ngày hội vẽ tương lai

Ngày hội Vẽ Tương Lai- Sân chơi vui hè của bé là lễ hội có 1-0-2 dành cho trẻ từ 8 đến 12 tuổi được thỏa thích kể chuyện bằng tranh và được tham gia workshop để bé học vẽ truyện tranh.   Thể Lệ Cuộc Thi Đối tượng tham gia Các bạn nhỏ có độ tuổi từ 8 đến 12, không giới hạn quốc tịch. Thời gian tham gia – Vòng “Xin chào”: + Nộp bài từ 14/05/2018 đến 24h00 30/05/2018. + Công bố kết quả: 1/06/2018 – Vòng “Kết nối”: Vẽ và trao giải trực tiếp 09/06/2018 Cách thức tham gia Vòng “Xin chào”: Người bạn tương lai   Em được du hành đến thế giới tương lai bằng cỗ máy thời gian và làm quen với những người bạn mới. Em hãy vẽ một bức tranh kèm cuộc hội thoại về cuộc gặp gỡ này. Yêu cầu bài vẽ: Hình thức: bút chì, bút dạ, bút lông dầu, sáp dầu.   Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm chưa đăng trên báo, tạp chí và chưa đoạt giải ở các cuộc thi khác. Nội dung: Bức tranh phải có khung cảnh và sự thay đổi của thành phố ở tương lai, có ít nhất 2 nhân vật và 2 lời thoại.   Thông tin bài dự thi: Bài dự thi ghi đầy đủ các thông tin sau   Tên bức tranh:Họ tên:Ngày, tháng, năm sinh: Trường/ Lớp: Số điện thoại liên lạc: Email hoặc facebook bố mẹ:Cách thức gửi bài:   Gửi trực tiếp Gửi đến Viện Truyện tranh và Hoạt hình CMA. Chi nhánh 1: 164 Nguyễn Đình Chính, phường 11, quận Phú Nhuận, TPHCM. Chi nhánh 2: 147 Pasteur, phường 6, quận 3, TPHCM. Gửi trực tuyến File đính kèm bài thi ghi rõ: Vẽ tương lai + [Họ tên thí sinh] Inbox Fanpage CMA: https://www.facebook.com/cmavn.org/Email: cma.org@gmail.comVòng “Kết nối”: Workshop ‘Ngày Hội Vẽ Tương Lai’30 sản phẩm được lựa chọn từ vòng “Xin chào” sẽ tham gia workshop để bé học vẽ truyện tranh   Truyện tranh và vẽ trực tiếp tại Nhà thiếu nhi thành phố.     30 bé được chia thành 5 đội. Mỗi đội sẽ có một huấn luyện viên hướng dẫn.     Các thành viên trong đội sẽ cùng nhau tạo nên một tác phẩm truyện tranh 1 trang.     Quy cách chấm bàiVòng xin chào: BTC sẽ chọn 30 bài từ tổng số bài thi được gửi đến. 20 bài BGK chọn 10 bài có lượng like và share cao nhất     Vòng kết nối:   <3 giải thưởng Team do BGK bình chọn Giải Nhóm Hoạ Sĩ Toàn Năng Giải Nhóm Hoạ Sĩ Thông Thái Giải Nhóm Hoạ Sĩ Ánh Sáng     5 giải cá nhân do BGK bình chọn     Cơ cấu giải thưởng   Vòng xin chào   Giải Họa sĩ “triệu like” dành cho bài có lượt like cao nhất trên Facebook.   30 tranh được chọn sẽ có mặt trong ấn phẩm Artbook Vẽ Tương Lai.   30 tác giả được tham gia Workshop để bé học vẽ truyện tranh và thực hành dưới sự dẫn dắt của các huấn luyện viên là họa sĩ trẻ từ CMA.   Vòng kết nối   Giải đồng đội:   + Nhóm Họa Sĩ Toàn Năng 3.000.000 VND + Nhóm Họa Sĩ Thông Thái 2.000.000 VND+ Nhóm Họa Sĩ Ánh Sáng 2.000.000 VND Học bổng trị giá 1.000.000 VND Khoá học Manga/Comic tại CMA dành cho mỗi thành viên trong đội đạt giải Giải cá nhân:       + 5 suất học bổng toàn phần cho khoá Manga/Comic cơ bản tại CMA       + 30 Art Book Vẽ Tương Lai: dành cho 30 bé tham dự vòng chung kết   Ban Giám Khảo & Huấn luyện viên BGK   Diễn viên- nghệ sĩ:  Đình Toàn   Họa sĩ: Lưu Nguyễn Tiến Đạt ( họa sĩ của bộ truyện tranh nổi tiếng Thần Đồng Đất Việt)   Thạc sĩ mỹ thuật – họa sĩ: Nguyễn Thị Thanh Thủy   Họa sĩ: Dương Hương Ly

talkshow Biên kịch - Nghề mới cho người trẻ

Có thể nhận thấy, hầu hết các tác phẩm điện ảnh Việt Nam ra rạp gần đây đều xuất hiện những tên tuổi biên kịch mới… Đặc biệt, họ đều là những người trẻ, cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Liệu đây là một xu hướng của các nhà sản xuất phim hiện nay, tìm hơi thở mới từ biên kịch trẻ? Và đây có phải một tín hiệu tích cực của nghề biên kịch, nghề “vàng” của kỷ nguyên hình ảnh hiện nay? Điểm lại chuyển động điện ảnh Việt từ 2016 đến đầu năm 2018, chúng ta thấy một loạt phim lập kỷ lục doanh thu phòng vé như Em Chưa 18, Tấm Cám – Chuyện Chưa Kể, Siêu Sao Siêu Ngố… với những cái tên Khánh Hoàng, Hoàng Anh, Huỳnh Châu Ngọc trong vai trò biên kịch. Và cuộc thi “Nhà biên kịch tài năng 2017” của CGV tổ chức cũng đã tạo nên cơn sốt của nghề “kể chuyện qua tiếng qua hình” vốn đang khan hiếm kịch bản hay này. Những cái tên mới toanh xuất hiện, và dần bước chân vào thị trường điện ảnh Việt Nam đang ngày một nhộn nhịp, sôi động: Võ Anh Vũ, Võ Thị Hoàng Yến, Trần Thị Phượng… Kịch bản phim vẫn đang là mảnh đất màu mỡ để ươm và trồng lên những cành xanh đầy sức sống. Vẫn là thị trường cầu nhiều hơn cung. Và thế hệ biên kịch trẻ luôn biết tự trang bị những tố chất, ưu thế khác biệt để chứng minh cho nhà sản xuất, đạo diễn thấy họ đã sẵn sàng cuộc chinh phục. Cùng gặp gỡ những người trẻ trong lĩnh vực biên kịch tại Talkshow Biên kịch – Nghề mới cho người trẻ để hiểu thêm những thử thách, những cơ hội, những trăn trở và bước chân chinh phục của họ trên con đường biên kịch vừa có gai vừa có hoa hồng này. [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Talkshow BIÊN KỊCH – NGHỀ MỚI CHO NGƯỜI TRẺ Thời gian: 9:00 – 11:30 Chủ nhật, ngày 18/03/2018 Địa điểm: Sân khấu Đẹp Cafe, Đường sách Nguyễn Văn Bình, Q.1, TPHCM Tổ chức: Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] KHÁCH MỜI: BIÊN KỊCH TRẦN KHÁNH HOÀNG Người kể chuyện của “bom tấn” Em Chưa 18 [spacer] [spacer] BIÊN KỊCH NGUYỄN HOÀNG ANH Biên kịch Cô Thắm Về Làng, Đồng biên kịch Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể, đạo diễn kiêm biên kịch Về Quê Ăn Tết [spacer] [spacer] ĐĂNG KÝ THAM DỰ Loading…

khoá học sketch note sketch talk Room To Read

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) vinh dự được tổ chức chương trình Tập huấn Sketchnote – Sketchtalk cho các anh chị nhân viên xã hội (Social Worker) thuộc tổ chức Room to Read Việt Nam. Rạng rỡ trong  buổi tổng kết chương trình tập huấn. Ảnh: CMA Room to Read là Tổ chức Phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ giáo dục cho trẻ em những vùng khó khăn với phương châm hành động “Thế giới thay đổi khi trẻ em được đến trường”. Được thành lập từ năm 2000, đến nay Room to Read đã có mặt ở 10 quốc gia Châu Á và Châu Phi: Nepal (2000), Việt Nam (2001), Cam-pu-chia (2002), Ấn Độ (2003), Srilanka (2004), Lào (2005), Nam Phi (2006), Zambia (2007), Bangladesh (2008) và Tazania (2011). Trụ sở chính của Room to Read đặt tại San Francisco, Mỹ. Sau khi hoàn thành khoá tập huấn, chị Đoàn Tâm Đan đại diện Room To Read chia sẻ với giảng viên: GV. Dương Hương Ly: Sau khi kết thúc 6 buổi học thì chị có cảm nhận gì về khóa học ạ? Chị có thấy thỏa mãn được những kì vọng trước khi bước vào khoá học không? Chị Đoàn Tâm Đan: Nếu nói về thỏa mãn, thì chắc là chị chưa thỏa mãn (cười). Bởi vì thực sự mà nói thì chị vẫn còn muốn học tiếp nữa, khóa học này thật sự quá là lý thú và nó vượt xa cái sự mong đợi của chị, thành ra nếu chỉ dùng từ thỏa mãn là chưa đủ mà phải nói là rất rất thỏa mãn, thậm chí còn rất cuốn hút nữa. Chị thật sư muốn có cơ hội để tiếp tục được học và khám phá thêm nữa (cười). Chị Đoàn Tâm Đan, phụ trách chương trình Girl’s Education, Room To Read. Ảnh: CMA GV. Dương Hương Ly: Chị có thể chia sẻ thêm là trong những kiến thức đã được học thì phần chị yêu thích nhất là gì không ạ? Chị Đoàn Tâm Đan: Phần chị yêu thích nhất là có thể vẽ diễn tả dáng người và chị đã vẽ được rất là tự tin, bởi vì trước đây khi mà vẽ người thì chị rất là ngại, không biết là nét vẽ của mình như thế nào, có đúng hay chưa v.v… và biết cách tạo biểu cảm, rồi dáng đi dáng đứng, từng cử chỉ hành động của người đó nữa. Thêm một điều tâm đắc nữa đối với khóa học này là nó có thể bổ trợ cho công việc mà chị đang làm, thậm chí chị đã về khoe với rất nhiều người và dụ dỗ thêm vài người nữa (cười). Hy vọng rằng từ cái đam mê và nhiệt tình của thầy cô của lớp đã truyền lửa cho chị, chị cũng có thể lan rộng cho cộng đồng và những người khác (cười). Thông qua khoá tập huấn Sketchnote / Sketchtalk tại CMA, các anh chị và giảng viên đã cùng nhau tạo nên những buổi học vui tươi, phấn khởi và tràn đầy cảm xúc. Cảm giác lo lắng, ngần ngại về kỹ năng vẽ, kỹ năng trình bày câu chuyện đã tan biến, thay vào đó là không gian học tập, thảo luận sôi động và hào hứng đến mức quên cả thời gian mỗi ngày. Chưa bao giờ thiếu vắng niềm vui trong suốt kỳ tập huấn. Ảnh: CMA Sketchnote – Sketchtalk là chương trình đào tạo, huấn luyện mới ra mắt của Comic Media Academy Việt Nam. Khoá học cung cấp kỹ năng trình bày, ghi chép vấn đề/câu chuyện bằng hình ảnh. Ưu điểm mà sketchnote / sketchtalk mang lại: – Hình ảnh là ngôn ngữ chung duy nhất trên toàn thế giới. – Chủ động trong những tình huống không có sự chuẩn bị trước về hình ảnh trong bài giảng. – Tiết kiệm thời gian tìm kiếm hình ảnh ở nguồn ngoài. – Thu hút ánh nhìn của người nghe về phía diễn giả và nội dung. [spacer] Cùng xem trọn bộ hình ảnh 3 ngày học với niềm đam mê trọn vẹn: Tập huấn Sketchnote – Sketchtalk Ngày 01: [spacer] [spacer] Tập huấn Sketchnote – Sketchtalk Ngày 02: [spacer] [spacer] Tập huấn Sketchnote – Sketchtalk Ngày 03: [spacer] [spacer] Trao chứng nhận hoàn tất chương trình tập huấn: [spacer] [spacer] Khoá tập huấn đã kết thúc, CMA chúc anh chị công tác tốt, ứng dụng Sketchnote / Sketchtalk thật trọn vẹn vào từng chương trình mà anh chị phụ trách. [spacer] LIÊN HỆ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Điện thoại:(028)3820.9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM

Ngày 31/10/2017, Hãng phim hoạt hình VinTaTa, thuộc Tập đoàn Vingroup đã chính thức phát động cuộc thi tìm kiếm ý tưởng kịch bản “Tác giả lừng danh” với tổng trị giá giải thưởng lên tới gần 2 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên một hãng phim hoạt hình trong nước tổ chức cuộc thi kịch bản trên phạm vi toàn cầu, nhằm tìm ra những ý tưởng sáng giá nhất cho series phim hoạt hình “made in Việt Nam” có công nghệ hiện đại, mang đậm tinh thần và bản sắc văn hoá Việt. VinTaTa là hãng phim hoạt hình do Tập đoàn Vingroup thành lập cuối năm 2016, với sứ mệnh “mang lại tiếng cười cho trẻ thơ”. Sau một năm đi vào vận hành, Hãng đã hoàn thiện 2 studio trang bị hiện đại tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trang bị hạ tầng phần cứng và phần mềm mới nhất đang được sử dụng ở các studio lớn trên thế giới. Hiện VinTaTa đang có hơn 100 nhân sự là các gương mặt nổi bật của ngành sản xuất phim hoạt hình Việt Nam và đã có những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên. Poster cuộc thi truy tìm Tác giả lừng danh Với mục tiêu tạo ra những bộ phim hoạt hình “made in Việt Nam” có công nghệ tinh xảo và hiện đại như tại các nước phát triển, đảm bảo tôn vinh các giá trị chân thiện mỹ, có ý nghĩa giáo dục cao và đặc biệt mang đậm tinh thần, văn hoá Việt – hãng đã quyết định tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng kịch bản “TÁC GIẢ LỪNG DANH” trên phạm vi toàn cầu nhằm thu hút rộng rãi trí tuệ xã hội. Cụ thể, từ ngày 31/10 – 30/11/2017, các tác giả là công dân toàn cầu trong độ tuổi từ 7 – 77 có thể tham gia dự thi “TÁC GIẢ LỪNG DANH” bằng cách lên ý tưởng kịch bản cho một dòng phim dài tập, không giới hạn hình thức thể hiện (văn xuôi, văn thoại, truyện tranh, video…), đáp ứng được các “tiêu chí kép”: vừa mang lại tiếng cười cho trẻ nhỏ, vừa có có ý nghĩa giáo dục cao; vừa thấm đẫm bản sắc và tâm hồn Việt, vừa có tầm vóc quốc tế. Tạo hình Monta và các nhân vật trong film Kịch bản sẽ xoay quanh chú khỉ Monta – nhân vật chủ đạo, xuyên suốt các series phim của VinTaTa, đồng thời là linh vật biểu tượng của hãng phim. Monta được thiết kế dựa trên nguyên mẫu là loài voọc quần đùi trắng – động vật quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam, hội đủ những ưu điểm tích cách đặc trưng của người Việt như thông minh, tốt bụng, vui vẻ, nhanh nhẹn, tháo vát, hóm hỉnh… Các tác giả sẽ trải qua 4 vòng thi bao gồm Vòng đầu vào, Vòng loại, Sản xuất phim nháp và Vòng show thực tế để chọn ra được những kịch bản suất sắc nhất. Ngoài tổng trị giá giải thưởng lên tới gần 2 tỷ đồng – lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam cho một cuộc thi tìm kiếm ý tưởng kịch bản phim, các kịch bản lọt vào 2 vòng trong sẽ được VinTaTa sản xuất demo. Bên cạnh tâm huyết đầu tư công phu, bài bản và toàn diện cho ngành công nghiệp hoạt hình theo hướng chuyên nghiệp hoá để đạt được những giá trị lâu dài – VinTaTa còn có nhiệm vụ hỗ trợ quảng bá và đồng hành cùng Vinpearl Land, đưa Vinpearl Land hướng đến thương hiệu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển tổng thể ngành công nghiệp giải trí theo mô hình công viên giải trí chủ đề (amusement theme park) như Disney, Universal… Nhân vật chủ đạo Monta cũng được chọn là “đại sứ thương hiệu” cho lĩnh vực du lịch, giải trí của Vingroup. Ngoài Vinpearl, Vinpearlland, hình ảnh Monta cũng có thể xuất hiện trong các dịch vụ sản phẩm dành cho trẻ em, gia đình thuộc hệ sinh thái đa dạng của Vingroup như Vinschool, Vinmec, Vinmart…. Để phục vụ mục tiêu trên, VinTaTa sẽ thực hiện phụ đề tiếng Anh hoặc lồng tiếng Anh với sự hỗ trợ của các biên kịch đến từ Hollywood cho tất cả các phim và tiến hành phát hành rộng rãi trên các kênh truyền hình, Internet…trên phạm vi thế giới. Dự kiến, tập phim đầu tiên sẽ ra mắt công chúng vào năm 2018./. Giải thưởng cuộc thi tìm kiếm ý tưởng kịch bản “TÁC GIẢ LỪNG DANH”: Giải thưởng cuộc thi “TÁC GIẢ LỪNG DANH” có tổng trị giá 1,7 tỷ đồng, gồm: •     1 Giải Nhất do Hội đồng cố vấn lựa chọn: 1 tỷ VND. •     7 giải khuyến khích: 100 triệu VND Giám khảo của Cuộc thi “TÁC GIẢ LỪNG DANH” là các nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên, người có ảnh hưởng tới công chúng. Đặc biệt, cuộc thi còn có một “Nhóm giám khảo nhí” tham gia đánh giá sau khi ý tưởng kịch bản đã được xây dựng thành phim để đảm bảo tiêu chí cốt lõi là “mang lại tiếng cười cho trẻ nhỏ”. Thông tin chi tiết về cuộc thi có thể được tìm thấy ở fanpage: https://www.facebook.com/vintatastudio/ Nguồn: Vingroup http://vingroup.net/vi-vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-hoat-dong/vingroup-phat-dong-cuoc-thi-tim-kiem-y-tuong-kich-ban-tac-gia-lung-danh-3097.aspx 

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức Talkshow UNDERSTANDING ANIMATION. Với sự chia sẻ của Mr. Thomas Voigt, Tổng giám đốc Con Voi Animation Studio, Professor of Animation – CMA. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm phim hoạt hình chuyên nghiệp cho thị trường quốc tế, Mr. Thomas Voigt sẽ giúp cho học viên và các bạn yêu thích hoạt hình hiểu sâu hơn về: – Các định dạng hoạt hình phổ biến trên thế thế; – Các nhóm khán giả phổ biến trên thế giới, phân loại theo những quốc gia mà Mr. Thomas Voigt từng làm việc; – Các phong cách hoạt hình phổ biến trên thế giới; – Các kỹ năng nghề nghiệp cần có đối với họa sĩ hoạt hình chuyên nghiệp; – Các quy trình sản xuất phim hoạt hình hiệu quả. – ….. [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: TALKSHOW UNDERSTANDING ANIMATION – Khách mời: Mr. Thomas Voigt – Thời gian: 9:00 – 11:30 ngày thứ 7, 28/10/2017 – Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM (*) Chương trình có hỗ trợ phiên dịch song ngữ Anh – Việt (**) Bắt buộc tham gia đối với học viên chuyên ngành Hoạt hình. [spacer] THÔNG TIN VỀ MR. THOMAS VOIGT: [spacer] [spacer] Mr. Thomas Voigt sinh năm 1959, người Đức. Ông là Tổng giám đốc Con Voi Animation Studio, nhà sản xuất hoạt hình 2D, 3D, Motion Comics, TV Serires, Feature film, games… cho nhiều khách hàng quốc tế. Theo IMDb.com, Năm 2000, Mr. Thomas Voigt giành chiến thắng hạng mục Best Animated Film tại Annecy International Animated Film Festival với tác phẩm ‘The Moment’. Cũng trong năm 2000, tác phẩm The Moment của ông được đề cử cho hạng mục Best Short Film tại Berlin International Film Festival. Hiện nay, ông đảm nhận vai trò Professor of Animation tại CMA. IMDb giới thiệu về Mr. Thomas Voigt: http://www.imdb.com/name/nm0901203/?ref_=nmawd_awd_nm [spacer] Xem lại hình ảnh & Video clip chương trình TẠI ĐÂY.

Hội thảo Anime và con đường tiến ra thế giới

Ngành công nghiệp Anime của Nhật Bản có một chỗ đứng vững chắc không chỉ trong nước mà còn tạo ra ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc cho kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, theo số liệu từ Hiệp Hội Phim Hoạt hình Nhật Bản (The Association of Japanese Animation), Anime vẫn đều đặn phát triển và đươc xếp vào danh sách những ngành công nghiệp tỷ đô tại Nhật với tăng trưởng ấn tượng từ 1,095 tỷ Yên (9,75 tỷ USD ~ gần 222 nghìn tỷ) vào năm 2002 đến 1,826 tỷ Yên (16,26 tỷ USD ~ gần 370 nghìn tỷ VND) vào năm 2015. Đằng sau câu chuyện tăng trưởng liên tục đó là thành quả của một hệ thống đào tạo bài bản và chuyên nghiệp nhằm để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển không ngừng của các công ty, studio chuyên sản xuất Anime tại Nhật Bản. Tham gia Hội thảo Anime & Con đường tiến ra thế giới do Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) tổ chức, bạn sẽ được giải đáp tất cả thắc mắc về ngành công nghiệp Anime tại Nhật Bản. Từ thực tế đào tạo, quy trình sản xuất, đến các cơ hội Du học và làm việc tại Nhật Bản dành cho sinh viên quốc tế. THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Hội thảo Anime & Con đường tiến ra thế giới Thời gian: 8:30 – 12:00 ngày thứ bảy, 14/10/2017 Địa điểm:  164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Tổ chức: Viện Truyện tranh và Hoạt hình Đồng tổ chức: Saigon Language School Khách mời đặc biệt: Mr. Kagetoshi Yasuhiro, TOHO GAKUEN Film Techniques Training College, Nhật Bản   THÔNG TIN KHÁCH MỜI CHIA SẺ TẠI HỘI THẢO: [tabs direction=”top” tab1=”Mr. Kagetoshi Yasuhiro” tab2=”Saigon Language School” ] [tab1] Trưởng phòng CG-Animation, TOHO GAKUEN Film Techniques Training College Mr. Kagetoshi đã tham gia đào tạo về Anime-CG tại học viện TOHO trong suốt 20 năm. Tự bản thân ông cũng sử dụng thành thạo nhiều phần mềm và chế tác nên các tác phẩm phim ảnh, đào tạo được nhiều thế hệ học sinh cho các công ty chế tác. Gần đây, ông tích cực tham gia vào các hoạt động workshop trong lĩnh vực chế tác anime tại các nước Châu Á.  Tại Hội thảo ANIME & CON ĐƯỜNG TIẾN RA THẾ GIỚI, Mr. Kagetoshi sẽ mang đến cho các bạn yêu thích nhiều thông tin chuyên môn hữu ích và cơ hội du học Nhật Bản, đặc biệt là tại Học viện TOHO chuyên ngành Anime – CG Animation. [/tab1] [tab2] Được thành lập từ năm 2005, chuyên giảng dạy Tiếng Nhật và Tiếng Việt (cho người nước ngoài). Saigon Language School được người học đánh giá là một trong những trường Nhật Ngữ có uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh. Liên tục các năm từ 2009 đến hiện nay Saigon Language School vinh dự là 1 trong 30 Cơ sở đào tạo của toàn thành phố được Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM khen tặng về thành tích xuất sắc trong hoạt động dạy và học (trong gần 700 trường). Hiện nay, trung tâm có hơn 1300 học viên đang theo học các khóa tiếng Nhật, tiếng Việt.  Tại Việt Nam, Saigon Language School cung cấp chương trình đào tạo tiếng Nhật và tiếng Việt cho nhiều nhân viên, các bộ quản lý của các công ty như: Sony, Mitsubishi, Family Mart, Ajinomoto, Taisho Seiyaku (Lipovitan), Yakult, Meiji Dairy, Denstu, Lotte, Total, Logitem Vietnam, Mitsui, Kinden, Jesco Se., Ryoumo (Five Stars Solution), Mitani Sangyo, PQC (White Palace)… Tại hội thảo ANIME & CON ĐƯỜNG TIẾN RA THẾ GIỚI, Ms. Trịnh Thị Phương Thảo, Giám đốc Saigon Language School sẽ mang đến cho người tham dự bức tranh toàn cảnh về Du Học Nhật Bản. Nếu bạn đã có dự định du học Nhật, hãy đăng ký tham gia Hội thảo ngay. [/tab2] [/tabs] LỊCH TRÌNH HỘI THẢO: 8:00 – 8:30 Đón khách & Ổn định chỗ ngồi 8:30 – 8:40 Giới thiệu Tổng quan Chương trình Hội thảo & Khách mời 8:40 – 9:10 Tổng quan về Học viên TOHO; chuyên ngành Anime, Khoa CG-Animation 9:10 – 9:50 Thực tế đào tạo, nhu cầu tuyển dụng & cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên quốc tế chuyên ngành Anime tại Nhật Bản. Trải nghiệm làm phim hoạt hình 9:50 – 10:30 Học tại Comic Media Academy và du học chuyển tiếp tại Nhật; Một số trường hợp điển hình sinh viên quốc tế thành công qua con đường du học và làm việc tại Nhật, đặc biệt là sinh viên quốc tế học tại Học viện TOHO 10:30 – 11:20 Những vấn đề cần biết về Du học Nhật Bản 11:20 – 11:50 Hỏi & đáp 11:50 – 12:00 Bế mạc, kết thúc chương trình >>> Xem lại hình ảnh & Video clip Hội thảo TẠI ĐÂY. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA: – Học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình; – Các bạn trẻ yêu thích làm phim hoạt hình 2D/Anime; – Học viên, sinh viên các trường Mỹ thuật; – Họa sĩ, designer, animator có mong muốn du học & làm việc tại Nhật Bản;   QUÀ TẶNG CHO NGƯỜI THAM DỰ: – 20 Voucher trị giá 1.000.000đ khi đăng ký các lớp học bất kỳ tại Comic Media Academy; – 10 Voucher khóa học tiếng Nhật tại Saigon Language School;   LIÊN HỆ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình CS 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM CS 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Hotline: (028) 38209066 – 0902738806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

Workshop character design và storytelling

Nhân vật & Câu chuyện là hai thành phần quan trọng để tạo ra một tác phẩm thành công. Một câu chuyện hay thường được truyền tải bởi những nhân vật mang đặc điểm tạo hình ấn tượng, cá tính thú vị; ngược lại, nhân vật tạo được cảm tình với độc giả là chìa khóa quan trọng để phát triển các câu chuyện tiếp theo. Nối tiếp workshop #1 vào năm 2016, lần trở lại này, họa sĩ Maxime Peroz sẽ mang đến cho các bạn tham dự một góc nhìn mới về Nhân vật & Câu chuyện: Giá trị. Giá trị mà câu chuyện của bạn mang đến? Làm thế nào để kể một câu chuyện thú vị chỉ với hai nhân vật? Hay cách tạo ra cảm xúc tích cực và tiêu cực có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của nhân vật. Đặc biệt, họa sĩ Maxime Peroz sẽ hướng dẫn cách để chúng ta thoát khỏi “vùng an toàn” để sáng tạo ra những nhân vật và câu chuyện khác thường nhưng đầy hấp dẫn. Vùng an toàn trong phạm vi Workshop lần này là thói quen, những gì chúng ta từng biết, từng hiểu. THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Workshop CHARACTER DESIGN & STORYTELLING LẦN 2 Thời gian: 9:00 – 11:00 ngày thứ bảy, 07/10/2017 Địa điểm: Comic Media Academy, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM. (*) Chương trình có hỗ trợ phiên dịch song ngữ Anh – Việt. (**) Người tham dự mang theo sketchbook và dụng cụ vẽ. Mọi thông tin về Workshop, bạn vui lòng liên hệ theo Hotline: 090.273.8806. ĐĂNG KÝ THAM DỰ (Giới hạn tối đa 40 người) Đang tải…

Comic Media Academy khai giảng Khóa 7

Ngày 21/09/2017, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức Lễ khai giảng khóa 07, chương trình đào tạo chuyên sâu hệ Kỹ thuật viên với các chuyên ngành: Họa sĩ truyện tranh, họa sĩ hoạt hình và họa sĩ vẽ tranh kỹ thuật số (Digital Painting). THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Lễ khai giảng khóa 7 Ngành truyện tranh – hoạt hình – digital painting Thời gian: 9:00 – 11:30 ngày thứ năm, 21/09/2017 Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình – Cơ sở 2, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM (*) Hình ảnh buổi lễ khai giảng: Xem tại đây   LỊCH TRÌNH BUỔI LỄ KHAI GIẢNG: THỜI  GIAN HOẠT ĐỘNG 8:30 – 9:00 Đón tân học viên & khách mời 9:00 – 9:10 Giới thiệu chương trình & khách mời 9:10 – 9:25 Thông điệp đầu khóa & khái quát ngành học Thầy Lê Thắng 9:25 – 9:40 Hoạt hình Việt Nam và con đường tiến ra thế giới Thầy Thomas Voigt 9:40 – 10:10 Văn nghệ và giao lưu học viên 10:10 – 10:25 Kinh nghiệm & hành trang làm việc chuyên nghiệp Thầy Reggie de la Cruz 10:25 – 10:45 Mini Game 10:45 – 11:05 Các vấn đề học tập, khen thưởng & xử phạt Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc 11:05 – 11:20 Hỏi & Đáp 11:20 – 11:30 Kết thúc lễ khai giảng & chụp ảnh lưu niệm BẢN ĐỒ THAM KHẢO: [spacer] Viện Truyện tranh và Hoạt hình trân trọng kính mời quý giảng viên, các bạn học viên, tân học viên đến tham dự. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] (*) Cơ sở 2 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình đặt tại Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận. (**) Mọi thông tin chi tiết về Lễ khai giảng Khóa 07, bạn vui lòng liên hệ hotline – 090.273.8806.

Talkshow Digital Painting

Thuộc chuỗi sự kiện Hugital Talkshow chuyên về Mỹ thuật – Thiết kế – Làm phim & Game, talkshow đầu tiên với chủ đề DIGITAL PAINTING: XU HƯỚNG & CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP sẽ diễn ra lúc 8:00 sáng Chủ nhật, ngày 18/06/2017 tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, số 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận. Hugital Talkshow được tổ chức theo hình thức giao lưu – chia sẻ – tương tác trực tiếp giữa khán giả với khách mời là những chuyên gia, họa sĩ chuyên nghiệp có tầm ảnh hưởng trong ngành kết hợp với triển lãm, dùng thử sản phẩm. Chương trình do Công ty Phan Thị phối hợp cùng Viện Truyện tranh & Phim Hoạt hình Việt Nam (CMA) tổ chức nhằm đem đến cho người tham dự, đặc biệt là giới trẻ, các thông tin hữu ích, thiết thực về thị trường và xu hướng ngành nghề mình quan tâm. Có thể nói khái niệm Digital Painting không còn quá xa lạ với mọi người. Nghệ sĩ Digital Painting không chỉ là một họa sĩ mà còn được xem là phù thủy sáng tạo bởi khả năng hiện thực hóa ý tưởng thành những tác phẩm nghệ thuật ngoài sức tưởng tượng. Chúng ta bắt gặp Digital Painting ở mọi nơi: trên áp phích, video quảng cáo, mẫu thiết kế thời trang, trong các bộ phim, bìa sách, hay truyện tranh,… Song để biết chính xác về vai trò và ứng dụng của Digital Painting trong thời đại công nghệ thì không phải ai cũng có thể hiểu rõ. Tham gia talkshow Digital Painting: Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp để lắng nghe chia sẻ và cùng trò chuyện với những người làm nghề lâu năm trong ngành để được giải đáp mọi thắc mắc. Bên cạnh đó, bạn còn được tư vấn về phương pháp học tập, phương pháp sáng tạo và có cơ hội nhận rất nhiều phần quà hấp dẫn như: Bảng vẽ điện tử Huion H610, Huion 420, Artwork khổ lớn của khách mời, Voucher khóa học Digital Painting, v.v… [spacer] THÔNG TIN SỰ KIỆN: Digital Painting: Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp Thời gian: 8:00 – 11:30, Chủ nhật, 18/06/2017 Địa điểm: Pixar Room & Tezuka Osamu Room, 164 Nguyễn Đình Chính, Q. Phú Nhuận, TPHCM [spacer] KHÁCH MỜI: Nguyễn Huy Thiện (Thiện Chunli) – Concept Artist và Concept Director tại VNG, Faceroll Games, sáng lập Chunli Art Production Hoàng Anh Đức (nick name Painter Man) – Freelancer Illustrator, tác giả nhân vật Quần Tim Đỏ và mèo Lắm Lông Đuôi Dài [spacer] ĐĂNG KÝ THAM DỰ (Số lượng có hạn) Loading… Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: NGUYỄN QUỐC HIẾU (Mr.) Điện thoại: 0902 648 241 Email: truyenthong@bookbuy.vn

Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức Workshop với chủ đề Gesture Drawing (hay còn được  biết đến với tên gọi khác là Figure Drawing). Workshop được hướng dẫn bởi họa sĩ Linh Phạm, đến từ trường Vancouver Film School, British Columbia, Canada. THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Workshop GESTURE DRAWING Thời gian: 8:00 – 11:30 ngày thứ tư, 19/04/2017 Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình – Cơ sở 3, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM  Chương trình dành riêng cho học viên K01, K02, K03 [spacer] CHIA SẺ CỦA HỌA SĨ LINH PHẠM ĐẾN HỌC VIÊN: Xin chào các bạn học viên tài năng của Viện truyện tranh và hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Linh rất vui được chọn và đóng góp một phần nhỏ tinh hoa của bản thân giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự quan trọng của lớp học Gesture Drawing cho ngành nghề các bạn chọn hiện tại và trong tương lai.  Linh tốt nghiệp tại trường Vancouver Film School ở Vancouver, British Columbia, Canada. Linh tốt nghiệp chuyên về hoạt hình 3D, và sau một thời gian tìm hiểu thêm về bản thân và khả năng vốn có của mình, Linh thiên hướng bản thân mình chuyên sâu vào nghệ thuật vẽ hoạt hình kết hợp 2D lẫn 3D, stop motion và hoạt hình làm bằng tay.  VFS là một trong 3 trường dạy làm phim lớn nhất thế giới (tính cho đến 2013, lúc Linh mới vào trường). Linh tự hào là học sinh tốt nghiệp từ trường ra, và Linh mong muốn các bạn cũng tự hào sau khi tốt nghiệp từ CMA như Linh.  “Do what you love, and love what you do” là câu tâm đắc nhất của Linh. Và Linh mong các học viên của trường sẽ tìm thấy niềm tin vui thật sự khi các bạn thật sự làm được những đều mình yêu thích và nhất là được sự ủng hộ từ gia đình, trường học, và những bạn học xung quanh.  Linh xin cám ơn Viện truyện tranh và Hoạt hình (CMA) đã cho ra những bước ngoặt mới trong sự phát triển ngành làm phim và truyện tranh tại Việt Nam, và hơn nữa đã cho Linh đóng góp sức mình trong sự lớn mạnh của nền văn hóa này.  Linh xin chân thành cảm ơn đến cô Phan Thị Mỹ Hạnh (Viện trưởng) và tất cả mọi người tại Viện. Linh xin hết và mong gặp các bạn học viên vào thứ tư tuần này! [spacer] DEMO REEL CỦA HỌA SĨ: Animation Reel – 2014: [spacer] MOTION GRAPHICS REEL – 2014:

Ngày 20/04/2017, Comic Media Academy (Viện Truyện tranh và Hoạt hình) tổ chức Lễ khai giảng khóa 06, chương trình đào tạo chuyên sâu hệ Kỹ thuật viên với các chuyên ngành: Họa sĩ truyện tranh, họa sĩ hoạt hình và họa sĩ vẽ tranh kỹ thuật số (Digital Painting). THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Lễ khai giảng khóa 6 Ngành truyện tranh – hoạt hình – digital painting Thời gian: 9:00 – 11:30 ngày thứ năm, 20/04/2017 Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình – Cơ sở 3, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM (*)   LỊCH TRÌNH BUỔI LỄ KHAI GIẢNG: THỜI  GIAN HOẠT ĐỘNG 8:30 – 9:00 Đón tân học viên & khách mời 9:00 – 9:05 Giới thiệu khách mời 9:05 – 9:20 Giới thiệu về Viện & các ngành nghề đào tạo 9:20 – 9:40 Chương trình học & các điểm khác biệt 9:40 – 9:50 Văn nghệ học viên 9:50 – 10:10 Trao học bổng cho học viên học tập tốt 10:10 – 10:30 Giao lưu học viên & tân học viên 10:30 – 11:00 Mini game 11:00 – 11:20 Hỏi – Đáp 11:20 – 11:30 Kết thúc lễ khai giảng & chụp ảnh lưu niệm BẢN ĐỒ THAM KHẢO: [spacer] Viện Truyện tranh và Hoạt hình trân trọng kính mời quý giảng viên, các bạn học viên, tân học viên đến tham dự. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] (*) Cơ sở 3 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình đặt tại Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận. (**) Mọi thông tin chi tiết về Lễ khai giảng Khóa 06, bạn vui lòng liên hệ Mr. Hải Đăng – 090.273.8806.

talkshow từ truyện đến phim

Văn học và điện ảnh có mối quan hệ khăng khít trong hoạt động nghệ thuật. Tác phẩm văn học là nguồn nguyên liệu tiềm năng của điện ảnh và ngược lại, điện ảnh mang đến những ý tưởng mới cho văn học. Việc chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh luôn là thách thức nhưng cũng đầy sức hút cho những người làm phim, nhà văn, nhà biên kịch và đạo diễn phim. Để hiểu rõ hơn công đoạn của một bộ phim chuyển thể, những khó khăn của người làm phim chuyển thể cũng như mối quan hệ giữa văn học – điện ảnh, chúng ta hãy cùng tham gia talkshow TỪ TRUYỆN ĐẾN PHIM các bạn nhé! Tham gia talkshow, bạn sẽ được tìm hiểu thêm về xu hướng làm phim chuyển thể ở Việt Nam và thế giới, về mối quan hệ giữa điện ảnh và văn học. Ngoài ra, bạn sẽ có cơ hội cùng trò chuyện, giao lưu cùng những người đang nghiên cứu vấn đề cải biên học và trực tiếp làm phim chuyển thể về: – Những khó khăn khi cải biên tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh – Liệu có một công thức hay quy trình nào để chuyển thể từ văn học sang điện ảnh hay không? – Có hay không yếu tố sáng tạo của biên kịch trong một kịch bản chuyển thể? – Thành công của một tác phẩm chuyển thể là gì? – Nguồn tư liệu văn học nắm bao nhiêu % trong thành công của một người làm kịch bản? [spacer] THÔNG TIN SỰ KIỆN: Talkshow TỪ TRUYỆN ĐẾN PHIM Thời gian: 8:30 – 11:30, ngày chủ nhật, 30/10/2016 Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình cơ sở 3, 164 Nguyễn Đình Chính, Q.Phú Nhuận, TPHCM [spacer] KHÁCH MỜI: ĐẠO DIỄN PHAN XINE – Đạo diễn phim Em là bà nội của anh, đạt kỷ lục phòng vé năm 2015; – Đạo diễn phim Cô gái đến từ hôm qua, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, công chiếu vào mùa Valentines 2017; – Đồng sáng lập Liên hoan phim trực tuyến đầu tiên của Việt Nam với tên gọi Tiệc phim ngắn YxineFF; – Nhận giải thưởng Doanh nhân sáng tạo trẻ trong lĩnh vực Điện ảnh và Truyền thông đa phương tiện 2013 do Hội đồng Anh trao tặng – Giám khảo cuộc thi sáng tạo phim ngắn đề tài Tết đoàn viên năm 2014, đạo diễn hậu trường cho phim Cưới ngay kẻo lỡ, phó đạo diễn cho Mỹ nhân kế, tham gia biên kịch và làm sản xuất phim Thần Tượng,… [spacer] NHÀ VĂN – NHÀ NGHIÊN CỨU PHAN NHẬT CHIÊU – Là một nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nước ngoài, một chuyên gia về thơ haiku Nhật Bản; – Uỷ viên Hội đồng Lý luận phê bình – Dịch thuật Hội Nhà văn TPHCM khoá VII; – Một số tác phẩm đã xuất bản: Tagore – người tình của cuộc đời, Người ăn gió và quả chuông bay đi, Người ăn gió và quả chuông bay đi, Ba nghìn thế giới thơm, Lời tiên tri của giọt sương, Tôi là một kẻ khác,… [spacer] TIẾN SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC ĐÀO LÊ NA – Chuyên môn: Biên kịch điện ảnh, Nghệ thuật điện ảnh, Lý thuyết nghệ thuật, Nghệ thuật ứng dụng, Tiếng Việt thực hành, Ngôn ngữ Việt Nam. – Luận văn tiến sĩ: “Lý thuyết cải biên học: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh – Trường hợp Kurosawa Akira” [spacer] Chương trình đã kết thúc, bạn có thể xem lại thông tin sự kiện qua các bài viết sau: 1. Sức hút của kịch bản chuyển thể đối với các nhà biên kịch, Hiền Đặng, Viện Truyện tranh và Hoạt hình. >>> Xem tại đây. 2. Truyện thành phim: Sức hút và thách thức, Hòa Bình, Báo Người Lao Động. >>> Xem tại đây. 3. Phim Cô Gái Đến Từ Hôm Qua có nhiều điểm khác truyện, Lam Điền, Báo Tuổi Trẻ. >>> Xem tại đây.

Sau thành công của talkshow Công thức cho một kịch bản ấn tượng và nhận được những phản hồi tích cực của người tham gia, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tiếp tục tổ chức talkshow ĐỐI THOẠI GIỮA BIÊN KỊCH VÀ ĐẠO DIỄN.   Đến với talkshow, bạn sẽ có cơ hội lắng nghe chia sẻ và đối thoại trực tiếp giữa giữa biên kịch và đạo diễn. Talkshow sẽ là cuộc đối thoại chân thực về những câu chuyện đằng sau một bộ phim, một chương trình truyền hình. Biên kịch và đạo diễn đã hợp tác như thế nào để có thể mang đến cho công chúng những thước phim hấp dẫn, đặc sắc? Đằng sau những thước phim đó có những câu chuyện thú vị nào mà chúng ta chưa biết? Đồng thời, bạn sẽ thu về cho mình những kiến thức: ● Bí quyết giới thiệu, mời chào tác phẩm đến các nhà đầu tư, nhà sản xuất; ● Làm cách nào để kịch bản gameshow tạo được sự khác biệt và nổi bật so với những chương trình khác? ● Vai trò của biên kịch từ tiền kỳ đến hậu kỳ; ● Những mâu thuẫn giữa biên kịch và đạo diễn trong quá trình làm phim; ● Những ưu thế khi một biên kịch nắm rõ những kỹ năng của một đạo diễn; ● Vì sao kịch bản của bạn gửi đến đạo diễn, nhà sản xuất bị trả về? [spacer] THÔNG TIN SỰ KIỆN: Talkshow ĐỐI THOẠI GIỮA BIÊN KỊCH VÀ ĐẠO DIỄN Thời gian: 9:00 – 11:00 ngày 02/10/2016 Địa điểm: SHUB – Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM, số 69 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, Quận 1. [spacer] KHÁCH MỜI: ĐẠO DIỄN VĂN CÔNG VIỄN   – Đạo diễn của phim điện ảnh “Cho em gần anh thêm chút nữa”; – Đạo diễn phim sitcom, phim ngắn, phim truyền hình Làm dâu, Tiệm bánh hoàng tử bé (VTV9), 14 ngày đấu trí – Brand (Yan TV), Học viện teen cứng (Yan TV), Gia đình số đỏ (HTV9), Tiểu thư Lọ Lem (HTV9)… – Đạo diễn nhiều TVC quảng cáo, gameshow: Cá tính lên đường xuyên Việt, Con số vui nhộn (VTV9), Ai thông minh hơn học sinh lớp 5 (VTV3), Món ngon mỗi ngày Ajinomoto (HTV7),…  [spacer] BIÊN KỊCH NGÔ HẠNH – Biên kịch phim điện ảnh “Ám ảnh”; “Găng tay đỏ” – Biên kịch phim truyền hình Gia tài bác sỹ, Gia đình số đỏ, Tóc rối, Cuộc đối đầu hoàn hảo, Mắt bão, Độc thân tuổi 30, Nhà trọ có 4 cô chiêu… – Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Hội Nhà văn TPHCM với các tập thơ, truyện ngắn, tản văn như Vang Vọng, Hòn Bi Vỡ, Ba cô mèo cài hoa phượng, Nắng từ những ngón chân, Thơ tình với Sài Gòn, Thì cứ xem nhau như người lạ… – Hội viên Hội Điện ảnh TPHCM; [spacer] BIÊN KỊCH ĐẶNG NHÃ – Biên kịch các chương trình Vitamin Cười, Tài Tiếu Tuyệt, Kính Đa Tròng, Xả Xì Trét, Cười Vui Lắm, Hàng Xóm Lắm Chiêu, Kỳ Án Đông Tây Kim Cổ,… – Từng viết kịch bản cho bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt. [spacer] ĐĂNG KÝ THAM DỰ Để đăng ký tham dự, các bạn điền thông tin theo hướng dẫn tại Form bên dưới. Chúng tôi sẽ liên lạc lại để xác nhận tham dự. Đang tải… [spacer] Mọi thông tin về Talkshow bạn vui lòng liên hệ: COMIC MEDIA ACADEMY VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6 Q.3, TP.HCM Cơ sở 3: 146 Nguyễn Đình Chính, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Hotline: 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

workshop character design and storytelling

Nhân vật & Câu chuyện là hai thành phần quan trọng để tạo ra một tác phẩm thành công. Một câu chuyện hay thường được truyền tải bởi những nhân vật mang đặc điểm tạo hình ấn tượng, cá tính thú vị; ngược lại, nhân vật tạo được cảm tình với độc giả là chìa khóa quan trọng để phát triển các câu chuyện tiếp theo. Là một họa sĩ đến từ Pháp, một trong những quốc gia có nền tảng mỹ thuật, văn học hàng đầu châu Âu, họa sĩ Maxime Peroz sẽ mang đến cho các bạn học viên Comic Media Academy một góc nhìn khác đầy mới lạ về Thiết kế nhân vật & Kể chuyện. [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Workshop CHARACTER DESIGN & STORYTELLING (*) Thời gian: 9:00 – 11:00 ngày thứ ba, 13/09/2016 Địa điểm: Cơ sở 3, Comic Media Academy, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM. Họa sĩ Maxime Peroz tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: Workshop do họa sĩ Maxime Peroz chia sẻ tập trung vào các chủ đề chính sau đây: [spacer] 9:00 – 9:10 – Warm-up 9:10 – 9:30 – Introduce & Showcase 9:30 – 10:00 – Types of Character Excersise #1: Draw character in two different versions – A glorious, gorgeous, impressive character – A funny, stupid, laughable character 10:00 – 10:30 – Quick Sketch Excersise #2: Draw character without many details in three different versions: – Herge (Adventure of Tintin) – Dave Cooper (Pip and Norton) – Nicolas De Crécy (La république du catch) 10:30 – 11:00 – Storytelling [spacer] Mọi thông tin về Workshop, bạn vui lòng liên hệ theo Hotline: 090.273.8806 (Mr. Hải Đăng) hoặc đến trực tiếp văn phòng của CMA tại 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM.   Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình   (*) Chương trình dành riêng cho học viên tại CMA.

Công thức cho một Kịch bản ấn tượng

Biên kịch là người đầu tiên hình thành nên toàn bộ câu chuyện trong một tác phẩm, có thể là phim truyền hình, điện ảnh, phim quảng cáo, truyện tranh… Tuy nhiên, để trở thành một người có khả năng xây dựng “một tòa thành vững chắc” cho câu chuyện mà họ muốn kể, biên kịch cần phải nắm vững một số kiến thức và kỹ năng cơ bản cần có của một nhà biên kịch chuyên nghiệp. Nắm bắt những yêu cầu của công việc này và mong muốn mang đến những kiến thức cần thiết cho những bạn yêu thích nghề biên kịch, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức Talkshow CÔNG THỨC CHO MỘT KỊCH BẢN ẤN TƯỢNG. Đến với talkshow, bạn sẽ có cơ hội trò chuyện và lắng nghe chia sẻ của những người nghiên cứu, trực tiếp làm nghề và có những tác phẩm nổi tiếng trong giới biên kịch. Đồng thời, bạn sẽ thu về cho mình những kiến thức về: – Những thuận lợi & khó khăn khi khai thác đề tài kịch bản tại Việt Nam. Những yếu tố tác động đến tác phẩm (luật xuất bản, bản quyền, biên tập, văn hóa,…). – Làm cách nào để có cảm hứng và đề tài khi sáng tạo kịch bản? – Cách phân tích vấn đề và triển khai ý tưởng theo từng thể loại kịch bản – Quy trình sáng tạo kịch bản. Phân tích kịch bản của một chủ đề hoặc tác phẩm – Vấn đề chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh, truyện tranh,…. [spacer] THÔNG TIN SỰ KIỆN: Talkshow CÔNG THỨC CHO MỘT KỊCH BẢN ẤN TƯỢNG Thời gian: 9:00 – 11:00 ngày 18/09/2016 Địa điểm: Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM, số 69 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1. [spacer] KHÁCH MỜI: Biên kịch Nguyễn Hoàng Anh Đồng biên kịch phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể Biên kịch phim Mặt nạ tình yêu, Cô Thắm về làng,… Trưởng ban biên kịch – Giám khảo Cuộc thi 7 Film Fest năm 2016 [spacer] Tiến sĩ lý luận văn học Đào Lê Na Chuyên môn: Biên kịch điện ảnh, Nghệ thuật điện ảnh, Lý thuyết nghệ thuật, Nghệ thuật ứng dụng, Tiếng Việt thực hành, Ngôn ngữ Việt Nam Luận văn tiến sĩ: “Lý thuyết cải biên học: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh – Trường hợp Kurosawa Akira”   ĐĂNG KÝ THAM DỰ Để đăng ký tham dự, các bạn điền thông tin theo hướng dẫn tại Form bên dưới. Chúng tôi sẽ liên lạc lại để xác nhận tham dự. Đang tải…  [spacer] Mọi thông tin về Talkshow bạn vui lòng liên hệ: COMIC MEDIA ACADEMY VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6 Q.3, TP.HCM Cơ sở 3: 146 Nguyễn Đình Chính, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Điện thoại: (08) 3514 4365 Hotline: 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

talkshow truyện tranh Nhật Bản và Những điều chưa kể

Sáng 20/8, Talkshow Truyện Tranh Nhật Bản và Những điều chưa kể do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức đã diễn ra ở cơ sở 98 Ngô Tất Tố, Q.Bình Thạnh, TPHCM. Buổi talkshow có sự tham gia của Th.s Nguyễn Hồng Phúc, Cử nhân ngành Nhật Bản học, Thạc sĩ Nghệ thuật chuyên ngành “Nghiên cứu lý luận truyện tranh”, ĐH Kyoto Seika, Nhật Bản. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, Th.s Nguyễn Hồng Phúc đã mang đến những kiến thức, thông tin thú vị về lịch sử hình thành và phát triển của truyện tranh Nhật Bản. Từ đó, giúp các bạn có thêm những tư liệu, góc nhìn quý giá để ứng dụng vào việc học vẽ và sáng tác sau này. Th.s Nguyễn Hồng Phúc chia sẻ manga gồm có tranh, khung tranh, nhân vật, lời thoại, khung thoại, cách kể chuyện. Đây là khái niệm đã được đúc kết sau những định nghĩa của những nhà nghiên cứu, các tác giả truyện tranh nổi tiếng trên thế giới. Theo Scott McCloud “Manga là những hình ảnh mang tính hội họa hoặc tranh vẽ được sắp xếp có trật tự ý nghĩa và liên kết với nhau”. Còn Kure Tomofusa cho rằng “Manga là những tranh vẽ có cốt truyện được chia nhỏ theo đơn vị là khung tranh”. Không chỉ là một thể loại có tính giải trí, manga còn mang đến những tác động mạnh mẽ cho kinh tế, lịch sử, giáo dục, chính trị, xã hội, văn hóa & du lịch… Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại, manga ngày càng phát triển và ảnh hưởng khá lớn đối với truyện tranh thế giới. Th.S Nguyễn Hồng Phúc chia sẻ thông tin về Truyện Tranh Nhật Bản Sau phần chia sẻ về những nghiên cứu thời kỳ lịch sử phát triển của manga, những tác động đối với sự phát triển của Nhật Bản, các bạn tham gia đã đặt ra khá nhiều câu hỏi hay cho khách mời.  Trả lời cho câu hỏi “Mỗi người họa sĩ đều theo đuổi một phong cách khác nhau. Có người theo đuổi phong cách manga. Cũng có người phát triển theo hướng comic. Vậy nếu như em muốn kết hợp giữa phong cách manga và comic thì như thế nào ạ?”, Th.s Nguyễn Hồng Phúc cho rằng “Sáng tạo nghệ thuật là không giới hạn. Tuy nhiên để sáng tạo đạt hiệu quả, người họa sĩ cần phải tìm tòi, nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Độc giả không quan tâm bạn bắt chước ai, có phong cách gì. Độc giả chỉ quan tâm đến nội dung mà bạn truyền tải trong truyện. Một lưu ý là khi sử dụng văn hóa – lịch sử của Việt Nam vào trong tác phẩm sẽ làm cho bộ truyện dễ đi vào lòng độc giả, ăn sâu vào độc giả hơn”. Một câu hỏi khá thú vị khác đã được gửi đến khách mời “Em muốn tạo ra một bộ truyện diễn ra ở thế giới ảo, một thế giới ảo tưởng. Như vậy có khó khăn trong việc đưa bộ truyện đến gần với độc giả hay không?” Theo Th.s Nguyễn Hồng Phúc, nội dung của truyện chính là yếu tố quan trọng giúp bộ truyện được độc giả đón nhận dù đó là thế giới thật hay thế giới ảo. Bên cạnh những giải đáp của Th.s Nguyễn Hồng Phúc, chị Nguyệt Anh, một người bạn của Th.s Nguyễn Hồng Phúc đồng thời cũng là người từng nghiên cứu về nội dung truyện tranh Nhật Bản, chia sẻ “Nếu Nhật Bản có thể sử dụng media truyện tranh để tái hiện lại lịch sử thì những họa sĩ Việt cũng có thể sử dụng chính những tư liệu lịch sử của Việt Nam làm ý tưởng cho bộ truyện của chính mình. Lịch sử Việt Nam chính là kho tàng tư liệu quý báu và dồi dào cho các họa sĩ truyện tranh. Nhận thức của tác giả về thời kỳ lịch sử sẽ được truyền tải trong tác phẩm truyện, là những đau đáu của tác giả về thời kỳ lịch sử được tái hiện bằng truyện tranh. Tuy nhiên, các họa sĩ truyện tranh cần lưu ý, sáng tạo xoay quanh cuộc đời nhân vật nhưng vẫn đảm bảo sự kiện lịch sử”. [spacer] [spacer] Ngoài ra, phần trò chơi “Đoán tên truyện tranh” đã mang đến cho các bạn khoảng thời gian cùng nhau nhớ lại những bộ truyện nổi tiếng gắn bó với năm tháng tuổi thơ của mỗi người. Talkshow khép lại nhưng mở ra cái nhìn rõ nét, kiến thức bổ ích cho người tham gia. Đồng thời những chia sẻ của khách mời chính là tư liệu bổ ích cho những bạn trẻ đam mê trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh tương lai.  >>> Slide tham khảo: Hiền Đặng

Truyện tranh Nhật Bản và Những điều chưa kể

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức Talkshow “Truyện tranh Nhật Bản & Những điều chưa kể” dành cho các bạn yêu thích nghề họa sĩ vẽ truyện tranh và sáng tạo mỹ thuật. Chương trình sẽ cung cấp cho các bạn trẻ yêu thích nghề họa sĩ vẽ truyện tranh góc nhìn tổng quan về truyện tranh Nhật Bản từ lịch sử hình thành, phát triển, cách vận hành ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản và những tác động của ngành đến với kinh tế, văn hóa, giáo dục Nhật Bản.   THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Talkshow “Truyện tranh Nhật Bản & Những điều chưa kể” Trình bày: Th.S Nguyễn Hồng Phúc Dẫn chương trình: Th.S – Họa sĩ Lê Thắng Thời gian: 9:00 – 12:00 ngày thứ 7, 20/08/2016 Địa điểm: Phòng 603 – cơ sở 1, Viện Truyện tranh và Hoạt hình, 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM   NỘI DUNG CHI TIẾT: – Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của truyện tranh Nhật Bản; – Cách vận hành ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản; – Tác động của truyện tranh đến với kinh tế, văn hóa, giáo dục Nhật Bản; – Các phương pháp đào tạo họa sĩ vẽ truyện tranh tại Nhật Bản và các nước; – Những tố chất, kinh nghiệm, kỹ năng & kiến thức cần có để thành công với nghề; – Thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành; – Các cơ hội du học chuyên ngành họa sĩ truyện tranh tại Nhật Bản;   GIỚI THIỆU KHÁCH MỜI: Th.S Nguyễn Hồng Phúc – 2009, Cử nhân ngành Nhật Bản học, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP. Hồ Chí Minh; – 2015, Thạc sĩ Nghệ thuật, chuyên ngành “Nghiên cứu lý luận truyện tranh”, Đại học Kyoto Seika, Nhật Bản;   Công trình nghiên cứu: – Tháng 3/2014, “Văn hóa truyện tranh Việt Nam – Tổng quan về quá khứ và hiện tại”, đăng trên Tuyển tập “Nghiên cứu truyện tranh quốc tế 4”, Trung tâm Nghiên cứu Truyện tranh Quốc tế Đại học Kyoto Seika. (http://imrc.jp/lecture/2012/06/4.html).   – Tháng 9/2014, “Comics in Vietnam: A Newly Emerging Form of Storytelling” Kyoto Review of Southeast Asia “Comics in Southeast Asia: Social and Political Interpretations” (http://kyotoreview.org/issue-16/comics-in-vietnam-a-newly-emerging-form-of-storytelling/).   – Tháng 3/2015, “Mối quan hệ giữa truyện tranh và văn học nhìn từ việc chuyển thể các tác phẩm văn học – Cụ thể là nghiên cứu việc chuyển thể ‘Tây Du Ký’”, đăng trên Tuyển tập Luận văn Thạc sĩ năm 2014, Khoa nghiên cứu truyện tranh, Đại học Kyoto Seika. [spacer] ĐĂNG KÝ Loading…

Sáng 26/3, Hội thảo Hoạt hình 3D: Ngành của tương lai – Nghề của giới trẻ do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức đã diễn ra ở cơ sở 1: 98 Ngô Tất Tố, Q.Bình Thạnh, TPHCM. Hội thảo thu hút hơn 150 bạn đam mê hoạt hình 3D.  Toàn cảnh Hội thảo hoạt hình 3D  Hội thảo thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ đam mê học làm phim hoạt hình 3D Hội thảo có sự tham gia của những người thành danh trong nghề như anh Đoàn Trần Anh Tuấn – CEO, Founder Colory Animation, anh Nguyễn Hòa Thanh – Co-founder Colory Animation, anh Trần Thi – 3D Artist, Th.s – Họa sĩ Lê Thắng – Trưởng ngành, Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham gia của đại diện các công ty chuyên sản xuất, thiết kế 3D như Jet Studio, Công ty thiết kế Sao Sáng.  Các khách mời tham gia chia sẻ tại Hội thảo hoạt hình 3D Tại hội thảo, các khách mời đã có những chia sẻ thú vị và tổng quát về hoạt hình 3D ở Việt Nam so với thế giới và quy trình làm phim hoạt hình 3D cũng như nơi đào tạo chuyên sâu về nghề vẽ hoạt hình 3D Hoạt hình Việt Nam hiện tại đang ở đâu? Có thể nói, hoạt hình Việt Nam hiện tại đang dần phát triển nhưng còn khá trẻ so với nền hoạt hình thế giới. Tuy vậy, hoạt hình Việt Nam cũng đã có một số bộ phim ngắn từng được công chúng yêu thích trong một thời gian dài như Dưới bóng cây, Cua càng đại chiến, Cậu bé cờ lau,… Trong đó, Dưới bóng cây gây được sự chú ý khi phim được sản xuất bởi một nhóm bạn trẻ của Colory Animation. Những bộ phim hoạt hình 3D do các bạn trẻ có đam mê và niềm yêu thích đặc biệt với ngành nghề này như một đòn bẩy thúc đẩy cho nền hoạt hình Việt Nam bước tiếp một bậc so với hoạt hình thế giới.  Anh Đoàn Trần Anh Tuấn chia sẻ về hoạt hình Việt Nam Tại hội thảo, anh Đoàn Trần Anh Tuấn đã có những chia sẻ khái quát về hoạt hình 3D ở Việt Nam và tương lai của nghề. Song song đó, anh Tuấn còn cho biết “Ở Việt Nam, những người có khả năng trong lĩnh vực này khá nhiều. Nhưng họ chưa thực sự thoát ra khỏi vùng an toàn (mức lương, công việc hiện tại tốt hơn,…), chưa dám mạo hiểm thực hiện ước mơ. Điều này là bình thường nhưng nó là một trong những lý do khiến hoạt hình Việt Nam chưa thực sự phát triển” Đoàn Trần Anh Tuấn và Nguyễn Hòa Thanh – Hai trong số những người thành lập Colory Animation Studio Colory Animation Studio như một minh chứng cho việc bạn dám thực hiện, dám ước mơ thì mọi cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng. Colory là một studio được hình thành từ đam mê và ước mơ làm phim hoạt hình của nhóm bạn trẻ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Thành công ban đầu của Colory chính là đã thành lập được studio, xây dựng một nơi họ có thể sáng tạo và làm ra những bộ phim hay, ý nghĩa. Theo anh Đoàn Trần Anh Tuấn “Quan tâm hiện tại của Colory chính là chúng tôi có thể làm được một bộ phim hoạt hình hay không chứ chưa phải là doanh thu cao hay thấp. Nếu bộ phim xuất xưởng có thất bại về doanh thu nhưng Colory sẽ thu về được kinh nghiệm, những bài học trong quá trình sản xuất một bộ phim. Có thể cốt truyện chưa hay nhưng khi phim ra đời sẽ có khả năng nhiều công ty thấy được năng lực của Colory và đến đầu tư, hợp tác, hỗ trợ những thứ Colory còn thiếu”. Bước từng bước một thật chậm và chắc. Có như vậy, thành công sẽ đến với bạn.  Bạn tham gia hội thảo đặt câu hỏi cho khách mời Các bạn tham gia hội thảo đã có những câu hỏi khá thú vị dành cho các khách mời về vị trí, nội dung của các bộ phim hoạt hình Việt Nam. Các câu hỏi đều được khách mời giải thích, trả lời chi tiết và có phần hài hước trong từng câu trả lời. Trong số đó, câu hỏi về ý nghĩa của phim hoạt hình Việt Nam còn thiếu chất thâm sâu đã khiến khách mời bật cười bởi câu hỏi khá thú vị. Trước hết chúng ta phải xác định rằng hoạt hình Việt Nam chưa thực sự có nhiều phim nên việc đánh giá phim hoạt hình Việt Nam còn thiếu chất thâm sâu là khá chủ quan. Tuy nhiên, các khách mời đều có chung quan điểm khi cho rằng phim hoạt hình Việt Nam chưa được đầu tư đủ để làm thành một phim sâu về nhiều tầng nghĩa. Là một animator, bạn phải Muốn thành công trong một công việc, trước tiên bạn cần phải có đam mê và sở thích với công việc. Đặc biệt, đối với những bạn hoạt động trong những công việc đòi hỏi tính nghệ thuật, sáng tạo, đam mê là yếu tố trước tiên quyết định thành công của bạn với nghề.  Bạn cần có đam mê để thực hiện ước mơ của mình Nói về ước mơ của các bạn trẻ đối với nghề hoạt hình 3D ở Việt Nam, anh Đoàn Trần Anh Tuấn cho biết “Tiền không phải vấn đề quan trọng đầu tiên. Vấn đề là bạn có thể thuyết phục người khác, những nhà đầu tư làm cùng bạn hay không. Dự án của bạn có làm người khác bị thuyết phục hay không. Tất cả

