Khai giảng khóa 09 lớp dạy vẽ thiếu nhi Manga Comics 8

5 Lợi Ích Cho Sự Phát Triển Của Trẻ Từ Vẽ Truyện Tranh Hình ảnh trẻ em cầm bút vẽ những dòng nguệch ngoạc chắc không có gì xa lạ với chúng ta, nhưng ít ai biết rằng vẽ truyện tranh là một cách đơn giản giúp phát triển trí não và óc sáng tạo của trẻ. Đây là 5 lợi ích cho sự phát triển của trẻ từ vẽ truyện tranh mà không phải ai cũng biết. 1. Vẽ Truyện Giúp Bé Dễ Dàng Thể Hiện Cảm Xúc Của Mình. Các em không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng biểu hiện suy nghĩ của mình ra thế giới bên ngoài qua lời nói và hoạt động. Nên việc thể hiện suy nghĩ của bé qua những câu chuyện được vẽ trên giấy giúp các bậc phụ huynh có thể dễ dàng hiểu rõ con mình hơn.  2. Vẽ Truyện Tranh Là Một Hình Thức Giúp Trẻ Phát Triển Thể Chất. Vẽ thường xuyên tạo điều kiện cho các cơ ở tay của các em được phát triển. Ngoài ra khi vẽ tranh có nội dung các em còn được rèn luyện khả năng phối hợp của nhiều bộ phận: tay, mắt và não bộ. 3. Muốn Biết Cách Bé Giải Quyết Một Vấn Đề Thường Ngày, Hãy Để Bé Vẽ Truyện Tranh.  Khi vẽ tranh có nội dung, các em sẽ phải luôn đối mặt với những lựa chọn – Chẳng hạn như khi chọn màu cho nhân vật chính thì mình nên chọn màu nào? hay ở tình huống này thì mình sẽ cho nhân vật làm những hành động nào? Khi các bậc cha mẹ quan tâm đến phong cách vẽ của con mình sẽ hiểu rõ cách bé đang suy luận và cách giải quyết vấn đề xung quanh của các em. 4. Vẽ Truyện Tranh Cách Tốt Nhất Để Phát Triển Khả Năng Sáng Tạo Của Trẻ Khi vẽ truyện tranh bé sẽ cần nối kết trí tưởng tượng và đưa ý tưởng đó thành hiện thực trên giấy. Rèn luyện lâu ngày khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của các em sẽ càng trở nên phong phú. Các bạn có biết không, chính nhờ trí tưởng tượng của con người cùng quyết tâm đưa điều đó thành hiện thực đã giúp xã hội chúng ta phát triển như ngày hôm nay. 5. Con em chúng ta sẽ học tốt hơn nếu biết vẽ truyện tranh. Thêm một ích lợi nữa của vẽ truyện tranh đó là kích thích khả năng suy nghĩ logic của trẻ từ rất sớm. Nhờ vậy bé đã được trang bị hành trang vững chắc để tiếp cận với những kiến thức và khái niệm phức tạp hơn trên ghế nhà trường. Với sự phát triển của công nghệ các em không còn chỉ vẽ bằng các vật liệu quen thuộc như bút sáp, chì màu mà các em còn được tiếp cận với việc vẽ trên máy tính và bảng vẽ; những thiết bị mà bé sẽ phải thường xuyên sử dụng trong tương lai.  Theo Mini Lab Studios – Vũ Phạm dịch và giới thiệu Đến với các lớp học vẽ thiếu nhi truyện tranh/manga/comics tại Comic Media Academy các bậc cha mẹ sẽ yên tâm và hài lòng với đội ngũ giảng viên tận tâm luôn khuyến khích các em sáng tạo. Các em cũng được tiếp cận với các giáo trình và phương pháp học vẽ phù hợp nhất cho sự phát triển tư duy. Các phụ huynh có quan tâm đến việc cho bé học vẽ trên máy có thể tìm hiểu tại đây: KHOÁ HỌC VẼ THIẾU NHI TẠI CMA Khoá Vẽ truyện tranh Thiếu nhi tiếp theo sẽ khai giảng Ngày 19/10/2019 Thời gian học: 09h00 đến 11h00 vào thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần ____________________________________________________ Viện Truyện Tranh & Hoạt Hình Việt Nam | mobile:  0902738806 | email:  daotao@cmavn.org | website: www.cmavn.org | address 1: 164 Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận, HCM City | address 2: 147 Pasteur, Quận 3, HCM City

đồ họa raster phong cách hoạt hình

Đồ họa Raster trong Digital Painting Hãy cùng Comic Media Academy tìm hiểu qua đồ họa Raster trong Digital Painting có 12 phong cách cơ bản. Những phong cách này vô cùng thuận lợi cho giáo dục trực tuyến. Tuy nhiên đồ họa Raster trong Digital Painting nhìn chung có nhược điểm là khi phóng to vượt mức pixel cho phép thì ảnh sẽ bị “out nét”.  Mặc dù có rất nhiều kiểu vẽ, nhưng trong bài này chúng ta chỉ đề cập đến những ví dụ cơ bản. Từ những ví dụ này chúng ta có thể pha trộn, kết hợp để tạo ra thật nhiều phong cách vẽ khác nữa. Mục đích của bài đăng này đơn giản chỉ là làm sao để chúng ta có thể có ý tưởng một cách dễ dàng nhất. Để dễ so sánh, chúng ta sẽ sử dụng các nhân vật trong thế giới của Harry Porter để minh họa cho các phong cách khác nhau Lớp Digital Painting Thiếu niên tại Comic Media Academy (Khai giảng 5/5/2018) Hotline: 08 3820 9066 – 0902 738 806 1. Phong cách phối màu giới hạn Khi chúng ta giới hạn chỉ sử dụng một số màu đơn giản, chúng ta sẽ thu được những kết quả không ngờ. Dưới đây là ví dụ cho phong cách đồ họa Raster trong Digital Painting cơ bản. 2. Phong cách hoạt hình Một phong cách vui nhộn rất phù hợp với nhiều chương trình giáo dục trực tuyến khác nhau. 3. Phong cách cô đọng nét mặt Tương tự với phong cách hoạt hình, nhưng ở phong cách này, các chi tiết và biểu cảm trên khuôn mặt được giảm bớt. 4. Phong cách biểu hiện. Ngược lại với phong cách cô đọng nét mặt, ở phong cách này, các biểu cảm của khuôn mặt là trọng tâm. 5. Phong cách chèn chất liệu Ở phong cách này, bề mặt nhân vật được chèn một lớp chất liệu dịu nhẹ, nhằm tăng hiệu ứng thị giác. 6. Phong cách tạo hiệu ứng ánh sáng. Điểm đặc trưng của phong cách này là ánh sáng làm nhân vật nổi bật lên, ở phong cách này chúng ta cần chú ý vị trí của nguồn sáng nhé. 7. Phong cách ánh sáng dịu nhẹ Được phát tiển dựa trên phong cách chèn chất liệu và tạo hiệu ứng ánh sáng, nhưng điểm đặc trưng là phần ánh sáng được chuyển dần theo nhiều lớp, tạo hiệu ứng dịu nhẹ hơn chứ không gắt như phong cách ở trên. 8. Phong cách đường nét Nếu quan sát kĩ, chúng ta có thể thấy các đường nét dùng trong phong cách này chủ yếu là các nét thẳng và mạnh. Hiệu ứng này làm các nhân vật trông có vẻ trưởng thành hơn. 9. Phong cách manga Đây là một phong cách được các người hâm mộ manga và anime  ưa chuộng. Điểm đặc trưng ở đây là đôi mắt mang biểu cảm rất tốt, là trung tâm của việc truyền đạt cảm xúc. 10. Phong cách phổ thông Chúng ta gọi đây là phong cách phổ thông vì chúng được sử dụng rất nhiều. Đặc trưng của phong cách này là nhân vật trông khá hiện thực. 11. Phong cách cổ nhỏ  Phong cách này tập trung vào một bộ phận cơ thể và làm cho nó trở nên khác biệt so với các phần còn lại.   12. Phong cách màu nước Đặc trưng của phong cách này là màu sắc được loang ra giả lập chất liệu màu nước nhưng vẫn đảm bảo tính đơn giản phù hợp cho ứng dụng vào minh họa cho ứng dụng trực tuyến. Các bạn quan tâm muốn cho con em mình tham gia các khóa học giới thiệu về Digital Thiếu niên có thể tham khảo theo đường link này:  http://bit.ly/2qIoAsv Hoặc Liên hệ số Hotline: 08 3820 9066 – 0902 738 806  

5 cách cải thiện não phải

Hầu hết chúng ta đều muốn mình trở nên sáng tạo hơn, nhưng hầu hết ta lại thấy mình “không có khiếu” hay khó khăn để sử dụng trí tưởng tương. Đó là vì đa phần khi trưởng thành chúng ta thiên về tư duy logic, vốn là phần công việc của não trái. Còn bán cầu não phải được coi là trung tâm của sự sáng tạo của con người, nơi điều khiển các hoạt động như âm nhạc, nghệ thuật, năng lực cảm thụ không gian và trí tưởng tượng. Bạn có thể kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của bạn bằng cách tiến hành những bài tập thể dục cho não phải, nhằm tối đa hóa hiệu suất của bản thân. Bước 1 Tập thiền định. Theo như Marilee Zdenek, tác giả quyền sách “Những trải nghiệm của não phải: Học cách giải phóng óc tưởng tượng”, não phải của bạn hoạt động mạnh hơn khi bạn đang ở trạng thái thư giãn. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận các kiến thức về ngồi thiền trên mạng, sách vở hoặc tại các khóa học cụ thể. Bước 2 Học hát hoặc chơi một loại nhạc cụ. Thử nghe một thể loại nhạc mới. Theo nhà tâm lý học Terry Lyles , việc nghe và chơi nhạc là cách rất tốt để kích thích vỏ thính giác của não phải, từ đó làm tăng sức sáng tạo. Bước 3 Tập vẽ dưới bất cứ hình thức nào. Dù cho bạn nghĩ bạn không nghề có năng khiếu, việc phác họa, thậm chí “đồ” lại một bức ảnh cũng có thể khuyến khích phần não phải của bạn trở nên năng động hơn, do não phải cực kì nhảy cảm với hình ảnh. Những hoạt động liên quan đến việc thực hành nhiều với thị giác như hội họa, điêu khắc sẽ thúc đẩy mạnh não phải. Bước 4 Bắt đầu hình thành cho mình một sở thích mang tính sáng tạo như đan lát, may vá, thêu, hay các hoạt động mà bạn buộc phải thật tập trung và toàn tâm toàn ý. Tiếp xúc nhiều với màu sắc, hoa văn cũng như việc đi tìm các ý tưởng để may nêu sẽ truyền cảm hứng cho óc tưởng tượng của bạn. Tập trung vào việc làm ra những sản phẩm thẩm mĩ sẽ khuyến khích nhận thức sáng tạo của não phải. Bước 5 Tập viết hoặc vẽ bằng tay không thuận của mình. Theo quyển sách “Sức mạnh của bàn tay còn lại: Kết nối với sự thông thái của não phải” của Lucia Capacchionne, các bộ phận không thuận trên cơ thể bạn (như tay, chân) thường chi phối đến bán cầu não phải. Kích thích não phải thông qua việc hoạt động bàn tay không thuận của mình trong khi viết, vẽ có thể giúp bạn kết nối với những phần sáng tạo, trực giác và xúc cảm của bản thân. Hãy thử 5 bước này để cải thiện sự sáng tạo của bạn. Chắc chắn điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình học vẽ truyện tranh hay làm phim hoạt hình đấy. 

Tổng kết lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khoá 5

Tháng 10/2017, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức buổi Tổng kết Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc Khoá 05. Chương trình học vẽ tay 100% thời gian với sự hướng dẫn của đội ngũ hoạ sĩ và biên kịch truyện tranh giàu kinh nghiệm. Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc Khoá 05 bắt đầu học từ tháng 11/2016. Trải qua 9 tháng học và rèn luyện không ngừng, các bạn học viên từ “lần đầu tiên cầm bút vẽ” đã có thể tự tin sáng tạo và thực hiện một tác phẩm truyện tranh mang đậm dấu ấn và bản sắc của chính mình. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI TỔNG KẾT: Đội ngũ giảng viên tham gia đánh giá tác phẩm và tổng kết lớp Trình bày & đánh giá tác phẩm cuối khoá. Một buổi tổng kết mang đến nhiều cảm xúc. [spacer] Chia sẻ tại buổi tổng kết, các bạn học viên cho biết: [spacer] – Trịnh Minh Cường – Sau quá trình học và tốt nghiệp khóa ngắn hạn em rất vui vì khả năng vẽ của em đã được cải thiện rất nhiều. Em muốn gửi lời đến các bạn cùng khóa là dù học lên lớp nâng cao hay không thì các bạn hãy luôn giữ ước mơ vẽ truyện tranh của mình.   – Nguyễn Hoàng Lâm – Trong quá trình học và thực hành sáng tác tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, em đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích như thiết kế phối cảnh, nhân vật v.v.. Giảng viên thì nhiệt tình, vui tính, giảng dạy rất sôi nổi và dễ hiểu tạo cho học viên không khí hứng khởi để học tập.   – Huỳnh Nguyễn Gia Bảo – Trải qua khóa học em đã học được rất nhiều kiến thức mới như Anatomy, phối cảnh, sáng tạo nhân vật, kịch bản… Về phong cách giảng dạy thì thầy khó hơn cô nên em thích cô hơn (cười). Sau khoá học, em sẽ tự rèn luyện thêm để trở thành hoạ sĩ chuyên nghiệp.   – Nguyễn Hồng Khánh – Khóa học này thật sự đã khiến mình hoàn toàn thay đổi cách nhìn về truyện tranh, phim ảnh và hoạt hình nữa.   – Trần Minh Phước – Điều làm em tâm đắc nhất là trong quá trình học tập tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình là ngoài kiến thức về chuyên môn em còn được các thầy cô truyền lửa nghề, giúp em xác định được thế nào là đam mê.   – Nguyễn Ngọc Phúc – Sau khi hoành thành khóa học, em rất vinh dự và vui vì làm quen được nhiều bạn và tiếp thu được rất nhiều kiến thức mới. Điều khiến em tâm đắc nhất là phần sáng tác kịch bản, học về 3 hồi 8 nhịp. Giờ thì em đã có thể phân tích được những phim, truyện mình đã xem dựa trên góc độ chuyên môn. [spacer] Kết thúc Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc chỉ là bước đệm đầu tiên để dấn thân với nghề. Các bạn học viên hãy không ngừng rèn luyện sau khoá học để phát triển tác phẩm của mình hơn nữa. CMA chúc các bạn có một hành trình tuyệt vời với đam mê mà mình đã lựa chọn.   Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Điện thoại:(028)3820.9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM

Khai giảng lớp học Digital Painting cấp tốc

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) khai giảng lớp học Digital Painting cấp tốc Khoá 01. Chương trình đào tạo 100% thời gian trên máy, học viên học và thực hành với hệ thống bảng vẽ điện tử hiện đại tại CMA. Tại buổi khai giảng, các bạn tân học viên lần lượt được giới thiệu về chương trình học, phương pháp học tập và rèn luyện để đạt được kết quả tốt nhất có thể. Lớp học Digital Painting cấp tốc là chương trình học rút gọn thời gian dành cho các bạn đang đi làm hoặc không có đủ điều kiện để học lớp Digital Painting chuyên nghiệp. Lớp học với sự hướng dẫn của đội ngũ hoạ sĩ, Digital Artist giàu kinh nghiệm. Cùng CMA xem lại một số hình ảnh trong ngày khai giảng: Toàn cảnh lớp học Digital Painting cấp tốc ngày khai giảng. Hoạ sĩ Lạc An và Hoạ sĩ Dương Hương Ly giới thiệu về đề cương lớp học, các nội dung chi tiết mà học viên sẽ lần lượt được chia sẻ và hướng dẫn thực hiện. Các bạn tân học viên lớp Digital Painting cấp tốc lắng nghe phần giới thiệu chương trình học. Nhiều bạn học viên phải di chuyển từ các quận ngoại thành như Thủ Đức, Quận 9 để đến với lớp học Digital Painting cấp tốc. Khoảng cách có chút trở ngại, nhưng với niềm đam mê và tinh thần họi hỏi không ngừng, CMA tin rằng các bạn sẽ học tốt và sớm có tác phẩm đầu tay. Thạc sĩ – Hoạ sĩ Nguyễn Thị Thanh Thuỷ giải đáp thắc mắc chương trình học cho các bạn tân học viên. CMA chúc các bạn tân học viên Lớp Digital Painting cấp tốc khoá 1 có hành trình học tập vui và hấp dẫn. Nỗ lực ngày hôm nay sẽ mang đến kết quả cho mai sau.  LIÊN HỆ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Điện thoại:(028)3820.9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM

tổng kết lớp học vẽ trên máy tính cấp độ 2

Chiều ngày 18-12, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức buổi Tổng kết Lớp vẽ truyện tranh minh hoạ trên máy tính cho bé Khoá 2, chương trình học được thiết kế riêng cho các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi. Trải qua 22 buổi học, các bạn nhỏ đã có những bước phát triển vượt bậc cả về kiến thức, kỹ năng và tư duy sáng tạo. Qua đó, các bạn nhỏ đã tự mình thực hiện những tác phẩm vượt ngoài mong đợi của giáo viên phụ trách lớp. [spacer] Cùng xem những hình ảnh của buổi tổng kết: Cô Dương Hương Ly và cô Lạc An đánh giá tác phẩm cuối khoá của lớp. Trông có vẻ rất nghiêm túc… nhưng thực tế thì… …”cool ngầu” không thể tả Bài tập cuối khoá của lớp Hai cô giáo xinh đẹp và siêu cute của lớp Cô Dương Hương Ly (trái) – Cô Lạc An (phải). >>> Xem trọn bộ hình ảnh TẠI ĐÂY [spacer] Chia sẻ với CMA, cô Lạc An cho biết:  “Ngày đầu tiên nhận được lời đề nghị soạn đề cương chương trình cho lớp Digital thiếu nhi, cô đã rất lo lắng, vì digital không chỉ yêu cầu các con có niềm yêu thích vẽ mà còn yêu cầu về kĩ thuật rất cao, các phần mềm để vẽ như Photoshop vốn dĩ không dễ dùng đối với cả người lớn, trong khi các con chỉ là những cô cậu bé 12, 13 tuổi. Thế nhưng, các con đã chứng minh cho cô thấy rằng mình đã sai! Các con đã làm cho cô đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác! Các con ghi nhớ tất cảnhững gì cô dạy và vẽ như một thiên thần! Đến nửa lộ trình, cô đã phải thay đổi toàn bộ giáo án soạn trước đó vì sự thật cho thấy rằng các con muốn và có khả năng học nhiều hơn thế nữa. Hôm nay, khi cầm trên tay tác phẩm của các con, cô thực sự cảm động. Các con đã đi rất xa kể từ ngày đầu tiên gặp cô, cô không thể nào kể hết niềm tự hào về các con và các con cũng có quyền tự hào về những nỗ lực của mình như vậy. Bởi ở tuổi của các con, có thứ gì đó khiến mình yêu, và dốc hết lòng hết sức để làm chúng là một điều thiêng liêng lắm!” [spacer] Lớp học tạm kết thúc. Các bạn hãy không ngừng học hỏi và rèn luyện nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng của mình hơn nữa. Các thầy cô tại CMA trông đợi những tác phẩm mới của các bạn với nhiều trải nghiệm thú vị về thiên nhiên và cuộc sống xung quanh mình. >>> Tìm hiểu thêm Lớp vẽ truyện tranh trên máy tính cho bé 8 – 14 tuổi [spacer] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6 Q.3, TP.HCM Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM Điện thoại:(028)3820.9066 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

Comic Media Academy khai giảng Khóa 7

Ngày 21/09/2017, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức Lễ khai giảng khóa 07, chương trình đào tạo chuyên sâu hệ Kỹ thuật viên với các chuyên ngành: Họa sĩ truyện tranh, họa sĩ hoạt hình và họa sĩ vẽ tranh kỹ thuật số (Digital Painting). THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Lễ khai giảng khóa 7 Ngành truyện tranh – hoạt hình – digital painting Thời gian: 9:00 – 11:30 ngày thứ năm, 21/09/2017 Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình – Cơ sở 2, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM (*) Hình ảnh buổi lễ khai giảng: Xem tại đây   LỊCH TRÌNH BUỔI LỄ KHAI GIẢNG: THỜI  GIAN HOẠT ĐỘNG 8:30 – 9:00 Đón tân học viên & khách mời 9:00 – 9:10 Giới thiệu chương trình & khách mời 9:10 – 9:25 Thông điệp đầu khóa & khái quát ngành học Thầy Lê Thắng 9:25 – 9:40 Hoạt hình Việt Nam và con đường tiến ra thế giới Thầy Thomas Voigt 9:40 – 10:10 Văn nghệ và giao lưu học viên 10:10 – 10:25 Kinh nghiệm & hành trang làm việc chuyên nghiệp Thầy Reggie de la Cruz 10:25 – 10:45 Mini Game 10:45 – 11:05 Các vấn đề học tập, khen thưởng & xử phạt Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc 11:05 – 11:20 Hỏi & Đáp 11:20 – 11:30 Kết thúc lễ khai giảng & chụp ảnh lưu niệm BẢN ĐỒ THAM KHẢO: [spacer] Viện Truyện tranh và Hoạt hình trân trọng kính mời quý giảng viên, các bạn học viên, tân học viên đến tham dự. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] (*) Cơ sở 2 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình đặt tại Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận. (**) Mọi thông tin chi tiết về Lễ khai giảng Khóa 07, bạn vui lòng liên hệ hotline – 090.273.8806.

Comic Media Academy 3rd birhtday celebration

Sáng ngày 04-08-2017 vừa qua, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã có buổi kỷ niệm 03 năm thành lập (2014 – 2017). Tham gia buổi lễ gồm có các quý giảng viên, đối tác, các bạn học viên thân yêu cùng những anh chị em nhân sự đã và đang đồng hành phát triển cùng CMA. Tất cả cùng nhau tạo nên một ngày kỷ niệm tuyệt vời và gắn kết. Khởi đầu buổi lễ kỷ niệm, cô Phan Thị Mỹ Hạnh, Viện Trưởng Viện Truyện tranh và Hoạt hình chia sẻ, giới thiệu lại những hành trình từ lúc khởi phát ý tưởng thành lập Viện cho đến ngày hôm nay. Thầy Nguyễn Hùng Sơn, giám đốc Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận chia sẻ về những chính sách, cải cách mới của ngành giáo dục; giúp các bạn học viên có cái nhìn tươi mới, khởi sắc hơn về các bước phát triển tiếp theo tại TPHCM. Thầy Nguyễn Hùng Sơn, giám đốc Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận tặng hoa chúc mừng kỷ niệm 03 năm thành lập và phát triển của CMA. Thạc sĩ – Họa sĩ Lê Thắng, gợi nhớ lại những bước đi đầu tiên mà thầy công tác tại CMA, đồng thời chia sẻ những tâm tư thầy dành cho học viên từ lúc khởi đầu đến giai đoạn phát triển hiện nay. Họa sĩ Hồ Hưng, họa sĩ Trang Đức Huy – những người thầy tâm huyết tại CMA chia sẻ về hành trình đào tạo cũng như kinh nghiệm để các bạn học viên thành công với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Phần chia sẻ của thầy tạo động lực rất lớn cho các bạn học viên. Họa sĩ Trang Đức Huy Họa sĩ Hồ Hưng (bên trái) Họa sĩ Reggie de la Cruz chia sẻ với các bạn học viên về điểm mới tại CMA – ứng dụng phần mềm của Toon Boom vào đào tạo. Thầy Reggie de la Cruz có hơn 20 năm làm phim hoạt hình chuyên nghiệp. Cùng nhau cắt bánh kem, đánh dấu một hành trình đã qua và chuẩn bị cho năm thứ 4 với nhiều cột mốc phát triển sắp đến. Các bạn học viên thân yêu tham dự buổi kỷ niệm. Mỗi học viên là một mảnh ghép tạo nên CMA ngày hôm nay. >>> Xem toàn bộ album buổi lễ kỷ niệm 3 năm thành lập và phát triển TẠI ĐÂY. Ba năm trước, ngày 04-08-2014, CMA ra đời trước sự chứng kiến của hàng trăm họa sĩ, chuyên gia cùng các bạn trẻ đam mê sáng tạo; với hi vọng mang đến sự thay đổi lớn về chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành Công nghiệp sáng tạo Việt Nam. Bằng những bước đi vững chắc và chuyên nghiệp, trong vòng 3 năm CMA đã lần lượt: – Mở 31 lớp học với gần 500 học viên lựa chọn các chuyên ngành khác nhau; – Đầu tư biên dịch, soạn thảo tài liệu học tập chuyên ngành với hơn 150 đầu sách chất lượng; – Xây dựng phòng máy chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của học viên. Dự kiến, trong tháng 08/2017, CMA sẽ khánh thành phòng máy thứ hai để phục vụ các bạn tân học viên niên khóa 2017 – 2020.

lớp học vẽ manga cơ bản K14

Ngày 22/07 vừa qua, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) hân hoan khai giảng lớp học vẽ manga cơ bản khóa 14 tại quận 3. Lớp học được xây dựng chương trình phù hợp cho các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi, giúp phát huy tối đa năng lực sáng tạo và phong phú trí tưởng tượng. Tuần đầu tiên, các bé được hướng dẫn các kỹ năng vẽ cơ bản (thuộc bộ môn Basic Sketch) và tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng vẽ hình bóng đen (Silhouette Sketch); trải nghiệm lần lượt từ những đường thẳng, đường cong cơ bản, cách quy hình âm – dương… Các bé thể hiện sự yêu thích đặc biệt với các tác phẩm Manga và cả Comics qua việc nhớ rất rõ tạo hình nhân vật chỉ qua hình bóng đen. Tham gia lớp học vẽ manga cơ bản khóa 14 tại CMA, các bé sẽ lần lượt trải qua 22 buổi học vào thứ 7 – chủ nhật hàng tuần với nhiều kiến thức hữu ích và bài tập thú vị. Kết thúc khóa học, mỗi bạn sẽ sáng tác manga / comics theo ý tưởng kịch bản của riêng mình. [spacer] THÔNG TIN LỚP DẠY VẼ CHO BÉ: LỚP VẼ TRUYỆN TRANH MANGA/COMICS – Đối tượng: Các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi (mở rộng 15) – Các cấp độ đào tạo: 1- Cấp độ căn bản 2- Cấp độ nâng cao 3- Vẽ máy – Digital 01 4- Vẽ máy – Digital 02 5- Vẽ máy – Digital 03 – Thời lượng: 03 tháng / cấp độ – Lịch học:  * Ca sáng: 9:00 – 11:00 * Ca chiều: 14:00 – 16:00 * Ca tối: 16:30 – 18:30 Quý phụ huynh và các bạn nhỏ quan tâm lớp học có thể tìm hiểu chi tiết TẠI ĐÂY. Hoặc đăng ký qua Form bên dưới, tư vấn viên của CMA sẽ liên lạc lại ngay. [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC

9 bước vẽ Pokemon Charmander thật dễ dàng 9

Trong loạt phim hoạt hình nổi tiếng Pokemon, ngoài Pikachu thì Charmander là một Pokemon rất quen thuộc, nhận được sự yêu mến của đông đảo các bạn nhỏ. Sau đây, chuyên mục dạy vẽ sẽ hướng dẫn cho các bạn cách vẽ Pokemon Charmander vô cùng đơn giản này nhé ! Bước 1: Vẽ phần đầu với hình bầu dục và hơi nhô lên ở bên trái. Thêm một hình nữa để vẽ phần thân , chú ý rằng nó lớn hơn một chút so với kích thước của đầu. Phác thảo phần đầu và thân Bước 2: Vẽ cánh tay và ba ngón tay vào cuối mỗi cánh tay. Vẽ tay Bước 3: Vẽ chân theo dạng chữ “U” và thêm bàn chân với ba móng ở cuối. Vẽ chân Bước 4: Vẽ đuôi Charmander với ngọn lửa ở cuối đuôi. Vẽ đuôi Bước 5: Vẽ hình chữ U “lộn ngược” cho đôi mắt của Charmander và thêm một hình bầu dục nhỏ bên trong, ở dưới cùng của mỗi mắt vẽ một đường cong. Vẽ mắt Bước 6: Thêm các phần còn lại của khuôn mặt, vẽ 2 đường ngắn cho lông mày của Charmander và hai lỗ mũi, vẽ phần miệng rộng với 4 răng nhọn. Vẽ mũi, miệng Bước 7: Thêm một đường cong trên phần bụng, một ngón tay nhỏ trên tay phải và một đường cong trên đuôi, vẽ hai đường gợn sóng bên trong ngọn lửa. Thêm các chi tiết cho phần thân và đuôi Bước 8: Hoàn thành bản vẽ của bạn bằng cách xóa đi các đường phác thảo trước đó. Tô màu cho Charmander Bước 9: Đối với phần màu, bạn có thể thêm bóng quanh chân, tay, miệng và mặt phải của khuôn mặt. Hoàn thiện bức vẽ Charmander Chúc các bạn thành công ! Anh Thư dịch Nguồn: www.drawingnow.com

Thực tế nhiếp ảnh K6

Trải nghiệm và cảm nhận từ thực tế là một trong những định hướng đào tạo quan trọng của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) nhằm tạo ra “Chất liệu sáng tác” từ thiên nhiên và xã hội hiện hữu. Nằm trong bộ môn Kỹ thuật chụp ảnh do Thầy – Nhiếp ảnh gia Huỳnh Đức Nam phụ trách, các bạn học viên hệ Kỹ thuật viên khóa 6 đã có hành trình tìm hiểu Làng Lu, Bình Dương – vùng đất giàu văn hóa truyền thống với hơn 150 năm tuổi. “Trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử, Làng lu Đại Hưng, Bình Dương vẫn giữ được những phương thức sản xuất theo lối thủ công truyền thống, đó là cách nặn gốm bằng tay, chất đốt bằng củi, màu sắc cổ điển, nguyên vật liệu khai thác tại địa phương… Đây cũng là nét văn hoá rất đặc biệt của nghề truyền thống ở Bình Dương. Nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Làng lu Đại Hưng chuyên sản xuất các loại lu, khạp nổi tiếng từ hàng trăm năm nay. Sự tồn tại và phát triển của Lò lu đặc biệt này, một mặt giúp lưu giữ được nghề truyền thống của địa phương, mặt khác góp phần phát triển kinh tế trong vùng trong suốt hơn 150 năm qua. Thế hệ sau tiếp nối đời trước, những người thợ vẫn cần mẫn, chăm chỉ gắn bó với những khuôn đất, nhào nặn nên những sản phẩm hữu ích cho đời.” – Theo Vietnamnet. Cùng xem những hình ảnh về chuyến đi thực tế bộ môn Kỹ thuật chụp ảnh của các bạn Khóa 6 các bạn nhé: Ảnh: Nguyễn Thị Bích Ngọc (Bài viết có sử dụng tư liệu báo chí từ Vietnamnet: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/suc-song-lo-gom-150-tuoi-o-binh-duong-241769.html)

lớp học vẽ manga 68

Vẽ tranh là một môn nghệ thuật thú vị và bổ ích có tác động tích cực đến sự phát triển não bộ của trẻ một cách tốt nhất. Việc học vẽ giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, rèn luyện kỹ năng quan sát và khả năng tư duy sáng tạo. Những nét vẽ tưởng chừng không theo một quy tắc nào nhưng lại phản ánh được thế giới nội tâm của trẻ qua góc nhìn đối với thế giới xung quanh. Nếu phụ huynh bắt ép con trẻ, gò bó chúng vẽ theo một khuôn khổ định sẵn thì sẽ gây nên ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Vì khi trẻ bắt đầu học vẽ, sự phát triển trí não của trẻ đã bắt đầu gắn liền với quá trình tư duy sáng tạo này. >>> Có thể bạn muốn xem: Học vẽ tác động tích cực đến việc rèn luyện trí nhớ của trẻ Ví dụ, khi bạn tập cho trẻ vẽ lại một bức tranh theo như mẫu của người khác, giống nhau từ đường nét đến màu sắc thì việc này sẽ vô tình khiến trẻ ngày càng tự triệt tiêu trí tưởng tượng của mình. Nếu như việc này trở thành một thói quen, trẻ sẽ trở nên lười sáng tạo. Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều ấn phẩm dạy vẽ cho trẻ có nội dung sai lệch, rập khuôn, chất lượng mỹ thuật thấp,… cùng với sự xuất hiện ngày càng dày đặc của những lớp dạy vẽ dành cho thiếu nhi kém chuyên nghiệp, chỉ vì quá nôn nóng muốn cho trẻ vẽ thành thạo nên đã cho trẻ học sai phương pháp, vẽ sao chép theo mẫu, ngay cả phần tô màu cũng phải giống như đúc. Đây hoàn toàn là phương pháp dạy vẽ sai lệch, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển năng khiếu của trẻ. Những trung tâm dạy vẽ thiếu nhiệt huyết với nghề chỉ luôn hướng chạy theo những thành tích ảo để phô trương danh tiếng về chất lượng đào tạo mà không quan tâm đến việc tạo nên môi trường rèn luyện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. Đây là một thực tế khá phũ phàng khi hiện nay có rất nhiều trung tâm dạy vẽ ra đời nhưng không thực sự đáp ứng được nhu cầu về chất lượng trong ngành công nghiệp đào tạo nhân lực sáng tạo này. Để thực sự đem lại cho con em mình một môi trường đào tạo chất lượng uy tín, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về trung tâm dạy vẽ sẽ cho trẻ theo học như về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo,… Ngoài ra, thầy cô trực tiếp hướng dẫn cho trẻ không chỉ thành thạo trong nghiệp vụ sư phạm mà còn cần có sự tận tâm với nghề, kiên trì, tâm lý và yêu trẻ. Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp trẻ tiếp cận với một môi trường rèn luyện chú trọng sự sáng tạo, phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp và tạo nên tảng vững chắc cho sự phát triển năng khiếu của trẻ trong tương lai. Hiểu rõ được điều đó, Viện truyện tranh và hoạt hình (Comic Media Academy) đã không ngừng cố gắng trong việc nâng cao chất lượng môi trường đào tạo với phương pháp dạy vẽ phù hợp cho sự phát triển năng khiếu tốt nhất ở trẻ. Để được tư vấn kỹ hơn về lớp học vẽ phù hợp cho trẻ, quý phụ huynh hãy vui lòng liên lạc với Viện truyện tranh và hoạt hình theo thông tin bên dưới. Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) CS2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM CS3: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Hotline: 0902 738 806 – (08)3820.9066 Email: daotao@cmavn.org Facebook: facebook.com/cmavn.org

10 bước vẽ hoa hồng đơn giản cho người mới bắt đầu 10

Hoa hồng, là loài hoa thuộc chi Rosa, họ Rosaceae. Trên thế giới có hơn 100 loài với màu hoa đa dạng. Mỗi loại hoa hồng đều mang một ý nghĩa rất riêng. Điển hình là hoa hồng đỏ, nó tượng trưng cho một tình yêu lãng mạn. Hôm nay, mục dạy vẽ của Comic Media Academy sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ hoa hồng đỏ dễ dàng chỉ với 10 bước. Bước 1 – Bắt đầu bằng bút chì và vẽ hình chữ ‘S’ với đầu xoắn ốc. Vẽ chữ “S” ở giữa bông hoa. Bước 2 – Phác thảo hai cánh hoa ở hai bên của hình chữ ‘S’ mà chúng ta đã vẽ trước đó, chú ý rằng cánh hoa trái rộng hơn cánh phải. Vẽ thêm 2 cánh hoa. Bước 3 – Vẽ hai đường cong, một ở phần trên cùng bên trái của hoa hồng và một ở dưới bên phải. Thêm 2 đường cong để hoàn chỉnh phần nụ hoa. Bước 4 – Vẽ phần thân của hoa hồng, bạn vẽ hai đường song song cách nhau một chút, chú ý rằng cành hoa dài gấp 3 lần so với phần nụ của hoa hồng. Vẽ cành nối với nụ hoa. Bước 5 – Vẽ ba lá, một lá hướng lên trên, một lá hướng xuống và lá ở giữa hướng sang bên, nối 3 chiếc lá bằng cách vẽ một đường thẳng giữa chúng. Vẽ lá hoa hồng. Bước 6 – Thêm chi tiết vào nụ hoa hồng, vẽ các lá nhỏ ở dưới cùng và một đường cong trên rìa cánh hoa. Bước 7 – Tiếp tục thêm chi tiết ở giữa nụ hồng. Thêm vài chi tiết nhỏ để tạo thêm cánh hoa giữa nụ hồng. Bước 8 – Vẽ một đường cong ở giữa mỗi lá và thêm 2-3 đường vẽ gân lá. Vẽ gân lá. Bước 9 – Vẽ đậm các đường nét chính của hoa hồng với bút đen và xóa các phác thảo thừa trên hình. Có thể thêm các đường vẽ răng cưa để lá hoa hồng trở nên đẹp hơn. Bước 10 – Tô màu hoa hồng  và hoàn thành bức vẽ. Thêm bóng dưới rìa cánh hoa để làm cho bức vẽ trông chân thực hơn. Hy vọng những chỉ dẫn trên đây có thể giúp các bạn dễ dàng hoàn thành bức vẽ. Chúc các bạn thành công! Anh Thư dịch Nguồn: www.drawingnow.com

học tại Comic Media Academy Hoàn trả 100% học phí

Phát huy định hướng lấy học viên làm trọng tâm, không ngừng nâng cao chất lượng dạy & học, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) ra mắt Chương trình Hoàn trả 100% học phí sau khi tốt nghiệp. Thông qua chương trình, CMA kỳ vọng mang đến cho học viên một giải pháp tài chính tối ưu để đầu tư cho sự nghiệp tương lai. [spacer] NGÀNH HỌC ÁP DỤNG: Chương trình áp dụng cho các chuyên ngành: 1.1. Họa sĩ Truyện tranh chuyên nghiệp –  Tìm hiểu khóa học 1.2. Họa sĩ Digital Painting –  Tìm hiểu khóa học [spacer] Chương trình Hoàn trả 100% học phí sau khi tốt nghiệp áp dụng khi học viên đáp ứng những điều kiện sau: Điều 1: Sau khi được tư vấn và nắm rõ các nội dung, Bên B cam kết đóng học phí trọn khóa và tự nguyện tham gia nhận ưu đãi học phí trong chương trình “Hoàn trả 100% học phí sau khi tốt nghiệp” của Bên A với mức học phí cụ thể như sau: Đối với ngành Truyện tranh và Digital painting: 25,000,000 x 8 HK = 200,000,0000 (Hai trăm triệu đồng chẵn)   [spacer] Điều 2: Bên A sẽ hoàn trả học phí cho bên B khi bên B đạt được các điều kiện cụ thể được quy định như sau:    Stt Nội dung Mức hoàn học phí Ghi chú Hoàn thành khóa học loại Giỏi 1. Giới thiệu học viên mới vào học 100% 2. Không giới thiệu học viên mới vào học 70% Hoàn thành khóa học loại Khá 1. Giới thiệu > 2 học viên mới vào học 100% 2. Giới thiệu  ≤ 2 học viên mới vào học 70% 3. Không giới thiệu học viên mới vào học 50% Hoàn thành khóa học loại Trung Bình 1. Giới thiệu > 2 học viên mới vào học 50% 2. Giới thiệu  ≤  2 học viên mới vào học 25%   Điều 3: Trong trường hợp Bên B vì lý do nào đó phải dừng chương trình học phải có đơn xin ngừng học tập, bên A sẽ xem xét hoàn trả 100% học phí của các học kỳ còn lại cho Bên B với điều kiện Bên B giới thiệu học viên mới nhập học; trường hợp không giới thiệu được học viên mới, mức hoàn học phí là 50%. Thời gian hoàn trả học phí tối đa là 12 tháng sau khi kết thúc khóa học.   Điều 4: Việc đánh giá học lực dựa trên Quy chế học tập của CMA. Học viên tham gia chương trình này vẫn được xét học bổng theo học kỳ như các học viên khác. Thời hạn hoàn trả học phí là 12 tháng sau khi Bên B nhận chứng nhận hoàn thành khóa học tại CMA. Hình thức hoàn trả học phí do Bên A quy định và phù hợp với quy định kiểm toán nhà nước..   Điều 5: Bên A có quyền sử dụng thông tin và hình ảnh của Bên B cho các hoạt động truyền thông, giới thiệu chương trình “Hoàn trả 100% học phí sau khi tốt nghiệp”. Mọi thông tin liên hệ, tìm hiểu về chương trình vui lòng liên hệ hotline 0902738806 để biết thêm chi tiết. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình  CS2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM CS3: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Hotline: 0902738806 Điện thoại: (028) 3820 9066 Email: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

11 bước vẽ khủng long theo phong cách comic 12

Chắc hẳn các bạn đã từng trông thấy tạo hình của những chú khủng long trên các bộ phim điện ảnh của Châu Âu hoặc qua tranh ảnh, sách truyện,… và không ít lần phải trầm trồ kinh ngạc vì độ “ngầu” của những chú khủng long này. Chuyên mục dạy dạy vẽ kỳ này của Comic Media Academy sẽ hướng dẫn các bạn vẽ khủng long theo phong cách Comic đầy ấn tượng nhé! Bước 1. Vẽ phác thảo phần khung cơ thể khủng long để thực hiện các bước vẽ chi tiết dễ dàng hơn. Phác thảo khung cơ thể Bước 2. Tiếp theo, phác hoạ đầu và hình dáng hàm trên như hình dưới. Vẽ phần hàm trên của đầu Bước 3. Bây giờ vẽ thêm hàm dưới trông hơi nhô ra ở một số điểm. Vẽ hàm dưới khủng long Bước 4. Phác thảo các chi tiết cho mõm, mũi trông hơi lõm, sau đó vẽ mắt và răng của con khủng long. Các răng sắc nhọn nên chồng chéo lên và nằm trên hàm dưới. Thêm một số đốm vảy trên mặt. Vẽ các chi tiết cho phần đầu Bước 5. Bây giờ bạn có thể vẽ cổ dài và cong, sau đó vẽ tay khủng long ngắn và gầy, vẽ bàn tay hơi mập mạp. Vẽ cổ và tay Bước 6.  Bây giờ bạn có thể bắt đầu quá trình vẽ cơ thể. Bắt đầu từ gốc cổ, sau đó vẽ ra đùi hoặc chân, phần bụng hơi tròn. Vẽ phần bụng, đùi Bước 7. Vẽ bàn chân và ngón chân. Vẽ các ngón chân tròn và thêm móng vuốt. Nên vẽ thêm nếp nhăn vào ngón chân. Vẽ bàn chân khủng long Bước 8.  Vẽ hai bàn tay tương tự như bàn chân. Vẽ hai bàn tay Bước 9.  Sau khi bạn vẽ đuôi của khủng long, bạn có thể chuyển đến bước vẽ cuối cùng. Vẽ đuôi của khủng long Bước 10. Bây giờ bạn có thể thêm các đường vằn cho bộ da của khủng long. Xóa những khung phác thảo trước đó. Vẽ đường vằn trên da khủng long Bước 11. Đó là tất cả các bước để vẽ một chú khủng long. Bây giờ bạn có thể có tô màu cho bức tranh thêm sinh động. Tô màu cho bức vẽ Như vậy là đã hoàn thành rồi! Chúc các bạn thành công nhé! Anh Thư dịch Nguồn: drawinghub.com

