Hoạ sĩ vẽ truyện tranh Manga – Comic là một nghề nghiệp siêu ngầu! Nhưng cần chuẩn bị những gì để có thể trở thành một hoạ sĩ truyện tranh chính hiệu? Comic Media Academy (CMA) xin giới thiệu với các bạn những món đồ không thể thiếu của hoạ sĩ truyện tranh nhé! Giấy Giấy với khổ A4 hoặc B4 chính là hoạ cụ cơ bản nhất với hoạ sĩ. Có nhiều loại giấy khác nhau, việc chọn lựa giấy tuỳ thuộc vào bút và màu mà bạn sử dụng. Nếu bạn dùng màu nước hoặc marker, giấy bạn nên sử dụng là canson, nhưng nếu bạn sử dụng màu chì, giấy có bề mặt nhẵn sẽ thích hợp hơn. Thông thường, hoạ sĩ thường sử dụng giấy chuyên dụng để vẽ truyện tranh đến từ các hãng nổi tiếng Nhật Bản như holbein, maruman. Bút chì Bút chì được sử dụng trong công đoạn phác thảo. Bút chì được phân thành các loại từ HB đến 7B, phân loại này phụ thuộc vào độ cứng của ngòi bút chì. Bút chì loại HB và 2B để phác nét, bút chì loại từ 3B đến 7B được sử dụng trong tạo bóng, lên khối. Các nhãn hiệu bút chì thân thuộc với hoạ sĩ gồm: Faber Castell, Staedtler của Đức, Mont Marte của Úc, Uni và Pentel của Nhật. Tẩy Có nhiều loại tẩy, nhưng trong truyện tranh, tẩy thường được chọn theo tiêu chuẩn: tẩy sạch nét chì, không dàm dơ và rách giấy. Loại tẩy thường được các hoạ sĩ sử dụng là Staedtler của Đức, Pentel của Nhật. Ngoài ra còn có tẩy đất sét không để lại vụn chì khi sử dụng, loại tẩy này có bán rộng rãi tại các tiệm chuyên về hoạ cụ. Bút đi nét Thời gian đầu của ngành công nghiệp truyện tranh, các hoạ sĩ thường sử dụng bút sắt để đi nét. Bút sắt là loại bút có quản bút và ngòi bút rời, có thể tháo ra lắp vào được. Sử dụng bằng cách chấm mực để vẽ. Có nhiều kích cỡ ngòi khác nhau cho các mục đích khác nhau khi vẽ. Tuy nhiên bút sắt có nhược điểm là khá tốn thời gian và dễ gây rách giấy khi vẽ. Để khắc phục nhược điểm đó, các loại bút lông kim đã ra đời. Bút lông kim là dụng cụ chuyên dụng trong ngành công nghiệp Manga, Anime. Cũng như bút sắt, bút lông kim có các cỡ ngoài khác nhau như 0.05mm, 0.1mm, 0,5mm,… Các nhãn hiệu thường được hoạ sĩ sử dụng là: sakura, artline, mitsubishi. Màu Hoạ sĩ truyện tranh chuyên nghiệp có thể sử dụng bất kì loại màu nào cho truyện của mình như màu nước, poster, acrylic, marker, chì,… Tuy nhiên, với người mới học vẽ, lời khuyên là hãy sử dụng màu chì và marker. Chì màu có nhiệm vụ tạo bóng, tạo khối, lên màu đơn giản, dễ tẩy xóa khi cần. Màu marker chủ yếu được sử dụng để blend, đi nét, lên đường, ngoài ra, các loại màu này còn dễ dàng hoà trộn với nhau để hoạ sĩ tự do sáng tạo gam màu cho riêng mình. Màu chì và màu Marker được các hoạ sĩ khuyên dùng là màu của Pentel và Sakura. Trên đây là những hoạ cụ cơ bản khi bạn muốn học vẽ truyện tranh, tuy nhiên để sử dụng và phát huy hiệu quả những hoạ cụ này, bạn nên tham gia các lớp học vẽ truyện tranh Manga – Comic để được các thầy cô hướng dẫn từ cơ bản nhé! LỚP MANGA COMIC THIẾU NHI TẠI CMA: ✏ Khai giảng : 29/02/2020 ✏ Thời gian học: 16h30 – 18h30 (thứ 7 và chủ nhật hàng tuần) ✏ Địa điểm: 147 Pasteur, P. 6, Q. 3, Tp. Hồ Chí Minh ⏩ Inbox fanpage hoặc hotline: 0902738 806 để được tư vấn hỗ trợ và đăng ký khóa học ngay nhé! ************* Lạc An

trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi truyện tranh siêu anh hùng.

Trong Truyện tranh siêu anh hùng ảnh hưởng đến tâm lí người đọc phần 1, độc giả đã có dịp tìm hiểu về một số vấn đề về tâm lí người đọc thông qua truyện tranh siêu anh hùng ( như đoạn trích dưới đây). Ở phần 2 này, người đọc sẽ hiểu vai trò của hai bên chính nghĩa và phản diện tác đông lên tâm lí. “Không chỉ đề cập vấn đề liên quan đến lịch sử và xã hội, truyện tranh siêu anh hùng còn đi sâu phản ánh mối quan hệ cá nhân. Giữa truyện tranh và các vấn đề xã hội có mối quan hệ đa chiều, tác động sâu sắc đến độc giả.”  Truyện tranh siêu anh hùng giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc, cảm xúc, và đạo đức. Trẻ tôn sùng siêu anh hùng như thần tượng bất chấp những tật xấu của anh ta. Ví dụ, theo tiết lộ trong truyện tranh, Tony Stark là người hám danh, mắc bệnh hoang tưởng, thích tìm đến rượu để giải tỏa nỗi lo lắng, bất an trong lòng, nhưng trẻ không vì thế mà đánh mất đi sự ngưỡng mộ Iron Man. Truyện tranh quả thật có tác động mạnh mẽ đến thái độ và hành vi của độc giả, nhất là độc giả nhỏ tuổi. Chúng ta không khó bắt gặp cảnh các bé trai đóng giả Batman hoặc Superman, chạy lung tung khắp sân, đánh nhau với nhân vật phản diện tưởng tượng để giải cứu thế giới. Trò chơi này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong độ tuổi 2 – 7. Nó giúp trẻ trau dồi ngôn ngữ, phát triển kỹ năng tư duy, và biểu đạt cảm xúc. Siêu anh hùng và nhân vật phản diện cho trẻ cái nhìn đa chiều về một sự việc, nhận thức hậu quả của hành động; còn đọc truyện tranh giúp trẻ trau dồi vốn từ vựng cảm xúc. Truyện tranh siêu anh hùng thường đặt ra những tình huống khó xử, tạo cơ hội cho trẻ nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh, cũng như khả năng phân tích tình huống. Trẻ có khuynh hướng hóa thân thành siêu anh hùng trong nỗ lực kiểm soát hoặc “chinh phục” thế giới. Năm 1977, nhà tâm lý học Albert Bandura đề xuất học thuyết học tập xã hội (theory of social learning) dựa trên lập luận rằng trẻ học tập thông qua quan sát và bắt chước thần tượng. Ông kiểm chứng học thuyết của mình bằng thử nghiệm sau: Ông yêu cầu thần tượng của trẻ thực hiện hành vi bạo lực đối với búp bê, rồi bị phạt nặng hoặc không gánh chịu hậu quả nào cả. Sau đó, ông quan sát trẻ có bắt chước hành vi này không. Siêu anh hùng thường đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa đấu tranh hay đầu hàng, và cuối cùng đưa ra quyết định dựa theo sự mách bảo của lương tâm. Những tình huống khó xử rất hay xảy ra trong truyện tranh, chúng ta cho trẻ cơ hội xem thần tượng của mình giải quyết vấn đề như thế nào khi lâm vào tình huống khó xử. Nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ trong độ tuổi vị thành niên thường có khuynh hướng bắt chước thần tượng của mình. Trẻ chọn nhân vật phản diện làm hình mẫu để noi theo, vì anh ta có phẩm chất khác với những gì chúng nghĩ về nhân vật phản diện. Những nhân vật phản diện như Joker và Lex Luthor sở dĩ được độc giả yêu thích là vì họ có đầu óc sáng tạo, diễn biến tâm lý phức tạp, và động cơ hành động chính đáng hơn nhân vật chính. Batman có lúc bị coi là vô cảm hơn cả nhân vật phản diện. Điều này lý giải tại sao nhân vật phản anh hùng (anti-hero) ngày càng được yêu thích – nhân vật phản anh hùng tuy mắc nhiều khuyết điểm, nhưng anh ta có khí chất mạnh mẽ, những hành động đáng cho độc giả ngưỡng mộ. Siêu anh hùng hành động vì lợi ích của người khác, nên luôn có người hưởng ứng và đi theo. Batman và Robin, Superman và cư dân thành phố Metropolis là minh chứng sinh động nhất cho điều này. Truyện tranh xoay quanh cách hành xử đáng để độc giả học tập của siêu anh hùng, chẳng hạn như hành động xả thân cứu người; nhấn mạnh cái giá phải trả của việc không giúp người – đánh mất bản thân và thiện cảm trong mắt người khác. Truyện tranh siêu anh hùng từ lâu đóng vai trò phản ánh những biến động xã hội, nên thường có sức tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của độc giả. Nhân vật được cường điệu đến mức cho độc giả cơ hội học tập những phẩm chất tốt đẹp của siêu anh hùng. CMAVN.

kịch bản phim chuyển thể thành truyện tranh chuyên nghiệp

Chuyển thể kịch bản điện ảnh thành truyện tranh chuyên nghiệp là một cách tiếp cận khán giả mà trên thế giới đã có vô số hãng sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp một số mẹo nho nhỏ để tác phẩm chuyển thể thành công hơn. Mỗi lần chỉ miêu tả một action Kịch bản tiểu thuyết hình ảnh tuy không có định dạng chuẩn, nhưng có hai loại chính: Full Script và Marvel Method. Kịch bản phim giống như Full Script chưa hoàn thiện. Do đó, chúng ta hãy chuyển thể kịch bản phim thành Full Script. Giữa kịch bản phim và kịch bản truyện tranh chuyên nghiệp có một điểm khác biệt quan trọng. Kịch bản phim miêu tả ảnh động, còn kịch bản truyện tranh chuyên nghiệp miêu tả ảnh tĩnh. Trong quá trình chuyển thể, bạn nhớ mỗi lần chỉ miêu tả MỘT action mà thôi. Ví dụ: Ông nhấc điện thoại lên: NGƯỜI ĐÀN ÔNG: Hello? Có vẻ sai sai, vì nhấc điện thoại lên và nói vào ống nghe là HAI action, không phải MỘT. Action phải được viết như sau: Ông nhấc điện thoại lên. Ông áp điện thoại vào tai, cầm ngược đầu, nói vào ống nghe. NGƯỜI ĐÀN ÔNG: Hello?   Khi trong một khoảnh khắc có hai action trở lên, họa sĩ sẽ phải chọn lựa giữa hai action hoặc thêm khung hình không cần thiết vào kịch bản. Mẹo đơn giản là tưởng tượng mỗi khung hình truyện tranh chuyên nghiệp là một ảnh tĩnh. Giống như truyện tranh, ảnh tĩnh mỗi lần chỉ ghi lại một khoảnh khắc. Mẹo ám chỉ chuyển động tuy có (chẳng hạn như bộ lọc Blur trong Photoshop), nhưng đừng áp dụng chúng. Từng hình đứng yên đúng thời điểm sẽ tốt hơn. Tách riêng từng action sẽ giúp bạn nhận diện những action cần thiết để thúc đẩy câu chuyện, đồng thời làm rõ những gì bạn muốn họa sĩ vẽ. Về mặt kỹ thuật, một khung hình có thể có nhiều action. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng công cụ kể chuyện này, vì nó làm cho việc phân chia action trở nên khó khăn hơn. Bạn đừng nhồi nhét quá nhiều action vào khung hình, dẫn đến sự rối rắm không cần thiết. Nếu mới hợp tác sáng tác truyện tranh, bạn hãy để họa sĩ tự phân chia action trong khung hình. Ngắn gọn (<25 từ/khung hình) hết độc giả căn cứ vào chất lượng hình ảnh để lựa chọn tiểu thuyết hình ảnh muốn đọc – giống như chúng ta đánh giá cuốn sách qua trang bìa vậy. Vì vậy, bạn cần dành càng nhiều càng tốt đất diễn cho họa sĩ. Để làm được điều này, bạn viết không quá 25 từ cho phần thoại trong mỗi khung hình. Họa sĩ sẽ có ít đất diễn nếu bạn viết nhiều hơn con số đó. Ví dụ: khung hình dưới đây mới có 16 từ mà đã bắt đầu thấy không đủ chỗ để vẽ rồi. Ví dụ: Như bạn thấy, khung hình này có 31 từ. Họa sĩ phải thu nhỏ nhân vật trong khung hình mới có đủ chỗ đển chèn chữ. Mẹo không có ý nói rằng bạn không được phép viết quá 25 từ/khung hình; tuy nhiên, bạn cần lưu ý là viết càng nhiều, bạn càng khiến họa sĩ gặp khó khăn trong việc cung cấp hình ảnh lôi cuốn, hấp dẫn. Độc giả tiểu thuyết hình ảnh yêu thích hình ảnh lôi cuốn, hấp dẫn. Hãy viết càng ngắn càng tốt để dành không gian quý giá cho phần hình ảnh. Nói về độ dài của kịch bản. Truyện tranh thật sự “ngốn” rất nhiều thời gian và công sức của họa sĩ. Hầu hết truyện tranh chuyên nghiệp mất 3 – 4 năm mới ra lò SAU KHI nhà xuất bản mua kịch bản – nguyên nhân thường là do phải vẽ quá nhiều. Kịch bản truyện tranh 100 trang chứa ngót nghét 500 bức vẽ. Họa sĩ sẽ phải phác thảo, chỉnh sửa, biên tập, vẽ mực, chèn chữ, tô màu,… Do đó, khung hình càng nhiều, thời gian sản xuất sẽ càng lâu. Thời gian sản xuất càng lâu, họa sĩ và/hoặc nhà xuất bản càng mất thêm thời gian theo đuổi dự án. Để tạo điều kiện cho họa sĩ gật đầu nhận lời, bạn cắt bớt số trang mà vẫn bảo đảm truyền tải được câu chuyện muốn kể, cắt bớt số action mà vẫn bảo đảm câu chuyện xuyên suốt, cắt bớt càng nhiều càng tốt số dòng thoại, cũng như số từ trong mỗi dòng thoại. Chỉ miêu tả những gì người đọc có thể nhìn thấy Nhà biên kịch thường tiếp thu bài học này nhanh hơn tiểu thuyết gia, nhưng khi bắt tay vào viết tiểu thuyết hình ảnh, họ thường miêu tả quá mức. Họ không quen miêu tả những gì đưa cho họa sĩ vẽ, nên họ không biết cái gì là quá ít, cái gì là quá nhiều để có bức vẽ như ý. Họ thường miêu tả quá nhiều cho chắc ăn. Chỉ cần miêu tả những gì người đọc có thể nhìn thấy. Truyện tranh chuyên nghiệp là phương tiện trực quan (visual medium). Nếu người đọc không nhìn thấy cái gì đó, tức là nó không thực sự tồn tại. Ví dụ: Cậu bé nằm trên giường, nhìn chằm chằm lên trần nhà. Cậu cau có vì nghĩ mẹ không công bằng. Trần sập không phải lỗi tại cậu. Trong ví dụ trên, chúng ta thấy cậu bé nằm trên giường, nhìn chằm chằm lên trần nhà. Cậu đang cau có. Cảm xúc của cậu cần được chuyển thể thành hình ảnh, hoặc cắt bỏ khỏi kịch bản. Hãy cắt bỏ những gì không thể nhìn thấy.   Tuy đúng là họa sĩ cần nắm vững mọi khía cạnh của khoảnh khắc, nhưng họ

