Matthew Abram “Matt” Groening sinh ngày 15/02/1954, là một họa sĩ vẽ tranh biếm họa, nhà sản xuất, làm phim hoạt hình và diễn viên lồng tiếng người Mỹ. Ông là tác giả đã tạo ra bộ truyện tranh Life in Hell (1977-2012), loạt phim truyền hình Futurama (1999-2003, 2008-2013) và The Simpsons. Trong đó, The Simpsons đã trở thành bộ phim truyền hình giờ vàng dài nhất trong lịch sử Mỹ. Matt Groening đã giành được 12 giải Emmy, 10 cho The Simpsons và 2 cho Futurama. Năm 2002, ông đoạt giải thưởng của Hội vẽ tranh biếm họa quốc gia Reuben cho Life In Hell. Bên cạnh đó, ông cũng giành được Comedy Award cho “những đóng góp xuất sắc cho bộ phim hài” trong năm 2004. Ông đã nhận được một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood vào ngày 14/02/2012. Bắt đầu từ Life In Hell Năm 1977, Matt Groening cho ra bộ truyện Life In Hell. Bộ truyện được lấy cảm hứng từ việc ông chuyển đến thành phố vào năm đó và mô tả về cuộc sống ở Los Angeles cho những người bạn của ông. Bộ truyện kể về những gì xảy ra xung quanh công việc, tình yêu, trường học của những người trẻ lúc đó. Vào năm 1978, Matt Groening đã bán bộ truyện tranh đầu tiên của mình, tác phẩm Life in Hell cho Wet Magazine. Bộ truyện bán được 250 tờ hàng tuần và đã gây chú ý với James L.Brooks, nhà sản xuất phim Hollywood. Năm 1985, Brooks đã liên lạc với Matt Groening để mời ông về làm việc tại đài truyền hình FOX, phát triển một loạt tiểu phẩm hoạt hình ngắn cho chương trình The Tracey Ullman Show. Ban đầu, Brooks muốn Groening phát triển ý tưởng từ bộ truyện Life in Hell. Tuy nhiên, vì lo sợ mất quyền sở hữu nhân vật, Groening đã quyết định tạo ra một cái gì đó mới hơn và ông bắt đầu xây dựng một phim hoạt hình về gia đình, The Simpsons. Thành công với The Simpsons Là một chương trình hoạt hình nhưng The Simpsons đã châm biếm nhiều khía cạnh của cuộc đời, đặc biệt là lối sống của tầng lớp lao động và trung lưu tại Mỹ, văn hóa Mỹ và xã hội Mỹ nói chung. Bộ phim được chiếu tại nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều ngôn ngữ và được xem là một trong những sản phẩm văn hóa đại chúng xuất khẩu quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất của Hoa Kỳ. Cho đến thời điểm hiện tại, The Simpsons đã có trên 500 tập. Tuy nhiên chương trình cũng gây ra nhiều cuộc tranh luận vì hình ảnh nghịch ngợm, không chịu học hành của Bart trong phim. Một số nhóm phụ huynh và thủ cựu cho rằng nhân vật hoạt hình như Bart là một gương xấu cho trẻ em. Cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush, trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo People, đã cho rằng chương trình này là chương trình “ngu xuẩn” nhất mà bà từng xem và đã bị chương trình châm biếm ngay sau đó. Tuy nhiên, sau này bà đã thay đổi ý kiến và đề cao chương trình. 