Vẽ Pokemon Articuno đơn giản chỉ với 10 bước 10

Tiếp tục với chuyên mục dạy vẽ lần này, Comic Media Academy sẽ hướng dẫn các bạn 10 bước để vẽ Pokemon Articuno thật đơn giản ! Bước 1: Vẽ một nửa vòng tròn cho tròng mắt và vẽ thêm đường nét như chữ “r” bao xung quanh nó. Vẽ một bên mắt Bước 2: Để vẽ mỏ, ta bắt đầu vẽ với phần gần mắt hơn và sau đó thêm ở phần mỏ dưới. Vẽ mỏ Bước 3: Dùng đường nét như răng cưa để vẽ ngực Articuno, chú ý rằng kích thước của ngực gấp đôi kích thước của đầu. Vẽ phần ngực Bước 4: Vẽ một hình chữ nhật trên đầu, kế đến vẽ các hình tương tự và nhỏ hơn ở trên. Vẽ thêm chi tiết trên đỉnh đầu Bước 5: Chúng ta sẽ bắt đầu với cánh phải, vẽ một đường dài lượn sóng gần mỏ và thêm một hình chữ nhật ở cuối cánh, tiếp tục vẽ thêm các hình chữ nhật khác để tạo hình cánh cho đến khi ngực. Vẽ một bên cánh Bước 6: Làm tương tự với cánh trái, vẽ cánh bắt đầu từ ngực và tương tự như cánh kia cho đến khi kết thúc với hình chữ nhật ở cuối. Vẽ tương tự như vậy với cánh còn lại Bước 7: Vẽ chân trái bằng hình có đường cong hơi lởm chởm ở phía dưới, vẽ thêm chân phải cũng giống vậy. Vẽ phần bụng và đùi Bước 8: Từ bên trái bắt đầu vẽ đuôi với một đường gợn sóng lớn và sau đó thêm một đường thẳng song song với nó. Lưu ý rằng các đường vẽ giao nhau ở cuối đuôi, ta vẽ thêm 2 dòng song song bên trong đuôi. Vẽ đuôi Bước 9: Vẽ phần còn lại của chân bắt đầu từ phía trên và tiếp tục với phía dưới đuôi. Vẽ chân Bước 10: Tô màu cho bức vẽ của bạn. Bạn có thể thêm một màu xanh nhẹ hơn ở giữa đuôi để tạo cho nó cái nhìn bóng bẩy hơn. Hoàn thành bức vẽ Chúc các bạn thành công! Anh Thư dịch Nguồn: www.drawingnow.com

Lớp học vẽ Manga 8

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em trên thế giới, vẽ tranh không chỉ giúp trẻ giải trí mà còn được xem là một hình thức gián tiếp giúp trẻ bộc lộ những suy nghĩ, giao tiếp qua tranh. Qua bức tranh, ta có thể phần nào đánh giá được trí lực và tình cảm của trẻ dễ hơn qua lời nói, đặc biệt đối với những trẻ chưa thể nói năng lưu loát hoặc những trẻ bị khiếm khuyết giao tiếp,… Những hình vẽ cung cấp nhiều thông tin về tâm lý trẻ em. Nhưng nó cũng rất khó để có thể biện giải. “Chừng nào chưa hiểu rõ về đứa trẻ thì những lời giải thích dễ dãi và vội vàng là điều nên tránh. Hãy quan sát chăm chú những chi tiết và tìm ra tính chất tượng trưng mà đôi khi bức tranh chứa đựng.” (Theo Nguyễn Khắc Viện, tâm lý gia đình, trang 204-205, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội, 1994). >>> Có thể bạn muốn xem: Giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát thông qua vẽ truyện tranh Do đó nếu muốn hiểu được nội tâm của trẻ, quý phụ huynh cần phải quan sát, theo dõi qua nhiều khía cạnh và đối chiếu với những thông tin khác nhau, không nên quá rập khuôn mà lấy một chi tiết để kết luận vội vã về toàn bộ con người của trẻ. Khi tham gia những buổi dạy vẽ, trẻ sẽ bắt đầu làm quen với những nét vẽ nguệch ngoạc. Và qua thời gian, trẻ dần định hình được những gì mình muốn thể hiện qua tranh và phác thảo chúng trên giấy. Cuối cùng khi đã nhận thức được mọi sự vật một cách rõ ràng hơn, trẻ sẽ bắt đầu vẽ chi tiết từng đường nét, từng bộ phận,…Mỗi giai đoạn trên tương ứng với từng bước trong quá trình phát triển tư duy của trẻ. Vậy, làm thế nào để người lớn có thể thấu hiểu trẻ con hơn thông qua tranh vẽ?! Vẽ là một hình thức giúp trẻ phản chiếu thế giới nội tâm. Thông qua hình vẽ, trẻ sẽ thể hiện đặc điểm nhân cách của cá nhân, nhờ đó mà những chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý có thể phần nào khám phá được những khía cạnh trong nhận thức của trẻ như: cảm xúc, tâm tư, ước muốn, tính cách,… Do đó,“Không thúc giục trẻ kết thúc nhanh chóng hoạt động vẽ và các kết quả của trắc nghiệm vẽ tranh phải được nhìn nhận trong sự phân tích toàn bộ tranh vẽ và phải được bổ sung với những kết quả từ các kỹ thuật khác”.(Theo Lydia Fernandez, Le test de Larbre, Inpress Edition, trang 45, Paris 2005). Trong tất cả các hình thức vẽ, thì vẽ tranh theo chủ đề nhận được sự đánh giá rất tích cực từ các nhà nghiên cứu tâm lý trên thế giới. Vì thông qua từng chủ đề nhất định, chúng ta có thể tập trung làm sáng tỏ được mục tiêu cụ thể. Theo “Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ” của PGS.TS. Trần Thị Minh Đức thì có ba chủ đề giúp trẻ bộc lộ nhiều hơn về nhân cách và các mối quan hệ xã hội là: vẽ người, vẽ nhà (vẽ gia đình) và vẽ cây. Trong đó, hình vẽ người và cây giúp trẻ bộc lộ rõ hơn về bản thân mình. Còn các hình vẽ liên quan đến gia đình giúp ta hiểu hơn về tâm tư, cảm xúc của trẻ đối với người thân của mình. Khi phân tích tranh vẽ của trẻ, cần lưu ý đến nội dung và bố cục của bức tranh, và các đặc điểm, chi tiết của từng yếu tố. Ví dụ, đối với chủ đề “Vẽ người”, tùy vào độ lớn của hình người, các bộ phận, độ nghiêng,…mà trẻ biểu hiện qua tranh vẽ có thể giúp phụ huynh phần nào hiểu được tính cách, cảm xúc hay thậm chí là những lo lắng của trẻ. – Hình vẽ người quá lớn, chiếm phần lớn tờ giấy: Trẻ có xu hướng mạnh mẽ, bạo dạn, kém kiềm chế nội tâm, hiếu động. Hoặc thể hiện mong ước của trẻ muốn trở nên tự tin, được quan tâm, chú ý hơn. – Ngược lại đối với trẻ vẽ hình người nhỏ xíu: Trẻ có xu hướng nhút nhát, e ngại, hay cảm thấy lo lắng, thiếu tự tin. Hình vẽ càng nhỏ thì thể hiện trẻ càng tự ti và càng cảm giác mình ít giá trị. – Ngoài nhận biết qua độ lớn của hình vẽ, khi được yêu cầu vẽ người, trẻ chỉ vẽ một hình người duy nhất. Điều này thể hiện trẻ đang có cảm giác cô đơn, trống trải. – Đối với trường hợp trẻ vẽ phóng to bất thường một vài bộ phận trên cơ thể. Điều này biểu hiện trẻ có xu hướng lo lắng hoặc vị kỉ trung tâm (nếu hình vẽ một mình lớn ở giữa trang giấy). Ngoài ra, đối với các hình vẽ bị nghiêng ngả, mất thăng bằng, thì có thể trẻ đang có cảm giác không an toàn, bất an, mất chỗ dựa. Khi xem tranh của trẻ, các bậc phụ huynh đừng vội chú ý đến việc bức tranh mà trẻ vẽ xấu hay đẹp, mà hãy cố gắng quan sát và “lắng nghe” những gì trẻ muốn truyền tải. Thông qua những bức tranh, trẻ bộc lộ tính cách, tâm trạng và những cung bậc cảm xúc của mình một cách khá rõ ràng. Đối với trẻ em, nếu được người lớn lắng nghe và thấu hiểu sẽ khiến trẻ rất vui mừng và càng yêu thích việc vẽ hơn. Vẽ tranh nếu như trở thành thói quen sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của

Khai giảng lớp dạy vẽ thiếu nhi Manga Comics Khóa 11 32

Ngày 17/6 vừa qua, Comic Media Academy đã Tổ chức lễ khai giảng K11 – Lớp dạy vẽ cho bé tại cơ sở Phú Nhuận. Đáp ứng nguyện vọng của nhiều phụ huynh và các bạn nhỏ về việc mở thêm lớp tại khu vực này. Tọa lạc tại địa chỉ 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, cơ sở 3 của CMA thu hút các bạn nhỏ đến từ các quận Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Quận 12 và Phú Nhuận đến đăng ký học vẽ. Mặc cho thời tiết Sài Gòn mưa nặng hạt, lớp học luôn đông đủ, nghiêm túc và không thiếu những tiếng cười cho lần đầu gặp gỡ, làm quen nhau. Các lớp dạy vẽ cho bé được CMA tổ chức thường xuyên từ năm 2015 đến nay với hơn 400 học viên đã theo học. Thời gian học vào Thứ 7 – Chủ nhật hàng tuần, phù hợp cho các bạn nhỏ cân đối thời gian giữa học chính khóa và ngoại khóa.  [spacer] THÔNG TIN LỚP DẠY VẼ CHO BÉ: LỚP VẼ TRUYỆN TRANH MANGA/COMICS – Đối tượng: Các bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi (mở rộng 15) – Các cấp độ đào tạo: 1- Cấp độ căn bản 2- Cấp độ nâng cao 3- Vẽ máy – Digital 01 4- Vẽ máy – Digital 02 5- Vẽ máy – Digital 03 – Thời lượng: 03 tháng / cấp độ – Lịch học:  * Ca sáng: 9:00 – 11:00 * Ca chiều: 14:00 – 16:00 * Ca tối: 16:30 – 18:30 Quý phụ huynh và các bạn nhỏ quan tâm lớp học có thể tìm hiểu chi tiết TẠI ĐÂY. Hoặc đăng ký qua Form bên dưới, tư vấn viên của CMA sẽ liên lạc lại ngay. [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC

6 bước đơn giãn vẽ chú nai Bambi vô cùng đáng yêu 7

Chú nai Bambi là một bộ phim hoạt hình của hãng hoạt hình Walt Disney. Nội dung phim dựa theo truyện cùng tên của Felix Salten kể về quá trình trưởng thành của Bambi từ một chú nai con ngây thơ, nhút nhát trở nên bản lĩnh, mạnh mẽ hơn, thay cha bảo vệ sự bình yên cho khu rừng. Hôm nay, chuyên mục dạy vẽ của Comic Media Academy sẽ hướng dẫn bạn vẽ chú nai con Bambi đáng yêu này nhé! Bước 1. Điều đầu tiên bạn sẽ làm là vẽ một vòng tròn cho đầu sau đó thêm các đường phác họa cho mặt. Phác họa đầu chú nai Bước 2.  Đối với bước hai, bạn sẽ bắt đầu phác hoạ khuôn mặt của Bambi. Bắt đầu với trán hơi tròn, tiếp theo là mõm, vẽ miệng với nụ cười. Vẽ phần trán và miệng Bước 3. Tiếp theo, phác hoạ phần sau của cổ tương tự như khi vẽ phần bên kia. Khi vẽ xong, bạn có thể vẽ đôi tai lớn của chú nai, sau đó cho Bambi một ít lông trên đầu. Bước 4. Tạo các đường đánh dấu trên khuôn mặt. Sau khi bạn làm xong điều đó, bạn có thể vẽ một hình như mặt nạ để tạo khuôn cho đôi mắt, kế đến vẽ thêm mũi. Thêm một số bóng vào đầu hoặc các cạnh của mũi, sau đó chúng ta sẽ vẽ chi tiết hơn. Phác thảo các nét chính của khuôn mặt để dễ dàng vẽ chi tiết sau đó Bước 5. Đối với bước vẽ cuối cùng bạn chỉ cần vẽ ra mắt Bambi, sau đó tô màu cho chúng. Mặc dù Bambi là một cậu bé, chú vẫn có đôi lông mi đẹp. Vẽ miệng cũng như lưỡi, sau đó vẽ phần còn lại của cổ. Xóa những lỗi phác thảo trước đó. Vẽ mắt và miệng cho chú nai Bước 6. Đây là Bambi khi bạn hoàn thành bản vẽ. Bây giờ tất cả việc còn lại mà bạn phải làm là tô màu cho chú nai để giúp cho ngôi sao Disney này thêm sức sống. Tô màu để hoàn thiện bức tranh nào! Chúc các bạn thành công! Anh Thư dịch Nguồn: drawinghub.com       

9 bước vẽ Pokemon Aggron siêu ngầu 9

Chắc hẳn những bạn yêu thích loạt phim hoạt hình dài tập Pokémon đều rất ấn tượng với tạo hình thiết kế của Pokemon Aggron. Nhìn bề ngoài, Aggron trông giống một con khủng long có cơ thể rắn chắc, cồng kềnh với bộ giáp cứng cáp không dễ bị thương tổn bởi các cuộc tấn công. Hôm nay, chuyên mục dạy vẽ sẽ hướng dẫn các bạn vẽ Pokemon Aggron cực  ngầu chỉ trong 9 bước khá đơn giản nhé! Chúng ta bắt đầu nào! Bước 1 – Chúng ta sẽ bắt đầu bản vẽ với một vòng tròn cho đầu và một hình bầu dục cho cơ thể . Vẽ đầu và thân Bước 2 – Bây giờ thêm hai hình bầu dục lớn cho chân và hai hình bầu dục nhỏ hơn cho bàn chân. Vẽ chân Bước 3 – Bắt đầu với một vòng tròn cho vai phải và thêm cánh tay gắn liền với nó gắn với một vòng tròn ở cuối cánh tay cho bàn tay. Vẽ một đường cong cho vai trái và thêm một đường cong khác gắn vào nó, vẽ một vòng tròn cho bàn tay. Vẽ 2 cánh tay Bước 4 – Vẽ một đường gợn sóng ở giữa khuôn mặt của Aggron và một đường cong nhỏ cho mắt. Thêm một đường khác cho phần trên của hàm và một đường gấp khúc ở hàm trên. Vẽ mắt, miệng Bước 5 – Vẽ hai sừng gai trên đỉnh đầu, một phía trên mắt, một cái nhỏ ở bên trái và một cái lớn ở mặt trước. Vẽ sừng Aggron Bước 6 – Thêm chi tiết về cánh tay phải, vẽ móng vuốt và tiếp tục vẽ thêm hình cong cho chân, thêm ba móng hình tam giác cho ngón chân. Vẽ các chi tiết cho cánh tay Bước 7 – Vẽ đuôi của Aggron ở bên phải, chia thành bốn phần, bắt đầu với phần lớn nhất, thêm một hình nhỏ hơn và sau đó một hình lớn hơn hình vừa vẽ, kết thúc đuôi với một tam giác tròn nhỏ. Thêm chi tiết trên chân trái của Aggron như hình và thêm móng vuốt trên bàn tay trái. Vẽ đuôi cho Aggron Bước 8 – Đồ lại các nét vẽ chính bằng bút chì của bạn, sau khi hài lòng với kết quả thì xoá các nét phác thảo thừa. Hoàn thành các bước vẽ chì Bước 9 – Bây giờ bạn có thể tô màu bản vẽ của bạn và thêm một số bóng ở bên phải của cơ thể, trên cánh tay và đuôi. Chúc các bạn thành công! Anh Thư dịch Nguồn: drawingnow.com

6 bước vẽ cậu bé Pinocchio dễ dàng 7

Pinocchio là một bộ phim hoạt hình của Mỹ được hãng Walt Disney sản xuất vào năm 1940. Nội dung phim dựa trên tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio” của nhà văn Carlo Collodi. Sau thành công của “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” thì đây là bộ phim thứ hai của hãng hoạt hình Walt Disney ra mắt khán giả. Chuyên mục dạy vẽ của Comic Media Academy hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn 6 bước vẽ cậu bé Pinocchio nhé! Bước 1.  Vẽ phần đầu như hình dưới và phác thảo các đường nét trên gương mặt. Phác thảo gương mặt Bước 2.  Xác định cấu trúc khuôn mặt của Pinocchio như cằm, má và trán, và sau đó vẽ tai và mũi. Vẽ tai, cằm, mũi cho khuôn mặt Bước 3. Bây giờ bạn có thể vẽ mái tóc dày và dài trên đầu, ngắn hơn ở phía sau. Đừng quên vẽ mũ và lông trên mũ cậu bé. Vẽ tóc và mũ Bước 4. Sử dụng các đường hướng dẫn trên khuôn mặt để vẽ mắt, và sau đó miệng của Pinocchio. Vẽ lưỡi và má trông hơi sưng. Vẽ mắt và miệng cho khuôn mặt Bước 5. Cuối cùng, vẽ hình dạng cho cổ, sau đó thêm cổ áo và cà vạt. Xoá bỏ các lỗi phác thảo. Vẽ cổ và cà vạt cho Pinocchio Bước 6.  Bạn vừa hoàn thành các bước vẽ cậu bé Pinocchio, bây giờ hãy tô màu nào! Tô thêm màu cho bức tranh sống động hơn Chúc các bạn thành công nhé! Anh Thư dịch Nguồn: Dragoart.com

5 bước dễ dàng vẽ Batman theo phong cách Chibi 6

Batman (Người Dơi) là một nhân vật siêu anh hùng truyện tranh do họa sĩ Bob Kane và nhà văn Bill Finger tạo ra. Batman được xuất hiện lần đầu trước công chúng vào năm 1939 và nhận được rất nhiều sự đón nhận từ khán giả. Sau đó, nhân vật siêu anh hùng này đã xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm được xuất bản của DC Comics. Trong chuyên mục dạy vẽ kỳ này, Comic Media Academy sẽ hướng dẫn các bạn vẽ Batman theo phong cách Chibi cực kỳ đáng yêu này nhé! Bước 1. Các bạn hãy làm theo hướng dẫn và vẽ hình dạng đầu cho Batman như hình dưới, và đừng vẽ quên tai. Vẽ đầu cho Batman Bước 2. Tiếp theo, bạn sẽ vẽ đôi mắt và tô màu cho chúng. Sau đó vẽ đường viền trên mặt nạ cùng với nét cau mày trên gương mặt. Vẽ đôi mắt và tô màu như hình Bước 3. Tiếp theo,chúng ta sẽ khá bận rộn để vẽ cơ thể. Vẽ cánh tay và chân, sau đó là áo choàng. Vẽ cơ thể và áo choàng Bước 4. Đối với bước vẽ cuối cùng, bạn chỉ cần vẽ hình dây đai và sau đó thêm biểu tượng Batman ở khóa của dây đai. Vẽ dây đai với các chi tiết như hình Bước 5. Nếu bạn vẽ sai bạn có thể tiếp tục và xóa chúng ngay bây giờ. Bạn có thể tô màu bức vẽ Batman của bạn và cho mọi người thấy thành quả của bạn. Chỉ cần bước tô màu để hoàn thành bức vẽ Batman Chúc các bạn thành công! Anh Thư dịch Nguồn: drawinghub.com

Talkshow Digital Painting

Thuộc chuỗi sự kiện Hugital Talkshow chuyên về Mỹ thuật – Thiết kế – Làm phim & Game, talkshow đầu tiên với chủ đề DIGITAL PAINTING: XU HƯỚNG & CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP sẽ diễn ra lúc 8:00 sáng Chủ nhật, ngày 18/06/2017 tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, số 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận. Hugital Talkshow được tổ chức theo hình thức giao lưu – chia sẻ – tương tác trực tiếp giữa khán giả với khách mời là những chuyên gia, họa sĩ chuyên nghiệp có tầm ảnh hưởng trong ngành kết hợp với triển lãm, dùng thử sản phẩm. Chương trình do Công ty Phan Thị phối hợp cùng Viện Truyện tranh & Phim Hoạt hình Việt Nam (CMA) tổ chức nhằm đem đến cho người tham dự, đặc biệt là giới trẻ, các thông tin hữu ích, thiết thực về thị trường và xu hướng ngành nghề mình quan tâm. Có thể nói khái niệm Digital Painting không còn quá xa lạ với mọi người. Nghệ sĩ Digital Painting không chỉ là một họa sĩ mà còn được xem là phù thủy sáng tạo bởi khả năng hiện thực hóa ý tưởng thành những tác phẩm nghệ thuật ngoài sức tưởng tượng. Chúng ta bắt gặp Digital Painting ở mọi nơi: trên áp phích, video quảng cáo, mẫu thiết kế thời trang, trong các bộ phim, bìa sách, hay truyện tranh,… Song để biết chính xác về vai trò và ứng dụng của Digital Painting trong thời đại công nghệ thì không phải ai cũng có thể hiểu rõ. Tham gia talkshow Digital Painting: Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp để lắng nghe chia sẻ và cùng trò chuyện với những người làm nghề lâu năm trong ngành để được giải đáp mọi thắc mắc. Bên cạnh đó, bạn còn được tư vấn về phương pháp học tập, phương pháp sáng tạo và có cơ hội nhận rất nhiều phần quà hấp dẫn như: Bảng vẽ điện tử Huion H610, Huion 420, Artwork khổ lớn của khách mời, Voucher khóa học Digital Painting, v.v… [spacer] THÔNG TIN SỰ KIỆN: Digital Painting: Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp Thời gian: 8:00 – 11:30, Chủ nhật, 18/06/2017 Địa điểm: Pixar Room & Tezuka Osamu Room, 164 Nguyễn Đình Chính, Q. Phú Nhuận, TPHCM [spacer] KHÁCH MỜI: Nguyễn Huy Thiện (Thiện Chunli) – Concept Artist và Concept Director tại VNG, Faceroll Games, sáng lập Chunli Art Production Hoàng Anh Đức (nick name Painter Man) – Freelancer Illustrator, tác giả nhân vật Quần Tim Đỏ và mèo Lắm Lông Đuôi Dài [spacer] ĐĂNG KÝ THAM DỰ (Số lượng có hạn) Loading… Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: NGUYỄN QUỐC HIẾU (Mr.) Điện thoại: 0902 648 241 Email: truyenthong@bookbuy.vn

Khai giảng khóa 09 lớp dạy vẽ thiếu nhi Manga Comics 9

Sau Khóa 08, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) tiếp tục chào đón các bạn nhỏ khóa 09 lớp dạy vẽ Manga Comics vào chiều 03/06.  Những bỡ ngỡ ban đầu được thay thế bằng bài học đầu tiên về vẽ tranh là Hình bóng đen (Silhouette). Các bạn nhỏ Khóa 09 tỏ ra khá hào hứng với hình bóng đen của các nhân vật đã quá đỗi quen thuộc trong các bộ truyện tranh, phim hoạt hình.  Từ bài học hình bóng đen, các bạn nhỏ sẽ đón nhận những thú vị khác trong suốt 3 tháng học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Điểm dừng chân cuối cùng cho 3 tháng chính là tác phẩm cuối khóa truyện tranh 4 khung được hình thành từ ý tưởng của chính các bạn nhỏ. Cùng CMA chờ đợi những tác phẩm hấp dẫn của các bạn nhỏ khóa 09 nhé.  Một số hình ảnh trong buổi khai giảng khóa 09 lớp dạy vẽ thiếu nhi Manga Comics  [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC

Dễ dàng học vẽ thám tử bị teo nhỏ Conan chỉ trong 9 bước

Meitantei Conan là một bộ truyện tranh Nhật Bản nổi tiếng thể loại trinh thám của tác giả Aoyama Gosho. Tại Việt Nam, bộ truyện này còn được biết đến với cái tên Thám tử lừng danh Conan cho Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Nhân vật chính của bộ truyện là chàng thám tử trung học Kudo Shinichi. Trong một lần khi đang đi điều tra, cậu bị hai thành viên của Tổ chức Áo đen phát hiện. Chàng thám tử trung học bị ép uống thuốc độc khiến thân thể cậu teo nhỏ và trở thành Edogawa Conan. Trong chuyên mục cách vẽ truyện tranh ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau vẽ thám tử Conan nhé! Bước 1: Vẽ ba hình thể để tạo ra các đường hướng dẫn cơ thể. Một vòng tròn cho phần đầu và sau đó thêm vào hai hình thể hướng dẫn cho phần thân trên và nửa dưới của cơ thể. Vẽ phác thảo conan Bước 2: Bạn sẽ xác định hình dạng của khuôn mặt chàng thám tử tài ba này, sau đó vẽ hình dạng của đầu và phần tóc mái. Phần tóc này của Conan được vẽ giống như hình dạng mái tóc của chàng Shinichi 16 tuổi. Vẽ mái tóc conan  Bước 3: Bước tiếp theo, vẽ phần tai và thêm vào các chi tiết cần thiết. Sau đó, phác họa hình dạng mắt của Conan. Vẽ mắt kính, mũi và miệng. Kết thúc bước ba bằng cách vẽ một mẫu tóc ở phía sau của đầu.  Vẽ đôi mắt conan Bước 4: Chúng ta sẽ bắt đầu vẽ phần cơ thể. Trước tiên là phần vai, cánh tay nhỏ và phần thân của chiếc áo khoác. Thêm vào những nếp nhăn hoặc nếp gấp và tiến tới bước 5. Vẽ thân hình conan Bước 5: Vẽ cổ áo, một chiếc nơ và cái nút bự ngay áo khoác. Vẽ áo khoác conan  Bước 6: Vẽ một chiếc quần baggy ngắn, sau đó tiếp tục với bước 7. Vẽ quần baggy conan Bước 7: Vẽ một đôi chân của trẻ nhỏ cùng đôi vớ rộng. Vẽ chân conan  Bước 8: Cuối cùng, vẽ đôi sneakers của Conan và thêm vào một số chi tiết nhỏ cho nó. Đôi sneakers này khá giống đôi Converse đỏ. Tẩy đi các đường vẽ lỗi và đường hướng dẫn ban đầu. Vẽ giầy conan Bước 9: Cuối cùng, xem lại bức vẽ của bạn trước khi đem nó đi in nhé! Tô màu để cho bức vẽ thám tử Conan thêm sinh động hơn. Tô màu thám tử conan  Hy vọng bài học vẽ hôm nay sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công! Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/22164/1/1/how-to-draw-detective-conan.htm

Cơ chế chuyển động và hình thể

Vẽ người gồm nhiều giai đoạn, được thực hiện bằng phương pháp gắn kết trực tiếp tư thế người với cấu trúc giải phẫu học. Song, có một số họa sĩ vẽ tư thế người nhưng họ lại không có khả năng truyền sinh khí học cho bức vẽ. Ngược lại, một số họa sĩ khác thì vẽ người rất đạt về mặt cấu trúc giải phẫu học nhưng lại không biết cách tạo dáng đẹp cho hình người. Cơ chế chuyển động và hình thể là cuốn sách sẽ đáp ứng cho người học vẽ truyện tranh và làm phim hoạt hình cả về mặt cấu trúc lẫn về mặt hình thể.  Cơ chế chuyển động và hình thể giúp họa sĩ tìm hiểu bí quyết truyền sinh khí vào hình người, đi sâu trình bày cơ chế chuyển động của cơ thể người, đề cập khía cạnh thẩm mỹ, hình thể và cấu trúc cơ thể người, hướng dẫn họa sĩ rèn luyện kỹ năng xác định tỉ lệ mà không cần đến thước đo, làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ hình ảnh của họa sĩ, cho họa sĩ cái nhìn mới, khác với trước đây về cơ chế chuyển động của cơ thể người, trình bày những khía cạnh mà những phương pháp dạy vẽ không nhắc đến. Đặc biệt, cuốn sách này được viết dựa trên cơ sở tìm hiểu và quan sát một cách chân thực các động tác khiêu vũ ngoài đời của vũ công. Để ứng dụng tốt những kiến thức từ CƠ CHẾ CHUYỂN ĐỘNG VÀ HÌNH THỂ, bạn cần trang bị vốn kiến thức cơ bản về phối cảnh. Một số kỹ thuật trong cuốn sách này đòi hỏi bạn phải có chút hiểu biết sơ đẳng về phối cảnh 2 điểm và 4 điểm. Ngoài ra, bạn phải có một thái độ cởi mở và tinh thần ham học hỏi, dẹp bỏ cái tôi sang một bên khi tiếp cận cuốn sách này. Tài liệu lưu hành nội bộ dành cho học viên ngành học vẽ truyện tranh, học làm phim hoạt hình khi bước vào các học kỳ nâng cao tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. THÔNG TIN CHUNG CƠ CHẾ CHUYỂN ĐỘNG VÀ HÌNH THỂ – MOVEMENT & FORM Danh mục Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Số trang: 137 Sách gồm 3 phần: Phần 1 – Lý thuyết và tiến trình: Tập trung phân tích tư thế người, chúng đặt nền tảng cho việc truyền sinh khí vào bức vẽ. Chương 1: Phương pháp vẽ Chương 2: Phương pháp vẽ Chương 3: Học quan sát mọi thứ dưới dạng hình thể đồ họa Chương 4: Dáng điệu Phần 2 – Chuyển động: Đề cập những phương pháp giúp tạo bức vẽ đẹp, tràn đầy sinh khí. Chương 5: Đường nét chủ đạo Chương 6: Trục định hướng Chương 7: Trọng lượng cơ thể Chương 8: Củng cố bức vẽ Chương 9: Tóm tắt phương pháp vẽ Phần 3 – Hình thể: Trình bày khía cạnh hình thể và phối cảnh – chúng góp phần đem lại bức vẽ giống y như thật Chương 10: Hình thể đơn giản Chương 11: Tóm tắt phương pháp vẽ Chương 12: Khối lượng Chương 13: Tóm tắt phương pháp vẽ

Sách Hình họa Vilppu

Quá trình vẽ từ trí tưởng tượng nhằm thể hiện hình ảnh cụ thể là nguyên tắc chính của nghệ thuật tạo hình động. Việc vẽ nghiên cứu người mẫu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc của hình người và các thế dáng chuyển động. Và sách HÌNH HỌA – VILPPU sẽ giúp những học viên ngành vẽ truyện tranh, làm phim hoạt hình, Digital Painting tương lai có thể vẽ nghiên cứu có phương pháp. Cuốn sách Hình họa sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản và kỹ năng có hệ thống, từ đó giúp bạn từng bước nâng cao sự hiểu biết cũng như khả năng thực hành theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời khuyến khích người vẽ phân tích thay vì chép mẫu, giúp chúng ta có những kiến thức cần thiết để hiểu vấn đề rõ hơn. Càng hiểu kỹ về một đối tượng nào đó, bạn sẽ thể hiện nó càng hiệu quả. Việc hiểu và xây dựng được tâm trạng, tư thế, động tác,… cho nhân vật, thổi hồn vào nhân vật, làm cho chúng trở nên sinh động là một nhiệm vụ rất cơ bản của người họa sĩ tạo hình. Ngoài ra vấn đề quan trọng không thể thiếu khi thực hiện 1 bức vẽ đó là cảm xúc. Kỹ năng quan trọng nhất của người vẽ là bộc lộ được cảm xúc của mình thông qua các hình vẽ, hay vẽ theo ý mình dựa trên những xúc cảm sẵn có. Hãy lý trí hóa cảm xúc và cảm xúc hóa lý trí của chính bạn. Tài liệu lưu hành nội bộ dành cho học viên ngành học vẽ truyện tranh, làm phim hoạt hình, Digital Painting khi bước vào các học kỳ nâng cao tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. THÔNG TIN CHUNG HÌNH HỌA – VILPPU Danh mục Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Số trang: 172 Nội dung: Chương 1: Động thái Chương 2: Khối dạng cầu Chương 3: Khối dạng hộp Chương 4: Kết hợp khối cầu và khối hộp Chương 5: Elip và Khối lăng trụ Chương 6: Một quy trình cơ bản Chương 7: Giải phẫu tạo hình – Phần 1 Chương 8: Giải phẫu tạo hình – Phần 2 Chương 9: Kết hợp lối nhìn hình phẳng (2D) và lối nhìn hình khối (3D) Chương 10: Ánh sáng tự chủ Chương 11: Ánh sáng trực tiếp Chương 12: Phối cảnh rõ mờ  

Comic Media Academy Khai giảng Khóa 06 Hệ Kỹ thuật viên

Sáng 20/04, Lễ khai giảng khóa 06 ngành Truyện tranh, Hoạt hình, Digital Painting đã được diễn ra tại cơ sở 164 Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận. Buổi lễ có sự tham gia của các giảng viên đang tham gia giảng dạy tại Viện cùng các bạn học viên, tân học viên. Sau chuyến tàu mang tên “Khóa 05”, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cho một hành trình mới mang tên Khóa 06. Hành trình của những họa sĩ vẽ truyện tranh, làm phim hoạt hình và Digital Painting tương lai.  Không chỉ là một buổi lễ khai giảng đơn giản, đây còn là buổi chào đón các bạn tân học viên Khóa 06 gia nhập Thế giới CMA, nơi các bạn tự tin thực hiện ước mơ của mình. Sự đặc biệt của buổi lễ khai giảng Khóa 06 đến từ sự chuẩn bị, góp sức của các bạn học viên khóa trước từ từ khâu thiết kế đến nội dung chương trình.  Bên cạnh chào đón học viên Khóa 06, Viện Truyện tranh và Hoạt hình còn tổ chức trao học bổng học tập cho các học viên xuất sắc, học viên tiêu biểu trong học kỳ trước.  Học viên có thành tích học tập cao nhất của từng khóa học Nguyễn Thị Hoài Thương – Học viên Khóa 2 hệ KTV Chuyên ngành Truyện tranh Mai Thu Hải Ngân – Học viên Khóa 3 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình Huỳnh Thị Minh Phương – Học viên Khóa 5 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình  Phan Hồng Đức – Học viên Khóa 5  hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình  Học viên tiêu biểu toàn khóa Nguyễn Khương Thảo – Học viên Khóa 5 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình Như một thông lệ trong các buổi lễ khai giảng chào đón tân học viên của CMA, các bạn tân học viên Khóa 06 sẽ cùng giao lưu và chia sẻ với các bạn học viên khóa trên. Không chỉ vậy, các bạn Khóa 06 còn có khoảng thời gian vui chơi, gắn kết cùng nhau qua trò chơi vẽ tranh đoán nhân vật truyện tranh, hoạt hình . Mục đích của những trò chơi này là muốn cho các bạn tân học viên có thể thoải mái, cởi mở hơn và sẵn sàng đón nhận những thử thách phía trước.  Dù đều có sự khác biệt riêng nhưng tựu chung lại các bạn đều có một ước mơ, một đam mê trong ngành học Digital Painting, Truyện tranh, Hoạt hình. Cùng cố gắng cho tương lai phía trước nhé CMAers! >>> Theo dõi hình ảnh buổi lễ khai giảng TẠI ĐÂY

Họa sĩ Linh Phạm hướng dẫn các bạn học viên CMA vẽ Gesture Drawing 1

Sáng 19/04, các bạn học viên CMA đã có một buổi workshop thú vị về Gesture Drawing do họa sĩ Linh Phạm hướng dẫn. Trong buổi workshop, họa sĩ Linh Phạm đã yêu cầu các bạn học viên CMA vẽ một loạt động tác tĩnh do người mẫu thực hiện. Song, thời gian để các bạn học viên hoàn thành 1 động tác tĩnh chỉ trong 30s. Với thời gian ngắn, các bạn học viên phải đảm bảo vẽ dáng đúng và bắt kịp tất cả các động tác của mẫu. Sau thử thách 30s, các bạn tiếp tục vẽ các động tác khác nhau với thời lượng 1 phút, 2 phút. Qua đó, các bạn sẽ tự đánh giá được sự thay đổi của bản thân trong các bài vẽ ở những khoảng thời gian khác nhau  Sau buổi workshop, các bạn học viên CMA sẽ học vẽ và tiếp tục rèn luyện kỹ năng về Gesture Drawing do họa sĩ Linh Phạm trực tiếp hướng dẫn.  Họa sĩ Linh Phạm từng tốt nghiệp chuyên ngành hoạt hình 3D tại truờng Vancouver Film School, British Columbia, Canada. VFS là một trong 3 trường dạy làm phim lớn nhất thế giới (tính đến năm 2013). Sau một thời gian tìm hiểu, họa sĩ Linh Phạm quyết định lựa chọn phát triển chuyên sâu vào nghệ thuật vẽ hoạt hình kết hợp 2D lẫn 3D, stop motion và hoạt hình làm bằng tay.  Về Gesture Drawing, có thể bạn chưa biết đây là bộ môn vẽ chuyển động, tư thế hay tạo dáng của người mẫu. Người vẽ sẽ phải vẽ một loạt các động tác tĩnh do người mẫu thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, từ 10s cho đến 5 phút. Gesture drawing thường được sử dụng như một bài vẽ “làm nóng” trước khi người vẽ thực hiện một bài hình họa nghiên cứu, tuy nhiên đây cũng là một kỹ năng chuyên biệt cần được chuyên tâm rèn luyện. Gesture drawing cũng có trường hợp mà người vẽ có thể quan sát người hay vật mẫu trong một số động tác thường gặp mà không cần phải cho đối tượng quan sát “đứng im”. Ví dụ như ký họa dáng người trên đường, người biểu diễn, vận động viên hay ký họa động vật trong sở thú. >>> Theo dõi toàn bộ hình ảnh của buổi Workshop TẠI ĐÂY

Ngày 20/04/2017, Comic Media Academy (Viện Truyện tranh và Hoạt hình) tổ chức Lễ khai giảng khóa 06, chương trình đào tạo chuyên sâu hệ Kỹ thuật viên với các chuyên ngành: Họa sĩ truyện tranh, họa sĩ hoạt hình và họa sĩ vẽ tranh kỹ thuật số (Digital Painting). THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Lễ khai giảng khóa 6 Ngành truyện tranh – hoạt hình – digital painting Thời gian: 9:00 – 11:30 ngày thứ năm, 20/04/2017 Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình – Cơ sở 3, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM (*)   LỊCH TRÌNH BUỔI LỄ KHAI GIẢNG: THỜI  GIAN HOẠT ĐỘNG 8:30 – 9:00 Đón tân học viên & khách mời 9:00 – 9:05 Giới thiệu khách mời 9:05 – 9:20 Giới thiệu về Viện & các ngành nghề đào tạo 9:20 – 9:40 Chương trình học & các điểm khác biệt 9:40 – 9:50 Văn nghệ học viên 9:50 – 10:10 Trao học bổng cho học viên học tập tốt 10:10 – 10:30 Giao lưu học viên & tân học viên 10:30 – 11:00 Mini game 11:00 – 11:20 Hỏi – Đáp 11:20 – 11:30 Kết thúc lễ khai giảng & chụp ảnh lưu niệm BẢN ĐỒ THAM KHẢO: [spacer] Viện Truyện tranh và Hoạt hình trân trọng kính mời quý giảng viên, các bạn học viên, tân học viên đến tham dự. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] (*) Cơ sở 3 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình đặt tại Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận. (**) Mọi thông tin chi tiết về Lễ khai giảng Khóa 06, bạn vui lòng liên hệ Mr. Hải Đăng – 090.273.8806.

