HỌC BIÊN KỊCH CÙNG CHUYÊN GIA   Biên kịch đang là “nghề vàng” của kỷ nguyên hình ảnh. Bạn có năng khiếu viết lách, bạn có hàng trăm ý tưởng mà chưa biết cách kể một câu chuyện hấp dẫn? Hay đơn giản bạn chỉ là người thích xem phim và muốn tìm hiểu nghệ thuật kịch bản của điện ảnh Hollywood cùng các nền điện ảnh khác?    Khóa học Nghệ thuật kịch bản cấp độ Cơ Bản tại CMA sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng, kiến thức, hành trang cần thiết để sáng tạo nên những kịch bản bùng nổ, bước đi trên con đường biên kịch vững vàng nhất.   Đặc biệt, học viên có sản phẩm ngay trong khóa học Nghệ thuật kịch bản!     Tham gia khóa học, học viên được học tập và thực hành viết kịch bản trực tiếp với đội ngũ giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực như Tiến sĩ lý luận văn học Đào Lê Na, đạo diễn – biên kịch Phan Gia Nhật Linh, nhà sản xuất – đạo diễn Văn Công Viễn, biên kịch Khánh Hoàng… —— KHÓA HỌC NGHỆ THUẬT KỊCH BẢN – KHAI GIẢNG: – Nghệ thuật kịch bản level 1 – Khoá 07: 29/05/2018 – Nghệ thuật kịch bản level 2 – Khoá 02: 17/07/2018 – LỊCH HỌC:– 18:30 – 21:00 các ngày 3-5-7 – 18:30 – 21:00 các ngày 2-4-6 – ĐỊA ĐIỂM: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM – HỌC PHÍ NGHỆ THUẬT KỊCH BẢN – CẤP ĐỘ 1: 7.200.000đ – HỌC PHÍ NGHỆ THUẬT KỊCH BẢN – CẤP ĐỘ 2: 12.000.000đ – ƯU ĐÃI:* Lớp Nghệ thuật kịch bản level 1: Giảm 10% cho thành viên câu lạc bộ Sân khấu điện ảnh và các bạn đã gửi tác phẩm tham dự Cuộc thi Nhà biên kịch tài năng. Giảm thêm 5% học phí khi đăng ký học theo nhóm 2, 3 người. * Lớp Nghệ thuật kịch bản level 2: Giảm 10% cho học viên đăng kí mới. Giảm 20% cho học viên đã hoàn thành lớp Nghệ thuật kịch bản level 1 tại Comic Media Academy. Đăng ký học:  Cơ sở 1: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM  

Disney mua lại hãng Fox The Simpson

Hình ảnh Donald Trump trong ngày đắc cử Tổng thống, Disney thu mua 21st Century Fox, Google thống trị toàn cầu,… đều trùng lắp với mọi khung hình trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng The Simpsons. The Simpsons (Gia đình Simpson) là bộ phim hoạt hình được nhiều người yêu thích, không phân biệt lứa tuổi. Thực chất, đây là chương trình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ, được trình chiếu lâu nhất. Mặc dù là phim hoạt hình có những yếu tố hài hước, nhưng The Simpsons còn ẩn chứa sự châm biếm tinh tế, sâu sắc về nhiều khía cạnh đặc biệt của cuộc sống, nhất là lối sống của tầng lớp lao động, trung lưu Mỹ, cùng văn hóa và xã hội Mỹ. Không chỉ được yêu thích, The Simpsons còn khiến công chúng kinh sợ với những lần tiên đoán tương lai. Có rất nhiều phân cảnh trong phim cực kỳ trùng khớp với thực tế hiện tại, mặc cho nó đã công chiếu từ năm 1989. Ekip làm phim hoạt hình The Simpsons như những nhà tiên tri tài năng. Hãy điểm qua 11 lần tiên đoán thú vị của The Simpsons nhé! 1. Đồng hồ thông minh – Smart watch Nguồn: cheatsheet.com Trong tập Lisa’s Wedding phát hành năm 1995, chắc hẳn mọi người còn nhớ đến phân cảnh vị hôn phu của Lisa đã ra ngoài và gọi một cuộc điện bằng thiết khá lạ so với thời điểm lúc bấy giờ. Đó chính là hiện thân đơn giản của chiếc đồng thông minh ra đời 19 năm sau đó. 2. Camera hành trình Nguồn: reddit.com Tập phim Homer and Apu năm 1994 có cảnh Homer được yêu cầu đội một chiếc mũ cồng kềnh với một chiếc camera ẩn ở bên trong với mục đích theo dõi hành vi bí mật cần ghi lại. 20 năm sau, thế giới đón chào sự xuất hiện của GoPro, khởi đầu của camera hành trình nhỏ gọn tiện lợi. 3. Sự thống trị của Google Nguồn: pinterest.com Lisa từng nói: “Google, dù mi đã thâu tóm tâm trí của nửa phần dân số thế giới, nhưng ta cũng không thể phủ nhận rằng mi rất toàn diện trong vai trò của một bộ máy tìm kiếm.”. Thời điểm tập phim có tình huống đề cập đến sự phát triển của Google thì ông lớn công nghệ vẫn chưa đủ sức mạnh như hiện tại. Lúc ấy, Google chưa thể chắc chắn về thành công của mình chứ chưa nói đến vị thế to lớn như bây giờ. 4. Gọi video Nguồn: twitter.com Cách thức gọi video có vẻ như đã dần trở nên quen thuộc trong đời sống hiện đại ngày nay. Thế nhưng, The Simpsons đã sớm đoán ra việc này khi có cảnh Lisa liên lạc với mẹ qua một chiếc điện thoại quay số cổ điển và có thêm màn hình để hiển thị hình ảnh trực tiếp với nhau. 5. Những vấn đề của Hy Lạp tại châu Âu Nguồn: pinterest.com Năm 2015, Hy Lạp rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng đến cả châu Âu. Đối mặt với tình trạng này, toàn bộ khối EU dường như đều đồng nhất với ý định “loại Hy Lạp ra khỏi cuộc chơi”. Lục lại những tập phim của The Simpsons, khán giả bàng hoàng nhận ra nhà sản xuất của phim đã nhìn thấy tương lai ảm đạm của quốc gia này tại cộng đồng chung EU. Theo đó, một tập phim vào năm 2013 với hình ảnh Homer Simpson được lên sóng truyền hình và đoạn tin chạy tít ở chân màn hình lại có dòng “Châu Âu đang rao bán Hy Lạp trên eBay”. 6. Cá 3 mắt do nhiễm phóng xạ Nguồn: simpsons.wikia.com Bart Simpson từng bắt được một con cá có 3 mắt do ảnh hưởng phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Springfield trong một tập phim năm 1990. Đến năm 2011, một anh chàng ở Argentina cũng đã bắt được một con cá 3 mắt không khác con cá đã xuất hiện trong The Simpsons. 7. Những vụ trộm mỡ Một trong những tập phim hài hước nhất của The Simpsons phải kể đến phân cảnh bố con nhà Simpson ăn trộm mỡ vào năm 1998. Cảnh gây cười này đã trở thành sự thật khi 10 năm sau đó, có đến 7 vụ trộm mỡ đã diễn ra trong năm 2011 và 2012. 8. Những chiếc máy bỏ phiếu bầu cử Nguồn: pinterest.co.uk Tập phim năm 2008 đã xuất hiện những chiếc máy bỏ phiếu bầu cử trong sự kiện tranh cử tổng thống Mỹ. Những chiếc máy cũng đã xuất hiện ở đời thực vào năm 2012. Và đặc biệt hơn nữa, The Simpsons đã tiên đoán đúng kết quả khi số phiếu bầu cử nghiêng về đảng Dân chủ cũng như việc ông Obama tái đắc cử trong cùng năm. 9. Bê bối thịt ngựa vào năm 2013 Nguồn: googlenews.vn Sự kiện trường tiểu học Springfield bị tố đem ngựa ra làm thức ăn cho học sinh đã xuất hiện từ một tập phim năm 1994 của The Simpsons. 20 năm sau, câu chuyện về việc sử dụng thịt ngựa làm thức ăn đã thành thực tế khi nó xảy ra ở Ai-Len và Anh Quốc. 10. Tổng thống Donald Trump đắc cử Nguồn: twitter.com Cả thế giới năm 2017 bàng hoàng khi Donald Trump, một người vốn nổi tiếng trong giới giải trí và kinh tế lại trở thành người đứng đầu Nhà Trắng. Chiến thắng của ông Trump khiến cho nhiều người bất ngờ. Bởi trong cuộc chạy đua tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Trump được dự đoán từ đầu khó có thể đấu lại những nhà chính trị khác, nhất là Cựu Đệ Nhất phu nhân tổng thống Mỹ, Hillary Clinton. Công chúng càng khiếp sợ hơn khi nhận ra

Lưu Diệc Phi trở thành diễn viên châu Á đầu tiên gia nhập hàng ngũ Công chúa Disney

