Tác phẩm truyện tranh Hoạ Luận Học Truyện Tranh do Nguyễn Quang Bảo, học viên  Họa sĩ kể chuyện ngành truyện tranh khóa 06 thực hiện Bìa tác phẩm truyện tranh Hoạ Luận Học Truyện Tranh do bạn Quang Bảo, học viên khóa 06 thực hiện Thể loại: truyện tranh trắng đen Độ dài: 75 trang truyện (không tính phần phụ lục) Bản concept Nhân vật, Beatboard và thumbnail Quy Trình Lên Tranh Truyện (Preview 5 Trang) Bản Hoàn Chỉnh (Một số trang của tác phẩm …) Còn tiếp copyright © Nguyễn Quang Bảo >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Họa sỹ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp: TẠI ĐÂY

Đồ án tốt nghiệp – tác phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục do Nguyễn Lan Hương – Ngành Digital Painting khóa 07 Bìa tác phẩm sách minh họa Truyền Kỳ Mạn Lục  do bạn Lan Hương học viên khóa 07 thực hiện Thể loại: sách minh họa Độ dài: 31 trang màu Preview tác phẩm copyright © Nguyễn Lan Hương

Tác phẩm truyện tranh Tôi và Tôi do Bùi Nghĩa Thuận, học viên ngành Đồ họa truyện tranh khóa 07 thực hiện Bìa tác phẩm truyện tranh Tôi và Tôi do bạn Nghĩa Thuận học viên khóa 07 thực hiện Thể loại: truyện tranh trắng đen Độ dài: 65 trang (Tính cả bìa truyên) Preview Truyện (13 Trang đầu) copyright © Bùi Nghĩa Thuận

Tác phẩm truyện tranh Hoa Lạc Thanh Xuân do Phạm Võ Hoàng Quý , học viên ngành Đồ họa truyện tranh khóa 07 thực hiện Bìa tác phẩm truyện tranh Hoa Lạc Thanh Xuân do bạn Hoàng Quý học viên khóa 07 thực hiện Thể loại: truyện tranh trắng đen Độ dài: 56 trang (Tính cả bìa)  Preview Truyện (14 Trang đầu) copyright © Phạm Võ Hoàng Quý

Tác phẩm truyện tranh ‘Chồng’ Cô Hai Tân do Võ Thị Ngọc Giàu, học viên Họa sĩ kể chuyện ngành truyện tranh khóa 07 thực hiện Bìa tác phẩm truyện tranh ‘Chồng’ cô hai Tân do bạn Ngọc Giàu học viên khóa 07 thực hiện Thể loại: truyện tranh màu Độ dài: 66 trang (tính cả bìa)  copyright © Võ Thị Ngọc Giàu

Đồ án tốt nghiệp – tác phẩm Tám mươi ngày vòng quanh thế giới do Nguyễn Lê Bích Trâm – Ngành Digital Painting khóa 05  Thể loại: sách minh họa Độ dài: 72 trang màu Là học viên duy nhất của ngành Digital painting tốt nghiệp đợt này, Bích Trâm đã mang đến một tác phẩm làm mãn nhãn cả hội đồng và độc giả, bất chấp việc nguyên tác nổi tiếng này đã có nhiều tác phẩm minh họa trước đó. Tác phẩm này đã giúp Trâm thể hiện được tất cả thế mạnh của mình trong painting, bố cục và tạo hình nhân vật. Vẫn có một vài chi tiết về chuyên môn cần chỉnh sửa nhưng bút pháp phóng khoáng có cá tính riêng của bạn vẫn tạo được hiệu ứng tốt về mặt hình ảnh. Tác phẩm được đánh giá là có tiềm năng xuất bản và có thể phát triển thành nhiều định dạng khác. QUY TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TÁM MƯƠI NGÀY VÒNG QUANH THẾ GIỚI   copyright © Nguyễn Lê Bích Trâm

Đồ án tốt nghiệp – tác phẩm Ma khuyển xuống núi, do Lê Hoàng Gia – học viên khóa 02 thực hiện Thể loại: truyện tranh màu Tác phẩm kỳ bí cổ trang kết hợp các yếu tố đồng văn của 4 nước Việt-Trung-Hàn-Nhật, mang màu sắc huyền huyễn từ các câu chuyện dân gian và một số truyện như Truyền kỳ mạn lục, Lĩnh nam chích quái…Đây là tác phẩm thú vị, có ý tưởng hay được Gia ấp ủ kỳ vọng và thực hiện trong một thời gian dài với khối lượng công việc lớn. Hội đồng hy vọng trong tương lai bạn có thể phát triển tác phẩm theo hướng quy trình và có ekip hỗ trợ. BẢN CONCEPT NHÂN VẬT VÀ BỐI CẢNH Bảng so sánh tỷ lệ giữa các nhân vật Kịch bản Ma khuyển xuống núi được thể hiện theo dạng Color Script Bản sketch Một vài hình ảnh của tác phẩm Ma khuyển xuống núi   copyright © Lê Hoàng Gia

Tác phẩm truyện tranh Bố tôi méoow có bồ do Lê Hoàng, học viên Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện tranh khóa 05 thực hiện Thể loại: truyện tranh màu Độ dài: 49 trang Lần đầu thử sức với thể loại tình cảm, Lê Hoàng đã làm các thầy cô và bạn bè bất ngờ với câu chuyện tình yêu qua lời kể của một chú mèo. Với tác phẩm này, độc giả ngoài hiểu thêm về công việc của một họa sĩ, được tái hiện qua hình tượng nhân vật nam, còn có thể bắt gặp những nét kiến trúc quen thuộc rất Việt Nam qua nét vẽ của tác giả. Các thầy cô đặc biệt đánh giá cao tinh thần làm việc nghiêm túc tuân thủ quy trình của bạn trong quá trình thực hiện đồ án. Tác phẩm cũng cho thấy khả năng khai thác góc quay đa dạng của tác giả và thể hiện được sự sáng tạo của bạn trong việc sử dụng bóng thoại. Cùng nhìn lại quy trình thực hiện đồ án tốt nghiêp của Lê Hoàng nào! Tác phẩm Bố tôi méoow có bồ copyright © Lê Hoàng

Tác phẩm Lụa do Nguyễn Phát Tài, học viên ngành Họa sỹ kể chuyện truyện tranh khóa 05 thực hiện Thể loại: truyện tranh Được lấy cảm hứng từ chính những người bạn thuở thiếu thời, tác phẩm Lụa mang rất nhiều tâm huyết của tác giả với mong muốn thể hiện tinh thần đồng cảm với thân phân người phụ nữ Việt Nam nói riêng cũng như Châu Á nói chung, luôn phải chịu những lề thói quy cũ mà từ đó, cuộc đời và tư tưởng luôn chìm trong đau khổ thông qua nạn tảo hôn. Tác phẩm được đánh giá cao về cách dẫn dắt câu chuyện và cách tạo hình nhân vật có cá tính riêng. Đây cũng là một nỗ lực rất lớn của tác giả để hoàn thành vì bạn không sử dụng máy trong quá trình sáng tác mà vẽ tay toàn bộ. Hội đồng mong chờ bạn sớm hoàn thành những chap cuối cùng để sớm ra mắt độc giả. Cùng nhìn lại quy trình tạo ra tác phẩm Lụa của Nguyễn Phát Tài nào! Concept art và design   Kịch bản được thể hiện bằng beatboard trắng đen   Phác thảo     Một số hình ảnh trong tác phẩm Lụa copyright © Nguyễn Phát Tài

Tác phẩm Xiềng xích do Nguyễn Quốc Huy, học viên ngành Họa sĩ kể chuyện truyện tranh khóa 05 thực hiện  Là tác phẩm được phát triển từ đề tài của môn Social research, Xiềng xích là tiếng nói nhân văn nhằm cảnh tỉnh nạn nạo phá thai của xã hội. Dù còn một vài hạn chế trong việc thể hiện chủ đề, tác giả được lưu ý cần tập trung khai thác câu chuyện và cảm xúc nhân vật tốt hơn nhưng tác phẩm là sự nỗ lực rất lớn của Huy trong quá trình thực hiện đồ án. Cùng nhìn lại quy trình tạo ra tác phẩm Xiềng xích của Nguyễn Quốc Huy nào! Concept art và design Kịch bản được thể hiện bằng beatboard đen trắng Phác thảo Một vài hình ảnh của tác phẩm copyright © Nguyễn Quốc Huy

Tác phẩm Văn Lang do Nguyễn An Khang, học viên ngành Họa sỹ kể chuyện truyện tranh khóa 05 thực hiện Thể loại: dã sử theo phong cách graphic novel Giới hạn độ tuổi 16+ Văn Lang là tập hợp những câu chuyện khác nhau nhằm truyền tải quá trình hình thành nên văn hóa,con người và đất nước đầu tiên của Việt Nam. Tác phẩm được painting toàn bộ bằng tay, là minh chứng cho sự đam mê của bạn với công việc sáng tác. Hội đồng đánh giá rất cao cách sử dụng màu sắc đầy cảm xúc của tác giả, đặc biệt ánh sáng được khai thác khéo léo như một nhân vật. Các thầy cô mong đợi bạn có thể quản lý mạch truyện và sớm xây dựng được quy trình để ekip tham gia, sớm hoàn thành tác phẩm và ra mắt độc giả. Cùng nhìn lại quy trình thực hiện tác phẩm Văn Lang của Nguyễn An Khang nào! Nghiên cứu thiên nhiên và quan sát xã hội Concept art và design Các hình ảnh đã hoàn thiện trong tác phẩm copyright © Nguyễn An Khang

Tác phẩm truyện tranh Dã Quỳ do Phạm Nhật Cường, học viên ngành Họa sỹ kể chuyện Truyện tranh khóa 05 thực hiện   Thể loại: truyện tranh màu Độ dài: 61 trang không tính bìa Là học viên Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện tranh của K5, Nhật Cường luôn biết cách “lấy lòng” độc giả bằng cách kể chuyện dễ thương nhẹ nhàng và nét vẽ bay bổng. Với mong muốn vượt qua giới hạn và tự thử thách bản thân, đồ án lần này của Cường được bạn vẽ màu hoàn toàn. “Dã Quỳ” được Hội đồng đánh giá rất cao về mặt hình thức với cách đi line chỉn chu và màu đẹp. Bên cạnh đó, các thầy cô còn dành lời khen cho bạn vì xác định tốt đối tượng khán giả và chọn đề tài phù hợp với thị hiếu của độc giả của mình. Cùng nhìn lại quy trình thực hiện tác phẩm của Phạm Nhật Cường nào! Nghiên cứu thực tế   Concept art và bản Design   Kịch bản được thể hiện dưới dạng Beatboard trắng đen Bản phác thảo   Tác phẩm Dã Quỳ       copyright © Phạm Nhật Cường

Tác phẩm “Sứ mệnh chén thánh” do Trần Việt Trung, học viên họa sĩ kể chuyện ngành truyện tranh thể hiện. Được biết tác phẩm là kết quả của một chặng đường dài phấn đấu và tâm huyết của họa sĩ, áp dụng tối đa các môn học đã được học tại Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình (Comic Media Academy – CMA) Thể loại: webtoon one shot Tác phẩm xoay quanh hành trình tìm chén thánh của công chúa Cornella và hiệp sĩ Spuler để giúp đức vua khỏi giấc ngủ ngàn thu. Dù còn một vài điểm cần chỉnh sửa nhưng tác phẩm đã nhận được nhiều lời khen về cách kể chuyện duyên dáng và giữ được sự đồng bộ trong phong cách sáng tác, đồng thời cũng thể hiện được sự tiến bộ của tác giả sau quá trình học tập   Quy trình thực hiện tác phẩm . Cùng nhìn lại tác phẩm Sứ mệnh chén thánh của Trần Việt Trung   copyright © Trần Việt Trung

  Đồ án tốt nghiệp – tác phẩm tựa đề Cốt Trâm, do Nguyễn Thị Xuyên, học viên khóa 2 thực hiện Bìa đồ án tốt nghiệp-học viên Nguyễn Thị Xuyên khóa 2   Quá trình thực hiện tác phẩm – Đề tài: Con người và những mối quan hệ – Chủ đề: Tìng mẫu tử và sự hận thù – Loại thể: trữ tình, tự sự – Cảm hứng: phê phán – Thông điệp: Những con người có ánh nhìn thiển cận, nhìn từ một phía mà đã vội vàng kết tội và lăng mạ người khác. – Ý nghĩa: – Hãy suy nghĩ kĩ trước khi làm.                  – Trước khi nói người hãy nhìn lại mình                  – Làm việc xấu sẽ bị quả báo.                  – Hãy nhìn nhận sự việc bằng nhiều phía – Logline: bà cả hóa điên và sự thật về cây cốt trâm hóa người – Lí do chọn đề tài: Thực trạng hiện nay rất nhiều người phiến diện nhìn vào một mặt của vấn đề mà đưa ra những phán xét và vội vàng chửi bới người khác. Seung ri bị truyền thông cáo buộc mại dâm và nhiều cáo buộc khác, ngụy tạo bằng chứng. Dư luận bủa vây chửi bới mà không cần biết đúng sai.Sau cùng cảnh sát không điều tra được sai phạm gì và anh vô tội. – Tóm tắt nội dung truyện: Truyện kể về sự trả thù của liễu yêu Liễu Nương. Thị và con gái bị thị mợ cả nhà họ Đỗ giết hại. Thị hóa thành người và làm vợ hai của Đỗ Nghiêm để trả thù. Thị giết đứa con đầu của người vợ cả là Đỗ Thị và bị phát hiện, Đỗ Thị mời pháp sư về trấn áp và đúc thị thành trâm và giam cầm linh hồn thị trong đó. Nỗi oán hận của Liễu Nương ngày càng tăng lên, thị đàm phán với pháp sư và quay trở về nhà họ Đỗ. Thị khiến Đỗ Nghiêm ghét bỏ Đỗ Thị và lầm tưởng Đỗ Thị bị điên. Đỗ Thị phát hiện sau đó bị Liễu Nương bắt lại hành hạ. Pháp sư xuất hiện và tiết lộ bí ẩn đằng sau sự sống của Liễu.   tác phẩm CỐT TRÂM                                                   copyright © Nguyễn Thị Xuyên

Đồ án tốt nghiệp – tác phẩm tựa đề Hồ Y, do Nguyễn Thị Hoài Thương, học viên chuyên ngành Truyện Tranh Khóa 02 thực hiện. Bìa đồ án tốt nghiệp-học viên Hoài Thương khóa 2   Quá trình thực hiện tác phẩm Bản vẽ bối cảnh trắng đen   Bản phác thảo nhân vật từ hình bóng đen   Bản thiết kế nhân vật Nhân vật Nhân Khang trong tác phẩm     Nhân vật Minh Du trong tác phẩm     Các nhân vật phụ và phản diện     Bìa tác phẩm   Một số hình ảnh tác phẩm Hồ Y   copyright © Nguyễn Thị Hoài Thường

  Sáng ngày 5/8/2019 vừa qua, viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam (CMA) đã tổ chức lễ kỉ niệm 5 năm thành lập viện. Ý nghĩa hơn, đây cũng là cột mốc ghi dấu lứa học viên đầu tiên của Viện chính thức trưởng thành và tốt nghiệp. Buổi lễ có sự tham dự của các thầy cô đã gắn bó với Viện kể từ ngày đầu thành lập, các thầy cô thỉnh giảng, cùng hơn 70 học viên thuộc hệ đào tạo dài hạn – chuyên nghiệp của Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam. Được thành lập vào tháng 8/2014, Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình  là nơi đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chuyên sâu về ngành công nghiệp truyện tranh và hoạt hình. Trải qua 5 năm hoạt động, từ xuất phát điểm ban đầu gồm 2 ngành, đến nay Viện đã mở rộng đào tạo thêm các ngành Digital Painting và Biên Kịch. Các ngành đào tạo mới được đánh giá phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng được nhu cầu của xã hội, qua đó cho thấy sự cập nhật và không ngừng đổi mới của Viện trong những năm qua. Bên cạnh đó, sự đa đạng trong độ tuổi đào tạo cũng là một thành công lớn của Viện, tính đến thời điểm hiện tại, kỉ lục về độ tuổi nhỏ nhất của học viên là 7 tuổi và lớn nhất là 71 tuổi. Với chủ trương đào tạo toàn diện từ kỹ thuật, kỹ năng, năng lực thấu cảm và đặc biệt là kỉ luật,  học viên ở CMA trong quá trình học tập của mình tại Viện đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhiều năm liền, học viên của Viện luôn ghi dấu tên mình trong các cuộc thi trong nước và Quốc tế như: Nhà Biên Kịch Tài Năng, Wacom Vietnam Challenge, XP Pen’s Contest, Clip Studio Paint International Comic School Contest.  Đặc biệt, khoa Biên Kịch tại CMA đạt được tiếng vang lớn khi liên tục 2 năm đều có học viên nằm trong Top 3 chung cuộc. Phát biểu trong buổi lễ kỉ niệm 5 năm thành lập, Viện Trưởng Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam, cô Phan Thị Mỹ Hạnh xúc động nhắc lại một hành trình tương đối dài với nhiều khó khăn, gian khổ. Tuy nhiên với niềm tin dành cho thế  hệ tiếp nối, Viện trưởng nhấn mạnh nền công nghiệp Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam sẽ lớn mạnh và phát triển. Cô Phan Thị Mỹ Hạnh – Viện Trưởng Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam Hòa trong không khí xúc động của lễ kỉ niệm, buổi lễ cũng là cột mốc đánh dấu lại hành trình học tập của học các học viên ngành Họa Sĩ Kể Chuyện khóa 1 và 2, đây là những khóa đầu tiên hoàn thành chương trình học và báo cáo thành công đồ án tốt nghiệp kể từ khi Viện thành lập. Buổi lễ tốt nghiệp diễn ra trang nghiêm cùng sự góp mặt của các quý phụ huynh và các thầy cô đã từng tham giảng dạy các bạn từ kiến thức đến đạo đức nghề nghiệp. Đại diện học viên khóa 1 và 2 tốt nghiệp, bạn Nguyễn Thị Hoài Thương tuyên thệ sẽ dùng những kĩ năng học tập được đóng góp vào nền công nghiệp Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam, đồng thời hứa sẽ luôn giữ vững đạo đức của một người họa sĩ. Với nghi thức trao bằng tốt nghiệp, Viện phó Lê Thắng một lần nữa công nhận sự trưởng thành của các bạn học viên và gửi lời chúc thành công trên con đường theo đuổi đam mê đến các bạn. Hiện các học viên tốt nghiệp đều được giữ lại Viện tham gia công tác giảng dạy, đồng thời nhận được lời mời làm việc tại các công ty mỹ thuật và truyền thông lớn.   Lạc An – Comic Media Academy

Báo cáo Đồ án Tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện Ngành Truyện Tranh Khóa 1&2 VIỆN TRUYỆN TRANH HOẠT HÌNH VIỆT NAM CMA Sau 3 năm học tập tại Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA), ngày 20/7/2019 vừa qua, các bạn học viên Lê Thị Hồng Hạnh (Lạc An), Nguyễn Thị Hoài Thương, Nguyễn Thị Xuyên đã có buổi báo cáo Đồ án tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện. Buổi báo cáo được tổ chức trang trọng với  sự tham gia của Hội đồng Giảng viên và các bạn học viên khoá dưới. Hội đồng giảng viên CMA Với tiêu chí đào tạo hoạ sĩ toàn năng, bài đồ án tốt nghiệp được xem là đủ tiêu chuẩn khi học viên hoàn thành đầy đủ các hạng mục: concept nhân vật và bối cảnh, beatboard, câu chuyện được kể theo cấu trúc 3 hồi 8 nhịp, ít nhất 56 trang truyện hoàn chỉnh đối với hình thức truyện tranh in giấy truyền thống, và 120 khung với hình thức truyện tranh webtoon. Thời gian 4 tháng để làm đồ án tốt nghiệp đối với học viên ở Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA) được đánh giá là phù hợp với tốc độ của một hoạ sĩ chuyên nghiệp trong ngành công nghiệp truyện tranh hiện nay, nhưng cũng là một thách thức lớn với các bạn học viên. Vượt qua các khó khăn trong quá trình làm việc, các bạn đã hoàn thành đúng tiến độ và mang lại những tác phẩm rất ấn tượng. Chính vì vậy, trong buổi báo cáo sáng ngày 20/7 vừa qua, bên cạnh việc ghi nhận sự nỗ lực của ba bạn học viên hoàn thành đồ án, Hội đồng Giảng viên đã dành cho các bạn nhiều lời khen về kỹ thuật chuyên môn.   Lấy đề tài về biến đổi gen cùng hình thức thể hiện hoàn toàn bằng vẽ tay, tác phẩm Designed Generation của Lạc An là gửi lời cảnh tỉnh đến nhân loại về hệ quả của việc thực hiện thí nghiệm cắt ghép gen trên cơ thể con người. Tác phẩm đã gây xúc động mạnh và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ Hội đồng Giảng viên. Bạn Lê Thị Hồng Hạnh ( Lạc An ) trình bày tác phẩm Designed Generation của mình Cùng chọn thể loại liêu trai, kì ảo và bối cảnh Việt Nam xưa, nhưng tác phẩm Hồ Y của bạn Nguyễn Thị Hoài Thương và Cốt Trâm của bạn Nguyễn Thị Xuyên lại mang đến cho người xem hai cảm xúc khác nhau, với phần thể hiện trên 2 nền tảng: truyện tranh truyền thống và webtoon. Với Cốt Trâm, tác phẩm trình bày theo thể thức truyện tranh truyền thống, đó là câu chuyện tình yêu nhuốm màu ma mị. Còn nổi bật trong Hồ Y, tác phẩm được thể hiện bằng định dạng webtoon, lại là thông điệp về bảo vệ động vật thông qua câu chuyện cảm động giữa người và một bé cáo. Hai bạn cũng tạo ra được bầu không khí bàn luận sôi nổi và nhận được nhiều nhận xét tốt từ Hội đồng Giảng viên, đặc biệt là lời khen cho phần nghiên cứu tư liệu công phu, hoàn chỉnh. Bạn Nguyễn Thị Hoài Thương ( Thương Haki ) trình bày 3 hồi 8 nhịp ( tác phẩm Hồ Y của mình ) với hội đồng giảng viên   Bạn Nguyễn Thị Xuyên ( Xyn Kyubi ) trình bày concept nhân vật ( tác phẩm Cốt Trâm )   Bên cạnh đó, Hội đồng Giảng viên cũng dành nhiều góp ý về chuyên môn để các bạn hoàn thiện tác phẩm, đồng thời các thầy cô cũng mong đợi tác phẩm sớm ra mắt công chúng và nhận được nhiều sự ủng hộ. Mặc dù, số lượng học viên được tham gia báo cáo trong đợt 1 năm 2019 còn khiêm tốn, song với chất lượng trong bài thể hiện, Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA) tin rằng sau hơn 3 năm học tập và rèn luyện, các bạn đã trưởng thành, sẵn sàng đương đầu với mọi sóng to gió lớn trong con đường trở thành Họa sĩ kể chuyện chuyên nghiệp.   Nhận xét của Th.sĩ Lê Thắng – Viện phó Viện truyện tranh Hoạt hình Việt Nam về buổi báo cáo tốt nghiệp ngày 20/7/2019: “Với 3 học viên khóa Họa sĩ kể chuyện 1&2 Ngành truyện tranh đầu tiên đủ điều kiện thực hiện Đồ án tốt nghiệp, CMA đã có một buổi báo cáo tổng kết phản ánh được quan điểm, định hướng và giá trị cốt lõi của Nhà trường, đó là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, thái độ chuyên nghiệp và tinh thần tự chủ trong công việc. Những Họa sĩ kể chuyện đầu tiên của Viện, về cơ bản, đã thể hiện được các tố chất cần thiết của một người làm nghề: kỹ năng vẽ hình, kể chuyện, thuyết trình, dung hòa sự sáng tạo bay bổng với ý thức kỷ luật, trên nền tảng một phương pháp làm việc chặt chẽ và khoa học. Đó là hành trang mà Ban giám hiệu, Ban chuyên môn của Nhà trường mong muốn trang bị cho tất cả sinh viên CMA trước khi bước qua cánh cửa của Ngành công nghiệp giải trí và truyền thông, một thế giới rộng mở với nhiều tiềm năng và thách thức.   Th.sĩ – Họa sĩ Lê Thắng ( Áo trắng cầm mic ) – Viện phó Viện truyện tranh Hoạt hình Việt Nam Thay mặt cho Nhà trường, Thầy muốn gửi đến sự tin tưởng và lời chúc may mắn đến các bạn sinh viên Khóa 1,2 đã hoàn thành Đồ án tốt nghiệp của CMA. Thầy hy vọng các bạn tiếp tục vững tin bước tiếp trên con đường mình đã chọn, để lại cho các bạn