Hãng phim hoạt hình Disney

Đã có rất nhiều bài học được rút ra từ câu chuyện của các nàng công chúa Disney. Tuy nhiên, nhìn ra rộng hơn, các nhân vật phản diện cũng mang đến những bài học rất đắt giá từ những sai lầm của họ – những sai lầm khiến họ đánh mất vương quốc, lòng kiêu hãnh và nhiều điều quan trọng khác với họ. Sau đây là 12 bài học đáng nhớ nhất của những kẻ chuyên làm điều ác này: 1. Bài học từ Scar – Lion King : Hãy luôn tận dụng thế mạnh của bạn. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D “Ta rất hài lòng khi thừa hưởng trí khôn của loài sư tử. Tuy nhiên, nếu anh cần bạo lực và sức mạnh, nó nằm ngoài khả năng của ta”. Là một chúa tể sơn lâm thông minh, Scar luôn biết rằng mình không thể dùng sức mạnh để thắng Mufasa – hắn phải tìm con đường khác, tránh việc đối đầu trực tiếp với anh trai mình. Và Scar đã thành công. Hắn đã sử dụng trí khôn của mình một cách “tuyệt vời”, rất xấu xa nhưng “tuyệt vời”. 2. Bài học từ hoàng tử Hans – Frozen – Cố gắng vượt qua cái bóng của anh em mình đôi khi biến ta thành kẻ thủ ác. Hẳn các bạn còn nhớ Hans, chàng hoàng tử đẹp trai nhưng xấu xa trong Frozen. Chắc ai cũng phải giật mình khi hắn trở mặt. Nhưng dù sao thì việc sống trong một gia đình 13 người con hoàng tộc như anh hẳn là một điều rất khó khăn. Disney rất khéo léo khi cho Hans một động cơ rất hoàn hảo, rất thực tế và rất gần gũi đặc biệt trong văn hóa Mỹ. Dù có muốn thừa nhận hay không, giữa các anh em trong một gia đình luôn tồn tại một cuộc ganh đua ngầm với nhau. Có thể là vì một món đồ chơi, một lời công nhận… với Hans đó là một vương quốc riêng cho mình. Chiến thắng trong cuộc đua này với hắn quan trọng đến mức hắn lợi dụng sự cả tin của Anna và sẵn sàng xuống tay ám sát Elsa. 3. Bài học từ Gaston – Beauty and the Beast: Các đám cưới bất ngờ không bao giờ mang lại kết thúc có hậu. Đương nhiên mỗi người trong chúng ta đều yêu thích những người đàn ông chủ động trong chuyện hôn nhân. Tuy nhiên trong Người đẹp và quái vật, đám cưới bất ngờ của Gaston dành cho Belle đã đi quá xa. Tốt nhất hãy để mọi thứ tự nhiên, sự ép buộc không bao giờ mang lại hạnh phúc đâu. 4. Bài học từ Maleficent – Sleeping Beaty: Luôn luôn biết ứng biến trong mọi tình huống. Giải thưởng cho người đàn bà nham hiểm nhất: Maleficent. Đương nhiên cô ta ác đấy, thâm độc và cực kỳ tàn bạo. Trong khi kế hoạch về khung cửi bị phá sản vì nhà vua đốt tất cả các khung cửi trong vương quốc. Bà ta giấu một cái cho riêng mình nằm sâu trong các bức tường phòng ngủ của công chúa. Hay việc một hoàng tử xuất hiện đe dọa phá vỡ lời nguyền – bà lợi dụng lời hứa của anh và công chúa để bắt giam anh. Cuối cùng khi con tin của mình thoát khỏi nhà giam, bà hóa phép biến ra một khu rừng gai nhọn ma mị, hóa rồng chiến đấu với người hùng cứu mỹ nhân. Tuy chiến thắng luôn là phe chính diện nhưng cũng không thể chối bỏ được sự ứng biến linh hoạt của Bà tiên độc ác này trong việc giải quyết vấn đề. 5. Bài học từ Ursula – Little Mermaid: Nếu muốn giữ bí mật, đừng lộ mình quá sớm. Ursulla đã có thể thành công trong việc cưới hoàng tử Eric trong nhận dạng của ma nữ Venessa… Tuy nhiên, cô nàng bị bắt tại trận bới chú bồ nông Scuttle khi đang tự sướng nói chuyện với mình với gương. Thế là mọi chuyện bại lộ và nàng tiên út dốc sức đi cứu hoàng tử trước khi mặt trời lặn. 6. Bài học từ Evil Queen: Trái cây giúp ta trẻ lâu hơn.  Một trong những câu thoại nổi tiếng nhất của Disney: Evil Queen: “Bánh táo chính là điều làm mềm lòng mọi chàng hoàng tử”. Thật ra chưa có ghi chép nào ghi nhận chiến thuật tán tỉnh này của Evil Queen sẽ thành công. Tuy nhiên, bà ta có lý khi đề nghị nàng Bạch Tuyết đang yêu một phương thuốc thần kỳ cho sắc đẹp: một miếng táo. 7. Bài học từ Jafar – Aladdin: Cẩn thận những điều ước của bản thân. Là một quan chức cao cấp của triều đình, một phù thủy phép thuật cao cường, sở hữu ba điều ước tối thượng. Jafar là nhân vật phản diện duy nhất nắm hoàn toàn thế thượng phong trong tay mình, duy chỉ có một sai lầm của hắn chính là để Aladdin sống sót và bị anh chàng lừa một cách ngoạn mục bằng chính điều ước của mình. “Trở thành một thần đèn quyền lực nhất thế gian” nghe bảnh thật đấy nhưng ở trong một cây đèn chật chội thì có hơi chật chội và khó ở đấy Jafar. 8. Bài học từ Hades – Hercules: Đừng bao giờ bắt mấy đứa tôm tép đi làm việc lớn dùm mình. Câu chuyện về tham vọng, anh trai, em trai một lần nữa được tái diễn với Hades – một vị thần cai quản thế giới người chết. Anh của Hades là Zues – người cai quản đỉnh Olympus – nơi mà Hades không được quyền đặt chân đến. Nuôi thù hận từ đó và y cũng biết được ngày nổi dây của

top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới

Ra đời và phát triển đã gần một thế kỷ nhưng dẫu dưới hình thức nào đi nữa: từ bút pháp vẽ tay truyền thống cho đến công nghệ CGI hiện đại, nghệ thuật làm phim hoạt hình vẫn luôn có một sức hút mạnh mẽ đối với công chúng, chinh phục và làm say đắm biết bao nhiêu thế hệ khán giả bằng những nhân vật, câu chuyện và thế giới tuyệt vời họ tạo ra. Thời hoàng kim của hoạt hình tiếp tục kéo dài khi các xưởng phim khắp thế giới vẫn luôn ráo riết tìm kiếm và đào tạo các họa sĩ tài năng để bổ sung vào đội ngũ của mình, sẵn sàng chinh phục các thử thách mới, tạo nên những tiếng vang mới. Sau đây là danh sách 50 Xưởng phim hoạt hình hàng đầu Thế giới nhằm giúp các bạn họa sĩ trẻ có thêm vốn kinh nghiệm, thông tin để định hướng và lựa chọn nơi làm việc phù hợp nhất với mình. Lưu ý : Trừ 10 hãng phim trong tốp đầu, thứ hạng của các hãng còn lại được đánh giá khá chủ quan nên có thể kém chính xác. Bạn đọc khi theo dõi vui lòng chú ý. Trong phần 1, chúng ta sẽ đến với 5 xưởng phim đầu tiên trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới. 1. Pixar Trụ Sở : Emeryville, California Xưởng Pixar vốn dĩ được xây dựng và phát triển bởi chính ông chủ của trái táo khuyết – Steve Jobs, người đỡ đầu và định hướng sự phát triển của hãng, nhưng sau đó nhanh chóng được Walt Disney mua lại vào năm 2006 với hơn 7 tỷ USD. Sau khi gây dựng tiếng vang thành công với “Câu chuyện đồ chơi”, xưởng phim của Mỹ này liên tiếp gặt hái những thắng lợi lớn về doanh thu cũng như chinh phục được hầu hết giới phê bình khó tính với những tựa phim lưu lại tên tuổi của xưởng mãi mãi: – The Toy Story films (Câu chuyện đồ chơi) – WALL-E (Người máy biết yêu) – Brave (Công chúa tóc xù) – Ratatouille (Chú chuột đầu bếp) – Inside Out (Những mảnh ghép cảm xúc) 2. Walt Disney Animation Studios Trụ sở : Burbank, Carlifornia Walt Disney Animation Studios có thể nói là xưởng hoạt hình thành công nhất của Disney với tên tuổi gắn liền với tuyệt phẩm “Bạch Tuyết và Bảy chú lùn” (1937) lừng danh. Xưởng cũng là nơi ra đời của nhiều bộ phim bất hủ như “Vua sư tử” hay “Aladdin và Cây đèn thần”, góp phần đưa hoạt hình Disney lên hàng đỉnh cao của thế giới. Sau một thời kỳ khủng hoảng gần một thập kỷ, xưởng đang dần phục hồi lại phong độ với sự thành công vang dội của những bom tấn gần đây như : – Frozen (Nữ hoàng băng giá) – Wreck-It Ralph (Ráp – phờ đập phá) – Big Hero 6 (Biệt đội anh hùng Big Hero 6) 3. DreamWorks Animation Trụ sở: Glendale, California Không chỉ nổi danh về mặt thương mại với hàng loạt bộ phim xuất sắc, bán chạy khắp thế giới, xưởng DreamWorks còn được biết đến với rất nhiều giải thưởng danh giá khác: 22 giải Emmy, 3 giải Oscar, hàng chục giải Annie cùng rất nhiều đề cử BAFTA và Golden Globe khác. Một số tác phẩm thành công của họ có thể kể đến là: – Shrek (Gã chằn tinh tốt bụng) – How to Train Your Dragon (Bí kíp luyện rồng) – Madagascar (Cuộc phiêu lưu đến Madagascar) – Kung Fu Panda (Công phu gấu trúc) 4. Industrial Light & Magic   Trụ sở: San Francisco, California Nổi tiếng về mặt năng suất với hàng trăm dự án lớn nhỏ và số lượng bom tấn đếm không xuể, xưởng là hình mẫu tiên phong trong việc áp dụng các kỹ xảo đồ họa độc đáo vào điện ảnh, không chỉ đơn thuần như mô phỏng da giả, hóa trang lông tóc như thật mà thậm chí có thể xây dựng luôn cả nhân vật chỉ bằng kỹ xảo máy tính. Những tác phẩm trứ danh của họ có thể kể đến là: các phần phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao), Terminator (Kẻ hủy diệt) – trừ phần 1, Pirates of the Caribbean (Cướp biển vùng Ca-ri-bê), Avatar (Thế thân) và Jurassic World (Thế giới Khủng long). 5. Studio Ghibli Trụ sở: Koganei, Tokyo, Nhật Bản Nắm gần 8 bộ phim trong danh sách 15 phim anime hay nhất Nhật Bản, không còn nghi ngờ gì nữa, xưởng Ghibli có thể nói là một trong những xưởng hoạt hình xuất sắc nhất của quốc gia này. Nhắc đến Ghibli, người yêu hoạt hình sẽ nghĩ ngay đến Miyazaki Hayao, là đồng sáng lập Ghibli và là một đạo diễn hoạt hình xuất sắc không chỉ ở Nhật Bản mà còn cả thế giới. Spirited Away là bộ phim hoạt hình đã mang về cho ông và xưởng Ghibli giải thưởng Oscars danh giá ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất năm. Ngoài ra còn có một số phim hoạt hình đã để lại nhiều ấn tượng như: Howl’s moving Castle, Ponyo, Princess Mononoke, My Neighbour Totoro,…  Không chỉ đạt thành công rực rỡ với vô số giải thưởng lớn trong nước như 4 giải của Viện hàn lâm Nhật Bản cho Hoạt hình xuất sắc nhất và 1 giải Animage Anime Grand Prix, danh tiếng của xưởng còn vươn tầm thế giới với vô số đề cử Oscar và vinh dự nhận giải này vào năm 2003. >>> Tiếp theo: 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới (Phần 2) Cao Thụy Vy dịch Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies

Những nàng công chúa, những chàng hoàng tử cùng các vị hoàng thân đến từ thế giới thần tiên trong các bộ phim hoạt hình Disney đã làm mê mẩn biết bao thế hệ trẻ em (và cả người lớn) trên toàn thế giới. Bạn có biết rằng để thổi hồn sự sống vào một nhân vật hoạt hình trên màn ảnh rộng đòi hỏi sự tận tụy, cống hiến và sức sáng tạo của hàng trăm người trong một đội ngũ làm phim hoạt hình? Từ Concept art đến các Khung hình hoàn chỉnh, chúng ta hãy cùng xem và hình dung phần nào quá trình các nhà làm phim hoạt hình đã biến cảm hứng thành hiện thực ra sao nhé. [spacer] Công chúa Elsa trong Frozen [spacer] [spacer] Nàng Belle và Quái Vật trong Beauty and the Beast – Người Đẹp và Quái Vật [spacer] [spacer] Vua Thủy tề trong The Little Mermaid – Nàng tiên cá [spacer] [spacer] Chú nai Bambi trong Bambi [spacer] [spacer] Nàng Lọ Lem – Cinderella trong Cinderella – Cô bé Lọ Lem [spacer] [spacer] Simba và Mufasa trong The Lion King – Vua sư tử [spacer] [spacer] Hoàng tử Phillip và công chúa Aurora trong Công chúa ngủ trong rừng [spacer] [spacer] Vua khỉ Louie trong The Jungle Book – Câu chuyện rừng xanh [spacer] [spacer] Tiana và Hoàng tử Naveen trong The Princess and the Frog [spacer] [spacer] Công chúa Rapunzel trong Tangled [spacer] [spacer] Vanellope von Schweetz trong Wreck-it Ralph [spacer] [spacer] Như Hoàng dịch (disney.com) Link gốc: http://blogs.disney.com/oh-my-disney/2015/11/05/disney-royals-from-concept-art-to-final-frame/

1.Tuổi thơ khó khăn, vất vả Là cha đẻ của hãng phim hoạt hình nổi tiếng cùng vô số những thành công trong sự nghiệp, nhưng ít ai biết rằng Walt Disney có một tuổi thơ đầy khó khăn, vất vả. Ông đã phải tự bươn chải để vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống và từ đôi bàn tay trắng cùng với những nỗ lực phi thường, Disney đã sáng lập nên hãng phim hoạt hình nổi tiếng trên toàn thế giới. >>> Tezuka Osamu – “Bố già” của nền truyện tranh Nhật 

Ollie Johnston là một trong những họa sĩ kiêm đạo diễn vĩ đại nhất trong lịch sử hoạt hình, một trong chín “cây đại thụ” của hãng Walt Disney. Trong suốt 43 năm tỏa sáng ở Walt Disney, ông đã có công lao đóng góp to lớn vào những bộ phim hoạt hình kinh điển như “Bạch Tuyết và bảy chú lùn”, “Pinocchio”, “Fantasia,” “Cô bé lọ lem”, “Alice ở xứ sở thần tiên,” “Peter Pan”,… >>> Nguyễn Thắng Vu – Người đem đến tuổi thơ  Ngoài vai trò là họa sĩ hoạt hình kiêm đạo diễn, ông còn là đồng tác giả với Frank Thomas (bạn lâu năm và cũng là đồng nghiệp của ông) trong bốn cuốn sách: Disney Animation: The Illusion of Life, Too Funny for Words, Bambi: The Story and the Film, và The Disney Villain. Năm 1995, ông và Frank Thomas là nhân vật chính trong bộ phim tài liệu mang tên “Frank and Ollie”, do Theodore (Ted) Thomas sản xuất và làm đạo diễn. Tháng 11/2005, ông trở thành họa sĩ hoạt hình đầu tiên được trao tặng Huân chương nghệ thuật Quốc gia (National Medal of Art). Ollie Johnston và những nhân vật hoạt hình nổi tiếng do ông sáng tác (Ảnh: Internet)

Những bộ phim hoạt hình do hãng Walt Disney sản xuất thường có chi phí lên cả trăm triệu USD và bối cảnh đẹp như mộng. Với nội dung là những câu chuyện cổ tích, nhiều người thường cho rằng mọi thứ trong phim chỉ là hư cấu. Dù vậy, người hâm mộ những bộ phim kinh điển như Vua sư tử hay Beauty & The Beast vẫn có thể tìm thấy bối cảnh phim trong đời thực ở những địa điểm khác nhau. Dưới đây là một số điểm đến giúp bạn tham khảo. 1. Vương quốc Arendelle – Phim Frozen Được xem là một trong những tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại, Frozen (Nữ hoàng băng giá) lấy bối cảnh tại ngôi làng Trøndelag (Na Uy) để thiết kế vương quốc Arendelle trong phim. Năm 2012, một nhóm khảo sát của Disney đến thăm Na Uy và được truyền cảm hứng từ vùng núi này. Trøndelag cổ kính nằm trầm buồn giữa những ngọn núi hùng vĩ, được biết đến với lối sống khác biệt, trang phục truyền thống và cả những chú tuần lộc. Những chi tiết này đều được tái hiện chân thực trong phim. 2. Lâu đài Quái vật – Phim Beauty & The Beast Bối cảnh chính trong phim Beauty & The Beast (Người đẹp và Quái vật) chính là tòa lâu đài Quái vật – nơi ác thú giam giữ người đẹp. Tòa lâu đài lấy cảm hứng từ cung điện Château de Chambord, mang phong cách Phục Hưng và nằm dưới thung lũng Loire (Pháp). Từ khi xây dựng đến nay, tòa lâu đài vẫn chưa thực sự hoàn thiện nhưng luôn mở cửa chào đón du khách tham quan. Những căn phòng tối rộng lớn cùng kiến trúc cổ dễ làm du khách hình dung đến các hình ảnh trong phim. Ngoài ra, trong bộ phim còn xuất hiện một thị trấn – nơi người đẹp Belle luôn tìm cách trốn chạy – thực sự tồn tại và có tên Alsace (Pháp), gần biên giới nước Đức. 3. Thác Thiên Thần – Phim Up Trong hoạt hình 3D Up (Vút bay), nhân vật chính – ông lão Carl vì muốn thực hiện lời hứa năm xưa với người vợ quá cố nên đã tìm mọi cách để đến thác nước Thiên thần. Bạn đồng hành với ông là một cậu bé có cặp má bầu bĩnh và thích sưu tầm huy hiệu. Hai ông cháu đã buộc hàng nghìn quả bóng bay vào ngôi nhà để đến thác nước, tạo thành hình ảnh nổi bật nhất bộ phim. Ngoài đời, bạn dễ dàng tìm thấy thác nước trong miền ký ức của ông lão tại Venezuela, nằm tại công viên quốc gia Canaima và cũng với tên gọi “Thiên thần”. Địa hình thác nước khá hiểm trở với những núi đá cao, hẹp. Đây cũng được ghi nhận là thác nước cao nhất thế giới (979 m) mà không bị gián đoạn dòng chảy. 4. Miền đất của Simba – Phim Vua Sư tử Hầu như trẻ em nào cũng từng lớn lên với những kỷ niệm đẹp về bộ phim hoạt hình 2D Lion King (Vua sư tử). Trong phim, quê hương của chú sư tử non Simba (mà sau này nối ngôi cha trở thành vua của muôn loài) được lấy bối cảnh chính ở Vườn quốc gia Serengeti, phía bắc Tanzania và gần tây nam Kenya. Đây cũng là một trong những nơi nổi tiếng nhất thế giới với dịch vụ ngắm nhìn sư tử và khám phá đời sống của chúng trong tự nhiên. Ngoài sư tử, điểm đến này còn có nhiều loại động vật hoang dã khác nhau cùng hệ thực vật phong phú. 5. Lâu đài của công chúa – Phim Sleeping Beauty Lâu đài Neuschwanstein ở Bavaria (Đức) là nguồn cảm hứng làm nên bối cảnh phim hoạt hình Sleeping Beauty (Công chúa ngủ trong rừng). Được xây dựng từ thế kỷ 19 trên một ngọn đồi ở phía tây nam Bavaria, công trình này may mắn thoát khỏi sự phá hủy của hai cuộc chiến tranh thế giới nhờ vị trí hẻo lánh. Ngoài ra, lâu đài cũng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim khác. Ngày nay, Neuschwanstein mở cửa rộng rãi đón khách tham quan và trở thành một trong những điểm đến rất hút khách. 6. Lâu đài Aladdin – Phim Aladdin và cây đèn thần Lâu đài trong phim Aladdin và cây đèn thần được lấy cảm hứng từ lăng mộ Taj Mahal, tọa lạc ở Ấn Độ. Đây là một trong những công trình dễ nhận biết nhất thế giới với lối kiến trúc Mughal (một phong cách tổng hợp gồm các loại kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo). Năm 1983, Taj Mahal được ghi nhận là di sản thế giới của UNESCO. Trong hoạt hình, tòa lâu đài của công chúa Jasmin và Aladdin có những bức tường trắng và kiểu kiến trúc tương tự như Taj Mahal. 7. Thành phố cổ – Phim Công chúa và chàng ếch The Princess and the Frog (Công chúa và chàng ếch) lấy bối cảnh thành phố New Orleans (Mỹ) những năm 20 và trở thành điểm nhấn xuyên suốt bộ phim. Tiana – nhân vật chính trong phim đã làm bồi bàn tại New Orleans khi lớn lên. Quyết định xây dựng bối cảnh tại thành phố này từng làm dấy lên những ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng chúng gợi nhắc về chế độ nô lệ, nhất là khi Tiana lại là người da đen. Dù vậy, bỏ qua những tranh cãi trên, các du khách vẫn đến New Orleans và tìm lại, khám phá những cảnh quay tuyệt đẹp trong phim hoạt hình, nhất là khu phố người Pháp. 8. Cung điện hoàng gia – Phim Tangled Tangled (Công chúa tóc mây) là bộ