Kết hợp Graphic Novel trong day hoc 3

Nhiều giáo viên đã chứng minh được rằng việc đưa Graphic Novels vào trong chương trình giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy các môn Tiếng Anh, Khoa học, Xã hội học, Nghệ thuật…. đem lại hiệu quả rất lớn. Những nhà giáo đã nhận ra rằng Graphic Novels cũng là một công cụ bổ ích giúp học sinh tìm hiểu các vấn đề về lịch sử, khoa học, văn học nghệ thuật tốt hơn. Tóm lại, Graphic Novels có thể được đưa vào giảng dạy trong bất kỳ chương trình giảng dạy nào, kể cả trong tiêu chuẩn giáo dục Common Core. Nguồn: mittaubs.blogspot.com Những yếu tố tạo nên Graphic Novels Điều quan trọng khi giới thiệu Graphic Novels vào trong chương trình giảng dạy là khuyến khích học sinh tìm hiểu tất cả các yếu tố tạo nên thể loại này. Sau đây là một vài phương pháp bạn có thể áp dụng: Khung tranh và khoảng trắng giữa chúng Hãy suy nghĩ về kích thước, hình dáng của các khung tranh. Chúng liên kết với nhau như thế nào? Chúng có cắt ngang hay chồng lên nhau hay không? Có bức tranh nào không có khung viền không? Khoảng trắng giữa các khung tranh dùng để biểu hiện sự thay đổi về: thời gian, địa điểm, đối tượng đang nhìn thấy hay nói chuyện cùng. Vậy những khoảng trắng đó có giúp bạn hiểu thêm về cốt truyện không? Đoạn mô tả và khung thoại Hãy suy nghĩ về cách mà các đoạn hội thoại xuất hiện. Màu sắc của chữ có thay đổi không? đậm hay nhạt hơn? Âm thanh được thể hiện ra sao? Vậy còn khi không ai nói gì cả, sự im lặng đó được thể hiện như thế nào? Có lời dẫn chuyện hay đoạn mô tả (trong hộp thoại) không? Điều đó có ý nghĩa gì đối với câu chuyện đang kể? Hiệu ứng âm thanh và hướng chuyển động Âm thanh góp phần tạo nên bối cảnh, thông báo sự xuất hiện của cái gì đó ngoài khung tranh, và tạo nên chiều sâu cho câu chuyện. Trong khi đó, hướng chuyển động chỉ ra cách mà nhân vật, vật thể chuyển động. Âm thanh bạn thấy là gì? Ký âm như thế nào, có giống với âm thanh ngoài đời thực không? Điệu bộ nhân vật ra sao? Nguồn:pinterest.com  Nghệ thuật Mỗi tác giả đều có 1 phong cách nghệ thuật riêng. Phong cách đó thế nào? Là nét vẽ tả thực, hay theo kiểu hoạt hình? Biểu cảm khuôn mặt nhân vật ra sao? Động tác, chuyển động nhân vật thế nào? Nền và chi tiết background thế nào? Màu sắc thay đổi theo từng trang, từng chương ra sao? Các hoạt động giảng dạy kết hợp Graphic Novels Nhấn mạnh sức mạnh thị giác Hãy phát cho học sinh những đoạn comic không có thoại và yêu cầu các em điền vào đó. Tổng hợp các ý kiến lại rồi cho các em xem đoạn hội thoại chính thức của truyện, so sánh ý tưởng của các em với ý tưởng mà tác giả câu chuyện đã thể hiện. Kết quả của sự trộn lẫn Hãy phát cho từng cá nhân hay nhóm học sinh khoảng 10 tấm hình hoặc cảnh bất kỳ. Yêu cầu các em sắp xếp 6 bức trong số 10 bức theo 1 thứ tự nào đó để tạo nên 1 câu chuyện. Sau đó, yêu cầu các em đổi 1 tấm với 1 trong 4 tấm chưa được sử dụng, để xem câu chuyện được thay đổi ra sao.    Nguồn:pinterest.com  Tiếng động Hãy giới thiệu cho các em về các từ tượng thanh, lấy ví dụ minh họa từ các Graphic Novels. Phát cho các em những trang comics có sử dụng từ tượng thanh, rồi yêu cầu các em tự sáng tác ra câu chuyện từ 3 đến 4 khung, sử dụng những từ tượng thanh tương tự (Dành cho học sinh từ lớp 6-8) Thiết kế nhân vật Hãy cho học sinh xem các hình ảnh anh hùng và kẻ phản diện trong các Graphic Novels. Cùng nhau thảo luận xem những nhân vật đó đã được thiết kế như thế nào: hình dáng cơ thể, cách biểu cảm, cách ăn mặc, màu sắc được sử dụng. Tìm hiểu xem các em có thể phân biệt được anh hùng và kẻ ác dựa trên 1 vài chi tiết hình ảnh hay không. Nguồn:pinterest.com  Viết báo cáo về những quyển Graphic Novels Thay vì bắt học sinh phải nộp những bản báo cáo tóm tắt sách như trước đây, hãy yêu cầu các em nộp báo cáo dưới dạng Graphic Novels. Hãy nhắc nhở các em phải lựa chọn cẩn thận những cảnh các em muốn vẽ, lời thoại nhân vật cũng như những chi tiết quan trọng của câu chuyện.  Học sinh cũng có thể vẽ bằng công cụ tạo comic online, ví dụ như công cụ ReadWriteThink’s Comics Creator (dành cho học sinh lớp 6-8). Sáng tác Graphic Novels Với những học sinh lớn tuổi hơn, hãy hướng dẫn những điểm cơ bản của Graphic Novels cho các em, rồi yêu cầu các em thử viết kịch bản, sau đó nhờ 1 họa sĩ vẽ dựa trên kịch bản đó (dành cho học sinh lớp 9-12). Tài liệu giáo dục tham khảo Có rất nhiều đầu sách cũng như bài viết online hướng dẫn chuyên sâu về các hoạt động giảng dạy Graphic Novels. mà bạn có thể tham khảo. Nhiều tựa sách cũng có hướng dẫn chi tiết về 1 số tựa Graphic Novels cũng như tác giả Graphic Novels nổi tiếng. Hãy tận dụng những gì mình có để soạn nên 1 giáo án thật hay! Người dịch: Cao Vy 

lợi ích từ graphic novel với đối tượng độc giả khác nhau

Nhiều bậc phụ huynh, giáo viên và quản lý thư viện hiểu sai cụm từ “Graphic Novel” là những ấn phẩm không phù hợp cho độc giả nhỏ tuổi. Thực tế ngày nay, Graphic Novel đã trở nên rất phổ biến, có số lượng cũng như nội dung, thể loại vô cùng phong phú, đa dạng. Do đó, bên cạnh những quyển vốn không dành cho trẻ em, thì cũng có rất nhiều các đầu sách nội dung hướng đến trẻ em được xuất bản đều đặn hàng tháng. Nguồn:wikihow.com  Rất nhiều bài viết đánh giá, tổng hợp các tựa Graphic Novels xuất hiện thường xuyên trên các tạp chí, chuyên san như School Library Journal, Booklist, Kirkus Review, Voice of Youth Advocates, Library Media Connection, Publishers Weekly, v.v… Thông qua việc tham khảo các bài viết này, hỏi thăm ý kiến đồng nghiệp và các hệ thống bán sách, cũng như đọc thử Graphic Novel, bạn có thể tìm thấy nhiều tựa Graphic Novel phù hợp cho học sinh của mình. Graphic Novels là một sự lựa chọn mới mẻ cho những học sinh vốn gặp khó khăn trong việc đọc những quyển sách chính thống. Thực tế cho thấy kể cả những đứa trẻ ghét đọc sách cũng thể hiện sự nhiệt tình trong việc đọc Graphic Novels. Ngoài ra, những đứa trẻ lười đọc sách, mê chơi game và coi phim cũng bị những hình ảnh minh họa đặc sắc của Graphic Novel lôi cuốn.  Nguồn: henry4school.fr Với những độc giả khuyết tật và người học tiếng Anh Thông qua sự kết hợp của hình ảnh minh họa và ngôn từ dẫn truyện, Graphic Novels có thể cải thiện khả năng đọc của những học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp thu ngôn ngữ, bao gồm những học sinh khuyết tật hay mắc chứng khó đọc. Graphic Novels có thể giúp cho những trẻ tự kỷ nhận biết được những biểu hiện tình cảm cảm xúc trong câu chuyện mà nếu đọc văn bản chính thống, chúng có thể không nhận ra được. Với những người đang học tiếng Anh thì Graphic Novels sẽ giúp họ học từ vựng và nâng cao năng lực ngoại ngữ một cách nhanh chóng. Tạo động lực Graphic Novels có một sức hấp dẫn rất lớn, tạo ra động lực giúp trẻ em có thêm hứng thú trong việc đọc sách. Nhiều hệ thống thư viện trường học đã triển khai đưa đầu sách Graphic Novel vào danh sách đọc và nhận thấy rằng số lượng mượn sách thư viện đã tăng lên đáng kể. Những thủ thư và giáo viên đã cảm thấy tự hào khi khuyến khích được các em nhỏ đọc Graphic Novel, nhất là các bé trai vốn rất ghét đọc sách. Nguồn: dimondbookshelf.com Trong khi đó, nhiều tựa Graphic Novel có cốt truyện phức tạp, sâu sắc lại hấp dẫn các độc giả lớn tuổi hơn cũng như người mê đọc sách. Nhiều khi một tựa sách Graphic Novel thôi cũng có thể mê hoặc được cả hai nhóm độc giả ưa thích và ghét đọc sách. Với các nhà giáo, việc trang bị cho trẻ em kỹ năng đọc đa dạng nhiều thể loại sách khác nhau, trong đó có Graphic Novel, có thể giúp chúng hình thành sự yêu thích cũng như thói quen đọc sách suốt đời. Bồi dưỡng kỹ năng đọc sách với tư duy phản biện Quan niệm xem Graphic Novels như một hình thái văn chương đơn giản, tầm thường đã không còn đúng nữa. Những quyển Graphic Novels kinh điển hạng nhất hiện nay đòi hỏi người đọc phải có kỹ năng ngôn ngữ mạnh để có thể đọc hiểu được, không thua gì những tác phẩm kinh điển. Thậm chí, một số tựa Graphic Novels còn sử dụng những từ vựng cao cấp hơn cả các quyển sách hàn lâm thông thường trong cùng độ tuổi/trình độ. Đòi hỏi người đọc phải đắm chìm vào trong từng câu văn, từng lời thoại, từng hình ảnh ẩn dụ, từng biểu tượng, từng nhãn quan, từng sự luyến láy, lối chơi chữ, tính liên kết, cũng như có một đầu óc tưởng tượng, suy luận phong phú để hiểu và diễn giải được mạch văn của câu chuyện. Qua việc đọc Graphic Novels, học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện và nâng cao kỹ năng tư duy phản biện để từ đó có thể tiếp tục đọc sâu hơn với các thể loại khó hơn. Nguồn: tumblr.com Ngoài ra, Graphic Novels còn giúp người đọc nhận biết và nắm bắt những thông tin nằm ngoài câu chữ, cụ thể là những thông tin mang tính thị giác. Điều này rất quan trọng bởi trong xã hội hiện đại hiện nay, thông tin hình ảnh ngày càng phổ biến theo sự phát triển của mạng internet, video games, tivi, phim ảnh và các phương tiện truyền thông khác. Câu chuyện không chỉ giới hạn trong phạm vi ngôn ngữ mà còn được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Có thể lĩnh hội thông tin một cách rộng rãi, toàn diện sẽ giúp trẻ em tiến xa hơn trong cuộc sống và công việc sau này. Tiếp theo: Kết hợp Graphic Novels trong dạy học  Cao Vy dịch 

Sidekicks Graphic Novel Hình thái nghệ thuật độc nhất 2

Nội dung của Graphic Novels bao gồm tất cả mọi thể loại và chủ đề mà văn học truyền thống có. Ví dụ như tác phẩm BONE của Jeff Smith là một câu chuyện thần thoại sử thi phiêu lưu có bề sâu cũng tương tự như Iliad hay Odyssey của Homer. Những kiểu mẫu nhân vật trong BONE cũng bao gồm những anh hùng bất đắc dĩ với sứ mệnh mịt mờ đi cùng với người thầy là một pháp sư uyên bác nào đó. Nguồn: littlepassports.com  Hoặc như truyện Amulet của Kazu Kibuishi, The Lost Boy của Greg Ruth, Ghostopolis của Doug TenNapel, đều xoay quanh những nhân vật du hành qua các thế giới khác. Trong khi đó, truyện Nnewts của Doug TenNapel chú trọng diễn tả nhân vật chính là một người có thể lực yếu, sau nhiều biến cố đã tìm ra sức mạnh của bản thân và giành lấy chiến thắng, hoặc truyện Sidekicks của Dan Santat đào sâu vào vấn đề lòng tự trọng, sức mạnh của lòng trung thành qua câu chuyện về nhóm động vật phụ tá cho các siêu anh hùng. Truyện Smile, Drama và truyện Sisters của Raina Telgemeier, truyện The Dumbest Idea Ever! Của Jimmy Gownley lại xoay quanh tự truyện của một người chật vật trong cuộc sống, không hòa nhập được vào xã hội, trong khi truyện The Arrival của Shaun Tan lại về việc kiếm tìm mục đích sống và nơi chốn thuộc về. Truyện Dogs of War của Sheila Keenan và Nathan Fox thì nói về chiến tranh, sự xung đột qua cái nhìn của một chú chó, khiến cho người đọc hiểu hơn về lịch sử cũng như thấm thía nỗi mất mát, tàn phá của chiến tranh. Cho nên, có thể thấy, việc sử dụng Graphic Novels như một cách đổi mới việc giảng dạy văn học có thể tạo ra động lực giúp học sinh có thêm cảm hứng trong các môn học khô khan như ngữ văn, lịch sử.  