Đề cử Kịch bản phim xuất sắc Oscars 2018

Loạt phim điện ảnh được giới chuyên môn và công chúng đánh giá cao đều góp mặt trong các hạng mục đề cử của Oscars 2018. Ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất, không nằm ngoài dự đoán là The Big Sick, Get Out, Lady Bird, The Shape of Water và Three Billboards Outside Ebbing. Liệu tác phẩm nào sẽ được xướng tên trong đêm trao giải Oscars 2018 vào ngày 4/3 tới đây? >>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 đề cử phim hoạt hình Oscars 2018: Không có bóng dáng của anime 1. The Big Sick The Big Sick kể về những khó khăn thử thách vượt qua rào cản văn hóa và chủng tộc giữa hai con người yêu nhau. Một nghệ sĩ hài độc thoại kiêm tài xế Uber người Mỹ gốc Pakistan say đắm trong tình yêu với cô gái người tây phương có mái tóc vàng. Kịch bản của The Big Sick không cố gắng thể hiện sự mùi mẫn, lãng mạn, tính nhân đạo hay quan trọng hóa yếu tố chính kịch. Mặt khác, phim khơi gợi nên sự đồng cảm của khán giả nhờ vào nhịp phim đồng nhất và tính kiên định trong nội dung. Sở dĩ như vậy là do Kumail Nanjani và Emily V. Gordon viết kịch bản từ chính câu chuyện tình yêu hơn 10 năm của họ. Ngoài ra, Kumail còn tham gia đóng vai chính hợp tác cùng nữ diễn viên Zoe Kazan, hai cái tên được yêu thích thuộc thế giới điện ảnh độc lập. Sự tương tác của cả hai đã tạo nên đột phá lớn tại Liên hoan phim Sundance và trở thành bộ phim độc lập đạt doanh thu cao nhất năm. Ngay khi ra mắt, bộ phim đã nhận được sự đón nhận của cả giới phê bình lẫn tầng lớp khán giả đại chúng, điều rất ít thể loại tình cảm nào có thể làm được. Dù động chạm đến những đề tài nóng bỏng như xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, tàn dư của tệ nạn phân biệt chủng tộc với người nhập cư trong xã hội Mỹ, nhưng bộ phim vẫn thu hút người xem nhờ tình cảm đẹp đẽ giữa những người thân thiết, tình yêu đôi lứa, tình mẹ con, tình vợ chồng, tình anh em và bạn bè. Kịch bản giản dị mà lôi cuốn, ekip làm phim tiềm năng và sự phản hồi tốt từ giới chuyên môn và công chúng là bước đệm lớn giúp The Big Sick tiến gần hơn với giải Oscars 2018. Trên trang Rotten Tomatoes, phim đã nhận được điểm phê bình tích cực là 98%, 8,6/10 trên Metacritic và 7,7/10 trên IMDb. Việc tượng vàng Oscar lần thứ 90 rơi về tay The Big Sick là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 2. Get Out Phim có nội dung kể về anh chàng da màu Chris vô tình phát hiện những bí mật khủng khiếp trong gia đình của cô bạn gái da trắng Rose. Chris cảm nhận có điều gì đó bất thường diễn ra trong ngôi nhà của cô bạn gái. Từ đám người da trắng luôn mang một vẻ bí hiểm cho tới những người giúp việc da đen cư xử và ăn nói như thể được lập trình. Dần dần, Chris nhận ra kỳ nghỉ cuối tuần bên gia đình bạn gái thực chất là khởi đầu cho một cơn ác mộng. Dù không mang yếu tố ma quỷ gì nhưng Get Out vẫn được xếp vào dòng phim kinh dị. Những nét đặc trưng vốn có của một thể loại kinh dị hoàn toàn đã bị thay đổi trong Get Out. Theo đó, biên kịch của Get Out đã lựa chọn thuật thôi miên làm đề tài chính để phát triển nội dung cho toàn bộ câu chuyện trong phim. Sự kết hợp độc đáo giữa khoa học và kinh dị mang đến cho khán giả sự trải nghiệm mới lạ. Tình tiết phim diễn biến bất ngờ khiến cho khán giả không rõ chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp. Ngoài ra, sự kết hợp giữa đề tài thôi miên, phân biệt chủng tộc và kinh dị đã vượt qua tất cả các bộ phim cùng thể loại trước đây. Điều thú vị là toàn bộ kịch bản Get Out đã được hoàn thiện bởi Jordan Peele, một đạo diễn “tay mơ”. Mặc dù trước đó, Peele chuyên trị mảng hài hước nhưng ở vai trò nhà biên kịch, kiêm đạo diễn cho dự án kinh dị Get Out, ông đã mang đến một tác phẩm chắc tay bất ngờ. Nghệ thuật kể chuyện trong phim được đánh giá cao, khiến cho khán giả dần lọt thỏm vào nỗi sợ và căng cứng người. Peele cho biết: “Ý tưởng này đến với tôi từ mong muốn cống hiến gì đó cho dòng phim kinh dị, ly kỳ theo cách độc đáo của riêng tôi. Đây là một bộ phim phản ánh những nỗi sợ có thật và những vấn đề thật sự mà tôi từng gặp phải. Nó chính là cách nước Mỹ đối xử với vấn đề phân biệt chủng tộc. Và ý tưởng rằng chính sự kỳ thị chủng tộc là một con ác quỷ.” Đầu tư với kinh phí chỉ vỏn vẹn 4,5 triệu USD, nhưng Get Out đã khiến cho giới chuyên môn và khán giả phải ngỡ ngàng trước tầm vóc và sức hút của bộ phim. Công chiếu từ cuối tháng 2, đến nay Get Out đã thu về hơn 168 triệu USD, trong đó, thị trường nội địa chiếm hơn 93%. Ngoài ra, Get Out còn là một đối thủ nặng ký cho tượng vàng Oscars 2018 sau khi nhận được hàng loạt phản hồi tích cực từ các trang đánh giá. Chuyên trang IMDb cho bộ phim số điểm 8,3/10, trong khi Rotten Tomatoes đánh giá

Phim hoạt hình Con Rồng Cháu Tiên gây sốt thời gian gần đây

Con Rồng Cháu Tiên là bộ phim hoạt hình Việt Nam gây ấn tượng nhất trong thời gian gần đây khi đạt 5 triệu lượt xem trên Youtube. Được biết, bộ phim này nằm trong chuỗi các chương trình quảng bá dự án văn hóa Việt của Biti’s. Liệu đây sẽ là tín hiệu tích cực đưa hoạt hình Việt Nam phát triển? >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Hoạt hình Việt Nam đứng trước cơ hội chuyển mình khi doanh nghiệp tư nhân vào cuộc. Nguồn: mtv.vn. Sức hút của phim hoạt hình đối với khán giả Việt đã thay đổi khá lớn trong 10 năm qua. Thống kê cho thấy, doanh thu phòng vé phim hoạt hình tại Việt Nam đã tăng từ 2-12% trong 10 năm. Cùng với đó, phim hoạt hình chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong danh sách phim chiếu rạp ở nước ta. Trong năm 2017, loạt phim điện ảnh gây sốt thế giới được công chiếu ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều phim hoạt hình nước ngoài, phần lớn là từ Hollywood như The Boss Baby, Smurfs, The Lost Village hay gần nhất là Coco. Song, có thể dễ dàng nhận ra số liệu trên chỉ đến từ các bộ phim hoạt hình nước ngoài. Trong khi, phim hoạt hình Việt Nam 10 năm qua vẫn chưa tạo ra sự đột phá mạnh mẽ nào. Mặc dù, nhiều studio sản xuất phim hoạt hình của người Việt đã xuất hiện và có một vài tín hiệu tích cực, nhưng đó vẫn chỉ là một “ giọt nước nhỏ” giữa cả biển phim quốc tế. Vòng lẩn quẩn của phim hoạt hình Việt Nam Bên cạnh tốc độ phát triển chóng mặt của thế giới, hoạt hình Việt Nam vẫn đạt mức ổn định khi có trung bình khoảng 10-15 phim được sản xuất mỗi năm. Tuy nhiên, những bộ phim hoạt hình này chỉ có độ dài từ 10-15 phút (dài nhất là 30 phút của Hào Khí Thăng Long) với đủ tạo hình từ cắt giấy, 2D, 3D và đa dạng chủ đề từ cổ tích, lịch sử đến ngụ ngôn, con người đến loài vật,… Tất cả đều được trình chiếu trên sóng truyền hình do Hãng Phim hoạt hình Việt Nam sản xuất. Ngoài ra, hãng cũng rất nỗ lực khi đưa phim đến gần hơn với lứa tuổi thiếu nhi bằng cách thành lập trang web riêng để cập nhật các phim đã ra mắt theo từng năm. Rạp chiếu Thánh gióng ra mắt vào năm 2014 chuyên dành cho phim hoạt hình cũng nằm trong những cố gắng của Hãng với phim hoạt hình nước nhà. Phim hoạt hình do Hãng phim hoạt hình Việt Nam sản xuất. Nguồn: youtube.com. Song, những nỗ lực này cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ em ngày nay. Loạt kênh giải trí như Disney, Cartoon Network hay các kênh truyền hình thuần Việt như HTV3 Dreams TV, Kid TV,.. với những bộ phim hoạt hình điện ảnh có nội dung hấp dẫn và hình ảnh đẹp mắt hơn hẳn sản phẩm của Hãng phim hoạt hình Việt Nam. Đó là lý do những bộ phim do Hãng thực hiện không mặn mà lắm với trẻ em. Hơn nữa, đối tượng khán giả mà Hãng phim hoạt hình Việt Nam hướng đến vẫn chưa chính xác khi người xem phim hoạt hình không chỉ bó hẹp ở trẻ em. Nghệ sĩ Nhân dân Hà Bắc, đạo diễn hơn 40 năm kinh nghiệm làm phim hoạt hình chia sẻ: “Ở nước ta, hoạt hình chủ yếu do Nhà nước đặt hàng nên cơ chế làm phim phụ thuộc quá nhiều vào chính sách đầu tư, phát hành của Nhà nước. Đôi khi còn rất quan liêu. Trong khi chi phí để làm ra một bộ phim hoạt hình chừng 10 phút là rất đắt. Tư nhân muốn đầu tư thì cũng ngại phim không có đầu ra. Muốn có đầu ra thì phải đảm bảo chất lượng nội dung, hình ảnh để thu hút nhà đài, nhà phát hành rạp (thời lượng ít nhất 60 phút), tính thương mại.” Để đảm bảo những tiêu chí trên cần phải có đầu tư, tiếp tục quay ngược lại vấn đề lo ngại đầu tư của doanh nghiệp. Như vậy, hoạt hình Việt Nam cứ thế xoay quanh một vòng lẩn quẩn, chưa tìm được lối ra. Sẽ chuyển mình mạnh mẽ với sự xuất hiện của doanh nghiệp Vào năm 2016, Colory Studio thông báo khởi động dự án phim hoạt hình chiếu rạp “Dưới bóng cây: Hành trình trở về”. Cùng với đó, Hãng phim hoạt hình Việt Nam cũng phát triển dự án phim hoạt hình chiếu rạp “Tôi là Bê tô”. Loạt thông tin này khiến khán giả Việt khá hào hứng và mong chờ. Song, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa thấy có một tín hiệu nào cho 2 dự án trên. Phim hoạt hình Dưới bóng cây của Colory Animation Studio. Nguồn: vi.wikipedia.org. Hoạt hình Việt Nam cứ thế im lặng cho đến thời điểm cuối năm 2017, Con Rồng Cháu Tiên ra mắt và thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Được biết, bộ phim hoạt hình này do Biti’s, thương hiệu giày dép lâu đời của Việt Nam thực hiện. Nội dung của phim không chỉ đơn thuần xoay quanh câu chuyện của Rồng – Tiên, mà còn xuất hiện những tình tiết kịch tính, tạo sự bất ngờ cho khán giả. Phim đã có hơn 10 triệu lượt xem trên các kênh online, hàng chục nghìn lượt yêu thích, chia sẻ trên Youtube và gần 600.000 người bình luận trên mạng xã hội, với phần lớn là những phản hồi tích cực. Ngoài Con Rồng Cháu Tiên, ngành công nghiệp hoạt hình Việt Nam còn chứng kiến sự xuất hiện của Hãng

Poster phim. Nguồn: imdb.com Trailer: Phim hoạt hình Day & Night (Ngày & Đêm) có thời lượng 6 phút do hãng Pixar Animation Studios hợp tác với Walt Disney Pictures sản xuất. Tác phẩm được thực hiện bởi đạo diễn Teddy Newton – kiêm vị trí viết kịch bản – và nhà sản xuất Kevin Reher. Bộ phim được ra mắt tại rạp cùng với Toy Story 3 vào ngày 18 tháng 6 năm 2010. Ngoài ra, Day & Night đã được phát hành qua  iTunes tại Mỹ. Năm 2011, bộ phim đã được đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải danh giá Oscar, nhưng đã không đủ may mắn để nhận giải thưởng này. Nội dung bộ phim kể về hai con người tượng trưng cho Ngày và Đêm gặp nhau. Đêm là một chàng trai có tính tình tăm tối và nóng nảy còn Ngày thì trái ngược lại, sáng sủa và yêu đời. Ban đầu, cả hai cảm thấy sợ hãi và nghi ngờ lẫn nhau nhưng nhanh chóng họ nhận ra sự khác biệt của bản thân là điều tự nhiên. Ngày và Đêm thích thú và khám phá những phẩm chất độc đáo của nhau rồi nhận ra rằng mỗi người trong họ mở ra một cửa sổ khác biệt để bước vào cùng một thế giới, đó là tình bạn. Và tình bạn sẽ giúp cho cả hai đạt đến một viễn cảnh mới mà cả hai chưa từng biết. Góc quay Camera trong phim. Nguồn: Disney/Pixar Điều đặc biệt ở Day & Night là không giống như hầu hết các sản phẩm hoạt hình ngắn khác của Pixar, bộ phim là sự kết hợp giữa phong cách hoạt hình 2D và kỹ thuật 3D tiên tiến. Theo Don Shank – giữ chức vụ bộ phận thiết kế sản xuất của phim hoạt hình nổi tiếng Up – cho rằng “Tác phẩm này không giống như bất cứ điều gì Pixar đã sản xuất trước đây.” Đây cũng là bộ phim hoạt hình ngắn thứ hai của hãng Pixar được làm dưới dạng hoạt hình 2D, sau bộ phim đầu tiên là Your Friend the Rat. Nguồn: Making of Day & Night Quá trình thực hiện phim hoạt hình Day & Night là tư liệu quý giá cho các bạn yêu thích học vẽ hoặc làm phim hoạt hình. Các phác thảo của cả hai nhân vật đều được vẽ bằng tay, sau đó được quét vào máy tính và được xử lý bằng công nghệ CGI. Trong khi đó, các cảnh bên trong của hai nhân vật được thực hiện bằng công nghệ 3D. Ngoài ra, việc sử dụng kỹ thuật này cho phép các nhân vật 2D diễn xuất trên khung cảnh nền định dạng 3D. Vì thế, trong quá trình làm việc sẽ chia làm hai nhóm khác nhau, bao gồm: một nhóm vẽ tay làm việc trên bàn, một nhóm khác thì làm việc qua máy tính. Cả hai đội đều phải quan sát kỹ lưỡng công việc của đối phương để có thể hợp nhất hai bản vẽ vào phim một cách hài hòa. “Việc thực hiện thật là khó khăn, nhưng tôi thích nó!” – Sandra Karpman (nhân viên ghi hình stereo) chia sẻ về quá trình làm Day & Night. Từ bản vẽ tay đến nhân vật hoàn chỉnh. Nguồn: Making of Day & Night Đạo diễn của Day & Night chia sẻ rằng giọng nói được sử dụng trong phim hoạt hình ngắn này là của Tiến sĩ Wayne Dyer và được lấy từ một bài giảng của ông vào năm 1970. Teddy Newton quyết định lấy lời thoại từ bài thuyết trình của Wayne Dyer để cho người xem thấy rằng một điều bản thân chưa biết có thể chứa đựng một bí mật đẹp đẽ, và không cần phải sợ hãi khi khám phá ra nó. Ý tưởng này đã gây tiếng vang bởi một bài phát biểu tương tự của Albert Einstein: “Điều tuyệt vời nhất chúng ta có thể trải nghiệm là sự bí ẩn.” Cuối cùng, Comic Media Academy chia sẻ đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D đoạn clip Making of Day & Night. Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

Poster phim. Nguồn: online-freebee.ru The Lost Thing là một cuốn sách tranh được viết và minh hoạ bởi Shaun Tan. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim hoạt hình ngắn cùng tên có độ dài 15 phút, được thực hiện bởi hai đạo diễn Shaun Tan và Andrew Ruhemann. The Lost Thing được sản xuất bởi nhà sản xuất Sophie Byrne hợp tác với Passion Pictures, ra mắt vào ngày 3 tháng 6 năm 2010 tại Australia. Bộ phim đã đoạt giải thưởng hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải danh giá Oscar năm 2011. The Lost Thing có bối cảnh diễn ra tại một thế giới mà mọi người luôn tất bật công việc, để rồi những con người đó vô tình đánh rơi những thứ quý giá mà bản thân không hay biết. Cho dù biết mình đánh rơi, con người sống trong thế giới ấy quá bận rộn để đi tìm lại những điều đó. Vô tình, những giá trị thực sự cứ mất dần đi. Tuy nhiên giữa dòng người vô cảm tấp nập, có một chàng thanh niên vẫn hăng say tìm lại những món đồ bị vứt bỏ và truy lùng nguồn gốc của chúng. Một ngày, anh chàng tìm thấy một sinh vật kỳ lạ trên bãi biển, sau đó anh ta quyết định tìm cho sinh vật tội nghiệp ấy một căn nhà trú thân. Đội ngũ làm phim ngoài hai đạo diễn Shaun Tan và Andrew Ruhemann, còn có Tom Bryant – thực hiện mảng CGI và phụ trách sản xuất cùng với biên tập Leo Baker. Tuy bộ phim đã được phát triển trong một vài năm, nhưng đã mất ba năm để hoàn thành trong khoảng thời gian 2007 – 2010. “Bộ phim của chúng tôi mất quá nhiều thời gian để hoàn thành.” – Đạo diễn Shaun Tan chia sẻ. Đạo diễn Shaun Tan Nguồn: education.burnsfilmcenter.org Anh cũng cho biết bản thân đã tham gia khá nhiều trong việc viết kịch bản, thiết kế đồ họa, thiết kế mọi vật trong phim và vẽ tay tất cả các họa tiết – những họa tiết này sẽ được Tom Bryant làm theo định dạng 3D. Shaun Tan cũng đã sản xuất các bản nhạc thô và làm việc với nhà làm phim Leo Baker để hoàn thiện bố cục cảnh và hình ảnh động cũng như giải quyết các vấn đề sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện The Lost Thing. “Tôi không được huấn luyện về mặt kỹ thuật, nhưng tôi có thể nghiên cứu trước thông qua các phác thảo bút chì và phấn màu. Tôi thường chụp màn hình làm việc, in ra và vẽ lên trên nó để tìm hiểu xem bản vẽ còn có thể được cải thiện thêm như thế nào.” – Shaun Tan cho biết. Một số hình ảnh quá trình thực hiện tác phẩm cực kỳ hữu ích cho các bạn yêu thích học vẽ và làm phim hoạt hình. Nguồn: acmi.net.au / shauntan.net Bộ phim đã gây ấn tượng cho người xem với nét vẽ khác lạ, đôi lúc kì quái. Những nhân vật trong phim được thiết kế với khuôn mặt chảy dài, đôi mắt vô hồn lúc nào cũng nhìn xuống, miệng họ thì không bao giờ cười – những điều đó tạo ra một xã hội sống vô cảm và không yêu thương. Ngoài con người, những sinh vật khác sống tại đây được cấu tạo từ con vật với máy móc, một ý tưởng kỳ lạ từ nhà thiết kế, đã khiến khán gỉa không khỏi thích thú với sức sáng tạo đặc sắc từ đoàn làm phim. Có thể thấy đội ngũ làm phim đã tạo ra một thành phố trong The Lost Thing mang đầy màu sắc fantasy, có phần siêu thực. Comic Media Academy chia sẻ đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D hai đoạn clip phỏng vấn đạo diễn Shaun Tan về tác phẩm The Lost Thing. Shaun Tan draws The Lost Thing Shaun Tan: Tell us about ‘The Lost Thing’   Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

