Thời đại 4.0 cùng sự phát triển của các thiết bị di động đã mở đường cho nhiều hình thức truyện tranh khác như Webtoon, Webcomic, Motion comic,… Với sự xuất hiện ồ ạt của truyện tranh online, truyện tranh in giấy truyền thống mặc dù bị hạn chế về số lượng bản in, song vẫn giữ được vị trí bất diệt trong lòng độc giả. Hãy cùng CMA điểm qua 5 lý do tạo nên sự bất diệt này nhé! 1. Thỏa mãn cảm giác sưu tầm Nếu bạn là một tín đồ truyện tranh thực thụ, hẳn sẽ hiểu sở hữu một cuốn truyện tranh in giấy còn thơm mùi mực tuyệt vời như thế nào. Chiếc kệ sách lớn với những bộ truyện tranh được sắp xếp ngay hàng thẳng lối là ước mơ từ tấm bé của bao nhiêu fans truyện tranh. Nhờ tính sưu tầm của độc giả, thị trường truyện tranh in giấy vẫn vô cùng sôi động 2. Không bị phụ thuộc vào các thiết bị di động Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đang ở một nơi không có wifi, kết nối kém hoặc mất điện và đang theo dõi một bộ truyện vô cùng gay cấn? Với truyện tranh giấy, bạn hoàn toàn có thể như Đen Vâu, “về quê, nuôi cá, trồng thêm rau” và chill cùng truyện tranh đấy! 3. Hạn chế các bệnh về mắt Đọc truyện trên thiết bị di động sẽ gây mỏi mắt nhiều hơn so với truyện tranh được in trên giấy. Ngoài ra, các truyện được xuất bản trên nền tảng di động nếu không được điều chỉnh size chữ để phù hợp sẽ gây khó khăn cho mắt trong việc điều tiết và dẫn đến cận thị. 4. Hạn chế tác động lên hệ thần kinh và không gây mất ngủ Sóng từ các thiết bị di động tác động lên hệ thần kinh về lâu dài sẽ gây cảm giác căng thẳng và mất ngủ. Với truyện tranh in giấy, bạn không bao giờ gặp phải vấn đề này, chính vì vậy, những quyển truyện được in ấn và xuất bản truyền thống vẫn là lựa chọn hàng đầu cho nhiều tín đồ mê truyện. 5. Không bị mất tập trung Khảo sát cho thấy, khi đọc truyện trên thiết bị di động, chúng ta thường bị sao nhãng bởi tin nhắn, mạng xã hội, các kênh giải trí khác. Điều này làm gián đoạn câu chuyện mà bạn đang theo dõi, và đôi lúc gây cảm giác khó chịu. Đó chính là lý do nhiều người vẫn yêu thích cảm giác được đọc truyện tranh in giấy hơn so với các hình thức điện tử khác. +++++++++ Lạc An

1. Maruko Được lấy cảm hứng từ chính tuổi thơ của tác giả, tên thật của bé Maruko chính là bút danh của tác giả, đồng thời nhóc tì đáng yêu này còn chào đời vào ngày 08/05/1965, ngày sinh của tác giả. Bằng nét vẽ trẻ thơ tinh nghịch, nhóc Maruko đi sâu vào lòng đọc giả nhờ sự hồn nhiên, và gần gũi với tuổi thơ của bất kì bạn nhỏ nào. 2. Bác sĩ quái dị Jack Bác sĩ với chiếc áo choàng màu đen, mái tóc hai màu trắng – đen, và khuôn mặt đầy vết thương từng một thời làm mưa làm gió trong cộng đồng mê truyện tranh ở Việt Nam. Không thể phủ nhận tạo hình ấn tượng chính là chìa khóa để Jack ghi điểm trong lòng độc giả. 3. Uzumaki Naruto Cậu bé có tuổi thơ cô độc vì bị phong ấn Cửu Vĩ bên trong mình – Uzumaki Naruto là một trong những nhân vật huyền thoại của làng truyện tranh Nhật Bản. Lấy đề tài ninja cộng thêm yếu tố huyền ảo, Naruto là đại diện cho thế hệ ninja trẻ, có khuyết điểm nhưng bản lĩnh và vươn lên để trở thành một trong những ninja mạnh mẽ nhất. 4. L Mặc dù  không phải nhân vật chính trong bộ truyện tranh lừng danh Deathnote, thậm chí còn chết ngay khi bộ truyện mới đi được nửa chặng đường, song L mới là cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi Deathnote kết thúc. Thông minh, chiêu trò, quái dị và ngoại hình ấn tượng, tất cả đã tạo nên một L sống động từ truyện tranh cho đến bất kì phiên bản chuyển thể nào. 5. Chú Thoòng Thế hệ 9X chắc hẳn không ai không biết đến Chú Thoòng – một nhân vật truyện tranh Trung Quốc hài hước trong từng bước đi! Mặc dù không có ngoại hình quá thu hút, song Chú Thoòng gây ấn tượng bởi sự gần gũi với bất kì đối tượng đọc giả nào. 6. Superman Superman là một nhân vật siêu anh hùng hư cấu trong loạt truyện tranh cùng tên nổi tiếng do DC Comics phát hành. Với nhiều độc giả thế hệ 9X, Superman chính là siêu anh hùng đầu tiên, “người đàn ông thép” đưa họ đến vũ trụ siêu anh hùng của đế chế truyện tranh Mỹ. 7. Batman Không phải tự nhiên mà Batman được mệnh danh là siêu anh hùng vĩ đại nhất của DC comics. Khác với các nhân vật siêu anh hùng khác vốn thuộc thế lực siêu nhiên, Batman là một người phàm có máu thịt, cảm tình và nhiều khuyết điểm. Chính điều đó đã khiến Batman trở nên gần gũi và gây ấn tượng sâu đậm với số đông độc giả. 8. Spiderman Peter Parker – cậu học sinh nhút nhát bị hóa thành người nhện sau khi bị cắn bởi một con nhện trong phòng thí nghiệm. Bằng cách hạ độ tuổi siêu anh hùng xuống thành học sinh cấp 3. Spiderman trở thành một trong những nhân vật huyền thoại nhất của vũ trụ Marvel. 9. Luffy Với khả năng co giãn các bộ phận như cao su, đồng thời là người duy nhất sử dụng thành thục được ba loại sức mạnh của Haki, Luffy mũ rơm là nhân vật được yêu thích nhất trong tác phẩm One Piece của họa sĩ thiên tài Eiichiro Oda. Hành trình đi tìm kho báu huyền thoại của vị thuyền trưởng băng hải tặc Mũ Rơm – Luffy trở thành một trong những câu chuyện thu hút nhất với thế thệ độc giả 9X. 10. Cô tiên xanh Nếu DC Comics có Superman, Marvel có Spiderman, Nhật Bản có Luffy, thì không thể không kể đến Cô Tiên Xanh – nhân vật truyện tranh Việt Nam cùng xuất bản vào những năm 90. Tuy so sánh có phần khập khiễng, song ở thị trường Việt Nam, không thể phủ nhận rằng Cô Tiên Xanh là một trong những nhân vật truyện tranh được nhiều độc giả yêu quý nhất. Lạc An

1. Doraemon Đến Việt Nam vào năm 1992, Doraemon đã nhanh chóng kéo về cho mình một lượng fans khủng khiếp! Với ý tưởng vô cùng sáng tạo, Doraemon – chú mèo máy đến từ tương lai với nhiều bảo bối diệu kỳ không chỉ là cứu tinh của cậu bé ngốc nghếch Nobia, mà còn là người bạn mơ ước của bất kì đứa trẻ nào. 2. Songoku Chiêu thức Kamejoko thần thánh cùng “chú bé khỉ” Songoku hẳn đã quá quen thuộc với tuổi thơ của thế hệ 9X. Lấy đề tài anh hùng cứu vũ trụ, Songoku ghi dấu trong lòng độc giả bởi vẻ dễ thương, tâm hồn lương thiện và “nhan sắc” ngày một nâng cấp sau những lần “tăng level” sức mạnh vi diệu. 3. Nhóc Miko Mặc dù đến Việt Nam khá trễ (2007), song với đôi mắt to tròn cực dễ thương cùng sự hồn nhiên, tinh nghịch, nhóc Miko đã trở thành một trong những huyền thoại trong làng truyện tranh manga. Nhóc Miko đặc biệt được yêu thích bởi các độc giả nữ ở mọi độ tuổi. 4. Sailor Moon Cô nữ sinh với mái tóc dài vàng óng, sở hữu sức mạnh kì diệu của mặt trăng là “thần tượng” một thời trong lòng độc giả tuổi mộng mơ. Trải qua nhiều lần tái bản, Sailor Moon và các thủy thủ đồng đội vẫn là tượng đài bất diệt trong tuổi thơ lung tinh của thế hệ 9X. 5. Jindo Cậu bé lùn tũn, đá bóng cực hay và cực kì bẩn bựa là một trong những nhân vật Shounen được yêu thích nhất qua nhiều thời đại. Những pha bóng cực kì hiểm hóc, những trò đùa vui nhộn, sự hồn nhiên, lạc quan,… Tất cả đã tạo nên sự thu hút bậc nhất cho Jindo trong bộ truyện tranh Đường Dẫn Đến Khung Thành. 6. Conan Nếu Jindo là tượng đài trong dòng truyện tranh thể thao, thì với dòng truyện tranh trinh thám, thám tử nhí Conan chính là một trong những nhân vật ấn tượng nhất! Vốn là một cậu thiếu niên lớp 11 bị teo nhỏ, Conan khiến khán giả ngưỡng mộ bởi sự thông minh tuyệt đỉnh và lý tưởng vĩ đại của cậu với nền an ninh thế giới. 7. Sakura thủ lĩnh thẻ bài Là nhân vật tạo nên dấu ấn của nhóm Clamp, Sakura – thủ lĩnh thẻ bài được yêu thích bởi ngoại hình dễ thương, trái tim ấm áp và khả năng triều hồi những lá bài huyền ảo. Trải qua nhiều thập niên, Sakura vẫn khẳng định mình là một trong những nhân vật manga huyền thoại khi liên tục đứng trong danh sách được độc giả yêu mến. 8. Lucky Luke “Bắn nhanh hơn cả cái bóng của mình” chính là câu nói làm nên thương hiệu của chàng cao bồi nghèo Lucky Luke. Sinh ra ở Bỉ vào năm 1946, song cuộc hành trình của Lucky và chú ngựa chạy nhanh nhất miền Tây – Jolly Jumper đã nhanh chóng tạo ra lực hút khủng khiếp trên toàn thế giới. 9. Hesman Lấy ý tưởng từ một bộ anime Nhật, bằng tài năng của mình, họa sĩ Hùng Lân đã tạo nên Hesman – một nhân vật truyện tranh huyền thoại của làng truyện tranh Việt. Vối thế hệ 9X, Hesman không chỉ là một nhân vật truyện tranh thuần túy, đó còn là một bầu trời tuổi thơ nhiều kỉ niệm. 10. Trạng Tí Ra đời vào năm 2002, Trạng Tí là nhân vật truyện tranh thuần Việt nuôi giữ kí ức của rất nhiều độc giả trẻ Việt Nam. Giữa một thời đại tràn ngập truyện tranh Nhật Bản, Trạng Tí xứng đáng là tượng đài bất diệt đánh dấu thời hoàng kim của truyện tranh Việt. Lạc An.  

