Những nàng công chúa, những chàng hoàng tử cùng các vị hoàng thân đến từ thế giới thần tiên trong các bộ phim hoạt hình Disney đã làm mê mẩn biết bao thế hệ trẻ em (và cả người lớn) trên toàn thế giới. Bạn có biết rằng để thổi hồn sự sống vào một nhân vật hoạt hình trên màn ảnh rộng đòi hỏi sự tận tụy, cống hiến và sức sáng tạo của hàng trăm người trong một đội ngũ làm phim hoạt hình? Từ Concept art đến các Khung hình hoàn chỉnh, chúng ta hãy cùng xem và hình dung phần nào quá trình các nhà làm phim hoạt hình đã biến cảm hứng thành hiện thực ra sao nhé. [spacer] Công chúa Elsa trong Frozen [spacer] [spacer] Nàng Belle và Quái Vật trong Beauty and the Beast – Người Đẹp và Quái Vật [spacer] [spacer] Vua Thủy tề trong The Little Mermaid – Nàng tiên cá [spacer] [spacer] Chú nai Bambi trong Bambi [spacer] [spacer] Nàng Lọ Lem – Cinderella trong Cinderella – Cô bé Lọ Lem [spacer] [spacer] Simba và Mufasa trong The Lion King – Vua sư tử [spacer] [spacer] Hoàng tử Phillip và công chúa Aurora trong Công chúa ngủ trong rừng [spacer] [spacer] Vua khỉ Louie trong The Jungle Book – Câu chuyện rừng xanh [spacer] [spacer] Tiana và Hoàng tử Naveen trong The Princess and the Frog [spacer] [spacer] Công chúa Rapunzel trong Tangled [spacer] [spacer] Vanellope von Schweetz trong Wreck-it Ralph [spacer] [spacer] Như Hoàng dịch (disney.com) Link gốc: http://blogs.disney.com/oh-my-disney/2015/11/05/disney-royals-from-concept-art-to-final-frame/

talkshow làm thế nào để trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh

Trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh và sở hữu một bộ truyện tranh để đời là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, đó không phải là một con đường trải đầy hoa hồng chào đón. Để thành công với nghề họa sĩ vẽ truyện tranh đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và rèn luyện kỳ công từ kịch bản, kỹ thuật vẽ, nghiên cứu thị trường, chỉnh sửa hậu kỳ, in ấn, truyền thông và phát hành bộ truyện đến tận tay độc giả… Chỉ cần một yếu tố chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ dẫn đến thất bại không thể ngờ tới. [spacer] – Một họa sĩ truyện tranh cần hội đủ các yếu tố gì? Đâu là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất? – Những nhận thức sai lầm của người học vẽ hiện nay. – Phương pháp học & nghiên cứu để trở thành một họa sĩ truyện tranh. – Chia sẻ của học viên đang học vẽ truyện tranh tại CMA. – Giới thiệu dự án truyện tranh mới: Hot Girl Tắc Kè, Phá Luật [spacer] Đó là những chủ đề mà đội ngũ giảng viên và học viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) sẽ chia sẻ cho cộng đồng yêu thích truyện tranh trong Talkshow diễn ra tại Không gian chia sẻ S-hub vào cuối tuần này.   [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH:   Talkshow Làm thế nào để trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh?  Thời gian: 9:30 – 11:00 ngày thứ 7, 21/11/2015 Địa điểm: Phòng nghe nhìn, Không gian chia sẻ S-hub, Thư viện khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Quận 1  Đăng ký tham dự tại: http://s-hub.vn/dat-cho/tham-gia-su-kien/lam-the-nao-de-tro-thanh-hoa-si-ve-truyen-tranh *** CMA dành tặng 10 Voucher giảm giá 500.000đ khóa học bất kỳ cho người tham dự may mắn. [spacer] KHÁCH MỜI CHIA SẺ Buổi talkshow với sự góp mặt của các diễn giả là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vẽ truyện tranh, đồng thời họ cũng là những giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam.   [spacer] * Lưu ý: Người tham dự cần đăng ký thẻ thư viện để tham gia chương trình. Thẻ thư viện có giá trị sử dụng toàn bộ không gian và tham gia tất cả các hoạt động trong vòng 01 năm. Đăng ký thẻ trực tiếp tại 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1 [spacer] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