Khai giảng lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comic nâng cao

Lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comics nâng cao khóa 03 đã chính thức bước vào những bài học khó hơn, kỹ năng chuyên sâu hơn về vẽ truyện tranh. Ở cấp độ này, các CMAers nhí sẽ thử sức với bài cuối khóa là sáng tác truyện tranh ngắn 8 trang, 6-8 khung/trang. Bên cạnh sự trở lại của các bạn học viên nhí của lớp cơ bản, Lớp nâng cao khóa 3 còn chào đón thêm những thành viên mới. Các bạn ấy sẽ cùng nhau học tập, vui đùa và giao lưu sở thích, đam mê vẽ truyện tranh trong suốt ba tháng tới. Ba tháng học chắc hẳn sẽ mang đến thật nhiều kỷ niêm vui cho các bạn nhỏ của chúng ta.  Những bài học đầu tiên của lớp nâng cao  Thử thách nào sẽ khiến các CMAers nhí của chúng ta gặp phải những khó khăn trong lớp nâng cao? Các bạn ấy sẽ mang đến tác phẩm cuối khóa với những câu chuyện như thế nào? Cùng theo dõi hành trình mới và những thử thách thú vị của CMAers nhí các bạn nhé! [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC

lớp học vẽ thiếu nhi tại TPHCM 2

Trải qua 3 tháng học cùng những người bạn mới và hai cô giáo, các học viên nhí của Lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comics khóa 06 đã đến buổi tổng kết. Ba tháng trôi qua thật nhanh với những bạn nhỏ chỉ mới làm quen, chỉ mới cùng nhau thể hiện sở thích của mình và cùng trò chuyện, học tập chung một lớp học vẽ.  Kết thúc khóa học, các bé đều dành những lời cảm ơn đến hai cô giáo của mình. Các bé chia sẻ “Lớp học rất vui, cô Thương và cô Xuyên thì rất nhiệt tình khi giảng bài và giúp đỡ tụi con hoàn thành tác phẩm cuối khóa. Tụi con rất yêu hai cô”. Cô Xuyên, giảng viên của lớp chia sẻ về bé Khả Hân, một trong hai bé có tác phẩm cuối khóa xuất sắc nhất “Bé thay đổi rất nhiều ở cách vẽ. Trước đây, bé chỉ vẽ được người đứng thẳng và bị đơ. Nhưng hiện tại thì bé đã vẽ được hoạt động khá linh hoạt. Trong bài thi, bé vẽ nàng tiên cá và sử dụng line of action rất hay”. Không chỉ riêng Khả Hân, các bé còn lại của khóa 06 đều nhận được rất nhiều lời khen từ cô giáo. Với tác phẩm cuối khóa, các bé đã biết cách làm một trang truyện 4 khung có nhân vật, cốt truyện và kịch bản rõ ràng. Từ đó, các bé có thể tự tin thể hiện những tác phẩm khác từ chính ý tưởng của bản thân.  Hy vọng các học viên nhí của Viện Truyện tranh và Hoạt hình sẽ tiếp tục cố gắng rèn luyện và nuôi dưỡng ước mơ, đam mê của mình.  Một số hình ảnh trong buổi Triển lãm và Tổng kết lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comics căn bản khóa 06  [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC Hiền Đặng

Dễ dàng học vẽ chiến binh Ninja chỉ trong 6 bước

Ninja là một trong những nhân vật huyền thoại thường được nhắc đến bên cạnh các Samurai. Ninja được đào tạo đầy đủ các kỹ năng như một chiến binh thực thụ. Những thủ thuật và kỹ năng của Ninja mà chúng ta thường được thấy trên phim ảnh như: thuật phi thân, thuật dùng dụng cụ hỗ trợ, độn thổ, độn thủy…. Chuyên mục dạy vẽ lần này sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ chiến binh Ninja siêu ngầu trong 6 bước. Bắt đầu ngay nhé! BƯỚC 1: Điều bạn cần làm đầu tiên là vẽ một vòng tròn cho phần đầu và sau đó là thêm những đường hướng dẫn khuôn mặt. Vẽ tiếp hình dáng của thân hình và thắt lưng. Cuối cùng, vẽ các đường chi cho cánh tay, chân, và sau đó là một đường thẳng xéo cho thanh kiếm. BƯỚC 2: Vẽ phần hình dạng khuôn mặt của Ninja và các đường cho chiếc mặt nạ. Bạn cũng cần vẽ hình dạng của tay trái và vai. BƯỚC 3: Bạn sẽ phác thảo phần trên của chiến mặt nạ Ninja và vẽ phần khăn buộc với hướng gió thổi ngang. Sau đó, vẽ mắt và hàng lông mày. Kết thúc vẽ hình dạng của cánh tay, bàn tay và sau đó hoàn thành vẽ hình dạng của thanh kiếm chi tiết hơn. Tiếp theo là vẽ tay phải và chuyển sang bước 4. BƯỚC 4: Bạn đang gần hoàn tất bản vẽ phong cách Ninja rồi đấy. Tiếp tục với bước phác thảo ra hình dạng thắt lưng và vẽ Obi. Bước tiếp theo là vẽ hình dạng chân bắt đầu với đùi, và thêm một số chi tiết cho chiếc quần. BƯỚC 5: Đối với bước vẽ cuối cùng, tất cả những gì bạn cần làm là vẽ phần còn lại của chân, và sau đó là đường lót cho đôi Tabi mà tất cả Ninja đều mang. Tabi là một loại giày đặc biệt của Ninja. Xóa tất cả các đường hướng dẫn bạn đã vẽ ở bước một. BƯỚC 6: Cuối cùng bạn sẽ kết thúc với một nhân vật như hình này đây. Tô màu cho chiến binh Ninja của bạn thêm phần sinh động nào.   Chỉ với 6 bước thôi mà chúng ta đã hoàn thành bài học vẽ Ninja rồi đấy. Chúc bạn thành công nhé! Minh N dịch Nguồn: Dragoart

Choáng với cách vẽ chú gà trông cực đơn giản

Con gà là một loài vật gần gũi với chúng ta. Hình tượng con gà xuất hiện rất nhiều trong các dòng tranh dân gian Việt Nam và cả những họa tiết trang trí gốm lâu đời. Năm Đinh Dậu vừa bắt đầu được vài tuần, chắc hẳn các bạn đã có một cái Tết ấm cúng và thật nhiều niềm vui với gia đình. Vì là năm con gà, nên chuyên mục dạy vẽ hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ chú gà trống hơi bị đáng yêu đấy nhé! BƯỚC 1: Để vẽ chú gà trống của riêng bạn, tất cả những gì cần làm ở bước đầu tiên là vẽ hai hình, một cho phần đầu và cái còn lại cho phần thân. Khi các hình dạng đã được vẽ xong, bạn có thể kết nối chúng với đường vẽ cổ. BƯỚC 2: Đối với bước hai, bạn sẽ vẽ mỏ gà và phần tích. BƯỚC 3: Tiếp theo, bạn sẽ bắt đầu vẽ hình dạng thực tế của đầu gà như hình và nối liền đường đó ra phần phía sau cổ. Sau đó bạn sẽ vẽ một phần của cánh, cũng như phần mào gà ở phía trên đầu BƯỚC 4: Tiếp tục vẽ ngực hình dạng bán nguyệt và một số chi tiết của phần sau cơ thể. Sau đó, bạn hãy vẽ mắt và tô màu cho con ngươi. Vẽ đùi và di chuyển đến bước 5. BƯỚC 5:Vẽ cẳng chân, bàn chân, ngón chân của chú gà này. BƯỚC 6:Vẽ lông đuôi dài và cuộn tròn. Tẩy sạch các đường lỗi, đường hướng dẫn và hình dạng phác thảo mà bạn đã vẽ ở các bước đầu tiên. BƯỚC 7:Đây là chú gà trống mới của bạn, bây giờ hãy dành thời gian tô màu để tác phẩm thêm phần sinh động hơn. Nếu bạn chọn vẽ loài gà Rốt đỏ thì đừng quên tô cho phần đuôi có màu xanh lục nhé! Để được hướng dẫn vẽ chi tiết nhiều loại gà trống oai dũng khác, bạn hãy đăng ký ngay các lớp học tại trung tâm dạy vẽ nhé! Minh N dịch Nguồn: Dragoart.com

11 bước vẽ mèo may mắn siêu đáng yêu

Hình ảnh “chú mèo vẫy tay” ôm một đồng tiền vàng lớn chắc hẳn đã quen thuộc với chúng ta. Chú mèo này còn gọi là Maneki Neko – một bức tượng rất phổ biến tại Nhật Bản. Maneki Neko được xem như là biểu tượng của sự may mắn. Với mỗi màu sắc khác nhau, chú mèo này đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Tam thể là màu phổ biến của Maneki Neko và cũng được xem là may mắn nhất.   Hôm nay, chuyên mục học vẽ sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ mèo Maneki Neko may mắn siêu dễ thương này nhé! BƯỚC 1: Vẽ hai vòng tròn, một cho phần đầu và một cho phần thân. Vòng tròn của phần đầu vẽ thêm trục mặt để giúp vẽ đôi mắt và mũi ở các bước tiếp theo. BƯỚC 2: Vẽ các đường cơ bản của phần đầu và cơ thể. Sử dụng hai vòng tròn mà bạn đã vẽ ở bước một để lấy ý tưởng. Phần thân nên mập mạp ở phía trước và phần đầu thì hình bầu dục. BƯỚC 3: Ở bước này, bạn sẽ vẽ khuôn mặt. Vẽ phần mắt như hình sẽ khiến chú mèo may mắn này thêm phần dễ thương hơn. Chiến mũi sẽ thẳng ở phần trên và nhọn ở phía dưới. Phần miệng như hình và vẽ thêm một nụ cười. Vẽ các đường ở mỗi bên như phần râu (ria). BƯỚC 4: Tiếp theo là vẽ phần tai. Đôi tai theo dạng hình tam giác và sẽ tròn ở phía dưới và mỏng ở phần trên. BƯỚC 5: Chúng ta sẽ bắt đầu vẽ bàn chân. Vẽ hai nửa vòng tròn cho mỗi bên của bàn chân. Sử dụng các vòng tròn từ bước một để giúp bạn vẽ phần sau chân. BƯỚC 6: Tiếp theo là vẽ phần móng vuốt. Móng của chú mèo này sẽ mũm mĩm và tròn trịa. Cả hai móng là một hình tròn cùng với hai đường để tạo ra các ngón. Một bên sẽ đưa lên và phần móng còn lại sẽ giữ chặt lấy đồng tiền vàng mà bạn sẽ vẽ ở bước tiếp theo. BƯỚC 7: Vẽ phần đuôi ngắn tròn và vòng cổ. Tiếp theo là đồng tiền vàng, đồng tiền này sẽ là một hình vuông tròn ở các cạnh. Vẽ đồng tiền ở dưới phía móng bên trái của chú mèo. BƯỚC 8: Chúng ta sẽ tiếp tục vẽ các ký tự chữ Hán (Kanji) trên đồng xu này. Hán tự ở trong hình có nghĩa là 10.000.000 ryo (đơn vị tiền tệ sử dụng trong thời kỳ Edo của Nhật Bản) BƯỚC 9: Tẩy đi các đường bên ngoài và nét vẽ phác thảo. BƯỚC 10: Tô màu cho bức vẽ thôi nào! Mèo may mắn có nhiều màu sắc đa dạng, trong hình là màu trắng nâu sáng. Tác giả sử dụng màu nâu và màu xám cho tổng thể và màu đỏ cho phần ria, tai và cổ. Màu vàng cho đồng tiền. BƯỚC 11:Cuối cùng là tẩy sạch các điểm vẽ phác thảo và tạo điểm nhấn cho bức vẽ. Để được hướng dẫn vẽ những chú mèo siêu dễ thương khác, bạn hãy đăng ký ngay khóa học tại các trường dạy vẽ nhé! Minh N dịch Nguồn: Dragoart.com

8 bước vẽ bán yêu Inuyasha dễ chưa từng thấy

Inuyasha là một tác phẩm manga của tác giả Takahashi Rumiko. Câu chuyện kể về chuyến phiêu lưu của Higurashi Kagome. Nhờ chiếc giếng cổ thần bí tại nhà của mình, Kagome trở lại quá khứ thời phong kiến của Nhật Bản vào 500 năm trước. Tại đây, cô đã gặp được bán yêu Inuyasha (sau này là Shippō, Miroku, Sango và Kirara) và cùng nhau hợp tác thu thập các mảnh vỡ của ngọc Tứ Hồn. Hôm nay, chuyên mục dạy vẽ truyện tranh sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ bán yêu Inuyasha siêu đơn giản chỉ trong 8 bước. Bắt đầu ngay nhé! BƯỚC 1: Cách vẽ bán yêu Inuyasha này sẽ rất vui và đơn giản. Bắt đầu với một vòng tròn cho phần đầu, và sau đó vẽ các đường hướng dẫn cho khuôn mặt. BƯỚC 2:  Bây giờ bạn sẽ bắt đầu vẽ phần đỉnh đầu của Inuyasha, cũng chính là mái tóc. Mái tóc cần có những cạnh nhọn như hình, và phủ xuống phần trán với những sợi tóc dài hơn hoặc tóc mái. BƯỚC 3: Vẽ đôi tai và hình dáng khuôn mặt. Inuyasha có cằm nhọn để làm điểm nổi bật. BƯỚC 4: Sử dụng các đường hướng dẫn trên khuôn mặt, bạn sẽ bắt đầu vẽ đôi lông mày cong dày và tô màu cho nó. Khi đã hoàn thành, chúng ta vẽ tiếp phần mắt. Sử dụng đường dày hoặc đậm nét để vẽ phần mí trên cho đôi mắt của Inuyasha, sau đó là nhãn cầu. Thêm mũi và miệng như hình. BƯỚC 5: Tiếp theo, bạn sẽ vẽ khối tóc dài phủ xuống khuôn mặt chải qua hai bên má, sau đó vẽ phần vai như hình. BƯỚC 6: Gần hoàn thành rồi các bạn ơi! Ở đây chúng ta sẽ vẽ phần vạt áo mà Inuyasha đang mặc. Đây là phần áo ngoài, vì vậy bạn cần phải vẽ một bên được gấp vào trên các vạt khác nhau. Phác thảo thêm một chút nếp nhăn áo phần bên phải cánh tay trước khi chuyển qua bước tiếp theo. BƯỚC 7: Cuối cùng, vẽ phần còn lại của đầu là phần tóc. Xóa đi tất cả các đường vẽ sai và bạn đã hoàn thành rồi đấy. BƯỚC 8: Bức vẽ của bạn khi hoàn thành sẽ giống như hình này đây. Bây giờ bạn có thể tô màu cho bức vẽ thêm sinh động và màu sắc. Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong bài học vẽ Inuyasha siêu đơn giản rồi đấy. Chúc bạn thành công nhé! Minh N dịch Nguồn: Dragoart

download 7500 mẫu vẽ

“Phù thủy công nghệ” Steve Jobs từng nói: “ Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ” Trong cuộc sống, không phải ai cũng được làm công việc theo đúng sở thích và đam mê của bản thân. Có đến hàng trăm, hàng vạn lý do khiến bạn từ bỏ đam mê, khát khao của mình để chọn hướng đi bằng phẳng và “khôn ngoan” hơn. Không ít người cảm thấy chán nản mỗi khi đến ngày thứ hai. Đó không phải là vì bạn ghét ngày thứ hai, mà bạn đang không yêu thích công việc hiện tại của mình. Từng có câu nói “Nếu công việc là đam mê của bạn, thì mỗi ngày bạn không phải đi làm!”. Mọi ngành nghề đều có những khó khăn riêng và bạn sẽ vượt qua tất cả khi có sự đam mê và kiên trì. Vì thế, mỗi người chúng ta đều cần phải luôn tự thử thách bản thân, vượt qua khỏi các khuôn khổ và cho mình cơ hội để “dại khờ”. Như bao ngành nghề khác, để trở thành một người họa sĩ truyện tranh/ hoạt hình không phải là một điều đơn giản, đặc biệt là đối với những ai vừa mới nhen nhóm niềm đam mê trong lĩnh vực này. Đó là lý do vì sao, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) mong muốn được tiếp thêm sức mạnh và đam mê vào hành trình chinh phục ước mơ của tất cả các bạn đang muốn học vẽ để trở thành những họa sĩ truyện tranh và hoạt hình tương lai. Viện Truyện tranh và Hoạt hình trân trọng gửi đến bạn bộ TÀI LIỆU 7500 MẪU VẼ được các đội ngũ quản trị Fanpage của chúng tôi tìm kiếm và tổng hợp từ nhiều người khác nhau. Bên cạnh việc dạy vẽ cho các học viên CMA, Viện Truyện tranh và Hoạt hình hy vọng sẽ mang đến những bộ tài liệu hữu ích dành cho tất cả các bạn.  Bộ tài liệu mẫu vẽ bao gồm: – 2200 mẫu vẽ người – 2000 mẫu vẽ dáng thể thao và võ thuật – 2000 mẫu vẽ các bộ phận cơ thể người: mắt, mũi, tay, chân, miệng – 700 mẫu vẽ trang phục và vũ khí – Cùng với rất nhiều bộ mẫu vẽ & ebook học tập khác. Đối với những bạn chậm chân đăng ký trên Fanpage của CMA vừa qua, hãy đừng bỏ qua cơ hội để nhận được bộ tài liệu “khủng” lần này. BỘ TÀI LIỆU HIỆN ĐANG ĐƯỢC NÂNG CẤP. CHÚNG TÔI SẼ UPDATE LINK DOWNLOAD SAU KHI HOÀN THIỆN!

Cách vẽ đôi mèo đáng yêu dịp Valentine

Bọn thú cưng, nhất là loài mèo đang dần trở thành những “kẻ thống trị” xã hội rồi đấy các bạn ạ. Bằng sự dễ thương và vẻ mặt hơi ngu ngơ, chúng sẽ làm “đổ” tất cả ánh mắt của mọi người. Nếu bạn không tin thì hãy thử học vẽ đôi mèo đáng yêu này, sau đó gửi tặng cho người mình yêu thương, xem họ có “đổ” ngay không nhé? Bước 1: Vẽ hai hình cái đầu cho mỗi chú mèo như hình dưới Bước 2: Tiếp theo, vẽ 2 cái tai nhọn và lớn cho mỗi chú mèo Bước 3: Vẽ đôi mắt đang nheo lại vì hạnh phúc cùng với mũi, miệng và bộ râu nhỏ xinh xinh. Bước 4: Tiếp theo, chúng ta sẽ vẽ cơ thể của chúng. Đây là bước vẽ cơ bản với phần hông dưới nhô ra.   Bước 5: Vẽ 2 đường chân trước của chúng và bước sang bước 6 để hoàn tất bức tranh.   Bước 6: Ở bước cuối cùng, bạn cần vẽ đuôi cho chúng và thêm một vài trái tim xung quanh gương mặt và trên đầu đôi mèo. Sau đó, bạn nên xóa đi những nét vẽ sai để bức tranh hoàn thiện hơn.   Bước 7: Cuối cùng, bạn tô màu vào bức tranh để đôi mèo trông dễ thương và màu sắc hơn. Chúc bạn sẽ có một món quà nhỏ dành tặng cho người yêu thương nhân dịp Valentine nhé! Nguồn: dragoart.com 

Khám phá cách vẽ chibi Wonder Woman

Wonder Woman (còn gọi là Diana Prince) là một siêu anh hùng xuất hiện trong các series truyện tranh do hãng DC Comics phát hành. Cô là công chúa của vương quốc Amazon xứ Themyscira. Wonder Woman được đánh giá là một trong những siêu anh hùng mạnh nhất trong vũ trụ DC. Nữ siêu anh hùng với sức mạnh ngang ngửa Superman này đã được giới thiệu chính thức trên màn ở ảnh rộng trong bom tấn Batman V Superman: Dawn of Justice. Phần phim riêng về Wonder Woman sẽ ra mắt vào tháng 6/2017. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng học vẽ chibi Wonder Woman vô cùng đáng yêu nhé! Bước 1: Hãy bắt đầu như cách mà chúng ta vẫn thường làm là vẽ ba hình thể cho phần khung cơ thể phiên bản chibi Wonder Woman. Phác họa các đường hướng dẫn trên khuôn mặt. Phác họa chibi Wonder Woman  Bước 2: Bước tiếp theo, xác định hình dạng của khuôn mặt (theo phong cách chibi), sau đó vẽ phần vương miện. Xác định khuôn mặt Wonder Woman  Bước 3: Bây giờ bạn có thể sử dụng các hướng dẫn trên khuôn mặt để vẽ hình dạng của đôi mắt to phong cách chibi. Khi đã hoàn thành bước vẽ ngôi sao trên chiếc vương miện hoàng gia, hãy vẽ đôi môi của cô ấy. Vẽ mặt của chibi Wonder Woman  Bước 4: Đến bước vẽ phần cơ thể rồi. Bắt đầu với cánh tay và bàn tay của Wonder Woman. Bàn tay sẽ trong tư thế nắm chặt bởi vì cô ấy đang bay trên bầu trời. Vẽ thêm giáp tay và khung bên ngoài hình dạng cơ thể. Vẽ tay của chibi Wonder Woman  Bước 5: Chỉ còn vài bước nữa thôi chúng ta sẽ hoàn thành bức vẽ. Bây giờ bạn sẽ bắt đầu vẽ hình dạng đùi và chân của Wonder Woman. Sau đó là vẽ hình dạng thân hình và bộ trang phục. Vẽ thân hình của chibi Wonder Woman  Bước 6: Cuối cùng, hoàn thành bản vẽ bằng cách vẽ mái tóc dài thẳng của cô. Hãy chắc chắn rằng vẽ phần tóc thổi trong gió khi Wonder Woman đang bay lên. Xóa bỏ những đường vẽ lỗi. Vẽ mái tóc của chibi Wonder Woman  Bước 7: Thêm vào một chút màu sắc cho bức vẽ chibi Wonder Woman và bạn sẽ thấy vui với thành phẩm đấy. Tô màu chibi Wonder Woman  Chúng ta đã hoàn thành 7 bước của bài dạy vẽ chibi Wonder Woman. Chúc bạn thành công! Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/23937/1/1/how-to-draw-chibi-wonderwoman.htm

Tiết lộ cách vẽ Deadpool dễ dàng chỉ trong 8 bước

Deadpool là một nhân vật truyện tranh nổi tiếng của Marvel. Không phải siêu anh hùng, cũng chẳng phải kẻ xấu, Deadpool là một anti – hero (phản anh hùng) điển hình. Deadpool (tên thật Wade Wilson) là một tên lính đánh thuê điên khùng lưu lạc khắp thế giới cho đến khi tình nguyện tham gia vào chương trình nghiên cứu của Weapon X. Sống sót qua được cuộc thử nghiệm chết chóc, Deadpool đã thừa hưởng khả năng tự phục hồi vô cùng mạnh mẽ nhờ được cấy gen của người sói Wolverine. Ngoài khả năng tái tạo cơ thể siêu tốc, cơ thể Deadpool còn kháng được nhiều loại hóa chất, miễn dịch bệnh. Nếu bạn là một fan của nhân vật Deadpool, bạn chắc chắn sẽ thích bài dạy vẽ Deadpool hôm nay. Chúng ta bắt đầu ngay nhé! Bước 1: Bắt đầu với bước đầu tiên. Bạn hãy vẽ một hình oval cho phần đầu và phần mặt, sau đó là phác họa các đường hướng dẫn trên khuôn mặt. Phác họa Deadpool  Bước 2: Ở phía bên trái của khuôn mặt, phác họa cấu trúc thực tế của khuôn mặt Deadpool và vẽ đường phân cách ở chính giữa. Phác họa khuôn mặt Deadpool  Bước 3: Bước tiếp theo, vẽ mặt bên phải của anh ấy và hoàn toàn không có mặt nạ nhé! Đường bên này sẽ xác định rõ cấu trúc thực tế của khuôn mặt Deadpool. Phân chia khuôn mặt Deadpool  Bước 4: Tiếp tục vẽ lông mày và mắt của anh ấy. Khi đã hoàn thành, bạn đã có thể phác họa mũi, miệng và các đường nhăn mặt xung quanh miệng của Wade hoặc Deadpool. Vẽ khuôn mặt Deadpool  Bước 5: Cẩn thận vẽ tất cả các vết sẹo trên gương mặt của anh ấy. Bạn có thể bắt đầu với phần đầu và sau đó di chuyển xuống hoặc ngược lại. Vẽ vết sẹo của Deadpool  Bước 6: Ở phía bên trái, bạn hãy vẽ phần rạch tối màu đi qua hình dạng mắt của anh ấy. Phác họa các chi tiết hình dạng mắt thực tế. Vẽ đôi mắt của Deadpool  Bước 7: Cuối cùng, vẽ hình dạng cổ của Deadpool và kết hợp phần áo với phần vai. Tẩy đi các lỗi và đường hướng dẫn đã thực hiện ở các bước trước. Bước cuối cùng vẽ Deadpool  Bước 8: Tô màu cho bức vẽ Deadpool phong cách nửa mặt/ nửa mặt nạ. Tô màu Deadpool  Để được hướng dẫn vẽ chi tiết về các nhân vật siêu anh hùng và phản anh hùng nổi tiếng khác, bạn hãy đăng kí ngay các khóa học tại trường dạy vẽ nhé! Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/22626/1/1/deadpool-step-by-step-drawing.htm

Học vẽ nhân vật Harley Quinn chỉ với 12 bước đơn giản

Cô nàng siêu tội phạm cực ngầu Harley Quinn của Suicide Squad (Biệt Đội Cảm Tử) đã quá quen mặt với nhiều fan hâm mộ. Khác với hình ảnh sexy và nổi loạn trong phim, bài viết này sẽ dạy vẽ Harley Quinn quen thuộc trong các bộ comic nhé! Bước 1: Bắt đầu với các nguyên tắc cơ bản. Vẽ một hình oval, giống như hình dạng tổng thể của đầu và chia ra theo hướng dẫn. Vẽ Harley Quinn phác thảo  Bước 2: Tiếp theo đó, bạn hãy vẽ hình dạng của khuôn mặt. Phần má của Harley Quinn sẽ dính lại gần với đường viền hàm dưới (jawline) để tạo ra hiệu ứng “dễ thương”. Càng vẽ gần phần má với hàm, nhân vật sẽ càng dễ thương hơn. Vẽ khuôn mặt Harley Quinn Bước 3: Phác họa các đường nét đầu tiên của chiếc mũ. Bắt đầu với các hình dạng cơ bản và sau đó vẽ phần đuôi mũ. Phác họa nón của Harley Quinn  Bước 4: Phác họa bên trái chiếc mũ. Hãy chắc chắn rằng hai bên chiếc mũ đối xứng với nhau nhé! Vẽ nón của Harley Quinn  Bước 5: Bạn sẽ bắt đầu phát thảo những đường nét trên khuôn mặt của Harley. Tiếp theo đó là vẽ phần sau đầu và cổ. Vẽ phác thảo khuôn mặt của Harley Quinn  Bước 6: Đây là phần thú vị nhất nhé! Phác họa mặt nạ của Harley với hình tam giác bên trong trước tiên, sau đó là các đường bên ngoài. Vẽ mặt nạ của Harley Quinn  Bước 7: Vẽ mi mắt trên trước, sau đó là bên dưới. Sau khi đã hoàn thành xong đôi mắt của Harley, bạn hãy vẽ tiếp chiếc mũi xinh xắn của cô nàng. Vẽ mắt của Harley Quinn  Bước 8: Hoàn tất phần mắt bằng mí và đồng tử Vẽ mí mắt của Harley Quinn  Bước 9: Tiếp tục vẽ miệng cũng như phần quanh khu vực đó. Vẽ miệng của Harley Quinn  Bước 10: Phác họa thêm môi dưới và hàm răng Vẽ môi và răng của Harley Quinn  Bước 11: Cuối cùng, hãy vẽ một đường phân cách phần đầu của Harley để chia rõ hai màu đen/đỏ của chiếc mũ. Vẽ Harley Quinn bước cuối cùng  Bước 12: Tác phẩm của bạn phải chắc chắn phải có chút gì đó giống như bức hình dưới đây. Cuối cùng là hãy tô màu thật đẹp cho bức vẽ Harley Quinn tuyệt đẹp của mình nào. Tô màu Harley Quinn trong Suicide Squad  Các nhân vật khác trong Suicide Squad cũng có cách vẽ rất đơn giản. Bạn có thể tìm thấy các bài vẽ hướng dẫn khác trên mạng hoặc đăng ký ngay một khóa tại trường dạy vẽ nhé! Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/19810/1/1/how-to-draw-harley-quinn.htm  

Học vẽ hoàng tử tội phạm Joker chỉ trong 7 bước đơn giản

Joker là nhân vật phản diện xuất hiện trong truyện tranh được xuất bản bởi DC Comics. Joker được biết đến là kẻ thù truyền kiếp của Batman. Kẻ phản diện vĩ đại của DC Comics không có siêu năng lực như nhiều nhân vật khác nhưng lại sở hữu đầu óc khó lường, động cơ điên loạn, tính cách quái gở và ngoại hình đáng sợ như một “gã hề”. Joker trên màn ảnh rộng cũng có rất nhiều phiên bản. Phần lớn khán giả biết đến Joker qua vai diễn của nam diễn viên bạc mệnh Heath Ledger. Hôm nay, chuyên mục dạy vẽ sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ kẻ phản diện vĩ đại Joker chỉ trong 7 bước. Bước 1: Chúng ta sẽ bắt đầu với hình dạng quả trứng cho phần đầu và mặt. Tiếp tục phác họa các đường hướng dẫn trên khuôn mặt. Phác thảo Joker Bước 2: Ở bước này bạn sẽ vẽ theo cấu trúc thực tế của khuôn mặt kẻ ác điển hình và trong trường hợp này là nhân vật phản diện của thế giới comic Joker. Phác thảo khuôn mặt Joker Bước 3: Chúng ta sẽ vẽ kiểu tóc được chải ra sau và vuốt thẳng. Chú ý đến các điểm trên mỗi bên đầu. Vẽ chi tiết bên trong đôi tai. Vẽ mái tóc Joker Bước 4: Khi vẽ hoàn thành đầu và cấu trúc gương mặt, chúng ta sẽ bắt đầu vẽ khuôn mặt. Vẽ phần lông mày cong và tô màu lên chúng. Tiếp tục vẽ hình dáng của đôi mắt, mũi và má. Phần má sẽ giống như hình bên dưới vì Joker có nụ cười nham hiểm. Thêm vào các đường ở dưới mắt cũng như nếp nhăn ở giữa hai mắt. Vẽ khuôn mặt Joker  Bước 5: Sau đó, bạn hãy vẽ miệng. Như bạn có thể thấy là phần môi bao phủ trên miệng cười. Vẽ miệng Joker  Bước 6: Cuối cùng, vẽ hàm răng phù hợp và xóa đi những đường vẽ lỗi, đường chỉ dẫn ban đầu. Vẽ Joker bước cuối cùng  Bước 7: Bức vẽ Joker của bạn có giống như bức hình dưới không? Hãy tô màu và đưa nó vào bộ sưu tập tranh của riêng bạn nhé! Tô màu Joker Để được hướng dẫn chi tiết hơn về cách vẽ các siêu anh hùng hay nhân vật phản diện trong các bộ truyện tranh nổi tiếng, bạn hãy nhanh chóng đăng ký các khóa học tại trung tâm dạy vẽ nhé! Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/23299/1/1/comic-book-villain-drawing-lesson,-the-joker.htm

Học vẽ cặp đôi Minions mùa Valentine

Hình ảnh các Minions chắc hẳn đã quá quen thuộc với khán giả yêu thích Despicable Me (Kẻ trộm mặt trăng). Những sinh vật màu vàng kì lạ nhưng đáng yêu đã chứng tỏ sức hút của mình khi có hẳn một phần phim solo riêng. Sắp đến ngày lễ Valentine, các bạn hãy thử học vẽ cặp đôi Minions Valentine đáng yêu sau đây rồi trang trí lên các món quà handmade tặng “gà bông” nhé! Bước 1: Bắt đầu với bước đơn giản bằng hai hình oval và các đường hướng dẫn. Vẽ Minions phác thảo  Bước 2: Tiếp theo, bạn vẽ phần thân của Minion với cánh tay đặt ở phía sau lưng. Ngoài ra, vẽ thêm vào một bờ môi đang hôn nhé! Vẽ Minions phần thân Bước 3: Vẽ đôi găng tay ở phía sau và dây đeo quần. Thêm một vài đường cho chiếc yếm jeans và túi nhỏ phía trước. Vẽ quần áo Minions  Bước 4: Vẽ dây đeo kính, ống kính, đôi mắt nhắm lại và chiếc má đỏ cho Minion. Vẽ mắt kính Minions Bước 5: Để hoàn thành Minion đầu tiên, bạn chỉ việc vẽ thêm chân và bàn chân. Vẽ chân Minions Bước 6: Xác định rõ hình dạng đầu của Minion phiên bản nữ, vẽ đôi môi đang hôn và chắc chắn rằng nó sẽ chạm vào bờ môi đã vẽ ban đầu nhé. Khi đã hoàn thành xong, hãy vẽ thêm một kiểu tóc thật đẹp cho cô ấy. Vẽ Minions phiên bản nữ  Bước 7: Cô gái Minion cũng mang kính, vậy nên hãy vẽ cho cô ấy ngay một chiếc kính thật xinh. Vẽ phần mắt nhắm và hàng lông mi dày và dài. Thêm vào cho cô ấy một chút phấn đỏ ở má và một nhành hoa. Vẽ khuôn mặt Minions nữ Bước 8: Vẽ thêm một chiếc dây đeo và bông hoa nhỏ phía trên. Vẽ Minions quần áo  Bước 9: Cuối cùng, bạn hãy vẽ những phần còn lại của chiếc váy, tiếp theo là phần cánh tay và bàn tay. Tác phẩm sẽ hoàn thành khi bạn vẽ xong bàn chân và hàng lông mi. Tẩy đi các lỗi và đường hướng dẫn. Vẽ Minions bước cuối cùng  Bước 10: Vậy là xong các bước dạy vẽ Minions cho mùa Valentine. Bạn hãy nhanh chóng tô màu thật đẹp cho bức vẽ nào. Tô màu Minions Valentine [box_info] Minh N dịch Nguồn: http://www.dragoart.com/tuts/23335/1/1/how-to-draw-valentine-minions.htm

Chỉ với 15 bước để vẽ ngay đôi mắt anime cực đẹp

Đôi mắt long lanh và to tròn được coi là một đặc trưng của phong cách vẽ anime/manga. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn học vẽ đôi mắt anime chỉ với 15 bước đơn giản. Bước 1: Chọn một loại mắt trong hình mà bạn thích nhất. Chọn kiểu mắt anime  Bước 2: Nếu bạn đã chọn được loại mắt ưng ý, đây sẽ một số tip nhỏ về cách vẽ mắt ở các phối cảnh khác nhau. Tip vẽ đôi mắt anime  Bước 3: Hình sau sẽ giúp bạn vẽ mắt dễ dàng hơn. Bạn có thể thấy sự chuyển động trong đôi mắt nữa đấy. Gợi ý về đôi mắt anime  Bước 4: Bước tiếp theo sẽ giúp bạn ở phần hình dạng con ngươi, để bạn có thể thể hiện nhân vật hoàn hảo hơn với mỗi loại con ngươi. Vẽ con ngươi đôi mắt anime  Bước 5: Sau con ngươi là đến phần mống mắt cho nhân vật của bạn. Bạn có thể thêm vào một vài phần thú vị hoặc các chi tiết nhỏ cho nhân vật. Vẽ mống mắt anime  Bước 6: Khi đã biết một số tip và lời khuyên dành cho bản vẽ mắt anime, chúng ta sẽ bắt đầu với phần vẽ. Đầu tiên là bạn hãy vẽ hình dạng cơ bản của đôi mắt. Hình dạng cơ bản vẽ mắt anime  Bước 7: Vẽ phần trên của lông mi Vẽ phần lông mi anime  Bước 8: Vẽ phần dưới của lông mi cho nhân vật (Chủ yếu quan trọng với các nhân vật nữ). Vẽ phần dưới lông mi anime  Bước 9: Vẽ các chi tiết nhỏ và một vài đường cho phần trên của mắt sẽ khiến đôi mắt trong chi tiết hơn. Vẽ chi tiết đôi mắt anime  Bước 10: Bây giờ bạn sẽ vẽ các đường nhỏ dưới mắt (Phụ thuộc vào nhân vật và phong cách của bạn, không nhất thiết phải vẽ bước này) Vẽ đường dưới mắt anime  Bước 11: Sau khi hoàn thành form chính của đôi mắt, bạn đã có thể vẽ lông mày Vẽ lông mày mắt anime  Bước 12: Vẽ form chính của con ngươi. Phần mắt của anime thường rất to Vẽ khuôn con ngươi đôi mắt anime  Bước 13: Sau phần con ngươi, bạn có thể vẽ phần chính của mống mắt. Vẽ phần chính mống mắt anime  Bước 14: Để đôi mắt thêm phần sống động, bạn có thể đưa vào nó những đường sáng khi hoàn thành bước cuối cùng. Theo phong cách anime, bạn có thể vẽ nhiều phần sáng để đôi mắt trong thật long lanh (thường là với nhân vật nữ) Vẽ đôi mắt anime long lanh  Bước 15: Chúc mừng bạn đã hoàn thành xong bức vẽ mắt theo phong cách anime. Hy vọng bạn đã có thời gian vui vẻ với bài học vẽ này. Hãy tìm màu sắc thích hợp để tô vào tác phẩm của mình ngay nào. Tô màu mắt anime  Để học vẽ chuyên sâu về các nhân vật manga/anime, hãy đăng ký ngay các khóa học tại trung tâm dạy vẽ nhé! [box_info] Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/15514/1/1/how-to-draw-anime-eyes.htm

8 bước vẽ mắt phong cách comic tuyệt đẹo

Nếu bạn đã quá quen thuộc với đôi mắt to tròn và long lanh phong cách Nhật Bản. Hãy thử vẽ mắt theo phong cách comic tuyệt đẹp qua bài dạy vẽ sau nhé! Bước 1: Bắt đầu với những hướng dẫn cơ bản. Những đường nét hướng dẫn phác thảo cho chân mày, sống mũi, cũng như đôi mắt. Vẽ mắt comic phác thảo Bước 2: Vẽ các cấu trúc đậm cho đường mũi và lan rộng ra phần lông mày như hình. Chú ý rằng, lớp lót cạnh lông mày là phần lông. Sau đó, bạn sẽ bắt đầu vẽ phần trên của mắt phải. Tiếp theo đó là vẽ độ dày, đậm bởi vì đôi mắt sẽ đen nhất và như được chuốt mascara. Vẽ mắt comic lông mày Bước 3: Phác thảo phong cách của lông mày cho mắt phải như hình. Hãy chắc chắn là phần lông mày cách nhau ở hai đầu chân mày. Phác thảo lông mày comic  Bước 4: Thêm một số đường dày, dài và cong cho lông mi trên và dày, dài cho phần mi dưới. Tất nhiên là bạn sẽ phải vẽ phần dưới như hình sau đây. Các phần của lông mi sẽ thành một khối ở cuối. Vẽ lông mi comic Bước 5: Để đảm bảo cho một ánh nhìn gợi cảm, vẽ một đường water line và ống lệ. Tiếp theo là vẽ mống mắt dày và tô màu cho con ngươi. Vẽ mắt và con ngươi comic  Bước 6: Khi bạn vẽ mắt trái, hãy bắt đầu với phần lông mi ngay dưới lông mày. Cách vẽ này sẽ đưa tầm nhìn còn ¾. Hàng lông mi sẽ vẽ nhiều hơn ở không gian bên ngoài giống như mắt bên phải. Bạn cũng cần phải vẽ theo hình dạng của đôi mắt ở thực tế. Vẽ mắt comic hình dạng mắt thực tế Bước 7: Cuối cùng, vẽ phần water line cho mắt trái, cùng với mống mắt và con ngươi. Xóa bỏ những phần thừa khi bạn đã hoàn thành bảng vẽ. Vẽ mắt comic bước cuối cùng  Bước 8: Vậy là bạn học vẽ xong các bước để có một đôi mắt tuyệt đẹp theo phong cách comic rồi đấy. Bây giờ hãy chọn màu sắc phù hợp để tô lên nó nhé! Tô màu vẽ mắt comic  Minh N dịch Nguồn: http://www.dragoart.com/tuts/22519/1/1/how-to-draw-comic-book-eyes.htm

7 bước học vẽ Mario đầu gấu cực chất

Mario là nhân vật game thân thuộc với biết bao thế hệ. Với hình ảnh thợ sửa ống nước người Ý, sống ở Vương quốc Nấm, Mario trở thành nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử video game. Hôm nay, chúng ta hãy cùng học vẽ Mario phiên bản “đầu gấu” nhé! Bước 1: Các hình dạng và đường hướng dẫn mà bạn vẽ sau đây sẽ rất cần thiết khi thực hiện phiên bản “đầu gấu” này của Mario. Bắt đầu với hình dạng đầu của Mario và sau đó vẽ phần thân. Kết nối hai phần với một đường nhỏ ngay cổ và một đường tới phần thân, nó sẽ nối với hình dáng khung xương chậu. Cuối cùng là vẽ các đường hướng dẫn cho khuôn mặt và đôi chân. Vẽ Mario phác thảo Bước 2: Bây giờ bạn có thể thấy được các bước phác thảo đầu tiên của đầu, vai và cánh tay Mario. Cánh tay sẽ được vẽ xếp vào nhau. Sau đó là vẽ hình dạng của tai và đôi mắt. Vẽ Mario phần tay  Bước 3: Vẽ chiếc mũ, nhãn cầu và con ngươi trong mắt của Mario. Tiếp theo, bạn hãy vẽ chiếc mũi to, râu, miệng và phần còn lại của tay như hình sau đây. Vẽ Mario phần mắt Bước 4: Xác định vị trí của băng mũ và phần đầu sẽ được vẽ ngược về sau. Vẽ thêm một vài lọn tóc mai dưới hai bên của chiếc mũ mà Mario đội và sau đó là xì gà cuốn. Bên cạnh đó, hãy vẽ chiếc áo rộng thùng thình. Thêm vào một chiếc vòng cổ và chuỗi dây chuyền. Đừng quên vẽ thêm điếu xì gà, và chiếc nhẫn vàng nhé! Vẽ Mario phần tóc Bước 5: Bây giờ hãy vẽ chiếc quần baggy và tự tay thiết kế trên mặt dây chuyền của Mario. Tiếp tục vẽ và tô màu cho lông mày, thêm vào một số chi tiết nhỏ bên trong phần tai của Mario như hình. Vẽ phần sọc trên mũ. Vẽ Mario quần áo  Bước 6: Hãy vẽ một chữ M trên chiếc mũ và sau đó là đôi giày sneakers như trong hình. Thêm một vài chi tiết cho chiếc quần baggy và nếp gấp ở mỗi chân. Tẩy đi các đường và khuôn mà bạn đã vẽ phác thảo trong bước một. Vẽ Mario bước cuối Bước 7: Bây giờ bạn có thể bắt đầu tô màu để phiên bản Mario này trong “đầu gấu” hơn. Hy vọng bạn sẽ cảm thấy vui với cách vẽ truyện tranh nhân vật Mario hôm nay nhé! Tô màu Mario đầu gấu [box_info] Minh N dịch Nguồn: http://www.dragoart.com/tuts/7120/1/1/how-to-draw-gangster-mario.htm

7 bước để vẽ cô phù thủy nhỏ đáng yêu

Chúng ta vẫn thường mường tượng về một mụ phù thủy xấu xí với chiếc mũi nhọn dài, khuôn mặt đầy mụn cóc và luôn mặc áo choàng đen. Tuy nhiên, trong chuyên mục cách vẽ truyện tranh sẽ hướng dẫn bạn vẽ một phiên bản phù thủy xinh xắn và thời trang hơn. Bước 1: Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu học vẽ phù thủy chưa? Bước đầu tiên hãy vẽ hình dạng đầu của cô ấy, và sau đó thêm các đường định hướng cho khuôn mặt, nón, cổ, vai, cánh tay, thân, chân và cây chổi bay. Phác thảo cách vẽ phù thủy  Bước 2: Bây giờ bạn sẽ tiếp tục phác thảo hình dạng khuôn mặt của cô ấy như hình, sau đó hãy vẽ mí mắt và lông mi. Vẽ tiếp hình dạng cổ và kết hợp cùng với một lớp lót để tạo thành bờ vai, cánh tay trái và toàn bộ cơ thể phía trên bao gồm cả thắt lưng và phần mông. Phác thảo hình dạng khuôn mặt phù thủy  Bước 3: Vẽ một đôi mắt to đẹp cho cô nàng phù thủy của bạn, thêm vào mũi và phần trên của môi. Vẽ thêm một vài đường ở trên chiếc váy, cánh tay phải và bàn tay. Tiếp tục với các chi tiết nhỏ trên váy và chuyển qua vẽ đôi chân bắt đầu với cặp đùi. Vẽ khuôn mặt phù thủy  Bước 4: Bạn sẽ bắt đầu vẽ chiếc mũ của cô phù thủy cùng mái tóc dài gợn sóng. Vẽ phần dưới của môi, sau đó là vẽ bàn tay trái. Hoàn thành đôi chân, giày, thêm vào một chi tiết ở đôi boot và phần cuối chiếc váy. Vẽ quần áo của phù thủy  Bước 5: Hoàn thành phác thảo mái tóc và chiếc mũ của cô phù thủy. Bạn có để ý chiếc mũ có những nếp nhăn hướng lên không? Thêm một cái chuông nhỏ và sau đó vẽ hoàn tất tay trái của cô nàng. Vẽ thêm một số chi tiết cho đôi boots nữa nhé! Vẽ chi tiết phù thủy  Bước 6: Bước cuối cùng là vẽ chổi của phù thủy. Tẩy đi các đường và khuôn bạn đã vẽ ở bước một. Vẽ chối phù thủy  Bước 7: Hoàn thành tác phẩm bằng cách tô màu thật đẹp. Tô màu vẽ phù thủy  Hy vọng bạn có thời gian vui vẻ qua bài dạy vẽ cô phù thủy đáng yêu nhé! [box_info] Minh N dịch Nguồn: http://www.dragoart.com/tuts/5797/1/1/how-to-draw-a-witch.htm

