Chọn cốt truyện khi viết kịch bản [Phần 3] - Comic Media Academy

Chọn cốt truyện khi viết kịch bản [Phần 3]

24/11/2016

Ở phần 2, bài viết đã gửi đến bạn 3 loại cốt truyện: truy đuổi, giải cứu và trốn thoát để vận dụng khi viết kịch bản. Trong phần 3, bài viết tiếp tục đem đến cho bạn đọc hai loại cốt truyện: cốt truyện cạnh tranh và thua thiệt. Đây là hai loại cốt truyện thường thấy trong các truyện cổ tích.

Chọn cốt truyện cạnh tranh khi viết kịch bản

Viết kịch bản với cốt truyện cạnh tranh, biên kịch cần thiết lập: hai nhân vật có sức mạnh ngang nhau và họ cùng muốn đạt được một mục tiêu nào đó. Hoặc nếu nhân vật có điểm mạnh về lĩnh vực này thì nhân vật kia sẽ phải có điểm mạnh ở lĩnh vực khác.

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh 

Viết kịch bản với cốt truyện cạnh tranh

Viết kịch bản với cốt truyện cạnh tranh

Để tạo cốt truyện cạnh tranh hấp dẫn, bạn cần tạo nên những màn đấu tranh bất phân thằng bại giữa hai nhân vật. Điển hình cho cốt truyện này là truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn cưới công chúa. Sơn Tinh là chúa tể ở chốn sơn lâm. Ngược lại Thủy Tinh lại là chúa tể vùng biển cả.

Như vậy, cũng có 3 giai đoạn bạn cần tạo ra khi chọn cốt truyện cạnh tranh:

– Giai đoạn 1: Nhân vật chính và nhân vật phản diện có cùng chung mục tiêu. Và bạn cần xác định rõ thế mạnh của cả hai nhân vật. Điều quan trọng là hai nhân vật phải có sức mạnh ngang nhau.

– Giai đoạn 2: Nhân vật phản diện thấy được sức mạnh của nhân vật chính diện dần tăng lên và tìm cách đối phó.

– Giai đoạn 3: Cuộc chạm trán nảy lửa giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện. Với truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thủy Tinh đã chọn dâng nước làm ngập mọi miền. Để đối phó với Thủy Tinh, Sơn Tinh cũng dâng núi lên cao hơn cả sự dâng nước của Thủy Tinh.

Chọn cốt truyện thua thiệt khi viết kịch bản

Viết kịch bản với cốt truyện thua thiệt, ban đầu nhân vật chính diện bị nhân vật phản diện áp đảo hoàn toàn. Giai đoạn tiếp theo, nhân vật chính diện được cải thiện vị thế. Giai đoạn cuối cùng, nhân vật chính diện khôi phục hoàn toàn sức mạnh và có cuộc chạm trán trực tiếp với nhân vật phản diện.

Viết kịch bản với cốt truyện thua thiệt

Viết kịch bản với cốt truyện thua thiệt

Cốt truyện thua thiệt thường được áp dụng khá nhiều trong các truyện cổ tích Việt Nam như: Truyện Thạch Sanh, truyện Tấm Cám, hay truyện Lọ Lem của nước ngoài.

Rõ ràng, ban đầu Thạch Sanh thua kém rất nhiều so với Lý Thông. Đối với truyện Tấm Cám hay Lọ Lem, hai cô gái này đều chịu nhiều cực khổ, bị xem là người ở cho mụ dì ghẻ. Nhưng rồi cuối cùng, cả hai đều được vua, hoàng tử chọn làm vợ. Tấm quay lại trả lại mụ dì ghẻ và Cám.

Truyện cổ tích và viết kịch bản phim

Hai cốt truyện cạnh tranh và thua thiệt đều là những cốt truyện khá phổ biến trong các truyện cổ tích. Người viết kịch bản cần phân tích kỹ hai loại cốt truyện để vận dụng chúng trong các kịch bản tương lai của mình.

viết kịch bản cổ tích xu hướng kịch bản mới

Viết kịch bản cổ tích – xu hướng kịch bản mới

Đặc biệt, xu hướng xây dựng kịch bản phim dựa trên truyện cổ tích đang khá rầm rộ. Cụ thể, phim Tấm Cám do đạo diễn Ngô Thanh Vân đầu tư xây dựng đã gây được nhiều tiếng vang với công chúng.

Vận dụng hợp lý hai loại cốt truyện này với các loại cốt truyện khác như: truy đuổi, giải cứu sẽ giúp nhà biên kịch tạo được những kịch bản độc lạ.