Kế hoạch chuyển thể bộ phim hoạt hình nổi tiếng Hoa Mộc Lan thành một phiên bản live-action đã xuất hiện trong danh sách loạt phim sắp ra mắt của Disney giai đoạn 2018-2019. Phim hoạt hình Mulan chuyển thể thành phiên bản live-action. Nguồn: disneydatabase.com Tác phẩm hoạt hình kinh điển Mulan (1998) sẽ được chuyển thể thành phiên bản live-action do Elizabeth Martin cùng Lauren Hynek viết kịch bản và sản xuất bởi Chris Bender và J.C. Spink. “Gã khổng lồ” Disney cũng quyết định giao “chiếc ghế” chỉ đạo bộ phim cho nữ đạo diễn người New Zealand, Niki Caro. Việc Disney trao trách nhiệm quan trọng, “cầm trịch” Hoa Mộc Lan cho một đạo diễn ít tên tuổi như Niki được giới chuyên môn đánh giá là một bước đi vô cùng ấn tượng. Được biết, nữ đạo diễn 50 tuổi này từng tham gia sản xuất phim tại Hollywood. Dự án gần nhất của Niki là bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên The Zookeeper’s Wife với sự góp mặt của minh tinh Jessica Chastain sẽ phát hành vào tháng 3/2018. Ngoài ra, Niki cũng đang thực hiện một dự án khác cùng Disney là tác phẩm McFarland. Với dự án live-action của Hoa Mộc Lan, Niki Caro (50 tuổi) sẽ có cơ hội trở thành nữ đạo diễn thứ hai trên thế giới chỉ đạo dự án điện ảnh có ngân sách hơn 100 triệu USD. Người đầu tiên là nhà làm phim da màu Ava DuVernay với tác phẩm A Wrinkle in Time (103 triệu USD). Trước đó, Disney đã liên lạc với Lý An, đạo diễn tên tuổi người Đài Loan từng 3 lần đoạt giải Oscar. Mục đích của hành động này là để trấn an người yêu điện ảnh trước nỗi lo Hoa Mộc Lan sẽ tiếp tục là một tác phẩm được “tẩy trắng” nữa của Hollywood. Dinsey hy vọng với sự tham gia chỉ đạo của Lý An, Hoa Mộc Lan phiên bản live-action sẽ trở thành một bộ phim đâm chất châu Á nhất có thể. Song, Lý An đã từ chối lời mời của Disney. Tiếp đến, mối quan tâm hiện tại của người hâm mộ đang dành cho vị trí nữ chính. Sau khi Disney công bố Lưu Diệc Phi, nữ minh tinh Trung Quốc sẽ đảm nhiệm vai Mộc Lan, nhiều ý kiến trái chiều từ công luận đã xuất hiện và trở thành đề tài nóng hổi. Theo đó, BBC đánh giá sự xuất hiện của nữ diễn viên châu Á trong dự án này là hợp lý. Bởi, nhiều bộ phim Hollywood gần đây đã đối mặt với nhiều chỉ trích phân biệt chủng tộc khi chọn diễn viên da trắng vào vai nhân vật truyện tranh châu Á. Điển hình như phim “Ghost in the shell” với vai chính thuộc về Scarlett Johansson, trong khi nhân vật gốc lại là một người Nhật Bản. Nữ minh tinh người Trung Quốc, Lưu Diệc Phi sẽ đảm nhiệm vai nữ chính của Hoa Mộc Lan bản live-action. Nguồn: twitter.com Ngược lại, một số “mọt phim” tỏ ra khá lo lắng khi Lưu Diệc Phi được mệnh danh là “Độc dược phòng vé”, những tác phẩm điện ảnh có sự góp mặt của người đẹp này đều không mang lại doanh thu cao. Khán giả cũng đánh giá diễn xuất của Lưu Diệc Phi quá kém, một màu và có thể sẻ hủy hoại hình ảnh Mộc Lan anh thư. Cuộc tranh luận giữa 2 luồng ý kiến diễn ra sôi nổi, lôi kéo cả giới chuyên môn vào phân tích. Người trong giới làm phim đa phần ủng hộ quyết định mời Lưu Diệc Phi vào vai nữ chính và cho rằng Disney chắc chắn đã lựa chọn sau nhiều vòng thử vai nghiêm túc. Dù tranh luận đến đâu, thì nữ minh tinh vẫn hội tụ cả 3 tiêu chí mà Nhà Chuột đưa ra, có kỹ năng võ thuật – phẩm chất ngôi sao và điều kiện tiên quyết là phải biết tiếng Anh. Điều quan trọng nhất là, ai có thể khẳng định, Lưu Diệc Phi chẳng hề tốn công sức nào để có được vai nữ chính hay chắc chắn Disney lựa chọn minh tinh này chỉ với mục đích lấy lòng công chúng Trung Quốc và không quan tâm đến khả năng diễn xuất của cô nàng? Cuối cùng, hãy cho Lưu Diệc Phi một cơ hội để tỏa sáng và xứng đáng với vị trí nữ diễn viên châu Á đầu tiên gia nhập hàng ngũ “Công chúa Disney”. Lưu Diệc Phi trở thành diễn viên châu Á đầu tiên gia nhập hàng ngũ Công chúa Disney. Nguồn: twitter.com Nhìn lại bản phim hoạt hình Mulan (1998) với doanh thu lên đến 300 triệu USD toàn cầu, dự án live action lần này hẳn nhiên là một áp lực không hề nhỏ cho cả ekip. Thế nhưng, Hoa Mộc Lan phiên bản người đóng sẽ vẫn là một tác phẩm đáng mong chờ trong loạt dự án phim chuyển thể của Nhà Chuột sắp tới. Phim hoạt hình Người đẹp và quái vật đã được chuyển thể thành phiên bản live-action. Nguồn: youtube.com Tại Triển lãm D23 của Disney vừa qua, “ông lớn” giới điện ảnh đã thông báo sẽ tung ra bộ phim vào năm 2019. Dựa vào lịch phát hành phim của Disney, khán giả có quyền tự tin rằng Mulan live-action sẽ công chiếu vào ngày 8/11 hoặc 20/12/2019. Dự kiến phim sẽ được khởi quay vào cuối năm 2017. H.Đ

Nhân vật cần có động cơ để hành động

Để có cách viết kịch bản phim mới lạ, khâu tạo hình nhân vật khó có thể bỏ qua được. Bài viết gửi đến bạn 3 vấn đề mấu chốt để tạo nên nhân vật “khó cưỡng lại” cho người xem phim. Và khá nhiều nhà biên kịch đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình như: nhóm F4 đại diện cho cậu ấm trong những gia đình giàu có và quyền lực trong phim “Boys over flower”. Nhân vật chính diện và phản diện trong cách viết kịch bản phim Xây dựng được hệ thống nhân vật độc đáo là bước thành công đầu tiên trong cách viết kịch bản phim “chất lượng”. Hai loại nhân vật: chính diện và phản diện cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào? >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Tạo nhân vật chính và nhân vật phản diện trong cách viết kịch bản phim 1. Hai nhân vật này phải cùng chung một mục tiêu hoặc hai khía cạnh của một vấn đề. Tại sao phải tạo một mục tiêu cho hai nhân vật? Bởi mâu thuẫn chỉ xảy ra khi cả hai đều muốn đạt một mục tiêu và mục tiêu đó chỉ có một người sở hữu thì sẽ tạo nên những cung bậc kịch tính cho kịch bản của bạn. 2. Nhân vật bắt buộc phải có mục tiêu và động cơ thúc đẩy rõ ràng. Bất kỳ sự mơ hồ nào về hai vấn đề này đều là con dao giết chết nhân vật của bạn. 3. Sức mạnh của hai loại nhân vật này được đo bởi lực cản mà bạn tạo ra cho họ. Lực cản càng mạnh lại càng đẩy mâu thuẫn của hai nhân vật đến đỉnh điểm. Cách thương nhân vật tốt nhất chính là đẩy nhân vật vào những tình huống bế tắc cực độ và có khi là cận kề cái kết. Chọn lực cản cho nhân vật, người viết kịch bản phải có sự chọn lọc cẩn thận. Vậy những lực cản nào trong cách viết kịch bản phim? Những loại lực cản bạn có thể tận dụng trong cách viết kịch bản phim của mình: – Lực cản của tự nhiên: gồm có lực cản của thiên nhiên, khoảng cách hay môi trường. Chúng có thể là trận động đất chia cách nhân vật chính (một cô bé 5 tuổi) với cả gia đình mình. Xây dựng lực cản trong cách viết kịch bản phim – Lực cản từ các nhân vật khác: nhân vật phản diện tạo lực cản cho nhân vật chính diện. Như mẹ con Cám bày mưu đốn cây cau để giành lấy vị trí hoàng hậu Tấm đang sở hữu. – Lực cản tinh thần: có thể nhân vật bị ảnh hưởng bởi những chấn động tâm lý không kiểm soát được: như hội chứng thích ăn thịt người. – Lực cản văn hóa: có thể tạo nên một bộ lạc có hủ tục giết hại các đứa trẻ sinh đôi bởi họ tin rằng chúng là quỷ do trời phái xuống giết hại bộ lạc. – Lực cản siêu nhiên: như người ngoài hành tinh xâm chiếm trái đất. – Lực cản thời gian: như nhân vật chính có thể di chuyển qua lại giữa thời gian quá khứ và hiện tại. Và nhân vật bị kẹt lại trong thời gian quá khứ. Nhân vật cần  trải qua nhiều thử thách để trở về hiện tại. Động cơ nào cho nhân vật trong cách viết kịch bản phim Ngoài lực cản, cách viết kịch bản phim thu hút phải tạo được động cơ mạnh mẽ cho nhân vật. Động cơ càng mạnh sẽ thúc đẩy nhân vật quyết tâm giành được mục tiêu. Đây là bước ghi điểm cực hay cho người viết kịch bản phim. Nhân vật cần có động cơ để hành động Có hai loại động cơ bạn cần lưu tâm để tạo nên một kịch bản phim hay: – Động cơ bên ngoài – Động cơ bên trong. Hai loại động cơ này có sự bổ trợ mạnh mẽ cho nhau. Nếu động cơ bên ngoài là con đường đi đến mục tiêu của nhân vật thì động cơ bên trong lại là lý do tại sao nhân vật  chọn đi theo con đường đó.