Học vẽ Eren trong Attack on Titan chỉ với 7 bước đơn giản

Attack on Titan (Shingeki no Kyojin) là một loạt manga Nhật Bản đình đám của họa sĩ Isayama Hajime. Nhân vật chính Eren Yeager là một chàng trai với nhiều sức mạnh đặc biệt. Sau khi tận mắt chứng kiến cảnh mẹ bị một Titan khổng lồ ăn thịt, Eren cùng hai người bạn thời thơ ấu là Misaka Ackerman và Armin Arlet đã quyết tâm gia nhập quân đội để có thể trả thù cho mẹ và chống lại các Titans. Eren thuộc tuyến nhân vật anh hùng Shounen điển hình. Tuy là nhân vật chính, Eren cũng phải chịu “lép vế” trước lực lượng fan hâm mộ lớn của đội trưởng đội trưởng Levi. Trước khi học vẽ về đội trưởng “vạn người mê” Levi, chúng ta hãy bắt đầu với nhân vật chính Eren nhé! Bước 1: Bắt đầu với một hình oval quen thuộc cho phần đầu. Tiếp theo, bạn hãy phác họa các đường hướng dẫn cơ bản trên khuôn mặt. Vẽ Eren phác thảo Bước 2: Bạn nên xác định được hình dạng khuôn mặt của Eren như thế nào, sau đó hãy kết hợp với hình dạng đôi tai của anh ấy. Vẽ Eren hình dạng khuôn mặt Bước 3: Phác họa kiểu tóc quen thuộc của Eren và thêm vào một số chi tiết nhỏ trên tóc. Vẽ kiểu tóc Eren Bước 4: Sử dụng các đường hướng dẫn trên khuôn mặt ban đầu để vẽ thêm đôi lông mày với biểu cảm “khó ở” quen thuộc của Eren. Sau đó, bạn hãy vẽ khuôn mắt lớn giống như đôi mắt của đội trưởng Levi vậy. Vẽ lông mày Eren  Bước 5: Để hoàn thành phần mắt, bạn hãy thêm phần nhãn cầu và tô một chút màu vào trong đồng tử. Vẽ mắt Eren  Bước 6: Bước cuối cùng là bạn hãy vẽ phần mũi và vết nhăn gần phần miệng. Xóa đi các nét vẽ hướng dẫn phác thảo và phần lỗi. Vẽ mũi và miệng Eren  Bước 7: Tác phẩm hoàn thành sẽ giống như thế này đây. Bây giờ bạn đã có thể thỏa thích tô màu cho bức vẽ anh chàng đẹp trai Eren của Attack on Titan. Tô màu Eren trong Attack on Titan Chỉ với 7 bước đơn giản như trên, bạn có thể tự mình vẽ một nhân vật anime/manga mà không cần đến trường học vẽ đâu đấy. [box_info] Minh N dịch Nguồn: http://www.dragoart.com/tuts/21213/1/1/how-to-draw-eren-easy.htm

7 bước vẽ Pikachu mũm mỉm trong Pokemon

Pokémon là tên của một loạt truyện tranh, phim hoạt hình, trò chơi điện tử…nổi tiếng khắp thế giới. Pikachu là một trong những Pokémon được xem là đặc trưng nhất trong loạt anime Pokémon. Với vẻ ngoài đáng yêu, Pikachu trở nên phổ biến rộng rãi và trở thành một trong những biểu tượng của văn hóa Nhật Bản. Hôm nay, chuyên mục học cách vẽ truyện tranh sẽ cùng bạn thực hiện bức vẽ Pikachu đáng yêu nhất hệ mặt trời. Bước 1: Bức hình này thật sự không cần các đường hướng dẫn, nhưng rất nhiều bạn sẽ không thích nếu vẽ mà không có chúng. Vậy nên hình dưới sẽ là hướng dẫn tỷ lệ cho bức vẽ. Khuôn phác thảo Pikachu Bước 2: Hình dạng của phần đầu sẽ theo hình tròn, nhưng hãy chú ý đến phía bên trái của phần đầu sẽ phẳng ở một điểm. Vẽ Pikachu phần đầu Bước 3: Chúng ta sẽ bắt đầu vẽ đôi tai của Pikachu và đặc điểm khuôn mặt hiện nay. Đôi tai có hình dạng khá khó để có thể vẽ đúng ngay lập tức, nhưng nó sẽ chuẩn hơn khi bạn vẽ đúng khuôn hình. Thông thường, đôi mắt của Pikachu hình tròn, nhưng bạn có thể đổi kiểu khác nếu muốn. Trong hình là đôi mắt anime tròn theo khuôn hình tam giác. Chú ý rằng má của Pikachu không tròn hoàn toàn nhé! Vẽ tai và mắt Pikachu Bước 4: Tiếp theo, chúng ta sẽ vẽ tay của Pikachu. Nó rất ngắn, mũm mĩm và có các ngón tay ngắn nhỏ ở cuối. Lưu ý rằng tay sẽ hơi béo một chút ở phần đầu hơn phần dưới. Vẽ tay Pikachu Bước 5: Đã đến bước vẽ nửa dưới của Pikachu rồi! Hình dạng cơ thể của Pokémon dễ thương này là một hình chuông tròn và bị che khuất đi bởi cánh tay, đôi bàn chân dài và mỏng cùng với ba ngón chân. Vẽ thân hình Pikachu Bước 6: Bước cuối cùng là vẽ đuôi và đánh dấu ở phần tai, lưng, đuôi. Vẽ Pikachu chi tiết  Bước 7: Bạn đã có được bản vẽ Pikachu của riêng mình rồi đó. Hy vọng bạn sẽ thấy bài học vẽ này hữu ích. Tô màu Pikachu [box_info] Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/15052/1/1/how-to-draw-pikachu,-pokemon.htm

khai giảng lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 5

Lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khoá 5 đã chính thức khai giảng vào tối ngày 15/11 tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) với sự góp mặt của Th.s Lê Thắng, Trưởng ngành Viên Truyện tranh và Hoạt hình, Hoạ sĩ Đặng Kim Chi và Hoạ sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt (đến từ Công ty Phan Thị). Buổi khai giảng khoá 5 diễn ra trong không khí sôi động và hứng khởi bởi những chia sẻ thú vị của các giảng viên đang hoạt động trong lĩnh vực truyện tranh và hoạt hình. Khai giảng lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 5 Bằng việc chia sẻ hiện trạng của ngành truyện tranh tại Việt Nam, Th.s Lê Thắng đã truyền tải sứ mạng của Viện, với mong muốn tạo ra nguồn nhân lực tiềm năng phục vụ cho ngành truyện tranh & hoạt hình. Bên cạnh đó giúp các bạn hiểu rõ hơn về CMA, về nghề vẽ truyện tranh và những nhu cầu của ngành. Sự e dè, ngại ngùng ban đầu đã mau chóng được thay thế bởi phần tự giới thiệu sinh động mà không kém phần hài hước của các bạn học viên. Tuy hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau và có sự khác biệt về tuổi tác nhưng các bạn vẫn có chung một niềm đam mê là trở thành một họa sĩ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp. Cùng với phần tự giới thiệu bản thân, các bạn còn có thể chia sẻ những tâm tư, mơ ước và đam mê của chính mình trong ngành vẽ truyện tranh. Bạn Du Bội Linh (chuyên viên thiết kế đồ hoạ – 30 tuổi) đã chia sẻ đam mê cũng như những trăn trở của bản thân trong việc theo đuổi ước mơ được trở thành một nhà làm phim hoạt hình chuyên nghiệp. Bạn Quách Tố Châu (biên dịch viên tiếng Nhật – 23 tuổi) đến với lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc bằng niềm yêu thích, say mê truyện tranh. Mong muốn của chị là được đem các tác phẩm truyện tranh Việt Nam vươn ra Nhật Bản. Tiếp đó là hoạ sĩ Kim Chi, người đã gửi đến các bạn cái nhìn toàn cảnh về nghề vẽ truyện tranh, từ lịch sử truyện tranh cho đến những câu nói hóm hỉnh giúp các bạn hiểu hơn về các phong cách truyện tranh trên thế giới. Hoạ sỹ còn giúp các bạn hiểu rõ hơn về những tính chất cần có của người làm nghề như tự sáng tạo, kiên trì, quá trình học tập và rèn luyện một cách bài bản,… Hoạ sĩ Tiến Đạt giới thiệu sơ nét về quy trình làm truyện tranh và giới thiệu về các môn học như: tạo hình nhân vật, kịch bản, phối cảnh,… Bên cạnh đó, hoa sĩ còn có một bài tập nhỏ cho các bạn học viên để có thể nắm bắt được khả năng của từng bạn, từ đó lên kế hoạch giảng dạy một cách phù hợp nhất. Sau buổi khai giảng chính là hành trình 9 tháng các bạn học viên đồng hành cùng CMA rèn luyện kỹ năng và tự tay thực hiện tác phẩm truyện tranh đầu tiên. CMA chúc các bạn có những ngày tháng học tập thật vui và hiệu quả, không ngừng sáng tạo để luôn cháy hết mình với đam mê! >>> Hình ảnh của buổi khai giảng Lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 5: Xem tại đây  Uyên Vũ 

tổng kết lớp học vẽ thiếu nhi Manga nâng cao 4

Các bạn nhỏ lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics nâng cao khóa 1 đã bước từng bước thật chắc từ lớp cơ bản cho đến hoàn thành bài cuối khóa và kết thúc trong buổi Triển lãm vào chiều ngày 18/9 vừa qua. Chương trình học mới lạ, nâng cao nhằm kích thích khả năng sáng tạo và phát triển đam mê của các bạn như tỷ lệ cơ thể người, ký họa dáng động bằng hình bóng đen, biểu cảm khuôn mặt, chi tiết tóc và nếp nhăn quần áo nhân vật, phối cảnh 1 điểm tụ 2 điểm tụ, viết kịch bản 4 trang,… Trải qua 11 tuần học cùng với sự cố gắng của cô giáo và sự chăm chỉ của các bạn nhỏ, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tin chắc rằng các học viên nhí của chúng ta đã thực sự tự tin với từng nét vẽ và câu chuyện do mình sáng tạo. CMA hy vọng các bạn sẽ tiếp tục theo đuổi đam mê và cố gắng rèn luyện hằng ngày để nâng cao hơn nữa kỹ năng của chính mình.  Chúng ta hãy cùng xem qua buổi tổng kết và triển lãm để thấy rằng các bạn nhỏ đã có khoảng thời gian ý nghĩa với vẽ truyện tranh và có những người bạn thật tuyệt vời như thế nào nhé!  Hiền Đặng

Viện Truyện tranh và Hoạt hình khai giảng khóa 5

Hòa cùng không khí của ngày khai giảng toàn quốc, ngày 05.09.2016 Comic Media Academy – Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức Lễ Khai Giảng Khóa 5 – ngành Họa sĩ Vẽ Truyện tranh và Họa sĩ Hoạt hình, chương trình đào tạo chuyên sâu hệ Kỹ thuật viên. Ngoài chương trình, phương pháp học tập được giới thiệu, buổi lễ khai giảng khóa 5 còn là cơ hội để các bạn học viên tìm hiểu về bộ truyện Hot Girl Tắc Kè –  một dự án do các bạn học viên khóa 1 thực hiện. Những khó khăn, thuận lợi khi vừa học vừa sáng tác sẽ được chia sẻ ngay tại buổi lễ. [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Lễ khai giảng khóa 5 Ngành truyện tranh – hoạt hình Thời gian: 9:00 – 11:30 ngày thứ hai, 05/09/2016 Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình – Cơ sở 3, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM (*) BẢN ĐỒ THAM KHẢO: Viện Truyện tranh và Hoạt hình trân trọng kính mời quý giảng viên, các bạn học viên, tân học viên đến tham dự. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] (*) Cơ sở 3 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình đặt tại Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận. (**) Mọi thông tin chi tiết về Lễ khai giảng, bạn vui lòng liên hệ Mr. Hải Đăng – 090.273.8806.

Triển lãm cuối khóa lớp học vẽ truyện tranh 1

Chiều 21/8, lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics khóa 3 đã có buổi triển lãm ý nghĩa và đầy tiếng cười. Buổi triển lãm cũng đã khép lại 3 tháng học vẽ của các bạn nhỏ khóa 3. Ba tháng là khoảng thời gian mà các giảng viên cùng học viên vừa học vẽ truyện tranh vừa vui chơi. Các học viên đã cùng nhau rèn luyện và nuôi dưỡng cho ước mơ của chính mình to lớn hơn từng ngày. Đặc biệt hơn, khoảng thời gian ba tháng trùng với thời gian nghỉ hè của các bạn học viên. Chính vì vậy, khóa học này có thể nói là lớp học ngoại khóa mùa hè ý nghĩa cho mỗi bạn nhỏ yêu vẽ và thích truyện tranh. Chắc hẳn ba tháng học đã để lại trong mỗi học viên những kỷ niệm thật đẹp. Cùng lắng nghe những tâm sự, chia sẻ của họ các bạn nhé. Bạn Đỗ Hoàng Chi Mai (13 tuổi) Bạn Đỗ Hoàng Chi Mai, 13 tuổi chia sẻ “Con học được cách vẽ silhouette, vẽ người que, vẽ background. Con thấy rất là vui và hào hứng với khóa học tiếp theo vì có rất là nhiều bạn và cô giáo thì rất đẹp, vui tính. Phương pháp giảng dạy của cô Duyên và thầy Lộc rất là vui, truyền đạt dễ hiểu”. Bạn Nguyễn Lam Linh (12 tuổi)  Trong khi đó, cô bạn Lam Linh, 12 tuổi, người bạn đồng hành suốt mùa hè với Chi Mai có những cảm nhận “Lúc đầu mới vô thì khá yên tĩnh, im lặng nhưng về sau thì rất “bựa”. Con học được rất là nhiều. Trước khi học ở đây thì lúc vẽ người thì con hay vẽ sai tỉ lệ. Nhưng sau khi học ở đây thì con đã biết vẽ được đúng tỉ lệ, kỹ năng của con cũng được cải thiện khá là nhiều. Cô giáo dạy theo cách vừa học vừa chơi. Học thì không căng thẳng, còn chơi cũng không phải là chơi nhiều, vẫn tập trung vào bài học”. Bạn  Lung Phương Uyên (14 tuổi)  Còn bạn Lung Phương Uyên, 14 tuổi, được gọi là chị cả của lớp Học Vẽ truyện tranh Manga/Comics khóa 3 đã gửi một lời nhắn đến các bạn khóa sau “Các bạn khóa sau hãy cố lên. Chúng ta hãy cùng cố gắng với ước mơ trở thành họa sĩ truyện tranh của mình nhé!” Triển lãm cuối khóa chính là thời gian ghi nhận và đánh giá thành quả sau khóa học mà các bạn học viên đã thu hoạch được. Mỗi tác phẩm là câu chuyện của từng bạn. Mỗi tác phẩm đều có những ý nghĩa riêng, thể hiện cá tính và nét vẽ của mỗi học viên. Cùng Viện Truyện tranh và Hoạt hình nhìn lại buổi triển lãm và những tác phẩm đầu tay của học viên khóa 3 lớp Vẽ truyện tranh Manga/Comics các bạn nhé! Chúc cho các bạn học viên khóa 3 sẽ tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình và nuôi dưỡng đam mê để nó trở thành hiện thực trong tương lai. Tác phẩm cuối khóa của các bạn khóa 3, cùng xem qua nhé!  Hiền Đặng  

Truyện tranh Nhật Bản và Những điều chưa kể

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức Talkshow “Truyện tranh Nhật Bản & Những điều chưa kể” dành cho các bạn yêu thích nghề họa sĩ vẽ truyện tranh và sáng tạo mỹ thuật. Chương trình sẽ cung cấp cho các bạn trẻ yêu thích nghề họa sĩ vẽ truyện tranh góc nhìn tổng quan về truyện tranh Nhật Bản từ lịch sử hình thành, phát triển, cách vận hành ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản và những tác động của ngành đến với kinh tế, văn hóa, giáo dục Nhật Bản.   THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Talkshow “Truyện tranh Nhật Bản & Những điều chưa kể” Trình bày: Th.S Nguyễn Hồng Phúc Dẫn chương trình: Th.S – Họa sĩ Lê Thắng Thời gian: 9:00 – 12:00 ngày thứ 7, 20/08/2016 Địa điểm: Phòng 603 – cơ sở 1, Viện Truyện tranh và Hoạt hình, 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM   NỘI DUNG CHI TIẾT: – Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của truyện tranh Nhật Bản; – Cách vận hành ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản; – Tác động của truyện tranh đến với kinh tế, văn hóa, giáo dục Nhật Bản; – Các phương pháp đào tạo họa sĩ vẽ truyện tranh tại Nhật Bản và các nước; – Những tố chất, kinh nghiệm, kỹ năng & kiến thức cần có để thành công với nghề; – Thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành; – Các cơ hội du học chuyên ngành họa sĩ truyện tranh tại Nhật Bản;   GIỚI THIỆU KHÁCH MỜI: Th.S Nguyễn Hồng Phúc – 2009, Cử nhân ngành Nhật Bản học, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP. Hồ Chí Minh; – 2015, Thạc sĩ Nghệ thuật, chuyên ngành “Nghiên cứu lý luận truyện tranh”, Đại học Kyoto Seika, Nhật Bản;   Công trình nghiên cứu: – Tháng 3/2014, “Văn hóa truyện tranh Việt Nam – Tổng quan về quá khứ và hiện tại”, đăng trên Tuyển tập “Nghiên cứu truyện tranh quốc tế 4”, Trung tâm Nghiên cứu Truyện tranh Quốc tế Đại học Kyoto Seika. (http://imrc.jp/lecture/2012/06/4.html).   – Tháng 9/2014, “Comics in Vietnam: A Newly Emerging Form of Storytelling” Kyoto Review of Southeast Asia “Comics in Southeast Asia: Social and Political Interpretations” (http://kyotoreview.org/issue-16/comics-in-vietnam-a-newly-emerging-form-of-storytelling/).   – Tháng 3/2015, “Mối quan hệ giữa truyện tranh và văn học nhìn từ việc chuyển thể các tác phẩm văn học – Cụ thể là nghiên cứu việc chuyển thể ‘Tây Du Ký’”, đăng trên Tuyển tập Luận văn Thạc sĩ năm 2014, Khoa nghiên cứu truyện tranh, Đại học Kyoto Seika. [spacer] ĐĂNG KÝ Loading…

học vẽ truyện tranh

Lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 4 đã chính thức bắt đầu vào tối ngày 01/08 tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) (147 Pasteur, Q3, TPHCM). Buổi khai giảng của khóa 4 thật đặc biệt và khác lạ so với các khóa trước khi có sự tham gia của Th.s Lê Thắng, Trưởng ngành Viện Truyện tranh và Hoạt hình, Họa sĩ Đặng Kim Chi và Họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt (đến từ công ty Phan Thị). Th.s Lê Thắng là người có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về truyện tranh trong nước và quốc tế. Trong khi đó, họa sĩ Kim Chi và họa sĩ Tiến Đạt là những họa sĩ có nhiều năm hoạt động trong ngành truyện tranh, họa sĩ chính của nhiều bộ truyện tranh nổi tiếng như Thần Đồng Đất Việt, Thiên Tài Khoa Học,… Điểm mới lạ trong ngày khai giảng không chỉ dừng lại ở đây. Lớp Vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 4 là nơi hội tụ của các bạn đang hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: quảng cáo, đồ họa, kinh doanh,… và còn có những bạn là học sinh trung học. Chính vì thế, ngay buổi đầu, Th.s Lê Thắng đã tạo cơ hội cho các bạn học viên có thể làm quen và tự giới thiệu bản thân. Có thể nói đây là cơ hội để các bạn mở rộng mối quan hệ và thoát khỏi vỏ bọc của bản thân, tự tin sáng tạo trong nghề vẽ truyện tranh sau này. Ngoài ra, các bạn học viên còn được tìm hiểu kỹ hơn về CMA, về nghề vẽ truyện tranh trong nước và trên thế giới. Họa sĩ Kim Chi chính là người đã gửi đến các bạn học viên bản sơ nét về nghề truyện tranh bằng những câu chuyện thực tế mà họa sĩ đã trải qua, bằng tổng quan về truyện tranh hiện đại, cường độ làm việc của người làm nghề truyện tranh, về những phong cách truyện tranh trên thế giới như comic, manga, manhwa, manhua,… Họa sĩ đặc biệt chú ý đến truyền tải những tố chất và tác phong của người làm nghề như cần có sự sáng tạo, rèn luyện và học tập bài bản,… Cuối buổi khai giảng, họa sĩ Tiến Đạt hướng dẫn sơ nét cho các bạn học viên về những thuật ngữ trong ngành truyện tranh như phân khung, bố cục,… Ngoài ra, họa sĩ còn có một bài tập nhỏ dành cho các bạn học viên để từ đó có thể nắm bắt được khả năng của từng bạn và có phương pháp giảng dạy phù hợp nhất. Đặc biệt hơn, xuyên suốt buổi khai giảng, bạn Yến Minh, học viên lớp vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 3 đã dành tặng những bức vẽ chân dung cho các bạn học viên may mắn. Sau buổi khai giảng, các bạn học viên lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 4 sẽ bắt đầu hành trình 9 tháng rèn luyện kỹ năng và thực hiện tác phẩm truyện tranh đầu tay. Với sự chia sẻ, giảng dạy của những giảng viên đầy tâm huyết và kinh nghiệm, chúng tôi tin các bạn học viên lớp vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 4 sẽ có một hành trình thực hiện đam mê cực kỳ thú vị! CMA chúc các bạn luôn tự tin và giữ cho ngọn lửa đam mê cháy mãi! Một số hình ảnh buổi khai giảng Lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 4   Hiền Đặng

tác giả truyện tranh Noriaki Kubo

Noriaki Kubo sinh ngày 26/06/1977 tại Hiroshima, là một họa sĩ vẽ truyện tranh nổi tiếng tại Nhật Bản với bút danh Tite Kubo và được mọi người biết đến với tác phẩm “Bleach”. Ngay khi còn học tiểu học, cậu bé Kubo đã muốn trở thành một họa sĩ truyện tranh, và sau khi được đọc qua bộ truyện Saint Seiya, Kubo đã hoàn toàn xác định được ước mơ họa sĩ truyện tranh của mình. Có một điểm rất thú vị ở Kubo, đó là ông là con của 1 thành viên hội đồng thành phố ở Fuchu, Aki District, Hiroshima. Trong 1 cuộc phỏng vấn sau khi tốt nghiệp trung học, mặc dù không vượt qua nhưng khả năng của Kubo đã được 1 thành viên trong ban giám khảo phát hiện. Không lâu sau đó, vào năm 1996, short manga đầu tiên của Kubo “Ultra Unholy Hearted Machine” được xuất bản trên tạp chí Shueisha’s Weekly Shonen Jump Special. Sau đó, Kubo còn tiếp tục có 2 bộ short manga được đăng trên tạp chí trước khi serial đầu tiên của Kubo, “Zombie Powder” gồm 4 tập được in trên tạp chí Weekly Shonen Jump trong 2 năm 1999-2000. Serial thứ 2 của Kubo, Bleach, bắt đầu được in trên cùng tạp chí từ năm 2001. Series manga này đã đạt giải Shogakukan Manga Award năm 2005 cho thể loại Shonen. Dựa theo nguyên tác của bộ truyện, đã có 2 movie Bleach được làm và trình chiếu ở Nhật vào 16/12/2006 và 22/12/2007. Bộ truyện kể về một thiếu niên có thể nhìn thấy được tử thần và phải chiến đấu với những quái vật có tên Hollows. Có một điều thú vị không phải ai cũng biết đó chính là bộ truyện lừng danh “Bleach” của Kubo đã từng bị từ chối. Câu chuyện nguyên gốc đầu tiên của Bleach khi Kubo gửi cho Weekly Shōnen Jump để thay thế cho serial “Zombie Powder” đã không được đồng ý. May thay, Akira Toriyama, tác giả của Dragon Ball, thấy được câu chuyện và viết một lá thư để động viên Kubo. Và hiện tại tính cho đến thời điểm 13/6/2016, Bleach đã đạt 675 chương, và một anime bắt đầu chạy tại Nhật Bản vào năm 2004. Vào ngày 26/07/2008, Kubo lần đầu được đến Hoa Kỳ và xuất hiện tại sự kiện San Diego Comic-Con International. Quá trình hình thành phong cách                                               Phong cách vẽ truyện tranh của Title Kubo đã sớm bị ảnh hưởng bởi họa sĩ truyện tranh Shigeru Mizuki thông qua tác phẩm Gegege no Kitaro. Kubo đã thử nhớ và phác thảo lại những nét vẽ nhân vật và rồi tự tìm ra phong cách cho chính mình. Và Bleach lần đầu tiên được hình thành dựa trên phong cách của Kubo khi các thần chết được thiết kế với bộ trang phục Kimono, cũng như các mẫu nhân vật thần chết khác trong bộ truyện. Kubo cũng tìm kiếm thêm nguồn cảm hứng và tư liệu từ rất nhiều lĩnh vực như âm nhạc, ngôn ngữ, kiến trúc, phim ảnh, và tất nhiên từ những bộ truyện tranh khác. Ông từng nghiên cứu rất kỹ những nhân vật quái vật của bộ truyện Gegege no Kitaro và đặc biệt tập trung các mẫu thiết kế vũ khí và các trận chiến đấu trong bộ truyện Saint Seiya (Áo giáp Vàng) của Masami Kurumada, và 2 bộ này đều là những bộ mà ông yêu thích nhất khi còn là một đứa trẻ. Kubo cũng nói rằng Dragon Ball của Akira Toriyama cũng đã dạy ông rất nhiều về những nhân vật phản diện, đó là họ phải thật “mạnh mẽ, đáng sợ và… ngầu” nữa, và cho đến hôm nay cảnh xuất hiện và chiến đấu của Trunks (Nhân vật trong Dragon Ball) vẫn chưa bao giờ làm ông hết ấn tượng. Bên cạnh đó phong cách hành động và cách kể chuyện trong Bleach rất có thể được Kubo lấy cảm hứng từ những bộ phim chiến đấu mặc dù Kubo không tiết lộ bất kỳ bộ phim nào cụ thể. Kubo cũng từng tuyên bố rằng muốn tạo nên Bleach như một bộ truyện tranh chỉ có thể được đọc bằng truyện tranh, và hoàn toàn bác bỏ ý định muốn bộ truyện được chuyển thể thành phim điện ảnh. Kubo cũng nhận xét rằng, khi thiết kế nhân vật, một trong những nguồn “tư liệu” của ông chính là nhìn vào khuôn mặt của mọi người, một đặc điểm Kubo sử dụng để làm khi ông còn là một đứa trẻ. Trong việc tạo ra những cảnh chiến đấu, cảm hứng Kubo còn đến từ nhạc rock. Trong khi nghe nhạc, ông đã tưởng tượng cuộc chiến đấu với âm nhạc đó và sau đó ông cố gắng tìm thấy những góc tốt nhất để tạo ra những cảnh hay nhất. Ông còn cố gắng để vẽ các chấn thương rất là thật để làm cho người đọc cảm nhận được nỗi đau mà nhân vật đang cảm thấy. Kubo cũng thú thật rằng ông đôi khi cảm thấy buồn chán trong khi phác thảo các nhân vật và có xu hướng thêm vào một vài câu chuyện cười để làm cho nó hài hước hơn. Đoàn Hạnh tổng hợp >>> Tìm hiểu thêm: Jack Kirby – Họa sĩ truyện tranh lừng danh của Marvel 

lớp vẽ cho trẻ em

Chiều ngày 4/6, Lớp học vẽ manga căn bản khóa 3 đã chính thức khai giảng tại cơ sở 2 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM). Đến với lớp học vẽ, các bạn nhỏ được tìm hiểu về khái niệm Silhouette (vẽ bóng đen) trong truyện tranh. Ngay sau khi tìm hiểu khái niệm bằng lý thuyết, các bạn đã bắt tay vào thực hành bằng các hình vẽ từ đơn giản đến nâng cao. Điều này giúp cho các bạn nhỏ dễ dàng nắm vững kiến thức lý thuyết vừa học và cảm thấy hứng thú hơn. Không những vậy, xen giữa bài học, các bạn nhỏ còn được tham gia thi đấu, thử tài lẫn nhau qua những trò chơi mà giảng viên đưa ra. Tham gia những cuộc thi nhỏ này, các bạn không chỉ nhận được những viên kẹo nhỏ mà còn giúp bản thân tự tin vẽ vời và giao lưu với các bạn cùng lớp. Mỗi buổi học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình luôn mang đến rất nhiều niềm vui cho các bạn nhỏ. Kết thúc mỗi buổi học, các bạn sẽ cất giữ và mang về nhà rất nhiều điều bổ ích như kiến thức về vẽ truyện tranh, sự hứng thú với khoa học ánh sáng – màu sắc và quan trọng nhất là có những người bạn mới trong mùa hè rạo rực này. Hãy chờ đợi xem, các bạn nhỏ sẽ khám phá những bí mật nào về truyện tranh ở những buổi học tiếp theo nhé! Cùng nhau vẽ nên ước mơ của mình nhé các bạn! ———————————— Để tạo điều kiện phù hợp cho các bạn nhỏ có thể tham gia lớp học vẽ manga căn bản, ngoài giờ học của khóa 3, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức thêm khóa 4 và khóa 5 như sau: [spacer] LỚP VẼ MANGA / COMIC CĂN BẢN – Khóa 4 Lịch học: 9:00 – 11:00 (Thứ 7 – Chủ nhật) Khai giảng: 18/06/2016 [spacer] LỚP VẼ MANGA / COMIC CĂN BẢN – Khóa 5 Lịch học: 14:00 – 16:00 (Thứ 7 – Chủ nhật) Khai giảng: 25/06/2016 Tập thể giảng viên, nhân viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình hân hạnh được đồng hành cùng quý phụ huynh và các bé.  Đặng Hiền

Học vẽ manga những điều cần biết về phối cảnh

“Tôi gặp khó khăn khi vẽ background” “Dựng cảnh nền là muôn vàn đau khổ” “Tôi thậm chí còn không biết vẽ bối cảnh thế nào” “Tôi không thể vẽ cảnh nền mà không bị méo mó” Đây là những lời phàn nàn thường nghe từ các bạn trẻ mới bắt đầu bước vào con đường học vẽ Manga. Với Học vẽ Manga – Những điều cần biết về phối cảnh, người đọc sẽ nắm bắt được khái niệm, hình khối và không gian để dựng cảnh sao cho sinh động. Bên cạnh đó, cuốn sách sẽ giới thiệu cho người đọc các kỹ thuật phối cảnh dùng trong vẽ Manga hoặc vẽ minh họa sách. Đồng thời hướng dẫn các phương pháp làm chủ sự hiện diện và hình khối khi thể hiện một câu chuyện trên mặt giấy. Các bố cục có thể hiện phối cảnh tức là có thể hiện chiều sâu và không gian. Các nhân vật là các vật thể thuộc không gian 3 chiều và cảnh nền hay background sẽ là một hình thể lớn trong thế giới 3 chiều gọi là “khoảng không” mà các nhân vật tồn tại trong đó. Vẽ manga và vẽ minh họa không phải là môn Vẽ kỹ thuật. Chắc chắn sẽ cần một mức chính xác nhất định khi vẽ các đường song song hoặc các đường trục dọc thẳng. Tuy vậy cũng có những lúc điểm hội tụ nằm hơi xê xích, đường chân trời sẽ cong hoặc đường trục dọc sẽ hơi xiên để tạo những hiệu ứng thị giác đặc biệt. Đó mới chính là Hội họa. Các phương pháp học vẽ phối cảnh trong Manga, minh họa hoặc hoạt hình thực chất là các phương pháp được phát triển từ phối cảnh trong vẽ kỹ thuật nhưng được biến tấu để đem đến các cách thể hiện nhân vật, bố cục và hành động gây ấn tượng nhất nhằm chuyển tải thông điệp từ tác giả đến bạn đọc. Cuốn sách này được xuất bản nhằm giúp bạn trả lời một cách đầy đủ nhất câu hỏi “Tôi vẽ cái này như thế nào”. Sau khi đã đọc và hiểu rõ cuốn sách, bạn sẽ thấy mình chú ý hơn đến các đường nét sàn nhà và tường mà trước giờ bạn ít để ý, và từ đó không gian mà bạn thể hiện trong bố cục khi vẽ sẽ mở rộng hơn. Hãy dùng quyển sách này như một sổ tay hướng dẫn các kỹ thuật vẽ nhân vật và cảnh nền phù hợp với phối cảnh thông thường và tạo ra những bố cục sinh động có chiều sâu. >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Dạy vẽ phối cảnh truyện tranh, hoạt hình 

Sách hướng dẫn vẽ người

Tập sách trình bày phương pháp vẽ dành cho học viên chuyên ngành hoạt hình, vẽ truyện tranh, thiết kế game,… cũng như trình bày lại những vấn đề cơ bản nhất của môn tạo hình. Quá trình vẽ được trình bày sao cho dễ vận dụng vào nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. Việc suy nghĩ rộng ra khỏi phạm vi đề tài mà bạn đang vẽ, hay tập luyện phương pháp tư duy theo trình tự sẽ giúp bạn mở ra nhiều lối đi trên con đường nghệ thuật, vốn có chung các nền tảng cơ bản. Phương pháp vẽ chủ yếu xoay quanh việc sử dụng đường nét, dựng hình khối, và sự đơn giản hóa các cấu trúc giải phẫu học – những nguyên tắc cơ bản để dựng một hình khối người tồn tại được trong không gian. Mặc dù vẽ đường viền, tạo đậm nhạt và diễn tả cảm xúc là thành phần quan trọng, nhưng chúng không được ưu tiên trong phương pháp vẽ cụ thể này. Khi bắt đầu, hãy nhớ rằng, nội dung của từng chương sẽ được dùng để xây dựng các chương tiếp theo. Vận dụng chúng vào các bức vẽ của bạn. Đồng thời, bảo đảm trình tự các bước khi vẽ, nắm rõ mục đích của mỗi giai đoạn trước khi chuyển qua bước kế tiếp, bạn sẽ tiến bộ rất vững chắc. Cuốn sách này không chỉ là việc vẽ hình người mà đó là sử dụng hình người như một cái cớ để hướng dẫn cách vận dụng các nguyên lý cơ bản khác nhau ứng dụng vào các lĩnh vực nghệ thuật. Hy vọng cuốn sách sẽ trở thành một tài liệu nghiên cứu môn vẽ hình, cũng như một sự giới thiệu về cơ thể người, sự đơn giản hóa các kiến thức và kỹ năng thể hiện để có thể áp dụng chúng vào nhiều chuyên ngành khác như Digital Painting.  Tài liệu lưu hành nội bộ dành cho học viên ngành Họa sĩ vẽ truyện tranh, Họa sĩ hoạt hình khi bước vào các học kỳ nâng cao tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. THÔNG TIN CHUNG: VẼ NGƯỜI: TẠO HÌNH VÀ KHÁM PHÁ Danh mục Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Tác giả: Micheal Hampton Dịch giả: Th.s – Họa sĩ Lê Thắng Số trang: 236 Nội dung – Vẽ bắt dáng người   – Tám bộ phận trên cơ thể – Khối và sự cân bằng – Đối xứng và bất đối xứng – Đường tiết diện – Cột sống – Lồng ngực và khung chậu – Tư thế lưng chừng – Tinh lọc đường nét – Xây dựng câu chuyện – Sự rút ngắn khi vẽ bắt dáng – Phân bổ trọng lượng cơ thể – Khối đặc và sự liên kết – Giải phẫu tạo hình – …. >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Siêu phối cảnh – Bí quyết dành cho các họa sĩ 

Siêu phối cảnh

Là phần nối tiếp của cuốn sách Phối cảnh dành cho họa sĩ truyện tranh, Siêu phối cảnh – Bí quyết dành cho các họa sĩ sẽ mang đến cho bạn những kiến thức và kỹ năng với cấp bậc khó hơn trong phối cảnh. Cuốn sách này sẽ giúp bạn khám phá những bí mật về đường cong phi tuyến, hình khối trụ, ống kính mắt cá, phương pháp dựng cảnh ba chiều và các thủ thuật hội họa khác, giúp cho nét vẽ của bạn vươn ra bên ngoài trang giấy.  Điều đặc biệt, đây không phải là một cuốn sách chỉ toàn chữ và những lý thuyết khó nhằn. Cuốn sách này được trình bày như một cuốn truyện tranh với những khung truyện và cốt truyện gắn kết. Tác giả sẽ vào vai người hướng dẫn, giải đáp cho anh bạn Mugg về những kiến thức của phối cảnh. Qua đó, cuốn sách sẽ giúp bạn như được trao đổi với tác giả, cùng tác giả bước vào thế giới của phối cảnh. Tài liệu lưu hành nội bộ dành cho học viên ngành Họa sĩ vẽ truyện tranh, Họa sĩ hoạt hình khi bước vào các học kỳ nâng cao tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Bên cạnh đó, cuốn sách này còn có thể mang đến những kỹ năng bổ ích cho các học viên chuyên ngành Digital Painting.  THÔNG TIN CHUNG SIÊU PHỐI CẢNH – BÍ QUYẾT DÀNH CHO CÁC HỌA SĨ Tác giả: David Chelsea Dịch giả: Phan Hoàng Số trang: 172 Nội dung: Chương 1: Những điểm hội tụ đặc biệt Chương 2: Phối cảnh biến dạng: Nghệ thuật phối cảnh kỳ ảo Chương 3: Bóng đổ và ánh sáng Chương 4: Phân chia vùng không gian Chương 5: Các góc siêu rộng Chương 6: Phối cảnh mắt cá Chương 7: Phối cảnh khối trụ Chương 8: Phép vẽ song song Chương 9: Hình phản chiếu Chương 10:  Phối cảnh trên máy tính Thuật ngữ được sử dụng trong tài liệu >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Dạy vẽ phối cảnh truyện tranh, hoạt hình 

tạo hình và phối cảnh

Bạn là một họa sĩ vẽ truyện tranh hay một nhà làm phim hoạt hình? Bạn muốn kể một câu chuyện bằng những khuôn hình, bức vẽ nhưng không biết cách để sắp xếp những ý muốn thể hiện như thế nào? Hoặc bạn là một họa sĩ Digital Painting muốn tìm cách sắp xếp các nét vẽ thành một bức tranh ý nghĩa có bố cục rõ ràng? “Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện” sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó. Khi đọc cuốn sách này có nghĩa là bạn đang bước vào một khoa học cao cấp về nghệ thuật kể chuyện bằng thị giác. Bạn sẽ tìm ra được cách thu hút người nghe, người xem vào câu chuyện của mình. Khi vẽ storyboard hay dàn chuyện bằng hình ảnh đó là lúc chúng ta thực hành một bài tập kể chuyện, khác với trình diễn một tiết mục cho một show diễn nào đó. Nếu hình vẽ không được thực hiện để diễn tả một mục đích, ý nghĩa nó sẽ đẩy người xem ra khỏi diễn tiến câu chuyện, làm cho người xem bối rối vì họ đang nhìn vào những nét bút trên giấy, chứ không phải đang trải nghiệm khi theo dõi một câu chuyện và các nhân vật bên trong đó. Không nên để khán giả mắc kẹt vào một khuôn hình nào đó bởi bức vẽ trong khuôn hình rất đẹp nhưng lại không có ý đồ gì phục vụ cho câu chuyện Trong cuốn sách này chúng ta sẽ nói về ngôn ngữ của nghệ thuật và cách sắp xếp bố cục trên khuôn hình và mục đích của từng khuôn hình. Khi nắm rõ các lý thuyết này, câu chuyện hình ảnh mà bạn kể sẽ được gắn kết, liên tục và có tính nhất quán. Điều này làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và thu hút người xem hơn. Bắt đầu đọc, bắt đầu vẽ và bắt đầu con đường sáng tạo của bạn. THÔNG TIN CHUNG: Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện Danh mục Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Tác giả: Marcos Mateu Mestre Biên dịch: Th.s – Họa sĩ Lê Thắng Số trang: 160 Nội dung: Chương 1: Cái nhìn chung về nghệ thuật dẫn dắt Chương 2: Vẽ và bố cục trên một khuôn hình đơn (phần cơ bản) Chương 3: Bố cục khuôn hình có mục đích Chương 4: Bố cục tạo ra sự liên tục Chương 5: Truyện tranh dài kỳ Phần 1: Nhân vật Phần 2: Khung truyện và trang truyện Một vài suy nghĩ sau cùng >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Dạy vẽ phối cảnh truyện tranh, hoạt hình 

sách dạy vẽ phối cảnh

Vẽ phối cảnh là một môn học mà cơ sở của nó là hình học. Nó diễn tả hình dáng đối tượng như chúng ta nhìn thấy chúng trong không gian, trong khi hình học lại diễn tả kích thước chính xác như nó vốn có. Xét về phương diện hình học, vẽ phối cảnh là ứng dụng của phép chiếu xuyên tâm, với tâm chiếu là mắt, đối tượng là hiện thực trước mắt, mặt phẳng chiếu là một tấm kính tưởng tượng đặt thẳng đứng ở khoảng giữa mắt và đối tượng, còn hình chiếu là những gì quan sát được qua tấm kính và được vẽ lại trên một mặt phẳng gọi là mặt tranh hay bản vẽ. Môn học Vẽ phối cảnh là kiến thức nền tảng quan trọng không thể thiếu đối với các bạn đang học vẽ truyện tranh, hoạt hình, kiến trúc sư và các nhà thiết kế trong nhiều lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật. Nó giúp họ nhìn đúng, vẽ đúng và có điều kiện xây dựng những tác phẩm có quy mô lớn. Lịch sử mỹ thuật đã minh chứng cho ta thấy rằng tất cả các bậc thầy về hội họa đều tinh thông các quy luật vẽ phối cảnh. Ngay cả khi các họa sĩ vẽ thuộc lòng như là một thói quen hay theo một lĩnh vực sở trường nào đó thì kiến thức vững chắc về luật phối cảnh sẽ cho tác phẩm của họ hoàn hảo hơn. Một điều dễ nhận thấy là trong tự nhiên, tất cả các vật thể đều có thể quy về trong một khối hình học cơ bản, chẳng hạn như một khối lập phương hay khối hộp chữ nhật. Mỗi họa sĩ cần có sự cảm nhận cần thiết về mối quan hệ giữa hình ảnh vật thể cần thể hiện với khối hộp bao quanh nó, dù họ không thực sự muốn vẽ khối hộp này. Đặc biệt khi vẽ tranh về phong cảnh, công trình kiến trúc thì kiến thức về phối cảnh là điều không thể thiếu. Vì thế, việc nắm vững phối cảnh các khối hình học cơ bản đối với một người họa sĩ là điều tối quan trọng Nếu một nhạc sĩ muốn sáng tác giỏi cần phải có kiến thức về nền tảng nhạc lý thì tương tự như vậy, người họa sĩ phải có kiến thức vững vàng về luật phối cảnh. Cuốn sách này sẽ giúp cho sinh viên các ngành nghệ thuật, các họa sĩ nắm bắt vấn đề này một cách căn bản, thấu đáo. THÔNG TIN CHUNG: VẼ PHỐI CẢNH (Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình) Tác giả: Phil Metzger Biên dịch: Viện Truyện tranh và Hoạt hình Số trang: 105 Nội dung: – Một số nguyên tắc cơ bản trong phối cảnh như nguyên tắc thu nhỏ, nguyên tắc hội tụ, nguyên tắc chồng lấp, nguyên tắc thể hiện sắc độ. Chương này sẽ đề cập đến các nguyên tắc mà các họa sĩ cần chú ý khi vẽ phối cảnh. – Một số sai lầm thường gặp khi không nắm vững luật phối cảnh trong quá trình vẽ. – Khái quát về trường nhìn trong phối cảnh – Vận dụng nguyên tắc thu nhỏ vào phối cảnh. Sự khác biệt khi nhìn 2 vật ở 2 vị trí khác nhau. – Khái quát về điểm tụ, điểm nhìn và đường tầm mắt trong phối cảnh – Tia nhìn trung tâm trong hình nón thị giác. – Phối cảnh vật thể chính diện và lệch diện – Mối quan hệ giữa mắt nhìn và đối tượng – Phương pháp đường chéo trong vẽ phối cảnh >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] 22 Nguyên tắc kể chuyện của Pixar 

phối cảnh truyện tranh

Thành phố, con người, cây cối, thác nước, xe hơi, bộ bài tây,… bất cứ thứ gì bạn thấy đều bị phối cảnh chi phối. Đối với truyện tranh và nghệ thuật fantasy, bạn đang vẽ cả thế giới, rất nhiều cảnh vật, nhân vật và vật thể trong trạng thái bị rút ngắn, đó là phối cảnh. Bạn cần phải biết rõ vật thể bạn vẽ. Tài liệu “Điểm tụ – phối cảnh dùng cho truyện tranh từ điểm khởi đầu” này có thể chạm tới nhiều vấn đề hơn những cuốn sách phối cảnh khác bởi vì truyện tranh và fantasy art đều có sơ sở là sự sáng tạo hơn là sự quan sát. Chúng ta sáng tạo ra những cảnh trên thế giới mà chưa ai từng thấy. Thông tin mà chúng ta đưa vào trang giấy đến từ trí tưởng tượng nhiều hơn là quan sát thực tế. Được viết bởi Jason Cheeseman – Meyer, một họa sĩ, người vẽ minh họa và sáng tác nội dung, ông đã sử dụng những kiến thức của mình về nghệ thuật, toán học, sư phạm và dĩ nhiên là cả truyện tranh, để tạo ra một hệ thống nghiên cứu lý thuyết và thực hành cho môn vẽ phối cảnh cong. Điểm tụ phối cảnh dùng cho truyện tranh từ điểm khởi đầu cung cấp hàm lượng kiến thức đa chiều. Khi đi qua các chương mục, làm theo các hướng dẫn tuần tự từng bước, thực hành, bạn sẽ dần nắm bắt được những kiến thức về phối cảnh, cách ứng dụng vào nghề vẽ truyện tranh. Nội dung chương sau tiếp nối các chương phía trước. Với tài liệu bạn sẽ có 95% lượng thông tin cần thiết cho bức vẽ của mình. Tài liệu này cũng đề cập đến một số “ảo thuật” cho 5% còn lại và chúng có thể sẽ hơi phức tạp. Nhưng “phức tạp” không có nghĩa là “nâng cao” hay “khó”. Những mẹo đó có thể giúp cho bức vẽ được thực hiện dễ dàng hơn mà không cần phải vẽ thử hay vẽ mò. Không cần phải ghi nhớ nhiều – bạn đã có cuốn sách này như một tài liệu tham khảo trên kệ sách và lấy nó xuống bất cứ khi nào cần thiết. THÔNG TIN CHUNG: ĐIỂM TỤ – PHỐI CẢNH DÙNG CHO TRUYỆN TRANH TỪ ĐIỂM KHỞI ĐẦU (Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình) Tác giả: Jason Cheeseman – Meyer Dịch giả: Th.s – Họa sĩ Lê Thắng Số trang: 175 Nội dung: – Chương 1: Phối cảnh là gì? – Chương 2: Phối cảnh một điểm tụ – Chương 3: Phối cảnh hai điểm tụ – Chương 4: Phối cảnh ba điểm tụ – Chương 5: Đừng chỉ là hình vuông – Chương 6: Phối cảnh năm điểm tụ – Chương 7: Phối cảnh bốn điểm tụ – Chương 8: Hòa hợp cùng nhau – Chương 9: Một số thủ thuật và cách xử lý sự cố >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện 

Mỗi một nghề nghiệp đều có bí quyết riêng để thành công. Và 51 bài tập thực hành dưới đây sẽ là “phép màu” dành cho họa sĩ hoạt hình mới vừa bước chân vào nghề. Một số bài tập tương tự được Viện Truyện tranh và Hoạt hình áp dụng giảng dạy ở bộ môn Moving Sketch. Học viên được học bộ môn Moving Sketch sau khi tích lũy đầy đủ các kỹ năng về Vẽ cơ bản, phối cảnh, nguyên lý thị giác, góc quay camera, biểu cảm nhân vật… Nếu bạn yêu thích nghề họa sĩ Hoạt hình, hãy tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2016 của Viện tại đây. Để download bộ 51 Bài tập thực hành này, bạn vui lòng nhập thông tin theo form bên dưới. Hệ thống sẽ tự động chuyển link download về email cho bạn. Chúc bạn thành công, Quỳnh Như (sưu tầm)

Viện truyện tranh và hoạt hình khai giảng khóa 3

Bạn đừng nói rằng “Tôi không thể” nếu như chưa thử qua. Bạn cũng đừng bảo “Tôi không dám” nếu bạn không muốn thực hiện nó. Bạn hãy thử một lần sống đúng với những gì bạn muốn, làm tất cả mọi thứ để sống với đam mê của mình. Và bạn ơi, nếu làm được như vậy, bạn là một người hạnh phúc.   Buổi lễ khai giảng đặc biệt dành riêng cho khóa 3 Sáng 21/4, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã chào đón các bạn học viên khóa 3 với buổi khai giảng đặc biệt mang tên “Lễ Nhập Viện”. Một câu chuyện mới bắt đầu với những học viên khóa 3 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Thạc sĩ Lê Thắng chia sẻ về phương pháp học tập tại CMA Đã qua 3 đợt tuyển sinh nhưng với mỗi đợt, Viện Truyện tranh và Hoạt hình đều có cảm giác hào hứng và hồi hộp mỗi khi được chào đón các bạn đến Viện, trở thành người bạn đồng hành trên bước đường thực hiện ước mơ của bạn.  Giới thiệu bản thân  Các bạn tân học viên khóa 3 đều có những câu chuyện riêng về bản thân. Có bạn gác lại chuyện học ở trường đại học để đến với ước mơ của mình. Có bạn quyết định chọn học làm phim hoạt hình tại CMA sau khi trải qua khóa học ở một trung tâm khác tại TPHCM. Một số bạn khác tạm gác công việc hiện tại để theo đuổi lý tưởng. Và đặc biệt hơn cả, có những bạn đến từ những mảnh đất xa xôi trên khắp đất nước như Phú Yên, Đà Nẵng, Cao Bằng,… để hội tụ tại TPHCM và mang niềm tin đặt tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Cùng nhau tham gia trò chơi  Bạn nghĩ chúng tôi chỉ biết học vẽ? Chúng tôi còn có thể làm nhiều thứ hơn  Hòa nhập cùng các bạn khóa trước Mỗi học viên đều có xuất phát điểm khác nhau nhưng họ đều có chung mục tiêu và ước mơ đó chính là được sống với đam mê của bản thân. Khoảng cách địa lý không cản được bước chân đến thành công của những họa sĩ trẻ đầy tiềm năng. Đam mê không thể “chết” ở một nơi làm việc, học tập không phù hợp với bản thân. Tất cả những câu chuyện của các bạn khóa 3 đều có thể gom chung trong một từ ĐAM MÊ. Có đam mê các bạn mới dám từ bỏ những công việc đang làm hàng ngày để đến với ước mơ cháy bỏng của mình. Có đam mê các bạn mới mạnh mẽ đến với Viện Truyện tranh và Hoạt hình dù có xa xôi, cách trở. Với đam mê đó, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tin rằng bạn đã sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn trên con đường thực hiện ước mơ. Có trải qua gian khổ, người ta mới có thể gặt hái những “quả ngọt” mà mình đã gieo trồng từng ngày qua. CMA không chỉ đơn giản là trường học. Chúng tôi còn là một gia đình  Đến với ngày Khai giảng, các bạn tân học viên khóa 3 chỉ mang đến “đam mê”, “niềm tin” mà các bạn dành cho nghề, dành cho Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Nhưng đối với Viện, chúng tôi chỉ cần bạn vẫn còn vẹn nguyên đam mê và niềm tin trên con đường đầy chông gai phía trước. Chỉ cần bạn đam mê, tin tưởng, Viện sẽ cùng bạn thực hiện ước mơ của bản thân. Chào mừng khóa 3 gia nhập Viện Truyện tranh và Hoạt hình! Chào mừng học viên khóa 3 gia nhập đại gia đình CMA  Hiền Đặng  

Trong không khí reo vui chào đón những ngày lễ lớn của đất nước: Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, Kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Viện Truyện tranh và Hoạt hình hân hoan chào đón các tân học viên đến dự Lễ khai giảng khóa 3, chương trình đào tạo dài hạn ngành Họa sĩ vẽ truyện tranh và Họa sĩ hoạt hình hệ Kỹ thuật viên và Trung cấp chuyên nghiệp. [spacer] Thời gian: 9:00 – 11:30 ngày thứ 5, 21/04/2016 Địa điểm: Cơ sở 1 – Viện Truyện tranh và Hoạt hình, 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TP. HCM [spacer] Đến với Lễ khai giảng lần này, các bạn tân học viên sẽ được giới thiệu về chương trình học tập chi tiết, phương pháp học tập và rèn luyện chuyên sâu tại Viện. Bên cạnh đó, buổi lễ còn là cơ hội để các bạn học viên và tân học viên làm quen, kết nối  với nhau để học tập và sáng tác sau này. Trong năm 2016, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tuyển sinh 400 chỉ tiêu các ngành Họa sĩ vẽ truyện tranh, Họa sĩ hoạt hình, Chuyên viên thiết kế game, Chuyên viên thiết kế đồ họa. Tiêu chí tuyển sinh Miễn thi đầu vào, học viên chỉ cần tốt nghiệp THPT. Tìm hiểu thêm tại đây.   Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

Giao lưu cùng họa sĩ Nguyễn Đức Hòa

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức chuyên đề Vẽ dáng động – Từ thực tế cuộc sống đến diễn hoạt hoạt hình dành cho các bạn yêu thích vẽ truyện tranh, hoạt hình và sáng tạo mỹ thuật. [spacer] THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ: VẼ DÁNG ĐỘNG – TỪ THỰC TẾ CUỘC SỐNG ĐẾN DIỄN HOẠT HOẠT HÌNH Trình bày: Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa Thời gian: 8:00 – 12:00 ngày 29/03/2016 Địa điểm: Phòng 602, lầu 6, Viện Truyện tranh và Hoạt hình Địa chỉ: 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM [spacer] NỘI DUNG CHI TIẾT: 1. Cấu trúc và chuyển động của các vật vô tri; 2. Cấu trúc bộ xương người và thú; 3. Cấu trúc bộ xương của các loài chim; 4. Bước đi của người, động vật và chim ở nhiều góc quay camera khác nhau; 6. Bước chạy của người, động vật và chim ở nhiều góc quay camera khác nhau; 7. Nhân vật được cách điệu và nhân cách hóa; 8. Chuyển động của chim bay bình thường và chim bay khi được nhân cách hóa; 9. Kết cấu và biểu hiện cảm xúc trên mặt nhân vật; 10. Hướng dẫn thực hành. [spacer] GIỚI THIỆU DIỄN GIẢ: Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa Năm sinh: 1957 – 1971 – 1976, học Trung cấp tại Cao Đẳng Mỹ Thuật Việt Nam ở Hà Nội; – 1976 – 1982, họa sĩ động tác hoạt hình (vẽ tay). Thời gian này, ông được học và làm việc với những chuyên gia đến từ Liên Xô và có 6 tháng làm phim hoạt hình tại Liên Xô; – 1984 – 1989, học Đại học tại ĐH Mỹ thuật Hà Nội; – 1989 – 1991, làm việc tại Cục Mỹ thuật, Bộ Văn hóa; – 1991 – 1992, thực tập sinh tại Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Pháp; – 1993 – 2000, Giảng viên ĐH Mỹ thuật TPHCM; – 2001 – 2013, trở về Hà Nội và hoạt động tự do; – 2013 – nay, định cư và làm việc tại Canada; Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa là người thiết kế toàn bộ trang phục cho 02 phim lịch sử cổ trang được chiếu nhân dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội: Trần Thủ Độ và Huyền Sử Thiên Đô (phim về cuộc đời của Lý Công Uẩn). Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa còn là một trong số rất ít những họa sĩ Việt Nam được đào tạo chuyên nghiệp về hoạt hình tại Châu Âu.

top 10 họa sĩ truyện tranh marvel

Marvel Publishing, Inc – thường gọi là Marvel Comics, hoặc ngắn gọn là Marvel, công ty chuyên xuất bản truyện tranh và các phương tiện thông tin liên quan. Hiện nay, Marvel là nhà xuất bản truyện tranh lớn nhất tại Mỹ, vượt xa đối thủ cạnh tranh lâu năm – DC Comics. Marvel sở hữu nhiều nhân vật siêu anh hùng nổi tiếng như Spider-Man, Iron Man, X-Men, Wolverine, Hulk, Fantastic Four, Captain America, các nhân vật phản diện như Doctor Doom, Green Goblin, Magneto, Galactus, Red Skull…Hầu hết các nhân vật của Marvel đều hiện diện trong thế giới gọi là Marvel Universe, với bối cảnh là các thành phố có thật như New York, Los Angeles và Chicago. Dưới đây là top 10 họa sĩ vẽ truyện tranh từng làm việc tại Marvel – những người được cho là chưa bao giờ thất bại trong việc khiến cả thế giới sững sờ, yêu thích, ngưỡng mộ. Hơn thế nữa, họ chính là yếu tố chính làm nên thành công vang dội của Marvel. [spacer] 10. Tim Bradstreet: [spacer] Năm 1990, cùng với sự nổi tiếng của quyển Dragon Chiang, Tim Bradstreet được biết đến với vai trò họa sĩ trang bìa. Tim Bradstreet gây ấn tượng với bằng nét vẽ gan góc, mạnh mẽ, ông sử dụng sự đối lập tuyệt đối để làm nổi bật tác phẩm của mình. “Noir”, “MAX”, “Welcome Back, Prank” là những phiên bản trang bìa gốc trong series Punisher (Kẻ trừng phát) đã khiến người hâm mộ không thể ngừng nhắc đến tên ông trong suốt những năm về sau. [spacer] 9. Steve McNiven: [spacer] Steve McNiven là hoa sĩ truyện tranh người Canada. Khởi nghiệp tại công ty giải trí truyện tranh GrossGen, nổi tiếng với series Meridinan, Sigil và Mystic. Khi Steve McNiven bắt đầu làm việc cho Marvel, tên của ông bắt đầu được đặt bên cạnh sự thành công của các tác phẩm “bom tấn”: Spider – Man (Người Nhện), Wolverine (Người Sói), The Fantastic Four (Bộ tứ siêu đẳng) và Captain America (Biểu tưởng của nước Mỹ). [spacer] 8. Jae Lee: Jae Lee – họa sĩ truyện tranh người Mỹ gốc Hàn, được biết với các tác phẩm minh họa truyện như Hellshock, The Inhumans và The Dark Tower: Gunslinger Born, Batman, Before Watchmen, DarknessL Prelude, The Incredible Hulk, X-Factor,…Jae Lee làm việc ở nhiều đơn vị khác nhau: Marvel, DC Comics, Image Comics. [spacer] 7. David Finch: Năm 1994, David Finch khởi nghiệp tại Image Comics với series Cyberforce. Năm 2002, David Finch bắt đầu làm việc tại Marvel, trong khoảng thời gian 8 năm, David Finch đã minh họa cho hàng loạt các ấn phẩm như: Avengers, Ultimate X-men và Moon Knight. David nổi tiếng với cách tạo hình các nhân vật cơ bắp rắn chắc, khỏe mạnh. Hình tượng “Wonder Woman” đã gắn liền với tên tuổi của David Finch. [spacer] 6. John Buscema: [spacer] John Buscema là họa sĩ truyện tranh lựa chọn phong cách cổ điển, phong cách của sự cường điệu, phóng đại. Ông cũng chính là một trong những họa sĩ chủ chốt của hãng Marvel. John Buscema Được biết đến là người đã chăm chút tạo hình cho các nhân vật trong tác phẩm: The Avengers, The Silver Surfer, Fantastic Fourm, Thor, Tarzan, Conan the Barbarian,… [spacer] 5. John Romita Sr và con trai: [spacer] [spacer] John Romita Sr. sinh năm 1930, sau loạt truyện Famous Funnies phát hành vào năm 1949, Romita bắt đầu trở thành đối tượng mà các nhà sản xuất muốn cộng tác. The Amazing Spider-Man được xem là tác phẩm “để đời” của ông. Một số bộ truyện tranh nổi tiếng có sự đóng góp của ông: Black Panther, Dare devil, Dazzler, The Amzing Spider-Man, Avengers, Eternals, Ghost Rider, Heroes for Hope,… Con trai ông – John Romita Jr. cũng là một họa sĩ truyện tranh tài năng. John Romita Jr. tham gia vẽ các tác phẩm như Thor, X-Men, Iron Man và Daredevil,… [spacer] 4. Jack Kirby: [spacer] Jack Kirby sinh năm 1917, tên thật là Jacob Kurtzberf là biên tập viên kiêm họa sĩ truyện tranh. Jack Kirby thường được vinh danh là bộ mặt của Marvel trong thời điểm hiện tại. Không có gì là quá đáng khi cho rằng, nếu không có Jack Kirby thì cũng chẳng có Hulk, Thor, Captain American, X-men, Fantastic Four, hoặc Avengers. Sau khi qua đời ở tuổi 76, tên ông được vinh dự đặt cho giải thưởng Kirby Awards và Jack Kirby Hall of Fame. [spacer] 3. Todd McFarlane: [spacer] [spacer] Vào những năm 1980, sự xuất hiện của Todd McFarlane được ví như một ngôi sao của Marvel. Sự nổi tiếng của Todd McFarlane gắn liền với sự xuất hiện của Venom – kẻ ác “khổng lồ” oanh tạc các bản xếp hạng doanh thu thế giới. Spawn – bộ truyện đình đám ra đời sau khi tách khỏi Marvel để kinh doanh riêng đã trở thành một “quả bom” cho thị trường truyện tranh. Khi doanh số Spawn đạt mức 17 nghìn bản cho 1 tập, cũng là lúc McFarlane đứng ở đỉnh cao nhất của sự nghiệp. Ngày nay, Todd Mcfarlane được biết đến là người sáng lập McFarlane Toys, kiêm chủ tịch công ty Image Comics. [spacer] 2. Steve Ditko: [spacer] [spacer] Nếu bạn là một fan hâm mộ cuồng nhiệt của “Spider-Man” thì chắc chắn phải cảm ơn họa sĩ Steve Ditko – người được xem là cha đẻ của nhân vật này. Bên cạnh Spider-Man, Steve Ditko đã tham gia trong việc sản xuất các tác phẩm nổi tiếng không kém: Amazing Adventures, World of Fantasy, Speedball, Phantom, Rom Spaceknight, Marvel Super Heroes, Strangge Tales. [spacer] 1. Alex Ross: [spacer] [spacer] Trong cuộc đời của mình, Alex Ross từng vẽ rất nhiều nhân vật anh hùng, và ông cũng xứng đáng trở thành một trong số họ. Những nhân vật được vẽ một cách sống động như

chinh sua anh thanh manga

Bài viết này sẽ “mách” bạn cách thức “hô biến” những bức ảnh người thật thành những nhân vật manga sinh động và dí dỏm. Điều đầu tiên bạn cần có là phần mềm photoshop đã được cài đặt vào máy. Thứ hai là tấm hình “đắt giá” nhất của bạn, và nhớ là file ảnh phải có chất lượng thật tốt nhé. Còn bây giờ thì chúng ta bắt tay vào thực hiện thôi nào. Bước 1: Mở file ảnh gốc bằng phần mềm photoshop Sau đó, bạn tiến hành nhân đôi layer Background bằng tổ hợp phím Ctrl + J hoặc vào Layer -> Chọn Duplicate Layer Bước 2: Tiếp theo tìm đến bộ lọc Filter – Liquify. Trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn cần phải chú ý mình nên làm gì để tạo ra một hình ảnh có phong cách manga. Nếu thường xuyên xem manga, bạn sẽ dễ dàng nhận ra đặc điểm của một nhân vật là mắt to, mũi nhỏ với một khuôn mặt “bánh bao” và cằm nhọn, thon. Đây chính xác là những gì bạn cần phải thực hiện với bộ lọc Liquify, lời khuyên là bạn nên dùng brush size lớn khi tiến hành, vì hình của bạn có độ phân giải cao, nếu dùng size brush quá nhỏ có thể khiến một số vị trí không đều nhau. Công cụ trong Liquify được sử dụng nhiều tại bài hướng dẫn gồm: Bloat Tool giúp cho mắt to hơn, Pucker Tool làm mũi và miệng nhỏ lại, Forward Warp Tool thay đổi vị trí mũi và làm gọn cằm, Reconstruct Tool cho phép khôi phục hình dạng ban đầu nếu gặp sai sót. Bước 3: Bắt đầu với việc chỉnh sửa đôi mắt Như đã nói ở trên, bạn cần phải dùng kích cỡ brush lớn để chỉnh sửa chính xác hơn. Tuy nhiên bao nhiêu là đủ? Điều đó còn tùy thuộc vào độ phân giải của bức ảnh. Ở đây, tốt nhất bạn nên cho kích cỡ brush lớn hơn mắt của nhân vật trong ảnh. Bên phải cửa sổ làm việc có thiết lập cho Brush (kích thước, mật độ…). Khi sử dụng công cụ Bloat Tool giúp làm to mắt, mỗi lần click chuột trái lên mắt tại cùng một vị trí, bạn sẽ thấy kích thước con mắt tăng dần lên đồng thời tròn đều ra. Ngoài ra, để thuận tiện hơn bạn có thể nhấn phím tắt “]”; giảm kích thước Brush nhấn phím tắt “[”. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp – con đường tốt nhất để thành công với nghề họa sĩ truyện tranh Bước 4: Chỉnh sửa phần miệng. Để miệng của nhân vật trông giống như manga, cần phải khiến cho chúng nhỏ và thanh mảnh. Để thực hiện điều này, bạn sử dụng công cụ Pucker Tool, tăng kích thước sao cho lớn hơn miệng của nhân vật. Thiết lập Brush Rate khoảng 30, Brush Density khoảng 50. Bắt đầu “đánh” vào phần góc môi và phần trung tâm. Tiếp tục, bạn dùng công cụ Forward Warp Tool để click và kéo các góc của miệng, làm chúng hẹp và thanh thoát hơn. Bước 5: Xử lý cho mũi nhỏ hơn (Thực hiện tương tự phần miệng và mắt). Nếu đến bước này, bạn đã hoàn toàn cảm thấy hài lòng về mắt và môi, lời khuyên là bạn nên làm thêm một động tác nữa trước khi bắt tay vào chỉnh sửa phần mũi, đó là Duplicate Layer thêm một lần nữa để phòng trường hợp gặp rắc rối trong chỉnh sửa. Với chiếc mũi, bạn dùng kỹ thuật giống như khi dùng với miệng để làm mũi thanh mảnh hơn. Dùng Forward Warp Tool tùy ý để có thể cân chỉnh vị trí và lúc này bạn cần thêm size brush nhỏ để chỉnh sửa chi tiết ở sát mắt và mũi được chính xác. Bước 6: Tạo hình cho phần đầu nhỏ hơn Các bạn nên dành thời gian trau truốt, giúp phần nửa dưới của đầu nhỏ hơn và tròn, phần cằm thì nhọn hơn. Công cụ gồm Forward Warp Tool, dùng Brush với kích thước lớn để di chuyển các bộ phận trên khuôn mặt. Cố gắng giữ được hình dạng của tóc, không làm chúng quá lớn nếu không muốn lộ khuyết điểm. Muốn tránh điều này, bạn hãy giảm thông số Brush Density xuống thấp cho phù hợp. Tip cho bạn là khi đã ưng ý với kết quả, bạn nên dùng Spot Healing Brush để xóa những khiếm khuyết trên khuôn mặt của nhân vật nếu có. Hãy nhớ rằng, cứ sau mỗi bước làm, bạn nên nhân đôi layer đó lên một lần sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong mỗi bước tiếp theo. Bước 7: Retouch để có một bức hình lung linh hơn Đến đây thì phần chỉnh sửa khuôn mặt căn bản đã hoàn thành, nhưng để hình của bạn trông có vẻ “manga” hơn cần có sự trợ giúp từ hiệu ứng màu sắc. Bạn có thể giảm nhẹ độ đậm của màu sắc bằng cách dùng: Channel Mixer trong Layer > Adjustment Layer với Opacity vào khoảng 45. Sau đó mở Color Balance trong Layer > Adjustment Layer > Color Balance, bạn tăng thêm một chút vàng cho kênh Midtones và Highlights, một chút xanh Cyan cho kênh Shadows. >>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học làm phim hoạt hình 3D theo định hướng điện ảnh Bước 8: “Đánh bóng” đôi mắt Bước này sẽ khiến cho đôi mắt thêm phần long lanh và thu hút sự chú ý của người xem, đồng thời nhằm che khuất những khuyết điểm khác (nếu có). Tạo ra một layer mới nằm trên cùng (phím tắt Ctrl + Shift + N). Vào Edit > Fill, thiết lập thông số tương ứng. Kích hoạt công cụ Dodge Tool và Burn Tool Bạn

Phác họa khối và cơ bắp của cơ thể người rất cần thiết cho tạo hình nhân vật. Để phác họa một cách chính xác và theo ý muốn của mình, người học vẽ bắt buộc phải có một chút kiến thức về y học, cụ thể là giải phẫu học.  Việc phác họa cơ bắp không hề dễ, bởi lẽ từng bộ phận đều chứa hàng chục, hàng trăm chi tiết khác nhau về cấu trúc. Hơn nữa, xương và cơ bắp là những cơ quan chức năng quan trọng của con người, vị trí của chúng thay đổi theo từng cử động của cơ thể. Điều này gây khó khăn cho việc phác họa chúng. Trong quá trình dạy vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, học viên ngành truyện tranh, hoạt hình được học bộ môn Vẽ người – Human Sketch từ học kỳ thứ 3, sau khi đã trải qua các bộ môn vẽ cơ bản khác Xương, cơ bắp là gì? Để phác họa một cách chính xác nhất, chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi “cơ bắp là gì?”. Cơ bắp được cấu tạo từ “sợi”. Cơ bắp và xương chịu trách nhiệm trong việc giúp con người di chuyển, hành động bằng cách gắn chặt với xương và dây gân hoặc dây chằng. Vì thế, bất cứ một cử động nào của bạn đều là “thành quả lao động’ của cơ bắp và xương. Xác định rõ ràng cấu trúc, chức năng của loại cơ bắp bạn muốn phác họa. Từng vị trí trên cơ thể người sẽ hiện hữu một loại cơ bắp khác biệt. Thậm chí nếu cùng một loại cơ bắp thì khi “giúp sức” cho cơ thể hoạt động, chúng sẽ thay đổi những cách khác nhau.  Quan sát hai bức ảnh trên bạn sẽ dễ dàng thấy được, cùng một loại cơ bắp, cùng một vị trí, nhưng khi thay đổi góc nhìn thì nó trở thành ba bức phác họa khác nhau hoàn toàn. Cách tốt nhất để phác họa một cách chính xác đó là vẽ từ mô hình hoặc hình ảnh của người thật. Song song đó là nghiên cứu các cuốn sách thiên về giải phẫu học. Khi bắt đầu vẽ, hãy quan sát chức năng cơ bản của hầu hết các cơ bắp trên cơ thể con người. Khi nói đến cánh tay và chân, và ngay cả những động tác sử dụng cả cơ thể. Có rất nhiều loại cơ bắp trên cơ thể của bạn. Chúng không hoạt động độc lập, thậm chí sẽ “phối hợp” một cách “đối nghịch” với nhau. Ví dụ: Các cơ bắp ở phía ngoài bàn tay ( mu bàn tay) giúp ngón tay căng ra, còn các cơ bắp phía bên trong thì giúp ngón tay cong lại. Tiến hành nào ! Bước 1: Đầu tiên hãy vẽ một hình tròn làm ngực nhân vật. Vẽ một hình oval nối vào phía trên hình tròn và một hình tam giác ở phía dưới hình tròn, hai hình mới vẽ phải nối liền với ngực bằng một đường thẳng ngắn. Chúng là đầu và vùng xương chậu của nhận vật. Tiếp theo vẽ hai đường thẳng dọc xuống bắt đầu từ vùng xương chậu, dùng hai đường thẳng nhỏ đánh dấu xương đầu gối của nhân vật. Vẽ một đường vòng cung cho để làm cánh tay, sau đó vẽ vào đó hai hình tròn tương ứng với bàn tay. Bước 2: Làm nhạt bớt một số đường vẽ ở bước 1, như trong hình dưới đây. Sau đó, vẽ một hình ngũ giác cho phần đầu. Nối ngực và phần xương chậu bằng 4 nét vẽ, đồng thời tạo cho phần ngực dạng khối lục giác. Bước 3: Đầu tiên hãy vẽ cơ bắp ở hai bắp tay, bắp chân của nhân vật. Chú ý nối phần cơ bắp vừa vẽ vào các phần còn lại. Bắp tay nối vào phần đầu. Bắp chân thì nối vào vùng xương chậu. Có một điều bạn thật sự phải cẩn thận khi vẽ cơ bắp ở tay, đó là phần cơ bắp phía trên vai cần chia làm hai phần. Một đại diện cho bắp tay, một là phần cơ bắp ở vai. Cơ bắp ở chân thì dễ dàng hơn, hãy phác họa chúng như một ngôi nhà, nhưng nhớ chú ý đến vị trí và kích thước của chúng. Bước 4: Giờ thì bắt đầu hơi phức tạp rồi nhé, hãy bắt đầu với cơ bắp ở chân trước, vẽ cẳng chân bằng hai đường gấp khúc, sau đó vẽ một hình tam giác cho bàn chân. Đến cơ bắp ở tay, lần này sẽ có khá nhiều nét khác nhau, hãy cẩn thận nhé. Bật mí một mẹo nhỏ cho bạn, đó là hãy vẽ bàn tay trước. Như thế bạn sẽ không phải lo lắng về sự tương ứng về kích thước của các cơ bắp. Tiếp đó vẽ một đường gợn sóng thể hiện mặt trong cẳng tay, vẽ một góc rộng cho phần ngoài cẳng tay và cùi chỏ. Bước 5: Phù !!! Phần bên ngoài cơ bản đã xong rồi, giờ chúng ta bắt đầu vẽ vào bên trong nhé. Hãy bắt đầu từ phần ngực của nhân vật. Hãy vẽ một đường thẳng từ cổ xuống phần xương chậu. Sau đó thêm vào các đường vẽ có dạng giống chữ “w”. Cuối cùng hãy dùng hai đường gấp khúc và một đường tròn cho ổ bụng. Bước 6: Tập trung nhé, sắp hoàn thành rồi này. Bắt đầu với những đường cong phía dưới cánh tay, sau đó đến bắp tay. Hãy chú ý liên kết các đường cong vừa vẽ với những đường vẽ ở ngực, cẳng tay trước đó. Phần chân thì đơn giản hơn nhé, chỉ cần vẽ hai đường thẳng dạng chữ “x” lớn. Bước 7: Đây là đoạn “tiền kết thúc”

10 lợi ích khi học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình

[spacer] + Menu (click thu gọn) 1. Khai phóng trí tuệ – tự do sáng tạo 2. Miễn thi năng khiếu 3. Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp 4. Tổng thời lượng học tập dài gấp đôi chương trình Đại học 5. Phương pháp giảng dạy, giáo trình độc quyền & duy nhất 6. Tự tay làm ra tác phẩm, phát hành toàn quốc ngay trong quá trình học 7. Nhiều chương trình kết nối quốc tế 8. Thực hành trên bảng vẽ điện tử 9. Học bổng & các chính sách học phí 10. Việc làm ngay trên ghế giảng đường & sau khi tốt nghiệp [spacer] 1. Khai phóng trí tuệ – tự do sáng tạo: – Với vai trò là đơn vị tiên phong nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) xây dựng chương trình học đa dạng theo từng lộ trình cụ thể để học viên có thể phát huy tốt nhất trí tuệ, năng lực sáng tạo với nhiều phong cách khác nhau. [spacer] 2. Miễn thi năng khiếu: Khác biệt hẳn với nhiều trường, trung tâm đào tạo đang hoạt động, Viện Truyện tranh và Hoạt hình quan niệm năng khiếu chỉ chiếm 1% thành công, 99% còn lại nằm ở quá trình rèn luyện chăm chỉ của học viên. Chính vì vậy, học viên đăng ký học tại Viện sẽ không phải thi năng khiếu đầu vào. >>> Tìm hiểu thêm: Chỉ tiêu tuyển sinh 2018 [spacer] 3. Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp: Chương trình đào tạo của Viện được thực hiện dựa theo nhu cầu nhân lực thực tế của các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Theo nhu cầu nhân lực đó, Viện thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, họp chuyên môn giữa giảng viên và đại diện doanh nghiệp để cải tiến chương trình, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp nhất. Hiện tại, học viên theo học tại Viện với thời lượng 40 – 48 giờ/tuần và áp lực bài tập như các họa sĩ thực thụ đang làm việc bên ngoài. Những trải nghiệm thực tế ngay trên giảng đường sẽ giúp học viên không phải bở ngỡ khi làm việc chính thức. [spacer] 4. Tổng thời lượng học tập dài gấp đôi chương trình Đại học: Đặc thù đào tạo dựa theo nhu cầu doanh nghiệp, thời lượng học tập tại Viện là một thử thách đối với bất kỳ học viên yêu thích các ngành nghề này. Cụ thể, thời lượng dành cho các bộ môn tại Viện từ 5300 – 6400 tiết học liên tục chưa kể thời gian tự học và thực hiện các bài tập về nhà. Đặc biệt, đối với một số bộ môn quan trọng đặc biệt với nghề như Basic Sketch, Human Anatomy, Human Drawing, Animal Drawing, Phối cảnh, Khoa học màu sắc… tùy theo mức độ tiếp thu kiến thức của học viên, Viện sẽ có phương pháp điều chỉnh, tăng thêm thời gian học để học viên có đủ thời gian “thẩm thấu”. Học viên sẽ không phải đóng thêm bất kỳ khoản phí nào cho thời gian học tập bổ sung này. [spacer] 5. Phương pháp giảng dạy, giáo trình độc quyền & duy nhất: Phương pháp giảng dạy thực tế theo nhu cầu doanh nghiệp, không hàn lâm, nặng tính nghiên cứu như môi trường đại học. Giáo trình tại Viện được chuyển giao kinh nghiệm và nâng cấp liên tục từ các doanh nghiệp, trường đối tác như: Phan Thị, Osaka Sogo College, Nippon Design…Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên tại Viện ngoài thời gian giảng dạy sẽ tập trung vào việc biên soạn giáo trình chuyên ngành với gần 150 đầu sách tham khảo từ căn bản đến chuyên sâu. [spacer] [spacer] [spacer] 6. Tự tay làm ra tác phẩm, phát hành toàn quốc ngay trong quá trình học: Sở hữu những tác phẩm, sản phẩm thực tế được công chúng đón nhận luôn là thách thức với các trường Đại học. Ngược lại, việc sáng tạo tác phẩm và xuất bản ngay trong quá trình học tập là tiêu chí hàng đầu của học viên tại Viện. Song hành cùng với quá trình học tập, Viện hỗ trợ học viên trong việc phát triển ý tưởng, hình thành kịch bản và tiến đến việc xuất bản một tác phẩm hoàn chỉnh. Học viên được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí và không phải lo lắng các vấn đề khác như: Truyền thông, in ấn, phát hành… [spacer] 7. Nhiều chương trình kết nối quốc tế: Viện Truyện tranh và Hoạt hình khuyến khích học viên gửi tác phẩm tham dự các cuộc thi quốc tế để cọ xát và học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp nước ngoài. Bên cạnh các cuộc thi quốc tế, Viện thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ các trường, chuyên gia nước ngoài để tạo điều kiện du học, việc làm đa dạng cho học viên. [spacer] 8. Thực hành trên bảng vẽ điện tử & Phòng học chuyên dụng: Sau 02 – 03 học kỳ rèn luyện các kỹ năng học vẽ tay, học viên sẽ được thực hành và làm việc trên hệ thống bảng vẽ điện tử với cấu hình mạnh mẽ nhất hiện tại. Việc học trên bảng vẽ điện tử sẽ giúp học viên gia tăng năng suất lao động khi làm việc chính thức tại các doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu của Phan Thị – đối tác giảng dạy ngành truyện tranh tại Viện, “làm việc trên bảng vẽ điện tử giúp tăng năng suất lên đến 20 lần so với vẽ tay thông thường”. [spacer] [spacer] PHÒNG HỌC CHUYÊN DỤNG CHO HỌA SĨ: [spacer] 9. Học bổng & Các chính sách học phí:

tại sao kịch bản của họ thành công

Nhà biên kịch đại tài Paula Milne đã từng nói “Đừng cố viết một bộ phim mà chính bạn không muốn đi xem”. Vậy câu hỏi đặt ra cho hàng triệu nhà biên kịch đó là “Khán giả của tôi, họ muốn xem gì?” [spacer] Kịch bản là gì? [spacer] Trước khi trả lời cho câu hỏi tại sao đặt ra ở đầu bài, người viết xin phép quay về những định nghĩ cơ bản nhất về kịch bản và người biên kịch. Kịch bản là khâu đầu tiên và thiết yếu của việc sản xuất ra một tác phẩm truyện tranh, hoạt hình, điện ảnh… Là tiếng nói chung của cả một đội ngũ làm phim. Quan trọng hơn hết, kịch bản là câu chuyện bằng hình ảnh không phải để “kể” mà là để “xem”. [spacer] Biên kịch là gì? [spacer] Vậy còn biên kịch? Người tạo ra kịch bản được gọi là người biên kịch. Biên kịch gia giống như một họa sĩ, có khả năng “vẽ” mọi thứ bằng ngôn từ. Đôi khi lại giống một nghệ nhân, chăm chút cho nhiều loại cây khác nhau, và đương nhiên việc chăm sóc này có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, hay thậm chí là nhiều năm. Woody Allen – Nhà biên kịch đại tài Cụ thể hơn công việc của biên kịch là chỉ rõ nội dung câu chuyện, số hồi, số cảnh, số lượng và đặc điểm nhân vật, những tình huống, hành động cao trào và đối thoại…Nhà biên kịch sẽ là người đầu tiên dựng toàn bộ câu chuyện bằng cách xây dựng toàn bộ các yếu tố trên. [spacer] Thế nào để có một kịch bản hay? [spacer] Như đã định nghĩa ở trên, có rất nhiều yếu tố cấu thành kịch bản. Vì thế để có một kịch bản hay, nó đòi hỏi chúng ta phải làm việc chăm chỉ, cật lực suy nghĩ và sáng tạo. Bước đầu tiên để có một kịch bản hay đó là có được một ý tưởng tốt. 1. Tìm kiếm ý tưởng: Ý tưởng là tất cả những chi tiết bạn phát hiện, tưởng tượng ra và tạo ấn tượng với bạn, nó có thể là những hình ảnh, âm thanh,…là tất cả mọi thứ trong cuộc sống này. Dựa vào định nghĩa trên, bạn có thể thấy rằng. Nó đến từ cuộc sống của mỗi người, mang sắc thái giai cấp, tư duy, suy nghĩ của tác giả. [spacer] 2. Nên biết rằng không phải ý tưởng nào cũng tạo thành tác phẩm thành công: Ý tưởng là cái vô hạn. Nhưng làm thế nào để có một ý tưởng hay là điều không phải ai cũng biết. Phần lớn mọi người đều chỉ nghĩ đến việc thể hiện những gì mình nghĩ. Mà quên mất rằng, những gì mà đối tượng tiếp nhận tác phẩm mong muốn. Hãy tự đặt câu hỏi rằng: Ý tưởng đó có làm người xem cảm thấy thích thú, hài hước, sợ hãi,…hay không? Tại sao tôi lại muốn xem bộ phim đó, mà không phải là bộ phim khác, tôi tìm thấy gì khi tôi xem nó? Đó là những câu hỏi cơ bản giúp bạn có được ý tưởng hay. Khi đã xác định được ý tưởng của bản thân, hãy bắt đầu nghĩ đến chủ đề bạn cần thể hiện. Chủ đề chính là linh hồn của những tác phẩm, cho dù nó có là phim điện ảnh, phim hoạt hình hình, truyện tranh, game hay phim quảng cáo thì chúng vẫn cần có một chủ đề nhất định. Nhà biên kịch Pháp Jean – Marc Rudnicki tiết lộ bí quyết của ông như sau: – Ghi ra giấy tất cả những gì nảy sinh trong đầu, sắp xếp các ý tưởng đó lại, kể cả khi đó là ý tưởng kì cục nhất. – Nói to và diễn hành động của nhân vật. Như vậy, bạn sẽ thấy những hành động bạn định gán cho nhân vật có hợp ký hay không. – Ghi âm vào máy và tuần sau đó hãy nghe lại ý tưởng của chính mình. [spacer] 3. Hãy làm một đầu bếp thông minh: Bạn sẽ là trở thành người đầu bếp thông minh, nắm rõ các dạng thức truyền thông cho kịch bản của mình. Tác phẩm của bạn sẽ thể hiện ở dạng truyện tranh? Hoạt hình? Điện ảnh? Hay phim truyền hình dài tập? Bạn biết cách phân bổ các chi tiết trong tác phẩm như sắp xếp những món ăn để tạo ra một thực đơn hoàn hảo. Không sắp xếp hai, ba món chính. Các món phụ phải bổ sung mùi vị cho món chính. Cả bàn ăn phải có mùi vị liên quan đến nhau. Điều cuối cùng, người đầu bếp cũng nên cần có thêm một tính cách thiên về đạo đức con người, đó là tính tiết kiệm. Ví dụ: Trong kịch bản của bộ phim Titanic nổi tiếng khắp thế giới, có cảnh tàu Titanic dừng lại đón khách lần thứ hai. Những người làm phim đã quyết định bỏ cảnh quay đó đi, vì nó không phục vụ nhiều cho cốt truyện, không tô đậm chủ đề của phim, mà lại tiêu tốn đến một triệu USD. Vì thế, hãy suy nghĩ về những chi tiết trong tác phẩm, chi tiết nào thật sự cần thiết, đừng thêm thắt quá nhiều dẫn đến việc uổng phí công sức, tiền bạc. [spacer] 4. Không ngừng sáng tạo là công thức thành công: Mới – là cái gây chú ý cho người khác. Khán giả sẽ bỏ ra thời gian, tiền bạc để thưởng thức những thứ người ta chưa từng biết, chưa từng thử. Hãy tự so sánh điểm khác nhau giữa các bộ phim cùng đề tài, sau đó tự tìm ra điểm nào mới hơn, sáng tạo hơn. Những tình tiết trong phim phải là điều mà khán giả cho là đặc biệt với họ.

Gần 30 năm đã trôi qua, từ những giai đoạn đỉnh cao từ năm 1986 – 1990 của truyện tranh nội Việt Nam. Cho đến giai đoạn 1990, khi truyện tranh của nước ngoài bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam. Thì truyện tranh luôn giữ được phần lớn vị trí trong tiềm thức của người trẻ thời bấy giờ. Truyện tranh dành trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hoá thời hiện tại. Người viết bài này, sẽ đưa bạn về lại những quãng thời gian tuổi thơ, thời mà truyện tranh bắt đầu dần trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu. 1. Dũng sĩ Hesman: Các bạn trẻ giai đoạn cuối 8x, đầu 9x chắc ai cũng biết bộ truyện tranh quen thuộc này. Là một bộ truyện của Hoạ sĩ Hùng Lân làm từ năm 1992 đến năm 1996. Bốn tập ban đầu, Hoạ sĩ Hùng Lân phóng tác từ phim hoạt hình Voltron – Defender of the Universe của Nhật. Những tập truyện sau, hoạ sĩ tự sáng tác dựa trên tuyến nhân vật có sẵn và sáng tạo thêm một số nhân vật khác. Bộ truyện cũng giữ kỷ lục “Bộ truyện tranh dài tập nhất của Việt Nam” trong suốt 16 năm cho tới khi kỷ lục bị phá bởi bộ truyện Thần đồng Đất Việt. Bộ truyện cũng đã được đón nhận qua nhiều thế hệ độc giả trẻ tại Việt Nam, con số phát hành có lúc lên đến 160.000 bản một tập. Đây là bộ truyện rất thành công của Họa sĩ Hùng Lân. [spacer] 2. Cô Tiên Xanh: Cùng thời với Dũng sĩ Hesman, cũng có một bộ truyện tranh không thể không nhắc tới, đó là truyện tranh Cô Tiên Xanh (1991) của tác giả Kim Khánh. Mỗi tập truyện là một câu chuyện xoay quanh về cuộc sống bình dị, kèm trong đó những bài học về làm người. Thông qua bộ truyện, tác giả Kim Khánh truyển tải những thông điệp về giá trị đạo đức, giá trị sống và các kỹ năng ứng xử trong xã hội tới các độc giả nhỏ tuổi. [spacer] 3. Thần đồng Đất Việt: Mặc dù đây là bộ truyện “sinh sau đẻ muộn” nhưng mình vẫn xếp ở vị trí thứ ba. Bởi đây cũng là một câu chuyện nổi tiếng do chính người Việt tạo ra. Qua đây, mình muốn tôn vinh về nghề làm truyện tranh, một nghề dần dần được mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn. Bộ truyện được phát triển bởi Công ty Phan Thị – đối tác chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm đào tạo cho Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Ra đời sau, nhưng sức hút của bộ truyện không thể không phủ nhận. Cho tới thời điểm người viết bài này, bộ truyện đã lên tới con số 196 tập, nhưng đọc giả dẫn dành rất nhiều tình cảm cho bộ truyện. Không chỉ vậy, Thần Đồng Đất Việt còn có thêm những phiên bản khác như Thần Đồng Toán Học, Thần Đồng Mỹ Thuật, Thần Đồng Đất Việt Hoàng Sa Trường Sa. [spacer] 4. Doraemon: Doraemon, cái tên từng quen thuộc với hầu hết mọi lứa tuổi ở Việt Nam. Không chỉ trẻ em mới mê Doraemon mà ngay cả người lớn cũng mê mẩn bộ truyện này. Doraemon là bộ manga và anime của tác giả Fujiko F. Fujio sáng tác năm 1969. Nhưng mãi đến năm 1992, độc giả Việt Nam mới được tiếp cận bộ truyện. Bộ sách lập tức thành sự kiện của ngành xuất bản Việt Nam năm 1992 khi chỉ sau một tuần, bốn tập truyện Doraemon (mỗi tập 108 trang) đã bán hết 40.000 bản. Bộ truyện được coi là một trong những bộ truyện xuất sắc nhất của manga thập niên 1970 và 1980. Ở Nhật Bản, Doraemon cùng với Pokémon đều là những biểu tượng văn hóa được đông đảo người Nhật yêu thích. [spacer] 5. Thám tử lừng danh Conan: Nếu nói Doraemon là bộ truyện dành cho thiếu nhi, Meitantei Conan (Thám tử lừng danh Conan) là bộ truyện dành cho người lớn, đặc biệt là những ai thích tiểu thuyết trinh thám, phá án. Bộ truyện xuất hiện vào tháng 1/1994 trên tuần san Shōnen Sunday của Shogakukan, thời điểm lên ngôi của manga trinh thám sau khi loạt truyện Thám tử Kindaichi ra mắt. Tác giả Gosho Aoyama đã lấy cảm hứng cho câu truyện của mình từ Arsène Lupin, Sherlock Holmes, và loạt phim về samurai của Akira Kurosawa. Trong số những bộ manga dài nhất Nhật Bản, Thám tử lừng danh Conan đứng ở vị trí thứ 22 với gần 900 chương đã được phát hành. Tập đầu tiên bộ truyện từng ba lần xuất hiện trong danh sách top 10 bán chạy ngay sau khi ra mắt. [spacer] 6. Nữ hoàng Ai Cập: Tiếp nối sự thành công của manga những năm đầu, cũng không thể không kể đến bộ truyện Nữ hoàng Ai Cập. Mặc dù ra đời cũng rất lâu, từ năm 1976 nhưng cho đến nay, bộ truyện vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng đọc giả. Cho đến nay, bộ truyện đã ra hơn 72 tập và chưa có ý định dừng lại. Tính tới năm 2006, bộ truyện đã bán được 36 triệu bản tại Nhật, trở thành truyện tranh shōjo bán chạy thứ 3 kể từ trước tới nay. Hiện tại bộ truyện ở Việt Nam dừng lại tại con số 71, tập 72 trở đi chỉ có bản tiếng Nhật. Mặc dù đã ngưng xuất bản hơn 10 năm nhưng đọc giả Việt Nam vẫn háo hức được biết kết quả câu chuyện của vị Nữ hoàng Ai Cập. [spacer] 7. Dragon Ball – Bảy Viên Ngọc Rồng: Mặc dù không rầm rộ như những tựa truyện ở trên, những Dragon Ball vẫn có một chỗ đứng lớn trong tâm trí đọc giả Việt

Nhằm hỗ trợ các họa sĩ đang phải đau đầu với kỹ năng vẽ cơ thể người, cũng như tạo dáng đặc biệt cho các nhân vật, S.H.Figuarts dự kiến tung ra thị trường bộ sản phẩm figure nhân vật nam và nữ với những đặc điểm hơn hẳn các thế hệ figure vẽ cũ Bạn sẽ không cần phải yêu cầu người mẫu phải giữ nguyên tạo hình trong suốt thời gian dài, và không cần phải lo lắng khi dựng cảnh các hành động và tư thế khó như: khiêu vũ, đánh võ, nhảy từ mái nhà này sang mái nhà khác…Nhờ vào đó mà tiến độ sáng tác cũng sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn, kỹ thuật cũng sẽ được nâng lên tầm cao mới. Các phân cảnh có thể dựng với bộ figure của S.H.Figuarts, hình cuối là ứng dụng thực tế từ hình mẫu vẽ vào truyện tranh.[spacer] Nhân vật nam cực kỳ ngầu và ấn tượng click vào hình để xem rõ hơn. [spacer] Hình mẫu nhân vật nữ dễ thương và duyên dáng click vào hình để xem rõ hơn. [spacer] Thông tin sản phẩm: Nhà sản xuất: S. H. Figuarts Thông số kỹ thuật: cao 15cm Chất liệu: ABS – PVC Một set gồm: thân, 17 hình dạng tay khác nhau, laptop, quyển sách, máy tính bảng, điện thoại di động, thanh kiếm, súng, bút, bệ đặt chuyên dụng. Ngày phát hành: tháng 4 năm 2016. Giá: 6480 yên (~ 1,2 triệu VND) đã bao gồm thuế. Đây có lẽ sẽ là bộ công cụ rất hữu ích dành cho những ai đam mê vẽ nhân vật, cũng như muốn thử sức với kỹ năng vẽ tỉ lệ cơ thể người.

Cụ bà Lê Thi và tranh vẽ

Cụ bà Lê Thi hiện trú ở Xa La – Hà Đông (Hà Nội) thường được biết đến với biệt danh là “bà còng Xa La” hay “cụ bà xì tin”. 94 tuổi nhưng cụ bà Lê Thi vẫn có thể đọc vanh vách tin tức hằng ngày trên các tờ báo mạng. Khi được hỏi về bí quyết học công nghệ, cụ chỉ cười nói rằng không có gì là cao siêu. Câu trả lời về mục đích sử dụng máy tính của cụ, khiến người khác không khỏi ngạc nhiên, bà nói: “Tôi học máy tính từ năm 2000, ban đầu dự định chỉ để hoàn thành cuốn tiểu thuyết “Ngược dòng” nhưng sau đó được các cháu dạy cho cách vào “gu-lờ” (google), rồi facebook và yahoo. Ban đầu, cũng ngượng nghịu, lóng ngóng nhưng sau dần thì cũng quen. Bây giờ sức khỏe yếu nên tôi không vào nhiều như trước nhưng hầu như ngày nào cũng phải dành ít thời gian vào mạng để đọc truyện hoặc tin tức”. Cụ còn cho biết thêm, mỗi tuần hai lần bà sẽ dành thời gian để “chat” facebook với cháu nội ở bên Nga. Bà còn dí dỏm nói rằng trình độ gõ bàn phím “chỉ có thể gõ mổ cò” nên bà thường lắng nghe những gì cháu tâm sự nhiều hơn là trả lời. Hỏi về bí quyết học công nghệ, cụ bảo rằng: “Cái gì không biết thì phải học, mà học thì không giới hạn về độ tuổi. Tôi mất hai ngày để làm quen với bàn tính, sau đó thì ghi nhớ cách vào mạng, mở trang website hay đăng nhập vào các diễn đàn”. Để chứng minh những gì mình nói, cụ Thi liền mở chiếc laptop ở đầu giường, khởi động và gõ mật khẩu một cách thuần thục. Cụ cho xem trang cá nhân facebook của mình với khá nhiều lượt theo dõi, kết bạn. Hỏi về những người bạn “ảo”, cụ Thi bảo rằng, trước đây sử dụng yahoo để “giao lưu” nhưng giờ cụ chuyển sang facebook để bắt kịp xu thế. Hầu hết, những người bạn trên mạng của cụ đều là những người có chúng sở thích và đam mê viết truyện, hội họa. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của cụ – “Ngược dòng” dài gần 600 trang được NXB Lao Động phụ trách in ấn và phát hành năm 2010. Đây là cuốn truyện tự sự về chính cuộc đời mình. Để ước mơ văn học trở thành hiện thực cụ tự đánh máy trong hai năm. “Ấy là do tuổi cao sức yếu, vì tay đã quá run, nếu không gõ máy tính thì những viết ra sẽ không ai đọc được” – cụ lý giải. Khi kể về những cuốn sách, về niềm đam mê văn chương, mắt cụ Lê Thi như sáng hơn, câu chuyện về những tháng ngày thơ dại, để được đọc sách cụ thường tranh thủ lúc bố đi vắng rồi lấy trộm sách đọc. Những tác phẩm của tác giả Nguyễn Công Hoan, Thế Lữ rồi nhóm Tư Lực Văn Đoàn…cứ thế đi cùng cụ suốt năm tháng tuổi thơ, đến khi cụ trường thành nó vẫn cùng cụ bước qua những năm tháng khó khăn nghèo đói, tự học chữ , tự sưu tầm nâng niu gìn giữ từng cuốn sách hay, mẩu truyện đẹp.  Sử dụng ngôn từ mộc mạc và gần gũi, cụ Lê Thi thể hiện quan niệm sống của bản thân qua từng trang sách, những suy nghĩ về quy luật cuộc sống, triết lí về nhân sinh ý nghĩa. Cảm hứng sáng tác thường chỉ đến một cách bất chợt với cụ, có ngày viết gần bốn mươi trang nhưng có ngày lại chẳng viết hết một câu. Sức khỏe ngày càng yếu cũng ảnh hưởng đến việc sáng tác. Thời gian trước, cụ khỏe đến nỗi thức thâu đêm để viết mà chẳng biết mệt, giờ thì ngồi hai ba tiếng đã thấy mỏi mắt, đau lưng. Hiện tại cụ Thi vẫn đang ấp ủ một tác phẩm khác, tiểu thuyết mang tên “Vòng xoáy cuộc đời”. Ngoài sở thích viết truyện, cụ còn làm thơ và vẽ tranh. Bộ sưu tập đã lên đến 2000 bức tranh, chủ đề thường thấy là về phong cảnh làng quê. Cụ Thi cho biết, cụ chưa từng được tham gia các khóa học vẽ nào, chỉ là từ nhỏ yêu thích rồi tự mình học vẽ, nuôi dưỡng tài năng cho đến tận bây giờ. Tình yêu hội họa và tài năng hiếm có của cụ Lê Thi đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Năm 1997, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi đó là ông Nguyễn Khoa Điềm đã đích thân đến thăm, tặng bằng khen và tổ chức triễn lãm tranh cho riêng cụ. Câu chuyện về bà lão lưng còng biết vẽ tranh, viết truyện cứ ngày càng lan xa. Thậm chí, thời điểm đó rất nhiều người đã tìm đến nhà, mong muốn gặp bằng được cụ Thi. Khó có thể tin rằng, sinh hoạt của một người gần 100 tuổi vẫn đều đặn thường xuyên với những việc như sáng sớm dậy tập thể dục, tự mình xỏ kim may quần áo cho bản thân và gia đình, có thể làm bánh và những món ăn truyền thống. Khi hỏi về bí quyết sống khỏe, sống đẹp, cụ nói rằng “Với tôi, còn sống ngày nào là còn lao động, phải cống hiến. Sống là phải sâu sắc chứ không nên để mỗi ngày trôi qua tẻ nhạt. Đặc biệt, tôi không bao giờ biết cáu giận hay sân si…“. Như Nguyễn

lớp học vẽ cấp tốc khóa 3

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) chính thức khai giảng lớp vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 3 – chương trình đào tạo ngắn hạn trong 9 tháng với thời lượng 3 buổi/tuần. Tiếp nối các hoạt động học tập sôi nổi đang diễn ra ở hai lớp Vẽ truyện tranh cấp tốc Khóa 1 và 2. Các bạn học viên khóa 3 đã có những buổi học đầu tiên thú vị cùng với Th.S Quách Hồng Phúc, Th.S Lê Thắng và họa sĩ Trang Đức Huy. Cùng CMA tìm hiểu các hoạt động thú vị đã diễn ra của lớp: Không gian lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc tại cơ sở 2 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình – 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Trao đổi, thảo luận làm bài tập nhóm Phân tích hành vi con người theo thời gian Trình bày những tác phẩm đã hoàn thành trong bài tập nhóm cùng Th.S Lê Thắng Viện Truyện tranh và Hoạt hình chúc các bạn học viên khóa 3, lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc có những ngày tháng học tập thật vui và không ngừng sáng tạo để thành công. Một khi đã đủ tự tin để làm có thể tự mình làm truyện tranh, các bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội khẳng định mình bằng cách tham gia các cuộc thi truyện tranh được tổ chức thường xuyên. Hiện tại Phòng Quan hệ Quốc tế của Viện truyện tranh và Hoạt hình đang thực hiện chương trình hỗ trợ tối đa để các bạn có thể gửi tác phẩm tham dự các cuộc thi quốc tế. Đây là những cơ hội tuyệt vời mà những người làm truyện tranh và hoạt hình không nên bỏ qua! Tiếp nối khóa 3, Viện sẽ tiếp tục chiêu sinh khóa 4, dự kiến khai giảng vào ngày 04/01/2016. [spacer] Thông tin lớp học: Lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc, ngắn hạn – Khóa 4 Thời gian học: 18:30 – 21:00 các ngày thứ 3 – 5 – 7 Dự kiến khai giảng: 04/01/2016 Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình – cơ sở 2, 147 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Email: daotao@cmavn.org Hotline: 090.273.8806 – (08) 3514 4365

thạc sĩ Lê Thắng

Đến với buổi talkshow Làm thế nào để trở thành Họa sĩ vẽ truyện tranh do Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức vào hôm thứ 7 vừa qua tại Không gian chia sẻ S.Hub, tôi thấy giấc mơ trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh từ ngày còn bé đang dần được nhen nhóm trở lại.   Trò chuyện đôi chút với những người bạn mới khi đến tham dự chương trình, tôi nhận thấy có rất bạn cùng trang lứa với mình cũng chia sẻ sở thích đọc và “ngâm cứu” truyện tranh như mình. Ánh mắt của nhiều bạn thể hiện những khát khao trở thành người làm truyện tranh thật sự. Có lẽ đó là lý do để các bạn sẵn sàng “hy sinh” buổi sáng thứ 7 đẹp trời để đến với buổi trò chuyện do CMA tổ chức. Buổi talkshow có sự tham dự của các thầy đến từ CMA, những người trực tiếp giảng dạy chính quy một ngành tương đối mới mẻ: Họa sĩ truyện tranh. Thạc Sĩ Quách Hồng Phúc, Thạc sĩ Họa sĩ Lê Thắng, Họa sĩ Trang Đức Huy đều là các họa sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, và hôm nay các thầy cùng đến, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thẳng thắn với chúng tôi – những người trẻ và đam mê làm truyện tranh, về những thắc mắc, những băn khoăn về con đường trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp.   Th.S Lê Thắng Thạc sĩ – Họa sĩ Lê Thắng mở đầu buổi chia sẻ bằng cách trả lời cho một loạt câu hỏi “Thế nào là một họa sĩ truyện tranh?”, “Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp được đánh giá trên phương diện nào?”, “Cách để duy trì niềm cảm hứng trong quá trình làm việc lâu dài?”… Theo thầy Thắng, trở thành họa sĩ truyện tranh không hề khó, khi bạn yêu thích truyện tranh và bắt tay vào vẽ từ nhân vật truyện tranh đầu tiên, bạn đã bước vào con đường họa sĩ truyện tranh. Tuy vậy để trở thành chuyên nghiệp, bạn phải có cách tiếp cận khoa học, kỷ luật và nghiêm túc, xem đây là công việc của mình (và thật sự thì đúng là như thế!) Những chia sẻ của thầy khá sâu sắc, ngoài việc trả lời các câu hỏi, thầy còn đưa thêm lời khuyên về cách suy nghĩ, tư duy thế nào để có thể giữ được bản sắc riêng. Làm thế nào để đứng vững trước dư luận. Bản thân tôi rất thích lời khuyên của thầy dành cho các bạn rằng hãy tìm lấy phong cách, “chữ ký” của riêng mình. Không gian diễn ra Talkshow Sau phần chia sẻ của Thầy Thắng, không khí trong phòng nóng dần lên. Rất câu hỏi đều xoay quanh các khía cạnh khác nhau, mang nhiều sắc thái khác riêng biệt, có những câu hỏi khá “hiểm hóc” như đâu là đánh giá về đúng về thành công và thất bại của truyện? Vì sao bạn thất bại khi tự mình làm truyện tranh? cho đến những câu trao đổi hài hước xóa tan sự căng thẳng như kiểu “là fan của truyện nhưng tôi không thích cái kết tác giả viết, tôi không thích anh A yêu cô B mà cô B lại yêu anh C. Tôi muốn 2 người con trai đến với nhau để cho cô gái kia nhìn mà thèm chơi!” Không khí của buổi trò chuyện vừa sôi nổi, vừa vui, nói chuyện chuyên nghiệp nhưng vẫn rất bình dân và thân tình. Tựu trung, tất cả cả mọi người trong khán phòng đều thể hiện niềm đam mê và khát vọng lớn với việc làm truyện tranh, trở thành họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp. Trong số hàng loạt câu hỏi, câu trả lời ấn tượng nhất có lẽ thuộc về Họa sĩ Trang Đức Huy. Khi được hỏi về những tố chất mỹ thuật cần có ở người họa sĩ chuyên nghiệp, thầy phân tích rất kỹ càng, bên cạnh những yếu tố như khả năng vẽ, tư duy sáng tạo, thì các họa sĩ cần phải có óc suy luận khoa học, phải có những kiến thức căn bản về giải phẫu học, chuyển động học, phối cảnh… Điều đó có nghĩa rằng, đối với người làm truyện tranh, bản thân truyện tranh phải được tiếp cận như một đối tượng nghiên cứu độc lập, không đơn thuần chỉ là thú giải trí.         Ngoài ra thầy Huy còn chia sẻ tâm sự với các bạn trẻ về việc trước đây chưa có ngành dạy vẽ truyện tranh, các họa sĩ truyện tranh hiện tại chủ yếu học các ngành khác hoặc tự mày mò, vẽ và học theo những người đi trước, cách làm này tốn nhiều thời gian, công sức và có thể có nhiều thiếu sót thậm chí có nhiều điều hiểu sai về ngành về nghề. Để hỗ trợ thêm chia sẻ của thầy, ban biên tập còn trình chiếu cho chúng tôi xem những đoạn phỏng vấn ngắn các họa sĩ truyện tranh thực thụ. Họ đều còn rất trẻ, rất nhiệt huyết và yêu nghề tuy vật họ rất chững chạc và chính chắn với nghề sau quá trình dài gian khó phải tự học, tự mày mò vì trước kia chưa từng có ngành đào tạo họa sĩ truyện tranh. Phần chia sẻ của Thạc sĩ – Designer Quách Hồng Phúc khá đặt biệt, thầy Phúc đã đưa ra cứu cánh cho rất nhiều các bạn đang ấp ủ ý tưởng hay về kịch bản nhưng lại không tự tin vào nét vẽ của mình. Các bạn có thể vẽ không đẹp, không xuất sắc, nhưng nếu kịch bản, ý tưởng của các bạn sáng giá, vẫn còn đó con đường để các bạn bắt tay vào làm truyện tranh.

talkshow làm thế nào để trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh

Trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh và sở hữu một bộ truyện tranh để đời là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, đó không phải là một con đường trải đầy hoa hồng chào đón. Để thành công với nghề họa sĩ vẽ truyện tranh đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và rèn luyện kỳ công từ kịch bản, kỹ thuật vẽ, nghiên cứu thị trường, chỉnh sửa hậu kỳ, in ấn, truyền thông và phát hành bộ truyện đến tận tay độc giả… Chỉ cần một yếu tố chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ dẫn đến thất bại không thể ngờ tới. [spacer] – Một họa sĩ truyện tranh cần hội đủ các yếu tố gì? Đâu là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất? – Những nhận thức sai lầm của người học vẽ hiện nay. – Phương pháp học & nghiên cứu để trở thành một họa sĩ truyện tranh. – Chia sẻ của học viên đang học vẽ truyện tranh tại CMA. – Giới thiệu dự án truyện tranh mới: Hot Girl Tắc Kè, Phá Luật [spacer] Đó là những chủ đề mà đội ngũ giảng viên và học viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) sẽ chia sẻ cho cộng đồng yêu thích truyện tranh trong Talkshow diễn ra tại Không gian chia sẻ S-hub vào cuối tuần này.   [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH:   Talkshow Làm thế nào để trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh?  Thời gian: 9:30 – 11:00 ngày thứ 7, 21/11/2015 Địa điểm: Phòng nghe nhìn, Không gian chia sẻ S-hub, Thư viện khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Quận 1  Đăng ký tham dự tại: http://s-hub.vn/dat-cho/tham-gia-su-kien/lam-the-nao-de-tro-thanh-hoa-si-ve-truyen-tranh *** CMA dành tặng 10 Voucher giảm giá 500.000đ khóa học bất kỳ cho người tham dự may mắn. [spacer] KHÁCH MỜI CHIA SẺ Buổi talkshow với sự góp mặt của các diễn giả là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vẽ truyện tranh, đồng thời họ cũng là những giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam.   [spacer] * Lưu ý: Người tham dự cần đăng ký thẻ thư viện để tham gia chương trình. Thẻ thư viện có giá trị sử dụng toàn bộ không gian và tham gia tất cả các hoạt động trong vòng 01 năm. Đăng ký thẻ trực tiếp tại 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1 [spacer] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

workshop ve truyen tranh 18

Nhân vật có trước hay cấu trúc nhân vật có trước? Nhân vật truyện tranh có chút khác biệt với nhân vật trong tiểu thuyết và thơ ca. Nhân vật trong truyện tranh là nhân vật “hữu hình”, nhân vật trong tiểu thuyết và thơ ca là nhân vật “vô hình” theo đúng nghĩa đen của nó. Dù vậy, điểm chung của các loại hình nhân vật này là đều có xuất phát điểm từ cấu trúc nhân vật. Xây dựng hình tượng nhân vật có thể ví như xây một tòa tháp cao tầng, nếu như có được “nền móng” là kết cấu vững chắc thì nhân vật đó có thể ngự trị trong tâm thức của độc giả, và ngược lại nếu như nhân vật không có cấu trúc nền tảng, hình tượng nhân vật có thể “sụp đổ” bất cứ lúc nào. Vậy mới thấy được tầm quan trong của cấu trúc nhân vật. Tuy nhiên, không có cấu trúc nhân vật là lỗi phổ biến mà các họa sĩ chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu về truyện tranh thường mắc phải. Để giúp các bạn trẻ, những người yêu thích truyện tranh và sáng tác truyện tranh hiểu hơn về cách tạo một nhân vật thu hút với 03 chiều: vật lý – xã hội – tâm lý, Comic Media Academy đã tổ chức buổi workshop: Hướng dẫn vẽ nhân vật truyên tranh vào ngày 14/11 vừa qua tại không gian chia sẻ tri thức – SHUB – trực thuộc Thư viện khoa học tổng hợp thành phố, địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q1, TpHCM. Các bạn trẻ đã có cơ hội giao lưu cũng như nhận được sự hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh nhiệt tình từ hai họa sĩ Đặng Kim Chi và họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt. Buổi workshop với đông đảo sự góp mặt của các bạn trẻ yêu thích vẽ truyện tranh Qua buổi workshop, người tham dự đã có cái nhìn tổng quan hơn và cách phân biệt giữa hai trường phái truyện tranh chính trên thế giới là Manga và Comic. [spacer] Sáng tạo nhân vật truyện tranh nên bắt đầu từ đâu? Quy trình vẽ nhân vật truyện tranh cần trải qua nhiều giai đoạn và phải đi theo từng bước để hình thành nên cấu trúc chặt chẽ cho truyện tranh: Đầu tiên là phải thông qua kịch bản. Thứ hai là vẽ phân khung, sau đó tiến hành vẽ cấu trúc nhân vật, thể hiện các cảm xúc nhân vật, vẽ tính động cho nhân vật, rồi đến quá trình lọc nét và cuối cùng là đồ họa. Họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt và họa sĩ Đặng Kim Chi hướng dẫn vẽ theo phong cách Manga và Comic Tất cả các hình thức vẽ (truyện tranh, minh họa, hội họa truyền thống…) đều cần có một nền tảng căn bản về kỹ thuật vẽ cơ bản, phối cảnh, khối, giải phẫu học… Trong công việc tạo hình nhân vật, nếu như cứ chăm chăm vẽ đến cái kết quả cuối cùng mà không xây dựng nền tảng cấu trúc ban đầu cho nhân vật thì hình tượng nhân vật dễ bị “sa đà”, lạc lối và mất đi nét riêng biệt. Một lỗi nữa mà đa phần các họa sĩ mới vào nghề do chưa có sự nghiên cứu bài bản về truyện tranh nên thường mắc phải đó là lỗi sao chép do: “Họa sĩ thường vẽ từ những gì mà họ nhìn thấy”. Tác giả bộ truyện Naruto lừng danh, họa sĩ Masashi Kishimoto đã từng là một trường hợp như vậy. Thuở thiếu thời do ông từng đọc qua nhiều thể loại truyện tranh nên nét vẽ của ông mang hơi hướng góp nhặt từ các tác phẩm ông từng đọc qua. Do đó mà các tác phẩm truyện tranh của Kishimoto như Gundam chỉ nhận được sự lắc đầu của bạn bè và gia đình – những người từng được xem qua bản vẽ truyện tranh của Kishimoto thuở nhỏ. Và rồi Kishimoto bắt đầu nghĩ rằng một bức tranh cần nhất là sự sáng tạo độc đáo, và sao chép của hoạ sĩ khác là vô nghĩa. Vấn đề đáng lưu tâm là các bạn lần đầu tiên bước vào con đường truyện tranh chưa có sự nghiên cứu kỹ về cách tạo hình nhân vật, bên cạnh đó, tuổi trẻ là tuổi hay vội vàng, các bạn cứ vẽ, vẽ cho thỏa niềm đam mê. Điều này không có gì sai, nhưng để đi theo con đường vẽ truyện tranh, Họa sĩ Kim Chi và Họa sĩ Tiến Đạt khuyên rằng: “Các bạn trẻ khi bắt đầu con đường họa sĩ vẽ truyện tranh thì hãy tập vẽ cấu trúc nhân vật nhiều hơn nữa, vì cấu trúc như bộ khung linh hồn của nhân vật, linh hồn mất đi thì nhân vật còn tồn tại chỉ là một nhân vật trống rỗng”. Thật vậy, khi xây dựng nhân vật, nếu như bạn đã có cấu trúc cho từng nhân vật của mình thì việc phải làm thế nào để thể hiện cử chỉ, tính cách, trang phục cho nhân vật sao cho thật sinh động chỉ còn là chuyện nhỏ. Bởi khi đó, bạn đã nắm bắt quá rõ về nhân vật của mình, điều mà chỉ những người tạo ra nhân vật mới là người hiểu rõ nhất về nhân vật. Bằng những nét vẽ cơ bản, họa sĩ Đặng Kim Chi đã giúp người tham dự hình dung ra nhân vật Buổi workshop thêm phần thú vị hơn với sự nhiệt tình tham gia chia sẻ và biểu diễn vẽ truyện tranh từ các bạn học viên đang theo học tại Viên Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (CMA). Bạn Lê Hoàng Gia – học viên khóa 1 ngành truyện tranh chia sẻ về hành trình theo đuổi nghề họa sĩ

họa sĩ hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh

“Painting is easy when you don’t know how, but very difficult when you do.” Edgar Degas Vẽ thật đơn giản khi bạn chẳng biết gì, nhưng sẽ không còn đơn giản một khi bạn đã có hiểu biết [spacer] Vẽ một nhân vật truyện tranh không hề khó, nhưng cái khó là làm sao toát lên được sức sống, toát lên cái thần thái riêng cho nhân vật để hấp dẫn cuốn hút người đọc đi từ trang truyện đầu tiên cho đến trang cuối cùng. Để vẽ được một nhân vật như vậy đòi hỏi người họa sĩ phải dày công rèn luyện tay nghề, có nền tảng kiến thức tạo hình nhân vật vững chắc, vốn sống phong phú cùng với chút cá tính riêng biệt của người nghệ sĩ. Để tạo điều kiện giúp các bạn khơi gợi hứng thú với truyện tranh thông qua các nhân vật yêu thích, Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam (CMA) trân trọng tổ chức buổi workshop “Hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh”. [spacer] Đến với buổi Workshop này, các bạn sẽ được: – Cung cấp kiến thức cơ bản và đơn giản nhất để vẽ những nhân vật yêu thích. – Hướng dẫn cách vẽ nhân vật truyện tranh theo hai phong cách đang thịnh hành là Manga và Comic. – Hướng dẫn sáng tạo nhân vật dựa trên ba chiều tác động: chiều vật lí, chiều tâm lí và chiều xã hội. – Voucher giảm giá 500.000đ các khóa học bất kỳ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. – Học bổng 50% lớp học viết kịch bản truyện tranh; [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Workshop: “Hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh” Thời gian: 9:30 – 11:00, Thứ bảy, ngày 14/11/2015 Địa điểm: Không gian chia sẻ tri thức S-HUB, Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM. Địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1, TPHCM. Số lượng chỗ ngồi có hạn, để tham dự, bạn vui lòng đăng ký đặt chỗ tại: http://s-hub.vn/dat-cho/tham-gia-su-kien/hieu-dung-ve-nghe-ve-truyen-tranh [spacer] KHÁCH MỜI: [spacer] Buổi workshop với sự hướng dẫn của những họa sĩ – giảng viên đến từ Viện Truyện tranh và Hoạt Hình Việt Nam với tuổi đời, tuổi nghề dày dặn cùng kiến thức sâu rộng về tạo hình nhân vật. Thêm vào đó, các bạn còn được trực tiếp chứng kiến phần biểu diễn vẽ nhân vật truyện tranh tại chỗ của các khách mời trên bảng Wacom – loại bảng vẽ cảm ứng thông dụng trong các xưởng vẽ, thiết kế, studio mỹ thuật chuyên nghiệp. [spacer] [spacer] Hãy nắm bắt cơ hội của bạn ngay hôm nay bằng cách đăng kí tham dự vào đường link chính thức của chương trình để có được chỗ ngồi đẹp nhất và nhận được các thông tin bổ ích, thú vị về các chương trình do CMA tổ chức. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

Hiểu đúng về nghề vẽ truyện tranh - 21

Cuối tuần vừa qua, buổi talkshow “Cách hiểu đúng về nghề vẽ truyện tranh” đã diễn ra thành công và tốt đẹp trong sự chào đón nồng nhiệt của các bạn trẻ yêu nghề tại Không gian chia sẻ tri thức – SHUB – trực thuộc Thư viện khoa học tổng hợp thành phố. Đến với buổi talkshow lần này là sự góp mặt của các giảng viên nhiều năm kinh nghiệm trong nghề như Thạc sĩ Quách Hồng Phúc; Thạc sĩ  – Họa sĩ Lê Thắng; Họa sĩ Trang Đức Huy. Xuyên suốt chương trình, các diễn giả đã phác họa một bức tranh tổng thể về nghề vẽ truyện tranh, các yếu tố dẫn đến thành công và thất bại của người làm nghề. Truyện tranh đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế – văn hóa – du lịch của một quốc gia. Ở các quốc gia có nền truyện tranh phát triển, thành công từ truyện tranh kéo theo hàng chục tỷ USD lợi nhuận đến từ phim hoạt hình, điện ảnh, video game, công nghiệp đồ chơi liên quan đến bộ truyện… Như  hãng Game Freak lừng danh, nhà phát triển series Pokemon xuất phát chỉ là một tờ tạp chí game viết tay vào năm 1988. Nhưng đến năm 2006, “thương hiệu” Pokemon đã có giá trị lên tới 800 tỉ USD, tương đương với 1/6GDP của Nhật Bản lúc bấy giờ. Một cú hích kinh tế mạnh mẽ khiến cho thế giới quan tâm nhiều hơn đến ngành công nghiệp không khói này. Không những thế, ở khía cạnh văn hóa, truyện tranh tác động mạnh mẽ đến độc giả (đa phần là giới trẻ). Bằng chứng là nền văn hóa Nhật, tinh thần võ sĩ đạo đã được thế giới biết đến nhiều hơn thông qua các “đại sứ thân thiên” như Doraemon, Pokemon, Goku, Naruto… Những danh thắng du lịch Nhật Bản được đưa vào truyện tranh cũng nhanh chóng chiếm được tình cảm của cộng đồng thế giới, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Như Disneyland đã trở thành một ví dụ điển hình đáng quan tâm cho hình mẫu của các công viên giải trí với khoảng 34.000 du khách mỗi ngày tại Disneyland Hong Kong – công viên nhỏ nhất trong bên cạnh Disneyland Floria, Paris và Tokyo. Trả lời câu hỏi: “Truyện tranh hay nhờ vào nét vẽ hay kịch bản?“, các diễn giả cho biết, truyện tranh là một hình thức đặc biệt, có sự thống nhất và bổ sung cho nhau giữa phần truyện và phần tranh. Cả hai yếu tố tranh và truyện này cần có sự phát triển song hành để tác phẩm thu hút đông đảo độc giả. Người làm nghề truyện tranh cần tránh việc quá chú trọng vào một trong hai tiêu chí để hạn chế rủi ro thất bại của tác phẩm. Buổi talkshow đã giúp cho các bạn trẻ đến tham dự nắm bắt được con đường thành công của một người làm nghề vẽ truyện tranh. Để thành công với nghề, bên cạnh việc rèn luyện các kỹ năng vẽ, sáng tạo kịch bản, người họa sĩ thành công hay không còn nhờ vào mức độ hiểu biết về mặt kinh tế, xã hội, thị trường truyện tranh và phải làm thế nào để tác phẩm có thể đi được con đường dài nhất. Thành công hay không thì người họa sĩ phải nắm được là mình đang làm cho ai, làm cái gì làm sao để người đọc khao khát và muốn sở hữu tác phẩm. Thất bại xảy ra khi chúng ta chưa nghiên cứu kĩ mà đã vội vã làm. [spacer] Sau talkshow “Cách hiểu đúng về nghề Vẽ truyện tranh”, ngày 14.11.2015, Comic Media Academy sẽ tổ chức Workshop: “Hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh” với sự tham dự của họa sĩ Đặng Kim Chi và họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt. Đăng ký tham dự workshop: http://s-hub.vn/dat-cho/tham-gia-su-kien/huong-dan-ve-nhan-vat-truyen-tranh [spacer] >>> Hình ảnh sự kiện: Toàn cảnh không gian diễn ra chương trình Th.S Quách Hồng Phúc chia sẻ thông tin và giải đáp thắc mắc cho người tham dự Th.S – Họa sĩ Lê Thắng chia sẻ góc nhìn về nghề vẽ truyện tranh Họa sĩ Trang Đức Huy nói về tính thống nhất của loại hình nghệ thuật truyện tranh Các bạn trẻ đặt câu hỏi cho diễn giả Báo chí đưa tin cho sự kiện Từ trái qua: Th.S Quách Hồng Phúc – Th.S Lê Thắng – Họa sĩ Trang Đức Huy Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

[spacer] Họa sĩ VINK – Nguyễn Vĩnh Khoa sinh ngày 24 tháng 12 năm 1950 tại Đà Nẵng. Ông từng theo học Báo chí tại Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn vào năm 1968 trước khi sang Bỉ một năm sau đó. Tại Bỉ, trước khi tìm thấy định mệnh của mình, họa sĩ Vĩnh Khoa đã phải trải qua những quãng thời gian khốn khó và cơ cực. Ban đầu ông chọn học y khoa, rồi nhanh chóng nhận ra đó không phải sự lựa chọn tốt cho cuộc đời mình. Sau đó, nhờ sự tư vấn của một vài người bạn, Vĩnh Khoa chọn học ngành giáo dục tại Trường đại học Liège. Trong những ngày làm đủ nghề để kiếm sống trên mảnh đất xa lạ, ông vẽ bất cứ lúc nào có thể. Phải mất bốn năm tự học, đến năm 30 tuổi Vĩnh Khoa mới trình làng bộ truyện tranh đầu tiên về cổ tích VN với tên gọi Sau lũy tre làng với bút danh VINK. Ngay lập tức, giới phê bình và hội họa Bỉ nhìn thấy một làn gió lạ và mới mẻ đến từ châu Á. Năm năm sau khi bước chân vào nghề, Vĩnh Khoa khẳng định tên tuổi mình bằng giải thưởng truyện tranh lớn nhất của Bỉ năm 1985 với bộ truyện Le moine fou (Nhà sư điên). [spacer] [spacer] Sau Nhà sư điên là nhiều bộ truyện tranh khác, trong đó nổi bật là bộ Những cuộc phiêu lưu của He Pao. Tên tuổi Vĩnh Khoa không chỉ giới hạn trong biên giới Bỉ, tác phẩm của ông còn được in ở nhiều nước châu Âu khác. [spacer] [spacer] Vĩnh Khoa cũng là cộng sự đắc lực của Nhà xuất bản Dargaud (Pháp). Ông cũng từng được Hãng phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney mời sang Los Angeles hợp tác trong bộ phim Hoa Mộc Lan. [spacer] [spacer] Năm đầu tiên trên đất Bỉ là giai đoạn khó khăn nhất đối với sinh viên VN. Hành trang tôi mang theo chỉ có một số bài hát của Trịnh Công Sơn tôi vẫn nghe thời ở VN. Trong vali của tôi lúc đó còn có một cuốn sách của nhà triết học nổi tiếng Ấn Độ. Sau này, một số tác phẩm của tôi cũng chịu ảnh hưởng của những tư tưởng mà tôi đã đọc. Trong những chuyến trở về quê hương, Vĩnh Khoa đã phải trả lời rất nhiều câu hỏi về dấu ấn Việt trong các sáng tác của ông. Người đàn ông mang cặp kính dày và mái tóc hoa râm cười hồn nhiên: “Khi sáng tác tôi không quá chú trọng tôi đến từ đâu, tôi không nghĩ mình là người Việt hay người Bỉ, tôi biểu lộ cảm xúc và suy tư của con người trước hết”. [spacer]  Tác phẩm Hoạt cảnh Chuyện bên sông được họa sĩ VINK vẽ năm 2010 [spacer] Vĩnh Khoa cũng tự nhận lối vẽ của ông ảnh hưởng châu Âu sâu sắc, nhưng những điều ông diễn tả lại rất VN. Xem truyện tranh của Vĩnh Khoa vẫn thấy phảng phất hình ảnh những ngọn núi, dòng sông, những xóm làng VN. Những ký ức về quê hương hiển hiện một cách vô thức qua nét vẽ truyện tranh của ông mà không hề có sự chuẩn bị hay tính toán trước đó. [spacer] Bìa truyện tranh Sau lũy tre làng [spacer] Tôi học vẽ theo con đường tự học là chính, và bước vào nghề khi đã tuổi 30. Tác phẩm trình làng đầu tiên của là bộ truyện tranh về cổ tích VN: Sau lũy tre làng cho tờ báo Tintin. Vẽ truyện tranh mất rất nhiều thời gian, một trang tranh truyện, vừa viết vừa vẽ, phải mất trên dưới 1 tuần lễ. Chính vì thế, 1 tập truyện tranh đứa con tinh thần của họa sĩ phải mang nặng đẻ đau suốt cả năm trời. Nhưng ở Bỉ, tôi vẽ 1 tuần và sống được 2 tuần, và không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền như các họa sĩ VN “Ấn tượng nhất là tuần lễ chuyện tranh đầu tiên tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng sáu vừa qua. Lần đầu tiên được làm việc trên quê hương mình, trong cái nóng của vùng nhiệt đới, với người đồng hương, mà mình cùng chia xẻ tình cảm của những người đồng hương với nhau. Chuyện ấy đã qua, chỉ còn là những kỷ niệm của những gặp gỡ vui giữa muôn nghìn kỷ niệm vui trong nghề và trong đời sống” – Họa sĩ Vĩnh Khoa trả lời phỏng vấn với Mathilde Tuyết Trần tại Pháp năm 2010. [spacer] Như Hoàng – Tổng hợp nhiều nguồn

  Sara Pichelli nhận giải thưởng Họa sĩ mới được yêu thích nhất [spacer] Có rất nhiều lời khen ngợi được đưa ra về phiên bản mới của bộ truyện Ultimate Spider Man. Thế nhưng có khá ít người dành sự quan tâm đến người phụ nữ vẽ nên những trang truyện ấy. Nữ họa sĩ vẽ truyện tranh người Ý Sara Pichelli đã góp mặt vào môi trường truyện tranh Mỹ từ năm 2007, và đầu quân cho Marvel một năm sau đó với bộ truyện NYX: No Way Home (kịch bản: Marjorie Liu). Pichelli đã có một thời gian làm quen với bộ Ultimate Spider Man từ trước đó, nhưng chỉ từ ấn bản Ultimate Comics Spider Man #1 (Tháng 11/2011), cô mới chính thức trở thành họa sĩ chính của một trong những tựa truyện thành công nhất lịch sử Marvel: Spider Man (Người Nhện).

Hiểu đúng về nghề vẽ truyện tranh

Cũng như những nhà điêu khắc – người thổi hồn vào tượng đá, khúc gỗ qua bàn tay tài hoa của mình, nghề vẽ truyện tranh cũng vậy, làm sao để những tập truyện trở nên sống động, cuốn hút người xem đến trang cuối cùng và mong chờ tập tiếp theo ra mắt là điều mà tất cả họa sĩ, tác giả kịch bản quan tâm. [spacer] Để làm được điều đó, người làm nghề truyện tranh cần am hiểu về: – Tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của truyện tranh đến kinh tế; – Sợi  dây liên kết giữa truyện tranh với văn hóa, du lịch; – Tư duy – nhận thức đúng về nghề vẽ truyện tranh – một môn khoa học cần phân tích và nghiên cứu; – Truyện tranh hay nhờ vào nét vẽ hay kịch bản của truyện? Talkshow “Cách hiểu đúng về nghề vẽ truyện tranh” sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc còn chưa có lời giải về nghề và cùng bạn hoạch định con đường để trở thành một họa sĩ truyện tranh được đông đảo độc giả yêu mền.  [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH:  [spacer] Talkshow “Cách hiểu đúng về nghề vẽ truyện tranh” Thời gian: 9:00 –  11:00 ngày thứ bảy, 7.11.2015 Địa điểm: Không gian chia sẻ tri thức S-HUB, Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM. Địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1, TPHCM. [spacer] KHÁCH MỜI CHIA SẺ Buổi talkshow với sự góp mặt của các diễn giả là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vẽ truyện tranh, đồng thời họ cũng là những giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam. [spacer] Hẹn gặp các bạn tại một không gian hoàn toàn mới mẻ trong thành phố: Không gian chia sẻ tri thức S.HUB, trực thuộc Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

thầy Nguyễn Xuân Hoàng

Trải qua gần 3 tháng học tập tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA), các bạn học viên đáng yêu lớp vẽ Manga / Comics căn bản đã bước sang những buổi học cuối cùng trước khi chuyển sang lớp nâng cao. Ở những buổi học trước, các bạn đã lần lượt được học qua các nét vẽ manga cơ bản, vẽ đồ vật – động vật có cảm xúc dễ thương, vẽ nhân vật nam nữ với nhiều loại trang phục, hình thức biểu cảm độc đáo… Trong những buổi học cuối, các bạn sẽ tổng hợp lại tất cả những gì đã được học vào trong một câu chuyện từ 4 – 8 khung/trang. Tham quan buổi học, phụ huynh học viên rất hài lòng khi nhìn thấy các bạn học tập chăm chỉ và không khí lớp học những ngày cuối tuần luôn rộn ràng và đầy ắp tiếng cười. Lớp dạy vẽ Manga / Comics căn bản Khóa 1 được giảng dạy, hướng dẫn trực tiếp bởi thầy – họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng cùng đội ngũ trợ giảng và những học viên khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp KTV1. Cùng CMA xem qua những hình ảnh buổi học vừa qua nhé: Chăm chú từng nét vẽ Thầy Nguyễn Xuân Hoàng và trợ giảng hướng dẫn học viên thực hiện sản phẩm Bài tập cuối khóa của học viên Comic Media Academy

Rio là một bộ phim hoạt hình 3D của Mỹ được sản xuất bởi Blue Sky Studios. Sau khi ra mắt vào năm 2011, Bộ phim đã nhận được những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình phim, không chỉ được đánh giá cao về hình ảnh, tiếng nói, hành động và ở cả âm nhạc của bộ phim. Tiếp sau thành công của Rio 2011, nhà sản xuất đã cho ra đời Rio 2, với nhiều nhân vật vui nhộn và đáng yêu như vẹt Carla. Với vẻ ngoài đáng yêu, mủm mỉm cùng với tính cách năng động, hoạt bát và yêu sân khấu, Carla đã để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người xem. Hôm nay, hãy cùng  Lớp học vẽ Comic Media Academy tự tay tạo ra nhân vật Carla trong Rio 2 cực kỳ đáng yêu và nhí nhảnh bạn nhé!

Khi được hỏi về vẻ đẹp lớn nhất của Anna, Bell – người lồng tiếng cho cô đã nói rằng “vẻ đẹp của cô ấy nằm đâu đó giữa sự chân thành và lạc quan”. Chắc các bạn đã đón được mình đang nhắc đến nhân vật nào trong Frozen rồi phải không nè. Đó là nàng công chúa Anna của vương quốc Arendelle – một nhân vật hư cấu xuất hiện trong phim hoạt hình thứ 53 của Walt Disney, Frozen – Nữ hoàng băng giá (2013).  Anna cùng với chị gái Elsa là một trong hai nhân vật nữ chính xinh đẹp và đáng yêu nhất trong Frozen. Mặc dù là hai chị em nhưng Anna lại có tính cách hoàn toàn khác hẳn chị gái mình. Nếu Elsa với phong thái bình tĩnh, kín đáo và tao nhã thì công chúa Anna lại không có những cử chỉ lịch thiệp hay cung cách thanh nhã ấy nhưng đổi lại cô nàng tràn ngập sự lạc quan với trái tim rộng lớn. Hôm nay, chuyên mục Học vẽ truyện tranh – Viện Truyện tranh và Hoạt hình sẽ giúp các bạn ghi lại một khoảnh khắc cực kỳ đáng yêu của nàng công chúa Anna chỉ với 7 bước vô cùng đơn giản nhé!

Hôm nay, trường dạy vẽ sẽ hướng dẫn các bạn vẽ một Thủy thủ vô cùng xinh đẹp trong Thái Dương hệ, đó là Michiru Kaioh – Thủy thủ sao Hải Vương. Michiru Kaioh được biết đến là chiến binh thuộc vòng ngoài của Hệ Mặt trời, cô là 1 trong 3 người nắm giữ 3 báu vật dùng để thức tỉnh Thủy thủ Sao Thổ (cùng với Thủy thủ sao Thiên Vương Tinh và Thủy thủ sao Diêm Vương Tinh). Những cô gái xinh đẹp trong Sailor Moon – Thủy thủ Mặt Trăng sau hơn 20 năm vắng bóng tại Việt Nam, kể từ khi kênh VTV3 phát sóng vào năm 1994. Mới đây, kênh truyền hình HTV3 đã mua bản quyền bộ phim hoạt hình này và chính thức phát sóng từ ngày 30/4/2015 – 20/7/2015 vừa qua. Sailor Moon là một bộ truyện tranh thể loại Shoujo rất nổi tiếng được vẽ bởi Takeuchi Naoko và được dịch sang nhiều thứ tiếng.

ngay hoi xet tuyen

Trong hai ngày 1 và 2/8/2015, Ngày hội xét tuyển đã được diễn ra tại trường ĐH Bách Khoa TPHCM. Ngày hội xét tuyển 2015 thu hút hơn 100 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố tham gia tư vấn. Với điểm mới trong kì thi Đại học năm nay, Ngày hội được tổ chức nhằm giải đáp thắc mắc và giải tỏa tâm lý căng thẳng cho các bạn thí sinh trước khi lựa chọn nguyện vọng. Viện Truyện tranh và Hoạt hình là gian tư vấn thu hút sự chú ý và quan tâm của các bạn học sinh và phụ huynh. Viện truyện tranh và hoạt hình là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đào tạo chính quy các ngành vẽ truyện tranh, học làm phim hoạt hình và thiết kế game. Chính vì vậy, các bạn yêu thích các lĩnh vực này đã không thể bỏ lỡ cơ hội được tìm hiểu rõ hơn về ngành nghề và tiềm năng của nghề trong tương lai. Đến với Ngày hội năm nay, đội ngũ tư vấn viên của Viện đã nhiệt tình giải đáp thắc mắc và tư vấn lĩnh vực phù hợp với khả năng cũng như sở thích của các bạn học sinh. Ngoài tư vấn, học viên của Viện đã có khoảng thời gian thú vị khi được giao lưu và vẽ chibi cho những bạn yêu thích học vẽ truyện tranh. Các hoạt động của Viện Truyện tranh và Hoạt hình tại Ngày hội: Viện truyện tranh và hoạt hình tại Ngày hội xét tuyển 2015 Tư vấn viên nhiệt tình giải đáp thắc mắc cho các bạn học sinh Hoạt động vẽ chibi thu hút sự chú ý của không chỉ các bạn học sinh mà còn các tư vấn viên của trường khác Các bạn học viên khóa 1 Ngành vẽ truyện tranh – hệ KTV tham gia Ngày hội xét tuyển 2015 Chụp hình cùng bức vẽ chibi đã hoàn thành Thu Hiền

Vẫn dựa trên nguyên lý hư cấu của phim hoạt hình, nhưng với lần này Pixar và Disney đã cho ra đời một bộ phim hoạt hình hoàn toàn khác biệt. Bằng cách “hình ảnh hóa” cảm xúc của con người thành các nhân vật hoạt hình, Inside Out ra đời đã trở thành bộ phim hoạt hình thành công nhất của hãng Pixar, phim đã được khán giả đón nhận một cách nồng nhiệt và nhận được nhiều lời khen ngợi của các nhà làm phim, nhà phê bình. Với 5 cảm xúc của cô bé Riley được nhân cách hóa thành những nhân vật: Joy, Fear, Anger, Sadness và Disgust, vô cùng đáng yêu và dễ thương. Hôm nay, trường dạy vẽ truyện tranh Comic Media Academy sẽ hướng dẫn các bạn ghi lại một khoảnh khắc cực đáng yêu của nhân vật Fear – mảng cảm xúc sợ hãi trong Riley nhé. Chúng ta bắt đầu nào.

Năm 2009, xác lập kỷ lục thế giới với số lượng nhân vật xuất hiện trong phim hoạt hình nhiều nhất (1.768 nhân vật). Đó là Anpanman – một bộ truyện tranh, một phim hoạt hình rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Anpanman ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: Trải qua cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, tác giả/nhà thơ Takashi Yanase (1919-2013) đã chứng kiến nhiều cảnh đói khổ, thiếu ăn. Điều này đã luôn khiến ông ước ao được ăn Anpan – một loại bánh mì ngọt nhân mứt đậu đỏ và đó chính là nguồn cảm hứng cho ông tạo ra người hùng Anpanman. Là nhân vật chính của truyện, Anpanman với cái đầu là một chiếc bánh mì ngọt do bác Jam làm ra. Chàng đến với cuộc sống khi một ngôi sao băng đáp xuống tiệm bánh của bác Jam. Với tính cách lạc quan, thân thiện, chàng còn rất dũng cảm và luôn xả thân giúp đỡ người khác. Anpanman là một trong những nhân vật hư cấu nổi tiếng nhất truyện tranh dành cho trẻ dưới 12 tuổi ở Nhật Bản (Theo Wikipedia). Hôm nay, Comic Media Academy sẽ hướng dẫn các bạn Học vẽ anh hùng Anpanman vô cùng dễ thương này nhé! Chúng ta cùng thực hiện nào.

Bambi là một phim hoạt hình thứ 5 của hãng hoạt hình Walt Disney sản xuất vào năm 1942, dựa vào truyện cùng tên của Felix Salten. Bộ phim được phát hành lại vào nhiều năm sau đó, gần đây nhất là năm 2005. Phần tiếp theo của bộ phim, Bambi II, đã được sản xuất để phát hành thẳng dưới dạng đĩa hình năm 2006. Nội dung của phim xoay quanh câu chuyện về Bambi – một chú nai con ngây thơ và có phần nhút nhát. Bambi sống trong một khu rừng tươi đẹp và kết bạn với khắp các loài và muông thú trong rừng. Cha của Bambi là một chú nai dũng mãnh và là vua của khu rừng. Một hôm, mẹ của Bambi qua đời trong một trận bão lớn và rơi vào tay bọn thợ săn độc ác. Trải qua mất mát lớn, Bambi từ một chú nai con nhút nhát của ngày nào giờ đã trưởng thành và thay cha đem đến sự bình yên cho khu rừng. Hôm nay, chuyên mục học vẽ truyện tranh của Comic Media Academy sẽ hướng dẫn bạn vẽ phiên bản chibi của chú nai con Bambi ngây thơ, nhút nhát ngày nào. Chắc chắn Bambi sẽ trông thật đáng yêu trong tạo hình này. Cùng thực hiện nhé!^^ Các bước vẽ chú nai Bambi theo phiên bản chibi cực đáng yêu: Bước 1: Bắt đầu với việc vẽ các đường hướng dẫn các hình dạng. Vẽ hình dạng đầu và thân, sau đó phác họa các hướng dẫn trên khuôn mặt và cổ. Bước 2: Sử dụng các đường hướng dẫn, bắt đầu vẽ các hình dạng của khuôn mặt chibi Bambi cùng với mõm và phần sau của đầu. Bước 3: Hoàn thành các hình dạng đầu bằng cách vẽ các tai lớn và một số tóc phồng trên đầu. Bước 4: Tiếp theo, vẽ mắt to tròn của Bambi chibi, sau đó làm cho các vòng ngoài trên phần trên của mắt chú nai. Đừng quên hàng mi cong dài. Bước 5: Chi tiết bên trong đôi tai của Bambi, sau đó thực hiện các dấu hiệu trên mặt, quanh mũi và vẽ tròng mắt to tròn ngây thơ của chú nai. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Bước 6: Bây giờ, chúng ta vẽ cơ thể của Bambi chibi, bắt đầu với cổ. Sau đó, vẽ chiếc đuôi của chú nai huyền thoại. Bước 7: Bây giờ, việc bạn cần làm là vẽ chân lùn mập, bụng, và mông của Bambi. Bước 8: Xoá bỏ các nguyên tắc và định hình bạn đã tạo ở bước một, sau đó vẽ những phần còn lại của các dấu hiệu trên cơ thể của Bambi với các điểm và móng guốc. Bước 9: Cuối cùng, việc bạn cần làm là vẽ màu cho chú nai Bambi giống như gam màu trong hình. Như vậy, bạn đã hoàn thành bản vẽ chibi của chú nai Bambi cực kì đáng yêu rồi nhé! Để phát triển đam mê vẽ truyện tranh, các bạn có thể đăng ký Lớp học vẽ truyện tranh ngắn hạn nhé. Chúc các bạn thành công! ^^ Quà tặng mùa hè dành cho các bạn ở TPHCM: Viện Truyện tranh và Hoạt hình chân thành cảm ơn sự ủng hộ, quan tâm của bạn đến các lớp học vẽ do Viện tổ chức. Viện trân trọng gửi đến bạn quà tặng đặc biệt khi đăng ký Lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics căn bản, chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho các bạn từ 9 – 14 tuổi. [spacer] Quà tặng: Phiếu giảm giá 500.000đ Lớp học vẽ truyện tranh manga/comics căn bản Thời lượng học: 3 tháng Lịch học: 9:00 – 11:00 và 14:00 – 16:00 ngày thứ 7 – Chủ nhật hàng tuần (Khi đăng ký bạn chọn một trong hai giờ học này nhé) Địa điểm học: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Thời gian áp dụng: Từ 18/07 – 31/07/2016 Hotline liên hệ: 090.273.8806 [spacer] Nguồn: Dragoart Dịch: Mộng Diệp – CMA

Tối 28/07, Viện truyện tranh và hoạt hình Việt Nam đã chính thức khai giảng lớp học vẽ truyện tranh ngắn hạn khóa 2 tại cơ sở 2 – 147 Pasteur, P.6, Q.3, TP.Hồ Chí Minh. Với mong muốn truyền tải những kiến thức thú vị về truyện tranh, tạo cơ hội cho những bạn yêu thích truyện tranh hiểu rõ hơn về ngành nghề mà mình đam mê, buổi khai giảng đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện, vui tươi thu hút rất đông các bạn học viên đến tham gia. Rất đông các bạn học viên đã đến tham gia buổi khai giảng lớp học vẽ truyện tranh ngắn hạn Trong buổi học đầu tiên, các bạn học viên đã được giao lưu, làm quen với nhau, được nghe các thầy – Thạc sĩ Quách Hồng Phúc, họa sĩ Trang Đức Huy  giới thiệu kỹ hơn về ngành truyện tranh cũng như cơ hội việc làm sau khóa học, đồng thời giải đáp những thắc mắc mà nhiều bạn đang quan tâm. Các học viên đang chăm chú nghe giảng viên giới thiệu về ngành truyện tranh Sau buổi khai giảng, học viên sẽ bắt đầu học nhiều môn học thú vị như: Vẽ minh họa, Luật xa gần, Phối cảnh, Vẽ chuyển động, Tạo hình nhân vật, Bố cục trang – khung, Kịch bản,… Trong vòng 9 tháng, khóa học vẽ truyện tranh ngắn hạn hứa hẹn sẽ đem đến những kiến thức và trải nghiệm thú vị cho các bạn học  viên trong lĩnh vực còn nhiều mới mẻ này. Đây là nền tảng để các bạn có mong muốn trở thành những họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp đến với các khóa học truyện tranh dài hạn. Với những giảng viên tâm huyết và nhiệt tình cộng với niềm đam mê của các bạn học viên, hi vọng lớp học vẽ truyện tranh ngắn hạn khóa 2 sẽ tìm kiếm được những gương mặt mới cho truyện tranh Việt Nam. CMA – Mai Lê

Một “ông kẹ đáng yêu”, một “quái vật không đáng sợ”, đó là những biệt danh dùng để diễn tả Mike Wazowski, nhân vật chính trong bộ phim hoạt hình Monsters Inc và Monsters university. Mike sinh ra là một quái vật, luôn mong muốn được trở thành dọa sư kể từ ngày được đi thăm quan Công ty Quái Vật. Mười một năm sau đó, cậu bé Mike ngày xưa đã trở thành Mike sinh viên của Đại học Quái Vật. Tuy nhiên, dù có học giỏi đến đâu, điểm cao thế nào thì tất cả chỉ là lý thuyết, bề ngoài của Mike vẫn không thể khiến người khác sợ hãi. Sau nhiều thử thách, thật bại rồi thành công, cuối cùng, Mike cũng trở thành một dọa sư sáng giá của Đại học quái vật, bên cạnh đó, cậu cũng có một tình bạn đẹp với Sulley. Bộ phim là một câu chuyện đẹp về tình bạn, về nghị lực vượt lên bản thân, phim không chỉ dành cho các khán giả nhí mà còn dành cho mọi độ tuổi. Hôm nay, Comic Media Academy sẽ hướng dẫn các bạn học vẽ quái vật Mike nhé! Bước 1: Vẽ một vòng tròn làm thân hình cho Mike, rồi vẽ tiếp các đường định hướng trên mặt và hai chân như hình. Bước 2: Vẽ các đường bên ngoài để tạo ra hình dáng của Mike, chừa hai khoảng trống bên phải để nối chân và cánh tay bên phải của Mike vào thân. Bước 3: Bây giờ, ta vẽ các cánh tay gầy gò của Mike, sau đó vẽ thêm bàn tay, lưu ý, bàn tay bên phải của Mike vẽ có ngón tay cái giơ lên. Bước 4: Vẽ con mắt duy nhất cho Mike với hình quả trứng. Vẽ thêm mí mắt dưới cho nó cũng như các đường nét phía trên mắt. Tiếp theo, ta sẽ vẽ cái miệng cười thật tươi. Bước 5: Vẽ tròng đen cho mắt và tô màu nó. Ta vẽ thêm một cái sừng nhỏ và các chi tiết giữa các ngón tay. Ta cũng cần phải vẽ răng và lưỡi cho Mike theo hình. Bước 6: Vẽ hai chân của Mike. Bước 7: Vẽ thêm các ngón chân và móng chân cho nó nữa là kết thúc. Bước 8: Còn bây giờ, ta chỉ cần tô màu nữa thôi. Ấy chà chà, vẽ xong hình dáng của Mike, nhìn lại, cảm thấy đây là một con quái vật đáng yêu phải không nào các bạn? Mau mau lấy giấy, bút, tẩy ra và vẽ ngay thôi.  Hiện tại, Comic Media Academy có lớp dạy vẽ Manga với thời gian học là 3 tháng. Các bạn có thể tham khảo chương trình và đăng ký học nhé! Chúc các bạn thành công! Quà tặng mùa hè dành cho các bạn ở TPHCM: Viện Truyện tranh và Hoạt hình chân thành cảm ơn sự ủng hộ, quan tâm của bạn đến các lớp học vẽ do Viện tổ chức. Viện trân trọng gửi đến bạn quà tặng đặc biệt khi đăng ký Lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics căn bản, chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho các bạn từ 9 – 14 tuổi. [spacer] Quà tặng: Phiếu giảm giá 500.000đ Lớp học vẽ truyện tranh manga/comics căn bản Thời lượng học: 3 tháng Lịch học: 9:00 – 11:00 và 14:00 – 16:00 ngày thứ 7 – Chủ nhật hàng tuần (Khi đăng ký bạn chọn một trong hai giờ học này nhé) Địa điểm học: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Thời gian áp dụng: Từ 18/07 – 31/07/2016 Hotline liên hệ: 090.273.8806 [spacer] Nguồn: Dragoart Dịch: CMA (Hồng Nguyễn)

Công chúa tóc mây (còn gọi là Tóc rối, tiếng Anh: Tangled) là bộ phim hoạt hình thứ 50 của hãng Walt Disney (2010). Bộ phim kể về câu chuyện của một nàng công chúa bị mất tích với mái tóc dài có phép thuật, người luôn ao ước được ra khỏi toà lâu đài hẻo lánh của mình. Từ cửa sổ của toà tháp bí mật, Rapunzel năm nào cũng say sưa ngắm nhìn những “đốm sáng bay” ấy, và cô bé luôn ao ước được biết thứ ánh sáng ấy là gì. Bộ phim đã nhận được phản hồi rất tích cực từ các nhà phê bình và được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Là bộ phim hoạt hình có doanh thu cao thứ 18 trong lịch sử, cao thứ 3 trong năm 2010. Tangled đã được đề cử cho nhiều hạng mục, trong đó có Bài hát gốc trong phim hay nhất tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 83 và nhiều giải thưởng danh giá khác. Hôm nay, Học vẽ sẽ hướng dẫn các bạn vẽ nàng Công chúa tóc mây cực đẹp như trong phim nhé. Bạn đã chuẩn bị giấy bút hết chưa nè, chúng ta bắt đầu nào!

Dựa trên câu chuyện cổ tích Bà chúa tuyết (The Snow Queen) của nhà văn Đan Mạch – Hans Christian Andersen được hàng triệu trẻ em ở nhiều thế hệ yêu mến trong nhiều năm qua, Frozen kể về hành trình của nàng công chúa trẻ gan dạ Anna đi tìm người chị gái của mình là Elsa. Elsa là người trị vì vương quốc Arendelle và từ bé đã có quyền năng điều khiển gió, băng tuyết nhưng lại mắc kẹt trong vương quốc mùa đông vĩnh cửu vì một lời nguyền vô hình. Sau khi tình cờ đóng băng cả vương quốc. Trước Elsa khi thu mình lại, không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai và muốn đắm chìm mãi trong mùa đông, Elsa đã từng là một cô bé ngây thơ, vô tư, đáng yêu, tinh nghịch, hay cười và thích chơi đùa với cô em gái Anna. Hôm nay, CMAVN sẽ hướng dẫn các bạn học vẽ cô bé Elsa tinh nghịch, đáng yêu. Hy vọng, bạn sẽ ghi nhớ khoảnh khắc đáng yêu này của nàng công chúa đáng yêu này, bên cạnh dáng vẻ lạnh lùng và quyền lực của Elsa khi trở thành “nữ hoàng băng giá”. Cùng thực hiện nào! Các bước vẽ cô bé Elsa trong Frozen cực đáng yêu: Bước 1: Đầu tiên, chúng ta vẽ  đầu của bé Elsa. Đây là một hình tròn có kích thước trung bình đơn giản với  các đường hướng dẫn trên khuôn mặt thêm vào trong. Sau đó, vẽ hình dạng của cơ thể bé Elsa rồi chuyển sang bước hai. >>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học vẽ truyện tranh ngắn hạn Bước 2: Đối với bước tiếp theo này, bạn sẽ bắt đầu vẽ khuôn mặt hình dạng bé Elsa cùng với tai cô. Bước 3: Phác thảo trong khuôn mặt bé nhỏ, dễ thương của cô, cùng với mái tóc của cô bé. Bước 4: Sử dụng các đường hướng dẫn trên khuôn mặt để vẽ ra những hình dạng cho đôi mắt bé Elsa. Sau đó, bạn vẽ thêm lông mi dày  và lông mày nhỏ của cô. Bước 5:  Tiếp theo, vẽ bé Elsa có một chiếc mũi nhỏ dễ thương. Thêm  các chấm tàn nhang, và sau đó vẽ đôi môi nhỏ bé với nụ cười đáng yêu của cô. Bước 6: Vẽ chi tiết bên trong tròng mắt, với đôi mắt ngây thơ, trong sáng của những đứa trẻ. Thêm chi tiết bên trong của tai cô bé. Bước 7: Vẽ hoàn thiện hình dạng đầu và tóc cho bé Elsa. Sau đó tiến hành bước tiếp theo. Bước 8: Bây giờ, chúng ta bắt đầu giải quyết  phần cơ thể của bé elsa. Đầu tiên, vẽ  phần cổ, ngực và cánh tay  mập  và bàn tay nhỏ của bé Elsa. Bước 9: Bước tiếp theo, vẽ đường cong của lưng, sau đó vẽ chiếc tã mà bé Elsa mặc. Tiếp theo, chúng ta vẽ  một vài đường thể hiện phần đùi của cô bé. Bước 10: Vẽ hoàn thiện phần chân nhỏ đang bò của cô bé, sau đó thêm một xoáy trên đầu gối của cô. Bước 11: Tiếp theo, bạn vẽ những bím tóc, sau đó xóa bỏ những nét không cần thiết để hoàn thiện hình dáng của cô bé. Bước 12: Bạn đã vẽ xong hình dáng của bé Elsa, việc bạn cần làm bây giờ là vẽ màu như hình để có một bức vẽ hoàn hảo nhất. Như vậy, bạn đã hoàn thành bức vẽ bé Elsa tinh nghịch và đáng yêu rồi đó. Đây chính là phiên bản còn bé của “nữ hoàng băng giá” đó. Cô bé Elsa có đáng yêu không nào??  >>> Đăng ký lớp dạy vẽ Manga để trải nghiệm đam mê! Chúc các bạn thành công! ^^ Quà tặng mùa hè dành cho các bạn ở TPHCM: Viện Truyện tranh và Hoạt hình chân thành cảm ơn sự ủng hộ, quan tâm của bạn đến các lớp học vẽ do Viện tổ chức. Viện trân trọng gửi đến bạn quà tặng đặc biệt khi đăng ký Lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics căn bản, chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho các bạn từ 9 – 14 tuổi. [spacer] Quà tặng: Phiếu giảm giá 500.000đ Lớp học vẽ truyện tranh manga/comics căn bản Thời lượng học: 3 tháng Lịch học: 9:00 – 11:00 và 14:00 – 16:00 ngày thứ 7 – Chủ nhật hàng tuần (Khi đăng ký bạn chọn một trong hai giờ học này nhé) Địa điểm học: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Thời gian áp dụng: Từ 18/07 – 31/07/2016 Hotline liên hệ: 090.273.8806 [spacer] Nguồn: Dragoart Dịch: Mộng Diệp (CMA)

Chú chồn hôi với cái tên Pepe Le Pew, xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim Mùi-thể Kitty, một phim hoạt hình ngắn của đạo diễn Chuck Jones, được phát hành vào 01/1945. Hôm nay, chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn vẽ chú chồn hôi rất dễ thương này nhé. Hãy cùng chúng mình học vẽ chú chồn này nhé !

Ben 10 là một series phim hoạt hình của Mỹ được thực hiện bởi “Man of Action” và do Cartoon Network Studios sản xuất. Tập đầu tiên được phát sóng vào ngày 27 tháng 12 năm 2005. Vào tháng 4 năm 2008, Ben 10 được nối tiếp bởi Ben 10: Alien Force. Hiện tại, phần mới nhất của serie Ben 10 có tên là Ben 10: Evolutions. Bộ phim hoạt hình này xoay quanh 3 nhân vật là Benjamin Ben Tennyson, người em họ Gwendolyn Gwen Tennyson và ông nội Max Tennyson. Sở dĩ có cái tên Ben 10 là vì một lần đi cắm trại tại một khu rừng, do tò mò mà Ben đã “được” một vật thể lạ – trông như cái đồng hồ đeo tay “dính chặt” vào người. Vật thể lạ đó giúp Ben biến hóa được thành 10 người hùng kì quái – giúp mọi người thoát khỏi móng vuốt của những thể lực phản diện. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau học vẽ Ben 10 siêu điển trai chỉ với 8 bước đơn giản nhé! Bước 1: Phác thảo phần đầu bằng một vòng tròn. Vẽ thêm một đường cong bên dưới hình tròn cho phần cằm. Chia tỷ lệ khuôn mặt bằng những đường ngang. Bước 2: Vẽ biểu cảm của mắt, mũi, miệng và tai cho Ben. Phác họa tóc bằng những đường nhọn. Lưu ý, sau gáy của Ben có thêm 2 lọn tóc nhọn nữa nhé. Bước 3: Phác họa một hình chữ nhật nhỏ cho phần cổ. Phần thân, phác họa bằng một vuông lồng vào một hình tròn, lồng tiếp thêm một hình vuông dưới cùng nữa. >>> Bạn đang tìm kiếm lớp học vẽ truyện tranh? Bước 4: Phác họa hai vòng tròn cho hai bên vai. Phần tay sẽ phác họa bằng hai hình bầu dục dài, lồng vào nhau nhé. Bước 5: Bước này siêu quan trọng đây! Phác họa vật thể lạ – Omnitrix nhé. Hãy tưởng tượng nó là một chiếc đồng hồ dạng “khủng”, được Ben đeo bên tay trái nhé. Bước 6: Phần chân cũng được phác họa bằng hai hình bầu dục dài, lồng vào nhau. Hai bàn chân sẽ là hai hình bầu dục nằm ngang, kích thước gần bằng với bàn tay của Ben. Bước 7: Phác thảo trang phục cho Ben nhé! Ben thường mặc áo pull màu trắng – đen, đi giày cùng màu với áo và quần túi hộp. Bước 8: Hoàn thiện Ben siêu điển trai bằng màu sắc và đừng quên xóa những nét thừa đi nhé. 8 bước siêu nhanh phải không các bạn? Chúc các bạn “hí hoáy” thành công nhé! Đăng ký ngay Khóa học làm phim hoạt hình 3D để tạo ra những nhân vật hoạt hình “hot” hơn cả Ben 10 bạn nhé!  Trinh Trần

Chắc hẳn nhưng bạn yêu thích game Pokémon hay những bộ phim hoạt hình về phiêu lưu tiền sử sẽ rất ấn tượng với chú rồng lửa Charizard. Charizard có hình dạng của một con rồng, xuất hiện trên trang bìa của các trò chơi Pokémon Red và Pokémon FireRed. Còn trong Amine, Charizard ra mắt lần đầu tiên trong bộ phim Phiêu lưu thời tiền sử (Attack của Pokemon Prehistoric), nơi Charmeleon Ash Ketchum tiến hóa. Hôm nay, Học vẽ sẽ hướng dẫn các bạn vẽ một charizard chỉ trong 5 bước khá đơn giản nhưng cực kỳ đẹp nhé. Các bạn đã chuẩn bị dụng cụ hết chưa, chúng ta bắt đầu nào.

Chào các bạn, Đố các bạn biết nhân vật nào trong Doraemon rất thích ăn bánh dưa gang (Melon Pan) và sợ gián? Đó chính là Dorami – cô mèo máy thông minh vượt trội, chu đáo, dễ thương và là em gái của Doraemon. Dorami xuất hiện trong loạt truyện để giải quyết những rắc rối do Nobita và ông anh ngờ nghệch gây ra. Hôm nay, Học vẽ sẽ giúp những bạn yêu quý nhân vật Dorami thực hiện một bài vẽ thật đơn giản để ghi lại hình ảnh siêu đáng yêu của nhân vật này.

Sáng 29-6, các học viên lớp học vẽ truyện tranh, hệ Kỹ thuật viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã có buổi thực tế thú vị tại sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM. Buổi thực tế là hoạt động thực hành của môn Moving Sketch do thầy Trang Đức Huy phụ trách. Buổi thực tế đã thu hút sự chú ý của nhiều người xung quanh. Hoạt động thực tế Moving Sketch sẽ được tiếp tục ở nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố. Hứa hẹn sẽ là những giờ học thú vị cho các học viên CMA. Cùng xem qua những hoạt động thú vị trong buổi học thực tế Moving Sketch Các học viên CMA tại sân bay Học viên ở từng vị trí để thực hành vẽ Moving Sketch Thầy Trang Đức Huy hướng dẫn các học viên hoàn thành bài vẽ Buổi thực tế thu hút sự chú ý của người dân ngồi chờ ở sân bay Bài vẽ của các học viên >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Thu Hiền thực hiện

Chào các bạn! Chắc nhiều bạn đã từng xem qua bộ phim hoạt hình Đi tìm Nemo phải không nào? Phim nói về câu chuyện của chú cá hề Marlin cùng với Dory đi tìm con trai của anh là Nemo. Trên đường đi, anh hiểu ra một điều là con trai của anh có thể tự chăm sóc lấy bản thân. Bộ phim nhận được rất nhiều lời nhận xét tốt và giành giải cho bộ phim hoạt hình hay nhất. Hôm nay, Học vẽ sẽ hướng dẫn các bạn vẽ một Marlin cực kỳ đơn giản nhé. Các bạn đã sẵn sàng hết chưa, mình cùng bắt đầu học vẽ nhé.

Với niềm đam mê dành cho vẽ truyện tranh, Dương Hương Ly đã quyết định kết thúc việc học tập tại trường ĐH Kinh tế TPHCM. Đây là một quyết định khó khăn khi cô nàng gặp phải sự phản đối từ gia đình và bạn bè. Cùng xem những chia sẻ của cô nàng về quá trình rẽ hướng và theo đuổi ước mơ của mình ở một môi trường mới như thế nào nhé. Điều gì đã khiến bạn có một quyết định táo bạo khi kết thúc học tập tại trường ĐH Kinh tế TPHCM? Trong thời gian mình đang chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp thì có một công ty về game mời mình tham gia thực tập và làm việc. Lúc đó mình phân vân giữa việc tiếp tục làm luận văn và tham gia khóa đào tạo của công ty game. Khi tham khảo ý kiến của gia đình và bạn bè, họ đã phản đối và cho rằng mình phải tiếp tục đi tiếp giai đoạn cuối ở trường Đại học. Vì đam mê vẽ và mong muốn học được những bước cơ bản trong kỹ thuật vẽ nên mình đã quyết định chọn dừng việc học ở trường và tham gia đào tạo tại công ty game. Tuy nhiên, sau một thời gian đào tạo, mình cảm thấy không phù hợp với lĩnh vực game. Chính vì vậy, mình đã không ký hợp đồng lao động với công ty game và đăng ký lớp học kịch bản truyện tranh ở Công ty Phan Thị. Dương Hương Ly tại Viện truyện tranh và hoạt hình  (Comic Media Academy – CMA) Vậy bạn đã chọn nơi nào để theo đuổi và phát triển ước mơ của mình? Thực tế thì ở Việt Nam chưa có một trường hay cơ sở dạy vẽ truyện tranh chuyên nghiệp nào cả. Vì vậy, khi theo dõi các thông tin từ Phan Thị và tham gia các buổi hội thảo của CMA – Viện truyện tranh và hoạt hình, mình đã chọn CMA là nơi để tiếp tục đam mê vẽ truyện tranh của bản thân. Đặc biệt, CMA có khóa học vẽ trên máy – Wacom Cintiq, chính điều này đã hấp dẫn và thúc đẩy mình tham gia học tập tại CMA. Ấn tượng đầu tiên của bạn trong ngày đi học đầu tiên tại CMA? Có quá nhiều bạn vẽ đẹp. Còn các giảng viên thì trẻ. Cách giao tiếp của họ với học viên rất thân thiện, chứ không giống ngày xưa mình đi học. Giáo viên ngồi trên, học sinh ngồi dưới, cảm thấy việc đó chỉ là giao tiếp một chiều. Còn ở đây có thể là 2 chiều. Đối với mình, giảng viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là những người bạn nữa. Như vậy việc học tập sẽ thoải mái hơn. Bạn thích nhất hoạt động nào trong quá trình học tập tại CMA? Mình thích nhất môn diễn xuất. Vì học môn này mình có thể biết được biểu cảm, chuyển biến nội tâm của nhân vật phải như thế nào. Bên cạnh đó còn được trực tiếp diễn kịch, tập luyện và được thầy tận tình chỉ dẫn. Khi mình sáng tác, mình phải hiểu được nội tâm của nhân vật sẽ chuyển biến như thế nào trước tình huống mà truyện đưa ra, hay đứng trước một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, nhân vật sẽ có phản ứng ra sao, một cách hợp lý nhất. Nếu như không hiểu thì mình chỉ sáng tác dựa trên cảm quan chung của mình thôi, không thể hiểu được tâm lý của con người thay đổi ra sao. Bên cạnh đó, những kiến thức về diễn xuất sẽ giúp mình bổ trợ rất nhiều khi viết kịch bản truyện tranh. Dương Hương Ly trong giờ học Điêu khắc tại Viện truyện tranh và hoạt hình Vậy, những kiến thức ở CMA có làm thay đổi hoặc phát triển tư duy sáng tác của bạn hay không? Có chứ. Hồi trước mình cứ nghĩ vẽ truyện tranh là chỉ cần bắt chước nét vẽ của một tác giả truyện tranh yêu thích và vẽ theo. Nhưng khi vào đây, mình phải học cách để vẽ môt cái hình như vậy thì phải đi từ bên trong ra bên ngoài, từ xương ra khối ra cơ, rồi mới đắp quần áo lên. Còn trước đây thì chỉ vẽ theo cảm tính thôi, cho nên nhiều khi đẹp không biết tại sao đẹp, xấu không biết tại sao xấu. Bây giờ nét vẽ của mình thay đổi nhiều lắm. Trong quá trình học, giảng viên có nói khi làm nghề thì phải có ý thức mình đang làm truyện tranh cho Việt Nam. Cho nên khi làm phải có chút bản sắc chứ không phải chỉ đơn giản là bắt chước và học theo như vậy. Có thể bây giờ kỹ thuật vẽ của mình chưa cao nhưng trong tư tưởng của mình luôn suy nghĩ làm sao để tác phẩm mang bản chất Việt Nam nhất. Tác phẩm dần hình thành của Dương Hương Ly Sau một thời gian tham gia khóa học tại CMA, bạn đã tự sáng tác ra một kịch bản truyện tranh nào chưa? Định hướng nghề nghiệp của bạn sau khi kết thúc khóa học là gì? Mình tham gia khóa học vẽ tại CMA từ tháng 12-2014. Trong khoảng thời gian đó, mình đã tham gia vào quá trình xuất bản bộ truyện tranh dành cho thiếu nhi KUN – Những trận bóng siêu phàm. Mình tham gia khâu vẽ tranh cho bộ truyện. Ở lần xuất bản tập 1, bộ truyện tranh này được in 100.000 cuốn. Đó là một điều đáng mừng cho nỗ lực của cả nhóm sản xuất. Đặc biệt, thành quả này là nguồn động viên to lớn cho mình trên con đường theo

Đã từ lâu, thị trường truyện tranh Việt Nam bị lấn lướt bởi “quốc đảo hình vòng cung”. Khi nền truyện tranh Việt Nam còn chưa kịp định hình về phong cách thì Manga (Truyện tranh Nhật) đã hút hồn trẻ em Việt từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Viện trưởng Viện Truyện tranh và Hoạt hình, Gíám đốc Công ty Phan Thị cho rằng: “Thật tâm mà nói, thất bại lớn nhất của tôi trong suốt chặng đường theo đuổi lý tưởng này chính là nguồn nhân lực…”(*). Có chăng, đây là nguyên nhân khiến truyện tranh Việt Nam có khoảng lùi rất xa so với mặt bằng chung của nền truyện tranh thế giới? 

