đạo diễn takahahta isao

Takahta Isao – cây đại thụ phim hoạt hình Nhật Bản Giới mộ điệu của phim hoạt hình Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung đã gần như cạn khô nước mắt dành cho sự qua đời của Takahata Isao, một trong hai người “cha đẻ” của studio Ghibli lừng danh. Tiếc thương cho sự mất mát ấy, xin chia sẻ bài viết của Lạc An, giảng viên tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam.  Cùng với Miyazaki, Takahata là người đồng sáng lập ra hãng phim hoạt hình huyền thoại Ghibli – nơi cho ra đời những bộ phim hoạt hình đầy tính nhân văn trong lịch sử phim hoạt hình thế giới. Những tác phẩm của Takahata, nếu chỉ dùng từ “phim hoạt hình” để mô tả thì không đủ, vì nó đẹp đến từng khoảnh khắc, chân thực đến từng chi tiết và sâu sắc đến đau lòng. Đó chính là điểm tận cùng của nghệ thuật, vì suy cho cùng, nghệ thuật chính là viết lại cuộc sống có niềm vui, hạnh phúc, hoan lạc, dằn vặt, đớn đau,… bằng thứ ngôn ngữ trần trụi hơn cả sự thật, chẳng sắc, mà cứa vào tận sâu vào những trắc ẩn của lòng người. Những cây đại thụ của phim hoạt hình Nhật Bản ( Takahata bìa phải) 1.Từ người đạo diễn tài hoa với trái tim nhạy cảm… Phim của Takahata dường như đều không có xung đột, tất cả chỉ là câu chuyện tuyến tính với những góc camera đẹp trên nền nhạc du dương tưởng như kéo dài đến vô tận. Tính nhịp điệu trong câu chuyện gần gũi đến mức đôi lúc mình tưởng rằng mình đang lạc đến một thế giới trần trụi đến kinh ngạc, lạc đến một nơi khác cũng đầy rẫy những khổ đau nhưng cũng chính cái nhịp đều đặn nhẹ nhàng ấy khiến mình lắm lúc cảm thấy bất lực trước những bi kịch của nhân vật và đau lòng trước những vấn đề xã hội vốn dĩ chẳng thể chối từ.   Takahata gần như đem toàn bộ chất liệu của cuộc sống vào với một góc nhìn lãng mạn mà sắc đến độ xuyên thấu đến tận cùng những bi kịch của người dân Nhật Bản nói riêng và nhân loại nói chung. Mặc dù phong cách làm phim của Takahata là tập trung vào việc miêu tả chi tiết hiện thực xã hội, nhưng cách nhìn của ông không hề khiến cho người đọc có cảm giác như đang xem một bài học về đạo đức, triết lý và nhân cách; ngược lại, thông điệp của ông được cảm thụ trên cái nền bình dị nhất, nhẹ nhàng nhất, chẳng có bài học cụ thể nào được viết ra trong những thước phim của Takahata, tất cả chỉ là những cảm xúc chen lấn, về sự thật trái ngang, về hạnh phúc trên những thứ khổ đau và khổ đau vẫn hiển hiện trên những điều hạnh phúc. 2. Đến Ngôi một của những con đom đóm làm nức lòng người xem Một trong những bộ phim của Takahata ám ảnh mình nhất đó chính là “Grave of the Fireflies”, tạm dịch là “Ngôi mộ của những con đom đóm”. Bộ phim kể cuộc sống chật vật hai anh em Seita và Setsuko trong bối cảnh Nhật Bản vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Bằng ngôn ngữ tự sự từ góc nhìn của linh hồn người anh và cách kể chuyện chậm rãi xen lẫn những khoảng lặng bi kịch của chiến tranh và bi kịch của lòng người, bộ phim được Roger Ebert đánh giá là : “ bộ phim hoạt hình nhân văn nhất mà tôi từng xem”. Bộ phim mở đầu bằng cái chết của người anh, và kết thúc bằng cái chết của người em. Cấu trúc hồi tưởng dự báo cho người xem biết trước một khung cảnh tăm tối về số phận của Seita và Setsuke, điều ấy khiến mình chần chừ khi quyết định xem phim, nhưng rồi, tấm poster về hình ảnh hai đứa trẻ rách rưới giương đôi mắt tròn trĩnh ngây thơ xen lẫn sợ hãi và đôi chút trách móc khiến mình không thể cầm lòng. Mình đã xem phim, đã đắm chìm trong từng thước phim không thừa không thiếu, và đã hoang mang. Vì cái chết đau lòng quá nên mình cứ mải miết đi tìm lý do để đổ lỗi. Do người cô ư? Nhưng giữa cảnh chiến tranh, khi mà chồng và con gái mình còn không đủ ăn, khi mà mỗi tối phải cạo đáy nồi để làm thỏa mãn cái dạ dày đang cồn cào gào thét bằng chút cơm cháy còn sót lại, thì liệu có còn đủ sức để bồng bế thêm hai đứa trẻ chỉ toàn mang lại những điều rắc rối? Trách chính phủ Mỹ ư? Khi mà chính bản thân người Nhật cũng tham chiến và và gieo rắc khổ đau cho cả các dân tộc khác? Trách chính phủ Nhật Bản ư? Khi mà Seito vẫn tự hào vì người ba trên tàu hải quân, khi mà toàn dân tộc Nhật Bản vẫn tự hào vì Nhật Hoàng vĩ đại. Không bao giờ có lời hồi đáp cho cái chết trong chiến tranh.   Giữa những khổ đau, tấn bi kịch của hai anh em cũng trở nên nhỏ nhoi và chìm nghỉm giữa muôn vàn nỗi đau đớn khác của con người. Nhưng người xem vẫn day dứt, để rồi đau đớn chấp nhận rằng, chẳng ai có lỗi trong nỗi đau này cả. Có chăng chỉ là những nghịch lý trong chính thế giới quan của người Nhật, nơi mà lòng tự trọng được đặt nặng quá đỗi, đến mức chính nó đã dẫn đến cái chết của những số phận nhỏ bé như Seita và Setsuko, và cũng chính nó

đạo diễn Domee Shi

Đạo diễn nữ đầu tiên của loạt phim hoạt hình ngắn Pixar Đã hơn 30 năm thành lập cho đến nay và hãng phim hoạt hình pixar đã sản xuất hơn 20 phim hoạt hình ngắn, nay lần đầu tiên có đạo diễn là nữ, Domee Shi đạo diễn phim hoạt hình ngắn “Bao” sẽ công chiếu vào ngày 15/6/2018 Domee Shi tốt nghiệp chương trình Cử nhân  Hoạt hình Ứng dụng tại trường Sheridan College, hiện đang làm việc tại Pixar như là một nghệ sĩ hình ảnh “Tôi yêu storyboard, thiết kế nhân vật, và hoạt hình những điều dễ thương. Mặc dù tôi đã sống và ở Canada, nhưng tôi vẫn mơ ước được gặp gỡ và làm việc với mọi người trên khắp thế giới cùng chia sẻ niềm đam mê phim hoạt hình và sản xuất phim hoạt hình” Domee Shi  chia sẻ. Đạo diễn  Domee Shi sinh ra tại Trung Quốc, sống tại đấy cho đến khi ba mẹ chuyển chỗ ở đến Toronto, Canada vào năm cô 2 tuổi. Sau khi tốt nghiệp Cô gái trẻ bắt đầu công việc thực tập tại Pixar nhiều năm, sau đó chính thức làm việc với vai trò thiết kế câu chuyện cho Inside Out và những dự án khác như The Good Dinosaur, Incredibles 2 và sắp tới là Toy Story 4. Để thực hiện mơ ước, Đạo diễn  Domee Shi đã bắt đầu từ trang blog Tumblr, You Tube và Vimeo “ tràn ngập” những bản vẽ và phim hoạt hình của Domee Shi thời sinh viên khi năm học kết thúc. Gestures! 30 giây và 1 phút của Đạo diễn  Domee Shi   Sketch mỗi mùa và cũng có lúc “hơi làm biếng”     Quan sát Sketch các hoạt động của con người trong đời sống Thiết kế Nhân Vật     Phác thảo Layout Beat board Và cuối cùng là các Animatic trên Youtube và Vimeo Nguồn tham khảo : https://www.tumblr.com/tagged/domee-shi http://anim-tuts.blogspot.com/2012/06/pixar-story-artist-domee-shi.html

John Hanke

Với John Hanke, quãng thời gian đó là 20 năm, ông mất 20 năm để tạo ra được Pokemon Go. Pokémon Go app đã phá vỡ mọi kỷ lục chỉ trong tuần này với hơn 10 triệu lượt tải về chỉ trong tuần đầu tiên ra mắt, con số này còn vượt qua cả số lượng người dùng Twitter hàng ngày và cao hơn nhiều so với con số trung bình những người sử dụng FB, Snapchat, Insta và WhatsApp. Vậy rốt cuộc John Hanke đã làm như thế nào để có thể tạo ra được một sự điên loạn hàng loạt như vậy? John đã tiến hành tổng cộng 10 lần nâng cấp trước khi cho ra đời Pokémon Go, dưới đây là 10 khoảng thời gian đó: Lần nâng cấp đầu tiên – 1st Level Up (sau đây chúng tôi sẽ dùng chung thuật ngữ nguyên bản – đã được dùng trong các trò chơi Pokemon – “Level Up”): Vào năm 1996, khi vẫn còn là một sinh viên, John là đồng sáng lập MMO (game online cho nhiều nhiều chơi ) đầu tiên có tên gọi là “Meridian 59”. John đã bán trò chơi này cho 3DO để chuyển hướng đến một niềm đam mê lớn hơn: Vẽ lại toàn bộ thế giới. 2nd Level Up: Vào năm 2000, John đã tung ra “Keyhole” với mục đích tìm ra được một cách để kết nối những tấm bản đồ với những bức ảnh trên không, và tạo ra phiên bản GPS online đầu tiên được kết nối với bản đồ thế giới trên không . 3rd Level Up: Năm 2004, Google đã mua lại Keyhole và cùng với sự giúp đỡ của John, Google đã biến Keyhole trở thành “Google Earth” ngày nay. Đó cũng là lúc John quyết định tập trung vào mảng game GPS. 4th Level Up: John gia nhập Google Geo trong khoảng thời gian 2004 đến 2010, John cùng các đồng sự đã tạo ra Google Map và Google Street View. Cũng trong khoảng thời gian này, John cũng tự thành lập team của riêng mình với mục đích là tạo ra Pokémon Go. 5th Level Up: Vào năm 2010, John cho ra đời Niantic Labs, một start up được gây quỹ bởi Google nhằm mục đích tạo ra một lớp trò chơi trên bản đồ. John giải thích lý do tại sao lại gọi là Niantic: “Niantic là tên của một con tàu săn cá voi trong thời kỳ golden rush và qua hàng loạt những tình huống khác nhau bị kéo ra ngoài bờ biển. Điều tương tự cũng xảy ra với những con tàu khác. Qua rất nhiều năm, San Francisco đã được xây dựng dựa trên nền tảng chủ yếu của những con tàu này. Giờ đây, bạn có thể đứng trên nóc của tất cả những con tàu này và bạn thì sẽ không biết được điều đó. Vậy nên ý tưởng ở đây là có một thứ tồn tại trên thế giới thực sự cool mặc dù nó chỉ tồn tại trên Internet, rất khó để biết khi nào bạn thực sự ở đó” 6th Level Up: Năm 2012, John đã tạo ra MMO nền tảng địa lý đầu tiên gọi là “Ingress” . John giải thích: “Với trường hợp của Ingress, hoạt động được xếp tầng ở đỉnh cao của thế giới thực tại và trên điện thoại của bạn. Cảm hứng được khơi nguồn từ những thứ tôi thường sử dụng để mở mộng về việc tôi đang quay trở lại công việc và xuất phát từ nhà đến Google. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng bạn có thể tạo ra được một game tuyệt vời sử dụng tất cả những dữ liệu địa lý mà chúng ta có. Tôi đã quan sát được những chiếc điện thoại ngày càng trở nên quyền lực hơn và tôi cũng đã nghĩ rằng thời gian dể bạn có thể sáng tạo ra một chuyến đi thám hiểm thế giới thực dựa trên nền tảng là một game” 7th Level Up: Năm 2014, GG và Pokémon Company đã hợp team với nhau vào ngày 1/4, điều này cho phép người xem tìm kiếm những cá thể trên GG map. Đây là một cú hit quan trọng, và nó gợi ý cho John về ý tưởng có thể biến nó trở thành một game thực sự. 8th Level Up: John quyết định xây dựng Pokémon Go dựa trên những điểm được tạo ra bởi người chơi Ingress, và phổ biến nhất là Gyms trong Pokémon Go. Như John đã nói “Pokestops được đưa ra bởi người dùng, nên rõ ràng rằng chúng phụ thuộc vào địa điểm mà mọi người đi đến. Chúng ta cần 2,5 năm để đi được hết tất cả những địa điểm mình nghĩ có thể chơi Ingress, vậy nên đó là một số địa điểm di động tuyệt vời. Có những cổng giữa Nam Cực và Bắc Cực, hâu hết các điểm đều ở giữa” 9th Level Up: John đã xin tài trợ đc 25 triệu đô từ Google, Nintendo, Pokémon Company và những nhà đầu tư khác từ tháng 12/2015 đến 2/2016 đã phát triển thành một team với hơn 40 nhân lực để đưa Pokémon Go vào năm nay. 10th Level Up: John và team của anh ấy đã đưa Pokémon Go ra thị trường vào 6/6 ở Mỹ, Australia và New Zeland. Từ khi tung ra thị trường, cổ phiếu của Nintendo đã tăng 7,5 tỷ đô, và app đã thực sự tạo ra được hơn 2 triệu đô giao dịch mỗi ngày, điều này khiến cho Pokémon trở thành một hiện tượng nổi lên chỉ sau một đêm. Thành công nhanh chóng này của Pokémon Go thực sự đáng giá cho 20 năm nghiên cứu sáng tạo của John. Trong suốt 20 năm này, trong khi John đã có một tầm nhìn về game layer trên khắp thế giới, John cũng

Homer Simpson

Matthew Abram “Matt” Groening sinh ngày 15/02/1954, là một họa sĩ vẽ tranh biếm họa, nhà sản xuất, làm phim hoạt hình và diễn viên lồng tiếng người Mỹ. Ông là tác giả đã tạo ra bộ truyện tranh Life in Hell (1977-2012), loạt phim truyền hình Futurama (1999-2003, 2008-2013) và The Simpsons. Trong đó, The Simpsons đã trở thành bộ phim truyền hình giờ vàng dài nhất trong lịch sử Mỹ. Matt Groening đã giành được 12 giải Emmy, 10 cho The Simpsons và 2 cho Futurama. Năm 2002, ông đoạt giải thưởng của Hội vẽ tranh biếm họa quốc gia Reuben cho Life In Hell. Bên cạnh đó, ông cũng giành được Comedy Award cho “những đóng góp xuất sắc cho bộ phim hài” trong năm 2004. Ông đã nhận được một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood vào ngày 14/02/2012. Bắt đầu từ Life In Hell Năm 1977, Matt Groening cho ra bộ truyện Life In Hell. Bộ truyện được lấy cảm hứng từ việc ông chuyển đến thành phố vào năm đó và mô tả về cuộc sống ở Los Angeles cho những người bạn của ông. Bộ truyện kể về những gì xảy ra xung quanh công việc, tình yêu, trường học của những người trẻ lúc đó. Vào năm 1978, Matt Groening đã bán bộ truyện tranh đầu tiên của mình, tác phẩm Life in Hell cho Wet Magazine. Bộ truyện bán được 250 tờ hàng tuần và đã gây chú ý với James L.Brooks, nhà sản xuất phim Hollywood. Năm 1985, Brooks đã liên lạc với Matt Groening để mời ông về làm việc tại đài truyền hình FOX, phát triển một loạt tiểu phẩm hoạt hình ngắn cho chương trình The Tracey Ullman Show. Ban đầu, Brooks muốn Groening phát triển ý tưởng từ bộ truyện Life in Hell. Tuy nhiên, vì lo sợ mất quyền sở hữu nhân vật, Groening đã quyết định tạo ra một cái gì đó mới hơn và ông bắt đầu xây dựng một phim hoạt hình về gia đình, The Simpsons. Thành công với The Simpsons Là một chương trình hoạt hình nhưng The Simpsons đã châm biếm nhiều khía cạnh của cuộc đời, đặc biệt là lối sống của tầng lớp lao động và trung lưu tại Mỹ, văn hóa Mỹ và xã hội Mỹ nói chung. Bộ phim được chiếu tại nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều ngôn ngữ và được xem là một trong những sản phẩm văn hóa đại chúng xuất khẩu quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất của Hoa Kỳ. Cho đến thời điểm hiện tại, The Simpsons đã có trên 500 tập. Tuy nhiên chương trình cũng gây ra nhiều cuộc tranh luận vì hình ảnh nghịch ngợm, không chịu học hành của Bart trong phim. Một số nhóm phụ huynh và thủ cựu cho rằng nhân vật hoạt hình như Bart là một gương xấu cho trẻ em. Cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush, trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo People, đã cho rằng chương trình này là chương trình “ngu xuẩn” nhất mà bà từng xem và đã bị chương trình châm biếm ngay sau đó. Tuy nhiên, sau này bà đã thay đổi ý kiến và đề cao chương trình.   9/2/1997, The Simpsons đã vượt qua The Flintstones để trở thành chương trình hoạt hình chiếu vào khung giờ có nhiều người xem nhất. Qua nhiều năm, hầu hết mọi nhân vật chính của The Simpsons đã xuất hiện trên bìa của nhiều nguyệt san. Chương trình này đã đoạt kỷ lục với số người nổi tiếng lồng tiếng lên đến trên 300 người. The Simpsons là một trong những biểu tượng dễ nhận ra nhất đối với người Mỹ. Tuy hình thức là hoạt hình nhưng để hiểu sâu các điều khôi hài trong chương trình đòi hỏi khán giả phải có kiến thức về lịch sử, khoa học, văn học, triết học,… Vì thế, chương trình chẳng những được trẻ em ưa thích mà còn được giới trí thức tán thưởng. Chương trình đã được nhiều nhà phê bình đề cao từ lúc ban đầu và một số tác giả đã viết sách nghiên cứu so sánh chương trình này với nhiều tư tưởng triết học. Nhiều câu nói từ The Simpsons đã được lặp lại nhiều lần và trở thành quen thuộc với người Mỹ. (từ D’oh được Homer thường thốt lên đã trở thành một từ chính thức trong từ điển tiếng Anh Oxford) Trong số phát hành năm 1998 viết về các thành tích trong các môn nghệ thuật và giải trí trong TK20, tuần báo Time đã gọi The Simpsons là chương trình truyền hình hay nhất trong thế kỷ. Đồng thời trong số báo đó, Bart Simpson cũng được đưa vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất. Đây là nhân vật giả tưởng duy nhất trong danh sách này. >>> Tìm hiểu thêm: Hanna & Barbera – Cặp đôi tài năng của làng hoạt hình thế giới  Nguồn: wikipedia.org