Dùng Microsoft Word viết kịch bản

Ngày nay, biên kịch có nhiều thuận lợi hơn trong cách viết kịch bản phim khi các phần mềm ra đời. Những phần mềm nào có thể sử dụng để viết kịch bản? Cách viết kịch bản phim bằng Microsoft Word Cách viết kịch bản phim bằng Microsoft Word là một cách hay bởi không tốn bất kỳ chi phí mua bản quyền như các loại phần mềm chuyên cho kịch bản. Nhưng bạn cần tự thiết lập các chuẩn bằng tay. Những quy tắc bạn cần tuân thủ khi viết kịch bản: – Đầu tiên, nhà biên kịch cần sử dụng font Courier có size 12. -Tiếp theo, canh lề: lề trái 1.5 inches, lề phải: 0.5 inches, lề trên và lề dưới là 1 inch. – Sau nữa, đối thoại cách lề trái là 2.5 inches và tên nhân vật nằm phía trên lời thoại, và cách lề trái 3.7 inches. – Về phần đánh số trang: bạn cần đánh ở góc trên bên phải. – Bắt đầu trang kịch bản với chữ FADE IN. – Kết thúc kịch bản, bạn cần đánh chữ THE END hoặc FADE OUT cuối trang hoặc giữa trang. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Dùng Microsoft Word viết kịch bản Một kịch bản phim cần phải đảm bảo các yêu cầu trên. Bởi có rất nhiều thành phần đọc kịch bản để sản xuất: đạo diễn, biên tập viên,.. Cách viết kịch bản phim và dùng phần mềm Celtx Cách viết kịch bản phim bằng phần mềm Celtx được sử dụng khá phổ biến. Tại sao phần mềm này được ưa chuộng như vậy? 1. Phần mềm viết kịch bản Celtx là phần mềm Online. Vì vậy, bạn và nhóm kịch bản của bạn có thể cùng nhau làm việc và chỉnh sửa cùng nhau. 2. Phần mềm viết kịch bản Celtx được lập trình khá dễ cho việc chuyển sang file một cách đồng bộ. Từ đó, biên kịch dễ dàng chuyển sang cho đạo diễn, nhà sản xuất hay biên tập viên. 3. Phần mềm này chỉ được sử dụng miễn phí. Đây là đột phá khiến phần mềm này được dùng phổ biến. Các phần mềm còn lại đều có giá khá cao. Phần mềm Celtx hỗ trợ viết kịch bản Với việc sử dụng phần mềm Celtx, nhà biên kịch có sẵn một formal theo chuẩn điện ảnh Hollywood để viết. Bạn chẳng cần phải chỉnh tay như Microsoft Word. Cách viết kịch bản phim bằng các phần mềm khác Hai phần mềm khác được các người viết kịch bản chuyên nghiệp hay dùng là FinalDraft và Movie Magic Screenwriter. Ngoài hai phần mềm này, còn khá nhiều phần mềm khác trong cách viết kịch bản phim bằng phần mềm chuyên dụng như: Dreamscript, Hollywood Screenwriter, Montage. Các phần mềm có giá khác nhau và khá cao. Cụ thể: – Dreamscript có giá: $225 -Final Draft có giá: $229 -Hollywood Screen-writer: giá $49.95 -Montage có giá: $149.5 Nên suy nghĩ kĩ trước khi đầu tư mua phần mềm hỗ trợ Bởi giá khá cao nên biên kịch cần xem xét nhu cầu của mình để chọn ra phần mềm viết kịch bản phù hợp với mình. Thêm nữa, chắc chắn sự đầu tư một phần mềm viết kịch bản có chất lượng sẽ là sự đầu tư khôn ngoan, lâu dài cho sự nghiệp viết kịch bản của bạn. Chúng là người bạn đồng hành không thể thiếu của bất kỳ nhà biên kịch nào. Công việc viết kịch bản của biên kịch trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Vì vậy, nếu đã chọn theo đuổi lâu dài nghề biên kịch, bạn nhất định phải trang bị cho mình một phần mềm đúng ý bạn.

Viết kịch bản với cốt truyện phiêu lưu

Để viết kịch bản phim hấp dẫn, chọn cốt truyện là khâu cực kỳ quan trọng với biên kịch. Ở phần 1, bài viết gửi bạn 2 cốt truyện cổ điển: cốt truyện phiêu lưu và thám hiểm. Hai cốt truyện rất dễ bị nhầm lẫn nếu bạn nghiên cứu không kỹ. Viết kịch bản phim và cốt truyện thám hiểm Đầu tiên, khi chọn cốt truyện thám hiểm để viết kịch bản phim, biên kịch cần tập trung vào nhân vật thay vì tập trung vào cuộc hành trình. Nhân vật chính bước vào hành trình tìm kiếm một người, một nơi chốn hay một vật nào đó. Và cuộc tìm kiếm này phải gắn liền với động lực và mục tiêu của nhân vật chính. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Viết kịch bản với cốt truyện thám hiểm Ở cảnh đầu tiên của câu chuyện, bạn đưa ra động cơ nào thúc đẩy nhân vật bước vào cuộc hành trình. Cùng với đó, nhân vật chính cũng cần người bạn đồng hành. Nhằm tránh tính cá nhân của câu chuyện. Đồng thời nhân vật có thể tranh luận với người bạn đồng hành, từ đó, quan niệm sống của nhân vật được tỏ rõ. Kết thúc chuyến hành trình, nhân vật chính phải có sự thay đổi về nhận thức: họ trưởng thành từ một đứa trẻ thành một người lớn. Hoặc một người lớn trong quá trình trưởng thành. Và cái họ tìm kiếm cuối hành trình thường khác với cái ban đầu họ tìm kiếm. Một tiểu thuyết điển hình cho cốt truyện thám hiểm có thể nói đến Hiệp sĩ Đôn Ki Hô tê. Động cơ của nhân vật chính: khao khát trở thành hiệp sĩ bởi chàng đọc quá nhiều tiểu thuyết lãng mạn về hiệp sĩ. Người bạn đồng hành của chàng hiệp sĩ là lão Sancho Panza. Ngoài ra, The Wizard of Oz, Great Wall of Babylon cũng là những truyện khá điển hình cho cốt truyện thám hiểm bạn nên nghiên cứu sâu để học hỏi. Viết kịch bản phim và cốt truyện phiêu lưu Khác với cốt truyện thám hiểm, khi viết kịch bản với cốt truyện phiêu lưu, bạn cần tập trung vào cuộc hành trình của nhân vật. Nếu cốt truyện thám hiểm là cốt truyện về nhân vật, về tâm trí thì cốt truyện phiêu lưu là cốt truyện của hành động và của cơ thể. Viết kịch bản với cốt truyện phiêu lưu 1. Nhân vật chính trong cốt truyện phiêu lưu sẽ đi tìm kho báu, tài sản mà họ không tìm thấy nhà của họ. Và động cơ để họ thực hiện cuộc hành trình là bị ai đó hoặc vật gì đó tác động. 2. Các sự kiện trong chuyến hành trình đó phải có sự kết nối với nhau và với sự kiện trước. Chúng là nguyên nhân, là kết quả được mắc nối với nhau để tác động đến nhân vật chính. 3. Khác với cốt truyện thám hiểm, kết thúc truyện nhân vật chính không cần thiết phải thay đổi theo những cách ý nghĩa nhất. Đặc biệt, yếu tố lãng mạn là yếu tố không thể thiếu với một cốt truyện phiêu lưu. Truyện “The Three Languages” điển hình với cốt truyện phiêu lưu. Truyện kể về một cậu hoàng tử “ngốc nghếch” và vua cha gửi chàng đi học để lanh lợi hơn. Hoàng tử được gửi đến ba người thầy. Đầu tiên, chàng học cách các chú chó nói chuyện. Tiếp theo, chàng học cách nói chuyện của chim. Sau cùng, chàng học được cách nói chuyện với ếch. Nhưng sau cả ba lần, vua cha đều không hài lòng và chàng bị “vứt” khỏi hoàng cung. Lúc này, chàng vận dụng những gì mình được học ở ba lần học trên để sinh tồn. Như vậy, ban đầu hoàng tử là người ngốc nghếch, sau đó hoàng tử trở thành một bá tước trẻ tuổi rồi thành một giáo hoàng. Và kết thúc, nhân vật hoàng tử cũng không thay đổi nhiều. Viết kịch bản và chọn loại cốt truyện nào? Nhạy bén chọn cốt truyện phù hợp khi viết kịch bản Khi viết kịch bản, chọn loại cốt truyện nào phụ thuộc vào ý định của biên kịch. Thường thì biên kịch sẽ chọn một loại cốt truyện chính làm chủ đạo cho truyện. Sau đó, thêm thắt các cốt truyện khác phụ cho cốt truyện chính. Nhưng việc ôm đồn quá nhiều cốt truyện sẽ làm cho kịch bản bị rối. Vì vậy, biên kịch phải thật nhạy để giải bài toán khó này.