Hình thái nghệ thuật độc nhất – Sự kết hợp nhiều yếu tố trong Graphic Novels Những quyển tiểu thuyết kể chuyện cho chúng ta thông qua những đoạn văn. Những quyển sách tranh dẫn dắt chúng ta thông qua những hình ảnh và câu chú thích. Khi xem phim, chúng ta hiểu được tình tiết thông qua hình ảnh động cũng như lời thoại. Còn với thơ ca, chúng ta lại lĩnh hội thông qua một giai tầng ngôn ngữ sâu sắc. Nguồn: pinterest.com (odyssey) Trong Graphic Novels, chúng ta có thể tìm thấy được tất cả các yếu tố nghệ thuật đó. Thông qua hình thái độc nhất của nó, Graphic Novels đem lại cho chúng ta sự trải nghiệm thật đặc biệt: vừa có văn chương như đang đọc tiểu thuyết, nhưng cũng vừa đầy hình ảnh giả động đặc sắc như đang xem phim. Cần nhấn mạnh là sự ra đời của Graphic Novels không phải nhằm mục đích thay thế cho các hình thức đọc khác. Chúng ta không cần phải chọn lựa hoặc là Graphic Novels, hoặc là tiểu thuyết, văn xuôi. Với một cá nhân, việc đọc sâu và rộng nhiều thể loại khác nhau là một điều cần thiết để phát triển tư duy toàn diện, nâng cao khả năng hiểu biết của mình. Thông qua so sánh Graphic Novels với các hình thái khác, chúng ta có thể trải nghiệm sự khác biệt khi tiếp nhận thông tin thông qua đọc hiểu văn bản với việc tiếp nhận thông tin thông qua hình ảnh không lời. Học được cách lĩnh hội thông tin thông qua biểu cảm khuôn mặt hoặc tư thế cơ thể của nhân vật, về ý nghĩa, những dấu hiệu báo trước diễn biến câu chuyện thông qua góc nhìn hay cách sắp xếp hình ảnh trong truyện. Nguồn:waterstones.com Bạn có thể đưa ra những suy đoán của mình, liệu những việc ấy có ảnh hưởng gì đến việc tiếp nhận câu chuyện của người đọc hay không. Giống như phim ảnh, chúng ta cũng có thể tìm hiểu cách mà người đọc suy luận, đoán trước được diễn biến câu chuyện thông qua hình ảnh trong Graphic Novel. Từ đó có thể hiểu được vì sao một quyển Graphic Novel hay lại có sức lôi cuốn như một bộ phim. Graphic Novel chính là một quyển sách văn lồng trong những thước phim điện ảnh. Bạn có thể thảo luận với mọi người về sự giống và khác nhau giữa Graphic Novels và phim ảnh để làm sáng tỏ thêm vấn đề này.  Thơ ca Một số thể loại Graphic Novels có thể đậm đà chất thơ thông qua việc biểu đạt những cảm xúc mơ hồ, khó nắm bắt một cách bay bổng thay vì thể hiện trực tiếp ra ngoài. Sáng tác văn học Graphic Novels có thể khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ cho các tác giả trẻ tiến hành sáng tác văn học. Bạn có thể viết lại những đoạn kết khác nhau dựa trên những gì đã và đang xảy ra trong câu chuyện, hay triển khai thêm những tình tiết có hoặc không có, hoặc không thể hiện rõ ràng. Thậm chí, bạn còn có thể trích 1 vài đoạn của văn học truyền thống và viết, vẽ lại dưới dạng Graphic Novels. Hoặc nếu thích, bạn có thể tự mình sáng tác những câu chuyện Graphic Novels mới mẻ cho riêng mình Người dịch: Cao Vy >>> Tiếp theo: Lợi ích từ Graphic Novel với đối tượng độc giả khác nhau

Graphic Novels Tiểu thuyết hình ảnh đặc sắc 1

Ngày nay, khi nói đến Graphic Novels, người ta không còn nghĩ nó như 1 phân khúc nhỏ trong thị trường sách hướng tới 1 số lượng thiểu số độc giả nữa. Nó đã trở thành một dạng tiểu thuyết dành cho trẻ em và thanh thiếu niên được các nhà giáo dục, các tổ chức thư viện ủng hộ, sử dụng để khuyến khích trẻ em đọc sách nhiều hơn. Vậy, Graphic Novels là thể loại sách như thế nào? Nó đã vượt qua những khó khăn gì để trở nên thông dụng hơn trong văn hóa đọc?  Nguồn: kimberleypspidel.wordpress.com 1.Graphic Novels là gì? Graphic Novels – Tiểu thuyết hình ảnh không phải dành cho người lớn với những cảnh “nóng”, hở hang hoặc bạo lực. Thực ra, Graphic Novels là một thể loại sách tiểu thuyết được viết và vẽ theo kiểu truyện tranh comics. Nguồn: libguides.gen.vic.edu.au  Khác với sách tranh hoặc tiểu thuyết có hình minh họa, câu chuyện trong Graphic Novels được kể bằng sự kết hợp giữa tranh và hình theo một trình tự từ trên xuống dưới, với thể loại và nội dung đa dạng, phong phú như bất kỳ loại hình văn học nào khác. Chính cách trình bày câu chữ, hình ảnh, tiếng động, khung thoại, khung hình… đã tạo nên nét đặc trưng riêng cho Graphic Novels. Cách kể chuyện bằng tranh như vậy đã có từ xa xưa khi những hình vẽ, ký tự kể chuyện đã xuất hiện trên các vách đá, hang động. Đến thời trung cổ, những câu chuyện bằng tranh tiếp tục xuất hiện trên các bức thảm thêu, điển hình là tấm Thảm thêu Bayeux (Bayeux Tapestry) nổi tiếng kể về cuộc xâm lược nước Anh của người Norman  Nói một cách đơn giản, “Graphic Novel” là từ để chỉ những quyển sách có cách trình bày theo kiểu truyện tranh, trong khi độ dài và lối kể chuyện lại mang hơi hướm tiểu thuyết. Nhiều người xem Graphic Novels là Comics, hay là một nhánh con của Comics, điều đó cũng không sai. 2.Vượt qua những định kiến Nhiều bậc phụ huynh và các nhà giáo dục không xem Graphic Novels như là 1 loại hình đáng đọc hay giúp trẻ em nâng cao kỹ năng đọc sách. Họ cho rằng Graphic Novels có thể đem lại ảnh hưởng xấu với trẻ em, làm giảm trình độ đọc hiểu. Đồng thời, họ xem Graphic Novels là 1 dạng văn học thứ cấp, không phải là “sách” thật sự. Nếu có cho con em đọc Graphic Novels thì họ cũng nghĩ đây chỉ là một cách để thúc đẩy kỹ năng đọc sách cho những học sinh lười đọc với hi vọng rằng đến một lúc nào đó, trẻ em sẽ chuyển sang đọc những thể loại văn học thuần túy bài bản hơn. Nguồn: breibart.com Tuy vậy, Graphic Novels đã dần được các nhà giáo dục và quản lý thư viện chấp nhận rộng rãi như một loại hình ngang hàng với tiểu thuyết, sách tranh, sách nói, phim ảnh v.v… Hiệp hội thư viện Mỹ (The American Library Association) đã thể hiện sự ủng hộ Graphic Novels thông qua việc lập nên danh sách thường niên Những Graphic Novels hay nhất cho thanh thiếu niên. Năm 2011, họ đưa thêm danh mục thường niên Bộ sưu tập những Graphic Novels kinh điển cho độc giả nhỏ tuổi từ lớp K đến 8. Năm 2007, quyển Graphic Novel American Born Chinese của tác giả Gene Luen Yang (tập 1 và 2) giành được giải Michael L.Printz cho thể loại sách dành cho thanh niên hay nhất. Cùng năm đó, To Dance: A Ballerina’s Graphic Novel của Siena Cherson Siegel và Mark Siegel (NXB Simon & Schuster/ Aladdin) được vinh danh trong Giải thưởng Robert F.Sibert Honor Book dành cho sách quốc tế. Và vào năm 2010, Little Mouse Gets Ready (NXB Toon Books) giành giải Theodor Seuss Geisel Honor. Nguồn: arcadesushi.com Năm 2014, Hiệp hội thư viện Mỹ tiếp tục thể hiện sự ủng hộ đối với Graphic Novels bằng việc tạo nên hai hạng mục giải thường niên trong Will Eisner Graphic Novel Grants for Libraries, nhằm tôn vinh những thư viện và quản lý thư viện có những bộ sưu tập Graphic Novels tuyệt vời nhất, cũng như có những cống hiến trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục khi đem Graphic Novels đến với cộng đồng. Người dịch: Cao Vy