Thời đại 4.0 cùng sự phát triển của các thiết bị di động đã mở đường cho nhiều hình thức truyện tranh khác như Webtoon, Webcomic, Motion comic,… Với sự xuất hiện ồ ạt của truyện tranh online, truyện tranh in giấy truyền thống mặc dù bị hạn chế về số lượng bản in, song vẫn giữ được vị trí bất diệt trong lòng độc giả. Hãy cùng CMA điểm qua 5 lý do tạo nên sự bất diệt này nhé! 1. Thỏa mãn cảm giác sưu tầm Nếu bạn là một tín đồ truyện tranh thực thụ, hẳn sẽ hiểu sở hữu một cuốn truyện tranh in giấy còn thơm mùi mực tuyệt vời như thế nào. Chiếc kệ sách lớn với những bộ truyện tranh được sắp xếp ngay hàng thẳng lối là ước mơ từ tấm bé của bao nhiêu fans truyện tranh. Nhờ tính sưu tầm của độc giả, thị trường truyện tranh in giấy vẫn vô cùng sôi động 2. Không bị phụ thuộc vào các thiết bị di động Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đang ở một nơi không có wifi, kết nối kém hoặc mất điện và đang theo dõi một bộ truyện vô cùng gay cấn? Với truyện tranh giấy, bạn hoàn toàn có thể như Đen Vâu, “về quê, nuôi cá, trồng thêm rau” và chill cùng truyện tranh đấy! 3. Hạn chế các bệnh về mắt Đọc truyện trên thiết bị di động sẽ gây mỏi mắt nhiều hơn so với truyện tranh được in trên giấy. Ngoài ra, các truyện được xuất bản trên nền tảng di động nếu không được điều chỉnh size chữ để phù hợp sẽ gây khó khăn cho mắt trong việc điều tiết và dẫn đến cận thị. 4. Hạn chế tác động lên hệ thần kinh và không gây mất ngủ Sóng từ các thiết bị di động tác động lên hệ thần kinh về lâu dài sẽ gây cảm giác căng thẳng và mất ngủ. Với truyện tranh in giấy, bạn không bao giờ gặp phải vấn đề này, chính vì vậy, những quyển truyện được in ấn và xuất bản truyền thống vẫn là lựa chọn hàng đầu cho nhiều tín đồ mê truyện. 5. Không bị mất tập trung Khảo sát cho thấy, khi đọc truyện trên thiết bị di động, chúng ta thường bị sao nhãng bởi tin nhắn, mạng xã hội, các kênh giải trí khác. Điều này làm gián đoạn câu chuyện mà bạn đang theo dõi, và đôi lúc gây cảm giác khó chịu. Đó chính là lý do nhiều người vẫn yêu thích cảm giác được đọc truyện tranh in giấy hơn so với các hình thức điện tử khác. +++++++++ Lạc An

1. Doraemon Đến Việt Nam vào năm 1992, Doraemon đã nhanh chóng kéo về cho mình một lượng fans khủng khiếp! Với ý tưởng vô cùng sáng tạo, Doraemon – chú mèo máy đến từ tương lai với nhiều bảo bối diệu kỳ không chỉ là cứu tinh của cậu bé ngốc nghếch Nobia, mà còn là người bạn mơ ước của bất kì đứa trẻ nào. 2. Songoku Chiêu thức Kamejoko thần thánh cùng “chú bé khỉ” Songoku hẳn đã quá quen thuộc với tuổi thơ của thế hệ 9X. Lấy đề tài anh hùng cứu vũ trụ, Songoku ghi dấu trong lòng độc giả bởi vẻ dễ thương, tâm hồn lương thiện và “nhan sắc” ngày một nâng cấp sau những lần “tăng level” sức mạnh vi diệu. 3. Nhóc Miko Mặc dù đến Việt Nam khá trễ (2007), song với đôi mắt to tròn cực dễ thương cùng sự hồn nhiên, tinh nghịch, nhóc Miko đã trở thành một trong những huyền thoại trong làng truyện tranh manga. Nhóc Miko đặc biệt được yêu thích bởi các độc giả nữ ở mọi độ tuổi. 4. Sailor Moon Cô nữ sinh với mái tóc dài vàng óng, sở hữu sức mạnh kì diệu của mặt trăng là “thần tượng” một thời trong lòng độc giả tuổi mộng mơ. Trải qua nhiều lần tái bản, Sailor Moon và các thủy thủ đồng đội vẫn là tượng đài bất diệt trong tuổi thơ lung tinh của thế hệ 9X. 5. Jindo Cậu bé lùn tũn, đá bóng cực hay và cực kì bẩn bựa là một trong những nhân vật Shounen được yêu thích nhất qua nhiều thời đại. Những pha bóng cực kì hiểm hóc, những trò đùa vui nhộn, sự hồn nhiên, lạc quan,… Tất cả đã tạo nên sự thu hút bậc nhất cho Jindo trong bộ truyện tranh Đường Dẫn Đến Khung Thành. 6. Conan Nếu Jindo là tượng đài trong dòng truyện tranh thể thao, thì với dòng truyện tranh trinh thám, thám tử nhí Conan chính là một trong những nhân vật ấn tượng nhất! Vốn là một cậu thiếu niên lớp 11 bị teo nhỏ, Conan khiến khán giả ngưỡng mộ bởi sự thông minh tuyệt đỉnh và lý tưởng vĩ đại của cậu với nền an ninh thế giới. 7. Sakura thủ lĩnh thẻ bài Là nhân vật tạo nên dấu ấn của nhóm Clamp, Sakura – thủ lĩnh thẻ bài được yêu thích bởi ngoại hình dễ thương, trái tim ấm áp và khả năng triều hồi những lá bài huyền ảo. Trải qua nhiều thập niên, Sakura vẫn khẳng định mình là một trong những nhân vật manga huyền thoại khi liên tục đứng trong danh sách được độc giả yêu mến. 8. Lucky Luke “Bắn nhanh hơn cả cái bóng của mình” chính là câu nói làm nên thương hiệu của chàng cao bồi nghèo Lucky Luke. Sinh ra ở Bỉ vào năm 1946, song cuộc hành trình của Lucky và chú ngựa chạy nhanh nhất miền Tây – Jolly Jumper đã nhanh chóng tạo ra lực hút khủng khiếp trên toàn thế giới. 9. Hesman Lấy ý tưởng từ một bộ anime Nhật, bằng tài năng của mình, họa sĩ Hùng Lân đã tạo nên Hesman – một nhân vật truyện tranh huyền thoại của làng truyện tranh Việt. Vối thế hệ 9X, Hesman không chỉ là một nhân vật truyện tranh thuần túy, đó còn là một bầu trời tuổi thơ nhiều kỉ niệm. 10. Trạng Tí Ra đời vào năm 2002, Trạng Tí là nhân vật truyện tranh thuần Việt nuôi giữ kí ức của rất nhiều độc giả trẻ Việt Nam. Giữa một thời đại tràn ngập truyện tranh Nhật Bản, Trạng Tí xứng đáng là tượng đài bất diệt đánh dấu thời hoàng kim của truyện tranh Việt. Lạc An.  