Đạo diễn Makoto Shinkai

Makoto Shinkai là một đạo diễn phim hoạt hình vô cùng xuất chúng. Sinh ngày 9.3.1973 tại Nagano, Nhật Bản. Niềm đam mê và cảm hứng của ông xuất phát từ những tác phẩm văn học khi còn ngồi ghế nhà trường. Không giống đa số các đạo diễn phim hoạt hình khác, Makoto Shinkai khởi nghiệp từ nghề thiết kế đồ họa, làm việc cho hãng sản xuất trò chơi điện tử trong 5 năm. Bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời của ông, có lẽ là sự xuất hiện của She and her cat – bộ phim hoạt hình đầu tiên của Makoto Shinkai, bộ phim trắng đen có thời lượng khoảng 5 phút, đã giúp Makoto Shinkai thắng một số giải phim ngắn. Sự nhiệt thành ủng hộ từ phía công chúng khi ấy đã trở thành động lực cho Makoto chuyển hẳn sang nghề đạo diễn phim hoạt hình. Vào khoảng tháng 6 năm 2000, Makoto Shinkai cùng nhóm làm việc thực hiện bộ phim thứ hai. Bảy tháng làm cật lực, Voices of a distant star đã làm cộng đồng hâm mộ anime phải nhớ đến cái tên Makoto Shinkai. Ngày 20/11/2004, The place promised in our early days – bô phim dài 90 phút đã giúp Makoto Shinkai nhận được nhiều giải thưởng danh giá. Sau ba năm, siêu phẩm 5 Centimeters per second được ra mắt. Cho đến nay, bộ phim câu chuyện về tỉnh yêu lãng mạn của hai nhân vật vẫn được nhắc đến như một “tượng đài” trong cộng đồng người hâm mộ. Đạo diễn Makoto Shinkai và người hâm mộ.[spacer] She and her cat ( Nàng và con mèo của nàng), 1999 She and her cat – bộ phim hoạt hình đen trắng đã giúp Makoto Shinkai thắng giải DoGA CG Animation tổ chức vào năm 2000. Vào một ngày đầu xuân, cô chủ mới tìm thấy Chobi. Trong suốt thời gian ở cùng cô chủ, Chobi cứ như đắm chìm trong tình yêu thương của cô. Đến mùa hè, cô chủ giới thiệu cho Chobi cô mèo cái đáng yêu xinh đẹp Mimi. Sau một khoảng thời gian, Chobi và cô chủ nhận ra rằng, họ chỉ cần nhau mà không cần thêm ai khác. Ở cuối phim, hai nhân vật đã cùng nhau đồng nhanh, “thế giới này, chúng tôi thích nó”. Makoto Shinkai cho biết, khung cảnh trong bộ phim She and her cat được vẽ lại với cảm hứng chính từ nơi ông đang sống vào thời điểm đấy. Những căn hộ kiểu Nhật nhỏ bé, xung quanh là cây cột điện xi măng, lằng nhằng dây chéo, góc phố tĩnh lặng… xuất hiện rất chân thật trong bộ phim. [spacer] Voices of a distant star ( Tiếng gọi từ vì sao xa), 2002 Lấy bối cảnh năm 2046, khi con người dần bị đe dọa bởi nạn diệt chủng từ người ngoài hành tinh. Một hạm đội chuyên tiềm kiếm và tiêu diệt các sinh vật vũ trụ đã được thành lập. Mikako – thành viên trẻ nhất của hạm đội ngày đêm nhớ mong chàng trai cô yêu – Noboru Terao vẫn đang ở lại trái đất. Sợi dây liên kết duy nhất của họ là những tin nhắn đường dài. Có khoảng thời gian, dường như khoảng cách giữa hai con tim đã như khoảng cách giữa hai người xa như khoảng cách từ vũ trụ với trái đất. Trailer phim Voices of a distant star –  Makoto Shinkai.[spacer] The place promised in our early days ( Bên kia đám mây, nơi ta hẹn ước), 2004 Năm 1974, nước Nhật bị phân chia hai miền Nam Bắc. Mỗi miền đều bị đế quốc khác xâm chiếm. Ở miền Nam nước Nhật, Union – chính phủ lâm thời – đã cho xây dựng một ngọn tháp chọc trời ở Hokkaido. Hiroki, Takuya, Sayuri là ba người bạn nhỏ sống gần biên giới miền Bắc tìm được xác máy bay rơi. Cả ba đã hứa với nhau rằng, một ngày nào đó cả ba sẽ cùng bay đến ngọn tháp ở đầu kia đất nước. Ba năm sau, ba người bạn đều có cuộc sống riêng. Sayuri đột nhiên mất tích chỉ để lại bức thư nhắc nhớ về lời hứa năm xưa. Trailer của phim The place promised in our early days – đạo diễn Makoto Shinkai.[spacer] 5 Centimeters per second (Năm centi-mét một giây), 2007 “5 Centimeters per second” là câu chuyện buồn giữa đôi tình nhân Takaki và Akari. Tình yêu nồng thắm, lời hứa dưới tán hoa đào…là những gì họ trao cho nhau 13 năm trước. Tình yêu non nót, mỏng manh luôn âm ỉ nhưng lại chẳng dám nói thành lời. Bộ phim chính là một bài học về tình yêu chân thành cho những người trẻ như chúng ta. Trailer của phim 5 Centimeters per second – đạo diễn Makoto Shinkai.[spacer] Journey to Agartha  (Phiêu lưu đến xứ Agartha), 2011 Những lúc cảm thấy cô đơn, Asuna thường mở radio lên nghe – món quà cuối cùng cô có từ cha, trước khi ông mất. Ngày nọ, Asuna bị tấn công bởi một con quái vật, Shun – một chàng trai bí ẩn đã cứu cô thoát chết. Shun nói rằng, đất nước Agartha là quê hương của anh. Khi Asuna về, đột nhiên Shun tự tử. Cô bé Asuna lên đường tìm đến Agartha, với hy vọng tìm kiếm Shun. Chuyến du hành này đã mang đến nhiều điệu lạ lẫm cho cô bé Asuna. Makoto nói về phim này: “Tôi xây dựng Agartha dựa trên các nền văn hóa cổ của thế giới, bao gồm cả văn hóa Ấn độ cũng như Trung Đông…Tôi xem rất nhiều các hiện vật cổ, và chúng là nguồn càm hứng lớn cho kịch bản của tôi”. Trailer phim Journey to Agartha  – đạo diễn Makoto Shinkai.[spacer] Garden of Words ( Khu vườn của chữ), 2013 “Chúng ta đã gặp nhau, để

Cụ bà Lê Thi và tranh vẽ

Cụ bà Lê Thi hiện trú ở Xa La – Hà Đông (Hà Nội) thường được biết đến với biệt danh là “bà còng Xa La” hay “cụ bà xì tin”. 94 tuổi nhưng cụ bà Lê Thi vẫn có thể đọc vanh vách tin tức hằng ngày trên các tờ báo mạng. Khi được hỏi về bí quyết học công nghệ, cụ chỉ cười nói rằng không có gì là cao siêu. Câu trả lời về mục đích sử dụng máy tính của cụ, khiến người khác không khỏi ngạc nhiên, bà nói: “Tôi học máy tính từ năm 2000, ban đầu dự định chỉ để hoàn thành cuốn tiểu thuyết “Ngược dòng” nhưng sau đó được các cháu dạy cho cách vào “gu-lờ” (google), rồi facebook và yahoo. Ban đầu, cũng ngượng nghịu, lóng ngóng nhưng sau dần thì cũng quen. Bây giờ sức khỏe yếu nên tôi không vào nhiều như trước nhưng hầu như ngày nào cũng phải dành ít thời gian vào mạng để đọc truyện hoặc tin tức”. Cụ còn cho biết thêm, mỗi tuần hai lần bà sẽ dành thời gian để “chat” facebook với cháu nội ở bên Nga. Bà còn dí dỏm nói rằng trình độ gõ bàn phím “chỉ có thể gõ mổ cò” nên bà thường lắng nghe những gì cháu tâm sự nhiều hơn là trả lời. Hỏi về bí quyết học công nghệ, cụ bảo rằng: “Cái gì không biết thì phải học, mà học thì không giới hạn về độ tuổi. Tôi mất hai ngày để làm quen với bàn tính, sau đó thì ghi nhớ cách vào mạng, mở trang website hay đăng nhập vào các diễn đàn”. Để chứng minh những gì mình nói, cụ Thi liền mở chiếc laptop ở đầu giường, khởi động và gõ mật khẩu một cách thuần thục. Cụ cho xem trang cá nhân facebook của mình với khá nhiều lượt theo dõi, kết bạn. Hỏi về những người bạn “ảo”, cụ Thi bảo rằng, trước đây sử dụng yahoo để “giao lưu” nhưng giờ cụ chuyển sang facebook để bắt kịp xu thế. Hầu hết, những người bạn trên mạng của cụ đều là những người có chúng sở thích và đam mê viết truyện, hội họa. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của cụ – “Ngược dòng” dài gần 600 trang được NXB Lao Động phụ trách in ấn và phát hành năm 2010. Đây là cuốn truyện tự sự về chính cuộc đời mình. Để ước mơ văn học trở thành hiện thực cụ tự đánh máy trong hai năm. “Ấy là do tuổi cao sức yếu, vì tay đã quá run, nếu không gõ máy tính thì những viết ra sẽ không ai đọc được” – cụ lý giải. Khi kể về những cuốn sách, về niềm đam mê văn chương, mắt cụ Lê Thi như sáng hơn, câu chuyện về những tháng ngày thơ dại, để được đọc sách cụ thường tranh thủ lúc bố đi vắng rồi lấy trộm sách đọc. Những tác phẩm của tác giả Nguyễn Công Hoan, Thế Lữ rồi nhóm Tư Lực Văn Đoàn…cứ thế đi cùng cụ suốt năm tháng tuổi thơ, đến khi cụ trường thành nó vẫn cùng cụ bước qua những năm tháng khó khăn nghèo đói, tự học chữ , tự sưu tầm nâng niu gìn giữ từng cuốn sách hay, mẩu truyện đẹp.  Sử dụng ngôn từ mộc mạc và gần gũi, cụ Lê Thi thể hiện quan niệm sống của bản thân qua từng trang sách, những suy nghĩ về quy luật cuộc sống, triết lí về nhân sinh ý nghĩa. Cảm hứng sáng tác thường chỉ đến một cách bất chợt với cụ, có ngày viết gần bốn mươi trang nhưng có ngày lại chẳng viết hết một câu. Sức khỏe ngày càng yếu cũng ảnh hưởng đến việc sáng tác. Thời gian trước, cụ khỏe đến nỗi thức thâu đêm để viết mà chẳng biết mệt, giờ thì ngồi hai ba tiếng đã thấy mỏi mắt, đau lưng. Hiện tại cụ Thi vẫn đang ấp ủ một tác phẩm khác, tiểu thuyết mang tên “Vòng xoáy cuộc đời”. Ngoài sở thích viết truyện, cụ còn làm thơ và vẽ tranh. Bộ sưu tập đã lên đến 2000 bức tranh, chủ đề thường thấy là về phong cảnh làng quê. Cụ Thi cho biết, cụ chưa từng được tham gia các khóa học vẽ nào, chỉ là từ nhỏ yêu thích rồi tự mình học vẽ, nuôi dưỡng tài năng cho đến tận bây giờ. Tình yêu hội họa và tài năng hiếm có của cụ Lê Thi đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Năm 1997, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi đó là ông Nguyễn Khoa Điềm đã đích thân đến thăm, tặng bằng khen và tổ chức triễn lãm tranh cho riêng cụ. Câu chuyện về bà lão lưng còng biết vẽ tranh, viết truyện cứ ngày càng lan xa. Thậm chí, thời điểm đó rất nhiều người đã tìm đến nhà, mong muốn gặp bằng được cụ Thi. Khó có thể tin rằng, sinh hoạt của một người gần 100 tuổi vẫn đều đặn thường xuyên với những việc như sáng sớm dậy tập thể dục, tự mình xỏ kim may quần áo cho bản thân và gia đình, có thể làm bánh và những món ăn truyền thống. Khi hỏi về bí quyết sống khỏe, sống đẹp, cụ nói rằng “Với tôi, còn sống ngày nào là còn lao động, phải cống hiến. Sống là phải sâu sắc chứ không nên để mỗi ngày trôi qua tẻ nhạt. Đặc biệt, tôi không bao giờ biết cáu giận hay sân si…“. Như Nguyễn

Shigeru Mizuki

Cộng đồng yêu mến truyện tranh Nhật khắp thế giới vô cùng thương tiếc trước sự ra đi đột ngột của Mangaka (họa sĩ vẽ truyện tranh) Shigeru Mizuki. Từ trần vào ngày 30/11/2015, hưởng thọ 93 tuổi, họa sĩ Shigeru Mizuki được  biết đến với biệt tài vẽ quái vật rất sinh động và đầy đủ chi tiết. Cố họa sĩ truyện tranh Nhật Bản – Shigeru Mizuki Mizuki Productions, đại diện phát ngôn của ông thông báo tin buồn và cho biết ông từ trần do suy nội tạng. Trước đó một tháng, Shigeru Mizuki đã phải trải qua hàng loạt cuộc phẫu thuật trước khi trút hơi thở cuối cùng do té ngã và bị chấn thương đầu. Mizuki được rất nhiều thế hệ nghệ sĩ ngưỡng mộ, sức ảnh hưởng và danh tiếng của ông không dừng ở phạm vi Nhật Bản mà lan tỏa ra toàn cầu với những bức vẽ mang đậm dấu ấn cá nhân. Shigeru Mizuki đặc biệt yêu thích khắc họa những sinh vật ghê gớm, thoải mái sáng tạo với những chi tiết phá cách vừa hài hước vừa đáng sợ. GeGeGe no Kitaro là tác phẩm được nhiều người biết đến nhất của ông. GeGeGe no Kitaro là một bộ truyện về những chuyến phiêu lưu của một hồn ma nhí một mắt mang tên Kitaro, được đông đảo bạn trẻ Nhật Bản yêu thích và đã được chuyển thể thành phim hoạt hình, phim truyền hình, phim điện ảnh và nhạc kịch. GeGeGe no Kitaro – Tác phẩm gắn liền với tuổi thơ nhiều thế hệ người Nhật Ta đời vào những năm 1960, đến nay bộ truyện GeGeGe no Kitaro đã 5 lần được chuyển thể thành phim truyền hình. Những trận chiến giữa các sinh vật huyền bí trong phim chính là nguồn cảm hứng vô cùng tận cho những nhân vật manga, anime nổi tiếng sau này như Pokémon. Họa sĩ Shigeru Mizuki được xếp ngang hàng với Osamu Tezuka – tác giả của Astro Boy, và được đánh giá là một trong những họa sĩ truyện tranh tài năng và khiêm tốn nhất trong giới. Cậu bé Mizuki ngày nào sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng quyết không theo nghiệp kinh doanh của gia đình mà theo đuổi đam mê vẽ truyện tranh. Ông tham gia quân đội trong giai đoạn Thế chiến thứ 2, bị mất tay trái nhưng không từ bỏ nghiệp vẽ. Những tựa truyện nổi tiếng của ông là Rocketman và GeGeGe no Kitaro, ngoài ra còn rất nhiều truyện ngắn kinh dị đặc sắc.

[spacer] Họa sĩ VINK – Nguyễn Vĩnh Khoa sinh ngày 24 tháng 12 năm 1950 tại Đà Nẵng. Ông từng theo học Báo chí tại Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn vào năm 1968 trước khi sang Bỉ một năm sau đó. Tại Bỉ, trước khi tìm thấy định mệnh của mình, họa sĩ Vĩnh Khoa đã phải trải qua những quãng thời gian khốn khó và cơ cực. Ban đầu ông chọn học y khoa, rồi nhanh chóng nhận ra đó không phải sự lựa chọn tốt cho cuộc đời mình. Sau đó, nhờ sự tư vấn của một vài người bạn, Vĩnh Khoa chọn học ngành giáo dục tại Trường đại học Liège. Trong những ngày làm đủ nghề để kiếm sống trên mảnh đất xa lạ, ông vẽ bất cứ lúc nào có thể. Phải mất bốn năm tự học, đến năm 30 tuổi Vĩnh Khoa mới trình làng bộ truyện tranh đầu tiên về cổ tích VN với tên gọi Sau lũy tre làng với bút danh VINK. Ngay lập tức, giới phê bình và hội họa Bỉ nhìn thấy một làn gió lạ và mới mẻ đến từ châu Á. Năm năm sau khi bước chân vào nghề, Vĩnh Khoa khẳng định tên tuổi mình bằng giải thưởng truyện tranh lớn nhất của Bỉ năm 1985 với bộ truyện Le moine fou (Nhà sư điên). [spacer] [spacer] Sau Nhà sư điên là nhiều bộ truyện tranh khác, trong đó nổi bật là bộ Những cuộc phiêu lưu của He Pao. Tên tuổi Vĩnh Khoa không chỉ giới hạn trong biên giới Bỉ, tác phẩm của ông còn được in ở nhiều nước châu Âu khác. [spacer] [spacer] Vĩnh Khoa cũng là cộng sự đắc lực của Nhà xuất bản Dargaud (Pháp). Ông cũng từng được Hãng phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney mời sang Los Angeles hợp tác trong bộ phim Hoa Mộc Lan. [spacer] [spacer] Năm đầu tiên trên đất Bỉ là giai đoạn khó khăn nhất đối với sinh viên VN. Hành trang tôi mang theo chỉ có một số bài hát của Trịnh Công Sơn tôi vẫn nghe thời ở VN. Trong vali của tôi lúc đó còn có một cuốn sách của nhà triết học nổi tiếng Ấn Độ. Sau này, một số tác phẩm của tôi cũng chịu ảnh hưởng của những tư tưởng mà tôi đã đọc. Trong những chuyến trở về quê hương, Vĩnh Khoa đã phải trả lời rất nhiều câu hỏi về dấu ấn Việt trong các sáng tác của ông. Người đàn ông mang cặp kính dày và mái tóc hoa râm cười hồn nhiên: “Khi sáng tác tôi không quá chú trọng tôi đến từ đâu, tôi không nghĩ mình là người Việt hay người Bỉ, tôi biểu lộ cảm xúc và suy tư của con người trước hết”. [spacer]  Tác phẩm Hoạt cảnh Chuyện bên sông được họa sĩ VINK vẽ năm 2010 [spacer] Vĩnh Khoa cũng tự nhận lối vẽ của ông ảnh hưởng châu Âu sâu sắc, nhưng những điều ông diễn tả lại rất VN. Xem truyện tranh của Vĩnh Khoa vẫn thấy phảng phất hình ảnh những ngọn núi, dòng sông, những xóm làng VN. Những ký ức về quê hương hiển hiện một cách vô thức qua nét vẽ truyện tranh của ông mà không hề có sự chuẩn bị hay tính toán trước đó. [spacer] Bìa truyện tranh Sau lũy tre làng [spacer] Tôi học vẽ theo con đường tự học là chính, và bước vào nghề khi đã tuổi 30. Tác phẩm trình làng đầu tiên của là bộ truyện tranh về cổ tích VN: Sau lũy tre làng cho tờ báo Tintin. Vẽ truyện tranh mất rất nhiều thời gian, một trang tranh truyện, vừa viết vừa vẽ, phải mất trên dưới 1 tuần lễ. Chính vì thế, 1 tập truyện tranh đứa con tinh thần của họa sĩ phải mang nặng đẻ đau suốt cả năm trời. Nhưng ở Bỉ, tôi vẽ 1 tuần và sống được 2 tuần, và không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền như các họa sĩ VN “Ấn tượng nhất là tuần lễ chuyện tranh đầu tiên tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng sáu vừa qua. Lần đầu tiên được làm việc trên quê hương mình, trong cái nóng của vùng nhiệt đới, với người đồng hương, mà mình cùng chia xẻ tình cảm của những người đồng hương với nhau. Chuyện ấy đã qua, chỉ còn là những kỷ niệm của những gặp gỡ vui giữa muôn nghìn kỷ niệm vui trong nghề và trong đời sống” – Họa sĩ Vĩnh Khoa trả lời phỏng vấn với Mathilde Tuyết Trần tại Pháp năm 2010. [spacer] Như Hoàng – Tổng hợp nhiều nguồn

  Sara Pichelli nhận giải thưởng Họa sĩ mới được yêu thích nhất [spacer] Có rất nhiều lời khen ngợi được đưa ra về phiên bản mới của bộ truyện Ultimate Spider Man. Thế nhưng có khá ít người dành sự quan tâm đến người phụ nữ vẽ nên những trang truyện ấy. Nữ họa sĩ vẽ truyện tranh người Ý Sara Pichelli đã góp mặt vào môi trường truyện tranh Mỹ từ năm 2007, và đầu quân cho Marvel một năm sau đó với bộ truyện NYX: No Way Home (kịch bản: Marjorie Liu). Pichelli đã có một thời gian làm quen với bộ Ultimate Spider Man từ trước đó, nhưng chỉ từ ấn bản Ultimate Comics Spider Man #1 (Tháng 11/2011), cô mới chính thức trở thành họa sĩ chính của một trong những tựa truyện thành công nhất lịch sử Marvel: Spider Man (Người Nhện).

Hiếm có bộ tranh truyện nào đủ sức làm say mê nhiều thế hệ độc giả đến hơn nửa thế kỷ như Lucky Luke của họa sĩ Morris.“Dù là truyện cao bồi nhưng Lucky Luke không hề bạo lực; dù là hài hước nhưng cũng không phải xem để cười rồi thôi, mà câu chuyện của anh chàng chăn bò còn cho độc giả khám phá cả lịch sử của miền Viễn Tây vào hồi thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Chính những giá trị đó mới làm cho bộ truyện có sức sống vượt thời gian và được công chúng khắp thế giới yêu thích”– Nguyễn Hữu Thiện, chủ nhiệm CLB những người hâm mộ Lucky Luke. [spacer] Morris – Maurice de Bevere, danh họa người Bỉ đem miền Viễn Tây nước Mỹ đến với thế giới Họa sĩ người Bỉ Morris – tên thật là Maurice de Bévère (Ảnh: Internet) Bộ truyện tranh Lucky Luke do họa sĩ người Bỉ Morris – tên thật là Maurice de Bévère, ông sinh ngày 1 tháng 12 năm 1923 tại Kortrijk, Bỉ.Từ năm 17 tới 19 tuổi, Maurice theo học vẽ qua thư từ do Jean Image hướng dẫn. Năm 20 tuổi, ông bắt đầu làm việc tại xưởng hoạt hình Compagnie Belge d’Actualités (CBA) của Bỉ. Tại đây, Morris quen biết với Peyo, André Franquin, Eddy Paape, những tác giả kịch bản truyện tranh. Từ năm 1945, Maurice trở thanh họa sĩ chính chuyên vẽ trang bìa và minh họa cho báo Le Moustique, tờ báo hài hước nổi tiếng của Bỉ khi đó. Morris bắt đầu sáng tác từ năm 1964, với sự cộng tác của tác giả René Goscinny nổi tiếng trong làng truyện tranh Pháp từ những năm cuối thập niên 50. Bộ truyện đến nay đã đạt con số phát hành 270 triệu bản, được chuyển sang 32 ngôn ngữ trên thế giới – lập kỷ lục truyện tranh cao bồi của Âu Mỹ. Tác phẩm cũng từng được chuyển thành phim hoạt hình, phim điện ảnh làm cả thế giới say mê. Hình tượng các nhân vật Lucky Luke, chú ngựa hài hước Jolly Jumper và chú cún ngốc nghếch Ran Tan Plan được dựng tại nhiều công viên giải trí lớn ở khắp các nước châu Âu. Với tập truyện Lucky Luke nổi tiếng, ông được xem là một trong những tác giả truyện tranh lớn nhất thế giới. Giáng sinh năm 1946, nhân vật Lucky Luke lần đầu tiên được Maurice cho xuất hiện trong sách lịch Spirou 194 với Câu truyện Arizona 1880. Và cũng bắt đầu từ nhân vật này ông dùng nghệ danh Morris. Từ năm 1948, Morris chuyển sang sống tại Mỹ và vẽ truyện hài cho một số tạp chí ở đây. Tuy vậy, vẫn tiếp tục với nhân vật chàng cao bồi Lucky Luke, ông gửi các bản thảo của mình cho ban biên tập của Spirou. Năm 1949, nhà xuất bản Dupuis của Bỉ cho xuất bản tập truyện tranh Lucky Luke đầu tiên Mỏ vàng của Dig Digger. Và cũng trong thời gian ở Mỹ, Morris làm quen với René Goscinny, người sẽ là tác giả kịch bản của rất nhiều tập truyện Lucky Luke sau này. Năm 1955, Morris trở về Bỉ tiếp tục sáng tác truyện tranh. Lucky Luke được nhà xuất bản Dupuis phát hành trong 19 năm rồi sau đó, năm 1968 được nhà xuất bản Dargaud của Pháp tiếp tục. Các tập truyện Lucky Luke dành được thành công liên tiếp. Sau khi René Goscinny mất vào năm 1977, Morris còn hợp tác cùng một số tác giả kịch bản khác. Từ năm 1987, song song với Lucky Luke, Morris cùng sáng tác các tập truyện tranh về Rantanplan – chú chó ngốc nghếch trong Lucky Luke. [spacer] Gã cao bồi nghèo đơn độc, rong ruổi trên con đường dài mang nghệ thuật thứ 9 đến với công chúng Khác với những nhân vật cao bồi trong phim ảnh và trong những truyện tranh cao bồi khác, Lucky Luke tuy sử dụng súng điêu luyện như một nghệ sĩ song không bạ gì cũng bắn, cũng không dùng súng để bắn hạ ai. Luôn bảo vệ kẻ yếu, luôn đứng về phía lẽ phải và phục vụ công lý, Lucky Luke giải quyết những mâu thuẫn với lòng can đảm, óc thông minh và cả sự… may mắn, thay vì ỷ lại vào khẩu sáu phát của mình.  Và đặc biệt, khác với những truyện tranh cao bồi khác chỉ quanh quẩn những chuyện bắn nhau, tầm thù và trả thù,… vặt vãnh, bộ truyện tranh Lucky Luke chính là một “cửa ngỏ” để bạn đọc tiếp cận lịch sử khai phá miền Viễn Tây Hoa Kỳ hồi cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Qua nhiều cuộc phiêu lưu nổi tiếng của Lucky Luke, với cốt truyện khéo hư cấu song bám sát các sự kiện tiêu biểu trong lịch sử Hoa Kỳ thời khai phá miền Viễn Tây, bạn đọc sẽ chứng kiến và dõi theo những sự kiện lịch sử quan trọng (như khám phá các mỏ dầu hoả, nối liền các tuyến đường sắt Đông-Tây của Hoa Kỳ, triển khai mạng bưu chính và mạng điện tín tới Viễn Tây,…), và gặp gỡ hầu hết các chân dung miền Viễn Tây, như Calamity Jane, ông quan toà Roy Bean, cảnh sát trưởng Wyatt Earp, Billy The Kid, Jese James, băng Dalton, “bà trùm” Belle Starr,… Các sự kiện đậm chất miền Viễn Tây được thể hiện một cách hài hước theo kiểu truyện tranh. Ví dụ như kết thúc vụ đấu súng O.K Corral mà không có ai chết hay bị thương. Tên cướp Billy the Kid cũng chỉ bị Lucky Luke phạt đánh vào mông và tiếp tục xuất hiện trong những tập khác. Các cuộc chiến với người da đỏ cũng thường xuyên được đề cập nhưng luôn kết thúc êm đẹp với

Ngành công nghiệp hoạt hình hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt với sản phẩm là những thước phim có chất lượng cao được cho ra mắt hằng ngày. Không kể những bộ phim được làm bởi các hãng lớn như Pixar, Dreamwork…, thị trường các nhà làm phim hoạt hình tự do (phim indie) cũng khá sôi nổi với nhiều tác phẩm sáng giá. Tiềm năng của dòng phim hoạt hình indie lớn đến nỗi việc tìm kiếm và thưởng thức các thước phim ngắn của những họa sĩ tự do tài năng đang dần trở thành một thú vui thời thượng cho các fan gạo cội của phim hoạt hình. Tuy vậy việc đãi cát tìm vàng giữa hằng hà sa số các tác phẩm “không chính thức” không phải việc đơn giản. Nếu bạn có hứng thú, hãy thử tìm đến với Madeline Sharafian, nữ họa sĩ trẻ tài năng, một làn gió mới thú vị trong ngành công nghiệp hoạt hình.

John Lasseter – nhà đồng sáng lập hãng Pixar (Ảnh: Internet) [spacer] Thời đại hoàng kim của hoạt hình 3D Giữa tháng 4/2013, Công ty Disney quyết định giải thể hoàn toàn bộ phận hoạt hình 2D. Xem như nghệ thuật hoạt hình 2D đỉnh cao đã đến điểm dừng. Hoạt hình 3D đang từng bước thay thế hoạt hình 2D trở thành “hoạt hình truyền thống”. Trong những cố gắng cuối cùng nhằm thăm dò thị trường hoạt hình 2D, bộ phận hoạt hình 2D tại Disney thực hiện phim ngắn Paperman (2013). Phim Paperman là sự phối hợp nhuần nhuyễn của hình vẽ tay với vật thể và cảnh nền tạo bởi mô hình 3D trên máy tính. Những họa sĩ 2D làm phim Paperman hòa nhập vào thế giới 3D bằng cách… vẽ nét cho mô hình nhân vật 3D thô, làm cho hoạt hình 3D trở thành hoạt hình 2D! Paperman đoạt giải Oscar 2013 cho phim hoạt hình ngắn hay nhất, thu hút nhiều triệu lượt xem trên YouTube. Tuy nhiên, các dự án phim truyện của bộ phận hoạt hình 2D tại xưởng hoạt hình Disney (Disney Animation Studios) vẫn không thuyết phục được nhóm lãnh đạo Disney. Dường như mọi kịch bản đề xuất đều có thể thực hiện tốt hơn hẳn bằng hoạt hình 3D! Sau thời gian dài cân nhắc, Disney đã quyết định cho nghỉ việc những họa sĩ 2D tài năng cuối cùng, những người từng tạo ra thời phục hưng rực rỡ của Disney trong thập niên 1990, những người đã tạo ra Beauty and the Beast (1991), Aladdin (1992), Lion King (1994), Pocahontas (1995), Tarzan (1999),… Như để khẳng định sức sống mạnh mẽ của hoạt hình 3D, giải Oscar 2015 dành cho phim hoạt hình hay nhất thuộc về phim Big Hero 6 của xưởng hoạt hình Disney Animation Studios có công rất lớn của John Lasseter – nhà đồng sáng lập hãng Pixar. Big Hero 6 – thành tựu mới nhất của Disney có sự góp công không nhỏ của “đứa con lưu lạc” John Lasseter. [spacer] “Đứa con lưu lạc” Nhắc đến Walt Disney Animation Studios thì phải nói đến John Lasseter, giám đốc sáng tạo của hãng. Nhưng câu chuyện được ít người biết đến chính là hãng phim được thành lập từ 1923, nơi Lasseter bắt đầu công việc sau khi tốt nghiệp, đã sa thải ông. Câu chuyện như sau: Từ thuở bé, John Lasseter (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1957) luôn mơ ước trở thành họa sĩ hoạt hình. Năm 1975, khi biết Viện Nghệ thuật California mở khóa đào tạo họa sĩ hoạt hình đầu tiên, do các họa sĩ bậc thầy của Disney (Eric Larson, Frank Thomas và Ollie Johnston) trực tiếp giảng dạy, Lasseter lập tức ghi danh. Khi tốt nghiệp, Lasseter được nhận vào Disney, tham gia làm phim The Fox and the Hound (1981) với vai trò họa sĩ động tác. Tại Disney, Lasseter nhận thấy từ sau phim 101 Dalmatians (1961), các phim hoạt hình bắt đầu lặp đi lặp lại một phong cách. Anh muốn tìm kiếm những yếu tố mới. Cùng với họa sĩ kỳ cựu Glen Keane, Lasseter thực hiện vài phim ngắn, thử nghiệm phối hợp nhân vật vẽ tay với cảnh nền có chiều sâu tạo bởi phần mềm 3D. Từ những thử nghiệm cùng Lasseter, Keane sử dụng cảnh nền 3D một cách hoàn hảo trong phim The Great Mouse Detective (1986). Tuy nhiên, việc làm “tự tiện” của Lasseter ở xưởng phim không theo kế hoạch nào, khiến những người quản lý khó chịu và Lasseter phải rời Disney. Sau khi nghỉ việc ở Disney, John Lasseter vui mừng được biết nhóm Pixar ở Lucasfilm dự định làm một phim hoạt hình 3D ngắn, chỉ hai phút. Phim sẽ có nhân vật và cảnh nền được tạo lập hoàn toàn trong không gian 3D của máy tính. Lasseter trở thành họa sĩ diễn xuất duy nhất trong dự án thử nghiệm của Pixar. Khâu tạo ảnh (render) cho phim được thực hiện bởi phần mềm của Pixar, chạy trên các máy tính mạnh nhất vào thời đó (một máy Cray và mười máy VAX). Kết quả là phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới, mang tên The Adventures of André and Wally B (1984), gây ấn tượng mạnh trong giới sản xuất phim về khả năng của công nghệ hoạt hình 3D. The Adventures of André and Wally B phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới  Năm 1986, khi Lucasfilm gặp khó khăn về tài chính, không thể duy trì hoạt động của nhóm Pixar, “thần hộ mệnh” lại xuất hiện: Steve Jobs – người sáng lập Công ty Apple. Lúc đó, Jobs không còn làm việc cho Apple và đang điều hành công ty mới của mình, mang tên NeXT. Hiểu rõ giá trị của máy tính Pixar và phần mềm Pixar, Jobs đồng ý mua lại nhóm Pixar với giá 5 triệu USD, thành lập công ty Pixar, hướng đến thị trường máy tính cao cấp, phục vụ cho những nhu cầu chuyên biệt. Jobs cấp cho Pixar vốn ban đầu 5 triệu USD, giao cho Edwin Catmull điều hành mọi việc ở Pixar. Bộ ba Edwin Catmull  – Steve Jobs – John Lasseter [spacer] Thành công của Toy Story đánh dấu một kỷ nguyên mới Trong thời gian đầu, ngoài Disney và vài viện nghiên cứu, Pixar không tìm được khách hàng để bán máy tính Pixar và phần mềm Pixar. Phim hoạt hình 3D ngắn dùng cho quảng cáo dần dần không còn là ưu thế riêng của Pixar. Lợi nhuận từ Pixar không tỏ ra có triển vọng, Steve Jobs đã dự định “rao bán” Pixar cho những công ty lớn, có thể là Microsoft hoặc Sun Microsystems. Trước tình trạng như vậy, Catmull băn khoăn tìm hướng đi cho Pixar, dù ông biết

họa sĩ Inoue Takehiko

Họa sĩ Takehiko Inoue được coi là một cây đại thụ trong làng manga Nhật Bản với siêu phẩm truyện tranh bóng rổ Slam Dunk. Inoue Takehiko, hay Inoue-sensei – cái tên trìu mến mà các fan thường gọi ông, là tác giả của Slam Dunk, bộ truyện tranh về bóng rổ rất nổi tiếng mà “giới otaku” Việt Nam chắc không có ai chưa từng nghe đến. Nét vẽ truyện tranh độc đáo, chắc khỏe làm các nhân vật nam của ông đều cuốn hút và đầy nam tính. Cũng trong bộ truyện này, Takehiko đã hóa thân thành Dr. T, người diễn giải các thuật ngữ hay chiến thuật khác nhau qua lời các cầu thủ, huấn luyện viên và cổ động viên. Hình ảnh ông như một anh chàng ngộ nghĩnh đội mũ lưỡi trai ngược cũng thường xuất hiện trong các trận đấu của Shohoku. Inoue Takehiko sinh ngày 12/1/1967 ở quận Kagoshima. Bộ truyện lừng danh Slam Dunk do ông sáng tác đã dần trở thành tác phẩm mang tính đại chúng và đã bán được trên 100 triệu đầu sách trên toàn thế giới. Cùng bộ truyện này Takehiko đã giành giải thưởng Japan’s Agency for Cultural Affairs – Manga Media Festival Prize (Manga có tính giáo dục nhất) Hồi nhỏ Inoue-sensei đã rất mê bóng rổ, điều này ảnh hưởng đến những bộ manga sau này của sensei. Lên cấp 3, Inoue Takehiko cố gắng để tham gia đội bóng rổ của trường nhưng kết quả luyện tập ko khả quan, vì vậy Takehiko ko chơi bóng rổ bằng cơ bắp nữa, ông tiếp tục niềm đam mê của mình bằng bút, cọ và giấy Cuốn manga đầu tiên của Inoue Takehiko được XB là Chameleon Jail năm 1988, lúc đó ông mới 22 tuổi. Vinh quang đầu tiên trong nghề đến với ông là giải thưởng danh dự Tezuka (Giải thưởng được lấy theo tên của họa sĩ Tezuka Osamu, người được xem là ông tổ của Manga Nhật Bản) dành cho bộ manga Kaede Purple, đăng trên Shonen Jump năm 1989, cũng nói về… bóng rổ. Từ đó, năm nào ông cũng có tác phẩm được nhắc tới và liên tục gom giải thưởng về mình. Festival Media cũng đã trao tặng Inoue Takehiko thêm một giải thưởng cho nét vẽ xuất sắc của ông với nhân vật kiếm sĩ Miyamoto Musashi trong Vagabond – Kẻ phiêu bạt. Cùng năm đó Takehiko trong giải Manga Kodansha lần thứ 24. Sau khi kết thúc Slam Dunk vào năm 1996, Inoue Takehiko đã thử nghiệm vẽ một manga trực tuyến “Buzzer Beater”, cũng về đề tài bóng rổ, được đăng trên tạp chí Shounen Jump cho tớI năm 1998. Manga này được đăng trên trang web chính của ông và có tới 2 bản dịch, một tiếng Anh và một tiếng Nhật. Là một fan cuồng nhiệt của trái bóng cam, sự nghiệp của Takehiko tuy có nhiều những đề tài đã được ông khai thác, nhưng thực sự “Không một điều gì kích thích tôi hơn là được vẽ những trang về bóng rổ” – Inoue Takehiko tâm sự. Có thể nói ông chính là người đã tạo nên cơn sốt bóng rổ trong nhiều thế hệ thanh thiếu niên ở Nhật – đất nước mà môn bóng chày mới là môn thể thao Vua. Không những thế, niềm đam mê bóng rổ đó còn lan truyền đến các fan trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam Nói một chút về phong cách của Inoue Takehiko. Nét vẽ truyện tranh của ông là một sự pha trộn hài hoà giữa nét vẽ manga và tả thực. Các nhân vật được vẽ tỉ mỉ, sắc sảo và có một nét riêng biệt. Vì yêu thích bóng rổ, đề tài của ông cũng phần lớn nói về bóng rổ. Do đó, ông đã rất thành công khi thể hiện những pha bóng rổ qua nét vẽ độc đáo của chính mình. Xen lẫn đó là một phong cách hài hước, rất dễ thương, luôn cuốn hút. Truyện của Takehiko dĩ nhiên là không thể khó hiểu, thiên nhiều về tình cảm hay có những kết cục bất ngờ như CLAMP, nhưng đó là những cái kết cục tất yếu phải có và đôi khi còn dẫn ra một kết thúc mở. [spacer] Slam Dunk – siêu phẩm truyện tranh thể thao Mỗi lần nhắc đến truyện tranh thể thao nói chung hay truyện tranh bóng rổ nói riêng, trong đầu bạn sẽ nghĩ đến những cái tên nào? Chắc chắn dù thế nào đi nữa cũng không thể thiếu được siêu phẩm được hàng triệu người trên thế giới hâm mộ, Slam Dunk. Slam Dunk được sáng tác và minh họa bởi Takehiko Inoue và ra mắt trên tạp chí Shonen Jump hàng tuần của Kondansha. Chỉ tính riêng tại Nhật Bản, Slam Dunk đã tiêu thụ được tới con số 100 triệu bản – một con số đáng ngưỡng mộ với bất cứ bộ manga nào. Ngoài ra, đây còn là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phổ biến bộ môn bóng rổ vào đất nước này. Sau khi Slam Dunk được phát hành, ngày càng nhiều thanh niên Nhật Bản chuyển dần từ bóng chày sang chơi bóng rổ. Như đã nói ở trên, Slam Dunk thực sự là một siêu phẩm, đồng thời cũng là biểu tượng cho bộ môn bóng rổ ở Nhật Bản. Tuy nhiên không riêng gì Nhật Bản, tại Việt Nam, ngay từ khi mới xuất bản lần đầu năm 2002, Slam Dunk đã tạo nên một cơn sốt truyện tranh và tiếp lửa cho việc phổ biến bộ môn bóng rổ vào đến nước ta. Chắc hẳn có rất nhiều độc giả sau khi theo dõi Slam Dunk đã có những hiểu biết cũng như đam mê nhất định cho môn thể thao này. Về nội dung, Slam Dunk vẫn đi theo hướng kinh

Ngày 22/5/1907, Georges Prosper Remi chào đời tại Etterbeek, Bruxelles, Bỉ trong một gia đình trung lưu. Ngay từ nhỏ, cậu bé đã tỏ rõ thiên hướng hội họa. Tất cả các lề vở của cậu đều chi chít những hình vẽ. Càng lớn, thiên hướng đó càng phát triển. 16 tuổi, Georges trở thành họa sĩ chính cho tờ báo của hội hướng đạo sinh ở trường.

frank miller artist

Frank Miller là một người vô cùng đa tài, trang Wikipedia ghi nhận ông là nhà văn, tác giả kịch bản (kịch bản truyện tranh lẫn kịch bản điện ảnh), họa sĩ dựng hình, họa sĩ đi nét, đạo diễn phim… và cả diễn viên. Ở lĩnh vực nào Miller cũng thể hiện tài năng thiên bẩm và để lại nhiều dấu ấn. Thành công của ông bắt nguồn từ sự táo bạo, dám nghĩ dám làm, phá vỡ các định kiến rập khuôn. Frank Miller thuộc lớp họa sĩ tiên phong trong lĩnh vực truyện tranh dành cho người lớn, phá vỡ định kiến cho rằng “truyện tranh chỉ dành cho trẻ em”.

Cứ mỗi 8 – 9 tiếng đồng hồ một ngày, nữ họa sĩ vẽ truyện tranh Becky Cloonan lại ngồi trước giá vẽ, đắm chìm vào thế giới của các nhân vật thần thoại: Conan – Chiến binh hoang dã (Conan the Barbarian), nhân vật mà cô vẽ cho nhà xuất bản Dark Horse; Quái vật đầm lầy (Swamp Thing), trong bộ truyện của hãng DC Comics lừng danh; hoặc tựa truyện mà cô tự sáng tác với sự cộng tác cùng nhóm nhạc rock My Chemical Romance: The True Lives of the Fabulous Killjoys (dựa trên hình mẫu của chính nhóm này). Niềm đam mê truyện tranh luôn thôi thúc cô họa sĩ 32 tuổi làm việc không ngừng nghỉ và để lại dấu ấn như một trong những người phụ nữ thành công nhất trong ngành công nghiệp truyện tranh. Tranh tự biếm họa của Becky – Sống tự do tự tại hay là chết (Ảnh: Internet) Becky Cloonan là một trong số ít những nữ họa sĩ vẽ truyện tranh hiện nay tham gia vào thế giới những dòng truyện chính thống – từ khi còn nhỏ cô đã xác định được định mệnh của mình là sẽ tham gia vào ngành công nghiệp này qua niềm đam mê truyện tranh “Khi tôi còn học tiểu học, cha tôi thường cùng tôi đọc những cuốn truyện Bộ tứ Siêu Đẳng và Người Bạc (Silver Surfer and Fantastic Four), tôi cực kỳ mê chúng”. Một điểm đặc biệt nữa ở Cloonan là cô vẽ tay toàn bộ công việc của mình, cô giải thích: “Tôi thích có một chồng giấy cao ngất bên cạnh mình sau khi tôi vẽ xong một tác phẩm”. Khi vẽ một trang truyện, Becky sẽ phác thảo rất nhanh, sau đó đi nét bằng bút chì trước khi lên mực; trung bình cô sẽ hoàn thành từ một đến bốn trang truyện một ngày. Dù Becky Cloonan thường xuyên cộng tác với những cây viết khác trong một số bộ truyện cho các nhà xuất bản lớn, mỗi năm cô vẫn tự viết kịch bản, minh họa, và xuất bản ít nhất một tựa truyện riêng, hoàn toàn độc lập! (Bộ truyện mới nhất chính là Vùng đầm lầy (The Mire) – bộ truyện giúp cô thắng giải Eisner Award danh giá) Bộ truyện The Mire với phong cách kinh dị và huyền bí (Ảnh: Internet) Đối với tôi, có một tác phẩm chứa 100% chất Becky rất quan trọng. Rất nhiều các câu truyện của tôi là truyện giả tưởng và xoay quanh thời kỳ Trung cổ, những yếu tố thân thuộc với tôi. Ban đầu, Cloonan theo học chuyên ngành hoạt hình ở bậc cao đẳng nhưng sau đó bỏ ngang để tập trung vào truyện tranh. Cô mất gần 5 năm để hoàn thiện kỹ năng để có thể tự kiếm sống bằng nghề họa sĩ vẽ truyện tranh, tuy nhiên phong cách vẽ của cô đã nhanh chóng thu hút được một lượng fan hâm mộ đông đảo. Từ đó, một bước ngoặc đã đến với Becky Cloonan khi cô trở thành người phụ nữ đầu tiên được chọn vẽ Batman cho hãng DC Comics trong suốt lịch sử 72 năm của bộ truyện này. Tôi rất vinh dự khi là người đầu tiên. Nhưng tôi không nghĩ nhiều về điều đó khi bắt tay vào vẽ. Tôi chỉ cảm thấy rất hào hứng: Mình đang vẽ Batman này! Batman qua nét vẽ của Cloonan trong Batman#12, 2012 (Ảnh: Internet) Mặc dù Becky Cloonan thể hiện sự xuất sắc của mình trong tất cả các project tuy vậy cô vẫn bộc lộ những điểm mạnh đặc biệt của mình trong nét vẽ: Khả năng diễn tả tâm trạng, bầu không khí và những rung động cảm xúc thông qua trí tưởng tượng của mình. Một bậc thầy trong việc thể hiện sự căng thẳng và nhịp độ, các tác phẩm của cô được đánh giá cao qua cách kể truyện bằng hình tuyệt vời. Dù là những khung cảnh đẹp hay những khung cảnh xấu xí,biến chất Trong cả hai vai trò người viết kịch bản và họa sĩ vẽ truyện tranh, Cloonan đều cho thấy sự linh hoạt, thích ứng rất tốt của mình, xử lý tốt các nhân vật mang tính biểu tượng như Người dơi hay Chiến binh Conan cho đến những tác phẩm mang màu sắc cá nhân và tìm được những nét rất riêng cho chính mình. Hồ sơ Becky Cloonan là nữ họa sĩ vẽ truyện tranh người Mỹ gốc Ý, sinh ngày 23 tháng 6 năm 1980 tại thành phố Pisa, nước Ý. Cloonan nổi tiếng với các tác phẩm được xuất bản bởi Tokyopop,Vertigo, Dark Horse và DC Comics. Trong năm 2012, cô trở thành nữ họa sĩ đầu tiên vẽ dòng truyện chính thống Batman của hãng DC Comics, Năm 2013, Becky Cloonan vinh dự nhận giải thưởng Eisner Award danh giá của ngành công nghiệp truyện tranh với tựa truyện tự xuất bản Vùng đầm lầy(The Mire). Hiện tại Becky Cloonan đang tham gia dự án truyện tranh mới của DC Comics với nội dung xoay quanh các thiếu nữ trong thế giới của Batman với tên gọi: Học viện Gotham (Gotham Academy). Như Hoàng (dịch & tổng hợp)

Tôi yêu thích công việc của mình. Chừng nào những câu chuyện của tôi còn hấp dẫn độc giả, tôi sẽ còn tiếp tục vẽ và viết. – Albert Uderzo Năm nay đã 88 tuổi, thế nhưng họa sĩ Albert Uderzo vẫn tràn đầy sinh lực với mong muốn tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới. Điều gì có thể khiến cho ông giữ được ngọn lửa nhiệt huyết với nghề lâu đến như vậy? [spacer] Khởi đầu trầm lắng Albert Uderzo tên thật là Alberto Aleandro Uderzo, sinh ngày 25/4/1927 ở Fismes, Marne, Pháp. Thuở nhỏ, ước mơ của Albert là trở thành kĩ sư hàng không, mặc dù vậy thiên hướng bẩm sinh về hội họa của ông đã sớm bộc lộ. Từ việc đặc biệt yêu thích chú chuột Mickey, ông đâm ra say mê cả nền truyện tranh thời ấy. Với niềm đam mê lớn dần từng ngày, khi mới 13 tuổi, ông đã xin vào làm việc cho nhà xuất bản Société Parisienne với hi vọng có thể học nghề truyện tranh. Albert từng bước làm quen với công việc vẽ minh họa cho các bài báo, chỉnh sửa hình ảnh và dàn trang. Tác phẩm đầu tay của Albert Uderzo là loạt tranh biếm họa Le Corbeau et Le Renard (Quạ và Cáo), câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của đại văn hào La Fontaine. Sau một chuyến đi Anh, Albert Uderzo trở về phụ việc cho một thợ làm đàn ở Paris. Năm 1945, ông cùng làm việc với Renan de Vela trong dự án truyện tranh Clic-Clac. Giai đoạn kế đó, ông vẽ Flamberge, tham gia cuộc thi vẽ truyện tranh của nhà xuất bản Cây Sồi với album đầu tay Chuyến phiêu lưu của Clopinard (16 trang truyện ngắn) 1 năm sau đó. Năm tiếp theo, Albert vẽ thêm nhiều nhân vật khác như Arys Buck, hoàng tử Rollin, hợp tác vòng vòng với mấy tờ báo Pháp, minh họa cho Captain Marvel Junior và Belloy, cộng tác với World Press, làm quen các họa sĩ cùng thời… Sự nghiệp của Albert Uderzo vô cùng trầm lắng, cho đến khi ông gặp một người đặc biệt: René Goscinny! Albert Uderzo và René Goscinny (Ảnh: Internet) [spacer] Cuộc gặp gỡ định mệnh Năm 1951, ngay trước cửa tòa soạn báo Le Monde đã chứng kiến một cuộc gặp gỡ của chí lớn, giữa Albert Uderzo và René Goscinny. Đây hẳn không phải một cuộc gặp gỡ bình thường, họ nhìn nhận được năng lực của nhau và có chung một tham vọng cách tân thể loại truyện tranh hài hước dành cho giới trẻ, bằng cách rũ bỏ những hình tượng đang nổi. Họ đề xuất làm cho truyện tranh hài trở nên lớn mạnh và hướng đến tính hài hước tinh tế hơn, mang phong cách và có giọng điệu riêng. Tháng 11, họ cùng nhau viết bài cho Bonnes Soirées, sau đó là cùng sáng tác nhiều tác phẩm khác nhau, như: Jehan Pistolet, Luc Junior, Pistolin, Oumpah pah… Tuy nhiên, thành công vẫn chưa đến với họ, khi mà độc giả Pháp và Mỹ không tỏ ra mặn mà gì cho lắm… Bộ ba Albert Uderzo, Charlier  và René Goscinny (Ảnh: Internet) Năm 1955, cùng cảnh ngộ với Charlier và Jean Herbard, Albert và Réne bị sa thải đồng loạt vì dám rục rịch thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi cho họ. Bộ tứ quyết định sáng lập 2 tờ Edifrance và Edipress chuyên quảng cáo − thời sự; nhưng vẫn không sống nổi dù được hãng chocolate Pupier tài trợ. 3 năm sau ngày bị sa thải, đôi bạn Albert − René đã tạo ra rất nhiều nhân vật cho tờ La Libre Belgique và tuần báo Tintin. Và cái tên Albert Uderzo lại xuất hiện lòng vòng các báo khác như ngày trước. Năm 1959, với sự đóng góp không nhỏ của Albert Uderzo, tạp chí Pilote ra đời. Trong khi chuẩn bị nhân vật cho số tháng 10/1959, thì đã có kẻ chuyển thể Ronart ra truyện tranh. Chỉ một chút chậm tay so với nhịp thị trường, hai chàng họa sĩ truyện tranh đã phải vắt óc suy nghĩ tìm hướng đi mới, để rồi thất vọng, và đứng trước nguy cơ ngậm ngùi bỏ cuộc. Đúng lúc đó… –        Này cậu, ở trường, bọn trẻ học lịch sử là học những gì thế? –        À, về người tiền sử nè, người Gaulois nè… –        Khoan! Người Gaulois?! Tại sao không nhỉ…? –        Ha ha! HU RA… A… A… NGƯỜI GAULOIS!! Chỉ vậy thôi! Chỉ với một câu hỏi đơn giản, cực kì đơn giản và bất ngờ, Astérix đã xuất hiện! Với làng truyện tranh, cặp bài trùng Albert−René đã tạo nên một kì tích mà chính họ cũng không thể ngờ tới… [spacer] “Astérix sẽ sống mãi cùng tôi!” Albert Uderzo cùng với nhân vât trong bộ truyện Astérix le Gaulois nổi tiếng của mình (Ảnh: Internet) Albert Uderzo đã lớn tiếng tuyên bố chắc nịch như thế! Và sự thật còn vang dội hơn thế! Ngày 29/10/1959, chuyến phiêu lưu đầu tiên của Astérix và anh bạn to béo Obélix xứ Gaulois, những năm 50 tr.CN ra lò, hết veo 6.000 bản vì những tiếng cười sảng khoái và thú vị. Số ấn bản tăng lên vùn vụt theo từng số xuất bản. Tiêu biểu là Astérix tập 33, Le ciel lui tombe sur la tête (Trời sập xuống đầu), ra mắt ở Bỉ và đạt doanh số phát hành cực kì lí tưởng, hơn 800.000 bản trong vòng có… 3 ngày! Trong nhiều thập kỉ sau đó, Astérix le Gaulois là một trong những bộ truyện best-seller của comic Pháp. Với hơn 40 thứ tiếng được dịch ra trên thế giới, lượng fan cuồng nhiệt của Astérix không hề nhỏ chút nào. Những năm 2000, 53% người Pháp cho rằng Astérix là nhân vật

Tác giả Akira Toriyama (Ảnh: Internet) Phong cách riêng Tác giả Akira Toriyama nổi tiếng với bộ truyện tranh 7 viên ngọc rồng (Dragon Ball) đã trở thành cái tên quá đỗi quen thuộc với các fan trên toàn thế giới. Các tác phẩm của ông có một phong cách riêng biệt, độc nhất, nổi bật trong số hàng trăm nghìn các mangaka khác. Các nhân vật nam do Toriyama vẽ thường có dáng người thấp, tròn và rắn rỏi, có chút pha trộn giữa phong cách của Tezuka Osamu (tác giả Astro Boy) ở tròng mắt đen nháy, các cơ bắp cuồn cuộn và điệu cười nắc nẻ, nhe hết cả hàm răng. Các nhân vật nữ có nét gợi cảm và xinh xắn, dễ thương rất riêng nhưng khi nổi giận thì quay ngoắt 180° thành Sư tử Hà Đông. Nhân vật của Akira làm chủ không gian trên giấy, những hành động la hét, chạy nhảy, đấm đá hoặc tung chưởng đều sống động đến nổi người đọc gần như cảm nhận nguồn sinh lực tràn trề của họ toát ra ngoài những trang truyện. Có hơn 150 nhân vật trong Dragon Ball phần 1, mỗi nhân vật đều có tạo hình riêng, tính cách rất khác biệt được thể hiện rõ qua nét mặt, điệu bộ, ngôn ngữ… Thật đáng khâm phục! Tuyến nhân vật của bộ truyện tranh Dragon Ball (Ảnh: Internet) Hài hước, dí dỏm, thú vị, đôi khi ngây ngô đến… không tưởng đã làm cho tên tuổi Akira Toriyama nổi như cồn. Các em nhỏ thích mê những nhân vật ngốc nghếch đáng yêu xuất hiện trong các manga series của ông. Thỉnh thoảng, Akira lại xen những cảnh hài hước vào giữa cuộc chiến căng thẳng, bởi nếu không làm thế, “…tôi e là huyết áp mình sẽ vụt lên mất. Quan trọng hơn, đối với tôi, manga là sản phẩm chủ yếu mang tính giải trí.” Akira Toriyama vẽ Dragon Ball tại xưởng vẽ của mình (Ảnh: Internet) Tại xưởng vẽ Bird Studio của mình, Akira Toriyama bắt tay vẽ Dragon Ball ngay khi Dr. Slump còn chưa kết thúc. Để xây dựng nhân vật cho thật giống, ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm sức “nghiền ngẫm” Tây Du Ký, xem các phim hành động của Thành Long để nghiên cứu chuyển động võ thuật. Để vẽ các loại máy bay, xe hơi độc đáo như trong truyện, ông phải xem xét mô hình thật rồi “biến tấu” lại. Cảnh vật, địa danh trong truyện cũng thế. Akira thú nhận: “Tôi rất ghét ai nói mình vẽ sai. Bởi vậy mỗi lần vẽ cái gì cũng phải tìm hiểu thật kỹ, rồi phát huy hết mức tài biến hóa để… khỏi ai nhận ra!” Khởi đầu từ nhà thiết kế quảng cáo… Trước khi trở thành mangaka, Akira Toriyama làm việc tại một công ty quảng cáo ở Nagoya trong 3 năm. Sau khi rời ngành, ông thử sức với manga qua cuộc thi dành cho dân không chuyên của tạp chí Jump, tuy không thắng giải nhưng ông cũng được đế ý và động viên bởi Kazuhiko Torishima, biên tập viên các tác phẩm về sau của ông. Tác phẩm đầu tiên của Akira được ra mắt năm 1978 – Wonder Island, là một câu chuyện về thế giới kỳ thú với những chú cá bay trong không trung, các chú khỉ lướt ván… Truyện này đã được đăng trên tuần báo Weekly Shōnen Jump, trở thành tiền đề cho thành công sau này của ông. Bước ngoặt lớn đầu tiên trong sự nghiệp của Toriyama chính là bộ truyện hài hước theo phong cách slapstick có tên Dr.Slump – Câu chuyện về tiến sĩ Slump “tưng tưng” và cô bé người máy Arale hồn nhiên có sức mạnh vô song đã khiến độc giả từbé đến lớn bao phen cười rũ rượi. Bộ truyện này giúp ông giành giải thưởng Shogakukan Manga Award năm 1982 cho shounen và shoujo hay nhất năm, từ đó đưa cái tên Akira Toriyama bước ra ánh sáng. Tuyến nhân vật của bộ truyện tranh Dr.Slump (Ảnh: Internet) Một bộ anime rất thành công chuyển thể từ Dr.Slump được công chiếu từ 1981 đến 1986 và được làm lại từ 1997 đến 1998. Tính đến năm 2008, bộ manga này đã bán được hơn 35 triệu ấn bản chỉ tính riêng tại Nhật Bản … đến Mangaka lừng danh thế giới Đối với nhiều họa sĩ vẽ truyện tranh, có được một thành công như Dr.Slump đã là điều đáng mơ ước. Nhưng tài năng của Toriyama chưa dừng lại ở đó, chính tác phẩm ngay sau đó đã đưa tên tuổi của ông vượt xa biên giới nước Nhật, trở thành một trong những cái tên nổi tiếng toàn cầu. Đúng vậy! Không gì khác hơn, đó chính là bộ truyện 7 viên ngọc rồng – Dragon Ball làm nức lòng hàng triệu fan hâm mộ khắp thế giới. Đây là manga dài kì đầu tiên trong các loạt truyện phát hành hàng tuần ở Nhật, xuất bản năm 1984. Vừa ra mắt, Dragon Ball ngay lập tức tạo nên một cú hích lớn – 35 triệu ấn bản được tiêu thụ chỉ riêng tại Nhật. Hơn thế nữa, tác phẩm này còn đường hoàng lọt vào top truyện tranh bán chạy nhất với hơn 120 triệu bản trên toàn thế giới. Dragon Ball (Ảnh: Internet) Dễ thấy rằng đây chính là tuyệt phẩm vang dội nhất của Akira, bởi thế giới Dragon Ball cho đến nay vẫn được hàng triệu người yêu mến. Dragon Ball nổi tiếng đến nỗi được chuyển thể thành hàng chục loạt anime, game cùng hàng nghìn vật lưu niệm khác, thậm chí có cả chương trình truyền hình đặc biệt và phim điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm này. Trong vòng 11 năm, Akira Toriyama đã cho ra mắt 519 chương

Tezuka Osamu là một trong những họa sĩ vẽ truyện tranh bìa đỏ (red book), ông được xem là “bố già” của nền truyện tranh Nhật. Tezuka bắt đầu sự nghiệp trong ngành truyện tranh bìa đỏ, và trở thành họa sĩ có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực tạp chí truyện tranh. Ông có sức ảnh hưởng mạnh đến thế hệ họa sĩ vẽ truyện tranh sau này, trong số đó có người tiếp nối con đường sự nghiệp của ông, song cũng có người chống lại phong cách nghệ thuật của ông. Chính ông là người đã xác định những đặc điểm chính của manga hiện đại (Schodt, 1983; Gravett, 2004). Họa sĩ Tezuka Osamu Cảm hứng điện ảnh Tezuka tin rằng có thể khai thác thể loại truyện tranh một cách sáng tạo hơn trước đây, và quyền tự do sáng tác truyện tranh bìa đỏ đã cho phép ông thử nghiệm kỹ thuật này. Khác với các họa sĩ chịu ảnh hưởng từ truyện tranh truyền thống, Tezuka chủ yếu chịu ảnh hưởng từ điện ảnh. Ông lớn lên cùng với điện ảnh, và đặc biệt rất yêu thích những bộ phim hoạt hình đời đầu của anh em nhà Fleischer – tác giả của bộ phim hoạt hình Betty Boop và Popeye the Sailor Man (Thủy thủ Popeye) – và của hãng Walt Disney. Popeye the Sailor Man Ông bị mê hoặc bởi lối kể chuyện trong điện ảnh và bắt đầu sử dụng khung hình trên giấy giống như khung nhìn từ máy quay phim. Ông áp dụng các kỹ thuật điện ảnh như quay quét, thu phóng, và cắt cảnh. Tuy nhiên, nhận thức của ông về điện ảnh không dừng lại ở mức độ trực quan, ông còn vận dụng hiệu ứng âm thanh trong truyện tranh để tạo ấn tượng như thật cho cảnh chiến đấu và âm thanh hàng ngày, từ tiếng vải sột soạt cho đến tiếng nước chảy nhỏ giọt. Tuy nhiên, việc ứng dụng kỹ thuật điện ảnh cũng góp phần kéo dài câu chuyện ra hàng trăm, thậm chí hàng ngàn trang giấy, dài hơn nhiều so với trước đây, nên quy ước về việc kéo dài câu chuyện vẫn thông dụng trong manga/anime (Schodt, 1996). Betty Boop Các loại câu chuyện Theo Tezuka, truyện tranh có thể được sử dụng để kể đủ loại câu chuyện, từ phiêu lưu mạo hiểm cho đến hài hước. Những câu chuyện kể của ông thường có cốt truyện dài, đi sâu vào phát triển nhân vật, và chú trọng yếu tố thời gian. Ví dụ, trong Kimba the White Lion (Sư tử trắng Kimba), chú sư tử con lớn lên thành một sư tử trưởng thành thay vì giữ nguyên hình hài một cách không tự nhiên như cậu bé trong Fuku-chan. Astro Boy(Siêu nhân nhí Astro) – truyện phiêu lưu mạo hiểm thuộc thể loại hành động/khoa học viễn tưởng với nhân vật chính là một cậu bé người máy – kể về sự xung đột giữa con người với máy móc cùng những mối nguy hiểm tiềm tàng khi công nghệ vượt lên trên giá trị đạo đức xã hội. Princess Knight (1953) mở ra trào lưu sáng tác nhân vật nữ mắt to quả cảm cải trang thành hiệp sĩ giải cứu vương quốc của mình trong shơjo manga (manga dành cho con gái). >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Astro Boy Bên cạnh đó, Tezuka còn bắt chước phong cách nghệ thuật của các họa sĩ hoạt hình phương Tây thuộc thế hệ đi trước, kể cả phong cách vẽ nhân vật mắt to trong Betty Boop và Mickey Mouse (Chuột Mickey), rồi kết hợp với nghệ thuật truyền thống Nhật Bản để cho ra đời phong cách riêng vô cùng giản dị. Mỗi họa sĩ có cách hiểu riêng về quy ước manga, và Tezuka khởi đầu bằng thiết kế nhân vật manga. Những tác phẩm đầu tay của ông, từ Astro Boy (1952) đến Kimba the White Lion (1954), luôn thể hiện tính cách mạng trong việc kết hợp phong cách giản dị với hình ảnh được biên tập kỹ lưỡng (Schodt, 1983). Việc Tezuka đến với lĩnh vực làm phim hoạt hình bắt nguồn từ nguồn cảm hứng điện ảnh, và trong những năm 1950, ông lại làm thêm cuộc cách mạng nữa trong lĩnh vực này. Tác phẩm đầu tay của ông, Astro Boy, sau khi ra mắt công chúng vào năm 1963, đã trở thành một trong những chương trình truyền hình được yêu thích nhất tại Nhật Bản. Ông là người sáng tác truyện kiêm đạo diễn hoạt hình thiên tài (Schodt, 1996). Theo Robin E. Brenner  

Nhà văn NGUYỄN CỬU THỌ Ông sinh năm 1932, có các bút danh Trần Hùng, Bóng Nhựa. Quê ở thành phố Huế, ông tham gia kháng chiến từ năm 1946, sau làm trong ngành báo chí, xuất bản. Ông từng là phóng viên báo Thiếu Niên Tiền Phong, nguyên giám đốc nhà xuất bản Măng Non, nguyên phó giám đốc nhà xuất bản Trẻ. >>> Họa sĩ Quang Toàn – “Giữ lửa” là điều quan trọng nhất Tác phẩm chính: Tập truyện: Bác Hồ kính yêu (1961); Chú bé biệt động (1981); Em bé sông Hương (1986); Chuyện nhỏ trong nhà (1987); Đạm Phương nữ sĩ (kí, 1995); Những cuộc phiêu lưu của Bóng Nhựa và Bút Thép (truyện tranh, 2000); … Trong gần 20 năm, từ 1959 đến 1977, báo Thiếu Niên Tiền Phong có chuyên mục phóng sự, ghi chép dài kỳ được rất nhiều bạn nhỏ yêu mến với hai nhân vật minh họa chính là Bóng Nhựa và Bút Thép. Bóng Nhựa có cái đầu tròn như quả bóng bàn và Bút Thép có cái đầu nhọn hoắt của chiếc ngòi bút sắt chấm mực trước đây học sinh hay dùng. Đó là hai người bạn thân thiết với thiếu nhi Việt Nam một thời. Các bài viết trong chuyên mục ấy do nhiều phóng viên viết nên, nhưng hai ngòi viết chính gắn liền với chuyên mục là nhà văn Cửu Thọ – Bóng Nhựa và nhà báo Mạnh Chuẩn – Bút Thép. Đến năm 2000, bộ truyện tranh “Những cuộc phiêu lưu của Bóng Nhựa và Bút Thép” do nhà văn Cửu Thọ viết kịch bản và họa sĩ Thiên Chương vẽ truyện tranh được ra mắt những độc giả nhỏ. Tiếc rằng, bộ truyện tranh này chỉ kéo dài được hơn 10 tập thì dừng lại, vì nhà văn Cửu Thọ bị tai biến. Nhân vật của nhà văn Cửu Thọ hài hước, dí dỏm và nội dung gần gũi đời sống với các em. Lần tìm lại những người đã sinh ra và là nhân chứng sống của dòng lịch sử truyện tranh Việt, chúng tôi tìm gặp nhà văn Cửu Thọ. Sau khi ông bị tai biến, đã quên đi hầu hết ký ức, nhưng vẫn cười tươi nhớ tới nhân vật Bóng Nhựa. Nhà báo Lê Luynh, phó trưởng cơ quan đại diện phía nam báo Thiếu Niên Tiền Phong chia sẻ trong một bài viết: “Có lần tôi đã gặp nhà văn Cửu Thọ, khi anh đã nghỉ hưu. Anh vui vẻ: “Thực ra Bóng Nhựa không phải là bút danh riêng của anh, mà là của chung Toà soạn. Cuối năm 1959 một Nhà máy nhựa có tên Thiếu niên Tiền phong ra đời do các em góp tiền xây dựng và chuyên sản xuất đồ nhựa trong đó có những trái bóng. Báo TNTP viết bài về sự kiện này và cho phóng viên “Bóng Nhựa” nhanh nhẹn lăn đi thông báo với thiếu nhi cả nước biết rằng nhà máy của các em đã ra đời. Các tác phẩm do ông sáng tác (Ảnh: Internet) Rồi Bóng Nhựa thành một chuyên mục mà anh phụ trách. Cũng từ đó đồng nghiệp, độc giả gọi anh là Bóng Nhựa. Và Bóng Nhựa – Cửu Thọ cứ thế nhảy tưng tưng đi khắp mọi miền đất nước để gặp gỡ những cô cậu bé.” Có thể nói rằng, “Những cuộc phiêu lưu của Bóng Nhựa và Bút Thép” là bộ truyện tranh cuối cùng, với sự tâm huyết dành cho nhân vật xuyên suốt đời văn sáng tác cho thiếu nhi của nhà văn Cửu Thọ. Bóng Nhựa bây giờ (Ảnh: Internet) Đối với lứa tuổi nhi đồng, các loại sách được các em yêu thích hơn cả là những truyện đồng thoại, cổ tích và nhất là khi những truyện ấy lại được diễn đạt bằng tranh. Để tạo ra được những truyện tranh hấp dẫn, người viết kịch bản phải là người rất am hiểu tâm sinh lý trẻ nhỏ, phải dành nhiều thời gian, công sức để thâm nhập vào thế giới của trẻ để hiểu được trẻ muốn gì, có suy nghĩ như thế nào, có ước mơ ra sao, từ đó tìm ra cách thể hiện, cách diễn đạt phù hợp. Có lẽ nhờ những năm tháng làm việc gắn bó với thiếu nhi, từ lòng yêu mến các em, hiểu các em mà khi đã về hưu, nhà văn Cửu Thọ viết loạt truyện tranh dài kỳ “Những cuộc phiêu lưu của Bóng Nhựa và Bút Thép” có lối dẫn dắt, lời thoại nhân vật rất dí dỏm, hài hước và thu hút các em như thế. Dù nhà văn Cửu Thọ – Bóng Nhựa ngày ấy, bây giờ đã không còn viết được nữa, nhưng những độc giả một thời vẫn nhớ đến ông và trẻ em nhiều thời vẫn yêu mến hình ảnh chú bé đầu tròn ngộ nghĩnh Bóng Nhựa cùng người bạn đầu nhọn Bút Thép.  Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh chất lượng tại TPHCM                       

TTV – Mai Rừng tên thật Lê Mộng Lâm, một tài năng, một tên tuổi của lĩnh vực truyện tranh Việt Nam, một trong số rất ít họa sĩ không thông qua trường lớp đào tạo mà chủ yếu tự học. Anh sinh năm 1961, quê quán Thừa Thiên – Huế, hiện là họa sĩ trình bày, minh họa của báo Khăn Quàng Đỏ, Mực Tím, Nhi Đồng, Rùa Vàng, và hợp tác vẽ bìa cho các NXB Kim Đồng, Trẻ… >>> Họa sĩ Ngọc Linh – Điều quan trong đối với người cầm bút là vốn sống

Họa sĩ Ngọc Linh bắt đầu đến với truyện tranh năm 15 tuổi, cùng thời với anh ngày ấy có Đức Lâm, Long Ân, Nguyễn Tài… Khi truyện tranh Việt hiện nay vẫn còn loay hoay, “lép vế” trước sự du nhập ồ ạt của các thể loại truyện tranh nước ngoài, ít ai biết được rằng lùi lại quá khứ Việt Nam trước 1975, truyện tranh Việt đã có một thời “vang bóng” đủ sức đánh bật cả những comic phương Tây và truyện tranh Trung Quốc. >>> Họa sĩ Tạ Huy Long: “Thiếu hẳn truyện tranh về thời kì 1930 – 1945” Hơn 40 năm đã trôi qua, nhưng khi nói về thời kỳ vàng son của truyện tranh Việt, những họa sĩ truyện tranh ngày ấy vẫn không thôi kể về nó với một niềm say mê, tự hào như cái cách mà họa sĩ Ngọc Linh chia sẻ với độc giả trong một lần trò chuyện. Theo tôi được biết thì truyện tranh Việt vào những năm trước 1975 có rất nhiều tác phẩm thu hút độc giả, dù thời ấy các truyện tranh nước ngoài nổi tiếng du nhập vào nước ta cũng không ít. Anh có thể nói rõ hơn về tình hình của thời điểm lúc đó ? Hồi ấy bên cạnh comic phương Tây như: Astérix, Luky Luke của Pháp; Vịt Donald, Batman của Mỹ hay truyện tranh Trung Quốc – “Chú Thòong”; các họa sĩ vẽ truyện tranh Việt cũng cạnh tranh lại không kém bằng rất nhiều tác phẩm hấp dẫn như: “Bé Việt, bé Nam” – truyện do chú và Long Ân phối hợp làm; “Con quỷ một giò”, “Ma lai”, “Tây du ký”, “Thủy hử”… Những truyện ấy được độc giả đón nhận rất nồng nhiệt. Tôi còn nhớ, truyện “Con quỷ một giò”, số lượng bản phát hành ra còn nhiều hơn cả “Xì trum” của Pháp, mặc dù thời điểm ấy, ” Xì trum” đang làm mưa làm gió trên rất nhiều nước trên thế giới. Theo anh, vì sao với một nền truyện tranh còn non trẻ như chúng ta thời ấy lại đủ sức cạnh tranh, “đánh bật” cả những truyện tranh nổi tiếng của phương Tây? Có rất nhiều nguyên nhân. Thế hệ cầm bút theo nghiệp truyện tranh của thời chúng tôi khắt khe với “đứa con tinh thần” của mình lắm. Từng nét vẽ, lời truyện sao cho phải có hồn, nội dung, ngôn ngữ truyện phải mang hơi thở cuộc sống thường nhật nhưng vẫn mượt mà, trau chuốt để trẻ con đọc xong vẫn có thể vận dụng tốt vào môn văn của mình ở trường, không bị phụ huynh đổ thừa là do ghiền truyện tranh mà làm văn dở (cười). Tất cả phải được thực hiện một cách kĩ lưỡng và nghiêm túc. Chuyện miệt mài với tác phẩm của mình đến 5:00 sáng dường như là chuyện bình thường như cơm bữa. Nguyên nhân thứ hai là do mảng nội dung họa sĩ Việt mình làm không bị bất cứ truyện tranh ngoại nào lấn sân. Truyện ma, truyện cổ tích, truyện lịch sử, những truyện Tàu được chuyển thể lại đậm chất Việt… dù sao nó cũng gần gũi với độc giả nước mình hơn là các truyện tranh của Pháp, Mỹ. Họa sĩ Ngọc Linh (Ảnh: Internet) Quy trình ra đời một bộ truyện tranh có khác nhiều với thời bây giờ không thưa anh? Rất nhiều là đằng khác. Nó đơn giản và còn “thô sơ” hơn thời này nhiều. Hồi ấy họa sĩ kiêm luôn sáng tác và cũng không có nhà xuất bản nhà nước như bây giờ, chỉ có của tư nhân đơn lẻ thôi. Thường ở bìa sau mỗi cuốn truyện sẽ in tên và địa chỉ nhà riêng của người chịu trách nhiệm xuất bản. Ai muốn truyện của mình đến với tay công chúng sẽ phải tự tìm đến địa chỉ ấy đưa bản thảo cho họ xem. Người ta thử nghiệm mức độ cuốn hút của truyện bằng cách đưa cho người nhà đọc. Nếu thấy hay, kịch bản sẽ được mua và xuất bản. Nói chung, người có vai trò “chịu trách nhiệm xuất bản” ấy gần như nắm trọn quyền quyết định. Tôi khởi nghiệp sáng tác truyện tranh của mình cũng thế, 15 tuổi, đạp xe mấy chục cây số tìm đến từng nhà người chịu trách nhiệm xuất bản trình bày bản thảo của mình (cười). Lúc ấy anh đã có nguyệt san “Tuổi hoa”, một tờ báo có hẳn chuyên mục dành riêng cho truyện tranh đúng không? Bán Nguyệt San Tuổi Hoa là “món ăn tinh thần” gần như không thể thiếu của thế hệ thanh thiếu niên ngày ấy. Không chỉ học trò mà phụ huynh cũng là một bộ phận không nhỏ trong các lứa độc giả. Nội dung tờ “Tuổi Hoa” chủ yếu tập trung vào mảng văn học, thơ ca nhưng ban biên tập đã ưu ái giành hẳn 10 trên 92 trang cho truyện tranh phục vụ bạn đọc. Và đây cũng là nơi mà những người làm truyện tranh khảo sát, tìm hiểu thị trường. Các truyện đăng trên “Tuổi Hoa” nếu nhận được phản hồi tốt của độc giả sẽ được in, phát hành thành truyện ở ngoài. Các báo có chuyên mục truyện tranh, ngoài “Tuổi Hoa” ra, còn có “Phụ nữ mới”, một tờ báo rất ăn khách thời đó. Còn vấn đề nhuận bút thì như thế nào ạ? Họa sĩ, tác giả sáng tác truyện tranh thời ấy có sống được với nghề? Vô tư! Có thể sống khỏe với nghề, thậm chí có người còn làm giàu được nhờ truyện tranh. Số lượng truyện được phát hành nhiều thì nhuận bút của tác giả càng tăng. Không những thế, một cuốn truyện được phát hành, tác giả sẽ nhận được rất nhiều sách tặng. Số lượng sách tặng

Họa sĩ Tạ Huy Long Sinh năm 1974, tốt nghiệp khoa Nội thất, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Hiện tại, anh đang công tác tại Nhà xuất bản Kim Đồng. >>> Họa sĩ Lê Phương – Thích sống nhẹ nhàng, ít bon chen  Các triển lãm: Tôi vẽ tôi (với nhóm họa sĩ) Ngày xưa tôi là… (cá nhân) Từng triển lãm tại Angaulême – miền nam nước Pháp, kinh đô truyện tranh thế giới Các giải thưởng: Năm 2000, Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng với các tập truyện tranh lịch sử Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Lý Công Uẩn. Năm 2002, Giải B đợt vận động sáng tác với các tập truyện Lê Đại Hành, Ngô Quyền, Bà Triệu. Năm 2005, anh đoạt giải vàng Sách đẹp do Hội Xuất bản-In và Phát hành Việt Nam trao cho bộ tranh truyện lịch sử màu, giải bìa đẹp cho bộ sách Văn học Nga. Năm 2006, anh đoạt giải A khu vực, giải C toàn quốc giải thưởng Hội Mỹ thuật thường niên trao cho tác phẩm tranh truyện lịch sử Yết Kiêu – Dã Tượng. Khi xem tranh Tạ Huy Long vẽ, tôi nghĩ ngay đến những bức tranh của ViVi Võ Hùng Kiệt giai đoạn trước 1975. Dù hai người khác biệt nhau nhiều điều. Tranh ViVi đi vào vẽ con người và đời sống thực tại. Còn Tạ Huy Long thì sâu lắng với không gian tranh cổ đậm chất dân tộc Việt xưa. Họa sĩ Tạ Huy Long say mê vẽ cho tác phẩm mới nhất. (Ảnh: internet) Nhưng ở nét vẽ tài hoa của cả hai người, tôi đều thấy toát lên cái nhân cách rất cao trong lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ chân chính. Mỗi bức minh họa hay chỉ một khung tranh, cũng được cẩn trọng từng đường nét, hoàn chỉnh như một bức tranh. Mong sao vài mươi năm sáng tác nữa, biết đâu Tạ Huy Long cũng thực sự là một tượng đài “họa sĩ của trẻ thơ” như ViVi đã từng làm được. “Bạn đến đón tôi phải không?”. (Ảnh: internet) Tuệ An: Những thành tựu, tác phẩm cũng như tiểu sử của anh, báo chí đã nhắc đến rất nhiều rồi, có lẽ chúng ta không cần nhắc lại. Anh có thể chia sẻ về sự thay đổi của anh trong phong cách vẽ từ khi khởi nghiệp đến nay? Họa sĩ Tạ Huy Long: Ban đầu tôi vẽ cuốn Tôn Ngộ Không. Chỉ là vẽ chơi giết thời giờ sau khi thi rớt đại học. Sự tình cờ là một người bạn đã đưa cuốn này cho anh Vinh xem (họa sĩ Phạm Quang Vinh, giám đốc NXB Kim Đồng). Anh Vinh thấy được bộ này và bắt đầu từ đó tôi được giao vẽ những bộ truyện tranh về các nhân vật lịch sử… Lúc mới bắt đầu vẽ thì người vẽ thường thích phô diễn, lúc đó tôi thích vẽ những cảnh đánh nhau, trận mạc này kia với những đường nét tinh xảo của binh đao. Nhưng sau này thì hướng mình vào vẽ chi tiết hơn, cố gắng đặc tả được nhân dạng của người Việt giản dị. Nhưng về góc nhìn thì phong phú và mới hơn.  Họa sĩ họ Tạ cùng nhóm vẽ B.R.O tại công ty Phan Thị. (Ảnh: internet) Tuệ An: Chuyển từ vẽ tranh minh họa (là lĩnh vực mà anh đã đánh dấu được tên tuổi không chỉ trong mà còn vang cả ngoài nước) sang một lĩnh vực mới là vẽ truyện tranh liên hoàn. Những khó khăn của anh là gì ạ? Họa sĩ Tạ Huy Long: Thật ra đầu tiên tôi đã vẽ truyện tranh liên hoàn, đó là những bộ truyện lịch sử Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt,…  Sau này tôi mới chuyển qua vẽ tranh minh họa, và giờ trở lại với truyện tranh liên hoàn. Khi vẽ tranh liên hoàn thì mình phải cho lời thoại vào tranh. Và cái khó khăn lớn nhất là vận hành câu chuyện. Họa sĩ của chúng ta hầu như chưa biết cách kể chuyện bằng tranh. Tuệ An: Xem các tác phẩm truyện tranh liên hoàn của anh, thấy rằng mỗi khung tranh được đầu tư rất kỹ. Nhưng nếu đầu tư kỹ như thế cho mỗi khung tranh thì khó lòng mà sáng tác được bộ truyện nhiều tập? Họa sĩ Tạ Huy Long: Về đầu tư vẽ cho mỗi khung tranh thì phải xem dung lượng truyện. Với những truyện tranh ngắn, mình có thể vẽ kỹ thế này, nhưng với những bộ dài kỳ, nếu mình vẽ kỹ cho thực đẹp, chưa hẳn độc giả đã thích. Hình ảnh mang màu sắc huyền ảo, thần tiên. (Ảnh: internet)  Tuệ An: Về nội dung cho truyện tranh Việt Nam, anh thấy chúng ta cần thêm đề tài gì? Họa sĩ Tạ Huy Long: Chúng ta có rất nhiều đề tài để khai thác. Lịch sử, đương đại, và tôi thấy rõ nhất là truyện tranh thiếu hụt hẳn thời kỳ 1930-1945. Đây là giai đoạn có nhiều điều rất hay, và cả những tác phẩm văn học thời kỳ này cũng có nhiều điều để chúng ta khai thác. Để ý về trang phục, cảnh sinh hoạt,… của con người và cuộc sống thời này, nếu mà vẽ comic thì có rất nhiều chi tiết đẹp. Một cảnh trong tác phẩm “Châu chấu trên mái nhà” của họa sĩ Tạ Huy Long (Ảnh: internet) Tuệ An: Trong khả năng của mình, anh có thể làm gì khơi dậy truyện tranh Việt? Họa sĩ Tạ Huy Long: Về truyện tranh Việt, tôi chỉ cảm nhận thôi, chứ đi vào nghiên cứu sâu thì không có. Nên tôi mà làm thủ lĩnh thì không được, điều đó cần tới người có khả năng hơn. Người có thể thủ lĩnh

Không thích đóng vai người lớn nhưng lại luôn trăn trở với thế sự, không hài hước, hóm hỉnh nhưng lại là cha đẻ của các tác phẩm tranh biếm họa sâu cay, không ồn ào, ầm ĩ nhưng đi thi cuộc nào cũng giành giải, chân dung về LEO (họa sỹ Lê Phương) là một chân dung chứa đựng nhiều mặt đối lập. >>> Họa sĩ Lê Minh – Nổi tiếng là vẽ minh họa  Già trước tuổi Nổi tiếng trong làng biếm họa Việt Nam, họa sỹ Lê Phương (bút danh LEO) được liệt vào hàng họa sỹ trẻ nhưng các tác phẩm của LEO lại bộc lộ những nét vẽ sớm già. Cái già ở đây là sự chín chắn, sâu cay trong ý tưởng và cách thể hiện. Có lẽ thế, ngày còn là sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, mới tập tọe vẽ biếm họa mà đã có người gọi điện đến xin số của “bác LEO” mà không phải là cậu LEO hay anh LEO. Như một sự trái ngược, tác phẩm của anh mang lại tiếng cười cho độc giả bao nhiêu thì ngoài đời LEO lại trầm tính bấy nhiêu. Anh thích đọc sách, nghe nhạc, xem triển lãm… để một mình chiêm nghiệm. LEO tâm sự: “Tôi không thích đóng vai người lớn, muốn tâm hồn mãi trong sáng, trẻ trung”. Nhưng khi hỏi, nếu anh cứ mãi là trẻ con thì gia đình, vợ con anh sẽ đẩy cho ai? LEO cười và đôi mắt chợt sáng lên: “Tôi không cho gia đình là trách nhiệm nặng nề, gia đình là hơi thở của tôi. Hàng ngày tôi vẫn đóng tròn vai của người lớn. Tôi vẫn đưa đón con đi học, tắm giặt cho chúng. Nhưng tôi thích cuộc sống nhẹ nhàng, ít bon chen như lũ trẻ hồn nhiên giữa cuộc sống ồn ào”. Chân dung họa sĩ Lê Phương qua nét vẽ họa sĩ Còm (Ảnh: Internet) Sinh vào tháng tám, ứng đúng vào cung sư tử, họa sỹ Lê Phương đã khởi nghiệp vẽ biếm họa bằng bút danh LEO. Anh bảo bút danh này thể hiện khao khát chinh phục của họa sỹ. Có lẽ vì thế sự nghiệp vẽ tranh biếm họa của LEO ngày một nổi hơn, mà nhuận bút cũng thuộc vào diện cao. Có lần, anh thử thay đổi bút danh thì khi lĩnh nhuận bút thấy tiền giảm đến một nửa. Hỏi ra mới biết, người chấm nhuận bút tưởng bút danh mới của Lê Phương là của một tác giả khác. Cũng từ đó đến nay, Lê Phương trung thành với bút danh LEO mà không có thêm lần nào “nổi hứng” thay tên đổi họ. Đến với nghề biếm họa như một sự tình cờ Tên tuổi của LEO bắt đầu được độc giả biết đến với những bức tranh vui trên Tuổi trẻ cười rồi tiếp đến là loạt tranh biếm họa trên báo Pháp luật TP.HCM… và giờ mật độ bao phủ của anh ở những góc tranh vui, tranh biếm họa trên mặt báo đã gần như đủ cả các tờ báo. Ở đâu có tranh của LEO, ở đó bạn đọc có được cái cười hóm hỉnh, thâm thúy trước các vấn đề của đời sống. Điều đặc biệt, tranh biếm họa của LEO được vẽ kỹ lưỡng, dày nét, thiên về mô tả chất liệu và rất chú trọng đến luật xa gần, không gian. Mỗi tác phẩm luôn chứa đựng sự chỉn chu, đầu tư công sức và chất xám. Đó thực sự là những tác phẩm giàu tính nghệ thuật và tính báo chí. Anh chế giễu các thói hư, tật xấu, các vấn đề tiêu cực của xã hội, không bằng thái độ hằn học, tức giận mà là sự phê phán tích cực để người xem nhận diện những mặt tối. LEO cho rằng “Biếm họa như trò mua vui và trước các tiêu cực của đời sống, chưa chắc đã thay đổi được gì nhưng trước tiên, họa sỹ biếm hãy cứ chỉ ra những mặt tối đó để người xem cùng suy ngẫm và bàn luận”. Một tác phẩm của họa sĩ Lê Phương (Ảnh: Internet) Lê Phương cũng là người có duyên với các giải thưởng. Đến nay, anh đã giành được 2 giải Nhất, 2 giải Nhì và 2 giải Khuyến khích trong các cuộc thi tranh biếm họa mang tầm quốc gia. Tiền thưởng anh thường đưa cho vợ hoặc khao bạn bè chứ ít khi LEO tự mua cho mình một món quà vật chất. Bởi hàng ngày, LEO đã tự thưởng cho mình bằng những buổi sáng thanh bình với những thú vui nho nhỏ như nghe thuyết trình về tâm linh, một ly cà phê ngào ngạt hương vị đậm đà… Trước đây, Lê Phương đã từng mở công ty vẽ truyện tranh nhưng không suôn sẻ. Vì thế, anh trở lại với biếm họa và gắn kết với công việc này như cái duyên khó gỡ. Nhưng LEO không cho rằng, công việc này sẽ được anh “diễn” đến hết cuộc đời. Sau vẽ biếm họa, anh muốn dạo “chơi” qua nhiều mảng khác như thiết kế game, vẽ minh họa… để thử sức mình. Cho dù làm việc gì đi chăng nữa, Lê Phương luôn nặng lòng với thế sự và mong rằng, với những tác phẩm biếm họa anh từng vẽ, người xem sẽ đón nhận và ngộ ra triết lý sống để cuộc đời trở nên đơn giản và trong sáng hơn. Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM Theo Anninhthudo.vn

Theo dòng tìm hiểu con người và lịch sử truyện tranh từ xưa đến nay, TTV tìm đến họa sĩ Lê Minh – Người đã vẽ nhiều truyện tranh vào giai đoạn trước năm 1960 với những bộ truyện tranh có cốt truyện từ lịch sử, truyện xưa và sau năm 1990 với những bộ truyện như Cô Tiên Xanh, Truyện cổ tích Việt Nam, Truyện cổ tích Thế giới,… >>> Nhà văn Thượng Hồng – Người viết truyện ma nhiều nhất Việt Nam Trong khoảng 1960 – 1990, họa sĩ hầu như không vẽ truyện tranh mà nổi tiếng nhờ vẽ minh họa, nhất là thời điểm tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung bắt đầu được dịch và thậm chí mua được xe hơi nhờ vẽ minh họa. Mãi sau 1990, nhờ cuộc triển lãm tranh lụa, một số người làm truyện tranh mới liên lạc lại được với ông để nhờ vẽ truyện tranh, công việc bận rộn, nên cũng có những cuốn truyện tranh ông chỉ đảm nhận việc vẽ bìa, còn nội dung truyện là do người khác vẽ…  Nhìn vào những bước đi của họa sĩ Lê Minh và nhiều họa sĩ truyện tranh đã chuyển sang vẽ minh họa hay sáng tác hội họa, ngẫm ra cũng thấy ngậm ngùi cho nghề họa sĩ truyện tranh ở Việt Nam. Họa sĩ Lê Minh (phải) cùng vợ tại tư gia (Ảnh: Internet) TTV: Thưa họa sĩ Lê Minh, chú có thể chia sẻ với bạn đọc về cơ duyên đến với vẽ truyện tranh và những bước đường gắn bó với truyện tranh của chú được không ạ? Lê Minh: Tôi có năng khiếu vẽ từ bé rồi đầu tư vào học vẽ, hồi đó cái gì cũng vẽ, kể cả vẽ cho thầy cô giảng bài. Thời còn là sinh viên năm nhất trường Mỹ thuật Gia Định, tôi bắt đầu vẽ cho các báo. Lúc đó vẽ tranh minh họa cho loạt truyện “Hoa Lư động chúa” đăng trên nhật báo Dân Ta (dạng truyện feuilleton, mỗi ngày ra một kỳ kèm tranh minh họa). Rồi sau đó bắt đầu vẽ truyện tranh, lấy cốt truyện là những truyện lịch sử hay truyện xưa (như “Người con gái Nam Xương” trong Truyền Kỳ Mạn Lục hay Hòn Vọng Phu,…) Và cả những truyện tranh nhiều kỳ (mỗi kỳ vẽ 5 cột báo) dựa trên cốt truyện của Bồ Tùng Linh. Làm truyện tranh ngày xưa cực lắm, vẽ bằng mực tàu và bút sắt Lá tre, bản kẽm lúc đó còn làm trên gỗ, khắc từng chi tiết, rất kỳ công. Đầu thập niên 1960, truyện chưởng Kim Dung bắt đầu tràn vào Sài Gòn, lúc đó tôi được mời vẽ minh họa cho những tờ báo trích đăng truyện và nhất là được các nhà xuất bản mời vẽ bìa sách của những truyện này. Việc vẽ minh họa giúp tôi có thu nhập, thậm chí là nhờ thu nhập này mà thành lập được tờ báo Em và nhờ đó mua được xe hơi. Nhưng cũng bởi thế mà khoảng thời gian này vẽ truyện tranh không nhiều. Các tác phẩm họa sĩ đã thực hiện (Ảnh: Internet) Năm 1990, tôi có triển lãm tranh lụa, một số người làm truyện tranh mới liên lạc lại được. Trước đó họ cứ tưởng Lê Minh đã vượt biên sau giải phóng và không còn ở Sài Gòn, nào ngờ gặp lại. Và những năm sau 1990 này tôi tham gia vẽ một số truyện tranh. Chừng những năm này cũng bắt đầu có in màu. Tôi có vẽ tranh tứ bình, là truyện dạng được chia 4 cột có tranh minh họa, dùng treo dán trong nhà, rất được dân Sài Gòn thời ấy ưa chuộng. TTV: Còn những gì mà chú biết về con đường truyện tranh Việt Nam từ trước tới nay? Tại sao số lượng phát hành truyện tranh bây giờ không cao như trước? Lê Minh: Giai đoạn sau 1960, tôi không nhớ hết, chỉ nhớ một số truyện tranh đã vẽ dựa trên tích lịch sử. Chỉ thấy truyện tranh Việt trước 1975 thì nét vẽ không lai như sau này, nét vẽ và nội dung rất thuần Việt. Trước 1975, truyện tranh Việt chủ yếu là xuất hiện ở trên báo hoặc có một số rất ít bản in khổ nhỏ. Số lượng truyện tranh bây giờ phát hành số lượng ít hơn là vì trẻ em bây giờ có nhiều thứ để giải trí hơn chứ không như trẻ em ngày trước. Một trang minh họa do Lê Minh thực hiện (Ảnh: Internet) TTV: Giữa người viết kịch bản và người vẽ truyện tranh, chú thấy mối liên hệ như thế nào? Lê Minh: Người viết kịch bản phải phân cảnh được và nghĩ đến người họa sĩ. TTV: Nhìn vào con đường đi của chú và lựa chọn của đa số họa sĩ, thì sáng tác hội họa hay vẽ minh họa vẫn được ưu tiên hơn truyện tranh? Lê Minh: Vẽ tranh thích hơn chứ, vì có tính nghệ thuật hơn. TTV: Vậy theo chú, vị trí của truyện tranh như thế nào? Lê Minh: Truyện tranh thì phục vụ được nhiều đối tượng hơn. Nên quá trình sáng tác truyện tranh rất đáng được coi trọng. TTV: Vâng, cảm ơn chú rất nhiều vì đã dành thời gian trò chuyện và chia sẻ. Theo Truyentranhviet.vn Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM 

Từ giữa cho đến cuối những năm thập niên 1960, độc giả Việt Nam dường như lên cơn sốt với loạt truyện tranh ma “Con quỷ truyền kiếp” (do Nguyễn Thọ vẽ) và “Con quỷ một giò” (do Trường Tồn vẽ, nay đã đổi bút danh thành Chinh Phong). Có người còn ví vui, “song quỷ” (hai con quỷ) đã làm mưa làm gió thị trường truyện tranh một thời. >>> Họa sĩ Kim Khánh – Người vẽ truyện tranh nhiều nhất Việt Nam Và không thể phủ nhận rằng, chưa bao giờ lại có hiện tượng bộ truyện tranh Việt nào đạt được tiếng vang  như “Con quỷ truyền kiếp” –  có thể giành trọn chiến thắng trong việc chinh phục độc giả hơn hẳn các bộ truyện tranh nước ngoài đang lan tràn. Gây sốt và có số lượng phát hành thuộc hàng “best seller”, hiển nhiên là “Con quỷ truyền kiếp” bị mổ xẻ và phê bình không ít. Trò chuyện cùng nhà văn Thượng Hồng – với bút danh Người Khăn Trắng, được coi là “người viết truyện ma nhiều nhất Việt Nam”, cũng là người từng viết kịch bản cho truyện tranh liên hoàn “Con quỷ truyền kiếp” này, TTV hy vọng được biết hơn về những thăng trầm một chặng đường trong lịch sử truyện tranh Việt. Nhà văn Thượng Hồng (Ảnh: Internet) TTV: Thưa nhà văn Thượng Hồng, lý do ra đời của loạt truyện tranh “Con quỷ truyền kiếp” là gì ạ? Và dư luận xung quanh như thế nào? NV.Thượng Hồng: Lúc đó, truyện tranh nước ngoài xâm nhập thị trường truyện tranh nhiều quá. Nhất là truyện tranh Tàu như Chú Thoòng.  Các anh em cùng làm truyện tranh thấy rằng cần phải làm một cái gì đó để vượt qua được, cần có tác phẩm truyện tranh Việt thu hút độc giả. Người khai sinh ra “Con quỷ truyền kiếp” là anh Bạch Vân, làm xuất bản. Tôi đến với việc viết truyện ma cũng là một cơ duyên. Anh Nguyễn Thọ, lúc đó được coi là “trùm vẽ ma”, vẽ truyện này. Thời điểm ấy việc làm truyện tranh còn manh mún và tự phát lắm. Nên thành công trong bộ truyện này rất bất ngờ. Không thể tưởng tượng nổi là nếu như “Chú Thoòng” in 10.000 cuốn/ tập bán hết vèo trong vòng 1 ngày, thì “Con quỷ truyền kiếp” in 20.000 cuốn/ tập cũng bán vèo trong vòng 1 ngày là hết ngay. Lần đầu tiên, truyện tranh Việt có thể đương đầu với truyện tranh nước ngoài. Trong vòng 3-4 năm liền, trước cổng trường nào cũng thấy tràn ngập truyện tranh và trẻ em cầm cuốn đó trên tay. Thu hút độc giả là vậy nhưng “Con quỷ truyền kiếp” cũng bị phân tích và phán xét những cái tội như gieo những cái hoang đường, ghê rợn vào đầu óc trẻ thơ. Nhưng cũng không hẳn, vì nhờ bộ truyện này mà truyện tranh trong nước không bị lấn át bởi truyện tranh nước ngoài. Và có thể coi khoảng thời gian 1968-1973 là khoảng thời gian cực thịnh của truyện tranh Việt. Không phải do tôi viết truyện ma mà tôi bao biện. “Con quỷ truyền kiếp” mà anh Bạch Vân là người khai sinh ra vừa có công, vừa có tội. “Con quỷ truyền kiếp” vẫn có tính nhân văn cao. Cái tội chẳng qua là vì những người làm truyện tranh phải tìm lấy một con đường sống, nên nét vẽ truyện tranh thời đó hơi phóng túng, hơi quá. TTV: Được biết là “Con quỷ một giò” do họa sĩ Chinh Phong vẽ ra từ cuối 1960, tại sao đến khoảng 1969-1973 mới góp phần “gây sốt” ạ? Trong khoảng thời gian cực thịnh đó thì ngoài “song quỷ” thì còn có những truyện tranh nào nữa? Và với số lượng phát hành như thế thì chắc là đời sống của họa sĩ truyện tranh rất ổn? NV.Thượng Hồng: “Con quỷ một giò” dựa trên một câu chuyện thật, là một người phụ nữ bị Tây bắn què giò rồi chết đi. Truyện hư cấu cho hồn ma người phụ nữ thành quỷ một giò trở về báo oán. Đây cũng là tính nhân văn của tác phẩm. Những người thấp cổ bé họng khi còn sống bị ức hiếp không báo thù được, khi chết thì báo thù. Thể loại truyện này tuy hơi tiêu cực nhưng là một cách để chống lại cường hào, ác bá ngày đó. Năm 1960, anh Chinh Phong làm bộ truyện tranh này mà chưa được đón nhận nhiều. Năm 1968, truyện tranh bị đình bản hầu hết. Năm 1969, tức là một năm sau, thì khôi phục lại.  1969-1973 là thời điểm vàng của truyện tranh. Thấy bộ truyện tranh “Con quỷ truyền kiếp” được đón nhận, anh Chinh Phong tung ra lại bộ truyện “Con quỷ một giò”. Và “song quỷ” đã là hai bộ truyện tranh làm mưa làm gió lúc đó. Ngoài hai bộ truyện tranh Việt này thì còn lại hầu hết là truyện tranh nước ngoài can lại, nên có thể nói đó là thời kỳ mà nhà văn làm truyện tranh chứ không phải họa sĩ làm truyện tranh. Nói về đời sống, họa sĩ truyện tranh mà sống được thì có Nguyễn Thọ và Chinh Phong. Còn họa sĩ ngày xưa sống được chủ yếu nhờ vẽ minh họa. ( Ảnh: internet ) TTV: Cái khó khăn của truyện tranh Việt vào thời điểm đó là gì ạ? Và theo anh, có cơ hội nào cho sự phát triển truyện tranh Việt bây giờ? Và một số nhận định cho rằng thị hiếu kém dần khi ưa thích manga, anh nghĩ sao ạ? NV.Thượng Hồng: Ngày xưa kỹ thuật in kém lắm. Phải in bản gỗ khắc, in ty-pô chứ chưa có kỹ thuật in ốp-sét (offset) như bây giờ. Nhớ lại giai

Hầu như ai ngày còn bé cũng đã từng được cầm trên tay những cuốn truyện tranh mà họa sĩ Kim Khánh vẽ như “Cô tiên xanh”, “Tâm hồn cao thượng”, “Gương hiếu thảo”, “Truyện cổ tích nước Nam”, … Thế nhưng tìm kiếm thông tin liên lạc người vẽ những cuốn truyện này, cũng là người được mệnh danh vẽ truyện tranh nhiều nhất Việt Nam gần như không ai biết, kể cả những người trong giới làm truyện tranh. Bởi lẽ họa sĩ Kim Khánh sống khá khép kín, ít giao du bạn bè và ít nói về bản thân. >>> Trần Văn Phú – Người họa sĩ nỗ lực tạo dựng dòng truyện tranh dân tộc Với mục đích ôn cố, tri tân, TTV đã cố công tìm lại những câu chuyện, những con người và những thăng trầm của dòng lịch sử truyện tranh Việt từ xưa đến nay, để rồi cũng có thể tìm gặp và được trò chuyện với họa sĩ Kim Khánh. Từ đây, TTV cũng hiểu thêm tại sao ông có khả năng vẽ truyện tranh nhiều như thế. Con đường thành họa sĩ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp Từ lúc còn rất bé, họa sĩ Kim Khánh đã bộc lộ niềm đam mê vẽ truyện tranh. Năm 1989, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè mà ông bắt đầu vẽ tập truyện tranh đầu tiên. Vào thời điểm đó ông còn làm phiên dịch tiếng Anh cho văn phòng đại diện của một công ty Thái Lan tại Sài Gòn. Và ông đã bỏ nghề phiên dịch để theo nghề vẽ truyện tranh cho đến nay. Dù đến với truyện tranh là duyên nghiệp đưa đẩy, nhưng hơn hai mươi năm nặng tình với truyện tranh Việt, càng ngày sự đam mê của ông như càng được nuôi lớn. Đến bây giờ, khi ở độ tuổi sắp sửa lục tuần, số tập truyện tranh ông vẽ đã lên đến trên dưới một ngàn cuốn. Chân dung họa sĩ Kim Khánh (Ảnh: Internet) Chừng đó năm gắn bó, cũng có những lúc thăng lúc trầm, vào những năm 1992-1993, khi truyện tranh Nhật bắt đầu xâm nhập và lan tràn trên thị trường truyện tranh tại Việt Nam thì họa sĩ truyện tranh Kim Khánh đã có lúc cảm giác chán nản định bỏ nghề. Thực sự là giai đoạn này, đã có nhiều họa sĩ vẽ truyện tranh bỏ nghề hoặc chuyển qua vẽ theo phong cách manga để chiều lòng độc giả. Nhưng đó là khoảnh khắc thoáng qua, rồi họa sĩ vẫn quyết định đi tiếp, miệt mài vẽ và gồng mình hết sức để sống được với nghề vẽ truyện tranh. Họa sĩ Kim Khánh không bao giờ vẽ kiểu manga, có lẽ vì ông cũng như các họa sĩ sinh ra trước 1975 thường yêu thích truyện tranh comic hơn. Để thực sự sống được với nghề cần…? Với số lượng tập truyện tranh đã vẽ nhiều như thế, nhưng họa sĩ Kim Khánh vẫn còn nhiều dự định vẽ tiếp không ngừng nghỉ. Từ kinh nghiệm mà ông trau luyện nét vẽ, qua sự lắng nghe câu chuyện của con trẻ để ông có được nội dung… Điều khiến ông sống được với nghề họa sĩ vẽ truyện tranh và có được thành quả như thế là lòng đam mê với nghề và sự kỷ luật, khắt khe với chính bản thân mình. Càng vẽ truyện tranh ông càng thấy mình say mê và yêu thích cái nghiệp – không dự định trước này. Và với lối sống khép kín, ít giao du, không nhậu nhẹt,… ông dành được nhiều thời gian hơn để vẽ. Trung bình một ngày ông vẽ được 20 trang truyện tranh. Điều tuyệt vời mà họa sĩ Kim Khánh có được, đó là gia đình luôn luôn bên cạnh và ủng hộ cho con đường vẽ truyện tranh. Thậm chí những lựa chọn, hướng đi của các con gái họa sĩ sau này cũng là để hỗ trợ cho sự phát triển hơn cho công việc của người cha. Một gia đình Việt Nam hiếm hoi cùng hướng mình vào truyện tranh Việt. Họa sĩ Kim Khánh viết kịch bản, vẽ tranh. Người vợ lãnh việc sắp chữ. Cô con gái út làm việc chỉnh sửa đồ họa. Và các vấn đề về truyền thông, liên hệ email với độc giả hay với bên phát hành, … thì giao cho cô con gái lớn. Loạt truyện “Cô Tiên Xanh” để lại nhiều kỉ niệm với độc giả Việt Thực ra họa sĩ Việt Nam vẽ rất đẹp nhưng… Biết TTV tâm huyết và trăn trở với sự phát triển truyện tranh Việt, họa sĩ Kim Khánh không ngại ngần chia sẻ, thực ra họa sĩ Việt Nam vẽ rất đẹp, nhưng truyện tranh Việt không phát triển được vì chưa có người dám đầu tư. Về vấn đề nhuận bút cho họa sĩ còn chưa tương xứng công sức. Và như để dẫn chứng cho điều này, gia đình họa sĩ Kim Khánh đem một cuốn trong bộ truyện tranh “Cậu bé kỳ tài” – Bộ truyện do họa sĩ vẽ và nhóm Viettoon phát hành trên đất Mỹ nhằm đưa lịch sử, văn hóa và các phong tục của người Việt Nam tới không chỉ những thế hệ trẻ em Việt Kiều người Mỹ để các em yêu thương và gắn bó với quê hương hơn mà còn phổ biến cả với những người bản xứ. Quả thực là cuốn truyện rất hay, rất đẹp, và cũng thật đáng tiếc khi một bộ truyện tranh Việt của người Việt hay như thế mà chỉ phổ biến trên đất Mỹ còn trẻ em Việt trong nước thì lại phải đón chờ những tập truyện tranh ngoại như manga nhập vào. Biết TTV tâm huyết và trăn trở với sự phát triển truyện tranh Việt, họa sĩ Kim Khánh không ngại ngần

Nhằm tổng hợp nên được bức tranh toàn cảnh lịch sử truyện tranh Việt Nam, chúng tôi cất công tìm lại, phân tích và phỏng vấn nhiều nhà văn, họa sĩ đã từng góp phần gây dựng truyện tranh Việt từ xưa đến nay. Và điều đáng tiếc khó tránh khỏi, là trong số đó, có những nhà văn, họa sĩ đã mất do tuổi cao. Ngẫm ra quy luật sinh lão bệnh tử đâu chừa một ai. >>> Walt Disney – Cuộc đời và sự nghiệp của nhà làm phim hoạt hình tài hoa  Các nhà văn, họa sĩ đã viết kịch bản và vẽ truyện tranh mất đi, là chúng ta đã mất đi một nguồn tư liệu sống đáng quý. Để cung cấp đầy đủ hơn cho bạn đọc về những nhân vật đã hình thành nên dòng lịch sử truyện tranh Việt, những người đã mất, chúng tôi xin phép tổng hợp lại thông tin và giới thiệu. Trong quá trình biên soạn, không thể tránh khỏi thiếu sót thông tin, nên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và sự cảm thông từ bạn đọc. Thân mến. Họa sĩ Trần Văn Phú (Ảnh: Internet) Họa sĩ Trần Văn Phú sinh năm 1932 tại Gò Công Tây, Tiền Giang. Năm 22 tuổi, ông tập kết ra miền Bắc. Năm 1958, tốt nghiệp trung cấp mỹ thuật, họa sĩ trẻ Trần Văn Phú đã có một thời gian dài làm việc, sáng tác ở Quảng Ninh. Thành công nhất của họa sĩ Trần Văn Phú lại là mảng ký họa và tranh minh họa, tranh truyện. Một số tranh truyện về lịch sử như Tráng sĩ Ngàn Cơ, Giặt áo chiến trên sông Bạch Đằng, Hội nghị Diên Hồng… mà nhiều họa sĩ tranh truyện phải nhìn nhận “là độc nhất vô nhị, đến nay vẫn chưa có người theo kịp”. Cái hay của họa sĩ Trần Văn Phú trong lĩnh vực truyện tranh là khi còn làm việc ở miền bắc, ông vẽ tranh truyện – dạng sách tranh truyền thống của miền bắc, không phải là truyện tranh. Nhưng sau 1975, khi vào miền nam giảng dạy ở trường Đại học Mỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh và có cộng tác vẽ truyện tranh cho các báo thì cách vẽ của ông đã có sự biến đổi đúng theo dạng truyện tranh liên hoàn.   Một số tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Phú trên báo Khăn Quàng Đỏ: Các tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Trần Văn Phú: Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

1.Tuổi thơ khó khăn, vất vả Là cha đẻ của hãng phim hoạt hình nổi tiếng cùng vô số những thành công trong sự nghiệp, nhưng ít ai biết rằng Walt Disney có một tuổi thơ đầy khó khăn, vất vả. Ông đã phải tự bươn chải để vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống và từ đôi bàn tay trắng cùng với những nỗ lực phi thường, Disney đã sáng lập nên hãng phim hoạt hình nổi tiếng trên toàn thế giới. >>> Tezuka Osamu – “Bố già” của nền truyện tranh Nhật 

Họa sĩ Hùng Lân tên thật là Nguyễn Hùng Lân, sinh năm 1956. Anh là một trong số rất ít họa sĩ vẽ truyện tranh Việt trụ lại với nghề và vẫn liên tục cầm bút vẽ kể từ ngày đất nước đổi mới đến nay. Những đứa con tinh thần của anh đã và luôn đứng vững trong lòng yêu mến của bạn đọc. Nhất là vào những năm 1993-1995, các bạn trẻ như lên cơn sốt với Dũng Sĩ Hesman. Cho đến những năm sau này, hình ảnh của anh chàng Robot mang tính năng, tình cảm như con người vẫn mãi là hình tượng anh hùng lý tưởng trong trái tim của những bạn trẻ ngày ấy – bây giờ. >>> ViVi Võ Hùng Kiệt – Họa sĩ của tuổi thơ  Ngoài bộ truyện Dũng Sĩ Hesman làm mưa làm gió thị trường truyện tranh Việt ngày ấy, độc giả còn quen thuộc với những bộ truyện khác do họa sĩ vẽ truyện tranh Hùng Lân vẽ như Siêu nhân Việt Nam, Xmen – Những người bạn bí ẩn, Võ sĩ đạo Samourai, TKKG Tứ quái Sài Gòn, Tề Thiên Đại Thánh, Hãy đợi đấy, Tiểu Long Nhân, Nghìn lẻ một đêm, Gương sáng tuổi xanh, Truyện cổ Nước Nam, Cô Tiên Xanh, Tâm hồn cao thượng… Số đầu truyện tranh của anh đã xuất bản tính từ năm 1987 đến nay đã gần 700 tập đủ mọi thể loại. Họa sĩ Hoàng Lân (Ảnh: Internet) Chào họa sĩ Hùng Lân, rất vinh dự được anh dành cho buổi trò chuyện hôm nay. Hiện anh vẫn đang tiếp tục sáng tác? HS.Hùng Lân: Hơn hai mươi năm nay tôi sáng tác truyện tranh và vẫn đang là họa sĩ vẽ truyện tranh. Hiện tại, tôi phụ trách mỹ thuật tại công ty Thiên Vương. Điều gì khiến anh đến với nghề vẽ truyện tranh và theo đuổi bền bỉ đến tận bây giờ? Với những họa sĩ trẻ vẽ truyện tranh Việt Nam, anh muốn chia sẻ điều gì để họ có thể theo nghề đến cùng? HS.Hùng Lân: Vẽ truyện tranh đã là mơ ước từ bé của tôi. Tôi đam mê truyện tranh từ năm học lớp 9, ngoài đam mê còn có cả hoài bão và điều may mắn là tôi cũng không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền lắm. Tôi rất vui khi gặp các bạn trẻ yêu nghề vẽ truyện tranh. Dù các bạn trẻ bây giờ có nét vẽ lai manga, nhưng tôi cũng đã thấy được những thay đổi rất đáng quý, như nhóm B.R.O với Truyện tranh danh tác. Tôi mong các bạn trẻ giữ được đam mê, sáng tạo ra được cái mới để nó mang đúng nghĩa là truyện tranh Việt. Và phải tìm ra được hướng đi cho mình! Họa sĩ vẽ truyện tranh Việt khó theo đuổi nghề phần vì truyện tranh Việt chưa được người dân coi trọng. Thị hiếu của độc giả truyện tranh hiện nay lại quen với manga, chúng ta tạo ra được cái mới đã khó, để độc giả yêu thích được cái mới đó lại còn khó hơn. Nếu chúng ta có vốn đầu tư và dám chấp nhận thua lỗ ở những tập đầu thì mới làm được. Bởi thế rất cần những người đứng ra đỡ đầu cho truyện tranh Việt và họa sĩ vẽ truyện tranh Việt. Đối với những họa sĩ cho rằng vì các nhà xuất bản, các nhà làm sách tư nhân trả thấp nên họ vẽ không đẹp. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng “chất lượng kém do giá rẻ”. Anh có thấy mâu thuẫn không ạ? HS.Hùng Lân: Ý kiến đó cũng có một phần đúng đấy. Giữa kinh doanh và sáng tạo phải đồng hành với nhau để đi vào thế cân bằng. Với nhuận bút thấp, thì người họa sĩ không thể vẽ kỹ lưỡng được, phải vẽ nhanh để có thu nhập đủ sống. Người làm sách muốn đòi hỏi tác phẩm giá trị thì phải có nhuận bút tương xứng. Còn người vẽ truyện tranh thì lại đòi hỏi phải trả cho cao thì mới làm đẹp. Đây thực sự là bài toán hóc búa với những nhà kinh doanh và các đơn vị làm sách phải “gồng mình” dám trả cao và dành thời gian để họa sĩ vẽ kỹ và đẹp, dám chấp nhận chịu lỗ thời gian đầu mới có thể làm tốt được. Việc thu lợi nhuận có thể vào những lần tái bản sau. Nhận định về cái đẹp trong truyện tranh thì rất khó. Như người làm sách, người vẽ thấy đẹp mà độc giả thấy không đẹp. Vậy thì dựa vào đâu để đánh giá truyện tranh? Và nói về nét vẽ, những họa sĩ vẽ truyện tranh thế hệ trước có xu hướng vẽ ảnh hưởng comic còn các họa sĩ trẻ bây giờ lại bị bình phẩm là lai manga, trong khi xu hướng của người đọc hiện nay là thích manga. Theo anh, phải giải quyết sao khi hai lối tư tưởng này không gặp nhau? HS.Hùng Lân: Cái đẹp của truyện tranh, tôi cho rằng nên xét vào thị hiếu của người xem. Đẹp xấu trong mỹ thuật mang ý kiến chủ quan lắm, ví dụ như có những cuốn tôi vẽ ưng ý thì bán lại không chạy, còn có những cuốn vẽ bình thường thì lại bán chạy. Có thể nghĩ, ngoài những cuốn tác phẩm kinh điển, thì cũng nên có những cuốn làm theo kiểu nhanh, gọn và giá rẻ. Vấn đề quan trọng là phải nắm được thị hiếu mà độc giả mong muốn. Còn về nét vẽ manga hay comic cho truyện tranh hiện nay thì không thể phủ nhận được manga Nhật đang chiếm lĩnh thị trường, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều đất nước khác nữa. Cũng bởi vì manga đẹp và Nhật

Tuổi thơ tôi ngập tràn kỉ niệm với truyện tranh, từ truyện trong nước cho đến truyện nước ngoài… Với tôi, được đọc những tập truyện không đơn thuần chỉ giải trí mà còn học được nhiều bài học sâu sắc chứa đựng trong từng hình ảnh. >>> Truyện tranh những năm 60 qua chia sẻ của họa sĩ Tu Mi – Nguyễn Trọng Khôi 

Họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi tốt nghiệp trường Mỹ thuật Gia Định năm 1973 về ngành sơn dầu. Sau 30/4/1975, ông vẽ truyện tranh cho các báo trong nước với bút danh TU MI. >>> ViVi Võ Hùng Kiệt – Họa sĩ của tuổi thơ Họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi (Ảnh: Internet) Năm 1988, ông đến Mỹ theo chương trình đoàn tụ. Ông hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ và là một trong số rất ít họa sĩ người Việt sống được bằng công việc vẽ tranh ở xứ người. Ông là thành viên Gallery & Studio Cây Cọ Nghệ Thuật Lowell, MA; Hội viên hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ Weston, Massachusetts; Hội viên hiệp hội nghệ thuật Newton. TTV: Thưa họa sĩ, chú có thể giới thiệu về bản thân và cơ duyên đến với vẽ truyện tranh của chú? HS TU MI: Tôi sinh năm 1947 tại Vĩnh Phú, miền Bắc, Việt Nam. Tôi theo gia đình vào miền Nam sinh sống vào năm 1954. Bút hiệu Tu Mi nghĩa là “kẻ mày râu”,  khởi đầu vẽ trên báo Phụ Nữ. Tôi xin nói qua về bản thân trong mối liên hệ với truyện tranh. Tôi tự đánh giá mình không phải là một họa sĩ chuyên vẽ truyện tranh và cũng không chú tâm quá về công việc này (có nghĩa là không có tìm tòi mới lạ hay tạo một phong cách cho riêng mình). Tôi vẽ truyện tranh theo yêu cầu của những tờ báo, cũng không thể gọi là nhiều, và kịch bản thường là do một người khác viết. Tôi không nhớ rõ mình đã vẽ bao nhiêu. Nhưng chắc chắn là vẽ sau ngày 30/4/1975. Tôi là một họa sĩ sáng tác tranh sơn dầu, vì làm việc chung với báo giới nên lại gần gũi với đồ họa. Khoảng năm 1971-1972, tôi làm cho nhà xuất bản Vàng Son có ra một tờ báo thiếu nhi lấy tên là Mây Hồng nhưng tôi chỉ có minh họa mà thôi và khi ấy ký tên Mai Khôi. Khi vẽ liên tục bìa sách cho các nhà xuất bản thì tôi ký tên thật: Nguyễn Trọng Khôi. Họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi vẽ tặng tranh Chân dung bác Hoa Văn (Ảnh: Internet) TTV: Chú có thể giúp cho cháu được hiểu thêm về bối cảnh truyện tranh Việt Nam trước và trong những ngày chú còn vẽ truyện tranh, những truyện tranh từ những năm 60, chú còn nhớ những bộ truyện, cuốn truyện hay những truyện tranh đăng trên các báo ạ? Và những họa sĩ vẽ truyện tranh thời kỳ này, chú còn nhớ là những ai ạ? Họa sĩ TU MI: Tôi là người rất mê truyện tranh. Tôi thích tìm hiểu về cách thể hiện nó, về cách trình bày trang truyện cũng như biểu hiện hành động của mỗi nhân vật trong truyện thế nào cho hấp dẫn. Ngay từ những năm 60, nổi bật lên là những truyện tranh được dịch từ những truyện tranh nước ngoài như Superman, Người Dơi,  David Crockett, những truyện tranh thuộc miền viễn tây Hoa Kỳ, một số truyện tranh loại kiếm hiệp Trung Hoa… Đáng kể nhất vẫn là Lucky Lucke và anh em nhà Dalton do Morris vẽ và Goscinny viết kịch bản. Sự hấp dẫn của Lucky Lucke ở những nét thông minh, dí dỏm và duyên dáng của câu chuyện. Cách cấu tạo nhân vật người và ngựa của Morris thật tuyệt vời. Nó đã không chỉ thu hút giới thiếu niên mà còn quyến rũ được cả người lớn tuổi. Cũng trong khoảng thời gian này một tờ báo Việt xuất hiện với những truyện tranh cũng được sự chú tâm và say mê của nhiều giới. Đó là tờ Phụ Trang của nhật báo Ngôn Luận. Người ta tìm mua phụ trang báo Ngôn Luận chỉ để xem một truyện tranh Mai Sơn Chúa Đảo do họa sĩ Văn Hiếu vẽ (sau 1975 tôi còn  gặp họa sĩ Văn Hiếu cộng tác ngắn hạn với báo Khăn Quàng Đỏ, do anh Cửu Thọ làm chủ bút). Mai Sơn Chúa Đảo là một loại Tarzan Việt Nam. Nét vẽ của hoạ sĩ Văn Hiếu có phần đơn sơ nhưng lại hấp dẫn về nội dung. Truyện thứ hai trong tờ phụ trang Ngôn Luận là truyện Giặc Cờ Đen có lẽ phóng tác từ truyện Nhật Bản do họa sĩ Huy Tường vẽ… Cũng nên biết rằng kỹ thuật in ấn lúc ấy còn rất nghèo nàn giống như mới từ kỹ thuật in thạch bản bước qua Typo (kỹ thuật Typo là kỹ thuật in dập từ bản khắc kẽm bằng acid). Sài Gòn lúc này chỉ có hai nhà  làm bản kẽm đó là Cliché Dầu và Cliché Trung. Những cuốn truyện tranh hầu hết phát hành như loại sách vỉa hè (in mỏng, khổ nhỏ như sách thường khoảng 16 trang giấy báo, bìa 2 màu giá rẻ và bày bán đại trà ngay cả trên hè phố). Sang đến giai đoạn in Offset, những sách truyện tranh chuyển thể từ nước ngoài như Superman, Batman, Cowboy… đều được vẽ đồ lại từ bản chính trên giấy calque (giấy can, tracing paper) hay giấy bóng mờ để thay cho phim chụp… Tôi cũng có thường xuyên nhận những mối làm việc này từ một người bạn để kiếm thêm thu nhập. Song song những ví dụ về truyện tranh kể trên còn một thể loại khác đó là truyện tranh minh họa. Đó là những câu truyện cổ tích như Công Chúa Lọ Lem, Nghi Xuân – Tấn Lực, Phạm Công – Cúc Hoa, Thạch Sanh – Lý Thông, Nhị Thập Tứ Hiếu… được vẽ minh họa bằng cọ vờn nét đậm nhạt và in một màu (không như truyện bằng tranh được vẽ chỉ bằng nét bút mực và tất cả đối thoại được phun lên một khung riêng, còn

Hơn 50 năm cầm cọ và không ngừng sáng tác những kiệt phẩm cho đời, tài hoa của họa sĩ ViVi – Võ Hùng Kiệt được thể hiện trên nhiều thể loại mỹ thuật tạo hình.Nhưng đối với thế hệ trẻ trước 1975, họa sĩ ViVi là một người bạn quen thuộc, được nhắc đến với những truyện tranh và tranh bìa tuyệt đẹp trên các tờ báo Tuổi Xanh, Tuổi Hoa, Bạn Trẻ một thời. Và thực không có gì đáng ngạc nhiên khi trong lòng những người mến mộ, ông được mệnh danh là họa sĩ của tuổi thơ. >>> Truyện tranh – Giáo dục nội dung và thẩm mĩ cho trẻ! Với thiếu nhi thì truyện tranh tác động đến tâm lý không nhỏ. Rất nhiều thế hệ đã lớn lên gắn bó với những tác phẩm truyện tranh để trở thành người biết ước mơ và dám hành động, là cá nhân sống có ích cho xã hội. Cái công của người họa sĩ vẽ truyện tranh lớn là vậy. Và ngoài vẽ truyện tranh, thì những tác phẩm lớn ở thể loại mỹ thuật khác của họa sĩ ViVi đã được mến mộ khắp năm châu. Thế nhưng họa sĩ ViVi lại chia sẻ nhẹ nhàng: “Chú tự nhận xét mình nhỏ nhoi như bút ký ViVi (Việt Nam & Vĩnh Long) và chuyên vẽ tranh thiếu nhi, cũng như truyện con nít chứ có chi lớn lao đâu.” Người họa sĩ có cuộc đời lớn là thế, mà lặng lẽ, khiêm nhường là thế. Người ở lại trong lòng các em nhỏ, và cả những người lớn đã từng là trẻ con mãi mãi bởi lẽ “Vẽ truyện tranh cho thiếu nhi là một niềm đam mê.” Chân dung tự họa của họa sĩ ViVi. (Ảnh: internet) Phỏng vấn họa sĩ ViVi, để giữ lại tính chân thực và sự thân tình trong nội dung chia sẻ, tôi xin phép được giữ lại cách xưng hô “chú-cháu” trong những câu hỏi đáp. – Tuệ An. Tuệ An: Thưa chú ViVi, trước năm 1975, rất nhiều người trẻ đã hâm mộ những bức tranh vẽ của chú dành cho thanh thiếu niên trên các tạp chí Tuổi Xanh, Tuổi Hoa, và chú còn cộng tác vẽ truyện tranh cho hai nhật báo là Dân Chủ và Độc Lập. Chú bắt đầu vẽ thể loại truyện tranh là từ bao giờ? Chú có thể chia sẻ những kỷ niệm của chú với truyện tranh ạ? ViVi – Võ Hùng Kiệt: Mến chào Tuệ An, tôi bắt đầu vẽ truyện tranh khi còn là học sinh tiểu học, vẽ để chuyền tay cho anh em cùng lớp xem cho vui. Đến năm 1958 mới chính thức đăng trên tờ báo Tuổi Xanh với truyện “Cọp Vằn Cóc Tía”, “Xã Hội Kiến”… Tuệ An: Chú có thể chia sẻ cho chúng cháu biết đôi điều về truyện tranh Việt Nam thời kỳ chú còn ở trong nước? Ngoài truyện tranh Việt trên hai nhật báo là Dân Chủ và Độc Lập, thì truyện tranh Việt còn có trên các báo nào nữa và ở những hình thức nào ạ (theo các kỳ vài trang, góc truyện tranh, hay cuốn truyện,..) ViVi – Võ Hùng Kiệt: Phần tôi, trên nhật báo Độc Lập là tranh truyện dài, mỗi ngày đăng một trang và ngày hôm sau đăng tiếp. Trên nhật báo Dân Chủ, mỗi ngày đăng một góc tranh (ba hoặc bốn tranh một hàng trọn kỳ) chuyện sinh hoạt đời thường, ngày đêm của một cặp vợ chồng: “Chuyện Nàng Hương”… Ngoài ra, tôi cũng vẽ tranh truyện cộng tác với các tờ tuần san, bán nguyệt san Tuổi Hoa, Thiếu Nhi, Bạn Trẻ… và cùng góp tranh minh họa đen trắng cho các sách giáo khoa của các nhà xuất bản Khai Trí, Quê Hương, Cành Hồng, Nhật Tảo, Sống Mới, minh hoạ màu cho sách tiểu học trường Claire Joie (chi nhánh của trường Regina Mundi). Và tôi còn vẽ bìa cho các nguyệt san Công Giáo: Tinh Thần, Trái Tim Đức Mẹ, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ngoài truyện tranh Việt trên hai nhật báo Dân Chủ và Độc Lập, truyện tranh trong thời gian trước 1975 còn có nhiều lắm. Khi tôi còn bé thường hay xem những tập truyện cổ tích bằng tranh vẽ do họa sĩ Thiếu Linh (vẽ bằng bút lông) và Hương Hội (vẽ bằng bút sắt). Khổ sách truyện này lớn cỡ báo Saigon Tiếp Thị, ngoại trừ bìa màu, các minh họa nguyên trang một hình đen trắng. Một loạt sách phát hành trước thời tranh truyện. Sau đó, khoảng thập niên 60 – 70 tranh truyện thực sự khởi sắc qua phụ bản hằng tuần của nhật báo Ngôn Luận, đó là  hàng loạt tranh truyện “Bé Ngôn Bé Luận”, “Chúa Đảo Mai Sơn” qua nét vẽ độc đáo, thần kỳ và linh động của  họa sĩ Văn Hiếu (rất xứng đáng bậc thầy về tranh truyện). Ngoài ra còn có họa sĩ Văn Đạt với nét vẽ chân phương, đơn giản dễ thương qua những trang tranh truyện trên tờ Măng Non. Họa sĩ Nguyễn Thọ với những tranh truyện “Ác Quỷ Truyền Kiếp”, “Ma Cà Rồng” (dự theo các phim Dracula) đăng tên tạp san Bạn Trẻ…. Ngoài những tập san trên, còn có rất nhiều tập tranh truyện phát hành hàng ngày (?) không  có in tên người chịu trách nhiệm xuất bản. Sao chép hay đồ lại các tranh truyện nước ngoài như: TinTin, Lucky Luke, Xì Trum (Stroumph), Charlot, Chú Thòòng… Loạt tập tranh truyện này in lem nhem, thay lời cẩu thả (không phải dịch hay chuyển ngữ) rẻ tiền… chỉ bày bán ở các sạp hay lề đường, không bán trong nhà sách. Tuệ An: Lúc đó chú tự viết kịch bản và vẽ hay người viết kịch bản là người khác ạ? Và nếu là người khác thì người