9/2/1997, The Simpsons đã vượt qua The Flintstones để trở thành chương trình hoạt hình chiếu vào khung giờ có nhiều người xem nhất. Qua nhiều năm, hầu hết mọi nhân vật chính của The Simpsons đã xuất hiện trên bìa của nhiều nguyệt san. Chương trình này đã đoạt kỷ lục với số người nổi tiếng lồng tiếng lên đến trên 300 người. The Simpsons là một trong những biểu tượng dễ nhận ra nhất đối với người Mỹ. Tuy hình thức là hoạt hình nhưng để hiểu sâu các điều khôi hài trong chương trình đòi hỏi khán giả phải có kiến thức về lịch sử, khoa học, văn học, triết học,… Vì thế, chương trình chẳng những được trẻ em ưa thích mà còn được giới trí thức tán thưởng. Chương trình đã được nhiều nhà phê bình đề cao từ lúc ban đầu và một số tác giả đã viết sách nghiên cứu so sánh chương trình này với nhiều tư tưởng triết học. Nhiều câu nói từ The Simpsons đã được lặp lại nhiều lần và trở thành quen thuộc với người Mỹ. (từ D’oh được Homer thường thốt lên đã trở thành một từ chính thức trong từ điển tiếng Anh Oxford) Trong số phát hành năm 1998 viết về các thành tích trong các môn nghệ thuật và giải trí trong TK20, tuần báo Time đã gọi The Simpsons là chương trình truyền hình hay nhất trong thế kỷ. Đồng thời trong số báo đó, Bart Simpson cũng được đưa vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất. Đây là nhân vật giả tưởng duy nhất trong danh sách này. >>> Tìm hiểu thêm: Hanna & Barbera – Cặp đôi tài năng của làng hoạt hình thế giới Nguồn: wikipedia.org
Timothy Walter “Tim” Burton sinh ngày 25/08/1958, là đạo diễn, nhà sản xuất, nhà văn, nhà thơ và họa sĩ phim hoạt hình người Mỹ. Ông được biết đến qua những bộ phim có màu sắc tối tăm, rùng rợn, gothic và châm biếm như Beetlejuice, Edward Scissorhands, The Nightmare Before Christmas, Ed Wood, Sleepy Hollow, Corpse Bride, Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street, Dark Shadows và Frankenweenie, cùng với đó là những bom tấn như Pee-wee’s Big Adventure, Batman, Batman Returns, Planet of Apes, Charlie and the Chocolate Factory và Alice in Wonderland. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Một đạo diễn lập dị Sự độc đáo, lập dị trong phong cách làm phim của Tim Burton chính là liều thuốc mê hoặc khán giả khiến họ một khi đã thưởng thức tác phẩm thì không thể nào quên được. Là một trong những nhà làm phim thành công nhất của Hollywood, Tim Burton khởi đầu sự nghiệp bằng vai trò họa sĩ hoạt hình tại hãng Disney. Sau đó ông làm đạo diễn hai phim ngắn được đánh giá cao là “Vincent” (1982), “Frankenweenie” (1984) và thu về những bước nhảy vọt trong sự nghiệp làm phim của mình. Tác phẩm điện ảnh đầu tay của ông ra mắt vào năm 1985 có tựa đề “Pee-Wee’s Big Adventure”. Kể từ đó, Burton đã xây dựng nên một sự nghiệp đáng chú ý. Lối kể chuyện bằng hình ảnh của ông rất độc đáo, hội tụ những yếu tố thẩm mỹ nghệ thuật của châu Âu và sự hào nhoáng của nước Mỹ thế kỷ 19, 20. Những câu chuyện chủ yếu đi sâu khai thác các nhân vật kỳ dị và cô độc, mà về lý thuyết, thường khiến các hãng sản xuất phim sợ hãi. Trên thực tế, những nhà đầu tư mà ông tìm đến đã không làm vậy. Thương hiệu “lập dị” của Burton mang đến doanh thu cực khủng và tác phẩm của ông luôn có một sức hút lạ thường. Bất kỳ ai từng xem phim của Tim Burton sẽ nhận ra rằng đạo diễn dành một sự ưu ái đặc biệt cho những trang phục mang phong cách thời trang thế kỷ 19, ngay cả khi câu chuyện được đặt trong một bối cảnh hiện đại hơn. Bên cạnh đó, những mẩu chuyện và hình vẽ minh họa lừng danh của tác giả người Mỹ, Dr. Seuss cũng đem tới nhiều cảm hứng cho phim của ông. Khán giả có thể thấy lặp đi lặp lại trong các tác phẩm của Burton những nhân vật với bộ đồ kẻ sọc đen-trắng, hay các quý cô và nhân vật nữ chính trưng diện mái tóc vàng xõa uốn bồng bềnh bao quanh khuôn mặt trắng lợt cùng chiếc váy dài tinh tế thường bắt gặp trong những bức tranh của thời kỳ tiền Raphael. Burton là một tác giả có đầu óc thiên về lịch sử nghệ thuật. Khả năng khéo kết hợp các giai đoạn và thời đại khác nhau của ông tạo nên sự hài hước và gây ấn tượng cho khán giả. Tình bạn đẹp cùng với Johnny Depp Trong giới điện ảnh Hollywood, tình bạn giữa đạo diễn Tim Burton và tài tử Johnny Depp luôn khiến người khác phải ngưỡng mộ. Họ trở thành bạn bè sau bộ phim đầu tiên hai người hợp tác. Kể từ đó, trong sự nghiệp điện ảnh của mình, với 17 bộ phim truyện Tim Burton đã làm ra thì có đến 8 bộ phim Johnny Depp góp mặt. Hầu hết trong số đó là những bộ phim đã tạo nên tên tuổi cho cả hai như Edward Scissorhands, Sleepy Hollow và gần đây là Alice in Wonderland hay The Dark Shadows. Khi được hỏi về lý do ông liên tục hợp tác cùng Johnny Depp, Tim Burton trả lời: “Có một số diễn viên tạo dựng sự nghiệp bằng cách giữ nguyên tính cách của chính mình trong phim. Tôi thích những diễn viên muốn trở thành nhân vật hơn. Johnny Depp không bao giờ lặp lại chính mình. Trong Edward Scissorhands, anh ấy chẳng nói lời nào. Trong Ed Wood, anh ấy chẳng ngậm miệng lại bao giờ! Trong Sweeney Todd anh ấy hát. Mỗi một bộ phim anh ấy lại thử thể hiện một tính cách khác nhau”. Mỗi khi được vị đạo diễn tài ba gọi đến, Johnny Depp lại sẵn sàng cho một vai diễn đầy thử thách mới. Johnny thấy anh cần phải có trách nhiệm làm cho Tim Burton giữ được hứng thú với mình. Và có lẽ, điều khiến anh luôn muốn làm việc cùng người bạn lâu năm này chính là việc anh chẳng bao giờ biết ông định làm gì. Johnny từng chia sẻ: “Tim Burton đối với tôi giống như một người anh. Đó là sự thấu hiểu lạ lùng giữa hai người. Tôi thực sự hiểu được anh ấy, tới hết mức có thể, tôi cho là thế. Anh ấy cũng biết rõ về tôi đến hết mức như vậy”. Các bộ phim làm nên tên tuổi đạo diễn lừng danh Trong sự nghiệp làm phim của mình, Tim Burton đã có rất nhiều bộ phim ấn tượng nhưng những bộ phim dưới đây chắc hẳn đã làm bạn nhớ mãi sau một lần xem Batman (1989) Gần ba năm sau khi bắt đầu kế hoạch, đạo diễn Tim Burton mới bắt tay thực hiện bộ phim Batman. Bộ phim là thành công thứ 2 về phòng vé tiếp nối Beetlejuice, chỉ tuần đầu tiên bộ phim đã thu về được 43,6 triệu USD, một con số khổng lồ của thời bấy giờ. Đây là bộ phim đầu tiên về Batman, đánh dấu cho những tập phim Batman sau đó của hãng Warner Bros. Batman Return (1992) Phần tiếp theo nối tiếp thành công của Batman. Đây là bộ phim thành công về nhiều mặt, không chỉ dành được doanh thu rất cao mà