Cũng như truyện tranh phương Tây, manga/anime phát triển từ truyền thống nghệ thuật lịch sử trong văn hóa Nhật, mặc dù chúng ra đời và có sức ảnh hưởng trước cả truyện tranh phương Tây. Quá trình hình thành manga và anime có nhiều nét tương đồng với nhau, kể cả ảnh hưởng về mặt chính trị lên sự phát triển của chúng. Do những bước ngoặc mang tính định mệnh, ngành công nghiệp truyện tranh Nhật phát triển nhanh hơn ngành công nghiệp truyện tranh phương Tây. Cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản là điềm báo hướng đi của ngành công nghiệp truyện tranh Mỹ. Chương này sẽ mở đầu bằng phần khái quát những sự kiện chính trong quá trình hình thành manga, và kết thúc bằng phần miêu tả ngành công nghiệp manga/anime hiện nay tại Mỹ và Nhật Bản. Tranh cuộn thế kỷ 12 Tất cả truyện tranh, từ tranh chuyện vui cho đến tiểu thuyết hình ảnh, đều thuộc loại hình nghệ thuật liên tiếp (sequential art). Nghệ thuật liên tiếp là lối kể chuyện bằng hình với khung thoại và hiệu ứng âm thanh được trình bày liên tiếp trên trang truyện. (Eisner, 1994; McCloud, 1993). Mặc dù khó xác định chính xác manga ra đời vào năm nào, nhưng nhiều người tin rằng nghệ thuật liên tiếp khởi nguồn từ tranh cuộn (picture scroll) do các nhà sư sáng tác vào thế kỷ 12. Chơju Giga là một ví dụ điển hình về nghệ thuật này. Chơju Giga (“tranh cuộn về muôn loài”) của tác giả Toba là loạt tranh vui về thú vật đóng vai tầng lớp tăng lữ và quý tộc như khỉ, cáo, thỏ, và cóc. Ngoài phê phán và châm biếm tầng lớp tăng lữ ra, Chơju Giga còn thể hiện cách sử dụng nghệ thuật thư pháp Nhật để tạo hình ảnh chuyển động và cảm xúc mang tính thuyết phục cao. Tranh cuộn dài đến 1,8 m và được xem từ phải sang trái. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử manga, và trở thành khuôn mẫu cho lối kể chuyện tuần tự (sequential storytelling) sau này. Trong suốt hàng trăm năm qua, tranh cuộn – thường mang tính tôn giáo – vẽ về nhiều chủ đề khác nhau, từ chủ đề yêu ma cho đến tôn giáo (khi không bị tôn giáo trói buộc.) Tranh thiền (Zen picture) là dòng tranh bình dị hơn, vì nó chỉ đòi hỏi họa sĩ tập trung tinh thần để sáng tác nghệ thuật, và tính kinh tế của dòng tranh này được thể hiện rất rõ nét trong truyền thống nghệ thuật (Schodt, 1983). Ban đầu, truyện tranh tôn giáo ít được công chúng biết tới, nhưng về sau, nó sớm len lỏi vào văn hóa của người bình dân. Những bức tranh ban đầu được vẽ dưới dạng bùa may mắn cho người đi đường, nhưng sau này, chúng sớm đa dạng hóa về chủ đề – từ chủ đề về ma quỷ và giai nhân cho đến các võ sĩ. Chúng có tên gọi là tranh Otsu-e, do chúng ra đời gần làng Otsu vào khoảng giữa thế kỷ 17 (Schodt, 1983). Tranh mộc bản Lịch sử nghệ thuật trải qua bước ngoặc quan trọng tiếp theo vào thế kỷ 16 – 17, khi các họa sĩ bắt đầu nghĩ ra loại hình nghệ thuật ukiyo-e, hay còn gọi là “tranh phù thế”. Giai đoạn thái bình trong thời kỳ Tokugawa (1600 – 1867) sau hàng trăm năm dài chiến tranh liên miên đã cho phép các họa sĩ định hình đối tượng nghệ thuật. Các tác phẩm ukiyo-e với bố cục đường nét đầy màu sắc sinh động ghi lại đời sống và các hoạt động của “thế giới nổi” tại Yoshiwara. Yoshiwara là khu đèn đỏ có tiếng tại Edo với nhiều quán trà, nhà hàng, rạp hát, và nhà thổ hạng sang dành riêng cho khách hàng thừa tiền lắm của. Khung cảnh cuộc sống về đêm tại Yoshiwara tạo nguồn cảm hứng sáng tác cho các họa sĩ truyện tranh. Nhiều truyền thống hình thành trong thời kỳ hưng thịnh của ukiyo-e vẫn tiếp tục được phát huy trong manga hiện đại, từ tranh biếm họa cho đến nghệ thuật gợi dục trong ero manga (Schodt, 1996). TTVO Robin E. Brenner Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM 

Chủ nhật 8-3 vừa qua, hàng chục nghìn học sinh – sinh viên đã có mặt tại trường Đại học Cần Thơ để tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2015. Đây là chương trình thiết thực hằng năm nhằm giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp, chọn ngành, trường học phù hợp với năng lực và sở thích. Các bạn học sinh hào hứng chụp hình cùng nhân vật truyện tranh Sửu (Thần Đồng Đất Việt) (Ảnh: CMA) Gian tư vấn của CMA thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh (Ảnh: CMA) Ngày hội tuyển sinh năm nay có sự góp mặt của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) – đơn vị đầu tiên và duy nhất mang đến chương trình học Vẽ truyện tranh – Hoạt hình 2D – Hoạt hình 3D – Hoạt hình tĩnh vật, đất sét – Thiết kế Game tại Việt Nam nói chung và Ngày hội tuyển sinh 2015 nói riêng. Các bạn học sinh hứng thú với những hoạt động tại gian tư vấn của Viện (Ảnh: CMA) Các bạn trẻ năng động của Viện truyện tranh & Hoạt hình (Ảnh: CMA) Tại gian tư vấn của CMA, các bạn học sinh đã được Ban tư vấn trong đoàn tư vấn hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp cũng như cung cấp các thông tin bổ ích chuyên sâu về ngành học Truyện tranh – Phim hoạt hình – Thiết kế Game. Ngoài ra, CMA mang tới cái nhìn rõ nét về triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, chia sẻ những khó khăn của các bạn học sinh và tư vấn cách giải quyết hiệu quả nhất. Tận tình tư vấn những thắc mắc của các em học sinh (Ảnh: CMA) Kết hợp với công tác tư vấn hướng nghiệp, gian hàng CMA đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều học sinh khi tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn như bốc thăm trúng các đầu sách thú vị với cơ hội trúng lên đến 80%, chụp ảnh cùng các nhân vật hoạt hình, vẽ chân dung Chibi và giao lưu với các họa sĩ của Công ty Phan Thị – Công ty truyện tranh hàng đầu Việt Nam, tác giả của các bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt, Học Sinh Chân Kinh… nổi tiếng hiện nay. Nhiều bạn học sinh cảm thấy rất thích thú khi cầm trên tay hình vẽ Chi bi dễ thương và các cuốn sách ý nghĩa được CMA gửi tặng. Tặng sách miễn phí cho các bạn học sinh có mặt tại ngày hội tuyển sinh (Ảnh: CMA) Học viên CMA khóa 1 vẽ tặng tranh Chibi cho các bạn học sinh (Ảnh: CMA) Với một đội ngũ sinh viên hỗ trợ chuyên nghiệp và sự tận tình, chu đáo của các thầy cô trong Ban tư vấn CMA đã tạo nên những ấn tượng đẹp với các bạn học sinh tham gia ngày hội. Hy vọng rằng Ngày hội tuyển sinh 2015 đã mở ra cho các em một hướng đi đúng và khuyến khích các em mạnh dạn chọn cho mình một lối đi để vào đời thành công. Hào hứng khoe Chibi (Ảnh: CMA) Nhiều bậc huynh và các bé rất quan tâm và hứng thú về chương trình học vẽ thiếu nhi của Viện (Ảnh: CMA) Chụp hình kỹ niệm cùng các linh vật dễ thương của CMA (Ảnh: CMA) Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM

Chủ nhật, ngày 08/03/2015, Viện Truyện tranh & Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) cùng hơn 120 trường Đại học – Cao đẳng sẽ tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2015 do Bộ GD-ĐT, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Sở GD-ĐT Cần Thơ, Trường ĐH Cần Thơ tổ chức diễn ra tại Trường ĐH Cần Thơ (đường 3-2 quận Ninh Kiều, Cần Thơ). CMA tại ngày hội tuyển sinh TP.HCM do báo Tuổi Trẻ tổ chức (Ảnh: CMA) Ngày hội tuyển sinh quy tụ hầu hết các trường Đại học và Cao đẳng lớn như ĐHQG TP.HCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật, Luật TP.HCM, Tài chính marketing, Kinh tế TP.HCM, Giao thông vận tải TP.HCM, Nông lâm TP.HCM, Ngân hàng TP.HCM… các trung tâm tư vấn du học và chương trình liên kết quốc tế. Tất cả các đơn vị tham gia đều chung một mục tiêu, giúp các bạn học sinh cũng như quý phụ huynh định hướng đúng ngành học và môi trường phù hợp nhất cho con em mình. Gian tư vấn của CMA thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn học sinh (Ảnh: CMA) Đặc biệt, Ngày hội tuyển sinh năm nay có sự góp mặt của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) – đơn vị đầu tiên và duy nhất mang đến chương trình học vẽ Truyện tranh – Hoạt hình – Thiết kế Game tại Việt Nam nói chung và Ngày hội tuyển sinh 2015 nói riêng. Sơ đồ vị trí gian tư vấn của Viện Truyện tranh và Hoạt hình tại Cần Thơ (Ảnh: CMA) Comic Media Academy (CMA) là môi trường học tập sáng tạo, đi sát thực tế nhu cầu xã hội, tập trung đào tạo 5 chuyên ngành chính : 1. Vẽ truyện tranh 2. Phim hoạt hình 2D 3. Phim hoạt hình 3D 4. Phim hoạt hình tĩnh vật đất sét 5. Thiết kế Game Chương trình giảng dạy được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, gồm các khóa dài hạn đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp, Kỹ thuật viên và chương trình liên kết với ĐH Mỹ thuật đào tạo Họa sĩ Thiết kế đồ họa – bậc cử nhân, hệ vừa học vừa làm. Ngoài ra, CMA còn tổ chức nhiều khóa ngắn hạn , đáp ứng nhu cầu đa dạng của các bạn yêu thích ngành học làm Truyện tranh, Hoạt hình và Thiết kế Game tại Việt Nam. Giờ học vẽ tay căn bản tại Viện truyện tranh & Hoạt hình  (Ảnh: CMA) Kết hợp với công tác tư vấn hướng nghiệp, gian hàng CMA tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn như bốc thăm trúng các đầu sách thú vị với cơ hội trúng lên đến 80%, chụp ảnh cùng các nhân vật hoạt hình, vẽ chân dung Chibi miễn phí và giao lưu với các họa sĩ của Công ty Phan Thị – Công ty truyện tranh hàng đầu Việt Nam, tác giả của các bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt, Học Sinh Chân Kinh,.. cực kì nổi tiếng hiện nay. Các bạn trẻ sẽ hiểu sâu hơn về ngành học làm Truyện tranh – Hoạt hình – Thiết kế Game, cũng như có cái nhìn rõ nét về triển vọng nghề nghiệp của ngành học này trong thị trường hiện nay và tương lai. Các bạn học sinh hào hứng khoe tranh Chibi do CMA vẽ tặng (Ảnh: CMA) Ngày hội tuyển sinh 2015 là cơ hội hiếm có để các bạn học sinh và phụ huynh tìm kiếm thông tin, cũng như nhận được những tư vấn thiết thực, chi tiết nhất. Hy vọng rằng, các bạn học sinh sẽ định hướng đúng ngành nghề và lựa chọn được môi trường học tập phù hợp với năng lực bản thân, gia đình, và nhu cầu xã hội. Comic Media Academy

Lần đầu tiên tác giả Masashi Kishimoto hé lộ về phòng làm việc của mình, nơi đã khai sinh ra bộ truyện tranh Naruto đình đám. Sau khi kết thúc bộ truyện tranh đình đám Naruto, họa sĩ Masashi Kishimoto cho biết rằng anh đang khá rảnh rỗi và có một quãng thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt tay vào những dự án mới. Chính vì vậy mà Mezamashi TV sau đó đã cử ca sĩ nhạc pop, cũng đồng thời là một người cực kì yêu thích Manga tới “đột nhập” vào phòng làm việc của họa sĩ Masashi Kishimoto. Khi vừa bước chân vào căn phòng, chúng ta có thể thấy được rằng dù đây là phòng làm việc của cha đẻ Naruto nhưng căn phòng làm việc lại mang đậm chất… Dragon Ball. Chúng ta không hề thấy được một bức hình hay figure nào của Naruto cả mà thay vào đó là một bức tượng Freiza (Phi-de) với kích cỡ to hơn cả người thật. Phòng làm việc được bố trí khá ngăn nắp với rất nhiều bản thảo đang được vẽ dở. Thêm vào đó là một bộ đầy đủ tất cả các tập của Naruto được bày biện khá ngăn nắp trên bàn, bên cạnh rất nhiều dụng cụ vẽ. Khi trò chuyện với tác giả Masashi Kishimoto, chúng ta được biết thêm một thông tin khá thú vị, đó là anh không thể nhớ được hết các nhân vật truyện tranh mình đã tạo ra trong Naruto. Mặc dù là tác giả của truyện nhưng do tuyến nhân vật quá nhiều nên đôi lúc anh vẫn phải lên mạng đọc lại các phần truyện của mình để nhớ xem nhân vật này là ai? Xuất hiện trong chương nào và mình có nên đưa họ vào phần tiếp hay không? Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng thêm những hình ảnh về căn phòng làm việc của họa sĩ Masashi Kishimoto, cũng là nơi khai sinh ra bộ truyện tranh Naruto. Theo GameK Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

Truyện tranh “Cáo và Quạ” – Bài thi kết thúc môn Basic Sketch, tác phẩm của học viên Lương Duyên – lớp học vẽ Kỹ thuật viên khóa 1, Comic Media Academy. Trong một khu rừng nọ, có một chú Cáo rất khôn lanh. Trong một lần đi kiếm thức ăn, Cáo ta vô tình nhìn thấy Quạ đậu trên một nhánh cây, miệng đang ngậm một miếng pho-mát. Nhìn Quạ với vẻ ngưỡng mộ, Cáo la lên: ”Chào bạn, bạn đẹp quá”. Quạ nghe thấy, liền nghiêng đầu nhìn Cáo nghi ngờ những vẫn ngậm chặt miếng pho-mát mà chẳng đáp lời nào. Cáo ta tiếp tục: ”Bạn hết sức duyên dáng, đôi cánh của bạn đẹp đẽ và lộng lẫy, bạn đẹp như vậy chắc chắn bạn sẽ hót rất hay. Bạn hãy hót cho tôi nghe, tối sẽ bảo với muôn thú là tôi đã gặp được nữ hoàng chim. Nghe Cáo nói thế Quạ quên hết mọi nghi ngờ, quên luôn cả bữa sáng và há mỏ ra hót. Miếng pho-mát rơi ra, rơi thẳng vào miệng Cáo đang mở sẵn bên dưới. “Cám ơn nhé! ” Cáo cười nhẹ rồi bỏ đi. Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

Sau hai tuần tổ chức cuộc thi viết về Những nhân vật thành danh trong ngành công nghiệp truyện tranh, Ban tổ chức chương trình đã nhận được hơn 20 bài viết của các bạn độc giả yêu truyện tranh gần xa gửi về chia sẻ. Từ các nhân vật thành danh quốc tế như họa sĩ Osamu Tezuka, họa sĩ Fujiko F. Fujio đến các nhân vật nổi tiếng trong nước như ông Nguyễn Thắng Vu – Anh hùng xuất bản Việt Nam, bà Phan Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc công ty Phan Thị, họa sĩ Nguyễn Thành Phong… cùng nhiều nhân vật khác đã được các bạn độc giả gửi gắm bằng tất cả tình yêu và lòng kính trọng. Ban tổ chức đã chọn ra 5 bài viết tốt nhất cho các giải thưởng: Giải nhất: Ngô Thanh Trúc – Bài dự thi “Masashi Kishimoto – Từ sao chép đến thành danh” Giải nhì: Quỳnh Anh – Bài dự thi “Người phụ nữ truyền lửa của tôi” Giải ba: Đinh Thành Trung – Bài dự thi “Nguyễn Thắng Vu – Người đem đến tuổi thơ” Giải khuyến khích 1: Nguyễn Thị Thanh Hoa – Bài dự thi “Nguyễn Thành Phong – Vẽ truyện tranh cho người lớn” Giải khuyến khích 2: Lê Nguyễn Thảo Ngọc – Bài dự thi “Osamu Tezuka – Sinh ra để trở thành họa sĩ truyện tranh” Viện Truyện tranh và Hoạt hình trân trọng chúc mừng các tác giả được giải. Các tác giả có tên bên trên, vui lòng gửi mã số tài khoản ngân hàng về email: dang.ho@cmavn.org để Ban tổ chức chuyển khoản trao giải. Bài viết đoạt giải sẽ được Viện lần lượt đăng tải trên chuyên mục Nhân vật thành danh. Kính mời các bạn độc giả yêu truyện tranh, các bạn học viên đón đọc. Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM

Viện Truyện tranh và Hoạt hình thông báo kết quả cuộc thi vẽ “Sài Gòn qua những ICON” 01 GIẢI NHẤT Bài vẽ: Cơm Tấm Tác giả: Ngọc Duyên Cơm tấm 01 GIẢI NHÌ Bài vẽ: Nhà thờ Đức Bà Tác giả: Hương Ly Nhà thờ Đức Bà 02 GIẢI BA Bài vẽ: Bánh mì Sài Gòn Tác giả: Hoàng Gia Bánh mì Sài Gòn Bài vẽ: Nhà thờ Đức Bà Tác giả: Hồng Hạnh Nhà thờ Đức Bà Xin chúc mừng tất cả các bạn! Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM 

Truyện tranh Đôi bạn xấu số – Bài thi kết thúc môn Basic Sketch, tác phẩm của học viên Hoàng Lê sau 1 tháng học vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). >>> Bài thi Basic Sketch – Hương Ly Ngày xửa ngày xưa, xưa ơi là xưa, xưa lắc xưa lơ, có 2 con dê sống trong một khu rừng, có điều mỗi con sống ở một nơi khác nhau, ở giữa bị ngăn cách bởi một con sông. Dê trắng thuộc dạng thanh niên nghiêm túc, ít cười, thích đọc sách. Còn dê đen thuộc dạng dở hơi, thích ồn ào và mê nhạc hiphop. Dê đen lân la bầu bạn với dê trắng. Từ khi trở thành bạn tốt của nhau, dê đen luôn làm trò hề chọc dê trắng cười cả ngày. Dê trắng trở nên rạng rỡ hơn và quên đi những thói “ông cụ non” của mình. Cả hai cùng xây một cây cầu bắc ngang qua sông để có thể qua lại vui đùa cùng nhau nhiều hơn. Dê trắng muốn qua nhà dê đen chơi trước. Dê đen không chịu,nói rằn nhà mình bẩn thỉu, chưa dọn dẹp nên không muốn bạn qua nhà chơi. Dê đen đòi qua nhà dê trắng chơi. Dê trắng không chịu, nói rằng nhà mình đầy sách vở, bạn qua chơi sẽ không tiện. Cả hai nhất quyết đòi qua nhà người kia chơi. Cuối cùng hai con đòi húc nhau. Không ai chịu nhường ai, thế là 2 con lao vào nhau làm chiếc cầu rung rinh. Hai con đều té xuống nước. Cứ tưởng té xuống nước. Ai dè rớt xuống Âm phủ gặp Diêm Vương. Diêm Vương bắt trói cả hai đòi ăn thịt. Hai con dê sợ hãi khóc huhu. May thay, Diêm Vương ra điều kiện: “Ai chứng minh mình đáng sống hơn con dê hơn thì sẽ được tha mạng.” (Vì Diêm Vương chỉ muốn ăn một con) Nhờ khả năng tấu hài, Dê đen thoát chết và trở thành thú tiêu khiển cho công chúa – con của Diêm Vương. Dê trắng thì bị ăn thịt. Dê đen thở phào nhẹ nhõm. Chơi với Dê đen, công chúa thấy thật là vui. Công chúa chơi đến mệt nhoài, đói lả. Công chúa đòi ăn cơm. Đen đủi thay, thức ăn dự trữ của Âm phủ đã hết do Diêm Vương đi siêu thị. Thế là dê đen trở thành bữa tối thơm lừng cho công chúa. Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM

Cuộc thi vẽ Tôi đi học tại Comic Media Academy là cơ hội để các bạn học viên thể hiện tài năng, bày tỏ cảm xúc và nhìn lại quãng thời gian học – trải nghiệm thực tế tại CMA. I/ Đối tượng tham gia Tất cả học viên đang học vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam – CMA. II/ Nội dung Với đề tài “Tôi đi học tại Comic Media Academy”, học viên có thể thỏa sức sáng tạo để kể câu chuyện của riêng mình. Hãy chia sẻ những gì bạn cảm nhận được khi học tại CMA với chúng tôi, với bạn bè theo cách riêng của bạn. III/ Yêu cầu – Truyện phải do chính bạn sáng tác và chưa từng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Học viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm. – Truyện được trình bày ít nhất 02 trang (có thể 04 khung/trang) trên khuôn khổ giấy A4. – Học viên được quyền quyết định chất liệu và màu sắc cho tác phẩm. – Mỗi học viên được phép gửi nhiều bài dự thi nhưng chỉ có thể đạt tối đa một giải thưởng. IV/ Thời gian nhận bài CMA nhận câu chuyện dự thi từ ngày 05/02/2015 đến hết ngày 15/03/2015. V/ Cách thức dự thi – Gửi trực tiếp bài vẽ tại phòng Giáo vụ Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam hoặc qua email: daotao@cmavn.org (Nếu học viên vẽ bằng các phần mềm đồ họa) – Bài viết dự thi phải ghi rõ Họ và tên (bút danh) của tác giả. VI/ Cơ cấu giải thưởng BTC cuộc thi sẽ trao giải cho 3 câu chuyện xuất sắc nhất với cơ cấu giải thưởng như sau: – 01 giải nhất trị giá 300.000 VNĐ – 02 giải khuyến khích trị giá 200.000 VNĐ BTC có toàn quyền sử dụng bài dự thi gửi về. VI/ Thời gian công bố và trao giải CMA sẽ chọn ra 3 câu chuyện xuất sắc nhất và công bố người đạt giải vào ngày 20/03/2015 tại: – Website: http://cmavn.org – Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org BTC trao giải trực tiếp cho học viên tại Viện, số 98 Ngô Tất Tố, P. 19, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

Sony Pictures đã mua được bản quyền chuyển thể bộ truyện tranh “Descender” của Jeff Lemire và Dustin Nguyễn lên màn ảnh. Descender là bộ truyện tranh chưa xuất bản của hai tác giả có tác phẩm bán chạy nhất New York Times là Jeff Lemire và họa sĩ truyện tranh Dustin Nguyễn đã được Sony Pictures Entertainment mua lại bản quyền chuyển thể lên màn ảnh. Dustin Nguyễn là họa sĩ của DC Comics và Wildstorm, không phải diễn viên/nhà sản xuất Dustin Nguyễn của Lửa Phật. Hai tác giả Jeff Lemire và Dustin Nguyễn cũng sẽ là nhà đầu tư cho dự án, Josh Bratman là nhà sản xuất, Michael De Luca và Rachel O’Connor (thuộc Sony) sẽ giám sát dự án. Descender được vẽ bằng màu nước, một sáng tạo cực mới trong vẽ truyện tranh nhiều tập (Ảnh: Internet) Jeff Lemire và Dustin Nguyễn cho biết: “Có rất nhiều hãng cạnh tranh để mua bản quyền chuyển thể Descender lên màn ảnh. Chúng tôi rất vui mừng khi mọi việc đã kết thúc tốt đẹp và Sony Pictures thắng thầu. Tác phẩm chuyển thể của họ sẽ gần nhất với nội dung truyện tranh gốc. Chúng tôi rất vui mừng và tin tưởng vào tiềm năng của bộ phim”. Jeff Lemire (Ảnh: Internet) Ấn phẩm đầu tiên trong series Descender sẽ được xuất bản vào ngày 04/03 tới đây. Đây là bộ truyện tranh khoa học viễn tưởng đầy bí ẩn và mạo hiểm, đem đến nhiều cảm xúc cho độc giả. Truyện kể về một chiều không gian mà tại đó, tất cả robot có trí thông minh nhân tạo bị bọn săn tiền thưởng truy đuổi và hủy diệt. Có một chú bé robot nhân tạo vô cùng giống người tên là TIM-21 và là robot được thích nhất trong vũ trụ. TIM-21 được cho là đang nắm giữ những bí mật trong DNA của mình về nguồn gốc robot và căn nguyên dẫn đến sự hủy diệt của toàn dải ngân hà. Chính vì thế TIM-21 trở thành mục tiêu của một cuộc săn đuổi trên thiên hà. Cậu và một nhóm bạn đồng hành kì lạ bèn lên đường chạy trốn từ hành tinh này sang hành tinh khác, mỗi khi có một kẻ thù mới tìm ra họ. “Batman: Streets of Gotham” do Dustin Nguyễn thể hiện (Ảnh: Internet) Jeff Lemire được biết đến với những sáng tác nổi tiếng Sweet Tooth, Essex County, The Underwater Welder và Trillum. Dustin Nguyễn nổi tiếng với các tác phẩm truyện tranh American Vampire, cùng với rất nhiều tác phẩm liên quan tới Batman bao gồm Batman Eternal, Batman: Streets of Gotham, Detective Comics và gần đây nhất là Batman: Li’l Gotham. “Trillum” của Jeff Lemire (Ảnh: Internet) Nguồn: Variety Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM

Để giúp các bạn trẻ yêu mỹ thuật, các bạn học viên đang học vẽ nắm bắt được các tiêu chí mà các chuyên gia, các nhà phê bình thường dùng để thẩm định. phê bình, nhận xét đánh giá một tác phẩm nghệ thuật. Sau khi hiểu rõ những tiêu chí này, các họa sĩ, các bạn trẻ hiểu yêu mỹ thuật cũng tự đánh giá năng lực cá nhân mà rèn luyện để có thể làm thăng hoa tác phẩm nhằm khẳng định vị thế cá nhân trong nghề nghiệp. Bài vẽ chân dung của sinh viên Đại học Mỹ Thuật TP.HCM (Ảnh: CMA) PHẨM CHẤT VÀ HỆ SỐ                                    ĐIỂM/20 TỔNG SỐ 1. Sự chân thành trong cảm xúc (8) 2. Có ý tưởng – phong cách tạo hình nên cái riêng rõ nét (12) 3. Có tinh cách thể hiện trong thủ pháp diễn tả (5)DF 4. Màu sắc : Cường độ, độ tươi của màu sắc (7) Sự rõ ràng về hòa sắc, rõ màu sắc chủ đạo(sự hòa hợp) (2) Tính chất đa sắc độ (sự trầm bổng) (1) 5. Âm vang độ rung của màu sắc (7) 6. Bố cục đồ họa, đường nét (tạo nên cảm giác và nhịp điệu, đường lượn) (4) 7. Bố cục về khối (sự thăng bằng của hình mảng và sự hòanh tráng) (5) 8. Bố cục ánh sáng (4) 9. Hình Vẽ Hình vẽ đúng (1) Hình vẽ thông minh (5) 10. Chất thơ, sự thi vị do bức tranh khơi gợi nên (6) 11. Tính chất trang (2) 12. Quang độ, hiệu quả ánh sáng chung của bức tranh (3) 13. Sự đơn giản (3) 14. Sự truyền cảm xúc (5) 15. Chủ đề (đề tài) (2) 16. Chất liệu (gây được hiệu quả chất liệu diễn tả) (2) 17. Phối cảnh (cảnh quan trong tác phẩm ) (1) 18. Hệ số tình cảm (trước tác phẩm ai nhìn cũng thích) (15) Bài vẽ của sinh viên Đại học Mỹ Thuật TP.HCM (Ảnh: CMA) CÁCH CHẤM Sau khi chấm điểm (1-20) nhân cho hệ số của phẩm chất để có tổng số Ví dụ: Tiêu chí “sự truyền cảm” được chấm là 10 lấy 10 nhân với 5 thì tổng số là 50 Tổng số điểm cao nhất trong bảng đánh giá này là 2000 điểm CÁCH XẾP HẠNG THEO TỔNG SỐ ĐIỂM Thấp hơn 1200 điểm – tầm thường Thấp hơn 1300 điểm – khá Thấp hơn 1400 điểm – Tài năng Thấp hơn 1600 điểm – tài năng lớn Cao hơn 1800 điểm – Tối ưu tuyệt hảo Trích: Phương pháp tư duy và thực hành bố cục của họa sĩ Uyên Huy

Nhằm tạo ra sân chơi cũng như cơ hội cho các học viên thể hiện tài năng của mình sau 1 tháng học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (CMA). CMA thông báo tổ chức cuộc thi vẽ Sài Gòn qua những ICON. I/ Đối tượng tham gia: -Tất cả học viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam – CMA. II/ Nội dung: -Vẽ icon mang tính biểu tượng của Sài Gòn như: công trình đặc sắc, phương tiện đi lại, con người, cảnh vật, ẩm thực,.v.v. III/ Yêu cầu: -Bài vẽ icon mới hoàn toàn, không sử dụng những bài đã vẽ trong quá trình học môn Basic Sketch và chưa từng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Học viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền bài vẽ. -Mỗi học viên tham gia vẽ ít nhất 2 icon. -Bài vẽ được trình bày trên khổ giấy A4. IV/ Thời gian nhận bài: CMA nhận bài vẽ thi từ ngày 23/01/2015 đến hết ngày 30/01/2015. V/ Cách thức dự thi: -Gửi trực tiếp bài vẽ tại phòng Giáo vụ – Viện Truyện tranh và Hoạt hình. -Bài vẽ dự thi phải ghi rõ Họ và tên VI/ Cơ cấu giải thưởng: BTC cuộc thi sẽ trao giải cho 3 icon xuất sắc nhất với cơ cấu giải thưởng như sau: -1 giải nhất trị giá 250.000 VNĐ -1 giải nhì trị giá 200.000 VNĐ -1 giải ba trị giá 150.000 VNĐ VI/ Thời gian công bố và trao giải: -Dựa trên số lượng bài vẽ tham dự gửi về, CMA sẽ chọn ra 3 icon xuất sắc và công bố người đạt giải vào ngày 02/02/2015 trên: Website: http://cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org BTC trao giải trực tiếp cho học viên tại Viện, số 98 Ngô Tất Tố, P. 19, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. BÀI VẼ MẪU Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM

Truyện tranh: “Chú Cáo tinh ranh” – bài thi kết thúc môn Basic Sketch, tác phẩm của học viên Hương Thơ sau 1 tháng học vẽ truyện tranh tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Trong một khu rừng nọ, có một chú Cáo rất khôn lanh. Bên cạnh đó, chú Cáo không chỉ khôn, mà còn rất điển trai… Một hôm, trong một lần đi kiếm thức ăn. Cáo vô tình nhìn thấy Quạ trên trên một cành cây đang ngậm miếng pho – mát. Cáo đứng đó, ngó Quạ được năm phút mà vẫn chưa thấy Quạ ăn miếng pho – mát. Cáo tự hỏi “Nếu không ăn thì đưa cho người khác ăn cho rồi !”. Sau đó Cáo liền nghĩ cách lừa Quạ để đoạt lấy miếng pho – mát. Cáo liền thay đổi cảm xúc trên khuôn mặt của mình sang vẻ “ngưỡng mộ sâu sắc” và nhìn Quạ, la lên “Chào bạn, bạn đẹp quá !!!”. Quạ nghe thấy liền quay sang nhìn Cáo với đôi mắt lộ rõ vẻ nghi ngờ. Miệng của Quạ vẫn ngậm chặt lấy miếng pho – mát. Tuyệt nhiên không đáp lại. Cáo ta tiếp tục “Bạn hết sức duyên dáng, đôi cánh của bạn đẹp đẽ và lộng lẫy vô cùng, bạn đẹp như vậy chắc bạn sẽ hót rất hay !”. “Xin hãy hót cho tôi nghe, tôi sẽ bảo với muôn thú là tôi đã gặp được vị nữ hoàng Chim vĩ đại đích thực…” Sau khi nghe thấy những lời khen của Cáo. Quạ cảm động khôn xiết, quên hết mọi nghi ngờ, quên luôn cả miếng pho – mát. Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

Cuộc thi viết “Những nhân vật thành danh trong ngành công nghiệp truyện tranh” là hoạt động thiết thực dành cho những ai quan tâm, yêu thích truyện tranh có cơ hội chia sẻ những câu chuyện về con người (trong nước hoặc quốc tế) đã thành danh khi theo đuổi đam mê vẽ truyện tranh. I/ Đối tượng tham gia: Công dân Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi. II/ Nội dung: Viết về những cá nhân hoặc tập thể đã thành danh khi theo đuổi đam mê vẽ truyện tranh. III/ Yêu cầu: – Bài viết tham dự cuộc thi chưa từng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và người tham dự phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết. Tiêu đề và nội dung bài viết bằng Tiếng Việt có dấu. – Bài viết ngắn gọn, súc tích, khái quát được quá trình theo đuổi đam mê và thành công của nhân vật (hoặc tập thể) được nói đến. Nội dung bài viết theo đúng chủ đề, tối đa 1.500 chữ (khuyến khích những bài viết có hình ảnh minh hoạ). – Bài viết phải viết về người thật, việc thật, bảo đảm chính xác, không hư cấu. – Các bài viết có trích dẫn tài liệu vui lòng ghi rõ nguồn phát hành thông tin. – Bài viết được trình bày trên khổ giấy A4. IV/ Thời gian nhận bài: BTC nhận bài viết dự thi từ ngày 20/01/2015 đến hết ngày 04/02/2015. V/ Cách thức dự thi: – Bài viết dự thi gửi về: dang.ho@cmavn.org – Bài viết dự thi phải ghi rõ Họ và tên (bút danh), địa chỉ, số điện thoại của tác giả. – Tiêu đề email ghi rõ: Bài tham dự cuộc thi viết về “Những nhân vật thành danh trong ngành công nghiệp truyện tranh” VI/ Cơ cấu giải thưởng: BTC cuộc thi sẽ trao giải cho các bài viết đoạt giải với cơ cấu giải thưởng như sau: – 01 Giải nhất: Trị giá 1.000.000 đồng. – 01 Giải nhì: Trị giá 500.000 đồng. – 01 Giải ba: Trị giá 300.000 đồng. – 02 Giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 200.000 đồng. BTC có toàn quyền sử dụng bài viết gửi về. VI/ Thời gian công bố và trao giải: – Dựa trên số lượng bài viết tham dự gửi về, BTC sẽ chọn ra các bài viết xuất sắc dựa trên tiêu chí của cuộc thi và công bố người đạt giải vào ngày 09/02/2015 trên: Website: http://cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org – BTC sẽ trao giải qua hình thức chuyển khoản trực tiếp. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp

Truyện tranh: “Thỏ heo và Quy lão lão” – bài thi kết thúc môn Basic Sketch, tác phẩm của học viên Hồng Hạnh sau 1 tháng học vẽ tại Viện Truyện tranh và Phim hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Ngày xửa ngày xưa, ở tít sâu trong rừng, có một chú thỏ rất mê ăn Phô mai – Phai mô. Do quá ham ăn nên chú có một thân hình mập ú. Giang hồ gọi chú là “Thỏ heo”. Trên một hòn đảo xa xôi khác, lại có một cụ rùa già sinh sống. Tương truyền cụ là sư phụ của Sôn-gô-ku. Từ lúc Sôn-gô-ku. Từ lúc Sôn-gô-ku Chan “về chầu trời”, cụ quay về đảo lủi thủi sống một mình, sớm tối đọc kinh, tránh xa mọi thị phi. Một ngày nọ, duyên số run rủi, Thỏ heo và Quy lão lão gặp nhau trong một buổi chiều lộng gió. Quy Lão Lão ở nơi khỉ ho cò gáy lâu ngày, lần đầu được ngửi mùi phô mai – phai mô, đã nổi lòng tham cướp bóc của Thỏ Heo. Thỏ heo tức quá, bèn nhờ bé Hà Mã 3 tuổi làm quan tòa phán xét. Hà Mã 3 tuổi bảo cả hai cùng thi chạy, ai thắng sẽ được phô mai – phai mô. Quy Lão Lão già cả, lại thêm cái mai to tổ bà chảng, nên lê lết ì ạch rất khổ sở. Thỏ Heo mập ú cũng chẳng khá hơn, lê được vài bước đã lăn kềnh ra thở phì phò. Hơn 1 năm trôi qua, cuộc thi vẫn bất phân thắng – bại. Bấy giờ, Quy Lão Lão mới nhớ ra, cái mai của lão là đồ giả, chỉ đeo vào cho đẹp chơi. Thế là Lão gỡ ra và chạy vù đến đích. Thỏ heo vốn xem phô mai – mai phô như mạng sống, thấy kẻ thù ngồi ăn thì cấm máu không đặng, hộc máu mà chết thảm. Đời không là như mơ, Quy Lão Lão cũng chẳng khá hơn, phô mai – mai phô đã hết hạn sử dụng, sinh ra độc tố chết người. Quy Lão Lão đành quy tiên về với Sôn Chan. Hồng Hạnh Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

Chủ nhật 18-1 vừa qua, hàng chục nghìn học sinh sinh viên đã có mặt tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM để tham gia “Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2015”. Chương chình nhằm góp phần giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, chọn ngành, trường học phù hợp với năng lực và sở thích. Gian tư vấn của CMA thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn học sinh (Ảnh: CMA) Đặc biệt, Ngày hội tuyển sinh năm nay có sự góp mặt của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (Comic Media Academy) – đơn vị đầu tiên và duy nhất mang đến các khóa học vẽ truyện tranh – Học làm phim hoạt hình 3D và Thiết kế Game tại Việt Nam nói chung và Ngày hội tuyển sinh 2015 nói riêng. Các tình nguyện viên trẻ trung, năng động của CMA (Ảnh: CMA) Tại gian hàng CMA, các bạn học sinh đã được Ban tư vấn trong đoàn tư vấn hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp cũng như cung cấp các thông tin bổ ích chuyên sâu về ngành học vẽ Truyện tranh – Hoạt hình 2D, hoạt hình 3D – Thiết kế Game. Ngoài ra, CMA mang tới cái nhìn rõ nét về triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, chia sẻ những khó khăn của các bạn học sinh và tư vấn cách giải quyết hiệu quả nhất. Với một đội ngũ sinh viên hỗ trợ chuyên nghiệp và sự tận tình, chu đáo của các thầy cô trong Ban tư vấn đã tạo nên những ấn tượng đẹp với các bạn học sinh tham gia ngày hội. Quý phụ huynh và các em học sinh nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ Ban tư vấn của CMA (Ảnh: CMA) Đặc biệt hơn, đến với gian hàng của CMA, các bạn học sinh đã được các họa sĩ, học viên CMA vẽ tặng chân dung Chibi. Nét riêng này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn học sinh và nhiều bạn may mắn được vẽ tặng rất thích thú khi cầm trên tay tranh Chibi ngộ nghĩnh đáng yêu. Học viên CMA vẽ tặng tranh Chibi cho các bạn tham gia ngày hội tuyển sinh (Ảnh: CMA) Các em học sinh vô cùng thích thú với Chibi của chính mình (Ảnh: CMA) Tuấn Anh (THPT Nguyễn Thái Bình) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên mình tham gia một chương trình tư vấn tuyển sinh với quy mô lớn như vậy. Mình có niềm đam mê với mỹ thuật và hội họa. Trước khi tới với chương trình mình vẫn còn đang phân vân giữa khối ngành kinh tế và những ngành liên quan đến mỹ thuật, khi đến với gian hàng CMA, nhận được tư vấn một cách kỹ lưỡng và cụ thể, mình cùng bố mẹ đã giải đáp được khá nhiều thắc mắc và có định hướng đúng đắn hơn cho tương lai.” Hào hứng khoe Chibi (Ảnh: CMA) “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là chia sẻ của giáo viên các trường THPT tại nhiều tỉnh thành khi tổ chức cho học sinh dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tại ĐH Bách khoa – TP.HCM ngày 18-1. Kết thúc ngày hội sôi động, CMA đã chuyển tải đến phụ huynh và thí sinh nơi đây những thông tin bổ ích về ngành học mang tính chất riêng biệt và mới mẻ, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với các bạn trẻ tham gia ngày hội. CMA

Chủ nhật, ngày 18/1/2015 Viện Truyện tranh và Hoạt hình (COMIC MEDIA ACADEMY) cùng hơn 80 trường Đại học – Cao đẳng sẽ tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2015, do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM. Ngày hội tuyển sinh quy tụ hầu hết các trường Đại học và Cao đẳng lớn như ĐHQG TP.HCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật, Luật TP.HCM, Tài chính marketing, Kinh tế TP.HCM, Giao thông vận tải TP.HCM, Nông lâm TP.HCM, Ngân hàng TP.HCM… các trung tâm tư vấn du học và chương trình liên kết quốc tế. Tất cả các đơn vị tham gia đều chung một mục tiêu, giúp các bạn học sinh cũng như quý phụ huynh định hướng đúng ngành học và môi trường phù hợp nhất cho con em mình. Đặc biệt, Ngày hội tuyển sinh năm nay có sự góp mặt của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) – đơn vị đầu tiên và duy nhất mang đến khóa học vẽ – Học làm phim hoạt hình 3D và Thiết kế Game tại Việt Nam nói chung và Ngày hội tuyển sinh 2015 nói riêng. Sơ đồ vị trí gian tư vấn của Viện Truyện tranh và Phim hoạt hình Việt Nam (Ảnh: CMA) Chương trình giảng dạy được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, gồm các khóa dài hạn đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp, Kỹ thuật viên và chương trình liên kết với ĐH Mỹ thuật đào tạo Họa sĩ Thiết kế đồ họa – bậc cử nhân, hệ vừa học vừa làm. Ngoài ra, CMA còn tổ chức nhiều khóa ngắn hạn , đáp ứng nhu cầu đa dạng của các bạn yêu thích ngành học làm Truyện tranh, Phim hoạt hình và Thiết kế Game tại Việt Nam. Học viên được thực hành trên bảng vẽ Wacom Cintiq (Ảnh: CMA) Kết hợp với công tác tư vấn hướng nghiệp, gian hàng CMA tổ chức nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn như vẽ Chi bi và giao lưu với các họa sĩ của Công ty Phan Thị – Công ty truyện tranh hàng đầu Việt Nam, tác giả của các bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt, Học Sinh Chân Kinh,.. cực kì nổi tiếng hiện nay. Các bạn trẻ sẽ hiểu sâu hơn về ngành học làm Truyện tranh – Phim hoat hoạt hình – Thiết kế Game, cũng như có cái nhìn rõ nét về triển vọng nghề nghiệp của ngành học này trong thị trường hiện nay và tương lai. Tranh chibi màu (ẢNh: CMA) Ngày hội tuyển sinh 2015 là cơ hội hiếm có để các bạn học sinh và phụ huynh tìm kiếm thông tin, cũng như nhận được những tư vấn thiết thực, chi tiết nhất. Hy vọng rằng, các bạn học sinh sẽ định hướng đúng ngành nghề và lựa chọn được môi trường học tập phù hợp với năng lực bản thân, gia đình, và nhu cầu xã hội. Thanh Trúc – CMA

Sự thống trị của thể loại siêu anh hùng đã ảnh hưởng thường xuyên đến nền sản xuất truyện tranh Mỹ, mặc dù hiện nay truyện tranh rất đa dạng về thể loại chuyện kể cũng như loại hình nghệ thuật. Truyện tranh sở dĩ bị giới hạn về mặt thể loại, một phần là do sự thành công của thể loại siêu anh hùng, còn một phần nữa là do tác phẩm Seduction of the Innocent (Sự quyến rũ của kẻ ngây thơ) của Frederick Wertham làm dấy lên làn sóng phản đối nội dung truyện vào giữa thập niên 50, dẫn đến quyết định cắt giảm nhiều thể loại tại phiên tòa xét xử ở Thượng viện Mỹ. Thị trường dẫu phát triển với số lượng đầu sách nhiều hơn, nhưng sự đa dạng về thể loại mới chính là nguồn động lực thúc đẩy thị trường. Truyện tranh vẫn chủ yếu nhắm vào độc giả nam. Fan nữ bắt đầu được chú ý đến, và dù trước đây đã có nỗ lực lôi kéo độc giả nữ đến với truyện tranh mang chủ đề lãng mạn, nhưng dòng truyện này sớm tàn lụi vào cuối những năm 1970. Tuy nhiên, cái gì cũng có ngoại lệ: các nhà xuất bản độc lập góp phần mang lại tính đa dạng cho truyện tranh và tiến đến những thể loại có tựa đề như Ghost World của David Clowes, Maus của Art Speigelman,…Tuy nhiên, các nhà xuất bản lớn vẫn trung thành với thể loại siêu anh hùng, hình sự, và kinh dị pha chút khoa học viễn tưởng. Tác phẩm truyện tranh Ghost World của David Clowes (Ảnh: Internet) Ngược lại, manga dành cho mọi đối tượng độc giả. Sức lôi cuốn của manga chủ yếu nằm ở tính đa dạng về mặt thể loại, chẳng hạn như thể loại giả tưởng (fantasy), thể loại melodrama, thể loại hài, thể loại khoa học viễn tưởng, thể loại hồi ký, thể loại lịch sử, và thể loại thần thoại,… tất cả đều vượt xa truyện tranh Mỹ. Ngành công nghiệp truyện tranh Mỹ hiện trong giai đoạn thay đổi và không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, nhưng ngành công nghiệp vẽ truyện tranh Nhật đã trải qua giai đoạn phát triển đó từ cách đây 30 năm rồi, và hiện tại đang sản xuất manga về đủ mọi chủ đề, từ truyện thần tiên cho đến thế giới doanh nghiệp. Ở Mỹ, ngành công nghiệp truyện tranh vẫn còn tụt hậu trong vấn đề thu hút độc giả nữ; trong khi đó, các nhà xuất bản manga đã làm được điều này từ những năm 1970. Giới trẻ thường không cảm thấy băn khoăn về việc chuyển sang yêu thích thể loại mới, cũng như không giữ mãi hình ảnh về bộ truyện tranh nào đó. Tất cả yếu tố kể trên đã biến manga thành thể loại phù hợp với giới trẻ hiện nay. Manga mở ra thế giới chưa ai khai phá, nơi ít có người lớn nào đặt chân đến. Manga đặt ra câu đố hóc búa cho các độc giả trẻ tìm lời giải, và giống như hầu hết phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, từ Internet cho đến video game và đa phương tiện, độc giả phải đọc kỹ manga, nghiên cứu, và trao đổi với fan khác để hiểu rõ nội dung đọc. Mỗi tập truyện manga không chỉ kể câu chuyện lôi cuốn hấp dẫn, mà nó còn chứa đựng nhiều ngôn ngữ khó hiểu đối với độc giả vãng lai, và chỉ có những người am hiểu nó mới thực sự cảm nhận được. Manga – Thể loại truyện tranh rất phổ biến tại Nhật (Ảnh: Internet) Nói tóm lại, có một sự thật rất đơn giản là giới trẻ rất yêu thích manga, và chúng ta càng hiểu nhiều về điều này, chúng ta sẽ càng hỗ trợ giới trẻ đọc truyện tốt hơn. Robin E. Brenner Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM

TTVO – Vào thời kỳ hưng thịnh của thập niên 40, truyện tranh gần như có mặt ở khắp nơi, từ cửa hàng tạp hóa cho đến quầy sách báo. Khi độc giả lớn lên và thị trường thay đổi, truyện tranh cũng dần vắng bóng, và cuối cùng, chúng chỉ còn được bày bán trong cửa hàng dành cho người hâm mộ và người sưu tầm truyện tranh mà thôi. Giới trẻ rõ ràng không có nơi để tìm đọc truyện tranh. Truyện tranh Archie (Ảnh: Internet) Nhiều bậc phụ huynh có thể vẫn còn nhớ như in bộ truyện tranh Archie và Người Dơi, nhưng con em họ sinh ra và lớn lên trong thập niên 70 – 80 lại ít có cơ hội tiếp cận chúng. Trẻ em xem truyện qua sách báo, phim ảnh, và chương trình truyền hình. Truyện tranh sẽ không bao giờ trở lại thời kỳ vàng son của những năm 1940 và 1960. Vào cuối thập niên 90 và đầu thế kỷ 21, tiểu thuyết hình ảnh bắt đầu xuất hiện trở lại trong các cửa hàng truyện tranh và hiệu sách. Thế hệ trẻ chợt nhận ra rằng truyện tranh có thể giúp chúng kể đủ thứ chuyện trên đời, từ những chuyến phiêu lưu mạo hiểm của nhân vật siêu anh hùng cho đến hồi ký của nạn nhân sống sót sau cuộc tàn sát người Do Thái dưới thời Đức Quốc xã. Tuy nhiên, có nhiều người không biết câu chuyện mà mình đang đọc thực chất là truyện tranh. Tiểu thuyết hình ảnh It Rhymes with Lus (Ảnh: Internet) Những thủ thư có tầm nhìn xa trông rộng luôn chịu khó sưu tầm tiểu thuyết hình ảnh với một mục tiêu duy nhất – lôi kéo nam thanh thiếu niên trở lại thư viện. Các cậu bé trai thường có khuynh hướng nghỉ đọc truyện khi đến tuổi dậy thì, và trong nỗ lực lôi kéo chúng trở lại đọc truyện, các thủ thư khởi đầu với bộ sưu tập tiểu thuyết hình ảnh để xem có thể thu hút lại những độc giả đã mất hay không. Công sức sưu tầm tiểu thuyết hình ảnh để phục vụ độc giả thuộc mọi lứa tuổi đã được đền bù xứng đáng. Tiểu thuyết hình ảnh hóa ra có sức thu hút độc giả đông hơn nhiều so với dự kiến ban đầu – từ những bậc phụ huynh yêu thích truyện tranh từ nhỏ cho đến fan hâm mộ cuồng nhiệt. Truyện tranh Redwall (Ảnh: Internet) Cùng với tiểu thuyết hình ảnh, manga cũng bắt đầu có mặt trong các thư viện và hiệu sách. Giới trẻ ghé thư viện để thỏa mãn niềm đam mê đọc truyện của mình, chứ không phải vì tiếc tiền mua truyện. Nhiều teen thích đọc manga và tiểu thuyết hình ảnh nhưng lại hiếm khi ghé thư viện. Có những teen hay tham gia các sự kiện liên quan đến manga/anime, nhưng không có thói quen lui tới thư viện, trừ khi nhà trường ép buộc. Như bao người khác, bất kỳ fan tuổi teen nào cũng cảm thấy rất vui khi tìm được teen có chung sở thích với mình. Và bất kỳ thủ thư nào cũng cảm thấy phấn khởi khi thấy độc giả có hứng thú đọc truyện. Độc giả càng đọc nhiều, càng thấy có nhiều điều cần khám phá, và thủ thư còn mong muốn gì hơn từ phía độc giả? Robin E. Brenner Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM

Chương trình Ngày hội tuyển sinh do Báo Tuổi Trẻ, Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra từ 7h00-17h00 ngày 18/01/2015 tại ĐH Bách Khoa TP.HCM (268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM). Đến với ngày hội, các thí sinh cũng như phụ huynh, học sinh sẽ được được các chuyên gia tư vấn uy tín và giàu kinh nghiệm giải đáp mọi thắc mắc, tâm tư, nguyện vọng liên quan đến chính sách, chủ trương, quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo về tuyển sinh, tư vấn chuyên sâu theo nhóm ngành nghề, gỡ rối hướng nghiệp, sức khỏe mùa thi… Qua đó, chương trình giúp phụ huynh và học sinh có cái nhìn tổng quan và tường tận về ngành đào tạo của từng trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp để chọn đúng ngành nghề yêu thích và phù hợp năng khiếu. Dịp này, Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (CMA) trân trọng thông báo, gian tư vấn của chúng tôi được đặt tại kiosk số 127, bên hông nhà B1 (nằm phía cánh phải nếu đi từ cổng Lý Thường Kiệt vào). Sơ đồ vị trí gian hàng của CMA tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh 2014. Tại đây, mọi thắc mắc của các học viên, quý vị phụ huynh về ngành học vẽ Truyện tranh – Học làm phim hoạt hình 3D và thiết kế Game, cũng như môi trường học, các chương trình đào tạo… sẽ được các chuyên viên tư vấn tuyển sinh của CMA giải đáp thấu đáo và tận tình. Hơn nữa, đến với gian tư vấn CMA, các bạn sẽ được các họa sĩ, học viên CMA vẽ tặng tranh Chibi của chính mình, vô cùng ngộ nghĩnh và đáng yêu. Tranh Chibi màu (Ảnh: CMA) Thông tin liên hệ: VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH VIỆT NAM Cơ sở 1: Lầu 6 – 7, số 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Cơ sở 2: 147, Pasteur, Q.3, TP.HCM. Hotline: (08) 3514 4365 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Website: http://cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

Trong quá trình nghiên cứu kỹ năng đọc viết và giá trị của việc đọc tự nguyện, nhà nghiên cứu Stephen Krashen phát hiện ra rằng truyện tranh là một kho từ vựng không được mọi người công nhận, là công cụ rèn luyện kỹ năng đọc viết, và là nguồn khích lệ niềm đam mê đọc truyện. Phòng đọc cho trẻ em tại bảo tàng truyện tranh của Nhật (Ảnh: Internet) Theo Krashen, truyện tranh không đơn thuần mang tính giải trí dành cho trẻ em, nó còn cung cấp vốn tự vựng nhiều hơn gần 20% so với sách thiếu nhi, và hơn 40% so với cuộc đối thoại giữa trẻ em và người lớn. Việc đọc theo sự lựa chọn riêng có giá trị vun đắp niềm đam mê đọc truyện và lòng tự tin nơi trẻ nhỏ (Krashen 1993). Hình ảnh trong truyện tranh giúp độc giả nắm bắt nội dung miêu tả hoặc ngữ cảnh mà không cần diễn giải dài dòng. Khi Michele Gorman nghiên cứu mối liên kết giữa kỹ năng đọc viết và tiểu thuyết hình ảnh, cô nhận thấy tiểu thuyết hình ảnh thu hút độc giả qua việc giúp họ rèn luyện kỹ năng đọc viết và liên kết lời thoại với khung hình (Gorman 2003). Cùng một nội dung, nếu diễn đạt bằng hình ảnh sẽ dễ tiếp thu hơn so với diễn đạt bằng văn xuôi (Versaci 2001). Chúng ta rõ ràng đang sống trong thế giới đa phương tiện. Trẻ em lớn lên cùng với các kỹ năng mà thế hệ đi trước không có, từ học vẽ chuyên nghiệp, sử dụng vi tính cho đến sáng tác truyện dựa trên video ca nhạc. Các bậc phụ huynh có thể ngồi đánh vật với hàng đống từ viết tắt trong bức tin nhắn nhanh (instant messaging), trong khi con em họ lại không thể tưởng tượng nổi thế giới sẽ ra sao nếu thiếu nó. Giới tuổi teen dành phần lớn thời gian trong đời cho việc đọc kể truyện, gởi tin nhắn nhanh, chơi video game, và truy cập Internet. 89% khách truy cập mạng là teen, với 81% lên mạng để chơi game (so với 56% trong năm 2000) (Pew Internet Life and American Life Project, tháng 7/2005), 57% tạo nội dung online (2/5 teen chia sẻ nội dung do mình sáng tác, chẳng hạn như blog và trang Web, và 1/5 remix nội dung từ nhiều nguồn online khác nhau). Đọc truyện truyền thống gặp phải sự cạnh tranh rất lớn với những phương tiện kể trên, và teen đang học cách chọn lựa phương tiện yêu thích để kể chuyện (Pew Internet Life and American Life Project, tháng 11/2005). Ảnh minh họa Truyện tranh và tiểu thuyết hình ảnh đòi hỏi kỹ năng liên kết nội dung miêu tả, lời thoại, hình ảnh, ký hiệu, và khung hình thành câu chuyện mạch lạc với nhiều tình tiết sinh động phức tạp (McCloud, 1993). Giả sử bạn yêu cầu một độc giả đọc thử lần đầu cuốn truyện manga nào đó, người đó sẽ lúng túng không biết đích xác nhân vật nào với nhân vật nào, chuyện gì đã xảy ra, xảy ra như thế nào, và tại sao. Nhưng cũng cuốn truyện ấy đưa cho độc giả thông minh, người đó sẽ thích ứng nhanh hơn, biết rút ra thông tin và đầu mối trực quan cần thiết để sáng tác thành câu chuyện (Lyga, 2004). Sự thích ứng liên quan đến kinh nghiệm mà độc giả từng trải qua với phương tiện nghe nhìn (visual media). Kỹ năng nghe nhìn (visual literacy) là lĩnh vực mới phát triển; nó sở dĩ được quan tâm là do thế hệ trẻ thích ứng rất dễ dàng với tín hiệu trực quan, trong khi các bậc phụ huynh lại không biết cách sáng tác câu chuyện dễ đọc từ nhiều nguồn khác nhau. Truyện tranh và tiểu thuyết hình ảnh là những ví dụ tiêu biểu về việc kết hợp kỹ năng nghe nhìn với kỹ năng đọc viết truyền thống. Kỹ năng truyện tranh – tức kỹ năng xem diễn biến trong khung hình – là kỹ năng mới kết hợp đầu mối trực quan với đầu mối văn bản. Đọc truyện tranh là hoạt động mang tính chất học hỏi đối với thế hệ trẻ lớn lên trong thế giới luôn đan kết giữa hình và chữ. Việc có trình độ hiểu biết hay không tùy thuộc vào độc giả có kinh nghiệm đọc truyện tranh hay chưa. Vì vậy, độc giả từng đọc truyện tranh từ nhỏ, khi mới đến với manga, sẽ đi trước một bước so với độc giả mới đọc lần đầu. Các thế hệ lớn lên trong những năm 1940 – 1960 đa số đọc truyện tranh từ nhỏ, nhưng những thế hệ sau này, đặc biệt từ những năm 1980 trở đi, lại ít đọc truyện tranh và tiểu thuyết hình ảnh. Đọc truyện tranh trở thành hoạt động mang tính đam mê, và nhiều độc giả từ bỏ đọc truyện sau khi lớn lên. Giới trẻ ngày nay lớn lên cùng với video game, chương trình truyền hình, và Internet, nên chúng thường có khuynh hướng ưa chuộng thể loại mới so với cha mẹ chúng ngày xưa (Gorman, 2003). Giới trẻ Nhật say sưa đọc truyện (Ảnh: Internet) Độc giả Nhật Bản nổi tiếng về đọc truyện mọi lúc mọi nơi – trên xe lửa hoặc trong giờ nghỉ giải lao – với tốc độ nhanh đến khó tin. Họ thường chỉ mất có 20 phút để đọc xong cuốn tạp chí truyện tranh dày hơn 300 trang, tức cứ 4 giây là đọc xong một trang. Đây dường như là điều không thể đối với độc giả truyện văn xuôi, hoặc thậm chí cả độc giả truyện tranh Mỹ – độc giả làm sao có thể nắm hết thông tin trên trang truyện

Năm 2014 đánh dấu bước đột phá của truyện tranh Việt khi có được những bộ truyện gây sốt sau hàng thập kỷ “im lặng, chậm rãi, đều đều”. Thành công của những bộ truyện Học viện bóng đá, Long Thần Tướng, Học sinh chân kinh… có được nhờ sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, nhưng trên hết vẫn là yếu tố con người. Họ, những người trẻ dám nghĩ dám làm. Truyện tranh Học viện bóng đá Ngày 29/12, tập 5 của bộ truyện Học viện bóng đá đã ra mắt bạn đọc. Sự đón nhận của độc giả dành cho bộ truyện này vẫn chưa giảm nhiệt. Nhóm thực hiện (trưởng nhóm Long Huỳnh, tác giả viết lời Bá Diệp và họa sĩ vẽ truyện tranh Bách Lê) cũng miệt mài làm việc với cường độ cao, phát triển tình tiết từng tập theo những chuyển biến mới nhất của các tuyển thủ U19 Việt Nam. Có thể nói, Học viện bóng đá là bộ truyện tranh đã tạo được tiếng vang lớn sau hàng thập kỷ truyện tranh Việt khá im hơi lặng tiếng. “Được nhen nhóm từ những ngọn lửa đam mê truyện tranh, chọn đúng đề tài được quan tâm, ra mắt đúng thời điểm nên Học viện bóng đá đã tạo được hiệu ứng tích cực. Tôi nghĩ đây sẽ là nguồn động lực lớn cho những bạn trẻ từng yêu nhưng cũng từng từ bỏ sáng tác truyện tranh có thêm niềm tin, cảm hứng quay trở lại với nghề” – trưởng nhóm Long Huỳnh chia sẻ. Truyện tranh Long thần tướng Quả đúng như vậy, những tâm huyết sáng tạo đã được kết nối cùng nhau trong niềm tin về sự phát triển mạnh mẽ của truyện tranh Việt. Nguyễn Khánh Dương – nhóm truyện tranh Phong Dương Comics, thành viên góp phần làm nên bộ truyện Long Thần Tướng đã lập ra trang web truyện tranh thuần Việt Comicola.com – ngôi nhà chung cho những sáng tạo trẻ. “Chúng tôi tin tưởng rằng, nghề họa sĩ truyện tranh xứng đáng nhận được nhiều hơn. Nếu được đầu tư đúng cách, họa sĩ truyện tranh có thể sống sung túc chỉ bằng nghề này. Comicola là nơi để những sáng tạo được chia sẻ, nhưng không phải là nền tảng để… tự sướng. Mục đích cuối cùng của việc đưa tác phẩm lên Comicola, đó là được xuất bản, đưa sách đến với đông đảo công chúng, mang về quyền lợi tối đa cho họa sĩ” – đại diện nhóm sáng lập Comicola Nguyễn Khánh Dương kỳ vọng. Bộ truyện Long Thần Tướng (họa sĩ Nguyễn Thành Phong) đã lập nên kỳ tích truyện tranh xuất bản từ vốn hỗ trợ cộng đồng. Long Thần Tướng có tồn tại được lâu dài hay không hoàn toàn phụ thuộc vào độc giả. Sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng đã chứng tỏ độc giả có niềm tin rất lớn vào những người sáng tạo trẻ cũng như kỳ vọng truyện tranh có được những tác phẩm thuần Việt hấp dẫn đúng nghĩa. Truyện tranh Học sinh chân kinh “Có thể trong năm 2015, truyện tranh Việt sẽ còn có thêm nhiều điều bất ngờ nữa” – trưởng nhóm Long Huỳnh dự báo. Khởi từ tiếng vang của Học viện bóng đá, Long Huỳnh cũng có thêm nhiều ý tưởng độc đáo cho truyện tranh. Trước hết là cuộc thi sáng tạo nhân vật biểu tượng dành cho fan truyện tranh, từ đó sẽ sáng tạo ra bộ truyện dựa trên nhân vật được chọn trao giải cao nhất. Song song đó, anh cũng đang cùng Bá Diệp sáng tác truyện tranh nhiều kỳ Nhóc Thạch Sanh (đăng trên báo Rùa Vàng), dự kiến tiếp tục bộ truyện trinh thám với nhân vật chính sẽ là một chú gấu Bắc cực… Ý tưởng luôn có rất nhiều, nhưng cần sự đầu tư chắp cánh sáng tạo, điều mà những người trẻ tâm huyết, đam mê truyện tranh luôn mong đợi. Trong khi đó, đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sáng tác truyện tranh – công ty Truyền thông Giáo dục và giải trí Phan Thị vẫn đang chiếm giữ vị trí “đầu bảng” với bộ truyện dành cho tuổi teen Học sinh chân kinh. Bà Phan Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc Công ty Phan Thị mở ra một kỳ vọng rằng, thế hệ sáng tác truyện tranh đầu tiên từ Viện Truyện tranh và Hoạt hình sẽ “làm nên chuyện” cho truyện tranh Việt. Theo phunuonline.com.vn Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

Video game cũng là yếu tố góp phần vào sự ưa chuộng manga. Thiết kế game là ngành công nghiệp lớn tại Mỹ. Theo báo cáo của Pew Internet and American Life trong năm 2005, 81% teen lên mạng để chơi game – so với con số 52% trong năm 2000 – tức khoảng 17 triệu teen (Pew Internet Life and American Life Project, tháng 7/2005). Phần lớn video game bắt nguồn từ những nhà sản xuất Châu Á. Giữa manga, anime (hoạt hình 2D), và video game luôn có mối liên kết không thể tách rời. Thiết kế nhân vật, môi trường, lịch sử, và mục tiêu của các nhân vật trong video game và manga có sự gắn bó song song với nhau. Ngoài những nét tương đồng kể trên, kỹ năng cần thiết để chơi video game có mối liên hệ chặt chẽ với kỹ năng cần thiết để đọc manga, chẳng hạn như kỹ năng phối hợp hình ảnh với từ ngữ, kỹ năng dò tìm đầu mối, kỹ năng bám sát câu chuyện… Bên cạnh đó, video game và manga đều là những hình thức giải trí không được các bậc phụ huynh và giáo viên đánh giá cao. Thị trường xuất bản manga là thị trường lớn và năng động tại Nhật Bản, chiếm 30% thị trường xuất bản. Manga tuy có mặt tại thị trường Mỹ từ nhiều thập niên, nhưng nó phải trải qua giai đoạn hòa nhập văn hóa trước khi được công chúng đón nhận. Số lượng đầu sách manga dành cho thị trường mới mẻ này vượt xa số lượng đầu sách của các nhà xuất bản truyện tranh phương Tây. Comic (Ảnh: Internet) Việc độc giả, đặc biệt là độc giả tuổi teen, ưa chuộng manga là nguyên nhân chính khiến cho các thủ thư cất công sưu tầm truyện tranh và hoạt hình Nhật. Theo điều tra mới nhất trên Website No Flying, No Tights (http://noflyingnotights.com), những teen khi được hỏi là chỉ đọc manga, truyện tranh Mỹ, hay cả hai, thì hơn 60% trả lời rằng họ chỉ đọc manga, 30% đọc cả hai, và chỉ có 10% đọc truyện tranh Mỹ (NFNT Reader Survey 2006). Một trong những nhà xuất bản manga lớn nhất tại Mỹ, Tokyopop, phát hiện ra rằng hơn 70% độc giả tuổi teen là nữ giới (Lillian Diaz-Przybyl 2005 – 2006). Các nhà xuất bản và nhà phê bình đều nhận thấy điều này qua sự thành công về mặt thương mại của manga. Tương tự, những thủ thư cũng nhận thấy sự gia tăng trong số liệu thống kê phát hành truyện tranh sau nhiều năm sưu tầm và bảo quản tiểu thuyết hình ảnh. Nếu thủ thư muốn tiếp tục sưu tầm tiểu thuyết hình ảnh, thì họ cần phải chiều theo nhu cầu của độc giả. Thủ thư cần tự mình tìm hiểu manga để theo kịp độc giả, cũng như bảo đảm chọn lựa một cách khôn ngoan. Cũng như tiểu thuyết lãng mạn, truyện tranh, và chương trình truyền hình trước đây, manga vẫn bị xem là loại hình nghệ thuật “thấp kém.” Tuy nhiên, manga rất đa dạng về thể loại và đủ sức cạnh tranh với các thể loại khác. Manga tại Nhật (Ảnh: Internet) Theo kinh nghiệm cho thấy, cộng đồng fan hâm mộ manga là những người thông minh và yêu thích mạo hiểm. Họ thường nghiên cứu lịch sử và thần thoại; thảo luận chi tiết cốt truyện, trang phục, và hành động có ý nghĩa văn hóa; học tiếng Nhật; mong muốn viếng thăm các đền đài và thành phố tấp nập của Nhật Bản; tìm đọc từng tập truyện để biết thông tin về câu chuyện, nơi chốn, và triều đại. Họ thường giải mã ký hiệu mới chưa biết, trao đổi với fan hâm mộ khác, và cố gắng lý giải tại sao óc hài hước của mình lại khác với người Nhật. Họ nhận thức rằng mặc dù họ đang sống trong nền văn hóa toàn cầu, nhưng giữa các nền văn hóa vẫn luôn tồn tại những nét khác biệt khiến cho người nghiên cứu chúng phải tò mò thích thú. Theo Robin E. Brenner Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp tại TPHCM

Hội họa thúc đẩy não tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh nhanh hơn, giúp bé phát triển khả năng quan sát và tăng tính nhạy cảm đối với cuộc sống. Nhiều nghiên cứu cho rằng hội họa là một trong những hoạt động trí tuệ giúp con thông minh hơn vì đây là môn nghệ thuật giúp trẻ thể hiện ra bên ngoài được những suy nghĩ của mình và cụ thể hóa những quan sát hay trí tưởng tượng của bé về thế giới xung quanh… Do đó, thường xuyên vẽ sẽ kích thích khả năng quan sát, giúp trẻ nâng cao nhận thức và phát triển thị giác, thúc đẩy các kỹ năng vận động, sự hiểu biết về không gian, phát huy trí tưởng tượng… Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy não trẻ phát triển, giúp con thông minh hơn. Không những thế, học vẽ còn mang lại 7 lợi ích sau: 1. Rèn luyện trí nhớ Muốn con thông minh, cha mẹ hãy rèn luyện trí nhớ cho bé bằng cách học vẽ truyện tranh. Các nhà tâm lý học cho biết những bức tranh mà trẻ vẽ ra không phải là không có ý tưởng mà nó chính là cách trẻ lấy từ trong trí nhớ, trí tưởng tượng của mình để vẽ ra những gì mà trẻ nhìn thấy hoặc gặp trong ngày. Có thể bức tranh của con không rõ một hình thù hay ý tưởng gì cụ thể nhưng khi người lớn nhìn thấy bức tranh đó thì cũng vẫn nên tỏ thái độ hài lòng. Ví dụ, khi con vẽ một quả táo, có thể sự mô phỏng hình thù quả táo trên bức tranh của con thật kỳ lạ và khác xa thực tế thì điều này cũng không nói rằng con không có năng khiếu vẽ tranh. Các nhà tâm lý học gọi đây là hiện tượng sáng tạo ở trẻ nhỏ và sự sáng tạo này mạnh nhất là khi trẻ dưới 5 tuổi. >>> Đăng ký ngay Lớp học vẽ cho bé <<< 2. Nâng cao khả năng quan sát Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của con. Thực tế, đây cính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Nhiều chuyên gia hội họa cho biết rằng, những bức vẽ của trẻ thường thể hiện thế giới nội tâm và tinh tế hơn so với người lớn. (Ảnh minh họa) 3. Nâng cao khả năng tưởng tưởng Sự nhận thức thế giới ở trẻ em rất khác biệt. Nếu như người lớn luôn có những quy tắc để nhìn nhận thế giới thì với trẻ em, thế giới đó lại là một câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ. Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiện thị rõ ràng hơn về trí tưởng tượng của trẻ em. Đó là thế giới đầy màu sắc. 4. Giúp trẻ cảm thấy phấn chấn hơn Diest Wehbe – Nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh đã chỉ ra rằng việc ngồi vẽ một giờ sẽ tốt hơn so với việc ngồi xem chương trình giải trí trong 9 giờ. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều nhà tâm lý học thường cho phép bệnh nhân của mình ngồi vẽ vì đây là một cách điều trị rất tốt. Bằng cách nhìn và phân tích các bức tranh của trẻ em, các chuyên gia sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như cách điều trị hoặc nhìn nhận tâm lý của đứa trẻ. Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một bức tranh với những đường kẻ cứng nhắc, chồng chéo và màu sắc mờ nhạt, bạn có thể biết rằng trẻ đang có tâm trạng không tốt. Ngược lại, nếu bức tranh đó là những đường nét nhẹ nhàng, màu sắc phong phú và sắc nét thì chứng tỏ tâm lí trẻ đang rất ổn định. 5. Vẽ giúp não trẻ hoạt động Vẽ sẽ giúp não hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình dạng, vị trí không gian và có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp con thông minh hơn. Trong qua trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ những khuôn mẫu cố định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo nhiều hơn. 6. Quá trình vẽ tranh giúp suy nghĩ của bé phát triển đa chiều Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những bức tranh của trẻ em. Việc sử dụng màu sắc và các hình khối là cách giúp tăng cường bộ nhớ và thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đây là khả năng tư duy hình ảnh, khả năng di chuyển và khả năng sáng tạo mà trẻ không thể học được nếu không vẽ. 7. Bức tranh chính là sự thể hiện cảm xúc Vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ của con. Theo Afamily Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM 

Sức ép cạnh tranh Nền truyện tranh Việt bước đi những bước đầu tiên khi mà độc giả trong nước đã và đang say sưa với Doraemon, Thám tử lừng danh Conan, Naruto hay vô số những Manga, Comic khác đang được bày bán la liệt trong những nhà sách lớn nhỏ tại Việt Nam. Chưa nói tới chuyện cạnh tranh với những đối thủ khổng lồ, vấn đề của chúng ta còn nằm ở nét vẽ truyện tranh việc hoạch định hướng đi và tìm chỗ đứng của mình đối với thị phần trong nước. Sự cạnh tranh chưa dừng lại ở đó khi mà những website chia sẻ truyện tranh lậu đang nở rộ trên mạng Internet vẫn còn là thách thức đối với hình thức bán lẻ truyện tranh truyền thống. Người đọc của chúng ta lười ra nhà sách, ngại chi tiền, thành thử chuyện bán được truyện và sống bằng nghề vẽ truyện tranh nay lại càng trở nên vô cùng khó khăn đối với những người làm nghề họa sĩ vẽ truyện tranh hay những nhà sản xuất có tâm huyết tự lực làm truyện tranh. Website truyện tranh online trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều bạn trẻ (Ảnh: Internet) Vấn đề về vốn sản xuất Các nhà xuất bản ở ta chủ yếu đi mua lại bản quyền truyện tranh ở nước ngoài về dịch lại, việc này đơn giản hơn nhiều và khả năng sinh lời cao. Trong khi đó, tự làm truyện tranh là cả một quá trình đi qua nhiều khâu và công đoạn, đòi hỏi sự đóng góp và tâm huyết của cả một tập thể chứ không phải chỉ một cá nhân riêng lẽ đơn thuần. Với một dự án truyện tranh hoạt động quy mô, nhiều công đoạn, không chỉ là sản xuất, mà còn là vận hành dây chuyền cung ứng, xuất nhập hàng, chúng ta phải cần đến một đội ngũ nhân sự đủ mạnh để có thể đảm đương công việc, cơ sở vật chất bao gồm văn phòng làm việc, kho chứa sách, công tác giao vận, vận chuyển trong và ngoài nước… Đến nay, truyện tranh Việt chưa nhận được nhiều ủng hộ và quan tâm từ phía nhà nước. Để sản xuất những dự án truyện tranh lớn, đa phần các nhóm tác giả đều phải tự tìm nhà đầu tư hoặc sử hình thức gây quỹ cộng đồng Crowdfunding để tìm được nguồn lực hỗ trợ cho “đứa con tinh thần” của mình. Câu chuyện về vốn đã làm hoạt động sản xuất truyện tranh ở Việt Nam trở nên hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp. Long Thần Tướng – Một trong những tác phẩm truyện tranh thành công nhờ việc công khai gây quỹ từ cộng đồng (Ảnh: Internet) Câu hỏi nhân lực Nhân lực luôn là vấn đề lớn đối với một nền công nghiệp truyện tranh lâu dài và phát triển bền vững. Họa sĩ vẽ truyện tranh không chỉ là những người vẽ giỏi mà chính họ phải có những kiến thức và khả năng về xây dựng nội dung, phát triển kịch bản, có hướng đi riêng, từ đó chuyển tải được văn hóa, tinh thần người Việt thông qua bộ truyện của mình. Nhân lực của ta phải đủ mạnh để bức phá mình ra khỏi cái bóng của Manga, Comic… làm nên những tác phẩm thực thụ dành cho người Việt. Hiện nay, sự ra đời của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (Comic Media Academy – CMA) với những khóa học đào tạo chuyên sâu và bài bản về học vẽ truyện tranh, chúng ta có thể tin tưởng và an tâm về một nguồn nhân lực tương lai chất lượng cho sự phát triển vững mạnh của ngành công nghiệp truyện tranh – phim hoạt hình – giải trí kỹ thật số nước nhà. Một buổi học tại viện (Ảnh: CMA) Yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu và là nền tảng cho mọi sự phát triển. Việc đào tạo nhân lực tại Viện Truyện tranh và Phim hoạt hình Việt Nam sẽ giải quyết một khó khăn chính yếu trong việc làm truyện tranh ở nước ta, làm cơ sở để giải quyết cho mọi vấn đề còn lại. Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM

Hiện nay, tại Mỹ đã xuất hiện nhiều bài nghiên cứu nguyên nhân độc giả Mỹ ưa chuộng manga. Một trong những nguyên nhân đơn giản nhất là người dân biết đến manga từ sự thành công của tiểu thuyết hình ảnh. Khi truyện tranh và tiểu thuyết hình ảnh ngày càng tỏa sáng trên bầu trời văn hóa đại chúng, từ đoạt giải thưởng Pulitzer đến việc khơi nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim Hollywood, chúng thu hút lượng độc giả đông đảo hơn và đa dạng hơn về thể loại.  Truyện tranh truyền thống vẫn được xuất bản nhiều kỳ dưới dạng 32 trang quen thuộc trước khi chúng được đóng thành sách bìa mềm hoặc sách bìa cứng. Độc giả Mỹ vẫn quen đọc truyện tranh dưới dạng này – truyện tương đối dễ đọc, dễ hiểu, đọc xong có thể bỏ sọt rác, mạch truyện kéo dài từ tuần này qua tuần khác, hoặc từ tháng này qua tháng khác. Tuy nhiên, sự đi lên của tiểu thuyết hình ảnh đã làm thay đổi thái độ của độc giả lẫn nhà xuất bản. Hai mươi năm về trước, ngành công nghiệp vẽ truyện tranh chú trọng vào đối tượng sưu tầm truyện, còn thị trường hiện nay là thị trường của độc giả. Thị trường tiểu thuyết hình ảnh ở Bắc Mỹ phát triển không ngừng, từ doanh số 75 triệu đô la trong năm 2000, tăng lên 245 triệu đô la trong năm 2005. Manga ngày càng được ưa chuộng trên thị trường nói chung, doanh số tăng 25% trong năm 2004 – 2005 ở những nhà sách chuyên bán sỉ manga. Trong tháng 10/2005, các đầu sách manga chiếm 47% trong tổng số 50 tiểu thuyết hình ảnh bán chạy nhất (Griepp 2006). Người mua truyện tranh và tiểu thuyết hình ảnh quan tâm đến nội dung bên trong hơn là giá trị của quyển truyện đang cầm trên tay – họ muốn đọc nó, chứ không phải sở hữu nó, và họ không quan tâm nó là truyện tranh hay là cuốn sách. Ở Mỹ, đọc manga khác với đọc truyện tranh truyền thống. Nguyên nhân một phần là do manga chủ yếu được phát hành dưới dạng sách. Ở Nhật Bản, manga là những câu chuyện được đăng nhiều kỳ trên tạp chí hàng tuần và hàng tháng, nhưng tại Mỹ, nó lại không như thế. Khi những quyển truyện manga đầu tiên được xuất bản tại đây, không ai chịu đọc nó. Hơn nữa, manga có giá bán cao hơn nhiều so với truyện tranh và sách bìa mềm ngoài thị trường. Khi độc giả truyện tranh bắt đầu có thái độ chú trọng nội dung hơn là hình thức, việc đọc manga tại Mỹ mới có chiều hướng phát triển. >>> Xem thêm Lịch sử Truyện tranh và Phim hoạt hình Nhật – Lý do độc giả Mỹ yêu thích manga và anime (phần 2) tại đây. Theo Robin E. Brenner Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

Trong những buổi học đầu tiên tại Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh chuyên nghiệp, áp lực về 10 bài vẽ đường thẳng và đường cong đã được các học viên chuyển hóa thành sân chơi “show” những ý tưởng và cá tính rất riêng của mình. Trên chính sân chơi ấy, các bạn học viên không chỉ đóng vai trò là người tiếp nhận kiến thức mà còn được làm việc như một họa sĩ vẽ truyện tranh thực thụ (phải hoàn thành sản phẩm đúng chất lượng, số lượng và thời hạn đặt ra). Chính điều này giúp người học dần dần nâng cao kỹ năng và tự tin lên theo từng buổi học. Bài vẽ tự do của một bạn học viên (Nguồn: CMA) Giảng viên và học viên cùng đưa tác phẩm “bài tập” lên giá tranh (Nguồn: CMA) Ở CMA, bạn có cơ hội bộc lộ tất cả sức sáng tạo cá nhân trong không khí chia sẻ, trao đổi, học hỏi vô cùng thân thiện, cởi mở. Tại CMA, học viên thể hiện được bản thân, bộc lộ sự sáng tạo trong không khí học hỏi, trao đổi thật sự thân thiện và cởi mở. (Nguồn: CMA) Mỗi người một cá tính, một phong cách, một sự cảm thấu mỹ thuật riêng, chính vì thế học viện CMA trao cho bạn cơ hội được học hỏi, được lắng nghe nhau để bồi đắp kiến thức cho bản thân. (Nguồn: CMA) Khi kết thúc khóa học vẽ, bạn có nghĩ mình sẽ là một họa sĩ không chỉ vững tay nghề mà còn tự tin thể hiện bản thân trước đám đông với kỹ năng diễn thuyết trôi chảy? Học viên tự tin giới thiệu tác phẩm của mình trước lớp. (Nguồn: CMA) Một tân học viên được mời phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm mà bạn thích nhất. (Nguồn: CMA) Mỗi người một cá tính, một phong cách, một sự cảm thấu Mỹ thuật riêng, chính vì thế CMA trao cho các học viên cơ hội được cùng học hỏi, cùng lắng nghe để bồi đắp kiến thức cho bản thân mình. Giảng viên phân tích tác phẩm của học viên. (Nguồn: CMA) Giảng viên phân tích kỹ nét đặc sắc và những điểm cần khắc phục trong từng tác phẩm. (Nguồn: CMA) Còn rất nhiều điều thú vị trong các buổi học sắp tới tại CMA đang chờ các bạn khám phá. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

Hiểu nghề Vào thời điểm hiện tại, người tài trong lĩnh vực vẽ truyện tranh ở nước ta không phải ít nhưng “ngọc” được “gọt giũa” thực sự không nhiều. Hầu hết những người vẽ truyện tranh đều còn rất trẻ, quá trình sáng tác truyện chủ yếu học hỏi từ truyện tranh nước ngoài chứ chưa được đào tạo đúng chuyên ngành. Nhiều người vẽ truyện tranh vì yêu thích một tác phẩm truyện tranh nào đó, chứ chưa thật sự xem đó là con đường lập nghiệp vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan. Họa sĩ vẽ truyện tranh trực tiếp trên bảng vẽ Wacom Cintiq (Nguồn: CMA) Một trong những yếu tố cần thiết cho nghề họa sĩ vẽ truyện tranh là có nét vẽ điêu luyện và góc nhìn thẩm mỹ tốt. Tuy nhiên, một quyển truyện tranh hay không chỉ phụ thuộc vào nét vẽ, mà còn phụ thuộc vào kịch bản truyện. Kịch bản đó phải được xây dựng hợp lý, hấp dẫn và đủ sức phân bố nội dung qua từng tập truyện. Khi đấy, họa sĩ truyện tranh sẽ như một đạo diễn phim, “chỉ đạo” diễn xuất cho nhân vật, đặt “góc máy quay” sao cho từng khung hình trong truyện hiện ra như những đoạn phim đẹp mắt. Cốt truyện nhờ thế sẽ được truyền tải mạch lạc, logic và lôi cuốn người đọc hơn. Chính vì thế mà họa sĩ truyện tranh phải là người trang bị đủ kiến thức cả về hội họa (kỹ thuật vẽ phác thảo, kỹ thuật vẽ người, phối cảnh, background, giải phẫu học…), am hiểu nguyên lý thị giác, kỹ thuật chụp ảnh lẫn khả năng sáng tác kịch bản, xử lý tranh qua các phần mềm chuyên dụng và thiết kế bố cục hình ảnh từng trang truyện… Học nghề Từ những trăn trở thực tế, Viện Truyện Tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã định hướng đào tạo chuyên sâu và hoàn thiện trong việc học vẽ truyện tranh. Học viên theo học tại Viện sẽ được rèn luyện thuần thục các kỹ năng, bổ sung kiến thức bao quát toàn bộ quy trình sản xuất truyện tranh để cho ra đời những tác phẩm truyện tranh đạt chất lượng về kịch bản lẫn tranh truyện. Học viên CMA tự tin giới thiệu các tác phẩm của mình trước lớp (Nguồn: CMA) Với phương châm đào tạo chuyên sâu và hoàn thiện, các khóa học vẽ tại Viện luôn đi từ căn bản đến nâng cao của nghề họa sĩ vẽ truyện tranh. Học viên được đào tạo kỹ lưỡng cách hình thành ý tưởng, xây dựng kịch bản, phác thảo nhân vật và phát triển tác phẩm. Mỗi học viên có những mặt mạnh, yếu khác nhau: người có ý tưởng tốt, người vẽ tốt, người xây dựng kịch bản tốt… Các khóa học tại Viện sẽ là chìa khóa lý tưởng để học viên phát triển thế mạnh và lấp đầy các khoảng trống chưa hoàn thiện. Làm nghề Trải qua khóa đào tạo ngành Truyện tranh tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, học viên hoàn toàn tự tin thể hiện, trải nghiệm bản thân trong các môi trường làm truyện tranh trong và ngoài nước với các công việc như: – Sáng tác kịch bản truyện. – Họa sĩ vẽ truyện tranh nhiều thể dạng. – Biên tập viên mảng sách – truyện tranh tại các nhà xuất bản. – Nhà sản xuất truyện tranh. – Thiết kế nhân vật hoạt hình 3D, hoạt hình 2D, thiết kế game. Với Viện Truyện tranh và Hoạt hình, mọi đam mê về truyện tranh đều có thể được chấp cánh từ chính môi trường và chất lượng đào tạo từng khâu, từng bước trong toàn bộ quá trình làm truyện tranh. Chương trình học chắc chắn sẽ trang bị cho học viên những kiến thức và kĩ năng đầy đủ để thực hiện những vị trí công việc khác nhau trong ngành nghề làm truyện tranh, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu của thị trường công việc năng động và nhiều thử thách. Thông tin liên hệ: COMIC MEDIA ACADEMY VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH Cơ sở 1: số 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Hotline: (08) 3514 4365 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Website: http://cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

phòng máy Viện Truyện tranh và Hoạt hình 4

Bảng vẽ điện tử ra đời đã trở thành trợ thủ đắc lực cho các họa sĩ, nhà thiết kế hoạt động ở lĩnh vực vẽ, thiết kế đồ họa, thiết kế game. Bảng vẽ điện tử cho phép người dùng thao tác trực tiếp lên sản phẩm thông qua bút cảm ứng và màn hình, từ đó chuẩn hóa mọi đường nét và hình ảnh theo đúng ý tưởng đặt ra. Việc vẽ với bảng vẽ điện tử dễ dàng như khi dùng bút vẽ trên giấy, thậm chí dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều bởi không còn phải bận tâm đến những dụng cụ lỉnh kỉnh hay màu vẽ. Độ rộng, mảnh, đậm, nhạt của nét vẽ phụ thuộc vào lực đè bút tương tự như với cọ vẽ bình thường. Bạn vẽ đến đâu, các nét vẽ sẽ hiện ra đến đó trên chính cửa sổ phần mềm đang vẽ. Bạn có thể xoay, phóng to hình vẽ để chỉnh sửa sao cho bức vẽ hoàng chỉnh nhất. Bảng vẽ và bút vẽ có đầy đủ chức năng để thể hoạt động trong mọi chương trình của máy như cửa sổ Word, Power Point, Photoshop. Những chi tiết chưa hài lòng của bức vẽ cũng có thể chỉnh sửa lại mà không cần bôi tẩy hay vẽ lại từ đầu. Bảng vẽ điện tử ứng dụng tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình có đến hơn 2000 thang cảm ứng lực trong một đầu bút chưa đến 2mm. Ngoài ra, phần mềm chạy trên bảng vẽ có nhiều phương pháp vẽ và nét bút, chính vì thế người dùng có thể tùy biến theo mục đích sử dụng của mình. Cùng với các phần mềm như Photoshop, Corel Painter, ArtRage… chắc chắn hệ thống phòng học ứng dụng bảng vẽ điện tử của Viện sẽ cho giúp bạn thực hiện các ý tưởng của mình nhanh hơn. Việc đưa bảng vẽ điện tử vào phục vụ việc học vẽ truyện tranh tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam cho thấy một bước đột phá về công nghệ, từ đó chuyên nghiệp hóa hoạt động đào tạo nghề họa sĩ vẽ truyện tranh, hoạt hình tại Việt Nam nói chung. Đây cũng là bước tiếp cận công nghệ làm truyện tranh hiện đại nhất hiện nay. Tốc độ công việc khi sử dụng bảng vẽ điện tử giúp người họa sĩ gia tăng năng suất lên đến 20 lần so với vẽ tay thông thường, đáp ứng được áp lực thời gian làm truyện tranh chuyên nghiệp, hoàn thành sản phẩm nhanh chóng, đúng tiến độ xuất bản. Phòng máy ứng dụng bảng vẽ điện tử tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (Comic Media Academy – CMA) luôn ưu tiên tạo ra một môi trường học tiên tiến nhất, chuyên nghiệp nhất, tạo điều kiện tối đa để mỗi học viên phát huy được hết ý tưởng và sức sáng tạo. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam

Truyện tranh Việt đang ngày càng phát triển và có bước tiến mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Sự ra đời của hàng loạt tựa truyện mới từ các tác giả trẻ càng khẳng định thêm sức mạnh của truyện tranh Việt. Để tiếp tục phát triển và vươn ra thị trường thế giới, truyện tranh Việt cần phải có nguồn nhân lực lớn, có tay nghề. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết này, các trường dạy vẽ truyện tranh chuyên nghiệp được hình thành và đi vào hoạt động với mục tiêu tạo ra những họa sĩ có tay nghề cao và đủ khả năng đưa truyện tranh Việt phát triển. Viện Truyện tranh và Hoạt hình là trường dạy vẽ truyện tranh theo hình thức đào tạo chính quy chuyên nghiệp hàng đầu tại TPHCM. Bên cạnh đào tào nghề vẽ truyện tranh, Viện còn đào tạo các ngành Hoạt hình 2D, Hoạt hình 3D và Biên kịch chuyên nghiệp. Viện ra đời và thành lập dựa trên cơ sở nghiên cứu hơn 15 năm kinh nghiệm của Công ty Phan Thị. Sau một năm thành lập, Viện đã gặt hái được những thành công nhất định về mặt cơ sở vật chất, chất lượng học viên và có được những sản phẩm chất lượng cao. Một số hình ảnh của học viên Tham gia chương trình đào tạo tại Viện, học viên sẽ được học vẽ từ cơ bản đến chuyên sâu các kỹ năng từ vẽ tay đến thực hành hoàn toàn trên bảng vẽ Wacom Cintiq hiện đại nhất trong quy trình vẽ truyện tranh hiện đại. Đối với những học viên có ý tưởng xây dựng truyện tranh sẽ có cơ hội được đầu tư xuất bản sản phẩm. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên của Viện là những tiến sĩ, thạc sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong nghề có thể đảm bảo tốt nhất cho học viên nắm vững kiến thức học thuật và kỹ năng thực hành.  Không những vậy, trong quá trình học, Viện còn tạo điều kiện cho học viên học tập, trao đổi, gặp gỡ, làm việc với các họa sĩ, biên kịch, đạo diễn hàng đầu Việt Nam hiện nay hay tiếp cận các cơ hội du học tại những đất nước có nền truyện tranh, hoạt hình và thiết kế game phát triển như Nhật Bản, Mỹ… Khai giảng khóa 5, ngày 20/09/2017 Chường trình đào tạo chuyên sâu – dài hạn Khai giảng khóa 6, ngày 20/04/2017 Chường trình đào tạo chuyên sâu – dài hạn [spacer] Bạn có thể tìm hiểu và đăng ký các khóa học dài hạn và ngắn hạn tại Viện: Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 08 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: [lichkhaigiangktv] Lớp học vẽ Manga/Comics căn bản Hình thức: Học ngắn hạn. Nuôi dưỡng và phát triển năng khiếu Thời lượng: 3 tháng / khóa Thời gian học: Thứ 7 – Chủ nhật hàng tuần – Lớp sáng: 9:00 – 11:00 – Lớp chiều: 14:00 – 16:00 – Lớp tối: 16:30 – 18:30 Phù hợp với học viên từ 08 – 14 tuổi Khai Giảng Hàng Tuầnchi tiết Lớp học vẽ truyện tranh minh họa  Hình thức: Học ngắn hạn. Nuôi dưỡng và phát triển năng khiếu Thời lượng: 3 tháng/khóa Thời gian học: 2 buổi/tuần (Sáng hoặc Chiều Thứ 7 – Chủ nhật) Phù hợp với học viên từ 08 – 14 tuổi Khai Giảng Hàng Tuầnchi tiết Lớp vẽ truyện tranh trên máy  Hình thức: Học ngắn hạn. Nuôi dưỡng và phát triển năng khiếu Thời lượng: 3 tháng/khóa Thời gian học: 2 buổi/tuần (Sáng hoặc Chiều Thứ 7 – Chủ nhật) – Lớp sáng: 9:00 – 11:00 – Lớp chiều: 14:00 – 16:00 – Lớp tối: 16:30 – 18:30 Phù hợp với học viên từ 08 – 14 tuổi Khai Giảng Hàng Tuầnchi tiết Lớp Biên kịch cấp tốc Hình thức: Học ngắn hạn Thời lượng: 9 tháng/khóa Thời gian học: – 18:30 – 21:30 các ngày 2-4-6 hoặc 3-5-7 và trọn ngày chủ nhật. Khai giảng: [lichkhaigiangnganhan_kichban]                Liên hệ tư vấn miễn phí: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 3: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Điện thoại: (08) 3820.9066 Hotline: 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org

Nhiều người cho rằng viết sách hay vẽ truyện tranh chỉ đơn giản là một sở thích và bạn sẽ chẳng thể nào sống đơn thuần với niềm đam mê này. Bài viết sẽ chỉ ra cho bạn một vài cách kiếm tiền từ chính niềm đam mê này.  Có rất nhiều ý kiến cho rằng đọc truyện tranh là thú vui chỉ dành cho con nít, là thú vui vô bổ hay thậm chí ngay cả việc học vẽ truyện tranh tại Việt Nam cũng bị xem nhẹ và gắn với bốn chữ “không có tương lai”. Thế nhưng thực tế có phải như vậy hay không? Chẳng lẽ bạn không thể kiếm sống bằng chính niềm đam mê, sự nhiệt huyết đối với môn nghệ thuật này? Chúng ta hãy cùng xem xét lại những nhận định này thông qua top list những cách kiếm tiền dành cho người đam mê truyện tranh dưới đây. 1. Mở cửa hàng buôn bán, cho thuê truyện tranh Đây có lẽ là cách đơn giản nhất mà chúng ta có thể nghĩ ra bởi lẽ bất kì bạn trẻ đam mê truyện tranh nào cũng từng một lần choáng ngợp trước số lượng đầu truyện tại các cửa hàng và nhủ thầm trong đầu rằng: “ước gì nhà mình bán truyện nhỉ, mình sẽ có thể thoải mái đọc bao nhiêu tùy thích”. Nếu bạn tìm được địa điểm thích hợp, quảng bá tốt trên mạng cộng với kinh nghiệm nhiều năm đọc truyện để có thể tư vấn cho khách các bộ truyện tranh hay thì chắc chắn việc mở cửa hàng truyện tranh sẽ vừa mang lại thu nhập mà lại đi đúng với niềm đam mê của bạn. 2. Mở shop phụ kiện Hiện tại ở Việt Nam có khá nhiều các cửa hàng chuyên bán đồ phụ kiện dành cho tín đồ manga – anime. Những mặt hàng ở đây chủ yếu là các bộ truyện tranh gốc mua từ Nhật, những món đồ như móc chìa khóa, gối, quần áo, Figure (mô hình) nhân vật anime – manga. Để mở được những shop phụ kiện như thế này, bạn không nhất thiết phải tìm được vị trí đẹp. Khách hàng được nhắm tới là những otaku thứ thiệt, mong muốn sở hữu các món đồ phụ kiện manga – anime độc. Do đó, việc bạn cần làm đó là tìm được nguồn cung cấp những món đồ thật độc tại Nhật Bản, quảng bá tốt trên mạng tại các cộng đồng otaku lớn và đặc biệt đó là phải làm ăn có uy tín. 3. Vẽ truyện tranh Đây được coi là con đường khó khăn nhất đối với các bạn trẻ đam mê truyện tranh và có khả năng hội họa. Chỉ một số ít có thể thành công trên con đường này mà thôi. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự thành công của dự án gây quỹ cộng đồng cho bộ truyện tranh Long Thần Tướng, hay như đợt ra mắt bộ truyện tranh Học Viện Bóng Đá của Nhà Xuất Bản Trẻ cũng đã nhen nhóm lên được chút hi vọng nhỏ nhoi cho các họa sĩ truyện tranh nước nhà. Mong rằng trong tương lai, sẽ có thêm nhiều cơ hội dành cho những ai đam mê hội họa và muốn theo nghề họa sĩ vẽ truyện tranh. 4. Dịch thuật truyện tranh Hiện tại, ở các nhà xuất bản cũng đang có khá nhiều dự án xuất bản truyện tranh nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản sang tiếng Việt. Do đó, nếu bạn đam mê truyện tranh và có vốn ngoại ngữ nhất định, việc tham gia biên dịch các bản truyện tranh sang tiếng Việt cũng là một công việc hấp dẫn không nên bỏ qua. 5. Mở quán cafe-manga Mô hình quán Cafe-manga đã tồn tại ở Việt Nam từ khá lâu rồi nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi bởi có nhiều chủ quán không quan tâm lắm đến việc update truyện, do đó khách đến quán ban đầu chỉ vì hiếu kì rồi sau đều thưa thớt dần. Nếu bạn có niềm đam mê đối với truyện tranh và liên tục cập nhật các đầu truyện mới, tổ chức các event cho khách đến quán thì chắc chắn đây sẽ là cách kinh doanh hiệu quả nhất dành cho một tín đồ mê truyện. Theo GameK.vn Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

Ngày nay, bên cạnh các bộ phim điện ảnh bom tấn với những kỹ xảo sống động thì phim hoạt hình 3D từ lâu đã tạo nên một đế chế của riêng mình. Bằng chứng là trên thế giới đã có rất nhiều bộ phim hoạt hình trở thành huyền thoại như Nemo, The Lion King và gần đây nhất bộ phim hoạt hình Up (Vút bay), Frozen (Nữ Hoàng Băng Giá), Kungfu Panda, How to train your dragon, Despicable Me, Inside Out… đã làm mưa làm gió khắp nơi trên thế giới. Điều này cho thấy rằng nền công nghiệp làm phim hoạt hình trên thế giới đã phát triển đến một tầm rất cao. Tại Việt Nam, không ít các bạn trẻ đam mê làm phim hoạt hình nhưng lại không có một lớp học làm phim hoạt hình nào đào tạo bài bản và đa phần các bạn đều phải tự tìm hiểu. Công nghệ làm phim hoạt hình 2D, 3D được phát triển từng ngày và bạn vẫn đang mò mẫm từng bước trong một thế giới thông tin rộng lớn. Bạn chưa có một nền tảng vững chắc để tăng tốc bắt kịp thời đại thì liệu rằng đến bao giờ bạn mới có thể tạo ra một tác phẩm phim hoạt hình chất lượng và đạt chuẩn mực quốc tế được đông đảo khán giả ủng hộ. Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) sẽ giúp bạn vạch ra con đường ngắn nhất để thực hiện niềm đam mê làm phim hoạt hình của bạn. CMA tự hào là đơn vị đầu tiên và duy nhất đào tạo lĩnh vực làm phim hoạt hình bài bản, chất lượng hàng đầu Việt Nam. CMA đầu tư tối đa từ tuyển chọn đội ngũ giảng viên tâm huyết, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực làm phim hoạt hình. Giáo trình hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Học viên sẽ được học và thực hành ngay trên bảng vẽ Wacom Cintiq – một sản phẩm hỗ trợ nghề họa sĩ truyện tranh, phim hoạt hình hàng đầu thế giới hiện nay. Một buổi workshop do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức Sau khi kết thúc lớp học làm phim hoạt hình học viên sẽ tự tay làm nên những bộ phim hoạt hình sống động, đầy sức hút theo một quy trình được chuẩn hóa và có cơ hôi học tập, phát triển hơn nữa. CMA sẽ mang lại cho các học viên cơ hội vàng du học đến các quốc gia có nền công nghiệp làm phim hoạt hình đỉnh cao thế giới như Mỹ, Nhật Bản,… Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) chú trọng chất lượng đào tạo và tạo điều kiện phát huy tối đa cho niềm đam mê làm phim hoạt hình. Để một tương lai không xa sản phẩm phim hoạt hình “Made in Vietnam” sẽ được cộng đồng quốc tế đón nhận, các bạn trẻ sẽ tạo nên một nền công nghiệp làm phim hoạt hình mạnh mẽ mang đậm bản sắc Việt. Bạn có thể tìm hiểu và đăng ký các lớp học làm phim hoạt hình sau: [dropcap]1.[/dropcap] Học làm phim hoạt hình 3D  Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 10 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: [lichkhaigiangktv]  Xem chi tiết khóa học hoạt hình 3D tại đây. [dropcap]2.[/dropcap] Học làm phim hoạt hình 2D Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 10 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: [lichkhaigiangktv]  Xem chi tiết khóa học hoạt hình 2D tại đây. [dropcap]3.[/dropcap] Học làm phim hoạt hình tĩnh vật – đất sét Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 10 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: [lichkhaigiangktv] Chi tiết khóa học hoạt hình tĩnh vật – đất sét: xem ngay. Liên hệ tư vấn miễn phí: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 3: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Hotline: (08) 3820 9066 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org [spacer] ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Lễ hội dành cho các tín đồ truyện tranh, diễn ra từ 10h đến 18h ngày 7/12 tại nhà thi đấu Phú Thọ (219 Lý Thường Kiệt, quận 11, TP HCM). Bắt nguồn tại San Diego (California, Mỹ) từ năm 1970, lễ hội Comic Con từ lâu đã trở thành sự kiện lớn của dân ghiền truyện tranh, trò chơi, anime (hoạt hinh 2D của Nhật), manga và cosplay tại Mỹ. Mỗi năm, sự kiện thu hút hàng triệu người tham dự, từ người nổi tiếng cho đến các “otaku” (người hâm mộ anime và manga). Năm 2013, “Comic Con” có sự góp mặt của tài tử Tom Cruise, Andrew Garfield, Jamie Foxx hay Tom Hiddleston… Người tham dự hóa thân thành các nhân vật truyện tranh. Không chỉ phổ biến tại Mỹ, Comic Con còn là trào lưu giới trẻ ở nhiều quốc gia. Năm ngoái, lễ hội đã thu hút hơn 300.000 fan hâm mộ truyện tranh tại Thái Lan, hơn 59.000 tín đồ tại Nhật Bản và hơn 330.000 người tại Đài Loan. Comic Con nhí diễn ra lần đầu tiên tại Việt Nam, do nhãn hàng Love’in Farm KUN tài trợ. Lễ hội bao gồm nhiều trò chơi thiết kế công phu, hiện đại và phù hợp với trẻ dưới 12 tuổi. Sân chơi được chia thành nhiều khu vực. Ngay khi bước vào cổng, các bé đăng ký tại quầy “check-in” để nhận thẻ visa tham dự tất cả trò chơi và bốc thăm trúng thưởng. Khu vực “Iron Kid” có các trò chơi phát triển và rèn luyện thể chất, trong khi đó “Học viện Conan” nâng cao tư duy với các câu hỏi thách đố từ thám tử Conan. Riêng khu vực “X-Men nhí”, các bé được huấn luyện các kỹ năng đặc biệt như làm bong bóng, học vẽ truyện tranh, học nấu ăn với Mama Bay… Gia đình nông dân siêu phàm xuất hiện tại lễ hội. Bên cạnh đó, bé có thể giao lưu với các nhân vật truyện tranh yêu thích, chụp hình và hóa thân thành các nhân vật trong “Gia đình nông dân siêu phàm”… Khu vực sân khấu trung tâm còn tổ chức show trình diễn của các nhân vật truyện tranh Doraemon, nhảy flashmob, các tiết mục ảo thuật và nhảy hiện đại từ các vũ công nhí. Comic Con nhí là sân chơi độc đáo và bổ ích, khơi nguồn sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú nơi trẻ. Các bé có cơ hội hóa thân thành các nhân vật yêu thích, tham gia tất cả các trò chơi vận động và tư duy, khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Theo An San – VnExpress

Thời gian gần đây, Marvel và DC Comics đã lần lượt công bố thông tin cho thấy sự đầu tư mở rộng thế giới siêu anh hùng lên màn ảnh. Bên cạnh đó, Fox và Sony cũng có những kế hoạch riêng để xây dựng siêu anh hùng của mình dựa trên các nhân vật truyện tranh đã được nhượng quyền sử dụng. Trong khoảng thời gian 6 năm tới đây, người hâm mộ sẽ thỏa mãn đắm chìm trong hơn 30 bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm truyện tranh ăn khách với những pha hành động gây cấn, diễn xuất tuyệt vời của các ngôi sao thuộc hạng A Hollywood cùng đồ họa đỉnh cao công nghệ. Từ Avengers đến Justice League, Aquaman hay Doctor Strange sẽ lần lượt diện kiến. Đây là thời điểm vô cùng tuyệt vời cho giới hâm mộ truyện tranh và phim ảnh. Sau Baymax trong Hoạt hình 3D Big Hero 6 đang làm mưa làm gió tại các phòng vé, các siêu anh hùng lần lượt xuất hiện trong các tác phẩm: Avengers: Age of Ultron, Ant-Man, Fantastic Four, Deadpool… Cùng tạp chí Truyện tranh Việt Nam TTVO theo dõi Infographic dưới đây để biết thời điểm các siêu anh hùng lộ diện trên màn ảnh rộng. Nguồn Infographic: Việt hóa bởi tinhte.vn Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp

Nếu bạn từng ghé thăm nhà sách Barnes & Noble và đảo mắt qua các kệ sách đồ sộ, hẵn bạn sẽ nhận thấy trên kệ sách bao giờ cũng chất đầy tiểu thuyết hình ảnh (graphic novel). Mặc dù truyện tranh siêu anh hùng và truyện tranh Peanuts có thời chiếm lĩnh thị trường truyện tranh Mỹ, nhưng giờ bạn phải đi đến kệ sách cuối cùng mới tìm thấy bộ truyện tranh “Người Nhện” hoặc “Người Dơi” yêu thích của mình. Truyện tranh Nhật, hay còn gọi là manga, ngự trị trên hầu hết các kệ sách và giá trưng bày. Truyện tranh Mỹ từng một thời được mọi tầng lớp độc giả yêu thích giờ đây đã có đối thủ cạnh tranh quá mạnh. Mặc dù thể loại tiểu thuyết hình ảnh vẫn còn trong quá trình đấu tranh để được công chúng công nhận là tác phẩm văn học, nhưng từ khi các phương tiện truyền thông đại chúng – từ mục điểm sách trên tờ New York Times cho đến tạp chí Entertainment Weekly – bắt đầu lăng xê những đầu sách mới nhất, tiểu thuyết hình ảnh đã tạo được chỗ đứng trong lòng độc giả. Từ những năm 1950, những cuộc điều tra của Thượng nghị viện Mỹ cáo buộc truyện tranh là thủ phạm gây ra tình trạng phạm pháp ở trẻ vị thành niên cùng nhiều tệ nạn khác, nội dung truyện hoàn toàn mang tính khiêu dâm, đề tài chỉ dành cho trẻ em, cốt truyện toàn nói về nhân vật siêu anh hùng; truyện tranh chỉ mang tính văn học nếu nó được viết dưới dạng lịch sử và hồi ký, nó không có giá trị về mặt nghệ thuật hoặc văn học, nó chỉ là thứ phù du vô giá trị về mặt nội dung; tuy nhiên, những thủ thư, cùng với các họa sĩ truyện tranh, nhà xuất bản, nhà phê bình, và những người làm nghề họa sĩ vẽ truyện tranh khác đã kiên trì đấu tranh với Thượng nghị viện Mỹ, và cuối cùng, họ đã giành chiến thắng. Với truyện tranh Nhật, câu chuyện lại khác hẳn. Truyện tranh Nhật tuy cũng mang yếu tố khiêu dâm, không dành cho trẻ em, và không có giá trị văn học, song nó lại có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, nên nội dung có phần mới lạ đối với người lớn và giới trẻ – những người đang tìm kiếm những điều mới mẻ nằm ngoài sự hiểu biết của cha mẹ chúng. Tác phẩm Tìm hiểu lịch sử truyện tranh và hoạt hình Nhật dành cho những độc giả mới biết hoặc đã biết về manga/anime (hoạt hình 2D). Đối tượng độc giả có thể là thủ thư đang sưu tầm truyện hay cho bộ sưu tập của mình, cha mẹ mua truyện cho con cái, hoặc đơn giản là độc giả mới đang thắc mắc về ý nghĩa của những giọt mồ hôi lớn chảy nhễ nhại trên trán nhân vật. Mặc dù trên thị trường đã có một số sách nói về nguồn gốc văn hóa và lịch sử phát triển của manga tại Nhật Bản, nhưng tập sách này mang nội dung hơi khác – tuy có đề cập lịch sử trong đó – vì nó được viết bởi người khởi đầu cũng có trình độ hiểu biết mù mờ như bạn hiện nay. Mặc dù tôi không dám nhận mình là người am hiểu về văn hóa Nhật, hoặc đã từng du lịch nước Nhật với tư cách là fan hâm mộ, thủ thư, hay nhà nghiên cứu, nhưng tôi có nhiều kiến thức và kinh nghiệm muốn chia sẻ với bạn. Vì vậy, tập sách này đề cập manga/anime dưới góc nhìn của một fan hâm mộ, thủ thư, và độc giả. Ở Mỹ, các độc giả trẻ, đặc biệt là độc giả tuổi teen, hiện có khuynh hướng thưởng thức manga/anime. Nhiều độc giả lớn tuổi cảm thấy mình ngày càng dao động giữa giá trị truyền thống và thể loại truyện mà họ không công nhận. Thay vì đơn thuần giới thiệu thể loại truyện mới, tập sách sẽ giúp độc giả nâng cao trình độ hiểu biết và đánh giá, vượt qua định kiến truyền thống, và xóa bỏ bất đồng văn hóa để tận hưởng niềm vui đọc truyện manga. Robin E. Brenner Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

Comic Media Academy – Viện Truyên tranh và Hoạt hình Việt Nam ra đời với sứ mệnh nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực nhằm phát triển nền công nghiệp truyện tranh, phim hoạt hình và giải trí thuật số Việt Nam. Tập hợp trí tuệ của các chuyên gia hàng đầu về Truyện Tranh – hoạt hình 3D, hoạt hình 2D, hoạt hình tĩnh vật đất sét – Giải trí kỹ thuật số trong và ngoài nước, Viện Truyện tranh và Phim hoạt hình Việt Nam đã xây dựng nên một phương cách đào tạo đặc biệt, đi sát với thực tiễn và phát huy tối đa tiềm lực sáng tạo của học viên. Tiên phong đưa bộ môn Sáng tác vào giảng dạy Viện TT & PHHVN là nơi đầu tiên đưa bộ môn Sáng tác vào giảng dạy, tập trung phát triển tư duy sáng tạo của học viên tại Việt Nam. Từng nét vẽ phải đi ra từ cốt truyện và sự cảm thụ tâm lý nhân vật. Trong mỗi tình huống, bạn phải luôn đặt ra câu hỏi: Nếu là người này tôi sẽ hành động như thế nào?, Ăn mặc ra sao?, Cử chỉ thế nào?,…Sau đó, bạn mới bắt tay vào việc vẽ. Thần Đồng Đất Việt Hoàng Sa- Trường Sa Đó mới chính là nét vẽ từ trái tim, chân thực và thuyết phục độc giả nhất. Để làm được điều này, người làm truyện tranh và phim hoạt hình phải được đào tạo một kiến thức nền tảng đúng đắn và vững chắc, từ đó phát triển sự sáng tạo từ nội dung cho đến hình thức thể hiện. Đưa thực tiễn vào giảng dạy Giáo trình tại Viện Truyện tranh và Phim hoạt hình Việt Nam được biên soạn riêng, đúc kết từ các tài liệu nghiên cứu của các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật,.. và từ kinh nghiệm sản xuất truyện tranh thực tế của công ty truyện tranh hàng đầu Việt Nam – Phan Thị – nổi tiếng với các bộ truyên tranh như Thần Đồng Đất Việt, Truyện Tranh Danh Tác, Học Sinh Chân Kinh,…. Giáo trình học tại CMA Chương trình giảng dạy độc đáo với các bộ môn chuyên sâu từ cách tạo hình cho đến xoáy sâu phân tích tâm lý nhân vật. Đặc biệt là bộ môn Tiếng Nhật và Tiếng Anh chuyên ngành, giúp học viên có thể tự tin giao lưu quốc tế, chủ động học hỏi từ tài liệu nước ngoài. Đổi mới phương pháp tiếp cận kiến thức cho học viên Phương pháp giảng dạy “trực quan sinh động” bằng các dụng cụ, mô hình đặc biệt giúp cho học viên nắm bắt bài học một cách chắc chắn và nhanh chóng. Bên cạnh đó, Viện còn là đơn vị tiên phong đầu tư hệ thống bảng vẽ Wacom Cintiq cho việc thực hành, nhằm giúp học viên làm quen và không bỡ ngỡ với công nghệ sản xuất truyện tranh, phim hoạt hình và thiết kế game chuyên nghiệp trên thế giới hiện nay. “Người mẫu nhựa” và “Người mẫu gỗ” – các khớp tay chân xoay chuyển linh hoạt, mô phỏng tư thế trong chuyển động của cơ thể người, giúp học viên định hình được tư thế của nhân vật truyện tranh, phim hoạt hình và game dễ dàng hơn. Học viện được thực hành trên bảng vẽ Wacom Cintiq – công cụ hỗ trợ đắc lực cho các họa sĩ truyện tranh, hoạt hình và thiết kế game chuyên nghiệp trên thế giới. Song song đó, người học sẽ được tiếp cận môi trường làm việc thực tế, thông qua chương trình thực tập tại các công ty sản xuất truyện tranh, phim hoạt hình và game hàng đầu trong nước như: công ty Phan Thị, Công ty Arena Việt Nam, Công ty Gia công Phim hoạt hình Armada TMT,…. Tạo động lực, điều kiện tối đa cho học viên học tập và rèn luyện Viện Truyện tranh và phim Hoạt hình Việt Nam ưu tiên tập trung vào chất lượng đào tạo, tạo động lực cũng như điều kiện tối đa cho học viên học tập và rèn luyện. Trong thời gian học tại trường, học viên có tác phẩm đạt chất lượng sẽ được viện hỗ trợ xuất bản. Sau khóa học, ngoài giới thiệu việc làm cho học viên, Viện còn tạo cơ hội cho các bạn được du học tại các trường danh tiếng trên thế giới có chuyên ngành học vẽ truyện tranh, phim hoat hình và thiết kế game như: trường Cao Đằng Yokohama, trường Đai học Kyoto Seika,… Trường đại học Kyoto Seika Với một môi trường đào tạo bài bản, đi sát với thực tiễn nghề nghiệp trong nước và thế giới, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng rồi đây, ngành truyện tranh, phim hoạt hình và thiết kế game Việt Nam sẽ có một đội ngũ nhân lực vững vàng trong kiến thức, mạnh dạn trong tư duy để tạo ra những sản phẩm có chất lượng vượt trội từ nội dung cốt lõi đến hình thức thể hiện. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

Sáng ngày 22/11, nhiều bạn học sinh, sinh viên và phụ huynh đã đến tham gia buổi Tư vấn ngành học vẽ truyện tranh – học làm phim hoạt hình và thiết kế game tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Buổi tư vấn ngành học vẽ truyện tranh – Làm phim hoạt hình & thiết kế game dành cho các học viên đăng ký chương trình học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình diễn ra vào sáng thứ bảy ngày 22/11/2014 kéo dài gần ba giờ nhằm giải đáp các thắc mắc của học viên về chương trình học, học phí, lịch học và các cơ hội việc làm, du học… khi chọn học tại Viện. Nhưng thời lượng ấy dường như vẫn chưa đủ để Ban lãnh đạo Viện trình bày hết những điểm khác biệt và chất lượng về một chương trình học mang tính thực tiễn dành cho học viên. Tại buổi tư vấn, Ban lãnh đạo Viện Truyện tranh và Hoạt hình đã nhiệt tình giải đáp thắc mắc của các bạn học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh trong không khí thân thiện và cởi mở. Gần 12 giờ trưa vẫn còn nhiều học viên nán lại trò chuyện cùng Viện trưởng để tìm hiểu kỹ hơn về chương trình học của Viện, về cách thức “làm thế nào để vừa học vừa kiếm tiền trang trải học phí ngay trong thời gian theo học tại Viện”. Bà Phan Thị Mỹ Hạnh – Viên trưởng Viện Tranh và Hoạt hình đã chia sẻ cùng học viên Bà Phan Thị Mỹ Hạnh – Viên trưởng Viện Tranh và Hoạt hình đã chia sẻ chân thành trong buổi tư vấn: “Viện Truyện tranh và Hoạt hình chú trọng đào tạo chuyên sâu từng môn học sao cho học viên ứng dụng được vào thực tiễn. Đặc biệt, tại Viện, học viên không chỉ học vẽ mà còn được học sáng tác kịch bản – điểm khác biệt lớn nhất trong các chương trình đào tạo ngành truyện tranh, hoạt hình và thiết kế game tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, các bạn được học cả diễn xuất để hiểu được năng lượng cơ thể phát ra từ đâu, cơ mặt chuyển động như thế nào nhằm thể hiện cảm xúc nhân vật chân thực nhất qua nét vẽ từ chính cảm nhận bản thân. Bởi, nét vẽ từ trái tim mới đủ sức chạm đến trái tim độc giả. Trong quá trình học tập tại Viện, các học viên có sản phẩm đạt chất lượng sẽ được Viện hỗ trợ xuất bản, giúp các bạn có thể vừa chuyên tâm học tập, vừa kiếm tiền trang trải học phí từ những gì mình học được ngay trong thời gian theo học tại Viện”. Họa sĩ Vũ Hiền (Viện trưởng Viện thiết kế đồ họa ứng dụng Việt nam – Giảng viên môn Nguyên lý thị giác tại CMA) chia sẻ về ngành học với học viên. Tiến sĩ Trịnh Hồng Lanh giới thiệu giáo trình cho học viên. Dự kiến, Viện Truyện tranh và Hoạt hình sẽ bắt đầu nhận đơn đăng ký nhập học từ ngày 1/12/2014. Các ngành nghề đào tạo tại Viện: 1. Vẽ truyện tranh 2. Hoạt hình 2D 3. Hoạt hình 3D 4. Hoạt hình Tĩnh vật Đất sét 5. Thiết kế Game Để biết thêm thông tin chi tiết về các ngành nghề tại Viện, vui lòng liên hệ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Điện thoại: (08) 3514 4365 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Website: http://cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org

Khi nhu cầu học vẽ truyện tranh, manga, làm phim hoạt hình, thiết kế game ngày càng tăng cao nhưng chưa có nhiều trung tâm dạy học chất lượng, thì chắc chắn bạn sẽ phân vân khi lựa chọn cho mình một môi trường học đáp ứng đủ mọi yêu cầu. Vậy đâu sẽ là môi trường học thích hợp cho bạn? Có rất nhiều lý do để bạn chọn học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình thay vì những nơi khác: 1. Bằng cấp chính quy – có giá trị toàn quốc Khác với những trường dạy vẽ truyện tranh hiện có ở Việt Nam, bằng cấp của các bạn khi theo học tại Viện sẽ có giá trị toàn quốc. Bằng do Viện Truyện tranh và Hoạt hình liên kết cùng Đại học Tôn Đức Thắng cấp. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bằng cấp này để làm việc và du học. 2. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm Viện Truyện tranh và Hoạt hình tự hào với đội ngũ giảng viên giỏi, đẳng cấp đang trực tiếp giảng dạy các chuyên ngành về mỹ thuật, đồ họa, truyện tranh, kịch bản,… tại các trường Đại học trong và ngoài nước. Họ là những họa sĩ truyện tranh, nhà biên kịch, đạo diễn… với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 3. Cơ sở vật chất hiện đại Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, áp dụng mô hình phòng học tương tác trực tiếp trên bảng vẽ Wacom Cintiq để tạo sự hứng khởi và phát huy được tính sáng tạo của thầy và trò. Vào thời điểm hiện tại, Viện Truyện tranh và Hoạt hình là đơn vị tiên phong và duy nhất tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng học đang được thế giới ứng dụng. 4. Giáo trình tiêu chuẩn hàng đầu Viện thường xuyên cập nhật giáo trình học vẽ mới nhất từ các đối tác giảng dạy tại Mỹ và Nhật Bản – 2 quốc gia có nền công nghiệp truyện tranh mạnh nhất thế giới. Bên cạnh đó, Viện còn hợp tác với công ty truyện tranh hàng đầu Việt Nam là Phan Thị để học viên học tập kiến thức, quy trình và kinh nghiệm sản xuất truyện tranh hơn 10 năm tại Việt Nam. 5. Mức đầu tư phù hợp Viện Truyện tranh và Hoạt hình không xem chi phí học viên bỏ ra là học phí mà đó là chi phí đầu tư nghề nghiệp tương lai của học viên. Chi phí đầu tư này không cao và hoàn toàn hợp lý để học viên tạo dựng sự nghiệp ngay trên giảng đường của Viện. Để chi phí đầu tư nghề nghiệp này được sử dụng tốt nhất có thể, Viện thường xuyên tổ chức tư vấn và kiểm tra năng lực đầu vào để định hướng nghề nghiệp trước khi chọn học tại Viện. 6. Lớp học đa dạng Viện Truyện tranh và Hoạt hình có rất nhiều ngành đào tạo khác nhau cho bạn lựa chọn. Ngoài học vẽ truyện tranh, bạn có thể chọn học làm hoạt hình 3D, 2D; hoạt hình tĩnh vật – đất sét; thiết kế game. Ngoài ra, thời gian học ở Viện rất linh động và thường xuyên mở lớp mới để bạn sắp xếp thời gian để học. 7. Chất lượng là tiêu chí đánh giá Tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, chúng tôi tin rằng cách tốt nhất để học vẽ truyện tranh, học làm phim hoạt hình, học thiết kế game là phải thuần thục kỹ năng vẽ. Điều đó có nghĩa, không chỉ lên lớp nghe giảng, nhìn giảng viên thao tác mà chính mỗi học viên sẽ được trực tiếp thực hành ngay tại buổi học và được giảng viên trực tiếp chỉ dẫn. Số lượng học viên trong lớp từ 20 – 25 bạn để đảm bảo sự tiếp thu của học viên một cách tốt nhất. 8. Phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau Cho dù bạn là ai, học sinh, sinh viên, người trong nghề hay một họa sĩ, một biên kịch đang muốn hoàn chỉnh hoặc bổ sung thêm kiến thức cho ngành nghề bạn yêu thích, bạn hoàn toàn có thể tìm đến Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Chúng tôi có nhiều sự lựa chọn phù hợp để cùng bạn bước đến tương lai. Các khóa học dài hạn và ngắn hạn tại Viện gồm: [spacer] [dropcap]1.[/dropcap] Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Kỹ thuật viên Thời lượng: 2,5 năm, 8 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: 05/09/2016   [dropcap]2.[/dropcap] Khóa học làm phim hoạt hình chuyên nghiệp Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Chuyên ngành: Hoạt hình 2D, hoạt hình 3D, hoạt hình tĩnh vật Thời lượng: 3 năm, 10 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: 05/09/2016  [spacer] [dropcap]3.[/dropcap] Khóa học chuyên viên thiết kế game đỉnh cao Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 2 năm, 6 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: 05/09/2016 [spacer] [dropcap]4.[/dropcap] Khóa học vẽ truyện tranh ngắn hạn Hình thức: Học ngắn hạn, cấp tốc. Tập trung rèn luyện kỹ năng vẽ tay & sáng tạo kịch bản. Thời lượng: 9 tháng / khóa Thời gian học: 3 buổi/tuần (Sáng – Chiều hoặc Tối) Ngày khai giảng gần nhất: 01/08/2016   [dropcap]5.[/dropcap] Lớp học vẽ Manga/Comics căn bản Hình thức: Học ngắn hạn. Nuôi dưỡng và phát triển năng khiếu Thời lượng: 3 tháng / khóa Thời gian học: 2 buổi/tuần (Sáng hoặc Chiều Thứ 7 – Chủ nhật) Phù hợp với học viên từ 9 – 14 tuổi. Ngày khai

Được biết đến với những tác phẩm gây được ảnh hưởng và nhận được sự đón nhận nhiệt tình của cộng đồng yêu thích truyện tranh, họa sĩ Hoàng Anh Tuấn – thành viên nhóm B.R.O đã có những chia sẻ về hành trình gần 10 năm làm truyện tranh của mình. Bắt đầu vẽ truyện tranh từ khá sớm nhưng có ý kiến cho rằng từ Truyện Tranh Danh Tác, Học Sinh Chân Kinh thì cái tên Hoàng Anh Tuấn cũng như nhóm B.R.O mới thật sự gây ấn tượng và được độc giả quan tâm chú ý. Ý kiến anh thế nào? “Năm đó 19 tuổi, xác định theo con đường vẽ truyện tranh, mình quyết định vào Sài Gòn. Khi đó tham gia vào tạp chí Thần Đồng Đất Việt FanClub tại Phan Thị. Bắt tay vào làm một số truyện nhưng thất bại vì chưa có kinh nghiệm sáng tác gì cả. Khi đó toàn vẽ theo cảm hứng, không cần biết người ta có đọc hay không, mình thích thì mình vẽ, xem phim hành động Mỹ rồi làm những câu chuyện về ma cà rồng, chuyện về xã hội đen. Hồi ấy cũng không có khái niệm thế nào là sao chép, thế nào là học tập, thấy truyện người ta vẽ đẹp đẹp là bắt chước học vẽ theo. Nên không được đón nhận. Nói chung 19 tuổi mình làm những cái dở hơi lắm kìa. Thất bại nên rút ra những bài học cho bản thân. Mãi đến bây giờ khi vẽ Truyện Tranh Danh Tác, Học Sinh Chân Kinh thì mình nghĩ mới có thể gọi là tạm. Tạm nhìn ra được hướng đi đúng nên được độc giả đón nhận và ủng hộ nhiều hơn.” Truyện tranh Danh Tác của nhóm B.R.O Vậy điểm khác nhau giữa làm truyện tranh lúc 19 tuổi và 28 tuổi? “Hồi 19 – 20 tuổi khoái những cái ngầu ngầu, đọc truyện tranh chiến đấu của Nhật rồi vẽ truyện về xã hội đen, nói chung không có gì của mình hết, không có trải nghiệm, hoàn toàn chỉ là sao chép từ phim ảnh, từ tiểu thuyết, từ truyện tranh của Nhật rồi ra thành tác phẩm của mình. Mang tiếng là tác phẩm của mình nhưng không truyền tải được tư tưởng. Đến bây giờ thì mình thay đổi suy nghĩ. Tất cả những truyện mình làm đều phải nghiên cứu thị trường. Ở Việt Nam thiếu cái gì, mình cần cung cấp cái gì, đem cái gì mạnh của mình để phục vụ cho độc giả. Hồi trước vẽ không xấu nhưng chưa tư duy ra được hướng đi, cứ vẽ những cái lan man dang dở. Giờ thì khác nhiều rồi.” Nói cụ thể trong bộ Học Sinh Chân Kinh nhé, điểm khác biệt so với cách làm những bộ trước kia là gì? Là quá trình tìm hiểu tâm lý đối tượng độc giả. Với Học Sinh Chân Kinh thì đối tượng thụ hưởng từ 13 đến 17 tuổi. Đây là tuổi nổi loạn. Mình không nói tất cả nhưng là đa số. Phụ huynh nói gì không nghe, bạn bè là quan trọng nhất, thích thể hiện mình, cực kỳ hâm mộ thần tượng, rồi “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, chưa biết làm gì với cuộc đời mình.v.v. Anh Tuấn (áo trắng) tham gia talkshow về truyện tranh Việt Nam Nhưng làm sao nắm được tâm lí đối tượng teen và thể hiện chính xác khi anh đã qua độ tuổi này rồi? “Sau quá trình tìm hiểu tâm lý lứa tuổi của đối tượng độc giả thì đến phân tích tâm lý, phân tích những diễn biến phức tạp của lứa tuổi này. Sau đó mình phải đứng ở vị trí của nhân vật nhìn nhận lại để xây dựng cuộc sống xung quanh, xây dựng cốt truyện và tính cách của các nhân vật chính chứ không phải xây dựng trên quá khứ của mình. Mình đứng trên khía cạnh của tuổi đấy để xây dựng bộ truyện, xây dựng tính cách của các nhân vật chính sẽ tìm kiếm ra được những nét riêng trong tính cách nhân vật.” Truyện Học Sinh Chân Kinh của nhóm tác giả B.R.O Trong quá trình xây dựng bộ truyện thì có khó khăn gì không? “Khó khăn thì…Mình nghĩ cái khó khăn nhất của làm truyện tranh là mình phải tưởng tượng những khó khăn mình gặp phải. Vì thật sự nếu mình nghĩ khó khăn thì nó sẽ rất khó khăn. Mình nghĩ thuận lợi thì nó sẽ thuận lợi thôi. Quan trọng là dám bắt đầu. Không có khó khăn nào hết, chỉ có mình thôi.” Vậy chúng ta nói về thuận lợi đi. “Thuận lợi là mình là người Việt Nam, mình nắm được tinh thần của người Việt Nam. Nắm được tinh thần người Việt để kể câu chuyện cho người Việt nghe, sẽ khác với việc dùng truyện tranh Nhật để nói về những nhân vật không có điểm chung với người đọc. Cái thứ hai nữa là có những câu chuyện chỉ xảy ra ở Việt Nam. Cái thứ ba là nhìn ra được những điểm tích cực trong cái tiêu cực. Ví dụ như trong cảnh tắc đường thì ai cũng thấy khó chịu. Nhưng mà đối với những đôi yêu nhau thì họ ngồi trên xe và đang tắc đường thì họ cảm thấy rất hạnh phúc. Vì còn 5 mét nữa là về đến nhà rồi, làm sao ở bên cạnh nhau đây, gặp tắc đường thì mừng quá. Đó là chất liệu có sẵn, mọi thứ đều ở xung quanh, đều có thể khai thác được.” Sau bao nhiêu năm vẽ truyện tranh, anh đã định hình phong cách vẽ của mình ra sao? “Phong cách đi theo tư tưởng. Mình vẽ thế nào để thích nghi được với thị hiếu của đối tượng mình

Stop-motion là một trong những bước đột phá trong kỹ thuật làm phim hoạt hình của thế giới đang được đưa vào giảng dạy ở lớp học làm phim hoạt hình tại Comic Media Academy. Cùng tìm hiểu công nghệ làm phim này qua The Boxtrolls- một trong những phim hoạt hình đang hot nhất hiện nay.   Stop-motion (phim hoạt hình tĩnh vật) là thuật ngữ để chỉ những đoạn phim được tạo nên bởi hàng loạt những hình ảnh chụp tĩnh. Nguyên tắc cơ bản của loại hình nghệ thuật này là sẽ chụp liên tiếp những bức ảnh (ở trạng thái tĩnh) sau đó tiến hành xử lý trên bàn dựng chuyên dụng để tạo thành một đoạn phim (ở trạng thái động). Stop-motion xuất hiện ngay từ thuở sơ khai của điện ảnh và vẫn luôn là một trong những kỹ thuật làm phim có sức mê hoặc lớn nhất đối với các nhà làm phim bởi tính độc đáo và những hiệu ứng đặc biệt mà nó tạo ra. Sau khi tiến hành chụp từng bức ảnh riêng lẻ (và chuẩn khung hình đối với ảnh động là 24 hình/giây), các chuyên gia hoạt ảnh sẽ thao tác và cắt ghép tỉ mỉ để có thể tạo ra những đồ vật cụ thể, có thể là nhân vật, đạo cụ hay cảnh dựng… Khi hàng ngàn bức ảnh như vậy được chỉnh sửa và sắp đặt trình tự định sẵn thì các nhân vật và khung cảnh sẽ trở nên vô cùng sống động. Phép màu điện ảnh quả thực được tạo ra từ đôi bàn tay của họa sĩ. Theo chia sẻ của ông Travis Knight, nhà sản xuất kiêm trưởng bộ phận xử lý hoạt ảnh của The Boxtrolls – Hội quái hộp (một trong những phim hoạt hình chiếu rạp hot nhất hiện nay) thì “Stop-motion thực tế không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp. Bạn đơn giản chỉ di chuyển các vật thể rồi chụp lại ảnh của chúng. Nghe thì đơn giản nhưng để hoàn thành cho thật tốt thì lại khá tốn thời gian và công sức”. Hoạt cảnh đầu tiên đánh dấu sự ra đời của kĩ thuật Stop-motion là The Humpty Dumpty Circus (1898) của đạo diễn Albert E. Smith và J. Stuart Blackton. Sau này, hàng triệu khán giả đã được thưởng thức những bộ phim kinh điển sử dụng phương pháp stop-motion như Rudolph the Red-Nosed Reindeer (1964) và Santa Claus is Comin’ to Town (1970) của các đạo điễn Arthur Rankin, Jr và Jules Bass; loạt phim hoạt hìnhWallace and Gromit (1989) của Nick Park.  Shaun The Sheep cũng đã đưa những chú cừu stop-motion lên đỉnh cao, trở thành một nhân vật biểu tượng được đông đảo khán giả trên thế giới mến mộ. Sang thế kỷ 21, với sự tối tân của công nghệ, đặc biệt là sự phát triển hàng loạt studio, trung tâm dạy học làm phim hoạt hình với định dạng hoạt hình 3D khiến phim hoạt hình stop-motion có một bước ngoặt mới giúp hình ảnh chân thực hơn. Như trong bộ phim hoạt hình The Boxtrolls, ngoài các hiệu ứng hình ảnh trên máy tính, nhiều chi tiết còn được làm bằng những mẫu vật đất sét để tăng độ sống động cho phim. Theo một thống kê, các nhà làm phim đã phải mất tới 1 tuần để có thể hoàn thiện 1 cảnh quay có độ dài 3,7 giây, sử dụng tới 56 máy quay và 892 bóng đèn chiếu sáng. Các đoạn phim Stop-motion được ghi hình bằng máy Canon 5D trong khi bộ phận xử lý hình ảnh đặc biệt sử dụng máy quay RED cùng 2 máy quay khác. Ngoài ra, các nhà làm phim còn áp dụng phương pháp Rapid Prototyping (RP) để giúp tạo thêm nhiều biểu cảm trên khuôn mặt của nhân vật mà không làm ảnh hưởng đến tạo hình của các con rối. Trước khi có RP, các nhà làm phim thường phải tạo biểu cảm cho các con rối bằng phương pháp thủ công. Điều này đã hạn chế cách nhân vật biểu lộ cảm xúc. Cách đây 21 năm, nhân vật chính trong The Nightmare Before Christmas có tổng cộng 800 kiểu biểu cảm, nhân vật Coraline trong bộ phim cùng tên có 270.000 biểu cảm trong khi con số này của nhân vật Norman trong ParaNorman và Eggs trong Hội quái hộp là 1.4 triệu. RP đã đưa công nghệ sản xuất hoạt hình lên một tầm cao mới bằng việc kết hợp giữa stop-motion và công nghệ kỹ thuật số hiện đại.

Bạn yêu thích truyện tranh/ manga/ comic, và muốn trở thành người vẽ truyện tranh chuyên nghiệp? Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình (Comic Media Academy – CMA) là trung tâm dạy vẽ truyện tranh lý tưởng để bạn chọn học. VIỆN CÓ GÌ? Truyện tranh Việt Nam đang có những bước phát triển nhanh và rõ rệt, thị trường đang cần một nguồn nhân sự chuyên nghiệp, đáp ứng các yếu tố trong dây chuyền sản xuất truyện tranh, từ nội dung đến cách thể hiện. Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình ra đời, hội đủ các điều kiện và yếu tố cần thiết cho việc giảng dạy và đào tạo ngành học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp. Khuôn viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình Lần đầu tiên tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, hệ thống bảng vẽ điện tử Wacom Cintiq được đưa vào giảng dạy, để học viên có điều kiện học và thực hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống trang thiết bị công nghệ phục vụ học tập và giảng dạy đảm bảo cho học viên trải nghiệm quy trình làm việc tương đương với môi trường làm truyện tranh tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…. Một giáo trình mới áp dụng cách thức tiếp cận thực tiễn để khơi gợi sự sáng tạo của học viên với tiêu chí người học không chỉ hiểu mà còn phải nắm vững tất cả các quy trình của dây chuyền sản xuất truyện tranh chuyên nghiệp và thực hiện thành thạo quy trình sản xuất đó. Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp là những họa sĩ truyện tranh nổi tiếng, chuyên gia mỹ thuật, nhà biên kịch, chuyên gia tạo hình hàng đầu Việt Nam hiện nay. Quy trình sản xuất truyện tranh tại công ty Phan Thị GIÁ TRỊ KHÓA HỌC MANG LẠI Trải qua khóa học vẽ truyện tranh tại Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam, học viên hoàn toàn tự tin thể hiện, trải nghiệm bản thân trong các môi trường làm truyện tranh trong và ngoài nước với các công việc như: Sáng tác kịch bản truyện, Họa sĩ vẽ truyện tranh nhiều thể dạng, biên tập viên mảng sách – truyện tranh tại các nhà xuất bản. Ở tầm cao hơn, chương trình đào tạo truyện tranh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình sẽ giúp bạn thực hiện đam mê và sẵn sàng để trở thành một nhà sản xuất, tác giả truyện tranh chuyên nghiệp, hội nhập vào thị trường truyện tranh sôi động, giàu tiềm năng của Việt Nam và thế giới. Học viên được thực hành trên bảng vẽ Wacom Cintiq NHỮNG TRIỂN VỌNG HÀNG ĐẦU – Trải nghiệm môi trường học chuyên nghiệp và hiện đại. – Làm việc đúng ngành nghề yêu thích tại các công ty hàng đầu. – Cơ hội du học, trải nghiệm điều kiện học tập, làm việc quốc tế. – Tham gia các cuộc thi trong và ngoài nước để khẳng định tài năng. – Xây dựng giá trị thương hiệu cho bản thân với các sáng tác truyện tranh được xuất bản. ĐĂNG KÝ HỌC: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Hotline: 08 3514 4365 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Website: http://cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org

20 tuổi, từ Hà Nội vào Sài Gòn với hành trang là những tập truyện tranh vẽ cho bạn bè đọc, niềm hy vọng về một vùng đất có thể phát triển và…không gì cả. Hành trình đến với nghề vẽ truyện tranh của họa sĩ Phạm Kiều Oanh bắt đầu, thoắt cái gần 10 năm gắn bó với Sài Gòn với nghề họa sĩ vẽ truyện tranh. Họa sĩ Hoàng Anh Tuấn (giữa) và Phạm Kiều Oanh (trái) bên nhà văn Nguyễn Quang Sáng Họ tên: Phạm Kiều Oanh (1984) Thành viên nhóm B.R.O, chính thức thành lập từ năm 2004. Nhóm vẽ đã có một số tác phẩm truyện tranh ngắn đầu tay in trên các tạp chí M-heaven, Thần đồng đất Việt FC, Truyện tranh Việt 13+, Hoa Học trò… Tác giả của: Bộ Truyện Tranh Danh Tác, Học Sinh Chân Kinh… Mục tiêu trong tương lai của nhóm B.R.O: Bằng những hành động thiết thực sẽ chứng minh truyện tranh là công cụ truyền tải thông điệp hữu ích. Chứng minh rằng hoạ sĩ truyện tranh việt nam hoàn toàn sống được với nghề. 2 trong 3 thành viên của nhóm B.R.O Họa sĩ Hoàng Anh Tuấn và Phạm Kiều Oanh Từ vẽ truyện tranh cho bạn bè đọc… Ngày xưa, khi còn ở Hà Nội với gia đình thì vẽ truyện tranh Oanh có bị bố mẹ cấm không? “Tất nhiên là bị cấm rồi. Nói chung phụ huynh muốn tốt cho mình thôi. Vì thời buổi đấy họa sĩ vẽ truyện tranh là một nghề không ổn định, thu nhập thì bấp bênh. Thời ấy có chú Hùng Lân với bộ Cô Tiên Xanh và Dũng Sĩ Hesman, nhưng cái thông điệp có kiếm được tiền hay không thì chưa từng được nghe thấy. Vậy nên thấy con cái cứ tập trung vẽ vời không chịu học hành thì bố mẹ rất lo lắng và cấm tiệt.” Khi bị bố mẹ cấm như thế thì làm sao Oanh tiếp tục vẽ? “Khi bị bố mẹ cấm thì mình sẽ vẽ vào những lúc có thể vẽ được. Ví dụ như là những tiết học chán, hay giờ ra chơi ở trong trường, lớp. Tối về lẽ ra là làm bài tập thì ngồi bàn vẽ. Vẽ thì để bài tập ở trên, ở dưới thì để trang truyện mình vẽ. Lúc bố lên kiểm tra xem thế nào thì thấy đang ngồi vẽ truyện tranh. Khi bố hỏi “Con đang làm gì đấy, đang học à?” lúc ấy sợ quá, không giấu được nên mới trả lời “Con đang vẽ bản đồ”. Bố mới bảo “Bố biết đây là gì. Bố không ngốc, nhé”. Xong rồi sau đó là ăn đòn.” Lúc đó Oanh ngưng vẽ tạm thời hay làm thế nào? “Thì giấu kiểu khác.” Giấu như thế nào? “Thì bớt vẽ ở nhà hơn thôi. Vẽ những khi ngồi học trên lớp (cười). Năm lớp 6 lớp 7 là thích nhất. Hồi ấy con gái cao mà, được ngồi bàn gần cuối, tha hồ vẽ. Hồi lớp 9, 10, con trai cao lên nên mình bị đẩy lên bàn đầu nên không vẽ được nữa.” Lúc ấy quan điểm của Oanh về truyện tranh ra sao? “Lúc đó khu vực Oanh sống chưa có dụng cụ học vẽ, học sinh chỉ dùng bút bi và bút máy thôi. Nên lúc đó mình không tưởng tượng được ra được nét mực trong truyện tranh là như thế nào. Lúc ấy mình nghĩ có một chương trình gì đấy bấm nút là chạy ra truyện vậy thôi (cười). Mình rất thích những quyển truyện tranh, mình cảm thấy mình được hóa thân vào nhân vật, được phiêu lưu trong thế giới truyện tranh, mang lại cảm xúc rất tuyệt. Lúc ấy, mình cũng muốn kiến tạo nên một thế giới như vậy, những nhân vật của mình cũng được phiêu lưu, được thể hiện cảm xúc khóc, cười, vui, giận. Đó là cái thú vị hồi đó khi mình nghĩ về truyện tranh, chứ không nghĩ như một nghề nghiệp sau này.” Bìa tập 1 của bộ truyện Học sinh chân kinh Khởi điểm cho việc vẽ truyện tranh của bạn từ đâu? “Thích thì vẽ thôi, không cần biết rồi nó sẽ ra sao, nó sẽ đến đâu và có ai đọc hay không. Mình vẽ và mang những truyện mình vẽ cho anh chị em họ hay các bạn trên lớp đọc, các bạn khen hay, kêu vẽ tiếp đi, thế là mình có động lực để vẽ tiếp.” Bạn mải miết vẽ chỉ vì có động lực là những lời khen thôi sao? “Đương nhiên là tuổi trẻ không có sự kiên nhẫn và sức bền. Trong thời điểm đó, truyện mình vẽ dài nhất là hơn 100 trang nói về một chuyến phiêu lưu. Nhưng vẽ tới đó thì chán rồi, không thích vẽ nhân vật đấy nữa. Thế là mình chuyển sang vẽ truyện khác. Bạn bè cũng có trách, nhưng mà khi mình đưa truyện mới thì hay hơn, thế là được đón nhận. Và đúng là ở thời điểm đó, được bạn bè khen ngợi, tự làm mới những tác phẩm, với mình như vậy là đủ.” Truyện của Oanh ra mỗi tuần hay sao? “Truyện mình ra bất tử lắm. Tùy thuộc vào thời gian mình vẽ. Nói thế thôi chứ học bạ của Oanh cũng khá giỏi. Chuyện học là chuyện cần thiết, đó là cái mình ý thức được. Và cũng không muốn làm bố mẹ buồn. Nên mình dùng thời gian để học, rảnh thì mình vẽ.” Có giai đoạn nào Oanh tạm ngưng hoàn toàn vẽ truyện tranh theo sở thích? “Đó là thời điểm lớp 11, lớp 12, thời điểm sắp thi đại học. Oanh tập trung vào ôn thi và bắt đầu cảm thấy hình như làm cái gì đó không đúng. Nên sở thích lúc ấy không chiến thắng

(cmavn.org) – Được sản xuất từ khá lâu, hay vì một lý do nào đó, những bộ phim hoạt hình này chưa xuất hiện trên các kênh truyền hình Việt Nam. Chú gấu xiếc nhân hậu và cô bé siêu quậy  Nhưng trên thế giới hay mạng internet, đó là những bộ phim có tỉ suất người xem cực lớn, dễ dàng thu hút mọi đứa trẻ vì những hình ảnh sống động, âm nhạc hay, ý nghĩa giáo dục dễ tiếp thu. PV xin giới thiệu tới bạn đọc bộ phim hoạt hình: Chú gấu xiếc và cô bé siêu quậy Không nổi tiếng ở Việt Nam như Tom & Jerry, Hãy đợi đấy, Doraemon hay nhiều loạt hoạt hình 3D của Disney… nhưng Chú gấu xiếc và cô bé siêu quậy thực sự là một bộ phim rất đáng để các bậc phụ huynh tìm kiếm cho con mình. Đây là bộ hoạt hình 2D của Nga (tựa gốc tiếng Nga là Маша и Медведь, dịch sang tiếng Anh là Masha and The Bear), kể về cuộc sống, những câu chuyện ứng xử của một cộng đồng những con thú với một cô bé sống cùng nhau trong một khu rừng, trọng tâm là Chú gấu xiếc và cô bé Nga. Nhân vật chính là cô bé Nga hiếu động, hồn nhiên và ngộ nghĩnh. Mỗi khi cô bé xuất hiện là các con vật nuôi hay các con thú trong rừng đều sợ hãi lẩn trốn. Cô bé biến chú lợn trong nhà thành em bé với những trò chơi như mẹ chăm em; cô bé biến chú chó sói hùng dũng thành bệnh nhân… Mỗi lần cô bé qua chơi là một lần nhà chú gấu xiếc khéo léo, nhân hậu lại xáo trộn. Tuy nhiên, bên cạnh tất cả những trò nghịch ngợm, sự hiếu động đó, cô bé và bầy thú trong rừng vẫn sống vui vẻ cùng chú gấu to lớn, bởi tất cả đều quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Loạt phim nhiều tập này được sản xuất thành các gói 2009-2010, 2011-2012 với nhiều tập phim lẻ, mỗi tập có độ dài 5-7 phút kể về một câu chuyện: từ chuyện ứng xử với chiếc bánh ngày sinh nhật, chuyện yêu thương lo lắng cho nhau… Phim có thoại nhưng mọi trẻ em đều có thể hiểu được mà không cần dịch vì những lời thoại này được bộc lộ qua cử chỉ rất dễ hiểu. Âm nhạc tuyệt vời; Màu sắc tươi đẹp, bối cảnh sống động, phong cảnh tự nhiên đậm dấu ấn Nga với đủ bốn mùa xuân hạ thu đông, đủ ngóc ngách từ phòng ngủ, phòng tắm, phòng bếp, nhà kho, sân vườn hay cả khu rừng rộng lớn; các nhân vật được chăm chút sống động, kỹ càng: chú gấu xiếc oai vệ, khéo léo, đáng yêu; cô bé tinh nghịch không ngơi chân ngơi tay; bạn Thỏ nhanh nhẹn, bạn lợn yêu âm nhạc, bạn sói thích làm bác sỹ…. sẽ khiến không chỉ các bạn nhỏ mà cả bố mẹ cũng bị hấp dẫn. Hiện tại, bộ phim đang có khá đầy đủ trên mạng xã hội Youtube, người xem được miễn phí theo dõi và tải về. Nếu quan tâm, bạn có thể truy cập, tìm kiếm bằng tựa phim tiếng Nga, tiếng Anh hay tiếng Việt đều đầy đủ. CMA – Trường học làm phim hoạt hình tại TPHCM

Sự trải rộng về đề tài và chiều sâu của phim hoạt hình Nhật Bản (anime) và các tác phẩm hoạt hình khác sẽ là điểm nhấn quan trọng trong Liên hoan phim quốc tế Tokyo (TIFF) năm nay. Diễn ra từ ngày 21 đến ngày 31/10, liên hoan TIFF sẽ mở màn với bộ hoạt hình 3D thuộc thể loại khoa học viễn tưởng của hãng Disney có tên “Big Hero 6”. Xuyên suốt liên hoan, 50 tác phẩm của đạo diễn Hideaki Anno (đạo diễn loạt phim hoạt hình “Evangelion”) sẽ được trình chiếu tại các rạp chiếu phim của công ty Toho ở Nihonbashi.  Liên hoan sẽ bế mạc bằng bộ phim lấy cảm hứng từ truyện tranh có tên “Parasyte” của đạo diễn Takashi Yamazaki (đạo diễn phim “The Eternal Hero”).  “Anime là một loại hình nghệ thuật độc đáo mà Nhật Bản vô cùng tự hào,” giám đốc điều hành Liên hoan phim Yasushi Shiina trả lời phỏng vấn tờ The Hollywood Reporter.  Việc liên tiếp chú trọng vào anime và các bộ phim có liên quan tới anime trong liên hoan phim năm nay là một phần trong chiến dịch biến liên hoan phim Tokyo thành một sự kiện độc đáo và khác lạ so với những liên hoan phim tương tự trên khắp thế giới.  Ông Shiina tin rằng bằng cách này, TIFF sẽ thu hút những người yêu phim ảnh và sự quan tâm của họ tới nền công nghiệp điện ảnh ở Nhật, cũng như “đẩy mạnh trao đổi văn hóa trên thế giới”.

Sáng Chủ Nhật, ngày 2/11/2014, (8g:30 – 11g) tại Hội Trường Lầu 5, phòng 505 sẽ diễn ra Buổi ra mắt bộ truyện tranh Truyền Thuyết Long Thần Tướng do Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam phối hợp cùng Nhà sách trực tuyến Bookbuy tổ chức. Tập 1 – Truyền Thuyết Long Thần Tướng chính thức ra mắt độc giả vào ngày 1/11/2014, đánh dấu sự trở lại của bộ truyện tranh từng gây sốt trong cộng đồng người yêu thích truyện tranh của 10 năm trước. Truyện do bộ đôi Thành Phong (vẽ truyện tranh) – Khánh Dương (kịch bản) sáng tác vào năm 2004 ấy đã tạo một cột mốc mới cho nền truyện tranh Việt Nam – thể loại truyện tranh dã sử. Và đúng 10 năm sau, dự án mới được hình thành với một Truyền Thuyết Long Thần Tướng hoàn toàn mới cả về nội dung lẫn cách thể hiện. Sự xuất hiện trở lại này sẽ khiến những ai dù đã từng biết đến Long Thần Tướng, cũng sẽ phải bất ngờ! Tác giả truyện không chỉ là Thành Phong – Khánh Dương, mà còn có sự góp sức của họa sĩ Mỹ Anh, cô sinh viên năm 2 trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Cố vấn lịch sử cho truyện là nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, tác giả của tác phẩm Ngàn năm áo mũ. Truyền Thuyết Long Thần Tướng là dự án truyện tranh đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng từ hình thức gây quỹ cộng đồng (crowdfunding). Khởi động từ ngày 1/4/2014, dự án crowdfunding cho tập 1 bộ truyện tranh Long Thần Tướng đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước. Chỉ sau hai tháng, dự án gây quỹ được 330 triệu đồng, trở thành dự án Crowdfunding có quy mô lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. Truyền thuyết Long Thần Tướng phiên bản 2014 còn là tác phẩm đầu tiên mà tác giả tham gia từ A đến Z, từ kêu gọi vốn đầu tư, sáng tác, sản xuất đến in ấn, phát hành. Đồng thời Truyền thuyết Long Thần Tướng cũng đánh dấu sự tái xuất hiện của họa sĩ truyện tranh Thành Phong sau 3 năm kể từ khi ra mắt cuốn sách gây xôn xao dư luận – Sát thủ đầu mưng mủ, cũng như sự trở lại của cặp đôi Phong Dương kể từ sau bộ truyện tranh Orange. Thời đại nhà Trần giai đoạn 1279 – 1285 được tái hiện qua truyện tranh thể loại dã sử, nhưng là một xã hội thời Trần chân thực và chính xác về văn hóa, trang phục và bối cảnh xã hội. Qua đó, độc giả có thể hình dung đầy đủ về một giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện lớn và những cuộc chiến oai hùng của dân tộc Việt Nam. Buổi ra mắt còn có sự tham dự của họa sĩ Hùng Lân, họa sĩ Phan Vũ Linh (Viện phó Viện Truyện tranh và hoạt hình) và nhóm họa sĩ B.R.O. Các họa sĩ khách mời sẽ cùng nhóm tác giả chia sẻ về những vấn đề xoay quanh công việc sáng tác truyện tranh, về hình thức crowdfunding và giao lưu với khán giả. Thông tin cụ thể về nhóm tác giả anh/chị xem thêm trong file: Tác giả Truyền Thuyết Long Thần Tướng. Thông tin về truyện: Tập 1 – Truyền Thuyết Long Thần Tướng NXB: Đại học Sư Phạm Số trang: 160 Kích thước: 17×24 Giá: 69.000 Ngày phát hành: 1/11/2014 CMA – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

Tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng đã biến thành 6 cuốn truyện tranh đầy hình vẽ sinh động và kịch tính. Truyện tranh Chí Phèo, Tắt đèn, Chiếc lược ngà là thành quả lao động từ năm 2009 đến nay của nhóm họa sĩ truyện tranh trẻ B.R.O (Hoàng Anh Tuấn, Phạm Kiều Oanh, Nguyễn Nhật Nguyên) thuộc Công ty Phan Thị. Những khung hình thể hiện nội tâm nhân vật cho thấy các họa sĩ đã có sự đầu tư tìm hiểu rất kỹ tác phẩm văn học và chăm chút tỉ mỉ cho tạo hình nhân vật. Nét vẽ mạnh mẽ, chín chắn nhưng không khô khan, thỉnh thoảng chen vào những đoạn phá cách, hài hước, làm nhẹ bớt không khí bi kịch ở nguyên tác. Đặc biệt là cách chuyển cảnh, phân đoạn và dẫn dắt câu chuyện đậm chất điện ảnh, một yếu tố quan trọng làm nên sức thu hút của bộ truyện. Bìa truyện tranh Chí Phèo và Chiếc lược ngà Quả thật, trong hội chợ sách tháng 3.2012, bộ truyện tranh Danh tác Việt Nam được độc giả trẻ đón nhận nồng nhiệt. Tắt đèn đã lấy đi không ít nước mắt của người xem và khiến nhiều bạn trẻ phải tìm xem nguyên tác văn học. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng bày tỏ: “Tôi rất thích bộ truyện tranh Chiếc lược ngà. Các họa sĩ đã thể hiện thành công cảm xúc qua nét vẽ”. Dự án vẽ truyện tranh từ danh tác đang đi đúng hướng, góp phần làm phong phú thị trường truyện tranh Việt Nam, giảm thiểu tình trạng viết văn “thảm họa” trong học đường và vực dậy tình yêu văn học ở giới trẻ. Bên cạnh những phản hồi ủng hộ, có một số ý kiến cho rằng bộ truyện tranh chưa thuần Việt đúng nghĩa, nét vẽ truyện tranh còn đậm chất manga (truyện tranh Nhật Bản). Đây là vấn đề khó tránh khỏi. Ngay cả manhwa (truyện tranh Hàn Quốc), manhua (truyện tranh Trung Quốc) cũng ít nhiều bị ảnh hưởng của manga. Tuy nhiên, nhóm sáng tác cũng rất cố gắng tạo dấu ấn riêng, yếu tố Việt Nam được lồng vào nhiều hơn, không lạm dụng phong cách Chibi (nhân vật tí hon, ngắn ngủn với đầu to, mắt to nhưng rất dễ thương) như một số truyện tranh khác. Rõ ràng, các họa sĩ đã và đang lao động nghệ thuật nghiêm túc dù gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với nhiều thể loại truyện tranh đến từ các nước. CMA – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra xem các tác giả truyện tranh sẽ phản ứng ra sao khi gặp lại “đứa con tinh thần” của mình hay không? Các tác giả nghề họa sĩ truyện tranh là những người có công rất lớn trong việc đưa hình ảnh các siêu anh hùng như Batman, Superman tới với đông đảo độc giả trên toàn thế giới. Vậy khi gặp lại đứa con tinh thần của mình ở ngoài đời thật, các tác giả sẽ nói gì với các siêu anh hùng đây? Liệu Jerry Siegel và Joe Shuster và sẽ nhận xét thế nào về sự thay đổi trang phục của Superman đây? Tất cả sẽ có trong đoạn truyện tranh hài dưới đây.

Những năm trở lại đây, truyện tranh nước ngoài thống lĩnh tại Việt Nam. Trước sự cạnh tranh của truyện tranh ngoại, truyện tranh Việt Nam trở nên yếu thế, lép vế. Vậy lối đi nào dành cho truyện tranh Việt Nam, liệu trong tương lai truyện tranh Việt Nam có thể lên ngôi thống trị thị trường trong nước và vươn ra thế giới hay sẽ đánh mất thị trường ngay trên chính đất nước mình. Sức hút của truyện tranh dành cho lứa tuổi thiếu nhi Hiện nay, việc vẽ truyện tranh diễn ra một cách tràn lan, thiếu chọn lọc, khiến trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều bộ truyện tranh kém chất lượng, ít được chú trọng tính văn hóa, giáo dục mà nặng về tính thương mại. Không ít bộ truyện tranh mang nội dung 18+, bạo lực, không phù hợp với văn hóa Việt. Thêm vào đó là việc dịch thuật, biên tập ở nhiều cuốn truyện thiếu chọn lọc, cân nhắc về tính đối tượng (dành cho thiếu nhi, người lớn) nên lời lẽ và nội dung thường gây phản cảm. Nạn in lậu hoành hành tác động tiêu cực đến thị trường truyện tranh trong nước. Sách in lậu khiến nhà xuất bản không chỉ bị thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến uy tín, do đa phần các sách in lậu rất kém chất lượng. Tình trạng xuất bản truyện tranh không bản quyền vẫn tiếp diễn tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các nhà xuất bản thực thi nghiêm túc bản quyền với những người làm sách lậu. Khó khăn của truyện tranh trong nước không chỉ đến từ truyện tranh của nước ngoài mà còn đến từ các website truyện tranh online. Trước sự bùng nổ của internet tại Việt Nam, các website truyện tranh online mọc lên nhiều như nấm khiến thị trường truyện tranh truyền thống vốn đã ít ỏi nay lại bị thu hẹp hơn. Bất chấp mọi khó khăn, truyện tranh Việt vẫn âm thầm phát triển. Nhiều bộ truyện được đầu tư sáng tác một cách nghiêm túc, bài bản, có chất lượng. Bên cạnh các truyện tranh mang tính giải trí, còn có các bộ truyện tranh với nội dung khoa học, có tính giáo dục với hàm lượng kiến thức cao về các lĩnh vực khác nhau (khoa học, lịch sử, văn hóa…). Nhiều bộ truyện tranh ra đời nhằm khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, khẳng định chủ quyền biển đảo như bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt về Hoàng Sa, Trường Sa. Bên cạnh việc đầu tư về nội dung, các bộ truyện tranh hiện nay còn chú trọng đến hình ảnh phù hợp với tiêu chí thuần phong mỹ tục vừa giữ được nét sinh động. Các họa sĩ truyện tranh đã vứt bỏ cái tôi để tập trung vẽ những hình ảnh chân thật, sống động phù hợp với nội dung truyện. Ứng dụng công nghệ mới để phát triển truyện tranh dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc. Ngoài ra, truyện tranh Việt đang đi tìm sự hợp tác, đào tạo, dạy vẽ truyện tranh và xác định hướng đi riêng của mình.

Những bộ phim hoạt hình do hãng Walt Disney sản xuất thường có chi phí lên cả trăm triệu USD và bối cảnh đẹp như mộng. Với nội dung là những câu chuyện cổ tích, nhiều người thường cho rằng mọi thứ trong phim chỉ là hư cấu. Dù vậy, người hâm mộ những bộ phim kinh điển như Vua sư tử hay Beauty & The Beast vẫn có thể tìm thấy bối cảnh phim trong đời thực ở những địa điểm khác nhau. Dưới đây là một số điểm đến giúp bạn tham khảo. 1. Vương quốc Arendelle – Phim Frozen Được xem là một trong những tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại, Frozen (Nữ hoàng băng giá) lấy bối cảnh tại ngôi làng Trøndelag (Na Uy) để thiết kế vương quốc Arendelle trong phim. Năm 2012, một nhóm khảo sát của Disney đến thăm Na Uy và được truyền cảm hứng từ vùng núi này. Trøndelag cổ kính nằm trầm buồn giữa những ngọn núi hùng vĩ, được biết đến với lối sống khác biệt, trang phục truyền thống và cả những chú tuần lộc. Những chi tiết này đều được tái hiện chân thực trong phim. 2. Lâu đài Quái vật – Phim Beauty & The Beast Bối cảnh chính trong phim Beauty & The Beast (Người đẹp và Quái vật) chính là tòa lâu đài Quái vật – nơi ác thú giam giữ người đẹp. Tòa lâu đài lấy cảm hứng từ cung điện Château de Chambord, mang phong cách Phục Hưng và nằm dưới thung lũng Loire (Pháp). Từ khi xây dựng đến nay, tòa lâu đài vẫn chưa thực sự hoàn thiện nhưng luôn mở cửa chào đón du khách tham quan. Những căn phòng tối rộng lớn cùng kiến trúc cổ dễ làm du khách hình dung đến các hình ảnh trong phim. Ngoài ra, trong bộ phim còn xuất hiện một thị trấn – nơi người đẹp Belle luôn tìm cách trốn chạy – thực sự tồn tại và có tên Alsace (Pháp), gần biên giới nước Đức. 3. Thác Thiên Thần – Phim Up Trong hoạt hình 3D Up (Vút bay), nhân vật chính – ông lão Carl vì muốn thực hiện lời hứa năm xưa với người vợ quá cố nên đã tìm mọi cách để đến thác nước Thiên thần. Bạn đồng hành với ông là một cậu bé có cặp má bầu bĩnh và thích sưu tầm huy hiệu. Hai ông cháu đã buộc hàng nghìn quả bóng bay vào ngôi nhà để đến thác nước, tạo thành hình ảnh nổi bật nhất bộ phim. Ngoài đời, bạn dễ dàng tìm thấy thác nước trong miền ký ức của ông lão tại Venezuela, nằm tại công viên quốc gia Canaima và cũng với tên gọi “Thiên thần”. Địa hình thác nước khá hiểm trở với những núi đá cao, hẹp. Đây cũng được ghi nhận là thác nước cao nhất thế giới (979 m) mà không bị gián đoạn dòng chảy. 4. Miền đất của Simba – Phim Vua Sư tử Hầu như trẻ em nào cũng từng lớn lên với những kỷ niệm đẹp về bộ phim hoạt hình 2D Lion King (Vua sư tử). Trong phim, quê hương của chú sư tử non Simba (mà sau này nối ngôi cha trở thành vua của muôn loài) được lấy bối cảnh chính ở Vườn quốc gia Serengeti, phía bắc Tanzania và gần tây nam Kenya. Đây cũng là một trong những nơi nổi tiếng nhất thế giới với dịch vụ ngắm nhìn sư tử và khám phá đời sống của chúng trong tự nhiên. Ngoài sư tử, điểm đến này còn có nhiều loại động vật hoang dã khác nhau cùng hệ thực vật phong phú. 5. Lâu đài của công chúa – Phim Sleeping Beauty Lâu đài Neuschwanstein ở Bavaria (Đức) là nguồn cảm hứng làm nên bối cảnh phim hoạt hình Sleeping Beauty (Công chúa ngủ trong rừng). Được xây dựng từ thế kỷ 19 trên một ngọn đồi ở phía tây nam Bavaria, công trình này may mắn thoát khỏi sự phá hủy của hai cuộc chiến tranh thế giới nhờ vị trí hẻo lánh. Ngoài ra, lâu đài cũng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim khác. Ngày nay, Neuschwanstein mở cửa rộng rãi đón khách tham quan và trở thành một trong những điểm đến rất hút khách. 6. Lâu đài Aladdin – Phim Aladdin và cây đèn thần Lâu đài trong phim Aladdin và cây đèn thần được lấy cảm hứng từ lăng mộ Taj Mahal, tọa lạc ở Ấn Độ. Đây là một trong những công trình dễ nhận biết nhất thế giới với lối kiến trúc Mughal (một phong cách tổng hợp gồm các loại kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo). Năm 1983, Taj Mahal được ghi nhận là di sản thế giới của UNESCO. Trong hoạt hình, tòa lâu đài của công chúa Jasmin và Aladdin có những bức tường trắng và kiểu kiến trúc tương tự như Taj Mahal. 7. Thành phố cổ – Phim Công chúa và chàng ếch The Princess and the Frog (Công chúa và chàng ếch) lấy bối cảnh thành phố New Orleans (Mỹ) những năm 20 và trở thành điểm nhấn xuyên suốt bộ phim. Tiana – nhân vật chính trong phim đã làm bồi bàn tại New Orleans khi lớn lên. Quyết định xây dựng bối cảnh tại thành phố này từng làm dấy lên những ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng chúng gợi nhắc về chế độ nô lệ, nhất là khi Tiana lại là người da đen. Dù vậy, bỏ qua những tranh cãi trên, các du khách vẫn đến New Orleans và tìm lại, khám phá những cảnh quay tuyệt đẹp trong phim hoạt hình, nhất là khu phố người Pháp. 8. Cung điện hoàng gia – Phim Tangled Tangled (Công chúa tóc mây) là bộ

Hãy cùng thống kê mức độ giàu có của các nhân vật trong truyện tranh siêu anh hùng thông qua Infographic dưới đây. Trong thế giới truyện tranh siêu anh hùng của Marvel và DC Comics, chắc chắn ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng chỉ có Iron Man và Batman là những người giàu nhất. Thế nhưng, liệu họ đã là những người giàu nhất hay chưa? Tài sản của họ trị giá bao nhiêu? Và có nhân vật khác giàu hơn cả họ hay chăng? Tất cả câu hỏi này sẽ được giải đáp thông qua một Infographic thống kê về mức độ giàu có của các nhân vật trong truyện tranh siêu anh hùng dưới đây.

Ngày 8-10, phó chủ tịch LĐBĐVN Trần Quốc Tuấn đã đến Nay Pyi Taw và tặng HLV Graechen Guillaume cùng các cầu thủ U-19 VN bộ truyện tranh Học viện bóng đá do NXB Trẻ phát hành. Ông Trần Quốc Tuấn đến Myanmar hôm 8-10 theo lệnh điều động đột xuất của LĐBĐ châu Á (AFC) để giữ vai trò trưởng ban điều hành VCK U-19 châu Á 2014. Ông Tuấn thay mặt VFF đã đến thăm đội U-19 VN và tặng tập thể đội bóng bộ truyện tranh “Học viện bóng đá” do NXB Trẻ phát hành. HLV Guillaume là người đầu tiên được ông Tuấn tặng truyện. Không đọc được tiếng Việt, “thuyền trưởng” U-19 VN lướt nhanh qua từng trang sách rồi cười nắc nẻ khi nhìn thấy hình ảnh thầy trò của ông được khắc họa lại một cách ngộ nghĩnh và ấn tượng. Trò chuyện cùng Tuổi Trẻ, HLV Graechen Guillaume nói: “Tôi có biết việc thực hiện bộ truyện tranh này, nhưng thật lòng mà nói tôi không nghĩ nó vui mắt đến thế. Tôi sẽ nhờ trợ lý ngôn ngữ dịch lại những gì mà các họa sĩ đã viết và vẽ truyện tranh để hiểu thêm về nội dung. Tôi sẽ tặng cuốn truyện này cho cậu con trai đầu lòng, cháu mới hơn 2 tuổi, nhưng có lẽ khi xem hình vẽ cháu sẽ hiểu được rằng cuốn sách này nói về ba nó, về các cầu thủ của Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG. Đây là món quà có ý nghĩa tinh thần lớn với cầu thủ U-19 VN trước giờ thi đấu cùng U-19 Hàn Quốc…”. Theo kế hoạch vào trưa 9-10, trưởng đoàn bóng đá U-19 VN Đoàn Nguyên Đức sẽ có cuộc họp để động viên tinh thần toàn đội và tại cuộc họp này cuốn truyện tranh sẽ được phát tận tay cầu thủ. CMA – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM Nguồn: Tuổi Trẻ

Sự kiện ký kết giữa Nhà xuất bản Kim Đồng và Công ty xuất bản Shogakukan, cùng ông Fujiko F. Fujio-tác giả của truyện tranh Doremon, về việc dịch và xuất bản bộ truyện này tại Việt Nam vào năm 1993 đã mở một lối đi mới cho sáng tác và kinh doanh truyện tranh tại Việt Nam. Và ảnh hưởng rõ nét nhất của thủ pháp học vẽ truyện tranh theo phong cách Nhật Bản phải kể đến bộ truyện Thần Đồng Đất Việt, do Nhà xuất bản Trẻ và Công ty Phan Thị phối hợp thực hiện. Có thể nói, đây là bộ truyện đầu tiên ở Việt Nam được vẽ theo thủ pháp này và rất thành công. Việt Nam có hơn 20 nhà xuất bản sách dành cho thiếu niên và nhi đồng. Đại diện Nhà xuất bản Kim Đồng cho biết, số lượng truyện tranh chiếm tỷ lệ khoảng 35-40% trong tổng số 1.500 – 1.800 đầu sách xuất bản hàng năm, đây cũng là số lượng đầu sách xuất bản tương đối ổn định trong vòng 5 năm trở lại đây của Kim Đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới làm sách, sau khi rộ lên với một số tác phẩm truyện tranh gây chú ý như Thần Đồng Đất Việt, Long Thần Tướng, Dũng sĩ Hesman…, truyện tranh Việt Nam lại có phần chìm lắng. Một số đã phải đình bản, số khác thì cố gắng tạo ra những sản phẩm ăn theo. Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty Phan Thị cho biết ngoài đầu truyện thành công Thần Đồng Đất Việt, công ty còn phát triển thêm những nhánh truyện dùng tuyến nhân vật Thần Đồng Đất Việt như Thần Đồng Đất Việt Khoa học, Toán học, Mỹ thuật, Chém gió, Hoàng Sa-Trường Sa… Dự án Thần Đồng Đất Việt Hoàng sa -Trường sa đã khởi động được một năm, 3 tháng phát hành một tập vì cần thời gian nghiên cứu cứ liệu lịch sử. Thần Đồng Đất Việt lúc mới ra phát hành 70.000-100.000 bản in, bây giờ phát triển thành 5, 6 phiên bản nên tính tổng thể tất cả thì sản lượng phát hành tăng với trước đây. Gần đây bộ truyện tranh Dế Rô Bốt của Phan Thị cũng đang gây nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng vì bị cho rằng ăn theo bộ truyện tranh nổi tiếng Doremon. Giải thích về điều này, bà Hạnh giải thích mèo là linh vật của người Nhật, còn dế là con vật thân thuộc được thiếu nhi yêu thích, đưa vào văn học Việt Nam. Mèo Doremon có túi thần kỳ cùng những bửu bối đại diện cho nền khoa học tiên tiến của Nhật Bản, trong khi Dế Rô Bốt có tài ảo thuật giống như người Việt Nam khéo léo về thủ công mỹ nghệ. Những bửu bối được biến hóa có sẵn trong cổ tích Việt Nam được đưa vào câu chuyện như nồi cơm Thạch Sanh, giếng thần, cây tre trăm đốt… “Truyện phát hành một tập/tháng, kể từ tháng 9 này mới tăng lên 2 tập/tháng. Trong thời gian tới Phan Thị sẽ phát triển làm truyền thông, quảng bá cho tập truyện này để tăng số lượng phát hành và cơ sở phân phối”, bà Hạnh cho biết. Ngoài doanh thu bán truyện, các hoạt động ăn theo cũng đang được khai thác triệt để. Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Công ty Phan Thị cho biết thêm, trước đây hình ảnh Thần Đồng Đất Việt được kết hợp với Công ty Vĩnh Tiến sản xuất dòng tập vở rất thành công. Nhưng vì hợp đồng bản quyền không được tôn trọng nên dự án dừng lại. Hiện nay, các cơ sở cũng chuộng in hình logo tư nhân hoặc lấy hình ảnh Disney hay của Nhật Bản có tầm phủ lớn hơn. Vì vậy thương hiệu và hình ảnh truyện tranh Việt Nam cần có những đơn vị làm cầu nối giữa cơ sở truyện tranh và các doanh nghiệp. Hiện Phan Thị đang có chiến lược tạo ra những sản phẩm để đi chào hàng, giới thiệu đến các doanh nghiệp. Gần đây, tác phẩm Học sinh chân kinh của nhóm tác giả B.R.O cũng gây được nhiều sự chú ý của lứa tuổi học sinh nhờ vào nội dung hài hước và phù hợp tâm lý. Hoàng Anh Tuấn, thành viên của B.R.O tiết lộ nhóm anh đã mất 6 năm để tìm hiểu thị trường và nắm bắt tâm lý độc giả, sau đó mất thêm 2 năm để hoàn thiện kịch bản mới có thể cho ra đời tác phẩm hiện nay: “Ở Việt Nam việc xuất bản có khá nhiều quy trình gây khó khăn cho người sáng tác. Sáng tác truyện tranh không chỉ là vẽ mà là cả một quy trình. Nếu bạn xây dựng được một quy trình từ thăm dò thị trường, xây dựng kịch bản, sáng tác và đưa đến độc giả thì tác phẩm đó mới thành công”. Ngoài việc phân phối với giá bìa 35.000 đồng, Học sinh chân kinh còn tiến hành khảo sát thị trường, thăm dò trên cộng đồng mạng để sản xuất những mặt hàng ăn theo như áo thun, ly sứ, tập vở… Trong đó, mặt hàng bán chạy nhất là áo thun với giá bán 120.000 đồng/áo. Đặc biệt, sản phẩm in các câu nói được các bạn trẻ rất yêu thích, như “mất ngủ vì không có đối thủ”… luôn được đặt hàng nhiều. Thị trường truyện tranh gần đây cũng chứng kiến sự quay trở lại của nhiều đầu truyện tranh từng nổi đình đám. Truyện tranh Long Thần Tướng được đăng trên tạp chí Truyện tranh Trẻ của Nhà xuất bản Trẻ từ tháng 12/2004 và kéo dài 15 chương, cho đến khi tạp chí này ngừng xuất bản vào tháng 7/2005. Trong 10 năm qua, đã

Cùng điểm lại các bộ truyện tranh bóng chày huyền thoại từng làm chao đảo thị trường manga Nhật Bản từ trước đến nay. 1. Touch Là một trong những bộ truyện tranh nổi tiếng của tác giả vẽ truyện tranh Adachi Mitsuru, Touch cũng từng được xuất bản tại Việt Nam và giành được khá nhiều sự quan tâm của độc giả nước nhà. Nội dung truyện được đánh giá khá cao nhờ sự sâu sắc cùng những bài học ý nghĩa về tình bạn, tình yêu, tình đồng đội. Touch là câu chuyện viết về 2 anh em sinh đôi nhà Uesugi trong đó người anh là Tatsuya và cậu em là Kazuya và cô bạn hàng xóm Asakura Minami. Hai gia đình Uesugi và Asakura là hàng xóm và khá thân nhau. Năm tháng trôi qua, cả 3 đều đã lớn và hiện đang theo đuổi ước mơ của mình tại trường trung học. 2. Captain Có lẽ đối với nhiều độc giả trẻ hiện nay thì Captain là một cái tên khá xa lạ đối với họ. Thế nhưng với những người lớn tuổi tại Nhật Bản thì Captain chính là một huyền thoại truyện tranh bóng chày từng thống trị làng manga nước này trong những năm 70 của thế kỉ trước. Truyện kể về những anh chàng đội trưởng của đội tuyển bóng chày tại các trường trung học cùng quá trình dẫn dắt đội tuyển của họ đến với chiến thắng. Truyện được xuất bản từ năm 1972 đến năm 1979 và từng được dựng thành anime. 3. Major Là một bộ truyện tranh bóng chày khá hấp dẫn, được xuất bản từ năm 1996 và sau đó từng rất thành công khi được chuyển thể thành hoạt hình 2D vào tháng 12 năm 2010. Shigeharu Honda, một tuyển thủ bóng chày chuyên nghiệp của đội Yokohama Blue Oceans. Với cậu con trai Goro cũng rất muốn được giống như bố của mình. Cho tới lúc tuyển thủ nhà nghề ký hợp đồng cho đội Tokyo Warriors tên là Joe Gibson có trận đấu với đội Yokohama của Honda và bi kịch đã xảy ra. 4. Big Windup! Câu chuyện của Big Windup! xảy ra tại Saitama với nhân vật chính là Ren Mihashi, vốn là một cầu thủ bóng chày rất giỏi ở trường cấp 2 nhưng đang muốn thể hiện mình bởi nhiều ý kiến cho rằng Ren Mihashi giành được vị trí trong đội tuyển là nhờ ông cậu ta sở hữu ngôi trường mà thôi. Truyện đã giành được khá nhiều thành công tại Nhật Bản như giành giải truyện tranh sáng tạo Tezuka Osamu. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện vẫn chưa có bản dịch chính thức của truyện. 5. Ace of Diamond Không cần giới thiệu quá nhiều, chắc chắn ai trong chúng ta cũng biết đến bộ truyện tranh bóng chày đang thống trị làng manga Nhật – Ace of Diamond. Tuy mới được ra mắt khán giả từ năm 2006 trên tạp chí Shounen Jump nhưng Ace of Diamond đã liên tục lọt vào top những manga bán chạy nhất tại Nhật Bản. Truyện kể về Sawamura Eijun, một Pitcher của một đội bóng tầm thường. Khi ngôi trường đang học sắp đóng cửa, cậu tình cờ được mời về một ngôi trường có đẳng cấp quốc gia. Từ đây, Sawamura Eijun đã quyết tâm theo đuổi bộ môn này và chạm chán với hàng loạt đối thủ khác. CMA – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM Theo GameK.vn

Long Thần Tướng, bộ truyện tranh do nhóm tác giả Thành Phong (họa sĩ vẽ truyện tranh) – Khánh Dương (kịch bản) sáng tác ra mắt lần đầu tiên vào năm 2004 đánh dấu cột mốc mới cho nền truyện tranh Việt Nam: Thể loại truyện tranh dã sử. Truyện mau chóng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc & tạo nên cơn sốt trong cộng đồng người yêu thích truyện tranh. Đúng 10 năm sau, một dự án mới được hình thành với một Long Thần Tướng hoàn toàn mới cả về hình thức lẫn nội dung với nhóm tác giả Thành Phong – Khánh Dương – Mỹ Anh. Sự xuất hiện trở lại này sẽ khiến những ai dù đã từng biết đến Long Thần Tướng, cũng sẽ phải bất ngờ! Long Thần Tướng của 10 năm trước Là dự án truyện tranh đầu tiên ở Việt Nam được hình thành từ hình thức gây vốn cộng đồng (crowdfunding). Khởi động từ ngày 1/4/2014, dự án crowdfunding cho tập 1 bộ truyện tranh Long Thần Tướng đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước. Chỉ sau hai tháng, dự án đã gây quỹ được 330 triệu đồng, trở thành dự án crowdfunding có kết quả lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. >> Là tác phẩm đầu tiên mà tác giả tham gia từ A đến Z, từ kêu gọi vốn đầu tư, sáng tác, sản xuất đến in ấn, phát hành . Đồng thời đánh dấu sự trở lại của họa sĩ truyện tranh Thành Phong sau 3 năm kể từ khi ra mắt cuốn sách gây xôn xao dư luận – Sát thủ đầu mưng mủ, cũng như sự trở lại của cặp đôi Phong Dương kể từ sau bộ truyện tranh Orange. Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm Long Thần Tướng chuẩn bị ra mắt. >> Đặc biệt, với sự cố vấn về lịch sử của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức (tác giả Ngàn năm áo mũ), truyên tranh Long Thần Tướng đảm bảo sẽ thể hiện một xã hội thời Trần chân thực nhất, chính xác nhất về văn hóa, trang phục và bối cảnh. Đăng ký tham dự Lễ ra mắt Long Thần Tướng để biết thêm thông tin và gặp gỡ nhóm tác giả Thành Phong – Khánh Dương – Mỹ Anh cùng các khách mời là những họa sĩ truyện tranh, nhà thiết kế mỹ thuật nổi tiếng. CMA – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

Đối với ngành truyện tranh, phim hoạt hình và thiết kế game, người học có ba mối quan tâm lớn nhất đó là cơ hội việc làm, chất lượng đào tạo và học phí. Cơ hội việc làm – đất rộng người thưa Theo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam có dân số hơn 90 triệu – đứng thứ ba tại Đông Nam Á, “Cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ thanh-thiếu niên 10-24 tuổi chiếm gần 40% dân số, cao nhất từ trước đến nay. Nhu cầu đọc truyện tranh, xem phim hoạt hình và giải trí kỹ thuật số ở nhóm tuổi này không phải là con số nhỏ. Tuy nhiên, phát triển ngành truyện tranh ở Việt Nam là rất khó, vì chi phí đầu tư cao nhưng giá bán lại thấp và số lượng in ít, chỉ 5.000 – 6.000 bản cho một kỳ in. Số đầu truyện không nhiều, lượng phim hoạt hình, hoạt hình 3D lại càng hiếm. Một mặt, do sự cạnh tranh của các sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài, nhưng cốt lõi là do chúng ta khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng. Nguồn nhân lực trong nước không đủ để đáp ứng cả hai mặt là vẽ truyện tranh và nhất là khâu tư duy sáng tác kịch bản vì chưa được chú trọng đào tạo bài bản. Nếu nguồn nhân lực làm truyện tranh – phim hoạt hình và thiết kế game tại Việt Nam được đầu tư đào tạo đúng cách thì thị trường trong nước sẽ là của người Việt. Vì chỉ có người Việt Nam mới hiểu sâu sắc nhất văn hóa, tinh thần người Việt để cho ra những tác phẩm gần gũi và dễ dàng thành công nhất. Tiếp sau, việc nhượng quyền nhân vật truyện tranh, phim hoạt hình và Game sẽ mang lại nguồn thu không nhỏ về lâu dài cho tác giả, như cách mà Disney đã làm và thành công suốt nhiều thập kỉ qua. Chương trình đào tạo tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) Các ngành học Truyện tranh – Phim hoạt hình và Thiết kế game có tính đặc thù riêng, đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ý tưởng sáng tạo, tư duy logic của con người và công nghệ hiện đại. Điều kiện cần là ý tưởng nhưng phải tư duy đúng hướng và làm đúng cách mới tạo ra được tác phẩm có giá trị. Viện Truyện tranh và Hoạt hình ra đời chính vì lẽ đó. Viện hoạch định con đường đúng đắn nhất để học viên phát triển sức sáng tạo mà không vướng phải bất cứ trở ngại nào, cả về kiến thức, kỹ năng và công nghệ – đó chính là định hướng cho chất lượng đào tạo tại CMA. CMA có ưu thế là tập trung vào đào tạo kỹ năng làm nghề. Chương trình học bài bản, toàn diện, bao trùm hầu hết các nhóm nghề thiết kế phục vụ mục đích thương mại, truyền thông và giải trí kỹ thuật số, đặc biệt nhấn mạnh vào Truyện tranh, hoạt hình 3D, 2D, tĩnh vật đất sét và Thiết kế game. Môi trường học kết nối thường xuyên với thị trường việc làm thông qua bộ phận Hỗ trợ việc làm và sự hợp tác chặt chẽ với các nhà tuyển dụng. Học viên sẽ được cọ xát thực tế, làm việc ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường nhờ vào chính sách hỗ trợ xuất bản, phát triển sản phẩm và mua lại các tác phẩm đạt chất lượng trong suốt quá trình học và thực tập của CMA. Để làm ra sản phẩm chất lượng, học viên sẽ được đào tạo bài bản bởi các giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành từ kỹ năng vẽ, tư duy mỹ thuật, đặc biệt là tư duy logic, sáng tác kịch bản – đây là bộ môn chưa nơi nào đào tạo chuyên sâu tại Việt Nam. Đồng thời, học viên còn được thực hành thường xuyên trên các thiết bị công nghệ đồ họa hiện đại nhất mà CMA là đơn vị tiên phong đầu tư phục vụ giảng dạy, học tập tại Việt Nam: bảng vẽ Wacom Cintiq. Vì đặc thù của ngành vẽ truyện tranh, Phim hoạt hình và Thiết kế game là làm theo ê-kip, quy trình chuyên môn hóa mới có thể cho ra sản phẩm chất lượng với thời gian nhanh nhất. Sinh viên được hướng dẫn làm việc theo nhóm, phân chia công việc, hướng dẫn tự nghiên cứu, tự quản lý thời gian làm việc, kết hợp với cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập trong nhà trường được cập nhật liên tục. CMA đảm bảo cho học viên có đủ cả kiến thức, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, CMA còn tạo điều kiện cho học viên được giao lưu quốc tế dưới nhiều hình thức. Đặc biệt là cơ hội du học tại các trường Đại học, cao đẳng cùng chuyên ngành ở Nhật, Mỹ, Thái Lan,… Để đảm bảo chất lượng phải đầu tư đúng và đủ Ngành vẽ truyện tranh, phim hoạt hình và thiết kế game tại Việt Nam thực sự là mảnh đất rất màu mỡ, các bạn trẻ có đam mê và được đào tạo bài bản hoàn toàn có thể làm giàu bằng chính tài năng của mình. Để làm được điều này, chúng ta không những phải đầu tư đúng mà còn phải đủ. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa chi phí đào tạo và chất lượng đào tạo thực sự rất gian nan. CMA đã cố gắng tạo ra sự cân bằng tốt nhất có thể để tài năng Việt có cơ hội được học tập rèn

Truyện tranh Cửa Sổ giống một trang nhật ký bằng tranh của một cậu bé mười tuổi, sống trong khu phố cổ Hà Nội. Như bao trẻ em khác thời bấy giờ, cậu chỉ đi học một buổi, buổi còn lại bị nhốt trong nhà để bố mẹ yên tâm đi làm. Và trong căn phòng tù túng, cậu luôn muốn bắc ghế trèo lên cửa sổ để nhìn khoảng không bên ngoài. Truyện tranh Cửa Sổ của họa sĩ Tạ Huy Long là một tác phẩm đặc biệt so với những cuốn truyện tranh thường thấy trên thị trường Việt Nam. Tác phẩm độc lập dài 82 trang này là những bức tranh màu, trong đó mỗi trang là một tác phẩm hội họa chất lượng. Tạ Huy Long sinh năm 1974, là một trong những họa sĩ vẽ truyện tranh ở Việt Nam hiện nay. Anh là biên tập viên của NXB Kim Đồng, là tác giả của một số tác phẩm như Ngày xưa có một con nghê, minh họa cho cuốn Dế mèn phiêu lưu ký, Vẽ cho Sự tích chú Cuội Cung trăng, Đam Dông, Bộ tranh truyện Lịch sử Việt Nam, Lịch sử nước Việt bằng tranh, Lá cờ thêu 6 chữ vàng… Cửa Sổ giống một trang nhật ký bằng tranh của một cậu bé mười tuổi, sống trong khu phố cổ Hà Nội. Như bao trẻ em khác thời bấy giờ, cậu chỉ đi học một buổi, buổi còn lại bị nhốt trong nhà để bố mẹ yên tâm đi làm. Và trong căn phòng tù túng, cậu luôn muốn bắc ghế trèo lên cửa sổ để nhìn khoảng không bên ngoài. Tình cờ, cậu phát hiện ra có chú châu chấu đi theo mình. Trong giấc mơ (mà cũng có thể là hiện thực), chú châu chấu khổng lồ có đầu người đã tới đón cậu, đưa cậu vượt ra khỏi cửa sổ và bay bổng trên bầu trời đêm. Cửa sổ không chỉ là cánh cửa thông với không gian bên ngoài, mà nó trở thành một cánh cửa hứa hẹn về một thế giới khác. Phần kết câu chuyện là cảnh cậu bé trở về căn phòng mình, mọc thêm đôi cánh, như một ngụ ý cho trí tưởng tượng đã được chắp cánh. Nếu như nhiều người cho rằng truyện tranh là sách dành cho thiếu nhi, thì Cửa sổ thay đổi hẳn quan điểm này. Truyện tranh là tác phẩm mà độc giả nào cũng có thể tìm thấy ý nghĩa trong đó. Người yêu Hà Nội có thể đồng cảm với tình yêu, với hoài niệm về phố cổ. Trẻ em có thể tìm thấy những trò chơi, ước mơ, khát vọng tuổi thơ. Người ưa truyện kỳ ảo sẽ được thỏa mãn với chi tiết mang yếu tố tâm linh là con châu chấu mặt người, và sự gặp gỡ của cậu bé với linh hồn cậu. Lấy bối cảnh Hà Nội những năm 1980, Cửa sổ của Tạ Huy Long đầy ắp hình ảnh thủ đô thời bao cấp. Ở đó, người đọc sẽ thấy lại những căn phòng chật hẹp có cửa sổ trổ tít trên cao, người mẹ may máy khâu hàng đêm, chiếc bếp dầu đun nấu… Chi tiết người dân kháo nhau về việc Phạm Tuân bay vào vũ trụ tiết lộ thời điểm, bối cảnh xảy ra câu chuyện. Những ai từng sống trong phố cổ Hà Nội sẽ bắt gặp ký ức của mình qua những trang vẽ của Tạ Huy Long. Những bức tranh vẽ phố nhấp nhô mái ngói nâu của các ngôi nhà theo kiến trúc cũ, hình ảnh tàu điện, cầu Long Biên… hiện lên sống động. Tạ Huy Long cho biết một phần Cửa sổ là câu chuyện có thật của chính anh. Tác giả kể, nhà anh xưa trên phố Hàng Bồ. Căn phòng ở tối tăm, tù túng đến mức cha mẹ anh phải xin phép mãi mới trổ được cái cửa sổ ở tít trên cao. Như bao đứa trẻ khác, Tạ Huy Long cũng bị nhốt trong nhà khi bố mẹ đi làm. “Tuổi thơ trên phố của tôi vừa có phần tù túng lại vừa có ánh sáng lung linh của trí tưởng tượng. Cái cửa sổ mà tôi không thể biết bên ngoài nó chứa thứ gì càng khiến tôi tò mò và nghĩ ra đủ thứ quanh nó. Tôi không nhớ đã có bao nhiêu giấc mơ mà trong ấy tôi bay được và bay qua cái cửa sổ đó, bay rất cao và nhìn cả Hà Nội trải dài bên dưới” – tác giả kể. Bởi thế, Tạ Huy Long đã vẽ truyện tranh này bằng những cảm xúc, những ký ức đầy trìu mến về căn nhà mà anh từng sống. Anh bảo anh không định kéo mọi người về hoài niệm, hay đưa ra bài học gì, mà chỉ mong người đọc tìm được chút đồng điệu cảm xúc. CMA – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP Chương trình đào tạo chuyên sâu và mang tính hệ thống cao, học viên được đào tạo từ căn bản đến khi thành nghề. Đầu tư, hỗ trợ học viên phát triển dự án & bảo đảm việc làm sau khi tốt nghiệp. KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] ĐĂNG KÝ HỌC Download Hồ sơ [row] [span6] Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp (3D Animation Artist) của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) là chương trình được biên soạn đặc biệt dành cho các bạn có đam mê được làm việc trong lĩnh vực sáng tạo phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp. Trong quá trình học tập, học viên sẽ được đào tạo các kỹ năng và kiến thức về mỹ thuật, tạo hình nhân vật, môi trường, bối cảnh. Bên cạnh đó, học viên còn được rèn luyện các kỹ năng sử dụng phần mềm 3D chuyên dụng, tạo hình nhân vật hoạt hình và thực hiện các hiệu ứng, kỹ xảo, âm nhạc, diễn xuất… trong quy trình sản xuất phim hoạt hình 3D. [spacer] AI NÊN THAM GIA KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP ? – Các bạn yêu thích làm phim hoạt hình 3D, có mong muốn được tự tay làm ra những thước phim chất lượng và làm việc trong môi trường studio hoạt hình 3D chuyên nghiệp; – Sinh viên các trường mỹ thuật, đồ họa; – Họa sĩ, designer, animator tại các Studio, công ty hoạt hình, game. * Yêu cầu chung: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; [/span6] [span6] ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN (Giảm thêm 200.000đ) [/span6] [/row] [spacer] THÔNG TIN KHÓA HỌC KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP Bằng phương pháp đào tạo chuyên nghiệp từ căn bản đến chuyên sâu, chúng tôi tin bạn sẽ thành công với thiết kế chương trình sau đây [row] [span3] 10 Học kỳ [/span3] [span3] 6700+ Tiết học [/span3] [span3] 150+ Giáo trình [/span3] [span3] 25+ Giảng viên [/span3] [/row] [spacer] [row] [span7] KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] – Thời lượng: 10 Học kỳ (04 tháng/kỳ) – Lịch học: 8:00 – 17:00 từ Thứ 2 -> Thứ 6 – Học phí trung bình: 14 – 18 triệu đồng/kỳ Ưu đãi: – Đăng kí và hoàn tất học phí học kỳ 1 trước 31/03/2018, nhận ngay Bảng vẽ Wacom Intuos CTL (trị giá 1.600.000đ). – Giảm thêm 5% học phí HK1 khi đăng ký học theo nhóm 2, 3 người. [/span7] [span5] Đăng ký họcDownload Hồ sơ [/span5] [/row] [row] [span12] CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHI TIẾT [span3] HỌC KỲ 1 Nhập môn biên kịch chuyên nghiệp – Trang bị kiến thức cơ bản & kỹ năng cần thiết cho người viết kịch bản – Lý luận văn học – Nắm vững kỹ năng viết tin – tường thuật & am hiểu ngôn ngữ hình ảnh. – Am hiểu nghệ thuật học/mỹ học – Sáng tác 01 Thời lượng: 460 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 2 Khuynh hướng sáng tác – Nắm vững các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu. – Sáng tác các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu – Kỹ năng viết kịch bản tin – phóng sự, bình luận – Cảm thụ phim – Sáng tác 02 Thời lượng: 420 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 3 Phương pháp chuyển thể văn học sang điện ảnh – Đặc trưng của các loại KB điện ảnh – Kỹ năng cảm thụ để chuyển thể tác phẩm văn học sang các thể loại kịch bản – Xây dựng hệ thống tình tiết thông qua một cốt truyện phong phú. – Xây dựng dự án, hoạch định kịch bản – Sáng tác 03 Thời lượng: 360 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 6 Kinh doanh kịch bản – Cách giới thiệu/trình bày kịch bản với nhà sản xuất/nhà đầu tư – Làm thế nào để kinh doanh kịch bản thành công – Am hiểu luật bảo về bản quyền tác phẩm – Sáng tác 06 Thời lượng: 540 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [/span12] [/row]   ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Những giảng viên là họa sĩ, nhà thiết kế, chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi sẽ giúp bạn có góc nhìn đa chiều về con

HỌA SĨ VẼ TRUYỆN TRANH CHUYÊN NGHIỆP Chương trình có tính hệ thống cao & cập nhật liên tục, học viên được đào tạo từ căn bản đến khi thành nghề. Cam kết chất lượng & bảo đảm việc làm sau khi tốt nghiệp. KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] Đăng ký học Download Hồ sơ [spacer] Học vẽ truyện tranh đang là một xu hướng nghề nghiệp hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn làm nghề nghiệp tương lai. Được UNESCO xếp vào nhóm ngành Công nghiệp sáng tạo, Truyện tranh là một mỏ vàng, một ngành công nghiệp siêu lợi nhuận bởi giá trị gia tăng liên tục mà lĩnh vực này mang đến. Giá trị thành công mà các họa sĩ vẽ truyện tranh tạo ra không chỉ dừng ở số lượng tập truyện được phát hành mà còn kéo theo sự thành công ở các lĩnh vực khác như điện ảnh, hoạt hình, video game, công nghiệp đồ chơi, giáo dục, văn hóa & du lịch… Tại Việt Nam, với vai trò là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp truyện tranh, hoạt hình Comic Media Academy – Viện Truyện tranh và Hoạt hình (CMA) là môi trường học tập lý tưởng để các bạn trẻ học vẽ truyện tranh, rèn luyện tay nghề và tự tay làm ra các tác phẩm chất lượng, gặt hái thành công trong tương lai. [spacer] AI NÊN THAM GIA KHÓA HỌC HỌA SĨ TRUYỆN TRANH CHUYÊN NGHIỆP ? – Các bạn yêu thích sáng tác truyện tranh, sáng tạo mỹ thuật; – Sinh viên các trường mỹ thuật, đồ họa; – Họa sĩ, designer tại các Studio, công ty truyện tranh, hoạt hình, game. * Yêu cầu chung: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; THÔNG TIN KHÓA HỌC VẼ TRUYỆN TRANH CHUYÊN NGHIỆP Bằng phương pháp đào tạo chuyên nghiệp từ căn bản đến chuyên sâu, chúng tôi tin bạn sẽ thành công với thiết kế chương trình sau đây [row] [span3] 08 Học kỳ [/span3] [span3] 5600+ Tiết học [/span3] [span3] 150+ Giáo trình [/span3] [span3] 25+ Giảng viên [/span3] [/row] [row] [span12] CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHI TIẾT [span3] HỌC KỲ 1 Nhập môn biên kịch chuyên nghiệp – Trang bị kiến thức cơ bản & kỹ năng cần thiết cho người viết kịch bản – Lý luận văn học – Nắm vững kỹ năng viết tin – tường thuật & am hiểu ngôn ngữ hình ảnh. – Am hiểu nghệ thuật học/mỹ học – Sáng tác 01 Thời lượng: 460 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 2 Khuynh hướng sáng tác – Nắm vững các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu. – Sáng tác các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu – Kỹ năng viết kịch bản tin – phóng sự, bình luận – Cảm thụ phim – Sáng tác 02 Thời lượng: 420 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 3 Phương pháp chuyển thể văn học sang điện ảnh – Đặc trưng của các loại KB điện ảnh – Kỹ năng cảm thụ để chuyển thể tác phẩm văn học sang các thể loại kịch bản – Xây dựng hệ thống tình tiết thông qua một cốt truyện phong phú. – Xây dựng dự án, hoạch định kịch bản – Sáng tác 03 Thời lượng: 360 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 6 Kinh doanh kịch bản – Cách giới thiệu/trình bày kịch bản với nhà sản xuất/nhà đầu tư – Làm thế nào để kinh doanh kịch bản thành công – Am hiểu luật bảo về bản quyền tác phẩm – Sáng tác 06 Thời lượng: 540 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [/span12] [/row] [spacer] [row] [span7] Họa sĩ Truyện tranh Chuyên nghiệp KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] – Thời lượng: 08 Học kỳ (04 tháng/kỳ) – Lịch học: 8:00 – 17:00 từ Thứ 2 -> Thứ 6 – Học phí trung bình: 14 – 18 triệu đồng/kỳ Ưu đãi: – Đăng kí và hoàn tất học phí học kỳ 1 trước 31/03/2018, nhận ngay Bảng vẽ Wacom Intuos CTL (trị giá 1.600.000đ). – Giảm thêm 5% học phí HK1 khi đăng ký học theo nhóm 2, 3 người. [/span7] [span5] Đăng ký họcDownload Hồ sơ [/span5] [/row] ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Những giảng viên là họa sĩ, nhà thiết kế, chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi sẽ giúp

Cô bé tí hon 15

Đồ án kết thúc môn Nghệ Thuật Bố Cục được thực hiện dưới hình thức minh họa truyện Cô Bé Tí Hon (Chuyển thể từ truyện cổ Thumbelina của Andersen). Tác phẩm được thực hiện bởi Lê Thị Hồng Hạnh (Lạc An), học viên ngành truyện tranh, khóa 01 hệ Kỹ thuật viên. Tác phẩm đã được Báo Giáo Dục mua bản quyền để in trong số đầu năm 2017.

Nguyễn Thục Hân, Học viên Lớp Truyện tranh cấp tốc Khóa 3 “Mình cảm thấy rất may mắn khi được gia đình ủng hộ, theo đuổi con đường vẽ truyện tranh. Sau khóa học, mình sẽ tiếp tục nâng cao kĩ năng vẽ và nuôi ước mơ thực hiện bộ truyện tranh của riêng mình”

Kee Zi Sing, Học viên Lớp Truyện tranh cấp tốc Khóa 3 “Lớp học vẽ truyện tranh vô cùng đặc biệt. Thầy cô thì theo sát từng bài học còn bạn bè đều vui vẻ. Mặc dù thầy có hối mình phải làm bài thật nhanh, nhưng nhờ có thầy mình mới có thể hoàn thành đồ án cuối khóa. Mình cảm thấy may mắn khi được gặp nhiều họa sĩ tài năng và có thêm nhiều bạn bè”

Cao Thụy Vy, Học viên Lớp Truyện tranh cấp tốc Khóa 3 “Mình rất tự hào về bản thân khi tự vẽ bộ truyện của chính mình. Trước khi học, mình không biết gì về hội họa, chưa biết vẽ nhưng hiện tại thì mình đã khá lên nhiều. Chín tháng có lẽ chưa đủ, nên mình cần phải cố gắng nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn”

Nguyễn Thị Thanh Thảo, Học viên Lớpr Tuyện tranh cấp tốc Khóa 3 “Trước đây mình chỉ vẽ theo bản năng nhưng sau khi kết thúc khóa học tại CMA, mình đã biết cách vẽ, ít nhất là thỏa mãn được những gì mình nghĩ trong đầu. Nghệ thuật là không phân biệt tuổi tác, chỉ cần có đam mê, sự khổ luyện thì sẽ thành công dù ở độ tuổi nào”.

KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D CHUYÊN NGHIỆP Chương trình đào tạo chuyên sâu và mang tính hệ thống cao, học viên được đào tạo từ căn bản đến khi thành nghề. Đầu tư, hỗ trợ học viên phát triển dự án & bảo đảm việc làm sau khi tốt nghiệp. KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] ĐĂNG KÝ HỌC Download Hồ sơ [row] [span6] Hoạt hình 2D là phương pháp sản xuất hoạt hình truyền thống tồn tại từ những năm 1880. Nhà làm phim hoạt hình 2D sử dụng một chuỗi liên tiếp các bức tranh được vẽ với những tư thế khác nhau để tạo ra chuyển động của nhân vật. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp, studio hoạt hình tại Việt Nam, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã mở Khóa học làm phim hoạt hình 2D – 2D Animation Artist với định hướng đào tạo mang tính hệ thống từ căn bản đến khi thành nghề. [spacer] Trong lớp học làm phim hoạt hình 2D, học viên sẽ được đào tạo bài bản các kỹ năng từ vẽ tay căn bản, các nguyên lý hoạt hình, storyboard, kịch bản, thiết kế nhân vật,… để tự tay làm ra các bộ phim hoạt hình hấp dẫn. [spacer] Đặc biệt, học viên sẽ được hướng dẫn thực hiện tác phẩm trên nhiều phần mềm hoạt hình chuyên nghiệp. AI NÊN THAM GIA KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D CHUYÊN NGHIỆP ? – Các bạn yêu thích làm phim hoạt hình 2D, có mong muốn được tự tay làm ra những thước phim chất lượng và làm việc trong môi trường studio hoạt hình 2D chuyên nghiệp; – Sinh viên các trường mỹ thuật, đồ họa; – Họa sĩ, designer, animator tại các Studio, công ty hoạt hình, game. * Yêu cầu chung: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; [/span6] [span6] ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN [/span6] [/row] THÔNG TIN KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D CHUYÊN NGHIỆP Bằng phương pháp đào tạo chuyên nghiệp từ căn bản đến chuyên sâu, chúng tôi tin bạn sẽ thành công với thiết kế chương trình sau đây [row] [span3] 10 Học kỳ [/span3] [span3] 6700+ Tiết học [/span3] [span3] 150+ Giáo trình [/span3] [span3] 25+ Giảng viên [/span3] [/row] [spacer] [row] [span7] KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D CHUYÊN NGHIỆP KHAI GIẢNG: [lichkhaigiangktv] – Thời lượng: 10 Học kỳ (04 tháng/kỳ) – Lịch học: 8:00 – 17:00 từ Thứ 2 -> Thứ 6 – Học phí trung bình: 14 – 18 triệu đồng/kỳ Ưu đãi: – Đăng kí và hoàn tất học phí học kỳ 1 trước 31/03/2018, nhận ngay Bảng vẽ Wacom Intuos CTL (trị giá 1.600.000đ). – Giảm thêm 5% học phí HK1 khi đăng ký học theo nhóm 2, 3 người. [/span7] [span5] Đăng ký họcDownload Hồ sơ [/span5] [/row] [row] [span12] CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHI TIẾT [span3] HỌC KỲ 1 Nhập môn biên kịch chuyên nghiệp – Trang bị kiến thức cơ bản & kỹ năng cần thiết cho người viết kịch bản – Lý luận văn học – Nắm vững kỹ năng viết tin – tường thuật & am hiểu ngôn ngữ hình ảnh. – Am hiểu nghệ thuật học/mỹ học – Sáng tác 01 Thời lượng: 460 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 2 Khuynh hướng sáng tác – Nắm vững các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu. – Sáng tác các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu – Kỹ năng viết kịch bản tin – phóng sự, bình luận – Cảm thụ phim – Sáng tác 02 Thời lượng: 420 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 3 Phương pháp chuyển thể văn học sang điện ảnh – Đặc trưng của các loại KB điện ảnh – Kỹ năng cảm thụ để chuyển thể tác phẩm văn học sang các thể loại kịch bản – Xây dựng hệ thống tình tiết thông qua một cốt truyện phong phú. – Xây dựng dự án, hoạch định kịch bản – Sáng tác 03 Thời lượng: 360 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 6 Kinh doanh kịch bản – Cách giới thiệu/trình bày kịch bản với nhà sản xuất/nhà đầu tư – Làm thế nào để kinh doanh kịch bản thành công – Am hiểu luật bảo về bản quyền tác phẩm – Sáng tác 06 Thời lượng: 540 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05

Phim hoạt hình tĩnh vật đất sét (Stop motion film) không còn xa lạ gì với khán giả truyền hình và những người yêu thích điện ảnh. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ làm phim thì hoạt hình tĩnh vật – đất sét đã trở nên phổ biến trên thế giới, đem đến những thước phim sống động, đẹp mắt và tạo ấn tượng đặc biệt với khán giả. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH   Khóa học làm phim Hoạt hình tĩnh vật – đất sét (Stop motion Artist) của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) gồm toàn bộ quá trình từ sáng tạo câu chuyện, tạo hình nhân vật đến thiết kế khung cảnh, động tác, kỹ thuật, hoạt động, kĩ xảo, âm thanh… Khóa học mang đến cho học viên cơ hội học tập một trong những ngành nghề phổ biến và thú vị trong nền công nghiệp sản xuất phim ảnh. Đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia giàu kinh nghiệm đang trực tiếp làm nghề. Những kiến thức truyền đạt cũng như cách chia sẻ, phương pháp học tập mới sẽ giúp học viên phát triển toàn diện các kỹ năng của bản thân. Năng lực của học viên sẽ được khơi gợi và phát huy tốt nhất trong môi trường song song giữa học tập và trải nghiệm thực tiễn. [posts_grid type=”team” columns=”4″ rows=”10″ order_by=”date” order=”DESC” meta=”no” excerpt_count=”0″ link=”no” custom_class=”list_4″] PHƯƠNG TIỆN HỌC HIỆN ĐẠI CMA là nơi đầu tiên tại Việt Nam đưa dòng máy Wacom Cintiq vào việc giảng dạy, để học viên có điều kiện học và thực hành tốt hơn. Hệ thống trang thiết bị công nghệ phục vụ học tập và giảng dạy đảm bảo cho học viên trải nghiệm quy trình làm việc đạt tiêu chuẩn quốc tế.  CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHUYÊN NGHIỆP Định hướng chương trình chuyên sâu về lĩnh vực hoạt hình, học viên không chỉ tiếp cận các bài giảng về mỹ thuật mà còn được cung cấp các kiến thức liên quan phục vụ quá trình sáng tác, từ khâu xây dựng kịch bản, dàn dựng phim hoạt hình, nhà sản xuất, đến khâu chỉnh sửa hậu kỳ bằng các công nghệ, phần mềm hỗ trợ…  CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT NƯỚC NGOÀI Tại CMA, học viên được tiếp cận chương trình liên kết giữa Viện với Đại học Kyoto Seika, Cao đẳng Nippon Design,… tạo cơ hội giao lưu, tiếp cận của học viên với hoạt động học tập, sản xuất hoạt hình tại Nhật Bản – đất nước đi đầu Thế giới trong ngành Công nghệ hoạt hình.   THÔNG TIN KHÓA HỌC Khóa học làm phim hoạt hình tĩnh vật – đất sét (Stop motion Artist) – Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên – Thời gian đào tạo: 10 học kỳ, bao gồm: ● 06 học kỳ học & rèn luyện kỹ năng chuyên môn; ● 02 học kỳ vẽ máy & phần mềm; ● 01 học kỳ thực tập doanh nghiệp; ● 01 học kỳ làm đồ án tốt nghiệp. – Lịch học: Học tập trung toàn thời gian, bao gồm: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày – Kỹ thuật viên là hệ đào tạo tập trung toàn thời gian của Viện. Học viên hệ Kỹ thuật viên không học các môn chung do Bộ quy định.     TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP Trải qua khóa học làm phim hoạt hình tĩnh vật – đất sét (Stop motion Artist) tại CMA, học viên hoàn toàn có thể tự tin thể hiện, trải nghiệm bản thân trong các môi trường làm phim hoạt hình trong và ngoài nước với các công việc như: Chuyên viên thiết kế bối cảnh; Họa sĩ thiết kế nhân vật phim hoạt hình 3D; Nhà sản xuất phim hoạt hình đất sét – tĩnh vật; Chuyên viên tạo hiệu ứng cho hoạt hình; Chuyên viên diễn hoạt nhân vật, môi trường; Chuyên viên kĩ xảo hoạt hình. HÌNH ẢNH LỚP HỌC [spacer] ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH   – Các bạn yêu thích hoạt hình và sáng tạo mỹ thuật; – Tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc THPT; – Sinh viên các trường mỹ thuật, đồ họa, sân khấu điện ảnh; – Họa sĩ, designer, đạo diễn tại các hãng phim, công ty, studio hoạt hình, game. KHAI GIẢNG   Ngày 21/09/2017 – Thông tin học bổng, Ưu đãi đặc biệt:  Giảm 5% học phí khi học viên đăng ký học theo nhóm Giảm 10% học phí khi học viên đóng học phí trọn gói 100% học viên đăng ký học nhận được học bổng tài trợ 50% toàn khóa học từ Quỹ phát triển nghề nghiệp do Viện và các doanh nghiệp đối tác thành lập. ƯU ĐÃI DÀNH CHO TÂN HỌC VIÊN: – Viện tặng bảng vẽ Wacom Intuos CTL cho học viên hoàn tất đăng ký trước [uudai_hocvien_khoa4]; [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC Comic Media Academy | Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6 Q.3, TP.HCM Điện thoại: (08) 3820.9066 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC Sĩ số giới hạn 20 Học viên/lớp. Đăng ký ngay để được ưu tiên tư vấn & xếp lớp.

Viện Truyện tranh và Hoạt hình sẽ thực hiện nghiên cứu để đưa ra những định hướng về truyện tranh, phim hoạt hình để nền công nghiệp truyện tranh Việt Nam đuổi kịp thế giới.

Viện Truyện tranh và Hoạt hình ra đời tạo ra nhiều hướng đi mới cho giới họa sĩ Việt Nam. Bên cạnh các lĩnh vực mỹ thuật, hội họa truyền thống, người họa sĩ có thể tham gia làm việc ở các dự án truyện tranh, hoạt hình, game. Hướng đi này rất thực tế, vì truyện tranh, hoạt hình và game luôn đổi mới từng ngày.