Hôm qua ngày 18/5/ 2015, Viện Truyện tranh và Hoạt hình đã chính thức khai giảng lớp học vẽ truyện tranh ngắn hạn trong không khí đầy nhiệt huyết và cởi mở. Trong buổi học đầu tiên, các bạn học viên lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc đã được định hướng đam mê và bộc lộ năng khiếu  của mỗi người qua bài kiểm tra đầu khóa. Thông qua đó, giảng viên có thể đánh giá và đưa ra phương hướng học tập, rèn luyện phù hợp nhất cho từng bạn, giúp các bạn bước đi vững vàng trên con đường thực hiện ước mơ trở thành họa sĩ truyện tranh của mình. Các bạn học viên chăm chứ thực hiện bài vẽ kiểm tra năng lực đầu vào Chụp ảnh lưu niệm trước giờ tan lớp Các bạn học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và các kỹ năng cần thiết nhất để có thể tự tin làm việc, cũng như nắm bắt cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp: – Vẽ minh họa sách, báo, tạp chí; – Vẽ minh họa quảng cáo; – Vẽ truyện tranh; – Vẽ Background phim; – Xây dựng kịch bản truyện tranh hoàn hảo; – Xử lý bản thảo truyện tranh chuyên nghiệp; – Tự tin thể hiện trí tưởng tượng thông qua nghệ thuật truyện tranh; – Làm chủ khả năng tạo dựng cảm xúc nhân vật; – Biết cách kể chuyện theo tuyến nhân vật; – Khởi tạo tuyến nhân vật với nhiều phong cách, trang phục, cá tính khác nhau; – Nắm vững quy trình xuất bản sách, truyện; – Cơ hội được Viện hỗ trợ phát triển ý tưởng, xuất bản truyện tranh; Sau ngày khai giảng, các bạn học viên sẽ tiếp tục các học phần của mình ở các môn Vẽ cơ bản, phương pháp kể chuyện, phối cảnh… Hi vọng rằng, các bạn học viên sẽ luôn nuôi dưỡng đam mê, nhiệt huyết và kiên tâm trên con đường thực hiện ước mơ trở thành họa sĩ truyện tranh. >>> Tìm hiểu thêm về Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp (Chương trình dài hạn) Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

Sau khi đã tìm hiểu cấu trúc cơ bản của người que ở bài dạy vẽ trước, chúng ta tiến hành học vẽ cột sống, đầu và chi dưới của người que qua các bước như sau: 1. Cột sống Vẽ một đường thẳng đứng với chiều dài vừa phải, đây sẽ là cột sống của người que. Tất nhiên, mỗi người que có một loại cột sống khác nhau, và cột sống không nhất thiết phải là một đường quá thẳng. 2. Đầu Vẽ đầu hình tròn Cũng như cột sống, đầu không bắt buộc phải có dạng hình tròn tuyệt đối. Nó có thể hơi méo mó như dưới đây: Người que không chân chuyển động bằng cách lướt trong không gian. Thực hành những tư thế đơn giản này trước khi làm cho chúng trở nên phức tạp hơn. 3. Chi dưới Người que không chân trông giống cá hơn là người. Hãy điều chỉnh lại. Bước 1: Vẽ một chân. Bước 2: Vẽ tiếp chân thứ hai ở bên kia. Bước 3: Vẽ bàn chân Tuy nhiên, người que này sẽ khó đứng vững nếu chân không chạm đất. Vì vậy, chúng ta cần vẽ thêm bàn chân. 3.1. Ngón chân 3.2. Gót chân 3.3. Mắt cá Mặt trước (2) và mặt sau (3) cấu trúc bàn chân. Vẽ bàn chân cho người que. Bước 4: Chân vẫn chưa vẽ xong. Chúng quá thẳng! Làm sao mà di chuyển được với đôi chân như thế? Để người que có khả năng chuyển động, chúng ta cần vẽ thêm khớp xương vào các chi dưới. 4.1.Hông 4.2.Đầu gối 4.3.Mắt cá chân và ngón chân Mỗi khớp xương có phạm vi chuyển động riêng. Trên thực tế, phạm vi chuyển động của khớp còn tùy thuộc vào độ mềm dẻo của mỗi người. Cột sống cũng có thể sử dụng khớp hông: Vấn đề là một khớp xương không thể xử lý ba chuyển động khác nhau cùng một lúc. Làm thế nào tạo ra tư thế như trong hình dưới đây? Chúng ta cần sử dụng hai khớp hông. Nhờ vậy, hai chân và cột sống sẽ có đủ phạm vi cử động cần thiết, và tư thế cũng trở nên vững vàng hơn. Lưu ý cả ba khớp xương chỉ còn một khi nhìn từ mặt bên. Bước 5: Tiếp tục tập luyện. Việc vẽ sẽ trở nên khó hơn rất nhiều ở các bước sau, nên tốt nhất là hãy tập luyện với các hình đơn giản ở các bước đầu để không bị rối. Đón xem kì sau với bài hướng dẫn dạy vẽ người que – Vẽ chi trên. BẬT MÍ BÍ MẬT cho bạn: Những môn học thú vị này đang được giảng dạy trong khóa học vẽ truyện tranh, Phim hoạt hình và Thiết kế Game tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam. Quà tặng mùa hè dành cho các bạn ở TPHCM: Viện Truyện tranh và Hoạt hình chân thành cảm ơn sự ủng hộ, quan tâm của bạn đến các lớp học vẽ do Viện tổ chức. Viện trân trọng gửi đến bạn quà tặng đặc biệt khi đăng ký Lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics căn bản, chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho các bạn từ 9 – 14 tuổi. [spacer] Quà tặng: Phiếu giảm giá 500.000đ Lớp học vẽ truyện tranh manga/comics căn bản Thời lượng học: 3 tháng Lịch học: 9:00 – 11:00 và 14:00 – 16:00 ngày thứ 7 – Chủ nhật hàng tuần (Khi đăng ký bạn chọn một trong hai giờ học này nhé) Địa điểm học: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Thời gian áp dụng: Từ 18/07 – 31/07/2016 Hotline liên hệ: 090.273.8806 [spacer] Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam Cơ sở 1: số 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TP.HCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (08) 3514 4365 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org Pinterest: www.pinterest.com/cmavnorg

Như bạn thấy ngoài kia, mấy ông họa sĩ đang vẽ ào ào chỉ trong mấy giây là có một hình người hấp dẫn, còn bạn ngồi đây vật lộn với mấy cái hình người que. Ít ra phải có lý do gì đó để bạn tiếp tục vẽ chúng chứ? Hãy tưởng tượng rằng sẽ có những người bạn của bạn thốt lên: “Trời, mình còn chẳng biết học vẽ hình người que là như thế nào?” và khi đó bạn có thể tiếp lời: ”À, mình vẽ được đấy”. Thật tuyệt phải không. Với “tuyệt kỹ” vẽ hình người que, giấc mơ của bạn sẽ trở thành sự thật. Hãy hình dung người xem tập trung đông xung quanh bạn ở ngoài đường và nhờ bạn vẽ dùm cho họ mấy hình người que. Bạn sẽ trở nên giàu có và nổi tiếng. Còn chần chừ gì nữa để bắt đầu làm theo những hướng dẫn dạy vẽ dưới đây để hiện thực hóa mong ước của mình. Làm ngay thôi. Cấu trúc cơ bản của người que Hãy bắt đầu bằng những vấn đề cơ bản. Người que (stick figure) thường có cấu trúc như sau: 1. Đầu: dạng hình tròn 2. Nét mặt (tùy ý): làm sao dễ hiểu là được 3. Cổ (tùy ý): ngắn và mảnh 4. Chi trên: hai đoạn 5. Cột sống:giống như một đoạn chi trên 6. Chi dưới: hai đoạn Người que nhìn từ mặt bên (2) thường không khác gì mấy so với nhìn từ mặt trước (1). Vì vậy, bạn sẽ không cần đến phối cảnh khi vẽ người que. Mặt trước (1) và mặt bên (2) Đón xem kì sau với bài hướng dẫn dạy vẽ người que – Vẽ cột sống, đầu và chi dưới. Xem bài Hướng dẫn vẽ tư thế chuyển động của người tại đây BẬT MÍ BÍ MẬT cho bạn: Những môn học thú vị này đang được giảng dạy trong khóa học vẽ truyện tranh, Phim hoạt hình và Thiết kế Game tại Viện truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam. Quà tặng mùa hè dành cho các bạn ở TPHCM: Viện Truyện tranh và Hoạt hình chân thành cảm ơn sự ủng hộ, quan tâm của bạn đến các lớp học vẽ do Viện tổ chức. Viện trân trọng gửi đến bạn quà tặng đặc biệt khi đăng ký Lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics căn bản, chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho các bạn từ 9 – 14 tuổi. [spacer] Quà tặng: Phiếu giảm giá 500.000đ Lớp học vẽ truyện tranh manga/comics căn bản Thời lượng học: 3 tháng Lịch học: 9:00 – 11:00 và 14:00 – 16:00 ngày thứ 7 – Chủ nhật hàng tuần (Khi đăng ký bạn chọn một trong hai giờ học này nhé) Địa điểm học: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Thời gian áp dụng: Từ 18/07 – 31/07/2016 Hotline liên hệ: 090.273.8806 [spacer] Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam Cơ sở 1: Lầu 6 – 7, số 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TP.HCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (08) 3514 4365 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org Pinterest: www.pinterest.com/cmavnorg

Vẽ nhân vật đứng hay ngồi yên là một chuyện, vẽ nhân vật trong trạng thái chuyển động lại là một chuyện khác. Cho dù bạn đã nắm vững cấu trúc giải phẫu, bạn vẫn gặp không ít khó khăn khi diễn tả dáng động của nhân vật, với mục đích tạo ra cảm giác sống động như thực tế cuộc sống. Để học vẽ nhân vật chuyển động, bước đầu tiên là phác thảo hình người que (stick figure) giống như khi bạn vẽ nhân vật trong tư thế đứng/ngồi yên. Như thường lệ, bạn cần kiên trì thực hành. Tham khảo tài liệu hướng dẫn vẽ manga để xem vẽ như thế nào là tự nhiên. Quan sát trong cuộc sống đời thường bằng cách tham dự các trận thi đấu thể thao hoặc đến công viên, nơi có nhiều người tụ tập ở đó. Xem phim võ thuật và chiếu chậm cảnh phim nếu cần. Bạn sẽ sớm nắm vững những chuyển động tinh tế của con người, chẳng hạn như họ đặt tay chân ở đâu, xoay vặn thân người như thế nào,… Bước đầu tiên để có cảm giác về chuyển động, đó là đơn giản hóa hình ảnh thành một vài hình phác cấu trúc bên trong dạng đơn giản, như hình người que, là bước tương tự như khi bạn vẽ người dáng tĩnh. Như thường lệ, hãy tiếp tục luyện tập, luyện tập, và luyện tập nhiều hơn nữa. Hãy xem một số tài liệu vẽ manga, nhận ra cái nào là hình vẽ tốt, rồi quay trở lại quan sát đời sống thực xung quanh. Hãy đến sân xem một trận bóng đá, hay đến công viên quan sát người ta tập thể dục. Bạn sẽ sớm nhận ra được cách cử động của người cũng như những phần cơ thể chuyển động nhanh như bàn tay, bàn chân, cách người ta lắc hông… Bí quyết để tránh làm hình vẽ bị cứng, đó là hình dung ra một đường trục dáng (line of action) chạy xuyên qua cơ thể người. Đường trục dáng này xuất phát từ đỉnh đầu, đi ngang qua cổ, xuống đến cột sống, rồi chạy ra ngoài ( dĩ nhiên, không cần quá rập khuôn khi dựng những đường này). Thông thường, các tư thế chuyển động đều có dạng đường cong chữ C hoặc chữ S khi nhân vật cúi, xoay, vặn hoặc nghiêng người. Các góc nghiêng sẽ càng lớn hơn khi nhân vật chạy nhảy hoặc té ngã. Nhờ sử dụng đường trục dáng, bạn tạo vẻ tự nhiên, sinh động hơn cho nhân vật chuyển động. Sử dụng kết hợp đường trục dángvới người que (stick figure) để phác thảo khung xương, rồi sau đó “đắp” thịt và cơ bắp cho nhân vật, khiến cho nhân vật như đang bước ra khỏi trang giấy hay màn hình. Đón xem kì sau với bài hướng dẫn dạy vẽ người que BẬT MÍ BÍ MẬT cho bạn: Những môn học thú vị này đang được giảng dạy trong khóa học vẽ truyện tranh, học làm phim hoạt hình và Thiết kế Game tại Viện truyện tranh và Hoạt hình. [spacer] Quà tặng mùa hè dành cho các bạn ở TPHCM: Viện Truyện tranh và Hoạt hình chân thành cảm ơn sự ủng hộ, quan tâm của bạn đến các lớp học vẽ do Viện tổ chức. Viện trân trọng gửi đến bạn quà tặng đặc biệt khi đăng ký Lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics căn bản, chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho các bạn từ 9 – 14 tuổi. [spacer] Quà tặng: Phiếu giảm giá 500.000đ Lớp học vẽ truyện tranh manga/comics căn bản Thời lượng học: 3 tháng Lịch học: 9:00 – 11:00 và 14:00 – 16:00 ngày thứ 7 – Chủ nhật hàng tuần (Khi đăng ký bạn chọn một trong hai giờ học này nhé) Địa điểm học: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Thời gian áp dụng: Từ 18/07 – 31/07/2016 Hotline liên hệ: 090.273.8806 [spacer] Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 2: 147 Pasteur, Q.3, TP.HCM Cơ sở 3: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM Điện thoại: (08) 3820 9066 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org Pinterest: www.pinterest.com/cmavnorg

Giờ chúng ta sẽ đề cập biến cố lớn thứ hai trong lịch sử Nhật Bản hiện đại. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thế giới truyện tranh và còn cả mọi mặt đời sống của người Nhật. Làn sóng chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa dân tộc dâng cao trên khắp đất nước trước khi chiến tranh bùng nổ, truyện tranh từng một thời là công cụ nói lên quan điểm bất đồng bị chính quyền độc tài ra tay trấn áp. Các họa sĩ truyện tranh và biên tập viên bị đe dọa trừng phạt nếu không chịu làm việc theo đường lối tư tưởng của nhà cầm quyền. Họ chỉ có hai chọn lựa: một là làm việc cho nhà cầm quyền, hai là sẽ bị buộc thôi việc, lưu đày, hoặc thậm chí tống giam. Tác giả Nakazawa Keiji Một số họa sĩ nghỉ việc trong thời kỳ chiến tranh, trong khi số khác phải oằn mình làm việc để phục vụ cho bộ máy truyên truyền của nhà cầm quyền. Số khác nữa trốn ra nước ngoài để tiếp tục sự nghiệp vẽ tranh châm biếm, hoặc thậm chí sản xuất truyện tranh tuyên truyền cho phe Đồng minh. Tính sáng tạo và đa dạng về mặt thể loại trong truyện tranh Nhật bị mất đi. Sau thời kỳ bị khủng bố gắt gao, ngành công nghiệp truyện tranh phải mất thời gian dài mới khôi phục lại được. Các họa sĩ hàng đầu buộc phải đối mặt với quyết định chạy trốn hoặc từ bỏ tư tưởng của mình dưới sức ép của nhà cầm quyền (Schodt, 1983). Vụ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki cũng ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa và lịch sử Nhật Bản. Tình hình nước Nhật dẫu trải quả nhiều thăng trầm sau vụ ném bom đó, nhưng dư âm của vụ nổ vẫn còn đọng lại mãi trong mọi mặt văn hóa của người dân Nhật. Nhiều chủ đề phổ biến trong manga/anime hiện nay bắt nguồn từ cuộc ném bom này, chẳng hạn như đề tài về sự xung đột giữa con người với công nghệ, hay đề tài về ngày tận thế. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp Bức tranh mô tả nỗi thống khổ do bom nguyên tử gây ra cho Nhật Bản Manga/anime thời hậu chiến thường lồng thêm thông điệp chống chiến tranh mạnh mẽ – nước Nhật chịu mọi hậu quả do chủ nghĩa quân phiệt gây ra trong chiến tranh và vẫn còn hứng chịu hậu quả như thế trong lịch sử hiện đại. Những khoảng khắc lịch sử này trở thành hòn đá thử vàng đối với những họa sĩ mong muốn khôi phục ngành công nghiệp truyện tranh. Hầu hết họa sĩ manga/anime thích thảo luận chủ đề chiến tranh thông qua các câu chuyện khác nhau. Họ tránh miêu tả trực tiếp cuộc chiến tranh, mà đi sâu khắc họa hình ảnh những thường dân vô tội bị mắc kẹt trong chiến tranh, chẳng hạn như tác phẩm Barefoot Gen (Chân trần trên lửa đỏ) của Nakazawa Keiji và Grave of the Fireflies (Căn hầm đom đóm) của Isao Takahata. Grave of the Fireflies Chiến tranh không vùi dập ngành công nghiệp truyện tranh quá lâu. Ngay sau chiến tranh, truyện tranh Nhật bắt đầu xuất hiện trở lại, nhưng lần này được đóng thành sách bìa đỏ (red book). Truyện tranh loại này có giá bán rất rẻ, nhưng các họa sĩ thời hậu chiến thường không xem nó là tiêu chuẩn cần thiết để chứng minh giá trị. Việc xóa bỏ cơ cấu lỗi thời trong ngành công nghiệp truyện tranh đã tạo điều kiện cho nhiều họa sĩ trẻ thỏa sức sáng tác với những ý tưởng đầy tham vọng. Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM Theo Robin E. Brenner

Trong những buổi học đầu tiên tại Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh chuyên nghiệp, áp lực về 10 bài vẽ đường thẳng và đường cong đã được các học viên chuyển hóa thành sân chơi “show” những ý tưởng và cá tính rất riêng của mình. Trên chính sân chơi ấy, các bạn học viên không chỉ đóng vai trò là người tiếp nhận kiến thức mà còn được làm việc như một họa sĩ vẽ truyện tranh thực thụ (phải hoàn thành sản phẩm đúng chất lượng, số lượng và thời hạn đặt ra). Chính điều này giúp người học dần dần nâng cao kỹ năng và tự tin lên theo từng buổi học. Bài vẽ tự do của một bạn học viên (Nguồn: CMA) Giảng viên và học viên cùng đưa tác phẩm “bài tập” lên giá tranh (Nguồn: CMA) Ở CMA, bạn có cơ hội bộc lộ tất cả sức sáng tạo cá nhân trong không khí chia sẻ, trao đổi, học hỏi vô cùng thân thiện, cởi mở. Tại CMA, học viên thể hiện được bản thân, bộc lộ sự sáng tạo trong không khí học hỏi, trao đổi thật sự thân thiện và cởi mở. (Nguồn: CMA) Mỗi người một cá tính, một phong cách, một sự cảm thấu mỹ thuật riêng, chính vì thế học viện CMA trao cho bạn cơ hội được học hỏi, được lắng nghe nhau để bồi đắp kiến thức cho bản thân. (Nguồn: CMA) Khi kết thúc khóa học vẽ, bạn có nghĩ mình sẽ là một họa sĩ không chỉ vững tay nghề mà còn tự tin thể hiện bản thân trước đám đông với kỹ năng diễn thuyết trôi chảy? Học viên tự tin giới thiệu tác phẩm của mình trước lớp. (Nguồn: CMA) Một tân học viên được mời phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm mà bạn thích nhất. (Nguồn: CMA) Mỗi người một cá tính, một phong cách, một sự cảm thấu Mỹ thuật riêng, chính vì thế CMA trao cho các học viên cơ hội được cùng học hỏi, cùng lắng nghe để bồi đắp kiến thức cho bản thân mình. Giảng viên phân tích tác phẩm của học viên. (Nguồn: CMA) Giảng viên phân tích kỹ nét đặc sắc và những điểm cần khắc phục trong từng tác phẩm. (Nguồn: CMA) Còn rất nhiều điều thú vị trong các buổi học sắp tới tại CMA đang chờ các bạn khám phá. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

phòng máy Viện Truyện tranh và Hoạt hình 4

Bảng vẽ điện tử ra đời đã trở thành trợ thủ đắc lực cho các họa sĩ, nhà thiết kế hoạt động ở lĩnh vực vẽ, thiết kế đồ họa, thiết kế game. Bảng vẽ điện tử cho phép người dùng thao tác trực tiếp lên sản phẩm thông qua bút cảm ứng và màn hình, từ đó chuẩn hóa mọi đường nét và hình ảnh theo đúng ý tưởng đặt ra. Việc vẽ với bảng vẽ điện tử dễ dàng như khi dùng bút vẽ trên giấy, thậm chí dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều bởi không còn phải bận tâm đến những dụng cụ lỉnh kỉnh hay màu vẽ. Độ rộng, mảnh, đậm, nhạt của nét vẽ phụ thuộc vào lực đè bút tương tự như với cọ vẽ bình thường. Bạn vẽ đến đâu, các nét vẽ sẽ hiện ra đến đó trên chính cửa sổ phần mềm đang vẽ. Bạn có thể xoay, phóng to hình vẽ để chỉnh sửa sao cho bức vẽ hoàng chỉnh nhất. Bảng vẽ và bút vẽ có đầy đủ chức năng để thể hoạt động trong mọi chương trình của máy như cửa sổ Word, Power Point, Photoshop. Những chi tiết chưa hài lòng của bức vẽ cũng có thể chỉnh sửa lại mà không cần bôi tẩy hay vẽ lại từ đầu. Bảng vẽ điện tử ứng dụng tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình có đến hơn 2000 thang cảm ứng lực trong một đầu bút chưa đến 2mm. Ngoài ra, phần mềm chạy trên bảng vẽ có nhiều phương pháp vẽ và nét bút, chính vì thế người dùng có thể tùy biến theo mục đích sử dụng của mình. Cùng với các phần mềm như Photoshop, Corel Painter, ArtRage… chắc chắn hệ thống phòng học ứng dụng bảng vẽ điện tử của Viện sẽ cho giúp bạn thực hiện các ý tưởng của mình nhanh hơn. Việc đưa bảng vẽ điện tử vào phục vụ việc học vẽ truyện tranh tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam cho thấy một bước đột phá về công nghệ, từ đó chuyên nghiệp hóa hoạt động đào tạo nghề họa sĩ vẽ truyện tranh, hoạt hình tại Việt Nam nói chung. Đây cũng là bước tiếp cận công nghệ làm truyện tranh hiện đại nhất hiện nay. Tốc độ công việc khi sử dụng bảng vẽ điện tử giúp người họa sĩ gia tăng năng suất lên đến 20 lần so với vẽ tay thông thường, đáp ứng được áp lực thời gian làm truyện tranh chuyên nghiệp, hoàn thành sản phẩm nhanh chóng, đúng tiến độ xuất bản. Phòng máy ứng dụng bảng vẽ điện tử tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (Comic Media Academy – CMA) luôn ưu tiên tạo ra một môi trường học tiên tiến nhất, chuyên nghiệp nhất, tạo điều kiện tối đa để mỗi học viên phát huy được hết ý tưởng và sức sáng tạo. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam

Truyện tranh Việt đang ngày càng phát triển và có bước tiến mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Sự ra đời của hàng loạt tựa truyện mới từ các tác giả trẻ càng khẳng định thêm sức mạnh của truyện tranh Việt. Để tiếp tục phát triển và vươn ra thị trường thế giới, truyện tranh Việt cần phải có nguồn nhân lực lớn, có tay nghề. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết này, các trường dạy vẽ truyện tranh chuyên nghiệp được hình thành và đi vào hoạt động với mục tiêu tạo ra những họa sĩ có tay nghề cao và đủ khả năng đưa truyện tranh Việt phát triển. Viện Truyện tranh và Hoạt hình là trường dạy vẽ truyện tranh theo hình thức đào tạo chính quy chuyên nghiệp hàng đầu tại TPHCM. Bên cạnh đào tào nghề vẽ truyện tranh, Viện còn đào tạo các ngành Hoạt hình 2D, Hoạt hình 3D và Biên kịch chuyên nghiệp. Viện ra đời và thành lập dựa trên cơ sở nghiên cứu hơn 15 năm kinh nghiệm của Công ty Phan Thị. Sau một năm thành lập, Viện đã gặt hái được những thành công nhất định về mặt cơ sở vật chất, chất lượng học viên và có được những sản phẩm chất lượng cao. Một số hình ảnh của học viên Tham gia chương trình đào tạo tại Viện, học viên sẽ được học vẽ từ cơ bản đến chuyên sâu các kỹ năng từ vẽ tay đến thực hành hoàn toàn trên bảng vẽ Wacom Cintiq hiện đại nhất trong quy trình vẽ truyện tranh hiện đại. Đối với những học viên có ý tưởng xây dựng truyện tranh sẽ có cơ hội được đầu tư xuất bản sản phẩm. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên của Viện là những tiến sĩ, thạc sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong nghề có thể đảm bảo tốt nhất cho học viên nắm vững kiến thức học thuật và kỹ năng thực hành.  Không những vậy, trong quá trình học, Viện còn tạo điều kiện cho học viên học tập, trao đổi, gặp gỡ, làm việc với các họa sĩ, biên kịch, đạo diễn hàng đầu Việt Nam hiện nay hay tiếp cận các cơ hội du học tại những đất nước có nền truyện tranh, hoạt hình và thiết kế game phát triển như Nhật Bản, Mỹ… Khai giảng khóa 5, ngày 20/09/2017 Chường trình đào tạo chuyên sâu – dài hạn Khai giảng khóa 6, ngày 20/04/2017 Chường trình đào tạo chuyên sâu – dài hạn [spacer] Bạn có thể tìm hiểu và đăng ký các khóa học dài hạn và ngắn hạn tại Viện: Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 08 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: [lichkhaigiangktv] Lớp học vẽ Manga/Comics căn bản Hình thức: Học ngắn hạn. Nuôi dưỡng và phát triển năng khiếu Thời lượng: 3 tháng / khóa Thời gian học: Thứ 7 – Chủ nhật hàng tuần – Lớp sáng: 9:00 – 11:00 – Lớp chiều: 14:00 – 16:00 – Lớp tối: 16:30 – 18:30 Phù hợp với học viên từ 08 – 14 tuổi Khai Giảng Hàng Tuầnchi tiết Lớp học vẽ truyện tranh minh họa  Hình thức: Học ngắn hạn. Nuôi dưỡng và phát triển năng khiếu Thời lượng: 3 tháng/khóa Thời gian học: 2 buổi/tuần (Sáng hoặc Chiều Thứ 7 – Chủ nhật) Phù hợp với học viên từ 08 – 14 tuổi Khai Giảng Hàng Tuầnchi tiết Lớp vẽ truyện tranh trên máy  Hình thức: Học ngắn hạn. Nuôi dưỡng và phát triển năng khiếu Thời lượng: 3 tháng/khóa Thời gian học: 2 buổi/tuần (Sáng hoặc Chiều Thứ 7 – Chủ nhật) – Lớp sáng: 9:00 – 11:00 – Lớp chiều: 14:00 – 16:00 – Lớp tối: 16:30 – 18:30 Phù hợp với học viên từ 08 – 14 tuổi Khai Giảng Hàng Tuầnchi tiết Lớp Biên kịch cấp tốc Hình thức: Học ngắn hạn Thời lượng: 9 tháng/khóa Thời gian học: – 18:30 – 21:30 các ngày 2-4-6 hoặc 3-5-7 và trọn ngày chủ nhật. Khai giảng: [lichkhaigiangnganhan_kichban]                Liên hệ tư vấn miễn phí: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 3: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Điện thoại: (08) 3820.9066 Hotline: 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org

Khi nhu cầu học vẽ truyện tranh, manga, làm phim hoạt hình, thiết kế game ngày càng tăng cao nhưng chưa có nhiều trung tâm dạy học chất lượng, thì chắc chắn bạn sẽ phân vân khi lựa chọn cho mình một môi trường học đáp ứng đủ mọi yêu cầu. Vậy đâu sẽ là môi trường học thích hợp cho bạn? Có rất nhiều lý do để bạn chọn học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình thay vì những nơi khác: 1. Bằng cấp chính quy – có giá trị toàn quốc Khác với những trường dạy vẽ truyện tranh hiện có ở Việt Nam, bằng cấp của các bạn khi theo học tại Viện sẽ có giá trị toàn quốc. Bằng do Viện Truyện tranh và Hoạt hình liên kết cùng Đại học Tôn Đức Thắng cấp. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bằng cấp này để làm việc và du học. 2. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm Viện Truyện tranh và Hoạt hình tự hào với đội ngũ giảng viên giỏi, đẳng cấp đang trực tiếp giảng dạy các chuyên ngành về mỹ thuật, đồ họa, truyện tranh, kịch bản,… tại các trường Đại học trong và ngoài nước. Họ là những họa sĩ truyện tranh, nhà biên kịch, đạo diễn… với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 3. Cơ sở vật chất hiện đại Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, áp dụng mô hình phòng học tương tác trực tiếp trên bảng vẽ Wacom Cintiq để tạo sự hứng khởi và phát huy được tính sáng tạo của thầy và trò. Vào thời điểm hiện tại, Viện Truyện tranh và Hoạt hình là đơn vị tiên phong và duy nhất tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng học đang được thế giới ứng dụng. 4. Giáo trình tiêu chuẩn hàng đầu Viện thường xuyên cập nhật giáo trình học vẽ mới nhất từ các đối tác giảng dạy tại Mỹ và Nhật Bản – 2 quốc gia có nền công nghiệp truyện tranh mạnh nhất thế giới. Bên cạnh đó, Viện còn hợp tác với công ty truyện tranh hàng đầu Việt Nam là Phan Thị để học viên học tập kiến thức, quy trình và kinh nghiệm sản xuất truyện tranh hơn 10 năm tại Việt Nam. 5. Mức đầu tư phù hợp Viện Truyện tranh và Hoạt hình không xem chi phí học viên bỏ ra là học phí mà đó là chi phí đầu tư nghề nghiệp tương lai của học viên. Chi phí đầu tư này không cao và hoàn toàn hợp lý để học viên tạo dựng sự nghiệp ngay trên giảng đường của Viện. Để chi phí đầu tư nghề nghiệp này được sử dụng tốt nhất có thể, Viện thường xuyên tổ chức tư vấn và kiểm tra năng lực đầu vào để định hướng nghề nghiệp trước khi chọn học tại Viện. 6. Lớp học đa dạng Viện Truyện tranh và Hoạt hình có rất nhiều ngành đào tạo khác nhau cho bạn lựa chọn. Ngoài học vẽ truyện tranh, bạn có thể chọn học làm hoạt hình 3D, 2D; hoạt hình tĩnh vật – đất sét; thiết kế game. Ngoài ra, thời gian học ở Viện rất linh động và thường xuyên mở lớp mới để bạn sắp xếp thời gian để học. 7. Chất lượng là tiêu chí đánh giá Tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, chúng tôi tin rằng cách tốt nhất để học vẽ truyện tranh, học làm phim hoạt hình, học thiết kế game là phải thuần thục kỹ năng vẽ. Điều đó có nghĩa, không chỉ lên lớp nghe giảng, nhìn giảng viên thao tác mà chính mỗi học viên sẽ được trực tiếp thực hành ngay tại buổi học và được giảng viên trực tiếp chỉ dẫn. Số lượng học viên trong lớp từ 20 – 25 bạn để đảm bảo sự tiếp thu của học viên một cách tốt nhất. 8. Phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau Cho dù bạn là ai, học sinh, sinh viên, người trong nghề hay một họa sĩ, một biên kịch đang muốn hoàn chỉnh hoặc bổ sung thêm kiến thức cho ngành nghề bạn yêu thích, bạn hoàn toàn có thể tìm đến Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Chúng tôi có nhiều sự lựa chọn phù hợp để cùng bạn bước đến tương lai. Các khóa học dài hạn và ngắn hạn tại Viện gồm: [spacer] [dropcap]1.[/dropcap] Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Kỹ thuật viên Thời lượng: 2,5 năm, 8 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: 05/09/2016   [dropcap]2.[/dropcap] Khóa học làm phim hoạt hình chuyên nghiệp Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Chuyên ngành: Hoạt hình 2D, hoạt hình 3D, hoạt hình tĩnh vật Thời lượng: 3 năm, 10 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: 05/09/2016  [spacer] [dropcap]3.[/dropcap] Khóa học chuyên viên thiết kế game đỉnh cao Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 2 năm, 6 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: 05/09/2016 [spacer] [dropcap]4.[/dropcap] Khóa học vẽ truyện tranh ngắn hạn Hình thức: Học ngắn hạn, cấp tốc. Tập trung rèn luyện kỹ năng vẽ tay & sáng tạo kịch bản. Thời lượng: 9 tháng / khóa Thời gian học: 3 buổi/tuần (Sáng – Chiều hoặc Tối) Ngày khai giảng gần nhất: 01/08/2016   [dropcap]5.[/dropcap] Lớp học vẽ Manga/Comics căn bản Hình thức: Học ngắn hạn. Nuôi dưỡng và phát triển năng khiếu Thời lượng: 3 tháng / khóa Thời gian học: 2 buổi/tuần (Sáng hoặc Chiều Thứ 7 – Chủ nhật) Phù hợp với học viên từ 9 – 14 tuổi. Ngày khai

20 tuổi, từ Hà Nội vào Sài Gòn với hành trang là những tập truyện tranh vẽ cho bạn bè đọc, niềm hy vọng về một vùng đất có thể phát triển và…không gì cả. Hành trình đến với nghề vẽ truyện tranh của họa sĩ Phạm Kiều Oanh bắt đầu, thoắt cái gần 10 năm gắn bó với Sài Gòn với nghề họa sĩ vẽ truyện tranh. Họa sĩ Hoàng Anh Tuấn (giữa) và Phạm Kiều Oanh (trái) bên nhà văn Nguyễn Quang Sáng Họ tên: Phạm Kiều Oanh (1984) Thành viên nhóm B.R.O, chính thức thành lập từ năm 2004. Nhóm vẽ đã có một số tác phẩm truyện tranh ngắn đầu tay in trên các tạp chí M-heaven, Thần đồng đất Việt FC, Truyện tranh Việt 13+, Hoa Học trò… Tác giả của: Bộ Truyện Tranh Danh Tác, Học Sinh Chân Kinh… Mục tiêu trong tương lai của nhóm B.R.O: Bằng những hành động thiết thực sẽ chứng minh truyện tranh là công cụ truyền tải thông điệp hữu ích. Chứng minh rằng hoạ sĩ truyện tranh việt nam hoàn toàn sống được với nghề. 2 trong 3 thành viên của nhóm B.R.O Họa sĩ Hoàng Anh Tuấn và Phạm Kiều Oanh Từ vẽ truyện tranh cho bạn bè đọc… Ngày xưa, khi còn ở Hà Nội với gia đình thì vẽ truyện tranh Oanh có bị bố mẹ cấm không? “Tất nhiên là bị cấm rồi. Nói chung phụ huynh muốn tốt cho mình thôi. Vì thời buổi đấy họa sĩ vẽ truyện tranh là một nghề không ổn định, thu nhập thì bấp bênh. Thời ấy có chú Hùng Lân với bộ Cô Tiên Xanh và Dũng Sĩ Hesman, nhưng cái thông điệp có kiếm được tiền hay không thì chưa từng được nghe thấy. Vậy nên thấy con cái cứ tập trung vẽ vời không chịu học hành thì bố mẹ rất lo lắng và cấm tiệt.” Khi bị bố mẹ cấm như thế thì làm sao Oanh tiếp tục vẽ? “Khi bị bố mẹ cấm thì mình sẽ vẽ vào những lúc có thể vẽ được. Ví dụ như là những tiết học chán, hay giờ ra chơi ở trong trường, lớp. Tối về lẽ ra là làm bài tập thì ngồi bàn vẽ. Vẽ thì để bài tập ở trên, ở dưới thì để trang truyện mình vẽ. Lúc bố lên kiểm tra xem thế nào thì thấy đang ngồi vẽ truyện tranh. Khi bố hỏi “Con đang làm gì đấy, đang học à?” lúc ấy sợ quá, không giấu được nên mới trả lời “Con đang vẽ bản đồ”. Bố mới bảo “Bố biết đây là gì. Bố không ngốc, nhé”. Xong rồi sau đó là ăn đòn.” Lúc đó Oanh ngưng vẽ tạm thời hay làm thế nào? “Thì giấu kiểu khác.” Giấu như thế nào? “Thì bớt vẽ ở nhà hơn thôi. Vẽ những khi ngồi học trên lớp (cười). Năm lớp 6 lớp 7 là thích nhất. Hồi ấy con gái cao mà, được ngồi bàn gần cuối, tha hồ vẽ. Hồi lớp 9, 10, con trai cao lên nên mình bị đẩy lên bàn đầu nên không vẽ được nữa.” Lúc ấy quan điểm của Oanh về truyện tranh ra sao? “Lúc đó khu vực Oanh sống chưa có dụng cụ học vẽ, học sinh chỉ dùng bút bi và bút máy thôi. Nên lúc đó mình không tưởng tượng được ra được nét mực trong truyện tranh là như thế nào. Lúc ấy mình nghĩ có một chương trình gì đấy bấm nút là chạy ra truyện vậy thôi (cười). Mình rất thích những quyển truyện tranh, mình cảm thấy mình được hóa thân vào nhân vật, được phiêu lưu trong thế giới truyện tranh, mang lại cảm xúc rất tuyệt. Lúc ấy, mình cũng muốn kiến tạo nên một thế giới như vậy, những nhân vật của mình cũng được phiêu lưu, được thể hiện cảm xúc khóc, cười, vui, giận. Đó là cái thú vị hồi đó khi mình nghĩ về truyện tranh, chứ không nghĩ như một nghề nghiệp sau này.” Bìa tập 1 của bộ truyện Học sinh chân kinh Khởi điểm cho việc vẽ truyện tranh của bạn từ đâu? “Thích thì vẽ thôi, không cần biết rồi nó sẽ ra sao, nó sẽ đến đâu và có ai đọc hay không. Mình vẽ và mang những truyện mình vẽ cho anh chị em họ hay các bạn trên lớp đọc, các bạn khen hay, kêu vẽ tiếp đi, thế là mình có động lực để vẽ tiếp.” Bạn mải miết vẽ chỉ vì có động lực là những lời khen thôi sao? “Đương nhiên là tuổi trẻ không có sự kiên nhẫn và sức bền. Trong thời điểm đó, truyện mình vẽ dài nhất là hơn 100 trang nói về một chuyến phiêu lưu. Nhưng vẽ tới đó thì chán rồi, không thích vẽ nhân vật đấy nữa. Thế là mình chuyển sang vẽ truyện khác. Bạn bè cũng có trách, nhưng mà khi mình đưa truyện mới thì hay hơn, thế là được đón nhận. Và đúng là ở thời điểm đó, được bạn bè khen ngợi, tự làm mới những tác phẩm, với mình như vậy là đủ.” Truyện của Oanh ra mỗi tuần hay sao? “Truyện mình ra bất tử lắm. Tùy thuộc vào thời gian mình vẽ. Nói thế thôi chứ học bạ của Oanh cũng khá giỏi. Chuyện học là chuyện cần thiết, đó là cái mình ý thức được. Và cũng không muốn làm bố mẹ buồn. Nên mình dùng thời gian để học, rảnh thì mình vẽ.” Có giai đoạn nào Oanh tạm ngưng hoàn toàn vẽ truyện tranh theo sở thích? “Đó là thời điểm lớp 11, lớp 12, thời điểm sắp thi đại học. Oanh tập trung vào ôn thi và bắt đầu cảm thấy hình như làm cái gì đó không đúng. Nên sở thích lúc ấy không chiến thắng

HỌA SĨ VẼ TRUYỆN TRANH CHUYÊN NGHIỆP Chương trình có tính hệ thống cao & cập nhật liên tục, học viên được đào tạo từ căn bản đến khi thành nghề. Cam kết chất lượng & bảo đảm việc làm sau khi tốt nghiệp. KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] Đăng ký học Download Hồ sơ [spacer] Học vẽ truyện tranh đang là một xu hướng nghề nghiệp hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn làm nghề nghiệp tương lai. Được UNESCO xếp vào nhóm ngành Công nghiệp sáng tạo, Truyện tranh là một mỏ vàng, một ngành công nghiệp siêu lợi nhuận bởi giá trị gia tăng liên tục mà lĩnh vực này mang đến. Giá trị thành công mà các họa sĩ vẽ truyện tranh tạo ra không chỉ dừng ở số lượng tập truyện được phát hành mà còn kéo theo sự thành công ở các lĩnh vực khác như điện ảnh, hoạt hình, video game, công nghiệp đồ chơi, giáo dục, văn hóa & du lịch… Tại Việt Nam, với vai trò là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp truyện tranh, hoạt hình Comic Media Academy – Viện Truyện tranh và Hoạt hình (CMA) là môi trường học tập lý tưởng để các bạn trẻ học vẽ truyện tranh, rèn luyện tay nghề và tự tay làm ra các tác phẩm chất lượng, gặt hái thành công trong tương lai. [spacer] AI NÊN THAM GIA KHÓA HỌC HỌA SĨ TRUYỆN TRANH CHUYÊN NGHIỆP ? – Các bạn yêu thích sáng tác truyện tranh, sáng tạo mỹ thuật; – Sinh viên các trường mỹ thuật, đồ họa; – Họa sĩ, designer tại các Studio, công ty truyện tranh, hoạt hình, game. * Yêu cầu chung: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; THÔNG TIN KHÓA HỌC VẼ TRUYỆN TRANH CHUYÊN NGHIỆP Bằng phương pháp đào tạo chuyên nghiệp từ căn bản đến chuyên sâu, chúng tôi tin bạn sẽ thành công với thiết kế chương trình sau đây [row] [span3] 08 Học kỳ [/span3] [span3] 5600+ Tiết học [/span3] [span3] 150+ Giáo trình [/span3] [span3] 25+ Giảng viên [/span3] [/row] [row] [span12] CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHI TIẾT [span3] HỌC KỲ 1 Nhập môn biên kịch chuyên nghiệp – Trang bị kiến thức cơ bản & kỹ năng cần thiết cho người viết kịch bản – Lý luận văn học – Nắm vững kỹ năng viết tin – tường thuật & am hiểu ngôn ngữ hình ảnh. – Am hiểu nghệ thuật học/mỹ học – Sáng tác 01 Thời lượng: 460 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 2 Khuynh hướng sáng tác – Nắm vững các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu. – Sáng tác các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu – Kỹ năng viết kịch bản tin – phóng sự, bình luận – Cảm thụ phim – Sáng tác 02 Thời lượng: 420 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 3 Phương pháp chuyển thể văn học sang điện ảnh – Đặc trưng của các loại KB điện ảnh – Kỹ năng cảm thụ để chuyển thể tác phẩm văn học sang các thể loại kịch bản – Xây dựng hệ thống tình tiết thông qua một cốt truyện phong phú. – Xây dựng dự án, hoạch định kịch bản – Sáng tác 03 Thời lượng: 360 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 6 Kinh doanh kịch bản – Cách giới thiệu/trình bày kịch bản với nhà sản xuất/nhà đầu tư – Làm thế nào để kinh doanh kịch bản thành công – Am hiểu luật bảo về bản quyền tác phẩm – Sáng tác 06 Thời lượng: 540 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [/span12] [/row] [spacer] [row] [span7] Họa sĩ Truyện tranh Chuyên nghiệp KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] – Thời lượng: 08 Học kỳ (04 tháng/kỳ) – Lịch học: 8:00 – 17:00 từ Thứ 2 -> Thứ 6 – Học phí trung bình: 14 – 18 triệu đồng/kỳ Ưu đãi: – Đăng kí và hoàn tất học phí học kỳ 1 trước 31/03/2018, nhận ngay Bảng vẽ Wacom Intuos CTL (trị giá 1.600.000đ). – Giảm thêm 5% học phí HK1 khi đăng ký học theo nhóm 2, 3 người. [/span7] [span5] Đăng ký họcDownload Hồ sơ [/span5] [/row] ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Những giảng viên là họa sĩ, nhà thiết kế, chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi sẽ giúp