Comic Media Academy giới thiệu trào lưu vẽ truyện tranh Webtoon Nếu ở Mỹ có superhero comics, ở Nhật có manga thì ở Hàn Quốc có webtoon. [spacer] [spacer] Webtoon có nghĩa là truyện tranh, được sáng tác với mục đích để đăng tải trên các trang web của thiết bị di động. [spacer]   [spacer] Nghệ thuật phân khung của nghệ thuật vẽ truyện tranh được phát minh ở thế kỷ 20, tùy theo mỗi quốc gia có thể thấy được sự khác biệt lớn về thể loại đại diện, phong cách vẽ, mạch câu chuyện và cách thức xuất bản. Trong đó nổi bật nhất là cách đọc và bố cục trình bày khung tranh trên trang giấy. Nếu phân biệt theo hướng đọc truyện thì truyện tranh Mỹ theo bố cục chữ Z, trong khi truyện tranh Nhật Bản hoàn toàn ngược lại theo bố cục chữ S. Vào thế kỷ 21, một thể loại vẽ truyện tranh Hàn Quốc mới được phát minh, gọi là webtoon theo bố cục chữ T. Thể loại truyện này giống với truyện tranh Mỹ ở chỗ đọc từ trái sang phải, tuy nhiên bố cục này lại tạo cho người đọc có cảm giác tốc độ đọc nhanh hơn. [spacer] [spacer] Kể từ năm 2000, vẽ truyện tranh webtoon Hàn Quốc được chuẩn hóa theo bố cục dạng dọc, khác với bố cục dạng ngang truyền thống của vẽ truyện tranh theo chuẩn thế giới, nên được nhiều độc giả quan tâm. Hơn nữa mức độ tập trung vào màn hình để đọc truyện cũng cao hơn, do đó việc trình bày dạng dọc nhận được những phản ứng tích cực từ các thể loại, từ thể loại hài kịch giả tưởng đến thể loại truyền hình miêu tả tâm lý. [spacer] Trên các trang web truyện tranh webtoon Hàn Quốc, mỗi tuần có khoảng 1.000 tập được đăng tải lên (webtoon được đăng tải hằng tuần) và con số truy cập trang web mỗi ngày ước tính khoảng 10 triệu lượt.  Nếu như bạn đang tò mò để vẽ truyện tranh hay đọc về thể loại mới này  thì hãy thử truy cập­ đọc truyện tranh webtoon. [spacer] Theo Korea Foundation Comic Media Academy giới thiệu

Tổng kết lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khoá 5

Tháng 10/2017, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức buổi Tổng kết Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc Khoá 05. Chương trình học vẽ tay 100% thời gian với sự hướng dẫn của đội ngũ hoạ sĩ và biên kịch truyện tranh giàu kinh nghiệm. Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc Khoá 05 bắt đầu học từ tháng 11/2016. Trải qua 9 tháng học và rèn luyện không ngừng, các bạn học viên từ “lần đầu tiên cầm bút vẽ” đã có thể tự tin sáng tạo và thực hiện một tác phẩm truyện tranh mang đậm dấu ấn và bản sắc của chính mình. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI TỔNG KẾT: Đội ngũ giảng viên tham gia đánh giá tác phẩm và tổng kết lớp Trình bày & đánh giá tác phẩm cuối khoá. Một buổi tổng kết mang đến nhiều cảm xúc. [spacer] Chia sẻ tại buổi tổng kết, các bạn học viên cho biết: [spacer] – Trịnh Minh Cường – Sau quá trình học và tốt nghiệp khóa ngắn hạn em rất vui vì khả năng vẽ của em đã được cải thiện rất nhiều. Em muốn gửi lời đến các bạn cùng khóa là dù học lên lớp nâng cao hay không thì các bạn hãy luôn giữ ước mơ vẽ truyện tranh của mình.   – Nguyễn Hoàng Lâm – Trong quá trình học và thực hành sáng tác tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, em đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích như thiết kế phối cảnh, nhân vật v.v.. Giảng viên thì nhiệt tình, vui tính, giảng dạy rất sôi nổi và dễ hiểu tạo cho học viên không khí hứng khởi để học tập.   – Huỳnh Nguyễn Gia Bảo – Trải qua khóa học em đã học được rất nhiều kiến thức mới như Anatomy, phối cảnh, sáng tạo nhân vật, kịch bản… Về phong cách giảng dạy thì thầy khó hơn cô nên em thích cô hơn (cười). Sau khoá học, em sẽ tự rèn luyện thêm để trở thành hoạ sĩ chuyên nghiệp.   – Nguyễn Hồng Khánh – Khóa học này thật sự đã khiến mình hoàn toàn thay đổi cách nhìn về truyện tranh, phim ảnh và hoạt hình nữa.   – Trần Minh Phước – Điều làm em tâm đắc nhất là trong quá trình học tập tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình là ngoài kiến thức về chuyên môn em còn được các thầy cô truyền lửa nghề, giúp em xác định được thế nào là đam mê.   – Nguyễn Ngọc Phúc – Sau khi hoành thành khóa học, em rất vinh dự và vui vì làm quen được nhiều bạn và tiếp thu được rất nhiều kiến thức mới. Điều khiến em tâm đắc nhất là phần sáng tác kịch bản, học về 3 hồi 8 nhịp. Giờ thì em đã có thể phân tích được những phim, truyện mình đã xem dựa trên góc độ chuyên môn. [spacer] Kết thúc Lớp vẽ truyện tranh cấp tốc chỉ là bước đệm đầu tiên để dấn thân với nghề. Các bạn học viên hãy không ngừng rèn luyện sau khoá học để phát triển tác phẩm của mình hơn nữa. CMA chúc các bạn có một hành trình tuyệt vời với đam mê mà mình đã lựa chọn.   Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Điện thoại:(028)3820.9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM

Lễ khai giảng năm học và chào đón khóa 5 Viện Truyện tranh và Hoạt hình 4

Sáng 5/9, Lễ khai giảng khóa 5 và chào mừng năm học mới của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã được tổ chức tại cơ sở 146 Nguyễn Đình Chính, Q.Phú Nhuận, TPHCM, mở đầu cho Chuyến tàu của những đam mê được ra khơi và vượt sóng lớn.  Tiếp nối hành trình đồng hành với đam mê của các bạn học viên, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tiếp tục trở thành người bạn, điểm đến đáng tin cậy của những bạn có ước mơ trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh và làm phim hoạt hình.  Thạc sĩ – Họa sĩ Lê Thắng, Trưởng ngành Viện Truyện tranh và Hoạt hình Mở đầu buổi lễ khai giảng là những chia sẻ của Thạc sĩ – Họa sĩ Lê Thắng, Trưởng ngành Viện Truyện tranh và Hoạt hình về vấn đề học tập tại CMA, khái quát chương trình học ngành truyện tranh và hoạt hình 2D, 3D, tài liệu học tập và những phương pháp để học tốt hơn. Cùng với buổi lễ khai giảng, CMA hân hạnh giới thiệu hai giảng viên mới sẽ là người đồng hành, gắn bó với các bạn trong suốt thời gian học tại Viện, đó là: họa sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy và Thạc sĩ – Họa sĩ Nguyễn Bạch Dương. Một số giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình tại Lễ khai giảng năm học mới:   Thạc sĩ – Họa sĩ Nguyễn Bạch Dương và Họa sĩ Trang Đức Huy   Nhiếp ảnh gia Duy Anh và Họa sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy  Cùng với những chia sẻ, hướng dẫn của các giảng viên, các bạn học viên khóa 5 ngành truyện tranh và hoạt hình cũng có những chia sẻ xoay quanh con đường đến với ước mơ của mình và những dự định trong tương lai. Bạn Phan Thị Hồng Nhung – học viên ngành truyện tranh khóa 5  Bạn Phan Thị Hồng Nhung cho biết “Từ nhỏ mình đã có sở thích vẽ truyện, vẽ tranh. Mình có quen biết với một chị học bên thiết kế đồ họa. Chị cũng có đam mê sáng tác truyện tranh nhưng do thời điểm đó chưa có một cơ sở nào đào tạo ngành nghề này như CMA nên chị đã chọn ngành thiết kế đồ họa. Mình muốn cùng chị lập team sáng tác bộ truyện tranh dành cho đối tượng nữ sinh. Chính vì vậy, mình quyết định chọn Viện, chọn con đường thẳng để đến với ước mơ của mình. Để thực hiện ước mơ này mình đã có kế hoạch là vừa học ở Viện, luyện tập ở nhà và học thêm những kiến thức khác để bổ sung cho ý tưởng của bộ truyện”. Bạn Huỳnh Bảo Ngân chia sẻ “Mình muốn làm phim hoạt hình. Mình muốn làm ra những bộ phim dành cho thiếu nhi, lồng ghép những kiến thức giáo dục đạo đức thay vì qua sách vở. Như vậy thì các bạn nhỏ sẽ dễ dàng tiếp thu hơn. Dù ba mẹ thường hay lo lắng cho tương lai của mình nhưng vẫn quyết định đồng ý và tạo điều kiện cho mình thực hiện đam mê”. Bạn Nguyễn Duy Quang, học viên khóa 5 Đặc biệt, bạn Nguyễn Duy Quang, chủ quán cafe mèo tiết lộ lý do đến với Viện Truyện tranh và Hoạt hình “Cuộc đời của chúng ta rất ngắn. Vậy thì hãy sống với đam mê sở thích của mình đi”. Chia sẻ của Duy Quang đã làm cho các bạn học viên và cả phòng náo nhiệt hơn hẳn. Đó là những chia sẻ đã chạm vào tâm tư, suy nghĩ của tất cả học viên tham gia học tại CMA. Các bạn là những người can đảm lựa chọn sống với đam mê của chính mình. Bởi sống và làm việc vì đam mê chính là hạnh phúc của mỗi người. Bên cạnh đó, CMA cũng dành tặng những phần học bổng đáng quý cho các bạn học viên có kết quả học tập tốt và đóng góp tích cực vào xây dựng hình ảnh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình, gồm: Học viên có thành tích học tập cao nhất của từng khóa học Nguyễn Gia Lộc – Học viên Khóa 2 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình  Mai Thu Hải Ngân – Học viên Khóa 3 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình Học viên tiêu biểu toàn khóa Nguyễn Thị Hoài Thương – Học viên Khóa 2 hệ KTV Chuyên ngành Truyện tranh  Ngoài ra, các bạn học viên còn tham gia trò chơi giao lưu giữa các khóa nhằm gắn kết tình đoàn kết của tất cả học viên tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Hy vọng buổi lễ khai giảng chính là điểm mở đầu cho hành trình thực hiện ước mơ của các bạn khóa 5 và tiếp tục đốt cháy ngọn lửa đam mê của học viên các khóa của Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Cùng xem hình ảnh buổi Lễ khai giảng khóa 5 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình bạn nhé! Hiền Đặng 

Tác giả truyện tranh Will Eisner

Will Eisner với tên thật là William Erwin Eisner, sinh ra vào ngày 06/03/1917 tại Brooklyn, thành phố New York. Ông là một họa sĩ vẽ truyện tranh, nhà biên tập và là một doanh nhân nổi tiếng, một trong những người đi tiên phong trong ngành công nghiệp truyện tranh tại Mỹ. Ông lớn lên trong nghèo khó và gia đình thường xuyên phải chuyển nơi ở. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã có một niềm đam mê mãnh liệt với các loại tạp chí truyện tranh và phim ảnh, bao gồm cả những bộ phim tiên phong (avant garde films) như Man Ray. Mẹ ông là người Romani. Bà sống rất thực tế và luôn tin chắc rằng thiên hướng nghệ thuật của con trai mình sẽ không bao giờ mang lại thành công trong đời. Sinh ra tại Vienna, Áo, cha ông là họa sĩ vẽ trang trí sân khấu. Tin rằng Eisner có đầu óc sáng tạo mỹ thuật, cha Eisner luôn làm cho ông thuấn nhuần ý thức cân đối giữa kinh doanh và nghệ thuật. Dù không được sự ủng hộ từ mẹ, nhưng Eisner luôn được sự hỗ trợ từ cha và được ông mua cho rất nhiều công cụ để thỏa mãn được đam mê của con mình. Trong suốt sự nghiệp kéo dài gần tám thập kỷ của mình, từ những quyển truyện tranh đầu tiên cho đến sự ra đời của truyện tranh kỹ thuật số –  Will Eisner thật sự có thể gọi là “Cha đẻ của thể loại graphic novel (tiểu thuyết có hình minh họa) và là “Orson Welles của truyện tranh” (Orson Welles là một đạo diễn, nhà biên kịch, diễn viên, nhà sản xuất phim từng đoạt giải Oscars người Mỹ). Với tiểu thuyết hình ảnh đầu tiên được xuất bản là của Eisner: “A Contract with God and Other Tenement Stories” là ví dụ tiêu biểu đầu tiên về tiểu thuyết hình ảnh Mỹ. Sau đó, Eisner còn sáng tác tiếp loạt tiểu thuyết hình ảnh về lịch sử cộng đồng người nhập cư, đặc biệt là người Do Thái, ở New York như The Building, A Life Force, Dropsie Avenue, và To the Heart of the Sun. Ông đã tìm ra những phương pháp mới trong sự hình thành và phát triển nguyên lý thị giác và kết câu ngôn ngữ trong truyện tranh. Là tác giả của hàng loạt những tác phẩm nổi tiếng như The Spirit (1940–1952), John Law, Lady Luck, Mr. Mystic, Uncle Sam, Blackhawk, Sheena và vô số những nhân vật khác. Ông không ngừng viết những tác phẩm mới cho đến năm bảy tám chục tuổi, với tốc độ sáng tác trung bình mỗi năm một tác phẩm. Sáng táo không ngừng nghỉ Eisner bắt đầu sáng tác comic strip từ năm 1935. Năm 1936, theo gợi ý của một người bạn thời trung học, Eisner bán comic strip Captain Scott Dalton cho Jerry Iger, biên tập viên truyện tranh Wow, What A Magazine! sau này, Eisner còn sáng tác thêm comic strip The Flame và Harry Karry cho Wow. Wow phát hành được bốn số thì đóng cửa (9/1936 – 11/1936). Dự đoán nguồn truyện sẵn có sẽ sớm cạn kiệt, Eisner và Iger hợp tác sản xuất và kinh doanh truyện tranh. Sự hợp tác của họ mang lại thành công không ngờ, cả hai nhanh chóng xây dựng nguồn cung cấp truyện ổn định cho các nhà xuất bản như Fox Comics, Fiction House, Quality Comics (Eisner đồng sáng tác các nhân vật như Doll Man và Blackhawk)… Với lợi nhuận thu được là 1,5 USD cho mỗi trang truyện, Eisner trở nên rất giàu có trước tuổi 22. Chỉ riêng trong thời kỳ suy thoái năm 1929, ông và Iger đã chia nhau bỏ túi 25.000 USD, một khoản tiền rất lớn vào thời đó. Ngay cả khi phải lên đường nhập ngũ, Will Eisner cũng chưa bao giờ ngừng sáng tạo nên những tác phẩm, ông đã giới thiệu phương pháp huấn luyện quân sự mới thông qua hình thức minh họa bằng truyện tranh trên ấn phẩm Army Motors. Ông tạo ra nhân vật anh lính hậu đậu Joe Dope để minh họa các phương pháp bảo dưỡng trang thiết bị và khí tài quân sự. Sau cuộc chiến nó vẫn được xuất bản thành sách quân đội dưới tên “Tạp chí PS” và vẫn được phát hành cho đến ngày nay. Ván cờ mạo hiểm và sự ra đời của một kiệt tác – The Spirit Cuối năm 1939, chủ nhà xuất bản Quality Comics, Everett M. “Busy” Arnold nhận thấy các tờ tạp chí đang cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực truyện tranh, nên ông muốn lồng truyện tranh vào các tờ tạp chí và mời Eisner tham gia. Điều này đồng nghĩa với việc Eisner phải rời bỏ Eisner & Iger vốn đang làm ăn rất phát đạt vào thời kỳ đó. Một quyết định thật khó khăn, và cuối cùng, Eisner đã đồng ý hợp tác với Arnold để làm truyện tranh và tạp chí. Sau khi bán hết cổ phần công ty cho Iger, Eisner rời khỏi Eisner & Iger với ý đồ sáng tác một cái gì đó hay hơn thể loại siêu anh hùng, và ông bắt tay vào sáng tác series thuộc thể loại điều tra hình sự The Spirit. Chỉ với 17 trang mỗi tuần được thêm vào số Chủ Nhật của một tờ báo. Tập truyện là một trong số những tác phẩm nổi bật đầu tiên đã khơi mào cho một làn sóng truyện tranh mới. Khởi đầu chỉ từ ba đến bốn khung truyện vui mỗi kì, rồi dần dần đã được in trang trọng dưới dạng một tạp chí truyện tranh mà chúng ta thường thấy hiện nay. Thậm chí bộ truyện tranh đã được phát hành trên 20 tạp chí khác nhau với tổng số lượng phát hành lên đến 5 triệu bản từ 2/6/1940 đến tận 1952. Không chỉ dừng lại ở đó, Eisner đã mô tả những

takeshi obata

Takeshi Obata sinh ngày 11/02/1969 ở Niigata và là một họa sĩ vẽ truyện tranh Nhật Bản. Takeshi Obata được xem như là một biểu tượng của nền truyện tranh Nhật Bản. Ông được chú ý tới khi đoạt giải Tezuka Award cho oneshot 500 Kounen no Kaiwa. Khi làm nhân viên của Weekly Shounen Jump, ông là trợ lý cho Makoto Niwano trước khi bắt đầu một series của riêng mình – Cyborg Jii-chan G vào năm 1989. Có một khoảng thời gian, ông gặp khó khăn trong việc sáng tác truyện. Ông bắt đầu cộng tác với những người viết kịch bản khác và dựa trên các câu chuyện của họ để sáng tác. Tác phẩm đã nổi lên thành hiện tượng của ông chính là bộ manga nổi tiếng Death Note, được sáng tác cùng với người viết kịch bản Tsugumi Ohba, là bộ truyện kinh dị dành cho người hâm mộ truyện tranh. Bộ manga Hikaru no Go được hợp tác với Hotta Yumi, đã trở nên nổi tiếng và tạo thành trào lưu chơi cờ vây rộng rãi vào năm 1998, bên cạnh đó còn giúp Obata nhận được giải Shogakukan Manga Award năm 2000 và sau đó là giải Osamu Tezuka Cultural Prize vào năm 2003 với bộ manga Death Note… Obata cũng đã minh họa cho một manga khác dựa trên một bộ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng về quân sự với tên gọi là All you need is kill được sáng tác bởi Hiroshi Sakurazaka. Tác phẩm này cũng được chuyển thể thành phim điện ảnh với tên gọi Edge of Tomorrow. Một sự hợp tác khác với Tsugumi Ohba chính là tác phẩm Bakuman, là bộ manga đã được tẩu tán lên đến hơn 15 triệu bản. Bakuman là một bộ truyện nói về nghề mangaka (tên gọi họa sĩ truyện tranh Nhật Bản) và những vấn đề xung quanh ngành nghề này. Truyện tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau của ngành xuất bản truyện tranh. Không chỉ đơn thuần về công việc của tác giả mà còn đi sâu vào công việc của những biên tập viên, các nhà hoạch định, những người bán hàng, quảng cáo… nói chung là tất tần tật những gì liên quan để có thể tạo nên một “hit” truyện tranh. Truyện sẽ mở ra cho bạn một thế giới đầy màu sắc về tình yêu, tình bạn và lòng đam mê của một người họa sĩ trong thế giới truyện tranh đầy khắc nghiệt, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các họa sĩ truyện tranh và các tình huống hài hước cũng là một điểm cộng của Bakuman khiến độc giả không thể rời mắt khỏi bộ truyện này. Obata sensei là một hoạ sĩ hiếm có trong số những hoạ sĩ vẽ truyện tranh shounen, không chỉ vì sự chi tiết trong tác phẩm, mà còn do thiên hướng về thời trang của ông. Những nhân vật ông vẽ thường ăn mặc rất hợp thời trang và đeo những phụ kiện hợp mốt như khăn choàng, cà vạt hay túi vải. Bên cạnh đó, nét vẽ của Obata có sự hoa mỹ đến tuyệt vời. Với phong cách vẽ manga đậm chất gothic, tương tự đó, khung cảnh gia đình cũng được thể hiện bởi những kỹ năng đáng kinh ngạc, những kẻ rối loạn nhân cách hay những ca sĩ nhạc pop với cuộc sống sôi động. Sự nỗ lực không ngừng của người Họa sĩ Nhật Bản Takeshi Obata khi kể về quá trình hình thành được phong cách của mình đã từng nói: “Tôi đã luôn thích vẽ và nghệ thuật kể từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Tôi đã luôn luôn vẽ và vẽ. Đối với tôi, vẽ là một công việc. Và tôi vẽ với tất cả thời gian mà mình có. Có thể hiểu nôm na rằng nó gần giống như cách mà tôi luyện tập hàng ngày vậy. Tôi đã phân bổ cuộc sống của mình sao cho có thể vẽ được nhiều hơn nữa, nhờ đó mà phong cách của tôi đã định hình và phát triển. Ngoài ra còn có những cảm hứng đến từ các tác giả cũng như họa sĩ mà tôi yêu thích, và tôi sáng tác dựa trên những điều mà tôi đã thích từ họ. Đó chính là cách mà tôi đã tạo ra nét riêng của mình” Takeshi Obata luôn không ngừng tìm kiếm nguồn cảm hứng cho bản thân, từ các phương tiện truyền thông như sách, phim ảnh, những bộ manga khác. Hay lấy cảm hứng từ những kịch bản, và nếu nó trùng hợp với ý tưởng của Obata thì sẽ bắt đầu sáng tác từ những ý tưởng ấy. Chính vì vậy các tác phẩm của ông đều rất phong phú như Death Note là thể loại kinh dị, All You Need is Kill là khoa học viễn tưởng về quân sự, Bakuman là về đời sống thường. Và với bất kỳ thể loại nào ông luôn đầu tư về mặt tư liệu rất kỹ càng và chi tiết. Vào năm 2008, Obata được đề cử hạng mục Hoạ sĩ xuất sắc nhất của Eisner Awards với 2 bộ truyện Death Note và Hikaru No Go. Ngoài ra, ông còn tham gia trong lĩnh vực game khi thiết kế mẫu tuyến nhân vật cho game Castlevania Judgement. Đoàn Hạnh tổng hợp >>> Tìm hiểu thêm: Một nửa Ranma và câu chuyện về công chúa manga Rumiko Takahashi 

Rumiko mangaka nổi tiếng của Nhật Bản

Rumiko Takahashi là một trong những họa sĩ vẽ truyện tranh xuất sắc nhất và giàu có nhất Nhật Bản hiện nay. Mặc dù là nữ giới nhưng bà lại chuyên sáng tác manga thể loại shounen chứ không phải shoujo. Bà được độc giả ưu ái đặt cho biệt danh là “Công chúa manga“. Rumiko Takahashi sinh ngày 10/10/1957, chào đời tại Niigata, Nhật Bản. Theo một bài viết, vào thuở nhỏ niềm yêu thích manga của Rumiko không hơn gì so với những đứa trẻ khác, luôn mê mẩn manga và cô cũng hay vẽ manga nguệch ngoạc vào các trang vở của mình nhưng chưa hề nghĩ gì đến việc sẽ trở thành một mangaka chuyên nghiệp. Tuy nhiên trong một bài phỏng vấn năm 2000, chính Takahashi Rumiko lại khẳng định: “Tôi luôn muốn trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp, ngay từ khi tôi còn là một đứa con nít.” Rumiko khá kiệm lời, chỉ hay dõi mắt quan sát cuộc sống quanh mình từ dáng vóc, ăn mặc, cử động đến cảm xúc của mọi người… Đó chính là nền tảng cho những series manga chinh phục độc giả sau này. Thời sinh viên bà lấy bút danh là Kemo Kobiru. Con đường sáng tác bắt đầu từ khi bà vào học khoa văn của trường Đại học Nihon Josei (Đại học Phụ nữ Nhật Bản) và tham gia Gekiga Sonjuku, một trường nổi tiếng về manga theo trường phái kịch họa do magaka lừng danh Koike Kazuo sáng lập. Chính nhờ sự hướng dẫn của Koike mà Rumiko đã học được rất nhiều kiến thức quan trọng cũng như nâng cao “tay nghề” của mình lên rất nhiều, đặc biệt là hiểu được tầm quan trọng về tính cách đa dạng của các nhân vật, từ đó hình thành nên phong cách xây dựng nhân vật độc đáo của mình. Và kể từ lúc đó, cô sinh viên Rumiko đã bắt đầu tìm được công việc mà mình thật sự yêu thích. Năm 1976, Rumiko chính thức bước vào con đường của một mangaka chuyên nghiệp, khởi đầu bằng việc xuất bản các truyện ngắn trong tập san của Câu lạc bộ Manga trường Nihon Josei. Các tác phẩm đầu tay của cô lúc đó có thể kể đến như là Thus A Half of Them Are Gone, Bye-Bye Road. Phải nói, sự lựa chọn để trở thành một mangaka chuyên nghiệp của Rumiko là một quyết định hết sức khó khăn. Cô đã gặp không ít trở ngại, từ kinh phí cho đến việc thiếu vắng sự ủng hộ của gia đình. Đồng thời, tính cạnh tranh của công việc này thật sự rất cao, thêm nữa ở Nhật Bản, thất bại trong tìm kiếm việc làm sẽ ảnh hưởng cực lớn đến tương lai. Cụ thể là, nếu Rumiko không tìm được công việc cho mình, chỉ trong vòng vài năm, cô sẽ không còn có cơ hội đó nữa vì khi đó, Rumiko sẽ bị các mangaka trẻ hơn nhưng năng lực không hề kém cạnh qua mặt. Và ở Nhật Bản các sinh viên chưa ra trường thường đăng ký trước công việc của mình với các công ty, vì vậy họ thường không có đủ chỗ cho những người xin việc khác, dù có bằng cấp đi chăng nữa. Hồi tưởng lại thời gian này, Rumiko nói rằng:       “Khả năng thành công là có, nhưng cũng có nhiều khó khăn sẽ đến với bạn. Đúng là ở Nhật Bản thì bạn có nhiều cơ hội thành công hơn, nhưng khi bạn thất bại thì sẽ mất tất cả. Vì vậy bạn phải quyết định và theo đuổi quyết định đó. Trong trường hợp của tôi, thành công không đến ngay mà nó cần thời gian trước khi mọi việc bắt đầu diễn ra trôi chảy. Tất nhiên, cách tốt nhất để tìm ra giải pháp là cứ theo đuổi nó, chờ một vài năm và luôn hy vọng điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra với mình.” Phong cách sống và làm việc của nữ họa sĩ truyện tranh Rumiko Trái với nhiều mangaka khác, Rumiko Takahashi trực tiếp giới thiệu manga và anime của mình tới độc giả phương Tây. Rào cản văn hóa và hình thức tiếp thị kém chính là một trở ngại không nhỏ cho các mangaka. Tuy nhiên, Rumiko đã vượt qua những thử thách đó bằng khá nhiều hoạt động mở rộng và chủ động hợp tác với các nhà sản xuất cả bên trong lẫn bên ngoài Nhật Bản (như Shonen Sunday, TMS Entertainment, Viz Media, Sunrise…). Chỉ sau một thời gian ngắn, manga của Rumiko đã nhanh chóng lên ngôi và chiếm được nhiều cảm tình của độc giả nước ngoài, bằng chứng là Giải thưởng Inkpot tại Hội nghị Truyện tranh San Diego đã trao cho bà vào năm 1994. Trái hẳn với tiếng tăm vang dội của những “đứa con tinh thần”, Rumiko ngoài đời khá lặng lẽ, đơn giản, e dè nhưng thân thiện và rất có sức thu hút. “Công chúa manga” thích xem truyện tranh, sách, kịch Takarazuka, đội bóng chày Hanshin Tigers, nhấm nhi cafe bằng ngón tay út, mì yakisoba, một vật nuôi như P-chan (con heo đen do Hibiki biến thân trong Một nửa Ranma) và được bay! Hâm mộ văn hóa Trung Hoa và Đông Nam Á, du lịch cũng là một sở thích lớn của bà. Tuy nhiên, lịch làm việc căng thẳng không cho phép bà tự do tự tại quá lâu. Về phong cách sáng tác, Rumiko là một trong số ít những mangaka có thể xây dựng mạch truyện với lượng nhân vật cực kỳ đông đảo nhưng luôn đem lại tươi mới và phong phú cho cuốn truyện. Dù là nam hay nữ, hầu hết các nhân vật của Rumiko Takahashi đều có tính cách đa dạng mà đặc trưng, vui nhộn, hấp dẫn, trẻ mãi không già và thiếu hoàn thiện. Họ chưa hẳn là người tốt, nhưng cũng không phải kẻ xấu, mà đơn giản chỉ là những nhân vật rất

họa sĩ truyện tranh Oda

Oda Eiichiro sinh ngày 1/1/1975 ở một vòng đất nằm lọt giữa dải đồng bằng trải dài từ vành đai núi lửa Aso cho đến biển Ariake, thành phố Kumamoto. Ngay từ nhỏ, Oda đã được truyền cảm hứng rất nhiều từ các tác phẩm của họa sĩ Akira Toriyama (điển hình là Dragon Ball) và sau đó quyết định trở thành một họa sĩ vẽ truyện tranh. Rất sớm khi còn đang học tại trường phổ thông trung học cơ sở 2 trực thuộc đại học Toukai, với bút danh Tsukihimizuki Kondo,  Oda đã lần đầu tiên khẳng định được bản thân với tác phẩm Wanted! khi nhận được giải thưởng cây bút mới (giải thưởng Tezuka) của tạp chí Shounen Jump. Khi ông mới 17 tuổi. Oda lên Đại học Toukai, khoa kiến trúc, nhưng bỏ dở giữa chừng khi đang học năm thứ 1 để làm trợ lý cho 3 vị tiền bối là Watsuki Nobuhiro (tác giả bộ manga samurai nổi tiếng Rurouni Kenshin), Kaitani Shinobu và Tokuhiro Masaya. Trong thời gian làm trợ lý, ông đã cho ra đời one-shot Romance Dawn, tiền thân của One Piece. Phần đầu của Romance Dawn đăng trên ấn bản hè 1996 của tờ Shounen Jump. Sau đó, Oda đã đi làm phụ tá vẽ cho rất nhiều họa sĩ nổi tiếng trong ngành trước khi sáng tác riêng One Piece. Và vào tháng 8 năm 1997, ông chính thức tập trung bước vào sáng tác độc lập bộ truyện One Piece. Câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu của Monkey D.Luffy – chàng trai trẻ lãnh đạo nhóm hải tặc Mũ Rơm và những người bạn của cậu. Nhóm hải tặc chu du từ đảo này sang đảo khác, chiến đấu với nhiều nhóm hải tặc khác và Hải quân để tìm được kho báu One Piece. Câu chuyện về hải tặc ấy đã nhanh chóng trở thành bộ manga ăn khách nhất Nhật Bản với số lượng bán ra hơn 65 triệu bản (tập 24 đã phá vỡ mọi kỷ lục trước đây với số lượng 2,52 triệu bản ngay trong lần in đầu tiên). Ở Việt Nam, One Piece được NXB Kim Đồng chuyển dịch thành bộ truyện “Đảo hải tặc” từ năm 2002 và trở thành một bộ truyện tranh được bán nhiều nhất trong nhiều năm. Cho đến nay, One Piece vẫn còn gắn bó với độc giả trên khắp thế giới qua những cuốn truyện, những bộ phim truyền hình và nhận được sự hâm mộ cuồng nhiệt của nhiều otaku.  Những khó khăn và thử thách “Thánh” Oda mà chúng ta biết cũng đã có lúc định từ bỏ ước mơ trở thành họa sĩ truyện tranh. Vì mọi cốt truyện ông viết thử đều không được duyệt, không được đăng dài kỳ, nét vẽ thì khô khốc. Tình trạng sức khỏe không được tốt cộng với căng thẳng cũng từng khiến ông đột quỵ và cơ thể bị bất động trong suốt 1 tuần. Nhưng nhờ có sự ủng hộ của bạn đọc, đồng nghiệp, ông lại tiếp tục cầm bút, tiếp tục ước mơ. Eiichiro Oda đã thổi hồn vào từng nhân vật trong One Piece, cho dù có phải dành cả 21 tiếng một ngày liên tục trong 6 tuần, thì ông vẫn muốn đem đến cho độc giả những chương truyện hay nhất của mình, như thế ông gửi gắm cả ước mơ của mình vào đó. Đối diện với áp lực công việc, Oda gần như “sống” tại xưởng vẽ của mình và gia đình của Oda phải thường xuyên tới “thăm” họa sĩ này tại xưởng. Nghĩ rằng với tư cách một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp, thường xuyên phải ở trong xưởng vẽ và rất ít khi ra ngoài giao lưu. Thế nhưng Oda vẫn kiếm được cô vợ khá xinh đẹp và sống hạnh phúc với nhau suốt 11 năm qua. Ít ai biết được rằng Oda gặp vợ mình, Chiaki Inaba, khi cô đang cosplay Nami ở lễ hội Shonen Jump Fiesta 2002, và sau hai năm hẹn hò họ kết hôn vào năm 2004 và có một con gái vào năm 2006. Với Oda, cho dù bận rộn đến thế nào, mỗi tuần đều phải dành ra nguyên một ngày nghỉ để ở với gia đình mình, bù lại cho những ngày làm việc tới 21 tiếng của ông. Đoàn Hạnh tổng hợp >>> Tìm hiểu thêm: Khi tử thần Tite Kubo chiếm hữu linh hồn các fan truyện tranh

naoki urasawa

Urasawa Naoki sinh ngày 02/01/1960 tại tỉnh Fuchu, Nhật Bản, là một mangaka của Nhật. Giống với những họa sĩ vẽ truyện tranh khác, Urasawa đã có được niềm đam mê và khao khát được trở thành một họa sĩ truyện tranh từ khi còn rất nhỏ. Urasawa được biết tới nhiều nhất như là tác giả của nhiều bộ manga trinh thám ly kì nổi tiếng như Master Keaton, Monster, Plutovà 20th Century Boys.  Khi lên 5 tuổi, ông đã tự học bằng cách học vẽ và copy lại các tác phẩm của họa sĩ Osamu Tezuka, họa sĩ người Pháp Moebius và hai tên tuổi này cũng chính là thần tượng, là hình mẫu truyền cảm hứng cho công việc sáng tác của Urasawa sau này. Tuy nhiên, dù đam mê nghiệp vẽ truyện tranh như vậy nhưng con đường sự nghiệp của Urasawa không hoàn toàn thuận lợi như chúng ta vẫn tưởng. Theo lời chia sẻ của Urasawa thì ông có một quãng thời gian tuổi thơ không mấy hạnh phúc. Ngay từ bé, ông đã được nhồi nhét vào đầu những ý nghĩ rằng mình sẽ không thể thành công được với sự nghiệp vẽ truyện tranh. Chính vì thế mà ông đã theo học ngành kinh tế và tốt nghiệp bằng cử nhân với chuyên ngành này tại đại học Meisei. May mắn thay cho Urasawa, một biên tập viên của nhà xuất bản đã đề nghị được gặp và mong ông theo nghiệp sáng tác truyện tranh sau khi thấy các bức vẽ của Urasawa và hơn một năm sau đó, ở tuổi 21, ông đã có tác phẩm đầu tiên là Return. Dường như đam mê được thắp lại, liên tục những năm sau đó ông đã sáng tác truyện tranh không ngừng nghỉ. Năm 1982 Urasawa được trao giải Tác giả manga mới xuất sắc nhất. Từ năm 1986 đến năm 1993, ông sáng tác loạt manga Yawara! đăng trên tạp chí Big Comic Spirits. Đây là một tác phẩm mang đề tài thể thao nói về một cô gái trẻ yêu thích judo, bộ manga 29 quyển này đã giành Giải manga Shogakukan cho thể loại chung năm 1990. Cũng trong thời gian này, Urasawa còn minh họa cho loạt manga Pineapple ARMY gồm 10 tập cho nhà xuất bản Shogakukan.Năm 1988, Urasawa Naoki bắt đầu sáng tác bộ manga Master Keaton, một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Loạt manga nói về một điều tra viên người Anh gốc Nhật tài năng với mơ ước khai quật được nền văn minh bị lãng quên ở châu Âu. Trong thời gian cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, Urasawa còn sáng tác hai bộ manga khác là NASA và Happy!. Năm 1994 ngay sau khi hoàn thành Master Keaton, Urasawa Naoki bắt tay vào tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Monster. Kết thúc năm 2001 trên tạp chí Big Comic và sau đó được in thành 18 tập manga, tác phẩm với đề tài trinh thám ly kì pha chút kinh dị này đã được trao Giải manga Shogakukan hạng mục chung năm 2001 và Giải thưởng văn hóa Tezuka Osamu năm 1999. Năm 1999, Urasawa cho ra đời loạt manga 20th Century Boys, một thành công lớn khác của ông. Năm 2003, bộ manga này đã được trao Giải manga Shogakukan, một năm trước đó bộ truyện đã giành được một vinh dự hiếm có đó là Giải manga Kodansha vốn rất ít khi trao cho các tác phẩm xuất bản bởi Shogakukan, vốn là đối thủ cạnh tranh chính của Kodansha trên thị trường manga. 20th Century Boys còn được trao Giải xuất sắc tại Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Nhật Bản năm 2002 và giải Loạt truyện tranh xuất sắc nhất của Liên hoan truyện tranh quốc tế Angoulême năm 2004 tổ chức tại Pháp. Một series nổi tiếng khác là PLUTO, một loạt manga lấy cốt truyện từ tác phẩm nổi tiếng của Tezuka Osamu, Astro Boy. Bộ truyện đã được trao Giải xuất sắc tại Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Nhật Bản 2005 và Giải thưởng văn hóa Tezuka Osamu cùng năm. Và đa phần những tác phẩm trên đều mang chút gì đó khá u ám cùng những tình tiết mang màu sắc trinh thám, kì bí đầy uẩn khúc, để lại nhiều ấn tượng cho người xem. Phong cách vẽ và những điều không phải ai cũng biết về Naoki Urasawa Có lẽ không người hâm mộ manga nào có thể phủ nhận Naoki Urasawa chính là một đại diện tiêu biểu cho dòng manga hiện thực hiện đại (thập niên 1980-90). Những hình vẽ gọn gàng, dễ nhìn, những cảnh nền sắc sảo và những cốt truyện đặc sắc, tất cả đều mang tính chuyên nghiệp cao ở hầu hết các manga. Dĩ nhiên, khi mới bước vào nghề, các tác phẩm của Urasawa chưa đạt hiệu quả cao ngay lập tức như vậy. Seri khởi đầu Yawara! rõ ràng là chất lượng không được như Master Kaeton hay Monster về nét vẽ. Phong cách chính của ông mới được biết đến bằng 3 tác phẩm sau đó: Master Kaeton, Happy! và Monster. Các nhân vật của ông mang đậm chất đời thực, mạch truyện khá căng thẳng nhưng rất lôi cuốn người đọc và một vốn kiến thức chính xác đáng nể trong một số lĩnh vực đó là thế mạnh của Naoki Urasawa. Những manga của ông luôn đứng trong top 5 của các bảng xếp hạng ở Nhật về nội dung cũng như nét vẽ. Nhưng ít ai biết được rằng phong cách sáng tác của Urasawa được ảnh hưởng từ hai thần tượng của ông là Osamu Tezuka và Moebius. Ngoài ra thì có hai người khác được ông đề cập đến như những người có ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp của ông. Người đầu tiên là Takashi Nagasaki, người đồng nghiệp, người biên tập viên mà Urasawa coi

Hiro Mashima

Đối với Hiro Mashima, được làm truyện tranh là tất cả đối với ông. Ông từng nói rằng ký ức cuối cùng mà ông có thể nhớ được khi nhỏ là vẽ truyện tranh. Cha ông cũng là một họa sĩ khao khát được trở thành họa sĩ chuyên nghiệp, nhưng cha ông đã phải bỏ lỡ ước mơ mà qua đời khi Hiro Mashima còn rất nhỏ. Và mọi chuyện đã bắt đầu thay đổi khi người ông đã mang về cho Hiro một cuốn tạp chí manga mà người ông lấy được ở một nơi nào đó. Và từ đây, niềm đam mê của Hiro được nhen nhóm và ông bắt đầu sao chép lại thử cuốn tạp chí đó, cho đến khi ông nhận ra được rằng mình yêu thích vẽ đến dường nào. Khi ông tốt nghiệp cấp 2, ông theo học một trường chuyên dạy vẽ truyện tranh cho các họa sĩ. Tuy nhiên sau đó, ông đã bỏ ngang việc học của mình để tự sáng tác nên tác phẩm và mang đến cho các nhà biên tập truyện tranh. Tác phẩm đó đã giành được một vé vào một cuộc thi và đem lại cho ông sự chiến thắng. Tên tuổi của Hiro Mashima bắt đầu được khẳng định mạnh mẽ qua series manga vô cùng thành công Rave Master, được phát hành từ năm 1999 đến 2005. Và đến năm 2006, tên của ông lại được xướng lên trong rất nhiều lễ trao giải với “big hit” thứ 2 của mình: Fairy Tail – bộ manga hiện giờ vẫn đang làm bao độc giả chết mê chết mệt. Fairy Tail của Mashima đã truyền nguồn cảm hứng cho rất nhiều họa sĩ khác. Đầu tiên là từ mùa hè tháng 7/2014, Fairy Tail đã sở hữu riêng cho mình một cuốn tạp chí phát hành hàng tháng mang tên Monthly Fairy Tail, trong đó bao gồm cả một bộ truyện ăn theo khác của Mashima mang tên Fairy Tail Zerø. Vào năm 2014, 3 ngoại truyện khác của Fairy Tail liên tục được ra mắt: Tale of Fairy Tail: Ice Trail được vẽ bởi Yuusuke Shirato; Fairy Tail: Blue Mistral được vẽ bởi Rui Watanabe; và Fairy Girls được vẽ bởi BOKU. Mashima còn hợp tác với Miu Kawasaki để viết hai cuốn tiểu thuyết dòng light novels: The Color Residing Within The Heart (2012) và Fairy Tail 2: Each Single Day After the Grand Magic Games (2014)…. Phong cách và nguồn cảm hứng của Mashima Phòng làm việc của Mashima có 6 người trợ lý tính đến năm 2008, với 7 cái bàn, ghế sofa và Tv cũng như các trò chơi video khác (Ông đặc biệt khá thích chơi game). Mashima tiết lộ lịch làm việc của mình trong quá trình sáng tác nên bộ Fairy Tail là lên kịch bản và cốt truyện vào thứ hai, bản phác thảo thô ngày hôm sau, đi nét và lên mực vào thứ tư đến thứ sáu. Những ngày cuối tuần là cho Monster Hunter, cứ như vậy mỗi tuần được ¼ và sẽ hoàn thành vào ngày cuối tháng. Vào năm 2011, ông cũng tiết lộ rằng ông đã làm việc đến 6 ngày một tuần, 17 giờ một ngày. Hầu hết manga của Mashima đều là vẽ bằng tay. Hoặc đôi khi Mashima cũng thử sử dụng công cụ vẽ như Photoshop và ComicStudio. Dù là vậy thì ông luôn cố làm cho chúng cảm tưởng như là được vẽ và tô màu bằng tay. Mashima cố tránh việc phải dùng bất kì hiệu ứng nào mà chỉ có thể thực hiện bằng công cụ kỹ thuật số. Dụng cụ ưa thích của Mashima chính là bút Copic. Nhưng theo Mashima thì nó khá  khó để có thể sử dụng bình thường khi làm việc, và ông luôn thể hiện sự khiêm tốn của minh khi cho rằng biết giới hạn trong khả năng của mình và chỉ cố gắng để có thể tạo nên điều tốt nhất. Có một điều chúng ta chưa từng biết về hai bộ truyện nổi tiếng nhất của Mashima đó chính là ông đặt tên các các nhân vật của mình theo tên mùa. Trong Rave, nhân vật chính được đặt tên là Haru mà theo tiếng Nhật đó chính là mùa Xuân. Trong Fairy Tail, nhân vật chính là Natsu theo tiếng Nhật đó là mùa Hè. Trong Monster Soul, nhân vật chính của ông là Aki (mùa Thu), và trong Monster Hunter Orage, có một nhân vật tên là Shiki, theo tiếng Nhật đó là Mùa. Ông cũng đặt tên một nhân vật là Fuyu và theo tiếng Nhật đó là mùa Đông. Mashima cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng ông làm điều này bởi vì độc giả Nhật Bản có thể không quen thuộc với những cái tên phong cách phương Tây. Một đặc điểm nữa đó là các nhân vật chính của cả Rave và Fairy Tail đều không có cha, một phần là lấy từ chính kinh nghiệm riêng của Mashima khi cha ông qua đời khi ông còn trẻ. Ông luôn muốn để một vài điểm gì đó từ chính cá nhân mình vào từng nhân vật và luôn đặt những độc giả lên trên hết! Mashima từng tâm sự làm sao để có thể duy trì động lực để làm việc khi phải đối mặt với nhiều áp lực về thời gian đến thế: “Tôi cố gắng có được niềm vui hết sức có thể cả bây giờ và sau này nữa. Tôi đã dừng lại nhiều lần và làm những thứ khác biệt để tạo sự thay đổi. Đồng thời tôi chắc chắn các tác giả khác cũng đều cảm thấy điều này, nhưng tiếng nói của độc giả từ những lá thư mà người hâm mộ gửi tới đã khích lệ tôi. Nó khiến tôi muốn tiếp tục tạo nên một manga mà mọi người đều có thể yêu thích.”

Andre Franquin

Đối với các thế hệ cuối 8x, đầu 9x chắc đã không ai còn lạ gì nhân vật Marsupilami trong bộ phim hoạt hình cùng tên, nội dung về một con vật giả tưởng trông rất giống loài vượn với bộ lông vàng đốm cùng chiếc đuôi thật dài. Nhưng ít ai biết bộ phim được chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên nằm trong loạt truyện Spirou và Fantasio rất nổi tiếng của Bỉ. Và André Franquin chính là người họa sĩ đã mang lại thời kỳ hoàng kim rực rỡ cho loạt truyện tranh này. André Franquin sinh ngày 03/01/1924 tại Etterbeek. Mặc dù bắt đầu vẽ truyện tranh từ rất sớm, nhưng lớp học vẽ truyện tranh thực sự đầu tiên của Franquin là ở École Saint-Luc (trường Saint-Luc) bắt đầu vào năm 1943. Tuy nhiên, một năm sau đó, trường học buộc phải đóng cửa do chiến tranh và Franquin chuyển sang làm việc cho CBA.  Tại CBA, ông đã gặp những đồng nghiệp tương lai của mình là Maurice de Bevere (Morris, tác giả của bộ truyện Lucky Luke), Pierre Culliford (Peyo, tác giả của Smurfs), và Eddy Paape. Ba người (trừ Peyo) được Dupuis mướn vào năm 1945 sau sự tan rã của CBA. Franquin bắt đầu vẽ bìa và hình cho Le Moustique, một tạp chí tuần về radio và văn hóa. Ông cũng làm việc cho Plein Jeu, một tạp chí hướng đạo số ra hàng tháng. Trong khoảng thời gian này, Morris và Franquin đã được Joseph Gillain (Jijé) huấn luyện, và sau đó chuyển một phần căn nhà của mình làm xưởng sáng tác cho hai họa sĩ trẻ và Will. Jijé khi đó đang sáng tác nhiều truyện tranh được xuất bản trong tạp chí truyện tranh Le Journal de Spirou, trong đó có loạt truyện nòng cốt Spirou và Fantasio. Nhóm làm việc của ông có tên là La bande des quatre (dịch là “Nhóm Bộ tứ”), họ cùng làm việc với nhau, cùng phát triển một phong cách vẽ mà sau này được gọi là trường phái Marcinelle (Marcinelle là một thị trấn nhỏ ở phía nam Brussels nơi đặt nhà xuất bản Spirou.) Những tác phẩm gắn liền cùng tên tuổi Bước ngoặc đầu tiên của André Franquin chính là được Jijé chuyển lại Spirou và Fantasio, và từ Spirou số 427 phát hành ngày 20/06/1946, chàng trai trẻ Franquin bắt đầu giữ trách nhiệm sáng tác bộ truyện này. Trong suốt 20 năm, Franquin đã sáng tạo lại phần lớn bộ truyện, tạo ra những kịch bản dài hơn, công phu hơn với một loạt các nhân vật hài hước mới. Và một lần nữa phải kể đến nhân vật Marsupilami, được xuất bản lần đầu vào ngày 31/01/1952 trong tạp chí Spirou. con vật này đã trở thành một phần của văn hóa bình dân Bỉ và Pháp, và xuất hiện trên các ấn phẩm truyện tranh, đồ chơi, và từ năm 1989 là một bộ truyện tranh về riêng nó. Nhưng thành tựu lớn nhất của Andre Franquin lại không phải là nhân vật Marsupilami, mà lại đến từ một nhân vật mà ngay từ những giây phút định hướng ban đầu, chỉ dùng để lấp đầy chỗ trống trong tạp chí Spirou. Đó chính là nhân vật Gaston Lagaffe (từ tiếng Pháp gaffe, nghĩa là “ngớ ngẩn”). Vào năm 1957, tổng biên tập Spirou Yvan Delporte gợi ý cho Franquin ý tưởng về một nhân vật mới, Gaston Lagaffe. Ban đầu câu chuyện hài chỉ được sáng tác không nhằm mục đích gì ngoài việc bổ sung cho đầy quyển tạp chí, câu chuyện mô tả những tai nạn xui xẻo và những ý tưởng ngớ ngẩn của một cậu bé văn phòng rảnh rỗi làm việc tại văn phòng tạp chí Spirou, đã thành công ngoài sức tưởng tượng và trở thành một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Franquin. Nhân vật Gaston thường được chào đón như một nhân vật phi anh hùng đầu tiên (một vai chính thiếu tất cả phẩm chất của một anh hùng, nhưng không phải là vai phản diện) trong lịch sử truyện tranh. Căn bệnh trầm cảm tác động đến phong cách của André Franquin  Có thể nói André Franquin là một tượng đài sống cho nhiều thế hệ họa sĩ truyện tranh mới noi theo. Nhưng ít ai ngờ rằng ông đã từng trải qua nhiều thời kỳ trầm cảm nặng nề, đến mức ông phải ngừng vẽ Spirou một thời gian. Nhưng không vì thế mà tài năng của ông bị mai một, chính vì những lần trầm cảm này đã tác động mạnh mẽ đến phong cách của ông. Ông bắt đầu chú trọng vào những quan niệm mới hơn là những câu chuyện hài, như chủ nghĩa hòa bình hay bảo vệ môi trường. Thập niên 1960 là giai đoạn minh chứng cho sự thay đổi rõ ràng trong phong cách của Franquin, với những câu chuyện dài và ngày càng khó hiểu hơn. Mặc dù vậy, chẳng mấy chốc Franquin được xem là bậc thầy không phải bàn cãi của lĩnh vực này, và ảnh hưởng của ông có thể nhận ra trong hầu hết các họa sĩ truyện tranh được Spirou mướn cho đến cuối thập niên 1990. Sự thay đổi cuối cùng, và căn bản nhất trong các tác phẩm của Franquin diễn ra vào năm 1977, khi ông tiếp tục chịu đựng một sự trầm cảm khác và bắt đầu sáng tác bộ truyện Idées Noires (“Những suy nghĩ đen tối”), đầu tiên để cung cấp cho Spirou, Le Trombone Illustré (với những tác giả khác như René Follet) và sau này là Fluide Glacial. Với Idées Noires, Franquin cho thấy khía cạnh u ám, bi quan hơn trong chính bản chất con người ông. Cùng với sự nổi tiếng và chú ý đến từ các nhà phê bình, Andre Franquin đã nhận giải thưởng Grand Prix de la ville d’Angoulême đầu tiên vào năm 1974. Nhiều sách của Franquin đã được xuất bản và được đánh giá là những tác phẩm kinh điển nhất thời đại. Cái chết của Franquin vào năm 1997 ở Saint-Laurent-du-Var đã không nhận được nhiều sự chú ý như Hergé. Tuy nhiên, vào năm 2004, người ta đã

Gosho Aoyama

Ra đời sau comic của châu Âu nhưng manga của Nhật Bản ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cộng đồng những người yêu thích truyện tranh. Điều gì đã làm cho manga phát triển mạnh mẽ đến như vậy? Thành công của manga chính là nhờ vào những họa sĩ truyện tranh, những tác giả đã tạo ra các bộ manga thu hút và đặc sắc. Cùng tìm hiểu top 20 họa sĩ truyện tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản nhé!  1. Eiichiro Oda – One Piece Oda Eiichiro hay còn gọi là Odacchi, là một họa sĩ vẽ truyện tranh người Nhật Bản, hiện đang sáng tác cho nhà xuất bản Shueisha. Là manga bán chạy nhất mọi thời đại với hơn 300 triệu bản in tại Nhật và có doanh thu ăn khách nhất tại Châu Âu, One Piece là tác phẩm đã đưa tên tuổi của Oda đến gần hơn với bạn đọc. Trên số kỷ niệm 30 năm của tạp chí Jump, ông đã nói tác phẩm của Jump mà ông yêu thích nhất đó là Kinniku Man, kế đến là Dragon Ball. Ông cũng là một fan của series Gundam. Oda cũng đang cộng tác thực hiện dòng truyện tranh “DRILL GUNDAM”. 7/11/2004, Oda kết hôn cùng cựu diễn viên Inaba Chiaki. Năm 2015 tác giả Eiichiro Oda và bộ manga One Piece được ghi nhận vào Sách Kỷ Lục Guinness khi là bộ truyện tranh do một tác giả sáng tác có số bản in nhiều nhất thế giới. 2. Akira Toriyama – Dragonball Toriyama Akira sinh ngày 05/04/1955 tại Nagoya, Aichi, Nhật Bản. Ông nổi tiếng với bộ truyện tranh Bảy viên ngọc rồng (Dragon Ball). Nét vẽ của ông có ảnh hưởng từ hai bộ Astro Boy (Osamu Tezuka) và 101 con chó đốm (Walt Disney)   Ông khởi đầu với tác phẩm Wonder Island (1979) được đăng trên Weekly Shonen Jump. Sự nghiệp của ông bắt đầu tỏa sáng với bộ Dr. Slump. Năm 1982, ông giành giải thưởng Shogakukan Manga Award cho bộ truyện này với Giải Manga cho thể loại shounen và shoujo hay nhất năm. Năm 1984, ông cho ra mắt bộ Dragon Ball và tạo nên một cú hích lớn với 35 triệu bản được tiêu thụ tính riêng ở Nhật Bản. Hơn thế nữa, tác phẩm còn lọt vào top truyện bán chạy nhất với trên 500 triệu bản trên toàn thế giới. Ngay cả ở Mỹ và các nước Mỹ Latinh, bộ truyện cũng rất thành công. Trong sự nghiệp của mình, Toriyama có thiết kế cho nhân vật trong series game RPG nổi tiếng Dragon Quest. Trước đó cũng có một game là Chrono Trigger’s cũng đạt được thành công lớn. Một số game khác mà ông có tham gia như Tobal No.1-2, Blue Dragon. 3.Fujiko Fujio – Doraemon Fujiko Fujio là bút danh chung của hai nghệ sĩ manga Nhật Bản. Năm 1987, họ chia tay để theo đuổi con đường sáng tác riêng rẽ và trở thành “Fujiko F. Fujio” v”Fujiko Fujio (A)”. Trong số các tác phẩm của cả hai, tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất là Doraemon. Ban đầu, khi bắt đầu sáng tác truyện tranh, cả hai ông đều vẽ cùng nhau dưới bút danh Ashizuka Fujio. Truyện tranh sáng tác của hai ông rất thành công, và đến năm 1960 thì giành được giải thưởng Shogakukan cho 2 manga Susume Robot và Tebukuro Tecchan. Tác phẩm đem lại thành công vang dội nhất cho cả hai ông chính là chú mèo máy Doraemon – một sản phẩm tưởng tượng của thế kỷ 22. Tuy nhiên trên thực tế manga này không hề gây được tiếng tăm gì suốt 3 năm trời cho đến khi anime của nó được phát trên truyền hình. Đến năm 1988, hai ông ngừng hợp tác với nhau, do manga của Abiko chủ yếu dành cho lứa tuổi thanh niên, còn Fujimoto lại muốn hướng tới đối tượng là trẻ em. 4.Masashi Kishimoto – Naruto Kishimoto Masashi sinh ngày 8/11/1974 ở Okayama, Nhật Bản. Ông là một họa sĩ truyện tranh được biết đến qua bộ truyện tranh nổi tiếng thế giới Naruto. Người em song sinh của Masashi, Kishimoto Seishi, cũng là một họa sĩ truyện tranh, tác giả của 666 Satan và Blazer Drive. Tác phẩm đầu tay của Masashi là Karakuri được ông gửi cho nhà xuất bản Shueisha vào năm 1995. Bộ truyện này đã đem về cho ông giải thưởng Hop Step Award hàng tháng của tập san Weekly Shonen Jump và mở ra con đường đầy triển vọng cho ông. Tháng 11/1999, Naruto bắt đầu được đăng trên Weekly Shonen Jump. Naruto vẫn còn được tiếp tục với hơn 45 tập, bán được hơn 71 triệu bản ở Nhật Bản, tập 36 đã bán được hơn 93 triệu bản trên thế giới. Bộ truyện cũng đã được chuyển thể thành hai bộ anime thành công. 5.Naoki Urasawa – 20th Century Boys, Pluto Urasawa Naoki sinh ngày 02/01/1960, là một mangaka của Nhật Bản. Urasawa được biết tới nhiều nhất như là tác giả của nhiều bộ manga trinh thám ly kì nổi tiếng như Master Keaton, Monster, Pluto và 20th Century Boys. Các tác phẩm của Urasawa Naoki đã từng giành được ba giải manga Shogakukan, hai giải thưởng Văn hóa Tezuka Osamu và một giải Manga Kodansha. Năm 2008, nhà văn từng giành giải Pulitzer, Junot Diaz trong bài viết ca ngợi loạt truyện Monster đã đánh giá Urasawa là một “quốc bảo” của Nhật Bản. Dự án manga mới nhất của Urasawa là Pluto, một loạt manga lấy cốt truyện từ tác phẩm nổi tiếng của Tezuka Osamu, Astro Boy. Bộ truyện đã được trao Giải xuất sắc tại Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Nhật Bản 2005 và Giải thưởng văn hóa Tezuka Osamu cùng năm. 6.Takeshi Obata – Death Note Obata Takeshi là một mangaka người Nhật Bản. Ông là đồng tác giả của bộ manga nổi tiếng Hikaru – Kì thủ cờ vây với Hotta Yumi. Ông sáng tác Death

10 họa sĩ DC Comics

Mặc dù không được biết đến rộng rãi về tính đột phá trong nội dung truyện tranh so với đối thủ cạnh tranh Marvel Comics, nhưng DC Comics đang dần khẳng định “vị thế” của mình bằng cách đầu tư vào chất lượng các họa sĩ vẽ truyện tranh những người giúp họ tạo nên một cuộc cách mạng mới cho truyện tranh DC Comics. Sau đây là top họa sĩ tiêu biểu đã giúp DC Comics đạt đến thành tựu ngày hôm nay: 10. Jack Kirby: Tuy việc gọi tên “ông vua truyện tranh” ở vị trí thứ 10 có vẻ là một điều không hay lắm, nhưng thực tế Jack Kirby đã từng rất thành công khi làm việc tại Marvel. Căng thẳng cao trào diễn ra giữa ông và Stan Lee sau hơn 2 thập kỷ với những điều khoản vô lý của Mavel khi ký kết hợp đồng với ông vào khoảng đầu những năm 1960, đã khiến ông rời bỏ Marvel và ông bắt đầu làm việc cho National Comics, sáng tạo nên những nhận vật như Manhunter và Newsboy Legion, làm chủ loạt đầu truyện bán chạy nhất Boy Commandos. Và đó là công việc của ông ấy trước khi trở về DC vào khoảng những năm 70s, năm mà đi liền với những thành tựu rực rỡ của mình. Kirby làm việc với một tốc độ đáng sợ tại đây, ông phát hành một số lượng tác phẩm khổng lồ, bao gồm 4 đầu truyện mỗi tháng (The New Gods, Mister Miracle, The Forever People và Superman’s Pal Jimmy Olsen. Ông nhanh chóng tạo dựng nên một hệ thống Fourth World cực kỳ hoành tráng và có chiều sâu, là nền tảng cho vô số câu truyện của DC về sau: Các hành tinh sinh đôi của New Genesis và Apokolips, cuộc chiến của người anh hùng Orion, cuộc đào tẩu của tên gian tà xảo quyệt Mister Miracle và vợ của hắn Big Barda, những bí ẩn của Anti-Life, và bạo chúa Darkseid. 9. Curt Swan Curt Swan không phải là một cái tên nổi tiếng nhất, và những thành tựu của ông có thể không mang tới những ảnh hưởng hay đột phá thật sự. Nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp cực kỳ lớn của ông tại DC Comics với siêu tác phẩm: Superman. Nếu như bạn đã đọc truyện Superman tại bất kỳ thời điểm nào từ cuối những năm 1950 đến những năm 80, rất có thể Swan đã vẽ nên chúng. Ông vẽ nên hàng trăm bộ truyện tranh trong quá  trình hoạt động tại DC Comics. Cách làm việc rõ ràng, chuẩn mực gắn liền ông với tác phẩm Man of Steel mà bất kỳ thế hệ bạn đọc nào đều biết tới. Ngoài ra, Swan còn đồng tạo ra những nhân vật phản diện mang tính biểu tượng của loạt truyện Superman như Silver và Bronze Age.. Một số người cho rằng Swan được đánh giá là họa sĩ của công nghệ hơn là một người họa sĩ truyền thống. Những thành  tựu của một người nghệ sĩ có trách nhiệm trong nhiều thập kỷ với chất lượng công việc hoàn hảo luôn là một điều không thể phủ nhận. 8. Jerry Robinson Trong những năm 1940, Batman đã trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của DC Comics. Một trong những nhân vật được biết đến nhiều nhất là Joker, Clown Prince of Crime. Trong những chương tiếp theo, chắc chắn Joker sẽ trở thành nhân vật có tầm ảnh hướng nhất đến với Batman như Bacave và Batmobie vậy. Và chúng ta phải cảm ơn Jerry Robinson vì những điều đó. Dựa vào vẻ ngoài kỳ quái cùng nụ cười xảo quyệt của một nhân vật trong bộ phim The Men Who Laughs vào năm 1928, Joker lập tức trở thành một phần văn hóa không thể không kể đến đối người cộng đồng người Mỹ. Nhưng Joker không phải là nhân vật duy nhất mà Robinson sở hữu. Ông đã góp phần tạo ra Robin, quản gia Wayne Alfred Pennyworth, và các nhân vật phản diện như Two-Face. Mặc dù từng bị “vùi dập” do sự đánh cắp hình ảnh Batman của người đồng tác giả Bob Kane, Robinson cuối cùng cũng đã bắt đầu nhận được sự ngưỡng mộ và tôn trọng mà ông xứng đáng nhận được. 7. Gil Kane Bắt đầu sự nghiệp của mình như một họa sĩ vẽ tranh và hoàn thiện nét vẽ đơn thuần trong những năm 1940, Gil Kane đã từng bước khẳng định mình như một người nghệ sĩ huyền thoại với sự nghiệp kéo dài từ những năm 40 đến năm 90 của thế kỉ XX. Trong thời gian đó, Gil Kane từng hợp tác với rất nhiều công ty truyện tranh lớn đồng thời là tác giả của rất nhiều nhân vật nổi tiếng. Gil Kane đã đồng sáng tác ra phiên bản hiện đại của nhân vật truyện tranh Green Lantern và Atom cho DC Comics. Ông còn là người đã sáng tạo ra Iron Fist và Roy Thomas cho Marvel. Gil Kane cũng là người đã tham gia sáng tác cốt truyện của The Amazing Spider-Man từ ấn bản 96 đến 98. Ông còn là 1 trong những người tiên phong cho tiểu thuyết dạng truyện tranh (graphic novel) với tác phẩm His Name is…Savage (1968) và đặc biệt là Blackmark (1970). Năm 1997, ông vinh dự được nhận 2 giải Will Eisner và Harvey Award. 6. Joe Shuster Trong mục này chúng ta thực sự chỉ cần biết duy nhất một điều: Joe Shuster đã giúp tạo ra nhân vật Superman. Quyển truyện đầu tiên về những người anh hùng, sự ảnh hưởng của Superman đến tất cả những thể loại siêu anh hùng khác không thể chỉ hiểu bằng sự đơn giản hoặc vừa đủ là được. Shuster cùng người cộng sự viết kịch bản Jerry Siegel đi tiên phong trong việc sáng tạo nên hình tượng mang tính

hoc ve truyen tranh

Viện truyện tranh và hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) được thành lập và đi vào hoạt động từ 8-2014. Đến nay, CMA đã thực sự trở thành một điểm đến lý tưởng và phù hợp cho các bạn yêu thích học vẽ tranh và hoạt hình. Khóa học dài hạn của CMA bắt đầu giảng dạy từ 11-2014. Trải qua gần 8 tháng học tập tại CMA, các học viên đã dần ý thức và định hình được nét vẽ của bản thân. Bên cạnh đó, các học viên còn tự tin đưa những sáng tác của mình đi tham gia các cuộc thi trong nước cũng như quốc tế. Bạn Lê Hoàng Gia cho biết “Sau một thời gian tham gia khóa học, mình đã nghĩ ra được rất nhiều kịch bản tiềm năng. Hiện tại, mình đang dự cuộc thi sáng tác truyện Thế giới ước mơ lần 7”. Như Hoàng Gia, đa số học viên CMA hiện đang tập trung cho tác phẩm dự thi Thế giới ước mơ lần 7. Ngoài ra, bạn Nguyễn Đức Trung còn tham gia cuộc thi Manga Quốc tế. Buổi thực hành vẽ Moving Sketch ngoài trời Đặc biệt, các học viên CMA được giảng dạy là các kịch bản truyện tranh hay hoạt hình 3D đều cần phải mang bản sắc Việt Nam, không được bắt chước theo các tác giả quốc tế. Học tập kinh nghiệm nhưng không đi theo toàn bộ. Chính vì vậy, CMA lấy tiêu chí đào tạo các học viên trở thành những họa sĩ độc lập và sáng tạo. Nhận xét về yếu tố thúc đẩy nền truyện tranh và hoạt hình Việt Nam phát triển, anh Nguyễn Đức Trung – học viên CMA cho biết “Để ngành truyện tranh Việt Nam phát triển thì nên học tập các nước có nền truyện tranh đỉnh cao nhưng không được rập khuôn mà phải khai thác sao cho phù hợp với đất nước mình”. Các giảng viên của CMA là những họa sĩ trẻ và nhiệt huyết. Họ luôn tạo cho các học viên không khí học tập thoải mái. Theo đánh giá của học viên Dương Hương Ly “Cách giao tiếp của giảng viên với học viên rất thân thiện, chứ không giống ngày xưa mình đi học. Giáo viên ngồi trên, học sinh ngồi dưới, cảm thấy việc đó chỉ là giao tiếp một chiều. Còn ở đây có thể là 2 chiều. Đối với mình, giảng viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là những người bạn nữa. Như vậy việc học tập sẽ thoải mái hơn”.  Buổi thực tế môn Nhiếp ảnh – Nguồn: CMA Ngoài hoạt động học và thực hành trên lớp, các học viên CMA còn được tham gia các buổi thực tế. Khi tham gia hoạt động này, các bạn vừa được giải tỏa căng thẳng hàng ngày vừa được thể hiện khả năng, ý tưởng của mình qua các nét vẽ. Khi được yêu cầu đưa ra một nhận xét hoặc thông điệp khi nói về CMA, các học viên đều cho rằng CMA là nơi mà các bạn yêu thích vẽ tranh và hoạt hình được thỏa sức phát triển năng lực bản thân. Theo anh Nguyễn Đức Trung, “CMA – Viện Truyện tranh và hoạt hình hiện tại theo tôi biết là nơi đào tạo chuyên nghiệp và bài bản nhất về truyện tranh và phim hoạt hình. Là nơi dành cho các bạn yêu thích và đam mê  truyện tranh, phim hoạt hình thỏa sức thể hiện tài năng và ước mơ của mình”. Còn chị Dương Hương Ly cho biết “CMA có thể không cho bạn một đôi cánh để đến ước mơ, nhưng cho bạn một con đường để bạn tự đi bằng đôi chân của mình” CMA là trung tâm giảng dạy bài bản về truyện tranh và hoạt hình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Những bước đi thành công của Công ty truyền thông Phan Thị là nguồn cảm hứng và bài học kinh nghiệm cho CMA học tập và vận dụng. Với mong muốn tạo ra bước đột phá mới cho thị trường truyện tranh và hoạt hình ở Việt Nam, CMA đang từng bước xây dựng đội ngũ họa sĩ trẻ và tài năng đủ sức sáng tác ra những bộ truyện tranh kế thừa Thần Đồng Đất Việt. Để có thể nâng cao khả năng cũng như phát huy đam mê của bản thân, các bạn hãy đăng ký các khóa học của Viện truyện tranh và hoạt hình (CMA). Hiện CMA đang có các khóa học về vẽ truyện tranh chuyên nghiệp, làm phim hoạt hình 2D, 3D,… cùng nhiều hoạt động thú vị khác. Nhấn vào link http://cmavn.org/khoa-hoc để tìm hiểu thêm Thu Hiền thực hiện