Hoi thao hoat hinh 3D

Một ngành nghề còn khá mới trong giới trẻ hiện nay. Một ngành nghề mang đến cho bạn sự tươi trẻ và sáng tạo. Thu nhập hấp dẫn, môi trường năng động. Đó chính là nghề họa sĩ hoạt hình 3D. Bạn có biết những nhân vật hoạt hình đã được hình thành như thế nào? Tiêu chí nào để trở thành nhân viên một công ty sản xuất phim hoạt hình ở Việt Nam? Phải bắt đầu từ đâu để thành công với nghề? Tham gia Hội thảo hoạt hình 3D: Ngành của tương lai – Nghề của giới trẻ, bạn sẽ được giải đáp tất cả thắc mắc và chắc chắn với quyết định tương lai của bản thân.   THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Hội thảo hoạt hình 3D: Ngành của tương lai – Nghề của giới trẻ Tổ chức: Viện Truyện tranh và Hoạt hình Đồng tổ chức: Colory Animation Studio Thời gian: 9:00 ngày 26/3/2016 Địa điểm: Hội trường lầu 7 – Trường Trung cấp chuyên nghiệp Tôn Đức Thắng, 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM. [spacer] Hội thảo sẽ cung cấp cho người tham gia những kiến thức tổng quát về Hoạt hình 3D, thực trạng tuyển dụng và đào tạo nghề ở Việt Nam, quy trình làm hoạt hình 3D, cách thiết kế và biểu cảm nhân vật, phương pháp học & chương trình học chuyên sâu tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình… Bên cạnh đó, hội thảo còn giới thiệu về những dự án mới của Colory Animation Studio – một trong những công ty sản xuất hoạt hình 3D lớn mạnh ở thị trường hoạt hình Việt Nam. Qua đó tìm hiểu về câu chuyện đam mê và ý chí thực hiện ước mơ của những người sáng lập Colory Animation Studio. Chia sẻ của những người trong ngành về thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm việc thực tế của nghề làm phim hoạt hình 3D ở Việt Nam và thế giới. Gặp gỡ và giao lưu với những công ty chuyên sản xuất và đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, hội thảo còn có những chia sẻ về tầm quan trọng của việc học chuyên sâu tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, thực tập tại các doanh nghiệp, công ty sản xuất phim hoạt hình. [spacer] Hội thảo có sự tham gia chia sẻ của những người có kinh nghiệm trong nghề: [spacer] ĐỐI TƯỢNG THAM GIA: – Các bạn trẻ yêu thích làm phim hoạt hình 3D; – Học viên, sinh viên các trường Mỹ thuật; – Học sinh các trường Trung học phổ thông tại TPHCM muốn tìm hiểu về ngành nghề; – Học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình; – Các bạn có nguyện vọng đăng ký học chuyên sâu nghề Họa sĩ hoạt hình 3D tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình; [spacer] Quà tặng dành cho người tham gia: – 1 bảng vẽ Wacom Intuos Pro, trị giá 8.690.000đ/cái; – 10 Bảng vẽ Wacom Intuos CTL 480K, trị giá 1.600.000đ/cái; – 20 Phiếu ưu đãi 1.000.000đ khi ghi danh đăng ký ngành Họa sĩ Hoạt hình 3D/ Họa sĩ Truyện tranh ngay tại Hội thảo; (Áp dụng sau khi học viên hoàn tất thủ tục đăng ký lớp dài hạn hệ KTV) – 1 Học bổng toàn phần lớp Kịch bản, trị giá 5.400.000đ/học bổng; – 5 học bổng bán phần lớp kịch bản, trị giá 2.700.000đ/học bổng; [spacer] ĐĂNG KÝ THAM DỰ [spacer] Đang tải… [spacer] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình CS 1: Phòng tuyển sinh, 98 Ngô Tất Tố, P.19, Bình Thạnh, TPHCM (cô Tường Vy) CS 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM (thầy Hải Đăng) (Góc ngã tư Điện Biên Phủ – Pasteur) Hotline: (08) 3514 4365 – 090.273.8806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

Liên hoan hoạt hình quốc tế Fest Anča 2016 (The International Animation Festival Fest Anča 2016), là một trong những liên hoan phim hoạt hình danh tiếng được tổ chức thường niên tại Slovakia với mục đích đóng góp vào sự phát triển, và quảng bá ngành công nghiệp hoạt hình thế giới. Năm nay, liên hoan phim Fest Anča 2016 vẫn sẽ được diễn ra tại thành phố Zillina, Slovakia. [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi hoạt hình quốc tế? Hãy thử xem qua cuộc thi Pictoplasma 2016 [spacer] Hạng mục trao giải Giải Phim hoạt hình ngắn xuất sắc  – Anča Award. Giải Phim hoạt hình ngắn xuất sắc của học sinh/sinh viên – Anča Student Award. Giải video âm nhạc theo phong cách phim hoạt hình xuất sắc – Anča Music Video Award. Giải phim hoạt hình xuất sắc dành cho thiếu nhi – Anča Kids’ Award. Ngoài những giải thưởng trên, còn có hai hạng mục giải thưởng khác: Giải phim hoạt hình xuất sắc của Slovakia – Anča Slovak Award. Do Quỹ văn học Slovakia tài trợ và trao thưởng. Giải đơn vị sản xuất phim hoạt hình xuất sắc Slovak  – Anča D Award. Được trao bởi Film Europe Media Company.[spacer] Thời gian tổ chức: Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Fest Anča 2016 sẽ được diễn ra từ ngày 29/06 đến ngày 03/07. Thời hạn nhận tác phẩm dự thi từ ngày 08/03 đến hết 15/03. Miễn phí tham dự cho tất cả các tác phẩm. Các phim được làm với ngôn ngữ sở tại cần kèm theo bản phụ đề tiếng Anh. Kết quả về các tác phẩm được dự thi liên hoan phim sẽ được báo về trước ngày 15/05/2016.[spacer] Cách thức tham dự Các tác phẩm tham dự liên hoan phim phải được đi kèm với hồ sơ bao gồm: Mẫu đăng ký hoàn thành đầy đủ. Tóm tắt về bộ phim (dưới dạng văn bản điện tử). Lời thoại bằng ngôn ngữ gốc và bản phụ đề tiếng Anh (dưới dạng văn bản  điện tử). Hình ảnh,CV của giám đốc sản xuất và những người tham gia phim (dưới dạng văn bản điện tử). Phim được lưu vào đĩa DVD và được cung cấp trước ngày 15/03/2016 ( theo thời gian in trên chuyển phát nhanh, bưu điện) hoặc nộp trực tiếp tại địa chỉ: Anca / Fest Anca Stefanikova 16 811 04 Bratislava Slovakia Bạn có thể tìm hiểu thêm về liên hoan phim tại đây (http://festanca.sk/2016/en/fest-anca-regulations/) [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH   Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi hoạt hình quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.  

#HowAbnormal – Bình thường hay Bất thường Làm phim hấp dẫn để có cơ hội nhận 150 triệu đồng giải thưởng, mời bạn dự tranh! Được phát động từ ngày 21/12/2015 tại Hà Nội, cuộc thi làm phim với tên gọi“#HowAbnormal – Bình thường hay Bất thường” đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ yêu điện ảnh. Đây là cuộc thi do UNDP Việt Nam tổ chức và Ban Thanh thiếu niên VTV6 bảo trợ thông tin, cuộc thi chào đón tất cả các cá nhân và nhóm làm phim độc lập gửi đề xuất kịch bản/phân cảnh để nhận hỗ trợ tài chính từ ban tổ chức, phục vụ phát triển các đề xuất đó thành sản phẩm phim. Cho tới hôm nay, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được nhiều kịch bản chất lượng và rất thú vị. Những kịch bản đầu tiên đang được Ban Giám khảo cuộc thi xem xét. Thành phần Ban Giám khảo gồm có Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp và bà Jean Munro -Tư vấn kỹ thuật cao cấp của Dự án Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ phục vụ triển khai hội nhập quốc tế. Những kịch bản và phân cảnh đầy thú vị với những góc nhìn đa chiều về định kiến giới hứa hẹn sẽ là khởi điểm cho những video hay được ra đời. Ban Tổ chức vẫn tiếp tục nhận Đơn đăng ký dự thi và các kịch bản gửi về đến hết 11/1/2016. Cách thức đăng ký tham gia cuộc thi: Bước 1: Tải đơn đăng ký và mẫu đề xuất kịch bản/phân cảnh tại http://tinyurl.com/howabnormaldangky; Bước 2: Hoàn thành đơn đăng ký cùng đề xuất kịch bản/phân cảnh rồi gửi về howabnormal@gmail.com đến hết ngày 11/01/2016 hoặc Phòng 201D, 30 Nguyễn Du, Hà Nội trước 17:00 ngày 11/01/2016. Các vòng thi: Vòng nộp và lựa chọn kịch bản/phân cảnh (Từ ngày 21/12/2015 đến hết ngày 11/01/2016): Ban giám khảo lựa chọn các đề xuất kịch bản/phân cảnh để hỗ trợ tài chính. Kịch bản/phân cảnh được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: (1) khả năng khơi gợi về các khía cạnh của định kiến giới ở Việt Nam; (2) sáng tạo, và (3) khả năng phát triển thành sản phẩm phim trong thời gian cho phép. Mỗi gói hỗ trợ có trị giá tối đa 10,000,000 VND. Vòng phát triển phim, nộp và trao giải (Từ ngày 19/01/2016 đến 19/02/2016):Các cá nhân và đội thi có 05 tuần để phát triển kịch bản/phân cảnh đã đề xuất thành phim và gửi về ban tổ chức. Các phim gửi về trước ngày 20/02/2016 sẽ được xem xét để chấm giảm. Giải Phim xuất sắc trị giá 50,000,000 VND, cùng các giải nhì, ba và các giải thưởng phụ. Tổng giá trị các giải thưởng là 150,000,000 VND. Truy cập www.facebook.com/howabnormal hoặc liên lạc số hotline (+84) 4 3944 8527 để biết thêm chi tiết. Theo báo Hoa Học Trò

Giải thưởng kịch bản PAGE 2016 hiện tại chào đón các nhà biên kịch trên toàn thế giới gửi về những tác phẩm tâm đắc nhất của mình. Được tổ chức lần đầu vào năm 2003, PAGE International Screenwriting Awards competition – Giải thưởng kịch bản PAGE được xem như 1 trong những cuộc thi hàng đầu để tìm ra những tài năng sáng giá trong chuyên môn viết kịch bản trong cộng đồng các nhà làm phim Hollywood và trên toàn thế giới! Bản thân giải thưởng kịch bản PAGE được tổ chức bởi hiệp hội các nhà sản xuất phim Hollywood cùng các công ty đại diện và các trường dạy kịch bản hàng đầu nước Mỹ. Mục đích của giải thưởng không gì khác hơn là tìm ra những kịch bản xuất sắc, qua đó khám phá ra những tài năng biên kịch hàng đầu chưa được khai thác trên khắp nước Mỹ và toàn thế giới. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, giải thưởng kịch bản PAGE đã nhanh chóng gây dựng được uy tín trong nội bộ ngành công nghiệp điện ảnh. Lý do rất đơn giản, ban giám khảo giải thưởng đều là những tên tuổi lớn trong ngành sản xuất phim ảnh và phim truyền hình chuyên nghiệp, những người dự thi đều có cơ hội trao những kịch bản ưng ý nhất của mình đến những người có khả năng phát triển. Quan trọng hơn, rất nhiều những người thắng giải trước đây hiện tại đang có 1 sự nghiệp rất thành công trong ngành công nghiệp sáng tạo.  [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi nghệ thuật đa thể loại theo từng chủ đề? Hãy thử xem qua Ocean Awareness Student Art Contest 2016 [spacer] Hạng mục giải thưởng Kịch bản phim điện ảnh (80-120 trang) Hành động/Phiêu lưu Hài hước Chính kịch Phim gia đình Phim lịch sử Khoa học viễn tưởng Hồi hộp/Kinh dị Kịch bản phim ngắn (dưới 30 trang) Kịch bản chương trình truyền hình – Tập mở đầu (25-70 trang) Kịch bản truyền hình chính kịch – Tập mở đầu Kịch bản truyền hình hài hước – Tập mở đầu [spacer] Giải thưởng ◊ Giải đặc biệt ◊ $25,000 Quảng bá thương hiệu cá nhân InkTip Script Listing InkTip Magazine Feature Giấy chứng nhận – tặng phẩm The Writers Store AMC Theaters Starbucks Amazon Ngoài ra, ban giám khảo còn tổ chức trao hệ thống giải Vàng, Bạc, Đồng cho 10 hạng mục thể loại kịch bản khác nhau: ◊ Giải Vàng ◊ $1,000 Quảng bá thương hiệu cá nhân InkTip Script Listing InkTip Magazine Feature TV Writers Vault Membership Giấy chứng nhận – tặng phẩm The Writers Store AMC Theaters Starbucks Amazon [spacer] ◊ Giải Bạc ◊ $500 Quảng bá thương hiệu cá nhân InkTip Script Listing InkTip Magazine Feature TV Writers Vault Membership Giấy chứng nhận – tặng phẩm The Writers Store AMC Theaters Starbucks Amazon [spacer] ◊ Giải Đồng ◊ $250 Quảng bá thương hiệu cá nhân InkTip Script Listing InkTip Magazine Feature TV Writers Vault Membership Giấy chứng nhận – tặng phẩm The Writers Store AMC Theaters Starbucks Amazon [spacer] Kịch bản thắng giải của bạn sẽ được đăng trên trang InkTip.com, thêm vào đó logline kịch bản sẽ được đăng trên tạo chí InkTip, tờ tạp chí uy tín trong mắt hơn 4.000 nhà sản xuất, công ty đại diện, đạo diễn Hollywood danh tiếng. Người chiến thắng hạng mục kịch bản chương trình TV sẽ nhận được 6 tháng quyền thành viên và tham gia thực hiện dự án tại TVWritersVault.com, website chương trình TV được tham khảo bởi các công ty, studio, hãng truyền hình hàng đầu trong việc tìm kiếm các ý tưởng và kịch bản hay cho chương trình truyền hình. Tất cả đều nhằm giúp bạn có thể bán được kịch bản của mình! [spacer] Thể lệ Những người gửi tác phẩm tham dự giải thưởng kịch bản PAGE 2016 đều phải trên 18 tuổi và chưa từng hoạt động biên kịch chuyên nghiệp (thu nhập từ hoạt động biên kịch/sáng tác kịch bản chưa từng vượt quá $25,000 hoặc tương đương  Những nhà biên kịch ngoài nước Mỹ đều được chào đón tham dự, tuy nhiên tác phẩm gửi về phải được viết bằng tiếng Anh và phí tham dự phải được trả bằng dollar Mỹ. Các tác phẩm tham dự phải do chính tác giả sáng tác và không có dấu hiệu vi phạm bản quyền. Ban tổ chức có quyền kiểm tra và loại các tác phẩm không hợp lệ. Kịch bản tham dự phải đảm bảo chưa từng được dàn dựng thành phim hoặc chương trình truyền hình. Các tác phẩm đã từng đoạt giải những năm trước cũng không được tham dự. Các kịch bản tham dự yêu cầu là kịch bản nguyên gốc, không chấp nhận các kịch bản chuyển thể từ các chương trình truyền hình, phim hoặc các tác phẩm văn học, trừ phi tác giả chứng minh được mình có sở hữu bản quyền cho các chương trình, phim và các tác phẩm văn học nguyên tác.[spacer] Phương thức nộp tác phẩm và phí tham dự Phí tham dự Hạn chót gửi đợt 1:  15/1/2016   với phí tham dự $39 Hạn chót gửi đợt 2:  15/2/2016   với phí tham dự $49 Hạn chót gửi đợt 3:  15/3/2016   với phí tham dự $59 Hạn chót gửi đợt cuối:  15/4/2016   với phí tham dự $69 Quy ước kịch bản tham dự Kịch bản tham dự phải được viết với format quy ước chung của kịch bản Hollywood với font Courier cỡ 12. Bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn  The Screenwriter’s Bible tác giả David Trottier. Số trang:  Kịch bản phim điện ảnh: 80 – 120 trang Kịch bản phim ngắn: dưới 30 trang Kịch bản phim truyền hình thể loại chính kịch: 50 – 70 trang Kịch bản phim truyền hình hài hước: 25 – 45 trang Các tác giả có thể gửi tác phẩm tham

  Ocean Awareness Student Art Contest 2016 là cuộc thi nghệ thuật với mục đích kêu gọi sự chú ý của mọi người đến vấn đề ô nhiễm đại dương. Ban tổ chức From the Bow Seat mời gọi các bạn học sinh trong độ tuổi 11 – 18 trên toàn thế giới gửi các tác phẩm về tham dự cuộc thi. Với chủ đề Các tác phẩm ý nghĩa về rác thải nhựa và bao nylon các tác giả tham dự được tự do thể hiện ý tưởng của mình nhằm đưa ra 1 thông điệp mạnh mẽ thông qua tác, nhắc nhở tất cả mọi người về mối liên hệ giữa hành vi con người và sự trong lành của môi trường đại dương. [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi nghệ thuật đa thể loại theo từng chủ đề? Hãy thử xem qua Triễn lãm biếm họa quốc tế Osten 2016 [spacer] Cuộc thi năm nay cho phép các bạn dự thi ở 4 hạng mục: Tác phẩm mỹ thuật (không giới hạn thể loại) Yêu cầu Các tác giả chụp 3 hình ảnh chất lượng cao về tác phẩm của mình với định dạng .JPG, .PNG hoặc .PDF Tác giả viết một bài viết ngắn 250 từ với tiêu đề tác phẩm và nội dung, ý tưởng, thông điệp mà tác phẩm mỹ thuật của bạn thể hiện. Tác phẩm văn thơ Tác phẩm văn xuôi Phim ảnh (người đóng và hoạt hình) Yêu cầu Các bạn gửi đường link Youtube video của mình đến ban tổ chức, video từ 2 – 5 phút, tựa đề video yêu cầu ghi rõ 2016 Ocean Awareness Student Contest – {Tựa đề video} Trong phần description xin viết về nội dung, ý tưởng, thông điệp của tác phẩm Các cá nhân và tập thể đều được tham dự. Với mỗi đơn tham dự yêu cầu phải có người lớn bảo trợ (có thể là phụ huynh, giáo viên hoặc người giám hộ) Miễn phí tham dự cho tất cả các tác phẩm.[spacer] Giải thưởng Giải nhất các bạn nhận được 1.500 USD cho tác giả và thêm 1.500 USD cho trường bạn đang theo học. Giải nhì, tác giả nhận 1.000 USD. Giải ba, tác giả nhận 500 USD. 10 giải khuyến khích mỗi giải 250 USD. Ngoài ra sẽ có 3 giải ghi nhận đóng góp dành cho 3 giáo viên của các bạn tham dự với 750 USD mỗi người. [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp học vẽ truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.

Liên hoan phim Quốc tế Perth 2016

Liên hoan phim quốc tế Perth được tổ chức hằng năm nhằm tìm kiếm và phát hiện các tài năng mới trong lĩnh vực điện ảnh và phim hoạt hình. Ban tổ chức cuộc thi rất hào hứng trong việc tìm hiểu và tôn vinh các tác phẩm độc đáo và mang đậm dấu ấn riêng của các nhà làm phim từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư trên toàn thế giới. Liên hoan phim đón nhận tất cả các phong cách, thể loại, các dòng phim ngắn hoặc dài, dành cho mọi lứa tuổi. Chỉ cần có ý tưởng hay và chất lượng tốt, các tác giả từ khắp nơi trên thế giới có thể tự tin gửi tác phẩm dự thi. [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi hoạt hình quốc tế? Hãy thử xem qua cuộc thi Pictoplasma 2016 [spacer] Liên hoan phim quốc tế Perth 2016 dự kiến tổ chức từ ngày 7 – 17/7 tại thành phố Perth, Úc. Các tác phẩm dự thi sẽ được phân thành các hạng mục chính: Phim truyện, phim tài liệu, phim ngắn, phim hoạt hình, các tác phẩm thử nghiệm phong cách mới… Ban tổ chức không đưa ra nhiều luật lệ phức tạp, chỉ yêu cầu 3 điều đơn giản: Các tác phẩm dự thi được gửi về ban tổ chức trước ngày 15/4/2016. Các tác phẩm và toàn bộ nội dung phải là sản phẩm của chính thí sinh dự thi. Ban tổ chức không chấp nhận bất cứ trường hợp nào có rắc rối khiếu nại về bản quyền. Mỗi tác phẩm dự thi đều đi kèm lệ phí tham dự là 40 AUD (29.33 USD). Các tác phẩm dự thi có thể được gửi qua đường link trực tiếp trên website ban tổ chức, qua chương trình WithoutABox hoặc gửi qua bưu điện đính kèm mẫu đơn tham dự.[spacer] Giải thưởng Các tác phẩm chiến thắng sẽ được công chiếu tại liên hoan phim và tổ chức buổi giai lưu, thảo luận giữa tác giả với các chuyên gia, nhà phê bình phim và đông đảo khán giả. Ngoài ra các tác giả còn cơ hội được hợp tác với các nhà làm phim, các đơn vị truyền thông hàng đầu nước Úc. [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH   Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi hoạt hình quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.  

Festival hoạt hình quốc tế Pictoplasma 2016

Festival hoạt hình quốc tế Pictoplasma 2016 hứa hẹn sẽ biến Berlin thành điểm hẹn thú vị và đa dạng bậc nhất thế giới dành cho các nhà làm phim hoạt hình quốc tế. Đây cũng sẽ là nơi trình làng bộ mặt mới của ngành phim hoạt hình với các trào lưu thịnh hành trong từng lĩnh vực cụ thể như tạo hình nhân vật, minh họa ý tưởng, hoạt họa, thiết kế đồ họa… Các nhà làm phim hoạt hình, nhà sản xuất và các fan gạo cội sẽ cùng họp mặt và thưởng thức các tác phẩm xuất sắc của các họa sĩ được dựng lên màn ảnh rộng cùng với các chương trình đằng sau hậu trường kể lại toàn bộ quá trình sáng tác, thực hiện cho đến lúc công chiếu cho toàn thể khán giả. Festival chào đón các tác phẩm hoạt hình, tiểu thuyết hoạt hoạ (kể chuyện bằng hoạt hình), Hoạt hình ca nhạc (video ca nhạc bằng hoạt hình), đồ họa chuyển động (motion graphics) của các tác giả đến từ khắp nơi trên thế giới. [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi hoạt hình quốc tế? Hãy thử xem qua cuộc thi Anifilm 2016 [spacer] Các tác phẩm tham dự Festival hoạt hình quốc tế Pictoplasma 2016 sẽ có cơ hội được chọn đưa lên màn ảnh rộng tại lễ công chiếu Characters in Motion của Festival. Characters in Motion là buổi giới thiệu về toàn cảnh ngành phim hoạt hình quốc tế, các phim ngắn, phim đồ họa chuyển động và các tác phẩm thử nghiệm , đề cao phong cách, cách xây dựng, tạo hình nhân vật, cách dẫn truyện độc đáo mới lạ. Hạn chót gửi các tác phẩm tham dự là ngày 1/2/2016. Buổi công chiếu Characters In Motion thuộc Festival Pictoplasma Berlin’s 2016 diễn ra từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 4 năm 2016.[spacer] Thể lệ tham dự Các tác phẩm tham dự gửi đường link download về ban tổ chức dưới định dạng 1080p Full HD Quicktime .mov file (định dạng Pro Res hoặc H264/mp4 cũng được chấp nhận). Mỗi tác phẩm tham dự cần đính kèm mẫu đơn tham dự đã hoàn chỉnh. Nếu gửi tác phẩm trực tiếp qua sever, vui lòng gửi file tối đa 2GB đến địa chỉ http://pictoplasma.wetransfer.com hoặc hộp thư input@pictoplasma.com. Miễn phí tham dự cho toàn bộ các tác phẩm. [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH   Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi hoạt hình quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.  

Samsung KidsTime Authors’ Award (SKTAA) là giải thưởng sáng tác truyện tranh thiếu nhi toàn Đông Nam Á do tập đoàn Samsung phối hợp cùng Hội đồng phát triển Sách Quốc gia Singapore tổ chức. SKTAA quy tụ các tác phẩm truyện tranh và sách minh họa dành cho lứa tuổi thiếu nhi với mục đích khuyến khích văn hóa đọc của các em ngay từ lứa tuổi nhỏ.   Các tác phẩm đoạt giải trong cả 2 hạng mục sách đã xuất bản và sách chưa xuất bản sẽ có cơ hội chuyển thành ấn phẩm điện tử, tích hợp vào ứng dụng đọc sách thiếu nhi Samsung Kidstime và phổ biến rộng rãi các tác phẩm này đến với công chúng. Năm 2015, Việt Nam có hai tác phẩm được trao giải thưởng lớn là Sun and Moon của Lê Thị Bích Khoa và Trái tim của Mẹ của hai tác giả Phạm Thị Hoài Anh và Đậu Thị Ngọc Vinh. Với sự hào phóng từ phía nhà tài trợ Samsung, ban giám khảo sẽ chọn và trao 10 giải thưởng gồm 02 giải Nhất và 08 giải khuyến khích cho mỗi quốc gia Đông Nam Á. Đặc biệt, mỗi giải nhất nhận được 2000 SGD tiền mặt (tương đương khoảng 32 triệu VNĐ) cùng với 2000 SGD chuyển khoản tiền bản quyền cho phép Samsung chuyển nội dung tác phẩm lên ứng dụng Samsung Kidstime. Ngoài ra, các giải thưởng phụ cũng sẽ được đưa tác phẩm lên Samsung KidsTime trong vòng 12 tháng. [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi truyện tranh quốc tế? Hãy thử xem qua Giải thưởng Manga của tạp chí Shonen Jump [spacer] Thể lệ chính thức Samsung KidsTime Authors’ Award chào đón tất cả các tác giả là công dân các quốc gia Đông Nam Á trên 18 tuổi (tính đến 1/6/2015). Các tác phẩm dự thi phải tuân theo các thể lệ như sau: Tác phẩm truyện tranh, sách minh họa dành cho thiếu nhi lứa tuổi 3-10. Nội dung phù hợp với văn hóa Đông Nam Á. Các tác phẩm có thể dự thi theo 2 hạng mục sách đã xuất bản và sách chưa xuất bản. Với sách đã xuất bản phải đảm bảo chưa từng được khai thác trên các ứng dụng đọc sách trên điện thoại và các ứng dụng thương mại khác. Tác phẩm dự thi không nhất thiết phải thực hiện bằng tiếng Anh (tuy vậy tác giả nên chuẩn bị bản dịch cùng tác phẩm khi gửi dự thi). Tác phẩm đã dự thi những năm trước không được tham dự. Hồ sơ tham dự xin gửi về info@bookcouncil.sg bao gồm: Tiêu đề mail ghi rõ hạng mục tham dự: Samsung KidsTime Authors’ Award 2016 Submission – Published Work (sách đã xuất bản)   Samsung KidsTime Authors’ Award 2016 Submission – Unpublished Work (sách chưa xuất bản) Đơn tham dự điền đầy đủ Hình chụp mới nhất của tác giả Bản tự thuật về tác giả và bản tóm tắt nội dung tác phẩm (mỗi bản không quá 50 từ) Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của tác giả Bản sao điện tử tác phẩm Không giới hạn số lượng tác phẩm tham dự với điều kiện các tác phẩm có nội dung khác nhau. Hình ảnh những tác giả đoạt giải nhất cuộc thi năm vừa rồi [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH   Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi truyện tranh quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.  

Shonen Jump

Shonen Jump là tạp chí Manga nổi tiếng nhất Nhật Bản (và có lẽ cả toàn thế giới). Đây cũng là nơi khai phá tiềm năng của các Mangaka lừng danh nước Nhật trước khi họ khẳng định tên tuổi với thế giới. Hàng tháng, tạp chí Shonen Jump đều tổ chức bầu chọn các tác phẩm Manga của các họa sĩ khắp nơi trên thế giới gửi về. Các tác giả thắng giải trong tháng sẽ nhận được 300.000 yen (2.500 USD). Hơn thế nữa, tác phẩm sẽ được đăng trên website ShonenJump.com và được độc giả toàn thế giới biết đến. Có thể nói đây là bước đệm tuyệt vời cho sự nghiệp họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp của các mangaka. Các tác phẩm lọt qua vòng sơ tuyển cũng sẽ nhận được 50.000 yen (416 USD). Thậm chí các tác giả được đánh giá có tiềm năng cũng sẽ nhắc đến và nhận được giải thưởng 10.000 yen (83 USD). Ngoài ra, người thắng cuộc, người về nhì và các tác giả được vinh danh khác sẽ được mời đến tham dự liên hoan tại Tokyo tổ chức 2 lần mỗi năm. Đây sẽ là dịp để các tác giả mới được giao lưu, trao đổi và làm quen những tên tuổi lớn của ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản. Thành phần ban giám khảo là các Mangaka danh tiếng có tác phẩm được đăng trên hàng tuần trên các số của Shonen Jump. Trong phần công bố kết quả sẽ có phần đánh giá và phân tích chuyên sâu của ban giám khảo với mỗi tác phẩm. Những nhận xét này sẽ là những lời khuyên quý giá và là nguồn động viên tích cực cho các tác giả theo đuổi con đường truyện tranh chuyên nghiệp. [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi truyện tranh quốc tế? Hãy thử xem qua cuộc thi Fumetto 2016 [spacer] Thể lệ tham dự Các tác phẩm dự thi phải được viết bằng tiếng Nhật hoặc chuyển thể sang tiếng Nhật Khuôn khổ giấy và khung truyện Giấy: Chiều dài 330-365 mm, chiều ngang 230-260 mm. Khung truyện: Cao 270 mm, ngang 180 mm. Số trang: Truyện dài…31tr hoặc 45tr. Truyện ngắn…15tr hoặc 19tr hoặc 31tr. Hạn nộp: cuối mỗi tháng. Với tháng 10 này là ngày 31/10 (tính theo dấu bưu điện). Giải thưởng Năm Giải nhất: 1.000.000 yen (8.330 USD) + Bằng khen + Kỷ niệm chương + Bộ giấy vẽ Manga chuyên dụng 100 trang. Giải nhì: 500.000 yen (4.165 USD) + Kỷ niệm chương + Bộ giấy vẽ Manga chuyên dụng 100 trang. Giải danh dự: 30.000 yen (250 USD) + Kỷ niệm chương + Bộ giấy vẽ Manga chuyên dụng 100 trang. Các tác phẩm được giải sẽ được đăng trên website chính thức của tạp chí ShonenJump.com. Tác phẩm đạt giải nhất và giải nhì được in trong số đặc biệt của tạp chí Lễ trao giải sẽ được tổ chức 2 lần trong năm bởi NXB Shueisha Các tác phẩm dự thi vui lòng gửi về địa chỉ The JUMP treasure new artist prize 2-5-10 Hitotsubashi, Chiyoda-ku, Tokyo, 101-8050, JAPAN Trên mặt sau của trang cuối cùng, vui lòng in mã số bưu điện, họ tên, địa chỉ, tuổi, nghề nghiệp, số điện thoại liên lạc và bản tóm tắt nội dung tác phẩm. [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH   Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi truyện tranh quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.  

Triển lãm biếm họa quốc tế OSTEN 2016 banner

Triển lãm biếm họa quốc tế OSTEN 2016 là một phần trong chuỗi sự kiện thường niên được tổ chức tại thủ phủ Skopje của đất nước Macedonia. Ra đời từ năm 1969 do tạp chí Osten tổ chức, đây là triển lãm lâu đời nhất vùng bán đảo Balkan và là một trong những sự kiện văn hóa nghệ thuật có lịch sử lâu dài nhất trên thế giới. Từ đó đến nay, triển lãm này vẫn luôn là cầu nối quan trọng mang nghệ thuật tranh đả kích (cartoon), chân dung biếm họa (satirical), truyện tranh biếm (comic strip) đến với bạn đọc trên toàn thế giới.[spacer] Đến với triển lãm, các họa sĩ không bị giới hạn số lượng tác phẩm tham dự, tuy vậy ban tổ chức yêu cầu các tác phẩm phải là nguyên bản, được vẽ hoàn toàn bằng tay và đặc biệt phải là các tác phẩm không lời thuộc các thể loại cartoon, satirical hoặc comic strip. Các họa sĩ có thể tự do thể hiện bất kỳ chủ đề nào mong muốn. Trong Triển lãm biếm họa quốc tế OSTEN 2016, ban giám khảo sẽ lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để trao giải trong nhiều hạng mục khác nhau. [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi nghệ thuật đa thể loại theo từng chủ đề? Hãy thử xem qua Cuộc thi Fantasy Art – Spectrum lần thứ 23 [spacer] Giải thưởng Giải thưởng tranh đả kích/biếm họa xuất sắc nhất. Giải thưởng chân dung biếm họa xuất sắc nhất. Giải thưởng truyện tranh biếm xuất sắc nhất. 10 giải Tác phẩm ấn tượng (kỉ niệm chương Plaque). Giải thưởng NICO dành cho họa sĩ Macedonia. Mỗi kỳ triển lãm, tạp chí Osten sẽ phát hành 1 ấn bản đặc biệt giới thiệu về các tác giả/tác phẩm nổi bật. [spacer] Ban giám khảo Ban giám khảo cuộc thi gồm các họa sĩ, nhà báo, biên tập viên đến từ nhiều nước trên thế giới. Grado Zdravkovic – cây bút trào phúng đến từ Canada. Marcia Gagliardi – nhà văn, biên tập viên, chủ bút đến từ Mỹ. Phó giáo sư M.Murat Erdogan – nhà nghiên cứu, nhà xã luận đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Mostafa Ramezani – họa sĩ biếm đến từ Pháp. Mice Jankulovski, họa sĩ người Macedonia – đại diện cho tạp chí Osten. [spacer] Thông báo trao giải và lễ khai mạc Triển lãm biếm họa quốc tế OSTEN 2016 sẽ diễn ra ngày 26/5/2016 tại Trung tâm triển lãm OSTEN ở thủ đô Skopje, Macedonia [spacer] Các tác phẩm vượt qua vòng sơ tuyển sẽ được trưng bày tại triển lãm trong 1 tháng từ ngày 26/5 đến 26/6 Toàn bộ các tác phẩm dự thi đều được miễn phí tham dự. Triển lãm biếm họa quốc tế OSTEN 2016 hân hạnh chào đón các họa sĩ chuyên nghiệp, bán chuyên và nghiệp dư có niềm đam mê với nghệ thuật biếm họa đến từ bất cứ nơi đâu trên thế giới.[spacer] Thể lệ tham dự Các tác phẩm gửi về phải được vẽ hoàn toàn bằng tay, do chính họa sĩ gửi tác phẩm vẽ. Các bản in và bản lưu điện tử sẽ không được chấp nhận (OSTEN có thể sẽ mở một triển lãm dành cho các tác phẩm thuộc thể loại này trong tương lai) Các bài dự thi là các tác phẩm biếm họa thuộc một trong các thể loại Tranh biếm họa/Chân dung biếm họa/Truyện tranh biếm (1 khung) Format giấy A4 hoặc A3 [spacer] Hồ sơ dự thi bao gồm: Đơn tham dự điền đầy đủ gửi qua bưu điện. Tác phẩm dự thi. Hình ảnh và tiểu sử ngắn gọn của tác giả. Toàn bộ hồ sơ xin gửi về địa chỉ OSTEN WORLD GALLERY OF CARTOONS 8.Udarna Brigada 2, 1000 Skopje, Macedonia. Hạn chót nhận hồ sơ 31/3/2016 (tính ở thời điểm ban tổ chức nhận hồ sơ). [spacer] Các họa sĩ thắng giải sẽ nhận kỷ niệm chương, phần thưởng tiền mặt và được mời đến dự lễ trao giải. OSTEN sẽ tài trợ chuyến đi 3 ngày đến Skopje cho họa sĩ đến dự lễ (thông báo cho ban tổ chức trước ngày 1/5/2016). Các tác phẩm có thể được gửi lại cho họa sĩ theo yêu cầu với lệ phí 20 USD/tác phẩm. OSTEN không chịu trách nhiệm cho các trường hợp hư hỏng hoặc thất lạc trong quá trình vận chuyển. Mọi thắc mắc xin liên hệ cartoons@osten.com.mk [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp học vẽ truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.

Cuộc thi Gấu trúc vàng lần 4

Với mục đích củng cố các mối liên hệ trong cộng đồng những người yêu mến nghệ thuật biếm họa và minh họa trên toàn thế giới, cũng như xây dựng một ngôi nhà chung vị nghệ thuật, góp phần giúp các loại hình nghệ thuật này càng thêm thăng hoa, Viện Mỹ thuật Hongtu và Redman Art Center phối hợp cùng tổ chức Cuộc thi biếm họa và minh họa quốc tế Gấu trúc vàng lần thứ 4 (Gold Panda International Cartoon and Illustration Competition) trong tháng 1 năm 2016. Ban tổ chức sự kiện rất hân hạnh chào đón các họa sĩ quốc tế gửi các tác phẩm tham dự cuộc thi năm nay. Xoay quanh 3 chủ đề Gấu trúc, Khỉ và Mỹ Hầu Vương (Tôn Ngộ Không), các tác phẩm dự thi cần phải gửi bản nguyên gốc không giới hạn thể loại (hình chụp, hình scan không được tham dự). [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi nghệ thuật đa thể loại theo từng chủ đề? Hãy thử xem qua Triển lãm biếm họa quốc tế OSTEN 2016 [spacer] Các họa sĩ có thể gửi tối đa 10 tác phẩm với kích thước từ 200cm x 200cm trở xuống. Các tác phẩm đã thắng giải ở các cuộc thi khác trước đây sẽ không được tham dự. Các tác phẩm gửi về sẽ không hoàn trả lại tác giả mà sẽ được trưng bày tại trung tâm triển lãm biếm họa quốc tế Redman. Ban tổ chức không thu lệ phí cho bất kỳ tác phẩm nào. [spacer] GIẢI THƯỞNG CUỘC THI GẤU TRÚC VÀNG LẦN 4 – Giải Gấu trúc vàng – Huy chương vàng + 2.000 USD; – Bản in xuất sắc nhất – Huy chương bạc + 1.000 USD; – Tranh thủy mặc xuất sắc nhất – Huy chương bạc + 1.000 USD; – Tranh minh họa xuất sắc nhất – Huy chương bạc + 1.000 USD; – Tranh biếm họa xuất sắc nhất – Huy chương bạc + 1.000 USD; – Tranh kỹ thuật số (CG painting) xuất sắc nhất – Huy chương bạc + 500 USD; – Chân dung biếm họa xuất sắc nhất – Huy chương bạc + 500 USD; – 30 Giải tác phẩm ấn tượng – Huy chương đồng; [spacer] Các tác phẩm vượt qua vòng sơ tuyển sẽ được giới thiệu trong catalogue của triển lãm. [spacer] HỒ SƠ DỰ THI – Đơn tham dự điền đầy đủ thông tin; – Tác phẩm dự thi được đóng trong thùng bìa cứng hoặc cuốn trong ống đựng bài vẽ. (các folder sẽ không được tham dự) Hồ sơ dự thi xin gửi về địa chỉ HU XIAO YU ROOM 341 BUILDING #364, ZHAN QIAN BA LI XIAO QU YUN JING DONG LI,TONG ZHOU QU, BEIJING 101121,CHINA [spacer] Hạn chót nhận hồ sơ: 31/1/2016 [spacer] Mọi thắc mắc xin liên hệ: hongtuart8@163.com hongtucp@163.com [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH   Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.

Cuộc thi Fantasy Art Spectrum 23 thumbnail

Trong suốt 20 năm qua, cuộc thi mỹ thuật thường niên Spectrum luôn là điểm hẹn của những họa sĩ tài năng nhất với tư duy phá cách và táo bạo thuộc trường phái Fantasy Art. Đây cũng là nơi những viên ngọc thô khẳng định mình dưới con mắt đánh giá của các chuyên gia tìm kiếm tài năng trong ngành: từ các giám đốc mỹ thuật, những nhà sưu tầm tranh, những nhà xuất bản đến những người đại diện cho các họa sĩ nổi tiếng. Mục đích chính và cũng là duy nhất của Spectrum là quảng bá các tác phẩm Fantasy Art đồng thời khuyến khích các họa sĩ không ngừng sáng tạo và phô diễn tài năng của mình. Spectrum luôn tạo tối đa cơ hội cho các tác giả thể hiện mình trước số lượng những người yêu mến nghệ ngày càng tăng. Các họa sĩ được tự do thể hiện mà không hề bị bó buộc trong một khuôn phép hay những đánh giá khắt khe nào mà chỉ giới hạn bởi trí tưởng tượng của tác giả. Các tác phẩm tham dự có thể thuộc thể loại khoa học viễn tưởng, thần thoại, tác phẩm kinh dị hoặc trường phái siêu thực… [spacer] Ban giám khảo sẽ tuyển lựa các tác phẩm xuất sắc theo 8 hạng mục chính: Mỹ thuật quảng cáo Minh họa sách Truyện tranh/ tiểu thuyết bằng hình (graphic novel) Concept Art Nghệ thuật không gian đa chiều (Dimensional Art) Mỹ thuật xuất bản Insitutional art Tranh tự do (Unpublished) [spacer] [spacer] Fantasy Art có thể rõ ràng hoặc trừu tượng, nét vẽ theo phong cách truyền thống hoặc phá cách, tranh vẽ tay hoặc áp dụng kỹ thuật số hoặc kỹ thuật đặc biệt khác. Không hề có quy định về phong cách hay phương pháp bắt buộc nào, giới hạn chỉ nằm ở trí tưởng tượng và tài năng của các họa sĩ mà thôi. [spacer] Với các tác phẩm được chọn trưng bày, các tác giả cần chuẩn bị một phiên bản kỹ thuật số của tác phẩm (400 dpi, tiff file 9″ x 12″) [spacer] Với mỗi tác phẩm tham dự, lệ phí sẽ là 20 USD/tác phẩm hoặc 40 USD/series (từ 5 tác phẩm cùng chủ đề trở xuống) Cuộc thi chào đón các họa sĩ từ chuyên nghiệp đến các bạn còn trên ghế nhà trường trên toàn thế giới triển lãm các tác phẩm, mở rộng cửa với các giám đốc mỹ thuật, đơn vị nhà xuất bản, các nhà sưu tầm tranh và các đại diện của các công ty truyền thông mỹ thuật và toàn thể những người quan tâm và yêu mến nghệ thuật Fantasy Art. [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi nghệ thuật đa thể loại theo từng chủ đề? Hãy thử xem qua cuộc thi Taboo 2015 – Điều cấm kỵ [spacer] THỂ LỆ THAM DỰ – Các tác phẩm tham dự phải được hoàn thành hoặc xuất bản trong năm 2015; – Các tác phẩm dự thi không cần phải gửi nguyên bản, tác phẩm sẽ không được ban tổ chức trả lại cho tác giả; – Phí tham dự phải thanh toán qua các hệ thống Visa, American Express, MasterCard hoặc các thẻ tiền gửi ngân hàng (debit card). Vui lòng cung cấp đầy đủ các thông tin (số thẻ, hạn sử dụng, chữ ký xác nhận…) trong đơn tham dự. [spacer] Ban tổ chức bắt đầu nhận các tác phẩm gửi về từ ngày 19/10/2015 đến ngày 25/1/2016. Hồ sơ tham dự xin gửi về địa chỉ Flesk Publications/Spectrum Fantastic Art, 2871 Mission Street, Santa Cruz, CA 95060, U.S.A. [spacer] Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: Ban tổ chức cuộc thi Spectrum Điện thoại 408-206-2346 Email info@spectrumfantasticart.com [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.

Festival Hoạt hình quốc tế Annecy 2016 banner

[spacer] Festival Hoạt hình quốc tế Annecy 2016 (Annecy International Animation Film Festival 2016) danh tiếng được tổ chức thường niên tại Pháp là nơi thường xuyên giới thiệu các dự án phim hoạt hình lớn trên thế giới. Hằng năm Festival được tổ chức vào tháng 6 với nhiều hoạt động như cuộc thi hoạt hình quốc tế, buổi giới thiệu, công chiếu các dự án hoạt hình quy mô lớn, chương trình giao lưu và chợ phim hoạt hình MIFA nơi các nhà làm phim có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư cho dự án của mình…  Đến với Festival, các bộ phim hoạt hình xuất sắc sẽ được vinh danh qua hơn 20 giải thưởng chia làm 5 hạng mục chính Hoạt hình Điện ảnh, Phim Hoạt hình ngắn, Hoạt hình truyền hình và ứng dụng, Phim hoạt hình sinh viên, học sinh cùng Các giải đặc biệt do các đối tác của Festival Hoạt hình quốc tế Annecy 2016 trao tặng như kênh truyền hình Canal+, quỹ André Martin, quỹ GAN, SACEM – Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique (Cộng đồng các kịch tác gia, nhà soạn nhạc và nhà biên kịch nước Pháp). Cụ thể: [spacer] Hạng mục Hoạt hình Điện ảnh – Giải thưởng chính Cristal award dành cho Hoạt hình Điện ảnh xuất sắc nhất; – Giải bình chọn của Hội đồng nghệ thuật; – Giải bình chọn của Khán giả tham dự Festival Hoạt hình quốc tế Annecy 2016. [spacer] Hạng mục Phim Hoạt hình ngắn – Giải thưởng chính Cristal award dành cho Phim Hoạt hình ngắn xuất sắc nhất; – Giải bình chọn của Hội đồng nghệ thuật; – Giải Phim Hoạt hình ấn tượng theo bình chọn từ Hội đồng nghệ thuật; – Giải bình chọn của Khán giả tham dự Festival Hoạt hình quốc tế Annecy 2016; – Giải “Jean-Luc Xiberras” Award dành cho Phim hoạt hình đầu tay; – Giải “Off-Limits” Award dành cho các Phim Hoạt hình mang tính đột phá.[spacer] Hạng mục Hoạt hình Truyền hình và ứng dụng – Giải thưởng chính Cristal award dành cho Hoạt hình Truyền hình xuất sắc nhất; – Giải bình chọn của Hội đồng nghệ thuật dành cho Tập phim Hoạt hình Truyền hình xuất sắc nhất; – Giải bình chọn của Hội đồng nghệ thuật dành cho Series Hoạt hình Truyền hình xuất sắc nhất; – Giải thưởng chính Cristal award dành cho Hoạt hình ứng dụng xuất sắc nhất; – Giải bình chọn của Hội đồng nghệ thuật. [spacer] Hạng mục Phim hoạt hình sinh viên, học sinh – Giải thưởng chính Cristal award dành cho Phim Hoạt hình sinh viên, học sinh xuất sắc nhất; – Giải bình chọn của Hội đồng nghệ thuật; Giải Phim Hoạt hình ấn tượng theo bình chọn từ Hội đồng nghệ thuật. [spacer] Hạng mục Các giải thưởng đặc biệt – Giải thưởng Hỗ trợ tính sáng tạo dành cho Phim Hoạt hình ngắn của kênh truyền hình Canal +; – Giải thưởng Nhạc phim Xuất sắc nhất dành cho Phim hoạt hình ngắn của SACEM; – Chương trình Hỗ trợ dự án Phim hoạt hình đang thực hiện của quỹ GAN; – Giải André Martin Award dành Phim hoạt hình Pháp xuất sắc; – Giải Fipresci Award dành cho Phim hoạt hình ấn tượng; – Giải Hội đồng nghệ thuật nhí dành cho Phim Hoạt hình ngắn; – Giải Hội đồng nghệ thuật nhí dành cho Phim Hoạt hình của sinh viên, học sinh. [spacer] Bên cạnh cuộc thi, Festival còn có các chương trình chợ phim Hoạt hình MIFA nơi và nhà làm phim có cơ hội tìm các nhà đầu tư cho dự án của mình, các Animation Workshop, Seminar trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà làm phim hoạt hình quốc tế, lễ công chiếu các tác phẩm gửi về… [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi hoạt hình quốc tế? Hãy thử xem qua cuộc thi Anifilm 2016 [spacer] Festival Hoạt hình quốc tế Annecy 2016 sẽ chính thức diễn ra trong thời gian 13 – 18/6/2016 Hạn chót gửi các tác phẩm Hoạt hình (trừ thể loại Hoạt hình Điện ảnh): 15/2/2016 Hạn chót gửi các tác phẩm Hoạt hình Điện ảnh: 15/3/2016 Miễn phí tham dự cho tất cả các tác phẩm Các phim được làm với ngôn ngữ sở tại cần kèm theo bản phụ đề tiếng Anh [spacer] Tác phẩm tham dự được gửi qua đường dẫn của các website, chương trình chia sẻ video như Youtube, Vimeo, Dropbox… đường dẫn URL sẽ được điền vào form tham dự. Tác phẩm gửi về kèm theo bản tóm tắt nội dung tác phẩm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (tối đa 250 chữ), một bản tiểu sử tác giả (tối đa 500 chữ), 3 hình ảnh nội dung trong phim (định dạng JPEG hoặc PNG HD 1920px X 1080px 72dpi) Mọi thắc mắc xin liên hệ tại Annecy.org [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH   Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi hoạt hình quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.  

Phòng quan hệ quốc tế

Tháng 11 năm 2015, Phòng Quan hệ Quốc tế, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) chính thức mở chương trình hỗ trợ các tác giả, họa sĩ gửi tác phẩm truyện tranh, hoạt hình tham dự các cuộc thi quốc tế. Việc gửi tác phẩm tham dự các cuộc thi quốc tế giúp cho các tác giả, họa sĩ có cơ hội tạo dựng tên tuổi và tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng để phát triển sản phẩm ở nhiều lĩnh vực.   HẠNG MỤC HỖ TRỢ: – Tìm kiếm, giới thiệu các cuộc thi quốc tế trong các lĩnh vực truyện tranh, hoạt hình, biếm họa, mỹ thuật, nghệ thuật chung…  – Hướng dẫn, hỗ trợ làm hồ sơ, tiếp nhận các tác phẩm tham dự các cuộc thi quốc tế; – Tư vấn chuyên sâu về concept, kịch bản, các vấn đề về kỹ thuật vẽ được sử dụng trong tác phẩm; – Đào tạo cấp tốc, bồi dưỡng chuyên môn với các chuyên đề về kỹ thuật vẽ, màu sắc, Digital Painting, xây dựng kịch bản, concept; – Chuyển ngữ tác phẩm theo đúng yêu cầu của các cuộc thi;   THÔNG TIN CÁC CUỘC THI QUỐC TẾ: Các cuộc thi quốc tế sẽ lần lượt được đăng tải tại http://cmavn.org/cuoc-thi/quoc-te. Các cá nhân, nhóm có ý tưởng và dự án muốn đăng ký dự thi có thể liên lạc với chúng tôi theo thông tin sau:   THÔNG TIN LIÊN LẠC: Phòng Quan hệ Quốc tế – Viện Truyện tranh và Hoạt hình Mr. Hồ Xuân Hải Đăng Email: dang.ho@cmavn.org  Facebook: www.facebook.com/cmavn.org

Cuộc thi Nghệ thuật Embracing our Differences 2016 triển lãm

Tổ chức Embracing our Differences – Đón nhận sự khác biệt đang lên tiếng mời gọi các họa sĩ trên toàn thế giới gửi về các tác phẩm (không giới hạn thể loại) tham dự Cuộc thi Nghệ thuật Embracing our Differences 2016. Cuộc thi nhằm mục đích khơi gợi sự sáng tạo và trí tưởng tượng của các họa sĩ, thông qua sức mạnh của nghệ thuật từ chính các tác phẩm tham dự sẽ hướng người xem đến một thế giới rông mở mà ở đó những khác biệt giữa người với người đều được đón nhận và trân trọng, giá trị mỗi cá nhân đều được tôn vinh. Các tác phẩm được chọn qua tiêu chí tính thẩm mỹ và ý tưởng độc đáo dựa trên chủ đề “làm giàu vốn sống qua sự đa dạng”. Các chủ đề có thể gợi ý cho các họa sĩ bao gồm: những khác biệt về ngoại hình, sắc tộc, thể chất, tinh thần và tính cách, bất đồng ngôn ngữ, tôn giáo hoặc văn hóa, khác nhau về xuất thân, gia cảnh, vị thế kinh tế – xã hội, giới tính – danh tính, biểu dương những thái độ tích cực, đón nhận khác biệt của mọi người xung quanh hoặc tự hào về bản thân, phê phán sự phân biệt, kì thịcác hành động xa lánh, ngược đãi và hành hạ hoặc thậm chí sự tự ti, khép kín vì những khác biệt. Ca ngợi những tấm gương dám đứng lên, phá bỏ những bất công, đấu tranh cho quyền bình đẳng, sự thấu hiểu và cảm thông, đánh thức lương tri của con người… [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi nghệ thuật đa thể loại theo từng chủ đề? Hãy thử xem qua cuộc thi Gấu trúc vàng lần thứ 4 [spacer] Ban tổ chức sẽ chọn ra 39 tác phẩm xuất sắc nhất để trưng bày tại triển lãm Cuộc thi Nghệ thuật Embracing our Differences 2016 trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5 năm 2016 tại công viên Sarasota và con đường dọc theo hồ Bradenton, bang Florida, Mỹ. Các tác phẩm được chọn sẽ được thông báo vào giữa tháng 3. Triển lãm năm ngoái đã đón nhận 6.454 tác phẩm gửi về từ hơn 80 quốc gia, 42 bang và 118 trường. Cuộc thi miễn phí cho tất cả các tác phẩm tham dự.[spacer] Giải thưởng Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi năm 2016 là 3.000 USD, được chia thành 3 hạng mục – Tác phẩm xuất sắc nhất, tác phẩm thiếu nhi xuất sắc nhất và Tác phẩm được khán giả bình chọn. (Hạn chót 4/1/2016) Gửi tác phẩm trực tuyến File gửi về được đặt tên: Tựa đề tác phẩm – tên tác giả [spacer] Tác phẩm gốc không quan trọng về kích cỡ nhưng bản scan gửi về phải được định dạng ở độ phân giải cao (tối thiểu 300 dpi) với các đuôi JPG, TIFF, PDF, PSD, EPS, GIF, PNG hoặc AI. Kích thước yêu cầu đúng 325.12 mm chiều dài và 223.52 mm chiều cao, giới hạn tối đa 400MB. Tất cả các tác phẩm phải để ở định dạng nằm ngang. Khi gửi tác phẩm, cần đính kèm một Lời giới thiệu (tối đa 200 từ), giải thích ý nghĩa tác phẩm, tóm tắt quá trình sáng tác và ý nghĩa của chủ đề tác phẩm đối với cá nhân tác giả. [spacer] Gửi tác phẩm qua đường bưu điện Hồ sơ gửi về bao gồm Một bản scan tác phẩm trong đĩa CD hoặc USB. File gửi về được đặt tên: Tựa đề tác phẩm – tên tác giả Một bản in màu tác phẩm với tên tác giả và tựa đề tác phẩm ở mặt sau. Vui lòng in trên giấy 216mm – 280mm, giấy A4 hoặc các giấy có kích cỡ tương đương Đơn tham dự được điền đầy đủ và KÝ TÊN – giáo viên có thể được ủy quyền ký thay mặt học sinh (thông tin liên lạc cũng co thể đươc ủy quyền tương tự) Lời giới thiệu (tối đa 200 từ), giải thích ý nghĩa tác phẩm, tóm tắt quá trình sáng tác và ý nghĩa của chủ đề tác phẩm đối với cá nhân tác giả.[spacer] Toàn bộ hồ sơ vui lòng gửi về Embracing Our Differences PO Box 4177 Sarasota, FL 34230-4177 USA Chuyển phát nhanh gửi về địa chỉ Embracing Our Differences 1661 Ringling Boulevard #4177 Sarasota, FL 34230 USA Mọi thắc mắc xin liên hệ Info@EmbracingOurDifferences.org [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.  

Festival Hoạt hình quốc tế AniFilm 2016 (AniFilm International Festival of Animated Films 2016) được tổ chức tại Třeboň, Cộng hòa Czech là điểm hẹn hấp dẫn cho các nhà làm phim hoạt hình trên toàn thế giới đang muốn tìm kiếm cơ hội khẳng định mình. Festival AniFilm lần thứ 7 hân hạnh chào đón các tác phẩm hoạt hình không giới hạn thể loại, được thực hiện trong năm 2015. [spacer] CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG [spacer] Festival AniFilm năm nay mở rộng cơ cấu giải thưởng dành cho các tác phẩm xuất sắc lên đến 6 hạng mục: – Giải thưởng phim hoạt hình xuất sắc nhất với 2 hạng mục Phim thiếu nhi: 1.000 Euro. Phim dành cho người trưởng thành: 1.000 Euro. [spacer] – Giải thưởng phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất: 1.000 Euro. – Giải thưởng phim hoạt hình của các bạn học sinh – sinh viên: 1.000 Euro. – Giải thưởng video ca nhạc theo phong cách hoạt hình xuất sắc nhất: 500 Euro. – Giải thưởng đột phá dành cho các tác phẩm độc đáo theo các phong cách sáng tạo: 500 Euro. * Lưu ý: Mỗi tác phẩm chỉ được tham dự 1 hạng mục. [spacer] Bên cạnh cuộc thi, Festival còn có các chương trình Animation Workshop, Seminar trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà làm phim hoạt hình quốc tế, lễ công chiếu các tác phẩm gửi về… [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi hoạt hình quốc tế? Hãy thử xem qua cuộc thi Annecy 2016 [spacer] THỜI GIAN TỔ CHỨC [spacer] – Festival Hoạt hình quốc tế AniFilm 2016 sẽ chính thức diễn ra trong thời gian 3 – 8/5/2016 – Các tác phẩm dự thi phải được gửi về trước ngày 15/1/2016. – Miễn phí tham dự cho tất cả các tác phẩm. – Các phim phải được làm với ngôn ngữ sở tại kèm theo bản phụ đề tiếng Anh. [spacer] ĐỊNH DẠNG TÁC PHẨM GỬI VỀ: – Ưu tiên định dạng DCP – M-PEG 4, H264 và các định dạng HD khác đều được chấp nhận – Cuộn phim 35mm. Tác phẩm tham dự được gửi qua đường dẫn của các chương trình chia sẻ file như Úschovna.cz, WeTransfer, MyAirbridge… đến địa chỉ shipping@anifilm.cz [spacer] Mọi thắc mắc xin liên hệ qua hộp thư program@anifilm.cz Các tác phẩm gửi trực tiếp qua đĩa DVD xin gửi về địa chỉ Anifilm, Valdštejnskénáměstí 2, 118 00, Praha 1, Czech Republic. [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH   Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi hoạt hình quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.    

Festival truyện tranh quốc tế Fumetto 2016

Mỗi năm, Festival truyện tranh quốc tế Fumetto 2016 được tổ chức tại Lucerne (Thụy Sỹ) với cuộc thi truyện tranh Fumetto International Comix Competition với mục đích tạo sân chơi cho các họa sĩ truyện tranh từ khắp nơi trên thế giới. Đến với cuộc thi, các họa sĩ có cơ hội giao lưu, trao đổi và trình làng tác phẩm của mình đến với bạn đọc quốc tế. [spacer] Cuộc thi năm nay mang chủ đề hết sức thú vị và thử thách với các thí sinh với tên gọi Temptation – Cám dỗ. [spacer] Mỗi ngày chúng ta đều đối mặt với muôn vàn cám dỗ. Những thời khắc nào mà con người bị khuất phục bởi chúng? Những lúc nào mà ta có thể vượt qua? Hoặc những cám dỗ nào mà ta nên tuyệt đối tránh xa? Và tâm trạng con người khi đối mặt với những ma mị đầy sức hút, những nỗ lực cố gắng để cưỡng lại sẽ được lột tả như thế nào dưới ngòi bút và nét vẽ truyện tranh? [spacer] Đó là những câu hỏi mà các họa sĩ sẽ giúp người đọc trả lời thông qua tác phẩm của mình. [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi truyện tranh quốc tế? Hãy thử xem qua cuộc thi Angouleme 2016 [spacer]   BAN GIÁM KHẢO: Cuộc thi năm nay sẽ có sự tham gia của ban giám khảo gồm các họa sĩ, các chuyên gia trong lĩnh vực truyện tranh và nghệ thuật, cụ thể: – Alex Baladi, họa sĩ truyện tranh đến từ Geneva, Thụy Sỹ. – Christian Gasser, chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực truyện tranh đến từ Lucerne. – Jean-Pierre Mercier, giám đốc mỹ thuật bảo tàng Cité de la Bande Dessinée tại Angoulême, Pháp. – Joost Swarte, họa sĩ truyện tranh đến từ Haarlem, Hà Lan. – Kurt Weber, thành viên danh dự hội đồng nghệ thuật Fumetto. Đơn vị tài trợ cuộc thi: Tabakpräventionsfonds (Tobaco Prevention Fund – Quỹ ngăn ngừa thói quen hút thuốc lá Thụy Sỹ). [spacer] TRIỂN LÃM: Ban giám khảo sẽ đề cử 40 đến 50 tác phẩm từ cuộc thi để trưng bày tại triển lãm trong suốt thời gian diễn ra Festival truyện tranh quốc tế Fumetto 2016. Các tác phẩm còn lại sẽ được lưu trữ tại trung tâm triển lãm. [spacer] CÔNG BỐ GIẢI THƯỞNG: Người chiến thắng sẽ được công bố và trao giải vào Thứ bảy, ngày 16/4/2016. Triển lãm cũng bắt đầu từ ngày này đến hết ngày 24/4. Giải thưởng: Ban giám khảo sẽ trao 3 giải nhất, nhì, ba cho mỗi hạng mục sau Giải thưởng dành cho các họa sĩ trên 18 tuổi Giải thưởng dành cho các họa sĩ từ 13 đến 17 tuổi Giải thưởng dành cho các họa sĩ dưới 13 tuổi Ngoài ra còn có giải thưởng dành cho kịch bản xuất sắc nhất, bất kể lứa tuổi nào. Những người tham dự triển lãm cũng sẽ là giám khảo cho giải Tác phẩm được bạn đọc bình chọn. Tổng giá trị giải thưởng sẽ là 5.000 Franc Thụy Sĩ (5.157 USD) tiền mặt và các hiện vật có giá trị. [spacer] ĐIỀU KIỆN THAM DỰ Hạn chót gửi tác phẩm: 4/1/2016 (tính theo dấu bưu điện) Hồ sơ bao gồm: đơn tham dự, tác phẩm được in và đóng bìa. Format giấy A4 hoặc A3. Các thể loại khác sẽ không được tham dự. Hình thức: truyện tranh ngắn (4 trang, 1 câu chuyện). Thông tin gửi BGK: Tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email, số báo danh (nhận khi nộp đơn trực tuyến) và số trang (thông tin ghi ở mặt sau mỗi trang tác phẩm). Các tác phẩm nộp qua bìa hồ sơ thẳng, không gấp, cuốn. Nhận lại tác phẩm: Đóng phí 15 Euro (dành cho tác phẩm từ nước ngoài). Các trường hoặc đơn vị chủ quản: gửi danh sách tên và các thông tin (xem mục Thông tin gửi BGK) của các học viên tham dự cuộc thi và thông tin của trường, lớp, giáo viên, email và số điện thoại nhà trường. Địa chỉ ban tổ chức : Fumetto Wettbewerb, Rössligasse 12, 6004 Lucerne, Switzerland. [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH   Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi truyện tranh quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.  

Taboo 2015

Taboo – Điều cấm kỵ là chủ đề cuộc thi nghệ thuật kêu gọi các họa sĩ trên toàn thế giới đưa ra tiếng nói của mình về các chủ đề bị cho là cấm kỵ trong cuộc sống hằng ngày. Cuộc thi Taboo 2015 được tổ chức và trao giải bởi ban giám đốc Bảo tàng Galleria Poggiali & Forconi danh tiếng nước Ý. Triển lãm các tác phẩm xuất sắc và lễ trao giải sẽ diễn ra tại Florence, Ý vào tuần lễ từ 15 đến 30 tháng 3 năm 2016.[spacer] Tổng giá trị giải thưởng lên đến 5.000 € tiền mặt (5.636 USD). [spacer] Chủ đề Phá vỡ rào cản những điều cấm kỵ đã không còn là điều bất khả như trong quá khứ. Với tốc độ phát triển và thay đổi nhanh đến chóng mặt của xã hội hiện nay, những câu hỏi về cái gì được chấp nhận và cái gì không theo những chuẩn mực về đạo đức và văn hóa luôn được dấy lên từng ngày. Bàn về việc phá vỡ những điều cấm kỵ và đưa ra những chuẩn mực mới về những điều cấm kỵ là yêu cầu bức thiết xuất phát từ thực trạng trên. Quá trình toàn cầu hóa hiện đã phủ rộng và len lõi toàn bộ mọi ngóc ngách của thế giới hiện nay. Điều này khiến cho các dân tộc, các cộng đồng bản địa, những người hoàn toàn chưa được chuẩn bị về mặt tinh thần, phải đối mặt với sự giao thoa văn hóa, đối mặt với những khái niệm, những phong túc, những sản phẩm văn hóa một thời được cho là không thể tưởng tượng nổi và hoàn toàn bị cấm đoán. Những điều này thường mâu thuẫn với truyền thống văn hóa (thuần phong mỹ tục) và nếp suy nghĩ từ lâu đời và do đó bị liệt vào hàng những điều cấm kỵ Tham gia cuộc thi Taboo 2015, các nghệ sĩ hoàn toàn tự do thể hiện những khía cạnh điên rồ nhất, thông thoáng nhất và được tự do truy vấn những chuẩn mực đạo đức và văn hóa từ trước đến nay của nhân loại. Các chủ đề có thể trải dài từ cái chết, hôn nhân, tình dục, giới tính, tiền bạc, sắc tộc, tự do, tôn giáo, chiến tranh, chính trị cho đến những hành vi và trạng thái con người như mặc cảm tội lỗi, xấu hổ, sự lợi dụng, lòng vị tha. Các nghệ sĩ tự do chuyển tải thông điệp qua các tác phẩm một cách độc nhất, gây shock nhất nhưng đồng thời mang tính khai phá, sáng tạo nhất. Các tác phẩm được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, từ nghệ thuật trình diễn đến tài liệu, ảnh chụp, video, tranh vẽ… Tiêu chí đánh giá dựa trên tính thẩm mỹ, tính sáng tạo độc đáo và khả năng truyền đạt ý tưởng của tác giả đến với công chúng thông qua tác phẩm. [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi nghệ thuật đa thể loại theo từng chủ đề? Hãy thử xem qua cuộc thi Embracing our differences – Đón nhận sự khác biệt [spacer] Mỗi tác phẩm dự thi Taboo 2015 sẽ có lệ phí 20 euro (22.43 USD) (tác phẩm đơn) với bộ 10 tác phẩm sẽ là 70 euro (78.52 USD). Lệ phí gửi qua tài khoản Celeste Network – Banco Posta – IBAN: IT74 W076 0114 2000 0000 5409 079 – BIC / Swift: BPPIITRRXXX. Hạn chót gửi tác phẩm: 5/12/2015.[spacer] Hồ sơ dự thi –    Form dự thi điền đầy đủ thông tin –    Hóa đơn chứng nhận đã nộp lệ phí –    CV –    Tác phẩm –    Bản giới thiệu sơ lược về tác phẩm –    Video hoặc hình ảnh về tác phẩm (định dạng JPG tối đa 2.500 pixel). [spacer] Hồ sơ xin gửi về ‘Taboo’ Celeste Network, Via Sangallo 23, 53036 Poggibonsi (Siena), Italy. Tel & Fax: +39 0577 1521988 info@celesteprize.com http://www.celesteprize.com/taboo [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.

Giải thưởng truyện tranh Angouleme 2016 banner

[row] [span4] [/span4] [span8] Giải thưởng truyện tranh Angouleme 2016 dành cho các tác giả không chuyên! [/span8] [/row] Truyện tranh do fan tự vẽ và dòng truyện tranh của các tác giả không chuyên là môi trường khởi đầu của rất nhiều viên ngọc thô sáng giá trong ngành công nghiệp truyện tranh. Nắm bắt được yếu tố đó, giải thưởng truyện tranh Angouleme thường niên dành cho các tác phẩm truyện tranh không chuyên xuất sắc nhất từ khắp nơi trên thế giới tiếp tục được tổ chức năm 2016 nhằm tôn vinh và khuyến khích những tác giả tiềm năng theo đuổi ước mơ của mình. [spacer] Khởi đầu từ năm 1982 đến nay, giải Angouleme đã gây dựng được uy tín đáng kể trong cộng đồng những người yêu truyện tranh. Lễ trao giải sắp tới đây vào các ngày từ 28 đến 31 tháng 1/2016 sẽ đánh dấu cột mốc 34 năm cống hiến của ban tổ chức cho sự phát triển của các tài năng mới nói riêng và toàn bộ thế giới truyện tranh nói chung. Đối với các họa sĩ truyện tranh không chuyên, chiến thằng giải Angouleme sẽ là bước đệm đầy hứa hẹn để tạo dựng danh tiếng bước vào con đường vẽ truyện tranh chuyên nghiệp. [spacer] Để tham dự giải thưởng truyện tranh Angouleme 2016, các họa sĩ vui lòng chuẩn bị 11 bản copy tác phẩm mới nhất của mình và điền đầy đủ form tham dự dính kèm gửi về ban tổ chức trước ngày 15/12/2015. [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi truyện tranh quốc tế? Hãy thử xem qua cuộc thi Fumetto 2016 [spacer] Festival truyện tranh không chuyên Angouleme 2016 28 – 31 tháng 1 năm 2016 [spacer] Festival truyện tranh không chuyên Angouleme lần thứ 43 Giải thưởng truyện tranh không chuyên [spacer] THỂ LỆ THAM DỰ 1. Đơn vị tổ chức: Ban tổ chức Festival truyện tranh không chuyên Angouleme tại Pháp là cũng đơn vị tổ chức cuộc thi. [spacer] 2. Các tác phẩm dự thi: Giải thưởng truyện tranh Angouleme tôn vinh các tác phẩm truyện tranh Không chuyên xuất sắc nhất. Chỉ có các tác phẩm do chính họa sĩ tham dự thực hiện mới được chọn (không chấp nhận các trường hợp vi phạm bản quyền hay ý tưởng của người khác). Miễn phí tham dự (Ban tổ chức không chịu trách nhiệm phí bưu điện hoặc các chi phí liên quan quá trình nộp tác phẩm). [spacer] 3. Điều kiện: Các họa sĩ không chuyên (đã có ít nhất 1 tác phẩm được đăng tải/xuất bản trong năm 2015) có thể gửi tác phẩm dự thi. Những đơn vị đã từng chiến thắng các năm trước sẽ không được tham dự. [spacer] 4. Ban giám khảo: Thành phần ban giám khảo quy tụ các phóng viên, họa sĩ chuyên nghiệp và thành danh trong nghề. Tác phẩm thắng cuộc sẽ được bầu chọn thông qua so sánh về chất lượng với toàn bộ các tác phẩm dự thi. Ban giám khảo sẽ có tiếng nói quyết định và không thể thay đổi khi chọn người chiến thắng.[spacer] 5. Giải thưởng: Tác giả chiến thắng sẽ nhận Cúp Angouleme trong lễ trao giải tại Festival. Người chiến thắng cũng sẽ có một gian trưng bày riêng trong Khu triển lãm truyện tranh không chuyên tại Festival năm kế tiếp. Đến tham dự lễ trao giải, Người chiến thắng sẽ được tài trợ toàn bộ chi phí đi lại, sinh hoạt, chỗ ở (trong nước Pháp) dành cho hai người trong đội ngũ biên tập. Ngoài ra, tác giả chiến thắng sẽ tham dự thành phần ban giám khảo của giải thưởng năm sau. [spacer] 6. Mất quyền tham dự: Các tác phẩm vi phạm thể lệ tham dự sẽ bị loại khỏi cuộc thi. [spacer] 7. Các thay đổi nếu có: Ban tổ chức Festival có quyền hủy bỏ cuộc thi, thay đổi thể lệ tham dự hoặc các điều kiện khác nếu cần thiết. Thể lệ và điều kiện tham dự áp dụng cho tất cả các tác phẩm dự thi, không chấp nhận ngoại lệ. [spacer] 8. Quy định: Các tác giả/tác phẩm tham dự cuộc thi phải chấp hành các quy định và thể lệ của cuộc thi cũng như Festival Angouleme. Không có bất kì ngoại lệ nào. Các tác giả tham dự vui lòng gửi 11 bản copy tác phẩm mới nhất của mình và form tham dự về địa chỉ: Philippe MORIN – 3 rue de la Vanne – 92100 Montrouge – FRANCE Tél. 06 03 35 51 92 – Fax. 33 (0)1 46 55 66 04 e-mail : morin100@aol.com [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH   Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi truyện tranh quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.

Cuộc thi truyện tranh Pow!Entertainment

Người chiến thắng cuộc thi truyện tranh Siêu anh hùng POW! Entertainment sẽ vinh dự được xuất bản tác phẩm và nhận được sự hướng dẫn trong việc phát triển tác phẩm từ chính Stan Lee và POW! Entertainment. Các tác phẩm sẽ được công bố trên trang web của ban tổ chức và tiến hành bầu chọn công khai từ 14/12/2015 đến 3/1/2016. Tác phẩm chiến thắng sẽ được vinh danh vào ngày 11/1/2016. [spacer] GIẢI THƯỞNG Giải nhất: 30.000 USD Giải nhì: 10.000 USD Giải ba và tư: Cơ hội trở thành họa sĩ của trang Web truyện tranh LINE. [spacer] THỂ LỆ Tác giả dự thi phải trên 14 tuổi, đến từ bất cứ đâu trên thế giới (Tác giả dưới 16 tuổi tham dự cuộc thi phải có sự đồng ý của gia đình hoặc người giám hộ. Nếu chiến thắng cuộc thi, tác giả phải xuất trình được giấy cho phép của gia đình hoặc người giám hộ trong vòng 3 ngày kể từ ngày yêu cầu của ban tổ chức, nếu không thể thực hiện, tác giả sẽ bị truất quyền tham dự và thu hồi giải thưởng). Các tác giả có thể dự thi theo cá nhân hoặc nhóm, không giới hạn số lượng tác phẩm gửi về. [spacer] THÔNG TIN CHÍNH: Chủ đề: Siêu anh hùng (nam/nữ) [spacer] Bạn quan tâm đến các cuộc thi truyện tranh quốc tế? Hãy thử xem qua Giải thưởng Angouleme 2016 dành cho truyện tranh không chuyên [spacer]  Thời gian dự thi: Tất cả các tác phẩm phải được nộp trong hạn (14/10 – 13/12/2015). Địa chỉ nhận bài dự thi: Các tác phẩm vui lòng gửi về [www.webtoons.com/challenge/publish]. Định dạng bài dự thi: Các tác phẩm phải được gửi dưới dạng file JPG để được đăng trên website bầu chọn.  Kích thước khung: Tối đa 800px X 1280px Tác giả có thể gửi tối đa 20MB, mỗi file tối đa 2MB (Format JPG). Tác giả cần gửi ít nhất 3 chương truyện để được công nhận đủ điều kiện. Ngôn ngữ: Tiếng Anh Nhà tài trợ cuộc thi: NAVER Corp., NAVER Green Factory, 178-1 Jeongja-dong, Bundang-gu, Seongnam-si, Gyeongg-do, Hàn Quốc. [spacer] MỘT SỐ LƯU Ý [spacer] Tác giả cần có bản quyền tác phẩm của mình Các tác phẩm đã được xuất bản hoặc gửi tham dự các cuộc thi truyện tranh Siêu anh hùng trước đó vẫn có thể tham dự. Tuy nhiên các tác phẩm (hoặc các chương trong tác phẩm) bị cấm xuất bản do có liên quan đến thỏa thuận bản quyền với một bên thứ 3 sẽ bị loại. [spacer] Các tác giả phải tự vẽ truyện tranh gửi tham dự – Bài dự thi không được vi phạm bản quyền của người khác. Các tác phẩm không được chứa các hình ảnh, nội dung, nhân vật, tên, biểu tượng, tựa đề, thương hiệu, slogan hoặc logo của thuộc một bên thứ 3; Nội dung không được bao hàm những điều cấm kỵ, không phù hợp, mang tính chất xúc phạm, đe dọa, kích động bạo lực, phản động, mang tư tưởng chính trị không phù hợp, kích động mâu thuẫn sắc tộc, chia rẽ quốc gia, nhà nước, nội dung khiêu dâm, bất hợp pháp hoặc ăn cắp bản quyền theo quy định của nhà tài trợ NAVAR. – Các file gửi về không được chứa virus, worms, Trojan, corrupt file… và các dạng mã hoặc nội dung có thể gây hại để máy chủ hoặc website và các tác phẩm khác. – Sau khi gửi tác phẩm, tác giả không được chỉnh sửa hoặc xóa bỏ các nội dung trong tác phẩm mà không có sự đồng ý từ Ban tổ chức. – 20 tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn qua vòng sơ tuyển bởi 100% phiếu bình chọn từ độc giả. Mỗi độc giả có thể bình chọn 1 tác phẩm xuất sắc nhất trong số 20 tác phẩm này 1 lần mỗi ngày trong thời gian bầu chọn. 4 tác phẩm thắng giải sẽ được chọn bởi ban giám khảo NAVER & POW! Entertainment. Các tác phẩm sẽ được chấm điểm dựa trên các tiêu chí: –    Tính thẩm mỹ –    Tính sáng tạo –    Giá trị nguyên bản –    Năng suất của họa sĩ (khả năng đăng các tác phẩm định kỳ hàng tuần). [spacer] Bạn muốn nâng cao trình độ, rèn dũa tài năng để có kết quả như mong đợi khi tham dự các cuộc thi quốc tế? Đăng ký theo học các lớp chuyên nghiệp dạy làm truyện tranh, hoạt hình do CMA tổ chức! [spacer] HỖ TRỢ TỪ VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH   Các bạn có mong muốn gửi tác phẩm dự thi tham dự các cuộc thi truyện tranh quốc tế có thể liên hệ đại diện Phòng Quan hệ Quốc tế CMA qua hộp thư dang.ho@cmavn.org hoặc Skype: ComicMediaAcademy.info để được hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp.   [spacer]

thạc sĩ Lê Thắng

Đến với buổi talkshow Làm thế nào để trở thành Họa sĩ vẽ truyện tranh do Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức vào hôm thứ 7 vừa qua tại Không gian chia sẻ S.Hub, tôi thấy giấc mơ trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh từ ngày còn bé đang dần được nhen nhóm trở lại.   Trò chuyện đôi chút với những người bạn mới khi đến tham dự chương trình, tôi nhận thấy có rất bạn cùng trang lứa với mình cũng chia sẻ sở thích đọc và “ngâm cứu” truyện tranh như mình. Ánh mắt của nhiều bạn thể hiện những khát khao trở thành người làm truyện tranh thật sự. Có lẽ đó là lý do để các bạn sẵn sàng “hy sinh” buổi sáng thứ 7 đẹp trời để đến với buổi trò chuyện do CMA tổ chức. Buổi talkshow có sự tham dự của các thầy đến từ CMA, những người trực tiếp giảng dạy chính quy một ngành tương đối mới mẻ: Họa sĩ truyện tranh. Thạc Sĩ Quách Hồng Phúc, Thạc sĩ Họa sĩ Lê Thắng, Họa sĩ Trang Đức Huy đều là các họa sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, và hôm nay các thầy cùng đến, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thẳng thắn với chúng tôi – những người trẻ và đam mê làm truyện tranh, về những thắc mắc, những băn khoăn về con đường trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp.   Th.S Lê Thắng Thạc sĩ – Họa sĩ Lê Thắng mở đầu buổi chia sẻ bằng cách trả lời cho một loạt câu hỏi “Thế nào là một họa sĩ truyện tranh?”, “Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp được đánh giá trên phương diện nào?”, “Cách để duy trì niềm cảm hứng trong quá trình làm việc lâu dài?”… Theo thầy Thắng, trở thành họa sĩ truyện tranh không hề khó, khi bạn yêu thích truyện tranh và bắt tay vào vẽ từ nhân vật truyện tranh đầu tiên, bạn đã bước vào con đường họa sĩ truyện tranh. Tuy vậy để trở thành chuyên nghiệp, bạn phải có cách tiếp cận khoa học, kỷ luật và nghiêm túc, xem đây là công việc của mình (và thật sự thì đúng là như thế!) Những chia sẻ của thầy khá sâu sắc, ngoài việc trả lời các câu hỏi, thầy còn đưa thêm lời khuyên về cách suy nghĩ, tư duy thế nào để có thể giữ được bản sắc riêng. Làm thế nào để đứng vững trước dư luận. Bản thân tôi rất thích lời khuyên của thầy dành cho các bạn rằng hãy tìm lấy phong cách, “chữ ký” của riêng mình. Không gian diễn ra Talkshow Sau phần chia sẻ của Thầy Thắng, không khí trong phòng nóng dần lên. Rất câu hỏi đều xoay quanh các khía cạnh khác nhau, mang nhiều sắc thái khác riêng biệt, có những câu hỏi khá “hiểm hóc” như đâu là đánh giá về đúng về thành công và thất bại của truyện? Vì sao bạn thất bại khi tự mình làm truyện tranh? cho đến những câu trao đổi hài hước xóa tan sự căng thẳng như kiểu “là fan của truyện nhưng tôi không thích cái kết tác giả viết, tôi không thích anh A yêu cô B mà cô B lại yêu anh C. Tôi muốn 2 người con trai đến với nhau để cho cô gái kia nhìn mà thèm chơi!” Không khí của buổi trò chuyện vừa sôi nổi, vừa vui, nói chuyện chuyên nghiệp nhưng vẫn rất bình dân và thân tình. Tựu trung, tất cả cả mọi người trong khán phòng đều thể hiện niềm đam mê và khát vọng lớn với việc làm truyện tranh, trở thành họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp. Trong số hàng loạt câu hỏi, câu trả lời ấn tượng nhất có lẽ thuộc về Họa sĩ Trang Đức Huy. Khi được hỏi về những tố chất mỹ thuật cần có ở người họa sĩ chuyên nghiệp, thầy phân tích rất kỹ càng, bên cạnh những yếu tố như khả năng vẽ, tư duy sáng tạo, thì các họa sĩ cần phải có óc suy luận khoa học, phải có những kiến thức căn bản về giải phẫu học, chuyển động học, phối cảnh… Điều đó có nghĩa rằng, đối với người làm truyện tranh, bản thân truyện tranh phải được tiếp cận như một đối tượng nghiên cứu độc lập, không đơn thuần chỉ là thú giải trí.         Ngoài ra thầy Huy còn chia sẻ tâm sự với các bạn trẻ về việc trước đây chưa có ngành dạy vẽ truyện tranh, các họa sĩ truyện tranh hiện tại chủ yếu học các ngành khác hoặc tự mày mò, vẽ và học theo những người đi trước, cách làm này tốn nhiều thời gian, công sức và có thể có nhiều thiếu sót thậm chí có nhiều điều hiểu sai về ngành về nghề. Để hỗ trợ thêm chia sẻ của thầy, ban biên tập còn trình chiếu cho chúng tôi xem những đoạn phỏng vấn ngắn các họa sĩ truyện tranh thực thụ. Họ đều còn rất trẻ, rất nhiệt huyết và yêu nghề tuy vật họ rất chững chạc và chính chắn với nghề sau quá trình dài gian khó phải tự học, tự mày mò vì trước kia chưa từng có ngành đào tạo họa sĩ truyện tranh. Phần chia sẻ của Thạc sĩ – Designer Quách Hồng Phúc khá đặt biệt, thầy Phúc đã đưa ra cứu cánh cho rất nhiều các bạn đang ấp ủ ý tưởng hay về kịch bản nhưng lại không tự tin vào nét vẽ của mình. Các bạn có thể vẽ không đẹp, không xuất sắc, nhưng nếu kịch bản, ý tưởng của các bạn sáng giá, vẫn còn đó con đường để các bạn bắt tay vào làm truyện tranh.

talkshow làm thế nào để trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh

Trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh và sở hữu một bộ truyện tranh để đời là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, đó không phải là một con đường trải đầy hoa hồng chào đón. Để thành công với nghề họa sĩ vẽ truyện tranh đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và rèn luyện kỳ công từ kịch bản, kỹ thuật vẽ, nghiên cứu thị trường, chỉnh sửa hậu kỳ, in ấn, truyền thông và phát hành bộ truyện đến tận tay độc giả… Chỉ cần một yếu tố chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ dẫn đến thất bại không thể ngờ tới. [spacer] – Một họa sĩ truyện tranh cần hội đủ các yếu tố gì? Đâu là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất? – Những nhận thức sai lầm của người học vẽ hiện nay. – Phương pháp học & nghiên cứu để trở thành một họa sĩ truyện tranh. – Chia sẻ của học viên đang học vẽ truyện tranh tại CMA. – Giới thiệu dự án truyện tranh mới: Hot Girl Tắc Kè, Phá Luật [spacer] Đó là những chủ đề mà đội ngũ giảng viên và học viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) sẽ chia sẻ cho cộng đồng yêu thích truyện tranh trong Talkshow diễn ra tại Không gian chia sẻ S-hub vào cuối tuần này.   [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH:   Talkshow Làm thế nào để trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh?  Thời gian: 9:30 – 11:00 ngày thứ 7, 21/11/2015 Địa điểm: Phòng nghe nhìn, Không gian chia sẻ S-hub, Thư viện khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Quận 1  Đăng ký tham dự tại: http://s-hub.vn/dat-cho/tham-gia-su-kien/lam-the-nao-de-tro-thanh-hoa-si-ve-truyen-tranh *** CMA dành tặng 10 Voucher giảm giá 500.000đ khóa học bất kỳ cho người tham dự may mắn. [spacer] KHÁCH MỜI CHIA SẺ Buổi talkshow với sự góp mặt của các diễn giả là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vẽ truyện tranh, đồng thời họ cũng là những giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam.   [spacer] * Lưu ý: Người tham dự cần đăng ký thẻ thư viện để tham gia chương trình. Thẻ thư viện có giá trị sử dụng toàn bộ không gian và tham gia tất cả các hoạt động trong vòng 01 năm. Đăng ký thẻ trực tiếp tại 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1 [spacer] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

workshop ve truyen tranh 18

Nhân vật có trước hay cấu trúc nhân vật có trước? Nhân vật truyện tranh có chút khác biệt với nhân vật trong tiểu thuyết và thơ ca. Nhân vật trong truyện tranh là nhân vật “hữu hình”, nhân vật trong tiểu thuyết và thơ ca là nhân vật “vô hình” theo đúng nghĩa đen của nó. Dù vậy, điểm chung của các loại hình nhân vật này là đều có xuất phát điểm từ cấu trúc nhân vật. Xây dựng hình tượng nhân vật có thể ví như xây một tòa tháp cao tầng, nếu như có được “nền móng” là kết cấu vững chắc thì nhân vật đó có thể ngự trị trong tâm thức của độc giả, và ngược lại nếu như nhân vật không có cấu trúc nền tảng, hình tượng nhân vật có thể “sụp đổ” bất cứ lúc nào. Vậy mới thấy được tầm quan trong của cấu trúc nhân vật. Tuy nhiên, không có cấu trúc nhân vật là lỗi phổ biến mà các họa sĩ chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu về truyện tranh thường mắc phải. Để giúp các bạn trẻ, những người yêu thích truyện tranh và sáng tác truyện tranh hiểu hơn về cách tạo một nhân vật thu hút với 03 chiều: vật lý – xã hội – tâm lý, Comic Media Academy đã tổ chức buổi workshop: Hướng dẫn vẽ nhân vật truyên tranh vào ngày 14/11 vừa qua tại không gian chia sẻ tri thức – SHUB – trực thuộc Thư viện khoa học tổng hợp thành phố, địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q1, TpHCM. Các bạn trẻ đã có cơ hội giao lưu cũng như nhận được sự hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh nhiệt tình từ hai họa sĩ Đặng Kim Chi và họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt. Buổi workshop với đông đảo sự góp mặt của các bạn trẻ yêu thích vẽ truyện tranh Qua buổi workshop, người tham dự đã có cái nhìn tổng quan hơn và cách phân biệt giữa hai trường phái truyện tranh chính trên thế giới là Manga và Comic. [spacer] Sáng tạo nhân vật truyện tranh nên bắt đầu từ đâu? Quy trình vẽ nhân vật truyện tranh cần trải qua nhiều giai đoạn và phải đi theo từng bước để hình thành nên cấu trúc chặt chẽ cho truyện tranh: Đầu tiên là phải thông qua kịch bản. Thứ hai là vẽ phân khung, sau đó tiến hành vẽ cấu trúc nhân vật, thể hiện các cảm xúc nhân vật, vẽ tính động cho nhân vật, rồi đến quá trình lọc nét và cuối cùng là đồ họa. Họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt và họa sĩ Đặng Kim Chi hướng dẫn vẽ theo phong cách Manga và Comic Tất cả các hình thức vẽ (truyện tranh, minh họa, hội họa truyền thống…) đều cần có một nền tảng căn bản về kỹ thuật vẽ cơ bản, phối cảnh, khối, giải phẫu học… Trong công việc tạo hình nhân vật, nếu như cứ chăm chăm vẽ đến cái kết quả cuối cùng mà không xây dựng nền tảng cấu trúc ban đầu cho nhân vật thì hình tượng nhân vật dễ bị “sa đà”, lạc lối và mất đi nét riêng biệt. Một lỗi nữa mà đa phần các họa sĩ mới vào nghề do chưa có sự nghiên cứu bài bản về truyện tranh nên thường mắc phải đó là lỗi sao chép do: “Họa sĩ thường vẽ từ những gì mà họ nhìn thấy”. Tác giả bộ truyện Naruto lừng danh, họa sĩ Masashi Kishimoto đã từng là một trường hợp như vậy. Thuở thiếu thời do ông từng đọc qua nhiều thể loại truyện tranh nên nét vẽ của ông mang hơi hướng góp nhặt từ các tác phẩm ông từng đọc qua. Do đó mà các tác phẩm truyện tranh của Kishimoto như Gundam chỉ nhận được sự lắc đầu của bạn bè và gia đình – những người từng được xem qua bản vẽ truyện tranh của Kishimoto thuở nhỏ. Và rồi Kishimoto bắt đầu nghĩ rằng một bức tranh cần nhất là sự sáng tạo độc đáo, và sao chép của hoạ sĩ khác là vô nghĩa. Vấn đề đáng lưu tâm là các bạn lần đầu tiên bước vào con đường truyện tranh chưa có sự nghiên cứu kỹ về cách tạo hình nhân vật, bên cạnh đó, tuổi trẻ là tuổi hay vội vàng, các bạn cứ vẽ, vẽ cho thỏa niềm đam mê. Điều này không có gì sai, nhưng để đi theo con đường vẽ truyện tranh, Họa sĩ Kim Chi và Họa sĩ Tiến Đạt khuyên rằng: “Các bạn trẻ khi bắt đầu con đường họa sĩ vẽ truyện tranh thì hãy tập vẽ cấu trúc nhân vật nhiều hơn nữa, vì cấu trúc như bộ khung linh hồn của nhân vật, linh hồn mất đi thì nhân vật còn tồn tại chỉ là một nhân vật trống rỗng”. Thật vậy, khi xây dựng nhân vật, nếu như bạn đã có cấu trúc cho từng nhân vật của mình thì việc phải làm thế nào để thể hiện cử chỉ, tính cách, trang phục cho nhân vật sao cho thật sinh động chỉ còn là chuyện nhỏ. Bởi khi đó, bạn đã nắm bắt quá rõ về nhân vật của mình, điều mà chỉ những người tạo ra nhân vật mới là người hiểu rõ nhất về nhân vật. Bằng những nét vẽ cơ bản, họa sĩ Đặng Kim Chi đã giúp người tham dự hình dung ra nhân vật Buổi workshop thêm phần thú vị hơn với sự nhiệt tình tham gia chia sẻ và biểu diễn vẽ truyện tranh từ các bạn học viên đang theo học tại Viên Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (CMA). Bạn Lê Hoàng Gia – học viên khóa 1 ngành truyện tranh chia sẻ về hành trình theo đuổi nghề họa sĩ

họa sĩ hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh

“Painting is easy when you don’t know how, but very difficult when you do.” Edgar Degas Vẽ thật đơn giản khi bạn chẳng biết gì, nhưng sẽ không còn đơn giản một khi bạn đã có hiểu biết [spacer] Vẽ một nhân vật truyện tranh không hề khó, nhưng cái khó là làm sao toát lên được sức sống, toát lên cái thần thái riêng cho nhân vật để hấp dẫn cuốn hút người đọc đi từ trang truyện đầu tiên cho đến trang cuối cùng. Để vẽ được một nhân vật như vậy đòi hỏi người họa sĩ phải dày công rèn luyện tay nghề, có nền tảng kiến thức tạo hình nhân vật vững chắc, vốn sống phong phú cùng với chút cá tính riêng biệt của người nghệ sĩ. Để tạo điều kiện giúp các bạn khơi gợi hứng thú với truyện tranh thông qua các nhân vật yêu thích, Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam (CMA) trân trọng tổ chức buổi workshop “Hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh”. [spacer] Đến với buổi Workshop này, các bạn sẽ được: – Cung cấp kiến thức cơ bản và đơn giản nhất để vẽ những nhân vật yêu thích. – Hướng dẫn cách vẽ nhân vật truyện tranh theo hai phong cách đang thịnh hành là Manga và Comic. – Hướng dẫn sáng tạo nhân vật dựa trên ba chiều tác động: chiều vật lí, chiều tâm lí và chiều xã hội. – Voucher giảm giá 500.000đ các khóa học bất kỳ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. – Học bổng 50% lớp học viết kịch bản truyện tranh; [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Workshop: “Hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh” Thời gian: 9:30 – 11:00, Thứ bảy, ngày 14/11/2015 Địa điểm: Không gian chia sẻ tri thức S-HUB, Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM. Địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1, TPHCM. Số lượng chỗ ngồi có hạn, để tham dự, bạn vui lòng đăng ký đặt chỗ tại: http://s-hub.vn/dat-cho/tham-gia-su-kien/hieu-dung-ve-nghe-ve-truyen-tranh [spacer] KHÁCH MỜI: [spacer] Buổi workshop với sự hướng dẫn của những họa sĩ – giảng viên đến từ Viện Truyện tranh và Hoạt Hình Việt Nam với tuổi đời, tuổi nghề dày dặn cùng kiến thức sâu rộng về tạo hình nhân vật. Thêm vào đó, các bạn còn được trực tiếp chứng kiến phần biểu diễn vẽ nhân vật truyện tranh tại chỗ của các khách mời trên bảng Wacom – loại bảng vẽ cảm ứng thông dụng trong các xưởng vẽ, thiết kế, studio mỹ thuật chuyên nghiệp. [spacer] [spacer] Hãy nắm bắt cơ hội của bạn ngay hôm nay bằng cách đăng kí tham dự vào đường link chính thức của chương trình để có được chỗ ngồi đẹp nhất và nhận được các thông tin bổ ích, thú vị về các chương trình do CMA tổ chức. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

Hiểu đúng về nghề vẽ truyện tranh

Cũng như những nhà điêu khắc – người thổi hồn vào tượng đá, khúc gỗ qua bàn tay tài hoa của mình, nghề vẽ truyện tranh cũng vậy, làm sao để những tập truyện trở nên sống động, cuốn hút người xem đến trang cuối cùng và mong chờ tập tiếp theo ra mắt là điều mà tất cả họa sĩ, tác giả kịch bản quan tâm. [spacer] Để làm được điều đó, người làm nghề truyện tranh cần am hiểu về: – Tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của truyện tranh đến kinh tế; – Sợi  dây liên kết giữa truyện tranh với văn hóa, du lịch; – Tư duy – nhận thức đúng về nghề vẽ truyện tranh – một môn khoa học cần phân tích và nghiên cứu; – Truyện tranh hay nhờ vào nét vẽ hay kịch bản của truyện? Talkshow “Cách hiểu đúng về nghề vẽ truyện tranh” sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc còn chưa có lời giải về nghề và cùng bạn hoạch định con đường để trở thành một họa sĩ truyện tranh được đông đảo độc giả yêu mền.  [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH:  [spacer] Talkshow “Cách hiểu đúng về nghề vẽ truyện tranh” Thời gian: 9:00 –  11:00 ngày thứ bảy, 7.11.2015 Địa điểm: Không gian chia sẻ tri thức S-HUB, Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM. Địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1, TPHCM. [spacer] KHÁCH MỜI CHIA SẺ Buổi talkshow với sự góp mặt của các diễn giả là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vẽ truyện tranh, đồng thời họ cũng là những giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam. [spacer] Hẹn gặp các bạn tại một không gian hoàn toàn mới mẻ trong thành phố: Không gian chia sẻ tri thức S.HUB, trực thuộc Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

[spacer] Thể lệ chấm thi Kết quả chấm thi phụ thuộc vào 2 yếu tố: – Ban tổ chức chấm điểm (chiếm 50% kết quả chung cuộc) –Tác phẩm có số điểm bình chọn cao nhất trên fanpage CMA. Dựa vào tổng điểm lượt like & share trên mỗi tác phẩm, like = 1 điểm, share ở chế độ công khai = 3 điểm. (Chiếm 50% kết quả chung cuộc) Ví dụ: – Có 14 bài đăng kí dự thi. Thang điểm sẽ là 14, chấm điểm theo thứ tự từ trên xuống. Bạn A, BGK chấm bài của bạn được điểm cao nhất là 14, nhưng tổng điểm bình chọn chỉ xếp thứ 3 – tức 12 điểm. Tổng điểm của A sẽ là 26. Lưu ý: Học viên nên kêu gọi bạn bè like & share tác phẩm của mình để có được số điểm bình chọn cao.   [spacer] Giải thưởng cho 3 câu chuyện xuất sắc 01 giải nhất:  -1 cuốn Sketch book 400 trang -1 Hộp chì màu marco 24 cây  -1 cuốn giáo trình dạy vẽ động vật 02 giải khuyến khích, mỗi giải: -1 cuốn Sketch book 400 trang  -4 bút vẽ kỹ thuật Marvy 4600  [spacer] Thời gian Học viên gửi câu chuyện dự thi từ ngày 23/10 đến 13/11/2015 Ban tổ chức chấm thi và kêu gọi bình chọn từ ngày 14/11 đến 19/11/2015 Trao giải 20/11/2015 [spacer] Cách thức nộp bài dự thi Học viên gửi bài dự thi về Phòng giáo vụ: Cơ sở 1: 98 Ngô Tất Tố, Phường 19, Bình Thạnh  (Chị Vy) Cơ sở 2: 147 Pasteur, Phường 6, Quận 3 (Anh Đăng) Bài dự thi được tổng hợp, scan & đăng tải trên Fanpage CMA  [spacer]

Nhằm tạo ra sân chơi cũng như cơ hội cho các học viên thể hiện tài năng của mình sau 1 tháng học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (CMA). CMA thông báo tổ chức cuộc thi vẽ Sài Gòn qua những ICON. I/ Đối tượng tham gia: -Tất cả học viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam – CMA. II/ Nội dung: -Vẽ icon mang tính biểu tượng của Sài Gòn như: công trình đặc sắc, phương tiện đi lại, con người, cảnh vật, ẩm thực,.v.v. III/ Yêu cầu: -Bài vẽ icon mới hoàn toàn, không sử dụng những bài đã vẽ trong quá trình học môn Basic Sketch và chưa từng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Học viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền bài vẽ. -Mỗi học viên tham gia vẽ ít nhất 2 icon. -Bài vẽ được trình bày trên khổ giấy A4. IV/ Thời gian nhận bài: CMA nhận bài vẽ thi từ ngày 23/01/2015 đến hết ngày 30/01/2015. V/ Cách thức dự thi: -Gửi trực tiếp bài vẽ tại phòng Giáo vụ – Viện Truyện tranh và Hoạt hình. -Bài vẽ dự thi phải ghi rõ Họ và tên VI/ Cơ cấu giải thưởng: BTC cuộc thi sẽ trao giải cho 3 icon xuất sắc nhất với cơ cấu giải thưởng như sau: -1 giải nhất trị giá 250.000 VNĐ -1 giải nhì trị giá 200.000 VNĐ -1 giải ba trị giá 150.000 VNĐ VI/ Thời gian công bố và trao giải: -Dựa trên số lượng bài vẽ tham dự gửi về, CMA sẽ chọn ra 3 icon xuất sắc và công bố người đạt giải vào ngày 02/02/2015 trên: Website: http://cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org BTC trao giải trực tiếp cho học viên tại Viện, số 98 Ngô Tất Tố, P. 19, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. BÀI VẼ MẪU Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM

Cuộc thi viết “Những nhân vật thành danh trong ngành công nghiệp truyện tranh” là hoạt động thiết thực dành cho những ai quan tâm, yêu thích truyện tranh có cơ hội chia sẻ những câu chuyện về con người (trong nước hoặc quốc tế) đã thành danh khi theo đuổi đam mê vẽ truyện tranh. I/ Đối tượng tham gia: Công dân Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi. II/ Nội dung: Viết về những cá nhân hoặc tập thể đã thành danh khi theo đuổi đam mê vẽ truyện tranh. III/ Yêu cầu: – Bài viết tham dự cuộc thi chưa từng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và người tham dự phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết. Tiêu đề và nội dung bài viết bằng Tiếng Việt có dấu. – Bài viết ngắn gọn, súc tích, khái quát được quá trình theo đuổi đam mê và thành công của nhân vật (hoặc tập thể) được nói đến. Nội dung bài viết theo đúng chủ đề, tối đa 1.500 chữ (khuyến khích những bài viết có hình ảnh minh hoạ). – Bài viết phải viết về người thật, việc thật, bảo đảm chính xác, không hư cấu. – Các bài viết có trích dẫn tài liệu vui lòng ghi rõ nguồn phát hành thông tin. – Bài viết được trình bày trên khổ giấy A4. IV/ Thời gian nhận bài: BTC nhận bài viết dự thi từ ngày 20/01/2015 đến hết ngày 04/02/2015. V/ Cách thức dự thi: – Bài viết dự thi gửi về: dang.ho@cmavn.org – Bài viết dự thi phải ghi rõ Họ và tên (bút danh), địa chỉ, số điện thoại của tác giả. – Tiêu đề email ghi rõ: Bài tham dự cuộc thi viết về “Những nhân vật thành danh trong ngành công nghiệp truyện tranh” VI/ Cơ cấu giải thưởng: BTC cuộc thi sẽ trao giải cho các bài viết đoạt giải với cơ cấu giải thưởng như sau: – 01 Giải nhất: Trị giá 1.000.000 đồng. – 01 Giải nhì: Trị giá 500.000 đồng. – 01 Giải ba: Trị giá 300.000 đồng. – 02 Giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 200.000 đồng. BTC có toàn quyền sử dụng bài viết gửi về. VI/ Thời gian công bố và trao giải: – Dựa trên số lượng bài viết tham dự gửi về, BTC sẽ chọn ra các bài viết xuất sắc dựa trên tiêu chí của cuộc thi và công bố người đạt giải vào ngày 09/02/2015 trên: Website: http://cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org – BTC sẽ trao giải qua hình thức chuyển khoản trực tiếp. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp