isao, một trong hai người “cha đẻ” của studio Ghibli lừng danh. Tiếc thương cho sự mất mát ấy, xin chia sẻ bài viết của Lạc An, giảng viên tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam.  Cùng với Miyazaki, Takahata là người đồng sáng lập ra hãng phim hoạt hình huyền thoại Ghibli – nơi cho ra đời những bộ phim hoạt hình đầy tính nhân văn trong lịch sử phim hoạt hình thế giới. Những tác phẩm của Takahata, nếu chỉ dùng từ “phim hoạt hình” để mô tả thì không đủ, vì nó đẹp đến từng khoảnh khắc, chân thực đến từng chi tiết và sâu sắc đến đau lòng. Đó chính là điểm tận cùng của nghệ thuật, vì suy cho cùng, nghệ thuật chính là viết lại cuộc sống có niềm vui, hạnh phúc, hoan lạc, dằn vặt, đớn đau,… bằng thứ ngôn ngữ trần trụi hơn cả sự thật, chẳng sắc, mà cứa vào tận sâu vào những trắc ẩn của lòng người. Những cây đại thụ của phim hoạt hình Nhật Bản ( Takahata bìa phải) 1.Từ người đạo diễn tài hoa với trái tim nhạy cảm… Phim của Takahata dường như đều không có xung đột, tất cả chỉ là câu chuyện tuyến tính với những góc camera đẹp trên nền nhạc du dương tưởng như kéo dài đến vô tận. Tính nhịp điệu trong câu chuyện gần gũi đến mức đôi lúc mình tưởng rằng mình đang lạc đến một thế giới trần trụi đến kinh ngạc, lạc đến một nơi khác cũng đầy rẫy những khổ đau nhưng cũng chính cái nhịp đều đặn nhẹ nhàng ấy khiến mình lắm lúc cảm thấy bất lực trước những bi kịch của nhân vật và đau lòng trước những vấn đề xã hội vốn dĩ chẳng thể chối từ.   Takahata gần như đem toàn bộ chất liệu của cuộc sống vào với một góc nhìn lãng mạn mà sắc đến độ xuyên thấu đến tận cùng những bi kịch của người dân Nhật Bản nói riêng và nhân loại nói chung. Mặc dù phong cách làm phim của Takahata là tập trung vào việc miêu tả chi tiết hiện thực xã hội, nhưng cách nhìn của ông không hề khiến cho người đọc có cảm giác như đang xem một bài học về đạo đức, triết lý và nhân cách; ngược lại, thông điệp của ông được cảm thụ trên cái nền bình dị nhất, nhẹ nhàng nhất, chẳng có bài học cụ thể nào được viết ra trong những thước phim của Takahata, tất cả chỉ là những cảm xúc chen lấn, về sự thật trái ngang, về hạnh phúc trên những thứ khổ đau và khổ đau vẫn hiển hiện trên những điều hạnh phúc. 2. Đến Ngôi một của những con đom đóm làm nức lòng người xem Một trong những bộ phim của Takahata ám ảnh mình nhất đó chính là “Grave of the Fireflies”, tạm dịch là “Ngôi mộ của những con đom đóm”. Bộ phim kể cuộc sống chật vật hai anh em Seita và Setsuko trong bối cảnh Nhật Bản vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Bằng ngôn ngữ tự sự từ góc nhìn của linh hồn người anh và cách kể chuyện chậm rãi xen lẫn những khoảng lặng bi kịch của chiến tranh và bi kịch của lòng người, bộ phim được Roger Ebert đánh giá là : “ bộ phim hoạt hình nhân văn nhất mà tôi từng xem”. Bộ phim mở đầu bằng cái chết của người anh, và kết thúc bằng cái chết của người em. Cấu trúc hồi tưởng dự báo cho người xem biết trước một khung cảnh tăm tối về số phận của Seita và Setsuke, điều ấy khiến mình chần chừ khi quyết định xem phim, nhưng rồi, tấm poster về hình ảnh hai đứa trẻ rách rưới giương đôi mắt tròn trĩnh ngây thơ xen lẫn sợ hãi và đôi chút trách móc khiến mình không thể cầm lòng. Mình đã xem phim, đã đắm chìm trong từng thước phim không thừa không thiếu, và đã hoang mang. Vì cái chết đau lòng quá nên mình cứ mải miết đi tìm lý do để đổ lỗi. Do người cô ư? Nhưng giữa cảnh chiến tranh, khi mà chồng và con gái mình còn không đủ ăn, khi mà mỗi tối phải cạo đáy nồi để làm thỏa mãn cái dạ dày đang cồn cào gào thét bằng chút cơm cháy còn sót lại, thì liệu có còn đủ sức để bồng bế thêm hai đứa trẻ chỉ toàn mang lại những điều rắc rối? Trách chính phủ Mỹ ư? Khi mà chính bản thân người Nhật cũng tham chiến và và gieo rắc khổ đau cho cả các dân tộc khác? Trách chính phủ Nhật Bản ư? Khi mà Seito vẫn tự hào vì người ba trên tàu hải quân, khi mà toàn dân tộc Nhật Bản vẫn tự hào vì Nhật Hoàng vĩ đại. Không bao giờ có lời hồi đáp cho cái chết trong chiến tranh.   Giữa những khổ đau, tấn bi kịch của hai anh em cũng trở nên nhỏ nhoi và chìm nghỉm giữa muôn vàn nỗi đau đớn khác của con người. Nhưng người xem vẫn day dứt, để rồi đau đớn chấp nhận rằng, chẳng ai có lỗi trong nỗi đau này cả. Có chăng chỉ là những nghịch lý trong chính thế giới quan của người Nhật, nơi mà lòng tự trọng được đặt nặng quá đỗi, đến mức chính nó đã dẫn đến cái chết của những số phận nhỏ bé như Seita và Setsuko, và cũng chính nó

Lễ trao giải Oscars 2018 có quy định mới 6

Hội đồng chấm giải của Oscars 2018 đã có sự thay đổi so với trước đây. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi cho cơ hội của các bộ phim hoạt hình có kinh phí thấp trong cuộc đua Oscars năm 2018. Theo đó, nhiều bộ phim hoạt hình độc lập có kinh phí thấp nhưng đạt chất lượng cao vẫn có cơ hội tiến vào Oscars theo sự tiến cử từ phía công ty phát hành phim độc lập GKIDS. Được biết, những năm gần đây, GKIDS đã mua lại hàng loạt tác phẩm được đánh giá cao nhưng do kinh phí quảng cáo thấp nên ít người biết đến. Hành động này đã đưa GKIDS nổi lên như một “đế chế” đáng gờm cạnh tranh với các ông lớn như Disney, Pixar tại hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc của Oscars. Tính từ năm 2009 đến nay, GKIDS đã sở hữu đến 9 đề cử Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc. Còn nhớ năm 2015, “bom tấn” đình đám là The Lego Movie do Warner Bros. phát hành đã bị Ủy ban đề cử Oscars thẳng thừng gạt bỏ. Thay vào đó, họ đưa hai bộ phim hoạt hình cổ tích tinh tế của GKIDS là Song of the Sea và The Tale of the Princess Kaguya vào danh sách đề cử chính thức. Thế nhưng, có vẻ như cơ hội sẽ ngày càng thu hẹp sau những thay đổi mới từ hội đồng chấm giải của Oscars. Trước đây, những thành viên đặc biệt trong Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ mới được lựa chọn vào Uỷ ban đề cử và có quyền tham gia đánh giá hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Song, kể từ năm nay, bất kỳ thành viên nào của Viện Hàn lâm sẵn sàng tham gia đều được gia nhập Uỷ ban. Quyết định này khiến giới quan sát chuyên môn cho rằng, các hãng phim lớn có nhiều lợi thế hơn hẳn trong cuộc đua giành tượng vàng danh giá Oscar, trong khi các tác phẩm độc lập do GKIDS bảo trợ sẽ bị lép vế hơn so với trước. Trước thay đổi mới trong Hội đồng chấm giải Oscars, CEO của GKIDS là Eric Beckman vẫn tỏ ra lạc quan khi trả lời phỏng vấn với The Hollywood Reporter. Ông cho biết, sự thay đổi này không tác động quá lớn, nhưng nó sẽ làm cho các bộ phim nhỏ khó khăn và tốn kém hơn để thu hút sự chú ý. Đồng thời, ông cũng thừa nhận về hạn chế của những tác phẩm độc lập kinh phí thấp trong việc quảng bá, vận đồng để lôi kéo sự chú ý của các thành viên Viện Hàn lâm. Ngược lại, các hãng phim lớn như Disney, Pixar hoàn toàn có dư khả năng để tạo ra một chiến dịch PR hoành tráng nhằm “lăng xê” cho các tác phẩm của mình. Song, Beckman vẫn kỳ vọng, chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định để đánh giá một tác phẩm có khả năng giành tượng vàng Oscar, dù cho tác phẩm đó không gây được sự chú ý nhiều như các bom tấn. Danh sách 26 phim hoạt hình cạnh tranh giành suất đề cử chính thức của giải Oscars lần thứ 90 năm 2018 đã được công bố. Qua đó, chúng ta có thể nhận ra nhiều cái tên quen thuộc sở hữu doanh thu phòng vé khổng lồ trong năm. Đứng đầu về mặt doanh thu năm 2017 là Despicable Me 3 của Illumination/Universal với 1 tỷ USD trên toàn cầu. Despicable Me 3 được nhiều người kỳ vọng sẽ tiếp bước Despicable Me 2 (2013), tác phẩm duy nhất của Illumination giành được đề cử Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Tiếp sau Despicable Me 3 sẽ là những cái tên đình đám khác như The Boss Baby của DreamWorks Animation/Fox (498,9 triệu đô), Cars 3 của Pixar/Disney (382,8 triệu USD), The Lego Batman Movie của Warner Bros. (312 triệu đô). Tuy nhiên, bom tấn “nặng ký” nhất trong danh sách này phải nhắc đến Coco của Pixar. Bộ phim được đánh giá cao cả về chất lượng nội dung, kỹ xảo lẫn kinh phí đầu tư và độ ăn khách này một lần nữa khẳng định sức mạnh của hãng Pixar trong mảng làm phim hoạt hình. Ra mắt vào ngày 22/11, đề tài tình thân cùng niềm đam mê trong Coco đã chiếm lĩnh toàn bộ phòng vé trên toàn cầu và thu về đến 488,5 triệu USD tính đến nay. Mới nhất, Coco đã giành được giải quả cầu vàng cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc, tạo tiền đề khá tốt cho Oscars 2018. Trong khi đó, ở đầu kia chiến tuyến, những bộ phim hoạt hình độc lập của GKIDS cũng góp mặt, nổi bật nhất là The Breadwinner do Nora Twomey của hãng phim Cartoon Saloo. Sức hút đáng chú ý của tác phẩm này có thể kể đến vai trò giám đốc sản xuất của nữ diễn viên nổi tiếng Angelina Jolie. The Breadwinner cũng từng đoạt giải Grand Prize và Audience Award vào 10/2017 tại Liên hoan phim Animation is Film mới được khởi xướng tại Hollywood. Ngoài The Breadwinner, GKIDS còn sở hữu nhiều tác phẩm đặc sắc khác tại Oscars 2018 như The Girl Without Hands, Mary and the Witch’s Flowe, Birdboy: The Forgotten Children. Cuộc đua giành tượng vàng Oscars cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất năm 2018 sẽ có nhiều biến động sau thay đổi trong cơ cấu của Ủy ban đề cử. Danh sách Top 5 bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất Oscar 90 sẽ sớm được Viện Hàn lâm công bố trong thời gian tới. >>> Có thể bạn muốn xem: Toàn cảnh Oscar lần thứ

Disney mua lại hãng Fox The Simpson

Hình ảnh Donald Trump trong ngày đắc cử Tổng thống, Disney thu mua 21st Century Fox, Google thống trị toàn cầu,… đều trùng lắp với mọi khung hình trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng The Simpsons. The Simpsons (Gia đình Simpson) là bộ phim hoạt hình được nhiều người yêu thích, không phân biệt lứa tuổi. Thực chất, đây là chương trình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ, được trình chiếu lâu nhất. Mặc dù là phim hoạt hình có những yếu tố hài hước, nhưng The Simpsons còn ẩn chứa sự châm biếm tinh tế, sâu sắc về nhiều khía cạnh đặc biệt của cuộc sống, nhất là lối sống của tầng lớp lao động, trung lưu Mỹ, cùng văn hóa và xã hội Mỹ. Không chỉ được yêu thích, The Simpsons còn khiến công chúng kinh sợ với những lần tiên đoán tương lai. Có rất nhiều phân cảnh trong phim cực kỳ trùng khớp với thực tế hiện tại, mặc cho nó đã công chiếu từ năm 1989. Ekip làm phim hoạt hình The Simpsons như những nhà tiên tri tài năng. Hãy điểm qua 11 lần tiên đoán thú vị của The Simpsons nhé! 1. Đồng hồ thông minh – Smart watch Nguồn: cheatsheet.com Trong tập Lisa’s Wedding phát hành năm 1995, chắc hẳn mọi người còn nhớ đến phân cảnh vị hôn phu của Lisa đã ra ngoài và gọi một cuộc điện bằng thiết khá lạ so với thời điểm lúc bấy giờ. Đó chính là hiện thân đơn giản của chiếc đồng thông minh ra đời 19 năm sau đó. 2. Camera hành trình Nguồn: reddit.com Tập phim Homer and Apu năm 1994 có cảnh Homer được yêu cầu đội một chiếc mũ cồng kềnh với một chiếc camera ẩn ở bên trong với mục đích theo dõi hành vi bí mật cần ghi lại. 20 năm sau, thế giới đón chào sự xuất hiện của GoPro, khởi đầu của camera hành trình nhỏ gọn tiện lợi. 3. Sự thống trị của Google Nguồn: pinterest.com Lisa từng nói: “Google, dù mi đã thâu tóm tâm trí của nửa phần dân số thế giới, nhưng ta cũng không thể phủ nhận rằng mi rất toàn diện trong vai trò của một bộ máy tìm kiếm.”. Thời điểm tập phim có tình huống đề cập đến sự phát triển của Google thì ông lớn công nghệ vẫn chưa đủ sức mạnh như hiện tại. Lúc ấy, Google chưa thể chắc chắn về thành công của mình chứ chưa nói đến vị thế to lớn như bây giờ. 4. Gọi video Nguồn: twitter.com Cách thức gọi video có vẻ như đã dần trở nên quen thuộc trong đời sống hiện đại ngày nay. Thế nhưng, The Simpsons đã sớm đoán ra việc này khi có cảnh Lisa liên lạc với mẹ qua một chiếc điện thoại quay số cổ điển và có thêm màn hình để hiển thị hình ảnh trực tiếp với nhau. 5. Những vấn đề của Hy Lạp tại châu Âu Nguồn: pinterest.com Năm 2015, Hy Lạp rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng đến cả châu Âu. Đối mặt với tình trạng này, toàn bộ khối EU dường như đều đồng nhất với ý định “loại Hy Lạp ra khỏi cuộc chơi”. Lục lại những tập phim của The Simpsons, khán giả bàng hoàng nhận ra nhà sản xuất của phim đã nhìn thấy tương lai ảm đạm của quốc gia này tại cộng đồng chung EU. Theo đó, một tập phim vào năm 2013 với hình ảnh Homer Simpson được lên sóng truyền hình và đoạn tin chạy tít ở chân màn hình lại có dòng “Châu Âu đang rao bán Hy Lạp trên eBay”. 6. Cá 3 mắt do nhiễm phóng xạ Nguồn: simpsons.wikia.com Bart Simpson từng bắt được một con cá có 3 mắt do ảnh hưởng phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Springfield trong một tập phim năm 1990. Đến năm 2011, một anh chàng ở Argentina cũng đã bắt được một con cá 3 mắt không khác con cá đã xuất hiện trong The Simpsons. 7. Những vụ trộm mỡ Một trong những tập phim hài hước nhất của The Simpsons phải kể đến phân cảnh bố con nhà Simpson ăn trộm mỡ vào năm 1998. Cảnh gây cười này đã trở thành sự thật khi 10 năm sau đó, có đến 7 vụ trộm mỡ đã diễn ra trong năm 2011 và 2012. 8. Những chiếc máy bỏ phiếu bầu cử Nguồn: pinterest.co.uk Tập phim năm 2008 đã xuất hiện những chiếc máy bỏ phiếu bầu cử trong sự kiện tranh cử tổng thống Mỹ. Những chiếc máy cũng đã xuất hiện ở đời thực vào năm 2012. Và đặc biệt hơn nữa, The Simpsons đã tiên đoán đúng kết quả khi số phiếu bầu cử nghiêng về đảng Dân chủ cũng như việc ông Obama tái đắc cử trong cùng năm. 9. Bê bối thịt ngựa vào năm 2013 Nguồn: googlenews.vn Sự kiện trường tiểu học Springfield bị tố đem ngựa ra làm thức ăn cho học sinh đã xuất hiện từ một tập phim năm 1994 của The Simpsons. 20 năm sau, câu chuyện về việc sử dụng thịt ngựa làm thức ăn đã thành thực tế khi nó xảy ra ở Ai-Len và Anh Quốc. 10. Tổng thống Donald Trump đắc cử Nguồn: twitter.com Cả thế giới năm 2017 bàng hoàng khi Donald Trump, một người vốn nổi tiếng trong giới giải trí và kinh tế lại trở thành người đứng đầu Nhà Trắng. Chiến thắng của ông Trump khiến cho nhiều người bất ngờ. Bởi trong cuộc chạy đua tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Trump được dự đoán từ đầu khó có thể đấu lại những nhà chính trị khác, nhất là Cựu Đệ Nhất phu nhân tổng thống Mỹ, Hillary Clinton. Công chúng càng khiếp sợ hơn khi nhận ra

Phim hoạt hình hay The Bigger Picture film poster

Nguồn: filmschoolradio.com Ngoài những bộ phim được thực hiện công phu bằng kỹ thuật làm phim hoạt hình 3D tiên tiến được sản xuất với số lượng nhiều như ngày nay. Chắc hẳn người xem sẽ nhớ nhung về những thước phim hoạt hình được vẽ tay 2D tỉ mỉ ngày xưa đã từng một thời thịnh hành trong giới làm phim hoạt hình. Bộ phim hoạt hình The Bigger Picture chính là một kết hợp táo bạo, hoàn hảo giữa việc vẽ tranh 2D trên tường cùng mô hình giấy để tạo ra những đoạn phim 3D thú vị, ngoài ra điểm đặc biệt của bộ phim là được làm theo dạng hoạt hình tĩnh vật (stop-motion) – một cách làm phim đang khá ưa chuộng hiện nay. The Bigger Picture được sản xuất bởi National Film and Television School (NFTS), dưới sự thực hiện của nữ đạo diễn Daisy Jacobs, cô cũng là biên kịch của bộ phim này cùng với Jennifer Majka. The Bigger Picture được phát hành vào ngày 21/5/2014 tại Pháp và phát hành tại Mỹ vào ngày 11/10/2014 tại sự kiện Hamptons International Film Festival. Bộ phim đã chiến thắng giải thưởng Best British Short Animation tại lễ trao giải lần thứ 68 của British Academy Film Awards và lập tức lọt vào vị trí đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) của giải thưởng Oscar lần thứ 87, năm 2015. Phim hoạt hình The Bigger Picture có độ dài tám phút được đạo diễn Daisy Jacobs sử dụng hình ảnh nhân vật cao hai mét để diễn tả câu chuyện mang hơi hướng hài kịch đen (Dark humor) trào phúng kể về mâu thuẫn gay gắt cùng sự ghen tỵ giữa hai anh em Richard và Nick trong việc chăm sóc người mẹ già yếu sắp mất của họ. Người anh tên Nick thì may mắn và thành đạt, anh ta và luôn được mẹ dành nhiều yêu thương hơn người em dù Nick ít quan tâm đến bà và lâu lâu mới quay về gia đình thăm người thân. Ngược lại hoàn toàn với Nick là người em trai tên Richard – cũng là nhân vật chính của The Bigger Picture. Chính vì sự thương yêu không công bằng của người mẹ dành cho anh mình đã làm dấy lên sự khó chịu trong lòng của Richard. Khi bản thân anh đã dành hết thời gian để chăm sóc cho người mẹ ốm yếu của mình nhưng lại không được bà quan tâm bằng anh trai. Nữ đạo diễn trẻ Daisy Jacobs đã chia sẻ về lý do tại sao cô chọn đề tài nhạy cảm này để thực hiện bộ phim như sau: “Tôi nghĩ The Bigger Picture đã gợi lên điều quan trọng về cách chúng ta chăm sóc cha mẹ của mình khi bản thân chúng ta lớn lên. Theo tôi, mọi người có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng tôi nghĩ đây là điều cần phải nói lên thông qua bộ phim.” Nữ đạo diễn Daisy Jacobs và đồng nghiệp Chris Wilder. Nguồn: art-vibes.com Bộ phim gây sự thích thú cho người xem qua phương pháp làm phim hoạt hình độc đáo với sự kết hợp tuyệt vời giữa nghệ thuật vẽ tranh 2D ghép với mô hình giấy và 3D (tên tiếng anh gọi là 3D Stop Motion Animation). Dưới đây là một vài hình ảnh được Comic Media Academy sưu tầm sẽ cho chúng ta thấy sự kỳ công của đoàn làm phim khi thực hiện The Bigger Picture. Quang cảnh khi cả đoàn đang thực hiện bộ phim. Nguồn: art-vibes.com & animamundi.com.br Những nhân vật đều được vẽ tay và gắn những mô hình giấy. Nguồn: thisiscolossal.com Với việc kết hợp như vậy sẽ cho ra những thước phim sống động nghệ thuật Comic Media Academy chia sẻ đến bạn đọc đoạn phim đầy đủ được đoàn làm phim đăng công khai trên kênh Vimeo của đạo diễn Daisy Jacobs cùng với đoạn phim The Bigger Picture. The Bigger Picture TRIK SHOW: Making Of Daisy Jacobs The Bigger Picture >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 2D – 2D Animation Artist Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

A Single Life 2

Nguồn: imdb.com A Single Life là một phim hoạt hình ngắn của 3 đạo diễn đến từ Hà Lan Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen. Bộ phim được viết bởi biên kịch Marieke Blaauw và được sản xuất bởi studio hoạt hình Job, Joris & Marieke. A Single Life được ra mắt vào tháng 9/2014 tại Hà Lan và xuất hiện trong danh sách đề cử cho vị trí Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Lễ trao giải Oscars 2015 (87th Academy Awards). Bộ phim có độ dài 3 phút ngắn ngủi kể về một cô gái trẻ tên Pia, người đã nhận được một chiếc đĩa nhạc bí ẩn có thể xoay chuyển thời gian, giúp cô có thể đi qua từ thời gian này đến thời gian khác trong cuộc đời của mình. Điều đặc biệt là bộ phim không có bất cứ đoạn đối thoại nào mặc dù xuyên suốt bộ phim vang lên bài hát chủ đề “A Single Life” của Happy Camper với Pien Feith. Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen đã sử dụng Cinema 4D và After Effects làm công cụ chính của họ khi làm phim hoạt hình A Single Life. Nhóm ba người đã khéo léo cho người xem thấy Pia từ trẻ hóa sang một phụ nữ lớn tuổi rồi ngược lại. Bộ phim ban đầu được làm ra cho Ultrakort, một dự án của Quỹ điện ảnh tại Hà Lan và Rạp chiếu phim Pathé nhằm quảng bá cho bộ phim hoạt hình ngắn khác. Song, bộ phim đã thu hút hơn một triệu người ở đây và tiếp tục được chiếu tại các liên hoan phim trên toàn thế giới. Phải mất 3 tháng để cả 3 đạo diễn hoàn thiện bộ phim A Single Life toàn vẹn. Theo lời tâm sự của họ, thử thách lớn nhất khi làm bộ phim này là làm cách nào để chứng minh cho người xem thấy được Pia già đi qua 5 giai đoạn của cuộc đời trong một khoảng thời gian rất ngắn. Bởi vì khi Pia thay đổi, vóc dáng người và mái tóc cùng quần áo của cô cũng phải thay đổi theo thời gian. Bản vẽ phác thảo cho A Single Life. Nguồn: sohosoho.tv Thay vì tạo ra một bảng phân cảnh hoặc động tác chi tiết, nhóm nghiên cứu quyết định ước tính khoảng thời gian của mỗi cảnh và viết mô tả về cảnh quay trên một dòng thời gian được tạo ra trong After Effects. Oprins giải thích: “Dòng thời gian trong After Effects là nơi chúng tôi thêm thắt đoạn phim cho đến khi bộ phim kết thúc.” Nguồn: studiodaily.com “Chúng tôi đã liên tục điều chỉnh các vị trí của máy ảnh và chỉnh sửa trong khi cả ba đang làm các hoạt động cho các cảnh, điều đó giúp công việc hoàn thiện rất tốt bằng cách sử dụng các công cụ thời gian trực quan của Cinema.” Để làm phim trong khung thời gian hiệu quả hơn, nhóm đã sử dụng xRefs (external reference files), ngoài ra còn sử dụng thêm công cụ placeholder. Các đạo diễn Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen. Nguồn: sohosoho.tv Oprins chia sẻ thêm: “Điều này hoàn toàn mới mẻ với cả ba chúng tôi và phải mất một khoảng thời gian để làm quen, nhưng chúng tôi thực sự hạnh phúc với kết quả đạt được.” Dưới đây Comic Media Academy chia sẻ cho bạn đọc đoạn video phỏng vấn Job, Joris & Marieke về ba bộ phim của họ gồm A Single Life, MUTE và [Otto] được đăng trên kênh tạp chí hoạt hình Skwigly tại Youtube. Trailer của bộ phim A Single Life Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

Phim hoạt hình The Longest Day Care 4

Nguồn: imdb.com The Longest Daycare với thời lượng 5 phút là một sản phẩm theo định dạng 3D dựa theo chương trình truyền hình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ – The Simpsons (một trong những chương trình được chiếu lâu nhất, bắt đầu từ ngày 17/12/1989 trên hệ thống truyền hình Fox Network cho đến giờ). Bộ phim hoạt hình ngắn này có kịch bản gốc từ nhà sản xuất lâu đời cho The Simpsons, James L.Brooks và đạo diễn thực hiện là David Silverman. Các công ty sản xuất bộ phim bao gồm: Gracie Films, Film Roman và 20th Century Fox Animation. Ngoài ra, bên phía nhà sản xuất ngoài James L. Brooks còn có 4 thành viên khác gồm: Matt Groening, Al Jean, Richard Raynis, Richard Sakai. Đội ngũ biên kịch gồm 6 người: James L. Brooks, Matt Groening, Al Jean, David Mirkin, Michael Price, Joel H. Cohen. The Longest Daycare được chiếu rạp cùng với Ice Age: Continental Drift, ra mắt vào ngày 13/7/2012. Ngay sau đó, bộ phim nhận được những lời khen tích cực, ca ngợi về nội dung và hình ảnh từ các chuyên gia và khán giả khắp mọi nơi. The Longest Daycare đã có tên trong danh sách 5 ứng cử viên đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar 2013. Tuy nhiên, cuối cùng bộ phim đã để vuột mất vị trí danh giá cho Paperman. Nguồn: awn.com Nhân vật chính trong The Longest Daycare là Maggie Simpson, cô bé được mẹ ghi danh vào một cơ sở chăm sóc. Ở đấy cô bé Maggie quen biết cậu nhóc dữ dằn tên Gerald, có sở thích hành hạ côn trùng. Vô tình, cô nhóc Maggie bắt gặp được một con sâu bướm và tìm mọi cách giúp chú bướm thoát khỏi cánh tay tàn nhẫn của Gerald. Nội dung bộ phim đầy kịch tính, lôi cuốn sẽ khiến bạn không thể dời mắt được trước hành trình rượt đuổi gay cấn giữa Maggie và cậu nhóc Gerald. Nguồn gốc của The Longest Daycare xuất hiện khi nhà sản xuất James L. Brooks của The Simpsons đề xuất ý tưởng làm phim hoạt hình ngắn và phát hành nó trong các rạp chiếu phim. Ông muốn câu chuyện về cô bé Maggie này như một món quà từ nhà sản xuất cho các khán giả hâm mộ bộ phim The Simpsons. Al Jean chia sẻ tác phẩm như một lời cảm ơn từ đội ngũ đoàn làm phim với những người hâm mộ chương trình trong suốt 25 năm qua. David Silverman cho biết, ông thực hiện bộ phim này với định dạng 3D theo ý kiến đóng góp của Richard Sakai cùng một vài người khác trong tổ sản xuất. Họ muốn thử nghiệm 3D lên bộ phim và muốn nhìn xem The Simpson sẽ như thế nào khi được làm 3D. “Không có lý do cụ thể gì cả, đây chỉ là một kiểu thử nghiệm ý tưởng. Chúng tôi đã thử nó và chúng tôi thích thú với điều này và bộ phim trở nên mới mẻ hơn.” Đạo diễn David Silverman. Nguồn: awn.com Về quá trình sản xuất The Longest Daycare, ông nói: “Giai đoạn sản xuất bộ phim là từ tháng 3 đến tháng 5. Tuy tôi không có một đội ngũ khổng lồ nhưng có những anh em rất nhiều kinh nghiệm. Điều quan trọng nhất là tôi có một đội ngũ chuyên nghiên cứu về 3D, do Eric Kurland đứng đầu, người đã thực hiện khá nhiều dự án về 3D.” Ông cũng nói rằng không thay đổi hình ảnh mà vẫn giữ nguyên và chia ra các bộ phận tách biệt tại phòng thu ở Hàn Quốc. Tùy theo mỗi cảnh mà họ ghép các bộ phận cơ thể cho phù hợp. “Eric nói việc đó đó không cần thiết. Chúng ta có thể thao tác trong After Effects nếu chúng ta muốn tách cụ thể hơn nữa. Tôi đang rất e ngại về thời gian sản xuất của chúng tôi bởi vì bộ phim đã được thực hiện khá nhanh và tôi không muốn mọi người nghĩ ‘Ồ, chúng ta chỉ cần loại ra nó’ Chúng tôi không muốn nghe thấy điều đó.” Nguồn: awn.com Comic Media Academy chia sẻ đến các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình đoạn phim The Longest Daycare đầy đủ được đăng trên Animation on FOX tại Youtube. Phỏng vấn David Silverman ‘The Simpsons’ về ‘The Longest Daycare’ Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Phim hoạt hình Adam and Dog 11

Nguồn: imdb.com Adam and Dog là phim hoạt hình ngắn của đạo diễn Minkyu Lee hợp tác cùng nhóm bạn thân của anh – những người có kinh nghiệm làm phim hoạt hình trong các studio khác nhau, kể cả các hãng lớn như Disney Feature, Dreamworks và Pixar. Trailer Adam and Dog Tác phẩm có độ dài 16 phút ra mắt vào ngày 6/11/2012 tại Mỹ, đã vượt qua hàng trăm bộ phim hoạt hình ngắn khác để trở thành đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Lễ trao giải danh giá Oscar năm 2013. Không những vậy, Adam and Dog còn nhận được giải thưởng Best Animated Short Subject tại Annie Awards lần thứ 39. Adam and Dog kể về một chú chó đang lang thang đến Eden thì gặp một sinh vật kỳ lạ tên Adam. Họ đi cùng nhau và dành cả ngày vui chơi ở khu vườn, nhanh chóng trở thành đôi bạn thân không thể tách rời cho đến khi có sinh vật mới xuất hiện, đó chính là Eve. Sau khi Eve tới thì Adam đã bỏ rơi chú chó thân thiết. Nhưng khi cả hai người Adam và Eve vì phạm phải điều cấm và buộc rời khỏi khu vườn Eden, chú chó trung thành vẫn đi theo họ vào cảnh khổ cực. Đạo diễn Minkyu Lee chia sẻ về đứa con của mình: “Bộ phim hoạt hình này do tôi cùng nhóm bạn của mình là Jennifer Hager, James Baxter, Mario Furmanczyk, Austin Madison và Matt Williames thực hiện. Glen Keane cũng giúp chúng tôi khi đã góp ý cũng như tư vấn và làm một số visual development. Đây là một tác phẩm hoàn toàn độc lập mà không có sự tham gia của studio. Chúng tôi rất vui mừng khi mọi người thích nó và chia sẻ với nhau.” Adam and Dog là bộ phim hoạt hình 2D truyền thống và được tô điểm bằng màu sắc trang nhã. Từ đó khiến khán giả phải rung động, ngỡ ngàng trước tài hoa của các họa sĩ tham gia. Đặc biệt, bối cảnh phim hùng vĩ và mang cảm giác bình yên là điểm nổi bật nhất của Adam and Dog. Minkyu Lee cùng ekip đã mất khoảng 3 năm để hoàn thành bộ phim. Trong quãng thời gian đó, anh cũng làm việc cho Disney với các dự án như Winnie the Pooh và Wreck-It Ralph. Minkyu Lee gần như đã vắt kiệt sức cho bộ phim trong nhiều đêm liền và cả những ngày cuối tuần. Cuối cùng, để có thể dành hết tâm trí vào Adam and Dog và tạo ra một tác phẩm hoàn thiện nhất, anh quyết định xin nghỉ phép 4 tháng ở Disney. Ngoài vai trò đạo diễn, Minkyu Lee còn là nhà sản xuất, họa sĩ, biên kịch, nhà thiết kế, lead animator và họa sĩ nền. Hầu hết các bối cảnh trong phim đều được anh thực hiện qua Photoshop. Theo GoldDerby, ý tưởng bộ phim được Minkyu Lee lấy cảm hứng từ một bài viết về nguồn gốc của loài chó trên National Geographic.  Cùng Comic Media Academy ngắm nhìn những mẫu phác thảo từ Adam and Dog do Minkyu Lee thực hiện dưới đây: Phác thảo nhân vật Adam và chú chó. Nguồn: blackwingdiaries.blogspot.com Các bối cảnh trong phim. Nguồn: cartoonbrew.com Ngoài ra Comic Media Academy gửi đến bạn đọc và các bạn học viên hai clip hậu trường từ  bộ phim Adam and Dog. Adam and Dog (2011) Pencil Test by James Baxter Adam and Dog (2011) Pencil Test 2 by Jennifer Hager Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Học viên Comic Media Academy tham quan công ty Sao Sáng

Ngày 12/7, học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã có một chuyến tham quan và tìm hiểu công ty Thiết Kế Sao Sáng (Sao Sang Design), một trong những studio làm phim hoạt hình nổi tiếng hiện nay. Trong buổi tham quan công ty Thiết Kế Sao Sáng, các bạn học viên CMA được anh Nguyễn Thành Nguyên – giám đốc công ty đón tiếp, giới thiệu về doanh nghiệp và chia sẻ về quy trình làm phim hoạt hình mà công ty đã và đang ứng dụng vào các tác phẩm như One Piece Gold, Assassination Classroom, Terra Formars… và nhiều Anime hấp dẫn khác. Các bạn học viên Khóa 5 – 6, hệ Kỹ thuật viên tham gia chuyến đi (Ảnh: Nguyễn Duy Anh, K5) Họa sĩ Hồ Hưng đại diện CMA gửi tặng hoa đến anh Nguyễn Thành Nguyên, giám đốc công ty Sao Sáng (Ảnh: Nguyễn Duy Anh, K5) Một số hình ảnh chuyến tham quan công ty Thiết Kế Sao Sáng (Ảnh: Nguyễn Duy Anh, K5) Công ty TNHH Thiết Kế Sao Sáng: Được thành lập vào ngày 25/05/2010 hoạt động chính trong lĩnh vực vẽ tranh, phim hoạt hình. Với đội ngũ nhân viên trẻ năng động đầy nhiệt huyết cùng các chuyên gia đến từ Nhật Bản Sao Sáng đang là điểm đến của các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực đồ họa hứa hẹn sẽ có nhiều bộ phim mới thật hay thật hấp dẫn người xem. Liên hệ công ty: http://saosangdesign.com/

Phim hoạt hình ngắn Mr Hublot 4

Mr Hublot là bộ phim hoạt hình ngắn của Pháp do hai đạo diễn Laurent Witz – kiêm người biên kịch cho bộ phim – và Alexandre Espigares sản xuất với các nhân vật được thiết kế bởi Stephane Halleux. Mr Hublot được thực hiện bởi ZEILT Productions hợp tác cùng Watt Frame và ra mắt vào ngày 15/10/2013 tại Warsaw Film Festival. Bộ phim được giới chuyên môn và khán giả đánh giá cao và đã chiến thắng hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short) tại buổi lễ trao giải sáng giá Oscar lần thứ 86 vào năm 2014. Nguồn: imdb.com Mr Hublot kể về một người đàn ông tên là Hublot sống trong một căn hộ nhỏ nằm trong một thành phố mang phong cách steampunk đông đúc. Hublot đeo mắt kính và có một bộ đếm như chiếc đồng hồ trên trán. Ngoài ra anh ta cũng cho thấy một số triệu chứng của OCD, như bật và tắt đèn nhiều lần trước khi rời khỏi phòng khách và tỉ mỉ làm thẳng các bức ảnh trên tường. Một lần Hublot nhìn thấy một con robot nhìn giống như một chú chó con đang run rẩy vì bị bỏ rơi ngòai đường, anh ta quyết định mang robot này về nhà chăm sóc. Ngày qua ngày, con robot ấy ngày càng lớn lên, to tướng và gây ra thiệt hại lớn cho căn hộ của Hublot. Anh ta quyết định răn dạy cho chú nhóc khó trị này bằng chiếc máy khoan và khiến chú sợ hãi vâng lời. Sau một thời gian trôi qua, Hublot chuyển sang sống tại căn nhà kho bên kia đường để có thể nuôi con vật cưng của mình và cả hai sống hạnh phúc bên nhau. Đồ họa trong Mr Hublot rất đẹp với trau chuốt từng phân cảnh và nhân vật.  Kếp hợp với nội dung chứa chan ý nghĩa cùng nhạc nền lồng ghép hợp lý và lôi cuốn người xem. Laurent Witz chia sẻ: “Làm việc trong đoàn làm phim rất quan trọng. Để có thể nhấn mạnh cảm xúc thơ ca và tìm ra điểm quan trọng của bộ phim, chúng tôi đã phải thảo luận với nhau trong một năm trời để chuẩn bị cho việc sản xuất bộ phim Mr. Hublot”. Anh cũng tâm sự thêm rằng đoàn làm phim chỉ có ngân sách nhỏ để sản xuất. Bọn họ không thế nào kiểm tra mọi thứ kỹ lưỡng trong bước kết xuất đồ họa (rendering) và bố cục dựng hình phim (compositing) bởi vì điều đó rất tốn kém. Thay vì thế, đoàn làm phim dành thời gian để nghiên cứu màu sắc cho Mr. Hublot vì theo anh cho biết đây một giai đoạn quan trọng khi thực hiện bộ phim này. Dưới đây là một vài hình ảnh về bộ phim được Comic Media Academy sưu tầm từ trang zeiltproductions.com. Những hình ảnh này có thể mang đến bí kíp riêng cho những bạn học làm phim hoạt hình.  Hình ảnh phác thảo và thiết kế của nhân vật Hublot và vật cưng của anh ta.  Một vài bản vẽ khác về nơi mà Hublot sinh sống. Nguồn: zeiltproductions.com. Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

Piper câu chuyện đằng sau bộ phim chú chim nhỏ dũng cảm

Cái tên Pixar đã không còn xa lạ với người yêu phim hoạt hình. Những tác phẩm nổi tiếng từ studio này như Toy Story, Finding Nemo, The Incredibles,…. đều được khán giả từ khắp mọi nơi và mọi lứa tuổi đón nhận. Không chỉ dừng lại ở mảng phim hoạt hình dài, Pixar còn hướng đến sản xuất các bộ phim hoạt hình ngắn với nội dung, hình ảnh đặc sắc và luôn xuất hiện trong danh sách đề cử hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất của Oscar. Nguồn: p1.pstatp.com Năm nay, với bộ phim hoạt hình có tên Piper, Pixar đã vượt qua bốn đối thủ đáng gờm khác và rinh được giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short) tại Oscar 2017. Điều gì đã khiến bộ phim này nổi bật đến vậy? Hãy cùng Comic Media Academy tìm hiểu về nội dung và quá trình đoàn làm phim tạo nên bộ phim Piper đáng yêu. Từ đó hy vọng các bạn có thể có thêm bài học cho quá trình học làm phim hoạt hình của mình.  Piper với thời lượng 6 phút do đạo diễn Alan Barillaro thực hiện đã được công chiếu vào ngày 17/06/2016 tại Mỹ. Cũng trong thời gian đó, Pixar đã tung Finding Dory giới thiệu trước công chúng.  Theo đạo diễn Allan Barillaro, bộ phim được lấy cảm hứng từ một chuyến đi rất tình cờ tại vùng Emeryville, California cách Pixar Animation Studios khoảng một dặm. Anh chạy dọc theo bờ biển để quan sát cách hoạt động và kiếm ăn của loài chim Dẽ cổ xám và sau đó quyết định thực hiện bộ phim này. “Nhìn cách phản ứng của các chú chim khi gặp sóng nước tôi biết rằng mình phải làm ngay một bộ phim về chúng. Con người chúng ta thường rất dễ dàng sống trong một môi trường an toàn với mình, tuy nhiên khi ở tại một nơi không còn thân thuộc nữa chúng ta rất giống những chú chim bé nhỏ trên bờ biển. Ai ai cũng đã đến bãi biển nhưng không phải ai cũng ngắm nhìn biển cả từ môt vị trí nhỏ bé nhất. Đó chính xác là góc nhìn đầy sợ hãi của những chú chim nhỏ”, Allan Barillaro chia sẻ trên trang audubon.org. Những chú chim nhỏ nhắn này là nguồn tư liệu cho bộ phim Piper của Allan Barillaro. Nguồn: Patul Rich/Audubon Photography Piper mở đầu nhẹ nhàng với hình ảnh sóng biển rì rào đánh vào vùng biển Emeryville, California, xa xa có đàn chim Dẽ cổ xám đang hí hoáy kiếm ăn. Nội dung chính của bộ phim nói về chú chim Dẽ bé nhỏ đang run rẩy không dám thoát ra khỏi sự bảo vệ của mẹ mình để kiếm ăn. Tuy nhiên nhờ sự động viên nhiệt tình từ mẹ, em quyết định liều mình xuống chung với bầy đàn thì không may bị cơn sóng vô tình vỗ liền tiếp đó. Chú chim nhỏ tội nghiệp từ đó bị ám ảnh và sợ hãi những cơn sóng biển dập dềnh và nhất quyết không chịu rời khỏi tổ. Nhưng thật may mắn, em chợt thấy những chú cua thân hình tuy nhỏ nhắn nhưng ý chí dũng mãnh, đang đào cát kiếm thức ăn mặc cho những cơn sóng hung dữ ập tới không ngừng. Chú chim bé nhỏ bắt đầu tò mò, bắt chước những chú cua và sau đó chứng kiến được vẻ đẹp của thể giới dưới lòng nước bao la. Điều đó đã làm trỗi dậy tâm hồn thích thú của em và ngày qua ngày, chú chim Dẽ nhỏ bé dần dần trở nên khéo léo trong việc săn mồi cho cả đàn chim. Dưới đây là một vài hình ảnh và đoạn video về quá trình làm phim hoạt hình Piper của đạo diễn Allan Barillaro: Đạo diễn Allan Barillaro – Người được xem là Good In A Room của bộ phim. Nguồn:  Deborah Coleman / Disney•Pixar Một nhân viên đang lấy tư liệu về chim Dẽ tại bờ biển. Nguồn: Disney•Pixar Thiết kế nhân vật. Nguồn: Disney•Pixar Các bước thực hiện 3d/visual effects cho một cảnh phim Piper. Nguồn: cgmeetup.net Và đây là thành quả!. Nguồn: cgmeetup.net Hình ảnh các nhân viên trong đoàn làm phim đang thảo luận và thực hiện Piper. Nguồn: ohmy.disney.com   Đoạn video ngắn Making of Pixar Short Movie – Piper: Piper là một sản phẩm mà Pixar rất tâm đắc và tự hào về thành tựu công nghệ, khả năng sáng tạo phong phú và sức làm việc dồi dào không ngừng nghỉ từ đội ngũ nhân viên ưu tú của studio. Không chỉ gây ấn tượng cho người xem về mặt kỹ thuật, Piper còn là một bộ phim tràn đầy ý nghĩa về cách dạy con của bậc cha mẹ – đây chính là một bài học quý giá cho những gia đình có con nhỏ. Ngoài ra, thông qua bộ phim Pixar còn muốn nhắn nhủ với khán giả rằng mỗi chúng ta cần phải biết tự lột bỏ cái kén của bản thân và tự tin đón nhận mọi thử thách, gian khó mà cuộc đời mang đến. Chỉ như thế, con người mới ngày càng mạnh mẽ và trưởng thành hơn, gặt hái được nhiều thành công từ sự phấn đấu không ngừng. Không nhạc nhiên khi Piper đã dành được tượng vàng danh giá Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất năm 2017. FULL MOVIE: Phạm Hoàng Ngọc tổng hợp

Hành trình Pear Cider and Cigarettes đi đến mùa giải Oscar 2017 5

Nguồn: © Robert Valley Pear Cider and Cigarettes là bộ phim hoạt hình ngắn của đạo diễn người Canada Robert Valley và nhà sản xuất Cara Speller do Massive Swerve Studios và Passion Pictures Animation sản xuất. Bộ phim phát hành vào ngày 01/07/2016 tại Mỹ với ngôn ngữ tiếng Anh. Bộ phim dựa theo một bộ graphic novel cùng tên của đạo diễn Robert Valley.  Robert Valley – Đạo diễn đồng thời cũng là biên kịch của bộ phim. Nguồn: news1130.com Bộ phim với lối thể hiện độc đáo đã nhận được đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar năm 2017. Song cuối cùng, giải thưởng danh giá này lại không thuộc về Pear Cider and Cigarettes.  Pear Cider and Cigarettes kéo dài 35 phút có nội dung dựa theo một câu chuyện có thật kể về mối quan hệ sai lầm giữa Robert và người bạn thuở thơ ấu – Techno bị mắc chứng bệnh tâm lý hành vi tự hủy hoại bản thân nhưng người bạn này lại mang cho Robert một sức hút bí ẩn kỳ lạ khó cưỡng. Techno khóc lóc và cầu xin sự giúp đỡ từ một bệnh viện quân đội ở Trung Quốc, sau đó anh chàng Rob được bạn mình dẫn đến một cuộc đua xe mạo hiểm. Cuối cùng cả hai trở về quê hương tại Thành phố Vancouver – một đô thị hải cảng duyên hải thuộc tỉnh British Columbia, Canada. Màu sắc trong phim Pear Cider and Cigarettes rất đặt biệt, đó là sự pha trộn những phân cảnh đen trắng và sắc màu khác. Ngoài ra, nét vẽ rất riêng của Robert Valley là sự kết hợp độc đáo giữa Nhiếp ảnh và hoạt hình. Nội dung tuy giống như một cuốn phim tài liệu dựa theo sự việc có thật nhưng đã được đạo diễn Robert Valley pha trộn thêm một ít tưởng tượng phong phú của ông nhằm để nhấn mạnh lên cuộc đời và cái chết của nhân vật Techno. Dưới đây là một vài bản phác thảo do chính Robert Valley thực hiện cho bộ phim hoạt hình đầy ấn tượng này. Bạn có thể nghiên cứu những đường nét từ những hình ảnh dưới đây để có thể tích lũy một vài bí kíp cho việc học làm phim hoạt hình của chính mình.  Nguồn: pinterest.com Nguồn: cartoonbrew.com Nguồn: vimeo.com Nguồn: s2spreview.tumblr.com Một số hình ảnh được trích ra từ cuốn “The story behind Pear Cider and Cigarettes” Năm 2017, Pear Cider and Cigarettes đã giành được giải thưởng Annie Awards cho vị trí Best Animated Special Production.  Phạm Hoàng Ngọc dịch & tổng hợp 

Những bộ phim hoạt hình ngắn xuất sắc của Oscar 2016

Bên cạnh những giải thưởng lớn như Phim hay nhất, Nam/Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, Phim hoạt hình hay nhất,… Lễ trao giải Oscar thường niên còn dành một giải thưởng để tôn vinh sự đóng góp cũng như cố gắng của đội ngũ làm phim hoạt hình ngắn, giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất.  Nguồn: cganimationblog.com Top 5 đề cử luôn là những cái tên xuất sắc nhất đại diện cho hàng loạt phim hoạt hình ngắn được ra mắt công chúng trong năm. Bear Story với nội dung ám ảnh về những ký ức buồn miên man và sự cô đơn của nhân vật chú gấu, kết hợp với phong cách steampunk cũ kỹ đã được vinh danh ở hạng mục Phim hoạt hình ngắn xuất sắc trong Oscar 2016. Song, các đối thủ của Bear Story cũng không hề kém cạnh với nội dung và kỹ thuật hình ảnh hấp dẫn. Cùng xem qua các bộ phim ngắn đã bỏ lỡ giải thưởng danh giá dành cho hạng mục phim hoạt hình ngắn nhé.  1. We Can’t Live Without Cozmos Nguồn: winterfilmawards.wordpress.com. Bộ phim hoạt hình ngắn của Nga được phát hành 21/08/2014 do đạo diễn Konstantin Bronzit và nhà sản xuất Aleksandr Boyarskiy thực hiện tại Melnitsa Animation Studio. Bộ phim nói về hai phi hành gia cũng là hai người bạn với nhau. Họ đều cố gắng hết sức trong những ngày tháng đào tạo vất vả để thực hiện ước mơ cháy bỏng của mình. Cuối cùng giấc mơ của họ đã thành hiện thực. Nhưng câu chuyện đằng sau đó sẽ khiến người xem không cầm được nước mắt. Dưới đây là một vài hình ảnh Konstantin Bronzit đang thực hiện vẽ tranh từng khung hình cho bộ phim. Chúng ta có thể thấy rõ cái tâm ông dành cho We Can’t Live Without Cozmos này. Nguồn: tvc.ru. Dưới đây là một đoạn clip phỏng vấn Konstantin Bronzit, bạn có thể học làm phim hoạt hình từ quá trình ông cùng ekip chuẩn bị và hoàn thiện bộ phim We Can’t Live Without Cozmos và một vài phim khác. Bộ phim dài 16 phút sẽ giúp chúng ta thấy rõ mối quan hệ giữ người với người, từng bài nhạc sâu lắng phù hợp từng phân cảnh làm mỗi người xem không khỏi thổn thức với cái kết của phim. Quả đúng là một ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Oscar năm 2016. 2. Prologue Nguồn: imdb.com0. Prologue – một bộ phim hoạt hình ngắn đến từ nước Anh do đạo diễn Richard Williams cùng nhà sản xuất Imogen Sutton thực hiện và phát hành vào 17/10/2015 tại Anh và 23/02/2016 tại Mỹ. Bên cạnh đề cử Oscar 2016, bộ phim còn được đề cử cho giải BAFTA ở hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất. Được biết ý tưởng Prologue được Richard nung nấu khi 15 tuổi.  Bộ phim ngắn 6 phút này kể về trận chiến tàn bạo giữa Athenian và Spartan cách đây 2400 năm trước. Act Break của bộ phim chính là cảnh cô bé chứng kiến và vội vã bỏ chạy đến người bà của mình khóc nức nở. Cuối cùng đoạn phim lắng đọng được kéo dài bằng hình ảnh người bà ngậm ngùi với giọt nước mắt cay đắng rơi xuống – đây được gọi là Beat. Cold Open của phim ấn tượng bằng việc giới thiệu tên bộ phim được viết bằng bút chì màu và tranh vẽ tỉ mỉ. Từng phân cảnh trong phim được vẽ hoàn toàn bằng tay chau truốt, có thể thấy Prologue được đầu tư kỹ càng. Từng khung tranh được vẽ tỉ mỉ, rõ ràng từng đường vân và bộc lộ lên thần thái nhân vật.  Nguồn: catsuka.com. Dưới đây là đoạn clip phỏng vấn của ông về bộ phim Prologue, chúng ta sẽ hiểu được cảm nghĩ của Richard Williams khi thực hiện bộ phim này. Prologue tuy mang xu hướng bạo lực nhưng bộ phim sẽ khiến bất cứ ai khi xem đều phải ngả mũ kính phục trước tài hoa của Richard Williams qua việc ông thổi từng cái hồn của nhân vật bằng nét vẽ của mình.  3. Sanjay’s Super Team Nguồn: disneynerd.files.wordpress.com Một đại diện đến từ nhà Pixar, Sanjay’s Super Team từng là ứng cử viên nặng ký, cạnh tranh cùng Bear Story tại Oscar 2016. Bộ phim do Nicole Paradis Grindle và Sanjay Patel và được phát hành vào 15/06/2015 tại Annecy International Animated Film Festival và ra mắt chính thức vào 25/11/2015. Sanjay’s Super Team có thời gian dài 7 phút kể về Sanjay – một cậu bé người Ấn Độ rất mê xem phim hoạt hình siêu nhân. Tuy nhiên khi phim đang đến đoạn cao trào thì bố Sanjay nhắc cậu đã đến lúc cầu nguyện, cậu bé không chấp nhận nên xảy ra cuộc tranh chấp nhỏ giữa hai người. Cuối cùng Sanjay thua cuộc và đành kéo theo một siêu anh hùng mô hình đến ngồi bên bố mình. Cậu bé nhanh chóng chìm vào giấc mơ và lúc này phim chuyển sang B-story chứa Act Break phân cảnh cậu bé Sanjay chống lại quái vật cùng các vị anh hùng phiên bản Hindu cực ấn tượng. Bộ phim được lấy cảm hứng từ ký ức tuổi thơ của đạo diễn Sanjay Patel – anh được xem Good In A Room của bộ phim. Dưới đây là một vài hình ảnh được trích ra trong cuốn sách THE ART OF PIXAR SANJAY’S SUPER TEAM – Derivative Content được nhà làm phim bán ra nhằm quảng bá bộ phim này.  Nguồn: gheehappy.com Dưới đây là đoạn clip Sanjay’s Super Team (2015) Featurette – The Making Of có đoạn phỏng vấn của Sanjay Patel nói về ý tưởng và quá trình thực hiện bộ phim Sanjay’s Super Team. Một bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng từng hình ảnh kết hợp với 3D độc đáo, hiện

Top 7 anime đỉnh cao của người Nhật

Hoạt hình Nhật Bản đã đi một chặng đường dài 100 năm hình thành và phát triển. Và khi nhắc đến hoạt hình Nhật Bản, người ta sẽ nhớ ngay đến cái tên anime, một thuật ngữ riêng chỉ dành cho những bộ phim của người Nhật và do người Nhật thực hiện. Trải qua hành trình 100 năm, giờ đây phim hoạt hình Nhật Bản đã có một chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ bên cạnh những tên tuổi lớn của thế giới. Từ khi ra đời đến nay đã có rất nhiều bộ phim hoạt hình được giới thiệu và để lại dư âm lớn đối với người xem. Cùng điểm qua một số bộ phim hoạt hình đỉnh cao của người Nhật để thấy anime đã phát triển lớn mạnh và có những thay đổi như thế nào sau 100 năm.  Grave of Fireflies (Takahata Isao, 1988) Grave of Fireflies hay còn gọi là Mộ đom đóm là một bộ phim hoạt hình đến từ hãng Ghibl do đạo diễn Takahata Isao thực hiện. Bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Nosaka Akiyuki. Tiểu thuyết này vốn được tác giả viết dưới dạng bán tự truyện như một lời xin lỗi gửi đến người em gái của mình. Mộ đom đóm phản ánh phần nào sự tàn khốc và đau thương của nước Nhật giai đoạn cuối Thế chiến thứ hai. Seita và Setsuko là hai anh em trong câu chuyện của Mộ đom đóm. Cuộc sống hai anh em gặp nhiều bi thương khi mẹ qua đời tại nơi thành phố đã từng hứng chịu hàng nghìn quả bom của quân đội Mỹ. Sau đó, hai anh em chuyển đến Nishinomiya sống cùng với dì một thời gian trước khi rời đi và sống tại một căn hầm trú bom nhỏ bị bỏ hoang gần cái hồ cách nhà chúng khi ở cùng mẹ không xa. Cuộc sống của hai đứa nhỏ trôi qua từng ngày với những bữa ăn là những thứ chúng kiếm được như rau hay bất cứ thức ăn nào có thể kiếm được, thậm chí là ăn cắp. Tuy nhiên, đến cuối cùng, cái chết vì đau đớn và đói rét của Seita là kết thúc của câu chuyện. Một kết thúc buồn đã lấy đi khá nhiều nước mắt của người xem. Không những vậy những cảnh quay nhẹ nhàng khiến cho người xem chìm vào dòng chảy của cuộc sống nước Nhật lúc bấy giờ, làm họ đồng cảm với những gì mà nhân vật chính phải đối mặt. Các nhà phê bình phim cho rằng Mộ đom đóm chính là một trong những bộ phim phản chiến mạnh mẽ nhất. Đặc biệt, nhà nghiên cứu lịch sử hoạt hình Ernest Rister đã nhận xét “Đây là bộ phim hoạt hình nhân văn nhất mà tôi được xem.  Spirited Away (Miyazaki Hayao, 2001) Nhắc đến hoạt hình Nhật Bản, chắc hẳn Spirited Away là một cái tên được nhớ đến nhiều nhất. Bởi, Spirited Away chính là bộ phim hoạt hình đã đưa anime Nhật vươn ra thế giới, tạo một cú hích mạnh cho sự phát triển của anime trong ngành công nghiệp phim hoạt hình. Spirited Away được khán giả Việt biết đến với tên gọi Cuộc phiêu lưu của Chihiro vào vùng đất linh hồn. Đây là một tác phẩm hoạt hình do hãng Ghibli sản xuất và đạo diễn bởi nhà làm phim hoạt hình kỳ cựu Hayao Miyazaki. Với việc giành được giải Oscar năm 2003 cho Phim hoạt hình hay nhất, Spirited Away thật sự đã khiến nhiều hãng hoạt hình trên thế giới ngạc nhiên với thành công này. Một hãng phim hoạt hình nhỏ như Ghibli lúc bấy giờ có thể đánh bại được Disney, Pixar để giành giải thưởng cao nhất ở hạng mục phim hoạt hình trong lễ trao giải danh giá của điện ảnh thế giới. Không những vậy, giai đoạn tiền Oscar, Spirited Away cũng giành được khá nhiều giải thưởng uy tín. Đặc biệt, Spirited Away đã trở thành bộ phim hoạt hình nội địa ăn khách nhất tại Nhật Bản mà chưa một bộ phim nào có thể soán ngôi.  Spirited Away gửi gắm những bài học giá trị sâu sắc đến giới trẻ về ô nhiễm môi trường, sự bóc lột sức lao động, xâm phạm trẻ em và hơn hết là lòng hiếu thảo, tình người của các nhân vật trong phim. Bộ phim không chỉ đưa Ghibli trở thành một trong những hãng sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng thế giới mà còn góp phần đưa anime lan rộng trên thế giới.  Howl’s Moving Castle (Hayao Miyazaki, 2004) Howl’s Moving Castle hay Tòa lâu đài di động của Howl là bộ phim hoạt hình tiếp theo mà Hayao Miyazaki thực hiện sau Spirited Away. Bộ phim được thực hiện dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Diana Wynne Jones. Howl’s Moving Castle nói về cô nàng Sophie và cuộc gặp gỡ vô tình với phù thủy Howl’s đã mở ra nhiều câu chuyện thú vị khác. Bộ phim được đánh giá là một trong những phim hoạt hình có nét vẽ đẹp nhất của Ghibli. Tuy vậy, Howl’s Moving Castle vẫn không thể đánh bại được thành tích mà Spirited Away đã đạt được, dù nhận được đề cử Oscar năm 2006.  Song, những thành công mà Howl’s Moving Castle đã làm được không thể chối bỏ như doanh thu đạt được là 231,7 triệu USD trên toàn thế giới và trở thành một trong những phim thương mại Nhật thành công nhất trong lịch sử. Không dừng lại ở đó, bộ phim còn được đạo diễn Pete Docter của Pixar chuyển thể sang tiếng Anh và công chiếu tại Bắc Mỹ.  5 Centimeters Per Second (Makoto Shinkai, 2007) 5 Centimeters Per Second là một bộ phim hoạt hình đến từ hãng phim CoMix Wave và do đạo

CMA Company Tour thực tế tại Armada Studio

Sáng 18/04, học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã có một chuyến tham quan và trải nghiệm thú vị tại Armada TMT Studio, một trong những studio làm phim hoạt hình giàu kinh nghiệm và thành công nhất Việt Nam hiện nay.  Trong buổi tham quan, các bạn học viên CMA được chiêm ngưỡng không gian làm việc chuyên nghiệp của những họa sĩ hoạt hình hàng đầu Việt Nam. Không chỉ là một chuyến tham quan, Company Tour tại Armada TMT Studio còn mang đến cho các bạn học viên CMA những trải nghiệm thú vị. Các bạn được lắng nghe những chia sẻ tâm huyết về nghề, về phương pháp rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của những họa sĩ dày dặn kinh nghiệm. Đồng thời các họa sĩ hoạt hình của Armada Studio còn tiết lộ quy trình làm hoạt hình theo phong cách hoạt hình thế giới như vẽ diễn hoạt animation, vẽ layout, vẽ background.  Sau Armada, Company Tour sẽ tiếp tục đưa học viên CMA đến trải nghiệm ở các công ty, studio chuyên nghiệp về truyện tranh và hoạt hình tại Việt Nam. Mở ra nhiều trải nghiệm thực tế nghề nghiệp dành cho các học viên, tạo điều kiện cho học viên học hỏi kinh nghiệm. Thành lập tại TPHCM từ năm 2002, Armada TMT Studio nổi tiếng với các tác phẩm hoạt hình như: Dalton, Kirikou, Oggy and the cockroaches, Zig and Sharko (chiếu trên Disney Channel và Cartoon Network). Studio hiện có gần 150 nhân sự, phần lớn là họa sĩ và animator. 

Armada giao lưu cùng học viên CMA 1

Chiều 04/04, đại diện công ty hoạt hình Armada TMT Studio đã có chuyến ghé thăm và giao lưu cùng học viên, giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Armada được biết đến là công ty chuyên thực hiện các sản phẩm hoạt hình từ Pháp như Lucky Luke, Anh em Dalton, Lou Lou, Oggy,… Tham gia chuyến ghé thăm này có cô Christine Gamonal – Giám đốc Công ty Armada và ông Didier Degand – Giám đốc diễn xuất.  Các học viên CMA tỏ ra khá hào hứng khi được tiếp xúc và trao đổi cùng những người đang trực tiếp làm phim hoạt hình. Sau chuyến ghé thăm này của Armada, CMA sẽ bắt đầu thực hiện Company Tour, đưa học viên đến tham quan thực tế tại các công ty, studio chuyên nghiệp về truyện tranh và hoạt hình. Mục tiêu của Company Tour sẽ mở ra nhiều trải nghiệm thực tế dành cho các học viên, tạo điều kiện cho học viên học hỏi kinh nghiệm.  Mở đầu cho Company Tour là chuyến thực tế của học viên CMA tại công ty Armada. Tại đây, học viên sẽ được trải nghiệm môi trường làm phim hoạt hình chuyên nghiệp và thực hành vẽ diễn hoạt animation, vẽ layout, vẽ background dưới sự theo dõi, đánh giá của những họa sĩ chuyên nghiệp.  Một số hình ảnh trong buổi giao lưu của Armada tại CMA

100 năm hoạt hình Nhật Bản khẳng định vị trí của anime trên bản đồ hoạt hình thế giới

100 năm đã trải qua. 100 năm trong một chặng đường dài hình thành và phát triển của hoạt hình Nhật Bản. 100 năm để đưa anime trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Ngay từ khi xuất hiện vào năm 1917, anime đã mang đến một dự cảm về sự tác động mạnh mẽ trên bản đồ hoạt hình thế giới. 100 năm hoạt hình Nhật Bản – Một sức hút riêng từ Anime Anime là từ mượn của tiếng Anh từ chữ animation có nghĩa là phim hoạt hình. Anime được dùng để chỉ các bộ phim hoạt hình sản xuất theo vẽ tay hoặc vẽ máy và mang phong cách Nhật Bản.   Vào những năm đầu thế kỷ XX, các nhà làm phim Nhật Bản tiến hành thử nghiệm các kỹ thuật hoạt hình đang được phát triển tiên phong tại Pháp, Đức, Mỹ, Nga, đánh dấu cho sự khởi đầu của hoạt hình Nhật Bản. Tiếp nối quá trình sản xuất đặc trưng của hoạt hình thế giới, quy trình làm phim hoạt hình anime bao gồm storyboard, lồng tiếng, thiết kế nhân vật,… Giai đoạn khởi tạo Một trích đoạn trong Namakura Gatana, được xem là bộ phim hoạt hình đầu tiên của anime  Năm 1917 hẳn là một năm đáng ghi nhớ của hoạt hình Nhật Bản khi tác phẩm Namakura Gatana có thời lượng hai phút của họa sĩ Kouchi Junichi được trình chiếu công khai. Tác phẩm xoay quanh một samurai ngốc nghếc đã mua phải thanh kiếm có lưỡi cùn. Anh chàng phải vượt qua rất nhiều thử thách để đổi lại thanh kiếm tinh xảo khác. Tuy nhiên, nhiều ghi chép cho rằng bộ phim hoạt hình Nhật Bản xuất hiện sớm nhất là Katsudo Shashin, một tác phẩm không công khai do một tác giả vô danh thực hiện. Đó thực chất chỉ là một đoạn clip ngắn về hình ảnh một cậu bé mặc đồ thủy thủ đang viết lại tựa đề phim trên chiếc bảng. Katsudo Shashin, tác phẩm chưa xác định được tác giả  Trải qua thời gian dài hình thành và khẳng định vị trí trong nước, anime đã có thể vượt ra khỏi phạm vi xứ anh đào khi bộ phim hoạt hình Momotaro (Cậu Bé Quả Đào) phổ biến rộng rãi trên quốc tế. Tác phẩm dựa trên một câu chuyện cổ tích dân gian về hai ông bà lão đã nhặt được một quả đào ở suối. Khi đem về nhà bổ ra thì có một cậu bé chui từ trong đào ra, lớn nhanh như thổi và trở thành một vị tướng nổi danh tại Nhật. Momotaro do họa sĩ Kitayama Seitaro phát triển và Seo Mitsuyu làm đạo diễn. Momotaro phổ biến rộng rãi trên quốc tế Tuy vậy, hoạt hình Nhật Bản vẫn chưa thể tìm ra con đường để trở thành loại hình giải trí được yêu thích. Giữa lúc đó, Tezuka Osamu xuất hiện như một nhà tiên phong cho ngành hoạt hình Nhật Bản. Từ một họa sĩ manga với nhiều bộ truyện xuất sắc, Tezuka Osamu bước sang lĩnh vực hoạt họa để góp phần đưa anime trở thành một loại hình giải trí được yêu thích tại Nhật Bản và truyền cảm hứng cho các họa sĩ kế thừa.  Giai đoạn phát triển bùng nổ  Thành công của phim hoạt hình dài Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn do Walt Disney sản xuất đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều họa sĩ hoạt họa Nhật Bản, trong đó có Tezuka. Ở thời điểm đội ngũ hoạt họa chưa có nhiều kinh nghiệm, ông đã tìm cách mô phỏng lại và giản lược hóa nhiều kỹ thuật hoạt hình của Walt Disney nhằm giảm bớt chi phí và giới hạn số khung trong quá trình sản xuất. Thành quả đầu tiên mà Tezuka và ekip của ông thực hiện là bộ phim Three Tales phát sóng vào năm 1960, là anime đầu tiên được trình chiếu trên sóng truyền hình. Đồng thời đưa đến sự ra đời của loạt anime dài tập đầu tiên là Otogi Manga Calendar phát sóng từ 1961-1964 trên truyền hình.   Một phần trong Three Tales, anime đầu tiên trình chiếu trên truyền hình Từ những năm 1980, anime bắt đầu được đón nhận nhiều hơn tại Nhật Bản. Đi cùng với sự phát triển bùng nổ của anime là sự lớn mạnh và lan tỏa của manga trong và ngoài nước. Manga đạt đến đỉnh cao trong thập niên 80 và 90, trở thành tiền đề cho anime phát triển. Những bộ manga ăn khách khi được chuyển thể thành anime đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ và đưa anime đến gần hơn với công chúng. Sau một vài phiên bản anime chuyển thể từ manga, anime đã nhận được nhiều sự đón nhận tại thị trường nước ngoài. Vươn ra thế giới  Anime từ những năm 1990 đã thực sự lan rộng ra thế giới và nhận được nhiều sự chú ý khi bước sang thế kỷ 21. Sau Tezuka, Miyazaki Hayao chính là huyền thoại tiếp theo của hoạt hình Nhật Bản khi bộ phim Spirited Away của xưởng hoạt hình Ghibi do ông làm đạo diễn đã nhận được nhiều phản hồi tích cực cùng giải thưởng danh giá: Giải Gấu Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Berlin, giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất tại Oscar 75 năm 2003. Spirited Away, tác phẩm đưa anime Nhật vươn ra thế giới Thành công của Spirited Away càng chứng minh cho hoạt hình thế giới thấy anime không phải là một đối thủ đơn giản. Bên cạnh đó, Miyazaki và Ghibli đã góp phần không nhỏ đưa anime Nhật Bản du nhập vào thị hiếu của công chúng thế giới, khẳng định anime là một loại hình giải trí ăn khách tại Nhật Bản, một thứ nghệ

10 bản concept art của phim hoạt hình Disney Genie

Bài viết này dành cho tất cả những ai yêu phim hoạt hình của Disney nói riêng và đam mê ngành hoạt hình và truyện tranh nói chung. Hầu hết các nhân vật công chúa, hoàng tử của Disney đều để lại trong ta hình ảnh đầy quyến rũ, đáng yêu và ngọt ngào. Tuy nhiên, có mấy ai biết được rằng những hình hài đó của họ trước khi được đưa lên phim, họ như thế nào? Cùng điểm qua Concept Art của những bộ phim nổi tiếng của Disney, xem việc thiết kế nhân vật hoàng tử, công chúa phiên bản “gốc” đã biến hóa khôn lường đến mức nào nhé. 1. Genie (thần đèn) – Aladdin >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Nhìn xem anh trai thần đèn nhà ta biến hình thế nào này? Bản thiết kế nguyên gốc của thần đèn trông không có vẻ gì là thân thiện, vui tính cả. Genie này trông giống một “chú hề sát nhân hoàng loạt” mà ta hay thấy  trong mấy bộ phim kinh dọ hơn. Tưởng tượng xem nếu thiết kế này được chấp nhận đưa lên phim… điều gì sẽ xảy ra cho tuổi thơ của biết bao đứa trẻ (trong đó có ta). Phiên bản “ám ảnh kinh hoàng” dành cho trẻ em. 2. Ariel và Flounder (The Little Mermaid) Ariel trông không khác mấy với phiên bản trên phim – nhìn con nít hơn một tý, tuy nhiên chú cá càng vây xanh vui nhộn Founder thì trước khi trở nên mũm mĩm, chú từng có một thân hình chuẩn siêu mẫu và một gương mặt không mấy đáng yêu nhỉ? Disney biết rằng các hình dạng thật hay việc vẽ cá đúng anatomy (phẫu thuật học) sẽ không mang lại hiệu ứng mong muốn từ phía khán giả bộ phim. Đó là lý do vì sao ta lại có một chú cá vàng ở giữa biển và một đàn tôm cua biết hát và nhảy múa. 3. Belle và Quái Vật (Beauty and the Beast) So với bản điện ảnh, chàng hoàng từ quái vật của chúng ta trông giống một con dã thú hơn trên bản thiết kế. Thật đó, nhìn anh đi, có giống người sói không? Không phải người sói thì chắc sẽ là một thứ gì đó sẵn sàng xé xác bạn ra khi màn đêm buông xuống. 4. La Fou (Beauty and the Beast) Như các bạn thấy, anh chàng người hầu của Gaston không có vẻ gì là một  người hầu cả nhỉ. Anh chàng thậm chí còn nhìn không-giống-người cho lắm. Không biết các bạn nghĩ so chứ riêng tôi thấy bản thiết kế này của La fou giống như vẽ một con bọ cánh cứng bị nhồi trong một bộ quần áo con người vậy thôi. Nhưng cũng an ủi phần nào cho anh chàng tội nghiệp này khi có một vẻ ngoài hào nhoáng thế này trên thiết kế 5.Yzma (The Emperor’s New Groove) Yzma trông giống một mụ phù thủy già người Inca hơn là một nhà khoa học điên. Thay đổi kích thước và cho bà một thân hình gầy nhom, ốm nhách chính là chìa khóa đã góp phần tăng tính “phản diện” và  hoạt hình hình hơn cho Yzma. 6.Quasimodo và Esmeralda (The Hunchback of Notre Dame) Hình minh họa cho thiết kế của Thằng Gù trông giống một bìa sách minh họa cho cuốn tiểu thuyết đen tối và rùng rợn. Disney đã rất tinh ý khi chuyển tác phẩm tăm tối này thành một bộ phim hoạt hình gia đình đúng nghĩa, thêm vào đó chính là giọng nói của diễn viên vài tài năng Jason Alexander lồng tiếng cho con thú bằng đá vui nhộn trong phim. 7.Timon, Pumbaa và Simba (The Lion King) Bộ ba Hakuna Matata vẫn trông rất giống với nguyên bản của mình. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nhìn ra nét vẽ đặc thù của họa sĩ Carl Barks – người đã từng làm việc cho Disney trước khi phim được công chiếu. 8.Shensi, Banzai và Ed (The Lion King) Băng đản linh cẩu của Scar lúc còn nằm trên thiết kế chẳng có gì để nhận diện chúng cả. Có phải đứa đang cười kia là Ed không? Không thể nào phân biệt được ba nhân vật. Chúng giống hệt nhau cứ như được đúc cùng 1 khuôn, như những hình ảnh từ các phim tài liệu của kênh Animal Planet ra vậy. Disney đã cho anh chàng một đôi mắt ngờ nghệch và một cái lưỡi luôn thè ra khỏi mõm.  9.Hoa Mộc Lan (Mulan) Mộc Lan trên thiết kế giống nam nhi nhiều hơn trên bản điện ảnh. Đôi mắt một mí được cảm biến lại hiền hòa hơn và cho thêm tóc mái khiến cô bớt hoang dã đi rất nhiều so với bản thiết kế của mình. Bản thiết kế nhân vật này cho cảm giác như Mộc Lan là nhân vật phản diện . 10.Pocahontas (Pocahontas) Lại 1 phiên bản ác nữa, lần này là công chúa da đỏ. Nhìn bản gốc của Pocahontas giống như là chị em sinh đôi quỷ quyệt của Tiger Ly hơn là nàng công chúa quả cảm và thướt tha của chúng ta. Thêm nữa, có vẻ cô được trẻ hóa, bản thiết kế cứ như đang vẽ một cô nhóc 12 tuổi nào đó và chắc chưa đủ tuổi để yêu John Smith. Disney không muốn gây ra một hiệu ứng tiêu cực nào về điều này và cho cô trở thành một thiếu nữ đầy sức sống, mạnh mẽ như ta thấy trên phim. Người dịch: Minh Phương Nguồn: http://thefw.com/disney-concept-art/

Dự đoán top 5 phim hoạt hình hay nhất Oscars 2017

Một năm thành công của nhiều bộ phim hoạt hình xuất sắc đã khiến đường đua Oscars 2017 nóng bỏng hơn bao giờ hết. Tháng 11 vừa qua, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ đã chọn ra 27 phim hoạt hình xuất sắc đi tiếp đến vòng đề cử chính thức của Oscars 2017. Danh sách 5 ứng cử viên xuất sắc nhất vào Top 5 bộ phim hoạt hình hay nhất sẽ được công bố vào ngày 24/01/2017. Cùng xem qua top 5 phim hoạt hình có cơ hội cạnh tranh giành Tượng vàng Oscar 2017.  >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Finding Dory Finding Dory vừa chạm đến cột mốc đáng mơ ước 1 tỷ USD vào tháng 10 vừa qua. Góp mặt trong danh sách đề cử giải thưởng Annie ở hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất, Finding Dory là phần tiếp theo của bộ phim hoạt hình đình đám từng đoạt giải Oscar 13 năm về trước là Finding Nemo. Với cốt truyện đơn giản, dễ hiểu nhưng cũng ẩn chứa nhiều bài học quý giá, bộ phim đã chứng minh mình không phải là phiên bản lỗi ăn theo của Finding Nemo. Trong 15 lần trao giải thưởng cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất Oscars, Pixar đã thu về cho mình 8 chiến thắng, nhiều nhất trong tất cả các studio. Thành tích trên là tín hiệu tốt cho Finding Dory trong cuộc đua Oscars 2017. Finding Dory trở thành một đối thủ đáng gờm cho tất cả các phim hoạt hình năm nay. Sau Inside Out, Finding Dory tiếp tục được đặt kỳ vọng cao cho tượng vàng thứ 9 của nhà Pixar. Finding Dory được dự đoán là chiến thắng tiếp theo của Pixar tại Oscar 2017. Nguồn: movies.disney.co.uk Zootopia Zootopia lấy bối cảnh thế giới loài vật được nhân cách hóa và cũng là tấm gương phản chiếu của chính xã hội con người. Nội dung bộ phim xoay quanh chuyến phiêu lưu để phá một vụ án bí ẩn của một cô thỏ cảnh sát lạc quan và chú cáo lừa bịp với đầy các tiểu xảo. Zootopia là một trong những ứng cử viên nặng ký tại Oscar lần thứ 89. Không chỉ mang về cho nhà chuột Disney doanh thu tỷ đô, bộ phim còn liên tục nhận được các giải thưởng và đề cử đắt giá. Đặc biệt, trong lễ trao giải Quả cầu vàng 2017 vừa qua, Zootopia đã giành chiến thắng hạng mục Phim hoạt hình hay nhất. Đồng thời, bộ phim hiện đang dẫn đầu danh sách đề cử giải thưởng Annie, một giải thưởng thường được xem là tiên đoán trước cho Oscar. Giai đoạn tiền Oscars 2017, Zootopia đã giành được những chiến thắng quan trọng. Tượng vàng cho Zootopia trong đêm trao giải Oscars là điều hoàn toàn có thể xảy ra.  Zootopia: Phi vụ động trời. Nguồn:disneyanimation.com Moana Một siêu phẩm khác đến từ nhà Chuột. Ra mắt vào những tháng cuối năm 2016, Moana lập nên nhiều chiến thắng bất ngờ và nhận được tình cảm của khán giả cũng như nhà phê bình. Bộ phim thu hút không chỉ qua phần đồ họa xuất sắc mà còn cho thấy sự chuyển biến trong việc xây dựng hình tượng nhân vật công chúa Disney thời đại mới. Nội dung bộ phim xoay quanh hành trình vượt đại dương để trao trả lại trái tim cho một nữ thần của cô bé Moana và á thần Maui huyền thoại. Nhận được nhiều đề cử quan trọng tại giải Annie lần thứ 44 không kém người anh em cùng nhà, Moana và Zootopia đang đưa Disney đến gần với chiến thắng Oscars năm nay. Moana – siêu phẩm hoạt hình cuối năm của Disney. Nguồn:disneyanimation.com Kubo and the Two Strings Trái ngược với hai ứng viên của Disney, Kubo and the Two String của hãng hoạt hình Laika không có doanh thu khủng hay phá đảo phòng vé tại các nước. Chưa được đông đảo khán giả biết tới, không có một kế hoạch Marketing đình đám, nhưng bộ phim đã chiếm trọn tình cảm của giới phê bình. Kubo and the Two Strings xứng đáng là một trong những tác phẩm hoạt hình chất lượng và đáng chú ý nhất trong năm 2016. Với 10 đề cử ở giải thưởng Annie, Kubo and the Two Strings đã chứng tỏ khả năng chiến thắng ở Oscars 2017 không thua kém các đối thủ khác. Nội dung phim xoay quanh hành trình của cậu bé Kubo cùng hai người bạn đồng hành là Khỉ và Bọ trên con đường tìm kiếm các bảo vật trong truyền thuyết. Bên cạnh chất lượng về mặt nội dung, bộ phim còn ăn điểm ở phong cách stop-motion truyền thống. Kubo and the Two Strings ăn điểm với phong cách stop-motion. Nguồn: denofgeek.com The Red Turtle Ngay từ trước khi ra mắt, bộ phim đã nhận được nhiều sự chú ý đến từ việc Studio Ghibli lần đầu tiên cộng tác sản xuất với hãng phim đến từ châu Âu. The Red Turtle là tác phẩm hoạt hình không thoại đậm chất nghệ thuật của đạo diễn từng nhận được giải Oscar cho tác phẩm Father and Daughter là Michaël Dudok de Wit. Nội dung phim xoay quanh hành trình sinh tồn của người thủy thủ đắm tàu mắc kẹt trên hòn đảo hoang vắng và gặp phải một con rùa đỏ khổng lồ. Tại giải thưởng Annie lần thứ 44 sắp tới, The Red Turtle sẽ cùng các phim hoạt hình khác tranh giải ở các hạng mục quan trọng, trong đó có Phim hoạt hình độc lập xuất sắc nhất. Tuy nhiên, cơ hội để đoạt lấy tượng vàng Oscar 2017 lại khá thấp vì hạng mục Phim hoạt hình hay nhất hầu như rơi vào nhóm các tác phẩm với

Bộ phim hoạt hình stop motion ấn tượng của hãng Laika

Bộ phim hoạt hình stop motion của hãng Laika là một trong những ứng cử viên tiềm năng cho giải thưởng Oscars 2017. Kubo and the Two Strings (Kubo và sứ mệnh Samurai) là tác phẩm đến từ hãng hoạt hình Laika. Không giống như nhiều hãng phim hoạt hình khác làm phim bằng công nghệ đồ họa máy tính 3D hiện đại, Laika vẫn trung thành với phong cách stop motion truyền thống và chính điều đó làm nên sự đặc biệt của Kubo and the Two Strings. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Bộ phim hoạt hình stop motion ấn tượng của hãng Laika. Nguồn: denofgeek.com Nội dung chính của Kubo and the Two Strings tập trung vào hành trình của cậu bé Kubo cùng hai người bạn đồng hành là Khỉ và Bọ trên con đường tìm kiếm ba bảo vật trong truyền thuyết. Cuộc phiêu lưu có những phút giây hài hước, nhưng cũng không thiếu những khoảng khắc xúc động, mang đến cho khán giả nhiều bài học ý nghĩa về cuộc sống. Kubo and the Two Strings với cốt truyện đơn giản có thể tìm được ở hàng chục bộ phim khác. Tuy nhiên, qua bàn tay sáng tạo của đạo diễn Travis Knight, bộ phim đã mang một màu sắc độc đáo hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ của Laika đã làm rất xuất sắc trong khâu dựng phim, từ nghệ thuật xếp giấy origami, cây đàn shamisen của cậu bé Kubo đến những nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản đều được miêu tả tỉ mỉ trong phim. Hình ảnh sống động và âm nhạc của bộ phim chiếm trọn tình cảm của khán giả và giới phê bình. Nguồn: youtube.com Kubo and the Two Strings đang nằm trong danh sách 27 phim hoạt hình tranh đề cử Oscars 2017. Tính đến nay, bộ phim đã thu về gần 70 triệu đô trên toàn cầu và có số điểm cao trên Rotten Tomatoes, đến 97% nhận định fresh. Bộ phim tuy được giới phê bình đánh giá cao về mặt nội dung và hình ảnh, nhưng chưa thật sự chiếm được tình cảm của đông đảo khán giả như các bộ phim hoạt hình khác. Chiến lược marketing không sôi nổi, chú trọng vào chất lượng hơn là yếu tố thị trường khiến Kubo and the Two Strings thua thiệt đối thủ ở cả doanh thu và mức độ phổ biến công chúng. Kubo and the Two Strings là một trong những ứng cử viên nặng ký cho Oscars 2017. Nguồn: screenrant.com Kubo and the Two Strings, Zootopia, Finding Dory là những đối thủ đáng gờm của nhau trên đường đua Phim hoạt hình hay nhất Oscars ban đầu. Nhưng vào những tháng cuối năm, các hãng hoạt hình nổi tiếng trên thế giới lần lượt cho ra những siêu phẩm khiến cho cuộc đua tranh đến tượng vàng càng trở nên gay cấn. Câu hỏi đặt ra là liệu Kubo and the Two Strings có cơ hội để dành được tượng vàng trước nhiều đối thủ không hơn không kém khác không? Bộ phim ăn điểm ở phong cách stop motion truyền thống, với khán giả thông thường – những người chưa biết và có thể cũng không quan tâm đến kỹ thuật dựng phim, quan trọng nhất vẫn là tinh thần của bộ phim chinh phục được khán giả và điều này thì Laika đã xuất sắc làm được. Tuy nhiên, nội dung của bộ phim thật sự không dành cho trẻ con, đối tượng xem chính của mảng phim hoạt hình. Kubo and the Two Strings mang sự đến sự khác biệt, tồn tại một số phân cảnh bạo lực, đen tối hơn hẳn với nhiều tác phẩm cùng thể loại. Đó cũng chính là yếu tố sẽ khiến bộ phim thua thiệt hơn các đối thủ khác, vì đa số các phim hoạt hình đoạt giải Oscars đều nhắm đến khán giả nhỏ tuổi. Bỏ qua những điều trên, Kubo and the Two Strings vẫn là tác phẩm xuất sắc và xứng đáng là một ứng cử viên sáng giá nhất cho mùa Oscars 2017. Minh N tổng hợp

Hai siêu phẩm hoạt hình giúp Disney có cơ hội thắng lớn tại Oscars 2017

Một năm với hàng loạt siêu phẩm hoạt hình được đông đảo công chúng đón nhận, Disney hiện đang chiếm thế thượng phong tại Oscars 2017. Mở đầu cho thành công của nhà Chuột sau Oscars 2016, Zootopia (Phi vụ động trời) ra mắt khuynh đảo phòng vé tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bộ phim được thực hiện bởi Byron Haward, Rich Moore và Jared Bush. Bên cạnh đó, các nhân vật trong phim còn được lồng tiếng bởi các ngôi sao như Shakira, Idris Elba, J.K.Simmons… >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Zootopia mở đầu cho chiến thắng của Disney. Nguồn:thedisneyblog.com Thu về hơn 1 tỷ USD toàn cầu, Zootopia trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ 3 trong năm 2016 và đứng thứ 25 trong số các bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Bên cạnh đó, Zootopia còn nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, cùng nhiều đề cử và giải thưởng quan trọng tiền Oscars. Bộ phim nhận giải Hollywood Animation tại lễ trao giải Hollywood Film Awards, dẫn đầu danh sách đề cử giải thưởng Annie 2017 (11 đề cử) và nhận một đề cử ở Quả cầu vàng 2017 cho Phim hoạt hình hay nhất. Nội dung Zootopia xoay quanh nhân vật chính là cô thỏ Judy Hopps luôn mơ ước trở thành một cảnh sát tại thành phố Zootopia. Hopps bị coi thường bởi vì vóc dáng nhỏ con giữa một dàn nhân viên to lớn tại sở cảnh sát. Tình huống oái oăm xảy ra, cô phải tình nguyện phá một vụ án trong vòng 48 giờ. Cô tìm đến Nick Wilde – một tên cáo đỏ lừa bịp và ép buộc phải hỗ trợ cô điều tra vụ án. Zootopia hài hước, kịch tích và gửi gắm những thông điệp ý nghĩa như các bộ phim hoạt hình trước đây của Disney. Chủ đề của bộ phim nói về sự định kiến và khuôn mẫu. Trong xã hội chúng ta đang sống, vẫn có sự thiếu công bằng, phân biệt chủng tộc, trọng nam khinh nữ, chẳng qua là chúng ta vẫn chưa để ý kĩ hoặc không quan tâm đến. Khởi đầu với thành công của Zootopia, Disney khép lại cuối năm với bộ phim hoạt hình đình đám không kém Moana. Moana là bộ phim hoạt hình thể loại nhạc kịch, phiêu lưu do Ron Clements, John Musker, Don Hall và Chris Williams đạo diễn. Nội dung bộ phim kể về cuộc hành trình của của cô gái có ý chí mạnh mẽ Moana – con gái của một tộc trưởng trên đảo. Cô cùng á thần Maui vượt qua nhiều hiểm họa giữa đại dương mênh mông để hoàn thành sứ mệnh trao trả trái tim bị đánh cắp của một nữ thần. Tính tới thời điểm này, doanh thu của Moana đã đạt được 402 triệu USD toàn cầu. Không thua kém người anh em, Moana cũng được đề cử ở rất nhiều giải quan trọng tiền Oscars: 6 đề cử tại giải Annie Awards lần thứ 44, 2 đề cử tại Quả cầu vàng 2017 cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất. Moana nhận được nhiều đề cử không kém Zootopia. Nguồn:movies.disney.com Kể từ năm 2002, đây là lần đầu tiên Walt Disney Animation Studios phát hành hai bộ phim trong cùng một năm là Moana và Zootopia. Cả hai phim đều được các nhà chuyên môn đánh giá cao nội dung và hình ảnh. Finding Nemo được dự đoán sẽ nối tiếp chuỗi chiến thắng của Pixar. Nguồn:movies.disney.co.uk Disney có trong tay hai siêu phẩm hoạt hình thành công về mặt chất lượng và doanh thu. Trong số năm đề cử chính thức của Oscars, 2 chiếc vé dành cho nhà Chuột là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ba đề cử còn lại được chia đều cho những ứng cử viên nặng ký khác. Đơn cử là Finding Dory của Pixar. Sau hơn 13 năm kể từ phần đầu Finding Nemo ra mắt, Finding Dory trở lại không tẻ nhạt như một phần ăn theo, bộ phim đáp ứng tất cả các yếu tố để tranh cử tại Oscars. Với chiến thắng thuyết phục của Inside Out tại Oscars 2016, người hâm mộ tin rằng Finding Dory cũng sẽ nối tiếp chuỗi chiến thắng ấn tượng của Pixar. Ngoài ra, một số ứng cử viên tiềm năng khác cũng khiến cuộc đua đến Oscar thêm phần kịch tích và bất ngờ như hoạt hình không thoại The Red Turtle, Kubo and the Two Strings – hoạt hình stop motion đình đám của hãng Laika, Your Name – siêu phẩm hoạt hình đến từ Nhật Bản… Minh N tổng hợp

The Red Turtle Phim hoạt hình không thoại tiến vào vòng loại Oscars 2017

Tác phẩm hoạt hình không thoại đậm chất nghệ thuật của đạo diễn Michaël Dudok de Wit tiến vào vòng loại Oscars 2017 tranh giải hạng mục Phim hoạt hình hay nhất. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  The Red Turtle – Phim hoạt hình không thoại tiến thẳng vào vòng loại Oscars 2017. Nguồn: telegraph.co.uk The Red Turtle (tạm dịch “Con rùa đỏ”) được đánh giá cao sau khi ra mắt tại Liên hoan phim Cannes 2016. Bộ phim là tác phẩm hoạt hình dài đầu tiên của đạo diễn người Hà Lan Michaël Dudok de Wit. Đạo diễn 63 tuổi này có thể còn xa lạ với người hâm mộ vì số lượng tác phẩm hoạt hình ngắn ít ỏi của ông. Một trong những tác phẩm hoạt hình ngắn xuất sắc nhất của Michaël Dudok de Wit là Father and Daughter từng đoạt giải thưởng Oscar lần thứ 73. Bên cạnh đó, The Red Turtle còn thu hút được sự chú ý của truyền thông khi lần đầu tiên hãng hoạt hình Studio Ghibli nổi tiếng của Nhật Bản hợp tác sản xuất với hãng phim của châu Âu. Đạo diễn của The Table of the Princess Kaguya (2013), Isao Takahata là cố vấn nghệ thuật của The Red Turtle trong đợt hợp tác này. Tuy nhiên, khán giả có thể dễ dàng thấy được bộ phim rất thuần châu Âu và không mang dấu ấn đặc biệt nào của Ghibli. The Red Turtle thể hiện rõ phong cách nghệ thuật với sự tối giản đầy tính biểu tượng, nội dung tinh tế không thoại quen thuộc của đạo diễn Michaël Dudok de Wit. The Red Turtle là tác phẩm hoạt hình dài đầu tay của đạo diễn Michaël Dudok de Wit. Nguồn: oxonianreview.org The Red Turtle xoay quanh cuộc đời của một người đàn ông bị đắm tàu và trôi dạt vào một hòn đảo hoang vắng. Ông học được cách sinh tồn cùng nhiều loại động vật như cua, chim, hải cẩu và rùa. Mỗi ngày trôi qua, cũng là lúc ông càng thêm tuyệt vọng và điều đó thể hiện rõ qua những giấc mơ hằng đêm. Nhiều lần suýt chết vì chiếc bè bị đánh chìm khi đang tìm cách thoát khỏi hoang đảo, ông cho rằng chính con rùa đỏ to lớn là nguyên nhân khiến mình ra khơi thất bại. Để trả thù, ông đã đánh và lật ngửa con rùa đỏ. Chính lúc ông cảm thấy hối hận với những gì mình gây ra, con rùa đỏ bí ẩn lại hóa thành một người phụ nữ xinh đẹp. Những gì xảy ra tiếp theo cho chúng ta thấy sự phù du của mỗi kiếp người. Số phận dường như đã gắn người đàn ông với hòn đảo, những giấc mơ hằng đêm khi còn trẻ hay người con trai cũng chính là khát vọng được thoát khỏi hoang đảo. Bộ phim sở hữu phần kịch bản trừu tượng, nên mỗi khán giả sẽ có một nhận định khác nhau. Nhiều phim hoạt hình nổi bật trong năm 2016 khiến cuộc đua đến Oscar nóng hơn. Nguồn: tomantosfilms.com Kể từ khi nhận giải thưởng Special Prize tại LHP Cannes 2016, The Red Turtle vẫn đang trên con đường gặt hái thêm nhiều giải thưởng tiền Oscars 2017. Gần đây nhất bộ phim đã nhận được nhiều đề cử quan trọng tại giải thưởng Annie Awards 2017 và nằm trong danh sách 27 bộ phim tiến vào vòng loại Oscars. Những đại diện đến từ các hãng hoạt hình doanh tiếng như Zootopia, Moana (Walt Disney Animation Studios), Finding Dory (Pixar), Kubo and the Two Strings (Laika)… khiến cho cơ hội đoạt giải của The Red Turtle trở nên rất mỏng manh. Tượng vàng Oscar hạng mục Phim hoạt hình hay nhất thường rơi vào nhóm các tác phẩm bom tấn với doanh thu khủng đến từ các ông lớn trong làng phim hoạt hình. The Red Turtle không thành công về mặt thương mại như các siêu phẩm khác, nội dung sâu sắc nhưng trừu tượng khiến không ít người hâm mộ cho rằng phim sẽ chỉ dừng lại ở top 5 chung cuộc. Tuy nhiên, chúng ta có thể hoàn toàn hy vọng sự bất ngờ tại lễ trao giải Oscar 2017.   Đề cử chính thức cho giải thưởng điện ảnh lớn nhất thế giới Oscars 2017 sẽ được công bố vào ngày 24/1/2017 và lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 26/2/2017. Minh.N tổng hợp

Paperman của đạo diễn John Kahrs

Ba bộ phim với 3 chủ đề khác nhau mang đến cho khán giả những cảm xúc đặc biệt Giải Oscar cho Phim hoạt hình ngắn hay nhất do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ trao hàng năm như một phần của giải Oscars. Kể từ khi trao giải vào năm 1931 – 1932 cho tới nay, các bộ phim hoạt hình ngắn đến từ hãng sản xuất Walt Disney nhận được nhiều đề cử nhất với 39 đề cử và giành được 12 giải trong số đó. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Paperman của đạo diễn John Kahrs. Nguồn: disneyanimation.com Hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất Oscar tập hợp những bộ phim hoạt hình có cốt truyện hấp dẫn, mạch truyện gãy gọn và đa phần không có thoại. Chỉ trong chục phút ngắn ngủi, các nhà làm phim đã thể hiện xuất sắc nội dung và ý nghĩa qua từng hình ảnh, từng đoạn nhạc. Cùng điểm qua ba bộ phim hoạt hình ngắn ý nghĩa từng đoạt giải Oscar sau đây nhé! 1. Father and Daughter (2000) – Đạo diễn Michaël Dudok de Wit Father and Daughter (Cha và con gái) của đạo diễn Michaël Dudok de Wit đoạt giải Oscar 2000. Bộ phim là câu chuyện không thoại nói về tình cảm cha con của một cô gái với người cha đi xa lâu ngày. Màu sắc và âm nhạc của đoạn phim gợi cho chúng ta cảm giác về nỗi buồn mà cô con gái phải trải qua trong suốt cuộc đời khi thiếu vắng cha. Đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, cô con gái vẫn đến bên bờ sông cỏ lau đã mọc đầy và mơ về những năm tháng trong vòng tay yêu thương của cha. Father and Daughter (2000) của đạo diễn Michaël Dudok de Wit  Michaël Dudok de Wit là cái tên không còn xa lạ với khán giả đam mê hoạt hình. Năm 2016, ông trở lại với tác phẩm mới nhất The Red Turtle hợp tác với Studio Ghibli. The Red Turle là bộ phim hoạt hình không thoại hứa hẹn sẽ mang về cho đạo diễn người Hà Lan giải Oscar tiếp theo trong sự nghiệp của mình. 2. Paperman (2012) – Đạo diễn John Kahrs Paperman là phim hoạt hình ngắn trắng đen do hãng Walt Disney Animation Studios (một bộ phận của The Walt Disney Studios) sản xuất và đạo diễn là John Kahrs. Vào những thập niên 1950, sau khi bị đe dọa bởi nhiều đối thủ ở mảng phim hoạt hình ngắn, thì Paperman chính là phim nhận được giải Oscar đầu tiên sau 44 năm qua của hãng. Peperman được thực hiện bởi một phần mềm cho phép kết hợp các bản vẽ kĩ thuật hoạt hình máy tính và bản vẽ tay trong cùng một nhân vật. Bộ phim với cốt truyện đơn giản về một chàng trẻ là nhân viên kế toán vô tình gặp được cô gái định mệnh của đời mình trước ga tàu điện buổi sáng. Nụ hôn trên giấy của cô gái khiến mọi việc thay đổi, chàng trai tìm cách để thu hút sự chú ý của nàng bằng cách xếp máy bay giấy phóng qua tòa nhà đối diện, hy vọng sẽ đến tay cô gái. Những gì xảy ra tiếp theo là sự kỳ diệu khiến người xem tin vào chuyện cổ tích hiện đại là có thật, những người phải lòng nhau sẽ được đến bên nhau. Paperman của đạo diễn John Kahrs  3. La Maison en Petits Cubes (2008) – Họa sĩ Kunio Kato La Maison en Petits Cubes (tạm dịch Ngôi nhà và những khối lập phương) của họa sĩ người Nhật, Kunio Kato, đã thực sự gây ấn tượng mạnh với người hâm mộ điện ảnh năm 2008. Ngoài Oscars, La Maison en Petits Cubes còn giành được giải thưởng lớn tại Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy 2008 (Annecy International Animated Film Festival). Tuy là một bộ phim của Nhật, nhưng tựa phim, màu sắc, hình vẽ, nhạc phim đều mang hơi hướng Pháp. Bộ phim lấy bối cảnh tương lai khi môi trường bị hủy hoại và cả thế giới chìm ngập trong biển nước, để tồn tại con người phải xây nhà cao thêm. Xuyên suốt 12 phút là câu chuyện cảm động về cuộc hành trình tìm về ký ức của một ông lão, qua đó cũng là thông điệp về bảo vệ môi trường. La Maison en Petits Cubes (2008) – họa sĩ Kunio Kato  Minh N tổng hợp

Phim hoạt hình Your Name

Với thành tích khủng, oanh tạc phòng vé châu Á, bộ phim hoạt hình bom tấn của đạo diễn Makoto Shinkai đang nhận được sự kì vọng rất cao tại Oscar 2017. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Phim hoạt hình Your Name – Cơn sốt phòng vé Châu Á. Nguồn: japantimes.co.jp Hiện tượng phòng vé Nhật của năm 2016, Your Name, do đạo diễn Makoto Shinkai chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của chính ông. Những khán giả yêu thích anime Nhật Bản chắc hẳn không còn xa lạ gì với ông qua các tác phẩm nổi tiếng 5 Centimeters Per Second (2007) và The Garden of Words (2013). Đạo diễn 43 tuổi này đã từng chia sẻ với truyền thông Nhật về ý tưởng của Your Name. Theo đó, bộ phim dựa trên một câu chuyện cổ tích Nhật Bản mang tên Torikaebaya Monogatari. Tác phẩm lấy bổi cảnh triều đình Nhật, với hai nhân vật chính cùng chung huyết thống, nhưng bé trai lại được nuôi dạy như bé gái và ngược lại. Câu chuyện mang nhiều thông điệp về vấn đề giáo dục giới tính trong xã hội Nhật Bản xưa. Your name bắt đầu với câu chuyện hoán đổi thân xác quen thuộc . Nguồn: wall.alphacoders.com Your name bắt đầu bằng câu chuyện đã quá đỗi quen thuộc với những khán giả dòng phim tình cảm châu Á: hoán đổi thân xác giữa hai nhân vật chính là Mitsuha và Taki. Cô nữ sinh trung học vùng nông thôn và cậu nam sinh sống ở trung tâm thành phố Tokyo bất ngờ tỉnh dậy trong thân xác của nhau, từ đó biết bao nhiêu tình huống dở khóc, dở cười xảy ra. Bước ngoặt của bộ phim xuất hiện khi một sao chổi chuẩn bị bay ngang qua Trái đất, đúng lúc Mitsuha và Taki nhận ra tình cảm mà cả hai dành cho nhau. Phim hoạt hình bom tấn Your name (tựa gốc là Kimi no Na wa) chính thức ra rạp tại Nhật vào ngày 26/8, thu được gần 178 triệu USD và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tại thị trường Trung Quốc, bom tấn này cũng khẳng định được sức hút của mình khi đem về 71 triệu đô sau hai tuần công chiếu. Với những thành tích đó, bộ phim vươn lên đứng thứ 1 trong bảng xếp hạng điện ảnh ăn khách nhất 2016 và trở thành phim nội địa ăn khách thứ hai mọi thời đại tại Nhật Bản sau bộ phim của đạo diễn Miyazaki Hayao là Spirited Away. Ngay từ khi ra mắt, Your Name đã được giới phê bình đánh giá rất tích cực. Trong số 26 bài phê bình trên Rotten Tomatoes, có đến 96% cho phim 8,3 điểm. Cha đẻ của bộ phim hoạt hình Your Name, Makoto Shinkai, từng được báo chí Nhật Bản ví là “Miyazaki tiếp theo” và được kỳ vọng sẽ nối gót Miyazaki Hayao (nhà sáng lập xưởng hoạt hình nổi tiếng Ghibli Studio) đưa ngành công nghiệp hoạt hình Nhật Bản trở lại và vang danh trên thị trường hoạt hình thế giới. Your name đang được kì vọng sẽ mang về cho Nhật Bản giải Oscar 2017. Nguồn: akmarmohamed.deviantart.com Nhiều ý kiến cho rằng, hạng mục Phim hoạt hình hay nhất của Oscar từ lâu đã là sân chơi của Disney và Pixar khi hai cái tên này liên tiếp thay nhau nhận được tượng vàng Oscar. Trong lịch sử Oscars, chỉ một lần tác phẩm đến từ châu Á được vinh danh và đó chính là tác phẩm hoạt hình Nhật Bản với Spirited Away (2001) của đạo diễn Miyazaki Hayao. Chiến thắng này của Spirited Away đã tạo ra một bất ngờ lớn cho làng hoạt hình thế giới, đưa Ghibli trở thành một cái tên quen thuộc và được nhắc đến bên cạnh các xưởng phim hoạt hình nổi tiếng. Trở lại với Oscars 2017, hoạt hình Nhật Bản với đại diện là Your Name có thể lặp lại được lịch sử mà Spirited away đã làm được? Con đường đến với Oscar thứ hai của hoạt hình Nhật Bản tuy khó khăn, nhưng khán giả yêu thích Your Name hoàn toàn có thể đặt kỳ vọng vào một bất ngờ tại hạng mục Phim hoạt hình hay nhất Oscar 2017. Đề cử chính thức cho top 5 Phim hoạt hình hay nhất Oscar 2017 sẽ được công bố vào ngày 24/01/2017. Minh N 

Phim hoạt hình Moana ứng viên sáng giá cho tượng vàng Oscar 2017

“Nàng công chúa bình dân nhất” của Disney đang chứng tỏ được sức hút không giới hạn của mình khi đứng giữa các phim hoạt hình bom tấn khác. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Moana – Ứng viên sáng giá cho tượng vàng Oscar 2017. Nguồn: disneyanimation.com Moana mất 5 năm để hoàn thành với một ekip làm phim chuyên nghiệp và quen thuộc trong giới làm phim hoạt hình. Mỗi người trong số họ đều đã thắng hoặc có ít nhất một đề cử Oscar. Ngoài biên kịch Jared Bush (phim Zootopia), phim còn có sự cộng tác của 4 đạo diễn là Ron Clements, John Musker, Don Hall và Chris Williams. Moana là bộ phim hoạt hình thể loại nhạc kịch, phiêu lưu, xoay quanh hành trình vượt đại dương đi tìm hòn đảo huyền bí, cùng tham gia với cô bé là á thần Maui huyền thoại. Trên chuyến hành trình giữa lòng đại dương để tìm lại linh hồn bị đánh cắp, đã có lần Moana nghi ngờ bản thân mình, Maui thì bị ám ảnh bởi kỳ tích anh hùng trong quá khứ, để rồi cả hai tự hỏi về giới hạn trong khả năng của mình. Sự kết hợp bất đắc dĩ, nhiều lần không ăn ý của cặp đôi khi đương đầu với đại dương cùng những sinh vật huyền diệu khổng lồ mang lại cho khán giả tiếng cười và sự suy ngẫm. Moana ăn điểm với đồ họa phim vô cùng xuất sắc . Nguồn: disneyanimation.com Điểm tuyệt vời nhất của bộ phim chính là khâu hình ảnh. Đồ họa phim vô cùng xuất sắc và tỉ mỉ. Chắc hẳn, những khán giả đã xem Moana cũng sẽ thấy được sự kì công của ekip làm phim trong phần kỹ xảo. Người xem có thể hoàn toàn cảm nhận sự ấm nóng của ánh sáng mặt trời, tiếng sóng rì rầm, những ngọn gió mát rượi thổi qua từng hàng dừa, sự dữ dội của đại dương trong cuộc hành trình mà nhân vật Moana phải trải qua. Nếu như các nàng công chúa của Disney truyền thống luôn là một người có xuất thân hoàng gia, thì Moana chỉ là con của một tù trưởng trên một đảo nhỏ. Moana chính là một công chúa Disney thời đại mới, một biểu tượng cho sự lột xác của Disney sau những lối mòn. Moana cho khán giả thấy được sự khao khát vượt ra khỏi “vị trí” mà người khác sắp đặt. Không dài dòng, không có tình cảm hoàng tử – công chúa, bộ phim chủ yếu tập trung vào cuộc hành trình của Moana cùng á thần Maui. Những gì bộ phim truyền tải đi là thông điệp về ý chí quyết tâm và lòng can đảm. Thỉnh thoảng, bạn sẽ nghi ngờ bản thân như Moana, vẫn sẽ thất bại dù là người có kinh nghiệm như á thần Maui, nhưng đó là điều tất yếu để dẫn đến thành công. Hiểu rõ bản thân muốn gì, mạnh mẽ cố gắng hết sức để đạt được nó và không sợ thất bại mới là chìa khóa của thành công. Moana là nàng công chúa Disney thời đại mới. Nguồn: disneyanimation.com  Sau Zootopia, Moana tiếp tục đưa Disney trở thành đơn vị phát hành không có đối thủ trong năm 2016 với hàng loạt bom tấn như The Jungle Book, Doctor Strange, Star Wars… Tuy mở màn cho chuỗi chiến thắng đầu tiên của nhà Chuột và nhận được rất nhiều sự ủng hộ của khán giả nhưng Zootopia lại không được đánh giá cao tại Oscars 2017. Một trong những ứng viên được người hâm mộ dự đoán sẽ giành chiến thắng là Finding Dory của hãng Pixar. Tuy nhiên, so với phần trước là Finding Nemo thì Fiding Dory khiến nhiều người hụt hẫng về cuộc phiêu lưu giữa đại dương bỗng chốc thu nhỏ chỉ trong lồng kính viện hải dương. Ở chiều ngược lại, Moana của Disney lại như một phép so sánh gợi nhớ về một đại dương xanh thẳm mênh mông. Cùng với những thành tích ấn tượng từ khi ra mắt đến nay: tổng doanh thu hiện tại là 287.5 triệu USD, Rotten Tomatoes đánh giá 95% tươi (fresh), IMDb chấm 8.1, cùng những lời đánh giá tích cực từ hầu hết nhà phê bình, Moana sẽ là ứng viên “nặng ký” mà các hãng phim khác phải dè chừng. Moana thu hút người xem bởi đồ họa sắc nét. Nguồn: disneyanimation.com Cuộc đua cho tượng vàng Oscars 2017 chưa bao giờ nóng đến thế. Danh sách 27 phim hoạt hình tranh đề cử Oscar 2017 đến từ các hãng hoạt hình danh tiếng trên thế giới đã được công bố. Ngày 24/01/2017, hội đồng Oscar sẽ chọn ra 5 ứng cử viên xuất sắc nhất vào Top đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất Oscars 2017.   Minh N 

19 bản thiết kế nhân vật của DIsney

Dưới đây là 19 bản thiết kế của nhân vật Disney đã được thiết kế lại rất nhiều lần trước khi đưa lên bản phim chính thức nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người xem. Qua những hình ảnh này, các bạn sẽ phần nào cảm nhận được việc thiết kế ngoại hình cho các nhân vật làm các họa sĩ đau đầu như thế nào. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D 1. Bạch Tuyết Bản thiết kế gốc của Bach Tuyết (bản chính giữa) cho thấy cô có một đôi mắt rất lớn và đầy mơ mộng. Đây là đặc trưng của các nhân vật hoạt hình nữ cùng thời. 2. Công chúa Aurora Trang phục của công chúa Aurora phản ánh thời trang của thời kỳ xảy ra câu chuyện trong phim (1950) 3. Maleficent Để chọn được tạo hình cuối cùng trên bản phim chính. Ngoại hình của bà tiên độc ác này đã trải một quá trình thay đổi rất nhiều lần. Chỉ 1 chi tiết nhỏ là các nhà thiết kế đã nghĩ gì khi cho bà ta hai cây “thu phát sóng” trên đầu vậy nhỉ? 4. Cruella de Vil Hình ảnh trẻ trung và có phần sexy của mụ nhà giàu mê lông thú đã được già hóa trên bản phim chính thức. 5. Ursula Thiết kế của Ursula trước khi bà trở thành Phù Thủy Bạch Tuộc như trên phim. Có vẻ khả năng biến hình của bà cũng muôn hình vạn trạng nhỉ. 6. Hoàng tử hóa thú trong Người đẹp và quái vật Quái vật của Belle gợi đến hình ảnh người sói nhiều hơn so với bản phim. 7. Belle Một Blelle rất quyết rũ. 8. Gaston Bản thiết kế của Gaston ngoài cùng bên phải được thiết kế dựa trên ngoại hình của các nhân vật hoàng tộc của Pháp – thế kỷ 18 9. Aladdin Bản gốc này cho ra một Aladdin khá trẻ con. 10. Jasmine Bản thiết kế thứ hai của Jasmine có lẽ được lấy cảm hứng từ công chúa sao hỏa của nhà văn Edgar Rice Burroughs hơn là nền văn hóa Ả rập. 11. Genie Tạo hình của thần đèn bên phải trông thật dễ sợ và ám ảnh 12. Pocahontas Một Pocahontas quyến rũ hơn chăng. 13. John Smith 14. Mufasa và Simba Nhìn simba ngố đáo để còn Mufasa có vẻ trầm ngâm, suy tư. 15. Pumbaa và Timon Một Pumba buồn bã và một Timon ngông nghênh. 16. Hoàng tử Naveen Naveen trên bản phác trông lịch lãm và phong độ quá. 17. Tatiana Tatiana trông quyến rũ chưa này. 18. Rapunzel Rapunael trông bí ẩn và hấp dẫn hơn hẳn bản sắc ngây thơ trên phim. 19. Flynn Rider Thiết kế của Flynn cũng trải qua khá nhiều thay đổi, bản thiết kế thứ 2 là dựa trên hình ảnh nam diễn viên Johnny Depp. Người dịch: Minh Phương Nguồn:https://www.buzzfeed.com/briangalindo/19-disney-characters-that-could-have-looked-completely-diffe?utm_term=.ad6jYlwOe#.jq6rYpkR7

13 bài học từ những nàng công chúa Disney

Là một fan ruột của phim hoạt hình Disney, chúng ta đều mê mẩn những bài hát bắt tai, những cái kết có hậu và cả sự tồn tại của khu vui chơi giải trí Disneyland. Nhưng chúng ta đặc biệt cảm ơn những nàng công chúa Disney về những bài học đáng quý mà họ dạy cho mọi thế hệ người xem. Vì chắc hẳn rằng, qua những bộ phim về họ, mỗi người trong chúng ta đã từng ít nhất một lần thấy mình trong đó. Sau đây là một vài bài học mà chúng ta học được qua câu chuyện của họ. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Bài học đầu tiên: Đừng để nỗi sợ chi phối bạn. Đã có bao giờ bạn để nỗi sợ hãi ngăn cản bạn làm những điều mới mẻ, những điều mà mọi người xung quanh từng làm hay thậm chí việc nghĩ đến chuyện xách ba lô lên bắt đầu khám phá thế giới xung quanh mình chưa? Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều người bị những nỗi sợ này điều khiển. Họ luôn làm những chuyện mình đã từng biết, từng làm,… những “vùng an toàn” đối với họ. Nhưng thật ra, nếu bạn chỉ làm những điều trong “vùng an toàn” của mình, bạn sẽ không bao giờ chạm tay vào được những điều mới, có khi sẽ là những điều tuyệt vời làm thay đổi cái nhìn của bạn về thế giới. Nàng Jasmine trong Aladdin không hề để nỗi sợ ngăn bước chân mình. Chỉ một mình cô, trốn ra khỏi toàn lâu đài, khám phá đất nước của mình, quan sát mọi người trong khu chợ sinh hoạt, cách họ sống, làm việc những điều cô chưa từng được biết. Cô ấy hoàn toàn tin tưởng vào bản thân và bạn cũng nên như thế.  Bài học thứ 2: Những người bạn thật sự sẽ không bao giờ làm tổn thương bạn. Đôi khi bạn rất dễ dàng nhận ra những điều tốt đẹp nơi người khác, tuy nhiên, rất khó để bạn nhận ra mục đích ẩn đằng sau những lời nói của một người bạn là gì. Cho đến khi bạn nhận thấy rằng việc ở gần họ chỉ mang lại những cảm xúc tiêu cực cho bạn thì bạn mới khẳng định được điều đó. Sự thật là, những người bạn thật sự sẽ không bao giờ làm tổn thương bạn, hạ thấp bạn hay làm bạn thấy tồi tệ ở bản thân mình. Ta có thấy điều này được thể hiện rất rõ qua bà mẹ Gothel trong Tangel, Ranpunzel rất may mắn khi được bà nuôi dưỡng, dạy dỗ, tuy nhiên kèm theo đó để khiến cho cô sợ hãi thế giới bên ngoài cũng như hoài nghi về khả năng sinh tồn của mình. Bà luôn tìm cách hạ thấp ý chí của Ranpunzel. Cũng rất may mắn cho cô khi một lần duy nhất trong suốt 16 năm cô đã được làm điều mình hằng mong muốn và gặp được hững người bạn tốt hơn, chân thành hơn với trái tim bao dung và rộng mở của họ. Bài học thứ 3: Nếu bạn suy nghĩ về những điều tốt đẹp. Cuộc sống xung quanh bạn sẽ tràn ngập những điều tốt đẹp. Trí tưởng tượng của bạn mạnh mẽ hơn bạn nghĩ rất nhiều đấy. Bạn còn nhớ lúc Bạch Tuyết chạy vào khu rừng u ám, những cảnh tượng hãi hùng và những sinh vật ma quỷ lần lượt hiện lên khiến cô vô cùng hoảng sợ không? Thật ra tất cả là do trí tưởng tượng của cô tạo ra mà thôi. Và sau khi cô bình tĩnh lại, cô nhận ra chúng chỉ là những sinh vật rừng xanh vô hại, không những thế chúng còn giúp cô tìm ra chỗ ở của bảy chú lùn, để nghỉ ngơi. Điều này chứng tỏ rằng, khi trong tâm lý bạn muốn tìm kiếm điều gì, nó sẽ cho bạn thấy những điều ấy. Và nếu bạn muốn đi tìm ánh sáng, nó sẽ kéo bạn ra khỏi bóng tối, hướng bạn vào cuộc sống tươi đẹp và đầy màu sắc. Bài học thứ 4: Lắng nghe quan điểm của người khác, sẽ khiến bạn hiểu nhiều hơn về họ và biết nhiều hơn về cuộc sống.   Trong tranh luận, ít khi nào con người ta tránh được sự cám dỗ của việc phải giành chiến thắng, phải chứng minh rằng ai là người đúng, ai là kẻ sai. Nhưng thực chất là, khi bạn bỏ qua sự cám dỗ của cái chiến thắng ấy. Bạn sẽ nhận ra rằng việc “bạn có đúng hay không” chẳng hề quan trọng. Trong Brave, hoàng hậu Elinor đã không lắng nghe những lập luận của Merida khi cô chống lại việc kết hôn. Bởi vì bà cảm thấy ­rằng Merida không hiểu những gì bà cố gắng nói với con gái mình, và ngược lại. Merida cũng không cảm thấy rằng mẹ lắng nghe cô. Mọi người phải tập lắng nghe và cảm nhận bằng trái tim, trước khi muốn thay đổi suy nghĩ của người khác.   Bài học thứ 5: Không có giấc mơ nào là quá lớn. Ở một diễn biến khác, nơi mà Cinderella sẽ không bao giờ thoát khỏi sự kiềm kẹp của mụ gì ghẻ và cũng không có cái ngày cô bước vào tòa lâu đài dự tiệc, gặp hoàng tử trong mơ của mình và đánh rơi chiếc hài trên bậc thềm tòa lâu đài. Cái kết này có thể đã diễn ra khi có ai đói nói với cô rằng “hãy ngừng mơ mộng viễn vông đi” và khiến cô tin vào điều họ nói. Nhưng không, Cinderella vẫn cứ tiếp tục ước mơ, vẫn tiếp tục hy vọng và tin rằng một ngày tươi đẹp sẽ

Hãng phim hoạt hình Disney

Đã có rất nhiều bài học được rút ra từ câu chuyện của các nàng công chúa Disney. Tuy nhiên, nhìn ra rộng hơn, các nhân vật phản diện cũng mang đến những bài học rất đắt giá từ những sai lầm của họ – những sai lầm khiến họ đánh mất vương quốc, lòng kiêu hãnh và nhiều điều quan trọng khác với họ. Sau đây là 12 bài học đáng nhớ nhất của những kẻ chuyên làm điều ác này: 1. Bài học từ Scar – Lion King : Hãy luôn tận dụng thế mạnh của bạn. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D “Ta rất hài lòng khi thừa hưởng trí khôn của loài sư tử. Tuy nhiên, nếu anh cần bạo lực và sức mạnh, nó nằm ngoài khả năng của ta”. Là một chúa tể sơn lâm thông minh, Scar luôn biết rằng mình không thể dùng sức mạnh để thắng Mufasa – hắn phải tìm con đường khác, tránh việc đối đầu trực tiếp với anh trai mình. Và Scar đã thành công. Hắn đã sử dụng trí khôn của mình một cách “tuyệt vời”, rất xấu xa nhưng “tuyệt vời”. 2. Bài học từ hoàng tử Hans – Frozen – Cố gắng vượt qua cái bóng của anh em mình đôi khi biến ta thành kẻ thủ ác. Hẳn các bạn còn nhớ Hans, chàng hoàng tử đẹp trai nhưng xấu xa trong Frozen. Chắc ai cũng phải giật mình khi hắn trở mặt. Nhưng dù sao thì việc sống trong một gia đình 13 người con hoàng tộc như anh hẳn là một điều rất khó khăn. Disney rất khéo léo khi cho Hans một động cơ rất hoàn hảo, rất thực tế và rất gần gũi đặc biệt trong văn hóa Mỹ. Dù có muốn thừa nhận hay không, giữa các anh em trong một gia đình luôn tồn tại một cuộc ganh đua ngầm với nhau. Có thể là vì một món đồ chơi, một lời công nhận… với Hans đó là một vương quốc riêng cho mình. Chiến thắng trong cuộc đua này với hắn quan trọng đến mức hắn lợi dụng sự cả tin của Anna và sẵn sàng xuống tay ám sát Elsa. 3. Bài học từ Gaston – Beauty and the Beast: Các đám cưới bất ngờ không bao giờ mang lại kết thúc có hậu. Đương nhiên mỗi người trong chúng ta đều yêu thích những người đàn ông chủ động trong chuyện hôn nhân. Tuy nhiên trong Người đẹp và quái vật, đám cưới bất ngờ của Gaston dành cho Belle đã đi quá xa. Tốt nhất hãy để mọi thứ tự nhiên, sự ép buộc không bao giờ mang lại hạnh phúc đâu. 4. Bài học từ Maleficent – Sleeping Beaty: Luôn luôn biết ứng biến trong mọi tình huống. Giải thưởng cho người đàn bà nham hiểm nhất: Maleficent. Đương nhiên cô ta ác đấy, thâm độc và cực kỳ tàn bạo. Trong khi kế hoạch về khung cửi bị phá sản vì nhà vua đốt tất cả các khung cửi trong vương quốc. Bà ta giấu một cái cho riêng mình nằm sâu trong các bức tường phòng ngủ của công chúa. Hay việc một hoàng tử xuất hiện đe dọa phá vỡ lời nguyền – bà lợi dụng lời hứa của anh và công chúa để bắt giam anh. Cuối cùng khi con tin của mình thoát khỏi nhà giam, bà hóa phép biến ra một khu rừng gai nhọn ma mị, hóa rồng chiến đấu với người hùng cứu mỹ nhân. Tuy chiến thắng luôn là phe chính diện nhưng cũng không thể chối bỏ được sự ứng biến linh hoạt của Bà tiên độc ác này trong việc giải quyết vấn đề. 5. Bài học từ Ursula – Little Mermaid: Nếu muốn giữ bí mật, đừng lộ mình quá sớm. Ursulla đã có thể thành công trong việc cưới hoàng tử Eric trong nhận dạng của ma nữ Venessa… Tuy nhiên, cô nàng bị bắt tại trận bới chú bồ nông Scuttle khi đang tự sướng nói chuyện với mình với gương. Thế là mọi chuyện bại lộ và nàng tiên út dốc sức đi cứu hoàng tử trước khi mặt trời lặn. 6. Bài học từ Evil Queen: Trái cây giúp ta trẻ lâu hơn.  Một trong những câu thoại nổi tiếng nhất của Disney: Evil Queen: “Bánh táo chính là điều làm mềm lòng mọi chàng hoàng tử”. Thật ra chưa có ghi chép nào ghi nhận chiến thuật tán tỉnh này của Evil Queen sẽ thành công. Tuy nhiên, bà ta có lý khi đề nghị nàng Bạch Tuyết đang yêu một phương thuốc thần kỳ cho sắc đẹp: một miếng táo. 7. Bài học từ Jafar – Aladdin: Cẩn thận những điều ước của bản thân. Là một quan chức cao cấp của triều đình, một phù thủy phép thuật cao cường, sở hữu ba điều ước tối thượng. Jafar là nhân vật phản diện duy nhất nắm hoàn toàn thế thượng phong trong tay mình, duy chỉ có một sai lầm của hắn chính là để Aladdin sống sót và bị anh chàng lừa một cách ngoạn mục bằng chính điều ước của mình. “Trở thành một thần đèn quyền lực nhất thế gian” nghe bảnh thật đấy nhưng ở trong một cây đèn chật chội thì có hơi chật chội và khó ở đấy Jafar. 8. Bài học từ Hades – Hercules: Đừng bao giờ bắt mấy đứa tôm tép đi làm việc lớn dùm mình. Câu chuyện về tham vọng, anh trai, em trai một lần nữa được tái diễn với Hades – một vị thần cai quản thế giới người chết. Anh của Hades là Zues – người cai quản đỉnh Olympus – nơi mà Hades không được quyền đặt chân đến. Nuôi thù hận từ đó và y cũng biết được ngày nổi dây của

Liên hoan phim hoạt hình quốc tế FLIP

Liên hoan phim hoạt hình quốc tế FLIP là một trong hai liên hoan phim hoạt hình danh tiếng được tổ chức bởi trung tâm Phương tiện truyền thông Nhà Ánh Sáng (Lighthouse Media Centre), nhằm truyền đạt những thông điệp về cuộc sống bằng các hình ảnh động thông qua các phương tiện truyền thông. Nguồn: Flip Animation Festival Illustrations >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Liên hoan phim hoạt hình quốc tế FLIP được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 tại Wolverhampton (Anh), thu hút lượng lớn người dự thi từ hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới. Liên hoan phim hoạt hình FLIP là cuộc cạnh tranh giữa các bộ phim hoạt hình được tạo ra bằng những kỹ thuật khác nhau như: chuyển động tĩnh, họa hoạt hình, cắt giấy, mô hình đất sét,… theo đó là các hạng mục giải thưởng. Hạng mục trao giải: Giải phim hoạt hình xuất sắc nhất (Best of Festival) Giải phim hoạt hình xuất sắc nhất nước Anh (Best UK Film) Giải phim hoạt hình quốc tế xuất sắc nhất (Best International Film) Ngoài ra, liên hoan phim hoạt hình FLIP cũng tổ chức các cuộc thi và trao giải cho những bộ phim hoạt hình xuất sắc cho đối tượng học sinh/ sinh viên. Cụ thể: Giải phim hoạt hình mới xuất sắc nhất (Best Newcomer) Giải phim hoạt hình thử nghiệm xuất sắc nhất (Best Experimental Film) Liên hoan phim hoạt hình FLIP cũng thực hiện những buổi trình chiếu nhỏ trong suốt năm đối với tất cả các tác phẩm chiến thắng giải thưởng hoặc những bài dự thi được chọn lọc. Tác phẩm thắng giải “Phim hoạt hình xuất sắc nhất” thường được trình chiếu tại nhiều điểm khác nhau ở West Midlands. Ở mùa giải năm 2010, tác phẩm đoạt giải “Phim hoạt hình xuất sắc nhất” – “The Astronomer’s Sun” của Simon Cartwright và Jessica Cope được chiếu tại cả hai nhà hát lớn là Stoke và Tòa Thị chính Wem, đồng thời còn có một buổi chiếu đặc biệt tại Birmingham Artsfest, Anh. The Astronomer’s Sun Trong liên hoan phim hoạt hình quốc tế FLIP 2011 được tổ chức gần đây nhất, từ ngày 27–29/10, phim hoạt hình “Bertie Crisp” của đạo diễn người Anh – Francesca Adams đã được trao giải “Phim hoạt hình được bình chọn yêu thích nhất từ khán giả”. Lê Trang dịch

Liên hoan phim hoạt hình quốc tế

Nguồn: guru.com Liên hoan phim hoạt hình quốc tế (International Animation and Cartoon Festival – IACF) là một lễ hội phim quốc tế diễn ra hằng năm ở Bangladesh, và được tổ chức bởi tổ chức Truyền thông Trẻ em Bangladesh (Children Communication Bangladesh – CCB) về lĩnh vực phim hoạt hình. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Liên hoan phim hoạt hình quốc tế (IACF) diễn ra lần đầu tiên vào ngày 29/3/2013 tại Học viện Shishu ở Dhaka. Tổ chức Truyền thông Trẻ em Bangladesh (CCB) đã tổ chức lễ hội này dựa trên chủ đề Shishura Shajabey Notun Prithibi. Với phương châm “Trẻ em sẽ tạo ra thế giới mới – The children will create a new world”, lễ hội Liên hoan phim hoạt hình quốc tế (IACF) được tổ chức nhằm mang đến một cơ hội tuyệt vời cho các em vui chơi, thỏa sức sáng tạo với những điều thú vị. Nguồn: dhallywire.wordpress.com Bộ phim hoạt hình đầu tiên được sản xuất ở Bangladesh có tựa đề là “Ước mơ sân khấu – The Dreamstage”, được tiến hành vào năm 2013 và được xuất bản vào giữa năm 2014. Nguồn: theindependent.com Ngày 12/12/2015 liên hoan phim hoạt hình quốc tế (IACF) được tổ chức lần thứ 3 ở Bangladesh tại Thính phòng Đài tưởng niệm Shawkat Osman của Trung tâm Thư viện Công cộng Shahbag của thủ đô. Có tổng cộng 17 phim hoạt hình trẻ em đến từ 10 đất nước được trình chiếu (bao gồm cả Bangladesh), khoảng 22 trường tiểu học, 45 trường trung học cơ sở, 20 trường phi chính phủ, 12 tổ chức trẻ em và 80 em đại diện từ các trường khác nhau đã được mời tham gia.  Lê Trang dịch

phim hoạt hình Presto

Những bộ phim hoạt hình ngắn luôn chứa đựng những câu chuyện có nội dung và ý nghĩa đặc biệt. Cùng điểm qua 20 phim hoạt hình ngắn mà bạn không nên bỏ lỡ nhé! >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  1. Logorama (2009) Nguồn: cargocollective.com Logorama là một bộ phim hoạt hình ngắn được biên tập và đạo diễn bởi H5/François Alaux, Hervé de Crécy và Ludovic Houplain, sản xuất bởi Autour de Minuit. Tác phẩm dài 16 phút này của Nicolas Schmerkin đã được vinh danh tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 82 cho Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất. Trước đó, Logorama cũng đã dành được giải Prix Kodak tại Liên hoan phim Cannes năm 2009. 2. Presto (2008) Nguồn: webneel.com Presto là một bộ phim hoạt hình máy tính ngắn của hãng phim Pixar (Mỹ). Phim được trình chiếu tại rạp vào năm 2008, trước khi bộ phim WALL-E ra đời. Bộ phim là câu chuyện về cuộc đấu trí quyết liệt giữa nhà ảo thuật cố gắng thực hiện show diễn và chú thỏ bất hợp tác quyết tâm giở đủ mọi chiêu trò phá tan show diễn của ông. Presto là bộ phim đầu tay của đạo diễn Doug Sweetland – cựu đạo diễn của Pixar. 3. Oktapodi (2007) animationshowofshows.com Oktapodi là một bộ phim hoạt hình máy tính ngắn của Pháp, được tạo ra như một dự án tốt nghiệp của Gobelins L’Ecole de L’Image. Bộ phim là câu chuyện tình yêu sống chết có nhau của đôi bạch tuộc hồng và cam. Trải qua một loạt các sự kiện, họ bị tách ra và rồi lại tìm thấy nhau. Oktapodi được dàn dựng bởi Julien Bocabeille, François-Xavier Chanioux, Olivier Delabarre, Thierry Marchand, Quentin Marmier, và Emud Mokhberi. Sản xuất âm nhạc bởi Kenny Wood. Với nội dung đơn giản, vui vẻ và hài hước, bộ phim Oktapodi được nhiều người đón đón nhận và được vinh danh trong một số hạng mục giải thưởng lớn, như là được đề cử giải Oscar cho Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất ở Lễ trao giải Oscar lần thứ 81. 4. Invasions (2009) Invasions là một bộ phim hoạt hình ngắn của đạo diễn Clement Morin. Bộ phim cho người xem thấy rằng người ngoài hành tinh cũng sẽ làm những việc mà con người làm với cùng lý do. 5. The Lady and The Reaper (2009) Nguồn: sanriel.wordpress.com The Lady and The Reaper là một bộ phim hoạt hình 3D ngắn của Javier Recio Gracia, do Kandor Graphics sản xuất. Bộ phim được đề cử giải Oscar cho Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất và đã đoạt được giải Goya dành cho Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất năm 2009. 6. Replay (2009) Nguồn: iamag.co Replay là một bộ phim hoạt hình ngắn tuyệt vời của Pháp, được tạo ra bởi Zakaria Boumediane, Anthony Voisin, cùng Fabien Felicite-Zulma và được phát hành bởi Talantis Films vào năm 2009. Phim xoay quanh cuộc sống của hai chị em Lana và Theo trong một cabin dưới lòng đất. Thế giới diệt vong và bị tàn phá khắp mọi nơi, họ phải đeo mặt nạ oxy nếu muốn đi ra ngoài bởi vì không khí luôn ô nhiễm. Một ngày, Lana nhặt được một thứ và thứ đó đã làm thay đổi cuộc sống của họ mãi mãi. 7.French Roast (2008) Nguồn: youtube.com French Roast là bộ phim ngắn đầu tiên của Fabrice O.Joubert, được đề cử giải Oscar cho Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất ở Lễ trao giải Oscar năm 2009. French Roast lấy bối cảnh là một tiệm cà phê dành cho người Pháp (Parisian Café) vào những năm 1960, kể về một doanh nhân quên mang theo ví tiền khi đi uống cà phê. Không còn cách nào khác, ông ta liền kêu thêm nhiều tách cà phê nữa và tiếp tục ngồi uống. Khi một người vô gia cư đến gần và giơ cốc xin tiền, đang trong cơn quẫn bách, ông ta liền vội vàng xua đuổi người kia. Sau sự xuất hiện của một bà sơ và một hồi diễn biến, câu chuyện đến cuối cùng kết thúc với việc người vô gia cư kia thay người doanh nhân thanh toán hóa đơn, cứu ông ta thoát khỏi tình huống đáng xấu hổ vì quên mang ví tiền. 8. Cathedral (2002) Nguồn: youtube.com Cathedral là một bộ phim khoa học viễn tưởng ngắn của đạo diễn Jacek Dukaj, người chiến thắng giải Janusz A. Zajdel năm 2000. Cathedral cũng là tên một bộ phim hoạt hình ngắn xây dựng trên cùng cốt truyện và được đạo diễn năm 2002 bởi Tomasz Bagiński. Bộ phim được đề cử giải Oscar cho Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất ở Lễ trao giải Oscar lần thứ 75, và đã giành được danh hiệu Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất tại Siggraph năm 2002 tại San Antonio cũng như nhiều giải thưởng khác. 9. Granny O’Grimm’s Sleeping Beauty (2008) Nguồn: pinterest.com Granny O’Grimm’s Sleeping Beauty là một bộ phim hoạt hình ngắn được đạo diễn bởi Nicky Phelan, do Darragh O’Connell của Brown Bag Films sản xuất và được phát hành vào năm 2008. Bộ phim dài 6 phút, được viết bằng lối văn châm biếm hài hước của Kathleen O’Rourke. Nội dung phim chủ yếu xoay quanh nhân vật Bà O’Grimm, một người bà ngọt ngào luôn dùng cách của riêng mình kể chuyện Người Đẹp Ngủ (Sleeping Beauty) ru ngủ cô cháu gái nhút nhát. 10. This Way Up (2009) Nguồn: pelfind.net This Way Up là một bộ phim hoạt hình ngắn được đạo diễn bởi Smith & Foulkes. Phim được sản xuất tại Nexus bởi Charlotte Bavasso và Christopher O’Reilly. Bộ phim là câu chuyện về quá trình chuyên chở một chiếc quan tài đến nghĩa trang của hai phu khiêng hòm. Trong chuyến đi, họ gặp phải vô

giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho phim hoạt hình của năm

Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho Phim hoạt hình của năm – Japan Academy Prize for Animation of the Year là một trong số những hạng mục trao thưởng của Viện Hàn lâm Nhật Bản được tổ chức thường niên ở Nhật Bản bởi Hiệp hội Viện Hàn lâm Nhật Bản (The Nippon Academy-sho association – Japan Academy Prize Association), nhằm cải thiện chất lượng phim ảnh, củng cố ngành công nghiệp điện ảnh, đáp ứng nhu cầu hằng năm của người hâm mộ, đồng thời góp phần vào việc thúc đẩy điện ảnh Nhật Bản phát triển, ghi nhận những đóng góp và cống hiến cho sự nghiệp điện ảnh. Nguồn: asiateca.net Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản – Japanese Academy Awards, hay còn gọi là Giải Oscar Nhật Bản, là loạt giải thưởng thường niên được tổ chức hằng năm tại Nhật Bản từ năm 1978 bởi Hiệp hội Viện Hàn lâm Nhật Bản dành cho những bộ phim Nhật Bản xuất sắc nhất. Các hạng mục trao thưởng ở Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản tương tự như ở Giải thưởng Viện Hàn lâm (hay Giải Oscar – Oscars – Academy Awards) được tổ chức thường niên ở Hoa Kỳ. Trong những năm đầu, Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho Phim hoạt hình của năm không được chú trọng. Những bộ phim hoạt hình thuộc top những phim ăn khách nhất của Nhật Bản đã bị bỏ qua trong thời gian này là Doraemon (1980, 1981, 1983, 1984), Kiki’s Delivery Service (1989) của Studio Ghibli, Only Yesterday (1991), Porco Rosso (1992), Pom Poko (1994), và Whisper of the Heart (1995). Hay thậm chí có thế nói, không một bộ phim hoạt hình nào được đề cử cho Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản trong những năm đầu của Giải. Điều đáng chú ý khác trong thời kỳ này là ở những giải thưởng điện ảnh lớn khác của Nhật Bản thì vẫn có phim hoạt hình được trao giải cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất, chẳng hạn như, Giải thưởng Điện ảnh Mainichi (Mainichi Film Award) và Giải thưởng Kinema Junpo (Kinema Junpo) đều được trao cho bộ phim hoạt hình My Neighbor Totoroin vào năm 1988 cho hạng mục Phim hoạt hình của năm. My Neighbor Totoroin [Trailer] Năm 1990, Hiệp hội Viện Hàn lâm Nhật Bản lần đầu tiên trao hạng mục Giải Thưởng Đặc Biệt (Special Award) cho bộ phim hoạt hình Kiki’s Delivery Service tại Lễ trao giải Viện Hàn lâm Nhật Bản lần thứ 13. Năm 1995, bộ phim hoạt hình Pom Poko của Takahata nhận được hạng mục giải thưởng này. Nguồn: wall.alphacoders.com Vào năm 1998, Hiệp Hội Viện Hàn lâm Nhật Bản đã có cách nhìn khác đối với giải thưởng phim hoạt hình với sự thành công rực rỡ của Princess Mononoke. Bộ phim hoạt hình này đã đạt kỷ lục doanh thu phòng vé cao nhất trong lịch sử điện ảnh Nhật Bản, đồng thời đã thống trị các hạng mục giải thưởng điện ảnh lớn khác. Tại Lễ trao Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản lần thứ 21 vào năm 1998, Princess Mononoke của hãng Studio Ghibli đã trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên được đề cử và giành chiến thắng hạng mục Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho Phim hoạt hình xuất sắc nhất của năm. Nguồn: youtubtranslate.seesaa.net Studio Ghibli là hãng sản xuất có nhiều bộ phim hoạt hình đoạt được giải thưởng nhất với 4 bộ phim đoạt giải Phim hoạt hình của năm. Trong số đó, Spirited Away (Vùng Đất Linh Hồn), một bộ phim hoạt hình khác của Hayao Miyazaki, là bộ phim thứ hai do hãng Studio Ghibli sản xuất được đề cử và giành chiến thắng cho hạng mục Phim hoạt hình của năm tại Lễ trao giải Viện Hàn lâm Nhật Bản lần thứ 25 vào năm 2003. Ngoài ra, vào năm 2002, Spirited Away cũng đã nhận được giải Gấu Vàng (Goldener Bär) – Giải thưởng danh giá nhất của Liên hoan phim quốc tế Berlin, và trở thành bộ phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại, đạt doanh thu hơn 274 triệu USD trên toàn cầu. Nguồn: pinterest.com Cũng vào năm 2002, Giải Viện Hàn lâm Hoa Kỳ đã thiết lập thêm hạng mục Giải Viện Hàn lâm cho Phim hoạt hình hay nhất, và theo sau đó, năm 2007, Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cũng tạo lập hạng mục Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho Phim hoạt hình của năm. Theo quy định, chỉ có một bộ phim được trao giải Phim hoạt hình xuất sắc nhất của năm, nhưng cả 5 bộ phim hoạt hình được đề cử đều được Hiệp hội công nhận bằng việc trao giải cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc của năm. Năm 2016, bộ phim hoạt hình The Boy and the Beast của đạo diễn Mamoru Hosoda đã chiến thắng hạng mục dành cho Phim hoạt hình của năm tại Lễ trao giải Viện Hàn lâm Nhật Bản lần thứ 39 được tổ chức vào ngày 4/3, tại Grand Prince Hotel New Takanawa ở Tokyo, Nhật Bản. The Boy and the Beast [Trailer] Lễ trao giải Viện Hàn lâm Nhật Bản lần thứ 40 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 3/3/2017 tại khách sạn Grand Prince New Takanawa ở Tokyo, Nhật Bản. Các tác phẩm thoả mãn điều kiện tuyển chọn sẽ được công khai lựa chọn trên trang chính thức của Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản từ ngày 16/12/2015 đến hết ngày 15/12/2016. Để cập nhật những Phim hoạt hình của năm và tìm hiểu thông tin về các hạng mục giải thưởng ở Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản, vui lòng xem thêm tại: http://www.japan-academy-prize.jp/ Người dịch: Lê Trang Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Academy_Award_for_Best_Animated_Feature

the animation show

Nguồn: Facebook The Animation Show Chương trình hoạt hình – The Animation Show là một chương trình trình chiếu những bộ phim hoạt hình ngắn ở các rạp chiếu phim, được tổ chức lần đầu tiên vào mùa thu năm 2003, với mục đích là để mọi người có thể thưởng thức trọn vẹn các tác phẩm hoạt hình, đồng thời góp phần đưa thể loại phim hoạt hình đến một tầng cao mới qua mạng lưới truyền thông toàn cầu. The Animation Show được khởi xướng bởi hai nghệ sĩ hoạt hình tài ba là Mike Judge và Don Hertzfeldt. Mike Judge (phải) và Don Hertzfeldt (trái). Nguồn:gettyimages.com  Mike Judge và Don Hertzfeldt đã cùng nhau diễn hoạt ba chương trình Animation Show đầu tiên. Năm 2008, Don Hertzfeldt chia tay với sự nghiệp nghệ sĩ hoạt hình của mình vì muốn trải nghiệm với những đề tài thử thách mới, ông viết: “There’s always a lot of new things I’d like to try”. Do đó, ở mùa giải thứ tư của The Animation Show không có sự tham gia của Don Hertzfeldt. Lịch sử hình thành The Animation Show và một số phim hoạt hình ngắn trong từng giai đoạn Trong đợt lưu diễn đầu tiên vào năm 2003, The Animation Show đã càn quét qua hơn 200 rạp chiếu phim Bắc Mỹ với sự xuất hiện thường xuyên tên tuổi các nhà sản xuất như Mike Judge, Don Hertzfeldt,… Đây là cơ sở cho việc đề cử giải thưởng Viện Hàn Lâm ngày nay. Sau khi kết thúc chuyến lưu diễn thì tập 1 của The Animation Show đã được phát hành DVD. The Animation Show của Mike Judge và Don Hertzfeldt Mùa thứ hai của The Animation Show đã diễn ra suốt năm 2005, nổi bật là bộ phim “Guard Dog” của Bill Plympton, phim cổ điển Canada “When the Day Breaks” của Wendy Tilby và Amanda Forbis, “The Meaning of Life” của Don Hertzfeldt và một vài phim mới của nghệ sĩ hoạt hình Peter Cornwell, Georges Schwizgebel và PES. Chú chó đặc nhiệm của Bill Plympton Ở mùa thứ ba chương trình bắt đầu hoạt động trên phạm vi toàn quốc từ tháng 1, đặc biệt là sự trở lại của Mike Judge với “Beavis và Butt-head”. Các cuộc trình chiếu cũng giới thiệu một vài tác phẩm mới của các nghệ sĩ hoạt hình như Joanna Quinn, PES, Bill Plympton, và Don Hertzfeldt. Beavis và Butt-head của Mike Judge  The Animation Show bắt đầu lưu diễn với những tác phẩm mới của các nghệ sĩ hoạt hình PES, Bill Plympton, Georges Schwizgebel và phim hoạt hình ngắn “This Way Up” của Alan Smith và Adam Foulk được đề cử cho giải Oscar. This Way Up của Alan Smith và Adam Foulk. Nguồn: vimeo.com  Lê Trang dịch 

Academy Awards

Giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất – Academy Award for Best Animated Feature, là một trong số những hạng mục được trao thưởng hằng năm dành riêng cho những bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất. Giải Viện Hàn lâm hay còn gọi là giải Oscar – Academy Awards, là lễ trao giải do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Academy of Motion Picture Arts and Sciences AMPAS) tổ chức thường niên hằng năm ở Hoa Kỳ, dành cho những bộ phim xuất sắc nhất và những thành tựu, những cống hiến đạt được trong suốt một năm. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất lần đầu tiên được trao tặng tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 74, tổ chức vào ngày 24/3/2002. Nguồn: cinemablend.com Tiêu chuẩn để ứng cử và điều kiện trao giải  Tác phẩm hoạt hình được Viện Hàn lâm công nhận trao giải khi: – Bộ phim có thời lượng hơn 40 phút. – Hoạt động của nhân vật trong phim phải được tạo ra bằng kỹ thuật frame-by-frame (một trong số dạng tạo chuyển động trong hoạt hình). – Đa số các nhân vật chính trong phim phải là nhân vật hoạt hình. – Cảnh diễn của các nhân vật hoạt hình trong phim phải chiếm ít nhất 75 phần trăm thời lượng của toàn bộ phim, bao gồm cả hình ảnh động. Giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất lần đầu tiên được trao tặng là cho những bộ phim hoạt hình được sản xuất vào năm 2001. Những bộ phim được đề cử cho giải Oscar hay những người thắng giải và được trao giải thưởng đều được lựa chọn bởi các thành viên của AMPAS. Thông thường, giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất được bình chọn bằng cách chia ra từng 3 bộ một, so sánh rồi chọn ra tác phẩm chiến thắng giải. Nếu có nhiều hơn 15 bộ phim hoạt hình được đề cử cho giải Oscar, thì phải chia ra thành 5 bộ một nhóm rồi bình chọn. Nghĩa là phải trải qua 6 lần bình chọn mới có thể chọn ra được bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất để trao giải. [Trailer] Beauty and the Beast – Người Đẹp Và Quái Vật Một bộ phim hoạt hình có thể được đề cử cho nhiều hạng mục giải thưởng khác nhau, tuy nhiên rất hiếm phim làm được điều đó. Phim Beauty and the Beast (1991) là bộ phim hoạt hình đầu tiên được đề cử giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất. Nguồn: pixar.wikia.com Hai bộ phim hoạt hình Up (2009) và Toy Story 3 (2010) cũng nhận được đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất sau khi Viện Hàn lâm mở rộng số lượng phim ứng cử. Nguồn: youtube.com Waltz with Bashir (2008) là bộ phim hoạt hình đầu tiên và duy nhất được đề cử giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất (mặc dù bộ phim không được đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất). Nguồn: impawards.com Pixar là hãng sản xuất phim hoạt hình có 10 bộ phim được đề cử, hầu như chiếm hết các hạng mục giải thưởng tại lễ trao giải Oscar năm 2008 (có 8/10 bộ phim đề cử đoạt giải). Cars 2 (2011), Monsters University (2013) và The Good Dinosaur (2015) là 3 bộ phim hoạt hình duy nhất họ đã sản xuất mà không được đề cử ở bất cứ hạng mục trao giải nào kể từ khi Pixar thành lập. Trước đây, AMPAS không trao tặng giải thưởng Oscar cho phim hoạt hình với lý do là có quá ít bộ phim hoạt hình được sản xuất. Thay vào đó, Viện sẽ trao tặng giải Oscar đặc biệt cho các tác phẩm đặc biệt. Walt Disney Pictures là hãng thường xuyên chiếm được hạng mục giải thưởng này. Nguồn: roommatespeelandstick.com.au Bộ phim hoạt hình Snow White and the Seven Dwarfs – Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn do Walt Disney sản xuất, đã được trao giải Oscar cho Thành tựu đặc biệt xuất sắc nhất vào năm 1938. Hai bộ phim Who Framed Roger Rabbit (1989) và Toy Story (1996) cũng giành được giải Oscar cho Thành tựu đặt biệt xuất sắc với thể loại phim gồm cả người đóng và hoạt hình. Nguồn: dvd.box.sk Trước khi giải thưởng này xuất hiện, chỉ có duy nhất một bộ phim hoạt hình được đề cử cho Phim xuất sắc nhất – Best Picture là Beauty and the Beast ở Lễ trao giải Oscar năm 1991, do Walt Disney Pictures sản xuất. Vào năm 2001, các đối thủ cạnh tranh với Disney bắt đầu xuất hiện trên thị trường phim hoạt hình, chẳng hạn như DreamWorks Animation, làm gia tăng đáng kể số lượng phim sản xuất và đăng ký giải hàng năm. Những người trong ngành công nghiệp hoạt hình và người hâm mộ bày tỏ hy vọng rằng, uy tín của giải Oscar và hiệu ứng thúc đẩy từ các phòng vé sẽ khuyến khích tăng cường việc sản xuất phim hoạt hình. Một số thành viên trong ngành và người hâm mộ đã phê bình về hạng mục giải thưởng này, tuy nhiên, điều đó có thể được xem như là nhằm ngăn chặn việc các bộ phim hoạt hình khác có cơ hội chiến thắng giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất. Đặc biệt, tại buổi lễ trao giải Oscar lần thứ 81, bộ phim hoạt hình WALL-E đã giành được giải thưởng Oscar cho Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Tuy nhiên trước đó, bộ phim không nhận được đề cử cho hạng mục giải thưởng trên, mặc dù bộ phim nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình và khán giả. WALL-E được xem là một trong những

giải thưởng Annie Awards lần thứ 44

Nguồn: asifa-hollywood.org Annie Awards là giải thưởng thường niên cho phim hoạt hình, do Hiệp hội phim hoạt hình quốc tế tại Hollywood (ASIFA – Hollywood) trao tặng kể từ năm 1972 với mục đích là để ghi nhận những đóng góp suốt đời hoặc toàn bộ sự nghiệp cho lĩnh vực hoạt hình. Lễ trao giải Annie Awards 2017 sẽ được tổ chức lần thứ 44 vào ngày 04/02/2017 tại Hội trường Royce của Đại học Tổng hợp California ở thành phố Los Angeles (Mỹ). Các hạng mục giải thưởng chính của Annie Awards 2017: Annie Awards 2017 có tổng cộng 36 giải thưởng chia thành 3 hạng mục chính, bao gồm 9 giải thưởng cho Hạng mục sản xuất, 22 giải thưởng cho Hạng mục thành tựu cá nhân, và 5 giải thưởng cho Hạng mục danh dự. Hạng mục danh dự là những giải thưởng cá nhân dành để vinh danh cho những đóng góp quan trọng trong việc phát triển nghệ thuật của phim hoạt hình và trong công tác từ thiện. Hạng mục sản xuất: Phim hoạt hình xuất sắc nhất  Phim hoạt hình quốc tế xuất sắc nhất Phim hoạt hình ngắn đi kèm phim dài hay nhất  Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất  Phim hoạt hình truyền hình thương mại xuất sắc nhất  Phim hoạt hình truyền hình xuất sắc nhất cho trẻ em mầm non  Phim hoạt hình truyền hình cho trẻ em xuất sắc nhất  Phim hoạt hình được các thành viên yêu thích nhất  Phim hoạt hình của sinh viên xuất sắc nhất  Nguồn: annieawards.org Hạng mục thành tựu cá nhân: Hiệu ứng hoạt họa xuất sắc cho phim hoạt hình  Hiệu ứng hoạt họa xuất sắc cho phim người đóng  Nhân vật hoạt họa xuất sắc trên truyền hình  Nhân vật hoạt họa xuất sắc trong phim hoạt hình  Nhân vật hoạt họa xuất sắc trong phim người đóng  Nhân vật hoạt hoạ xuất sắc trong trò chơi điện tử  Thiết kế nhân vật hoạt hình trên truyền hình xuất sắc nhất  Thiết kế nhân vật hoạt hình xuất sắc nhất Đạo diễn phim hoạt hình trên truyền hình xuất sắc nhất  Đạo diễn phim hoạt hình xuất sắc nhất  Nhạc phim hoạt hình trên truyền hình xuất sắc nhất  Nhạc phim hoạt hình xuất sắc nhất  Thiết kế sản xuất phim hoạt hình trên truyền hình xuất sắc nhất  Thiết kế sản xuất phim hoạt hình xuất sắc nhất  Kịch bản phim hoạt hình trên truyền hình xuất sắc nhất Kịch bản phim hoạt hình xuất sắc nhất  Diễn viên lồng tiếng phim hoạt hình trên truyền hình xuất sắc nhất  Diễn viên lồng tiếng phim hoạt hình xuất sắc nhất  Biên kịch phim hoạt hình trên truyền hình xuất sắc nhất  Biên kịch phim hoạt hình xuất sắc nhất  Biên tập phim hoạt hình trên truyền hình xuất sắc nhất  Biên tập phim hoạt hình xuất sắc nhất  Hạng mục danh dự: Giải Winsor McCay – Winsor McCay Award Giải June Foray – June Foray Award Giải Ub Iwerks – Ub Iwerks Award Giải thưởng thành tựu Annie – Special Achievement in Animation Giải chứng nhận thành tựu – Certificate of Merit Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: Annie Awards 2017 chính thức mở đơn từ ngày 01/01/2016. Hạn cuối nhận hồ sơ trực tuyến là 17 giờ thứ hai, ngày 31/10/2016 (Theo giờ Thái Bình Dương). Ngoại lệ đặc biệt đối với các tác phẩm dự thi giải phim hoạt hình ngắn, giải phim dành cho sinh viên, học sinh, các dự án phim đặc biệt và những phim truyền hình thương mại sẽ được gia hạn nộp đến hết ngày 31/12/2016. Các tác phẩm dự thi hoàn thiện, bắt buộc phải được trình diện Ban tổ chức ở Hoa Kỳ trước ngày 31/12/2016. Nguồn: facebook.com/annieawards Phí đăng ký thành viên tham dự Annie Awards 2017:           Phí đăng ký tham dự đối với thành viên thường là 125USD cho mỗi hồ sơ, và thành viên chuyên nghiệp là 150USD cho mỗi hồ sơ. Đối với hồ sơ đăng ký thành viên chuyên nghiệp, nếu nộp sau ngày 16/12/2016, phí tham dự sẽ tăng lên 10USD, tức là 160USD cho mỗi hồ sơ. Phí đăng ký tham dự thành viên cho học sinh, sinh viên là 45USD. Một vài lưu ý khi nộp hồ sơ tham dự Annie Awards 2017: Các phim được làm với ngôn ngữ sở tại cần kèm theo bản phụ đề tiếng Anh. Đồng thời, tác phẩm tham dự nên gửi kèm một bản tiểu sử tác giả không quá 150 từ. Tác phẩm tham dự giải Phim hoạt hình dành cho học sinh, sinh viên hay nhất cần có ít nhất một thành viên là học sinh, sinh viên. Tác phẩm tham dự được gửi qua đường dẫn của các website, chương trình chia sẻ video cần điền đường dẫn URL vào form tham dự. Tập tin video kỹ thuật số không dài quá 5 phút cho hầu hết các hạng mục dự thi. Riêng với các tác phẩm dự thi giải Phim hoạt hình quốc tế xuất sắc nhất, tập tin video cần dài ít nhất 45 phút và không vượt quá 100 phân cảnh. Hồ sơ tác phẩm tham dự hoàn thiện khi gửi đi phải cung cấp đủ 20 bản, hoặc ghi trên đĩa DVD hoặc lưu trên trang website bảo mật. Định dạng hình ảnh: Thiết kế nhân vật tối đa là 10 trang hình ảnh được lưu dưới định dạng JPEG, mỗi ảnh 300 dpi, mỗi trang có thể chứa một hoặc nhiều hình ảnh. Định dạng văn bản: Mỗi tập tin PDF chứa một bảng phân cảnh riêng biệt (mỗi trang là một ô bảng phân cảnh), bảng phân cảnh của tác phẩm dự thi gửi đi phải được sắp xếp theo trình tự nội dung tác phẩm. Định dạng video: Codec: H.264/ Frame rate: constant/ Bit rate: variable Định dạng audio: Codec: AAC-LC/

họa sĩ vẽ concept 4

Họa sĩ vẽ concept là người chuyển thể các ý tưởng từ kịch bản (hoặc các văn bản, ghi chú) thành những hình ảnh cụ thể. Những hình ảnh (concept art) này miêu tả chi tiết và rõ ràng bằng màu sắc, khung cảnh, nhân vật… nhằm giúp cho người xem thấu hiểu được ý tưởng của câu chuyện và những đặc điểm đặc biệt của chúng. Quá trình này thường được áp dụng trong các lĩnh vực như phim hoạt hình, truyện tranh, truyện minh họa, các trò chơi, chương trình quảng cáo, in ấn và nhiều ngành nghề khác. Họa sĩ vẽ concept thường phải phối hợp với các họa sĩ khác từ các bộ phận nghệ thuật để bảo đảm rằng các hình ảnh mà họ thể hiện phản ánh chính xác những gì mà dự án hướng đến. Nguồn: howtonotsuckatgamedesign.com  Công việc của một Concept Artist, họ làm những gì? Một họa sĩ vẽ concept cần hội tụ rất nhiều kỹ năng đặc biệt, họ có thể sử dụng thành thạo các công cụ như màu nước, màu sáp, sơn, bút chì, phần mềm đồ họa và tất cả những thứ gì có thể sử dụng để tạo nên các thể loại vũ khí, phương tiện di chuyển, thiên nhiên, vật chất vũ trụ, nhân vật người hoặc thú… bất cứ thứ gì mà dự án đòi hỏi. Các họa sĩ vẽ concept làm việc thường xuyên ở các xưởng phim hoạt hình, các công ty thiết kế quảng cáo, công ty thiết kế và phát triển game, thiết kế đồ họa, các nhà xuất bản in ấn, thiết kế website, thiết kế trang trí đồ nội thất, thậm chí cho cả các công ty kiến trúc. Nguồn: forum.unity3d.com  Thu nhập cho môt họa sĩ vẽ concept là bao nhiêu? Thu nhập của từng cá nhân họa sĩ vẽ concept phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: vị trí địa lý (nơi họ làm việc và tính chất địa phương nơi đó), bề dày kinh nghiệm, trình độ học vấn, quy chế phụ cấp của công ty họ làm việc, và nhiều yếu tố khác nữa. Tuy mức lương cho từng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực này có sự khác biệt rất lớn và chưa có các thống kê cụ thể cho ngành nghề này. Nhưng theo thư các báo cáo của Cục Thống Kê Lao Động cho biết: mức lương bình quân của những nghệ sĩ vẽ minh họa (illustrator) và phối màu (painter) có thể xem là tương tự với ngành họa sĩ vẽ concept. Cụ thể hơn, Cục cho biết mức lương trung bình hằng năm mà một họa sĩ vẽ minh họa và phối màu có thể kiếm được là 44.850 USD/năm. Trong đó 10% các nghệ sĩ kiếm được ít hơn 18.450 USD/năm và 10% khác kiếm được trung bình 91.200 USD/năm. Nguồn: glassdoor.com Làm thế nào để trở thành một Concept Artist? Ngoài nhiệt huyết, đam mê và sự bền bỉ, các nhà tuyển dụng luôn chọn những ứng viên được đào tạo bài bản và kỹ lưỡng, họ nên nắm một trong các bằng cấp thuộc các ngành liên quan đến mỹ thuật và hoạt hình như: mỹ thuật (fine art); vẽ minh họa bằng vectơ (illustration); phối màu (painting); hoạt hình (animation); nghệ thuật thị giác (visual art); truyền thông (communication) và các lĩnh vực liên quan… Nên nhớ rằng, những nhà tuyển dụng luôn cân nhắc và đòi hỏi cao hơn 1 tấm bằng đại học ở những vị trí trung cấp và cao cấp trong công ty họ. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng cũng rất chú trọng năng lực và kinh nghiệm của các ứng viên. Với các vị trí trung cấp hay gián tiếp, các ứng viên nên có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm cho mình. Do đó, các bạn sinh viên nên chủ động đăng ký vào những đợt thực tập của các studio lớn nhỏ ở bất kỳ vị trí nào. Hãy cố gắng tích lũy thật nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Để khi ra trường các bạn vừa có kinh nghiệm vừa cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp. Đó là xuất phát điểm hiệu quả và hoàn hảo nhất dành cho các bạn trước khi bước vào môi trường cạnh tranh khốc liệt của lĩnh vực này. Nguồn: mods.curse.com Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Telephone: (08) 3514 4365 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Vai trò của một họa sĩ vẽ concept là một phần không thể thiếu của quá trình sáng tạo và sản xuất phim hoạt hình. Có thể nói công ty lớn nhỏ trong lĩnh vực hoạt hình hay phim ảnh đầu cần đến ít nhất một họa sĩ vẽ concept. Tuy nhiên, theo thống kê của Cục Thống Kê Lao động thì mức tăng trưởng của ngành nghề này trong tương lai chỉ tăng 4% cho các năm từ 2012-2022. Tuy nhiên, các họa sĩ am hiểu về công nghệ lại sẽ có nhiều cơ hội

họa sĩ thiết kế nhân vật

Công việc của họa sĩ thiết kế nhân vật (Character animators) là tạo ra các nhân vật cho phim hoạt hình, game, video, quảng cáo ứng dụng di động bằng các phần mềm đồ họa máy tính. Họ có thể sử dụng phần mềm là phim 3D, 2D, hay cả phần mềm điều khiển rối. Nguồn: helpx.adobe.com Công việc của Character Animator, họ làm những gì? Sau khi đã có bản thiết kế nhân vật, các họa sĩ đưa chúng vào hệ thống và lập trình các hoạt động cho chúng bằng các phần mềm chuyên dụng như: MotionBuilder 3D, Flash Professional, LightWave, Maya… Công việc của họ cũng bao gồm cả vẽ storyboard (phiên bản hình ảnh của một bộ phim hoạt hình), dựng mô hình, thiết kế các môi trường vật chất, bối cảnh xã hội trong phim… Các họa sĩ thiết kế nhân vật thường xuyên làm việc phối hợp với các kỹ thuật viên âm thanh (Sound engineer) để đảm bảo cử chỉ của nhân vật ăn khớp với âm thanh của chúng và họ cũng phải làm việc với khách hàng để bàn luận các ý tưởng cho phim, chọn lựa chủ đề phù hợp với nó.   Các Character Animator hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: tại các xưởng sản xuất phim, 2D, 3D; các công ty quảng cáo, các nhà xuất bản, công ty thiết kế phần mềm, công ty thiết kế hệ thống máy tính, công ty thiết kế đồ họa, công ty thiết kế game, công ty thiết kế website, và một số trường đại học và cao đẳng có chương trình giảng dạy liên quan. Các báo cáo chỉ ra rằng có đến 57% các animator hoạt động dưới hình thức tự làm chủ (self-employed) vào năm 2012 – đây cũng là con số gần nhất mà chúng tôi có được về tỷ số các animator tự làm chủ hiện nay. Ngay cả những họa sĩ họa hình chuyên nghiệp cũng thường xuyên làm việc tại nhà riêng của mình. Một số khác thì làm việc tại các xưởng phim, xưởng game, những công ty thiết kế đồ họa, các công ty công nghệ kỹ thuật di động. Chỉ số ít còn lại làm việc tại văn phòng. Nguồn: mocak.am Thu nhập cho một Character Animator là bao nhiêu? Dựa theo báo cáo Cục Thống Kê Lao Động thì hai nhóm ngành: nghệ sĩ đa phương tiện (multiply artist) và nhóm ngành họa sĩ hoạt hình (Animator) đã được kết hợp lại thành một ngành thống nhất. Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nghệ sĩ đa phương tiện và animator là 61.370 USD/1 năm. Trong đó, mức  lương tối thiểu mà họ kiếm được là 34.860 USD  và cao nhất là 113.470USD. Với mức thu nhập 72.680 USD, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và video trở thành 1 trong top 5 ngành nghề có thu nhập hàng năm cao nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ và họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như: bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/1 năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas – mức này chỉ còn 40.890USD/1 năm, thấp nhất cho ngành này tại Mỹ. Cụ thể hơn, sau đây là top 5 tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện: Bang California (88.150 USD/1 năm); Bang Washington (76.900 USD/năm); District of Columbia (76.110 USD/năm); New York (72.530 USD); và New Mexico (70.310 USD). Làm gì để trở thành một Character Animatior? Cạnh trạnh tại thị trường phim hoạt hình thường diễn ra rất căng thẳng, cho nên các tiêu chuẩn đưa ra cũng rất cao. Các nhà tuyển dụng thường xuyên tìm kiếm những họa sĩ có văn bằng Cử nhân (4 năm đào tạo) hoặc cao hơn để hợp tác lâu dài với họ. Nguồn: all3dp.com Các khóa học liên quan đến đào tạo 2-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 2D), 3-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 3D) và thể loại phim rối: Stop Motion cũng hỗ trợ rất nhiều cho con đường của các bạn. Các Animator cũng phải học các khóa Anatomy, để tìm hiểu về về cơ thể người, cơ thể động vật các chúng chuyển động, giao tiếp – điều này rất quan trọng khi bạn muốn trở thành một animator. Vì nhiệm vụ chính của chúng ta chính là tạo những nhân vật thật sống động, chân thật mà phải không. Ngoài bằng cấp của các khóa học đào tạo, các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những ứng viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong ngành và kỹ năng máy tính tốt. Ngoài ra, các vị trí công việc Entry-level  (các công việc không đòi hỏi kinh nghiệm) chỉ yêu cầu bằng cấp và kinh nghiệm qua các đợt thực tập hay các công việc mang tính hỗ trợ đơn giản. Các công việc cấp cao (Senior-level) sẽ yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm hơn (ít nhất từ  5 – 7 năm kinh nghiệm) và có thể yêu cầu một bằng cấp cao hơn.  Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở

họa sĩ vẽ tranh biếm họa 3

Tại Mỹ, nghề vẽ tranh biếm họa (hay còn biết đến với tên gọi “người vẽ hoạt hình” trong ngành công nghiệp phim hoạt hình Mỹ) thường sử dụng những kỹ năng của họ để vẽ các bức biếm họa về các đề tài khác nhau như: quảng cáo, chính trị, xã hội và các bộ phim hoạt hình thể thao. Một số nghệ sĩ tranh biếm họa cộng tác với những người viết kịch bản, những nghệ sĩ sáng tạo ý tưởng, sáng tạo câu chuyện và người viết tiêu đề… một số họa sĩ biếm họa cũng tự viết tiêu đề cho mình. Nguồn: boneville.com Hầu hết các họa sĩ biếm họa có đầu óc tư duy nhạy bén, một lối suy luận của một nhà phê bình hay khả năng “drama hóa” một sự việc mang tính xã hội và kỹ năng vẽ biến hóa đa dạng. Trong khi đa số các họa sĩ biếm họa làm việc ở các tòa soạn báo, tạp chí hoặc các nhà xuất bản ấn phẩm… thì cũng có một bộ phận làm việc cho lĩnh vực sản xuất phim truyện và phim truyền hình, họ sẽ nhận các nhiệm vụ như: vẽ mô hình, phác họa nhân vật, vẽ các hiệu ứng đặc biệt cho các bộ phim hoạt hình… Công việc của một Cartoonist, họ làm những gì? Các họa sĩ biếm họa làm việc cho các xưởng phim hoạt hình, xưởng phim truyện, cartoon network, công ty thiết kế game, nhà xuất bản ấn phẩm và các công ty liên quan xuất bản khác. Trong ngành phim hoạt hình, các họa sĩ sẽ nhận các nhiệm vụ như là: vẽ lại các nhân vật, vật thể của phim với tỷ lệ nhỏ hoặc lớn hơn kích thước gốc, tạo cho chúng những biểu cảm thái quá, tô màu cho nhân vật hoặc cảnh nền… Các cartoonist có thể vẽ bằng tay, vẽ bằng máy tính hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Thu nhập cho một Cartoonist là bao nhiêu? Hiện nay vẫn chưa có những con số nghiên cứu cụ thể cho riêng ngành nghề này. Tuy nhiên, theo các bảng báo cáo Cục thống kế lao động đưa ra về mức lương trung bình cho các nghệ sĩ và họa sĩ với công việc là vẽ tranh minh họa và phối cảnh cho biết mức lương bình quân mỗi năm một nghệ sĩ kiếm được là 44.850 USD/năm. Trong đó, 10% các nghệ sĩ kiếm được dưới 18.450 USD/năm và 10% khác kiếm được hơn 91.200 USD/năm. Đối với các nghệ sĩ hành nghề  độc lập, mức thu nhập có thể lớn hơn rất nhiều so với nghệ sĩ làm việc cho công ty hay các xưởng phim… và ngược lại, con số này cũng có thể ít hơn nhiều dựa vào các yếu tố như: năng suất và cường độ công việc của họ, các khách hàng họ hướng đến, vị trí địa lý làm việc và kinh nghiệm… Nguồn: southwarkbookaward.org.uk Làm thế nào để trở thành một Cartoonist? Đa số các nhà tuyển dụng đều ưa chuộng những ứng viên có bằng cấp ở những lĩnh vực như hội họa, tranh minh họa, nghệ thuật, hoạt hình hoặc những lĩnh vực liên quan. Những văn bằng này phải được đào tạo chuyên sâu vào các môn: hội họa (“drawing”); phối màu (“painting”), tranh minh họa(“illustration”), giải phẫu học (“anatomy”), đồ họa máy tính (“computer graphic”)… Ngoài bằng cấp, các nhà tuyển dụng giờ đây cũng đòi hỏi ở các ứng viên của mình từ 2-3 năm kinh nghiệm cho các vị trí trung gian; một bằng cấp cao hơn (có thể là thạc sĩ hoặc tiến sĩ) cho các vị trí quan trọng và phải có ít nhất 5-7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Điều kiện dành cho các vị trí đơn giản (“entry-level”) không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm chuyên môn, chỉ cần có bằng cấp và lượng kinh nghiệm qua các đợt thực tập và các vị trí hỗ trợ đơn giản. Nguồn: neatorama.com Ngoài ra, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình(Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Nguồn: blog.perthmint.com.au Tăng trưởng việc làm cho nghệ sĩ và họa sĩ trong lĩnh vực tranh biếm họa được dự  đoán sẽ tăng 4% trong các năm từ 2012-2022. Dựa vào các báo cáo của Cục Thống Kê Lao Động cho biết, nhu cầu đối với những họa sĩ vẽ tranh minh họa bằng máy tính sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới. Trong tương lai, những công ty đồ họa sẽ ngày càng chăm chút cho các chi tiết sản phẩm của họ, do đó tạo ra nguồn việc làm dồi dào hơn cho các nghệ sĩ. Các họa sĩ vẽ tranh minh họa và tranh biếm họa trong ngành báo chí hay xuất bản có thể đối mặt với tình trạng tỷ lệ việc làm suy giảm, do thị phần của các sản phẩm in ấn phải nhường bớt sang cho các loại hình thức truyền thông phát

họa sĩ vẽ bối cảnh

Họa sĩ vẽ bối cảnh (background painter) hay còn gọi là “matte painter” có nhiệm vụ tạo ra những hình ảnh miêu tả bối cảnh xã hội, thế giới cho những cảnh quay trong phim hoạt hình hay live-action (phim ăn theo các sản phẩm sáng tạo khác như truyện tranh, phim hoạt hình…). Một họa sĩ vẽ bối cảnh có thể sẽ phải tạo ra toàn bộ bối cảnh cho phim mình, ví dụ như: bầu trời, làng mạc, nhà cửa, sông ngòi, núi non… trong khi các animator chỉ tạo ra vài chi tiết hay một góc nhỏ cho phim. Công việc này đòi hỏi kỹ năng phát triển hoạt hình 2D và 3D, kỹ năng sáng tạo, minh họa và sức tưởng tượng phong phú. Nguồn: markusrothkranz.com Công việc của một Background Painter, họ làm những gì? Background Painter sẽ vẽ, phối màu hoặc thiết kế ra các hình ảnh, khung cảnh của thế giới cho phim bằng kỹ thuật vẽ tay, vẽ máy hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Để làm được nhiệm vụ này đòi hỏi phải có kỹ năng tổng hợp, kỹ năng thiết kế, tô màu, phối màu thật tốt. Những sản phẩm của họ sẽ là nơi mà các nhân vật sinh sống, chuyển động, trò chuyện với nhau. Nói cách khác, nhiệm vụ của một Background Painter chính là tạo nên thế giới mà tại đó câu chuyện chính sẽ diễn ra. Một số phần mềm chuyên dụng của các họa sĩ vẽ bối cảnh là: Maya, Photoshop và Illustrator. Background painters làm việc trong những lĩnh vực rất đa dạng như: các xưởng phim hoạt hình, các công ty sản xuất hình ảnh và phim ảnh, các công ty thiết kế và phát triển game… Họ cũng làm việc trong lĩnh vực thiết kế website, thiết kế đồ họa và lĩnh vực quảng cáo. Nguồn: design.tutplus.com Thu nhập của một Background Painter là bao nhiêu? Tùy vào các yếu tố khác nhau, như: nơi họ làm việc, quy chế và quy mô lớn nhỏ của công ty, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn của họa sĩ… mà mức thu nhập của một Background Painter có thể thay đổi. Cụ thể: top 5 các tiểu bang trả lương cao nhất cho các nghệ sĩ tại Mỹ hiện nay là Washington, New York, California, Connecticut và Michigan. Trong đó, mức lương bình quân mỗi năm tại Mỹ của một Background Painter là 44.850 USD/năm. Với mức thấp nhất là 18.450 USD/năm và cao nhất là 91.200 USD/năm. Nhưng bạn cũng nên nhớ là đa số các họa sĩ thường hoạt động theo hình thứ tự làm chủ (self-employed), với những cá nhân này số tiền mà họ kiếm được hằng năm có thể cao hơn rất nhiều so với các họa sĩ làm công ăn lương cho những công ty hay tập đoàn có tên tuổi. Nguồn: nzpetesmatteshot.blogspot.com Làm thế nào để trở thành một Background Painter? Có rất nhiều Background Painter nắm trong tay các tấm bằng đào tạo về hoạt hình (animation); mỹ thuật (fine art); vẽ tranh minh họa bằng vectơ (illustration), phối màu (panting); hoạt hình máy tính (computer animation) , thiết kế game (game design) và những khối ngành liên quan khác… Mặc dù vậy, trong thực tế có khá nhiều các nhà tuyển dụng và các xưởng phim yêu cầu ngoài bằng tốt nghiệp, các bạn phải có ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mình muốn tham gia. Để đáp ứng được điều này các bạn có thể chọn những công việc ở những studio nhỏ, những công ty hay tập đoàn mới khởi nghiệp để gầy dựng kinh nghiệm cho bản thân mình. Nguồn: digitalpainting.jimdo.com Ngoài ra, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Background Painter đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất. Nếu thiếu họ, các bộ phim hay sản phẩm khác sẽ không thể nào hoàn thành được. Tùy vào ngành và lĩnh vực khác nhau, cơ hội việc làm sẽ thay đổi tùy theo khối ngành mà họ tham gia. Nói chung, các họa sĩ nào có nhiều năm kinh nghiệm và tay nghề cao luôn chiếm ưu thế hơn và kiếm được nhiều cơ hội hơn trong thị trường việc làm. Nguồn:galeon.com Tăng trưỏng việc làm tổng quan cho ngành nghệ sĩ được dự báo sẽ đạt khoảng 4 % trong các năm từ 2012 đến 2022. Và số lượng nghệ sĩ sẽ tăng từ 28.800 người (2012) đến 29.900 người (2022). Những thông tin thú vị của ngành hoạt hình: Nói về vấn đề bối cảnh của phim, đa phần các hình ảnh cho bối cảnh thường được xây dựng khá đơn điệu, sơ sài. Tuy nhiên, hiện nay các nhà làm phim đã tìm ra một số cách để sử dụng bối cảnh một cách thông minh hơn, hợp lý và tinh tế hơn mà không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của chúng cho bộ phim. Cụ thể, trong

sách kịch bản phim Up

Up là bộ phim hoạt hình máy tính được Pixar Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Bộ phim ra mắt khán giả vào ngày 9/5/2009 tại Bắc Mỹ và là phim hoạt hình đầu tiên khai mạc Liên hoan phim Cannes 2009. Up là bộ phim dài thứ nhì của đạo diễn Pete Docter, sau Monsters Inc. Bộ phim được giới phê bình đánh giá cao với tỷ lệ 98% tại Rotten Tomatoes (bộ phim có tỷ lệ khen thưởng cao nhất năm 2009 tại trang web này), và đã đạt doanh thu trên 723 triệu USD toàn cầu, trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ nhì của Pixar, chỉ sau Finding Nemo. Bên cạnh đó, Up đã giành giải Quả cầu vàng cho Phim hoạt hình hay nhất và Nhạc phim gốc hay nhất của Hiệp hội báo chí nước ngoài tại Hollywood. Bộ phim cũng đã nhận 5 đề cử cho giải Oscar, kể cả cho phim xuất sắc nhất, trở thành bộ phim hoạt hình thứ nhì trong lịch sử nhận đề cử cho giải này, chỉ sau phim Beauty and The Beast trong năm 1991.  Có thể thấy rằng, thành công của một bộ phim trước hết phải đến từ kịch bản. Với một kịch bản hoàn hảo và logic, Up đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem. Và đối với những người cần tìm tài liệu về cách làm phim hoạt hình thì một cuốn kịch bản chi tiết sẽ giúp ích rất nhiều cho họ. Kịch bản chi tiết phim hoạt hình Up trình bày đầy đủ từ lời thoại nhân vật đến các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn rõ ràng về sản xuất phim hoạt hình. Tài liệu được Viện Truyện tranh và Hoạt hình dịch và phát hành nội bộ dành cho các học viên theo học chuyên ngành Hoạt hình 3D, Biên kịch chuyên nghiệp tại Viện.  

sách kịch bản phim Toy Story

Toy Story 1 là bộ phim hoạt hình máy tính của Mỹ ra mắt vào năm 1995 do xưởng phim hoạt hình Pixar sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Đây là bộ phim hoạt hình dài đầu tiên của Pixar và là bộ phim hoạt hình dài được sản xuất bằng máy tính đầu tiên trong lịch sử điện ảnh. Được đạo diễn bởi John Lasseter và kịch bản phim được viết bởi Andrew Stan, Joss Whedon, Joel Cohen và Alec Sokolow, bộ phim chính thức phát hành vào 22/11/1995. Toy Story được rất nhiều nhà phê bình đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất trong lịch sử hoạt hình. Bộ phim nhận được 3 đề cử Oscar và giành được một giải Oscar cho thành tựu đặc biệt. Toy Story được lựa chọn để lưu trữ và bảo tồn tại National Film Registry vì có “ý nghĩa quan trọng về văn hoá, lịch sử và thẩm mỹ” vào năm 2005. Với cách trình bày theo đúng khuôn mẫu của một kịch bản phim và sử dụng những ngôn ngữ gần gũi, tài liệu kịch bản Toy Story 1 chắc hẳn sẽ mang đến cho bạn cái nhìn rõ nét về ý tưởng và kịch bản của một bộ phim. Tài liệu được Viện Truyện tranh và Hoạt hình dịch và phát hành nội bộ dành cho các học viên theo học chuyên ngành Hoạt hình 3D, Biên kịch chuyên nghiệp tại Viện.

Sách kịch bản phim Frozen

Frozen là bộ phim nhạc kịch tưởng tượng sử dụng công nghệ hoạt hình máy tính năm 2013 của Mỹ do Walt Disney Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Đây là bộ phim hoạt hình chiếu rạp thứ 53 trong series Walt Disney Animated Classics. Bộ phim phải trải qua một số lần xử lý cốt truyện trong nhiều năm, trước khi được đồng ý sản xuất năm 2011, với kịch bản của Jennifer Lee và hai đạo diễn là Chris Buck và Lee. Frozen ra mắt công chúng lần đầu vào ngày 19/11/2013. Phim nhận được phản hồi từ chuyên môn rất tích cực, một số nhà phê bình còn cho rằng đây là bộ phim hoạt hình nhạc kịch hay nhất của Disney từ kỷ nguyên phục hưng của hãng. Bộ phim đã giành được hai giải Oscar ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất (Let it go), một giải Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất, giải BAFTA cho phim hoạt hình hay nhất năm và hàng loạt giải thưởng danh giá khác. Từ thành công của Frozen, các nhà làm phim đã cho phát hành kịch bản chi tiết của bộ phim nhằm giúp người xem có thể hiểu rõ hơn về một kịch bản phim hoạt hình. Đặc biệt đối với những nhà làm phim hoạt hình tương lai, kịch bản chi tiết này sẽ mang đến nhiều ý tưởng và kinh nghiệm cho bản thân. Tài liệu kịch bản phim Frozen được Viện Truyện tranh và Hoạt hình dịch và phát hành nội bộ dành cho các học viên theo học chuyên ngành Hoạt hình 3D, Biên kịch chuyên nghiệp tại Viện.

studio Laika hãng sản xuất phim hoạt hình stop motion 3

Các bạn đã ra rạp xem Kubo and the Two Strings chưa? Đây là sản phẩm mới nhất của Laika và hứa hẹn trở thành bộ phim stop-motion đột phá nhất của hãng từ trước đến nay. Nguồn: moviestorrents.net Đứng giữa phim trường của Laika, ngay trước mắt tôi là hai chiếc thuyền – một còn nguyên vẹn, một thì gãy đôi và đầy vết nứt lởm chởm. Cả hai đều có kích thước như một chiếc xuồng máy nhỏ như nhau, nhưng hai chiếc tàu này có cột buồm, cánh buồm và hàng tay vịn nhỏ dọc hai bên boong-tàu, một bậc sàn lớn nối với một cầu thang nhỏ. Cả hai con tàu phủ những họa tiết li ti hình dạng như lá phong mùa thu màu vàng, cam và đỏ. Nếu quan sát chúng thật kỹ, bạn sẽ kinh ngạc bởi độ chi tiết của những sản phẩm điêu khắc này. Đây là hai trong số những đạo cụ cho bộ phim mới nhất của Laika: Kubo And The Two Strings. Khi chúng xuất hiện trên phim, bạn sẽ hình dung nó rất to lớn: nơi mà chú nhóc Kubo và cô bạn khỉ đồng hành chạy nhảy và rượt đuổi suốt chiều dài con tàu, nhảy phóc và giao chiến trên không trung trong những cảnh chiến đấu với kẻ thù, khi hai phe giằng co dưới bầu trời mưa bão, giông tố xe toạc bầu trời và đánh chìm cả con tàu thành những mảnh lá cây nổi lềnh bềnh trên mặt sóng đại dương đen ngòm. Đó là một cảnh vô cùng to lớn và đặc biệt của phim. Nhưng ở đây, thật là một cảm giác lạ lùng khi nhận ra rằng tất cả những diễn biến đó đều thực hiện trên hai chiếc thuyền nhỏ này. Nguồn: kubomovie.co.uk  Đứng cạnh chúng, quan sát, bạn có thể thấy được để hoàn thành sản phẩm này hàng trăm nhân viên của Laika đã bỏ ra hàng giờ làm việc cần mẫn, thức đêm thức hôm để có được những chi tiết sắc sảo và tuyệt vời đến thế. Để rồi, qua hình ảnh ghi lại dưới ống kính ghi hình kỹ thuật cao Canon 5D Mark III, chiếc thuyền trở nên sinh động, chân thật và hoàn hảo đến từng chi tiết. Trò chuyện với quản lý sản xuất Dan Pascall, ông cho biết phần tốn nhiều thời gian và công sức nhất không phải chỉ nhìn hay quan sát là thấy được ngay: đội ngũ thiết kế đã phải xác định từng vị trí cho từng chiếc lá trên mô hình của thuyền – hàng ngàn chiếc như vậy, mỗi chiếc lá đều được cắt bằng công nghệ la-ze và độ lớn chỉ bằng cái móng tay ngón – tất cả những chiếc lá trên hai chiếc thuyền hoàn toàn giống nhau từ kích thước, màu sắc đến vị trí và phương hướng của chúng… tất cả hoàn toàn giống nhau. Và khi chỉ thông qua các cảnh quay, khán giả có thể soi xét thoải mái nhưng sẽ không thể nào tìm ra được điểm khác biệt giữa chúng. Đến đây thì ai cũng nghĩ rằng Laika bỏ quá nhiều công sức và thời gian để làm nên những chi tiết mà khó có người nào nhận ra. “Có nhiều cách khác dễ dàng hơn để làm một bộ phim” – Pascal ghi nhận điều này và như thể ông biết được câu hỏi tiếp theo, ông trả lời “Có chúa chứng giám cho tôi” Nguồn: elle.vn Có một điệp khúc như vậy mỗi lần có ai đó nói về dòng phim stop-motion “Có những cách khác dễ dàng hơn nhưng sao tôi không chọn chúng. Đơn giản vì chúng tôi muốn thử thách chính mình. Chúng tôi muốn tạo nên điều gì đó đặc biệt. Như về độ chi tiết chẳng hạn”. Đó là câu trả lời tôi nhận được nhiều nhất trong suốt chuyến thăm của tôi ở Laika. Thật ra điều này đối với một hãng phim như Laika cũng không có gì lạ. Nhìn lại lịch sử của hãng, từ việc thành lập trung tâm đầu não ở Hillsboro, tại một nhà kho cũ ở Oregon phía tây Portland, hãng tránh xa các trung tâm đắt đỏ như Hollywood hay Silicon Valley, Laika từ đầu đã khẳng định thương hiệu của mình trở thành một hãng phim dành thời gian và công sức cho những điều tương tự như vậy. Tối thiểu chi phí, tăng cường nỗ lực. Trong khi các hãng phim khác lại chọn con đường thực hiện phim bom tấn thì Laika cứ 2-3 năm lại ra một phim. Và chỉ với 400 nhân viên, hãng làm ra các bộ phim 100 triệu đô chỉ với 60 triệu kinh phí. Tập trung vào xử lý cảnh quay cũng trở thành chiến lược phân phối của họ và cho đến năm nay, ngay cả các chiến dịch quảng bá của họ đã được ủng hộ và nhân rộng lên nhiều lần trên cả nước và quốc tế. Laika – trong lòng khán giả hiện nay là một hãng phim chuyên mang đến những cảnh quay hoành tráng, tuyệt đẹp, nội dung ổn định và được thực hiện bằng những chất liệu đơn giản và kỹ thuật dàn dựng lại có một không hai. Chính điều này đã giúp Laika trở thành cái tên nên nổi bật trong số hàng ngàn studio khác của lĩnh vực phim hoạt hình kỹ thuật số phát triển khác. “Văn hóa làm việc của toàn bộ nơi này chính là mọi người trong chúng tôi đều là những nghệ sĩ thực thụ và đó là tất cả những gì cần ưu tiên ở đây”, chia sẻ bởi CEO Travis Knight. “Khi chúng tôi bắt đầu thành lập Laika 10 năm về trước, chúng tôi điều biết rằng làm sống lại một nền hoạt hình đang suy tàn là điều cực kỳ

hậu trường hoạt hình đạo hiễn hình ảnh animation director 1

Vai trò của các đạo diễn hình ảnh (Animation Director) là lựa chọn và tuyển dụng đội ngũ cho các dự án phim của họ, hướng dẫn và làm việc cùng họ để hoàn thành sản phẩm của mình. Vị trí này đòi hỏi người đạo diễn phải có nhiều năm hoạt trong ngành/lĩnh vực của họ. Đây cũng được xem là chức vụ cao nhất của một Animator trong ngành công nghiệp làm phim hoạt hình. Nguồn: collider.com Công việc của Animation Director, họ làm những gì? Ngoài đóng vai trò là nhà tuyển dụng, các đạo diễn còn phải tham gia vào việc điều hành các đội nhóm hoạt động dưới quyền họ. Họ sẽ làm việc trực tiếp cho tổng đạo diễn/giám đốc sản xuất (người điều hành toàn bộ hoạt động của dự án). Nhiệm vụ của các đạo diễn hình ảnh là vai trò trung gian giữa Tổng đạo diễn và các phòng ban khác trong đội ngũ làm phim. Trong quá trình sản xuất phim, đạo diễn hình ảnh sẽ xem xét tổng thể tất cả công việc của đội ngũ gồm các Animator và các trợ lý của dự án. Họ sẽ là người trả lời các câu hỏi với nhà sản xuất về tiến trình làm phim, ngân sách và kết quả thực hiện… Ngoài ra, các  đạo diễn hình ảnh còn phải đảm bảo cho các thiết kế sáng tạo của đội ngũ phải đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất. Nói cách khác, đạo diễn hình ảnh đóng vai trò chính trong công tác thương lượng và đàm phán giữa hai bộ phận này với nhau, để đảm bảo đạt được thỏa thuận có lợi nhất cho đôi bên. Đạo diễn hoạt hình làm việc ở rất nhiều lĩnh vực, bao gồm: xưởng làm phim, xưởng sản xuất phim truyền hình, các công ty trò chơi và các công ty quảng cáo… Một số đạo diễn còn hoạt động riêng cho một số dự án hay các hợp đồng độc lập. Nguồn: plymouthart.ac.uk Thu nhập cho một Animation Director là bao nhiêu? Theo Cục Thống Kế Lao Động cho biết, mức lương hàng năm của đạo diễn hình ảnh (bao gồm cả vai trò là nhà sản xuất và đạo diễn) là 71.350 USD. Trong đó, 10% đạo diễn hình ảnh kiếm được ít hơn 32.080 USD/năm và 10% khác kiếm được hơn 187.200 USD/năm. Không chỉ vậy, các đạo diễn hoạt động độc lập còn nắm giữ mức thu nhập cao nhất  trong ngành công nghiệp giải trí. Cụ thể mức lương cơ bản dành cho một đạo diễn ở California là 122,210 USD/năm; tại New York là 112.060 USD/năm và lương cơ bản dành cho đạo diễn hình ảnh trong lĩnh vực hoạt hình và phim truyện là 94.110 USD/năm. Làm thế nào để trở thành một Animation Director? Đạo diễn hình ảnh là một trong những chức vụ cao nhất trong ngành phim hoạt hình. Cần có tài năng, sự sáng tạo và khả năng quản lý cũng như một tấm bằng cử nhân hoặc thạc sĩ chính là những điều cơ bản nhất cho chức vụ này. Tuy nhiên, tài năng và bằng cấp chỉ là sự khởi đầu, để trở thành một đạo diễn hình ảnh thực thụ bạn phải có ít nhất 5-7 năm kinh nghiệm trong nghề. Yêu cầu của chức vụ này đòi hỏi các đạo diễn hình ảnh phải thực hiện dường như tất cả các công việc của tất cả các phòng ban khác nhau, từ những công việc gián tiếp đến những việc đơn giản của trợ lý, các vị trí entry-level (vị trí không đòi hỏi kinh nghiệm) đến các công việc của Animator và cao hơn. Tại Việt Nam, nếu bạn có hứng thú với nghề này, bạn có thể tìm hiểu chương trình học làm phim hoạt hình của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) – đơn vị tiên phong đào tạo chuyên sâu nghề họa sĩ hoạt hình tại Việt Nam. Tiếp theo đó, hãy trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Telephone: (08) 3514 4365 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Các khóa học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình gồm có 2-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 2D), 3-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 3D) và thể loại phim rối (hoạt hình tĩnh vật – đất sét): Stop Motion cũng hỗ trợ cho con đường của bạn.  Các Animator tương lai tại Viện được đào tạo bài bản từ A – Z các kỹ năng từ vẽ tay, nguyên lý thị giác, khoa học màu sắc & ánh sáng, phối cảnh, chất liệu, Chuyển động, Dáng, kịch bản, âm nhạc, phần mềm… cùng các bộ môn khác như Giải phẫu học (Anatomy), để tìm hiểu về về cơ thể người, cơ thể động vật các chúng chuyển động, giao tiếp – điều này rất quan trọng, giúp bạn thể hiện nhân vật của mình thật sống động và chân thật trên màn ảnh. Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Việc làm cho các đạo diễn và nhà sản xuất dự kiến sẽ tăng 3% trong các năm từ 2012-2022. Lực lượng lao động cho ngành này hiện nay là hơn 103.500 người, tại Mỹ. Cho tới năm 2022, con số này dự đoán sẽ tăng lên đến 106.400 người.  Giải thích cho việc này, Cục Thống Kê Lao Động cho biết: “tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực sản cuất phim và hoạt hình chủ yếu đến từ nhu cầu tăng

làm phim hoạt hình cùng stop motion animator 1

Nghề làm hoạt hình bằng kỹ thuật Stop motion (chụp hình chuyển động) là một phạm trù khá đặc biệt của cách làm phim hoạt hình truyền thống. Họ, những họa sĩ sử dụng các mô hình tĩnh vật, các con rối và đất sét để tạo nên các thước phim, thể loại này thường được sử dụng trong quảng cáo, truyền hình, giải trí,… Nó còn được biết đến với các tên gọi khác như stop frame, model animation (phim hoạt hình mô hình), peppet animation (phim hoạt hình rối) và clay animation (phim hoạt hình đất sét). Cho đến nay, chỉ có vài bộ phim thuộc thể loại này thật sự gây được tiếng vang như: The Nightmare Before Christmas, Wallace & Gromit: The Curse of the Were-Rabbit, Chicken Run, Fantastic Mr. Fox, James and the Giant Peach, and Little Otik, Shaun The Sheep… Nguồn: emdep.vn Công việc của một người làm phim Stop Motion, họ làm những gì? Một người làm phim Stop Motion (Stop Motion Animator) là phải kết hợp nghệ thuật nhiếp ảnh, kỹ năng kể chuyện, kỹ năng bố trí và điều khiển ánh sáng, khả năng tính toán, lấy góc hình… để taọ ra một thước phim, sau đó họ sẽ sử dụng công nghệ kỹ thuật số để điều chỉnh chúng. Những nhà làm phim tạo ra rất nhiều các nhân vật, vật thể, cảnh trí khác nhau… Sau khi họ hoàn thành xong công việc lồng ghép, sắp xếp chúng, các hình ảnh nối tiếp nhau tạo nên một cảnh quay mượt mà, khi đó chúng ta sẽ nhìn thấy được cách nhân vật chuyển động và nội dung của thước phim được hé mở. Đây là một hình thức làm phim vô cùng độc đáo của thế giới, khi nó không những tạo sự tách biệt với hoạt hình bằng tranh vẽ mà nó cũng không đi theo cách làm phim bằng máy tính nhưng vẫn truyền tải được nội dung và  mang lại đầy đủ cảm xúc cho người xem. Nguồn: tiin.vn  Các Stop-Motion Animator làm việc chủ yếu ở các xưởng phim hoạt hình, xưởng phim truyện, các công ty thiết kế game và các công ty dịch vụ quảng cáo. Thu nhập cho một Stop-Motion Animator là bao nhiêu? Stop-Motion Animator thuộc về nhóm ngành nghệ sĩ đa phương tiện (Multiply Artist) và Animator. Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nghệ sĩ đa phương tiện và Animator là 61.370 USD/năm. Trong đó, mức  lương tối thiểu mà họ kiếm được là 34.860USD  và cao nhất là 113.470USD. Với mức thu nhập 72.680 USD, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và video trở thành 1 trong top 5 ngành nghề có thu nhập hằng năm cao nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ hay họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như: bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas- mức này chỉ còn 40.890USD/năm, thấp nhất cho ngành này tại Mỹ. Nguồn:vnn.online  Cụ thể hơn, sau đây là top 5 tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện: Bang California (88.150 USD/1 năm); Bang Washington (76.900 USD/1 năm); District of Columbia (76110 USD/1 năm); New York (72.530 USD); và New Mexico (70.310 USD). Làm thế nào để trở thành một Stop-Motion Animatior? Hầu hết các nhà tuyển dụng đều ưa chuộng thuê những họa sĩ có nhiều năm kinh nghiệm để hợp tác lâu dài với họ. Tại Việt Nam, nếu bạn có hứng thú để trở thành một họa sĩ hoạt hình, các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về Khóa học làm phim hoạt hình tĩnh vật đất sét (Stop motion Animator). Tiếp theo đó, hãy trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 98, Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Telephone: (08) 3514 4365 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Các khóa học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình gồm có 2-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 2D), 3-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 3D) và thể loại phim rối (hoạt hình tĩnh vật – đất sét): Stop Motion cũng hỗ trợ cho con đường của bạn. Các Animator tương lai tại Viện được đào tạo bài bản từ A – Z các kỹ năng từ vẽ tay, nguyên lý thị giác, khoa học màu sắc & ánh sáng, phối cảnh, chất liệu, Chuyển động, Dáng, kịch bản, âm nhạc… cùng các bộ môn khác như Giải phẫu học (Anatomy), để tìm hiểu về về cơ thể người, cơ thể động vật các chúng chuyển động, giao tiếp – điều này rất quan trọng khi bạn muốn trở thành một Animator khi bạn muốn thể hiện nhân vật của mình thật sống động và chân thật trên màn ảnh. Nguồn: hipencilstudio.com Ngoài bằng cấp, chứng nhận hoàn thành khóa học, các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những ứng viên có ít nhất 2 năm

hậu trường hoạt hình chuyển động hình ảnh cùng flash animator 2

Flash Animator chỉ những người làm hình ảnh động cho các trang web, các video quảng cáo, maketing, các video game và các đoạn phim phục vụ giáo dục… Công việc của Flash Animator là phối hợp với giám đốc sáng tạo để đảm bảo rằng các hình ảnh kết hợp hài hòa với các thiết kế, thích ứng tốt với công nghệ được sử dụng để cho ra sản phẩm hoàn mỹ nhất. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Nguồn: jobsmadereal.com Công việc của Flash Animator, họ làm những gì? Chức năng của một Flash Animator chính là việc làm nổi bật, phóng đại các thông điệp của các bảng quảng cáo (banner) trên trang web của họ hoặc website của khách hàng. Các phần mềm đồ họa họ sử dụng là: Macromedia Flash, Adobe Flash, Creative Suite, Dreamweaver (tiền thân là Macromedia Dreamweaver), 3DS Max và After Effects. Công việc này đòi hỏi các kỹ năng như: thiết kế, mỹ thuật và kỹ năng bố trí (layout skill), kiểm soát và điều phối các thành tố trong video. Nguồn: Internet Flash Animator làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: nhà xuất bản, giáo dục, quảng cáo, ngành công nghiệp sản xuất phim hoạt hình và video, các công ty viết phần mềm, thiết kế game, các dịch vụ thiết kế chuyên dụng, thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan, các công ty Marketing, các công ty thiết kế website, thiết kế đồ họa, công ty thiết bị di động và nhiều lĩnh vực khác… Thu nhập cho một Flash Animator là bao nhiêu? Flash Animator thuộc về nhóm ngành nghệ sĩ đa phương tiện (Multiply Artist) và Animator.  Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nghệ sĩ đa phương tiện và Animator là 61.370 USD/năm. Trong đó, mức lương tối thiểu mà một nghệ sĩ kiếm được là 34.860 USD và cao nhất là 113.470 USD. Với mức thu nhập 72.680 USD, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và video trở thành 1 trong top 5 ngành nghề có thu nhập hằng năm cao nhất trong lĩnh vực này. Nguồn: youtube.com  Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ và họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như: bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas, mức này chỉ còn 40.890 USD/1 năm, thấp nhấp cho ngành này tại Mỹ. Cụ thể hơn, sau đây là top 5 tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện tại Mỹ: Bang California (88.150 USD/1 năm); Bang Washington (76.900 USD/1 năm); District of Columbia(76110 USD/1 năm); New York (72.530 USD); và New Mexico (70.310 USD). Làm thế nào trở thành một Flash Animator? Một bằng đào tạo cử nhân chính là yếu tố đầu tiên khi bạn muốn trở thành một Flash Animator. Chương trình đào tạo của bạn này phải bao gồm các lớp: animation (hoạt hình); computer animation (hoạt hình máy tính); art (mỹ thuật); fine art; thiết kế đồ họa (graphic design); mô phỏng (illustration); phát triển game (game development). Một số nhà tuyển dụng của các công ty lớn hàng đầu trong lĩnh vực này cũng đòi hỏi các ứng viên cho các vị trí  cấp cao các văn bằng cao hơn như Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ. Học viên CMA thực hành trên máy  Kinh nghiệm đối với lĩnh vực phần mềm còn yêu cầu kỹ năng vẽ tay tốt, kỹ năng thao tác chuyên nghiệp với các phần mềm chuyên dụng như  Macromedia Flash, Adobe Flash, Creative Suite, and Dreamweaver (tiền thân là Macromedia Dreamweaver), 3DS Max, và After Effects. Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Các báo cáo cho thấy, số lượng việc làm cho nhóm này dự kiến sẽ tăng 6% từ năm 2012 đến năm 2022. Sự tăng trưởng này chủ yếu là đến từ nhu cầu nhân lực của các ngành video game, sản xuất phim và các ngành dịch vụ giải trí truyền hình. Tuy nhiên, tăng trưởng này có thể bị chậm lại do các công ty có thể thuê nhân lực nước ngoài với các mức lương thấp hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu ngày càng cao của ngành đồ họa máy tính cho các thiết bị di động có thể cải thiện tăng trưởng bằng cách tạo ra nhiều việc làm hơn trong ngành công nghiệp điện thoại di động rộng lớn. Nguồn:sites.google.com Mặc dù đối mặt với tăng trưởng việc làm chậm, nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực này vẫn sẽ diễn ra rất mạnh mẽ. Cục cho biết “Cơ hội sẽ rộng mở nhất dành cho những cá nhân nào đã trang bị một loạt các kỹ năng hoặc chuyên biệt về một lĩnh vực đặc thù cho hình ảnh và hiệu ứng của họ”. Tuy nhiên, vào năm 2014, Mỹ đã trở thành sân chơi rộng lớn dành cho nghệ sĩ đa phương tiện và animator khi tạo ra 68.900 việc làm, xếp thứ 3 trong top những thị trường việc làm lớn nhất dành cho ngành Nghệ Thuật và Thiết Kế. Song song đó, với con số 259.500 việc làm, thiết kế đồ họa vẫn đang là ngành hot nhất hiện nay. Cơ hội việc làm cho Animator và nghệ sĩ đa phương tiện có thể được tìm thấy khắp các tiểu

hậu trường hoạt hình họa sĩ diễn xuất animator 2

Giống như tên gọi của nó, công việc của một họa sĩ diễn xuất (animator) chính là đưa “hoạt động” vào “hình ảnh”. Animator tạo ra các hình ảnh động và hiệu ứng cho các thể loại phim ảnh khác nhau, như video game, hình ảnh truyền hình phát sóng trên ti-vi, các hình ảnh trên thiết bị di động và những hình thức khác của truyền thông có sử dụng hình ảnh minh họa, các chương trình phần mềm kỹ thuật số… Các công cụ đồ họa dành cho công việc này phổ biến nhất là: Adobe After Effects, Adobe Premiere, Autodesk 3Ds Max và Autodesk Maya… tuy nhiên đó chỉ là số ít các phần mềm đồ họa dành cho công việc của Animator. Nhiệm vụ của họ cũng bao gồm việc xây dựng đồ họa và phát triển storyboard (phiên bản hình của một bộ phim), đòi hỏi kỹ năng vẽ và khả năng minh họa tốt. Ngoài ra, họ còn phải sáng tạo, lên kế hoạch, viết kịch bản và hỗ trợ qua lại với các bộ phận thiết kế cảnh nền hay các bộ cơ quan đồng sản xuất khác của dự án họ thực hiện. Nguồn: designs.vn  Công việc của Animator, họ làm những gì? Dựa theo báo cáo Cục Thống Kê Lao Động thì hai nhóm ngành: nghệ sĩ đa phương tiện (multiply artist) và nhóm ngành họa sĩ hoạt hình (Animator) đã được kết hợp lại thành một ngành thống nhất. Giải thích cho điều này, báo cáo cho rằng “Công việc của các nghệ sĩ đa phương tiện và các Animator có tính chất tương đồng với nhau. Cụ thể, cả hai đều tập trung vào sáng tạo các hình ảnh cho phim hay video game. Thứ hai, họ đều tạo ra các hiệu ứng hình ảnh cho sản phẩm phim hoặc chương trình truyền hình, các hình ảnh CGI (computer-generated images) của họ còn bao gồm việc mô phỏng lại hình ảnh thật của một diễn viên hay ca sĩ nổi tiếng vào môi trường không gian ba chiều, tạo ra một nhân vật ba chiều có ngoại hình và hành động như chính phiên bản gốc. Ngoài ra, các animator còn dựng cảnh trí, cảnh nền mô phỏng một khu vực, địa điểm, vị trí cụ thể  cho sản phẩm của mình” Cũng theo báo cáo, Cục cho rằng các nghệ sĩ đa phương tiện và các animator chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực sau đây: – Motion Picture and Video Industries – ngành sản xuất phim hoạt hình và video – Computer Systems Design and Related Services – ngành thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan – Software Publishers – ngành sản xuất phần mềm ứng dụng – Advertising, Public Relations, and Related Services – ngành quảng cáo,  quan hệ công chúng và các dịch vụ liên quan – Specialized Design Services – ngành dịch vụ thiết kế chuyên ngành Học viên CMA thực hành trên máy Thêm vào đó, các báo cáo cũng cho biết rằng có đến 57% các animator hoạt động dưới hình thức tự làm chủ (self-employed) vào năm 2012 – đây cũng là con số gần nhất mà chúng tôi có được về tỷ số các animator tự làm chủ hiện nay. Ngay cả những họa sĩ họa hình chuyên nghiệp cũng thường xuyên làm việc tại nhà riêng của mình. Một số khác thì làm việc tại các xưởng phim, xưởng game, những công ty thiết kế đồ họa, các công ty công nghệ kỹ thuật di động. Chỉ số ít còn lại làm việc tại văn phòng. Thu nhập cho một Animator là bao nhiêu? Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nhóm ngành nghệ sĩ đa phương tiện và Animator là 61.370 USD/năm. Trong đó, mức lương tối thiểu mà một nghệ sĩ kiếm được là 34.860 USD và cao nhất là 113.470 USD. Với mức thu nhập 72.680 USD/năm, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và video trở thành 1 trong top 5 ngành nghề có thu nhập hằng năm cao nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ và họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một Animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas – mức này chỉ còn 40.890USD/năm, thấp nhất cho ngành này tại Mỹ. Cụ thể hơn, sau đây là top 5 tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện: Bang California (88.150 USD/năm); Bang Washington (76.900 USD/năm); District of Columbia (76110 USD/năm); New York (72.530 USD) và New Mexico (70.310 USD). Làm thế nào để trở thành một Animator? Có rất nhiều con đường để trở thành một Animator chuyên nghiệp, tại Việt Nam, nếu bạn có hứng thú với nghề này, bạn có thể tìm hiểu chương trình học làm phim hoạt hình của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) – đơn vị tiên phong đào tạo chuyên sâu nghề họa sĩ hoạt hình tại Việt Nam.  Tiếp theo đó, hãy trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 98, Ngô

hậu trường hoạt hình họa sĩ dựng hình 3D

3D Modeler là ai? Theo số liệu của Cục Thống Kê Lao Động cho biết, công vệc chính của các 3D Modeler là dựng các mô hình nhân vật, các môi trường vật chất bên trong không gian ba chiều của máy tính thông qua các hình ảnh minh họa ý tưởng được gọi là concept art. Cụ thể, các họa sĩ sẽ vẽ và tạo ra các lớp da, các lớp bề mặt 2 chiều dùng để thể hiện bề mặt của vật thể, sau đó họ sẽ phủ các lớp da này lên một khung xương kỹ thuật số của nhân vật. Các khung xương này cũng do họ thực hiện, được sử dụng để tạo nên ngoại hình và điều khiển các chuyển động của chúng. Để làm công việc này, các họa sĩ thường sử dụng các phần mềm như Maya, 3DS Max, RenderMan của Pixar, POV-ray, và một số sản phẩm đồ họa khác. Nguồn: cgtrader.com Công việc của một 3D Modeler, họ làm những gì? Các họa sĩ dựng hình 3D hay còn gọi là 3D Modeler có nhiệm vụ tạo ra các nhân vật và môi trường vật chất, nhằm phục vụ cho các sản phẩm như video game, phim hoạt hình 3D, các hình ảnh quảng cáo, website, thiết kế đồ họa, hoạt hình, các hiệu ứng phim, hình minh họa, thiết kế hình ảnh truyền hình, hiệu ứng đặc biệt, các nhân vật và vật thể cho phim hành động, thiết kế CD-Rom và các mô hình thuộc lĩnh vực giải trí của địa phương. Ngoài ra, các họa sĩ chuyên nghiệp còn tạo ra các hình ảnh, mô hình phục vụ cho các nhà địa chất học, kiến trúc sư, nhà khoa học nghiên cứu, kỹ sư, các cơ quan sức khỏe và y tế… Nguồn: journaldugeek.com Nơi họ làm việc thường là: các công ty sản xuất phim và video, các công ty thiết kế game, quảng cáo và thiết kế đồ họa, thiết kế trang web, thiết kế phần mềm ứng dụng, các công ty kiến trúc, các phòng thí nghiệm (chủ yếu là khoa học và ngành dược); các trường đại học và cao đẳng, các công ty thiết kế sản phẩm và các công ty sản xuất (lĩnh vực bán lẻ, dụng cụ, nhà cửa…). Ngoài ra, các họa sĩ dựng hình 3D cũng tham gia làm việc cho các ngành đặc thù khác như: ngành hàng không, các cơ quan bảo vệ môi trường, các công ty sản xuất ô tô, công ty bán lẻ, các tổ chức chính phủ, cơ quan nghiên cứu hành vi tội phạm (pháp lý), các công ty thiết kế nội thất, các công ty thiết kế công nghệ dành cho doanh nghiệp, các công ty bất động sản,… và một số lĩnh vực khác. Thu nhập cho một 3D Modeler là bao nhiêu? Theo các báo cáo của trang Glassdoor (trang thống kê về việc làm, mức lương và cơ hội việc làm của Mỹ) cho  biết: mức lương trung bình hằng năm của công việc 3D Modeler là 68.645 USD/năm. Tùy vào chính sách ở mỗi công ty khác nhau mà mức lương này có thể thay đổi, tương tự với các yếu tố khác như: vị trí địa lý nơi làm việc, kinh nghiệm, trình độ học vấn của nghệ sĩ… Ví dụ: một họa sĩ dựng hình 3D ở trụ sở California của DreamWorks Animation có thể hưởng mức lương 100.000 USD mỗi năm. Trong khi đó ở một công ty nhỏ hơn, ví dụ như ở Kiz Toy – trụ sở bang Georgia, mức lương cho một họa sĩ dựng hình chỉ khoảng 40.000 USD mỗi năm. Nguồn: cgtrader.com Ngoài ra, trên thế giới cũng có rất nhiều họa sĩ 3D hành nghề tự do, nghĩa là họ không làm việc cho một công ty hay studio cụ thể nào. Cho nên mức lương dành cho mỗi cá nhân trong lĩnh vực này khác nhau rất lớn. Cụ thể, một vài họa sĩ dựng hình có tay nghề tốt và chọn lối đi hành nghề tự do như trên có thể hưởng mức lương cao hơn cả những họa sĩ làm việc cho một công ty hay studio nào đó. Tuy nhiên, đối với đa số các họa sĩ khác mới bắt đầu gây dựng tiếng tăm cho mình thì có khi còn phải đóng một khoản phí danh nghĩa để đổi lấy kinh nghiệm làm việc. Điều này cũng chỉ ra rằng: thu nhập bình quân cho các họa sĩ hành nghề tự do thấp hơn rất nhiều so với các họa sĩ làm việc cho công ty và studio, tuy nhiên điều này chỉ mang tính tạm thời, do các họa sĩ thực tài luôn có khuynh hướng tìm đến các công việc có quy chế thăng lương rõ ràng và hợp lý trong tương lai của họ. Làm thế nào để trở thành một 3D Modeler? Nếu bạn muốn trở thành một 3D Modeler, kỹ năng máy tính và toán học của bạn phải thật sự tốt và chuyên sâu. Các kỹ năng khác đều có thể được yêu cầu dựa vào lĩnh vực mà bạn tham gia. Ví dụ: các họa sĩ làm trong lĩnh vực phim hay video game phải có kỹ năng sáng tạo và kỹ năng thiết kế thuộc loại tốt trở lên, trong khi đó trong các lĩnh vực khoa học và nghiên cứu, các họa sĩ bắt buộc phải có nền tảng vững chắc về lĩnh vực mà họ làm việc như: vũ trụ hoặc địa chất chẳng hạn… Do đó, ngành học và lĩnh vực mà bạn chọn nên dựa vào ngành nghề và vị trí mà bạn muốn làm sau này. Cụ thể, nếu bạn muốn trở thành 3D Modeler trong ngành Game, hãy xem xét ứng tuyển vào ngành thiết kế game (Game Design). Nếu bạn muốn trở thành 3D Modeler trong ngành

điều tuyệt vời của phim hoạt hình đối với các animator

Động từ “animate” (làm hoạt hình) có nghĩa là đưa hoạt động vào hình ảnh.  Và công việc của người làm phim hoạt hình chính là thổi hồn vào các bức ảnh, đưa thêm tính cách cho những nhân vật bất động trên giấy. Tương tự, với hoạt hình máy tính, các animator (người làm phim hoạt hình bằng máy tính) sẽ sử dụng các phần mềm chuyên dụng để vẽ, dựng hình và nhân vật trong không gian kỹ thuật số rộng lớn. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Hoạt hình máy tính (hay còn gọi là hoạt hình kỹ thuật số) vừa là một lĩnh vực rộng lớn, rất nhiều thứ để khám phá, tìm tòi. Nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều thách thức cho các nhà làm phim. Vì trong lĩnh vực này, giới hạn duy nhất mà các bạn gặp phải chính là Giới hạn của bản thân bạn tự đặt ra cho mình. Tất cả những bản phác thảo, storyboard, model, corlourscripts và những nguyên tố khác phương pháp truyền thống… tất cả những điều này là nguồn cảm hứng vô tận dành cho ngành công nghiệp phim hoạt hình ngày nay. Thiếu một trong những thứ trên, sẽ không có một nền nghệ thuật phát triển được như bây giờ. Phim hoạt hình bao gồm rất nhiều những chi tiết bình thường trong cuộc sống mỗi người. Mỗi chuyển động của các hình ảnh đấy được nghiên cứu kỹ càng, cài cắm một cách tài tình bên trong phim hoạt hình. Việc này đòi hỏi sự tỷ mỉ và khôn khéo trong từng chi tiết sản phẩm của đến độ hoàn hảo nhất có thể. Đó là cái tài tình của các nhà làm phim. “Sẽ không có chỗ cho bất kỳ một sự ăn may nào khi bạn làm việc với máy tính, chỉ có sự rèn luyện mới dẫn đến thành công. Nên hãy tự tạo ra không gian của mình, tạo ra thời gian cho mình trước khi chúng ta bắt tay vào xây dựng thế giới kỹ thuật số. Vì đó chính là lúc bạn thảnh thơi nhất” Ở Pixar, chúng tôi khuyến khích các họa sĩ của mình sáng tạo hết sức có thể, cung cấp cho họ không gian để thỏa trí tưởng tượng. Đổi lại, những bức họa của họ thúc đẩy các câu chuyện, bộ phim của chúng tôi lên một tầm cao mới. “Vào những ngày đầu của hoạt hình máy tính, mọi người thường hỏi chúng tôi rằng liệu máy tính có thể làm phim không? Rất là may mắn là chúng tôi đã làm được. Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi đã đi được một quãng đường khá dài từ thời điểm đó. Và tôi rất vui mừng khi những cố gắng và cống hiến nghệ thuật của chúng tôi được thế giới công nhận.” – Brad Bird Phim hoạt hình, chúng có khả năng phóng đại, lý tưởng hóa, lột tả, khai phá, châm biếm hay thậm chí làm đơn giản một vấn đề nào đó. Nó là một con đường rộng lớn cho tất cả các nghệ sĩ nào có tính hài hước, chúng ta có thể phản ánh một vấn đề xã hội qua một câu thoại dí dỏm, miêu tả cái nhìn của một bộ phận giới trẻ bằng một thiết kế nhân vật hay đề cập đến những vấn đề ít được nói đến khác bằng cách rất riêng của chúng ta. Nhưng vẽ đẹp thật sự của Pixar chính là cách mà những hình ảnh và câu chuyện của họ đọng lại trong tâm trí khán giả. Đó là điều tuyệt vời mà phim hoạt hình mang lại cho mọi người. Phim hoạt hình là công cụ tốt nhất để tuyền tải thông điệp đến mọi người. Cho dù các hình ảnh này, chúng chỉ là kết quả của các di và nhấp chuột trên chiếc bàn máy tính của bạn. Cho dù nhiều khi bạn cảm thấy thật sự khó khăn khăn phải thổi sự sống vào cho nhân vật, làm cho khán giả buồn theo chúng, vui theo chúng, yêu chúng, ghét chúng, cảm thông cho chúng… Nhưng những gì bạn làm được, những thông điệp bạn truyền tải được đến mọi người – chính điều đó mới thật sự quan trọng. Trong thế giới phim hoạt hình, mọi thứ đều có thể sống, mọi thứ đều có thể nói chuyện, có tính cách riêng, suy nghĩ riêng. Bạn có thể tạo ra tất cả những vũ trụ kỳ diệu mà bạn muốn, tạo ra bất cứ những nhân vật nào mà bạn muốn gặp. Đó là sức mạnh của phim hoạt hình – một chuyến xe chứa đầy những ý tưởng sáng tạo. “Hoạt hình có thể cho bạn thấy được thứ nằm sâu trong trí óc của con người” – Walt Disney Đoạn phim sau đây cho thấy vẻ đẹp thật sự và tính nghệ thuật của phim hoạt hình Pixar, khi ta chú trọng việc phát triển câu chuyện và nhân vật và thật sự trân trọng việc ta đang làm. The Beauty of Pixar : Minh Phương dịch  Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/animation.html

bản màu của storyboard phim hoạt hình pixar

COLOUR SCRIPT (hay còn gọi là bản màu của storyboard) được tạo ra nhằm để theo dõi câu chuyện của phim. Do tính chất công việc được chia thành nhiều công đoạn khác nhau, giám đốc sản xuất cần phải tổng hợp tất các hình ảnh có thể nhằm giúp ông hình dung được sản phẩm cuối cùng sẽ trông như thế nào. Colour script là phần tiền sản xuất để thể hiện các mảng màu sắc, ánh sáng, tâm trạng và cảm xúc của câu chuyện khi đưa lên phim. Nó không chỉ đơn thuần là những bức vẽ đẹp mắt, mà còn là phiên bản hình ảnh của bộ phim, mang trong đó những tiết tấu, chuyển biến xuyên suốt bộ phim, hòa quyện với nó chính là diễn biến của câu chuyện. >>> Có thể tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D The Incredibles Colour Scripts Càng có nhiều cách để quan sát bộ thì càng dễ dàng để đạo diễn sản xuất đưa ra nhận định hơn. Bởi vì nếu chỉ có những bản phác màu thôi thì không thể nào tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Nhưng nó chắc chắn có thể giúp các studio phát triển ý tưởng của họ và tìm ra phương pháp tiếp cận khác nhau để thể hiện câu chuyện của mình Sắc thái của một bộ phim phụ thuộc rất nhiều vào các hình ảnh này, vì từ đây ta có thể thấy được diễn biến mà câu chuyện đi theo một cách toàn diện nhất. Đôi khi Pixar có xu hướng xem màu sắc như một dòng suy nghĩ, những người thiết kế có thể tạo ra một trải nghiệm điện ảnh hấp dẫn về mặt cảm xúc phong phú hơn và nhiều điều mới lạ hơn cho khán giả của họ với việc xem xét các hình ảnh này. Đây là lý do tại sao Pixar sử dụng các colour script cho mỗi bộ phim của họ, vì nó cho phép họ vạch ra các đường đi cho cốt truyện và diễn biến của nó. UP COLOURSCRIPT Xem xét các bản colour scripts, chúng tôi nhìn thấy được ánh sáng và màu sắc chủ đạo của bộ phim, cho từng cảnh quay. Việc này rất cần thiết khi bạn muốn giữ cảm xúc nhất định cho một phân cảnh nào đó trong phim. Công trình phối màu của phim phải được tạo dựng một cách khoa học giữa những công đoạn phối màu, các nhà thiết kế phải tìm cách dung hòa các hình ảnh tạo nên cái thần cho bộ phim đan xen với tính nghệ thuật của nó. Đi tìm Nemo Colourscripts Người có công đưa colour script đến với Pixar là Ralph Eggleston, và ông đã thực hiện một trong những colour scripts đầu tiên cho Toy Story bằng cách vẽ bằng phấn màu. Truyền thống đó đã được sử dụng trong nhiều năm sau đó, vì phấn màu là một phương tiện rất nhanh và có hiệu quả làm việc khá cao. Ngày nay, hầu hết các kịch bản màu sắc được thực hiện bằng kỹ thuật số bởi vì bức tranh kỹ thuật số thậm chí còn nhanh hơn so với làm việc bằng phấn màu. >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Điều tuyệt vời của phim hoạt hình đối với animator  Minh Phương dịch  Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/colour-script.html

storyboard trong làm phim hoạt hình của Pixar

Storyboard giống như là phiên bản vẽ tay của bộ phim, có chức năng diễn tả các thước phim, hành động và hội thoại của nhân vật trong phim. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Mỗi họa sĩ vẽ storyboard sẽ nhận được kịch bản và hệ thống các biểu cảm của từng nhân vật trước khi bắt đầu vẽ cho một phân cảnh nào đó của bộ phim. Sử dụng những chỉ dẫn của kịch bản và biểu đồ cảm xúc này, các họa sĩ sẽ bắt đầu phân công cho từng người trong nhóm, mỗi người sẽ lãnh một nhiệm vụ cụ thể và thông báo trực tiếp với người điều hành dự án – đạo diễn phim. Trung bình, sẽ có hơn bốn ngàn bản vẽ storyboard được tạo nên cho một bộ phim hoạt hình dài của Pixar. Và chúng sẽ được sửa đi sửa lại rất nhiều lần trước khi được chính thức đưa vào phim. Chức năng chính của storyboard là giúp các nhà làm phim hình dung ra được mạch truyện. Ban đầu, Storyboard chỉ là một văn bản chữ viết có vai trò như là kịch bản của phim. Tuy nhiên văn bản này được các họa sĩ sử dụng để vẽ lại nội dung thành các khung tranh. Việc này giống như việc đọc truyện tranh của các bạn, tuy nhiên các khung truyện này không có lời thoại và được vẽ với các kích thước và tỉ lệ bằng nhau. Sau khi vẽ xong, các bức tranh này được gắn lên các bảng lớn, sắp xếp theo thứ tự thời gian như trong văn bản thể hiện. Sau cùng, các “bảng truyện tranh” này được đạo diễn xem xét, hình dung ra bộ phim sẽ được thể hiện như thế nào trên màn ảnh rộng thông qua những bức vẽ của các họa sĩ. Đó chính là tác dụng của Storybroad.  Các video dưới đây giải thích Storyboard là gì, các bước thực hiện và làm việc với chúng. Ta cũng sẽ thấy được các họa sĩ của Pixar trình bày các ý tưởng của mình với các thành viên trong nhóm. Video sau đó sẽ so sánh giữa một storybroad và thành phẩm cuối cùng; bạn sẽ thấy tầm quan trọng của nó đến bộ phim cuối cùng như thế nào. Toy Story –  Storyboarding and Pitch   Sau đây là trích dẫn của John Lasseter, Giám đốc sáng tạo tại Pixar về tầm quan trọng của StoryBoard “Trong ngành công nghiệp phim hoạt hình, sẽ rất là đắt đỏ khi bạn muốn làm một đoạn phim quay thử (foottage), không giống như các thể loại phim có diễn viên, chúng tôi không có sự đảm bảo nào ở đây, chúng tôi không thể quay đi quay lại nhiều lần cho một cảnh quay, chúng tôi không có máy quay thứ hai hay bất cứ kế hoạch dự phòng nào… Chúng tôi chỉ có một cơ hội duy nhất với mọi phân cảnh của bộ phim, hoặc là có hoặc không đưa vào phim. Vậy làm thế nào biết được phân cảnh nào là lựa chọn đúng đắn cho bộ phim? Câu trả lời là các bạn phải chỉnh sửa bộ phim trước khi nó được sản xuất. Và việc sử dụng storyboard chính vì điều này. Chúng tôi nhanh chóng chuyển những con chữ từ kịch bản thành hình ảnh và đưa chúng vào storyboard – phiên bản truyện tranh của bộ phim. Đây cũng là cách mà hãng Walt Disney thực hiện với các bộ phim của họ, họ sử dụng những tấm bảng lớn 4×8 inch, gắn các bản vẽ lên theo thứ tự và kết nối chúng lại. Và cuối cùng ta nhìn lại tổng thể xem bộ phim sẽ được tái hiện như thế nào với các hình ảnh đó. Và khi cuối cùng tìm ra được câu chuyện ưng ý nhất, chúng tôi sẽ mang nó đến bộ phận edit, họ sẽ kết nối những hình ảnh này thành một phiên bản hình ảnh động (vẫn là các bản vẽ của storyboard). Sau đó chúng tôi sẽ lồng tiếng cho các hình ảnh này bằng chính giọng nói của mình, lồng âm nhạc cho chúng – những bản nhạc tạm thời mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ phù hợp với cảm xúc của phân cảnh. Sau đó là cài thêm các hiệu ứng âm thanh. Và rồi chúng tôi vào phòng nghe nhìn của hãng phim, ấn nút play, ngồi lại với nhau và xem bộ phim nháp mà chúng tôi vừa thực hiện tại phòng nghe nhìn. Đó là cách chúng tôi xem trước bộ phim của mình. Chúng tôi không bao giờ cho bất kỳ thước phim nào được vào khâu sản xuất trước khi chúng được nhận định là “tuyệt đối hoàn hảo” từ khi còn là storyboard. Bởi vì dù bộ phim có kỹ xảo đẹp mắt đến đâu đi chăng nữa, bạn sẽ không bao giờ cứu được bộ cốt chuyện nhàm chán. Chúng tôi sẽ làm đi làm lại và tiếp tục làm lại bộ phim – có lúc chúng tôi phải làm đến mười ba lần trước khi đưa dự án vào khâu sản xuất. Để làm được điều này chúng tôi phải rất nghiêm khắc với bản thân và cả đội ngũ của mình. Chúng tôi thậm chí đã từng làm kéo dài tiến trình sản xuất hay thậm chí dừng toàn bộ khâu sản xuất chỉ để có được một câu chuyện tốt hơn. Bởi vì chúng tôi tin rằng chính câu chuyện mới là thứ khán giả cần đến cứ không phải kỹ xảo máy tính. Không phải là bộ phim trông ra sao mà là nó muốn nói lên điều gì”. Dưới đây là một số storyboard của Pixar: Toy Story Storaboard Brave Storyboard Up Storyboards >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Bản màu của Storyboard

ý kiến từ giới phê bình dành cho phim hoạt hình Pixar 1

Các bộ phim của Pixar thường được ca ngợi bởi các nhà phê bình. Điều này hoàn toàn là do câu chuyện thú bị mà những bộ phim mang lại, các nhân vật có chiều sâu, phong cách hoạt hình và cách chúng phản ánh những chủ đề phức tạp trong xã hội. Các nhà phê bình thường ca ngợi khiếu hài hước và tâm hồn của phim hoạt hình Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Từ khi cho ra đời Toy Story năm 1995 – bộ phim đã thắng 27 giải Oscar, 7 giải Quả Cầu Vàng, 11 giải Grammy và vô số giải thưởng giá trị khác. Phim Up và Toy Story 3 nhận được đề cử giải Oscar cho Phim hay nhất, khiến đây trở thành bộ phim thứ 2 và thứ 3 được đề cử giải tương tự, sau Người đẹp và quái vật (1991) “Đương nhiên chúng tôi lo ngại các nhà phê bình sẽ nói gì. Bữa công chiếu đầu tiên sẽ ra sao và bữa công chiếu cuối cùng sẽ như thế nào. Nhưng thật ra, điều mà chúng tôi quan tâm nhất khi chấp nhận thực hiện những bộ phim này chính là khán giả. Niềm vui sướng nhất của một nhà làm phim hoạt hình như tôi đó chính là  khi tôi lẻn vào đám đông xem bộ phim của mình và quan sát phản ứng của mọi người xung quanh. Vì khi xem phim, tất cả phản ứng của khán giả đều nói lên cảm xúc thật sự của họ về bộ phim. Và khi nhìn thấy niềm vui trên gương mặt họ, thấy họ cảm nhận được bộ phim của chúng tôi… với tôi đó là phần thưởng vô giá mà tôi có được” – John Lasseter Các đánh giá của giới phê bình Metacritic và Rotten Tomatoes là những trang web thống kê các nhận xét của giới phê bình phim từ rất nhiều nguồn khác nhau, những trang này cung cấp khá nhiều thông số thống kê về các đánh giá của các nhà phê bình cho các bộ phim của Pixar nói riêng và ngành công nghiệp điện ảnh nói chung. Dưới đây là những đánh giá của họ về phim của Pixar trong những năm qua. Thống kê doanh thu ngày công chiếu cho mỗi phim: Các giải thưởng và đề cử cho mỗi phim: Toy Story (1995) – MUSIC (Original Musical or Comedy Score) – Randy Newman (Nominated) – MUSIC (Original Song) – “You’ve Got a Friend in Me”, Music and Lyric by Randy Newman (Nominated) – WRITING (Screenplay Written Directly for the Screen) – Screenplay by Joss Whedon, Andrew Stanton, Joel Cohen, Alec Sokolow; Story by John Lasseter, Peter Docter, Andrew Stanton, Joe Ranft (Nominated) – SPECIAL ACHIEVEMENT AWARD – To John Lasseter, for his inspired leadership of the Toy Story team, resulting in the first feature-length computer-animated film. A Bug’s Life (1998) – MUSIC (Original Musical or Comedy Score) – Randy Newman (Nominated) Toy Story 2 (1999) – MUSIC (Original Song) – “When She Loved Me”, Music and Lyric by Randy Newman (Nominated) Monsters, Inc. (2001) – ANIMATED FEATURE FILM – Pete Docter, John Lasseter (Nominated) – MUSIC (Original Score) – Randy Newman (Nominated) – MUSIC (Original Song) – “If I Didn’t Have You”, Music and Lyric by Randy Newman (Won) – SOUND EDITING – Gary Rydstrom, Michael Silvers (Nominated) Finding Nemo (2003) – ANIMATED FEATURE FILM – Andrew Stanton (Won) – MUSIC (Original Score) – Thomas Newman (Nominated) – SOUND EDITING – Gary Rydstrom and Michael Silvers (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Screenplay by Andrew Stanton, Bob Peterson and David Reynolds; Original Story by Andrew Stanton (Nominated) The Incredibles (2004) – ANIMATED FEATURE FILM – Brad Bird (Won) – SOUND EDITING – Michael Silvers and Randy Thom (Won) – SOUND MIXING – Randy Thom, Gary A. Rizzo and Doc Kane (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Written by Brad Bird (Nominated) Cars (2006) – ANIMATED FEATURE FILM – John Lasseter (Nominated) – MUSIC (Original Song) – “Our Town”, Music and Lyric by Randy Newman (Nominated) Ratatouille (2007) – ANIMATED FEATURE FILM – Brad Bird (Won) – MUSIC (Original Score) – Michael Giacchino (Nominated) – SOUND EDITING – Randy Thom and Michael Silvers – Nominated – SOUND MIXING – Randy Thom, Michael Semanick and Doc Kane (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Screenplay by Brad Bird; Story by Jan Pinkava, Jim Capobianco, Brad Bird (Nominated) WALL-E (2008) – ANIMATED FEATURE FILM – Andrew Stanton (Won) – MUSIC (Original Score) – Thomas Newman (Nominated) – MUSIC (Original Song) – “Down to Earth”, Music by Peter Gabriel and Thomas Newman; Lyric by Peter Gabriel (Nominated) – SOUND EDITING – Ben Burtt and Matthew Wood (Nominated) – SOUND MIXING – Tom Myers, Michael Semanick and Ben Burtt (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Screenplay by Andrew Stanton, Jim Reardon; Original story by Andrew Stanton, Pete Docter (Nominated) Up (2009) – ANIMATED FEATURE FILM – Pete Docter (Won) – MUSIC (Original Score) – Michael Giacchino (Won) – BEST PICTURE – Jonas Rivera, Producer (Nominated) – SOUND EDITING – Michael Silvers and Tom Myers (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Screenplay by Bob Peterson, Pete Docter; Story by Pete Docter, Bob Peterson, Tom McCarthy (Nominated) Toy Story 3 (2010) – ANIMATED FEATURE FILM – Lee Unkrich (Won) – MUSIC (Original Song) – “We Belong Together”, Music and Lyric by Randy Newman (Won) – BEST PICTURE – Darla K. Anderson, Producer (Nominated) – SOUND EDITING – Tom Myers and Michael Silvers (Nominated) – WRITING (Adapted Screenplay) – Screenplay by Michael Arndt; Story by John Lasseter, Andrew Stanton and Lee Unkrich (Nominated) Brave (2012) – ANIMATED FEATURE FILM – Mark Andrews and Brenda Chapman (Won) INSIDE OUT (2015)  – ANIMATED FEATURE FILM – Pete Docter and Ronnie Carmen (Won) >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Tầm quan trọng của storyboard trong phim hoạt hình Pixar Minh Phương dịch  Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/critical-reception.html

bài học từ phim hoạt hình của Pixar

Một bộ phim hoạt hình gia đình với những hình ảnh đẹp mắt, nhân vật đáng yêu và những khoảnh khắc tình cảm chính là thế mạnh của Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Phim hoạt hình Pixar là một lựa chọn tuyệt vời cho cả khán giả người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ em. Chúng rất thích những hình ảnh đẹp, sinh động, những pha hành động đa dạng hay những câu thoại dí dỏm – những điều mà mọi người luôn nghĩ đến khi nói đến phim hoạt hình. Tuy nhiên, một bộ phim hoạt hình hoàn hảo chỉ khi nó vừa kết nối được với trẻ em vừa làm hài lòng người lớn. Vì thông thường mỗi một đứa trẻ đi xem phim sẽ luôn có một người lớn đi kèm. Pixar có khả năng tạo ra được những thú vị rất riêng cho một bộ phim hoạt hình. Các tình tiết được gài cắm không chỉ vui nhộn, mà còn góp phần nâng cao nhận thức xã hội và truyền tải những thông điệp đạo đức và lối sống cho trẻ nhỏ. Phim của Pixar không chứa những hình ảnh đáng sợ, mang tính bạo lực, ám chỉ tình dục hay những ngôn từ tục tĩu… Nó không phù hợp cho khán giả nhỏ tuổi và cũng nằm trong nguyên tắc làm việc của Pixar. Các nhân vật của Pixar kể những câu chuyện rất gần gũi về tình bạn, khuyến khích sự dũng cảm, những suy nghĩ rộng nằm ngoài khuôn khổ, ủng hộ lòng tốt và lòng trung thành. Và cũng quan trọng không kém, mỗi câu chuyện của Pixar đều mang về một kết thúc có hậu cho từng nhân vật. Trong khi đó họ phải trải qua những thử thách, thách thức riêng và đặc biệt các nhân vật vẫn mắc sai lầm trong cuộc hành trình của mình – chúng không hề hoàn hảo. Ngoài ra, một số bộ phim về việc vượt lên số phận, chướng ngại vật trong cuộc sống, hành trình kết nối bạn bè và trưởng thành và vô số những bài học đáng quý khác về cuộc sống, bộ phim dành cho tất cả lứa tuổi, tầng lớp khán giả khác nhau. Một bộ phim hoạt hình cũng có thể tác động đến sự phát triển của một đứa trẻ về niềm tin cuộc sống hay về sự khác biệt giữa các văn hóa trong xã hội. Rất nhiều vấn đề khác nhau của cuộc sống mà bọn trẻ có thể học được qua các câu chuyện và nhân vật của phim Pixar. Cho trẻ em có cơ hội nhận thức được tình huống, thấy được các vấn đề và giải quyết vấn đề, biết thế nào là nên hay không nên qua cách các nhân vật hành động, nói chuyện. “Khán giả trẻ em thường có xu hướng đặt mình vào vị trí của những nhân vật  và học theo những gì mà nhân vật làm, được phép làm hay không được làm trong một môi trường tương tự ở thực tế. Do đó, việc lột tả sự giằng xé nội tâm của một đứa trẻ cũng vô cùng quan trọng mang tính định hướng và giáo dục rất cao với tâm lý của khán giả nhỏ tuổi” >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Ý kiến từ giới phê bình dành cho phim hoạt hình Pixar  Minh Phương dịch  Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/family–children.html

khán giá cũa phim hoạt hình Pixar

Để làm được một bộ phim đáp ứng được thị hiếu của tất cả các khán giả ở nhiều độ tuổi khác nhau không phải là một chuyện dễ dàng đạt đươc. Tuy nhiên, Pixar đã chứng minh được điều này ngay từ khi mới hoạt động. Phim hoạt hình của Pixar không những được trẻ em mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng đón nhận rất nồng nhiệt. Mỗi người trong các bạn đã từng xem ít nhất một phim hoạt hình của Pixar trong đời và ai cũng có phim yêu thích riêng của mình. Và để giải thích điều này, chúng tôi chỉ tóm gọn trong một câu đơn giản sau: “Vì những bộ phim của Pixar có khả năng đưa ra những thế giới kỳ diệu nhất từ những điều tưởng chừng bình thường nhất trong cuộc sống của chúng ta” >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Nói một cách chính xác thì không chỉ những hình ảnh của Pixar phù hợp cho mọi lứa tuổi, mà họ đang cố gắng tạo nên những sản phẩm giải trí có thể phù hợp với tất cả lứa tuổi. Khi nói về phim của Pixar, một trong những câu nói bạn sẽ nghe nhiều nhất đó chính là: những bộ phim hoạt hình cho thiếu nhi nhưng ngay cả người lớn xem cũng mê mẫn. Không như những phim hoạt hình truyền thống khác, phim của Pixar bao hàm những câu chuyện, những khiếu hài hước dí dỏm dành cho cả trẻ nhỏ và khán giả ở những lứa tuổi khác. Công việc khó nhất đối với Pixar là làm cách nào họ có thể đưa ra một câu chuyện và hình ảnh tương tác với khán giả nhỏ tuổi nhưng đồng thời cũng phải chạm vào đươc “đứa trẻ trong tâm hồn” của người trưởng thành. “Phim hoạt hình là thể loại phim dành cho mọi loại lứa tuổi. Nhiệm vụ và cũng là thách thức của chúng ta chính là tạo ra một câu chuyện vừa kết nối với trẻ em và cả phụ huynh của chúng” – John Lasseter Khi con người trưởng thành, họ bắt đầu hiểu được các hình ảnh ẩn dụ hay lời thoại ngụ ý trong phim, có khả năng nhìn thấy bản thân mình qua nhân vật trong phim – cho dù đó có là một con quái vật lông xù màu xanh, mộ chú cá hề hay là món đồ chơi vũ trụ Buzz-lightyear. Trong phim của Pixar,  người lớn có thể thấy được những chủ đề mang tính xã hội hay thời sự, đương nhiên bộ phận khán giả nhí không hiểu được những thông điệp ấy nhưng nó cũng không ngăn cản được Pixar lồng ghép chúng vào phim của mình. Cụ thể, khi rời khỏi rạp khi xem xong phim Up hay Wall-E , các đứa trẻ cười tươi vui vẻ vì bộ phim vui tươi, màu sắc đẹp và nhân vật dí dỏm. Trong khi bố mẹ chúng rút ra được những suy nghĩ, tư duy riêng của mình về gia đình và xã hội… Minh Phương dịch  Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/older-audience.html

phim hoạt hình Pixar ước mơ Ratatouille

Trong phim của Pixar, ta có thể thấy được sức mạnh thật sự của những ước mơ mang lại. Các “ước mơ” của các nhân vật thường được các nhà làm phim khai thác triệt để, và được sử dụng như một chất xúc tác cho sự tiến triển của câu chuyện >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Pixar dạy chúng ta một thông điệp quan trọng, tin vào những giấc mơ của bạn có thể giúp bạn đạt được chúng. Tuy nhiên, Pixar không chỉ dạy chúng ta về tầm quan trọng của việc có nguyện vọng, khát khao và phấn đấu cho ước mơ đó, mà đôi khi còn dạy ta rằng trong cuộc sống, đôi khi mong ước sẽ không thành hiện thực. Nhưng luôn luôn có một con đường khác có thế dẫn bạn đến số mệnh thực sự của mình. Ước mơ trong phim Học Viện Quái Vật Monster Inc 2 của Pixar đưa ra một cái nhìn về xã hội thực tế bằng một cách rất lạ lẫm nhưng vô cùng hiệu quả. Nhiều bộ phim đã nhấn mạnh rằng ta có thể thực hiện mọi thứ nếu chúng ta theo đuổi ước mơ của chúng ta, nhưng Monster Inc 2 đã đi theo một hướng khác, rằng việc đạt được mong muốn bản thân không nằm ở thành bại – mà là ở ý chí không tuyệt vọng, cố gắng tiếp tục phấn đấu không chùn bước mới là nhân tố quyết định. Giám đốc Dan Scanlon thực hiện những ý tưởng bằng cách khéo léo đan xen những chi tiết đó với tình bạn vừa mới chớm nở của Sulley và Mike. Mỗi con người chúng ta đều sẽ đi đến một điểm nào đó và nhận ra giới hạn trong khả năng của mình. Chúng ta đều có những ước mơ như trẻ em, mặc cho thực tế rất khắc nghiệt, đến nỗi rất nhiều người trong chúng ta bỏ cuộc và từ bỏ ước mơ của bản thân mình. Chúng ta thường mơ ước đến với những công việc hoành tráng nhất, nhưng kết cục lại đưa ta đến những công việc nhàm chán. Điều này thật sự không được chào đón nồng nhiệt khi đưa các chi tiết có phần thực tế hóa như vậy vào những bộ phim gia đình. Hầu hết các phim gia đình thường không mang đến những lời nhắc nhở chân thực mà họ chỉ muốn giữ cho những giấc mơ vẫn phải nằm trong khuôn khổ những giấc mơ mà thôi. Một trong những cảnh phim tiêu biểu nhất trong Monster Inc 2 là khi Mike bị các bạn học và thầy cô, trong đó có cả Sulley, bảo rằng Mike không có những tố chất thiết yếu để trở thành một nhân viên hù dọa.  Cuối phim, Mike và Surlley được vào làm việc tại công ty quái vật, nhưng không phải như cách mà họ từng suy nghĩ. Để được thành công như 2 nhân vật trong Công ty quái vật sản xuất năm 2001, hai nhân vật phải bắt đầu làm việc ở phòng chuyển phát thư từ. Ở bộ đôi này đều có những tài năng tiềm ẩn, Mike là 1 cậu mọt sách chính hiệu, Surlley thì có thiên phú từ phía gia đình và có ngoại hình dể sợ. Cả hai cùng nhau trở thành bộ đôi bá đạo, vượt qua gian nan, phấn đấu để khỏa lấp đi những khuyết điểm của mình. Những khám phá mới về ước mơ trong Ratatouille Một khía cạnh khác về những ước mơ có thể được thấy trong phim Chú chuột đầu bếp (Ratatouille). Ở bộ phim này, Pixar muốn truyền tải tới mọi người rằng hãy vững tin vào bản thân và giấc mơ của mình và bạn có thể làm bất cứ thứ gì. Bộ phim nói về Remy, là một chú chuột nhân cách hóa có năng khiếu thiên bẩm, khứu giác và vị giác phát triển cực nhạy. Được truyền cảm hứng bởi thần tượng, bếp trưởng vừa qua đời Auguste Gusteau, Remy mơ trở thành một đầu bếp. Khi bầy đàn của chú bị buộc phải rời khỏi chỗ trú ẩn, Remy bị tách khỏi bầy và cuối cùng lưu lạc đến đường cống của thành phố Paris. Trong bộ phim này, chú muốn trở thành một đầu bếp, điều dường như là không tưởng với một chú chuột, nhưng với những điều kỳ diệu mà một bộ phim hoạt hình mang tới, giấc mơ của chú đã trở thành hiện thực. Bộ phim nói lên một thông điệp quan trọng: giấc mơ của bạn có khả năng sẽ trở thành hiện thực. Trong phim , Remy bị giằng xé giữa lựa chọn theo đuổi ước mơ hay quay về để làm một con chuột bình thường. Qua thời gian, Remy học được thế nào là tình bạn, gia đình, để rồi cuối cùng chú cũng đã quyết định đi theo con đường mình theo đuổi, trở thành một đầu bếp. Ratatouille chạm vào các giá trị mang tính nhân văn như sự phấn đấu, tình bạn và vượt qua những khó khăn, nhưng quan trọng nhất là nó khám phá sự hiện thực hóa giấc mơ. Bất cứ điều gì đều là có thể khi bạn có niềm tin vào những giấc mơ của bạn, và theo đuổi họ không có vấn đề trở ngại và khó khăn. Không phải ai cũng có thể trở thành một nghệ sĩ vĩ đại, nhưng một nghệ sĩ lớn có thể đến từ bất cứ nơi nào. Ratatouille là một bộ phim dành cho mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi người với mong muốn làm theo một giấc mơ. Là một bộ phim nói về sự hào nhoáng đến từ sự bình dị, sự bình dị tạo nên sự lộng lẫy, và điều đó đã dẫn đến sự thành

tình bạn trong phim hoạt hình Wall-E Pixar

Các bộ phim luôn xoay quanh những chủ đề về những cuộc phiêu lưu, về khám phá bản thân, những điều kỳ thú, hay hoàn cảnh của từng con người. Nhưng trong cuộc sống, những mối quan hệ của chúng ta mới chính là huyết mạch nuôi sống tâm hồn mình. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Trong tất cả những vũ trụ độc đáo do Pixar tạo ra, dù dưới hình thức này hay hình thức khác, tình bạn luôn đóng vai trò chủ chốt trong mọi câu chuyện của Pixar. Pixar thường nhấn mạnh tầm quan trọng của tình bạn trong từng câu chuyện của mình vì đối với tất cả chúng ta thì những kỷ niệm mà ta cùng chia sẻ với bạn bè mình chính là những thứ quý giá nhất trên đời này. “Các mối quan hệ quan trọng hơn bất kỳ thứ tài sản hay thành tựu nào bạn đạt được, và một ‘cuộc sống thực sự’ thiên về một chặng đường hơn là vì một cái đích đến” Câu nói trên chính là “khẩu ngữ” dẫn đường cho đội ngũ chúng tôi tiếp tục lèo lái con thuyền Pixar cho đến tận hôm nay. Thay vì đi đường tắt nhanh hơn, các nhân viên của Pixar bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu, gắn kết với nhân vật và khán giả của mình. Và đương nhiên, ai cũng muốn đến Thác Thiên Đường (Paradise Fall – phim UP) hay đến với cuộc đua tranh cúp Piston trong phim CARS. Tuy nhiên. Cách mà chúng ta đến nơi đó và những người bạn ta gặp trên đoạn đường đó mới thật sự quan trọng. Phân cảnh dưới đây từ phim Cars của Pixar, cho thấy nhân vật chính Lighting McQueen quyết định anh sẽ từ bỏ ước mơ khao khát của mình là thắng được chiếc cúp Piston trong vòng đua chung kết để cứu lấy một người bạn. Ngoài ra, Lighting Mcqueen còn học được giá trị đích thực của tình bạn với nhân vật xe tải kéo khờ tên Mater.  Pixar cho thấy rằng tình bạn có thể tìm thấy ở nơi mà bạn ít ngờ tới nhất, và những tình bạn như vậy sẽ bền vững và chân thành mặc cho những khác biệt giữa bạn và họ. Thông điệp to lớn nhất mà Pixar muốn chia sẻ với khán giả rằng: Một khi bạn không có ai để chia sẻ hay đồng hành thì cuộc sống sẽ trở nên vô cùng vô vị và đơn điệu. Pixar hiểu rằng chính các mối quan hệ mà bạn có được, những người bạn mà bạn có được khẳng định rằng “bạn là ai”. Nếu có một thông điệp nào được mang đến rõ ràng nhất qua những phim của Pixar, đó chính là: Mỗi chúng ta sinh ra không phải để sống độc tôn một mình ta mà là để sống nương tựa vào nhau. >>> Tiếp theo:[Pixar Tips] Sức mạnh của ước mơ trong phim hoạt hình Pixar  Minh Phương dịch  Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/friendship.html

Phim hoạt hình Pixar tình yêu Up

Tình yêu là chủ đề được khai thác rất nhiều qua các thập kỷ của các nhà thơ, nhà soạn nhạc và nhà làm phim. Pixar không phải là ngoại lệ, với rất nhiều bộ phim đề cập tới chủ đề tình yêu. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Pixar luôn cố gắng chứng minh trong phim của mình tầm quan trọng của tình yêu, nó chính là chìa khóa để có được một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc. Pixar sử dụng tới rất nhiều hình thức “tình yêu” khác nhau trong phim của mình, bao gồm: Tình yêu lãng mạn, tình yêu giữa bạn bè và tình cảm gia đình. “We make the kind of movie we like to watch. I love love to laugh. I love to amazed by how beautiful it is. But I also love to be moved to tears. There’s lots of heart in our films.” Tạm dịch: Chúng tôi muốn tạo ra những bộ phim mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả: khán giả cười khi xem, khóc khi xem, ấn tượng, kinh ngạc bởi vẻ đẹp mang bộ phim mang lại. Rất nhiều tình cảm khác nhau mà một bộ phim có thể mang lại. “Học được cách tìm kiếm và giữ gìn tình yêu của bạn (dù là tình yêu lãng mạn hay tình cảm gia đình), là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta phải cố gắng hoàn thành trong cuộc sống này” – đây là thông điệp to lớn nhất mà Pixar muốn gửi đến khán giả. Hầu hết các phim của Pixar, các cuộc phiêu lưu luôn bao gồm hai hay nhiều nhân vật khác nhau. Đây cũng là ngụ ý của các nhà làm phim khi bất kỳ chuyến đi nào cũng nên chia sẻ với một người bạn đồng hành. Có một người đồng hành, đồng nghĩa với việc bạn có một cuộc sống thú vị và hạnh phúc hơn. Pixar cũng đưa đến khán giả những thông điệp hết sức nhân văn về tình cảm gia đình. Cũng như mọi người, các nhà làm phim của Pixar cũng có gia đình của chính mình và khá nhiều tình tiết trong phim chính là những trải nghiệm về gia đình của chính họ. Đa phần nội dung phim thường đề cập những mặt tác động tiêu cực từ phía gia đình với nhân vật chính, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình đối với họ: nơi họ được yêu thương, được che chở bảo vệ, từng thành viên trong gia đình đều đón nhận được tình cảm và quan tâm săn sóc lẫn nhau. Mục tiêu của Pixar không chỉ muốn tạo ra những bộ phim hay về mặt nội dung hay kỹ xảo, mà còn muốn khán giả xem xong phim sẽ mãi nhớ về nó, và con cháu họ sau này khi xem phim cũng sẽ yêu các nhân vật và câu chuyện của họ. Và điều quan trọng cuối cùng mà các nhà làm phim muốn truyền tải, đó chính là tình yêu chính là chìa khóa cho mỗi người chúng ta tìm thấy hạnh phúc thật sự trong cuộc sống này. Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/love.html

bản sắc cá nhân phim hoạt hình Wall E Pixar

Phim hoạt hình của Pixar luôn mang đến những hình ảnh đẹp mắt và những đổi mới về công nghệ. Những điều trên đã trở thành tiêu chuẩn của hãng phim trong suốt những năm qua. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt này của Pixar? Các bạn đang học vẽ và mong muốn trở thành nhà làm phim hoạt hình có thể rút ra được khá nhiều bài học bổ ích từ bí quyết làm nên thành công của Pixar.  >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Danh phận chính là chìa khóa của mọi câu chuyện của Pixar. Nếu để ý, bạn có thể nhận thấy ở mỗi câu chuyện của Pixar, các nhân vật chính thường bị giằng co giữa lý tưởng cá nhân và yêu cầu của cộng đồng họ đang sinh sống. Họ sẽ phải chiến đâu bảo vệ giấc mơ, hoài bão hoặc lý tưởng của chính mình. Trong Toy Story 2  Trong phim, cuộc hành trình của Woody chính là thông điệp rõ ràng nhất của bộ phim về bản sắc cá nhân. Anh chàng đồ chơi có cuộc gặp gỡ với các nhân vật khác trong bộ sản phẩm đồ chơi gốc của mình, cô cao bồi Jessie, chú ngựa Bulleyes và Ông thợ mỏ. Gia đình đầu tiên mà đáng lẽ anh thuộc về. Trong phim, chúng ta thấy rất rõ ràng Woody phải lựa chọn giữa sự bất tử và tình yêu của mình. Một là anh sẽ được trưng bày trong viện bảo tàng cùng với gia đình “gốc” của mình, hoặc anh sẽ trở về với Andy, Buzz và các người bạn của anh và sống cuộc đời bình thường như những món đồ chơi khác, bị vứt bỏ khi người chủ của họ lớn lên. Đây là tình huống khó xử cho Woody khi một bên là nguồn gốc của mình còn bên kia là mục đích sống thật sự của anh. “Woody, cậu không phải sản phẩm của một bộ sưu tập, cậu là niềm vui của một đứa trẻ, Cậu là một món đồ chơi” – Buzz Lightyear Trong Finding Nemo Có một nhân vật khác của Pixar cũng mang tính cách nổi loạn chống lại tập thể chung, đó là chú cá nhỏ Nemo. Trong phim, Nemo chống lại lời nói của cha mình, bơi ra chiếc thuyền và chạm vào đáy thuyền. Điều này mang lại hậu quả khá nghiêm trọng trong phim.  Thực ra những tình huống thế này chưa bao giờ thật sự là một lựa chọn. Bạn không thể chỉ chọn làm theo cộng đồng mà quên hẳn đi bản sắc của mình và ngược lại. Do đó, trong phim của Pixar, các nhân vật luôn luôn chọn sống cùng cả hai hoặc đưa ra một thỏa hiệp khác nhằm dung hòa cả hai yếu tố trên. Đây cũng là thông điệp mà Pixar luôn hướng đến, bạn có thể là chính bạn nhưng đừng bao giờ quên mất mình là ai. Lời thoại sau đây của Remy – chú chuột đầu bếp. Trong phim chú chuột phải vất vả để tìm được bản sắc riêng của mình. Remy trò chuyện với đầu bếp Gusteau, nhân vật tưởng tượng của mình để tìm ra con đường đi đúng đắn cho cái tôi ham muốn trở thành đầu bếp của chú. Gusteau: Thôi xong rồi, chúng ta phải bỏ cuộc thôi Remy: Sao ông lại nói thế trong lúc này? Gusteau: Chúng ta bị nhốt trong lồng, bên trong một cái thùng xe và chờ trở thành những món ăn đông lạnh. Remy: Không, tôi mới là người bị nhốt trong lồng. còn ông.. ông tự do Gusteau: Tôi chỉ trông đang tự do vi cậu nghĩ rằng tôi tự do thôi. Tôi cũng chỉ như cậu Remy: Ôi xin ông đấy, tôi chán phải giả vờ lắm rồi. Tôi giả vờ là một con chuột với cha tôi. Tôi giả vờ là một con người với Linguini. Tôi giả vờ như ông tồn tại để tôi có người để trò chuyện. Ông chỉ nói những chuyện mà tôi đã biết rồi. Tôi biết tôi là ai. Sao ông phải nói cho tôi biết điều này? Sao tôi cứ phải giả vờ trong mọi chuyện? Gusteau: Nhưng cậu chưa bao giờ như vậy, Remy? Cậu chưa bao giờ giả vờ với ai cả. Những mâu thuẫn, xung đột thế này thường nhìn thấy ở đa số khán giả của Pixar… Đó là lý do những bộ phim của Pixar trở nên rất đặc biệt, chúng tôi mang lại những bộ phim và thông điệp hình ảnh có mối tương quan với rất nhiều người thuôc nhiều tầng lớp và lứa tuổi khác nhau. Hãy xem và cảm nhận từng câu chuyện, bạn sẽ tìm ra sự liên kết của bản thân mình với nhân vật và cách họ đấu tranh với những quyết định của mình như thế nào. Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/identity.html >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Cách khai thác chủ đề tình yêu của Pixar

hãng phim hoạt hình Disney và bài học marketing

Benjamin Franklin từng có câu nói nổi tiếng: “Kể tôi nghe và tôi sẽ quên. Dạy tôi và tôi sẽ nhớ. Để tôi cùng tham gia và tôi sẽ học hỏi”. Hẳn là những lời này có thể được ứng dụng trong nhiều mặt của cuộc sống và trong kinh doanh. Với những người làm marketing, có thể nói những bộ phim hoạt hình của Disney là những tác phẩm mà chúng ta có thể “tham gia” và học hỏi rất nhiều. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Mọi người thích được vui và nuôi hy vọng Phim hoạt hình Disney là những câu chuyện tuyệt vời. Con người luôn ao ước những câu chuyện. Disney cũng xuất sắc trong việc tiếp thị những câu chuyện này. Khách hàng thường thích những quảng cáo có thể làm họ vui và họ sẽ đáp lại chúng. Những người khổng lồ về quảng cáo luôn biết rõ điều này và có những quảng cáo là câu chuyện đáng nhớ nhờ vào tính giải trí của chúng. Disney là một nhà giải trí. Họ bán những câu chuyện, những siêu anh hùng từ hành động đến bi kịch. Trong khi đó, chiến dịch marketing mà nhiều công ty triển khai lại khá là buồn chán. Có rất ít tính giải trí trong những quảng cáo mà chúng ta xem. Thậm chí còn không có sắc màu của cá tính trong đó. Quảng cáo truyền thống đã chán và các quảng cáo online hiện nay cũng không khá hơn. Và những thương hiệu biết làm người xem quảng cáo vui trở thành ngoại lệ. Những ký ức sống mãi Disney tuyệt vời vì các bộ phim của họ liên hệ đến bạn ở một góc độ cá nhân. Từng bộ phim đọng lại trong bạn với những nhân vật được ghi khắc mãi trong ký ức. Sau bao nhiêu năm Mickey Mouse vẫn còn là một biểu tượng, một minh chứng vĩ đại với những gì mà Disney đã làm với một nhân vật hoạt hình. Sự thật thì ý tưởng sử dụng các mascot thể thao được vay mượn trực tiếp từ Disney – từ sự liên quan ở góc độ cá nhân của các nhân vật Disney với khán giả. Ý tưởng mascot cũng rất hữu hiệu cho các nhà làm tiếp thị nếu được sử dụng tốt. Đồng lòng vì một mục tiêu chung là điều quan trọng Tại các công viên chủ đề của Disney, khách hàng là khách, công việc là “vai diễn”, nhân viên là “diễn viên” và mọi thứ họ làm đều cho thấy một phương pháp. Tại Disney Studios và Pixar, mọi người cùng làm việc cật lực để tạo nên những bộ phim làm say mê, chinh phục và “thôi miên” khán giả. Mọi người nói cùng một ngôn ngữ, mỗi người có một vai trò. Disney vẫn sử dụng phương pháp “top-down” (phân tích hay suy diễn) để mang lại cho đội ngũ sự tự do gần như không giới hạn. Họ cùng nhau mạo hiểm, họ đến với những ý tưởng mà đôi khi đi ngược dòng chảy vốn được chấp nhận. Tiếp thị cần hội nhập vào mọi chức năng – bộ phận khác của doanh nghiệp. Nhưng tại hầu hết doanh nghiệp, tiếp thị chỉ là một chức năng – bộ phận riêng lẻ. Phim Disney vui nhộn Trong niềm vui tồn tại giá trị. Phim Disney đưa bạn đến thế giới khác, cho bạn một “liều thuốc” phi thực giữa thời gian thực. Disney sử dụng từ thể loại hành động, bi kịch, cảm xúc, hoạt hình cho đến hiệu ứng âm thanh, kỹ thuật số và cả các phiên bản 3D để giữ cho người xem nhập cuộc. Đó là những câu chuyện hấp dẫn của các anh hùng và tên đểu giả, của cái tốt chống lại cái xấu và có khi là sự tự vấn sâu sắc. Các trailer, poster, sản phẩm có thương hiệu Disney và các công cụ marketing khác trước và sau khi công chiếu phim đều là các sự kiện mang tính hành động và kịch tính. Họ tung ra những tư liệu “behind-the-scene”, phỏng vấn đoàn làm phim… theo kiểu “chúng tôi đã làm điều đó như thế nào” trên kênh YouTube và các kênh truyền hình giải trí khác. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp làm marketing theo cách họ làm kế toán. Chuẩn mực một cách cứng nhắc. Không trái tim, không linh hồn. Không phải tất cả các ngành hàng đều có thể tự do mang lại “sự vui vẻ”, nhưng luôn có cách để phát triển các kế hoạch marketing tương tác cao – sử dụng cả hoạt động truyền thống và trực tuyến để làm cho marketing nổi bật. Không có gì có thể buộc một doanh nghiệp trông nhàm chán, ngoại trừ sự thiếu tưởng tượng. Disney ưu tiên sự tưởng tượng Thậm chí những ngành hàng khô chán nhất vẫn có thể tìm cách để nội dung marketing và sự xuất hiện trên mạng xã hội trở nên nổi bật hơn. Hãy viết như bạn nói! Hãy đặc biệt! Hãy để sự hài hước lên tiếng! Hãy kể câu chuyện của bạn đầy tính hình tượng! Nếu nói rằng “bản chất thương hiệu này vốn khô khan” thì đó là một lời “thoái thác”. Vì mọi thứ đều là một cơ hội. Mickey Mouse tai to có thể cũng đã nhàm chán. Nhưng cậu ấy không chán chút nào sau ngần ấy năm tháng. Đơn giản là Disney không biết từ “chán”. iPhone của Apple cũng thế. Thậm chí nhiều thập niên sau, chúng ta vẫn yêu Disney vì chúng ta yêu sự tưởng tượng. LONG HỒ (theo Entrepreneur)/DNSGCT – Báo Doanh Nhân Sài Gòn  Nguồn:http://www.doanhnhansaigon.vn/marketing-pr/disney-va-bai-hoc-marketing-vo-gia/1098784/

chức năng của công nghệ trong làm phim hoạt hình Pixar feature

Nếu có một công ty làm phim hoạt hình nào ứng dụng thành công tái hiện cảm xúc  trên khuôn mặt con người vào phim của họ thì đó chính là Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Như đã đề cập khá nhiều ở những bài trước, công nghệ được ứng dụng khá nhiều trong các phim hoạt hình của Pixar, giúp họ có thể sáng tạo thoải mái với concept work, storyboard, cho việc thiết kế và chỉnh sửa nhân vật và quan trọng nhất là giai đoạn xuất phim (rendering) của mình. Nói một cách đáng tự hào, công nghệ chính là thế mạnh của Pixar. Từ những ngày đầu tiên hoạt động, Pixar đã thấy được tiềm năng mà công nghệ mang lại, góp phần không nhỏ cho các phim của Pixar. Từ các phim ngắn như Luxo Jr cho đến những phim điện ảnh chiếu rạp như Toy Story, các nhà làm phim luôn phải nhờ đến bộ vi xử lý mạnh mẽ của Renderman (phần mềm chuyển hóa từ các hình ảnh hai chiều, các dữ liệu về khối và ánh sáng thành các hình ảnh ba chiều trong không gian), giờ đây Renderman là phần mềm cơ bản nhất cho tất cả các công ty làm phim hoạt hình hiện nay. Quá trình phát triển công nghệ của Pixar  thể hiện rõ nét qua những tác phẩm của hãng. Cụ thể, bộ phim Monster, Inc (2001) đã giới thiệu cho thế giới công nghệ đổ bóng chi tiết tới từng lớp lông, lớp tóc của nhân vật. Hai năm sau, Finding Nemo đi đầu trong kỹ thuật “ánh sáng kỹ thuật số”, được sử dụng để tái hiện ánh sáng trong làn nước dưới đáy biển của phim. Phim The Incredibles và Ratatouille mang đến những nhân vật con người chân thật, sống động và bước tiến trong việc tái hiện đám đông và chất lỏng. Nhưng vào những năm gần đây, quy mô của những đột phá công nghệ của hãng đã dần thay đổi sang một hướng khác. Nếu như trước đây các phim của Pixar giới thiệu cho khán giả những Hiện Tượng Công Nghệ hoàn toàn mới – gần đây nhất là phim Up (2009), hãng đã giới thiệu bước tiến trong việc mô phỏng bóng bay và lông vũ và phim Brave (2012) lại mang đến một thuật toán khó hơn trong việc mô tả rừng rậm và cây cối. Thì trong phần hai Monster University chỉ tái thiết lại các chiếu sáng và bóng đổ trên cơ thể của những nhân vật. Tuy những tiến bộ này không quan trọng bằng những thành tựu trước đây của Pixar nhưng nó cho thấy Pixar vẫn không ngừng đổi mới và cải tiến cách thức họ sử dụng công nghệ và hoàn thiện hình ảnh động của mình. Qua gần hai thập kỷ phát triển, máy tính đã mở ra một hướng đi rộng lớn cho các nhà làm phim. Với rất nhiều các chương trình dựng mô hình và những bộ vi xử lý máy tính mạnh mẽ, giới hạn duy nhất dành cho họ là chính sức tưởng tượng của mình.  Hậu Trường – quá trình thực hiện phim Học Viện Quái Vật Các video sau ghi lại cuộc phỏng vấn với Scott Clark – giám sát hình ảnh của phim Học Viện Quái Vật, cung cấp cái nhìn gần hơn về quá trình thực hiện bộ phim và cách Pixar sử dụng công nghệ của họ. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁCH LÀM TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH LÀM PHIM HOẠT HÌNH MÁY TÍNH? Sự khác biệt đầu tiên là: phim hoạt hình truyền thống sử dụng các phương pháp không liên quan đến bất kỳ loại công cụ kỹ thuật  số nào trong khi phim hoạt hình máy tính sử dụng máy tính làm công cụ chủ yếu . Một cách khác, phim hoạt hình truyền thống sử dụng những vật liệu vật lý  như giấy, bút và các kỹ năng vật lý như vẽ tay, tô màu bằng màu nước, màu sáp… trong khi hoạt hình máy tính sử dụng các chất liệu ảo như thông số, mã lệnh thự hiện bên trong không gian kỹ thuật số. Các phim hoạt hình hai chiều thực hiện theo kiểu truyền thống được tạo ra bởi hàng trăm đến hàng ngàn bức vẽ tay, chỉ để chuyển những hình ảnh này lên các bảng nhựa một cách rõ nét và sạch sẽ nhất, sau đó chúng được tô màu (vẫn bằng tay), và chúng được sắp xếp theo thứ tự để quay trên một “khung nền” đã chuẩn bị sẵn. Do đó, kiểu làm truyền thống đòi hỏi một đội ngũ nhân viên khổng lồ bao gồm: họa sĩ thiết kế, họa sĩ làm sạch hình, họa sĩ tô màu, đạo diễn, họa sĩ vẽ nền (background) và đội ngũ quay phim, người viết kịch bản và họa sĩ vẽ storybroad…  đó là chưa kể đến số lượng thiết bị, thời gian thực hiện, các đội ngũ nhân viên liên quan của dự án. Một thể loại khác của làm phim hoạt hình truyền thống đó là Stop-motion. Video dưới đây cho ta thấy quá trình thực hiện phim hoạt hình hai chiều theo phong cách truyền thống, dựa vào các thông tin dưới đây các bạn có thể hình dung được hai thể loại hoạt hình này khác nhau như thế nào. Còn thể loại phim hoạt hình máy tính sử dụng những mô hình ảo được dựng trong không gian kỹ thuật số. Phim hoạt hình ba chiều có xu hướng kết hợp giữa phương pháp vẽ tay truyền thống và việc xử lý hình ảnh bằng các công cụ kỹ thuật điện tử. Cụ thể, sau một thời gian làm việc với các bản vẽ tay, bảng màu, giấy và bút, các hình ảnh sẽ được chuyển thành các thông

phim hoạt hình ba chiều Monster Inc

Pixar và những tác phẩm của hãng chính là minh chứng phù hợp nhất cho sự phát triển và thành công vượt trội của ngành công nghiệp phim hoạt hình kỹ thuật số. Không những thành công về mặt thương mại, các tác phẩm phim hoạt hình của Pixar còn được các nhà phê bình đánh giá rất cao về mặt nghệ thuật và nội dung. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Với Pixar, các animator (nhà làm phim hoạt hình bằng máy tính) chính là những nghệ sĩ thực thụ. Không giống như giấy và bút, một khi các nhà làm phim đã chọn kỹ thuật công nghệ làm công cụ của mình, thì không có gì có thể ngăn cản sự sáng tạo của họ nữa. Qua gần hai thập kỷ phát triển, máy tính đã mở ra một hướng đi rộng lớn cho các nhà làm phim. Với rất nhiều các chương trình dựng mô hình và những bộ vi xử lý máy tính mạnh mẽ, giới hạn duy nhất dành cho họ là chính sức tưởng tượng của mình. Phim hoạt hình máy tính chính là những tác phẩm nghệ do chính sự phát triển vượt trội của công nghệ tạo ra Hình trên là các các nhân vật phim Học viện Quái vật, được dựng hình trong không gian ba chiều (quy chiếu hệ tọa độ X,Y,Z), điều này cho phép các nhà làm phim hoạt hình có thể xoay chuyển và quan sát nhân vật dưới mọi góc cạnh khác nhau trong không gian kỹ thuật số – điều mà trước đây ta không thể làm với chỉ bút và giấy. Để cho ra đời những bộ phim hoạt hình chất lượng, các nhà làm phim của Pixar tuân theo một quy trình làm phim hoạt hình rất chi tiết và chặt chẽ. Nhờ đó, các nhân vật, bối cảnh và câu chuyện của bộ phim được tái hiện một cách sống động và cuốn hút, nội dung chặt chẽ từ đầu cho đến phút cuối cùng của phim. Phim hoạt hình ba chiều có xu hướng kết hợp giữa phương pháp vẽ tay truyền thống và việc xử lý hình ảnh bằng các công cụ kỹ thuật điện tử. Để làm được điều này, các animator phải chuyển hóa thông số và dữ liệu của các bản thiết kế nhân vật trên giấy trở thành các thông số sữ liệu, từ đó ta có được khung xương và hình hài nhân vật của phim. Ngoài ra, bằng việc di chuyển các điểm ảnh được lập trình sẵn trên cơ thể nhân vật, các nhà làm phim có thể di chuyển được nhân vật theo ý muốn. Trong khi các camera ảo trong máy tính sẽ chụp lại từng khoảnh khắc của chuyển động của nhân vật. TOY STORY 3 & BRAVE – Computer Generated Animation Hai đoạn video dưới đây cung cấp cái nhìn gần hơn về quá trình thực hiện phim hoạt hình Brave(công chúa tóc xù) và Toy story 3( câu chuyện đồ chơi phần 3), hai tác phẩm gần đây nhất của Pixar và cũng là bước tiến đánh dấu sự cải tiến vượt trội của công nghệ làm phim hoạt hình ba chiều của hãng. Hãy chú ý các nhà làm phim, họ tự thu hình chính mình và tự hóa thân vào  nhân vật họ muốn thể hiện, việc cảm nhận được cảm xúc của nhân vật là bước vô cùng quan trọng cho việc xây dựng tâm lý cho chúng. Từ đó, bạn có thể rút ra bài học cho mình trong việc học vẽ và cách làm phim hoạt hình.  Hai video sau ghi lại cách chúng tôi thực hiện Brave. Từ lúc làm storyboard đến layout – animatine – final simulation – lighting >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Chức năng của công nghệ trong làm phim hoạt hình  Minh Phương dịch Nguồn:http://pixar-animation.weebly.com/three-dimensional-computer-animation.htm

cách làm phim hoạt hình của Pixar 2

Để cho ra đời một bộ phim hoạt hình theo tiêu chuẩn của Pixar khá là phức tạp và tốn nhiều thời gian. Trung bình có thể kéo dài từ 4-5 năm để hoàn thành một bộ phim hoạt hình 3D. Đa phần thời gian đều dành cho công tác quan trọng nhất của việc làm phim: lên ý tưởng. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Pixar phát triển các ý tưởng của mình rất chặt chẽ, không quá vội vã. Các ý tưởng của bộ phim này không chỉ được khai thác triệt để cho những nhân vật hay câu chuyện của bộ phim đó mà ngoài ra, chúng còn có giá trị làm nền tảng để phát triển những dự án tiếp theo của Pixar. Ở giai đoạn này, để diễn đạt các ý tưởng của mình một cách hiệu quả và tối ưu nhất cho đội ngũ, các nhà làm phim của Pixar không sử dụng phương pháp tường thuật hay thuyết trình đơn thuần để trình bày ý tưởng của họ. Họ còn sử dụng kỹ năng vẽ, tô màu, hay thậm chí điêu khắc để trình bày ý tưởng của mình. “Ta làm hoạt hình không phải là vì sự kiêu hãnh của bản thân mỗi người. Ta làm hoạt hình là vì sự hạnh diện khi ta là một phần trong tập thể làm nên tác phẩm đó”– Michael Giacchina Quy trình dưới đây có thể mang đến một bài học bổ ích cho những người học vẽ và có ước mơ trở thành một nhà làm phim hoạt hình.  QUY TRÌNH LÀM PHIM HOẠT HÌNH CỦA PIXAR Lên ý tưởng (story idea) Thông thường, khi một trong những nhân viên của Pixar phát biểu ý tưởng của mình cho đội ngũ phát triển của phim. Thử thách lớn nhất luôn là phải là làm cách nào cho mọi người trong căn phòng ấy nhìn thấy được khả năng thành công của ý tưởng này. Text treatment Sau khi chọn được ý tưởng, đội ngũ sẽ xây dựng Text treatment – đây là một văn bản ngắn tóm gọn ý tưởng chung của toàn bộ câu chuyện. Văn bản này giúp các nhà làm phim sàng lọc ra các ý tưởng có thể trùng lặp với nhau. Thông thường các ý tưởng trùng lặp này không bị bỏ đi, mà chúng được phát triển mở rộng ra bởi những nghệ sĩ khác nhau tại Pixar. Việc này giúp cho Pixar có được những câu chuyện mang những nét độc đáo riêng khi họ khai thác trên một ý tưởng chung. Hoàn thành kịch bản (script) Kịch bản được hoàn thành sau khi đã có được ý tưởng và text treatment Storybroad Tiếp theo là Storybroad, đây giống như là phiên bản vẽ tay/phiên bản truyện tranh của bộ phim, có chức năng diễn tả các thước phim, hành động và hội thoại của nhân vật trong phim trên-mặt-giấy. Mỗi họa sĩ vẽ storyboard sẽ nhận được kịch bản và hệ thống các  biểu cảm của từng nhân vật trước khi bắt đầu vẽ cho một phân cảnh nào đó của bộ phim. Sử dụng những chỉ dẫn từ hai dữ liệu này, các họa sĩ sẽ bắt đầu phân công cho từng người trong nhóm, mỗi người sẽ nhận một nhiệm vụ cụ thể và thông báo trực tiếp với người điều hành dự án này – đạo diễn phim. Giọng nói cho nhân vật – Voice talent Đầu tiên, các bản thu âm nháp sẽ được thực hiện trước bởi các họa sĩ của Pixar và lồng ghép với các thước phim quay thử của phim (được gọi là Reel – đây là đoạn video trình chiếu các hình vẽ tay từ storyboard sau khi đã được lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự). Sau khi các phân cảnh và các đoạn hội thoại đã tạm ổn định, các diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp bắt đầu thu âm cho nhân vật của mình. Các diễn viên lồng tiếng phải thu âm các câu thoại bằng nhiều cách đọc và diễn đạt khác nhau. Sau khi được sàng lọc, đoạn ghi âm tốt nhất sẽ được giữ lại và đưa vào phim. Trong một vài trường hợp, các bản ghi âm thử của nhân viên Pixar lại là lựa chọn phù hợp nhất cho nhân vật, khi đó các nhà làm phim sẽ sử dụng luôn bản ghi âm này. Reel Reel là các đoạn phim quay thử, trước khi quyết định có nên đưa vào phim chính thức hay không. Các đoạn Reel cho phép các nhà làm phim sàn lọc và xem lại toàn bộ storyboard một lần nữa. Đây là bước rất quan trọng khi làm phim hoạt hình, theo tiêu chuẩn của Pixar, một câu chuyện có thể thành công do có một người kể chuyện giỏi, thì chức năng của Reel cũng giống như vậy. Nó cho phép các nhà làm phim xác định được sự logic giữa các tình tiết, thời gian, không gian và cảm xúc mà các phân cảnh mang lại. Khán giả có thể hiểu được nội dung phim hay không là do khâu kiểm tra này. Và cũng từ đây các nhà làm phim sẽ hiệu chỉnh lại độ dài của từng phân cảnh, chỉnh sửa lại các yếu tố quan trọng, lược bỏ những cảnh không phục vụ cho ý tưởng chung của bộ phim… Xem và cảm nhận (bản màu) Dựa vào các text treatment, storyboard đã hoàn thiện; bộ phận nghệ thuật của Pixar sẽ thảo luận để thiết kế hình dáng phù hợp cho nhân vật, bối cảnh và màu sắc chủ đạo cho bộ phim. Dưới đây là một số bảng màu của phim Finding Nemo, Monter University: Model – Dựng hình cho nhân vật trong không gian 3 chiều. Pixar sử dụng các phần mềm độc quyền để tạo ra những mô

phim hoạt hình Up Pixar

Mục tiêu của Pixar là kết hợp những ý tưởng tài năng cùng với công nghệ độc đáo để tạo nên những bộ phim hoạt hình có cốt truyện ấm áp tình người và nhân vật đáng nhớ cho khán giả. Do đó, khái niệm Storyfirst (Câu chuyện là ưu tiên số một) là khẩu ngữ áp dụng cho toàn bộ phim của Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  “Bạn không thể xây dựng tốt một bộ phim khi chưa thật sự hiểu và cảm nhận được những nhân tố tạo nên nó. Đó là: câu chuyện và nhân vật của họ” Mục đích của Pixar là không những tạo nên những bộ phim đẹp về hình ảnh mà còn phải tạo được những nhân vật gần gũi, những cốt truyện tươi vui sinh động và sâu sắc. “Một bô phim hoạt hình thật sự thành công chỉ khi sau khi xem xong, nó vẫn còn đọng lại điều gì đó trong tâm trí khán giả khi họ bước ra khỏi rạp” Trong ngành công nghiệp phim hoạt hình từ trước đến nay, một bộ phim thật sự thành công chỉ khi ý nghĩa và thông điệp của nó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cha mẹ của bạn sẽ kể lại cho bạn nghe về nó, hay chính bạn sẽ bật lại bộ phim này cho con cháu của mình xem. Đơn giản là vì nó mang lại một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống của chính chúng ta. Công nghệ, không phải là mục đích trong cách kể chuyện của Pixar. Khác với các công ty làm phim hoạt hình khác, những người luôn muốn phô diễn kỹ thuật và công nghệ của mình qua từng thước phim. Mục đích của Pixar luôn hướng đến là tạo nên một câu chuyện trong đó tập trung rất nhiều những cuộc hành trình của những nhân vật khác nhau. Qua đó, khán giả sẽ cảm nhận được chính mình của hiện tại, tương lai hay quá khứ qua cuộc hành trình của từng nhân vật trong phim. Họat hình 3D, đối với Pixar đó là một sự pha trộn kỹ thuật mới vào chính những tác phẩm nghệ thuật, thứ  đã được hình thành từ rất lâu trước khi công nghệ trở nên quan trọng trong thế giới hiện tại. Nó là công cụ làm phong phú thêm cho chính nhân vật và câu chuyện của họ, và chỉ dừng lại ở chức năng làm “công cụ” thôi. CÂU CHUYỆN VÀ NHÂN VẬT LUÔN CÓ TRƯỚC: Ngày nay, ảnh hưởng của những bộ phim hoạt hình là rất đa dạng: chúng có thể mang lại những phút giây giải trí, thư giãn cho người xem; nêu lên một góc nhìn nào đó về một số vấn đề về văn hóa xã hội; phóng đại hoặc đơn giản hóa điều gì đó, hay đơn giản là chỉ ra một vài chi tiết nhỏ trong cuộc sống mà bình thường con người có thể bỏ qua… Điều này tạo nên một môi trường rộng lớn cho tất  các nhà làm phim có thể để khai thác câu chuyện và nhân vật của mình một cách triệt để nhất. Khác với trước đây, các loại hình nghệ thuật giờ đây có thể tự do khai thác những luận điểm về xã hội hay chính trị, miêu tả về thực trạng nhân loại và đưa ra hướng giải quyết một vấn đề khó khăn hay đơn giản là nêu lên những tình cảm khó nói trong cuộc sống mà ít khi ai trong chúng ta sẵn sàng thể hiện trong đời sống. Chính vì làm được điều này, Pixar đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho mình. Vẻ đẹp thật sự của phim hoạt hình Pixar chính là cách họ xây dựng câu chuyện mà sẽ làm bạn suy nghĩ và nhớ về nói mãi mãi. Các bạn có thể tìm thấy ở những bộ phim trước đây của hãng luôn dựa trên những khung thời gian hay không gian siêu thực, hay một vài nhân vật được xây dựng dựa trên những chi tiết không có thật. Đó cũng là một trong những yếu tố độc đáo của Pixar, vì nhờ những điều này khán giả vừa trải nghiệm những điều vô cùng mới lạ nhưng lại vô cùng gần gũi khi xem phim. Tại Pixar, khi một bộ phim đã không đạt đủ các tiêu chuẩn của hãng về câu chuyện hoặc nhân vật, bộ phim đó sẽ được mang đi chỉnh sửa. Công đoạn này bao gồm việc cắt bỏ đi những đoạn phim/phân cảnh không phục vụ cho việc xây dựng nhân vật hay câu chuyện chính của nó. Cho dù phân cảnh đó có vô cùng bắt mắt với kỷ xảo và góc quay hoành tráng đi chăng nữa, chỉ cần nó không bổ trợ được cho câu chuyện chính – nó sẽ bị cắt. Ví dụ cụ thể, sau ba năm thực hiện Pixar đã hoàn thành xong phần hai cho bộ phim Toy Story 2. Vấn đề ở chỗ, bộ phim không đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn đặt ra cho phim này của hãng. Và với chỉ 8 tháng để phim ra mắt công chúng, Pixar đã quyết định làm một chuyện không tưởng: làm lại hoàn toàn bộ phim – từ đầu đến cuối. Toy Story 2 đã được viết lại và dựng lại hoàn toàn chỉ trong vòng 8 tháng ít ỏi còn lại và trở thành một trong những phim được giới phê bình đánh giá cao nhất và dành nhiều lời khen tặng nhất từ trước đến thời điểm bấy giờ. Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho nguyên tắc “story first” của Pixar và sự nghiêm túc trong việc bảo đảm chất lượng cho từng sản phẩm của họ. “Không có một loại công nghệ kỹ

thiết kế nhân vật hoạt hình của Pixar 2

Đối với Pixar, hay với tất cả những công ty lớn nhỏ khác của ngành công nghiệp hoạt hình, công đoạn thiết kế nhân vật vô cùng cần thiết và quan trọng. Vì đối với một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi thì “nhân vật”, chính là người cầm lái cho câu chuyện và là điều khán giả quan tâm theo dõi suốt bộ phim. Nhân vật chính là hơi thở, còn câu chuyện chính là linh hồn của bộ phim. >>> Có thể tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Tại xưởng hoạt hình Pixar, các nhân vật được hình thành từ rất sớm, các họa sĩ thiết kế phải làm việc cùng với đạo diễn khi mà kịch bản vẫn còn đang xây dựng. Các bản thiết kế và phác thảo nhân vật phải trải qua rất nhiều bước thay đổi, chỉnh sửa trước khi thật sự được phép bước vào bộ phim chính.  Cũng nhờ đó, đội ngũ của Pixar luôn tạo ra những nhân vật sống động và chân thật nhất. Điều gì khiến nhân vật của Pixar trở nên đặc biệt? Trong giai đoạn thiết kế, mối liên hệ giữa khán giả và nhân vật chính là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của đội ngũ chúng tôi. Nhân vật cần phải có “tính người” của riêng của chúng. Ngoài ra các tình tiết, diễn biến cần phải tập trung khai thác đặc điểm này để có thể làm nổi bật mối liên hệ với khán giả. Do đó, các họa sĩ của Pixar luôn cố gắng sàng lọc các chi tiết quan trọng làm nổi bật lên tính cách cho từng nhân vật của mình (hầu hết bằng ngoại hình của họ). Chúng tôi luôn phải cân nhắc xem điều gì cần giữ lại, điều gì cần lược bỏ, chi tiết nào cần đưa vào để thể hiện bối cảnh, chiều sâu nội tâm của nhân vật; và đặc biệt hơn là phải làm nổi bật lên cá tính riêng của nhân vật đó. Như lời phát biểu của Neil McFarland (một đạo diễn hình ảnh game ở studio  USTwo) “Khi bạn thiết kế nhân vật cho câu chuyện của mình, hãy nghĩ về ý nghĩa thật sự của hai từ Nhân Vật. Nhiệm vụ của bạn là phải thổi sự sống vào những hình ảnh đó, làm chúng chuyển động theo cách thức mà khán giả của bạn tin rằng họ sẽ thích gặp gỡ; trò chuyện với một người như vậ trong đời sống thật. Hãy cho họ (khán giả của bạn) có cơ hội để ngắm nhìn và tưởng tượng cách nhân vật của bạn sống , suy nghĩ và hoạt động trong chính thế giới của họ”  Các bước căn bản của quy trình thiết kế nhân vật? Các họa sĩ của Pixar sử dụng phương pháp vẽ tay truyền thống để tạo nên hình ảnh đầu tiên cho các bản thiết kế của mình. Thông thường, một họa sĩ phải tạo ra hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bức phác thảo trước khi họ hài lòng với tạo hình của chúng. Các nhân vật mà bạn thấy trên phim là kết quả cuối cùng của toàn bộ đội ngũ phát triển của Pixar. Trải qua một quy trình sáng tạo chặt chẽ, các hình ảnh ấy đã được thông qua rất nhiều ý kiến từ nhiều họa sĩ, nhà làm phim, đạo diễn và biên kịch khác nhau, để tạo nên hình hài, tính cách và từng cử chỉ cho nhân vật đó.    Việc thiết kế Wall-E cực kỳ phức tạp, khi cậu chàng là một người máy với các bộ phận cơ khí trên cơ thể nhưng cũng phải đảm bảo tính “Con Người” cho chúng Đầu tiên, quá trình thiết kế cho một nhân vật bắt đầu với bảng mô tả (script pages) được viết bởi đạo diễn phim. Bảng mô tả này cho biết: nhân vật có thể sẽ trông như thế nào, tính cách ra sao… Các họa sĩ phải hoàn thành khoảng một trăm bản phác thảo cho nhân vật này theo cách họ hình dung ra anh/cô ta. Sau đó, vị đạo diễn sẽ xem xét từng bản phác thảo một, lựa chọn ra một số bức phác thảo ưng ý và gần với ý tưởng của ông nhất. Các họa sĩ sẽ dựa vào những bức hình này và một lần nữa thiết kế lại cho nhân vật. Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi nào đạo diễn chọn ra được bản thiết kế hoàn hảo nhất.  Ngoài ra tại Pixar,  thiết kế nhân vật được bắt đầu bằng bước phác thảo bằng bút chì. Một số trường hợp, họa sĩ thường tìm thấy ý tưởng về nhân vật rất rõ ràng đầy đủ, tuy nhiên nhiều khi họ chỉ hình dung được một vài khái niệm mơ hồ về tính cách nhân vật. Các họa sĩ của chúng tôi phải vẽ hàng ngàn bức phác họa và chỉnh sửa bề ngoài của chúng rất nhiều lần. Song song đó, các đại diện từ phía hãng phim sẽ quyết định rằng họ muốn nhân vật thể hiện tính hoạt hình (cartoony), tính biểu tượng (iconic) hay phản ánh tính thực tế (realistic) như thế nào. “Mặc dù có thể nhiều người không nhận ra nhưng mỗi nhân vật của chúng tôi khi xuất hiện đều thể hiện 1 chủ đề riêng của chúng. Chúng tôi chủ động để khán giả có thể nắm bắt được nhân vật ngay khi nhìn thấy chúng.” Sau khi các họa sĩ đã hoàn thành khâu thiết kế ngoại hình cho một nhân vật, đội ngũ làm phim hoạt hình (animators) sẽ bắt  tay vào công việc của họ: mang chúng lên màn ảnh, xây dựng cho nhân vật một cá tính riêng, một hệ thống chuyển động riêng. Có thể các bạn chưa biết, trong mỗi

xưởng phim hoạt hình Zoic Studios

5 cái tên cuối cùng xuất hiện trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới. Sẽ là những hãng phim nào đây? Cùng xem nào!  >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  46. Brand New School Trụ sở : New York, Mỹ Nổi tiếng với sự sáng tạo và tính chuyên nghiệp, Brand New School được xem là một trong những xưởng đồ họa tốt nhất trong việc thiết kế quảng cáo và xây dựng môi trường truyền thông mang tính tương tác cao. Không chỉ giúp các thương hiệu nổi tiếng như Starbucks, Target, Pepsi, Cartoon Network, IKEA, Coca-Cola và ngay cả Apple đến gần hơn với khách hàng của mình, họ còn giúp kênh National Geographic phủ sóng chương trình Brain Games làm mê mệt hàng triệu khán giả khắp nước Mỹ, để rồi nhận được đề cử cho giải Emmy một cách hoàn toàn xứng đáng. 47. Lucasfilm Animation Trụ sở : San Francisco, California Được sáng lập bởi đạo diễn huyền thoại George Lucas, tác phẩm đầu tay của xưởng không gì khác chính là loạt phim Star Wars – The Clone Wars (Chiến tranh giữa các vì sao – Cuộc chiến vô tính) khuynh đảo giải Emmy vào năm 2004. Bên cạnh Star War Clone War, loạt phim 3D CGI gần đây nhất của họ : Star Wars Rebels (Chiến tranh giữa các vì sao: Những kẻ nổi loạn) cũng phất lên như diều gặp gió ngay từ buổi ra mắt vào tháng 10/2014 và giành được vô số giải thưởng danh tiếng như giải Annie lần thứ 4 hay giải Critics’ Choice Television Award lần thứ 5 cho Phim hoạt hình Xuất sắc nhất. 48. Zoic Studios Trụ sở : Culver City, California Xưởng Zoic là một công ty kỹ xảo của Mỹ, chuyên thiết kế và xây dựng các hiệu ứng kỹ xảo cho game, phim quảng cáo, phim nhựa, phim truyền hình cùng các mảng truyền thông trực tuyến khác. Thành lập từ năm 2002, họ tham gia rất nhiều dự án phim quan trọng với mức kinh phí chóng mặt và gầy dựng danh tiếng vẻ vang từ đó. Các tác phẩm tiêu biểu của họ có thể kể ra là: Firefly (Tàu đom đóm), Mad Men (Gã điên), District 9 (Khu 9), The Day After Tomorrow (Ngày kinh hoàng), Fast & Furious (Quá nhanh, quá nguy hiểm), Once Upon a Time (Ngày xửa ngày xưa), Van Helsing (Khắc tinh của ma cà rồng) và Falling Skies (Bầu trời sụp đổ). 49. Studio 4°C Trụ sở : Tokyo, Nhật Bản Thành lập năm 1986 với một đội ngũ các họa sĩ mẫn cán đầy tài năng, xưởng phim hoạt hình Nhật Bản này là tác giả của rất nhiều tựa anime chiếu rạp và phim truyền hình dài hơi đủ loại cũng như rinh về cho mình số lượng giải thưởng cũng đáng kể chẳng kém. Trong số đó, thành công đáng tự hào nhất của họ chính là tựa anime siêu thực Tekkon Kinkreet (Bê tông cốt thép) sản xuất năm 2006, từ lúc mới công chiếu đã giật ngay giải Lancia Platinum Grand Prize cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Future Film Festival ở Ý và sau là giải thưởng của Viện Hàn Lâm Nhật Bản vào năm 2008 cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất của năm. 50. Madhouse Trụ sở : Honcho, Nakano, Tokyo Thành lập cách đây đã hơn 4 thập kỷ, mãi từ năm 1972, Madhouse có thể coi là xưởng anime thuộc hàng kỳ cựu của Nhật, cao tay ấn trong cả mảng truyền hình lẫn phim nhựa chiếu rạp.  Tính đến thời điểm hiện tại, họ đã hoàn thành hơn 100 dự án lớn nhỏ cũng như là đối tác chiến lược của nhiều hãng phim và game nổi tiếng như Square Enix (OVA cho phim Last Order: Final Fantasy), Capcom (Devil May Cry: The Animated Series), Studio Ghibli, Disney, Marvel Entertainment và nhiều hãng truyền thông khác.  Cao Thụy Vy dịch Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies/

xưởng phim hoạt hình Rhythm Hues Studios

Tiếp theo trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới sẽ là những cái tên nào? Cùng xem các thứ hạng từ 41-45 nhé! >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D 41. Rise FX Trụ sở : Berlin, Đức Khởi đầu với vỏn vẹn 4 họa sĩ trong một căn phòng bé tí, Rise FX đã tự lực trỗi dậy và nay đã trở thành một hãng phim ưu tú với hơn 100 họa sĩ tài năng. Tuy phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ cho các hãng phía Châu Âu, họ thỉnh thoảng cũng góp công không nhỏ trong một số dự án phim Mỹ, nổi bật là Iron Man 3 (Người Sắt phần 3), Guardians of the Galaxy (Vệ binh Ngân Hà) và Captain America: The Winter Soldier (Đội trưởng Mỹ: Chiến binh mùa đông). 42. DisneyToon Studios Trụ sở : Glendale, California Thành lập từ năm 1988, xưởng DisneyToon chủ yếu phụ trách phát triển các phim ra đĩa trực tiếp của Disney mặc dù bản thân cũng góp phần không nhỏ trong việc sản xuất phim chiếu rạp và truyền hình các loại. Tính đến nay, số lượng phim họ thực hiện đã vượt qua con số 47, tất thảy đều là các phần ăn theo của những tựa phim Disney bất hủ như Aladdin (Aladdin và Cây đèn thần), Goofy (Chàng ngố Goofy), Winnie the Pooh (Gấu Pooh), Mickey Mouse (Chú chuột Mickey), Tarzan (Cậu bé rừng xanh), 101 Dalmatians (101 con chó đốm), The Lion King (Vua sư tử), The Little Mermaid (Nàng tiên cá) v.v… 43. Rough Draft Studios Trụ sở: Glendale, California Xưởng hoạt hình của Mỹ này có một khởi đầu khá kỳ cục khi được thành lập vào năm 1991 ngay trong garage của hai anh em Gregg và Nikki nhà Vanzo – hai họa sĩ lừng danh vốn đang phụ trách chuỗi phim The Ren & Stimpy Show (Chó Ren và Mèo Stimpy) đương nổi như cồn lúc bấy giờ. Với 2 chi nhánh chính: một ở California, một ở Hàn Quốc, họ tạo dựng tên tuổi cho mình với những bộ phim đầy sáng tạo và ngẫu hứng như Futurama (Bữa tiệc trò chơi), The Simpsons Movie (Gia đình Simpsons), Star Wars Clone Wars (Chiến tranh giữa các vì sao: Cuộc chiến vô tính), Rocko’s Mordern Life (Cuộc sống sành điệu của Rocko) được khán giả đủ mọi lứa tuổi vô cùng yêu thích. 44. Rhythm & Hues Studios Trụ sở : Los Angeles, California Với tài năng thượng thừa bậc thầy về mặt hiệu ứng kỹ xảo, xưởng Rhythm & Hues đã chinh phục được hầu hết các chuyên gia khó tính để vinh quang mang lại cho mình 4 giải Oscar cho hạng mục Khoa học kỹ thuật cũng như giải Kỹ xảo xuất sắc nhất của Viện hàn lâm khó xơi này trong siêu phẩm Life of Pi (Cuộc đời của Pi) vào năm 2012. Bên cạnh Life of Pi, hãng đồ họa tài hoa này cũng đã từng đạt vô số giải Oscar cho biệt tài kỹ xảo của mình khi tham gia vào các bộ phim Babe (Chú heo Babe) năm 1995 và The Golden Compass (Chiếc la bàn vàng) năm 2008. 45. 9 Story Entertainment Trụ sở : Toronto, Ontario, Canada Nổi tiếng với những chương trình truyền hình nhắm đến trẻ em, 9 Story Entertainment chủ yếu được biết đến phần nhiều nhờ thực hiện Arthur – bộ phim truyền hình có thể nói là dài hơi nhất nhì của Mỹ, chỉ đứng sau có mỗi ông hoàng The Simpsons (Gia đình Simpsons) của Rough Draft Studios mà thôi. Tuy không được hâm mộ cuồng nhiệt như tựa phim gia đình da vàng kia, bộ phim cũng đã giành được nhiều giải thưởng tiếng tăm, trong đó kể đến tới 4 giải Daytime Emmy cho hạng mục Chương trình Trẻ em Xuất sắc nhất. >>> Tiếp theo: 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới (Phần 10)  Cao Thụy Vy dịch  Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies

xưởng phim hoạt hình Fuzzy Door Productions

Thứ hạng từ 36-40 sẽ là những hãng phim xuất sắc hiện diện trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới. Cùng xem có những hãng nào nhé! >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D 36. Disney Television Animation Trụ sở : Glendale, California So với các xưởng khác của cùng một tập đoàn, Disney Television Animation được xây dựng chủ yếu nhằm phụ trách các nội dung phục vụ cho những kênh hoạt hình chính thức của Disney. Ngay từ buổi đầu thành lập năm 1984, xưởng đã phát triển được vô số tựa phim truyền hình – có thể nói là ăn khách nhất của 2 thập kỷ 80 và 90, bao gồm: DuckTales (Vịt du ký), Darkwing Duck (Hiệp sĩ Vịt), Goof Troop (Hai chàng ngốc) và Timon & Pumba. Các chương trình do xưởng phụ trách trong giai đoạn hiện nay như Kim Possible (Nữ điệp viên thiếu niên), The Proud Family (Gia đình tôi yêu), Phineas and Ferb (Phineas và Ferb) cũng rất được khán giả xem đài yêu mến. 37. Production I.G Trụ sở : Kokubunji, Tokyo, Nhật Bản Xưởng hoạt hình Nhật Bản này là tác giả của rất nhiều bộ anime tuyệt đỉnh nổi tiếng khắp thế giới như Ghost in the Shell (Linh hồn của Máy), The Last Vampire (Quỷ hút máu Cuối cùng), Pokémon the Movie – Black (Pokémon: Victini Và Bạch Anh Hùng Reshiram), Pokémon the Movie – White (Pokémon: Victini Và Hắc Anh Hùng Zekrom), Guilty Crown (Vương miện tội lỗi) v.v… Tài năng và nhiệt huyết, họ được trao tặng giải Animage Anime Grand Prix vào năm 2013 cho những nỗ lực tuyệt vời trong việc chuyển thể phần 1 tác phẩm Kill Bill (Cô dâu báo thù) trứ danh của đạo diễn Quentin Tarantino. 38. Scanline VFX Trụ sở : Munich, Đức Scanline VFX là một xưởng phim chuyên về hiệu ứng của Đức với 3 chi nhánh đặt tại Munich, Vancouver và Los Angeles. Họ được ghi nhận phần lớn nhờ vào việc phát triển chương trình Flowline, một chương trình máy tính giúp xử lý mượt mà các hiệu ứng lửa và nước, vốn được áp dụng rộng rãi và điêu luyện trong các phim nổi tiếng họ tham gia như 300: Rise of an Empire (Năm 300 : Đế chế trỗi dậy), Iron Man 3 (Người Sắt phần 3), The Avengers (Biệt đội Siêu anh hùng), Man of Steel (Người đàn ông Thép), The Wolf of Wall Street (Sói già phố Wall) v.v… 39. Whiskytree Trụ sở : San Rafael, California Tuy có một lý lịch khá khiêm tốn nhưng xưởng phim của Mỹ này lại là một anh tài trong lĩnh vực hiệu ứng kỹ xảo cũng như góp mặt trong khá nhiều các dự án phim nhựa, game, phim quảng cáo và phim truyền hình của những năm vừa qua. Ít ai có thể ngờ rằng chính họ mới là chủ nhân của các bản phác thảo dùng trong các tựa bom tấn gần đây như Captain America: The Winter Soldier (Đội trưởng Mỹ: Chiến binh mùa đông), The Hunger Games: Catching Fire (Đấu trường sinh tử: Bắt lửa) và Elysium (Kỷ nguyên Elysium) cùng các game nhập vai trực tuyến đình đám như Rift và Defiance. 40. Fuzzy Door Productions Trụ sở : Los Angeles, California Còn được biết đến với cái tên “The Spotted Door”, xưởng được thành lập năm 1996 bởi cây hài người Mỹ Seth MacFarlane nhằm phát triển các bộ phim hoạt hình vui nhộn do anh chàng này chủ biên, bao gồm: Family Guy (Người đàn ông của gia đình), American Dad! (Những ông bố Mỹ) và The Cleveland Show (Bi hài nhà Cleveland). Ngoài phim truyền hình ra, trong những năm gần đây xưởng cũng bắt đầu tiến sân sang lĩnh vực phim nhựa với Ted, A Million Ways to Die in the West (Triệu kiểu chết miền Viễn Tây) cùng phần 2 của tựa phim bựa hài hước này. >>> Tiếp theo: 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới (Phần 9) Cao Thụy Vy dịch  Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies/

xưởng phim hoạt hình Shade VFX

Tiếp theo trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới là các hãng phim có thứ hạng từ 31- 35. Cùng xem nhé! >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  31. Animal Logic Trụ sở : Sydney, Úc Thành lập năm 1991, danh tiếng của Animal Logic cũng nhanh chóng thăng hoa cùng với sự thành công của các siêu phẩm đình đám như Babe (Chú heo Babe), The Matrix (Ma trận) và and The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (Chúa tể của những chiếc Nhẫn: Đoàn hộ Nhẫn). Xưởng cũng đã hỗ trợ sản xuất nhiều bộ phim thành công khác và giành được nhiều giải thưởng, trong đó có tới 5 giải chỉ riêng cho một mình The Lego Movie (Bộ phim Lego). Họ hiện có 2 chi nhánh chính: một ở Sydney và một ở Los Angeles. 32. Encore Hollywood Trụ sở : Hollywood, California Thành lập từ tận những năm 1985, xưởng Encore Hollywood là một trong những xưởng phim cốt cán của kinh đô điện ảnh này. Mặc dù ít được nhiều người biết đến, xưởng chính là tác giả của vô số các bộ phim nổi tiếng như The Flash (Người hùng Tia Chớp), Glee (Đội hát Trung học), Gotham (Thành phố tội lỗi), It’s Always Sunny in Philadelphia (Trời luôn Nắng ở Philadelphia), House of Cards (Sóng gió chính trường), NCIS (Cục điều tra Tội phạm Hải quân), CIS (Đội điều tra hiện trường)… được khán giả Mỹ hâm mộ cuồng nhiệt. 33. Shade VFX Trụ sở : Santa Monica, California Xưởng Shade VFX là một tổ hợp xưởng gồm 2 chi nhánh: một ở Los Angeles, một ở New York nhưng cùng nhau hỗ trợ thiết kế xây dựng các kỹ thuật đồ họa và kỹ xảo phức tạp như 4K VFX, môi trường thực tế ảo v.v… Họ liên kết với nhiều công ty điện ảnh hàng đầu để tạo ra các bộ phim với nhiều kỹ xảo ấn tượng như The Wolverine (Người Sói), Teenage Mutant Ninja Turtles (Ninja Rùa đột biến), The Amazing Spider-Man 2 (Người Nhện siêu đẳng phần 2) không những được công chúng yêu thích mà còn được nhiều giới chuyên môn đánh giá cao. 34. Aardman Animations Trụ sở : Bristol, Anh Xưởng phim có cái tên một không hai đến từ nước Anh này có thể coi là chuyên gia hàng đầu trong thể loại Stop Motion (hoạt hình tĩnh vật). Ngoài những dự án phim ngắn và phim truyền hình đa dạng, họ cũng phối hợp với các hãng phim lớn như DreamWorks Animation, Sony Pictures Animation, StudioCanal để sản xuất một số tựa phim nhựa nhất định. Đặc biệt, tất cả các bộ phim họ phát triển từ khoảng năm 2000 đến nay đều thu về những khoản doanh thu khổng lồ cũng như nhận được phản hồi tích cực từ khán giả thông qua trang đánh giá trực tuyến Rotten Tomatoes. 35. Sony Pictures Animation Trụ sở : Culver City, California Thành lập năm 2002, Sony Pictures Animation được xây dựng cốt để phối hợp với xưởng Sony Pictures Imageworks dự phần vào địa hạt hoạt hình vốn đang dần chiếm ưu thế lúc bấy giờ. Và họ đã không để các ông chủ tập đoàn Sony thất vọng khi mọi bộ phim họ thực hiện từ năm 2006 đến nay như Cloudy with a Chance of Meatballs (Cơn mưa thịt viên), Arthur Christmas (Giáng Sinh Phiêu lưu ký), The Pirates! Band of Misfits (Cướp biển đáng yêu) đều đạt thành công xuất sắc về mặt thương mại cũng như nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của khán giả với số điểm lần lượt: 87%, 92%, 86% – rất cao, trên trang đánh giá Rotten Tomatoes. Cao Thúy Vy dịch Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies/

xưởng phim hoạt hình South Park studios

Thứ hạng từ 26 – 30 trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới sẽ thuộc về những cái tên nào. Cùng xem nhé! >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D 26. Rodeo FX Trụ sở : Montreal, Quebec, Canada Rodeo FX là một công ty hiệu ứng kỹ xảo đa quốc gia với vô số chi nhánh nằm vùng khắp các thành phố lớn như Quebec, Montreal và Los Angeles. Họ tập trung phát triển ở các mảng phim chiếu rạp, quảng cáo, phim truyền hình và giành được khá nhiều giải thưởng lớn như giải của Hiệp hội Kỹ xảo điện ảnh cho hạng mục Kỹ xảo Ấn tượng nhất. Các phim họ tham gia gần đây như Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm phần 7), Cinderella (Lọ lem), Edge of Tomorrow (Cuộc chiến luân hồi) và The Hunger Games: Catching Fire (Đấu trường sinh tử: Bắt lửa) đều đạt không ít danh tiếng và thành công. 27. Digital Domain Trụ sở : Playa Vista, California Digital Domain là một xưởng phim có 2 trụ sở: một ở California, một ở Vancouver thuộc Bristish Columbia, Canada. Cả hai đều nổi tiếng trong giới điện ảnh về những hiệu ứng kỹ xảo đẹp mắt mà họ đã sản xuất cho vô số game, phim và chương trình quảng cáo. Tính đến nay hãng đã sản xuất hơn 100 bộ phim thuộc đủ các thể loại như Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm phần 7), Maleficent (Tiên hắc ám), X-Men: Days of Future Past (Dị nhân: Ngày cũ của tương lai). Trong đó, nổi bật hơn hết là siêu phẩm Titanic, một mình xuất sắc ẵm hơn 5 giải của Viện Hàn lâm Hoa Kỳ. 28. Luma Pictures Trụ sở : Santa Monica, California Ngay từ thuở mới thành lập năm 2002, xưởng Luma đã thuộc hàng cao thủ trong việc xây dựng và mô phỏng các cảnh quan thiên nhiên với hệ sinh thái cực kỳ đa dạng. Với 2 chi nhánh chính, một nằm ở Santa Monica, một nằm ở Melbourne thuộc bang Victoria, Úc, hằng năm xưởng hoạt động với năng suất cao, cho ra đời từ 3-8 bộ phim với chi phí khổng lồ. Một số tác phẩm thành công gần đây của họ là Avengers: Age of Ultron (Biệt đội siêu anh hùng – Đế chế Ultron), Ant-Man (Người Kiến), Captain America: The Winter Soldier (Đội trưởng Mỹ: Chiến binh mùa đông) và Guardians of the Galaxy (Vệ binh Ngân Hà). 29. South Park Studios Trụ sở : Culver City, California Dĩ nhiên, ngay từ cái tên, xưởng đã cho ta biết họ chính là tác giả của South Park, một trong những bộ hoạt hình dài hơi và hay nhất mà thế giới từng được biết đến – Trey Parker và Matt Stone  Với hơn 260 tập phim xuyên suốt 19 đợt công chiếu, bộ phim nhận được vô số giải thưởng lớn như 1 giải Peabody, 5 giải Primetime Emmy cùng với hơn 10 lần được đề cử Emmy cho Chương trình Hoạt hình Ấn tượng nhất. 30. Rising Sun Pictures Trụ sở : Adelaide, Úc Thành lập từ năm 1995 nhưng trong vòng chưa đầy 20 năm, xưởng phim nước Úc này nhanh chóng đã dậy được vô số tiếng vang nhờ những đóng góp tích cực trong những cực phẩm bất hủ của 2 thập kỷ qua như The Lord of the Rings: The Return of the King (Chúa tể của những chiếc Nhẫn: Sự trở về của Nhà vua), Batman Begins (Người Dơi tái xuất), Superman Returns (Siêu nhân trở về), The Hunger Games (Đấu trường sinh tử), The Wolverine (Người Sói) cùng 3 kỳ của loạt phim Harry Potter nổi tiếng. >>> Tiếp theo: 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới (Phần 7) Cao Thụy Vy dịch  Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies/

xưởng phim hoạt hình Pixomondo

Tiếp theo trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới là các thứ hạng từ 21 – 25. Cùng xem có những hãng phim nào xuất hiện trong top nhé! 21. Illumination Mac Guff Trụ sở : Paris, Pháp Tuy chỉ mới thành lập năm 2011 thôi nhưng xưởng hoạt hình non trẻ của Pháp này lại chính là tác giả của Despicable Me (Kẻ cắp Mặt trăng), bộ phim dội hit làm điên đảo bao nhiêu trẻ em khắp thế giới với doanh thu khủng chỉ đứng sau Toy Story 3 (Câu chuyện đồ chơi phần 3) và Shrek Forever After (Gã chằn tinh: Cuộc phiêu lưu cuối cùng). Minions (Những tay thuộc hạ) – bộ phim gần đây nhất của hãng cũng thành công chẳng kém khi thu được lợi nhuận cao nhất năm 2015, trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên không phải của Disney cán mốc 1 tỷ đô – la toàn cầu. 22. Toon City Trụ sở : Manila, Philippines Thành lập năm 1993 với vỏn vẹn 10 thành viên, xưởng Toon City nay đã là một tập đoàn truyền thông lớn với hơn 1000 họa sĩ cốt cán. Thành công đến với họ chủ yếu do những nỗ lực hợp tác không ngừng nghỉ với các ông trùm của đế chế hoạt hình: Warner Bros, Universal, Nickelodeon, Walt Disney v.v… để tạo nên những tác phẩm hoạt hình hấp dẫn. Những tác phẩm đó bao gồm: Aladdin: The Animated Series (Những cuộc phiêu lưu của Aladdin), Hercules (Dũng sĩ Hecquyn), Kim Possible (Nữ điệp viên thiếu niên) và gần đây nhất là Gravity Falls (Thị trấn bí ẩn). 23. Pixomondo Trụ sở : Frankfurt, Đức Với vô số chi nhánh khắp thế giới: Los Angeles, Thượng Hải, Frankfurt, Munich, Bắc Kinh, Toronto, Stuttgart, Baton Rouge và đội ngũ gồm hơn 400 họa sĩ tài năng, xưởng phim đến từ nước Đức này tạo lập danh tiếng nhờ vào việc cung cấp các kỹ xảo ấn tượng cho hàng loạt các phim chiếu rạp, phim truyền hình và các phương tiện truyền thông khác. Các phim gần đây của họ như Furios 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm phần 7), The Hunger Games: Mockingjay 1 (Đấu trường sinh tử: Húng nhại phần 1), Star Trek Into Darkness (Du hành giữa các vì sao: Chìm trong bóng tối) và The Twilight Saga: Breaking Dawn 2 (Chạng vạng: Hừng đông phần 2) đều thu được doanh thu cao và phản hồi tốt từ phía khán giả. 24. Studio Pierrot Trụ sở : Mitaka, Tokyo, Nhật Bản Tập hợp bởi một đội ngũ các cựu họa sĩ tài năng đến từ nhiều xưởng anime danh tiếng khác nhau, Pierrot cho ra đời nhiều bộ anime kinh điển nổi tiếng như Yu Yu Hakusho (Hành trình u linh giới), Bleach (Sứ mạng Thần chết), Naruto, Saiyuki (Tây du ký), Tokyo Ghoul (Ngạ quỷ Tokyo) v.v… được thiếu niên toàn thế giới nhiệt liệt hâm mộ. Sự lao động hăng say giúp họ xứng đáng ẵm giải Animage Anime Grand Prix đến 2 lần cũng như được tin tưởng ủy nhiệm sáng tác nhiều tập cho bộ phim The Legend of Korra (Huyền thoại Korra) nổi tiếng của hãng Nickelodeon.  25. Hybride Technologies Trụ sở : Piedmont, Quebec Xưởng Hybride khởi đầu chỉ tập trung phát triển phần kỹ xảo cho các phim quảng cáo của các tập đoàn nổi tiếng như Volkswagen, Coca Cola hay CCM. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, họ cũng chủ động tìm kiếm các hợp đồng điện ảnh lớn và tham gia xây dựng nhiều bộ phim hoạt hình 3D ấn tượng như Jurassic World (Thế giới khủng long), Teenage Mutant Ninja Turtles – 2004 (Ninja Rùa đột biến – bản năm 2004), các phần của phim The Hunger Games (Đấu trường sinh tử), Avatar (Thế thân) v.v… Năm 2008, họ được hãng game danh tiếng Ubisoft mua lại với cái giá hơn 10.000 USD.     >>> Tiếp theo: 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới (Phần 6) Cao Thụy Vy dịch  Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies/

xưởng phim hoạt hình sony pictures imageworks

Những xưởng phim tiếp theo từ thứ hạng 16 – 20 trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới sẽ là:  16. Method Studios Trụ sở : Los Angeles, California Xưởng Method có thể nói là một cao thủ nhà nghề trong việc xây dựng các kỹ xảo chất lượng cho hầu hết các bộ phim, game, chương trình quảng cáo và phim truyền hình. Thành công đến với họ phần lớn nhờ vào sự hợp tác với những xưởng phim nổi tiếng của Hollywood như Paramount hay 20th Century Fox để cùng tạo nên những tựa bom tấn xuất sắc như The Wolf of Wall Street (Sói già phố Wall), Iron Man 3 (Người sắt phần 3), Transformers: Age of Extinction (Người máy đại chiến: Kỷ nguyên Hủy Diệt), Guardians of the Galaxy (Vệ binh Ngân Hà) v.v… 17. OLM, Inc Trụ sở : Setagaya, Tokyo, Nhật Bản Dẫu đã đầu tư sản xuất khá nhiều bộ phim truyền hình dài hơi đủ loại, người ta nhớ đến OLM phần lớn do sự thành công của bộ anime chuyển thể tựa game huyền thoại của hãng Nintendo: Pokémon – vốn khởi chiếu từ năm 1997 nhưng hiện vẫn còn tiếp tục với con số lên đến hơn 900 tập. Tính đến nay, một mình xưởng phim này đã gồng hơn 20 tựa phim Pokémon khác nhau và gần đây còn kiêm thêm một tựa phim hấp dẫn mới cũng chuyển thể từ game của hãng điện tử nổi tiếng này: Yo-kai Watch (Đồng hồ Yêu quái).  18. Sony Pictures Imageworks Trụ sở : Vancouver, British Columbia, Canada Dù thành lập tận Canada xa xôi, công ty con của tập đoàn Sony Pictures lừng danh này vẫn giành được tiếng tăm đáng kể trong ngành điện ảnh nhờ cung cấp những mẫu đồ họa và kỹ xảo xuất sắc, thậm chí còn mang lại cho mình giải Oscars danh giá cho phim Spider-Men 2 . Hiện tại, tính sơ cũng đã có hơn 100 dự án qua tay họ, trong đó nổi cộm nhất chính là Watchmen (Người hùng báo thù), các phần sau của Men in Black (Đặc vụ Áo đen) và hai phần phim Spider-Men (Người Nhện) và The Amazing Spider-Man (Người Nhện siêu đẳng). 19.  Image Engine Trụ sở : Vancouver, British Columbia, Canada Xưởng Image Engine được thành lập từ năm 1995 và nổi tiếng với khả năng xây dựng các kỹ xảo điện ảnh cực kỳ mãn nhãn. Họ bắt đầu với một số phim nhựa trước khi nổi như cồn với dự án phim chiến tranh viễn tưởng Stargate SG-1 (Cổng trời phần 1). Một số phim gần đây của họ cũng dậy hit không kém: The Twilight Saga: Eclipse (Chạng vạng phần 3: Nhật thực), Rise of the Planet of the Apes (Sự nổi dậy của loài Khỉ), Elysium (Kỷ nguyên Elysium). Trong đó, sự cộng tác của họ với đạo diễn Peter Jackson cho phim District 9 (Khu 9) đã nâng danh tiếng họ lên sàn Oscar khi nhận được đề cử cho hạng mục Kỹ xảo xuất sắc nhất. 20. Nippon Animation Trụ sở : Koganei, Tokyo, Nhật Bản Cũng giống như Toei, xưởng Nippon Animation nổi lên chủ yếu dựa vào việc sản xuất hàng loạt anime chuyển thể ăn khách. Tuy vậy, điều làm công chúng thu hút sự chú ý đối với hãng phim này chính là nhờ sự kiện họ đã từng mời được đạo diễn Hayao Miyazaki thiên tài đầu quân. Nippon Animedia, một trong các chi nhánh con của họ cũng nổi tiếng chẳng kém khi hợp tác với hãng Takara chuyển thể anime cho các mặt hàng đồ chơi của hãng này như Beyblade (Con quay truyền thuyết), Crash B-Daman (Tay bắn bi cự phách), Zero Duel Masters (Nhà chơi bài vô địch) được trẻ em cực kỳ hâm mộ. >>> Tiếp theo: 50 Xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới (Phần 5)  Cao Thụy Vy dịch  Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies/

xưởng phim hoạt hình toei

Thứ hạng 11 – 15 trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới sẽ là những cái tên nào đây?  11. Warner Bros Animation Trụ sở : Burbank, California Thành lập và phát triển ngay từ độ những năm 70, chính xưởng phim của ông trùm phim ảnh Warner Bros này mới là người đã đưa nền hoạt hình Mỹ đi đến đỉnh cao huy hoàng. Tuy cạnh tranh gay gắt với Disney, Warner Bros vẫn giữ được thế ưu việt riêng nhờ vào loạt phim Looney Tunes (Những người bạn Tinh nghịch) với dàn nhân vật Thỏ Bugs và Vịt Daffy được đông đảo công chúng yêu thích cũng như nhanh nhạy hoạt hình hóa những nhân vật siêu anh hùng như Người dơi hay Siêu nhân vốn đang làm mưa làm gió trên thị trường truyện tranh lúc bấy giờ Mặc dù tập trung phát triển chủ yếu ở mảng truyền hình, xưởng vẫn có một số phim chiếu rạp đáng chú ý như The Lego Movie (Bộ phim Lego), Space Jam (Đội bóng rổ vui nhộn), The Iron Giant (Người sắt khổng lồ). 12. Sunrise Trụ sở : Suginami, Tokyo, Nhật Bản Nếu tính luôn tầm tầm cả chục giải quán quân lẫn á quân thì có lẽ Sunrise chính là ông vua của Animage Anime Grand Prix khi chưa hề có bất kỳ hãng phim nào đọ lại được xưởng anime này trong việc chinh phục giải thưởng danh giá này cả. Các siêu phẩm Cowboy Bebop (Cao bồi nhạc Jazz) cũng như tất cả các tựa anime Gundam huyền thoại đều từ một lò Sunrise mà ra.  Ngoài cơ sở mẹ, Sunrise còn phát triển thêm 6 chi nhánh nhỏ khác, mới đây nhất là xưởng Bandai Namco Pictures thành lập năm 2015, tất cả đều do các cựu họa sĩ của hãng đứng đầu. 13. Moving Picture Company Trụ sở : London, Anh Xưởng MPC vốn dĩ là công ty con của tập đoàn Technicolor – một tập đoàn lớn của Pháp chuyên thiết kế hình động và xây dựng kỹ xảo điện ảnh cho phim và các phương tiện truyền thông khác. Sự thành công của các tựa phim bom tấn Fast and Furious 7, Guardians of the Galaxy, X-men: First Class và Terminator Genisys đã góp phần đưa tên tuổi của xưởng đến với giới điện ảnh nói riêng và công chúng nói chung. Xưởng hiện đang vươn ra phát triển khắp thế giới với vô số chi nhánh ở  tất cả các thành phố lớn : Mexico City, Vancouver, Los Angeles, Paris, New York, London, Ansterdam, Bagalore, Shanghai và Montreal. 14. Toei Animation Trụ sở : Tokyo, Nhật Bản Là một trong những xưởng top đầu Nhật Bản, Toei được khán giả khắp thế giới biết đến và yêu mến nhờ số lượng tác phẩm khổng lồ, chủ yếu chuyển thể từ các sản phẩm manga đình đám như Dragon Ball Z (Bảy viên ngọc rồng Z), One Piece (Đảo Hải tặc), Saint Seiya (Áo giáp vàng) và Sailor Moon (Thủy thủ mặt trăng). Trong đó, họ đặc biệt nổi tiếng với sự thành công của 2 tựa anime: Digimon (Quái thú ảo) và Yu-Gi-Oh (Vua trò chơi). Ngoài việc làm phim chuyển thể ra, họ cũng tham gia làm một số bộ phim dài và đoạn cắt cảnh cho game khác. 15. Double Negative Trụ sở : Fitzrovia, Anh Thành lập năm 1998 với vỏn vẹn 30 người, công ty hiệu ứng và kỹ xảo đến từ nước Anh này nay đã trở thành một tập đoàn lớn với hàng trăm nhân viên mẫn cán. Nhờ góp phần tạo nên những tựa phim hit lớn như Interstellar (Hố đen tử thần), Inception (Kẻ cắp giấc mơ), Sherlock Homes (Thám tử Sherlock Homes), Harry Potter and the Deathly Hallows – Part 2 (Harry Potter và Bảo bối tử thần –  phần 2), họ được trao tặng vô số giải thưởng từ Hiệp hội Kỹ xảo điện ảnh, giải Oscar và BAFTA. Họ cũng góp phần đáng kể trong sự thành công của bộ 3 phim Người dơi trứ danh của đạo diễn Christopher Nolan. >>> Tiếp theo: 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới (Phần 4)  Cao Thụy Vy dịch  Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies/

xưởng phim hoạt hình Cartoon Network

Tiếp theo trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới là những cái tên từ thứ hạng số 6 – 10. Cùng xem xưởng phim nào sẽ xuất hiện nhé!  6. Framestore Trụ sở : London, Anh Tuy thành lập đã lâu, mãi từ năm 1986 nhưng không ai không biết đến Framestore nhờ vào những đóng góp to lớn của xưởng phim kỳ cựu này vào phần lớn các phim đình đám bấy giờ, tiêu biểu có thể kể ra như: Guardians of the Galaxy (Vệ binh Ngân Hà), các loạt phim Harry Potter, Avengers : Age of Ultron (Biệt đội siêu anh hùng – Đế chế Ultron). Ngoài ra, việc tham gia xây dựng hàng loạt cảnh quay trong Avatar (Thế thân) nổi tiếng năm 2009 cũng đem lại không ít tiếng tăm cho xưởng. Vậy nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi xưởng phim đến từ xứ sở sương mù này đã xứng đáng nhận được vô số giải Oscar lẫn BAFTA cho những thành tựu tuyệt vời của mình. 7. Cartoon Network Studios Trụ sở : Burbank, California Tuy sinh sau đẻ muộn (mãi đến 1994 mới thành lập) song điều đó chẳng ngăn cản Cartoon Network vươn lên trở thành một trong những xưởng hoạt hình nức tiếng thế giới. Từ những huyền thoại cũ đánh dấu tên tuổi của xưởng như Dexter’s Laboratory (Phòng thí nghiệm của Dexter), Johnny Bravo (Johnny Tóc vàng), The Powerpuff Girls (Bộ ba Siêu nữ) cho đến những cú hit gần đây như Adventure Time (Giờ phiêu lưu), Regular Show (Chương trình thường nhật), Clarence (Nhóc Clarence), Uncle Grandpa (Bác Grandpa), We Bare Bears (Chúng tôi đơn giản là Gấu), Steven Universe (Vũ trụ của Steven), có thể thấy vị thế dẫn đầu của Cartoon Network trong nền hoạt hình Mỹ là điều không ai có thể thể bàn cãi. Không những sản xuất ra những bộ phim nổi tiếng, Cartoon Network còn là nơi hội tụ những đạo diễn, họa sĩ tên tuổi của làng hoạt hình thế giới. Trong đó phải kể đến Madeline Sharafian, nữ họa sĩ trẻ tài năng trong dòng phim hoạt hình indie (thị trường các nhà làm phim hoạt hình tự do). Cùng với Cartoon Network, Madeline đã tạo ra series hoạt hình We Bare Bear nhận được sự đón nhận và ủng hộ của công chúng. 8. Blue Sky Studios Trụ sở : Greenwich, Connecticut Thành lập từ năm 1987 nhưng tài năng của xưởng Blue Sky không lọt khỏi mắt xanh của 20th Century Fox khi được ông trùm truyền thông này nhanh chóng thâu tóm vào ngay năm 1997, để rồi 5 năm sau đó (từ 2002 – 2014) hãng liên tiếp cho ra đời hàng loạt chuỗi phim bom tấn, khuynh đảo tất cả các phòng vé thế giới với doanh thu khổng lồ như: – Ice Age (Kỷ Băng Hà) – Rio (Vẹt đuôi dài) – Dr.Seuss’s Horton Hears a Who! (Voi và Những người bạn) 9. Weta Digital Trụ sở : Wellington, Tân Tây Lan Thành lập bởi đạo diễn huyền thoại Peter Jackson, ít người biết rằng xưởng phim đến từ Tân Tây Lan xa xôi này đã từng chinh phục 5 giải Oscar liên tiếp cho hạng mục Kỹ xảo xuất sắc nhất. Phần lớn các tuyệt phẩm kinh điển của thập kỷ trước bao gồm loạt phim Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc Nhẫn), The Hobbit (Chàng Hobbit), phim King Kong năm 2005 và Avatar (Thế thân) đều do bàn tay đồ họa tài ba của xưởng Weta làm ra cả đấy! 10. Nickelodeon Animation Studios Trụ sở : Burbank, California Thành lập năm 1990, xưởng phim của kênh thiếu nhi nổi tiếng Nickelodeon này đã có một khởi đầu cực kỳ phấn khởi khi cho ra mắt hàng loạt bộ phim ăn khách làm mê mệt hàng triệu trẻ em khắp nước Mỹ: Rugrats (Lũ nhóc Rugrat), Doug (Nhóc Doug), The Ren & Stimpy Show (Chó Ren và Mèo Stimpy). Tài năng và đầy nhiệt huyết, xưởng còn là tác giả của vô số các tựa phim nổi tiếng về phong cách và sức hút, có thể kể ra như: Hey Arnold! (Coi kìa Arnold!), Invader Zim (Giặc vũ trụ), The Adventures of Jimmy Neutron : Boy Genius (Cuộc phiêu lưu của cậu bé thiên tài Jimmy Neutron), Avatar : The Last Airbender (Tiết khí sư cuối cùng). Trong đó, SpongeBob SquarePants (Bọt biển và Quần vuông) của đạo diễn Stephen Hillenburg có lẽ là một minh chứng đáng tự hào nhất. >>> Tiếp theo: 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới (Phần 3) Cao Thụy Vi dịch Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies/

top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới

Ra đời và phát triển đã gần một thế kỷ nhưng dẫu dưới hình thức nào đi nữa: từ bút pháp vẽ tay truyền thống cho đến công nghệ CGI hiện đại, nghệ thuật làm phim hoạt hình vẫn luôn có một sức hút mạnh mẽ đối với công chúng, chinh phục và làm say đắm biết bao nhiêu thế hệ khán giả bằng những nhân vật, câu chuyện và thế giới tuyệt vời họ tạo ra. Thời hoàng kim của hoạt hình tiếp tục kéo dài khi các xưởng phim khắp thế giới vẫn luôn ráo riết tìm kiếm và đào tạo các họa sĩ tài năng để bổ sung vào đội ngũ của mình, sẵn sàng chinh phục các thử thách mới, tạo nên những tiếng vang mới. Sau đây là danh sách 50 Xưởng phim hoạt hình hàng đầu Thế giới nhằm giúp các bạn họa sĩ trẻ có thêm vốn kinh nghiệm, thông tin để định hướng và lựa chọn nơi làm việc phù hợp nhất với mình. Lưu ý : Trừ 10 hãng phim trong tốp đầu, thứ hạng của các hãng còn lại được đánh giá khá chủ quan nên có thể kém chính xác. Bạn đọc khi theo dõi vui lòng chú ý. Trong phần 1, chúng ta sẽ đến với 5 xưởng phim đầu tiên trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới. 1. Pixar Trụ Sở : Emeryville, California Xưởng Pixar vốn dĩ được xây dựng và phát triển bởi chính ông chủ của trái táo khuyết – Steve Jobs, người đỡ đầu và định hướng sự phát triển của hãng, nhưng sau đó nhanh chóng được Walt Disney mua lại vào năm 2006 với hơn 7 tỷ USD. Sau khi gây dựng tiếng vang thành công với “Câu chuyện đồ chơi”, xưởng phim của Mỹ này liên tiếp gặt hái những thắng lợi lớn về doanh thu cũng như chinh phục được hầu hết giới phê bình khó tính với những tựa phim lưu lại tên tuổi của xưởng mãi mãi: – The Toy Story films (Câu chuyện đồ chơi) – WALL-E (Người máy biết yêu) – Brave (Công chúa tóc xù) – Ratatouille (Chú chuột đầu bếp) – Inside Out (Những mảnh ghép cảm xúc) 2. Walt Disney Animation Studios Trụ sở : Burbank, Carlifornia Walt Disney Animation Studios có thể nói là xưởng hoạt hình thành công nhất của Disney với tên tuổi gắn liền với tuyệt phẩm “Bạch Tuyết và Bảy chú lùn” (1937) lừng danh. Xưởng cũng là nơi ra đời của nhiều bộ phim bất hủ như “Vua sư tử” hay “Aladdin và Cây đèn thần”, góp phần đưa hoạt hình Disney lên hàng đỉnh cao của thế giới. Sau một thời kỳ khủng hoảng gần một thập kỷ, xưởng đang dần phục hồi lại phong độ với sự thành công vang dội của những bom tấn gần đây như : – Frozen (Nữ hoàng băng giá) – Wreck-It Ralph (Ráp – phờ đập phá) – Big Hero 6 (Biệt đội anh hùng Big Hero 6) 3. DreamWorks Animation Trụ sở: Glendale, California Không chỉ nổi danh về mặt thương mại với hàng loạt bộ phim xuất sắc, bán chạy khắp thế giới, xưởng DreamWorks còn được biết đến với rất nhiều giải thưởng danh giá khác: 22 giải Emmy, 3 giải Oscar, hàng chục giải Annie cùng rất nhiều đề cử BAFTA và Golden Globe khác. Một số tác phẩm thành công của họ có thể kể đến là: – Shrek (Gã chằn tinh tốt bụng) – How to Train Your Dragon (Bí kíp luyện rồng) – Madagascar (Cuộc phiêu lưu đến Madagascar) – Kung Fu Panda (Công phu gấu trúc) 4. Industrial Light & Magic   Trụ sở: San Francisco, California Nổi tiếng về mặt năng suất với hàng trăm dự án lớn nhỏ và số lượng bom tấn đếm không xuể, xưởng là hình mẫu tiên phong trong việc áp dụng các kỹ xảo đồ họa độc đáo vào điện ảnh, không chỉ đơn thuần như mô phỏng da giả, hóa trang lông tóc như thật mà thậm chí có thể xây dựng luôn cả nhân vật chỉ bằng kỹ xảo máy tính. Những tác phẩm trứ danh của họ có thể kể đến là: các phần phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao), Terminator (Kẻ hủy diệt) – trừ phần 1, Pirates of the Caribbean (Cướp biển vùng Ca-ri-bê), Avatar (Thế thân) và Jurassic World (Thế giới Khủng long). 5. Studio Ghibli Trụ sở: Koganei, Tokyo, Nhật Bản Nắm gần 8 bộ phim trong danh sách 15 phim anime hay nhất Nhật Bản, không còn nghi ngờ gì nữa, xưởng Ghibli có thể nói là một trong những xưởng hoạt hình xuất sắc nhất của quốc gia này. Nhắc đến Ghibli, người yêu hoạt hình sẽ nghĩ ngay đến Miyazaki Hayao, là đồng sáng lập Ghibli và là một đạo diễn hoạt hình xuất sắc không chỉ ở Nhật Bản mà còn cả thế giới. Spirited Away là bộ phim hoạt hình đã mang về cho ông và xưởng Ghibli giải thưởng Oscars danh giá ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất năm. Ngoài ra còn có một số phim hoạt hình đã để lại nhiều ấn tượng như: Howl’s moving Castle, Ponyo, Princess Mononoke, My Neighbour Totoro,…  Không chỉ đạt thành công rực rỡ với vô số giải thưởng lớn trong nước như 4 giải của Viện hàn lâm Nhật Bản cho Hoạt hình xuất sắc nhất và 1 giải Animage Anime Grand Prix, danh tiếng của xưởng còn vươn tầm thế giới với vô số đề cử Oscar và vinh dự nhận giải này vào năm 2003. >>> Tiếp theo: 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới (Phần 2) Cao Thụy Vy dịch Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies

Nhân vật hoạt hình The Biggest Bird

Gần 30 năm thành lập, hãng phim nổi tiếng Pixar đã mang lại nhiều cảm xúc thông qua các sản phẩm phim hoạt hình của mình, đặc biệt là những bộ phim ngắn được chiếu mở màn cho mỗi bộ phim chính thức. Cũng như nhân vật mới nhất của hãng, ngọn núi lửa Lava si tình, Pixar dành tất cả tình yêu thương cho mỗi bộ phim ngắn của mình, chính vì thế, những bộ phim này thường tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem, không thua kém gì những bộ phim chính thức. Sẽ khó có ai quên được hình ảnh cánh cò không ngại khó khăn để vận chuyển những bé động vật nguy hiểm trong “Partly Cloudy”, hay nhân vật người ngoài hành tinh trẻ tuổi và hài hước cố gắng hết sức mình để hoàn thành bài thi bắt cóc con người trong “Lifted”. Có thể những nhân vật này chỉ xuất hiện trên màn ảnh vỏn vẹn vài phút, nhưng cảm xúc theo sau từng thước phim chắc chắn sẽ ghi dấu trong trí tưởng tượng của người xem. Và với nhân vật đáng yêu Lava, ta sẽ cùng điểm lại những nhân vật hoạt hình đáng nhớ nhất trong các bộ phim ngắn của Pixar và đã quá quen thuộc với người hâm mộ hãng phim nổi tiếng này. 1. Lava (Lava) Lava chỉ muốn được chìm đắm trong tình yêu với một ai đó. Ngày qua ngày, rồi năm lại qua năm, ngọn núi lửa đặc biệt này luôn hát bài tình ca của mình để mong tìm thấy người mình yêu. Với kết thúc có hậu, bộ phim lại gây dấu ấn với khán giả nhờ vào khuôn mặt khát khao và ngọt ngào của mình. 2. The Blue Umbrella (The Blue Umbrella) “The Blue Umbrella” được chiếu mở màn cho “Monster University” và mang lại nhiều cảm xúc cho người xem hơn cả bộ phim chính. Với nhân vật chính là một chiếc ô xanh tội nghiệp gặp nhiều chuyện xui xẻo trên đường đi từ bị xe đụng, lật ô hay bị bỏ mặt trên đường cao tốc, cho đến khi người chủ tìm thấy chú và gặp lại quý cô ô đỏ. “The Blue Umbrella” tuy ngắn nhưng năm phút trong phim là khoảng thời gian hồi hộp, dữ dội nhất đối với khán giả, để cuối cùng mang lại cảm giác nhẹ nhỏm và hài lòng với kết thúc có hậu. 3. Young Alien (Lifted) Với nhân vật chính là một người ngoài hành tinh trẻ tuổi phải thực hiện bài kiểm tra bắt cóc con người, “Lifted”, bộ phim ngắn được chiếu mở màn cho “Ratatouille”, đã mang lại cảm giác thư thái và hài hước cho người xem. 4. Stock và Storm Cloud (Partly Cloudy) Cũng giống với bộ phim chính thức “Up”, “Partly Cloudy” đã mang khán giả đến với một thế giới mới trên bầu trời rộng lớn. Nhân vật chính của phim là một chú mây bão luôn lạc quan, yêu đời được giao trách nhiệm phải tạo ra tất cả những em bé của các loài động vật nguy hiểm như cá sấu, nhím và lươn điện. Và người bạn đồng hành cùng chú mây này là một con cò tận tâm luôn chịu đựng mọi gian khổ để hoàn thành nhiện vụ của mình. Cả hai đã tạo nên một bộ đôi đáng yêu và tốt bụng, mang lại nhiều thước phim hài hước nhẹ nhàng đến với khán giả. 5. Geri (Geri’s Games) So với không khí tươi vui trong “A Bug’s Life”, thì bộ phim mở màn “Geri’s Games” lại mang một bầu không khí trầm lắng khi nhân vật chính, Gari, chơi cờ một mình trong công viên. Bóng dáng cô đơn, lặng lẽ trong khu công viên không một bóng người của Geri thật sự khiến người xem cảm thương cho số phận một con người. 6. The Bunny (Presto) Tất cả những chú thỏ đều yêu củ cà rốt của mình. Vì những tham vọng của bản thân mà Presto ngốc nghếch đã bỏ đói chú thỏ, người bạn đồng hành của mình, và lấy cà rốt ra để dụ dỗ chú hợp tác với mình. Để rồi cuối cùng Presto bị chú thỏ tìm cách trả thù, tạo ra những tình huống hài hước. 7. The Kid (One Man Band) Với cốt truyện quen thuộc về hai nhạc công đường phố tìm mọi cách giành giựt nhau một đồng xu của cô bé trong làng, thì hình ảnh cô gái nhỏ bé trong phim hiện lên đáng yêu, mong muốn được thưởng thức một buổi biểu diễn đầy say mê và cuối cùng là đánh bại hai người nhạc công bằng chính những nhạc cụ quen thuộc của họ, mang lại nhiều tiếng cười cho người xem. 8. The Family (La Luna) Với hình ảnh rực rỡ, long lanh từ bầu trời buổi đêm trên cao với sao và trăng, “La Luna”, bộ phim mở màn cho “Brave” nhanh chóng hút hồn người xem và mang lại nhiều cảm xúc. Mặc dù nhân vật chính trong phim là gia đình hành nghề dọn dẹp Mặt Trăng có nét độc đáo của riêng mình, nhưng chính những hình ảnh lấp lánh của tự nhiên đã gây nhiều ấn tượng với người xem. 9. The Biggest Bird (For The Birds) Bắt nạt không bao giờ được đánh giá cao, và chú chim to lớn trong “For The Birds” đã dạy những người bạn bé nhỏ của mình một bài học khá nặng. Có thể chúng chỉ mất một vài lông vũ, những tiếng cười khàn của chú đã mang lại những giây phút sảng khoái và hả dạ cho người xem. 10. The Dancing Sheep (Boundin) Cả bộ phim là chuyến hành trình của một chú cừu con đi tìm bộ lông mềm mại của mình, từ những bước nhảy ngẫu hứng bỗng

phim hoạt hình Meet The Robinsons

5 bộ phim cuối cùng trong top 20 phim hoạt hình bị đánh giá thấp nhưng đáng xem từ thứ hạng 16 đến 20. Cùng xem nào!  16. Hercules Ngày phát hành: 27/6/1997 Đánh giá IMDB: 7.2/10 Diễn viên: Tate Donovan, Susan Egan, James Woods, Danny DeVito “Hecules” có thể là bộ phim của Disney bị đánh giá thấp nhất từng được trình chiếu tại các rạp. Lấy bối cảnh theo thần thoại Hy Lạp cùng những nhân vật quen thuộc, “Hercules” hội tụ đủ mọi yếu tố làm nên một bộ phim thành công: một mối tình lãng mạn, anh hùng với năng lực bí ẩn, các vị thần cổ đại cùng những bản nhạc phim tuyệt vời. Nếu so với hai phiên bản cùng tên ra mắt vào năm 2014, “Hercules” của năm 1997 xứng đáng nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ giới phê bình. 17. The Iron Giant Ngày phát hành: 6/8/1999 Đánh giá IMDB: 8.0/10 Diễn viên: Harry Connick Jr., Vin Diesel, Eli Marienthal, Jennifer Aniston “The Iron Giant” được đánh giá cao vào những ngày gần đây, nhưng vào thời điểm nó được phát hành vào năm 1999 lại không được đón nhận nồng nhiệt, chỉ đạt được 25 triệu USD so với ngân sách 48 triệu USD. Bộ phim chủ yếu tập trung đến đối tượng là những thanh thiếu niên trẻ tuổi, nhưng ngay đến độ tuổi trưởng thành cũng bị ảnh hưởng đến mức độ nào đó. “The Iron Giant” lấy chủ đề về sức mạnh và sự đấu tranh giữa chính quyền và người dân, và bộ phim là một kiệt tác mà đạo diễn Brad Bird từng sản xuất. 18. The Black Cauldron Ngày phát hành: 24/7/1985 Đánh giá IMDB: 6.4/10 Diễn viên: Grant Bardsley, Freddie Jones, Susan Sheridan “The Black Cauldron” là bộ phim hoạt hình vẽ tay và áp dụng những kỷ thuật mới thời bấy giờ nhưng lại bị đánh giá thấp, chỉ đạt 21 triệu USD doanh thu phòng vé và không được chào đón rộng rãi. Bộ phim là một kiệt tác kỹ thuật tại thời điểm đó, và thiếu mất sự quyến rũ quen thuộc trong các bộ phim của Disney. Và nếu bạn yêu thích hãng phim nổi tiếng này, thì đây chắc chắn là một bộ phim đáng xem, mặc cho lượng đánh giá quá thấp của giới phê bình. 19. Meet The Robinsons Ngày phát hành: 30/3/2007 Đánh giá IMDB: 6.9/10 Diễn viên: Angela Bassett, Daniel Hansen, Jordan Fry, Tom Selleck Không có dàn diễn viên nổi tiếng, nhưng “Meet The Robinsons” vẫn tạo được nhiều ấn tượng đến người xem. Mặc dù khoảng khắc hài hước nhất đã được tiết lộ trong phim – hình ảnh chú khủng long bạo chúa xuất hiện và phát biểu: “Tôi có một cái đầu nhỏ và đôi bàn tay to.” – thì bộ phim vẫn mang những hình ảnh vui tươi và dí dỏm. Với cốt truyện ý nghĩa về tình cảm gia đình, bạn bè với mong mỏi nhận được sự yêu thương của những đứa trẻ, “Meet The Robinsons” mang lại nhiều tiếng cười cho người xem với đồ họa tuyệt vời, được chăm chút tỉ mỉ đến từng chi tiết. 20. A Goofy Movie Ngày phát hành: 4/7/1995 Đánh giá IMDB: 6.8/10 Diễn viên: Bill Farmer, Jason Marsden, Jim Cummings “A Goofy Movie” kể về cuộc sống của Max sau bộ phim “Goof Troop”, và mặc dù không được khán giả đón nhận, đây vẫn là một bộ phim hài hước đáng xem. “A Goofy Movie” được lồng ghép những bản nhạc hay, sâu sắc và những bài hát của Max cùng màn trình diễn của cậu thật tuyệt vời… với những đứa trẻ 6 đến 10 tuổi. “A Goofy Movie” là một câu chyện gần gũi về người cha cảm thấy lạc lối và không thể thấu hiểu với những điều được cho là hay, là tuyệt nhất trong mắt đứa con trai thiếu niên của mình. Dù cho chủ đề này đã quá quen thuộc nhưng bộ phim vẫn lồng ghép những hình ảnh về tình cha con đáng nhớ và mang đến cho người xem một cảm xúc khó quên. Yến Nhi dịch Nguồn Nerdmuch.com  >>> Tìm hiểu thêm: 25 bộ phim hoạt hình hay nhất thế kỷ 21 (Phần 1) 

Phim hoạt hình Open Season

Dưới đây là 5 bộ phim tiếp theo trong top 20 phim hoạt hình bị đánh giá thấp nhưng đáng xem từ thứ hạng 11 đến 15. Cùng xem có những bộ phim nào nhé!  11. Bee Movie Ngày phát hành: 2/11/2007 Đánh giá IMDB: 6.2/10 Diễn viên: Jerry Seinfeld, Renee Zellweger, Matthew Broderick, Chris Rock, John Goodman Jerry Seinfeld là người đàn ông hài hước thứ hai thế giới, vì thế khi ông được thông báo sẽ lồng tiếng cho bộ phim hoạt hình “Bee Movie” đã gây nhiều sự chú ý với khán giả. “Bee Movie” là một bộ phim hài hước kể về chú ong quyết định kiện con người vì ăn mật ong. Ý tưởng hoàn toàn độc đáo, cùng những hình ảnh dí dỏm xung quanh các nhân vật nhỏ bé đã tạo nên một câu chuyện thu hút. 12. Brother Bear Ngày phát hành: 1/11/2003 Đánh giá IMDB: 6.7/10 Diễn viên: Joaquin Phoenix, Jeremy Suarez, Rick Moranis “Brother Bear” có rất nhiều khoảng khắc tuyệt đẹp với cốt truyện độc đáo mà chúng ta chưa từng được xem trước đó. Câu chuyện tập trung vào Kenai, một chàng trai trẻ ghét loài gấu nhưng lại bị biến thành gấu sau cái chết của anh trai. “Brother Bear” nhắn gửi đến người xem một bài học ý nghĩa về sự thấu hiệu và cảm thông khi một người bị đặt vào hoàn cảnh của một ai đó và nhận thức những quan điểm mới. Và trong khi bạn có thể tưởng tượng được kết thúc của phim, thì “Brother Bear” là một bộ phim bị đánh giá thấp nhưng lại rất đáng xem. 13. Open Season Ngày phát hành: 29/9/2006 Đánh giá IMDB: 6.2/10 Diễn viên: Ashton Kutcher, Martin Lawrence, Debra Messing Có thể nói “Open Season” là một trong những bộ phim hài hước nhất từng được phát hành, nhưng lí do khiến “Open Season” không thể đạt được thành công như mong đợi bởi vì trước đó đã có rất nhiều bộ phim lấy đề tài về những người bạn lông lá, khiến khán giả cảm thấy không còn gì mới lạ nữa. Mặc dù vậy, đây vẫn là một bộ phim ý nghĩa về tình bạn, tình yêu thương xen lẫn với những tình tiết gây cười ngay từ những giây phút đầu phim. 14. Planet 51 Ngày phát hành: 20/11/2009 Đánh giá IMDB: 6.1/10 Diễn viên: Dwayne Johnson, Seann William Scott, Jessica Biel, Justin Long, John Cleese “Planet 51” không nhận được nhiều sự đón nhận mặc cho độ nổi tiếng của dàn diễn viên lồng tiếng, thậm chí còn không đạt đủ lượng doanh thu phòng vé mong muốn. Với cốt truyện về người ngoài hành tinh, “Planet 51” mang lại cảm giác về những bộ phim khoa học viễn tượng của năm 1950, và miêu tả những hình ảnh thú vị về xã hội của người ngoài hành tinh, tạo nên một bộ phim hài hước với những ý tưởng sáng tạo về một thế giới mới. 15. The Rugrats Movie Ngày phát hành: 20/11/1998 Đánh giá IMDB: 5.8/10 Diễn viên: Elizabeth Daily, Christine Cavanaugh, Kath Soucie Là phiên bản màn ảnh rộng của bộ phim truyền hình “The Rugrats” kể về chuyến phiêu lưu của những đứa trẻ chỉ vừa mới biết đi và không có cha mẹ bên cạnh, “The Rugrats Movie” tập trung vào Tommy cùng những người bạn của mình cố gắng trả em trai vừa mới sinh về bệnh viện. Cũng giống như bản truyền hình, bộ phim vẫn giữ nguyên phong cách và tính hài của mình. 5.8 là một mức đánh giá thấp đối với phim, nhưng nếu xét toàn diện về hình thức lẫn nội dung thì “The Rugrats Movie” xứng đáng được điểm 7.5 hoặc 8.0 trên thang điểm 10. Yến Nhi dịch Nguồn: Nerdmuch.com >>> Tiếp theo: Top 20 phim hoạt hình bị đánh giá thấp nhưng đáng xem (Phần 4)

Phim hoạt hình Treasure Planet

Tiếp theo 5 bộ phim trong top 20 phim hoạt hình bị đánh giá thấp nhưng đáng xem, chúng ta sẽ tiếp tục với các bộ phim ở vị trí từ số 6 đến số 10 nhé!  6. Monsters vs Aliens Ngày phát hành: 27/3/2009 Đánh giá IMDB: 6.6/10 Diễn viên: Reese Witherspoon, Rainn Wilson, Stephen Colbert Từ khi mới ra mắt, “Monsters vs Aliens” đã không được hãng DreamWorls Animations chú ý đến, doanh thu thu lại cũng không cao so với số vốn đã bỏ ra. Nhưng bộ phim lại hoàn toàn hài hước và giàu trí tưởng tượng. Tuyến nhân vật khá kì lạ và đặc biệt, và nếu được xem dưới định dạng 3D, bộ phim chắc chắn còn hay hơn phiên bản gốc của nó. Cùng lấy đề tài về quái vật, sẽ có nhiều người nghĩ rằng “Monsters vs Aliens” do DreamWork sản xuất để cạnh tranh với “Monsters Inc.” của Pixar. Nhưng dù thế nào thì đây cũng là một bộ phim rất đáng xem. 7. Treasure Planet Ngày phát hành: 27/11/2002 Đánh giá IMDB: 7.0/10 Diễn viên: Joseph Gordon-Levitt, Emma Thompson, Martin Short Không ai biết tại sao “Treasure Planet” chỉ được đánh giá 7.0 trên IMDB và chỉ đạt doanh thu 38 triệu USD so với ngân sách 140 triệu USD. Nhưng “Treasure Planet” là một bộ phim hoạt hình tuyệt vời. Có thể nói “Treasure Planet” không phải là bộ phim bị đánh giá thấp nhất mọi thời đại, nhưng nó chắc chắn là một trong những bộ phim yêu thích của người đam mê những chuyến phiêu lưu kì bí cùng câu chuyện độc đáo về khoa học viễn tưởng. 8. Over The Hedge Ngày phát hành: 19/5/2006 Đánh giá IMDB: 6.8/10 Diễn viên: Bruce Willis, Garry Shandling, Steve Carell “Over the Hedge” là một trong số những bộ phim hoạt hình bị đánh giá thấp những lại đạt doanh thu phòng vé cao, thu về 155 triệu USD so với ngân sách 80 triệu USD. Tuyến nhân vật chính của bộ phim rất đáng yêu bao gồm chú sóc điên cuồng Hammy do Steve Carell lồng tiếng, cha con nhà chồn hôi, và chú gấu dữ tợn. Có thể những nhân vật của Bruce Willis trong gây được nhiều ấn tượng nhưng nếu bỏ qua những yếu tố đó, bộ phim là một chuyến phiêu lưu lý thú với gia đình đặc biệt này. 9. Shark Tale Ngày phát hành: 1/10/2004 Đánh giá IMDB: 6.0/10 Diễn viên: Will Smith, Robert De Niro, Renee Zellweger, Jack Black, Martin Scorsese “Shark Tale” có sự góp mặt của rất nhiều ngôi sao nổi tiếng, với Will Smith lồng tiếng cho nhân vật chính của phim. Bộ phim cũng thu được lượng doanh thu phòng vé vừa đủ, nhưng lại không được giới phê bình đón nhận. Với cốt truyện xoay quanh những loài cá có trách nhiệm trong cái chết của một tên cướp, “Shark Tale” có vẻ không gây được nhiều ấn tượng và đôi khi có những tình tiết gượng gạo, nhưng bộ phim vẫn ẩn chứa nhiều bài học ý nghĩa trong từng thước phim. 10. Antz Ngày phát hành: 2/10/1998 Đánh giá IMDB: 6.6/10 Diễn viên: Woody Allen, Sharon Stone, Gene Hackman Mặc dù “Antz” ra mắt hơn một tháng trước khi “A Bug’s Life” được phát hành, bộ phim vẫn bị xem là cái bóng của “A Bug’s Life”. Có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến thất bại của phim là do những con kiến ở trong “Antz” không đẹp bằng những con kiến trong “A Bug’s Life”. Nếu bỏ qua những khuyết điểm về mặt thẩm mỹ, “Antz” thật sự là một bộ phim ý nghĩa dành cho những người yêu thích phim hoạt hình. Yến Nhi dịch Nguồn: Nerdmuch.com >>> Tiếp theo: Top 20 phim hoạt hình bị đánh giá thấp nhưng đáng xem (P3) 

Phim hoạt hình Atlantis: The Lost Empire

Có rất nhiều bộ phim hoạt hình khi mới ra mắt đã bị đánh giá thấp và không nhận được nhiều mối quan tâm, chú ý từ khán giả. Đôi khi phim hoạt hình sẽ chìm lắng hoặc thành công nhanh chóng tùy vào nội dung và hình thức, cũng như thị hiếu của người xem. Nhưng có rất nhiều bộ phim bị mắc kẹt ở giữa, không được quần chúng quan tâm và phải bơi trong bể phim hoạt hình nổi bật khác của các hãng phim nổi tiếng Disney và Pixar. Dưới đây là 5 trong số top 20 phim hoạt hình bị đánh giá thấp nhưng lại rất đáng xem:  1. Space Jam Ngày phát hành: 15/11/1996 Đánh giá IMDB: 6.2/10 Diễn viên: Michael Jordan, Wayne Knight, Theresa Randle Chắc hẳn sẽ có nhiều người ngạc nhiên khi “Space Jam” lại lọt vào danh sách này. Bộ phim phản ánh chân thực hình ảnh của thế giới vào những năm 90. Và bằng cách nào đó, mặc cho độ nổi tiếng và những kí ức quý giá về bộ phim, “Space Jam” chỉ được đánh giá thấp ở mức 6.2 trên thang điểm 10. Có thể “Space Jam” không tạo được nhiều ấn tượng lắm trong thời điểm hiện nay, nhưng nếu chúng ta quay trở lại 20 năm trước, bộ phim thực sự tạo được nhiều tiếng tăm vang dội. Không chỉ có sự góp mặt của vận động viên nổi tiếng nhất thời bấy giờ, mà còn là điểm khởi đầu cho những bài hát hay nhất mọi thời đại. Và hẳn sẽ không ai quên được giai điệu nhẹ nhàng quen thuộc “I believe I can fly” đã gắn bó với tuổi thơ của phần lớn các khán giả. 2. Mulan Ngày phát hành: 19/6/1998 Đánh giá IMDB: 7.5/10 Diễn viên: Ming-Na Wen, Eddie Murphy, BD Wong, James Hong Mặc dù được chiếu lại nhiều lần trên kênh truyền hình Disney, “Mulan” lại không nhận được nhiều sự yêu thích mà nó nên có.Tuy được đánh giá 7.5 trên 10, nhưng bộ phim chưa bao giờ nằm trong top những bộ phim yêu thích của mọi người hay được nhắc đến trong những buổi thảo luận chuyên đề. Nhưng “Mulan” thực sự rất đặc biệt, có mối liên hệ trực diện đến xã hội hiện đại ngày nay, đó là về sự bình đẳng và phá bỏ những định kiến ngày xưa. Ngoài ra bộ phim còn được lồng ghép một bộ sưu tập nhạc phim tuyệt vời. 3. Pocahontas Ngày phát hành: 23/6/1995 Đánh giá IMDB: 6.6/10 Diễn viên: Mel Gibson, Linda Hunt, Christian Bale Đáng ngạc nhiên là “Pocahontas” không đạt được nhiều thành công như mong đợi mặc cho sự góp mặt của dàn sao lồng tiếng nổi tiếng, những khung cảnh tuyệt đẹp và những bài hát được sáng tác mang nội dung sâu sắc. Tuy giành được nhiều giải thưởng danh giá, thu được doanh thu phòng vé cao, nhưng “Pocahontas” vẫn không được đánh giá là một trong những bộ phim xuất sắc nhất của Disney. Nhưng dù thế nào, nếu xét về nội dung, hình ảnh và những bài học ý nghĩa được lồng ghép trong từng thước phim, thì “Pocahontas” xứng đáng nằm trong top 10 những bộ phim hay nhất của Disney. 4. Lilo & Stitch Ngày phát hành: 21/6/2002 Đánh giá IMDB: 7.1/10 Diễn viên: Daveigh Chase, Chris Sanders, Tia Carrere “Lilo & Stitch” xứng đáng được nhắc tới trong danh sách này, bởi vì đây là bộ phim hoạt hình lấy chủ đề về khoa học viễn tưởng hiếm hoi nhưng không nhận được nhiều sự quan tâm từ khán giả. Nếu không phải vì sự ám ảnh kì lạ của Lilo với Elvis Presley, chắc hẳn bộ phim sẽ được đón nhận nồng nhiệt hơn. Sự tương tác giữa Lilo và chị gái tạo ra nhiều điều thú vị khác mà chưa từng xuất hiện trong bất cứ bộ phim nào của Disney. 5. Atlantis: The Lost Empire Ngày phát hành: 15/6/2001 Đánh giá IMDB: 6.8/10 Diễn viên: Michael J. Fox, Leonard Nimoy, James Garner “Atlantis: The Lost Empire” là một câu chuyện hấp dẫn về một nền văn mình đã mất, đưa người xem đến với một hành trình đầy cam go nhưng lý thú cùng với các nhân vật độc đáo. Mặc dù doanh thu phòng vé không thành công như mong đợi, nhưng bộ phim sẽ mang lại cảm giác hào hứng cho những khán giả ưa thích khám phá, dấn thân vào những chuyến du ngoạn đầy pha hành động và những điều kì bí. Yến Nhi dịch Nguồn: Nerdmuch.com >>> Tiếp theo: Top 20 phim hoạt hình bị đánh giá thấp nhưng đáng xem (Phần 2)

Stephen Hillenburg

Stephen McDannell Hillenburg sinh ngày 21/08/1961 là một nhà sinh học biển, họa sĩ vẽ tranh biếm họa, nhà làm phim hoạt hình, đạo diễn, nhà sản xuất, nhà văn và diễn viên lồng tiếng người Mỹ. Sinh ra ở Lawton, Oklahoma nhưng Hillenburg lại lớn lên ở Anaheim, California và học tại trường Humboldt State University. Ông được nhiều người biết đến với loạt phim hoạt hình nổi tiếng SpongeBob SquarePants. Stephen Hillenburg nói rằng kỹ năng nghệ thuật của mình xuất phát từ mẹ và cho rằng bà ngoại của ông là một “họa sĩ vĩ đại”.  Từ một nhà sinh vật biển Niềm đam mê của Stephen Hillenburg với đời sống của sinh vật biển có thể được bắt nguồn từ thời thơ ấu, khi một số bộ phim do Jacques Cousteau thuộc Viện hải dương học Pháp thực hiện, đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho ông. Vào năm 1984, ông tốt nghiệp và trở thành cử nhân chuyên ngành hoạch định tài nguyên biển. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông dạy môn sinh học biển tại Viện Hải Dương ở Dana Point trong 3 năm. Trong thời gian này, ông nhận ra rằng mình có một niềm đam mê và sự quan tâm cho nghệ thuật hơn là nghề nghiệp mình đang làm. Trong khi làm việc tại Viện, Hillenburg đã viết một cuốn truyện tranh mang tên The Intertidal Zone và dùng nó để dạy cho các sinh viên của mình về cuộc sống của động vật dưới đáy biển. Ông đã cố gắng để cuốn truyện được công bố rộng rãi nhưng nó đã bị các nhà xuất bản từ chối. Trở thành một nhà làm phim hoạt hình Vào năm 1987, Stephen Hillenburg rời Viện hải dương để theo đuổi giấc mơ của mình, trở thành một nhà làm phim hoạt hình. Năm 1992, ông theo học tại Viện Nghệ thuật California (CalArts). Hillenburg làm việc như là một nhà sản xuất phim hoạt hình trên series phim truyền hình của trẻ em Mother Goose and Grimm khi học tại CalArts. Trong thời gian này, ông đã thực hiện một số phim ngắn độc lập, bao gồm The Green Beret (1991) và Wormhole (1992). Tháng 10/1992, Wormhoole nhận được giải thưởng Concept tốt nhất tại Liên hoan Phim hoạt hình Quốc tế Ottawa. Cũng trong năm 1992, Joe Murray, tác giả của Rocko’s Modern Life đã gặp Hillenburg tại một liên hoan phim hoạt hình và mời ông làm đạo diễn cho bộ phim của mình. Bắt đầu từ đó, Hillenburg trở thành một nhà văn, nhà sản xuất và thực hiện storyboard cho series phim mùa thứ ba, thứ tư. Ông nói rằng mình đã học được rất nhiều về văn bản và sản xuất phim hoạt hình trong khoảng thời gian làm cho Rocko’s Modern Life. Trong thời gian cuối, ông được thăng chức giám đốc sáng tạo và giúp giám sát trước và sau khi sản xuất. Ông cũng từng là biên tập cho chương trình. Khi tham gia sản xuất cho Rocko’s Modern Life, Hillenburg đã gặp nhà văn Martin Olson. Sau khi Olson đọc qua The Intertidal Zone, ông đề nghị Hillenburg tạo ra một series phim dựa trên những loài động vật biển. Bên cạnh đó, Hillenburg cũng trở thành bạn với Tom Kenny, người sau này trở thành diễn viên lồng tiếng cho SpongeBob SquarePants. Sau khi Rocko’s Modern Life kết thúc vào năm 1996, ông bắt đầu lên ý tưởng và phát triển dự án phim hoạt hình SpongeBob SquarePants..  SpongeBob SquarePants chiếu vào 01/05/1999 và đến nay đã phát sóng được 196 tập phim. Hillenburg đã giành được hai giải thưởng Emmy và 6 giải thưởng Annie cho SpongeBob SquarePants. Ông cũng đã nhận được các giải thưởng khác như giải thưởng Heal The Bay Walk ‘s The Talk cho những nỗ lực của mình vào việc nâng cao nhận thức về cuộc sống biển qua SpongeBob SquarePants và Giải thưởng Hoạt hình Truyền hình từ Hiệp hội Truyện tranh quốc gia. Hillenburg sở hữu một công ty sản xuất có tên United Plankon Pictures mà sản phẩm chính là SpongeBob SquarePants. Hiền Đặng tổng hợp  >>> Tìm hiểu thêm: Con đường đi đến thành công của Mike Judge và King Of The Hill 

Mike Judge

Michael Craig “Mike” Judge sinh ngày 17/10/1962, là một diễn viên, diễn viên lồng tiếng, biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ, nhà sản xuất, nhà làm phim hoạt hình người Mỹ. Ông sinh ra ở Guayaquil, Ecuador. Ông đã tạo ra và đóng vai chính trong loạt phim hoạt hình Beavis and Butt-Head (1993-1997, 2011), King of the Hill (1997-2010), The Goode Family (2009) và đồng sáng tạo bộ phim sitcom Silicon Valley (2014-nay) Là biên kịch và đạo diễn của phim Beavis and Butt-Head Do America (1996), Office Space (1999), Idiocracy (2006) và Extract (2009). Judge còn được biết đến với vai trò Donnagon Giggles trong phim Spy Kids. Sau khi tốt nghiệp trường ĐH California, San Diego với tấm bằng cử nhân khoa học vật lý, công việc đầu tiên Mike Judge làm là một nhà lập trình cho máy bay chiến đấu F-18. Vào năm 1987, ông chuyển về Sillicon Valley để tham gia vào Parallax Graphics, một công ty sản xuất video với 40 nhân viên có trụ sở tại Santa Clara. Tuy nhiên, chỉ sau ba tháng làm việc, ông cảm thấy không phù hợp với văn hóa nơi đây và những đồng nghiệp của mình, ông đã xin nghỉ và trở thành một người chơi bass cho một ban nhạc lưu động. Mike Judge là một phần của ban nhạc Anson Funderburgh trong 2 năm bên cạnh việc tham gia lớp toán học tại Đại học Texas ở Dallas. Vào năm 1989, sau khi nhìn thấy những hình ảnh động của các nhân vật hoạt hình trong rạp phim, ông đã mua một máy ảnh Bolex ống 16mm và bắt đầu sáng tạo ra những bộ phim hoạt hình ngắn của chính mình. Vào năm 1991, phim ngắn của ông có tên Office Space đã được Comedy Central mua lại và trình chiếu tại Lễ hội phim hoạt hình ở Dallas. Vào những năm đầu thập niên 1990, ông chơi bass cùng với Doyle Bramhall. Năm 1992, ông đã phát triển bộ phim ngắn Frog Baseball. Bộ phim đã dẫn đến sự ra đời của loạt phim Beavis and Butt-Head trên MTV. Loạt phim này kéo dài từ năm 1993 đến năm 1997 và trong năm 2011. Vào năm 1997, Mike Judge tạo ra King of the Hill cho kênh Fox. Một vài nhân vật trong phim dựa trên những người mà ông quen biết trong thời gian sống ở Texas. Bên cạnh đó, Judge còn lồng tiếng cho hai nhân vật là Hank Hill và Boomhauer. Bộ phim tập trung vào gia đình Hills, một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu trong một thị trấn ở ngoại ô Arlen, Texas. Loạt phim kéo dài từ 12/1/1997 đến 6/5/2010 với tổng cộng 259 tập, lọt vào top 4 bộ phim hoạt hình dài nhất trong khung giờ vàng bên cạnh Family Guy của Seth MacFarlane, The Simpsons của Matt Groening và South Park của Trey Parker và Matt Stone Năm 1999, Mike Judge trở thành khách mời lồng tiếng trong South Park: Bigger, Longer and Uncut, bộ phim dài nổi tiếng của Comedy Central. Cùng năm, ông đã viết kịch bản và đạo diễn cho Office Space, một thể loại kịch hành động, dựa vào một phần của loạt phim hoạt hình The Milton mà ông đã tạo ra cho Saturday Night Live của đài NBC. Năm 2005, Mike Judge đã nhận được giải Biên kịch xuất sắc tại Austin Film Festival. Loạt phim hoạt hình mới nhất của ông là The Goode Family đã được ra mắt trên kênh ABC và bị hủy sau một mùa phát sóng. Đội ngũ sản xuất đã giải thích trên trang facebook của The Goode Family rằng bộ phim sẽ không tiếp tục ở Comedy Central. Sau đó, có một thông báo về việc Judge đã bắt đầu phác thảo tập mới của Beavis and Butt-Head cho sự hồi sinh của bộ phim trên MTV.   Vào năm 2012, Mike Judge chỉ đạo làm video âm nhạc có tên The Wind cho nhóm nhạc đồng quê Zac Brown. Năm 2013, Judge đã hợp tác với Seth MacFarlane trong một tập của Family Guy. Mặc dù, Hank Hill nhân vật chính của King of the Hill được miêu tả là một người bảo thủ và The Goode Family về cơ bản là một sự châm biếm đối với một vài giới tự do nhưng Judge tránh thảo luận về khuynh hướng chính trị của mình. Tuy vậy, nhiều người vẫn nhận định The Goode Family là một chương trình bảo thủ. Hiền Đặng tổng hợp >>> Tìm hiểu thêm: Seth MacFarlane và series Family Guy ấn tượng  

seth macfarlane

Seth Woodbury MacFarlane sinh ngày 26/10/1973, là một nhà sản xuất phim, diễn viên, ca sĩ người Mỹ. Ông chủ yếu làm việc ở mảng phim hoạt hình, hài kịch cũng như chương trình hành động. Ông là người sáng tạo ra loạt phim Family Guy (1999-2003, 2005-nay), đồng sáng tạo loạt phim American Dad! (2005-nay) và chương trình The Cleveland (2009-2013), đạo diễn và biên kịch của phim Ted (2012), tiếp tục đảm nhiệm vị trí đạo diễn cho Ted 2 và A Million Ways To Die In The West (2014). Đam mê vẽ truyện tranh từ nhỏ Từ năm 2 tuổi, Seth đã bắt đầu say mê vẽ lại các nhân vật mà mình yêu thích như người tiền sử Fred Flinstone, chim gõ kiến Woody Woodpecker… Năm 5 tuổi, Seth khẳng định rằng mình sẽ theo đuổi sự nghiệp làm phim hoạt hình. Ông bắt đầu thực hiện ước mơ đó bằng cách bán những mẩu truyện tranh nhỏ của mình với tựa đề “Water Crouton” cho tờ báo địa phương The Kent Good Time Dispatch với thù lao 5 USD hàng tuần khi chỉ mới 8 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trung học, Seth nhận được một chiếc máy quay phim từ cha mẹ mình. Đồng thời, họ đồng ý cho ông theo học tại trường Rhode Island School of Design về phim ảnh và phim hoạt hình. Trong năm cuối, Seth sáng tác bộ phim ngắn The Life of Larry và gây được sự chú ý với bạn bè và giáo viên trong trường. Một giáo sư của Seth đã gửi tác phẩm này tới xưởng phim Hanna-Barbera và Seth lập tức nhận được một công việc tại đây. The Life of Larry trở thành một series phim hoạt hình gây ấn tượng, kéo dài đến phần 2 với tên gọi Larry and Steve và được phát sóng trên kênh Cartoon Network. Song song đó, ông cũng viết kịch bản cho một vài loạt phim như Johnny Bravo, Cow and Chicken, Dextex’s Laboratory, I Am Waesel. Sau khi hết hợp đồng tại xưởng phim Hanna-Barbera, Seth nhận được một lời mời làm việc từ hãng Fox. Nếu anh làm tập đầu tiên hấp dẫn, họ sẽ cho Seth làm hẳn một series hoạt hình hoàn chỉnh vào giờ vàng trên kênh của mình. Dù ban đầu Seth chỉ nhận được 50.000 USD, Seth vẫn vô cùng trân trọng cơ hội này của mình. Trong 6 tháng “không ăn, không ngủ, không có cuộc sống riêng và vẽ như điên trong phòng bếp”, Seth hoàn thiện xong tập đầu tiên và gửi tới hãng Fox và anh được lập tức đề nghị đứng ra sản xuất cho loạt phim này. Đó chính là sự ra đời của Family Guy, phim hoạt hình mà giờ đây đã ăn sâu vào văn hóa đương đại Mỹ và có giá trị vào khoảng một tỷ USD, mang về cho Seth hai giải thưởng Emmy cao quý và một giải Annie. Vào năm 2008, ông đã tạo ra kênh Youtube của chính mình có tên Seth MacFarlane’s Cavalcade of Cartoon Comedy. Trong năm 2009, ông đã thắng giải Webby cho Nhà sản xuất phim của năm. Bên cạnh làm phim hoạt hình, ông cũng từng tham gia các buổi nói chuyện tại trường đại học và cao đẳng ở Mỹ, đồng thời ủng hộ quyền về bình đẳng giới tính. Trở thành nhà biên kịch xuất sắc sau chuyến bay tử thần Sau thành công rực rỡ của Family Guy, Seth MacFarlane còn có thêm những chương trình thành công khác như American Dad, The Cleveland Show… với vai trò là tác giả kịch bản, điều hành sản xuất và lồng tiếng cho các nhân vật. Seth cũng đã điều hành sản xuất phim tài liệu Cosmos: A Space Time Odyssey, tác phẩm này đã được phát đồng thời trên cả hai kênh Fox và National Geographic và trở thành một hiện tượng vào thời điểm đó. Và đến sự ra đời của Ted (2012), Seth đã trở thành một nhà kịch bản sáng giá bậc nhất Hollywood và có thù lao cao nhất. Tuy Ted (2012) đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều nhưng bộ phim vẫn là một câu chuyện tình yêu, tình bạn trong sáng và giàu cảm xúc. Bộ phim nói được cái bỡ ngỡ của những người lớn chưa kịp lớn và sự khao khát về một người bạn nhìn thấu cõi lòng mỗi người chúng ta. Có lẽ vì vậy mà chỉ với 50 triệu USD kinh phí sản xuất, bộ phim đã gây bão trên các phòng vé khắp thế giới và gặt hái doanh thu lên đến 550 triệu USD. Những danh hiệu cao quý này có thể đã không thuộc về Seth MacFarlane nếu nhân viên máy bay không nhớ nhầm giờ bay của Seth. Vào ngày 11/9/2001, ông đáng lẽ sẽ có mặt trên chuyến bay trở về Los Angeles từ Boston lúc 7h45 sáng. Tuy nhiên, nhân viên phụ trách đặt vé đã nói với ông giờ bay là 8h15, khiến ông bỏ lỡ chuyến bay của mình. Trong lúc đang chờ chuyến bay kế tiếp, Seth cùng toàn thể nước Mỹ sững sờ khi nghe tin về chiếc máy bay tới Los Angeles đã bị không tặc khống chế và lao vào tòa tháp World Trade Center. Sau này MacFarlane đã phải cảm ơn nữ nhân viên phòng vé vì viết nhầm giờ bay và đã cứu mạng anh. Vấn đề bản quyền của Ted Vào ngày 15/7/2014, hãng Bengal Mangle Productions đã đệ đơn kiện lên tòa án Los Angeles với nội dung chú gấu Ted trong bộ phim cùng tên đã được sao chép trái phép nhân vật hoạt hình Charlie của hãng này. Đơn kiện cáo buộc rằng Charlie và Ted có điểm tương đồng về ngoại hình và hành vi. “Cả Charlie và Ted đều sử dụng có môi trường gần như giống

Trey Parker và Matt Stone

Họ là ai? Randolph Severn “Trey” Parker III sinh ngày 19/10/1969, là một diễn viên, nhà làm phim hoạt hình, nhà sản xuất, biên kịch, ca nhạc sĩ người Mỹ. Ông cũng là đồng sáng tạo South Park với cộng sự của mình là Matt Stone. Ông thích phim, âm nhạc và đã tham gia đại học Colorado, Boulder, nơi đây ông đã gặp Stone. Họ hợp tác qua hai phim ngắn và bắt đầu làm bộ phim nhạc kịch với tựa đề là Cannibal! The Musical vào năm 1992. Matthew Richard “Matt” Stone sinh ngày 26/5/1971 là một diễn viên, nhà làm phim hoạt hình, biên kịch, đạo diễn truyền hình, nhà sản xuất, ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ. Ông là đồng sáng tạo của bộ phim South Park cùng với Trey Parker. Trong suốt thời gian học tập ở Colorado, Parker đã tham gia một lớp học làm phim. Những học viên ở đây sẽ phải hợp tác cùng nhau để làm những dự án. Trong khóa học này, Parker đã gặp Matt Stone. Và ngay lập tức, họ đã quyết định hợp tác cùng nhau. Trey Parker và Matt Stone đã viết và hợp tác với nhau trong nhiều bộ phim ngắn, bao gồm First Date, Man on Mars và Job Application. Parker nói rằng ông và Stone đã có ý định mỗi tuần quay một bộ phim nhưng ông đã làm mất hết dữ liệu. Thành công đầu tiên của họ đến từ bộ phim Alferd Packer: The Musical. Parker đã sử dụng một kỹ thuật hoạt hình giấy để tạo ra American History (1992), một bộ phim ngắn ông làm trong lớp hoạt hình của mình. Sau đó, bộ phim đã trở thành một sự bất ngờ khi mang lại giải thưởng đầu tiên cho Parker – giải Oscars cho sinh viên. Parker nhớ lại cảm giác tự hào khi ngồi trong giảng đường trước những sinh viên đến từ trường hoạt hình nổi tiếng CalArts, nơi đã sản xuất ra những tác phẩm xuất sắc. Trey Parker và Matt Stone đã chuyển tới Los Angeles và cho ra mắt bộ phim South Park ở Comedy Central vào tháng 8/1997. Bộ đôi này có đủ sáng tạo để điều khiển chương trình, sản xuất phim ngắn, âm nhạc và trò chơi dựa trên chương trình. Cùng với nhau họ đã sản xuất khá nhiều phim ngắn và series phim truyền hình, bao gồm Team America: World Police (2004). Sau vài năm phát triển, The Book of Mormon, một sáng tác được viết  bởi Parker và Stone, Robert Lopez soạn nhạc, chiếu trên sân khấu Broadway và thu được thành công lớn. Năm 2013, họ đã thành lập nơi sản xuất riêng của mình với tên gọi Important Studios. Thành quả hợp tác – South Park South Park là phim hoạt hình hài kịch tình huống của Mỹ do Trey Parker và Matt Stone thực hiện. Phim được sản xuất từ năm 1997 và phát sóng trên Comedy Central. Giống như The Simpsons, South Park cũng sử dụng rất nhiều nhân vật. Phim khai thác về cuộc sống của 4 cậu bé: Stan Marsh, Eric Cartman, Kyle Broflovski và Kenny Mccormick. Họ sống ở một thị trấn nhỏ không có thật tên là South Park, nằm ở lòng chảo South Park, dãy núi Rocky, Colorado, Hoa Kỳ. Những địa điểm nổi bật của South Park bao gồm trường tiểu học, điểm dừng xe bus, vài khu lân cận và cảnh miền núi nhiều tuyết, các địa điểm có thực ở Colorado, các cửa hàng quanh phố, tất cả đều dựa theo những địa điểm có thực ở Fairplay, Colorado. Về các nhân vật, trên trang web chính thức của South Park mô tả Stan Marsh là “một học sinh lớp 4 người Mỹ bình thường”. Kyle là người Do Thái duy nhất trong nhóm, và cậu được mô tả một cách châm biếm. Stan đại diện cho Parker, trong khi Kyle đại diện cho Stone. Stan và Kyle là bạn thân, và mối quan hệ của họ, cái mà phản ánh mối quan hệ đời thực giữa Parker và Stone, là một chủ đề quen thuộc của series. Trey Parker và Matt Stone đã xây dựng chương trình từ 2 phim hoạt hình ngắn mà họ đã làm vào năm 1992 và 1995. Cuối cùng trở thành một trong những video đầu tiên trên Internet và sau đó được sản xuất hàng loạt. South Park ra mắt vào tháng 8/1997 với thành công lớn, doanh số thu về cao nhất của các chương trình trên truyền hình cáp. Tuy thứ hạng có thay đổi về sau nhưng South Park vẫn là một trong những chương trình được đánh giá cao của Comedy Central và dự kiến được phát sóng ít nhất đến năm 2019. Các tập thí điểm đều sử dụng hình ảnh động. Tất cả những tập tiếp theo được tạo ra bởi phần mềm… Trey Parker và Matt Stone thực hiện hầu hết các đoạn lồng tiếng. Từ năm 2000, mỗi tập phim thường được viết và sản xuất trong tuần trước khi nó lên sóng. Parker giữ vị trí biên kịch và đạo diễn. Bộ phim đã có 267 tập trong 19 mùa của chương trình. South Park đã nhận được rất nhiều giải thưởng, bao gồm 5 giải Primtime Emmy, 1 giải Peabody và xuất hiện trong rất nhiều danh sách khác nhau. Sự nổi tiếng của chương trình là kết quả cho sự ra đời của bộ phim dài South Park: Bigger, Longer and Uncut, phát hành vào tháng 6/1999, 2 năm sau khi South Park ra mắt. Vào năm 2013, TV Guide đã xếp South Park vào top 10 bộ phim hoạt hình hay nhất của thời đại. Hiền Đặng tổng hợp >>> Tìm hiểu thêm: Friz Freleng – Người làm nên thành công của series Merrie Melodies

Homer Simpson

Matthew Abram “Matt” Groening sinh ngày 15/02/1954, là một họa sĩ vẽ tranh biếm họa, nhà sản xuất, làm phim hoạt hình và diễn viên lồng tiếng người Mỹ. Ông là tác giả đã tạo ra bộ truyện tranh Life in Hell (1977-2012), loạt phim truyền hình Futurama (1999-2003, 2008-2013) và The Simpsons. Trong đó, The Simpsons đã trở thành bộ phim truyền hình giờ vàng dài nhất trong lịch sử Mỹ. Matt Groening đã giành được 12 giải Emmy, 10 cho The Simpsons và 2 cho Futurama. Năm 2002, ông đoạt giải thưởng của Hội vẽ tranh biếm họa quốc gia Reuben cho Life In Hell. Bên cạnh đó, ông cũng giành được Comedy Award cho “những đóng góp xuất sắc cho bộ phim hài” trong năm 2004. Ông đã nhận được một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood vào ngày 14/02/2012. Bắt đầu từ Life In Hell Năm 1977, Matt Groening cho ra bộ truyện Life In Hell. Bộ truyện được lấy cảm hứng từ việc ông chuyển đến thành phố vào năm đó và mô tả về cuộc sống ở Los Angeles cho những người bạn của ông. Bộ truyện kể về những gì xảy ra xung quanh công việc, tình yêu, trường học của những người trẻ lúc đó. Vào năm 1978, Matt Groening đã bán bộ truyện tranh đầu tiên của mình, tác phẩm Life in Hell cho Wet Magazine. Bộ truyện bán được 250 tờ hàng tuần và đã gây chú ý với James L.Brooks, nhà sản xuất phim Hollywood. Năm 1985, Brooks đã liên lạc với Matt Groening để mời ông về làm việc tại đài truyền hình FOX, phát triển một loạt tiểu phẩm hoạt hình ngắn cho chương trình The Tracey Ullman Show. Ban đầu, Brooks muốn Groening phát triển ý tưởng từ bộ truyện Life in Hell. Tuy nhiên, vì lo sợ mất quyền sở hữu nhân vật, Groening đã quyết định tạo ra một cái gì đó mới hơn và ông bắt đầu xây dựng một phim hoạt hình về gia đình, The Simpsons. Thành công với The Simpsons Là một chương trình hoạt hình nhưng The Simpsons đã châm biếm nhiều khía cạnh của cuộc đời, đặc biệt là lối sống của tầng lớp lao động và trung lưu tại Mỹ, văn hóa Mỹ và xã hội Mỹ nói chung. Bộ phim được chiếu tại nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều ngôn ngữ và được xem là một trong những sản phẩm văn hóa đại chúng xuất khẩu quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất của Hoa Kỳ. Cho đến thời điểm hiện tại, The Simpsons đã có trên 500 tập. Tuy nhiên chương trình cũng gây ra nhiều cuộc tranh luận vì hình ảnh nghịch ngợm, không chịu học hành của Bart trong phim. Một số nhóm phụ huynh và thủ cựu cho rằng nhân vật hoạt hình như Bart là một gương xấu cho trẻ em. Cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush, trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo People, đã cho rằng chương trình này là chương trình “ngu xuẩn” nhất mà bà từng xem và đã bị chương trình châm biếm ngay sau đó. Tuy nhiên, sau này bà đã thay đổi ý kiến và đề cao chương trình.   9/2/1997, The Simpsons đã vượt qua The Flintstones để trở thành chương trình hoạt hình chiếu vào khung giờ có nhiều người xem nhất. Qua nhiều năm, hầu hết mọi nhân vật chính của The Simpsons đã xuất hiện trên bìa của nhiều nguyệt san. Chương trình này đã đoạt kỷ lục với số người nổi tiếng lồng tiếng lên đến trên 300 người. The Simpsons là một trong những biểu tượng dễ nhận ra nhất đối với người Mỹ. Tuy hình thức là hoạt hình nhưng để hiểu sâu các điều khôi hài trong chương trình đòi hỏi khán giả phải có kiến thức về lịch sử, khoa học, văn học, triết học,… Vì thế, chương trình chẳng những được trẻ em ưa thích mà còn được giới trí thức tán thưởng. Chương trình đã được nhiều nhà phê bình đề cao từ lúc ban đầu và một số tác giả đã viết sách nghiên cứu so sánh chương trình này với nhiều tư tưởng triết học. Nhiều câu nói từ The Simpsons đã được lặp lại nhiều lần và trở thành quen thuộc với người Mỹ. (từ D’oh được Homer thường thốt lên đã trở thành một từ chính thức trong từ điển tiếng Anh Oxford) Trong số phát hành năm 1998 viết về các thành tích trong các môn nghệ thuật và giải trí trong TK20, tuần báo Time đã gọi The Simpsons là chương trình truyền hình hay nhất trong thế kỷ. Đồng thời trong số báo đó, Bart Simpson cũng được đưa vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất. Đây là nhân vật giả tưởng duy nhất trong danh sách này. >>> Tìm hiểu thêm: Hanna & Barbera – Cặp đôi tài năng của làng hoạt hình thế giới  Nguồn: wikipedia.org

Tim Burton

Timothy Walter “Tim” Burton sinh ngày 25/08/1958, là đạo diễn, nhà sản xuất, nhà văn, nhà thơ và họa sĩ phim hoạt hình người Mỹ. Ông được biết đến qua những bộ phim có màu sắc tối tăm, rùng rợn, gothic và châm biếm như Beetlejuice, Edward Scissorhands, The Nightmare Before Christmas, Ed Wood, Sleepy Hollow, Corpse Bride, Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street, Dark Shadows và Frankenweenie, cùng với đó là những bom tấn như Pee-wee’s Big Adventure, Batman, Batman Returns, Planet of Apes, Charlie and the Chocolate Factory và Alice in Wonderland.  >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp  Một đạo diễn lập dị Sự độc đáo, lập dị trong phong cách làm phim của Tim Burton chính là liều thuốc mê hoặc khán giả khiến họ một khi đã thưởng thức tác phẩm thì không thể nào quên được. Là một trong những nhà làm phim thành công nhất của Hollywood, Tim Burton khởi đầu sự nghiệp bằng vai trò họa sĩ hoạt hình tại hãng Disney. Sau đó ông làm đạo diễn hai phim ngắn được đánh giá cao là “Vincent” (1982), “Frankenweenie” (1984) và thu về những bước nhảy vọt trong sự nghiệp làm phim của mình. Tác phẩm điện ảnh đầu tay của ông ra mắt vào năm 1985 có tựa đề “Pee-Wee’s Big Adventure”. Kể từ đó, Burton đã xây dựng nên một sự nghiệp đáng chú ý. Lối kể chuyện bằng hình ảnh của ông rất độc đáo, hội tụ những yếu tố thẩm mỹ nghệ thuật của châu Âu và sự hào nhoáng của nước Mỹ thế kỷ 19, 20. Những câu chuyện chủ yếu đi sâu khai thác các nhân vật kỳ dị và cô độc, mà về lý thuyết, thường khiến các hãng sản xuất phim sợ hãi. Trên thực tế, những nhà đầu tư mà ông tìm đến đã không làm vậy. Thương hiệu “lập dị” của Burton mang đến doanh thu cực khủng và tác phẩm của ông luôn có một sức hút lạ thường. Bất kỳ ai từng xem phim của Tim Burton sẽ nhận ra rằng đạo diễn dành một sự ưu ái đặc biệt cho những trang phục mang phong cách thời trang thế kỷ 19, ngay cả khi câu chuyện được đặt trong một bối cảnh hiện đại hơn. Bên cạnh đó, những mẩu chuyện và hình vẽ minh họa lừng danh của tác giả người Mỹ, Dr. Seuss cũng đem tới nhiều cảm hứng cho phim của ông. Khán giả có thể thấy lặp đi lặp lại trong các tác phẩm của Burton những nhân vật với bộ đồ kẻ sọc đen-trắng, hay các quý cô và nhân vật nữ chính trưng diện mái tóc vàng xõa uốn bồng bềnh bao quanh khuôn mặt trắng lợt cùng chiếc váy dài tinh tế thường bắt gặp trong những bức tranh của thời kỳ tiền Raphael. Burton là một tác giả có đầu óc thiên về lịch sử nghệ thuật. Khả năng khéo kết hợp các giai đoạn và thời đại khác nhau của ông tạo nên sự hài hước và gây ấn tượng cho khán giả. Tình bạn đẹp cùng với Johnny Depp Trong giới điện ảnh Hollywood, tình bạn giữa đạo diễn Tim Burton và tài tử Johnny Depp luôn khiến người khác phải ngưỡng mộ. Họ trở thành bạn bè sau bộ phim đầu tiên hai người hợp tác. Kể từ đó, trong sự nghiệp điện ảnh của mình, với 17 bộ phim truyện Tim Burton đã làm ra thì có đến 8 bộ phim Johnny Depp góp mặt. Hầu hết trong số đó là những bộ phim đã tạo nên tên tuổi cho cả hai như Edward Scissorhands, Sleepy Hollow và gần đây là Alice in Wonderland hay The Dark Shadows. Khi được hỏi về lý do ông liên tục hợp tác cùng Johnny Depp, Tim Burton trả lời: “Có một số diễn viên tạo dựng sự nghiệp bằng cách giữ nguyên tính cách của chính mình trong phim. Tôi thích những diễn viên muốn trở thành nhân vật hơn. Johnny Depp không bao giờ lặp lại chính mình. Trong Edward Scissorhands, anh ấy chẳng nói lời nào. Trong Ed Wood, anh ấy chẳng ngậm miệng lại bao giờ! Trong Sweeney Todd anh ấy hát. Mỗi một bộ phim anh ấy lại thử thể hiện một tính cách khác nhau”. Mỗi khi được vị đạo diễn tài ba gọi đến, Johnny Depp lại sẵn sàng cho một vai diễn đầy thử thách mới. Johnny thấy anh cần phải có trách nhiệm làm cho Tim Burton giữ được hứng thú với mình. Và có lẽ, điều khiến anh luôn muốn làm việc cùng người bạn lâu năm này chính là việc anh chẳng bao giờ biết ông định làm gì. Johnny từng chia sẻ: “Tim Burton đối với tôi giống như một người anh. Đó là sự thấu hiểu lạ lùng giữa hai người. Tôi thực sự hiểu được anh ấy, tới hết mức có thể, tôi cho là thế. Anh ấy cũng biết rõ về tôi đến hết mức như vậy”. Các bộ phim làm nên tên tuổi đạo diễn lừng danh Trong sự nghiệp làm phim của mình, Tim Burton đã có rất nhiều bộ phim ấn tượng nhưng những bộ phim dưới đây chắc hẳn đã làm bạn nhớ mãi sau một lần xem  Batman (1989) Gần ba năm sau khi bắt đầu kế hoạch, đạo diễn Tim Burton mới bắt tay thực hiện bộ phim Batman. Bộ phim là thành công thứ 2 về phòng vé tiếp nối Beetlejuice, chỉ tuần đầu tiên bộ phim đã thu về được 43,6 triệu USD, một con số khổng lồ của thời bấy giờ. Đây là bộ phim đầu tiên về Batman, đánh dấu cho những tập phim Batman sau đó của hãng Warner Bros. Batman Return (1992) Phần tiếp theo nối tiếp thành công của Batman. Đây là bộ phim thành công về nhiều mặt, không chỉ dành được doanh thu rất cao mà

Hanna và Barbera

Hanna và Barbera là những con người tài năng và chuyên nghiệp của làng hoạt hình thế giới. Khi họ đứng riêng rẽ, mỗi người là một ngôi sao sáng trong ngành công nghiệp giải trí. Nhưng khi họ đứng chung một điểm, hai người là sự kết hợp hoàn hảo làm nên thành công và tạo ra những bộ phim hoạt hình ấn tượng. Sự kết hợp của hai con người tài năng Joseph Roland “Joe” Barbera (24/03/1911 – 18/12/2006) là một nhà làm phim hoạt hình, họa sĩ vẽ truyện tranh, nhà sản xuất và đạo diễn truyền hình người Mỹ. Cùng với William Hanna, ông là đồng sáng lập của xưởng sản xuất phim hoạt hình Hanna – Barbera. Đây là nơi đã sản xuất nhiều phim hoạt hình nổi tiếng như Tom và Jerry, The Huckleberry Hound Show, The Flintstones, The Jetsons, Scooby-Doo.   William Denby “Bill” Hanna (14/07/1910 – 22/03/2001) là một họa sĩ hoạt hình người Mỹ, đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên lồng tiếng của những bộ phim có hàng triệu khán giả vào thế kỷ 20. Sau khi làm những công việc lặt vặt trong những tháng đầu của cuộc Đại Suy Thoái, Hanna tham gia vào xưởng sản xuất phim hoạt hình Harman and Ising vào năm 1930. Trong năm 1930, Hanna dần đạt được những kỹ năng nghề nghiệp khi làm việc ở đây và đã sản xuất ra phim hoạt hình Captain and the Kids. Năm 1937, khi đang làm việc tại Metro-Goldwyn-Mayer (MGM), Hanna đã gặp Joseph Barbera. Hai người bắt đầu hợp tác và sản xuất ra bộ phim hoạt hình Tom and Jerry. Trong năm 1957, họ cùng nhau thành lập Hanna-Barbera, sản xuất các chương trình như The Flintstones, The Huckleberry Hound Show, The Jetsons, Scooby-Doo, The Smurfs và Yogi Bear. Hanna và Barbera đứng đầu công ty cho đến năm 1991. Sau đó, studio được bán cho Turner Broadcasting System và được sát nhập với Time Warner vào năm 1996. Tuy vậy, Hanna và Barbera vẫn ở lại và giữ vị trí cố vấn cho công ty. Hanna và Barbera đã thắng 7 giải Oscar và 8 giải Emmy. Những bộ phim hoạt hình của họ dần trở thành biểu tượng văn hóa và các nhân vật hoạt hình của họ đã xuất hiện ở các phương tiện khác như phim ảnh, sách, đồ chơi,… Đánh dấu thành công với Tom & Jerry Tom & Jerry là một series phim hoạt hình của Mỹ được chiếu trên truyền hình và rạp hát với nhiều thể loại từ phim ngắn cho tới phim dài. Phim là cuộc đối đầu vô tận giữa chú mèo Tom và chú chuột thông minh Jerry, mang tới vô vàn tiếng cười cho khán giả. Hanna và Barbera viết kịch bản đồng thời làm đạo diễn cho 114 tập phim Tom & Jerry tại xưởng phim MGM trong thời gian từ những năm 1940 cho tới năm 1957 (năm xưởng phim hoạt hình của hãng đóng cửa). Vào cuối thập kỷ 30, Hanna và Barbera tham gia vào xưởng hoạt hình của MGM. Barbera giữ vai trò viết kịch bản và thiết kế nhân vật. Ông hợp tác cùng Hanna, một đạo diễn đầy kinh nghiệm để thực hiện một bộ phim về chú mèo đuổi chuột mang tên Puss Gets the Boot. Hoàn thành vào cuối năm 1939 và ra rạp vào ngày 10/3/1940. Bộ phim không thực sự phổ biến và thể loại phim mèo-chuột bị gạt bỏ sang một bên. Chỉ tới khi bộ phim được đề cử giải phim ngắn xuất sắc tại Oscar năm 1941 và để thua phim The Milky Way của đạo diễn Rudolph Ising thì nhà sản xuất Fred Quimby mới kéo Hanna và Barbera trở lại trong khi cả hai đang tham gia một dự án phim hoạt hình khác. Hanna và Barbera quyết định tổ chức một cuộc cá độ với tên mới của loạt phim. Họ lựa chọn tên cho loạt phim bằng cách bốc thăm. Họa sĩ hoạt hình John Carr là người chiến thắng 50 đô la khi chọn cái tên Tom & Jerry. Loạt phim Tom & Jerry đi vào sản xuất với tập phim đầu tiên The Midnight Snack vào năm 1941. Sau này Hanna và Barbera phụ trách làm loạt phim này và hiếm khi nhận thêm công việc nào khác tại MGM. Bắt đầu từ năm 1960, tiếp tục thành công của 114 tập phim đầu, MGM đã giao quyền sản xuất cho Hãng phim Rembrandt được điều hành bởi Gene Deith tại Bắc Âu. Sau đó đến năm 1963 bộ phim được giao cho một xưởng phim Hollywood là Sob-Tower 12 của Chuck Jones. Loạt phim kết thúc vào năm 1967 nâng tổng số tập lên 161. Sau này để phục vụ cho các kênh phim hoạt hình, hai nhà sản xuất ban đầu là Hanna-Barbera tiếp tục sản xuất Tom & Jerry trong những năm 70 cho tới đầu năm 90. Và tiếp theo đó là hai bộ phim dài Tom & Jerry ra mắt khán giả là Tom and Jerry: The Movie vào năm 1993 và Tom & Jerry: the Masion Cat vào năm 2000. Tập phim Tom & Jerry mới nhất là tập The Karate Guard đã ra mắt lần đầu tại Los Angeles vào ngày 27/12/2005. Hiện nay, Time Warner đang giữ bản quyền sản xuất Tom & Jerry. Mặc dù tập phim nào cũng lặp lại nội dung “mèo đuổi chuột” thế nhưng hai nhà làm phim Hanna và Barbera đã tìm ra được vô vàn nội dung và tình huống thú vị. 13 tập phim được đề cử giải Oscars cho Phim hoạt hình ngắn trong đó 7 tập đoạt giải, ngang hàng với Silly Simphone của Disney. Đây cũng là một trong những phim hoạt hình ngắn giành nhiều giải Oscars nhất. Tom & Jerry có lượng khán giả đông đảo trên toàn thế giới với đủ mọi thành phần từ trẻ con cho tới thanh

Top 10 họa sĩ hoạt hình giàu có nhất thế giới

Phim hoạt hình thời điểm sơ khai chỉ mang hai màu trắng, đen nhưng nó vẫn khiến khán giả say mê, yêu thích. Chính vì vậy, khi ngành công nghiệp phim hoạt hình ngày càng phát triển, sản xuất ra những bộ phim có đầu tư, mức độ yêu thích của khán giả cũng vì thế mà tăng lên đáng kể. Phim hoạt hình không hề có giới hạn về độ tuổi người xem. Vì thế, để xây dựng một nhân vật hoạt hình thành công, đòi hỏi các họa sĩ phải làm việc thật sự chăm chỉ sáng tạo và kiên trì.     Chắc hẳn, bạn cũng có một nhân vật hoạt hình mà mình yêu thích? Và bạn có biết họa sĩ hoạt hình nào đã sáng tạo ra nhân vật đó không? Hãy cùng xem, họa sĩ hoạt hình đó có xuất hiện trong danh sách top 10 những họa sĩ hoạt hình giàu nhất thế giới không nhé! Danh sách top 10 những hoạt sĩ hoạt hình giàu nhất thế giới 1.Walt Disney – 5 tỷ USD Walter Elias Disney là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất thế giới. Hàng loạt các nhân vật hoạt hình yêu thích như chuột Mickey, Minnie, Vịt Donald, chú chó Goofy, Pluto,… đều do Walt Disney sáng tạo. 2.Trey Parker & Matt Stone – 600 triệu USD Bộ đôi họa sĩ Trey Parker và Matt Stone đã cùng sáng tạo “đế chế” South Park. Bộ phim hoạt hình đầu tiên của họ, “Jesus vs Frosty” đã tạo nên làn sóng hâm mộ mạnh mẽ từ phía công chúng.  3.Matt Groening – 500 triệu USD Matt Groening bắt đầu sự nghiệp với bộ truyện tranh “Life is Hell” vào năm 1978 và sau đó là tuyệt tác “The Simpsons”. 4.Hanna – Barbera – 300 triệu USD Hanna và Barbera – bộ đôi đã sáng tạo ra các nhân vật nổi tiếng khắp thế giới như Tom & Jerry, The Jetsons, Scooby Doo, Flintstones và Huckleberry Hound. Đã rất lâu kể từ khi các nhân vật hoạt hình xuất hiện trước công chúng. Nhưng đến nay, các nhân vật này vẫn chiếm được niềm yêu thích của các fan hâm mộ hoạt hình trên toàn thế giới. 5.John Lasseter – 100 triệu USD John Lasseter là họa sĩ đứng đằng sau các phim hoạt hình “bom tấn” như Cars (Vương quốc xe hơi), Toy Story (Câu chuyện đồ chơi), A Bug’s Life (Thế giới côn trùng) … Các tác phẩm của John Lasster đều được khán giả yêu mến, say mê. 6.Stephen Hillenburg – 90 triệu USD Nhà làm phim kiêm thủy sinh vật học Stephen Hillenburg là cha đẻ của loạt phim hoạt hình “The SpongeBob Movie” (tạm dịch Biệt đội anh hùng “bất bình thường” ). The SpongeBob Movie rất được ưa chuộng ở Mỹ, từng có tỉ lệ người xem cao nhất trên kênh truyền hình thiếu nhi Nickelodeon. 7.Tim Burton – 80 triệu USD Tim Burton sinh năm 1958 là đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch tài năng. Ông nổi danh với những bộ phim đậm chất hắc ám, tràn ngập mưu đồ đen tối. Những bộ phim gắn liền với tên tuổi của Tim Burton có thể kể đến như Batman, Beetlejuice, Planet of the Apes, Charlie and the Chocolate Factory, Corpse Bride…. 8.Mike Judge – 75 triệu USD Tên tuổi của họa sĩ Mike Judge gắn liền với những bộ phim như: Beavis and Butt-head, Idiocracy, Office Space,…Mike Judge cũng từng được vinh danh với nhiều giải thưởng ở vị trí biên kịch. 9.Seth MacFarlance – 55 triệu USD Mới 9 tuổi, Seth MacFarlane đã bắt đầu bán những mẫu truyện bằng tranh nhỏ cho tờ báo địa phương The Kent Good để nhận 5 USD hàng tuần. Những bộ phim hoạt hình mang cái tên MarFarlane vang xa: The Life of Larry, Larry and Steve, Family Guy, American Dad, The Cleveland Show… 10.Terry Gilliam – 40 triệu USD Monty Python and the Holy Grail, The Miracle of Flight, Time Bandits, Barazil, Fear and Loathing in Las Vegas,… là những tác phẩm mang cái tên Terry Gilliam phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất phim hoạt hình.      Nguồn: http://successstory.com/lists/richest-cartoonists Quỳnh Như dịch >>> Tìm hiểu thêm: Mở ra tương lai cho hoạt hình 3D Việt Nam 

Một trang trong bộ manga nổi tiếng của Nhật Bản – Doreamon  Khi chuẩn bị vẽ truyện tranh, vài ba khung truyện ngắn, hay thậm chí là thiết kế vài khung hình động,… bạn có băn khoăn về việc nên bắt đầu từ đâu không? Câu trả lời thường chỉ gói gọn trong hai đáp án “Tôi nên sáng tạo ra một cốt truyện trước, rồi cứ từ đó mà phát triển nhân vật?” hay “Xây dựng nhân vật hoàn chỉnh để rồi gắn kết chúng lại bằng những câu chuyện?” Hy vọng với những gợi ý dưới đây, bạn sẽ biết cách tạo ra tác phẩm cho riêng mình theo những cách riêng và giấc mơ trở thành nhà biên kịch, họa sĩ truyện tranh, phim hoạt hình sẽ không còn quá mịt mờ đối với các bạn trẻ mới vừa bước vào nghề. Xu hướng cũ – Cái tên nhỏ hơn câu chuyện Nhã Phương và Kang Tae Oh của phim Tuổi thanh xuân từng gây sự chú ý với khán giả ở Việt Nam và Hàn Quốc  Không riêng gì kịch bản phim, các nhân vật trong các tác phẩm nghệ thuật ra đời vào thời gian trước cũng thường không được khán giả nhớ tên. Thay vào đó thường ghi nhớ diễn biến của câu chuyện được kể trong tác phẩm. Vậy tại sao khán giả không nhớ về các nhân vật trong phim? Nguyên nhân thứ nhất là do việc sáng tác nhân vật trong các tác phẩm nghệ thuật thời đó chưa thể hiện được cái “tôi” của tác giả. Hiểu theo một cách khác là nhân vật trong các tác phẩm còn mang “màu sắc” cộng đồng, toàn dân. Điều đó khiến công chúng khó có thể ghi nhớ đặc trưng của “diễn viên”. Nguyên nhân thứ hai là do “phạm vi hoạt động” của nhân vật chỉ gói gọn trong một tác phẩm riêng biệt. Khán giả khó mà “gặp lại” họ khi tác phẩm kết thúc. Việc ấn định câu chuyện trước khi tạo hình nhân vật cũng khiến nội dung tác phẩm thiếu màu sắc riêng, thiếu sự linh hoạt cần có của nó. Chính vì lẽ đó, theo thời gian, hướng xây dựng kịch bản hiện nay đã thay đổi.   Nick Wilde nhân vật chính trong phim hoạt hình Zootopia  Hướng đi mới: Nhân vật – Người “thiết kế” kịch bản Đi ngược lại với xu hướng trước đây, khi ra mắt các tác phẩm nghệ thuật như truyện tranh, phim hoạt hình, game,…các nhà sản xuất thường “nhá hàng” các nhân vật trước để thu hút sự chú ý của công chúng. Tạo hình nhân vật, tính cách đặc trưng, khả năng đặc biệt,… giúp nhân vật “làm quen” và tạo ấn tượng khác biệt đối với khán giả. Ngoài ra, việc xây dựng nhân vật giúp các họa sĩ, tác giả, nhà sản xuất có được kết quả thăm dò thị trường trước khi tác phẩm của họ ra đời. Hình ảnh teaser cho phim Despicable Me 3 Nhân vật – “chìa khóa” tiếp cận khán giả Nhân vật như thế nào mới có thể khiến công chúng đón nhận? Là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể giải đáp. Khán giả sẽ dễ dàng tiếp nhận một nhân vật có “một cái gì đó” tương đồng với bản thân khán giả, hoặc cái gì đó tương đồng với mong muốn về tình cảm, trùng lắp với ước mơ của họ. Một điều không cần bàn cãi là khi khán giả chạm được “cái tôi” của nhân vật, họ sẽ cảm thấy tin tưởng và mở lòng hơn. Tuy nhiên, sự thành công của tác phẩm không phải là cố gắng xây dựng một nhân vật mà ai cũng yêu thích, ai cũng chấp nhận. Một tác phẩm được đánh giá là hay chỉ khi nó có khả năng khơi dậy cảm xúc, suy nghĩ theo những cách khác nhau cho từng người xem. Xu hướng sáng tác Ngày nay, không ít các nhân vật phụ được nhà sản xuất cho phép “đánh lẻ” khi thấy được tiềm năng thương mại của chúng. Đây là minh chứng cho xu hướng điển hình hóa nhân vật trong các sản phẩm điện ảnh. Maleficent – nhân vật phù thủy được lựa chọn trở thành nhân vật chính của bộ phim Fiding Dory – Cô nàng Dory sẽ trở thành nhân vật chính trong phần kế tiếp của Finding Nemo Sáng tạo, thấu hiểu thế giới của nhân vật, xây dựng những tình tiết, dự trù những đầu mối cốt truyện là những bước đầu tiên bạn cần chuẩn bị khi bắt tay vào sáng tác một tác phẩm điện ảnh, văn học, nghệ thuật. Bạn nên là người sáng tạo ra những nhân vật mạnh mẽ, thú vị hơn bao giờ hết, có khả năng tự chủ và quyết định tương lai cho mình. Đó sẽ là yếu tố giúp kịch bản thu hút được khán giả.    Quỳnh Như tổng hợp

LHP Việt Nam lần thứ 19 - các phim hoạt hình ấn tượng - Khu đầm có cánh

LHP Việt Nam lần thứ 19 – Mời các bạn cùng thưởng thức các phim hoạt hình ấn tượng đã được công chiếu tại sự kiện này.[spacer] Bay Bộ phim hoạt hình có thời lượng 2 phút 35 giây là câu chuyện kể về ước mơ muốn bay cao của cô gái nhỏ, dù có thất bại thì nụ cười vui vẻ, ngây thơ vẫn hiện trên đôi môi. [spacer]  Bố của gà con Bố của gà con là bộ phim của tác giả Phạm Ngọc Tuấn, cũng với bộ phim này Hãng phim Hoạt hình Việt Nam đã đoạt giải Nhất cuộc thi làm phim hoạt hình online Việt Nam – Hàn Quốc. Câu chuyện cảm động kể về “người cha bất đắc dĩ” là chú chó hung dữ, khó tính. Dù lúc nào cũng truy đuổi vợ chồng gà, nhưng khi đối mặt với tiếng gọi “bố! bố! bố ơi! con đói, con đói” của chú gà con thì mắt chú chó ánh lên nét dịu dàng. Cao trào của câu chuyện là khi cặp vợ chồng gà đòi lại được con của mình. [spacer] Bay về phía bầu trời Lớn lên cùng các anh chị gà khác, nhưng Gà út luôn khao khát mãnh liệt về bầu trời. Các anh chị luôn chế giễu giấc mơ ấy viễn vong. Cho đến khi chú Gà nhiếp bị đàn đại bàng cắp đi thì mọi người mới biết rằng, chú Gà út lại là thuộc giống loài Đại bàng vốn hung hăng. [spacer] Bột phép màu Câu chuyện xảy ra trong một khu vườn nhỏ. Gà Trống phải dậy sớm để đánh thức mọi người dậy, vì vậy nó ghen tị với Chó – người không cần dậy sớm. Mâu thuẫn lên cao khi Chó – Gà quyết định đổi vị trí cho nhau. Thế là khu dân cư được một phen “chó bay gà sủa”. [spacer]  Cái ổ gà Con đường quốc lộ – tuyến giao thông duy nhất bỗng xuất hiện một cái ổ gà. Các con vật và xe cộ qua lại đều thờ ơ, vô ý thức nên chẳng mấy chốc nó đã lớn thành cái ổ voi và tiếp tục lớn thêm. Cao trào của chuyện thì khi mưa xuống cái ổ voi thành cái ao, không ai đi qua lại được thì có những kẻ bắt đầu kiếm kế kinh doanh thuyền qua sông. Bộ phim mang lại nhiều ý nghĩa cho người xem. [spacer] Cậu bé Cờ Lau Cậu bé Cờ Lau – tác phẩm của đạo diễn Phùng Văn Hà, tái hiện cuộc đời và các giai thoại về Đinh Bộ Lĩnh. Ngay từ khi mới ra mắt, Cậu bé Cờ Lau đã thu hút được sự quan tâm của công chúng. Nội dung hấp dẫn, cách dẫn dắt gần gũi, lồng ghép dưới những chi tiết lịch sử hào hùng là những yếu tố kỳ ảo. Có những cảnh quay bộ phim cứ như một khúc ca dao ngọt ngào mẹ thường hay kể, nhưng cũng có lúc gay cấn, hồi hợp như một thước phim hành động thứ thiệt.    Bên cạnh kỹ xảo 3D đẹp mắt, cách xây dựng cảnh quay cùng thẩm mỹ nghệ thuật chắc chắn sẽ làm hài lòng khán giả xem phim. Âm thanh, tiếng động ở từng tình huống cụ thể được đầu tư công phu, tạo hiệu ứng cảnh quay đến mức tối đa.    Xem bài viết đặc biệt về phim. [spacer] Chẫu chàng, Chẫu chuột. Chẫu chàng âm mưu vượt qua Ếch Xanh và Nhái bén trong cuộc thi Hội khỏe ao làng bằng trò gian dối. Khi đoạt được giải, Chẫu càng lấn sâu vào con đường sai trái. Chẫu mở lớp dạy bồi dưỡng, nhờ đồng bọn làm các chiêu trò quảng cáo, đánh bóng tên tuổi. Sau hàng loạt những hành động lừa gạt, Chẫu phải trả giá cho những gì mình gây ra. [spacer] Chuyện của Đốm Chuyện của Đốm cũng là câu chuyện thường nhật của các em nhỏ, những tình huống gần gũi, thiết thực được thể hiện bằng hình ảnh 3D ngộ nghĩnh, qua đó giúp các em nhận ra những thói xấu quen thuộc không đáng có của bản thân, từ đó rèn luyện và sửa đổi. Chuyện của Đốm có tính giáo dục cao, là bộ phim hoạt hình tuyệt vời dành cho các em nhỏ trong thời gian vừa qua. [spacer] Đeo lục lạc cho mèo Chuột và Mèo là hai loài vật nằm trong quy luật đối đầu của tạo hóa. Chuyện chúng xem nhau là kẻ thù là chuyện đương nhiên, cái độc đáo của phim là diễn tả mối xung đột theo một góc độ khác. Nghệ thuật tạo hình của bộ phim tương đối lạ, bắt mắt và mang tính nghệ thuật cao. Những cảnh phim diễn tả nỗi đau đớn, phẫn nộ của chú chuột đầu đàng khi bị mèo làm cho bị thương chèn vào những tiếng kêu vang của bầy chuột khi bị mèo tấn công, sẽ làm bạn có những giây phút hồi hộp đến run rầy. Mâu thuẫn  giữa hai loài động vật trở nên đáng sợ hơn rất nhiều ở khúc cao trào của bộ phim, những âm mưu ngày càng lớn khiến hai bên ngày càng lún sâu vào cuộc chiến.   [spacer] Đuôi của thằn lằn Trong một lần vui đùa, Thằn lằn chẳng may bị tai nạn đứt đuôi. Xấu hổ vì chiếc đuôi cụt lủn khiến các bạn chê cười, thằn lằn nghĩ ra cách làm một chiếc đuôi giả để thay thế. Không ngờ, chiếc đuôi giả được mọi người khen ngợi. Sau đó các bạn học theo thằn lằn làm đuôi giả, chiếc đuôi thật bây giờ bị phủ định và chê cười. Chúng tìm cách giấu chiếc đuôi thật đi, thậm chí có ý định dứt bỏ. Cho đến khi bị chim cắt truy đuổi, chú thằn lằn mới nhận ra mình có thể đã chết

Cậu bé Cờ lau – Hình ảnh trong phim

Kể từ ngày ra mắt, bộ phim hoạt hình 3D Cậu bé Cờ Lau đã giành được nhiều giải thưởng danh giá, gần đây nhất là giải thưởng “Bông sen vàng” tại lễ bế mạc của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 vừa diễn ra ngày 5/12.  Chỉ dựa vào cái tên Cậu Bé Cờ Lau chúng ta cũng đã biết được nội dung bộ phim đang nhắc đến vị anh hùng Đinh Bộ Lĩnh. Ồng là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Bộ phim hoạt hình 3D tái hiện những ghi chép về cuộc đời, tính cách trong suốt những năm tháng ấu thơ của Đinh Bộ Lĩnh. Những giai thoại về Vạn Thắng Vương được lưu truyền nay lại được nhắc nhớ một cách sinh động, trực quan hơn. Tạo hình nhân vật cậu bé Lĩnh nghịch ngơm, thông minh và bộc lộ tư chất từ nhỏ, một gương mặt ngộ nghĩnh đáng yêu với tóc để chỏm sẽ trở nên gần gũi với khán giả nhí. Bên cạnh đó các em nhỏ cũng sẽ được chu du miền núi non hùng vĩ, nhưng yêm ả thanh bình của vùng quê Ninh Bình, các trò chơi dân gian và cuộc sống giản đơn nơi thôn dã.     Thể loại phim dã sử là một trong những thể loại rất khó thể hiện trên màn ảnh, bởi nó phải cân bằng giữa ghi chép chính xác về lịch sử vừa phải mang đến cho người xem không gian sáng tạo. Hơn thế nữa, đặc trưng về lứa tuổi của khán giả đặt ra nhiều thử thách cho ê-kíp làm phim. Không thể không công nhận bộ phim là lời minh chứng cho sự trưởng thành của phim hoạt hình điện ảnh Việt Nam. Lồng ghép các yếu tố văn hóa thuần Việt xuyên suốt bộ phim như các bài đồng dao, các làng điệu dân ca, tiếng trống đặc trưng của các trò chơi dân gian…là điều mà không phải ê-kip làm phim Việt nào cũng có thể thành công. Những tính cách đặc trưng của người Việt như hiếu học, yêu nước, trượng nghĩa sẽ thể hiện qua nhân vật cậu bé Lĩnh sẽ góp phần giáo dục và bồi dưỡng tâm hồn trẻ.   Bên cạnh đó, sự xuất hiện các yếu tố kỳ bí, thần thoại là yếu tố thu hút sự quan tâm của khán giả nhỏ tuổi. Thành công của bộ phim là minh chứng cho sự phát triển khởi sắc của phim hoạt hình Việt. Như Quỳnh Xem bài viết tổng hợp các phim hoạt hình hay tại LHP Việt Nam lần thứ 19 Mời các bạn cùng thưởng thức bộ phim:

The Good Dinosaur Chú Khủng Long Tốt Bụng

Có những lời yêu thương cần được gởi trao – có những khoảnh khắc đoàn tụ thật nồng ấm – có những tình bạn chân phương đến lạ kì. The Good Dinosaur – Chú khủng long tốt bụng là một bộ phim hoạt hình 3D mang màu sắc truyền thống về ý tưởng, ngập tràn màu sắc để thu hút con trẻ và đủ đầy xúc cảm làm vừa lòng người lớn. Vẫn là mô típ câu chuyện cũ của Disney Pixar với nhóm đối tượng khán giả chính là gia đình, với tuyến nhân vật chính tuân theo phương thức tự cải thiện giống như bản thân công ty từng trải qua: với sự giúp đỡ của bạn bè hoặc gia đình, một nhân vật mạo hiểm tiến vào thế giới thực và học cách trân trọng bạn bè và gia đình. Tuy nhiên, cái cách mà Pixar triển khai ý tưởng của mình ở bộ phim The Good Dinosaur đã một lần nữa không làm khán giả phải thất vọng. Bộ phim hoạt hình 3D The Good Dinosaur dẫn dắt người xem qua một cuộc hành trình trở về quá khứ mang tên là Giả sử. Giả sử như năm đó khối thiên thạch kia không rơi trúng vào trái đất, không gây ra cơn Đại hồng thủy,  để rồi loài khủng long và con người cùng tồn tại trên một hành tinh. Giả sử như khủng long là loài thống trị thế giới, có ngôn ngữ, có nhận thức, vậy cuộc sống trên hành tinh này sẽ ra sao? Giả sử như giữa chú khủng long Apatosaurus mang tên là Arlo và một chú bé loài người xuất hiện một tình bạn chưa từng có. Bằng sự tư duy sáng tạo của mình, đạo diễn Peter Sohn cùng các cộng sự đã khéo léo xây dựng lên một thế giới quan rực rỡ sắc màu dưới góc nhìn của chú khủng long thiếu niên Arlo – thuộc loài Apatosaurus – loài khủng long ăn cỏ. Nhân vật Arlo được nhân cách hóa như một người con út trong gia đình, yếu đuối về mặt thể chất, và có bản tính sợ sệt. Gia đình Arlo là một gia đình kiểu mẫu gồm có năm thành viên Poppa, Momma, anh Buck và chị Libby. Họ sống yên bình trong thế giới của mình cho đến khi biến cố xảy ra, cha của Arlo – Poppa qua đời trong một trận lũ quét. Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, khi các nhà sáng tạo từ Disney – Pixar một lần nữa đưa câu chuyện đến một “điểm xoáy” khác. Arlo lạc mẹ trong một tai nạn bất ngờ, dòng sông cuốn Arlo trôi dạt đến nơi mà dường như cậu chưa bao giờ đặt chân đến, cảnh vật xung quanh mênh mông bao la, cỏ cây, muôn thú đều thật lạ lẫm và cái cảm giác của một cậu bé lần đầu xa gia đình với những hành động bỡ ngỡ đến mức độ ngờ nghệch làm cho khán giả cảm thấy dễ thương nhưng sao mà chạnh lòng đến lạ. Cũng từ đây hành trình tìm đường về nhà của chú khủng long Arlo được bắt đầu. Trong hành trình đó, Spot – một cậu bé người thượng cổ xuất hiện như một người bạn đồng hành cùng Arlo. Hai đứa trẻ thuộc hai giống loài khác nhau, xét về mặt lịch sử học có thể cho rằng chúng thuộc những chủng tộc “không đội trời chung”  với nhau, thế nhưng, Arlo –  chú khủng long và Spot – một cậu bé loài người lại có thể trở thành bạn của nhau. Và dù cho cả hai không cùng nói chung một thứ ngôn ngữ và không thể giao tiếp được với nhau, giữa họ thực sự có rất nhiều điểm chung. Nhờ đó mà Arlo bắt đầu biết quan tâm tới người bạn của mình nhiều hơn, biết gạt nỗi sợ hãi sang một bên, và quan trọng nhất là cậu đã nhận ra khả năng của mình. Chính điều đó đã giúp cho cậu cảm thấy thêm tự tin khi phải đương đầu với các chướng ngại vật trên đường về nhà và khẳng định được chính bản thân mình. Một sự kết hợp lạ kì làm cho khán giả thích thú cùng với cách tạo hình nhân vật đáng yêu và tuyến câu chuyện liền mạch khiến cho khán giả phải thốt lên ”Awww! Dễ thương”. Một khoảnh khắc tuyệt với khác chạm đến cảm xúc của người xem là phân đoạn Arlo quây quần bên đống lửa cùng với những người bạn mới quen, Arlo được một người bạn đề nghị trao đổi Spot lấy chiếc kèn Harmonica thú vị, Arlo đã trả lời “Spot là bạn và một người bạn thì không thể trao đổi được”. Một cách trả lời bộc phát nhưng chẳng hề toan tính như một cái chạm nhẹ đến trái tim của những người trưởng thành, có chăng trong chúng ta vẫn tồn tại những sự tính toán thiệt hơn với bạn bè mình? Trong The Good Dinosaur, các nhà làm phim hoạt hình đã lựa chọn kể lại câu chuyện theo một cách mới mà trong đó, các đoạn hội thoại được giảm thiểu tới mức tối đa. Thay vì đó, âm nhạc sẽ là phương tiện dẫn dắt người xem trên chặng đường mà các nhân vật sẽ đi qua. Để tạo ra các giai điệu trong phim, cùng với những nhạc cụ thông thường, bộ đôi nhạc sỹ Mychael Danna và Jeff Danna sử dụng một số nhạc cụ cổ của Colombia, bouzouki – một loại đàn được sử dụng ở Hy Lạp với hình dáng giống như cây đàn măng-đô-lin, đàn Jumbush của Thổ Nhĩ Kỳ, đàn Saz của Iran và một loại nhạc cụ được gọi là Harpoleck của người dân Bắc Âu. Xem Trailer #1 bộ phim hoạt hình 3D The Good Dinosaur: [spacer]

hoạt hình châu Âu

Đài quan sát nghe nhìn Châu Âu (The European Audiovisual Observatory) đã trình bày những kết quả đầu tiên về mô hình phát triển của ngành công nghiệp hoạt hình tại Châu Âu được tài trợ bởi Creative Europe, trong suốt thời gian diễn ra hội thảo MIFA từ ngày 17/6/2015, do Đài quan sát và Ủy ban Châu Âu tổ chức.

Mặc dù Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy 2015 đã chính thức khép lại vào cuối tuần trước, một vài thông tin về những bộ phim đặc sắc đã được tiết lộ trong dịp liên hoan này. Và hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu với bộ phim hoạt hình được mong chờ nhất năm 2016 – Zootopia. Zootopia-Bộ phim hoạt hình có nhân vật chính là các loài động vật biết nói của Disney. Theo trang Variety, đạo diễn Byron Howard và Rich Moore đã có mặt tại Annecy và công bố những hình ảnh đầu tiên của bộ phim mới nhất của Disney – “Zootopia”, qua đó người xem có thể nhận ra hãng phim danh tiếng này đang quay lại thể loại phim hoạt hình quen thuộc với nhân vật là những loài động vật biết nói. Theo lời một trong hai vị đạo diễn, lí do Disney chưa sản xuất một bộ phim hoạt hình nào về chủ đề này trong một khoảng thời gian dài đã thôi thúc ông thực hiện “Zootopia”. Đạo diễn Byron Howard cũng nói thêm: “Tôi đã cố gắng hết sức mình để có thể thực hiện một bộ phim với động vật đóng vai trò chủ đạo tại Disney trong suốt thời gian dài vừa qua.”. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Những hình ảnh trong phim được hé lộ Bộ phim về những loài động vật có thể nói chuyện là một trong những thể loại hoạt hình John Lasseter thề sẽ loại bỏ khỏi danh sách của mình vào những ngày đầu thành lập Pixar (mà tại thời điểm này, những bộ phim thuộc thể loại này đang đạt tới đỉnh cao trong ngành phim ảnh). Trong khi thể loại phim về những loài đồng vật biết nói đang có xu hướng suy giảm trong thời gian gần đây, nó vẫn đóng một vai trò chủ lực trong ngành công nghiệp phim hoạt hình và nhiều hãng phim khác vẫn đang rất thành công khi áp dụng vào các sản phẩm của mình. Vì vậy mọi người có thể giả định nếu đạo diễn John Lasseter có bao giờ thực hiện một bộ phim thuộc thể loại này dưới thời của ông, hẳn đó phải là bộ phim có ý tưởng mạnh mẽ để cốt truyện có thể độc đáo hơn những bộ phim khác cùng loại. Và “Zootopia” là một trong những bộ phim có thể chứng minh được điều đó. Phim hoạt hình lấy bối cảnh xã hội không có bóng dáng con người Có thể nhận thấy trong teaser đầu tiên của phim, “Zootopia” lấy bối cảnh tại một xã hội của những loài động vật mà không hề có bóng dáng của con người, nhưng xã hội ấy lại phát triển và hiên đại, gợi nhớ đến xã hội loài người hiện nay (với một vài thay đổi nhất định). Để phù hợp với một bộ phim hoạt hình có quy mô lớn thế này, các nhà làm phim đã phải tiến hành những đợt nghiên cứu thực tiễn. Đặc biệt, họ còn ghé thăm những công viên bảo tồn động vật hoang dã nội địa, quan sát những loài như ngựa vằn, báo và hươu cao cổ trong môi trường tự nhiên tại Kenya. Tất cả những nghiên cứu này giúp các nhà làm phim nắm bắt được các đặc điểm về bản tính cũng như là các chuyển động tự nhiên của mỗi loài động vật, sau đó áp dụng những thuộc tính của con người vào chúng (như đi bằng hai chân). Các đề tài nóng của xã hội được lồng ghép khéo léo trong bộ phim Nhưng với tất cả những cơ hội để tạo nên một bộ phim hài hước, độc đáo, “Zootopia” được sản xuất với mục đích hướng tới những chủ đề đang sôi nổi trong xã hội thực tại là sự rập khuôn chủng tộc và lòng khoan dung. Đạo diễn Rich Moore giải thích thêm: “Vấn đề lớn nhất được đề cập trong phim chính là thành kiến, khi các loài động vật rất dễ dàng rập khuôn nhau”. Cảnh sát thỏ Judy chạm trán với chú cáo xảo quyệt Nick Wilde Và thông qua việc sáng tạo một xã hội có nhiều xáo trộn của những loài động vật khác nhau, các nhà làm phim hi vọng sẽ truyền tải đến khán giả một thông điệp ý nghĩa về những suy nghĩ rập khuôn trong xã hội và tìm cách vượt qua chúng để có các nhìn đúng đắn hơn. Cũng như trong phim khi Judy Hopps (do Ginnifer Goodwin lồng tiếng) mới đến thành phố và trở thành cảnh sát thỏ đầu tiên bên cạnh những loài khác như tê giác và trâu. Quyết tâm thực hiện giấc mơ của mình, Judy chấp nhận làm mọi việc và tình cờ chạm trán với chú cáo xảo quyệt Nick Wilde (Jason Bateman). Cả hai phải gác lại định kiến của mình với đối phương để làm sáng tỏ những bí ẩn của Zootopia. Bộ phim sẽ được ra mắt vào năm tới “Zootopia” không phải là bộ phim duy nhất lấy chủ đề về những loài động vật biết nói sẽ được ra mắt vào năm tới. Thật chất, năm 2016 sẽ đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của thể loại này (với nhiều hình thức khác nhau). “Kung Fu Panda 3”, “Ratchet & Clank”, “The Secret Life of Pets”, “The Nut Job 2”, “Ice Age 5” và “Finding Dory” là những bộ phim với nhân vật chính là những loài động vật đa dạng khác nhau. Đây hẳn là ví dụ điển hình nhất để khẳng định những xu hướng cũ và mới trong phim hoạt hình thay đổi nhanh chóng như thế nào. “Zootopia” dự kiến khởi chiếu vào ngày 4/3/2016. Mời các bạn xem trailer của phim hoạt hình Zootopia: >>>

Với nội dung trong sáng, đề cao tính sáng tạo, tinh thần nghĩa hiệp, lòng can đảm, tính vị tha, sự chia sẻ,…nên Winnie The Pooh không chỉ là một bộ phim giải trí thông thường mà nó còn giúp cho những đứa trẻ hoàn thiện tính cách và từ đó dần trưởng thành hơn. Với sự đáng yêu cũng như mối quan hệ thân thiết giữa những người bạn trong phim, Winnie The Pooh đã rất thành công và trở thành một trong những bộ phim hoạt hình được yêu thích nhất thế giới. Trong đó, phải kể đến là chú gấu mập Pooh yêu mật ong. Mặc dù không phải là một chú gấu thông minh nhưng Pooh làm mọi thứ với ý định rất đúng đắn dù không bao giờ có thể kết thúc một cách chính xác ngay từ lần đầu tiên. Với Pooh, cuộc sống chính là tình bạn. Pooh mập lúc nào cũng ý thức rằng mình phải cố gắng đưa mọi người xích lại gần nhau. Hôm nay, Comic Media Academy sẽ hướng dẫn các bạn vẽ chú gấu Pooh siêu bụng bự này chỉ với 6 bước cực kì đơn giản. Cùng cầm bút lên và thực hiện nhé! Bước 1: Phác họa phần đầu của Pooh bằng một hình bầu dục nghiêng, bên trên là một hình trụ. Thêm một vài đường ngang chia tỷ lệ khuôn mặt cho Pooh nữa nhé. Bước 2: Thêm hai chấm tròn cho đôi mắt, hai hình bầu dục đứng cho đôi tai, hai đường cong phía trên cao cho chân mày, thêm một hình bầu dục ở giữa hai mắt cho mũi và đừng quên nhé, một đường cong cho nụ cười “so sweet” của Pooh. Bước 3: Phần thân sẽ được phát họa bằng một hình bầu dục đứng và dài – hơi to ở phần dưới nhé vì Pooh siêu vòng 2 mà! Hai cánh tay cũng sẽ được phát họa bằng hai hình bầu dục dài, lồng thêm và hai hình tròn cho hai bàn tay của Pooh. Bước 4: Dùng cách phác họa của phần tay cho phần chân của Pooh, nhưng phải đảm bảo rằng chân của chú gấu mập này ngắn hơn tay nhé! Bước 5: Bây giờ thì thêm chiếc áo crop – top cho Pooh nào, hihi. Bước 6: Mau mau cho Pooh xuất hiện với những đường nét hoàn chỉnh và 3 màu: đen, đỏ, vàng đặc trưng thôi nào. Nhớ phải xóa đi những nét thừa nhé! Hura, vậy là các bạn đã có cho mình chú Pooh bụng bự với nụ cười siêu đáng yêu rồi đó. Chúc các bạn thành công nhé! Quà tặng mùa hè dành cho các bạn ở TPHCM: Viện Truyện tranh và Hoạt hình chân thành cảm ơn sự ủng hộ, quan tâm của bạn đến các lớp học vẽ do Viện tổ chức. Viện trân trọng gửi đến bạn quà tặng đặc biệt khi đăng ký Lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics căn bản, chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho các bạn từ 9 – 14 tuổi. [spacer] Quà tặng: Phiếu giảm giá 500.000đ Lớp học vẽ truyện tranh manga/comics căn bản Thời lượng học: 3 tháng Lịch học: 9:00 – 11:00 và 14:00 – 16:00 ngày thứ 7 – Chủ nhật hàng tuần (Khi đăng ký bạn chọn một trong hai giờ học này nhé) Địa điểm học: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Thời gian áp dụng: Từ 18/07 – 31/07/2016 Hotline liên hệ: 090.273.8806 [spacer] Trinh Trần

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thiên thạch đã xóa sạch khủng long chưa bao giờ rơi trúng Trái Đất? Đó là câu hỏi mà Pixar đã đặt ra trong bộ phim mới nhất của mình, “A Good Dinosaur”, sẽ được ra mắt vào cuối năm nay. Phim sẽ do Peter Sohn (Parly Cloudy) đạo diễn, và trong buổi Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy, ông đã giới thiệu đến với mọi người những hình ảnh đầu tiên của phim. Với nội dung quay ngược về quá khứ, khi thiên thạch không hề rơi trúng Trái Đất và các loài khủng long vẫn sinh sống và phát triển không ngừng. Arlo the Apatosaurus – nhân vật chính của phim – đến từ một gia đình khủng long ăn cỏ. Arlo đang để tang cha mình khi cậu bị cuốn trôi trong dòng nước lũ và bất tỉnh. Khi tỉnh lại, cậu không thể xác định mình đang ở đâu. Arlo nhất định phải tìm đường quay trở về nhà khi cậu chưa bao giờ rời khỏi gia đình mình và không hề biết thế giới bên ngoài như thế nào. Tuy nhiên trên chuyến hành trình này, cậu gặp gỡ và kết bạn với một câu bé đặc biệt tên Spot. Như những hình ảnh được tiết lộ ban đầu, Pixar đã thúc đẩy những thách thức của mình với một môi trường mới, đầy kinh ngạc và kì diệu cho bộ phim. Đạo diễn Peter Sohn cho biết đoàn làm phim đã nỗ lực hết sức mình để có thể tạo ra một thế giới quy mô trong phim – khủng long rất to lớn, nhưng thế giới còn khổng hồ, bao la hơn. Khán giả đã có dịp được theo dõi một đoạn video ngắn nơi Arlo đứng trên đỉnh núi cao và nhìn xuống một dãy trùng điệp của núi cao và những cánh rừng bạt ngàn, mang lại một cảm giác hùng vĩ và rộng lớn. Những hiệu ứng đồ họa và kỹ xảo hình ảnh ấn tượng đã được các nhà làm phim chú trọng trong từng thước phim, phản ánh một hình ảnh thực tế về thế giới khủng long trong phim. Mời các bạn cùng xem trailer “The Good Dinosaur” >>> Có thể bạn quan tâm đến Lớp học làm phim hoạt hình 3D Ngoài “The Good Dinosaur”, Pixar cũng ra mắt một bộ phim ngắn mới với tên gọi là “Sanjay’s Super Team” do Sanjay Patel đạo diễn. Theo ông, ý tưởng để sáng tạo nên bộ phim là chuyến hành trình lâu dài của ông trong công cuộc hài hòa nền giáo dục phương Tây cùng lịch sử và những nét văn hóa Hindu. Ông đã viết nhiều cuốn sách lẫn truyện tranh về văn hóa Hindu trong nhiều năm trong lúc làm việc tại Pixar với những bộ phim thuần hóa phương Tây. Khi có cơ hội để đạo diễn một bộ phim ngắn, ông không chắc mình nên làm những gì. Vì thế ông đã hỏi cha mình, và nhận ra đây là thời cơ để ông có thể thực hiện những gì mình mong muốn suốt những năm qua. Câu chuyện được lấy ý tưởng khi Patel viếng thăm Ấn Độ và ghé đến một ngôi đền Hindu cổ đại. Tất cả những du khách ghé đến đền đều cởi bỏ giầy của mình để vào đền, và một người đàn ông ngồi trên bậc thềm có nhiệm vụ canh giữ những đôi giầy của du khách. Patel cho biết đó là một cảnh tượng rất hài hước – họ đang có mặt tại một trong những ngôi đền Hindu cổ và quý giá nhất, nhưng người đàn ông kia lại chán nản, không quan tâm đến việc mình đang ở đâu. Ông cũng nói rằng điều này giống như sự giáo dục mà cha mẹ ông đã áp dụng với ông. Ngày xưa, cha ông cũng làm việc tại một ngôi đền và nếu ông muốn tìm hiểu về tất cả những lịch sử và nền văn hóa của đền thì chỉ cần tìm đến cha ông. Nhưng khi là một cậu bé, ông chỉ muốn sống bình thường như những đứa trẻ khác. Chỉ đến tuổi trưởng thành ông mới thật sự quan tâm đến những vấn đề về di sản văn hóa của cha mình. “Sanjay’s Super Team” lấy bối cảnh tại một phòng khách. Nếu một bên là nơi để thờ phụng, với một ngôi đền Hindu ở bên phải, thì bên trái lại là chiếc Tivi hiện đại. Cậu bé Sanjay phải rời bỏ những nhân vật siêu anh hùng trong bộ phim hoạt hình yêu thích của mình để cầu nguyện tại ngôi đền cùng cha. Cậu bé chán nản và chẳng thể ngồi yên, muốn lấy lại món đồ chơi của mình mà vô ý dập tắt một bấc đèn tại ngôi đền nhỏ. Sanjay bị cuốn vào ngôi đền và từ đây xuất hiện một con quỷ và những vị thần ở trong đền, với sự giúp đỡ của Sanjay, phải tìm mọi cách để chống lại tên quỷ này. Bộ phim ngắn là một câu chuyện ý nghĩa về đứa con trai học cách tôn trọng lời truyền dạy của cha mình. Trong khi bộ phim phản ánh những tác động của nền văn hóa phương Tây đến cuộc sống của Sanjay, thì hình ảnh hai cha con nhìn vào mắt nhau ở những phút cuối phim thật sự cảm động và tinh khiết khi hai con người tưởng chừng khác biệt lại gắn kết với nhau theo cách đặc biệt nhất. Bộ phim ngắn tiếp theo mà Pixar giới thiệu tại Annecy năm nay chính là “Lava”. Bộ phim là một vở nhạc kịch ngắn được công chiếu cùng lúc với “Inside Out”, kể về một ngọn núi lửa hát tình khúc cô đơn bên tiếng đàn ukulele, mong muốn tìm thấy tình yêu của đời

TTV – Mai Rừng tên thật Lê Mộng Lâm, một tài năng, một tên tuổi của lĩnh vực truyện tranh Việt Nam, một trong số rất ít họa sĩ không thông qua trường lớp đào tạo mà chủ yếu tự học. Anh sinh năm 1961, quê quán Thừa Thiên – Huế, hiện là họa sĩ trình bày, minh họa của báo Khăn Quàng Đỏ, Mực Tím, Nhi Đồng, Rùa Vàng, và hợp tác vẽ bìa cho các NXB Kim Đồng, Trẻ… >>> Họa sĩ Ngọc Linh – Điều quan trong đối với người cầm bút là vốn sống

Minions, The SpongeBob Movie, Inside Out… là một trong số những phim hoạt hình 3D được khán giả nhí mong đợi nhất trong năm nay. Strange Magic  Dự kiến phát hành: 23/1 Sau chuỗi ngày dài vắng mặt ở thị trường điện ảnh, George Lucas đã quay trở lại màn ảnh với bộ phim hoạt hình 3D bom tấn “Strange Music”, bộ phim hoạt hình nhạc kịch dựa theo một câu chuyện do chính ông viết. Bộ phim sẽ là câu chuyện thế giới âm nhạc vui nhộn được lấy cảm hứng từ vở kịch”Giấc Mộng Đêm Hè” của Shakespeare. Nếu như tác phẩm của đại nhà văn chú trọng vào yếu tố lãng mạn. Phiên bản chuyển thể lên màn ảnh sẽ tập trung khai thác các nhân vật huyền bí nằm sâu trong rừng. Theo đó, khán giả sẽ được dịp chứng kiến yêu tinh, người lùn, tiểu tiên… tham gia trận hùng chiến, để dành lấy một lọ thuốc tiên, trên nền nhạc cổ điển đã được trình diễn nhiều lần trong các vở nhạc kịch trên toàn thế giới. Vẫn chưa biết thần dược quý giá nào có thể khiến các nhân vật của tích của chúng ta giao tranh như vậy. Nhiều người đoán mò, theo nguyên bản truyện gốc, có lẽ đó là một loại thần dược khi nhỏ vào mắt bất kỳ ai đang ngủ, người đó sẽ lập tức yêu mến người đầu tiên mình trông thấy. Nhiều ngôi Sao nổi tiếng gồm Alan Cumming, Evan Rachel Wood, Kistin Chenoweth và Maya Rudolp đã được mời lồng tiếng cho các nhân vật yêu tinh, thần tiên… trong phim. The SpongeBob Movie: Sponge Out of Water  Dự kiến phát hành: 6/2 Nhân vật bọt biển màu vàng SpongeBob SquarePants đã trở thành một “hiện tượng” suốt nhiều thập kỷ. Với tính cách luôn luôn lạc quan, cuộc sống ở Bikini Bottom không thể tốt đẹp hơn với SpongeBob và những người bạn kỳ quái: Squidward, Sandy, Sao biển Patrick trung thành và ngài Krabs với công thức món burger Krabby Patty tuyệt ngon. Nhưng một ngày nọ, công thức bí mật ấy đã bị đánh cắp, hệ quả của nó nguy hiểm đến nỗi “có thể làm đảo lộn trật tự xã hội” dưới đáy biển. Và lần đầu tiên trong đời, những sinh vật biển bé nhỏ phải dấn thân vào một hành trình phiêu lưu tới thế giới loài người trên cạn, chiến đấu với tên Burger Beard xảo quyệt để đòi lại công thức Krabby Patty. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình tĩnh vật Shaun the Sheep Movie  Dự kiến phát hành: 6/2 Chú cừu Shaun đáng yêu lên sóng truyền hình lần đầu trong bộ phim “A Close Shave” cùng với nhân vật Wallace và chú chó Gromit. Tuy chỉ góp vai trong bốn phút, nhưng cừu Shaun đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán giả tại nhiều quốc gia. Shaun sở hữu một bộ óc vô cùng thông minh, hiếu kỳ, và là thủ phạm giật dây cho nhiều âm mưu quậy phá như: đặt bánh pizza, đào hồ bơi, biến kho thóc thành sàn nhảy lớn,… Đồng hành cùng “cuộc chơi” còn có sự tham gia của: Shirley – cô cừu béo nhất bầy đàn có thể ăn bất cứ thứ gì mà cô nhìn thấy; Timmy – bé cừu dễ thương; Bitzer – chú chó chăn cừu khó tính nhưng rất biết cư xử.  Shaun the Sheep Movie là bộ phim hoạt hình tĩnh vật đất sét kể về kế hoạch nghịch ngợm quá đà của Shaun khi vô tình khiến chiếc xe và ông chủ (đang ngon giấc bên trong) bị lăn vào thành phố. Để “chuộc tội”, Shaun đã phải lên kế hoạch giải thoát cho ông chủ và đưa bầy cừu về nhà. Home  Dự kiến phát hành: 27/3 Bộ phim hoạt hình Home sẽ cho chúng ta một góc nhìn viễn tưởng về một dân tộc khác bên ngoài quả đất, tộc người Boov với những người dân hiền lành, vô hại đang phải lang thang hàng triệu năm ánh sáng, nuôi hi vọng tìm kiếm một hành tinh để làm nhà giữa giữa vũ trụ mênh mông đầy rẫy nguy hiểm.  Hi vọng của họ tắt dần khi các hành tinh họ đặt chân đến đều quá nguy hiểm, hoặc nhanh chóng bị hủy diệt hoặc thậm chí không thể có sự sống tồn tại. Dấu hiệu của Trái đất xuất hiện trên màn hình rada như ánh sáng cuối đường hầm, thắp lên ngọn lửa hi vọng về một quê hương lâu dài cho những người dân Boov lương thiện. Người xem sẽ có những tràng cười sảng khoái bởi tình huống vừa éo le vừa hài hước của người Boov trên hành trình tìm kiếm một nơi gọi là nhà qua nhiều hành tinh khác nhau. Underdogs  Dự kiến phát hành: 10/4 Nhân vật chính của Underdogs là Amadeo, một cậu bé nhút nhát nhưng đầy tài năng trên bàn bi-lắc. Đội chơi bi-lắc đang cố gắng tái hợp cùng nhau sau khi phải giải tán. Với sự giúp đỡ của chính các nhân vật trong bàn bóng, Amadeo phải đối mặt với đối thủ khó nhằn nhất của mình trên bàn bi-lắc: Grosso. Inside Out  Dự kiến phát hành: 19/6 Nội dung bộ phim Inside Out xoay quanh cô bé Riley 11 tuổi nhưng điều đặc biệt là lấy bối cảnh sự việc bên trog tâm trí của Riley, một hoạt động riêng biệt của 5 loại cảm xúc Vui sướng, Sợ hãi, Giận dữ, Ghê tởm và Buồn bã bên trong đầu của cô bé. Đi sâu vào bộ phim sẽ cho chúng ta thấy 5 nhân vật với 5 cảm xúc khác nhau sẽ đồng hành cùng Riley trong suốt quãng đời còn lại. Và tìm cách giúp cô bé hòa nhập lại với cuộc sống của xã hội

Video game cũng là yếu tố góp phần vào sự ưa chuộng manga. Thiết kế game là ngành công nghiệp lớn tại Mỹ. Theo báo cáo của Pew Internet and American Life trong năm 2005, 81% teen lên mạng để chơi game – so với con số 52% trong năm 2000 – tức khoảng 17 triệu teen (Pew Internet Life and American Life Project, tháng 7/2005). Phần lớn video game bắt nguồn từ những nhà sản xuất Châu Á. Giữa manga, anime (hoạt hình 2D), và video game luôn có mối liên kết không thể tách rời. Thiết kế nhân vật, môi trường, lịch sử, và mục tiêu của các nhân vật trong video game và manga có sự gắn bó song song với nhau. Ngoài những nét tương đồng kể trên, kỹ năng cần thiết để chơi video game có mối liên hệ chặt chẽ với kỹ năng cần thiết để đọc manga, chẳng hạn như kỹ năng phối hợp hình ảnh với từ ngữ, kỹ năng dò tìm đầu mối, kỹ năng bám sát câu chuyện… Bên cạnh đó, video game và manga đều là những hình thức giải trí không được các bậc phụ huynh và giáo viên đánh giá cao. Thị trường xuất bản manga là thị trường lớn và năng động tại Nhật Bản, chiếm 30% thị trường xuất bản. Manga tuy có mặt tại thị trường Mỹ từ nhiều thập niên, nhưng nó phải trải qua giai đoạn hòa nhập văn hóa trước khi được công chúng đón nhận. Số lượng đầu sách manga dành cho thị trường mới mẻ này vượt xa số lượng đầu sách của các nhà xuất bản truyện tranh phương Tây. Comic (Ảnh: Internet) Việc độc giả, đặc biệt là độc giả tuổi teen, ưa chuộng manga là nguyên nhân chính khiến cho các thủ thư cất công sưu tầm truyện tranh và hoạt hình Nhật. Theo điều tra mới nhất trên Website No Flying, No Tights (http://noflyingnotights.com), những teen khi được hỏi là chỉ đọc manga, truyện tranh Mỹ, hay cả hai, thì hơn 60% trả lời rằng họ chỉ đọc manga, 30% đọc cả hai, và chỉ có 10% đọc truyện tranh Mỹ (NFNT Reader Survey 2006). Một trong những nhà xuất bản manga lớn nhất tại Mỹ, Tokyopop, phát hiện ra rằng hơn 70% độc giả tuổi teen là nữ giới (Lillian Diaz-Przybyl 2005 – 2006). Các nhà xuất bản và nhà phê bình đều nhận thấy điều này qua sự thành công về mặt thương mại của manga. Tương tự, những thủ thư cũng nhận thấy sự gia tăng trong số liệu thống kê phát hành truyện tranh sau nhiều năm sưu tầm và bảo quản tiểu thuyết hình ảnh. Nếu thủ thư muốn tiếp tục sưu tầm tiểu thuyết hình ảnh, thì họ cần phải chiều theo nhu cầu của độc giả. Thủ thư cần tự mình tìm hiểu manga để theo kịp độc giả, cũng như bảo đảm chọn lựa một cách khôn ngoan. Cũng như tiểu thuyết lãng mạn, truyện tranh, và chương trình truyền hình trước đây, manga vẫn bị xem là loại hình nghệ thuật “thấp kém.” Tuy nhiên, manga rất đa dạng về thể loại và đủ sức cạnh tranh với các thể loại khác. Manga tại Nhật (Ảnh: Internet) Theo kinh nghiệm cho thấy, cộng đồng fan hâm mộ manga là những người thông minh và yêu thích mạo hiểm. Họ thường nghiên cứu lịch sử và thần thoại; thảo luận chi tiết cốt truyện, trang phục, và hành động có ý nghĩa văn hóa; học tiếng Nhật; mong muốn viếng thăm các đền đài và thành phố tấp nập của Nhật Bản; tìm đọc từng tập truyện để biết thông tin về câu chuyện, nơi chốn, và triều đại. Họ thường giải mã ký hiệu mới chưa biết, trao đổi với fan hâm mộ khác, và cố gắng lý giải tại sao óc hài hước của mình lại khác với người Nhật. Họ nhận thức rằng mặc dù họ đang sống trong nền văn hóa toàn cầu, nhưng giữa các nền văn hóa vẫn luôn tồn tại những nét khác biệt khiến cho người nghiên cứu chúng phải tò mò thích thú. Theo Robin E. Brenner Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp tại TPHCM

Ngày nay, bên cạnh các bộ phim điện ảnh bom tấn với những kỹ xảo sống động thì phim hoạt hình 3D từ lâu đã tạo nên một đế chế của riêng mình. Bằng chứng là trên thế giới đã có rất nhiều bộ phim hoạt hình trở thành huyền thoại như Nemo, The Lion King và gần đây nhất bộ phim hoạt hình Up (Vút bay), Frozen (Nữ Hoàng Băng Giá), Kungfu Panda, How to train your dragon, Despicable Me, Inside Out… đã làm mưa làm gió khắp nơi trên thế giới. Điều này cho thấy rằng nền công nghiệp làm phim hoạt hình trên thế giới đã phát triển đến một tầm rất cao. Tại Việt Nam, không ít các bạn trẻ đam mê làm phim hoạt hình nhưng lại không có một lớp học làm phim hoạt hình nào đào tạo bài bản và đa phần các bạn đều phải tự tìm hiểu. Công nghệ làm phim hoạt hình 2D, 3D được phát triển từng ngày và bạn vẫn đang mò mẫm từng bước trong một thế giới thông tin rộng lớn. Bạn chưa có một nền tảng vững chắc để tăng tốc bắt kịp thời đại thì liệu rằng đến bao giờ bạn mới có thể tạo ra một tác phẩm phim hoạt hình chất lượng và đạt chuẩn mực quốc tế được đông đảo khán giả ủng hộ. Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) sẽ giúp bạn vạch ra con đường ngắn nhất để thực hiện niềm đam mê làm phim hoạt hình của bạn. CMA tự hào là đơn vị đầu tiên và duy nhất đào tạo lĩnh vực làm phim hoạt hình bài bản, chất lượng hàng đầu Việt Nam. CMA đầu tư tối đa từ tuyển chọn đội ngũ giảng viên tâm huyết, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực làm phim hoạt hình. Giáo trình hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Học viên sẽ được học và thực hành ngay trên bảng vẽ Wacom Cintiq – một sản phẩm hỗ trợ nghề họa sĩ truyện tranh, phim hoạt hình hàng đầu thế giới hiện nay. Một buổi workshop do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức Sau khi kết thúc lớp học làm phim hoạt hình học viên sẽ tự tay làm nên những bộ phim hoạt hình sống động, đầy sức hút theo một quy trình được chuẩn hóa và có cơ hôi học tập, phát triển hơn nữa. CMA sẽ mang lại cho các học viên cơ hội vàng du học đến các quốc gia có nền công nghiệp làm phim hoạt hình đỉnh cao thế giới như Mỹ, Nhật Bản,… Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) chú trọng chất lượng đào tạo và tạo điều kiện phát huy tối đa cho niềm đam mê làm phim hoạt hình. Để một tương lai không xa sản phẩm phim hoạt hình “Made in Vietnam” sẽ được cộng đồng quốc tế đón nhận, các bạn trẻ sẽ tạo nên một nền công nghiệp làm phim hoạt hình mạnh mẽ mang đậm bản sắc Việt. Bạn có thể tìm hiểu và đăng ký các lớp học làm phim hoạt hình sau: [dropcap]1.[/dropcap] Học làm phim hoạt hình 3D  Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 10 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: [lichkhaigiangktv]  Xem chi tiết khóa học hoạt hình 3D tại đây. [dropcap]2.[/dropcap] Học làm phim hoạt hình 2D Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 10 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: [lichkhaigiangktv]  Xem chi tiết khóa học hoạt hình 2D tại đây. [dropcap]3.[/dropcap] Học làm phim hoạt hình tĩnh vật – đất sét Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 10 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: [lichkhaigiangktv] Chi tiết khóa học hoạt hình tĩnh vật – đất sét: xem ngay. Liên hệ tư vấn miễn phí: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 3: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Hotline: (08) 3820 9066 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org [spacer] ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Sự trải rộng về đề tài và chiều sâu của phim hoạt hình Nhật Bản (anime) và các tác phẩm hoạt hình khác sẽ là điểm nhấn quan trọng trong Liên hoan phim quốc tế Tokyo (TIFF) năm nay. Diễn ra từ ngày 21 đến ngày 31/10, liên hoan TIFF sẽ mở màn với bộ hoạt hình 3D thuộc thể loại khoa học viễn tưởng của hãng Disney có tên “Big Hero 6”. Xuyên suốt liên hoan, 50 tác phẩm của đạo diễn Hideaki Anno (đạo diễn loạt phim hoạt hình “Evangelion”) sẽ được trình chiếu tại các rạp chiếu phim của công ty Toho ở Nihonbashi.  Liên hoan sẽ bế mạc bằng bộ phim lấy cảm hứng từ truyện tranh có tên “Parasyte” của đạo diễn Takashi Yamazaki (đạo diễn phim “The Eternal Hero”).  “Anime là một loại hình nghệ thuật độc đáo mà Nhật Bản vô cùng tự hào,” giám đốc điều hành Liên hoan phim Yasushi Shiina trả lời phỏng vấn tờ The Hollywood Reporter.  Việc liên tiếp chú trọng vào anime và các bộ phim có liên quan tới anime trong liên hoan phim năm nay là một phần trong chiến dịch biến liên hoan phim Tokyo thành một sự kiện độc đáo và khác lạ so với những liên hoan phim tương tự trên khắp thế giới.  Ông Shiina tin rằng bằng cách này, TIFF sẽ thu hút những người yêu phim ảnh và sự quan tâm của họ tới nền công nghiệp điện ảnh ở Nhật, cũng như “đẩy mạnh trao đổi văn hóa trên thế giới”.

Những bộ phim hoạt hình do hãng Walt Disney sản xuất thường có chi phí lên cả trăm triệu USD và bối cảnh đẹp như mộng. Với nội dung là những câu chuyện cổ tích, nhiều người thường cho rằng mọi thứ trong phim chỉ là hư cấu. Dù vậy, người hâm mộ những bộ phim kinh điển như Vua sư tử hay Beauty & The Beast vẫn có thể tìm thấy bối cảnh phim trong đời thực ở những địa điểm khác nhau. Dưới đây là một số điểm đến giúp bạn tham khảo. 1. Vương quốc Arendelle – Phim Frozen Được xem là một trong những tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại, Frozen (Nữ hoàng băng giá) lấy bối cảnh tại ngôi làng Trøndelag (Na Uy) để thiết kế vương quốc Arendelle trong phim. Năm 2012, một nhóm khảo sát của Disney đến thăm Na Uy và được truyền cảm hứng từ vùng núi này. Trøndelag cổ kính nằm trầm buồn giữa những ngọn núi hùng vĩ, được biết đến với lối sống khác biệt, trang phục truyền thống và cả những chú tuần lộc. Những chi tiết này đều được tái hiện chân thực trong phim. 2. Lâu đài Quái vật – Phim Beauty & The Beast Bối cảnh chính trong phim Beauty & The Beast (Người đẹp và Quái vật) chính là tòa lâu đài Quái vật – nơi ác thú giam giữ người đẹp. Tòa lâu đài lấy cảm hứng từ cung điện Château de Chambord, mang phong cách Phục Hưng và nằm dưới thung lũng Loire (Pháp). Từ khi xây dựng đến nay, tòa lâu đài vẫn chưa thực sự hoàn thiện nhưng luôn mở cửa chào đón du khách tham quan. Những căn phòng tối rộng lớn cùng kiến trúc cổ dễ làm du khách hình dung đến các hình ảnh trong phim. Ngoài ra, trong bộ phim còn xuất hiện một thị trấn – nơi người đẹp Belle luôn tìm cách trốn chạy – thực sự tồn tại và có tên Alsace (Pháp), gần biên giới nước Đức. 3. Thác Thiên Thần – Phim Up Trong hoạt hình 3D Up (Vút bay), nhân vật chính – ông lão Carl vì muốn thực hiện lời hứa năm xưa với người vợ quá cố nên đã tìm mọi cách để đến thác nước Thiên thần. Bạn đồng hành với ông là một cậu bé có cặp má bầu bĩnh và thích sưu tầm huy hiệu. Hai ông cháu đã buộc hàng nghìn quả bóng bay vào ngôi nhà để đến thác nước, tạo thành hình ảnh nổi bật nhất bộ phim. Ngoài đời, bạn dễ dàng tìm thấy thác nước trong miền ký ức của ông lão tại Venezuela, nằm tại công viên quốc gia Canaima và cũng với tên gọi “Thiên thần”. Địa hình thác nước khá hiểm trở với những núi đá cao, hẹp. Đây cũng được ghi nhận là thác nước cao nhất thế giới (979 m) mà không bị gián đoạn dòng chảy. 4. Miền đất của Simba – Phim Vua Sư tử Hầu như trẻ em nào cũng từng lớn lên với những kỷ niệm đẹp về bộ phim hoạt hình 2D Lion King (Vua sư tử). Trong phim, quê hương của chú sư tử non Simba (mà sau này nối ngôi cha trở thành vua của muôn loài) được lấy bối cảnh chính ở Vườn quốc gia Serengeti, phía bắc Tanzania và gần tây nam Kenya. Đây cũng là một trong những nơi nổi tiếng nhất thế giới với dịch vụ ngắm nhìn sư tử và khám phá đời sống của chúng trong tự nhiên. Ngoài sư tử, điểm đến này còn có nhiều loại động vật hoang dã khác nhau cùng hệ thực vật phong phú. 5. Lâu đài của công chúa – Phim Sleeping Beauty Lâu đài Neuschwanstein ở Bavaria (Đức) là nguồn cảm hứng làm nên bối cảnh phim hoạt hình Sleeping Beauty (Công chúa ngủ trong rừng). Được xây dựng từ thế kỷ 19 trên một ngọn đồi ở phía tây nam Bavaria, công trình này may mắn thoát khỏi sự phá hủy của hai cuộc chiến tranh thế giới nhờ vị trí hẻo lánh. Ngoài ra, lâu đài cũng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim khác. Ngày nay, Neuschwanstein mở cửa rộng rãi đón khách tham quan và trở thành một trong những điểm đến rất hút khách. 6. Lâu đài Aladdin – Phim Aladdin và cây đèn thần Lâu đài trong phim Aladdin và cây đèn thần được lấy cảm hứng từ lăng mộ Taj Mahal, tọa lạc ở Ấn Độ. Đây là một trong những công trình dễ nhận biết nhất thế giới với lối kiến trúc Mughal (một phong cách tổng hợp gồm các loại kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo). Năm 1983, Taj Mahal được ghi nhận là di sản thế giới của UNESCO. Trong hoạt hình, tòa lâu đài của công chúa Jasmin và Aladdin có những bức tường trắng và kiểu kiến trúc tương tự như Taj Mahal. 7. Thành phố cổ – Phim Công chúa và chàng ếch The Princess and the Frog (Công chúa và chàng ếch) lấy bối cảnh thành phố New Orleans (Mỹ) những năm 20 và trở thành điểm nhấn xuyên suốt bộ phim. Tiana – nhân vật chính trong phim đã làm bồi bàn tại New Orleans khi lớn lên. Quyết định xây dựng bối cảnh tại thành phố này từng làm dấy lên những ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng chúng gợi nhắc về chế độ nô lệ, nhất là khi Tiana lại là người da đen. Dù vậy, bỏ qua những tranh cãi trên, các du khách vẫn đến New Orleans và tìm lại, khám phá những cảnh quay tuyệt đẹp trong phim hoạt hình, nhất là khu phố người Pháp. 8. Cung điện hoàng gia – Phim Tangled Tangled (Công chúa tóc mây) là bộ

KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP Chương trình đào tạo chuyên sâu và mang tính hệ thống cao, học viên được đào tạo từ căn bản đến khi thành nghề. Đầu tư, hỗ trợ học viên phát triển dự án & bảo đảm việc làm sau khi tốt nghiệp. KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] ĐĂNG KÝ HỌC Download Hồ sơ [row] [span6] Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp (3D Animation Artist) của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) là chương trình được biên soạn đặc biệt dành cho các bạn có đam mê được làm việc trong lĩnh vực sáng tạo phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp. Trong quá trình học tập, học viên sẽ được đào tạo các kỹ năng và kiến thức về mỹ thuật, tạo hình nhân vật, môi trường, bối cảnh. Bên cạnh đó, học viên còn được rèn luyện các kỹ năng sử dụng phần mềm 3D chuyên dụng, tạo hình nhân vật hoạt hình và thực hiện các hiệu ứng, kỹ xảo, âm nhạc, diễn xuất… trong quy trình sản xuất phim hoạt hình 3D. [spacer] AI NÊN THAM GIA KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP ? – Các bạn yêu thích làm phim hoạt hình 3D, có mong muốn được tự tay làm ra những thước phim chất lượng và làm việc trong môi trường studio hoạt hình 3D chuyên nghiệp; – Sinh viên các trường mỹ thuật, đồ họa; – Họa sĩ, designer, animator tại các Studio, công ty hoạt hình, game. * Yêu cầu chung: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; [/span6] [span6] ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN (Giảm thêm 200.000đ) [/span6] [/row] [spacer] THÔNG TIN KHÓA HỌC KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP Bằng phương pháp đào tạo chuyên nghiệp từ căn bản đến chuyên sâu, chúng tôi tin bạn sẽ thành công với thiết kế chương trình sau đây [row] [span3] 10 Học kỳ [/span3] [span3] 6700+ Tiết học [/span3] [span3] 150+ Giáo trình [/span3] [span3] 25+ Giảng viên [/span3] [/row] [spacer] [row] [span7] KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] – Thời lượng: 10 Học kỳ (04 tháng/kỳ) – Lịch học: 8:00 – 17:00 từ Thứ 2 -> Thứ 6 – Học phí trung bình: 14 – 18 triệu đồng/kỳ Ưu đãi: – Đăng kí và hoàn tất học phí học kỳ 1 trước 31/03/2018, nhận ngay Bảng vẽ Wacom Intuos CTL (trị giá 1.600.000đ). – Giảm thêm 5% học phí HK1 khi đăng ký học theo nhóm 2, 3 người. [/span7] [span5] Đăng ký họcDownload Hồ sơ [/span5] [/row] [row] [span12] CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHI TIẾT [span3] HỌC KỲ 1 Nhập môn biên kịch chuyên nghiệp – Trang bị kiến thức cơ bản & kỹ năng cần thiết cho người viết kịch bản – Lý luận văn học – Nắm vững kỹ năng viết tin – tường thuật & am hiểu ngôn ngữ hình ảnh. – Am hiểu nghệ thuật học/mỹ học – Sáng tác 01 Thời lượng: 460 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 2 Khuynh hướng sáng tác – Nắm vững các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu. – Sáng tác các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu – Kỹ năng viết kịch bản tin – phóng sự, bình luận – Cảm thụ phim – Sáng tác 02 Thời lượng: 420 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 3 Phương pháp chuyển thể văn học sang điện ảnh – Đặc trưng của các loại KB điện ảnh – Kỹ năng cảm thụ để chuyển thể tác phẩm văn học sang các thể loại kịch bản – Xây dựng hệ thống tình tiết thông qua một cốt truyện phong phú. – Xây dựng dự án, hoạch định kịch bản – Sáng tác 03 Thời lượng: 360 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 6 Kinh doanh kịch bản – Cách giới thiệu/trình bày kịch bản với nhà sản xuất/nhà đầu tư – Làm thế nào để kinh doanh kịch bản thành công – Am hiểu luật bảo về bản quyền tác phẩm – Sáng tác 06 Thời lượng: 540 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [/span12] [/row]   ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Những giảng viên là họa sĩ, nhà thiết kế, chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi sẽ giúp bạn có góc nhìn đa chiều về con

KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D CHUYÊN NGHIỆP Chương trình đào tạo chuyên sâu và mang tính hệ thống cao, học viên được đào tạo từ căn bản đến khi thành nghề. Đầu tư, hỗ trợ học viên phát triển dự án & bảo đảm việc làm sau khi tốt nghiệp. KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] ĐĂNG KÝ HỌC Download Hồ sơ [row] [span6] Hoạt hình 2D là phương pháp sản xuất hoạt hình truyền thống tồn tại từ những năm 1880. Nhà làm phim hoạt hình 2D sử dụng một chuỗi liên tiếp các bức tranh được vẽ với những tư thế khác nhau để tạo ra chuyển động của nhân vật. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp, studio hoạt hình tại Việt Nam, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã mở Khóa học làm phim hoạt hình 2D – 2D Animation Artist với định hướng đào tạo mang tính hệ thống từ căn bản đến khi thành nghề. [spacer] Trong lớp học làm phim hoạt hình 2D, học viên sẽ được đào tạo bài bản các kỹ năng từ vẽ tay căn bản, các nguyên lý hoạt hình, storyboard, kịch bản, thiết kế nhân vật,… để tự tay làm ra các bộ phim hoạt hình hấp dẫn. [spacer] Đặc biệt, học viên sẽ được hướng dẫn thực hiện tác phẩm trên nhiều phần mềm hoạt hình chuyên nghiệp. AI NÊN THAM GIA KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D CHUYÊN NGHIỆP ? – Các bạn yêu thích làm phim hoạt hình 2D, có mong muốn được tự tay làm ra những thước phim chất lượng và làm việc trong môi trường studio hoạt hình 2D chuyên nghiệp; – Sinh viên các trường mỹ thuật, đồ họa; – Họa sĩ, designer, animator tại các Studio, công ty hoạt hình, game. * Yêu cầu chung: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; [/span6] [span6] ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN [/span6] [/row] THÔNG TIN KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D CHUYÊN NGHIỆP Bằng phương pháp đào tạo chuyên nghiệp từ căn bản đến chuyên sâu, chúng tôi tin bạn sẽ thành công với thiết kế chương trình sau đây [row] [span3] 10 Học kỳ [/span3] [span3] 6700+ Tiết học [/span3] [span3] 150+ Giáo trình [/span3] [span3] 25+ Giảng viên [/span3] [/row] [spacer] [row] [span7] KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D CHUYÊN NGHIỆP KHAI GIẢNG: [lichkhaigiangktv] – Thời lượng: 10 Học kỳ (04 tháng/kỳ) – Lịch học: 8:00 – 17:00 từ Thứ 2 -> Thứ 6 – Học phí trung bình: 14 – 18 triệu đồng/kỳ Ưu đãi: – Đăng kí và hoàn tất học phí học kỳ 1 trước 31/03/2018, nhận ngay Bảng vẽ Wacom Intuos CTL (trị giá 1.600.000đ). – Giảm thêm 5% học phí HK1 khi đăng ký học theo nhóm 2, 3 người. [/span7] [span5] Đăng ký họcDownload Hồ sơ [/span5] [/row] [row] [span12] CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHI TIẾT [span3] HỌC KỲ 1 Nhập môn biên kịch chuyên nghiệp – Trang bị kiến thức cơ bản & kỹ năng cần thiết cho người viết kịch bản – Lý luận văn học – Nắm vững kỹ năng viết tin – tường thuật & am hiểu ngôn ngữ hình ảnh. – Am hiểu nghệ thuật học/mỹ học – Sáng tác 01 Thời lượng: 460 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 2 Khuynh hướng sáng tác – Nắm vững các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu. – Sáng tác các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu – Kỹ năng viết kịch bản tin – phóng sự, bình luận – Cảm thụ phim – Sáng tác 02 Thời lượng: 420 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 3 Phương pháp chuyển thể văn học sang điện ảnh – Đặc trưng của các loại KB điện ảnh – Kỹ năng cảm thụ để chuyển thể tác phẩm văn học sang các thể loại kịch bản – Xây dựng hệ thống tình tiết thông qua một cốt truyện phong phú. – Xây dựng dự án, hoạch định kịch bản – Sáng tác 03 Thời lượng: 360 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 6 Kinh doanh kịch bản – Cách giới thiệu/trình bày kịch bản với nhà sản xuất/nhà đầu tư – Làm thế nào để kinh doanh kịch bản thành công – Am hiểu luật bảo về bản quyền tác phẩm – Sáng tác 06 Thời lượng: 540 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05

Phim hoạt hình tĩnh vật đất sét (Stop motion film) không còn xa lạ gì với khán giả truyền hình và những người yêu thích điện ảnh. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ làm phim thì hoạt hình tĩnh vật – đất sét đã trở nên phổ biến trên thế giới, đem đến những thước phim sống động, đẹp mắt và tạo ấn tượng đặc biệt với khán giả. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH   Khóa học làm phim Hoạt hình tĩnh vật – đất sét (Stop motion Artist) của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) gồm toàn bộ quá trình từ sáng tạo câu chuyện, tạo hình nhân vật đến thiết kế khung cảnh, động tác, kỹ thuật, hoạt động, kĩ xảo, âm thanh… Khóa học mang đến cho học viên cơ hội học tập một trong những ngành nghề phổ biến và thú vị trong nền công nghiệp sản xuất phim ảnh. Đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia giàu kinh nghiệm đang trực tiếp làm nghề. Những kiến thức truyền đạt cũng như cách chia sẻ, phương pháp học tập mới sẽ giúp học viên phát triển toàn diện các kỹ năng của bản thân. Năng lực của học viên sẽ được khơi gợi và phát huy tốt nhất trong môi trường song song giữa học tập và trải nghiệm thực tiễn. [posts_grid type=”team” columns=”4″ rows=”10″ order_by=”date” order=”DESC” meta=”no” excerpt_count=”0″ link=”no” custom_class=”list_4″] PHƯƠNG TIỆN HỌC HIỆN ĐẠI CMA là nơi đầu tiên tại Việt Nam đưa dòng máy Wacom Cintiq vào việc giảng dạy, để học viên có điều kiện học và thực hành tốt hơn. Hệ thống trang thiết bị công nghệ phục vụ học tập và giảng dạy đảm bảo cho học viên trải nghiệm quy trình làm việc đạt tiêu chuẩn quốc tế.  CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHUYÊN NGHIỆP Định hướng chương trình chuyên sâu về lĩnh vực hoạt hình, học viên không chỉ tiếp cận các bài giảng về mỹ thuật mà còn được cung cấp các kiến thức liên quan phục vụ quá trình sáng tác, từ khâu xây dựng kịch bản, dàn dựng phim hoạt hình, nhà sản xuất, đến khâu chỉnh sửa hậu kỳ bằng các công nghệ, phần mềm hỗ trợ…  CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT NƯỚC NGOÀI Tại CMA, học viên được tiếp cận chương trình liên kết giữa Viện với Đại học Kyoto Seika, Cao đẳng Nippon Design,… tạo cơ hội giao lưu, tiếp cận của học viên với hoạt động học tập, sản xuất hoạt hình tại Nhật Bản – đất nước đi đầu Thế giới trong ngành Công nghệ hoạt hình.   THÔNG TIN KHÓA HỌC Khóa học làm phim hoạt hình tĩnh vật – đất sét (Stop motion Artist) – Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên – Thời gian đào tạo: 10 học kỳ, bao gồm: ● 06 học kỳ học & rèn luyện kỹ năng chuyên môn; ● 02 học kỳ vẽ máy & phần mềm; ● 01 học kỳ thực tập doanh nghiệp; ● 01 học kỳ làm đồ án tốt nghiệp. – Lịch học: Học tập trung toàn thời gian, bao gồm: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày – Kỹ thuật viên là hệ đào tạo tập trung toàn thời gian của Viện. Học viên hệ Kỹ thuật viên không học các môn chung do Bộ quy định.     TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP Trải qua khóa học làm phim hoạt hình tĩnh vật – đất sét (Stop motion Artist) tại CMA, học viên hoàn toàn có thể tự tin thể hiện, trải nghiệm bản thân trong các môi trường làm phim hoạt hình trong và ngoài nước với các công việc như: Chuyên viên thiết kế bối cảnh; Họa sĩ thiết kế nhân vật phim hoạt hình 3D; Nhà sản xuất phim hoạt hình đất sét – tĩnh vật; Chuyên viên tạo hiệu ứng cho hoạt hình; Chuyên viên diễn hoạt nhân vật, môi trường; Chuyên viên kĩ xảo hoạt hình. HÌNH ẢNH LỚP HỌC [spacer] ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH   – Các bạn yêu thích hoạt hình và sáng tạo mỹ thuật; – Tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc THPT; – Sinh viên các trường mỹ thuật, đồ họa, sân khấu điện ảnh; – Họa sĩ, designer, đạo diễn tại các hãng phim, công ty, studio hoạt hình, game. KHAI GIẢNG   Ngày 21/09/2017 – Thông tin học bổng, Ưu đãi đặc biệt:  Giảm 5% học phí khi học viên đăng ký học theo nhóm Giảm 10% học phí khi học viên đóng học phí trọn gói 100% học viên đăng ký học nhận được học bổng tài trợ 50% toàn khóa học từ Quỹ phát triển nghề nghiệp do Viện và các doanh nghiệp đối tác thành lập. ƯU ĐÃI DÀNH CHO TÂN HỌC VIÊN: – Viện tặng bảng vẽ Wacom Intuos CTL cho học viên hoàn tất đăng ký trước [uudai_hocvien_khoa4]; [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC Comic Media Academy | Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6 Q.3, TP.HCM Điện thoại: (08) 3820.9066 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC Sĩ số giới hạn 20 Học viên/lớp. Đăng ký ngay để được ưu tiên tư vấn & xếp lớp.