Viết kịch bản với cốt truyện thua thiệt

Ở phần 2, bài viết đã gửi đến bạn 3 loại cốt truyện: truy đuổi, giải cứu và trốn thoát để vận dụng khi viết kịch bản. Trong phần 3, bài viết tiếp tục đem đến cho bạn đọc hai loại cốt truyện: cốt truyện cạnh tranh và thua thiệt. Đây là hai loại cốt truyện thường thấy trong các truyện cổ tích. Chọn cốt truyện cạnh tranh khi viết kịch bản Viết kịch bản với cốt truyện cạnh tranh, biên kịch cần thiết lập: hai nhân vật có sức mạnh ngang nhau và họ cùng muốn đạt được một mục tiêu nào đó. Hoặc nếu nhân vật có điểm mạnh về lĩnh vực này thì nhân vật kia sẽ phải có điểm mạnh ở lĩnh vực khác. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Viết kịch bản với cốt truyện cạnh tranh Để tạo cốt truyện cạnh tranh hấp dẫn, bạn cần tạo nên những màn đấu tranh bất phân thằng bại giữa hai nhân vật. Điển hình cho cốt truyện này là truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn cưới công chúa. Sơn Tinh là chúa tể ở chốn sơn lâm. Ngược lại Thủy Tinh lại là chúa tể vùng biển cả. Như vậy, cũng có 3 giai đoạn bạn cần tạo ra khi chọn cốt truyện cạnh tranh: – Giai đoạn 1: Nhân vật chính và nhân vật phản diện có cùng chung mục tiêu. Và bạn cần xác định rõ thế mạnh của cả hai nhân vật. Điều quan trọng là hai nhân vật phải có sức mạnh ngang nhau. – Giai đoạn 2: Nhân vật phản diện thấy được sức mạnh của nhân vật chính diện dần tăng lên và tìm cách đối phó. – Giai đoạn 3: Cuộc chạm trán nảy lửa giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện. Với truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thủy Tinh đã chọn dâng nước làm ngập mọi miền. Để đối phó với Thủy Tinh, Sơn Tinh cũng dâng núi lên cao hơn cả sự dâng nước của Thủy Tinh. Chọn cốt truyện thua thiệt khi viết kịch bản Viết kịch bản với cốt truyện thua thiệt, ban đầu nhân vật chính diện bị nhân vật phản diện áp đảo hoàn toàn. Giai đoạn tiếp theo, nhân vật chính diện được cải thiện vị thế. Giai đoạn cuối cùng, nhân vật chính diện khôi phục hoàn toàn sức mạnh và có cuộc chạm trán trực tiếp với nhân vật phản diện. Viết kịch bản với cốt truyện thua thiệt Cốt truyện thua thiệt thường được áp dụng khá nhiều trong các truyện cổ tích Việt Nam như: Truyện Thạch Sanh, truyện Tấm Cám, hay truyện Lọ Lem của nước ngoài. Rõ ràng, ban đầu Thạch Sanh thua kém rất nhiều so với Lý Thông. Đối với truyện Tấm Cám hay Lọ Lem, hai cô gái này đều chịu nhiều cực khổ, bị xem là người ở cho mụ dì ghẻ. Nhưng rồi cuối cùng, cả hai đều được vua, hoàng tử chọn làm vợ. Tấm quay lại trả lại mụ dì ghẻ và Cám. Truyện cổ tích và viết kịch bản phim Hai cốt truyện cạnh tranh và thua thiệt đều là những cốt truyện khá phổ biến trong các truyện cổ tích. Người viết kịch bản cần phân tích kỹ hai loại cốt truyện để vận dụng chúng trong các kịch bản tương lai của mình. Viết kịch bản cổ tích – xu hướng kịch bản mới Đặc biệt, xu hướng xây dựng kịch bản phim dựa trên truyện cổ tích đang khá rầm rộ. Cụ thể, phim Tấm Cám do đạo diễn Ngô Thanh Vân đầu tư xây dựng đã gây được nhiều tiếng vang với công chúng. Vận dụng hợp lý hai loại cốt truyện này với các loại cốt truyện khác như: truy đuổi, giải cứu sẽ giúp nhà biên kịch tạo được những kịch bản độc lạ.

Logline Seller của nhà biên kịch

“Logline của kịch bản là gì?” – câu hỏi nhà biên kịch cần trả lời cho nhà sản xuất phim, đạo diễn khi bạn chào kịch bản cho họ. Vậy khi viết kịch bản phim, bạn cần chuẩn bị logline như thế nào mới đủ thu hút nhà sản xuất? Logline là gì? Logline là bản tóm tắt nội dung phim ngắn gọn nhất, hấp dẫn nhất. Mỗi logline chỉ chứa khoảng 20 đến 30 từ. Logline thường chỉ có một câu hoặc tối đa cũng chỉ 2 câu. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Logline – yếu tố không thể thiếu khi viết kịch bản [spacer] Tầm quan trọng của Logline khi viết kịch bản? Liệu logline có thật sự giúp kịch bản của biên kịch tiếp cận dễ dàng hơn với nhà sản xuất? Câu trả lời: chắc chắn và còn hơn thế nữa. Các lợi ích logline mang lại cho biên kịch: – Logline tóm gọn những phần quan trọng nhất của câu chuyện. Đọc qua logline, nhà sản xuất sẽ chọn lọc được câu chuyện của bạn có thú vị hay không. Và biên kịch ngoài việc đầu tư vào cốt truyện, cũng phải tìm ra được logline nói đúng, nói hấp dẫn nhất về câu chuyện của mình. Logline hay được xem là người sale giỏi cho nhà biên kịch. – Logline chỉ được chứa những cốt lõi nhất trong câu chuyện. Nên nó trở thành kim chỉ nam cho nhà biên kịch đi đúng với ý định ban đầu của kịch bản. Hoặc từ logline, biên kịch có thể suy nghĩ hay tìm ra hướng giải quyết cho hồi 3 (hồi được xem là làm khó khá nhiều biên kịch). Chuẩn nào dành cho logline khi viết kịch bản phim? Một logline lý tưởng khi viết kịch bản phim phải chứa đủ các thành phần sau: – Cụm nhân vật chính và mục tiêu của nhân vật chính là gì. – Mâu thuẫn chính làm thay đổi tâm trạng của nhân vật chính từ bình thường sang phi thường. – Nhân vật phản diện hay lực lượng đối kháng với nhân vật chính. – Nhân vật chính sẽ làm gì để vượt qua thế lực đối kháng để đạt được mục tiêu của mình. Logline – Seller của nhà biên kịch Những điều cần tránh và cần có để giúp logline của bạn hấp dẫn hơn trong mắt nhà sản xuất: – Tuyệt đối không được thêm tên nhân vật vào logline. Đó là thông tin thừa thải và không giúp cung cấp bất kỳ điều gì thêm cho người đọc về nhân vật. Thay vào đó, bạn cần thêm các tính từ miêu tả nhân vật để tạo chiều sâu cho nhân vật. – Cùng với nhân vật chính, nhân vật phản diện cùng cần được miêu tả với phong cách tương tư. Và cần nói rõ, nhân vật phản diện và nhân vật chính diện đang tranh giành điều gì. – Gài vào logline các nguy cơ để thu hút sự chú ý của người đọc và nhân vật chính phải luôn ở thế chủ động. – Tuyệt đối không được tiết lộ kết thúc của câu chuyện. Giu lại kết thúc sẽ thu hút sự tò mò của nhà sản xuất. Để rồi từ đọc logline, họ sẽ tiếp tục đọc treatment của bạn để tìm ra kết thúc của câu chuyện. Bạn đang dần bán được kịch bản của mình khi chuẩn bị được một logline hấp dẫn. Thực tế về logline khi viết kịch bản Những nguyên tắc cần được nhà biên kịch vận dụng vào logline khi viết kịch bản. Một ví dụ minh họa cho bạn: “Một bà mẹ trẻ đơn thân địu hai đứa con sinh đôi mới sinh chạy trốn khỏi hủ tục tàn sát trẻ sinh đôi của  bộ lạc tàn ác”. Trước khi bắt tay viết kịch bản, cần suy nghĩ logline Ở ví dụ, các thành phần trong một logline khá đầy đủ: – Nhân vật chính: bà mẹ trẻ đơn thân. Đã có hai tính từ làm rõ nhân vật chính: trẻ và đơn thân. Hai tính từ làm tăng nguy cơ cho câu chuyện. Người đọc sẽ thổn thức liệu bà mẹ này sẽ làm gì để vượt qua cuộc tàn sát ghê rợn này. – Mục tiêu của nhân vật chính: bảo vệ hai đứa con sinh đôi mới sinh. – Nhân vật phản diện: bộ lạc tàn ác với hủ tục giết trẻ con sinh đôi. – Bối cảnh: ở một bộ lạc vô cùng lạc hậu. Một logline hay sẽ giúp nhà biên kịch đem được kịch bản đến tay nhà sản xuất nhanh hơn. Sức mạnh của logline khi viết kịch bản là không thể chối từ. Một số nhà biên kịch khuyên rằng: nên viết logline trước khi viết cốt truyện để làm kim chỉ nam cho bạn sáng tác kịch bản đúng ý.

Bối cảnh hành tinh khác tạo ấn tượng mạnh trong lòng khán giả

Xây dựng kịch bản hấp dẫn khó thiếu được bối cảnh độc lạ. Vậy bí quyết nào để bạn thiết lập bối cảnh phù hợp với ý tưởng kịch bản đang ấp ủ? Kịch bản phim và bối cảnh ấn tưởng mạnh Để dựng một kịch bản phim gây ấn tượng cho khán giả ngay cái nhìn đầu tiên, bối cảnh sẽ là con ác chủ bài. Vậy làm sao để tạo bối cảnh gây ấn tượng mạnh? Biên kịch cần xác định bối cảnh đó là một thế giới giống với thế giới loài người hay một thế giới hoàn toàn mới, con người chưa bao giờ biết đến. Dĩ nhiên ở thế giới nào, bạn cũng phải vẽ nên những yếu tố khác biệt cho nó. Bởi sự khác biệt giúp người xem nhớ lâu hơn. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Bối cảnh hành tinh khác tạo ấn tượng mạnh trong lòng khán giả Thế giới tưởng tưởng có thể là cuộc sống của con người ở Sao Hỏa hay một bộ lạc có cấu tạo cơ thể hoàn toàn khác với con người như bộ lạc người Navi trong phim Avatar của đạo diễn James Cameron. Cũng có thể là thế giới người xem khá quen thuộc như cuộc sống hiện đại nhưng bị quái vật sông Hàn xuất hiện phá hủy mọi thứ như trong phim “Quái vật sông Hàn”. Tựu chung, bối cảnh dù có tưởng tượng hay có thật cũng phải xây những điểm tương đồng với cuộc sống người xem. Như vậy người xem mới có sự đồng cảm sâu sắc với bộ phim. Kịch bản phim và bối cảnh xuyên không Ở những kịch bản phim chủ đề xuyên không, biên kịch cần xác định diễn biến phim sẽ xảy ra ở hiện tại hay quá khứ, hay song hành cả hai. Những kịch bản xuyên không Trung Quốc được khá nhiều khán giả yêu thích. Sự khó đoán trong từng tình tiết khiến người xem tò mò đoán xem sự kiện tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào. Quá khứ và hiện tại đan xen nhau. Nhân vật quay trở lại quá khứ muốn thay đổi kết quả hiện tại nhưng cuối cùng mọi thứ vẫn như cũ. Kết thúc hành trình, nhân vật nhận được một số bài học ý nghĩa. Những kịch bản xuyên không về quá khứ luôn được đón nhận Thời gian của bối cảnh giúp biên kịch khai thác nhiều đề tài về gia đình, tình yêu hay hận thù. Có thể người con trai gặp cơ duyên nào đó và quay trở lại được quá khứ. Cậu bé quyết cứu sống cha mình. Nhưng cuối cùng, cậu vẫn không cứu đươc cha. Tuy vậy, qua chuyến hành trình, cậu bé nhận được kha khá bài học về tình cảm gia đình. Kịch bản phim và bối cảnh xã hội Trong việc xây dựng bối cảnh xã hội, kịch bản cần giải quyết vấn đề: Đời sống của con người trong thế giới biên kịch xây dựng như thế nào? Họ có theo tôn giáo nào không? Họ đang theo một đảng phái chính trị hay ở đó họ hoàn toàn tự do và không có pháp luật cai quản. Nắm rõ đời sống xã hội của nhân vật để tạo bối cảnh đúng Càng đặt nhiều câu hỏi về đời sống con người trong bối cảnh đó giúp nhà biên kịch định hình rõ thế giới nhân vật mình đang sống. Từ việc thấu hiểu đó, biên kịch tiến hành xây dựng các xung đột nội tâm và bên ngoài phù hợp với diễn biến tâm lý của từng loại nhân vật. Bởi bí quyết của một kịch bản thu hút chính là mức độ hiểu của biên kịch về đời sống xã hội của các nhân vật trong bối cảnh đó như thế nào.

Xung đột nội tâm cũng là loại xung đột cần thiết

Xung đột là căn nguyên cơ bản của mọi kịch bản. Một kịch bản phim hấp dẫn khi và chỉ khi xung đột được đẩy lên cao đến mức nghẹt thở. Vậy làm sao để xây dựng xung đột hiệu quả? Xung đột trong kịch bản phim có mấy loại? Để tạo được xung đột cho kịch bản phim, biên kịch cần hiểu rõ xung đột có mấy loại và đặc trưng của từng loại là gì. Cụ thể, xung đột có bốn loại chính: – Xung đột giữa nhân vật với chính nhân vật. – Xung đột giữa nhân vật này với nhân vật khác. – Xung đột giữa nhân vật với xã hội. – Xung đột giữa nhân vật với tự nhiên. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Kịch bản phim không thể thiếu các xung đột Trong một kịch bản phim, các xung đột trên được sử dụng kết hợp để làm nổi bật thông điệp của bộ phim. Như trong phim “The Heirs”, nhân vật nam chính Kim Tan có xung đột với nhân vật nam phụ Choi Young Do bởi họ đều thích chung một cô gái Eun Sang. Hai anh chàng có nhiều lần chạm trán nhau. Một cảnh trả đũa khá dễ thương của anh chàng Kim Tan: khi Young Do cố tình làm ngã Eun Sang xuống nước, Kim Tan không thể chống mắt làm ngơ và anh cũng cho Young Do rơi xuống hồ. Kịch bản phim cùng nấc thang xung đột Kịch bản sẽ khó thu hút khán giả nếu xung đột có sự phát triển đồng đều. Vì vậy, người viết kịch bản cần tạo mạch phát triển xung đột từ nhỏ đến lớn. Khi xung đột tăng dần cũng là lúc nhân vật  mất đi sự kiểm soát bản thân. Một điểm quan trọng nữa, kết thúc của xung đột hoặc kết thúc, hoặc nguyên nhân của xung đột mới lớn hơn xung đột trước. Xung đột cần tăng cao theo từng giai đoạn Nếu càng tạo xung đột gay gắt, người viết kịch bản sẽ làm tăng thêm sự tò mò của người xem. Và có khi là cả sự căm ghét nhân vật phản diện đến cùng cực. Như bộ phim “Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân” Phần 2, người xem vô cùng tức giận khi nhân vật phản diện Lee liên tục bày mưu tính kế để chia tách cặp đôi Nat và Katun. Sự căm ghét nhân vật Lee gia tăng chứng tỏ biên kịch đã tạo được xung đột kịch tính cho bộ phim. Tạo xung đột bên trong khó hay dễ? Viết kịch bản phim, ngoài xung đột bên ngoài, biên kịch cũng cần tạo xung đột bên trong nhân vật. Xung đột bên trong này được thể hiện thông qua nhân vật phản diện hoặc nhân vật đối thủ. Đó có thể là xung đột thể chất hoặc tinh thần. Xung đột về thể chất: Một nghệ sĩ Piano gặp tai nạn lớn và từ đó anh ta không bao giờ đánh Piano được nữa. Hay xung đột về tinh thần: Nhân vật đấu tranh giữa việc chết và sống trong tình trạng căn bệnh trầm cảm ngày càng trở nên nghiêm trọng. Xung đột nội tâm cũng là loại xung đột cần thiết Nhưng xung đột bên trong phải được lồng ghép một cách khéo léo, tránh quá lộ liễu khiến người xem không còn hứng thú với câu chuyện nữa. Nếu chen vào quá nhiều xung đột bên trong, kịch bản sẽ khá rối. Xung đột bên trong cũng cần có nấc thang xung đột từ nhỏ đến lớn. Kết thúc xung đột bên trong có thể là kết thúc hoặc mở đầu những xung đột bên trong lớn hơn.

Logline Sypnosis Treatment Sale man của biên kịch

Trong viết kịch bản phim, biên kịch sau khi hoàn thành logline, sypnosis và treatment là hai bước tiếp theo cần làm để “chào bán” kịch bản đến nhà sản xuất phim. Chúng là ba khâu cực kỳ quan trọng để nhà biên kịch bán được kịch bản và nhà sản xuất sàng lọc được những kịch bản chất lượng cho sản xuất. Viết kịch bản phim và chuẩn bị sypnosis như thế nào? Viết kịch bản phim khó lòng thiếu logline khoảng 20-30 từ được. Bước tiếp theo, nhà biên kịch cần chuẩn bị sau logline là sypnosis. Vậy sypnosis như thế nào mới lý tưởng? >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Cần chú trong Sypnosis khi viết kịch bản Sypnosis là một bản tóm tắt những nội dung cốt lõi nhất của câu chuyện. Đọc treatment, nhà sản xuất phải thấy được nội dung, diễn biến của câu chuyện ra sao hay một số yếu tố quan trọng khác mà nhà biên kịch muốn gửi gắm đến nhà sản xuất. Yêu cầu của một sypnosis lý tưởng là: – Chỉ vọn vẻn một trang A4 nhưng nêu bật được những sự kiện gay cấn trong câu chuyện. Những sự kiện này không phải được liệt kê mà có sự liên kết chặt chẽ. – Nếu logline tránh việc nêu kết thúc của câu chuyện thì synosis bắt buộc phải có. – Sypnosis được xem như một truyện ngắn tóm gọn lại kịch bản của bạn. Nhưng câu chuyện này phải cực kỳ súc tích và hấp dẫn người đọc. Sypnosis có thật sự hấp dẫn hay sẽ quyết định đến sự lựa chọn kịch bản của nhà sản xuất phim. Vì vậy, đầu tư vào sypnosis khi viết kịch bản là sự đầu tư vô cùng cần thiết và thông minh. Viết kịch bản phim và chuẩn bị treatment sao? Trong viết kịch bản phim, ngoài việc chuẩn bị logline, sypnosis, nhà biên kịch còn cần chuẩn bị treatment thật chu đáo. Vậy tác dụng của treatment ra sao khi nhà biên kịch giới thiệu kịch bản của mình cho nhà sản xuất? Nên chuẩn bị Treatment chu đáo Sau khi đọc xong sypnosis, nhà sản xuất đã biết rõ về toàn câu chuyện. Họ cảm thấy hứng thú với sypnosis và treatment là cái tiếp theo họ sẽ đọc. Với treatment, nhà sản xuất cần phải thấy được những cảnh trong phim diễn ra như thế nào. Treatment lý tưởng thường nằm trong khoảng 2-3 trang. Nhà biên kịch miêu tả rõ từng cảnh trong phim để nhà sản xuất có cái nhìn tổng quát nhất về kịch bản. Treatment cũng là kim chỉ nam cho nhà biên kịch trước khi bắt tay vào viết kịch bản chi tiết. Cả logline, sypnosis, treatment đều có tầm quan trọng như nhau khi nhà biên kịch giới thiệu kịch bản của mình cho nhà sản xuất. Viết kịch bản và mối quan hệ giữa ba thành phần: logline, sypnosis và treatment Khi bắt đầu viết kịch bản, nhà biên kịch cần chuẩn bị kỹ logline, sypnosis và treatment. Chúng vừa là “sale man” cho nhà biên kịch, vừa giúp định hướng cho nhà biên kịch đi đúng với ý định của nhà biên kịch. Logline, sypnosis, treatment – Sale man của biên kịch Với các nhà biên kịch trẻ, ba thành phần này lại cực kỳ quan trọng. Bởi có nhiều trường hợp, nhà biên kịch say mê viết mà quên hẳn đi thông điệp ban đầu của mình. Một kịch bản chất lượng ra đời đòi hỏi nhà biên kịch phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng: – Chọn được loại thể phim, đề tài, chủ đề, thông điệp của phim, ý nghĩa tác phẩm. – Tiếp tục xây dựng hệ thống nhân vật – Xây dựng cốt truyện 3 hồi, 8 nhịp cho phim. – Xây dựng ngay logline, sypnosis, treatment để định hướng rõ hướng đi của kịch bản. – Sau đó, biên kịch viết đề cương kịch bản tổng quát. Và sau nữa, biên kịch bắt tay vào viết kịch bản chi tiết.

Biên kịch Việt gặp nhiều khó khăn với kịch bản phim tài liệu

Mặc dù phim tài liệu là thể loại khá kén khán giả nhưng nhu cầu kịch bản phim tài liệu vẫn rất cao. Vậy thực trạng thị trường kịch bản phim tài liệu Việt Nam đang có diễn biến như thế nào? Cùng bài viết tìm hiểu rõ vấn đề này. Kịch bản phim tài liệu và những khó khăn của biên kịch Kịch bản phim tài liệu chính là sự hội tụ con mắt “báo chí” tinh thông của biên kịch. Bởi người thật, sự kiện thật là yêu cầu cốt yếu của một kịch bản phim tài liệu. Để tạo nên những kịch bản phim tài liệu lấy được nước mắt khán giả, biên kịch cần thu thập tư liệu sáng tác với vai trò một nhà báo thật sự. Chính người thật, việc thật trong kịch bản phim tài liệu, sau khi gửi cho đạo diễn xem xét thì người đã mất, việc đã quá cũ. Đạo diễn khó lòng sản xuất bộ phim tài liệu đó. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch Việt gặp nhiều khó khăn với kịch bản phim tài liệu Khó khăn tiếp theo biên kịch cần nếm trải đó là hầu như những bộ phim tài liệu đều do các hãng Nhà nước đảm trách. Hiếm hoặc rất ít những đạo diễn tâm huyết ở các hãng ngoài tiến hành sản xuất phim tài liệu. Bộ phim tài liệu “Hành trình cãi mụ” của đạo diễn Võ Anh Cẩn là một điển hình của tác phẩm được sản xuất ngoài luồng hãng phim Nhà nước. Vì vậy, các biên kịch có tâm huyết với kịch bản phim tài liệu cần tìm kiếm cơ hội cho riêng mình. Kịch bản phim tài liệu và những bộ phim tên tuổi Dù phim tài liệu khá kén khán giả nhưng đã có không ít kịch bản phim tài liệu Việt gây chấn động tâm trí khán giả. Những bộ phim làm nên tên tuổi của mình: – Bộ phim Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng của đạo diễn trẻ Nguyễn Thị Thắm được công ty của nghệ sĩ Hồng Ánh công chiếu vào năm 2014 đã cháy vé trong những ngày công chiếu. Bộ phim tạo nên một hiện tượng phim tài liệu làm say lòng người. Bộ phim xoay quanh câu chuyện của chị Phụng – một người chuyển giới, bầu sô của gánh lô tô. Khán giả đi từ cảm giác hồi hộp, đau đớn, buồn thương qua câu chuyện chân thật từ cuộc sống mưu sinh của một người chuyển giới. Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng – bộ phim tài liệu xuất sắc – Bộ phim Lửa thiện nhân của đạo diễn Đặng Hồng Giang cũng là một bộ phim tài liệu lấy bao nước mắt của người xem. Bộ phim kể về cậu bé lính chì Thiện Nhân từng bị bỏ rơi đến hoại tử bộ phận sinh dục và một chân. Sau đó, mẹ Mai Anh đã nhận nuôi Thiện Nhân. Chú lính chì Thiện Nhân được tái tạo bộ phận sinh dục và được xứng đáng hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Kịch bản của bộ phim tài liệu này được biên kịch Đoàn Tuấn có thế mạnh về văn chương đã tạo nên một kịch bản mượt mà tình người. – Những bộ phim tài liệu truyền hình về lịch sử Việt Nam cũng tạo nên những làn gió mới cho khán giả nhà như: Hành trình theo chân Bác, Ký sự Mekong, Huyền thoại Mẹ Việt Nam anh hùng. Kịch bản phim tài liệu và giải pháp căn cơ Để kịch bản phim tài liệu có con đường phát triển, cần có sự chung tay góp sức của các thành tố liên quan trực tiếp. 1. Đội ngũ biên kịch viết kịch bản phim tài liệu phải có sự bứt phá riêng. Bằng cách tạo nên những nhóm viết kịch bản. Bởi kịch bản phim tài liệu cần nhãn quan “báo chí” của nhiều người. Sức mạnh của tập thể trong viết kịch bản là không thể chối cãi. Sự thành công của phim tài liệu cần sức mạnh tập thể 2. Lựa chọn được đề tài, nhân vật thú vị luôn là bài toán nan giải của nhiều biên kịch viết kịch bản phim tài liệu. Bằng con mắt “báo chí”, biên kịch tiếp tục khai phá những lĩnh vực mới mẻ trong đời sống. Những câu chuyện của những người xa quê hương vào miền đất hứa Sài Gòn lập nghiệp cũng là một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả. Bởi hầu hết dân Sài Gòn đều là dân bốn phương tám hướng tụ hội về. 3. Đài truyền hình Việt Nam dành những khung giờ vàng cho phim tài liệu truyền hình cũng là một giải pháp. Gia đình Việt bên mâm cơm tối cùng nhau xem những bộ phim tài liệu chân thật thì còn gì bằng.

Kịch bản phim chuyển thể từ truyện tranh luôn có lượng fans lớn

Kịch bản truyện tranh là kho tàng béo bở cho các nhà biên kịch khai thác để hình thành kịch bản phim. Người đọc truyện tranh luôn say mê phiên bản truyền hình của các bộ truyện tranh họ yêu thích. Kịch bản phim chuyển thể từ kịch bản truyện tranh Luôn tồn tại một số lý do để nhiều bộ phim ra đời từ gốc kịch bản truyện tranh. Cùng điểm danh các nguyên nhân: – Kịch bản truyện tranh đã có sẵn một lượng fan hâm mộ ổn định. Khi bộ truyện tranh yêu thích được chuyển sang phiên bản phim, họ chắc chắn đón chờ. Tâm lý lây lan trong lĩnh vực tâm lý học được vận dụng vào trường hợp này: Từ sự yêu thích truyện tranh, họ dễ dàng có cảm tình với bộ phim. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Kịch bản phim chuyển thề từ truyện tranh luôn có lượng fans lớn – Các kịch bản truyện tranh đều có cốt truyện vững chắc. Từ đó, biên kịch dễ dàng sáng tạo trên nền tảng cốt truyện và phát triển thành kịch bản phim. Cốt truyện được xem là xương sống của mọi kịch bản. Vì vậy có được cốt truyện cứng cáp, biên kịch đã đạt được thành công bước đầu. Chuyển biến mới mẻ từ kịch bản truyện tranh sang kịch bản phim Kịch bản truyện tranh và kịch bản phim chuyển thế có nhiều điểm khác biệt. Điển hình kịch bản truyện tranh Marvel được biến hóa thành series phim siêu anh hùng. Gần đây nhất, phim điện ảnh Civil War gây được tiếng vang dữ dội trong chuỗi các phim siêu anh hùng được chuyển thể. Civil War gây được tiếng vang toàn thế giới Những điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa kịch bản truyện tranh và phim Civil War: 1. Xét nguyên nhân tại sao các siêu anh hùng tại nước Mỹ bị chính phủ cai quản: – Ở phiên bản truyện tranh, một nhóm siêu anh hùng hạng D New Warriors muốn tạo tên tuổi của mình. Nhóm anh hùng dỏm này đã thuê kênh truyền hình Stamford để tường thuật trực tiếp trận chiến giữa họ với một tên siêu tội phạm Nitro. Nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược với dự đoán ban đầu của nhóm, tên Nitro không bị tiêu diệt mà còn mạnh lên gấp đôi và tạo vụ nổ làm 600 người dân Mỹ tử nạn, trong đó hầu hết là trẻ em. Vì vậy chính phủ đã phải vào cuộc để kiểm soát toàn bộ các siêu anh hùng trên đất Mỹ. – Ngược lại, ở phiên bản phim Civil War, chính phủ đưa ra luật Giam sát siêu anh hùng bởi những tổn thất trong trận chiến ở New York và Sokovia do nhóm siêu anh hùng Avengers gây ra. 2. Số lượng siêu anh hùng tham gia vào đạo luật: – Phiên bản truyện tranh tạo ra sự ảnh hưởng của đạo luật cho tất cả mọi siêu anh hùng, kể cả các siêu anh hùng không liên quan trực tiếp. – Ở phim Civil War, giới hạn chỉ còn lại 12 nhân vật. Tập trung vào sự chi rẽ của biệt đội siêu anh hùng Avengers. Hai thái cực trong Avengers: Tony Stark và Captain America. Kịch bản phim Hàn Quốc chuyển thể truyện tranh thành công  Kịch bản truyện tranh có cốt truyện logic và hấp dẫn. Chúng được nhiều biên kịch Hàn Quốc chọn để chuyển thể sang kịch bản phim. Với dàn diễn viên có lối diễn tự nhiên và nhan sắc mặn mà, nhiều kịch bản phim từ truyện tranh gây nên làn sóng yêu thích mạnh mẽ trên toàn châu Á.   Full House – một trong những bộ phim Hàn chuyển thể truyện tranh thành công đầu tiên Những bộ phim Hàn Quốc chuyển thể từ truyện tranh, bạn nên học hỏi: – Bộ phim chuyển thể từ truyện tranh Full House. – Bộ phim Hoàng Cung từ truyện tranh Palace Story. – Bộ phim chuyển thể truyện tranh Mứt Cam. – Bộ phim Let’s Fight, Ghost được chuyển thể từ truyện tranh “Ssawooja Gwishina” của Im In-Seu. Học hỏi cách chuyển thể kịch bản phim từ kịch bản truyện tranh của các nền điện ảnh danh tiếng như: Hollywood hay Hàn Quốc giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong sự nghiệp sáng tác tương lai.

Số trang của kịch bản tương đương thời lượng phim

Kịch bản phim Hollywood đã trở thành thước đo tiêu chuẩn chung để mọi biên kịch trên thế giới hướng theo, bởi sự logic và dễ dàng trong phương pháp. Vậy làm sao xây dựng kịch bản đạt chuẩn Hollywood? Định dạng văn bản kịch bản phim chuẩn Hollywood Kịch bản phim chính là kim chỉ nam cho cả đoàn làm phim thực hiện. Hollywood đã đưa ra một loạt yêu cầu trong định dạng văn bản kịch bản để mọi bộ phận trong đoàn làm phim dễ dàng đọc và hiểu. Những yêu cầu cụ thể như sau: – Khổ giấy A4, font chữ trong kịch bản là Courier, size chữ là 12. – Khoảng cách lề: lề trái 1.5 inches, lề phải 0.5 inches, lề trên và lề dưới 1 inche. – Tên nhân vật cách lề trái 3.7 inches. Dưới tên nhân vật, lời thoại nhân vật cách lề trái 2.5 inches. – Đánh số trang cho kịch bản phim, bạn cần đánh bên phải phía trên của văn bản. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Kịch bản phim cần theo một chuẩn mực nhất định Nhiều người viết kịch bản chọn sử dụng các phần mềm viết kịch bản để tránh học thuộc các định dạng trên. Những phần mềm viết kịch bản đang được ưa chuộng trên thế giới như: FinalDraft, Movie Magic Screenwriter hay Celtx. Chỉ trừ Celtx là phần mềm miễn phí và online, còn các phần mềm khác đều có giá khá cao dao động từ 200$ đến 400$. Ba phần quan trọng của kịch bản phim Kịch bản phim theo chuẩn Hollywood được chia làm ba phần: Mở đầu, diễn biến và kết thúc. Thời lượng của một bộ phim có tỉ lệ 1:2:1. Đặc biệt trong kịch bản phim Hollywood, một dòng thoại tương đương với 1 giây và một trang kịch bản tương đương với 1 phút trên phim. Vì vậy, số trang của kịch bản sẽ tương đương với thời lượng bộ phim. Số trang của kịch bản tương đương thời lượng phim Tập hợp nhiều cảnh sẽ tạo nên một kịch bản phim. Mỗi cảnh cũng phải tuân theo các yêu cầu sau: 1. Dòng mô tả cảnh quay gồm 3 phần nhỏ: – NỘI CẢNH hay NGOẠI CẢNH. – Địa điểm quay: Ví dụ quán cà phê hay khách sạn. – Thời gian trong ngày: ĐÊM, NGÀ, hay SÁNG. Ví dụ: NỘI. KHÁCH SẠN HẢI ÂU. ĐÊM. 2. Sau dòng tên cảnh quay, người viết kịch bản sẽ có vài dòng miêu tả cảnh quay như thái độ, hành động của nhân viên ra sao hay không gian trong cảnh quay ra sao. Tiếp nữa là lời thoại của nhân vật. Ngôn ngữ điện ảnh sẽ không thể thiếu trong kịch bản phim. Bởi phim là cách kể bằng hình ảnh và hành động. Kịch bản phim Hollywood và cách thức làm việc nhóm Một kịch bản phim Hollywood được tạo nên với sự phân công khá rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm. Sự chuyên môn hóa đạt đến trình độ cao: Người mạnh về nhân vật sẽ đảm nhiệm phần xây dựng nhân vật, thành viên viết cốt truyện, thành viên viết đề cương, thành viên viết lời thoại. Bởi sự phân công chuyên nghiệp đó mà chất lượng kịch bản của Hollywood luôn được đánh giá cao trên toàn thế giới. Kĩ năng làm việc nhóm – bí quyết thành công của các bộ phim Hollywood Nhìn lại nền điện ảnh Việt Nam, vẫn có khá nhiều nhóm viết kịch bản được thành lập. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng họ đã đạt được những thành công nhất định. Điển hình, tại thị trường phim phía Nam, nhóm biên kịch 8X Nắng Sài Gòn với 5 thành viên, trong đó Hạnh Ngộ đang là trưởng nhóm. Những bộ phim ghi dấu tên tuổi của nhóm như: Tóc rối (110 tập), Ám ảnh,..

xung đột trái chiều là không thể thiếu

Kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh đều có những đặc trưng riêng. Nhưng chúng đều mang chung một loại ngôn ngữ, cùng một loại tư duy: “điện ảnh”. Vậy điểm giống và khác giữa hai loại kịch bản này là gì? Điểm khác nhau giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh Hiện nay, hầu hết các kịch bản phim đều theo chuẩn Hollywood. Cụ thể mỗi trang kịch bản phim sẽ tương đương với 1 phút trên phim. Vì vậy, một bộ phim truyền hình 60 phút, biên kịch sẽ viết 60 trang kịch bản. Một bộ phim điện ảnh 90 phút cũng sẽ có tầm 90 trang kịch bản. Sự khác nhau đầu tiên giữa hai thể loại kịch bản nằm ở số lượng trang kịch bản. Kịch bản phim điện ảnh chỉ vỏn vẹn 90 trang cho 90 phút hoặc 120 trang cho 120 phút trên phim. Ngược lại kịch bản truyền hình được phân nhỏ ra từng tập, mỗi tập có tầm 45 phút hoặc 60 phút tùy vào từng biên kịch. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Có sự khác biệt về số trang kịch bản giữa kịch bản điện ảnh và truyền hình Một điểm khác nhau cơ bản nữa giữa hai loại kịch bản phim đó là nơi công chiếu phim. Phim truyền hình thường được xem ở nhà trước màn ảnh nhỏ. Khán giả có thể tắt tivi bất cứ lúc nào nếu bộ phim truyền hình không làm họ thấy hấp dẫn. Ngược lại, phim điện ảnh được chiếu ở các rạp chiếu phim. Dù phim thu hút hay dở tệ, khán giả vẫn phải ngồi lại đến khi hết phim. Tâm lý đám đông sẽ giúp cho phim điện ảnh tăng phần hấp dẫn hơn phim truyền hình. Điểm giống nhau giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh Dù khác nhau ở thời lượng và địa điểm công chiếu, kịch bản phim truyền hình và điện ảnh đều dùng chung một loại ngôn ngữ: Ngôn ngữ điện ảnh. Khác hẳn với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ điện ảnh khá ngắn gọn, hình ảnh và hành động cần được thể hiện trọn vẹn trong từng kịch bản phim. Lối viết văn dong dài, lê thê và thiếu tư duy hình sẽ là căn bệnh thường mắc phải của những người mới tập tành viết kịch bản. Cần nắm vững ngôn ngữ điện ảnh Rõ thấy, khó để nói viết kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh dễ hơn. Mấu chốt vấn đề vẫn nằm ở sự vận dụng ngôn ngữ điện ảnh triệt để trong từng kịch bản phim bạn viết. Chủ đề và xung đột giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh Bởi phim truyền hình thường được ở nhà và có khá nhiều sự lựa chọn cho khán giả khi số lượng các kênh truyền hình tăng đáng kể. Vì vậy, chủ đề của kịch bản phim truyền hình thường đề cập đến vấn đề liên quan đến quan hệ vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu. Trên kênh HTV3, Today TV có khá nhiều bộ phim truyền hình đề cập đến vấn đề trên và được công chúng yêu thích như: Dù gió có thổi, Gia đình là số 1, Gia đình vui nhộn, Cá rô anh yêu em,… Nhưng nhiều chủ đề phim gắn với vấn đề thời sự, phá án cũng tạo nên những nét mới mẻ cho phim truyền hình như: Tam giác vàng, Dấu chân du mục,.. Xung đột trái chiều là không thể thiếu Nếu kịch bản phim truyền hình mang hơi thở của đời sống hằng ngày thì kịch bản phim điện ảnh cần sự đột phá hơn ở các thể loại viễn tưởng, bom tấn, hay những câu chuyện độc lạ khiến khán giả phải bỏ tiền mua vé xem tại rạp. Những bộ phim điện ảnh Việt Nam chiếu tại rạp cũng đang gây được nhiều tiếng vang như: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhh, Em là bà nội của anh, Nắng, Tấm Cám chuyện chưa kể,… Như vậy, viết kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh, biên kịch cũng cần chắt lọc được những chủ đề mới lạ đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khán giả Việt. Sự đầu tư cả hai loại kịch bản là như nhau để tạo nên kịch bản phim chất lượng.

Các trại sáng tác ươm mầm ước mơ biên kịch trẻ

Bài toán thiếu kịch bản phim chất lượng của thị trường phim Việt Nam trở thành đề tài muôn thuở. Vậy thực trạng kịch bản phim Việt như thế nào? Giải pháp nào cho vấn đề trên? Cùng bài viết thảo luận một cách khách quan nhất. Kịch bản phim Việt nhiều “sạn” Kịch bản phim Việt đang trong tình trạng “vàng thau lẫn lộn”. Số lượng kịch bản khá nhiều nhưng chất lượng không đi đôi với nhau. Bởi các lý do sau: – Các biên kịch được đào tạo bài bản chiếm một lượng rất ít, còn lại hầu hết người viết kịch bản đều là dân nghiệp dư. Họ có thể là nhà văn hay nhà thơ có đam mê viết kịch bản phim. Thêm nữa, tại thị trường kịch bản phim Việt, biên kịch “gạo cội” chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Biên kịch Sâm Thương, Ngô Thị Hạnh,..Thêm nữa, trường đạo tạo chuyên về biên kịch hiện nay chỉ có 2 cở sở ở phía Bắc: Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội và trường Cao đẳng sân khấu điện ảnh Hà Nội. Ở khu vực phía Nam, hầu như không có trường nào đạo tạo chuyên. Ngay cả trường Đại học sân khấu điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã không còn khoa biên kịch nữa. Thật khó để có biên kịch giỏi khi họ không được đào tạo bài bản.  Các biên kịch Việt không được đào tạo bài bản – Một vấn đề nữa cần bàn: Lớp sinh viên được đào tạo khá vững về chuyên môn nhưng lại thiếu vốn sống nên sức sáng tác kịch bản phim không cao. Đặc biệt, hầu hết những kịch bản phim được sản xuất đều rơi vào trường hợp biên kịch có quen biết với đạo diễn hoặc biên kịch có tên tuổi được hãng phim đặt hàng kịch bản trước đó. Còn lại những biên kịch mới bắt đầu viết, kịch bản của họ khó lòng được đạo diễn đọc qua. Như vậy, tiếng tăm của biên kịch hoặc các mối quan hệ với hãng phim, đạo diễn sẽ quyết định chính đến việc kịch bản phim có được  sản xuất hay không. Kịch bản phim Việt và nạn cò hoành hành Thị trường kịch bản phim Việt luôn có nhu cầu khá cao về kịch bản phim truyền hình và kịch bản phim điện ảnh. Nhưng rõ ràng các biên kịch muốn giới thiệu kịch bản cho đạo diễn hoặc hãng phim đều cần có mối quan hệ. Đây là mảnh đất vàng làm xuất hiện nhiều “cò kịch bản”. Công việc của họ là thuê các biên kịch không tên tuổi với giá 1 triệu đồng hay 1 triệu rưỡi đồng/1 tập phim truyền hình. Sau đó, cò biên tập lại và bán cho với giá cao hơn để lấy tiền hoa hồng. Nếu làm ăn thuận lợi, một cò kịch bản có thể đạt mức thu nhập trăm triệu đến một tỷ một năm. Cò kịch bản là mắc xích nối biên kịch và các hãng phim tại thị trường Việt Cò kịch bản tiến hành tìm kiếm nhiều người viết khác nhau cho một bộ phim truyền hình 30 tập. Viết vội vàng, không có sự đầu tư và chạy theo đồng tiền làm cho chất lượng kịch bản xuống thấp là điều dễ hiểu. Các trại sáng tác giải nguy cho kịch bản phim Việt Hằng năm, các trại sáng tác kịch bản phim được các hãng phim hoặc hội biên kịch Việt Nam mở ra nhằm tìm kiếm các tài năng trẻ. Nhưng đó thật sự là một cuộc “tìm vàng trong cát”. Mỗi năm số lượng kịch bản thu được từ các trại sáng tác cũng kha khá nhưng dĩ nhiên cũng chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu kịch bản cực cao hiện nay. Các trại sáng tác ươm mầm ước mơ biên kịch trẻ Mỗi hãng một đội ngũ biên kịch chuyên kịch bản phim Một giải pháp nữa các hãng phim sử dụng phổ biến hiện nay đó là đào tạo một đội ngũ biên kịch của riêng hãng mình. Với giải pháp này, các hãng phim dự trữ một số lượng kịch bản phim “cứu đói” hằng năm. Thêm nữa, một số hãng cũng đặt hàng trước kịch bản của các biên kịch tên tuổi. Mỗi hãng phim Việt cần đào tạo một đội ngũ biên kịch riêng Giải pháp dài lâu cho nền kịch bản phim Việt Nam Các biên kịch Việt cần môi trường đào tạo chuyên sâu Muốn có phim hay cần có kịch bản phim hay. Muốn có kịch bản phim hay cần có biên kịch giỏi. Muốn có biên kịch giỏi phải có sự đào tạo bài bản. Vậy giải pháp lâu dài đó là đầu tư vào giảng dạy chuyên ngành biên kịch trên diện rộng cả phía Bắc, phía Nam và Trung. Có như vậy ánh sáng mới chiếu rọi vào thị trường kịch bản phim Việt Nam đang khá u ám như hiện nay. Giải nguy cho thị trường kịch bản Việt Nam, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã xây dựng 02 chương trình học biên kịch với sự đồng hành của nhiều chuyên gia trong nghề. Các chuyên gia như nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu, Đạo diễn Văn Công Viễn, Tiến sĩ Đào Lê Na, Biên kịch Ngô Hạnh, Đạo diễn Đinh Thái Thụy… đã cùng nhau xây dựng một chương trình đào tạo mới, có thể nói là bài bản nhất tại thời điểm hiện tại. Xem chi tiết về 02 chương trình học biên kịch tại đây.

Đó là những chia sẻ của Đạo diễn Văn Công Viễn về kinh nghiệm của anh trong quá trình làm nghề từ những bước đầu tiên cho đến thời điểm hiện tại. Sáng 02/10, talkshow Đối thoại giữa Biên kịch và Đạo diễn do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức  tại SHUB – Thư viện khoa học tổng hợp TPHCM. Talkshow có sự tham gia của Đạo diễn Văn Công Viễn cùng biên kịch Ngô Hạnh và biên kịch Đặng Nhã. Các vị khách mời đã mang đến talkshow những câu chuyện thực tế, những kinh nghiệm từng trải cũng như những bí quyết hành nghề của bản thân. Ở mảng gameshow và truyện tranh, biên kịch Đặng Nhã cho biết: Khi sản xuất một gameshow, biên tập, biên kịch sẽ tham gia từ quá trình xây dựng ý tưởng, làm format, lên danh sách người chơi, viết kịch bản cho đến đi quay và dựng hình. Người viết kịch bản gameshow phải tạo ra được những tình huống hay để người chơi bộc lộ được tài năng và cá tính nhiều nhất. Bên cạnh đó, biên kịch Đặng Nhã còn chia sẻ thêm những kinh nghiệm của một biên tập, biên kịch ở trường quay. Biên kịch, biên tập khi ra trường quay ngoài việc theo dõi nội dung còn phải chú ý đến trang phục và hoá trang của người chơi, nhằm khai thác được triệt để nội dung và tránh phản cảm khi lên sóng. Ngoài mảng gameshow, biên kịch Đặng Nhã còn có những chia sẻ thú vị về viết kịch bản truyện tranh. Để viết một kịch bản hay, việc đầu tiên biên kịch cần làm chính là phải xác định được đối tượng độc giả mà mình muốn hướng đến, viết những gì mà họ muốn xem nhưng không thể đoán trước được. Và quan trọng nhất là khi xây dựng tình huống, nút thắt, nút mở hoặc gài bẫy, mở bẫy phải dựa trên việc nắm bắt cảm xúc, tâm lý của người xem. Một cốt truyện bất ngờ, kịch tính và thú vị luôn giữ chân được độc giả. Ngoài ra, để nội dung phong phú, biên kịch có thể tìm thêm ý tưởng từ sách báo và từ những phản hồi của dư luận về các vấn đề của xã hội Về kịch bản phim truyền hình, điện ảnh, đạo diễn Văn Công Viễn và biên kịch Ngô Hạnh đều cho rằng, trước khi bắt tay thực hiện một kịch bản phim, người viết cần phải nắm vững công thức viết các thể loại kịch bản: sitcom, điện ảnh, truyền hình,… Bởi biên kịch khác với một nhà văn. Nhà văn sẽ kể câu chuyện trên giấy theo những cảm xúc, câu chữ của bản thân. Còn biên kịch phải kể chuyện bằng hình ảnh, phải biết cách sắp xếp những tình huống sẽ xảy ra trong kịch bản cũng như những câu thoại hợp lý. Vì vậy, việc tham gia những khóa học về biên kịch là rất cần thiết đối với những bạn yêu thích nghề biên kịch.  Ngoài vai trò đạo diễn, Văn Công Viễn còn là một biên kịch tài giỏi. Anh cho biết “Để nuôi ước mơ làm kịch bản phim, bạn cần phải biết cách lấy ngắn nuôi dài để có những bước đi dài hơn. Bạn hãy bước từng bước một, làm những công việc liên quan đến nghề như viết kịch bản gameshow để tìm kinh phí cho kịch bản sau này của mình”. Bên cạnh đó, đạo diễn Văn Công Viễn còn tiết lộ “Khi đọc một kịch bản, người đạo diễn có thể biết được biên kịch đó đã từng trải nghiệm qua câu chuyện, vấn đề được đề cập trong kịch bản hay chưa?” Vì vậy, lời khuyên chính là bạn nên viết thật nhiều, đi thật nhiều, trải nghiệm thật nhiều, cần có quá trình góp nhặt, có kế hoạch để rèn luyện, va chạm thực tế để có nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Nhắc đến, mối quan hệ giữa đạo diễn và biên kịch, các khách mời đều cho rằng, mâu thuẫn trong công việc đều có thể xảy ra nhưng nhìn chung tất cả đều vì mục tiêu cuối cùng là tác phẩm mà cả ekip làm ra. Đạo diễn Văn Công Viễn cho rằng, khi hợp tác chung trong một tác phẩm, biên kịch và đạo diễn đều phải cùng có tình cảm với kịch bản đó. Có như vậy, tác phẩm làm ra mới có thể chạm vào trái tim của mọi người. Do đó, cần phải biết lắng nghe ý kiến và tổng hợp để làm cho bộ phim hoàn thiện hơn. Còn biên kịch Ngô Hạnh thì có những chia sẻ “Sau khi bộ phim được công chiếu, đạo diễn thường là người được nhắc đến nhiều hơn. Vì vậy, chắc chắn người biên kịch sẽ cảm thấy có chút buồn. Nhưng, chúng ta cần phải biết rằng, bộ phim thành công không chỉ nhờ vào biên kịch hay đạo diễn mà là sự đóng góp của cả ekip. Còn có rất nhiều người không được đề tên trên poster nhưng chúng ta cũng cần phải ghi nhận vai trò của họ”. Talkshow chắc chắn đã mang đến rất nhiều thông tin cũng như kinh nghiệm bổ ích cho các bạn yêu thích nghề biên kịch. Từ đây, các bạn đã có định hướng chắc chắn cho con đường của mình trong tương lai.  Hiền Đặng   

Sách kịch bản phim Frozen

Frozen là bộ phim nhạc kịch tưởng tượng sử dụng công nghệ hoạt hình máy tính năm 2013 của Mỹ do Walt Disney Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Đây là bộ phim hoạt hình chiếu rạp thứ 53 trong series Walt Disney Animated Classics. Bộ phim phải trải qua một số lần xử lý cốt truyện trong nhiều năm, trước khi được đồng ý sản xuất năm 2011, với kịch bản của Jennifer Lee và hai đạo diễn là Chris Buck và Lee. Frozen ra mắt công chúng lần đầu vào ngày 19/11/2013. Phim nhận được phản hồi từ chuyên môn rất tích cực, một số nhà phê bình còn cho rằng đây là bộ phim hoạt hình nhạc kịch hay nhất của Disney từ kỷ nguyên phục hưng của hãng. Bộ phim đã giành được hai giải Oscar ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất (Let it go), một giải Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất, giải BAFTA cho phim hoạt hình hay nhất năm và hàng loạt giải thưởng danh giá khác. Từ thành công của Frozen, các nhà làm phim đã cho phát hành kịch bản chi tiết của bộ phim nhằm giúp người xem có thể hiểu rõ hơn về một kịch bản phim hoạt hình. Đặc biệt đối với những nhà làm phim hoạt hình tương lai, kịch bản chi tiết này sẽ mang đến nhiều ý tưởng và kinh nghiệm cho bản thân. Tài liệu kịch bản phim Frozen được Viện Truyện tranh và Hoạt hình dịch và phát hành nội bộ dành cho các học viên theo học chuyên ngành Hoạt hình 3D, Biên kịch chuyên nghiệp tại Viện.