Khi Truyện tranh chuyên nghiệp siêu anh hùng Mỹ Batman Ninja và Samurai về chung một nhà Warner Bros. đã chia sẻ một đoạn trailer của Anime Batman Ninja được lồng Tiếng Anh với những cảnh Batman một nhân vật truyện tranh chuyên nghiệp của hãng DC, nơi sản xuất truyện tranh chuyên nghiệp Mỹ bị lạc vào thời chiến quốc tại Nhật Bản cùng với Joker và những người đồng đội của mình. Những kẻ xấu đội lốt lãnh chúa phong kết để tung hoành ngang dọc và Joker chính là tên cầm đầu những kẻ xấu thống trị vùng đất này. Khi đến Nhật Bản, những món vũ khí công nghệ cao của Batman đã mất tác dụng, anh chỉ còn có thể trông cậy vào tài trí của mình và những người đồng đội để có thể đem hi vọng mang lại yên bình cho vùng đất này và tìm mọi cách để có thể trở về thế giới hiện tại. Bên cạnh đó thì một đoạn clip ngắn về quá trình Batman bị cuốn vào vòng xoáy thời gian khi đang chiến đấu với Gorilla Grodd khi cỗ máy thời gian được gã “khỉ đột” này kích hoạt cũng đã được Playstation đăng tải. BATMAN NINJA VS SAMURAI sẽ là một làn gió mới dành cho những người hâm mộ của công ty sản xuất truyện tranh chuyên nghiệp DC nói chung và của nhân vật truyện tranh chuyên nghiệp Batman nói riêng Theo Lag .vn và takoyaki.asia Tìm hiểu khóa học dài hạn Truyện Tranh chuyên nghiệp tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/truyen-tranh/khoa-hoc-ve-truyen-tranh-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học cấp tốc vẽ Truyện Tranh tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/services-view/lop-hoc-ve-truyen-tranh-ngan-han Tìm hiểu khóa học cấp tốc vẽ Truyện Tranh Webtoon tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/services-view/lop-hoc-ve-truyen-tranh-ngan-han [spacer] Comic Media Academy Việt Nam (Viện truyện tranh và hoạt hình CMA) CS 1: 147 Pasteur, Phường 6, Q. 3, TP.HCM – TEL: (028) 3820 9066 CS 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM – TEL: (028) 3997 7271 Hotline: 0902 738 806 Website : http://cmavn.org

Khai giảng khóa 09 lớp dạy vẽ thiếu nhi Manga Comics 8

5 Lợi Ích Cho Sự Phát Triển Của Trẻ Từ Vẽ Truyện Tranh Hình ảnh trẻ em cầm bút vẽ những dòng nguệch ngoạc chắc không có gì xa lạ với chúng ta, nhưng ít ai biết rằng vẽ truyện tranh là một cách đơn giản giúp phát triển trí não và óc sáng tạo của trẻ. Đây là 5 lợi ích cho sự phát triển của trẻ từ vẽ truyện tranh mà không phải ai cũng biết. 1. Vẽ Truyện Giúp Bé Dễ Dàng Thể Hiện Cảm Xúc Của Mình. Các em không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng biểu hiện suy nghĩ của mình ra thế giới bên ngoài qua lời nói và hoạt động. Nên việc thể hiện suy nghĩ của bé qua những câu chuyện được vẽ trên giấy giúp các bậc phụ huynh có thể dễ dàng hiểu rõ con mình hơn.  2. Vẽ Truyện Tranh Là Một Hình Thức Giúp Trẻ Phát Triển Thể Chất. Vẽ thường xuyên tạo điều kiện cho các cơ ở tay của các em được phát triển. Ngoài ra khi vẽ tranh có nội dung các em còn được rèn luyện khả năng phối hợp của nhiều bộ phận: tay, mắt và não bộ. 3. Muốn Biết Cách Bé Giải Quyết Một Vấn Đề Thường Ngày, Hãy Để Bé Vẽ Truyện Tranh.  Khi vẽ tranh có nội dung, các em sẽ phải luôn đối mặt với những lựa chọn – Chẳng hạn như khi chọn màu cho nhân vật chính thì mình nên chọn màu nào? hay ở tình huống này thì mình sẽ cho nhân vật làm những hành động nào? Khi các bậc cha mẹ quan tâm đến phong cách vẽ của con mình sẽ hiểu rõ cách bé đang suy luận và cách giải quyết vấn đề xung quanh của các em. 4. Vẽ Truyện Tranh Cách Tốt Nhất Để Phát Triển Khả Năng Sáng Tạo Của Trẻ Khi vẽ truyện tranh bé sẽ cần nối kết trí tưởng tượng và đưa ý tưởng đó thành hiện thực trên giấy. Rèn luyện lâu ngày khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của các em sẽ càng trở nên phong phú. Các bạn có biết không, chính nhờ trí tưởng tượng của con người cùng quyết tâm đưa điều đó thành hiện thực đã giúp xã hội chúng ta phát triển như ngày hôm nay. 5. Con em chúng ta sẽ học tốt hơn nếu biết vẽ truyện tranh. Thêm một ích lợi nữa của vẽ truyện tranh đó là kích thích khả năng suy nghĩ logic của trẻ từ rất sớm. Nhờ vậy bé đã được trang bị hành trang vững chắc để tiếp cận với những kiến thức và khái niệm phức tạp hơn trên ghế nhà trường. Với sự phát triển của công nghệ các em không còn chỉ vẽ bằng các vật liệu quen thuộc như bút sáp, chì màu mà các em còn được tiếp cận với việc vẽ trên máy tính và bảng vẽ; những thiết bị mà bé sẽ phải thường xuyên sử dụng trong tương lai.  Theo Mini Lab Studios – Vũ Phạm dịch và giới thiệu Đến với các lớp học vẽ thiếu nhi truyện tranh/manga/comics tại Comic Media Academy các bậc cha mẹ sẽ yên tâm và hài lòng với đội ngũ giảng viên tận tâm luôn khuyến khích các em sáng tạo. Các em cũng được tiếp cận với các giáo trình và phương pháp học vẽ phù hợp nhất cho sự phát triển tư duy. Các phụ huynh có quan tâm đến việc cho bé học vẽ trên máy có thể tìm hiểu tại đây: KHOÁ HỌC VẼ THIẾU NHI TẠI CMA Khoá Vẽ truyện tranh Thiếu nhi tiếp theo sẽ khai giảng Ngày 19/10/2019 Thời gian học: 09h00 đến 11h00 vào thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần ____________________________________________________ Viện Truyện Tranh & Hoạt Hình Việt Nam | mobile:  0902738806 | email:  daotao@cmavn.org | website: www.cmavn.org | address 1: 164 Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận, HCM City | address 2: 147 Pasteur, Quận 3, HCM City

truyện tranh chuyên nghiệp thám tử lừng danh Conan

  Khi nhìn lại tuổi thơ, chắc hẳn ai trong thế hệ 9X cũng tự hào vì đã tận hưởng những tháng ngày tuyệt vời nhất. Đó là giai đoạn khởi đầu của Internet. Công nghệ bắt đầu len lỏi vào đời sống, đáp ứng đầy đủ hơn so với thời 8X. Song lại chưa chiếm lĩnh hết mọi ngóc ngách như 10X ngày nay. Và manga (truyện tranh chuyên nghiệp) là một món ăn tinh thần của bọn trẻ 9X ấy. Ai chưa từng một lần dành dụm tiền ăn sáng để đi thuê truyện,… lượn lờ các sạp báo ngày truyện mới phát hành rồi xem trộm vài trang. Đứa giàu thì mua hẳn một cuốn Doraemon, Conan,…mang vào lớp để bọn bạn xuýt xoa. Và thập niên 90 đã đi qua, thế hệ 9X đã dần trưởng thành. Khi nhìn lại tuổi thơ, những bộ manga nào đã đi cùng thanh xuân của bạn? Doraemon Nhân vật mèo ú tốt bụng, Nobita hậu đậu, Jaian “lồi rốn”, Shizuka xinh đẹp, Suneo mỏ nhọn hay Dekisugi đẹp trai đều là những người bạn thuở nhỏ của hầu hết 9X. Những nhân vật này đều xuất hiện trong tác phẩm Doraemon của Fujiko Fujio, bút danh chung của hai họa sĩ manga Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo. Được biết, bộ truyện ra mắt lần đầu tiên vào tháng 12/1969 dành cho độc giả là thiếu nhi. Theo tác giả Hiroshi, vào một buổi tối bí đề tài cho nhân vật truyện tranh mới, bỗng có một con mèo hoang mò vào nhà ông tìm chỗ ngủ. Sau đó, vì quá mệt mỏi nên ông đã ngủ thiếp đi. Đến khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau thì ông bị trễ giờ làm. Vì vậy, ông đã bật dậy, chạy nhanh xuống nhà và dẫm phải con lật đật của con gái. Điều này đã giúp ông nảy ra ý tưởng cho nhân vật Doraemon với hình dáng kết hợp giữa con mèo và lật đật. Đối với trẻ em Việt Nam, khi được hỏi về bộ truyện tranh chuyên nghiệp được yêu thích nhất, có 90% người, không kể 9X, đều có câu trả lời là Doraemon. Ngày ấy, chong chóng tre, cánh cửa thần kỳ,… trong chiếc túi nhỏ của Doraemon là niềm mơ ước của bao thế hệ học trò. Không chỉ riêng 9X, những anh chị 8X đời cuối hay các bé 10X đều xem Doraemon như một người bạn tinh thần không thể thiếu của tuổi thơ. Doraemon movie mới nhất được ra mắt vào năm 2017 Thám tử lừng danh Conan Ra mắt vào năm 1994, thời điểm mà thế hệ 9X chỉ là những bọn con nít ham chơi. Vậy mà, khi 9X đã dần trưởng thành và lập gia đình, truyện tranh chuyên nghiệp trinh thám Conan vẫn chưa đến hồi kết. Conan vẫn mãi là cậu nhóc lớp 1B và ông trùm cuối cùng vẫn chưa lộ diện. Và mới đây, tác giả Aoyama-gosho lại thông báo tạm dừng phát hành Conan trong một thời gian để nghỉ bệnh, khiến cho nhiều người đã không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi tập cuối cùng nữa. Đến 2018, các 9X đời đầu đã có con, nhưng Conan vẫn học lớp 1B Tuy vậy, với “người bạn” đáng ghét này, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng Conan luôn là kỷ niệm đáng yêu mà 9X từng mê mệt. Và khi có tập mới, chắc hẳn ai cũng phải tìm mua để không cảm thấy tò mò, bứt rứt khi chưa biết ông trùm là ai và số phận của Conan cùng những người thân xung quanh sẽ ra sao. Vua trò chơi Ra mắt lần đầu vào những năm 2000, manga Vua trò chơi kể về cậu bạn Yugi và những lá bài thần thánh trong cuộc phiêu lưu với trò chơi ngàn năm. Bên cạnh tình bạn, câu chuyện còn mang đến cảm giác ma mị về một Ai Cập cổ đại với sự xuất hiện của Pharaoh, lời nguyền từ lăng mộ hay những quái vật chỉ có trong truyền thuyết. Cốt truyện mới lạ và xuất hiện ngay thời điểm trào lưu manga Nhật Bản đang nở rộ, Vua trò chơi nhanh chóng đi vào tuổi thơ của các thế hệ 9X, xếp cạnh các tên tuổi khác như Doraemon, 7 viên ngọc rồng… Không chỉ dừng lại ở đó, Vua trò chơi còn phát triển đến nỗi trở thành một thể loại game chơi bài mà đứa trẻ nào cũng đã từng hăm hở đi săn những lá bài hiếm cùng bạn bè. Yugi với hai tính cách khác nhau và trò chơi trong truyện đã thực sự gây sốt giới trẻ thời đó. 7 viên ngọc rồng Khi nhắc đến tuổi thơ của 9X, không thể không nhắc đến manga 7 viên ngọc rồng, một huyền thoại của manga Nhật Bản. Truyện xoay quanh nhân vật chính là Songoku, một người ngoài hành trình sống tại Trái Đất đã cùng bạn bè chiến đấu chống lại các thế lực xấu xa, luôn có âm mưu dùng 7 viên ngọc rồng để đạt được giấc mơ bá chủ thế giới. Những nhân vật như Songoku, Bunma, Quy lão tiên sinh, Cadic, Songohan hay Mabu,.. của tác giả Toriyama Akira đã trở thành những cái tên quen thuộc trong ký ức của thế hệ 9X. Nữ hoàng Ai Cập Điều tiếc nuối nhất của fan chính là bộ truyện tranh chuyên nghiệp yêu thích không thể đi đến hồi kết. Nữ hoàng Ai Cập chính là một trong số đó. Nữ hoàng Ai Cập đã bị ngừng xuất bản vì lý do từ tác giả Chieko Hosokawa. Bộ truyện tranh chuyên nghiệp gây ” ức chế” bậc nhất  vì nhiều vai diễn và không có hồi kết. Nhìn lại chặng đường của Nữ hoàng Ai Cập, chúng ta vẫn không thể phủ nhận bộ truyện này xứng

Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp Hiro Mashima vẽ truyện tranh mới   Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp Hiro Mashima thông báo, bộ truyện tranh Fairy Tail sẽ có phần mới với nội dung tiếp tục phần cũ và phần mới này chỉ ở định dạng spinoff (ngoại truyện). Và Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp Hiro Mashima không vẽ cho spinoff này mà vị Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp này chỉ góp mặt với vai trò giám sát cho bộ truyện. Trên Twitter của mình Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp Hiro Mashima xác nhận rằng ông đang vẽ truyện tranh mới và sẽ cho ra mắt bộ truyện tranh mới trên Số 30 của Tuần san Shōnen (thuộc nhà xuất bản Kodansha) được phát hành ngày 27 tháng 6 sắp tới đây. Hiện tại, rất nhiều người hâm mộ vị  Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp này rất tò mò về bộ truyện tranh mới này của ông. Trong khi chờ đợi đến ngày ra mắt, chúng ta cùng xem qua một số hình ảnh phác thảo của bộ truyện tranh mới của Họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp Hiro Mashima nhé.   Nguồn : http://www.manganetworks.co  

Sinh viên Đại học Chosun Hàn Quốc thực tập tại Comic Media Academy

Ngày 8/1 vừa qua, các bạn sinh viên Đại học Chosun, Hàn Quốc đã có buổi giao lưu cùng học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để chuẩn bị cho chuyến thực tập sắp tới. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 2D Animation Artist Theo đó, chương trình thực tập, giao lưu chuyên môn giữa sinh viên Đại học Chosun và học viên CMA nằm trong hoạt động hợp tác của cả 2 trường từ năm 2018. Đồng thời, đây cũng là chương trình hợp tác quốc tế đầu tiên mà CMA hướng đến trong năm 2018. Trong chương trình lần này, các bạn đại diện sinh viên Đại học Chosun sẽ tham quan cũng như đi thực tế quan sát đời sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tìm kiếm tư liệu sáng tác cho tác phẩm thu hoạch và thực hiện báo cáo. Xuyên suốt quá trình, đại diện học viên CMA sẽ đồng hành cùng hành trình khám phá TPHCM của các bạn sinh viên Đại học Chosun. Hỗ trợ trong việc giao tiếp với người địa phương, đóng vai hướng dẫn viên để giới thiệu về các địa điểm nổi bật của thành phố, giúp các bạn sinh viên Đại học Chosun có nguồn tư liệu đa dạng và đặc sắc nhất. Cụ thể, sinh viên Đại học Chosun và học viên CMA sẽ được chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ gồm 1 hoặc 2 học viên CMA hỗ trợ, đồng hành. Kết quả của chương trình sẽ là những tác phẩm truyện tranh và hoạt hình mà mỗi nhóm thực hiện. Các bạn nhóm truyện tranh sẽ làm một tác phẩm truyện tranh ngắn có độ dài 24 trang. Trong khi đó, các bạn nhóm hoạt hình sẽ thực hiện một đoạn animatic có độ dài 90s. Chủ đề cho tác phẩm của các bạn sẽ được lấy từ cuộc sống của con người TPHCM, về nét đẹp văn hóa Việt Nam hay rộng hơn là sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia. Ngoài sự đồng hành của học viên, Viện Truyện tranh và Hoạt hình cũng sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ phòng máy cho các sinh viên thực hiện tác phẩm bằng phần mềm chuyên dụng. Đồng thời, các thiết bị liên quan cũng như cơ sở vật chất sẽ được chuẩn bị để phục vụ các bạn trong suốt chương trình. Thời gian của chương trình thực tập và giao lưu giữa sinh viên Đại học Chosun (Hàn Quốc) và học viên CMA sẽ kéo dài từ ngày 8-31/01/2018. Ban giám khảo trong buổi báo cáo và trình bày tác phẩm sẽ sớm được thông báo trên fanpage Comic Media Academy và website cmavn.org Hành trình tìm hiểu về văn hóa người dân Sài Gòn nói riêng và con người Việt Nam của các bạn sinh viên Hàn Quốc đã chính thức bắt đầu. Liệu những nét đẹp, khung cảnh hay hình ảnh lao động nào sẽ thu hút sự chú ý và xuất hiện trong những tác phẩm của các bạn sinh viên Đại học Chosun? Cùng chờ xem nhé!

Tổng kết lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khoá 5

Tháng 10/2017, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức buổi Tổng kết Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc Khoá 05. Chương trình học vẽ tay 100% thời gian với sự hướng dẫn của đội ngũ hoạ sĩ và biên kịch truyện tranh giàu kinh nghiệm. Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc Khoá 05 bắt đầu học từ tháng 11/2016. Trải qua 9 tháng học và rèn luyện không ngừng, các bạn học viên từ “lần đầu tiên cầm bút vẽ” đã có thể tự tin sáng tạo và thực hiện một tác phẩm truyện tranh mang đậm dấu ấn và bản sắc của chính mình. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI TỔNG KẾT: Đội ngũ giảng viên tham gia đánh giá tác phẩm và tổng kết lớp Trình bày & đánh giá tác phẩm cuối khoá. Một buổi tổng kết mang đến nhiều cảm xúc. [spacer] Chia sẻ tại buổi tổng kết, các bạn học viên cho biết: [spacer] – Trịnh Minh Cường – Sau quá trình học và tốt nghiệp khóa ngắn hạn em rất vui vì khả năng vẽ của em đã được cải thiện rất nhiều. Em muốn gửi lời đến các bạn cùng khóa là dù học lên lớp nâng cao hay không thì các bạn hãy luôn giữ ước mơ vẽ truyện tranh của mình.   – Nguyễn Hoàng Lâm – Trong quá trình học và thực hành sáng tác tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, em đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích như thiết kế phối cảnh, nhân vật v.v.. Giảng viên thì nhiệt tình, vui tính, giảng dạy rất sôi nổi và dễ hiểu tạo cho học viên không khí hứng khởi để học tập.   – Huỳnh Nguyễn Gia Bảo – Trải qua khóa học em đã học được rất nhiều kiến thức mới như Anatomy, phối cảnh, sáng tạo nhân vật, kịch bản… Về phong cách giảng dạy thì thầy khó hơn cô nên em thích cô hơn (cười). Sau khoá học, em sẽ tự rèn luyện thêm để trở thành hoạ sĩ chuyên nghiệp.   – Nguyễn Hồng Khánh – Khóa học này thật sự đã khiến mình hoàn toàn thay đổi cách nhìn về truyện tranh, phim ảnh và hoạt hình nữa.   – Trần Minh Phước – Điều làm em tâm đắc nhất là trong quá trình học tập tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình là ngoài kiến thức về chuyên môn em còn được các thầy cô truyền lửa nghề, giúp em xác định được thế nào là đam mê.   – Nguyễn Ngọc Phúc – Sau khi hoành thành khóa học, em rất vinh dự và vui vì làm quen được nhiều bạn và tiếp thu được rất nhiều kiến thức mới. Điều khiến em tâm đắc nhất là phần sáng tác kịch bản, học về 3 hồi 8 nhịp. Giờ thì em đã có thể phân tích được những phim, truyện mình đã xem dựa trên góc độ chuyên môn. [spacer] Kết thúc Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc chỉ là bước đệm đầu tiên để dấn thân với nghề. Các bạn học viên hãy không ngừng rèn luyện sau khoá học để phát triển tác phẩm của mình hơn nữa. CMA chúc các bạn có một hành trình tuyệt vời với đam mê mà mình đã lựa chọn.   Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Điện thoại:(028)3820.9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM

học tại Comic Media Academy Hoàn trả 100% học phí

Phát huy định hướng lấy học viên làm trọng tâm, không ngừng nâng cao chất lượng dạy & học, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) ra mắt Chương trình Hoàn trả 100% học phí sau khi tốt nghiệp. Thông qua chương trình, CMA kỳ vọng mang đến cho học viên một giải pháp tài chính tối ưu để đầu tư cho sự nghiệp tương lai. [spacer] NGÀNH HỌC ÁP DỤNG: Chương trình áp dụng cho các chuyên ngành: 1.1. Họa sĩ Truyện tranh chuyên nghiệp –  Tìm hiểu khóa học 1.2. Họa sĩ Digital Painting –  Tìm hiểu khóa học [spacer] Chương trình Hoàn trả 100% học phí sau khi tốt nghiệp áp dụng khi học viên đáp ứng những điều kiện sau: Điều 1: Sau khi được tư vấn và nắm rõ các nội dung, Bên B cam kết đóng học phí trọn khóa và tự nguyện tham gia nhận ưu đãi học phí trong chương trình “Hoàn trả 100% học phí sau khi tốt nghiệp” của Bên A với mức học phí cụ thể như sau: Đối với ngành Truyện tranh và Digital painting: 25,000,000 x 8 HK = 200,000,0000 (Hai trăm triệu đồng chẵn)   [spacer] Điều 2: Bên A sẽ hoàn trả học phí cho bên B khi bên B đạt được các điều kiện cụ thể được quy định như sau:    Stt Nội dung Mức hoàn học phí Ghi chú Hoàn thành khóa học loại Giỏi 1. Giới thiệu học viên mới vào học 100% 2. Không giới thiệu học viên mới vào học 70% Hoàn thành khóa học loại Khá 1. Giới thiệu > 2 học viên mới vào học 100% 2. Giới thiệu  ≤ 2 học viên mới vào học 70% 3. Không giới thiệu học viên mới vào học 50% Hoàn thành khóa học loại Trung Bình 1. Giới thiệu > 2 học viên mới vào học 50% 2. Giới thiệu  ≤  2 học viên mới vào học 25%   Điều 3: Trong trường hợp Bên B vì lý do nào đó phải dừng chương trình học phải có đơn xin ngừng học tập, bên A sẽ xem xét hoàn trả 100% học phí của các học kỳ còn lại cho Bên B với điều kiện Bên B giới thiệu học viên mới nhập học; trường hợp không giới thiệu được học viên mới, mức hoàn học phí là 50%. Thời gian hoàn trả học phí tối đa là 12 tháng sau khi kết thúc khóa học.   Điều 4: Việc đánh giá học lực dựa trên Quy chế học tập của CMA. Học viên tham gia chương trình này vẫn được xét học bổng theo học kỳ như các học viên khác. Thời hạn hoàn trả học phí là 12 tháng sau khi Bên B nhận chứng nhận hoàn thành khóa học tại CMA. Hình thức hoàn trả học phí do Bên A quy định và phù hợp với quy định kiểm toán nhà nước..   Điều 5: Bên A có quyền sử dụng thông tin và hình ảnh của Bên B cho các hoạt động truyền thông, giới thiệu chương trình “Hoàn trả 100% học phí sau khi tốt nghiệp”. Mọi thông tin liên hệ, tìm hiểu về chương trình vui lòng liên hệ hotline 0902738806 để biết thêm chi tiết. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình  CS2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM CS3: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Hotline: 0902738806 Điện thoại: (028) 3820 9066 Email: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Dễ dàng học vẽ thám tử bị teo nhỏ Conan chỉ trong 9 bước

Meitantei Conan là một bộ truyện tranh Nhật Bản nổi tiếng thể loại trinh thám của tác giả Aoyama Gosho. Tại Việt Nam, bộ truyện này còn được biết đến với cái tên Thám tử lừng danh Conan cho Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Nhân vật chính của bộ truyện là chàng thám tử trung học Kudo Shinichi. Trong một lần khi đang đi điều tra, cậu bị hai thành viên của Tổ chức Áo đen phát hiện. Chàng thám tử trung học bị ép uống thuốc độc khiến thân thể cậu teo nhỏ và trở thành Edogawa Conan. Trong chuyên mục cách vẽ truyện tranh ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau vẽ thám tử Conan nhé! Bước 1: Vẽ ba hình thể để tạo ra các đường hướng dẫn cơ thể. Một vòng tròn cho phần đầu và sau đó thêm vào hai hình thể hướng dẫn cho phần thân trên và nửa dưới của cơ thể. Vẽ phác thảo conan Bước 2: Bạn sẽ xác định hình dạng của khuôn mặt chàng thám tử tài ba này, sau đó vẽ hình dạng của đầu và phần tóc mái. Phần tóc này của Conan được vẽ giống như hình dạng mái tóc của chàng Shinichi 16 tuổi. Vẽ mái tóc conan  Bước 3: Bước tiếp theo, vẽ phần tai và thêm vào các chi tiết cần thiết. Sau đó, phác họa hình dạng mắt của Conan. Vẽ mắt kính, mũi và miệng. Kết thúc bước ba bằng cách vẽ một mẫu tóc ở phía sau của đầu.  Vẽ đôi mắt conan Bước 4: Chúng ta sẽ bắt đầu vẽ phần cơ thể. Trước tiên là phần vai, cánh tay nhỏ và phần thân của chiếc áo khoác. Thêm vào những nếp nhăn hoặc nếp gấp và tiến tới bước 5. Vẽ thân hình conan Bước 5: Vẽ cổ áo, một chiếc nơ và cái nút bự ngay áo khoác. Vẽ áo khoác conan  Bước 6: Vẽ một chiếc quần baggy ngắn, sau đó tiếp tục với bước 7. Vẽ quần baggy conan Bước 7: Vẽ một đôi chân của trẻ nhỏ cùng đôi vớ rộng. Vẽ chân conan  Bước 8: Cuối cùng, vẽ đôi sneakers của Conan và thêm vào một số chi tiết nhỏ cho nó. Đôi sneakers này khá giống đôi Converse đỏ. Tẩy đi các đường vẽ lỗi và đường hướng dẫn ban đầu. Vẽ giầy conan Bước 9: Cuối cùng, xem lại bức vẽ của bạn trước khi đem nó đi in nhé! Tô màu để cho bức vẽ thám tử Conan thêm sinh động hơn. Tô màu thám tử conan  Hy vọng bài học vẽ hôm nay sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công! Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/22164/1/1/how-to-draw-detective-conan.htm

Khai giảng lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comic nâng cao

Lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comics nâng cao khóa 03 đã chính thức bước vào những bài học khó hơn, kỹ năng chuyên sâu hơn về vẽ truyện tranh. Ở cấp độ này, các CMAers nhí sẽ thử sức với bài cuối khóa là sáng tác truyện tranh ngắn 8 trang, 6-8 khung/trang. Bên cạnh sự trở lại của các bạn học viên nhí của lớp cơ bản, Lớp nâng cao khóa 3 còn chào đón thêm những thành viên mới. Các bạn ấy sẽ cùng nhau học tập, vui đùa và giao lưu sở thích, đam mê vẽ truyện tranh trong suốt ba tháng tới. Ba tháng học chắc hẳn sẽ mang đến thật nhiều kỷ niêm vui cho các bạn nhỏ của chúng ta.  Những bài học đầu tiên của lớp nâng cao  Thử thách nào sẽ khiến các CMAers nhí của chúng ta gặp phải những khó khăn trong lớp nâng cao? Các bạn ấy sẽ mang đến tác phẩm cuối khóa với những câu chuyện như thế nào? Cùng theo dõi hành trình mới và những thử thách thú vị của CMAers nhí các bạn nhé! [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC

Dễ dàng học vẽ chiến binh Ninja chỉ trong 6 bước

Ninja là một trong những nhân vật huyền thoại thường được nhắc đến bên cạnh các Samurai. Ninja được đào tạo đầy đủ các kỹ năng như một chiến binh thực thụ. Những thủ thuật và kỹ năng của Ninja mà chúng ta thường được thấy trên phim ảnh như: thuật phi thân, thuật dùng dụng cụ hỗ trợ, độn thổ, độn thủy…. Chuyên mục dạy vẽ lần này sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ chiến binh Ninja siêu ngầu trong 6 bước. Bắt đầu ngay nhé! BƯỚC 1: Điều bạn cần làm đầu tiên là vẽ một vòng tròn cho phần đầu và sau đó là thêm những đường hướng dẫn khuôn mặt. Vẽ tiếp hình dáng của thân hình và thắt lưng. Cuối cùng, vẽ các đường chi cho cánh tay, chân, và sau đó là một đường thẳng xéo cho thanh kiếm. BƯỚC 2: Vẽ phần hình dạng khuôn mặt của Ninja và các đường cho chiếc mặt nạ. Bạn cũng cần vẽ hình dạng của tay trái và vai. BƯỚC 3: Bạn sẽ phác thảo phần trên của chiến mặt nạ Ninja và vẽ phần khăn buộc với hướng gió thổi ngang. Sau đó, vẽ mắt và hàng lông mày. Kết thúc vẽ hình dạng của cánh tay, bàn tay và sau đó hoàn thành vẽ hình dạng của thanh kiếm chi tiết hơn. Tiếp theo là vẽ tay phải và chuyển sang bước 4. BƯỚC 4: Bạn đang gần hoàn tất bản vẽ phong cách Ninja rồi đấy. Tiếp tục với bước phác thảo ra hình dạng thắt lưng và vẽ Obi. Bước tiếp theo là vẽ hình dạng chân bắt đầu với đùi, và thêm một số chi tiết cho chiếc quần. BƯỚC 5: Đối với bước vẽ cuối cùng, tất cả những gì bạn cần làm là vẽ phần còn lại của chân, và sau đó là đường lót cho đôi Tabi mà tất cả Ninja đều mang. Tabi là một loại giày đặc biệt của Ninja. Xóa tất cả các đường hướng dẫn bạn đã vẽ ở bước một. BƯỚC 6: Cuối cùng bạn sẽ kết thúc với một nhân vật như hình này đây. Tô màu cho chiến binh Ninja của bạn thêm phần sinh động nào.   Chỉ với 6 bước thôi mà chúng ta đã hoàn thành bài học vẽ Ninja rồi đấy. Chúc bạn thành công nhé! Minh N dịch Nguồn: Dragoart

Choáng với cách vẽ chú gà trông cực đơn giản

Con gà là một loài vật gần gũi với chúng ta. Hình tượng con gà xuất hiện rất nhiều trong các dòng tranh dân gian Việt Nam và cả những họa tiết trang trí gốm lâu đời. Năm Đinh Dậu vừa bắt đầu được vài tuần, chắc hẳn các bạn đã có một cái Tết ấm cúng và thật nhiều niềm vui với gia đình. Vì là năm con gà, nên chuyên mục dạy vẽ hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ chú gà trống hơi bị đáng yêu đấy nhé! BƯỚC 1: Để vẽ chú gà trống của riêng bạn, tất cả những gì cần làm ở bước đầu tiên là vẽ hai hình, một cho phần đầu và cái còn lại cho phần thân. Khi các hình dạng đã được vẽ xong, bạn có thể kết nối chúng với đường vẽ cổ. BƯỚC 2: Đối với bước hai, bạn sẽ vẽ mỏ gà và phần tích. BƯỚC 3: Tiếp theo, bạn sẽ bắt đầu vẽ hình dạng thực tế của đầu gà như hình và nối liền đường đó ra phần phía sau cổ. Sau đó bạn sẽ vẽ một phần của cánh, cũng như phần mào gà ở phía trên đầu BƯỚC 4: Tiếp tục vẽ ngực hình dạng bán nguyệt và một số chi tiết của phần sau cơ thể. Sau đó, bạn hãy vẽ mắt và tô màu cho con ngươi. Vẽ đùi và di chuyển đến bước 5. BƯỚC 5:Vẽ cẳng chân, bàn chân, ngón chân của chú gà này. BƯỚC 6:Vẽ lông đuôi dài và cuộn tròn. Tẩy sạch các đường lỗi, đường hướng dẫn và hình dạng phác thảo mà bạn đã vẽ ở các bước đầu tiên. BƯỚC 7:Đây là chú gà trống mới của bạn, bây giờ hãy dành thời gian tô màu để tác phẩm thêm phần sinh động hơn. Nếu bạn chọn vẽ loài gà Rốt đỏ thì đừng quên tô cho phần đuôi có màu xanh lục nhé! Để được hướng dẫn vẽ chi tiết nhiều loại gà trống oai dũng khác, bạn hãy đăng ký ngay các lớp học tại trung tâm dạy vẽ nhé! Minh N dịch Nguồn: Dragoart.com

11 bước vẽ mèo may mắn siêu đáng yêu

Hình ảnh “chú mèo vẫy tay” ôm một đồng tiền vàng lớn chắc hẳn đã quen thuộc với chúng ta. Chú mèo này còn gọi là Maneki Neko – một bức tượng rất phổ biến tại Nhật Bản. Maneki Neko được xem như là biểu tượng của sự may mắn. Với mỗi màu sắc khác nhau, chú mèo này đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Tam thể là màu phổ biến của Maneki Neko và cũng được xem là may mắn nhất.   Hôm nay, chuyên mục học vẽ sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ mèo Maneki Neko may mắn siêu dễ thương này nhé! BƯỚC 1: Vẽ hai vòng tròn, một cho phần đầu và một cho phần thân. Vòng tròn của phần đầu vẽ thêm trục mặt để giúp vẽ đôi mắt và mũi ở các bước tiếp theo. BƯỚC 2: Vẽ các đường cơ bản của phần đầu và cơ thể. Sử dụng hai vòng tròn mà bạn đã vẽ ở bước một để lấy ý tưởng. Phần thân nên mập mạp ở phía trước và phần đầu thì hình bầu dục. BƯỚC 3: Ở bước này, bạn sẽ vẽ khuôn mặt. Vẽ phần mắt như hình sẽ khiến chú mèo may mắn này thêm phần dễ thương hơn. Chiến mũi sẽ thẳng ở phần trên và nhọn ở phía dưới. Phần miệng như hình và vẽ thêm một nụ cười. Vẽ các đường ở mỗi bên như phần râu (ria). BƯỚC 4: Tiếp theo là vẽ phần tai. Đôi tai theo dạng hình tam giác và sẽ tròn ở phía dưới và mỏng ở phần trên. BƯỚC 5: Chúng ta sẽ bắt đầu vẽ bàn chân. Vẽ hai nửa vòng tròn cho mỗi bên của bàn chân. Sử dụng các vòng tròn từ bước một để giúp bạn vẽ phần sau chân. BƯỚC 6: Tiếp theo là vẽ phần móng vuốt. Móng của chú mèo này sẽ mũm mĩm và tròn trịa. Cả hai móng là một hình tròn cùng với hai đường để tạo ra các ngón. Một bên sẽ đưa lên và phần móng còn lại sẽ giữ chặt lấy đồng tiền vàng mà bạn sẽ vẽ ở bước tiếp theo. BƯỚC 7: Vẽ phần đuôi ngắn tròn và vòng cổ. Tiếp theo là đồng tiền vàng, đồng tiền này sẽ là một hình vuông tròn ở các cạnh. Vẽ đồng tiền ở dưới phía móng bên trái của chú mèo. BƯỚC 8: Chúng ta sẽ tiếp tục vẽ các ký tự chữ Hán (Kanji) trên đồng xu này. Hán tự ở trong hình có nghĩa là 10.000.000 ryo (đơn vị tiền tệ sử dụng trong thời kỳ Edo của Nhật Bản) BƯỚC 9: Tẩy đi các đường bên ngoài và nét vẽ phác thảo. BƯỚC 10: Tô màu cho bức vẽ thôi nào! Mèo may mắn có nhiều màu sắc đa dạng, trong hình là màu trắng nâu sáng. Tác giả sử dụng màu nâu và màu xám cho tổng thể và màu đỏ cho phần ria, tai và cổ. Màu vàng cho đồng tiền. BƯỚC 11:Cuối cùng là tẩy sạch các điểm vẽ phác thảo và tạo điểm nhấn cho bức vẽ. Để được hướng dẫn vẽ những chú mèo siêu dễ thương khác, bạn hãy đăng ký ngay khóa học tại các trường dạy vẽ nhé! Minh N dịch Nguồn: Dragoart.com

8 bước vẽ bán yêu Inuyasha dễ chưa từng thấy

Inuyasha là một tác phẩm manga của tác giả Takahashi Rumiko. Câu chuyện kể về chuyến phiêu lưu của Higurashi Kagome. Nhờ chiếc giếng cổ thần bí tại nhà của mình, Kagome trở lại quá khứ thời phong kiến của Nhật Bản vào 500 năm trước. Tại đây, cô đã gặp được bán yêu Inuyasha (sau này là Shippō, Miroku, Sango và Kirara) và cùng nhau hợp tác thu thập các mảnh vỡ của ngọc Tứ Hồn. Hôm nay, chuyên mục dạy vẽ truyện tranh sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ bán yêu Inuyasha siêu đơn giản chỉ trong 8 bước. Bắt đầu ngay nhé! BƯỚC 1: Cách vẽ bán yêu Inuyasha này sẽ rất vui và đơn giản. Bắt đầu với một vòng tròn cho phần đầu, và sau đó vẽ các đường hướng dẫn cho khuôn mặt. BƯỚC 2:  Bây giờ bạn sẽ bắt đầu vẽ phần đỉnh đầu của Inuyasha, cũng chính là mái tóc. Mái tóc cần có những cạnh nhọn như hình, và phủ xuống phần trán với những sợi tóc dài hơn hoặc tóc mái. BƯỚC 3: Vẽ đôi tai và hình dáng khuôn mặt. Inuyasha có cằm nhọn để làm điểm nổi bật. BƯỚC 4: Sử dụng các đường hướng dẫn trên khuôn mặt, bạn sẽ bắt đầu vẽ đôi lông mày cong dày và tô màu cho nó. Khi đã hoàn thành, chúng ta vẽ tiếp phần mắt. Sử dụng đường dày hoặc đậm nét để vẽ phần mí trên cho đôi mắt của Inuyasha, sau đó là nhãn cầu. Thêm mũi và miệng như hình. BƯỚC 5: Tiếp theo, bạn sẽ vẽ khối tóc dài phủ xuống khuôn mặt chải qua hai bên má, sau đó vẽ phần vai như hình. BƯỚC 6: Gần hoàn thành rồi các bạn ơi! Ở đây chúng ta sẽ vẽ phần vạt áo mà Inuyasha đang mặc. Đây là phần áo ngoài, vì vậy bạn cần phải vẽ một bên được gấp vào trên các vạt khác nhau. Phác thảo thêm một chút nếp nhăn áo phần bên phải cánh tay trước khi chuyển qua bước tiếp theo. BƯỚC 7: Cuối cùng, vẽ phần còn lại của đầu là phần tóc. Xóa đi tất cả các đường vẽ sai và bạn đã hoàn thành rồi đấy. BƯỚC 8: Bức vẽ của bạn khi hoàn thành sẽ giống như hình này đây. Bây giờ bạn có thể tô màu cho bức vẽ thêm sinh động và màu sắc. Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong bài học vẽ Inuyasha siêu đơn giản rồi đấy. Chúc bạn thành công nhé! Minh N dịch Nguồn: Dragoart

Khám phá cách vẽ chibi Wonder Woman

Wonder Woman (còn gọi là Diana Prince) là một siêu anh hùng xuất hiện trong các series truyện tranh do hãng DC Comics phát hành. Cô là công chúa của vương quốc Amazon xứ Themyscira. Wonder Woman được đánh giá là một trong những siêu anh hùng mạnh nhất trong vũ trụ DC. Nữ siêu anh hùng với sức mạnh ngang ngửa Superman này đã được giới thiệu chính thức trên màn ở ảnh rộng trong bom tấn Batman V Superman: Dawn of Justice. Phần phim riêng về Wonder Woman sẽ ra mắt vào tháng 6/2017. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng học vẽ chibi Wonder Woman vô cùng đáng yêu nhé! Bước 1: Hãy bắt đầu như cách mà chúng ta vẫn thường làm là vẽ ba hình thể cho phần khung cơ thể phiên bản chibi Wonder Woman. Phác họa các đường hướng dẫn trên khuôn mặt. Phác họa chibi Wonder Woman  Bước 2: Bước tiếp theo, xác định hình dạng của khuôn mặt (theo phong cách chibi), sau đó vẽ phần vương miện. Xác định khuôn mặt Wonder Woman  Bước 3: Bây giờ bạn có thể sử dụng các hướng dẫn trên khuôn mặt để vẽ hình dạng của đôi mắt to phong cách chibi. Khi đã hoàn thành bước vẽ ngôi sao trên chiếc vương miện hoàng gia, hãy vẽ đôi môi của cô ấy. Vẽ mặt của chibi Wonder Woman  Bước 4: Đến bước vẽ phần cơ thể rồi. Bắt đầu với cánh tay và bàn tay của Wonder Woman. Bàn tay sẽ trong tư thế nắm chặt bởi vì cô ấy đang bay trên bầu trời. Vẽ thêm giáp tay và khung bên ngoài hình dạng cơ thể. Vẽ tay của chibi Wonder Woman  Bước 5: Chỉ còn vài bước nữa thôi chúng ta sẽ hoàn thành bức vẽ. Bây giờ bạn sẽ bắt đầu vẽ hình dạng đùi và chân của Wonder Woman. Sau đó là vẽ hình dạng thân hình và bộ trang phục. Vẽ thân hình của chibi Wonder Woman  Bước 6: Cuối cùng, hoàn thành bản vẽ bằng cách vẽ mái tóc dài thẳng của cô. Hãy chắc chắn rằng vẽ phần tóc thổi trong gió khi Wonder Woman đang bay lên. Xóa bỏ những đường vẽ lỗi. Vẽ mái tóc của chibi Wonder Woman  Bước 7: Thêm vào một chút màu sắc cho bức vẽ chibi Wonder Woman và bạn sẽ thấy vui với thành phẩm đấy. Tô màu chibi Wonder Woman  Chúng ta đã hoàn thành 7 bước của bài dạy vẽ chibi Wonder Woman. Chúc bạn thành công! Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/23937/1/1/how-to-draw-chibi-wonderwoman.htm

Tiết lộ cách vẽ Deadpool dễ dàng chỉ trong 8 bước

Deadpool là một nhân vật truyện tranh nổi tiếng của Marvel. Không phải siêu anh hùng, cũng chẳng phải kẻ xấu, Deadpool là một anti – hero (phản anh hùng) điển hình. Deadpool (tên thật Wade Wilson) là một tên lính đánh thuê điên khùng lưu lạc khắp thế giới cho đến khi tình nguyện tham gia vào chương trình nghiên cứu của Weapon X. Sống sót qua được cuộc thử nghiệm chết chóc, Deadpool đã thừa hưởng khả năng tự phục hồi vô cùng mạnh mẽ nhờ được cấy gen của người sói Wolverine. Ngoài khả năng tái tạo cơ thể siêu tốc, cơ thể Deadpool còn kháng được nhiều loại hóa chất, miễn dịch bệnh. Nếu bạn là một fan của nhân vật Deadpool, bạn chắc chắn sẽ thích bài dạy vẽ Deadpool hôm nay. Chúng ta bắt đầu ngay nhé! Bước 1: Bắt đầu với bước đầu tiên. Bạn hãy vẽ một hình oval cho phần đầu và phần mặt, sau đó là phác họa các đường hướng dẫn trên khuôn mặt. Phác họa Deadpool  Bước 2: Ở phía bên trái của khuôn mặt, phác họa cấu trúc thực tế của khuôn mặt Deadpool và vẽ đường phân cách ở chính giữa. Phác họa khuôn mặt Deadpool  Bước 3: Bước tiếp theo, vẽ mặt bên phải của anh ấy và hoàn toàn không có mặt nạ nhé! Đường bên này sẽ xác định rõ cấu trúc thực tế của khuôn mặt Deadpool. Phân chia khuôn mặt Deadpool  Bước 4: Tiếp tục vẽ lông mày và mắt của anh ấy. Khi đã hoàn thành, bạn đã có thể phác họa mũi, miệng và các đường nhăn mặt xung quanh miệng của Wade hoặc Deadpool. Vẽ khuôn mặt Deadpool  Bước 5: Cẩn thận vẽ tất cả các vết sẹo trên gương mặt của anh ấy. Bạn có thể bắt đầu với phần đầu và sau đó di chuyển xuống hoặc ngược lại. Vẽ vết sẹo của Deadpool  Bước 6: Ở phía bên trái, bạn hãy vẽ phần rạch tối màu đi qua hình dạng mắt của anh ấy. Phác họa các chi tiết hình dạng mắt thực tế. Vẽ đôi mắt của Deadpool  Bước 7: Cuối cùng, vẽ hình dạng cổ của Deadpool và kết hợp phần áo với phần vai. Tẩy đi các lỗi và đường hướng dẫn đã thực hiện ở các bước trước. Bước cuối cùng vẽ Deadpool  Bước 8: Tô màu cho bức vẽ Deadpool phong cách nửa mặt/ nửa mặt nạ. Tô màu Deadpool  Để được hướng dẫn vẽ chi tiết về các nhân vật siêu anh hùng và phản anh hùng nổi tiếng khác, bạn hãy đăng kí ngay các khóa học tại trường dạy vẽ nhé! Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/22626/1/1/deadpool-step-by-step-drawing.htm