workshop ve truyen tranh 18

Nhân vật có trước hay cấu trúc nhân vật có trước? Nhân vật truyện tranh có chút khác biệt với nhân vật trong tiểu thuyết và thơ ca. Nhân vật trong truyện tranh là nhân vật “hữu hình”, nhân vật trong tiểu thuyết và thơ ca là nhân vật “vô hình” theo đúng nghĩa đen của nó. Dù vậy, điểm chung của các loại hình nhân vật này là đều có xuất phát điểm từ cấu trúc nhân vật. Xây dựng hình tượng nhân vật có thể ví như xây một tòa tháp cao tầng, nếu như có được “nền móng” là kết cấu vững chắc thì nhân vật đó có thể ngự trị trong tâm thức của độc giả, và ngược lại nếu như nhân vật không có cấu trúc nền tảng, hình tượng nhân vật có thể “sụp đổ” bất cứ lúc nào. Vậy mới thấy được tầm quan trong của cấu trúc nhân vật. Tuy nhiên, không có cấu trúc nhân vật là lỗi phổ biến mà các họa sĩ chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu về truyện tranh thường mắc phải. Để giúp các bạn trẻ, những người yêu thích truyện tranh và sáng tác truyện tranh hiểu hơn về cách tạo một nhân vật thu hút với 03 chiều: vật lý – xã hội – tâm lý, Comic Media Academy đã tổ chức buổi workshop: Hướng dẫn vẽ nhân vật truyên tranh vào ngày 14/11 vừa qua tại không gian chia sẻ tri thức – SHUB – trực thuộc Thư viện khoa học tổng hợp thành phố, địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q1, TpHCM. Các bạn trẻ đã có cơ hội giao lưu cũng như nhận được sự hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh nhiệt tình từ hai họa sĩ Đặng Kim Chi và họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt. Buổi workshop với đông đảo sự góp mặt của các bạn trẻ yêu thích vẽ truyện tranh Qua buổi workshop, người tham dự đã có cái nhìn tổng quan hơn và cách phân biệt giữa hai trường phái truyện tranh chính trên thế giới là Manga và Comic. [spacer] Sáng tạo nhân vật truyện tranh nên bắt đầu từ đâu? Quy trình vẽ nhân vật truyện tranh cần trải qua nhiều giai đoạn và phải đi theo từng bước để hình thành nên cấu trúc chặt chẽ cho truyện tranh: Đầu tiên là phải thông qua kịch bản. Thứ hai là vẽ phân khung, sau đó tiến hành vẽ cấu trúc nhân vật, thể hiện các cảm xúc nhân vật, vẽ tính động cho nhân vật, rồi đến quá trình lọc nét và cuối cùng là đồ họa. Họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt và họa sĩ Đặng Kim Chi hướng dẫn vẽ theo phong cách Manga và Comic Tất cả các hình thức vẽ (truyện tranh, minh họa, hội họa truyền thống…) đều cần có một nền tảng căn bản về kỹ thuật vẽ cơ bản, phối cảnh, khối, giải phẫu học… Trong công việc tạo hình nhân vật, nếu như cứ chăm chăm vẽ đến cái kết quả cuối cùng mà không xây dựng nền tảng cấu trúc ban đầu cho nhân vật thì hình tượng nhân vật dễ bị “sa đà”, lạc lối và mất đi nét riêng biệt. Một lỗi nữa mà đa phần các họa sĩ mới vào nghề do chưa có sự nghiên cứu bài bản về truyện tranh nên thường mắc phải đó là lỗi sao chép do: “Họa sĩ thường vẽ từ những gì mà họ nhìn thấy”. Tác giả bộ truyện Naruto lừng danh, họa sĩ Masashi Kishimoto đã từng là một trường hợp như vậy. Thuở thiếu thời do ông từng đọc qua nhiều thể loại truyện tranh nên nét vẽ của ông mang hơi hướng góp nhặt từ các tác phẩm ông từng đọc qua. Do đó mà các tác phẩm truyện tranh của Kishimoto như Gundam chỉ nhận được sự lắc đầu của bạn bè và gia đình – những người từng được xem qua bản vẽ truyện tranh của Kishimoto thuở nhỏ. Và rồi Kishimoto bắt đầu nghĩ rằng một bức tranh cần nhất là sự sáng tạo độc đáo, và sao chép của hoạ sĩ khác là vô nghĩa. Vấn đề đáng lưu tâm là các bạn lần đầu tiên bước vào con đường truyện tranh chưa có sự nghiên cứu kỹ về cách tạo hình nhân vật, bên cạnh đó, tuổi trẻ là tuổi hay vội vàng, các bạn cứ vẽ, vẽ cho thỏa niềm đam mê. Điều này không có gì sai, nhưng để đi theo con đường vẽ truyện tranh, Họa sĩ Kim Chi và Họa sĩ Tiến Đạt khuyên rằng: “Các bạn trẻ khi bắt đầu con đường họa sĩ vẽ truyện tranh thì hãy tập vẽ cấu trúc nhân vật nhiều hơn nữa, vì cấu trúc như bộ khung linh hồn của nhân vật, linh hồn mất đi thì nhân vật còn tồn tại chỉ là một nhân vật trống rỗng”. Thật vậy, khi xây dựng nhân vật, nếu như bạn đã có cấu trúc cho từng nhân vật của mình thì việc phải làm thế nào để thể hiện cử chỉ, tính cách, trang phục cho nhân vật sao cho thật sinh động chỉ còn là chuyện nhỏ. Bởi khi đó, bạn đã nắm bắt quá rõ về nhân vật của mình, điều mà chỉ những người tạo ra nhân vật mới là người hiểu rõ nhất về nhân vật. Bằng những nét vẽ cơ bản, họa sĩ Đặng Kim Chi đã giúp người tham dự hình dung ra nhân vật Buổi workshop thêm phần thú vị hơn với sự nhiệt tình tham gia chia sẻ và biểu diễn vẽ truyện tranh từ các bạn học viên đang theo học tại Viên Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (CMA). Bạn Lê Hoàng Gia – học viên khóa 1 ngành truyện tranh chia sẻ về hành trình theo đuổi nghề họa sĩ