Mọi thứ luôn trở nên phức tạp khi bạn phát giác ra nửa kia của mình là phản diện – hoặc ngược lại – nhưng điều này lại giúp làm nên câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn cho truyện tranh và phim chuyển thể từ truyện tranh. Ví dụ về 6 cặp nhân vật Marvel/DC dưới đây là minh chứng cho thấy nửa kia của bạn không phải lúc nào cũng phá vỡ thỏa thuận chỉ vì anh ta ở bên kia chiến tuyến.   1. Daredevil và Elektra Daredevil luôn nhân danh công lý để chiến đấu chống lại kẻ xấu. Tuy nhiên, bạn gái một thời của anh, Elektra không từ thủ đoạn phi đạo đức nào để giành chiến thắng trong cuộc chiến. Dẫu Matt Murdock cố gắng đứng về phía lẽ phải đến đâu đi nữa, nhưng tình yêu cứ khiến anh quay lại với Elektra. Daredevil đồng cảm với cô, nhưng sự bất đồng quan điểm vẫn là nguyên nhân cản trở mối quan hệ của họ.   2. Batman và Catwoman Không có sự hiểu lầm nào ở đây, vì ngay từ đầu, Bat và Cat đã bộc lộ rõ quan điểm trái ngược nhau về công lý. Trong truyện tranh, TV series, và phim chuyển thể, Batman bị hút hồn bởi Catwoman và thầm yêu cô. Catwoman cũng vậy, và cô có nét giống phản anh hùng (anti-hero) hơn là phản diện, hay đi gây sự đánh nhau, rồi cuối cùng làm hòa.   3. Spider-Man và Black Cat Felicia Hardy (Black Cat) hành nghề đạo chính, nhưng thường xuyên bị Spider-Man phá đám. Cả hai nhân vật thường buông lời “ong bướm” mỗi khi đối đầu nhau. Cuối cùng, Black Cat quyết định “cải tà quy chính,” sát cánh cùng Spider-Man chiến đấu chống lại cái ác. Tiếc thay, sự lãng mạn đã mất đi khi mặt nạ rơi xuống.   4. Nightwing và Harley Quinn Hầu hết mọi người chỉ biết đến cặp đôi Harley và Joker, ít ai ngờ rằng trong một số truyện tranh khác, người cô yêu lại là Nightwing. Trong truyện tranh, hai công dân của Gotham có những giây phút tình tứ không thể chối cãi với nhau. Trong một số phim hoạt hình, họ thật sự ở bên nhau, và thậm chí kết hôn trong series truyện tranh gần đây.   5. Cyclops và Phoenix Jean Grey là một cô gái dịu dàng, có mối tình đẹp với Scott Summers (Cyclops), cho đến một ngày nọ, cô trở thành Dark Phonenix, sở hữu sức mạnh hủy diệt hành tinh. Summers chật vật đối phó với mối quan hệ đi theo chiều hướng nguy hiểm, nhưng cả hai vẫn cố gắng vượt qua.   6. Sue Storm và Dr. Doom Trong phần đầu của nhiều series truyện tranh và phim X-Men, Sue Storm và Victor Von Doom hẹn hò hoặc kết hôn với nhau. Doom tuy là người có hiểu biết, nhưng vì tham vọng và đam mê quyền lực lấn át lý trí, anh dần biến thành siêu phản diện xấu xa, độc ác. Việc này không chỉ đẩy Sue Storm vào vòng tay của Mr. Fantastic, mà còn lôi kéo hai người từng một thời yêu nhau say đắm vào cuộc chiến khốc liệt một mất một còn.   * Nguồn: therealstanlee * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy

    Marvel vừa công bố kế hoạch ra mắt Marvel Comics #1000 dài 80 trang nhân kỷ niệm 80 năm ngày Timely Comics (tiền thân của Marvel Comics) phát hành tập Marvel Comics đầu tiên (31/8/1939), đánh dấu sự ra đời của hai siêu anh hùng Human Torch và Namor the Sub-Mariner trong vũ trụ Marvel. Series ra đến tập 159 thì ngưng phát hành, và từ năm 1957 đến nay không không có tập truyện nào mới.   Marvel Comics #1000 sẽ chính thức “lên kệ” trong tháng tám. Mỗi trang truyện tuy được sáng tác bởi một tác giả khác nhau, song đều xoay quanh câu chuyện về chặng đường 80 năm của Marvel. Trang đầu Marvel Comics #1000 đưa độc giả ngược dòng thời gian trở về Marvel Comics #1, những trang tiếp theo hé lộ thêm nhiều bí mật về vũ trụ Marvel.   Theo công bố của Marvel trên Twitter, có tổng cộng 97 tác giả thuộc 80 ê-kíp khác nhau tham gia sáng tác Marvel Comics #1000, tất cả đều là tên tuổi lớn trong làng truyện tranh Marvel như Jason Aaron, Kelly Sue DeConnick, và Alex Ross. Ngoài ra, Marvel Comics #1000 còn có sự góp mặt của những khách mời nổi tiếng như huyền thoại bóng rổ Kareem Abdul-Jabbar, rapper Taboo, bộ đôi biên kịch/đạo diễn Phil Lord và Christopher Miller.   Trang bìa Marvel Comics #1000. Nói về lý do chọn khách mời, C.B. Cebulski, tổng biên tập Marvel Comics, cho biết trên tờ New York Times như sau, “Họ yêu mến và lớn lên cùng nhân vật truyện tranh Marvel Comics. Chúng tôi luôn theo dõi họ trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Nay những người nổi tiếng này có thể quay lại đóng góp vào truyện tranh.”   Gần đây, nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Superman và Batman, DC Comics cũng phát hành Dectective Comics #1000 và Action Comics #1000. Hai tuyển tập truyện tranh này cũng được sáng tác bởi nhiều tác giả khác nhau.   Khác với Marvel Comics, Detective Comics và Action Comics được phát hành liên tục từ năm 1938 và 1939 đến nay, nhưng phải sau vài năm nữa, chúng mới cán mốc 1000 tập. Marvel Comics làm thế nào cán mốc 1000 tập đúng vào thời điểm kỷ niệm 80 năm lịch sử Marvel? “Nó chỉ mang tính tượng trưng mà thôi.” Tom Brevoort, phó chủ tịch cấp cao của Marvel, nói trên tờ New York Times.   Nguồn: https://www.polygon.com/2019/5/10/18564573/marvel-comics-80th-anniversary-1000-book Biên dịch: Comic Media Academy

Thương hiệu siêu anh hùng

Chỉ sau hai tuần công chiếu, siêu phẩm Captain America 3: Civil War đã cán mốc doanh thu 700 triệu USD và sớm trở thành bộ phim đầu tiên cán mốc doanh thu trên 1 tỉ USD trong năm 2016. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Trong đó chỉ tính riêng tại nước ta, theo khảo sát của Buzz Martric, bộ phim cũng thu về hơn 60 tỉ đồng sau một tuần công chiếu (27/4 đến 3/5). Trong tháng 4/2016 đã có gần 200 ngàn bài viết, cuộc thảo luận về chủ đề siêu phẩm này trên mạng xã hội, gấp hơn hai lần chủ đề xếp thứ nhì, câu chuyện về vòng eo 56 (khoảng 85 ngàn bài viết). Lý giải cho sức hút đặc biệt từ những siêu anh hùng kiểu Marvel, DC Comics này, ngoài cốt truyện hấp dẫn, logic, hài hước cũng như những kỹ xảo điện ảnh tối tân nhất thế giới, chúng ta còn thấy được nguyên tắc tâm lý “uy quyền” – một trong bảy nguyên tắc được Robert Cialdini mô tả trong quyển Thuyết phục bằng tâm lý mà không ít lần được những chuyên gia marketing áp dụng nhằm tạo nên những thương hiệu “siêu anh hùng” cho doanh nghiệp trong lòng công chúng. Robert Cialdini đã miêu tả một thí nghiệm của Milgram về nguyên tắc “uy quyền” như sau: Cho những người tham gia thí nghiệm trở thành giáo viên, sau đó ông tách họ qua một phòng riêng, phòng bên kia là học trò của họ – những người được đọc trước một đoạn văn và sau đó phải ngồi vào ghế điện để trả lời những câu hỏi. Milgram giải thích với người tham gia thí nghiệm (vào vai giáo viên) rằng họ có thể phạt những học sinh bên kia phòng bằng cách cho giật điện, mức điện giật tối đa có thể lên tới 450 Volt (có thể gây tử vong), nếu họ trả lời sai. Cuộc thí nghiệm bắt đầu, Milgram – trong bộ đồ thí nghiệm tối màu cùng lời giới thiệu ông là giáo sư tâm lý, luôn tỏ ra nghiêm khắc, hiểu biết và uy quyền – liên tục thúc ép những giáo viên phạt học sinh trả lời sai bằng hình thức giật điện, mặc cho tiếng kêu la và van nài của những người đóng vai học sinh (thực chất là những diễn viên Milgram thuê để giả bộ đau đớn, hoàn toàn không bị giật điện), có đến 65% những người tham gia thí nghiệm đã phạt học sinh của mình với mức điện cao nhất, 450 Volt. Sau đó, bằng một tình huống tương tự, Milgram không đóng vai uy quyền mà ra khỏi phòng và để chính những học sinh – người bị giật điện – đề nghị giáo viên hãy phạt điện họ vì trả lời sai, thì 100% người giáo viên lúc này đều dừng cuộc thí nghiệm khi mức phạt điện của họ đạt 75 Volt (gây cảm giác khó chịu). Robert Cialdini giải thích quy luật “uy quyền” là một cái bẫy tâm lý, ở đó chúng ta cho rằng tuân thủ theo quyền lực là rất hợp lý và chúng ta sẽ tuân theo những chuyên gia, những mệnh lệnh, hình ảnh một cách máy móc đến mức phi lý trí. Nó giống như việc chúng ta đặt niềm tin tuyệt đối vào bác sĩ – những người chúng ta cho rằng họ sở hữu khối kiến thức lớn – đến nỗi tin tưởng tuyệt đối hay tuyệt vọng cùng cực vào những chẩn đoán của họ, dù thực sự không phải lúc nào họ cũng đúng. Cũng theo Robert Cialdini, có ba thứ khiến chúng ta thường bị quy luật uy quyền chi phối, đó là danh vị, trang phục và đồ trang sức – vật dụng. Trong những cuộc trò chuyện thông thường, khi mọi người trong nhóm đang bàn tán sôi nổi và đưa ra ý kiến khác nhau về những chủ đề, quan điểm tâm lý mà Robert Cialdini đưa ra, thì ông vô tình sắp xếp để mọi người trong nhóm biết được ông là tiến sĩ tâm lý, gần như ngay lập tức, ở mọi cuộc trò chuyện, những người trước đó đang bàn tán sôi nổi bỗng trở nên cân nhắc và thận trọng hơn, họ dễ dàng đồng tình và sử dụng câu nói “vuốt đuôi” khi Robert Cialdini đưa ra những quan điểm cá nhân của ông, dù nó không hẳn chính xác. Ngay khi còn nhỏ, chúng ta phải học cách nghe lời “uy quyền”, từ bố mẹ và những người lớn hơn, khi lớn lên, chúng ta tiếp tục nghe lời, nhưng “uy quyền” lúc này là từ những người chúng ta yêu thương, kính trọng, hoặc những người chúng ta cho rằng họ là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Đó cũng chính là cách Marvel, DC Comics xây dựng hình tượng cho những siêu anh hùng của mình, hình mẫu những người “uy quyền”, như Captain America, danh vị đội trưởng, với bộ trang phục đặc biệt như chiến binh và sử dụng tấm khiên bảo vệ. Superman thì danh vị là siêu nhân, trang phục sặc sỡ và biểu tượng bằng một chữ S đỏ trên ngực. Thậm chí những kẻ phản diện như Joker, danh vị “kẻ điên thế kỷ”, trang phục của một gã hề với những hành động quái gở cũng tạo ra một sức tác động lớn đến hành vi và nhận thức của nhiều người. Điều này cũng giải thích tại sao Marvel, DC Comics lại có nhiều siêu anh hùng như vậy, bởi mỗi chúng ta sẽ tôn sùng, yêu thích một người có “uy quyền” khác nhau và tìm được sự đồng cảm khác nhau từ cuộc đời của họ. Một thời gian dài, hầu hết những chiến dịch marketing, quảng cáo

sách phối cảnh góc quay của Tây Âu và Nhật Bản

Không gian trong truyện tranh Sau một thời gian dài đấu tranh với những định kiến sai lạc, cách hiểu của 2 từ “truyện tranh” ở Việt Nam đã dần được thay đổi và trả lại đúng với giá trị của nó: truyện tranh là một bộ môn nghệ thuật thực thụ. Thật ra, ở các quốc gia phát triển như Nhật hay Mỹ, truyện tranh từ lâu đã được chú trọng và phát triển như một loại hình nghệ thuật đại chúng, dành cho tất cả mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề chứ không chỉ dừng lại ở phạm vị hẹp “truyện tranh là cho trẻ em” như chúng ta từng ngộ nhận. Cũng như hầu hết các ngành nghệ thuật khác, truyện tranh là tấm gương phản ánh lại chính thế giới mà chúng ta đang sống. Người làm truyện tranh phải hiểu rõ thế giới thực tại xung quanh, để chuyển nó lên trang truyện, một cách chân thực và sống động nhất có thể. Vì thế, không gian thị giác mà độc giả tiếp nhận được khi họ thưởng thức một tác phẩm truyện tranh cũng chính là thế giới hình ảnh trong đời thực mà họ tương tác mỗi ngày. Đi ngược lại dòng chảy của lịch sử, khi mà ống kính máy ảnh chưa được phát minh, cách con người quan sát thế giới còn rất hạn chế.Những trang truyện tranh giai đọan này thường có không gian rất đơn giản, chân phương tựa như cách mà họa sĩ quan sát cuộc sống bằng mắt thường. Không gian trong truyện tranh ở giai đoạn sơ khai chịu ảnh hưởng rất nhiều từ không gian 1 điểm tụ của hội họa phương tây và không gian phối cảnh kỵ mã của hội họa phương đông. Điều này là phù hợp với thị hiếu hình ảnh của công chúng thời bấy giờ. Chōjū-jinbutsu-giga, tác phẩm manga được xem là cổ xưa nhất của Nhật Bản, với không gian phối cảnh kỵ mã của hội họa phương đông Khi máy quay phim ra đời, cũng là giai đoạn sơ khai của nghệ thuật nhiếp ảnh và điện ảnh, thì chúng ta đã biết quan sát thế giới qua một cách khác: ỐNG KÍNH. Với kỹ thuật ghi lại hình ảnh bằng camera, người tiếp nhận nghệ thuật đã có điều kiện tiếp xúc với những góc nhìn lạ mà họ ít có dịp được chứng kiến trong đời thực: góc nhìn từ cao xuống (bird view) như cách một con chim nhìn xuống mặt đất, góc nhìn từ dưới lên (worm view) như cách một con kiến nhìn lên bầu trời… Những góc nhìn lạ mắt này đã làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm về hình ảnh của khán giả, đồng thời góp phần tạo ra những hiệu ứng hình ảnh hỗ trợ đắc lực cho nội dung câu chuyện. Với tư cách là một ngành nghệ thuật lấy cuộc sống làm chất liệu sáng tác, ngành truyện tranh và không gian của nó không thể thờ ơ với kỹ thuật quay camera, phát minh có tính bước ngoặt khai sinh ra điện ảnh và nhiếp ảnh. Ứng dụng và phát triển các góc máy độc, lạ, hấp dẫn, đa dạng… là một yêu cầu và nhiệm vụ đối với người họa sĩ truyện tranh, thế nhưng để các góc máy đó phát huy hết khả năng, thì người xây dựng cần phải hiểu được đối tượng tiếp nhận hình ảnh là ai. Truyện tranh ngày nay đã có sự phân hóa rất cao, phục vụ cho rất nhiều nhóm độc giả với lứa tuổi, giới tính, sở thích… rất khác nhau. Thế nên mới có chuyện không gian dành cho độc giả nhí của Doraemon, Ninja loạn thị… sẽ khác với không gian “khủng bố” dành cho độc giả 16+ của Iron man, Spider man…Với lứa tuổi nhỏ, độc giả nhí sẽ thích những không gian với góc máy đơn giản, lấy cắt cảnh là toàn cảnh hoặc trung cảnh, với nhân vật hiện ra giống như những gì mà các em thấy được ở đời thực. Những cảnh cận quá mạnh, quá gắt có thể làm cho các em sợ hãi. Ngược lại, nếu độc giả ở độ tuổi trưởng thành, những góc máy cơ bản như mắt nhìn sẽ không đủ “thỏa mãn” tâm lý và thị hiếu của những người đã có trải nghiệm thị giác dày dạn. Việc nắm bắt đầy đủ các khía cạnh khác nhau của vấn đề tạo dựng không gian sẽ giúp nâng tầm cuốn truyện tranh, đưa nó đến gần hơn với độc giả thụ hưởng, bảo đảm khả năng thành công cho bộ truyện. Doraemon, một bộ truyện tranh Nhật Bản nổi tiếng với độc giả nhỏ tuổi Việt Nam. Thành công của bộ truyện có đóng góp không nhỏ của góc quay phù hợp với tâm lý của trẻ em.        Tangled – Công chúa tóc mây, truyện tranh của Hãng Disney, được chuyển thể từ bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Hãng này, với các khuôn hình có không gian đậm chất điện ảnh: nhìn từ trên cao xuống hoặc dưới lên Một trang truyện tranh điển hình của Hãng Marvel. Những cách bố trí góc quay mạnh mẽ như thế này rất phù hợp với thị hiếu thưởng thức của các fan yêu thích phim/truyện hành động Vì nhiều lý do, độc giả Việt Nam chưa có điều kiện tiếp cận với các tác phẩm truyện tranh cho người lớn của các đại gia truyện tranh phương tây như Marvel, D.C Comic, Walt Disney… Đây là những hãng lớn có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực điện ảnh, hoạt hình… nên không gian trong các tác phẩm của họ thực sự là những chuẩn mực về bố cục và sắp đặt không gian. Ở đó, những góc máy được tính toán cẩn thận. Ở đó, các góc máy luôn luôn

top 10 họa sĩ truyện tranh marvel

Marvel Publishing, Inc – thường gọi là Marvel Comics, hoặc ngắn gọn là Marvel, công ty chuyên xuất bản truyện tranh và các phương tiện thông tin liên quan. Hiện nay, Marvel là nhà xuất bản truyện tranh lớn nhất tại Mỹ, vượt xa đối thủ cạnh tranh lâu năm – DC Comics. Marvel sở hữu nhiều nhân vật siêu anh hùng nổi tiếng như Spider-Man, Iron Man, X-Men, Wolverine, Hulk, Fantastic Four, Captain America, các nhân vật phản diện như Doctor Doom, Green Goblin, Magneto, Galactus, Red Skull…Hầu hết các nhân vật của Marvel đều hiện diện trong thế giới gọi là Marvel Universe, với bối cảnh là các thành phố có thật như New York, Los Angeles và Chicago. Dưới đây là top 10 họa sĩ vẽ truyện tranh từng làm việc tại Marvel – những người được cho là chưa bao giờ thất bại trong việc khiến cả thế giới sững sờ, yêu thích, ngưỡng mộ. Hơn thế nữa, họ chính là yếu tố chính làm nên thành công vang dội của Marvel. [spacer] 10. Tim Bradstreet: [spacer] Năm 1990, cùng với sự nổi tiếng của quyển Dragon Chiang, Tim Bradstreet được biết đến với vai trò họa sĩ trang bìa. Tim Bradstreet gây ấn tượng với bằng nét vẽ gan góc, mạnh mẽ, ông sử dụng sự đối lập tuyệt đối để làm nổi bật tác phẩm của mình. “Noir”, “MAX”, “Welcome Back, Prank” là những phiên bản trang bìa gốc trong series Punisher (Kẻ trừng phát) đã khiến người hâm mộ không thể ngừng nhắc đến tên ông trong suốt những năm về sau. [spacer] 9. Steve McNiven: [spacer] Steve McNiven là hoa sĩ truyện tranh người Canada. Khởi nghiệp tại công ty giải trí truyện tranh GrossGen, nổi tiếng với series Meridinan, Sigil và Mystic. Khi Steve McNiven bắt đầu làm việc cho Marvel, tên của ông bắt đầu được đặt bên cạnh sự thành công của các tác phẩm “bom tấn”: Spider – Man (Người Nhện), Wolverine (Người Sói), The Fantastic Four (Bộ tứ siêu đẳng) và Captain America (Biểu tưởng của nước Mỹ). [spacer] 8. Jae Lee: Jae Lee – họa sĩ truyện tranh người Mỹ gốc Hàn, được biết với các tác phẩm minh họa truyện như Hellshock, The Inhumans và The Dark Tower: Gunslinger Born, Batman, Before Watchmen, DarknessL Prelude, The Incredible Hulk, X-Factor,…Jae Lee làm việc ở nhiều đơn vị khác nhau: Marvel, DC Comics, Image Comics. [spacer] 7. David Finch: Năm 1994, David Finch khởi nghiệp tại Image Comics với series Cyberforce. Năm 2002, David Finch bắt đầu làm việc tại Marvel, trong khoảng thời gian 8 năm, David Finch đã minh họa cho hàng loạt các ấn phẩm như: Avengers, Ultimate X-men và Moon Knight. David nổi tiếng với cách tạo hình các nhân vật cơ bắp rắn chắc, khỏe mạnh. Hình tượng “Wonder Woman” đã gắn liền với tên tuổi của David Finch. [spacer] 6. John Buscema: [spacer] John Buscema là họa sĩ truyện tranh lựa chọn phong cách cổ điển, phong cách của sự cường điệu, phóng đại. Ông cũng chính là một trong những họa sĩ chủ chốt của hãng Marvel. John Buscema Được biết đến là người đã chăm chút tạo hình cho các nhân vật trong tác phẩm: The Avengers, The Silver Surfer, Fantastic Fourm, Thor, Tarzan, Conan the Barbarian,… [spacer] 5. John Romita Sr và con trai: [spacer] [spacer] John Romita Sr. sinh năm 1930, sau loạt truyện Famous Funnies phát hành vào năm 1949, Romita bắt đầu trở thành đối tượng mà các nhà sản xuất muốn cộng tác. The Amazing Spider-Man được xem là tác phẩm “để đời” của ông. Một số bộ truyện tranh nổi tiếng có sự đóng góp của ông: Black Panther, Dare devil, Dazzler, The Amzing Spider-Man, Avengers, Eternals, Ghost Rider, Heroes for Hope,… Con trai ông – John Romita Jr. cũng là một họa sĩ truyện tranh tài năng. John Romita Jr. tham gia vẽ các tác phẩm như Thor, X-Men, Iron Man và Daredevil,… [spacer] 4. Jack Kirby: [spacer] Jack Kirby sinh năm 1917, tên thật là Jacob Kurtzberf là biên tập viên kiêm họa sĩ truyện tranh. Jack Kirby thường được vinh danh là bộ mặt của Marvel trong thời điểm hiện tại. Không có gì là quá đáng khi cho rằng, nếu không có Jack Kirby thì cũng chẳng có Hulk, Thor, Captain American, X-men, Fantastic Four, hoặc Avengers. Sau khi qua đời ở tuổi 76, tên ông được vinh dự đặt cho giải thưởng Kirby Awards và Jack Kirby Hall of Fame. [spacer] 3. Todd McFarlane: [spacer] [spacer] Vào những năm 1980, sự xuất hiện của Todd McFarlane được ví như một ngôi sao của Marvel. Sự nổi tiếng của Todd McFarlane gắn liền với sự xuất hiện của Venom – kẻ ác “khổng lồ” oanh tạc các bản xếp hạng doanh thu thế giới. Spawn – bộ truyện đình đám ra đời sau khi tách khỏi Marvel để kinh doanh riêng đã trở thành một “quả bom” cho thị trường truyện tranh. Khi doanh số Spawn đạt mức 17 nghìn bản cho 1 tập, cũng là lúc McFarlane đứng ở đỉnh cao nhất của sự nghiệp. Ngày nay, Todd Mcfarlane được biết đến là người sáng lập McFarlane Toys, kiêm chủ tịch công ty Image Comics. [spacer] 2. Steve Ditko: [spacer] [spacer] Nếu bạn là một fan hâm mộ cuồng nhiệt của “Spider-Man” thì chắc chắn phải cảm ơn họa sĩ Steve Ditko – người được xem là cha đẻ của nhân vật này. Bên cạnh Spider-Man, Steve Ditko đã tham gia trong việc sản xuất các tác phẩm nổi tiếng không kém: Amazing Adventures, World of Fantasy, Speedball, Phantom, Rom Spaceknight, Marvel Super Heroes, Strangge Tales. [spacer] 1. Alex Ross: [spacer] [spacer] Trong cuộc đời của mình, Alex Ross từng vẽ rất nhiều nhân vật anh hùng, và ông cũng xứng đáng trở thành một trong số họ. Những nhân vật được vẽ một cách sống động như

Deadpool 4

Deadpool, bộ phim siêu anh hùng đầu tiên và được mong chờ nhất năm 2016. Dựa trên một anti-hero độc đáo nhất của Marvel Comics, Deadpool kể về câu chuyện của một cựu lính đánh thuê thuộc biệt đội Special Forces là Wade Wilson. Anh ta đã chịu một thí nghiệm điên cuồng làm tăng khả năng hồi phục lên siêu cấp và thay đổi cả bản tính thành Deadpool. Được trang bị khả năng mới cùng với tính cách hài hước đen tối, Deadpool sẽ săn lùng kẻ đã phá hoại cuộc đời của mình”. Sau một thời gian khá dài “nhá hàng”, mới đây các nhà làm phim đã chính thức tung ra đoạn trailer cùng poster mới nhất về dự án phim về siêu anh hùng Deadpool như một quà dành tặng các fan hâm mộ vào đúng vào dịp Giáng sinh vừa qua. Cũng như trailer đầu tiên, đoạn trailer mới này được chia thành phiên bản red-band với phong cách “siêu bựa” đặc trưng của Deadpool và một phiên bản green-band khác nghiêm túc hơn. Trong đoạn trailer, các nhà làm phim đã hé lộ quá trình cùng những kí ức đau khổ của nhân vật Wade Wilson (do nam diễn viên Ryan Reynolds thủ vai) trước khi trở thành siêu anh hùng Deadpool bất tử như ngày nay. Bên cạnh đó, đoạn trailer còn gây ấn tượng với nhiều cảnh quay độc đáo, những cảnh hành động thót tim của các nhân vật phụ như Colossus và Negasonic Teenage Warhead. Theo nhiều fan hâm mộ thì điều làm nên thương hiệu và hình ảnh của Deadpool không phải là khả năng bất tử, không phải là kĩ năng chiến đấu mà chính là ở cái mồm không ngừng hoạt động của anh chàng lúc nào cũng trong trạng thái “tưng tửng” này. Thú vị hơn, trước khi ra mắt đoạn trailer này, bộ phim cũng liên tục không ngừng tung ra hàng loạt poster mang phong cách hài hước nham nhở theo đúng bản chất của gã dị nhân lắm mồm này. Bên cạnh đó, hãng phim 20th Century Fox cũng đã chính thức xác nhận rằng Deadpool sẽ có phiên bản dành riêng cho các rạp IMAX và hứa hẹn sẽ khiến cho não của bạn nổ tung. >>> Tìm hiểu thêm: Lớp học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp Deadpool được đạo diễn bởi Tim Miller cùng các biên kịch Rhett Reese và Paul Wernick. Phim ra mắt tại Việt Nam vào ngày 12/02/2016 và đã tạo nên những thành công rất lớn về doanh thu phòng vé. Link trailers:

Xmen Apocalypse 2

X-Men: Apocalypse – một trong những phim bom tấn được trông chờ nhất vào năm 2016 vừa tung đoạn trailer kịch tính hé lộ tình tiết trong phim. Bộ phim lấy bối cảnh vào những năm 1980, khi loài người bắt đầu thông cảm và đón nhận sự có mặt của các dị nhân. Tuy nhiên, sự trỗi dậy đầy bạo lực của gã dị nhân bất tử Apocalypse báo hiệu một cuộc đại chiến không khoan nhượng cùng tương lai đầy tăm tối sắp đổ ập xuống cả hai giống loài. Giáo sư X buộc lòng phải tập hợp tất cả những người đột biến hùng mạnh nhằm ngăn chặn dã tâm của kẻ vĩ cuồng này. Ngoài ra, chân tướng của nhân vật phản diện chính – dị nhân cổ đại Apocalypse (Oscar Issac) cũng phần nào được hé mở. Theo đó, dị nhân cổ đại tiết lộ rằng xuyên suốt lịch sử loài người, hắn đã vào vai những “vị thần” trong các nền văn hóa khác nhau như Ra, Thánh Christina, Yahweh… Điều này cũng rất hợp lý, khi trong nguyên tác truyện tranh của Marvel, tên độc tài này sở hữu công nghệ giúp hắn trở nên bất tử, Apocalypse cũng là kẻ đứng đằng sau nhiều sự kiện trọng đại của nhân loại như việc hình thành Kim tự tháp, đại dịch Cái chết đen hay Cuộc Thập tự chinh đẫm máu. Tuy chỉ kéo dài khoảng 2 phút nhưng đoạn trailer khiến người hâm mộ mãn nhãn với những kỹ xảo miêu tả cảnh thảm họa, chiến đấu hoành tráng giữa hai phe. Theo đạo diễn Bryan Singer tiết lộ :”Phim sẽ làm sáng tỏ nguồn gốc thực sự của X-Men và là sự khởi đầu cho một điều hoàn toàn mới”. >>> Tìm hiểu thêm: Lớp học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp X-Men: Apocalypse do 20th Century Fox sản xuất, dự kiến khởi chiếu vào ngày 27/ 5/2016. Link trailer:

Nhiều thập niên qua kinh đô Hollywood có truyền thống xây dựng các thương hiệu phim từ một bộ phim ăn khách để tiếp tục khai thác mỏ vàng bằng cách cho sản xuất các phần kế tiếp. Nhiều loạt phim đình đám có thương hiệu riêng đã đem về hàng tỷ USD chỉ tính riêng doanh thu bán vé trên toàn cầu. Dưới đây là danh sách 10 thương hiệu phim đạt thành công về mặt thương mại cao nhất tính đến nay. Thế giới Marvel: 8,92 tỷ USD Năm 2002, hãng Marvel Entertainment đã có 1 quyết định vô cùng sáng suốt khi chấm dứt việc bán bản quyền sản xuất loạt nhân vật truyện tranh comic của họ cho các hãng phim lớn, và tự xây dựng trường quay riêng Marvel Studios. Chủ tịch xưởng phim này là Kevin Feige khi đó nảy ra sáng kiến về việc đưa lên màn ảnh những tập phim lẻ về các người hùng chính ở trong cùng một vũ trụ, khéo léo lồng vào nhau 1 số tình tiết liên quan trước khi đưa họ vào chung một bộ phim về biệt đội Avengers. Đó là sự khởi đầu của Vũ trụ điện ảnh Marvel. Dự án được chọn khởi động kỷ nguyên Marvel tự sản xuất phim là năm 2008 với “Iron Man”, đã thành công vang dội. Từ đó, mỗi năm Marvel lại tung ra 1 đến 2 siêu phẩm về siêu anh hùng, và cho dù là phim về Iron Man, Thor, Captain America hay Biệt đội Avengers, tất cả đều khiến các fan hâm mộ của nghệ thuật thứ 7 phải đổ xô đến rạp chiếu, đem lại hàng trăm, thậm chí là tiền tỷ USD doanh thu mỗi phim. Tổng cộng, Marvel đã “bỏ túi” 8,92 tỷ USD cho 12 bom tấn tính đến thời điểm này.[spacer] Harry Potter: 7,72 tỷ USD Harry Potter là 1 bộ tiểu thuyết giả tưởng cực kỳ thành công, gồm 7 phần của nữ văn sĩ người Anh J.K.Rowling, viết về những cuộc phiêu lưu ở thế giới phù thủy của cậu bé Harry và những người bạn tại Trường Pháp sư Hogwarts. Cả 7 tập đã được hãng phim Warner Bros dựng thành 8 phim cùng tên, bắt đầu với phần 1 “Harry Potter và Hòn đá Phù thủy” vào năm 2001 và kết thúc với phần 8 “Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Tập 2” vào năm 2011. Hiếm có đề tài điện ảnh nào đạt được thành công lớn như series phim về đề tài phù thủy này. Trong suốt 10 năm, hầu như mỗi mùa hè lại có 1 tập được công chiếu và đều làm nổ tung tất cả các phòng vé trên khắp thế giới. Thậm chí, tất cả 8 tập phim đều nằm trong top 50 siêu phẩm của Hollywood có doanh thu bán vé cao nhất lịch sử, riêng tập cuối đạt tới 1,34 triệu USD.[spacer] James Bond: 6,19 tỷ USD James Bond (bí danh ‘007’) là một điệp viên người Anh thuộc cục tình báo MI6, được sáng tạo bởi nhà văn Ian Fleming vào năm 1953. Đây là một trong những loạt phim kéo dài nhất trong lịch sử điện ảnh, với tập đầu tiên từ năm 1962 “Dr. No” và tập mới nhất sẽ ra rạp cuối năm 2015 này “Spectre”. Trong hơn 60 năm qua, đã có 23 tập phim chính thức của hãng Eon Productions làm về chàng điệp viên tài ba và đào hoa 007, đem về hàng tỷ USD lợi nhuận cho các nhà làm phim. James Bond trở thành “biểu tượng” gây ảnh hưởng đến hàng triệu chàng trai trẻ khắp thế giới bao năm qua, vì thực ra Bond không phải là “siêu anh hùng”. Anh không “bất khả chiến bại” khi bị súng bắn, không thể bay nếu không có công nghệ giúp sức, không thể tự chữa lành vết thương trong thời gian ngắn. Nhưng anh luôn sang trọng lịch lãm mà vẫn phong trần, xuất hiện với hàng loạt đồ hàng hiệu, vũ khí công nghệ cao, siêu xe cùng những mỹ nhân tuyệt sắc.[spacer] The Lord of the Rings: 5,85 tỷ USD The Lord of the Rings (Chúa tể những chiếc nhẫn) là một thiên tiểu thuyết hùng tráng của nhà văn J.R.R.Tolkien, viết về những cuộc phiêu lưu, chinh chiến tại thế giới thần thoại Trung Địa nơi con người chung sống cùng nhiều giống loài như người lùn Hobbit, người tiên Elf, các pháp sư, lũ yêu tinh Goblin v.v… Từ năm 2001 đến 2003, hãng New Line Cinema đã phát hành bộ phim sử thi anh hùng ca giả tưởng “The Lord of the Rings” gồm 3 tập “The Fellowship of the Ring” (2001), “The Two Towers” (2002) và “The Return of the King” (2003) đạo diễn bởi Peter Jackson, quay hoàn toàn tại New Zealand. Cả 3 phim đều là những siêu phẩm kỳ ảo khiến cả thế giới say mê, mỗi phim đều giành  được Oscar ở 1 số hạng mục cho năm đó. Riêng tập cuối “The Return of the King” với đoạn kết hoành tráng và hoàn hảo đã đạt doanh thu phòng vé hơn 1 tỷ USD, nhận đến 11 tượng vàng Oscar. Tổng cộng, thương hiệu phim về Chúa tể chiếc Nhẫn đã đem về cho các nhà sản xuất đến 5,85 tỷ USD tiền bán vé toàn cầu.[spacer] Star Wars: 4,54 tỷ USD Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) là series phim sử thi không gian của Mỹ được viết kịch bản và đạo diễn bởi George Lucas. Tập đầu Star wars được phát hành từ năm 1977, và đến tháng 12 năm nay, cả thế giới sẽ đón chờ tập thứ 7 mang tựa “The Force Awakens”. Bộ phim đã trở thành một biểu tượng của nước Mỹ, một hiện tượng trong nền văn hóa pop trên toàn thế giới. Tác giả của

Avengers Cover Bluray

Truyện tranh đã đi trước thời đại hàng thập kỷ trong những vấn đề nhạy cảm như chủng tộc, giới tính và xu hướng tình dục – các nhà làm phim Hollywood cũng cần phải học hỏi đôi điều từ những người làm truyện tranh. Khi bản Blu-ray của bộ phim Avengers: Age of Ultron được gửi đến tay tôi tuần trước, tôi nhận ra 1 điểm khá thú vị: Bìa ngoài hộp trưng ảnh lớn của Captain America, Thor, Iron Man và Hulk choán gần hết không gian ngay chính giữa. Bên dưới họ là ảnh nhỏ hơn, kém trang trọng hơn của Hawkeye, Black Widow và Nick Fury. Ở phía trên một chút là ảnh của Vision (vẫn nhỏ và kém trang trọng hơn). [spacer] Đối với bìa đĩa DVD, hình ảnh của các nhân vật sẽ có cùng kích cỡ nhưng CHỈ CÓ hình của 4 anh chàng đầu tiên được xuất hiện mà thôi. [spacer] Các nhà phê bình nhanh chóng chỉ ra rằng dàn diễn viên “được quảng cáo là đa sắc tộc và bình đẳng giới” của bộ phim thực chất chỉ tập trung vào 4 anh da trắng (chính xác hơn là 3 anh da trắng và 1 anh da xanh lè, như 1 kiểu mỉa mai những người giận dữ vì vấn đề bình đẳng sắc tộc và bình đẳng giới). [spacer] Có rất nhiều bộ phim ăn theo truyện tranh lại mang tư tưởng lạc hậu hơn chính bộ truyện gốc [spacer] Cô nàng Black Widow trước đó đã phải chịu sự xúc phạm khi bị tước mất quyền ngồi trên chiếc motor hầm hố và cực chất của mình vào tay Captain America trong phiên bản đồ chơi ăn theo. Cứ như thể cô ấy chẳng xứng đáng với đặc quyền này chỉ vì mang phận nữ nhi vậy. Chúng ta không thể giải thích nổi vì sao bộ phận sản xuất sản phẩm ăn theo của Marvel lại có tư tưởng trọng nam khinh nữ lạc hậu như thế khi so sánh với bộ phận làm phim. Và cũng chiều hướng đó, có rất nhiều bộ phim ăn theo truyện tranh lại mang tư tưởng lạc hậu hơn chính bộ truyện gốc. Khi Wonder Woman xuất hiện trong siêu phẩm Batman vs Superman: Dawn of Justice vào năm sau, đó sẽ là lần đầu tiên cô xuất hiện trên màn ảnh rộng, mặc dù cô đã ra mắt thế giới truyện tranh được hơn 70 năm rồi. Tương tự như vậy, Báo đen – Black Panther xuất hiện trong truyện tranh từ năm 1966 nhưng mãi đến năm 2018, anh mới có 1 bộ phim của riêng mình, sau khi dự kiến sẽ xuất hiện với tư cách vai phụ trong phim Captain America: Civil War được ra mắt năm sau. Bìa truyện All-Negro Comics, ra mắt năm 1947, gần 20 năm trước Black Panther, đây là truyện đầu tiên có nhân vật chính là anh hùng người Mỹ gốc Phi. Black Panther thường được ngộ nhận là nhân vật người hùng da đen đầu tiên nhưng thật sự trước đó bộ truyện All-Negro Comics do Orrin Evans sáng tác năm 1947 đã giới thiệu các nhân vật như vậy. Tác giả Evans – một phóng viên da màu – đã có tư tưởng đi trước các cây bút khác hàng thập kỷ khi ông nhận thấy không chỉ có những đứa trẻ da trắng mới có mong muốn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình trong các nhân vật truyện tranh. “Ý tưởng mới toanh!” như lời đề tựa, phía trên nhân vật Ace Harlem, thám tử tư sinh sống ở New York, bảnh bao với cổ áo vest dựng đứng chạm vành mũ. Có lẽ việc các sản phẩm màn ảnh rộng gặp khó khăn trong cố gắng bắt kịp tư tưởng tiến bộ của truyện tranh chủ yếu là do khán giả phim màn bạc không có cái nhìn thoáng như độc giả truyện tranh. Nick Fury có thời “trắng” tới mức phải được đóng bởi David Hasselhoff. Và phải đến khi đích thân Nick Fury da đen trong series The Ultimate comic (tác giả Bryan Hitch và Mark Millar,2002) đề đạt nguyện vọng rằng ông muốn chính Samuel L.Jackson thủ vai mình, điều đó mới thành hiện thực trên màn ảnh. Vậy mà khi Michael B.Jordan được thông báo sẽ thủ vai Johnny Storm trong phiên bản Fantastic 4 mới nhất, cư dân mạng lại điên đảo với việc 1 siêu anh hùng da trắng sẽ được thủ vai bởi 1 diễn viên da màu. Idris Elba cũng vấp phải sự phản đối quyết liệt tương tự khi anh nhận vai Người gác cổng Heimdall trong Thor. Điều đó là phi thực tế! Thật quá sức tưởng tượng không ai muốn tin một nhân vật thần thoại Bắc Âu sẽ có “làn da cháy nắng” (mặc dù ý tưởng về 1 cầu vồng lung linh nối giữa Trái Đất với Asgard thì hẳn là thực tế hơn nhiều!). >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D [spacer] Thay đổi hình tượng chiến binh thập tự chinh trong bộ áo choàng [spacer] Kamala Khan, cô nàng mọt sách tuổi teen người Mỹ đạo Hồi đã viết những fan fiction về Avengers và sau này có vinh dự được sát cánh cùng họ dưới cái tên Ms Marvel. Kamala Khan, tên thật của Ms Marvel, là cô gái tuổi teen theo đạo Hồi thường xuyên làm các việc chính nghĩa trên các con phố ở New Jersey. Cô ấy đem đến 1 diện mạo hoàn toàn khác biệt trong thế giới những người hùng giấu mặt với 2 danh tính khác nhau: Kamala phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống thường nhật khi thuộc thế hệ thứ nhất những người Mỹ theo đạo Hồi (cô là con của một gia đình dân nhập cư từ Pakistan) trước khi nghĩ đến

Thời gian gần đây, Marvel và DC Comics đã lần lượt công bố thông tin cho thấy sự đầu tư mở rộng thế giới siêu anh hùng lên màn ảnh. Bên cạnh đó, Fox và Sony cũng có những kế hoạch riêng để xây dựng siêu anh hùng của mình dựa trên các nhân vật truyện tranh đã được nhượng quyền sử dụng. Trong khoảng thời gian 6 năm tới đây, người hâm mộ sẽ thỏa mãn đắm chìm trong hơn 30 bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm truyện tranh ăn khách với những pha hành động gây cấn, diễn xuất tuyệt vời của các ngôi sao thuộc hạng A Hollywood cùng đồ họa đỉnh cao công nghệ. Từ Avengers đến Justice League, Aquaman hay Doctor Strange sẽ lần lượt diện kiến. Đây là thời điểm vô cùng tuyệt vời cho giới hâm mộ truyện tranh và phim ảnh. Sau Baymax trong Hoạt hình 3D Big Hero 6 đang làm mưa làm gió tại các phòng vé, các siêu anh hùng lần lượt xuất hiện trong các tác phẩm: Avengers: Age of Ultron, Ant-Man, Fantastic Four, Deadpool… Cùng tạp chí Truyện tranh Việt Nam TTVO theo dõi Infographic dưới đây để biết thời điểm các siêu anh hùng lộ diện trên màn ảnh rộng. Nguồn Infographic: Việt hóa bởi tinhte.vn Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp

Hãy cùng thống kê mức độ giàu có của các nhân vật trong truyện tranh siêu anh hùng thông qua Infographic dưới đây. Trong thế giới truyện tranh siêu anh hùng của Marvel và DC Comics, chắc chắn ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng chỉ có Iron Man và Batman là những người giàu nhất. Thế nhưng, liệu họ đã là những người giàu nhất hay chưa? Tài sản của họ trị giá bao nhiêu? Và có nhân vật khác giàu hơn cả họ hay chăng? Tất cả câu hỏi này sẽ được giải đáp thông qua một Infographic thống kê về mức độ giàu có của các nhân vật trong truyện tranh siêu anh hùng dưới đây.