Phim hoạt hình đòi hỏi chi phí sản xuất khá cao, đơn cử như chi phí sản xuất phim Zootopia (2016) và Frozen (2013) ước tính không thấp hơn 150 triệu USD. Chi phí sản xuất luôn là nỗi trăn trở, bận tâm hàng đầu của nhà sản xuất phim hoạt hình. Vì vậy, chẳng có gì khó hiểu khi họ thẳng tay gạt bỏ nhiều ý tưởng hay để chỉ tập trung phát triển ý tưởng giàu triển vọng, dự án phim hứa hẹn mang lại doanh thu “khủng.” Tuy nhiên, đôi khi ngay cả dự án phim đầy hứa hẹn cũng có thể bị “đắp chiếu” dài hạn, không hẹn ngày tái xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau (chẳng hạn như gặp khó khăn, thiếu kinh phí,…), mặc dù trước đó nó đã được công bố trên phương tiện truyền thông đại chúng và ấn định ngày bấm máy. Bài viết dưới đây tổng hợp 8 dự án phim Disney được nhiều khán giả mong đợi, nhưng đáng tiếc là chúng sẽ không hẹn ngày ra rạp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn vững tin nếu chúng tái xuất, chúng ta sẽ là người đầu tiên xếp hàng đi xem.   1. Gigantic Phim hoạt hình ca nhạc được phóng tác từ truyện cổ tích Jack và cây đậu thần (Jack and the Beanstalk), kể về chàng trai trẻ Jack lạc bước vào thế giới của người khổng lồ trên những đám mây, kết bạn với cậu bé khổng lồ Imma, 11 tuổi, rồi hợp sức cùng nhau chống lại âm mưu thống trị thế giới của người Storm Giant. Bộ phim có sự tham gia của đạo diễn Nathan Greno (Tangled) và Meg LeFauve (Inside Out), cùng nhà soạn nhạc Kristen Anderson-Lopez và Robert Lopez (Frozen), dự kiến sẽ được công chiếu trong năm 2019, sau Frozen II. Tuy nhiên, năm 2017, Disney tuyên bố hủy bỏ dự án vì chậm tiến độ.   2. King of the Elves Bộ phim dựa trên truyện ngắn của nhà văn Phillip K. Dick, xoay quanh câu chuyện về một người đàn ông sinh sống tại vùng đồng bằng sông Mississippi, tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời sau khi dấn thân vào chuyến hành trình đầy hiểm nguy, giúp bộ tộc yêu tinh chạy trốn khỏi gã khổng lồ độc ác, và được họ suy tôn lên làm vua. Ban đầu, việc sản xuất phim diễn ra suôn sẻ và dự kiến công chiếu vào năm 2012 – phim Frozen thậm chí bị dời lịch phát hành sang năm 2013. Tuy nhiên, sau đó, sản xuất đình trệ do nảy sinh vấn đề liên quan đến cốt truyện, và đạo diễn “nhảy” sang thực hiện dự án khác.   3. The Seven Dwarfs Vào những năm 2000, DisneyToon Studio lên kế hoạch thực hiện phần prequel (tiền truyện) cho phim hoạt hình kinh điển Snow White and the Seven Dwarfs (1937). Phim tiết lộ hoàn cảnh đưa bảy chú lùn đến với nhau và chung sống dưới một mái nhà, cùng âm mưu chiếm đoạt ngai vàng của mụ hoàng hậu độc ác. Sau này, trong quá trình sản xuất, phim chỉ xoáy sâu vào nhân vật chú lùn Dopey bị mất giọng sau khi chứng kiến mẹ mình qua đời. Câu chuyện nhuốm nhiều màu sắc u ám đến mức không còn phù hợp cho thiếu nhi, và phim bị ngừng quay vào năm 2006.   4. Newt Câu chuyện xoay quanh hai cá thể cuối cùng của loài sa giông chân xanh. Chúng vốn không ưa nhau, nhưng cứ bị các nhà khoa học ghép đôi để giúp duy trì nòi giống. Ban đầu, nhà làm phim dự định phát hành phim vào mùa hè năm 2011, nhưng sau gạch tên nó khỏi danh sách dự án phim sắp khởi quay mà không nói rõ lý do tại sao. Theo một số người suy đoán, nhà làm phim sở dĩ khai tử nó là vì muốn dồn sức vào dự án phim giàu triển vọng hơn, trong khi số khác cho rằng Newt có quá nhiều điểm tương đồng với phim Rio (2011).   5. Mort Phim hoạt hình được Disney chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Terry Pratchett, có nội dung kể về một cậu bé được Thần Chết chọn làm người học việc. Tuy nhiên, trong lần đầu tiên được giao nhiệm vụ đi lấy mạng công chúa, cậu bé đã trúng tiếng sét ái tình và không làm tròn phận sự của mình, dẫn đến làm thay đổi lịch sử và chuỗi biến cố sau đó. Dự án bị hủy bỏ vì nhiều lý do. Đầu tiên, Disney không có ý định biến Thần Chết thành nhân vật chính. Thứ hai, dự án được chuyển nhượng cho Disney, nhưng Disney không có ý muốn bao thầu hết. Câu chuyện nghe khá hấp dẫn, và chúng ta hy vọng một ngày nào đó Tim Burton sẽ biến nó thành tác phẩm điện ảnh.   6. Wild Life Phim hoạt hình được sản xuất vào cuối những năm 1990, nhưng đến năm 2000 thì bị đình chỉ. Chủ hộp đêm tìm kiếm ngôi sao ca nhạc mới để giúp tăng danh tiếng cho hộp đêm của mình. Ella là một nàng voi biết hát, đến từ vườn thú địa phương, hứa hẹn trở thành ngôi sao của hộp đêm. Ella vốn tính tự ti, không tin tưởng vào bản thân cho đến một ngày cô bị điện giật bất tỉnh. Tỉnh dậy, cô tìm thấy sự tự tin và trở thành ca sĩ nhạc pop nổi tiếng. Vấn đề là bộ phim hóa ra không phải dành cho thiếu nhi. Phim tràn ngập cảnh “người lớn,” Roy Disney vừa mới nghe qua kịch bản đã vội hạ lệnh đình chỉ sản xuất ngay lập tức.   7. Dumbo II Dumbo II nối tiếp câu chuyện trong phần đầu bộ phim, kể về những chú thú

  Trong bối cảnh ngành công nghiệp 3D ngày càng phát triển mạnh mẽ, bạn càng cần bảo đảm tác phẩm của mình nổi bật giữa đám đông. Là họa sĩ 3D, bất kể trình độ của bạn đến đâu, 10 lời khuyên hữu ích dưới đây của chuyên gia sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng điều khiển cử chỉ, chuyển động nhân vật – một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nhân vật hoạt hình chân thực, ấn tượng, đáng xem.   1. Nghiên cứu, tham khảo, ghi chép Nghiên cứu nhân vật theo nhiều cách khác nhau. Tập thói quen lập kế hoạch công việc. Quan sát người khác, đặc biệt người có nét giống nhân vật của bạn. Đại danh họa Picasso có câu nói bất hủ, “Good artists copy, great artists steal” (tạm dịch: Nghệ sĩ giỏi chỉ biết sao chép, nghệ sĩ vĩ đại thậm chí đánh cắp luôn). Bí quyết là đừng đánh cắp tác phẩm của người khác, mà hãy đánh cắp từ cuộc sống và biến nó thành một phần không thể thiếu trong kho tư liệu tham khảo của bạn.   2. Lưu ý khâu thiết kế chuyển động Hoạt hình là thiết kế chuyển động nhân vật. Bạn cần thiết kế chuyển động sao cho ăn nhập với cảnh phim. Thiết kế chuyển động trong hoạt hình đôi khi quá lố. Tập trung xác định các cử chỉ chuyển động như thế nào trong không gian, cố gắng phản ánh chúng sao cho tự nhiên, đẹp mắt nhất.   3. Khám phá sức mạnh của sự bất động Thay vì tạo chuyển động cho nhân vật, bạn tìm kiếm những khoảng khắc “dừng hình” trong hoạt hình, nơi sự bất động của nhân vật thường toát lên ý nghĩa khác ngoài cử chỉ, hành động. Trong phim live-action, khoảnh khắc ấn tượng mạnh mẽ nhất là khoảnh khắc bất động tinh tế. Hoạt hình đôi khi không cần sự quá lố.   4. Tìm hiểu không gian cử chỉ Không gian cử chỉ (gesture space) là phạm vi chuyển động của nhân vật. Nó nằm bên trong không gian cơ thể, bên ngoài, bên cạnh, hay bên dưới khuôn mặt? Cử chỉ có cần không gian rộng mở hay không? Hay nó chỉ là thành phần thứ yếu? Tìm kiếm khoảng thay đổi giữa các không gian cử chỉ – sự tương phản là công cụ tuyệt vời.   5. Cân nhắc sự tương phản Kết cấu và thời gian đóng vai trò quan trọng. Lột tả sự tương phản giữa cử chỉ thả lỏng với chuyển động nhanh. Phá vỡ tính đơn điệu, vì nó là kẻ thù của hoạt hình. Chuyển động có thể đơn điệu, nhưng cứ đơn điệu mãi sẽ dẫn đến nhàm chán, tẻ nhạt. Cân nhắc nơi bạn có thể phá vỡ cử chỉ đơn điệu.   6. Biến tấu cử chỉ rập khuôn Những cử chỉ như xoa cổ, chỉ tay,… từng một thời là ý tưởng thiên tài, nhưng đã bị dùng đi dùng lại nhiều lần trong hoạt hình đến mức biến thành rập khuôn, ai cũng thấy, cũng biết. Nếu bạn dự định dùng lại cử chỉ rập khuôn, hãy tìm cách biến tấu nó cho khác đi, cho trở thành nét đặc sắc riêng của mình.   7. Thêm đạo cụ Bạn thích ý tưởng trao đạo cụ vào tay nhân vật. Là họa sĩ hoạt hình, bạn cần tìm cách diễn tả cử chỉ cầm nắm, mang vác đạo cụ sao cho chân thực, tự nhiên nhất, làm cảnh phim toát lên sức lôi cuốn, hấp dẫn. Tránh lạm dụng hoặc “thêm mắm thêm muối” quá nhiều vào cảnh phim. Chỉ sử dụng đạo cụ như phương tiện nhấn mạnh cảnh phim mà thôi.   8. Sử dụng chuyển động của đầu Mỗi bộ phận trên cơ thể nhân vật đều có khả năng chuyển động; vì vậy, hãy thử tưởng tượng cử chỉ nhân vật sẽ như thế nào nếu anh ta không sử dụng tay. Nếu phải kể câu chuyện qua sử dụng chuyển động của đầu nhân vật, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ miêu tả ra sao? Dưới bao nhiêu góc độ? Khởi đầu từ đơn giản, rồi mới trau chuốt khi bạn hoạt hóa cử chỉ của đầu. Cân nhắc sức nặng của chuyển động.   9. Tránh những sai lầm phổ biến Sai lầm lớn nhất là quá nhiều, quá dư thừa. Càng ít càng tốt. Sai lầm tiếp theo là không trau chuốt đúng mức. Cần tạo vẻ chân thực, tự nhiên cho cử chỉ. Mỗi nhân vật – đồ chơi, con bọ, siêu anh hùng – có ngôn ngữ cử chỉ riêng, nên sẽ có cử chỉ khác nhau.   10. Tưởng tượng tương lai Tiếp theo sẽ là gì cho nhân vật hoạt hình? Hãy lưu tâm đến sự tương tác, khả năng chuyển động của quần áo, mái tóc,… Những công cụ ghi hình giúp nắm bắt dễ dàng hơn cử chỉ bàn tay, cách chuyển động của nhân vật. Hoạt hình là nơi bạn đẩy ý tưởng diễn xuất đi theo nhiều hướng khác nhau. Độc đáo, thú vị, đúng với nhân vật.   * Nguồn: creativebloq * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy

    [1] Nhân vật dám nghĩ dám làm đáng ngưỡng mộ hơn nhân vật thành đạt.   [2] Đừng quên những gì thú vị đối với người viết không có nghĩa chúng cũng sẽ hấp dẫn người xem. Chúng khác nhau xa lắm!   [3] Cần thử nghiệm chủ đề sáng tác, nhưng viết đến cuối câu chuyện mới biết nó thật sự kể về điều gì, thì bạn nên viết lại là vừa.   [4] Ngày xửa ngày xưa, có______________. Hằng ngày,_________. Một ngày nọ_____________. Vì vậy,______________. Cuối cùng____________.   [5] Đơn giản. Tập trung. Kết hợp nhân vật. Tránh lòng vòng. Bạn cảm thấy như đang đánh mất thứ gì đó quý giá; nhưng bù lại, bạn được giải thoát khỏi sự ràng buộc.   [6] Nhân vật có thế mạnh và sở trường gì? Hãy thay bằng điểm yếu và sở đoản của anh ta. Thách thức anh ta, xem anh ta xoay sở như thế nào?   [7] Nghĩ ra phần kết, rồi mới đi vào phần giữa câu chuyện. Nghiêm túc mà nói, phần kết là phần khó nhất, nên cần ưu tiên giải quyết trước.   [8] Viết xong câu chuyện là thôi cho dù nó vẫn còn đầy thiếu sót, rồi đi tiếp. Cố gắng làm tốt hơn trong lần sau.   [9] Khi bạn rơi vào thế bí, hãy lập danh sách những tình tiết sẽ không xảy ra… nó nhiều khi sẽ giúp bạn thoát khỏi thế bí.   [10] Lôi những câu chuyện ưa thích ra đọc. Nhận diện điều bạn yêu thích trong câu chuyện, rồi vận dụng chúng vào sáng tác của mình.   [11] Viết câu chuyện ra giấy để tiện bề chỉnh sửa. Ý tưởng tâm đắc nếu không được bạn chia sẻ với ai, nó sẽ vẫn “ngủ yên” trong đầu bạn.   [12] Đừng vội chộp lấy ý tưởng đầu tiên nảy ra trong đầu. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy ý tưởng thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm,… sẽ lần lượt xuất hiện.   [13] Tạo cá tính cho nhân vật. Bạn có lẽ yêu thích tuýp nhân vật ngoan hiền, thụ động, dễ bảo, nhưng nó sẽ là “liều thuốc độc” đối với độc giả.   [14] Bạn sáng tác câu chuyện bằng niềm tin cháy bỏng nào trong bạn? Niềm tin cháy bỏng góp phần làm nên linh hồn của câu chuyện.   [15] Nếu muốn thấu hiểu tâm can nhân vật trong hoàn cảnh nhất định, bạn hãy đặt mình vào vị trí của anh ta.   [16] Nhân vật vấp phải khó khăn, trở ngại nào? Cho độc giả lý do để động viên, khích lệ nhân vật khi anh ta thất bại.   [17] Chẳng có gì là lãng phí. Nếu hiện tại nó vô dụng, cứ để đó, rồi đi tiếp – Sau này quay lại, biết đâu nó sẽ hữu ích thì sao?!   [18] Bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa làm việc hết sức mình với làm việc thái quá. Kể chuyện là sự thử nghiệm, chứ không phải sự trau chuốt.   [19] Nhân vật vướng vào rắc rối do sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng sẽ thật giả tạo nếu nhân vật thoát khỏi rắc rối cũng do sự trùng hợp ngẫu nhiên.   [20] Đem bộ phim bạn không thích ra mổ xẻ, phân tích. Bạn có cách dàn dựng lại bộ phim theo đúng ý mình được không?   [21] Bạn sẽ không thể sáng tác được câu chuyện hay nếu như không có khả năng đồng cảm với nhân vật.   [22] Điểm mấu chốt của câu chuyện là gì? Nếu nắm được nó, bạn có thể dựa vào đó để sáng tác câu chuyện.

    1. Storyboard là gì? Storyboard là bản vẽ phác thảo cảnh quay trong kịch bản phim. Sau khi hoàn thành, storyboard giống như một quyển truyện tranh, nhưng không có lời thoại. Vẽ storyboard là một phần của công đoạn tiền kỳ, bao gồm viết logline, phát triển nhân vật, viết kịch bản, và thiết kế âm thanh.   2. Lịch sử ra đời Walt Disney là người có công khai sinh storyboard hiện đại. Năm 1933, kịch bản phim “The Three Little Pigs” (Ba chú heo con) hoàn toàn được vẽ dưới dạng storyboard. Trước kia, các họa sĩ hoạt hình tại Warner Brothers thường viết những mẩu chuyện rời rạc, rồi tìm cách gắn kết chúng thành câu chuyện mạch lạc. Ngày nay, storyboard phổ biến trong những xưởng phim hoạt hình lớn và ngành công nghiệp game.   3. Storyboard trong phim live action Vào cuối thập niên 30 của thập kỷ trước, David Selznik thuê William Menzies vẽ storyboard cho bộ phim “Gone With the Wind” (Cuốn theo chiều gió). Orson Welles, Howard Hughes, và Alfred Hitchcock tiếp bước theo sau, thuê người vẽ storyboard cho những tác phẩm điện ảnh. Ngày nay, hầu hết đạo diễn nổi tiếng như Stephen Spielberg, George Lucas, anh em nhà Cohen,… đều thuê người vẽ storyboard cho tác phẩm điện ảnh.   4. Dự án nhóm Hầu hết dự án sản xuất phim là dự án nhóm. Storyboard là công cụ truyền đạt mục tiêu của dự án đến tất cả thành viên trong nhóm. Khi thực hiện dự án cá nhân, họa sĩ cũng vẫn muốn thông qua storyboard để hoạch định dự án, chọn lựa góc quay, định thời (timing),…   5. Lợi ích Tiết kiệm thời gian thảo luận. Cho phép mọi người chia sẻ ý tưởng trên tinh thần bình đẳng và thúc đẩy sự đồng lòng, nhất trí. Tạo điều kiện thuận lợi cho chọn lựa giải pháp thay thế. Hiệu quả, kinh tế, chính xác. Tạo sự gắn kết giữa các bộ phận, phòng ban. Giúp phát hiện sớm vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng phát sinh. Duy trì tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ, và tính nhất quán về mặt hình ảnh. Có cái để nói chuyện với nhà tài trợ dự án.   6. Thiết kế âm thanh Tiếp sau công đoạn vẽ storyboard là công đoạn ghi âm. Công đoạn ghi âm thường được thực hiện trước tiên, kế đến là công đoạn hoạt hóa (animation) sao cho hình ảnh ăn khớp với âm thanh. Storyboard giúp diễn viên nắm vai diễn qua phần ghi âm. Phần ghi âm bao gồm lời thoại, thuyết minh, hiệu ứng âm thanh, và âm nhạc.   7. Animatic Animatic là bước kết hợp storyboard với audio track để kiểm tra phần timing. Thỉnh thoảng, animatic còn kèm theo hoạt hình 2D đơn giản hoặc chuyển động camera. Hiện nay, nhiều storyboard còn được lồng thêm cả hoạt hình và mô hình 3D đơn giản.   8. Tính dễ hiểu Thông thường, bạn cần chỉnh sửa phần hình ảnh nếu dự án có chỗ khó hiểu đối với người xem. Thông thường, bạn cần chỉnh sửa phần âm thanh nếu dự án không mang lại cảm xúc cho người xem. Cố gắng vẽ storyboard sao cho người xem không cần đọc lời thoại mà vẫn hiểu được câu chuyện.   9. Tôi có cần phải là họa sĩ hay không? Vẽ là một phần không thể thiếu trong portfolio của bạn. Nhiều công việc đòi hỏi bạn phải có kỹ năng vẽ ở mức độ nhất định. Hầu hết trường mỹ thuật đều yêu cầu học viên (thậm chí cả vẽ 3D) phải biết vẽ. Tại nhiều trường mỹ thuật, bạn phải vượt qua khóa học vẽ người mẫu thì mới được phép theo học hoạt hình.   10. Trang storyboard Storyboard thường là những bản vẽ phác thảo trên thẻ chỉ mục (4” x 6”) cho dễ thêm bớt, xáo trộn thứ tự khung hình. Sau khi xây dựng xong câu chuyện, họa sĩ vẽ hình thu nhỏ (thmbnail) vào 9 – 12 khung trên trang storyboard. Sau khi hoàn thành, production storyboard thường chỉ có 1 – 3 khung trên mỗi trang. Khung lớn dành cho pan và truck (giải thích sau). Production storyboard cần bao gồm action và lời thoại.   11. Góc quay Luôn sử dụng loạt cảnh quay từ nhiều góc quay khác nhau, mỗi góc quay hiếm khi kéo dài quá vài giây. Cố gắng tìm kiếm góc quay ấn tượng, thay vì trực diện.   12. Tiêu điểm Luôn đặt câu hỏi, “Mình muốn hướng sự chú ý của người xem vào đâu?” Sắp xếp các thành phần hình ảnh sao cho chúng dễ đập vào mắt người xem. Trong hầu hết trường hợp, không nên đặt chủ thể chính (tiêu điểm) ở ngay giữa khung hình Áp dụng quy tắc 1/3 để kẻ đường chia khung hình ra thành 9 phần. Cố gắng đặt chủ thể chính (tiêu điểm) tại một trong bốn giao điểm (trái trên, phải trên, trái dưới, phải dưới).   13. Vị trí đặt đường chân trời Trong địa lý, đường chân trời là đường giao nhau giữa bầu trời và mặt đất. Trong nghệ thuật, đường chân trời là đường tầm mắt. Trong cảnh ngoài trời, đường chân trời và đường tầm mắt có thể không phải là một. Đừng bao giờ để đường chân trời chia đôi khung hình. Trong hầu hết trường hợp, nên hạ đường chân trời thấp xuống. Đường chân trời chia đôi khung hình     14. Ống kính camera và phối cảnh Bạn cần hiểu rõ điểm khác biệt giữa các loại ống kính camera. Trong 3D, ống kính góc rộng hoặc ống kính tele tỏ ra phù hợp hơn cả. Kích cỡ ống kính thường được đo bằng đơn vị mm. Ống kính góc rộng: khoảng 12 mm. Ống kính tiêu

  Thomas Edison có câu nói nổi tiếng, “Thiên tài 1% là cảm hứng và 99% là mồ hôi.” Nhà làm phim đưa câu nói đi xa hơn, “Bộ phim xuất sắc 1% là ý tưởng và 99% là chuẩn bị.” Thực tế cho thấy đạo diễn tài giỏi đến mấy cũng không thể cho ra đời bộ phim xuất sắc nếu bỏ qua bước chuẩn bị cần thiết cho quá trình làm phim. Đạo diễn thường vì quá say sưa với ý tưởng tâm đắc, nên vội lao ngay vào sản xuất càng nhanh càng tốt. Đây là cái bẫy mà nhiều người mắc phải, từ sinh viên trường điện ảnh cho đến nhà làm phim Hollywood. Say sưa với ý tưởng tâm đắc đến mức chỉ muốn cả thế giới biết ngay đến nó cũng giống như ngồi sau tay lái trong tình trạng say rượu. Nó thật không phải là ý hay chút nào. Làm phim là một chuyến hành trình phức tạp, và nhiệm vụ của bạn là lèo lái con thuyền ý tưởng đến đích thành công. Nào bạn hãy uống tách cà phê cho đầu óc tỉnh táo, rồi thực hiện bước chuẩn bị cho chuyến hành trình ngay thôi. Giai đoạn tiền sản xuất (pre-production) là quá trình chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi bấm máy hầu bảo đảm giai đoạn sản xuất diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Giai đoạn tiền sản xuất kéo dài từ vài tuần đến cả mấy tháng, bao gồm các bước lập kế hoạch, tuyển người, đầu tư trang thiết bị,… Tất cả phải được thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng. Giai đoạn tiền sản xuất thường bắt đầu sau khi bạn biến ý tưởng tâm đắc thành kịch bản phim hoàn chỉnh. Sau đây là danh sách liệt kê 13 việc bạn cần làm trong giai đoạn tiền sản xuất. Những việc cần làm không phải lúc nào cũng mang tính bắt buộc, và bạn không nhất thiết làm theo đúng trình tự trong danh sách. Nhà làm phim có thể dựa vào danh sách này để chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi bắt tay vào sản xuất video, phim quảng cáo, phim truyện,…   1. Thành lập ê-kíp (Phần 1) Tìm người tận tâm, mẫn cán, và đáng tin cậy để đưa vào ê-kíp sản xuất. Nếu thành lập ê-kíp theo cách này, bạn sẽ ưu tiên bạn bè và người thân rồi mới đến đồng nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần đến nhà sản xuất, vì anh ta sẽ chia sẻ công việc chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi bấm máy. Giai đoạn tuyển người vào những vị trí quan trọng trong ê-kíp sẽ tiếp thêm cho bạn nghị lực để tiến lên phía trước. Mỗi cá nhân thường có thể đảm nhận nhiều vai trò và công việc khác nhau; ví dụ, diễn viên hoặc giám đốc hình ảnh có thể kiêm luôn công việc của nhà sản xuất. Bạn sẽ như hổ mọc thêm cánh khi quy tụ được dưới trướng những cộng sự cùng chung chí hướng, mục tiêu thực hiện dự án.   2. Chuyển kịch bản phim thành storyboard Bước kế tiếp là chuyển kịch bản phim thành storyboard. Storyboard là kịch bản phim được minh họa bằng hình ảnh sinh động, dễ hiểu giống như truyện tranh. Chúng cho thấy diện mạo từng cảnh quay, từng cảnh phim sau khi biên tập. Đứng dưới góc độ ấn tượng ban đầu, storyboard cho bạn thấy kịch bản phim sẽ trông ra sao khi được chuyển thành hình ảnh. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ thực tiễn, storyboard cho bạn khả năng truyền đạt bằng hình ảnh ý tưởng trong đầu đến diễn viên và ê-kíp. Storyboard không đơn thuần là công cụ trực quan, nó còn có khả năng làm thay đổi lộ trình. Nếu kịch bản phim là sách hướng dẫn, storyboard là bản đồ chỉ đường.   3. Lập danh sách cảnh quay Trước khi bấm máy, bạn cần xác định mỗi cảnh quay sẽ được dàn dựng ra sao, camera sẽ chuyển động như thế nào cho từng cảnh cắt, cùng nhiều chi tiết quan trọng khác. Lập danh sách cảnh quay (shot list) là cách giúp dự toán kinh phí sản xuất, lên lịch quay phim, đầu tư trang thiết bị cần thiết,… trong giai đoạn tiền sản xuất. Bên cạnh đó, nó còn giúp tổ chức sản xuất và bảo đảm quay đủ số cảnh cần thiết cho dự án.   4. Phân tích kịch bản Bạn phân tích kịch bản (script breakdown) để biết mình cần gì trong quá trình sản xuất. Kiểm kê tất cả mọi thứ cần thiết như đạo cụ, phục trang, camera, ống kính, thiết bị âm thanh, nguồn cấp điện, địa điểm quay phim, diễn viên, thành viên trong ê-kíp,… Quá trình kiểm kê cần chi tiết và tỉ mỉ, tốt nhất không nên làm một mình để tránh bỏ sót. Mời các trưởng bộ phận cùng tham gia sẽ giúp kiểm kê hiệu quả hơn và mở ra những cơ hội không ngờ đến. Hãy dành nhiều thời gian cho bước chuẩn bị này, vì nó thật sự cần thiết trong giai đoạn tiền sản xuất.   5. Lên lịch quay phim Lịch quay phim ảnh hưởng sâu sắc tới kinh phí sản xuất và sự phân bổ nguồn lực. Nếu địa điểm quay phim xuất hiện ở nhiều phần khác nhau trong bộ phim, lên lịch quay tất cả các cảnh cùng một lượt sẽ giúp kiểm kê dễ dàng hơn, quay phim ít tốn kém hơn, và cắt giảm chi phí sản xuất. Đây chỉ là một trong số nhiều lợi ích của lịch quay phim. Bạn có thể xếp lịch quay cảnh ban ngày và ban đêm. Thời điểm quay những cảnh này phụ thuộc vào thời điểm hiện diện của diễn viên hoặc địa điểm quay phim.

  Kristen Bell vừa có cuộc trò chuyện với ComicBook.com về bộ phim “Frozen 2” – phần tiếp theo của Frozen (2013) –  bộ phim đã giành được hai giải Oscar ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất.   Kristen Bell – diễn viên đảm nhận việc lồng tiếng cho công chúa Anna – chia sẻ rằng các nhân vật từ Frozen đến Frozen 2 ”đã lớn lên một chút”.   Rất ít chi tiết về bộ phim sẽ ra mắt vào tháng 11 năm nay được hé lộ. Và trailer của ”Frozen 2” cũng cung cấp ít chi tiết về những gì mà người xem nên trông chờ.   “Bạn biết tôi không thể nói với bạn bất cứ điều gì, Disney rất kín tiếng. Tôi có thể nói gì nhỉ? Tôi đã xem một phần của bộ phim khi chúng tôi lồng tiếng, tôi chưa xem hết toàn bộ, nhưng tất nhiên tôi đã đọc kịch bản. Đó không phải là ‘Tập II” của ”Frozen””, Bell nói với ComicBook.com.   ”Phim vẫn sẽ phù hợp cho thiếu nhi và các bé vẫn sẽ yêu thích, nhưng những khán giả cũ của bộ phim cũng đã lớn hơn một chút. ”Tôi nghĩ rằng những người hâm mộ đầu tiên của ”Frozen”,  những cô gái nhỏ và giờ đây có thể không nghĩ phim là dành cho mình, sẽ rất ngạc nhiên”. Trong khi đó, người giám sát hiệu ứng hình ảnh cho Frozen 2 –  Marlon West tiết lộ Frozen 2 ”kể về hai chị em đang cố gắng bên nhau trong khi thế giới cố gắng tách rời họ,”   Trước đó, năm 2018, đạo diễn Jennifer Lee nói với Variety rằng phần tiếp theo sẽ ”lớn hơn, hoành tráng hơn” so với ”Frozen”.   Hoạ sĩ phụ trách phần hoạt hình Beck Bresee chia sẻ với The Hollywood Reporter: “Rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong bộ phim đầu tiên trở thành những bí ẩn mà chúng tôi đang cố gắng giải quyết trong bộ phim này”. Mita – Lược dịch từ Deseret News Entertainment   * Nguồn: deseretnews * Biên dịch: CTV – Comic Media Academy

  Trước khi The Lion King chính thức ra rạp vào ngày 19/7/2019, Disney tung trailer hé lộ những nhân vật hoạt hình quen thuộc trong phiên bản gốc 1994, nhưng lần này được remake (làm lại) dưới dạng phim live-action, nên mang phong cách hoàn toàn mới lạ, khác hẳn với những gì khán giả tưởng tượng trước đây.   Phim do Walt Disney Pictures sản xuất, Jeff Nathanson viết kịch bản, và Jon Favreau (The Jungle Book) làm đạo diễn, đưa người xem đến thảo nguyên Châu Phi rộng lớn, nơi Simba chào đời trong niềm vui hân hoan của muôn loài. Cậu được kỳ vọng sau này sẽ nối nghiệp vua cha Mufasa trở thành vị vua anh minh trị vì vương quốc.   Chú của Simba, Scar là một kẻ tâm địa xấu xa, hẹp hòi, khao khát quyền lực. Hắn cấu kết với lũ linh cẩu để hãm hại anh trai, khiến Mufasa phải chết thảm khi đang cố cứu mạng con trai mình. Không những vậy, hắn còn khiến Simba phải bỏ xứ mà đi vì nghĩ mình là nguyên nhân gây ra cái chết cho cha, và nghiễm nhiên trở thành người thừa kế hợp pháp ngai vàng. Rời khỏi bầy đàn, Simba kết giao với những người bạn mới vui tính, học cách sống hồn nhiên, vô tư cho đến một ngày cậu nhận ra sứ mệnh quay về đòi lại những gì thuộc về mình.   Bộ phim tuy vẫn trung thành với bản gốc, nhưng được đạo diễn Jon Favreau cùng nhà sản xuất Jeffrey Silver và Karen Gilchrist áp dụng công nghệ làm phim tiên tiến CG để tái hiện lại nhân vật một cách sống động, chân thực, và hoành tráng hơn trên màn ảnh rộng. Tham gia lồng tiếng cho bộ phim này là những diễn viên nổi tiếng như Donald Glover (vào vai Simba), Beyoncé Knowles-Carter (vai Nala), James Earl Jones (vai Mufasa), Chiwetel Ejiofor (vai Scar), Seth Rogen (vai Pumbaa), và Billy Eichner (vai Timon).   Do ngày phát hành rơi vào tháng bảy, khán giả, nhất là những ai có tuổi thơ gắn liền với phim hoạt hình kinh điển Disney, sẽ có phim phiêu lưu hành động mới để thưởng thức trong dịp hè này. Dưới đây là vài hình ảnh cắt ra từ trailer phim. * Nguồn: Movieweb * Biên dịch: Comic Media Academy

  Đây là bài viết tiếp theo của phần 1 và cũng là bài viết cuối cùng trong seri bài “Top 50 nhân vật hoạt hình sống mãi với thời gian”. Qua loạt bài này, Nhân vật hoạt hình không chỉ dành riêng cho trẻ nhỏ, mà ngay cả người lớn cũng yêu thích. Đó là lý do vì sao có những nhân vật hoạt hình không bao giờ “chết” trong lòng công chúng. Các bạn có thể xem lại Top 50 nhân vật hoạt hình sống mãi với thời gian – Phần 1 tại đây   26. Josie Josie chính là Beyoncé trong thời đại của cô. Khoác trên mình bộ trang phục mèo bó sát, cô dẫn ban nhạc nữ đi lưu diễn khắp thế giới. Ngoài Josie and the Pussycats của Hanna Barbera, cô còn góp mặt trong Scooby-Doo và The Monkees. Tạo hình nhân vật Foxxy Love trong Drawn Together cũng được lấy cảm hứng từ cô. Josie khởi đầu chỉ là nhân vật phụ trong series truyện tranh Archie (1962) trước khi có TV series (1967) và phim live-action (2001) riêng của mình.     27. Heckle và Jeckle Đi theo mô típ “Crosby và Hope,” Heckle và Jeckle đánh bại đối thủ bằng trí thông minh của mình. Việc hai chú chim ác mỏ vàng kết bạn với nhau trong hoàn cảnh nào vẫn còn là một điều bí ẩn lớn: một chú nói giọng Brooklyn, chú kia nói giọng Anh. Bộ đôi do Paul Terry tạo ra xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh rộng vào năm 1946. Sau khi phim bị ngừng sản xuất năm 1966, bộ đôi chuyển sang “định cư” trên màn ảnh nhỏ.   28. Top Cat Top Cat là nhân vật hoạt hình của Hana-Barbera trong những năm 1960. Chú là thủ lĩnh băng nhóm mèo đường phố, chuyên kiếm ăn bằng những chiêu trò bịp bợm, nhưng đều bất thành nhờ Dibble ra tay ngăn chặn kịp thời. Lũ mèo nổi loạn mấy lần tính lật đổ Top Cat, nhưng chú vẫn giữ vững địa vị thủ lĩnh của mình.     29. Ren và Stimpy Phát sóng từ năm 1991 trên Nickelodeon, The Ren and Stimpy Show của tác giả John Kricfalusi làm khán giả thế hệ X mê mẩn bằng những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của chó Ren và mèo Stimpy. Đến năm 1995, chương trình bị hủy bỏ do đề cập quá nhiều chủ đề cấm kỵ, cùng nội dung hài hước thô tục, không phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. Như bao nhân vật hoạt hình khác, Ren và Stimpy để lại dấu ấn khó phai trong lòng người xem suốt nhiều năm sau đó.   30. Winnie the Pooh Ban đầu được vẽ nguệch ngoạc trong truyện thiếu nhi, chú gấu nhỏ Winnie the Pooh trở thành thương hiệu nhượng quyền của Disney kể từ khi hãng này mua bản quyền nhân vật. Chú đóng vai chính trong nhiều phim truyện, chương trình đặc biệt, và phim hoạt hình đáng nhớ như Winnie the Pooh and the Blustery Day (1970), Winnie the Pooh and the Honey Tree (1970), và Winnie the Pooh and Tigger Too (1975). Năm 2011, Disney ra mắt phim Winnie the Pooh dựa trên nguyên tác của A.A. Milne, và bộ phim gặt hái rất nhiều thành công.   31. Arthur Arthur là nhân vật trong series truyện thiếu nhi của Marc Brown (1976). Năm 1996, chú góp mặt trong một bộ phim hoạt hình trên PBS, và nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Kể từ đó, Arthur trở thành linh vật trong các chương trình đọc truyện, và vẫn đóng vai chính trong chương trình thiếu nhi của PBS.     32. Bill from ‘Schoolhouse Rock’ Phát sóng từ năm 1973 đến 1985, Schoolhouse Rock là series hoạt hình ngắn mang tính giáo dục trẻ em, được khán giả nhớ đến nhiều nhất nhờ câu nói của Bill, “I’m Just a Bill” (Tôi chỉ là Bill.) Bộ phim đoạt giải thưởng này là thành quả của sự hợp tác giữa tổng giám đốc điều hành công ty Walt Disney, Michael Eisner và nhà làm phim hoạt hình thiên tài Chuck Jones.   33. Space Ghost Bản thân Space Ghost là người dẫn chương trình talkshow đêm khuya trên Cartoon Network (1994), cùng hai đồng nghiệp Moltar và Zorak phỏng vấn khách mời qua màn ảnh nhỏ. Anh được liệt vào hàng ngũ ngôi sao hoạt hình được ưa thích từ khi trở thành siêu anh hùng chống lại kẻ xấu ngoài hành tinh trong phim hoạt hình thập niên 60 của Hanna-Barbera.   34. Gấu Yogi và Boo Boo Bộ đôi nhân vật “con cưng” của Hanna-Barbera, Yogi và Boo Boo xuất hiện lần đầu tiên trong The Huckleberry Hound Show (1958), rồi có hẳn phim hoạt hình riêng mang tên The Yogi Bear Show (1961). Yogi thông minh là thế nhưng vẫn gặp rắc rối liên tiếp, và Boo Boo thường đứng ra giúp cậu gỡ rối. Yogi và Boo đóng vai chính trong rất nhiều chương trình truyền hình, thậm chí cả phim truyện (2010).   35. Mighty Mouse Bước ra từ chương trình hài kịch tạp kỹ Saturday Night Live, Mighty Mouse trải qua nhiều lần “lột xác” để trở thành chuột siêu anh hùng, gánh vác trọng trách bảo vệ ngôi làng Mouseville khỏi tay lũ chuột gian ác. Ban đầu, Mighty Mouse được đặt tên là Super Mouse trong phim Mouse of Tomorrow 1942).   36. Vịt Donald Là bạn đồng hành của chuột Mickey, vịt Donald khiến khán giả thích thú bằng tính nết nóng nảy bất tận của chú. Chú xuất hiện lần đầu tiên trong phim hoạt hình The Wise Little Hen của Walt Disney (1934), và nhanh chóng trở thành ngôi sao theo cách riêng. Phim hoạt hình ngắn đoạt giải Oscar Donald in Mathmagic Land (1959) là một trong những phim giáo dục

Lễ trao giải Oscars 2018 có quy định mới 6

Hội đồng chấm giải của Oscars 2018 đã có sự thay đổi so với trước đây. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi cho cơ hội của các bộ phim hoạt hình có kinh phí thấp trong cuộc đua Oscars năm 2018. Theo đó, nhiều bộ phim hoạt hình độc lập có kinh phí thấp nhưng đạt chất lượng cao vẫn có cơ hội tiến vào Oscars theo sự tiến cử từ phía công ty phát hành phim độc lập GKIDS. Được biết, những năm gần đây, GKIDS đã mua lại hàng loạt tác phẩm được đánh giá cao nhưng do kinh phí quảng cáo thấp nên ít người biết đến. Hành động này đã đưa GKIDS nổi lên như một “đế chế” đáng gờm cạnh tranh với các ông lớn như Disney, Pixar tại hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc của Oscars. Tính từ năm 2009 đến nay, GKIDS đã sở hữu đến 9 đề cử Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc. Còn nhớ năm 2015, “bom tấn” đình đám là The Lego Movie do Warner Bros. phát hành đã bị Ủy ban đề cử Oscars thẳng thừng gạt bỏ. Thay vào đó, họ đưa hai bộ phim hoạt hình cổ tích tinh tế của GKIDS là Song of the Sea và The Tale of the Princess Kaguya vào danh sách đề cử chính thức. Thế nhưng, có vẻ như cơ hội sẽ ngày càng thu hẹp sau những thay đổi mới từ hội đồng chấm giải của Oscars. Trước đây, những thành viên đặc biệt trong Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ mới được lựa chọn vào Uỷ ban đề cử và có quyền tham gia đánh giá hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Song, kể từ năm nay, bất kỳ thành viên nào của Viện Hàn lâm sẵn sàng tham gia đều được gia nhập Uỷ ban. Quyết định này khiến giới quan sát chuyên môn cho rằng, các hãng phim lớn có nhiều lợi thế hơn hẳn trong cuộc đua giành tượng vàng danh giá Oscar, trong khi các tác phẩm độc lập do GKIDS bảo trợ sẽ bị lép vế hơn so với trước. Trước thay đổi mới trong Hội đồng chấm giải Oscars, CEO của GKIDS là Eric Beckman vẫn tỏ ra lạc quan khi trả lời phỏng vấn với The Hollywood Reporter. Ông cho biết, sự thay đổi này không tác động quá lớn, nhưng nó sẽ làm cho các bộ phim nhỏ khó khăn và tốn kém hơn để thu hút sự chú ý. Đồng thời, ông cũng thừa nhận về hạn chế của những tác phẩm độc lập kinh phí thấp trong việc quảng bá, vận đồng để lôi kéo sự chú ý của các thành viên Viện Hàn lâm. Ngược lại, các hãng phim lớn như Disney, Pixar hoàn toàn có dư khả năng để tạo ra một chiến dịch PR hoành tráng nhằm “lăng xê” cho các tác phẩm của mình. Song, Beckman vẫn kỳ vọng, chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định để đánh giá một tác phẩm có khả năng giành tượng vàng Oscar, dù cho tác phẩm đó không gây được sự chú ý nhiều như các bom tấn. Danh sách 26 phim hoạt hình cạnh tranh giành suất đề cử chính thức của giải Oscars lần thứ 90 năm 2018 đã được công bố. Qua đó, chúng ta có thể nhận ra nhiều cái tên quen thuộc sở hữu doanh thu phòng vé khổng lồ trong năm. Đứng đầu về mặt doanh thu năm 2017 là Despicable Me 3 của Illumination/Universal với 1 tỷ USD trên toàn cầu. Despicable Me 3 được nhiều người kỳ vọng sẽ tiếp bước Despicable Me 2 (2013), tác phẩm duy nhất của Illumination giành được đề cử Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Tiếp sau Despicable Me 3 sẽ là những cái tên đình đám khác như The Boss Baby của DreamWorks Animation/Fox (498,9 triệu đô), Cars 3 của Pixar/Disney (382,8 triệu USD), The Lego Batman Movie của Warner Bros. (312 triệu đô). Tuy nhiên, bom tấn “nặng ký” nhất trong danh sách này phải nhắc đến Coco của Pixar. Bộ phim được đánh giá cao cả về chất lượng nội dung, kỹ xảo lẫn kinh phí đầu tư và độ ăn khách này một lần nữa khẳng định sức mạnh của hãng Pixar trong mảng làm phim hoạt hình. Ra mắt vào ngày 22/11, đề tài tình thân cùng niềm đam mê trong Coco đã chiếm lĩnh toàn bộ phòng vé trên toàn cầu và thu về đến 488,5 triệu USD tính đến nay. Mới nhất, Coco đã giành được giải quả cầu vàng cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc, tạo tiền đề khá tốt cho Oscars 2018. Trong khi đó, ở đầu kia chiến tuyến, những bộ phim hoạt hình độc lập của GKIDS cũng góp mặt, nổi bật nhất là The Breadwinner do Nora Twomey của hãng phim Cartoon Saloo. Sức hút đáng chú ý của tác phẩm này có thể kể đến vai trò giám đốc sản xuất của nữ diễn viên nổi tiếng Angelina Jolie. The Breadwinner cũng từng đoạt giải Grand Prize và Audience Award vào 10/2017 tại Liên hoan phim Animation is Film mới được khởi xướng tại Hollywood. Ngoài The Breadwinner, GKIDS còn sở hữu nhiều tác phẩm đặc sắc khác tại Oscars 2018 như The Girl Without Hands, Mary and the Witch’s Flowe, Birdboy: The Forgotten Children. Cuộc đua giành tượng vàng Oscars cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất năm 2018 sẽ có nhiều biến động sau thay đổi trong cơ cấu của Ủy ban đề cử. Danh sách Top 5 bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất Oscar 90 sẽ sớm được Viện Hàn lâm công bố trong thời gian tới. >>> Có thể bạn muốn xem: Toàn cảnh Oscar lần thứ

Phim hoạt hình Paperman 19

Nguồn: artofdisney.canalblog.com Paperman là bộ phim hoạt hình ngắn hài hước, lãng mạn, được thực hiện bởi đạo diễn John Kahrs cùng hai biên kịch gồm Clio Chiang, Kendelle Hoyer. Walt Disney Animation Studios là studio sản xuất bộ phim dưới sự cho phép của nhà sản xuất Kristina Reed và phát hành tại Mỹ vào ngày 2/11/2012 cùng với Wreck-It-Ralph. Bộ phim là sự pha trộn giữa hoạt hình truyền thống và hoạt hình máy tính, chính sự kết hợp ấy đã giúp bộ phim được đánh giá cao và nhận giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 85, năm 2013. Ngoài ra, bộ phim còn đạt giải Best Animated Short Subject tại buổi lễ lần thứ 40 của Annie Awards. Đây là lần đầu tiên sau 43 năm kể từ chiến thắng của It’s Tough to be a Bird, Disney mới lại giành được giải thưởng ở hạng mục này tại Oscar lần nữa. Trailer Paperman Nội dung của Paperman khởi đầu bằng cảnh ở ga tàu điện vào thời điểm của thập niên 1940 tại thành phố New York, một chàng trai nhân viên văn phòng bất ngờ gặp một cô gái xinh đẹp tại đây và cô khiến anh ta bối rối và quyến luyến. Khi anh chàng chưa kịp bắt chuyện làm quen vì còn ngại ngùng thì cô nàng không may đi mất, chỉ để lại một vết son môi vô tình in trên một tờ giấy của chàng như lời tạm biệt. Bộ phim gợi lên những nỗi tiếc nuối từ những cuộc gặp gỡ tình cờ mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể gặp phải giữa dòng đời để rồi vì sự e ngại mà vuột mất cơ hội. Đạo diễn John Kahrs – một cựu họa sĩ của hãng Pixar và hiện đang là chuyên gia hoạt hình của Disney – chia sẻ cảm hứng để anh thực hiện bộ phim hoạt hình ngắn đầu tay của mình chính là những kỷ niệm của ngày tháng tuổi trẻ khi anh sống cô đơn lẻ loi giữa thành phố New York tấp nập người qua lại. Đạo diễn John Kahrs. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Paperman với hình ảnh đen trắng đơn giản nhưng vô cùng đẹp đẽ và nên thơ, còn là sự kết hợp thử nghiệm lần đầu tiên giữa kỹ thuật vẽ tranh bằng tay và đồ họa vi tính trong cùng một nhân vật tại studio Disney. Theo các nhân viên khâu hoạt hình nhận xét, kỹ thuật này giúp hình ảnh vừa giữ được vẻ uyển chuyển của 2D truyền thống, vừa có chiều sâu được tạo ra từ các hình khối của công nghệ 3D tiên tiến. Nhà sản xuất Kristina Reed trả lời phỏng vấn cho biết các thành viên tham gia làm phim hoạt hình đã cùng nhau thảo luận rất nghiêm túc và làm việc chăm chỉ hết sức vất vả. Ngoài ra trong lúc làm Paperman cũng xảy ra trắc trở vì thiếu nhân công, bởi vì đa số các họa sĩ làm việc tại hãng Disney phải tập trung vào các bộ phim dài và dự án lớn. Cho đến khi các dự án lớn đó hoàn thành thì họ mới có thể trợ giúp cho đoàn làm phim thực hiện bộ phim ngắn như Paperman và chỉ có thể giúp trong vòng một đến hai tháng. Đó là một điều vô cùng khó khăn đối với đoàn làm phim lúc bấy giờ nhưng cuối cùng họ đã làm được và nhận được phần thưởng xứng đáng. Để người xem có thể có một cái nhìn thoáng qua về Paperman, Disney đã chia sẻ một vài hình ảnh phác thảo của bộ phim như sau. Phác thảo của Scott Watanabe. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Phác thảo của Shiyoon Kim. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Bối cảnh thiết kế bởi Helen Chen. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Một vài bản phác thảo nhân vật của các họa sĩ khác. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Hình ảnh trong quá trình làm Paperman. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Comic Media Academy gửi đến bạn đọc và các học viên đoạn clip Paperman and the Future of 2D Animation để các bạn có thể tham khảo và dễ dàng nhìn thấy quá trình thực hiện Paperman của đoàn làm phim cùng sự nỗ lực của họ trong việc thay đổi hoạt hình lúc bấy giờ. Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp  

Tương lai của làng giải trí thế giới sẽ thay đổi khi 21st Century Fox sát nhập vào Disney

Thương vụ thu mua 21st Century của Disney đã tạo ra chấn động lớn trong làng giải trí thế giới. Trường hợp 21st Century “về cùng một nhà” với Disney, khá nhiều lợi ích sẽ rơi vào túi Nhà Chuột và đưa hãng trở thành “Gã khổng lồ” khó đối đầu trong ngành. Tương lai của làng giải trí thế giới sẽ thay đổi khi 21st Century Fox sát nhập vào Disney. Nguồn: businessnews.gr Vụ thu mua nghìn tỷ đô của Disney đang làm chấn động cả làng điện ảnh thế giới. Theo đó, thông tin mới nhất ghi nhận là Disney đang đàm phán để đưa 21st Century Fox về một nhà Theo một nguồn tin thân cận, Disney mong muốn mua lại phần lớn cổ phần của 21st Century Fox với các rạp phim, hãng truyền hình, những đài cáp như Star Movies và Star World, đài phát thanh Sky ở Anh và dịch vụ xem phim trực tuyến Hulu. Ước tính số tiền Disney phải bỏ ra cho “cuộc chơi lớn” này lên đến 60 tỷ đô la. 21st Century Fox sẽ sớm về cùng một nhà với Disney. Nguồn: fyinews.tv Disney và 21st Century Fox đã bước vào cuộc đàm phán thứ 2 về những chi tiết của các điều khoản trong bản hợp đồng. Trong vụ mua bán này, Comcast cũng góp mặt. Song, dường như sự xuất hiện của Comcast chẳng thể gây áp lực nào cho Disney khi tiến độ đàm phán của Nhà Chuột với 21st Century Fox phát triển nhanh hơn. Kết quả chính thức của thương vụ này sẽ được đưa ra trong tuần này. Tuy vậy, công chúng có vẻ như đã nhìn thấy trước kết quả của cuộc mua bán này và hiện họ chỉ quan tâm đến những lợi ích mà Disney sẽ thu về khi nắm trong tay 21st Century Fox. Sở hữu loạt thương hiệu phim bạc tỉ của Fox Kingsman và Avatar có thể sẽ thuộc về Disney sau khi thu mua 21st Century Fox Home Alone, Alien, Planet of the Apes, Kingsman, Predator, Avatar là loạt thương hiệu phim đình đám sẽ thuộc quyền sở hữu của Disney sau khi thu mua 21st Century Fox thành công. Riêng Avatar, với sự hậu thuẫn của Disney, đạo diễn James Cameron có thể an tâm phát triển 4 phần phim còn lại mà không cần lo lắng về kinh phí. Ngoài ra, ông cũng đã hợp tác với Disney để mở khu vui chơi Pandora – The World of Avatar tại công viên Disney World ở Orlando (Mỹ). Như vậy, người hâm mộ Avatar có thể chờ đợi sự công phá của bộ phim trong thời gian tới. Triệu hồi đội quân Marvel Hội fan của đế chế Marvel chắc chắn sẽ rất hào hứng với thương vụ này. Nhìn lại quá khứ, ông chủ Marvel từng mang bán bản quyền các nhân vật siêu anh hùng để vượt qua thời điểm làm ăn khó khăn. X-Men, Deadpool và Fantastic Four lúc bấy giờ rơi vào tay Fox, trong khi Spider Man do Sony Pictures thu mua. Hội fan Marvel sẽ rất háo hức nếu thương vụ mua bán 21st Century Fox của Disney thành công. Nguồn: pinsdaddy.com Đến khi Marvel thuộc về Disney, họ quyết định “triệu hồi” đội quân siêu anh hùng bằng cách đàm phán mua lại bản quyền từ 2 hãng trên. Quá trình gặp nhiều khó khăn khi các dự án siêu anh hùng đều mang về nguồn thu lớn và không dễ để Sony và Fox “buông tay”. Song, việc Sony và Disney đã hoàn tất thương vụ sử dụng hình ảnh nhân vật Spider-Man cùng tín hiệu khả quan trong vụ thu mua 21st Century Fox đã tạo ra hy vọng lớn cho fan cứng của bộ truyện tranh Marvel. Thời điểm X-Men, Spider-Men, Fantastic Four sát cánh cùng biệt đội Avengers trên màn ảnh rộng không còn xa. Sẵn sàng “chinh chiến” ở “mặt trận” phim trực tuyến Disney hiện đang nắm 30% cổ phần dịch vụ phim trực tuyến Hulu, trong khi Fox giữ 30%. Như vậy, khi 21st Century sát nhập, Disney sẽ sở hữu đến 60% cổ phần và hoàn toàn có thể đứng ra quản lý nền tảng dịch vụ trực tuyến Hulu với hàng triệu người đăng ký. Tham vọng của Disney là đưa Hulu trở thành nhà phát hành phim trực tuyến lớn nhất thế giới với kho phim khổng lồ. Đồng thời, Nhà Chuột có thể hoàn toàn tự tin khi đối đầu trực diện với Netflix và Amazon, 2 hãng trực tuyến lớn ở thời điểm hiện tại. Đưa truyền hình phát triển mạnh mẽ Kênh truyền hình Disney nhiều năm gần đây lao dốc không phanh và tỏ ra yếu thế hơn hẳn các đối thủ. Do đó, việc sở hữu thêm một hãng phim từ Fox, mảng truyền hình của Disney chắc chắn sẽ có sự xoay chuyển đáng kể. Vấn đề mà các nhà đầu tư của Disney cần nghĩ đến là khai thác làm sao cho hiệu quả nguồn tài nguyên có sẵn khá lớn của Fox khá lớn với kênh truyền hình Fox Television, FX Networks, National Geographic, Star và Sky cùng số lượng người xem phủ sóng trên toàn cầu, nhất là ở khu vực Á-Âu.   Cơ hội nắm giữ đến 40% thị phần ở Hollywood Nhà Chuột sẽ trở thành “gã khổng lồ” khó đồi đầu ở Hollywood. Nguồn: glassdoor.com Viễn cảnh Hollywood trở thành xứ sở thần tiên của phim hoạt hình cùng loạt bom tấn siêu anh hùng hoàn toàn có thể xảy ra nếu thương vụ làm ăn này thành công. Theo đó, Hollywood vốn được điều hành bởi 6 hãng phim lớn gồm Warner Bros., 21st Century Fox, Paramount Pictures, Univesal, Sony và Walt Disney. Con số này sẽ chỉ còn 5 khi 21st Century sát nhập vào Disney. Điều này đồng nghĩa với việc miếng bánh

10 bản concept art của phim hoạt hình Disney Genie

Bài viết này dành cho tất cả những ai yêu phim hoạt hình của Disney nói riêng và đam mê ngành hoạt hình và truyện tranh nói chung. Hầu hết các nhân vật công chúa, hoàng tử của Disney đều để lại trong ta hình ảnh đầy quyến rũ, đáng yêu và ngọt ngào. Tuy nhiên, có mấy ai biết được rằng những hình hài đó của họ trước khi được đưa lên phim, họ như thế nào? Cùng điểm qua Concept Art của những bộ phim nổi tiếng của Disney, xem việc thiết kế nhân vật hoàng tử, công chúa phiên bản “gốc” đã biến hóa khôn lường đến mức nào nhé. 1. Genie (thần đèn) – Aladdin >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Nhìn xem anh trai thần đèn nhà ta biến hình thế nào này? Bản thiết kế nguyên gốc của thần đèn trông không có vẻ gì là thân thiện, vui tính cả. Genie này trông giống một “chú hề sát nhân hoàng loạt” mà ta hay thấy  trong mấy bộ phim kinh dọ hơn. Tưởng tượng xem nếu thiết kế này được chấp nhận đưa lên phim… điều gì sẽ xảy ra cho tuổi thơ của biết bao đứa trẻ (trong đó có ta). Phiên bản “ám ảnh kinh hoàng” dành cho trẻ em. 2. Ariel và Flounder (The Little Mermaid) Ariel trông không khác mấy với phiên bản trên phim – nhìn con nít hơn một tý, tuy nhiên chú cá càng vây xanh vui nhộn Founder thì trước khi trở nên mũm mĩm, chú từng có một thân hình chuẩn siêu mẫu và một gương mặt không mấy đáng yêu nhỉ? Disney biết rằng các hình dạng thật hay việc vẽ cá đúng anatomy (phẫu thuật học) sẽ không mang lại hiệu ứng mong muốn từ phía khán giả bộ phim. Đó là lý do vì sao ta lại có một chú cá vàng ở giữa biển và một đàn tôm cua biết hát và nhảy múa. 3. Belle và Quái Vật (Beauty and the Beast) So với bản điện ảnh, chàng hoàng từ quái vật của chúng ta trông giống một con dã thú hơn trên bản thiết kế. Thật đó, nhìn anh đi, có giống người sói không? Không phải người sói thì chắc sẽ là một thứ gì đó sẵn sàng xé xác bạn ra khi màn đêm buông xuống. 4. La Fou (Beauty and the Beast) Như các bạn thấy, anh chàng người hầu của Gaston không có vẻ gì là một  người hầu cả nhỉ. Anh chàng thậm chí còn nhìn không-giống-người cho lắm. Không biết các bạn nghĩ so chứ riêng tôi thấy bản thiết kế này của La fou giống như vẽ một con bọ cánh cứng bị nhồi trong một bộ quần áo con người vậy thôi. Nhưng cũng an ủi phần nào cho anh chàng tội nghiệp này khi có một vẻ ngoài hào nhoáng thế này trên thiết kế 5.Yzma (The Emperor’s New Groove) Yzma trông giống một mụ phù thủy già người Inca hơn là một nhà khoa học điên. Thay đổi kích thước và cho bà một thân hình gầy nhom, ốm nhách chính là chìa khóa đã góp phần tăng tính “phản diện” và  hoạt hình hình hơn cho Yzma. 6.Quasimodo và Esmeralda (The Hunchback of Notre Dame) Hình minh họa cho thiết kế của Thằng Gù trông giống một bìa sách minh họa cho cuốn tiểu thuyết đen tối và rùng rợn. Disney đã rất tinh ý khi chuyển tác phẩm tăm tối này thành một bộ phim hoạt hình gia đình đúng nghĩa, thêm vào đó chính là giọng nói của diễn viên vài tài năng Jason Alexander lồng tiếng cho con thú bằng đá vui nhộn trong phim. 7.Timon, Pumbaa và Simba (The Lion King) Bộ ba Hakuna Matata vẫn trông rất giống với nguyên bản của mình. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nhìn ra nét vẽ đặc thù của họa sĩ Carl Barks – người đã từng làm việc cho Disney trước khi phim được công chiếu. 8.Shensi, Banzai và Ed (The Lion King) Băng đản linh cẩu của Scar lúc còn nằm trên thiết kế chẳng có gì để nhận diện chúng cả. Có phải đứa đang cười kia là Ed không? Không thể nào phân biệt được ba nhân vật. Chúng giống hệt nhau cứ như được đúc cùng 1 khuôn, như những hình ảnh từ các phim tài liệu của kênh Animal Planet ra vậy. Disney đã cho anh chàng một đôi mắt ngờ nghệch và một cái lưỡi luôn thè ra khỏi mõm.  9.Hoa Mộc Lan (Mulan) Mộc Lan trên thiết kế giống nam nhi nhiều hơn trên bản điện ảnh. Đôi mắt một mí được cảm biến lại hiền hòa hơn và cho thêm tóc mái khiến cô bớt hoang dã đi rất nhiều so với bản thiết kế của mình. Bản thiết kế nhân vật này cho cảm giác như Mộc Lan là nhân vật phản diện . 10.Pocahontas (Pocahontas) Lại 1 phiên bản ác nữa, lần này là công chúa da đỏ. Nhìn bản gốc của Pocahontas giống như là chị em sinh đôi quỷ quyệt của Tiger Ly hơn là nàng công chúa quả cảm và thướt tha của chúng ta. Thêm nữa, có vẻ cô được trẻ hóa, bản thiết kế cứ như đang vẽ một cô nhóc 12 tuổi nào đó và chắc chưa đủ tuổi để yêu John Smith. Disney không muốn gây ra một hiệu ứng tiêu cực nào về điều này và cho cô trở thành một thiếu nữ đầy sức sống, mạnh mẽ như ta thấy trên phim. Người dịch: Minh Phương Nguồn: http://thefw.com/disney-concept-art/

Hai siêu phẩm hoạt hình giúp Disney có cơ hội thắng lớn tại Oscars 2017

Một năm với hàng loạt siêu phẩm hoạt hình được đông đảo công chúng đón nhận, Disney hiện đang chiếm thế thượng phong tại Oscars 2017. Mở đầu cho thành công của nhà Chuột sau Oscars 2016, Zootopia (Phi vụ động trời) ra mắt khuynh đảo phòng vé tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bộ phim được thực hiện bởi Byron Haward, Rich Moore và Jared Bush. Bên cạnh đó, các nhân vật trong phim còn được lồng tiếng bởi các ngôi sao như Shakira, Idris Elba, J.K.Simmons… >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Zootopia mở đầu cho chiến thắng của Disney. Nguồn:thedisneyblog.com Thu về hơn 1 tỷ USD toàn cầu, Zootopia trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ 3 trong năm 2016 và đứng thứ 25 trong số các bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Bên cạnh đó, Zootopia còn nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, cùng nhiều đề cử và giải thưởng quan trọng tiền Oscars. Bộ phim nhận giải Hollywood Animation tại lễ trao giải Hollywood Film Awards, dẫn đầu danh sách đề cử giải thưởng Annie 2017 (11 đề cử) và nhận một đề cử ở Quả cầu vàng 2017 cho Phim hoạt hình hay nhất. Nội dung Zootopia xoay quanh nhân vật chính là cô thỏ Judy Hopps luôn mơ ước trở thành một cảnh sát tại thành phố Zootopia. Hopps bị coi thường bởi vì vóc dáng nhỏ con giữa một dàn nhân viên to lớn tại sở cảnh sát. Tình huống oái oăm xảy ra, cô phải tình nguyện phá một vụ án trong vòng 48 giờ. Cô tìm đến Nick Wilde – một tên cáo đỏ lừa bịp và ép buộc phải hỗ trợ cô điều tra vụ án. Zootopia hài hước, kịch tích và gửi gắm những thông điệp ý nghĩa như các bộ phim hoạt hình trước đây của Disney. Chủ đề của bộ phim nói về sự định kiến và khuôn mẫu. Trong xã hội chúng ta đang sống, vẫn có sự thiếu công bằng, phân biệt chủng tộc, trọng nam khinh nữ, chẳng qua là chúng ta vẫn chưa để ý kĩ hoặc không quan tâm đến. Khởi đầu với thành công của Zootopia, Disney khép lại cuối năm với bộ phim hoạt hình đình đám không kém Moana. Moana là bộ phim hoạt hình thể loại nhạc kịch, phiêu lưu do Ron Clements, John Musker, Don Hall và Chris Williams đạo diễn. Nội dung bộ phim kể về cuộc hành trình của của cô gái có ý chí mạnh mẽ Moana – con gái của một tộc trưởng trên đảo. Cô cùng á thần Maui vượt qua nhiều hiểm họa giữa đại dương mênh mông để hoàn thành sứ mệnh trao trả trái tim bị đánh cắp của một nữ thần. Tính tới thời điểm này, doanh thu của Moana đã đạt được 402 triệu USD toàn cầu. Không thua kém người anh em, Moana cũng được đề cử ở rất nhiều giải quan trọng tiền Oscars: 6 đề cử tại giải Annie Awards lần thứ 44, 2 đề cử tại Quả cầu vàng 2017 cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất. Moana nhận được nhiều đề cử không kém Zootopia. Nguồn:movies.disney.com Kể từ năm 2002, đây là lần đầu tiên Walt Disney Animation Studios phát hành hai bộ phim trong cùng một năm là Moana và Zootopia. Cả hai phim đều được các nhà chuyên môn đánh giá cao nội dung và hình ảnh. Finding Nemo được dự đoán sẽ nối tiếp chuỗi chiến thắng của Pixar. Nguồn:movies.disney.co.uk Disney có trong tay hai siêu phẩm hoạt hình thành công về mặt chất lượng và doanh thu. Trong số năm đề cử chính thức của Oscars, 2 chiếc vé dành cho nhà Chuột là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ba đề cử còn lại được chia đều cho những ứng cử viên nặng ký khác. Đơn cử là Finding Dory của Pixar. Sau hơn 13 năm kể từ phần đầu Finding Nemo ra mắt, Finding Dory trở lại không tẻ nhạt như một phần ăn theo, bộ phim đáp ứng tất cả các yếu tố để tranh cử tại Oscars. Với chiến thắng thuyết phục của Inside Out tại Oscars 2016, người hâm mộ tin rằng Finding Dory cũng sẽ nối tiếp chuỗi chiến thắng ấn tượng của Pixar. Ngoài ra, một số ứng cử viên tiềm năng khác cũng khiến cuộc đua đến Oscar thêm phần kịch tích và bất ngờ như hoạt hình không thoại The Red Turtle, Kubo and the Two Strings – hoạt hình stop motion đình đám của hãng Laika, Your Name – siêu phẩm hoạt hình đến từ Nhật Bản… Minh N tổng hợp

19 bản thiết kế nhân vật của DIsney

Dưới đây là 19 bản thiết kế của nhân vật Disney đã được thiết kế lại rất nhiều lần trước khi đưa lên bản phim chính thức nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người xem. Qua những hình ảnh này, các bạn sẽ phần nào cảm nhận được việc thiết kế ngoại hình cho các nhân vật làm các họa sĩ đau đầu như thế nào. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D 1. Bạch Tuyết Bản thiết kế gốc của Bach Tuyết (bản chính giữa) cho thấy cô có một đôi mắt rất lớn và đầy mơ mộng. Đây là đặc trưng của các nhân vật hoạt hình nữ cùng thời. 2. Công chúa Aurora Trang phục của công chúa Aurora phản ánh thời trang của thời kỳ xảy ra câu chuyện trong phim (1950) 3. Maleficent Để chọn được tạo hình cuối cùng trên bản phim chính. Ngoại hình của bà tiên độc ác này đã trải một quá trình thay đổi rất nhiều lần. Chỉ 1 chi tiết nhỏ là các nhà thiết kế đã nghĩ gì khi cho bà ta hai cây “thu phát sóng” trên đầu vậy nhỉ? 4. Cruella de Vil Hình ảnh trẻ trung và có phần sexy của mụ nhà giàu mê lông thú đã được già hóa trên bản phim chính thức. 5. Ursula Thiết kế của Ursula trước khi bà trở thành Phù Thủy Bạch Tuộc như trên phim. Có vẻ khả năng biến hình của bà cũng muôn hình vạn trạng nhỉ. 6. Hoàng tử hóa thú trong Người đẹp và quái vật Quái vật của Belle gợi đến hình ảnh người sói nhiều hơn so với bản phim. 7. Belle Một Blelle rất quyết rũ. 8. Gaston Bản thiết kế của Gaston ngoài cùng bên phải được thiết kế dựa trên ngoại hình của các nhân vật hoàng tộc của Pháp – thế kỷ 18 9. Aladdin Bản gốc này cho ra một Aladdin khá trẻ con. 10. Jasmine Bản thiết kế thứ hai của Jasmine có lẽ được lấy cảm hứng từ công chúa sao hỏa của nhà văn Edgar Rice Burroughs hơn là nền văn hóa Ả rập. 11. Genie Tạo hình của thần đèn bên phải trông thật dễ sợ và ám ảnh 12. Pocahontas Một Pocahontas quyến rũ hơn chăng. 13. John Smith 14. Mufasa và Simba Nhìn simba ngố đáo để còn Mufasa có vẻ trầm ngâm, suy tư. 15. Pumbaa và Timon Một Pumba buồn bã và một Timon ngông nghênh. 16. Hoàng tử Naveen Naveen trên bản phác trông lịch lãm và phong độ quá. 17. Tatiana Tatiana trông quyến rũ chưa này. 18. Rapunzel Rapunael trông bí ẩn và hấp dẫn hơn hẳn bản sắc ngây thơ trên phim. 19. Flynn Rider Thiết kế của Flynn cũng trải qua khá nhiều thay đổi, bản thiết kế thứ 2 là dựa trên hình ảnh nam diễn viên Johnny Depp. Người dịch: Minh Phương Nguồn:https://www.buzzfeed.com/briangalindo/19-disney-characters-that-could-have-looked-completely-diffe?utm_term=.ad6jYlwOe#.jq6rYpkR7

13 bài học từ những nàng công chúa Disney

Là một fan ruột của phim hoạt hình Disney, chúng ta đều mê mẩn những bài hát bắt tai, những cái kết có hậu và cả sự tồn tại của khu vui chơi giải trí Disneyland. Nhưng chúng ta đặc biệt cảm ơn những nàng công chúa Disney về những bài học đáng quý mà họ dạy cho mọi thế hệ người xem. Vì chắc hẳn rằng, qua những bộ phim về họ, mỗi người trong chúng ta đã từng ít nhất một lần thấy mình trong đó. Sau đây là một vài bài học mà chúng ta học được qua câu chuyện của họ. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Bài học đầu tiên: Đừng để nỗi sợ chi phối bạn. Đã có bao giờ bạn để nỗi sợ hãi ngăn cản bạn làm những điều mới mẻ, những điều mà mọi người xung quanh từng làm hay thậm chí việc nghĩ đến chuyện xách ba lô lên bắt đầu khám phá thế giới xung quanh mình chưa? Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều người bị những nỗi sợ này điều khiển. Họ luôn làm những chuyện mình đã từng biết, từng làm,… những “vùng an toàn” đối với họ. Nhưng thật ra, nếu bạn chỉ làm những điều trong “vùng an toàn” của mình, bạn sẽ không bao giờ chạm tay vào được những điều mới, có khi sẽ là những điều tuyệt vời làm thay đổi cái nhìn của bạn về thế giới. Nàng Jasmine trong Aladdin không hề để nỗi sợ ngăn bước chân mình. Chỉ một mình cô, trốn ra khỏi toàn lâu đài, khám phá đất nước của mình, quan sát mọi người trong khu chợ sinh hoạt, cách họ sống, làm việc những điều cô chưa từng được biết. Cô ấy hoàn toàn tin tưởng vào bản thân và bạn cũng nên như thế.  Bài học thứ 2: Những người bạn thật sự sẽ không bao giờ làm tổn thương bạn. Đôi khi bạn rất dễ dàng nhận ra những điều tốt đẹp nơi người khác, tuy nhiên, rất khó để bạn nhận ra mục đích ẩn đằng sau những lời nói của một người bạn là gì. Cho đến khi bạn nhận thấy rằng việc ở gần họ chỉ mang lại những cảm xúc tiêu cực cho bạn thì bạn mới khẳng định được điều đó. Sự thật là, những người bạn thật sự sẽ không bao giờ làm tổn thương bạn, hạ thấp bạn hay làm bạn thấy tồi tệ ở bản thân mình. Ta có thấy điều này được thể hiện rất rõ qua bà mẹ Gothel trong Tangel, Ranpunzel rất may mắn khi được bà nuôi dưỡng, dạy dỗ, tuy nhiên kèm theo đó để khiến cho cô sợ hãi thế giới bên ngoài cũng như hoài nghi về khả năng sinh tồn của mình. Bà luôn tìm cách hạ thấp ý chí của Ranpunzel. Cũng rất may mắn cho cô khi một lần duy nhất trong suốt 16 năm cô đã được làm điều mình hằng mong muốn và gặp được hững người bạn tốt hơn, chân thành hơn với trái tim bao dung và rộng mở của họ. Bài học thứ 3: Nếu bạn suy nghĩ về những điều tốt đẹp. Cuộc sống xung quanh bạn sẽ tràn ngập những điều tốt đẹp. Trí tưởng tượng của bạn mạnh mẽ hơn bạn nghĩ rất nhiều đấy. Bạn còn nhớ lúc Bạch Tuyết chạy vào khu rừng u ám, những cảnh tượng hãi hùng và những sinh vật ma quỷ lần lượt hiện lên khiến cô vô cùng hoảng sợ không? Thật ra tất cả là do trí tưởng tượng của cô tạo ra mà thôi. Và sau khi cô bình tĩnh lại, cô nhận ra chúng chỉ là những sinh vật rừng xanh vô hại, không những thế chúng còn giúp cô tìm ra chỗ ở của bảy chú lùn, để nghỉ ngơi. Điều này chứng tỏ rằng, khi trong tâm lý bạn muốn tìm kiếm điều gì, nó sẽ cho bạn thấy những điều ấy. Và nếu bạn muốn đi tìm ánh sáng, nó sẽ kéo bạn ra khỏi bóng tối, hướng bạn vào cuộc sống tươi đẹp và đầy màu sắc. Bài học thứ 4: Lắng nghe quan điểm của người khác, sẽ khiến bạn hiểu nhiều hơn về họ và biết nhiều hơn về cuộc sống.   Trong tranh luận, ít khi nào con người ta tránh được sự cám dỗ của việc phải giành chiến thắng, phải chứng minh rằng ai là người đúng, ai là kẻ sai. Nhưng thực chất là, khi bạn bỏ qua sự cám dỗ của cái chiến thắng ấy. Bạn sẽ nhận ra rằng việc “bạn có đúng hay không” chẳng hề quan trọng. Trong Brave, hoàng hậu Elinor đã không lắng nghe những lập luận của Merida khi cô chống lại việc kết hôn. Bởi vì bà cảm thấy ­rằng Merida không hiểu những gì bà cố gắng nói với con gái mình, và ngược lại. Merida cũng không cảm thấy rằng mẹ lắng nghe cô. Mọi người phải tập lắng nghe và cảm nhận bằng trái tim, trước khi muốn thay đổi suy nghĩ của người khác.   Bài học thứ 5: Không có giấc mơ nào là quá lớn. Ở một diễn biến khác, nơi mà Cinderella sẽ không bao giờ thoát khỏi sự kiềm kẹp của mụ gì ghẻ và cũng không có cái ngày cô bước vào tòa lâu đài dự tiệc, gặp hoàng tử trong mơ của mình và đánh rơi chiếc hài trên bậc thềm tòa lâu đài. Cái kết này có thể đã diễn ra khi có ai đói nói với cô rằng “hãy ngừng mơ mộng viễn vông đi” và khiến cô tin vào điều họ nói. Nhưng không, Cinderella vẫn cứ tiếp tục ước mơ, vẫn tiếp tục hy vọng và tin rằng một ngày tươi đẹp sẽ

Hãng phim hoạt hình Disney

Đã có rất nhiều bài học được rút ra từ câu chuyện của các nàng công chúa Disney. Tuy nhiên, nhìn ra rộng hơn, các nhân vật phản diện cũng mang đến những bài học rất đắt giá từ những sai lầm của họ – những sai lầm khiến họ đánh mất vương quốc, lòng kiêu hãnh và nhiều điều quan trọng khác với họ. Sau đây là 12 bài học đáng nhớ nhất của những kẻ chuyên làm điều ác này: 1. Bài học từ Scar – Lion King : Hãy luôn tận dụng thế mạnh của bạn. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D “Ta rất hài lòng khi thừa hưởng trí khôn của loài sư tử. Tuy nhiên, nếu anh cần bạo lực và sức mạnh, nó nằm ngoài khả năng của ta”. Là một chúa tể sơn lâm thông minh, Scar luôn biết rằng mình không thể dùng sức mạnh để thắng Mufasa – hắn phải tìm con đường khác, tránh việc đối đầu trực tiếp với anh trai mình. Và Scar đã thành công. Hắn đã sử dụng trí khôn của mình một cách “tuyệt vời”, rất xấu xa nhưng “tuyệt vời”. 2. Bài học từ hoàng tử Hans – Frozen – Cố gắng vượt qua cái bóng của anh em mình đôi khi biến ta thành kẻ thủ ác. Hẳn các bạn còn nhớ Hans, chàng hoàng tử đẹp trai nhưng xấu xa trong Frozen. Chắc ai cũng phải giật mình khi hắn trở mặt. Nhưng dù sao thì việc sống trong một gia đình 13 người con hoàng tộc như anh hẳn là một điều rất khó khăn. Disney rất khéo léo khi cho Hans một động cơ rất hoàn hảo, rất thực tế và rất gần gũi đặc biệt trong văn hóa Mỹ. Dù có muốn thừa nhận hay không, giữa các anh em trong một gia đình luôn tồn tại một cuộc ganh đua ngầm với nhau. Có thể là vì một món đồ chơi, một lời công nhận… với Hans đó là một vương quốc riêng cho mình. Chiến thắng trong cuộc đua này với hắn quan trọng đến mức hắn lợi dụng sự cả tin của Anna và sẵn sàng xuống tay ám sát Elsa. 3. Bài học từ Gaston – Beauty and the Beast: Các đám cưới bất ngờ không bao giờ mang lại kết thúc có hậu. Đương nhiên mỗi người trong chúng ta đều yêu thích những người đàn ông chủ động trong chuyện hôn nhân. Tuy nhiên trong Người đẹp và quái vật, đám cưới bất ngờ của Gaston dành cho Belle đã đi quá xa. Tốt nhất hãy để mọi thứ tự nhiên, sự ép buộc không bao giờ mang lại hạnh phúc đâu. 4. Bài học từ Maleficent – Sleeping Beaty: Luôn luôn biết ứng biến trong mọi tình huống. Giải thưởng cho người đàn bà nham hiểm nhất: Maleficent. Đương nhiên cô ta ác đấy, thâm độc và cực kỳ tàn bạo. Trong khi kế hoạch về khung cửi bị phá sản vì nhà vua đốt tất cả các khung cửi trong vương quốc. Bà ta giấu một cái cho riêng mình nằm sâu trong các bức tường phòng ngủ của công chúa. Hay việc một hoàng tử xuất hiện đe dọa phá vỡ lời nguyền – bà lợi dụng lời hứa của anh và công chúa để bắt giam anh. Cuối cùng khi con tin của mình thoát khỏi nhà giam, bà hóa phép biến ra một khu rừng gai nhọn ma mị, hóa rồng chiến đấu với người hùng cứu mỹ nhân. Tuy chiến thắng luôn là phe chính diện nhưng cũng không thể chối bỏ được sự ứng biến linh hoạt của Bà tiên độc ác này trong việc giải quyết vấn đề. 5. Bài học từ Ursula – Little Mermaid: Nếu muốn giữ bí mật, đừng lộ mình quá sớm. Ursulla đã có thể thành công trong việc cưới hoàng tử Eric trong nhận dạng của ma nữ Venessa… Tuy nhiên, cô nàng bị bắt tại trận bới chú bồ nông Scuttle khi đang tự sướng nói chuyện với mình với gương. Thế là mọi chuyện bại lộ và nàng tiên út dốc sức đi cứu hoàng tử trước khi mặt trời lặn. 6. Bài học từ Evil Queen: Trái cây giúp ta trẻ lâu hơn.  Một trong những câu thoại nổi tiếng nhất của Disney: Evil Queen: “Bánh táo chính là điều làm mềm lòng mọi chàng hoàng tử”. Thật ra chưa có ghi chép nào ghi nhận chiến thuật tán tỉnh này của Evil Queen sẽ thành công. Tuy nhiên, bà ta có lý khi đề nghị nàng Bạch Tuyết đang yêu một phương thuốc thần kỳ cho sắc đẹp: một miếng táo. 7. Bài học từ Jafar – Aladdin: Cẩn thận những điều ước của bản thân. Là một quan chức cao cấp của triều đình, một phù thủy phép thuật cao cường, sở hữu ba điều ước tối thượng. Jafar là nhân vật phản diện duy nhất nắm hoàn toàn thế thượng phong trong tay mình, duy chỉ có một sai lầm của hắn chính là để Aladdin sống sót và bị anh chàng lừa một cách ngoạn mục bằng chính điều ước của mình. “Trở thành một thần đèn quyền lực nhất thế gian” nghe bảnh thật đấy nhưng ở trong một cây đèn chật chội thì có hơi chật chội và khó ở đấy Jafar. 8. Bài học từ Hades – Hercules: Đừng bao giờ bắt mấy đứa tôm tép đi làm việc lớn dùm mình. Câu chuyện về tham vọng, anh trai, em trai một lần nữa được tái diễn với Hades – một vị thần cai quản thế giới người chết. Anh của Hades là Zues – người cai quản đỉnh Olympus – nơi mà Hades không được quyền đặt chân đến. Nuôi thù hận từ đó và y cũng biết được ngày nổi dây của

hãng phim hoạt hình Disney và bài học marketing

Benjamin Franklin từng có câu nói nổi tiếng: “Kể tôi nghe và tôi sẽ quên. Dạy tôi và tôi sẽ nhớ. Để tôi cùng tham gia và tôi sẽ học hỏi”. Hẳn là những lời này có thể được ứng dụng trong nhiều mặt của cuộc sống và trong kinh doanh. Với những người làm marketing, có thể nói những bộ phim hoạt hình của Disney là những tác phẩm mà chúng ta có thể “tham gia” và học hỏi rất nhiều. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Mọi người thích được vui và nuôi hy vọng Phim hoạt hình Disney là những câu chuyện tuyệt vời. Con người luôn ao ước những câu chuyện. Disney cũng xuất sắc trong việc tiếp thị những câu chuyện này. Khách hàng thường thích những quảng cáo có thể làm họ vui và họ sẽ đáp lại chúng. Những người khổng lồ về quảng cáo luôn biết rõ điều này và có những quảng cáo là câu chuyện đáng nhớ nhờ vào tính giải trí của chúng. Disney là một nhà giải trí. Họ bán những câu chuyện, những siêu anh hùng từ hành động đến bi kịch. Trong khi đó, chiến dịch marketing mà nhiều công ty triển khai lại khá là buồn chán. Có rất ít tính giải trí trong những quảng cáo mà chúng ta xem. Thậm chí còn không có sắc màu của cá tính trong đó. Quảng cáo truyền thống đã chán và các quảng cáo online hiện nay cũng không khá hơn. Và những thương hiệu biết làm người xem quảng cáo vui trở thành ngoại lệ. Những ký ức sống mãi Disney tuyệt vời vì các bộ phim của họ liên hệ đến bạn ở một góc độ cá nhân. Từng bộ phim đọng lại trong bạn với những nhân vật được ghi khắc mãi trong ký ức. Sau bao nhiêu năm Mickey Mouse vẫn còn là một biểu tượng, một minh chứng vĩ đại với những gì mà Disney đã làm với một nhân vật hoạt hình. Sự thật thì ý tưởng sử dụng các mascot thể thao được vay mượn trực tiếp từ Disney – từ sự liên quan ở góc độ cá nhân của các nhân vật Disney với khán giả. Ý tưởng mascot cũng rất hữu hiệu cho các nhà làm tiếp thị nếu được sử dụng tốt. Đồng lòng vì một mục tiêu chung là điều quan trọng Tại các công viên chủ đề của Disney, khách hàng là khách, công việc là “vai diễn”, nhân viên là “diễn viên” và mọi thứ họ làm đều cho thấy một phương pháp. Tại Disney Studios và Pixar, mọi người cùng làm việc cật lực để tạo nên những bộ phim làm say mê, chinh phục và “thôi miên” khán giả. Mọi người nói cùng một ngôn ngữ, mỗi người có một vai trò. Disney vẫn sử dụng phương pháp “top-down” (phân tích hay suy diễn) để mang lại cho đội ngũ sự tự do gần như không giới hạn. Họ cùng nhau mạo hiểm, họ đến với những ý tưởng mà đôi khi đi ngược dòng chảy vốn được chấp nhận. Tiếp thị cần hội nhập vào mọi chức năng – bộ phận khác của doanh nghiệp. Nhưng tại hầu hết doanh nghiệp, tiếp thị chỉ là một chức năng – bộ phận riêng lẻ. Phim Disney vui nhộn Trong niềm vui tồn tại giá trị. Phim Disney đưa bạn đến thế giới khác, cho bạn một “liều thuốc” phi thực giữa thời gian thực. Disney sử dụng từ thể loại hành động, bi kịch, cảm xúc, hoạt hình cho đến hiệu ứng âm thanh, kỹ thuật số và cả các phiên bản 3D để giữ cho người xem nhập cuộc. Đó là những câu chuyện hấp dẫn của các anh hùng và tên đểu giả, của cái tốt chống lại cái xấu và có khi là sự tự vấn sâu sắc. Các trailer, poster, sản phẩm có thương hiệu Disney và các công cụ marketing khác trước và sau khi công chiếu phim đều là các sự kiện mang tính hành động và kịch tính. Họ tung ra những tư liệu “behind-the-scene”, phỏng vấn đoàn làm phim… theo kiểu “chúng tôi đã làm điều đó như thế nào” trên kênh YouTube và các kênh truyền hình giải trí khác. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp làm marketing theo cách họ làm kế toán. Chuẩn mực một cách cứng nhắc. Không trái tim, không linh hồn. Không phải tất cả các ngành hàng đều có thể tự do mang lại “sự vui vẻ”, nhưng luôn có cách để phát triển các kế hoạch marketing tương tác cao – sử dụng cả hoạt động truyền thống và trực tuyến để làm cho marketing nổi bật. Không có gì có thể buộc một doanh nghiệp trông nhàm chán, ngoại trừ sự thiếu tưởng tượng. Disney ưu tiên sự tưởng tượng Thậm chí những ngành hàng khô chán nhất vẫn có thể tìm cách để nội dung marketing và sự xuất hiện trên mạng xã hội trở nên nổi bật hơn. Hãy viết như bạn nói! Hãy đặc biệt! Hãy để sự hài hước lên tiếng! Hãy kể câu chuyện của bạn đầy tính hình tượng! Nếu nói rằng “bản chất thương hiệu này vốn khô khan” thì đó là một lời “thoái thác”. Vì mọi thứ đều là một cơ hội. Mickey Mouse tai to có thể cũng đã nhàm chán. Nhưng cậu ấy không chán chút nào sau ngần ấy năm tháng. Đơn giản là Disney không biết từ “chán”. iPhone của Apple cũng thế. Thậm chí nhiều thập niên sau, chúng ta vẫn yêu Disney vì chúng ta yêu sự tưởng tượng. LONG HỒ (theo Entrepreneur)/DNSGCT – Báo Doanh Nhân Sài Gòn  Nguồn:http://www.doanhnhansaigon.vn/marketing-pr/disney-va-bai-hoc-marketing-vo-gia/1098784/

Ronnie del Carmen va Peter Docter

Inside out của hãng phim Pixar đã giành được danh hiệu Phim hoạt hình hay nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 88, năm 2016. Vậy đứng sau thành công của Inside out là những ai? Họ đã làm như thế nào để đưa Inside out chạm vào cảm xúc của người xem? Trở lại sau hai năm vắng bóng, Pixar không làm người hâm mộ thất vọng khi có sự đầu tư kỹ càng từ hình ảnh đến kịch bản để cho ra đời Inside out vào mùa hè 2015. Bộ phim thành công khi đã chạm tới tận cùng cảm xúc của người xem, cho họ lắng đọng với những khoảng thời gian ký ức của bản thân. Bên cạnh đó, ngay khi vừa xuất xưởng, Inside out đã thu về 91 triệu USD và trở thành phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại của hãng Pixar, cao hơn doanh thu của The Incredibles, Finding Nemo và Up. Mới đây nhất, tại lễ trao giải Oscar lần thứ 88, năm 2016, Inside out đã đánh bật các ứng viên nặng ký khác như Anomalisa, Boy & the World, When Marnie was there, Shaun the Sheep Movie. Không những vậy, Inside out còn được đề cử ở hạng mục Kịch bản gốc hay nhất. [spacer] Một bản nhạc về ký ức của giai đoạn trưởng thành Inside out là bộ phim kể về cô bé Riley 11 tuổi chuyển nhà từ Minnesota đến San Francisco. Rời xa ngôi nhà thân quen và những người bạn thuở nhỏ để tới một nơi xa lạ, điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của cô bé. Như tất cả mọi người, giai đoạn trưởng thành của Riley chịu sự chi phối của năm cảm xúc đặc trưng: Vui vẻ (Joy), Buồn bã (Sadness), Chảnh chọe (Disgust), Giận dữ (Anger), Sợ hãi (Fear). >>> Xem thêm: Inside Out và 8 bài học cảm xúc Inside out như một bản nhạc về sự trưởng thành, về những niềm vui, nỗi buồn đã từng xảy ra trong quá khứ. Những ký ức dù vui hay buồn cũng sẽ bị chìm sâu trong quên lãng và biến mất như chưa từng xuất hiện. Tuy nhiên cũng có những kỷ niệm luôn bên cạnh chúng ta như những người bạn. Giai đoạn trưởng thành luôn phải đối đầu với những trải nghiệm khó khăn, gian khổ và có cả nước mắt. Nhưng chỉ cần sống với cảm xúc thật của bản thân thì chúng ta mới có những ký ức tuyệt đẹp và trong sáng nhất. Đằng sau thành công của Inside out là sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ làm phim, đặc biệt là những họa sĩ, đạo diễn. Trong đó, chúng ta phải nhắc đến tài năng và sự hợp tác hoàn hảo của họa sĩ Ronnie del Carmen và đạo diễn Pete Docter. [spacer] Người “nhào nặn” một Inside out giàu cảm xúc [spacer] Pete Docter – đạo diễn tài ba của hãng phim hoạt hình Pixar. [spacer] Pete Docter là một đạo diễn, họa sĩ hoạt hình, biên kịch, nhà sản xuất và diễn viên lồng tiếng người Mỹ. Là một người tài năng khi là nhân tố quan trọng trong quá trình sáng tạo ra những tác phẩm xuất sắc của Pixar như Monster Inc., Up… Ông là một trong 3 biên kịch chính đằng sau ý tưởng của Toy Story, và phần nào xây dựng nhân vật Buzz Lightyear dựa trên chính mình. Ông từng nhận được 6 đề cử Oscar với một chiến thắng trong hạng mục Phim hoạt hình hay nhất dành cho Up. Trước khi gia nhập Pixar, ông từng tạo ra 3 bộ phim hoạt hình không sử dụng công nghệ máy tính là Next Door, Palm Spring và Winter. Ông tự học hoạt hình, tự làm flip book và các đoạn hoạt hình ngắn bằng một máy quay phim gia đình. Khi tạo hình cho nhân vật, ông thường đặt một tấm gương trên bàn và nhìn vào đó để tạo ra khuôn mặt cho các nhân vật của mình. [spacer] Người cộng sự hoàn hảo của Pete Docter [spacer] Họa sĩ Ronnie del Carmen – đồng đạo diễn Inside out Ronnie del Carmen là một họa sĩ người Philippines. Tuy tốt nghiệp ngành quảng cáo nhưng chính đam mê làm phim đã thôi thúc ông chuyển hướng. Năm 2000, ông gia nhập Pixar sau khi kết thúc làm việc cho hãng Warner Bros với loạt phim hoạt hình Batman. Trở thành thành viên của Pixar, ông nắm giữ vị trí giám sát câu chuyện cho tác phẩm Finding Nemo và góp mặt trong những dự án phim hoạt hình lớn của hãng như Ratatouille, Wall-E, Brave… Năm 2009, với vị trí giám sát câu chuyện và nghệ sĩ vẽ storyboard cho phim Up cùng đạo diễn Pete Docter, mở đầu cho sự hợp tác hoàn hảo của cả hai. Thành công của Up đã thôi thúc cả hai tiếp tục hợp tác với câu chuyện mà các nhân vật chính là những cảm xúc bên trong tâm trí mỗi người. Inside out ra đời từ ý tưởng đó và được triển khai trong 5 năm. Nói về quá trình làm việc với Pete Docter, ông cho biết “Thực sự là làm một bộ phim trong 05 năm rất vất vả, với bất kỳ dự án phim nào cũng vậy. Tôi rất may mắn vì Pete Docter biết cách phối hợp ăn ý. Làm việc với anh ấy rất vui. Có nhiều thử thách mà chúng tôi phải đối mặt khi làm việc cùng nhau như việc chọn các nhân vật chính, triển khai ý tưởng câu chuyện. Mỗi cá nhân đều có sự khác biệt riêng nhưng may mắn là tôi và Pete có rất nhiều điểm chung. Bộ phim là một hành trình tuyệt vời của chúng tôi” (Theo Vnexpress.net) >>> Tìm hiểu thêm: Lớp Học

Một trong những bộ phim đang khiến cho khán giả chờ đợi trong mùa xuân năm nay chính là Zootopia từ ông trùm giải trí Disney. Không giống như các phim hoạt hình khác, Zootopia sẽ mang hơi hướng cổ điển pha lối kể chuyện hài hước và hình ảnh độc đáo, cùng với đó là chuyến phiêu lưu kỳ thú của hai nhân vật chính: Cô thỏ cảnh sát Judy Hopps và cùng cậu Cáo ngổ ngáo Nick Widle. Trailer đầu tiên vô cùng thú vị và độc đáo của Zootopia Link trailer Zootopia: >>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học làm phim hoạt hình 3D Teaser trailer của bộ phim được ra mắt theo phong cách rất độc đáo, Walt Disney đã sử dụng hình ảnh của 2 nhân vật chính là cáo Nick Widle và thỏ Judy Hopps cùng những từ ngữ minh họa ngắn gọn trong tiết tấu nhạc nhanh chậm liên tục. Nhà Chuột cũng đã hé lộ một phân cảnh hài hước của cặp đôi này khi Judy Hopps tức giận bắn tiêu “xử” Nick Widle. Zootopia là một thành phố kì lạ, không giống bất kì thành phố nào trước đây của thế giới Walt Disney. Nơi đây là khu đô thị vui vẻ của các loài động vật, một xã hội được cấu tạo một cách rất nề nếp từ những loài to lớn như voi, tê giác, cho đến những loài nhỏ bé như chuột, thỏ…. Cho đến một ngày, cô cảnh sát thỏ Judy Hopps xuất hiện, thành phố Zootopia đã có những thay đổi hoàn toàn. Cô cùng người bạn đồng hành – chú cáo đầy “tiểu xảo” Nick Widle (do Jasson Bateman lồng tiếng) đã cùng nhau phiêu lưu trong một vụ kỳ án, với mong muốn thiết lập lại trật tự cho thành phố Zootopia. Đạo diễn Rich Moore chia sẻ: “Các nghệ sĩ và họa sĩ trong đoàn làm phim đã thực hiện hàng nghìn nghiên cứu khác nhau để có thể tích hợp chính xác những hành động, suy nghĩ của từng loài vào mỗi nhân vật của chúng tôi. Thế giới của Zootopia sẽ thật tuyệt vời! Nó là một “vòng tròn” mở để kết nối mọi màu sắc trên thế giới này với tất cả mọi người. Bộ phim dự kiến sẽ khởi chiếu vào ngày 04.03.2016 tại các cụm rạp Việt Nam.

The Jungle Book 4

Disney vừa chính thức ra mắt trailer đầu tiên của bộ phim The Jungle Book, chuyển thể từ cuốn truyện thiếu nhi nổi tiếng cùng tên lừng danh thế giới cuối thế kỷ 19. Phiên bản The Jungle Book (2016) lần này theo chân cuộc phiêu lưu của cậu bé mồ côi Mowgli vô tình bị lạc vào rừng rậm. Tại đây, Mowgli được nuôi nấng và được dạy cách tồn tại nhờ sự giúp đỡ của bầy sói, một con gấu, và một con báo đen. Mowgli và những người bạn của mình sẽ trải qua cuộc phiêu lưu hết sức gay cấn trong lòng những cánh rừng già hùng vĩ của Ấn Độ. Trong trailer đầu tiên vừa được tung ra, khán giả sẽ được chiêm ngưỡng những khuôn hình tuyệt đẹp về rừng già hùng vĩ với bao hiểm nguy chất chứa. The Jungle Book hứa hẹn sẽ là sự hòa trộn giữa diễn xuất của người thật với công nghệ hình ảnh CGI nhằm tạo ra những động vật và cả thiên nhiên hoang dã giống y như thật. Bộ phim sử dụng những công nghệ và kỹ thuật kể chuyện mới nhất, dẫn dắt khán giả đắm chìm trong một thế giới tươi tốt và đầy mê hoặc. >>> Tìm hiểu thêm: Lớp nghệ thuật sáng tạo kịch bản hấp dẫn và lôi cuốn Trở lại với dòng phim bom tấn, đạo diễn Jon Favreau (đạo diễn của Iron man 1&2) cùng ê-kip sẽ xây dựng thế giới rừng xanh hùng vĩ và bí ẩn chứa đầy nguy hiểm nhưng cũng rất lãng mạn nên thơ. Ngoại trừ nhân vật cậu bé Mowgli được thủ vai trực tiếp bởi Neel Sethi, hầu hết các nhân vật còn lại trong The Jungle Book sẽ được lồng tiếng bởi các ngôi sao hàng đầu Hollywood hiện nay. Kiều nữ Scarlett Johansson (The Avengers) sẽ lồng tiếng cho nhân vật trăn không lồ Kaa, huyền thoại Bill Murray (Ghost Buster) – gấu Baloo, Idris Elba (Pacific Rim) – cọp Sheran Khan và Ben Kingsley (Iron man 3, Shutter Island) – báo đen Bagheera. Bộ phim được ấn định ra mắt vào đầu năm 2016 và dự kiến khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 15-4-2016 dưới định dạng 2D, 3D, IMAX 3D và phiên bản lồng tiếng Việt. Link trailer:

Những nàng công chúa, những chàng hoàng tử cùng các vị hoàng thân đến từ thế giới thần tiên trong các bộ phim hoạt hình Disney đã làm mê mẩn biết bao thế hệ trẻ em (và cả người lớn) trên toàn thế giới. Bạn có biết rằng để thổi hồn sự sống vào một nhân vật hoạt hình trên màn ảnh rộng đòi hỏi sự tận tụy, cống hiến và sức sáng tạo của hàng trăm người trong một đội ngũ làm phim hoạt hình? Từ Concept art đến các Khung hình hoàn chỉnh, chúng ta hãy cùng xem và hình dung phần nào quá trình các nhà làm phim hoạt hình đã biến cảm hứng thành hiện thực ra sao nhé. [spacer] Công chúa Elsa trong Frozen [spacer] [spacer] Nàng Belle và Quái Vật trong Beauty and the Beast – Người Đẹp và Quái Vật [spacer] [spacer] Vua Thủy tề trong The Little Mermaid – Nàng tiên cá [spacer] [spacer] Chú nai Bambi trong Bambi [spacer] [spacer] Nàng Lọ Lem – Cinderella trong Cinderella – Cô bé Lọ Lem [spacer] [spacer] Simba và Mufasa trong The Lion King – Vua sư tử [spacer] [spacer] Hoàng tử Phillip và công chúa Aurora trong Công chúa ngủ trong rừng [spacer] [spacer] Vua khỉ Louie trong The Jungle Book – Câu chuyện rừng xanh [spacer] [spacer] Tiana và Hoàng tử Naveen trong The Princess and the Frog [spacer] [spacer] Công chúa Rapunzel trong Tangled [spacer] [spacer] Vanellope von Schweetz trong Wreck-it Ralph [spacer] [spacer] Như Hoàng dịch (disney.com) Link gốc: http://blogs.disney.com/oh-my-disney/2015/11/05/disney-royals-from-concept-art-to-final-frame/

John Lasseter – nhà đồng sáng lập hãng Pixar (Ảnh: Internet) [spacer] Thời đại hoàng kim của hoạt hình 3D Giữa tháng 4/2013, Công ty Disney quyết định giải thể hoàn toàn bộ phận hoạt hình 2D. Xem như nghệ thuật hoạt hình 2D đỉnh cao đã đến điểm dừng. Hoạt hình 3D đang từng bước thay thế hoạt hình 2D trở thành “hoạt hình truyền thống”. Trong những cố gắng cuối cùng nhằm thăm dò thị trường hoạt hình 2D, bộ phận hoạt hình 2D tại Disney thực hiện phim ngắn Paperman (2013). Phim Paperman là sự phối hợp nhuần nhuyễn của hình vẽ tay với vật thể và cảnh nền tạo bởi mô hình 3D trên máy tính. Những họa sĩ 2D làm phim Paperman hòa nhập vào thế giới 3D bằng cách… vẽ nét cho mô hình nhân vật 3D thô, làm cho hoạt hình 3D trở thành hoạt hình 2D! Paperman đoạt giải Oscar 2013 cho phim hoạt hình ngắn hay nhất, thu hút nhiều triệu lượt xem trên YouTube. Tuy nhiên, các dự án phim truyện của bộ phận hoạt hình 2D tại xưởng hoạt hình Disney (Disney Animation Studios) vẫn không thuyết phục được nhóm lãnh đạo Disney. Dường như mọi kịch bản đề xuất đều có thể thực hiện tốt hơn hẳn bằng hoạt hình 3D! Sau thời gian dài cân nhắc, Disney đã quyết định cho nghỉ việc những họa sĩ 2D tài năng cuối cùng, những người từng tạo ra thời phục hưng rực rỡ của Disney trong thập niên 1990, những người đã tạo ra Beauty and the Beast (1991), Aladdin (1992), Lion King (1994), Pocahontas (1995), Tarzan (1999),… Như để khẳng định sức sống mạnh mẽ của hoạt hình 3D, giải Oscar 2015 dành cho phim hoạt hình hay nhất thuộc về phim Big Hero 6 của xưởng hoạt hình Disney Animation Studios có công rất lớn của John Lasseter – nhà đồng sáng lập hãng Pixar. Big Hero 6 – thành tựu mới nhất của Disney có sự góp công không nhỏ của “đứa con lưu lạc” John Lasseter. [spacer] “Đứa con lưu lạc” Nhắc đến Walt Disney Animation Studios thì phải nói đến John Lasseter, giám đốc sáng tạo của hãng. Nhưng câu chuyện được ít người biết đến chính là hãng phim được thành lập từ 1923, nơi Lasseter bắt đầu công việc sau khi tốt nghiệp, đã sa thải ông. Câu chuyện như sau: Từ thuở bé, John Lasseter (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1957) luôn mơ ước trở thành họa sĩ hoạt hình. Năm 1975, khi biết Viện Nghệ thuật California mở khóa đào tạo họa sĩ hoạt hình đầu tiên, do các họa sĩ bậc thầy của Disney (Eric Larson, Frank Thomas và Ollie Johnston) trực tiếp giảng dạy, Lasseter lập tức ghi danh. Khi tốt nghiệp, Lasseter được nhận vào Disney, tham gia làm phim The Fox and the Hound (1981) với vai trò họa sĩ động tác. Tại Disney, Lasseter nhận thấy từ sau phim 101 Dalmatians (1961), các phim hoạt hình bắt đầu lặp đi lặp lại một phong cách. Anh muốn tìm kiếm những yếu tố mới. Cùng với họa sĩ kỳ cựu Glen Keane, Lasseter thực hiện vài phim ngắn, thử nghiệm phối hợp nhân vật vẽ tay với cảnh nền có chiều sâu tạo bởi phần mềm 3D. Từ những thử nghiệm cùng Lasseter, Keane sử dụng cảnh nền 3D một cách hoàn hảo trong phim The Great Mouse Detective (1986). Tuy nhiên, việc làm “tự tiện” của Lasseter ở xưởng phim không theo kế hoạch nào, khiến những người quản lý khó chịu và Lasseter phải rời Disney. Sau khi nghỉ việc ở Disney, John Lasseter vui mừng được biết nhóm Pixar ở Lucasfilm dự định làm một phim hoạt hình 3D ngắn, chỉ hai phút. Phim sẽ có nhân vật và cảnh nền được tạo lập hoàn toàn trong không gian 3D của máy tính. Lasseter trở thành họa sĩ diễn xuất duy nhất trong dự án thử nghiệm của Pixar. Khâu tạo ảnh (render) cho phim được thực hiện bởi phần mềm của Pixar, chạy trên các máy tính mạnh nhất vào thời đó (một máy Cray và mười máy VAX). Kết quả là phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới, mang tên The Adventures of André and Wally B (1984), gây ấn tượng mạnh trong giới sản xuất phim về khả năng của công nghệ hoạt hình 3D. The Adventures of André and Wally B phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới  Năm 1986, khi Lucasfilm gặp khó khăn về tài chính, không thể duy trì hoạt động của nhóm Pixar, “thần hộ mệnh” lại xuất hiện: Steve Jobs – người sáng lập Công ty Apple. Lúc đó, Jobs không còn làm việc cho Apple và đang điều hành công ty mới của mình, mang tên NeXT. Hiểu rõ giá trị của máy tính Pixar và phần mềm Pixar, Jobs đồng ý mua lại nhóm Pixar với giá 5 triệu USD, thành lập công ty Pixar, hướng đến thị trường máy tính cao cấp, phục vụ cho những nhu cầu chuyên biệt. Jobs cấp cho Pixar vốn ban đầu 5 triệu USD, giao cho Edwin Catmull điều hành mọi việc ở Pixar. Bộ ba Edwin Catmull  – Steve Jobs – John Lasseter [spacer] Thành công của Toy Story đánh dấu một kỷ nguyên mới Trong thời gian đầu, ngoài Disney và vài viện nghiên cứu, Pixar không tìm được khách hàng để bán máy tính Pixar và phần mềm Pixar. Phim hoạt hình 3D ngắn dùng cho quảng cáo dần dần không còn là ưu thế riêng của Pixar. Lợi nhuận từ Pixar không tỏ ra có triển vọng, Steve Jobs đã dự định “rao bán” Pixar cho những công ty lớn, có thể là Microsoft hoặc Sun Microsystems. Trước tình trạng như vậy, Catmull băn khoăn tìm hướng đi cho Pixar, dù ông biết

Bambi là một phim hoạt hình thứ 5 của hãng hoạt hình Walt Disney sản xuất vào năm 1942, dựa vào truyện cùng tên của Felix Salten. Bộ phim được phát hành lại vào nhiều năm sau đó, gần đây nhất là năm 2005. Phần tiếp theo của bộ phim, Bambi II, đã được sản xuất để phát hành thẳng dưới dạng đĩa hình năm 2006. Nội dung của phim xoay quanh câu chuyện về Bambi – một chú nai con ngây thơ và có phần nhút nhát. Bambi sống trong một khu rừng tươi đẹp và kết bạn với khắp các loài và muông thú trong rừng. Cha của Bambi là một chú nai dũng mãnh và là vua của khu rừng. Một hôm, mẹ của Bambi qua đời trong một trận bão lớn và rơi vào tay bọn thợ săn độc ác. Trải qua mất mát lớn, Bambi từ một chú nai con nhút nhát của ngày nào giờ đã trưởng thành và thay cha đem đến sự bình yên cho khu rừng. Hôm nay, chuyên mục học vẽ truyện tranh của Comic Media Academy sẽ hướng dẫn bạn vẽ phiên bản chibi của chú nai con Bambi ngây thơ, nhút nhát ngày nào. Chắc chắn Bambi sẽ trông thật đáng yêu trong tạo hình này. Cùng thực hiện nhé!^^ Các bước vẽ chú nai Bambi theo phiên bản chibi cực đáng yêu: Bước 1: Bắt đầu với việc vẽ các đường hướng dẫn các hình dạng. Vẽ hình dạng đầu và thân, sau đó phác họa các hướng dẫn trên khuôn mặt và cổ. Bước 2: Sử dụng các đường hướng dẫn, bắt đầu vẽ các hình dạng của khuôn mặt chibi Bambi cùng với mõm và phần sau của đầu. Bước 3: Hoàn thành các hình dạng đầu bằng cách vẽ các tai lớn và một số tóc phồng trên đầu. Bước 4: Tiếp theo, vẽ mắt to tròn của Bambi chibi, sau đó làm cho các vòng ngoài trên phần trên của mắt chú nai. Đừng quên hàng mi cong dài. Bước 5: Chi tiết bên trong đôi tai của Bambi, sau đó thực hiện các dấu hiệu trên mặt, quanh mũi và vẽ tròng mắt to tròn ngây thơ của chú nai. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Bước 6: Bây giờ, chúng ta vẽ cơ thể của Bambi chibi, bắt đầu với cổ. Sau đó, vẽ chiếc đuôi của chú nai huyền thoại. Bước 7: Bây giờ, việc bạn cần làm là vẽ chân lùn mập, bụng, và mông của Bambi. Bước 8: Xoá bỏ các nguyên tắc và định hình bạn đã tạo ở bước một, sau đó vẽ những phần còn lại của các dấu hiệu trên cơ thể của Bambi với các điểm và móng guốc. Bước 9: Cuối cùng, việc bạn cần làm là vẽ màu cho chú nai Bambi giống như gam màu trong hình. Như vậy, bạn đã hoàn thành bản vẽ chibi của chú nai Bambi cực kì đáng yêu rồi nhé! Để phát triển đam mê vẽ truyện tranh, các bạn có thể đăng ký Lớp học vẽ truyện tranh ngắn hạn nhé. Chúc các bạn thành công! ^^ Quà tặng mùa hè dành cho các bạn ở TPHCM: Viện Truyện tranh và Hoạt hình chân thành cảm ơn sự ủng hộ, quan tâm của bạn đến các lớp học vẽ do Viện tổ chức. Viện trân trọng gửi đến bạn quà tặng đặc biệt khi đăng ký Lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics căn bản, chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho các bạn từ 9 – 14 tuổi. [spacer] Quà tặng: Phiếu giảm giá 500.000đ Lớp học vẽ truyện tranh manga/comics căn bản Thời lượng học: 3 tháng Lịch học: 9:00 – 11:00 và 14:00 – 16:00 ngày thứ 7 – Chủ nhật hàng tuần (Khi đăng ký bạn chọn một trong hai giờ học này nhé) Địa điểm học: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Thời gian áp dụng: Từ 18/07 – 31/07/2016 Hotline liên hệ: 090.273.8806 [spacer] Nguồn: Dragoart Dịch: Mộng Diệp – CMA

Mặc dù Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy 2015 đã chính thức khép lại vào cuối tuần trước, một vài thông tin về những bộ phim đặc sắc đã được tiết lộ trong dịp liên hoan này. Và hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu với bộ phim hoạt hình được mong chờ nhất năm 2016 – Zootopia. Zootopia-Bộ phim hoạt hình có nhân vật chính là các loài động vật biết nói của Disney. Theo trang Variety, đạo diễn Byron Howard và Rich Moore đã có mặt tại Annecy và công bố những hình ảnh đầu tiên của bộ phim mới nhất của Disney – “Zootopia”, qua đó người xem có thể nhận ra hãng phim danh tiếng này đang quay lại thể loại phim hoạt hình quen thuộc với nhân vật là những loài động vật biết nói. Theo lời một trong hai vị đạo diễn, lí do Disney chưa sản xuất một bộ phim hoạt hình nào về chủ đề này trong một khoảng thời gian dài đã thôi thúc ông thực hiện “Zootopia”. Đạo diễn Byron Howard cũng nói thêm: “Tôi đã cố gắng hết sức mình để có thể thực hiện một bộ phim với động vật đóng vai trò chủ đạo tại Disney trong suốt thời gian dài vừa qua.”. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Những hình ảnh trong phim được hé lộ Bộ phim về những loài động vật có thể nói chuyện là một trong những thể loại hoạt hình John Lasseter thề sẽ loại bỏ khỏi danh sách của mình vào những ngày đầu thành lập Pixar (mà tại thời điểm này, những bộ phim thuộc thể loại này đang đạt tới đỉnh cao trong ngành phim ảnh). Trong khi thể loại phim về những loài đồng vật biết nói đang có xu hướng suy giảm trong thời gian gần đây, nó vẫn đóng một vai trò chủ lực trong ngành công nghiệp phim hoạt hình và nhiều hãng phim khác vẫn đang rất thành công khi áp dụng vào các sản phẩm của mình. Vì vậy mọi người có thể giả định nếu đạo diễn John Lasseter có bao giờ thực hiện một bộ phim thuộc thể loại này dưới thời của ông, hẳn đó phải là bộ phim có ý tưởng mạnh mẽ để cốt truyện có thể độc đáo hơn những bộ phim khác cùng loại. Và “Zootopia” là một trong những bộ phim có thể chứng minh được điều đó. Phim hoạt hình lấy bối cảnh xã hội không có bóng dáng con người Có thể nhận thấy trong teaser đầu tiên của phim, “Zootopia” lấy bối cảnh tại một xã hội của những loài động vật mà không hề có bóng dáng của con người, nhưng xã hội ấy lại phát triển và hiên đại, gợi nhớ đến xã hội loài người hiện nay (với một vài thay đổi nhất định). Để phù hợp với một bộ phim hoạt hình có quy mô lớn thế này, các nhà làm phim đã phải tiến hành những đợt nghiên cứu thực tiễn. Đặc biệt, họ còn ghé thăm những công viên bảo tồn động vật hoang dã nội địa, quan sát những loài như ngựa vằn, báo và hươu cao cổ trong môi trường tự nhiên tại Kenya. Tất cả những nghiên cứu này giúp các nhà làm phim nắm bắt được các đặc điểm về bản tính cũng như là các chuyển động tự nhiên của mỗi loài động vật, sau đó áp dụng những thuộc tính của con người vào chúng (như đi bằng hai chân). Các đề tài nóng của xã hội được lồng ghép khéo léo trong bộ phim Nhưng với tất cả những cơ hội để tạo nên một bộ phim hài hước, độc đáo, “Zootopia” được sản xuất với mục đích hướng tới những chủ đề đang sôi nổi trong xã hội thực tại là sự rập khuôn chủng tộc và lòng khoan dung. Đạo diễn Rich Moore giải thích thêm: “Vấn đề lớn nhất được đề cập trong phim chính là thành kiến, khi các loài động vật rất dễ dàng rập khuôn nhau”. Cảnh sát thỏ Judy chạm trán với chú cáo xảo quyệt Nick Wilde Và thông qua việc sáng tạo một xã hội có nhiều xáo trộn của những loài động vật khác nhau, các nhà làm phim hi vọng sẽ truyền tải đến khán giả một thông điệp ý nghĩa về những suy nghĩ rập khuôn trong xã hội và tìm cách vượt qua chúng để có các nhìn đúng đắn hơn. Cũng như trong phim khi Judy Hopps (do Ginnifer Goodwin lồng tiếng) mới đến thành phố và trở thành cảnh sát thỏ đầu tiên bên cạnh những loài khác như tê giác và trâu. Quyết tâm thực hiện giấc mơ của mình, Judy chấp nhận làm mọi việc và tình cờ chạm trán với chú cáo xảo quyệt Nick Wilde (Jason Bateman). Cả hai phải gác lại định kiến của mình với đối phương để làm sáng tỏ những bí ẩn của Zootopia. Bộ phim sẽ được ra mắt vào năm tới “Zootopia” không phải là bộ phim duy nhất lấy chủ đề về những loài động vật biết nói sẽ được ra mắt vào năm tới. Thật chất, năm 2016 sẽ đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của thể loại này (với nhiều hình thức khác nhau). “Kung Fu Panda 3”, “Ratchet & Clank”, “The Secret Life of Pets”, “The Nut Job 2”, “Ice Age 5” và “Finding Dory” là những bộ phim với nhân vật chính là những loài động vật đa dạng khác nhau. Đây hẳn là ví dụ điển hình nhất để khẳng định những xu hướng cũ và mới trong phim hoạt hình thay đổi nhanh chóng như thế nào. “Zootopia” dự kiến khởi chiếu vào ngày 4/3/2016. Mời các bạn xem trailer của phim hoạt hình Zootopia: >>>

Sau 20 năm phát hành, nhân vật và cốt truyện của bộ phim vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển không ngừng của hãng phim danh tiếng. Năm 1938, Walt Disney phát hành bộ phim hoạt hình dài đầu tiên, một dự án với tên gọi “Sự điên rồ của Disney” nhờ vào niềm tin của hãng phim về những tham vọng của mình sẽ được chứng minh theo dòng lịch sử. Nhưng thay vì thế, “Snow White and the Seven Dwarves” đã trở thành bộ phim thành công nhất của năm, thu về 8 triệu USD và lập nên một hiện tượng văn hóa mới của thế giới: những nàng công chúa của Disney. Một cảnh trong phim hoạt hình “Snow White and the Seven Dwarves” “Snow White” là một điểm sáng của ngành hoạt hình lúc bấy giờ, nhưng phải mất một thời gian để Disney thừa nhận tiềm năng của những dự án xoay quanh nhân vật nữ chính, và mất 12 năm tiếp theo trước khi hãng cho ra mắt một bộ phim mới với nhân vật nữ chính được ra mắt vào năm 1950 – “Cinderella”. “Beauty and the Beast” (1991) được phát hành sau “Snow White” nửa thập kỉ đã giúp Disney đạt được bảy giải thưởng Oscar danh giá tại Giải thưởng Viện Hàn Lâm năm 1939, nhưng chỉ có sáu bộ phim của Disney trong tổng số 32 phim là tập trung chủ yếu vào những câu chuyện với nhân vật chính là nữ giới. Tuy nhiên, đây cũng là một thành công khổng lồ của hãng khi thu lại 425 triệu USD so với ngân sách 25 triệu USD hãng đã bỏ ra, và sự thành công của bộ phim đã truyền một cảm hứng mới để hãng phát triển một mối tình lãng mạn khác với một nhân vật nữ chính mạnh mẽ và thuyết phục. Và kết quả là “Pocahontas” ra đời, kể về nước Mỹ vào thời kì đầu đầy kịch tính với nhân vật chính là một người phụ nữ Mỹ bản địa cùng người đồng hành của mình và thủy thủ đến từ Anh tên John Smith.  Pocahontas – nhân vật chính của bộ phim hoạt hình cùng tên Khi “Pocahontas” được phát hành vào ngày 23/6/1995, bộ phim đã bị chỉ trích vì những tình tiết không đúng với lịch sử như độ tuổi của Pocahontas cũng như mối quan hệ với John Smith. Điều này đã lấn áp sự thật rằng Disney lần đầu tiên thực hiện một bộ phim với nhân vật chính được dựa trên một người phụ nữ trưởng thành, và là một người da màu. Đó cũng là lần đầu tiên hãng phim danh tiếng sản xuất một bộ phim về một nhân vật có thật trong lịch sử. “Pocahontas” có thể đã hư cấu một số chi tiết và để mạch truyện diễn ra như một câu chuyện tình yêu lãng mạn, nhưng bộ phim cũng mang đến một quan điểm tiến bộ khi làm sáng tỏ những chi tiết lịch sử, mô tả những người khai hoang đến từ Anh muốn cướp đoạt số vàng không hề tồn tại, sau đó lặp kế hoạch giết hại “những kẻ mọi rợ” mà họ gặp trong chuyến hành trình này. Cô là nhân vật nữ chính người da màu đầu tiên trong phim hoạt hình của Disney Bộ phim cũng nhắn gửi đến người xem những thông điệp về môi trường, như khi Pocahontas cho Smith thấy sự vô lý khi tàn nhẫn cướp đoạt mọi thứ từ Trái Đất thay vì nhìn vào những tiềm năng sau này của chúng. “Pocahontas” là một bộ phim cấp tiến về phụ nữ và những cảm thông được che giấu dưới lớp vỏ là một câu chuyện tình yêu đầy nhựa sống, và giữa cuộc tranh luận phát sinh tại thời điểm đó về những yếu tố lịch sử không đúng sự thật, người xem đã bỏ qua một vài chi tiết ý nghĩa được lồng ghép trong phim. Nhưng trải qua 20 năm, “Pocahontas” vẫn được xem là một làn sóng mới với nền sản xuất phim hoạt hình của Disney, tác động không ít đến những bộ phim hoạt hình 3D khác như “Brave” và “Frozen”.  Công chúa Brave Các nhân vật trong phim hoạt hình Frozen Trước khi “The Little Mermaid” được phát hành vào năm 1989, giai đoạn giữa những năm 1970 và 1980 không mấy suôn sẻ với Disney. Hai thập kỉ trước đó đã mang lại những hình ảnh biểu trưng cho hãng phim danh tiếng này, nhưng khi các bộ phim mới được ra mắt vào thời kì này như “The Many Adventures of Winnie the Pooh” (1977) và “The Fox and the Hound” (1981) đã nhanh chóng chìm vào quên lãng, trong khi “The Black Cauldron” phát hành vào năm 1985 lại là một quả bom của phòng vé. Từ năm 1961 đến 1988, hãng phim Walt Disney tập trung chủ yếu vào những bộ phim với nhân vật là các loài động vật biết nói, từ “The Rescuers” (1977) đến “The Great Mouse Detective” (1986), và “Robin Hood” (1973) tái tạo lại câu chuyện về anh hùng nước Anh dưới phiên bản với nhân vật là những chú cáo và gấu. Vào năm 1984, Roy E.Disney, cháu trai của Walt Disney, đã lập một chiến dịch mang tên “SaveDisney” với lí do hãng phim đã đánh mất phép màu của mình khi các bộ phim được sản xuất trong thời kì này không thành công như mong đợi. Sau sự ra mắt đầy thê thảm của “The Black Cauldron”, năm 1985, Roy Disney được phụ trách mảng phim hoạt hình của Disney, và ông trở thành mũi nhọn dẫn dắt hãng quay trở về thời kì phục hưng đầy sáng tạo và đạt doanh thu cao của mình vào những năm 1990. “The Little Mermaid” (1989) kể về cô công chúa biển