Poster-phim-hoat-hinh-The-Gruffalo

Poster phim The Gruffalo. Nguồn: imdb.com Trailer: The Gruffalo là phim hoạt hình ngắn hợp tác giữa Anh và Đức, được thực hiện bởi đạo diễn Jakob Schuh và Max Lang. Bộ phim được sản xuất bởi Michael Rose và Martin Pope của Magic Light Pictures kết hợp với Studio Soi. Kịch bản được dựa trên cuốn sách ảnh do Julia Donaldson viết và minh họa bởi Axel Scheffler. The Gruffalo với thời lượng 27 phút được ra mắt vào ngày 25 tháng 12 năm 2009 tại Anh. Vào ngày ra mắt bộ phim, đã có 9,8 triệu người xem tại Anh qua kênh BBC One. Sau đó, The Gruffalo  đã được chiếu ở các rạp ở Mỹ, do Kidtoon Films phân phối. Vào tháng 12 năm 2012, bộ phim và phần tiếp theo có tên là The Gruffalo’s Child và ra mắt trên truyền hình PBS Kids Sprout tại Hoa Kỳ. Năm 2011, The Gruffalo đã có tên trong danh sách năm ứng cử viên sáng giá cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) nhưng rất tiếc rằng bộ phim đã không đủ may mắn để nhận được giải thưởng này. Phim hoạt hình The Gruffalo có nội dung kể về một chú chuột nhỏ vì bị đe dọa bởi con rắn nham hiểm, một con cáo tinh ranh và con cú hung ác nên đã tuyên bố phét rằng cậu có một người bạn tên Gruffalo rất đáng sợ, có thể đánh bại được ba người kia. Mặc dù, chú biết người bạn của mình không hề tồn tại nhưng vì quá sợ hãi nên đành phải nói dối. Vậy liệu xem, chú chuột nhỏ này sẽ làm cách nào để có thể chứng minh sự tồn tại không hề có thật với ba kẻ nguy hiểm vẫn đang rình rập. Bộ phim được làm với công nghệ CGI tiên tiến kết hợp với nghê thuật làm phim Stop-Motion đang được rất nhiều đội ngũ làm phim yêu thích. Đạo diễn Jakob Schuh cho biết, anh chọn công nghệ CGI thay vì hoạt hình 2D vì mong muốn bộ phim không trở thành một sản phẩm mang hình ảnh động từ cuốn sách. Điều đó khiến anh không thỏa mãn và Jakob Schuh mong muốn mang đến cho người xem nhiều thứ hơn nữa. Vì vậy, hoạt hình 3D là phương án tốt nhất. Ban đầu, đạo diễn Jakob Schuh không tính áp dụng stop-motion vào The Gruffalo vì đoàn làm phim có ngân sách giới hạn và khung thời gian làm việc hạn chế, ngoài ra việc chỉ đạo trong CGI dễ dàng hơn nhiều. Nhưng sau thời gian xem xét, anh quyết định gộp thử cả hai CG và stop-motion cùng vào, cả đoàn đã làm một bài kiểm tra nhỏ và nhận ra phương án này là một cách tinh tế để làm tác phẩm The Gruffalo. Một số hình ảnh quá trình thực hiện tác phẩm.  Các bạn yêu thích học vẽ và làm phim có thể tham khảo. Nguồn: awn.com Ngoài ra, đạo diễn chia sẻ rằng lúc đầu cả đoàn đã nghĩ sẽ không cần máy quét 3D cho các cảnh phim, nhưng những phân cảnh được dựng lên quá lớn, lên đến 16,4 feet (khoảng 5m). Do đó máy quét 3D đã được dùng để có được hình ảnh hình học của sàn nhà chính xác, giúp cho đội ngũ có thể đổ bóng trong phim hợp lý hơn. Trong quá trình sản xuất, Jakob Schuh rất hài lòng với nhân viên trong đoàn của mình, anh đã tâm sự vài điều về nghệ sĩ hoạt hình Max Stohr trong bài phỏng vấn với trang ANIMATIONWorld như sau: “Nghệ sĩ hoạt hình Max Stohr, đã làm việc với chúng tôi năm 2007 và đoàn chúng tôi giao trách nhiệm làm sạch các cảnh hoạt họa cho anh ta, tôi thật sự yêu thích cách thức làm việc của anh chàng này. Max Stohr là một nghệ sĩ hoạt hình giỏi giang và sau đó anh ta đã giới thiệu người bạn thân của mình cho chúng tôi, cậu ta tên Toby von Burkersroda. Họ đã trở thành những nhà làm phim hoạt hình hàng đầu trong chương trình. Nhiệm vụ của cả hai về cơ bản là thiết lập tiêu chuẩn cho bộ phim của tôi.” Cuối cùng, Comic Media Academy chia sẻ đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D hai đoạn phim về quá trình thực hiện The Gruffalo của đoàn làm phim. Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

Poster của phim. Nguồn: akatasia.com Trailer: Madagascar, a Journey Diary (có tựa tiếng Pháp là Madagascar, carnet de voyage) là tác phẩm của đạo diễn Bastien Dubois, anh cũng là người viết ra kịch bản cho đứa con của mình. Bộ phim có thời lượng 11 phút được sản xuất bởi Ron Dyens, Aurélia Prévieu và công ty Sacrebleu Productions. Phim hoạt hình Madagascar, a Journey Diary ra mắt ngày 11 tháng 2 năm 2011 tại Hoa Kỳ và được đánh giá cao bởi các chuyên gia trong ngành. Năm 2011 tại lễ trao giải Oscar lần thứ 83, Madagascar, a Journey Diary đã có tên trong danh sách năm ứng cử viên sáng giá cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) nhưng chưa đủ may mắn để nhận được giải thưởng này. Nội dung của Madagascar, a Journey Diary nói về Famadihana – đây là phong tục tang lễ cổ xưa của người dân Malagasy, có ý ngĩa “Sự biến chuyển của người chết”. Một biểu tượng về tầm quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên, cũng là cơ hội để di chuyển hài cốt của tổ tiên từ ngôi mộ đầu tiên đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Bộ phim được quay như chuyến du lịch của một du khách phương Tây với mong muốn tìm hiểu những phong tục tập quán tại Madagascar. Ý tưởng này được dựa theo những kỷ niệm mười tháng Bastien Dubois sinh sống tại Madagascar vào năm 2006, nhằm tìm kiếm nguồn tài liệu cũng như ý tưởng hình ảnh cho tác phẩm. Thiết kế nhân vật. Nguồn: cartoonbrew.com Hoạt hình ngắn Madagascar, a Journey Diary đã được đạo diễn Bastien Dubois hoàn thành cùng với sự trợ giúp của ba người khác trong vòng hai tháng. Bastien Dubois  cho biết, thay vì viết một kịch bản hoàn chỉnh hoặc vẽ một vài bảng phân cảnh, anh đã bắt đầu bằng việc vẽ ba bức tranh khác nhau và ghi chú cho những nhân vật đó một vài dòng tư liệu về thời gian, kèm theo một số đoạn nhạc được viết phía dưới. Điều đó đã trở thành nền tảng cho bộ phim của Bastien Dubois. “Mỗi khi đi qua Madagascar, tôi trở về căn nhà của tôi ở đây để thêm thắt một vài bức tranh thêm sinh động, dựa theo những kinh nghiệm mới của tôi và dùng nó để cập nhật chỉnh sửa cho bộ phim.Từ từ, tác phẩm được xây dựng dựa theo xung quanh ba bức tranh ban đầu.” – Đạo diễn Bastien Dubois chia sẻ. Lúc đầu, Bastien Dubois tính thực hiện dự án này bằng phong cách 2D nhưng sau một thời gian, anh nhận ra rằng không thể đạt được hiệu quả tốt hơn nếu không dùng CGI. Cuối cùng, Bastien Dubois  quyết định làm Madagascar, a Journey Diary theo kỹ thuật CGI tiên tiến. Ngoài ra, bộ phim này là một thử thách lớn đối với đạo diễn Bastien Dubois về việc chuyển đổi kỹ thuật sản xuất độc đáo và sắp xếp nguồn lao động trong đoàn làm phim hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất nhanh hơn. Tất nhiên, trong quá trình làm phim cũng xảy ra một vài thử thách, nhất là về tiền bạc. “Tìm kiếm nguồn tài trợ để làm Madagascar là một quá trình dài đầy khó khăn. Nếu không có sự hỗ trợ của câu lạc bộ Rotary, khoản viện trợ 2000 euro cho bộ phim mà họ cho tôi sau vài tuần khi tôi gửi e-mail cho họ, có lẽ tôi đã từ bỏ dự án này. Một khoản trợ cấp nhỏ có thể tạo sự khác biệt đáng kinh ngạc cho một người sáng tạo trẻ tuổi.” – Đạo diễn Bastien Dubois cho biết. Một vài hình ảnh quá trình thực hiện mà các bạn yêu thích học vẽ và làm phim sẽ quan tâm. Nguồn: bastiendubois.com Thành công của phim hoạt hình Madagascar, a Journey Diary đã dẫn đến việc đạo diễn Bastien Dubois thực hiện thêm bộ phim ngắn thứ hai có tên Cargo Cult và một loạt phim truyền hình ngắn khác. Cuối cùng, Comic Media Academy chia sẻ đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D đoạn phim Making of “Madagascar, a Journey Diary”. Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

Nguồn: imdb.com The Longest Daycare với thời lượng 5 phút là một sản phẩm theo định dạng 3D dựa theo chương trình truyền hình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ – The Simpsons (một trong những chương trình được chiếu lâu nhất, bắt đầu từ ngày 17 tháng 12 năm 1989 trên hệ thống truyền hình Fox Network cho đến giờ). Bộ phim hoạt hình ngắn này có kịch bản gốc từ nhà sản xuất lâu đời cho The Simpsons, James L.Brooks và đạo diễn thực hiện là David Silverman. Các công ty sản xuất bộ phim bao gồm: Gracie Films, Film Roman và 20th Century Fox Animation. Ngoài ra, bên phía nhà sản xuất ngoài James L. Brooks còn có bốn thành viên khác gồm: Matt Groening, Al Jean, Richard Raynis, Richard Sakai. Đội ngũ biên kịch gồm sáu người: James L. Brooks, Matt Groening, Al Jean, David Mirkin, Michael Price, Joel H. Cohen. The Longest Daycare được chiếu rạp cùng với Ice Age: Continental Drift, ra mắt vào ngày 13 tháng 7 năm 2012. Ngay sau đó, bộ tiếp nhận được những lời khen tích cực, ca ngợi về nội dung và hình ảnh từ các chuyên gia và khán giả khắp mọi nơi. The Longest Daycare đã có tên trong danh sách năm ứng cử viên đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar tổ chức năm 2013, tuy nhiên đã để vuột mất vị trí danh giá cho bộ phim Paperman. Nhân vật chính trong The Longest Daycare là Maggie Simpson, cô bé được mẹ ghi danh vào một cơ sở chăm sóc, ở đấy cô bé Maggie quen biết cậu nhóc dữ dằn tên Gerald – có sở thích hành hạ côn trùng. Vô tình, cô nhóc Maggie bắt gặp được một con sâu bướm và tìm mọi cách giúp chú bướm thoát khỏi cánh tay tàn nhẫn của Gerald. Nội dung bộ phim đầy kịch tính, lôi cuốn sẽ khiến bạn không thể dời mắt được trước hành trình rượt đuổi gay cấn giữa Maggie và cậu nhóc Gerald. Nguồn gốc của The Longest Daycare xuất hiện khi nhà sản xuất James L. Brooks của The Simpsons đề xuất ý tưởng làm một bộ phim ngắn và phát hành nó trong các rạp chiếu phim. Ông muốn bộ phim hoạt hình ngắn về cô bé Maggie này như một món quà từ nhà sản xuất cho các khán giả hâm mộ bộ phim The Simpsons. Al Jean chia sẻ bộ phim này như một lời cảm ơn từ đội ngũ đoàn làm phim với những người hâm mộ chương trình trong suốt 25 năm qua. David Silverman chia sẻ lý do ông thực hiện bộ phim này với định dạng 3D vì theo ý kiến đóng góp của Richard Sakai cùng một vài người khác trong tổ sản xuất, họ muốn thử nghiệm 3D lên bộ phim và muốn nhìn xem The Simpson sẽ như thế nào khi được làm 3D? “Không có lý do cụ thể gì cả, đây chỉ là một kiểu thử nghiệm ý tưởng. Chúng tôi đã thử nó và chúng tôi thích thú với điều này và bộ phim trở nên mới mẻ hơn.” Đạo diễn David Silverman Nguồn: awn.com Đạo diễn cũng chia sẻ thêm về quá trình sản xuất The Longest Daycare: “Giai đoạn sản xuất bộ phim là từ tháng 3 đến tháng 5. Tuy tôi không có có một đội ngũ khổng lồ nhưng có những anh em rất nhiều kinh nghiệm. Điều quan trọng nhất là tôi có một đội ngũ chuyên nghiên cứu về 3D, nhóm đó do Eric Kurland đứng đầu, người đã thực hiện khá nhiều dự án về 3D.” Ông cũng nói rằng không thay đổi hình ảnh mà vẫn giữa nguyên rồi chia ra các bộ phận tách biệt tại phòng thu ở Hàn Quốc. Tùy theo mỗi cảnh mà họ ghép các bộ phận cơ thể cho phù hợp. “Eric nói việc đó đó không cần thiết. Chúng ta có thể thao tác trong After Effects nếu chúng ta muốn tách cụ thể hơn nữa.” – Đạo diễn David Silverman chia sẻ thêm “Tôi đang rất e ngại về thời gian sản xuất của chúng tôi bởi vì bộ phim đã được thực hiện khá nhanh và tôi không muốn mọi người nghĩ rằng, “Ồ, chúng ta chỉ cần loại ra nó” Chúng tôi không muốn nghe thấy điều đó.” Đối với các bạn học viên đang theo học vẽ truyện tranh hay học làm phim hoạt hình, The Simpsons và The Longest Daycare là một trong những tác phẩm hấp dẫn để tìm hiểu thêm về tạo hình, Art-style và cách kể chuyện.   Nguồn: awn.com Comic Media Academy chia sẻ đến học viên các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D đoạn phim The Longest Daycare đầy đủ được đăng trên Animation on FOX tại Youtube. Xem thêm: Phỏng vấn David Silverman ‘The Simpsons’ về ‘The Longest Daycare’ http://www.hollywoodreporter.com/race/david-silverman-guiding-simpsons-oscars-422067   Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

Poster phim. Nguồn: geefwee.com Trailer   Let’s Pollute là hoạt hình ngắn được tạo ra bởi đạo diễn Geefwee Boedoe và nhà sản xuất Joel Bloom. Ngoài ra, bộ phim có kịch bản được viết bởi ba người, gồm: Geefwee Boedoe, Teddy Newton và Tim Crawfurd. Let’s Pollute với thời lượng gần 7 phút được phát hành vào ngày 11 tháng 2 năm 2011 tại Hoa Kỳ. Sau đó, tác phẩm được đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar năm 2011. Let’s Pollute là tác phẩm hoạt hình mà các bạn yêu thích học vẽ truyện tranh hay học làm phim hoạt hình nên tìm hiểu. Tác phẩm theo phong cách giáo dục năm 1950, mang màu sắc châm biếm về thế giới hiện nay, khi mà nơi đâu cũng bị ô nhiễm, người dân thì lãng phí trong tiêu dùng. Mặc dù nền kinh tế thì phát triển mạnh mẽ nhưng con người ngày càng bỏ mặc vấn đề thiên nhiên. Let’s Pollute sẽ hướng dẫn bạn trở thành những người gây ô nhiễm tốt hơn cho một ngày mai tươi sáng. Đạo diễn Geefwee Boedoe Nguồn: polpix.sueddeutsche.com Bộ phim hoạt hình Let’s Pollute đã mất hơn ba năm để đoàn làm phim hoàn thành, nơi thực hiện chủ yếu tại nhà riêng của nhà làm phim Geefwee Boedoe. Anh cho biết rất khó khăn để có được sự ủng hộ từ các hãng studio cho một tác phẩm như Let’s Pollute, bởi vì nội dung của nó thể hiện một khía cạnh chính trị nhạy cảm. Vì thế, Geefwee Boedoe đã tự viết kịch bản, trực tiếp đạo diễn, làm các khâu hoạt hình cũng như sản xuất bộ phim với sự giúp đỡ từ Tim Crawfurd. Ngoài ra, anh đã nhận được sự hợp tác với một nhóm nhỏ các tình nguyện viên, bao gồm biên tập viên Torbin Bullock, nhà thiết kế âm thanh Chris Barnett của Skywalker Sound và đồng sản xuất Joel Bloom để hoàn thành dự án. Nguồn: geefwee.com Để tác phẩm phù hợp với phong cách năm 1950, đoàn làm phim đã làm đồ họa hoạt hình linh động và rõ ràng, các họa tiết màu sẫm được sử dụng trong phim để làm nhấn mạnh chủ đề ô nhiễm. Mặc dù đạo diễn Geefwee Boedoe đã cho ra mắt những bộ phim CGI của mình trong suốt bảy năm tại Pixar Animation Studios, nhưng đến khi thực hiện Let’s Pollute, anh đã chọn một chiếc bút chì đen cổ điển cho phần lớn công việc thiết kế tại đây. Geefwee Boedoe đã vẽ các ý tưởng ra giấy và sử dụng chủ yếu mực Ấn Độ để tạo ra các kết cấu trên tấm nhựa – những hiệu ứng trong phim là từ đây mà ra, không phải là các hiệu ứng tổng hợp trên máy tính. Sau khi phác thảo lên giấy, Geefwee Boedoe quét chúng và các tác phẩm nghệ thuật vào máy tính để chỉnh sửa. Ngoài ra, anh đã sử dụng màu nước và các mẫu vải, tô điểm thêm các hình vẽ bằng tay để tạo ra bối cảnh trong Let’s Pollute. Qua cuộc phỏng vấn điện thoại với trang Wired.com, Geefwee Boedoe đã chia sẻ rằng: “Nếu bạn lạm dụng vào các thủ thuật máy tính quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy như ‘Ôi, tôi đã từng xem bộ phim này trước đó thì phải?’ ” Cuối cùng, Comic Media Academy đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D đoạn phỏng vấn đạo diễn Geefwee Boedoe về bộ phim Let’s Pollute. Let’s Pollute animation director Geefwee Boedoe!   Phạm Hoàng Ngọc (dich và tổng hợp)

poster-phim-hoat-hinh-paperman

Poster phim. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Trailer Paperman: Paperman là bộ phim hoạt hình ngắn hài hước, lãng mạn, được thực hiện bởi đạo diễn John Kahrs cùng hai biên kịch gồm Clio Chiang, Kendelle Hoyer.  Walt Disney Animation Studios là studio sản xuất bộ phim dưới sự cho phép của nhà sản xuất Kristina Reed và nó được phát hành tại rạp ở Mỹ vào ngày 2 tháng 11 năm 2012 cùng với Wreck-It-Ralph. Paperman là sự pha trộn giữa hoạt hình truyền thống và hoạt hình máy tính, chính sự kết hợp ấy đã giúp bộ phim được đánh giá cao và nhận giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 85, năm 2013. Ngoài ra bộ phim còn đạt giải Best Animated Short Subject tại buổi lễ lần thứ 40 của Annie Awards. Đây là lần đầu tiên sau 43 năm kể từ chiến thắng của It’s Tough to be a Bird, Disney mới lại giành được giải thưởng ở hạng mục này tại Oscar lần nữa. Nội dung của Paperman khởi đầu bằng cảnh ở ga tàu điện vào thời điểm của thập niên 1940 tại thành phố New York, một chàng trai nhân viên văn phòng bất ngờ gặp một cô gái xinh đẹp tại đây và cô khiến anh ta bối rối và quyến luyến. Khi anh chàng chưa kịp bắt chuyện làm quen vì còn ngại ngùng thì cô nàng không may đi mất, chỉ để lại một vết son môi vô tình in trên một tờ giấy của chàng như lời tạm biệt. Bộ phim gợi lên những nỗi tiếc nuối từ những cuộc gặp gỡ tình cờ mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể gặp phải giữa dòng đời để rồi vì sự e ngại mà vuột mất cơ hội. Đạo diễn John Kahrs – một cựu họa sĩ của hãng Pixar và hiện đang là chuyên gia hoạt hình của Disney – chia sẻ cảm hứng để anh thực hiện bộ phim hoạt hình ngắn đầu tay của mình chính là những kỷ niệm của ngày tháng tuổi trẻ khi anh sống cô đơn lẻ loi giữa thành phố New York tấp nập người qua lại. Đạo diễn John Kahrs Nguồn: artofdisney.canalblog.com Paperman với hình ảnh đen trắng đơn giản nhưng vô cùng đẹp đẽ và nên thơ, còn là sự kết hợp thử nghiệm lần đầu tiên giữa kỹ thuật vẽ tranh bằng tay và đồ họa vi tính trong cùng một nhân vật tại studio Disney. Theo các nhân viên khâu hoạt hình nhận xét, kỹ thuật này giúp hình ảnh vừa giữ được vẻ uyển chuyển của 2D truyền thống, vừa có chiều sâu được tạo ra từ các hình khối của công nghệ 3D tiên tiến. Nhà sản xuất Kristina Reed trả lời phỏng vấn cho biết các thành viên tham gia dự án bộ phim đã cùng nhau thảo luận rất nghiêm túc và làm việc chăm chỉ hết sức vất vả. Ngoài ra trong lúc làm Paperman cũng xảy ra trắc trở vì thiếu nhân công, bởi vì đa số các họa sĩ làm việc tại hãng Disney phải tập trung vào các bộ phim dài và dự án lớn. Cho đến khi các dự án lớn đó hoàn thành thì họ mới có thể trợ giúp cho đoàn làm phim thực hiện bộ phim ngắn như Paperman và chỉ có thể giúp trong vòng một đến hai tháng. Đó là một điều vô cùng khó khăn đối với đoàn làm phim lúc bấy giờ nhưng cuối cùng họ đã làm được và nhận được phần thưởng xứng đáng. Để người xem có thể có một cái nhìn thoáng qua về Paperman, Disney đã chia sẻ một vài hình ảnh phác thảo của bộ phim như sau. Các bạn yêu thích học vẽ và học làm phim hoạt hình tham khảo để lấy thêm tư liệu cho học tập và công việc của mình nhé. Phác thảo của Scott Watanabe Nguồn: artofdisney.canalblog.com Phác thảo của Shiyoon Kim Nguồn: artofdisney.canalblog.com Bối cảnh thiết kế bởi Helen Chen Nguồn: artofdisney.canalblog.com Một vài bản phác thảo nhân vật của các họa sĩ khác Nguồn: artofdisney.canalblog.com Hình ảnh trong quá trình làm Paperman Nguồn: artofdisney.canalblog.com Comic Media Academy chia sẻ đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D đoạn clip Paperman and the Future of 2D Animation để các bạn có thể tham khảo và dễ dàng nhìn thấy quá trình thực hiện Paperman của đoàn làm phim cùng sự nỗ lực của họ trong việc thay đổi hoạt hình lúc bấy giờ. Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

