Thực tế nhiếp ảnh K6

Trải nghiệm và cảm nhận từ thực tế là một trong những định hướng đào tạo quan trọng của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) nhằm tạo ra “Chất liệu sáng tác” từ thiên nhiên và xã hội hiện hữu. Nằm trong bộ môn Kỹ thuật chụp ảnh do Thầy – Nhiếp ảnh gia Huỳnh Đức Nam phụ trách, các bạn học viên hệ Kỹ thuật viên khóa 6 đã có hành trình tìm hiểu Làng Lu, Bình Dương – vùng đất giàu văn hóa truyền thống với hơn 150 năm tuổi. “Trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử, Làng lu Đại Hưng, Bình Dương vẫn giữ được những phương thức sản xuất theo lối thủ công truyền thống, đó là cách nặn gốm bằng tay, chất đốt bằng củi, màu sắc cổ điển, nguyên vật liệu khai thác tại địa phương… Đây cũng là nét văn hoá rất đặc biệt của nghề truyền thống ở Bình Dương. Nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Làng lu Đại Hưng chuyên sản xuất các loại lu, khạp nổi tiếng từ hàng trăm năm nay. Sự tồn tại và phát triển của Lò lu đặc biệt này, một mặt giúp lưu giữ được nghề truyền thống của địa phương, mặt khác góp phần phát triển kinh tế trong vùng trong suốt hơn 150 năm qua. Thế hệ sau tiếp nối đời trước, những người thợ vẫn cần mẫn, chăm chỉ gắn bó với những khuôn đất, nhào nặn nên những sản phẩm hữu ích cho đời.” – Theo Vietnamnet. Cùng xem những hình ảnh về chuyến đi thực tế bộ môn Kỹ thuật chụp ảnh của các bạn Khóa 6 các bạn nhé: Ảnh: Nguyễn Thị Bích Ngọc (Bài viết có sử dụng tư liệu báo chí từ Vietnamnet: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/suc-song-lo-gom-150-tuoi-o-binh-duong-241769.html)

học nhiếp ảnh miễn phí

Nếu mục tiêu 2017 của bạn là chụp hình tốt hơn, không còn những hình ảnh bị mờ, bố cục xấu như hiện tại, chắc bạn bạn sẽ muốn khám phá khóa MOOC miễn phí này từ đại học Harvard. Ngôi trường mà Mark Zuckerberg và Bill Gates theo học đã đăng toàn bộ khóa chụp hình lên ALISON – một trong kho tàng huấn luyện trực tuyến. Khóa bao gồm 12 môn bao hàm căn bản chụp hình – từ công cụ phần mềm đến phối cảnh và ánh sáng. Ngoài ra còn có môn thứ 13 với vai trò kiểm tra những gì bạn đã biết. Nếu bạn đậu môn này với điểm 80 hoặc hơn, bạn có thể nhận một chứng chỉ để in ra và treo lên tường. Có một nhược điểm ở đây là: Khóa học này có từ 2009, mặc dù nguyên lý căn bản vẫn đúng nhưng một số bài học phần mềm, công cụ không còn được hiện hành. Harvard, dĩ nhiên không phải là trường đại học uy tín duy nhất đưa tư liệu của mình lên mạng; UCLA, Yale, Princeton đều đã có những phát kiến nỗ lực của riêng mình. Hầu hết nội dung đều hướng đến khoa học máy tính hoặc hàn lâm. Vì thế, khi thấy một khóa học có tính sáng tạo như thế này xuất hiện thật là hay. > Đăng ký học miễn phí tại: Digital Photography on Alison Hoàng Minh dịch ( theo The Next Web)

thực tế nhiếp ảnh Truyện tranh và Hoạt hình

Tập thể Khóa 3 Viện Truyện tranh và Hoạt hình cùng Nhiếp ảnh gia Duy Anh tại Tiền Giang Lần thứ hai trở lại Thành Phố Mỹ Tho để thực tập kỹ thuật chụp ảnh cùng Nhiếp ảnh gia Duy Anh, chúng tôi – tập thể học viên Khóa 3 ngành học vẽ truyện tranh & làm phim hoạt hình – đã có những trải nghiệm đáng nhớ trước khi kết thúc môn học và bước sang học kỳ tiếp theo. Xuất phát từ 6:30 sáng ngày 25/08/2016 tại cơ sở 1, lớp đã lần lượt tham quan – thực tập chụp ảnh tại các địa danh nổi tiếng tại thành phố Mỹ Tho. Từ nhà lưu niệm “Ông già Nam Bộ” Sơn Nam, ngôi chùa Vĩnh Tràng mang 03 nét kiến trúc Ấn Độ – Hoa – Việt hơn 100 năm tuổi. Bên cạnh những địa danh nổi tiếng, mỗi thành viên còn được học cách chia sẻ yêu thương khi đến thăm các bé mồ côi, khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn tại trường mầm non Tịnh Nghiêm và trường khuyết tật Nhân Ái. Những trải nghiệm tại đây giúp cho chúng tôi có những cảm nhận sâu sắc hơn cho chính mình và cho những tác phẩm sau này.   Cùng nhau vẽ tranh tường và vui chơi, sinh hoạt với các bé Buổi tối tại Nghĩa Trang Hạnh Phúc chắc chắn sẽ là kỷ niệm không bao giờ quên của Khóa 3 vì quá đặc biệt: lần đầu ngủ lại tại nghĩa trang, lần đầu cùng nhau trò chuyện, sinh hoạt ngay giữa lễ đài và lần đầu lắng nghe những chia sẻ của từng thành viên. Không chỉ là một người thầy vui tính, một nghệ sĩ nhiếp ảnh thành công. Nhiếp ảnh gia Duy Anh còn là một hướng đạo sinh giàu kinh nghiệm. Thầy đã giúp cho tập thể lớp gắn kết hơn. Mỗi chuyến đi luôn mang đến nhiều ý nghĩa và kỷ niệm. Vượt ngoài khuôn khổ của một môn học, kỳ thực tập kết thúc môn Kỹ thuật chụp ảnh lần này của chúng tôi là hình trình kết nối yêu thương – chia sẻ đam mê và đặt cho mình những thử thách để bứt phá giới hạn. Đâu đó, trong cuộc trò chuyện đêm khuya giữa Nghĩa Trang Hạnh Phúc, cả lớp đã có những phút giây gắn kết, chia sẻ lý tưởng và cùng nhau nói về những đam mê nghề nghiệp sắp tới. Có những ước mơ còn mông lung chưa định rõ nhưng bên cạnh đó còn có những hoài bão được xác định rất rõ nét. Tựu trung lại, mỗi thành viên trong tập thể Khóa 3 đều mong muốn được tự tay tạo ra những tác phẩm chất lượng, đóng góp vào ngành công nghiệp truyện tranh & hoạt hình Việt Nam. Chặng đường đó còn rất xa, bởi trước mắt còn hơn 7 học kỳ nữa, chúng tôi sẽ từng bước một rèn giũa tay nghề, tích lũy cho mình những kiến thức hữu ích trước khi bắt tay vào sáng tác. Comic Media Academy  Viện Truyện tranh và Hoạt hình 

tổng kết môn kỹ thuật chụp ảnh

“Vẽ nụ cười còn vươn trên ngực áo Qua ống kính tôi cảm nhận cuộc đời” Vài dòng thơ tự phóng tác nói lên những cảm xúc của người viết khi được tham gia vào buổi tổng kết môn học Kỹ Thuật Chụp Ảnh của các bạn học viên hệ đào tạo Kỹ thuật viên và Trung cấp chuyên nghiệp khóa 2 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Môn học Kỹ Thuật Chụp Ảnh là bộ môn nền tảng quan trọng được giảng dạy bởi Nhiếp ảnh gia Duy Anh. Thông qua nhiếp ảnh, học viên có thể nắm bắt được kiến thức tổng thể về bố cục, màu sắc – ánh sáng, thiết lập chế độ chụp và tìm hiểu về các thể loại ảnh phổ biến trong truyện tranh, hoạt hình. Buổi tổng kết là thời điểm để các bạn học viên trưng bày tác phẩm mà mình đã thu hoạch được sau khi môn học chụp ảnh kết thúc. Đây cũng là lúc để giảng viên đánh giá sự tiến bộ của từng học viên, từ đó đưa ra những lời nhận xét, đánh giá để các bạn có thể phát triển kỹ năng của mình hơn nữa. Nụ cười là hình ảnh có thể dễ dàng bắt gặp nhất trong buổi tổng kết môn học hôm đó. Tiếng cười đùa rôm rả chuẩn bị cho tiệc liên hoan, tiếng nói cười bình luận về những tác phẩm của nhau, và tiếng cười giòn tan của những kỷ niệm khi được kể lại. Đó có lẽ là những khoảnh khắc mà bản thân họ – những học viên lớp Kỹ thuật viên và Trung cấp chuyên nghiệp khóa 2 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình khó có thể quên được. “Em rất thích môi trường học tập tại CMA vì ở đây em được học với các thầy là những người dày dạn kinh nghiệm thực tế trong nghề, chia sẻ cho em những kinh nghiệm bổ ích. Bên cạnh đó chương trình học bao gồm các môn học chuyên sâu – hỗ trợ rất nhiều kiến thức và kỹ năng cho ngành nghề mà em sẽ theo đuổi sau này.” – Lê Vũ Tuấn Anh “Em rất thích môn học Kỹ thuật chụp ảnh này vì em được đi nhiều nơi để chụp ảnh, em được học rất nhiều kỹ năng quan sát bố cục, màu sắc, biết nắm bắt khoảnh khắc, biết sử dụng kỹ thuật ánh sáng từ đó em có thể định hình khung vẽ của trang truyện tranh.” – Phạm Quỳnh Như Ngọc Môn học Kỹ thuật chụp ảnh đã kết thúc cùng với những kỷ niệm được vun đắp sau những chuyến đi thực tế, những buổi chụp ảnh ngoại cảnh, cảm xúc khó quên trong tình cảm thầy trò, tình bạn bè. Nhưng trên hết, môn học này là một bước đệm, một nền tảng vững chắc hỗ trợ cho các bạn học viên trong sự nghiệp của mình. Mong rằng các bạn sẽ học hỏi được nhiều kiến thức hơn nữa ở những môn học sắp tới và gặt hái được nhiều thành công trong chặng đường làm nghề sau này. [spacer] >>> Một số hình ảnh của buổi tổng kết: [spacer] Vũ Thu Hà

chụp ảnh hoàng hôn

“Chuyến đi thú vị! Tuyệt vời! Hành trình không thể nào quên!” là những cảm nhận chân thực của các bạn học viên khóa 2, ngành học vẽ truyện tranh – hoạt hình và đồ họa trong chuyến đi thực tập chụp ảnh dã ngoại tại Tiền Giang. Ảnh: Triet Nguyen Kỹ thuật chụp ảnh là bộ môn nền tảng quan trọng được giảng dạy bởi Nhiếp ảnh gia Duy Anh. Thông qua nhiếp ảnh, học viên nắm bắt được bố cục, màu sắc – ánh sáng, thiết lập chế độ chụp và tìm hiểu về các thể loại ảnh phổ biến trong truyện tranh, hoạt hình… Khởi hành từ sáng sớm ngày 30/10/2015, các bạn học viên khóa 2 đã có một hành trình đáng nhớ với nhiều bài học hay về kỹ thuật chụp ảnh, lắng đọng suy tư trước những hoàn cảnh khó khăn và siết chặt tinh thần đoàn kết với các hoạt động tập thể. [spacer] Sinh hoạt cùng các em học sinh trường tiểu học Lê Quý Đôn, Mỹ Tho. Trẻ nhỏ trong giai đoạn tiểu học là độc giả thân thiết, khán giả đáng yêu với các tác phẩm truyện tranh và hoạt hình tại Việt Nam [spacer] [spacer] Thăm tại trường Nhân Ái và Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang. Tại đây, các bạn được tận mắt nhìn thấy những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời neo đơn để nhận ra giá trị cuộc sống của mình là rất đáng quý. Không phải lo trời nắng nóng! [spacer] [spacer] Thực tập chụp ảnh tại chùa Vĩnh Tràng – một trong những ngôi chùa cổ kính nhất khu vực miền Tây Nam Bộ. Được xây dựng vào năm 1849, qua nhiều lần trùng tu, chùa Vĩnh Tràng mang 3 nét kiến trúc Ấn – Pháp – Việt. Những bức ảnh chụp tại đây chưa đựng nét tâm linh đẹp đến ngỡ ngàng. [spacer] [spacer] Thăm nhà lưu niệm nhà văn Sơn Nam, nhà Miền Tây Học, một trong những tác giả nổi tiếng mà bất cứ ai muốn tìm hiểu về vùng đất Tây Nam Bộ nên đọc qua sách của ông. [spacer] Thực tập chụp ảnh hoàng hôn, ảnh phơi sáng tại Nghĩa Trang Hạnh Phúc. Khác hẳn với suy nghĩ về sự lạnh lẽo, nơi của chia ly, các bạn học viên được thầy Duy Anh truyền cho tinh thần suy nghĩ về sự khác biệt. “Vì các bạn làm nghệ thuật, nghệ thuật cần sáng tạo và khác biệt” – thầy, Nhiếp ảnh gia Duy Anh. [spacer] [spacer] Lễ hội hóa trang Halloween, nghỉ ngơi ngay tại nghĩa trang – một trải nghiệm không thể tuyệt vời hơn! [spacer] [spacer] Thực tập chụp ảnh bình mình trên cầu Rạch Miễu. Ngoài không gian rộng lớn, những cơn gió và mảng xanh của vùng sông nước giúp cho các bạn học viên có thêm nhiều ý tưởng mới. Sau khi hoàn thành môn học này, máy ảnh sẽ là một người bạn đồng hành quan trọng giúp các bạn học viên ghi nhớ lại từng khung cảnh, từng khoảnh khắc trong hành trình sáng tạo tác phẩm hướng đến độc giả. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

Học viên khóa 2 Comic Media Academy

Những ngày cuối tháng 10/2015, các bạn học viên Comic Media Academy (CMA) đã có một đêm cắm trại “rùng rợn” mà chỉ cần nghe địa điểm là nhiều người sẽ cảm thấy khó ngủ: Nghĩa trang. Đường vào “Nghĩa Trang Hạnh Phúc” Nằm ở ngoại vi thành phố Mỹ Tho – một thành phố nhỏ yên ắng có hơn 300 năm tuổi, Nghĩa Trang Liệt Sĩ tỉnh Tiền Giang hay “Nghĩa Trang Hạnh Phúc” là nơi  đoàn học viên CMA khóa 2 dừng chân thực tập dã ngoại bộ môn Kỹ thuật chụp ảnh và cắm trại sinh hoạt… Halloween. Đây là nơi lưu giữ hơn 6.000 ngôi mộ liệt sĩ các thời kỳ kháng chiến giữ nước và dựng nước của tỉnh Tiền Giang. Chia sẻ về lý do chọn nghĩa trang là nơi thực tập, sinh hoạt và cắm trại ngủ qua đêm, giảng viên bộ môn Kỹ thuật chụp ảnh, Nhiếp ảnh gia Duy Anh cho biết: “Trước đây, khi nghĩ đến nghĩa trang, mọi người thường nghĩ đến hình ảnh chia ly, đau khổ. Nhưng tôi nghĩ khác. Tôi đã giúp cho hàng ngàn cặp đôi lưu giữ những khoảnh khắc hạnh phúc ngay tại nghĩa trang này. Và khi giảng dạy nhiếp ảnh cho các bạn học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình, tôi mong muốn các bạn thay đổi tư duy, “nghĩ khác” đi cho một vấn đề. Vì các bạn làm nghệ thuật, nghệ thuật cần sáng tạo và khác biệt”. Tại đây, các bạn được thực hành chụp ảnh hoàng hôn, ảnh phơi sáng, ảnh sinh hoạt đêm, sử dụng ánh sáng ban đêm như thế nào là hợp lý…Cùng xem hình ảnh các bạn học viên sinh hoạt tại Nghĩa Trang Hạnh Phúc: * Bài viết có sử dụng ảnh của nhiếp ảnh gia Duy Anh. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình