5 điều gây hiểu lầm về nhà biên kịch - Comic Media Academy

5 điều gây hiểu lầm về nhà biên kịch

26/01/2016

5 điều gây hiểu lầm về nhà biên kịch

[spacer]

1. “Biên kịch là nghề nghiệp cao siêu đòi hỏi tài năng văn học xuất chúng”

Bạn không giỏi trong việc hành văn, không thể “múa bút” như những nhà văn chuyên nghiệp, và điều đó khiến bạn không thể trở thành nhà biên kịch. Nếu bạn nghĩ như thế thì chính bạn đã bỏ qua cơ hội thành công của cuộc đời mình.

Thay vì cần những kỹ năng cao siêu, công việc biên kịch lại đòi hỏi chúng ta nắm chắc những kỹ thuật cơ bản. Ví dụ như:

– Biết cách sử dụng ngôn từ. Trong nhiều trường hợp, biên kịch chỉ có thể làm việc với người khác thông qua những câu, chữ trong kịch bản. Biên kịch cần có khả năng “viết cho người khác hiểu”, sau đó mới là các đánh giá về “hay, dở”.

– Biết cách trình bày các loại văn bản. Cách trình bày văn bản thể hiện được tư duy và quan niệm thẩm mỹ của người biên kịch. Cùng một nội dung, nhưng hãy ưu tiên cách trình bày gây thiện cảm cho người đọc.

[spacer]

2. “Kịch bản trên giấy là điều duy nhất tôi quan tâm”

Nếu bạn nghĩ rằng, kịch bản là của biên kịch còn phim mới là của đạo diễn thì bạn đã nhầm lẫn rồi. Kịch bản chính là phim, chỉ là được tạo ra ở dạng văn bản.

Vì thế, nhà biên kịch tốt phải nắm chắc phần việc của đạo diễn, hơn nữa là dựng phim và thậm chí là công việc của người thiết kế phim trường.

Hãy luôn nhớ rằng, công việc biên kịch giống như người đầu bếp nấu ăn cho hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người. Việc nấu ăn đòi hỏi bạn phải hiểu khẩu vị của từng người, kiên nhẫn và chu đáo thì mới có thể thành công.
Kich-ban-la-dieu-duy-nhat-ban-quan-tam
3. “Biên kịch là nghề nghiệp mang tính chất độc lập”

Nếu sáng tác văn chương là điều bạn nên làm một mình thì kịch bản cần sự phối hợp của nhiều khối óc sáng tạo. Bạn cần biết cách làm việc chung với nhiều người, thậm chí là nhiều đội ngũ khác nhau trong những dự án điện ảnh, hoạt hình hay truyện tranh lớn, đặc biệt là những dự án truyền hình là điều cần thiết đối với biên kịch.

Khi trở thành nhà biên kịch, việc giữ mối quan hệ với giới nghệ thuật, truyền thông là điều đương nhiên. Vì thế, học cách sống chung với người khác, đồng sáng tạo với họ là một phần trong những bí quyết quan trọng của nghề biên kịch.

[spacer]

4. “Tôi phải viết thế này thì kịch bản mới được dựng thành phim”

Khi bạn viết một câu chuyện cho mình, việc các đạo diễn sẽ thích chúng ngay là điều rất khó. Kịch bản có thể sẽ bị chỉnh sửa nhiều lần. Nhưng hãy ghi nhớ rằng, với những kịch bản điện ảnh, cảm xúc là một yếu tố rất quan trọng. Đến một lúc nào đó, hãy quên đi các yếu tố kỹ thuật để chú trọng vào một điều duy nhất, đó là cảm xúc.

Khi nhân vật của bạn cứ đi theo một hành trình đã được lập trình sẵn một cách vô cảm, đó chính là lúc nhà biên kịch thất bại.

>>> Tìm hiểu Lớp Biên kịch cấp tốc

biên kịch làm việc độc lập

[spacer]

5. “Biên kịch cần có cuộc sống yên tĩnh tuyệt đối”

Biên kịch, không phải cứ ngồi một chỗ thì mới nghĩ ra được ý tưởng hay. Ý tưởng hay nhất định phải được lấy từ cuộc sống con người. Vì thế, hãy trải nghiệm cuộc sống bằng nhiều giác quan hơn nữa để có được những kinh nghiệm cho mỗi nhân vật của mình.

(Tổng hợp)