Học vẽ nhân vật Harley Quinn chỉ với 12 bước đơn giản

Cô nàng siêu tội phạm cực ngầu Harley Quinn của Suicide Squad (Biệt Đội Cảm Tử) đã quá quen mặt với nhiều fan hâm mộ. Khác với hình ảnh sexy và nổi loạn trong phim, bài viết này sẽ dạy vẽ Harley Quinn quen thuộc trong các bộ comic nhé! Bước 1: Bắt đầu với các nguyên tắc cơ bản. Vẽ một hình oval, giống như hình dạng tổng thể của đầu và chia ra theo hướng dẫn. Vẽ Harley Quinn phác thảo  Bước 2: Tiếp theo đó, bạn hãy vẽ hình dạng của khuôn mặt. Phần má của Harley Quinn sẽ dính lại gần với đường viền hàm dưới (jawline) để tạo ra hiệu ứng “dễ thương”. Càng vẽ gần phần má với hàm, nhân vật sẽ càng dễ thương hơn. Vẽ khuôn mặt Harley Quinn Bước 3: Phác họa các đường nét đầu tiên của chiếc mũ. Bắt đầu với các hình dạng cơ bản và sau đó vẽ phần đuôi mũ. Phác họa nón của Harley Quinn  Bước 4: Phác họa bên trái chiếc mũ. Hãy chắc chắn rằng hai bên chiếc mũ đối xứng với nhau nhé! Vẽ nón của Harley Quinn  Bước 5: Bạn sẽ bắt đầu phát thảo những đường nét trên khuôn mặt của Harley. Tiếp theo đó là vẽ phần sau đầu và cổ. Vẽ phác thảo khuôn mặt của Harley Quinn  Bước 6: Đây là phần thú vị nhất nhé! Phác họa mặt nạ của Harley với hình tam giác bên trong trước tiên, sau đó là các đường bên ngoài. Vẽ mặt nạ của Harley Quinn  Bước 7: Vẽ mi mắt trên trước, sau đó là bên dưới. Sau khi đã hoàn thành xong đôi mắt của Harley, bạn hãy vẽ tiếp chiếc mũi xinh xắn của cô nàng. Vẽ mắt của Harley Quinn  Bước 8: Hoàn tất phần mắt bằng mí và đồng tử Vẽ mí mắt của Harley Quinn  Bước 9: Tiếp tục vẽ miệng cũng như phần quanh khu vực đó. Vẽ miệng của Harley Quinn  Bước 10: Phác họa thêm môi dưới và hàm răng Vẽ môi và răng của Harley Quinn  Bước 11: Cuối cùng, hãy vẽ một đường phân cách phần đầu của Harley để chia rõ hai màu đen/đỏ của chiếc mũ. Vẽ Harley Quinn bước cuối cùng  Bước 12: Tác phẩm của bạn phải chắc chắn phải có chút gì đó giống như bức hình dưới đây. Cuối cùng là hãy tô màu thật đẹp cho bức vẽ Harley Quinn tuyệt đẹp của mình nào. Tô màu Harley Quinn trong Suicide Squad  Các nhân vật khác trong Suicide Squad cũng có cách vẽ rất đơn giản. Bạn có thể tìm thấy các bài vẽ hướng dẫn khác trên mạng hoặc đăng ký ngay một khóa tại trường dạy vẽ nhé! Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/19810/1/1/how-to-draw-harley-quinn.htm  

Học vẽ hoàng tử tội phạm Joker chỉ trong 7 bước đơn giản

Joker là nhân vật phản diện xuất hiện trong truyện tranh được xuất bản bởi DC Comics. Joker được biết đến là kẻ thù truyền kiếp của Batman. Kẻ phản diện vĩ đại của DC Comics không có siêu năng lực như nhiều nhân vật khác nhưng lại sở hữu đầu óc khó lường, động cơ điên loạn, tính cách quái gở và ngoại hình đáng sợ như một “gã hề”. Joker trên màn ảnh rộng cũng có rất nhiều phiên bản. Phần lớn khán giả biết đến Joker qua vai diễn của nam diễn viên bạc mệnh Heath Ledger. Hôm nay, chuyên mục dạy vẽ sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ kẻ phản diện vĩ đại Joker chỉ trong 7 bước. Bước 1: Chúng ta sẽ bắt đầu với hình dạng quả trứng cho phần đầu và mặt. Tiếp tục phác họa các đường hướng dẫn trên khuôn mặt. Phác thảo Joker Bước 2: Ở bước này bạn sẽ vẽ theo cấu trúc thực tế của khuôn mặt kẻ ác điển hình và trong trường hợp này là nhân vật phản diện của thế giới comic Joker. Phác thảo khuôn mặt Joker Bước 3: Chúng ta sẽ vẽ kiểu tóc được chải ra sau và vuốt thẳng. Chú ý đến các điểm trên mỗi bên đầu. Vẽ chi tiết bên trong đôi tai. Vẽ mái tóc Joker Bước 4: Khi vẽ hoàn thành đầu và cấu trúc gương mặt, chúng ta sẽ bắt đầu vẽ khuôn mặt. Vẽ phần lông mày cong và tô màu lên chúng. Tiếp tục vẽ hình dáng của đôi mắt, mũi và má. Phần má sẽ giống như hình bên dưới vì Joker có nụ cười nham hiểm. Thêm vào các đường ở dưới mắt cũng như nếp nhăn ở giữa hai mắt. Vẽ khuôn mặt Joker  Bước 5: Sau đó, bạn hãy vẽ miệng. Như bạn có thể thấy là phần môi bao phủ trên miệng cười. Vẽ miệng Joker  Bước 6: Cuối cùng, vẽ hàm răng phù hợp và xóa đi những đường vẽ lỗi, đường chỉ dẫn ban đầu. Vẽ Joker bước cuối cùng  Bước 7: Bức vẽ Joker của bạn có giống như bức hình dưới không? Hãy tô màu và đưa nó vào bộ sưu tập tranh của riêng bạn nhé! Tô màu Joker Để được hướng dẫn chi tiết hơn về cách vẽ các siêu anh hùng hay nhân vật phản diện trong các bộ truyện tranh nổi tiếng, bạn hãy nhanh chóng đăng ký các khóa học tại trung tâm dạy vẽ nhé! Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/23299/1/1/comic-book-villain-drawing-lesson,-the-joker.htm

giờ học kịch bản của lớp vẽ truyện tranh cấp tốc

Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 4 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã trải qua hơn hai tháng học tập. Không chỉ mang đến những giờ học về vẽ truyện tranh, những kỹ thuật vẽ cơ bản đến nâng cao,… khóa học này còn cung cấp cho các bạn học viên những bài học về cách làm kịch bản. Từ đó giúp học viên vừa có kỹ năng tạo hình nhân vật, cách trình bày, bố cục truyện tranh,… vừa nắm chắc phần nội dung câu chuyện cho tác phẩm. “Một kịch bản truyện tranh hay và hấp dẫn cần phải có những bất ngờ hợp lý, với mức độ vừa phải được tạo ra” – Biên kịch Lạc An, giảng viên môn kịch bản chia sẻ. Giờ học kịch bản chính là thời gian để học viên lên ý tưởng, nội dung, chủ đề, cốt truyện cho tác phẩm đồ án cuối khóa của mình. Đó là những giờ học thú vị về cấu trúc 3 hồi 8 nhịp của kịch bản, tìm hiểu sâu về những thành phần không thể thiếu của kịch bản, về cách tạo xung đột, diễn biến câu chuyện,… Không những vậy, các bạn học viên còn học cách phân tích tác phẩm qua những giờ xem và phân tích phim. Qua đó giúp học viên nhìn thấy được thông điệp, ý nghĩa mà tác giả gửi gắm trong từng tác phẩm. Đồng thời, với kiến thức về kịch bản, học viên sẽ có khả năng nhận xét, tìm ra những điểm còn thiếu sót dưới con mắt của một người bình phim và rút ra được những bài học riêng cho kịch bản của chính mình.  Nói về ước mơ vẽ truyện tranh của mình, bạn Nguyễn Đông Triều chia sẻ “Vẽ truyện tranh với mình là niềm đam mê từ thuở nhỏ. Mình mong muốn tạo ra những tác phẩm truyện tranh của riêng mình nên đã đến với Viện Truyện tranh và Hoạt hình – CMA. Cách cô giảng dạy rất thú vị và dễ tiếp thu bài”. Khác với Triều, Tôn Nữ Phu Ngọc Trân tham gia lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc với mục đích, niềm đam mê khác “Mình muốn thay đổi không khí học tập và tìm những kiến thức khác bổ trợ cho ngành học của mình nên mình đã tham gia lớp học này. Những buổi học rất nhẹ nhàng vì cách cô giảng dạy không hề mang lại chút áp lực nào cho tụi mình, mình được thỏa sức thể hiện khả năng”. Hình ảnh buổi học kịch bản lớp Vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 4 Hy vọng những giờ học về kịch bản sẽ giúp các bạn có nhiều ý tưởng thú vị, kiến thức bổ ích và tạo ra những tác phẩm với câu chuyện có nội dung thu hút độc giả.   >>> Tìm hiểu thêm: Vẽ Truyện tranh cấp tốc khóa 3 – Câu chuyện được kể sau 9 tháng  Vũ Hồng

lớp vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 3 10

Sau 9 tháng học, chiều ngày 1/10, Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 3 đã kết thúc bằng buổi tổng kết và triển lãm tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (164 Nguyễn Đình Chính, Q.Phú Nhuận, TPHCM). Trải qua một quãng thời gian không quá dài nhưng cũng không ngắn, các học viên của lớp vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 3 đã được trang bị nhiều kiến thức nền tảng cũng như các kiến thức chuyên sâu về vẽ truyện tranh và kịch bản truyện tranh. Học viên được học vẽ tay cơ bản, rèn luyện kỹ năng vẽ tay, xây dựng bố cục trang – khung, dàn trang truyện tranh… Bên cạnh đó, học viên còn được trang bị những kiến thức về kịch bản, về cách xây dựng nhân vật,… Kết thúc khóa học, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tin rằng các bạn học viên đã được trang bị sự tự tin trong từng nét vẽ, trong từng câu chuyện. Và quan trọng hơn, các bạn học viên đã có thể tìm thấy đam mê và cố gắng theo đuổi ước mơ trở thành những họa sĩ vẽ truyện tranh trong tương lai. Chia sẻ về lớp học, cô Lê Hạnh, giảng viên môn Kịch bản đã bày tỏ niềm vui với thành quả của các bạn khi những buổi học kịch bản đã hỗ trợ cho các bạn hoàn thành đồ án. Còn các bạn học viên thì có những tâm sự như thế nào? Cùng lắng nghe những chia sẻ của các bạn học viên sau khóa học này nhé! Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, thành viên lớn tuổi nhất của lớp học đã chia sẻ về con đường đến CMA “Trước kia, mình có có tìm nơi học vẽ, nhưng ở Sài Gòn chỉ có trường luyện vẽ kiến trúc, mĩ thuật thôi, mà chị thì muốn tìm một nơi dạy vẽ có nội dung. Mình cảm thấy mình may mắn, có duyên khi tìm được CMA. Trước đây chị chỉ vẽ theo bản năng, còn bây giờ chị biết vẽ, ít nhất là thỏa mãn được những gì mình nghĩ trong đầu. Mình không cảm thấy muốn khi tới thời điểm này mới đi học vẽ, bởi nghệ thuật thì không phân biệt tuổi tác, chỉ cần có đam mê, sự khổ luyện thì sẽ thành công dù ở độ tuổi nào”. Cô nàng Thụy Vy nhỏ nhắn, ít nói nhưng rất siêng năng, chăm chỉ có những thổ lộ riêng về hành trình học vẽ của mình “Mình cảm thấy rất tự hào về bản thân khi tự vẽ bộ truyện của chính mình. Trước khi học, mình không biết gì về hội họa, chưa biết vẽ nhưng giờ thì mình đã khá lên nhiều. Chín tháng có lẽ chưa đủ, nên mình cần phải cố gắng nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn. ” Tuy nhà xa và thời gian năm cuối cấp khá bận rộn nhưng Nguyễn Thục Hân vẫn dành thời gian đều đặn tới lớp học vẽ mỗi tuần. Bạn tâm sự: “Lớp học vào buổi tối nên sau khi học chiều ở trường, mẹ sẽ chở mình đi học. Mình có niềm đam mê vẽ từ lâu, nhưng chưa biết làm gì. Tới năm lớp 10, mình biết đến CMA và đầu năm nay mình mới sắp xếp được thời gian để tham gia học. Mình cảm thấy rất may mắn khi được gia đình ủng hộ, theo đuổi con đường vẽ truyện tranh. Sau khóa học này, mình sẽ tiếp tục nâng cao kĩ năng vẽ và nuôi ước mơ thực hiện bộ truyện tranh của riêng mình”. Kee Zi Sing, cô bạn người nước ngoài và cũng là một trong những thành viên nhỏ tuổi nhất lớp chia sẻ “Lớp học vẽ truyện tranh này vô cùng đặc biệt. Thầy cô thì theo sát từng bài học còn bạn bè đều vui vẻ. Mặc dù thầy có hối mình phải làm bài thật nhanh, nhưng nhờ có thầy mình mới có thể hoàn thành đồ án ngày hôm nay. Mình cảm thấy may mắn khi được gặp nhiều họa sĩ tài năng, có thêm nhiều bạn bè. Mình đang học lớp 12 nên thời gian là vấn đề lớn nhất trong việc học cũng như hoàn thành đồ án cuối khóa. Nhưng với đam mê lớn dành cho truyện tranh nên mình vẫn có thể sắp xếp thời gian và hoàn thành tốt đồ án”. Một số tác phẩm của các bạn khóa 3: [spacer] ĐỒ ÁN TRUYỆN TRANH CUỐI KHÓA (Click vào ảnh để xem toàn bộ chapter) [row] [span10] Truyện tranh Chiến Họa Sư HV. Đỗ Hoàng Lâm Trúc Truyện tranh Biển Lòng HV. Cao Thụy Vy Truyện tranh Me X2 HV. Trần Thị Bảo Trân [/span10] [/row] [row] [span10] Truyện tranh LiLi HV. Nguyễn Thục Hân Truyện tranh MoMo Story HV. Kee Zi Sing [/span10] [/row] [spacer] Hình ảnh buổi tổng kết và triển lãm cuối khóa:     Hồng Vũ – Lâm Huỳnh 

tác giả truyện tranh Noriaki Kubo

Noriaki Kubo sinh ngày 26/06/1977 tại Hiroshima, là một họa sĩ vẽ truyện tranh nổi tiếng tại Nhật Bản với bút danh Tite Kubo và được mọi người biết đến với tác phẩm “Bleach”. Ngay khi còn học tiểu học, cậu bé Kubo đã muốn trở thành một họa sĩ truyện tranh, và sau khi được đọc qua bộ truyện Saint Seiya, Kubo đã hoàn toàn xác định được ước mơ họa sĩ truyện tranh của mình. Có một điểm rất thú vị ở Kubo, đó là ông là con của 1 thành viên hội đồng thành phố ở Fuchu, Aki District, Hiroshima. Trong 1 cuộc phỏng vấn sau khi tốt nghiệp trung học, mặc dù không vượt qua nhưng khả năng của Kubo đã được 1 thành viên trong ban giám khảo phát hiện. Không lâu sau đó, vào năm 1996, short manga đầu tiên của Kubo “Ultra Unholy Hearted Machine” được xuất bản trên tạp chí Shueisha’s Weekly Shonen Jump Special. Sau đó, Kubo còn tiếp tục có 2 bộ short manga được đăng trên tạp chí trước khi serial đầu tiên của Kubo, “Zombie Powder” gồm 4 tập được in trên tạp chí Weekly Shonen Jump trong 2 năm 1999-2000. Serial thứ 2 của Kubo, Bleach, bắt đầu được in trên cùng tạp chí từ năm 2001. Series manga này đã đạt giải Shogakukan Manga Award năm 2005 cho thể loại Shonen. Dựa theo nguyên tác của bộ truyện, đã có 2 movie Bleach được làm và trình chiếu ở Nhật vào 16/12/2006 và 22/12/2007. Bộ truyện kể về một thiếu niên có thể nhìn thấy được tử thần và phải chiến đấu với những quái vật có tên Hollows. Có một điều thú vị không phải ai cũng biết đó chính là bộ truyện lừng danh “Bleach” của Kubo đã từng bị từ chối. Câu chuyện nguyên gốc đầu tiên của Bleach khi Kubo gửi cho Weekly Shōnen Jump để thay thế cho serial “Zombie Powder” đã không được đồng ý. May thay, Akira Toriyama, tác giả của Dragon Ball, thấy được câu chuyện và viết một lá thư để động viên Kubo. Và hiện tại tính cho đến thời điểm 13/6/2016, Bleach đã đạt 675 chương, và một anime bắt đầu chạy tại Nhật Bản vào năm 2004. Vào ngày 26/07/2008, Kubo lần đầu được đến Hoa Kỳ và xuất hiện tại sự kiện San Diego Comic-Con International. Quá trình hình thành phong cách                                               Phong cách vẽ truyện tranh của Title Kubo đã sớm bị ảnh hưởng bởi họa sĩ truyện tranh Shigeru Mizuki thông qua tác phẩm Gegege no Kitaro. Kubo đã thử nhớ và phác thảo lại những nét vẽ nhân vật và rồi tự tìm ra phong cách cho chính mình. Và Bleach lần đầu tiên được hình thành dựa trên phong cách của Kubo khi các thần chết được thiết kế với bộ trang phục Kimono, cũng như các mẫu nhân vật thần chết khác trong bộ truyện. Kubo cũng tìm kiếm thêm nguồn cảm hứng và tư liệu từ rất nhiều lĩnh vực như âm nhạc, ngôn ngữ, kiến trúc, phim ảnh, và tất nhiên từ những bộ truyện tranh khác. Ông từng nghiên cứu rất kỹ những nhân vật quái vật của bộ truyện Gegege no Kitaro và đặc biệt tập trung các mẫu thiết kế vũ khí và các trận chiến đấu trong bộ truyện Saint Seiya (Áo giáp Vàng) của Masami Kurumada, và 2 bộ này đều là những bộ mà ông yêu thích nhất khi còn là một đứa trẻ. Kubo cũng nói rằng Dragon Ball của Akira Toriyama cũng đã dạy ông rất nhiều về những nhân vật phản diện, đó là họ phải thật “mạnh mẽ, đáng sợ và… ngầu” nữa, và cho đến hôm nay cảnh xuất hiện và chiến đấu của Trunks (Nhân vật trong Dragon Ball) vẫn chưa bao giờ làm ông hết ấn tượng. Bên cạnh đó phong cách hành động và cách kể chuyện trong Bleach rất có thể được Kubo lấy cảm hứng từ những bộ phim chiến đấu mặc dù Kubo không tiết lộ bất kỳ bộ phim nào cụ thể. Kubo cũng từng tuyên bố rằng muốn tạo nên Bleach như một bộ truyện tranh chỉ có thể được đọc bằng truyện tranh, và hoàn toàn bác bỏ ý định muốn bộ truyện được chuyển thể thành phim điện ảnh. Kubo cũng nhận xét rằng, khi thiết kế nhân vật, một trong những nguồn “tư liệu” của ông chính là nhìn vào khuôn mặt của mọi người, một đặc điểm Kubo sử dụng để làm khi ông còn là một đứa trẻ. Trong việc tạo ra những cảnh chiến đấu, cảm hứng Kubo còn đến từ nhạc rock. Trong khi nghe nhạc, ông đã tưởng tượng cuộc chiến đấu với âm nhạc đó và sau đó ông cố gắng tìm thấy những góc tốt nhất để tạo ra những cảnh hay nhất. Ông còn cố gắng để vẽ các chấn thương rất là thật để làm cho người đọc cảm nhận được nỗi đau mà nhân vật đang cảm thấy. Kubo cũng thú thật rằng ông đôi khi cảm thấy buồn chán trong khi phác thảo các nhân vật và có xu hướng thêm vào một vài câu chuyện cười để làm cho nó hài hước hơn. Đoàn Hạnh tổng hợp >>> Tìm hiểu thêm: Jack Kirby – Họa sĩ truyện tranh lừng danh của Marvel 

Jack Kirby

Jack Kirby sinh năm 1917, tên thật là Jacob Kurtzberf là biên tập viên kiêm họa sĩ vẽ truyện tranh người Mỹ. Jack Kirby thường được vinh danh là bộ mặt của Marvel trong thời điểm mà ông gắn bó và sinh ra nhiều tác phẩm nổi tiếng. Không có gì là quá đáng khi cho rằng, nếu không có Jack Kirby thì cũng chẳng có Hulk, Thor, Captain American, X-men, Fantastic Four, hoặc Avengers. Lớn lên trong cảnh nghèo khó tại thành phố New York, ông học vẽ nhân vật bằng cách vẽ theo các nhân vật trong truyện tranh và tranh biếm họa. Kurtzberg bước vào ngành công nghiệp truyện tranh khi nó chỉ mới bắt đầu xuất hiện vào những năm 1930 và sử dụng nhiều bút danh trước khi dừng lại tại cái tên Jack Kirby. Năm 1941, Kirby và nhà văn Joe Simon đã tạo ra nhân vật siêu anh hùng Captain America cho Timely Comics, tiền thân của Marvel Comics. Trong suốt thập niên 40, Kirby thường cùng với Simon sáng tác truyện tranh cho các nhà xuất bản. Sau thời gian phục vụ trong Chiến tranh Thế giới lần 2, Kirby quay về với nghề sáng tác truyện tranh. Ông sáng tác truyện tranh với đủ mọi thể loại khác nhau cho các nhà xuất bản như Archie Comics, DC Comics, và Atlas Comics (sau phát triển thành Marvel Comics). Trong những năm 1960, Kirby đồng sáng tác nhiều nhân vật chính của Marvel Comics, bao gồm Fantastic Four, X-Men, và Hulk, khi cùng hợp tác với Stan Lee. Hai người đã trở thành bộ đôi đắc lực khi tạo nên vô số nhân vật biểu tượng cho Marvel. Tuy nhiên, vì những mâu thuẫn và những chính sách đầy bất công tại Mavel, năm 1970 ông rời bỏ công ty sang đầu quân cho đối thủ cạnh tranh DC Comics. Trong thời gian làm việc cho DC, Kirby làm việc với một tốc độ đáng kể. Ông nhanh chóng tạo nên hệ thống saga Fourth World, trải dài suốt nhiều bộ truyện tranh. Mặc dù tác phẩm không thành công về mặt thương mại và bị hủy bỏ sau đó, nhưng nhiều nhân vật trong Fourth World đã đóng góp một phần quan trọng vào DC Comics Universe, là nền tảng cho vô số câu truyện của DC về sau. Mâu thuẫn và câu chuyện hài hước giữa Stan Lee và Jack Kirby Có thể nói rằng tới tận ngày nay, cuộc tranh cãi xem giữa Stan “The Man” Lee hay Jack “The King” Kirby mới thực sự là người góp công lớn nhất trong xây dựng vũ trụ Marvel vẫn còn rất nảy lửa. Hai người từng là cộng sự đắc lực, tạo nên vô số nhân vật biểu tượng của Marvel. Tuy vậy, không phải lúc nào quan hệ của họ cũng suôn sẻ. Trong khi Stan Lee ngày càng thăng tiến ở Marvel và giữ chức tổng biên tập thì Jack Kirby chỉ sáng tác dưới dạng tác giả freelancer và được trả công khá bèo bọt. Vì vậy mà Lee càng giàu thì Kirby càng nghèo, dù cho danh tiếng của cả 2 nổi như nhau. Thậm chí Stan Lee còn thừa nhận là từng có thời, ông chỉ viết nháp 1 tờ giấy viết sườn cốt truyện rồi đưa cho Jack Kirby và Steve Ditko để từ đó sáng tác lại thành câu truyện cụ thể. Vậy mà Stan Lee lại là người đứng tên tất cả các tác phẩm và hưởng siêu lợi nhuận. Jack Kirby chỉ được đứng tên những câu truyện do ông tự mình sáng tác từ đầu đến cuối. Đến năm 1970, Marvel đề nghị ký hợp đồng chính thức với Kirby, tuy nhiên điều khoản hợp đồng hết sức vô lý, không cho phép Kirby được đòi quyền lợi pháp lý với các tác phẩm của mình. Đương nhiên Jack Kirby không chịu và bỏ sang DC làm việc. Tại DC, Kirby đã sáng tác các bộ Mister Miracle, New Gods, Forever People và đảm nhiệm bộ Superman’s Pal Jimmy Olsen đang dang dở. Khi viết bộ Mister Miracle, Kirby đã tạo ra một nhân vật đặc biệt, đó là Funky Flashman. Funky Flashman, về bản chất là một gã tham lam bất tài, không có khả năng gì đặc biệt, chỉ được cái dẻo mỏ và mưu mô, chuyên đi lừa phỉnh người khác để kiếm lời bất chính. Ngay từ lần đầu xuất hiện, thằng cha này đã tỏ ra là một gã lố bịch rởm đời, và có ngoại hình gần như GIỐNG Y HỆT Stan Lee vào thời điểm đó. Hiển nhiên người đọc có thể hiểu Kirby lấy “cảm hứng” từ ai ngoài đời thực. Điều thú vị là theo Kirby thú nhận thì ban đầu ông vẽ Funky Flashman để đá đểu một gã khác ở Marvel nhưng không hiểu sao càng vẽ càng ra Stan Lee nên đã theo luôn. Những đóng góp to lớn của Jack Kirby và giải thưởng vinh dự Mặc dù trải qua rất nhiệu thăng trầm, bị đối xử bất công hay không được công nhận. Jack Kirby cũng chưa bao giờ vứt bỏ đam mê của mình. Không ai có thể phủ nhận được những đóng góp cực kỳ to lớn của Jack Kirby đến với nền truyện tranh Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Sau những thành tựu trong chặng đường sự nghiệp của mình, Kirby được các sử gia và fan hâm mộ công nhận là một trong những nhà cải cách có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực truyện tranh. Năm 1987, ông là một trong ba người được trao giải thưởng Will Eisner Comic Book Hall of Fame. Sau khi qua đời ở tuổi 76, tên ông được vinh dự đặt cho giải thưởng Kirby Awards và Jack Kirby Hall of Fame. Đoàn Hạnh tổng hợp  >>> Tìm hiểu thêm: Hiro Mashima với nguồn cảm hứng từ manga Fairy Tail   

Andre Franquin

Đối với các thế hệ cuối 8x, đầu 9x chắc đã không ai còn lạ gì nhân vật Marsupilami trong bộ phim hoạt hình cùng tên, nội dung về một con vật giả tưởng trông rất giống loài vượn với bộ lông vàng đốm cùng chiếc đuôi thật dài. Nhưng ít ai biết bộ phim được chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên nằm trong loạt truyện Spirou và Fantasio rất nổi tiếng của Bỉ. Và André Franquin chính là người họa sĩ đã mang lại thời kỳ hoàng kim rực rỡ cho loạt truyện tranh này. André Franquin sinh ngày 03/01/1924 tại Etterbeek. Mặc dù bắt đầu vẽ truyện tranh từ rất sớm, nhưng lớp học vẽ truyện tranh thực sự đầu tiên của Franquin là ở École Saint-Luc (trường Saint-Luc) bắt đầu vào năm 1943. Tuy nhiên, một năm sau đó, trường học buộc phải đóng cửa do chiến tranh và Franquin chuyển sang làm việc cho CBA.  Tại CBA, ông đã gặp những đồng nghiệp tương lai của mình là Maurice de Bevere (Morris, tác giả của bộ truyện Lucky Luke), Pierre Culliford (Peyo, tác giả của Smurfs), và Eddy Paape. Ba người (trừ Peyo) được Dupuis mướn vào năm 1945 sau sự tan rã của CBA. Franquin bắt đầu vẽ bìa và hình cho Le Moustique, một tạp chí tuần về radio và văn hóa. Ông cũng làm việc cho Plein Jeu, một tạp chí hướng đạo số ra hàng tháng. Trong khoảng thời gian này, Morris và Franquin đã được Joseph Gillain (Jijé) huấn luyện, và sau đó chuyển một phần căn nhà của mình làm xưởng sáng tác cho hai họa sĩ trẻ và Will. Jijé khi đó đang sáng tác nhiều truyện tranh được xuất bản trong tạp chí truyện tranh Le Journal de Spirou, trong đó có loạt truyện nòng cốt Spirou và Fantasio. Nhóm làm việc của ông có tên là La bande des quatre (dịch là “Nhóm Bộ tứ”), họ cùng làm việc với nhau, cùng phát triển một phong cách vẽ mà sau này được gọi là trường phái Marcinelle (Marcinelle là một thị trấn nhỏ ở phía nam Brussels nơi đặt nhà xuất bản Spirou.) Những tác phẩm gắn liền cùng tên tuổi Bước ngoặc đầu tiên của André Franquin chính là được Jijé chuyển lại Spirou và Fantasio, và từ Spirou số 427 phát hành ngày 20/06/1946, chàng trai trẻ Franquin bắt đầu giữ trách nhiệm sáng tác bộ truyện này. Trong suốt 20 năm, Franquin đã sáng tạo lại phần lớn bộ truyện, tạo ra những kịch bản dài hơn, công phu hơn với một loạt các nhân vật hài hước mới. Và một lần nữa phải kể đến nhân vật Marsupilami, được xuất bản lần đầu vào ngày 31/01/1952 trong tạp chí Spirou. con vật này đã trở thành một phần của văn hóa bình dân Bỉ và Pháp, và xuất hiện trên các ấn phẩm truyện tranh, đồ chơi, và từ năm 1989 là một bộ truyện tranh về riêng nó. Nhưng thành tựu lớn nhất của Andre Franquin lại không phải là nhân vật Marsupilami, mà lại đến từ một nhân vật mà ngay từ những giây phút định hướng ban đầu, chỉ dùng để lấp đầy chỗ trống trong tạp chí Spirou. Đó chính là nhân vật Gaston Lagaffe (từ tiếng Pháp gaffe, nghĩa là “ngớ ngẩn”). Vào năm 1957, tổng biên tập Spirou Yvan Delporte gợi ý cho Franquin ý tưởng về một nhân vật mới, Gaston Lagaffe. Ban đầu câu chuyện hài chỉ được sáng tác không nhằm mục đích gì ngoài việc bổ sung cho đầy quyển tạp chí, câu chuyện mô tả những tai nạn xui xẻo và những ý tưởng ngớ ngẩn của một cậu bé văn phòng rảnh rỗi làm việc tại văn phòng tạp chí Spirou, đã thành công ngoài sức tưởng tượng và trở thành một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Franquin. Nhân vật Gaston thường được chào đón như một nhân vật phi anh hùng đầu tiên (một vai chính thiếu tất cả phẩm chất của một anh hùng, nhưng không phải là vai phản diện) trong lịch sử truyện tranh. Căn bệnh trầm cảm tác động đến phong cách của André Franquin  Có thể nói André Franquin là một tượng đài sống cho nhiều thế hệ họa sĩ truyện tranh mới noi theo. Nhưng ít ai ngờ rằng ông đã từng trải qua nhiều thời kỳ trầm cảm nặng nề, đến mức ông phải ngừng vẽ Spirou một thời gian. Nhưng không vì thế mà tài năng của ông bị mai một, chính vì những lần trầm cảm này đã tác động mạnh mẽ đến phong cách của ông. Ông bắt đầu chú trọng vào những quan niệm mới hơn là những câu chuyện hài, như chủ nghĩa hòa bình hay bảo vệ môi trường. Thập niên 1960 là giai đoạn minh chứng cho sự thay đổi rõ ràng trong phong cách của Franquin, với những câu chuyện dài và ngày càng khó hiểu hơn. Mặc dù vậy, chẳng mấy chốc Franquin được xem là bậc thầy không phải bàn cãi của lĩnh vực này, và ảnh hưởng của ông có thể nhận ra trong hầu hết các họa sĩ truyện tranh được Spirou mướn cho đến cuối thập niên 1990. Sự thay đổi cuối cùng, và căn bản nhất trong các tác phẩm của Franquin diễn ra vào năm 1977, khi ông tiếp tục chịu đựng một sự trầm cảm khác và bắt đầu sáng tác bộ truyện Idées Noires (“Những suy nghĩ đen tối”), đầu tiên để cung cấp cho Spirou, Le Trombone Illustré (với những tác giả khác như René Follet) và sau này là Fluide Glacial. Với Idées Noires, Franquin cho thấy khía cạnh u ám, bi quan hơn trong chính bản chất con người ông. Cùng với sự nổi tiếng và chú ý đến từ các nhà phê bình, Andre Franquin đã nhận giải thưởng Grand Prix de la ville d’Angoulême đầu tiên vào năm 1974. Nhiều sách của Franquin đã được xuất bản và được đánh giá là những tác phẩm kinh điển nhất thời đại. Cái chết của Franquin vào năm 1997 ở Saint-Laurent-du-Var đã không nhận được nhiều sự chú ý như Hergé. Tuy nhiên, vào năm 2004, người ta đã

bế giảng lớp học vẽ truyện tranh manga comic căn bản

Lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics căn bản khóa 2 đã khép lại với buổi Triển lãm tác phẩm của các bạn học viên nhí tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình.  Khóa học kết thúc với rất nhiều cảm xúc khác nhau mà giảng viên và học viên để lại sau những giờ học vẽ. Ba tháng không phải là thời gian ngắn cũng không phải là thời gian quá dài để các bạn học viên nhí có thể kết bạn với nhiều bạn mới, làm quen với những dụng cụ vẽ như bút, màu,… và đến gần hơn với ước mơ đáng yêu của mình, đó là vẽ truyện tranh. Trải qua ba tháng cùng học, cùng vẽ và cùng chơi đùa, cô và các bạn nhỏ đã có những thời gian tìm hiểu kiến thức nền tảng về hội họa, về truyện tranh và hoạt hình. Bên cạnh đó, qua các buổi học, chắc hẳn các bạn đã nhận được nguồn cảm hứng và tình yêu dành cho truyện tranh, hoạt hình từ những buổi dạy vẽ manga của các cô. Từ đó, phần nào giúp các bạn có động lực và niềm tin vững chắc khi chọn lựa con đường tương lai của chính mình. Từ những bài học về đường nét, hình vẽ cơ bản đến cách thể hiện ý tưởng qua những khung tranh, tác phẩm cuối khóa của các bạn đã làm cho các cô phải ngạc nhiên và thích thú với trí tưởng tượng, ý tưởng thú vị của từng bạn nhỏ. Hy vọng rằng sau khi kết thúc khóa học, các bạn vẫn tiếp tục duy trì niềm đam mê và tình yêu của bản thân dành cho vẽ truyện tranh. Đặc biệt, mong rằng các bạn sẽ tiếp tục phát huy tài năng trong tương lai. Một số hình ảnh trong Lễ bế giảng: Hiền Đặng

phối cảnh truyện tranh

Thành phố, con người, cây cối, thác nước, xe hơi, bộ bài tây,… bất cứ thứ gì bạn thấy đều bị phối cảnh chi phối. Đối với truyện tranh và nghệ thuật fantasy, bạn đang vẽ cả thế giới, rất nhiều cảnh vật, nhân vật và vật thể trong trạng thái bị rút ngắn, đó là phối cảnh. Bạn cần phải biết rõ vật thể bạn vẽ. Tài liệu “Điểm tụ – phối cảnh dùng cho truyện tranh từ điểm khởi đầu” này có thể chạm tới nhiều vấn đề hơn những cuốn sách phối cảnh khác bởi vì truyện tranh và fantasy art đều có sơ sở là sự sáng tạo hơn là sự quan sát. Chúng ta sáng tạo ra những cảnh trên thế giới mà chưa ai từng thấy. Thông tin mà chúng ta đưa vào trang giấy đến từ trí tưởng tượng nhiều hơn là quan sát thực tế. Được viết bởi Jason Cheeseman – Meyer, một họa sĩ, người vẽ minh họa và sáng tác nội dung, ông đã sử dụng những kiến thức của mình về nghệ thuật, toán học, sư phạm và dĩ nhiên là cả truyện tranh, để tạo ra một hệ thống nghiên cứu lý thuyết và thực hành cho môn vẽ phối cảnh cong. Điểm tụ phối cảnh dùng cho truyện tranh từ điểm khởi đầu cung cấp hàm lượng kiến thức đa chiều. Khi đi qua các chương mục, làm theo các hướng dẫn tuần tự từng bước, thực hành, bạn sẽ dần nắm bắt được những kiến thức về phối cảnh, cách ứng dụng vào nghề vẽ truyện tranh. Nội dung chương sau tiếp nối các chương phía trước. Với tài liệu bạn sẽ có 95% lượng thông tin cần thiết cho bức vẽ của mình. Tài liệu này cũng đề cập đến một số “ảo thuật” cho 5% còn lại và chúng có thể sẽ hơi phức tạp. Nhưng “phức tạp” không có nghĩa là “nâng cao” hay “khó”. Những mẹo đó có thể giúp cho bức vẽ được thực hiện dễ dàng hơn mà không cần phải vẽ thử hay vẽ mò. Không cần phải ghi nhớ nhiều – bạn đã có cuốn sách này như một tài liệu tham khảo trên kệ sách và lấy nó xuống bất cứ khi nào cần thiết. THÔNG TIN CHUNG: ĐIỂM TỤ – PHỐI CẢNH DÙNG CHO TRUYỆN TRANH TỪ ĐIỂM KHỞI ĐẦU (Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình) Tác giả: Jason Cheeseman – Meyer Dịch giả: Th.s – Họa sĩ Lê Thắng Số trang: 175 Nội dung: – Chương 1: Phối cảnh là gì? – Chương 2: Phối cảnh một điểm tụ – Chương 3: Phối cảnh hai điểm tụ – Chương 4: Phối cảnh ba điểm tụ – Chương 5: Đừng chỉ là hình vuông – Chương 6: Phối cảnh năm điểm tụ – Chương 7: Phối cảnh bốn điểm tụ – Chương 8: Hòa hợp cùng nhau – Chương 9: Một số thủ thuật và cách xử lý sự cố >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện 

top 10 họa sĩ truyện tranh marvel

Marvel Publishing, Inc – thường gọi là Marvel Comics, hoặc ngắn gọn là Marvel, công ty chuyên xuất bản truyện tranh và các phương tiện thông tin liên quan. Hiện nay, Marvel là nhà xuất bản truyện tranh lớn nhất tại Mỹ, vượt xa đối thủ cạnh tranh lâu năm – DC Comics. Marvel sở hữu nhiều nhân vật siêu anh hùng nổi tiếng như Spider-Man, Iron Man, X-Men, Wolverine, Hulk, Fantastic Four, Captain America, các nhân vật phản diện như Doctor Doom, Green Goblin, Magneto, Galactus, Red Skull…Hầu hết các nhân vật của Marvel đều hiện diện trong thế giới gọi là Marvel Universe, với bối cảnh là các thành phố có thật như New York, Los Angeles và Chicago. Dưới đây là top 10 họa sĩ vẽ truyện tranh từng làm việc tại Marvel – những người được cho là chưa bao giờ thất bại trong việc khiến cả thế giới sững sờ, yêu thích, ngưỡng mộ. Hơn thế nữa, họ chính là yếu tố chính làm nên thành công vang dội của Marvel. [spacer] 10. Tim Bradstreet: [spacer] Năm 1990, cùng với sự nổi tiếng của quyển Dragon Chiang, Tim Bradstreet được biết đến với vai trò họa sĩ trang bìa. Tim Bradstreet gây ấn tượng với bằng nét vẽ gan góc, mạnh mẽ, ông sử dụng sự đối lập tuyệt đối để làm nổi bật tác phẩm của mình. “Noir”, “MAX”, “Welcome Back, Prank” là những phiên bản trang bìa gốc trong series Punisher (Kẻ trừng phát) đã khiến người hâm mộ không thể ngừng nhắc đến tên ông trong suốt những năm về sau. [spacer] 9. Steve McNiven: [spacer] Steve McNiven là hoa sĩ truyện tranh người Canada. Khởi nghiệp tại công ty giải trí truyện tranh GrossGen, nổi tiếng với series Meridinan, Sigil và Mystic. Khi Steve McNiven bắt đầu làm việc cho Marvel, tên của ông bắt đầu được đặt bên cạnh sự thành công của các tác phẩm “bom tấn”: Spider – Man (Người Nhện), Wolverine (Người Sói), The Fantastic Four (Bộ tứ siêu đẳng) và Captain America (Biểu tưởng của nước Mỹ). [spacer] 8. Jae Lee: Jae Lee – họa sĩ truyện tranh người Mỹ gốc Hàn, được biết với các tác phẩm minh họa truyện như Hellshock, The Inhumans và The Dark Tower: Gunslinger Born, Batman, Before Watchmen, DarknessL Prelude, The Incredible Hulk, X-Factor,…Jae Lee làm việc ở nhiều đơn vị khác nhau: Marvel, DC Comics, Image Comics. [spacer] 7. David Finch: Năm 1994, David Finch khởi nghiệp tại Image Comics với series Cyberforce. Năm 2002, David Finch bắt đầu làm việc tại Marvel, trong khoảng thời gian 8 năm, David Finch đã minh họa cho hàng loạt các ấn phẩm như: Avengers, Ultimate X-men và Moon Knight. David nổi tiếng với cách tạo hình các nhân vật cơ bắp rắn chắc, khỏe mạnh. Hình tượng “Wonder Woman” đã gắn liền với tên tuổi của David Finch. [spacer] 6. John Buscema: [spacer] John Buscema là họa sĩ truyện tranh lựa chọn phong cách cổ điển, phong cách của sự cường điệu, phóng đại. Ông cũng chính là một trong những họa sĩ chủ chốt của hãng Marvel. John Buscema Được biết đến là người đã chăm chút tạo hình cho các nhân vật trong tác phẩm: The Avengers, The Silver Surfer, Fantastic Fourm, Thor, Tarzan, Conan the Barbarian,… [spacer] 5. John Romita Sr và con trai: [spacer] [spacer] John Romita Sr. sinh năm 1930, sau loạt truyện Famous Funnies phát hành vào năm 1949, Romita bắt đầu trở thành đối tượng mà các nhà sản xuất muốn cộng tác. The Amazing Spider-Man được xem là tác phẩm “để đời” của ông. Một số bộ truyện tranh nổi tiếng có sự đóng góp của ông: Black Panther, Dare devil, Dazzler, The Amzing Spider-Man, Avengers, Eternals, Ghost Rider, Heroes for Hope,… Con trai ông – John Romita Jr. cũng là một họa sĩ truyện tranh tài năng. John Romita Jr. tham gia vẽ các tác phẩm như Thor, X-Men, Iron Man và Daredevil,… [spacer] 4. Jack Kirby: [spacer] Jack Kirby sinh năm 1917, tên thật là Jacob Kurtzberf là biên tập viên kiêm họa sĩ truyện tranh. Jack Kirby thường được vinh danh là bộ mặt của Marvel trong thời điểm hiện tại. Không có gì là quá đáng khi cho rằng, nếu không có Jack Kirby thì cũng chẳng có Hulk, Thor, Captain American, X-men, Fantastic Four, hoặc Avengers. Sau khi qua đời ở tuổi 76, tên ông được vinh dự đặt cho giải thưởng Kirby Awards và Jack Kirby Hall of Fame. [spacer] 3. Todd McFarlane: [spacer] [spacer] Vào những năm 1980, sự xuất hiện của Todd McFarlane được ví như một ngôi sao của Marvel. Sự nổi tiếng của Todd McFarlane gắn liền với sự xuất hiện của Venom – kẻ ác “khổng lồ” oanh tạc các bản xếp hạng doanh thu thế giới. Spawn – bộ truyện đình đám ra đời sau khi tách khỏi Marvel để kinh doanh riêng đã trở thành một “quả bom” cho thị trường truyện tranh. Khi doanh số Spawn đạt mức 17 nghìn bản cho 1 tập, cũng là lúc McFarlane đứng ở đỉnh cao nhất của sự nghiệp. Ngày nay, Todd Mcfarlane được biết đến là người sáng lập McFarlane Toys, kiêm chủ tịch công ty Image Comics. [spacer] 2. Steve Ditko: [spacer] [spacer] Nếu bạn là một fan hâm mộ cuồng nhiệt của “Spider-Man” thì chắc chắn phải cảm ơn họa sĩ Steve Ditko – người được xem là cha đẻ của nhân vật này. Bên cạnh Spider-Man, Steve Ditko đã tham gia trong việc sản xuất các tác phẩm nổi tiếng không kém: Amazing Adventures, World of Fantasy, Speedball, Phantom, Rom Spaceknight, Marvel Super Heroes, Strangge Tales. [spacer] 1. Alex Ross: [spacer] [spacer] Trong cuộc đời của mình, Alex Ross từng vẽ rất nhiều nhân vật anh hùng, và ông cũng xứng đáng trở thành một trong số họ. Những nhân vật được vẽ một cách sống động như

lớp học vẽ cấp tốc khóa 3

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) chính thức khai giảng lớp vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 3 – chương trình đào tạo ngắn hạn trong 9 tháng với thời lượng 3 buổi/tuần. Tiếp nối các hoạt động học tập sôi nổi đang diễn ra ở hai lớp Vẽ truyện tranh cấp tốc Khóa 1 và 2. Các bạn học viên khóa 3 đã có những buổi học đầu tiên thú vị cùng với Th.S Quách Hồng Phúc, Th.S Lê Thắng và họa sĩ Trang Đức Huy. Cùng CMA tìm hiểu các hoạt động thú vị đã diễn ra của lớp: Không gian lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc tại cơ sở 2 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình – 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Trao đổi, thảo luận làm bài tập nhóm Phân tích hành vi con người theo thời gian Trình bày những tác phẩm đã hoàn thành trong bài tập nhóm cùng Th.S Lê Thắng Viện Truyện tranh và Hoạt hình chúc các bạn học viên khóa 3, lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc có những ngày tháng học tập thật vui và không ngừng sáng tạo để thành công. Một khi đã đủ tự tin để làm có thể tự mình làm truyện tranh, các bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội khẳng định mình bằng cách tham gia các cuộc thi truyện tranh được tổ chức thường xuyên. Hiện tại Phòng Quan hệ Quốc tế của Viện truyện tranh và Hoạt hình đang thực hiện chương trình hỗ trợ tối đa để các bạn có thể gửi tác phẩm tham dự các cuộc thi quốc tế. Đây là những cơ hội tuyệt vời mà những người làm truyện tranh và hoạt hình không nên bỏ qua! Tiếp nối khóa 3, Viện sẽ tiếp tục chiêu sinh khóa 4, dự kiến khai giảng vào ngày 04/01/2016. [spacer] Thông tin lớp học: Lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc, ngắn hạn – Khóa 4 Thời gian học: 18:30 – 21:00 các ngày thứ 3 – 5 – 7 Dự kiến khai giảng: 04/01/2016 Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình – cơ sở 2, 147 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Email: daotao@cmavn.org Hotline: 090.273.8806 – (08) 3514 4365

talkshow làm thế nào để trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh

Trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh và sở hữu một bộ truyện tranh để đời là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, đó không phải là một con đường trải đầy hoa hồng chào đón. Để thành công với nghề họa sĩ vẽ truyện tranh đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và rèn luyện kỳ công từ kịch bản, kỹ thuật vẽ, nghiên cứu thị trường, chỉnh sửa hậu kỳ, in ấn, truyền thông và phát hành bộ truyện đến tận tay độc giả… Chỉ cần một yếu tố chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ dẫn đến thất bại không thể ngờ tới. [spacer] – Một họa sĩ truyện tranh cần hội đủ các yếu tố gì? Đâu là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất? – Những nhận thức sai lầm của người học vẽ hiện nay. – Phương pháp học & nghiên cứu để trở thành một họa sĩ truyện tranh. – Chia sẻ của học viên đang học vẽ truyện tranh tại CMA. – Giới thiệu dự án truyện tranh mới: Hot Girl Tắc Kè, Phá Luật [spacer] Đó là những chủ đề mà đội ngũ giảng viên và học viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) sẽ chia sẻ cho cộng đồng yêu thích truyện tranh trong Talkshow diễn ra tại Không gian chia sẻ S-hub vào cuối tuần này.   [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH:   Talkshow Làm thế nào để trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh?  Thời gian: 9:30 – 11:00 ngày thứ 7, 21/11/2015 Địa điểm: Phòng nghe nhìn, Không gian chia sẻ S-hub, Thư viện khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Quận 1  Đăng ký tham dự tại: http://s-hub.vn/dat-cho/tham-gia-su-kien/lam-the-nao-de-tro-thanh-hoa-si-ve-truyen-tranh *** CMA dành tặng 10 Voucher giảm giá 500.000đ khóa học bất kỳ cho người tham dự may mắn. [spacer] KHÁCH MỜI CHIA SẺ Buổi talkshow với sự góp mặt của các diễn giả là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vẽ truyện tranh, đồng thời họ cũng là những giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam.   [spacer] * Lưu ý: Người tham dự cần đăng ký thẻ thư viện để tham gia chương trình. Thẻ thư viện có giá trị sử dụng toàn bộ không gian và tham gia tất cả các hoạt động trong vòng 01 năm. Đăng ký thẻ trực tiếp tại 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1 [spacer] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

workshop ve truyen tranh 18

Nhân vật có trước hay cấu trúc nhân vật có trước? Nhân vật truyện tranh có chút khác biệt với nhân vật trong tiểu thuyết và thơ ca. Nhân vật trong truyện tranh là nhân vật “hữu hình”, nhân vật trong tiểu thuyết và thơ ca là nhân vật “vô hình” theo đúng nghĩa đen của nó. Dù vậy, điểm chung của các loại hình nhân vật này là đều có xuất phát điểm từ cấu trúc nhân vật. Xây dựng hình tượng nhân vật có thể ví như xây một tòa tháp cao tầng, nếu như có được “nền móng” là kết cấu vững chắc thì nhân vật đó có thể ngự trị trong tâm thức của độc giả, và ngược lại nếu như nhân vật không có cấu trúc nền tảng, hình tượng nhân vật có thể “sụp đổ” bất cứ lúc nào. Vậy mới thấy được tầm quan trong của cấu trúc nhân vật. Tuy nhiên, không có cấu trúc nhân vật là lỗi phổ biến mà các họa sĩ chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu về truyện tranh thường mắc phải. Để giúp các bạn trẻ, những người yêu thích truyện tranh và sáng tác truyện tranh hiểu hơn về cách tạo một nhân vật thu hút với 03 chiều: vật lý – xã hội – tâm lý, Comic Media Academy đã tổ chức buổi workshop: Hướng dẫn vẽ nhân vật truyên tranh vào ngày 14/11 vừa qua tại không gian chia sẻ tri thức – SHUB – trực thuộc Thư viện khoa học tổng hợp thành phố, địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q1, TpHCM. Các bạn trẻ đã có cơ hội giao lưu cũng như nhận được sự hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh nhiệt tình từ hai họa sĩ Đặng Kim Chi và họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt. Buổi workshop với đông đảo sự góp mặt của các bạn trẻ yêu thích vẽ truyện tranh Qua buổi workshop, người tham dự đã có cái nhìn tổng quan hơn và cách phân biệt giữa hai trường phái truyện tranh chính trên thế giới là Manga và Comic. [spacer] Sáng tạo nhân vật truyện tranh nên bắt đầu từ đâu? Quy trình vẽ nhân vật truyện tranh cần trải qua nhiều giai đoạn và phải đi theo từng bước để hình thành nên cấu trúc chặt chẽ cho truyện tranh: Đầu tiên là phải thông qua kịch bản. Thứ hai là vẽ phân khung, sau đó tiến hành vẽ cấu trúc nhân vật, thể hiện các cảm xúc nhân vật, vẽ tính động cho nhân vật, rồi đến quá trình lọc nét và cuối cùng là đồ họa. Họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt và họa sĩ Đặng Kim Chi hướng dẫn vẽ theo phong cách Manga và Comic Tất cả các hình thức vẽ (truyện tranh, minh họa, hội họa truyền thống…) đều cần có một nền tảng căn bản về kỹ thuật vẽ cơ bản, phối cảnh, khối, giải phẫu học… Trong công việc tạo hình nhân vật, nếu như cứ chăm chăm vẽ đến cái kết quả cuối cùng mà không xây dựng nền tảng cấu trúc ban đầu cho nhân vật thì hình tượng nhân vật dễ bị “sa đà”, lạc lối và mất đi nét riêng biệt. Một lỗi nữa mà đa phần các họa sĩ mới vào nghề do chưa có sự nghiên cứu bài bản về truyện tranh nên thường mắc phải đó là lỗi sao chép do: “Họa sĩ thường vẽ từ những gì mà họ nhìn thấy”. Tác giả bộ truyện Naruto lừng danh, họa sĩ Masashi Kishimoto đã từng là một trường hợp như vậy. Thuở thiếu thời do ông từng đọc qua nhiều thể loại truyện tranh nên nét vẽ của ông mang hơi hướng góp nhặt từ các tác phẩm ông từng đọc qua. Do đó mà các tác phẩm truyện tranh của Kishimoto như Gundam chỉ nhận được sự lắc đầu của bạn bè và gia đình – những người từng được xem qua bản vẽ truyện tranh của Kishimoto thuở nhỏ. Và rồi Kishimoto bắt đầu nghĩ rằng một bức tranh cần nhất là sự sáng tạo độc đáo, và sao chép của hoạ sĩ khác là vô nghĩa. Vấn đề đáng lưu tâm là các bạn lần đầu tiên bước vào con đường truyện tranh chưa có sự nghiên cứu kỹ về cách tạo hình nhân vật, bên cạnh đó, tuổi trẻ là tuổi hay vội vàng, các bạn cứ vẽ, vẽ cho thỏa niềm đam mê. Điều này không có gì sai, nhưng để đi theo con đường vẽ truyện tranh, Họa sĩ Kim Chi và Họa sĩ Tiến Đạt khuyên rằng: “Các bạn trẻ khi bắt đầu con đường họa sĩ vẽ truyện tranh thì hãy tập vẽ cấu trúc nhân vật nhiều hơn nữa, vì cấu trúc như bộ khung linh hồn của nhân vật, linh hồn mất đi thì nhân vật còn tồn tại chỉ là một nhân vật trống rỗng”. Thật vậy, khi xây dựng nhân vật, nếu như bạn đã có cấu trúc cho từng nhân vật của mình thì việc phải làm thế nào để thể hiện cử chỉ, tính cách, trang phục cho nhân vật sao cho thật sinh động chỉ còn là chuyện nhỏ. Bởi khi đó, bạn đã nắm bắt quá rõ về nhân vật của mình, điều mà chỉ những người tạo ra nhân vật mới là người hiểu rõ nhất về nhân vật. Bằng những nét vẽ cơ bản, họa sĩ Đặng Kim Chi đã giúp người tham dự hình dung ra nhân vật Buổi workshop thêm phần thú vị hơn với sự nhiệt tình tham gia chia sẻ và biểu diễn vẽ truyện tranh từ các bạn học viên đang theo học tại Viên Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (CMA). Bạn Lê Hoàng Gia – học viên khóa 1 ngành truyện tranh chia sẻ về hành trình theo đuổi nghề họa sĩ

họa sĩ hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh

“Painting is easy when you don’t know how, but very difficult when you do.” Edgar Degas Vẽ thật đơn giản khi bạn chẳng biết gì, nhưng sẽ không còn đơn giản một khi bạn đã có hiểu biết [spacer] Vẽ một nhân vật truyện tranh không hề khó, nhưng cái khó là làm sao toát lên được sức sống, toát lên cái thần thái riêng cho nhân vật để hấp dẫn cuốn hút người đọc đi từ trang truyện đầu tiên cho đến trang cuối cùng. Để vẽ được một nhân vật như vậy đòi hỏi người họa sĩ phải dày công rèn luyện tay nghề, có nền tảng kiến thức tạo hình nhân vật vững chắc, vốn sống phong phú cùng với chút cá tính riêng biệt của người nghệ sĩ. Để tạo điều kiện giúp các bạn khơi gợi hứng thú với truyện tranh thông qua các nhân vật yêu thích, Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam (CMA) trân trọng tổ chức buổi workshop “Hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh”. [spacer] Đến với buổi Workshop này, các bạn sẽ được: – Cung cấp kiến thức cơ bản và đơn giản nhất để vẽ những nhân vật yêu thích. – Hướng dẫn cách vẽ nhân vật truyện tranh theo hai phong cách đang thịnh hành là Manga và Comic. – Hướng dẫn sáng tạo nhân vật dựa trên ba chiều tác động: chiều vật lí, chiều tâm lí và chiều xã hội. – Voucher giảm giá 500.000đ các khóa học bất kỳ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. – Học bổng 50% lớp học viết kịch bản truyện tranh; [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Workshop: “Hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh” Thời gian: 9:30 – 11:00, Thứ bảy, ngày 14/11/2015 Địa điểm: Không gian chia sẻ tri thức S-HUB, Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM. Địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1, TPHCM. Số lượng chỗ ngồi có hạn, để tham dự, bạn vui lòng đăng ký đặt chỗ tại: http://s-hub.vn/dat-cho/tham-gia-su-kien/hieu-dung-ve-nghe-ve-truyen-tranh [spacer] KHÁCH MỜI: [spacer] Buổi workshop với sự hướng dẫn của những họa sĩ – giảng viên đến từ Viện Truyện tranh và Hoạt Hình Việt Nam với tuổi đời, tuổi nghề dày dặn cùng kiến thức sâu rộng về tạo hình nhân vật. Thêm vào đó, các bạn còn được trực tiếp chứng kiến phần biểu diễn vẽ nhân vật truyện tranh tại chỗ của các khách mời trên bảng Wacom – loại bảng vẽ cảm ứng thông dụng trong các xưởng vẽ, thiết kế, studio mỹ thuật chuyên nghiệp. [spacer] [spacer] Hãy nắm bắt cơ hội của bạn ngay hôm nay bằng cách đăng kí tham dự vào đường link chính thức của chương trình để có được chỗ ngồi đẹp nhất và nhận được các thông tin bổ ích, thú vị về các chương trình do CMA tổ chức. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

Hội họa thúc đẩy não tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh nhanh hơn, giúp bé phát triển khả năng quan sát và tăng tính nhạy cảm đối với cuộc sống. Nhiều nghiên cứu cho rằng hội họa là một trong những hoạt động trí tuệ giúp con thông minh hơn vì đây là môn nghệ thuật giúp trẻ thể hiện ra bên ngoài được những suy nghĩ của mình và cụ thể hóa những quan sát hay trí tưởng tượng của bé về thế giới xung quanh… Do đó, thường xuyên vẽ sẽ kích thích khả năng quan sát, giúp trẻ nâng cao nhận thức và phát triển thị giác, thúc đẩy các kỹ năng vận động, sự hiểu biết về không gian, phát huy trí tưởng tượng… Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy não trẻ phát triển, giúp con thông minh hơn. Không những thế, học vẽ còn mang lại 7 lợi ích sau: 1. Rèn luyện trí nhớ Muốn con thông minh, cha mẹ hãy rèn luyện trí nhớ cho bé bằng cách học vẽ truyện tranh. Các nhà tâm lý học cho biết những bức tranh mà trẻ vẽ ra không phải là không có ý tưởng mà nó chính là cách trẻ lấy từ trong trí nhớ, trí tưởng tượng của mình để vẽ ra những gì mà trẻ nhìn thấy hoặc gặp trong ngày. Có thể bức tranh của con không rõ một hình thù hay ý tưởng gì cụ thể nhưng khi người lớn nhìn thấy bức tranh đó thì cũng vẫn nên tỏ thái độ hài lòng. Ví dụ, khi con vẽ một quả táo, có thể sự mô phỏng hình thù quả táo trên bức tranh của con thật kỳ lạ và khác xa thực tế thì điều này cũng không nói rằng con không có năng khiếu vẽ tranh. Các nhà tâm lý học gọi đây là hiện tượng sáng tạo ở trẻ nhỏ và sự sáng tạo này mạnh nhất là khi trẻ dưới 5 tuổi. >>> Đăng ký ngay Lớp học vẽ cho bé <<< 2. Nâng cao khả năng quan sát Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của con. Thực tế, đây cính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Nhiều chuyên gia hội họa cho biết rằng, những bức vẽ của trẻ thường thể hiện thế giới nội tâm và tinh tế hơn so với người lớn. (Ảnh minh họa) 3. Nâng cao khả năng tưởng tưởng Sự nhận thức thế giới ở trẻ em rất khác biệt. Nếu như người lớn luôn có những quy tắc để nhìn nhận thế giới thì với trẻ em, thế giới đó lại là một câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ. Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiện thị rõ ràng hơn về trí tưởng tượng của trẻ em. Đó là thế giới đầy màu sắc. 4. Giúp trẻ cảm thấy phấn chấn hơn Diest Wehbe – Nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh đã chỉ ra rằng việc ngồi vẽ một giờ sẽ tốt hơn so với việc ngồi xem chương trình giải trí trong 9 giờ. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều nhà tâm lý học thường cho phép bệnh nhân của mình ngồi vẽ vì đây là một cách điều trị rất tốt. Bằng cách nhìn và phân tích các bức tranh của trẻ em, các chuyên gia sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như cách điều trị hoặc nhìn nhận tâm lý của đứa trẻ. Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một bức tranh với những đường kẻ cứng nhắc, chồng chéo và màu sắc mờ nhạt, bạn có thể biết rằng trẻ đang có tâm trạng không tốt. Ngược lại, nếu bức tranh đó là những đường nét nhẹ nhàng, màu sắc phong phú và sắc nét thì chứng tỏ tâm lí trẻ đang rất ổn định. 5. Vẽ giúp não trẻ hoạt động Vẽ sẽ giúp não hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình dạng, vị trí không gian và có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp con thông minh hơn. Trong qua trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ những khuôn mẫu cố định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo nhiều hơn. 6. Quá trình vẽ tranh giúp suy nghĩ của bé phát triển đa chiều Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những bức tranh của trẻ em. Việc sử dụng màu sắc và các hình khối là cách giúp tăng cường bộ nhớ và thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đây là khả năng tư duy hình ảnh, khả năng di chuyển và khả năng sáng tạo mà trẻ không thể học được nếu không vẽ. 7. Bức tranh chính là sự thể hiện cảm xúc Vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ của con. Theo Afamily Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM