Tác phẩm Hình vẽ của tui có sự sống do Văn Thị Song Ngân – học viên nhí lớp Manga Comic nâng cao khóa 19 thực hiện. Cùng xem lại tác phẩm Hình vẽ của tui có sự sống? do Văn Thị Song Ngân thực hiện nhé!     © Copyright by Văn Thị Song Ngân

Tác phẩm Thủy Tinh và Hỏa Tinh do Trịnh Hồng Minh Khôi – học viên nhí lớp Manga Comic nâng cao khóa 19 thực hiện. Cùng xem lại tác phẩm Thủy Tinh và Hỏa Tinh của Trịnh Hồng Minh Khôi nào!   © Copyright by Trịnh Hồng Minh Khôi

Tác phẩm Kỷ nguyên Ngoẹt Vương do Tạ Nguyễn Thanh Lân – học viên lớp Manga Comic nâng cao khóa 19 thực hiện.   Cùng xem lại tác phẩm Kỷ nguyên Ngoẹt Vương do Tạ Nguyễn Thanh Lân thực hiện nhé!     © Copyright by Tạ Nguyễn Thanh Lân

Tác phẩm Hai chàng Một nàng do Nguyễn Hồ Phương Khanh – học viên nhí lớp Manga Comic nâng cao khóa 19 thực hiện.   Cùng xem lại tác phẩm Hai chàng Một nàng do Nguyễn Hồ Phương Khanh thực hiện nhé!   © Copyright by Nguyễn Hồ Phương Khanh

Đồ án tốt nghiệp – tác phẩm Ma khuyển xuống núi, do Lê Hoàng Gia – học viên khóa 02 thực hiện Thể loại: truyện tranh màu Tác phẩm kỳ bí cổ trang kết hợp các yếu tố đồng văn của 4 nước Việt-Trung-Hàn-Nhật, mang màu sắc huyền huyễn từ các câu chuyện dân gian và một số truyện như Truyền kỳ mạn lục, Lĩnh nam chích quái…Đây là tác phẩm thú vị, có ý tưởng hay được Gia ấp ủ kỳ vọng và thực hiện trong một thời gian dài với khối lượng công việc lớn. Hội đồng hy vọng trong tương lai bạn có thể phát triển tác phẩm theo hướng quy trình và có ekip hỗ trợ. BẢN CONCEPT NHÂN VẬT VÀ BỐI CẢNH Bảng so sánh tỷ lệ giữa các nhân vật Kịch bản Ma khuyển xuống núi được thể hiện theo dạng Color Script Bản sketch Một vài hình ảnh của tác phẩm Ma khuyển xuống núi   copyright © Lê Hoàng Gia

Tác phẩm truyện tranh Bố tôi méoow có bồ do Lê Hoàng, học viên Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện tranh khóa 05 thực hiện Thể loại: truyện tranh màu Độ dài: 49 trang Lần đầu thử sức với thể loại tình cảm, Lê Hoàng đã làm các thầy cô và bạn bè bất ngờ với câu chuyện tình yêu qua lời kể của một chú mèo. Với tác phẩm này, độc giả ngoài hiểu thêm về công việc của một họa sĩ, được tái hiện qua hình tượng nhân vật nam, còn có thể bắt gặp những nét kiến trúc quen thuộc rất Việt Nam qua nét vẽ của tác giả. Các thầy cô đặc biệt đánh giá cao tinh thần làm việc nghiêm túc tuân thủ quy trình của bạn trong quá trình thực hiện đồ án. Tác phẩm cũng cho thấy khả năng khai thác góc quay đa dạng của tác giả và thể hiện được sự sáng tạo của bạn trong việc sử dụng bóng thoại. Cùng nhìn lại quy trình thực hiện đồ án tốt nghiêp của Lê Hoàng nào! Tác phẩm Bố tôi méoow có bồ copyright © Lê Hoàng

Tác phẩm Lụa do Nguyễn Phát Tài, học viên ngành Họa sỹ kể chuyện truyện tranh khóa 05 thực hiện Thể loại: truyện tranh Được lấy cảm hứng từ chính những người bạn thuở thiếu thời, tác phẩm Lụa mang rất nhiều tâm huyết của tác giả với mong muốn thể hiện tinh thần đồng cảm với thân phân người phụ nữ Việt Nam nói riêng cũng như Châu Á nói chung, luôn phải chịu những lề thói quy cũ mà từ đó, cuộc đời và tư tưởng luôn chìm trong đau khổ thông qua nạn tảo hôn. Tác phẩm được đánh giá cao về cách dẫn dắt câu chuyện và cách tạo hình nhân vật có cá tính riêng. Đây cũng là một nỗ lực rất lớn của tác giả để hoàn thành vì bạn không sử dụng máy trong quá trình sáng tác mà vẽ tay toàn bộ. Hội đồng mong chờ bạn sớm hoàn thành những chap cuối cùng để sớm ra mắt độc giả. Cùng nhìn lại quy trình tạo ra tác phẩm Lụa của Nguyễn Phát Tài nào! Concept art và design   Kịch bản được thể hiện bằng beatboard trắng đen   Phác thảo     Một số hình ảnh trong tác phẩm Lụa copyright © Nguyễn Phát Tài

Tác phẩm Xiềng xích do Nguyễn Quốc Huy, học viên ngành Họa sĩ kể chuyện truyện tranh khóa 05 thực hiện  Là tác phẩm được phát triển từ đề tài của môn Social research, Xiềng xích là tiếng nói nhân văn nhằm cảnh tỉnh nạn nạo phá thai của xã hội. Dù còn một vài hạn chế trong việc thể hiện chủ đề, tác giả được lưu ý cần tập trung khai thác câu chuyện và cảm xúc nhân vật tốt hơn nhưng tác phẩm là sự nỗ lực rất lớn của Huy trong quá trình thực hiện đồ án. Cùng nhìn lại quy trình tạo ra tác phẩm Xiềng xích của Nguyễn Quốc Huy nào! Concept art và design Kịch bản được thể hiện bằng beatboard đen trắng Phác thảo Một vài hình ảnh của tác phẩm copyright © Nguyễn Quốc Huy

Tác phẩm truyện tranh Dã Quỳ do Phạm Nhật Cường, học viên ngành Họa sỹ kể chuyện Truyện tranh khóa 05 thực hiện   Thể loại: truyện tranh màu Độ dài: 61 trang không tính bìa Là học viên Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện tranh của K5, Nhật Cường luôn biết cách “lấy lòng” độc giả bằng cách kể chuyện dễ thương nhẹ nhàng và nét vẽ bay bổng. Với mong muốn vượt qua giới hạn và tự thử thách bản thân, đồ án lần này của Cường được bạn vẽ màu hoàn toàn. “Dã Quỳ” được Hội đồng đánh giá rất cao về mặt hình thức với cách đi line chỉn chu và màu đẹp. Bên cạnh đó, các thầy cô còn dành lời khen cho bạn vì xác định tốt đối tượng khán giả và chọn đề tài phù hợp với thị hiếu của độc giả của mình. Cùng nhìn lại quy trình thực hiện tác phẩm của Phạm Nhật Cường nào! Nghiên cứu thực tế   Concept art và bản Design   Kịch bản được thể hiện dưới dạng Beatboard trắng đen Bản phác thảo   Tác phẩm Dã Quỳ       copyright © Phạm Nhật Cường

Tác phẩm “Sứ mệnh chén thánh” do Trần Việt Trung, học viên họa sĩ kể chuyện ngành truyện tranh thể hiện. Được biết tác phẩm là kết quả của một chặng đường dài phấn đấu và tâm huyết của họa sĩ, áp dụng tối đa các môn học đã được học tại Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình (Comic Media Academy – CMA) Thể loại: webtoon one shot Tác phẩm xoay quanh hành trình tìm chén thánh của công chúa Cornella và hiệp sĩ Spuler để giúp đức vua khỏi giấc ngủ ngàn thu. Dù còn một vài điểm cần chỉnh sửa nhưng tác phẩm đã nhận được nhiều lời khen về cách kể chuyện duyên dáng và giữ được sự đồng bộ trong phong cách sáng tác, đồng thời cũng thể hiện được sự tiến bộ của tác giả sau quá trình học tập   Quy trình thực hiện tác phẩm . Cùng nhìn lại tác phẩm Sứ mệnh chén thánh của Trần Việt Trung   copyright © Trần Việt Trung

Disney đã chọn lọc đươc một dàn diễn viên ấn tượng trong Maleficent: Mistress of Evil để tiếp tục với ngoại truyện của Người đẹp ngủ trong rừng. Maleficent phát hành năm 2014 với sự tham gia của Angelina Jolie trong vai bà tiên hắc ám. Bộ phim kể về những năm đầu của Maleficent với tình yêu của cô dành cho vị vua trẻ Stefan, người mà sau đó trở thành cha Aurora – Công chúa ngủ trong rừng. Sau khi Stefan cắt đôi cánh của bà, Maleficent đã biến đổi ma thuật mình thành một thứ xấu xa, hắc ám và nuôi quyết tâm trả thù. Tuy nhiên, bà không thể ngăn nổi sự yêu mến của mình dành cho Aurora, và như Maleficent nói, chính bà là người đã đánh thức Aurora bằng nụ hôn của tình yêu đích thực chứ không phải Hoàng tử Phillip. Với thành công của Maleficent và lời khen ngợi cho màn trình diễn của Jolie trong vai Maleficent, thật bất ngờ khi Disney quyết định làm phần tiếp theo, kể chi tiết hơn về mối quan hệ giữa Maleficent và Aurora sau khi nàng công chúa được đánh thức sau giấc ngủ dài. Maleficent có một cuộc sống yên bình với vai trò là người bảo vệ các cánh đồng hoang, quê hương của bà, trong khi Aurora đang chìm đắm trong tình yêu với Hoàng tử Phillip. Sau khi được chàng cầu hôn và nàng chấp nhận, Aurora và Maleficent phát hiện ra rằng mẹ của Phillip, Nữ hoàng Ingrith, có ý định chia rẽ con người và các nàng tiên mãi mãi. Điều này khiến Maleficent và Aurora ở hai phe đối nghịch, và cố gắng tìm hiểu xem liệu họ có thể trở thành một gia đình nữa không. Cùng với Jolie, một số diễn viên khác trở lại với Maleficent: Mistress of Evil, và một số điều thú vị mới được thêm vào.   ANGELINA JOLIE TRONG VAI MALEFICENT Angelina Jolie trở lại khi vào vai Maleficent, nhân vật Disney yêu thích của cô. Bộ phim đầu đã trả lời cho câu hỏi tại sao Maleficent mất lòng tin ở con người rất nhiều, và đặc biệt tại sao bà lại ghê tởm vua Stefan, vợ của ông và nàng công vừa được sinh ra của họ, Aurora. Ở Maleficent: Mistress of Evil, sự việc này diễn tiến xa hơn bởi sự ngờ vực của Maleficent ảnh hưởng đến mối quan hệ của bà với Aurora, người sẽ kết hôn với Hoàng tử Philip và có một người mẹ chồng đang rất háo hức để Aurora trở thành thành viên gia đình mình. Jolie là một trong những nữ diễn viên nổi tiếng  thế giới, cô sẽ sớm xuất hiện với vai Thena trong bộ phim Eternals của Marvel.   ELLE FANNING TRONG VAI CÔNG CHÚA AURORA Elle Fanning cũng trở lại với vai diễn Aurora của cô từ bộ phim đầu. Aurora vẫn yêu Hoàng tử Phillip, điều đó gây khó chịu cho Maleficent. Aurora cảm thấy bị giằng xé giữa việc làm hài lòng mẹ đỡ đầu và ở bên người đàn ông cô yêu. Fanning đã có một sự nghiệp thành công và cô ấy chỉ mới 21 tuổi. Từ vai một Daisy trẻ tuổi trong The Curious Case of Benjamin Button, tới Aurora, Fanning cũng đã xuất hiện trong How to Talk To Girls at Party, cô cũng giữ một vai diễn trong Mary Shelley.   MICHELLE PFEIFFER TRONG VAI NỮ HOÀNG INGRITH Michelle Pfeiffer đóng vai Nữ hoàng Ingrith, mẹ của Hoàng tử Phillip. Nhân vật của bà là một nhân vật mới trong Maleficent: Mistress of Evil. Nữ hoàng Ingrith rất muốn Aurora trở thành thành viên gia đình mình, nhưng lại không vui lắm về sự hiện diện của Maleficent. Cả hai bất đồng quan điểm với nhau, và rõ ràng việc Nữ hoàng Ingrith không thích Maleficent đồng nghĩa với tất cả các nàng tiên khác bà cũng vậy. Pfeiffer đã có một sự nghiệp thành công, bao gồm các vai trong Greas 2, Hairspray, Dangerous Liasons, Murder on the Orient Express, Ant-Man and the Wasp, và tất nhiên, Batman Returns.   CHIWETEL EJIOFOR TRONG VAI CONALL Conall cũng là một nhân vật mới được đóng bởi Chiwetel Ejiofor. Conall là chàng tiên có sừng như Maleficent. Anh ta dường như bị lôi cuốn vào ma thuật hắc ám hơn, và có một đội quân sẵn sàng chiến đấu chống lại vương quốc cổ tích. Đối với Maleficent, người nghĩ rằng mình cô đơn trên thế giới này, cảnh tượng một đội quân thần tiên đã khuấy động rất nhiều cảm xúc mâu thuẫn trong bà. Liệu bà sẽ chiến đấu cho chủng tộc của mình, hay bảo vệ mối quan hệ của bà với Aurora? Gần đây nhất, Ejiofor đã lồng tiếng cho Scar trong bản remake The Lion King của Jon Favreau, và cũng được biết đến với vai Mordo trong MCU. Trước đó, anh tham gia các bộ phim như The Martian, Serenity, Salt và 12 Years A Slave, một bộ phim mà anh được đề cử cho một số giải thưởng, trong đó có giải Oscar cho ”Nam diễn viên xuất sắc nhất”. SAM RILEY TRONG VAI DIAVAL Diaval là người hầu của Maleficent có khả năng thay đổi hình dạng, anh thường được biết đến với hình thù là một con quạ hay đậu trên vai chủ nhân của mình. Diaval là phiên bản cập nhật của Diablo, con quạ mà Maleficent sở hữu trong Người đẹp ngủ trong rừng. Diaval nghe theo Maleficent vì bà đã cứu anh thoát khỏi cuộc đời làm chim. Cũng như vai của anh trong cả hai bộ phim Maleficent, Sam Riley có thể được nhận ra khi vào vai ông Darcy trong Pride and Prejudice and Zombies, và vai diễn tiếp theo là Jack Favell trong Rebecca. IMELDA STAUNTON TRONG VAI KNOTGRASS, JUNO TEMPLE TRONG VAI THISTLEWIT

Animation is Film đã công bố các tác phẩm tranh giải diễn ra vào ngày 18-20/10 tại Nhà hát Trung Quốc TCL ở Hollywood, Mỹ. Liên hoan sẽ giới thiệu các bộ phim hoạt hình mới đến từ châu Á, châu Âu, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Weathering with You của đạo diễn Makoto Shinkai và nhà sản xuất Genki Kawamura vinh dự được trình chiếu trong buổi khai mạc liên hoan phim. Bộ phim được chọn khép lại liên hoan phim là I lost my body – một bộ phim Pháp của đạo diễn Jeremy Clapin và nhà sản xuất Marc du Pontavice. Năm nay sẽ có 10 phim hoạt hình cùng tranh giải cho cả hai giải thưởng được bầu chọn từ ban giám khảo và khán giả. Nhiều hoạt động như hội thảo, sân chơi, thuyết trình, giới thiệu phim ngắn sẽ diễn ra bên cạnh các buổi trình chiếu đặc biệt trong sự kiện kéo dài ba ngày này. “Cùng với Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy, chúng tôi rất vui khi giới thiệu các nhà làm phim hoạt hình tuyệt vời cho kỳ tranh giải hàng năm đến từ khắp nơi trên thế giới”, Eric Beckman – nhà sáng lập GKIDS & AIR chia sẻ. “Một loạt tác phẩm được trình chiếu trong năm nay là sự kiện đáng chú ý đối với khán giả Los Angeles, từ những người chiến thắng tại Cannes, Venice và Annecy, cho đến những siêu phẩm phòng vé hay những câu chuyện cá nhân đáng yêu. Có tác phẩm của những người tự học làm phim, những người lần đầu làm phim và cả bậc thầy đáng kính. Từ biểu cảm đến ảnh động, đến hình ảnh thực đến những thử nghiệm mạo hiểm có cả vẽ tay, có 3D CGI. Các tác phẩm bao gồm đủ thể loại, hài kịch, lãng mạn, tình cảm, kinh dị tâm lý, giả tưởng sử thi, thật không thể phân loại ra hết. Nếu ai vẫn lầm rằng hoạt hình là một thể loại giải trí gia đình, thì Liên hoan phim này sẽ mở rộng tầm mắt của họ khi họ thấy những khả năng thực tế không giới hạn mà loại hình nghệ thuật này mang lại.” Chất lượng và sự đa dạng của các bộ phim được trình chiếu tại Animation Is Film năm nay sẽ củng cố thêm sự hài lòng của Annecy khi kết nối với một sự kiện đã chứng tỏ được vai trò của mình chỉ sau 2 lần tổ chức – đó là những lời nhận xét của Mickael Marin, Giám đốc điều hành của Annecy. Animation Is Film cho thấy hoạt hình là một thể loại phim ngang tầm với phim hành động và là một hoạt động nhằm ủng hộ cho các nhà làm phim phát triển khả năng của họ. Liên hoan phim được sản xuất bởi GKIDS hợp tác với Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy.   Những bộ phim hoạt hình tranh giải năm 2019 Weathering with you (Đạo diễn: Shinkai, Sản xuất: Kawamura, Nhật Bản) Weathering with You, được sản xuất cùng đội ngũ làm phim Your Name, là bộ phim có doanh thu cao nhất trong năm tại Nhật Bản, và là phim được chọn dự tranh giải Oscar phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.   I lost my body (Đạo diễn: Clapin, Sản xuất: Du Pontavice, Pháp) Bộ phim chiến thắng giải thưởng lớn Nespresso trong Tuần lễ Phê bình tại Liên hoan phim quốc tế Cannes.   Bombay Rose (Đạo diễn: Gitanjali Rao, Ấn Độ/ Anh/ Pháp/ Qatar)   Children of the sea (Đạo diễn: Ayumi Watanabe, Nhật Bản)   Marona’s Fantastic Tale (Đạo diễn: Anca Damian, Pháp/ La Mã / Bỉ)   Cherry lane (Đạo diễn: Yonfan, Hong Kong)   Ride your way – West Coast Premiere (Đạo diễn: Masaaki Yuasa, Nhật Bản)   SHe – US Premiere (Đạo diễn: Shengwei Zhou, Trung Quốc)   The Swallows of Kabul (Đạo diễn: Zabou Breitman, Elea Gobbe-Mellevec; Pháp)   White Snake  (Đạo diễn: Amp Wong, Ji Zhao, Trung Quốc)   Công chiếu đặc biệt Na Tra (Đạo diễn: Jiao Zi, Trung Quốc) Với việc phát hành Na Tra, ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc đã khởi sắc. Bộ phim kinh phí 20 triệu đô đã thu về 700 triệu đô tại phòng vé Trung Quốc.   Son of The White Mare (1981, Đạo diễn: Marcell Jankovics, Hungary)   Steven Universe the Movie (Đạo diễn: Rebecca Sugar, Mĩ)   Cencoroll Connect (Đạo diễn: Atsuya Uki, Nhật Bản)   The Best of Annecy (Phim ngắn, nhiều đạo diễn)   * Nguồn: awn * Biên dịch: Mita – Comic Media Academy

Câu chuyện về một ”vị thần trong dân gian” trẻ tuổi bay xung quanh bánh xe lửa đã thu hút khán giả và những kỳ vọng về tiềm năng thương mại cho ngành hoạt hình của Trung Quốc. Sau khi phát hành vào ngày 26 tháng 7, Nezha (Na Tra) nó đã kiếm được 674 triệu USD (tương đương 4,81 tỷ đồng) – doanh thu chỉ xếp sau bộ phim năm 2017 là Sói chiến binh II, trở thành phim hoạt hình thành công nhất ở Trung Quốc, vượt xa phim giữ kỷ lục trước đó –  Zootopia (Phi vụ động trời) đã mang  về cho Disney 236 triệu USD. Thành công đáng kinh ngạc của bộ phim đã làm tăng hy vọng cho ngành hoạt hình đang phát triển nhưng vẫn còn non nớt của Trung Quốc. Trong khi các tựa phim hoạt hình liên tục chiếm từ 10% đến 15% doanh thu phòng vé ở Mỹ và khoảng 40% tại Nhật Bản, con số này ước tính chỉ khoảng 6% đến 10% tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Na Tra đã đặt ra cho Trung Quốc một tiêu chuẩn mới về chất lượng phim hoạt hình – thể loại vẫn đang được xem là dành cho trẻ em thay vì dành cho những khán giả trưởng thành hơn. Nhưng liệu rằng Na Tra có thực sự là điềm báo cho một làn sóng mới hay không?, hay chỉ có mỗi bộ phim tạo ra “cơn sốt” này? Nhà phê bình Yu Yaqin cho rằng bộ phim thành công chủ yếu là nhờ thời gian. Na Tra của công ty sản xuất nổi tiếng Trung Quốc Enlight Media tạo ra hit trong suốt mùa hè vừa qua trong một lĩnh vực không có đối thủ cạnh tranh. Nội dung bộ phim cũng khai thác vào cảm giác tự hào dân tộc ngày càng tăng trong lòng người xem ở Trung Quốc. ”Có rất nhiều giá trị sản xuất tốt đằng sau bộ phim hoạt hình Trung Quốc phá kỷ lục này” – hãng tin Tân Hoa Xã cho biết’. Chúng tôi ngày càng có niềm tin mãnh liệt vào văn hóa truyền thống và hình thức thể hiện sáng tạo của bộ phim”. Na Tra, người đôi khi xuất hiện cùng với vị thần dân gian nổi tiếng là Vua khỉ, được rất nhiều khán giả yêu thích, nhờ vào điện ảnh, chương trình truyền hình và văn hóa pop. Nhân vật Na Tra “bước ra thế giới” kể từ bộ phim hoạt hình năm 1979 ”Na Tra  chinh phục Vua rồng” được khởi chiếu tại Cannes. Bộ phim là thành quả cho quá trình làm việc vất vả của Jiaozi, tên thật là Yang Yu.  Anh  học tại trường y ở Tứ Xuyên nhưng bắt đầu học hoạt hình 3D sau khi tốt nghiệp. Anh phải mất gần bốn năm sống như một ẩn sĩ, ở nhà với mẹ để đưa ra đoạn phim ngắn 16 phút đầu tiên của mình, tiếp tục giành được nhiều giải thưởng, kể cả tại Liên hoan phim ngắn Berlin. Anh  đã viết 66 phiên bản của kịch bản trong suốt hai năm và duyệt qua hơn 100 bản vẽ của phim Nezha (Na Tra). Khoảng 80% các bức ảnh liên quan đến các hiệu ứng đặc biệt, và ít nhất 60 công ty và 1.600 người đã tham gia vào quá trình sản xuất 5 năm. Xét về chi phí cũng như thời gian cần thiết để tạo ra một bộ phim hoạt hình hay, nhiều người lo sợ Na Tra có thể là một câu chuyện thành công nhưng chỉ một lần. Trung Quốc từng chứng kiến sự bùng nổ của bộ phim bom tấn mùa hè 2015 ”Monkey Monkey: Hero Is Back” với doanh thu 134 triệu đô la, nhưng làn sóng quan tâm với phim hoạt hình sau đó đã giảm. Hóa ra, mọi người đã không phải chờ đợi quá lâu cho sự mong chờ tiếp theo với ngành hoạt hình Trung Quốc. Abominable, một câu chuyện về hành trình phiêu lưu của người tuyết, hứa hẹn sẽ tạo ”hit” cho các rạp phim Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10. Abominable được công chiếu tại Liên hoan phim Toronto, kể về câu chuyện một cô gái cố gắng đoàn tụ với một con thú người tuyết cùng gia đình trên đỉnh Everest. Bộ phim là bản phát hành đầu tiên kể từ năm 2016 từ công ty trước đây là Oriental DreamWorks, sự hợp tác đầy tham vọng giữa DreamWorks Animation và China Media Capital.   * Nguồn: variety * Biên dịch: Mita – Comic Media Academy

  Nếu trở thành hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan cho game là mơ ước của bạn và bạn không chắc mình đã hội tụ đủ những yếu tố cần thiết chưa thì hãy đọc bài viết này! Bài viết liệt kê chi tiết những bước đi căn bản bao gồm nội dung nên có trong portfolio và những sai lầm cần tránh. Với những ví dụ cụ thể, những mẹo nhỏ và những kiến thức chuyên môn, Robert Hodri sẽ nói cho bạn nghe tất cả những điều bạn cần biết để theo đuổi sự nghiệp trong ngành Thiết kế cảnh quan cho game. Robert Hodri là một họa sỹ kỳ cựu trong ngành, hiện tại anh đang làm hoạ sỹ 3D/Thiết kế cảnh quan ID Software tại nơi anh tham gia sản xuất Doom, bao gồm 3 nội dung mở rộng cho nhiều người chơi (DLCs multiplayer). Trong lúc tự học, anh bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình vào năm 2009 tại Crytek ở Frankfurt, Đức dưới vai trò hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan chính thức. Tại đây anh có cơ hội tham gia vào những dự án game như Crysis 2, Crysis 3, Ryse, Warface and Homefront: The Revolution. Trong bài hướng dẫn này, Robert chia sẻ kiến thức và chuyên môn của mình một cách chi tiết bằng cách trả lời tất cả những câu hỏi liên quan về việc theo đuổi sự nghiệp làm hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan cho game. Hãy bắt đầu bằng việc tạo cho mình một portfolio chuyên nghiệp trên website ArtStation Pro. Cách tốt nhất để các tác phẩm của bạn được các studio sản xuất game và nhà tuyển dụng chú ý là để chúng hiện lên tại những kết quả tìm kiếm đầu tiên. ArtStation có giao diện đẹp, nhanh và dễ dùng, bạn chỉ mất một vài phút để hoàn thành.   Làm sao để trở thành hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan cho game? Tôi cho rằng điều quan trọng nhất là bạn phải có đam mê với video games và nghệ thuật nói chung. Điều đầu tiên bạn nên làm là làm quen với tất cả các phần mềm cũng như công cụ tạo ra texture (chất liệu), đồng thời nghiên cứu các tài liệu cho dự án của bạn. Bạn cũng nên làm quen với các hệ thống game, ví dụ như: Unreal Engine, Cryengine, Unity là những hệ thống tuyệt vời và ai cũng có thể truy cập sau khi họ tải về máy. Có rất nhiều chỉ dẫn và tài liệu trên mạng giúp bạn biết cách để đưa các tác phẩm của mình vào ngành công nghiệp game. Sau khi đã thông thạo các chương trình này, bạn có thể bắt đầu tạo nên vật dụng đầu tiên bằng những hệ thống game đã đề cập. Quá trình học tập đôi khi vô cùng khó khăn nên sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu bằng những vật dụng đơn giản và phát triển lên những vật dụng phức tạp hoặc thậm chí là cảnh quan. Là một hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan, bạn cần phải làm quen với những phần mềm tạo mẫu 3D như 3Ds Max, Maya hoặc Modo. Biết cách sử dụng Photoshop hoặc Substance Designer / Painter vô cùng quan trọng cho việc tạo texture và vật dụng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm quen với những phần mềm điêu khắc 3D như ZBrush hay 3DCoat. Khá nhiều công cụ cho một người mới bắt đầu và điều này có thể làm bạn ngộp nhưng tin tốt là bạn có hàng tá những hướng dẫn, tài liệu và diễn đàn trên mạng để hỏi. Có rất nhiều cách để liên hệ với những hoạ sỹ khác và đó là một lợi thế. Có không ít hoạ sỹ mới vào nghề có được công việc đầu tiên bằng cách đơn giản là đăng các tác phẩm của mình lên websites hoặc hỏi trên Facebook xem ai có thể gửi portfolio của họ đến đúng người. Tác phẩm chất lượng là một chuyện nhưng quan trọng là bạn phải được để ý, đặc biệt là với số lượng hoạ sỹ đang lên hiện nay. Một bước quan trọng để tìm việc trong ngành này là có một portfolio online, phô bày các tác phẩm của bạn và tạo cho mình một phong cách riêng. Nó có thể là rổ rá, đá, đến vũ khí và phương tiện di chuyển. Cho họ thấy với quá trình làm việc của mình, bạn có thể tạo ra những phong cách nghệ thuật chất lượng và thành thạo cho game. Tạo ra những lưới high poly (đa giác cao) và chuyển chúng về lưới low poly (đa giác thấp) là việc mà hoạ sỹ 3D nào cũng biết và bạn nên cho các nhà tuyển dụng thấy được điều đó. Khi nộp đơn vào công ty, bạn có thể sẽ phải trải qua một bài kiểm tra trước khi được gọi điện phỏng vấn. Nội dung bài kiểm tra đó có thể là một vật dụng nhỏ hoặc toàn cảnh, tùy vào từng công ty và vị trí bạn đăng ký. Bạn sẽ được cung cấp một bản phác thảo cùng một vài dòng mô tả ngắn về yêu cầu, kỳ vọng, texture và cảm xúc cho sản phẩm cuối cùng. Đây là ví dụ về một bài kiểm tra tôi làm vào năm 2013: Nếu bài kiểm tra của bạn đủ hấp dẫn, họ sẽ sắp xếp một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hoặc skype và bạn có thể được trao đổi với giám đốc nghệ thuật hoặc trưởng nhóm họa sỹ. Hãy chuẩn bị để giới thiệu bản thân và trình bày sự hào hứng của bạn đối với studio và dự án của họ. Thông thường, bạn sẽ nói về cách bạn tạo ra thành phẩm trong bài kiểm tra của mình,

  Trong bối cảnh ngành công nghiệp 3D ngày càng phát triển mạnh mẽ, bạn càng cần bảo đảm tác phẩm của mình nổi bật giữa đám đông. Là họa sĩ 3D, bất kể trình độ của bạn đến đâu, 10 lời khuyên hữu ích dưới đây của chuyên gia sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng điều khiển cử chỉ, chuyển động nhân vật – một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nhân vật hoạt hình chân thực, ấn tượng, đáng xem.   1. Nghiên cứu, tham khảo, ghi chép Nghiên cứu nhân vật theo nhiều cách khác nhau. Tập thói quen lập kế hoạch công việc. Quan sát người khác, đặc biệt người có nét giống nhân vật của bạn. Đại danh họa Picasso có câu nói bất hủ, “Good artists copy, great artists steal” (tạm dịch: Nghệ sĩ giỏi chỉ biết sao chép, nghệ sĩ vĩ đại thậm chí đánh cắp luôn). Bí quyết là đừng đánh cắp tác phẩm của người khác, mà hãy đánh cắp từ cuộc sống và biến nó thành một phần không thể thiếu trong kho tư liệu tham khảo của bạn.   2. Lưu ý khâu thiết kế chuyển động Hoạt hình là thiết kế chuyển động nhân vật. Bạn cần thiết kế chuyển động sao cho ăn nhập với cảnh phim. Thiết kế chuyển động trong hoạt hình đôi khi quá lố. Tập trung xác định các cử chỉ chuyển động như thế nào trong không gian, cố gắng phản ánh chúng sao cho tự nhiên, đẹp mắt nhất.   3. Khám phá sức mạnh của sự bất động Thay vì tạo chuyển động cho nhân vật, bạn tìm kiếm những khoảng khắc “dừng hình” trong hoạt hình, nơi sự bất động của nhân vật thường toát lên ý nghĩa khác ngoài cử chỉ, hành động. Trong phim live-action, khoảnh khắc ấn tượng mạnh mẽ nhất là khoảnh khắc bất động tinh tế. Hoạt hình đôi khi không cần sự quá lố.   4. Tìm hiểu không gian cử chỉ Không gian cử chỉ (gesture space) là phạm vi chuyển động của nhân vật. Nó nằm bên trong không gian cơ thể, bên ngoài, bên cạnh, hay bên dưới khuôn mặt? Cử chỉ có cần không gian rộng mở hay không? Hay nó chỉ là thành phần thứ yếu? Tìm kiếm khoảng thay đổi giữa các không gian cử chỉ – sự tương phản là công cụ tuyệt vời.   5. Cân nhắc sự tương phản Kết cấu và thời gian đóng vai trò quan trọng. Lột tả sự tương phản giữa cử chỉ thả lỏng với chuyển động nhanh. Phá vỡ tính đơn điệu, vì nó là kẻ thù của hoạt hình. Chuyển động có thể đơn điệu, nhưng cứ đơn điệu mãi sẽ dẫn đến nhàm chán, tẻ nhạt. Cân nhắc nơi bạn có thể phá vỡ cử chỉ đơn điệu.   6. Biến tấu cử chỉ rập khuôn Những cử chỉ như xoa cổ, chỉ tay,… từng một thời là ý tưởng thiên tài, nhưng đã bị dùng đi dùng lại nhiều lần trong hoạt hình đến mức biến thành rập khuôn, ai cũng thấy, cũng biết. Nếu bạn dự định dùng lại cử chỉ rập khuôn, hãy tìm cách biến tấu nó cho khác đi, cho trở thành nét đặc sắc riêng của mình.   7. Thêm đạo cụ Bạn thích ý tưởng trao đạo cụ vào tay nhân vật. Là họa sĩ hoạt hình, bạn cần tìm cách diễn tả cử chỉ cầm nắm, mang vác đạo cụ sao cho chân thực, tự nhiên nhất, làm cảnh phim toát lên sức lôi cuốn, hấp dẫn. Tránh lạm dụng hoặc “thêm mắm thêm muối” quá nhiều vào cảnh phim. Chỉ sử dụng đạo cụ như phương tiện nhấn mạnh cảnh phim mà thôi.   8. Sử dụng chuyển động của đầu Mỗi bộ phận trên cơ thể nhân vật đều có khả năng chuyển động; vì vậy, hãy thử tưởng tượng cử chỉ nhân vật sẽ như thế nào nếu anh ta không sử dụng tay. Nếu phải kể câu chuyện qua sử dụng chuyển động của đầu nhân vật, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ miêu tả ra sao? Dưới bao nhiêu góc độ? Khởi đầu từ đơn giản, rồi mới trau chuốt khi bạn hoạt hóa cử chỉ của đầu. Cân nhắc sức nặng của chuyển động.   9. Tránh những sai lầm phổ biến Sai lầm lớn nhất là quá nhiều, quá dư thừa. Càng ít càng tốt. Sai lầm tiếp theo là không trau chuốt đúng mức. Cần tạo vẻ chân thực, tự nhiên cho cử chỉ. Mỗi nhân vật – đồ chơi, con bọ, siêu anh hùng – có ngôn ngữ cử chỉ riêng, nên sẽ có cử chỉ khác nhau.   10. Tưởng tượng tương lai Tiếp theo sẽ là gì cho nhân vật hoạt hình? Hãy lưu tâm đến sự tương tác, khả năng chuyển động của quần áo, mái tóc,… Những công cụ ghi hình giúp nắm bắt dễ dàng hơn cử chỉ bàn tay, cách chuyển động của nhân vật. Hoạt hình là nơi bạn đẩy ý tưởng diễn xuất đi theo nhiều hướng khác nhau. Độc đáo, thú vị, đúng với nhân vật.   * Nguồn: creativebloq * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy

Studio Ghibli là xưởng phim hoạt hình Nhật Bản nổi tiếng thế giới, được đạo diễn lừng danh Hayao Miyazaki thành lập năm 1985. Những anime do Studio Ghibli sản xuất không chỉ được ưa chuộng và đánh giá cao trong nước, mà còn góp phần truyền bá văn hóa Nhật Bản ra khắp thế giới. Bài viết dưới đây điểm mặt 7 anime hay nhất mọi thời đại của Studio Ghibli. Nếu là fan ruột của phim hoạt hình Ghibli, bạn hẳn muốn xem qua 7 kiệt tác điện ảnh này, và thưởng thức chúng cả chục, thậm chí cả trăm lần không biết chán, như thể chưa bao giờ được xem trước đó!   1. Princess Mononoke (Công chúa Mononoke) Princess Mononoke (もののけ姫) là một trong những anime nổi tiếng thế giới của Ghibli, công chiếu năm 1997, thu hút 14,2 triệu khán giả tới rạp, mang về 200 triệu USD, trở thành phim hoạt hình “bom tấn” có doanh thu cao nhất thời đó. Phim thuộc thể loại lịch sử, fantasy, lấy bối cảnh cuối thời Muromachi (1336 – 1573) tại Nhật Bản, xoay quanh chủ đề về cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Nhân vật chính trong phim là Ashitaka, chàng hoàng tử cuối cùng của bộ lạc Emishi, và Mononoke, nàng công chúa sống trong rừng với bầy sói. Mononoke căm ghét loài người, vì họ tàn phá thiên nhiên phục vụ cho lợi ích cá nhân, nhưng Ashitaka một mực thuyết phục cô rằng người và sói có thể chung sống hòa bình với nhau. Thế giới trong Princess Mononoke được lấy cảm hứng từ hòn đảo Yakushima, tỉnh Kagoshima.   2. Whisper of the Heart (Lời thì thầm của trái tim) Được chuyển thể từ manga của Aoi Hiiragi, Whisper of the Heart (耳をすませば) là một trong những phim hoạt hình Ghibli đặc biệt được yêu thích tại Nhật Bản. Giữ vai trò đạo diễn bộ phim này không phải là Hayao Miyazaki mà là Yoshifumi Kondo (Grave of the Fireflies). Bộ phim kể về mối tình lãng mạn tuổi mới lớn của hai nhân vật chính: Shizuku Tsukishima và Seiji Amasawa. Shizuku tình cờ ghé thăm cửa hàng đồ cổ Chikyuya của Shiro Nishi, rồi làm quen và trở nên thân thiết với Seiji Amasawa, cháu của Jiro. Shizuku cố gắng hoàn thành cuốn tiểu thuyết, còn Seiji thì theo đuổi con đường trở thành nghệ nhân làm đàn violin. Họ động viên nhau biến ước mơ thành hiện thực. Seiji hứa sẽ kết hôn với Shizuku khi anh thành tài. Cảnh vật thanh bình ở Seiseki-sakuragaoka, Tokyo, truyền cảm hứng cho thị trấn trong phim, và kể từ khi bộ phim được công chiếu vào năm 1995, nơi này đã đón tiếp nhiều du khách và fan hâm mộ đến tham quan.   3. From Up on Poppy Hill (Ngọn đồi hoa hồng anh)   From Up on Poppy Hill (コクリコ坂から) là một trong những anime được Ghibli phát hành gần đây nhất (2011). Khác với bốn anime trong danh sách, From Up on Poppy Hill do Goro Miyazaki, con trai của Hayao Miyazaki, làm đạo diễn. Phim tuy không được nhiều người đánh giá là hay nhất, nhưng cho thấy tài năng của Goro không hề thua kém cha mình. Lấy bối cảnh Nhật Bản năm 1963, một năm trước khi diễn ra Thế vận hội Mùa hè 1964 tại Tokyo, bộ phim xoay quanh câu chuyện về mối tình ngây thơ, trong trắng, nhưng không kém phần sóng gió của hai cô cậu học sinh trung học Umi và Shun. Cảnh Umi thức giấc ẩn chứa thông điệp sâu sắc hơn khi Goro làm trái ý cha, không vẽ ánh mặt trời trong căn phòng của cô. Trong các tác phẩm như Castle in the Sky và Kiki’s Delivery Service, Hayao Miyazaki thường vẽ ánh mặt trời tỏa áng yếu ớt trong phòng.   4. Kiki’s Delivery Service (Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki) Kiki’s Delivery Service (魔女の宅急便) được đông đảo khán giả trong và ngoài nước yêu thích kể từ khi nó được công chiếu tại Nhật Bản vào năm 1989 – một năm sau khi My Neighbor Totoro lên màn ảnh. Bộ phim gây ấn tượng với khán giả bằng câu chuyện kể về cô phù thủy nhỏ tuổi Kiki, rời khỏi nhà để bắt đầu cuộc sống tự lập đầy khó khăn, vất vả cùng chú mèo mun Jiji, nhưng bằng nghị lực đáng khâm phục, cô vượt qua tất cả và chiếm trọn cảm tình người xem. Khung cảnh thành phố biển thơ mộng trong phim được vẽ công phu, có lẽ được lấy cảm hứng từ các nước Bắc Âu. Một bộ phim đáng xem đối với fan hâm mộ của Ghibli.   5. Spirited Away (Vùng đất linh hồn) Spirited Away (千と千尋の神隠し) vừa khởi chiếu vào năm 2001 đã thu về hơn 300 triệu USD, đứng đầu danh sách những bộ phim có doanh thu cao nhất tại Nhật Bản. Cô bé Chihiro tình cờ lạc bước vào thế giới linh hồn, nơi cô quên mất danh tính thật của mình, được đặt tên mới là “Sen.” Cảnh Chihiro chỉ mới 10 tuổi đã phải làm việc vất vả tại nhà tắm công cộng thật sự làm lay động trái tim người xem. Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bộ phim chính là dàn nhân vật độc đáo, đa dạng, bao gồm chàng trai trẻ tốt bụng Haku (thực chất là một vị thần sông), phù thủy Yubaba (người cai quản nhà tắm), Zeniba (chị gái sinh đôi của Yubaba), và Konashi (Vô Diện). Theo bạn, Konashi được coi là hiện thân của lòng tham hay sự trong sáng?   6. My Neighbor Totoro (Hàng xóm tôi là Totoro) Ra rạp năm 1988, My Neighbor Totoro (となりのトトロ) là một trong những phim hoạt hình Ghibli nổi tiếng nhất ở Nhật Bản và nước ngoài, được đông đảo khán giả từ trẻ em đến

Phỏng vấn đạo diễn Hayao Miyazaki về phim hoạt hình gây tranh cãi The Wind Rises Bao năm qua, mỗi khi nhắc đến Hayao Miyazaki, fan hâm mộ đều nói bằng giọng kính phục. Với thiết kế nhân vật phong phú, đẹp mắt, chủ đề câu chuyện sâu lắng, những bộ phim hoạt hình của ông – trong đó có phim Spirited Away đoạt giải viện hàn lâm Nhật Bản – thường xuyên phá vỡ kỷ lục doanh thu phòng vé tại Nhật Bản. Vì vậy, chẳng có gì khó hiểu khi dư luận xôn xao về việc ông tuyên bố giã từ sự nghiệp sau khi cho ra mắt bộ phim cuối cùng The Wind Rises (Gió Nổi). Câu chuyện trong phim The Wind Rises không chỉ khác với những tác phẩm trước đây của ông, mà nó còn dấy lên tranh cãi trên toàn nước Nhật. Dựa trên nhân vật có thật trong lịch sử, The Wind Rises xoay quanh câu chuyện về mối tình đẫm nước mắt của chàng kỹ sư máy bay Jiro Horikoshi trong bối cảnh xã hội Nhật Bản vào những năm đầu Thế chiến thứ hai. Được đề cử giải Oscar, The Wind Rises chủ yếu được trình chiếu tại Mỹ, do ông biết trước nó sẽ vấp phải làn sóng tranh cãi dữ dội tại quê hương ông. Trong cuộc phỏng vấn với Dan Sarto, nhà phát hành kiêm tổng biên tập của Animation World Network, Hayao Miyaki chia sẻ cảm xúc và lý do tại sao mình viết câu chuyện này, cũng như những khó khăn, thử thách mà ông phải đối mặt trong quá trình làm phim. Dan Sarto: Tại sao ông sáng tác câu chuyện này? Câu chuyện có gì hấp dẫn đến mức thôi thúc ông vẽ manga, làm phim về nó? Hayao Miyazaki: Ban đầu, tôi vẽ manga như một sở thích. Nhà sản xuất Suzuki xem qua nó, rồi nói, “Tại sao anh không dựng thành phim?” nhưng tôi nhiều lần từ chối với lý do dựng thành phim sẽ không hay lắm. Bộ phim phù hợp cho người lớn hơn là trẻ em. Bên cạnh đó, ê-kíp được tuyển vào làm việc tại Studio Ghibli không am hiểu nhiều về lịch sử. Tôi nghĩ sẽ mất nhiều thời gian dạy lịch sử cho họ. Vẽ máy bay thời xưa cũng là thử thách không nhỏ. Tuy nhiên, sau nhiều lần bàn bạc, cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng, tôi và nhà sản xuất đã đi đến quyết định dựng thành phim. Dan Sarto: Chủ đề câu chuyện có điểm đặc biệt nào khiến ông tâm đắc và mong muốn dựng thành phim? Hayao Miyazaki: Tôi nhớ mình lớn lên trong những năm tháng cuối cùng của Thế chiến thứ hai. Cha mẹ tôi sống vào thời trước khi Nhật Bản tham gia Thế chiến thứ hai. Tôi không biết gì nhiều về những chuyện xảy ra trong giai đoạn này, ngoại trừ hai người mà tôi quan tâm nhất, Jiro Horikoshi và Hori Tatsuo. Tôi chứng kiến cả hai trải qua nhiều đau khổ và bi kịch trong chiến tranh. Tôi biến họ thành nhân vật chính trong bộ phim của mình. Dan Sarto: Ban đầu, ông từ chối dựng thành phim với lý do nó không phù hợp. Bây giờ, câu chuyện đã được dựng thành phim, ông nghĩ bọn trẻ có yêu thích nó hay không? Bộ phim có ý nghĩa đối với trẻ em và người lớn hay không? Hayao Miyazaki: Một thành viên trong ê-kíp nói cho dù hiện tại bọn trẻ chưa hiểu ý nghĩa của bộ phim, nhưng một khi bộ phim đã in sâu vào tâm trí chúng, một ngày nào đó chúng sẽ hiểu thôi. Tôi nói đùa với ê-kíp rằng làm xong bộ phim này là chúng tôi đang tự đào huyệt chôn mình [cười]. Dan Sarto: Thật may là làm xong bộ phim, ông chưa phải đào cái huyệt nào cả. Xin ông cho biết những khó khăn, thử thách mà ông và ê-kíp gặp phải trong quá trình làm phim? Hayao Miyazaki: Thứ nhất, bộ phim kể về thời kỳ khác hẳn với thời đại chúng ta sống hiện nay. Người Nhật Bản thời đó có cách đi đứng, ăn mặc khác hẳn với bây giờ. Ví dụ, ở nhà, họ ngồi trên chiếu tatami, ra đường, họ mặc kimono. Chúng tôi cần tìm hiểu cặn kẽ lối sống của họ. Chúng tôi sử dụng những bức ảnh cũ làm tư liệu tham khảo. Chúng tôi cố tưởng tượng Nhật Bản có diện mạo ra sao vào thời kỳ không ô nhiễm không khí như hiện nay. Đó là một trong những thử thách lớn nhất mà chúng tôi gặp phải trong quá trình làm phim. Nói về bản thân, năm 40 tuổi, tôi đã đạt được điều mình hằng mong ước từ thuở nhỏ. Sau đó, thử thách lớn nhất là phải tìm kiếm câu chuyện có chủ đề thật hay để dựng thành phim. Nó giống như mò mẫm đi trong phòng tối, không biết mình sẽ đi đến đâu. Dan Sarto: Tôi tin chắc trong mấy tháng qua có cả ngàn người hỏi ông câu hỏi này, và giờ tôi xin mạn phép làm người thứ 1001 hỏi lại ông câu hỏi đó. Tôi nghe có người đồn đoán đây sẽ là bộ phim cuối cùng trong sự nghiệp của ông. Tuy nhiên, tôi cũng nghe có người nói điều ngược lại. Vậy xin cho tôi hỏi đây có phải là bộ phim cuối cùng của ông hay không? Ông có dự định giải nghệ hay không? Hayao Miyazaki: Tại buổi họp báo, tôi lẽ ra không nên nói với mọi người rằng mình sẽ giải nghệ. Những người hiểu tôi nhất định sẽ không tin lời tôi [cười]. Tôi nghĩ Wind Rises sẽ không phải là bộ phim cuối cùng khi tôi bấm máy. Tôi chỉ nghĩ, “Đây sẽ là

Lối vẽ truyền thống tuy được nhiều họa sĩ ưa chuộng, nhưng xét về tốc độ, sự tiện lợi và tính linh hoạt, nó không thế nào sánh bằng vẽ kỹ thuật số. Theo năm tháng, kỹ thuật kết hợp vẽ chì với tô màu kỹ thuật số ra đời và phát triển. Nó thích hợp cho họa sĩ vẽ tay, nhưng muốn lấn sân sang lĩnh vực vẽ kỹ thuật số, hoặc cần kiểm soát hơn nữa diện mạo tác phẩm của mình. Bài viết dưới đây trình bày tiến trình vẽ bức tranh mang tên Vợ Gấu (The Bear Wife), từ bước dựng hình bằng bút chì cho đến tô màu lót đơn sắc bằng công cụ truyền thống trên giấy tone, rồi hoàn thiện chúng bằng công cụ kỹ thuật số trong Photoshop CC. Video minh họa tiến trình: Tiến trình trên chỉ mang tính tham khảo; vì vậy, bạn chỉ nên lấy nó làm điểm xuất phát, lựa chọn công cụ phù hợp với sở trường, và thực hiện theo cách riêng của mình.   1. Khởi đầu với bản phác thảo dưới dạng thumbnail Bước phác thảo dưới dạng thumbnail quyết định hình ảnh có đạt hay không. Để tránh hình ảnh vô vị, thiếu thông tin, bạn cần cân nhắc trước khi vẽ. Nhân vật là ai? Anh ta có câu chuyện nào muốn kể? Hãy để câu trả lời quyết định sự lựa chọn của bạn. Chọn xong bản phác thảo ưng ý, bạn trau chuốt nó trong Photoshop, thiết lập giá trị màu và màu sắc mong muốn cho hình ảnh cuối cùng.   2. Chụp ảnh tham khảo Ảnh chụp giúp mang lại tính chân thực cho cảnh hư cấu. Tránh sử dụng hình ảnh lượm lặt hoặc stock photo. Tự chụp ảnh tham khảo là cách bảo đảm hình ảnh đúng ý mình. Đôi khi bạn phải biết linh động để có bức ảnh ưng ý. Ví dụ, không có gấu con, bạn linh động thay bằng chú chó!   3. Tạo bản phác thảo chặt chẽ, chi tiết Vẽ phóng to bản phác thảo thumbnail trên giấy Bristol, rồi bắt đầu lấy thông tin hình ảnh từ ảnh chụp tham khảo để đưa vào bức vẽ. Chì màu xám Col-Erase cho nét vẽ mềm mại, phóng khoáng hơn chì than, khiến nó trở nên lý tưởng cho giai đoạn phác thảo.   4. In ra giấy Bạn thích tô vẽ trên nhiều loại giấy khác nhau, và ngại tô màu trực tiếp lên bản vẽ gốc, vì nỗi sợ làm hỏng nó luôn cản trở sức sáng tạo của bạn. Nếu vậy, thay vì làm việc trực tiếp trên tranh vẽ chì, bạn in bản phác thảo ra giấy màu Pastel, rồi thỏa sức vẽ màu nước trên đó. Đây là bước cần thiết khi bạn sử dụng màu nước trên giấy.   5. Tạo bản underdrawing Underdrawing là phiên bản 2 màu, trau chuốt hơn một chút so với bản phác thảo ban đầu. Bạn xem lại giá trị màu trong bản thumbnail, ghi nhận những mảng sáng tối. Sử dụng chì đen Col-Erase cho mảng tối (gấu và áo khoác), chì xám Col-Erase để tạo hiệu ứng tinh tế cho mảng sáng (tóc, da, cây cối, và gấu con).   6. Đi màu Bước này cũng dựa trên giá trị màu đã định từ đầu. Pha loãng hỗn hợp màu acrylic nâu và đen, rồi quét lên những mảng tối trong bức tranh. Việc này giúp tăng giá trị màu đậm cơ bản cho mảng tối, phân định rõ mảng sáng tối khi bạn bắt đầu diễn họa.   7. Diễn họa Chọn cọ tròn cỡ nhỏ, bắt đầu diễn họa trong phạm vi màu cơ bản. Ở giai đoạn này, tạm thời bỏ qua mảng sáng. Thay vào đó, tập trung vào gia tăng giá trị màu đậm. Bảo đảm điểm nhấn mảng tối không có giá trị màu quá gần với mảng sáng.   8. Miêu tả chi tiết Chuyển sang chì đen Col-Erase sau khi định xong giá trị màu ưng ý cho mảng tối. Điểm xuyết thêm chi tiết và kết cấu. Nhấn mạnh line art. Ở giai đoạn này, có thể áp dụng kỹ thuật đánh bóng để gia tăng giá trị màu đậm hơn nữa.   9. Diễn họa mảng sáng Chuyển sang mảng sáng sau khi diễn họa xong mảng tối. Pha màu thật loãng, rồi tạo mảng bóng đổ trên khuôn mặt và chú gấu con. Sau đó, quay lại hoàn thiện line art và tạo thêm bóng đổ tinh tế bằng chì xám Col-Erase.   10. Thêm điểm nhấn Làm nổi bật mảng sáng bằng chì trắng để tăng thêm chiều sâu, trau chuốt nó cho thêm phần tự nhiên. Về phần còn lại của bức tranh, can lại nét bằng bút chì Prismacolor (xám đậm cho tông màu trung bình, đen cho mảng tối) để tạo điểm nhấn mà không làm ảnh hưởng đến giá trị màu. Tránh lạm dụng điểm nhấn. Đừng quên bề mặt sáng bóng mới có điểm nhấn, và điểm nhấn hiếm khi hiện diện trong mảng tối.   11. Scan hình và chỉnh màu Phần diễn họa đã xong, giờ bạn có thể bắt tay vào tô màu và trau chuốt trong Photoshop. Scan ảnh, rồi điều chỉnh Curves và Levels cho hình ảnh trên màn hình ăn khớp với bức tranh. Tăng độ tương phản. Chỉnh màu trên lớp Hue/Saturation.   12. Thêm sắc màu kỹ thuật số Bắt đầu tô màu chậm rãi. Trước tiên, bạn vẽ đường viền khăn quàng cổ bằng công cụ Pen, rồi chuyển đổi đường viền thành vùng chọn. Kế đến, tô đầy vùng chọn bằng màu đỏ, chuyển sang chế độ Overlay, giảm Opacity để tạo hiệu ứng tinh tế hơn.   13. Làm sáng mảng trắng Nét chì trắng không bao giờ hiện rõ trong bản scan; vì vậy, muốn tránh hiệu ứng

  Weathering with You – sự “tái xuất” của đạo diễn Anime Makoto Shinkai kể từ lần ra mắt Your Name (năm 2016) – đã kiếm được hơn 10 tỷ yên (92,6 triệu USD) tại phòng vé Nhật Bản kể từ khi phát hành vào tháng 7, lọt vào top 10 bộ phim được sản xuất trong nước có doanh thu cao nhất Nhật Bản. Câu chuyện về thiếu niên tên Hodaka rời khỏi quê hương để đến Tokyo sầm uất và cô gái Hina ma thuật, có khả năng kiểm soát thời tiết, đã gây được tiếng vang với khán giả và nhận nhiều lời khen ngợi của các nhà phê bình – những người được chìm đắm trong câu chuyện ngày mưa. Weathering with You cũng rất vinh hạnh được chọn là tác phẩm đại diện Nhật Bản tranh giải Oscar lần thứ 92 – năm 2020 hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất được thành lập năm 1947, và Nhật Bản từng giành được ba giải thưởng trước năm 1955, cho Rashomon (1950), Cổng địa ngục (1953) và Samurai, Truyền thuyết về Musashi (1954). Tuy nhiên, sau chiến thắng của “Musashi” năm 1955, Nhật Bản đã trải qua ”một đợt hạn hán” kéo dài hơn nửa thế kỷ cho đến khi phim Departures (Khởi hành / Okuribito) giành chiến thắng ở hạng mục này  vào năm 2008. Weathering with you có rất nhiều ý nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên, mặc dù là một trong những bộ phim hoạt hình có doanh thu quốc tế cao nhất mọi thời, Your Name lại không nhận được đề cử cho giải Phim hoạt hình hay nhất Oscar. Thứ hai, Weathering with You là bộ phim hoạt hình thứ hai được gửi tham dự hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất và là phim đầu tiên trong hơn 20 năm. Mặt khác, nếu được đề cử trong hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất đồng nghĩa là Weathering with You sẽ không cạnh tranh với các bộ phim của Disney, Pixar, Dreamworks hay các tác phẩm hoạt hình của các hãng phim khác của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hiện tại, việc được chọn làm đại diện của Nhật Bản vẫn là một vinh dự cho Weathering with You.   * Nguồn : soranews24 * Biên dịch : Mita – Comic Media Academy

Buổi triển lãm Hunted Projects II – Săn Tìm Siêu Phẩm 2019 đã diễn ra vô cùng thành công và tốt đẹp. ✨ 3 Siêu Phẩm Vàng thuộc về các team ▫️ Ngành Truyện Tranh:   ⭐️ Nhóm Geiss2 – Tác phẩm Trạm cứu hộ động vật   ▫️ Ngành Hoạt Hình:   ⭐️ Nhóm AniK10 – Tác phẩm Nightmare of deadline   ▫️ Ngành Digital Painting:   ⭐️ Nhóm Người bình dân – Tác phẩm Change   Cả 3 đều nhận được điểm đánh giá cao nhất từ hội đồng chuyên môn và khán giả. Cùng xem qua những trải nghiệm tại buổi triển lãm của mọi người nhé Khán giả trải nghiệm tác phẩm Trạm cứu hộ động vật thuộc thể loại motion comic của nhóm Geiss2, motion comic thể loại truyện tranh kết hợp với hiệu ứng âm thanh và chuyển động nhẹ, có thể dễ dàng xem trên các thiết bị điện tử.   Các thành viên của nhóm Geiss2 nhận giải Siêu phẩm vàng ngành Truyện tranh   Các thành viên nhóm AniK10 nhận giải Siêu phẩm vàng ngành Hoạt Hình   Tại gian hàng triển lãm của nhóm Người Bình Dân , khán giả có thể dùng postcard để trải nghiệm thêm các điều thú vị khác (như thay đổi màu sắc, ẩn hiện thông điểm)   Nhóm Người Bình Dân nhận giải Siêu phẩm vàng ngành Digital painting – Comic Media Academy –

  Đồ án tốt nghiệp – tác phẩm tựa đề Cốt Trâm, do Nguyễn Thị Xuyên, học viên khóa 2 thực hiện Bìa đồ án tốt nghiệp-học viên Nguyễn Thị Xuyên khóa 2   Quá trình thực hiện tác phẩm – Đề tài: Con người và những mối quan hệ – Chủ đề: Tìng mẫu tử và sự hận thù – Loại thể: trữ tình, tự sự – Cảm hứng: phê phán – Thông điệp: Những con người có ánh nhìn thiển cận, nhìn từ một phía mà đã vội vàng kết tội và lăng mạ người khác. – Ý nghĩa: – Hãy suy nghĩ kĩ trước khi làm.                  – Trước khi nói người hãy nhìn lại mình                  – Làm việc xấu sẽ bị quả báo.                  – Hãy nhìn nhận sự việc bằng nhiều phía – Logline: bà cả hóa điên và sự thật về cây cốt trâm hóa người – Lí do chọn đề tài: Thực trạng hiện nay rất nhiều người phiến diện nhìn vào một mặt của vấn đề mà đưa ra những phán xét và vội vàng chửi bới người khác. Seung ri bị truyền thông cáo buộc mại dâm và nhiều cáo buộc khác, ngụy tạo bằng chứng. Dư luận bủa vây chửi bới mà không cần biết đúng sai.Sau cùng cảnh sát không điều tra được sai phạm gì và anh vô tội. – Tóm tắt nội dung truyện: Truyện kể về sự trả thù của liễu yêu Liễu Nương. Thị và con gái bị thị mợ cả nhà họ Đỗ giết hại. Thị hóa thành người và làm vợ hai của Đỗ Nghiêm để trả thù. Thị giết đứa con đầu của người vợ cả là Đỗ Thị và bị phát hiện, Đỗ Thị mời pháp sư về trấn áp và đúc thị thành trâm và giam cầm linh hồn thị trong đó. Nỗi oán hận của Liễu Nương ngày càng tăng lên, thị đàm phán với pháp sư và quay trở về nhà họ Đỗ. Thị khiến Đỗ Nghiêm ghét bỏ Đỗ Thị và lầm tưởng Đỗ Thị bị điên. Đỗ Thị phát hiện sau đó bị Liễu Nương bắt lại hành hạ. Pháp sư xuất hiện và tiết lộ bí ẩn đằng sau sự sống của Liễu.   tác phẩm CỐT TRÂM                                                   copyright © Nguyễn Thị Xuyên

Ngành công nghiệp anime cạnh tranh khốc liệt. Mức lương trung bình có thể khá thấp. Muốn biết mức lương thấp đến mức độ nào, chúng ta hãy xem qua bài phân tích dưới đây. Năm 2018, Hiệp hội tác giả hoạt hình Nhật Bản (Japanese Animation Creators Association) công bố kết quả khảo sát mức lương và độ tuổi trung bình của người đảm nhận những công việc khác nhau trong ngành công nghiệp anime tại Nhật Bản. Biểu đồ dưới đây của họa sĩ hoạt hình Thomas Romain giúp giải thích cặn kẽ hơn mối quan hệ giữa những công việc này: Hơn 750 người (60% nam, 40% nữ) tham gia cuộc khảo sát, và sau đây là kết quả: Series Director (đạo diễn series phim) Độ tuổi trung bình: 42 Mức lương trung bình hàng tháng: 540.833 yên Nhật (4.878 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 6,490,000 yên Nhật (58.540 USD)   Chief Animation Director (đạo diễn hình ảnh chính) Độ tuổi trung bình: 43 Mức lương trung bình hàng tháng: 470.000 yên Nhật (4.239 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 5.640.000 yên Nhật (50.873 USD) Producer (nhà sản xuất) Độ tuổi trung bình: 39 Mức lương trung bình hàng tháng: 451.667 yên Nhật (4.074 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 5.420.000 yên Nhật (48.888 USD)   Character Designer (họa sĩ thiết kế nhân vật) Độ tuổi trung bình: 38 Mức lương trung bình hàng tháng: 425.000 yên Nhật (3.833 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 5.100.000 yên Nhật (45.997 USD)   Animation Director (đạo diễn hình ảnh) Độ tuổi trung bình: 38 Mức lương trung bình hàng tháng: 327.500 yên Nhật (2.954 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.930.000 yên Nhật (35.445 USD)   3DCG Animator (họa sĩ 3D) Độ tuổi trung bình: 34 Mức lương trung bình hàng tháng: 320.000 yên Nhật (2.886 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.840.000 yên Nhật (34.629 USD)   Episode Director (đạo diễn tập phim) Độ tuổi trung bình: 41 Mức lương trung bình hàng tháng: 316.667 yên Nhật (2.856 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.800.000 yên Nhật (34.268 USD)   Storyboarder (họa sĩ vẽ storyboard) Độ tuổi trung bình: 49 Mức lương trung bình hàng tháng: 310.000 yên Nhật (2.795 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.720.000 yên Nhật (33.546 USD)   Art Director (giám đốc nghệ thuật) Độ tuổi trung bình: 35 Mức lương trung bình hàng tháng: 285.000 yên Nhật (2.570 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.420.000 yên Nhật (30.841 USD)   Color Designer (họa sĩ thiết kế màu sắc) Độ tuổi trung bình: 38 Mức lương trung bình hàng tháng: 278.333 yên Nhật (2.510 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.340.000 yên Nhật (30.118 USD)   Cinematographer (đạo diễn hình ảnh kiêm quay phim) Độ tuổi trung bình: 34 Mức lương trung bình hàng tháng: 265.833 yên Nhật (2.397 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.190.000 yên Nhật (28.765 USD)   Production Assistant (trợ lý sản xuất) Độ tuổi trung bình: 30 Mức lương trung bình hàng tháng: 257.000 yên Nhật (2.317 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.090.000 yên Nhật (27.865 USD)   Key Animator (họa sĩ chính) Độ tuổi trung bình: 36 Mức lương trung bình hàng tháng: 235,000 yên Nhật (2.119 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 2.820.000 yên Nhật (25.430 USD)   Inbetween Checker (họa sĩ kiểm tra khung hình trung gian) Độ tuổi trung bình: 35 Mức lương trung bình hàng tháng: 217.500 yên Nhật (1.961 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 2.610.000 yên Nhật (23.531 USD)   Layout Artist (họa sĩ layout) Độ tuổi trung bình: 38 Mức lương trung bình hàng tháng: 195.000 yên Nhật (1.758 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 2.340.000 yên Nhật (21.097 USD)   Paint Staff (bộ phận tô màu) Độ tuổi trung bình: 26 Mức lương trung bình hàng tháng: 162.000 yên Nhật (1.460 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 1.950.000 yên Nhật (17.581 USD)   2nd Key Animation/Clean-Up (họa sĩ lọc nét) Độ tuổi trung bình: 27 Mức lương trung bình hàng tháng: 93.333 yên Nhật (841 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 1.120.000 yên Nhật (10.097 USD)   Inbetween Staff (bộ phận chèn khung hình trung gian) Độ tuổi trung bình: 24 Mức lương trung bình hàng tháng: 92.500 yên Nhật (833 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 1.110.000 yên Nhật (10.007 USD)   Những người nắm giữ cương vị chủ chốt như đạo diễn series phim hoạt hình có mức lương khá cao, nhưng chẳng đáng là bao so với thu nhập của đạo diễn series phim truyền hình và nhà làm phim Hollywood. Nhìn xuống những người hưởng lương thấp hơn, bạn hẳn sẽ “sốc” khi thấy có người thậm chí không kiếm nổi mức lương tối thiểu. Theo tờ báo Mainichi News, mức lương tối thiểu tại nhiều xưởng phim hoạt hình ở Nhật Bản (dao động tùy theo từng nơi) cao nhất là là 907 yên Nhật (8,18 USD)/giờ. Như vậy, đối với công việc lương thấp, bạn phải làm việc nhiều hơn mới mong kiếm được mức lương tối thiểu. Một thực tế thật đáng buồn! NHK cụ thể hóa mức lương của họa sĩ hoạt hình bằng câu chuyện sau: Họa sĩ hoạt hình được trả 200 yên Nhật (1,8 USD) cho mỗi bức vẽ.  Mỗi ngày họ có thể vẽ tới 20 bức vẽ.  Lương hàng tháng là 107.833 yên Nhật (972 USD)  Ngày làm việc 11 tiếng, nghỉ 4 ngày.  Và thật đáng buồn hơn nữa khi bạn thấy số lượng anime ra mắt ngày càng nhiều hơn trước, nhưng đâu đó trong ngành công nghiệp anime vẫn còn những người hưởng mức lương không đủ sống.   * Nguồn: kotaku * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy

  Dave McCaig là họa sĩ tô màu với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc cho nhà xuất bản truyện tranh Mỹ. Ông cũng từng phụ trách tô màu series phim hoạt hình Batman. Với tôi, trong sáng tác truyện tranh, tô màu là công đoạn thú vị nhất, bởi nó mang lại tính nghệ thuật cho câu chuyện kể. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ chia sẻ 12 bí quyết tô màu cho bản vẽ trắng đen để phong cảnh và nhân vật trở nên sinh động, bắt mắt hơn. Màu sắc giúp mở rộng phạm vi truyện tranh, biến từng khung hình 2D thành cửa sổ mở ra thế giới đa sắc thái. Màu sắc trong khung hình hòa quyện vào nhau như giai điệu bài hát. Trước khi trình bày bí quyết tô màu, tôi xin giải đáp một số câu hỏi sau:   Tại sao nên sử dụng màu sắc trong truyện tranh? Màu sắc giúp độc giả nắm bắt nhanh diễn biến câu chuyện mà không cần “nhét” lời thoại vào đầu họ, cũng như bắt buộc vẽ toàn bộ cảnh vật. Ví dụ, màu sắc đơn giản như bóng đổ màu xanh trên nền vàng tiết lộ cho độc giả biết đây là cảnh bình minh. Màu sắc có những lợi ích đáng chú ý mà bản vẽ trắng đen không có được. Nó có khả năng truyền tải bầu không khí, thời điểm trong ngày, chuyển cảnh, mặt phẳng ảnh, và độ sâu trường ảnh. Nên dùng phần mềm nào? Photoshop CC là phần mềm tô màu truyện tranh thông dụng nhất từ trước đến nay, nhưng gần đây, điều này đã thay đổi bởi sự xuất hiện của Clip Studio Paint. Clip có tốc độ xử lý nhanh hơn rất nhiều ở một số tác vụ như tạo lớp màu phẳng (flat colour) nhờ xác lập cải tiến Paint Bucket tự động dò tìm và lấp đầy kẽ hở trong hình vẽ. Một cách tiết kiệm thời gian hiệu quả! Nói vậy chứ tôi vẫn thích công cụ diễn họa sẵn có trong Photoshop. Ngoài làm việc trên PC ra, thỉnh thoảng tôi cũng “đổi gió” với Clip hoặc Procreate trên iPad Pro. Muốn biết phần mềm vẽ nào phù hợp với mình, bạn xem lại bài viết “Những phần mềm vẽ tốt nhất cho digital painting.”   1.  Khởi đầu với màu phẳng Tạo lớp màu phẳng là công đoạn không thể thiếu đối với họa sĩ tô màu trong ngành công nghiệp truyện tranh Mỹ. Ở công đoạn này, họa sĩ trình bày các hình vẽ phẳng, liền kề nhau trên lớp riêng, tách biệt với line art để dễ tạo vùng chọn trong quá trình diễn họa. Để tiết kiệm thời gian, tôi thường giao công đoạn này cho họa sĩ tô màu phẳng chuyên nghiệp. Sau khi nhận lại bản vẽ màu phẳng, tôi sẽ tô màu chồng lên chúng thông qua công cụ Paint Bucket.   2. Không sử dụng quá nhiều lớp Tôi nghĩ có họa điên mới tạo hàng chục lớp Photoshop trên trang truyện, bởi nó sẽ gây khó khăn cho theo dõi, quản lý lớp. Vì vậy, tôi thường chỉ giới hạn ở 3 – 4 lớp mà thôi, bao gồm lớp màu phẳng, lớp bản sao màu phẳng, lớp chứa đường nét, và đôi khi thêm 1 – 2 lớp chứa line art màu và/hoặc hiệu ứng ánh sáng. Gọn nhẹ và đơn giản!   3. Quyết định phong cách vẽ Thông qua sử dụng công cụ Lasso hoặc Pencil, tôi có thể diễn họa theo phong cách anime cho dễ chỉnh sửa bằng Paint Bucket. Công cụ vẽ Airbrush tuy mang tính nghệ thuật cao hơn, nhưng mất nhiều thời gian chỉnh sửa. Lớp màu phẳng giúp chọn từng hình dễ dàng hơn để chỉnh sửa. Mỗi phong cách vẽ có những thế mạnh riêng, có thể kết hợp với nhau. Tôi thường vẽ background, và sử dụng màu phẳng cho nhân vật; hoặc giữ nguyên màu phẳng của mảng tối, và đi vào diễn họa mảng sáng.   4. Cân nhắc số lượng chi tiết cần đưa vào Phong cách vẽ chi tiết, siêu thực tăng thêm sức nặng cho câu chuyện thông qua miêu tả kết cấu, râu ria,… Phong cách vẽ đơn giản không chú trọng quá nhiều vào chi tiết, để độc giả tự lấp đầy chỗ trống, và giúp đẩy nhanh tốc độ đọc. Diễn họa càng đơn giản, màu sắc càng có sức biểu cảm cao. Ở đây, tôi không có ý đánh giá thấp chi tiết. Chi tiết giúp tăng thêm sức nặng và có giá trị quan trọng. Lược bỏ chi tiết có cả ưu điểm lẫn nhược điểm, và tôi luôn cân nhắc các tùy chọn diễn họa mỗi khi bắt đầu thực hiện tác phẩm mới.   5. Thêm cá tính riêng Nhiều họa sĩ tô màu, cả kỳ cựu lẫn mới vào nghề, dựa vào màu background để làm nổi bật line art. Tôi thực sự không tán thành cách diễn họa này. Tác phẩm tuy phải được thực hiện dựa trên tinh thần hợp tác, nhưng thông qua lựa chọn màu sắc và hình thể, tôi hy vọng tác phẩm của mình mang đậm nét cá tính riêng, bất kể áp dụng cách diễn họa nào. Nghệ thuật hợp tác giống như bạn ở trong một ban nhạc. Mọi thành viên cần chơi theo sở trường và thể hiện phong cách cá nhân của mình; nếu không, tác phẩm hợp tác sẽ trở nên tẻ nhạt.   6. Kể chuyện bằng màu sắc và hình vẽ Màu sắc, đường viền bóng đổ, hoa văn,… là cách hiệu quả, tinh tế để hướng sự chú ý của độc giả vào nhân vật chính và action trong trang truyện. Trong trang truyện này, tôi sử dụng ba hình màu đỏ để hướng nhanh sự chú ý vào nhân vật

  Là một học viên tiêu biểu của thế hệ đầu tại Viện Truyện tranh & Hoạt hình (CMA), Xuyên đã sớm tham gia đứng lớp giảng dạy các khóa ngắn hạn, đặc biệt là nhân tố quan trọng của lớp Manga Comic thiếu nhi. Với tinh thần cầu thị, không ngại dấn thân, Xuyên vinh dự được CMA trao học bổng Bảo trợ tài năng, chính thức trở thành giảng viên tại Viện sau khi tốt nghiệp. Tiếp tục phụ trách lớp Manga Comic thiếu nhi mà bản thân đã gắn bó và tạo được nhiều dấu ấn tích cực từ khi còn trên ghế giảng đường, ở cương vị mới, Xuyên hứa hẹn là giảng viên trẻ với phương pháp mới, góc nhìn mới, đưa ra những chương trình học hấp dẫn, bổ ích để đào tạo các mầm non tiếp bước.   Xuyên cũng là một trong những họa sĩ tìm tòi và sáng tác truyện tranh webtoon đầu tiên của CMA và đang có những dự án riêng về thể loại này.   Năng động, tự tin và luôn khát khao học hỏi, Xuyên là nhân tố đầy hứa hẹn của nền công nghiệp sáng tạo.   – Comic Media Academy –

  Thuộc thế hệ đầu của Viện Truyện tranh & Hoạt hình (CMA), chương trình Họa Sĩ Kể Chuyện – ngành Truyện tranh, Hoài Thương là học viên vinh dự nhận học bổng Bảo trợ tài năng, trở thành giảng viên trẻ tại Viện sau khi tốt nghiệp. Với sở trường về thể loại truyện tranh Manga cộng với niềm yêu thích hướng dẫn các em nhỏ, khi còn ngồi trên giảng đường, Hoài Thương đã tham gia giảng dạy lớp Manga Comic thiếu nhi và đạt được tín nhiệm cao từ phụ huynh cũng như sự yêu thích của nhiều học viên nhí. Không ngừng tìm hiểu, cập nhật các xu hướng truyện tranh mới, Hoài Thương cũng là một trong những họa sĩ sáng tác truyện tranh webtoon đầu tiên của CMA và đang thực hiện giấc mơ cho những dự án cá nhân về thể loại này. Hiện tại, Hoài Thương là nhân tố đầy tiềm năng đang đảm nhận các vị trí quan trọng của các lớp ngắn hạn Manga Comic, Webtoon…   – Comic Media Academy –

  Mọi thứ luôn trở nên phức tạp khi bạn phát giác ra nửa kia của mình là phản diện – hoặc ngược lại – nhưng điều này lại giúp làm nên câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn cho truyện tranh và phim chuyển thể từ truyện tranh. Ví dụ về 6 cặp nhân vật Marvel/DC dưới đây là minh chứng cho thấy nửa kia của bạn không phải lúc nào cũng phá vỡ thỏa thuận chỉ vì anh ta ở bên kia chiến tuyến.   1. Daredevil và Elektra Daredevil luôn nhân danh công lý để chiến đấu chống lại kẻ xấu. Tuy nhiên, bạn gái một thời của anh, Elektra không từ thủ đoạn phi đạo đức nào để giành chiến thắng trong cuộc chiến. Dẫu Matt Murdock cố gắng đứng về phía lẽ phải đến đâu đi nữa, nhưng tình yêu cứ khiến anh quay lại với Elektra. Daredevil đồng cảm với cô, nhưng sự bất đồng quan điểm vẫn là nguyên nhân cản trở mối quan hệ của họ.   2. Batman và Catwoman Không có sự hiểu lầm nào ở đây, vì ngay từ đầu, Bat và Cat đã bộc lộ rõ quan điểm trái ngược nhau về công lý. Trong truyện tranh, TV series, và phim chuyển thể, Batman bị hút hồn bởi Catwoman và thầm yêu cô. Catwoman cũng vậy, và cô có nét giống phản anh hùng (anti-hero) hơn là phản diện, hay đi gây sự đánh nhau, rồi cuối cùng làm hòa.   3. Spider-Man và Black Cat Felicia Hardy (Black Cat) hành nghề đạo chính, nhưng thường xuyên bị Spider-Man phá đám. Cả hai nhân vật thường buông lời “ong bướm” mỗi khi đối đầu nhau. Cuối cùng, Black Cat quyết định “cải tà quy chính,” sát cánh cùng Spider-Man chiến đấu chống lại cái ác. Tiếc thay, sự lãng mạn đã mất đi khi mặt nạ rơi xuống.   4. Nightwing và Harley Quinn Hầu hết mọi người chỉ biết đến cặp đôi Harley và Joker, ít ai ngờ rằng trong một số truyện tranh khác, người cô yêu lại là Nightwing. Trong truyện tranh, hai công dân của Gotham có những giây phút tình tứ không thể chối cãi với nhau. Trong một số phim hoạt hình, họ thật sự ở bên nhau, và thậm chí kết hôn trong series truyện tranh gần đây.   5. Cyclops và Phoenix Jean Grey là một cô gái dịu dàng, có mối tình đẹp với Scott Summers (Cyclops), cho đến một ngày nọ, cô trở thành Dark Phonenix, sở hữu sức mạnh hủy diệt hành tinh. Summers chật vật đối phó với mối quan hệ đi theo chiều hướng nguy hiểm, nhưng cả hai vẫn cố gắng vượt qua.   6. Sue Storm và Dr. Doom Trong phần đầu của nhiều series truyện tranh và phim X-Men, Sue Storm và Victor Von Doom hẹn hò hoặc kết hôn với nhau. Doom tuy là người có hiểu biết, nhưng vì tham vọng và đam mê quyền lực lấn át lý trí, anh dần biến thành siêu phản diện xấu xa, độc ác. Việc này không chỉ đẩy Sue Storm vào vòng tay của Mr. Fantastic, mà còn lôi kéo hai người từng một thời yêu nhau say đắm vào cuộc chiến khốc liệt một mất một còn.   * Nguồn: therealstanlee * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy

  Khi bạn sáng tác câu chuyện, trong câu chuyện luôn có nhân vật truyền cảm hứng mạnh mẽ tới bạn. Nhân vật này ắt hẳn là nhân vật chính phải không nào? Người mà bạn sẽ theo chân anh ta đi suốt chiều dài câu chuyện và có ý nghĩa đối với bạn nhất? Không, người đó chính là nhân vật phản diện. Nhân vật phản diện không chỉ truyền cảm hứng, mà còn cho phép bạn đi sâu khám phá những góc khuất đen tối trong tâm hồn con người để từ đó cho ra đời những nhân vật xấu xa, độc ác đến khó tưởng. Sau đây là 9 yếu tố giúp bạn xây dựng nhân vật như vậy:   1. CÁI BÓNG CỦA NHÂN VẬT CHÍNH Mối quan hệ giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện đóng vai trò chủ đạo trong câu chuyện, vì nó là nguồn gốc của mọi mâu thuẫn. Nhân vật chính sẽ không có cơ hội tỏa sáng nếu như không có nhân vật phản diện gây rắc rối cho anh ta. Không vướng vào rắc rối, nhân vật chính sẽ khó lòng nhận ra điểm yếu của bản thân và tìm cách khắc phục. Nhân vật phản diện là hiện thân cho điểm yếu “chí mạng” của nhân vật chính. Nhân vật phản diện là CÁI BÓNG của nhân vật chính – tấm gương phản ánh chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhân vật chính lầm đường lạc lối. Cả hai nhân vật cùng đối mặt với một vấn đề, nhưng theo cách khác nhau. Ví dụ, nhân vật phản diện Darth Vader là cái bóng của người hùng Luke.   2. THỦ ĐOẠN TẤN CÔNG Trong nỗ lực ngăn cản nhân vật chính đạt được mục tiêu, nhân vật phản diện sẽ ra sức tấn công nhân vật chính trên ba cấp độ: 1) quan hệ cá nhân 2) quan hệ xã hội và 3) tinh thần. Ở cấp độ quan hệ cá nhân, nhân vật phản diện sẽ tấn công bạn bè, người thân,… của nhân vật chính. Ở cấp độ quan hệ xã hội, nhân vật phản diện sẽ tấn công cộng đồng của nhân vật chính. Ở cấp độ tinh thần, nhân vật phản diện sẽ bạo hành tinh thần nhân vật chính. Vì là người chuyên tấn công điểm yếu “chí mạng” của nhân vật chính, nhân vật phản diện phải có thủ đoạn tấn công trên ít nhất hai cấp độ.   3. ĐIỂM YẾU Nhân vật phản diện tất nhiên cũng phải có điểm yếu, nhưng điểm yếu ở đây không đại loại là “Anh ta khoái hành hạ rùa trước mỗi bữa ăn sáng,” “Anh ta có sở thích ướp bướm khô,” hoặc “Anh ta thích giết người.” Đây là những hành động độc ác, CHỨ KHÔNG PHẢI điểm yếu. Lấy ví dụ trong phim, nhiều nhân vật phản diện làm việc xấu mà không cần lời giải thích lý do TẠI SAO. Họ làm vậy vì lý do khá đơn giản: điểm yếu của con người! Những hành động độc ác của họ – từ nhỏ nhặt như trộm cắp đến kinh thiên động địa như tàn sát cả hành tinh – đều bắt nguồn từ ĐIỂM YẾU CỦA CON NGƯỜI. Cùng như nhân vật chính, nhân vật phản diện cần có những khiếm khuyết trong tâm hồn. Ví dụ, tiên hắc ám Maleficent tuy thuộc chủng tộc rồng, nhưng vẫn có điểm yếu như con người.   4. MỤC TIÊU Cũng như vật vật chính trong câu chuyện, nhân vật phản diện cần có những mục tiêu cho riêng mình: ngăn cản nhân vật chính đạt được mục tiêu hoặc cố đạt mục tiêu khác với nhân vật chính. Nhân vật phải là trở lực lớn nhất đối với nhân vật chính, khiến nhân vật chính phải vất vả, khó khăn lắm mới đạt được điều mình muốn.   5. ĐỘNG CƠ BÊN NGOÀI Nhân vật phản diện sở dĩ được nhiều người ủng hộ là vì anh ta chẳng bao giờ nói ra động cơ thật sự của mình. Anh ta luôn tạo bức bình phong che đậy con người thật của mình. Anh ta muốn tỏ vẻ như mình là người tốt. Anh ta bóp méo khái niệm thiện ác để bao biện cho động cơ xấu xa của mình. Anh ta không coi những việc làm xấu xa của mình là trái luân thường đạo lý. Anh ta khiến khiến mọi người lầm tưởng là người tốt. Ví dụ, Gothel là bà mẹ yêu thương, bảo bọc con gái, nhưng như bạn biết đấy, bà chính là hung thủ đâm trọng thương Flynn. Động cơ bên ngoài tuy không đứng vững dưới góc độ lôgic và đạo đức, nhưng nó cho nhân vật phản diện cái lý để làm những việc trái luân thường đạo lý  – và điều này góp phần tăng thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn cho câu chuyện.   6. CÁI LÝ CỦA KẺ XẤU Nhân vật chính cần nghiệm ra chân lý nào đó để giúp anh ta điều chỉnh cuộc sống, khắc phục điểm yếu, và xua tan bóng ma quá khứ. Đó là chân lý về “cách sống tốt” – điều bạn muốn chứng minh qua câu chuyện của mình. Nhân vật phản diện có suy nghĩ khác hẳn. Anh ta không đồng tình với chân lý đó và đưa ra cái lý của mình, “sống là phải biết hưởng thụ.” Ví dụ, Voldmort nói, “Không có thiện ác, chỉ có quyền lực, và những kẻ quá nhu nhược mới không mưu cầu quyền lực.” Mặc dù cái lý của Voldmort không mang tính thuyết phục cho lắm, nhưng nó phản ánh đúng suy nghĩ trong đầu kẻ xấu.   7. VẺ NGOÀI Vẻ ngoài của nhân vật phản diện được phản ánh qua diện mạo, cách ăn nói, cách hành xử, địa vị và quyền lực. Nhân

  Lady and the Tramp (Tiểu thư và chàng lang thang) là bộ phim hoạt hình kinh điển nổi tiếng năm 1955, mới đây được Walt Disney chuyển thể sang phiên bản live-action, và kiến phát sóng độc quyền trên kênh Disney Plus – dịch vụ phim trực tuyến mới của Disney – vào ngày 12/11 tại Mỹ. Ngày phát hành toàn cầu tuy chưa được công bố, nhưng dự kiến vào đầu năm 2020. Những fan ruột của bộ phim này hẳn vô cùng thích thú khi biết dàn diễn viên trong Lady and the Tramp phiên bản 2019 đều là những chú cún xinh xắn bằng xương bằng thịt, chứ không phải nhân vật được tạo ra bằng công nghệ CGI. Disney vừa chia sẻ trên mạng xã hội hình ảnh đầu tiên về hai giương mặt diễn viên chính bốn chân đáng yêu trong phiên bản remake.     Cô chó Rose (thuộc giống chó Cocker Spaniel) với đôi tai to rũ xuống dịu dàng giống như phiên bản gốc sẽ vào vai tiểu thư Lady, và người đảm nhận vai trò lồng tiếng cho nhân vật này là ngôi sao điện ảnh Tessa Thompson (Thor: Ragnarok). Tessa Thompson Vai chàng lang thang Tramp được giao cho chú chó Monte (thuộc giống chó Terrier), và diễn viên Justin Theroux (Mullholland Drive) chịu trách nhiệm lồng tiếng. Justin Theroux Monte có lai lịch xứng đáng được dựng thành phim. Chú được một huấn luyện viên chó nhận nuôi sau khi thoát khỏi lò sát sinh tại New Mexico. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về nàng cún Lady được ông bà chủ Jim Dear và Darling cưng chiều hết mực cho đến một ngày cuộc sống của cô nàng bị đảo lộn khi gia đình sắp có thêm thành viên mới. Lady bị ông bà chủ coi là nguồn cơn của mọi rắc rối, bị hắt hủi tàn tệ đến nổi phải bỏ trốn khỏi nhà, nhưng may sao, chú chó lang thang Tramp xuất hiện, làm thay đổi cuộc đời cô. Đôi bạn bắt đầu nảy sinh tình cảm, nhưng Lady một mực muốn quay về nhà đoàn tụ với gia đình. Tai họa liên tiếp ập đến, nhưng cuối cùng, đôi bạn vẫn vượt qua tất cả để đến với nhau. Cảnh đôi bạn ăn chung sợi mì spaghetti và kết thúc bằng một nụ hôn là một trong những cảnh khó quên nhất trong phim. Cùng chung tay thực hiện bộ phim live-action này của đạo diễn Charlie Bean còn có nhiều diễn viên tên tuổi khác như Sam Elliot (Trusty), Ashley Jensen (Jock), Janelle Monáe (Peg), và Benedict Wong (Bull). Thomas Mann, Kiersey Clemmons, và Yvette Nicole cũng tham gia lồng tiếng cho một số nhân vật bốn chân.   * Nguồn: mirror * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy  

    Nhân vật chính hoàn thiện là nhân vật hội tụ đầy đủ 10 yếu tố như trình bày dưới đây, và bạn sẽ xây dựng nhân vật chính dễ dàng một khi đã nắm vững 10 yếu tố đó.   1. ĐIỂM YẾU Nhân vật chính cần có điểm yếu, không phải vì nó làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, mà là vì nếu thiếu nó, nhân vật chính sẽ không còn là nhân vật chính nữa trong câu chuyện kể về sự thay đổi và trưởng thành của nhân vật có tâm hồn và trái tim. Ở đầu câu chuyện, nhân vật chính có khiếm khuyết nghiêm trọng về điều gì đó, chẳng hạn như vốn hiểu biết về bản thân và cuộc sống, và điểm yếu này ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống anh ta. Để hướng tới cuộc sống trọn vẹn, anh ta phải khắc phục điểm yếu trên. Điểm yếu có hai loại: điểm yếu tâm lý (psychological weakness) và điểm yếu đạo đức (moral weakness). Điểm yếu tâm lý chỉ ảnh hưởng đến bản thân nhân vật chính; tuy nhiên, điểm yếu đạo đức sẽ khiến nhân vật chính làm tổn thương người khác.   2. MỤC TIÊU Nhân vật chính mong muốn điều gì đó và phải trải qua biết bao khó khăn, trở ngại mới đạt được nó. Vì nhân vật chính là linh hồn của câu chuyện, nên mong muốn của anh ta cũng góp phần thổi sức sống vào câu chuyện làm lay động lòng người. Sự mong muốn về điều gì đó giúp xây dựng mối liên kết giữa nhân vật và người đọc. Nó khiến độc giả nghĩ rằng, “Ồ, giờ mình phải tìm hiểu xem anh ta có đạt được điều mình muốn hay không.” Đây là mối liên kết vững chắc. (Có nhiều bộ phim dài lê thê, nhưng chúng ta vẫn ráng xem đến hết, vì cứ lăn tăn mãi với câu hỏi “chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?”) Nếu mối liên kết này đủ sức giữ chân người xem trong bộ phim tẻ nhạt, thử tưởng tượng nó sẽ mạnh mẽ như thế nào trong câu chuyện hay.   3. MONG MUỐN Nếu nhân vật chính mong muốn điều gì đó, hẳn anh ta mong muốn nó với lý do chính đáng. Nhân vật chính thường nghĩ rằng việc đạt được mục tiêu sẽ giúp anh ta lấp đầy những khoảng trống trong cuộc sống, nhưng không biết cách thực hiện như thế nào, và thường lầm đường lạc lối, khiến việc đạt được mục tiêu trở nên vô nghĩa. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, nhân vật chính cần đi sâu khám phá nhu cầu của mình để mong đạt kết quả như ý muốn.   4. NHU CẦU Nhân vật chính có khiếm khuyết nghiêm trọng về điều gì đó, và điểm yếu này khiến anh ta tận hưởng cuộc sống không trọn vẹn. Một khi phát hiện ra điểm yếu của mình, nhân vật chính sẽ học cách chấp nhận thực tế này và cố gắng thay đổi nó trong suốt câu chuyện. Mục đích của câu chuyện là kể về quá trình học cách chấp nhận thực tế của nhân vật chính. Nhìn bề ngoài, chúng ta tưởng câu chuyện kể về quá trình theo đuổi mục tiêu hữu hình của nhân vật chính, nhưng kỳ thực nó kể về quá trình học cách chấp nhận thực tế vô hình của anh ta để cuối cùng đi đến kết quả viên mãn. Nhân vật thường rất sợ nhu cầu học cách chấp nhận thực tế.   5. BÓNG MA QUÁ KHỨ Bóng ma quá khứ là những chuyện xảy ra trong quá khứ của nhân vật. Nó là nguồn gốc của những điểm mạnh và điểm yếu của nhân vật. Nhân vật chính trở thành con người như thế nào là do bóng ma quá khứ quyết định. Chúng ta quan tâm đến con người thật của nhân vật, nên muốn biết bóng ma quá khứ của anh ta. Qua bóng ma quá khứ, chúng ta sẽ biết được nguồn gốc điểm yếu tâm lý và đạo đức của anh ta. Chuyện xảy ra trong quá khứ làm đảo lộn cuộc sống của nhân vật, và từ đó trở đi, nó cứ ám ảnh tâm trí anh ta. Nó cản trở nhu cầu tìm kiếm giải pháp khắc phục điểm yếu của anh ta. Ví dụ, sau cái chết của Ellie, Carl bị mắc kẹt trong quá khứ và không thể yêu người mới.   6. CON NGƯỜI THẬT Điểm mạnh, điểm yếu, đức tin, quan niệm, thế giới quan, triết lý sống,… là những yếu tố tạo nên con người thật của nhân vật chính.   7. VẺ NGOÀI Vẻ ngoài của nhân vật chính được phản ánh qua diện mạo, cách ăn nói, cách hành xử,… Tất cả đều bắt nguồn từ điểm mạnh, điểm yếu, bóng ma quá khứ,… Đây thường được coi là bức bình phong để giúp nhân vật che giấu sự thật về mình, cùng như gây ấn tượng với người xung quanh. Câu chuyện và nhân vật khác sẽ dần đi sâu khám phá những ẩn giấu đằng sau vẻ ngoài của nhân vật chính.   8. STORY ART Để thay đổi từ “con người đầy thiếu sót” thành “con người hoàn thiện,” nhân vật chính sẽ dấn thân vào chuyến hành trình biến điều đó thành khả thi. Bề ngoài, câu chuyện kể về chuyến hành trình theo đuổi mục tiêu, nhưng kỳ thực là kể về chuyến hành trình nội tâm. Trong chuyến hành trình theo đuổi mục tiêu, nhân vật cần nỗ lực khắc phục điểm yếu, và nỗ lực này dẫn đến sự thay đổi. Quá trình diễn ra trong 7 bước, nhưng nếu viết ra hết ở đây thì nó sẽ khá dài. Vì vậy, bạn hãy tìm đọc bài viết

Đồ án tốt nghiệp – tác phẩm tựa đề Hồ Y, do Nguyễn Thị Hoài Thương, học viên chuyên ngành Truyện Tranh Khóa 02 thực hiện. Bìa đồ án tốt nghiệp-học viên Hoài Thương khóa 2   Quá trình thực hiện tác phẩm Bản vẽ bối cảnh trắng đen   Bản phác thảo nhân vật từ hình bóng đen   Bản thiết kế nhân vật Nhân vật Nhân Khang trong tác phẩm     Nhân vật Minh Du trong tác phẩm     Các nhân vật phụ và phản diện     Bìa tác phẩm   Một số hình ảnh tác phẩm Hồ Y   copyright © Nguyễn Thị Hoài Thường

  Hai liên hoan đầy sức sống của Hà Lan– liên hoan Hoạt hình KLIK tại TP Amsterdam và Liên hoan hoạt hình Holland tại TP Utrecht sẽ cùng hợp tác để tạo ra một lễ hội mới cho hoạt hình, diễn ra từ ngày 9 đến 17 tháng 11. Sự kiện đình đám từ cái bắt tay của hai thành phố sẽ mang tên Lễ hội hoạt hình Kaboom, diễn ra ở cả Utrecht và Amsterdam. Mới mẻ và hoành tráng, Kaboom sẽ mang đến những câu chuyện đầy màu sắc về gia đình và trẻ em. Từ ngày 9 đến 12 tháng 11, Kaboom Kids sẽ diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau ở Utrecht và tập trung hoàn toàn vào hoạt hình cho trẻ em và gia đình. Du khách sẽ gặp mặt trực tiếp các nhân vật hoạt hình mình yêu thích, bao gồm Shaun the Sheep, Wallace & Gromit  – phim hoạt hình hài trẻ em của Anh và sản xuất theo công nghệ hoạt hình búp bê, Elle, Oscar & Hoo – chương trình hoạt hình của Pháp. Bên cạnh đó, người tham dự lễ hội còn được thưởng thức các buổi chiếu phim độc quyền ở Utrecht, tham gia các hội thảo khác nhau, gặp gỡ những tài năng mới từ các trường nghệ thuật ở Hà Lan… Sau đó, từ ngày 13 đến 17 tháng 11, Kaboom chuyển đến Westergas ở Amsterdam, tiếp tục mang đến những sự kiện thú vị liên quan đến  hoạt hình. Lễ hội sẽ có các buổi ra mắt, chương trình trao giải, triển lãm, thảo luận của các diễn giả quốc tế, chiếu phim….   * Nguồn: awn * Biên dịch: Mita – Comic Media Academy

  Dưới đây là bài chia sẻ của Clive Davies-Frayne về giải pháp viết bản thảo đầu tiên. Theo ông, trước khi bắt tay vào viết kịch bản, bạn nên thực hiện công việc phát triển nhân vật/cốt truyện, rồi khám phá giải pháp khắc phục vấn đề phát sinh trong quá trình viết bản thảo đầu tiên. Giải pháp của ông không mang tính toàn diện. Nó có thể phù hợp với người này, nhưng vô dụng với người kia, do mỗi người có cách làm việc khác nhau. Trong mắt bạn, giải pháp của ông có lẽ không hữu ích cho lắm, nhưng ít ra nó sẽ giúp bạn xây dựng quy trình phát triển nhân vật/cốt truyện cho riêng mình. Trong bài chia sẻ, trước khi đi vào đề cập những công cụ được sử dụng để phát triển nhân vật/cốt truyện, ông nói lý do vì sao viết bản thảo đầu tiên – khởi đầu câu chuyện từ trang giấy trắng – chẳng bao giờ là dễ dàng.   Tìm hiểu vấn đề Thuở mới vào nghề, tôi gặp một số vấn đề với bản thảo đầu tiên. Vấn đề đầu tiên là tôi mất quá nhiều thời gian để viết nó. Tôi may mắn được trời phú cho khả năng viết 5 – 6 trang/ngày, và thừa sức viết nhiều hơn con số đó. Do đó, vấn đề không nằm ở kỹ năng viết lách, vì kịch bản vốn không phải là tác phẩm văn học. Nhà biên kịch không nhất thiết phải có phong cách sáng tác như một tiểu thuyết gia chuyên nghiệp. Sáng tác câu chuyện và phát triển nhân vật là công việc tiêu tốn nhiều thời gian. Tôi sở dĩ mất nhiều thời gian cho bản thảo đầu tiên là vì sử dụng nó làm công cụ phát triển nhân vật /cốt truyện. Trước khi đặt bút xuống viết, tôi luôn tự hỏi nhân vật này là ai? Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ là gì? Và tôi phải cố gắng làm rõ những câu hỏi này. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bản thảo đầu tiên làm công cụ phát triển nhân vật, tôi thấy mình vướng phải vấn đề khác. Mấy trang đầu của bản thảo luôn đầy rẫy sai sót “chết người.” Nguyên nhân là khi mới viết, tôi chưa hiểu rõ nhân vật, nên mắc sai sót là lẽ đương nhiên, và phải đến khi viết tới trang cuối, tôi mới nhận ra và quay lại chỉnh sửa gấp. Chỉnh sửa xong xuôi, nếu không còn gì nữa, tôi viết bản thảo thứ hai để bảo đảm nhân vật nhất quán trong suốt câu chuyện.   Bước 1: Phát triển và viết kịch bản là hai việc khác nhau Đầu tiên, tách riêng công việc phát triển ra khỏi công việc viết kịch bản. Viết bản thảo đầu tiên là khởi đầu của quá trình viết kịch bản. Do đây chỉ là bước phân tích và phát triển nhân vật/cốt truyện trước khi bắt tay vào viết thật sự, bạn không nhất thiết xây dựng nhân vật/cốt truyện hấp dẫn trong giai đoạn này. Nếu trước khi viết thật sự, bạn chỉ chú tâm vào phát triển nhân vật/cốt truyện, thì chất lượng bản thảo sẽ được cải thiện đáng kể. Càng làm tốt công việc phát triển bao nhiêu, viết kịch bản sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu.   Bước 2: Định hướng bằng logline Logline được các nhà biên kịch sử dụng làm công cụ pitching. Logline thường được viết ngắn gọn, súc tích, dài không quá 40 từ. Nó cho biết câu chuyện kể về điều gì. Nó tiết lộ nội dung trọng tâm của câu chuyện. Hiểu rõ câu chuyện kể về điều gì là yếu tố giúp giữ cho kịch bản đi đúng hướng. Kịch bản không đi vào trọng tâm thường có khuynh hướng lan man, lạc đề. Logline đóng vai trò giống như la bàn, giúp nhà biên kịch định hướng câu chuyện trên từng trang bản thảo, bảo đảm mỗi tình tiết viết ra đều phục vụ cho câu chuyện. Sáng tác câu chuyện mà không có logline sẽ giống như đi lang thang vô định trong rừng. Logline không bắt buộc dùng vào mục đích pitching, song cần chứa đựng nội dung trọng tâm của câu chuyện. Logline góp phần cải thiện chất lượng bản thảo nhờ giữ cho câu chuyện đi đúng hướng.   Bước 3: Phát triển kịch bản Cấu trúc câu chuyện đóng vai trò quan trọng trong viết kịch bản. Nó giúp trình bày câu chuyện sao cho dễ theo dõi. Tuy nhiên, những ai quen viết câu chuyện theo đúng cấu trúc sẽ gặp phải một số vấn đề phát sinh, và đây là nguyên nhân… “Câu chuyện đơn thuần xoay quanh cách nhân vật phản ứng với tình huống.” Vấn đề với cấu trúc câu chuyện là nó chú trọng vào tình huống hơn là phản ứng của nhân vật trước tình huống đó. Muốn viết tốt bản thảo đầu tiên, bạn cần ghi nhớ rằng TẤT CẢ cốt truyện đều phải dựa theo nhân vật (character-driven). Những ai không hiểu câu chuyện là gì sẽ cố sáng tác câu chuyện dựa theo cốt truyện (plot-driven). Điều này có thể được chứng minh dễ dàng qua ví dụ sau. Tưởng tượng nhân vật chính trong câu chuyện giữ vali tài liệu quan trọng, và vali ấy bị kẻ xấu đánh cắp. Trong câu chuyện này, nhân vật chính là Tony Stark (Iron Man); trong câu chuyện kia, nhân vật chính là Spongebob Squarepants. Các câu chuyện sẽ giống nhau chứ? Tất nhiên là không. Nhưng tại sao? Vì câu chuyện được xây dựng theo hướng nhân vật chính (Tony Stark/ Spongebob Squarepants) phản ứng với tình huống (vali bị đánh cắp). Như bạn thấy, mặc dù nhân vật phản ứng vì tình huống (cốt truyện) ép buộc, nhưng

  Texture là những đặc điểm thể hiện kết cấu bề mặt, kích thước, hình dáng, mật độ, cách sắp xếp của một vật thể. Ví dụ texture kết cấu của một thân cây sẽ chai sần còn của lụa thì sẽ mượt mà. Các hoạ sĩ vẽ chất liệu trong điện ảnh chịu trách nhiệm vẽ mô tả cho bề mặt của các nhân vật, môi trường và đạo cụ với những chương trình và công cụ chuyên biệt, tuỳ vào việc bạn muốn đạt được hiệu ứng nào. Justin Holt là một hoạ sĩ vẽ chất liệu với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành phim ảnh. Vài tác phẩm ấn tượng của anh bao gồm Suicide Squad, Alice Through the Looking Glass, Kingsman: The Golden Circle, Game of Thrones và Spiderman: Homecoming. Gần đây hơn, anh làm việc cho Method Studios và tham gia vào dự án Black Panther, Thor: Ragnarok và Justice League với tư cách giám sát. Trong bài viết này, anh chia sẻ một vài kinh nghiệm chuyên môn và tóm tắt lại hầu hết những gì bạn cần biết, từ việc một ngày làm việc như thế nào, đến việc bạn phải học những kỹ năng gì và cách làm portfolio cho chức danh này.   Những kỹ năng và kinh nghiệm cần có. “Tôi đã đi được nửa chương trình y dược dự bị tại trường đại học James Madison tại Harrisonburg VA và nhận ra rằng mình muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành kỹ xảo điện ảnh.” Con đường trở thành hoạ sĩ vẽ chất liệu cho ngành phim ảnh khá đa dạng. Thường thì hướng đi mà đa số mọi người chọn là theo học trường mỹ thuật hoặc trường nghề, nơi cho phép bạn tập trung vào một số quy tắc nhất định. Tôi đã theo con đường mỹ thuật truyền thống, sau khi đi được nửa chặng đường y dược dự bị tại trường đại học James Madison tại Harrisonburg VA và nhận ra rằng mình muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành kỹ xảo điện ảnh. Tôi bỏ đại học James Madison và tốt nghiệp Cử nhân Mỹ Thuật chuyên Hiệu ứng Hình Ảnh tại Cao đẳng Mỹ thuật và Thiết kế Savannah. Ngay trước khi tốt nghiệp tôi được nhận làm thực tập sinh trong 3 tháng tại Electronic Arts Tiburon tại Orlando Florida, nơi tôi vẽ chất liệu sân bóng đá cho trò NCAA của XBox 360. Sau khi hoàn thành khoá thực tập và tốt nghiệp, tôi được nhận vào học nghề về ánh sáng tại Rhythm & Hues Studios ở Los Angeles và đặt bước chân đầu tiên vào ngành Hiệu ứng và kỹ xảo điện ảnh. Tôi dành một vài tháng học về ánh sáng trước khi chuyển qua đội vẽ chất liệu và tôi đã làm hoạ sĩ vẽ chất liệu đến giờ.   Nhiệm vụ Hiện tại tôi là Điều hành đội vẽ chất liệu tại Method Studios ở Vancouver. Công việc của tôi là bao quát toàn bộ các dự án vẽ chất liệu cho tất cả các phim trong studio, từ đấu thầu và tuyển người cho mỗi dự án, giám sát toàn bộ công đoạn đến việc dành thời gian để box paint (đi màu lại để đảm bảo sự đồng nhất xuyên suốt dự án) một số mẫu vật khó. Công việc ở mức độ đơn giản nhất trong dự án của tôi là kiểm soát chất lượng, hướng dẫn, tuyển người và lập kế hoạch dự án và mức độ phức tạp nhất là vẽ những vật dụng khó nhằn trong các dự án.   Một ngày làm việc thông thường. Gần đây tôi không có ngày nào thong thả. Vì công việc của tôi phải bao quát các dự án texture đang được triển khai tại studio nên không ngày làm việc nào giống ngày nào. Một số ngày tôi phải họp cả ngày và thậm chí không có thời gian để ngồi xuống. Những ngày khác tôi phải giám sát phần lớn các sản phẩm. Đây là lý do tại sao tôi thích công việc của mình tại Method, mỗi ngày đều khác nhau.   Thử thách. Phần khó khăn nhất trong công việc của tôi là quản lý nhân sự, bạn phải làm việc với những tính cách đa dạng và phải dung hòa những mối quan hệ cá nhân trong studio. Công việc là phần đơn giản nhất. Điều khó nhất là đảm bảo rằng mọi người có được thứ họ cần và cảm thấy thỏa mãn trong công việc để có thể phát huy tối đa tiềm năng sự nghiệp cũng như thỏa mãn kỳ vọng của sếp và khách hàng.   Cộng tác. Sự cộng tác trong công việc là nền tảng cho tất cả mọi thứ tại Method Studios và ngành công nghiệp hiệu ứng hình ảnh nói chung. Cũng như mọi nỗ lực dựa trên làm việc nhóm, làm phim đòi hỏi sự hợp tác ở mọi nơi giữa hoạ sĩ với hoạ sĩ, bộ phận với bộ phận và khách hàng với khách hàng. Từ những buổi duyệt mỗi ngày, gọi điện cho khách hàng và những cuộc gọi hội thảo với nhà cung, chúng tôi phải liên tục làm việc cùng nhau.   Bạn nên cho gì vào portfolio. “Sự chuyên môn chính là chìa khoá” Để trả lời câu hỏi này trước tiên bạn phải trả lời được “Công việc mơ ước của bạn là gì?”. Và câu trả lời phải càng chi tiết càng tốt. “Tôi muốn làm trong ngành điện ảnh” sẽ không đủ. Câu trả lời càng chi tiết thì bạn sẽ càng dễ dàng biết được mình phải làm gì để đạt được. Nên nếu bạn trả lời rằng “Tôi muốn trở thành nhà tạo mẫu mô hình ở ILM (Industry Light & Magic) để làm phim Transformer” sẽ nó giúp bạn biết được phải tập trung

  Concept Art cho phim Người đẹp và Quái vật. Trong lĩnh vực điện ảnh, Hoạ sỹ concept art là người sẽ giúp chúng ta hình dung và biến những ý tưởng đội ngũ thiết kế cũng như đạo diễn thành hiện thực. Chúng tôi có cơ hội để phỏng vấn hoạ sỹ concept kỳ cựu Karl Simon để tổng hợp những thông tin mà bạn cần biết về công việc sau màn ảnh, cách tìm kiếm cơ hội việc làm cũng như quá trình tạo ra sản phẩm minh hoạ cho một concept điện ảnh. Karl là một họa sỹ người Thụy Điển có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành hiện đang sinh sống tại Anh. Trong sự nghiệp của mình, anh đã tham gia vô số phim Hollywood, trong đó có thể kể đến những tác phẩm nổi tiếng như Những người cùng khổ, Harry Potter và bảo bối tử thần, Hoàng tử Ba Tư, Truy Tìm Ký Ức…, và bộ phim remake gần đây nhất của Disney: Người đẹp và Quái vật. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh học ngành Mỹ thuật truyền thống và tự học thêm về mỹ thật kỹ thuật số (Digital painting) với vai trò là thực tập sinh trong nhiều năm.  Anh bắt đầu làm texture, vẽ concept và thiết kế level trong ngành trò chơi điện tử trong 5 năm trước khi chuyển sang ngành kỹ xảo điện ảnh và lên concept art và matte paint (matte paint là một công đoạn hậu kỳ trong ngành kỹ xảo điện ảnh, vẽ lại những cảnh nền viễn tưởng không dựng được ngoài đời thật) cho các bộ phim. Anh hiện đang làm freelance với công việc vẽ tiền kỳ cho phim, game, VFX (kỹ xảo), xuất bản sách,v..v. Trong bài hướng dẫn này, Karl sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của mình và đưa ra những lời khuyên tốt nhất. Concept Art for Les Miserables    Yêu cầu và Kinh nghiệm Không có một yêu cầu cụ thể nào đối với công việc này. Như tất cả những nghề nghiệp liên quan về nghệ thuật, thứ đầu tiên và quan trọng nhất mà người ta nhìn vào, là portfolio của bạn. Một portfolio thể hiện được kỹ năng vẽ và tạo được sự hấp dẫn với người xem luôn tạo được ấn tượng tốt hơn một cái CV liệt kê ra bạn học được những kỹ năng này ở đâu. Thứ hai, bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt thì mới làm hoạ sỹ concept được, đây là điều tôi nghĩ rằng rất nhiều hoạ sỹ đã bỏ qua. Suy cho cùng bạn được thuê để vẽ ý tưởng của người khác, không phải của bạn.   Các yếu tố cần cân nhắc: mối quan hệ, danh tiếng và vị trí địa lý. Mối quan hệ và may mắn tất nhiên sẽ chiếm một phần quan trọng nhưng những yếu tố này không dễ để kiểm soát. Tuy nhiên danh tiếng là thứ mà bạn có thể quyết định. Lời khuyên của tôi là hãy làm với thái độ nghiêm túc và cố gắng hết mình nếu bạn nhận một công việc, dù nó có vẻ nhỏ và không quan trọng. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết được bạn đang làm việc với ai, họ có những mối quan hệ như thế nào và đôi khi điều đó có thể giúp giới thiệu bạn đến với công việc mơ ước của mình. Một điều cần lưu ý nữa là vị trí địa lý. Tôi không nghĩ rằng tôi có cơ hội tham gia vào nhiều dự án phim đến thế nếu tôi không sống ở Luân Đôn. Có rất nhiều phim được làm ở đây và ở LA, Mỹ. Concept art cho Harry Potter và Bảo bối tử thần: phần 1.   Cần phải bỏ gì vào Portfolio của bạn. Bao gồm những hình ảnh thể hiện được rằng bạn hiểu rõ về cách vẽ. Trong đó, quan trọng là cách bạn thiết kế để tạo nên hình dáng và chủ thể trong hình, bất kể là bạn làm như thế nào. Chúng không nhất thiết phải là một bức hình vẽ tay, bằng bút chì mà có thể là một hình cắt dán hoặc hình 3D hoặc bất kỳ thứ gì bạn thích. Concept art được tạo ra để giải thích và giao tiếp một ý tưởng, và điều này đòi hỏi sự am hiểu về kỹ thuật vẽ. Film là một phương tiện nhiếp ảnh và nếu bạn có thể cho thấy được kiến thức về nhiếp ảnh cơ bản cũng là một lợi thế. Một bức ảnh góc rộng nhìn sẽ rất khác với một cảnh được chụp với một ống kính dài. Một cảnh được phơi đủ sáng sẽ rất khác với một cảnh bị thiếu sáng. Concept Art cho Người đẹp và Quái vật.   Bạn phải làm việc với những tài liệu gì. Lúc bắt đầu mỗi dự án tôi thường phác hoạ với kịch bản. Rất nhanh sau đó tôi sẽ được nhận một số hình ảnh để tham khảo làm điểm bắt đầu. Nó có thể là một bức phác thảo nguệch ngoạc trên một miếng giấy ăn từ đạo diễn, phác thảo kế hoạch và bản cắt mặt chiếu từ đội ngũ thiết kế hoặc một mẫu 3D từ một hoạ sỹ khác. Nếu bộ phim được quay ngoại cảnh thay vì quay trong set, tôi sẽ vẽ chồng lên hình chụp của những địa điểm này. Concept art cho Truy Tìm Ký Ức   Thời gian và yêu cầu của công việc Thời gian tôi dành cho một concept không cố định. Thường thì cách hữu dụng nhất là vẽ thật nhiều bản phác hoạ trắng đen. Ví dụ, để tìm bố cục cho một cảnh, bao gồm thật nhiều góc của thiết kế không gian, hoặc để tìm ra một dáng, thái độ và bóng dáng cho một nhân

    [1] Nhân vật dám nghĩ dám làm đáng ngưỡng mộ hơn nhân vật thành đạt.   [2] Đừng quên những gì thú vị đối với người viết không có nghĩa chúng cũng sẽ hấp dẫn người xem. Chúng khác nhau xa lắm!   [3] Cần thử nghiệm chủ đề sáng tác, nhưng viết đến cuối câu chuyện mới biết nó thật sự kể về điều gì, thì bạn nên viết lại là vừa.   [4] Ngày xửa ngày xưa, có______________. Hằng ngày,_________. Một ngày nọ_____________. Vì vậy,______________. Cuối cùng____________.   [5] Đơn giản. Tập trung. Kết hợp nhân vật. Tránh lòng vòng. Bạn cảm thấy như đang đánh mất thứ gì đó quý giá; nhưng bù lại, bạn được giải thoát khỏi sự ràng buộc.   [6] Nhân vật có thế mạnh và sở trường gì? Hãy thay bằng điểm yếu và sở đoản của anh ta. Thách thức anh ta, xem anh ta xoay sở như thế nào?   [7] Nghĩ ra phần kết, rồi mới đi vào phần giữa câu chuyện. Nghiêm túc mà nói, phần kết là phần khó nhất, nên cần ưu tiên giải quyết trước.   [8] Viết xong câu chuyện là thôi cho dù nó vẫn còn đầy thiếu sót, rồi đi tiếp. Cố gắng làm tốt hơn trong lần sau.   [9] Khi bạn rơi vào thế bí, hãy lập danh sách những tình tiết sẽ không xảy ra… nó nhiều khi sẽ giúp bạn thoát khỏi thế bí.   [10] Lôi những câu chuyện ưa thích ra đọc. Nhận diện điều bạn yêu thích trong câu chuyện, rồi vận dụng chúng vào sáng tác của mình.   [11] Viết câu chuyện ra giấy để tiện bề chỉnh sửa. Ý tưởng tâm đắc nếu không được bạn chia sẻ với ai, nó sẽ vẫn “ngủ yên” trong đầu bạn.   [12] Đừng vội chộp lấy ý tưởng đầu tiên nảy ra trong đầu. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy ý tưởng thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm,… sẽ lần lượt xuất hiện.   [13] Tạo cá tính cho nhân vật. Bạn có lẽ yêu thích tuýp nhân vật ngoan hiền, thụ động, dễ bảo, nhưng nó sẽ là “liều thuốc độc” đối với độc giả.   [14] Bạn sáng tác câu chuyện bằng niềm tin cháy bỏng nào trong bạn? Niềm tin cháy bỏng góp phần làm nên linh hồn của câu chuyện.   [15] Nếu muốn thấu hiểu tâm can nhân vật trong hoàn cảnh nhất định, bạn hãy đặt mình vào vị trí của anh ta.   [16] Nhân vật vấp phải khó khăn, trở ngại nào? Cho độc giả lý do để động viên, khích lệ nhân vật khi anh ta thất bại.   [17] Chẳng có gì là lãng phí. Nếu hiện tại nó vô dụng, cứ để đó, rồi đi tiếp – Sau này quay lại, biết đâu nó sẽ hữu ích thì sao?!   [18] Bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa làm việc hết sức mình với làm việc thái quá. Kể chuyện là sự thử nghiệm, chứ không phải sự trau chuốt.   [19] Nhân vật vướng vào rắc rối do sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng sẽ thật giả tạo nếu nhân vật thoát khỏi rắc rối cũng do sự trùng hợp ngẫu nhiên.   [20] Đem bộ phim bạn không thích ra mổ xẻ, phân tích. Bạn có cách dàn dựng lại bộ phim theo đúng ý mình được không?   [21] Bạn sẽ không thể sáng tác được câu chuyện hay nếu như không có khả năng đồng cảm với nhân vật.   [22] Điểm mấu chốt của câu chuyện là gì? Nếu nắm được nó, bạn có thể dựa vào đó để sáng tác câu chuyện.

    1. Storyboard là gì? Storyboard là bản vẽ phác thảo cảnh quay trong kịch bản phim. Sau khi hoàn thành, storyboard giống như một quyển truyện tranh, nhưng không có lời thoại. Vẽ storyboard là một phần của công đoạn tiền kỳ, bao gồm viết logline, phát triển nhân vật, viết kịch bản, và thiết kế âm thanh.   2. Lịch sử ra đời Walt Disney là người có công khai sinh storyboard hiện đại. Năm 1933, kịch bản phim “The Three Little Pigs” (Ba chú heo con) hoàn toàn được vẽ dưới dạng storyboard. Trước kia, các họa sĩ hoạt hình tại Warner Brothers thường viết những mẩu chuyện rời rạc, rồi tìm cách gắn kết chúng thành câu chuyện mạch lạc. Ngày nay, storyboard phổ biến trong những xưởng phim hoạt hình lớn và ngành công nghiệp game.   3. Storyboard trong phim live action Vào cuối thập niên 30 của thập kỷ trước, David Selznik thuê William Menzies vẽ storyboard cho bộ phim “Gone With the Wind” (Cuốn theo chiều gió). Orson Welles, Howard Hughes, và Alfred Hitchcock tiếp bước theo sau, thuê người vẽ storyboard cho những tác phẩm điện ảnh. Ngày nay, hầu hết đạo diễn nổi tiếng như Stephen Spielberg, George Lucas, anh em nhà Cohen,… đều thuê người vẽ storyboard cho tác phẩm điện ảnh.   4. Dự án nhóm Hầu hết dự án sản xuất phim là dự án nhóm. Storyboard là công cụ truyền đạt mục tiêu của dự án đến tất cả thành viên trong nhóm. Khi thực hiện dự án cá nhân, họa sĩ cũng vẫn muốn thông qua storyboard để hoạch định dự án, chọn lựa góc quay, định thời (timing),…   5. Lợi ích Tiết kiệm thời gian thảo luận. Cho phép mọi người chia sẻ ý tưởng trên tinh thần bình đẳng và thúc đẩy sự đồng lòng, nhất trí. Tạo điều kiện thuận lợi cho chọn lựa giải pháp thay thế. Hiệu quả, kinh tế, chính xác. Tạo sự gắn kết giữa các bộ phận, phòng ban. Giúp phát hiện sớm vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng phát sinh. Duy trì tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ, và tính nhất quán về mặt hình ảnh. Có cái để nói chuyện với nhà tài trợ dự án.   6. Thiết kế âm thanh Tiếp sau công đoạn vẽ storyboard là công đoạn ghi âm. Công đoạn ghi âm thường được thực hiện trước tiên, kế đến là công đoạn hoạt hóa (animation) sao cho hình ảnh ăn khớp với âm thanh. Storyboard giúp diễn viên nắm vai diễn qua phần ghi âm. Phần ghi âm bao gồm lời thoại, thuyết minh, hiệu ứng âm thanh, và âm nhạc.   7. Animatic Animatic là bước kết hợp storyboard với audio track để kiểm tra phần timing. Thỉnh thoảng, animatic còn kèm theo hoạt hình 2D đơn giản hoặc chuyển động camera. Hiện nay, nhiều storyboard còn được lồng thêm cả hoạt hình và mô hình 3D đơn giản.   8. Tính dễ hiểu Thông thường, bạn cần chỉnh sửa phần hình ảnh nếu dự án có chỗ khó hiểu đối với người xem. Thông thường, bạn cần chỉnh sửa phần âm thanh nếu dự án không mang lại cảm xúc cho người xem. Cố gắng vẽ storyboard sao cho người xem không cần đọc lời thoại mà vẫn hiểu được câu chuyện.   9. Tôi có cần phải là họa sĩ hay không? Vẽ là một phần không thể thiếu trong portfolio của bạn. Nhiều công việc đòi hỏi bạn phải có kỹ năng vẽ ở mức độ nhất định. Hầu hết trường mỹ thuật đều yêu cầu học viên (thậm chí cả vẽ 3D) phải biết vẽ. Tại nhiều trường mỹ thuật, bạn phải vượt qua khóa học vẽ người mẫu thì mới được phép theo học hoạt hình.   10. Trang storyboard Storyboard thường là những bản vẽ phác thảo trên thẻ chỉ mục (4” x 6”) cho dễ thêm bớt, xáo trộn thứ tự khung hình. Sau khi xây dựng xong câu chuyện, họa sĩ vẽ hình thu nhỏ (thmbnail) vào 9 – 12 khung trên trang storyboard. Sau khi hoàn thành, production storyboard thường chỉ có 1 – 3 khung trên mỗi trang. Khung lớn dành cho pan và truck (giải thích sau). Production storyboard cần bao gồm action và lời thoại.   11. Góc quay Luôn sử dụng loạt cảnh quay từ nhiều góc quay khác nhau, mỗi góc quay hiếm khi kéo dài quá vài giây. Cố gắng tìm kiếm góc quay ấn tượng, thay vì trực diện.   12. Tiêu điểm Luôn đặt câu hỏi, “Mình muốn hướng sự chú ý của người xem vào đâu?” Sắp xếp các thành phần hình ảnh sao cho chúng dễ đập vào mắt người xem. Trong hầu hết trường hợp, không nên đặt chủ thể chính (tiêu điểm) ở ngay giữa khung hình Áp dụng quy tắc 1/3 để kẻ đường chia khung hình ra thành 9 phần. Cố gắng đặt chủ thể chính (tiêu điểm) tại một trong bốn giao điểm (trái trên, phải trên, trái dưới, phải dưới).   13. Vị trí đặt đường chân trời Trong địa lý, đường chân trời là đường giao nhau giữa bầu trời và mặt đất. Trong nghệ thuật, đường chân trời là đường tầm mắt. Trong cảnh ngoài trời, đường chân trời và đường tầm mắt có thể không phải là một. Đừng bao giờ để đường chân trời chia đôi khung hình. Trong hầu hết trường hợp, nên hạ đường chân trời thấp xuống. Đường chân trời chia đôi khung hình     14. Ống kính camera và phối cảnh Bạn cần hiểu rõ điểm khác biệt giữa các loại ống kính camera. Trong 3D, ống kính góc rộng hoặc ống kính tele tỏ ra phù hợp hơn cả. Kích cỡ ống kính thường được đo bằng đơn vị mm. Ống kính góc rộng: khoảng 12 mm. Ống kính tiêu

Lĩnh vực concept art là nơi quy tụ của nhiều nhân tài trên khắp thế giới. Mech robot concept art by David Revoy Những họa sĩ vẽ concept tài năng đã mở ra kỷ nguyên mới của digital art, truyền cảm hứng sáng tạo cho thế hệ họa sĩ tương lai. Họa sĩ vẽ concept tài năng nhiều không sao kể xiết, nhưng do không đủ chỗ để kể ra hết, bài viết dưới đây chỉ giới thiệu 25+ gương mặt đáng chú ý nhất mà thôi.   1. Shaddy Safadi Shaddy Safadi là họa sĩ vẽ concept cho nhiều game, chẳng hạn như Uncharted 2 của Naughty Dog. Hiện nay, ông hành nghề tự do, thuê gì làm đó. Nét độc đáo nhất trong tác phẩm của ông chính là tính đa dạng. Shaddy có khả năng thiết kế concept nhân vật, môi trường,… Ngoài ra, ông còn có khả năng vẽ cách điệu hóa. Ông là họa sĩ vẽ concept đa tài với gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề. Tác phẩm của ông có mặt trong nhiều game đình đám.   2. Feng Zhu Feng Zhu là giảng viên kiêm họa sĩ vẽ concept nổi tiếng. Những năm 1990, ông khởi nghiệp từ nghề làm game trên PC và PS1. Hiện nay, ông điều hành trường FZD School of Design. Trường của ông chuyên dạy vẽ minh họa/concept art cho phim ảnh/video game. Feng có phong cách sáng tác chặt chẽ, chi tiết; và phong cách giảng dạy cũng vậy. Website của ông chuyên đăng tranh ảnh về môi trường, sinh vật, nhân vật, thậm chí cả tác phẩm 3D. Ngoài ra, ông còn điều hành kênh YouTube riêng với nhiều bài giảng và quảng cáo cho ngôi trường của mình. Tất cả video đều miễn phí, cung cấp nhiều lời khuyên bổ ích cho họa sĩ vẽ concept.   3. Noah Bradley Họa sĩ vẽ concept nổi tiếng thế giới Noah Bradley là nhà sáng lập Art Camp. Ông được nhiều người biết đến qua những tác phẩm được chia sẻ trong cộng đồng mạng. Tranh của Noah có sức hút rất lớn trên những Website như Reddit, nơi ông thường xuyên giải đáp thắc mắc cho các họa sĩ và fan hâm mộ. Hiện nay, Noah không còn đăng nhiều bài trên mạng xã hội, nên bạn sẽ hiếm khi tìm thấy tác phẩm mới. Tuy nhiên, bạn có thể truy cập trang ArtStation, rồi lần theo đường link đến các Website của ông. Hãy tìm đến Art Camp nếu bạn là họa sĩ giàu khát vọng. Art Camp tuy không mở rộng cửa cho mọi người, nhưng nó sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến nghề vẽ concept art.   4. Cam Sykes Cam Skyes là giám đốc nghệ thuật kiêm họa sĩ thiết kế nhân vật kỹ thuật số. Các tác phẩm của ông đa dạng về phong cách và tính cường điệu. Hiện nay, ông là họa sĩ vẽ minh họa/concept art tự do. Bên cạnh đó, ông còn điều hành kênh YouTube riêng với nhiều tranh chân dung, tranh kỹ thuật số, và tài liệu hướng dẫn cho họa sĩ chuyên nghiệp. Tác phẩm của Cam trở thành một hiện tượng và truyền cảm hứng cho những họa sĩ khác.   5. Jason Chan Jason Chan là họa sĩ vẽ concept hàng đầu cho Riot Game. Bạn có thể tìm thấy các tác phẩm của ông trên ArtStation. Ông chủ yếu đảm nhận công việc vẽ minh họa và thiết kế nhân vật game. Ngoài ra, ông còn đi dạy tư và tham gia thuyết trình tại nhiều hội thảo quốc tế. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề họa sĩ tự do, ông hỗ trợ dự án cho hơn 100 công ty khác nhau. Ông là họa sĩ có nhiều tác phẩm đáng kinh ngạc.   6. Tyler Edlin   Nếu đã từng ghé thăm trang Gumroad, bạn hẳn sẽ biết đến cái tên Tyler Edlin, vì đây là nơi ông chia sẻ video hướng dẫn cho họa sĩ, kèm theo vô số ví dụ minh họa tuyệt vời. Ông vẽ minh họa/concept art theo nhiều phong cách khác nhau, từ fantasy cho đến sci-fi. Ông thường xuyên mở nhiều lớp dạy vẽ kỹ thuật số giá rẻ cho người mới bắt đầu và làm việc trực tiếp với học viên để giúp họ nâng cao trình độ vẽ. Ông được xem là vốn quý của ngành công nghiệp giải trí.                                                  7. James Paick James Paick là họa sĩ vẽ concept lão luyện trong ngành công nghiệp giải trí. Ông làm việc cho nhiều studio có tên tuổi như Naughty Dog, EA, Sony, Activision,… Hiện nay, ông chuyên làm game cho các studio từ nhỏ đến chuyên nghiệp. Hơn nữa, ông còn làm giảng viên cho các trường như Art Center, Concept Design Academy, và CGMA. Trên Gumroad có nhiều tác phẩm đáng xem của ông.   8. John J. Park Nói đến tác phẩm của John, chúng ta không có gì để nói ngoài hai chữ CHUYÊN NGHIỆP! Ông tham gia thực hiện nhiều dự án phim và video game như Transformers 4, Godzilla, Halo, Uncharted 4,… Ông có khả năng vẽ tranh 2D bằng kỹ thuật số, làm hoạt hình 3D bằng công nghệ CG. Ông am hiểu về concept art và biết sử dụng hầu hết phần mềm diễn họa. ArtStation là nơi bạn có thể tìm thấy tác phẩm của ông. 9. Maciej Kuciara Maciej Kuciara là họa sĩ vẽ concept người Los Angeles, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghệp giải trí. Tác phẩm của ông chủ yếu dựa trên những bộ phim có tên trên IMDb. Tác phẩm của Maciej không chỉ đa dạng về phong cách, mà còn mang thiết kế phù hợp cho phim hành động, kinh dị, và hoạt hình. Ông là một trong những nhà sáng lập/giảng viên chính của Learn Squared. Ông dạy vẽ online cho

“Cuộc sống không công bằng, phải không? Ít nhất là nó không dành cho mèo mướp này”. Đó là câu nói nổi tiếng của nhân vật Scar trong phim Lion King. Scar là một trong những nhân vật phản diện được yêu thích và dễ nhận biết nhất của Disney. Với chiếc bờm đen sang trọng, nụ cười nham hiểm và nét mặt cá tính, Scar kiêu hãnh với danh hiệu nhân vật phản diện và không ngại thể hiện “móng vuốt” của mình. Sư tử Scar có một bản lý lịch khiến hầu hết các nhân vật phản diện phải ghen tị. Scar đã giết anh trai mình, thao túng cháu trai, chiếm lấy toàn bộ vương quốc và làm chủ tất cả thần dân của mình dưới móng vuốt sắc nhọn. Hôm nay, chúng ta hãy khám phá 10 điều về vị vua đam mê quyền lực này.   1. Vị vua sống lâu Scar là một trong số ít những nhân vật phản diện của Disney có kế hoạch hành động. Scar không chỉ trở thành vua của “Vùng đất kiêu hãnh” mà còn đảm nhiệm việc dẫn dắt chỉ huy. Scar không đi vào một cuộc độc thoại, không chế nhạo hay cười một cách điên rồ. Scar chỉ hành động như một loài “máu lạnh”. Nếu Scar chỉ vồ lấy Simba thay vì gửi bộ ba kẻ mình mướn đến, Scar đã thắng. Nếu bạn muốn một cái gì đó được thực hiện đúng, bạn phải tự làm nó.   2. Những cảnh bị cắt Khi Nala xuất hiện tại ốc đảo của Timon và Pumbaa, cô đề cập với Simba rằng cô rời đi để tìm sự giúp đỡ, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Một cảnh bị xóa cho thấy Scar đã trục xuất Nala sau khi cô từ chối trở thành nữ hoàng của Scar. Hãy nhớ rằng, bộ phim Disney rất thành công ở điểm này. Sự trả thù của Scar trong ”Be prepared”- một bài hát của bộ phim, là một nỗ lực thực sự. Cuối cùng, nó đã được thay đổi với tên gọi “The Madness of King Scar”.   3. Nghệ thuật ở đâu? Ban đầu, Scar một con sư tử lừa đảo dị dạng và vạm vỡ, sẽ xé nát Mufasa đến vụn và khẳng định sự thống trị của mình đối với “Vùng đất kiêu hãnh”, với sự giúp đỡ từ tay sai của khỉ đầu chó. Mối quan hệ gia đình được giới thiệu để tăng thêm sự căng thẳng, và cho thấy rằng ngay cả những người chúng ta biết và tin tưởng cũng có thể có những hành động thuần theo bản năng.   4.Nghệ thuật của nhân vật phản diện Khi phân vai Scar, Disney muốn có một diễn viên mang phong cách Shakespeare. Tất nhiên, Irons là người phù hợp do được đào tạo trên sân khấu với Công ty Royal Shakespeare – một công ty có nhà hát chính ở Anh, nhưng anh không phải là lựa chọn đầu tiên. Trên thực tế, Irons ban đầu miễn cưỡng nhận vai. Bộ phim được lấy cảm hứng một phần từ Hamlet – vở kịch của William Shakepeare, sẽ rất hợp lý khi chọn một diễn viên có những rung cảm với tác phẩm của Shakespear. Ngoài Irons, hai cái tên khác đã được vào vòng trong. Malcolm McDowell – diễn viên từng được nhận một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng của Hollywood và Tim Curry – từng được để cử giải Tony cho nam diễn viên thể loại nhạc kịch xuất sắc nhất.   5.Tyger Tyger (Tiếng Thụy Sĩ: Ông trùm) Mặc dù sản phẩm cuối cùng được lấy cảm hứng rất nhiều từ Jeremy Irons, các ý tưởng ban đầu cho Scar lại đến từ một nhân vật phản diện nổi tiếng khác của Disney. Khi xem Jungle Book, một bộ phim khác của Disney có sự tham gia của một nhóm động vật biết nói, các nhà làm phim hoạt hình đã lấy một vài ý tưởng từ bộ phim năm 1967 này. Tuy nhiên, Scar lại giống như một bản thay thế. Trong một số thiết kế nhân vật Scar trước đó, ý tưởng nghệ thuật của Chris Sanders, cũng là người tạo ra Lilo & Stitch – có những ảnh hưởng rõ ràng từ Shere Khan (nhân vật phản diện trong phim Jungle Book). Từ nụ cười, đến cái cằm và bộ ria khiến Scar trông giống Sher Khan trong cách vẽ. Tất cả những gì Scar thiếu là những tiếng gầm vang lấy cảm hứng từ nhóm nhạc rock Beatles.   6. Câu chuyện bi kịch phía sau Với chủ đề về những vết sẹo và những câu chuyện đằng sau đó, Disney đã phát triển nhân vật Scar trong một bộ sách thiếu nhi đóng vai trò là tiền truyện của bộ phim gốc. Rõ ràng, ý tưởng đã không đi theo kế hoạch, dẫn đến việc Taka bị tổn thương và bỏ đi với một đặc điểm trên khuôn mặt quen thuộc. Anh cho rằng biệt danh Scar, như một lời nhắc nhở về sự thất bại của mình. Cũng cần lưu ý rằng cái tên ban đầu của Scar xuất phát từ thuật ngữ tiếng Swahili – ngôn ngữ chính của dân tộc dọc bờ biển Ấn Độ Dương, có nghĩa là mong hoặc muốn. Bởi vì cậu mong muốn những gì anh trai mình có.   7.Hạ gục anh em Bạn có thể nói những gì bạn nghĩ về bản làm lại này, nhưng bạn không thể phủ nhận có một chút xáo trộn trong mối quan hệ của Scar và Mufasa với bản phim năm 2019. Điều đó khá tinh tế, rằng Mufasa là người chịu trách nhiệm cho cái tên của Scar. Điều đó không vẽ ra cho chúng ta một cách chính xác về một con sư tử bố được yêu thích với những phương

  Thomas Edison có câu nói nổi tiếng, “Thiên tài 1% là cảm hứng và 99% là mồ hôi.” Nhà làm phim đưa câu nói đi xa hơn, “Bộ phim xuất sắc 1% là ý tưởng và 99% là chuẩn bị.” Thực tế cho thấy đạo diễn tài giỏi đến mấy cũng không thể cho ra đời bộ phim xuất sắc nếu bỏ qua bước chuẩn bị cần thiết cho quá trình làm phim. Đạo diễn thường vì quá say sưa với ý tưởng tâm đắc, nên vội lao ngay vào sản xuất càng nhanh càng tốt. Đây là cái bẫy mà nhiều người mắc phải, từ sinh viên trường điện ảnh cho đến nhà làm phim Hollywood. Say sưa với ý tưởng tâm đắc đến mức chỉ muốn cả thế giới biết ngay đến nó cũng giống như ngồi sau tay lái trong tình trạng say rượu. Nó thật không phải là ý hay chút nào. Làm phim là một chuyến hành trình phức tạp, và nhiệm vụ của bạn là lèo lái con thuyền ý tưởng đến đích thành công. Nào bạn hãy uống tách cà phê cho đầu óc tỉnh táo, rồi thực hiện bước chuẩn bị cho chuyến hành trình ngay thôi. Giai đoạn tiền sản xuất (pre-production) là quá trình chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi bấm máy hầu bảo đảm giai đoạn sản xuất diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Giai đoạn tiền sản xuất kéo dài từ vài tuần đến cả mấy tháng, bao gồm các bước lập kế hoạch, tuyển người, đầu tư trang thiết bị,… Tất cả phải được thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng. Giai đoạn tiền sản xuất thường bắt đầu sau khi bạn biến ý tưởng tâm đắc thành kịch bản phim hoàn chỉnh. Sau đây là danh sách liệt kê 13 việc bạn cần làm trong giai đoạn tiền sản xuất. Những việc cần làm không phải lúc nào cũng mang tính bắt buộc, và bạn không nhất thiết làm theo đúng trình tự trong danh sách. Nhà làm phim có thể dựa vào danh sách này để chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi bắt tay vào sản xuất video, phim quảng cáo, phim truyện,…   1. Thành lập ê-kíp (Phần 1) Tìm người tận tâm, mẫn cán, và đáng tin cậy để đưa vào ê-kíp sản xuất. Nếu thành lập ê-kíp theo cách này, bạn sẽ ưu tiên bạn bè và người thân rồi mới đến đồng nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần đến nhà sản xuất, vì anh ta sẽ chia sẻ công việc chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi bấm máy. Giai đoạn tuyển người vào những vị trí quan trọng trong ê-kíp sẽ tiếp thêm cho bạn nghị lực để tiến lên phía trước. Mỗi cá nhân thường có thể đảm nhận nhiều vai trò và công việc khác nhau; ví dụ, diễn viên hoặc giám đốc hình ảnh có thể kiêm luôn công việc của nhà sản xuất. Bạn sẽ như hổ mọc thêm cánh khi quy tụ được dưới trướng những cộng sự cùng chung chí hướng, mục tiêu thực hiện dự án.   2. Chuyển kịch bản phim thành storyboard Bước kế tiếp là chuyển kịch bản phim thành storyboard. Storyboard là kịch bản phim được minh họa bằng hình ảnh sinh động, dễ hiểu giống như truyện tranh. Chúng cho thấy diện mạo từng cảnh quay, từng cảnh phim sau khi biên tập. Đứng dưới góc độ ấn tượng ban đầu, storyboard cho bạn thấy kịch bản phim sẽ trông ra sao khi được chuyển thành hình ảnh. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ thực tiễn, storyboard cho bạn khả năng truyền đạt bằng hình ảnh ý tưởng trong đầu đến diễn viên và ê-kíp. Storyboard không đơn thuần là công cụ trực quan, nó còn có khả năng làm thay đổi lộ trình. Nếu kịch bản phim là sách hướng dẫn, storyboard là bản đồ chỉ đường.   3. Lập danh sách cảnh quay Trước khi bấm máy, bạn cần xác định mỗi cảnh quay sẽ được dàn dựng ra sao, camera sẽ chuyển động như thế nào cho từng cảnh cắt, cùng nhiều chi tiết quan trọng khác. Lập danh sách cảnh quay (shot list) là cách giúp dự toán kinh phí sản xuất, lên lịch quay phim, đầu tư trang thiết bị cần thiết,… trong giai đoạn tiền sản xuất. Bên cạnh đó, nó còn giúp tổ chức sản xuất và bảo đảm quay đủ số cảnh cần thiết cho dự án.   4. Phân tích kịch bản Bạn phân tích kịch bản (script breakdown) để biết mình cần gì trong quá trình sản xuất. Kiểm kê tất cả mọi thứ cần thiết như đạo cụ, phục trang, camera, ống kính, thiết bị âm thanh, nguồn cấp điện, địa điểm quay phim, diễn viên, thành viên trong ê-kíp,… Quá trình kiểm kê cần chi tiết và tỉ mỉ, tốt nhất không nên làm một mình để tránh bỏ sót. Mời các trưởng bộ phận cùng tham gia sẽ giúp kiểm kê hiệu quả hơn và mở ra những cơ hội không ngờ đến. Hãy dành nhiều thời gian cho bước chuẩn bị này, vì nó thật sự cần thiết trong giai đoạn tiền sản xuất.   5. Lên lịch quay phim Lịch quay phim ảnh hưởng sâu sắc tới kinh phí sản xuất và sự phân bổ nguồn lực. Nếu địa điểm quay phim xuất hiện ở nhiều phần khác nhau trong bộ phim, lên lịch quay tất cả các cảnh cùng một lượt sẽ giúp kiểm kê dễ dàng hơn, quay phim ít tốn kém hơn, và cắt giảm chi phí sản xuất. Đây chỉ là một trong số nhiều lợi ích của lịch quay phim. Bạn có thể xếp lịch quay cảnh ban ngày và ban đêm. Thời điểm quay những cảnh này phụ thuộc vào thời điểm hiện diện của diễn viên hoặc địa điểm quay phim.

  Kristen Bell vừa có cuộc trò chuyện với ComicBook.com về bộ phim “Frozen 2” – phần tiếp theo của Frozen (2013) –  bộ phim đã giành được hai giải Oscar ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất.   Kristen Bell – diễn viên đảm nhận việc lồng tiếng cho công chúa Anna – chia sẻ rằng các nhân vật từ Frozen đến Frozen 2 ”đã lớn lên một chút”.   Rất ít chi tiết về bộ phim sẽ ra mắt vào tháng 11 năm nay được hé lộ. Và trailer của ”Frozen 2” cũng cung cấp ít chi tiết về những gì mà người xem nên trông chờ.   “Bạn biết tôi không thể nói với bạn bất cứ điều gì, Disney rất kín tiếng. Tôi có thể nói gì nhỉ? Tôi đã xem một phần của bộ phim khi chúng tôi lồng tiếng, tôi chưa xem hết toàn bộ, nhưng tất nhiên tôi đã đọc kịch bản. Đó không phải là ‘Tập II” của ”Frozen””, Bell nói với ComicBook.com.   ”Phim vẫn sẽ phù hợp cho thiếu nhi và các bé vẫn sẽ yêu thích, nhưng những khán giả cũ của bộ phim cũng đã lớn hơn một chút. ”Tôi nghĩ rằng những người hâm mộ đầu tiên của ”Frozen”,  những cô gái nhỏ và giờ đây có thể không nghĩ phim là dành cho mình, sẽ rất ngạc nhiên”. Trong khi đó, người giám sát hiệu ứng hình ảnh cho Frozen 2 –  Marlon West tiết lộ Frozen 2 ”kể về hai chị em đang cố gắng bên nhau trong khi thế giới cố gắng tách rời họ,”   Trước đó, năm 2018, đạo diễn Jennifer Lee nói với Variety rằng phần tiếp theo sẽ ”lớn hơn, hoành tráng hơn” so với ”Frozen”.   Hoạ sĩ phụ trách phần hoạt hình Beck Bresee chia sẻ với The Hollywood Reporter: “Rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong bộ phim đầu tiên trở thành những bí ẩn mà chúng tôi đang cố gắng giải quyết trong bộ phim này”. Mita – Lược dịch từ Deseret News Entertainment   * Nguồn: deseretnews * Biên dịch: CTV – Comic Media Academy

Báo cáo Đồ án Tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện Ngành Truyện Tranh Khóa 1&2 VIỆN TRUYỆN TRANH HOẠT HÌNH VIỆT NAM CMA Sau 3 năm học tập tại Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA), ngày 20/7/2019 vừa qua, các bạn học viên Lê Thị Hồng Hạnh (Lạc An), Nguyễn Thị Hoài Thương, Nguyễn Thị Xuyên đã có buổi báo cáo Đồ án tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện. Buổi báo cáo được tổ chức trang trọng với  sự tham gia của Hội đồng Giảng viên và các bạn học viên khoá dưới. Hội đồng giảng viên CMA Với tiêu chí đào tạo hoạ sĩ toàn năng, bài đồ án tốt nghiệp được xem là đủ tiêu chuẩn khi học viên hoàn thành đầy đủ các hạng mục: concept nhân vật và bối cảnh, beatboard, câu chuyện được kể theo cấu trúc 3 hồi 8 nhịp, ít nhất 56 trang truyện hoàn chỉnh đối với hình thức truyện tranh in giấy truyền thống, và 120 khung với hình thức truyện tranh webtoon. Thời gian 4 tháng để làm đồ án tốt nghiệp đối với học viên ở Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA) được đánh giá là phù hợp với tốc độ của một hoạ sĩ chuyên nghiệp trong ngành công nghiệp truyện tranh hiện nay, nhưng cũng là một thách thức lớn với các bạn học viên. Vượt qua các khó khăn trong quá trình làm việc, các bạn đã hoàn thành đúng tiến độ và mang lại những tác phẩm rất ấn tượng. Chính vì vậy, trong buổi báo cáo sáng ngày 20/7 vừa qua, bên cạnh việc ghi nhận sự nỗ lực của ba bạn học viên hoàn thành đồ án, Hội đồng Giảng viên đã dành cho các bạn nhiều lời khen về kỹ thuật chuyên môn.   Lấy đề tài về biến đổi gen cùng hình thức thể hiện hoàn toàn bằng vẽ tay, tác phẩm Designed Generation của Lạc An là gửi lời cảnh tỉnh đến nhân loại về hệ quả của việc thực hiện thí nghiệm cắt ghép gen trên cơ thể con người. Tác phẩm đã gây xúc động mạnh và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ Hội đồng Giảng viên. Bạn Lê Thị Hồng Hạnh ( Lạc An ) trình bày tác phẩm Designed Generation của mình Cùng chọn thể loại liêu trai, kì ảo và bối cảnh Việt Nam xưa, nhưng tác phẩm Hồ Y của bạn Nguyễn Thị Hoài Thương và Cốt Trâm của bạn Nguyễn Thị Xuyên lại mang đến cho người xem hai cảm xúc khác nhau, với phần thể hiện trên 2 nền tảng: truyện tranh truyền thống và webtoon. Với Cốt Trâm, tác phẩm trình bày theo thể thức truyện tranh truyền thống, đó là câu chuyện tình yêu nhuốm màu ma mị. Còn nổi bật trong Hồ Y, tác phẩm được thể hiện bằng định dạng webtoon, lại là thông điệp về bảo vệ động vật thông qua câu chuyện cảm động giữa người và một bé cáo. Hai bạn cũng tạo ra được bầu không khí bàn luận sôi nổi và nhận được nhiều nhận xét tốt từ Hội đồng Giảng viên, đặc biệt là lời khen cho phần nghiên cứu tư liệu công phu, hoàn chỉnh. Bạn Nguyễn Thị Hoài Thương ( Thương Haki ) trình bày 3 hồi 8 nhịp ( tác phẩm Hồ Y của mình ) với hội đồng giảng viên   Bạn Nguyễn Thị Xuyên ( Xyn Kyubi ) trình bày concept nhân vật ( tác phẩm Cốt Trâm )   Bên cạnh đó, Hội đồng Giảng viên cũng dành nhiều góp ý về chuyên môn để các bạn hoàn thiện tác phẩm, đồng thời các thầy cô cũng mong đợi tác phẩm sớm ra mắt công chúng và nhận được nhiều sự ủng hộ. Mặc dù, số lượng học viên được tham gia báo cáo trong đợt 1 năm 2019 còn khiêm tốn, song với chất lượng trong bài thể hiện, Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA) tin rằng sau hơn 3 năm học tập và rèn luyện, các bạn đã trưởng thành, sẵn sàng đương đầu với mọi sóng to gió lớn trong con đường trở thành Họa sĩ kể chuyện chuyên nghiệp.   Nhận xét của Th.sĩ Lê Thắng – Viện phó Viện truyện tranh Hoạt hình Việt Nam về buổi báo cáo tốt nghiệp ngày 20/7/2019: “Với 3 học viên khóa Họa sĩ kể chuyện 1&2 Ngành truyện tranh đầu tiên đủ điều kiện thực hiện Đồ án tốt nghiệp, CMA đã có một buổi báo cáo tổng kết phản ánh được quan điểm, định hướng và giá trị cốt lõi của Nhà trường, đó là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, thái độ chuyên nghiệp và tinh thần tự chủ trong công việc. Những Họa sĩ kể chuyện đầu tiên của Viện, về cơ bản, đã thể hiện được các tố chất cần thiết của một người làm nghề: kỹ năng vẽ hình, kể chuyện, thuyết trình, dung hòa sự sáng tạo bay bổng với ý thức kỷ luật, trên nền tảng một phương pháp làm việc chặt chẽ và khoa học. Đó là hành trang mà Ban giám hiệu, Ban chuyên môn của Nhà trường mong muốn trang bị cho tất cả sinh viên CMA trước khi bước qua cánh cửa của Ngành công nghiệp giải trí và truyền thông, một thế giới rộng mở với nhiều tiềm năng và thách thức.   Th.sĩ – Họa sĩ Lê Thắng ( Áo trắng cầm mic ) – Viện phó Viện truyện tranh Hoạt hình Việt Nam Thay mặt cho Nhà trường, Thầy muốn gửi đến sự tin tưởng và lời chúc may mắn đến các bạn sinh viên Khóa 1,2 đã hoàn thành Đồ án tốt nghiệp của CMA. Thầy hy vọng các bạn tiếp tục vững tin bước tiếp trên con đường mình đã chọn, để lại cho các bạn

  CMA luôn nỗ lực tạo ra các hoạt động thú vị và mang lại nhiều lợi ích nhất cho học viên, tiêu biểu là Hunted Project (Kỳ sáng tác nhóm) được diễn ra hàng năm. Đây là một môn học đặc biệt giúp học viên rèn luyện và phát triển kỹ năng quản lý dự án – nhân sự – thời gian để tạo ra các sản phẩm mang tính thực tế cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và được thị trường chấp nhận. Tại hội trường của CMA sáng nay ngày 9/7/2019 đã diễn ra buổi khởi động Hunted Project 2019 và có sự tham gia của đại diện YAN Digital – Công ty truyền thông giải trí hàng đầu tại Việt Nam, cùng với hơn 100 bạn học viên ở các ngành học thuộc hệ chuyên nghiệp tại CMA như Họa sĩ vẽ truyện tranh, Họa sĩ kể chuyện ngành hoạt hình và Digital Painting. Các bạn học viên đã rất hào hứng khi hiểu được mục tiêu và tầm quan trọng của kỳ Sáng tác nhóm Hunted Project này, đồng thời được chia sẻ về cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn tại YAN Digital và những hướng đi mà mình có thể lựa chọn trong tương lai. Nhờ những hoạt động như Hunted Project 2019, các bạn học viên sẽ có cơ hội thể hiện khả năng của mình, và rất nhiều bạn đã được các doanh nghiệp đối tác của CMA “để ý”, tạo ra cơ hội việc làm ngay khi vẫn đang còn rèn luyện tại CMA.

Bạn muốn sáng tác lúc rảnh rỗi hoặc trong giờ nghỉ giải lao, nhưng không biết tìm nguồn cảm hứng từ đâu. Web comic là cách tuyệt vời để giúp bạn lấy cảm hứng sáng tạo. Web comic có nhiều trên mạng, và bạn có thể truy cập chúng dễ dàng, miễn phí. Bài viết dưới đây đề cử 14 web comic hay, đáng để bạn khám phá. Những nhân vật hư cấu nổi tiếng thế giới như Batman, Superman, Spider-Man,… đều xuất thân từ truyện tranh, và đi sâu vào lòng bao thế hệ độc giả tới mức ngành công nghiệp truyện tranh giấy vẫn phát triển bất chấp sự bùng nổ của Internet.   1. Nedroid Nedroid là web comic của họa sĩ Anthony Clark, phát hành từ năm 2006 đến nay. Anh sáng tác nhiều truyện tranh khác nhau, nhưng chỉ thật sự được nhiều người biết đến qua series truyện tranh với nhân vật chính Beartato là sinh vật lai giữa khoai tây và gấu.   2. Moonbeard Họa sĩ vẽ minh họa người New Zealand tự ví mình là “người yêu mèo, thích uống cà phê, và ghiền truyện tranh.” Anh là tác giả của web comic Moonbeard – tác phẩm mang màu sắc siêu thực, chứa đựng nhiều tình tiết bất ngờ, khó đoán. Bạn có thể tìm đọc tác phẩm của anh trên Instagram (https://www.instagram.com/squireseses/).   3. Webcomic NameWebcomic Name ra mắt lần đầu tiên vào tháng 7/2016, rồi nhanh chóng được dựng thành phim. Đây là tác phẩm của họa sĩ người Anh Alex Norris, luôn khiến người xem thích thú bằng hình ảnh đậm chất trẻ thơ, nhân vật ngộ nghĩnh, tính hài hước giản dị, và câu nói “oh no” làm nên thương hiệu Webcomic Name. Một tác phẩm tuy chưa thật sự hay lắm, nhưng nên đọc ít nhất một lần trong đời.   4. Bird Boy Bird Boy của Anne Szabla xoay quanh câu chuyện về Bali, một cậu bé 10 tuổi người dân tộc Nuru luôn khao khát chứng tỏ bản thân với bộ lạc của mình. Sau khi bị cấm tham gia nghi lễ trưởng thành, cậu tình cờ lượm được thanh kiếm huyền thoại, rồi lạc bước đến vùng đất đầy cạm bẫy của những vị thần và ngăn nó rơi vào tay kẻ xấu. Câu chuyện được Darkhorse Comics chọn chuyển thể thành tiểu thuyết hình ảnh Bird Boy Volume 1: The Sword of Mali Mani và Bird Boy Volume 2: The Liminal Wood.   5. Hark! A Vagrant Họa sĩ truyện tranh người Canada Kate Beaton không chỉ am hiểu lịch sử và con người mà còn có biệt tài kể chuyện bằng hình ảnh (visual storytelling). Webcomic hoàn toàn được Kate sáng tác trong giờ giải lao bằng ứng dụng MS Paint. Những nhân vật lịch sử Châu Âu từ James Joyce đến Ada Lovelace được vẽ theo phong cách biếm họa mới lạ, đơn giản, góp phần tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho Hark! A Vagrant, cũng như mang lại cho tác giả nhiều giải thưởng. Tác phẩm đáng tìm đọc mặc dù không còn được tác giả viết tiếp nữa.   6. Necropolis Được Jake Wyatt sáng tác dưới sự hỗ trợ của Kathryn Wyatt, web comic thuộc thể loại fantasy kể câu chuyện về hành trình báo thù của một cô gái. Web comic chiếm được cảm tình của nhiều độc giả nhờ hình ảnh đẹp mắt, cốt truyện hấp dẫn. Image Comics dự định phát hành phiên bản giấy khi câu chuyện kết thúc (nhưng chưa biết khi nào).   7. The Sad Ghost Club Web comic gây sốt trên mạng Sad Ghost Club lấy bối cảnh câu lạc bộ dành cho người đau khổ, cô đơn, không muốn gia nhập câu lạc bộ nào khác; xoay quanh những vấn đề mà nhiều hồn ma gặp phải. Mỗi câu chuyện về con ma cô đơn được bộ đôi họa sĩ truyện tranh Lize Meddings và Laura Jayne Cox sáng tác theo phong cách mới mẻ, độc đáo, bảo đảm mang lại tiếng cười cho bạn suốt từ đầu đến cuối truyện, và hiểu ra mình không phải là người duy nhất chịu cảnh cô đơn trên thế gian này.   8. Oglaf Web comic 18+ không dành cho người yếu tim, kể về vương quốc giả tưởng thời Trung cổ. Những câu chuyện ngắn hài hước, những hình minh họa đầy cảm hứng được khắc họa sinh động, đầy sức sống qua ngòi bút của Trudy Cooper và Doug Bayne. Nhờ đừng để sếp bắt quả tang bạn đọc nó nhé!   9. The Order of the Stick Nếu bạn đam mê thể loại game nhập vai hoặc thích đắm mình vào thế giới của những câu chuyện giả tưởng thời Trung cổ, thì đây là web comic dành cho bạn. The Order of the Stick mang đậm chất châm biếm tinh tế, độc đáo của họa sĩ Rich Burlew về con người thời hiện đại.   10. Botched Spot Ra mắt từ năm 2008, Botched Spot của James Hornsby phản ánh thế giới của võ sĩ đấu vật chuyên nghiệp Olav Orlav và Rad Bad DeBone qua góc nhìn hài hước, châm biếm. Đây là một trong những web comic mà ai cũng có thể thưởng thức, bất kể có yêu thích môn đấu vật hay không.   11. Deathbulge Ban đầu, họa sĩ Dan sáng tác Deathbulge dưới dạng series truyện tranh kể về ban nhạc death metal, nhưng thấy quá gò bó, nên quyết định chuyển sang vẽ theo cảm hứng. Sự thay đổi này dường như có tác dụng khi web comic trở thành truyện gối đầu giường của fan. Mỗi tập phát hành đều hứa hẹn đem đến những điều mới lạ, hấp dẫn cho người xem. 12. Scary Go Round Scary Go Round là nơi quy tụ những web comic của John Allison. Các câu chuyện tuy khác nhau, nhưng

  Ralph McQuarrie (Star Wars), H. R. Giger (Alien), Mary Blair (Alice in Wonderland), và Eyvind Earle (Sleeping Beauty) đều là họa sĩ concept art, người đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp giải trí hiện đại. Bắt đầu từ tháng chín này sẽ có giải thưởng mới ra đời nhằm tôn vinh vai trò của họ trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, video game,… Cụ thể, vào ngày 7/9, Hiệp hội Concept Art (Concept Art Association) sẽ tổ chức giải thưởng thường niên lần thứ nhất: Lễ trao giải Concept Art Awards sẽ diễn ra tại Lightbox Expo, Pasadena, California, Mỹ.     Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính (CGI – Computer-generated imagery) ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào phim hoạt hình và live-action trong những năm gần đây. Họa sĩ concept art trở thành vốn quý nhờ biệt tài diễn họa và khả năng hoàn thành artwork với thời gian siêu tốc, nhưng những người hùng thầm lặng này hiếm khi được ghi nhận công lao. Trong thời gian diễn ra sự kiện, những họa sĩ xuất sắc trong lĩnh vực live action (điện ảnh – truyền hình), phim hoạt hình (điện ảnh – truyền hình), và game (cả mobile lẫn PC/console) sẽ được vinh danh, cũng như nhận giải thưởng Original Concepts/Independent, Student Work, Fan Art, Lifetime Achievement, và LightBox Community Icon.   Artwork by Vitaly Bulgarov Artwork by Jerad Marantz Lễ hội nghệ thuật thị giác Lightbox Expo sẽ diễn ra tại Pasadena, California, miễn phí tham dự Concept Art Awards trong 03 ngày hoặc vào thứ bảy. LightBox Expo (LBX) lấy animation, illustration và concept art làm trọng tâm, hứa hẹn đem lại trải nghiệm đa chiều cho mọi đối tượng tham gia, từ họa sĩ chuyên nghiệp đến học sinh sinh viên và fan hâm mộ. Nhà tổ chức LightBox Expo, Bobby Chiu nói, “Sứ mệnh của LightBox Expo là vinh danh người họa sĩ thầm lặng phía sau những bộ phim, những game, những artwork yêu thích của chúng ta; vì vậy, chúng ta cần có giải thưởng tôn vinh nhân tài trong ngành công nghiệp giải trí. Concept Art Awards là một trong những sự kiện mà sau 10 năm nữa chúng ta mới thật sự hiểu hết tầm quan trọng của nó, nhưng trước mắt, nó sẽ là sự kiện đặc biệt nhất.” Artwork by Donglu Yu Artwork by Anthony Francsico Hiệp hội Concept Art được thành lập với sứ mệnh tôn vinh tên tuổi, tài năng, và công lao đóng góp của họa sĩ concept art trong ngành công nghiệp giải trí. Tham gia thành lập hiệp hội có họa sĩ concept art kiêm trưởng phòng phát triển hình ảnh của Marvel, Ryan Meinerding; giám đốc quản lý nhân tài Rachel Meinerding, nhà sản xuất kiêm đồng sáng lập BRIC Foundation, Nicole Hendrix. Ryan Meinerding cho biết, “Tôi thật lòng muốn vinh danh những cá nhân xuất sắc, những người xứng đáng được tôi gọi là đồng nghiệp, và những gì họ đóng góp cho ngành công nghiệp giải trí. Tôi nghĩ sự kiện này sẽ làm được điều đó. Từ trước đến nay chưa có sự kiện nào đại loại như vậy cho họa sĩ concept art, và tôi vui mừng thông báo rằng cuối cùng nó đã diễn ra, không chỉ dành cho giới họa sĩ mà còn cả khán giả.”   Họa sĩ muốn đến với lễ trao giải Concept Art Awards 2019 tại LightBox Expo sẽ gởi bài dự thi. Tác phẩm xuất sắc vượt qua vòng bình chọn của đồng nghiệp sẽ lọt vào vòng chung kết – vòng bình chọn, đánh giá của ban giám khảo. Thành phần ban giám khảo gồm có Ryan Meinerding; nhà sáng lập Gnomon + Genomon Workshop, Alex Alvarez; Krystal Sae Eue của Weta Workshop; Vitaly Bulgarov và Donglu Yu của Ubisoft. Những giám khảo còn lại sẽ được công bố sau. Thời hạn nộp bài dự thi từ 3/6 đến 8/7. Miễn phí dự thi. Không thu phí dự thi đối với thí sinh vào vòng chung kết. Những họa sĩ xuất sắc nhất trong ngành công nghiệp hoạt hình, live-action, và game sẽ tề tựu tại lễ hội nghệ thuật LightBox Expo. Lễ khai mạc sẽ được tổ chức từ ngày 6/9 đến 8/9 tại trung tâm hội nghị Pasadena với sự góp mặt của hàng trăm họa sĩ như giám đốc nghệ thuật Patrick O’Keefe (Spider-Man: Into the Spider-Verse), họa sĩ Alvin Lee (League of Legends), Kei Acedera (Alice in Wonderland, Mike Mignola (Hellboy), đạo diễn/biên kịch Chris Sanders (How to Train Your Dragon), họa sĩ phát triển hình ảnh của Marvel Jana Schirmer,… Vé đã chính thức được mở bán, và bạn có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến sự kiện này trên website Lightbox Expo   *Nguồn: Magazine Artstation. *Biên Dịch: Comic Media Academy

Tháng 11/2017, học viên các khoá của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) bắt đầu Kỳ thực tế, vẽ ngoại cảnh tại Đà Lạt. Địa điểm được CMA lựa chọn để học viên có cơ hội cảm nhận phong cảnh hài hòa và không gian nhẹ nhàng của thành phố sương mù trong mùa đẹp nhất năm. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Bạn Nguyễn Gia Lộc, học viên khóa 3 ngành Hoạt hình 2D chia sẻ: “Mặc cho cái lạnh buốt xương của Đà Lạt nhưng khung cảnh trữ tình và những kỷ niệm cùng bạn bè đã sưởi ấm cho mình.” Thật vậy, giữa không khí giá lạnh của trời Đà Lạt vào đêm, các học viên cùng quây quần trong một không gian nhỏ và trao đổi về một ngày trải nghiệm, khám phá tại đây. Chính điều này đã làm cho kỳ thực tế thêm hào hứng và thú vị hơn hẳn. Mặt khác, việc được trải nghiệm không gian thực tế, cuộc sống của con người, chứ không chỉ bó hẹp trong 4 bức tường, sẽ làm cho các họa sĩ trẻ của chúng ta thêm nguồn cảm hứng trong những bài sáng tác sau này. Theo đó, mỗi học viên đều có những thu hoạch đáng kể sau kỳ thực tế. Gia Lộc bày tỏ sự phấn khích khi được tham gia chuyến thực tế lần này và hy vọng sẽ có thêm nhiều chuyến đi nữa để trau dồi thêm những kiến thức đã học. Lộc cho biết: “Sau kỳ thực tế, hòa sắc trong những tác phẩm của mình đã tiến bộ rất nhiều, tranh cũng rõ ràng và dễ nhìn hơn trước.” Bạn Nguyễn Hồng Quân, học viên khóa 5 ngành Hoạt hình 3D cũng có một vài thu hoạch cho kỹ năng của bản thân. Quân cho biết: “Trong chuyến đi thực tế Đà Lạt, mình có nhiều kỷ niệm rất vui cùng các bạn có cơ hội được quan sát thiên nhiên vùng khí hậu ôn hòa. Trong quá trình thực tế mình tiếp thu thêm những kiến thức về mảng màu và độ loang trong màu nước. Hy vọng những kỳ sau mình được học thêm về nguyên lý màu sắc và tạo hình.” Trong khi đó, Võ Ngọc Khánh Linh, học viên khóa 2 ngành Truyện tranh lại có những tâm sự chân thành: “Chuyến đi cho mình cơ hội thực hành những điều đã học vào thực tế và khám phá thêm những điều mới mẻ, không chỉ bằng tâm trí mà còn bằng giác quan trong cơ thể, rèn luyện cảm nhận và đón nhận những điều thiên nhiên ban tặng. Bên cạnh việc tích lũy tư liệu hình ảnh, mình bỏ túi thêm được nhiều câu chuyện thú vị để kể vào tranh của mình.” Ngoài việc bổ sung kiến thức hay kỹ năng, các học viên CMA còn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tế và đưa vào trong những tác phẩm sáng tác sau này. Bạn Phan Hồng Đức, học viên khóa 5 ngành Hoạt hình 3D tiết lộ: “Sau kì thực tế này, mình thu hoạch được rất nhiều thứ: kiến thức về màu sắc và bố cục, kỹ năng vẽ và nhìn màu sắc, dữ liệu hình ảnh có giá trị làm tài liệu tham khảo… Nhưng điều làm mình hài lòng nhất là sự gắn kết tập thể sâu sắc và kem tươi 7k cực ngon trước cổng trường đại học Đà Lạt. Ở những kì thực tế tiếp theo, mong rằng mình sẽ vẽ đẹp hơn và có nhiều câu chuyện vui để làm tư liệu sáng tác hơn.” Không khác Hồng Đức, bạn Nguyễn Thị Hoài Thương, học viên khóa 2 ngành Truyện tranh cũng cho rằng những trải nghiệm thực tế đã giúp bạn có thêm cảm xúc khi vẽ tranh. Thương chia sẻ: “Kỳ thực tế Đà Lạt để lại cho mình rất nhiều lưu luyến. Sau chuyến thực tế, cách sử dụng màu poster và màu bột của mình đã trở nên thành thục hơn. Những ấn tượng vẻ đẹp của phong cảnh, hay lòng tốt của anh chị chủ nhà trọ, chú tài xế taxi… đều góp phần giúp mình học vẽ tranh có thêm phần cảm xúc. Mong rằng kì thực tế tới sẽ giúp tôi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm. Thuần thục kỹ năng vẽ bằng màu nước chứ không chỉ riêng màu poster hay màu bột.” Riêng bạn Nguyễn Khương Thảo, học viên khóa 5 ngành Hoạt hình 2D lại có những kỷ niệm khá thú vị và đáng nhớ mặc dù Đà Lạt không phải thành phố yêu thích của Thảo. Bạn cho biết: “Kì thực tế này mình bị vùi dập không ít. Lên Đà Lạt mình phải leo một đống dốc, tối ngủ thì lạnh teo người, phải tắm nước lạnh trong tiết trời lạnh giá và bị sốt mất 2 ngày. Mặc dù Đà Lạt không khiến mình yêu thích mấy nhưng kì thực tế tại đây cũng khiến mình học hỏi được không ít nhờ vào sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô và khiến mình phải xem lại về quy trình kí họa màu nước của mình cũng như sự hài hoà của màu trong tranh. Sau kì thực tế này, mình mong sẽ khắc phục được việc màu bị nhạt, bố cục chưa rõ ràng và nếu có thể thì truyền tải được tinh thần, bầu không khí của địa điểm mà mình kí họa.” Trong khi các bạn học viên tham gia chuyến thực tế Đà Lạt có rất nhiều kỷ niệm chung, thì các học viên khác của 3 khóa cũng có những thu hoạch không ít. Bạn Mai Thu Hải Ngân ngành Hoạt hình 2D và Nguyễn Hoàng Phương Nhi ngành Truyện tranh, thành viên của khóa 3 đã cùng nhau đi thực tế tại

Hoạt động sôi nổi của Viện Truyện tranh và Hoạt hình trong năm 2017 1

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) khép lại năm 2017 với nhiều thành công trong đào tạo và hợp tác với các đơn vị. Trước hết, về mặt đào tạo, ngoài tổ chức các môn học, CMA còn tạo cơ hội cho học viên tiếp cận sớm với nghề. Một số học viên CMA đã có thể trực tiếp đứng lớp hay trợ giảng cho các lớp học ngắn hạn như lớp Manga Comics dành cho thiếu nhi, lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc, lớp biên kịch ngắn hạn. Hơn nữa, các học viên Khóa 1 đã tham gia trợ giảng cho các môn học và tham gia hướng dẫn cho chương trình tập huấn Sketchnote của CMA. Đáng chú ý, các bạn học viên đã chủ động trong việc tự sáng tác những khung truyện tranh ngắn và lập ra những fanpage của từng nhóm học tập. Nổi bật nhất phải kể đến là fanpage Bầu Trời Chất Xám của nhóm học viên khóa 05 với lượng theo dõi hiện tại là hơn 15.000 người. Ở phần hợp tác đối ngoại, 2017 là một năm hoạt động sôi nổi của CMA khi có rất nhiều chương trình giao lưu, gặp gỡ với các đơn vị trong nước và quốc tế. Giữa năm 2017, CMA tổ chức talkshow Digital Painting: Xu hướng và Cơ hội nghề nghiệp với sự góp mặt của họa sĩ Chunli Thiện Nguyễn và họa sĩ Hoàng Anh Đức (Painter Man). Talkshow được tổ chức nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghề Digital Painting. Đặc biệt, talkshow là điểm mở đầu cho chương trình đào tạo chuyên nghiệp về nghề Digital Painting tại CMA. Một tháng sau đó, CMA tiếp tục tổ chức cho học viên đến tham quan và tìm hiểu thực tế tại công ty Thiết kế Sao Sáng, một trong những studio làm phim hoạt hình nổi tiếng hiện nay tại Việt Nam. Tại đây, các bạn học viên được chính những họa sĩ của Sao Sáng giới thiệu, hướng dẫn các quy trình thực hiện một tác phẩm hoạt hình. Đặc biệt, chương trình này cũng nằm trong kế hoạch Company Tour – Thực tế tại các công ty mà CMA đã và đang thực hiện từ năm 2017. Việc tận mắt chứng kiến và giải đáp trực tiếp các thắc mắc sẽ giúp học viên CMA có cái nhìn rõ ràng và chân thực nhất về nghề làm phim hoạt hình và truyện tranh. Cuối năm 2016, CMA từng tổ chức buổi workshop với sự hướng dẫn của họa sĩ Maxime Peroz (Pháp). Buổi workshop này tiếp tục được tổ chức trong năm 2017 với mục đích giúp học viên có thêm kiến thức về Character Design & Storytelling. Thời điểm cuối năm 2017, CMA tiếp tục chào đón những chuyên gia về truyện tranh và hoạt hình trên thế giới. Đầu tiên là Mr. Kagetoshi Yasuhiro, Trưởng phòng CG-Animation của Học viện TOHO, diễn giả của hội thảo Anime & Con đường tiến ra thế giới. Thứ hai là Nhà sản xuất, đạo diễn, họa sĩ hoạt hình Thomas Voigt,đến từ Đức. Được biết, ông có hơn 30 năm kinh nghiệm sản xuất phim hoạt hình cho nhiều khách hàng quốc tế gồm hoạt hình 2D, 3D, Motion Comics, TV Series, Feature film, games,… Điều đáng chú ý nhất chính là ông sẽ đảm nhận vai trò Professor of Animation tại CMA. Mr. Thomas Voigt sẽ mang kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân để truyền tải đến thế hệ học viên ngành hoạt hình của CMA với kỳ vọng các bạn sẽ sở hữu tay nghề cứng cáp hơn. Khép lại năm 2017, CMA chào đón chuyến thăm của Kim Dong Woo, CEO của Comics Family, một trong những công ty hàng đầu về webtoons & character của Hàn Quốc. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của họa sĩ Vitamin, tác giả bộ truyện tranh Kim Chi Củ Cải nổi tiếng trên mạng xã hội. Sau một năm hoạt động, CMA hướng đến năm 2018 với nhiều dự định hơn trong hợp tác quốc tế. Theo đó, mở đầu năm 2018, CMA chào đón đoàn thực tập sinh đến từ Đại học Chosun, Hàn Quốc. Các bạn sinh viên Chosun sẽ trải qua 3 tuần trải nghiệm tại TPHCM với sự hỗ trợ của học viên CMA. Kết thúc chuyến thực tập, các bạn sinh viên Đại học Chosun sẽ tự thực hiện một tác phẩm truyện tranh hay hoạt hình về văn hóa, cuộc sống của người dân Sài Gòn. Khởi đầu năm 2018 đã là một hành trình hấp dẫn của sinh viên Hàn và học viên CMA, hứa hẹn đây sẽ là một năm hoạt động tích cực, sôi nổi của Viện Truyện tranh và Hoạt hình. H.Đ

Hội thảo Anime và con đường tiến ra thế giới

Ngành công nghiệp Anime của Nhật Bản có một chỗ đứng vững chắc không chỉ trong nước mà còn tạo ra ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc cho kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, theo số liệu từ Hiệp Hội Phim Hoạt hình Nhật Bản (The Association of Japanese Animation), Anime vẫn đều đặn phát triển và đươc xếp vào danh sách những ngành công nghiệp tỷ đô tại Nhật với tăng trưởng ấn tượng từ 1,095 tỷ Yên (9,75 tỷ USD ~ gần 222 nghìn tỷ) vào năm 2002 đến 1,826 tỷ Yên (16,26 tỷ USD ~ gần 370 nghìn tỷ VND) vào năm 2015. Đằng sau câu chuyện tăng trưởng liên tục đó là thành quả của một hệ thống đào tạo bài bản và chuyên nghiệp nhằm để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển không ngừng của các công ty, studio chuyên sản xuất Anime tại Nhật Bản. Tham gia Hội thảo Anime & Con đường tiến ra thế giới do Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) tổ chức, bạn sẽ được giải đáp tất cả thắc mắc về ngành công nghiệp Anime tại Nhật Bản. Từ thực tế đào tạo, quy trình sản xuất, đến các cơ hội Du học và làm việc tại Nhật Bản dành cho sinh viên quốc tế. THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Hội thảo Anime & Con đường tiến ra thế giới Thời gian: 8:30 – 12:00 ngày thứ bảy, 14/10/2017 Địa điểm:  164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Tổ chức: Viện Truyện tranh và Hoạt hình Đồng tổ chức: Saigon Language School Khách mời đặc biệt: Mr. Kagetoshi Yasuhiro, TOHO GAKUEN Film Techniques Training College, Nhật Bản   THÔNG TIN KHÁCH MỜI CHIA SẺ TẠI HỘI THẢO: [tabs direction=”top” tab1=”Mr. Kagetoshi Yasuhiro” tab2=”Saigon Language School” ] [tab1] Trưởng phòng CG-Animation, TOHO GAKUEN Film Techniques Training College Mr. Kagetoshi đã tham gia đào tạo về Anime-CG tại học viện TOHO trong suốt 20 năm. Tự bản thân ông cũng sử dụng thành thạo nhiều phần mềm và chế tác nên các tác phẩm phim ảnh, đào tạo được nhiều thế hệ học sinh cho các công ty chế tác. Gần đây, ông tích cực tham gia vào các hoạt động workshop trong lĩnh vực chế tác anime tại các nước Châu Á.  Tại Hội thảo ANIME & CON ĐƯỜNG TIẾN RA THẾ GIỚI, Mr. Kagetoshi sẽ mang đến cho các bạn yêu thích nhiều thông tin chuyên môn hữu ích và cơ hội du học Nhật Bản, đặc biệt là tại Học viện TOHO chuyên ngành Anime – CG Animation. [/tab1] [tab2] Được thành lập từ năm 2005, chuyên giảng dạy Tiếng Nhật và Tiếng Việt (cho người nước ngoài). Saigon Language School được người học đánh giá là một trong những trường Nhật Ngữ có uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh. Liên tục các năm từ 2009 đến hiện nay Saigon Language School vinh dự là 1 trong 30 Cơ sở đào tạo của toàn thành phố được Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM khen tặng về thành tích xuất sắc trong hoạt động dạy và học (trong gần 700 trường). Hiện nay, trung tâm có hơn 1300 học viên đang theo học các khóa tiếng Nhật, tiếng Việt.  Tại Việt Nam, Saigon Language School cung cấp chương trình đào tạo tiếng Nhật và tiếng Việt cho nhiều nhân viên, các bộ quản lý của các công ty như: Sony, Mitsubishi, Family Mart, Ajinomoto, Taisho Seiyaku (Lipovitan), Yakult, Meiji Dairy, Denstu, Lotte, Total, Logitem Vietnam, Mitsui, Kinden, Jesco Se., Ryoumo (Five Stars Solution), Mitani Sangyo, PQC (White Palace)… Tại hội thảo ANIME & CON ĐƯỜNG TIẾN RA THẾ GIỚI, Ms. Trịnh Thị Phương Thảo, Giám đốc Saigon Language School sẽ mang đến cho người tham dự bức tranh toàn cảnh về Du Học Nhật Bản. Nếu bạn đã có dự định du học Nhật, hãy đăng ký tham gia Hội thảo ngay. [/tab2] [/tabs] LỊCH TRÌNH HỘI THẢO: 8:00 – 8:30 Đón khách & Ổn định chỗ ngồi 8:30 – 8:40 Giới thiệu Tổng quan Chương trình Hội thảo & Khách mời 8:40 – 9:10 Tổng quan về Học viên TOHO; chuyên ngành Anime, Khoa CG-Animation 9:10 – 9:50 Thực tế đào tạo, nhu cầu tuyển dụng & cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên quốc tế chuyên ngành Anime tại Nhật Bản. Trải nghiệm làm phim hoạt hình 9:50 – 10:30 Học tại Comic Media Academy và du học chuyển tiếp tại Nhật; Một số trường hợp điển hình sinh viên quốc tế thành công qua con đường du học và làm việc tại Nhật, đặc biệt là sinh viên quốc tế học tại Học viện TOHO 10:30 – 11:20 Những vấn đề cần biết về Du học Nhật Bản 11:20 – 11:50 Hỏi & đáp 11:50 – 12:00 Bế mạc, kết thúc chương trình >>> Xem lại hình ảnh & Video clip Hội thảo TẠI ĐÂY. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA: – Học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình; – Các bạn trẻ yêu thích làm phim hoạt hình 2D/Anime; – Học viên, sinh viên các trường Mỹ thuật; – Họa sĩ, designer, animator có mong muốn du học & làm việc tại Nhật Bản;   QUÀ TẶNG CHO NGƯỜI THAM DỰ: – 20 Voucher trị giá 1.000.000đ khi đăng ký các lớp học bất kỳ tại Comic Media Academy; – 10 Voucher khóa học tiếng Nhật tại Saigon Language School;   LIÊN HỆ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình CS 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM CS 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Hotline: (028) 38209066 – 0902738806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

Họa sĩ Trang Đức Huy

Là một hoạ sĩ tài năng, một người thầy tận tâm với học trò, những buổi giảng dạy của hoạ sĩ Trang Đức Huy không chỉ mang đến kiến thức chuyên môn hữu ích mà còn là sự say mê, ham học hỏi và không ngừng sáng tạo trong suốt 15 năm theo nghề. Xuất thân từ Khánh Hoà, vùng đất du lịch nổi tiếng của Việt Nam, thông qua chuyên mục Người Khánh Hoà, họa sĩ Trang Đức Huy chia sẻ về hành trình đã qua của mình. Nguồn video clip: Youtube KKC Channel 

Comic Media Academy 3rd birhtday celebration

Sáng ngày 04-08-2017 vừa qua, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã có buổi kỷ niệm 03 năm thành lập (2014 – 2017). Tham gia buổi lễ gồm có các quý giảng viên, đối tác, các bạn học viên thân yêu cùng những anh chị em nhân sự đã và đang đồng hành phát triển cùng CMA. Tất cả cùng nhau tạo nên một ngày kỷ niệm tuyệt vời và gắn kết. Khởi đầu buổi lễ kỷ niệm, cô Phan Thị Mỹ Hạnh, Viện Trưởng Viện Truyện tranh và Hoạt hình chia sẻ, giới thiệu lại những hành trình từ lúc khởi phát ý tưởng thành lập Viện cho đến ngày hôm nay. Thầy Nguyễn Hùng Sơn, giám đốc Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận chia sẻ về những chính sách, cải cách mới của ngành giáo dục; giúp các bạn học viên có cái nhìn tươi mới, khởi sắc hơn về các bước phát triển tiếp theo tại TPHCM. Thầy Nguyễn Hùng Sơn, giám đốc Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận tặng hoa chúc mừng kỷ niệm 03 năm thành lập và phát triển của CMA. Thạc sĩ – Họa sĩ Lê Thắng, gợi nhớ lại những bước đi đầu tiên mà thầy công tác tại CMA, đồng thời chia sẻ những tâm tư thầy dành cho học viên từ lúc khởi đầu đến giai đoạn phát triển hiện nay. Họa sĩ Hồ Hưng, họa sĩ Trang Đức Huy – những người thầy tâm huyết tại CMA chia sẻ về hành trình đào tạo cũng như kinh nghiệm để các bạn học viên thành công với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Phần chia sẻ của thầy tạo động lực rất lớn cho các bạn học viên. Họa sĩ Trang Đức Huy Họa sĩ Hồ Hưng (bên trái) Họa sĩ Reggie de la Cruz chia sẻ với các bạn học viên về điểm mới tại CMA – ứng dụng phần mềm của Toon Boom vào đào tạo. Thầy Reggie de la Cruz có hơn 20 năm làm phim hoạt hình chuyên nghiệp. Cùng nhau cắt bánh kem, đánh dấu một hành trình đã qua và chuẩn bị cho năm thứ 4 với nhiều cột mốc phát triển sắp đến. Các bạn học viên thân yêu tham dự buổi kỷ niệm. Mỗi học viên là một mảnh ghép tạo nên CMA ngày hôm nay. >>> Xem toàn bộ album buổi lễ kỷ niệm 3 năm thành lập và phát triển TẠI ĐÂY. Ba năm trước, ngày 04-08-2014, CMA ra đời trước sự chứng kiến của hàng trăm họa sĩ, chuyên gia cùng các bạn trẻ đam mê sáng tạo; với hi vọng mang đến sự thay đổi lớn về chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành Công nghiệp sáng tạo Việt Nam. Bằng những bước đi vững chắc và chuyên nghiệp, trong vòng 3 năm CMA đã lần lượt: – Mở 31 lớp học với gần 500 học viên lựa chọn các chuyên ngành khác nhau; – Đầu tư biên dịch, soạn thảo tài liệu học tập chuyên ngành với hơn 150 đầu sách chất lượng; – Xây dựng phòng máy chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của học viên. Dự kiến, trong tháng 08/2017, CMA sẽ khánh thành phòng máy thứ hai để phục vụ các bạn tân học viên niên khóa 2017 – 2020.

Lớp dạy vẽ thiếu nhi K10 10

Từ 10/06, các chiến binh nhí tiếp theo của lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comics đã chính thức gia nhập Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) với mùa trải nghiệm mang tên Khóa 10. Các chiến binh nhí của CMA sẽ trải qua các trải nghiệm thú vị từ hình bóng đen, dáng chuyển động đến những gam màu và những câu chuyện hấp dẫn do chính các bạn vẽ nên.  Sẽ là câu chuyện về những chàng hoàng tử, nàng công chúa hay câu chuyện về những anh hùng có sức mạnh siêu nhiên? Sẽ là những nét vẽ chibi dễ thương hay những đường nét cá nhân?  Cùng chờ đợi kết quả cuối cùng sau mùa trải nghiệm màu sắc của các chiến binh nhí Khóa 10 Lớp dạy vẽ thiếu nhi Manga Comics các bạn nhé! >>> Bạn có thể xem hình ảnh khai giảng Khóa 10 lớp dạy vẽ thiếu nhi Manga Comics tại ĐÂY [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC

Lớp vẽ truyện tranh trên máy cho trẻ 8-14 tuổi 2

Chiều 27/05, Lớp dạy vẽ truyện tranh trên máy cho thiếu nhi Digital Manga Comic do Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức đã chính thức khai giảng. Có thể nói đây là chương trình học vẽ truyện tranh trên máy dành cho thiếu nhi đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.  Từ chương trình cũ gồm 2 cấp độ vẽ tay căn bản và nâng cao, lớp dạy vẽ Manga Comic đã được nâng cấp lên 05 cấp độ. Sau khi hoàn tất 2 lớp căn bản và nâng cao, học viên có thể tiếp tục phát triển kỹ năng và đam mê yêu thích vẽ truyện tranh của bản thân với 3 lớp Digital 01, 02 và 03.  Chương trình Digital 100% thời lượng học vẽ truyện tranh trên hệ thống bảng vẽ điện tử hiện đại của CMA. Ở buổi khai giảng ngày 27/05, Lớp Digital 01 chào đón sự trở lại của các học viên lớp vẽ thiếu nhi nâng cao các khóa trước, phần nào khẳng định thế mạnh về chương trình dạy vẽ truyện tranh dành cho thiếu nhi của Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Đồng thời thấy được sự tin tưởng và yêu thích chương trình mà phụ huynh và học viên đã dành cho Viện.  Với những kiến thức đã có ở 2 cấp độ căn bản và nâng cao, các bạn nhỏ của chúng ta đã sẵn sàng chinh phục những bài học thú vị phía trước tại lớp Digital 01. Từ đó chắp cánh cho những bộ truyện hay những bộ phim hoạt hình tương lai đến từ học viên nhí của Viện Truyện tranh và Hoạt hình. >>> Bạn có thể xem hình ảnh khai giảng Lớp dạy vẽ truyện tranh trên máy cho thiếu nhi TẠI ĐÂY [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC

Khai giảng lớp dạy vẽ cho bé Khóa 8

Một mùa hè nữa lại đến. Một mùa hè với thật nhiều điều thú vị đang chờ đón các bạn nhỏ của chúng ta. Chắc hẳn bạn nhỏ nào cũng háo hức với những buổi dã ngoại cùng gia đình hay những chuyến về quê, những lớp học ngoại khóa. Và trong đó, Lớp dạy vẽ Manga/Comics chắc chắn sẽ là một lựa chọn phù hợp cho tất cả các bạn nhỏ trong mùa hè này. Mở đầu cho một mùa hè sôi động cùng Comic Media Academy, chiều 20/05, Lớp dạy vẽ truyện tranh Manga/Comics Khóa 8 đã chính thức khai giảng, mở ra không gian hè sáng tạo cho các bé. Khác hoàn toàn so với các trung tâm dạy vẽ tại TPHCM, Lớp dạy vẽ cho bé tại Comic Media Academy không những hướng dẫn cho bé những bước vẽ cơ bản, cách tạo hình nhân vật mà còn giúp các bé tập làm quen với kịch bản truyện tranh. Từ đó, thành quả cuối khóa mà các bé đạt được chính là một trang truyện tranh có 4-8 khung với cốt truyện rõ ràng và nhân vật được sáng tạo thú vị theo chính cách nghĩ của các bé.  Không chỉ dừng lại ở 3 tháng học, các bé cũng có thể tiếp tục theo đuổi sở thích, đam mê vẽ truyện tranh của mình qua việc tham gia những cấp độ tiếp theo của CMA. Trải qua cấp độ cơ bản, cấp độ chờ đợi các bạn nhỏ phía trước chính là lớp nâng cao và vẽ truyện tranh trên máy – Manga Comics Digital.  Hãy mang đến một mùa hè thú vị với việc sáng tạo từ những ước mơ, sở thích của bé, cha mẹ nhé!  [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC

Comic Media Academy Khai giảng Khóa 06 Hệ Kỹ thuật viên

Sáng 20/04, Lễ khai giảng khóa 06 ngành Truyện tranh, Hoạt hình, Digital Painting đã được diễn ra tại cơ sở 164 Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận. Buổi lễ có sự tham gia của các giảng viên đang tham gia giảng dạy tại Viện cùng các bạn học viên, tân học viên. Sau chuyến tàu mang tên “Khóa 05”, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cho một hành trình mới mang tên Khóa 06. Hành trình của những họa sĩ vẽ truyện tranh, làm phim hoạt hình và Digital Painting tương lai.  Không chỉ là một buổi lễ khai giảng đơn giản, đây còn là buổi chào đón các bạn tân học viên Khóa 06 gia nhập Thế giới CMA, nơi các bạn tự tin thực hiện ước mơ của mình. Sự đặc biệt của buổi lễ khai giảng Khóa 06 đến từ sự chuẩn bị, góp sức của các bạn học viên khóa trước từ từ khâu thiết kế đến nội dung chương trình.  Bên cạnh chào đón học viên Khóa 06, Viện Truyện tranh và Hoạt hình còn tổ chức trao học bổng học tập cho các học viên xuất sắc, học viên tiêu biểu trong học kỳ trước.  Học viên có thành tích học tập cao nhất của từng khóa học Nguyễn Thị Hoài Thương – Học viên Khóa 2 hệ KTV Chuyên ngành Truyện tranh Mai Thu Hải Ngân – Học viên Khóa 3 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình Huỳnh Thị Minh Phương – Học viên Khóa 5 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình  Phan Hồng Đức – Học viên Khóa 5  hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình  Học viên tiêu biểu toàn khóa Nguyễn Khương Thảo – Học viên Khóa 5 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình Như một thông lệ trong các buổi lễ khai giảng chào đón tân học viên của CMA, các bạn tân học viên Khóa 06 sẽ cùng giao lưu và chia sẻ với các bạn học viên khóa trên. Không chỉ vậy, các bạn Khóa 06 còn có khoảng thời gian vui chơi, gắn kết cùng nhau qua trò chơi vẽ tranh đoán nhân vật truyện tranh, hoạt hình . Mục đích của những trò chơi này là muốn cho các bạn tân học viên có thể thoải mái, cởi mở hơn và sẵn sàng đón nhận những thử thách phía trước.  Dù đều có sự khác biệt riêng nhưng tựu chung lại các bạn đều có một ước mơ, một đam mê trong ngành học Digital Painting, Truyện tranh, Hoạt hình. Cùng cố gắng cho tương lai phía trước nhé CMAers! >>> Theo dõi hình ảnh buổi lễ khai giảng TẠI ĐÂY

CMA Company Tour thực tế tại Armada Studio

Sáng 18/04, học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã có một chuyến tham quan và trải nghiệm thú vị tại Armada TMT Studio, một trong những studio làm phim hoạt hình giàu kinh nghiệm và thành công nhất Việt Nam hiện nay.  Trong buổi tham quan, các bạn học viên CMA được chiêm ngưỡng không gian làm việc chuyên nghiệp của những họa sĩ hoạt hình hàng đầu Việt Nam. Không chỉ là một chuyến tham quan, Company Tour tại Armada TMT Studio còn mang đến cho các bạn học viên CMA những trải nghiệm thú vị. Các bạn được lắng nghe những chia sẻ tâm huyết về nghề, về phương pháp rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của những họa sĩ dày dặn kinh nghiệm. Đồng thời các họa sĩ hoạt hình của Armada Studio còn tiết lộ quy trình làm hoạt hình theo phong cách hoạt hình thế giới như vẽ diễn hoạt animation, vẽ layout, vẽ background.  Sau Armada, Company Tour sẽ tiếp tục đưa học viên CMA đến trải nghiệm ở các công ty, studio chuyên nghiệp về truyện tranh và hoạt hình tại Việt Nam. Mở ra nhiều trải nghiệm thực tế nghề nghiệp dành cho các học viên, tạo điều kiện cho học viên học hỏi kinh nghiệm. Thành lập tại TPHCM từ năm 2002, Armada TMT Studio nổi tiếng với các tác phẩm hoạt hình như: Dalton, Kirikou, Oggy and the cockroaches, Zig and Sharko (chiếu trên Disney Channel và Cartoon Network). Studio hiện có gần 150 nhân sự, phần lớn là họa sĩ và animator. 

Armada giao lưu cùng học viên CMA 1

Chiều 04/04, đại diện công ty hoạt hình Armada TMT Studio đã có chuyến ghé thăm và giao lưu cùng học viên, giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Armada được biết đến là công ty chuyên thực hiện các sản phẩm hoạt hình từ Pháp như Lucky Luke, Anh em Dalton, Lou Lou, Oggy,… Tham gia chuyến ghé thăm này có cô Christine Gamonal – Giám đốc Công ty Armada và ông Didier Degand – Giám đốc diễn xuất.  Các học viên CMA tỏ ra khá hào hứng khi được tiếp xúc và trao đổi cùng những người đang trực tiếp làm phim hoạt hình. Sau chuyến ghé thăm này của Armada, CMA sẽ bắt đầu thực hiện Company Tour, đưa học viên đến tham quan thực tế tại các công ty, studio chuyên nghiệp về truyện tranh và hoạt hình. Mục tiêu của Company Tour sẽ mở ra nhiều trải nghiệm thực tế dành cho các học viên, tạo điều kiện cho học viên học hỏi kinh nghiệm.  Mở đầu cho Company Tour là chuyến thực tế của học viên CMA tại công ty Armada. Tại đây, học viên sẽ được trải nghiệm môi trường làm phim hoạt hình chuyên nghiệp và thực hành vẽ diễn hoạt animation, vẽ layout, vẽ background dưới sự theo dõi, đánh giá của những họa sĩ chuyên nghiệp.  Một số hình ảnh trong buổi giao lưu của Armada tại CMA

Nhảm nhí theo cách của Bầu Trời Chất Xám

Được thành lập từ những con người khác biệt nhưng có chung một đam mê với truyện tranh và hoạt hình. Kết nối và gắn kết sau 4 tháng học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Thể hiện khá tốt kỹ năng teamwork qua đồ án Sáng tác 1 và những tác phẩm đăng tải trên fanpage. Bầu Trời Chất Xám, họ là ai?  Những ngày tháng tuổi trẻ được làm những điều mình thích, những việc thỏa mãn sự đam mê của bản thân và được làm cùng với những người bạn có cùng chí hướng là điều tuyệt vời nhất. Và Bầu Trời Chất Xám chính là một ví dụ điển hình cho tất cả sự ngây thơ, dại khờ nhưng quý giá của tuổi trẻ.   Những ngày đầu xây dựng nhóm  Bầu Trời Chất Xám chính là cái tên tạo ra được sức hút ngay từ những ngày đầu nhóm “trình làng” trước hội đồng CMA cho môn Sáng tác 1. Không phải một cá nhân hay một tác phẩm xuất sắc nào khác có thể để lại ấn tượng mạnh và dư âm cho hội đồng chấm Sáng tác 1 ngày hôm đó như Bầu Trời Chất Xám. Một sự việc chưa từng xảy ra ở các khóa trước, những đồ án Sáng tác 1 của một số thành viên lớp Kỹ thuật viên 5T có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhân vật. Như một ngôi làng thu thỏ với những câu chuyện riêng về từng nhân vật. Chia sẻ về ý tưởng khá mới mẻ này, nhóm cho biết “Với yêu cầu của đồ án Sáng tác 1, mỗi cá nhân phải tự thực hiện một tác phẩm, lúc này bạn Đức và bạn Hoàng đã tự hỏi rằng ‘Nếu mình thích làm nhóm thì sao?’. Thế là từ đó 2 bạn cùng làm 2 câu chuyện, nhưng bối cảnh giống nhau và nhân vật của bạn này sẽ có mặt trong tác phẩm của bạn kia. Kiểu như hai chuyện diễn ra ở cùng nơi. Ý tưởng hay này đã được duyệt bởi nhiều đồng bọn trong lớp. Và sau đó cả đám xúm vô chế ra một cái làng hư cấu, tên là làng Phong Long và giúp nhau tạo ra cốt truyện để đưa nhân vật của mỗi đứa vào bối cảnh làng đó. Khi dự án ‘Làng Rồng Gió’ vừa nhen nhúm đã bùng cháy liền trong suôn sẻ như vậy, bạn Hoàng thấy tâm đắc quá nên bật ra suy nghĩ ‘Tụi bây thấy không, cả một bầu trời chất xám như vậy làm sao mà không nghĩ ra chuyện để làm’ “.  Ý tưởng thú vị này đã mang đến những lời nhận xét, phản hồi tích cực từ hội đồng cho từng bài Sáng tác 1 của nhóm. Không những vậy, các thầy cô trong hội đồng mong muốn nhóm sẽ tiếp tục phát huy trong những bài Sáng tác khác cũng như lan tỏa mô hình làm nhóm này trong tập thể CMA. Chính những nhận xét, lời khuyên của thầy cô đã giúp nhóm tự tin hơn trong việc xây dựng một nhóm chính thức, có tên gọi và fanpage riêng, nơi các bạn thỏa sức thể hiện đam mê dành cho truyện tranh và hoạt hình và xây dựng thương hiệu cho nhóm về sau. Bầu Trời Chất Xám đã ra đời từ đó.  Ấn tượng từ tên gọi… Cái tên Bầu Trời Chất Xám chắc hẳn đã tạo ra sự tò mò cho những ai tiếp xúc lần đầu. Tại sao lại là Bầu Trời Chất Xám mà không phải là một cái tên khác? Giải đáp cho thắc mắc này, nhóm cho biết “Team quyết định dùng tên này vì thấy nó vừa thông thái lại vừa nhảm nhí tào lao, rất hợp với tính cách và con người của các thành viên trong team. Sau khi đi Tiền Giang, cả bọn chúng mình lấy tên là Team Chó theo yêu cầu đặt tên nhóm theo tên động vật của thầy Duy Anh, nên thành ra hình tượng con ‘cờ hó’ manh động luôn gắn liền với những bộ não năng động, thông minh và xàm xí trong Bầu Trời Chất Xám”.  Đến những tác phẩm truyện tranh ngắn  Fanpage Bầu Trời Chất Xám ở thời điểm hiện tại đang ngày càng tạo ra sự thu hút nhờ vào những tác phẩm truyện tranh ngắn do nhóm thực hiện. Những tác phẩm này tập trung thể hiện cuộc sống thường ngày qua góc nhìn hài hước, dí dỏm của các bạn trẻ. Song song với việc phát triển fanpage, các thành viên trong nhóm luôn chú ý đặt việc học lên hàng đầu. Chia sẻ về kế hoạch sắp tới, nhóm tâm sự “Hiện giờ các thành viên đang chăm chỉ học tập tốt, lao động tốt nên chưa triển khai các kế hoạch cho page. Song trước mắt team vẫn tập trung vào vẽ truyện tranh ngắn 1-4 khung, kể về những mẫu chuyện hài đời thường mà nhiều người có thể liên hệ được. Về lâu dài group đang đặc biệt ấp ủ các dự án file gif hoạt hình ngắn, cũng không nhằm mục đích gì cao cả hơn là viral, tăng view, câu like”.  Những mẩu truyện tranh ngắn 4 khung do Bầu Trời Chất Xám thực hiện Ngoài fanpage, nhóm còn có group nhỏ, nơi các thành viên lưu lại những ý tưởng để phát triển thành những tác phẩm đặc trưng của page. Những ý tưởng này xuất phát từ những mẩu chuyện tiếu lâm mà các bạn thường trò chuyện, tán dóc cùng nhau trong ngày thường hay những chuyện hài hước do mỗi thành viên “vận hết sức lực” để “vắt” trong “chất xám” ra.  Sáng tạo để không hòa tan  Ở thời điểm hiện tại, những fanpage hài hước xuất hiện khá nhiều trên trang mạng xã hội. Đặc biệt, những page theo

Học viên Comic Media Academy và những dự định năm mới

Năm 2017 được “các chuyên gia” dự đoán sẽ đầy biến động với “sức mạnh của bầu trời” và sự hồi sinh của những huyền thoại lão làng trên mọi “mặt trận”. Với một năm đặc biệt như năm 2017, học viên Comic Media Academy sẽ có kế hoạch gì nhỉ? Các bạn ấy sẽ “chiến đấu” như thế nào để không bị lạc trôi đây? Mời bạn cùng theo dõi đoạn clip dưới đây để lắng nghe những dự định và chia sẻ của CMAers nhé! Bên cạnh đó, các bạn còn thấy được tính cách thật của mỗi CMAer đấy! CMAers còn nhiều cá tính bí ẩn hơn nữa, lạ lùng hơn nữa, khác người hơn nữa. Nếu bạn tò mò hãy nhanh nhanh “Nhập Viện” cùng bọn mình thôi nào! Welcome to CMA world! Comic Media Academy hân hạnh tài trợ chương trình “Khai phá khả năng chinh phục thế giới và cá tính độc bựa” của từng CMAers.

Hoạt động vẽ tranh đường phố của học viên CMA

Con đường Nguyễn Văn Bình hay còn gọi là Đường sách TP.HCM đã trở nên náo nhiệt hơn với sự đổ bộ của các “chiến binh áo đen” đến từ Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Các chiến binh xuất hiện ở con đường này vào mỗi cuối tuần để dành tặng những món quà đáng yêu cho các vị khách. Món quà là những bức tranh chân dung trên sổ tay hay những khung tranh chân dung cá nhân, cặp đôi. Nếu bạn yêu thích những nét vẽ dễ thương như chibi và muốn khuôn mặt hay hình ảnh của bản thân xuất hiện trên khung tranh, hẳn bạn phải tìm gặp các CMAers. Hay bạn muốn có phiên bản hoạt hình của chính mình với màu sắc đẹp mắt, hãy đến gặp các chiến binh CMAers, họ sẽ đáp ứng ước muốn của bạn. Hoặc bạn chỉ đơn giản muốn một ngày cuối tuần thư giãn với những bức tranh đáng yêu cùng café thơm, sao bạn không chọn gặp các chiến binh CMA nhỉ? Hoạt động vẽ tranh đường phố của CMAers sẽ được diễn ra định kỳ vào Thứ 7 – Chủ Nhật hàng tuần, tại Cafe Đẹp – Đường Sách Nguyễn Văn Bình. Cùng đến chơi với các CMAers bạn nhé! Follow Fanpage Vẽ Tranh Đường Phố để đặt hàng quà tặng theo yêu cầu. >>> Xem thêm Video clip 43 bức tranh vẽ mừng ngày 8/3 cho Saigon Language School:

Khóa 5 Viện Truyện tranh và Hoạt hình

Sau 4 tháng học tập tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, chắc hẳn các bạn học viên Khóa 5 đã tích lũy cho mình một lượng kiến thức không nhỏ về nghề cũng như những kỷ niệm vui buồn cùng các bạn đồng môn. Nếu bạn tò mò muốn biết các bạn khóa 5 đã có hành trình đầu tiên như thế nào tại Viện thì hãy theo dõi những chia sẻ của các bạn ấy ngay dưới đây nhé. Khóa 5 với những cá tính riêng đến từ 2 lớp 5H và 5T Lựa chọn CMA là vì… Mỗi người khi chọn một công việc, một ngành nghề để gắn bó thì luôn có những lý do khác nhau. Các bạn khóa 5 với những màu sắc riêng của bản thân, những xuất phát điểm khác nhau cũng có rất nhiều lý do khác biệt khi chọn học nghề họa sĩ vẽ truyện tranh và làm phim hoạt hình tại CMA. Những ngày đầu còn xa lạ… Theo bạn Minh Phương “Mình từng nghĩ nét vẽ manga thật sự ĐÃ , là đỉnh cao của thế giới. Khoảng thời gian dừng chân tại lớp cấp tốc, mình có qua Mỹ và tìm hiểu, nghiên cứu về nét vẽ của Mỹ và cũng gặp phải trường hợp như vậy. Từ đó mình nhận ra quan điểm của CMA về phát triển nét vẽ truyện tranh Việt Nam là đúng đắn. Chính vì vậy, mình đã quyết định đăng ký học tại CMA”. Còn bạn Hồng Đức thì chia sẻ về sự thay đổi trong tính cách của bản thân khi học tập tại CMA “CMA là một môi trường năng động, sáng tạo, tự do. Ở trường Đại học, mình không “mạnh bạo” như bây giờ đâu. Thế nhưng khi học  ở CMA, mình được thoải mái thể hiện chính kiến của mình cho nên mình cảm thấy rất thích khi được học trong môi trường như vậy”. Sau 4 tháng đã gắn bó… Riêng bạn Phát Tài thì lại có một tình yêu đặc biệt dành cho truyện tranh “Truyện tranh đã là một thứ tạo nên tuổi thơ của mình. Và mình muốn là một người có thể làm những lĩnh vực chuyên môn về vẽ. Nhưng càng lớn hơn, khi lĩnh hội được nhiều kiến thức về truyện tranh, mình nhận ra rằng truyện tranh có những cái mà người ta có thể giới thiệu cho rất nhiều người trên thế giới về văn hóa, phong tục của họ. Mình cảm thấy điều đó rất là hay. Từ đó, mình tâm niệm một điều là mình cũng muốn lưu truyền, giới thiệu văn hóa của chính nước mình ra thế giới. Chính vì thế mình đã chọn ngành truyện tranh”. Những chia sẻ gửi  “đồng bọn” Hơn 40 con người có xuất phát điểm khác nhau nhưng lại có thể đoàn kết, gắn bó và chia sẻ cùng nhau chỉ sau 4 tháng ngắn ngủi. Bởi, họ có chung đam mê, chung mục tiêu phấn đấu và đang cố gắng luyện tập, giúp đỡ lẫn nhau với hy vọng tạo ra một câu chuyện của tuổi trẻ, câu chuyện về những con người đã sống vì chính đam mê của bản thân. …thân thiết như một gia đình. Khi chia sẻ về những người bạn của mình, bạn Thanh Triều cho rằng “Khi lựa chọn ngành này thì mỗi người đều có độ điên của bản thân. Ở lớp mình, mỗi người đều có một tính cách riêng nhưng các bạn có đủ chất điên, đủ sự đoàn kết, đủ tinh thần cho ngành truyện tranh và hoạt hình. Trong quá trình học chắc chắn có những mâu thuẫn. Những lúc như vậy, cách tốt nhất là mọi người trong lớp sẽ ngồi lại với nhau, nói ra những ưu khuyết điểm. Sau cuộc họp lớp đó thì tâm lý mọi người sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều”. Tuy nhiên, trên con đường thực hiện ước mơ, không phải lúc nào cũng có những niềm vui hay thành công. Con đường đó luôn có những thử thách bất ngờ buộc bản thân phải cố gắng vượt qua. Đặc biệt, với nghề truyện tranh và hoạt hình tại Việt Nam, các bạn phải cố gắng rất nhiều so với những ngành nghề khác. Sẽ có những thời điểm bạn cảm thấy nản chí, mơ hồ về lựa chọn của mình, bạn sẽ làm gì? “Các bạn phải bình tĩnh. Bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề của chính mình. Trước nhất, mình học ở đây mình cần cái gì, mình muốn gì, động cơ của mình là gì, những trở ngại nào mình sẽ gặp phải và cái cách mà mình khắc phục nó. Chung quy lại, các bạn cần phải tĩnh tâm và suy nghĩ thật kỹ về vấn đề của mình. Khi các bạn đã tìm ra được tư tưởng của mình thì nó sẽ thôi thúc các bạn hành động. Và mình nghĩ là thời điểm các bạn hành động với trạng thái thoải mái nhất là lúc các bạn làm việc với hiệu suất cao nhất”. Đó là những lời chia sẻ chân thành nhất mà bạn Phát Tài, lớp phó của 5H muốn gửi đến các bạn khóa 5, các bạn học viên CMA và những bạn đang nung nấu ước mơ trở thành những họa sĩ hoạt hình, họa sĩ truyện tranh. Cố gắng vì đam mê  Ngoài ra, bạn Khương Thảo cũng cho rằng “Dù đang vẽ tốt cỡ mấy thì vẫn chưa phải tốt thực sự. Cứ cố gắng vẽ tiếp thì khả năng sẽ lên cao. Cho nên nhàm chán là do bản thân mình tự cảm nhận thôi”. Trình bày về bài Sáng tác đầu tiên Cùng học tập và rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp với những người có cùng đam mê, mục tiêu sẽ giúp bạn tiến bộ từng ngày. Bạn Hoàng

Hoàng Gia trong buổi đánh giá đồ án kết thúc môn

Câu chuyện về kiểm duyệt truyện tranh và xuất bản ở Việt Nam luôn là vấn đề gây ra tranh cãi và bức xúc cho những người hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Mới đây nhất, sự kiện tập 3 truyện tranh Mèo Mốc của Đặng Quang Dũng và Truyện Cực Ngắn của Đào Quang Huy bị cấm xuất bản vì không qua được “cửa” kiểm duyệt, phần nào làm dấy lên những phản đối trong cộng đồng họa sĩ truyện tranh Việt. Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) với vai trò là cơ sở chuyên nghiệp duy nhất ở Việt Nam đào tạo về Họa sĩ vẽ truyện tranh cũng không thể nằm ngoài sự kiện này. Là một người trẻ đam mê và mong muốn theo đuổi nghề họa sĩ truyện tranh, bạn Hoàng Gia, học viên Khóa 2 của CMA đã có những chia sẻ về vấn đề kiểm duyệt ở Việt Nam. Lê Hoàng Gia – Học viên khóa 2 – Ngành Truyện tranh Theo lịch sử truyện tranh thế giới, đạo luật truyện tranh đã có từ năm 1954, đến năm 1971, đạo luật này mới dần nới lỏng và sau đó đã hết hiệu lực vào năm 2011. Thế nhưng, quay trở lại với truyện tranh Việt, sau 2 bộ truyện tranh bị cấm xuất bản gần đây là Mèo Mốc và Truyện Cực Ngắn, các họa sĩ truyện tranh Việt đã lên tiếng đề xuất cần có một Bảng giới hạn độ tuổi cho truyện tranh. Suy nghĩ của bạn như thế nào về vấn đề này?  Việc đề xuất thiết lập một bảng giới hạn độ tuổi cho truyện tranh Việt hiện nay là một bước lùi của nền truyện tranh Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với thế giới hiện nay. Có thể sẽ dẫn đến sự phân hóa rõ rệt giữa truyện dành cho tuổi thiếu nhi, thiếu niên và cho người trưởng thành. Nếu có bảng phân loại ấy, các tác phẩm dành cho lứa tuổi trưởng thành có thể tự do vung vẩy về mặt nội dung, hình ảnh nhưng đồng thời sẽ khiến tác phẩm cho lứa tuổi thiếu nhi, thiếu niên vốn cần sự sáng tạo và đột phá bị kiềm kẹp gắt gao hơn, điều này có thật sự gọi là mang công bằng cho tác giả và người đọc không trong khi đối tượng thụ hưởng phần lớn là thiếu nhi và thiếu niên? Hoàng Gia trong giờ học môn Animal Posing Sketch Khi tư duy của người biên tập, cấp phép xuất bản và họa sĩ ở nước ta vẫn chưa tìm được sự thống nhất, thì những họa sĩ trẻ như bạn nên thay đổi như thế nào trong sáng tác để tác phẩm của mình có thể đến với độc giả mà không vấp phải sự kiểm duyệt trong xuất bản?  Theo mình khi tư duy xây dựng tác phẩm, tác giả cần hướng đến nhóm đối tượng thụ hưởng của truyện và có những tinh chỉnh sao cho phù hợp với lứa tuổi ấy, có thể nói tác giả đã đóng đồng thời 2 vai trò: họa sĩ/kịch bản và biên tập viên. Tuy nhiên theo góc nhìn cá nhân, một số tác giả truyện tranh Việt Nam khi làm tác phẩm không có cách làm ấy. Mình nghĩ thay vì chúng ta trách cứ và khi sự đương đầu không có khả thi thì cũng không nên để điều đó tác động đến đam mê của mình, đến công việc sáng tác của mình. Cách tốt nhất là biết làm thế nào để đưa câu chuyện, thông điệp mình muốn truyền tải đến với độc giả sao cho thật phù hợp. Hoàng Gia trong giờ học môn Digital Painting  Quan niệm Truyện tranh chỉ dành cho con nít đọc, bạn nghĩ sao về điều này?  Quan niệm truyện tranh chỉ dành cho con nít đọc là một quan niệm lỗi thời vì hiện nay truyện tranh không chỉ là phương tiện giải trí mà nó còn đóng vai trò giáo dục, truyền thông,… Vì thế truyện tranh hiện nay dành cho mọi lứa tuổi! Hoàng Gia đặt câu hỏi trong Hội thảo Hoạt hình 3D Bạn có thể chia sẻ một chút về định hướng của mình sau khi hoàn thành khóa học sáng tác truyện tranh tại CMA không? Định hướng của mình sau khi hoàn thành khóa học sáng tác truyện tranh tại Viện đó là vận dụng các kiến thức có sẵn kết hợp với nghiên cứu thị trường để tìm hướng đi đúng đắn nhất cho tác phẩm tâm huyết của mình đến gần với độc giả và hạn chế những thiếu sót trong khâu hình ảnh và nội dung nhiều nhất có thể. Hiền Đặng

Lễ khai giảng năm học và chào đón khóa 5 Viện Truyện tranh và Hoạt hình 4

Sáng 5/9, Lễ khai giảng khóa 5 và chào mừng năm học mới của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã được tổ chức tại cơ sở 146 Nguyễn Đình Chính, Q.Phú Nhuận, TPHCM, mở đầu cho Chuyến tàu của những đam mê được ra khơi và vượt sóng lớn.  Tiếp nối hành trình đồng hành với đam mê của các bạn học viên, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tiếp tục trở thành người bạn, điểm đến đáng tin cậy của những bạn có ước mơ trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh và làm phim hoạt hình.  Thạc sĩ – Họa sĩ Lê Thắng, Trưởng ngành Viện Truyện tranh và Hoạt hình Mở đầu buổi lễ khai giảng là những chia sẻ của Thạc sĩ – Họa sĩ Lê Thắng, Trưởng ngành Viện Truyện tranh và Hoạt hình về vấn đề học tập tại CMA, khái quát chương trình học ngành truyện tranh và hoạt hình 2D, 3D, tài liệu học tập và những phương pháp để học tốt hơn. Cùng với buổi lễ khai giảng, CMA hân hạnh giới thiệu hai giảng viên mới sẽ là người đồng hành, gắn bó với các bạn trong suốt thời gian học tại Viện, đó là: họa sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy và Thạc sĩ – Họa sĩ Nguyễn Bạch Dương. Một số giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình tại Lễ khai giảng năm học mới:   Thạc sĩ – Họa sĩ Nguyễn Bạch Dương và Họa sĩ Trang Đức Huy   Nhiếp ảnh gia Duy Anh và Họa sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy  Cùng với những chia sẻ, hướng dẫn của các giảng viên, các bạn học viên khóa 5 ngành truyện tranh và hoạt hình cũng có những chia sẻ xoay quanh con đường đến với ước mơ của mình và những dự định trong tương lai. Bạn Phan Thị Hồng Nhung – học viên ngành truyện tranh khóa 5  Bạn Phan Thị Hồng Nhung cho biết “Từ nhỏ mình đã có sở thích vẽ truyện, vẽ tranh. Mình có quen biết với một chị học bên thiết kế đồ họa. Chị cũng có đam mê sáng tác truyện tranh nhưng do thời điểm đó chưa có một cơ sở nào đào tạo ngành nghề này như CMA nên chị đã chọn ngành thiết kế đồ họa. Mình muốn cùng chị lập team sáng tác bộ truyện tranh dành cho đối tượng nữ sinh. Chính vì vậy, mình quyết định chọn Viện, chọn con đường thẳng để đến với ước mơ của mình. Để thực hiện ước mơ này mình đã có kế hoạch là vừa học ở Viện, luyện tập ở nhà và học thêm những kiến thức khác để bổ sung cho ý tưởng của bộ truyện”. Bạn Huỳnh Bảo Ngân chia sẻ “Mình muốn làm phim hoạt hình. Mình muốn làm ra những bộ phim dành cho thiếu nhi, lồng ghép những kiến thức giáo dục đạo đức thay vì qua sách vở. Như vậy thì các bạn nhỏ sẽ dễ dàng tiếp thu hơn. Dù ba mẹ thường hay lo lắng cho tương lai của mình nhưng vẫn quyết định đồng ý và tạo điều kiện cho mình thực hiện đam mê”. Bạn Nguyễn Duy Quang, học viên khóa 5 Đặc biệt, bạn Nguyễn Duy Quang, chủ quán cafe mèo tiết lộ lý do đến với Viện Truyện tranh và Hoạt hình “Cuộc đời của chúng ta rất ngắn. Vậy thì hãy sống với đam mê sở thích của mình đi”. Chia sẻ của Duy Quang đã làm cho các bạn học viên và cả phòng náo nhiệt hơn hẳn. Đó là những chia sẻ đã chạm vào tâm tư, suy nghĩ của tất cả học viên tham gia học tại CMA. Các bạn là những người can đảm lựa chọn sống với đam mê của chính mình. Bởi sống và làm việc vì đam mê chính là hạnh phúc của mỗi người. Bên cạnh đó, CMA cũng dành tặng những phần học bổng đáng quý cho các bạn học viên có kết quả học tập tốt và đóng góp tích cực vào xây dựng hình ảnh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình, gồm: Học viên có thành tích học tập cao nhất của từng khóa học Nguyễn Gia Lộc – Học viên Khóa 2 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình  Mai Thu Hải Ngân – Học viên Khóa 3 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình Học viên tiêu biểu toàn khóa Nguyễn Thị Hoài Thương – Học viên Khóa 2 hệ KTV Chuyên ngành Truyện tranh  Ngoài ra, các bạn học viên còn tham gia trò chơi giao lưu giữa các khóa nhằm gắn kết tình đoàn kết của tất cả học viên tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Hy vọng buổi lễ khai giảng chính là điểm mở đầu cho hành trình thực hiện ước mơ của các bạn khóa 5 và tiếp tục đốt cháy ngọn lửa đam mê của học viên các khóa của Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Cùng xem hình ảnh buổi Lễ khai giảng khóa 5 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình bạn nhé! Hiền Đặng