Framed Ink - Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện

[Sách] Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện

20/05/2016

Bạn là một họa sĩ vẽ truyện tranh hay một nhà làm phim hoạt hình? Bạn muốn kể một câu chuyện bằng những khuôn hình, bức vẽ nhưng không biết cách để sắp xếp những ý muốn thể hiện như thế nào? Hoặc bạn là một họa sĩ Digital Painting muốn tìm cách sắp xếp các nét vẽ thành một bức tranh ý nghĩa có bố cục rõ ràng?

“Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện” sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó. Khi đọc cuốn sách này có nghĩa là bạn đang bước vào một khoa học cao cấp về nghệ thuật kể chuyện bằng thị giác. Bạn sẽ tìm ra được cách thu hút người nghe, người xem vào câu chuyện của mình.

framed ink

Khi vẽ storyboard hay dàn chuyện bằng hình ảnh đó là lúc chúng ta thực hành một bài tập kể chuyện, khác với trình diễn một tiết mục cho một show diễn nào đó. Nếu hình vẽ không được thực hiện để diễn tả một mục đích, ý nghĩa nó sẽ đẩy người xem ra khỏi diễn tiến câu chuyện, làm cho người xem bối rối vì họ đang nhìn vào những nét bút trên giấy, chứ không phải đang trải nghiệm khi theo dõi một câu chuyện và các nhân vật bên trong đó. Không nên để khán giả mắc kẹt vào một khuôn hình nào đó bởi bức vẽ trong khuôn hình rất đẹp nhưng lại không có ý đồ gì phục vụ cho câu chuyện

Trong cuốn sách này chúng ta sẽ nói về ngôn ngữ của nghệ thuật và cách sắp xếp bố cục trên khuôn hình và mục đích của từng khuôn hình. Khi nắm rõ các lý thuyết này, câu chuyện hình ảnh mà bạn kể sẽ được gắn kết, liên tục và có tính nhất quán. Điều này làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và thu hút người xem hơn.

Bắt đầu đọc, bắt đầu vẽ và bắt đầu con đường sáng tạo của bạn.

THÔNG TIN CHUNG:

Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện

Danh mục Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình

Tác giả: Marcos Mateu Mestre

Biên dịch: Th.s – Họa sĩ Lê Thắng

Số trang: 160

Nội dung:

Chương 1: Cái nhìn chung về nghệ thuật dẫn dắt

Chương 2: Vẽ và bố cục trên một khuôn hình đơn (phần cơ bản)

Chương 3: Bố cục khuôn hình có mục đích

Chương 4: Bố cục tạo ra sự liên tục

Chương 5: Truyện tranh dài kỳ

Phần 1: Nhân vật

Phần 2: Khung truyện và trang truyện

Một vài suy nghĩ sau cùng

>>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Dạy vẽ phối cảnh truyện tranh, hoạt hình