Vài vấn đề cơ bản về lĩnh vực họa sĩ kể chuyện (story artist), một lĩnh vực tương đối mới tại Việt Nam nhưng không hề lạ trên thế giới.   Nhiều người thường thắc mắc rằng làm sao có thể trở thành một họa sĩ kể chuyện (story artist) hay họa sĩ vẽ phân cảnh (storyboader) và cụ thể về công việc đó. Họ thường biết một ít về hoạt hình, đã xem qua vài cuốn DVD nhưng vẫn cảm thấy hoang mang. Cũng phải thôi, họ đang dần hình dung ra nó và bài viết này hoàn toàn đi  sâu vào những trăn trở của họ. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu để ý đến các chuyên gia khác trong ngành công nghiệp hoạt hình,họ thường không biết rõ vai trò của nhóm Phụ trách câu chuyện trong một dự án phim hoạt hình. Một cách trung thực thì họa sĩ kể chuyện (story artist) đều được coi là những nhà làm phim hoạt hình. Tất cả từ đạo diễn, biên tập đến đội ngũ kết xuất đồ họa. Họ không hiện thực hóa câu chuyện. Họa sĩ kể chuyện (story artist) làm rất nhiều việc, đó cũng là những việc mà đồng trong chuyên môn gọi là: Phim Chuyển Thể. Họ có đạo diễn, tác giả, đạo diễn nghệ thuật, biên tập viên, người quay phim (đội ngũ phục trách bố trí và đội ngũ phụ trách ánh sáng) và tất cả những người có khả năng tạo nên thế giới từ con số 0. Dựng cảnh trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Finding Nemo Đầu tiên bàiviết này sẽ cho bạn biết họa sĩ kể chuyện (story artist) và nhóm phụ trách câu chuyện thực sự làm những việc gì. (Ít nhất là trong phạm vi của Pixar). Các họa sĩ kể chuyện (story artist) thực hiện công việc của tất cả mọi người trước khi mọi người thực hiện công việc của mình. Họ là những người đầu tiên đặt nỗ lực vào mỗi phân cảnh trong bộ phim. Có nghĩa là, tạo nên hình hài đầu tiên của một phân cảnh từ kịch bản hoặc đôi khi từ danh sách những khoảnh khắc (những sự kiện sẽ xảy ra trong một cảnh). Họ xem xét hành động của các nhân vật: nhân vật đang nói gì và họ nói thế nào? (Diễn viên) Những nhân vật này trông như thế nào? (Thiết kế nhân vật) Họ xuất hiện ở đâu trong phân cảnh? Họ tương tác với đao cụ gì? (Đạo diễn nghệ thuật) Góc máy ảnh từ đâu? (Đạo diễn hình ảnh) Phải quay bao nhiêu lần để nối những điểm trong câu chuyện liền mạch? Và tốc độ khi kể câu chuyện như thế nào? (Biên tập viên) Ánh sáng như thế nào? Sử dụng ánh sáng hoặc bóng tối như thế nào để đẩy câu chuyện lên cao trào? (Bộ phận phụ trách ánh sáng) Sau đó, bổ sung những ý kiến giúp câu chuyện hay hơn hoặc hài hước hơn. (Tác giả) Storyboard từng góc   Trong hoạt hình, họa sĩ kể chuyện (story artist) biến mọi thứ thành hiện thực, vì vậy, bất cứ thứ gì có thể giúp cải thiện chất lượng bộ phim sẽ được thực hiện bằng mọi giá. Bất kì khía cạnh nào của diễn xuất cũng được nghiên cứu một cách chi tiết. Vì vậy các họa sĩ kể chuyện (story artist) xây dựng những bảng vẽ, làm việc cùng với biên tập viên để kết hợp chúng với âm nhạc, âm thanh và lồng tiếng tạm thời để biến chúng trở thành một bộ phim trước khi thiết lập bất cứ thứ gì bằng đồ họa máy tính. Những trường hợp thay đổi về chi tiết bộ phim luôn luôn xảy ra, vì vậy họa sĩ kể chuyện (story artist) luôn phải hoạt động hết công suất trong thời gian làm phim. Một vài ý giải thích trên mong rằng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của khán giả về họa sĩ kể chuyện (story artist). Sinh viên à, vẫn còn muốn theo đuổi nghề nghiệp này trong tương lai? Nó sẽ rất vất vả những cũng tràn ngập niềm vui….tất nhiên là nếu bạn thật sự thích vẽ và sáng tác những câu chuyện. CMAVN dựa trên Valerie’s Blog.

Comic Media Academy giới thiệu trào lưu vẽ truyện tranh Webtoon Nếu ở Mỹ có superhero comics, ở Nhật có manga thì ở Hàn Quốc có webtoon. [spacer] [spacer] Webtoon có nghĩa là truyện tranh, được sáng tác với mục đích để đăng tải trên các trang web của thiết bị di động. [spacer]   [spacer] Nghệ thuật phân khung của nghệ thuật vẽ truyện tranh được phát minh ở thế kỷ 20, tùy theo mỗi quốc gia có thể thấy được sự khác biệt lớn về thể loại đại diện, phong cách vẽ, mạch câu chuyện và cách thức xuất bản. Trong đó nổi bật nhất là cách đọc và bố cục trình bày khung tranh trên trang giấy. Nếu phân biệt theo hướng đọc truyện thì truyện tranh Mỹ theo bố cục chữ Z, trong khi truyện tranh Nhật Bản hoàn toàn ngược lại theo bố cục chữ S. Vào thế kỷ 21, một thể loại vẽ truyện tranh Hàn Quốc mới được phát minh, gọi là webtoon theo bố cục chữ T. Thể loại truyện này giống với truyện tranh Mỹ ở chỗ đọc từ trái sang phải, tuy nhiên bố cục này lại tạo cho người đọc có cảm giác tốc độ đọc nhanh hơn. [spacer] [spacer] Kể từ năm 2000, vẽ truyện tranh webtoon Hàn Quốc được chuẩn hóa theo bố cục dạng dọc, khác với bố cục dạng ngang truyền thống của vẽ truyện tranh theo chuẩn thế giới, nên được nhiều độc giả quan tâm. Hơn nữa mức độ tập trung vào màn hình để đọc truyện cũng cao hơn, do đó việc trình bày dạng dọc nhận được những phản ứng tích cực từ các thể loại, từ thể loại hài kịch giả tưởng đến thể loại truyền hình miêu tả tâm lý. [spacer] Trên các trang web truyện tranh webtoon Hàn Quốc, mỗi tuần có khoảng 1.000 tập được đăng tải lên (webtoon được đăng tải hằng tuần) và con số truy cập trang web mỗi ngày ước tính khoảng 10 triệu lượt.  Nếu như bạn đang tò mò để vẽ truyện tranh hay đọc về thể loại mới này  thì hãy thử truy cập­ đọc truyện tranh webtoon. [spacer] Theo Korea Foundation Comic Media Academy giới thiệu

đồ họa raster phong cách hoạt hình

Đồ họa Raster trong Digital Painting Hãy cùng Comic Media Academy tìm hiểu qua đồ họa Raster trong Digital Painting có 12 phong cách cơ bản. Những phong cách này vô cùng thuận lợi cho giáo dục trực tuyến. Tuy nhiên đồ họa Raster trong Digital Painting nhìn chung có nhược điểm là khi phóng to vượt mức pixel cho phép thì ảnh sẽ bị “out nét”.  Mặc dù có rất nhiều kiểu vẽ, nhưng trong bài này chúng ta chỉ đề cập đến những ví dụ cơ bản. Từ những ví dụ này chúng ta có thể pha trộn, kết hợp để tạo ra thật nhiều phong cách vẽ khác nữa. Mục đích của bài đăng này đơn giản chỉ là làm sao để chúng ta có thể có ý tưởng một cách dễ dàng nhất. Để dễ so sánh, chúng ta sẽ sử dụng các nhân vật trong thế giới của Harry Porter để minh họa cho các phong cách khác nhau Lớp Digital Painting Thiếu niên tại Comic Media Academy (Khai giảng 5/5/2018) Hotline: 08 3820 9066 – 0902 738 806 1. Phong cách phối màu giới hạn Khi chúng ta giới hạn chỉ sử dụng một số màu đơn giản, chúng ta sẽ thu được những kết quả không ngờ. Dưới đây là ví dụ cho phong cách đồ họa Raster trong Digital Painting cơ bản. 2. Phong cách hoạt hình Một phong cách vui nhộn rất phù hợp với nhiều chương trình giáo dục trực tuyến khác nhau. 3. Phong cách cô đọng nét mặt Tương tự với phong cách hoạt hình, nhưng ở phong cách này, các chi tiết và biểu cảm trên khuôn mặt được giảm bớt. 4. Phong cách biểu hiện. Ngược lại với phong cách cô đọng nét mặt, ở phong cách này, các biểu cảm của khuôn mặt là trọng tâm. 5. Phong cách chèn chất liệu Ở phong cách này, bề mặt nhân vật được chèn một lớp chất liệu dịu nhẹ, nhằm tăng hiệu ứng thị giác. 6. Phong cách tạo hiệu ứng ánh sáng. Điểm đặc trưng của phong cách này là ánh sáng làm nhân vật nổi bật lên, ở phong cách này chúng ta cần chú ý vị trí của nguồn sáng nhé. 7. Phong cách ánh sáng dịu nhẹ Được phát tiển dựa trên phong cách chèn chất liệu và tạo hiệu ứng ánh sáng, nhưng điểm đặc trưng là phần ánh sáng được chuyển dần theo nhiều lớp, tạo hiệu ứng dịu nhẹ hơn chứ không gắt như phong cách ở trên. 8. Phong cách đường nét Nếu quan sát kĩ, chúng ta có thể thấy các đường nét dùng trong phong cách này chủ yếu là các nét thẳng và mạnh. Hiệu ứng này làm các nhân vật trông có vẻ trưởng thành hơn. 9. Phong cách manga Đây là một phong cách được các người hâm mộ manga và anime  ưa chuộng. Điểm đặc trưng ở đây là đôi mắt mang biểu cảm rất tốt, là trung tâm của việc truyền đạt cảm xúc. 10. Phong cách phổ thông Chúng ta gọi đây là phong cách phổ thông vì chúng được sử dụng rất nhiều. Đặc trưng của phong cách này là nhân vật trông khá hiện thực. 11. Phong cách cổ nhỏ  Phong cách này tập trung vào một bộ phận cơ thể và làm cho nó trở nên khác biệt so với các phần còn lại.   12. Phong cách màu nước Đặc trưng của phong cách này là màu sắc được loang ra giả lập chất liệu màu nước nhưng vẫn đảm bảo tính đơn giản phù hợp cho ứng dụng vào minh họa cho ứng dụng trực tuyến. Các bạn quan tâm muốn cho con em mình tham gia các khóa học giới thiệu về Digital Thiếu niên có thể tham khảo theo đường link này:  http://bit.ly/2qIoAsv Hoặc Liên hệ số Hotline: 08 3820 9066 – 0902 738 806  

Tháng 11/2017, học viên các khoá của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) bắt đầu Kỳ thực tế, vẽ ngoại cảnh tại Đà Lạt. Địa điểm được CMA lựa chọn để học viên có cơ hội cảm nhận phong cảnh hài hòa và không gian nhẹ nhàng của thành phố sương mù trong mùa đẹp nhất năm. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Bạn Nguyễn Gia Lộc, học viên khóa 3 ngành Hoạt hình 2D chia sẻ: “Mặc cho cái lạnh buốt xương của Đà Lạt nhưng khung cảnh trữ tình và những kỷ niệm cùng bạn bè đã sưởi ấm cho mình.” Thật vậy, giữa không khí giá lạnh của trời Đà Lạt vào đêm, các học viên cùng quây quần trong một không gian nhỏ và trao đổi về một ngày trải nghiệm, khám phá tại đây. Chính điều này đã làm cho kỳ thực tế thêm hào hứng và thú vị hơn hẳn. Mặt khác, việc được trải nghiệm không gian thực tế, cuộc sống của con người, chứ không chỉ bó hẹp trong 4 bức tường, sẽ làm cho các họa sĩ trẻ của chúng ta thêm nguồn cảm hứng trong những bài sáng tác sau này. Theo đó, mỗi học viên đều có những thu hoạch đáng kể sau kỳ thực tế. Gia Lộc bày tỏ sự phấn khích khi được tham gia chuyến thực tế lần này và hy vọng sẽ có thêm nhiều chuyến đi nữa để trau dồi thêm những kiến thức đã học. Lộc cho biết: “Sau kỳ thực tế, hòa sắc trong những tác phẩm của mình đã tiến bộ rất nhiều, tranh cũng rõ ràng và dễ nhìn hơn trước.” Bạn Nguyễn Hồng Quân, học viên khóa 5 ngành Hoạt hình 3D cũng có một vài thu hoạch cho kỹ năng của bản thân. Quân cho biết: “Trong chuyến đi thực tế Đà Lạt, mình có nhiều kỷ niệm rất vui cùng các bạn có cơ hội được quan sát thiên nhiên vùng khí hậu ôn hòa. Trong quá trình thực tế mình tiếp thu thêm những kiến thức về mảng màu và độ loang trong màu nước. Hy vọng những kỳ sau mình được học thêm về nguyên lý màu sắc và tạo hình.” Trong khi đó, Võ Ngọc Khánh Linh, học viên khóa 2 ngành Truyện tranh lại có những tâm sự chân thành: “Chuyến đi cho mình cơ hội thực hành những điều đã học vào thực tế và khám phá thêm những điều mới mẻ, không chỉ bằng tâm trí mà còn bằng giác quan trong cơ thể, rèn luyện cảm nhận và đón nhận những điều thiên nhiên ban tặng. Bên cạnh việc tích lũy tư liệu hình ảnh, mình bỏ túi thêm được nhiều câu chuyện thú vị để kể vào tranh của mình.” Ngoài việc bổ sung kiến thức hay kỹ năng, các học viên CMA còn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tế và đưa vào trong những tác phẩm sáng tác sau này. Bạn Phan Hồng Đức, học viên khóa 5 ngành Hoạt hình 3D tiết lộ: “Sau kì thực tế này, mình thu hoạch được rất nhiều thứ: kiến thức về màu sắc và bố cục, kỹ năng vẽ và nhìn màu sắc, dữ liệu hình ảnh có giá trị làm tài liệu tham khảo… Nhưng điều làm mình hài lòng nhất là sự gắn kết tập thể sâu sắc và kem tươi 7k cực ngon trước cổng trường đại học Đà Lạt. Ở những kì thực tế tiếp theo, mong rằng mình sẽ vẽ đẹp hơn và có nhiều câu chuyện vui để làm tư liệu sáng tác hơn.” Không khác Hồng Đức, bạn Nguyễn Thị Hoài Thương, học viên khóa 2 ngành Truyện tranh cũng cho rằng những trải nghiệm thực tế đã giúp bạn có thêm cảm xúc khi vẽ tranh. Thương chia sẻ: “Kỳ thực tế Đà Lạt để lại cho mình rất nhiều lưu luyến. Sau chuyến thực tế, cách sử dụng màu poster và màu bột của mình đã trở nên thành thục hơn. Những ấn tượng vẻ đẹp của phong cảnh, hay lòng tốt của anh chị chủ nhà trọ, chú tài xế taxi… đều góp phần giúp mình học vẽ tranh có thêm phần cảm xúc. Mong rằng kì thực tế tới sẽ giúp tôi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm. Thuần thục kỹ năng vẽ bằng màu nước chứ không chỉ riêng màu poster hay màu bột.” Riêng bạn Nguyễn Khương Thảo, học viên khóa 5 ngành Hoạt hình 2D lại có những kỷ niệm khá thú vị và đáng nhớ mặc dù Đà Lạt không phải thành phố yêu thích của Thảo. Bạn cho biết: “Kì thực tế này mình bị vùi dập không ít. Lên Đà Lạt mình phải leo một đống dốc, tối ngủ thì lạnh teo người, phải tắm nước lạnh trong tiết trời lạnh giá và bị sốt mất 2 ngày. Mặc dù Đà Lạt không khiến mình yêu thích mấy nhưng kì thực tế tại đây cũng khiến mình học hỏi được không ít nhờ vào sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô và khiến mình phải xem lại về quy trình kí họa màu nước của mình cũng như sự hài hoà của màu trong tranh. Sau kì thực tế này, mình mong sẽ khắc phục được việc màu bị nhạt, bố cục chưa rõ ràng và nếu có thể thì truyền tải được tinh thần, bầu không khí của địa điểm mà mình kí họa.” Trong khi các bạn học viên tham gia chuyến thực tế Đà Lạt có rất nhiều kỷ niệm chung, thì các học viên khác của 3 khóa cũng có những thu hoạch không ít. Bạn Mai Thu Hải Ngân ngành Hoạt hình 2D và Nguyễn Hoàng Phương Nhi ngành Truyện tranh, thành viên của khóa 3 đã cùng nhau đi thực tế tại

Hoạt động sôi nổi của Viện Truyện tranh và Hoạt hình trong năm 2017 1

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) khép lại năm 2017 với nhiều thành công trong đào tạo và hợp tác với các đơn vị. Trước hết, về mặt đào tạo, ngoài tổ chức các môn học, CMA còn tạo cơ hội cho học viên tiếp cận sớm với nghề. Một số học viên CMA đã có thể trực tiếp đứng lớp hay trợ giảng cho các lớp học ngắn hạn như lớp Manga Comics dành cho thiếu nhi, lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc, lớp biên kịch ngắn hạn. Hơn nữa, các học viên Khóa 1 đã tham gia trợ giảng cho các môn học và tham gia hướng dẫn cho chương trình tập huấn Sketchnote của CMA. Đáng chú ý, các bạn học viên đã chủ động trong việc tự sáng tác những khung truyện tranh ngắn và lập ra những fanpage của từng nhóm học tập. Nổi bật nhất phải kể đến là fanpage Bầu Trời Chất Xám của nhóm học viên khóa 05 với lượng theo dõi hiện tại là hơn 15.000 người. Ở phần hợp tác đối ngoại, 2017 là một năm hoạt động sôi nổi của CMA khi có rất nhiều chương trình giao lưu, gặp gỡ với các đơn vị trong nước và quốc tế. Giữa năm 2017, CMA tổ chức talkshow Digital Painting: Xu hướng và Cơ hội nghề nghiệp với sự góp mặt của họa sĩ Chunli Thiện Nguyễn và họa sĩ Hoàng Anh Đức (Painter Man). Talkshow được tổ chức nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghề Digital Painting. Đặc biệt, talkshow là điểm mở đầu cho chương trình đào tạo chuyên nghiệp về nghề Digital Painting tại CMA. Một tháng sau đó, CMA tiếp tục tổ chức cho học viên đến tham quan và tìm hiểu thực tế tại công ty Thiết kế Sao Sáng, một trong những studio làm phim hoạt hình nổi tiếng hiện nay tại Việt Nam. Tại đây, các bạn học viên được chính những họa sĩ của Sao Sáng giới thiệu, hướng dẫn các quy trình thực hiện một tác phẩm hoạt hình. Đặc biệt, chương trình này cũng nằm trong kế hoạch Company Tour – Thực tế tại các công ty mà CMA đã và đang thực hiện từ năm 2017. Việc tận mắt chứng kiến và giải đáp trực tiếp các thắc mắc sẽ giúp học viên CMA có cái nhìn rõ ràng và chân thực nhất về nghề làm phim hoạt hình và truyện tranh. Cuối năm 2016, CMA từng tổ chức buổi workshop với sự hướng dẫn của họa sĩ Maxime Peroz (Pháp). Buổi workshop này tiếp tục được tổ chức trong năm 2017 với mục đích giúp học viên có thêm kiến thức về Character Design & Storytelling. Thời điểm cuối năm 2017, CMA tiếp tục chào đón những chuyên gia về truyện tranh và hoạt hình trên thế giới. Đầu tiên là Mr. Kagetoshi Yasuhiro, Trưởng phòng CG-Animation của Học viện TOHO, diễn giả của hội thảo Anime & Con đường tiến ra thế giới. Thứ hai là Nhà sản xuất, đạo diễn, họa sĩ hoạt hình Thomas Voigt,đến từ Đức. Được biết, ông có hơn 30 năm kinh nghiệm sản xuất phim hoạt hình cho nhiều khách hàng quốc tế gồm hoạt hình 2D, 3D, Motion Comics, TV Series, Feature film, games,… Điều đáng chú ý nhất chính là ông sẽ đảm nhận vai trò Professor of Animation tại CMA. Mr. Thomas Voigt sẽ mang kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân để truyền tải đến thế hệ học viên ngành hoạt hình của CMA với kỳ vọng các bạn sẽ sở hữu tay nghề cứng cáp hơn. Khép lại năm 2017, CMA chào đón chuyến thăm của Kim Dong Woo, CEO của Comics Family, một trong những công ty hàng đầu về webtoons & character của Hàn Quốc. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của họa sĩ Vitamin, tác giả bộ truyện tranh Kim Chi Củ Cải nổi tiếng trên mạng xã hội. Sau một năm hoạt động, CMA hướng đến năm 2018 với nhiều dự định hơn trong hợp tác quốc tế. Theo đó, mở đầu năm 2018, CMA chào đón đoàn thực tập sinh đến từ Đại học Chosun, Hàn Quốc. Các bạn sinh viên Chosun sẽ trải qua 3 tuần trải nghiệm tại TPHCM với sự hỗ trợ của học viên CMA. Kết thúc chuyến thực tập, các bạn sinh viên Đại học Chosun sẽ tự thực hiện một tác phẩm truyện tranh hay hoạt hình về văn hóa, cuộc sống của người dân Sài Gòn. Khởi đầu năm 2018 đã là một hành trình hấp dẫn của sinh viên Hàn và học viên CMA, hứa hẹn đây sẽ là một năm hoạt động tích cực, sôi nổi của Viện Truyện tranh và Hoạt hình. H.Đ

Sinh viên Đại học Chosun Hàn Quốc thực tập tại Comic Media Academy

Ngày 8/1 vừa qua, các bạn sinh viên Đại học Chosun, Hàn Quốc đã có buổi giao lưu cùng học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để chuẩn bị cho chuyến thực tập sắp tới. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 2D Animation Artist Theo đó, chương trình thực tập, giao lưu chuyên môn giữa sinh viên Đại học Chosun và học viên CMA nằm trong hoạt động hợp tác của cả 2 trường từ năm 2018. Đồng thời, đây cũng là chương trình hợp tác quốc tế đầu tiên mà CMA hướng đến trong năm 2018. Trong chương trình lần này, các bạn đại diện sinh viên Đại học Chosun sẽ tham quan cũng như đi thực tế quan sát đời sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tìm kiếm tư liệu sáng tác cho tác phẩm thu hoạch và thực hiện báo cáo. Xuyên suốt quá trình, đại diện học viên CMA sẽ đồng hành cùng hành trình khám phá TPHCM của các bạn sinh viên Đại học Chosun. Hỗ trợ trong việc giao tiếp với người địa phương, đóng vai hướng dẫn viên để giới thiệu về các địa điểm nổi bật của thành phố, giúp các bạn sinh viên Đại học Chosun có nguồn tư liệu đa dạng và đặc sắc nhất. Cụ thể, sinh viên Đại học Chosun và học viên CMA sẽ được chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ gồm 1 hoặc 2 học viên CMA hỗ trợ, đồng hành. Kết quả của chương trình sẽ là những tác phẩm truyện tranh và hoạt hình mà mỗi nhóm thực hiện. Các bạn nhóm truyện tranh sẽ làm một tác phẩm truyện tranh ngắn có độ dài 24 trang. Trong khi đó, các bạn nhóm hoạt hình sẽ thực hiện một đoạn animatic có độ dài 90s. Chủ đề cho tác phẩm của các bạn sẽ được lấy từ cuộc sống của con người TPHCM, về nét đẹp văn hóa Việt Nam hay rộng hơn là sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia. Ngoài sự đồng hành của học viên, Viện Truyện tranh và Hoạt hình cũng sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ phòng máy cho các sinh viên thực hiện tác phẩm bằng phần mềm chuyên dụng. Đồng thời, các thiết bị liên quan cũng như cơ sở vật chất sẽ được chuẩn bị để phục vụ các bạn trong suốt chương trình. Thời gian của chương trình thực tập và giao lưu giữa sinh viên Đại học Chosun (Hàn Quốc) và học viên CMA sẽ kéo dài từ ngày 8-31/01/2018. Ban giám khảo trong buổi báo cáo và trình bày tác phẩm sẽ sớm được thông báo trên fanpage Comic Media Academy và website cmavn.org Hành trình tìm hiểu về văn hóa người dân Sài Gòn nói riêng và con người Việt Nam của các bạn sinh viên Hàn Quốc đã chính thức bắt đầu. Liệu những nét đẹp, khung cảnh hay hình ảnh lao động nào sẽ thu hút sự chú ý và xuất hiện trong những tác phẩm của các bạn sinh viên Đại học Chosun? Cùng chờ xem nhé!

Sách luyện kỹ thuật xử lý ánh sáng và đổ bóng 9

Trước khi bắt tay vào công việc sáng tạo ra những tranh minh họa cực đỉnh hay những bức concept art cực bá đạo, bạn sẽ cần phải làm chủ các nguyên lý nền tảng của hội họa. Và một trong những kỹ năng “ngon lành” mà bạn phải cố gắng có được là làm chủ được nguyên lý ánh sáng. Thực chất lĩnh vực này cực kì phức tạp vì nó không chỉ dính dáng đến các trạng thái đa dạng của ánh sáng, mà còn liên quan tới sự biến chuyển của những vật liệu khác nhau với thuộc tính hấp thụ hay phản xạ sáng khác nhau. Thông thường một người cần rất nhiều năm mới có thể làm chủ tốt ánh sáng/ bóng tối. Tuy nhiên với phương pháp học tập đúng đắn và sự nỗ lực rèn luyện, bạn có thể tiến bộ rất nhanh. Trong bài viết này tôi xin chia sẻ những cuốn sách tham khảo tốt nhất cho các họa sĩ đang nghiên cứu về ánh sáng và bóng đổ, để có thể vẽ được mọi chất liệu một cách chính xác. Light for Visual Artist Nguồn: geros.com.br Đây là quyển sách sơ đẳng nhất dành cho nhập môn nghiên cứu về nghệ thuật ánh sáng. Những kĩ thuật được viết trong này rất cô đọng và dễ nhớ. Quyển sách này chỉ gồm 170 trang với rất nhiều thông tin hữu ích về các dạng khác nhau của ánh sáng, sự khúc xạ, phân tích những đường ranh giới sáng tối, quy luật bóng đổ và sự phản quang. Ánh sáng là một kĩ năng nền tảng nhưng rất phức tạp của Nghệ thuật.   Nó được tranh cãi là lĩnh vực có độ khó thứ 2 chỉ sau Giải Phẫu. Tuy nhiên Light for Visual Artist có khả năng đơn giản hóa nó để dành cho những họa sĩ mới bắt đầu nghiên cứu. Quyển sách này chứa hầu như toàn bộ những kiến thức bạn có thể cần, với lối giảng dạy mà ở bất kì trình độ nào người đọc cũng có thể tiếp thu tốt. How to render Nguồn: ozon.ru (Chú thích: Rendering là khái niệm rất rộng trong ngành nghệ thuật nói chung, ở đây bàn về khâu cuối cùng của painting, là lên chất liệu và xử lý sáng/ tối) Học lý thuyết về nguyên lý Ánh sáng là điều tốt, nhưng chỉ biết thế thôi  bạn sẽ khó mà xử lý render khi tác phẩm của bạn đã đi gần đến mức hoàn thành. Và quyển sách vô cùng giá trị này của tác giả Scott Robertson sẽ giúp bạn điều đó. Đây là phần tiếp theo của quyền How To Draw của ông. Mọi kiến thức đến từ Scott Robertson đều quý giá cho cả các nghệ sĩ Digital Painting lẫn Hội Họa Truyền thống. Các bài tập trong sách vô cùng chi tiết và kỹ càng, khiến bạn phải bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu và thực hành. Nghiêm túc mà nói thì độ khó và phức tạp của bài tập là rất cao, nên bạn có thể phải bỏ ra vài tuần cho một bài trước khi chuyển sang bài kế tiếp. Sau khi hoàn thành quyển sách, những người mới bắt đầu sẽ học được rất nhiều từ nó. Điều quan trọng nhất ở đây là bạn không được vội vã, phải nghiền ngẫm, tiếp thu thật kĩ từng bài một để thu nhật được nhiều thông tin nhất có thể. Đây là quyển sách rất được khuyến cáo cho những người có niềm đam mê và thái độ học tập nghiêm túc với Hội họa. Lessons on Shading Nguồn: pinterest.com Đây là sự thay thế siêu rẻ nhưng chất lượng cho các đầu sách nghệ thuật đắt đỏ hơn. Trong quyển sách này, tác giả W.E Sparkes đã gói gọn những kĩ thuật đi kèm với ví dụ mẫu để giúp bạn render bóng đổ và ánh sáng thật chính xác. Nên lứu ý rằng tuổi đời của quyển sách đã khá cao, nên những kiến thức nó cung cấp là của thế kỉ 20 mặc dù đã được hiệu chỉnh và biên tập lại nhiều lần để dễ học hơn. Tuy nhiên đây là những kiến thức nền tảng vững chắc và vẫn được các họa sĩ tin dùng. Đặc biệt là giá cả khá mềm. Trong sách, bạn sẽ bắt đầu với các nguyên tắc cơ bản của bóng và cách bóng tối phủ lên bề mặt các vật thể. Sau đó bạn sẽ tập xây dựng các hình khối trên giấy, như hình nón, nón cụt, hình cầu, hình kim tự tháp. Những bài hình họa này cần được thực hành mỗi ngày cho đến khi nó ăn sâu vào trí óc của bạn (phương pháp học cổ điển) Những chương cuối sẽ đào sâu vào phần đánh bóng các vật thể thực và các bài tập sẽ ngày một khó hơn, nhưng đây cũng là những bài học hữu ích nhất để giúp các bạn trưởng thành hơn trong nghề vẽ. Drawing Light & Shade: Understanding Chiarascuro Nguồn: theworks.co.uk Drawing Light and Shade dạy cho bạn cách “nhìn” ánh sáng cho đúng và làm thế nào để “xuất” nó ra trên giấy. Kĩ thuật chính trong sách là “cross hatching” (đánh bóng đậm nhạt bằng các nét gạch), rất hữu ích để tham khảo. Quyển sách này được ưa thích một phần do tập trung vào các chủ đề vẽ và lên khối bằng bút chì. Nếu bạn mới bắt đầu tập vẽ, bạn nên thử cố gắng kiểm soát sắc độ (value) bằng bút chì hoặc chì than trước khi chuyển qua các chất liệu màu (sơn dầu, poster…) Mỗi chương trong sách giới thiệu một chủ đề mới về kỹ thuật chiaroscuro (tương quan sáng tối trong sơn dầu), từ đó hướng dẫn bạn cách hiểu sâu hơn về ánh sáng khi vẽ

5 cách cải thiện não phải

Hầu hết chúng ta đều muốn mình trở nên sáng tạo hơn, nhưng hầu hết ta lại thấy mình “không có khiếu” hay khó khăn để sử dụng trí tưởng tương. Đó là vì đa phần khi trưởng thành chúng ta thiên về tư duy logic, vốn là phần công việc của não trái. Còn bán cầu não phải được coi là trung tâm của sự sáng tạo của con người, nơi điều khiển các hoạt động như âm nhạc, nghệ thuật, năng lực cảm thụ không gian và trí tưởng tượng. Bạn có thể kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của bạn bằng cách tiến hành những bài tập thể dục cho não phải, nhằm tối đa hóa hiệu suất của bản thân. Bước 1 Tập thiền định. Theo như Marilee Zdenek, tác giả quyền sách “Những trải nghiệm của não phải: Học cách giải phóng óc tưởng tượng”, não phải của bạn hoạt động mạnh hơn khi bạn đang ở trạng thái thư giãn. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận các kiến thức về ngồi thiền trên mạng, sách vở hoặc tại các khóa học cụ thể. Bước 2 Học hát hoặc chơi một loại nhạc cụ. Thử nghe một thể loại nhạc mới. Theo nhà tâm lý học Terry Lyles , việc nghe và chơi nhạc là cách rất tốt để kích thích vỏ thính giác của não phải, từ đó làm tăng sức sáng tạo. Bước 3 Tập vẽ dưới bất cứ hình thức nào. Dù cho bạn nghĩ bạn không nghề có năng khiếu, việc phác họa, thậm chí “đồ” lại một bức ảnh cũng có thể khuyến khích phần não phải của bạn trở nên năng động hơn, do não phải cực kì nhảy cảm với hình ảnh. Những hoạt động liên quan đến việc thực hành nhiều với thị giác như hội họa, điêu khắc sẽ thúc đẩy mạnh não phải. Bước 4 Bắt đầu hình thành cho mình một sở thích mang tính sáng tạo như đan lát, may vá, thêu, hay các hoạt động mà bạn buộc phải thật tập trung và toàn tâm toàn ý. Tiếp xúc nhiều với màu sắc, hoa văn cũng như việc đi tìm các ý tưởng để may nêu sẽ truyền cảm hứng cho óc tưởng tượng của bạn. Tập trung vào việc làm ra những sản phẩm thẩm mĩ sẽ khuyến khích nhận thức sáng tạo của não phải. Bước 5 Tập viết hoặc vẽ bằng tay không thuận của mình. Theo quyển sách “Sức mạnh của bàn tay còn lại: Kết nối với sự thông thái của não phải” của Lucia Capacchionne, các bộ phận không thuận trên cơ thể bạn (như tay, chân) thường chi phối đến bán cầu não phải. Kích thích não phải thông qua việc hoạt động bàn tay không thuận của mình trong khi viết, vẽ có thể giúp bạn kết nối với những phần sáng tạo, trực giác và xúc cảm của bản thân. Hãy thử 5 bước này để cải thiện sự sáng tạo của bạn. Chắc chắn điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình học vẽ truyện tranh hay làm phim hoạt hình đấy. 

khai giảng lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 5

Lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khoá 5 đã chính thức khai giảng vào tối ngày 15/11 tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) với sự góp mặt của Th.s Lê Thắng, Trưởng ngành Viên Truyện tranh và Hoạt hình, Hoạ sĩ Đặng Kim Chi và Hoạ sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt (đến từ Công ty Phan Thị). Buổi khai giảng khoá 5 diễn ra trong không khí sôi động và hứng khởi bởi những chia sẻ thú vị của các giảng viên đang hoạt động trong lĩnh vực truyện tranh và hoạt hình. Khai giảng lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 5 Bằng việc chia sẻ hiện trạng của ngành truyện tranh tại Việt Nam, Th.s Lê Thắng đã truyền tải sứ mạng của Viện, với mong muốn tạo ra nguồn nhân lực tiềm năng phục vụ cho ngành truyện tranh & hoạt hình. Bên cạnh đó giúp các bạn hiểu rõ hơn về CMA, về nghề vẽ truyện tranh và những nhu cầu của ngành. Sự e dè, ngại ngùng ban đầu đã mau chóng được thay thế bởi phần tự giới thiệu sinh động mà không kém phần hài hước của các bạn học viên. Tuy hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau và có sự khác biệt về tuổi tác nhưng các bạn vẫn có chung một niềm đam mê là trở thành một họa sĩ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp. Cùng với phần tự giới thiệu bản thân, các bạn còn có thể chia sẻ những tâm tư, mơ ước và đam mê của chính mình trong ngành vẽ truyện tranh. Bạn Du Bội Linh (chuyên viên thiết kế đồ hoạ – 30 tuổi) đã chia sẻ đam mê cũng như những trăn trở của bản thân trong việc theo đuổi ước mơ được trở thành một nhà làm phim hoạt hình chuyên nghiệp. Bạn Quách Tố Châu (biên dịch viên tiếng Nhật – 23 tuổi) đến với lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc bằng niềm yêu thích, say mê truyện tranh. Mong muốn của chị là được đem các tác phẩm truyện tranh Việt Nam vươn ra Nhật Bản. Tiếp đó là hoạ sĩ Kim Chi, người đã gửi đến các bạn cái nhìn toàn cảnh về nghề vẽ truyện tranh, từ lịch sử truyện tranh cho đến những câu nói hóm hỉnh giúp các bạn hiểu hơn về các phong cách truyện tranh trên thế giới. Hoạ sỹ còn giúp các bạn hiểu rõ hơn về những tính chất cần có của người làm nghề như tự sáng tạo, kiên trì, quá trình học tập và rèn luyện một cách bài bản,… Hoạ sĩ Tiến Đạt giới thiệu sơ nét về quy trình làm truyện tranh và giới thiệu về các môn học như: tạo hình nhân vật, kịch bản, phối cảnh,… Bên cạnh đó, hoa sĩ còn có một bài tập nhỏ cho các bạn học viên để có thể nắm bắt được khả năng của từng bạn, từ đó lên kế hoạch giảng dạy một cách phù hợp nhất. Sau buổi khai giảng chính là hành trình 9 tháng các bạn học viên đồng hành cùng CMA rèn luyện kỹ năng và tự tay thực hiện tác phẩm truyện tranh đầu tiên. CMA chúc các bạn có những ngày tháng học tập thật vui và hiệu quả, không ngừng sáng tạo để luôn cháy hết mình với đam mê! >>> Hình ảnh của buổi khai giảng Lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 5: Xem tại đây  Uyên Vũ 

Triển lãm cuối khóa lớp học vẽ truyện tranh 1

Chiều 21/8, lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics khóa 3 đã có buổi triển lãm ý nghĩa và đầy tiếng cười. Buổi triển lãm cũng đã khép lại 3 tháng học vẽ của các bạn nhỏ khóa 3. Ba tháng là khoảng thời gian mà các giảng viên cùng học viên vừa học vẽ truyện tranh vừa vui chơi. Các học viên đã cùng nhau rèn luyện và nuôi dưỡng cho ước mơ của chính mình to lớn hơn từng ngày. Đặc biệt hơn, khoảng thời gian ba tháng trùng với thời gian nghỉ hè của các bạn học viên. Chính vì vậy, khóa học này có thể nói là lớp học ngoại khóa mùa hè ý nghĩa cho mỗi bạn nhỏ yêu vẽ và thích truyện tranh. Chắc hẳn ba tháng học đã để lại trong mỗi học viên những kỷ niệm thật đẹp. Cùng lắng nghe những tâm sự, chia sẻ của họ các bạn nhé. Bạn Đỗ Hoàng Chi Mai (13 tuổi) Bạn Đỗ Hoàng Chi Mai, 13 tuổi chia sẻ “Con học được cách vẽ silhouette, vẽ người que, vẽ background. Con thấy rất là vui và hào hứng với khóa học tiếp theo vì có rất là nhiều bạn và cô giáo thì rất đẹp, vui tính. Phương pháp giảng dạy của cô Duyên và thầy Lộc rất là vui, truyền đạt dễ hiểu”. Bạn Nguyễn Lam Linh (12 tuổi)  Trong khi đó, cô bạn Lam Linh, 12 tuổi, người bạn đồng hành suốt mùa hè với Chi Mai có những cảm nhận “Lúc đầu mới vô thì khá yên tĩnh, im lặng nhưng về sau thì rất “bựa”. Con học được rất là nhiều. Trước khi học ở đây thì lúc vẽ người thì con hay vẽ sai tỉ lệ. Nhưng sau khi học ở đây thì con đã biết vẽ được đúng tỉ lệ, kỹ năng của con cũng được cải thiện khá là nhiều. Cô giáo dạy theo cách vừa học vừa chơi. Học thì không căng thẳng, còn chơi cũng không phải là chơi nhiều, vẫn tập trung vào bài học”. Bạn  Lung Phương Uyên (14 tuổi)  Còn bạn Lung Phương Uyên, 14 tuổi, được gọi là chị cả của lớp Học Vẽ truyện tranh Manga/Comics khóa 3 đã gửi một lời nhắn đến các bạn khóa sau “Các bạn khóa sau hãy cố lên. Chúng ta hãy cùng cố gắng với ước mơ trở thành họa sĩ truyện tranh của mình nhé!” Triển lãm cuối khóa chính là thời gian ghi nhận và đánh giá thành quả sau khóa học mà các bạn học viên đã thu hoạch được. Mỗi tác phẩm là câu chuyện của từng bạn. Mỗi tác phẩm đều có những ý nghĩa riêng, thể hiện cá tính và nét vẽ của mỗi học viên. Cùng Viện Truyện tranh và Hoạt hình nhìn lại buổi triển lãm và những tác phẩm đầu tay của học viên khóa 3 lớp Vẽ truyện tranh Manga/Comics các bạn nhé! Chúc cho các bạn học viên khóa 3 sẽ tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình và nuôi dưỡng đam mê để nó trở thành hiện thực trong tương lai. Tác phẩm cuối khóa của các bạn khóa 3, cùng xem qua nhé!  Hiền Đặng  

học vẽ truyện tranh

Lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 4 đã chính thức bắt đầu vào tối ngày 01/08 tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) (147 Pasteur, Q3, TPHCM). Buổi khai giảng của khóa 4 thật đặc biệt và khác lạ so với các khóa trước khi có sự tham gia của Th.s Lê Thắng, Trưởng ngành Viện Truyện tranh và Hoạt hình, Họa sĩ Đặng Kim Chi và Họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt (đến từ công ty Phan Thị). Th.s Lê Thắng là người có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về truyện tranh trong nước và quốc tế. Trong khi đó, họa sĩ Kim Chi và họa sĩ Tiến Đạt là những họa sĩ có nhiều năm hoạt động trong ngành truyện tranh, họa sĩ chính của nhiều bộ truyện tranh nổi tiếng như Thần Đồng Đất Việt, Thiên Tài Khoa Học,… Điểm mới lạ trong ngày khai giảng không chỉ dừng lại ở đây. Lớp Vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 4 là nơi hội tụ của các bạn đang hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: quảng cáo, đồ họa, kinh doanh,… và còn có những bạn là học sinh trung học. Chính vì thế, ngay buổi đầu, Th.s Lê Thắng đã tạo cơ hội cho các bạn học viên có thể làm quen và tự giới thiệu bản thân. Có thể nói đây là cơ hội để các bạn mở rộng mối quan hệ và thoát khỏi vỏ bọc của bản thân, tự tin sáng tạo trong nghề vẽ truyện tranh sau này. Ngoài ra, các bạn học viên còn được tìm hiểu kỹ hơn về CMA, về nghề vẽ truyện tranh trong nước và trên thế giới. Họa sĩ Kim Chi chính là người đã gửi đến các bạn học viên bản sơ nét về nghề truyện tranh bằng những câu chuyện thực tế mà họa sĩ đã trải qua, bằng tổng quan về truyện tranh hiện đại, cường độ làm việc của người làm nghề truyện tranh, về những phong cách truyện tranh trên thế giới như comic, manga, manhwa, manhua,… Họa sĩ đặc biệt chú ý đến truyền tải những tố chất và tác phong của người làm nghề như cần có sự sáng tạo, rèn luyện và học tập bài bản,… Cuối buổi khai giảng, họa sĩ Tiến Đạt hướng dẫn sơ nét cho các bạn học viên về những thuật ngữ trong ngành truyện tranh như phân khung, bố cục,… Ngoài ra, họa sĩ còn có một bài tập nhỏ dành cho các bạn học viên để từ đó có thể nắm bắt được khả năng của từng bạn và có phương pháp giảng dạy phù hợp nhất. Đặc biệt hơn, xuyên suốt buổi khai giảng, bạn Yến Minh, học viên lớp vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 3 đã dành tặng những bức vẽ chân dung cho các bạn học viên may mắn. Sau buổi khai giảng, các bạn học viên lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 4 sẽ bắt đầu hành trình 9 tháng rèn luyện kỹ năng và thực hiện tác phẩm truyện tranh đầu tay. Với sự chia sẻ, giảng dạy của những giảng viên đầy tâm huyết và kinh nghiệm, chúng tôi tin các bạn học viên lớp vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 4 sẽ có một hành trình thực hiện đam mê cực kỳ thú vị! CMA chúc các bạn luôn tự tin và giữ cho ngọn lửa đam mê cháy mãi! Một số hình ảnh buổi khai giảng Lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc khóa 4   Hiền Đặng

Bạn là tín đồ của truyện tranh Nhật Bản, bạn là người yêu thích các nhân vật Anime, bạn rất muốn vẽ một Animea girl cực đẹp cho riêng mình nhưng không biết phải làm sao? Hôm nay, Comic Media Academy – trường dạy vẽ truyện tranh sẽ giúp các bạn yêu thích truyện tranh vẽ một Anime girl cho riêng mình cực đẹp và nhanh nhé. Các bạn đã chuẩn bị dụng cụ hết chưa, chúng ta bắt đầu vẽ nào.

Tối 28/07, Viện truyện tranh và hoạt hình Việt Nam đã chính thức khai giảng lớp học vẽ truyện tranh ngắn hạn khóa 2 tại cơ sở 2 – 147 Pasteur, P.6, Q.3, TP.Hồ Chí Minh. Với mong muốn truyền tải những kiến thức thú vị về truyện tranh, tạo cơ hội cho những bạn yêu thích truyện tranh hiểu rõ hơn về ngành nghề mà mình đam mê, buổi khai giảng đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện, vui tươi thu hút rất đông các bạn học viên đến tham gia. Rất đông các bạn học viên đã đến tham gia buổi khai giảng lớp học vẽ truyện tranh ngắn hạn Trong buổi học đầu tiên, các bạn học viên đã được giao lưu, làm quen với nhau, được nghe các thầy – Thạc sĩ Quách Hồng Phúc, họa sĩ Trang Đức Huy  giới thiệu kỹ hơn về ngành truyện tranh cũng như cơ hội việc làm sau khóa học, đồng thời giải đáp những thắc mắc mà nhiều bạn đang quan tâm. Các học viên đang chăm chú nghe giảng viên giới thiệu về ngành truyện tranh Sau buổi khai giảng, học viên sẽ bắt đầu học nhiều môn học thú vị như: Vẽ minh họa, Luật xa gần, Phối cảnh, Vẽ chuyển động, Tạo hình nhân vật, Bố cục trang – khung, Kịch bản,… Trong vòng 9 tháng, khóa học vẽ truyện tranh ngắn hạn hứa hẹn sẽ đem đến những kiến thức và trải nghiệm thú vị cho các bạn học  viên trong lĩnh vực còn nhiều mới mẻ này. Đây là nền tảng để các bạn có mong muốn trở thành những họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp đến với các khóa học truyện tranh dài hạn. Với những giảng viên tâm huyết và nhiệt tình cộng với niềm đam mê của các bạn học viên, hi vọng lớp học vẽ truyện tranh ngắn hạn khóa 2 sẽ tìm kiếm được những gương mặt mới cho truyện tranh Việt Nam. CMA – Mai Lê