STORY ARTIST. You do….what exactly?   1 . Để trở thành họa sĩ kể chuyện, tôi có cần phải vẽ giỏi hay không? Có, nghề này yêu cầu bạn phải vẽ giỏi. Ngoài ra, bạn cũng phải nắm vững luật phối cảnh để phản ánh đúng góc nhìn, cũng như kỹ năng diễn tả tốt hành động của nhân vật. Muốn vẽ giỏi, bạn cần kiên trì thực hành mỗi ngày.   2. Muốn theo nghề họa sĩ kể chuyện thì cần học những gì? Họa sĩ kể chuyện đảm trách công việc của diễn viên, họa sĩ thiết kế nhân vật, đạo diễn, quay phim, biên tập viên, nhà biên kịch, nhân viên kỹ thuật ánh sáng trong giai đoạn đầu của dự án phim hoạt hình. Họ dựa vào kịch bản để phác họa diện mạo ban đầu cho từng cảnh phim. Vì vậy, họ cần học nhiều kỹ năng khác nhau, bao gồm vẽ, dựng phim (cảnh quay, bố cục, biên tập, ánh sáng), diễn xuất (thông qua vẽ nhân vật), kể chuyện (viết cấu trúc câu chuyện). Mỗi họa sĩ có một cách học khác nhau, nhưng cách học hiệu quả nhất là theo học chuyên ngành mỹ thuật, điện ảnh, hoạt hình. Ra trường, bạn chẳng những được cấp bằng mà còn tự hào làm ra những bộ phim ngắn bằng chính thực lực của mình. Sau khi được tuyển vào làm việc cho studio, bạn sẽ tiếp tục tìm tòi, học hỏi thêm.   3. Nghề họa sĩ kể chuyện có đòi hỏi gì thêm nữa không? Họa sĩ kể chuyện thường vẽ đi vẽ lại nhiều lần các cảnh phim theo yêu cầu của đạo diễn trước khi bàn giao cho bộ phận dựng phim bằng công nghệ đồ họa máy tính (CG); do đó, họ cần làm việc trên tinh thần hợp tác, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu ý kiến phản hồi.   4. Nghề họa sĩ kể chuyện có dễ xin việc hay không? Đây là nghề có nhu cầu tuyển dụng cao. Họa sĩ có người được tuyển qua con đường thực tập, học việc; song cũng có người được tuyển nhờ portfolio lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng – họa sĩ làm portfolio thường có kinh nghiệm làm việc tại studio, hoặc trước đây từng tham gia nhiều dự án nhỏ. Portfolio là yêu cầu bắt buộc, có kinh nghiệm sẽ được ưu tiên, nhưng không cần thiết nếu bạn chứng tỏ được năng lực của mình qua portfolio.   5. Cơ hội nghề nghiệp có rộng mở với những ai chọn nghề họa sĩ kể chuyện hay không? Các studio lớn nhỏ luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân tài. Cánh cửa việc làm sẽ mở rộng với những ai có portfolio thỏa mãn yêu cầu của nhà tuyển dụng.   6. Tôi có làm việc với nhiều người trong quá trình vẽ storyboard hay không? Trong quá trình vẽ storyboard một đoạn phim, ban đầu bạn lấy ý kiến phản hồi từ đạo diễn, rồi sau đó là từ ê-kíp. Bạn sửa tới sửa lui nhiều lần cho đúng với ý đồ của đạo diễn. Bạn tham gia phiên họp động não, đề xuất ý tưởng, thảo luận giải pháp cải thiện nhân vật hoặc câu chuyện. Bạn luân phiên làm việc một mình và theo nhóm. Trong môi trường làm việc tập thể, bạn bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp với mọi người, cởi mở đón nhận ý kiến phê bình và phản hồi.   7. Cơ hội thăng tiến có cao hay không? Họa sĩ kể chuyện là nghề mang tính sáng tạo và đem lại trong sự thỏa mãn trong công việc. Về cơ bạn, lộ trình thăng tiến sẽ như nhau: Họa sĩ kể chuyện – trưởng nhóm – đạo diễn. Nghề họa sĩ kể chuyện tuy không có nhiều nấc thang thăng tiến, nhưng cơ hội thăng tiến là khá cao. Bạn được trui rèn kỹ năng chỉ đạo trong thời gian làm họa sĩ kể chuyện – bước chuẩn bị trước khi dấn thân vào lĩnh vực khác, thậm chí mở ra cơ hội đảm nhận vai trò chỉ đạo trong studio. Đạo diễn đa phần xuất thân từ họa sĩ hoạt hình hoặc họa sĩ kể chuyện.   8. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu tuyển dụng họa sĩ kể chuyện sẽ tăng trong năm tới. Bạn có tin điều này là sự thật? Tại sao? Hiện nay, nhu cầu về nội dung đa phương tiện là rất lớn, nên thiết nghĩ, khả năng trên rất có thể xảy ra. Để đối phó với tình trạng họa sĩ kể chuyện nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau, các studio thường đăng tin tuyển dụng nhân sự mới.   9. Thu nhập của họa sĩ kể chuyện có đủ sống hay không? Đây là nghề có thu nhập cao và hấp dẫn. Nếu hành nghề tự do, bạn cần thương lượng tiền công (tính theo giờ) và thời hạn hoàn thành công việc với khách hàng. Trường hợp làm việc cho studio, bạn nên hỏi xem có được hưởng bảo hiểm y tế, xã hội, cùng những quyền lợi khác hay không.   10. Nghề họa sĩ kể chuyện có những thuận lợi và bất lợi gì? Cái hay của nghề họa sĩ kể chuyện là nó cho phép bạn thỏa sức sáng tạo. Bạn nghĩ ra ý tưởng độc đáo, mới lạ, mất 4 – 5 năm ròng rã để dựng thành phim, và vui mừng chứng kiến thành quả được trình chiếu trên màn ảnh. Tuy nhiên, để có được niềm vui này, bạn phải thức bao đêm dài làm việc miệt mài dưới áp lực nặng nề, rồi sau đó phải mòn mỏi chờ đợi đạo diễn và nhà biên kịch chuyển những chỉnh sửa trong câu chuyện cho bạn. “Xóa đi làm lại” là chuyện thường tình trong nghề, nên bạn

Học vẽ manga những điều cần biết về phối cảnh

“Tôi gặp khó khăn khi vẽ background” “Dựng cảnh nền là muôn vàn đau khổ” “Tôi thậm chí còn không biết vẽ bối cảnh thế nào” “Tôi không thể vẽ cảnh nền mà không bị méo mó” Đây là những lời phàn nàn thường nghe từ các bạn trẻ mới bắt đầu bước vào con đường học vẽ Manga. Với Học vẽ Manga – Những điều cần biết về phối cảnh, người đọc sẽ nắm bắt được khái niệm, hình khối và không gian để dựng cảnh sao cho sinh động. Bên cạnh đó, cuốn sách sẽ giới thiệu cho người đọc các kỹ thuật phối cảnh dùng trong vẽ Manga hoặc vẽ minh họa sách. Đồng thời hướng dẫn các phương pháp làm chủ sự hiện diện và hình khối khi thể hiện một câu chuyện trên mặt giấy. Các bố cục có thể hiện phối cảnh tức là có thể hiện chiều sâu và không gian. Các nhân vật là các vật thể thuộc không gian 3 chiều và cảnh nền hay background sẽ là một hình thể lớn trong thế giới 3 chiều gọi là “khoảng không” mà các nhân vật tồn tại trong đó. Vẽ manga và vẽ minh họa không phải là môn Vẽ kỹ thuật. Chắc chắn sẽ cần một mức chính xác nhất định khi vẽ các đường song song hoặc các đường trục dọc thẳng. Tuy vậy cũng có những lúc điểm hội tụ nằm hơi xê xích, đường chân trời sẽ cong hoặc đường trục dọc sẽ hơi xiên để tạo những hiệu ứng thị giác đặc biệt. Đó mới chính là Hội họa. Các phương pháp học vẽ phối cảnh trong Manga, minh họa hoặc hoạt hình thực chất là các phương pháp được phát triển từ phối cảnh trong vẽ kỹ thuật nhưng được biến tấu để đem đến các cách thể hiện nhân vật, bố cục và hành động gây ấn tượng nhất nhằm chuyển tải thông điệp từ tác giả đến bạn đọc. Cuốn sách này được xuất bản nhằm giúp bạn trả lời một cách đầy đủ nhất câu hỏi “Tôi vẽ cái này như thế nào”. Sau khi đã đọc và hiểu rõ cuốn sách, bạn sẽ thấy mình chú ý hơn đến các đường nét sàn nhà và tường mà trước giờ bạn ít để ý, và từ đó không gian mà bạn thể hiện trong bố cục khi vẽ sẽ mở rộng hơn. Hãy dùng quyển sách này như một sổ tay hướng dẫn các kỹ thuật vẽ nhân vật và cảnh nền phù hợp với phối cảnh thông thường và tạo ra những bố cục sinh động có chiều sâu. >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Dạy vẽ phối cảnh truyện tranh, hoạt hình 

Siêu phối cảnh

Là phần nối tiếp của cuốn sách Phối cảnh dành cho họa sĩ truyện tranh, Siêu phối cảnh – Bí quyết dành cho các họa sĩ sẽ mang đến cho bạn những kiến thức và kỹ năng với cấp bậc khó hơn trong phối cảnh. Cuốn sách này sẽ giúp bạn khám phá những bí mật về đường cong phi tuyến, hình khối trụ, ống kính mắt cá, phương pháp dựng cảnh ba chiều và các thủ thuật hội họa khác, giúp cho nét vẽ của bạn vươn ra bên ngoài trang giấy.  Điều đặc biệt, đây không phải là một cuốn sách chỉ toàn chữ và những lý thuyết khó nhằn. Cuốn sách này được trình bày như một cuốn truyện tranh với những khung truyện và cốt truyện gắn kết. Tác giả sẽ vào vai người hướng dẫn, giải đáp cho anh bạn Mugg về những kiến thức của phối cảnh. Qua đó, cuốn sách sẽ giúp bạn như được trao đổi với tác giả, cùng tác giả bước vào thế giới của phối cảnh. Tài liệu lưu hành nội bộ dành cho học viên ngành Họa sĩ vẽ truyện tranh, Họa sĩ hoạt hình khi bước vào các học kỳ nâng cao tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Bên cạnh đó, cuốn sách này còn có thể mang đến những kỹ năng bổ ích cho các học viên chuyên ngành Digital Painting.  THÔNG TIN CHUNG SIÊU PHỐI CẢNH – BÍ QUYẾT DÀNH CHO CÁC HỌA SĨ Tác giả: David Chelsea Dịch giả: Phan Hoàng Số trang: 172 Nội dung: Chương 1: Những điểm hội tụ đặc biệt Chương 2: Phối cảnh biến dạng: Nghệ thuật phối cảnh kỳ ảo Chương 3: Bóng đổ và ánh sáng Chương 4: Phân chia vùng không gian Chương 5: Các góc siêu rộng Chương 6: Phối cảnh mắt cá Chương 7: Phối cảnh khối trụ Chương 8: Phép vẽ song song Chương 9: Hình phản chiếu Chương 10:  Phối cảnh trên máy tính Thuật ngữ được sử dụng trong tài liệu >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Dạy vẽ phối cảnh truyện tranh, hoạt hình 

tạo hình và phối cảnh

Bạn là một họa sĩ vẽ truyện tranh hay một nhà làm phim hoạt hình? Bạn muốn kể một câu chuyện bằng những khuôn hình, bức vẽ nhưng không biết cách để sắp xếp những ý muốn thể hiện như thế nào? Hoặc bạn là một họa sĩ Digital Painting muốn tìm cách sắp xếp các nét vẽ thành một bức tranh ý nghĩa có bố cục rõ ràng? “Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện” sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó. Khi đọc cuốn sách này có nghĩa là bạn đang bước vào một khoa học cao cấp về nghệ thuật kể chuyện bằng thị giác. Bạn sẽ tìm ra được cách thu hút người nghe, người xem vào câu chuyện của mình. Khi vẽ storyboard hay dàn chuyện bằng hình ảnh đó là lúc chúng ta thực hành một bài tập kể chuyện, khác với trình diễn một tiết mục cho một show diễn nào đó. Nếu hình vẽ không được thực hiện để diễn tả một mục đích, ý nghĩa nó sẽ đẩy người xem ra khỏi diễn tiến câu chuyện, làm cho người xem bối rối vì họ đang nhìn vào những nét bút trên giấy, chứ không phải đang trải nghiệm khi theo dõi một câu chuyện và các nhân vật bên trong đó. Không nên để khán giả mắc kẹt vào một khuôn hình nào đó bởi bức vẽ trong khuôn hình rất đẹp nhưng lại không có ý đồ gì phục vụ cho câu chuyện Trong cuốn sách này chúng ta sẽ nói về ngôn ngữ của nghệ thuật và cách sắp xếp bố cục trên khuôn hình và mục đích của từng khuôn hình. Khi nắm rõ các lý thuyết này, câu chuyện hình ảnh mà bạn kể sẽ được gắn kết, liên tục và có tính nhất quán. Điều này làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và thu hút người xem hơn. Bắt đầu đọc, bắt đầu vẽ và bắt đầu con đường sáng tạo của bạn. THÔNG TIN CHUNG: Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện Danh mục Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Tác giả: Marcos Mateu Mestre Biên dịch: Th.s – Họa sĩ Lê Thắng Số trang: 160 Nội dung: Chương 1: Cái nhìn chung về nghệ thuật dẫn dắt Chương 2: Vẽ và bố cục trên một khuôn hình đơn (phần cơ bản) Chương 3: Bố cục khuôn hình có mục đích Chương 4: Bố cục tạo ra sự liên tục Chương 5: Truyện tranh dài kỳ Phần 1: Nhân vật Phần 2: Khung truyện và trang truyện Một vài suy nghĩ sau cùng >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Dạy vẽ phối cảnh truyện tranh, hoạt hình 

sách dạy vẽ phối cảnh

Vẽ phối cảnh là một môn học mà cơ sở của nó là hình học. Nó diễn tả hình dáng đối tượng như chúng ta nhìn thấy chúng trong không gian, trong khi hình học lại diễn tả kích thước chính xác như nó vốn có. Xét về phương diện hình học, vẽ phối cảnh là ứng dụng của phép chiếu xuyên tâm, với tâm chiếu là mắt, đối tượng là hiện thực trước mắt, mặt phẳng chiếu là một tấm kính tưởng tượng đặt thẳng đứng ở khoảng giữa mắt và đối tượng, còn hình chiếu là những gì quan sát được qua tấm kính và được vẽ lại trên một mặt phẳng gọi là mặt tranh hay bản vẽ. Môn học Vẽ phối cảnh là kiến thức nền tảng quan trọng không thể thiếu đối với các bạn đang học vẽ truyện tranh, hoạt hình, kiến trúc sư và các nhà thiết kế trong nhiều lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật. Nó giúp họ nhìn đúng, vẽ đúng và có điều kiện xây dựng những tác phẩm có quy mô lớn. Lịch sử mỹ thuật đã minh chứng cho ta thấy rằng tất cả các bậc thầy về hội họa đều tinh thông các quy luật vẽ phối cảnh. Ngay cả khi các họa sĩ vẽ thuộc lòng như là một thói quen hay theo một lĩnh vực sở trường nào đó thì kiến thức vững chắc về luật phối cảnh sẽ cho tác phẩm của họ hoàn hảo hơn. Một điều dễ nhận thấy là trong tự nhiên, tất cả các vật thể đều có thể quy về trong một khối hình học cơ bản, chẳng hạn như một khối lập phương hay khối hộp chữ nhật. Mỗi họa sĩ cần có sự cảm nhận cần thiết về mối quan hệ giữa hình ảnh vật thể cần thể hiện với khối hộp bao quanh nó, dù họ không thực sự muốn vẽ khối hộp này. Đặc biệt khi vẽ tranh về phong cảnh, công trình kiến trúc thì kiến thức về phối cảnh là điều không thể thiếu. Vì thế, việc nắm vững phối cảnh các khối hình học cơ bản đối với một người họa sĩ là điều tối quan trọng Nếu một nhạc sĩ muốn sáng tác giỏi cần phải có kiến thức về nền tảng nhạc lý thì tương tự như vậy, người họa sĩ phải có kiến thức vững vàng về luật phối cảnh. Cuốn sách này sẽ giúp cho sinh viên các ngành nghệ thuật, các họa sĩ nắm bắt vấn đề này một cách căn bản, thấu đáo. THÔNG TIN CHUNG: VẼ PHỐI CẢNH (Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình) Tác giả: Phil Metzger Biên dịch: Viện Truyện tranh và Hoạt hình Số trang: 105 Nội dung: – Một số nguyên tắc cơ bản trong phối cảnh như nguyên tắc thu nhỏ, nguyên tắc hội tụ, nguyên tắc chồng lấp, nguyên tắc thể hiện sắc độ. Chương này sẽ đề cập đến các nguyên tắc mà các họa sĩ cần chú ý khi vẽ phối cảnh. – Một số sai lầm thường gặp khi không nắm vững luật phối cảnh trong quá trình vẽ. – Khái quát về trường nhìn trong phối cảnh – Vận dụng nguyên tắc thu nhỏ vào phối cảnh. Sự khác biệt khi nhìn 2 vật ở 2 vị trí khác nhau. – Khái quát về điểm tụ, điểm nhìn và đường tầm mắt trong phối cảnh – Tia nhìn trung tâm trong hình nón thị giác. – Phối cảnh vật thể chính diện và lệch diện – Mối quan hệ giữa mắt nhìn và đối tượng – Phương pháp đường chéo trong vẽ phối cảnh >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] 22 Nguyên tắc kể chuyện của Pixar 

phối cảnh truyện tranh

Thành phố, con người, cây cối, thác nước, xe hơi, bộ bài tây,… bất cứ thứ gì bạn thấy đều bị phối cảnh chi phối. Đối với truyện tranh và nghệ thuật fantasy, bạn đang vẽ cả thế giới, rất nhiều cảnh vật, nhân vật và vật thể trong trạng thái bị rút ngắn, đó là phối cảnh. Bạn cần phải biết rõ vật thể bạn vẽ. Tài liệu “Điểm tụ – phối cảnh dùng cho truyện tranh từ điểm khởi đầu” này có thể chạm tới nhiều vấn đề hơn những cuốn sách phối cảnh khác bởi vì truyện tranh và fantasy art đều có sơ sở là sự sáng tạo hơn là sự quan sát. Chúng ta sáng tạo ra những cảnh trên thế giới mà chưa ai từng thấy. Thông tin mà chúng ta đưa vào trang giấy đến từ trí tưởng tượng nhiều hơn là quan sát thực tế. Được viết bởi Jason Cheeseman – Meyer, một họa sĩ, người vẽ minh họa và sáng tác nội dung, ông đã sử dụng những kiến thức của mình về nghệ thuật, toán học, sư phạm và dĩ nhiên là cả truyện tranh, để tạo ra một hệ thống nghiên cứu lý thuyết và thực hành cho môn vẽ phối cảnh cong. Điểm tụ phối cảnh dùng cho truyện tranh từ điểm khởi đầu cung cấp hàm lượng kiến thức đa chiều. Khi đi qua các chương mục, làm theo các hướng dẫn tuần tự từng bước, thực hành, bạn sẽ dần nắm bắt được những kiến thức về phối cảnh, cách ứng dụng vào nghề vẽ truyện tranh. Nội dung chương sau tiếp nối các chương phía trước. Với tài liệu bạn sẽ có 95% lượng thông tin cần thiết cho bức vẽ của mình. Tài liệu này cũng đề cập đến một số “ảo thuật” cho 5% còn lại và chúng có thể sẽ hơi phức tạp. Nhưng “phức tạp” không có nghĩa là “nâng cao” hay “khó”. Những mẹo đó có thể giúp cho bức vẽ được thực hiện dễ dàng hơn mà không cần phải vẽ thử hay vẽ mò. Không cần phải ghi nhớ nhiều – bạn đã có cuốn sách này như một tài liệu tham khảo trên kệ sách và lấy nó xuống bất cứ khi nào cần thiết. THÔNG TIN CHUNG: ĐIỂM TỤ – PHỐI CẢNH DÙNG CHO TRUYỆN TRANH TỪ ĐIỂM KHỞI ĐẦU (Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình) Tác giả: Jason Cheeseman – Meyer Dịch giả: Th.s – Họa sĩ Lê Thắng Số trang: 175 Nội dung: – Chương 1: Phối cảnh là gì? – Chương 2: Phối cảnh một điểm tụ – Chương 3: Phối cảnh hai điểm tụ – Chương 4: Phối cảnh ba điểm tụ – Chương 5: Đừng chỉ là hình vuông – Chương 6: Phối cảnh năm điểm tụ – Chương 7: Phối cảnh bốn điểm tụ – Chương 8: Hòa hợp cùng nhau – Chương 9: Một số thủ thuật và cách xử lý sự cố >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện