Âm thanh đóng vai trò như thế nào trong một bộ phim hoạt hình? Theo các nhà làm phim của Viện hàn lâm điện ảnh Mỹ, trong một bộ phim hình ảnh sẽ chiếm 85%, còn lại 15% thuộc về âm thanh. Điều đó cho ta thấy, sức mạnh vô hình của âm thanh trong việc lôi kéo sự chú ý của người xem. Âm thanh là vũ khí chuyển tải nhiều cảm xúc nhất cho làm phim hoạt hình Vào thời đại công nghệ, âm thanh được xem như là một vũ khí sắc bén nhất mà các nhà làm phim hoạt hình hay khoa học giả tưởng sử dụng để mang đến cảm xúc cho người xem, bên cạnh những kỹ xảo máy tính khác. Mặc dù, điện ảnh là môn nghệ thuật của hình ảnh nhưng âm thanh lại đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của một tác phẩm. Hãy thử tưởng tượng, một bộ phim chỉ có hình ảnh có thể khiến bạn tập trung theo dõi và cảm thụ hay không? Dù cho nội dung hình ảnh rất tốt nhưng ý đồ và cảm xúc mà phim muốn truyền tải đến khán giả vẫn không đạt hiệu quả nhiều khi thiếu mất âm thanh. Với chỉ 15%, âm thanh có thể giúp đạo diễn chuyển đến 100% sức biểu cảm của tác phẩm đến người xem. Lý do rất đơn giản, bên trong khả năng nhận thức của con người, hình ảnh chỉ tác động gián tiếp tới cảm giác và cảm xúc con người, trong khi âm thanh đóng vai trò trực tiếp nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng của con người. Có nhiều trường hợp còn cho rằng, âm thanh trong phim nếu được sử dụng hợp lý và phù hợp có thể đóng vai trò như một nhân vật trong phim.   Tái hiện nhạc phim “Lord of Rings” Theo đó, âm thanh trong một bộ phim sẽ gồm 3 thành phần là tiếng động, lời thoại và âm nhạc. Một bộ phim có âm thanh xuất sắc là khi tiếng động phải chân thực, lời thoại phải có duyên, không thừa, không thiếu, âm nhạc phải tinh tế và phù hợp với từng phân cảnh, chất lượng thu âm tốt và hòa âm phải khéo. Nhìn chung, nó giống như một nồi lẩu mà người đạo diễn âm thanh phải biết cách nêm nếm cho đủ vị, không quá tay cũng không nhạt nhòa. Công việc này thực sự không đơn giản. Một số đạo diễn âm thanh tài giỏi thường sử dụng âm thanh như một công cụ để truyền tải nỗi đau của nhân vật trong phim. Họ khiến âm thanh trở thành người dẫn chuyện, nói lên cảm xúc về những điều mà nhân vật trong phim đang trải qua. Thông thường, họ sẽ hạ tông của cuộc hội thoại giữa các nhân vật xuống và dùng âm thanh để thay lời muốn nói của nhân vật nhằm lột tả mạnh mẽ cảm xúc của một phân cảnh hay mạch phim. Đây chính là lúc chúng ta sẽ bắt gặp một nhân vật mới, người không thể nhìn thấy mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận. Cùng với đó, cách lồng ghép âm thanh vào từng phân đoạn phải phù hợp với bầu không khí trong phim. Trong trường hợp này, bầu không khí có thể được hiểu là cảm xúc chung mà bộ phim muốn truyền tải, cảm xúc khi chuyển từ cảnh này sang cảnh khác. Ngoài ra, một điểm cần chú ý chính là đừng nên cố gắng ràng buộc vào một khái niệm lý thuyết nào đó. Bởi, người ta vẫn thường nói, nếu bạn làm phim hoạt hình  theo chất riêng hay tính cách riêng của mình sẽ càng làm cho tác phẩm hay hơn nhiều. WALL-E minh chứng hùng hồn nhất cho vai trò của âm thanh trong điện ảnh Nhắc đến âm thanh trong làm phim hoạt hình, Wall-E của Pixar luôn được đánh giá cao và nó cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho vai trò của âm thanh trong một tác phẩm điện ảnh nói chung, làm phim hoạt hình nói riêng. Hầu như Wall-E không xuất hiện đối thoại giữa các nhân vật, thay vào đó là âm thanh dẫn dắt mạch phim. Từ những tiếng đơn giản đến các tiếng động phức tạp như âm thanh của môi trường đều có những dụng ý riêng.   Ben Burtt trong lễ trao giải The Annie Award Theo thống kê, có đến khoảng 2.600 loại âm thanh đã được sử dụng trong Wall-E. Và chuyên viên thiết kế Ben Burtt là người điều phối âm thanh cho tác phẩm. Người từng đoạt tượng vàng Oscar này đã phải dành nhiều thời gian cùng các cộng sự tìm kiếm những âm thanh chuyển tải được cảm xúc thay ngôn từ. “Bản nhạc” do Ben Burtt dựng nên trong tác phẩm đã tạo ra một thứ ngôn từ không lời khá đặc sắc, hấp dẫn người xem. Burtt cho biết, vai trò của các nhà thiết kế hay đạo diễn âm thanh rất quan trọng trong lĩnh vực phim khoa học viễn tưởng. Ông nói: “Họ phải hiểu lúc nào thì dùng âm thanh nào, vui hay buồn, hưng phấn hay tức giận, cảm thông hay gây chiến.” Điều này thể hiện rõ ràng trong từng nhân vật của Wall-E. Khi chúng di chuyển cánh tay hay xoay quanh, đi lùi, âm thanh đã thể hiện được sức sống và làm bộc lộ cảm xúc của nhân vật khiến người nghe cảm nhận ý nghĩa của từng chuyển động. Cũng theo Ben Burtt, chuyên viên âm thanh cần phải hiểu rõ ý đồ của đạo diễn chính để có thể dựng nên bản âm thanh phù hợp cho toàn bộ phim. Họ phải làm việc với đạo diễn ngay trước khi phim khởi

Comic Media Academy giới thiệu những bản phác thảo vẽ tay tuyệt vời của hãng phim hoạt hình 2D Ghibli Từ lâu phong cách làm phim hoạt hình 2D của hãng phim hoạt hình  Ghibli luôn là một đề tài mà các nhà sản xuất  phim hoạt hình 2D trẻ và các họa sĩ concept cho phim hoạt hình 2D luôn chú ý. Các họa sĩ  phim hoạt hình 2D tỉ mỉ nghiên cứu từng khung hình phim để khám phá sự kì lạ đằng sau những nét vẽ đơn thuần đó của hãng phim hoạt hình 2D Ghibli. [spacer] [spacer] Và để đáp ứng lại nhu cầu của họ. Mới đây , một tài khoản tumblr có tên là Ghibli Collector đã chia sẻ toàn bộ những khung hình phim mà anh đã sưu tầm được . Comic Media Academy xin phép được chia sẻ với tất cả những người hâm mộ hãng phim hoạt hình 2D Ghibli những bản vẽ tuyệt vời này và hãy xem xét kỹ từng khung hình phim, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời từ những nét vẽ phác ban đầu [spacer] Howl’s Moving Castle     [spacer] Whisper of the Heart [spacer] Spirited Away Mononoke Hime Nguồn : Ghibli Collector /Tumblr

đạo diễn takahahta isao

Takahta Isao – cây đại thụ phim hoạt hình Nhật Bản Giới mộ điệu của phim hoạt hình Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung đã gần như cạn khô nước mắt dành cho sự qua đời của Takahata Isao, một trong hai người “cha đẻ” của studio Ghibli lừng danh. Tiếc thương cho sự mất mát ấy, xin chia sẻ bài viết của Lạc An, giảng viên tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam.  Cùng với Miyazaki, Takahata là người đồng sáng lập ra hãng phim hoạt hình huyền thoại Ghibli – nơi cho ra đời những bộ phim hoạt hình đầy tính nhân văn trong lịch sử phim hoạt hình thế giới. Những tác phẩm của Takahata, nếu chỉ dùng từ “phim hoạt hình” để mô tả thì không đủ, vì nó đẹp đến từng khoảnh khắc, chân thực đến từng chi tiết và sâu sắc đến đau lòng. Đó chính là điểm tận cùng của nghệ thuật, vì suy cho cùng, nghệ thuật chính là viết lại cuộc sống có niềm vui, hạnh phúc, hoan lạc, dằn vặt, đớn đau,… bằng thứ ngôn ngữ trần trụi hơn cả sự thật, chẳng sắc, mà cứa vào tận sâu vào những trắc ẩn của lòng người. Những cây đại thụ của phim hoạt hình Nhật Bản ( Takahata bìa phải) 1.Từ người đạo diễn tài hoa với trái tim nhạy cảm… Phim của Takahata dường như đều không có xung đột, tất cả chỉ là câu chuyện tuyến tính với những góc camera đẹp trên nền nhạc du dương tưởng như kéo dài đến vô tận. Tính nhịp điệu trong câu chuyện gần gũi đến mức đôi lúc mình tưởng rằng mình đang lạc đến một thế giới trần trụi đến kinh ngạc, lạc đến một nơi khác cũng đầy rẫy những khổ đau nhưng cũng chính cái nhịp đều đặn nhẹ nhàng ấy khiến mình lắm lúc cảm thấy bất lực trước những bi kịch của nhân vật và đau lòng trước những vấn đề xã hội vốn dĩ chẳng thể chối từ.   Takahata gần như đem toàn bộ chất liệu của cuộc sống vào với một góc nhìn lãng mạn mà sắc đến độ xuyên thấu đến tận cùng những bi kịch của người dân Nhật Bản nói riêng và nhân loại nói chung. Mặc dù phong cách làm phim của Takahata là tập trung vào việc miêu tả chi tiết hiện thực xã hội, nhưng cách nhìn của ông không hề khiến cho người đọc có cảm giác như đang xem một bài học về đạo đức, triết lý và nhân cách; ngược lại, thông điệp của ông được cảm thụ trên cái nền bình dị nhất, nhẹ nhàng nhất, chẳng có bài học cụ thể nào được viết ra trong những thước phim của Takahata, tất cả chỉ là những cảm xúc chen lấn, về sự thật trái ngang, về hạnh phúc trên những thứ khổ đau và khổ đau vẫn hiển hiện trên những điều hạnh phúc. 2. Đến Ngôi một của những con đom đóm làm nức lòng người xem Một trong những bộ phim của Takahata ám ảnh mình nhất đó chính là “Grave of the Fireflies”, tạm dịch là “Ngôi mộ của những con đom đóm”. Bộ phim kể cuộc sống chật vật hai anh em Seita và Setsuko trong bối cảnh Nhật Bản vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Bằng ngôn ngữ tự sự từ góc nhìn của linh hồn người anh và cách kể chuyện chậm rãi xen lẫn những khoảng lặng bi kịch của chiến tranh và bi kịch của lòng người, bộ phim được Roger Ebert đánh giá là : “ bộ phim hoạt hình nhân văn nhất mà tôi từng xem”. Bộ phim mở đầu bằng cái chết của người anh, và kết thúc bằng cái chết của người em. Cấu trúc hồi tưởng dự báo cho người xem biết trước một khung cảnh tăm tối về số phận của Seita và Setsuke, điều ấy khiến mình chần chừ khi quyết định xem phim, nhưng rồi, tấm poster về hình ảnh hai đứa trẻ rách rưới giương đôi mắt tròn trĩnh ngây thơ xen lẫn sợ hãi và đôi chút trách móc khiến mình không thể cầm lòng. Mình đã xem phim, đã đắm chìm trong từng thước phim không thừa không thiếu, và đã hoang mang. Vì cái chết đau lòng quá nên mình cứ mải miết đi tìm lý do để đổ lỗi. Do người cô ư? Nhưng giữa cảnh chiến tranh, khi mà chồng và con gái mình còn không đủ ăn, khi mà mỗi tối phải cạo đáy nồi để làm thỏa mãn cái dạ dày đang cồn cào gào thét bằng chút cơm cháy còn sót lại, thì liệu có còn đủ sức để bồng bế thêm hai đứa trẻ chỉ toàn mang lại những điều rắc rối? Trách chính phủ Mỹ ư? Khi mà chính bản thân người Nhật cũng tham chiến và và gieo rắc khổ đau cho cả các dân tộc khác? Trách chính phủ Nhật Bản ư? Khi mà Seito vẫn tự hào vì người ba trên tàu hải quân, khi mà toàn dân tộc Nhật Bản vẫn tự hào vì Nhật Hoàng vĩ đại. Không bao giờ có lời hồi đáp cho cái chết trong chiến tranh.   Giữa những khổ đau, tấn bi kịch của hai anh em cũng trở nên nhỏ nhoi và chìm nghỉm giữa muôn vàn nỗi đau đớn khác của con người. Nhưng người xem vẫn day dứt, để rồi đau đớn chấp nhận rằng, chẳng ai có lỗi trong nỗi đau này cả. Có chăng chỉ là những nghịch lý trong chính thế giới quan của người Nhật, nơi mà lòng tự trọng được đặt nặng quá đỗi, đến mức chính nó đã dẫn đến cái chết của những số phận nhỏ bé như Seita và Setsuko, và cũng chính nó

đạo diễn Domee Shi

Đạo diễn nữ đầu tiên của loạt phim hoạt hình ngắn Pixar Đã hơn 30 năm thành lập cho đến nay và hãng phim hoạt hình pixar đã sản xuất hơn 20 phim hoạt hình ngắn, nay lần đầu tiên có đạo diễn là nữ, Domee Shi đạo diễn phim hoạt hình ngắn “Bao” sẽ công chiếu vào ngày 15/6/2018 Domee Shi tốt nghiệp chương trình Cử nhân  Hoạt hình Ứng dụng tại trường Sheridan College, hiện đang làm việc tại Pixar như là một nghệ sĩ hình ảnh “Tôi yêu storyboard, thiết kế nhân vật, và hoạt hình những điều dễ thương. Mặc dù tôi đã sống và ở Canada, nhưng tôi vẫn mơ ước được gặp gỡ và làm việc với mọi người trên khắp thế giới cùng chia sẻ niềm đam mê phim hoạt hình và sản xuất phim hoạt hình” Domee Shi  chia sẻ. Đạo diễn  Domee Shi sinh ra tại Trung Quốc, sống tại đấy cho đến khi ba mẹ chuyển chỗ ở đến Toronto, Canada vào năm cô 2 tuổi. Sau khi tốt nghiệp Cô gái trẻ bắt đầu công việc thực tập tại Pixar nhiều năm, sau đó chính thức làm việc với vai trò thiết kế câu chuyện cho Inside Out và những dự án khác như The Good Dinosaur, Incredibles 2 và sắp tới là Toy Story 4. Để thực hiện mơ ước, Đạo diễn  Domee Shi đã bắt đầu từ trang blog Tumblr, You Tube và Vimeo “ tràn ngập” những bản vẽ và phim hoạt hình của Domee Shi thời sinh viên khi năm học kết thúc. Gestures! 30 giây và 1 phút của Đạo diễn  Domee Shi   Sketch mỗi mùa và cũng có lúc “hơi làm biếng”     Quan sát Sketch các hoạt động của con người trong đời sống Thiết kế Nhân Vật     Phác thảo Layout Beat board Và cuối cùng là các Animatic trên Youtube và Vimeo Nguồn tham khảo : https://www.tumblr.com/tagged/domee-shi http://anim-tuts.blogspot.com/2012/06/pixar-story-artist-domee-shi.html

Đêm 04/03, Lễ trao giải Oscars 2018 đã vinh danh Coco cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Đây là kết quả mà nhiều người có thể dự đoán từ trước. >>> Có thể bạn quan tâm: Phỏng vấn nhà sản xuất phim Coco Nguồn: nytimes.com Coco là phim hoạt hình 3D thuộc thể loại giả tưởng, phim ca nhạc và phiêu lưu từ ý tưởng của đạo diễn Lee Unkrich và Adrian Molina. Bộ phim là sự trở lại sau thời gian “im hơi lặng tiếng” khá dài của hãng làm phim hoạt hình Pixar. Ngay từ khi công bố kế hoạch ra mắt, người yêu phim hoạt hình và fan của Pixar đã dành khá nhiều sự trông chờ vào màn xuất hiện của Coco ở các phòng vé. Theo đó, ý tưởng phim được lấy từ Lễ hội truyền thống Day of the Dead (Día de los Muertos) của người dân Mexico, lễ tri ân dành cho những người chết trong văn hóa Mexico. Nội dung xoay quanh hành trình tìm lại nguồn cội gia đình của cậu bé yêu âm nhạc Miguel. Trong ngày hội, Miguel đã đánh cắp một cây đàn của thần tượng âm nhạc của mình là Ernesto de la Cruz. Cây đàn đã đưa cậu bé đến với vùng đất của người chết. Tại đây, Miguel tham gia vào chuyến hành trình với một “kẻ lừa đảo quyến rũ” mang tên Hector để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử gia đình mình và đặc biệt là người cha quá cố. Trái ngược với suy nghĩ về khung cảnh đau buồn của thế giới người chết, hai đạo diễn Lee Unkrich và Adrian Molina đã mang đến cho khán giả một vùng đất màu sắc sặc sỡ cùng sự ấm áp.  Các nhà làm phim của Pixar luôn được đánh giá cao ở phần kịch bản, bên cạnh sự trau chuốt về hình ảnh và màu sắc phim. Theo đó, kịch bản của Coco đã đưa nó trở thành một bộ phim hoạt hình đỉnh cao ở thời điểm hiện tại và tiếp nối thành công của Inside out. Thông điệp mà ekip lồng ghép trong từng thước phim chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc và hàm chứa tính giáo dục cao trong xã hội hiện nay. Nguồn: mainichi.jp Hành trình của nhân vật chính Miguel mang đến một bài học về sự kiên định trong việc theo đuổi đam mê của con người trong cuộc sống. Tuy nhiên, có lẽ điểm nhấn chính là thông điệp về tình cảm gia đình và ghi nhớ nguồn cội, ông bà tổ tiên được ekip làm phim gửi gắm. Khi người thân qua đời, họ không biến mất mà chỉ đến một nơi khác, sống một cuộc sống khác, dưới một nhân tướng khác. Tuy nhiên, họ chỉ mất đi khi bạn lãng quên họ và “giết” họ trong chính tiềm thức của mình. Họ sẽ luôn ở trong trái tim của bạn khi bạn nhớ đến họ, về những điều tốt đẹp, về những bài học, sức mạnh mà họ truyền cho bạn. Đây chính là thông điệp đặc biệt nhất mà rất ít phim hoạt hình có thể truyền tải đến người xem như Coco. Chính điều hiếm thấy này không chỉ mang đến tiếng cười mà còn lấy đi nước mắt của khán giả một cách tự nhiên. Đồng thời, Coco cũng nhận được khá nhiều lời khen từ giới truyền thông trong thời gian qua. Trang Variety đánh giá cao về ý nghĩa nhân văn của Coco qua những hình ảnh về tình cảm gia đình, khai thác về sự kết nối giữa các thế hệ dù không cùng một thế giới. Variety viết: “Coco mang một ý nghĩa nhân văn đáng được khen ngợi, dạy cho trẻ em cách gìn giữ và tôn trọng những truyền thống của những người đi trước, đồng thời nhắc nhở cho chúng ta rằng nguồn sáng tạo thực sự nằm ở bản thân mỗi con người.” Trong khi đó, The Hollywoodreporter cho rằng: “Coco đã nổi lên từ những nỗ lực không ngừng của Pixar kể từ sự thành công của Inside Out, nó cũng là bộ phim mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem.” Cùng với những lời khen có cánh của báo chí, Coco cũng giành được doanh thu toàn cầu ấn tượng 300 triệu USD sau 3 tuần công chiếu. Nguồn: variety.com Mới nhất, tại Lễ trao giải Oscars lần thứ 90, Coco đã được gọi tên cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất và Ca khúc chủ đề xuất sắc với Remember Me. Đây là kết quả được dự đoán từ trước khi ở các buổi lễ trao giải tiền Oscars, Coco cũng thu về vô số giải thưởng danh giá. >>> Xem thêm:  Oscars 2018: The Shape of Water bội thu tượng vàng H.Đ

Đêm trao giải Oscars 2018 đã diễn ra vào tối 04/03 (sáng ngày 05/03 theo giờ Việt Nam) tại nhà hát Dolby, Los Angeles (Mỹ). Có thể bạn quan tâm: James Ivory – Biên kịch 89 tuổi giành giải Oscar Nguồn: oscar.go.com Trước hết, có thể nhắc đến thành công của ekip The Shape of Water với chiến thắng hạng mục Phim xuất sắc nhất sau khi vượt qua hàng loạt cái tên đình đám khác. Cùng với đó, hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất cũng đã gọi tên Guillermo del Toro, một trong ba chàng lính ngự lâm tài năng của Mexico. Nếu như Alfonso Cuaron chiến thắng với Gravity và Alejandro G. Inarritu với Birdman, The Revenant thì đây chính là thời điểm của Guillermo del Toro. Không những vậy, The Shape of Water cũng thu về một số giải thưởng phụ như Nhạc nền xuất sắc nhất hay Thiết kế sản xuất xuất sắc.   Nguồn: nola.com Về phần kịch bản, James Ivory, biên kịch của Call Me by Your Name đã trở thành người già nhất nhận giải thưởng Oscars khi được xướng tên ở hạng mục Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Tài hoa của một người đã trải qua 89 năm cuộc đời này là không thể bàn cãi khi trước đó ông đã thành danh trong làng điện ảnh những năm 80, 90. Kịch bản Call Me by Your Name được ông chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Andre Aciman. Một câu chuyện về mối tình đồng tính của hai người đàn ông đã tạo nên tiếng vang lớn và nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn. Nguồn: bollywoodlife.com Trong khi đó, hạng mục Kịch bản gốc hay nhất được trao cho Jordan Peele, biên kịch và đạo diễn của Get Out. Hiện tượng của Oscars 90 đã nhận được khá nhiều phản hồi cũng như đánh giá tích cực từ giới chuyên môn. Jordan Peele vốn là một đạo diễn, biên kịch “tay mơ” khi trước đó chỉ chuyên trị mảng hài hước. Với đề tài kinh dị trong dự án Get Out, nghệ thuật kể chuyện của Jordan Peele được đánh giá cao, khiến cho khán giả dần lọt thỏm vào nỗi sợ và căng cứng người. Nguồn: shadowsportguy.com Cũng là một hiện tượng như Get Out, thế nhưng Lady Bird của nữ đạo diễn, biên kịch trẻ Greta Gerwig lại ra về tay không. Loạt đề cử tiền Oscars của Lady Bird đều không được xướng tên khiến nhiều người tiếc nuối. Tại đêm trao giải, công chúng đã chứng kiến lần đầu tiên nam tài tử Gary Oldman được xướng tên trong hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc với vai diễn Thủ tướng Anh Winston Churchill của Darkest Hour. Có thể nói đây là chiến thắng xứng đáng cho những nỗ lực biến hóa không ngừng của nam tài tử người Anh sau nhiều vai diễn. Gia tài khoảng 50 vai diễn cùng khả năng đa dạng về tạo hình và thể hiện tính cách đã chứng minh tài năng của nam diễn viên 59 tuổi này. Người hâm mộ của Harry Potter, đặc biệt là fan của Sirius Black chắc hẳn sẽ không thể nhận ra vai diễn Thủ tướng Anh già béo của Gary Oldman nếu như không đọc phần giới thiệu. Nguồn: thesun.co.uk Ở hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất, không có quá nhiều bất ngờ khi Coco của xưởng làm phim hoạt hình Pixar được vinh danh tại Oscars 90.  Không những vậy, ca khúc Remember Me còn đánh bại cả This is Me trong tác phẩm ca vũ nhạc ăn khách The Greatest Showman để dành giải Ca khúc chủ đề xuất sắc. Nguồn: indiewire.com Lễ trao giải năm nay diễn ra trong bối cảnh Hollywood rúng động với hàng loạt cáo buộc lạm dụng tình dục trong ngành sản xuất phim khi hàng loạt ngôi sao đình đám lên tiếng tố các nhân vật sừng sỏ trong lĩnh vực này lợi dụng và sàm sỡ. Cùng với đó, trước thềm Oscars 90, James Franco, diễn viên được kỳ vọng sẽ giành chiến thắng hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất lại không nhận được đề cử do vướng phải những cáo buộc về hành vi không đứng đắn và xâm hại tình dục trong quá khứ. Danh sách giải thưởng Oscars lần thứ 90, năm 2018 Phim truyện xuất sắc Call Me by Your Name Darkest Hour Dunkirk Get Out Lady Bird Phantom Thread The Post The Shape of Water (thắng) Three Billboards Outside Ebbing, Missouri Đạo diễn xuất sắc Dunkirk, Christopher Nolan Get Out, Jordan Peele Lady Bird, Greta Gerwig Phantom Thread, Paul Thomas Anderson The Shape of Water, Guillermo del Toro (thắng) Nam diễn viên chính xuất sắc Timothée Chalamet trong Call Me by Your Name Daniel Day-Lewis trong Phantom Thread Daniel Kaluuya trong Get Out Gary Oldman trong Darkest Hour (thắng) Denzel Washington trong Roman J. Israel, Esq. Nữ diễn viên chính xuất sắc Sally Hawkins trong The Shape of Water Frances McDormand trong Three Billboards Outside Ebbing, Missouri (thắng) Margot Robbie trong I, Tonya Saoirse Ronan trong Lady Bird Meryl Streep trong The Post Nam diễn viên phụ xuất sắc Willem Dafoe trong The Florida Project Woody Harrelson trong Three Billboards Outside Ebbing, Missouri Richard Jenkins trong The Shape of Water Christopher Plummer trong All the Money in the World Sam Rockwell trong Three Billboards Outside Ebbing, Missouri (thắng) Nữ diễn viên phụ xuất sắc Mary J. Blige trong Mudbound Allison Janney trong I, Tonya (thắng) Lesley Manville trong Phantom Thread Laurie Metcalf trong Lady Bird Octavia Spencer trong The Shape of Water Kịch bản chuyển thể xuất sắc Call Me by Your Name, James Ivory (thắng) The Disaster Artist, Scott Neustadter & Michael H. Weber Logan, Scott Frank & James Mangold and Michael Green Molly’s Game, Aaron Sorkin Mudbound, Virgil Williams and Dee

Lễ trao giải Oscars 2018 có quy định mới 6

Hội đồng chấm giải của Oscars 2018 đã có sự thay đổi so với trước đây. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi cho cơ hội của các bộ phim hoạt hình có kinh phí thấp trong cuộc đua Oscars năm 2018. Theo đó, nhiều bộ phim hoạt hình độc lập có kinh phí thấp nhưng đạt chất lượng cao vẫn có cơ hội tiến vào Oscars theo sự tiến cử từ phía công ty phát hành phim độc lập GKIDS. Được biết, những năm gần đây, GKIDS đã mua lại hàng loạt tác phẩm được đánh giá cao nhưng do kinh phí quảng cáo thấp nên ít người biết đến. Hành động này đã đưa GKIDS nổi lên như một “đế chế” đáng gờm cạnh tranh với các ông lớn như Disney, Pixar tại hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc của Oscars. Tính từ năm 2009 đến nay, GKIDS đã sở hữu đến 9 đề cử Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc. Còn nhớ năm 2015, “bom tấn” đình đám là The Lego Movie do Warner Bros. phát hành đã bị Ủy ban đề cử Oscars thẳng thừng gạt bỏ. Thay vào đó, họ đưa hai bộ phim hoạt hình cổ tích tinh tế của GKIDS là Song of the Sea và The Tale of the Princess Kaguya vào danh sách đề cử chính thức. Thế nhưng, có vẻ như cơ hội sẽ ngày càng thu hẹp sau những thay đổi mới từ hội đồng chấm giải của Oscars. Trước đây, những thành viên đặc biệt trong Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ mới được lựa chọn vào Uỷ ban đề cử và có quyền tham gia đánh giá hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Song, kể từ năm nay, bất kỳ thành viên nào của Viện Hàn lâm sẵn sàng tham gia đều được gia nhập Uỷ ban. Quyết định này khiến giới quan sát chuyên môn cho rằng, các hãng phim lớn có nhiều lợi thế hơn hẳn trong cuộc đua giành tượng vàng danh giá Oscar, trong khi các tác phẩm độc lập do GKIDS bảo trợ sẽ bị lép vế hơn so với trước. Trước thay đổi mới trong Hội đồng chấm giải Oscars, CEO của GKIDS là Eric Beckman vẫn tỏ ra lạc quan khi trả lời phỏng vấn với The Hollywood Reporter. Ông cho biết, sự thay đổi này không tác động quá lớn, nhưng nó sẽ làm cho các bộ phim nhỏ khó khăn và tốn kém hơn để thu hút sự chú ý. Đồng thời, ông cũng thừa nhận về hạn chế của những tác phẩm độc lập kinh phí thấp trong việc quảng bá, vận đồng để lôi kéo sự chú ý của các thành viên Viện Hàn lâm. Ngược lại, các hãng phim lớn như Disney, Pixar hoàn toàn có dư khả năng để tạo ra một chiến dịch PR hoành tráng nhằm “lăng xê” cho các tác phẩm của mình. Song, Beckman vẫn kỳ vọng, chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định để đánh giá một tác phẩm có khả năng giành tượng vàng Oscar, dù cho tác phẩm đó không gây được sự chú ý nhiều như các bom tấn. Danh sách 26 phim hoạt hình cạnh tranh giành suất đề cử chính thức của giải Oscars lần thứ 90 năm 2018 đã được công bố. Qua đó, chúng ta có thể nhận ra nhiều cái tên quen thuộc sở hữu doanh thu phòng vé khổng lồ trong năm. Đứng đầu về mặt doanh thu năm 2017 là Despicable Me 3 của Illumination/Universal với 1 tỷ USD trên toàn cầu. Despicable Me 3 được nhiều người kỳ vọng sẽ tiếp bước Despicable Me 2 (2013), tác phẩm duy nhất của Illumination giành được đề cử Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Tiếp sau Despicable Me 3 sẽ là những cái tên đình đám khác như The Boss Baby của DreamWorks Animation/Fox (498,9 triệu đô), Cars 3 của Pixar/Disney (382,8 triệu USD), The Lego Batman Movie của Warner Bros. (312 triệu đô). Tuy nhiên, bom tấn “nặng ký” nhất trong danh sách này phải nhắc đến Coco của Pixar. Bộ phim được đánh giá cao cả về chất lượng nội dung, kỹ xảo lẫn kinh phí đầu tư và độ ăn khách này một lần nữa khẳng định sức mạnh của hãng Pixar trong mảng làm phim hoạt hình. Ra mắt vào ngày 22/11, đề tài tình thân cùng niềm đam mê trong Coco đã chiếm lĩnh toàn bộ phòng vé trên toàn cầu và thu về đến 488,5 triệu USD tính đến nay. Mới nhất, Coco đã giành được giải quả cầu vàng cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc, tạo tiền đề khá tốt cho Oscars 2018. Trong khi đó, ở đầu kia chiến tuyến, những bộ phim hoạt hình độc lập của GKIDS cũng góp mặt, nổi bật nhất là The Breadwinner do Nora Twomey của hãng phim Cartoon Saloo. Sức hút đáng chú ý của tác phẩm này có thể kể đến vai trò giám đốc sản xuất của nữ diễn viên nổi tiếng Angelina Jolie. The Breadwinner cũng từng đoạt giải Grand Prize và Audience Award vào 10/2017 tại Liên hoan phim Animation is Film mới được khởi xướng tại Hollywood. Ngoài The Breadwinner, GKIDS còn sở hữu nhiều tác phẩm đặc sắc khác tại Oscars 2018 như The Girl Without Hands, Mary and the Witch’s Flowe, Birdboy: The Forgotten Children. Cuộc đua giành tượng vàng Oscars cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất năm 2018 sẽ có nhiều biến động sau thay đổi trong cơ cấu của Ủy ban đề cử. Danh sách Top 5 bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất Oscar 90 sẽ sớm được Viện Hàn lâm công bố trong thời gian tới. >>> Có thể bạn muốn xem: Toàn cảnh Oscar lần thứ

Sinh viên Đại học Chosun Hàn Quốc thực tập tại Comic Media Academy

Ngày 8/1 vừa qua, các bạn sinh viên Đại học Chosun, Hàn Quốc đã có buổi giao lưu cùng học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để chuẩn bị cho chuyến thực tập sắp tới. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 2D Animation Artist Theo đó, chương trình thực tập, giao lưu chuyên môn giữa sinh viên Đại học Chosun và học viên CMA nằm trong hoạt động hợp tác của cả 2 trường từ năm 2018. Đồng thời, đây cũng là chương trình hợp tác quốc tế đầu tiên mà CMA hướng đến trong năm 2018. Trong chương trình lần này, các bạn đại diện sinh viên Đại học Chosun sẽ tham quan cũng như đi thực tế quan sát đời sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tìm kiếm tư liệu sáng tác cho tác phẩm thu hoạch và thực hiện báo cáo. Xuyên suốt quá trình, đại diện học viên CMA sẽ đồng hành cùng hành trình khám phá TPHCM của các bạn sinh viên Đại học Chosun. Hỗ trợ trong việc giao tiếp với người địa phương, đóng vai hướng dẫn viên để giới thiệu về các địa điểm nổi bật của thành phố, giúp các bạn sinh viên Đại học Chosun có nguồn tư liệu đa dạng và đặc sắc nhất. Cụ thể, sinh viên Đại học Chosun và học viên CMA sẽ được chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ gồm 1 hoặc 2 học viên CMA hỗ trợ, đồng hành. Kết quả của chương trình sẽ là những tác phẩm truyện tranh và hoạt hình mà mỗi nhóm thực hiện. Các bạn nhóm truyện tranh sẽ làm một tác phẩm truyện tranh ngắn có độ dài 24 trang. Trong khi đó, các bạn nhóm hoạt hình sẽ thực hiện một đoạn animatic có độ dài 90s. Chủ đề cho tác phẩm của các bạn sẽ được lấy từ cuộc sống của con người TPHCM, về nét đẹp văn hóa Việt Nam hay rộng hơn là sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia. Ngoài sự đồng hành của học viên, Viện Truyện tranh và Hoạt hình cũng sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ phòng máy cho các sinh viên thực hiện tác phẩm bằng phần mềm chuyên dụng. Đồng thời, các thiết bị liên quan cũng như cơ sở vật chất sẽ được chuẩn bị để phục vụ các bạn trong suốt chương trình. Thời gian của chương trình thực tập và giao lưu giữa sinh viên Đại học Chosun (Hàn Quốc) và học viên CMA sẽ kéo dài từ ngày 8-31/01/2018. Ban giám khảo trong buổi báo cáo và trình bày tác phẩm sẽ sớm được thông báo trên fanpage Comic Media Academy và website cmavn.org Hành trình tìm hiểu về văn hóa người dân Sài Gòn nói riêng và con người Việt Nam của các bạn sinh viên Hàn Quốc đã chính thức bắt đầu. Liệu những nét đẹp, khung cảnh hay hình ảnh lao động nào sẽ thu hút sự chú ý và xuất hiện trong những tác phẩm của các bạn sinh viên Đại học Chosun? Cùng chờ xem nhé!

Phim hoạt hình hay The Dam Keeper 13

Poster của phim The Dam Keeper. Nguồn: imdb.com The Dam Keeper là bộ phim hoạt hình ngắn với thời lượng 18 phút được sản xuất bởi hai đạo diễn Robert Kondo và Dice Tsutsumi, đồng thời cũng là biên kịch của phim. The Dam Keeper được thực hiện tại Tonko House LLC, được ra mắt chính thức lần đầu tiên tại Liên hoan phim quốc tế Berlin vào ngày 11/2/2014 và công chiếu tại Mỹ vào ngày 14/3 cùng năm tại Liên hoan phim trẻ em quốc tế New York. Bộ phim với cốt truyện dễ thương và cảm động đã nhanh chóng làm tan chảy trái tim mỗi người xem và nghiễm nhiên được lọt vào danh sách đề cử Phim hoạt hình ngắn hay nhất của giải thưởng Oscar lần thứ 87, năm 2015. Nội dung của The Dam Keeper kể về chú lợn con sống cô đơn một mình trong một cối xay gió lớn và có nhiệm vụ bảo vệ thị trân nơi cậu sinh sống khỏi đám sương mù đen nguy hiểm. Ngày qua ngày, cậu luôn phải thức dậy sớm và đúng theo giờ quy định để điều khiển cối xay rồi mới được đi học vì thế người chú heo bé nhỏ lúc nào cũng lấm lem bụi đất. Bạn bè trong trường không ai chơi với cậu, tất cả bọn họ đều tìm cách bắt nạt chú heo nhỏ tội nghiệp cho tới khi cậu gặp bạn cáo – học sinh mới chuyển vào lớp và lúc nào cũng cắm cúi vẽ hí hoáy trong cuốn sổ bí mật. Chú heo con hạnh phúc vì cuối cùng đã có người bạn thân nhưng không may xảy ra sự hiểu nhầm giữa hai người khiến cậu đau đớn vì bị người bạn mới lừa dối. Nỗi đau khổ khiến nhân vật heo con chán nản và bỏ bê luôn công việc quan trọng của mình, làm cho đám sương mù tấn công cả dân làng, khắp nơi đều là tiếng khóc và tiếng la hét sợ hãi. Thật may mắn, heo con nhận ra được mình đã hiểu lầm bạn cáo vì thế cậu đã quyết định dùng hết sức của mình, dũng cảm đi cứu lấy bạn bè cùng thị trấn bằng cách đi đến cối xay gió và thổi đám sương độc ác bay đi. Một câu chuyện nhân văn tươi đẹp, giàu ý nghĩa cùng với hình ảnh nhân vật dễ thương và được tô điểm bằng những màu sắc rực rỡ. Một điều đáng kinh ngạc là bộ phim được làm từ hơn 8.000 bức tranh của các họa sĩ tài năng hợp tác với hai đạo diễn Robert Kondo và Dice Tsutsumi. The Dam Keeper là sự kết hợp với lối vẽ tay truyền thống với những nét cọ màu sắc tươi sáng mang đến cho người xem phong cách hoạt họa đặc trưng điển hình như những tác phẩm trước đây của bộ đôi Kondo và Tsutsumi. (Cả hai người từng là họa sĩ cho các bộ phim hoạt hình nổi tiếng được rất nhiều người biết đến như Ice Age, Ratatouille, Monsters University và Toy Story 3). Ngoài ra bộ phim được thực hiện qua việc dựng những bức tượng nhân vật bằng đất sét để cho ra những thước phim thêm sống động. Dưới đây là một vài hình ảnh về quá trình làm phim hoạt hình The Dam Keeper được Comic Media Academy sưu tầm từ trang website chính thức của bộ phim: thedamkeeper.com. Những ảnh phác thảo ban đầu của nhân vật chính – Chú heo con dũng cảm Mọi nhân vật đều được nặn bằng đất sét tỉ mỉ Cối xay gió – nơi chú heo con sinh sống và bảo vệ thị trấn Chiếc xe buýt mà chú heo bé nhỏ dùng để đi học Hình ảnh đoàn làm phim The Damn Keeper Trailer chính thức của The Dam Keeper được đăng trên kênh The Dam Keeper tại website Youtube The Dam Keeper: Official Trailer #1 The Dam Keeper: Official Trailer #2 Ngoài ra, trong kênh của Tonko House trên trang Youtube có chia sẻ rất nhiều những đoạn video ngắn về quá trình thực hiện từng khâu trong phim có thể giúp ích rất nhiều cho các bạn học viên tại Comic Media Academy và những bạn có đam mê mãnh liệt trong giới làm phim hoạt hình. Making of The Dam Keeper Short Making Of “PIG: The Dam Keeper Poems” #1– Tonko House’s New Series by Erick Oh Making Of “PIG: The Dam Keeper Poems” #2 — Tonko House’s New Series by Erick Oh >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Disney mua lại hãng Fox The Simpson

Hình ảnh Donald Trump trong ngày đắc cử Tổng thống, Disney thu mua 21st Century Fox, Google thống trị toàn cầu,… đều trùng lắp với mọi khung hình trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng The Simpsons. The Simpsons (Gia đình Simpson) là bộ phim hoạt hình được nhiều người yêu thích, không phân biệt lứa tuổi. Thực chất, đây là chương trình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ, được trình chiếu lâu nhất. Mặc dù là phim hoạt hình có những yếu tố hài hước, nhưng The Simpsons còn ẩn chứa sự châm biếm tinh tế, sâu sắc về nhiều khía cạnh đặc biệt của cuộc sống, nhất là lối sống của tầng lớp lao động, trung lưu Mỹ, cùng văn hóa và xã hội Mỹ. Không chỉ được yêu thích, The Simpsons còn khiến công chúng kinh sợ với những lần tiên đoán tương lai. Có rất nhiều phân cảnh trong phim cực kỳ trùng khớp với thực tế hiện tại, mặc cho nó đã công chiếu từ năm 1989. Ekip làm phim hoạt hình The Simpsons như những nhà tiên tri tài năng. Hãy điểm qua 11 lần tiên đoán thú vị của The Simpsons nhé! 1. Đồng hồ thông minh – Smart watch Nguồn: cheatsheet.com Trong tập Lisa’s Wedding phát hành năm 1995, chắc hẳn mọi người còn nhớ đến phân cảnh vị hôn phu của Lisa đã ra ngoài và gọi một cuộc điện bằng thiết khá lạ so với thời điểm lúc bấy giờ. Đó chính là hiện thân đơn giản của chiếc đồng thông minh ra đời 19 năm sau đó. 2. Camera hành trình Nguồn: reddit.com Tập phim Homer and Apu năm 1994 có cảnh Homer được yêu cầu đội một chiếc mũ cồng kềnh với một chiếc camera ẩn ở bên trong với mục đích theo dõi hành vi bí mật cần ghi lại. 20 năm sau, thế giới đón chào sự xuất hiện của GoPro, khởi đầu của camera hành trình nhỏ gọn tiện lợi. 3. Sự thống trị của Google Nguồn: pinterest.com Lisa từng nói: “Google, dù mi đã thâu tóm tâm trí của nửa phần dân số thế giới, nhưng ta cũng không thể phủ nhận rằng mi rất toàn diện trong vai trò của một bộ máy tìm kiếm.”. Thời điểm tập phim có tình huống đề cập đến sự phát triển của Google thì ông lớn công nghệ vẫn chưa đủ sức mạnh như hiện tại. Lúc ấy, Google chưa thể chắc chắn về thành công của mình chứ chưa nói đến vị thế to lớn như bây giờ. 4. Gọi video Nguồn: twitter.com Cách thức gọi video có vẻ như đã dần trở nên quen thuộc trong đời sống hiện đại ngày nay. Thế nhưng, The Simpsons đã sớm đoán ra việc này khi có cảnh Lisa liên lạc với mẹ qua một chiếc điện thoại quay số cổ điển và có thêm màn hình để hiển thị hình ảnh trực tiếp với nhau. 5. Những vấn đề của Hy Lạp tại châu Âu Nguồn: pinterest.com Năm 2015, Hy Lạp rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng đến cả châu Âu. Đối mặt với tình trạng này, toàn bộ khối EU dường như đều đồng nhất với ý định “loại Hy Lạp ra khỏi cuộc chơi”. Lục lại những tập phim của The Simpsons, khán giả bàng hoàng nhận ra nhà sản xuất của phim đã nhìn thấy tương lai ảm đạm của quốc gia này tại cộng đồng chung EU. Theo đó, một tập phim vào năm 2013 với hình ảnh Homer Simpson được lên sóng truyền hình và đoạn tin chạy tít ở chân màn hình lại có dòng “Châu Âu đang rao bán Hy Lạp trên eBay”. 6. Cá 3 mắt do nhiễm phóng xạ Nguồn: simpsons.wikia.com Bart Simpson từng bắt được một con cá có 3 mắt do ảnh hưởng phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Springfield trong một tập phim năm 1990. Đến năm 2011, một anh chàng ở Argentina cũng đã bắt được một con cá 3 mắt không khác con cá đã xuất hiện trong The Simpsons. 7. Những vụ trộm mỡ Một trong những tập phim hài hước nhất của The Simpsons phải kể đến phân cảnh bố con nhà Simpson ăn trộm mỡ vào năm 1998. Cảnh gây cười này đã trở thành sự thật khi 10 năm sau đó, có đến 7 vụ trộm mỡ đã diễn ra trong năm 2011 và 2012. 8. Những chiếc máy bỏ phiếu bầu cử Nguồn: pinterest.co.uk Tập phim năm 2008 đã xuất hiện những chiếc máy bỏ phiếu bầu cử trong sự kiện tranh cử tổng thống Mỹ. Những chiếc máy cũng đã xuất hiện ở đời thực vào năm 2012. Và đặc biệt hơn nữa, The Simpsons đã tiên đoán đúng kết quả khi số phiếu bầu cử nghiêng về đảng Dân chủ cũng như việc ông Obama tái đắc cử trong cùng năm. 9. Bê bối thịt ngựa vào năm 2013 Nguồn: googlenews.vn Sự kiện trường tiểu học Springfield bị tố đem ngựa ra làm thức ăn cho học sinh đã xuất hiện từ một tập phim năm 1994 của The Simpsons. 20 năm sau, câu chuyện về việc sử dụng thịt ngựa làm thức ăn đã thành thực tế khi nó xảy ra ở Ai-Len và Anh Quốc. 10. Tổng thống Donald Trump đắc cử Nguồn: twitter.com Cả thế giới năm 2017 bàng hoàng khi Donald Trump, một người vốn nổi tiếng trong giới giải trí và kinh tế lại trở thành người đứng đầu Nhà Trắng. Chiến thắng của ông Trump khiến cho nhiều người bất ngờ. Bởi trong cuộc chạy đua tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Trump được dự đoán từ đầu khó có thể đấu lại những nhà chính trị khác, nhất là Cựu Đệ Nhất phu nhân tổng thống Mỹ, Hillary Clinton. Công chúng càng khiếp sợ hơn khi nhận ra

Phim hoạt hình Con Rồng Cháu Tiên gây sốt thời gian gần đây

Con Rồng Cháu Tiên là bộ phim hoạt hình Việt Nam gây ấn tượng nhất trong thời gian gần đây khi đạt 5 triệu lượt xem trên Youtube. Được biết, bộ phim này nằm trong chuỗi các chương trình quảng bá dự án văn hóa Việt của Biti’s. Liệu đây sẽ là tín hiệu tích cực đưa hoạt hình Việt Nam phát triển? >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Hoạt hình Việt Nam đứng trước cơ hội chuyển mình khi doanh nghiệp tư nhân vào cuộc. Nguồn: mtv.vn. Sức hút của phim hoạt hình đối với khán giả Việt đã thay đổi khá lớn trong 10 năm qua. Thống kê cho thấy, doanh thu phòng vé phim hoạt hình tại Việt Nam đã tăng từ 2-12% trong 10 năm. Cùng với đó, phim hoạt hình chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong danh sách phim chiếu rạp ở nước ta. Trong năm 2017, loạt phim điện ảnh gây sốt thế giới được công chiếu ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều phim hoạt hình nước ngoài, phần lớn là từ Hollywood như The Boss Baby, Smurfs, The Lost Village hay gần nhất là Coco. Song, có thể dễ dàng nhận ra số liệu trên chỉ đến từ các bộ phim hoạt hình nước ngoài. Trong khi, phim hoạt hình Việt Nam 10 năm qua vẫn chưa tạo ra sự đột phá mạnh mẽ nào. Mặc dù, nhiều studio sản xuất phim hoạt hình của người Việt đã xuất hiện và có một vài tín hiệu tích cực, nhưng đó vẫn chỉ là một “ giọt nước nhỏ” giữa cả biển phim quốc tế. Vòng lẩn quẩn của phim hoạt hình Việt Nam Bên cạnh tốc độ phát triển chóng mặt của thế giới, hoạt hình Việt Nam vẫn đạt mức ổn định khi có trung bình khoảng 10-15 phim được sản xuất mỗi năm. Tuy nhiên, những bộ phim hoạt hình này chỉ có độ dài từ 10-15 phút (dài nhất là 30 phút của Hào Khí Thăng Long) với đủ tạo hình từ cắt giấy, 2D, 3D và đa dạng chủ đề từ cổ tích, lịch sử đến ngụ ngôn, con người đến loài vật,… Tất cả đều được trình chiếu trên sóng truyền hình do Hãng Phim hoạt hình Việt Nam sản xuất. Ngoài ra, hãng cũng rất nỗ lực khi đưa phim đến gần hơn với lứa tuổi thiếu nhi bằng cách thành lập trang web riêng để cập nhật các phim đã ra mắt theo từng năm. Rạp chiếu Thánh gióng ra mắt vào năm 2014 chuyên dành cho phim hoạt hình cũng nằm trong những cố gắng của Hãng với phim hoạt hình nước nhà. Phim hoạt hình do Hãng phim hoạt hình Việt Nam sản xuất. Nguồn: youtube.com. Song, những nỗ lực này cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ em ngày nay. Loạt kênh giải trí như Disney, Cartoon Network hay các kênh truyền hình thuần Việt như HTV3 Dreams TV, Kid TV,.. với những bộ phim hoạt hình điện ảnh có nội dung hấp dẫn và hình ảnh đẹp mắt hơn hẳn sản phẩm của Hãng phim hoạt hình Việt Nam. Đó là lý do những bộ phim do Hãng thực hiện không mặn mà lắm với trẻ em. Hơn nữa, đối tượng khán giả mà Hãng phim hoạt hình Việt Nam hướng đến vẫn chưa chính xác khi người xem phim hoạt hình không chỉ bó hẹp ở trẻ em. Nghệ sĩ Nhân dân Hà Bắc, đạo diễn hơn 40 năm kinh nghiệm làm phim hoạt hình chia sẻ: “Ở nước ta, hoạt hình chủ yếu do Nhà nước đặt hàng nên cơ chế làm phim phụ thuộc quá nhiều vào chính sách đầu tư, phát hành của Nhà nước. Đôi khi còn rất quan liêu. Trong khi chi phí để làm ra một bộ phim hoạt hình chừng 10 phút là rất đắt. Tư nhân muốn đầu tư thì cũng ngại phim không có đầu ra. Muốn có đầu ra thì phải đảm bảo chất lượng nội dung, hình ảnh để thu hút nhà đài, nhà phát hành rạp (thời lượng ít nhất 60 phút), tính thương mại.” Để đảm bảo những tiêu chí trên cần phải có đầu tư, tiếp tục quay ngược lại vấn đề lo ngại đầu tư của doanh nghiệp. Như vậy, hoạt hình Việt Nam cứ thế xoay quanh một vòng lẩn quẩn, chưa tìm được lối ra. Sẽ chuyển mình mạnh mẽ với sự xuất hiện của doanh nghiệp Vào năm 2016, Colory Studio thông báo khởi động dự án phim hoạt hình chiếu rạp “Dưới bóng cây: Hành trình trở về”. Cùng với đó, Hãng phim hoạt hình Việt Nam cũng phát triển dự án phim hoạt hình chiếu rạp “Tôi là Bê tô”. Loạt thông tin này khiến khán giả Việt khá hào hứng và mong chờ. Song, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa thấy có một tín hiệu nào cho 2 dự án trên. Phim hoạt hình Dưới bóng cây của Colory Animation Studio. Nguồn: vi.wikipedia.org. Hoạt hình Việt Nam cứ thế im lặng cho đến thời điểm cuối năm 2017, Con Rồng Cháu Tiên ra mắt và thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Được biết, bộ phim hoạt hình này do Biti’s, thương hiệu giày dép lâu đời của Việt Nam thực hiện. Nội dung của phim không chỉ đơn thuần xoay quanh câu chuyện của Rồng – Tiên, mà còn xuất hiện những tình tiết kịch tính, tạo sự bất ngờ cho khán giả. Phim đã có hơn 10 triệu lượt xem trên các kênh online, hàng chục nghìn lượt yêu thích, chia sẻ trên Youtube và gần 600.000 người bình luận trên mạng xã hội, với phần lớn là những phản hồi tích cực. Ngoài Con Rồng Cháu Tiên, ngành công nghiệp hoạt hình Việt Nam còn chứng kiến sự xuất hiện của Hãng

Phim hoạt hình hay The Bigger Picture film poster

Nguồn: filmschoolradio.com Ngoài những bộ phim được thực hiện công phu bằng kỹ thuật làm phim hoạt hình 3D tiên tiến được sản xuất với số lượng nhiều như ngày nay. Chắc hẳn người xem sẽ nhớ nhung về những thước phim hoạt hình được vẽ tay 2D tỉ mỉ ngày xưa đã từng một thời thịnh hành trong giới làm phim hoạt hình. Bộ phim hoạt hình The Bigger Picture chính là một kết hợp táo bạo, hoàn hảo giữa việc vẽ tranh 2D trên tường cùng mô hình giấy để tạo ra những đoạn phim 3D thú vị, ngoài ra điểm đặc biệt của bộ phim là được làm theo dạng hoạt hình tĩnh vật (stop-motion) – một cách làm phim đang khá ưa chuộng hiện nay. The Bigger Picture được sản xuất bởi National Film and Television School (NFTS), dưới sự thực hiện của nữ đạo diễn Daisy Jacobs, cô cũng là biên kịch của bộ phim này cùng với Jennifer Majka. The Bigger Picture được phát hành vào ngày 21/5/2014 tại Pháp và phát hành tại Mỹ vào ngày 11/10/2014 tại sự kiện Hamptons International Film Festival. Bộ phim đã chiến thắng giải thưởng Best British Short Animation tại lễ trao giải lần thứ 68 của British Academy Film Awards và lập tức lọt vào vị trí đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) của giải thưởng Oscar lần thứ 87, năm 2015. Phim hoạt hình The Bigger Picture có độ dài tám phút được đạo diễn Daisy Jacobs sử dụng hình ảnh nhân vật cao hai mét để diễn tả câu chuyện mang hơi hướng hài kịch đen (Dark humor) trào phúng kể về mâu thuẫn gay gắt cùng sự ghen tỵ giữa hai anh em Richard và Nick trong việc chăm sóc người mẹ già yếu sắp mất của họ. Người anh tên Nick thì may mắn và thành đạt, anh ta và luôn được mẹ dành nhiều yêu thương hơn người em dù Nick ít quan tâm đến bà và lâu lâu mới quay về gia đình thăm người thân. Ngược lại hoàn toàn với Nick là người em trai tên Richard – cũng là nhân vật chính của The Bigger Picture. Chính vì sự thương yêu không công bằng của người mẹ dành cho anh mình đã làm dấy lên sự khó chịu trong lòng của Richard. Khi bản thân anh đã dành hết thời gian để chăm sóc cho người mẹ ốm yếu của mình nhưng lại không được bà quan tâm bằng anh trai. Nữ đạo diễn trẻ Daisy Jacobs đã chia sẻ về lý do tại sao cô chọn đề tài nhạy cảm này để thực hiện bộ phim như sau: “Tôi nghĩ The Bigger Picture đã gợi lên điều quan trọng về cách chúng ta chăm sóc cha mẹ của mình khi bản thân chúng ta lớn lên. Theo tôi, mọi người có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng tôi nghĩ đây là điều cần phải nói lên thông qua bộ phim.” Nữ đạo diễn Daisy Jacobs và đồng nghiệp Chris Wilder. Nguồn: art-vibes.com Bộ phim gây sự thích thú cho người xem qua phương pháp làm phim hoạt hình độc đáo với sự kết hợp tuyệt vời giữa nghệ thuật vẽ tranh 2D ghép với mô hình giấy và 3D (tên tiếng anh gọi là 3D Stop Motion Animation). Dưới đây là một vài hình ảnh được Comic Media Academy sưu tầm sẽ cho chúng ta thấy sự kỳ công của đoàn làm phim khi thực hiện The Bigger Picture. Quang cảnh khi cả đoàn đang thực hiện bộ phim. Nguồn: art-vibes.com & animamundi.com.br Những nhân vật đều được vẽ tay và gắn những mô hình giấy. Nguồn: thisiscolossal.com Với việc kết hợp như vậy sẽ cho ra những thước phim sống động nghệ thuật Comic Media Academy chia sẻ đến bạn đọc đoạn phim đầy đủ được đoàn làm phim đăng công khai trên kênh Vimeo của đạo diễn Daisy Jacobs cùng với đoạn phim The Bigger Picture. The Bigger Picture TRIK SHOW: Making Of Daisy Jacobs The Bigger Picture >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 2D – 2D Animation Artist Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Phim hoạt hình hay Me and My Moulton 2

Poster của bộ phim. Nguồn: filmaffinity.com Me and My Moulton là phim hoạt hình ngắn dí dỏm và hài hước nhưng đầy sự xúc động của Torill Kove nữ đạo diễn, biên kịch người Canada và Na Uy. Me and My Moulton được sản xuất bởi Mikrofilm hợp tác cùng National Film Board of Canada. Bộ phim ra mắt lần đầu tiên tại sự kiện Toronto International Film Festival vào tháng 9/2014 và tại Na Uy vào ngày 3/12/2014. Với độ dài 14 phút, Me and My Moulton kể về mùa hè những năm giữa thập niên 60 tại Na Uy. Một bé gái bảy tuổi hỏi cha mẹ rằng liệu cô và hai chị em của mình có thể có một chiếc xe đạp như bao bạn cùng lứa hay không. Me and My Moulton dưới cách nhìn của nhân vật cô bé sẽ cung cấp cho người xem cái nhìn thoáng qua về những suy nghĩ của nhân vật chính khi cô bé hoc phải vật lộn với suy nghĩ bản thân của mình rằng gia đình của cô không giống như những gia đình bình thường khác. Khi quan sát gia đình người bạn thân rồi so sánh với gia đình khác thường của mình, cô nhận ra rằng cha mẹ của mình vẫn yêu thương các con nhưng đôi lúc họ lại quá vô tâm làm cho cô gái nhỏ với tâm tính nhạy cảm lúc nào cũng lo lắng và bối rối về gia đình. Bộ phim như một cuốn tự truyện hài hước được dựa theo những kí ức của nữ đạo diễn Torill Kove về gia đình của mình khi cô còn nhỏ. Me and My Moulton chia sẻ cảm xúc của nữ đạo diễn Kove khi bé chỉ mong muốn được giống như những người bạn gái khác trong khu phố. Nhưng cha mẹ cô vốn là những kiến trúc sư theo phong cách hiện đại nên họ luôn làm những điều rất khác biệt với mọi người, như việc tổ chức lễ mừng sinh nhật cho cô theo phong cách không giống ai. Khi các chị em Kove cầu xin một chiếc xe đạp, cha mẹ của họ đã làm cả ba người ngạc nhiên với một chiếc xe Moulton xuất xứ từ Anh quốc (loại xe đạp với thiết kế khung hình độc đáo và bánh xe nhỏ xíu). >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Nữ đạo diễn Torill Kove. Nguồn: epkurl.com “Tôi đã có cảm xúc vừa yêu, vừa ghét với chiếc xe đạp đó”, nữ đạo diễn Torill Kove chia sẻ thêm “Tôi nhớ ba chị em tôi đã có những bài tập đi xe tại trường với chiếc xe này nhưng hoàn toàn bất lực! Cả gia đình của tôi đã chia sẻ trong việc sử dụng nó cho đến khi chiếc xe bị mất cắp, điều đó từng khiến tôi cảm thấy rất kỳ lạ, bởi vì ai mà đi ăn cắp một chiếc xe bất thường như vậy chứ?” Bộ phim với màu sắc tươi sáng cùng những kỷ niệm gia đình được diễn tả một cách ấm áp đã vinh dự nhận được vị trí đề cử cho giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất tại lễ trao giải Oscar năm 2015. Trước đó, nữ đạo diễn Torill Kove đã có tác phẩm My Grandmother Ironed the King’s Shirts cũng được đề cử tại hạng mục này tại Oscar năm 2000 và một tác phẩm chiến thắng tại Oscar năm 2007 có tựa là The Danish Poet. Hãy cùng Comic Media Academy ngắm nhìn những tấm hình về các bản vẽ của Me and My Moulton và văn phòng làm việc của đạo diễn Torill Kove tại Mikrofilm. Nơi làm việc của đạo diễn Torill Kove tại Mikrofilm Gia đình của nhân vật chính Me and My Moulton Chiếc xe đạp Moulton của ba chị em. Nguồn: mikrofilm.no & filmaffinity.com Đoạn video của FERNTV phỏng vấn nữ đạo diễn Torill Kove về quá trình làm phim hoạt hình Me and My Moulton tại sự kiện Toronto International Film Festival (TIFF) năm 2014. Ngoài ra, các bạn có thể xem trailer giới thiệu của Me and My Moulton cùng những đoạn phim hoạt hình ngắn khác của nữ đạo diễn tại website chính thức của bộ phim: http://meandmymoulton.com Phạm Hoàng Ngọc dịch & tổng hợp

Poster Feast 2

Nguồn: disneyanimation.com Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87, phim hoạt hình Big Hero 6 của đạo diễn Don Hall, Chris Williams và Roy Conli đã đoạt giải thưởng Phim hoạt hình hay nhất (Best Animated Feature Film). Cũng ngay tại buổi lễ này, Feast – bộ phim hoạt hình ngắn được sản xuất cùng hãng – Walt Disney Animation Studios – đã vinh dự đoạt vị trí cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film). Hãy cùng Comic Media Academy tìm hiểu về bộ phim hoạt hình ngắn về chú chó đáng yêu của chúng ta. Feast được thực hiện bởi đạo diễn Patrick Osborne cùng biên kịch Raymond S. Persi và Nicole Mitchell. Bộ phim được sản xuất bởi Walt Disney Animation Studios, ra mắt lần đầu tiên vào ngày 10/6/2014 tại Annecy International Animated Film Festival và phát hành tại rạp chiếu phim cùng với phim hoạt hình Big Hero 6 vào ngày 7/11/2014 tại Mỹ. Phim hoạt hình ngắn này đã chiến thắng tại hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87 trước bốn đối thủ nặng kí. Sau đó Feast tiếp tục ẵm trọn giải thưởng tại 42nd Annie Awards cho vị trí Annie Award for Best Animated Short Subject. Nội dung phim kể về một chú chó con giống Boston (tên tiếng anh là Boston Terrier) lang thang giữa đường phố kiếm ăn tại các bãi rác. Thật may mắn, chú chó con ấy được một chàng trai James tốt bụng cưu mang và được đặt tên là Winston. Sau đó, bộ phim xuyên suốt là những bữa ăn mà người chủ chia sẻ cho chú chó con bé bỏng của mình và cuộc sống đơn giản và hạnh phúc của James và Winston. Nhưng ngày qua ngày, anh chàng đã động lòng trước một cô gái tên Kirby đang làm việc tại một nhà hàng địa phương. Cô thuyết phục James ăn kiêng và khuyên anh cần có lối sống lành mạnh hơn, điều đó khiến cho Winston buồn rầu vì bị bắt ăn những loại rau chú không thích thay cho trứng và thịt ba chỉ như trước đây. Không lâu sau đó, James và Kirby chia tay và anh chàng rơi vào trầm cảm, sống buông thả bản thân và không còn chú trọng ăn uống như trước đây nữa. Nhận ra tinh thần khác thường của chủ, chú chó Winston quyết định tìm Kirby bằng việc dựa theo mùi ngò tây mà ngày trước được cô cho ăn và dắt James tới gặp cô gái. Nhờ chú chó bé nhỏ tinh khôn, cả hai đã làm hòa và kết hôn ngay sau đó. Ý tưởng hình thành bộ phim Feast đáng yêu này từ đâu ? Patrick Osborne chia sẻ về ý tưởng cho bộ phim hoạt hình ngắn Feast bắt đầu từ một ứng dụng có tên là 1secondeveryday, ứng dụng này cho phép người dùng ghi lại đoạn phim dài một giây cho mỗi ngày và chế tác những đoạn phim nhỏ đó thành một bộ phim. Osborne đã sử dụng chúng để tạo ra một đoạn phim ăn tối vào năm 2012, nhờ đó ông bật ra suy nghĩ có thể dựa vào ý tưởng này để thực hiện một bộ phim hoạt hình ngắn thú vị. Đạo diễn Patrick Osborne. Nguồn: wikimedia.org Feast được thực hiện qua hệ thống Meander, từng phát triển cho phim hoạt hình ngắn Paperman. Ngoài ra, phim còn được sử dụng Hyperion, hệ thống dựng hình được xây dựng cho bộ phim hoạt hình Big Hero 6. Nhân vật và bối cảnh trong phim được vẽ bằng những đường nét tự do, kết hợp với những khối màu sắc rực rỡ. Bộ phim bao gồm những phân cảnh ngắn được ghép lại với nhau và máy quay chủ yếu tập trung vào nhân vật chú chó Winston cùng đồ ăn của chú làm điểm trọng tâm cho câu chuyện. Dưới đây là những hình ảnh mà Comic Media Academy sưu tầm được về quá trinh tạo dựng bộ phim Feast trong đoạn clip Making of Disney Feast Ảnh phác thảo về chú chó Winston và hai vị chủ nhân. Nguồn: cgmeetup.net Ngoài ra, người xem có thể tham khảo thêm hai đoạn phim dưới đây do đoàn làm phim Feast cung cấp, sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về quá trình làm phim hoạt hình của ekip cũng như nghe lời chia sẻ cảm nghĩ của đạo diễn Patrick Osborne. Design Night: Art in motion, talk by Patrick Osborne Making of Disney Feast Trailer của phim Feast Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

A Single Life 2

Nguồn: imdb.com A Single Life là một phim hoạt hình ngắn của 3 đạo diễn đến từ Hà Lan Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen. Bộ phim được viết bởi biên kịch Marieke Blaauw và được sản xuất bởi studio hoạt hình Job, Joris & Marieke. A Single Life được ra mắt vào tháng 9/2014 tại Hà Lan và xuất hiện trong danh sách đề cử cho vị trí Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Lễ trao giải Oscars 2015 (87th Academy Awards). Bộ phim có độ dài 3 phút ngắn ngủi kể về một cô gái trẻ tên Pia, người đã nhận được một chiếc đĩa nhạc bí ẩn có thể xoay chuyển thời gian, giúp cô có thể đi qua từ thời gian này đến thời gian khác trong cuộc đời của mình. Điều đặc biệt là bộ phim không có bất cứ đoạn đối thoại nào mặc dù xuyên suốt bộ phim vang lên bài hát chủ đề “A Single Life” của Happy Camper với Pien Feith. Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen đã sử dụng Cinema 4D và After Effects làm công cụ chính của họ khi làm phim hoạt hình A Single Life. Nhóm ba người đã khéo léo cho người xem thấy Pia từ trẻ hóa sang một phụ nữ lớn tuổi rồi ngược lại. Bộ phim ban đầu được làm ra cho Ultrakort, một dự án của Quỹ điện ảnh tại Hà Lan và Rạp chiếu phim Pathé nhằm quảng bá cho bộ phim hoạt hình ngắn khác. Song, bộ phim đã thu hút hơn một triệu người ở đây và tiếp tục được chiếu tại các liên hoan phim trên toàn thế giới. Phải mất 3 tháng để cả 3 đạo diễn hoàn thiện bộ phim A Single Life toàn vẹn. Theo lời tâm sự của họ, thử thách lớn nhất khi làm bộ phim này là làm cách nào để chứng minh cho người xem thấy được Pia già đi qua 5 giai đoạn của cuộc đời trong một khoảng thời gian rất ngắn. Bởi vì khi Pia thay đổi, vóc dáng người và mái tóc cùng quần áo của cô cũng phải thay đổi theo thời gian. Bản vẽ phác thảo cho A Single Life. Nguồn: sohosoho.tv Thay vì tạo ra một bảng phân cảnh hoặc động tác chi tiết, nhóm nghiên cứu quyết định ước tính khoảng thời gian của mỗi cảnh và viết mô tả về cảnh quay trên một dòng thời gian được tạo ra trong After Effects. Oprins giải thích: “Dòng thời gian trong After Effects là nơi chúng tôi thêm thắt đoạn phim cho đến khi bộ phim kết thúc.” Nguồn: studiodaily.com “Chúng tôi đã liên tục điều chỉnh các vị trí của máy ảnh và chỉnh sửa trong khi cả ba đang làm các hoạt động cho các cảnh, điều đó giúp công việc hoàn thiện rất tốt bằng cách sử dụng các công cụ thời gian trực quan của Cinema.” Để làm phim trong khung thời gian hiệu quả hơn, nhóm đã sử dụng xRefs (external reference files), ngoài ra còn sử dụng thêm công cụ placeholder. Các đạo diễn Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen. Nguồn: sohosoho.tv Oprins chia sẻ thêm: “Điều này hoàn toàn mới mẻ với cả ba chúng tôi và phải mất một khoảng thời gian để làm quen, nhưng chúng tôi thực sự hạnh phúc với kết quả đạt được.” Dưới đây Comic Media Academy chia sẻ cho bạn đọc đoạn video phỏng vấn Job, Joris & Marieke về ba bộ phim của họ gồm A Single Life, MUTE và [Otto] được đăng trên kênh tạp chí hoạt hình Skwigly tại Youtube. Trailer của bộ phim A Single Life Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

Phim hoạt hình The Longest Day Care 4

Nguồn: imdb.com The Longest Daycare với thời lượng 5 phút là một sản phẩm theo định dạng 3D dựa theo chương trình truyền hình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ – The Simpsons (một trong những chương trình được chiếu lâu nhất, bắt đầu từ ngày 17/12/1989 trên hệ thống truyền hình Fox Network cho đến giờ). Bộ phim hoạt hình ngắn này có kịch bản gốc từ nhà sản xuất lâu đời cho The Simpsons, James L.Brooks và đạo diễn thực hiện là David Silverman. Các công ty sản xuất bộ phim bao gồm: Gracie Films, Film Roman và 20th Century Fox Animation. Ngoài ra, bên phía nhà sản xuất ngoài James L. Brooks còn có 4 thành viên khác gồm: Matt Groening, Al Jean, Richard Raynis, Richard Sakai. Đội ngũ biên kịch gồm 6 người: James L. Brooks, Matt Groening, Al Jean, David Mirkin, Michael Price, Joel H. Cohen. The Longest Daycare được chiếu rạp cùng với Ice Age: Continental Drift, ra mắt vào ngày 13/7/2012. Ngay sau đó, bộ phim nhận được những lời khen tích cực, ca ngợi về nội dung và hình ảnh từ các chuyên gia và khán giả khắp mọi nơi. The Longest Daycare đã có tên trong danh sách 5 ứng cử viên đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar 2013. Tuy nhiên, cuối cùng bộ phim đã để vuột mất vị trí danh giá cho Paperman. Nguồn: awn.com Nhân vật chính trong The Longest Daycare là Maggie Simpson, cô bé được mẹ ghi danh vào một cơ sở chăm sóc. Ở đấy cô bé Maggie quen biết cậu nhóc dữ dằn tên Gerald, có sở thích hành hạ côn trùng. Vô tình, cô nhóc Maggie bắt gặp được một con sâu bướm và tìm mọi cách giúp chú bướm thoát khỏi cánh tay tàn nhẫn của Gerald. Nội dung bộ phim đầy kịch tính, lôi cuốn sẽ khiến bạn không thể dời mắt được trước hành trình rượt đuổi gay cấn giữa Maggie và cậu nhóc Gerald. Nguồn gốc của The Longest Daycare xuất hiện khi nhà sản xuất James L. Brooks của The Simpsons đề xuất ý tưởng làm phim hoạt hình ngắn và phát hành nó trong các rạp chiếu phim. Ông muốn câu chuyện về cô bé Maggie này như một món quà từ nhà sản xuất cho các khán giả hâm mộ bộ phim The Simpsons. Al Jean chia sẻ tác phẩm như một lời cảm ơn từ đội ngũ đoàn làm phim với những người hâm mộ chương trình trong suốt 25 năm qua. David Silverman cho biết, ông thực hiện bộ phim này với định dạng 3D theo ý kiến đóng góp của Richard Sakai cùng một vài người khác trong tổ sản xuất. Họ muốn thử nghiệm 3D lên bộ phim và muốn nhìn xem The Simpson sẽ như thế nào khi được làm 3D. “Không có lý do cụ thể gì cả, đây chỉ là một kiểu thử nghiệm ý tưởng. Chúng tôi đã thử nó và chúng tôi thích thú với điều này và bộ phim trở nên mới mẻ hơn.” Đạo diễn David Silverman. Nguồn: awn.com Về quá trình sản xuất The Longest Daycare, ông nói: “Giai đoạn sản xuất bộ phim là từ tháng 3 đến tháng 5. Tuy tôi không có một đội ngũ khổng lồ nhưng có những anh em rất nhiều kinh nghiệm. Điều quan trọng nhất là tôi có một đội ngũ chuyên nghiên cứu về 3D, do Eric Kurland đứng đầu, người đã thực hiện khá nhiều dự án về 3D.” Ông cũng nói rằng không thay đổi hình ảnh mà vẫn giữ nguyên và chia ra các bộ phận tách biệt tại phòng thu ở Hàn Quốc. Tùy theo mỗi cảnh mà họ ghép các bộ phận cơ thể cho phù hợp. “Eric nói việc đó đó không cần thiết. Chúng ta có thể thao tác trong After Effects nếu chúng ta muốn tách cụ thể hơn nữa. Tôi đang rất e ngại về thời gian sản xuất của chúng tôi bởi vì bộ phim đã được thực hiện khá nhanh và tôi không muốn mọi người nghĩ ‘Ồ, chúng ta chỉ cần loại ra nó’ Chúng tôi không muốn nghe thấy điều đó.” Nguồn: awn.com Comic Media Academy chia sẻ đến các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình đoạn phim The Longest Daycare đầy đủ được đăng trên Animation on FOX tại Youtube. Phỏng vấn David Silverman ‘The Simpsons’ về ‘The Longest Daycare’ Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Phim hoạt hình Paperman 19

Nguồn: artofdisney.canalblog.com Paperman là bộ phim hoạt hình ngắn hài hước, lãng mạn, được thực hiện bởi đạo diễn John Kahrs cùng hai biên kịch gồm Clio Chiang, Kendelle Hoyer. Walt Disney Animation Studios là studio sản xuất bộ phim dưới sự cho phép của nhà sản xuất Kristina Reed và phát hành tại Mỹ vào ngày 2/11/2012 cùng với Wreck-It-Ralph. Bộ phim là sự pha trộn giữa hoạt hình truyền thống và hoạt hình máy tính, chính sự kết hợp ấy đã giúp bộ phim được đánh giá cao và nhận giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 85, năm 2013. Ngoài ra, bộ phim còn đạt giải Best Animated Short Subject tại buổi lễ lần thứ 40 của Annie Awards. Đây là lần đầu tiên sau 43 năm kể từ chiến thắng của It’s Tough to be a Bird, Disney mới lại giành được giải thưởng ở hạng mục này tại Oscar lần nữa. Trailer Paperman Nội dung của Paperman khởi đầu bằng cảnh ở ga tàu điện vào thời điểm của thập niên 1940 tại thành phố New York, một chàng trai nhân viên văn phòng bất ngờ gặp một cô gái xinh đẹp tại đây và cô khiến anh ta bối rối và quyến luyến. Khi anh chàng chưa kịp bắt chuyện làm quen vì còn ngại ngùng thì cô nàng không may đi mất, chỉ để lại một vết son môi vô tình in trên một tờ giấy của chàng như lời tạm biệt. Bộ phim gợi lên những nỗi tiếc nuối từ những cuộc gặp gỡ tình cờ mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể gặp phải giữa dòng đời để rồi vì sự e ngại mà vuột mất cơ hội. Đạo diễn John Kahrs – một cựu họa sĩ của hãng Pixar và hiện đang là chuyên gia hoạt hình của Disney – chia sẻ cảm hứng để anh thực hiện bộ phim hoạt hình ngắn đầu tay của mình chính là những kỷ niệm của ngày tháng tuổi trẻ khi anh sống cô đơn lẻ loi giữa thành phố New York tấp nập người qua lại. Đạo diễn John Kahrs. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Paperman với hình ảnh đen trắng đơn giản nhưng vô cùng đẹp đẽ và nên thơ, còn là sự kết hợp thử nghiệm lần đầu tiên giữa kỹ thuật vẽ tranh bằng tay và đồ họa vi tính trong cùng một nhân vật tại studio Disney. Theo các nhân viên khâu hoạt hình nhận xét, kỹ thuật này giúp hình ảnh vừa giữ được vẻ uyển chuyển của 2D truyền thống, vừa có chiều sâu được tạo ra từ các hình khối của công nghệ 3D tiên tiến. Nhà sản xuất Kristina Reed trả lời phỏng vấn cho biết các thành viên tham gia làm phim hoạt hình đã cùng nhau thảo luận rất nghiêm túc và làm việc chăm chỉ hết sức vất vả. Ngoài ra trong lúc làm Paperman cũng xảy ra trắc trở vì thiếu nhân công, bởi vì đa số các họa sĩ làm việc tại hãng Disney phải tập trung vào các bộ phim dài và dự án lớn. Cho đến khi các dự án lớn đó hoàn thành thì họ mới có thể trợ giúp cho đoàn làm phim thực hiện bộ phim ngắn như Paperman và chỉ có thể giúp trong vòng một đến hai tháng. Đó là một điều vô cùng khó khăn đối với đoàn làm phim lúc bấy giờ nhưng cuối cùng họ đã làm được và nhận được phần thưởng xứng đáng. Để người xem có thể có một cái nhìn thoáng qua về Paperman, Disney đã chia sẻ một vài hình ảnh phác thảo của bộ phim như sau. Phác thảo của Scott Watanabe. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Phác thảo của Shiyoon Kim. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Bối cảnh thiết kế bởi Helen Chen. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Một vài bản phác thảo nhân vật của các họa sĩ khác. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Hình ảnh trong quá trình làm Paperman. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Comic Media Academy gửi đến bạn đọc và các học viên đoạn clip Paperman and the Future of 2D Animation để các bạn có thể tham khảo và dễ dàng nhìn thấy quá trình thực hiện Paperman của đoàn làm phim cùng sự nỗ lực của họ trong việc thay đổi hoạt hình lúc bấy giờ. Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp  

Phim hoạt hình Head Over Heels 7

Nguồn: vimeocdn.com Head over Heels là bộ phim hoạt hình ngắn do đạo diễn, biên kịch phim người Anh, Timothy Reckart thực hiện vào năm 2012. Bộ phim được làm theo dạng stop motion với thời lượng 10 phút được sản xuất bởi Fodhla Cronin O’Reilly, khâu hoạt hình gồm hai người là Timothy Reckart và Sam Turner. National Film and Television School (NFTS) phát hành bộ phim vào ngày 24 tháng 5 năm 2012 tại Pháp. Head over Heels đã giành được giải Annie Award cho hạng mục Best Student film, sau đó đạt được Best European Animated Short tại lễ trao giải Cartoon d’Or. Không dừng tại đó, bộ phim đã có tên trong năm ứng cử viên sáng giá cho vị trí Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar tổ chức năm 2013. Sau khi được đề cử Oscar, bộ phim được phát hành cùng với mười lăm bộ phim ngắn khác cũng được đề cử tại giải, tại các rạp chiếu phim của ShortsHD. Vào tháng 3/2015, bộ phim đã được đăng trực tuyến đầy đủ tại Head over Heels TV.  Nội dung của Head over Heels rất thú vị, kể về đôi vợ chồng già Walter và Madge sau nhiều năm chung sống với nhau, họ đã quyết định tách riêng ra: Người chồng thì ngủ và sinh sống dưới sàn nhà, người vợ thì sống trên trần nhà. Khi Walter cố thuyết phục bạn đời của mình, sự cân bằng của họ đã tan biến. Ý tưởng về bộ phim là một sự đúc kết từ rất nhiều ý tưởng khác của Timothy Reckart, những điều mà anh nghĩ sẽ khiến cho bộ phim trở nên tuyệt vời hơn. Một câu chuyện về hai người nhìn thế giới một cách khác nhau nhưng họ vẫn phải tìm cách để sống với nhau. Đây là một cảm hứng có thể áp dụng cho bất kỳ sự bất đồng ý kiến ​​về chính trị, tôn giáo. Đạo diễn nhận định đây là một phép ẩn dụ tuyệt vời cho điều đó, không chỉ riêng về hôn nhân. Đạo diễn Timothy Reckart cùng đội ngũ làm phim. Nguồn: facebook.com/HeadOverHeelsFilm Đạo diễn Timothy Reckart cũng chia sẻ về quá trình làm phim Head over Heels. Anh kể bước đầu tiên là tập trung vào phác thảo, làm sao để dẫn đến kết thúc một cách rõ ràng, hợp lý. “Sau đó chúng tôi dành phần lớn thời gian tạo bảng phân cảnh và animatic, đây là quá trình rất dài. Tôi nghĩ rằng tầm khoảng bốn tháng để làm xong. Tuy không lâu lắm, nhưng bạn biết đấy, bộ phim này chỉ có mười phút. Chúng tôi đã trải qua một số bản nháp, chỉ cần liên tục rút gọn bớt nội dung, cố gắng làm cho nó càng ngắn càng tốt. Điều khó khăn khác là làm thế nào để kể câu chuyện mà không cần sử dụng bất cứ cuộc đối thoại nào.” Nguồn: facebook.com/HeadOverHeelsFilm Anh tâm sự thêm rằng mình đã dành 06 tháng cho việc làm phim hoạt hình, trong đó có năm tháng là bao gồm việc xây dựng bối cảnh và đạo cụ để chụp. Khi cả nhóm hoàn thành xong căn phòng và nhân vật, họ sẽ đưa nó vào phòng thu và bắt đầu lấy ảnh. Vì thế, cả bộ phim kéo dài từ tháng 7-12/2012. Nguồn: facebook.com/HeadOverHeelsFilm Dưới đây là hai đoạn clip được phía đoàn làm phim Head over Heels cung cấp sẽ giúp các bạn học viên cùng bạn đọc hiểu thêm về quá trình thực hiện bộ phim đáng yêu này. HOH Timelapse: Animating a shot HOH Timelapse: Breaking down and setting up Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Fresh Guacamole Phim hoạt hình ngắn nhất được đề cử Oscar 4

Poster phim. Nguồn: pesfilm.com Fresh Guacamole là bộ phim hoạt hình ngắn năm 2012 do PES (tên thật là Adam Pesapane) làm đạo diễn kiêm biên kịch, sản xuất bởi PES Productions và Showtime hợp tác cùng ShortsHD phát hành. Ra mắt vào ngày 2/3/2012 tại Mỹ, Fresh Guacamole đã được đề cử giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) của lễ trao giải Oscar lần thứ 85 diễn ra vào năm 2013. Với thời lượng vỏn vẹn 1 phút 40 giây, đây là bộ phim hoạt hình ngắn nhất từng được đề cử cho giải Oscar. Nguồn: pesfilm.com Những bộ phim của PES chủ yếu là theo hình thức 2D và Stop-Motion và luôn là chủ đề về cuộc sống xung quanh con người. Nhưng những sản phẩm do anh làm ra luôn đầy tính sáng tạo đến mức bất ngờ, hài hước, súc tích và suy tư. Điển hình như Fresh Guacamole với nội dung rất gần gũi: Sử dụng các vật dụng kỳ lạ làm món bơ dầm. Trong khi, phần nội dung nghe có vẻ đơn giản nhưng việc PES sử dụng kỹ thuật pixilation để mô tả một người đàn ông làm món bơ dầm từ các thành phần bất thường, mà mỗi khi cắt lại trở thành một thứ khác khiến cho khán giả không khỏi thích thú, bị lôi cuốn với sự sáng tạo độc đáo của PES. Đó là lý do tại sao Fresh Guacamole chỉ cần 4 ngày để đạt 3,5 triệu lượt view trên Youtube và đến nay đã là 54 triệu lượt.  Trong cuộc phỏng vấn với ANIMATIONWorld, PES đã nói về nét riêng trong Fresh Guacamole và các phim khác của anh: “Các phim của tôi không nhất thiết đi theo cảm xúc con người, sự phát triển nhân vật hay diễn biến tâm lý. Mà vẫn dựa trên ý tưởng là chính. Người ta đi xem phim truyện để được dấn thân vào một trải nghiệm, một hành trình, đi theo một nhân vật. Nhưng triết lý riêng của tôi là người ta cũng muốn xem một thứ gì khác ngắn hơn. Người ta có thể cảm thấy đầy lý thú và thỏa mãn từ một thứ ngắn và có thể xem đi xem lại mà vẫn thấy chiều sâu.” Đạo diễn PES. Nguồn: media.salon.com Ngoài ra, anh còn chia sẻ thêm: “Theo quan niệm của tôi, phim ngắn còn mạnh mẽ hơn vì nếu ta có thể làm ra một thứ gì đó mà người khác muốn xem đi xem lại hàng chục lần thì nó đã cho phép ta kết nối. Khán giả thường phản ứng tốt với các dạng phim ngắn vì phim quảng cáo đã thành công 50 năm nay. Não của chúng ta đã bắt nhịp được với lối kể chuyện cô đọng cao độ này.” Theo PES, ý tưởng thực hiện Fresh Guacamole đến bất chợt vào một ngày anh ta đi bộ và ghé vào cửa hàng thực phẩm. Tại đây, PES thấy một đống bơ và tưởng tượng về việc lấy thử một trái và ném nó vào khắp nơi trong cửa hàng. Từ đó, ý tưởng về lựu đạn bơ đã ra đời và được PES sử dụng vào bộ phim này. Tuy nhiên, để có thể khiến bộ phim giống như một câu đố, làm khán giả phải kết nối, xác định đối tượng thông qua các phương tiện khác nhau và mường tượng ra thật không dễ dàng. PES cũng thừa nhận làm các bộ phim về nấu ăn mà sáng tạo ra nguyên liệu một cách “đặc biệt” đôi khi cũng là thử thách lớn. Nguồn: pesfilm.com PES chia sẻ thêm: “Tôi đã từng sử dụng công cụ LunchBox nhưng bây giờ tôi chuyển sang Dragon. Công cụ mới này không phải không có nhiều lỗi phiền phức nhưng nó vẫn mang đến lợi ích cho tôi. Vì vậy, tôi thiết lập công cụ Dragon rồi dùng máy ảnh kỹ thuật số để chụp ảnh tĩnh. Chỉnh sửa trong Final Cut và thiết kế âm thanh trên đó luôn, sau đó tôi kết hợp cả hai vào. Đó chính là cách tôi đã tạo ra bộ phim. Thêm chút chỉnh sửa trên Photoshop và chúng tôi hoàn tất mọi công đoạn.” Comic Media Academy chia sẻ đến bạn đọc và các bạn học viên đoạn phim đầy đủ của Fresh Guacamole được chính PES đăng công khai trên trang PESfilm Tại Youtube. Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp (Bài viết có sử dụng dữ liệu từ Howfilmschool)

Phim hoạt hình Adam and Dog 11

Nguồn: imdb.com Adam and Dog là phim hoạt hình ngắn của đạo diễn Minkyu Lee hợp tác cùng nhóm bạn thân của anh – những người có kinh nghiệm làm phim hoạt hình trong các studio khác nhau, kể cả các hãng lớn như Disney Feature, Dreamworks và Pixar. Trailer Adam and Dog Tác phẩm có độ dài 16 phút ra mắt vào ngày 6/11/2012 tại Mỹ, đã vượt qua hàng trăm bộ phim hoạt hình ngắn khác để trở thành đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Lễ trao giải danh giá Oscar năm 2013. Không những vậy, Adam and Dog còn nhận được giải thưởng Best Animated Short Subject tại Annie Awards lần thứ 39. Adam and Dog kể về một chú chó đang lang thang đến Eden thì gặp một sinh vật kỳ lạ tên Adam. Họ đi cùng nhau và dành cả ngày vui chơi ở khu vườn, nhanh chóng trở thành đôi bạn thân không thể tách rời cho đến khi có sinh vật mới xuất hiện, đó chính là Eve. Sau khi Eve tới thì Adam đã bỏ rơi chú chó thân thiết. Nhưng khi cả hai người Adam và Eve vì phạm phải điều cấm và buộc rời khỏi khu vườn Eden, chú chó trung thành vẫn đi theo họ vào cảnh khổ cực. Đạo diễn Minkyu Lee chia sẻ về đứa con của mình: “Bộ phim hoạt hình này do tôi cùng nhóm bạn của mình là Jennifer Hager, James Baxter, Mario Furmanczyk, Austin Madison và Matt Williames thực hiện. Glen Keane cũng giúp chúng tôi khi đã góp ý cũng như tư vấn và làm một số visual development. Đây là một tác phẩm hoàn toàn độc lập mà không có sự tham gia của studio. Chúng tôi rất vui mừng khi mọi người thích nó và chia sẻ với nhau.” Adam and Dog là bộ phim hoạt hình 2D truyền thống và được tô điểm bằng màu sắc trang nhã. Từ đó khiến khán giả phải rung động, ngỡ ngàng trước tài hoa của các họa sĩ tham gia. Đặc biệt, bối cảnh phim hùng vĩ và mang cảm giác bình yên là điểm nổi bật nhất của Adam and Dog. Minkyu Lee cùng ekip đã mất khoảng 3 năm để hoàn thành bộ phim. Trong quãng thời gian đó, anh cũng làm việc cho Disney với các dự án như Winnie the Pooh và Wreck-It Ralph. Minkyu Lee gần như đã vắt kiệt sức cho bộ phim trong nhiều đêm liền và cả những ngày cuối tuần. Cuối cùng, để có thể dành hết tâm trí vào Adam and Dog và tạo ra một tác phẩm hoàn thiện nhất, anh quyết định xin nghỉ phép 4 tháng ở Disney. Ngoài vai trò đạo diễn, Minkyu Lee còn là nhà sản xuất, họa sĩ, biên kịch, nhà thiết kế, lead animator và họa sĩ nền. Hầu hết các bối cảnh trong phim đều được anh thực hiện qua Photoshop. Theo GoldDerby, ý tưởng bộ phim được Minkyu Lee lấy cảm hứng từ một bài viết về nguồn gốc của loài chó trên National Geographic.  Cùng Comic Media Academy ngắm nhìn những mẫu phác thảo từ Adam and Dog do Minkyu Lee thực hiện dưới đây: Phác thảo nhân vật Adam và chú chó. Nguồn: blackwingdiaries.blogspot.com Các bối cảnh trong phim. Nguồn: cartoonbrew.com Ngoài ra Comic Media Academy gửi đến bạn đọc và các bạn học viên hai clip hậu trường từ  bộ phim Adam and Dog. Adam and Dog (2011) Pencil Test by James Baxter Adam and Dog (2011) Pencil Test 2 by Jennifer Hager Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

5 điều cần làm trước khi bắt tay làm phim hoạt hình

Là một người đang học làm phim hoạt hình hay đã hoạt động trong ngành này hoặc, bạn đã từng thử làm luôn một đoạn phim ngay từ đầu mà không cần bất kì kế hoạch nào? Tôi nghĩ nó chắc chắn sẽ kết thúc trong thảm họa nếu bạn làm thế. Khi ta bật ra một ý tưởng mới trong đầu, thì thật khó mà cưỡng lại việc diễn hoạt từng khung một cách vội vàng, để rồi mọi chuyện không đi đến đâu cả vì không thể phát triển thêm được ý tưởng và chúng ta cứ bị đi lòng vòng, vừa tốn thời gian vừa mất công sức vẽ. Để tránh lỗi lầm hết sức phổ biến trên, bạn cần quản lý mọi thứ trong khuôn khổ và tuần theo đúng quy trình, hãy làm theo 5 bước đơn giản sau đây trước khi bạn bắt đầu công vuệc. Chậm rãi, từ tốn lại sẽ không mang lại niềm vui nhiều cho lắm, nhưng điều này sẽ cứu nguy cho dự án của bạn vào phút cuối. Biết rõ câu chuyện mình muốn kể  Nguồn: hollywoodreporter.com Rất nhiều người, đặc biêt là người mới học, thường bị sa đà vào diễn hoạt với chỉ ý tưởng, mà không có câu chuyện đàng hoàng. Bởi vì một câu chuyện là sự phát triển của các ý tưởng/khái niệm, nên bạn cần phải viết ra tất cả mọi thứ để biết mình phải làm gì và nên lên kế hoạch như thế nào . Bạn có thể cần phải thay đổi vài thứ vào phút chót trong câu chuyện khi bạn gặp khó khăn hoặc trở ngại nhưng dàn ý/ bộ khung cơ bản vẫn cần giữ nguyên.  Viết ra một kịch bản hoàn chỉnh với cách dàn xếp sân khấu, chú thích lia camera, thu phóng, góc đặt máy quay…. Càng chi tiết càng tốt, vì bạn sẽ cần đến nó về sau. Hiểu rõ nhân vật mình tạo ra Nguồn: awn.com Đừng chỉ phác thảo một bản duy nhất khi tạo hình các nhân vật của mình. Hãy tạo ra thật nhiều model đa dạng, đừng chỉ gói gọn ở chỉnh sửa gương mặt. Vẽ nhân vật của bạn ở góc toàn thân, ở mọi góc độ và biểu đạt mọi hành động/ cảm xúc, ví dụ như những hành động biểu lộ tính cách tiêu biểu của nhân vật, các cung bậc cảm xúc (giận, vui vẻ…), động tác tay khi nhân vật nói chuyện… Đi vào chi tiết cả những thứ nhân vật đeo trên ngón tay, đeo trên tai… hay những chi tiết kì quái trên áo quần của chúng Sau đó hãy tô màu và tả chất liệu cho nhân vật. Tạo ra một bản thiết kế nhân vật (model sheet) hoàn chỉnh với 5 góc nhìn khác nhau. Vẽ luôn cả những thứ sẽ xuất hiện và tương tác với nhân vật trong phim của bạn, như xe, tàu vũ trụ, sung ống… Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều ở công đoạn diễn hoạt (animation) vì bạn đã hình dung được thể khối của chúng. Dù chúng ta có thể hình dung rõ nhân vật của chúng ta trông như thế nào trong đầu, nhưng sẽ khó mà thống nhất cái mình nghĩ với cái mình có thể vẽ ra được trên giấy, nên model sheet nhân vật là thứ sẽ hỗ trợ bạn sự đồng bộ đó. Việc tao ra các tờ model sheet giúp bạn chính thức hóa nhân vật của mình, và bạn có thể dùng lại để tham khao cho các dự án sau này. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy model sheet giúp cho bộ phim của bạn thống nhất và quy củ đến thế nào. Không những thế, nó giúp bạn quen với nhân vật và chỉ cần vài nét để vẽ ra chúng, tiết kiệm bớt thời gian và khối lượng công việc. Lên kế hoạch từng phân cảnh  Nguồn: cartoonbrew.com Trừ những đoạn hoạt hình ngắn chỉ có 1 góc camera, bạn sẽ phải quản lý rất nhiều phân cảnh khác nhau trong bộ phim của mình. Hãy đọc kĩ câu chuyện của mình hoặc kịch bản phân cảnh. Đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc của phân cảnh, sau đó xác định cụ thể các yêu cầu cho từng cảnh đó: Có bao nhiêu nhân vật, bối cảnh là gì, âm thanh, âm nhạc, âm thanh, lời loại…. Tạo ra một storyboard phân định cụ thể các hành động chính, chuyển động camera, hiệu ứng, màu sắc, vân vân. Hãy biến từ ngữ của câu chuyện biến thành hình ảnh có ý tứ rõ ràng. Đây sẽ là khuôn khổ hướng dẫn bạn trong suốt quá trình. Về cơ bản nó là những hướng dẫn trực quan cho bản thân bạn. Canh chỉnh nhịp thời gian (Timing)  Nguồn: alicegearyyear2.wordpress.com Sự điều hòa thời gian cho chuẩn xác là điều cốt lõi trong hoạt hình. Không phải vật thể nào trong phim cũng di chuyển ở cùng một tốc độ, ví dụ như trong cùng một khoảng cách thì hành động đi và chạy sẽ có số lượng khung hình khác nhau. Nếu bạn diễn hoạt một con báo đang phóng đi nhưng lại phân bố một lượng khung hình xen (inbetween)  đều đặng giữa các khung chính (key frame), bạn có thể sẽ khiến cho con báo nhìn như đang nổi lềnh bềnh trên không khí, hoặc đang lao đi với tốc độ chết người. Không chỉ có thế, không phải mọi chuyển động luôn tiếp diễn ở cùng một vận tốc. thỉnh thoảng nhanh hơn và chậm hơn ở các thời điểm khác nhau (ease-in/ ease-out)  Bạn còn phải đối mặt với các ràng buộc về deadline, nên bạn buộc phải tính toán kĩ thời lượng của bộ phim mà bạn muốn, cắt bớt những cảnh không thực sự cần.  Tạo bảng kế hoạch chi tiết cho công việc  Nguồn: shutterstock.com

5 cách cải thiện não phải

Hầu hết chúng ta đều muốn mình trở nên sáng tạo hơn, nhưng hầu hết ta lại thấy mình “không có khiếu” hay khó khăn để sử dụng trí tưởng tương. Đó là vì đa phần khi trưởng thành chúng ta thiên về tư duy logic, vốn là phần công việc của não trái. Còn bán cầu não phải được coi là trung tâm của sự sáng tạo của con người, nơi điều khiển các hoạt động như âm nhạc, nghệ thuật, năng lực cảm thụ không gian và trí tưởng tượng. Bạn có thể kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của bạn bằng cách tiến hành những bài tập thể dục cho não phải, nhằm tối đa hóa hiệu suất của bản thân. Bước 1 Tập thiền định. Theo như Marilee Zdenek, tác giả quyền sách “Những trải nghiệm của não phải: Học cách giải phóng óc tưởng tượng”, não phải của bạn hoạt động mạnh hơn khi bạn đang ở trạng thái thư giãn. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận các kiến thức về ngồi thiền trên mạng, sách vở hoặc tại các khóa học cụ thể. Bước 2 Học hát hoặc chơi một loại nhạc cụ. Thử nghe một thể loại nhạc mới. Theo nhà tâm lý học Terry Lyles , việc nghe và chơi nhạc là cách rất tốt để kích thích vỏ thính giác của não phải, từ đó làm tăng sức sáng tạo. Bước 3 Tập vẽ dưới bất cứ hình thức nào. Dù cho bạn nghĩ bạn không nghề có năng khiếu, việc phác họa, thậm chí “đồ” lại một bức ảnh cũng có thể khuyến khích phần não phải của bạn trở nên năng động hơn, do não phải cực kì nhảy cảm với hình ảnh. Những hoạt động liên quan đến việc thực hành nhiều với thị giác như hội họa, điêu khắc sẽ thúc đẩy mạnh não phải. Bước 4 Bắt đầu hình thành cho mình một sở thích mang tính sáng tạo như đan lát, may vá, thêu, hay các hoạt động mà bạn buộc phải thật tập trung và toàn tâm toàn ý. Tiếp xúc nhiều với màu sắc, hoa văn cũng như việc đi tìm các ý tưởng để may nêu sẽ truyền cảm hứng cho óc tưởng tượng của bạn. Tập trung vào việc làm ra những sản phẩm thẩm mĩ sẽ khuyến khích nhận thức sáng tạo của não phải. Bước 5 Tập viết hoặc vẽ bằng tay không thuận của mình. Theo quyển sách “Sức mạnh của bàn tay còn lại: Kết nối với sự thông thái của não phải” của Lucia Capacchionne, các bộ phận không thuận trên cơ thể bạn (như tay, chân) thường chi phối đến bán cầu não phải. Kích thích não phải thông qua việc hoạt động bàn tay không thuận của mình trong khi viết, vẽ có thể giúp bạn kết nối với những phần sáng tạo, trực giác và xúc cảm của bản thân. Hãy thử 5 bước này để cải thiện sự sáng tạo của bạn. Chắc chắn điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình học vẽ truyện tranh hay làm phim hoạt hình đấy. 

Christmas Holiday Animation Contest 2017

Các bạn đã liên tục gây ấn tượng với Christmas Holiday Animation Contest 2017 trong suốt 9 cuộc thi làm phim hoạt hình gần đây với kỹ năng và sự sáng tạo của mình. Và để chào mừng cuộc thi thứ 10 lần này, chúng tôi đã cải tiến cuộc thi đầu tiên với một vài thay đổi về luật thi. Hãy đọc cẩn thận để tránh bị loại nhé! Bộ phim của các bạn vẫn phải đáp ứng tối thiểu 20 giây về thời lượng, và trong đó sử dụng ít nhất 10 giây để phát bài hát Sneaky Snitch của Kevin MacLeod và tuân thủ một vài nguyên tắc dưới đây. Hãy xem đoạn video sau đây khi đọc luật thi, sau đó đăng kí ứng tuyển ở link này: http://www.animationcareerreview.com/contest#enter-contest Các bộ rig 3D miễn phí sẽ được cung cấp phía cuối trang, nhưng chúng tôi hoan nghênh tất cả các phong cách về hoạt hình (Truyền thống, cut out, 3D…). Luật thi: Khá đơn giản và chúng tôi muốn thấy cộng đồng sáng tạo của chúng ta có thể làm được gì: – Phim dự thi phải là phim mới thực hiện. Những tác phẩm cũ sẽ không được nhận – Trong phim phải có hình ảnh ông già Noel hoặc Người tuyết – Không được sử dụng âm thanh thô có sẵn trong bất kì bộ phim nào. Tuy nhiên bạn có thể tự lồng tiếng hoặc dùng các tư liệu âm thanh do mình tạo ra. – Dùng ít nhất 10 giây thời lượng bài hát Sneaky Snitch của Kevin MacLeod (được cung cấp miễn phí) – Bài dự thi phải được post lên Youtube và gửi link tại đây – Tất cả mọi loại hình hoại họa đều được chấp nhận: 2D, 3D, stop motion, Lego, Minecraft,…, nhưng nội dung không được quá phản cảm hoặc dán nhãn R. – Không được sử dụng những chất liệu đã được đăng kí bản quyền (như bộ nhân vật, rig, prop, âm nhạc,…). Các rig 3D miễn phí sẽ được cung cấp cuối bài. – Ở phần credit, phải ghi đủ 3 dòng của giấy phép Creative Commons (2) cho mỗi bài hát của Kevin macLeod bạn sử dụng. Nếu không có, bạn sẽ bị loại. – Ghi nguồn cho tất cả các sản phẩm miễn phí bạn đã sử dụng cho video của mình (rig, art assets…) Tiêu chuẩn chiến thắng: – Khéo léo, chính xác trong việc kết hợp âm thanh với hình ảnh động. – Giá trị giải trí. – Kỹ năng hoạt hình và bao gồm cả những phân cảnh mang tính thử thách cao. Số lượng hay độ dài phim không còn nằm trong tiêu chí chấm điểm. Cuộc thi dành cho tất cả các nghệ sĩ đến từ mọi quốc gia. Giải thưởng sẽ được thanh toán bằng ngân phiếu hoặc qua PayPal. Animation Career Review không sở hữu bản quyền cho bất cứ điều gì trong sản phẩm dự thi (nhạc, hình, nội dung…). Tuy nhiên, khi gửi bài dự thi, bạn phải chấp nhận để chúng tôi sử dụng tác phẩm cho các mục đích quảng cáo trong tương lai. Tất cả các bài dự thi sẽ được trình chiếu công khai trên website của chúng tôi. Bạn có thể nộp nhiều bài thi. Mỗi video chỉ có thể thắng một giải, nhưng một tác giả có thể ẵm nhiều giải nếu các tác phẩm của mình chiến thắng ở các hạng mục khác nhau. Người thắng cuộc sẽ nhận được email thông báo. Bạn không được dùng các mẫu  animation có sẵn (một vài phần mềm thường có chế độ này). Bạn có thể dùng bộ nhân vật và rig sẵn có, nhưng toàn bộ phải được dẫn nguồn. Chúng tôi có quyền loại trừ các video không tuân thủ đúng luật. Toàn bộ bài thi sẽ được xem qua bởi người kiểm duyệt trước khi họ đăng lên gallery. Quy trình này có thể mất khoảng vài ngày nên đừng lo lắng nếu bạn nộp bài rồi nhưng chưa thấy bài của mình được đăng lên nhé. Hạn chót gửi bài dự thi là 9:00 AM (Mốc giờ Eastern Standard) Ngày 1 tháng 12 năm 2017. Giải thưởng: Hạng 1: $1000 Hạng 2: $500 Hạng 3: $200 Một số giải thưởng khác (tiền mặt) có thể có cho một vài hạng mục khuyến khích: Hạng 4, Hạng 5, Tác phẩm hài hước nhất, tác phẩm gây xúc động nhất, tác phẩm công phu nhất, chuyển động thứ cấp tốt nhất (secondary animation), biểu cảm mặt tốt nhất, ý tưởng tốt nhất, nội dung hay nhất, mang tính lễ hội nhất, trình bày tốt nhất. Nhạc nền miễn phí dùng trong sáng tác: Sau đây là 3 dòng CC của bài hát mà bạn cần thêm vào trong mục credit của tác phẩm: Sneaky Snitch Kevin MacLeod (incompetech.com) Licensed under Creative Commons: By Attribution 3.0 License http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Các bạn cũng được phép sử dụng các bài hát khác hoặc các art assets miễn phí, nhưng vẫn phải dẫn nguồn ở credit. Chúng tôi sẽ không chấp nhận các bài thi ghi dẫn thiếu nguồn. Nếu một tài sản nghệ thuật không được ghi là có thể sử dụng cho mục đích thương mại, thì các bạn không nên dùng nó. Các bộ rig 3D miễn phí: Dưới đây là hai bộ rig bạn được phép sử dụng cho cho bài thi và phải dẫn nguồn. Nếu không tuân thủ bài thi của bạn sẽ bị loại và bị gỡ khỏi gallery. – Morpheus Rig (Cho Autodesk Maya)   – Eleven Rig (Nhiều phiên bản cho Blender, 3ds Max, và Maya)   Những ngày lễ thật hứng khởi, làm hoạt hình cũng đầy niềm vui và tiền cho giải thưởng cũng thật đáng để cố gắng, nên hãy cho chúng tôi thấy khả năng của các bạn đi nào! Chúc vui và chúc may mắn nhé! Follow chúng tôi trên Facebook, Twitter và YouTube để theo dõi thông tin

Học viên Comic Media Academy tham quan công ty Sao Sáng

Ngày 12/7, học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã có một chuyến tham quan và tìm hiểu công ty Thiết Kế Sao Sáng (Sao Sang Design), một trong những studio làm phim hoạt hình nổi tiếng hiện nay. Trong buổi tham quan công ty Thiết Kế Sao Sáng, các bạn học viên CMA được anh Nguyễn Thành Nguyên – giám đốc công ty đón tiếp, giới thiệu về doanh nghiệp và chia sẻ về quy trình làm phim hoạt hình mà công ty đã và đang ứng dụng vào các tác phẩm như One Piece Gold, Assassination Classroom, Terra Formars… và nhiều Anime hấp dẫn khác. Các bạn học viên Khóa 5 – 6, hệ Kỹ thuật viên tham gia chuyến đi (Ảnh: Nguyễn Duy Anh, K5) Họa sĩ Hồ Hưng đại diện CMA gửi tặng hoa đến anh Nguyễn Thành Nguyên, giám đốc công ty Sao Sáng (Ảnh: Nguyễn Duy Anh, K5) Một số hình ảnh chuyến tham quan công ty Thiết Kế Sao Sáng (Ảnh: Nguyễn Duy Anh, K5) Công ty TNHH Thiết Kế Sao Sáng: Được thành lập vào ngày 25/05/2010 hoạt động chính trong lĩnh vực vẽ tranh, phim hoạt hình. Với đội ngũ nhân viên trẻ năng động đầy nhiệt huyết cùng các chuyên gia đến từ Nhật Bản Sao Sáng đang là điểm đến của các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực đồ họa hứa hẹn sẽ có nhiều bộ phim mới thật hay thật hấp dẫn người xem. Liên hệ công ty: http://saosangdesign.com/

Key Animator - Bước ngoặt của Animator 1

Sau khi làm việc với vai trò là người làm phim hoạt hình – Animator, ít nhất sau 3 năm trong ngành thì các Animator thường có xu hướng chọn một vị trí cao hơn để tiếp tục công việc của mình – đó là Key Animator, hay còn gọi là Senior Animator. Nói cách khác, vị trí Key Animator là bước thang tiếp theo của con đường sự nghiệp của tất cả các Animator. Nguồn: app.hiive.co.uk Vị trí này đòi hỏi khá cao về bề dày kiến thức chuyên môn, kỹ năng máy tính và kinh nghiệm thực tiễn. Đối với nhiều công ty, trở thành một Senior Animator chính là bước cuối cùng trước khi trở thành Đạo Diễn – Director. Mặc dù mang thứ bậc cao hơn nhưng nhiệm vụ của một Key Animator vẫn là sáng tạo hình ảnh, nhận vật, bối cảnh… Tuy nhiên, công việc của họ đòi hỏi nhiều hơn ở công tác chỉ đạo, hướng dẫn và quản trị. Công việc của một Key Animator, họ làm những gì? Như đã nói ở trên, ngoài công việc hỗ trợ phát triển nhân vật, nhiệm vụ của Key Animator còn là hướng dẫn cho các thành viên thuộc đội ngũ ở giai đoạn tiền sản xuất (Pre-production). Trong giai đoạn này, các Animator sẽ hướng dẫn đội ngũ của mình xử lý các hệ thống chuyển động của nhân vật và hình ảnh của họ bằng cách hiệu chỉnh các rigger (một dạng hệ thống điều khiển nhân vật và hình ảnh được thể hiện giống một khung xương điện tử), các mô hình, những con rối của bộ phim… khiến chúng phối hợp nhịp nhàng và chuẩn xác với các hành động, âm thanh, biểu cảm của mình, ngoài ra các Key Animator cũng phải đảm bảo những nhân vật cũng phải “diễn” thật ăn ý với nhau. Một khi giai đoạn tiền sản xuất được hình thành, đội ngũ sẽ bắt đầu vào khâu sản xuất (production). Trong giai đoạn này, các Key Animator sẽ làm việc trực tiếp với đạo diễn dự án, hỗ trợ và thúc đẩy toàn bộ quá trình, đảm bảo chúng hoành thành đúng thời hạn và nằm trong ngân sách cho phép. Các Key Animator làm việc chủ yếu cho các xưởng phim hoạt hình, các công ty sản xuất video, sản xuất phim điện ảnh, game, một số còn làm cho các công ty quảng cáo. Nguồn: seattletimes.com Thu nhập cho một Key Animator là bao nhiêu? Key Animator thuộc về nhóm ngành nghệ sĩ đa phương tiện (Multiply Artist) và Animator. Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nghệ sĩ đa phương tiện và animator là 61.370 USD/năm. Trong đó, mức  lương tối thiểu mà họ kiếm được là 34.860 USD và cao nhất là 113.470 USD. Với mức thu nhập 72.680 USD, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình trở thành 1 trong 5 ngành nghề có thu nhập hằng năm cao nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ và họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như: bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas – mức này chỉ còn 40.890USD/năm, thấp nhấp cho ngành này tại Mỹ. Cụ thể hơn, sau đây là top 5 các tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện: Bang California (88.150 USD/năm); Bang Washington (76.900 USD/năm); District of Columbia (76110 USD/năm); New York (72.530 USD) và New Mexico (70.310 USD). Làm sao để trở thành một Key Animator? Con đường để trở thành một Key Animator luôn bắt đầu bằng một tấm bằng Cử nhân. Vì hầu hết các nhà tuyển dụng đều ưa chuộng thuê những họa sĩ có văn bằng Cử nhân hoặc cao hơn để  hợp tác lâu dài với họ. Nếu bạn có hứng thú để trở thành một người làm hoạt hình, các bạn có thể chọn những ngành gợi ý sau đây để ghi danh: *Vì tính chính xác của ngôn ngữ, người dịch sẽ giữ lại bản gốc của các ngành học để bạn đọc dễ theo dõi. – Bachelor of Art (BA); – Bachelor of Science (BS); – Bachelor of Fine Art (BFA) đào tạo tập trung cho Animation; – Animation & Digital Arts; – Media Arts & Animation; – Computer Animation; – Computer Graphics, Media Arts & Science; – Fine Art; – Các khóa Computer Science (tập trung chủ yếu cho Animation). – … Đặc biệt, một số họa sĩ có tham vọng có thể học thêm văn bằng về Quản trị kinh doanh (business management) nếu họ có định hướng tiến đến vị trí Đạo Diễn. Ngoài ra, để đảm nhiệm được vị trí này, ngoài 4 năm đào tạo các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm ứng viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm và kỹ năng máy tính tốt. Tuy nhiên, rất nhiều studio hàng đầu lại ưa chuộng tuyển các cá nhân có từ 5-7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, có kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nhiều còn đoài hỏi văn bằng cao hơn như Thạc Sĩ và Tiến Sĩ. Do đó hiện nay có rất nhiều trường cũng cung cấp các khoa học chính quy như sau nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp: – Master of Fine Arts (MFA) degrees in Animation; – Animation & Visual Effects;

Họa sĩ tái tạo hiện trường

Họa sĩ tái tạo hiện trường – Forensic Animation là một trong những ngành nghề độc đáo nhất của lĩnh vực hoạt hình. Thay vì tạo ra các hình ảnh mang tính giải trí cho phim ảnh, hoạt hình hay quảng cáo… thể loại này tạo ra những sản phẩm tái tạo lại các hiện trường gây án; các cảnh gây tai nạn nhằm phục vụ cho việc điều tra, giải quyết các vụ án diễn ra trong thực tế. Công việc của một Forensic Animator, họ làm những gì? Công việc của họ là sử dụng các công nghệ máy tính tân tiến để dựng lại các sự kiện có thật như: tai nạn, hành hung, cướp giật, bạo động, giết người… và nhiều hình thức phạm tội khác. Họ sử dụng những phần mềm đồ họa máy tính chuyên biệt để tổng hợp những thông tin từ phía điều tra cung cấp như: ánh sáng, hình ảnh (hoặc thông tin) mô phỏng kẻ gây án, các mô hình nhân vật (giới tính, quần áo), các video ghi lại quá trình gây án, các thông tin ghi nhận từ các thiết bị theo dõi bằng vệ tinh… tất cả những thông tin trên đều được họ xử lý và chuyển hóa thành định dạng phim hoặc hình ảnh ba chiều. Nhằm cung cấp cho các cơ quan liên quan cái nhìn tổng quát nhất về hiện trường vụ án, phục vụ cho quá trình điều tra, truyền thông đại chúng. Các animator trong lĩnh vực này thường làm việc với các nhân chứng (những người chứng kiến vụ án lúc nó xảy ra), cảnh sát, các chuyên gia pháp y và tất cả những người có liên quan khác, nhằm thu thập đầy đủ thông tin để dựng lại chính xác các sự việc đã xảy ra. Các công cụ họ sử dụng thường xuyên là: Adobe Illustrator, 3DS Max, AutoCAD, Photoshop, Adobe Flash Professional CC, After Effects, Adobe Premiere, Anark Core và Eos Systems PhotoModeler. Các Forensic Animator làm việc chủ yếu cho các cơ quan hành pháp, cụ thể họ làm việc tại: các cơ quan điều tra, các cơ quan chính phủ, các cơ quan thực thi pháp luật, các phòng thí nghiệm khoa học và pháp y. Rất nhiều các họa sĩ tái tạo hiện trường làm việc độc lập (self-employed) và phối hợp với nhiều cơ quan khác nhau. Theo một số trang web về việc làm cho biết, các họa sĩ tái tạo hiện trường mới vào nghề thường kiếm được khoảng 14-25 USD/tiếng cho những dự án quy mô từ nhỏ đến trung bình. Mức phí dành để chi trả cho một họa sĩ thường không dưới 100 USD/giờ làm việc, trung bình con số này dao động từ 125-180USD. Làm thế nào để trở thành một Foerensic Animator? Trình độ đại học (cử nhân đại học) là yêu cầu tối thiểu mà các nhà tuyển dụng đưa ra. Bên cạnh đó, nhiều nhà tuyển dụng khác cũng yêu cầu các họa sĩ có ít nhất từ 2-3 năm kinh nghiệm trở lên và có thể là một bằng cấp cao hơn (như Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ). Các văn bằng phải đào tạo chuyên sâu những lĩnh vực như: hoạt hình máy tính (computer animation), hoạt hình (animation), tranh minh họa bằng vec-tơ (illustration) hoặc họat hình + luật hình sự (criminal justice), minh họa + luật hình sự (criminal justice); hoạt hình máy tính + luật hình sự (criminal justice).  Ngoài ra, kỹ năng lập trình và chuyên môn về vật lý, toán học cũng cần thiết cho việc dựng mô hình 3 chiều của công việc này. Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, trong quá trình học, bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình. Cơ hội nghề nghiệp và xu thế dành cho ngành nghề này thế nào? Trong những năm qua, ngành nghề này đã trở nên khá phổ biến và được công nhận tại khắp các toàn án của Mỹ. Các cục cảnh sát, cơ quan chính phủ, cơ quan điều tra và thậm chí cả những kênh tin tức hiện nay đều tìm kiếm những họa sĩ tái tạo hiện trường. Cục thống kê lao động cho biết, mức tăng trưởng cho ngành nghề này không có chỉ số cụ thể tuy nhiên, tăng trưởng của lĩnh vực nghệ sĩ và họa sĩ được dự đoán tăng 6% vào các năm tới cho đến 2022 cũng phản ánh được phần nào tiềm năng cho ngành nghề này. Những thông tin thú vị về ngành hoạt hình: Bộ phim Toy Story (1995) của hãng Pixar là bộ phim hoạt hình dài đầu tiên được làm bằng máy tính và đã trở thành bộ phim hoạt hình ăn khách nhất lúc bấy giờ khi mang về 192 triệu USD trong nước và 362 triệu USD trên toàn cầu, doanh thu cao nhất dành cho phim điện ảnh ra rạp năm 1995 – theo Pixar. >>> Có thể bạn muốn xem: [Hậu trường hoạt hình] Để trở thành một họa sĩ thiết kế nhân vật Tác giả:  Michelle Burton Người dịch: Minh Phương Nguồn:http://www.animationcareerreview.com/articles/forensic-animator-career-profile

CMA Company Tour thực tế tại Armada Studio

Sáng 18/04, học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã có một chuyến tham quan và trải nghiệm thú vị tại Armada TMT Studio, một trong những studio làm phim hoạt hình giàu kinh nghiệm và thành công nhất Việt Nam hiện nay.  Trong buổi tham quan, các bạn học viên CMA được chiêm ngưỡng không gian làm việc chuyên nghiệp của những họa sĩ hoạt hình hàng đầu Việt Nam. Không chỉ là một chuyến tham quan, Company Tour tại Armada TMT Studio còn mang đến cho các bạn học viên CMA những trải nghiệm thú vị. Các bạn được lắng nghe những chia sẻ tâm huyết về nghề, về phương pháp rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của những họa sĩ dày dặn kinh nghiệm. Đồng thời các họa sĩ hoạt hình của Armada Studio còn tiết lộ quy trình làm hoạt hình theo phong cách hoạt hình thế giới như vẽ diễn hoạt animation, vẽ layout, vẽ background.  Sau Armada, Company Tour sẽ tiếp tục đưa học viên CMA đến trải nghiệm ở các công ty, studio chuyên nghiệp về truyện tranh và hoạt hình tại Việt Nam. Mở ra nhiều trải nghiệm thực tế nghề nghiệp dành cho các học viên, tạo điều kiện cho học viên học hỏi kinh nghiệm. Thành lập tại TPHCM từ năm 2002, Armada TMT Studio nổi tiếng với các tác phẩm hoạt hình như: Dalton, Kirikou, Oggy and the cockroaches, Zig and Sharko (chiếu trên Disney Channel và Cartoon Network). Studio hiện có gần 150 nhân sự, phần lớn là họa sĩ và animator. 

Armada giao lưu cùng học viên CMA 1

Chiều 04/04, đại diện công ty hoạt hình Armada TMT Studio đã có chuyến ghé thăm và giao lưu cùng học viên, giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Armada được biết đến là công ty chuyên thực hiện các sản phẩm hoạt hình từ Pháp như Lucky Luke, Anh em Dalton, Lou Lou, Oggy,… Tham gia chuyến ghé thăm này có cô Christine Gamonal – Giám đốc Công ty Armada và ông Didier Degand – Giám đốc diễn xuất.  Các học viên CMA tỏ ra khá hào hứng khi được tiếp xúc và trao đổi cùng những người đang trực tiếp làm phim hoạt hình. Sau chuyến ghé thăm này của Armada, CMA sẽ bắt đầu thực hiện Company Tour, đưa học viên đến tham quan thực tế tại các công ty, studio chuyên nghiệp về truyện tranh và hoạt hình. Mục tiêu của Company Tour sẽ mở ra nhiều trải nghiệm thực tế dành cho các học viên, tạo điều kiện cho học viên học hỏi kinh nghiệm.  Mở đầu cho Company Tour là chuyến thực tế của học viên CMA tại công ty Armada. Tại đây, học viên sẽ được trải nghiệm môi trường làm phim hoạt hình chuyên nghiệp và thực hành vẽ diễn hoạt animation, vẽ layout, vẽ background dưới sự theo dõi, đánh giá của những họa sĩ chuyên nghiệp.  Một số hình ảnh trong buổi giao lưu của Armada tại CMA

Hậu trường hoạt hình Nghệ sĩ phát triển hình ảnh trong làm phim hoạt hình 1

Nghệ sĩ phát triển hình ảnh (Visual development artists) là những người tham gia thiết kế và phát triển “diện mạo” và “cảm xúc” cho các thể loại phim chiếu rạp, phim hoạt hình, video, và các lĩnh vực sản xuất. Các nghệ sĩ này còn làm việc cho các lĩnh vực khác như quảng cáo, xuất bản, marketing hoặc quan hệ công chúng. Trong ngành công nghiệp hoạt hình, các nghệ sĩ phát triển hình ảnh có nhiệm vụ hình dung và đề xuất cho các hình ảnh của nhân vật, câu chuyện… về cách chúng nên xuất hiện thế nào; trông ra sao; hành động những gì và như thế nào. Các nghệ sĩ hình ảnh cũng làm việc với “cảm xúc” của nhân vật và tham gia hỗ trợ việc “kể chuyện” trong quá trình làm phim hoạt hình. Nguồn: animationinsider.com Công việc của Visual Developmet Artist, họ làm những gì? Các nghệ sĩ phát triển hình ảnh sẽ làm việc cùng với bộ phận sáng tạo để phát tiển cho các hình ảnh của các chi tiết như: phông nền, màu sắc, ánh sáng, môi trường và các vật thể và những thứ liên quan khác. Họ sẽ vận dụng các kỹ năng về hình họa, minh họa, kỹ năng vẽ và thiết kế của mình để tạo nên những hình ảnh mà họ tin rằng chúng có thể “diễn đạt” được hoàn chỉnh một nội dung cho một phân cảnh hay biểu cảm cho một nhân vật nào đó theo cách riêng của họ. Các nghệ sĩ phát triển hình ảnh làm việc với cả định dạng 2D và 3D, họ thường sử dụng những phần mềm đồ họa như Photoshop và Maya. Các nghệ sĩ phát trển hình ảnh làm việc trong rất nhiều lĩnh vực và công ty khác nhau, như: các xưởng làm phim hoạt hình, các studio sản xuất phim và video, các công ty thiết kế và phát triển game, thiết kế website, thiết kế đồ họa, quảng cáo, các công ty xuất bản liên quan đến phim ảnh và cả lĩnh vực điện thoại di động rộng lớn. Thu nhập cho một Visual Development Artist là bao nhiêu? Thu nhập cho từng cá nhân nghệ sĩ phát triển hình ảnh lệ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ giáo dục, kinh nghiệm, địa phương (nơi họ làm việc và tính chất địa phương đó); quy chế và quy mô của công ty, ngành và tính chất ngành, hình thức việc làm (theo hợp đồng tạm thời hay làm công ăn lương),… Theo như những báo cáo từ các trang thống kê như Glassdoor đến SimplyHired cho biết, thu nhập bình quân của các nghệ sĩ phát triển hình ảnh có thể dao động từ 44.020 USD/năm đến 109.724 USD/năm. Còn các nghệ sĩ làm việc cho các hãng lớn như Dreamworks, Disney hay Blue Sky sẽ có mức lương cao hơn các nghể sĩ khác.   Nguồn: blog.sketchup.com Có một lưu ý rằng các nghệ sĩ phát triển hình ảnh thường làm việc dưới hình thức tự làm chủ (Self-employed) cho nên mức lương bình quân mỗi năm của họ có thể sẽ thấp hơn hoặc cao hơn lương của những nghệ sĩ làm cho hãng, tùy thuộc vào các yếu tố đã nên bên trên. Làm thế nào để trở thành một Visual Development Artist? Thị thường việc làm cho lĩnh vực nghệ thuật và ngành công nghiệp giải trí là một trong những thị trường cạnh tranh nhất thế giới. Chính vì lẽ đó, hầu hết tất cả những họa sĩ torng ngành đều được đào tạo qua trường lớp và nắm trong tay ít nhất một bằng cấp cử nhân hoặc thạc sĩ về một trong những ngành sau: mỹ thuật (fine art); tranh minh họa bằng vector (illutrastion); phối màu (painting); hình họa (animation); nghệ thuật thị giác (visual art) và truyền thông (communication). Các sinh viên lúc còn đi học cũng sẽ cố gắng tham gia các thực tập càng nhiều càng tốt, hoặc sẽ ghi danh vào những vị trí hỗ trợ tại các studio lớn nhỏ, cố gắng tích lũy thật nhiều kinh nghiệm thực tế cho bản thân trước khi ra trường. Điều này cũng là một yêu cầu của tất cả các nhà tuyển dụng lĩnh vực này. Một tấm bằng cử nhân và kinh nghiệm qua các vị trí thực tập sinh hay vị trí hỗ trợ sẽ giúp bạn khi xin được việc ở những vị trí sơ cấp (entry-level). Ở các vị trí trung cấp trở lên, các nhà tuyển dụng thường yêu cầu các ứng viên phải tích lũy ít nhất từ 2 năm kinh nghiệm trở lên; cộng với một bằng cấp Thạc Sĩ hoặc Tiến Sĩ. Còn những vị trí cao cấp, họ sẽ yêu cầu bạn phải có từ 3-5 năm kinh nghiệm, và một bằng cấp cao tương đương với vị trí ứng tuyển. Ngoài ra, kiến thức chuyên môn là điều cơ bản nhất cho tất cả các vị trí. Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình. Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này như thế nào? Cơ hội nghề nghiệp cho ngành phát triển hình ảnh thay đổi tùy theo lĩnh vực và khối ngành của

Họa sĩ vẽ storyboard

“Storybroad” là thuật ngữ chỉ phiên bản truyện tranh của một thước phim hay bộ phim trước khi chúng được sản xuất. Các họa sĩ vẽ storyboard có mặt ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như phim truyện, phim truyền hình, phim hoạt hình hay những chiến dịch quảng cáo bạn hay thấy trên ti-vi, các video âm nhạc của ca sĩ tên tuổi hay thậm chí các đoạn phim video game… Các họa sĩ sẽ bắt đầu vẽ storyboard sau khi đã nhận được kịch bản hoặc các hình ảnh mô tả ý tưởng chính (concept art). Chuỗi hình ảnh storyboard này sẽ trình bày các hành động, diễn biến diễn ra trong phim, giúp cho các nhà làm phim, các chuyên gia quảng cáo và nhà sản xuất đánh giá được bộ phim trước khi dự án bắt đầu thực hiện. Ngoài ra, storyboard còn được sử dụng như một công cụ để định hướng trong quá trình sản xuất. Nguồn: mamamaryshow.com  Công việc của storyboard artist, học làm những gì? Các họa sĩ vẽ storyboard có thể vẽ tay hoặc vẽ máy, các sản phẩm của họ có thể là tranh trắng đen hoặc là tranh màu tùy theo nhu cầu của khách hàng. Các họa sĩ vẽ storyboard (hay còn được gọi là “storyboarder”) sẽ làm việc cùng với đạo diễn và đội ngũ làm phim từ khâu bắt đầu hình thành ý tưởng cho đến lúc sản phẩm được hoàn thành. Cộng việc của họ là sẽ tiếp tục chỉnh sửa, thêm thắt hoặc loại bỏ những cảnh không cần thiết n cho đến khi hoàn toàn ưng ý, thậm chí họ sẽ vẽ lại từ đầu và tạo ra một storyboard hoàn toàn mới nếu được nhà sản xuất yêu cầu. Các lĩnh vực của họ thường là ngành sản xuất phim hoặc những lĩnh vực sản xuất video khác (âm nhạc, quảng cáo), các công ty văn phòng hoặc xưởng làm phim tại gia… Thu nhập dành cho một Storybroad artist là bao nhiêu? Thu nhập dành cho một cá nhân họa sĩ vẽ storyboard thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ đào tạo, các quy chế lợi ích của công ty, quy mô và lĩnh vực của công ty họ làm việc, ngành, địa phương (nơi họ làm việc và tính chất địa phương đó) và các yếu tố khác… Cụ thể, dựa theo các thống kê của trang Indeed, một họa sĩ vẽ storyboard làm việc tại thành phố Burbank, California (Trung tâm giải trí truyền thông của Thế Giới) có thể kiếm được trung bình 86.000 USD/năm. Tiến qua bên bờ tây New York (được xem là Thủ đô hoa lệ của Thế Giới) các nghệ sĩ tại đây có thể kiếm được trung bình 105.000 USD/năm. Nguồn: thehollywoodart.blogspot.com Ngoài ra Cục Thống Kê Lao động cũng cho biết, đối với ngành nghề vẽ storyboard hiện nay tuy đã khá phổ biến nhưng vẫn chưa có một con số thống kê cụ thể nào cho nó. Cho nên, cách tốt hơn để có cái nhìn tổng quan về thu nhập của ngành này, ta có thể xem các dữ liệu về ngành vẽ tranh minh họa (illustration), theo đó, mức lương cao nhất dành cho ngành nghề này là khoảng 91.200 USD/năm và thấp nhất vào mức 18.450 USD/năm. Ngoài ra các họa sĩ đa phần làm việc theo hình thức tự làm chủ (self-employed) nên thu nhập của họ có thể dao động cao hơn hoặc thấp hơn các con số trên. Làm thế nào để trở thành một họa sĩ vẽ storybroad? Tuy các bằng cấp chính quy không phải là yêu cầu thiết yếu của ngành nghề này, tuy nhiên các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng những họa sĩ được đào tạo bài bản để làm việc lâu dài với họ. Các văn bằng của các bạn có thể là cử nhân hoặc thạc sĩ về các lĩnh vực như: mỹ thuật (fine art); nghệ thuật (art); vẽ tranh minh họa bằng vec-tơ (illustration); nghệ thuật điện tử (digital art) hoặc những lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, yếu tố kinh nghiệm cũng rất quan trọng. Các họa sĩ vẽ storyboard thành công thường tích lũy rất nhiều kinh nghiệm từ khi còn là những thực tập sinh hay những vị trí sơ cấp không đòi hỏi kinh nghiệm (entry-level). Một vài họa sĩ có sẵn năng khiếu sẽ có hướng đi khác biệt hơn, tuy để đi được đường dài thì việc rèn luyện và đào tạo vẫn là con đường phù hợp nhất. Giờ học Digital Painting của học viên CMA Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Telephone: (08) 3820 9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế ngành nghề này thế nào? Tăng trưởng việc làm cho nghệ sĩ và họa sĩ trong lĩnh vực vẽ tranh minh họa được dự  đóan sẽ tăng 4% trong các năm từ 2012-2022. Điều này cũng có nghĩa, số lượng nghệ sĩ trong tương lai sẽ tăng từ 28.800 đến

họa sĩ vẽ concept 4

Họa sĩ vẽ concept là người chuyển thể các ý tưởng từ kịch bản (hoặc các văn bản, ghi chú) thành những hình ảnh cụ thể. Những hình ảnh (concept art) này miêu tả chi tiết và rõ ràng bằng màu sắc, khung cảnh, nhân vật… nhằm giúp cho người xem thấu hiểu được ý tưởng của câu chuyện và những đặc điểm đặc biệt của chúng. Quá trình này thường được áp dụng trong các lĩnh vực như phim hoạt hình, truyện tranh, truyện minh họa, các trò chơi, chương trình quảng cáo, in ấn và nhiều ngành nghề khác. Họa sĩ vẽ concept thường phải phối hợp với các họa sĩ khác từ các bộ phận nghệ thuật để bảo đảm rằng các hình ảnh mà họ thể hiện phản ánh chính xác những gì mà dự án hướng đến. Nguồn: howtonotsuckatgamedesign.com  Công việc của một Concept Artist, họ làm những gì? Một họa sĩ vẽ concept cần hội tụ rất nhiều kỹ năng đặc biệt, họ có thể sử dụng thành thạo các công cụ như màu nước, màu sáp, sơn, bút chì, phần mềm đồ họa và tất cả những thứ gì có thể sử dụng để tạo nên các thể loại vũ khí, phương tiện di chuyển, thiên nhiên, vật chất vũ trụ, nhân vật người hoặc thú… bất cứ thứ gì mà dự án đòi hỏi. Các họa sĩ vẽ concept làm việc thường xuyên ở các xưởng phim hoạt hình, các công ty thiết kế quảng cáo, công ty thiết kế và phát triển game, thiết kế đồ họa, các nhà xuất bản in ấn, thiết kế website, thiết kế trang trí đồ nội thất, thậm chí cho cả các công ty kiến trúc. Nguồn: forum.unity3d.com  Thu nhập cho môt họa sĩ vẽ concept là bao nhiêu? Thu nhập của từng cá nhân họa sĩ vẽ concept phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: vị trí địa lý (nơi họ làm việc và tính chất địa phương nơi đó), bề dày kinh nghiệm, trình độ học vấn, quy chế phụ cấp của công ty họ làm việc, và nhiều yếu tố khác nữa. Tuy mức lương cho từng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực này có sự khác biệt rất lớn và chưa có các thống kê cụ thể cho ngành nghề này. Nhưng theo thư các báo cáo của Cục Thống Kê Lao Động cho biết: mức lương bình quân của những nghệ sĩ vẽ minh họa (illustrator) và phối màu (painter) có thể xem là tương tự với ngành họa sĩ vẽ concept. Cụ thể hơn, Cục cho biết mức lương trung bình hằng năm mà một họa sĩ vẽ minh họa và phối màu có thể kiếm được là 44.850 USD/năm. Trong đó 10% các nghệ sĩ kiếm được ít hơn 18.450 USD/năm và 10% khác kiếm được trung bình 91.200 USD/năm. Nguồn: glassdoor.com Làm thế nào để trở thành một Concept Artist? Ngoài nhiệt huyết, đam mê và sự bền bỉ, các nhà tuyển dụng luôn chọn những ứng viên được đào tạo bài bản và kỹ lưỡng, họ nên nắm một trong các bằng cấp thuộc các ngành liên quan đến mỹ thuật và hoạt hình như: mỹ thuật (fine art); vẽ minh họa bằng vectơ (illustration); phối màu (painting); hoạt hình (animation); nghệ thuật thị giác (visual art); truyền thông (communication) và các lĩnh vực liên quan… Nên nhớ rằng, những nhà tuyển dụng luôn cân nhắc và đòi hỏi cao hơn 1 tấm bằng đại học ở những vị trí trung cấp và cao cấp trong công ty họ. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng cũng rất chú trọng năng lực và kinh nghiệm của các ứng viên. Với các vị trí trung cấp hay gián tiếp, các ứng viên nên có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm cho mình. Do đó, các bạn sinh viên nên chủ động đăng ký vào những đợt thực tập của các studio lớn nhỏ ở bất kỳ vị trí nào. Hãy cố gắng tích lũy thật nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Để khi ra trường các bạn vừa có kinh nghiệm vừa cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp. Đó là xuất phát điểm hiệu quả và hoàn hảo nhất dành cho các bạn trước khi bước vào môi trường cạnh tranh khốc liệt của lĩnh vực này. Nguồn: mods.curse.com Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Telephone: (08) 3514 4365 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Vai trò của một họa sĩ vẽ concept là một phần không thể thiếu của quá trình sáng tạo và sản xuất phim hoạt hình. Có thể nói công ty lớn nhỏ trong lĩnh vực hoạt hình hay phim ảnh đầu cần đến ít nhất một họa sĩ vẽ concept. Tuy nhiên, theo thống kê của Cục Thống Kê Lao động thì mức tăng trưởng của ngành nghề này trong tương lai chỉ tăng 4% cho các năm từ 2012-2022. Tuy nhiên, các họa sĩ am hiểu về công nghệ lại sẽ có nhiều cơ hội

kỹ thuật lắp ráp nhân vật

Các character rigger hay những kỹ thuật lắp ráp nhân vật là những chuyên gia trong việc điều khiển cử động cho các nhân vật, giúp chúng tương tác với môi trường xung quanh. Những nghệ sĩ đảm nhận vị trí này phải thấu hiểu về vật lý, kết cấu cơ thể và cách chúng hoạt động (“anatomy”/“giải phẫu học”), hệ điều hành UNIX và các phần mềm đồ họa như Autodesk Maya, Motion Builder, 3D Studio Ma và XSI.   Nguồn: blog.digitaltutors.com Công việc của Character Rigger, họ làm những gì? Công việc của những KTV lắp ráp nhân vật đôi khi rất tẻ nhạt, nó đòi hỏi sự sáng tạo, tính chính xác và kỹ lưỡng đến từng chi tiết. Nhiệm vụ của họ là sử dụng các phần mềm máy tính để tạo nên một bộ khung xương kết nối các bộ phận của nhân vật lại với nhau. Quy trình đòi hỏi họ phải thiết lập những cử động khác nhau cho từng bộ phận của nhân vật, ví dụ: cho bộ phận “tay” gồm các cử động: cầm, nắm, chỉ, viết chữ, vẫy chào; còn cho “chân” thì gồm các cử động như: đá, bước đi, chạy, nhảy… Công việc của họ cũng bao gồm hỗ trợ tạo ra phát triển các công cụ phục vụ cho quá trình sản xuất phim hoạt hình, phối hợp với các bộ phận tạo hình và animator, giúp họ tìm ra các kỹ thuật mới để giải quyết những thách thức của nhân vật đặt ra. Các KTV lắp ráp nhân vật làm việc chủ yếu ở các xưởng làm phim hoạt hình, cho các công ty thiết kế game, thiết kế website, thiết kế phần mềm máy tính và nhiều lĩnh vực khác. Nguồn: cgmeetup.net  Thu nhập của một Character Rigger là bao nhiêu ? Thu nhập cho từng cá nhân Character Rigger phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: ngành/lĩnh vực họ làm việc, nơi họ làm việc (địa phương và tính chất của địa phương này). Cục Thống Kê Lao Động chưa đưa ra thông số nào cụ thể cho ngành nghề này, tuy nhiên những trang mạng thông tin thống kê khác như PayScale và Indeed.com có một số bản báo cáo hữu ích, ta có thể tham khảo. Dựa trên các kết quả nghiên cứu của họ, thì mức lương bình quân hằng năm cho một KTV lắp ráp nhân vật do PayScale đưa ra là 25.585 USD/năm. Còn bên Indeed nói rằng mức lương trung bình cho ngành nghề này là 46.000 USD/năm. Nguồn: bossmountian.tumblr.com Các nguồn thống kê khác đều đưa ra con số từ 48.000 USD/năm cho tới 60.000 USD/năm cho những kỹ thuật viên có từ 3-5 năm kinh nghiệm và mức 84.000 USD cho những KTV có từ 6 năm kinh nghiệm trở lên. Một trưởng nhóm bộ phận kỹ thuật viên lắp ráp nhân vật (Lead rigger) có thể kiếm được khoảng 108.000 USD/năm. Làm thế nào để trở thành một Character Rigger? Con đường đào tạo phổ biến nhất cho đến nay để trở thành một kỹ thuật viên lắp ráp nhân vật chính là các chương trình đào tạo cử nhân ngành phim hoạt hình máy tính (“computer animation”) với chương trình chuyên sâu vào lắp ráp nhân vật (“character rigger concentration”). Những ngành học khác cũng bổ trợ cho con đường của bạn đó là: ngành khoa học máy tính (computer sience), đồ họa thương mại (Commercial Graphic) nhưng đào sâu kiến thức về mảng hoạt hình hoặc lắp ráp nhân vật. Các khóa học về giải phẫu học (Anatomy) và hình học (geometry) cũng rất hữu ích cho bạn nếu bạn muốn mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình trong tương lai. Nguồn: cgmeetup.net  Ngoài những khóa học kể trên, các nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn chỉ mới là sinh viên đại học, hãy cố gắng tìm những vị trí thực tập ở các xưởng phim hay studio cho bất kỳ vị trí nào. Điều này sẽ cho bạn lợi thế hơn khi cọ sát thực tiễn từ trước, tiếp thu kinh nghiệm quý báu cho bản thân và hỗ trợ cho bạn một xuất phát điểm hoàn hảo trong lúc bạn nhận được bằng tốt nghiệp của mình. Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Các kỹ thuật viên lắp ráp nhân vật có thể làm việc trong các lĩnh vực khác nhau như: hoạt hình, game, quảng cáo, dịch vụ thiết kế chuyên biệt, phim ảnh và phim truyền hình, các công ty thiết kế hệ điều hành máy tính và các dịch vụ liên quan, các công ty sản xuất phần mềm… Sau đây là top các tiểu bang tại Mỹ cung cấp nhiều cơ hội làm việc nhất cho những lĩnh vực trên: California, New York, Washington, Texas, Illinois, Florida, North Carolina, Oregon, Massachusetts và Virginia. Nguồn: cgmeetup.net Những thông tin thú

họa sĩ thiết kế nhân vật

Công việc của họa sĩ thiết kế nhân vật (Character animators) là tạo ra các nhân vật cho phim hoạt hình, game, video, quảng cáo ứng dụng di động bằng các phần mềm đồ họa máy tính. Họ có thể sử dụng phần mềm là phim 3D, 2D, hay cả phần mềm điều khiển rối. Nguồn: helpx.adobe.com Công việc của Character Animator, họ làm những gì? Sau khi đã có bản thiết kế nhân vật, các họa sĩ đưa chúng vào hệ thống và lập trình các hoạt động cho chúng bằng các phần mềm chuyên dụng như: MotionBuilder 3D, Flash Professional, LightWave, Maya… Công việc của họ cũng bao gồm cả vẽ storyboard (phiên bản hình ảnh của một bộ phim hoạt hình), dựng mô hình, thiết kế các môi trường vật chất, bối cảnh xã hội trong phim… Các họa sĩ thiết kế nhân vật thường xuyên làm việc phối hợp với các kỹ thuật viên âm thanh (Sound engineer) để đảm bảo cử chỉ của nhân vật ăn khớp với âm thanh của chúng và họ cũng phải làm việc với khách hàng để bàn luận các ý tưởng cho phim, chọn lựa chủ đề phù hợp với nó.   Các Character Animator hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: tại các xưởng sản xuất phim, 2D, 3D; các công ty quảng cáo, các nhà xuất bản, công ty thiết kế phần mềm, công ty thiết kế hệ thống máy tính, công ty thiết kế đồ họa, công ty thiết kế game, công ty thiết kế website, và một số trường đại học và cao đẳng có chương trình giảng dạy liên quan. Các báo cáo chỉ ra rằng có đến 57% các animator hoạt động dưới hình thức tự làm chủ (self-employed) vào năm 2012 – đây cũng là con số gần nhất mà chúng tôi có được về tỷ số các animator tự làm chủ hiện nay. Ngay cả những họa sĩ họa hình chuyên nghiệp cũng thường xuyên làm việc tại nhà riêng của mình. Một số khác thì làm việc tại các xưởng phim, xưởng game, những công ty thiết kế đồ họa, các công ty công nghệ kỹ thuật di động. Chỉ số ít còn lại làm việc tại văn phòng. Nguồn: mocak.am Thu nhập cho một Character Animator là bao nhiêu? Dựa theo báo cáo Cục Thống Kê Lao Động thì hai nhóm ngành: nghệ sĩ đa phương tiện (multiply artist) và nhóm ngành họa sĩ hoạt hình (Animator) đã được kết hợp lại thành một ngành thống nhất. Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nghệ sĩ đa phương tiện và animator là 61.370 USD/1 năm. Trong đó, mức  lương tối thiểu mà họ kiếm được là 34.860 USD  và cao nhất là 113.470USD. Với mức thu nhập 72.680 USD, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và video trở thành 1 trong top 5 ngành nghề có thu nhập hàng năm cao nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ và họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như: bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/1 năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas – mức này chỉ còn 40.890USD/1 năm, thấp nhất cho ngành này tại Mỹ. Cụ thể hơn, sau đây là top 5 tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện: Bang California (88.150 USD/1 năm); Bang Washington (76.900 USD/năm); District of Columbia (76.110 USD/năm); New York (72.530 USD); và New Mexico (70.310 USD). Làm gì để trở thành một Character Animatior? Cạnh trạnh tại thị trường phim hoạt hình thường diễn ra rất căng thẳng, cho nên các tiêu chuẩn đưa ra cũng rất cao. Các nhà tuyển dụng thường xuyên tìm kiếm những họa sĩ có văn bằng Cử nhân (4 năm đào tạo) hoặc cao hơn để hợp tác lâu dài với họ. Nguồn: all3dp.com Các khóa học liên quan đến đào tạo 2-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 2D), 3-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 3D) và thể loại phim rối: Stop Motion cũng hỗ trợ rất nhiều cho con đường của các bạn. Các Animator cũng phải học các khóa Anatomy, để tìm hiểu về về cơ thể người, cơ thể động vật các chúng chuyển động, giao tiếp – điều này rất quan trọng khi bạn muốn trở thành một animator. Vì nhiệm vụ chính của chúng ta chính là tạo những nhân vật thật sống động, chân thật mà phải không. Ngoài bằng cấp của các khóa học đào tạo, các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những ứng viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong ngành và kỹ năng máy tính tốt. Ngoài ra, các vị trí công việc Entry-level  (các công việc không đòi hỏi kinh nghiệm) chỉ yêu cầu bằng cấp và kinh nghiệm qua các đợt thực tập hay các công việc mang tính hỗ trợ đơn giản. Các công việc cấp cao (Senior-level) sẽ yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm hơn (ít nhất từ  5 – 7 năm kinh nghiệm) và có thể yêu cầu một bằng cấp cao hơn.  Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở

họa sĩ vẽ bối cảnh

Họa sĩ vẽ bối cảnh (background painter) hay còn gọi là “matte painter” có nhiệm vụ tạo ra những hình ảnh miêu tả bối cảnh xã hội, thế giới cho những cảnh quay trong phim hoạt hình hay live-action (phim ăn theo các sản phẩm sáng tạo khác như truyện tranh, phim hoạt hình…). Một họa sĩ vẽ bối cảnh có thể sẽ phải tạo ra toàn bộ bối cảnh cho phim mình, ví dụ như: bầu trời, làng mạc, nhà cửa, sông ngòi, núi non… trong khi các animator chỉ tạo ra vài chi tiết hay một góc nhỏ cho phim. Công việc này đòi hỏi kỹ năng phát triển hoạt hình 2D và 3D, kỹ năng sáng tạo, minh họa và sức tưởng tượng phong phú. Nguồn: markusrothkranz.com Công việc của một Background Painter, họ làm những gì? Background Painter sẽ vẽ, phối màu hoặc thiết kế ra các hình ảnh, khung cảnh của thế giới cho phim bằng kỹ thuật vẽ tay, vẽ máy hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Để làm được nhiệm vụ này đòi hỏi phải có kỹ năng tổng hợp, kỹ năng thiết kế, tô màu, phối màu thật tốt. Những sản phẩm của họ sẽ là nơi mà các nhân vật sinh sống, chuyển động, trò chuyện với nhau. Nói cách khác, nhiệm vụ của một Background Painter chính là tạo nên thế giới mà tại đó câu chuyện chính sẽ diễn ra. Một số phần mềm chuyên dụng của các họa sĩ vẽ bối cảnh là: Maya, Photoshop và Illustrator. Background painters làm việc trong những lĩnh vực rất đa dạng như: các xưởng phim hoạt hình, các công ty sản xuất hình ảnh và phim ảnh, các công ty thiết kế và phát triển game… Họ cũng làm việc trong lĩnh vực thiết kế website, thiết kế đồ họa và lĩnh vực quảng cáo. Nguồn: design.tutplus.com Thu nhập của một Background Painter là bao nhiêu? Tùy vào các yếu tố khác nhau, như: nơi họ làm việc, quy chế và quy mô lớn nhỏ của công ty, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn của họa sĩ… mà mức thu nhập của một Background Painter có thể thay đổi. Cụ thể: top 5 các tiểu bang trả lương cao nhất cho các nghệ sĩ tại Mỹ hiện nay là Washington, New York, California, Connecticut và Michigan. Trong đó, mức lương bình quân mỗi năm tại Mỹ của một Background Painter là 44.850 USD/năm. Với mức thấp nhất là 18.450 USD/năm và cao nhất là 91.200 USD/năm. Nhưng bạn cũng nên nhớ là đa số các họa sĩ thường hoạt động theo hình thứ tự làm chủ (self-employed), với những cá nhân này số tiền mà họ kiếm được hằng năm có thể cao hơn rất nhiều so với các họa sĩ làm công ăn lương cho những công ty hay tập đoàn có tên tuổi. Nguồn: nzpetesmatteshot.blogspot.com Làm thế nào để trở thành một Background Painter? Có rất nhiều Background Painter nắm trong tay các tấm bằng đào tạo về hoạt hình (animation); mỹ thuật (fine art); vẽ tranh minh họa bằng vectơ (illustration), phối màu (panting); hoạt hình máy tính (computer animation) , thiết kế game (game design) và những khối ngành liên quan khác… Mặc dù vậy, trong thực tế có khá nhiều các nhà tuyển dụng và các xưởng phim yêu cầu ngoài bằng tốt nghiệp, các bạn phải có ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mình muốn tham gia. Để đáp ứng được điều này các bạn có thể chọn những công việc ở những studio nhỏ, những công ty hay tập đoàn mới khởi nghiệp để gầy dựng kinh nghiệm cho bản thân mình. Nguồn: digitalpainting.jimdo.com Ngoài ra, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Background Painter đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất. Nếu thiếu họ, các bộ phim hay sản phẩm khác sẽ không thể nào hoàn thành được. Tùy vào ngành và lĩnh vực khác nhau, cơ hội việc làm sẽ thay đổi tùy theo khối ngành mà họ tham gia. Nói chung, các họa sĩ nào có nhiều năm kinh nghiệm và tay nghề cao luôn chiếm ưu thế hơn và kiếm được nhiều cơ hội hơn trong thị trường việc làm. Nguồn:galeon.com Tăng trưỏng việc làm tổng quan cho ngành nghệ sĩ được dự báo sẽ đạt khoảng 4 % trong các năm từ 2012 đến 2022. Và số lượng nghệ sĩ sẽ tăng từ 28.800 người (2012) đến 29.900 người (2022). Những thông tin thú vị của ngành hoạt hình: Nói về vấn đề bối cảnh của phim, đa phần các hình ảnh cho bối cảnh thường được xây dựng khá đơn điệu, sơ sài. Tuy nhiên, hiện nay các nhà làm phim đã tìm ra một số cách để sử dụng bối cảnh một cách thông minh hơn, hợp lý và tinh tế hơn mà không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của chúng cho bộ phim. Cụ thể, trong