[Hậu trường hoạt hình] Họa sĩ vẽ storyboard - Người định hướng tác phẩm hoạt hình - Comic Media Academy

[Hậu trường hoạt hình] Họa sĩ vẽ storyboard – Người định hướng tác phẩm hoạt hình

10/01/2017

“Storybroad” là thuật ngữ chỉ phiên bản truyện tranh của một thước phim hay bộ phim trước khi chúng được sản xuất. Các họa sĩ vẽ storyboard có mặt ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như phim truyện, phim truyền hình, phim hoạt hình hay những chiến dịch quảng cáo bạn hay thấy trên ti-vi, các video âm nhạc của ca sĩ tên tuổi hay thậm chí các đoạn phim video game… Các họa sĩ sẽ bắt đầu vẽ storyboard sau khi đã nhận được kịch bản hoặc các hình ảnh mô tả ý tưởng chính (concept art). Chuỗi hình ảnh storyboard này sẽ trình bày các hành động, diễn biến diễn ra trong phim, giúp cho các nhà làm phim, các chuyên gia quảng cáo và nhà sản xuất đánh giá được bộ phim trước khi dự án bắt đầu thực hiện. Ngoài ra, storyboard còn được sử dụng như một công cụ để định hướng trong quá trình sản xuất.

Họa sĩ vẽ storyboard

Nguồn: mamamaryshow.com 

Công việc của storyboard artist, học làm những gì?

Các họa sĩ vẽ storyboard có thể vẽ tay hoặc vẽ máy, các sản phẩm của họ có thể là tranh trắng đen hoặc là tranh màu tùy theo nhu cầu của khách hàng. Các họa sĩ vẽ storyboard (hay còn được gọi là “storyboarder”) sẽ làm việc cùng với đạo diễn và đội ngũ làm phim từ khâu bắt đầu hình thành ý tưởng cho đến lúc sản phẩm được hoàn thành. Cộng việc của họ là sẽ tiếp tục chỉnh sửa, thêm thắt hoặc loại bỏ những cảnh không cần thiết n cho đến khi hoàn toàn ưng ý, thậm chí họ sẽ vẽ lại từ đầu và tạo ra một storyboard hoàn toàn mới nếu được nhà sản xuất yêu cầu. Các lĩnh vực của họ thường là ngành sản xuất phim hoặc những lĩnh vực sản xuất video khác (âm nhạc, quảng cáo), các công ty văn phòng hoặc xưởng làm phim tại gia…

Thu nhập dành cho một Storybroad artist là bao nhiêu?

Thu nhập dành cho một cá nhân họa sĩ vẽ storyboard thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ đào tạo, các quy chế lợi ích của công ty, quy mô và lĩnh vực của công ty họ làm việc, ngành, địa phương (nơi họ làm việc và tính chất địa phương đó) và các yếu tố khác…

Cụ thể, dựa theo các thống kê của trang Indeed, một họa sĩ vẽ storyboard làm việc tại thành phố Burbank, California (Trung tâm giải trí truyền thông của Thế Giới) có thể kiếm được trung bình 86.000 USD/năm. Tiến qua bên bờ tây New York (được xem là Thủ đô hoa lệ của Thế Giới) các nghệ sĩ tại đây có thể kiếm được trung bình 105.000 USD/năm.

Công việc của một họa sĩ vẽ storyboard

Nguồn: thehollywoodart.blogspot.com

Ngoài ra Cục Thống Kê Lao động cũng cho biết, đối với ngành nghề vẽ storyboard hiện nay tuy đã khá phổ biến nhưng vẫn chưa có một con số thống kê cụ thể nào cho nó. Cho nên, cách tốt hơn để có cái nhìn tổng quan về thu nhập của ngành này, ta có thể xem các dữ liệu về ngành vẽ tranh minh họa (illustration), theo đó, mức lương cao nhất dành cho ngành nghề này là khoảng 91.200 USD/năm và thấp nhất vào mức 18.450 USD/năm. Ngoài ra các họa sĩ đa phần làm việc theo hình thức tự làm chủ (self-employed) nên thu nhập của họ có thể dao động cao hơn hoặc thấp hơn các con số trên.

Làm thế nào để trở thành một họa sĩ vẽ storybroad?

Tuy các bằng cấp chính quy không phải là yêu cầu thiết yếu của ngành nghề này, tuy nhiên các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng những họa sĩ được đào tạo bài bản để làm việc lâu dài với họ. Các văn bằng của các bạn có thể là cử nhân hoặc thạc sĩ về các lĩnh vực như: mỹ thuật (fine art); nghệ thuật (art); vẽ tranh minh họa bằng vec-tơ (illustration); nghệ thuật điện tử (digital art) hoặc những lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, yếu tố kinh nghiệm cũng rất quan trọng. Các họa sĩ vẽ storyboard thành công thường tích lũy rất nhiều kinh nghiệm từ khi còn là những thực tập sinh hay những vị trí sơ cấp không đòi hỏi kinh nghiệm (entry-level). Một vài họa sĩ có sẵn năng khiếu sẽ có hướng đi khác biệt hơn, tuy để đi được đường dài thì việc rèn luyện và đào tạo vẫn là con đường phù hợp nhất.

Viện Truyện tranh và Hoạt hình đào tạo họa sĩ làm phim hoạt hình tại Việt Nam

Giờ học Digital Painting của học viên CMA

Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,… 

Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.

 [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ]

[tab1]

Comic Media Academy
Viện Truyện tranh và Hoạt hình
Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM
Telephone: (08) 3820 9066
Hotline: 0902 738 806
E-mail: daotao@cmavn.org
Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

 [/tab1]

[tab2] [contact-form-7 404 "Not Found"][/tab2]

[/tabs]

Cơ hội nghề nghiệp và xu thế ngành nghề này thế nào?

Tăng trưởng việc làm cho nghệ sĩ và họa sĩ trong lĩnh vực vẽ tranh minh họa được dự  đóan sẽ tăng 4% trong các năm từ 2012-2022. Điều này cũng có nghĩa, số lượng nghệ sĩ trong tương lai sẽ tăng từ 28.800 đến 29.900 vào các năm gừ 2012 đến 2022. Dựa vào các báo cáo của Cục Thống Kê Lao Động cho biết: nhu cầu đối với những họa sĩ vẽ bằng máy tính sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới, trong tương lai những công ty đồ họa sẽ ngày càng chăm chút cho các chi tiết sản phẩm của họ. Từ đó tạo ra nguồn việc làm dồi dào hơn cho các nghệ sĩ. Các họa sĩ trong ngành báo chí hay xuất bản có thể có những cơ hội mới với sự phát triển mạnh mẽ  của các trang báo mạng, tạp chí điện tử, các ấn phẩm điện tử và video game online.

Cơ hội nghề nghiệp dành cho họa sĩ vẽ storyboard

Nguồn: murphmel.wordpress.com

Những thông tin thú vị của ngành hoạt hình: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành làm phim hoạt hình chính là tạo ra những nhân vật đáng mến và khiến mọi người yêu thích. Do đó, rất nhiều nhân vật đã phải thiết kế lại từ đầu khi chúng còn trên các bảng storyboard. Dựa vào thông tin từ Yahoo! 7, bản thiết kế gốc của Woody trong Toy Story (một trong những nhân vật hoạt hình được yêu thích nhất từ trước đến nay) là một tên cao bồi vô cùng đáng ghét, luôn châm chọc và mỉa mai những nhân vật đồ chơi khác. Và rất may mắn các nhà làm phim Disney đã không vừa ý với nhân vật này, họ cho rằng “Hắn ta quá xấu tính” và toàn bộ đội làm phim đã phải xây dựng lại một Woody hoàn toàn mới cho đến khi ra đời Woody mà ta có trên phim hiện nay.

Tác giả: Michelle Burton

Người dịch: Minh Phương

Nguồn:http://www.animationcareerreview.com/articles/storyboard-artist-career-profile