Tác phẩm do bạn Trần Trung Hiếu (học viên lớp Illustration – Khóa 03) thực hiện. Trong tác phẩm của mình Trung Hiếu dùng câu chuyện cổ tích đã quá đỗi thân thuộc “Tám Cám” để kể lại một câu chuyện của riêng mình với những khía cạnh hài hước, dí dỏm nhưng cũng đầy tính xã hội. Từ các diễn biến trong nguyên tác, Trung Hiếu đã khéo léo biến tấu để vạch ra những hành vi kém đẹp, “kém sang” của người dùng mạng xã hội hiện nay. Và để xem những hành động đó là gì, mời bạn cùng chiêm ngưỡng bộ tranh minh họa “Cổ tích MXH” – thành quả sau 3 tháng học khóa Illustration (Vẽ minh họa) của Trung Hiếu nhé!  * Tội thứ nhất: THAM LIVE “Thôi, ta live đây, con đừng buồn và khóc nữa… Chết thì lát ta share rồi khóc sau”  * Tội thứ nhì: PHÀM TƯƠNG TÁC “Bống bống bang bang… Lên ăn tim vàng like bạc nhà ta”  * Tội thứ ba: THAM LIKES “Chết rồi hồi sinh mấy hồi”  * Tội thứ tư: PHẪN CMN NỘ “Con chym thấy ghét”  * Tội thứ năm: SĨ DIỆN “Hạnh phúc là thứ chúng – ta – được – cho – thấy”  * Tội thứ sáu: CẢ TIN “Thị ơi thị rơi bị bà! Bà để bà bán chứ bán không ăn” >> Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây

Tác phẩm do bạn Lê Thị Minh Đăng (học viên lớp Illustration Khóa 02) thực hiện. Đồ vật cũng biết tái sinh! Nhiều thứ bị vứt bỏ tưởng như không còn sử dụng được nữa nhưng lại có thể trở nên rực rỡ dưới bàn tay của người khác trong một hình dạng mới, một chức năng mới. Hãy cùng nhau phân loại rác để góp phần bảo vệ môi trường và giúp đến được với những người thực sự cần chúng! Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây

Tác phẩm do bạn Lê Hoàng Mỹ Linh (học viên lớp Illustration Khóa 02) thực hiện. “Lần gần nhất?” là câu hỏi quen thuộc khi chúng ta làm mất một thứ gì đó. Vậy thì lần gần nhất chúng ta vô tư vô lo để chơi đùa cùng bạn bè là khi nào? Tác phẩm lấy ý tưởng từ những trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ được thể hiện qua hình ảnh của những nhân vật hoạt hình quen thuộc để tạo cảm giác thân thiện, dễ dàng chạm đến cảm xúc của người xem hơn. Sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, không quá chói nhưng tươi tắn để người xem có thể cảm nhận được không khí vui vẻ khi các nhân vật đang chơi đùa cùng với nhau. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây  

Tác phẩm do bạn Lê Linh Chi (học viên lớp Illustration Khóa 02) thực hiện. Với chủ đề “Sống lại những cảm xúc tuổi thơ”, Linh Chi đã thổi vào tác phẩm Đồ Án của mình những tình cảm ấm áp khi tái hiện những kí ức, những khoảnh khắc trân quý bên gia đình, bạn bè. Thầy Tô Bảo Ân (trưởng ngành Digital Painting tại Comic Media Academy) nhận xét về tranh của bạn: “Dường như không còn để tâm đến những điểm còn thiếu sót trong kỹ thuật nữa vì cảm xúc và biểu cảm của từng nhân vật trong tranh quá thu hút”. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây

Tác phẩm do học viên Phạm Thanh Phương (lớp Character Design Khóa 03) thực hiện. Bối cảnh của bộ Đồ Án được diễn ra tại một vương quốc nọ, nơi có hai cô công chúa. Người chị tên là Noelle và người em tên là Freya. Noelle rất thích bám lấy em gái mình, Freya dù hay tỏ vẻ khó chịu nhưng thật ra trong lòng rất thương yêu chị gái. Nhưng thật không may, vào một ngày Noelle đang đi dạo thì vấp chân ngã xuống sông, chết đi. Nguyên nhân cái chết được xác định là do khung váy quá to nên cô không thể thoát thân dẫn đến chết đuối. Freya nghe được tin thì rơi vào trạng thái suy sụp,một tháng sau cơn mưa sao băng xuất hiện.Thứ duy nhất mà Freya mong ước là nếu có kiếp sau, cô mong hai chị em sẽ gặp lại nhau. Quay lại với Noelle, dường như với cô đó chỉ như là một giấc ngủ trưa. Cô chính thức xuyên không vào thế giới hiện đại, nơi có những ánh đèn lấp lánh, những thứ lướt qua cô nhanh đên mức cô phải giật mình vì kinh ngạc. Không biết nơi này là nơi nào, cô lang thang bước đi thì đụng trúng một cô gái tóc xanh ngắn, ngoại trừ việc cô ta có hình xăm, thì gần như mọi thứ đều giống 100% với em gái của mình. Freya ở thời hiện đại hoàn toàn quên hết kí ức về tiền kiếp của mình. Ở đây, Freya là một bartender nghiệp dư, đi làm thêm quần quật chỉ để nuôi sống bản thân cùng đam mê của mình. Vì thấy Noelle dáng thương, nên Freya chấp nhận đưa cô về nhà mình và cho Freya ở nhờ. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây  

Tác phẩm do học viên Lâm Thị Thu Thảo (lớp Character Design Khóa 03) thực hiện. “Thôi thì lỡ rồi. Lỡ sinh. Lỡ quên… Người ta gọi nó luôn là con Lỡ” Câu chuyện kể về nhân vật Lỡ. Lỡ sinh ra trong hoàn cảnh không mong muốn, bởi mẹ nó luôn trong đợi một đứa con trai. Chính vì vậy khi sinh ra nó đã mang một khuôn mặt đau khổ, đôi mắt lúc nào cũng có sự u buồn. Khi còn nhỏ Lỡ còn chịu thêm một trận sốt co giật dẫn đến bị tật ở 2 chân. Lỡ có người bạn thân chính là con búp bê cũng bị cụt tay và chân, nó luôn mong muốn con búp bê của nó sẽ sinh con, sinh ra một con búp bê lành lặn, xinh đẹp và được mọi người yêu thương, được mặc những chiếc váy đẹp thay cho búp bê mẹ. Và đó cũng là ước mơ của nó, ước mơ được mặc những chiếc váy đẹp, được quan tâm yêu thương. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây  

Tác phẩm do học viên Nguyễn Lệ Bảo Thu (lớp Character Design Khóa 03) thực hiện. Rap Việt có Bigcityboi thì tại Comic Media Academy (CMA) có Bigcity Chicks – các nhân vật đình đám trong thế giới siêu gà trong bộ Đồ Án của bạn Nguyễn Lệ Bảo Thu. Bên cạnh việc áp dụng các kiến thức về tạo hình đã được học tại lớp, Bảo Thu còn cho thấy sự tinh tế trong quan sát và khả năng sáng tạo của mình trong việc tìm kiếm ý tưởng. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây

Tác phẩm do học viên Đặng Hữu Đạt (lớp Character Design Khóa 02) thực hiện. Lấy ý tưởng về sự biến mất đột ngột của Jack the Ripper (hay còn gọi là Jack đồ tể) sau khi thực hiện 5 vụ án giết người. Khi chạy trốn khỏi sự truy bắt của cảnh sát hắn đã chạy xuống hầm ngục bỏ hoang và rơi vào một ‘Dị điểm’ khiến thời gian bị đảo ngược đưa Jack trở về ngày 29/4/1429 – cũng là ngày Jeanne D’arc (sau này là 1 trong 9 vị thánh bảo trợ của nước Pháp) đến Orleans để tham gia hội đồng quân sự và bị từ chối  gia nhập vì cô là phụ nữ. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Jack và Jeanne là khi cả hai chạm mặt nhau trong con hẻm nhỏ. Lúc đó Jack đã định sẽ giết Jeanne như cách đã từng làm với 5 người phụ nữ Anh trước đó. Nhưng sau cùng người chiến thắng là Jeanne. Bằng sự chỉ dẫn của Tổng thiên sứ Michael, nữ Thánh Catherine xứ Alexandria và nữ Thánh Đồng trinh Margaret (3 vị thiên sứ đã giao thiên khải cho Jeanne) cùng sự cố gắng của bản thân Jeanne đã cảm hóa được Jack. Cả 2 cùng tham gia cuộc chiến Pháp – Anh lúc bấy giờ. Chiến tranh với phần thắng nghiêng về Pháp nhưng vì sự kém cỏi về mặt chính trị, Jeanne đã bị bắt trong một cuộc giao chiến vì ở lại chặn đường để đoàn quân rút lui. Cơ hội cuối cùng để Jack trở về Anh Quốc là vào ngày 30/5/1431 – ngày Dị điểm được mở một lần nữa – cũng là ngày Jeanne bị đem lên giàn hỏa thiêu và bị xử tử. Thông tin về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây

Tác phẩm “Phục hưng” do học viên Đào Phương Uyên (lớp Character Design Khóa 02) thực hiện. Bối cảnh trong đồ án của Phương Uyên là Việt Nam thời hiện đại – một thực tại song song với thế giới hiện tại. Việt Nam ở thế giới này phát triển rất nhanh, tất cả chạy theo giá trị đồng tiền và bỏ qua các giá trị tinh thần mà cụ thể là các giá trị văn hóa. Tuy vậy, vẫn có những người, những bạn trẻ ấp ủ việc làm sống dậy những giá trị văn hóa dân tộc – những thứ bị xem là quê mùa, không giá trị và ngày một bị quên lãng. Thông tin về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây Comic Media Academy.  

“Ốc Tiêu” được thực hiện dưới bàn tay của bạn Nguyễn Quốc Bảo Trang – học viên lớp Truyện tranh cấp tốc Khóa 09. Là một câu chuyện đầy thú vị xoay quanh nội tâm của Ốc Tiêu, một cô bé nhỏ phải đối mặt với sự thay đổi lớn trong gia đình mình. Nội dung xoay quanh đề tài gia đình dù không quá mới mẻ nhưng như thế đã đủ để Trang tạo nên một câu chuyện gần gũi nhưng cũng không kém phần cảm động. Vậy rốt cuộc câu chuyện về Ốc Tiêu cảm động thế nào, mời các bạn cùng đọc tác phẩm nhé! Các bản thiết kế nhân vật của truyện  © Copyright by Nguyễn Quốc Bảo Trang

“Nhân Bản“ là tập truyện tranh đầu tiên của họa sĩ nhí Hoàng Ngọc Minh Nhân – Khóa 1 lớp chuyên đề Manga/Comic. Một câu chuyện lôi cuốn với những nhân vật thú vị. Cover của truyện  © Copyright by Hoàng Ngọc Minh Nhân

Tác phẩm Hình vẽ của tui có sự sống do Văn Thị Song Ngân – học viên nhí lớp Manga Comic nâng cao khóa 19 thực hiện. Cùng xem lại tác phẩm Hình vẽ của tui có sự sống? do Văn Thị Song Ngân thực hiện nhé!     © Copyright by Văn Thị Song Ngân

Tác phẩm Thủy Tinh và Hỏa Tinh do Trịnh Hồng Minh Khôi – học viên nhí lớp Manga Comic nâng cao khóa 19 thực hiện. Cùng xem lại tác phẩm Thủy Tinh và Hỏa Tinh của Trịnh Hồng Minh Khôi nào!   © Copyright by Trịnh Hồng Minh Khôi

Tác phẩm Kỷ nguyên Ngoẹt Vương do Tạ Nguyễn Thanh Lân – học viên lớp Manga Comic nâng cao khóa 19 thực hiện.   Cùng xem lại tác phẩm Kỷ nguyên Ngoẹt Vương do Tạ Nguyễn Thanh Lân thực hiện nhé!     © Copyright by Tạ Nguyễn Thanh Lân

Tác phẩm Hai chàng Một nàng do Nguyễn Hồ Phương Khanh – học viên nhí lớp Manga Comic nâng cao khóa 19 thực hiện.   Cùng xem lại tác phẩm Hai chàng Một nàng do Nguyễn Hồ Phương Khanh thực hiện nhé!   © Copyright by Nguyễn Hồ Phương Khanh

Bài thực tế tại Đà Lạt Nguyễn Gia Lộc 14

Bài tập của học viên Nguyễn Gia Lộc, lớp KTV Khóa 2 trong kỳ thực tế tại Đà Lạt, tháng 11.2017. Gia Lộc chia sẻ: “Mặc cho cái lạnh buốt xương của Đà Lạt nhưng khung cảnh trữ tình và những kỉ niệm cùng bạn bè đã sưởi ấm cho mình. Sau chuyến thực tế, mình thấy hòa sắc của tác phẩm đã tiến bộ nhiều, tranh cũng rõ ràng dễ nhìn hơn. Mong rằng trong tương lai sẽ có thêm nhiều kì thực tế để trau dồi thêm những kiến thức đã học. Cám ơn viện rất nhiều!”

thực tế Nam Du water color 15

Bộ tranh vẽ màu nước do Nguyễn Đặng Tú Trâm, học viên hệ Kỹ thuật viên K5 thực hiện trong chuyến thực tế cuối học kỳ 2. Xuyên suốt hành trình gần 10 ngày tại quần đảo Nam Du, thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Tú Trâm đã có sự cải thiện đáng kể về kỹ thuật vẽ của mình. – Địa điểm thực hiện: Quần đảo Nam Du, Kiên Giang – Học kỳ: 02 – Thời gian: 04/05 – 12/05/2017 – Hướng dẫn: Họa sĩ Hồ Hưng

Đồ án truyện tranh The Witch do Chu Thị Tú Trinh, học viên lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc K04 thực hiện. Sau 09 tháng theo học, đồ án đánh dấu một bước ngoặt lớn về sự phát triển kỹ năng, tư duy tạo hình và kỹ năng sáng tạo kịch bản của Tú Trinh. Chu Thị Tú Trinh (bên trái), tác giả đồ án truyện tranh The Witch

Truyện tranh Cô Bé Lực Điền

Đồ án truyện tranh Cô Bé Lực Điền do Tôn Nữ Phu Ngọc Trâm (Ty Heo), học viên lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc Khóa 4 thực hiện. Chia sẻ với Comic Media Academy, Ngọc Trâm cho biết:  “Tác phẩm Cô bé Lực Điền là thành quả của mình sau Khóa học Truyện tranh cấp tốc của Viện Truyện Tranh và Hoạt hình Việt Nam. Tác phẩm kể câu chuyện về con đường đi đến ước mơ của nhân vật Lực Điền, dù vấp phải vô số trở ngại từ những người xung quanh, xã hội và ngay chính bản thân Lực Điền. Thông qua câu chuyện này, mình muốn gửi đến thông điệp: “Mọi ước mơ là không hoang đường nếu chúng ta dũng cảm thực hiện“. Hy vọng các bạn sẽ đọc và thích thú với tác phẩm này.”

Thực tế Nam Du - watercolor Nguyễn Thanh Triều 28

Tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, trường ĐH Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TPHCM), Nguyễn Thanh Triều không chọn con đường sự nghiệp như các bạn đồng trang lứa; anh rẽ lối, thực hiện giấc mơ trở thành một họa sĩ hoạt hình chuyên nghiệp. Trong kỳ thực tế học kỳ 2, Thanh Triều đã có những tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật vẽ và cảm thụ nghệ thuật. Album tập hợp bộ tranh vẽ màu nước của Thanh Triều, học viên lớp KTV5T. – Địa điểm: Quần đảo Nam Du – Học kỳ: 02 – Thời gian: 04/05 – 12/05/2017 – Hướng dẫn: Họa sĩ Hồ Hưng

Thực tế Nam Du Watercolor Khương Thảo 24

Mỗi kỳ thực tế mang đến nhiều trải nghiệm quý giá để các bạn học viên rèn luyện tay nghề, hòa nhập vào cuộc sống, xã hội và cảm nhận vẻ đẹp thực tế từ thiên nhiên. Album tập hợp những tranh vẽ màu nước được đánh giá tốt, có sự tăng tiến kỹ thuật vẽ của Nguyễn Khương Thảo, học viên lớp KTV5H. – Địa điểm: Quần đảo Nam Du – Học kỳ: 02 – Thời gian: 04/05 – 12/05/2017 – Hướng dẫn: Họa sĩ Hồ Hưng

đồ án truyện tranh Biển Lòng

Đồ án truyện tranh Biển Lòng do Cao Thụy Vy (Vy Cao) – học viên lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc thực hiện. Cô nàng Thụy Vy nhỏ nhắn, ít nói nhưng rất siêng năng, chăm chỉ chia sẻ về hành trình học vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình của mình: “Mình cảm thấy rất tự hào về bản thân khi tự vẽ bộ truyện của chính mình. Trước khi học, mình không biết gì về hội họa, chưa biết vẽ nhưng giờ thì mình đã khá lên nhiều. Chín tháng có lẽ chưa đủ, nên mình cần phải cố gắng nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn.”

Lili 1

Hài hước & dí dỏm là điều mà bạn sẽ bắt gặp ngay ở Kenta Chảy (Nguyễn Thục Hân). Tuy nhà xa và thời gian năm cuối cấp khá bận rộn nhưng Nguyễn Thục Hân vẫn dành thời gian đều đặn tới lớp học vẽ mỗi tuần. Bạn tâm sự: “Lớp học vào buổi tối nên sau khi học chiều ở trường, mẹ sẽ chở mình đi học. Mình có niềm đam mê vẽ từ lâu, nhưng chưa biết làm gì. Tới năm lớp 10, mình biết đến CMA và đầu năm nay mình mới sắp xếp được thời gian để tham gia học. Mình cảm thấy rất may mắn khi được gia đình ủng hộ, theo đuổi con đường vẽ truyện tranh. Sau khóa học này, mình sẽ tiếp tục nâng cao kĩ năng vẽ và nuôi ước mơ thực hiện bộ truyện tranh của riêng mình”.

story cover

Đồ án truyện tranh MoMo Story do học viên lớp Vẽ truyện tranh cấp tốc Kee Zi Sing (bút danh: Sing Hero) thực hiện. Kee Zi Sing là một trong những học viên nhỏ tuổi nhất lớp. Nét vẽ  và câu chuyện của Sing Hero mang đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị xen lẫn hài hước. Kee Zi Sing chia sẻ: “Lớp học vẽ truyện tranh này vô cùng đặc biệt. Thầy cô thì theo sát từng bài học còn bạn bè đều vui vẻ. Mặc dù thầy có hối mình phải làm bài thật nhanh, nhưng nhờ có thầy mình mới có thể hoàn thành đồ án ngày hôm nay. Mình cảm thấy may mắn khi được gặp nhiều họa sĩ tài năng, có thêm nhiều bạn bè. Mình đang học lớp 12 nên thời gian là vấn đề lớn nhất trong việc học cũng như hoàn thành đồ án cuối khóa. Nhưng với đam mê lớn dành cho truyện tranh nên mình vẫn có thể sắp xếp thời gian và hoàn thành tốt đồ án”.  

silhouette sketch hoc ve bong den 6

Album lưu giữ bài tập bộ môn Silhouette Sketch – Vẽ bóng đen của học viên các khóa theo học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Silhouette Sketch là bộ môn thế mạnh tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Silhouette Sketch giúp học viên rèn luyện kỹ năng vẽ chủ thể ở dạng thức bóng đen dựa vào các đặc điểm nhận dạng đặc thù của từng chủ thể. Bài tập của Dương Hương Ly – Học viên Khóa 1 Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình ➤ 400 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016, mời bạn xem chi tiết tại đây ➤ Cơ sở 1: 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM ➤ Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM ➤ Hotline 1: (08) 3514 4365 ➤ Hotline 2: 0902 738 806 ➤ Email: daotao@cmavn.org ➤ Website: http://cmavn.org/

360 sketch chinh phuc khong gian 1

Album lưu giữ bài tập bộ môn 360 Sketch của học viên các khóa theo học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. 360 Sketch là bộ môn thế mạnh lần đầu tiên được Viện Truyện tranh và Hoạt hình áp dụng giảng dạy học viên chuyên ngành Truyện tranh, Hoạt hình. 360 Sketch giúp học viên rèn luyện kỹ năng vẽ ở nhiều góc độ không gian khác nhau như: high view, bird view, worm view… từ đó, ứng dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tế sáng tác. Bài tập của Dương Hương Ly – Học viên Khóa 1 Địa điểm vẽ: Katinat Saigon Kafe, Vincom Megamall Thảo Điền Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình ➤ 400 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016, mời bạn xem chi tiết tại đây ➤ Cơ sở 1: 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM ➤ Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM ➤ Hotline 1: (08) 3514 4365 ➤ Hotline 2: 0902 738 806 ➤ Email: daotao@cmavn.org ➤ Website: http://cmavn.org/

Những món ăn gần gũi của Sài Thành qua nét vẽ của các bạn học viên lớp họa sĩ vẽ truyện tranh sau hơn 2 tháng học. Bánh tráng trộn, hủ tiếu gõ, cơm tấm sườn, gỏi cuốn, bánh mì kẹp thịt, nghêu hấp sả… được các bạn lưu lại vào sketch book một cách tỉ mẫn và chi tiết để sử dụng trong các tác phẩm sau này. Lồng ghép văn hóa, ẩm thực hay các địa danh nổi tiếng của đất nước vào truyện tranh được các họa sĩ trên toàn thế giới áp dụng rất thành công và giúp ích thêm cho ngành du lịch. Nhiều du khách đến Nhật để ăn món mì Ramen vì nó là món khoái khẩu của Naruto trong tác phẩm truyện tranh nổi tiếng cùng tên của Masashi Kishimoto. Bạn có từng nghĩ, một ngày không xa, du khách đến Việt Nam để thưởng thức món Bún Bò Huế vì nó là món ăn xuất hiện trong một bộ truyện tranh Việt?

Trải nghiệm đáng nhớ Một không khí vui tươi tràn ngập khu chợ khi các bạn học viên khóa học vẽ truyện tranh K1 thực hành vẽ ngay tại chợ Thị Nghè – một trong những khu chợ truyền thống lâu đời nhất miền Nam còn tồn tại. Hình ảnh những sạp rau, điểm bán trái cây, thịt, cá được các bạn vẽ lại rất tự nhiên. Đâu đó, trong những bức hình vẽ nhanh, hình ảnh giọt mồ hôi, giấc ngủ chưa tròn giấc của các tiểu thương tất bật mưu sinh đã được ghi lại. Đôi dòng lịch sử Địa danh Thị Nghè hay còn gọi là Bà Nghè, Mụ Nghè vốn là những danh xưng chỉ bà Nguyễn Thị Khánh, Trưởng nữ của quan Khâm sai Chánh thống Vân Trường Hầu Nguyễn Cửu Vân. Theo Trịnh Hoài Đức, bà Nguyễn Thị Khánh có chồng là thư ký mỗ nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ bà có tên ấy là do lúc đầu bà khai chiếm đất ở rồi bắc cầu ngang qua để tiện việc đi lại nên gọi là cầu Bà Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè. Ngày nay, địa danh Thị Nghè thường được hiểu là vùng hữu ngạn rạch Thị Nghè bao gồm các phường 17, 19, 21, 22 thuộc quận Bình Thạnh. Thị Nghè là một vùng đất cao được bao quanh bằng sông Sài Gòn và nhiều con rạch chằng chịt, nằm trên đường thiên lý Bắc Nam. Đoạn đường thiên lý từ cầu sơn nối lỵ sở Gia Định với các tỉnh phía Bắc được Điều khiển Nguyễn Hữu Doãn tiến hành năm 1748. Vùng Thị Nghè xưa là nơi có khu ruộng Tịch Điền, đàn Xã Tắc, miếu thờ Thần Nông, đàn Tiên Nông (những cơ sở này nằm trước nhà thương dưỡng lão, nay là Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè), miếu Văn Thánh, miếu thờ Đức Khổng Tử, trường tỉnh học Gia Định. Chợ Thị Nghè cũng do bà Nguyễn Thị Khánh xây dựng. Năm 1837, Sở Thuế Thị Nghè đã thu được số thuế cao nhất nhì Nam Kỳ thời bấy giờ với 13.000 quan. Chợ Thị Nghè nằm cạnh Giáo sứ Thị Nghè được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, đồng thời cũng nằm đối diện với Thảo Cầm Viên được thành lập vào tháng 3/1864. Với nhịp sống còn lưu giữ nét truyền thống của những khu chợ xưa,  Thị Nghè là một trong những khu chợ truyền thống tồn tại lâu đời tại vùng đất Sài Gòn – Gia Định (xưa) và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. 

Sau khi được học và thực hành vẽ đường nét cơ bản (đường thẳng và đường cong), các học viên khóa họa sĩ truyện tranh K1 bắt đầu ứng dụng các đường nét lên sản phẩm. Một trong những sản phẩm rất thân quen đã được các bạn học viên ứng dụng sáng tạo: chai nước. Cùng xem các bạn học vẽ như thế nào nhé!

Bối cảnh kiến trúc là một phần không thể thiếu trong vẽ truyện tranh bởi sự độc đáo và văn hóa ẩn chứa đằng sau nó. Độc giả yêu mến truyện tranh sẽ nhận ra ngay một bối cảnh thuộc “Làng Lá” trong bộ truyện tranh Nhật lừng danh Naruto bởi ở đó có những hình ảnh đặc thù như bộ chân dung các thế hệ ‘Hokage’, các ngôi nhà, phòng ốc được thiết kế mang đậm nét văn hóa Nhật Bản. Một bộ truyện tranh hay được nhiều người yêu mến ngoài yếu tố kịch bản, xây dựng tuyến nhân vật, phương pháp kể chuyện…thì bối cảnh chính là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công đó.

Bài học vẽ Basic Sketch – Vẽ động vật do các học viên khóa học vẽ truyện tranh K1 thực hiện trong chuyến đi thực tế tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Chuyến đi mang đến cho các bạn học viên những trải nghiệm thú vị về các loài động vật, góp phần quan trọng trong các tác phẩm truyện tranh sau này.