Những truyện tranh nhiều kỳ của họa sĩ Hướng Dương như “Rồi sẽ biết”, “Măng Non – Mỏ Lết”,… và nhất là truyện tranh “Mai Mơ và Chi Li”, kết hợp với kịch bản của Giao Chi đã được trẻ em yêu thích đến nỗi có em đã nói rằng “Mai Mơ và Chi Li là bộ truyện gắn liền với tuổi thơ của mình, gắn liền với những sáng tác đầu tay và giúp mình đến với ước mơ trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh.” >>> Hoàng Tường – Sáng tác cho tôi tự do   Vẽ truyện tranh – Nghiệp một đời người Đã có rất nhiều người đến với nghề vẽ truyện tranh để rồi giữa đường bỏ cuộc. Còn với họa sĩ Hướng Dương, khởi đầu, ông học trường Khoa Học – theo ý của người cha đã nếm đủ vị mặn mòi nghèo túng của một họa sĩ-công chức ngày trước nên không muốn cho con theo nghiệp vẽ nữa. Thế nhưng nghiệp chọn người và người gắn bó với nghiệp, công việc đầu tiên ông làm cho đến độ tuổi nghỉ hưu lại là một họa sĩ vẽ truyện tranh. Bắt đầu vẽ truyện tranh từ 1968 trên báo Tuổi Hoa, đến nay đã hơn 40 năm, nét vẽ linh hoạt của họa sĩ Hướng Dương vẫn còn được trẻ em và cả những-người-lớn-đã-từng-là-trẻ-con nhớ đến và yêu mến. Năm 1972 – 1974, họa sĩ Hướng Dương vẽ truyện tranh cho nhà xuất bản tư nhân Trương Vĩnh Ký. Sau 1975, ông làm bảng tin cho ban thiếu nhi Thành Đoàn, sau này thành trang thiếu nhi trên báo Tuổi Trẻ, rồi sau này được tách ra và phát triển thành báo Khăn Quàng Đỏ. Ông gắn bó với báo Khăn Quàng Đỏ cho đến tuổi nghỉ hưu. Và dù đã gọi là “về vườn” nhưng ông vẫn còn ấp ủ những kịch bản truyện tranh và sẽ tiếp tục vẽ cho trẻ em. Một người có thể gắn bó được với nghề họa sĩ truyện tranh như thế, ngẫm ra cũng bởi ông có đam mê và có được môi trường để nuôi dưỡng đam mê. Bộ truyện tranh “Mai Mơ & Chi Li” do họa sĩ Hướng Dương và đồng nghiệp sáng tác (Ảnh: Internet) Trên quãng đường đi rất dài với nghiệp ấy, ông tìm đọc và rèn cách xây dựng các phân đoạn từ sách dạy viết kịch bản truyện tranh của Pháp. Đồng thời, ông luôn tự làm mới những hiểu biết của mình về tâm lý trẻ em để bắt kịp nhu cầu, thị hiếu của trẻ con ngày nay. Mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật ra đời dành cho những độc giả nhỏ là niềm vui của họa sĩ Hướng Dương. Bởi vậy trên con đường đi miệt mài đó, ông luôn yêu công việc mình làm. Vì dành nhiều tình cảm cho tác phẩm truyện tranh nên cái hụt hẫng lớn nhất của ông cũng là khi mà tác phẩm “Mai Mơ và Chi Li” không được tiếp tục với lý do không đáng, dù trẻ em vẫn còn say mê và đón chờ từng kỳ. Cần đánh giá đúng vai trò của truyện tranh đối với trẻ em Cũng như rất nhiều họa sĩ sinh ra trước 1975, họa sĩ Hướng Dương yêu thích cách vẽ comic (truyện tranh phương Tây) hơn cách vẽ manga (truyện tranh Nhật Bản). Ông thích vẽ con người thực hơn những truyện tranh Nhật. Ông cho rằng vẽ theo lối comic thì chú trọng về hình khối, tỉ lệ cơ thể,… Truyện tranh comic thể hiện cảm xúc rất lớn, vẽ rất kỹ, diễn đạt hay, gần với ảnh chụp nên không chỉ trẻ em mà người lớn cũng yêu thích. Nhưng một số truyện tranh trên báo bây giờ lại đi theo hướng manga, điều đó làm lệch đi việc giáo dục mỹ thuật với trẻ. Điều làm cho “Mai Mơ và Chi Li” được trẻ em yêu thích là vì nó gần gũi, thân thiện với trẻ. Một tác phẩm truyện tranh hay, phải vừa có nội dung vừa phát triển được trí tưởng tượng cho trẻ. Có một số người lớn cho rằng truyện tranh phá hỏng trẻ con? Thật ra không đúng, bởi trẻ chưa thực sự biết chọn lọc nên người lớn phải giúp trẻ chọn những bộ truyện chất lượng, được biên tập kỹ thì sẽ tốt cho trẻ. Về truyện tranh dài kỳ “Măng Non – Mỏ Lết” một thời được đăng trên báo Khăn Quàng Đỏ, dù được sáng tác theo đề ra của Đội, nhưng đó cũng là những câu chuyện đi vào tâm lý, lối sống của trẻ con, họa sĩ Hướng Dương thông qua những câu chuyện vui nhộn giữa hai nhân vật Măng Non và Mỏ Lết để giáo dục các đức tính cho các em. Báo chí dạo này có nói về truyện tranh kém chất lượng, và lại thêm cái lối đọc ngược nữa. Những cái lỗi đó là do người lớn đã chấp nhận cái không nên để rồi áp đặt lên trẻ con phải chịu lấy.  Truyện tranh không chỉ giáo dục nội dung cho trẻ em mà còn giáo dục thẩm mỹ cho các em, bởi thế đừng làm méo mó hình dạng trong suy nghĩ của trẻ. Đi nhiều thì thành đường Sách truyện tranh được phát hành trên thị trường thì có lúc thịnh lúc suy, còn trên báo thì vẫn giữ được về số lượng. Tuy nhiên không thể phủ nhận là chất lượng truyện tranh trên báo giờ cũng xuống dốc, có thể nghĩ tới do khâu biên tập chưa thực sự kỹ lưỡng. Còn với việc phát hành sách truyện tranh trên thị trường, việc so sánh số lượng phát hành truyện tranh qua các thời kỳ thì có nhiều vấn đề, như số lượng ngày xưa phát hành nhiều hơn bây giờ rất nhiều, cũng vì

Nhắc đến họa sĩ Đỗ Hoàng Tường, người ta nghĩ ngay đến một họa sĩ đa tài, đã tham gia nhiều triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm trong và ngoài nước. Nhưng với thế hệ 9X, mấy ai biết được anh từng là một trong những lão làng của truyện tranh Việt Nam thập niên 80 của thế kỷ trước. Trong quá trình lật lại lịch sử truyện tranh Việt, tìm lại những truyện tranh khởi đầu cho dòng truyện tranh Việt sau giải phóng, phóng viên Phan Thị đã liên lạc với anh và dưới đây là những sẻ chia của anh dành cho phóng viên cũng như bạn đọc của Phan Thị. >>> Masashi Kishimoto – Từ sao chép đến thành danh Họa sĩ Hoàng Tường (Ành: Internet) Những năm sau giải phóng, khi mà sách – truyện miền Nam cực kỳ khan hiếm, sự đầu tư của anh vào truyện tranh đã mang lại sự khởi sắc cho truyện tranh nước nhà. Bộ truyện tranh Người tìm thuốc trường sinh ra đời có phải từ đam mê và mong muốn khôi phục truyện tranh Việt? Hoàng Tường: Tôi thích đọc truyện tranh từ khi còn rất nhỏ, và cũng thích học vẽ truyện tranh. Lớn lên, khi có điều kiện và được tạo điều kiện, tôi đã vẽ (truyện tranh) rất nhiều. Tôi cũng đã thử nhiều bút pháp, nhiều thể loại, chỉ để thỏa mãn đam mê của mình, và kiếm tiền một cách hồn nhiên, không mang nặng ý thức khuếch trương hay khôi phục truyện tranh Việt. Khoảng thời gian trước và sau đó, cũng có những người vẽ và cho in các ấn phẩm truyện tranh, nhưng không thể nói là đã tạo nên một nền truyện tranh Việt. Tạp chí truyện tranh Bút Chì do anh và đồng nghiệp của anh hợp tác phát hành hai năm sau khi bộ truyện tranh Người tìm thuốc trường sinh được phát hành, tức vào năm 1989. Điều gì đã thôi thúc anh cho ra đời một tạp chí truyện tranh vào thời điểm đó? Sự đón nhận các tác phẩm truyện tranh của độc giả có phải là một trong những động lực để anh quyết định ra mắt tạp chí truyện tranh hay tạp chí ra đời từ một niềm đam mê? Hoàng Tường: Thế hệ chúng tôi nhiều người rất thích truyện của các tác giả Pháp, Bỉ…, cũng như rất ghiền và khâm phục tạp chí Spirou (chẳng hạn). Sự ra đời của Bút Chì giống như một cách thức để truyền ngọn lửa say mê truyện tranh cho thế hệ sau (khi mà thị trường truyện tranh còn hết sức nghèo nàn), đồng thời cũng là cách mà chúng tôi tự tạo ra một miếng đất mà mình có thể gieo trồng theo ý mình. Tạp chí truyện tranh Bút Chì do anh và đồng nghiệp hợp tác phát hành (Ành: Internet)   Là người đi đầu trong hàng ngũ sáng tác truyện tranh sau giải phóng và chứng kiến sự thăng trầm của truyện tranh Việt đến tận bây giờ, anh có thể chia sẻ cho độc giả biết vị thế của truyện tranh Việt giai đoạn những năm 80, đầu 90 không? Hoàng Tường: Sài Gòn lúc đó đã có một lực lượng người vẽ khá hùng hậu như Văn Minh, Đức Lâm, Quốc Việt, Quốc Khanh, Nguyễn Tài, Phan Lê, Hướng Dương, Mộng Lâm, Quang Toàn, … có tay nghề và phong cách. Chúng tôi là những người vẽ chứ không thực sự là những tác giả theo đúng nghĩa của từ này. Chúng tôi vẽ theo đặt hàng, từ những truyện dịch, truyện viết của những người viết truyện tranh không chuyên nghiệp. Truyện tranh trên sách, trên tạp chí, trên báo, đã góp phần làm phong phú hơn, thi vị hơn các món ăn tinh thần vốn rất nghèo nàn của các em nhỏ lúc đó. Thế thôi, chứ truyện tranh chưa đủ lực để tạo được một vị thế nào. Từ bỏ việc sáng tác truyện tranh chuyển sang vẽ minh họa, phải chăng anh có lý do? Có bao giờ anh nghĩ mình sẽ quay lại sáng tác truyện tranh? Hoàng Tường: Vẽ truyện tranh mang lại rất nhiều niềm vui, nhưng đó là một công việc nhọc nhằn. Tôi còn có một niềm vui khác lớn hơn và cũng nhọc nhằn hơn: vẽ tranh. Tôi đã quyết định ngừng vẽ truyện tranh để toàn tâm toàn ý cho việc vẽ tranh. Cho đến lúc này, tôi không nghĩ mình sẽ quay lại với truyện tranh. Tác phẩm tranh trừu tượng của anh (Ảnh: Internet)  Việt Nam đã bước vào thiên niên kỷ mới, phát triển mọi mặt, tuy nhiên riêng lĩnh vực truyện tranh vẫn mãi ì ạch, theo anh đó là vì nguyên do gì? Với xu thế hiện nay, anh có tin truyện tranh Việt Nam sẽ ngày một được xem trọng trong cả cách nhìn nhận và sự đầu tư? Hoàng Tường: Ngành xuất bản, in ấn đã được đầu tư lớn, cũng đã thầy xuất hiện các họa sĩ truyện tranh có nghề, có kĩ thuật và có phương tiện tiếp cận các phương pháp mới. Chúng ta có đủ căn cứ để hi vọng !  Một trang truyện của Hoàng Tường (Ảnh: Internet) Ngoài công việc minh họa cho các báo, gần đây anh tiếp tục minh họa cho tác phẩm mới nhất của Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – Cho tôi một vé đi tuổi thơ. Có phải anh từng nói “minh họa giúp tôi sống tự do”? Hoàng Tường: Tôi đã nói như thế ạ? Nếu được phép, tôi sẽ sửa lại như vầy: “Sáng tác cho tôi tự do!” Nếu nhận được một kịch bản truyện tranh ưng ý, anh có ý định quay lại với việc sáng tác truyện tranh? Hoàng Tường: Bây giờ thì tôi sẽ từ chối! Cám ơn họa

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng biết đến hoặc say mê đọc bộ truyện tranh Naruto. Đây là bộ truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản, gắn liền với tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới. Naruto ngoài kể về những trận đánh, sự kiên trì theo đuổi ước mơ, truyện còn truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa khác về cuộc sống. Và điều bất ngờ tác giả của bộ truyện này là Masashi Kishimoto mới chỉ hơn 40 tuổi (sinh năm 1974). >>> Nguyễn Thành Phong – Vẽ truyện tranh cho người lớn  Masashi Kishimoto sớm đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp, anh được công nhận là một trong những mangaka hàng đầu lịch sử Nhật và là người hùng trong lòng hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới. Con đường để trở thành một mangaka thực thụ là một con đường dài và đầy chông gai với Kishimoto, từ những ngày đầu cậu bé Kishimoto thần tượng Akira Toriyama đến khi cậu ngưỡng mộ Katsuhiro Ootomo với tác phẩm Akira. Tác giả Masashi Kishimoto trong phòng làm việc (Ảnh: Internet) Khi còn là một đứa trẻ đến tuổi tới trường, Kishimoto đã gắn bó với show truyền hình Doraemon, như những bạn đồng trang lứa khác, anh thích vẽ những bức tranh ngộ nghĩnh về các nhân vật trong phim. Là người cầu toàn nên anh luôn tìm và chỉ những lỗi sai trong tranh của các bạn, thậm chí còn chỉ cho bạn mình cách vẽ truyện tranh đúng hơn. Kishimoto bị ám ảnh bởi những hình vẽ. Suốt những năm tháng ấy, những cuốn sổ của anh đầy hình vẽ, thậm chí anh còn tranh thủ vẽ ngay khi đang chơi trốn tìm với bạn bè. Doraemon luôn là anime số một trong lưạ chọn của Kishimoto cho đến một ngày anh tình cờ được xem Mobile Suit Gundam trên truyền hình. Và thế là anh dùng tất cả thời gian để vẽ những nhân vật trong anime này. Sau một thời gian vẽ không biết chán những nhân vật trong Mobile Suit Gundam, Kishimoto một lần nữa lại tìm thấy một anime mới, đó là tác phẩm nổi tiếng của sensei Akira Toriyama “Dr. Slump”. Anh lại bắt đầu vẽ những nhân vật trong Dr. Slump và thậm chí gửi cả những bức vẽ màu nhân vật Arale để dự thi. Kishimoto khi ấy đã đưa ra một quyết định đến giờ anh cảm thấy vô cùng đúng đắn, rất nhiều fan của anh đã phải cám ơn vì quyết định đó. Anh thấy “manga thật là tuyệt vời!” và muốn trở thành một mangaka nổi tiếng như Akira Toriyama Sensei. Bộ truyện tranh và phim hoạt hình Naruto (Ảnh: Internet) Khi học Trung học, Kishimoto bắt đầu quan tâm đến những thứ khác ngoài vẽ vời. Bóng chày trở thành một phần quan trọng với anh, theo lẽ tự nhiên, càng học cao càng phải học nhiều, anh dường như có rất ít thời gian để vẽ. Kishimoto đã tự hỏi mình “Liệu mình có quá già để vẽ không?”, vào đúng lúc ấy, khi đi bộ từ nhà tới trường Kishimoto trông thấy áp phích của một bộ phim. Nét vẽ ấy là của Katsuhiro Ootomo trong Akira, là một trong những nét vẽ đỉnh nhất anh từng thấy. Sau những gì học được từ Akira, nét vẽ của Kishimoto đã có những bước đột phá. Anh bỏ ra hàng giờ để học và cố gắng hiểu được phong cách của Ootomo nhưng không thể. Sau đó, anh phát hiện là không có một nét vẽ nào giống thế. Kishimoto không thể hiểu được cái gì đã tạo nên thành công trong nét vẽ của cả Ootomo và Toriyama. Và dần dà anh hiểu rằng những hiệu ứng, đường nét, chi tiết rất nhỏ đều hoàn hảo và hoàn toàn khác biệt với những hoạ sĩ khác. Kishimoto bắt đầu nghĩ rằng một bức tranh cần nhất là sự sáng tạo độc đáo, và sao chép của hoạ sĩ khác là vô nghĩa. Năm học lớp 11, Kishimoto vẽ được một manga 31 trang đầu tiên. Không thể tự mình đánh giá truyện có hấp dẫn hay không, nên anh đã hỏi ý kiến em trai: “Nó tuyệt đúng không?”. Nhưng câu trả lời nhận được chỉ mang lại sự thất vọng, anh tiếp tục hỏi ý kiến cha mình và nhận được phản ứng tương tự.  Kishimoto đã nghĩ tới việc gửi nó cho Jump Magazine Award, nhưng anh lại không đủ can đảm gửi đi. Kishimoto Masashi trong lễ ra mắt hình ảnh mới của bộ phim hoạt hình The Last -Naruto (Ảnh: Internet) Giống như “một chàng trai trẻ đơn giản, mù quáng và ngu ngốc”, Kishimoto không từ bỏ ước mơ của mình và tự nhủ rằng nếu muốn thắng cuộc thi, anh phải tiếp tục sáng tạo thật nhiều manga. Khi nhìn lại, anh thầm cảm ơn sự kiên trì ngày ấy đã mang lại những bài luyện tập tốt, không ai có thể giúp mình được mà phải tự phấn đấu. Tuy nhiên, sau một vài manga tiếp theo vẫn bị chê rằng “nó chẳng có gì là thú vị”, anh bắt đầu phân vân tự hỏi, “tại sao manga của mình lại không hay, cái gì đã làm cho tác phẩm của người khác đặc biệt hơn ?” Vì dành tất cả thời gian để đi tìm đáp án cho câu hỏi đó, Masashi Kishimoto đã tốt nghiệp trung học, đứng vị trí thứ 38 trên 39 người trong lớp. Với kết quả đó, anh không thể vào học bất cứ một trường đại học nào. Không giỏi vẽ manga, học cũng không giỏi, anh phân vân không biết hướng đi nào hợp với mình trong tương lai. Kishimoto vẫn không từ bỏ, anh quay trở lại vẽ manga và phấn đấu trở thành một mangaka cho tạp

Frank Thomas là một trong những họa sĩ hoạt hình tài hoa nhất trong lịch sử hoạt hình, một trong chín “cây đại thụ” của hãng Walt Disney. Trong 43 năm làm việc cho hãng Disney, ông là họa sĩ tiên phong, tham gia sản xuất nhiều bộ phim hoạt hình kinh điển. >>> Ollie Johnston – Cây đại thụ của hãng Walt Disney  Frank Thomas (trái) và Ollie Johnston (Ảnh: Internet)

Ollie Johnston là một trong những họa sĩ kiêm đạo diễn vĩ đại nhất trong lịch sử hoạt hình, một trong chín “cây đại thụ” của hãng Walt Disney. Trong suốt 43 năm tỏa sáng ở Walt Disney, ông đã có công lao đóng góp to lớn vào những bộ phim hoạt hình kinh điển như “Bạch Tuyết và bảy chú lùn”, “Pinocchio”, “Fantasia,” “Cô bé lọ lem”, “Alice ở xứ sở thần tiên,” “Peter Pan”,… >>> Nguyễn Thắng Vu – Người đem đến tuổi thơ  Ngoài vai trò là họa sĩ hoạt hình kiêm đạo diễn, ông còn là đồng tác giả với Frank Thomas (bạn lâu năm và cũng là đồng nghiệp của ông) trong bốn cuốn sách: Disney Animation: The Illusion of Life, Too Funny for Words, Bambi: The Story and the Film, và The Disney Villain. Năm 1995, ông và Frank Thomas là nhân vật chính trong bộ phim tài liệu mang tên “Frank and Ollie”, do Theodore (Ted) Thomas sản xuất và làm đạo diễn. Tháng 11/2005, ông trở thành họa sĩ hoạt hình đầu tiên được trao tặng Huân chương nghệ thuật Quốc gia (National Medal of Art). Ollie Johnston và những nhân vật hoạt hình nổi tiếng do ông sáng tác (Ảnh: Internet)

Sau hai tuần tổ chức cuộc thi viết về Những nhân vật thành danh trong ngành công nghiệp truyện tranh, Ban tổ chức chương trình đã nhận được hơn 20 bài viết của các bạn độc giả yêu truyện tranh gần xa gửi về chia sẻ. Từ các nhân vật thành danh quốc tế như họa sĩ Osamu Tezuka, họa sĩ Fujiko F. Fujio đến các nhân vật nổi tiếng trong nước như ông Nguyễn Thắng Vu – Anh hùng xuất bản Việt Nam, bà Phan Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc công ty Phan Thị, họa sĩ Nguyễn Thành Phong… cùng nhiều nhân vật khác đã được các bạn độc giả gửi gắm bằng tất cả tình yêu và lòng kính trọng. Ban tổ chức đã chọn ra 5 bài viết tốt nhất cho các giải thưởng: Giải nhất: Ngô Thanh Trúc – Bài dự thi “Masashi Kishimoto – Từ sao chép đến thành danh” Giải nhì: Quỳnh Anh – Bài dự thi “Người phụ nữ truyền lửa của tôi” Giải ba: Đinh Thành Trung – Bài dự thi “Nguyễn Thắng Vu – Người đem đến tuổi thơ” Giải khuyến khích 1: Nguyễn Thị Thanh Hoa – Bài dự thi “Nguyễn Thành Phong – Vẽ truyện tranh cho người lớn” Giải khuyến khích 2: Lê Nguyễn Thảo Ngọc – Bài dự thi “Osamu Tezuka – Sinh ra để trở thành họa sĩ truyện tranh” Viện Truyện tranh và Hoạt hình trân trọng chúc mừng các tác giả được giải. Các tác giả có tên bên trên, vui lòng gửi mã số tài khoản ngân hàng về email: dang.ho@cmavn.org để Ban tổ chức chuyển khoản trao giải. Bài viết đoạt giải sẽ được Viện lần lượt đăng tải trên chuyên mục Nhân vật thành danh. Kính mời các bạn độc giả yêu truyện tranh, các bạn học viên đón đọc. Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM

Cuộc thi viết “Những nhân vật thành danh trong ngành công nghiệp truyện tranh” là hoạt động thiết thực dành cho những ai quan tâm, yêu thích truyện tranh có cơ hội chia sẻ những câu chuyện về con người (trong nước hoặc quốc tế) đã thành danh khi theo đuổi đam mê vẽ truyện tranh. I/ Đối tượng tham gia: Công dân Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi. II/ Nội dung: Viết về những cá nhân hoặc tập thể đã thành danh khi theo đuổi đam mê vẽ truyện tranh. III/ Yêu cầu: – Bài viết tham dự cuộc thi chưa từng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và người tham dự phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết. Tiêu đề và nội dung bài viết bằng Tiếng Việt có dấu. – Bài viết ngắn gọn, súc tích, khái quát được quá trình theo đuổi đam mê và thành công của nhân vật (hoặc tập thể) được nói đến. Nội dung bài viết theo đúng chủ đề, tối đa 1.500 chữ (khuyến khích những bài viết có hình ảnh minh hoạ). – Bài viết phải viết về người thật, việc thật, bảo đảm chính xác, không hư cấu. – Các bài viết có trích dẫn tài liệu vui lòng ghi rõ nguồn phát hành thông tin. – Bài viết được trình bày trên khổ giấy A4. IV/ Thời gian nhận bài: BTC nhận bài viết dự thi từ ngày 20/01/2015 đến hết ngày 04/02/2015. V/ Cách thức dự thi: – Bài viết dự thi gửi về: dang.ho@cmavn.org – Bài viết dự thi phải ghi rõ Họ và tên (bút danh), địa chỉ, số điện thoại của tác giả. – Tiêu đề email ghi rõ: Bài tham dự cuộc thi viết về “Những nhân vật thành danh trong ngành công nghiệp truyện tranh” VI/ Cơ cấu giải thưởng: BTC cuộc thi sẽ trao giải cho các bài viết đoạt giải với cơ cấu giải thưởng như sau: – 01 Giải nhất: Trị giá 1.000.000 đồng. – 01 Giải nhì: Trị giá 500.000 đồng. – 01 Giải ba: Trị giá 300.000 đồng. – 02 Giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 200.000 đồng. BTC có toàn quyền sử dụng bài viết gửi về. VI/ Thời gian công bố và trao giải: – Dựa trên số lượng bài viết tham dự gửi về, BTC sẽ chọn ra các bài viết xuất sắc dựa trên tiêu chí của cuộc thi và công bố người đạt giải vào ngày 09/02/2015 trên: Website: http://cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org – BTC sẽ trao giải qua hình thức chuyển khoản trực tiếp. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp