kịch bản phim chuyển thể thành truyện tranh chuyên nghiệp

Chuyển thể kịch bản điện ảnh thành truyện tranh chuyên nghiệp là một cách tiếp cận khán giả mà trên thế giới đã có vô số hãng sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp một số mẹo nho nhỏ để tác phẩm chuyển thể thành công hơn. Mỗi lần chỉ miêu tả một action Kịch bản tiểu thuyết hình ảnh tuy không có định dạng chuẩn, nhưng có hai loại chính: Full Script và Marvel Method. Kịch bản phim giống như Full Script chưa hoàn thiện. Do đó, chúng ta hãy chuyển thể kịch bản phim thành Full Script. Giữa kịch bản phim và kịch bản truyện tranh chuyên nghiệp có một điểm khác biệt quan trọng. Kịch bản phim miêu tả ảnh động, còn kịch bản truyện tranh chuyên nghiệp miêu tả ảnh tĩnh. Trong quá trình chuyển thể, bạn nhớ mỗi lần chỉ miêu tả MỘT action mà thôi. Ví dụ: Ông nhấc điện thoại lên: NGƯỜI ĐÀN ÔNG: Hello? Có vẻ sai sai, vì nhấc điện thoại lên và nói vào ống nghe là HAI action, không phải MỘT. Action phải được viết như sau: Ông nhấc điện thoại lên. Ông áp điện thoại vào tai, cầm ngược đầu, nói vào ống nghe. NGƯỜI ĐÀN ÔNG: Hello?   Khi trong một khoảnh khắc có hai action trở lên, họa sĩ sẽ phải chọn lựa giữa hai action hoặc thêm khung hình không cần thiết vào kịch bản. Mẹo đơn giản là tưởng tượng mỗi khung hình truyện tranh chuyên nghiệp là một ảnh tĩnh. Giống như truyện tranh, ảnh tĩnh mỗi lần chỉ ghi lại một khoảnh khắc. Mẹo ám chỉ chuyển động tuy có (chẳng hạn như bộ lọc Blur trong Photoshop), nhưng đừng áp dụng chúng. Từng hình đứng yên đúng thời điểm sẽ tốt hơn. Tách riêng từng action sẽ giúp bạn nhận diện những action cần thiết để thúc đẩy câu chuyện, đồng thời làm rõ những gì bạn muốn họa sĩ vẽ. Về mặt kỹ thuật, một khung hình có thể có nhiều action. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng công cụ kể chuyện này, vì nó làm cho việc phân chia action trở nên khó khăn hơn. Bạn đừng nhồi nhét quá nhiều action vào khung hình, dẫn đến sự rối rắm không cần thiết. Nếu mới hợp tác sáng tác truyện tranh, bạn hãy để họa sĩ tự phân chia action trong khung hình. Ngắn gọn (<25 từ/khung hình) hết độc giả căn cứ vào chất lượng hình ảnh để lựa chọn tiểu thuyết hình ảnh muốn đọc – giống như chúng ta đánh giá cuốn sách qua trang bìa vậy. Vì vậy, bạn cần dành càng nhiều càng tốt đất diễn cho họa sĩ. Để làm được điều này, bạn viết không quá 25 từ cho phần thoại trong mỗi khung hình. Họa sĩ sẽ có ít đất diễn nếu bạn viết nhiều hơn con số đó. Ví dụ: khung hình dưới đây mới có 16 từ mà đã bắt đầu thấy không đủ chỗ để vẽ rồi. Ví dụ: Như bạn thấy, khung hình này có 31 từ. Họa sĩ phải thu nhỏ nhân vật trong khung hình mới có đủ chỗ đển chèn chữ. Mẹo không có ý nói rằng bạn không được phép viết quá 25 từ/khung hình; tuy nhiên, bạn cần lưu ý là viết càng nhiều, bạn càng khiến họa sĩ gặp khó khăn trong việc cung cấp hình ảnh lôi cuốn, hấp dẫn. Độc giả tiểu thuyết hình ảnh yêu thích hình ảnh lôi cuốn, hấp dẫn. Hãy viết càng ngắn càng tốt để dành không gian quý giá cho phần hình ảnh. Nói về độ dài của kịch bản. Truyện tranh thật sự “ngốn” rất nhiều thời gian và công sức của họa sĩ. Hầu hết truyện tranh chuyên nghiệp mất 3 – 4 năm mới ra lò SAU KHI nhà xuất bản mua kịch bản – nguyên nhân thường là do phải vẽ quá nhiều. Kịch bản truyện tranh 100 trang chứa ngót nghét 500 bức vẽ. Họa sĩ sẽ phải phác thảo, chỉnh sửa, biên tập, vẽ mực, chèn chữ, tô màu,… Do đó, khung hình càng nhiều, thời gian sản xuất sẽ càng lâu. Thời gian sản xuất càng lâu, họa sĩ và/hoặc nhà xuất bản càng mất thêm thời gian theo đuổi dự án. Để tạo điều kiện cho họa sĩ gật đầu nhận lời, bạn cắt bớt số trang mà vẫn bảo đảm truyền tải được câu chuyện muốn kể, cắt bớt số action mà vẫn bảo đảm câu chuyện xuyên suốt, cắt bớt càng nhiều càng tốt số dòng thoại, cũng như số từ trong mỗi dòng thoại. Chỉ miêu tả những gì người đọc có thể nhìn thấy Nhà biên kịch thường tiếp thu bài học này nhanh hơn tiểu thuyết gia, nhưng khi bắt tay vào viết tiểu thuyết hình ảnh, họ thường miêu tả quá mức. Họ không quen miêu tả những gì đưa cho họa sĩ vẽ, nên họ không biết cái gì là quá ít, cái gì là quá nhiều để có bức vẽ như ý. Họ thường miêu tả quá nhiều cho chắc ăn. Chỉ cần miêu tả những gì người đọc có thể nhìn thấy. Truyện tranh chuyên nghiệp là phương tiện trực quan (visual medium). Nếu người đọc không nhìn thấy cái gì đó, tức là nó không thực sự tồn tại. Ví dụ: Cậu bé nằm trên giường, nhìn chằm chằm lên trần nhà. Cậu cau có vì nghĩ mẹ không công bằng. Trần sập không phải lỗi tại cậu. Trong ví dụ trên, chúng ta thấy cậu bé nằm trên giường, nhìn chằm chằm lên trần nhà. Cậu đang cau có. Cảm xúc của cậu cần được chuyển thể thành hình ảnh, hoặc cắt bỏ khỏi kịch bản. Hãy cắt bỏ những gì không thể nhìn thấy.   Tuy đúng là họa sĩ cần nắm vững mọi khía cạnh của khoảnh khắc, nhưng họ

HỌC BIÊN KỊCH CÙNG CHUYÊN GIA   Biên kịch đang là “nghề vàng” của kỷ nguyên hình ảnh. Bạn có năng khiếu viết lách, bạn có hàng trăm ý tưởng mà chưa biết cách kể một câu chuyện hấp dẫn? Hay đơn giản bạn chỉ là người thích xem phim và muốn tìm hiểu nghệ thuật kịch bản của điện ảnh Hollywood cùng các nền điện ảnh khác?    Khóa học Nghệ thuật kịch bản cấp độ Cơ Bản tại CMA sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng, kiến thức, hành trang cần thiết để sáng tạo nên những kịch bản bùng nổ, bước đi trên con đường biên kịch vững vàng nhất.   Đặc biệt, học viên có sản phẩm ngay trong khóa học Nghệ thuật kịch bản!     Tham gia khóa học, học viên được học tập và thực hành viết kịch bản trực tiếp với đội ngũ giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực như Tiến sĩ lý luận văn học Đào Lê Na, đạo diễn – biên kịch Phan Gia Nhật Linh, nhà sản xuất – đạo diễn Văn Công Viễn, biên kịch Khánh Hoàng… —— KHÓA HỌC NGHỆ THUẬT KỊCH BẢN – KHAI GIẢNG: – Nghệ thuật kịch bản level 1 – Khoá 07: 29/05/2018 – Nghệ thuật kịch bản level 2 – Khoá 02: 17/07/2018 – LỊCH HỌC:– 18:30 – 21:00 các ngày 3-5-7 – 18:30 – 21:00 các ngày 2-4-6 – ĐỊA ĐIỂM: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM – HỌC PHÍ NGHỆ THUẬT KỊCH BẢN – CẤP ĐỘ 1: 7.200.000đ – HỌC PHÍ NGHỆ THUẬT KỊCH BẢN – CẤP ĐỘ 2: 12.000.000đ – ƯU ĐÃI:* Lớp Nghệ thuật kịch bản level 1: Giảm 10% cho thành viên câu lạc bộ Sân khấu điện ảnh và các bạn đã gửi tác phẩm tham dự Cuộc thi Nhà biên kịch tài năng. Giảm thêm 5% học phí khi đăng ký học theo nhóm 2, 3 người. * Lớp Nghệ thuật kịch bản level 2: Giảm 10% cho học viên đăng kí mới. Giảm 20% cho học viên đã hoàn thành lớp Nghệ thuật kịch bản level 1 tại Comic Media Academy. Đăng ký học:  Cơ sở 1: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM  

Tiếp nối sự thành công của các lớp Nghệ thuật kịch bản cơ bản, CMA mở thêm các cấp độ nâng cao. Đến với những tiết học đầu tiên, học viên lớp Nghệ thuật kịch bản nâng cao được học với thầy Phan Xine, “đạo diễn trăm tỷ” của phim “Em là bà nội của anh“. Với phong cách giảng dạy thân thiện, vui vẻ, cũng như sự tâm huyết của các giáo viên tại CMA, học viên học được không chỉ có kiến thức mà còn được chia sẻ rất nhiều về kinh nghiệm về sáng tạo kịch bản của các vị đạo diễn, biên kịch nổi tiếng. [spacer] [spacer] [spacer] [spacer] [spacer] Khóa học Nghệ thuật kịch bản của Comic Media Academy là khóa học chuyên về nghệ thuật kịch bản. Giáo viên hướng dẫn là những đạo diễn, biên kịch nổi tiếng như : Phan Xine, Trần Khánh Hoàng, Văn Công Viễn,… Tham khảo thêm thông tin về khóa học Nghệ thuật kịch bản tại đây [spacer] Comic Media Academy – Thúy Vi [spacer] Comic Media Academy Việt Nam (Viện truyện tranh và hoạt hình CMA) CS 1: 147 Pasteur, Phường 6, Q. 3, TP.HCM – TEL: (028) 3820 9066 CS 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM – TEL: (028) 3997 7271 Hotline: 0902 738 806 Website : http://cmavn.org

Bien kich James Ivory Oscars 2018

Ở tuổi 89, James Ivory đã lần đầu tiên giành được giải Oscar cho hạng mục Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Có thể đây là cái tên xa lạ đối với khán giả hiện đại, nhưng lại là kỷ niệm của những người yêu thích điện ảnh Hollywood giai đoạn cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990. Vậy, James Ivory là ai? >>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 đề cử kịch bản xuất sắc nhất Oscars 2018: Những tên tuổi lớn đều xuất hiện  Nguồn: latimes.com James Ivory là người gốc Ireland và Pháp, sinh ngày 07/06/1928 ở Berkeley, California. Mặc dù vậy, tuổi thơ của ông lại gắn liền ở Klamath Falls, Oregon. Theo đó, ông học ở trường Kiến trúc và Nghệ thuật Đồng minh Đại học Oregon từ năm 1951. Tiếp đến, ông học ở trường Nghệ thuật Điện ảnh Đại học Nam California. Tại đây, ông đã có bộ phim ngắn đầu tay mang tên Four in the Morning vào năm 1953. Ngoài đạo diễn, ông cũng viết kịch bản và sản xuất phim Venice: Theme and Variations, một bộ phim tài liệu kéo dài 30 phút. Tác phẩm đã được xuất hiện trong luận án thạc sĩ về điện ảnh của ông. Đồng thời, bộ phim cũng được tờ The New York Times đặt tên vào năm 1957 và trở thành 1 trong 10 bộ phim hay nhất năm. Từ 1967, ông tốt nghiệp đại học và bắt đầu bước vào lĩnh vực nghệ thuật. Ông đã làm việc với rất nhiều nhà sản xuất phim và biên kịch nổi tiếng. Trong đó, phải kể đến nhà sản xuất Ấn Độ, Ismail Merchant và nhà biên kịch Ruth Prawer Jhabvala. Cả ba người đều là thành viên trụ cột của công ty Merchant Ivory Productions lừng danh một thời. Họ đã cùng nhau tạo ra nhiều tác phẩm điện ảnh lãng mạn xuất sắc như A Room with a View (1985), Howards End (1992) hay The Remains of the Day (1993). Nguồn: pinterest.com Cách làm phim của Merchant Ivory Productions luôn thu hút người xem bởi phần nội dung cảm xúc, mang hơi hướm hoài cổ khi lựa chọn bối cảnh miền đồng quê hay những thị trấn châu Âu cổ kính. Đặc biệt, các nhân vật trong phim luôn toát lên vẻ đẹp thanh lịch dù hạnh phúc hay đau khổ. Dù vậy, tương lai của Merchant Ivory Productions dần khép lại khi Ismail Merchant qua đời vào năm 2005 và 8 năm sau đó là sự ra đi của nữ biên kịch Ruth Prawer Jhabvala. Tưởng chừng như James Ivory cũng sẽ dừng lại sự nghiệp trong im lặng. Thế nhưng, Call Me by Your Name do James Ivory làm biên kịch đã làm cho những người yêu điện ảnh thập niên 80-90 như trở lại hồi ức xưa cũ. Sau 8 năm kể từ khi làm đạo diễn cho The City of Your Final Destination, James Ivory trở lại với vai trò biên kịch cho Call Me by Your Name, một bộ phim lấy đề tài đồng tính làm chủ đạo. Thực chất, ông từng là sự lựa chọn đầu tiên cho vị trí đạo diễn của phim chứ không phải Luca Guadagnino. Ban đầu, Luca Guadagnino chỉ tham gia ekip với tư cách là người tư vấn do ông sinh sống tại miền Bắc nước Ý. Cuối cùng, phía đầu tư muốn Ivory và Luca cùng dàn dựng tác phẩm đạt giải Kịch bản chuyển thể Oscar 90 này. Một điểm thú vị khác đằng sau Call Me by Your Name có thể nhắc đến là việc James Ivory đã rời khỏi ghế đồng đạo diễn cũng như bán lại kịch bản cho công ty riêng của Guadagnino, một trong những nhà đầu tư. Lý do của sự vụ này là vì đạo diễn Guadagnino đã cắt rất nhiều cảnh nóng từ kịch bản của Ivory để đảm bảo vấn đề kiểm duyệt lẫn phát hành bộ phim ở thị trường Bắc Mỹ. Trở lại với kịch bản Call Me by Your Name, biên kịch Ivory đã chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Andre Aciman, người sở hữu nhiều tác phẩm viết về tình yêu đồng tính nam hay nhất trong khoảng thời gian gần đây. Theo đó, tiểu thuyết đã đoạt giải Gay Fiction tại Lễ trao giải Lambda Literacy Awards lần thứ 20, giải thưởng vinh danh những tác phẩm xuất sắc nhất của dòng văn học LGBT. Nhiều tờ báo uy tín như The New Yorker và The Washington Post cũng dành cho tác phẩm của Andre nhiều lời khen có cánh. Với thành công của tiểu thuyết, Ivory đã thể hiện ngòi bút tinh tế của mình để đưa Call Me by Your Name trở thành một kịch bản phim điện ảnh chuyển thể ăn khách sau 9 tháng. Kịch bản có kết cấu hài hòa và công phu đến nỗi Andre, tác giả cuốn tiểu thuyết cho rằng nó còn hay hơn cuốn sách của mình. Theo đó, những nỗ lực cuối cùng cũng được ghi nhận khi tượng vàng Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất Oscar 90 đã thuộc về Jame Ivory. Nguồn: wsj.com Trước đó, ông cũng đã giành chiến thắng tại WGA Awards, đưa ông trở thành ứng cử viên lớn ở giải Oscars năm nay. Trang web chuyên dự đoán giải Oscars, GoldDerby đã nhận định khả năng Ivory giành giải cao hơn hẳn các ứng viên còn lại ở hạng mục Kịch bản chuyển thể. Tượng vàng cho kịch bản của Call Me by Your Name là tượng vàng Oscar đầu tiên Ivory giành được sau 4 lần nhận đề cử (3 lần trước ở vai trò đạo diễn). Đồng thời, ông cũng trở thành người nhận Tượng vàng có độ tuổi già nhất trong lịch sử Oscars. H.Đ tổng hợp

Tổng kết lớp học viết kịch bản K2 11

Khác với lớp dạy vẽ thiếu nhi hay truyện tranh cấp tốc, lớp Nghệ thuật kịch bản là nợi hội tụ của những con người muốn dùng ngòi bút, câu chữ của mình để “vẽ” ra những câu chuyện rất khác lạ, có kết cấu hoàn chỉnh. Dù ở những độ tuổi khác nhau, có trẻ trung, có lớn tuổi nhưng nhìn chung họ vẫn là những người trẻ, trẻ trong suy nghĩ, trẻ trong đam mê và khát vọng về hoài bão của bản thân. >>> Có thể bạn quan tâm: [Hình ảnh] Tổng kết lớp Nghệ thuật kịch bản Khóa 2 Những thay đổi sau 3 tháng Nghề biên kịch đòi hỏi cần phải có khả năng trong cách sử dụng ngôn từ, cũng như trau dồi vốn từ cho bản thân. Để có điều này, đọc sách và viết lách thường xuyên chính là cách luyện tập tốt nhất. Thế nhưng, đối với những người làm công việc kỹ thuật hay sử dụng máy móc như La Ái Anh là một việc khá khó khăn. Song, kết thúc 3 tháng học tại lớp Nghệ thuật kịch bản, La Ái Anh đã có những thay đổi tích cực. Bạn chia sẻ: “Trước đây, mình là một người rất lười đọc sách. Bởi, từ khi theo học thiết kế, sử dụng máy móc khá nhiều khiến cho việc dành thời gian để đọc sách khó khăn hơn. Tham gia khóa học kịch bản của CMA, mình đã cải thiện được thời gian đọc sách của mình. Không những vậy, mình còn viết lách thường xuyên hơn. Trước đó, do phải sử dụng công nghệ và máy móc phục vụ việc học chuyên ngành, mình không được viết lách nhiều. Đến khi viết pitching, treatment, mình đã phải thức đến 5h sáng để viết. Vì vậy có thể nói đây là môi trường rất tốt để mọi người có thể rèn kỹ năng viết và sáng tạo kịch bản.” Trong khi đó, Hà Thái Hiền cho biết: “Trước khi đến với khóa học, em có viết truyện nên tự tin của em là tự tin về sử dụng ngôn từ thôi. Nhưng em chưa có đủ tự tin để viết ra một kịch bản phim. Em viết một cách rất bản năng. Sau khi tham gia khóa học, em biết về 3 hồi 8 nhịp, cấu trúc kịch bản, cách pitching với nhà sản xuất thì sự tự tin đó nó có tăng lên và đi đúng hướng hơn. Nhưng mà để nói tự tin hoàn toàn mang kịch bản đến các nhà sản xuất thì chắc em cần phải học thêm khóa 2 và khóa 3 của chương trình mình.” Nếu như khóa học đã làm cho Hà Thái Hiền tự tin viết kịch bản, cho La Ái Anh một môi trường tốt để rèn kỹ năng viết, thì đối với Đinh Thúy Quỳnh, Nghệ thuật kịch bản đã giúp cho ước mơ của bạn trở nên rất khác. Bạn cho biết: “Mình vẫn muốn trở thành một người có thể được câu chuyện của riêng mình. Nhưng cái nhìn với nghề của mình hiện tại đã rõ ràng hơn, đã cảm nhận được những trở ngại trong nghề. Trước đây, chỉ nghĩ đơn giản là mình phải sáng tạo, biết cách kể câu chuyện. Nhưng sau khi tham gia khóa học, đi vào chi tiết trong nghề, mình mới biết có những cái sẽ khiến cho mình cảm thấy khó khăn hơn nữa và lúc đó mình phải quyết tâm, kiên trì hơn để vượt qua.” Ước mơ có thể xa vời nhưng không phải là không thể Để trở thành nhà biên kịch không phải ngày một ngày hai có thể làm được. Đó là cả một quãng đường dài và khổ luyện. Thế nhưng, muốn bước qua những trở ngại trên con đường này, trước hết bạn cần phải có ước mơ, những dự định rõ ràng cho nghề nghiệp của bản thân. Đừng nên chỉ yêu thích mà không cố gắng tạo cơ hội và rèn luyện. Các học viên của lớp Nghệ thuật kịch bản cũng đã có hình dung rõ nét hơn về nghề sau khi kết thúc cấp độ đầu tiên của khóa học. Không những vậy, các bạn cũng đã vạch ra hướng đi chắc chắn cho tương lai với nghề biên kịch. Đối với học viên Lê Nguyễn Hồng Việt, viêc ấp ủ về kịch bản hiện tại đã được thay thế bằng những ấp ủ về nghề. Bạn đã biết cách đi theo lý tưởng như thế nào cũng như cách bám trụ với nghề. Chia sẻ về bài pitching cuối khóa, Hồng Việt cho biết: “Mình hài lòng với bài pitching. Nhưng mình nghĩ sẽ phải sửa nữa. Vì mỗi lần cô góp ý, mình sẽ nhận ra một khuyết điểm trong kịch bản. Theo mình biết, kịch bản từ lúc ấp ủ ý tưởng đến lúc ra phim phải sửa rất nhiều lần, có thể cả trăm lần. Mặc dù khó khăn nhưng mình nghĩ ‘từ từ rồi cháo nó cũng nhừ’.” Trong khi đó, 3 tháng đã qua là một chặng đường không ngắn cũng không dài đối với Phan Bảo Hoàng Phúc. Bạn tâm sự: “Điều mình chưa làm được có thể là về từ ngữ. Vốn dĩ mình không giỏi cách dùng từ và mình viết cũng không hay lắm. Đồng thời, mình cũng chưa từng sử dụng các phần mềm để viết kịch bản. Vì vậy, mình hy vọng sẽ khắc phục những yếu điểm của mình trong khóa 2. Còn nói về tương lai, dù mình chưa thể sớm thực hiện ước mơ biên kịch nhưng mình tin sẽ có một thời điểm mình làm được.” Những điều đặc biệt hội tụ trong một lớp học Đối với các thành viên trong lớp Nghệ thuật kịch bản 02, mỗi giờ học là một điều thú vị. Thú vị từ cách giảng dạy

La Ái Anh học viên lớp Nghệ thuật kịch bản

Sáng 03/02, La Ái Anh, học viên lớp Nghệ thuật kịch bản 02 đã hoàn thành buổi pitching dự án và đồ án tốt nghiệp. Kết thúc buổi pitching, ý tưởng kịch bản của La Ái Anh đã nhận được đánh giá cao và được đạo diễn Văn Công Viễn chọn để phát triển thành dự án điện ảnh trong thời gian sắp tới. La Ái Anh cùng đạo diễn Văn Công Viễn và các bạn lớp Nghệ thuật kịch bản 02 trong buổi pitching Theo chia sẻ của đạo diễn Văn Công Viễn, trong suốt quá trình tham gia khóa học viết kịch bản tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA), La Ái Anh luôn có những ý tưởng và nhân vật khác lạ. Không những vậy, La Ái Anh còn biết cách vận dụng kỹ năng chuyên ngành của mình khi tham gia khóa học này. Bạn chia sẻ: “Nguồn gốc đầu tiên để tạo ra kịch bản cũng như ngôn ngữ điện ảnh đều là hình ảnh. Ngay cả khi viết kịch bản dù là viết chữ nhưng mình cũng phải tả bằng hình ảnh. Em học chuyên về thiết kế nội thất cũng chuyên về hình ảnh cho nên khi viết kịch bản, em cũng ứng dụng những kỹ thuật riêng trong chuyên ngành của mình. Nhưng lúc trước, thì em viết còn khá mông lung. Sau khi tham gia lớp học được các thầy cô hướng dẫn theo quy tắc của kịch bản thì lúc đó em dã biếtứng dụng hình ảnh của mình vào đúng đường dây kịch bản hơn.” Ngoài ra, La Ái Anh còn tiết lộ bạn là một người rất lười đọc sách. Bởi, từ khi theo học thiết kế, sử dụng máy móc khá nhiều khiến cho việc dành thời gian để đọc sách khó khăn hơn. Tham gia khóa học kịch bản của CMA, bạn đã cải thiện được thời gian đọc sách của mình. Không những vậy, bạn còn viết lách thường xuyên hơn. Trước đó, do phải sử dụng công nghệ và máy móc phục vụ việc học chuyên ngành, bạn không được viết lách nhiều. Đến khi viết pitching, treatment bạn đã phải thức đến 5h sáng để viết. Vì vậy có thể nói đây là môi trường rất tốt để mọi người có thể rèn kỹ năng viết và sáng tạo kịch bản.  Chia sẻ về vấn đề có sự mâu thuẫn hay không giữa sáng tạo tự do với nguyên tắc kịch bản, bạn cho biết: “Sáng tạo thì mình phải theo hướng đúng trước thì mình mới tiếp tục bay bổng được. Ví dụ như ngay từ đầu mình đã đi không đúng thì mình có viết hay lắm thì người ta cũng không cảm nhận được thì nó cũng không được xem là tác phẩm xuất sắc. Ví dụ như lúc đầu em tả một cảnh gì đó rất đẹp nhưng người ta không hiểu chính xác cái em nói là gì, ngoài trừ hình nó đẹp ra.” Với những quy tắc để tạo ra một kịch bản phim và những kiến thức về kịch bản do giảng viên CMA truyền đạt, hy vọng La Ái Anh sẽ tiến xa hơn nữa và trở thành một biên kịch tài năng của làng điện ảnh Việt. H.Đ

Đề cử Kịch bản phim xuất sắc Oscars 2018

Loạt phim điện ảnh được giới chuyên môn và công chúng đánh giá cao đều góp mặt trong các hạng mục đề cử của Oscars 2018. Ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất, không nằm ngoài dự đoán là The Big Sick, Get Out, Lady Bird, The Shape of Water và Three Billboards Outside Ebbing. Liệu tác phẩm nào sẽ được xướng tên trong đêm trao giải Oscars 2018 vào ngày 4/3 tới đây? >>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 đề cử phim hoạt hình Oscars 2018: Không có bóng dáng của anime 1. The Big Sick The Big Sick kể về những khó khăn thử thách vượt qua rào cản văn hóa và chủng tộc giữa hai con người yêu nhau. Một nghệ sĩ hài độc thoại kiêm tài xế Uber người Mỹ gốc Pakistan say đắm trong tình yêu với cô gái người tây phương có mái tóc vàng. Kịch bản của The Big Sick không cố gắng thể hiện sự mùi mẫn, lãng mạn, tính nhân đạo hay quan trọng hóa yếu tố chính kịch. Mặt khác, phim khơi gợi nên sự đồng cảm của khán giả nhờ vào nhịp phim đồng nhất và tính kiên định trong nội dung. Sở dĩ như vậy là do Kumail Nanjani và Emily V. Gordon viết kịch bản từ chính câu chuyện tình yêu hơn 10 năm của họ. Ngoài ra, Kumail còn tham gia đóng vai chính hợp tác cùng nữ diễn viên Zoe Kazan, hai cái tên được yêu thích thuộc thế giới điện ảnh độc lập. Sự tương tác của cả hai đã tạo nên đột phá lớn tại Liên hoan phim Sundance và trở thành bộ phim độc lập đạt doanh thu cao nhất năm. Ngay khi ra mắt, bộ phim đã nhận được sự đón nhận của cả giới phê bình lẫn tầng lớp khán giả đại chúng, điều rất ít thể loại tình cảm nào có thể làm được. Dù động chạm đến những đề tài nóng bỏng như xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, tàn dư của tệ nạn phân biệt chủng tộc với người nhập cư trong xã hội Mỹ, nhưng bộ phim vẫn thu hút người xem nhờ tình cảm đẹp đẽ giữa những người thân thiết, tình yêu đôi lứa, tình mẹ con, tình vợ chồng, tình anh em và bạn bè. Kịch bản giản dị mà lôi cuốn, ekip làm phim tiềm năng và sự phản hồi tốt từ giới chuyên môn và công chúng là bước đệm lớn giúp The Big Sick tiến gần hơn với giải Oscars 2018. Trên trang Rotten Tomatoes, phim đã nhận được điểm phê bình tích cực là 98%, 8,6/10 trên Metacritic và 7,7/10 trên IMDb. Việc tượng vàng Oscar lần thứ 90 rơi về tay The Big Sick là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 2. Get Out Phim có nội dung kể về anh chàng da màu Chris vô tình phát hiện những bí mật khủng khiếp trong gia đình của cô bạn gái da trắng Rose. Chris cảm nhận có điều gì đó bất thường diễn ra trong ngôi nhà của cô bạn gái. Từ đám người da trắng luôn mang một vẻ bí hiểm cho tới những người giúp việc da đen cư xử và ăn nói như thể được lập trình. Dần dần, Chris nhận ra kỳ nghỉ cuối tuần bên gia đình bạn gái thực chất là khởi đầu cho một cơn ác mộng. Dù không mang yếu tố ma quỷ gì nhưng Get Out vẫn được xếp vào dòng phim kinh dị. Những nét đặc trưng vốn có của một thể loại kinh dị hoàn toàn đã bị thay đổi trong Get Out. Theo đó, biên kịch của Get Out đã lựa chọn thuật thôi miên làm đề tài chính để phát triển nội dung cho toàn bộ câu chuyện trong phim. Sự kết hợp độc đáo giữa khoa học và kinh dị mang đến cho khán giả sự trải nghiệm mới lạ. Tình tiết phim diễn biến bất ngờ khiến cho khán giả không rõ chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp. Ngoài ra, sự kết hợp giữa đề tài thôi miên, phân biệt chủng tộc và kinh dị đã vượt qua tất cả các bộ phim cùng thể loại trước đây. Điều thú vị là toàn bộ kịch bản Get Out đã được hoàn thiện bởi Jordan Peele, một đạo diễn “tay mơ”. Mặc dù trước đó, Peele chuyên trị mảng hài hước nhưng ở vai trò nhà biên kịch, kiêm đạo diễn cho dự án kinh dị Get Out, ông đã mang đến một tác phẩm chắc tay bất ngờ. Nghệ thuật kể chuyện trong phim được đánh giá cao, khiến cho khán giả dần lọt thỏm vào nỗi sợ và căng cứng người. Peele cho biết: “Ý tưởng này đến với tôi từ mong muốn cống hiến gì đó cho dòng phim kinh dị, ly kỳ theo cách độc đáo của riêng tôi. Đây là một bộ phim phản ánh những nỗi sợ có thật và những vấn đề thật sự mà tôi từng gặp phải. Nó chính là cách nước Mỹ đối xử với vấn đề phân biệt chủng tộc. Và ý tưởng rằng chính sự kỳ thị chủng tộc là một con ác quỷ.” Đầu tư với kinh phí chỉ vỏn vẹn 4,5 triệu USD, nhưng Get Out đã khiến cho giới chuyên môn và khán giả phải ngỡ ngàng trước tầm vóc và sức hút của bộ phim. Công chiếu từ cuối tháng 2, đến nay Get Out đã thu về hơn 168 triệu USD, trong đó, thị trường nội địa chiếm hơn 93%. Ngoài ra, Get Out còn là một đối thủ nặng ký cho tượng vàng Oscars 2018 sau khi nhận được hàng loạt phản hồi tích cực từ các trang đánh giá. Chuyên trang IMDb cho bộ phim số điểm 8,3/10, trong khi Rotten Tomatoes đánh giá

Lưu Diệc Phi trở thành diễn viên châu Á đầu tiên gia nhập hàng ngũ Công chúa Disney

Kế hoạch chuyển thể bộ phim hoạt hình nổi tiếng Hoa Mộc Lan thành một phiên bản live-action đã xuất hiện trong danh sách loạt phim sắp ra mắt của Disney giai đoạn 2018-2019. Phim hoạt hình Mulan chuyển thể thành phiên bản live-action. Nguồn: disneydatabase.com Tác phẩm hoạt hình kinh điển Mulan (1998) sẽ được chuyển thể thành phiên bản live-action do Elizabeth Martin cùng Lauren Hynek viết kịch bản và sản xuất bởi Chris Bender và J.C. Spink. “Gã khổng lồ” Disney cũng quyết định giao “chiếc ghế” chỉ đạo bộ phim cho nữ đạo diễn người New Zealand, Niki Caro. Việc Disney trao trách nhiệm quan trọng, “cầm trịch” Hoa Mộc Lan cho một đạo diễn ít tên tuổi như Niki được giới chuyên môn đánh giá là một bước đi vô cùng ấn tượng. Được biết, nữ đạo diễn 50 tuổi này từng tham gia sản xuất phim tại Hollywood. Dự án gần nhất của Niki là bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên The Zookeeper’s Wife với sự góp mặt của minh tinh Jessica Chastain sẽ phát hành vào tháng 3/2018. Ngoài ra, Niki cũng đang thực hiện một dự án khác cùng Disney là tác phẩm McFarland. Với dự án live-action của Hoa Mộc Lan, Niki Caro (50 tuổi) sẽ có cơ hội trở thành nữ đạo diễn thứ hai trên thế giới chỉ đạo dự án điện ảnh có ngân sách hơn 100 triệu USD. Người đầu tiên là nhà làm phim da màu Ava DuVernay với tác phẩm A Wrinkle in Time (103 triệu USD). Trước đó, Disney đã liên lạc với Lý An, đạo diễn tên tuổi người Đài Loan từng 3 lần đoạt giải Oscar. Mục đích của hành động này là để trấn an người yêu điện ảnh trước nỗi lo Hoa Mộc Lan sẽ tiếp tục là một tác phẩm được “tẩy trắng” nữa của Hollywood. Dinsey hy vọng với sự tham gia chỉ đạo của Lý An, Hoa Mộc Lan phiên bản live-action sẽ trở thành một bộ phim đâm chất châu Á nhất có thể. Song, Lý An đã từ chối lời mời của Disney. Tiếp đến, mối quan tâm hiện tại của người hâm mộ đang dành cho vị trí nữ chính. Sau khi Disney công bố Lưu Diệc Phi, nữ minh tinh Trung Quốc sẽ đảm nhiệm vai Mộc Lan, nhiều ý kiến trái chiều từ công luận đã xuất hiện và trở thành đề tài nóng hổi. Theo đó, BBC đánh giá sự xuất hiện của nữ diễn viên châu Á trong dự án này là hợp lý. Bởi, nhiều bộ phim Hollywood gần đây đã đối mặt với nhiều chỉ trích phân biệt chủng tộc khi chọn diễn viên da trắng vào vai nhân vật truyện tranh châu Á. Điển hình như phim “Ghost in the shell” với vai chính thuộc về Scarlett Johansson, trong khi nhân vật gốc lại là một người Nhật Bản. Nữ minh tinh người Trung Quốc, Lưu Diệc Phi sẽ đảm nhiệm vai nữ chính của Hoa Mộc Lan bản live-action. Nguồn: twitter.com Ngược lại, một số “mọt phim” tỏ ra khá lo lắng khi Lưu Diệc Phi được mệnh danh là “Độc dược phòng vé”, những tác phẩm điện ảnh có sự góp mặt của người đẹp này đều không mang lại doanh thu cao. Khán giả cũng đánh giá diễn xuất của Lưu Diệc Phi quá kém, một màu và có thể sẻ hủy hoại hình ảnh Mộc Lan anh thư. Cuộc tranh luận giữa 2 luồng ý kiến diễn ra sôi nổi, lôi kéo cả giới chuyên môn vào phân tích. Người trong giới làm phim đa phần ủng hộ quyết định mời Lưu Diệc Phi vào vai nữ chính và cho rằng Disney chắc chắn đã lựa chọn sau nhiều vòng thử vai nghiêm túc. Dù tranh luận đến đâu, thì nữ minh tinh vẫn hội tụ cả 3 tiêu chí mà Nhà Chuột đưa ra, có kỹ năng võ thuật – phẩm chất ngôi sao và điều kiện tiên quyết là phải biết tiếng Anh. Điều quan trọng nhất là, ai có thể khẳng định, Lưu Diệc Phi chẳng hề tốn công sức nào để có được vai nữ chính hay chắc chắn Disney lựa chọn minh tinh này chỉ với mục đích lấy lòng công chúng Trung Quốc và không quan tâm đến khả năng diễn xuất của cô nàng? Cuối cùng, hãy cho Lưu Diệc Phi một cơ hội để tỏa sáng và xứng đáng với vị trí nữ diễn viên châu Á đầu tiên gia nhập hàng ngũ “Công chúa Disney”. Lưu Diệc Phi trở thành diễn viên châu Á đầu tiên gia nhập hàng ngũ Công chúa Disney. Nguồn: twitter.com Nhìn lại bản phim hoạt hình Mulan (1998) với doanh thu lên đến 300 triệu USD toàn cầu, dự án live action lần này hẳn nhiên là một áp lực không hề nhỏ cho cả ekip. Thế nhưng, Hoa Mộc Lan phiên bản người đóng sẽ vẫn là một tác phẩm đáng mong chờ trong loạt dự án phim chuyển thể của Nhà Chuột sắp tới. Phim hoạt hình Người đẹp và quái vật đã được chuyển thể thành phiên bản live-action. Nguồn: youtube.com Tại Triển lãm D23 của Disney vừa qua, “ông lớn” giới điện ảnh đã thông báo sẽ tung ra bộ phim vào năm 2019. Dựa vào lịch phát hành phim của Disney, khán giả có quyền tự tin rằng Mulan live-action sẽ công chiếu vào ngày 8/11 hoặc 20/12/2019. Dự kiến phim sẽ được khởi quay vào cuối năm 2017. H.Đ

Tam sinh tam thế thập lý đào hoa thuộc thể loại phim cổ trang ngôn tình trá hình

Phim chuyển thể đang trở thành một xu hướng mới trong ngành công nghiệp phim ảnh Trung Quốc. Trong đó, ngôn tình được đánh giá là một mảnh đất màu mỡ cho các biên kịch và đạo diễn khai thác. Gửi thời thanh xuân đẹp đẽ đơn thuần của chúng ta chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên đang khá hot trong giới trẻ hiện nay. Nguồn: ccasian.com. >>> Tìm hiểu thêm: Lớp học viết kịch bản – con đường ngắn nhất để trở thành nhà biên kịch Thể loại ngôn tình chuyển thể trong giới làm phim xứ Trung được “sinh sôi nảy nở” từ những bộ tiểu thuyết ngôn tình. Theo đó, trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn tình xuất hiện trong giới trẻ Trung Quốc cách đây khoảng 3 năm và tiếp tục nở rộ không ngừng với hàng trăm nghìn tác phẩm từ cổ trang, xuyên không (quay ngược thời gian), thời kỳ dân quốc, hiện đại cho đến thế giới huyền huyễn (thần tiên, ma quỷ,…). Lượng độc giả đông đảo của dòng truyện này đã khiến cho các nhà sản xuất phim nhanh chóng mua bản quyền và bắt tay làm kịch bản chuyển thể. Những bộ phim ngôn tình với nội dung được biên kịch bám sát từ bản gốc đã không làm khán giả thất vọng. Nhiều tác phẩm không những thành công về mặt doanh thu mà còn đưa dàn diễn viên trong phim trở nên nổi tiếng hơn. Mặt khác, phim ngôn tình chuyển thể không chỉ bó hẹp ở Trung Quốc mà còn được khán giả trong khu vực đón nhận. Có được điều này cũng là nhờ vào sự lan rộng của các đầu truyện tiểu thuyết của những tác giả nổi tiếng ở Trung Quốc, khi chúng được xuất bản ra các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Tam sinh tam thế thập lý đào hoa thuộc thể loại phim cổ trang ngôn tình trá hình. Nguồn: beareyes.com.cn. Tiếp đến, dòng phim cổ trang vốn là thế mạnh của truyền hình xứ Trung, giờ đây cũng xuất hiện những bộ phim được xem là “ngôn tình trá hình” với một lượng fan không hề nhỏ. Mới đây, bộ phim Tam sinh tam thế thập lý đào hoa đã được kênh truyền hình VTV mua bản quyền và lồng tiếng. Dù đã ra mắt cách đây khá lâu ở Trung Quốc nhưng bộ phim vẫn nhận được nhiều phản hồi tích cực của khán giả Việt Nam. Từ đó có thể thấy, làn sóng phim chuyển thể ngôn tình xứ Trung có sức mạnh lớn như thế nào. Dựa vào nền tảng của những bộ tiểu thuyết đã có sẵn tiếng vang trong lòng độc giả để đưa lên màn ảnh là cách làm khôn ngoan của các nhà làm phim Trung Quốc. Tốc độ lan truyền của dòng phim này nhanh chóng mặt khi phần lớn các bộ phim đều được phát trên các trang phim trực tuyến. Không còn phải chờ đợi để theo dõi từng tập phim trên sóng truyền hình, khán giả phim ngôn tình, phần lớn là giới trẻ với bộ phận lớn là dân công sở, hoàn toàn có thể chủ động thời gian xem phim. Sự bùng nổ của phim ngôn tình đã dẫn đến sự ra đời của những khái niệm như soái ca, boss đại nhân,… Chúng dần trở nên phổ biến và là câu nói cửa miệng của giới trẻ. Có lẽ, những điểm tương đồng về văn hóa là lý do làm cho phim ngôn tình Trung Quốc dễ dàng thâm nhập hơn. Tuy có tốc độ phát triển không ngừng, nhưng xu hướng làm phim ngôn tình chuyển thể vẫn vấp phải những ý kiến trái chiều. Phần đông ủng hộ cho rằng thể loại này đã đánh trúng tâm lý của khán giả và một số trường hợp còn tạo ra niềm tin cho người xem vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong khi những người phản đối lại cho rằng những bộ phim ngôn tình là phi thực tế, ảnh hưởng đến nhận thức và tính cách của bộ phận giới trẻ. Phim ngôn tình chuyển thể bị đánh giá là ảo tưởng và phi thực tế. Nguồn: feed.baidu.com. Theo đó, vào cuối năm 2016, Hiệp hội sản xuất phim truyền hình Trung Quốc cũng đã đề ra quy định tăng cường sản xuất những bộ phim có chủ đề về hiện thực xã hội, giảm bớt khối lượng phim chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình hay văn học mạng. Đồng thời, Hiệp hội cũng yêu cầu rà soát cẩn thận nội dung của những bộ phim ngôn tình chuyển thể trước khi xuất bản. Gạt bỏ những tranh luận trái chiều từ dư luận, thể loại phim ngôn tình chuyển thể vẫn tiếp tục mang về doanh thu khủng cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Song, cần phải xem xét và mạnh tay loại bỏ những nội dung phim có xu hướng tiêu cực, không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến những tác phẩm chuyển thể xuất sắc khác. H.Đ

Khai giảng khoá học viết kịch bản 04 tại TPHCM

Lớp Nghệ thuật kịch bản Khóa 04 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình đã chính thức khai giảng. Đây cũng chính là khóa học viết kịch bản cuối cùng của năm 2017.  Khóa 04 đón chào sự xuất hiện của những học viên từng tham gia cuộc thi Nhà biên kịch tài năng do CJ CGV tổ chức và đạt thứ hạng cao. Bên cạnh đó, còn có những gương mặt đang làm việc, cộng tác tại công ty truyền thông, đài truyền hình. Ngoài ra, những học viên mới chập chững bước vào nghề cũng đã tham gia lớp Nghệ thuật kịch bản của CMA.  Trong buổi học đầu tiên, biên kịch Đặng Nhã là người trực tiếp đứng lớp và gửi đến các bạn học viên về tổng quan về nghề, giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn cũng như sẵn sàng cho hành trình mới tại lớp Nghệ thuật kịch bản.  >>> Xem thêm hình ảnh khai giảng Lớp Nghệ thuật kịch bản 4 tại đây Thông tin về lớp nghệ thuật kịch bản 4: – Khai giảng: 18/12/2017 – Học tại: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM >>> Tìm hiểu & đăng ký TẠI ĐÂY.

Biên kịch Jared Bush viết kịch bản phim Zootopia

Nhà sản xuất phim, biên kịch Jared Bush đóng góp “chất xám” cho rất nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng của hãng Disney như: Big Hero 6, Zootopia, Moana,.. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Biên kịch Jared Bush viết kịch bản phim Zootopia Tiểu sử và con đường nghệ thuật của biên kịch, nhà sản xuất phim Jared Bush Biên kịch, nhà sản xuất Jared Bush sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Ông tốt nghiệp tại Đại học Harvard với tấm bằng văn học Anh Mỹ. Jared Bush bắt đầu sự nghiệp viết kịch bản phim của mình với vai trò Assistant Writer cho 2 phim: – Series phim sitcom tên DAG được chiếu trên NBC từ tháng 12/2000 đến tháng 5/2001. Bộ phim lấy tên theo ngôi sao David Alan Grier. – What Lies Beneath (2000): Phim kinh dị Mỹ được đạo diễn bởi Robert Zemeckis. Ông đảm nhiệm vai trò hỗ trợ cho nhà sản xuất Jack Rapke. Năm 2002, ông vừa là nhân viên viết kịch bản phim, vừa hợp tác sản xuất phim Baby Bob. Phim sitcom Baby Bob được chiếu trên đài CBS vào tháng 3/2002. Bộ phim được đạo diễn bởi Michael Saltzman. Từ năm 2003 đến năm 2004, ông trở thành biên kịch chính thức của phim Totally Outrageous Behavior, Dumber and Dumber và Who Wants to Marry My Dad?. Trong đó, Who Wants To Marry My Dad? là chương trình thực tế do đài NBC sản xuất, được công chiếu vào mùa hè năm 2013 và 2014. Mục đích chính của chương trình thực tế này là để những đứa con chọn ra một người vợ mới cho bố của chúng cầu hôn và đính hôn. Show đạt tỉ lệ rating cao ngất ngưởng, vì vậy sau sự thành công của Season 1, Season 2 đã quay trở lại vào năm 2004. Phim sitcom All Of Us được viết bởi Jared Bush, công chiếu trên UPN vào ngày 16 tháng 12 năm 2003 với 3 Phần. Vào ngày 1/10/2006, phim được chuyển sang trình chiếu trên The CW. Và phim ngừng sản xuất vào ngày 14/5/2007. Series phim hoạt hình Penn Zero: Part- Time Hero được Jared Bush và Sam Levine viết kịch bản phim. Series phim ra mắt công chúng lần đầu tiên vào ngày 5 tháng 12 năm 2014. Jared Bush đảm nhiệm viết kịch bản và cả đạo diễn. Vào ngày 22/4/2015, series phim tiếp tục mùa thứ 2. Ngày 19/07/2016, series Penn Zero: Part- Time Hero được công bố sẽ ngừng sau 2 mùa. Phần 2 sẽ vẫn được lên sóng đến năm 2017. Năm 2014, bộ phim hoạt hình Big Hero 6 ra đời. Jared Bush đảm nhiệm vai trò giám đốc sáng tạo tại Walt Disney Animation Studios. Năm 2016, phim hoạt hình đình đám Zootopia được công chiếu. Jared Bush hợp tác cùng với đội ngũ đồng nghiệp đảm nhiệm đạo diễn, biên kịch, sáng tạo cốt truyện, lồng tiếng cho nhân vật Pronk Oryz – Antlerson. Ông tiếp tục trở thành trưởng nhóm sáng tạo tạo Walt Disney Animation Studios. Bộ phim có mức doanh thu khổng lồ: 1.024 tỉ đô la chỉ với kinh phí 150 triệu đô la. Gần đây nhất, bộ phim hoạt hình Moana cũng gây được tiếng tăm vang dội toàn cầu. Ông đảm nhiệm viết kịch bản phim và trưởng nhóm sáng tạo. Kế hoạch tương lai của ông là kịch bản phim Manacation. Những thành công rực rỡ của nhà sản xuất phim, biên kịch Jared Bush Jared Bush đóng vai trò trụ cột trong hãng phim hoạt hình Walt Disney. Nhiều giải thưởng danh giá ông nhận được: – Bộ phim Big Hero 6 đạt vô số giải thưởng và đề cử: Thắng giải Best Animated Feature tại Academy Awards lần thứ 87, thắng giải Animated Effects in an Animated Production tại giải Annual Annie Awards lần thứ 42, giải Favorite Animated Movie tại Kids’ Choice Award, giải Best Animated Movie ở Nevada Film Critics Society,… Biên kịch Jared Bush chia sẻ về quá trình làm phim Zootopia – Bộ phim Zootopia cũng được đề cử và chiến thắng tại nhiều giải thưởng điện ảnh danh giá: Thắng giải Feature Film tại British Academy Children’s Award, thằng giải Most Original TV Spot tại Golden Trailer Awards, thắng giải Hollywood Animation Award tại Hollywood Film Awards,… Bộ phim Moana được viết bởi biên kịch Jared Bush Với nhiều năm trong lĩnh vực biên kịch, Jared Bush chia sẻ rằng: “Hãy thử thực hiện tất cả những gì chúng ta muốn, bởi không ai tiên đoán chính xác được điều gì chúng ta có thể và điều gì không thể.“ Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch đạo diễn nhà sản xuất lừng danh Ấn Độ Vidhu Vinod Chopra

Vidhu Vinod Chopra là đạo diễn, biên kịch và nhà sản xuất nổi tiếng của nền điện ảnh Bollywood (tên gọi không chính thức của ngành công nghiệp sản xuất phim tiếng Hindi có trụ sở tại Bombay, Ấn Độ) với các bộ phim huyền thoại như: Parinda, 1942: A Love Story, 3 Idiots. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất lừng danh Ấn Độ Vidhu Vinod Chopra Tiểu sử của đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch Vidhu Vinod Chopra Vidhu Vinod Chopra sinh ngày 05/12/1952. Ông sinh ra và lớn lên tại Srinagar, Jammu and Kashmir, Ấn Độ. Anh trai ông là nhà làm phim cựu chiến binh Ramanand Sagar, nhờ vậy tình yêu điện ảnh của ông luôn được gia đình ủng hộ. Gia đình khích lệ Vidhu Vinod Chopra học ngành đạo diễn phim và ông đã đến Pune học ngành này tại The Film and Television Institude of India. Con đường làm nghề của đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch Vidhu Vinod Chopra Đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch Vidhu Vinod Chopra đã để lại nhiều ấn tượng ngay từ những năm tháng sinh viên. Phim ngắn đầu tay của ông thời sinh viên – Murder at Monkey Hill đã thắng giải National Film Award ở hạng mục Best Short Experimental Film and the Guru Dutt Memorial Award dành cho Phim sinh viên hay nhất. Với thành công vang dội trên, ông tiếp tục làm phim tài liệu ngắn thứ 2 có tên An Encounter with Faces. Phim ngắn cũng được đề cử giải Academy Award năm 1979 ở hạng mục Documentary Short Subject. Đồng thời, phim cũng nhận giải The Grand Prix tại Tampere Film Festival vào năm 1980. Năm 1981, ông viết kịch bản và đạo diễn phim Sazaye Maut. Năm 1983, ngoài vai trò điều khiển sản xuất, ông còn tham gia một vai diễn trong phim Janne Bhi Do Yaaro. Từ năm 1985 đến năm 2000, ông đảm nhiệm cả 3 vai trò: Đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch của các bộ phim sau: – Khamosh (1985) – 1942: A Love Story (1994) – Kareeb (1998) – Mission Kashmir (2000) Năm 2003, ông viết kịch bản và chịu trách nhiệm sản xuất phim Munna Bhai MBBS. Năm 2005, phim Parineeta được công chiếu. Ông đảm nhiệm nhiều vị trí: Nhà sản xuất, viết cốt truyện và những đoạn hội thoại, biên tập lại phim. Năm 2006, ông trở thành đạo diễn, viết kịch bản phim và âm nhạc trong phim Lage Raho Munna Bhai. Năm 2007, ông đảm nhiệm vai trò nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch phim “Eklavya”: “The Royal Guard”. Năm 2009, phim 3 Idiots được ông sản xuất và kiểm duyệt kịch bản phim. Năm 2012, ông viết kịch bản và sản xuất phim Ferrari Ki Sawaari. Năm 2014, ông chịu trách nhiệm sản xuất bộ phim hài viễn tưởng PK về người ngoài hành tinh xuống Trái Đất. Năm 2015, Broken Horses được ông viết cốt truyện, đạo diễn và sản xuất. Năm 2016, bộ phim Wazir được công chiếu. Ông đảm nhiệm vai trò biên tập và sản xuất bộ phim. Những thành công vang dội của biên kịch Vidhu Vinod Chopra “3 idiots” được đạo diễn, biên kịch bởi Vidhu Vinod Chopra Vidhu Vinod Chopra đạt nhiều thành công: 1 đề cử tại The Academy Awards, 6 giải National Film Awards (Ấn Độ) và 5 giải từ 14 đề cử tại Filmfare Awards: Tại Filmfare Awards: Năm 1989: Phim Parinda được đề cử hạng mục Best Filmfare Award và thắng giải Filmfare Best Director Award. Năm 1994, 2000, 2003, 2005, 2006, 4 bộ phim của ông: 1942: A Love Story, Mission Kashmir, Munna Bhai M.B.B.S, Parineeta đều được đề cử nhiều giải tại Filmfare Award. Năm 2006: Phim Lage Raho Munna Bhai đã thắng giải Filmfare Best Story Award. Năm 2009: Bộ phim 3 Idiots giành được 2 giải Filmfare Best Film Award và Filmfare Best Screenplay Award. Năm 2014: Phim PK được đề cử tại Filmfare Award dành cho hạng mục Best Film. Tại National Awards: Năm 2004: Munnabhai M.B.B.S được nhận giải Best Popular Film Providing Wholesome Entertainment. Năm 2006: Parineeta nhận giải Indira Gandi Award dành cho Best Film of a Director. Năm 2010: Giải Best Popular Film Providing Wholesome Entertainment thuộc về 3 Idiots. Thông điệp của biên kịch Vidhu Vinod Chopra gửi gắm đến các bạn trẻ qua 3 Idiots 3 Idiots tạo nhiều cảm hứng cho giới trẻ Đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất Vidhu Vinod Chopra gây tiếng vang lớn nhất ở phim 3 Idiots. Ông đã truyền tải thông điệp “Theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn” vào bộ phim và nó đã trở thành phương châm sống của nhiều khán giả trẻ xem phim. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Nhà văn, biên kịch Mario Puzo nổi tiếng với tiểu thuyết về thế giới Mafia. Trong đó, tác phẩm Bố già (1969) được ông chuyển thể thành phim đã tạo tiếng tăm vang dội. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Biên kịch Mario Puzo chuyển thể thành công tiểu thuyết Bố già của mình thành phim Tiểu sử của nhà văn, biên kịch Mario Puzo Nhà văn, biên kịch Mario Gianluigi Puzo (15/10/1920 – 02/07/1999) sinh ra trong một gia đình nghèo Italia và nhập cư khu phố Hell’s Kitchen của thành phố New York. Ông tốt nghiệp trường City College of New York, sau đó tham gia Không quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Vì thị lực không tốt, ông đảm nhiệm công việc quan hệ công chúng tại Đức, không tham gia chiến đấu. Năm 1950, ông sáng tác truyện ngắn đầu tiên của mình mang tên The Last Christmas. Sau chiến tranh, ông viết cuốn sách đầu tiên The Dark Arena, sách được xuất bản năm 1955. Trong những năm 1950 đến đầu thập niên 1960, Puzo làm việc với vai trò nhà văn và biên tập cho nhà xuất bản Martin Goodman của công ty Magazine Management. Ông lấy nhiều bút danh như: Male, True Action và Swank. Với bút danh Mario Cleri, ông đã viết về cuộc phiêu lưu trong Thế chiến thứ hai cho Tờ True Action. Bố già – Tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1969. Sau đó ông chuyển thể tiểu thuyết thành phim. Bộ phim được đạo diễn bởi Francis Ford Coppola. Ông tiếp tục lấn sân sang lĩnh vực kịch bản phim và đạt nhiều thành công. Nhà văn, nhà biên kịch lừng danh Puzo đã qua đời vì căn bệnh suy tim tại nhà ở Bay Shore, Long Island, New York vào ngày 02/07/1999. Gia đình của ông hiện đang sống tại East Islip, New York. Những thành công rực rỡ của nhà văn, biên kịch Mario Puzo Biên kịch Mario Puzo đồng hành cùng series phim Bố già Mario Puzo sáng tác tác phẩm Bố già từ những giai thoại về các tổ chức Mafia trong khoảng thời gian ông làm việc cho nhiều tờ báo giấy. Từ cuốn sách Bố già, Puzo chuyển thể thành phim. Bộ phim nhận tới 11 đề cử Oscar. Trong đó, phim thắng 3 giải và Puzo nhận được Giải Oscar cho Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Phần 2 và Phần 3 của Bố già tiếp tục được Puzo phối hợp với đạo diễn Francis Ford Coppola để sản xuất. Năm 1974, Puzo viết bản thảo đầu tiên cho bộ phim Earthquake. Ông đồng sáng tác kịch bản phim Superman: The Movie của đạo diễn Richard Donner và viết bản thảo cho Superman Phần 2. Năm 1982, ông tiếp tục hợp tác viết kịch bản phim A Time to Die. Năm 1984, ông viết kịch bản phim The Cotton Club. Bộ phim được đạo diễn bởi Francis Ford Coppola. Năm 1980, bộ phim Superman 2 do ông viết kịch bản được công chiếu. Năm 1990, Phần 3 của bộ phim Bố già được ông viết kịch bản và được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Năm 1992, ông đảm nhiệm viết kịch bản phim Christopher Columbus: The Discovery. Có thể nói, Mario Puzo thành công vang dội trên cả 2 lĩnh vực: biên kịch và nhà văn. Ở vai trò nhà văn, ngoài tác phẩm “Bố già” ông còn để lại cho nhân loại hàng loạt tác phẩm có giá trị khác như: – Đấu trường u ám (1995) – Đất khách quê người (1965) – The Runaway Summer of Davie Shaw (1996) – Six Graves to Munich (1967) – Những kẻ điên rồ phải chết (1978) – Sicilian khúc ca bi tráng (1984) – The Fourth K (1991) – Ông Trùm quyền lực cuối cùng (1996) – Luật im lặng (2000) được xuất bản sau khi ông qua đời vào năm 1999. – Gia đình Giáo hoàng (2002) được hoàn thành bởi Carla Gino. Những tác phẩm của Puzo luôn là nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ nhà sản xuất phim Hollywood về đề tài Mafia. Bộ phim A Time to Die được viết bởi biên kịch Mario Puzo Chia sẻ của nhà văn, biên kịch Mario Puzo Mario Puzo nhìn nhận nền điện ảnh Hollywood vẫn còn nhiều vấn đề. Ông nói rằng: “Điều mê hoặc tôi tại Hollywood là người ta bịp bợm nhau một cách hoàn toàn hợp pháp. Đó là những bản hợp đồng hết sức khôn khéo, những con người cực kỳ hấp dẫn, nhưng họ không có lấy một ý nghĩ tốt đẹp nào.” Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch Andrew Stanton viết kịch bản phim Finding Nemo

Biên kịch Andrew Stanton là đạo diễn phim, biên kịch, nhà sản xuất và diễn viên lồng tiếng “gạo cội” tại hãng hoạt hình Pixar. Ông cho ra mắt nhiều bộ phim đình đám như: Finding Nemo (2003), WALL-E (2008),.. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch Andrew Stanton viết kịch bản phim Finding Nemo Tiểu sử của đạo diễn, biên kịch Andrew Stanton Đạo diễn, biên kịch Adrew Stanton sinh ngày 03/12/1965 tại Rockport, Massachusetts, Mỹ. Ông là một trong số ít sinh viên tốt nghiệp The California Institute of the Arts được John Kricfalusi tuyển vào làm việc tại Ralph Bakshi studio. Tại đây, ông tham gia làm phim Mighty Mouse: The New Adventures. Con đường sự nghiệp của đạo diễn, biên kịch Adrew Stanton Adrew Stanton bắt đầu sự nghiệp đạo diên, biên kịch từ năm 1987 với 2 phim: – Phim ngắn A Story: Ông vừa viết kịch bản, vừa làm đạo diễn. – Phim truyền hình 13 tập Mighty Mouse: The New Adventures. Ông đảm nhiệm viết kịch bản bộ phim truyền hình này. Năm 1988: Ông viết kịch bản phim ngắn có tên Somewhere in the Arctic và đảm nhiệm đạo diễn phim. Năm 1995: Kịch bản phim Toy Story được Adrew Stanton hợp tác cùng những biên kịch khác viết. Năm 1998: Ông vừa viết kịch bản phim, vừa đạo diễn bộ phim A Bug’s Life. Năm 1999: Đảm nhiệm viết tiếp kịch bản Phần 2 Toy Story. Năm 2001: Bộ phim hoạt hình Monsters, Inc ra đời. Ông đã tham gia viết kịch bản và sản xuất bộ phim này. Năm 2003: Adrew Stanton tham gia 2 dự án phim Finding Nemo (biên kịch và đạo diễn) và phim Exploring the Reef (nhà sản xuất). Phim Finding Nemo đã tạo tiếng vang lớn trên toàn cầu. Năm 2004: Ông lồng tiếng cho phim The Incredibles. Năm 2006: Phim Cars được công chiếu. Ông đóng vai trò lồng tiếng cho nhân vật Fred. Năm 2007: Ông trở thành nhà sản xuất bộ phim Ratatouille. Năm 2008: Ông tham gia 3 phim: – WALL-E: Đảm nhiệm cả 3 vai trò đạo diễn, viết kịch bản và lồng tiếng nhân vật. – Phim ngắn BURN-E: Viết kịch bản phim và sản xuất phim. – Phim ngắn Presto: Chỉ đảm nhiệm sản xuất phim. Năm 2009: Ông giữ vai trò sản xuất 2 phim: Up và phim ngắn Partly Cloundy Năm 2010: Toy Story Phần 3 ra đời với kịch bản phim được viết bởi Adrew Stanton. Năm 2012: Phim John Carter được công chiếu, ông vừa đạo diễn, vừa viết kịch bản phim. Đồng thời trong năm này, ông cũng đảm nhiệm sản xuất phim hoạt hình Brave. Năm 2013: Ông giữ vị trí sản xuất bộ phim Monsters University và phim ngắn Toy Story of Terror! Năm 2015: Hai bộ phim Inside Out và The Good Dinosaur cũng được sản xuất bởi Adrew Stanton và cộng sự tại Pixar. Năm 2016: Ông viết kịch bản và đạo diễn phim Finding Dory trước sự mong chờ của những người hâm mộ Finding Nemo. Trong năm 2016, ông cũng chịu trách nhiệm sản xuất phim ngắn Piper. Phần 4 của Toy Story hứa hẹn được ông chấp bút viết kịch bản vào năm 2019. Biên kịch Andrew Stanton thành công với phim WALL-E Những thành công rực rỡ của đạo diễn, biên kịch Andrew Stanton Finding Dory trình làng dưới bàn tay biên kịch vàng Andrew Stanton Adrew Stanton đóng vai trò biên kịch “gạo cội” trong hãng phim hoạt hình Pixar. Hàng loạt giải thưởng danh giá tại Academy Award được trao cho ông để ghi nhận sự cống hiến của Adrew Stanton cho điện ảnh Hollywood: Năm 1995: Phim Toy Story vinh dự được đề cử hạng mục Best Original Screenplay. Năm 2003: Phim Finding Nemo đã thắng giải Best Animated Feature và được đề cử giải Best Original Screenplay. Năm 2008: Phim WALL-E thắng giải Best Animated Feature và được đề cử giải Best Original Screenplay. Năm 2010: Phim Toy Story Phần 3 được đề cử giải Best Adapted Screenplay. Những chia sẻ về nghề của đạo diễn, biên kịch Adrew Stanton Bộ phim Finding Dory được A  ndrew Stanton thực hiện sau nhiều năm ấp ủ. Hai phim Cars & Toy Story đều liên tục ra đời các phần tiếp theo, nhưng Phần 2 của Fiding Nemo là Finding Dory lại mất nhiều năm để ra mắt. Lý giải điều này, ông nói rằng: “Tôi chỉ bắt tay viết kịch bản khi có ý tưởng thật tốt.” Khi làm việc tại Pixar, ông từng chia sẻ: “Điều tôi học được từ John Carter là không nên lo lắng.” Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch Chris Morgan gắn liền với series phim Fast And Furious

Biên kịch Chris Morgan đã làm thỏa lòng những người hâm mộ series phim Fast and Furious với phần tiếp theo: Fast and Furious 7. Vượt qua cú sốc vì sự ra đi đột ngột của tài tử Paul Walker, kịch bản phim vẫn rất mượt mà, đủ sức chinh phục các fans hâm mộ. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch Chris Morgan gắn liền với series phim “Fast and Furious“ Tiểu sử của biên kịch, nhà sản xuất phim Chris Morgan Chris Morgan nổi tiếng với hai vai trò: Biên kịch và nhà sản xuất phim. Ông sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chris Morgan bắt đầu sự nghiệp biên kịch với bộ phim Cellular. Cellular – kịch bản phim đầu tay của biên kịch Chris Morgan Con đường sự nghiệp của biên kịch, nhà sản xuất phim Chris Morgan Năm 2004: Biên kịch Chris Morgan viết kịch bản phim hành động kinh dị Cellular, được đạo diễn bởi David R.Ellis. Cellular đạt tỉ lệ rating cao trên Rotten Tomatoes: 55%. Roger Ebert từng nhận xét rằng bộ phim là một trong những phim kinh dị hay nhất năm 2004. Với ngân sách chi ra 25 triệu đô la, doanh thu phòng vé của Cellular đạt 56.4 triệu đô la. Năm 2006: Ông viết kịch bản phim The Fast and the Furious: Tokyo Drift. Bộ phim được đạo diễn bởi Justin Lin, là Phần 3 của dòng phim The Fast and The Furious. Phim dàn dựng tại Tokyo, Nhật Bản và Los Angeles. Kinh phí của phim là 85 triệu USD nhưng doanh thu đạt 158.401.402USD. Bộ phim đưa tên tuổi biên kịch Chris Morgan đến gần hơn với công chúng. Năm 2008: Ông tiếp tục viết 2 kịch bản phim: Wanted và Connected. Năm 2009: Biên kịch Chris Morgan thực hiện tiếp Phần 4 của The Fast and The Furious với tựa đề phim Fast & Furious. Bộ phim được đạo diễn bởi Justin Lin, ra mắt vào ngày 3/4/2009. Dù nhận những phản hồi không mấy tích cực nhưng doanh thu toàn cầu vẫn đạt ngưỡng cao 363 triệu USD. Tổng doanh thu cũng là con số khủng 363.2 triệu USD, trong khi kinh phí chỉ ở mức 85 triệu USD. Năm 2011: Với sự thành công của Fast and Furious Phần 3 và 4, biên kịch Chris Morgan thực hiện tiếp Phần 5. Bộ phim có tựa đề: Fast Five. Năm 2013: Biên kịch Chris Morgan vừa đảm nhiệm vai trò viết kịch bản vừa là nhà sản xuất Phần 6 của series Fast & Furious. Bộ phim được đạo diễn bởi Justin Lin. Với kinh phí cao hơn những phần trước – 160 triệu USD kinh phí nhưng đã thu lại 788.7 triệu USD. Bộ phim đạt thành công vang dội trên toàn cầu với rất nhiều giải thưởng danh giá: – Thắng giải Golden Trailer Awards ở 2 hạng mục Best Action TV Spot và Best Summer Blockbuster 2013 TV Spot. Bộ phim cũng được đề cử tại Hollywood Film Festival với hạng mục Best Film. – Thắng giải tại Saturn Award với hạng mục Best Action or Adventure Film. – Được đề cử và thắng nhiều giải tại Teen Choice Awards, Phoenix Film Critics Society Award, Peopl’s Choice Awards, MTV Movie Awards,… Năm 2013: Chris Morgan đảm nhiệm vai trò sản xuất bộ phim iNumber Number và viết kịch bản phim 47 Ronin. Năm 2015: Chris Morgan tiếp tục viết kịch bản phim Furious 7 và chịu trách nhiệm sản xuất. Phim The Vatican Tapes được ông viết cốt truyện và sản xuất cũng được công chiếu vào năm này. Năm 2017: Phần tiếp theo của series phim Fast and Furious sẽ được ra mắt với tựa đề Fast 8, ông sẽ đảm nhiệm cả 2 vai trò nhà sản xuất và biên kịch. Cùng với đó, bộ phim The Mummy được sản xuất bởi Chris Morgan cũng sẽ được công chiếu. Chris Morgan thành lập hãng phim của riêng mình: Chris Morgan Productions năm 2011 và Fox năm 2013. Biên kịch Chris Morgan thành công vang dội với Furious 7 Chris Morgan chia sẻ về những phần của The Fast and The Furious rằng: “Tôi rất yêu thế giới trong phim, yêu những nhân vật. Dĩ nhiên, đó là một dự án đầy đam mê với tôi”. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Phim Im Sorry I Love You được viết bởi biên kịch Lee Kyung Hee

Biên kịch Lee Kyung Hee làm dậy sóng màn ảnh Hàn Quốc với nhiều bộ phim đình đám như: Model (1997), Sang Doo! Let’s Go to School (2002), The Innocent Man (2012), Uncontrollably Fond (2016). >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch vàng của điện ảnh Hàn Quốc – Lee Kyung Hee Tiểu sử  biên kịch Lee Kyung Hee Biên kịch Lee Kyung Hee sinh ngày 26/7/1969 tại Jinju, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc. Cô bắt đầu sự nghiệp sáng tác kịch bản phim từ năm 1997 với bộ phim đình đám Model. Hiện nay, biên kịch Lee Kyung Hee đang giảng dạy bộ môn Viết Kịch Bản Phim tại Doowon Technical University College. Con đường sự nghiệp của biên kịch Lee Kyung Hee Biên kịch Lee Kyung Hee đóng góp rất nhiều kịch bản phim hay cho khán giả: Năm 1997: Lee Kyung Hee viết kịch bản phim Model do đài SBS chịu trách nhiệm sản xuất. Bộ phim đưa tên tuổi của 2 diễn viên chính: Kim Nam Joo và Jang Dong Gun lên tầm cao mới. Năm 1998: Cô viết kịch bản phim So-young’s Mom? And Other Stories do đài MBC đảm nhiệm sản xuất. Năm 1998 – 2000: Cũng do đài MBC sản xuất, Lee Kyung Hee chịu trách nhiệm kịch bản cho phim I only know love. Năm 2000: Viết kịch bản phim Tough Guy’s Love do đài KBS2 sản xuất. Năm 2002: Đảm nhận kịch bản của 2 bộ phim: Happier Than Heaven và Days Filled with Sunlight. Cả 2 phim đều do nhà đài KBS2 sản xuất. Năm 2003: Lee Kyung Hee chịu trách nhiệm kịch bản 2 bộ phim Sang Doo! Let’s Go To School (đài KBS2 sản xuất) và phim Breathless (đài MBC sản xuất). Năm 2004: Phim My Older Brother và I’m Sorry, I Love You được đài KBS2 sản xuất. Năm 2005: Cô tiếp tục viết kịch bản 2 bộ phim Outing và A Love to Kill. Năm 2007: Bộ phim Thank You được Lee Kyung Hee chấp bút ra mắt khán giả trên đài MBC. Từ năm 2009 – 2010: Biên kịch Lee Kyung Hee viết kịch bản phim Will It Snow for Christmas?. Bộ phim được đài SBS chịu trách nhiệm sản xuất. Năm 2012: Đài KBS2 nhận sản xuất phim The Innocent Man của biên kịch Lee Kyung Hee. Năm 2014: Phim Wonderful Days được công chiếu trên đài KBS2. Năm 2016: Bộ phim Uncontrollably Fond (Yêu Không Kiểm Soát) có rating khá cao. Ngay tập 1 đã đạt 12.7% tại Seoul và 11.5% trên toàn quốc. 3 thành công lớn của biên kịch Lee Kyung Hee Phim I’m Sorry I Love You được viết bởi biên kịch Lee Kyung Hee Năm 2005: Bộ phim A Love to Kill do biên kịch Lee Kyung Hee viết kịch bản đạt giải Excellence Award in Drama tại Korean TV and Radio Writers Association. Năm 2007: Bộ phim Thank you giành chiến thắng hạng mục Recipient, Drama tại Korean TV Writers’s Awards lần thứ 20. Năm 2008: Bộ phim Thank you tiếp tục giúp biên kịch Lee Kyung Hee đoạt giải Best TV Screenplay tại Baeksang Arts Awards danh giá lần thứ 44. Những chia sẻ về nghề của biên kịch Lee Kyung Hee Yêu Không Kiểm Soát – sự trở lại của biên kịch Lee Kyung Hee Kết thúc buồn là nét đặc trưng trong các kịch bản phim do biên kịch Lee Kyung Hee sáng tác. Để tạo nên những bi kịch, mâu thuẫn nhiều chiều của các nhân vật, biên kịch Lee Kyung Hee chia sẻ rằng: “Tôi cũng từng phải trải qua những nỗi đau nhất định như các nhân vật tôi tạo ra.” Phân tích sâu sắc diễn biến tâm lý của từng nhân vật, biên kịch Lee Kyung Hee tạo nên những kịch bản vô cùng kịch tính cả ở diễn biến câu chuyện cùng tâm lý của nhân vật. Bộ phim Yêu Không Kiểm Soát đánh dấu sự trở lại sau 3 năm nghỉ ngơi và tạm dừng việc viết kịch bản của biên kịch Lee Kyung Hee. Dù vậy kịch bản phim vẫn đầy kịch tính, nhân vật vẫn đầy mâu thuẫn nội tâm. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch Song Jae Jung tác giả của nhiều bộ phim xuyên không lừng danh

Biên kịch Song Jae Jung – một trong ba biên kịch vàng của nền điện ảnh Hàn Quốc làm nhiều khán giả thích thú với các bộ phim xuyên không như: Chín lần vượt thời gian (2013) và Two Worlds (2016). >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch Song Jae Jung – tác giả của nhiều bộ phim xuyên không lừng danh Tiểu sử và con đường biên kịchcủa Song Jae Jung Biên kịch Song Jae Jung sinh ngày 28/11/1973 tại Yeo Seong, Hàn Quốc. Năm 1998: Song Jae Jung bắt đầu viết kịch bản phim đầu tiên – Soonpoong Clinic. Bộ phim do đài SBS sản xuất. Năm 2006: Cô tạo nên kịch bản phim sitcom gây sốt toàn châu Á – Gia Đình là số 1. Bộ phim được đài MBC chịu trách nhiệm sản xuất, là bước ngoặt đầu tiên để dàn diễn viên trẻ trở thành diễn viên tên tuổi: Kim Bum, Jung Il Woo, Park Min Young,… Năm 2008: Phim The Secret of Keu Keu Island được viết bởi biên kịch Song Jae Jung. Năm 2010: Cô tiếp tục viết kịch bản phim Coffee House. Năm 2012: Biên kịch Song Jae Jung viết kịch bản phim xuyên không – “Queen In Hyun’s Man”. Bộ phim dù không phải do đài quốc gia (đài tvN) chịu trách nhiệm sản xuất, không có Idol tham gia diễn xuất, cũng không có diễn viên hạng A. Nhưng bộ phim “Queen In Hyun’s Man” đã tạo nên hiện tượng điện ảnh của năm. Nhiều nhà bình luận phim đánh giá rằng chính kịch bản xuất sắc đã tạo nên thành công vang dội cho bộ phim. Năm 2013: Biên kịch Song Jae Jung tiếp tục viết một kịch bản xuyên không – “Chín Lần Vượt Thời Gian”. Nhiều lần trở về quá khứ và quá khứ đan xen hiện tại luôn làm khán giả hứng thú tập trung theo dõi phim. Biên kịch Song Jae Jung giúp nâng tầm tên tuổi nhà đài tvN với rating rất cao: 1.9%. Năm 2014: Biên kịch Song Jae Jung viết kịch bản phim “The Three Musketeers” cho nhà đài tvN. Bộ phim được lấy cảm hứng từ tác phẩm “Ba chàng lính ngự lâm”. Năm 2016: Song Jae Jung tạo thêm một làn sóng phim xuyên không với bộ phim “Two Worlds”. Câu chuyện của bộ phim xoay chuyển luân phiên giữa hai thế giới: Thế giới thực và thế giới truyện tranh. Bộ phim nhanh chóng vượt mặt rating của phim “Yêu Không Kiểm Soát”. Two Worlds trở thành bộ phim hot nhất trong khung giờ tối Thứ Tư và tối Thứ Năm mỗi tuần. Những thành công rực rỡ của biên kịch Song Jae Jung Nghẹn ngào khi xem của phim do biên kịch Song Jae Jung viết kịch bản Biên kịch Song Jae Jung nổi tiếng với nhiều bộ phim về thể loại xuyên không. Gần đây nhất, bộ phim “Two Worlds” đang làm mưa làm gió trên nền điện ảnh Hàn Quốc. Nhưng bộ phim đã gây ra nhiều bão dư luận về cái kết của phim, buộc Song Jae Jung phải viết thêm 2 tập đặc biệt để chiều lòng khán giả: Tập 17 và Tập 18. Tuy vậy, tên tuổi của biên kịch Song Jae Jung vẫn là cái tên sáng giá của nhiều đạo diễn. Cô trở thành 1 trong 3 biên kịch vàng của nền điện ảnh Hàn Quốc. Những chia sẻ về nghề biên kịch của Song Jae Jung Phim “Two Worlds” của biên kịch Song Jae Jung Nghề biên kịch luôn chứa đựng nhiều khó khăn. Đối với biên kịch Song Jae Jung, cô thường cảm thấy đau khổ cho số phận của nhân vật cô tạo nên. Cụ thể ở kịch bản phim “Chín Lần Vượt Thời Gian”, cô cảm thấy vô cùng có lỗi với diễn viên và nhân vật trong kịch bản. Cô biết rằng khán giả cũng giận dữ khi xem những kết thúc “unhappy”, vì vậy cô nghĩ cô phải chịu trách nhiệm việc này. Với suy nghĩ có lỗi trên, biên kịch Song Jae Jung bắt đầu viết nên kịch bản phim W, cô đã gửi gắm tâm tư vào nhân vật Oh Sung-Moo (tác giả cuốn truyện tranh W). Và khi Oh Sung Moo chết trong kịch bản, cô rất đau khổ. Biên kịch Song Jae Jung chia sẻ về việc vì sao cô lựa chọn thể loại phim xuyên không: “Tôi muốn làm thứ gì đó độc nhất, vì vậy tôi đã chọn thể loại không phổ biến”. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Mây họa ánh trăng được biên kịch vàng Kim Min Jung viết kịch bản

Biên kịch Kim Min Jung được khán giả biết đến với nhiều bộ phim ăn khách như: School (2015) và Mây họa ánh trăng (2016). >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Buổi đọc kịch bản phim Mây họa ánh trăng của biên kịch Kim Min Jung Dấu ấn đầu của biên kịch Kim Min Jung Biên kịch Kim Min Jung ghi dấu ấn với bộ phim Drama Special Happy! Rose Day vào năm 2013, sản xuất bởi đài KBS2 và được đạo diễn bởi Kim Young Jo. Bộ phim xoay quanh chủ đề gia đình, ra mắt khán giả vào ngày 14/08/2013; đạt rating toàn cầu 3.6% theo thống kê của AGB Nielsen. Nội dung phim: Nhân vật nữ chính Ga Yeong tình cờ gặp lại bạn trai cũ – Do Hoon tại nơi làm việc. Do Hoon luôn tự trách mình vì những sai lầm trong quá khứ nên đề nghị nối lại tình xưa. Lời đề nghị này làm Ga Yeong xao xuyến dù cô đã kết hôn 5 năm và có một đứa con. Lúc này, chồng cô – Chan Woo là quản lý một quán cà phê nhỏ cũng phải lòng Ah Reum – cô chủ cửa hàng hoa trong một vụ tai nạn. Con đường biên kịch của Kim Min Jung Cũng trong năm 2013, biên kịch Kim Min Jung viết kịch bản điện ảnh “Came to Me and Became a Star”. Bộ phim cũng được đài KBS2 chịu trách nhiệm sản xuất. Bộ phim được đạo diễn bởi Hwang In Hynk và được công chiếu vào ngày 3/11/2013. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của 2 nhân vật: Gang Seok là giáo viên trung học, đang cố gắng trả món nợ viện phí của mẹ; Ha Jin cũng cố gắng vượt qua gắng nặng cuộc sống với mức lương ít ỏi tại công ty đồ chơi. Cả hai cùng sống trong một khu nhà trọ, Gang Seok sống tại phòng số 303 còn Ha Jin sống tại phòng 203. Họ gặp nhau và yêu nhau. Bộ phim khiến nhiều khán giả không kìm nén được xúc động khi nhiều tình tiết chân thật của cuộc sống mưu sinh vất vả lần lượt phơi bày. School 2015 được viết bởi biên kịch Kim Min Jung Năm 2015: Biên kịch Kim Min Jung tiếp tục cho ra mắt kịch bản phim Who Are You: School 2015. Bộ phim là phần thứ 6 trong series phim School được chiếu từ năm 1999. Đạo diễn của bộ phim là Baek Sang Hoon. Kịch bản bộ phim có sự hợp tác của hai biên kịch khác: Kim Hyun Jung và Im Ye Jin. Bộ phim được đài KBS2 chịu trách nhiệm sản xuất và công chiếu vào ngày 27/04/2015, gây ấn tượng bởi nhiều tình huống thực tế giới trẻ Hàn Quốc đang gặp phải. Đặc biệt, vấn đề bạo lực học đường luôn đề tài gây nhiều tranh luận tại Hàn Quốc. School 2015 là nấc thang cho các diễn viên chính trong phim nhận các giải thưởng sau: – Diễn viên Kim So Hyun nhận giải 205 Star Award tại Korea Drama Awards lần thứ 8 vào ngày 9/10/2015. – Diễn viên Nam Joo-Hyuk nhận giải Best New Actor tại 2015 APAN Star Awards lần thứ 4 vào ngày 28/11/2015. Tại 2015 KBS Drama Awards vào ngày 31/12/2015, diễn viên của phim đạt các giải thưởng sau: – Diễn viên Kim So Hyun với hạng mục Best New Actress và Netizen Award. – Diễn viên Nam Joo Hyuk với hạng mục Popularity Actor Award. – Hai diễn viên Yook Sung Jae và Kim So Hyun với hạng mục Best Couple Award. Năm 2016: Biên kịch Kim Min Jung hợp tác với biên kịch Im Ye Jin viết nên bộ phim “Moonlight Drawn by Clouds” dựa vào tiểu thuyết của Yoon Yi Soo. Bộ phim do đài KBS2 chịu trách nhiệm sản xuất, được công chiếu vào ngày 22/04/2016. Bộ phim được đánh giá rất cao về cả mặt kịch bản và diễn viên với giải thưởng Best New Actress dành cho diễn viên Kim Yoo Jung tại APAN Star Award lần thứ 5 vào ngày 02/10/2016. Mây Họa Ánh Trăng được biên kịch vàng Kim Min Jung viết kịch bản Với thành công của “Moonlight Drawn by Clouds”, biên kịch Kim Min Jung đã dành hết lời khen ngợi diễn viên nam chính Park Bo Gum. Cô chia sẻ: “Cậu ấy tử tế và nhiệt tình đến mức chúng tôi đã nghĩ rằng sẽ rất khó nếu bắt cậu ấy phải trở nên nóng nảy và la mắng các cung nữ, vậy mà cậu ấy vào vai thái tử Lee Young thật hoàn hảo. Đúng là không nên đánh giá bất kì sự việc nào nếu chưa thử bắt tay thực hiện nó.” Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch Simon cây bút vàng của thể loại phim kinh dị

Simon Barrett nổi tiếng với nhiều vai trò: Diễn viên, nhà sản xuất, biên kịch người Mỹ. Ông nổi tiếng với hai bộ phim You’re Next (2011) và The Guest (2014). Blair Witch (2016) được biên kịch Simon Barret chấp bút để tiếp nối 2 phim: Blair Witch (1999), Book of Shadows: Blair Witch 2 (2000) nằm trong dự án Blair Witch. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Biên kịch Simon Barret – Cây bút vàng của thể loại phim kinh dị Tiểu sử và con đường nghệ thuật của biên kịch, nhà sản xuất Simon Barrett Biên kịch, nhà sản xuất Simon Barrett sinh năm 1978 tại Missouri, Columbia. Ông bắt đầu sự nghiệp làm phim của mình bằng việc hợp tác cùng Adam Wingard. Với lợi nhuận ít ỏi, Simon Barrett và Adam Windgard phải đảm nhiệm đóng các vai diễn trong những bộ phim của mình bởi không có tiền thuê diễn viên. Dù vậy, Barrett vẫn được đánh giá cao ở cả hai mặt: Diễn viên và biên kịch. Năm 2004, ông bắt đầu viết bộ phim Frankenfish. Ông hợp tác với Alex Turner để cùng đạo diễn bộ phim này. Sau đó, ông tiếp tục hợp tác viết kịch bản phim của 2 bộ phim kinh dị: Dead Birds (2004) và Red Sands (2009). Năm 2010, lần đầu tiên ông hợp tác viết kịch bản với Wingard ở bộ phim A Horrible Way to Die (2010). Đặc biệt, bộ phim kinh dị You’re Next được ông viết kịch bản, đạo diễn và đảm nhiệm một vai diễn trong phim. Năm 2011, ông tiếp tục hợp tác viết và đạo diễn bộ phim Autoerotic (2011) cùng Wingard và Joe Swanberg. Bộ ba này tiếp tục tạo nên thành công của bộ phim What Fun We Were Having. Năm 2012, ông viết Segment cho bộ phim The ABCs of Death – được đạo diễn bởi Wingard. Ông cũng tham gia với 3 vai trò: biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất bộ phim V/H/S. Năm 2013, ông được Eric England cast làm diễn viên trong phim Contracted (2013). Tiếp tục, ông và Wingard cũng được Swanberg cast trong phim 24 Exposures (2013). Ông cũng viết và đạo diễn cho một vở radio “Tales from Beyond the Pale”. Năm 2014, ông tiếp tục hợp tác cùng Wingard tạo nên bộ phim kinh dị The Guest. Năm 2016, ông đảm nhiệm hoàn thành phần 3 của Blair Witch Project. Những thành công rực rỡ của biên kịch Simon Barrett Biên kịch Simon Barrett viết tiếp phần 3 của Blair Witch Project Simon Barrett ghi dấu ấn trong lòng khán giả với nhiều bộ phim kinh dị. Những giải thưởng ông đạt được trên con đường làm phim của mình: – Bộ phim A Horrible Way to Die (2010) thắng giải Horror Jury Prize năm 2011 ở hạng mục Best Screeplay. – Bộ phim You’re Next (2011) nhận được giải Best Screenplay tại giải Horror Jury Prize năm 2011. Đồng thời, bộ phim cũng thắng giải Chainsaw Award ở hạng mục Best Screenplay. – Bộ phim V/H/S/2 (2013) được đề cử giải Fantasy Film in Silver tại Grand Prize of European. Bộ phim cũng được đề cử giải Audience Award tại liên hoan phim SXSW với hạng mục Midnight Films. Những chia sẻ về nghề làm phim của biên kịch Simon Barrett Biên kịch Simon Barrett cùng người bạn chí cốt Adam Wingard Năm 2016, biên kịch Simon Barrett có chia sẻ về việc nhận viết kịch bản cho phần 3 của Blair Witch Project: “Bởi vì The Blair Witch là một huyền thoại của thể loại phim kinh dị, vì vậy tôi muốn viết tiếp phần 3 của dự án phim và mang chúng trở lại màn ảnh. Đó là một thử thách bởi dự án đã lâu không hoạt động kể từ năm 2000. Nhưng tôi cảm thấy tôi sẽ thu được nhiều kinh nghiệm khi nhận viết kịch bản dự án phim này. Tôi cũng cảm thấy có chút sợ hãi, đặc biệt khi bắt đầu viết. Khi tôi viết bản nháp đầu tiên, tôi đã đọc sách Blair Witch rất nhiều lần và xem rất nhiều thứ khác. Nhưng ngay sau đó, tôi dừng lại tất cả việc này và nhắc nhở bản thân rằng tôi sẽ viết được 1 bộ phim kinh dị hay nếu nó là bộ phim mà khán giả muốn xem.“ Tình yêu nghề và chấp nhận thử thách chính mình là hai lý do then chốt dẫn đến thành công của Simon Barrett. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch Lô Vi đầy tâm huyết với nền điện ảnh Trung Hoa

Lô Vi là nhà biên kịch gạo cội của nền điện ảnh Trung Hoa ở những năm 1990 với những bộ phim nổi tiếng như: Bá vương biệt Cơ (1993) và Phải sống (1994). >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Biên kịch Lô Vi đầy tâm huyết với nền điện ảnh Trung Hoa Tiểu sử của biên kịch Lô Vi Biên kịch Lô Vi sinh ra ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc vào thập niên 50. Ông có một tuổi thơ đau khổ khi phải sinh sống trong bối cảnh diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa (1966- 1976). Ông từng chia sẻ rằng ông bị giày vò bởi cơn khát kiến thức, ổng chỉ học hết hai năm Trung Học Cơ Sở. Vì vậy, Lô Vi đã trộm sách từ thư viện để thỏa mãn cơn khát kiến thức đó. Kết quả ông bị quân đội bắt giam và ngồi tù. Nhưng ông vẫn luôn tự hào khoe với bạn bè rằng ông là kẻ trộm sách thực thụ. Sự nghiệp biên kịch của Lô Vi xuất phát từ những cuốn tiểu thuyết: Tiểu thuyết Nga của hai tác giả Anton Chekhov và Fyodor, triết học Anh của hai tác giả Bertrand Russell và Ludwig Wittgenstein. Nhờ việc đọc những cuốn sách này, ông đã thoát khỏi chân lý tuyệt đối của cuộc Cách mạng Văn hóa. Con đường trở thành biên kịch của Lô Vi Bộ phim “To Live” được viết bởi biên kịch gạo cội Lô Vi Biên kịch Lô Vi tiếp xúc sự nghiệp phim ảnh đầu tiên với vai trò thiết kế mỹ thuật cho Xưởng phim Xi’an. Năm 1989, Desperation – bộ phim đầu tay ông viết kịch bản được trình chiếu. Đạo diễn Trần Khải Ca vô cùng thán phục tài năng viết kịch bản phim của ông nên đã mời ông viết một bộ phim về Kinh kịch. Sau đó, Lô Vi tiếp tục tạo nên những thành công vang dội. Đưa các bộ phim của nền điện ảnh Trung Hoa lên tầm quốc tế: – Phim Bá vương biệt Cơ (Farewell My Concubine) (1993) được đạo diễn bởi Trần Khải Ca. – Phim Phải sống (1994) được đạo diễn bởi Trương Nghệ Mưu. Hai bộ phim trên được đánh giá là những bộ phim Hoa ngữ xuất sắc nhất mọi thời đại và là phép màu các bộ phim Trung Hoa đời sau khó theo kịp. Sau đó, ông cho ra đời cuốn sách The Secret of Screenwriting vào tháng 4/2014. Cuốn sách ra đời dựa trên hàng loạt cuộc đối thoại giữa ông và người bạn thân – Wang Tianbing. Cuốn sách được đón chào nồng nhiệt tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Những chia sẻ về nghề biên kịch của Lô Vi Biên kịch Lô Vi cho rằng: “Cả đạo diễn và biên kịch cần phải bám sát thể loại. Bởi nếu không rõ mình muốn làm thể loại phim nào, bộ phim rất dễ trở thành một mớ hỗn loạn. Không nên chạy theo tính thương mại mà làm mất đi tính nhân văn của kịch bản phim.” Cuốn sách “Secret of Screewriting” – Bật mí bí mật về nghề viết kịch bản Ông cũng nói rằng để viết kịch bản, biên kịch cần cố gắng hết mình cho dù là viết 25.000 từ hay 50.000 từ. Biên kịch cần nghiên cứu kỹ lưỡng để hiểu được nền tảng văn hóa lịch sử của câu chuyện và nắm bắt được tâm lý nhân vật. Trong phim Bá Vương Biệt Cơ, ông đã dành tới 5 trang để phân tích nhân vật Trình Đắc Di. Do ông rất yêu thích nghề viết kịch bản nên hầu hết các phim ông chấp bút đều được khán giả hết lời khen ngợi. Ông được xem là tượng đài biên kịch của nền điện ảnh Hoa ngữ. Cuốn sách “Secret of Screewriting” của ông đã giúp độc giả khám phá những điều cốt yếu trong nghề viết kịch bản phim, đó cũng là tâm huyết cả đời ông. Những triết lý trong cuốn sách sẽ giúp các biên kịch trẻ phần nào định hướng đúng con đường của mình. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch đạo diễn diễn viên nổi tiếng người Pháp Abdellatif Kechiche

Biên kịch, đạo diễn, diễn viên Abdellatif Kechiche trải qua nhiều khó khăn vào giai đoạn đầu của việc viết kịch bản. Nhưng với niềm đam mê điện ảnh mãnh liệt, ông đã trở thành nhà biên kịch lừng danh tại Pháp với bộ phim đồng tính “Blue is the Warmest Colour”. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch, đạo diễn, diễn viên nổi tiếng người Pháp – Abdellatif Kechiche Tiểu sử của biên kịch, đạo diễn, diễn viên Abdellatif Kechiche Biên kịch, đạo diễn, diễn viên Abdellatif Kechiche sinh ngày 07/12/1960 tại Tunisia. Năm 1982, ông trở thành diễn viên trong nhiều vở kịch và phim điện ảnh Pháp. Khi sự nghiệp diễn viên điện ảnh đang phát triển khá tốt, ông quyết định dừng lại, chuyển sang viết kịch bản phim nhưng gặp nhiều thất bại. Không đạo diễn nào chấp nhận kịch bản ông viết. Abdellatif Kechiche không hề nản chí, quyết tâm kiên trì sáng tác. Bước ngoặt trở thành biên kịch của Abdellatif Kechiche được đánh dấu vào năm 2000 với kịch bản phim “La Faute à Voltaire” (Lỗi của Voltaire). Từ thành công này ông tiếp tục lấn sâu vào lĩnh vực biên kịch, đạo diễn phim. Những bộ phim thành công của biên kịch, đạo diễn, diễn viên Abdellatif Kechiche Một cảnh trong phim của biên kịch, đạo diễn Abdellatif Kechiche Abdellatif Kechiche ghi dấu ấn ở những phim: Năm 2000: Kịch bản phim “Lỗi của Voltaire” đã làm mê hoặc nhà sản xuất Jean Francois Lepetit. Bộ phim hài kể về Jallel, một người trẻ Tunisia nhập cư bất hợp pháp tại nước Pháp. Tình huống hài xoay quanh cuộc sống đầy khó nhọc của kẻ nhập cư Jallel khiến khán giả cười trong ngậm ngùi. Bộ phim đoạt nhiều giải thưởng danh giá: – Giải Sư Tử Vàng tại Liên hoan phim Vennice. – Giải Best Actress Award cho diễn viên Elodie Bouchez tại Liên hoan phim Địa Trung Hải ở Cologne. Năm 2003: Ông tiếp tục cho ra mắt bộ phim “Games of love and chance”. Bộ phim giúp ông đoạt giải César dành cho đạo diễn xuất sắc nhất. Năm 2007: “The Secret of the Grain” của ông tiếp tục nhận giải César dành cho đạo diễn xuất sắc nhất. Năm 2013: Bộ phim đồng tính “Blue is the Warmest Colour” do ông đạo diễn đã đoạt giải Cành Cọ Vàng danh giá tại liên hoan phim Cannes lần thứ 66 và giải FIPRESCI. Bộ phim gây chấn động dư luận bởi đạo diễn Abdellatif Kechiche đã sử dụng nhiều cảnh 18+ của hai nữ diễn viên. Bộ phim gồm 2 chương kể về thời gian tuổi trẻ của Adele. Adele là cô gái 15 tuổi có nhiều bối rối về giới tính ở tuổi mới lớn. Chương 2 của phim kể về cuộc sống tự lập tách khỏi gia đình của Adele, cô đã có những cảm xúc đẹp với một thanh niên trong lần quan hệ đầu tiên nhưng vẫn cảm thấy trống vắng. Chính cảm giác trống rỗng này khiến cô tiếp tục tìm kiếm giới tính thật của mình. Cuối cùng, cô gặp Thomas – người yêu cùng giới. Bộ phim vượt qua ranh giới của giới tính để miêu tả bản sắc, giá trị tình yêu khiến người trẻ cần va vấp và trải nghiệm. Những chia sẻ của biên kịch, đạo diễn, diễn viên Abdellatif Kechiche Chia sẻ về nghề của biên kịch, đạo diễn Abdellartif Kechiche Trước khi trở thành biên kịch và đạo diễn, Abdellatif Kechiche đã từng khá thành công trong sự nghiệp diễn xuất, nhưng ông vẫn quyết định rẽ ngoặt. Ông chia sẻ: “Tôi không đến với nền điện ảnh để làm việc như một diễn viên. Có rất nhiều đạo diễn chưa từng có kinh nghiệm trong diễn xuất nhưng họ vẫn làm tốt vai trò kết nối và dẫn dắt diễn viên có những cảnh thành công” – đây được xem là nguyên nhân cốt lõi thúc đẩy ông trở thành biên kịch và đạo diễn. Về việc làm phim, ông cũng thẳng thắn nói rằng: “Làm phim giống như leo một ngọn núi hay băng qua một đại dương để bắt lấy những hình ảnh đẹp. Mỗi ngày là một thử thách”. Thật vậy, ngôn ngữ của điện ảnh vẫn là hành động và lời thoại. Cái người xem muốn có chính là hình ảnh. Về việc viết kịch bản phim, ông nói rằng: “Viết kịch bản phim là một quá trình kéo dài liên tục. Một bản nháp đầu tiên sẽ dẫn dắt chúng ta có nhiều bản nháp khác, để tạo nên tác phẩm hay cần phải kiên nhẫn viết đi viết lại rất nhiều lần”. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch David Leslie John cha đẻ của phim The Conjuring 2

Biên kịch David Leslie Johnson nổi tiếng với phim The Conjuring 2: The Enfield Poltergeist đã làm mãn nhãn khán giả yêu phim kinh dị. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch David Leslie Johnson – cha đẻ của The Conjuring 2 Tiểu sử của biên kịch David Leslie Johnson Biên kịch David Leslie Johnson lớn lên tại Mansfield, Ohio, Mỹ. Ông yêu thích việc viết kịch bản từ rất sớm và bắt đầu viết kịch bản phim ngay từ Cấp Hai. Ông học tại Đại Học The Ohio State tại Columbus, Ohio. Ông tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân văn chương với chuyên ngành Photography và Cinema. Sau khi tốt nghiệp, ông quay về quê nhà đảm nhiệm vị trí trợ lý sản xuất phim cho bộ phim tâm lý Hoa Kỳ The Shawshank Redemption (1994). Bộ phim lấy bối cảnh tại địa điểm lịch sử Mansfield Reformatory, nơi ông của Johnson từng làm cai tù. 5 năm tiếp theo, ông trở thành trợ lý cho đạo diễn, biên kịch Frank Darabont. Ông là người kín tiếng trong đời sống cá nhân. Cuộc hôn nhân của ông với Kimberly Lofstrom Johnson đã kết thúc vào năm 2012, nhưng không rõ năm nào kết hôn. Ông có một người con trai tên Samuel Johson. Con đường biên kịch và những thành công của David Leslie Johnson Khám phá hiện tượng ma ám Enfield trong phim của David Leslie Johnson Biên kịch David Leslie Johnson ghi dấu ấn ở nhiều phim: Năm 2009: Viết kịch bản phim Orphan (Tội ác tiềm ẩn), đây là bộ phim kinh dị tâm lý Mỹ được đạo diễn bởi Jaume Collect- Serra. Phim phát hành tại các rạp của Mỹ vào ngày 24 tháng 7 năm 2009. Trong tuần đầu tiên công chiếu, bộ phim thu về 12.77 triệu đô la. Tổng doanh thu của bộ phim là 78.337.373 đô la. Bộ phim mang lại 2 giải thưởng: – Đề cử giải Teen Choice Awards ở hạng mục Choice Summer Movie: Drama năm 2009. – Thắng giải Brussels International Festival of Fantansy Film ở hạng mục International Feature Length Competion Golden Raven năm 2010. Năm 2011: Tiếp tục phát triển sự nghiệp biên kịch với phim Red Riding Hood. Bộ phim dựa trên truyện cổ tích Cô bé quàng khăn đỏ, được đạo diễn bởi Catherine Hardwicke, được sản xuất bởi Leonardo DiCaprio và Amanda Seyfried. Trong ngày công chiếu đầu tiên, bộ phim đã đạt doanh thu bán vé 14.005.335 đô la, tiến tới vị trí thứ ba chỉ sau Battle Los Angeles và Rango. Doanh thu toàn cầu của bộ phim đạt con số ấn tượng 51.500.000 đô la. Năm 2012: Phim Wrath of the Titans được biên kịch David Leslie Johnson hợp tác cùng Dan Mazeau viết nên. Bộ phim phát triển dựa trên truyện thần thoại Hy Lạp, nối tiếp bộ phim Clash of the Titans. Bộ phim được phát hành dưới cả dạng 2D và 3D. Doanh thu toàn cầu là 305 USD. Ông cũng viết tiếp series phim truyền hình The Walking Dead phần 2 và series phim truyền hình Mob City với season 1. Gần đây, năm 2016 ông hợp tác với các biên kịch khác viết tiếp phần 2 của phim kinh dị The Conjuring 2. Bộ phim phát hành tại Mỹ ngày 10 tháng 6 năm 2016. Doanh thu toàn cầu của bộ phim là 104.7 triệu đô la, vượt xa kinh phí của bộ phim chỉ vỏn vẹn 40 triệu đô la Mỹ. Bộ phim đem lại thành công rực rỡ cho biên kịch David Leslie Johnson với 2 giải thưởng: – Đề cử tại giải Golden Trailer Awards với hạng mục Kinh dị xuất sắc. – Thắng giải Golden Trailer Awards ở hạng mục Kinh dị xuất sắc trên truyền hình. Dự án mới nhất của biên kịch David Leslie Johnson là phim Unforgettable. Bộ phim sẽ được ra mắt vào năm 2017. Red Riding Hood viết bởi biên kịch David Leslie Johnson Những chia sẻ về nghề biên kịch của David Leslie Johnson Biên kịch David Leslie Johnson có bước khởi đầu không suôn sẻ. Tên tuổi của ông không được nhiều người biết đến mãi tới khi bộ phim Red Riding Hood nhận nhiều lời bình tích cực. Biên kịch David Leslie Johnson chia sẻ: “Tôi thích viết những thể loại phim bom tấn. Nhưng ngay lúc đó, không ai biết đến tên tuổi của tôi, người ta nói tôi không thể viết kịch bản phim trị giá 100 triệu đô la, sẽ không ai chịu mua kịch bản của tôi đâu. Tôi đã phớt lờ những lời nói đó và bắt đầu sáng tác.” Rõ ràng, bằng sự cố gắng kiên trì theo đuổi đam mê, David Leslie Johnson đã chứng minh được ông có thể thành công, các bộ phim ông viết kịch bản đều được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Mika Team tổng hợp và dịch

Biên kịch Chris Weitz nổi tiếng với bộ phim About A Boy

Chis Weitz là nhà sản xuất phim, biên kịch, nhà văn, diễn viên và đạo diễn phim người Mỹ. Ông nổi tiếng khi cùng anh trai – nhà làm phim Paul Weitz sản xuất 2 bộ phim hài: American Pie và About a Boy. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch Chris Weitz nổi tiếng với bộ phim About a Boy Tiểu sử của nhà biên kịch Chris Weitz Biên kịch, nhà làm phim, đạo diễn Christopher John Chris Weitz sinh ngày 30/11/1969 tại thành phố New York, Mỹ. Biên kịch Chris Weitz sinh ra trong một gia đình truyền thống: – Mẹ ông là Sunsan Kohner – diễn viên. – Ba ông là John Weitz – thiết kế đồ Menswear và viết tiểu thuyết. – Anh trai là nhà làm phim Paul Weitz Năm 14 tuổi, ông đến học tại trường St Paul, Luân Đôn. Ông tốt nghiệp 2 trường: Cao đẳng Trinity và Đại học Cambridge. Con đường làm nghệ thuật của biên kịch Chris Weitz Weitz bắt đầu sự nghiệp biên kịch bằng việc hợp tác với anh trai. Năm 1998, Weitz hợp tác viết kịch bản phim hoạt hình Antz. Ông tiếp tục viết nhiều kịch bản sitcoms khác như Off Centre, Fantasy Island. Năm 1999, ông cùng anh trai Paul làm đạo diễn và sản xuất phim American Pie. Bộ phim được viết bởi Adam Herz. Năm 2001, ông hợp tác với anh trai sản xuất bộ phim thứ 2 của mình: Down To Earth. Năm 2002, ông và anh trai đảm nhiệm viết và sản xuất bộ phim About a Boy và the Hugh Grant – dựa vào sách của Nick Hornby. Hai bộ phim đều được đề cử giải Best Adapted Sceenplay của Academy Award. Sau đó ông sản xuất một số phim khác như: In Good Company và American Dreamz. Cả hai phim đều được đạo diễn bởi anh trai ông. Năm 2007, bộ phim The Golden Compass được công chiếu. Bộ phim đạt lợi nhuận 180 tỉ đô la trên doanh thu 250 triệu đô la. Năm 2009, bộ phim The Twilight Saga: New Moon được công chiếu. Bộ phim đạt doanh thu kỷ lục 72.2 triệu đô, phá kỷ lục cũ 67.2 triệu đô về doanh thu của phim Hiệp Sĩ Bóng Đêm, kỷ lục suất chiếu nửa đêm 22,2 triệu của Harry Potter và Hoàng Tử Lai với 26.3 triệu đô la. Năm 2012, ông làm việc cùng nhà báo Jose Antonio Vargas để sản xuất series 4 tập phim tài liệu có tên Is This Alabama?. Năm 2015, ông đảm nhiệm viết kịch bản phim Cinderella phiên bản người. Năm 2016, ông cùng anh trai thành lập Amazon Studios. Ngoài làm biên kịch, nhà sản xuất và đạo diễn phim, Weitz còn đảm nhiệm một số vai diễn: Năm 2000, phim hài Chuck & Buck và Mr & Mrs Smith. Weitz cũng viết series tiểu thuyết: The Young World (2014) và The New Order (2015). About a Boy đưa tên tuổi của biên kịch Joss Whedon lên tầm cao mới Những thành công của Chris Weitz Bộ phim About a Boy mang lại thành công rực rỡ cho Chris Weitz với hàng loạt giải thưởng: – Đề cử giải Oscar cho hai hạng mục: Best Writing và Adapted Screenplay vào năm 2003. – Đề cử giải BAFTA Film ở hạng mục Best Sceenplay. – Đề cử giải Discover Screewriting năm 2003. Bộ phim The Golden Compass được đề cử giải Hugo ở hạng mục Best Dramatic Presentation – Long Form. Và thắng giải Yoga ở hạng mục Worst Foreign Film năm 2008. Bộ phim A Single Man được đề cử giải Independent Spirit ở hạng mục Best First Feature. Và thắng giải AFI ở hạng mục Movie of the Year. Biên kịch Chris Weitz chắp bút cho Cinderella  Những chiêm nghiệm của Chris Weitz Biên kịch Chris Weitz từng chia sẻ: “Mọi người luôn muốn trở thành ngôi sao của những bộ phim để có được tình yêu của một ai đó”, “Nếu bạn đã từng bị phỉ báng một vài lần trong đời, tôi nghĩ bạn có thể thông cảm với nhân vật Bellas”. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Đạo diễn biên kịch Joss Whedon cha đẻ của Avengers

Joss Whedon thành công trên nhiều phương diện: biên kịch, giám đốc sản xuất phim, đạo diễn sản xuất phim, tác giả truyện tranh và nhạc sĩ. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Đạo diễn, biên kịch Joss Whedon – Cha đẻ của Avengers Tiểu sử của biên kịch Joss Whedon Joseph Hill Whedon (Joss Whedon) sinh ngày 23/05/1964 tại thành phố New York, Mỹ. Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống viết kịch bản phim và là thế hệ thứ ba. Ông nội Josh Whedon làm việc cho The Donna Reed Show những năm 1950 và The Dick Van Dyke Show những năm 1960. Ba ông là Tom Whedon – biên kịch của phim Alice (1970) và The Golden Girls (1980). Mẹ ông là Lee Whedon là giáo viên của trường Riverdale Country và cũng là một tiểu thuyết gia. Bố mẹ ông từng tham gia diễn tại Havard Radcliffe Dramatic Club. Vì vậy ngày từ thuở nhỏ, Whedon đã diễn các Show trên truyền hình Anh như Masterpiece và Monty Python. Whedon học Trung Học tại trường Riverdale County School. Ông học 3 năm tại Cao Đẳng Winchester tại Anh. Năm 1987, ông tiếp tục tốt nghiệp trường Đại Học Wesleyan. Ông cũng học thêm tại học viện Richard Slotkin. Con đường nghệ thuật của biên kịch Joss Whedon Bộ phim Firefly được viết bởi biên kịch Joss Whedon Hành trình trở thành biên kịch, nhà sản xuất, đạo diễn phim của Joss Whedon gồm 3 giai đoạn: Từ 1980 – 1990: Whedon trở thành nhân viên viết 2 bộ phim sitcoms: Roseanne và Parenthood. Sau đó ông đảm nhiệm vị trí biên tập kịch bản các phim như The Getaway, Speed, Waterworld, Twister và X-men. Trong đó, X-men có 2 đoạn hội thoại được chỉnh sửa bởi Whendon. Còn những cảnh cuối của phim Speed, Whedon đảm nhiệm hầu hết các đoạn hội thoại. Cùng thời gian đó, ông cũng viết kịch bản phim Buffy the Vampire Slayer và bản thảo cho phim Atlastic: The Lost Empire. Ông còn hợp tác viết kịch bản Toy Story và Titan A.E. Ông nhận được giải Best Original Sceenplay tại Academy Award. Sau thành công của Buffy the Vampire Slayer, Whedon tiếp tục tạo nên series phim Angel vào năm 1999. Giai đoạn những năm 2000: – Biên kịch Joss Whedon viết Firefly. Phim lấy bối cảnh năm 2517, kể về một cộng đồng người Serenity. Ý tưởng phim được hình thành sau khi Whedon đọc tác phẩm The Killer Angels. – Năm 2014, Whedon sáng tác truyện tranh Astonishing X-Men. Một trong những storyline từ bộ truyện tranh này trở thành chất liệu để hình thành phim X-Men: The Last Stand. – Whedon tiếp tục viết kịch bản phim Serenity. Kịch bản phim này được chuyển thể từ series phim Firefly. Whedon chia sẻ đây là thử thách viết kịch bản khó nhất từ trước đến nay của ông. – Năm 2007, ông sáng tạo nên Webcomic miễn phí với tên Sugarshock. – Năm 2009, ông sáng tác series phim truyền hình thứ 3 của mình: Dollhouse. Giai đoạn những năm 2010: – Ông đồng sáng tạo kịch bản và chịu trách nhiệm sản xuất phim The Cabin in the Woods cùng với đạo diễn Drew Goddard. – Năm 2010, Whedon trực tiếp viết và sản xuất phim The Avengers từ truyện tranh. – Năm 2012, Whedon ký thỏa thuận để phát triển Marvel TV thành Agents of S.H.I.E.L.D. Ông đóng góp về cả kịch bản và chịu trách nhiệm đạo diễn cho một số đoạn hội thoại của Thor: The Dark World và một số cảnh của Captain America: The Winter Soldier. – Whedon sáng lập ra hãng Bellwether Pictures. – Ông chịu trách nhiệm viết kịch bản và sản xuất bộ phim lãng mạn In Your Eyes. Năm 2016: Vào ngày 20/10/2016, Whedon tiết lộ ông đang viết dự án phim lịch sử mới. Bộ phim lấy bối cảnh Thế Chiến Thứ Hai. Những thành công rực rỡ của biên kịch Joss Whedon – Phim Toy Story được đề cử hạng mục Best Original Sceenplay tại giải Academy Award. – Tập Hush của series phim Buffy the Vampire Slayer được đề cử hạng mục Outstanding Writing for a Drama Series tại giải Emmy. – Phim Astonishing X-men thắng giải Best Continuing series tại giải Eisner. – The Cabin in the Woods được đề cử giải Best Writing ở giải Saturn. – The Avengers thắng giải Best Diretor tại giải Saturn và được đề cử giải Best Diretor tại giải Empire. Những chia sẻ về nghề của Joss Whedon Câu Quote hay của Joss Whedon Joss Whedon từng chia sẻ: “Tôi viết để tăng thêm sức mạnh cho bản thân. Tôi viết những nhân vật mà tôi chưa từng là họ. Tôi viết để khám phá những thứ mà tôi sợ”. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch Linda Woolverton mẹ đẻ của bô phim Maleficent

Biên kịch Linda Woolverton nổi tiếng là người phụ nữ đầu tiên xây dựng nhân vật điển hình cho Disney trong kịch bản phim hoạt hình Beauty and the Beast. Và bộ phim này đã được đề cử giải Academy Awards lần thứ 64 với hình ảnh đẹp nhất. Gần đây, cô gây tiếng vang với hai kịch bản phim Alice in Wonderland và Maleficent. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Biên kịch Linda Woolverton – mẹ đẻ của bộ phim Maleficent Tiểu sử của biên kịch Linda Woolverton Biên kịch Linda Woolverton sinh ngày 19/12/1952 tại Long Beach, California. Thời thơ ấu, cô bắt đầu diễn kịch tại nhà sân khấu thiếu nhi ở quê nhà để có thể thoát khỏi “tuổi thơ gian khổ” như cô từng miêu tả. Năm 1969, cô tốt nghiệp trường cấp hai. Cô nhận được huy hiệu tại chương trình sân khấu của trường. Năm 1973, cô học ở Đại Học Carlifornia State, Long Beach. Cô tốt nghiệp với tấm bằng BFA (Bachelor of Fine Arts) ở chuyên ngành Nghệ Thuật Sân Khấu. Sau tốt nghiệp, cô tiếp tục học tại Đại Học California State ở Fullerton và nhận bằng Thạc Sĩ vào năm 1976. Con đường trở thành biên kịch của Linda Woolverton Giai đoạn trước khi biên kịch Linda Woolverton về làm việc cho Disney Sau khi tốt nghiệp, cô thành lập một công ty sân khấu thiếu nhi. Cô bắt đầu viết, đạo diễn và trình diễn trên khắp California tại các nhà hát, trường học, nhà hát địa phương. Cô trở thành huấn luyện viên dạy các bé diễn. Năm 1980, cô làm kế toán cho CBS. Tại đây, cô trở thành quản lý chương trình đêm khuya dành cho các bé. Trong suốt thời gian nghỉ trưa, Woolverton bắt đầu viết tiểu thuyết đầu tay – Star Wind. Năm 1984, cô nghỉ việc kế toán và trở thành giáo viên. Cô bắt đầu viết tiểu thuyết thứ hai của mình – Running Before The Wind. Sau đó cả hai tiểu thuyết của cô đều được phát hành. Từ năm 1986 đến 1989, cô viết những tập phim hoạt hình cho series phim Star Wars: Eworks, Dennis the Menace, The Real Ghostbusters, My Little Pony và Chip’n Dale Rescue Rangers. Cô bày tỏ ước mong được làm việc cho Disney nhưng gặp phải sự phản đối của đồng nghiệp. Dù vậy cô vẫn gửi đến Disney một bản script “Running Before the Wind”. Hai ngày sau, cô nhận được cuộc gọi phóng vấn từ Chủ tịch Jeffrey Katzenberg của Disney. Giai đoạn Linda Woolverton làm việc tại Disney Woolverton bắt đầu sự nghiệp tại Disney bằng việc viết kịch bản cho phiên bản hoạt hình của Beauty and the Beast. Nó trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên được đề cử hai giải thưởng: Best Picture ở giải Academy Award + Best Motion Picture ở giải The Golden Globe Award. Sự thành công của Beauty and the Beast giúp Woolverton tiếp tục được đảm nhiệm nhiều dự án khác của Disney: – Cô hợp tác viết kịch bản trong phim The Incredible Journey. Bộ phim công chiếu vào năm 1993. – Cô góp phần phát triển câu chuyện của phim Aladdin, viết kịch bản phim The Lion King. – Cô đóng góp câu chuyện của phim Mulan. Năm 2007, cô hoàn thành kịch bản phim Alice. Sau đó cô trình bày ý tưởng Alice’s Adventures in Wonderland với nhà sản xuất và được chấp nhận. Alice in Wonderland ra đời năm 2010, thu về hơn 1 tỉ đô la. Woolverton trở thành nữ biên kịch đầu tiên và duy nhất đạt mốc 1 tỉ đô la cho một kịch bản phim. – Cô tiếp tục viết Maleficent từ phim hoạt hình Sleeping Beauty. Bộ phim được công chiếu vào năm 2014. – Năm 2016, Woolverton viết kịch bản phim Alice Through the Looking Glass. Bộ phim được công chiếu vào tháng 5/2016 Alice in Wonderland được chấp bút bởi biên kịch Linda Woolverton Những chia sẻ về nghề của biên kịch Woolverton Câu Quote đầy triết lý của biên kịch Linda Woolverton Linda Woolverton nổi tiếng với việc xây dựng các nhân vật nữ có tính cách mạnh mẽ của Disney. Từ nhân vật Bella trong Beauty and the Beast đến nhân vật Alice trong Alice in the Wonderland. Đó là một trong những điều then chốt tạo nên sự thành công của biên kịch Linda Woolverton. Câu nói nổi tiếng của biên kịch Linda Woolverton về việc viết kịch bản phim hoạt hình: “Ngay cả khi tôi đang viết phim hoạt hình, tôi luôn nghĩ chúng như người thật. Tôi nghĩ chúng ở cả 3 chiều, ngay cả khi nó chỉ là một tách trà biết nói. Tôi không nghĩ các sự vật đơn thuần chỉ có một chiều. Thật sự không có khác biệt trong việc viết kịch bản phim hoạt hình và phim live – action”. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Nữ biên kịch Emma Donoghue thành công với kịch bản phim Room

Emma Donoghue được chú ý nhiều ở vai trò nhà văn. Tuy nhiên, cô đã gây bất ngờ với giải thưởng Tinh Thần Độc Lập cho kịch bản phim đầu tay với tác phẩm “Room” (2015). Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của chính cô. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Nữ biên kịch Emma Donoghue thành công với kịch bản phim Room Tiểu sử người viết kịch bản phim Room – Emma Donoghue Emma Donoghue sinh ngày 24/10/1969 tại Dublin, Ailen. Cô là con út trong một gia đình có 8 người con. Cha cô là nhà phê bình văn học và lịch sử nổi tiếng Denis Donoghue. Cô vinh dự nhận bằng cử nhân Nghệ Thuật xuất sắc của Đại học – Cao Đẳng Dublin bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, cùng học vị tiến sĩ từ Đại Học Cambridge. Những năm tháng sống tại Cambrigde, cô đã cho ra đời tác phẩm truyện ngắn The Welcome. Tác phẩm đánh dấu con đường sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch bản phim sau này của cô. Tại Cambridge, cô gặp người chồng tương lai của mình – người Canada Christine Roulston. Họ kết hôn vào năm 1998 và cô trở thành công dân Canada năm 2004. Hiện nay cô đang sống cùng chồng và hai con tại Ontario, Canada. Con đường sáng tác kịch bản phim của Emma Donoghue Trước khi bước vào con đường sáng tác kịch bản phim, Emma Donoghue đã thành công vang dội ở lĩnh vực sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết. – Năm 1994: Cô sáng tác tiểu thuyết đầu tay. Tác phẩm “Stir Fry” kể về một người phụ nữ Ailen khám phá ra giới tính của mình. Và tác phẩm đã đạt giải Lambda Literary Award. – Năm 1995: Cô tiếp tục sáng tác tiểu thuyết “Hood” tiếp nối tác phẩm “Stir Fry”. Tác phẩm đạt giải Stonewall Book Award ở lĩnh vực văn chương. – Năm 2000: Tiểu thuyết lịch sử Slammerkin ra đời. Là tiểu thuyết lịch sử lấy bối cảnh ở Luân Đôn và xứ Wales. – Năm 2010, tiểu thuyết Room nhận được giải “The Irish Book Award”, đánh dấu mốc thành công trong sự nghiệp sáng tác của cô. Và sau đó, chính cô đã viết kịch bản phim Room (2015). Bộ phim được đề cử 3 giải: Academy Award, Golden Globe và Bafta Award. – Năm 2016: Tiểu thuyết The Wonder vinh dự nhận giải Scotiabank Giller Prize. Kịch bản phim Room khiến khán giả không ngừng cảm động Những tác phẩm để đời của Emma Donoghue Emma Donoghue nổi tiếng với nhiều tiểu thuyết: – Stir Fry (1994) – Hood (1995) – Slammerkin (2000) – Life Mask (2004) – Landing (2010) – The Sealed Letter (2008) – Room (2010) – Frog Music (2014) – The Wonder (2016) Emma Donoghue còn ghi dấu ở lĩnh vực viết kịch bản phim. Bộ phim Room (2015) đã đạt điểm IMDb: 8.2/10 đưa tên tuổi của cô lên một tầm cao mới với giải thưởng Biên kịch xuất sắc. Những chia sẻ về nghề viết kịch bản phim, tiểu thuyết từ Emma Donoghue Biên kịch Emma Donoghue đã rất can đảm chuyển từ viết tiểu thuyết sang viết kịch bản phim. Cô chia sẻ rằng khi cô có ý định chuyển thể tiểu thuyết Room sang kịch bản phim đã có rất nhiều người nói rằng cô chưa có kinh nghiệm và cô không nên làm. Nhưng cô đã khẳng định: “Tôi nghĩ ít nhất tôi phải thử ngay cả khi gặp phải sự chỉ trích dữ dội”. Sự quyết tâm của cô đã được đạo diễn Lenny Abrahamson khích lệ và một tuyệt tác đã ra đời: Room (2015). Câu Quote đầy chiêm nghiệm của người viết kịch bản phim “Room” Bộ phim Room được biên kịch Emma Donoghue lấy cảm hứng từ vụ án Elisabeth Fritzl gây chấn động thế giới tại thị trấn Amstetten, Áo. Sau 24 năm, người phụ nữ 42 tuổi cũng tìm thấy tự do, thoát ra khỏi sự giam cầm trái phép dưới căn hầm của cha đẻ – Josef Fritzl. Chính những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp biên kịch Emma Donoghue tạo nên một bộ phim đầy tính nhân văn.  Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch Drew Goddard

Biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất Drew Goddard được khán giả biết đến với nhiều bộ phim đình đám: Cloverfield, Lost, The Cabin in the Woods, The Martian. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch Drew Goddard Tiểu sử của biên kịch Drew Goddard Biên kịch Andrew Brion Hogan Goddard (Drew Goddard) sinh ngày 26/01/1975 tại thành phố Houston, bang Texas, Mỹ. Ông học Trung Học tại trường Trung Học Los Alamos, New Mexico và tốt nghiệp vào năm 1993. Sau đó ông học Đại Học tại trường Đại Học Colorado. Sau tốt nghiệp, ông có viết một đề cương kịch bản dựa trên Six Feet Under (2001). Với đề cương này, ông nhận được sự chú ý của Marti Noxon tại Buffy the Vampire Slayer và David Greenwalt tại Angle. Nhưng Marti phát hiện đầu tiên nên Andrew đồng ý làm nhân viên viết lách cho Buffy. Con đường viết kịch bản phim của ông bắt đầu từ đây. Con đường trở thành biên kịch, đạo diễn của Drew Goddard Goddard bắt đầu sự nghiệp với vị trí nhân viên viết lách cho Buffy The Vampire Slayer và Angel. Ông nhận được giải thưởng Hugo Award cho kịch bản xuất sắc nhất. Trước năm 2010, Drew Goddard sáng tác các kịch bản phim như: – Alias và Lost: Năm 2005, ông tham gia đội Abrmas’s Bad Robot. Tại đây ông viết Alias và Lost. Series phim Lost đã đạt giải thưởng Writers Guild of America ở mục bộ phim điện ảnh xuất sắc nhất. – Cloverfield: Tổng lợi nhuận 168 triệu đô la. The Martin của biên kịch Drew Goddard đã nhận được đề cử Oscar Từ sau năm 2010, biên kịch Drew Goddard tiếp tục ghi dấu ở nhiều tác phẩm như: – The Cabin in the Woods: Ông hợp tác viết cùng Joss Whedon. Bộ phim chiến thắng 2 giải: Giải Phim kinh dị xuất sắc nhất và giải Saturn Award. – World War Z: Năm 2013, Goddard hợp tác với nhiều biên kịch khác viết nên kịch bản phim World War Z. Bộ phim đạt lợi nhuận 190 triệu đô la trên doanh thu 540 triệu đô la. – Daredevil: Vào tháng 12/2013, Marvel thông báo chính thức Goddard sẽ đảm nhiệm vị trí Giám Đốc Sản Xuất cho series phim Daredevil. – The Martian: Goddard viết kịch bản cho bộ phim này. Ông đã được đề cử giải Oscars kịch bản phim. Gần đây nhất, năm 2016 Goddard vừa đảm nhiệm 2 vị trí đạo diễn và nhà sản xuất cho bộ phim The Good Place với Chương 1: Mọi thứ đều ổn. Biên kịch Drew Goddard viết nên kịch bản phim The Cabin In The Woods đầy ma mị Drew Goddard chia sẻ những kinh nghiệm trên con đường làm nghệ thuật Để luôn duy trì được cảm hứng sáng tác, Drew Goddard chia sẻ: “Tôi chỉ làm những điều tôi cảm thấy thích thú. Tôi nhận ra rằng nên làm thể loại phim sở trường, sau đó tìm đúng khán giả yêu thích thể loại đấy. Nếu cố gắng làm bộ phim chinh phục tất cả khán giả, họ sẽ cảm thấy phim của mình nhàm chán. Trong kịch bản phim, nhân vật vui tính nhất luôn là nhân vật có suy nghĩ tâm tư phức tạp nhất.” Rõ ràng, công việc sáng tạo viết kịch bản phim hay sản xuất một bộ phim đều cần xuất phát từ niềm yêu thích. Hành trình viết kịch bản phim kinh dị của ông xuất phát từ những bộ phim kinh dị ông xem hồi bé, như “Sleepaway Camp”. Qua đó, ông khám phá bản chất loài người rõ hơn bất kỳ thể loại nào. Làm phim đối với ông là một công việc tuyệt vời. Ông thích không khí làm việc của đoàn phim khi 300 con người làm việc sáng tạo cùng nhau, chịu trách nhiệm bắt từng khoảnh khắc để thể hiện được bản chất và thông điệp của câu chuyện. Biên kịch, đạo diễn Drew Goddard cho rằng “Để trở thành một biên kịch, nhà sản xuất phim hay một đạo diễn, bạn cần yêu thích nó”. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Nhân vật cần có động cơ để hành động

Để có cách viết kịch bản phim mới lạ, khâu tạo hình nhân vật khó có thể bỏ qua được. Bài viết gửi đến bạn 3 vấn đề mấu chốt để tạo nên nhân vật “khó cưỡng lại” cho người xem phim. Và khá nhiều nhà biên kịch đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình như: nhóm F4 đại diện cho cậu ấm trong những gia đình giàu có và quyền lực trong phim “Boys over flower”. Nhân vật chính diện và phản diện trong cách viết kịch bản phim Xây dựng được hệ thống nhân vật độc đáo là bước thành công đầu tiên trong cách viết kịch bản phim “chất lượng”. Hai loại nhân vật: chính diện và phản diện cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào? >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Tạo nhân vật chính và nhân vật phản diện trong cách viết kịch bản phim 1. Hai nhân vật này phải cùng chung một mục tiêu hoặc hai khía cạnh của một vấn đề. Tại sao phải tạo một mục tiêu cho hai nhân vật? Bởi mâu thuẫn chỉ xảy ra khi cả hai đều muốn đạt một mục tiêu và mục tiêu đó chỉ có một người sở hữu thì sẽ tạo nên những cung bậc kịch tính cho kịch bản của bạn. 2. Nhân vật bắt buộc phải có mục tiêu và động cơ thúc đẩy rõ ràng. Bất kỳ sự mơ hồ nào về hai vấn đề này đều là con dao giết chết nhân vật của bạn. 3. Sức mạnh của hai loại nhân vật này được đo bởi lực cản mà bạn tạo ra cho họ. Lực cản càng mạnh lại càng đẩy mâu thuẫn của hai nhân vật đến đỉnh điểm. Cách thương nhân vật tốt nhất chính là đẩy nhân vật vào những tình huống bế tắc cực độ và có khi là cận kề cái kết. Chọn lực cản cho nhân vật, người viết kịch bản phải có sự chọn lọc cẩn thận. Vậy những lực cản nào trong cách viết kịch bản phim? Những loại lực cản bạn có thể tận dụng trong cách viết kịch bản phim của mình: – Lực cản của tự nhiên: gồm có lực cản của thiên nhiên, khoảng cách hay môi trường. Chúng có thể là trận động đất chia cách nhân vật chính (một cô bé 5 tuổi) với cả gia đình mình. Xây dựng lực cản trong cách viết kịch bản phim – Lực cản từ các nhân vật khác: nhân vật phản diện tạo lực cản cho nhân vật chính diện. Như mẹ con Cám bày mưu đốn cây cau để giành lấy vị trí hoàng hậu Tấm đang sở hữu. – Lực cản tinh thần: có thể nhân vật bị ảnh hưởng bởi những chấn động tâm lý không kiểm soát được: như hội chứng thích ăn thịt người. – Lực cản văn hóa: có thể tạo nên một bộ lạc có hủ tục giết hại các đứa trẻ sinh đôi bởi họ tin rằng chúng là quỷ do trời phái xuống giết hại bộ lạc. – Lực cản siêu nhiên: như người ngoài hành tinh xâm chiếm trái đất. – Lực cản thời gian: như nhân vật chính có thể di chuyển qua lại giữa thời gian quá khứ và hiện tại. Và nhân vật bị kẹt lại trong thời gian quá khứ. Nhân vật cần  trải qua nhiều thử thách để trở về hiện tại. Động cơ nào cho nhân vật trong cách viết kịch bản phim Ngoài lực cản, cách viết kịch bản phim thu hút phải tạo được động cơ mạnh mẽ cho nhân vật. Động cơ càng mạnh sẽ thúc đẩy nhân vật quyết tâm giành được mục tiêu. Đây là bước ghi điểm cực hay cho người viết kịch bản phim. Nhân vật cần có động cơ để hành động Có hai loại động cơ bạn cần lưu tâm để tạo nên một kịch bản phim hay: – Động cơ bên ngoài – Động cơ bên trong. Hai loại động cơ này có sự bổ trợ mạnh mẽ cho nhau. Nếu động cơ bên ngoài là con đường đi đến mục tiêu của nhân vật thì động cơ bên trong lại là lý do tại sao nhân vật  chọn đi theo con đường đó.

Dùng Microsoft Word viết kịch bản

Ngày nay, biên kịch có nhiều thuận lợi hơn trong cách viết kịch bản phim khi các phần mềm ra đời. Những phần mềm nào có thể sử dụng để viết kịch bản? Cách viết kịch bản phim bằng Microsoft Word Cách viết kịch bản phim bằng Microsoft Word là một cách hay bởi không tốn bất kỳ chi phí mua bản quyền như các loại phần mềm chuyên cho kịch bản. Nhưng bạn cần tự thiết lập các chuẩn bằng tay. Những quy tắc bạn cần tuân thủ khi viết kịch bản: – Đầu tiên, nhà biên kịch cần sử dụng font Courier có size 12. -Tiếp theo, canh lề: lề trái 1.5 inches, lề phải: 0.5 inches, lề trên và lề dưới là 1 inch. – Sau nữa, đối thoại cách lề trái là 2.5 inches và tên nhân vật nằm phía trên lời thoại, và cách lề trái 3.7 inches. – Về phần đánh số trang: bạn cần đánh ở góc trên bên phải. – Bắt đầu trang kịch bản với chữ FADE IN. – Kết thúc kịch bản, bạn cần đánh chữ THE END hoặc FADE OUT cuối trang hoặc giữa trang. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Dùng Microsoft Word viết kịch bản Một kịch bản phim cần phải đảm bảo các yêu cầu trên. Bởi có rất nhiều thành phần đọc kịch bản để sản xuất: đạo diễn, biên tập viên,.. Cách viết kịch bản phim và dùng phần mềm Celtx Cách viết kịch bản phim bằng phần mềm Celtx được sử dụng khá phổ biến. Tại sao phần mềm này được ưa chuộng như vậy? 1. Phần mềm viết kịch bản Celtx là phần mềm Online. Vì vậy, bạn và nhóm kịch bản của bạn có thể cùng nhau làm việc và chỉnh sửa cùng nhau. 2. Phần mềm viết kịch bản Celtx được lập trình khá dễ cho việc chuyển sang file một cách đồng bộ. Từ đó, biên kịch dễ dàng chuyển sang cho đạo diễn, nhà sản xuất hay biên tập viên. 3. Phần mềm này chỉ được sử dụng miễn phí. Đây là đột phá khiến phần mềm này được dùng phổ biến. Các phần mềm còn lại đều có giá khá cao. Phần mềm Celtx hỗ trợ viết kịch bản Với việc sử dụng phần mềm Celtx, nhà biên kịch có sẵn một formal theo chuẩn điện ảnh Hollywood để viết. Bạn chẳng cần phải chỉnh tay như Microsoft Word. Cách viết kịch bản phim bằng các phần mềm khác Hai phần mềm khác được các người viết kịch bản chuyên nghiệp hay dùng là FinalDraft và Movie Magic Screenwriter. Ngoài hai phần mềm này, còn khá nhiều phần mềm khác trong cách viết kịch bản phim bằng phần mềm chuyên dụng như: Dreamscript, Hollywood Screenwriter, Montage. Các phần mềm có giá khác nhau và khá cao. Cụ thể: – Dreamscript có giá: $225 -Final Draft có giá: $229 -Hollywood Screen-writer: giá $49.95 -Montage có giá: $149.5 Nên suy nghĩ kĩ trước khi đầu tư mua phần mềm hỗ trợ Bởi giá khá cao nên biên kịch cần xem xét nhu cầu của mình để chọn ra phần mềm viết kịch bản phù hợp với mình. Thêm nữa, chắc chắn sự đầu tư một phần mềm viết kịch bản có chất lượng sẽ là sự đầu tư khôn ngoan, lâu dài cho sự nghiệp viết kịch bản của bạn. Chúng là người bạn đồng hành không thể thiếu của bất kỳ nhà biên kịch nào. Công việc viết kịch bản của biên kịch trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Vì vậy, nếu đã chọn theo đuổi lâu dài nghề biên kịch, bạn nhất định phải trang bị cho mình một phần mềm đúng ý bạn.

Viết kịch bản với cốt truyện phiêu lưu

Để viết kịch bản phim hấp dẫn, chọn cốt truyện là khâu cực kỳ quan trọng với biên kịch. Ở phần 1, bài viết gửi bạn 2 cốt truyện cổ điển: cốt truyện phiêu lưu và thám hiểm. Hai cốt truyện rất dễ bị nhầm lẫn nếu bạn nghiên cứu không kỹ. Viết kịch bản phim và cốt truyện thám hiểm Đầu tiên, khi chọn cốt truyện thám hiểm để viết kịch bản phim, biên kịch cần tập trung vào nhân vật thay vì tập trung vào cuộc hành trình. Nhân vật chính bước vào hành trình tìm kiếm một người, một nơi chốn hay một vật nào đó. Và cuộc tìm kiếm này phải gắn liền với động lực và mục tiêu của nhân vật chính. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Viết kịch bản với cốt truyện thám hiểm Ở cảnh đầu tiên của câu chuyện, bạn đưa ra động cơ nào thúc đẩy nhân vật bước vào cuộc hành trình. Cùng với đó, nhân vật chính cũng cần người bạn đồng hành. Nhằm tránh tính cá nhân của câu chuyện. Đồng thời nhân vật có thể tranh luận với người bạn đồng hành, từ đó, quan niệm sống của nhân vật được tỏ rõ. Kết thúc chuyến hành trình, nhân vật chính phải có sự thay đổi về nhận thức: họ trưởng thành từ một đứa trẻ thành một người lớn. Hoặc một người lớn trong quá trình trưởng thành. Và cái họ tìm kiếm cuối hành trình thường khác với cái ban đầu họ tìm kiếm. Một tiểu thuyết điển hình cho cốt truyện thám hiểm có thể nói đến Hiệp sĩ Đôn Ki Hô tê. Động cơ của nhân vật chính: khao khát trở thành hiệp sĩ bởi chàng đọc quá nhiều tiểu thuyết lãng mạn về hiệp sĩ. Người bạn đồng hành của chàng hiệp sĩ là lão Sancho Panza. Ngoài ra, The Wizard of Oz, Great Wall of Babylon cũng là những truyện khá điển hình cho cốt truyện thám hiểm bạn nên nghiên cứu sâu để học hỏi. Viết kịch bản phim và cốt truyện phiêu lưu Khác với cốt truyện thám hiểm, khi viết kịch bản với cốt truyện phiêu lưu, bạn cần tập trung vào cuộc hành trình của nhân vật. Nếu cốt truyện thám hiểm là cốt truyện về nhân vật, về tâm trí thì cốt truyện phiêu lưu là cốt truyện của hành động và của cơ thể. Viết kịch bản với cốt truyện phiêu lưu 1. Nhân vật chính trong cốt truyện phiêu lưu sẽ đi tìm kho báu, tài sản mà họ không tìm thấy nhà của họ. Và động cơ để họ thực hiện cuộc hành trình là bị ai đó hoặc vật gì đó tác động. 2. Các sự kiện trong chuyến hành trình đó phải có sự kết nối với nhau và với sự kiện trước. Chúng là nguyên nhân, là kết quả được mắc nối với nhau để tác động đến nhân vật chính. 3. Khác với cốt truyện thám hiểm, kết thúc truyện nhân vật chính không cần thiết phải thay đổi theo những cách ý nghĩa nhất. Đặc biệt, yếu tố lãng mạn là yếu tố không thể thiếu với một cốt truyện phiêu lưu. Truyện “The Three Languages” điển hình với cốt truyện phiêu lưu. Truyện kể về một cậu hoàng tử “ngốc nghếch” và vua cha gửi chàng đi học để lanh lợi hơn. Hoàng tử được gửi đến ba người thầy. Đầu tiên, chàng học cách các chú chó nói chuyện. Tiếp theo, chàng học cách nói chuyện của chim. Sau cùng, chàng học được cách nói chuyện với ếch. Nhưng sau cả ba lần, vua cha đều không hài lòng và chàng bị “vứt” khỏi hoàng cung. Lúc này, chàng vận dụng những gì mình được học ở ba lần học trên để sinh tồn. Như vậy, ban đầu hoàng tử là người ngốc nghếch, sau đó hoàng tử trở thành một bá tước trẻ tuổi rồi thành một giáo hoàng. Và kết thúc, nhân vật hoàng tử cũng không thay đổi nhiều. Viết kịch bản và chọn loại cốt truyện nào? Nhạy bén chọn cốt truyện phù hợp khi viết kịch bản Khi viết kịch bản, chọn loại cốt truyện nào phụ thuộc vào ý định của biên kịch. Thường thì biên kịch sẽ chọn một loại cốt truyện chính làm chủ đạo cho truyện. Sau đó, thêm thắt các cốt truyện khác phụ cho cốt truyện chính. Nhưng việc ôm đồn quá nhiều cốt truyện sẽ làm cho kịch bản bị rối. Vì vậy, biên kịch phải thật nhạy để giải bài toán khó này.

Viết kịch bản với cốt truyện truy đuổi

Ở phần 1, bài viết đề cập đến hai loại cốt truyện khá dễ nhầm lẫn: phiêu lưu và mạo hiểm. Ở phần 2, người viết kịch bản còn có thêm 3 lựa chọn về cốt truyện khác: truy đuổi, giải cứu và trốn thoát. Viết kịch bản và cốt truyện truy đuổi Người viết kịch bản chọn cốt truyện truy đuổi cần đảm bảo có: người truy đuổi và người bị truy đuổi trong kịch bản. Có ba giai đoạn trong một cốt truyện truy đuổi. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Viết kịch bản với cốt truyện truy đuổi – Giai đoạn 1: Bạn cần thiết lập tình huống để xác định nhân vật truy đuổi và nhân vật bị truy đuổi. Động cơ truy đuổi cần được làm rõ ở ngay giai đoạn 1 này. – Giai đoạn 2: Bạn tập trung vào cuộc truy đuổi. Để tạo được kịch tính, bắt buộc bạn phải tạo những plot twist (bất ngờ) trong câu chuyện. Cốt truyện truy đuổi thực chất là hình thức văn học của trò chơi trốn tìm thời thơ ấu. Vì vậy, càng tạo được sự bất ngờ, bạn sẽ càng tạo được thành công cho câu chuyện. – Giai đoạn 3: Bạn sẽ giải quyết: người bị truy đuổi có trốn khỏi người truy đuổi hay bị giam cầm mãi mãi. Viết kịch bản và cốt truyện giải cứu Chọn viết kịch bản với cốt truyện giải cứu, nhà biên kịch cần quan tâm đến 3 góc nhân vật: nhân vật chính, nạn nhân và nhân vật phản diện. Cũng như cốt truyện trên, cốt truyện giải cứu cũng là cốt truyện chú trọng vào thể chất.  Viết kịch bản với cốt truyện giải cứu mỹ nhân Nhân vật chính trong cốt truyện giải cứu có mối liên hệ mật thiết với nạn nhân như hoàng tử giải cứu công chúa khỏi tay tên phù thủy độc ác vì tình yêu mãnh liệt dành cho công chúa. Nhân vật phản diện đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cốt truyện giải cứu. Để tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện giải cứu, nhân vật phản diện phải có sức mạnh hơn nhiều lần nhân vật chính và hắn ta có nhiều chiêu trò để giam giữ nạn nhân. Dù nhân vật chính luôn cố gắng giải cứu nạn nhân nhưng luôn gặp thất bại. Nạn nhân là nhân vật khá mờ nhạt trong cốt truyện giải cứu. Nhưng chắc chắn là không thể cạnh tam giác này được. Nạn nhân trong các truyện cổ tích theo cốt truyện giải cứu thường là các nàng công chúa yếu đuối. Ở cốt truyện giải cứu, các cảnh hành động đều tập trung vào nhân vật chính. Bởi nhân vật chính là thực hiện các cuộc giải cứu. Viết kịch bản và cốt truyện trốn thoát Chọn viết kịch bản với cốt truyện trốn thoát, bạn cần lưu ý một điểm mấu chốt: nhân vật chính là nạn nhân, còn nhân vật giam giữ là nhân vật phản diện. Nếu ở cốt truyện giải cứu, khán giả theo chân người đi cứu, nạn nhân chờ đợi anh hùng tới thì nạn nhân trong cốt truyện trốn thoát phải cố gắng mọi cách để thoát khỏi tình trạng giam giữ. Trốn thoát – cốt truyện thường gặp Một cốt truyện trốn thoát kịch tính phải có đủ 3 giai đoạn sau: – Giai đoạn đầu tiên: Bạn xác định ai là nạn nhân và ai là người giam giữ. Nạn nhân có thể bị giam giữ về thể xác hoặc tinh thần. Và động cơ nào để nạn nhân cố gắng trốn thoát khỏi sự giam giữ đó. – Giai đoạn tiếp theo: Bạn tập trung vào các kế hoạch chạy trốn của nạn nhân. Nhưng dĩ nhiên, nạn nhân không thể nào thoát khỏi sự giam cầm đó. Bạn cần đẩy nhanh mức độ tàn ác của người giam cầm đối xử với nạn nhân. Càng dồn nạn nhân vào bước đường cùng, bạn càng làm khán giả tăng sự hứng thú với câu chuyện của mình. – Giai đoạn cuối cùng: Nạn nhân thoát ra khỏi sự giam cầm bằng một cách hợp lý.

Viết kịch bản với cốt truyện thua thiệt

Ở phần 2, bài viết đã gửi đến bạn 3 loại cốt truyện: truy đuổi, giải cứu và trốn thoát để vận dụng khi viết kịch bản. Trong phần 3, bài viết tiếp tục đem đến cho bạn đọc hai loại cốt truyện: cốt truyện cạnh tranh và thua thiệt. Đây là hai loại cốt truyện thường thấy trong các truyện cổ tích. Chọn cốt truyện cạnh tranh khi viết kịch bản Viết kịch bản với cốt truyện cạnh tranh, biên kịch cần thiết lập: hai nhân vật có sức mạnh ngang nhau và họ cùng muốn đạt được một mục tiêu nào đó. Hoặc nếu nhân vật có điểm mạnh về lĩnh vực này thì nhân vật kia sẽ phải có điểm mạnh ở lĩnh vực khác. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Viết kịch bản với cốt truyện cạnh tranh Để tạo cốt truyện cạnh tranh hấp dẫn, bạn cần tạo nên những màn đấu tranh bất phân thằng bại giữa hai nhân vật. Điển hình cho cốt truyện này là truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn cưới công chúa. Sơn Tinh là chúa tể ở chốn sơn lâm. Ngược lại Thủy Tinh lại là chúa tể vùng biển cả. Như vậy, cũng có 3 giai đoạn bạn cần tạo ra khi chọn cốt truyện cạnh tranh: – Giai đoạn 1: Nhân vật chính và nhân vật phản diện có cùng chung mục tiêu. Và bạn cần xác định rõ thế mạnh của cả hai nhân vật. Điều quan trọng là hai nhân vật phải có sức mạnh ngang nhau. – Giai đoạn 2: Nhân vật phản diện thấy được sức mạnh của nhân vật chính diện dần tăng lên và tìm cách đối phó. – Giai đoạn 3: Cuộc chạm trán nảy lửa giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện. Với truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thủy Tinh đã chọn dâng nước làm ngập mọi miền. Để đối phó với Thủy Tinh, Sơn Tinh cũng dâng núi lên cao hơn cả sự dâng nước của Thủy Tinh. Chọn cốt truyện thua thiệt khi viết kịch bản Viết kịch bản với cốt truyện thua thiệt, ban đầu nhân vật chính diện bị nhân vật phản diện áp đảo hoàn toàn. Giai đoạn tiếp theo, nhân vật chính diện được cải thiện vị thế. Giai đoạn cuối cùng, nhân vật chính diện khôi phục hoàn toàn sức mạnh và có cuộc chạm trán trực tiếp với nhân vật phản diện. Viết kịch bản với cốt truyện thua thiệt Cốt truyện thua thiệt thường được áp dụng khá nhiều trong các truyện cổ tích Việt Nam như: Truyện Thạch Sanh, truyện Tấm Cám, hay truyện Lọ Lem của nước ngoài. Rõ ràng, ban đầu Thạch Sanh thua kém rất nhiều so với Lý Thông. Đối với truyện Tấm Cám hay Lọ Lem, hai cô gái này đều chịu nhiều cực khổ, bị xem là người ở cho mụ dì ghẻ. Nhưng rồi cuối cùng, cả hai đều được vua, hoàng tử chọn làm vợ. Tấm quay lại trả lại mụ dì ghẻ và Cám. Truyện cổ tích và viết kịch bản phim Hai cốt truyện cạnh tranh và thua thiệt đều là những cốt truyện khá phổ biến trong các truyện cổ tích. Người viết kịch bản cần phân tích kỹ hai loại cốt truyện để vận dụng chúng trong các kịch bản tương lai của mình. Viết kịch bản cổ tích – xu hướng kịch bản mới Đặc biệt, xu hướng xây dựng kịch bản phim dựa trên truyện cổ tích đang khá rầm rộ. Cụ thể, phim Tấm Cám do đạo diễn Ngô Thanh Vân đầu tư xây dựng đã gây được nhiều tiếng vang với công chúng. Vận dụng hợp lý hai loại cốt truyện này với các loại cốt truyện khác như: truy đuổi, giải cứu sẽ giúp nhà biên kịch tạo được những kịch bản độc lạ.

Tình huống đối thoại trong cách viết kịch bản phim

Lời thoại là công cụ để nhân vật truyền tải thông điệp bộ phim đến khán giả. Xây dựng lời thoại kỹ càng sẽ giúp bạn có được cách viết kịch bản phim thu hút. Ngôn từ đối thoại và cách viết kịch bản phim hấp dẫn Để tạo nên cách viết kịch bản phim thu hút người xem, nhà biên kịch phải chú trọng đến ngôn từ đối thoại giữa các nhân vật trong kịch bản. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Cách viết kịch bản phim nào cũng cần ngôn ngữ đối thoại “touching” – Có ba loại ngôn từ đối thoại nhà biên kịch cần quan tâm: đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Nếu đối thoại giúp các nhân vật bộc lộ quan điểm của mình và góp phần gia tăng hay giảm bớt đi mâu thuẫn cho truyện thì độc thoại giúp nhân vật bộc lộ những suy nghĩ bên trong của mình. Mỗi loại ngôn từ đối thoại cần được vận dụng hợp lý cho từng tình huống trong kịch bản của bạn. – Để tạo nên ngôn từ đối thoại, bạn cũng cần tạo nên ngôn ngữ cơ thể cho nhân vật. Ánh mắt, nụ cười của nhân vật ra sao? Dáng điệu tay chân ra sao để tạo nên cảm giác chân thật nhất cho người xem. Và khá nhiều nhà biên kịch dành hàng giờ để tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể để đem đến cho khán giả những nhân vật gần gũi nhất. Tình huống đối thoại và cách viết kịch bản phim thu hút Muốn có đối thoại hợp tình, hợp lý trong cách viết kịch bản phim thu hút, bạn cần phải tạo ra được các tình huống đối thoại. Các bước xây dựng tình huống đối thoại: – Đầu tiên, xác định bối cảnh thời gian là bước thứ nhất. – Tiếp theo, xác định bối cảnh không gian. – Sau nữa, xác đinh vấn đề mà nhân vật giao tiếp. Tình huống đối thoại trong cách viết kịch bản phim Để tạo nên kịch tính cho kịch bản, bạn cần xây dựng các tình huống nghịch lý. Các tình huống nghịch lý thường gặp: – Tình huống nghịch lý về vấn đề xã hội như bất đồng về tôn giáo hay là một cuộc tranh cử tổng thống Mỹ. – Tình huống nghịch lý về đạo đức như nhân vật vợ “cắm sừng” nhân vật người chồng. – Tình huống nghịch lý về hoàn cảnh sống – Tình huống nghịch lý về tính cách – Những tình huống nghịch lý khác. Thông điệp đối thoại và cách viết kịch bản phim Bất kỳ cuộc đối thoại nào trong cách viết kịch bản phim “chất lượng” cũng phải đảm bảo các yếu tố sau: – Giúp giải quyết mâu thuẫn trong kịch bản phim. – Giúp đẩy tiến độ câu chuyện trong kịch bản phim. – Giúp nhà biên kịch gửi gắm thông điệp của phim trong từng lời thoại của nhân vật. Mỗi kịch bản đều cần thông điệp Khá nhiều bộ phim Việt vẫn còn tình trạng lời thoại “thừa” quá nhiều. Đây cũng là tình huống nhiều nhà biên kịch mới vào nghề mắc phải. Để giải quyết tình trạng này, nhà biên kịch cần chắc lọc rõ: khi nào nhân vật cần lên tiếng và khi nào hãy để nhân vật bộc lộ qua hành động của mình. Lời thoại hay sẽ trở thành câu nói cửa miệng cho nhiều khán giả sau khi xem phim. Đặc biệt, các bộ phim của Hàn Quốc đang làm rất tốt về xây dựng lời thoại. Biên kịch “vàng” Kim Eun Sook luôn người xem say mê bởi các câu đối thoại giữa các nhân vật vô cùng độc đáo. Phim “The Heirs” là một điển hình cho các câu đối thoại mang đúng chất biên kịch Kim.

Trình bày chỉn chu khi viết kịch bản

Để tạo được ấn tượng cho nhà sản xuất, nhà biên kịch cần đầu tư cho mình cách viết kịch bản phim 3 đủ: đủ về nhân vật, đủ về cốt truyện và đủ về độ dài kịch bản. Bài viết gửi đến bạn bí quyết 3 đủ trong cách viết kịch bản phim để bạn chinh phục được những nhà sản xuất khó tính nhất. Nhân vật và cách viết kịch bản phim ba đủ Xây dựng nhân vật như thế nào trong cách viết kịch bản phim ba đủ? Nhân vật cần đảm bảo 3 yếu tố quan trọng sau: – Nhân vật phải có mục tiêu. Không có mục tiêu sẽ không có nhân vật trong kịch bản phim. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện phải có chung mục tiêu. Mục tiêu phải đủ mạnh để hai nhân vật bằng mọi giá đạt được nó. – Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện phải có động cơ mạnh đến nỗi họ có thể chết để đạt được mục tiêu. – Sức mạnh của hai nhân vật này phải có sự tương đồng với loại cốt truyện cạnh tranh hoặc yếu thế ở cốt truyện thua thiệt. Nhưng đến hồi 3 của kịch bản, hai nhân vật này phải có sức mạnh ngang nhau và cần có một trận tranh đấu quyết tử mới thỏa lòng người xem. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Phải xây dựng nhân vật chính đủ hấp dẫn Nhân vật chính là công cụ để người viết kịch bản gửi gắm thông điệp vào tác phẩm. Vì vậy, nhân vật càng chân thực, càng độc sẽ giúp khán giả khắc sâu nhân vật vào tâm trí của mình. Cốt truyện và cách viết kịch bản phim ba đủ Ở cách viết kịch bản phim ba đủ, cốt truyện được xem là xương sống của cả kịch bản. Cốt truyện được xây dựng logic, hấp dẫn sẽ là một thành công của nhà biên kịch khi giới thiệu kịch bản của mình với nhà sản xuất phim. Suy nghĩ cẩn thận về cốt truyện Vậy như thế nào mới là cốt truyện đủ trong cách viết kịch bản ba đủ? Thật khó để đưa một quy chuẩn cho kịch bản ba đủ. Bởi có vô vàn cốt truyện và sự vận dụng là tùy vào dụng ý của nhà biên kịch. Nhưng tựu chung, nhà biên kịch cần dựng nên cốt truyện phải có đủ 3 hồi và 8 nhịp. Hồi 1 sẽ vẽ ra bối cảnh của câu chuyện, giới thiệu nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Hồi 2 sẽ vẽ ra diễn tiến câu chuyện giữa hai nhân vật. Đến hồi 3, người  viết kịch bản phải đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật. Thường để tránh nhà biên kịch đi lạc đường trong xây dựng cốt truyện, hồi 1 sẽ được viết đầu tiên, đến hồi 3 và cuối cùng mới là hồi 2. Biết rõ kết thúc sẽ dễ cho người viết kịch bản xây dựng nên các tình huống mâu thuẫn ở hồi 2. Số lượng trang và cách viết kịch bản phim ba đủ Tại sao phải chú trọng số lượng trang trong cách viết kịch bản phim ba đủ? Bởi theo quy định về viết kịch bản của Hollywood (chuẩn chung cho kịch bản trên toàn thế giới) có đề cập: – Một trang kịch bản A4 tương đương với 1 phút trên phim và 1 dòng tương đương với 1 giây trên phim. – Một kịch bản điện ảnh chỉ nên nằm trong khoảng từ 80 đến 120 trang. Bởi chi phí đầu tư sản xuất sẽ phụ thuộc vào số trang kịch bản mà bạn viết. Trình bày chỉn chu khi viết kịch bản Khi bạn đem kịch bản đến giới thiệu cho nhà sản xuất phim, họ sẽ nhìn xem số lượng trang kịch bản của bạn ra sao. Nếu vượt qua con số 80-120, họ khó lòng mà chọn kịch bản của bạn được.

Logline Seller của nhà biên kịch

“Logline của kịch bản là gì?” – câu hỏi nhà biên kịch cần trả lời cho nhà sản xuất phim, đạo diễn khi bạn chào kịch bản cho họ. Vậy khi viết kịch bản phim, bạn cần chuẩn bị logline như thế nào mới đủ thu hút nhà sản xuất? Logline là gì? Logline là bản tóm tắt nội dung phim ngắn gọn nhất, hấp dẫn nhất. Mỗi logline chỉ chứa khoảng 20 đến 30 từ. Logline thường chỉ có một câu hoặc tối đa cũng chỉ 2 câu. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Logline – yếu tố không thể thiếu khi viết kịch bản [spacer] Tầm quan trọng của Logline khi viết kịch bản? Liệu logline có thật sự giúp kịch bản của biên kịch tiếp cận dễ dàng hơn với nhà sản xuất? Câu trả lời: chắc chắn và còn hơn thế nữa. Các lợi ích logline mang lại cho biên kịch: – Logline tóm gọn những phần quan trọng nhất của câu chuyện. Đọc qua logline, nhà sản xuất sẽ chọn lọc được câu chuyện của bạn có thú vị hay không. Và biên kịch ngoài việc đầu tư vào cốt truyện, cũng phải tìm ra được logline nói đúng, nói hấp dẫn nhất về câu chuyện của mình. Logline hay được xem là người sale giỏi cho nhà biên kịch. – Logline chỉ được chứa những cốt lõi nhất trong câu chuyện. Nên nó trở thành kim chỉ nam cho nhà biên kịch đi đúng với ý định ban đầu của kịch bản. Hoặc từ logline, biên kịch có thể suy nghĩ hay tìm ra hướng giải quyết cho hồi 3 (hồi được xem là làm khó khá nhiều biên kịch). Chuẩn nào dành cho logline khi viết kịch bản phim? Một logline lý tưởng khi viết kịch bản phim phải chứa đủ các thành phần sau: – Cụm nhân vật chính và mục tiêu của nhân vật chính là gì. – Mâu thuẫn chính làm thay đổi tâm trạng của nhân vật chính từ bình thường sang phi thường. – Nhân vật phản diện hay lực lượng đối kháng với nhân vật chính. – Nhân vật chính sẽ làm gì để vượt qua thế lực đối kháng để đạt được mục tiêu của mình. Logline – Seller của nhà biên kịch Những điều cần tránh và cần có để giúp logline của bạn hấp dẫn hơn trong mắt nhà sản xuất: – Tuyệt đối không được thêm tên nhân vật vào logline. Đó là thông tin thừa thải và không giúp cung cấp bất kỳ điều gì thêm cho người đọc về nhân vật. Thay vào đó, bạn cần thêm các tính từ miêu tả nhân vật để tạo chiều sâu cho nhân vật. – Cùng với nhân vật chính, nhân vật phản diện cùng cần được miêu tả với phong cách tương tư. Và cần nói rõ, nhân vật phản diện và nhân vật chính diện đang tranh giành điều gì. – Gài vào logline các nguy cơ để thu hút sự chú ý của người đọc và nhân vật chính phải luôn ở thế chủ động. – Tuyệt đối không được tiết lộ kết thúc của câu chuyện. Giu lại kết thúc sẽ thu hút sự tò mò của nhà sản xuất. Để rồi từ đọc logline, họ sẽ tiếp tục đọc treatment của bạn để tìm ra kết thúc của câu chuyện. Bạn đang dần bán được kịch bản của mình khi chuẩn bị được một logline hấp dẫn. Thực tế về logline khi viết kịch bản Những nguyên tắc cần được nhà biên kịch vận dụng vào logline khi viết kịch bản. Một ví dụ minh họa cho bạn: “Một bà mẹ trẻ đơn thân địu hai đứa con sinh đôi mới sinh chạy trốn khỏi hủ tục tàn sát trẻ sinh đôi của  bộ lạc tàn ác”. Trước khi bắt tay viết kịch bản, cần suy nghĩ logline Ở ví dụ, các thành phần trong một logline khá đầy đủ: – Nhân vật chính: bà mẹ trẻ đơn thân. Đã có hai tính từ làm rõ nhân vật chính: trẻ và đơn thân. Hai tính từ làm tăng nguy cơ cho câu chuyện. Người đọc sẽ thổn thức liệu bà mẹ này sẽ làm gì để vượt qua cuộc tàn sát ghê rợn này. – Mục tiêu của nhân vật chính: bảo vệ hai đứa con sinh đôi mới sinh. – Nhân vật phản diện: bộ lạc tàn ác với hủ tục giết trẻ con sinh đôi. – Bối cảnh: ở một bộ lạc vô cùng lạc hậu. Một logline hay sẽ giúp nhà biên kịch đem được kịch bản đến tay nhà sản xuất nhanh hơn. Sức mạnh của logline khi viết kịch bản là không thể chối từ. Một số nhà biên kịch khuyên rằng: nên viết logline trước khi viết cốt truyện để làm kim chỉ nam cho bạn sáng tác kịch bản đúng ý.

Bối cảnh hành tinh khác tạo ấn tượng mạnh trong lòng khán giả

Xây dựng kịch bản hấp dẫn khó thiếu được bối cảnh độc lạ. Vậy bí quyết nào để bạn thiết lập bối cảnh phù hợp với ý tưởng kịch bản đang ấp ủ? Kịch bản phim và bối cảnh ấn tưởng mạnh Để dựng một kịch bản phim gây ấn tượng cho khán giả ngay cái nhìn đầu tiên, bối cảnh sẽ là con ác chủ bài. Vậy làm sao để tạo bối cảnh gây ấn tượng mạnh? Biên kịch cần xác định bối cảnh đó là một thế giới giống với thế giới loài người hay một thế giới hoàn toàn mới, con người chưa bao giờ biết đến. Dĩ nhiên ở thế giới nào, bạn cũng phải vẽ nên những yếu tố khác biệt cho nó. Bởi sự khác biệt giúp người xem nhớ lâu hơn. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Bối cảnh hành tinh khác tạo ấn tượng mạnh trong lòng khán giả Thế giới tưởng tưởng có thể là cuộc sống của con người ở Sao Hỏa hay một bộ lạc có cấu tạo cơ thể hoàn toàn khác với con người như bộ lạc người Navi trong phim Avatar của đạo diễn James Cameron. Cũng có thể là thế giới người xem khá quen thuộc như cuộc sống hiện đại nhưng bị quái vật sông Hàn xuất hiện phá hủy mọi thứ như trong phim “Quái vật sông Hàn”. Tựu chung, bối cảnh dù có tưởng tượng hay có thật cũng phải xây những điểm tương đồng với cuộc sống người xem. Như vậy người xem mới có sự đồng cảm sâu sắc với bộ phim. Kịch bản phim và bối cảnh xuyên không Ở những kịch bản phim chủ đề xuyên không, biên kịch cần xác định diễn biến phim sẽ xảy ra ở hiện tại hay quá khứ, hay song hành cả hai. Những kịch bản xuyên không Trung Quốc được khá nhiều khán giả yêu thích. Sự khó đoán trong từng tình tiết khiến người xem tò mò đoán xem sự kiện tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào. Quá khứ và hiện tại đan xen nhau. Nhân vật quay trở lại quá khứ muốn thay đổi kết quả hiện tại nhưng cuối cùng mọi thứ vẫn như cũ. Kết thúc hành trình, nhân vật nhận được một số bài học ý nghĩa. Những kịch bản xuyên không về quá khứ luôn được đón nhận Thời gian của bối cảnh giúp biên kịch khai thác nhiều đề tài về gia đình, tình yêu hay hận thù. Có thể người con trai gặp cơ duyên nào đó và quay trở lại được quá khứ. Cậu bé quyết cứu sống cha mình. Nhưng cuối cùng, cậu vẫn không cứu đươc cha. Tuy vậy, qua chuyến hành trình, cậu bé nhận được kha khá bài học về tình cảm gia đình. Kịch bản phim và bối cảnh xã hội Trong việc xây dựng bối cảnh xã hội, kịch bản cần giải quyết vấn đề: Đời sống của con người trong thế giới biên kịch xây dựng như thế nào? Họ có theo tôn giáo nào không? Họ đang theo một đảng phái chính trị hay ở đó họ hoàn toàn tự do và không có pháp luật cai quản. Nắm rõ đời sống xã hội của nhân vật để tạo bối cảnh đúng Càng đặt nhiều câu hỏi về đời sống con người trong bối cảnh đó giúp nhà biên kịch định hình rõ thế giới nhân vật mình đang sống. Từ việc thấu hiểu đó, biên kịch tiến hành xây dựng các xung đột nội tâm và bên ngoài phù hợp với diễn biến tâm lý của từng loại nhân vật. Bởi bí quyết của một kịch bản thu hút chính là mức độ hiểu của biên kịch về đời sống xã hội của các nhân vật trong bối cảnh đó như thế nào.

Lựa chọn giọng điệu lời thoại phù hợp với tính cách từng nhân vật

Nhiều biên kịch cho rằng: Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất trong kịch bản, bởi không có nhân vật khó lòng có kịch bản. Nhưng một số khác lại bảo: Cốt truyện quan trọng nhất. Vậy yếu tố nào mới thật sự quan trọng nhất? Nhân vật là nền móng của kịch bản phim Nhân vật là người truyền tải thông điệp của biên kịch trong kịch bản phim. Nhân vật được xem là hoàn chỉnh khi có các yếu tố sau: – Có mục tiêu rõ ràng và động cơ đủ mạnh để chiến đấu bằng mọi giá cho tới khi đạt được mục tiêu. Nếu xây dựng mục tiêu và động cho nhân vật không vững rất dễ gây thiếu logic và kịch tính cho câu chuyện. – Nhân vật chính và nhân vật phản diện phải có chung một mục tiêu, hoặc là hai khía cạnh của một vấn đề. Và mục tiêu này không được chia sẻ. Nó chỉ dành cho người chiến thắng. – Bởi vì nhân vật là phương tiện truyền tải thông điệp của tác phẩm đến với khán giả, nên biên kịch cần lồng ghép thông điệp khéo léo qua hành động hoặc lời thoại của nhân vật. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Tạo yếu tố đối lập cho hai nhân vật Cùng với đó, nhân vật cần được xây dựng ngoại hình và tính cách độc đáo. Sự đối lập giữa ngoại hình với tính cách, hay giữa các nhân vật với nhau cũng rất cần thiết. Ví dụ: Một đặc vụ nữ có dáng người nhỏ nhắn cùng các nam đặc vụ FBI cao lớn điều tra vụ án. Sự tương phản này sẽ làm cho nhân vật nữ đặc vụ nổi bật và phần nào giúp tác giả gửi gắm ẩn ý đến người đọc: Tuy là nữ giới nhưng nữ đặc vụ vẫn giỏi giang, mạnh mẽ không kém cạnh những đặc vụ nam. Cốt truyện là xương sống của kịch bản phim Con người không thể đứng nếu thiếu bộ xương, một kịch bản phim sẽ không còn là kịch bản nếu thiếu đi cốt truyện. Một cốt truyện cần có đủ 3 hồi, 8 nhịp. Tạo đủ 3 hồi 8 nhịp Hồi 1: Cần giới thiệu bối cảnh của câu chuyện, quá khứ hay hiện tại? Nhân vật chính và nhân vật phản diện cần xuất hiện ngay ở hồi này. Trong hồi 1 cần đảm bảo có 2 nhịp: Sự kiện khởi động và Đỉnh điểm xung đột 1. Hồi 2: Giới thiệu cuộc chiến giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Đây là phần dài nhất bộ phim, biên kịch cần làm rõ các xung đột trong kịch bản ở hồi này. Trong hồi 2 có 4 nhịp chính: Trở ngại, Điểm lật, Khủng hoảng và Đỉnh điểm xung đột 2. Hồi 3: Phần đưa ra giải pháp giải quyết xung đột. Trong hồi 3 có 2 nhịp chính: Đỉnh điểm của truyện và Cách giải quyết. Tại hồi 3, biên kịch cần xây dựng thật tinh tế để có thể đọng lại trong tâm trí người xem một ý nghĩa sâu sắc nào đó.  Lời thoại là linh hồn của kịch bản phim Lời thoại giúp nhân vật trong kịch bản phim bộc lộ tính cách cùng suy nghĩ của mình. Chuốt lời thoại cho từng nhân vật giúp đem nhân vật đến gần với khán giả. Cùng với lời thoại, ngôn ngữ cơ thể của nhân vật cũng đóng vai trò quan trọng trong kịch bản phim. Lựa chọn giọng điệu lời thoại phù hợp với tính cách từng nhân vật Vậy trong ba yếu tố: Nhân vật, cốt truyện, lời thoại – Yếu tố nào quan trọng nhất? Câu trả lời là tất cả chúng đều quan trọng. Không thể nói yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào. Ngoài ba yếu tố trên, thông điệp + ý nghĩa + bối cảnh của tác phẩm cũng đồng thời là những yếu tố quan trọng không kém. Vì vậy, người viết kịch bản cần chăm chút kỹ cho từng yếu tố để tạo dựng một kịch bản đậm phong cách riêng.

Xung đột nội tâm cũng là loại xung đột cần thiết

Xung đột là căn nguyên cơ bản của mọi kịch bản. Một kịch bản phim hấp dẫn khi và chỉ khi xung đột được đẩy lên cao đến mức nghẹt thở. Vậy làm sao để xây dựng xung đột hiệu quả? Xung đột trong kịch bản phim có mấy loại? Để tạo được xung đột cho kịch bản phim, biên kịch cần hiểu rõ xung đột có mấy loại và đặc trưng của từng loại là gì. Cụ thể, xung đột có bốn loại chính: – Xung đột giữa nhân vật với chính nhân vật. – Xung đột giữa nhân vật này với nhân vật khác. – Xung đột giữa nhân vật với xã hội. – Xung đột giữa nhân vật với tự nhiên. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Kịch bản phim không thể thiếu các xung đột Trong một kịch bản phim, các xung đột trên được sử dụng kết hợp để làm nổi bật thông điệp của bộ phim. Như trong phim “The Heirs”, nhân vật nam chính Kim Tan có xung đột với nhân vật nam phụ Choi Young Do bởi họ đều thích chung một cô gái Eun Sang. Hai anh chàng có nhiều lần chạm trán nhau. Một cảnh trả đũa khá dễ thương của anh chàng Kim Tan: khi Young Do cố tình làm ngã Eun Sang xuống nước, Kim Tan không thể chống mắt làm ngơ và anh cũng cho Young Do rơi xuống hồ. Kịch bản phim cùng nấc thang xung đột Kịch bản sẽ khó thu hút khán giả nếu xung đột có sự phát triển đồng đều. Vì vậy, người viết kịch bản cần tạo mạch phát triển xung đột từ nhỏ đến lớn. Khi xung đột tăng dần cũng là lúc nhân vật  mất đi sự kiểm soát bản thân. Một điểm quan trọng nữa, kết thúc của xung đột hoặc kết thúc, hoặc nguyên nhân của xung đột mới lớn hơn xung đột trước. Xung đột cần tăng cao theo từng giai đoạn Nếu càng tạo xung đột gay gắt, người viết kịch bản sẽ làm tăng thêm sự tò mò của người xem. Và có khi là cả sự căm ghét nhân vật phản diện đến cùng cực. Như bộ phim “Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân” Phần 2, người xem vô cùng tức giận khi nhân vật phản diện Lee liên tục bày mưu tính kế để chia tách cặp đôi Nat và Katun. Sự căm ghét nhân vật Lee gia tăng chứng tỏ biên kịch đã tạo được xung đột kịch tính cho bộ phim. Tạo xung đột bên trong khó hay dễ? Viết kịch bản phim, ngoài xung đột bên ngoài, biên kịch cũng cần tạo xung đột bên trong nhân vật. Xung đột bên trong này được thể hiện thông qua nhân vật phản diện hoặc nhân vật đối thủ. Đó có thể là xung đột thể chất hoặc tinh thần. Xung đột về thể chất: Một nghệ sĩ Piano gặp tai nạn lớn và từ đó anh ta không bao giờ đánh Piano được nữa. Hay xung đột về tinh thần: Nhân vật đấu tranh giữa việc chết và sống trong tình trạng căn bệnh trầm cảm ngày càng trở nên nghiêm trọng. Xung đột nội tâm cũng là loại xung đột cần thiết Nhưng xung đột bên trong phải được lồng ghép một cách khéo léo, tránh quá lộ liễu khiến người xem không còn hứng thú với câu chuyện nữa. Nếu chen vào quá nhiều xung đột bên trong, kịch bản sẽ khá rối. Xung đột bên trong cũng cần có nấc thang xung đột từ nhỏ đến lớn. Kết thúc xung đột bên trong có thể là kết thúc hoặc mở đầu những xung đột bên trong lớn hơn.

Logline Sypnosis Treatment Sale man của biên kịch

Trong viết kịch bản phim, biên kịch sau khi hoàn thành logline, sypnosis và treatment là hai bước tiếp theo cần làm để “chào bán” kịch bản đến nhà sản xuất phim. Chúng là ba khâu cực kỳ quan trọng để nhà biên kịch bán được kịch bản và nhà sản xuất sàng lọc được những kịch bản chất lượng cho sản xuất. Viết kịch bản phim và chuẩn bị sypnosis như thế nào? Viết kịch bản phim khó lòng thiếu logline khoảng 20-30 từ được. Bước tiếp theo, nhà biên kịch cần chuẩn bị sau logline là sypnosis. Vậy sypnosis như thế nào mới lý tưởng? >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Cần chú trong Sypnosis khi viết kịch bản Sypnosis là một bản tóm tắt những nội dung cốt lõi nhất của câu chuyện. Đọc treatment, nhà sản xuất phải thấy được nội dung, diễn biến của câu chuyện ra sao hay một số yếu tố quan trọng khác mà nhà biên kịch muốn gửi gắm đến nhà sản xuất. Yêu cầu của một sypnosis lý tưởng là: – Chỉ vọn vẻn một trang A4 nhưng nêu bật được những sự kiện gay cấn trong câu chuyện. Những sự kiện này không phải được liệt kê mà có sự liên kết chặt chẽ. – Nếu logline tránh việc nêu kết thúc của câu chuyện thì synosis bắt buộc phải có. – Sypnosis được xem như một truyện ngắn tóm gọn lại kịch bản của bạn. Nhưng câu chuyện này phải cực kỳ súc tích và hấp dẫn người đọc. Sypnosis có thật sự hấp dẫn hay sẽ quyết định đến sự lựa chọn kịch bản của nhà sản xuất phim. Vì vậy, đầu tư vào sypnosis khi viết kịch bản là sự đầu tư vô cùng cần thiết và thông minh. Viết kịch bản phim và chuẩn bị treatment sao? Trong viết kịch bản phim, ngoài việc chuẩn bị logline, sypnosis, nhà biên kịch còn cần chuẩn bị treatment thật chu đáo. Vậy tác dụng của treatment ra sao khi nhà biên kịch giới thiệu kịch bản của mình cho nhà sản xuất? Nên chuẩn bị Treatment chu đáo Sau khi đọc xong sypnosis, nhà sản xuất đã biết rõ về toàn câu chuyện. Họ cảm thấy hứng thú với sypnosis và treatment là cái tiếp theo họ sẽ đọc. Với treatment, nhà sản xuất cần phải thấy được những cảnh trong phim diễn ra như thế nào. Treatment lý tưởng thường nằm trong khoảng 2-3 trang. Nhà biên kịch miêu tả rõ từng cảnh trong phim để nhà sản xuất có cái nhìn tổng quát nhất về kịch bản. Treatment cũng là kim chỉ nam cho nhà biên kịch trước khi bắt tay vào viết kịch bản chi tiết. Cả logline, sypnosis, treatment đều có tầm quan trọng như nhau khi nhà biên kịch giới thiệu kịch bản của mình cho nhà sản xuất. Viết kịch bản và mối quan hệ giữa ba thành phần: logline, sypnosis và treatment Khi bắt đầu viết kịch bản, nhà biên kịch cần chuẩn bị kỹ logline, sypnosis và treatment. Chúng vừa là “sale man” cho nhà biên kịch, vừa giúp định hướng cho nhà biên kịch đi đúng với ý định của nhà biên kịch. Logline, sypnosis, treatment – Sale man của biên kịch Với các nhà biên kịch trẻ, ba thành phần này lại cực kỳ quan trọng. Bởi có nhiều trường hợp, nhà biên kịch say mê viết mà quên hẳn đi thông điệp ban đầu của mình. Một kịch bản chất lượng ra đời đòi hỏi nhà biên kịch phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng: – Chọn được loại thể phim, đề tài, chủ đề, thông điệp của phim, ý nghĩa tác phẩm. – Tiếp tục xây dựng hệ thống nhân vật – Xây dựng cốt truyện 3 hồi, 8 nhịp cho phim. – Xây dựng ngay logline, sypnosis, treatment để định hướng rõ hướng đi của kịch bản. – Sau đó, biên kịch viết đề cương kịch bản tổng quát. Và sau nữa, biên kịch bắt tay vào viết kịch bản chi tiết.

Liệt kê tất cả tiêu đề nảy ra trong đầu

Viết kịch bản hơn nhau ở ý tưởng sáng tạo, nhưng không phải lúc nào biên kịch cũng dồi dào ý tưởng. Vậy làm sao biên kịch có thêm tư liệu sáng tác?  Viết kịch bản và đặt câu hỏi “nếu…thì” Đặt câu hỏi “nếu” và trả lời “thì sao” là cách khơi gợi ý tưởng cực kỳ hiệu quả trong viết kịch bản. Bạn có thể đang thiếu ý tưởng cho kịch bản phim mới của mình. Sao không thử quan sát những sự kiện xung quanh cuộc sống của bạn và đặt ra những tình huống khác để xem xét các khả năng khác xảy ra. Từ những giả thiết bạn đặt ra, bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới mẻ. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh   Đặt câu hỏi Nếu… Thì… Từ từ góp nhặt các ý tưởng đó lại thành một danh sách. Cuối ngày, bạn xem lại chúng, chắt lọc lại những ý đó để biến chúng thành tư liệu sáng tác. Đó có thể là sự khởi đầu mới mẻ cho kịch bản tương lai. Câu hỏi “Nếu… thì…” không chỉ được vận dụng trong viết kịch bản mà còn được áp dụng ở các lĩnh vực cần sự sáng tạo khác như: nhạc, thiết kế,… Phương pháp này sẽ giúp bạn thu được kết quả như mơ nếu áp dụng đúng cách, đúng lúc và đúng đối tượng. Viết kịch bản và thủ thuật đạo Thủ thuật đạo cũng là một cách khai thác ý tưởng cực hay cho việc viết kịch bản. Từ “đạo” tuy mang nghĩa tiêu cực nhưng thật ra nếu bạn đạo có chọn lọc nó là một cách học hỏi tích cực hoàn toàn. Ăn căp ý tưởng – phương pháp sáng tạo cần thiết Bạn có thể đọc một tác phẩm, xem một bộ phim. Sau đó tiến hành tìm kiếm những cái hay của tác phẩm đó: Cốt truyện, nhân vật, bối cảnh, lời thoại,… Tiếp đó nấu chúng thành một món ăn theo phong cách của mình. Có thể ban đầu bạn cho rằng việc đạo ý tưởng là sai trái. Nhưng trong tác phẩm Steal This Pot (Đạo cốt truyện), tác giả William Noble viết rõ việc đạo ý tưởng chính là sao chép một cách sáng tạo. Đừng ngại ngùng về thủ thuật đạo này. Viết kịch bản và tựa đề Những lúc bí ý tưởng viết kịch bản, nhà biên kịch có thể sử dụng cách viết tựa đề bất kỳ. Sau đó viết tất cả những gì mình nghĩ ra. Cứ thế, một tuần trôi qua, nhà biên kịch sẽ có thêm một số ý tưởng nhất định. Từ các tựa đề bất kỳ, bạn note lại những ý hay và phát triển chúng lên thành một kịch bản. Liệt kê tất cả tiêu đề nảy ra trong đầu Một tựa đề ngắn nhưng sẽ là người bạn đồng hành chân thành giúp nhà biên kịch khai thác nhiều vấn đề mới. Viết kịch bản và bế tắc, tuyệt vọng Sáng tác viết kịch bản đòi hỏi biên kịch luôn phải có nhiều ý tưởng. Nhưng nếu bạn không thể viết bất cứ gì nữa. Vậy lúc này bạn cần làm gì? Tiếp tục viết hay từ bỏ? Sẽ có hai sự lựa chọn cho bạn: Bạn ngưng việc viết và tìm kiếm những nơi bạn thích đi hay đi ăn một món ngon. Tâm trạng khá lên sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng. Bạn vẫn tiếp tục viết. Và viết bất kỳ vật thể gì trước mắt bạn. Bạn đang trong một căn phòng, chăm chú nhìn vào bức tường trống rỗng. Sao không thử viết về bức tường đó?

nhân vật trong phim ngắn cần đủ sức hút

So với kịch bản phim truyền hình và điện ảnh, cách viết kịch bản phim ngắn có những nét đặc trưng riêng. Làm sao để tạo ấn tượng với kịch bản phim ngắn, ngắn về thời lượng nhưng không ngắn về chất lượng? Cách viết kịch bản phim ngắn và thông điệp ẩn sâu Bất kỳ loại hình nghệ thuật nào cũng là một hình thức truyền đạt tư tưởng của tác giả đến với khán giả. Cách viết kịch bản phim ngắn sao có thể thiếu sự giao tiếp đó thông qua thông điệp. Thật khó để một kịch bản phim ngắn lôi cuốn nếu biên kịch chẳng lồng bất cứ thông điệp nào trong đó. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Thông điệp là linh hồn của kịch bản phim ngắn Những cách gán thông điệp vào kịch bản phim ngắn phổ biến: – Gán thông điệp trực tiếp: Việc này được thực hiện thông qua lời thoại của nhân vật trong kịch bản truyện ngắn. – Gán thông điệp gián tiếp: Bạn đưa thông điệp vào hành động của nhân vật. Sau khi xem phim ngắn, khán giả sẽ tự suy ngẫm và có riêng cho mình những thông điệp ý nghĩa. – Gán thông điệp ẩn dụ: Ở cách gán thông điệp ẩn dụ, bạn sẽ đưa chúng vào các đồ vật trong phim ngắn. Thông điệp được xem là linh hồn của kịch bản phim ngắn. Vì vậy, mức độ tốt và có ích của thông điệp sẽ quyết định sự tồn vong của kịch bản trong tâm trí khán giả. Cách viết kịch bản phim ngắn và tạo hình nhân vật Xây dựng nhân vật là cạnh tam giác quan trọng đầu tiên trong cách viết kịch bản phim ngắn. Nhân vật của bạn tạo hình có đủ sức hút với khán giả khi thời lượng của một phim ngắn chỉ từ 10 đến 20 phút. Thậm chí nhiều phim ngắn chỉ đến 3-4 phút đối với thể loại hài kịch. Nhân vật trong phim ngắn cần đủ sức hút Một nhân vật cuốn hút cần đáp ứng 3 đủ: – Đủ sức hút về ngoại hình. Có thể vận dụng sự tương phản về ngoại hình để tạo sự khác biệt cho nhân vật. – Đủ mạnh về mục tiêu: Bất kỳ nhân vật nào trong các thể loại kịch bản phim không riêng gì kịch bản phim ngắn cần có mục tiêu đủ mạnh để nhân vật chính của bạn bằng mọi giá phải đạt được. Thường những mục tiêu liên quan trực tiếp đến mạng sống hay gia đình, người yêu sẽ có sức lay chuyển khán giả khá lớn. – Đủ lực về động cơ: Sau khi đã xây dựng mục tiêu cho nhân vật, động cơ cũng là yếu tố không thể thiếu. Động cơ sẽ thúc đẩy nhân vật hành động quyết liệt. Động cơ thiếu sinh khí sẽ giết chết nhân vật của bạn trong mắt khán giả. Cách viết kịch bản phim ngắn và tình huống Bạn đã từng xem phim hoạt hình ngắn “Ván cờ của ông già” của hãng hoạt hình Pixar? Tình huống trong phim quen nhưng được làm lạ hóa qua bàn tay của những nhà biên kịch tài năng Pixar. Tình huống của phim là một ông già đóng vai hai người chơi trong một ván cờ. Sự cô đơn của tuổi già nổi bần bật lên trong tình huống. Hãng Pixar nổi tiếng với những bộ phim hoạt hình dài và ngắn Như vậy, chọn được tình huống quen mà lạ, lạ mà quen chiếm tới 80% thành công trong cách kịch bản phim ngắn. Công việc của người viết kịch bản phim ngắn là phải quan sát bằng con mắt tinh tường để chớp lấy những tình huống thường ngày và điện ảnh hóa chúng.

Những khoảnh khắc hàng ngày có thể trở thành bối cảnh đắt giá

Ba tam giác thiết yếu trong cách viết kịch bản phim ngắn: Nhân vật – Bối cảnh – Tình huống. Trong đó chọn bối cảnh như thế nào sẽ quyết định mạnh mẽ đến sự thành bại của phim ngắn. Vậy bí quyết nào giúp biên kịch phim ngắn có thể xây dựng bối cảnh thu hút?  Cách viết kịch bản phim ngắn và chớp bối cảnh thường ngày Cách viết kịch bản phim ngắn cần chọn lọc những cảnh “đắt giá” trong cuộc sống hằng ngày, đem bụi “điện ảnh” phủ lên chúng. Những bối cảnh thường xuất hiện trong phim ngắn: Có thể là một chuyến tàu trở về quê hay cảnh hàng rong tại các công viên, lễ Giáng Sinh tại một xóm Đạo nhỏ,… Đặc trưng của cách viết kịch bản phim ngắn là sự gọn nhưng đủ tình huống. Sự nhạy cảm trong quan sát của biên kịch là điều không thể thiếu. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Những khoảnh khắc hàng ngày có thể trở thành bối cảnh đắt giá Những bối cảnh thường nhật tạo nên sự gần gũi cho khán giả. Từ đó, họ dễ dàng bắt gặp đâu đó hình ảnh của họ hay bạn bè, người thân qua những thước phim ngắn của bạn. Sự đồng cảm của khán giả chính là điều mỗi người viết kịch bản phim ngắn hướng tới. Minh họa rõ ràng như phim ngắn “Xin lỗi..anh chỉ là thằng bán bánh giò” lấy bối cảnh: khu nhà trọ bình dân nghèo, công viên, những con đường quen thuộc của Sài Gòn. Bối cảnh khá gần gũi với cuộc sống cùng cốt truyện cảm động, phim ngắn đã tạo nên cơn sốt về châm ngôn tình yêu của giới trẻ vài năm về trước. Cách viết kịch bản phim ngắn và quy tắc 3 thời khắc vàng trong bối cảnh Cách viết kịch bản phim ngắn cần đảm bảo sự lựa chọn đúng bối cảnh. Vậy quy tắc 3 thời điểm điểm vàng cho bối cảnh phim ngắn là gì? 1. Bối cảnh tạo ra sự kiện đặc biệt trong cuộc đời nhân vật. Đó có thể là lễ Giáng sinh và nhân vật chính cùng gia đình gặp một tai nạn bất ngờ. Và nhân vật chính là người sống sót duy nhất. 2. Bối cảnh tạo trạng thái cảm xúc mạnh mẽ cho khán giả. Đây là loại bối cảnh tạo trạng thái mạnh mẽ cho khán giả: sự giận dữ tột độ, hay sự đồng cảm sâu sắc. Bạn nghĩ sao về khung cảnh công viên về đêm và những đứa trẻ đường phố co ro trong cái rét mùa đồng trên một ghế đá trơ trọi giữa công viên? Khán giả khó lòng vô cảm với bối cảnh đó.   Những góc đời bình dị luôn là bối cảnh gây hứng thú cho khán giả 3. Bối cảnh quen mà lạ. Loại bối cảnh này được phù phép bởi sự sáng tạo của các biên kịch. Đây có thể là gầm cầu Sài Gòn hay những con đường Sài Gòn tối om. Hình ảnh những người xe ôm nằm vật vờ ngủ trên xe máy bên đường, hay những đứa trẻ sống dưới gầm cầu sẽ là những bối cảnh quen mà lạ. Vấn đề lạ chính là khán giả thấy chúng hằng ngày nhưng họ không thấy được những cảnh đời cơ cực đó khi Sài Gòn lùi vào giấc ngủ. Cách viết kịch bản phim ngắn và đột phá trong bối cảnh Cách viết kịch bản phim ngắn sáng tạo sẽ không thể thiếu đi sự bức phá trong chọn bối cảnh lạ. Phương pháp tạo sự bức phá trong bối cảnh của một kịch bản phim ngắn: 1. Biên kịch cần xem xét những phim ngắn trước để học hỏi cách chọn bối cảnh. Đây là bài tập cơ bản để bạn bước vào con đường trải nghiệm làm phim ngắn. Sau đó tiến hành lọc ra những địa điểm quen mà lạ, lạ mà quen trong các phim ngắn và đưa ra những địa điểm riêng biệt. Những bối cảnh đẹp luôn cần thiết trong những bộ phim ngắn hiện nay 2. Người viết kịch bản phim ngắn có thể tìm bối cảnh trong các truyện ngắn của các nhà văn. Đây là nguồn bối cảnh cực kỳ phong phú cho bạn khai thác. 3. Tính toán kinh phí làm phim ngắn để đưa ra bối cảnh phù hợp là việc hết sức cần thiết nếu bạn vẫn đang là sinh viên và có số vốn ít ỏi.

Sitcom phản ánh hiện thực cuộc sống gia đình hiện đại

Kịch bản hài tình huống sitcom đang nở rộ trong thời gian gần đây. Những yếu tố nào giúp kịch bản hài sitcom chiếm được sự yêu mến của khán giả? Biên kịch của thể loại kịch bản hài này cần nắm rõ những yếu tố nào? Cùng bài viết tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Kịch bản hài tình huống sitcom và nhịp sống hiện đại vội vã Kịch bản hài sitcom thường được giới hạn trong khoảng thời gian khá ngắn: 30 phút/tập. Số lượng nhân vật góp mặt trong kịch bản cũng ít: tầm 6 đến 10 nhân vật. Mỗi tập kịch bản có số cảnh từ 4 đến 6 cảnh. Với thời lượng ngắn, nhân vật không nhiều, kịch bản hài sitcom dễ dàng xâm nhập sâu vào nhịp sống hiện đại vồn vã. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Sitcom mang đến niềm vui cho khán giả Kịch bản hài sitcom tại Việt Nam có hai thể loại chính: sitcom dành cho gia đình (Gia đình ngũ quả, Những người độc thân vui vẻ, Camera công sở…) và sitcom dành cho giới trẻ (Nhật ký Vàng Anh, Tiệm bánh hoàng tử bé, 5S Online,..). Các bộ phim sitcom trên nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả Việt trong thời gian dài. Kịch bản hài tình huống sitcom và tình huống “phản ánh đời sống xã hội” Kịch bản hài sitcom được viết tắt từ Situation Comedy Screenplay. Như vậy, kịch bản sitcom được phát triển trên nền tảng những tình huống sinh hoạt thường ngày nhưng được điện ảnh hóa tạo ra tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Chính sự gần gũi với đời sống, khán giả xem phim sitcom ngặt nghẽo cười vì đâu đó trong cuộc sống có cũng rơi vào những tình huống “dở khóc dở cười”. Sitcom phản ánh hiện thực cuộc sống gia đình hiện đại Tuy nhiên, tình huống phản ánh đời sống trong các kịch bản sitcom rất dễ gây nhàm chán nếu người viết chưa tạo sự bức phá cho tình huống. Một điển hình bộ phim sitcom “Những người độc thân vui vẻ” với dự định công chiếu 500 tập nhưng bị ngưng chiếu khi chưa hoàn thành bởi các tình huống chưa đủ đặc sắc. Bộ phim “Người thân vui vẻ” được mua bản quyền của Trung Quốc. Thay vì tập trung vào những tình huống hài hước, những tình huống trong bộ phim lại đổi trọng tâm sang các cuộc cãi vả, đố kỵ, ganh ghét. Kịch bản hài tình huống sitcom và dàn diễn viên “nóng sồn sột” Kịch bản hài tình huống sitcom nổi bật với những nhân vật “điển hình” trong cuộc sống. Khi kịch bản được sản xuất, nhiều bộ phim hài sitcom quy tụ dàn diễn viên “gạo cội” hoặc “hot vteen” đưa các nhân vật trong kịch bản hài sitcom chiếm được nhiều cảm tình của khán giả. Đây là một trong những yếu tố giúp đưa những bộ phim hài sitcom trở thành cơn sốt trong thị trường phim đa dạng. Diễn viên phim sitcom đa phần đều trẻ đẹp Diễn viên trong các phim hài sitcom vừa có ngoại hình xinh lung linh lại vừa tài năng. Cùng điểm danh những bộ phim hài sitcom dành cho giới trẻ trong suốt thời gian qua: – Bộ phim hài sitcom 5S Online xoay quanh 5 bạn trẻ làm việc trong một công ty truyện tranh: Quyết đại ca, Trung Dũng sĩ, Kiều Linh phù thủy, NaNa công chúa và Phan lãng tử. Dàn hotboy, hotgirl trong series phim khiến khán giả không thể rời mắt: Chi Pu, Mạnh Quận, Anh Vũ, Bê Trần, Vân Navy. – Bộ phim hài sitcom Nhật ký Vàng anh: tuy còn nhiều vụ scandal khiến bộ phim phải dừng lại ở phần 2, nhưng bộ phim thật sự là một cơn sốt cho giới trẻ 9x. Nhân vật chính trong phim là một cô học sinh Vàng Anh. Mọi tâm tư của tuổi mới lớn được Vàng Anh gửi gắm vào cuốn nhật ký của mình. Đặc biệt, cứ mỗi tập phim kết thúc, khán giả sẽ tương tác bằng điện thoại với phim để chọn ra 1 trong 2 cách giải quyết cho nhân vật. Bộ phim vừa công chiếu vừa quay nên dễ dàng tiếp cận được những tâm tư, suy nghĩ của khán giả. – Bộ phim sitcom Tiệm bánh Hoàng tử bé cũng tạo nên cơn sốt trong làn sóng phim sitcom dành cho giới trẻ. Với sự quy tụ của hàng loạt hot vteen, series phim cũng được khá nhiều bạn trẻ yêu thích. Dàn diễn viên của Tiệm bánh Hoàng tử bé: Ngọc Thảo, Kelbin Lei, Phương Bella, Văn Anh Duy, Âu Thành Cát. 

Kịch bản hài cần sự hài hước của biên kịch

Kịch bản hài sống sót được nhờ vào lời thoại của nhân vật. Lời thoại trong các kịch bản hài là sự kết hợp giữa cuộc sống và điện ảnh. Chuốt lời thoại trong một kịch bản hài khó hay dễ?  Năng khiếu hài trong xây lời thoại kịch bản hài Kịch bản hài thật sự là mảng kịch bản cần khiếu hài hước của biên kịch rất nhiều. Nét hài hước được chấm phá qua các lời thoại đầy nghịch lý. Chúng xuất phát từ những mâu thuẫn nhân vật gặp. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Kịch bản hài cần sự hài hước của biên kịch Bộ phim hài sitcom 5S Online có khá nhiều lời thoại hấp dẫn. Bạn có thể luyện sáng tạo lời thoại hài từ những bộ phim hài bạn yêu thích. Một số lời thoại làm người xem bật cười như: – “Con kiến cái thì thầm vào tai con voi đực. Sau đó, con voi đực đi tử tự. Hỏi con kiến cái đã nói gì?” Nhân vật Quyết đại ca đố vui Phan lãng tử và Trung dũng sĩ để xem ai được ăn xôi. – “Con kiến cái nói rằng: Em đã có thai với anh, anh phải chịu trách nhiệm đi chứ”. Nhân vật Quyết đại ca tinh ranh đưa ra đáp án trước sự bế tắc của Phan lãng tử và Trung dũng sĩ. Những lời thoại của nhân vật Quyết đại ca mang màu sắc sỏi đời và luôn làm người xem bất ngờ. Như vậy để có được những lời thoại hài hước trong các bộ phim hài sitcom, người viết cần cả hai yếu tố: năng khiếu và sự luyện tập. Lời thoại mang màu sắc riêng của biên kịch sáng tác kịch bản hài  Kịch bản hài là sản phẩm sáng tạo đậm phong cách của người viết. Nhưng để tạo được màu sắc riêng, người viết kịch bản hài phải đảm bảo được các yếu tố cần có trong lời thoại. Các yếu tố cần có: – Lời thoại mang âm hưởng của cuộc sống. – Lời thoại phù hợp với nhân vật. – Lời thoại mang nhiều nghịch lý. Từ đó, người xem bật lên tiếng cười thoải mái. Biên kịch cần rèn giũa không ngừng Để xây dựng lời thoại mang phong cách riêng, người viết phải trải qua một quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ. Thường người viết sẽ chọn những lĩnh vực cuộc sống họ dễ tạo tiếng cười: có thể là môi trường văn phòng, cuộc sống gia đình. Lời thoại sống cùng nhân vật trong kịch bản hài Lời thoại trong kịch bản hài là nhựa sống cho cả kịch bản. Các tình huống gây cười trong kịch bản hài được bộc lộ qua các lời thoại. Nếu xây dựng lời thoại hấp dẫn, chúng dễ trở thành câu nói của cửa miệng của giới trẻ. Mức độ lan truyền của bộ phim hài cũng tăng lên rõ rệt. Lời thoại là nhựa sống của kịch bản hài Điểm danh những lời thoại làm mưa làm gió trong thời gian qua: – Nhan sắc có hạn mà thủ đoạn vô biên – Nhân vật Linh phù thủy trong series phim 5S Online – Béo không phải là một cái tội mà là sự vượt trội về thể xác  Nhân vật NaNa công chúa trong 5S Online. – Gấu chưa có mà gió đã về. Quả này quá khó – Câu nói sốt nhất của nhân vật Quyết đại ca khi mùa đông về. Lời thoại trong các kịch bản hài được lan truyền rộng rãi là thành công lớn của người viết kịch bản hài. Thành công đó cần sự nỗ lực rất lớn của nhà biên kịch.

Lời thoại cần ăn khớp tâm lý nhân vật

Nếu cốt truyện được xem là xương sống thì lời thoại là linh hồn của kịch bản. Lời thoại độc đáo sẽ giúp “mãn thính”. Vậy làm sao xây dựng lời thoại làm say đắm khán giả? Kịch bản và lời thoại hợp tâm lý nhân vật Kịch bản và lời thoại nhân vật là người bạn đồng hành tin cậy của nhau. Thật khó để một kịch bản truyền tải hết thông điệp nếu lời thoại không hợp với nhân vật hoặc thừa thải. Vậy làm sao để xây dựng lời thoại “chỉn chu”? >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh   Lời thoại cần ăn khớp tâm lý nhân vật Biên kịch cần có một bảng phân tích nhân vật càng chi tiết càng tốt. Bảng phân tích này sẽ gồm các phần sau: – Phần một: sẽ có các nội dung: Tên nhân vật, hệ nhân vật, loại nhân vật và ẩn ý biên kịch muốn gửi gắm vào nhân vật là gì. – Phần hai: Mô tả ngoại hình nhân vật. Người viết kịch bản cần xác định rõ nhân vật có nguồn gốc xuất xứ ở đâu, thuộc chủng tộc nào. Miêu tả kỹ đặc điểm diện mạo, đặc điểm sinh lý và kèm theo kỹ năng đặc biệt của nhân vật. – Phần ba: Người viết kịch bản sẽ miêu tả thật chi tiết tính cách, sở thích, đặc điểm tinh thần và cả quan điểm sống. – Phần tư: Người viết đào sâu vào các mối quan hệ xã hội của nhân vật ảnh hưởng đến cốt truyện. – Phần năm: Nói rõ xung đột bên trong, bên ngoài và mục tiêu của nhân vật. Việc phân tích rõ nhân vật giúp người viết kịch bản nắm rõ mọi thứ trong tay. Vì vậy, xây dựng lời thoại hợp với tâm lý của từng nhân vật sẽ dễ dàng hơn. Kịch bản và diễn cùng lời thoại Ngoài phân tích nhân vật như trên, người viết kịch bản có thể sử dụng một phương pháp khác: “Soi lời thoại, diễn chiếc gương”. Đây là phương pháp khá hiệu quả được nhiều biên kịch từ mới bắt đầu đến “gạo cội” thực hiện. Vậy bạn sẽ áp dụng phương pháp này như thế nào? Biên kịch cũng như diễn viên, đều cần tập diễn trước gương Người viết kịch bản cần chuẩn bị một chiếc gương lớn để nhìn rõ mọi biểu cảm trên gương mặt và hành động của mình. Sau khi nghĩ ra lời thoại cho nhân vật, bạn sẽ diễn lại câu thoại và quan sát chính mình trên gương. Để phương pháp này phát huy hiệu quả cao, biên kịch phải thật hòa mình vào nhân vật. Đương nhiên, áp dụng trong một thời gian dài, biên kịch có thể cải thiện kỹ năng diễn xuất cùng kỹ năng viết kịch bản của mình. Kịch bản và sự học hỏi Sáng tạo lời thoại trong kịch bản là một nghệ thuật của năng khiếu. Nhưng với sự luyện tập và học hỏi thường xuyên, người viết kịch bản có thể cải thiện. Biên kịch cần học hỏi không ngừng Những bộ phim Hàn Quốc sẽ là nơi học hỏi lời thoại lý tưởng. Chúng vừa thấm đẫm tình cảm vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Cùng điểm qua những lời thoại hay trong các bộ phim Hàn Quốc gần đây: – “Hãy nhớ. 10 giờ đúng tối ngày 7/1/2015. Thời gian tôi bị cô mê hoặc. Đây là lời tỏ tình vô cùng độc đáo của Shin Se Kin trong phim “Kill Me Heal Me”. – “Đẹp trai thì là oppa hết”. Câu nói đầy gợi cảm của Ahn Yo Na cũng trong phim “Kill Me Heal Me”. – “Con người sống trên đời thường hay cảm thấy thế giới này thật nhỏ bé. Vốn là hai người xa lạ nhưng sau đó phát hiện ra lại có nhân duyên với nhau”. Nhân vật Choi Dal Po đã nói trong phim Pinocchio. – “Có thể là tôi không? Thay vì chờ đợi ai đó không xuất hiện, thì người ở ngay bên cạnh là tôi đây, không được sao?” Lời thoại của nhân vật Seo Jung Hoo trong phim Healer.

Kịch bản phim ngắn cần tuân theo format chung

Kịch bản phim ngắn được xem là bài tập khởi động của nhiều sinh viên học biên kịch. Chúng trở thành bước đệm vững chắc để bước sang những chặng đường dài hơn, gian khổ hơn: kịch bản phim truyền hình và kịch bản phim điện ảnh. Vậy đặc trưng của kịch bản phim ngắn là gì? Các định dạng văn bản trong kịch bản phim ngắn Kịch bản phim bất kỳ đều cần có một chuẩn format chung bởi rất nhiều bộ phận đọc qua chúng: đạo diễn, diễn viên hay hậu cần. Và kịch bản phim ngắn cũng không thoát khỏi vòng xoay đó. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kich phim điện ảnh  Kịch bản phim ngắn cần tuân theo format chung Khi viết kịch bản phim ngắn, những yếu tố biên kịch cần đảm bảo: – 15 trang A4, font chữ Courier, size chữ 12. – Khoảng cách lề: lề trái 1.5 inches, lề phải 0.5 inches, lề trên, lề dưới 1 inches. – Dòng mô tả cảnh quay cũng tương tự như viết kịch bản phim truyền hình hay phim điện ảnh: NỘI hay NGOẠI CẢNH, địa điểm quay và thời gian quay. Ví dụ: NỘI. PHÒNG TẮM. ĐÊM. – Sau tên cảnh quay, bạn tiếp tục với vài dòng mô tả cảnh quay: cảnh vật ra sao, diễn biến tâm lý của nhân vật, hành động của nhân vật. – Tiếp nữa, lời thoại nhân vật sẽ nằm dưới dòng mô tả cảnh quay. Kịch bản phim ngắn và ngôn ngữ điện ảnh Kịch bản phim ngắn và ngôn ngữ điện ảnh là cặp anh em sinh đôi khó rời  nhau. Bởi không có ngôn ngữ điện ảnh, kịch bản phim ngắn không còn là kịch bản nữa. Vậy thực chất ngôn ngữ điện ảnh là gì và những hiểu lầm quanh chúng ra sao? Sử dụng ngôn ngữ điện ảnh trong kịch bản phim ngắn Hiểu lầm thường gặp về ngôn ngữ điện ảnh là cần viết sao để tạo ra được hình ảnh và hành động trước mắt đạo diễn hay diễn viên. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Phải thêm một yếu tố nữa là ngắn gọn, súc tích và lời thoại gần gũi với thực tế đời sống. Vì suy cho cùng, kịch bản phim ngắn là cách điện ảnh hóa cuộc sống thường nhật. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn phần nào tạo được ngôn ngữ điện ảnh cho kịch bản phim ngắn: – Bạn có thể xem những phim ngắn của các tác giả khác và tự chép lại toàn bộ kịch bản của chúng. Đây là cách luyện tập cần thiết cho con đường viết kịch bản của bạn. – Luyện viết mỗi ngày là giải pháp tiếp theo. Bởi ngôn ngữ điện ảnh cũng như các loại các ngôn ngữ, muốn chúng sống thì bạn phải sử dụng chúng hằng ngày. Kịch bản phim ngắn và khó khăn thường gặp Giai đoạn khởi đầu viết kịch bản phim ngắn luôn chất chứa nhiều khó khăn. Khi mới bắt đầu với kịch bản phim ngắn, biên kịch sẽ gặp nhiều khó khăn  Một số vấn đề phổ biến bạn gặp phải trong chặng đường đầu tiên viết kịch bản phim ngắn: – Kịch bản phim ngắn đầu tay dễ mắc phải việc sai định dạng văn bản, số trang vượt quá quy định 15 trang kịch bản. – Nhân vật, tình huống hay bối cảnh của bạn không đủ sức hút. Vẫn thiếu sức nén với nhân vật, tình huống không đặc sắc đều làm kịch bản phim ngắn của bạn gặp thất bại bước đầu. – Dù có kịch bản phim ngắn hấp dẫn nhưng bạn vẫn loay hoay kiếm đầu ra cho kịch bản.

Kịch bản cần bám theo một kết cấu

Kết cấu câu chuyện trong một kịch bản có khá nhiều kiểu. Mỗi kiểu có những đặc trưng riêng. Người viết kịch bản cần vận dụng chúng linh hoạt. Thường một kịch bản sẽ được xây dựng từ nhiều loại kết cấu. Bài viết gửi đến bạn đọc ba loại kết cấu: Tuyến tính, vòng tròn, đảo nghịch. Kết cấu tuyến tính – nền tảng mọi kết cấu khác của kịch bản Kịch bản phát triển trên nền tảng nhiều loại kết cấu. Nhưng để phát triển thành các kết cấu khác, kết cấu tuyến tính được xây dựng đầu tiên. Từ kết cấu tuyến tính, biên kịch phát triển chúng thành kết cấu vòng tròn, đồng hiện hay bậc thang. Hoặc cũng có thể kết hợp nhiều loại kết cấu trong một kịch bản. Nhưng luôn cần một kết cấu làm chủ đạo, tránh sự xáo trộn trong câu chuyện. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Kịch bản cần  bám theo một kết cấu Kết cấu tuyến tính gồm 3 hồi , 8 nhịp: – Hồi 1: Mở đầu kịch bản. Tập trung giới thiệu bối cảnh. Tạo xung đột khởi đầu giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện. Ở hồi 1, bạn cần 2 nhịp quan trọng: Sự kiện khởi đầu và Đỉnh điểm xung đột 1. – Hồi 2: Phát triển câu chuyện. Tại hồi 2, bạn cần xây dựng cuộc chiến khốc liệt giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện. Một lưu ý nữa, ngoài cốt truyện chính, cốt truyện phụ cũng cần được xây dựng ở hồi 2 nhằm làm rõ câu chuyện trong kịch bản. Các nhịp cần có trong hồi 2: Mâu thuẫn, Điểm lật, Mẫu thuẫn đẩy lên cao, Đỉnh điểm xung đột 2. – Hồi 3: Giải quyết vấn đề. Hồi 3 là phần giải quyết mọi nút thắt trong kịch bản. Có hai nhịp ở hồi 3: Đỉnh điểm câu chuyện và Cách giải quyết. Kết cấu vòng tròn trong sáng tạo kịch bản Kịch bản với kết cấu vòng tròn được phát triển từ kết cấu tuyến tính. Tức là vẫn đảm bảo đầy đủ 3 hồi và 8 nhịp. Nhưng kết cấu vòng tròn lại mang nét riêng khó lẫn với các kết cấu khác. Cụ thể, kết cấu vòng tròn sẽ có mở đầu và kết thúc cùng một điểm. Có nhiều loại kết cấu, biên kịch cần linh hoạt sử dụng hợp lý Với kết cấu vòng tròn, bối cảnh mở đầu kịch bản cũng là bối cảnh kết thúc kịch bản. Điển hình cho kết cấu kịch bản vòng tròn là bộ phim Shaun The Sheep (Cừu quê ra thành phố). Bộ phim mở đầu tại một nông trại nuôi cừu ở vùng nông thôn. Các chú cừu nhìn thấy banner mời gọi ra thành phố trên một chiếc xe buýt. Từ đó, chúng lập kế hoạch rong chơi thành thị. Những qua nhiều thử thách các chú cừu và ông chủ của mình cũng trở lại nông trại cũ. Chọn kết cấu vòng tròn, kịch bản của bạn thường mang cốt truyện thám hiểm hoặc phiêu lưu. Nhân vật chính vì một lý do nào đó rơi vào một chuyến phiêu lưu và kết thúc chuyến phiêu lưu, nhân vật trở lại ngay bối cảnh ban đầu họ xuất phát. Kịch bản với kết cấu đảo nghịch Nếu với kết cấu vòng tròn, kịch bản có điểm xuất phát và điểm kết thúc giống nhau thì kết cấu đảo nghịch lại mang một bức tranh hoàn toàn khác. Ở kết cấu đảo nghịch, nhịp cao trào của hồi 2 sẽ được đưa lên đầu để kích thích sự tò mò của người xem. Sau đó, người viết kịch bản mới bắt đầu hé mở dần nguyên nhân dẫn đến cao trào. Dù sử dụng kết cấu nào, quan trọng nhất vẫn là tạo bất ngờ cho người xem Kết cấu đảo nghịch khá phù hợp với thể loại phim trinh thám, hình sự hay phim ma. Có thể, nhân vật chính bị truy giết ở phần mở đầu bộ phim. Khán giả bắt buộc phải xem tiếp để thỏa mãn sự tò mò tại sao nhân vật lại rơi vào tình huống này. Rõ ràng xây dựng được một kết cấu đảo nghịch lôi cuốn, kịch bản của bạn sẽ như trò chơi trốn tìm. Bạn tiến hành giấu đi các tình tiết mấu chốt của kịch bản, dần dần bạn lật giở chúng ra trước con mắt ngạc nhiên của người xem.

biên kịch phim ngắn cần liên tục sáng tạo tình huống

Cách viết kịch bản phim ngắn cần đặc biệt chú trọng đến chọn tình huống. Bởi không có tình huống sẽ không có phim ngắn. Vậy như thế nào là tình huống phù hợp với cách viết kịch bản phim ngắn? Cách viết kịch bản phim ngắn tránh tình huống chán mắt người xem Cách viết kịch bản phim ngắn cần đảm bảo số trang văn bản trên dưới 15 trang A4. Bởi thường một phim ngắn chỉ tầm 20 phút trở lại. Và nếu phim ngắn có đề tài gây cười thì chỉ tầm 3-4 phút. Chính sự ngắn gọn của phim ngắn, biên kịch cần chọn lọc được những tình huống bắt mắt khán giả. Nhưng đâu ít những tình huống quá nhàm chán xuất hiện trong các kịch bản phim ngắn. Vài lỗ hổng tình huống như: – Tình huống thiếu xung đột kịch tính. – Tình huống chưa giúp nhân vật truyền tải thông điệp đến người xem. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Kịch bản phim ngắn rất cần kịch tính, nguy hiểm rình rập  Vậy làm sao loại bỏ được những tình huống chán mắt này? – Tình huống tạo nên những bước ngoặt trong tâm lý của nhân vật chính. – Xem xét mức độ độc đáo của tình huống. Dẫu là một tình huống bình thường trong cuộc sống nhưng bạn cần xây dựng chúng bằng con mắt “điện ảnh”. Tức là tình huống phải tạo được cảm xúc mạnh mẽ cho người xem: đau đớn, uất giận hay tột độ hạnh phúc. – Thông điệp của tình huống là gì? Bạn đã truyền tải hết tâm tư của mình vào tình huống chưa? Cách viết kịch bản phim ngắn cùng tình huống đắt giá Cách viết kịch bản phim ngắn là sự chọn lựa đúng tình huống. Tất cả phụ thuộc vào sự nhạy cảm của gười viết kịch bản. Điều này được các kịch bản phim quảng cáo làm khá tốt, đặc biệt là những quảng cáo của Thái Lan. Người viết kịch bản để rèn luyện “kỹ năng bắt tình huống” có thể tham khảo các clip quảng cáo của Thái Lan hay các nước có sự phát triển trong lĩnh vực truyền thông. Xem và phân tích các tình huống đắt giá của họ cũng là một cách rèn luyện mang lại hiệu quả cao. Chuẩn bị sổ bút, ghi chép ý tưởng mọi lúc mọi nơi Sau bước tham khảo, người viết kịch bản phim ngắn có thể chuẩn bị cho riêng mình một cuốn sổ tay và một cây bút để lúc nào cũng sẵn sàng bắt được những tình huống đắt giá từ cuộc sống. Bạn tổng hợp chúng lại và tạo cho riêng mình những tư liệu sáng tác độc lạ mang phong cách của bạn. Đồng thời, tình huống đắt giá phải đảm bảo được nhu cầu của công chúng. Chúng không chỉ là sự tâm đắc riêng của người viết mà chúng cần là mối quan tâm của một lượng lớn khán giả. Cách viết kịch bản phim ngắn nhào nặn tình huống Bước thu thập tình huống trong cách viết kịch bản phim ngắn khép lại. Bạn phải trực tiếp viết chúng mới có thể đưa kịch bản phim ngắn của bạn đến với công chúng. Luyện tập viết chúng hằng ngày giúp tăng khả năng sáng tạo tình huống cho bạn. Có thể với tình huống đầu tiên bạn gặp thất bại. Ngại gì không tiếp tục thử những lần tiếp theo. Viết kịch bản phim ngắn là sự thử nghiệm của nhiều bạn trẻ đam mê điện ảnh trước khi bước vào con đường viết kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh. Biên kịch phim ngắn cần liên tục sáng tạo tình huống Giai đoạn thử nghiệm trong cách viết kịch bản phim ngắn sẽ giúp bạn xác định lại niềm đam mê bạn dành cho điện ảnh lớn đến mức nào. Mộng tưởng về những bộ phim truyền hình hay điện ảnh sẽ tan theo bọt biển nếu ngay cả việc chọn tình huống cho kịch bản phim ngắn bạn không thể hoàn thành nổi.

tâm lý và hoàn cảnh xã hội là 2 mảnh ghép không thể thiếu của nhân vật

Nếu tình huống là xương sống trong cách viết kịch bản phim ngắn thì nhân vật là phần thịt đắp vào để tạo nên sự hoàn thiện của kịch bản phim ngắn. Với tầm quan trọng như vậy, bài toán đặt ra: Làm sao xây dựng nhân vật đủ “chất” cho kịch bản phim ngắn? Xây dựng nhân vật trong cách viết kịch bản phim ngắn Câu hỏi đầu tiên về nhân vật trong cách viết kịch bản phim ngắn: Đặc điểm vật lý của nhân vật là gì? Đặc điểm vật lý của một nhân vật sẽ bao gồm các yếu tố sau: – Xuất thân của nhân vật: tên, nguồn gốc, chủng tộc. – Ngoại hình có điểm gì đặc sắc: một vết sẹo ở khuôn mặt, hay tật nguyền,..? – Nhân vật có khả năng đặc biệt gì? – Trang phục nhân vật mặc có phù hợp với ngành nghề chưa? >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Xây dựng tính chất vật lý cho nhân vật Trả lời được tất cả các câu hỏi trên, nhân vật của bạn đã có một hình hài để giao tiếp với khán giả. Câu nói nhìn mặt bắt hình dong nên được áp dụng khôn khéo ở vấn đề ngoại hình của nhân vật. Bởi nếu bạn tạo được sự hiểu nhầm cho khán giả ở những giây đầu tiên tiếp xúc với nhân vật, bạn đã bước được một nấc thang đầu tiên trong chuỗi thành công của câu chuyện. Tâm lý và đặc điểm xã hội của nhân vật trong cách viết kịch bản Câu hỏi tiếp theo về nhân vật trong cách viết kịch bản phim ngắn: Đặc điểm tâm lý của nhân vật. Sau khi đã gieo ngoại hình khác biệt cho nhân vật, công việc tiếp theo của bạn là bón thêm “tính cách” cho cây “nhân vật”. Đặc điểm về tâm lý của nhân vật sẽ chứa các đặc trưng sau: – Tính cách của nhân vật như thế nào? – Nhân vật có gặp bất kỳ chứng bệnh gì về tâm lý không? – Quan niệm sống của nhân vật ra sao? – Nhân vật có theo bất kỳ tôn giáo nào không? Tâm lý và hoàn cảnh xã hội là 2 mảnh ghép không thể thiếu của nhân vật Câu hỏi về đặc điểm xã hội cần được hoàn thành để vun đắp cho cây “nhân vật” sinh sôi và phát triển. Vậy những đặc điểm xã hội nào biên kịch cần giải quyết cho nhân vật trong kịch bản phim ngắn? – Nhân vật có những mối quan hệ xã hội nào ảnh hưởng trực tiếp đến cốt truyện của kịch bản phim ngắn? – Địa vị xã hội của nhân vật trong phim ngắn là gì? Hai đặc điểm: Tâm lý và xã hội là hai màu sắc không thể thiếu trong cách xây dựng nhân vật của kịch bản phim ngắn. Sáng tạo đúng cách, nhân vật của bạn sẽ nổi bần bật trong rừng kịch bản phim ngắn. Cách viết kịch bản phim ngắn và động cơ, mục tiêu của nhân vật Câu hỏi thứ tư về nhân vật trong cách viết kịch bản phim ngắn là: Mục tiêu và động cơ của nhân vật là gì? Nhân vật không có mục tiêu rõ ràng và động cơ không đủ mạnh khó lòng tạo được ấn tượng với khán giả. Vậy xây mục tiêu, chọn động cơ ra sao để tạo nên một nhân vật “đủ đô” quật ngã khán giả? Nhân vật phải có mục tiêu và động cơ đủ mạnh – Mục tiêu là kim chỉ nam giúp bạn xây dựng được tình huống hấp dẫn trong kịch bản phim ngắn. Nhưng bạn phải nâng tầm mục tiêu. Thường mục tiêu vượt quá sức của nhân vật sẽ khiến người xem khó rời khỏi phim ngắn. – Động cơ của nhân vật phải đủ mạnh. Động cơ có thể là mạng sống hay quyền lực sẽ thúc đẩy nhân vật hành động quyết liệt.

những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ

Truyện cổ tích là kho tàng cung cấp dồi dào tư liệu sáng tác kịch bản phim điện ảnh, truyền hình hay game. Disney đang làm rất tốt việc này. Gần đây, phim Việt phát triển trên nền cổ tích đang trở thành một “hot trend”. “Tấm Cám- Chuyện chưa kể” là ví dụ điển hình. Cùng bài viết dạo qua các phim chuyển thể từ truyện cổ tích của Disney và Việt Nam để xem tại sao chúng trở thành “hot trend”. Kịch bản phim cổ tích – sự thành công của Disney Kịch bản phim được chuyển thể từ truyện cổ tích của Disney gây tiếng vang trên toàn thế giới. Doanh thu Disney từ các bộ phim đều là các con số khủng. Cụ thể: – Phim Alice in Wonderland (2010) có doanh thu hơn 1 tỷ USD trên toàn cầu. Bộ phim được chuyển thể từ phim hoạt hình cùng tên ra mắt vào năm 1951 và cuốn sách của tác giả Lewis Caroll. – Maleficent (2014) với sự tham gia diễn xuất của diễn viên Angela Jolie thu  gần 800 triệu USD trên toàn cầu. Bộ phim lấy cảm hứng từ phim hoạt hình cổ tích Sleeping beauty (1959). – Cinderella (2015) cũng thu được hơn 500 triệu USD cho “nhà chuột” Disney. Bộ phim lấy ý tưởng từ phim hoạt hình cổ tích cùng tên (1950). >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh The Jungle Book Gần đây bộ phim “The Jungle Book” cũng gây tiếng vang mạnh mẽ trong giới chuyên môn và khán giả toàn cầu. Chỉ sau 10 ngày công chiếu, “nhà chuột” thu hơn nửa tỷ USD. Một số bộ phim được chuyển thể từ cổ tích của Disney đáng chờ đợi trong năm 2016 và 2017: – Alice through the looking glass. Bộ phim nối tiếp sự thành công vang dội của Alice in Wonderland. – Beauty and The Beast với sự tham gia của nữ minh tinh Emma Watson. – Maleficent (phần 2)  tiếp tục với sự góp mặt của diễn viên Angela Jolie. Kịch bản phim cổ tích Việt: “Tấm Cám chuyện chưa kể” Kịch bản phim Việt Nam chuyển thể từ cổ tích đang ở con số khá khiêm tốn. Nổi trội gần đây là bộ phim “Tấm Cám chuyện chưa kể” của đạo diễn Ngô Thanh Vân. Có nhiều vấn đề xôn xao quanh bộ phim: – Đây được xem là bộ phim đầu tiên của Việt Nam chuyển thể từ truyện cổ tích. Ngay từ khi trailer được ra mắt, khán giả Việt đã vô cùng mong ngóng xem phim. Tấm Cám Chuyện Chua Kể – làn sóng phim cổ tích Việt chuyển thể – Chuyện cụm rạp CGV từ chối chiếu bộ phim trở thành đề tài tranh luận khá sôi nổi. – Tuy được đầu tư hoành tráng ở các cảnh chiến đấu hay cảnh làng quê Việt, bộ phim vẫn còn khá nhiều lỗ hổng về kịch bản. Bởi ban đầu, bộ phim tập trung vào ba mẹ con nhà Tấm Cám nhưng sau đó thái tử nổi bật lên giữa phim và người xem dần quên lãng đi mẹ con Cám. Mãi đến cuối phim, biên kịch lại cố đưa hai nhân vật trở lại. – Diễn viên Hạ Vi đảm nhiệm vai Tấm vẫn chưa chuyển tải hết tâm lý nhân vật, gây nhiều phản hồi tiêu cực từ phía khán giả. Đặc biệt ở cảnh Tấm trèo lên cây cau và mụ dì ghẻ hãm hại. – Dù còn nhiều điểm chưa ổn nhưng bộ phim là sự nỗ lực hết sức của Ngô Thanh Vân cùng ekip. Đây là dấu hiệu tích cực cho nền điện ảnh Việt ở việc khai thác kho tàng truyện cổ tích. Kịch bản phim cổ tích và lý do “hot trend” Kịch bản phim chuyển thể từ cổ tích được đón nhận hết sức nồng nhiệt. Vậy lý do nằm ở đâu? Những câu chuyện cổ tích gắn liền tuổi thơ – Những câu chuyện cổ tích là một phần tuổi thơ của tất cả mọi người. Ai cũng hào hứng để xem nhân vật cổ tích mình yêu thích trên màn ảnh. – Những câu chuyện cổ tích khá vững vàng trong cốt truyện. Chính cốt truyện giúp các câu chuyện cổ tích tồn tại mãi với thời gian. Sử dụng chúng làm tư liệu sáng tác là sự tính toán khôn ngoan. – Không kém kho truyện cổ tích của Disney, Việt Nam cũng có kho tàng cổ tích cực phong phú.

Đề tài cổ tích đang được khai thác mạnh

Nghệ thuật viết kịch bản đòi hỏi sự sáng tạo cao độ của biên kịch. Chủ đề cũ kỹ sẽ bị đào thải nhanh chóng. Vậy con đường nào cho biên kịch tạo bước đột phá trong cách viết kịch bản của mình? Lựa chọn tư liệu sáng tác trong cách viết kịch bản đột phá Lựa chọn tư liệu sáng tác đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cách viết kịch bản lôi cuốn. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đang trở thành một xu hướng lựa chọn làm tư liệu sáng tác mới hiện nay. Điển hình bộ phim “Tấm Cám chuyện chưa kể” của đạo diễn Ngô Thanh Vân được công chiếu gần đây đang tạo nên cơn sốt phim chuyển thể cổ tích. Tuy còn khá nhiều tranh cãi quanh bộ phim nhưng nó đã mang một làn gió mới cho nền điện ảnh Việt Nam ảm đạm. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Đề tài cổ tích đang được khai thác mạnh Với việc khai thác truyện cổ tích Việt, các nhà biên kịch có được kho tư liệu cực kỳ phong phú. Có thể đưa ra những bộ phim dựa trên cổ tích Việt như: – Bộ phim bom tấn chuyển thể từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. – Bộ phim tình cảm đan xen vấn đề xã tắc: Mị Châu, Trọng Thủy. – Những truyện cổ tích khác như: Thạch Sanh, Lý Thông hay Sọ Dừa đều có thể được chuyển thể sang nhiều thể loại phim khác nhau tùy vào sự sáng tạo của biên kịch. Tại sao lựa chọn cổ tích chuyển thể phim là một bước đột phá mới trong cách viết kịch bản? Bởi lẽ những bộ phim đó sẽ được mọi tầng lớp khán giả hưởng ứng từ cụ già 80 tuổi đến em nhỏ 8 tuổi. Cách viết kịch bản và đột phá trong thể loại phim khai thác đề tài lịch sử Nếu những giai đoạn lịch sử Trung Quốc được đưa lên màn ảnh với nhiều bộ phim hoành tráng như: Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Võ Mỵ Nương, Thần điêu đại hiệp,… thì Việt Nam đang thiếu vắng những đề tài lịch sử. Cùng điểm danh vài bộ phim lịch sử của Việt Nam trong thời gian gần đây: – Bộ phim Huyền sử thiên đô (2011). – Bộ phim Thiên mệnh anh hùng (2012) – Bộ phim Đinh tiên hoàng đế (2013) – Bộ phim Mỹ nhân kế (2013) Những bộ phim khai thác chủ đề lịch sử văn hóa tạo sức hút lớn Đi cùng chủ đề lịch sử trong cách viết kịch bản vừa có điểm lợi nhưng cũng khá nhiều vất vả cho nhà biên kịch: – Đầu tiên, lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam là một kho tư liệu sáng tác khổng lồ để biên kịch tận dụng. Đất Việt không thiếu những thiên tình sử hay những trận giao chiến kịch tính như Trung Quốc, chỉ thiếu những kịch bản phim khai thác đề tài lịch sử. – Tiếp theo, sự thiếu thốn về trang phục của các triều đại cùng những hạn chế nhất định về kỹ xảo dựng phim lịch sử sẽ là những khó khăn biên kịch viết kịch bản phim lịch sử phải xem xét. – Sau nữa, lịch sử là một vấn đề khá nhạy cảm. Bất kỳ bộ phim lịch sử Việt Nam nào ra mắt đều rơi vào mắt soi xét của các sử gia: trang phục chưa phù hợp hay xuyên tạc quá mức cho phép. Cách viết kịch bản phim và đột phá trong đề tài ẩm thực Việt Cách viết kịch bản phim đột phá cần khai thác thêm một đề tài còn khá mới cho các bộ phim: nền ẩm thực Việt Nam. Tính đến hiện nay những bộ phim Việt về đề tài ẩm thực vẫn chưa có tác phẩm nào thật sự chuyên sâu. Có hay chăng cũng chỉ là sự lồng ghép vào các đề tài khác. Ẩm thực truyền thống là chủ đề vẫn còn để mở Tại sao ẩm thực là một bước đột phá cho kịch bản phim Việt? Bởi ba miền đất nước đều có những món ăn đặc trưng của từng vùng. Thêm nữa, mỗi món lại có một loại nước chấm riêng. Nền ẩm thực của Huế có thể tạo nên những bộ phim cổ trang tuyệt vời.  

Cần thu thập tài liệu trước khi viết kịch bản

Kịch bản là một món ăn với nhiều công đoạn nấu phức tạp. Người chế biến chúng phải có những bí quyết riêng cho mình trong cách viết kịch bản để tạo nên món ăn ngon đúng vị cho khán giả. Chọn mua nguyên liệu trong cách viết kịch bản Chắt lọc những tư liệu sáng tác phù hợp tức là bạn đang chọn đúng nguyên liệu cho món ăn “kịch bản”. Nhưng bạn cần thu thập những tư liệu này ở đâu, cách thức ra sao, hay những lúc bí ý tưởng, biên kịch cần làm gì trong cách viết kịch bản. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp đỡ phần nào cho bạn. Tư liệu sáng tác thường xuất phát ở khắp mọi nơi. Đó có thể là những khoảnh khắc người viết kịch bản bắt gặp trên đường, quán ăn hay công viên. Cũng có thể từ một câu nói bông đùa của những người xung quanh bạn. Nhiệm vụ của bạn lúc này là ghi tất cả chúng vào cuốn sổ tay của mình. Sau một ngày, sau một tuần hay sau một tháng những thứ bạn lượm lặt được sẽ giúp ích khá nhiều cho con đường sáng tác của bạn. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Cần thu thập tài liệu trước khi viết kịch bản Đồng thời, những tư liệu đó phải cân bằng 3 cạnh của tam giác nhu cầu: đạo diễn – nhà sản xuất – khán giả. Nếu chủ đề của kịch bản không đáp ứng được 3 nhu cầu trên, kịch bản dễ bị loại khi ra mắt đạo diễn, nhà sản xuất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đưa ra những chủ đề hoàn toàn khai phá những nhu cầu tiềm ẩn của họ. Chế biến nguyên liệu trong cách viết kịch bản Sau khi đã thu thập được tư liệu sáng tác, người viết kịch bản tiến hành xào nấu chúng. Cách xào nấu chuyên nghiệp chính là cách viết kịch bản điêu luyện. Vậy có những cách xào nấu kịch bản nào? Biên kịch vẫn có thể làm việc độc lập Có hai con đường cho bạn lựa chọn: Viết kịch bản một người và viết kịch bản theo nhóm. Mỗi con đường sẽ phù hợp với từng loại hình kịch bản và tùy vào cơ duyên mỗi người. Nếu bạn đang viết kịch bản phim điện ảnh, bạn có thể tự chế biến một mình. Nhưng với kịch bản truyền hình nhiều tập, một mình “ôm show” vô cùng khó khăn và khó có đạo diễn nào dám giao việc cho bạn. Thường một nhóm viết kịch bản sẽ dễ sống sót hơn trong guồng công việc nặng nhọc và áp lực này. Tuy vậy, chữ duyên cũng phải gõ cửa bạn. Bởi việc lập một nhóm viết kịch bản gặp khá nhiều khó khăn và sự gặp gỡ âu cũng là duyên phận. Một vấn đề nữa cũng cần bàn bạc: Viết kịch bản bằng Word hay chọn viết kịch bản bằng phần mềm. Với cách viết kịch bản bằng Word, bạn phải thuộc lòng tất cả các định dạng văn bản. Và đương nhiên, chúng cũng có khá nhiều thứ cần nhớ. Ví dụ: khoảng cách các lề, font chữ, size chữ, lời thoại cách lề bao nhiêu, câu miêu tả cảnh có bao nhiều phần,… Những quy định giúp kịch bản của bạn trở nên chuyên nghiệp và dễ dàng lọt vào mắt xanh của đạo diễn. Viết kịch bản bằng Word sẽ không tốn của bạn bất kỳ xu nào. Nhưng viết kịch bản bằng phần mềm, bạn mất khoảng 200$-400$ tùy loại phần mềm. Viết bằng phần mềm kịch bản, những định dạng có sẵn và bạn chỉ cần viết và viết, không cần âu lo về các chuẩn định dạng. Những phần mềm phổ biến hiện nay như: Celtx, DraftScript,.. Chào bán món ăn và cách viết kịch bản Để ý số trang kịch bản là điều cần thiết Món ăn ngon sẽ thu hút nhiều người thưởng thức và ngược lại. Tất cả phụ thuộc vào cách viết kịch bản của bạn. Sau khi hoàn thành kịch bản, công việc tiếp theo là giới thiệu kịch bản đến đạo diễn hay một hãng phim tương thích với đề tài của kịch bản. Số lượng kịch bản chảy về các hãng phim lên tới con số hàng trăm mỗi tháng. Vì vậy, đây là một cuộc đua khốc liệt cho bạn. Để kịch bản của bạn lọt vào mắt xanh của đạo diễn, bạn cần: – Kịch bản phải có định dạng đúng chuẩn như số trang phải nằm trong khoảng từ 80 đến 120 trang đối với phim điện ảnh 90 phút hoặc 120 phút. – Kết hợp nguyên liệu bạn đã chọn ban đầu và cách chế biến kịch bản của bạn.

Biên kịch Việt gặp nhiều khó khăn với kịch bản phim tài liệu

Mặc dù phim tài liệu là thể loại khá kén khán giả nhưng nhu cầu kịch bản phim tài liệu vẫn rất cao. Vậy thực trạng thị trường kịch bản phim tài liệu Việt Nam đang có diễn biến như thế nào? Cùng bài viết tìm hiểu rõ vấn đề này. Kịch bản phim tài liệu và những khó khăn của biên kịch Kịch bản phim tài liệu chính là sự hội tụ con mắt “báo chí” tinh thông của biên kịch. Bởi người thật, sự kiện thật là yêu cầu cốt yếu của một kịch bản phim tài liệu. Để tạo nên những kịch bản phim tài liệu lấy được nước mắt khán giả, biên kịch cần thu thập tư liệu sáng tác với vai trò một nhà báo thật sự. Chính người thật, việc thật trong kịch bản phim tài liệu, sau khi gửi cho đạo diễn xem xét thì người đã mất, việc đã quá cũ. Đạo diễn khó lòng sản xuất bộ phim tài liệu đó. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch Việt gặp nhiều khó khăn với kịch bản phim tài liệu Khó khăn tiếp theo biên kịch cần nếm trải đó là hầu như những bộ phim tài liệu đều do các hãng Nhà nước đảm trách. Hiếm hoặc rất ít những đạo diễn tâm huyết ở các hãng ngoài tiến hành sản xuất phim tài liệu. Bộ phim tài liệu “Hành trình cãi mụ” của đạo diễn Võ Anh Cẩn là một điển hình của tác phẩm được sản xuất ngoài luồng hãng phim Nhà nước. Vì vậy, các biên kịch có tâm huyết với kịch bản phim tài liệu cần tìm kiếm cơ hội cho riêng mình. Kịch bản phim tài liệu và những bộ phim tên tuổi Dù phim tài liệu khá kén khán giả nhưng đã có không ít kịch bản phim tài liệu Việt gây chấn động tâm trí khán giả. Những bộ phim làm nên tên tuổi của mình: – Bộ phim Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng của đạo diễn trẻ Nguyễn Thị Thắm được công ty của nghệ sĩ Hồng Ánh công chiếu vào năm 2014 đã cháy vé trong những ngày công chiếu. Bộ phim tạo nên một hiện tượng phim tài liệu làm say lòng người. Bộ phim xoay quanh câu chuyện của chị Phụng – một người chuyển giới, bầu sô của gánh lô tô. Khán giả đi từ cảm giác hồi hộp, đau đớn, buồn thương qua câu chuyện chân thật từ cuộc sống mưu sinh của một người chuyển giới. Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng – bộ phim tài liệu xuất sắc – Bộ phim Lửa thiện nhân của đạo diễn Đặng Hồng Giang cũng là một bộ phim tài liệu lấy bao nước mắt của người xem. Bộ phim kể về cậu bé lính chì Thiện Nhân từng bị bỏ rơi đến hoại tử bộ phận sinh dục và một chân. Sau đó, mẹ Mai Anh đã nhận nuôi Thiện Nhân. Chú lính chì Thiện Nhân được tái tạo bộ phận sinh dục và được xứng đáng hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Kịch bản của bộ phim tài liệu này được biên kịch Đoàn Tuấn có thế mạnh về văn chương đã tạo nên một kịch bản mượt mà tình người. – Những bộ phim tài liệu truyền hình về lịch sử Việt Nam cũng tạo nên những làn gió mới cho khán giả nhà như: Hành trình theo chân Bác, Ký sự Mekong, Huyền thoại Mẹ Việt Nam anh hùng. Kịch bản phim tài liệu và giải pháp căn cơ Để kịch bản phim tài liệu có con đường phát triển, cần có sự chung tay góp sức của các thành tố liên quan trực tiếp. 1. Đội ngũ biên kịch viết kịch bản phim tài liệu phải có sự bứt phá riêng. Bằng cách tạo nên những nhóm viết kịch bản. Bởi kịch bản phim tài liệu cần nhãn quan “báo chí” của nhiều người. Sức mạnh của tập thể trong viết kịch bản là không thể chối cãi. Sự thành công của phim tài liệu cần sức mạnh tập thể 2. Lựa chọn được đề tài, nhân vật thú vị luôn là bài toán nan giải của nhiều biên kịch viết kịch bản phim tài liệu. Bằng con mắt “báo chí”, biên kịch tiếp tục khai phá những lĩnh vực mới mẻ trong đời sống. Những câu chuyện của những người xa quê hương vào miền đất hứa Sài Gòn lập nghiệp cũng là một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả. Bởi hầu hết dân Sài Gòn đều là dân bốn phương tám hướng tụ hội về. 3. Đài truyền hình Việt Nam dành những khung giờ vàng cho phim tài liệu truyền hình cũng là một giải pháp. Gia đình Việt bên mâm cơm tối cùng nhau xem những bộ phim tài liệu chân thật thì còn gì bằng.

Số trang của kịch bản tương đương thời lượng phim

Kịch bản phim Hollywood đã trở thành thước đo tiêu chuẩn chung để mọi biên kịch trên thế giới hướng theo, bởi sự logic và dễ dàng trong phương pháp. Vậy làm sao xây dựng kịch bản đạt chuẩn Hollywood? Định dạng văn bản kịch bản phim chuẩn Hollywood Kịch bản phim chính là kim chỉ nam cho cả đoàn làm phim thực hiện. Hollywood đã đưa ra một loạt yêu cầu trong định dạng văn bản kịch bản để mọi bộ phận trong đoàn làm phim dễ dàng đọc và hiểu. Những yêu cầu cụ thể như sau: – Khổ giấy A4, font chữ trong kịch bản là Courier, size chữ là 12. – Khoảng cách lề: lề trái 1.5 inches, lề phải 0.5 inches, lề trên và lề dưới 1 inche. – Tên nhân vật cách lề trái 3.7 inches. Dưới tên nhân vật, lời thoại nhân vật cách lề trái 2.5 inches. – Đánh số trang cho kịch bản phim, bạn cần đánh bên phải phía trên của văn bản. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Kịch bản phim cần theo một chuẩn mực nhất định Nhiều người viết kịch bản chọn sử dụng các phần mềm viết kịch bản để tránh học thuộc các định dạng trên. Những phần mềm viết kịch bản đang được ưa chuộng trên thế giới như: FinalDraft, Movie Magic Screenwriter hay Celtx. Chỉ trừ Celtx là phần mềm miễn phí và online, còn các phần mềm khác đều có giá khá cao dao động từ 200$ đến 400$. Ba phần quan trọng của kịch bản phim Kịch bản phim theo chuẩn Hollywood được chia làm ba phần: Mở đầu, diễn biến và kết thúc. Thời lượng của một bộ phim có tỉ lệ 1:2:1. Đặc biệt trong kịch bản phim Hollywood, một dòng thoại tương đương với 1 giây và một trang kịch bản tương đương với 1 phút trên phim. Vì vậy, số trang của kịch bản sẽ tương đương với thời lượng bộ phim. Số trang của kịch bản tương đương thời lượng phim Tập hợp nhiều cảnh sẽ tạo nên một kịch bản phim. Mỗi cảnh cũng phải tuân theo các yêu cầu sau: 1. Dòng mô tả cảnh quay gồm 3 phần nhỏ: – NỘI CẢNH hay NGOẠI CẢNH. – Địa điểm quay: Ví dụ quán cà phê hay khách sạn. – Thời gian trong ngày: ĐÊM, NGÀ, hay SÁNG. Ví dụ: NỘI. KHÁCH SẠN HẢI ÂU. ĐÊM. 2. Sau dòng tên cảnh quay, người viết kịch bản sẽ có vài dòng miêu tả cảnh quay như thái độ, hành động của nhân viên ra sao hay không gian trong cảnh quay ra sao. Tiếp nữa là lời thoại của nhân vật. Ngôn ngữ điện ảnh sẽ không thể thiếu trong kịch bản phim. Bởi phim là cách kể bằng hình ảnh và hành động. Kịch bản phim Hollywood và cách thức làm việc nhóm Một kịch bản phim Hollywood được tạo nên với sự phân công khá rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm. Sự chuyên môn hóa đạt đến trình độ cao: Người mạnh về nhân vật sẽ đảm nhiệm phần xây dựng nhân vật, thành viên viết cốt truyện, thành viên viết đề cương, thành viên viết lời thoại. Bởi sự phân công chuyên nghiệp đó mà chất lượng kịch bản của Hollywood luôn được đánh giá cao trên toàn thế giới. Kĩ năng làm việc nhóm – bí quyết thành công của các bộ phim Hollywood Nhìn lại nền điện ảnh Việt Nam, vẫn có khá nhiều nhóm viết kịch bản được thành lập. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng họ đã đạt được những thành công nhất định. Điển hình, tại thị trường phim phía Nam, nhóm biên kịch 8X Nắng Sài Gòn với 5 thành viên, trong đó Hạnh Ngộ đang là trưởng nhóm. Những bộ phim ghi dấu tên tuổi của nhóm như: Tóc rối (110 tập), Ám ảnh,..

xung đột trái chiều là không thể thiếu

Kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh đều có những đặc trưng riêng. Nhưng chúng đều mang chung một loại ngôn ngữ, cùng một loại tư duy: “điện ảnh”. Vậy điểm giống và khác giữa hai loại kịch bản này là gì? Điểm khác nhau giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh Hiện nay, hầu hết các kịch bản phim đều theo chuẩn Hollywood. Cụ thể mỗi trang kịch bản phim sẽ tương đương với 1 phút trên phim. Vì vậy, một bộ phim truyền hình 60 phút, biên kịch sẽ viết 60 trang kịch bản. Một bộ phim điện ảnh 90 phút cũng sẽ có tầm 90 trang kịch bản. Sự khác nhau đầu tiên giữa hai thể loại kịch bản nằm ở số lượng trang kịch bản. Kịch bản phim điện ảnh chỉ vỏn vẹn 90 trang cho 90 phút hoặc 120 trang cho 120 phút trên phim. Ngược lại kịch bản truyền hình được phân nhỏ ra từng tập, mỗi tập có tầm 45 phút hoặc 60 phút tùy vào từng biên kịch. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Có sự khác biệt về số trang kịch bản giữa kịch bản điện ảnh và truyền hình Một điểm khác nhau cơ bản nữa giữa hai loại kịch bản phim đó là nơi công chiếu phim. Phim truyền hình thường được xem ở nhà trước màn ảnh nhỏ. Khán giả có thể tắt tivi bất cứ lúc nào nếu bộ phim truyền hình không làm họ thấy hấp dẫn. Ngược lại, phim điện ảnh được chiếu ở các rạp chiếu phim. Dù phim thu hút hay dở tệ, khán giả vẫn phải ngồi lại đến khi hết phim. Tâm lý đám đông sẽ giúp cho phim điện ảnh tăng phần hấp dẫn hơn phim truyền hình. Điểm giống nhau giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh Dù khác nhau ở thời lượng và địa điểm công chiếu, kịch bản phim truyền hình và điện ảnh đều dùng chung một loại ngôn ngữ: Ngôn ngữ điện ảnh. Khác hẳn với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ điện ảnh khá ngắn gọn, hình ảnh và hành động cần được thể hiện trọn vẹn trong từng kịch bản phim. Lối viết văn dong dài, lê thê và thiếu tư duy hình sẽ là căn bệnh thường mắc phải của những người mới tập tành viết kịch bản. Cần nắm vững ngôn ngữ điện ảnh Rõ thấy, khó để nói viết kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh dễ hơn. Mấu chốt vấn đề vẫn nằm ở sự vận dụng ngôn ngữ điện ảnh triệt để trong từng kịch bản phim bạn viết. Chủ đề và xung đột giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh Bởi phim truyền hình thường được ở nhà và có khá nhiều sự lựa chọn cho khán giả khi số lượng các kênh truyền hình tăng đáng kể. Vì vậy, chủ đề của kịch bản phim truyền hình thường đề cập đến vấn đề liên quan đến quan hệ vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu. Trên kênh HTV3, Today TV có khá nhiều bộ phim truyền hình đề cập đến vấn đề trên và được công chúng yêu thích như: Dù gió có thổi, Gia đình là số 1, Gia đình vui nhộn, Cá rô anh yêu em,… Nhưng nhiều chủ đề phim gắn với vấn đề thời sự, phá án cũng tạo nên những nét mới mẻ cho phim truyền hình như: Tam giác vàng, Dấu chân du mục,.. Xung đột trái chiều là không thể thiếu Nếu kịch bản phim truyền hình mang hơi thở của đời sống hằng ngày thì kịch bản phim điện ảnh cần sự đột phá hơn ở các thể loại viễn tưởng, bom tấn, hay những câu chuyện độc lạ khiến khán giả phải bỏ tiền mua vé xem tại rạp. Những bộ phim điện ảnh Việt Nam chiếu tại rạp cũng đang gây được nhiều tiếng vang như: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhh, Em là bà nội của anh, Nắng, Tấm Cám chuyện chưa kể,… Như vậy, viết kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh, biên kịch cũng cần chắt lọc được những chủ đề mới lạ đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khán giả Việt. Sự đầu tư cả hai loại kịch bản là như nhau để tạo nên kịch bản phim chất lượng.

Suy nghĩ cân đối 3 phần khi viết kịch bản

Nói đến cách viết kịch bản, mỗi biên kịch sẽ tạo ra những kịch bản mang phong cách riêng của mình. Nhưng chúng phải tuân theo một chuẩn quy định chung của nền điện ảnh. Vậy những điểm chung và những điểm riêng trong cách viết kịch bản là gì? Định dạng văn bản trong cách viết kịch bản chuẩn mực Cách viết kịch bản theo chuẩn Hollywood đang được các biên kịch trên khắp thế giới tuân theo. Bởi vì format ngắn gọn và dễ dàng cho biên kịch thể hiện ý tưởng của mình. Vậy format kịch bản của Hollywood ra sao? Và những công cụ viết kịch bản nào đang được sử dụng rộng rãi? >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Kịch bản cần trình bày theo quy chuẩn chung 1. Phần mềm chuyên dụng viết kịch bản như Celtx, DraftScreen, Hollywood Screenplay,… đang được khá nhiều biên kịch sử dụng. Phần mềm Celtx vẫn được ưa chuộng bởi sử dụng online và không tốn phí. Những phần mềm còn lại cần mua với giá dao động tầm 200$ đến 400$. Dĩ nhiên, những phần mềm còn lại sẽ có những đặc điểm ưu việt phù hợp với số tiền đầu tư. 2. Biên kịch cần nắm vững các chuẩn định dạng văn bản kịch bản Hollywood. Bởi khi chào bán kịch bản cho đạo diễn hay hãng phim, kịch bản dễ bị loại “ngay từ vòng gửi xe” nếu không đảm bảo đúng các quy định sau: – Font chữ Courier với size 12. – Khoảng cách lề: Lề trái 1.5 inches, lề phải 0.5 inches, lề trên và lề dưới 1 inche. – Một trang A4 tương đương với 1 phút trên phim, một dòng chữ trên văn bản tương ứng với 1 giây phim. – Kịch bản điện ảnh sẽ có số trang tầm từ 80 đến 120 trang. Khi số lượng trang kịch bản của bạn quá nhiều sẽ bị loại ngay. Bởi số lượng trang sẽ quyết định số vốn đầu tư hãng phim bỏ ra để sản xuất kịch bản. Ba phần không thể bỏ qua trong khuôn khổ cách viết kịch bản Cách viết kịch bản theo chuẩn Hollywood cần phải cân đối giữa ba phần trong kịch bản. Một kịch bản phải có sự phân bổ thời gian hợp lý theo tỷ lệ 1:2:1. Cụ thể với kịch bản điện ảnh có 120 phút thì: phần 1:phần 2:phần 3 tương ứng với tỉ lệ 30:60:30 phút. Suy nghĩ cân đối 3 phần khi viết kịch bản Ba yêu cầu cần có trong từng phần: – Phần một: Giới thiệu bối cảnh của kịch bản và đồng thời cung cấp cho người xem: ai là nhân vật chính, ai là nhân vật đối thủ. – Phần hai: Phần dài nhất trong kịch bản. Phần hai bao gồm các xung đột giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện. Mọi xung đột cần được thể hiện rõ trong phần này. – Phần ba: Phần gỡ nút mọi mâu thuẫn. Phần ba cũng cần được xây dựng khéo léo để đọng lại trong tâm trí khán giả những thông điệp ý nghĩa. Cách viết kịch bản và nét riêng của từng biên kịch Từ những quy định trong cách viết kịch bản, biên kịch dần khai phá sự sáng tạo của mình ở việc tạo ra nhân vật, thông điệp, cốt truyện hay lời thoại,… Tất cả những phần này đều mang nét riêng của từng biên kịch. Và mỗi chủ đề của kịch bản sẽ là những lĩnh vực người viết am hiểu nhất. Bắt đầu sáng tác từ những gì bạn am hiểu nhất Nếu bạn là biên kịch xuất phát điểm từ ngành y, những kịch bản về nghề bác sĩ, y tá sẽ là điểm bạn cần khai thác mạnh. Nếu bạn là biên kịch có tâm hồn lãng mạn, những chuyện tình ướt đẫm yêu thương sẽ giúp biên kịch phát huy tài năng của mình. Thay vì tập trung cải thiện những lĩnh vực biên kịch không tốt, biên kịch nên phát triển những lĩnh vực là điểm mạnh của mình. Con đường viết kịch bản là con đường nghệ thuật yêu cầu mỗi biên kịch là một cá thể độc lập, khác biệt và luôn mới mẻ.

bắt khoảnh khắc thường nhật tư liệu sáng tác dồi dào nhất

Với tuổi nghề bền lâu, các biên kịch “gạo cội” sẽ là những tấm gương sáng để bạn học hỏi về cách viết kịch bản. Vậy bí quyết của các biên kịch “gạo cội” là gì? Cùng bài viết tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này. Phương pháp tìm kiếm ý tưởng trong cách viết kịch bản Ý tưởng là phôi thai của cách viết kịch bản để hình thành nên những đứa trẻ “kịch bản chất lượng”. Nếu bạn vững kỹ thuật viết kịch bản nhưng ý tưởng chưa độc, chưa lạ thì cũng khó lòng được sản xuất. Nhưng không phải lúc nào nhà biên kịch cũng dồi dào ý tưởng. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Bắt khoảnh khắc thường nhật – tư liệu sáng tác dồi dào nhất Vài chia sẻ của các biên kịch “gạo cội” về cách khai thác tư liệu sáng tác: – Một biên kịch nổi tiếng người Pháp Eric Zonca chia sẻ rằng: Các kịch bản của ông được phôi thai từ câu chuyện, những tình huống, đôi khi xuất phát từ một khuôn mặt, một hình ảnh xuất hiện trong đầu của ông. Ông cũng lấy cảm hứng từ đời sống hằng ngày như các cuộc gặp gỡ, những câu chuyện có thực. Thường sau khi được phát triển thành kịch bản, các câu chuyện trở nên rất khác với ý tưởng ban đầu. – Nhà sản xuất Laurie Macdonald (phim Catch me if you can) cũng có vài lời khuyên về cách khai thác đề tài sáng tác. Cụ thể ông khuyên rằng: Hãy lắng nghe theo trí tò mò của mình, những câu chuyện thường sẽ được tìm thấy ở những nơi không ngờ nhất. Như vậy, mỗi biên kịch đều có riêng những cách khai thác đề tài phù hợp với phong cách sống của họ. Nhưng tất cả đều xuất phát từ đời sống thường nhật. Mỗi biên kịch – một phong cách lời thoại với cách viết kịch bản riêng Cách viết kịch bản của từng biên kịch có sự khác biệt rất lớn về xây dựng lời thoại. Những lời thoại trong kịch bản thể hiện vốn sống của mỗi biên kịch. Nền điện ảnh Hàn Quốc nổi tiếng với những lời thoại độc đáo. Nổi bật, biên kịch “vàng” Kim Eun Sook tạo nên thương hiệu lời thoại riêng của bà. Dạo qua các bộ phim tạo nên tên tuổi của bà, bạn dễ dàng say đắm với những lời thoại vừa đẫm tình yêu vừa đầy tình nhân văn: – Nhân vật Kim Tan trong phim The Heirs: “Và dù cho 10 năm sau, cũng vẫn giống như khi 18 tuổi, anh vẫn chạy về phía em với lòng tràn đầy nhiệt tình tuổi 18. Anh đi trên con đường mà điểm cuối lúc nào cũng là em. Đây chính là điều ước của anh khi thổi nến.” Lời thoại phim The Heirs làm tan chảy trái tim nhiều khán giả – Nhân vật Kim Joo Won trong phim Secret Garden: “Cô ấy là một người phụ nữ kỳ lạ. Nếu gặp kẻ cướp hoặc một tên biến thái, cô ấy sẵn sàng ra tay vì một người chẳng quen biết. Dù rất nghèo và cơ thể đầy sẹo nhưng cô ấy lại không muốn ở cạnh những người như chúng ta một giây phút nào. Cô ấy là người phụ nữ như vậy đấy. Tôi chưa bao giờ gặp một người phụ nữ tuyệt vời như cô ấy” Mặn mà, ngọt ngào, ướt át và thẫm đẫm tính nhân văn, lời thoại trong các kịch bản của biên kịch Kim Eun Sook luôn làm người xem thỏa lòng mong ước. Không ngừng học hỏi cách viết kịch bản từ các biên kịch thành công Nếu muốn thành công với đam mê sáng tác kịch bản, các nhà biên kịch trẻ tuổi cần nỗ lực học hỏi cách viết kịch bản của những biên kịch “gạo cội” đi trước. Tại sao phải học hỏi khi mỗi kịch bản yêu cầu một phong cách riêng? Học hỏi là con đường dẫn tới thành công Sự học hỏi từ người đi trước ở đây bao hàm nhiều vấn đề: – Nhiều biên kịch “gạo cội” vẫn phải thường xuyên xem và phân tích những bộ phim của các tác giả khác để tìm ra những điểm hay của họ và học hỏi. – Học hỏi từ những câu chuyện trong sách vở, báo chí. Biên kịch nâng cao thêm vốn hiểu biết để vận dụng chúng vào các kịch bản tương lai của mình. – Học hỏi từ những sự việc xung quanh cuộc sống các tiền bối. Bởi suy cho cùng, những câu chuyện trong các kịch bản đều được phát triển từ đời sống.

Các tình huống hài cần tinh tế nếu không sẽ tạo nên những cảm xúc thô

Kịch bản hài khó lòng thiếu các tình huống đậm chất “humorous”. Vậy làm sao xây dựng những tình huống đủ độ hài trong kịch bản hài? Boăn khoăn đầu tiên về tình huống trong kịch bản hài Tình huống hài là yếu tố cốt yếu tạo nên kịch bản hài. Tiêu chí đầu tiên quyết định tình huống có tính chất hài hay không chính là tình huống nghịch cảnh. Nhân vật rơi vào bẫy bế tắc, khán giả tò mò xem nhân vật sẽ hành động gì tiếp theo để giải quyết tình huống đó. Tiếng cười được tạo ra khi cách giải quyết của nhân vật hoàn toàn trái ngược với dự đoán của khán giả. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Các tình huống hài cần tinh tế nếu không sẽ tạo nên những cảm xúc “thô” Để chắt lọc được những tình huống nghịch cảnh, biên kịch phim hài cần có cái nhìn khác về sự việc diễn ra xung quanh cuộc sống. Từ sự quan sát tỉ mỉ mọi việc, người viết đem những mảng màu “điện ảnh” phủ bụi lên chúng. Tình huống nghịch cảnh cũng cần truyền tải những thông điệp ý nghĩa. Bởi vì một kịch bản hài tồn tại lâu bền khi chúng đem những đến cho người xem những cái nhìn mới mẻ về cuộc sống. Boăn khoăn thứ hai về tình huống trong kịch bản hài Bên cạnh tình huống nghịch cảnh, kịch bản hài cũng yêu cầu tình huống mới lạ. Bởi dòng chảy kịch bản hài luôn dồn dập. Bất kỳ sự lặp lại cũng đem lại sự nhàm chán cho người xem. Sự mới lạ là cần thiết với kịch bản hài Vậy làm sao để tạo tình huống hài độc lạ theo phong cách của riêng biên kịch? Những cách sau sẽ phần nào giúp bạn tăng tính hài hước cho tình huống của bạn: – Bạn cần cập nhật các kịch bản hài của các tác giả đang được khán giả yêu thích. Phân tích kỹ các kịch bản hài này bạn sẽ tìm ra được xu hướng yêu kịch bản hài của khán giả là gì. Bắt nhịp xu hướng, tiến hành làm mới chúng trên nền kịch bản cũ. – Tình huống bạn chọn trong kịch bản hài có độc, có lạ hay không? Hãy thử diễn lại chúng trước gương. Cũng có thể hỏi thăm ý kiến của bạn bè, người thân. – Tình huống độc lạ đến đâu cũng cần tạo sự gần gũi cho người xem. Đó là những tình huống lấy từ cuộc sống nhưng được bạn làm mới. Tình huống tình cảm – hành động trong kịch bản hài Tình huống thuộc thể loại tình cảm hay hành động cũng là thành tố khó lòng thiếu khi cân nhắc xây dựng chúng trong kịch bản hài. Vậy nên chọn tình huống tình cảm hay hành động? Chúng khác nhau ra sao và hỗ trợ ra sao trong truyền tải thông điệp của người viết với khán giả? Nhân vật hài cần bộc lộ cảm xúc thật tự nhiên – Tình huống tình cảm: Nhân vật sẽ bộc lộ nhiều xúc cảm. Khán giả sẽ cười hay cùng khóc với nhân vật. Bạn cần tạo tình huống tình cảm để khơi gợi cảm xúc của người xem. – Tình huống hành động: Tiếng cười nổi lên qua các hành động bất ngờ và ngốc nghếch của nhân vật. Qua đó, nhiều bài học sẽ được người xem tự chiêm nghiệm sau những trận cười hả hê. Dù chọn tình huống nào, bạn cũng cần vận dụng chúng hợp lý với thông điệp bạn muốn gửi gắm.

kịch bản cần có cốt truyện phụ để làm rõ mạch truyện chính

Cốt truyện phụ cũng đóng vai trò quan trọng không kém cốt truyện chính trong một kịch bản. Liệu nhà biên kịch đã tận dụng hết sức mạnh của cốt truyện phụ chưa? Cùng bài viết đi sâu tìm hiểu về cốt truyện phụ. Cốt truyện phụ của kịch bản là gì? Đúng như tên gọi, cốt truyện phụ có vai trò đồng hành cùng cốt truyện chính để câu chuyện trong kịch bản được truyền tải đầy đủ nhất. Số lượng cốt truyện phụ sẽ tùy vào từng thể loại phim. Thường với phim điện ảnh, 3-5 cốt truyện phụ sẽ hợp lý, nhiều hơn sẽ hiếm gặp ở các bộ phim. Các bộ phim truyền hình nhiều tập có số lượng cốt truyện phụ khá nhiều được móc nối tạo nên sự phức tạp cho câu chuyện trong kịch bản. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Xem xét kĩ cách chêm cốt truyện phụ hợp lý Tiêu chí đầu tiên để xem xét có nên sáng tạo thêm cốt truyện phụ không là: Cốt truyện chính đã rõ chưa? Cốt truyện phụ có hỗ trợ cho cốt truyện chính hay chúng độc lập tồn tại. Đặc biệt nên tự đặt hỏi: Liệu bỏ cốt truyện phụ, mạch truyện chính có bị ảnh hưởng không? Cốt truyện phụ tuy giúp ích cho nhiều kịch bản. Nhưng nó thật sự là một con dao hai lưỡi khi bạn xào nấu không hợp lý. Điển hình bộ phim “Jungle Book” được khán giả trên toàn thế giới nồng nhiệt chào đón có lồng thêm khá nhiều cốt truyện phụ phù hợp : Cảnh Mowgli và ba trong đám cháy lều trại tại rừng, sau đó Mowgli ngồi trên một xe kéo chạy thẳng vào rừng sâu. Đây là cốt truyện phụ giúp khán giả hiểu rõ tại sao Mowgli bị lạc vào rừng. Phân loại cốt truyện phụ khi viết kịch bản Trong một kịch bản, biên kịch có thể vận dụng nhiều loại cốt truyện phụ để truyền tải tốt nhất câu chuyện đến khán giả. Thường có 4 loại cốt truyện phụ được sử dụng phổ biến: – Cốt truyện phụ có vai trò hỗ trợ: Loại cốt truyện này giúp làm rõ cốt truyện chính. Từ đó người xem hiểu rõ câu chuyện trong kịch bản. Cốt truyện phụ của phim “Jungle Book” là một ví dụ khá rõ cho loại này. Kịch bản cần có cốt truyện phụ để làm rõ mạch truyện chính – Cốt truyện phụ tương phản hoàn toàn với cốt truyện chính. Đây sẽ là điểm nhấn khó quên cho câu chuyện trong kịch bản. – Cốt truyện phụ có vai trò set up. Giúp người xem có bước khởi đầu trước khi bước vào cốt truyện chính. – Cốt truyện phụ có vai trò phức tạp hóa cốt truyện chính. Sáng tạo các cốt truyện phụ này là cách “giương đông, kích tây” khiến người xem “hoang mang”. Từ đó câu chuyện trong kịch bản sẽ trở thành bài toán khó giải cho người xem. Họ khó lòng đoán được diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Vận dụng cốt truyện phụ hợp lý trong kịch bản Trong việc xây dựng cốt truyện phụ trong kịch bản, nhà làm phim lừng danh thế giới Steven Speilberg từng có lời chia sẻ: Trong một kịch bản, sự vận động của cốt truyện và cốt truyện phụ tạo ra sự vận động của câu chuyện. Nếu cốt truyện và cốt truyện phụ không được kết nối, câu chuyện của bạn sẽ rời rạc, không liên kết và có khi chúng vô lý hết sức. Cốt truyện phụ cần sự gắn kết hợp lý Như vậy, kết nối cốt truyện phụ với toàn bộ câu chuyện là một kỹ năng quan trọng giúp bạn có được một kịch bản chặt chẽ và phức tạp. Đồng thời, nếu quá nhiều cốt truyện không liên kết tốt sẽ dẫn đến một kịch bản rối rắm và lan man

Các trại sáng tác ươm mầm ước mơ biên kịch trẻ

Bài toán thiếu kịch bản phim chất lượng của thị trường phim Việt Nam trở thành đề tài muôn thuở. Vậy thực trạng kịch bản phim Việt như thế nào? Giải pháp nào cho vấn đề trên? Cùng bài viết thảo luận một cách khách quan nhất. Kịch bản phim Việt nhiều “sạn” Kịch bản phim Việt đang trong tình trạng “vàng thau lẫn lộn”. Số lượng kịch bản khá nhiều nhưng chất lượng không đi đôi với nhau. Bởi các lý do sau: – Các biên kịch được đào tạo bài bản chiếm một lượng rất ít, còn lại hầu hết người viết kịch bản đều là dân nghiệp dư. Họ có thể là nhà văn hay nhà thơ có đam mê viết kịch bản phim. Thêm nữa, tại thị trường kịch bản phim Việt, biên kịch “gạo cội” chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Biên kịch Sâm Thương, Ngô Thị Hạnh,..Thêm nữa, trường đạo tạo chuyên về biên kịch hiện nay chỉ có 2 cở sở ở phía Bắc: Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội và trường Cao đẳng sân khấu điện ảnh Hà Nội. Ở khu vực phía Nam, hầu như không có trường nào đạo tạo chuyên. Ngay cả trường Đại học sân khấu điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã không còn khoa biên kịch nữa. Thật khó để có biên kịch giỏi khi họ không được đào tạo bài bản.  Các biên kịch Việt không được đào tạo bài bản – Một vấn đề nữa cần bàn: Lớp sinh viên được đào tạo khá vững về chuyên môn nhưng lại thiếu vốn sống nên sức sáng tác kịch bản phim không cao. Đặc biệt, hầu hết những kịch bản phim được sản xuất đều rơi vào trường hợp biên kịch có quen biết với đạo diễn hoặc biên kịch có tên tuổi được hãng phim đặt hàng kịch bản trước đó. Còn lại những biên kịch mới bắt đầu viết, kịch bản của họ khó lòng được đạo diễn đọc qua. Như vậy, tiếng tăm của biên kịch hoặc các mối quan hệ với hãng phim, đạo diễn sẽ quyết định chính đến việc kịch bản phim có được  sản xuất hay không. Kịch bản phim Việt và nạn cò hoành hành Thị trường kịch bản phim Việt luôn có nhu cầu khá cao về kịch bản phim truyền hình và kịch bản phim điện ảnh. Nhưng rõ ràng các biên kịch muốn giới thiệu kịch bản cho đạo diễn hoặc hãng phim đều cần có mối quan hệ. Đây là mảnh đất vàng làm xuất hiện nhiều “cò kịch bản”. Công việc của họ là thuê các biên kịch không tên tuổi với giá 1 triệu đồng hay 1 triệu rưỡi đồng/1 tập phim truyền hình. Sau đó, cò biên tập lại và bán cho với giá cao hơn để lấy tiền hoa hồng. Nếu làm ăn thuận lợi, một cò kịch bản có thể đạt mức thu nhập trăm triệu đến một tỷ một năm. Cò kịch bản là mắc xích nối biên kịch và các hãng phim tại thị trường Việt Cò kịch bản tiến hành tìm kiếm nhiều người viết khác nhau cho một bộ phim truyền hình 30 tập. Viết vội vàng, không có sự đầu tư và chạy theo đồng tiền làm cho chất lượng kịch bản xuống thấp là điều dễ hiểu. Các trại sáng tác giải nguy cho kịch bản phim Việt Hằng năm, các trại sáng tác kịch bản phim được các hãng phim hoặc hội biên kịch Việt Nam mở ra nhằm tìm kiếm các tài năng trẻ. Nhưng đó thật sự là một cuộc “tìm vàng trong cát”. Mỗi năm số lượng kịch bản thu được từ các trại sáng tác cũng kha khá nhưng dĩ nhiên cũng chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu kịch bản cực cao hiện nay. Các trại sáng tác ươm mầm ước mơ biên kịch trẻ Mỗi hãng một đội ngũ biên kịch chuyên kịch bản phim Một giải pháp nữa các hãng phim sử dụng phổ biến hiện nay đó là đào tạo một đội ngũ biên kịch của riêng hãng mình. Với giải pháp này, các hãng phim dự trữ một số lượng kịch bản phim “cứu đói” hằng năm. Thêm nữa, một số hãng cũng đặt hàng trước kịch bản của các biên kịch tên tuổi. Mỗi hãng phim Việt cần đào tạo một đội ngũ biên kịch riêng Giải pháp dài lâu cho nền kịch bản phim Việt Nam Các biên kịch Việt cần môi trường đào tạo chuyên sâu Muốn có phim hay cần có kịch bản phim hay. Muốn có kịch bản phim hay cần có biên kịch giỏi. Muốn có biên kịch giỏi phải có sự đào tạo bài bản. Vậy giải pháp lâu dài đó là đầu tư vào giảng dạy chuyên ngành biên kịch trên diện rộng cả phía Bắc, phía Nam và Trung. Có như vậy ánh sáng mới chiếu rọi vào thị trường kịch bản phim Việt Nam đang khá u ám như hiện nay. Giải nguy cho thị trường kịch bản Việt Nam, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã xây dựng 02 chương trình học biên kịch với sự đồng hành của nhiều chuyên gia trong nghề. Các chuyên gia như nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu, Đạo diễn Văn Công Viễn, Tiến sĩ Đào Lê Na, Biên kịch Ngô Hạnh, Đạo diễn Đinh Thái Thụy… đã cùng nhau xây dựng một chương trình đào tạo mới, có thể nói là bài bản nhất tại thời điểm hiện tại. Xem chi tiết về 02 chương trình học biên kịch tại đây.

ranh giới giữa biên kịch và nhà văn

Tại sao có khá nhiều nhà biên kịch không thể trở thành nhà văn và ngược lại? Vấn đề cốt lõi là gì? Bài viết này giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về: Hai nghề viết nhưng theo hai phong cách hoàn toàn khác nhau. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Nguồn: rachaelcmarek.com  Nhà biên kịch vẽ hình ảnh qua ngôn từ điện ảnh sống động Nhà biên kịch và nhà văn đều sáng tạo tác phẩm dựa trên ngôn từ. Nhưng cách sử dụng từ ngữ của nhà biên kịch hoàn toàn khác nhà văn. Ngôn từ của biên kịch cần gắn liền với hành động Tất cả mọi thứ trong kịch bản phải tạo được hình ảnh và hành động. Một ví dụ cụ thể: Trong kịch bản cần tránh sử dụng các từ ngữ như: “cô ấy nghĩ…”, “anh ấy cảm thấy..”, “anh ấy rất yêu cô ấy”. Mà chuyển tải tất cả những cảm xúc đó thành hành động như: “NỘI. PHÒNG KHÁCH. ĐÊM Anh nằm ngủ trên ghế. Mắt lim dim chờ cô đi làm về”. Ngược lại, nhà văn có thể viết: “Ánh chiều dần buông trên ngọn tre đầu làng, cô đang ngồi ở yên sau xe đạp anh chở và cảm nhận rõ hơi ấm tỏa ra từ anh”. Có sự khác nhau này bởi bộ phim được khán giả xem, nhìn, nghe chứ không phải đọc như sách. Nhà biên kịch vẽ tác phẩm theo một tiêu chuẩn nhất định Nguồn: screenplayscripts.com Nhà biên kịch cần tuân thủ các quy tắc sau trong khi viết kịch bản: – Kịch bản được viết trên giấy A4 theo font chữ Courier 12. – Một trang kịch bản phải ứng với 1 phút trên phim và một dòng kịch bản lại ứng với 1 giây trên phim. – Tên nhân vật được viết lùi vào 3 khoảng cách. Cần viết hoa và in đậm. – Lời thoại được viết lùi vào 2 khoảng cách. Cần ghi rõ: NỘI. ĐỊA ĐIỂM. THỜI GIAN. – Một bộ phim dài 90 phút phải có số trang từ 80 đến 120 trang. Người làm nghệ thuật hiểu khá rõ: Muốn sáng tạo cần phải có tự do. Nhưng rõ ràng, nhà biên kịch phải tuân thủ tất cả các quy tắc trên. Liệu sự sáng tạo của nhà biên kịch có bị giới hạn? Câu trả lời là không. Bởi nhiều lý do sau: 1. Tác phẩm của nhà văn chỉ cần qua một khâu biên tập trước khi xuất bản. Ngược lại, kịch bản của biên kịch lại trải qua rất nhiều lần chỉnh sửa bởi đạo diễn. Sự khác biệt này xuất phát từ đối tượng đọc của hai thể loại tác phẩm này. Độc giả đọc tác phẩm truyện của nhà văn. Nhưng đạo diễn, diễn viên, hậu cần sản xuất,.. đọc kịch bản của biên kịch. Vì vậy, kịch bản được biên kịch viết theo một tiêu chuẩn được quy định trong điện ảnh. Nguồn: secondcity.com  2. Bất kỳ sự phóng túng nào của nhà biên kịch có thể gây “đau đầu” cho nhà sản xuất, đạo diễn hay diễn viên. Cụ thể, nếu nhà biên kịch viết nên những trận đấu trên không giữa các máy bay sẽ làm khó các đạo diễn. Chi phí cho cảnh quay này quá lớn và nhiều khi chỉ được diễn một lần duy nhất. Luôn tồn tại những chuẩn mực nhất định cho biên kịch Nhà biên kịch vẽ tác phẩm mang tính cộng đồng cao Nhà văn có thể sáng tác các tác phẩm mang phong cách riêng, thế giới quan riêng của tác giả. Nhưng nhà biên kịch cần viết các kịch bản phản ánh các vấn đề chung của cộng đồng. Như vậy, bộ phim mới tiếp cận được một lượng khán giả xem cao. Tuy có sự khác nhau trên nhưng chọn đề tài sáng tác ở tác phẩm truyện và kịch bản vẫn luôn làm khó các nhà văn và các nhà biên kịch. Còn khán giả vẫn luôn mong chờ các đề tài mới lạ. Vì vậy, các nhà biên kịch luôn cần làm mới tác phẩm của mình. Nguồn: aintitcool.com  Tác phẩm của biên kịch cần phản ánh vấn đề xã hội Xét chung, mục đích của nhà văn và nhà biên kịch đều là thỏa mãn nhu cầu giải trí của độc giả và người xem. Hai nghề viết, hai phong cách khác nhau nhưng đều là những bông hoa đẹp tô điểm cho cuộc đời.

biên kịch cần siêng năng

Trở thành nhà biên kịch là ước mơ của nhiều người nhưng không phải ai cũng “chạy” hết cuộc đua khốc liệt này. Vậy những điều nào cản trở bạn trở thành nhà biên kịch? Hòn đá thứ nhất cản trở nhà biên kịch: Sự vô tâm Để tạo được những kịch bản chất lượng, nhà biên kịch cần có vốn sống phong phú ở mọi lĩnh vực. Nhìn cuộc đời bằng con mắt “chân thành” giúp nhà biên kịch chớp lấy nhiều khoảnh khắc thú vị. Chính những điều tầm thường sẽ thu hút một lượng lớn khán giả. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Nguồn: nonfics.com  Điển hình: bộ phim “My love, don’t cross that river” (Người yêu ơi, đừng băng qua sông) là bộ phim tài liệu của đạo diễn Jin Mo Young dài 85 phút. Bộ phim được ghi hình trong 15 tháng kể về cuộc sống hôn nhân lãng mạn của vợ chồng ông Jo Byeong Man (98 tuổi) và bà Kang Gye Yeol (89 tuổi). Dù tuổi già ghé thăm nhưng đôi vợ chồng vẫn luôn có những hành động quan tâm  vô cùng “dễ thương”. Ông bà nhặt bông cúc vàng cài cho nhau, bà gội đầu cho ông vào mùa hè, ông sửa đồ trang phục Hanbok truyền thống cho bà hay ông bà còn vốc tuyết vui đùa với nhau. Cuộc sống hôn nhân 75 năm hạnh phúc dần đến hồi kết khi ông ra đi. “Người yêu của em, đừng bỏ lại em một mình. Đừng băng qua con sông mà không có em theo cùng”: câu hát ca dao vang lên cuối phim, cùng cảnh bà ngồi bên mộ ông cạnh bờ suối dưới tuyết rơi trắng xóa đã lấy bao nước mắt của người xem. Rõ ràng những điều giản dị của cuộc sống luôn chạm đến trái tim người xem. Nhưng để chắt lọc được, nhà biên kịch nhất định phải quan sát mọi nơi, mọi lúc, mọi đối tượng. My love, don’t cross that river – bộ phim tài liệu cảm động sâu sắc Hòn đá thứ hai cản trở nhà biên kịch: Nóng vội Sáng tạo kịch bản ngốn rất nhiều chất xám cùng khối thời gian khổng lồ của nhà biên kịch. Đơn cử để hoàn thành một kịch bản phim ngắn, nhà biên kịch cũng đã mất một tháng. Và nhiều biên kịch ấp ủ kịch bản phim điện ảnh trong nhiều năm liền. Siêu phẩm điện ảnh “Avatar” (2009) với kỹ thuật 3D tinh xảo được đạo diễn James Cameron ấp ủ trong 14 năm. Tức là 2 năm trước khi bộ phim Titanic ra đời. Bộ phim được đầu tư 300 triệu USD và gây được tiếng vang lớn trong giới điện ảnh lúc bấy giờ. Bộ phim có sự pha trộn tuyệt vời giữa viễn tưởng, bom tấn, cùng tình cảm thấm đẫm tính sử thi giữa anh chàng lính thủy đánh bộ Jake và nàng chiến binh Na’vi Neytiri. Nguồn: a2ua.com  Avatar – bộ phim của thế kỉ Nhà văn Nam Cao đã từng nói trong tác phẩm “Đời thừa”của ông “Sự cẩu thả trong bất kỳ ngành nghề nào đã không thể chấp nhận được. Và cẩu thả trong nghệ thuật chính là một tội ác”. Trong sáng tác kịch bản cũng vậy, nếu nhà biên kịch quá nóng vội khẳng định tên tuổi mà thiếu sự chăm chút cho tác phẩm, thật khó có được tác phẩm chất lượng. Vì vậy, nóng vội và hiếu thắng chính là kẻ thù giết chết “mầm non” trở thành biên kịch của bạn. Hòn đá thứ ba cản bước bạn trở thành biên kịch: Sự tự ti và làm biếng Một biên kịch không tự tin vào khả năng của mình sẽ khó hoàn thành kịch bản. Để viết hoàn chỉnh một kịch bản phim truyền hình, biên kịch trải qua rất nhiều khâu: Nguồn: newschool.edu – Viết đề cương tổng của bộ phim. Gửi cho đạo diễn hoặc một hãng phim. Chờ đợi phê duyệt. – Sau khi đã phê duyệt, biên kịch tiến hành viết đề cương cho từng tập phim. – Đạo diễn tiếp tục chỉnh sửa đề cương này. Tiếp đó, biên kịch viết kịch bản cho từng tập phim. Nhưng chưa dừng ở đó, đạo diễn lại tiếp tục chỉnh sửa chúng. Siêng năng là đức tính cần có của biên kịch Tổng thời gian hoàn thành một kịch bản phim truyền hình 30 tập ngốn hết của biên kịch hơn 1 năm. Nếu biên kịch không kiên trì, kịch bản phim khó lòng hoàn tất.