Studio Ghibli là xưởng phim hoạt hình Nhật Bản nổi tiếng thế giới, được đạo diễn lừng danh Hayao Miyazaki thành lập năm 1985. Những anime do Studio Ghibli sản xuất không chỉ được ưa chuộng và đánh giá cao trong nước, mà còn góp phần truyền bá văn hóa Nhật Bản ra khắp thế giới. Bài viết dưới đây điểm mặt 7 anime hay nhất mọi thời đại của Studio Ghibli. Nếu là fan ruột của phim hoạt hình Ghibli, bạn hẳn muốn xem qua 7 kiệt tác điện ảnh này, và thưởng thức chúng cả chục, thậm chí cả trăm lần không biết chán, như thể chưa bao giờ được xem trước đó!   1. Princess Mononoke (Công chúa Mononoke) Princess Mononoke (もののけ姫) là một trong những anime nổi tiếng thế giới của Ghibli, công chiếu năm 1997, thu hút 14,2 triệu khán giả tới rạp, mang về 200 triệu USD, trở thành phim hoạt hình “bom tấn” có doanh thu cao nhất thời đó. Phim thuộc thể loại lịch sử, fantasy, lấy bối cảnh cuối thời Muromachi (1336 – 1573) tại Nhật Bản, xoay quanh chủ đề về cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Nhân vật chính trong phim là Ashitaka, chàng hoàng tử cuối cùng của bộ lạc Emishi, và Mononoke, nàng công chúa sống trong rừng với bầy sói. Mononoke căm ghét loài người, vì họ tàn phá thiên nhiên phục vụ cho lợi ích cá nhân, nhưng Ashitaka một mực thuyết phục cô rằng người và sói có thể chung sống hòa bình với nhau. Thế giới trong Princess Mononoke được lấy cảm hứng từ hòn đảo Yakushima, tỉnh Kagoshima.   2. Whisper of the Heart (Lời thì thầm của trái tim) Được chuyển thể từ manga của Aoi Hiiragi, Whisper of the Heart (耳をすませば) là một trong những phim hoạt hình Ghibli đặc biệt được yêu thích tại Nhật Bản. Giữ vai trò đạo diễn bộ phim này không phải là Hayao Miyazaki mà là Yoshifumi Kondo (Grave of the Fireflies). Bộ phim kể về mối tình lãng mạn tuổi mới lớn của hai nhân vật chính: Shizuku Tsukishima và Seiji Amasawa. Shizuku tình cờ ghé thăm cửa hàng đồ cổ Chikyuya của Shiro Nishi, rồi làm quen và trở nên thân thiết với Seiji Amasawa, cháu của Jiro. Shizuku cố gắng hoàn thành cuốn tiểu thuyết, còn Seiji thì theo đuổi con đường trở thành nghệ nhân làm đàn violin. Họ động viên nhau biến ước mơ thành hiện thực. Seiji hứa sẽ kết hôn với Shizuku khi anh thành tài. Cảnh vật thanh bình ở Seiseki-sakuragaoka, Tokyo, truyền cảm hứng cho thị trấn trong phim, và kể từ khi bộ phim được công chiếu vào năm 1995, nơi này đã đón tiếp nhiều du khách và fan hâm mộ đến tham quan.   3. From Up on Poppy Hill (Ngọn đồi hoa hồng anh)   From Up on Poppy Hill (コクリコ坂から) là một trong những anime được Ghibli phát hành gần đây nhất (2011). Khác với bốn anime trong danh sách, From Up on Poppy Hill do Goro Miyazaki, con trai của Hayao Miyazaki, làm đạo diễn. Phim tuy không được nhiều người đánh giá là hay nhất, nhưng cho thấy tài năng của Goro không hề thua kém cha mình. Lấy bối cảnh Nhật Bản năm 1963, một năm trước khi diễn ra Thế vận hội Mùa hè 1964 tại Tokyo, bộ phim xoay quanh câu chuyện về mối tình ngây thơ, trong trắng, nhưng không kém phần sóng gió của hai cô cậu học sinh trung học Umi và Shun. Cảnh Umi thức giấc ẩn chứa thông điệp sâu sắc hơn khi Goro làm trái ý cha, không vẽ ánh mặt trời trong căn phòng của cô. Trong các tác phẩm như Castle in the Sky và Kiki’s Delivery Service, Hayao Miyazaki thường vẽ ánh mặt trời tỏa áng yếu ớt trong phòng.   4. Kiki’s Delivery Service (Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki) Kiki’s Delivery Service (魔女の宅急便) được đông đảo khán giả trong và ngoài nước yêu thích kể từ khi nó được công chiếu tại Nhật Bản vào năm 1989 – một năm sau khi My Neighbor Totoro lên màn ảnh. Bộ phim gây ấn tượng với khán giả bằng câu chuyện kể về cô phù thủy nhỏ tuổi Kiki, rời khỏi nhà để bắt đầu cuộc sống tự lập đầy khó khăn, vất vả cùng chú mèo mun Jiji, nhưng bằng nghị lực đáng khâm phục, cô vượt qua tất cả và chiếm trọn cảm tình người xem. Khung cảnh thành phố biển thơ mộng trong phim được vẽ công phu, có lẽ được lấy cảm hứng từ các nước Bắc Âu. Một bộ phim đáng xem đối với fan hâm mộ của Ghibli.   5. Spirited Away (Vùng đất linh hồn) Spirited Away (千と千尋の神隠し) vừa khởi chiếu vào năm 2001 đã thu về hơn 300 triệu USD, đứng đầu danh sách những bộ phim có doanh thu cao nhất tại Nhật Bản. Cô bé Chihiro tình cờ lạc bước vào thế giới linh hồn, nơi cô quên mất danh tính thật của mình, được đặt tên mới là “Sen.” Cảnh Chihiro chỉ mới 10 tuổi đã phải làm việc vất vả tại nhà tắm công cộng thật sự làm lay động trái tim người xem. Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bộ phim chính là dàn nhân vật độc đáo, đa dạng, bao gồm chàng trai trẻ tốt bụng Haku (thực chất là một vị thần sông), phù thủy Yubaba (người cai quản nhà tắm), Zeniba (chị gái sinh đôi của Yubaba), và Konashi (Vô Diện). Theo bạn, Konashi được coi là hiện thân của lòng tham hay sự trong sáng?   6. My Neighbor Totoro (Hàng xóm tôi là Totoro) Ra rạp năm 1988, My Neighbor Totoro (となりのトトロ) là một trong những phim hoạt hình Ghibli nổi tiếng nhất ở Nhật Bản và nước ngoài, được đông đảo khán giả từ trẻ em đến

Phỏng vấn đạo diễn Hayao Miyazaki về phim hoạt hình gây tranh cãi The Wind Rises Bao năm qua, mỗi khi nhắc đến Hayao Miyazaki, fan hâm mộ đều nói bằng giọng kính phục. Với thiết kế nhân vật phong phú, đẹp mắt, chủ đề câu chuyện sâu lắng, những bộ phim hoạt hình của ông – trong đó có phim Spirited Away đoạt giải viện hàn lâm Nhật Bản – thường xuyên phá vỡ kỷ lục doanh thu phòng vé tại Nhật Bản. Vì vậy, chẳng có gì khó hiểu khi dư luận xôn xao về việc ông tuyên bố giã từ sự nghiệp sau khi cho ra mắt bộ phim cuối cùng The Wind Rises (Gió Nổi). Câu chuyện trong phim The Wind Rises không chỉ khác với những tác phẩm trước đây của ông, mà nó còn dấy lên tranh cãi trên toàn nước Nhật. Dựa trên nhân vật có thật trong lịch sử, The Wind Rises xoay quanh câu chuyện về mối tình đẫm nước mắt của chàng kỹ sư máy bay Jiro Horikoshi trong bối cảnh xã hội Nhật Bản vào những năm đầu Thế chiến thứ hai. Được đề cử giải Oscar, The Wind Rises chủ yếu được trình chiếu tại Mỹ, do ông biết trước nó sẽ vấp phải làn sóng tranh cãi dữ dội tại quê hương ông. Trong cuộc phỏng vấn với Dan Sarto, nhà phát hành kiêm tổng biên tập của Animation World Network, Hayao Miyaki chia sẻ cảm xúc và lý do tại sao mình viết câu chuyện này, cũng như những khó khăn, thử thách mà ông phải đối mặt trong quá trình làm phim. Dan Sarto: Tại sao ông sáng tác câu chuyện này? Câu chuyện có gì hấp dẫn đến mức thôi thúc ông vẽ manga, làm phim về nó? Hayao Miyazaki: Ban đầu, tôi vẽ manga như một sở thích. Nhà sản xuất Suzuki xem qua nó, rồi nói, “Tại sao anh không dựng thành phim?” nhưng tôi nhiều lần từ chối với lý do dựng thành phim sẽ không hay lắm. Bộ phim phù hợp cho người lớn hơn là trẻ em. Bên cạnh đó, ê-kíp được tuyển vào làm việc tại Studio Ghibli không am hiểu nhiều về lịch sử. Tôi nghĩ sẽ mất nhiều thời gian dạy lịch sử cho họ. Vẽ máy bay thời xưa cũng là thử thách không nhỏ. Tuy nhiên, sau nhiều lần bàn bạc, cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng, tôi và nhà sản xuất đã đi đến quyết định dựng thành phim. Dan Sarto: Chủ đề câu chuyện có điểm đặc biệt nào khiến ông tâm đắc và mong muốn dựng thành phim? Hayao Miyazaki: Tôi nhớ mình lớn lên trong những năm tháng cuối cùng của Thế chiến thứ hai. Cha mẹ tôi sống vào thời trước khi Nhật Bản tham gia Thế chiến thứ hai. Tôi không biết gì nhiều về những chuyện xảy ra trong giai đoạn này, ngoại trừ hai người mà tôi quan tâm nhất, Jiro Horikoshi và Hori Tatsuo. Tôi chứng kiến cả hai trải qua nhiều đau khổ và bi kịch trong chiến tranh. Tôi biến họ thành nhân vật chính trong bộ phim của mình. Dan Sarto: Ban đầu, ông từ chối dựng thành phim với lý do nó không phù hợp. Bây giờ, câu chuyện đã được dựng thành phim, ông nghĩ bọn trẻ có yêu thích nó hay không? Bộ phim có ý nghĩa đối với trẻ em và người lớn hay không? Hayao Miyazaki: Một thành viên trong ê-kíp nói cho dù hiện tại bọn trẻ chưa hiểu ý nghĩa của bộ phim, nhưng một khi bộ phim đã in sâu vào tâm trí chúng, một ngày nào đó chúng sẽ hiểu thôi. Tôi nói đùa với ê-kíp rằng làm xong bộ phim này là chúng tôi đang tự đào huyệt chôn mình [cười]. Dan Sarto: Thật may là làm xong bộ phim, ông chưa phải đào cái huyệt nào cả. Xin ông cho biết những khó khăn, thử thách mà ông và ê-kíp gặp phải trong quá trình làm phim? Hayao Miyazaki: Thứ nhất, bộ phim kể về thời kỳ khác hẳn với thời đại chúng ta sống hiện nay. Người Nhật Bản thời đó có cách đi đứng, ăn mặc khác hẳn với bây giờ. Ví dụ, ở nhà, họ ngồi trên chiếu tatami, ra đường, họ mặc kimono. Chúng tôi cần tìm hiểu cặn kẽ lối sống của họ. Chúng tôi sử dụng những bức ảnh cũ làm tư liệu tham khảo. Chúng tôi cố tưởng tượng Nhật Bản có diện mạo ra sao vào thời kỳ không ô nhiễm không khí như hiện nay. Đó là một trong những thử thách lớn nhất mà chúng tôi gặp phải trong quá trình làm phim. Nói về bản thân, năm 40 tuổi, tôi đã đạt được điều mình hằng mong ước từ thuở nhỏ. Sau đó, thử thách lớn nhất là phải tìm kiếm câu chuyện có chủ đề thật hay để dựng thành phim. Nó giống như mò mẫm đi trong phòng tối, không biết mình sẽ đi đến đâu. Dan Sarto: Tôi tin chắc trong mấy tháng qua có cả ngàn người hỏi ông câu hỏi này, và giờ tôi xin mạn phép làm người thứ 1001 hỏi lại ông câu hỏi đó. Tôi nghe có người đồn đoán đây sẽ là bộ phim cuối cùng trong sự nghiệp của ông. Tuy nhiên, tôi cũng nghe có người nói điều ngược lại. Vậy xin cho tôi hỏi đây có phải là bộ phim cuối cùng của ông hay không? Ông có dự định giải nghệ hay không? Hayao Miyazaki: Tại buổi họp báo, tôi lẽ ra không nên nói với mọi người rằng mình sẽ giải nghệ. Những người hiểu tôi nhất định sẽ không tin lời tôi [cười]. Tôi nghĩ Wind Rises sẽ không phải là bộ phim cuối cùng khi tôi bấm máy. Tôi chỉ nghĩ, “Đây sẽ là

  Weathering with You – sự “tái xuất” của đạo diễn Anime Makoto Shinkai kể từ lần ra mắt Your Name (năm 2016) – đã kiếm được hơn 10 tỷ yên (92,6 triệu USD) tại phòng vé Nhật Bản kể từ khi phát hành vào tháng 7, lọt vào top 10 bộ phim được sản xuất trong nước có doanh thu cao nhất Nhật Bản. Câu chuyện về thiếu niên tên Hodaka rời khỏi quê hương để đến Tokyo sầm uất và cô gái Hina ma thuật, có khả năng kiểm soát thời tiết, đã gây được tiếng vang với khán giả và nhận nhiều lời khen ngợi của các nhà phê bình – những người được chìm đắm trong câu chuyện ngày mưa. Weathering with You cũng rất vinh hạnh được chọn là tác phẩm đại diện Nhật Bản tranh giải Oscar lần thứ 92 – năm 2020 hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất được thành lập năm 1947, và Nhật Bản từng giành được ba giải thưởng trước năm 1955, cho Rashomon (1950), Cổng địa ngục (1953) và Samurai, Truyền thuyết về Musashi (1954). Tuy nhiên, sau chiến thắng của “Musashi” năm 1955, Nhật Bản đã trải qua ”một đợt hạn hán” kéo dài hơn nửa thế kỷ cho đến khi phim Departures (Khởi hành / Okuribito) giành chiến thắng ở hạng mục này  vào năm 2008. Weathering with you có rất nhiều ý nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên, mặc dù là một trong những bộ phim hoạt hình có doanh thu quốc tế cao nhất mọi thời, Your Name lại không nhận được đề cử cho giải Phim hoạt hình hay nhất Oscar. Thứ hai, Weathering with You là bộ phim hoạt hình thứ hai được gửi tham dự hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất và là phim đầu tiên trong hơn 20 năm. Mặt khác, nếu được đề cử trong hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất đồng nghĩa là Weathering with You sẽ không cạnh tranh với các bộ phim của Disney, Pixar, Dreamworks hay các tác phẩm hoạt hình của các hãng phim khác của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hiện tại, việc được chọn làm đại diện của Nhật Bản vẫn là một vinh dự cho Weathering with You.   * Nguồn : soranews24 * Biên dịch : Mita – Comic Media Academy

Ngành công nghiệp anime cạnh tranh khốc liệt. Mức lương trung bình có thể khá thấp. Muốn biết mức lương thấp đến mức độ nào, chúng ta hãy xem qua bài phân tích dưới đây. Năm 2018, Hiệp hội tác giả hoạt hình Nhật Bản (Japanese Animation Creators Association) công bố kết quả khảo sát mức lương và độ tuổi trung bình của người đảm nhận những công việc khác nhau trong ngành công nghiệp anime tại Nhật Bản. Biểu đồ dưới đây của họa sĩ hoạt hình Thomas Romain giúp giải thích cặn kẽ hơn mối quan hệ giữa những công việc này: Hơn 750 người (60% nam, 40% nữ) tham gia cuộc khảo sát, và sau đây là kết quả: Series Director (đạo diễn series phim) Độ tuổi trung bình: 42 Mức lương trung bình hàng tháng: 540.833 yên Nhật (4.878 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 6,490,000 yên Nhật (58.540 USD)   Chief Animation Director (đạo diễn hình ảnh chính) Độ tuổi trung bình: 43 Mức lương trung bình hàng tháng: 470.000 yên Nhật (4.239 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 5.640.000 yên Nhật (50.873 USD) Producer (nhà sản xuất) Độ tuổi trung bình: 39 Mức lương trung bình hàng tháng: 451.667 yên Nhật (4.074 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 5.420.000 yên Nhật (48.888 USD)   Character Designer (họa sĩ thiết kế nhân vật) Độ tuổi trung bình: 38 Mức lương trung bình hàng tháng: 425.000 yên Nhật (3.833 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 5.100.000 yên Nhật (45.997 USD)   Animation Director (đạo diễn hình ảnh) Độ tuổi trung bình: 38 Mức lương trung bình hàng tháng: 327.500 yên Nhật (2.954 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.930.000 yên Nhật (35.445 USD)   3DCG Animator (họa sĩ 3D) Độ tuổi trung bình: 34 Mức lương trung bình hàng tháng: 320.000 yên Nhật (2.886 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.840.000 yên Nhật (34.629 USD)   Episode Director (đạo diễn tập phim) Độ tuổi trung bình: 41 Mức lương trung bình hàng tháng: 316.667 yên Nhật (2.856 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.800.000 yên Nhật (34.268 USD)   Storyboarder (họa sĩ vẽ storyboard) Độ tuổi trung bình: 49 Mức lương trung bình hàng tháng: 310.000 yên Nhật (2.795 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.720.000 yên Nhật (33.546 USD)   Art Director (giám đốc nghệ thuật) Độ tuổi trung bình: 35 Mức lương trung bình hàng tháng: 285.000 yên Nhật (2.570 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.420.000 yên Nhật (30.841 USD)   Color Designer (họa sĩ thiết kế màu sắc) Độ tuổi trung bình: 38 Mức lương trung bình hàng tháng: 278.333 yên Nhật (2.510 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.340.000 yên Nhật (30.118 USD)   Cinematographer (đạo diễn hình ảnh kiêm quay phim) Độ tuổi trung bình: 34 Mức lương trung bình hàng tháng: 265.833 yên Nhật (2.397 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.190.000 yên Nhật (28.765 USD)   Production Assistant (trợ lý sản xuất) Độ tuổi trung bình: 30 Mức lương trung bình hàng tháng: 257.000 yên Nhật (2.317 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 3.090.000 yên Nhật (27.865 USD)   Key Animator (họa sĩ chính) Độ tuổi trung bình: 36 Mức lương trung bình hàng tháng: 235,000 yên Nhật (2.119 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 2.820.000 yên Nhật (25.430 USD)   Inbetween Checker (họa sĩ kiểm tra khung hình trung gian) Độ tuổi trung bình: 35 Mức lương trung bình hàng tháng: 217.500 yên Nhật (1.961 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 2.610.000 yên Nhật (23.531 USD)   Layout Artist (họa sĩ layout) Độ tuổi trung bình: 38 Mức lương trung bình hàng tháng: 195.000 yên Nhật (1.758 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 2.340.000 yên Nhật (21.097 USD)   Paint Staff (bộ phận tô màu) Độ tuổi trung bình: 26 Mức lương trung bình hàng tháng: 162.000 yên Nhật (1.460 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 1.950.000 yên Nhật (17.581 USD)   2nd Key Animation/Clean-Up (họa sĩ lọc nét) Độ tuổi trung bình: 27 Mức lương trung bình hàng tháng: 93.333 yên Nhật (841 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 1.120.000 yên Nhật (10.097 USD)   Inbetween Staff (bộ phận chèn khung hình trung gian) Độ tuổi trung bình: 24 Mức lương trung bình hàng tháng: 92.500 yên Nhật (833 USD) Mức lương trung bình hàng năm: 1.110.000 yên Nhật (10.007 USD)   Những người nắm giữ cương vị chủ chốt như đạo diễn series phim hoạt hình có mức lương khá cao, nhưng chẳng đáng là bao so với thu nhập của đạo diễn series phim truyền hình và nhà làm phim Hollywood. Nhìn xuống những người hưởng lương thấp hơn, bạn hẳn sẽ “sốc” khi thấy có người thậm chí không kiếm nổi mức lương tối thiểu. Theo tờ báo Mainichi News, mức lương tối thiểu tại nhiều xưởng phim hoạt hình ở Nhật Bản (dao động tùy theo từng nơi) cao nhất là là 907 yên Nhật (8,18 USD)/giờ. Như vậy, đối với công việc lương thấp, bạn phải làm việc nhiều hơn mới mong kiếm được mức lương tối thiểu. Một thực tế thật đáng buồn! NHK cụ thể hóa mức lương của họa sĩ hoạt hình bằng câu chuyện sau: Họa sĩ hoạt hình được trả 200 yên Nhật (1,8 USD) cho mỗi bức vẽ.  Mỗi ngày họ có thể vẽ tới 20 bức vẽ.  Lương hàng tháng là 107.833 yên Nhật (972 USD)  Ngày làm việc 11 tiếng, nghỉ 4 ngày.  Và thật đáng buồn hơn nữa khi bạn thấy số lượng anime ra mắt ngày càng nhiều hơn trước, nhưng đâu đó trong ngành công nghiệp anime vẫn còn những người hưởng mức lương không đủ sống.   * Nguồn: kotaku * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy

    1. Storyboard là gì? Storyboard là bản vẽ phác thảo cảnh quay trong kịch bản phim. Sau khi hoàn thành, storyboard giống như một quyển truyện tranh, nhưng không có lời thoại. Vẽ storyboard là một phần của công đoạn tiền kỳ, bao gồm viết logline, phát triển nhân vật, viết kịch bản, và thiết kế âm thanh.   2. Lịch sử ra đời Walt Disney là người có công khai sinh storyboard hiện đại. Năm 1933, kịch bản phim “The Three Little Pigs” (Ba chú heo con) hoàn toàn được vẽ dưới dạng storyboard. Trước kia, các họa sĩ hoạt hình tại Warner Brothers thường viết những mẩu chuyện rời rạc, rồi tìm cách gắn kết chúng thành câu chuyện mạch lạc. Ngày nay, storyboard phổ biến trong những xưởng phim hoạt hình lớn và ngành công nghiệp game.   3. Storyboard trong phim live action Vào cuối thập niên 30 của thập kỷ trước, David Selznik thuê William Menzies vẽ storyboard cho bộ phim “Gone With the Wind” (Cuốn theo chiều gió). Orson Welles, Howard Hughes, và Alfred Hitchcock tiếp bước theo sau, thuê người vẽ storyboard cho những tác phẩm điện ảnh. Ngày nay, hầu hết đạo diễn nổi tiếng như Stephen Spielberg, George Lucas, anh em nhà Cohen,… đều thuê người vẽ storyboard cho tác phẩm điện ảnh.   4. Dự án nhóm Hầu hết dự án sản xuất phim là dự án nhóm. Storyboard là công cụ truyền đạt mục tiêu của dự án đến tất cả thành viên trong nhóm. Khi thực hiện dự án cá nhân, họa sĩ cũng vẫn muốn thông qua storyboard để hoạch định dự án, chọn lựa góc quay, định thời (timing),…   5. Lợi ích Tiết kiệm thời gian thảo luận. Cho phép mọi người chia sẻ ý tưởng trên tinh thần bình đẳng và thúc đẩy sự đồng lòng, nhất trí. Tạo điều kiện thuận lợi cho chọn lựa giải pháp thay thế. Hiệu quả, kinh tế, chính xác. Tạo sự gắn kết giữa các bộ phận, phòng ban. Giúp phát hiện sớm vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng phát sinh. Duy trì tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ, và tính nhất quán về mặt hình ảnh. Có cái để nói chuyện với nhà tài trợ dự án.   6. Thiết kế âm thanh Tiếp sau công đoạn vẽ storyboard là công đoạn ghi âm. Công đoạn ghi âm thường được thực hiện trước tiên, kế đến là công đoạn hoạt hóa (animation) sao cho hình ảnh ăn khớp với âm thanh. Storyboard giúp diễn viên nắm vai diễn qua phần ghi âm. Phần ghi âm bao gồm lời thoại, thuyết minh, hiệu ứng âm thanh, và âm nhạc.   7. Animatic Animatic là bước kết hợp storyboard với audio track để kiểm tra phần timing. Thỉnh thoảng, animatic còn kèm theo hoạt hình 2D đơn giản hoặc chuyển động camera. Hiện nay, nhiều storyboard còn được lồng thêm cả hoạt hình và mô hình 3D đơn giản.   8. Tính dễ hiểu Thông thường, bạn cần chỉnh sửa phần hình ảnh nếu dự án có chỗ khó hiểu đối với người xem. Thông thường, bạn cần chỉnh sửa phần âm thanh nếu dự án không mang lại cảm xúc cho người xem. Cố gắng vẽ storyboard sao cho người xem không cần đọc lời thoại mà vẫn hiểu được câu chuyện.   9. Tôi có cần phải là họa sĩ hay không? Vẽ là một phần không thể thiếu trong portfolio của bạn. Nhiều công việc đòi hỏi bạn phải có kỹ năng vẽ ở mức độ nhất định. Hầu hết trường mỹ thuật đều yêu cầu học viên (thậm chí cả vẽ 3D) phải biết vẽ. Tại nhiều trường mỹ thuật, bạn phải vượt qua khóa học vẽ người mẫu thì mới được phép theo học hoạt hình.   10. Trang storyboard Storyboard thường là những bản vẽ phác thảo trên thẻ chỉ mục (4” x 6”) cho dễ thêm bớt, xáo trộn thứ tự khung hình. Sau khi xây dựng xong câu chuyện, họa sĩ vẽ hình thu nhỏ (thmbnail) vào 9 – 12 khung trên trang storyboard. Sau khi hoàn thành, production storyboard thường chỉ có 1 – 3 khung trên mỗi trang. Khung lớn dành cho pan và truck (giải thích sau). Production storyboard cần bao gồm action và lời thoại.   11. Góc quay Luôn sử dụng loạt cảnh quay từ nhiều góc quay khác nhau, mỗi góc quay hiếm khi kéo dài quá vài giây. Cố gắng tìm kiếm góc quay ấn tượng, thay vì trực diện.   12. Tiêu điểm Luôn đặt câu hỏi, “Mình muốn hướng sự chú ý của người xem vào đâu?” Sắp xếp các thành phần hình ảnh sao cho chúng dễ đập vào mắt người xem. Trong hầu hết trường hợp, không nên đặt chủ thể chính (tiêu điểm) ở ngay giữa khung hình Áp dụng quy tắc 1/3 để kẻ đường chia khung hình ra thành 9 phần. Cố gắng đặt chủ thể chính (tiêu điểm) tại một trong bốn giao điểm (trái trên, phải trên, trái dưới, phải dưới).   13. Vị trí đặt đường chân trời Trong địa lý, đường chân trời là đường giao nhau giữa bầu trời và mặt đất. Trong nghệ thuật, đường chân trời là đường tầm mắt. Trong cảnh ngoài trời, đường chân trời và đường tầm mắt có thể không phải là một. Đừng bao giờ để đường chân trời chia đôi khung hình. Trong hầu hết trường hợp, nên hạ đường chân trời thấp xuống. Đường chân trời chia đôi khung hình     14. Ống kính camera và phối cảnh Bạn cần hiểu rõ điểm khác biệt giữa các loại ống kính camera. Trong 3D, ống kính góc rộng hoặc ống kính tele tỏ ra phù hợp hơn cả. Kích cỡ ống kính thường được đo bằng đơn vị mm. Ống kính góc rộng: khoảng 12 mm. Ống kính tiêu

  Thomas Edison có câu nói nổi tiếng, “Thiên tài 1% là cảm hứng và 99% là mồ hôi.” Nhà làm phim đưa câu nói đi xa hơn, “Bộ phim xuất sắc 1% là ý tưởng và 99% là chuẩn bị.” Thực tế cho thấy đạo diễn tài giỏi đến mấy cũng không thể cho ra đời bộ phim xuất sắc nếu bỏ qua bước chuẩn bị cần thiết cho quá trình làm phim. Đạo diễn thường vì quá say sưa với ý tưởng tâm đắc, nên vội lao ngay vào sản xuất càng nhanh càng tốt. Đây là cái bẫy mà nhiều người mắc phải, từ sinh viên trường điện ảnh cho đến nhà làm phim Hollywood. Say sưa với ý tưởng tâm đắc đến mức chỉ muốn cả thế giới biết ngay đến nó cũng giống như ngồi sau tay lái trong tình trạng say rượu. Nó thật không phải là ý hay chút nào. Làm phim là một chuyến hành trình phức tạp, và nhiệm vụ của bạn là lèo lái con thuyền ý tưởng đến đích thành công. Nào bạn hãy uống tách cà phê cho đầu óc tỉnh táo, rồi thực hiện bước chuẩn bị cho chuyến hành trình ngay thôi. Giai đoạn tiền sản xuất (pre-production) là quá trình chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi bấm máy hầu bảo đảm giai đoạn sản xuất diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Giai đoạn tiền sản xuất kéo dài từ vài tuần đến cả mấy tháng, bao gồm các bước lập kế hoạch, tuyển người, đầu tư trang thiết bị,… Tất cả phải được thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng. Giai đoạn tiền sản xuất thường bắt đầu sau khi bạn biến ý tưởng tâm đắc thành kịch bản phim hoàn chỉnh. Sau đây là danh sách liệt kê 13 việc bạn cần làm trong giai đoạn tiền sản xuất. Những việc cần làm không phải lúc nào cũng mang tính bắt buộc, và bạn không nhất thiết làm theo đúng trình tự trong danh sách. Nhà làm phim có thể dựa vào danh sách này để chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi bắt tay vào sản xuất video, phim quảng cáo, phim truyện,…   1. Thành lập ê-kíp (Phần 1) Tìm người tận tâm, mẫn cán, và đáng tin cậy để đưa vào ê-kíp sản xuất. Nếu thành lập ê-kíp theo cách này, bạn sẽ ưu tiên bạn bè và người thân rồi mới đến đồng nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần đến nhà sản xuất, vì anh ta sẽ chia sẻ công việc chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi bấm máy. Giai đoạn tuyển người vào những vị trí quan trọng trong ê-kíp sẽ tiếp thêm cho bạn nghị lực để tiến lên phía trước. Mỗi cá nhân thường có thể đảm nhận nhiều vai trò và công việc khác nhau; ví dụ, diễn viên hoặc giám đốc hình ảnh có thể kiêm luôn công việc của nhà sản xuất. Bạn sẽ như hổ mọc thêm cánh khi quy tụ được dưới trướng những cộng sự cùng chung chí hướng, mục tiêu thực hiện dự án.   2. Chuyển kịch bản phim thành storyboard Bước kế tiếp là chuyển kịch bản phim thành storyboard. Storyboard là kịch bản phim được minh họa bằng hình ảnh sinh động, dễ hiểu giống như truyện tranh. Chúng cho thấy diện mạo từng cảnh quay, từng cảnh phim sau khi biên tập. Đứng dưới góc độ ấn tượng ban đầu, storyboard cho bạn thấy kịch bản phim sẽ trông ra sao khi được chuyển thành hình ảnh. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ thực tiễn, storyboard cho bạn khả năng truyền đạt bằng hình ảnh ý tưởng trong đầu đến diễn viên và ê-kíp. Storyboard không đơn thuần là công cụ trực quan, nó còn có khả năng làm thay đổi lộ trình. Nếu kịch bản phim là sách hướng dẫn, storyboard là bản đồ chỉ đường.   3. Lập danh sách cảnh quay Trước khi bấm máy, bạn cần xác định mỗi cảnh quay sẽ được dàn dựng ra sao, camera sẽ chuyển động như thế nào cho từng cảnh cắt, cùng nhiều chi tiết quan trọng khác. Lập danh sách cảnh quay (shot list) là cách giúp dự toán kinh phí sản xuất, lên lịch quay phim, đầu tư trang thiết bị cần thiết,… trong giai đoạn tiền sản xuất. Bên cạnh đó, nó còn giúp tổ chức sản xuất và bảo đảm quay đủ số cảnh cần thiết cho dự án.   4. Phân tích kịch bản Bạn phân tích kịch bản (script breakdown) để biết mình cần gì trong quá trình sản xuất. Kiểm kê tất cả mọi thứ cần thiết như đạo cụ, phục trang, camera, ống kính, thiết bị âm thanh, nguồn cấp điện, địa điểm quay phim, diễn viên, thành viên trong ê-kíp,… Quá trình kiểm kê cần chi tiết và tỉ mỉ, tốt nhất không nên làm một mình để tránh bỏ sót. Mời các trưởng bộ phận cùng tham gia sẽ giúp kiểm kê hiệu quả hơn và mở ra những cơ hội không ngờ đến. Hãy dành nhiều thời gian cho bước chuẩn bị này, vì nó thật sự cần thiết trong giai đoạn tiền sản xuất.   5. Lên lịch quay phim Lịch quay phim ảnh hưởng sâu sắc tới kinh phí sản xuất và sự phân bổ nguồn lực. Nếu địa điểm quay phim xuất hiện ở nhiều phần khác nhau trong bộ phim, lên lịch quay tất cả các cảnh cùng một lượt sẽ giúp kiểm kê dễ dàng hơn, quay phim ít tốn kém hơn, và cắt giảm chi phí sản xuất. Đây chỉ là một trong số nhiều lợi ích của lịch quay phim. Bạn có thể xếp lịch quay cảnh ban ngày và ban đêm. Thời điểm quay những cảnh này phụ thuộc vào thời điểm hiện diện của diễn viên hoặc địa điểm quay phim.

Crunchroll điểm danh và tôn vinh những anime “đốn tim” nhiều fan nhất trong năm qua, xứng đáng được trao thưởng cao quý như Oscar trong làng điện ảnh, hoặc Grammy trong làng âm nhạc. Bạn hẳn đi từ ngạc nhiên đến thích thú khi thấy anime yêu thích của mình cũng được Crunchroll đưa vào danh sách trao giải dưới đây. Các anime sẽ lần lượt được trao giải theo từng hạng mục, mở đầu là hạng mục cao quý nhất: Anime hay nhất năm.   ANIME HAY NHẤT NĂM. A Place Father Than The Universe (Một nơi xa hơn vũ trụ)  A Place Further Than The Universe xứng đáng được xem là một trong những anime hay nhất năm 2018, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có anime nào qua mặt được nó về mức độ lấy nước mắt người xem. Những anime như Laid-back Camp và Revue Starlight tuy lôi cuốn, hấp dẫn, nhưng không thể nào sánh bằng A Place Further Than The Universe – bộ phim xoay quanh câu chuyện cảm động về cuộc hành trình thám hiểm Nam Cực của bốn nữ sinh trung học, và để lại nhiều bài học đáng suy ngẫm. Cảnh cuối tập 12 khiến không ít khán giả phải rơi lệ sau khi xem xong. Devilman: Crybaby (Quỷ dữ thức giấc) Manga kinh điển Devilman: Crybaby của Go Nagai được đạo diễn bậc thầy về hiệu ứng âm thanh, hình ảnh Masaaki Yuasa chuyển thể thành anime cùng tên gắn mác +18, và nó được đông đảo fan cuồng anime trên toàn thế giới đón nhận. Anime tuy được đổi mới nội dung cho phù hợp với khán giả hiện đại, song vẫn trung thành với nguyên tác. Nó pha trộn giữa hiện thực và hư ảo (dành cho những ai muốn thoát ly thực tại), giữa hành động bạo lực không khoan nhượng (dành cho những ai thích xem phim giải trí đơn thuần) với chứa đựng chủ đề sâu sắc, đáng suy ngẫm. Là kiệt tác kinh điển thời hiện đại, Devilman: Crybaby ắt để lại dấu ấn khó phai trong lòng bạn, bất kể nó có hợp “gu” của bạn hay không. Zombie Land Saga (Vùng đất thây ma) Mới xem qua mấy tập đầu của anime đình đám năm 2018 Zombie Land Saga, bạn ắt sẽ “hack não” với nội dung series này. Nhóm idol nữ bị hóa thành zombie. Tuy nhiên, nếu xem tiếp, bạn nhận ra Zombie Land Saga không chỉ mang tính hài hước đơn thuần mà còn rất hay. Bạn bị “hút hồn” trước phần âm nhạc tuyệt vời, dàn nhân vật ấn tượng trong phim. Cái hay của bộ phim được thể hiện qua cách nó phản ánh thực tế cuộc sống: Đứng giữa phong ba bão táp, chỉ có ý chí kiên cường mới có thể giúp con người vượt qua. Sakura nỗ lực vượt qua mặc cảm tự ti trong quá khứ để dẫn dắt nhóm Franchouchou đi tới tương lai tươi sáng. Zombie Land Saga là một trong những anime gây bất ngờ trong năm 2018, khiến khán giả ngày đêm trông ngóng từng tập phim mới. Violet Evergarden (Búp bê ký ức)  Violet Evergarden là anime lấy nước mắt khán giả bằng câu chuyện buồn thời hậu chiến về nỗi đau mất người thân, sự hối tiếc, nỗi sợ bị bỏ rơi, nỗi sợ thất bại. Nó chạm vào trái tim của bạn. Nó khơi dậy sự đồng cảm trong bạn. Mỗi tập phim là một câu chuyện đáng suy ngẫm về cuộc sống con người. Diễn biến câu chuyện hợp lý. Nhân vật được xây dựng sống động đến khó tin. Đi đôi với câu chuyện cảm động là hình ảnh và âm thanh không kém phần ấn tượng, góp phần thổi sức sống vào thế giới trong phim. Violet Evergarden lôi cuốn, hấp dẫn người xem từ đầu đến cuối, điều mà ít anime nào làm được, và đó là lý do tại sao Violet Evergarden xứng đáng được trao giải Anime hay nhất năm. NHÂN VẬT NAM ẤN TƯỢNG NHẤT. Toono Hiyori – Free! Dive to the Future  Toono Hiyori chiếm được nhiều cảm tình của khán giả, xứng đáng được trao danh hiệu Nhân vật nam ấn tượng nhất. Từ đầu chí cuối, anh là nhân vật phản diện “không thể ghét nổi” trong Free! Anh làm chuyện xấu, nhưng vẫn được khán giả cảm thông vì hiểu rõ tại sao anh làm vậy. Anh là kẻ cô đơn, sẵn sàng làm tất cả cho người mình quan tâm mà không đòi hỏi đền đáp. Anh là kẻ khù khờ đáng yêu. Anh có thể làm đảo lộn cuộc sống của bạn chỉ bằng một nụ cười. Anh thích đọc sách, uống cà phê. Anh có gu thời trang. Trên hết, anh sống rất ngăn nắp… Nếu anh thích bạn, anh chắc chắn sẽ sống chết vì bạn. Nói chung, anh là người tốt, và bạn nên biết điều đó. Katsuki Bakugou – My Hero Academia (Học viện siêu anh hùng) Katsuki Bakugo dễ dàng lọt top nhân vật nam nam ấn tượng nhất năm. Anime mở đầu bằng mối quan hệ phức tạp giữa anh và Izuku. Cậu đi từ giấu kín nỗi ghen tỵ trong lòng sang giận dữ ra mặt khi Izuku đột nhiên sở hữu siêu năng lực (quirk). Cậu từ chối trở thành ác nhân để sở hữu sức mạnh lớn hơn. Cậu thừa nhận mình thua kém Izuku. Cậu tự trách mình vì tất cả những gì đã xảy ra cho All Might. Cậu tôn trọng đối thủ trong giải đấu. Cậu công nhận sức mạnh của Izuku. Ẩn sau vẻ bề ngoài hung hăng, Katsuki chỉ là một cậu bé có trái tim tan vỡ, mơ ước trở thành siêu anh hùng. Rimuru Tempest – That Time I Got Reincarnted As A Slime (Lúc đó, tôi đã chuyển sinh thành Slime) Anime năm 2018

  Là fan chân chính của truyện tranh và phim hoạt hình Nhật, bạn luôn thắc mắc truyện tranh và phim hoạt hình Nhật phát triển ra sao kể từ Thế chiến thứ hai? Ai đã làm thay đổi bộ mặt truyện tranh và phim hoạt hình Nhật? Chiến tranh ảnh hưởng như thế nào đến truyện tranh và phim hoạt hình Nhật? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa những thắc mắc trên.   Lịch sử phát triển Nếu từng xem qua những bộ phim hoạt hình nổi tiếng như Sailor Moon, Dragonball Z, Voltron, Gundam Wing, Speed Racer, Digimon, và Pokemon, bạn hẳn nhận thấy nhân vật trong phim có thiết kế độc lạ: nhân vật nữ có cặp mắt cực to, mái tóc cực dày, và thân hình siêu gợi cảm; nhân vật nam thường sở hữu ngoại hình lực lưỡng, cuồn cuộn cơ bắp (như trong Dragonball Z và GT), đôi khi mang hình hài robot khổng lồ như trong Robotech và Gundam Wing. Muốn biết những bộ phim hoạt hình kể trên có xuất xứ từ đâu? Bạn phải tìm đến đất nước Nhật Bản – cái nôi của truyện tranh và phim hoạt hình Nhật, cội nguồn của mọi điều điên rồ khó tin. Phim hoạt hình Nhật (anime) được ưa chuộng tại Nhật Bản, và du nhập vào Mỹ từ rất sớm. Giữa phim hoạt hình Mỹ và phim hoạt hình Nhật có một điểm khác biệt lớn: trái ngược với phim hoạt hình Mỹ chỉ dành riêng cho trẻ em, phim hoạt hình Nhật được phần đông người lớn ưa thích. Đối tượng xem phim hoạt hình Nhật không chỉ bao gồm trẻ em mà còn cả thanh thiếu niên và người lớn. Tất nhiên, điều này cũng đúng với truyện tranh Nhật (manga). Ngành công nghiệp truyện tranh và phim hoạt hình Nhật phát triển mạnh mẽ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính phủ Nhật huy động toàn dân đóng góp sức người, sức của cho cuộc chiến. Người dân buộc phải tuân theo, nếu không sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Theo ghi chép trong sách Manga Manga: The World of Japanese Comics của Frederik Scholdt, người bất hợp tác bị bắt bớ, giam cầm, cấm hoạt động, cách ly khỏi xã hội; người quy thuận được trọng đãi… họa sĩ từng một thời chỉ trích gay gắt chính phủ giờ quay sang ca ngợi hết lời chủ nghĩa quân phiệt. Khoảng năm 1940, nhiều hội họa sĩ được thành lập, trong đó có New Cartoonists Association of Japan (Shin Nippon Mangaka Kyokai) và New Cartoonists Faction Group (Shin Mangaha Shudan). Trong giai đoạn này, một số ít họa sĩ được miễn nghĩa vụ quân sự hoặc không bị chính phủ cấm hoạt động. Họ được nhà cầm quyền sử dụng làm công cụ tuyên truyền. Artwork và comic strip do họ sáng tác tràn ngập nội dung tuyên truyền, đả kích kẻ thù của Nhật Bản.   Phim hoạt hình Mỹ Ở bên kia địa cầu, họa sĩ có tầm ảnh hưởng nhất thế giới Walt Disney – cha đẻ của hãng phim hoạt hình Walt Disney – đang chật vật với nghề làm phim hoạt hình. Ông khởi nghiệp vào những năm 1920 qua việc ra mắt hai tác phẩm đầu tay Alice’s Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên) và Oswald the Lucky Rabbit (Chú thỏ may mắn Oswald). Ngày 16/11/1928, ông cho ra đời nhân vật chuột Mickey và gặt hái thành công vang dội tại Mỹ. Sau chuột Mickey, ông quyết định bắt tay vào thực hiện dự án phim hoạt hình Snow White and the Seven Dwarfs (Bạch Tuyết và bảy chú lùn). Bộ phim được công chiếu năm 1937, và lập tức chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả. Công việc làm ăn của ông diễn ra suôn sẻ cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tuy nhiên, bất chấp chiến tranh, ông vẫn tiếp tục ra mắt tác phẩm Pinocchio (Cậu bé người gỗ) và Fantasia. Tuy cả hai tác phẩm được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật, nhưng ông lỗ nặng vì mất trắng thị trường nước ngoài do chiến tranh gây ra. Ông làm phim Dumbo (Chú voi biết bay Dumbo – 1941) và Bambi (Chú nai Bambi – 1942) trong bối cảnh ngân sách eo hẹp. Do làm nhiều bộ phim tốn kém trong thời chiến, ông sa cảnh thua lỗ triền miên và bắt đầu đánh mất vị thế số 1 trên thị trường. Trong thời gian chiến tranh, ông tung ra thêm hai bộ phim Saludos Amigos và The Three Cabelleros tại khu vực Nam Mỹ. Ông chú trọng vào làm phim tuyên truyền và huấn luyện quân sự. Sau chiến tranh, ông chật vật tìm lại ánh hào quang xưa, sản xuất nhiều series phim hoạt hình ngắn như Make Mine Mine Music và Melody Time. Đến năm 1950, thành công lại mỉm cười khi ông ra mắt hai bộ phim Treasure Island (Đảo châu báu) và Cinderella (Cô bé lọ lem). Không hài lòng với tất cả những gì đạt được, ông ấp ủ kế hoạch xây dựng công viên chuyên đề để người lớn và trẻ em có nơi vui chơi, giải trí. Công viên Disneyland khai trương năm 1955 sau thời gian dài xây dựng và mở rộng, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù khá bận rộn với công việc điều hành công viên Disneyland, ông vẫn cùng ê-kíp phát hành những tác phẩm giải trí chất lượng như 20,000 Leagues Under Sea (Hai vạn dặm dưới đáy biển), Shaggy Dog (Điệp vụ chó xù), Zorro, và Mary Poppins. Ông không may ra đi vào ngày 15/12/1966, bỏ lại phía sau những kế hoạch còn dang dở. Hãng phim hoạt hình tiếp tục tồn tại dưới sự dẫn dắt của anh

  Manga art được xem là đạt chất lượng khi nó chứa đựng nhiều màu sắc ấn tượng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách xử lý màu sắc và hình thể để giúp nhân vật manga tỏa sáng, trình bày những kỹ thuật diễn họa cơ bản, thường được áp dụng trong vẽ minh họa manga. Muốn tô màu manga art bằng Photoshop, bạn cần hai cọ vẽ tùy biến: Square (làm sắc nét rìa cạnh của hình thể) và Render (giúp vẽ và diễn họa mà không cần chuyển đổi cọ vẽ). Bạn có thể download chúng miễn phí tại đây: http://mos.imaginefx.com/UNI149-manga-colouring-skills-brushes.zip   Sau đây là các bước vẽ manga art đầy màu sắc ấn tượng:   1. Khởi đầu với hình vẽ nguệch ngoạc Đây là chỉ bước phác thảo ban đầu, chưa phải bước hoàn thiện, nên bạn đừng ngại đi nét sơ phác nguệch ngoạc. Sử dụng đường dựng để tạo dáng ưng ý cho nhân vật. Bạn đôi khi tìm ra cách tạo dáng mới mẻ, bắt mắt nhờ vào nét vẽ ngẫu hứng, ngoài dự liệu.   2. Lồng ghép chi tiết giải phẫu học Lồng ghép thêm nhiều chi tiết giải phẫu học ở bước phác thảo. Mặc dù những chi tiết tinh tế như thế này sẽ “bay màu” trong bước diễn họa, song chúng ắt để lại dấu ấn. Ví dụ, hầu hết đường nét miêu tả cơ lưng của nhân vật trong bản phác thảo đều “bay màu” trong bản thiết kế hoàn thiện, nhưng dấu ấn của chúng vẫn còn. Những chi tiết tuy phai nhạt nhưng chính xác về mặt giải phẫu học sẽ giúp làm nổi bật manga art của bạn trước đám đông.   3. Triệu hồi thần Photoshop Bạn muốn background phải trông như thật cho dù nó mang đậm nét cách điệu 2D. Tuy nhiên, trong quá trình điều chỉnh các tùy chọn hòa trộn, bộ lọc,…, bạn không biết mình sẽ đi đến đâu. Vì vậy, hãy thử nghiệm các hiệu ứng lớp cho đến khi điều kỳ diệu xảy ra.   4. Khám phá ảnh hưởng của video game Bố cục màu sắc xong là bắt đầu chuyển đổi đặc điểm nhân vật và bổ sung thêm chi tiết. Vì muốn lồng ghép chủ đề game Jet Set Radio vào nhân vật, bạn sẽ diễn họa khuôn mặt nhân vật mang đậm nét đặc trưng của game, nhưng đồng thời vẫn duy trì phong cách manga.   5. Thêm điểm nhấn Kích hoạt Transparency, rồi vẽ điểm nhấn trên lớp riêng Overlay hoặc Color Dodge. Sau đó, tạo hình điểm nhấn bằng công cụ Eraser. Thao tác này tương tự như masking, nhưng trực quan hơn, vì khi làm việc trên lớp riêng, bạn có thể chỉnh màu thông qua con trượt Hue.   6. Tô màu điểm nhấn Cần tách ánh sáng theo màu sắc. Ở đây, những chỗ khoanh tròn bằng màu đỏ là điểm nhấn màu nóng – lưu ý độ trắng của điểm nhấn. Những chỗ khoanh tròn bằng màu xanh là nơi tiếp nhận ánh sáng vàng từ background. Việc này giúp phân biệt dễ dàng những nguồn sáng được sử dụng, cụ thể là directional light và rim light. Nhớ thực hiện bước này trên lớp Darken.   7. Sử dụng màu biến thiên Tạo chuyển tiếp màu sắc mượt mà cho background bất chấp sự hiện diện của những chi tiết tương phản, chẳng hạn như giữa những tòa cao ốc với mây trời. Luôn áp dụng màu biến thiên cho mọi chi tiết bạn vẽ. Tưởng tượng hình ảnh đầy màu sắc trừu tượng, rồi tìm cách gắn kết những mảng màu với nhau.   8. Làm nổi bật Muốn nhân vật chính trở nên nổi bật trước background, bạn vô hiệu hóa kênh Green để tạo hiệu ứng Knockout Glow phía sau nhân vật.   9. Kiểm tra tone màu Đến thời điểm này, bạn cần kiểm tra tone màu và bố cục nhằm bảo đảm không đẩy độ tương phản đi quá xa. Thường xuyên chuyển đổi qua lại giữa chế độ màu và thang độ xám trong suốt quá trình vẽ. Chọn View > Proof Setup > Custom… rồi áp dụng các xác lập như trên. Bạn có thể xem hình ảnh dưới dạng thang độ xám bằng cách nhấn phím Y.   10. Trau chuốt chi tiết Mặc dù đề cao tính đơn giản, song bạn đừng để nó làm ảnh hưởng đến việc miêu tả chi tiết điểm nhấn.   11. Chỉnh màu Để kết nối nhân vật với background, bạn đổi màu áo sang cam đậm. Tone màu áo tuy đúng, nhưng nó hòa quyện quá mức vào background. Chỉnh sửa lại không bao giờ là quá trễ. Đừng bằng lòng với những gì đã vẽ cho đến khi bạn có được hình ảnh mãn nhãn.   12. Cái gì cũng có lý do của nó Bạn cần lý giải tại sao có rim light trên nhân vật. Nghệ thuật không phải lúc nào cũng cần lý do; tuy nhiên, trong trường hợp này, môi trường đầy màu sắc đồng nghĩa với việc bạn cần cho thấy lý do đằng sau hiệu ứng rim light, và có cách nào hiệu quả hơn là vẽ cách điệu hóa … mặt trời tỏa sáng phía sau? Bạn có thể xem video hướng dẫn tại đây:   * Nguồn: www.creativebloq.com/how to colour your manga art like a pro * Biên dịch: Comic Media Academy

Hội thảo Anime và con đường tiến ra thế giới

Ngành công nghiệp Anime của Nhật Bản có một chỗ đứng vững chắc không chỉ trong nước mà còn tạo ra ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc cho kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, theo số liệu từ Hiệp Hội Phim Hoạt hình Nhật Bản (The Association of Japanese Animation), Anime vẫn đều đặn phát triển và đươc xếp vào danh sách những ngành công nghiệp tỷ đô tại Nhật với tăng trưởng ấn tượng từ 1,095 tỷ Yên (9,75 tỷ USD ~ gần 222 nghìn tỷ) vào năm 2002 đến 1,826 tỷ Yên (16,26 tỷ USD ~ gần 370 nghìn tỷ VND) vào năm 2015. Đằng sau câu chuyện tăng trưởng liên tục đó là thành quả của một hệ thống đào tạo bài bản và chuyên nghiệp nhằm để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển không ngừng của các công ty, studio chuyên sản xuất Anime tại Nhật Bản. Tham gia Hội thảo Anime & Con đường tiến ra thế giới do Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy) tổ chức, bạn sẽ được giải đáp tất cả thắc mắc về ngành công nghiệp Anime tại Nhật Bản. Từ thực tế đào tạo, quy trình sản xuất, đến các cơ hội Du học và làm việc tại Nhật Bản dành cho sinh viên quốc tế. THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Hội thảo Anime & Con đường tiến ra thế giới Thời gian: 8:30 – 12:00 ngày thứ bảy, 14/10/2017 Địa điểm:  164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Tổ chức: Viện Truyện tranh và Hoạt hình Đồng tổ chức: Saigon Language School Khách mời đặc biệt: Mr. Kagetoshi Yasuhiro, TOHO GAKUEN Film Techniques Training College, Nhật Bản   THÔNG TIN KHÁCH MỜI CHIA SẺ TẠI HỘI THẢO: [tabs direction=”top” tab1=”Mr. Kagetoshi Yasuhiro” tab2=”Saigon Language School” ] [tab1] Trưởng phòng CG-Animation, TOHO GAKUEN Film Techniques Training College Mr. Kagetoshi đã tham gia đào tạo về Anime-CG tại học viện TOHO trong suốt 20 năm. Tự bản thân ông cũng sử dụng thành thạo nhiều phần mềm và chế tác nên các tác phẩm phim ảnh, đào tạo được nhiều thế hệ học sinh cho các công ty chế tác. Gần đây, ông tích cực tham gia vào các hoạt động workshop trong lĩnh vực chế tác anime tại các nước Châu Á.  Tại Hội thảo ANIME & CON ĐƯỜNG TIẾN RA THẾ GIỚI, Mr. Kagetoshi sẽ mang đến cho các bạn yêu thích nhiều thông tin chuyên môn hữu ích và cơ hội du học Nhật Bản, đặc biệt là tại Học viện TOHO chuyên ngành Anime – CG Animation. [/tab1] [tab2] Được thành lập từ năm 2005, chuyên giảng dạy Tiếng Nhật và Tiếng Việt (cho người nước ngoài). Saigon Language School được người học đánh giá là một trong những trường Nhật Ngữ có uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh. Liên tục các năm từ 2009 đến hiện nay Saigon Language School vinh dự là 1 trong 30 Cơ sở đào tạo của toàn thành phố được Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM khen tặng về thành tích xuất sắc trong hoạt động dạy và học (trong gần 700 trường). Hiện nay, trung tâm có hơn 1300 học viên đang theo học các khóa tiếng Nhật, tiếng Việt.  Tại Việt Nam, Saigon Language School cung cấp chương trình đào tạo tiếng Nhật và tiếng Việt cho nhiều nhân viên, các bộ quản lý của các công ty như: Sony, Mitsubishi, Family Mart, Ajinomoto, Taisho Seiyaku (Lipovitan), Yakult, Meiji Dairy, Denstu, Lotte, Total, Logitem Vietnam, Mitsui, Kinden, Jesco Se., Ryoumo (Five Stars Solution), Mitani Sangyo, PQC (White Palace)… Tại hội thảo ANIME & CON ĐƯỜNG TIẾN RA THẾ GIỚI, Ms. Trịnh Thị Phương Thảo, Giám đốc Saigon Language School sẽ mang đến cho người tham dự bức tranh toàn cảnh về Du Học Nhật Bản. Nếu bạn đã có dự định du học Nhật, hãy đăng ký tham gia Hội thảo ngay. [/tab2] [/tabs] LỊCH TRÌNH HỘI THẢO: 8:00 – 8:30 Đón khách & Ổn định chỗ ngồi 8:30 – 8:40 Giới thiệu Tổng quan Chương trình Hội thảo & Khách mời 8:40 – 9:10 Tổng quan về Học viên TOHO; chuyên ngành Anime, Khoa CG-Animation 9:10 – 9:50 Thực tế đào tạo, nhu cầu tuyển dụng & cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên quốc tế chuyên ngành Anime tại Nhật Bản. Trải nghiệm làm phim hoạt hình 9:50 – 10:30 Học tại Comic Media Academy và du học chuyển tiếp tại Nhật; Một số trường hợp điển hình sinh viên quốc tế thành công qua con đường du học và làm việc tại Nhật, đặc biệt là sinh viên quốc tế học tại Học viện TOHO 10:30 – 11:20 Những vấn đề cần biết về Du học Nhật Bản 11:20 – 11:50 Hỏi & đáp 11:50 – 12:00 Bế mạc, kết thúc chương trình >>> Xem lại hình ảnh & Video clip Hội thảo TẠI ĐÂY. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA: – Học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình; – Các bạn trẻ yêu thích làm phim hoạt hình 2D/Anime; – Học viên, sinh viên các trường Mỹ thuật; – Họa sĩ, designer, animator có mong muốn du học & làm việc tại Nhật Bản;   QUÀ TẶNG CHO NGƯỜI THAM DỰ: – 20 Voucher trị giá 1.000.000đ khi đăng ký các lớp học bất kỳ tại Comic Media Academy; – 10 Voucher khóa học tiếng Nhật tại Saigon Language School;   LIÊN HỆ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình CS 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM CS 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Hotline: (028) 38209066 – 0902738806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

Top 7 anime đỉnh cao của người Nhật

Hoạt hình Nhật Bản đã đi một chặng đường dài 100 năm hình thành và phát triển. Và khi nhắc đến hoạt hình Nhật Bản, người ta sẽ nhớ ngay đến cái tên anime, một thuật ngữ riêng chỉ dành cho những bộ phim của người Nhật và do người Nhật thực hiện. Trải qua hành trình 100 năm, giờ đây phim hoạt hình Nhật Bản đã có một chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ bên cạnh những tên tuổi lớn của thế giới. Từ khi ra đời đến nay đã có rất nhiều bộ phim hoạt hình được giới thiệu và để lại dư âm lớn đối với người xem. Cùng điểm qua một số bộ phim hoạt hình đỉnh cao của người Nhật để thấy anime đã phát triển lớn mạnh và có những thay đổi như thế nào sau 100 năm.  Grave of Fireflies (Takahata Isao, 1988) Grave of Fireflies hay còn gọi là Mộ đom đóm là một bộ phim hoạt hình đến từ hãng Ghibl do đạo diễn Takahata Isao thực hiện. Bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Nosaka Akiyuki. Tiểu thuyết này vốn được tác giả viết dưới dạng bán tự truyện như một lời xin lỗi gửi đến người em gái của mình. Mộ đom đóm phản ánh phần nào sự tàn khốc và đau thương của nước Nhật giai đoạn cuối Thế chiến thứ hai. Seita và Setsuko là hai anh em trong câu chuyện của Mộ đom đóm. Cuộc sống hai anh em gặp nhiều bi thương khi mẹ qua đời tại nơi thành phố đã từng hứng chịu hàng nghìn quả bom của quân đội Mỹ. Sau đó, hai anh em chuyển đến Nishinomiya sống cùng với dì một thời gian trước khi rời đi và sống tại một căn hầm trú bom nhỏ bị bỏ hoang gần cái hồ cách nhà chúng khi ở cùng mẹ không xa. Cuộc sống của hai đứa nhỏ trôi qua từng ngày với những bữa ăn là những thứ chúng kiếm được như rau hay bất cứ thức ăn nào có thể kiếm được, thậm chí là ăn cắp. Tuy nhiên, đến cuối cùng, cái chết vì đau đớn và đói rét của Seita là kết thúc của câu chuyện. Một kết thúc buồn đã lấy đi khá nhiều nước mắt của người xem. Không những vậy những cảnh quay nhẹ nhàng khiến cho người xem chìm vào dòng chảy của cuộc sống nước Nhật lúc bấy giờ, làm họ đồng cảm với những gì mà nhân vật chính phải đối mặt. Các nhà phê bình phim cho rằng Mộ đom đóm chính là một trong những bộ phim phản chiến mạnh mẽ nhất. Đặc biệt, nhà nghiên cứu lịch sử hoạt hình Ernest Rister đã nhận xét “Đây là bộ phim hoạt hình nhân văn nhất mà tôi được xem.  Spirited Away (Miyazaki Hayao, 2001) Nhắc đến hoạt hình Nhật Bản, chắc hẳn Spirited Away là một cái tên được nhớ đến nhiều nhất. Bởi, Spirited Away chính là bộ phim hoạt hình đã đưa anime Nhật vươn ra thế giới, tạo một cú hích mạnh cho sự phát triển của anime trong ngành công nghiệp phim hoạt hình. Spirited Away được khán giả Việt biết đến với tên gọi Cuộc phiêu lưu của Chihiro vào vùng đất linh hồn. Đây là một tác phẩm hoạt hình do hãng Ghibli sản xuất và đạo diễn bởi nhà làm phim hoạt hình kỳ cựu Hayao Miyazaki. Với việc giành được giải Oscar năm 2003 cho Phim hoạt hình hay nhất, Spirited Away thật sự đã khiến nhiều hãng hoạt hình trên thế giới ngạc nhiên với thành công này. Một hãng phim hoạt hình nhỏ như Ghibli lúc bấy giờ có thể đánh bại được Disney, Pixar để giành giải thưởng cao nhất ở hạng mục phim hoạt hình trong lễ trao giải danh giá của điện ảnh thế giới. Không những vậy, giai đoạn tiền Oscar, Spirited Away cũng giành được khá nhiều giải thưởng uy tín. Đặc biệt, Spirited Away đã trở thành bộ phim hoạt hình nội địa ăn khách nhất tại Nhật Bản mà chưa một bộ phim nào có thể soán ngôi.  Spirited Away gửi gắm những bài học giá trị sâu sắc đến giới trẻ về ô nhiễm môi trường, sự bóc lột sức lao động, xâm phạm trẻ em và hơn hết là lòng hiếu thảo, tình người của các nhân vật trong phim. Bộ phim không chỉ đưa Ghibli trở thành một trong những hãng sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng thế giới mà còn góp phần đưa anime lan rộng trên thế giới.  Howl’s Moving Castle (Hayao Miyazaki, 2004) Howl’s Moving Castle hay Tòa lâu đài di động của Howl là bộ phim hoạt hình tiếp theo mà Hayao Miyazaki thực hiện sau Spirited Away. Bộ phim được thực hiện dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Diana Wynne Jones. Howl’s Moving Castle nói về cô nàng Sophie và cuộc gặp gỡ vô tình với phù thủy Howl’s đã mở ra nhiều câu chuyện thú vị khác. Bộ phim được đánh giá là một trong những phim hoạt hình có nét vẽ đẹp nhất của Ghibli. Tuy vậy, Howl’s Moving Castle vẫn không thể đánh bại được thành tích mà Spirited Away đã đạt được, dù nhận được đề cử Oscar năm 2006.  Song, những thành công mà Howl’s Moving Castle đã làm được không thể chối bỏ như doanh thu đạt được là 231,7 triệu USD trên toàn thế giới và trở thành một trong những phim thương mại Nhật thành công nhất trong lịch sử. Không dừng lại ở đó, bộ phim còn được đạo diễn Pete Docter của Pixar chuyển thể sang tiếng Anh và công chiếu tại Bắc Mỹ.  5 Centimeters Per Second (Makoto Shinkai, 2007) 5 Centimeters Per Second là một bộ phim hoạt hình đến từ hãng phim CoMix Wave và do đạo

100 năm hoạt hình Nhật Bản khẳng định vị trí của anime trên bản đồ hoạt hình thế giới

100 năm đã trải qua. 100 năm trong một chặng đường dài hình thành và phát triển của hoạt hình Nhật Bản. 100 năm để đưa anime trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Ngay từ khi xuất hiện vào năm 1917, anime đã mang đến một dự cảm về sự tác động mạnh mẽ trên bản đồ hoạt hình thế giới. 100 năm hoạt hình Nhật Bản – Một sức hút riêng từ Anime Anime là từ mượn của tiếng Anh từ chữ animation có nghĩa là phim hoạt hình. Anime được dùng để chỉ các bộ phim hoạt hình sản xuất theo vẽ tay hoặc vẽ máy và mang phong cách Nhật Bản.   Vào những năm đầu thế kỷ XX, các nhà làm phim Nhật Bản tiến hành thử nghiệm các kỹ thuật hoạt hình đang được phát triển tiên phong tại Pháp, Đức, Mỹ, Nga, đánh dấu cho sự khởi đầu của hoạt hình Nhật Bản. Tiếp nối quá trình sản xuất đặc trưng của hoạt hình thế giới, quy trình làm phim hoạt hình anime bao gồm storyboard, lồng tiếng, thiết kế nhân vật,… Giai đoạn khởi tạo Một trích đoạn trong Namakura Gatana, được xem là bộ phim hoạt hình đầu tiên của anime  Năm 1917 hẳn là một năm đáng ghi nhớ của hoạt hình Nhật Bản khi tác phẩm Namakura Gatana có thời lượng hai phút của họa sĩ Kouchi Junichi được trình chiếu công khai. Tác phẩm xoay quanh một samurai ngốc nghếc đã mua phải thanh kiếm có lưỡi cùn. Anh chàng phải vượt qua rất nhiều thử thách để đổi lại thanh kiếm tinh xảo khác. Tuy nhiên, nhiều ghi chép cho rằng bộ phim hoạt hình Nhật Bản xuất hiện sớm nhất là Katsudo Shashin, một tác phẩm không công khai do một tác giả vô danh thực hiện. Đó thực chất chỉ là một đoạn clip ngắn về hình ảnh một cậu bé mặc đồ thủy thủ đang viết lại tựa đề phim trên chiếc bảng. Katsudo Shashin, tác phẩm chưa xác định được tác giả  Trải qua thời gian dài hình thành và khẳng định vị trí trong nước, anime đã có thể vượt ra khỏi phạm vi xứ anh đào khi bộ phim hoạt hình Momotaro (Cậu Bé Quả Đào) phổ biến rộng rãi trên quốc tế. Tác phẩm dựa trên một câu chuyện cổ tích dân gian về hai ông bà lão đã nhặt được một quả đào ở suối. Khi đem về nhà bổ ra thì có một cậu bé chui từ trong đào ra, lớn nhanh như thổi và trở thành một vị tướng nổi danh tại Nhật. Momotaro do họa sĩ Kitayama Seitaro phát triển và Seo Mitsuyu làm đạo diễn. Momotaro phổ biến rộng rãi trên quốc tế Tuy vậy, hoạt hình Nhật Bản vẫn chưa thể tìm ra con đường để trở thành loại hình giải trí được yêu thích. Giữa lúc đó, Tezuka Osamu xuất hiện như một nhà tiên phong cho ngành hoạt hình Nhật Bản. Từ một họa sĩ manga với nhiều bộ truyện xuất sắc, Tezuka Osamu bước sang lĩnh vực hoạt họa để góp phần đưa anime trở thành một loại hình giải trí được yêu thích tại Nhật Bản và truyền cảm hứng cho các họa sĩ kế thừa.  Giai đoạn phát triển bùng nổ  Thành công của phim hoạt hình dài Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn do Walt Disney sản xuất đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều họa sĩ hoạt họa Nhật Bản, trong đó có Tezuka. Ở thời điểm đội ngũ hoạt họa chưa có nhiều kinh nghiệm, ông đã tìm cách mô phỏng lại và giản lược hóa nhiều kỹ thuật hoạt hình của Walt Disney nhằm giảm bớt chi phí và giới hạn số khung trong quá trình sản xuất. Thành quả đầu tiên mà Tezuka và ekip của ông thực hiện là bộ phim Three Tales phát sóng vào năm 1960, là anime đầu tiên được trình chiếu trên sóng truyền hình. Đồng thời đưa đến sự ra đời của loạt anime dài tập đầu tiên là Otogi Manga Calendar phát sóng từ 1961-1964 trên truyền hình.   Một phần trong Three Tales, anime đầu tiên trình chiếu trên truyền hình Từ những năm 1980, anime bắt đầu được đón nhận nhiều hơn tại Nhật Bản. Đi cùng với sự phát triển bùng nổ của anime là sự lớn mạnh và lan tỏa của manga trong và ngoài nước. Manga đạt đến đỉnh cao trong thập niên 80 và 90, trở thành tiền đề cho anime phát triển. Những bộ manga ăn khách khi được chuyển thể thành anime đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ và đưa anime đến gần hơn với công chúng. Sau một vài phiên bản anime chuyển thể từ manga, anime đã nhận được nhiều sự đón nhận tại thị trường nước ngoài. Vươn ra thế giới  Anime từ những năm 1990 đã thực sự lan rộng ra thế giới và nhận được nhiều sự chú ý khi bước sang thế kỷ 21. Sau Tezuka, Miyazaki Hayao chính là huyền thoại tiếp theo của hoạt hình Nhật Bản khi bộ phim Spirited Away của xưởng hoạt hình Ghibi do ông làm đạo diễn đã nhận được nhiều phản hồi tích cực cùng giải thưởng danh giá: Giải Gấu Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Berlin, giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất tại Oscar 75 năm 2003. Spirited Away, tác phẩm đưa anime Nhật vươn ra thế giới Thành công của Spirited Away càng chứng minh cho hoạt hình thế giới thấy anime không phải là một đối thủ đơn giản. Bên cạnh đó, Miyazaki và Ghibli đã góp phần không nhỏ đưa anime Nhật Bản du nhập vào thị hiếu của công chúng thế giới, khẳng định anime là một loại hình giải trí ăn khách tại Nhật Bản, một thứ nghệ

Chỉ với 15 bước để vẽ ngay đôi mắt anime cực đẹp

Đôi mắt long lanh và to tròn được coi là một đặc trưng của phong cách vẽ anime/manga. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn học vẽ đôi mắt anime chỉ với 15 bước đơn giản. Bước 1: Chọn một loại mắt trong hình mà bạn thích nhất. Chọn kiểu mắt anime  Bước 2: Nếu bạn đã chọn được loại mắt ưng ý, đây sẽ một số tip nhỏ về cách vẽ mắt ở các phối cảnh khác nhau. Tip vẽ đôi mắt anime  Bước 3: Hình sau sẽ giúp bạn vẽ mắt dễ dàng hơn. Bạn có thể thấy sự chuyển động trong đôi mắt nữa đấy. Gợi ý về đôi mắt anime  Bước 4: Bước tiếp theo sẽ giúp bạn ở phần hình dạng con ngươi, để bạn có thể thể hiện nhân vật hoàn hảo hơn với mỗi loại con ngươi. Vẽ con ngươi đôi mắt anime  Bước 5: Sau con ngươi là đến phần mống mắt cho nhân vật của bạn. Bạn có thể thêm vào một vài phần thú vị hoặc các chi tiết nhỏ cho nhân vật. Vẽ mống mắt anime  Bước 6: Khi đã biết một số tip và lời khuyên dành cho bản vẽ mắt anime, chúng ta sẽ bắt đầu với phần vẽ. Đầu tiên là bạn hãy vẽ hình dạng cơ bản của đôi mắt. Hình dạng cơ bản vẽ mắt anime  Bước 7: Vẽ phần trên của lông mi Vẽ phần lông mi anime  Bước 8: Vẽ phần dưới của lông mi cho nhân vật (Chủ yếu quan trọng với các nhân vật nữ). Vẽ phần dưới lông mi anime  Bước 9: Vẽ các chi tiết nhỏ và một vài đường cho phần trên của mắt sẽ khiến đôi mắt trong chi tiết hơn. Vẽ chi tiết đôi mắt anime  Bước 10: Bây giờ bạn sẽ vẽ các đường nhỏ dưới mắt (Phụ thuộc vào nhân vật và phong cách của bạn, không nhất thiết phải vẽ bước này) Vẽ đường dưới mắt anime  Bước 11: Sau khi hoàn thành form chính của đôi mắt, bạn đã có thể vẽ lông mày Vẽ lông mày mắt anime  Bước 12: Vẽ form chính của con ngươi. Phần mắt của anime thường rất to Vẽ khuôn con ngươi đôi mắt anime  Bước 13: Sau phần con ngươi, bạn có thể vẽ phần chính của mống mắt. Vẽ phần chính mống mắt anime  Bước 14: Để đôi mắt thêm phần sống động, bạn có thể đưa vào nó những đường sáng khi hoàn thành bước cuối cùng. Theo phong cách anime, bạn có thể vẽ nhiều phần sáng để đôi mắt trong thật long lanh (thường là với nhân vật nữ) Vẽ đôi mắt anime long lanh  Bước 15: Chúc mừng bạn đã hoàn thành xong bức vẽ mắt theo phong cách anime. Hy vọng bạn đã có thời gian vui vẻ với bài học vẽ này. Hãy tìm màu sắc thích hợp để tô vào tác phẩm của mình ngay nào. Tô màu mắt anime  Để học vẽ chuyên sâu về các nhân vật manga/anime, hãy đăng ký ngay các khóa học tại trung tâm dạy vẽ nhé! [box_info] Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/15514/1/1/how-to-draw-anime-eyes.htm

Phim hoạt hình Your Name

Với thành tích khủng, oanh tạc phòng vé châu Á, bộ phim hoạt hình bom tấn của đạo diễn Makoto Shinkai đang nhận được sự kì vọng rất cao tại Oscar 2017. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Phim hoạt hình Your Name – Cơn sốt phòng vé Châu Á. Nguồn: japantimes.co.jp Hiện tượng phòng vé Nhật của năm 2016, Your Name, do đạo diễn Makoto Shinkai chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của chính ông. Những khán giả yêu thích anime Nhật Bản chắc hẳn không còn xa lạ gì với ông qua các tác phẩm nổi tiếng 5 Centimeters Per Second (2007) và The Garden of Words (2013). Đạo diễn 43 tuổi này đã từng chia sẻ với truyền thông Nhật về ý tưởng của Your Name. Theo đó, bộ phim dựa trên một câu chuyện cổ tích Nhật Bản mang tên Torikaebaya Monogatari. Tác phẩm lấy bổi cảnh triều đình Nhật, với hai nhân vật chính cùng chung huyết thống, nhưng bé trai lại được nuôi dạy như bé gái và ngược lại. Câu chuyện mang nhiều thông điệp về vấn đề giáo dục giới tính trong xã hội Nhật Bản xưa. Your name bắt đầu với câu chuyện hoán đổi thân xác quen thuộc . Nguồn: wall.alphacoders.com Your name bắt đầu bằng câu chuyện đã quá đỗi quen thuộc với những khán giả dòng phim tình cảm châu Á: hoán đổi thân xác giữa hai nhân vật chính là Mitsuha và Taki. Cô nữ sinh trung học vùng nông thôn và cậu nam sinh sống ở trung tâm thành phố Tokyo bất ngờ tỉnh dậy trong thân xác của nhau, từ đó biết bao nhiêu tình huống dở khóc, dở cười xảy ra. Bước ngoặt của bộ phim xuất hiện khi một sao chổi chuẩn bị bay ngang qua Trái đất, đúng lúc Mitsuha và Taki nhận ra tình cảm mà cả hai dành cho nhau. Phim hoạt hình bom tấn Your name (tựa gốc là Kimi no Na wa) chính thức ra rạp tại Nhật vào ngày 26/8, thu được gần 178 triệu USD và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tại thị trường Trung Quốc, bom tấn này cũng khẳng định được sức hút của mình khi đem về 71 triệu đô sau hai tuần công chiếu. Với những thành tích đó, bộ phim vươn lên đứng thứ 1 trong bảng xếp hạng điện ảnh ăn khách nhất 2016 và trở thành phim nội địa ăn khách thứ hai mọi thời đại tại Nhật Bản sau bộ phim của đạo diễn Miyazaki Hayao là Spirited Away. Ngay từ khi ra mắt, Your Name đã được giới phê bình đánh giá rất tích cực. Trong số 26 bài phê bình trên Rotten Tomatoes, có đến 96% cho phim 8,3 điểm. Cha đẻ của bộ phim hoạt hình Your Name, Makoto Shinkai, từng được báo chí Nhật Bản ví là “Miyazaki tiếp theo” và được kỳ vọng sẽ nối gót Miyazaki Hayao (nhà sáng lập xưởng hoạt hình nổi tiếng Ghibli Studio) đưa ngành công nghiệp hoạt hình Nhật Bản trở lại và vang danh trên thị trường hoạt hình thế giới. Your name đang được kì vọng sẽ mang về cho Nhật Bản giải Oscar 2017. Nguồn: akmarmohamed.deviantart.com Nhiều ý kiến cho rằng, hạng mục Phim hoạt hình hay nhất của Oscar từ lâu đã là sân chơi của Disney và Pixar khi hai cái tên này liên tiếp thay nhau nhận được tượng vàng Oscar. Trong lịch sử Oscars, chỉ một lần tác phẩm đến từ châu Á được vinh danh và đó chính là tác phẩm hoạt hình Nhật Bản với Spirited Away (2001) của đạo diễn Miyazaki Hayao. Chiến thắng này của Spirited Away đã tạo ra một bất ngờ lớn cho làng hoạt hình thế giới, đưa Ghibli trở thành một cái tên quen thuộc và được nhắc đến bên cạnh các xưởng phim hoạt hình nổi tiếng. Trở lại với Oscars 2017, hoạt hình Nhật Bản với đại diện là Your Name có thể lặp lại được lịch sử mà Spirited away đã làm được? Con đường đến với Oscar thứ hai của hoạt hình Nhật Bản tuy khó khăn, nhưng khán giả yêu thích Your Name hoàn toàn có thể đặt kỳ vọng vào một bất ngờ tại hạng mục Phim hoạt hình hay nhất Oscar 2017. Đề cử chính thức cho top 5 Phim hoạt hình hay nhất Oscar 2017 sẽ được công bố vào ngày 24/01/2017. Minh N 

10 anime ra mắt năm 2015 bạn không nên bỏ qua Shigatsu wa Kimi no Uso

Cùng xem những phim còn lại trong danh sách 10 anime ra mắt năm 2015 bạn không nên bỏ qua nhé.[spacer] 6. Overlord Một bộ anime mà nhân vật chính thật sự bị lạc vào thế giới game. Overlord là câu chuyện về nhân vật chính Momonga đăng nhập vào thế giới ảo trực tuyến và bỗng nhiên…không thể thoát ra được, với tất cả các NPC (non-player character) xung quanh trở thành các thế lực sống thật sự với nhân cách và suy nghĩ riêng. Tuy vậy không giống như trong Sword Art Online hoặc Log Horizon, Momonga không phải là chàng trai hào hoa lãng tử mà là một bộ xương khô với ma pháp kinh người, bạn đồng hành của “chàng” là loài quỷ dữ và quái vật. Hẳn là bạn cũng muốn đổi gió bằng việc xem anime về một chúa tể bóng tối chiếm lĩnh toàn thế giới chứ? [spacer] 7. Rokka no Yuusha 6 người hùng được số phận lựa chọn để cứu lấy thế giới khỏi tay Quỷ Chúa, thế nhưng lại có đến 7 người xuất hiện! Phải chăng có 1 giả mạo ở đây? Rokka no Yuusha có cốt truyện khá phức tạp với nhịp độ chậm, bạn sẽ phải hơi kiên nhẫn khi xem từng tập. Bí ẩn ai là người giả mạo với mục đích là gì đang chờ đợi bạn giải đáp sau khi xem anime này. [spacer] 8. Kekkai Sensen Kekkai Sensen là loại anime mà bạn hoặc là rất thích hoặc là rất ghét. Lấy bối cảnh là thành phố New York trong một thế giới tưởng tượng khi một lỗ hổng trong xuyên không gian đã tạo nên sự di dân của những sinh vật kỳ lạ của một thế giới khác đến sống cùng với con người ở thành phố này. Kekkai Sensen có cách dẫn truyện khá đặc biệt và kén khán giả. Nhưng nếu bạn cảm thấy thích, đây sẽ là anime thú vị và độc đáo nhất bạn từng xem. [spacer] 9. Ushio to Tora 1 câu chuyện hay, 1 tình cảm đẹp giữa những người anh em không chung huyết thông và sự hài hước là những điểm nhấn khiến anime này nổi bật trong số hàng loạt các anime ra mắt trong năm. Câu chuyện phiêu lưu phi thực tế thú vị của một chàng trai và người bạn…quái vật. Phim hứa hẹn sẽ đẹp lại cảm giác vừa đáng sợ vừa đáng yêu. Một anime hay cho những fan yêu thích kiểu anime cổ điển. [spacer] 10. Shigatsu wa Kimi no Uso Đây không hẳn là một bộ phim mà là một anime nhạc kịch thì đúng hơn. Không quá hoành tráng với những vụ nổ ấn tượng, phép thuật ảo diệu như những anime khác nhưng Shigatsu wa Kimi no Uso chắc chắn là một anime hay mà bạn có thể giới thiệu cho bạn bè cùng xem. [spacer] Bonus Fate/Stay night Unlimited Blade Works Nửa đầu của anime này ra mắt vào năm 2014 cho nên nó thật sự không phải là anime được ra mắt năm 2015. Tuy nhiên series này thực sự đáng được nhắc đến. Hình ảnh, cách dẫn truyện, những cao trào và khoảng lặng trong hành trình của Shirou và Rin qua cuộc thánh chiến… tất cả các yếu tố kết hợp với nhau tạo nên một anime không thể bỏ qua. Khác với bộ phim người đóng ra mắt năm 2010, phiên bản anime này đi sâu hơn vào câu chuyện, thu hút người xem hơn hẳn. Một anime rất thú vị mà bạn chắc chắn là nên xem. Xem lại phần 1 của 10 anime ra mắt năm 2015 bạn không nên bỏ qua. [spacer] Tìm hiểu khóa học làm phim hoạt hình chuyên nghiệp.

10 anime ra mắt năm 2015 bạn không nên bỏ qua feature

10 anime ra mắt năm 2015 bạn không nên bỏ qua tham khảo từ Yahoo! News Năm 2015 có rất nhiều anime hay ra mắt khán giả. Cái tên nào khiến cho bạn cảm thấy phấn khích nhất? Sau đây là 10 anime hay có thể bạn chưa biết nhưng chắc chắn bạn nên xem qua 1. One Punch Man Anh chàng đầu trọc phi thường Saitama với khả năng giải quyết mọi trận chiến chỉ bằng một cú đấm. Mặc dù kịch bản nghe có vẻ tầm thường, nhưng thực sự One Punch Man lại cực kì ăn khách bởi sự hài hước thú vị. Sẽ rất khó để giải thích tại sao anime này hay với những người chưa từng biết đến truyện nhưng nếu bạn chịu xem thử, bạn sẽ không cảm thấy thất vọng. [spacer] 2. Noragami Aragoto Season 2 của anime Noragami xoay quanh nữ thần chiến tranh Bishamon và “shinki” – thứ vũ khí linh hồn của các thần. Noragami Aragoto cũng khai thác mối quan hệ giữa Bishamon và Yato – nhân vật chính, theo những hướng mà phần trước chưa đề cập. Với nét vẽ đẹp, cách dẫn truyện hấp dẫn, Noragami Aragoto chắc chắn là 1 anime đáng xem, đặc biệt với các bạn đã thích season 1. [spacer] 3. Gate: Jieitai Kanochi nite, Kaku Tatakaeri Chuyện gì xảy ra nếu ta pha trộn một chút thần thoại, cổ tích vào thế giới hiện đại trong một anime? Sự hấp dẫn của Gate chính là câu trả lời. Câu chuyện đi từ nỗ lực chống trả của lực lượng Phòng vệ Quốc gia Nhật bản đối với cuộc tấn công từ thế giới thần thoại đến sứ mệnh khám phá và chinh phục của lực lượng này ở một thế giới khác lạ. Câu chuyện của phim cũng có pha chút châm biếm nền chính trị hiện đại của thế giới. Đây thực sự là một anime không thể bỏ qua. [spacer] 4. Arslan Senki Một bản anh hùng ca đích thực, Arslan Senki kể về câu chuyện của vị hoàng tử đánh mất xứ sở của mình và nỗ lực để dành lại nó. Những điểm tương đồng giữa thế giới trong anime và ngoài đời rất dễ nhận thấy, và chúng đều có nhắc khéo về chính trị và tôn giáo, những chủ đề nóng mà mọi người thường tranh luận. Hơn thế nữa, Arslan Senki cũng đem lại cái nhìn sâu sắc về tính cách và động cơ của các nhân vật, để ta thấy rằng thế giới không chỉ có trắng và đen. Mặc dù motif câu chuyện không mới nhưng các cá tính các nhân vật chính là điểm khiến Arslan Senki trở thành một anime đáng xem. [spacer] 5. DanMachi Anime này kể về câu chuyện anh chàng Bell Cranel du hành đến một nơi được gọi là “Ngục tối” (Dungeon), Ben phải chiến đấu và vượt qua nhiều gian nan thử thách để đến được với nữ thần Hestia. Cũng tương tự như các anime xây dựng quanh thế giới game Sword Art Online hoặc Log Horizon, Bell có thể lên cấp và sử dụng các kỹ năng, kiếm được vàng và điểm kinh nghiệm khi tiêu diệt quái vật trên hành trình của mình. Tuy vậy không giống như những anime nói trên, Ben không hề bị mắc kẹt trong thế giới game, đó chính là một thực tại ảo mà Ben đắm mình trong đó. Sử dụng những hình tượng thần thoại trong nhiều văn hóa khác nhau trên thế giới, DanMachi có đủ sức hấp dẫn để làm hài lòng hầu hết các fan anime thần thoại. [spacer] Xem phần 2 của bài viết 10 anime ra mắt năm 2015 bạn không nên bỏ qua. [spacer] Tìm hiểu khóa học làm phim hoạt hình chuyên nghiệp.

Bạn là tín đồ của truyện tranh Nhật Bản, bạn là người yêu thích các nhân vật Anime, bạn rất muốn vẽ một Animea girl cực đẹp cho riêng mình nhưng không biết phải làm sao? Hôm nay, Comic Media Academy – trường dạy vẽ truyện tranh sẽ giúp các bạn yêu thích truyện tranh vẽ một Anime girl cho riêng mình cực đẹp và nhanh nhé. Các bạn đã chuẩn bị dụng cụ hết chưa, chúng ta bắt đầu vẽ nào.