Dưới đây là bài chia sẻ của Clive Davies-Frayne về giải pháp viết bản thảo đầu tiên. Theo ông, trước khi bắt tay vào viết kịch bản, bạn nên thực hiện công việc phát triển nhân vật/cốt truyện, rồi khám phá giải pháp khắc phục vấn đề phát sinh trong quá trình viết bản thảo đầu tiên. Giải pháp của ông không mang tính toàn diện. Nó có thể phù hợp với người này, nhưng vô dụng với người kia, do mỗi người có cách làm việc khác nhau. Trong mắt bạn, giải pháp của ông có lẽ không hữu ích cho lắm, nhưng ít ra nó sẽ giúp bạn xây dựng quy trình phát triển nhân vật/cốt truyện cho riêng mình. Trong bài chia sẻ, trước khi đi vào đề cập những công cụ được sử dụng để phát triển nhân vật/cốt truyện, ông nói lý do vì sao viết bản thảo đầu tiên – khởi đầu câu chuyện từ trang giấy trắng – chẳng bao giờ là dễ dàng.   Tìm hiểu vấn đề Thuở mới vào nghề, tôi gặp một số vấn đề với bản thảo đầu tiên. Vấn đề đầu tiên là tôi mất quá nhiều thời gian để viết nó. Tôi may mắn được trời phú cho khả năng viết 5 – 6 trang/ngày, và thừa sức viết nhiều hơn con số đó. Do đó, vấn đề không nằm ở kỹ năng viết lách, vì kịch bản vốn không phải là tác phẩm văn học. Nhà biên kịch không nhất thiết phải có phong cách sáng tác như một tiểu thuyết gia chuyên nghiệp. Sáng tác câu chuyện và phát triển nhân vật là công việc tiêu tốn nhiều thời gian. Tôi sở dĩ mất nhiều thời gian cho bản thảo đầu tiên là vì sử dụng nó làm công cụ phát triển nhân vật /cốt truyện. Trước khi đặt bút xuống viết, tôi luôn tự hỏi nhân vật này là ai? Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ là gì? Và tôi phải cố gắng làm rõ những câu hỏi này. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bản thảo đầu tiên làm công cụ phát triển nhân vật, tôi thấy mình vướng phải vấn đề khác. Mấy trang đầu của bản thảo luôn đầy rẫy sai sót “chết người.” Nguyên nhân là khi mới viết, tôi chưa hiểu rõ nhân vật, nên mắc sai sót là lẽ đương nhiên, và phải đến khi viết tới trang cuối, tôi mới nhận ra và quay lại chỉnh sửa gấp. Chỉnh sửa xong xuôi, nếu không còn gì nữa, tôi viết bản thảo thứ hai để bảo đảm nhân vật nhất quán trong suốt câu chuyện.   Bước 1: Phát triển và viết kịch bản là hai việc khác nhau Đầu tiên, tách riêng công việc phát triển ra khỏi công việc viết kịch bản. Viết bản thảo đầu tiên là khởi đầu của quá trình viết kịch bản. Do đây chỉ là bước phân tích và phát triển nhân vật/cốt truyện trước khi bắt tay vào viết thật sự, bạn không nhất thiết xây dựng nhân vật/cốt truyện hấp dẫn trong giai đoạn này. Nếu trước khi viết thật sự, bạn chỉ chú tâm vào phát triển nhân vật/cốt truyện, thì chất lượng bản thảo sẽ được cải thiện đáng kể. Càng làm tốt công việc phát triển bao nhiêu, viết kịch bản sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu.   Bước 2: Định hướng bằng logline Logline được các nhà biên kịch sử dụng làm công cụ pitching. Logline thường được viết ngắn gọn, súc tích, dài không quá 40 từ. Nó cho biết câu chuyện kể về điều gì. Nó tiết lộ nội dung trọng tâm của câu chuyện. Hiểu rõ câu chuyện kể về điều gì là yếu tố giúp giữ cho kịch bản đi đúng hướng. Kịch bản không đi vào trọng tâm thường có khuynh hướng lan man, lạc đề. Logline đóng vai trò giống như la bàn, giúp nhà biên kịch định hướng câu chuyện trên từng trang bản thảo, bảo đảm mỗi tình tiết viết ra đều phục vụ cho câu chuyện. Sáng tác câu chuyện mà không có logline sẽ giống như đi lang thang vô định trong rừng. Logline không bắt buộc dùng vào mục đích pitching, song cần chứa đựng nội dung trọng tâm của câu chuyện. Logline góp phần cải thiện chất lượng bản thảo nhờ giữ cho câu chuyện đi đúng hướng.   Bước 3: Phát triển kịch bản Cấu trúc câu chuyện đóng vai trò quan trọng trong viết kịch bản. Nó giúp trình bày câu chuyện sao cho dễ theo dõi. Tuy nhiên, những ai quen viết câu chuyện theo đúng cấu trúc sẽ gặp phải một số vấn đề phát sinh, và đây là nguyên nhân… “Câu chuyện đơn thuần xoay quanh cách nhân vật phản ứng với tình huống.” Vấn đề với cấu trúc câu chuyện là nó chú trọng vào tình huống hơn là phản ứng của nhân vật trước tình huống đó. Muốn viết tốt bản thảo đầu tiên, bạn cần ghi nhớ rằng TẤT CẢ cốt truyện đều phải dựa theo nhân vật (character-driven). Những ai không hiểu câu chuyện là gì sẽ cố sáng tác câu chuyện dựa theo cốt truyện (plot-driven). Điều này có thể được chứng minh dễ dàng qua ví dụ sau. Tưởng tượng nhân vật chính trong câu chuyện giữ vali tài liệu quan trọng, và vali ấy bị kẻ xấu đánh cắp. Trong câu chuyện này, nhân vật chính là Tony Stark (Iron Man); trong câu chuyện kia, nhân vật chính là Spongebob Squarepants. Các câu chuyện sẽ giống nhau chứ? Tất nhiên là không. Nhưng tại sao? Vì câu chuyện được xây dựng theo hướng nhân vật chính (Tony Stark/ Spongebob Squarepants) phản ứng với tình huống (vali bị đánh cắp). Như bạn thấy, mặc dù nhân vật phản ứng vì tình huống (cốt truyện) ép buộc, nhưng

Tiếp nối sự thành công của các lớp Nghệ thuật kịch bản cơ bản, CMA mở thêm các cấp độ nâng cao. Đến với những tiết học đầu tiên, học viên lớp Nghệ thuật kịch bản nâng cao được học với thầy Phan Xine, “đạo diễn trăm tỷ” của phim “Em là bà nội của anh“. Với phong cách giảng dạy thân thiện, vui vẻ, cũng như sự tâm huyết của các giáo viên tại CMA, học viên học được không chỉ có kiến thức mà còn được chia sẻ rất nhiều về kinh nghiệm về sáng tạo kịch bản của các vị đạo diễn, biên kịch nổi tiếng. [spacer] [spacer] [spacer] [spacer] [spacer] Khóa học Nghệ thuật kịch bản của Comic Media Academy là khóa học chuyên về nghệ thuật kịch bản. Giáo viên hướng dẫn là những đạo diễn, biên kịch nổi tiếng như : Phan Xine, Trần Khánh Hoàng, Văn Công Viễn,… Tham khảo thêm thông tin về khóa học Nghệ thuật kịch bản tại đây [spacer] Comic Media Academy – Thúy Vi [spacer] Comic Media Academy Việt Nam (Viện truyện tranh và hoạt hình CMA) CS 1: 147 Pasteur, Phường 6, Q. 3, TP.HCM – TEL: (028) 3820 9066 CS 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM – TEL: (028) 3997 7271 Hotline: 0902 738 806 Website : http://cmavn.org

Trong top 5 đề cử ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất Oscar 2018 lần này, bên cạnh sự xuất hiện của những nhà làm phim lão làng còn có sự góp mặt của thế hệ trẻ. Đây được coi như tín hiệu tích cực cho làng điện ảnh thế giới khi những người trẻ đã thể hiện tài năng, bản lĩnh và sẵn sàng cho một sự chuyển giao. Chắc hẳn sẽ có nhiều bất ngờ xảy ra trong đêm trao giải Oscars 2018 vào tháng 3 tới đây, trong đó có cả hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất. Trước hết hãy điểm qua top 5 đề cử. Có thể bạn quan tâm: Đề cử phim điện ảnh Oscars 2018: 9 tác phẩm xuất sắc nhất năm đã hội tụ Nguồn: vox.com Dunkirk, Christopher Nolan Christopher Nolan được xem là một trong những nhà làm phim thành công nhất thế kỷ 21. Tên tuổi của ông gắn liền với nhiều bộ phim hành động, tâm lý và khoa học viễn tưởng. Lần trở lại này, Nolan tiếp tục thử sức với đề tài chiến tranh với tác phẩm Dunkirk. Đây là một bộ phim sử thi lấy bối cảnh Thế chiến thứ II để kể về cuộc di tản của những con người phải đối mặt giữa sự sống và cái chết. Các câu chuyện trong phim tưởng chừng như cũ nhưng đầy tính nhân văn nhờ vào sự kết hợp khéo léo trong dàn dựng của đạo diễn Christopher Nolan. Nguồn: consequenceofsound.net Thành viên Viện Điện ảnh Anh đã từng gọi Nolan là “một người kể chuyện sáng tạo đầy thuyết phục”. Lời đánh giá này không ngoa khi ông đã mang đến điện ảnh thế giới một tác phẩm chiến tranh đầy ấn tượng với sự thể hiện, kết hợp âm thanh và hình ảnh tài tình. Được biết, vào năm 2008, 6 tác phẩm của Nolan đã lọt vào danh sách 500 bộ phim vĩ đại nhất mọi thời đại do tạp chí Empire bình chọn. Năm 2016, Memento, The Dark Knight và Inception của Nolan được BBC bình chọn vào danh sách 100 bộ phim hay nhất thế kỷ 21. Mặc dù được công nhận về mặt tài năng trong giới làm phim, nhưng Nolan chưa từng được xướng tên ở Oscars. Ông bắt đầu sự nghiệp đạo diễn với bộ phim Following vào năm 1998. Hai năm sau đó, Nolan dần gây chú ý trong công chúng khi nhận được đề cử Oscar cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất với bộ phim Memento. Tiếp đến, tác phẩm Inception có sự tham gia diễn xuất của nam tài tử Leonardo DiCaprio đã mang về cho ông 2 đề cử Oscar gồm Phim xuất sắc nhất và Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Nguồn: latimes.com Lần này, Nolan tiếp tục xuất hiện trong top đề cử Oscar ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất cho Dunkirk. Ngoài ra, Dunkirk còn mang đến khá nhiều đề cử cho đoàn làm phim ở các hạng mục Oscars như Phim xuất sắc nhất, Dựng phim xuất sắc nhất,… Liệu vị đạo diễn tài hoa này sẽ có cơ hội lần đầu cầm tượng vàng Oscar trong sự nghiệp đạo diễn? Get Out, Jordan Peele Jordan Peele (1979) vốn xuất thân là một diễn viên và được biết đến nhiều nhất với vai chính trong loạt phim hài Key & Peele của Comedy Central. Ngoài ra, ông còn là thành viên của dàn diễn viên trên MADtv. Năm 2014, Peele có vai diễn định kỳ trong mùa đầu tiên của loạt phim tuyển tập Fargo của đài FX. Nguồn: nerdist.com Không chỉ dừng lại ở đó, Peele tiếp tục thử sức với vai trò nhà văn, nhà sản xuất và đạo diễn. Get Out công chiếu vào tháng 2/2017 là bộ phim đầu tiên mà Peele nắm vai trò đạo diễn. Chỉ trong 3 tuần đầu công chiếu, Get Out đã chễm chệ trên vị trí số 1 ở phòng vé với doạnh thu hơn 100 triệu USD. Hiện bộ phim đã thu về hơn 214 triệu USD cho ekip làm phim. Theo đó, Get Out đã thực sự khiến giới phê bình phim ngỡ ngàng và dành lời khen ngợi cho tài năng của vị đạo diễn tay mơ này. Việc tự đạo diễn kịch bản do chính mình tạo ra, kết cấu câu chuyện trong Get Out đã được thể hiện một cách liền mạch với những ẩn ý được diễn giải tài tình bằng giọng điệu biên kịch hóm hỉnh và ngôn ngữ điện ảnh mới lạ. Đạo diễn trẻ gốc Phi cho biết: “Ý tưởng Get Out nảy sinh từ mong muốn cống hiến sự mới lạ theo cách riêng của tôi cho dòng phim kinh dị. Đây là bộ phim phản ánh nỗi sợ có thật trong con người mà tôi đã từng gặp phải. Nó chính là cách nước Mỹ đối xử với vấn đề phân biệt chủng tộc và ý tưởng chính là sự kỳ thị chủng tộc như con ác quỷ trong mỗi người.” Nguồn: vulture.com Sau thành công của Get Out, Peele sẽ tiếp tục hợp tác sản xuất bộ phim Lovecraft Country của đài HBO do Misha Green viết kịch bản với thể loại kinh dị siêu nhiên. Lady Bird, Greta Gerwig Lady Bird là phim điện ảnh đầu tiên mà Greta Gerwig đảm nhận vai trò đạo diễn và biên kịch. Bộ phim thực chất là một bản bán tự truyện của Greta trên màn ảnh rộng. Ngay từ ngày đầu công chiếu, Lady Bird đã chinh phục người xem bởi hành trình trưởng thành của nhân vật mang dáng dấp của chính nữ đạo diễn trẻ tài năng – Greta Gerwig. Nguồn: indiewire.com Trước khi bắt tay thực hiện Lady Bird, Greta là một trong những nữ diễn viên đa năng của dòng phim độc lập. Cô đã từng tham gia vào 25 bộ

Học làm phim cùng Phan Đăng Di 12

Mở đầu cho chuỗi các hoạt động thú vị của Liên hoan phim ngắn FY Fest lần 1 năm 2017 chính là workshop Học làm phim cùng Đạo diễn Phan Đăng Di. Workshop đã bắt đầu ngày học thứ 1 vào 07/05 tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, cơ sở 164 Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận. Trong workshop, các bạn tham gia đã cùng đạo diễn Phan Đăng Di theo dõi các bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới. Kết thúc một bộ phim sẽ là thời gian phân tích cùng đạo diễn về các tình tiết trong phim. Từ đó giúp các bạn tạo sự nhạy bén trong quá trình làm phim và khả năng phân tích hợp lý. Đồng thời, các bạn  có thể tích lũy thêm nhiều ngôn ngữ điện ảnh mới, bổ sung cho kiến thức của bản thân khi làm phim điện ảnh.  Workshop sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 08/05. Trong ngày thứ hai của workshop, các bạn sẽ học viết kịch bản cùng đạo diễn Phan Đăng Di. Không những vậy, các bạn đã từng sản xuất một bộ phim có thể giới thiệu tại buổi học này. Qua đó, đạo diễn Phan Đăng Di sẽ dành những nhận xét và chia sẻ bổ ích cho bộ phim của bạn.  Liên hoan Phim ngắn FY Film Fest là chương trình dành cho các bạn trẻ trên cả nước. Trải qua các buổi workshop học làm phim với hai đạo diễn nổi tiếng hàng đầu Việt Nam là Phan Đăng Di và Phan Gia Nhật Linh, các bạn sẽ tự tích lũy kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị cho tác phẩm dự thi của mình. Tác phẩm tham gia Liên hoan sẽ là những bộ phim ngắn có thời lượng dưới 20 phút với đề tài tự do. Có thể nói đây là một mô hình đào tạo các nhà làm phim trẻ cho điện ảnh Việt bên cạnh việc tạo ra một sân chơi bổ ích cho các bạn yêu thích điện ảnh tham gia. Bạn có thể đăng ký tham gia Liên hoan tại đây Hình ảnh trong Workshop Học làm phim cùng đạo diễn Phan Đăng Di tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình 

Biên kịch Lô Vi đầy tâm huyết với nền điện ảnh Trung Hoa

Lô Vi là nhà biên kịch gạo cội của nền điện ảnh Trung Hoa ở những năm 1990 với những bộ phim nổi tiếng như: Bá vương biệt Cơ (1993) và Phải sống (1994). >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Biên kịch Lô Vi đầy tâm huyết với nền điện ảnh Trung Hoa Tiểu sử của biên kịch Lô Vi Biên kịch Lô Vi sinh ra ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc vào thập niên 50. Ông có một tuổi thơ đau khổ khi phải sinh sống trong bối cảnh diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa (1966- 1976). Ông từng chia sẻ rằng ông bị giày vò bởi cơn khát kiến thức, ổng chỉ học hết hai năm Trung Học Cơ Sở. Vì vậy, Lô Vi đã trộm sách từ thư viện để thỏa mãn cơn khát kiến thức đó. Kết quả ông bị quân đội bắt giam và ngồi tù. Nhưng ông vẫn luôn tự hào khoe với bạn bè rằng ông là kẻ trộm sách thực thụ. Sự nghiệp biên kịch của Lô Vi xuất phát từ những cuốn tiểu thuyết: Tiểu thuyết Nga của hai tác giả Anton Chekhov và Fyodor, triết học Anh của hai tác giả Bertrand Russell và Ludwig Wittgenstein. Nhờ việc đọc những cuốn sách này, ông đã thoát khỏi chân lý tuyệt đối của cuộc Cách mạng Văn hóa. Con đường trở thành biên kịch của Lô Vi Bộ phim “To Live” được viết bởi biên kịch gạo cội Lô Vi Biên kịch Lô Vi tiếp xúc sự nghiệp phim ảnh đầu tiên với vai trò thiết kế mỹ thuật cho Xưởng phim Xi’an. Năm 1989, Desperation – bộ phim đầu tay ông viết kịch bản được trình chiếu. Đạo diễn Trần Khải Ca vô cùng thán phục tài năng viết kịch bản phim của ông nên đã mời ông viết một bộ phim về Kinh kịch. Sau đó, Lô Vi tiếp tục tạo nên những thành công vang dội. Đưa các bộ phim của nền điện ảnh Trung Hoa lên tầm quốc tế: – Phim Bá vương biệt Cơ (Farewell My Concubine) (1993) được đạo diễn bởi Trần Khải Ca. – Phim Phải sống (1994) được đạo diễn bởi Trương Nghệ Mưu. Hai bộ phim trên được đánh giá là những bộ phim Hoa ngữ xuất sắc nhất mọi thời đại và là phép màu các bộ phim Trung Hoa đời sau khó theo kịp. Sau đó, ông cho ra đời cuốn sách The Secret of Screenwriting vào tháng 4/2014. Cuốn sách ra đời dựa trên hàng loạt cuộc đối thoại giữa ông và người bạn thân – Wang Tianbing. Cuốn sách được đón chào nồng nhiệt tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Những chia sẻ về nghề biên kịch của Lô Vi Biên kịch Lô Vi cho rằng: “Cả đạo diễn và biên kịch cần phải bám sát thể loại. Bởi nếu không rõ mình muốn làm thể loại phim nào, bộ phim rất dễ trở thành một mớ hỗn loạn. Không nên chạy theo tính thương mại mà làm mất đi tính nhân văn của kịch bản phim.” Cuốn sách “Secret of Screewriting” – Bật mí bí mật về nghề viết kịch bản Ông cũng nói rằng để viết kịch bản, biên kịch cần cố gắng hết mình cho dù là viết 25.000 từ hay 50.000 từ. Biên kịch cần nghiên cứu kỹ lưỡng để hiểu được nền tảng văn hóa lịch sử của câu chuyện và nắm bắt được tâm lý nhân vật. Trong phim Bá Vương Biệt Cơ, ông đã dành tới 5 trang để phân tích nhân vật Trình Đắc Di. Do ông rất yêu thích nghề viết kịch bản nên hầu hết các phim ông chấp bút đều được khán giả hết lời khen ngợi. Ông được xem là tượng đài biên kịch của nền điện ảnh Hoa ngữ. Cuốn sách “Secret of Screewriting” của ông đã giúp độc giả khám phá những điều cốt yếu trong nghề viết kịch bản phim, đó cũng là tâm huyết cả đời ông. Những triết lý trong cuốn sách sẽ giúp các biên kịch trẻ phần nào định hướng đúng con đường của mình. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch Drew Goddard

Biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất Drew Goddard được khán giả biết đến với nhiều bộ phim đình đám: Cloverfield, Lost, The Cabin in the Woods, The Martian. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch Drew Goddard Tiểu sử của biên kịch Drew Goddard Biên kịch Andrew Brion Hogan Goddard (Drew Goddard) sinh ngày 26/01/1975 tại thành phố Houston, bang Texas, Mỹ. Ông học Trung Học tại trường Trung Học Los Alamos, New Mexico và tốt nghiệp vào năm 1993. Sau đó ông học Đại Học tại trường Đại Học Colorado. Sau tốt nghiệp, ông có viết một đề cương kịch bản dựa trên Six Feet Under (2001). Với đề cương này, ông nhận được sự chú ý của Marti Noxon tại Buffy the Vampire Slayer và David Greenwalt tại Angle. Nhưng Marti phát hiện đầu tiên nên Andrew đồng ý làm nhân viên viết lách cho Buffy. Con đường viết kịch bản phim của ông bắt đầu từ đây. Con đường trở thành biên kịch, đạo diễn của Drew Goddard Goddard bắt đầu sự nghiệp với vị trí nhân viên viết lách cho Buffy The Vampire Slayer và Angel. Ông nhận được giải thưởng Hugo Award cho kịch bản xuất sắc nhất. Trước năm 2010, Drew Goddard sáng tác các kịch bản phim như: – Alias và Lost: Năm 2005, ông tham gia đội Abrmas’s Bad Robot. Tại đây ông viết Alias và Lost. Series phim Lost đã đạt giải thưởng Writers Guild of America ở mục bộ phim điện ảnh xuất sắc nhất. – Cloverfield: Tổng lợi nhuận 168 triệu đô la. The Martin của biên kịch Drew Goddard đã nhận được đề cử Oscar Từ sau năm 2010, biên kịch Drew Goddard tiếp tục ghi dấu ở nhiều tác phẩm như: – The Cabin in the Woods: Ông hợp tác viết cùng Joss Whedon. Bộ phim chiến thắng 2 giải: Giải Phim kinh dị xuất sắc nhất và giải Saturn Award. – World War Z: Năm 2013, Goddard hợp tác với nhiều biên kịch khác viết nên kịch bản phim World War Z. Bộ phim đạt lợi nhuận 190 triệu đô la trên doanh thu 540 triệu đô la. – Daredevil: Vào tháng 12/2013, Marvel thông báo chính thức Goddard sẽ đảm nhiệm vị trí Giám Đốc Sản Xuất cho series phim Daredevil. – The Martian: Goddard viết kịch bản cho bộ phim này. Ông đã được đề cử giải Oscars kịch bản phim. Gần đây nhất, năm 2016 Goddard vừa đảm nhiệm 2 vị trí đạo diễn và nhà sản xuất cho bộ phim The Good Place với Chương 1: Mọi thứ đều ổn. Biên kịch Drew Goddard viết nên kịch bản phim The Cabin In The Woods đầy ma mị Drew Goddard chia sẻ những kinh nghiệm trên con đường làm nghệ thuật Để luôn duy trì được cảm hứng sáng tác, Drew Goddard chia sẻ: “Tôi chỉ làm những điều tôi cảm thấy thích thú. Tôi nhận ra rằng nên làm thể loại phim sở trường, sau đó tìm đúng khán giả yêu thích thể loại đấy. Nếu cố gắng làm bộ phim chinh phục tất cả khán giả, họ sẽ cảm thấy phim của mình nhàm chán. Trong kịch bản phim, nhân vật vui tính nhất luôn là nhân vật có suy nghĩ tâm tư phức tạp nhất.” Rõ ràng, công việc sáng tạo viết kịch bản phim hay sản xuất một bộ phim đều cần xuất phát từ niềm yêu thích. Hành trình viết kịch bản phim kinh dị của ông xuất phát từ những bộ phim kinh dị ông xem hồi bé, như “Sleepaway Camp”. Qua đó, ông khám phá bản chất loài người rõ hơn bất kỳ thể loại nào. Làm phim đối với ông là một công việc tuyệt vời. Ông thích không khí làm việc của đoàn phim khi 300 con người làm việc sáng tạo cùng nhau, chịu trách nhiệm bắt từng khoảnh khắc để thể hiện được bản chất và thông điệp của câu chuyện. Biên kịch, đạo diễn Drew Goddard cho rằng “Để trở thành một biên kịch, nhà sản xuất phim hay một đạo diễn, bạn cần yêu thích nó”. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch Nick Hornby

Nick Hornby – nhà văn, nhà thơ, người viết tiểu luận, biên kịch người Anh được khán giả biết đến với nhiều tác phẩm như: High Fidelity (2000), About a Boy (2002). Chính ông đã chuyển thể hai tiểu thuyết best-seller của mình thành phim. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Tiểu sử của nhà văn, biên kịch Nick Hornby Nhà văn, biên kịch Nicholas Peter John Hornby (Nick Hornby) sinh ngày 17/04/1957 tại Redhill, Surrey, Anh Quốc. Ông lớn lên ở Maidenhead và học tại trường Maidenhead Grammar, trường Cao Đẳng Jesus và trường Đại học Cambridge. Bố mẹ ông ly hôn năm ông 11 tuổi. Nick Hornby trải qua nhiều công việc trước khi trở thành nhà văn, nhà biên kịch: – Giáo viên dạy tiếng Anh – Nhà báo tại nhiều đơn vị báo khác nhau như: The Sunday Times, Esquire, Elle, Vogue, GQ, Time Out, Time, The Literary Review và tờ The Independent. Sự nghiệp viết lách của ông bắt đầu vào năm 1992 với tác phẩm “Contemporary American Fition”. Ông tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm khác và bước vào con đường biên kịch với bộ phim “Fever Pitch” được chuyển thể từ tiểu thuyết của mình. Nick Hornby không chỉ thành công ở lĩnh vực nhà văn & biên kịch Những tác phẩm ghi dấu ấn của nhà văn Nick Hornby: – High Fidelity (1995) – About a Boy (1998) – How to Be Good (2001) – A Long Way Down (2005) – Slam (2007) – Juliet, Naked (2009) – Funny Girl (2014) Kịch bản của Brooklyn do biên kịch Nick Hornby chắp bút Từ viết tiểu thuyết, Nick Hornby bắt đầu phát triển nghề biên kịch. Những dấu mốc trên con đường biên kịch của Nick Hornby: – Năm 2009: Viết kịch bản phim An Education. Được đề cử giải thưởng “Academy Award for Best Adapted Screenplay” và 2 giải “BAFTAs” ở mục viết kịch bản phim. – Năm 2014: Horby tiếp tục thành công trong viết kịch bản phim “Wild”. Bộ phim cũng được đề cử 2 giải thưởng “Best Actress” cho diễn viên Witherspoon và giải “Best Supporting Actress” cho diễn viên Dern. – Năm 2015: Nick Hornby thành công rực rỡ ở kịch bản phim “Brooklyn”, được đề cử Oscars mảng viết kịch bản phim. – Năm 2016: Nick Hornby phát triển sự nghiệp biên kịch ở series phim truyền hình “Love, Nina”. Ngoài hai lĩnh vực trên, Nick Hornby cũng góp mặt trong lĩnh vực âm nhạc và nhiều hoạt động từ thiện: – Âm nhạc: Ông từng là nhà phê bình nhạc Pop trên tờ báo New Yorker. – Từ thiện: Nick Hornby sáng lập quỹ The Treehouse Trust vào năm 1997 để cung cấp môi trường giáo dục trẻ tự kỷ dựa vào tình yêu ông dành cho con trai Danny bị tự kỷ của ông. Đồng thời, ông cũng sáng lập trung tâm viết lách “The Ministry of Stories” cho giới trẻ tại miền Đông nước Anh. Những chia sẻ về con đường làm nghề của Nick Hornby Sự thành công của Nick Hornby xuất phát từ việc luôn thử thách bản thân. Ông từng chia sẻ: “Viết kịch bản phim là một thử thách thú vị trái ngược viết tiểu thuyết”. Nick Hornby chia sẻ về những bí kíp giữ lửa cho nghề biên kịch “Duy trì viết mỗi ngày và đọc bất kỳ tài liệu bạn có”. Với Nick Hornby, âm nhạc và thể thao luôn là nguồn cảm hứng trong các sáng tác của ông. Ông là fan trung thành của đội bóng Arsenal. Vì vậy nét đặc trưng trong các tiểu thuyết hay phim của Nick Hornby là: – Liên quan đến ban nhạc và nhạc sĩ ông yêu thích. – Liên quan đến bóng đá, đặc biệt là đội Arsenal. – Những mối quan hệ đổ vỡ như vợ chồng ly dị. Những điều giản dị xung quanh cuộc sống luôn là chất liệu sáng tác chân thật nhất của mỗi nhà văn, biên kịch nói chung và Nick Hornby nói riêng. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch Jojo Moyes cây bút vàng tạo nên Me Before You

Nữ nhà văn, biên kịch Jojo Moyes ghi dấu ấn ở nhiều tiểu thuyết: One Plus One, The Last Letter From Your Lover, Silver Bay. Gần đây, biên kịch Jojo Moyes đã chuyển thể tiểu thuyết Me Before You của mình thành phim điện ảnh, được khán giả toàn cầu đón nhận. Nhà văn, biên kịch Jojo Moyes và sơ lược tiểu sử Biên kịch Jojo Moyes – Cây bút vàng tạo nên tiểu thuyết ăn khách Me Before You Biên kịch Jojo Moyes sinh ngày 04/08/1969, lớn lên tại London. Sau khi trải qua nhiều công việc như: Tài xế lái xe ô tô, người in tài liệu chữ nổi cho người mù tại NatWest, người viết brochure cho Club 18-30, cô đã có bằng tại Royal Holloway và Bedford New College thuộc trường Đại học London. Năm 1992, Jojo Moyes đạt được học bổng của tờ báo The Independent để tham gia khóa học sau Đại học tại Đại học City. Sau đó, cô trở thành nhà báo trong 10 năm kể từ năm 1994. Trong đó có 1 năm làm cho South China Morning Post tại Hồng Kông và 9 năm làm cho Indepenent. Cô đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Phóng viên mảng News, trợ lý biên tập chuyên mục News, phóng viên nước ngoài mảng Media. Mãi đến năm 2002, Jojo Moyes mới trở thành người viết tiểu thuyết. Tiểu thuyết đầu tay của Jojo Moyes là Sheltering Rain. Tiếp đó cô viết hơn 11 tiểu thuyết khác, đều được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Hiện tại cô đang sống và sáng tác ở nông trại tại Essex, Anh Quốc cùng chồng là nhà báo Charlie Aurthur và 3 người con. Jojo Moyes và hành trình đến với nghề biên kịch Jojo Moyes đạt nhiều thành công rực rỡ ở lĩnh vực văn học khi liên tiếp đạt được nhiều giải thưởng. Hai lần đạt giải the Romantic Novelist’s Award: >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu:Khóa học biên kịch phim điện ảnh Một số tác phẩm thành công của biên kịch Jojo Moyes   – Năm 2011: tiểu thuyết “The Last Letter From Your Lover” – Năm 2003 với tiểu thuyết “Foreign Fruit” Đặc biệt, tiểu thuyết “Me Before You” được đề cử “Book of the Year” tại giải “The UK Galaxy Book”. Tiểu thuyết bán được 8 triệu bản trên toàn thế giới. Nhà văn, biên kịch Jojo Moyes cũng tự tay viết kịch bản bộ phim “Me Before You” được chuyển thể từ chính tiểu thuyết best- seller của mình. Đây là điểm khởi đầu trở thành biên kịch của nhà văn Jojo Moyes. Jojo Moyes đột phá trong tiểu thuyết lãng mạn Bộ phim “Me Before You” tạo nên một trường phái của tiểu thuyết lãng mạn. Bởi Jojo Moyes không viết những câu chuyện tình yêu hư ảo, mà hết sức thực tế.  Đọc tác phẩm, xem phim “Me Before You”, khán giả cảm nhận rõ tình yêu ở thời hiện đại rất chân thực. Khán giả cười vui vẻ chấp nhận hiện tại hơn là quá xót thương cho nhân vật. Me Before You – Phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của biên kịch Jojo Moyes Thông điệp về tình yêu được Jojo Moyes thể hiện khá rõ trong phim “Me Before You”: “Tình yêu không làm con người ta biến thành người khác, mà làm con người ta trở nên tốt hơn”. Cụ thể nhân vật Will vẫn không thay đổi quyết định của mình, không thay đổi bản chất con người anh như nhân vật Louisa và khán giả mong đợi. Nhưng anh có cái nhìn khác về sự tồn tại của mình. Jojo Moyes và những chia sẻ về nghề Jojo Moyes chia sẻ cô vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp sáng tác tiểu thuyết và kịch bản phim. Những dự án sắp tới vẫn được cô giữ kín bởi cảm hứng sáng tác luôn đến bất ngờ. Công việc sáng tác luôn yêu cầu mỗi nhà văn, biên kịch có nhiều ý tưởng. Và mỗi người lại có những bí kíp giữ lửa riêng cho mình. Với Jojo Moyes, cô chia sẻ rằng: “Tôi luôn đọc báo, tạp chí mỗi ngày để cập nhật những sự kiện mới. Theo tôi, chúng luôn tạo nhiều cảm hứng cho sáng tác. Duy trì việc viết mỗi ngày cũng là cách tôi luôn áp dụng”. “Don’t give up if this is what you would truly like to do” – “Đừng bao giờ từ bỏ nếu bạn thật sự muốn làm” là điều Jojo Moyes gửi gắm đến các bạn trẻ có niềm đam mê với nghề biên kịch. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Viết kịch bản với cốt truyện thua thiệt

Ở phần 2, bài viết đã gửi đến bạn 3 loại cốt truyện: truy đuổi, giải cứu và trốn thoát để vận dụng khi viết kịch bản. Trong phần 3, bài viết tiếp tục đem đến cho bạn đọc hai loại cốt truyện: cốt truyện cạnh tranh và thua thiệt. Đây là hai loại cốt truyện thường thấy trong các truyện cổ tích. Chọn cốt truyện cạnh tranh khi viết kịch bản Viết kịch bản với cốt truyện cạnh tranh, biên kịch cần thiết lập: hai nhân vật có sức mạnh ngang nhau và họ cùng muốn đạt được một mục tiêu nào đó. Hoặc nếu nhân vật có điểm mạnh về lĩnh vực này thì nhân vật kia sẽ phải có điểm mạnh ở lĩnh vực khác. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Viết kịch bản với cốt truyện cạnh tranh Để tạo cốt truyện cạnh tranh hấp dẫn, bạn cần tạo nên những màn đấu tranh bất phân thằng bại giữa hai nhân vật. Điển hình cho cốt truyện này là truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn cưới công chúa. Sơn Tinh là chúa tể ở chốn sơn lâm. Ngược lại Thủy Tinh lại là chúa tể vùng biển cả. Như vậy, cũng có 3 giai đoạn bạn cần tạo ra khi chọn cốt truyện cạnh tranh: – Giai đoạn 1: Nhân vật chính và nhân vật phản diện có cùng chung mục tiêu. Và bạn cần xác định rõ thế mạnh của cả hai nhân vật. Điều quan trọng là hai nhân vật phải có sức mạnh ngang nhau. – Giai đoạn 2: Nhân vật phản diện thấy được sức mạnh của nhân vật chính diện dần tăng lên và tìm cách đối phó. – Giai đoạn 3: Cuộc chạm trán nảy lửa giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện. Với truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thủy Tinh đã chọn dâng nước làm ngập mọi miền. Để đối phó với Thủy Tinh, Sơn Tinh cũng dâng núi lên cao hơn cả sự dâng nước của Thủy Tinh. Chọn cốt truyện thua thiệt khi viết kịch bản Viết kịch bản với cốt truyện thua thiệt, ban đầu nhân vật chính diện bị nhân vật phản diện áp đảo hoàn toàn. Giai đoạn tiếp theo, nhân vật chính diện được cải thiện vị thế. Giai đoạn cuối cùng, nhân vật chính diện khôi phục hoàn toàn sức mạnh và có cuộc chạm trán trực tiếp với nhân vật phản diện. Viết kịch bản với cốt truyện thua thiệt Cốt truyện thua thiệt thường được áp dụng khá nhiều trong các truyện cổ tích Việt Nam như: Truyện Thạch Sanh, truyện Tấm Cám, hay truyện Lọ Lem của nước ngoài. Rõ ràng, ban đầu Thạch Sanh thua kém rất nhiều so với Lý Thông. Đối với truyện Tấm Cám hay Lọ Lem, hai cô gái này đều chịu nhiều cực khổ, bị xem là người ở cho mụ dì ghẻ. Nhưng rồi cuối cùng, cả hai đều được vua, hoàng tử chọn làm vợ. Tấm quay lại trả lại mụ dì ghẻ và Cám. Truyện cổ tích và viết kịch bản phim Hai cốt truyện cạnh tranh và thua thiệt đều là những cốt truyện khá phổ biến trong các truyện cổ tích. Người viết kịch bản cần phân tích kỹ hai loại cốt truyện để vận dụng chúng trong các kịch bản tương lai của mình. Viết kịch bản cổ tích – xu hướng kịch bản mới Đặc biệt, xu hướng xây dựng kịch bản phim dựa trên truyện cổ tích đang khá rầm rộ. Cụ thể, phim Tấm Cám do đạo diễn Ngô Thanh Vân đầu tư xây dựng đã gây được nhiều tiếng vang với công chúng. Vận dụng hợp lý hai loại cốt truyện này với các loại cốt truyện khác như: truy đuổi, giải cứu sẽ giúp nhà biên kịch tạo được những kịch bản độc lạ.

biên kịch Đặng Nhã

Biên kịch đang là một trong những nghề được nhiều bạn trẻ đam mê và theo đuổi. Không chỉ vì danh tiếng và vốn thu nhập hấp dẫn, nghề biên kịch còn đưa người làm nghề tiếp xúc với những câu chuyện khác nhau, gặp gỡ nhiều người ở mọi tầng lớp xã hội. Những lần tiếp xúc này sẽ mang đến cho họ ý tưởng thú vị cho kịch bản của mình. Tuy nhiên, người ta thường nói “Nghề chọn người chứ người không chọn nghề”. Thật vậy, con đường đến với nghề bao giờ cũng lắm chông gai và thử thách. Khi đã có được những thành công nhất định trong nghề, người ta sẽ nhìn lại con đường đã từng trải qua và mỉm cười với thành quả của bản thân. Đặc biệt, lý do đến với nghề hay cơ duyên đưa họ vào nghề lại chính là điều khiến mỗi nhà biên kịch nhớ nhất. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch Đặng Nhã Hãy cùng xem cái duyên nào đã đưa biên kịch Đặng Nhã đến với nghề và những chia sẻ của cô về nghề như thế nào bạn nhé! Đến với nghề biên kịch bằng sự tò mò Vì học Đại học Sư Phạm nên tôi luôn nghĩ ra trường mình sẽ đi dạy. Trong một lần “lang thang” trên mạng, tôi thấy công ty Phan Thị tuyển dụng biên kịch. Lúc ấy, tôi không biết “mặt mũi” một cái kịch bản là như thế nào, nhưng vì biết Phan Thị là công ty sản xuất bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt nên tôi đã nộp đơn để thỏa lòng tò mò của mình: ““Nghía” xem công ty truyện tranh lớn nhất Việt Nam như thế nào”. Không ngờ, sau khi làm bài test thì tôi được tuyển dụng. Và tôi may mắn được cô Phan Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty Phan Thị, một người có tố chất như William Arthur Ward từng nói: “Dạy học bao gồm nhiều việc hơn là chỉ trao đi tri thức, nó đòi hỏi truyền cảm hứng cho thay đổi”, đào tạo. Cô Hạnh không chỉ giúp tôi có những kiến thức vững chắc về kịch bản mà còn khơi dậy ngọn lửa đam mê và truyền cảm hứng nghề biên kịch trong tôi, giúp tôi mạnh dạn theo đuổi nghề này Cô từng là biên kịch của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt  Không viết văn nhưng vẫn có thể làm kịch bản hay Nhiều bạn trẻ rất thích nghề biên kịch nhưng không dám theo đuổi vì nghĩ để viết được kịch bản thì phải viết giỏi như nhà văn. Điều này không chính xác. Thực tế, một nhà văn thường viết kịch bản tốt, nhưng một nhà biên kịch không viết văn được nhưng vẫn có thể viết được kịch bản hay. Bởi lẽ một tác phẩm văn học phần lớn là dùng ngôn từ “đẹp” bay bổng để miêu tả, còn kịch bản chủ yếu là dùng ngôn từ  mà bạn nghe và thấy hàng ngày để xây dựng nhân vật và phát triển tình huống kịch bản. Biên kịch Đặng Nhã chia sẻ trong talkshow Đối thoại giữa Biên kịch và Đạo diễn Vì vậy, nếu bạn có một nền tảng kiến thức tốt về văn hóa – xã hội, chịu khó quan sát, nhạy cảm với những điều đang diễn ra xung quanh và đặc biệt là yêu thích công việc viết lách thì xin chúc mừng bạn, bạn có tố chất để trở thành một biên kịch giỏi. Biên kịch là nghề có áp lực cao Một trong những điểm yếu thường gặp ở các biên kịch trẻ mới vào nghề là không biết nắm bắt ý tưởng, không xác định được mục đích của câu chuyện. Các bạn “đẻ” ra nhân vật, nhưng lại  không hiểu về nhân vật của mình muốn gì, điều gì ngăn cản khiến nhân vật không đạt được ước muốn đó khiến cho câu chuyện thành một mớ hỗn độn. Cô đang là biên kịch của gameshow Tài Tiếu Tuyệt Khi mới tiếp xúc với nghề biên kịch, các bạn trẻ thường háo hức viết theo sự chỉ dẫn của cảm xúc mà không nghĩ đến khán giả cần gì, muốn gì, xu hướng của thị trường giải trí, yêu cầu của nhà sản xuất, thực tế sản xuất,… Những sản phẩm như thế luôn bị từ chối hoặc bị sửa đến 90% khiến cho các bạn trẻ dễ nản chí và bỏ cuộc. Biên kịch cũng là một nghề nghiệp có áp lực rất lớn. Việc cắm đầu viết ngày viết đêm, cả trong những ngày lễ để đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất nhưng lại được trả tiền nhuận bút rất chậm, thậm chí là bị quỵt là chuyện rất bình thường. Nếu bạn không đủ sức khỏe về thể chất và tinh thần, không có niềm đam mê thì rất khó để theo nghề. Kịch bản vốn có quy tắc riêng Kịch bản vốn có những quy tắc riêng của nó. Để viết được một kịch bản hay bắt buộc biên kịch phải nắm chắc những kỹ thuật cơ bản của kịch bản và những yêu cầu, xu hướng của ngành giải trí. Vì vậy, việc học một khóa đào tạo bài bản về nghề biên kịch là điều cần thiết, nó giúp biên kịch xây dựng được cái khung vững chắc để truyền tải một cách hiệu quả nhất câu chuyện mà họ muốn nói. Biên kịch Đặng Nhã Thạc sĩ Văn học Biên kịch chuyên về kịch bản gameshow, hài kịch, kịch án: Kỳ Án Đông Tây Kim Cổ, Vitamin Cười, Tài Tiếu Tuyệt, Kính Đa Tròng, Xả Xì Trét, Cười Vui Lắm, Hàng Xóm Lắm Chiêu,… Từng là biên kịch cho bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt Hiền Đặng

Đó là những chia sẻ của Đạo diễn Văn Công Viễn về kinh nghiệm của anh trong quá trình làm nghề từ những bước đầu tiên cho đến thời điểm hiện tại. Sáng 02/10, talkshow Đối thoại giữa Biên kịch và Đạo diễn do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức  tại SHUB – Thư viện khoa học tổng hợp TPHCM. Talkshow có sự tham gia của Đạo diễn Văn Công Viễn cùng biên kịch Ngô Hạnh và biên kịch Đặng Nhã. Các vị khách mời đã mang đến talkshow những câu chuyện thực tế, những kinh nghiệm từng trải cũng như những bí quyết hành nghề của bản thân. Ở mảng gameshow và truyện tranh, biên kịch Đặng Nhã cho biết: Khi sản xuất một gameshow, biên tập, biên kịch sẽ tham gia từ quá trình xây dựng ý tưởng, làm format, lên danh sách người chơi, viết kịch bản cho đến đi quay và dựng hình. Người viết kịch bản gameshow phải tạo ra được những tình huống hay để người chơi bộc lộ được tài năng và cá tính nhiều nhất. Bên cạnh đó, biên kịch Đặng Nhã còn chia sẻ thêm những kinh nghiệm của một biên tập, biên kịch ở trường quay. Biên kịch, biên tập khi ra trường quay ngoài việc theo dõi nội dung còn phải chú ý đến trang phục và hoá trang của người chơi, nhằm khai thác được triệt để nội dung và tránh phản cảm khi lên sóng. Ngoài mảng gameshow, biên kịch Đặng Nhã còn có những chia sẻ thú vị về viết kịch bản truyện tranh. Để viết một kịch bản hay, việc đầu tiên biên kịch cần làm chính là phải xác định được đối tượng độc giả mà mình muốn hướng đến, viết những gì mà họ muốn xem nhưng không thể đoán trước được. Và quan trọng nhất là khi xây dựng tình huống, nút thắt, nút mở hoặc gài bẫy, mở bẫy phải dựa trên việc nắm bắt cảm xúc, tâm lý của người xem. Một cốt truyện bất ngờ, kịch tính và thú vị luôn giữ chân được độc giả. Ngoài ra, để nội dung phong phú, biên kịch có thể tìm thêm ý tưởng từ sách báo và từ những phản hồi của dư luận về các vấn đề của xã hội Về kịch bản phim truyền hình, điện ảnh, đạo diễn Văn Công Viễn và biên kịch Ngô Hạnh đều cho rằng, trước khi bắt tay thực hiện một kịch bản phim, người viết cần phải nắm vững công thức viết các thể loại kịch bản: sitcom, điện ảnh, truyền hình,… Bởi biên kịch khác với một nhà văn. Nhà văn sẽ kể câu chuyện trên giấy theo những cảm xúc, câu chữ của bản thân. Còn biên kịch phải kể chuyện bằng hình ảnh, phải biết cách sắp xếp những tình huống sẽ xảy ra trong kịch bản cũng như những câu thoại hợp lý. Vì vậy, việc tham gia những khóa học về biên kịch là rất cần thiết đối với những bạn yêu thích nghề biên kịch.  Ngoài vai trò đạo diễn, Văn Công Viễn còn là một biên kịch tài giỏi. Anh cho biết “Để nuôi ước mơ làm kịch bản phim, bạn cần phải biết cách lấy ngắn nuôi dài để có những bước đi dài hơn. Bạn hãy bước từng bước một, làm những công việc liên quan đến nghề như viết kịch bản gameshow để tìm kinh phí cho kịch bản sau này của mình”. Bên cạnh đó, đạo diễn Văn Công Viễn còn tiết lộ “Khi đọc một kịch bản, người đạo diễn có thể biết được biên kịch đó đã từng trải nghiệm qua câu chuyện, vấn đề được đề cập trong kịch bản hay chưa?” Vì vậy, lời khuyên chính là bạn nên viết thật nhiều, đi thật nhiều, trải nghiệm thật nhiều, cần có quá trình góp nhặt, có kế hoạch để rèn luyện, va chạm thực tế để có nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Nhắc đến, mối quan hệ giữa đạo diễn và biên kịch, các khách mời đều cho rằng, mâu thuẫn trong công việc đều có thể xảy ra nhưng nhìn chung tất cả đều vì mục tiêu cuối cùng là tác phẩm mà cả ekip làm ra. Đạo diễn Văn Công Viễn cho rằng, khi hợp tác chung trong một tác phẩm, biên kịch và đạo diễn đều phải cùng có tình cảm với kịch bản đó. Có như vậy, tác phẩm làm ra mới có thể chạm vào trái tim của mọi người. Do đó, cần phải biết lắng nghe ý kiến và tổng hợp để làm cho bộ phim hoàn thiện hơn. Còn biên kịch Ngô Hạnh thì có những chia sẻ “Sau khi bộ phim được công chiếu, đạo diễn thường là người được nhắc đến nhiều hơn. Vì vậy, chắc chắn người biên kịch sẽ cảm thấy có chút buồn. Nhưng, chúng ta cần phải biết rằng, bộ phim thành công không chỉ nhờ vào biên kịch hay đạo diễn mà là sự đóng góp của cả ekip. Còn có rất nhiều người không được đề tên trên poster nhưng chúng ta cũng cần phải ghi nhận vai trò của họ”. Talkshow chắc chắn đã mang đến rất nhiều thông tin cũng như kinh nghiệm bổ ích cho các bạn yêu thích nghề biên kịch. Từ đây, các bạn đã có định hướng chắc chắn cho con đường của mình trong tương lai.  Hiền Đặng   

33 bước để sáng tác nhân vật hay 7

Thiết kế nhân vật hấp dẫn và sở hữu một kịch bản sắc sảo là chìa khóa thành công của bất kỳ tác phẩm truyện tranh, hoạt hình, game hoặc điện ảnh. Nhân vật trước tiên phải thu hút ngay từ khi còn nằm trên bảng mô tả của nhà biên kịch. 33 bước thiết kế nhân vật sau đây là không-thể-thiếu để xây dựng nhân vật thành công. 1. Đề ra mục tiêu: đề ra một mục tiêu/ước mơ/khát vọng cho nhân vật không chỉ làm nhân vật trở nên có ý nghĩa hơn, mà còn giúp bạn triển khai câu chuyện dễ dàng hơn rất nhiều. 2. Đề ra động cơ: đề ra động cơ thúc đẩy nhân vật hành động hướng đến mục đích, thực hiện ước mơ của mình. Động cơ đó có thể xuất phát từ những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, ăn năn, hối hận, hoặc từ những tính cách xấu như kiêu hãnh, tự phụ, hoặc tham lam, hoặc cũng có khi từ những cảm xúc tích cực như yêu thương, quyết tâm, nhiệt huyết… Nhưng dù là vì lý do nào đi nữa, chính động cơ đó sẽ làm cho hành động của nhân vật trở nên thực hơn, đáng tin hơn, dễ đồng cảm hơn. 3. Đề ra vai trò: hãy nghĩ đến vai trò của nhân vật trong câu chuyện. Liệu bạn tạo ra nhân vật để xây dựng xung đột cho cốt truyện, hay là để nhân vật trải qua quá trình trưởng thành hơn về mặt cảm xúc? Nếu nhân vật của bạn không đảm nhận vai trò hợp lý nào, sự tồn tại của họ sẽ trở nên vô nghĩa. 4. Đề ra nỗi sợ: sợ hãi là cảm xúc mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Nỗi sợ là chất xúc tác tạo ra sự thiếu tự tin, bốc đồng hoặc xung đột, nhờ vậy mà câu chuyện của bạn sẽ thu hút hơn, cốt truyện sẽ triển khai thuận lợi hơn. Nhưng nhớ đừng để nhân vật của bạn lúc nào cũng chìm đắm trong nỗi sợ, hãy để họ hành động để vượt qua nó nữa nhé. 5. Đề ra khiếm khuyết: trên đời, cái gì quá hoàn hảo, quá hoàn thiện thì rất nhàm chán. Chính sự không hoàn thiện mới khiến chúng ta trở nên “con người” hơn. Do đó, hãy để cho nhân vật của bạn có một hoặc nhiều khuyết điểm, không chỉ là về thể chất hay vẻ bề ngoài, mà còn có thể là một tính cách xấu, một địa vị thấp kém trong xã hội, hay phải sinh sống trong những điều kiện khắc nghiệt nào đấy. 6. Đề ra tiểu sử: hãy viết về tiểu sử nhân vật của bạn. Chính hoàn cảnh trong quá khứ sẽ làm nên tính cách của nhân vật, cũng như ảnh hưởng đến những lựa chọn của họ trong câu chuyện. 7. Đề ra bối cảnh hiện tại: đừng chỉ toàn viết những câu chuyện hồi tưởng trong quá khứ, hãy để nhân vật của bạn sống trong hoàn cảnh hiện tại. Đề ra cho nhân vật của bạn một mục tiêu, một sứ mệnh, hay một chuyến du hành, để từ đó họ có cơ hội phát triển, trưởng thành lên. 8. Đề ra tính cách: đừng để nhân vật của bạn trở nên vô hồn, nhạt nhẽo. Hãy tạo cho họ một tính cách thật phức tạp bằng cách thêm thắt nhiều tính cách trái ngược, nội tâm mâu thuẫn… và quan trọng nhất là tránh để cho nhân vật trở nên rập khuôn, sáo rỗng nhé.   9. Đề ra sở thích: một nhân vật chẳng yêu thích hay hào hứng với bất cứ điều gì thì sẽ rất nhàm chán. Hãy để nhân vật của bạn phát cuồng vì một điều gì đó, dù cho đó là điều mà độc giả ghét đi chăng nữa. Sự nhiệt huyết sẽ làm nhân vật bạn hấp dẫn hơn, dù cho sở thích đó là gì đi nữa. 10. Đề ra tật xấu: hầu hết mọi người ai cũng có một cái tật khó bỏ nào đấy. Mà tật càng lạ thì càng thú vị. Hãy cho nhân vật của bạn một vài tật xấu để giúp họ nổi bật hơn so với đám đông. 11. Đề ra tên họ: hãy đặt cho nhân vật bạn cái tên với ẩn ý. Cái tên đó có thể là ngầm chỉ về một thời kỳ, ám chỉ một sở thích, hay trở thành điềm báo cho những hành động của nhân vật trong tương lai. 12. Đề ra ham muốn: lòng ham muốn chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhân vật phát triển. Nó có thể khiến nhân vật của bạn tiến bước đến mục đích, hoặc khiến họ trở nên sa ngã. 13. Đề ra tình yêu: nếu nhân vật của bạn không hề biết yêu thương thì làm sao bạn có thể khiến độc giả đồng cảm hay yêu thích nhân vật đó được? Nhân vật của bạn không nhất thiết phải suốt ngày tươi cười, ôm ấp, nắm tay nắm chân tình tứ, họ chỉ cần có lòng yêu thương một người nào đó thôi cũng đủ để độc giả bồi hồi cảm thông rồi. 14. Phức tạp hóa nhân vật: một nhân vật luôn khiến độc giả phải luôn ngạc nhiên vì hành động của mình. Hãy làm cho nhân vật của bạn có nhiều tầng sâu tính cách và động cơ phức tạp, sau đó từ từ lộ ra cho độc giả biết. 15. Làm nhân vật trở nên độc nhất vô nhị: đừng để nhân vật của bạn trở nên tầm thường giống hệt như bao nhiêu nhân vật trong những câu chuyện khác. Hãy khiến họ trở nên độc nhất vô nhị bằng cách đề ra mục tiêu, động lực, tính cách thật khác thường, thật mới lạ, có một

20 bước để viết kịch bản thành công

Biên kịch là một nghề đòi hỏi kỹ năng cao. Đằng sau một kịch bản thành công là tâm huyết, sự kiên trì, thời gian công sức mà nhà biên kịch bỏ ra để nhào nặn, sắp xếp các tình tiết thành câu chuyện hoàn chỉnh hấp dẫn. Không ai có thể viết ra một kịch bản hay chỉ sau một đêm. Đó là kết quả của nhiều năm tích lũy, rèn luyện tay nghề mới có được. Nguồn: news.zing.vn Nếu bạn đang ấp ủ giấc mơ theo đuổi nghề biên kịch cũng như biến những ý tưởng của mình thành một kịch bản hoàn chỉnh thì bạn nên tham khảo 20 bước hướng dẫn viết kịch bản sau đây: 1. Xem thật nhiều phim Bạn hãy xem thật nhiều phim, càng nhiều càng tốt. Phim cũ, phim mới, phim hay, phim dở, cũng như đủ mọi thể loại khác nhau. Hãy đề ra cho mình mục tiêu xem tất cả phim trên đời. Ngoài việc giành được danh hiệu “Trùm xem phim”, bạn còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm, biết cách phân biệt cốt truyện, diễn biến, phân đoạn, cách chuyển cảnh trong phim. Sau một thời gian, có thể bạn sẽ bị mắc bệnh nghề nghiệp như hễ bắt đầu xem phim là canh đồng hồ, rồi nghiên cứu, mổ xẻ chi tiết nội dung phim… Nhưng nếu bạn xem một bộ phim mà bị cuốn hút đến nỗi chẳng màng suy nghĩ nữa, chỉ đơn giản ngồi xem từ đầu đến cuối thôi, thì có nghĩa là kịch bản bộ phim ấy thành công đấy, nên học hỏi đi nhé. Nguồn:signature-reads.com  2. Đọc thật nhiều kịch bản Bạn nên đọc càng nhiều kịch bản càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu trúc kịch bản, thấy được cách chuyển từ nội dung trên giấy lên màn ảnh. Bạn cũng sẽ học hỏi được nhiều phong cách viết kịch bản, cách kể chuyện khác nhau. Nhưng quan trọng hơn cả là bạn sẽ học được cách hành văn sao cho thật sáng sủa, súc tích, tối ưu hóa phân cảnh từ những ý tưởng thật đơn giản. Việc không lệ thuộc quá nhiều vào kịch bản giấy, chừa những khoảng trống cho sự sáng tạo là điều rất quan trọng trong hoạt động nghệ thuật. Bạn có thể vào các trang SimplyScripts hoặc DailyScript để tải hàng tá kịch bản về xem miễn phí. 3. Tích lũy thật nhiều ý tưởng Bạn nên tập tích lũy ý tưởng, càng nhiều càng tốt. Hãy sáng tạo ra những ý tưởng thật mới mẻ, độc nhất. Càng có nhiều ý tưởng xuất sắc thì bạn sẽ càng tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình. Xong kịch bản này thì bắt đầu kịch bản kia ngay lập tức. Hãy giữ mình luôn trong guồng sáng tạo. Nghĩ mà xem, ví dụ 1 năm bạn viết 1 kịch bản, thì sau 10 năm (nghề này thường tốn chừng đó năm để thành công), bạn sẽ có 10 kịch bản được hoàn thành và cơ hội để 1 hay nhiều trong số đó đạt được thành công rực rỡ là rất lớn. Hollywood sống được là nhờ những ý tưởng gốc đầy mới mẻ như vậy đấy. Nguồn: nyfa.edu 4. Hãy tập thói quen viết lách thường xuyên Ăn uống điều độ, tập thể dục đều đặn giúp bạn có vóc dáng cân đối. Biết tiết kiệm, tránh tiêu pha hoang phí thì bạn sẽ không bị nợ nần đến nỗi phải tán gia bại sản. Nếu bạn tự nhận mình là một nhà biên kịch, thì bạn cũng cần biết điều hòa công việc của mình như vậy. Hãy tập thói quen viết lách cũng như đề ra thời gian biểu cho mình, biến nó thành một công việc thường nhật và tuân thủ thật nghiêm túc. Chuyện viết lách, dù được trả công hay không, thì vẫn là nhiệm vụ, là nghề của bạn, cho nên hãy có trách nhiệm với nó. Hãy ngồi lên bàn và viết mỗi ngày nhé! 5. Khơi nguồn sáng tạo từ chính mình Mỗi người ai cũng có một câu chuyện riêng về cuộc đời mình. Cho nên hãy “viết những gì bạn biết”, vận dụng chính các trải nghiệm, kinh nghiệm của bản thân vào nội dung câu chuyện của mình. Nhưng cũng đừng quên “viết những gì bạn thích” nữa nhé. Muốn viết hay, bạn phải có cảm hứng. Nếu ngọn lửa nhiệt huyết không bùng cháy bên trong tâm hồn bạn, thì những gì bạn viết ra sẽ không có sức lay động người khác. Cho nên, cách tốt nhất để khơi nguồn sáng tạo và giữ được cảm hứng, đó là biết mình là ai và biết mình muốn gì. 6. Sáng tạo ra những nhân vật thật đáng nhớ Một câu chuyện chỉ thật sự hay khi nhân vật trong đó hấp dẫn. Nhân vật của bạn không nhất thiết phải hoàn hảo, nhưng cần phải vượt trội, nổi bật và dễ nhớ. Khi thiết kế nhân vật (nhân vật chính, nhân vật phụ hoặc nhân vật theo motif…), bạn nên bắt đầu bằng cách lập bảng câu hỏi phát thảo về nhân vật, cũng như luyện tập vẽ nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Khi bạn tưởng tượng ra được mối quan hệ giữa các nhân vật – giữa cha mẹ và con, giữa anh em, giữa đồng nghiệp với nhau thì cũng là lúc thế giới trong câu chuyện của bạn được mở rộng và bắt đầu. 7. Phát triển câu chuyện sao cho thật lôi cuốn Một câu chuyện hay thường kể về một nhân vật thú vị nào đấy, mong muốn một điều gì đó, và phải vất vả vượt qua thử thách để đạt được điều ấy. Công thức như sau: (Nhân vật + Ước vọng) x Thử thách = Câu chuyện. Nhưng câu chuyện của bạn không chỉ dừng