Minions, The SpongeBob Movie, Inside Out… là một trong số những phim hoạt hình 3D được khán giả nhí mong đợi nhất trong năm nay. Strange Magic Dự kiến phát hành: 23/1 Sau chuỗi ngày dài vắng mặt ở thị trường điện ảnh, George Lucas đã quay trở lại màn ảnh với bộ phim hoạt hình 3D bom tấn “Strange Music”, bộ phim hoạt hình nhạc kịch dựa theo một câu chuyện do chính ông viết. Bộ phim sẽ là câu chuyện thế giới âm nhạc vui nhộn được lấy cảm hứng từ vở kịch”Giấc Mộng Đêm Hè” của Shakespeare. Nếu như tác phẩm của đại nhà văn chú trọng vào yếu tố lãng mạn. Phiên bản chuyển thể lên màn ảnh sẽ tập trung khai thác các nhân vật huyền bí nằm sâu trong rừng. Theo đó, khán giả sẽ được dịp chứng kiến yêu tinh, người lùn, tiểu tiên… tham gia trận hùng chiến, để dành lấy một lọ thuốc tiên, trên nền nhạc cổ điển đã được trình diễn nhiều lần trong các vở nhạc kịch trên toàn thế giới. Vẫn chưa biết thần dược quý giá nào có thể khiến các nhân vật của tích của chúng ta giao tranh như vậy. Nhiều người đoán mò, theo nguyên bản truyện gốc, có lẽ đó là một loại thần dược khi nhỏ vào mắt bất kỳ ai đang ngủ, người đó sẽ lập tức yêu mến người đầu tiên mình trông thấy. Nhiều ngôi Sao nổi tiếng gồm Alan Cumming, Evan Rachel Wood, Kistin Chenoweth và Maya Rudolp đã được mời lồng tiếng cho các nhân vật yêu tinh, thần tiên… trong phim. The SpongeBob Movie: Sponge Out of Water Dự kiến phát hành: 6/2 Nhân vật bọt biển màu vàng SpongeBob SquarePants đã trở thành một “hiện tượng” suốt nhiều thập kỷ. Với tính cách luôn luôn lạc quan, cuộc sống ở Bikini Bottom không thể tốt đẹp hơn với SpongeBob và những người bạn kỳ quái: Squidward, Sandy, Sao biển Patrick trung thành và ngài Krabs với công thức món burger Krabby Patty tuyệt ngon. Nhưng một ngày nọ, công thức bí mật ấy đã bị đánh cắp, hệ quả của nó nguy hiểm đến nỗi “có thể làm đảo lộn trật tự xã hội” dưới đáy biển. Và lần đầu tiên trong đời, những sinh vật biển bé nhỏ phải dấn thân vào một hành trình phiêu lưu tới thế giới loài người trên cạn, chiến đấu với tên Burger Beard xảo quyệt để đòi lại công thức Krabby Patty. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình tĩnh vật Shaun the Sheep Movie Dự kiến phát hành: 6/2 Chú cừu Shaun đáng yêu lên sóng truyền hình lần đầu trong bộ phim “A Close Shave” cùng với nhân vật Wallace và chú chó Gromit. Tuy chỉ góp vai trong bốn phút, nhưng cừu Shaun đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán giả tại nhiều quốc gia. Shaun sở hữu một bộ óc vô cùng thông minh, hiếu kỳ, và là thủ phạm giật dây cho nhiều âm mưu quậy phá như: đặt bánh pizza, đào hồ bơi, biến kho thóc thành sàn nhảy lớn,… Đồng hành cùng “cuộc chơi” còn có sự tham gia của: Shirley – cô cừu béo nhất bầy đàn có thể ăn bất cứ thứ gì mà cô nhìn thấy; Timmy – bé cừu dễ thương; Bitzer – chú chó chăn cừu khó tính nhưng rất biết cư xử. Shaun the Sheep Movie là bộ phim hoạt hình tĩnh vật đất sét kể về kế hoạch nghịch ngợm quá đà của Shaun khi vô tình khiến chiếc xe và ông chủ (đang ngon giấc bên trong) bị lăn vào thành phố. Để “chuộc tội”, Shaun đã phải lên kế hoạch giải thoát cho ông chủ và đưa bầy cừu về nhà. Home Dự kiến phát hành: 27/3 Bộ phim hoạt hình Home sẽ cho chúng ta một góc nhìn viễn tưởng về một dân tộc khác bên ngoài quả đất, tộc người Boov với những người dân hiền lành, vô hại đang phải lang thang hàng triệu năm ánh sáng, nuôi hi vọng tìm kiếm một hành tinh để làm nhà giữa giữa vũ trụ mênh mông đầy rẫy nguy hiểm. Hi vọng của họ tắt dần khi các hành tinh họ đặt chân đến đều quá nguy hiểm, hoặc nhanh chóng bị hủy diệt hoặc thậm chí không thể có sự sống tồn tại. Dấu hiệu của Trái đất xuất hiện trên màn hình rada như ánh sáng cuối đường hầm, thắp lên ngọn lửa hi vọng về một quê hương lâu dài cho những người dân Boov lương thiện. Người xem sẽ có những tràng cười sảng khoái bởi tình huống vừa éo le vừa hài hước của người Boov trên hành trình tìm kiếm một nơi gọi là nhà qua nhiều hành tinh khác nhau. Underdogs Dự kiến phát hành: 10/4 Nhân vật chính của Underdogs là Amadeo, một cậu bé nhút nhát nhưng đầy tài năng trên bàn bi-lắc. Đội chơi bi-lắc đang cố gắng tái hợp cùng nhau sau khi phải giải tán. Với sự giúp đỡ của chính các nhân vật trong bàn bóng, Amadeo phải đối mặt với đối thủ khó nhằn nhất của mình trên bàn bi-lắc: Grosso. Inside Out Dự kiến phát hành: 19/6 Nội dung bộ phim Inside Out xoay quanh cô bé Riley 11 tuổi nhưng điều đặc biệt là lấy bối cảnh sự việc bên trog tâm trí của Riley, một hoạt động riêng biệt của 5 loại cảm xúc Vui sướng, Sợ hãi, Giận dữ, Ghê tởm và Buồn bã bên trong đầu của cô bé. Đi sâu vào bộ phim sẽ cho chúng ta thấy 5 nhân vật với 5 cảm xúc khác nhau sẽ đồng hành cùng Riley trong suốt quãng đời còn lại. Và tìm cách giúp cô bé hòa nhập lại với cuộc sống của xã hội
Đây là những bộ truyện tranh Nhật Bản thuộc hàng kinh điển, hầu như con gái ai cũng từng đọc qua. 1. Con Nhà Giàu (Hana Yori Dango) Con Nhà Giàu là bộ shoujo manga bán chạy nhất mọi thời đại của Nhật và được yêu thích ở nhiều nước. Manga này đã nhiều lần được đưa lên màn ảnh, làm nên tên tuổi của nhiều diễn viên Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Truyện Con Nhà Giàu rất được yêu thích ở Việt Nam Câu chuyện xoay quanh cô bé Makino Tsukushi, người nghèo nhất ở Học viện Eitoku và nhóm F4 gồm 4 nam sinh đẹp trai, giàu có nhất trường. Tsukushi nhiều lần đối đầu kịch liệt với F4 sau đó rơi vào vòng xoáy tình yêu với trưởng nhóm Tsukasa. Vẫn là mô-tip hoàng tử – lọ lem quen thuộc nhưng Con Nhà Giàu đã tạo nên một cơn sốt lớn chưa từng thấy, làm cho nàng Tsukushi xinh đẹp, cá tính và các anh chàng đẹp trai của F4 trở thành thần tượng của nhiều bạn gái. 2. Mặt Nạ Thủy Tinh Mặt Nạ Thủy Tinh là câu chuyện cảm động về cô bé nghèo Kitajima Maya luôn mơ ước làm diễn viên kịch nghệ. Vì nhà quá nghèo, cô đã bỏ nhà theo cô giáo dạy kịch lên Tokyo để thực hiện ước mơ, đồng thời chứng tỏ với mẹ cô không phải người vô dụng. Hình ảnh Maya với niềm đam mê kịch nghệ cháy bỏng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng fan hâm mộ và là động lực khuyến khích các bạn gái theo đuổi ước mơ. Mặt Nạ Thủy Tinh là một trong những manga kinh điển dành cho thiếu nữ 3. Nữ hoàng Ai Cập Vì lời nguyền Ai Cập giáng xuống gia đình, Carol Rido – cô sinh viên ngành khảo cổ bị đưa về Ai Cập thời cổ đại. Với sắc đẹp, tài trí hơn người cùng thiên tình sử với hoàng đế Memphis, Carol trở thành hoàng phi được thần dân mến mộ. Nữ Hoàng Ai Cập từng bộ truyện tranh “gối đầu” của rất nhiều teen girl. Nữ Hoàng Ai Cập thu hút lượng fan đông đảo nhờ nét vẽ đẹp, chuyện tình lãng mạn, nhiều mưu mô, kịch tính, có yếu tố vượt thời gian cùng nhiều sự kiện lịch sử. Hoàng đế Memphis kiêu hùng và hoàng phi Carol tài đức đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng các bạn gái. Hai nhân vật huyền thoại của tuổi thơ các bạn nữ 4. Thủy Thủ Mặt Trăng (Sailor Moon) Thủy Thủ Mặt Trăng là câu chuyện phiêu lưu, thần thoại, xoay quanh hành trình tiêu diệt cái ác bảo vệ Trái Đất, rộng hơn là bảo vệ hệ mặt trời, thiên hà và cả vũ trụ của nhóm chiến binh thái dương hệ. Các nàng thủy thủ xinh đẹp và hoàng tử Tuxedo đẹp trai, tài giỏi đã hớp hồn bao nhiêu thiếu nữ, trở thành ký ức tuổi thơ của một thế hệ. Những nàng thủy thủ xinh đẹp đã trở thành thần tượng của bao cô gái 5. Sakura (Thủ Lĩnh Thẻ Bài) Bất cứ cô nàng nào là tín đồ của manga hẳn đều từng đắm chìm trong thế giới tưởng tượng đầy ảo diệu của Sakura. Truyện bắt đầu khi cô bé Kinomoto Sakura tình cờ phát hiện ra một bộ thẻ bài ma thuật gọi là Clow. Cùng lúc đó, Sakura cũng được gặp Thần thú giám hộ bộ bài có tên Kerberos. Nhiệm vụ mà Sakura được giao là tìm kiếm những thẻ bài mất tích và đánh bại những thuộc tính ma thuật của từng thẻ bài để thu phục nó. Sakura và những người bạn thân cùng chinh phục các thẻ bài Cô bé Sakura dễ thương cùng những người bạn tốt của mình đã đem đến cho người đọc nhiều tiếng cười và triết lý nhân văn. Truyện có nét vẽ truyện tranh dễ thương, trang phục xinh xắn và là cảm hứng thời trang cho nhiều thế hệ teen Nhật. 6. Giỏ Trái Cây (Fruits Basket) Giỏ Trái Cây là câu chuyện hài hước, hấp dẫn dựa trên truyện cổ tích 12 con giáp của Trung Quốc. Cô bé mồ côi Tohru sống một mình vô tình làm quen với Sohma Yuki – hot boy trong trường và được anh đưa về nhà ở chung. Sau đó cô quen em họ Yuki tên Kyo cùng nhiều thành viên khác trong gia đình Sohma và phát hiện ra lời nguyền 12 con giáp đã ám lên gia đình họ. Vui nhộn nhưng không kém phần kịch tính, Giỏ Trái Cây luôn nằm trong danh sách yêu thích của các bạn gái tuổi teen. Tohru và hai anh chàng đẹp trai Yuki, Kyo 7. Honey and Clover Honey And Clover là bộ truyện kể về cuộc sống của một nhóm sinh viên trường mỹ thuật từ khi bắt đầu đi học đến khi ra trường lập nghiệp. Các nhân vật chính gồm Yuuta Takemoto, Hagumi Hanamoto, Shinobu Morita, Takumi Mayama và Ayumi Yamada. Câu chuyện mở ra với lời dẫn trên ngôi của Takemoto, xoay quanh những điều tưởng chừng như vô cùng bình dị gần gũi trong đời sống sinh viên nhưng lại đầy ý nghĩa. Honey And Clover đem đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc và nhiều triết lý nhân văn 8. Nana Hai cô gái cùng tên, cùng 20 tuổi, cùng đi một chuyến tàu lên Tokyo, đó là chuyến tàu của số phận. Sau cả chuỗi trùng hợp, số phận lại quay thêm một vòng, họ gặp nhau lần nữa, cùng thuê căn hộ số 707 mà cả hai đều thích và quyết định sống với nhau. Tính cách, bản chất và lý tưởng hoàn toàn trái ngược nhau nhưng cả hai Nana đều tôn trọng và yêu mến người kia. Hai nhân vật
Sự du nhập truyền thống nghệ thuật phương Tây vào Nhật Bản đã ảnh hưởng trực tiếp đến truyền thống nghệ thuật Nhật Bản. Các thế hệ họa sĩ trẻ bị mê hoặc bởi những phong cách và thể loại mà trước đây họ chỉ được thấy trong các trích đoạn được biên tập kỹ. Tạp chí Punch của Anh (Ảnh: Internet) Tranh biếm họa trên tạp chí truyện tranh hài nổi tiếng Punch tại London là một ví dụ điển hình về nghệ thuật phương Tây. Truyện tranh vui (comic strip) nhanh chóng lấn át tranh minh họa (illustration scene), và chỉ sau vài năm, các họa sĩ Nhật Bản đã áp dụng phong cách vẽ biếm họa kiểu phương Tây trên tạp chí riêng của mình, Japan Punch. Họa sĩ người Anh, Charles Wirgman, khai trương tạp chí Japan Punch vào năm 1862, nhưng cuối cùng, nó được các họa sĩ Nhật Bản tiếp quản. Năm 1877, tạp chí Marumaru Chimbun ra đời, và nó vượt trội hơn tạp chí Japan Punch về mặt sáng tạo. Nhiều tranh biếm họa độc đáo có tính châm biếm người phương Tây – những người đã du nhập thể loại tranh biếm họa vào Nhật Bản (Schodt, 1983). Tạp chí Japan Punch của Nhật (Ảnh: Internet) Tạp chí Marumaru Chimbun Các họa sĩ truyện tranh Nhật Bản tuy tiếp thu phong cách nghệ thuật phương Tây, song họ vẫn lồng phong cách truyền thống của mình vào để tạo ra loại hình nghệ thuật lai. Một số tranh biếm họa thời kỳ đầu thể hiện cách nhìn của người Nhật Bản về người phương Tây – người phương Tây có mũi to và thân hình đồ sộ so với người phương Đông có thân hình mảnh mai duyên dáng. Các tranh châm biếm chính quyền, tầng lớp thượng lưu, và các nhà tư bản công nghiệp cũng thông minh sắc sảo chẳng kém gì tranh châm biếm trên tạp chí Punch tại London. Tranh biếm họa Nhật Bản tuy theo phong cách phương Tây, song chúng vẫn mang đậm bản sắc Nhật qua cách trình bày đơn giản và tính sáng tạo trong quan điểm. Ngoài ra, tranh biếm họa Nhật Bản có một điểm khác biệt rõ rệt so với tranh biếm họa phương Tây, đó là nó có xét đến tác động của phần background lên toàn bộ hình ảnh, nhất là khi cần sử dụng phần background để thể hiện cảnh vật hoặc làm nổi bật nhân vật chính trong loạt cảnh hành động. Từ báo đến tạp chí Vào đầu thế kỷ 20, tranh truyện hài và truyện tranh Nhật bắt đầu được nhân rộng, và chẳng bao lâu sau, chúng được công chúng ưa thích chẳng kém gì ukiyo-e vào thế kỷ trước. Tranh biếm họa chính trị và tạp chí hài chính trị sớm nhường bước trước tranh truyện hài phê bình chính trị ít lộ liễu hơn. Tạp chí Nhật lúc bấy giờ (Ảnh: Internet) Đến cuối thập niên 20, người dân đọc truyện tranh trên khắp đất nước Nhật. Nhiều truyện tranh được đăng trên tạp chí thiếu nhi, trong số đó có Shounen Club vẫn được phát hành cho đến ngày nay. Ban đầu, Shounen Club là nơi sưu tầm các bài viết, truyện tranh, và game dành cho nam thanh thiếu niên, nhưng truyện tranh dần dà lấn chiếm các trang tạp chí. Khi các tranh chuyện vui trên tạp chí truyện tranh được đóng thành sách bìa cứng, chúng lập tức trở thành ấn phẩm bán chạy nhất. Đây là một trong những điểm khác biệt lớn giữa truyện tranh Mỹ và manga – chuyển sang phát hành dưới dạng sách thay vì dưới dạng tạp chí. Một phần nguyên nhân khiến manga series khác với truyện tranh Mỹ chính là trình tự phát hành này – phát hành nhiều kỳ trên tạp chí, rồi sau đó phát hành dưới dạng sách (Schodt, 1983; Gravett, 2004). Tranh truyện Norakuro (Ảnh: Internet) Ngày nay, ở Nhật Bản, nhiều bậc phụ huynh đọc truyện tranh trên báo và tạp chí. Họ là fan cuồng nhiệt không thua gì con em mình. Truyện Norakuro (1931 – 1941) kể về chuyến hành trình của chú chó nhỏ qua nước Nhật. Fuku-chan (1938 – 1971) trong Shounen Club kể về những chuyến phiêu lưu mạo hiểm của một cậu bé tinh nghịch có biệt tài thoát hiểm. Câu chuyện gợi nhớ đến những truyện hài phương Tây tương tự như Dennis the Menace (Dennis quấy rối) và Family Circus (Gravett, 2004). Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM Theo Robin E. Brenner
Họa sĩ Hokusai Katsuhika (1760 – 1849) là người đầu tiên nghĩ ra thuật ngữ “manga”. Ông là tác giả của một trong những bức tranh mộc bản nổi tiếng mang đậm phong cách nghệ thuật Nhật Bản, The Great Wave off Konnagawa (tạm dịch là “Cơn sóng lớn từ Konnagawa). Bức tranh miêu tả những con sóng cuộn đang đe dọa ngư dân Nhật Bản với dãy núi Phú Sĩ ẩn hiện phía xa xa. The Great Wave off Konnagawa (Ảnh: Internet) Hokusai là họa sĩ bậc thầy về nghệ thuật với khả năng phác họa con người và cảnh vật chỉ bằng vài đường nét lả lướt. Khoảng năm 1815, ông cho ra đời tuyển tập tranh manga (có nghĩa là “tranh ảnh kỳ dị”). Tuyển tập tranh này cộng với sự ưa chuộng tranh mộc bản ukiyo-e đã tạo thành nền tảng to lớn cho các loại hình nghệ thuật khác nhau (Schodt, 1983). Tranh mộc bản (Ảnh: Internet) Vào đầu thế kỷ 18, hàng ngàn cuốn sách tranh Toba-e (đặt theo tên họa sĩ huyền thoại Toba, tác giả của Chơju Giga) được tung ra bán tại khu vực ngoại vi Osaka. Chẳng bao lâu sau, kibyoshi, hay còn gọi là “sách bìa vàng”, ra đời. Đây là những sách có cốt truyện được lấy từ sách truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi, mặc dù câu chuyện rõ ràng là dành cho người lớn. Kibyoshi là những câu chuyện kể hàng ngày về cuộc sống thị thành, thường mang tính châm biếm, nên hay bị chính quyền Tokugawa ngăn cấm gắt gao (Schodt, 1983). Mở cửa giao thương với phương Tây Vài năm sau khi Hokusai qua đời, một biến cố trọng đại đã xảy ra, làm thay đổi nước Nhật mãi mãi. Năm 1853, hạm đội tàu chiến Hoa Kỳ do phó đề đốc Matthew Perry cầm đầu đổ bộ lên bờ biển Nhật Bản với mục đích gây sức ép chính trị, buộc chính quyền Nhật Bản phải mở cửa các thương cảng để giao thương với phương Tây. Kể từ ngày đó cho đến đầu thế kỷ 19, văn hóa Nhật rơi vào tình trạng hỗn loạn. Xã hội lâm cảnh nội chiến chính trị và văn hóa giữa phe mong muốn duy trì truyền thống Nhật Bản bằng mọi giá với phe hăng hái đi theo đường lối giao thương với phương Tây. Sự chia rẽ văn hóa dẫn đến những thay đổi đột ngột và mãnh liệt, nhất là khi Nhật Bản đang cố gắng bắt kịp công nghệ phương Tây để giữ vững vị thế cường quốc trong khu vực. Giai đoạn lịch sử từ thời kỳ Tokugawa (1600 – 1867) đến thời kỳ Meiji (1868 – 1912) được lấy làm bối cảnh cho muôn vàn câu chuyện về lịch sử Nhật Bản, và có lẽ nổi tiếng nhất là cuộc đối đầu giữa Nhật hoàng với tầng lớp samurai. Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM Theo Robin E. Brenner
Số 15 của tạp chí Young Jump vừa tiết lộ một thông tin quan trọng, dự án chuyển thể manga One Punch Man của tác giả Yuusuke Murata thành anime đã bật đèn xanh. Mọi thông tin về dàn diễn viên lồng tiếng sẽ được công bố tại lễ hội Anime Japan 2015 vào ngày 21/3 tới. Đây là tin mừng lớn đối với người hâm mộ bởi trước đó One Punch Man luôn nằm trong top 20 bộ truyện tranh mà các fan kỳ vọng được chuyển thể thành anime nhất. Ngoài ra Yuusuke Murata cũng chia sẻ ông đã thông báo tin vui này sớm với độc giả trên Twitter. Tuy nhiên ông vẫn phải kiên nhẫn chờ đợi tin chính thức từ NXB Shueisha. One Punch Man vốn là một truyện tranh siêu anh hùng được Yuusuke Murata chuyển thể từ webtoon cùng tên của họa sĩ One trên mạng. Nội dung xoay quanh một thế giới giả tưởng nơi quái vật ngoài hành tinh và những siêu anh hùng cùng tồn tại song song. Nhân vật chính là Saitama, một nhân viên văn phòng cực kỳ bình thường, tình cờ bén duyên với nghề “siêu anh hùng” ở một thảm họa của thành phố. Trong quá trình luyện tập quá độ, Saitama đã rụng hết tóc và sở hữu sức mạnh khủng, có thể hạ gục mọi kẻ địch với một cú đấm. Dù Saitama đã trừ gian diệt bạo ở khắp nơi nhưng không ai biết tới sự tồn tại của anh. Mọi người luôn chế nhạo và nghi ngờ Saitama Tuy nhiên ngôi nhà của Saitama luôn được các vị khách không mời đến thăm, thậm chí khiêu chiến với anh. Hiện nay One Punch Man đã trở thành một trong những manga đọc online hấp dẫn nhất trên mạng với hơn 20.000 lượt/ngày. Còn phiên bản sách in vừa cán mốc 4,5 triệu cuốn ở thị trường Nhật Bản. Truyện đã bán bản quyền cho Đài Loan, Hàn Quốc và thị trường Bắc Mỹ. Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM Theo Thanh Vân – infogame.vn
Nếu đọc “Chuyện tào lao của Vàng Vàng” của Phan Kim Thanh sẽ có nhiều người cảm thấy bứt rứt vì… không hiểu hết những gì tác giả đề cập. Bởi là truyện tranh nhưng tác giả lại nói đủ thứ chuyện thời sự đang xảy ra trên thế giới, mà nếu bạn không theo dõi hàng ngày, rất có thể “nằm ngoài vùng phủ sóng” của cuốn truyện này. Chuyện “tào lao” được kể nghiêm túc Ấn tượng đầu tiên về “Chuyện tào lao của Vàng Vàng” có lẽ là câu chuyện này không hề… tào lao như cái tên mà tác giả đã đặt. Mượn những nhân vật có vẻ ngoài ngây ngô, tác giả Phan Kim Thanh kể lại vô số truyện từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… mà độc giả tiếp xúc trên báo chí hàng ngày. Từ chuyện Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, khủng hoảng nợ công châu Âu, can thiệp nội chiến ở Syria… đến những vấn đề “nóng” như thần tượng Kpop “quá đà”, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt trước những ngôn ngữ biến tấu của lứa tuổi teen…, tất cả đều được thể hiện dưới góc nhìn hài hước nhưng rất sâu cay của nữ họa sĩ vẽ truyện tranh đến từ TP.HCM. Bìa sách ” chuyện tào lao của Vàng Vàng”. Ảnh: internet Để nói được từng ấy chuyện, tác giả đã sản xuất ra cả một đội quân các nhân vật đại diện cho từng quốc gia đã được nhân cách hóa, khi thì theo màu cờ, theo hình dạng bản đồ, con vật trung tâm hay danh lam, thắng cảnh nổi tiếng. Đó là “Vàng Vàng” (Việt Nam) đáng yêu với hình ảnh tượng trưng cho ngôi sao năm cánh, “Gấu” (Trung Quốc) là chú gấu trúc đặc trưng, “Liberty” (Mỹ) gợi nhắc tượng Nữ thần Tự do hay “Robot” (Nhật Bản) đến quê hương của những người máy siêu việt… ” Càng nhiều càng…ít”. Ảnh: internet Những nhân vật này lần lượt xuất hiện trong những câu chuyện Vàng Vàng với một cá tính riêng, lột tả những biến động xảy ra trên trái đất, khiến không chỉ giới trẻ, mà người lớn cũng đặc biệt hào hứng mà từ đó, vốn liếng tri thức và hiểu biết xã hội có cơ hội được tích lũy. Đặc biệt hơn, “Chuyện tào lao của Vàng Vàng” đánh dấu sự trỗi dậy của truyện tranh biếm họa, địa hạt mà ít họa sĩ truyện tranh Việt Nam đặt chân tới. Chẳng thế mà, họa sỹ Nguyễn Thành Phong đã từng tấm tắc khen “Ai mà nghĩ chuyện thời sự có thể dễ thương thế chứ”. Sẽ có phiên bản Vàng Vàng cho thiếu nhi Sinh năm 1989, theo học chuyên ngành Thiết kế thời trang của Đại học Quốc tế Hồng Bàng nhưng Kim Thanh lại có niềm đam mê với truyện tranh. Tự nhận yêu thích văn hóa Nhật Bản từ nhỏ, nên cách vẽ của chị ảnh hưởng lớn bởi phong cách Nhật Bản, hơi dị biệt. Nhưng kể cả như vậy, đi tìm hiểu về Phan Kim Thanh, người ta vẫn cứ “choáng” bởi vẻ ngoài bụi bụi, thậm chí có phần nổi loạn của chị, khác hẳn với các nhân vật ngây ngô, đáng yêu. Phan Kim Thanh ( trái) và độc giả. Ảnh: internet Chia sẻ về điều này, Phan Kim Thanh hài hước: “Tôi chỉ “trông có vẻ” nổi loạn thôi”. Kỳ thực ngoài đời, tác giả của Vàng Vàng lại là người thích xem phim hài, kịch hài, sợ ma, tự nhận không chịu được đồ uống có cồn, không động đến một điếu thuốc, không đi chơi khuya và rất nhiều cái “không” khác. Là một người thẳng thắn, sẵn sàng bảo vệ quan điểm cá nhân, Phan Kim Thanh tiết lộ không ít lần gặp những phản hồi trái chiều về tác phẩm của mình. Nhưng những phản hồi đó lại thôi thúc chị vẽ nhiều hơn, để rồi phần thưởng cho mỗi tác phẩm tâm đắc ra đời là… một giấc ngủ, “kệ” mọi người nói ra nói vào. Một đoạn vui nhộn trong truyện Vàng Vàng. Ảnh:internet Không tự nhận mình là họa sĩ chuyên nghiệp và cũng không có ý định sống bằng nghề làm truyện tranh vì quá bận rộn với các công việc thiết kế, vẽ vời khác, Phan Kim Thanh cho biết, vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng Vàng Vàng và tất cả những gì đem lại cho chị niềm hứng thú, vì biết đâu, sáng tác ra sẽ có người… trả tiền cho nó. Sau khi xuất bản được 2 tập, Phan Kim Thanh tiết lộ, chị đang chuẩn bị cho Vàng Vàng quay trở lại dưới dạng ấn phẩm dành cho thiếu nhi, những độc giả 10 tuổi trở xuống, thay vì giới hạn 13+ như trước. Bởi mong muốn của chị là Vàng Vàng của Việt Nam sẽ xuất hiện dưới nhiều hình thức, để hình ảnh của nhân vật càng lan tỏa sâu rộng. Phan Kim Thanh tâm sự: “Nếu các bạn vẫn ủng hộ, tức là sẽ tiếp thêm động lực cho tôi. Tôi sẽ ngồi đây và chờ sự kỳ diệu xảy đến!”.Nếu đọc “Chuyện tào lao của Vàng Vàng” của Phan Kim Thanh sẽ có nhiều người cảm thấy bứt rứt vì… không hiểu hết những gì tác giả đề cập. Bởi là truyện tranh nhưng tác giả lại nói đủ thứ chuyện thời sự đang xảy ra trên thế giới, mà nếu bạn không theo dõi hàng ngày, rất có thể “nằm ngoài vùng phủ sóng” của cuốn truyện này. Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM Theo Mai Anh – Anninhthudo.vn
Nhật bản là nước hàng đầu về truyện tranh. Ngày nay Manga Nhật bản được xuất bản khắp thế giới trên các báo và tạp chí, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người yêu thích truyện tranh. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt khiến truyện tranh Nhật phát triển lớn mạnh như vậy? Tên gọi Manga Đầu tiên phải kể đến tên gọi! Manga là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Và Manga được xem là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Vậy nguồn gốc của từ Manga đã được “khai sinh” từ đâu? Thật ra từ truyện tranh tiếng Nhật là “Komikku”, được sử dụng trong giới xuất bản nhưng lại không phổ thông trong công chúng. Manga theo kiểu chữ Katakana bao gồm 2 chữ “vui” và “hình”. Ban đầu có nghĩa là hình châm biếm và hài hước. Nhưng, vào thập kỷ 60 với sự phát triển của Manga hiện đại chủ đề đã mở rộng ra ngoài châm biếm và hài hước. Kể từ đó thuật ngữ “Manga” được sử dụng để bao gồm những chủ đề khác và tạo nên 1 tên gọi được chúng ta gọi đến ngày nay. Bộ Manga nổi tiếng “Thám tử lừng danh Conan” (Ảnh: Internet) Nền công nghiệp Manga Ở Nhật nền công nghiệp Manga là một siêu cỗ máy khổng lồ. Điều này trở thành nét đặc trưng mà cũng là sự khác biệt của truyện tranh Nhật. Điều thú vị cho thấy vào hằng năm Manga mang về cho nước Nhật nhiều tỷ dollar (năm 2014: 282 tỷ Yên chuyển thành Dollar – thống kê của web Oricon tại Nhật Bản) và là một phần quan trọng trong nền văn hóa Nhật Bản đương đại! Một con số thống kê khác thể hiện tổng số xuất bản loại hình giải trí ở Nhật là Manga chiếm đến 20%. Nhiều tập và thường rất dài Rất hiếm có Manga nào ở Nhật Bản được sáng tác ra để xuất bản chỉ 1 cuốn. Thường thì được phát hành theo dạng nhiều tập, mỗi tập từ 20 đến 30 trang. Với các tác phẩm nổi tiếng có thể được tiếp tục hàng nhiều năm. Ví dụ như các bộ truyện tranh Bleach, Naruto hay One Piece vẫn luôn tạo nên cơn sốt đối với độc giả bởi độ dài lên đến 700 chapters (Naruto). Siêu phẩm One Piece của Eiichiro Oda với hơn 700 chapter vẫn chưa dừng lại (Ảnh: Internet) Đa dạng về đối tượng người đọc Manga Nhật Bản có thể được chia ra tuỳ theo lứa tuổi của độc giả của các tạp chí. Bao gồm: tạp chí cho trẻ em (Yonenshi), tạp chí cho tuổi mới lớn (Shonenshi) – bao gồm tạp chí cho người lớn (Otonashi) và tạp chí cho “Trẻ” (Yangushi, Seinenshi). Manga dành cho phụ nữ thì được chia ra: Manga dành cho con gái (Shojoshi) và Manga cho quý cô (Redizu). Lời thoại tinh tế Trong Manga, bối cảnh và không khí của câu chuyện được thể hiện một cách rõ ràng bằng từ ngữ thể hiện hành động. Do đó độc giả có thể hóa thân vào câu chuyện và nắm bắt tâm lý với nhân vật. Với các khung truyện được sắp xếp tinh tế để câu chuyện được thể hiện mạch lạc Manga đã đạt đến trình độ tinh tế trong việc dẫn dắt câu chuyện và truyền đạt tình cảm đến độc giả không thua gì phim. Đây cũng là một trong các yếu tố khác biệt tạo nên Manga. Những bài học kiến thức sinh động Một trong những điểm đặc sắc của Manga là khối lượng kiến thức đa dạng và rất phong phú. Phần nội dung của Manga được đánh giá còn quan trọng hơn cả phần hình ảnh nên các họa sĩ phải đọc rất nhiều tư liệu để xây dựng cốt truyện hợp lý và hấp dẫn. Mỗi một bộ Manga thường gắn liền với một chủ đề hoặc một nghề nghiệp cụ thể. Độc giả cảm thấy rất dễ hiểu khi tiếp nhận kiến thức chuyên môn thông qua Manga. Điển hình có thể thấy chủ đề tình yêu đất nước, lịch sử dân tộc Việt Nam được tái hiện rõ nét trong bộ truyện tranh “Thần đồng Đất Việt” của công ty Phan Thị. Hay truyện trinh thám Conan của Gosho Aoyama cung cấp rất nhiều kiến thức về khoa học và hình sự. Ngay cả các kiến thức về y học cũng được Osamu Tezuka miêu tả chi tiết trong bộ truyện tranh “Bác sĩ quái dị Black Jack”. Rõ ràng, truyện tranh không thể thay thế sách giáo khoa nhưng truyện tranh giúp cho việc truyền tải những kiến thức chuyên môn vốn được cho là khô khan, khó hiểu trở nên chân thật hơn, giúp người đọc có hứng thú hơn rất nhiều. Bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt tái hiện lịch sử dân tộc Việt (Ảnh: Internet) Chứa đựng nhiều thông điệp sâu sắc Manga không đơn giản để giải trí mà mang đến những thông điệp sâu sắc thông qua cách thể hiện bằng nét vẽ và lợi thoại tự nhiên, gần gũi. Với cách sáng tác truyện độc đáo và sự đầu tư của các họa sĩ vẽ truyện tranh đất nước mặt trời mọc mà độc giả cảm thấy đọc Manga không hề giáo điều hay cứng nhắc như những bài giảng đạo đức thông thường. Bằng chứng cho thấy Fujiko Fujio đã rất thành công khi sáng tác bộ truyện về chú mèo máy Doraemon cùng các nhân vật dễ thương qua từng câu chuyện rất đời thường. Nhưng ẩn sau những câu chuyện đời thường ấy lại chứa đựng thông điệp sâu sắc về tình yêu thương gia đình và những bài học đạo đức nhẹ nhàng
Phan Thị là đơn vị liên tục sáng tạo ra những bộ truyện tranh phù hợp với từng thời điểm, lứa tuổi. Từng nổi danh và tạo được tiếng vang lớn với bộ truyện Thần Đồng Đất Việt. Mới đây bộ truyện Học Sinh Chân Kinh do Phan Thị đầu tư được ra mắt từ tháng 4/2013. Tính đến hiện tại, Học Sinh Chân Kinh là bộ truyện tranh ăn khách nhất, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ độc giả. Vậy điều gì đã tạo nên cơn sốt truy tìm chân kinh của teen Việt? Nắm bắt tâm lý Có một sự thật là đa phần teen Việt đang thiếu những phương tiện giải trí lành mạnh để chia sẻ chuyện riêng tư. Những ấn phẩm có tính chia sẻ mạnh thì lại khó tiếp cận vì nhiều chữ hoặc quá hàn lâm. Nắm bắt được tâm lý trên Học Sinh Chân Kinh như một chiếc phao cứu rỗi sự thiếu thốn này. Các nhân vật trong Học Sinh Chân Kinh (Ảnh: Internet) Từ nội dung lẫn hình thức được đầu tư kĩ lưỡng Nội dung của bộ truyện được đầu tư nét vẽ truyện tranh trẻ trung, sáng tạo và thuần Việt. Các hình ảnh hài hước được tận dụng triệt để. Bên cạnh đó các tập truyện Học Sinh Chân Kinh được in màu. Với hình thức in màu đã ghi điểm ngay và bộ truyện tranh càng tăng thêm tính hấp dẫn. Tình huống dí dỏm và những thông điệp nhẹ nhàng Với mỗi tập truyện Học Sinh Chân Kinh đều có một chủ đề riêng biệt, xuyên suốt nói về các vấn đề nhà trường – gia đình – xã hội và cuộc sống của học sinh. Ở đó, các nhân vật sẽ luôn phải tìm cách đối đầu với các sự kiện có thật ở ngoài cuộc sống như chuyện kẹt xe, đồ ăn độc hại, nói dối, gian lận thi cử… Và hòa cùng những phút giây cười sảng khoái vì các tình huống dở khóc dở cười, bạn đọc sẽ nhìn thấy được những thông điệp tích cực trong từng tập truyện từ cách giải quyết không giống ai của những nhân vật. Cuộc thi đấu đầy hấp dẫn và quyết luyệt của các học sinh của trường Khổ Quá (Ảnh: Internet) Ekip thực hiện Tác giả của Học Sinh Chân Kinh là nhóm B.R.O, gồm 3 bạn trẻ 8x mê hội họa và thích kể những câu chuyện về teen Việt bằng nét vẽ. B.R.O là ba chữ cái viết tắt của 3 màu sắc mà 3 thành viên yêu thích: Black-Red – Orange. Ngoài ra B.R.O còn là từ viết tắt của “Brother” với mong muốn các thành viên sẽ luôn kề vai sát cánh và động viên nhau những lúc khó khăn nhất. Để phát hành được bộ truyện Học Sinh Chân Kinh, ekip thực hiện đã phải chỉnh sửa, gọt giũa rất nhiều các tình tiết trong truyện. Tất cả ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, câu thoại hoàn toàn là những điều rất quen thuộc và gần gũi với học sinh để bộ truyện Học Sinh Chân Kinh dần trở thành người bạn của teen Việt. Ngoài việc lên ý tưởng, nội dung và thực hiện phần thoại thì nhóm B.R.O còn thường xuyên “hóng hớt” ở diễn đàn các trường phổ thông, đến các quán xá trước cổng trường để nghe lỏm các teen nói chuyện. Chưa dừng lại ở đó, nhóm còn luôn cập nhật tin tức trên mạng, tìm hiểu và khai thác những từ khóa bất hủ của teen để cho vào truyện. Nhóm B.R.O tại Đường Sách 2014 (Ảnh: Internet) Tạm kết: Kế từ lần đầu ra mắt, bộ truyện Học Sinh Chân Kinh nhanh chóng chiếm được tình cảm của cộng đồng yêu thích truyện tranh Việt Nam, đặc biêt là đối tượng sinh viên – học sinh. Đưa không khí học đường vào nội dung truyện cùng những vấn đề nóng của xã hội, giáo dục, xen kẽ là tình huống hài hước – dí dỏm rất đúng “chất” học sinh – bộ truyện tranh Học Sinh Chân Kinh đã chinh phục được lượng lớn các độc giả tuổi teen ở mỗi kỳ tập truyện phát hành. Đây là tín hiệu tốt để Phan Thị có thể mạnh dạn đầu tư hơn nữa cho công cuộc phát triển truyện tranh Việt, nhằm mang đến cho độc giả, đặc biệt là lứa tuổi teen, những ấn phẩm hay phù hợp với độ tuổi. Ngọc Nguyễn Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM
Yoshihiro Tatsumi được coi là ông tổ Manga dành cho người lớn, một trong những họa sĩ đầu tiên đặt nền móng cho thể loại manga Gekiga, tiền thân của thể loại Seinen hiện nay. Nếu là một người hâm mộ và thường xuyên tìm hiểu về lịch sử phát triển của Manga Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ biết đến thể loại Gekiga, dòng manga kịch họa đã đặt nền móng cho sự phát triển của thể loại Seinen dành cho người lớn hiện nay. Gekiga là thể loại manga dành cho độc giả lớn tuổi chứ không nhắm vào đối tượng thiếu niên truyền thống và cũng đồng thời là tiền thân của Seinen ngày nay. Gekiga là thể loại manga dành cho độc giả lớn tuổi chứ không nhắm vào đối tượng thiếu niên truyền thống và cũng đồng thời là tiền thân của Seinen ngày nay. Các bộ manga thuộc thể loại Gekiga thời kì đầu được coi như một trong những dòng manga mới, khác hẳn với các tựa manga truyền thống vốn chỉ dành cho các nam thanh thiếu niên. Nhân vật của các Gekiga manga sẽ không phải là các cậu nhóc mà chính là những nhân vật nam trưởng thành với câu chuyện về cuộc sống vất vả thực tế hàng ngày của họ. Không những thế, các tác phẩm trong dòng Gekiga còn bỏ đi cả sự phân biệt rạch ròi về trắng đen thế giới quan của thể loại Shounen truyền thống để lấy các nhân vật phản diện làm trung tâm. Các chủ đề như bạo lực, tình dục cũng không hề bị né tránh như trong những bộ shounen cũ trước đây. Chính bước đi mới này đã khiến thể loại Gekiga trở nên phổ biến và khai thác được độc giả là nam giới vốn đã bước qua lứa tuổi thiếu niên và cũng đồng thời là tiền thân cho thể loại Seinen đương đại. Yoshihiro Tatsumi, họa sĩ đặt nền móng cho thể loại Gekiga, tiền thân của Seinen ngày nay. Mới đây, một thông tin khá đáng buồn cho cộng đồng manga Nhật Bản đã được thông báo, đó là họa sĩ vẽ truyện tranh Yoshihiro Tatsumi, người đặt nền móng đầu tiên cho thể loại Gekiga đã đột ngột qua đời ở tuổi 79. Được biết, họa sĩ Yoshihiro Tatsumi là người đi tiên phong trong thể loại manga mới Gekiga mang màu sắc u tối, bi kịch và cực kì phá cách vào những năm 50 của thế kỉ trước. Một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của ông chính là A Drifting Life với nội dung kể về cuộc sống của họa sĩ giữa thời Thế Chiến Thứ 2. Không những thế, hàng loạt tác phẩm đáng chú ý khác của ông bao gồm cả Fallen Words, Black Blizzard, Good-Bye… Sự ra đi đột ngột của họa sĩ Yoshihiro Tatsumi thực sự đã để lại niềm tiếc thương to lớn cho hàng triệu fan hâm mộ. Tuy nhiên, những cống hiến của ông cho làng truyện tranh Nhật Bản, đặc biệt là trong dòng manga Gekiga dành cho người lớn sẽ mãi được ghi nhận trong lòng các fan hâm mộ. Nguồn: Gamek.vn Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM
Bộ truyện tranh “Nhóm máu O” kể về cuộc đấu trí Olympia gay cấn dành cho học sinh cấp 3. Tác phẩm lấy cảm hứng từ cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”. Người sáng lập nên dự án Nhóm máu O là nhà leo núi năm thứ 2 – Hoàng Dương (sinh năm 1984). Dương hiện làm trong ngành giáo dục. Hoàng Dương-người lập ra dự án (Ảnh: Internet) Gắn bó cùng đại gia đình Olympia trong suốt 14 năm qua, Hoàng Dương mong muốn lưu giữ giá trị tinh thần cuộc thi mang đến cho nhiều thế hệ. Anh cùng bạn thân Nguyễn Khánh Dương (tác giả kịch bản bộ truyền thuyết Long Thần Tướng, vẽ truyện tranh bởi họa sĩ Thành Phong) quyết định thực hiện Nhóm máu O. Lựa chọn truyện tranh là thế mạnh của Nguyễn Khánh Dương, khá phù hợp với văn hóa nội bộ của gia đình Olympia. Thể loại này có thể truyền tải thông điệp cho thế hệ “tiền Olympia” từ lớp 6 đến lớp 10 một cách phù hợp, chi phí thấp. “Cùng học trong môi trường sư phạm, chúng tôi đều hiểu sách và truyện tử tế luôn cần cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ” – Khánh Dương tâm sự. Nhan đề của bộ truyện nhắc đến một nhóm máu phổ biến, chỉ cho đi không cần nhận lại. Ngoài ra O cũng là viết tắt của Olympia. “Cách sống hết mình, vì người khác của đại gia đình Olympia là điều mình tâm đắc nhất” – cựu thí sinh năm thứ 2 chia sẻ. Về nội dung, bộ truyện sẽ xoay quanh cuộc đấu trí của học sinh cấp 3 thông qua một chương trình truyền hình trí tuệ. Ở đó, những câu chuyện buồn vui của tuổi học trò sẽ được thể hiện. “Nhóm máu O” đã nhận được sự ủng hộ chủa các thành viên trong gia đình Olympia (Ảnh: Internet) Dự kiến, Nhóm máu O bao gồm 3-5 tập phát hành trên toàn quốc, nhóm cần quỹ 200 triệu đồng. 20% số lợi nhuận được trích gửi vào quỹ Hội Olympian và các quỹ học bổng uy tín. Phan Minh Đức – nhà vô địch Olympia năm thứ 10 đang sống và học tập tại Úc – rất phấn khích: “Mình đã đóng góp cho Nhóm máu O và mong muốn mọi người thử tìm hiểu xem đây là cái gì, tại sao hay đến vậy? Mình bật mí cho các bạn đây dự án này đến từ cộng đồng Olympia và có sự trợ giúp của rất nhiều người nổi tiếng”. Một phân cảnh trong bộ truyện tranh ” Nhóm máu O” (Ảnh: Internet) Theo Quyên Quyên – news.zing.vn Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM
Cùng nhìn lại những khoảnh khắc và ấn tượng đẹp của Viện Truyện tranh và Hoạt hình tại ngày hội tuyển sinh do Báo Tuổi trẻ tổ chức tại Cần Thơ, ngày 08/03/2015. Gian tư vấn ngành học Truyện tranh – hoạt hình 2D – hoạt hình 3D – hoạt hình tĩnh vật, đất sét và thiết kế game của Viện Truyện tranh và Hoạt hình thu hút rất nhiều sự quan tâm của học sinh đến tham dự Ngày hội tuyển sinh (Ảnh: CMA) Hoạt động tặng sách miễn phí cho học sinh (Ảnh: CMA) Học viên CMA khóa 1 trỗ tài vẽ chibi tặng học sinh tham quan (Ảnh: CMA) Các tư vấn viên nhiệt tình giải đáp thắc mắc về các ngành học cho học sinh quan tâm (Ảnh: CMA) Vui vẻ tạo dáng cùng Trạng Tí và các linh vật của CMA (Ảnh: CMA) Các bạn học sinh hào hứng khoe những cuốn sách do CMA tặng (Ảnh: CMA) Khoe Chibi cực xinh xắn của mình (Ảnh: CMA) Các học viên trẻ vô cùng năng động của CMA (Ảnh: CMA) Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM
Vượt lên trên áp lực từ gia đình và thầy cô, cậu học trò đã quyết tâm theo đuổi đam mê hội họa. Tác giả trẻ Thăng Fly giới thiệu bộ truyện tranh “Foolish” (tạm dịch là: Dại khờ) trên mạng xã hội. Đây là bộ tranh truyện nói về cuộc sống, những suy nghĩ của một cậu học trò đang đứng trước kì thi quan trong nhất trong cuộc đời: thi đại học. Cũng giống như bao học trò ở tuổi này, cậu chịu nhiều áp lực từ gia đình, thầy cô… rằng phải vượt qua kì thi. Nhưng bản thân cậu vẫn còn rất mông lung về tương lai của mình. Cậu thích vẽ truyện tranh, nhưng vì không nhận được sự ủng hộ của cha mẹ, cậu đã từ bỏ đam mê để chuyên tâm học hành. Chỉ đến khi gặp được những con người có cùng đam mê, cậu học trò đã nhìn thấy con đường tương lai mà mình đang tìm kiếm. Cậu trai quyết tâm thuyết phục gia đình để theo đuổi đam mê từ đây. Bộ tranh truyện giàu ý nghĩa này gồm 41 bức tranh, xin trích đăng một phần như sau: Theo Dân Trí Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM
Cũng như truyện tranh phương Tây, manga/anime phát triển từ truyền thống nghệ thuật lịch sử trong văn hóa Nhật, mặc dù chúng ra đời và có sức ảnh hưởng trước cả truyện tranh phương Tây. Quá trình hình thành manga và anime có nhiều nét tương đồng với nhau, kể cả ảnh hưởng về mặt chính trị lên sự phát triển của chúng. Do những bước ngoặc mang tính định mệnh, ngành công nghiệp truyện tranh Nhật phát triển nhanh hơn ngành công nghiệp truyện tranh phương Tây. Cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản là điềm báo hướng đi của ngành công nghiệp truyện tranh Mỹ. Chương này sẽ mở đầu bằng phần khái quát những sự kiện chính trong quá trình hình thành manga, và kết thúc bằng phần miêu tả ngành công nghiệp manga/anime hiện nay tại Mỹ và Nhật Bản. Tranh cuộn thế kỷ 12 Tất cả truyện tranh, từ tranh chuyện vui cho đến tiểu thuyết hình ảnh, đều thuộc loại hình nghệ thuật liên tiếp (sequential art). Nghệ thuật liên tiếp là lối kể chuyện bằng hình với khung thoại và hiệu ứng âm thanh được trình bày liên tiếp trên trang truyện. (Eisner, 1994; McCloud, 1993). Mặc dù khó xác định chính xác manga ra đời vào năm nào, nhưng nhiều người tin rằng nghệ thuật liên tiếp khởi nguồn từ tranh cuộn (picture scroll) do các nhà sư sáng tác vào thế kỷ 12. Chơju Giga là một ví dụ điển hình về nghệ thuật này. Chơju Giga (“tranh cuộn về muôn loài”) của tác giả Toba là loạt tranh vui về thú vật đóng vai tầng lớp tăng lữ và quý tộc như khỉ, cáo, thỏ, và cóc. Ngoài phê phán và châm biếm tầng lớp tăng lữ ra, Chơju Giga còn thể hiện cách sử dụng nghệ thuật thư pháp Nhật để tạo hình ảnh chuyển động và cảm xúc mang tính thuyết phục cao. Tranh cuộn dài đến 1,8 m và được xem từ phải sang trái. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử manga, và trở thành khuôn mẫu cho lối kể chuyện tuần tự (sequential storytelling) sau này. Trong suốt hàng trăm năm qua, tranh cuộn – thường mang tính tôn giáo – vẽ về nhiều chủ đề khác nhau, từ chủ đề yêu ma cho đến tôn giáo (khi không bị tôn giáo trói buộc.) Tranh thiền (Zen picture) là dòng tranh bình dị hơn, vì nó chỉ đòi hỏi họa sĩ tập trung tinh thần để sáng tác nghệ thuật, và tính kinh tế của dòng tranh này được thể hiện rất rõ nét trong truyền thống nghệ thuật (Schodt, 1983). Ban đầu, truyện tranh tôn giáo ít được công chúng biết tới, nhưng về sau, nó sớm len lỏi vào văn hóa của người bình dân. Những bức tranh ban đầu được vẽ dưới dạng bùa may mắn cho người đi đường, nhưng sau này, chúng sớm đa dạng hóa về chủ đề – từ chủ đề về ma quỷ và giai nhân cho đến các võ sĩ. Chúng có tên gọi là tranh Otsu-e, do chúng ra đời gần làng Otsu vào khoảng giữa thế kỷ 17 (Schodt, 1983). Tranh mộc bản Lịch sử nghệ thuật trải qua bước ngoặc quan trọng tiếp theo vào thế kỷ 16 – 17, khi các họa sĩ bắt đầu nghĩ ra loại hình nghệ thuật ukiyo-e, hay còn gọi là “tranh phù thế”. Giai đoạn thái bình trong thời kỳ Tokugawa (1600 – 1867) sau hàng trăm năm dài chiến tranh liên miên đã cho phép các họa sĩ định hình đối tượng nghệ thuật. Các tác phẩm ukiyo-e với bố cục đường nét đầy màu sắc sinh động ghi lại đời sống và các hoạt động của “thế giới nổi” tại Yoshiwara. Yoshiwara là khu đèn đỏ có tiếng tại Edo với nhiều quán trà, nhà hàng, rạp hát, và nhà thổ hạng sang dành riêng cho khách hàng thừa tiền lắm của. Khung cảnh cuộc sống về đêm tại Yoshiwara tạo nguồn cảm hứng sáng tác cho các họa sĩ truyện tranh. Nhiều truyền thống hình thành trong thời kỳ hưng thịnh của ukiyo-e vẫn tiếp tục được phát huy trong manga hiện đại, từ tranh biếm họa cho đến nghệ thuật gợi dục trong ero manga (Schodt, 1996). TTVO Robin E. Brenner Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM
Chủ nhật 8-3 vừa qua, hàng chục nghìn học sinh – sinh viên đã có mặt tại trường Đại học Cần Thơ để tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2015. Đây là chương trình thiết thực hằng năm nhằm giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp, chọn ngành, trường học phù hợp với năng lực và sở thích. Các bạn học sinh hào hứng chụp hình cùng nhân vật truyện tranh Sửu (Thần Đồng Đất Việt) (Ảnh: CMA) Gian tư vấn của CMA thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh (Ảnh: CMA) Ngày hội tuyển sinh năm nay có sự góp mặt của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) – đơn vị đầu tiên và duy nhất mang đến chương trình học Vẽ truyện tranh – Hoạt hình 2D – Hoạt hình 3D – Hoạt hình tĩnh vật, đất sét – Thiết kế Game tại Việt Nam nói chung và Ngày hội tuyển sinh 2015 nói riêng. Các bạn học sinh hứng thú với những hoạt động tại gian tư vấn của Viện (Ảnh: CMA) Các bạn trẻ năng động của Viện truyện tranh & Hoạt hình (Ảnh: CMA) Tại gian tư vấn của CMA, các bạn học sinh đã được Ban tư vấn trong đoàn tư vấn hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp cũng như cung cấp các thông tin bổ ích chuyên sâu về ngành học Truyện tranh – Phim hoạt hình – Thiết kế Game. Ngoài ra, CMA mang tới cái nhìn rõ nét về triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, chia sẻ những khó khăn của các bạn học sinh và tư vấn cách giải quyết hiệu quả nhất. Tận tình tư vấn những thắc mắc của các em học sinh (Ảnh: CMA) Kết hợp với công tác tư vấn hướng nghiệp, gian hàng CMA đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều học sinh khi tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn như bốc thăm trúng các đầu sách thú vị với cơ hội trúng lên đến 80%, chụp ảnh cùng các nhân vật hoạt hình, vẽ chân dung Chibi và giao lưu với các họa sĩ của Công ty Phan Thị – Công ty truyện tranh hàng đầu Việt Nam, tác giả của các bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt, Học Sinh Chân Kinh… nổi tiếng hiện nay. Nhiều bạn học sinh cảm thấy rất thích thú khi cầm trên tay hình vẽ Chi bi dễ thương và các cuốn sách ý nghĩa được CMA gửi tặng. Tặng sách miễn phí cho các bạn học sinh có mặt tại ngày hội tuyển sinh (Ảnh: CMA) Học viên CMA khóa 1 vẽ tặng tranh Chibi cho các bạn học sinh (Ảnh: CMA) Với một đội ngũ sinh viên hỗ trợ chuyên nghiệp và sự tận tình, chu đáo của các thầy cô trong Ban tư vấn CMA đã tạo nên những ấn tượng đẹp với các bạn học sinh tham gia ngày hội. Hy vọng rằng Ngày hội tuyển sinh 2015 đã mở ra cho các em một hướng đi đúng và khuyến khích các em mạnh dạn chọn cho mình một lối đi để vào đời thành công. Hào hứng khoe Chibi (Ảnh: CMA) Nhiều bậc huynh và các bé rất quan tâm và hứng thú về chương trình học vẽ thiếu nhi của Viện (Ảnh: CMA) Chụp hình kỹ niệm cùng các linh vật dễ thương của CMA (Ảnh: CMA) Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM
Chủ nhật, ngày 08/03/2015, Viện Truyện tranh & Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) cùng hơn 120 trường Đại học – Cao đẳng sẽ tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2015 do Bộ GD-ĐT, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Sở GD-ĐT Cần Thơ, Trường ĐH Cần Thơ tổ chức diễn ra tại Trường ĐH Cần Thơ (đường 3-2 quận Ninh Kiều, Cần Thơ). CMA tại ngày hội tuyển sinh TP.HCM do báo Tuổi Trẻ tổ chức (Ảnh: CMA) Ngày hội tuyển sinh quy tụ hầu hết các trường Đại học và Cao đẳng lớn như ĐHQG TP.HCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật, Luật TP.HCM, Tài chính marketing, Kinh tế TP.HCM, Giao thông vận tải TP.HCM, Nông lâm TP.HCM, Ngân hàng TP.HCM… các trung tâm tư vấn du học và chương trình liên kết quốc tế. Tất cả các đơn vị tham gia đều chung một mục tiêu, giúp các bạn học sinh cũng như quý phụ huynh định hướng đúng ngành học và môi trường phù hợp nhất cho con em mình. Gian tư vấn của CMA thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn học sinh (Ảnh: CMA) Đặc biệt, Ngày hội tuyển sinh năm nay có sự góp mặt của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) – đơn vị đầu tiên và duy nhất mang đến chương trình học vẽ Truyện tranh – Hoạt hình – Thiết kế Game tại Việt Nam nói chung và Ngày hội tuyển sinh 2015 nói riêng. Sơ đồ vị trí gian tư vấn của Viện Truyện tranh và Hoạt hình tại Cần Thơ (Ảnh: CMA) Comic Media Academy (CMA) là môi trường học tập sáng tạo, đi sát thực tế nhu cầu xã hội, tập trung đào tạo 5 chuyên ngành chính : 1. Vẽ truyện tranh 2. Phim hoạt hình 2D 3. Phim hoạt hình 3D 4. Phim hoạt hình tĩnh vật đất sét 5. Thiết kế Game Chương trình giảng dạy được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, gồm các khóa dài hạn đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp, Kỹ thuật viên và chương trình liên kết với ĐH Mỹ thuật đào tạo Họa sĩ Thiết kế đồ họa – bậc cử nhân, hệ vừa học vừa làm. Ngoài ra, CMA còn tổ chức nhiều khóa ngắn hạn , đáp ứng nhu cầu đa dạng của các bạn yêu thích ngành học làm Truyện tranh, Hoạt hình và Thiết kế Game tại Việt Nam. Giờ học vẽ tay căn bản tại Viện truyện tranh & Hoạt hình (Ảnh: CMA) Kết hợp với công tác tư vấn hướng nghiệp, gian hàng CMA tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn như bốc thăm trúng các đầu sách thú vị với cơ hội trúng lên đến 80%, chụp ảnh cùng các nhân vật hoạt hình, vẽ chân dung Chibi miễn phí và giao lưu với các họa sĩ của Công ty Phan Thị – Công ty truyện tranh hàng đầu Việt Nam, tác giả của các bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt, Học Sinh Chân Kinh,.. cực kì nổi tiếng hiện nay. Các bạn trẻ sẽ hiểu sâu hơn về ngành học làm Truyện tranh – Hoạt hình – Thiết kế Game, cũng như có cái nhìn rõ nét về triển vọng nghề nghiệp của ngành học này trong thị trường hiện nay và tương lai. Các bạn học sinh hào hứng khoe tranh Chibi do CMA vẽ tặng (Ảnh: CMA) Ngày hội tuyển sinh 2015 là cơ hội hiếm có để các bạn học sinh và phụ huynh tìm kiếm thông tin, cũng như nhận được những tư vấn thiết thực, chi tiết nhất. Hy vọng rằng, các bạn học sinh sẽ định hướng đúng ngành nghề và lựa chọn được môi trường học tập phù hợp với năng lực bản thân, gia đình, và nhu cầu xã hội. Comic Media Academy
Lần đầu tiên tác giả Masashi Kishimoto hé lộ về phòng làm việc của mình, nơi đã khai sinh ra bộ truyện tranh Naruto đình đám. Sau khi kết thúc bộ truyện tranh đình đám Naruto, họa sĩ Masashi Kishimoto cho biết rằng anh đang khá rảnh rỗi và có một quãng thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt tay vào những dự án mới. Chính vì vậy mà Mezamashi TV sau đó đã cử ca sĩ nhạc pop, cũng đồng thời là một người cực kì yêu thích Manga tới “đột nhập” vào phòng làm việc của họa sĩ Masashi Kishimoto. Khi vừa bước chân vào căn phòng, chúng ta có thể thấy được rằng dù đây là phòng làm việc của cha đẻ Naruto nhưng căn phòng làm việc lại mang đậm chất… Dragon Ball. Chúng ta không hề thấy được một bức hình hay figure nào của Naruto cả mà thay vào đó là một bức tượng Freiza (Phi-de) với kích cỡ to hơn cả người thật. Phòng làm việc được bố trí khá ngăn nắp với rất nhiều bản thảo đang được vẽ dở. Thêm vào đó là một bộ đầy đủ tất cả các tập của Naruto được bày biện khá ngăn nắp trên bàn, bên cạnh rất nhiều dụng cụ vẽ. Khi trò chuyện với tác giả Masashi Kishimoto, chúng ta được biết thêm một thông tin khá thú vị, đó là anh không thể nhớ được hết các nhân vật truyện tranh mình đã tạo ra trong Naruto. Mặc dù là tác giả của truyện nhưng do tuyến nhân vật quá nhiều nên đôi lúc anh vẫn phải lên mạng đọc lại các phần truyện của mình để nhớ xem nhân vật này là ai? Xuất hiện trong chương nào và mình có nên đưa họ vào phần tiếp hay không? Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng thêm những hình ảnh về căn phòng làm việc của họa sĩ Masashi Kishimoto, cũng là nơi khai sinh ra bộ truyện tranh Naruto. Theo GameK Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM
Truyện tranh “Cáo và Quạ” – Bài thi kết thúc môn Basic Sketch, tác phẩm của học viên Lương Duyên – lớp học vẽ Kỹ thuật viên khóa 1, Comic Media Academy. Trong một khu rừng nọ, có một chú Cáo rất khôn lanh. Trong một lần đi kiếm thức ăn, Cáo ta vô tình nhìn thấy Quạ đậu trên một nhánh cây, miệng đang ngậm một miếng pho-mát. Nhìn Quạ với vẻ ngưỡng mộ, Cáo la lên: ”Chào bạn, bạn đẹp quá”. Quạ nghe thấy, liền nghiêng đầu nhìn Cáo nghi ngờ những vẫn ngậm chặt miếng pho-mát mà chẳng đáp lời nào. Cáo ta tiếp tục: ”Bạn hết sức duyên dáng, đôi cánh của bạn đẹp đẽ và lộng lẫy, bạn đẹp như vậy chắc chắn bạn sẽ hót rất hay. Bạn hãy hót cho tôi nghe, tối sẽ bảo với muôn thú là tôi đã gặp được nữ hoàng chim. Nghe Cáo nói thế Quạ quên hết mọi nghi ngờ, quên luôn cả bữa sáng và há mỏ ra hót. Miếng pho-mát rơi ra, rơi thẳng vào miệng Cáo đang mở sẵn bên dưới. “Cám ơn nhé! ” Cáo cười nhẹ rồi bỏ đi. Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM
Sau hai tuần tổ chức cuộc thi viết về Những nhân vật thành danh trong ngành công nghiệp truyện tranh, Ban tổ chức chương trình đã nhận được hơn 20 bài viết của các bạn độc giả yêu truyện tranh gần xa gửi về chia sẻ. Từ các nhân vật thành danh quốc tế như họa sĩ Osamu Tezuka, họa sĩ Fujiko F. Fujio đến các nhân vật nổi tiếng trong nước như ông Nguyễn Thắng Vu – Anh hùng xuất bản Việt Nam, bà Phan Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc công ty Phan Thị, họa sĩ Nguyễn Thành Phong… cùng nhiều nhân vật khác đã được các bạn độc giả gửi gắm bằng tất cả tình yêu và lòng kính trọng. Ban tổ chức đã chọn ra 5 bài viết tốt nhất cho các giải thưởng: Giải nhất: Ngô Thanh Trúc – Bài dự thi “Masashi Kishimoto – Từ sao chép đến thành danh” Giải nhì: Quỳnh Anh – Bài dự thi “Người phụ nữ truyền lửa của tôi” Giải ba: Đinh Thành Trung – Bài dự thi “Nguyễn Thắng Vu – Người đem đến tuổi thơ” Giải khuyến khích 1: Nguyễn Thị Thanh Hoa – Bài dự thi “Nguyễn Thành Phong – Vẽ truyện tranh cho người lớn” Giải khuyến khích 2: Lê Nguyễn Thảo Ngọc – Bài dự thi “Osamu Tezuka – Sinh ra để trở thành họa sĩ truyện tranh” Viện Truyện tranh và Hoạt hình trân trọng chúc mừng các tác giả được giải. Các tác giả có tên bên trên, vui lòng gửi mã số tài khoản ngân hàng về email: dang.ho@cmavn.org để Ban tổ chức chuyển khoản trao giải. Bài viết đoạt giải sẽ được Viện lần lượt đăng tải trên chuyên mục Nhân vật thành danh. Kính mời các bạn độc giả yêu truyện tranh, các bạn học viên đón đọc. Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM
Viện Truyện tranh và Hoạt hình thông báo kết quả cuộc thi vẽ “Sài Gòn qua những ICON” 01 GIẢI NHẤT Bài vẽ: Cơm Tấm Tác giả: Ngọc Duyên Cơm tấm 01 GIẢI NHÌ Bài vẽ: Nhà thờ Đức Bà Tác giả: Hương Ly Nhà thờ Đức Bà 02 GIẢI BA Bài vẽ: Bánh mì Sài Gòn Tác giả: Hoàng Gia Bánh mì Sài Gòn Bài vẽ: Nhà thờ Đức Bà Tác giả: Hồng Hạnh Nhà thờ Đức Bà Xin chúc mừng tất cả các bạn! Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM
Truyện tranh Đôi bạn xấu số – Bài thi kết thúc môn Basic Sketch, tác phẩm của học viên Hoàng Lê sau 1 tháng học vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). >>> Bài thi Basic Sketch – Hương Ly Ngày xửa ngày xưa, xưa ơi là xưa, xưa lắc xưa lơ, có 2 con dê sống trong một khu rừng, có điều mỗi con sống ở một nơi khác nhau, ở giữa bị ngăn cách bởi một con sông. Dê trắng thuộc dạng thanh niên nghiêm túc, ít cười, thích đọc sách. Còn dê đen thuộc dạng dở hơi, thích ồn ào và mê nhạc hiphop. Dê đen lân la bầu bạn với dê trắng. Từ khi trở thành bạn tốt của nhau, dê đen luôn làm trò hề chọc dê trắng cười cả ngày. Dê trắng trở nên rạng rỡ hơn và quên đi những thói “ông cụ non” của mình. Cả hai cùng xây một cây cầu bắc ngang qua sông để có thể qua lại vui đùa cùng nhau nhiều hơn. Dê trắng muốn qua nhà dê đen chơi trước. Dê đen không chịu,nói rằn nhà mình bẩn thỉu, chưa dọn dẹp nên không muốn bạn qua nhà chơi. Dê đen đòi qua nhà dê trắng chơi. Dê trắng không chịu, nói rằng nhà mình đầy sách vở, bạn qua chơi sẽ không tiện. Cả hai nhất quyết đòi qua nhà người kia chơi. Cuối cùng hai con đòi húc nhau. Không ai chịu nhường ai, thế là 2 con lao vào nhau làm chiếc cầu rung rinh. Hai con đều té xuống nước. Cứ tưởng té xuống nước. Ai dè rớt xuống Âm phủ gặp Diêm Vương. Diêm Vương bắt trói cả hai đòi ăn thịt. Hai con dê sợ hãi khóc huhu. May thay, Diêm Vương ra điều kiện: “Ai chứng minh mình đáng sống hơn con dê hơn thì sẽ được tha mạng.” (Vì Diêm Vương chỉ muốn ăn một con) Nhờ khả năng tấu hài, Dê đen thoát chết và trở thành thú tiêu khiển cho công chúa – con của Diêm Vương. Dê trắng thì bị ăn thịt. Dê đen thở phào nhẹ nhõm. Chơi với Dê đen, công chúa thấy thật là vui. Công chúa chơi đến mệt nhoài, đói lả. Công chúa đòi ăn cơm. Đen đủi thay, thức ăn dự trữ của Âm phủ đã hết do Diêm Vương đi siêu thị. Thế là dê đen trở thành bữa tối thơm lừng cho công chúa. Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM
Cuộc thi vẽ Tôi đi học tại Comic Media Academy là cơ hội để các bạn học viên thể hiện tài năng, bày tỏ cảm xúc và nhìn lại quãng thời gian học – trải nghiệm thực tế tại CMA. I/ Đối tượng tham gia Tất cả học viên đang học vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam – CMA. II/ Nội dung Với đề tài “Tôi đi học tại Comic Media Academy”, học viên có thể thỏa sức sáng tạo để kể câu chuyện của riêng mình. Hãy chia sẻ những gì bạn cảm nhận được khi học tại CMA với chúng tôi, với bạn bè theo cách riêng của bạn. III/ Yêu cầu – Truyện phải do chính bạn sáng tác và chưa từng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Học viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm. – Truyện được trình bày ít nhất 02 trang (có thể 04 khung/trang) trên khuôn khổ giấy A4. – Học viên được quyền quyết định chất liệu và màu sắc cho tác phẩm. – Mỗi học viên được phép gửi nhiều bài dự thi nhưng chỉ có thể đạt tối đa một giải thưởng. IV/ Thời gian nhận bài CMA nhận câu chuyện dự thi từ ngày 05/02/2015 đến hết ngày 15/03/2015. V/ Cách thức dự thi – Gửi trực tiếp bài vẽ tại phòng Giáo vụ Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam hoặc qua email: daotao@cmavn.org (Nếu học viên vẽ bằng các phần mềm đồ họa) – Bài viết dự thi phải ghi rõ Họ và tên (bút danh) của tác giả. VI/ Cơ cấu giải thưởng BTC cuộc thi sẽ trao giải cho 3 câu chuyện xuất sắc nhất với cơ cấu giải thưởng như sau: – 01 giải nhất trị giá 300.000 VNĐ – 02 giải khuyến khích trị giá 200.000 VNĐ BTC có toàn quyền sử dụng bài dự thi gửi về. VI/ Thời gian công bố và trao giải CMA sẽ chọn ra 3 câu chuyện xuất sắc nhất và công bố người đạt giải vào ngày 20/03/2015 tại: – Website: http://cmavn.org – Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org BTC trao giải trực tiếp cho học viên tại Viện, số 98 Ngô Tất Tố, P. 19, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM
Sony Pictures đã mua được bản quyền chuyển thể bộ truyện tranh “Descender” của Jeff Lemire và Dustin Nguyễn lên màn ảnh. Descender là bộ truyện tranh chưa xuất bản của hai tác giả có tác phẩm bán chạy nhất New York Times là Jeff Lemire và họa sĩ truyện tranh Dustin Nguyễn đã được Sony Pictures Entertainment mua lại bản quyền chuyển thể lên màn ảnh. Dustin Nguyễn là họa sĩ của DC Comics và Wildstorm, không phải diễn viên/nhà sản xuất Dustin Nguyễn của Lửa Phật. Hai tác giả Jeff Lemire và Dustin Nguyễn cũng sẽ là nhà đầu tư cho dự án, Josh Bratman là nhà sản xuất, Michael De Luca và Rachel O’Connor (thuộc Sony) sẽ giám sát dự án. Descender được vẽ bằng màu nước, một sáng tạo cực mới trong vẽ truyện tranh nhiều tập (Ảnh: Internet) Jeff Lemire và Dustin Nguyễn cho biết: “Có rất nhiều hãng cạnh tranh để mua bản quyền chuyển thể Descender lên màn ảnh. Chúng tôi rất vui mừng khi mọi việc đã kết thúc tốt đẹp và Sony Pictures thắng thầu. Tác phẩm chuyển thể của họ sẽ gần nhất với nội dung truyện tranh gốc. Chúng tôi rất vui mừng và tin tưởng vào tiềm năng của bộ phim”. Jeff Lemire (Ảnh: Internet) Ấn phẩm đầu tiên trong series Descender sẽ được xuất bản vào ngày 04/03 tới đây. Đây là bộ truyện tranh khoa học viễn tưởng đầy bí ẩn và mạo hiểm, đem đến nhiều cảm xúc cho độc giả. Truyện kể về một chiều không gian mà tại đó, tất cả robot có trí thông minh nhân tạo bị bọn săn tiền thưởng truy đuổi và hủy diệt. Có một chú bé robot nhân tạo vô cùng giống người tên là TIM-21 và là robot được thích nhất trong vũ trụ. TIM-21 được cho là đang nắm giữ những bí mật trong DNA của mình về nguồn gốc robot và căn nguyên dẫn đến sự hủy diệt của toàn dải ngân hà. Chính vì thế TIM-21 trở thành mục tiêu của một cuộc săn đuổi trên thiên hà. Cậu và một nhóm bạn đồng hành kì lạ bèn lên đường chạy trốn từ hành tinh này sang hành tinh khác, mỗi khi có một kẻ thù mới tìm ra họ. “Batman: Streets of Gotham” do Dustin Nguyễn thể hiện (Ảnh: Internet) Jeff Lemire được biết đến với những sáng tác nổi tiếng Sweet Tooth, Essex County, The Underwater Welder và Trillum. Dustin Nguyễn nổi tiếng với các tác phẩm truyện tranh American Vampire, cùng với rất nhiều tác phẩm liên quan tới Batman bao gồm Batman Eternal, Batman: Streets of Gotham, Detective Comics và gần đây nhất là Batman: Li’l Gotham. “Trillum” của Jeff Lemire (Ảnh: Internet) Nguồn: Variety Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM
Để giúp các bạn trẻ yêu mỹ thuật, các bạn học viên đang học vẽ nắm bắt được các tiêu chí mà các chuyên gia, các nhà phê bình thường dùng để thẩm định. phê bình, nhận xét đánh giá một tác phẩm nghệ thuật. Sau khi hiểu rõ những tiêu chí này, các họa sĩ, các bạn trẻ hiểu yêu mỹ thuật cũng tự đánh giá năng lực cá nhân mà rèn luyện để có thể làm thăng hoa tác phẩm nhằm khẳng định vị thế cá nhân trong nghề nghiệp. Bài vẽ chân dung của sinh viên Đại học Mỹ Thuật TP.HCM (Ảnh: CMA) PHẨM CHẤT VÀ HỆ SỐ ĐIỂM/20 TỔNG SỐ 1. Sự chân thành trong cảm xúc (8) 2. Có ý tưởng – phong cách tạo hình nên cái riêng rõ nét (12) 3. Có tinh cách thể hiện trong thủ pháp diễn tả (5)DF 4. Màu sắc : Cường độ, độ tươi của màu sắc (7) Sự rõ ràng về hòa sắc, rõ màu sắc chủ đạo(sự hòa hợp) (2) Tính chất đa sắc độ (sự trầm bổng) (1) 5. Âm vang độ rung của màu sắc (7) 6. Bố cục đồ họa, đường nét (tạo nên cảm giác và nhịp điệu, đường lượn) (4) 7. Bố cục về khối (sự thăng bằng của hình mảng và sự hòanh tráng) (5) 8. Bố cục ánh sáng (4) 9. Hình Vẽ Hình vẽ đúng (1) Hình vẽ thông minh (5) 10. Chất thơ, sự thi vị do bức tranh khơi gợi nên (6) 11. Tính chất trang (2) 12. Quang độ, hiệu quả ánh sáng chung của bức tranh (3) 13. Sự đơn giản (3) 14. Sự truyền cảm xúc (5) 15. Chủ đề (đề tài) (2) 16. Chất liệu (gây được hiệu quả chất liệu diễn tả) (2) 17. Phối cảnh (cảnh quan trong tác phẩm ) (1) 18. Hệ số tình cảm (trước tác phẩm ai nhìn cũng thích) (15) Bài vẽ của sinh viên Đại học Mỹ Thuật TP.HCM (Ảnh: CMA) CÁCH CHẤM Sau khi chấm điểm (1-20) nhân cho hệ số của phẩm chất để có tổng số Ví dụ: Tiêu chí “sự truyền cảm” được chấm là 10 lấy 10 nhân với 5 thì tổng số là 50 Tổng số điểm cao nhất trong bảng đánh giá này là 2000 điểm CÁCH XẾP HẠNG THEO TỔNG SỐ ĐIỂM Thấp hơn 1200 điểm – tầm thường Thấp hơn 1300 điểm – khá Thấp hơn 1400 điểm – Tài năng Thấp hơn 1600 điểm – tài năng lớn Cao hơn 1800 điểm – Tối ưu tuyệt hảo Trích: Phương pháp tư duy và thực hành bố cục của họa sĩ Uyên Huy
Nhằm tạo ra sân chơi cũng như cơ hội cho các học viên thể hiện tài năng của mình sau 1 tháng học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (CMA). CMA thông báo tổ chức cuộc thi vẽ Sài Gòn qua những ICON. I/ Đối tượng tham gia: -Tất cả học viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam – CMA. II/ Nội dung: -Vẽ icon mang tính biểu tượng của Sài Gòn như: công trình đặc sắc, phương tiện đi lại, con người, cảnh vật, ẩm thực,.v.v. III/ Yêu cầu: -Bài vẽ icon mới hoàn toàn, không sử dụng những bài đã vẽ trong quá trình học môn Basic Sketch và chưa từng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Học viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền bài vẽ. -Mỗi học viên tham gia vẽ ít nhất 2 icon. -Bài vẽ được trình bày trên khổ giấy A4. IV/ Thời gian nhận bài: CMA nhận bài vẽ thi từ ngày 23/01/2015 đến hết ngày 30/01/2015. V/ Cách thức dự thi: -Gửi trực tiếp bài vẽ tại phòng Giáo vụ – Viện Truyện tranh và Hoạt hình. -Bài vẽ dự thi phải ghi rõ Họ và tên VI/ Cơ cấu giải thưởng: BTC cuộc thi sẽ trao giải cho 3 icon xuất sắc nhất với cơ cấu giải thưởng như sau: -1 giải nhất trị giá 250.000 VNĐ -1 giải nhì trị giá 200.000 VNĐ -1 giải ba trị giá 150.000 VNĐ VI/ Thời gian công bố và trao giải: -Dựa trên số lượng bài vẽ tham dự gửi về, CMA sẽ chọn ra 3 icon xuất sắc và công bố người đạt giải vào ngày 02/02/2015 trên: Website: http://cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org BTC trao giải trực tiếp cho học viên tại Viện, số 98 Ngô Tất Tố, P. 19, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. BÀI VẼ MẪU Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM
Truyện tranh: “Chú Cáo tinh ranh” – bài thi kết thúc môn Basic Sketch, tác phẩm của học viên Hương Thơ sau 1 tháng học vẽ truyện tranh tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Trong một khu rừng nọ, có một chú Cáo rất khôn lanh. Bên cạnh đó, chú Cáo không chỉ khôn, mà còn rất điển trai… Một hôm, trong một lần đi kiếm thức ăn. Cáo vô tình nhìn thấy Quạ trên trên một cành cây đang ngậm miếng pho – mát. Cáo đứng đó, ngó Quạ được năm phút mà vẫn chưa thấy Quạ ăn miếng pho – mát. Cáo tự hỏi “Nếu không ăn thì đưa cho người khác ăn cho rồi !”. Sau đó Cáo liền nghĩ cách lừa Quạ để đoạt lấy miếng pho – mát. Cáo liền thay đổi cảm xúc trên khuôn mặt của mình sang vẻ “ngưỡng mộ sâu sắc” và nhìn Quạ, la lên “Chào bạn, bạn đẹp quá !!!”. Quạ nghe thấy liền quay sang nhìn Cáo với đôi mắt lộ rõ vẻ nghi ngờ. Miệng của Quạ vẫn ngậm chặt lấy miếng pho – mát. Tuyệt nhiên không đáp lại. Cáo ta tiếp tục “Bạn hết sức duyên dáng, đôi cánh của bạn đẹp đẽ và lộng lẫy vô cùng, bạn đẹp như vậy chắc bạn sẽ hót rất hay !”. “Xin hãy hót cho tôi nghe, tôi sẽ bảo với muôn thú là tôi đã gặp được vị nữ hoàng Chim vĩ đại đích thực…” Sau khi nghe thấy những lời khen của Cáo. Quạ cảm động khôn xiết, quên hết mọi nghi ngờ, quên luôn cả miếng pho – mát. Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM
Cuộc thi viết “Những nhân vật thành danh trong ngành công nghiệp truyện tranh” là hoạt động thiết thực dành cho những ai quan tâm, yêu thích truyện tranh có cơ hội chia sẻ những câu chuyện về con người (trong nước hoặc quốc tế) đã thành danh khi theo đuổi đam mê vẽ truyện tranh. I/ Đối tượng tham gia: Công dân Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi. II/ Nội dung: Viết về những cá nhân hoặc tập thể đã thành danh khi theo đuổi đam mê vẽ truyện tranh. III/ Yêu cầu: – Bài viết tham dự cuộc thi chưa từng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và người tham dự phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết. Tiêu đề và nội dung bài viết bằng Tiếng Việt có dấu. – Bài viết ngắn gọn, súc tích, khái quát được quá trình theo đuổi đam mê và thành công của nhân vật (hoặc tập thể) được nói đến. Nội dung bài viết theo đúng chủ đề, tối đa 1.500 chữ (khuyến khích những bài viết có hình ảnh minh hoạ). – Bài viết phải viết về người thật, việc thật, bảo đảm chính xác, không hư cấu. – Các bài viết có trích dẫn tài liệu vui lòng ghi rõ nguồn phát hành thông tin. – Bài viết được trình bày trên khổ giấy A4. IV/ Thời gian nhận bài: BTC nhận bài viết dự thi từ ngày 20/01/2015 đến hết ngày 04/02/2015. V/ Cách thức dự thi: – Bài viết dự thi gửi về: dang.ho@cmavn.org – Bài viết dự thi phải ghi rõ Họ và tên (bút danh), địa chỉ, số điện thoại của tác giả. – Tiêu đề email ghi rõ: Bài tham dự cuộc thi viết về “Những nhân vật thành danh trong ngành công nghiệp truyện tranh” VI/ Cơ cấu giải thưởng: BTC cuộc thi sẽ trao giải cho các bài viết đoạt giải với cơ cấu giải thưởng như sau: – 01 Giải nhất: Trị giá 1.000.000 đồng. – 01 Giải nhì: Trị giá 500.000 đồng. – 01 Giải ba: Trị giá 300.000 đồng. – 02 Giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 200.000 đồng. BTC có toàn quyền sử dụng bài viết gửi về. VI/ Thời gian công bố và trao giải: – Dựa trên số lượng bài viết tham dự gửi về, BTC sẽ chọn ra các bài viết xuất sắc dựa trên tiêu chí của cuộc thi và công bố người đạt giải vào ngày 09/02/2015 trên: Website: http://cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org – BTC sẽ trao giải qua hình thức chuyển khoản trực tiếp. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp
Truyện tranh: “Thỏ heo và Quy lão lão” – bài thi kết thúc môn Basic Sketch, tác phẩm của học viên Hồng Hạnh sau 1 tháng học vẽ tại Viện Truyện tranh và Phim hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Ngày xửa ngày xưa, ở tít sâu trong rừng, có một chú thỏ rất mê ăn Phô mai – Phai mô. Do quá ham ăn nên chú có một thân hình mập ú. Giang hồ gọi chú là “Thỏ heo”. Trên một hòn đảo xa xôi khác, lại có một cụ rùa già sinh sống. Tương truyền cụ là sư phụ của Sôn-gô-ku. Từ lúc Sôn-gô-ku. Từ lúc Sôn-gô-ku Chan “về chầu trời”, cụ quay về đảo lủi thủi sống một mình, sớm tối đọc kinh, tránh xa mọi thị phi. Một ngày nọ, duyên số run rủi, Thỏ heo và Quy lão lão gặp nhau trong một buổi chiều lộng gió. Quy Lão Lão ở nơi khỉ ho cò gáy lâu ngày, lần đầu được ngửi mùi phô mai – phai mô, đã nổi lòng tham cướp bóc của Thỏ Heo. Thỏ heo tức quá, bèn nhờ bé Hà Mã 3 tuổi làm quan tòa phán xét. Hà Mã 3 tuổi bảo cả hai cùng thi chạy, ai thắng sẽ được phô mai – phai mô. Quy Lão Lão già cả, lại thêm cái mai to tổ bà chảng, nên lê lết ì ạch rất khổ sở. Thỏ Heo mập ú cũng chẳng khá hơn, lê được vài bước đã lăn kềnh ra thở phì phò. Hơn 1 năm trôi qua, cuộc thi vẫn bất phân thắng – bại. Bấy giờ, Quy Lão Lão mới nhớ ra, cái mai của lão là đồ giả, chỉ đeo vào cho đẹp chơi. Thế là Lão gỡ ra và chạy vù đến đích. Thỏ heo vốn xem phô mai – mai phô như mạng sống, thấy kẻ thù ngồi ăn thì cấm máu không đặng, hộc máu mà chết thảm. Đời không là như mơ, Quy Lão Lão cũng chẳng khá hơn, phô mai – mai phô đã hết hạn sử dụng, sinh ra độc tố chết người. Quy Lão Lão đành quy tiên về với Sôn Chan. Hồng Hạnh Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM
Chủ nhật 18-1 vừa qua, hàng chục nghìn học sinh sinh viên đã có mặt tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM để tham gia “Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2015”. Chương chình nhằm góp phần giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, chọn ngành, trường học phù hợp với năng lực và sở thích. Gian tư vấn của CMA thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn học sinh (Ảnh: CMA) Đặc biệt, Ngày hội tuyển sinh năm nay có sự góp mặt của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (Comic Media Academy) – đơn vị đầu tiên và duy nhất mang đến các khóa học vẽ truyện tranh – Học làm phim hoạt hình 3D và Thiết kế Game tại Việt Nam nói chung và Ngày hội tuyển sinh 2015 nói riêng. Các tình nguyện viên trẻ trung, năng động của CMA (Ảnh: CMA) Tại gian hàng CMA, các bạn học sinh đã được Ban tư vấn trong đoàn tư vấn hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp cũng như cung cấp các thông tin bổ ích chuyên sâu về ngành học vẽ Truyện tranh – Hoạt hình 2D, hoạt hình 3D – Thiết kế Game. Ngoài ra, CMA mang tới cái nhìn rõ nét về triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, chia sẻ những khó khăn của các bạn học sinh và tư vấn cách giải quyết hiệu quả nhất. Với một đội ngũ sinh viên hỗ trợ chuyên nghiệp và sự tận tình, chu đáo của các thầy cô trong Ban tư vấn đã tạo nên những ấn tượng đẹp với các bạn học sinh tham gia ngày hội. Quý phụ huynh và các em học sinh nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ Ban tư vấn của CMA (Ảnh: CMA) Đặc biệt hơn, đến với gian hàng của CMA, các bạn học sinh đã được các họa sĩ, học viên CMA vẽ tặng chân dung Chibi. Nét riêng này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn học sinh và nhiều bạn may mắn được vẽ tặng rất thích thú khi cầm trên tay tranh Chibi ngộ nghĩnh đáng yêu. Học viên CMA vẽ tặng tranh Chibi cho các bạn tham gia ngày hội tuyển sinh (Ảnh: CMA) Các em học sinh vô cùng thích thú với Chibi của chính mình (Ảnh: CMA) Tuấn Anh (THPT Nguyễn Thái Bình) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên mình tham gia một chương trình tư vấn tuyển sinh với quy mô lớn như vậy. Mình có niềm đam mê với mỹ thuật và hội họa. Trước khi tới với chương trình mình vẫn còn đang phân vân giữa khối ngành kinh tế và những ngành liên quan đến mỹ thuật, khi đến với gian hàng CMA, nhận được tư vấn một cách kỹ lưỡng và cụ thể, mình cùng bố mẹ đã giải đáp được khá nhiều thắc mắc và có định hướng đúng đắn hơn cho tương lai.” Hào hứng khoe Chibi (Ảnh: CMA) “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là chia sẻ của giáo viên các trường THPT tại nhiều tỉnh thành khi tổ chức cho học sinh dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tại ĐH Bách khoa – TP.HCM ngày 18-1. Kết thúc ngày hội sôi động, CMA đã chuyển tải đến phụ huynh và thí sinh nơi đây những thông tin bổ ích về ngành học mang tính chất riêng biệt và mới mẻ, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với các bạn trẻ tham gia ngày hội. CMA
Chủ nhật, ngày 18/1/2015 Viện Truyện tranh và Hoạt hình (COMIC MEDIA ACADEMY) cùng hơn 80 trường Đại học – Cao đẳng sẽ tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2015, do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM. Ngày hội tuyển sinh quy tụ hầu hết các trường Đại học và Cao đẳng lớn như ĐHQG TP.HCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật, Luật TP.HCM, Tài chính marketing, Kinh tế TP.HCM, Giao thông vận tải TP.HCM, Nông lâm TP.HCM, Ngân hàng TP.HCM… các trung tâm tư vấn du học và chương trình liên kết quốc tế. Tất cả các đơn vị tham gia đều chung một mục tiêu, giúp các bạn học sinh cũng như quý phụ huynh định hướng đúng ngành học và môi trường phù hợp nhất cho con em mình. Đặc biệt, Ngày hội tuyển sinh năm nay có sự góp mặt của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) – đơn vị đầu tiên và duy nhất mang đến khóa học vẽ – Học làm phim hoạt hình 3D và Thiết kế Game tại Việt Nam nói chung và Ngày hội tuyển sinh 2015 nói riêng. Sơ đồ vị trí gian tư vấn của Viện Truyện tranh và Phim hoạt hình Việt Nam (Ảnh: CMA) Chương trình giảng dạy được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, gồm các khóa dài hạn đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp, Kỹ thuật viên và chương trình liên kết với ĐH Mỹ thuật đào tạo Họa sĩ Thiết kế đồ họa – bậc cử nhân, hệ vừa học vừa làm. Ngoài ra, CMA còn tổ chức nhiều khóa ngắn hạn , đáp ứng nhu cầu đa dạng của các bạn yêu thích ngành học làm Truyện tranh, Phim hoạt hình và Thiết kế Game tại Việt Nam. Học viên được thực hành trên bảng vẽ Wacom Cintiq (Ảnh: CMA) Kết hợp với công tác tư vấn hướng nghiệp, gian hàng CMA tổ chức nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn như vẽ Chi bi và giao lưu với các họa sĩ của Công ty Phan Thị – Công ty truyện tranh hàng đầu Việt Nam, tác giả của các bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt, Học Sinh Chân Kinh,.. cực kì nổi tiếng hiện nay. Các bạn trẻ sẽ hiểu sâu hơn về ngành học làm Truyện tranh – Phim hoat hoạt hình – Thiết kế Game, cũng như có cái nhìn rõ nét về triển vọng nghề nghiệp của ngành học này trong thị trường hiện nay và tương lai. Tranh chibi màu (ẢNh: CMA) Ngày hội tuyển sinh 2015 là cơ hội hiếm có để các bạn học sinh và phụ huynh tìm kiếm thông tin, cũng như nhận được những tư vấn thiết thực, chi tiết nhất. Hy vọng rằng, các bạn học sinh sẽ định hướng đúng ngành nghề và lựa chọn được môi trường học tập phù hợp với năng lực bản thân, gia đình, và nhu cầu xã hội. Thanh Trúc – CMA
Sự thống trị của thể loại siêu anh hùng đã ảnh hưởng thường xuyên đến nền sản xuất truyện tranh Mỹ, mặc dù hiện nay truyện tranh rất đa dạng về thể loại chuyện kể cũng như loại hình nghệ thuật. Truyện tranh sở dĩ bị giới hạn về mặt thể loại, một phần là do sự thành công của thể loại siêu anh hùng, còn một phần nữa là do tác phẩm Seduction of the Innocent (Sự quyến rũ của kẻ ngây thơ) của Frederick Wertham làm dấy lên làn sóng phản đối nội dung truyện vào giữa thập niên 50, dẫn đến quyết định cắt giảm nhiều thể loại tại phiên tòa xét xử ở Thượng viện Mỹ. Thị trường dẫu phát triển với số lượng đầu sách nhiều hơn, nhưng sự đa dạng về thể loại mới chính là nguồn động lực thúc đẩy thị trường. Truyện tranh vẫn chủ yếu nhắm vào độc giả nam. Fan nữ bắt đầu được chú ý đến, và dù trước đây đã có nỗ lực lôi kéo độc giả nữ đến với truyện tranh mang chủ đề lãng mạn, nhưng dòng truyện này sớm tàn lụi vào cuối những năm 1970. Tuy nhiên, cái gì cũng có ngoại lệ: các nhà xuất bản độc lập góp phần mang lại tính đa dạng cho truyện tranh và tiến đến những thể loại có tựa đề như Ghost World của David Clowes, Maus của Art Speigelman,…Tuy nhiên, các nhà xuất bản lớn vẫn trung thành với thể loại siêu anh hùng, hình sự, và kinh dị pha chút khoa học viễn tưởng. Tác phẩm truyện tranh Ghost World của David Clowes (Ảnh: Internet) Ngược lại, manga dành cho mọi đối tượng độc giả. Sức lôi cuốn của manga chủ yếu nằm ở tính đa dạng về mặt thể loại, chẳng hạn như thể loại giả tưởng (fantasy), thể loại melodrama, thể loại hài, thể loại khoa học viễn tưởng, thể loại hồi ký, thể loại lịch sử, và thể loại thần thoại,… tất cả đều vượt xa truyện tranh Mỹ. Ngành công nghiệp truyện tranh Mỹ hiện trong giai đoạn thay đổi và không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, nhưng ngành công nghiệp vẽ truyện tranh Nhật đã trải qua giai đoạn phát triển đó từ cách đây 30 năm rồi, và hiện tại đang sản xuất manga về đủ mọi chủ đề, từ truyện thần tiên cho đến thế giới doanh nghiệp. Ở Mỹ, ngành công nghiệp truyện tranh vẫn còn tụt hậu trong vấn đề thu hút độc giả nữ; trong khi đó, các nhà xuất bản manga đã làm được điều này từ những năm 1970. Giới trẻ thường không cảm thấy băn khoăn về việc chuyển sang yêu thích thể loại mới, cũng như không giữ mãi hình ảnh về bộ truyện tranh nào đó. Tất cả yếu tố kể trên đã biến manga thành thể loại phù hợp với giới trẻ hiện nay. Manga mở ra thế giới chưa ai khai phá, nơi ít có người lớn nào đặt chân đến. Manga đặt ra câu đố hóc búa cho các độc giả trẻ tìm lời giải, và giống như hầu hết phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, từ Internet cho đến video game và đa phương tiện, độc giả phải đọc kỹ manga, nghiên cứu, và trao đổi với fan khác để hiểu rõ nội dung đọc. Mỗi tập truyện manga không chỉ kể câu chuyện lôi cuốn hấp dẫn, mà nó còn chứa đựng nhiều ngôn ngữ khó hiểu đối với độc giả vãng lai, và chỉ có những người am hiểu nó mới thực sự cảm nhận được. Manga – Thể loại truyện tranh rất phổ biến tại Nhật (Ảnh: Internet) Nói tóm lại, có một sự thật rất đơn giản là giới trẻ rất yêu thích manga, và chúng ta càng hiểu nhiều về điều này, chúng ta sẽ càng hỗ trợ giới trẻ đọc truyện tốt hơn. Robin E. Brenner Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM
TTVO – Vào thời kỳ hưng thịnh của thập niên 40, truyện tranh gần như có mặt ở khắp nơi, từ cửa hàng tạp hóa cho đến quầy sách báo. Khi độc giả lớn lên và thị trường thay đổi, truyện tranh cũng dần vắng bóng, và cuối cùng, chúng chỉ còn được bày bán trong cửa hàng dành cho người hâm mộ và người sưu tầm truyện tranh mà thôi. Giới trẻ rõ ràng không có nơi để tìm đọc truyện tranh. Truyện tranh Archie (Ảnh: Internet) Nhiều bậc phụ huynh có thể vẫn còn nhớ như in bộ truyện tranh Archie và Người Dơi, nhưng con em họ sinh ra và lớn lên trong thập niên 70 – 80 lại ít có cơ hội tiếp cận chúng. Trẻ em xem truyện qua sách báo, phim ảnh, và chương trình truyền hình. Truyện tranh sẽ không bao giờ trở lại thời kỳ vàng son của những năm 1940 và 1960. Vào cuối thập niên 90 và đầu thế kỷ 21, tiểu thuyết hình ảnh bắt đầu xuất hiện trở lại trong các cửa hàng truyện tranh và hiệu sách. Thế hệ trẻ chợt nhận ra rằng truyện tranh có thể giúp chúng kể đủ thứ chuyện trên đời, từ những chuyến phiêu lưu mạo hiểm của nhân vật siêu anh hùng cho đến hồi ký của nạn nhân sống sót sau cuộc tàn sát người Do Thái dưới thời Đức Quốc xã. Tuy nhiên, có nhiều người không biết câu chuyện mà mình đang đọc thực chất là truyện tranh. Tiểu thuyết hình ảnh It Rhymes with Lus (Ảnh: Internet) Những thủ thư có tầm nhìn xa trông rộng luôn chịu khó sưu tầm tiểu thuyết hình ảnh với một mục tiêu duy nhất – lôi kéo nam thanh thiếu niên trở lại thư viện. Các cậu bé trai thường có khuynh hướng nghỉ đọc truyện khi đến tuổi dậy thì, và trong nỗ lực lôi kéo chúng trở lại đọc truyện, các thủ thư khởi đầu với bộ sưu tập tiểu thuyết hình ảnh để xem có thể thu hút lại những độc giả đã mất hay không. Công sức sưu tầm tiểu thuyết hình ảnh để phục vụ độc giả thuộc mọi lứa tuổi đã được đền bù xứng đáng. Tiểu thuyết hình ảnh hóa ra có sức thu hút độc giả đông hơn nhiều so với dự kiến ban đầu – từ những bậc phụ huynh yêu thích truyện tranh từ nhỏ cho đến fan hâm mộ cuồng nhiệt. Truyện tranh Redwall (Ảnh: Internet) Cùng với tiểu thuyết hình ảnh, manga cũng bắt đầu có mặt trong các thư viện và hiệu sách. Giới trẻ ghé thư viện để thỏa mãn niềm đam mê đọc truyện của mình, chứ không phải vì tiếc tiền mua truyện. Nhiều teen thích đọc manga và tiểu thuyết hình ảnh nhưng lại hiếm khi ghé thư viện. Có những teen hay tham gia các sự kiện liên quan đến manga/anime, nhưng không có thói quen lui tới thư viện, trừ khi nhà trường ép buộc. Như bao người khác, bất kỳ fan tuổi teen nào cũng cảm thấy rất vui khi tìm được teen có chung sở thích với mình. Và bất kỳ thủ thư nào cũng cảm thấy phấn khởi khi thấy độc giả có hứng thú đọc truyện. Độc giả càng đọc nhiều, càng thấy có nhiều điều cần khám phá, và thủ thư còn mong muốn gì hơn từ phía độc giả? Robin E. Brenner Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM
Chương trình Ngày hội tuyển sinh do Báo Tuổi Trẻ, Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra từ 7h00-17h00 ngày 18/01/2015 tại ĐH Bách Khoa TP.HCM (268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM). Đến với ngày hội, các thí sinh cũng như phụ huynh, học sinh sẽ được được các chuyên gia tư vấn uy tín và giàu kinh nghiệm giải đáp mọi thắc mắc, tâm tư, nguyện vọng liên quan đến chính sách, chủ trương, quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo về tuyển sinh, tư vấn chuyên sâu theo nhóm ngành nghề, gỡ rối hướng nghiệp, sức khỏe mùa thi… Qua đó, chương trình giúp phụ huynh và học sinh có cái nhìn tổng quan và tường tận về ngành đào tạo của từng trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp để chọn đúng ngành nghề yêu thích và phù hợp năng khiếu. Dịp này, Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (CMA) trân trọng thông báo, gian tư vấn của chúng tôi được đặt tại kiosk số 127, bên hông nhà B1 (nằm phía cánh phải nếu đi từ cổng Lý Thường Kiệt vào). Sơ đồ vị trí gian hàng của CMA tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh 2014. Tại đây, mọi thắc mắc của các học viên, quý vị phụ huynh về ngành học vẽ Truyện tranh – Học làm phim hoạt hình 3D và thiết kế Game, cũng như môi trường học, các chương trình đào tạo… sẽ được các chuyên viên tư vấn tuyển sinh của CMA giải đáp thấu đáo và tận tình. Hơn nữa, đến với gian tư vấn CMA, các bạn sẽ được các họa sĩ, học viên CMA vẽ tặng tranh Chibi của chính mình, vô cùng ngộ nghĩnh và đáng yêu. Tranh Chibi màu (Ảnh: CMA) Thông tin liên hệ: VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH VIỆT NAM Cơ sở 1: Lầu 6 – 7, số 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Cơ sở 2: 147, Pasteur, Q.3, TP.HCM. Hotline: (08) 3514 4365 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Website: http://cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org
Trong quá trình nghiên cứu kỹ năng đọc viết và giá trị của việc đọc tự nguyện, nhà nghiên cứu Stephen Krashen phát hiện ra rằng truyện tranh là một kho từ vựng không được mọi người công nhận, là công cụ rèn luyện kỹ năng đọc viết, và là nguồn khích lệ niềm đam mê đọc truyện. Phòng đọc cho trẻ em tại bảo tàng truyện tranh của Nhật (Ảnh: Internet) Theo Krashen, truyện tranh không đơn thuần mang tính giải trí dành cho trẻ em, nó còn cung cấp vốn tự vựng nhiều hơn gần 20% so với sách thiếu nhi, và hơn 40% so với cuộc đối thoại giữa trẻ em và người lớn. Việc đọc theo sự lựa chọn riêng có giá trị vun đắp niềm đam mê đọc truyện và lòng tự tin nơi trẻ nhỏ (Krashen 1993). Hình ảnh trong truyện tranh giúp độc giả nắm bắt nội dung miêu tả hoặc ngữ cảnh mà không cần diễn giải dài dòng. Khi Michele Gorman nghiên cứu mối liên kết giữa kỹ năng đọc viết và tiểu thuyết hình ảnh, cô nhận thấy tiểu thuyết hình ảnh thu hút độc giả qua việc giúp họ rèn luyện kỹ năng đọc viết và liên kết lời thoại với khung hình (Gorman 2003). Cùng một nội dung, nếu diễn đạt bằng hình ảnh sẽ dễ tiếp thu hơn so với diễn đạt bằng văn xuôi (Versaci 2001). Chúng ta rõ ràng đang sống trong thế giới đa phương tiện. Trẻ em lớn lên cùng với các kỹ năng mà thế hệ đi trước không có, từ học vẽ chuyên nghiệp, sử dụng vi tính cho đến sáng tác truyện dựa trên video ca nhạc. Các bậc phụ huynh có thể ngồi đánh vật với hàng đống từ viết tắt trong bức tin nhắn nhanh (instant messaging), trong khi con em họ lại không thể tưởng tượng nổi thế giới sẽ ra sao nếu thiếu nó. Giới tuổi teen dành phần lớn thời gian trong đời cho việc đọc kể truyện, gởi tin nhắn nhanh, chơi video game, và truy cập Internet. 89% khách truy cập mạng là teen, với 81% lên mạng để chơi game (so với 56% trong năm 2000) (Pew Internet Life and American Life Project, tháng 7/2005), 57% tạo nội dung online (2/5 teen chia sẻ nội dung do mình sáng tác, chẳng hạn như blog và trang Web, và 1/5 remix nội dung từ nhiều nguồn online khác nhau). Đọc truyện truyền thống gặp phải sự cạnh tranh rất lớn với những phương tiện kể trên, và teen đang học cách chọn lựa phương tiện yêu thích để kể chuyện (Pew Internet Life and American Life Project, tháng 11/2005). Ảnh minh họa Truyện tranh và tiểu thuyết hình ảnh đòi hỏi kỹ năng liên kết nội dung miêu tả, lời thoại, hình ảnh, ký hiệu, và khung hình thành câu chuyện mạch lạc với nhiều tình tiết sinh động phức tạp (McCloud, 1993). Giả sử bạn yêu cầu một độc giả đọc thử lần đầu cuốn truyện manga nào đó, người đó sẽ lúng túng không biết đích xác nhân vật nào với nhân vật nào, chuyện gì đã xảy ra, xảy ra như thế nào, và tại sao. Nhưng cũng cuốn truyện ấy đưa cho độc giả thông minh, người đó sẽ thích ứng nhanh hơn, biết rút ra thông tin và đầu mối trực quan cần thiết để sáng tác thành câu chuyện (Lyga, 2004). Sự thích ứng liên quan đến kinh nghiệm mà độc giả từng trải qua với phương tiện nghe nhìn (visual media). Kỹ năng nghe nhìn (visual literacy) là lĩnh vực mới phát triển; nó sở dĩ được quan tâm là do thế hệ trẻ thích ứng rất dễ dàng với tín hiệu trực quan, trong khi các bậc phụ huynh lại không biết cách sáng tác câu chuyện dễ đọc từ nhiều nguồn khác nhau. Truyện tranh và tiểu thuyết hình ảnh là những ví dụ tiêu biểu về việc kết hợp kỹ năng nghe nhìn với kỹ năng đọc viết truyền thống. Kỹ năng truyện tranh – tức kỹ năng xem diễn biến trong khung hình – là kỹ năng mới kết hợp đầu mối trực quan với đầu mối văn bản. Đọc truyện tranh là hoạt động mang tính chất học hỏi đối với thế hệ trẻ lớn lên trong thế giới luôn đan kết giữa hình và chữ. Việc có trình độ hiểu biết hay không tùy thuộc vào độc giả có kinh nghiệm đọc truyện tranh hay chưa. Vì vậy, độc giả từng đọc truyện tranh từ nhỏ, khi mới đến với manga, sẽ đi trước một bước so với độc giả mới đọc lần đầu. Các thế hệ lớn lên trong những năm 1940 – 1960 đa số đọc truyện tranh từ nhỏ, nhưng những thế hệ sau này, đặc biệt từ những năm 1980 trở đi, lại ít đọc truyện tranh và tiểu thuyết hình ảnh. Đọc truyện tranh trở thành hoạt động mang tính đam mê, và nhiều độc giả từ bỏ đọc truyện sau khi lớn lên. Giới trẻ ngày nay lớn lên cùng với video game, chương trình truyền hình, và Internet, nên chúng thường có khuynh hướng ưa chuộng thể loại mới so với cha mẹ chúng ngày xưa (Gorman, 2003). Giới trẻ Nhật say sưa đọc truyện (Ảnh: Internet) Độc giả Nhật Bản nổi tiếng về đọc truyện mọi lúc mọi nơi – trên xe lửa hoặc trong giờ nghỉ giải lao – với tốc độ nhanh đến khó tin. Họ thường chỉ mất có 20 phút để đọc xong cuốn tạp chí truyện tranh dày hơn 300 trang, tức cứ 4 giây là đọc xong một trang. Đây dường như là điều không thể đối với độc giả truyện văn xuôi, hoặc thậm chí cả độc giả truyện tranh Mỹ – độc giả làm sao có thể nắm hết thông tin trên trang truyện