phim-hoat-hinh-head-over-heels-7

Nguồn: vimeocdn.com Head over Heels là bộ phim ngắn do đạo diễn người Anh tên Timothy Reckart – kiêm người viết kịch bản phim – thực hiện vào năm 2012. Bộ phim được làm theo dạng stop motion với thời lượng 10 phút được sản xuất bởi Fodhla Cronin O’Reilly, khâu hoạt hình gồm hai người là Timothy Reckart và Sam Turner. National Film and Television School (NFTS) phát hành bộ phim vào ngày 24 tháng 5 năm 2012 tại Pháp. Head over Heels đã giành được giải Annie Award cho hạng mục Best Student film, sau đó đạt được Best European Animated Short tại lễ trao giải Cartoon d’Or. Không dừng tại đó, bộ phim đã có tên trong năm ứng cử viên sáng giá cho vị trí Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar tổ chức năm 2013. Sau khi được đề cử Oscar, bộ phim được phát hành cùng với mười lăm bộ phim ngắn khác cũng được đề cử tại giải, tại các rạp chiếu phim của ShortsHD. Vào tháng 3 năm 2015, bộ phim đã được đăng trực tuyến đầy đủ tại www.headoverheels.tv Nội dung của Head over Heels đặc biệt rất thú vị và là tư liệu quý các bạn yêu thích học vẽ & học làm phim hoạt hình nên tìm hiểu. Head over Heels kể về đôi vợi chồng già Walter và Madge sau nhiều năm chung sống với nhau, họ đã quyết định tách riêng ra: Người chồng thì ngủ và sinh sống dưới sàn nhà, người vợ thì sống trên trần nhà. Khi Walter cố thuyết phục bạn đời của mình, sự cân bằng của họ đã tan biến. Ý tưởng về bộ phim là một sự đúc kết từ rất nhiều ý tưởng khác của Timothy Reckart, những điều mà anh nghĩ sẽ khiến cho bộ phim trở nên tuyệt vời hơn. Một câu chuyện về hai người nhìn thế giới một cách khác nhau nhưng họ vẫn phải tìm cách để sống với nhau. Đây là một cảm hứng có thể áp dụng cho bất kỳ sự bất đồng ý kiến ​​về chính trị, tôn giáo. Đạo diễn nhận định đây là một phép ẩn dụ tuyệt vời cho điều đó, không chỉ riêng về hôn nhân. Đạo diễn Timothy Reckart cùng đội ngũ làm phim. Nguồn: facebook.com/HeadOverHeelsFilm Đạo diễn Timothy Reckart cũng chia sẻ về quá trình làm phim Head over Heels. Anh kể bước đầu tiên là tập trung vào phác thảo, làm sao để dẫn đến kết thúc một cách rõ ràng, hợp lý. “Sau đó chúng tôi dành phần lớn thời gian tạo bảng phân cảnh và animatic, đây là quá trình rất dài. Tôi nghĩ rằng tầm khoảng bốn tháng để làm xong. Tuy không lâu lắm, nhưng bạn biết đấy, bộ phim này chỉ có mười phút. Chúng tôi đã trải qua một số bản nháp, chỉ cần liên tục rút gọn bớt nội dung, cố gắng làm cho nó càng ngắn càng tốt. Điều khó khăn khác là làm thế nào để kể câu chuyện mà không cần sử dụng bất cứ cuộc đối thoại nào.” Nguồn: facebook.com/HeadOverHeelsFilm Anh cũng tâm sự thêm rằng đã dành 06 tháng cho việc làm hoạt hình, trong đó có năm tháng là bao gồm việc xây dựng bối cảnh và đạo cụ để chụp. Khi cả nhóm hoàn thành xong căn phòng và nhân vật, họ sẽ đưa nó vào phòng thu và bắt đầu lấy ảnh. Vì thế, cả bộ phim kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2012. Nguồn: facebook.com/HeadOverHeelsFilm Dưới đây là hai đoạn clip được phía đoàn làm phim Head over Heels cung cấp sẽ giúp học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D hiểu thêm về quá trình thực hiện bộ phim đáng yêu này. HOH Timelapse: Animating a shot HOH Timelapse: Breaking down and setting up   Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)  

Fresh-Guacamole-phim-hoat-hinh-ngan-nhat-duoc-de-cu-oscar-3

            Poster phim. Nguồn: pesfilm.com Fresh Guacamole là bộ phim ngắn năm 2012 do PES (tên thật là Adam Pesapane) đạo diễn kiêm viết kịch bản. Phim được sản xuất do PES Productions và phát hành bởi Showtime hợp tác cùng ShortsHD, ra mắt vào ngày 2 tháng 3 năm 2012 tại Mỹ. Bộ phim đã được đề cử giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) của lễ trao giải Oscar lần thứ 85 diễn ra vào năm 2013. Với thời lượng vỏn vẹn 1 phút 40 giây, đây là bộ phim ngắn nhất từng được đề cử cho giải Oscar. Nguồn: pesfilm.com Với thời lượng ngắn như vậy. Các bạn yêu thích học vẽ, học làm phim hoạt hình chắc chắn đã thấy rằng nghệ thuật là không có giới hạn và bất kể ai trong chúng ta cũng có thể trở thành một tác giả có tác phẩm được đề cử. Những bộ phim của PES chủ yếu là theo hình thức 2D và Stop-Motion và luôn là chủ đề về cuộc sống xung quanh con người. Những sản phẩm do anh ta làm ra luôn đầy tính sáng tạo đến mức bất ngờ, hài hước, súc tích và suy tư. Điển hình như Fresh Guacamole có nội dung rất gần gũi: Sử dụng các vật dụng kỳ lạ làm món bơ dầm. Nội dung thì nghe có vẻ đơn giản nhưng cách thức mà PES sử dụng kỹ thuật pixilation để mô tả một người đàn ông làm món bơ dầm từ các thành phần bất thường, mà mỗi khi cắt lại trở thành một thứ khác khiến cho khán giả không khỏi thích thú, bị lôi cuốn với sự sáng tạo độc đáo của PES và không thể dời mắt khỏi bộ phim. Đó là lý do tại sao khi Fresh Guacamole ra mắt lần đầu tiên tại Youtube, chỉ trong bốn ngày đầu công chiếu trên mạng đã có 3,5 triệu lượt xem và nay con số lên đến hơn 54 triệu lượt xem. Trong một cuộc phỏng vấn với ANIMATIONWorld, PES đã nói về nét riêng trong Fresh Guacamole và các phim khác của anh: “Các phim của tôi không nhất thiết đi theo cảm xúc con người, sự phát triển nhân vật hay diễn biến tâm lý. Mà vẫn dựa trên ý tưởng là chính. Người ta đi xem phim truyện để được dấn thân vào một trải nghiệm, một hành trình, đi theo một nhân vật. Nhưng triết lý riêng của tôi là người ta cũng muốn xem một thứ gì khác ngắn hơn. Người ta có thể cảm thấy đầy lý thú và thỏa mãn từ một thứ ngắn và có thể xem đi xem lại mà vẫn thấy chiều sâu.” Đạo diễn PES. Nguồn: media.salon.com Ngoài ra, anh còn chia sẻ thêm: “Theo quan niệm của tôi, phim ngắn còn mạnh mẽ hơn vì nếu ta có thể làm ra một thứ gì đó mà người khác muốn xem đi xem lại hàng chục lần thì nó đã cho phép ta kết nối. Khán giả thường phản ứng tốt với các dạng phim ngắn vì phim quảng cáo đã thành công 50 năm nay. Não của chúng ta đã bắt nhịp được với lối kể chuyện cô đọng cao độ này.” Ý tưởng để PES làm bộ phim Fresh Guacamole theo anh kể thì vào một ngày anh ta đi bộ và ghé vào một cửa hàng thực phẩm mua đồ. PES thấy một đống bơ và tưởng tượng về việc lấy thử một trái và ném nó vào khắp nơi trong cửa hàng. Vì vậy, ý tưởng về lựu đạn bơ đã ra đời và được PES sử dụng vào bộ phim này. Tuy nhiên, để có thể khiến bộ phim giống như một câu đố và khiến khán giả phải kết nối và xác định đối tượng thông qua các phương tiện khác nhau để mường tượng ra thật không dễ dàng. PES cũng thừa nhận làm các bộ phim về nấu ăn mà để nghĩ ra nguyên liệu một cách “đặc biệt” đôi khi cũng là thử thách lớn dành cho anh. Nguồn: pesfilm.com PES chia sẻ thêm về cách mà anh ta làm ra bộ phim như sau: “Tôi đã từng sử dụng công cụ LunchBox nhưng bây giờ tôi chuyển sang Dragon. Công cụ mới này không phải không có những lỗi phiền phức nhưng nó vẫn có nhiều lợi ích cho tôi. Vì vậy, tôi thiết lập lên công cụ Dragon rồi dùng máy ảnh kỹ thuật số để chụp ảnh tĩnh. Chỉnh sửa trong Final Cut và thiết kế âm thanh trên đó luôn, sau đó tôi kết hợp cả hai vào. Đó chính là cách tôi đã làm cho đứa con của mình. Thêm chút chỉnh sửa trên Photoshop và chúng tôi hoàn tất.” Comic Media Academy chia sẻ đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D đoạn phim đầy đủ của Fresh Guacamole được chính PES đăng công khai trên trang PESfilm Tại Youtube.   Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp) (Bài viết có sử dụng dữ liệu từ Howfilmschool)

phim-hoat-hinh-adam-and-dog-10

Poster phim. Nguồn: imdb.com   Trailer: Adam and Dog là phim hoạt hình ngắn của đạo diễn Minkyu Lee hợp tác cùng nhóm bạn thân của anh – những người có kinh nghiệm làm việc tại các hãng studio khác nhau, trong đó bao gồm các hãng lớn như Disney Feature, Dreamworks và Pixar. Bộ phim với độ dài 16 phút ra mắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2012 tại Mỹ, đã vượt qua hàng trăm các phim hoạt hình ngắn khác để có trong tay tấm vé đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Lễ trao giải danh giá Oscar năm 2013  và nhận được giải thưởng Best Animated Short Subject tại Annie Awards lần thứ 39. Adam and Dog là một tác phẩm chắc chắn sẽ khiến các bạn yêu thích học vẽ, học làm phim hoạt hình nên tìm hiểu về kịch bản, thiết kế nhân vật và diễn hoạt. Adam and Dog kể về một chú chó đang lang thang đi đến Eden thì một ngày chú ta gặp một sinh vật kỳ lạ tên Adam. Họ đi cùng nhau và dành cả ngày vui chơi ở khu vườn, nhanh chóng trở thành đôi bạn thân không thể tách rời – cho đến khi có sinh vật mới xuất hiện – đó chính là Eve. Sau khi Eve tới thì Adam đã bỏ rơi chú chó thân thiết. Nhưng khi cả hai người Adam và Eve vì phạm phải tội nên phải rời khỏi khu vườn Eden, chú chó trung thành vẫn đi theo họ vào cảnh khổ cực. Đạo diễn Minkyu Lee chia sẻ về đứa con của mình: “Bộ phim hoạt hình này được thực hiện bởi tôi cùng Jennifer Hager, James Baxter, Mario Furmanczyk, Austin Madison và Matt Williames. Glen Keane cũng đã giúp đỡ bằng cách làm tư vấn cho bộ phim, cũng làm một số visual development. Đây là một tác phẩm hoàn toàn độc lập mà không có sự tham gia của studio. Chúng tôi rất vui mừng khi mọi người thích nó và chia sẻ với nhau.” Adam and Dog là bộ phim hoạt hình 2D truyền thống và được tô điểm với màu sắc trang nhã, khiến khán giả phải rung động ngỡ ngàng trước tài hoa của các họa sĩ tham gia, thể hiện rõ nhất là bối cảnh phim rất hùng vĩ và tạo cảm giác bình yên cho người xem – đây cũng là niểm nổi bật của Adam and Dog. Mất khoảng ba năm để Minkyu Lee hoàn thành bộ phim, trong lúc đó anh vừa phải làm việc tại Disney cho các dự án như Winnie the Pooh và Wreck-It Ralph. Minkyu Lee gần như đã vắt kiệt sức bản thân cho bộ phim của anh trong suốt các đêm và các ngày cuối tuần, nhưng để có thể hoàn thiện bộ phim tốt đẹp, anh quyết định xin nghỉ phép bốn tháng ở Disney để có thể dành hết tâm trí vào Adam and Dog. Ngoài ra Minkyu Lee không chỉ là đạo diễn của bộ phim, mà còn là nhà sản xuất, họa sĩ kịch bản, nhà thiết kế, lead animator và họa sĩ nền. Hầu hết các bối cảnh trong phim đều được anh thực hiện qua Photoshop. Đạo diễn Minkyu Lee cũng tâm sự về ý tưởng thực hiện bộ phim với GoldDerby rằng anh lấy cảm hứng từ sau khi đọc bài viết trên National Geographic về nguồn gốc của loài chó. Cùng Comic Media Academy ngắm nhìn những mẫu phác thảo từ đứa con Adam and Dog của Minkyu Lee dưới đây: Phác thảo nhân vật Adam và chú chó Nguồn: blackwingdiaries.blogspot.com Các bối cảnh trong phim Nguồn: cartoonbrew.com Ngoài ra Comic Media Academy chia sẻ đến các bạn học viên cùng các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D hai clip hậu trường từ  bộ phim Adam and Dog. Adam and Dog (2011) Pencil Test by James Baxter Adam and Dog (2011) Pencil Test 2 by Jennifer Hager Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

Poster của phim The Damn Keeper. Nguồn: imdb.com The Damn Keeper là bộ phim hoạt hình ngắn với thời lượng 18 phút được sản xuất bởi hai đạo diễn Robert Kondo và Dice Tsutsumi, đồng thời cũng là biên kịch của phim. The Damn Keeper được thực hiện tại Tonko House LLC, được ra mắt chính thức lần đầu tiên tại Liên hoan phim quốc tế Berlin vào ngày 11 tháng 2 năm 2014 và công chiếu tại Mỹ vào ngày 14 tháng 3 cùng năm tại Liên hoan phim trẻ em quốc tế New York. Bộ phim với cốt truyện dễ thương và cảm động đã nhanh chóng làm tan chảy trái tim mỗi người xem và nghiễm nhiên được lọt vào danh sách đề cử Phim hoạt hình ngắn hay nhất của giải thưởng Oscar lần thứ 87, năm 2015. Nội dung của The Damn Keeper chắc chắn sẽ khiến các bạn học làm phim hoạt hình 2D yêu thích bởi sự đáng yêu và sáng tạo của tác phẩm. Phim hoạt hình The Damn Keeper kể về chú lợn con sống cô đơn một mình trong một cối xay gió lớn và có nhiệm vụ bảo vệ thị trân nơi cậu sinh sống khỏi đám sương mù đen nguy hiểm. Ngày qua ngày, cậu luôn phải thức dậy sớm và đúng theo giờ quy định để điều khiển cối xay rồi mới được đi học vì thế người chú heo bé nhỏ lúc nào cũng lấm lem bụi đất. Bạn bè trong trường không ai chơi với cậu, tất cả bọn họ đều tìm cách bắt nạt chú heo nhỏ tội nghiệp cho tới khi cậu gặp bạn cáo – học sinh mới chuyển vào lớp và lúc nào cũng cắm cúi vẽ hí hoáy trong cuốn sổ bí mật. Chú heo con hạnh phúc vì cuối cùng đã có người bạn thân nhưng không may xảy ra sự hiểu nhầm giữa hai người khiến cậu đau đớn vì bị người bạn mới lừa dối. Nỗi đau khổ khiến nhân vật heo con chán nản và bỏ bê luôn công việc quan trọng của mình, làm cho đám sương mù tấn công cả dân làng, khắp nơi đều là tiếng khóc và tiếng la hét sợ hãi. Thật may mắn, heo con nhận ra được mình đã hiểu lầm bạn cáo vì thế cậu đã quyết định dùng hết sức của mình, dũng cảm đi cứu lấy bạn bè cùng thị trấn bằng cách đi đến cối xay gió và thổi đám sương độc ác bay đi. Một câu chuyện nhân văn tươi đẹp, giàu ý nghĩa cùng với hình ảnh nhân vật dễ thương và được tô điểm bằng những màu sắc rực rỡ. Một điều đáng kinh ngạc là bộ phim được làm từ hơn 8.000 bức tranh của các họa sĩ tài năng hợp tác với hai đạo diễn Robert Kondo và Dice Tsutsumi. The Dam Keeper là sự kết hợp với lối vẽ tay truyền thống với những nét cọ màu sắc tươi sáng mang đến cho người xem phong cách hoạt họa đặc trưng điển hình như những tác phẩm trước đây của bộ đôi Kondo và Tsutsumi. (Cả hai người từng là họa sĩ cho các bộ phim hoạt hình nổi tiếng được rất nhiều người biết đến như Ice Age, Ratatouille, Monsters University và Toy Story 3) Ngoài ra bộ phim được thực hiện qua việc dựng những bức tượng nhân vật bằng đất sét để cho ra những thước phim thêm sống động. Dưới đây là một vài hình ảnh được Comic Media Academy sưu tầm từ trang website chính thức của bộ phim: thedamkeeper.com. Các bạn yêu thích học vẽ, học làm phim hoạt hình có thể tìm hiểu thêm. Những ảnh phác thảo ban đầu của nhân vật chính – Chú heo con dũng cảm   Mọi nhân vật đều được nặn bằng đất sét tỉ mỉ Cối xay gió – nơi chú heo con sinh sống và bảo vệ thị trấn Chiếc xe buýt mà chú heo bé nhỏ dùng để đi học Hình ảnh đoàn làm phim The Damn Keeper Trailer chính thức của The Damn Keeper được đăng trên kênh The Dam Keeper tại website Youtube The Dam Keeper: Official Trailer #1 The Dam Keeper: Official Trailer #2 Ngoài ra, trong kênh của Tonko House trên trang Youtube có chia sẻ rất nhiều những đoạn video ngắn về quá trình thực hiện từng khâu trong phim có thể giúp ích rất nhiều cho các bạn học viên tại Comic Media Academy và những bạn có đam mê mãnh liệt trong giới làm phim hoạt hình. Making of The Dam Keeper Short Making Of “PIG: The Dam Keeper Poems” #1– Tonko House’s New Series by Erick Oh   Making Of “PIG: The Dam Keeper Poems” #2 — Tonko House’s New Series by Erick Oh Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

Poster phim. Nguồn: filmschoolradio.com Ngoài những bộ phim được thực hiện công phu bằng kỹ thuật làm phim hoạt hình 3D tiên tiến được sản xuất với số lượng nhiều như ngày nay. Chắc hẳn người xem sẽ nhớ nhung về những thước phim hoạt hình được vẽ tay 2D tỉ mỉ ngày xưa đã từng một thời thịnh hành trong giới làm phim hoạt hình. Bộ phim hoạt hình The Bigger Picture chính là một kết hợp táo bạo, hoàn hảo giữa việc vẽ tranh 2D trên tường cùng mô hình giấy để tạo ra những đoạn phim 3D thú vị, ngoài ra điểm đặc biệt của bộ phim là được làm theo dạng hoạt hình tĩnh vật (stop-motion) – một cách làm phim đang khá ưa chuộng hiện nay. Phim hoạt hình The Bigger Picture được sản xuất bởi National Film and Television School (NFTS), dưới sự thực hiện của nữ đạo diễn Daisy Jacobs, cô cũng là biên kịch của bộ phim này cùng với Jennifer Majka. The Bigger Picture được phát hành vào ngày 21 tháng 5 năm 2014 tại Pháp và phát hành tại Mỹ vào ngày 11 tháng 10 năm 2014 tại sự kiện Hamptons International Film Festival. Bộ phim đã chiến thắng giải thưởng Best British Short Animation tại lễ trao giải lần thứ 68 của British Academy Film Awards và lập tức lọt vào vị trí đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) của giải thưởng Oscar lần thứ 87, năm 2015. Phim hoạt hình The Bigger Picture có độ dài tám phút được đạo diễn Daisy Jacobs sử dụng hình ảnh nhân vật cao hai mét để diễn tả câu chuyện mang hơi hướng hài kịch đen (Dark humor) trào phúng kể về mâu thuẫn gay gắt cùng sự ghen tỵ giữa hai anh em Richard và Nick trong việc chăm sóc người mẹ già yếu sắp mất của họ. Người anh tên Nick thì may mắn và thành đạt, anh ta và luôn được mẹ dành nhiều yêu thương hơn người em dù Nick ít quan tâm đến bà và lâu lâu mới quay về gia đình thăm người thân. Ngược lại hoàn toàn với Nick là người em trai tên Richard – cũng là nhân vật chính của The Bigger Picture. Chính vì sự thương yêu không công bằng của người mẹ dành cho anh mình đã làm dấy lên sự khó chịu trong lòng của Richard. Khi bản thân anh đã dành hết thời gian để chăm sóc cho người mẹ ốm yếu của mình nhưng lại không được bà quan tâm bằng anh trai. Nữ đạo diễn trẻ Daisy Jacobs đã chia sẻ về lý do tại sao cô chọn đề tài nhạy cảm này để thực hiện bộ phim như sau: “Tôi nghĩ The Bigger Picture đã gợi lên điều quan trọng về cách chúng ta chăm sóc cha mẹ của mình khi bản thân chúng ta lớn lên. Theo tôi, mọi người có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng tôi nghĩ đây là điều cần phải nói lên thông qua bộ phim.” Nữ đạo diễn Daisy Jacobs và đồng nghiệp Chris Wilder Nguồn: art-vibes.com Bộ phim gây sự thích thú cho người xem qua phương pháp làm phim hoạt hình độc đáo với sự kết hợp tuyệt vời giữa nghệ thuật vẽ tranh 2D ghép với mô hình giấy và 3D (tên tiếng anh gọi là 3D Stop Motion Animation). Dưới đây là một vài hình ảnh được Comic Media Academy sưu tầm sẽ cho chúng ta thấy sự kỳ công của đoàn làm phim khi thực hiện The Bigger Picture.  Quang cảnh khi cả đoàn đang thực hiện bộ phim >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Những nhân vật đều được vẽ tay và gắn những mô hình giấy Nguồn: art-vibes.com & animamundi.com.br Với việc kết hợp như vậy sẽ cho ra những thước phim sống động nghệ thuật Nguồn: thisiscolossal.com Comic Media Academy chia sẻ đến các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D và 3D đoạn phim đầy đủ được đoàn làm phim đăng công khai trên kênh Vimeo của đạo diễn Daisy Jacobs cùng với đoạn phim thực hiện The Bigger Picture. The Bigger Picture full movie:   TRIK SHOW: Making Of Daisy Jacobs The Bigger Picture Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)  

Poster của bộ phim Nguồn: filmaffinity.com Me and My Moulton là phim hoạt hình ngắn dí dỏm và hài hước nhưng đầy sự xúc động của nữ đạo diễn người Canada và Na Uy, cô tên là Torill Kove và kiêm luôn vị trí biên kịch cho bộ phim của mình. Me and My Moulton được sản xuất bởi Mikrofilm hợp tác cùng National Film Board of Canada, phim được ra mắt lần đầu tiên tại sự kiện Toronto International Film Festival vào tháng 9 năm 2014 và ra mắt sau đó tại Na Uy vào ngày 3 tháng 12 cùng năm. Bộ phim có độ dài 14 phút kể về một mùa hè những năm giữa thập niên 60 tại Na Uy. Một bé gái bảy tuổi hỏi cha mẹ rằng liệu cô và hai chị em của mình có thể có một chiếc xe đạp như bao bạn cùng lứa hay không. Me and My Moulton dưới cách nhìn của nhân vật cô bé sẽ cung cấp cho người xem một cái nhìn thoáng qua về những suy nghĩ của nhân vật chính khi cô bé ấy phải vật lộn với suy nghĩ bản thân của mình rằng gia đình của cô không giống như những gia đình bình thường khác. Khi quan sát gia đình người bạn thân rồi so sánh với gia đình khác thường của mình, cô nhận ra rằng cha mẹ của mình vẫn yêu thương các con nhưng đôi lúc họ lại quá vô tâm làm cho cô gái nhỏ với tâm tính nhạy cảm lúc nào cũng lo lắng và bối rối về gia đình. Bộ phim như một cuốn tự truyện hài hước được dựa theo những kí ức của nữ đạo diễn Torill Kove về gia đình của mình khi cô còn nhỏ. Me and My Moulton chia sẻ cảm xúc của nữ đạo diễn Kove khi bé chỉ mong muốn được giống như những người bạn gái khác trong khu phố. Nhưng cha mẹ cô vốn là những kiến trúc sư theo phong cách hiện đại nên họ luôn làm những điều rất khác biệt với mọi người, như việc tổ chức lễ mừng sinh nhật cho cô theo phong cách không giống ai. Khi các chị em Kove cầu xin một chiếc xe đạp, cha mẹ của họ đã làm cả ba người ngạc nhiên với một chiếc xe Moulton xuất xứ từ Anh quốc (loại xe đạp với thiết kế khung hình độc đáo và bánh xe nhỏ xíu). Nữ đạo diễn Torill Kove Nguồn: epkurl.com “Tôi đã có cảm xúc vừa yêu, vừa ghét với chiếc xe đạp đó”, nữ đạo diễn Torill Kove chia sẻ thêm “Tôi nhớ ba chị em tôi đã có những bài tập đi xe tại trường với chiếc xe này nhưng hoàn toàn bất lực! Cả gia đình của tôi đã chia sẻ trong việc sử dụng nó cho đến khi chiếc xe bị mất cắp, điều đó từng khiến tôi cảm thấy rất kỳ lạ, bởi vì ai mà đi ăn cắp một chiếc xe bất thường như vậy chứ?” Bộ phim với màu sắc tươi sáng cùng những kỷ niệm gia đình được diễn tả một cách ấm áp đã vinh dự nhận được vị trí đề cử cho giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất tại lễ trao giải Oscar năm 2015. Trước đó, nữ đạo diễn Torill Kove đã có tác phẩm My Grandmother Ironed the King’s Shirts cũng được đề cử tại hạng mục này tại Oscar năm 2000 và một tác phẩm chiến thắng tại Oscar năm 2007 có tựa là The Danish Poet. Hãy cùng Comic Media Academy ngắm nhìn những tấm hình về các bản vẽ của Me and My Moulton và văn phòng làm việc của đạo diễn Torill Kove tại Mikrofilm. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Nơi làm việc của đạo diễn Torill Kove tại Mikrofilm. Nguồn: mikrofilm.no & filmaffinity.com Gia đình của nhân vật chính Me and My Moulton Nguồn: mikrofilm.no & filmaffinity.com Chiếc xe đạp Moulton của ba chị em Nguồn: mikrofilm.no & filmaffinity.com Comic Media Academy chia sẻ đến các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D và 3D đoạn video của FERNTV phỏng vấn nữ đạo diễn Torill Kove về bộ phim Me and My Moulton tại sự kiện Toronto International Film Festival (TIFF) năm 2014. Ngoài ra, các bạn có thể xem trailer giới thiệu của Me and My Moulton cùng những đoạn phim hoạt hình ngắn khác của nữ đạo diễn tại website dưới đây. http://meandmymoulton.com/ Phạm Hoàng Ngọc (dịch & tổng hợp)

Comic Media Academy 3rd birhtday celebration

Sáng ngày 04-08-2017 vừa qua, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã có buổi kỷ niệm 03 năm thành lập (2014 – 2017). Tham gia buổi lễ gồm có các quý giảng viên, đối tác, các bạn học viên thân yêu cùng những anh chị em nhân sự đã và đang đồng hành phát triển cùng CMA. Tất cả cùng nhau tạo nên một ngày kỷ niệm tuyệt vời và gắn kết. Khởi đầu buổi lễ kỷ niệm, cô Phan Thị Mỹ Hạnh, Viện Trưởng Viện Truyện tranh và Hoạt hình chia sẻ, giới thiệu lại những hành trình từ lúc khởi phát ý tưởng thành lập Viện cho đến ngày hôm nay. Thầy Nguyễn Hùng Sơn, giám đốc Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận chia sẻ về những chính sách, cải cách mới của ngành giáo dục; giúp các bạn học viên có cái nhìn tươi mới, khởi sắc hơn về các bước phát triển tiếp theo tại TPHCM. Thầy Nguyễn Hùng Sơn, giám đốc Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận tặng hoa chúc mừng kỷ niệm 03 năm thành lập và phát triển của CMA. Thạc sĩ – Họa sĩ Lê Thắng, gợi nhớ lại những bước đi đầu tiên mà thầy công tác tại CMA, đồng thời chia sẻ những tâm tư thầy dành cho học viên từ lúc khởi đầu đến giai đoạn phát triển hiện nay. Họa sĩ Hồ Hưng, họa sĩ Trang Đức Huy – những người thầy tâm huyết tại CMA chia sẻ về hành trình đào tạo cũng như kinh nghiệm để các bạn học viên thành công với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Phần chia sẻ của thầy tạo động lực rất lớn cho các bạn học viên. Họa sĩ Trang Đức Huy Họa sĩ Hồ Hưng (bên trái) Họa sĩ Reggie de la Cruz chia sẻ với các bạn học viên về điểm mới tại CMA – ứng dụng phần mềm của Toon Boom vào đào tạo. Thầy Reggie de la Cruz có hơn 20 năm làm phim hoạt hình chuyên nghiệp. Cùng nhau cắt bánh kem, đánh dấu một hành trình đã qua và chuẩn bị cho năm thứ 4 với nhiều cột mốc phát triển sắp đến. Các bạn học viên thân yêu tham dự buổi kỷ niệm. Mỗi học viên là một mảnh ghép tạo nên CMA ngày hôm nay. >>> Xem toàn bộ album buổi lễ kỷ niệm 3 năm thành lập và phát triển TẠI ĐÂY. Ba năm trước, ngày 04-08-2014, CMA ra đời trước sự chứng kiến của hàng trăm họa sĩ, chuyên gia cùng các bạn trẻ đam mê sáng tạo; với hi vọng mang đến sự thay đổi lớn về chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành Công nghiệp sáng tạo Việt Nam. Bằng những bước đi vững chắc và chuyên nghiệp, trong vòng 3 năm CMA đã lần lượt: – Mở 31 lớp học với gần 500 học viên lựa chọn các chuyên ngành khác nhau; – Đầu tư biên dịch, soạn thảo tài liệu học tập chuyên ngành với hơn 150 đầu sách chất lượng; – Xây dựng phòng máy chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của học viên. Dự kiến, trong tháng 08/2017, CMA sẽ khánh thành phòng máy thứ hai để phục vụ các bạn tân học viên niên khóa 2017 – 2020.

Nguồn: disneyanimation.com Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87 (năm 2015), phim hoạt hình Big Hero 6 của đạo diễn Don Hall, Chris Williams và Roy Conli đã đoạt giải thưởng Phim hoạt hình hay nhất (Best Animated Feature Film) và cũng ngay tại buổi lễ long trọng này, Feast – bộ phim hoạt hình ngắn được sản xuất cùng hãng – Walt Disney Animation Studios – đã vinh dự đoạt vị trí cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film). Hãy cùng Comic Media Academy tìm hiểu về bộ phim hoạt hình ngắn về chú chó đáng yêu của chúng ta. Feast được thực hiện bởi đạo diễn Patrick Osborne cùng biên kịch Raymond S. Persi và Nicole Mitchell. Bộ phim được sản xuất bởi Walt Disney Animation Studios, đã được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 10 tháng 6 năm 2014 tại Annecy International Animated Film Festival và phát hành tại rạp chiếu phim cùng với phim hoạt hình Big Hero 6 vào ngày 7 tháng 11 năm 2014 tại Mỹ. Phim hoạt hình ngắn này đã chiến thắng vinh quang tại hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87 trước bốn đối thủ nặng kí còn lại. Sau đó Feast tiếp tục ẵm trọn giải thưởng tại 42nd Annie Awards cho vị trí Annie Award for Best Animated Short Subject. Nội dung hoạt hình ngắn Feast kể về một chú chó con giống Boston (tên tiếng anh là Boston Terrier) lang thang giữa đường phố kiếm ăn tại các bãi rác. Thật may mắn, chú chó con ấy được một chàng trai James tốt bụng cưu mang và được đặt tên là Winston. Sau đó, bộ phim xuyên suốt là những bữa ăn mà người chủ chia sẻ cho chú chó con bé bỏng của mình và cuộc sống đơn giản và hạnh phúc của James và Winston. Nhưng ngày qua ngày, anh chàng đã động lòng trước một cô gái tên Kirby đang làm việc tại một nhà hàng địa phương. Cô thuyết phục James ăn kiêng và khuyên anh cần có lối sống lành mạnh hơn, điều đó khiến cho Winston buồn rầu vì bị bắt ăn những loại rau chú không thích thay cho trứng và thịt ba chỉ như trước đây. Không lâu sau đó, James và Kirby chia tay và anh chàng rơi vào trầm cảm, sống buông thả bản thân và không còn chú trọng ăn uống như trước đây nữa. Nhận ra tinh thần khác thường của chủ, chú chó Winston quyết định tìm Kirby bằng việc dựa theo mùi ngò tây mà ngày trước được cô cho ăn và dắt James tới gặp cô gái. Nhờ chú chó bé nhỏ tinh khôn, cả hai đã làm hòa và kết hôn ngay sau đó. Ý tưởng hình thành bộ phim Feast đáng yêu này từ đâu ? Patrick Osborne chia sẻ về ý tưởng cho bộ phim hoạt hình ngắn Feast bắt đầu từ một ứng dụng có tên là 1secondeveryday, ứng dụng này cho phép người dùng ghi lại đoạn phim dài một giây cho mỗi ngày và chế tác những đoạn phim nhỏ đó thành một bộ phim. Osborne đã sử dụng chúng để tạo ra một đoạn phim ăn tối vào năm 2012, nhờ đó ông bật ra suy nghĩ có thể dựa vào ý tưởng này để thực hiện một bộ phim hoạt hình ngắn thú vị. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Đạo diễn Patrick Osborne. Nguồn: wikimedia.org Feast được thực hiện qua hệ thống Meander được phát triển cho phim hoạt hình ngắn Paperman. Ngoài ra, phim còn được sử dụng Hyperion, hệ thống dựng hình được xây dựng cho bộ phim hoạt hình Big Hero 6. Nhân vật và bối cảnh trong phim được vẽ bằng những đường nét tự do, kết hợp với những khối màu sắc rực rỡ. Bộ phim bao gồm những phân cảnh ngắn được ghép lại với nhau và máy quay chủ yếu tập trung vào nhân vật chú chó Winston cùng đồ ăn của chú làm điểm trọng tâm cho câu chuyện. Dưới đây là những hình ảnh mà Comic Media Academy sưu tầm được về quá trinh tạo dựng bộ phim Feast trong đoạn clip Making of Disney Feast. Ảnh phác thảo về chú chó Winston và hai vị chủ nhân Nguồn: cgmeetup.net Ngoài ra, các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình có thể tham khảo thêm hai đoạn phim dưới đây do đoàn làm phim Feast cung cấp, sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về từng khâu thực hiện bộ phim cũng như nghe lời chia sẻ cảm nghĩ của đạo diễn Patrick Osborne. 1. Design Night: Art in motion, talk by Patrick Osborne 2. Making of Disney Feast 3. Trailer của phim Feast Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

Nguồn: imdb.com A Single Life là một phim hoạt hình ngắn của ba đạo diễn đến từ Hà Lan Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen. Bộ phim được viết bởi biên kịch Marieke Blaauw và được sản xuất bởi studio hoạt hình Job, Joris & Marieke. A Single Life được ra mắt vào tháng 9 năm 2014 tại Hà Lan và được liệt vào danh sách đề cử cho vị trí Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Lễ trao giải Oscars năm 2015 (87th Academy Awards). Bộ phim có độ dài ba phút ngắn ngủi kể về một cô gái trẻ tên Pia, người đã nhận được một chiếc đĩa nhạc bí ẩn có thể xoay chuyển thời gian và thứ đó giúp cô có thể đi qua từ thời gian này đến thời gian khác trong cuộc đời của mình. Điều đặc biệt là bộ phim không có bất cứ đoạn đối thoại nào mặc dù xuyên suốt bộ phim vang lên bài hát chủ đề “A Single Life” của Happy Camper với Pien Feith. Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen đã sử dụng Cinema 4D và After Effects làm công cụ chính của họ khi làm A Single Life, nhóm ba người đã khéo léo cho người xem thấy Pia từ trẻ hóa sang một phụ nữ lớn tuổi rồi ngược lại. Bộ phim ban đầu được làm ra cho Ultrakort, một dự án của Quỹ điện ảnh tại Hà Lan và Rạp chiếu phim Pathé nhằm quảng bá cho bộ phim hoạt hình ngắn khác, đã thu hút hơn một triệu người ở tại đây và tiếp tục được chiếu tại các liên hoan phim trên toàn thế giới. Phải mất ba tháng để cả ba đạo diễn hoàn thiện bộ phim A Single Life toàn vẹn. Theo lời tâm sự của cả ba người, thử thách lớn nhất của họ khi làm bộ phim này là làm cách nào để chứng minh cho người xem thấy được Pia già đi qua năm giai đoạn của cuộc đời trong một khoảng thời gian rất ngắn. Bởi vì khi Pia thay đổi, vóc dáng người và mái tóc cùng quần áo của cô cũng phải thay đổi theo thời gian. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Bản vẽ phác thảo cho A Single Life. Nguồn: sohosoho.tv Thay vì tạo ra một bảng phân cảnh hoặc động tác chi tiết, nhóm nghiên cứu quyết định ước tính khoảng thời gian của mỗi cảnh và viết mô tả về cảnh quay trên một dòng thời gian được tạo ra trong After Effects. Oprins giải thích: “Dòng thời gian trong After Effects là nơi chúng tôi thêm thắt đoạn phim cho đến khi bộ phim kết thúc.” Nguồn: studiodaily.com “Chúng tôi đã liên tục điều chỉnh các vị trí của máy ảnh và chỉnh sửa trong khi cả ba đang làm các hoạt động cho các cảnh, điều đó giúp công việc hoàn thiện rất tốt bằng cách sử dụng các công cụ thời gian trực quan của Cinema.” Để làm phim trong khung thời gian hiệu quả hơn, nhóm đã sử dụng xRefs (external reference files), ngoài ra còn sử dụng thêm công cụ placeholder. Ba vị đạo diễn Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen. Nguồn: sohosoho.tv Oprins chia sẻ thêm: “Điều này hoàn toàn mới mẻ với cả ba chúng tôi và phải mất một khoảng thời gian để làm quen, nhưng chúng tôi thực sự hạnh phúc với kết quả đạt được.” Dưới đây Comic Media Academy xin chia sẻ đến các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình đoạn video phỏng vấn Job, Joris & Marieke về ba bộ phim của họ gồm A Single Life, MUTE và [Otto] được đăng trên kênh tạp chí hoạt hình Skwigly tại Youtube. Phạm Hoàng Ngọc (Dịch và Tổng hợp)

Phim hoạt hình ngắn Dimanche 2

Dimanche (tên tiếng anh là Sunday) là bộ phim hoạt hình ngắn của Canada do Patrick Doyon làm đạo diễn kiêm viết kịch bản phim. Nhà sản xuất cho bộ phim gồm hai người là Marc Bertrand và Michael Fukushimara. Dimanche được National Film Board of Canada cho ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Berlin vào 02/2011 và công chiếu trên mạng vào 05/01/2012. Tại buỗi lễ trao giải Oscar 2012, Dimanche có tên trong danh sách 5 ứng cử viên xuất sắc của hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) nhưng thật tiếc vì bộ phim đã không đủ may mắn để nhận được giải thưởng này. Poster bộ phim. Nguồn: animationmagazine.net Dimanche là bộ phim hoạt hình mang tính chuyên nghiệp đầu tiên của đạo diễn trẻ Patrick Doyon, anh là người gốc Montréal. Trước đây Patrick Doyon đã làm ra một bộ phim hoạt hình ngắn dài 3 phút vào năm 2006, trong khi tham gia vào chương trình Hothouse của NFB dành cho những nhà làm phim hoạt hình trẻ tuổi. Ý tưởng của Dimanche được dựa theo những ký ức tuổi thơ của chính đạo diễn: “Bộ phim dựa vào một vài ký ức thời thơ ấu của tôi để thêu dệt nên câu chuyện. Tôi đã thay đổi và phóng đại rất nhiều thứ, vì vậy bộ phim của tôi không còn mang theo lối tự truyện. Ví dụ, trong gia đình tôi, có rất nhiều trẻ em và tôi không bao giờ là đứa trẻ duy nhất có mặt trong ngày hôm đó. Nhưng với mục đích của bộ phim, tôi đã loại bỏ những anh em họ của tôi ra khỏi nội dung”. Đạo diễn Patrick Doyon. Nguồn: spectacularoptical.ca Để thực hiện bộ phim Dimanche, anh đã làm việc với bút chì để vẽ ra các mẫu thiết kế trên giấy, toàn bộ cảnh trong phim đều được chính tay đạo diễn Patrick Doyon vẽ tay toàn bộ. Dimanche có thời lượng 10 phút được anh hoàn thành trong vòng hai năm, từ việc thiết kế các bản vẽ trên giấy rồi đến làm việc trên bàn sáng. Patrick Doyon kết thúc với mười lăm thùng đầy những bản phác thảo của mình, sau đó anh quét qua máy tính và tô màu cùng chỉnh sửa trên Photoshop. Cuối cùng, anh tạo bộ phim qua phần mềm Opus của Toon Boom. Patrick Doyon tin rằng cách thức làm hoạt hình như vậy sẽ giúp Dimanche miêu tả cảm xúc tốt hơn. “Một thách thức khác là phong cách vẽ của tôi – vì tôi thường không hoàn tất những đường nét trên bản vẽ rõ ràng, do đó các đường nét tôi tạo ra không liền mạch với nhau và đó là lý do tại sao quá trình tô màu lại khó khăn đối với tôi, khiến cho thời gian sản xuất bộ phim bị kéo dài thêm” – Đạo diễn Patrick Doyon chia sẻ khó khăn của mình khi thực hiện Dimanche. Nguồn: spectacularoptical.ca Comic Media Academy xin chia sẻ hai đoạn clip Making of Dimanche cho bạn đọc và các bạn học viên học làm phim hoạt hình cùng tham thảo. Có thể các bạn sau khi xem hai đoạn clip này sẽ giúp ích phần nào qua các kinh nghiệm bổ ích từ đạo diễn trẻ Patrick Doyon. Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

Phim hoạt hình ngắn The Fantastic Flying Books of Mr Morris Lessmore 3

The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore là bộ phim hoạt hình ngắn do hai đạo điễn William Joyce và Brandon Oldenburg thực hiện và sản xuất bởi Moonbot Studios. Nhà sản xuất gồm ba người: Lampton Enochs, Alissa Kantrow và Trish Farnsworth-Smith. Ngoài ra, kịch bản được viết bởi đạo diễn William Joyce và phát hành vào ngày 30 tháng 1 năm 2011 tại Santa Barbara, California. Sau khi chiến thắng trong hàng chục liên hoan phim, The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore đã xuất sắc nhận được giải Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 84, buổi lễ được tổ chức vào năm 2012. Poster phim. Nguồn: cloudfront.net Bộ phim có thời lượng 15 phút, mở đầu với cơn bão dữ dội đang quét ngang thành phố và tàn phá tất cả mọi nơi, nó cuốn bay đi những quyển sách, mang đi những chữ viết vô giá. Mặc cho Morris Lessmore có cố gắng hết sức đuổi theo bảo vệ quyển sách yêu quý của ông thì cũng vô dụng. Khi cơn bão qua đi, chúng chỉ để lại cho ông những tờ giấy trắng tan nát. Sau đó, Morris Lessmore lang thang vào một thư viện bí ẩn – ở nơi đó ông bắt gặp những điều bất ngờ với những quyển sách sống động kỳ lạ khiến Morris một lần nữa tìm được màu sắc cuộc sống và cảm hứng đặt bút. The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore được lấy cảm hứng từ William Morris – ông làm việc tại một nhà xuất bản sách thiếu nhi tại HarperCollins và cố vấn của Joyce. William Joyce quyết định viết ra một câu chuyện về một người đàn ông đã cống hiến hết cả cuộc đời mình cho những quyển sách khi ông đang trên đường đến thăm Morris. William Joyce đã đọc tác phẩm của mình cho Morris trước khi Morris mất vài ngày sau đó. Không chỉ với nội dung ý nghĩa, bộ phim này cũng không hề kém cạnh về mặt hình thức. The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore được tạo ra bằng cách sử dụng hoạt hình máy tính 3D kết hợp các kỹ thuật vẽ tay 2D truyền thống, cùng với bối cảnh được dựng bằng mô hình và lựa chọn âm nhạc phù hợp. Ngoài ra, hình ảnh nhân vật Morris Lessmore được mô phỏng ngoại hình dựa theo nam diễn viên điện ảnh Buster Keaton. Có một điểm đặc biệt trong bộ phim nữa, đó chính là đoạn mở đầu được lấy ý tưởng từ cảnh bão trong Steamboat Bill của Keaton, Jr cùng cơn bão Katrina đã đổ bộ qua Mĩ năm 2005 và cơn lốc xoáy từ bộ phim nổi tiếng The Wizard of Oz. The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore đã sử dụng sự tương phản của màu sắc và đen trắng. Trong bộ phim, màu đen và trắng tượng trưng cho nỗi buồn và tuyệt vọng do cơn bão gây ra. Ngược lại, màu sắc cho những niềm hạnh phúc của nhân vật chính. Hãy cùng Comic Media Academy ngắm nhìn những bức ảnh về mẫu thiết kế và bối cảnh của The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore. Mẫu thiết kế nhân vật Morris Lessmore và một số phân cảnh được vẽ bằng tay. Nguồn: awn.com Đạo diễn William Joyce và Brandon Oldenburg. Nguồn: awn.com Comic Media Academy xin chia sẻ đoạn clip The making of Morris Lessmore cho bạn đọc và các bạn học viên học làm phim hoạt hình tham khảo. Nếu các bạn là những người yêu thích sách thì đây chính là một bộ phim hoạt hình không thể bỏ qua. The making of Morris Lessmore Phạm Hoàng Ngọc (Dịch và Tổng hợp)

Phim hoạt hình ngắn Wild Life 2

Wild Life là phim hoạt hình ngắn của đạo diễn Wendy Tilby và Amanda Forbis – cả hai người cùng phụ trách viết kịch bản cho đứa con của mình. Nhà sản xuất gồm 4 thành viên: Marcy Page, Bonnie Thompson, David Verrall và David Christensen và được thực hiện tại National Film Board of Canada. Poster phim. Nguồn: imdb.com Wild Life ra mắt tại Liên hoan phim ngắn toàn cầu 2011 tại Toronto, diễn ra vào 06/2011 và được chiếu trực tuyến vào 06/01/2012. Bộ phim đã được đề cử giải Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại buổi lễ trao giải Oscar lần thứ 84, và vị trí Phim ngắn hay nhất tại Giải thưởng Annie lần thứ 39. Với thời lượng 13 phút 30 giây, Wild Life có bối cảnh diễn ra vào năm 1909, một người Anh di chuyển đến biên giới Canada, nhưng tại đây lại xảy ra vài vụ xung đột đẫm máu. Mặc cho cảnh tưởng thực tế đầy thê thảm, nhưng anh vẫn viết những bức thư kể rằng nơi anh đến vẫn tươi sáng và tốt đẹp. Bộ phim sẽ cho người xem thấy được vẻ đẹp của những đồng cỏ, những nỗi nhớ nhà tha thiết và sự điên rồ trong hoàn cảnh sống đầy rình rập hiểm nguy. Đạo diễn Amanda Forbis và Wendy Tilby. Nguồn: cartoonbrew.com Ngoài việc viết kịch bản và chỉ đạo bộ phim, hai nữ đạo diễn Amanda Forbis và Wendy Tilby còn chịu trách nhiệm khâu thiết kế nhân vật và vẽ từng khung hoạt hình bằng màu gouache. Ngoài ra cả hai còn viết bài hát cho phần kết thúc phim. Trong quá trình làm việc, vẫn có nhiều điều trắc trở, như vấn đề thời gian mà cả hai gặp phải. Amanda Forbis và Wendy Tilby chỉ có thể làm việc cho Wild Life vào những lúc cả hai rảnh rỗi. Vì hạn hẹp thời gian nên hai nữ đạo diễn đã hoàn tất tác phẩm của mình trong khoảng thời gian từ 6-7 năm, từ khâu ý tưởng đến khi hoàn tất khâu thực hiện phim. Khi được phóng viên hỏi về cách thức cả hai làm nên bộ phim hoạt hình ngắn này và cách mà họ chỉnh sửa cho nó, Amanda Forbis và Wendy Tilby đã trả lời rằng họ thay đổi tình tiết ngay trên kịch bản và cả khi làm hoạt họa. Như khi thực hiện khâu hoạt hình, cả hai đã thêm thắt và loại trừ một vài yếu tố khi đang làm cho đến khi hai người hoàn tất giây phút cuối cùng của bộ phim Wild Life. “Tất cả cảnh trong bộ phim đều được vẽ bằng tay, nhưng cũng tùy theo cách bạn xác định nó. Chúng tôi đã làm phim hoạt hình này bằng phần mềm Flash, bằng cách vẽ trực tiếp vào máy. Sau đó, cả hai sẽ in ra các bản vẽ và tô điểm lên chúng bằng màu gouache. Cuối cùng, những bức tranh đó sẽ được quét lại vào máy tính và được chúng tôi ghép lại với nhau. ” – Cả hai đạo diễn chia sẻ về cách thức thực hiện Wild Life. “Thực ra, chúng tôi đã hy vọng sẽ làm Wild Life hoàn toàn bằng máy tính vì chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ tiết kiệm thời gian cho cả hai. Nhưng rồi điều đó trở thành một thử thách khó khăn”. Nguồn: Wild Life (Making of) Comic Media Academy xin chia sẻ bạn đọc và học viên học làm phim hoạt hình hai đoạn clip về Making of Wild Life và phỏng vấn đạo diễn Wendy Tilby và Amanda Forbis về tác phẩm của họ. Wild Life (Making of) Wild Life – How It Started (Making of) Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

Phim hoạt hình ngắn A Morning Stroll 1

A Morning Stroll là bộ phim hoạt hình ngắn của Anh do đạo diễn Grant Orchard thực hiện. Bộ phim với thời lượng 7 phút được phát hành bởi nhà sản xuất Sue Goffe và StudioAKA, được ra mắt lần đầu vào 10/06 tại Liên hoan phim Brooklyn 2011, đồng thời bộ phim được chiếu tại Liên hoan phim Sundance 2012. Tại nơi này, A Morning Stroll đã đoạt giải thưởng Hoạt hình hay nhất (Best Animation) và Giải thưởng của Ban giám khảo cho hoạt hình ngắn (Jury Prize in Animated Short Film). Poster phim A Morning Stroll. Nguồn: imdb.com Vào năm 2012, A Morning Stroll đã được đề cử vào vị trí Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Giải thưởng Viện Hàn lâm (Oscar) lần thứ 84. Nội dung của A Morning Stroll nói về một người dân sống tại New York vô tình bắt gặp một chú gà đang dạo phố. Bộ phim muốn chúng ta tự hỏi rằng – liệu chú gà trống ấy hay những con người xuất hiện trong đoạn phim, bên nào mới có lối sống thành thị đúng chuẩn? Theo đạo diễn Grant Orchard chia sẻ về ý tưởng để anh thực hiện bộ phim A Morning Stroll, kịch bản được dựa trên một sự kiện trong chương “Chú gà” – trích từ cuốn sách “Những câu chuyện có thật về cuộc sống tại Mỹ” do tác giả Paul Auster sáng tác. Về hình thức, A Morning Stroll là sự kết hợp phong phú và đa dạng giữa hoạt hình đen trắng, hoạt hình màu và kỹ thuật 3D hiện đại. Các nhân vật trong bộ phim được đơn giản hóa và được thiết kế hình chữ nhật, tròn hay tam giác. Trong bộ phim, các bạn sẽ nhận ra có ba mốc thời gian chính và được cách nhau 50 năm, gồm: 1959, 2009 và 2059. Đạo diễn Grant Orchard. Nguồn: cartoonbrew.com Ngoài ra, theo Grant Orchard tâm sự trong bài phỏng vấn của anh trên trang Cartoonbrew, ban đầu anh có ý định thực hiện bộ phim hoạt hình ngắn này trong vòng 3 phút. Nhưng trong quá trình làm thì xảy ra vài vấn đề khiến đạo diễn phải tăng độ dài bộ phim lên 7 phút. Vì vậy, lúc đầu các đối tác tại Studio AKA gồm bốn người: Sue Goffe, Philip Hunt, Marc Craste và Pam Dennis nghĩ rằng A Morning Stroll có thể không có nhiều rủi ro. Nhưng thực tế dự án này vẫn là một nguy cơ vì đoàn làm phim không có nguồn tài trợ từ bên ngoài và phải tìm cách để thực hiện bộ phim một cách hoàn hảo mà không ảnh hưởng đến công việc quảng bá đã được thông qua tại phòng thu. Ngoài ra, những đối tác theo Grant Orchard cho rằng họ đã có những thành công đáng kể với những bộ phim hoạt hình ngắn khác, do đó sẽ rất dễ dàng để những người đó từ chối tiếp tục dự án với anh, vì đây không phải là loại phim mà bất kỳ ai có thể chắc chắn sẽ làm việc tiếp khi biết rằng nó sẽ phải kéo dài quá trình làm phim so với dự đoán. Nhưng cuối cùng, những đối tác tại Studio AKA vẫn đặt niềm tin nơi đạo diễn Grant Orchard, khiến anh cảm thấy rất vui mừng. Hai mẫu thiết kế nhân vật trong A Morning Stroll. Nguồn: cartoonbrew.com Những chia sẻ của Grant Orchard về A Morning Stroll chắc hẳn mang đến nhiều kiến thức thú vị cho các bạn học làm phim hoạt hình. Hy vọng các bạn sẽ tạo ra được những bộ phim hoạt hình giàu cảm xúc và ý nghĩa.  Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp 

Phim hoạt hình ngắn Room on the Broom 1

Room on the Broom là bộ phim hoạt hình ngắn được chuyển thể từ sách ảnh thiếu nhi, được thực hiện bởi hai đạo diễn Jan Lachauer và Max Lang cùng đội ngũ biên kịch gồm hai tác giả quyển sách cùng tên là Julia Donaldson và Axel Scheffler. Bộ phim do Martin Pope và Michael Rose của Magic Light Pictures phối hợp với Orange Eye Limited sản xuất, ra mắt ngày 25/12/2012 tại Anh. Sau đó, bộ phim được phát sóng tại Mỹ trên kênh PBS Kids Sprout như một món quà đặc biệt Halloween vào ngày 30/10/2013. Poster của Room on the Broom. Nguồn: imdb.com Năm 2013, Room on the Broom đã nhận được giải thưởng Children’s Awards cho hạng mục Phim hoạt hình. Ngay sau đó, bộ phim được các chuyên gia trong ngành khen tặng “Một tác phẩm của thiên tài”, đã có tên trong danh sách 5 ứng cử viên sáng giá cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animation Short Films) tại lễ trao giải Oscar 2014. Bộ phim dựa theo tác phẩm cùng tên ăn khách của Julia Donaldson và hình ảnh minh họa bởi Axel Scheffler. Room on the Broom có nội dung kể về một phù thủy tử tế đã mời các con vật mà cô gặp trên đường tham gia chuyến hành trình trên cây chổi của cô, tuy nhiên điều đó khiến chú mèo cô nuôi khó chịu. Sau đó, một con rồng gây chiến với nữ phù thủy và các người bạn đi chung đã giúp cô đánh đuổi được nó. Để trả ơn cho sự dũng cảm của họ, vị phù thủy đã tạo ra một cây chổi mới tuyệt đẹp và có nhiều chỗ cho tất cả mọi người. Hai đạo diễn Jan Lachauer và Max Lang tâm đã sự về quá trình làm bộ phim như sau: “Trong khoảng 6 tháng, đội ngũ chúng tôi tập trung vào việc phát triển nội dung của bộ phim và các nhân vật. Trong các nhân vật thì chúng tôi tự hào nhất là cô phù thủy thân thiện, một nhà thám hiểm thích đi đây đi đó khắp mọi nơi và hay giúp đỡ người khác. Trong khi đó thì nhân vật chú mèo có một chút bảo thủ và không muốn chào đón những người bạn khác vào nơi của mình”. Nguồn: cartoonbrew.com Lachauer và Max Lang cũng chia sẻ thách thức lớn nhất là làm ra kịch bản phân cảnh (Storyboard) sao cho hấp dẫn và sinh động. Đoàn làm phim đã dành rất nhiều thời gian để chỉnh sửa cho phù hợp với thời lượng bộ phim hoạt hình ngắn cho phép. Thật may mắn, qúa trình này được giải quyết thành công bởi Waldemar Fast và giám sát hoạt hình Tobias v. Burkersroda, họ là hai người bạn tốt của Jan Lachauer và Max Lang. Nguồn: cartoonbrew.com Dưới đây là Concept Art do Manu Arenas thực hiện cho Room on the Broom. Cả hai vị đạo diễn đều rất hài lòng về khả năng nắm bắt bầu không khí bộ phim nhanh chóng và hoàn hảo của anh ta. Nguồn: cartoonbrew.com Về khâu chọn lựa màu sắc cho bộ phim, cả hai đạo diễn Jan Lachauer và Max Lang đã làm việc với Aurelien Predal. Trong vòng hai tuần, anh đã trình bày bảng màu sắc phù hợp cho bộ phim. Bảng màu này trở thành hướng dẫn cho đội ngũ đoàn làm phim tiếp tục cho phần còn lại trong quá trình sản xuất và có sức ảnh hưởng lớn đến mọi thứ từ thiết kế đến khâu ánh sáng. Nguồn: cartoonbrew.com Bối cảnh trong phim được lấy cảm hứng từ Manu và Aurelien, phần xây dựng bối cảnh được giám sát bởi Klaus Morschheuser và Katja Moll, cả hai người này đã tạo ra thế giới trong Room on the Broom. Bức ảnh dưới đây sẽ cho các bạn thấy họ đã xây dựng một cây linh sam từ cây chồi nhìn chân thật như thế nào. Ngoài ra Room on the Broom còn có đội ngũ 9 thành viên trong khâu hoạt hình rất tài năng khi hoàn thành công việc vừa nhanh vừa hiệu quả. Cả đội làm trung bình một cảnh hoạt hình tầm 12s/tuần cho bộ phim và kết quả rất được cả hai đạo diễn ưng ý. Nguồn: cartoonbrew.com Qua bài viết về bộ phim hoạt hình ngắn Room On The Broom, Comic Media Academy hy vọng các bạn học làm phim hoạt hình đã tích lũy những bài học riêng cho bản thân và có ý tưởng cho tác phẩm hoạt hình của chính mình.  Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng Hợp  

CMA đồng hành cùng liên hoan phim ngắn FY Film Fest 1

Trong Liên hoan phim ngắn FY Film Fest lần 1, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) trở thành một trong những đơn vị đồng hành, hỗ trợ cho BTC từ khâu chuẩn bị đến các phần chính trong Liên hoan phim.  Với thế mạnh về thiết kế, CMA đã đưa đến phiên bản logo và các bộ ấn phẩm truyền thông đột phá, thể hiện rõ tiêu chí mà Liên hoan phim ngắn FY Film Fest hướng đến. Logo Liên hoan phim ngắn FY Film Fest nổi bật với tông màu chủ đạo là màu đỏ và trắng. Sắc màu đỏ gợi lên ngọn lửa nhiệt huyết, đam mê hòa quyện trong màu trắng tinh khôi tạo ra một lời nhắn ẩn ý “Sức trẻ nhiệt huyết và tràn đầy đam mê cháy bỏng”. Ngoài ra, với biểu tưởng FY cách điệu thành cuộn phim thể hiện sắc nét tên gọi Liên hoan phim. Đồng thời hình ảnh này còn gợi lên đôi cánh với khát khao được bay cao bay xa của người trẻ làm phim. Logo do họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn, giảng viên chuyên ngành Digital Painting của Viện Truyện tranh và Hoạt hình thực hiện đã phần nào làm bật lên ý nghĩa của Liên hoan phim ngắn FY Film Fest năm nay.  Bên cạnh logo, Viện Truyện tranh và Hoạt hình còn mang đến bộ ấn phẩm truyền thông độc đáo, góp phần lan truyền thông tin của Liên hoan phim ngắn FY Film Fest đến các bạn trẻ trên cả nước.  Thẻ đeo của BTC Liên hoan phim ngắn FY Film Fest lần 1 Cùng với các phiên bản thiết kế hỗ trợ công tác truyền thông của Liên hoan phim ngắn FY Film Fest lần 1, Viện Truyện tranh và Hoạt hình còn mang đến những giải thưởng giá trị cho các bạn tham gia Liên hoan phim gồm 2 học bổng 100% và 5 học bổng 50 % Khóa học Biên kịch phim điện ảnh tại Viện.  Ngoài ra, trong quá trình diễn ra Liên hoan phim, BTC còn tổ chức các buổi học về nghề cùng đạo diễn Phan Đăng Di và đạo diễn Phan Gia Nhật Linh. Một trong những địa điểm diễn ra các buổi workshop này chính là cơ sở 164 Nguyễn Đình Chính, Q.Phú Nhuận, TPHCM của Viện Truyện tranh và Hoạt hình.  Liên hoan Phim ngắn FY Film Fest là chương trình dành cho các bạn trẻ trên cả nước. Trải qua các buổi workshop học làm phim với hai đạo diễn nổi tiếng hàng đầu Việt Nam là Phan Đăng Di và Phan Gia Nhật Linh, các bạn sẽ tự tích lũy kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị cho tác phẩm dự thi của mình. Tác phẩm tham gia Liên hoan sẽ là những bộ phim ngắn có thời lượng dưới 20 phút với đề tài tự do. Có thể nói đây là một mô hình đào tạo các nhà làm phim trẻ cho điện ảnh Việt bên cạnh việc tạo ra một sân chơi bổ ích cho các bạn yêu thích điện ảnh tham gia. Bạn có thể đăng ký tham gia Liên hoan tại đây

Học làm phim cùng Phan Đăng Di 12

Mở đầu cho chuỗi các hoạt động thú vị của Liên hoan phim ngắn FY Fest lần 1 năm 2017 chính là workshop Học làm phim cùng Đạo diễn Phan Đăng Di. Workshop đã bắt đầu ngày học thứ 1 vào 07/05 tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, cơ sở 164 Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận. Trong workshop, các bạn tham gia đã cùng đạo diễn Phan Đăng Di theo dõi các bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới. Kết thúc một bộ phim sẽ là thời gian phân tích cùng đạo diễn về các tình tiết trong phim. Từ đó giúp các bạn tạo sự nhạy bén trong quá trình làm phim và khả năng phân tích hợp lý. Đồng thời, các bạn  có thể tích lũy thêm nhiều ngôn ngữ điện ảnh mới, bổ sung cho kiến thức của bản thân khi làm phim điện ảnh.  Workshop sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 08/05. Trong ngày thứ hai của workshop, các bạn sẽ học viết kịch bản cùng đạo diễn Phan Đăng Di. Không những vậy, các bạn đã từng sản xuất một bộ phim có thể giới thiệu tại buổi học này. Qua đó, đạo diễn Phan Đăng Di sẽ dành những nhận xét và chia sẻ bổ ích cho bộ phim của bạn.  Liên hoan Phim ngắn FY Film Fest là chương trình dành cho các bạn trẻ trên cả nước. Trải qua các buổi workshop học làm phim với hai đạo diễn nổi tiếng hàng đầu Việt Nam là Phan Đăng Di và Phan Gia Nhật Linh, các bạn sẽ tự tích lũy kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị cho tác phẩm dự thi của mình. Tác phẩm tham gia Liên hoan sẽ là những bộ phim ngắn có thời lượng dưới 20 phút với đề tài tự do. Có thể nói đây là một mô hình đào tạo các nhà làm phim trẻ cho điện ảnh Việt bên cạnh việc tạo ra một sân chơi bổ ích cho các bạn yêu thích điện ảnh tham gia. Bạn có thể đăng ký tham gia Liên hoan tại đây Hình ảnh trong Workshop Học làm phim cùng đạo diễn Phan Đăng Di tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình 

Comic Media Academy Khai giảng Khóa 06 Hệ Kỹ thuật viên

Sáng 20/04, Lễ khai giảng khóa 06 ngành Truyện tranh, Hoạt hình, Digital Painting đã được diễn ra tại cơ sở 164 Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận. Buổi lễ có sự tham gia của các giảng viên đang tham gia giảng dạy tại Viện cùng các bạn học viên, tân học viên. Sau chuyến tàu mang tên “Khóa 05”, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cho một hành trình mới mang tên Khóa 06. Hành trình của những họa sĩ vẽ truyện tranh, làm phim hoạt hình và Digital Painting tương lai.  Không chỉ là một buổi lễ khai giảng đơn giản, đây còn là buổi chào đón các bạn tân học viên Khóa 06 gia nhập Thế giới CMA, nơi các bạn tự tin thực hiện ước mơ của mình. Sự đặc biệt của buổi lễ khai giảng Khóa 06 đến từ sự chuẩn bị, góp sức của các bạn học viên khóa trước từ từ khâu thiết kế đến nội dung chương trình.  Bên cạnh chào đón học viên Khóa 06, Viện Truyện tranh và Hoạt hình còn tổ chức trao học bổng học tập cho các học viên xuất sắc, học viên tiêu biểu trong học kỳ trước.  Học viên có thành tích học tập cao nhất của từng khóa học Nguyễn Thị Hoài Thương – Học viên Khóa 2 hệ KTV Chuyên ngành Truyện tranh Mai Thu Hải Ngân – Học viên Khóa 3 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình Huỳnh Thị Minh Phương – Học viên Khóa 5 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình  Phan Hồng Đức – Học viên Khóa 5  hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình  Học viên tiêu biểu toàn khóa Nguyễn Khương Thảo – Học viên Khóa 5 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình Như một thông lệ trong các buổi lễ khai giảng chào đón tân học viên của CMA, các bạn tân học viên Khóa 06 sẽ cùng giao lưu và chia sẻ với các bạn học viên khóa trên. Không chỉ vậy, các bạn Khóa 06 còn có khoảng thời gian vui chơi, gắn kết cùng nhau qua trò chơi vẽ tranh đoán nhân vật truyện tranh, hoạt hình . Mục đích của những trò chơi này là muốn cho các bạn tân học viên có thể thoải mái, cởi mở hơn và sẵn sàng đón nhận những thử thách phía trước.  Dù đều có sự khác biệt riêng nhưng tựu chung lại các bạn đều có một ước mơ, một đam mê trong ngành học Digital Painting, Truyện tranh, Hoạt hình. Cùng cố gắng cho tương lai phía trước nhé CMAers! >>> Theo dõi hình ảnh buổi lễ khai giảng TẠI ĐÂY

Viện Truyện tranh và Hoạt hình khai giảng khóa 5

Hòa cùng không khí của ngày khai giảng toàn quốc, ngày 05.09.2016 Comic Media Academy – Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức Lễ Khai Giảng Khóa 5 – ngành Họa sĩ Vẽ Truyện tranh và Họa sĩ Hoạt hình, chương trình đào tạo chuyên sâu hệ Kỹ thuật viên. Ngoài chương trình, phương pháp học tập được giới thiệu, buổi lễ khai giảng khóa 5 còn là cơ hội để các bạn học viên tìm hiểu về bộ truyện Hot Girl Tắc Kè –  một dự án do các bạn học viên khóa 1 thực hiện. Những khó khăn, thuận lợi khi vừa học vừa sáng tác sẽ được chia sẻ ngay tại buổi lễ. [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Lễ khai giảng khóa 5 Ngành truyện tranh – hoạt hình Thời gian: 9:00 – 11:30 ngày thứ hai, 05/09/2016 Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình – Cơ sở 3, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM (*) BẢN ĐỒ THAM KHẢO: Viện Truyện tranh và Hoạt hình trân trọng kính mời quý giảng viên, các bạn học viên, tân học viên đến tham dự. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] (*) Cơ sở 3 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình đặt tại Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận. (**) Mọi thông tin chi tiết về Lễ khai giảng, bạn vui lòng liên hệ Mr. Hải Đăng – 090.273.8806.

tạo hình và phối cảnh

Bạn là một họa sĩ vẽ truyện tranh hay một nhà làm phim hoạt hình? Bạn muốn kể một câu chuyện bằng những khuôn hình, bức vẽ nhưng không biết cách để sắp xếp những ý muốn thể hiện như thế nào? Hoặc bạn là một họa sĩ Digital Painting muốn tìm cách sắp xếp các nét vẽ thành một bức tranh ý nghĩa có bố cục rõ ràng? “Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện” sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó. Khi đọc cuốn sách này có nghĩa là bạn đang bước vào một khoa học cao cấp về nghệ thuật kể chuyện bằng thị giác. Bạn sẽ tìm ra được cách thu hút người nghe, người xem vào câu chuyện của mình. Khi vẽ storyboard hay dàn chuyện bằng hình ảnh đó là lúc chúng ta thực hành một bài tập kể chuyện, khác với trình diễn một tiết mục cho một show diễn nào đó. Nếu hình vẽ không được thực hiện để diễn tả một mục đích, ý nghĩa nó sẽ đẩy người xem ra khỏi diễn tiến câu chuyện, làm cho người xem bối rối vì họ đang nhìn vào những nét bút trên giấy, chứ không phải đang trải nghiệm khi theo dõi một câu chuyện và các nhân vật bên trong đó. Không nên để khán giả mắc kẹt vào một khuôn hình nào đó bởi bức vẽ trong khuôn hình rất đẹp nhưng lại không có ý đồ gì phục vụ cho câu chuyện Trong cuốn sách này chúng ta sẽ nói về ngôn ngữ của nghệ thuật và cách sắp xếp bố cục trên khuôn hình và mục đích của từng khuôn hình. Khi nắm rõ các lý thuyết này, câu chuyện hình ảnh mà bạn kể sẽ được gắn kết, liên tục và có tính nhất quán. Điều này làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và thu hút người xem hơn. Bắt đầu đọc, bắt đầu vẽ và bắt đầu con đường sáng tạo của bạn. THÔNG TIN CHUNG: Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện Danh mục Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Tác giả: Marcos Mateu Mestre Biên dịch: Th.s – Họa sĩ Lê Thắng Số trang: 160 Nội dung: Chương 1: Cái nhìn chung về nghệ thuật dẫn dắt Chương 2: Vẽ và bố cục trên một khuôn hình đơn (phần cơ bản) Chương 3: Bố cục khuôn hình có mục đích Chương 4: Bố cục tạo ra sự liên tục Chương 5: Truyện tranh dài kỳ Phần 1: Nhân vật Phần 2: Khung truyện và trang truyện Một vài suy nghĩ sau cùng >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Dạy vẽ phối cảnh truyện tranh, hoạt hình 

học làm phim chuyên nghiệp

Một đoàn làm phim hay đội ngũ làm phim chuyên nghiệp là một nhóm người được thuê bởi một công ty sản xuất cho mục đích sản xuất một bộ phim, có thể là phim điện ảnh, phim truyền hình hoặc phim hoạt hình. Khái niệm đoàn làm phim được mô tả ở đây không bao gồm dàn diễn viên hay đội ngũ những người lồng tiếng cho bộ phim. Một đoàn làm phim được chia phân chia theo các lĩnh vực khác nhau, chuyên về một khía cạnh cụ thể của sản xuất. 1. Biên kịch (Script Writer): Không phải ngẫu nhiên mà nhà biên kịch lại là người đầu tiên trong danh sách này. Đây là người sáng tạo ra ý tưởng, viết nên kịch bản chi tiết bao gồm cốt truyện. Biên kịch có thể tạo nên kịch bản nhờ vào sự sáng tạo ngẫu nhiên. Nó có thể đến bất chợt từ một cái tên, một câu chuyện, một mẫu tin, một bài báo, thậm chí là một con vật,…Biên kịch cùng với kịch bản của họ là điều kiện cần hàng đầu để có một tác phẩm hay. >>> Tìm hiểu thêm: Lớp Nghệ thuật sáng tạo kịch bản >>> Tìm hiểu thêm: Các loại kịch bản phổ biến 2. Tổ sản xuất (Product team): Khi nhắc đến tổ sản xuất ta có thể liệt kê các chức danh sau: Executive Producer (Giám đốc sản xuất), Producer (Người chịu trách nhiệm sản xuất), Line Producer (Chịu trách nhiệm dây chuyền sản xuất), Production Manager (Quản lý sản xuất), Production Coordinator (Chuyên viên điều phối tổ chức sản xuất), Co-Producer (đồng sản xuất),… Tổ sản xuất là “bầu show” của phim, có chức năng tạo mọi điều kiện để bộ phim được thực hiện. Tổ sản xuất thường phải theo sát quá trình sản xuất phim, từ khâu phát triển ý tưởng, xây dựng kịch bản cho đến công đoạn hoàn thiện và phát hành phim. Tổ sản xuất phải quản lý các vấn đề sản xuất thực tế, bao gồm việc tổ chức nhân sự, thiết bị quay, kỹ thuật, kinh phí, lịch quay, tổ chức việc hậu cần, … 3. Đạo diễn (Director): Đạo diễn được xem là “thầy phù thủy” của bộ phim. Chịu trách nhiệm tổng quát về mặt sáng tạo của bộ phim, bao gồm kiểm soát nội dung phim, nhịp phim, lựa chọn bối cảnh, cảnh quay, quản lý ánh sáng, tính toán thời gian…những yếu tố quyết định đến giá trị nghệ thuật – thẩm mỹ của bộ phim. Trong giai đoạn trước, đạo diễn thường phải làm nhiều công việc như: chỉ đạo diễn xuất, làm hậu kỳ,…nhưng hiện nay, để chuyên nghiệp hóa các công đoạn làm phim, dần xuất hiện các chức danh như: đạo diễn hình ảnh, đạo diễn âm thanh, chỉ đạo diễn xuất,…trong đoàn làm phim. 4. Trợ lý đạo diễn (Assistant Director): Trợ lý đạo diện là người hỗ trợ công việc cho đạo diễn trong suốt quá trình sản xuất phim…Trợ lý đạo diễn bắt buộc phải nắm bắt chính xác thời gian, công việc trong từng giai đoạn đối với từng bộ phận khác nhau. Trợ lý đạo diễn cần báo cáo lịch quay hàng ngày, lịch nghỉ ngơi tới các bộ phận, phân công nhiệm vụ, những gì cần chuẩn bị cho cảnh quay, sắp xếp cảnh quay,… Nếu bạn muốn trở thành một đạo diễn giỏi thì hãy đảm nhiệm công việc của trợ lý đạo diễn. 5. Thư kí trường quay (Script Supervisor): Thư kí trường quay là người am hiểu cách thức vận động của các bộ phận kỹ thuật trong quá trình sản xuất phim. Công việc của thư kí trường quay là biên chép các thông số về ống kính, tiêu cự, độ dài, âm thánh, ánh sáng, bố cục quay, số cảnh quay,…Những biên chép đó sẽ có ích cho những bộ phận dựng phim. Mặt khác, thư ký trường quay phải theo dõi xem phần nào của kịch bản đã được quay và ghi chú các khác biệt của cảnh quay và kịch bản. Thư kí trường quay đòi hỏi phải có khả năng tập trung và ghi nhớ tốt để đảm bảo mọi ghi chép đều chính xác. 6. Tổ quay phim: Nhân sự trong tổ quay phim thường bao gồm: Giám đốc hình ảnh (DP – director of photography), Quay phim (Camera Operator),… DP là người đứng đầu tổ quay phim và ánh sáng của một bộ phim. Cũng là người có quyền quyết định về về ánh sáng và khung hình của mỗi cảnh phim. DP được coi là cánh tay phải của đạo diễn. Nhiều đạo diễn chỉ thích làm việc với một số DP thân thiết, chẳng hạn khi nói đến phim của đạo diện Steven Spielberg, người ta nghĩ ngay đến DP Janusz Kaminski, người đã quay tất cả bộ phim của Spielberg. Hay nói đến thành công của đạo diễn Vương Gia Vệ, người hâm mộ sẽ nghĩ ngay dến Christopher Doyle. Ngay cả ở Việt Nam cũng có “cặp bài trùng” đạo diễn Lê Hoàng – quay phim Phạm Hoàng Nam. 7. Dựng phim (Editor): Người dựng phim là người tổng hợp tất cà các cảnh quay (chưa qua chỉnh sửa) sau khi đoàn làm phim đóng máy. Giờ đây các số liệu ghi chép của thư kí trường quay sẽ giúp người dựng phim trong việc sắp xếp các cảnh quay theo trình tự. Sau đó, người dựng phim sẽ tiến hành ghép nối, chỉnh sửa, tạo hiệu hứng để cho ra đời một bộ phim thật sự. Quỳnh Như tổng hợp (Nguồn: Filmmaking.com.vn / light-shape.com)

Viện truyện tranh và hoạt hình khai giảng khóa 3

Bạn đừng nói rằng “Tôi không thể” nếu như chưa thử qua. Bạn cũng đừng bảo “Tôi không dám” nếu bạn không muốn thực hiện nó. Bạn hãy thử một lần sống đúng với những gì bạn muốn, làm tất cả mọi thứ để sống với đam mê của mình. Và bạn ơi, nếu làm được như vậy, bạn là một người hạnh phúc.   Buổi lễ khai giảng đặc biệt dành riêng cho khóa 3 Sáng 21/4, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã chào đón các bạn học viên khóa 3 với buổi khai giảng đặc biệt mang tên “Lễ Nhập Viện”. Một câu chuyện mới bắt đầu với những học viên khóa 3 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Thạc sĩ Lê Thắng chia sẻ về phương pháp học tập tại CMA Đã qua 3 đợt tuyển sinh nhưng với mỗi đợt, Viện Truyện tranh và Hoạt hình đều có cảm giác hào hứng và hồi hộp mỗi khi được chào đón các bạn đến Viện, trở thành người bạn đồng hành trên bước đường thực hiện ước mơ của bạn.  Giới thiệu bản thân  Các bạn tân học viên khóa 3 đều có những câu chuyện riêng về bản thân. Có bạn gác lại chuyện học ở trường đại học để đến với ước mơ của mình. Có bạn quyết định chọn học làm phim hoạt hình tại CMA sau khi trải qua khóa học ở một trung tâm khác tại TPHCM. Một số bạn khác tạm gác công việc hiện tại để theo đuổi lý tưởng. Và đặc biệt hơn cả, có những bạn đến từ những mảnh đất xa xôi trên khắp đất nước như Phú Yên, Đà Nẵng, Cao Bằng,… để hội tụ tại TPHCM và mang niềm tin đặt tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Cùng nhau tham gia trò chơi  Bạn nghĩ chúng tôi chỉ biết học vẽ? Chúng tôi còn có thể làm nhiều thứ hơn  Hòa nhập cùng các bạn khóa trước Mỗi học viên đều có xuất phát điểm khác nhau nhưng họ đều có chung mục tiêu và ước mơ đó chính là được sống với đam mê của bản thân. Khoảng cách địa lý không cản được bước chân đến thành công của những họa sĩ trẻ đầy tiềm năng. Đam mê không thể “chết” ở một nơi làm việc, học tập không phù hợp với bản thân. Tất cả những câu chuyện của các bạn khóa 3 đều có thể gom chung trong một từ ĐAM MÊ. Có đam mê các bạn mới dám từ bỏ những công việc đang làm hàng ngày để đến với ước mơ cháy bỏng của mình. Có đam mê các bạn mới mạnh mẽ đến với Viện Truyện tranh và Hoạt hình dù có xa xôi, cách trở. Với đam mê đó, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tin rằng bạn đã sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn trên con đường thực hiện ước mơ. Có trải qua gian khổ, người ta mới có thể gặt hái những “quả ngọt” mà mình đã gieo trồng từng ngày qua. CMA không chỉ đơn giản là trường học. Chúng tôi còn là một gia đình  Đến với ngày Khai giảng, các bạn tân học viên khóa 3 chỉ mang đến “đam mê”, “niềm tin” mà các bạn dành cho nghề, dành cho Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Nhưng đối với Viện, chúng tôi chỉ cần bạn vẫn còn vẹn nguyên đam mê và niềm tin trên con đường đầy chông gai phía trước. Chỉ cần bạn đam mê, tin tưởng, Viện sẽ cùng bạn thực hiện ước mơ của bản thân. Chào mừng khóa 3 gia nhập Viện Truyện tranh và Hoạt hình! Chào mừng học viên khóa 3 gia nhập đại gia đình CMA  Hiền Đặng  

Trong không khí reo vui chào đón những ngày lễ lớn của đất nước: Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, Kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Viện Truyện tranh và Hoạt hình hân hoan chào đón các tân học viên đến dự Lễ khai giảng khóa 3, chương trình đào tạo dài hạn ngành Họa sĩ vẽ truyện tranh và Họa sĩ hoạt hình hệ Kỹ thuật viên và Trung cấp chuyên nghiệp. [spacer] Thời gian: 9:00 – 11:30 ngày thứ 5, 21/04/2016 Địa điểm: Cơ sở 1 – Viện Truyện tranh và Hoạt hình, 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TP. HCM [spacer] Đến với Lễ khai giảng lần này, các bạn tân học viên sẽ được giới thiệu về chương trình học tập chi tiết, phương pháp học tập và rèn luyện chuyên sâu tại Viện. Bên cạnh đó, buổi lễ còn là cơ hội để các bạn học viên và tân học viên làm quen, kết nối  với nhau để học tập và sáng tác sau này. Trong năm 2016, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tuyển sinh 400 chỉ tiêu các ngành Họa sĩ vẽ truyện tranh, Họa sĩ hoạt hình, Chuyên viên thiết kế game, Chuyên viên thiết kế đồ họa. Tiêu chí tuyển sinh Miễn thi đầu vào, học viên chỉ cần tốt nghiệp THPT. Tìm hiểu thêm tại đây.   Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

Sáng 26/3, Hội thảo Hoạt hình 3D: Ngành của tương lai – Nghề của giới trẻ do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức đã diễn ra ở cơ sở 1: 98 Ngô Tất Tố, Q.Bình Thạnh, TPHCM. Hội thảo thu hút hơn 150 bạn đam mê hoạt hình 3D.  Toàn cảnh Hội thảo hoạt hình 3D  Hội thảo thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ đam mê học làm phim hoạt hình 3D Hội thảo có sự tham gia của những người thành danh trong nghề như anh Đoàn Trần Anh Tuấn – CEO, Founder Colory Animation, anh Nguyễn Hòa Thanh – Co-founder Colory Animation, anh Trần Thi – 3D Artist, Th.s – Họa sĩ Lê Thắng – Trưởng ngành, Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham gia của đại diện các công ty chuyên sản xuất, thiết kế 3D như Jet Studio, Công ty thiết kế Sao Sáng.  Các khách mời tham gia chia sẻ tại Hội thảo hoạt hình 3D Tại hội thảo, các khách mời đã có những chia sẻ thú vị và tổng quát về hoạt hình 3D ở Việt Nam so với thế giới và quy trình làm phim hoạt hình 3D cũng như nơi đào tạo chuyên sâu về nghề vẽ hoạt hình 3D Hoạt hình Việt Nam hiện tại đang ở đâu? Có thể nói, hoạt hình Việt Nam hiện tại đang dần phát triển nhưng còn khá trẻ so với nền hoạt hình thế giới. Tuy vậy, hoạt hình Việt Nam cũng đã có một số bộ phim ngắn từng được công chúng yêu thích trong một thời gian dài như Dưới bóng cây, Cua càng đại chiến, Cậu bé cờ lau,… Trong đó, Dưới bóng cây gây được sự chú ý khi phim được sản xuất bởi một nhóm bạn trẻ của Colory Animation. Những bộ phim hoạt hình 3D do các bạn trẻ có đam mê và niềm yêu thích đặc biệt với ngành nghề này như một đòn bẩy thúc đẩy cho nền hoạt hình Việt Nam bước tiếp một bậc so với hoạt hình thế giới.  Anh Đoàn Trần Anh Tuấn chia sẻ về hoạt hình Việt Nam Tại hội thảo, anh Đoàn Trần Anh Tuấn đã có những chia sẻ khái quát về hoạt hình 3D ở Việt Nam và tương lai của nghề. Song song đó, anh Tuấn còn cho biết “Ở Việt Nam, những người có khả năng trong lĩnh vực này khá nhiều. Nhưng họ chưa thực sự thoát ra khỏi vùng an toàn (mức lương, công việc hiện tại tốt hơn,…), chưa dám mạo hiểm thực hiện ước mơ. Điều này là bình thường nhưng nó là một trong những lý do khiến hoạt hình Việt Nam chưa thực sự phát triển” Đoàn Trần Anh Tuấn và Nguyễn Hòa Thanh – Hai trong số những người thành lập Colory Animation Studio Colory Animation Studio như một minh chứng cho việc bạn dám thực hiện, dám ước mơ thì mọi cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng. Colory là một studio được hình thành từ đam mê và ước mơ làm phim hoạt hình của nhóm bạn trẻ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Thành công ban đầu của Colory chính là đã thành lập được studio, xây dựng một nơi họ có thể sáng tạo và làm ra những bộ phim hay, ý nghĩa. Theo anh Đoàn Trần Anh Tuấn “Quan tâm hiện tại của Colory chính là chúng tôi có thể làm được một bộ phim hoạt hình hay không chứ chưa phải là doanh thu cao hay thấp. Nếu bộ phim xuất xưởng có thất bại về doanh thu nhưng Colory sẽ thu về được kinh nghiệm, những bài học trong quá trình sản xuất một bộ phim. Có thể cốt truyện chưa hay nhưng khi phim ra đời sẽ có khả năng nhiều công ty thấy được năng lực của Colory và đến đầu tư, hợp tác, hỗ trợ những thứ Colory còn thiếu”. Bước từng bước một thật chậm và chắc. Có như vậy, thành công sẽ đến với bạn.  Bạn tham gia hội thảo đặt câu hỏi cho khách mời Các bạn tham gia hội thảo đã có những câu hỏi khá thú vị dành cho các khách mời về vị trí, nội dung của các bộ phim hoạt hình Việt Nam. Các câu hỏi đều được khách mời giải thích, trả lời chi tiết và có phần hài hước trong từng câu trả lời. Trong số đó, câu hỏi về ý nghĩa của phim hoạt hình Việt Nam còn thiếu chất thâm sâu đã khiến khách mời bật cười bởi câu hỏi khá thú vị. Trước hết chúng ta phải xác định rằng hoạt hình Việt Nam chưa thực sự có nhiều phim nên việc đánh giá phim hoạt hình Việt Nam còn thiếu chất thâm sâu là khá chủ quan. Tuy nhiên, các khách mời đều có chung quan điểm khi cho rằng phim hoạt hình Việt Nam chưa được đầu tư đủ để làm thành một phim sâu về nhiều tầng nghĩa. Là một animator, bạn phải Muốn thành công trong một công việc, trước tiên bạn cần phải có đam mê và sở thích với công việc. Đặc biệt, đối với những bạn hoạt động trong những công việc đòi hỏi tính nghệ thuật, sáng tạo, đam mê là yếu tố trước tiên quyết định thành công của bạn với nghề.  Bạn cần có đam mê để thực hiện ước mơ của mình Nói về ước mơ của các bạn trẻ đối với nghề hoạt hình 3D ở Việt Nam, anh Đoàn Trần Anh Tuấn cho biết “Tiền không phải vấn đề quan trọng đầu tiên. Vấn đề là bạn có thể thuyết phục người khác, những nhà đầu tư làm cùng bạn hay không. Dự án của bạn có làm người khác bị thuyết phục hay không. Tất cả

7 công việc bạn có thể làm tốt khi học kịch bản

Mỗi chương trình, sự kiện, một bộ phim, một vở kịch hay bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật được dàn dựng, đều phải bắt nguồn từ kịch bản. Điều đó có nghĩa rằng, nhu cầu nhân lực cho ngành sáng tạo kịch bản trong tương lai sẽ ngày càng cao. Bạn sẽ có thể làm tốt 7 công việc bên dưới sau khi theo học Lớp nghệ thuật sáng tạo kịch bản tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). + Menu (click thu gọn) 1. Nghề biên kịch phim ( Screenwrite) 2. Sáng tác kịch bản chương trình hài kịch (Comedy writing) 3. Sản xuất kịch bản phim hoạt hình ( 3D Animation & VFX) 4. Sáng tác kịch bản truyện tranh 5. Đạo diễn hoặc Biên tập viên chương trình truyền hình, tiểu phẩm 6. Đạo diễn hoặc biên kịch sân khấu 7. Giảng viên chuyên ngành tại Viện và các trường, trung tâm khác [spacer] 1. Nghề biên kịch phim ( Screenwrite): Chúng ta đều biết kịch bản là món ăn của “đầu bếp” biên kịch. Về cơ bản thì “thực đơn” thường theo hai “phong cách sau”: * Phim truyền trình: Nếu trước đây, phim truyền hình là sân chơi riêng của các hãng phim nhà nước, thì hiện nay lại được sản xuất chủ yếu bởi các công ty tư nhân, số lượng và chất lượng phim vì thế cũng tăng lên đáng kể. Với tình hình trên, cơ hội cho các nhà biên kịch là không hề nhỏ nếu bạn có một câu chuyện hấp dẫn, nổi trội. Tuy nhiên, việc cạnh tranh nhân sự là điều nhất định phải có. Sáng tạo kịch bản sẽ giúp các bạn trẻ đang có ý định theo nghề biên kịch trờ nên tự tin hơn trong công việc sau này. [spacer] * Phim điện ảnh: Thị trường phim điện ảnh Việt Nam cũng “rộn ràng” không kém. Phát triển với số lượng nhanh chóng, những dự án phim điện ảnh “khổng lồ” chiếm được sự quan tâm và ủng hộ của công chúng. Dù phát triển nhanh chóng, nhưng phim điện ảnh Việt Nam vẫn còn nhiều điểm thiếu sót về kịch bản, ảnh hưởng đến chất lượng của phim. Chính vì thế, hãy mạnh dạn đầu tư những ý tưởng của bạn thành kịch bản hoàn chỉnh, sau đó gởi cho các nhà làm phim bạn cho là phù hợp. Nếu thành công, thu nhập của bạn sẽ tăng đến hàng trăm triệu cho mỗi kịch bản được sản xuất thành phẩm. [spacer] 2. Sáng tác kịch bản chương trình hài kịch ( Comedy writing): Phim hài hiện nay được xem là thị trường béo bở mà các nhà sản xuất đang nhắm vào, đồng thời cũng được dự đoán là xu hướng của điện ảnh Việt trong vài năm tới. Trong khi đó, nguồn kịch bản chất lượng vẫn luôn là vấn đề được quan tâm và khiến các nhà sản xuất đau đầu nhất trước khi bắt đầu mỗi dự án.  Đặc biệt có thể kể đến thể loại Sitcom ( Situation Comedy), đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ của các thể loại chương trình truyền hình. [spacer]  3. Sản xuất kịch bản phim hoạt hình ( 3D Animation & VFX): Ngành công nghiệp hoạt hình đã và đang mang lại nguồn thu khổng lồ cho các quốc gia như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,…Nhìn thấy được lợi ích trên, các nhà làm phim trong nước đã bắt đầu ưu tiên hơn cho thể loại phim hoạt hình. Đây là một điều đáng mừng cho nền giải trí nước nhà, đồng thời cũng là cơ hội giúp các bạn trẻ Việt Nam đam mê sáng tạo kịch bản phim hoạt hình “có đất dụng võ”. >>> Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp [spacer] 4. Sáng tác kịch bản truyện tranh: Truyện tranh – một trong những loại hình nghệ thuật được các bạn trẻ Việt Nam ưu chuộng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này sẽ không hề dễ dáng nếu thiếu một chuyên gia sáng tạo kịch bản. Bạn sẽ được chào đón nồng nhiệt tại các công ty truyện tranh như Phan Thị, Comicola hoặc các nhà xuất bản lớn như Kim Đồng, Trẻ… Bạn cũng có thể mở rộng tương lai bằng cách thành lập nhóm sáng tác cùng các bạn học viên đang theo học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình hoặc các họa sĩ tự do khác. Họ sẽ giúp kịch bản của bạn trở thành siêu phẩm truyện tranh. Nếu bạn muốn trở thành họa sĩ để độc lập thể hiện kịch bản của mình. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Khóa học vẽ truyện tranh tại Viện. [spacer] 5. Đạo diễn hoặc Biên tập viên chương trình truyền hình, tiểu phẩm: Các chương trình truyền hình càng ngày nhận được sự quan tâm theo dõi của khán giả. Sự đầu tư về số lượng và chất lượng là điều mà các nhà sản xuất luôn đòi hỏi từ các tổ sản xuất. Việc tăng nhanh về số lượng các chương trình thực tế được Việt hóa đã cho thấy sự thiếu hụt về kịch bản chương trình có chất lượng. Đây cũng là một trong những lĩnh vực mà bạn sẽ làm tốt sau khi hoàn thành Lớp nghệ thuật sáng tạo kịch bản. [spacer] 6. Đạo diễn hoặc biên kịch sân khấu: Có phần hơi “lặng lẽ” hơn so với các thể loại nêu trên, nhưng sân khấu kịch vẫn có chỗ đứng với một lượng khán giả nhất định. Việc xây dựng một vở kịch trên sân khấu, sẽ khác biệt với các thể loại kịch bản còn lại. Vì thế, nếu yêu thích thể loại này, hãy gửi kịch bản về cho các sân khấu để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp cho mình. [spacer] [spacer]

tại sao kịch bản của họ thành công

Nhà biên kịch đại tài Paula Milne đã từng nói “Đừng cố viết một bộ phim mà chính bạn không muốn đi xem”. Vậy câu hỏi đặt ra cho hàng triệu nhà biên kịch đó là “Khán giả của tôi, họ muốn xem gì?” [spacer] Kịch bản là gì? [spacer] Trước khi trả lời cho câu hỏi tại sao đặt ra ở đầu bài, người viết xin phép quay về những định nghĩ cơ bản nhất về kịch bản và người biên kịch. Kịch bản là khâu đầu tiên và thiết yếu của việc sản xuất ra một tác phẩm truyện tranh, hoạt hình, điện ảnh… Là tiếng nói chung của cả một đội ngũ làm phim. Quan trọng hơn hết, kịch bản là câu chuyện bằng hình ảnh không phải để “kể” mà là để “xem”. [spacer] Biên kịch là gì? [spacer] Vậy còn biên kịch? Người tạo ra kịch bản được gọi là người biên kịch. Biên kịch gia giống như một họa sĩ, có khả năng “vẽ” mọi thứ bằng ngôn từ. Đôi khi lại giống một nghệ nhân, chăm chút cho nhiều loại cây khác nhau, và đương nhiên việc chăm sóc này có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, hay thậm chí là nhiều năm. Woody Allen – Nhà biên kịch đại tài Cụ thể hơn công việc của biên kịch là chỉ rõ nội dung câu chuyện, số hồi, số cảnh, số lượng và đặc điểm nhân vật, những tình huống, hành động cao trào và đối thoại…Nhà biên kịch sẽ là người đầu tiên dựng toàn bộ câu chuyện bằng cách xây dựng toàn bộ các yếu tố trên. [spacer] Thế nào để có một kịch bản hay? [spacer] Như đã định nghĩa ở trên, có rất nhiều yếu tố cấu thành kịch bản. Vì thế để có một kịch bản hay, nó đòi hỏi chúng ta phải làm việc chăm chỉ, cật lực suy nghĩ và sáng tạo. Bước đầu tiên để có một kịch bản hay đó là có được một ý tưởng tốt. 1. Tìm kiếm ý tưởng: Ý tưởng là tất cả những chi tiết bạn phát hiện, tưởng tượng ra và tạo ấn tượng với bạn, nó có thể là những hình ảnh, âm thanh,…là tất cả mọi thứ trong cuộc sống này. Dựa vào định nghĩa trên, bạn có thể thấy rằng. Nó đến từ cuộc sống của mỗi người, mang sắc thái giai cấp, tư duy, suy nghĩ của tác giả. [spacer] 2. Nên biết rằng không phải ý tưởng nào cũng tạo thành tác phẩm thành công: Ý tưởng là cái vô hạn. Nhưng làm thế nào để có một ý tưởng hay là điều không phải ai cũng biết. Phần lớn mọi người đều chỉ nghĩ đến việc thể hiện những gì mình nghĩ. Mà quên mất rằng, những gì mà đối tượng tiếp nhận tác phẩm mong muốn. Hãy tự đặt câu hỏi rằng: Ý tưởng đó có làm người xem cảm thấy thích thú, hài hước, sợ hãi,…hay không? Tại sao tôi lại muốn xem bộ phim đó, mà không phải là bộ phim khác, tôi tìm thấy gì khi tôi xem nó? Đó là những câu hỏi cơ bản giúp bạn có được ý tưởng hay. Khi đã xác định được ý tưởng của bản thân, hãy bắt đầu nghĩ đến chủ đề bạn cần thể hiện. Chủ đề chính là linh hồn của những tác phẩm, cho dù nó có là phim điện ảnh, phim hoạt hình hình, truyện tranh, game hay phim quảng cáo thì chúng vẫn cần có một chủ đề nhất định. Nhà biên kịch Pháp Jean – Marc Rudnicki tiết lộ bí quyết của ông như sau: – Ghi ra giấy tất cả những gì nảy sinh trong đầu, sắp xếp các ý tưởng đó lại, kể cả khi đó là ý tưởng kì cục nhất. – Nói to và diễn hành động của nhân vật. Như vậy, bạn sẽ thấy những hành động bạn định gán cho nhân vật có hợp ký hay không. – Ghi âm vào máy và tuần sau đó hãy nghe lại ý tưởng của chính mình. [spacer] 3. Hãy làm một đầu bếp thông minh: Bạn sẽ là trở thành người đầu bếp thông minh, nắm rõ các dạng thức truyền thông cho kịch bản của mình. Tác phẩm của bạn sẽ thể hiện ở dạng truyện tranh? Hoạt hình? Điện ảnh? Hay phim truyền hình dài tập? Bạn biết cách phân bổ các chi tiết trong tác phẩm như sắp xếp những món ăn để tạo ra một thực đơn hoàn hảo. Không sắp xếp hai, ba món chính. Các món phụ phải bổ sung mùi vị cho món chính. Cả bàn ăn phải có mùi vị liên quan đến nhau. Điều cuối cùng, người đầu bếp cũng nên cần có thêm một tính cách thiên về đạo đức con người, đó là tính tiết kiệm. Ví dụ: Trong kịch bản của bộ phim Titanic nổi tiếng khắp thế giới, có cảnh tàu Titanic dừng lại đón khách lần thứ hai. Những người làm phim đã quyết định bỏ cảnh quay đó đi, vì nó không phục vụ nhiều cho cốt truyện, không tô đậm chủ đề của phim, mà lại tiêu tốn đến một triệu USD. Vì thế, hãy suy nghĩ về những chi tiết trong tác phẩm, chi tiết nào thật sự cần thiết, đừng thêm thắt quá nhiều dẫn đến việc uổng phí công sức, tiền bạc. [spacer] 4. Không ngừng sáng tạo là công thức thành công: Mới – là cái gây chú ý cho người khác. Khán giả sẽ bỏ ra thời gian, tiền bạc để thưởng thức những thứ người ta chưa từng biết, chưa từng thử. Hãy tự so sánh điểm khác nhau giữa các bộ phim cùng đề tài, sau đó tự tìm ra điểm nào mới hơn, sáng tạo hơn. Những tình tiết trong phim phải là điều mà khán giả cho là đặc biệt với họ.

ngay hoi xet tuyen

Trong hai ngày 1 và 2/8/2015, Ngày hội xét tuyển đã được diễn ra tại trường ĐH Bách Khoa TPHCM. Ngày hội xét tuyển 2015 thu hút hơn 100 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố tham gia tư vấn. Với điểm mới trong kì thi Đại học năm nay, Ngày hội được tổ chức nhằm giải đáp thắc mắc và giải tỏa tâm lý căng thẳng cho các bạn thí sinh trước khi lựa chọn nguyện vọng. Viện Truyện tranh và Hoạt hình là gian tư vấn thu hút sự chú ý và quan tâm của các bạn học sinh và phụ huynh. Viện truyện tranh và hoạt hình là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đào tạo chính quy các ngành vẽ truyện tranh, học làm phim hoạt hình và thiết kế game. Chính vì vậy, các bạn yêu thích các lĩnh vực này đã không thể bỏ lỡ cơ hội được tìm hiểu rõ hơn về ngành nghề và tiềm năng của nghề trong tương lai. Đến với Ngày hội năm nay, đội ngũ tư vấn viên của Viện đã nhiệt tình giải đáp thắc mắc và tư vấn lĩnh vực phù hợp với khả năng cũng như sở thích của các bạn học sinh. Ngoài tư vấn, học viên của Viện đã có khoảng thời gian thú vị khi được giao lưu và vẽ chibi cho những bạn yêu thích học vẽ truyện tranh. Các hoạt động của Viện Truyện tranh và Hoạt hình tại Ngày hội: Viện truyện tranh và hoạt hình tại Ngày hội xét tuyển 2015 Tư vấn viên nhiệt tình giải đáp thắc mắc cho các bạn học sinh Hoạt động vẽ chibi thu hút sự chú ý của không chỉ các bạn học sinh mà còn các tư vấn viên của trường khác Các bạn học viên khóa 1 Ngành vẽ truyện tranh – hệ KTV tham gia Ngày hội xét tuyển 2015 Chụp hình cùng bức vẽ chibi đã hoàn thành Thu Hiền

Ngày nay, bên cạnh các bộ phim điện ảnh bom tấn với những kỹ xảo sống động thì phim hoạt hình 3D từ lâu đã tạo nên một đế chế của riêng mình. Bằng chứng là trên thế giới đã có rất nhiều bộ phim hoạt hình trở thành huyền thoại như Nemo, The Lion King và gần đây nhất bộ phim hoạt hình Up (Vút bay), Frozen (Nữ Hoàng Băng Giá), Kungfu Panda, How to train your dragon, Despicable Me, Inside Out… đã làm mưa làm gió khắp nơi trên thế giới. Điều này cho thấy rằng nền công nghiệp làm phim hoạt hình trên thế giới đã phát triển đến một tầm rất cao. Tại Việt Nam, không ít các bạn trẻ đam mê làm phim hoạt hình nhưng lại không có một lớp học làm phim hoạt hình nào đào tạo bài bản và đa phần các bạn đều phải tự tìm hiểu. Công nghệ làm phim hoạt hình 2D, 3D được phát triển từng ngày và bạn vẫn đang mò mẫm từng bước trong một thế giới thông tin rộng lớn. Bạn chưa có một nền tảng vững chắc để tăng tốc bắt kịp thời đại thì liệu rằng đến bao giờ bạn mới có thể tạo ra một tác phẩm phim hoạt hình chất lượng và đạt chuẩn mực quốc tế được đông đảo khán giả ủng hộ. Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) sẽ giúp bạn vạch ra con đường ngắn nhất để thực hiện niềm đam mê làm phim hoạt hình của bạn. CMA tự hào là đơn vị đầu tiên và duy nhất đào tạo lĩnh vực làm phim hoạt hình bài bản, chất lượng hàng đầu Việt Nam. CMA đầu tư tối đa từ tuyển chọn đội ngũ giảng viên tâm huyết, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực làm phim hoạt hình. Giáo trình hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Học viên sẽ được học và thực hành ngay trên bảng vẽ Wacom Cintiq – một sản phẩm hỗ trợ nghề họa sĩ truyện tranh, phim hoạt hình hàng đầu thế giới hiện nay. Một buổi workshop do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức Sau khi kết thúc lớp học làm phim hoạt hình học viên sẽ tự tay làm nên những bộ phim hoạt hình sống động, đầy sức hút theo một quy trình được chuẩn hóa và có cơ hôi học tập, phát triển hơn nữa. CMA sẽ mang lại cho các học viên cơ hội vàng du học đến các quốc gia có nền công nghiệp làm phim hoạt hình đỉnh cao thế giới như Mỹ, Nhật Bản,… Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) chú trọng chất lượng đào tạo và tạo điều kiện phát huy tối đa cho niềm đam mê làm phim hoạt hình. Để một tương lai không xa sản phẩm phim hoạt hình “Made in Vietnam” sẽ được cộng đồng quốc tế đón nhận, các bạn trẻ sẽ tạo nên một nền công nghiệp làm phim hoạt hình mạnh mẽ mang đậm bản sắc Việt. Bạn có thể tìm hiểu và đăng ký các lớp học làm phim hoạt hình sau: [dropcap]1.[/dropcap] Học làm phim hoạt hình 3D  Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 10 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: [lichkhaigiangktv]  Xem chi tiết khóa học hoạt hình 3D tại đây. [dropcap]2.[/dropcap] Học làm phim hoạt hình 2D Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 10 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: [lichkhaigiangktv]  Xem chi tiết khóa học hoạt hình 2D tại đây. [dropcap]3.[/dropcap] Học làm phim hoạt hình tĩnh vật – đất sét Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 10 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: [lichkhaigiangktv] Chi tiết khóa học hoạt hình tĩnh vật – đất sét: xem ngay. Liên hệ tư vấn miễn phí: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 3: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Hotline: (08) 3820 9066 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org [spacer] ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Stop-motion là một trong những bước đột phá trong kỹ thuật làm phim hoạt hình của thế giới đang được đưa vào giảng dạy ở lớp học làm phim hoạt hình tại Comic Media Academy. Cùng tìm hiểu công nghệ làm phim này qua The Boxtrolls- một trong những phim hoạt hình đang hot nhất hiện nay.   Stop-motion (phim hoạt hình tĩnh vật) là thuật ngữ để chỉ những đoạn phim được tạo nên bởi hàng loạt những hình ảnh chụp tĩnh. Nguyên tắc cơ bản của loại hình nghệ thuật này là sẽ chụp liên tiếp những bức ảnh (ở trạng thái tĩnh) sau đó tiến hành xử lý trên bàn dựng chuyên dụng để tạo thành một đoạn phim (ở trạng thái động). Stop-motion xuất hiện ngay từ thuở sơ khai của điện ảnh và vẫn luôn là một trong những kỹ thuật làm phim có sức mê hoặc lớn nhất đối với các nhà làm phim bởi tính độc đáo và những hiệu ứng đặc biệt mà nó tạo ra. Sau khi tiến hành chụp từng bức ảnh riêng lẻ (và chuẩn khung hình đối với ảnh động là 24 hình/giây), các chuyên gia hoạt ảnh sẽ thao tác và cắt ghép tỉ mỉ để có thể tạo ra những đồ vật cụ thể, có thể là nhân vật, đạo cụ hay cảnh dựng… Khi hàng ngàn bức ảnh như vậy được chỉnh sửa và sắp đặt trình tự định sẵn thì các nhân vật và khung cảnh sẽ trở nên vô cùng sống động. Phép màu điện ảnh quả thực được tạo ra từ đôi bàn tay của họa sĩ. Theo chia sẻ của ông Travis Knight, nhà sản xuất kiêm trưởng bộ phận xử lý hoạt ảnh của The Boxtrolls – Hội quái hộp (một trong những phim hoạt hình chiếu rạp hot nhất hiện nay) thì “Stop-motion thực tế không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp. Bạn đơn giản chỉ di chuyển các vật thể rồi chụp lại ảnh của chúng. Nghe thì đơn giản nhưng để hoàn thành cho thật tốt thì lại khá tốn thời gian và công sức”. Hoạt cảnh đầu tiên đánh dấu sự ra đời của kĩ thuật Stop-motion là The Humpty Dumpty Circus (1898) của đạo diễn Albert E. Smith và J. Stuart Blackton. Sau này, hàng triệu khán giả đã được thưởng thức những bộ phim kinh điển sử dụng phương pháp stop-motion như Rudolph the Red-Nosed Reindeer (1964) và Santa Claus is Comin’ to Town (1970) của các đạo điễn Arthur Rankin, Jr và Jules Bass; loạt phim hoạt hìnhWallace and Gromit (1989) của Nick Park.  Shaun The Sheep cũng đã đưa những chú cừu stop-motion lên đỉnh cao, trở thành một nhân vật biểu tượng được đông đảo khán giả trên thế giới mến mộ. Sang thế kỷ 21, với sự tối tân của công nghệ, đặc biệt là sự phát triển hàng loạt studio, trung tâm dạy học làm phim hoạt hình với định dạng hoạt hình 3D khiến phim hoạt hình stop-motion có một bước ngoặt mới giúp hình ảnh chân thực hơn. Như trong bộ phim hoạt hình The Boxtrolls, ngoài các hiệu ứng hình ảnh trên máy tính, nhiều chi tiết còn được làm bằng những mẫu vật đất sét để tăng độ sống động cho phim. Theo một thống kê, các nhà làm phim đã phải mất tới 1 tuần để có thể hoàn thiện 1 cảnh quay có độ dài 3,7 giây, sử dụng tới 56 máy quay và 892 bóng đèn chiếu sáng. Các đoạn phim Stop-motion được ghi hình bằng máy Canon 5D trong khi bộ phận xử lý hình ảnh đặc biệt sử dụng máy quay RED cùng 2 máy quay khác. Ngoài ra, các nhà làm phim còn áp dụng phương pháp Rapid Prototyping (RP) để giúp tạo thêm nhiều biểu cảm trên khuôn mặt của nhân vật mà không làm ảnh hưởng đến tạo hình của các con rối. Trước khi có RP, các nhà làm phim thường phải tạo biểu cảm cho các con rối bằng phương pháp thủ công. Điều này đã hạn chế cách nhân vật biểu lộ cảm xúc. Cách đây 21 năm, nhân vật chính trong The Nightmare Before Christmas có tổng cộng 800 kiểu biểu cảm, nhân vật Coraline trong bộ phim cùng tên có 270.000 biểu cảm trong khi con số này của nhân vật Norman trong ParaNorman và Eggs trong Hội quái hộp là 1.4 triệu. RP đã đưa công nghệ sản xuất hoạt hình lên một tầm cao mới bằng việc kết hợp giữa stop-motion và công nghệ kỹ thuật số hiện đại.

KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP Chương trình đào tạo chuyên sâu và mang tính hệ thống cao, học viên được đào tạo từ căn bản đến khi thành nghề. Đầu tư, hỗ trợ học viên phát triển dự án & bảo đảm việc làm sau khi tốt nghiệp. KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] ĐĂNG KÝ HỌC Download Hồ sơ [row] [span6] Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp (3D Animation Artist) của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) là chương trình được biên soạn đặc biệt dành cho các bạn có đam mê được làm việc trong lĩnh vực sáng tạo phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp. Trong quá trình học tập, học viên sẽ được đào tạo các kỹ năng và kiến thức về mỹ thuật, tạo hình nhân vật, môi trường, bối cảnh. Bên cạnh đó, học viên còn được rèn luyện các kỹ năng sử dụng phần mềm 3D chuyên dụng, tạo hình nhân vật hoạt hình và thực hiện các hiệu ứng, kỹ xảo, âm nhạc, diễn xuất… trong quy trình sản xuất phim hoạt hình 3D. [spacer] AI NÊN THAM GIA KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP ? – Các bạn yêu thích làm phim hoạt hình 3D, có mong muốn được tự tay làm ra những thước phim chất lượng và làm việc trong môi trường studio hoạt hình 3D chuyên nghiệp; – Sinh viên các trường mỹ thuật, đồ họa; – Họa sĩ, designer, animator tại các Studio, công ty hoạt hình, game. * Yêu cầu chung: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; [/span6] [span6] ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN (Giảm thêm 200.000đ) [/span6] [/row] [spacer] THÔNG TIN KHÓA HỌC KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP Bằng phương pháp đào tạo chuyên nghiệp từ căn bản đến chuyên sâu, chúng tôi tin bạn sẽ thành công với thiết kế chương trình sau đây [row] [span3] 10 Học kỳ [/span3] [span3] 6700+ Tiết học [/span3] [span3] 150+ Giáo trình [/span3] [span3] 25+ Giảng viên [/span3] [/row] [spacer] [row] [span7] KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] – Thời lượng: 10 Học kỳ (04 tháng/kỳ) – Lịch học: 8:00 – 17:00 từ Thứ 2 -> Thứ 6 – Học phí trung bình: 14 – 18 triệu đồng/kỳ Ưu đãi: – Đăng kí và hoàn tất học phí học kỳ 1 trước 31/03/2018, nhận ngay Bảng vẽ Wacom Intuos CTL (trị giá 1.600.000đ). – Giảm thêm 5% học phí HK1 khi đăng ký học theo nhóm 2, 3 người. [/span7] [span5] Đăng ký họcDownload Hồ sơ [/span5] [/row] [row] [span12] CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHI TIẾT [span3] HỌC KỲ 1 Nhập môn biên kịch chuyên nghiệp – Trang bị kiến thức cơ bản & kỹ năng cần thiết cho người viết kịch bản – Lý luận văn học – Nắm vững kỹ năng viết tin – tường thuật & am hiểu ngôn ngữ hình ảnh. – Am hiểu nghệ thuật học/mỹ học – Sáng tác 01 Thời lượng: 460 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 2 Khuynh hướng sáng tác – Nắm vững các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu. – Sáng tác các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu – Kỹ năng viết kịch bản tin – phóng sự, bình luận – Cảm thụ phim – Sáng tác 02 Thời lượng: 420 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 3 Phương pháp chuyển thể văn học sang điện ảnh – Đặc trưng của các loại KB điện ảnh – Kỹ năng cảm thụ để chuyển thể tác phẩm văn học sang các thể loại kịch bản – Xây dựng hệ thống tình tiết thông qua một cốt truyện phong phú. – Xây dựng dự án, hoạch định kịch bản – Sáng tác 03 Thời lượng: 360 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 6 Kinh doanh kịch bản – Cách giới thiệu/trình bày kịch bản với nhà sản xuất/nhà đầu tư – Làm thế nào để kinh doanh kịch bản thành công – Am hiểu luật bảo về bản quyền tác phẩm – Sáng tác 06 Thời lượng: 540 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [/span12] [/row]   ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Những giảng viên là họa sĩ, nhà thiết kế, chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi sẽ giúp bạn có góc nhìn đa chiều về con

KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D CHUYÊN NGHIỆP Chương trình đào tạo chuyên sâu và mang tính hệ thống cao, học viên được đào tạo từ căn bản đến khi thành nghề. Đầu tư, hỗ trợ học viên phát triển dự án & bảo đảm việc làm sau khi tốt nghiệp. KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] ĐĂNG KÝ HỌC Download Hồ sơ [row] [span6] Hoạt hình 2D là phương pháp sản xuất hoạt hình truyền thống tồn tại từ những năm 1880. Nhà làm phim hoạt hình 2D sử dụng một chuỗi liên tiếp các bức tranh được vẽ với những tư thế khác nhau để tạo ra chuyển động của nhân vật. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp, studio hoạt hình tại Việt Nam, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã mở Khóa học làm phim hoạt hình 2D – 2D Animation Artist với định hướng đào tạo mang tính hệ thống từ căn bản đến khi thành nghề. [spacer] Trong lớp học làm phim hoạt hình 2D, học viên sẽ được đào tạo bài bản các kỹ năng từ vẽ tay căn bản, các nguyên lý hoạt hình, storyboard, kịch bản, thiết kế nhân vật,… để tự tay làm ra các bộ phim hoạt hình hấp dẫn. [spacer] Đặc biệt, học viên sẽ được hướng dẫn thực hiện tác phẩm trên nhiều phần mềm hoạt hình chuyên nghiệp. AI NÊN THAM GIA KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D CHUYÊN NGHIỆP ? – Các bạn yêu thích làm phim hoạt hình 2D, có mong muốn được tự tay làm ra những thước phim chất lượng và làm việc trong môi trường studio hoạt hình 2D chuyên nghiệp; – Sinh viên các trường mỹ thuật, đồ họa; – Họa sĩ, designer, animator tại các Studio, công ty hoạt hình, game. * Yêu cầu chung: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; [/span6] [span6] ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN [/span6] [/row] THÔNG TIN KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D CHUYÊN NGHIỆP Bằng phương pháp đào tạo chuyên nghiệp từ căn bản đến chuyên sâu, chúng tôi tin bạn sẽ thành công với thiết kế chương trình sau đây [row] [span3] 10 Học kỳ [/span3] [span3] 6700+ Tiết học [/span3] [span3] 150+ Giáo trình [/span3] [span3] 25+ Giảng viên [/span3] [/row] [spacer] [row] [span7] KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D CHUYÊN NGHIỆP KHAI GIẢNG: [lichkhaigiangktv] – Thời lượng: 10 Học kỳ (04 tháng/kỳ) – Lịch học: 8:00 – 17:00 từ Thứ 2 -> Thứ 6 – Học phí trung bình: 14 – 18 triệu đồng/kỳ Ưu đãi: – Đăng kí và hoàn tất học phí học kỳ 1 trước 31/03/2018, nhận ngay Bảng vẽ Wacom Intuos CTL (trị giá 1.600.000đ). – Giảm thêm 5% học phí HK1 khi đăng ký học theo nhóm 2, 3 người. [/span7] [span5] Đăng ký họcDownload Hồ sơ [/span5] [/row] [row] [span12] CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHI TIẾT [span3] HỌC KỲ 1 Nhập môn biên kịch chuyên nghiệp – Trang bị kiến thức cơ bản & kỹ năng cần thiết cho người viết kịch bản – Lý luận văn học – Nắm vững kỹ năng viết tin – tường thuật & am hiểu ngôn ngữ hình ảnh. – Am hiểu nghệ thuật học/mỹ học – Sáng tác 01 Thời lượng: 460 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 2 Khuynh hướng sáng tác – Nắm vững các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu. – Sáng tác các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu – Kỹ năng viết kịch bản tin – phóng sự, bình luận – Cảm thụ phim – Sáng tác 02 Thời lượng: 420 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 3 Phương pháp chuyển thể văn học sang điện ảnh – Đặc trưng của các loại KB điện ảnh – Kỹ năng cảm thụ để chuyển thể tác phẩm văn học sang các thể loại kịch bản – Xây dựng hệ thống tình tiết thông qua một cốt truyện phong phú. – Xây dựng dự án, hoạch định kịch bản – Sáng tác 03 Thời lượng: 360 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 6 Kinh doanh kịch bản – Cách giới thiệu/trình bày kịch bản với nhà sản xuất/nhà đầu tư – Làm thế nào để kinh doanh kịch bản thành công – Am hiểu luật bảo về bản quyền tác phẩm – Sáng tác 06 Thời lượng: 540 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05

Phim hoạt hình tĩnh vật đất sét (Stop motion film) không còn xa lạ gì với khán giả truyền hình và những người yêu thích điện ảnh. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ làm phim thì hoạt hình tĩnh vật – đất sét đã trở nên phổ biến trên thế giới, đem đến những thước phim sống động, đẹp mắt và tạo ấn tượng đặc biệt với khán giả. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH   Khóa học làm phim Hoạt hình tĩnh vật – đất sét (Stop motion Artist) của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) gồm toàn bộ quá trình từ sáng tạo câu chuyện, tạo hình nhân vật đến thiết kế khung cảnh, động tác, kỹ thuật, hoạt động, kĩ xảo, âm thanh… Khóa học mang đến cho học viên cơ hội học tập một trong những ngành nghề phổ biến và thú vị trong nền công nghiệp sản xuất phim ảnh. Đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia giàu kinh nghiệm đang trực tiếp làm nghề. Những kiến thức truyền đạt cũng như cách chia sẻ, phương pháp học tập mới sẽ giúp học viên phát triển toàn diện các kỹ năng của bản thân. Năng lực của học viên sẽ được khơi gợi và phát huy tốt nhất trong môi trường song song giữa học tập và trải nghiệm thực tiễn. [posts_grid type=”team” columns=”4″ rows=”10″ order_by=”date” order=”DESC” meta=”no” excerpt_count=”0″ link=”no” custom_class=”list_4″] PHƯƠNG TIỆN HỌC HIỆN ĐẠI CMA là nơi đầu tiên tại Việt Nam đưa dòng máy Wacom Cintiq vào việc giảng dạy, để học viên có điều kiện học và thực hành tốt hơn. Hệ thống trang thiết bị công nghệ phục vụ học tập và giảng dạy đảm bảo cho học viên trải nghiệm quy trình làm việc đạt tiêu chuẩn quốc tế.  CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHUYÊN NGHIỆP Định hướng chương trình chuyên sâu về lĩnh vực hoạt hình, học viên không chỉ tiếp cận các bài giảng về mỹ thuật mà còn được cung cấp các kiến thức liên quan phục vụ quá trình sáng tác, từ khâu xây dựng kịch bản, dàn dựng phim hoạt hình, nhà sản xuất, đến khâu chỉnh sửa hậu kỳ bằng các công nghệ, phần mềm hỗ trợ…  CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT NƯỚC NGOÀI Tại CMA, học viên được tiếp cận chương trình liên kết giữa Viện với Đại học Kyoto Seika, Cao đẳng Nippon Design,… tạo cơ hội giao lưu, tiếp cận của học viên với hoạt động học tập, sản xuất hoạt hình tại Nhật Bản – đất nước đi đầu Thế giới trong ngành Công nghệ hoạt hình.   THÔNG TIN KHÓA HỌC Khóa học làm phim hoạt hình tĩnh vật – đất sét (Stop motion Artist) – Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên – Thời gian đào tạo: 10 học kỳ, bao gồm: ● 06 học kỳ học & rèn luyện kỹ năng chuyên môn; ● 02 học kỳ vẽ máy & phần mềm; ● 01 học kỳ thực tập doanh nghiệp; ● 01 học kỳ làm đồ án tốt nghiệp. – Lịch học: Học tập trung toàn thời gian, bao gồm: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày – Kỹ thuật viên là hệ đào tạo tập trung toàn thời gian của Viện. Học viên hệ Kỹ thuật viên không học các môn chung do Bộ quy định.     TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP Trải qua khóa học làm phim hoạt hình tĩnh vật – đất sét (Stop motion Artist) tại CMA, học viên hoàn toàn có thể tự tin thể hiện, trải nghiệm bản thân trong các môi trường làm phim hoạt hình trong và ngoài nước với các công việc như: Chuyên viên thiết kế bối cảnh; Họa sĩ thiết kế nhân vật phim hoạt hình 3D; Nhà sản xuất phim hoạt hình đất sét – tĩnh vật; Chuyên viên tạo hiệu ứng cho hoạt hình; Chuyên viên diễn hoạt nhân vật, môi trường; Chuyên viên kĩ xảo hoạt hình. HÌNH ẢNH LỚP HỌC [spacer] ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH   – Các bạn yêu thích hoạt hình và sáng tạo mỹ thuật; – Tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc THPT; – Sinh viên các trường mỹ thuật, đồ họa, sân khấu điện ảnh; – Họa sĩ, designer, đạo diễn tại các hãng phim, công ty, studio hoạt hình, game. KHAI GIẢNG   Ngày 21/09/2017 – Thông tin học bổng, Ưu đãi đặc biệt:  Giảm 5% học phí khi học viên đăng ký học theo nhóm Giảm 10% học phí khi học viên đóng học phí trọn gói 100% học viên đăng ký học nhận được học bổng tài trợ 50% toàn khóa học từ Quỹ phát triển nghề nghiệp do Viện và các doanh nghiệp đối tác thành lập. ƯU ĐÃI DÀNH CHO TÂN HỌC VIÊN: – Viện tặng bảng vẽ Wacom Intuos CTL cho học viên hoàn tất đăng ký trước [uudai_hocvien_khoa4]; [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC Comic Media Academy | Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6 Q.3, TP.HCM Điện thoại: (08) 3820.9066 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC Sĩ số giới hạn 20 Học viên/lớp. Đăng ký ngay để được ưu tiên tư vấn & xếp lớp.