Được thực hiện bởi bạn Hoàng Vân Ly (học viên lớp Character Design – Khóa 04). Sau 36 buổi học, Vân Ly đã sáng tạo được bộ sản phẩm Đồ Án cuối khóa siêu “ngầu” bao gồm: 2 nhân vật nam – 1 nhân vật nữ với nhiều chi tiết độc đáo từ phong cách, trang phục đến tính cách của từng nhân vật. Một điểm thú vị phải kể đến nữa đó là bên cạnh việc dùng nhân vật trong bộ phim nổi tiếng “The Greatest Showman”, Vân Ly còn lấy idea từ chính bản thân mình và thêm thắt các chi tiết thú vị để tạo ra bộ nhân vật của riêng mình.  >> Thông tin về khóa học Digital Painting – Chuyên đề CHARACTER DESIGN (Thiết kế nhân vật): Tại đây Comic Media Academy    

Tác phẩm “Go Home” do học viên Nay Uyển Nhi (lớp Character Design Khóa 01) thực hiện. Nội dung tác phẩm mang hơi hướng khoa học viễn tưởng với bối cảnh được diễn ra vào năm 10000 – thời kì khoa học đã phát triển với mức độ thần kì. Tuy vậy, loài người lúc này phải đảm đương 2 nhiệm vụ vô cùng quan trọng: Một là tái tạo lại một nửa Trái Đất đã bị phá hủy – hậu quả của việc thiên thạch rơi xuống Trái Đất. Hai là đánh đuổi người ngoài hành tinh đang có ý định xâm lược. Thông tin về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây

1. Tamypu Tamypu tên thật là Thái Mỹ Phương tốt nghiệp thủ khoa ngành thiết kế nội thất Đại học Kiến trúc (TP.HCM), sau đó tiếp tục theo đuổi con đường nghệ thuật tại Brighton, Anh. Dù tuổi đời còn khá trẻ (sinh năm 1988), song Thái Mỹ Phương sở hữu gia tài gồm 17 đầu sách thiếu nhi, hơn 250 bìa sách cùng các dự án hợp tác với các nhà xuất bản trong nước và thế giới. Từ khi còn nhỏ, Tamypu đã say mê những trang báo minh họa và truyện tranh, nàng họa sĩ vẽ mỗi ngày và giấc mơ càng lớn dần theo năm tháng. Tranh minh họa của Tamypu được yêu thích bởi tạo hình trẻ thơ và màu sắc trong trẻo, giàu cảm xúc. 2. Nguyễn Thanh Nhàn Sinh năm 1990. Tốt nghiệp ĐH Mỹ Thuật TPHCM. Họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn hiện đang làm việc trong mảng minh hoạ và thiết kế. Nổi tiếng trong giới họa sĩ với nickname Xnhan00, những tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn nổi bật bởi màu sắc tinh tế, vẻ đẹp độc đáo và giàu cảm xúc. Chia sẻ về hành trình luyện vẽ của mình, chàng họa sĩ khiêm tốn Nguyễn Thanh Nhàn cho rằng: “Thiên tài chỉ có 1% thông minh, còn 99% là luyện tập”, vì mình không phải là thiên tài nên phải lao động thật sự vất vả. Nổi tiếng từ khi còn ngồi ở trường đại học với những tác phẩm minh họa tinh tế, mang đậm bản sắc cá nhân và văn hóa Việt Nam, song Nhàn vẫn không ngừng luyện tập mỗi ngày. Trong công việc, họa sĩ luôn theo đuổi mục tiêu ” Làm việc với niềm vui! “ 3. Tạ Lan Hạnh Trẻ, nhiệt huyết, tài năng và đặc biệt – đó là những gì người ta biết về cô nàng họa sĩ sinh năm 1991 – Tạ Lan Hạnh. Yêu thích truyện tranh từ những ngày còn nhỏ, Tạ Lan Hạnh tập vẽ nhiều hơn rồi trở thành họa sĩ như một điều tất nhiên. Sau một thời gian dài học tập và tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội, Tạ Lan Hạnh hiện đang là họa sĩ vẽ minh họa và thỉnh thoảng có vẽ truyện tranh. Các tác phẩm của cô nàng đa phần là vẽ cho thiếu nhi. Với màu sắc tươi sáng, nét vẽ dễ thương và đa dạng phong cách, Tạ Lan Hạnh đã gối đầu cho mình một kho sách minh họa đặc sắc, trong đó phải kể đến các tác phẩm như: “Nắng mùa đông” – tác phẩm gây sốt cộng đồng mạng vào cuối năm 2014 và “Người bạn tuyệt vời” – đạt giải nhất cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do hội nhà văn Đan Mạch và NXB Kim Đồng tổ chức. 4. Killien Huynh Killien Huynh tên thật là Huỳnh Kim Liên, sinh năm 1991, và là một họa sĩ “tay ngang” trước khi bước vào con đường chuyên nghiệp. Vốn yêu thích vẽ, cô bạn Huỳnh Kim Liên hầu như tự học vẽ ở nhà, trên mạng Internet. Những bức tranh minh họa của Huỳnh Kim Liên mang màu sắc nhẹ nhàng, nữ tính và không kém phần tinh tế. Năm 2015, cùng với Phùng Nguyên Quang, Huỳnh Kim Liên nhận được giải thưởng cao nhất tại “The Scholastic Picture Book Award 2015” với tác phẩm “The First Journey”. Đó cũng là cột mốc giúp Huỳnh Kim Liên tiếp tục theo đuổi con đường vẽ minh họa chuyên nghiệp. 5. Nguyễn Thành Vũ Sinh năm 1993, song Nguyễn Thành Vũ là một trong những họa sĩ minh họa trẻ thành danh từ rất sớm, ngay còn khi là sinh viên năm 2 tại trường ĐH Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh. Với phong cách đa dạng, từ minh họa thiếu nhi đến sách tuổi teen, Nguyễn Thành Vũ đã có một gia tài đồ sộ với nhiều bìa sách hợp tác với các tác giả nổi tiếng. Ngoài ra, Vũ còn có nhiều dự án cá nhân dành cho thiếu nhi với sắc màu dễ thương, trong trẻo. Lạc An +++++++++ KHÓA HỌC DIGITAL PAINTING CẤP TỐC – CHUYÊN ĐỀ ILLUSTRATION Thông tin chi tiết về khóa học: Tại đây

Phần lớn iPad thế hệ mới đều hỗ trợ bút cảm ứng Apple Pencil – công cụ vẽ mạnh mẽ được ưa chuộng hiện nay. Bên cạnh đó, những ứng dụng vẽ ngày càng được cải tiến trên iPad cũng góp phần làm phong phú thêm cuộc sống sáng tạo của bạn. Học vẽ là chuyện đơn giản một khi bạn đã có iPad và Apple Pencil trong tay, vấn đề là nên chọn vẽ bằng ứng dụng nào mà thôi. Apple Store cung cấp vô vàn ứng dụng vẽ từ sketching cho đến chú thích ảnh, khiến bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn ứng dụng vẽ phù hợp với bản thân. Để giúp giải quyết vướng mắc trên của bạn, bài viết dưới đây tổng hợp một số ứng dụng vẽ tuyệt vời trên iPad – bất kể bạn mới học vẽ hay là họa sĩ chuyên nghiệp lâu năm   1. Inspire Pro Inspire Pro là một trong những ứng dụng diễn họa nhanh nhất, chân thực nhất trên App Store, đem đến trải nghiệm vẽ mượt mà, tự nhiên trên iPad. Ngoài tích hợp 150 cọ vẽ mặc định – bao gồm Oil Paint, Airbrush, Spray Paint, Pencil, Crayon, Markers, Chalk, Charcoal, Pastel và Paint Splatter – Inspire Pro còn cung cấp nhiều công cụ chất lượng cao, có khả năng tùy biến, tha hồ cho bạn chọn lựa.   Link tải tại: https://itunes.apple.com/us/app/inspire-pro-paint-it.-blend/id355460798?mt=8   2. Procreate Procreate 4.3 cung cấp tính năng vẽ thậm chí còn tuyệt vời hơn những phiên bản trước đây, biến nó thành một trong những ứng dụng vẽ lý tưởng cho người dùng iPad. Giao diện người dùng khiêm tốn với những slider dễ truy cập, cho phép bạn chỉnh nhanh kích thước cọ vẽ/độ đục trong quá trình làm việc. Nó không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà còn tập trung vào đối tượng vẽ, thay vì bị phân tâm bởi những menu xổ xuống. Như bao ứng dụng vẽ khác, Procreate cũng trang bị công cụ Color Picker dễ sử dụng (có thể tùy chỉnh ô màu theo ý muốn), tùy chọn layer, zoom nhanh, tùy chọn Smudging/Blending, chức năng Undo,… Và nếu bạn muốn chèn chữ vào tác phẩm, thì xin thông báo tin mừng là phiên bản Procreate mới nhất sẽ có công cụ Text, đáp ứng mong đợi bấy lâu nay của người dùng. Procreate có 136 cọ vẽ mặc định, cùng với hơn 50 xác lập tùy biến cho từng cọ vẽ. Với ứng dụng vẽ mạnh mẽ, trực quan như Procreate, bạn có thể tạo tác phẩm nghệ thuật hoành tráng chỉ trong tích tắc trên iPad. Link tải tại: https://itunes.apple.com/app/procreate/id425073498?mt=8   3. Adobe Illustrator Draw Adobe Illustrator Draw là sketchbook kỹ thuật số, nơi bạn thỏa sức phô diễn tài nghệ vẽ tranh mọi lúc mọi nơi. Là “chị em họ” của Illustrator CC, ứng dụng vẽ dành cho iPad này sở hữu giao diện người dùng đơn giản, chuyên dùng cho phác thảo ý tưởng và concept dưới dạng vector. Adobe Illustrator Draw cung cấp tính năng đa dạng, bao gồm công cụ vẽ vector trên lớp riêng, khả năng đồng bộ hóa với Adobe Creative Cloud. Nhờ tính năng đồng bộ hóa, bạn có thể download file tương thích Adobe Illustrator và làm việc với chúng. Adobe Illustrator Draw cho phép bạn dựng đường thẳng, vẽ hình, đổi tên lớp, lấy hình ảnh từ Adobe Capture CC, ánh xạ hình ảnh lên mặt phẳng phối cảnh,…  Link tải tại: https://itunes.apple.com/us/app/adobe-illustrator-draw-scalable/id911156590?mt=8   4. Affinity Designer for iPad Affinity Designer for iPad được phát triển dựa trên phiên bản PC và tối ưu hóa cho iOS, kể cả hỗ trợ 3D Touch và Apple Pencil. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ canvas khổ lớn nhiều lớp và tính năng zoom đến… 1.000.000%. Affinity Designer for iPad là chọn lựa lý tưởng cho vẽ tranh truyền thống và kỹ thuật số, vì nó hỗ trợ cả CMYK lẫn PGB, cũng như tích hợp thư viện màu Pantone và hơn 100 cọ vẽ các loại như Paint, Pencil, Ink, Pastel và Gouache. Bạn có thể xuất file dưới dạng JPG, PNG, PDF và SVG. Link tải tại: https://itunes.apple.com/us/app/affinity-designer/id1274090551?ign-mpt=uo%3D4&mt=8   5. ArtRage ArtRage phiên bản iPad cung cấp nhiều tùy chọn canvas và giấy chẳng khác gì phiên bản PC và Mac, cộng với bộ sưu tập cọ vẽ đồ sộ, bao gồm Pencil, Crayon, Roller và Pastel. Để sáng tạo nghệ thuật trên iPad, bạn có thể vẽ trực tiếp lên màn hình, hoặc chấm màu bằng công cụ này, rồi làm mờ (nhòe) nó bằng công cụ khác. Cọ vẽ Watercolour tích hợp sẵn trong ArtRage có khả năng tạo một số hiệu ứng ấn tượng, đẹp mắt. Sau khi đã làm quen với giao diện người dùng, bạn có thể thay đổi dễ dàng kích thước cọ vẽ, chọn màu, làm việc với lớp, hòa trộn các thành phần vào nhau. ArtRage là ứng dụng vẽ cực kỳ linh hoạt và sáng giá trên iPad, ngoại trừ nhược điểm đáng tiếc là tình trạng lag thấy rõ khi bạn di chuyển và định tỷ lệ tác phẩm. Link tải tại: https://itunes.apple.com/us/app/artrage/id391432693?mt=8   6. iPastels Bạn đam mê vẽ tranh phấn màu và chì than, nhưng không muốn tay chân lấm lem, thì hãy tìm đến iPastels – ứng dụng kỹ thuật số được làm ra để mô phỏng hiệu ứng phấn màu, và nó làm tốt công việc này đến mức đáng kinh ngạc. Với iPastels, bạn có thể phối màu bằng tay trên màn hình máy tính bảng mà có cảm giác như đang thực hiện trên giấy. iPastels sở hữu nhiều điểm cộng đáng chú ý, trong đó có tính năng chỉnh sửa nhanh sai sót. Điềm trừ duy nhất là bạn phải dừng tay khi muốn điều chỉnh áp lực và kích thước công cụ vẽ. iPastels đáng cho bạn cân nhắc lựa chọn nếu muốn

  Bạn lần đầu đi mua bảng vẽ mới, hay là họa sĩ giàu kinh nghiệm muốn săn lùng phiên bản nâng cấp, nhưng phân vân chưa biết nên chọn sản phẩm nào cho phù hợp, bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số lựa chọn từ “vừa túi tiền” đến cao cấp nhất hiện nay, hầu giúp bạn tìm bảng vẽ ưng ý nhất cho mình. Trên thị trrường, ngoài những nhà sản xuất danh tiếng như Wacom, Huion, Apple, Samsung,… hàng chục công ty ít tên tuổi khác cũng tham gia vào cuộc chạy đua sản xuất bảng vẽ tốt nhất hiện nay. Vì vậy, cân nhắc nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân không bao giờ là thừa khi bạn lựa chọn sản phẩm. Wacom Cintiq 22HD được đánh giá là bảng vẽ tốt nhất, đáng mua nhất ở thời điểm hiện tại. Ra mắt hồi tháng 11/2018 với tốc độ xử lý cực đỉnh, đối thủ đáng gờm đến từ “ông lớn” Apple, iPad Pro 12.9 cũng là chọn lựa đáng cân nhắc. Nếu bạn chọn mua iPad Pro 12.7, đừng bỏ qua bút cảm ứng iPad, vì nó cũng thuộc loại tốt nhất hiện nay. Chất lượng của hai bảng vẽ kể trên tất nhiên là điều không cần phải bàn cãi, song chúng có giá quá cao so với mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên, nếu khả năng tài chính của bạn chẳng dư dả gì, thậm chí còn phải “thắt lưng buộc bụng,” bạn có thể cân nhắc lựa chọn bảng vẽ giá “mềm” hơn, nhưng chất lượng lại không hề thua kém, chẳng hạn như H430P. Việc xác định bảng vẽ có phù hợp với nhu cầu và túi tiền của bạn hay không sẽ phù thuộc vào một số yếu tố như mục đích và tần suất sử dụng bảng vẽ, giá tiền của nó,… Nếu mới tập tành vẽ trên bảng vẽ, bạn hẳn không biết rằng chúng có đến ba loại khác nhau, và việc xác định rõ nhu cầu cá nhân sẽ giúp bạn lựa chọn loại bảng vẽ phù hợp nhất cho bản thân. * Bảng vẽ đồ họa (graphics tablet) – Bảng vẽ là một mặt phẳng nhẵn nhụi cho bạn vẽ trực tiếp trên đó bằng bút cảm ứng, và hình ảnh sẽ hiển thị trên màn hình máy tính. Đây là loại bảng vẽ giá rẻ nhất thị trường hiện nay. Nhược điểm lớn nhất là người dùng cảm thấy “không có sự kết nối” giữa bảng vẽ và màn hình, mặc dù họ sẽ sớm quen với điều này. * Màn hình tích hợp bút cảm ứng (pen display) – Thiết bị là một màn hình phẳng cảm ứng, và bạn có thể vẽ vời trên đó bằng bút cảm ứng. Chúng không tạo cảm giác giống như vẽ trên bảng vẽ đồ họa, đắt tiền hơn, và cần nối dây cáp với máy tính. * Máy tính bảng (tablet computer) – Những thiết bị Android và iOS như Samsung Galaxy Tab và iPad Pro cũng là một loại bảng vẽ. Bạn không cần máy tính: chỉ việc download ứng dụng vẽ, chẳng hạn như Astropad (https://apps.apple.com/us/app/astropad-standard/id934510730), về máy, rồi bắt tay vào vẽ ngay trên đó bằng ngón tay hoặc bút cảm ứng.   Bảng vẽ tốt nhất năm 2019 1. Wacom Cintiq 22HD Vẽ trên màn hình đủ lớn để bạn truyền đạt ý tưởng.   Vùng vẽ: 19,5” x 11,5” Độ phân giải: 1.920 x 1.080 Mức lực nhấn: 2.048 Kết nối: DVI, USB 2.0 Hệ điều hành: Windows, macOS Điểm cộng (+) – Độ nhạy cao – Cho trải nghiệm vẽ mượt mà – Có thể tùy chỉnh ExpressKey Điểm trừ (-) – Độ phân giải màn hình thấp Wacom Cintiq 22HD là màn hình tích hợp bút cảm ứng được ưa chuộng nhất trên thị trường, cho phép bạn vẽ trực tiếp trên màn hình. Màn hình kích thước “khủng” đồng nghĩa với việc bạn có thể thỏa sức đi nét theo ý muốn mà vẫn bảo đảm sự tinh tế nhờ vào độ nhạy của bút cảm ứng. Chân đế cho phép bạn đặt Cintiq 22HD nằm ngang để vẽ, hoặc thẳng đứng nếu bạn muốn sử dụng nó như một màn hình thông thường.     Bảng vẽ giá rẻ chất lượng tốt nhất 2. XP-Pen Artist 15.6 Sở hữu màn hình kích thước ấn tượng với giá rẻ bất ngờ. Vùng vẽ: 13,54” x 7,62” Độ phân giải: 1.920 x 1.080 Mức lực nhấn: 8.192 Kết nối: USB-C Hệ điều hành: Windows, macOS Điểm cộng (+) – Vừa túi tiền – Màn hình và bút cảm ứng chất lượng tốt – Chất lượng build khá ổn Điểm trừ (-) – Không bán kèm chân đế XP-Pen Artist 15.6 hội tụ mọi thứ bạn muốn có trên màn hình tích hợp bút cảm ứng: vùng vẽ rộng rãi, bút cảm ứng cho cảm giác cầm thoải mái, và màn hình chất lượng. Mặc dù cần mất thời gian làm quen với sự sai lệch giữa đầu bút cảm ứng và con trỏ trên màn hình, nhưng đây vẫn là bảng vẽ giá rẻ đáng mua đối với những ai đam mê digital painting, nhưng có hầu bao eo hẹp.   Bảng vẽ đồ họa tốt nhất 3. Wacom Intuos Pro (cỡ lớn) Bảng vẽ đồ họa lý tưởng cho họa sĩ minh họa. Vùng vẽ: 12,1” x 8,4” Mức lực nhấn: 8.192 Kết nối: USB, Bluetooth Hệ điều hành: Windows, macOS Điểm cộng (+) – Độ nhạy cao – Cho trải nghiệm vẽ mượt mà – Kết nối có dây hoặc wifi Điểm trừ (-) – Vùng vẽ lớn hơn thì hay biết mấy Bạn đam mê digital painting và muốn có chỗ để “múa bút.” Wacom Intuos Pro hứa hẹn mang đến cho bạn trải nghiệm vẽ máy mà có cảm tưởng như vẽ trên giấy vậy. Vùng vẽ

  Hầu hết artwork của những họa sĩ vẽ minh họa hàng đầu đều truyền tải câu chuyện giàu ý nghĩa đến người xem. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ 18 bí quyết kể chuyện tuyệt vời của họ thông qua artwork.   Bí quyết 1: Nhìn xa hơn Trong quá trình vẽ bìa sách hoặc tranh minh họa cho bài báo, chúng ta đôi khi chỉ chú trọng vào miêu tả khoảnh khắc cao trào trong câu chuyện sao cho hiệu quả, kịch tính hơn. Bây giờ, không dừng lại ở đó, chúng ta cố gắng khám phá những nét tinh tế ẩn giấu trong câu chuyện, rồi đi sâu khai thác chúng trong artwork. Chúng ta quyết định lồng những biểu tượng và chi tiết quan trọng đối với câu chuyện vào khung cảnh tĩnh lặng trong artwork. Bí quyết 2: Nhìn từ góc độ khác Chúng ta cần thử thách bản thân bằng cách nhìn mối tương tác giữa các sự vật từ góc độ khác. Trong quá trình phác thảo, chúng ta cần vẽ tối thiểu ba bản, xác định bố cục tối ưu cho chúng, rồi biến chúng thành bản thảo hoàn chỉnh. Andrea Rossi  (USA)   Bí quyết 3: Tạo cảm xúc Do cần hạn chế vẽ chi tiết đến mức tối thiểu, chúng ta cần áp dụng kỹ thuật khác để tạo cảm xúc và bầu không khí cho artwork. Chúng ta luôn vẽ thu nhỏ nhân vật và không điểm xuyết chi tiết trên khuôn mặt. Do đó, muốn phản ánh cảm xúc nhân vật, chúng ta phải cường điệu cử chỉ, hành động của anh ta. Nhân vật chạy nhảy tung tăng trên giấy sẽ giúp tăng thêm phần sinh động, vui nhộn cho artwork. Charlotte Trounce (UK)   Bí quyết 4: Gây bất ngờ ngoài dự đoán Chúng ta gây bất ngờ ngoài dự đoán cho người xem bằng cách trình bày những điều tưởng nghịch lý nhưng hóa ra là chân lý, những vật tưởng đặt sai chỗ nhưng hóa ra đúng chỗ, những tình huống khó tin nhưng có thật,… Giây phút người xem bất ngờ trước điều trái với quan niệm bấy lâu nay cũng chính là lúc chúng ta đánh thức sự quan tâm và trí tưởng tượng của họ. Craig Frazier (USA)   Bí quyết 5: Lồng câu chuyện vào hành động Chúng ta vẽ nhân vật sắp, đang và vừa thực hiện xong hành động. Hành động là thành phần quan trọng thứ hai sau nhân vật. Những thành phần khác như xô nước hoặc cái cưa chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Sau cùng, chúng ta vẽ môi trường xung quanh như cây cối chẳng hạn. Chúng ta sử dụng màu sắc giản dị nếu thích đồ họa đơn giản. Những gì chúng ta vẽ phải là manh mối giúp nắm bắt toàn bộ câu chuyện và thông điệp. Nghĩa vụ của người xem là gắn kết mọi thứ với nhau và giải câu đố.  Craig Frazier (USA)   Bí quyết 6: Minh họa thông điệp Chúng ta lấy kể chuyện làm công cụ minh họa thông điệp. Chúng ta cố gắng miêu tả khoảnh khắc “đắt giá”, kích thích trí tưởng tượng của người xem. Chúng ta kể chuyện về những điều bình dị trong cuộc sống. Chúng ta muốn cho người xem khoảnh khắc được hóa thân vào nhân vật. Đây là điểm khác biệt giữa vẽ tranh với vẽ minh họa câu chuyện.  Craig Frazier (USA)   Bí quyết 7: Kể câu chuyện đáng để khám phá Thách thức lớn nhất là bảo đảm tạo hình đáng để khám phá và chiêm ngưỡng thay vì những hình chỉ đẹp đơn thuần. Chúng ta cần cung cấp đầy đủ những thành phần cần thiết như cảm xúc, background, hình ảnh tượng trưng,… Ed J Brown (UK)   Bí quyết 8: Lấy nhân vật làm trung tâm Lấy nhân vật chính diện/phản diện làm trung tâm. Cân nhắc những chỗ có thể lồng ghép chi tiết, chủ đề và cảm xúc. Chúng chứa hàm ý sâu xa hay rõ ràng là tùy thuộc vào chúng ta. Chúng ta có thể ghép chữ hoặc hình ảnh tượng trưng vào background. Bảo đảm nhân vật trung tâm và tất cả chi tiết kể trên đều hòa quyện nhuần nhuyễn vào background.   Bí quyết 9: Gây thắc mắc Ảnh bìa album Alone in the Ark chứa đựng câu chuyện mơ hồ, khiến người xem thắc mắc không biết nó mang giai điệp vui tươi hay buồn bã. Người đàn ông hy vọng được máy bay đến cứu hay đang lẩn trốn nó? Anh ta từ đâu đến? Tại sao anh ta ngâm mình trong nước? Anh ta có thích sống hòa mình vào thiên nhiên hay không? Anh ta có sắp bị chết đuối hay không? Bí quyết 10: Tạo điểm nhấn Chúng ta cần nắm vững kỹ thuật tạo điểm nhấn trong quá trình xây dựng bố cục. Ví dụ, nếu chúng ta vẽ artwork không có điểm nhấn, khán giả chỉ lướt mắt xem qua một lượt rồi thôi. Còn như chúng ta lồng điểm nhấn vào artwork, nó khiến khán giả phải dừng lại để nghiền ngẫm, suy đoán,… Owen Davey (UK)   Bí quyết 11: Phản ánh câu chuyện qua bố cục Bố cục thật sự rất quan trọng, bất kể chúng ta thực hiện dự án gì. Chúng ta thường sử dụng nó để phản ánh nội dung câu chuyện. Ví dụ, trong sách Laika có trang kể về nỗi cô đơn của một chú chó. Trong quá trình xây dựng bố cục, chúng ta dồn hết hình ảnh về một góc, càng cách xa chú chó Laika càng tốt. Chú chó cô đơn theo đúng nghĩa đen giữa không gian bao quanh, trông thật đáng thương làm sao. Owen Davey (UK)   Bí quyết 12: Tạo mảng sáng tối hút mắt Ý tưởng là quan trọng nhất,

thiết kế đạo cụ theo phong cách Nhật bằng bằng digital painting

Nghệ nhân tiên sinh đã có những “chiến thuật” nào để hoàn thành bài thi dùng Digital Painiting thiết kế đạo cụ đúng hạn trong cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp? Tác phẩm đạt giải lấy cảm hứng từ Trà Đạo được vẽ bằng Digital Painting. Bạn muốn trở thành Họa sĩ Digital Painting chuyên nghiệp, đăng ký tại đây. Bạn không có thời gian nhưng vẫn muốn học Digital Painting, lớp Digital Painting cấp tốc đang đợi bạn đấy. Elodie: Trong cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp này tôi sử dụng rất nhiều mô hình 3D và ánh sáng. Chúng giúp tôi với những khối phức tạp, chất liệu và sự phản sáng, và Digital Painting chuyên nghiệp giúp các họa sĩ Digital Painting tiết kiệm nhiều thời gian hơn vì các họa sĩ Digital Painting có thể dễ dàng nhân bản và điều chỉnh hình dáng. Roberto: Trước cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp tôi làm khá nhiều nghiên cứu  và hệ thống hoá quá trình sáng tạo hình ảnh của mình bằng thumbnail, trau chuốt line art, flat colors và một chút vẽ và đương nhiên là sử dụng công cụ Digital Painting chuyên nghiệp. Điều này đã cho phép tôi giữ cho thành phẩm của mình đồng nhất và không tốn thời gian trong quá trình. Lloyd: Chiến thuật của tôi cho kỳ thi Digital Painting chuyên nghiệp này là làm theo thứ tự những thứ ưu tiên đầu trước. Mỗi ngày làm việc, tôi bắt đầu bằng việc phác thảo thumbnail vì đó là lúc năng suất sáng tạo của tôi cao nhất. Cho tất cả đạo cụ của mình tôi đều sử dụng Digital Painting chuyên nghiệp chuyển từ 3D thành 2D để bảo đảm rằng góc nhìn của mình chính xác và tôi sẽ tập trung toàn bộ sức lực vào công việc đi nét hấp dẫn. Tôi đảm bảo rằng tôi có những bản vẽ line có thể dùng được cho tất cả những đạo cụ của mình trước khi tôi lên màu hay làm bài thuyết trình, để trừ trường hợp nếu công đoạn nào đó tốn nhiều thời gian hơn dự kiến, tôi vẫn có một vài thiết kế để trình bày. Đâu là công đoạn khó khăn nhất của thử thách này đối với nghệ nhân tiên sinh? Elodie: Việc khó nhất là cố tạo ra một thứ gì đó mới mẻ chưa được thấy ở bất kỳ đâu trước đó và Nhật Bản là một chủ đề vô cùng phổ biến. Roberto: Đối với tôi, chắc chắn đó là việc tôi đang làm công việc full time và trong thời gian diễn ra thử thách, tôi vẫn đang đi học và có bài tập. Quản lý thời gian chính là vấn đề lớn nhất mà tôi phải giải quyết. Lloyd: Công đoạn khó khăn nhất với tôi cũng là công đoạn vui nhất là công đoạn vẽ thumbnail bằng Digital Painting. Đi từ một trang giấy trắng thành một trang đầy những ý tưởng luôn luôn là công việc mệt nhất nhưng thỏa mãn nhất. Căng thẳng nhất là khi những ý tưởng trong đầu bạn không thật sự thú vị như bạn tưởng tượng. Nhưng khi bạn chạm đến những khoảnh khắc “eureka” như khi tôi cố biến hình dáng của hộp nổ thành hình dạng của kunai, bạn biết rằng những nỗ lực thất bại trước đó đều đáng thời gian và công sức. Nghê nhân tiên sinh có những lời khuyên gì cho những họa sĩ Digital Painting trẻ sẽ tham gia thử thách sử dụng Digital Painting để thiết kế trong tương lai? Elodie: Cố gắng dành ra một ít thời gian để nghỉ ngơi và hít thở một ít không khí trong lành. Nó sẽ giúp các họa sĩ Digital Painting trẻ rất nhiều trong việc giữ bản thân có động lực và giúp các họa sĩ Digital Painting trẻ có những ý tưởng mới. Cố tìm cảm hứng ở tất cả mọi nơi, không chỉ internet mà trong cả bảo tàng và sách vở. Roberto: Tìm cái gì đó trong chủ đề khiến các họa sĩ Digital Painting trẻ thích thú và vui vẻ trong quá trình tham gia. Đó có lẽ là cách tốt nhất để giúp các họa sĩ Digital Painting trẻ theo đuổi dự án này đến cùng và có kết quả tốt. Những cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp trong tương lai sẽ không trở thành một công việc nặng nề đối với các họa sĩ Digital Painting trẻ! Lloyd: Lời khuyên lớn nhất của tôi dành cho các họa sĩ Digital Painting trẻ có lẽ là quản lý thời gian. Hãy thực tế với thời gian của mình (mọi thứ thường tốn gấp ba lần thời gian bạn dự tính), và ngừng việc bạn đang làm nếu bạn đang bỏ ra quá nhiều thời gian cho công đoạn nào đó. Nếu các họa sĩ Digital Painting trẻ lên kế hoạch cho toàn bộ quá trình và nhất quán, họ có thể đạt được hầu hết những mục tiêu của mình. Tôi tin rằng tôi nợ sự thành công của mình trong thử thách lần này cho việc quản lý thời gian. Có rất nhiều thí sinh, một vài người trong số họ thậm chí còn giỏi hơn tôi, nhưng đơn giản là làm không kịp nộp bài thi. Hoàn thành lúc nào cũng tốt hơn là hoàn hảo. CMAVN dịch và biên tập theo https://magazine.artstation.com/2019/02/feudal-japan-prop-design/ Phỏng vấn những người chiến thắng cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp kỳ 2: Thiết kế đạo cụ bằng Digital Painting – phần 1.   Comic Media Academy Vietnam – CMAVN CMAVN  – Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM – Điện Thoại:  (028) 3820 9066 Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM Điện Thoại: CS 2: (028) 3997 7271 Hotline: 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

  Những nghệ nhân tham gia vào mục Thiết Kế Đạo Cụ của Thử Thách Phong Kiến Nhật Bản (Feudal Japan Challenge) của cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp đã được yêu cầu dùng kỹ thuật Digital Painting chuyên nghiệp ra 5 đạo cụ đặc sắc có chứa đựng câu chuyện và thực hiện một chức năng trong không gian phong kiến những năm 1185 – 1603.   Bạn muốn trở thành Họa sĩ Digital Painting chuyên nghiệp, đăng ký tại đây. Bạn không có thời gian nhưng vẫn muốn học Digital Painting, lớp Digital Painting cấp tốc đang đợi bạn đấy.   Trong bài phỏng vấn những người chiến thắng cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp kỳ này, top 3, Elodie Mondoloni, Roberto Gatto và Lloyd Drake-Brockman chia sẻ về những cảm hứng, chiến thuật và lời khuyên của họ về việc tạo ra những sản phẩm thắng cuộc trong các cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp trên thế giới.   Elodie: Đến với cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp lần này, tôi muốn làm điều gì đó khác biệt khỏi những thứ mà chúng ta hay nghĩ về Nhật Bản, như samurai, những ngôi đền và núi Phú Sỹ. Tôi nghiên cứu rất nhiều và cuối cùng phát hiện ra rằng trà đạo dường như vô cùng phổ biến trong thời kỳ phong kiến Nhật Bản. Bằng cách tập trung vào khía cạnh văn hoá Nhật Bản, tôi giữ bản thân mình không đi quá xa và tìm thấy rất nhiều thứ thú vị về mặt thị giác và có ý nghĩa (như kintsukuroi). Tôi sử dụng Digital Painting chuyên nghiệp tạo ra một câu chuyện nhỏ cho mỗi đạo cụ và cũng chính Digital Painting chuyên nghiệp giúp tôi tìm thêm ý tưởng visual để tạo ra những thiết kế nhất quán.   Roberto: Tham gia vào cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp tôi quyết định chọn nước là chủ đề xuyên suốt cho tất cả các đạo cụ của mình. Tôi rất thích nhưng thiết kế uyển chuyển và thanh nhã và tất cả những gì liên quan tới những sinh vật dưới nước và Đến với cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp .   Lloyd: Để gây ấn tượng tại cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp tôi muốn lấy những thiết kế xinh đẹp và đặc trưng trong lịch sử Nhật Bản và biến chúng thành những vật dụng hữu ích cho người chơi trong trò chơi điện tử. Tôi hình dung một phiên bản tối và kỳ diệu hơn của Nhật Bản, nơi mà những đạo cụ tôi thiết kế trở thành những công cụ hữu ích để vượt qua thử thách và kẻ thù chứ không chỉ đơn thuần là những món đồ xinh đẹp. Những thiết kế này được dựa trên những chức năng trong trò chơi, hình thể của chúng cũng quan trọng nhưng chỉ đứng vị trí thứ hai.   Hết phần 1 Đón xem phần 2 – Phỏng vấn những người chiến thắng cuộc thi Digital Painting chuyên nghiệp kỳ 2: Thiết kế đạo cụ bằng Digital Painting. CMAVN dịch và biên tập theo https://magazine.artstation.com/2019/02/feudal-japan-prop-design/   Comic Media Academy Vietnam – CMAVN CMAVN  – Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM – Điện Thoại:  (028) 3820 9066 Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM Điện Thoại: CS 2: (028) 3997 7271 Hotline: 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org

Tiếp nối thành công của “Sáng tác mùa xuân” năm 2019, Viện Truyện tranh và Hoạt hình- CMA hay còn gọi là Comic Media Academy “thừa thắng xông lên” để tiếp tục hoạt động này.  “Sáng tác đi các em”, “sáng tác nào các em”, “chúng ta nên thường xuyên sáng tạo”,… Nếu bạn là học viên của Comic Media Academy, chắc chắn bạn sẽ nghe những câu nói quen thuộc này như câu chào buổi sáng đến từ giáo viên. Bạn có thể cho đó là áp lực vô hình cho sinh viên Comic Media Academy. Nhưng ngược lại, đối với sinh viên chọn lựa Comic Media Academy, đây chính là động lực cũng như là bàn đạp để các bạn cố gắng.  Nếu thường xuyên đối diện với áp lực, nó sẽ trở nên bình thường. Sáng tạo cũng vậy, với điều kiện làm việc thường xuyên yêu cầu có trí tưởng tượng, sáng tạo sẽ tập cho não bộ con người được phản xạ có điều kiện. Hơn nữa, sinh viên Comic Media Academy sẽ học thêm được nhiều cách quản lý thời gian, để tránh trường hợp “chạy đua” với deadline.  Mỗi mùa một thức- mỗi mùa một kỳ sáng tác, teamwork – cá nhân, cá nhân- teamwork; Họa sĩ kể chuyện tại Comic Media Academy đã được tập dượt để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai. Một số hình ảnh trong ngày khởi động Sáng tác Mùa Hè – 2019 tại Comic Media Academy.    Comic Media Academy. 

ArtStation Community Challenge mới đây phá kỷ lục với hơn 1300 người tham gia thử thách sáng tạo nhân vật game thời phong kiến Nhật Bản. Ba người chiến thắng thử thách Melan Barba, Juan Novelletto, và Ilya Gagarin chia sẻ bí quyết thiết kế concept art, trở ngại và lời khuyên cho những ai có ý định tham gia trong tương lai.   Anh lấy cảm hứng sáng tạo nhân vật game từ đâu? Melan: Thật may mắn, ArtStation Shogunate phát động thử thách sáng tạo nhân vật game thời phong kiến Nhật Bản đúng vào thời điểm tôi vẽ nhân vật samurai cho porfolio tiếp theo của mình, nên tôi đã có trong tay nhiều concept art nhân vật cực đẹp và hào hứng tham gia. Concept nhân vật Samurai Cua được tôi lấy cảm hứng từ từ Koh LJ. Sở dĩ tôi chọn vẽ theo phong cách tả thực của Koh LJ là vì nó mang nét pha trộn độc đáo giữa loài giáp xác và samurai. Juan: Lần đầu chiêm ngưỡng tác phẩm đăng ký tham gia thử thách của Andrew Mironov, tôi bị hút hồn bởi vẻ bí ẩn toát ra từ nhân vật. Tôi nghĩ mình có thể tạo bản sắc riêng cho concept art của mình, vì nó là điều tôi luôn theo đuổi. Tôi không muốn concept của mình là bản sao của người khác. Ilya: Ngay từ đầu, tôi biết sẽ không có đủ thời gian để tự tay thiết kế concept art. Vì vậy, tôi chọn lấy cảm hứng từ concept có sẵn. Cuối cùng, tôi quyết định chọn concept art về Shinobi của Giorgio Baroni, bởi thấy phù hợp hơn cả. (Đây là lần thứ hai tôi sử dụng concept này để tham gia thử thách.) Tôi thích Shinobi, vì nhân vật này không chỉ có thật mà còn rất ngầu. Shinobi không phải là siêu nhân hay quái vật gì cả, mà chỉ là một chiến binh can trường nên dễ khơi dậy sự đồng cảm, dễ hình dung trong game hoặc phim ảnh. Ngoài ra, tôi cũng thích kiểu trang phục cầu kỳ, phức tạp của nhân vật. Concept art của tôi hội đủ mọi thứ tôi cần để rèn luyện kỹ năng vẽ giải phẫu học, khuôn mặt, và những chi tiết phức tạp. Đây là thử thách thật sự đối với tôi, nhưng lại cho tôi học hỏi được nhiều điều bổ ích. Xin anh tiết lộ bí quyết hoàn thành tác phẩm đúng hạn Melan: Tôi thường phân bổ công việc hợp lý khi thiết kế nhân vật 3D. Đầu tiên, tôi tham khảo tài liệu về loài giáp xác, hoa văn trên cơ thể loài cua, và nhân vật samurai. Kế đến, tôi bắt tay vào dựng hình và miêu tả chi tiết bằng Zbrush. Phần trang phục hoàn toàn được tôi vẽ bằng tay và điểm xuyết chi tiết bề mặt bằng Substance Designer. Tôi thực hiện công đoạn retopology/UV map bằng 3Ds Max, vẽ texture bằng Substance Painter, và diễn họa lần cuối bằng Marmoset Toolbag. Juan: Tôi phân chia lịch làm việc ra làm bốn giai đoạn thực hiện trong 50 ngày: 14 ngày cho giai đoạn High res, 14 ngày cho giai đoạn Low res, 7 ngày cho giai đoạn Texture, 7 ngày cho giai đoạn Pose và Presentation, chừa thêm mấy ngày để đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra. Tôi có lần mất toi 2 ngày làm việc chỉ vì sự cố hỏng đĩa cứng. Ilya: Tôi lập kế hoạch rõ ràng, chi tiết nhằm bảo đảm hoàn thành tác phẩm đúng hạn – 2 tuần cho công đoạn retopology, 1 tuần cho công đoạn texture và 1 tuần cho công đoạn chỉnh sửa hoàn thiện. Lần thử thách này, tuy tôi chạy đua với thời gian, nhưng không vất vả đến nỗi phải thức trắng 2 đêm liền để kịp hoàn thành tác phẩm đúng kỳ hạn như lần trước. Lần đó, 2 giờ trước khi hết hạn, tôi vẫn còn loay hoay dựng cảnh cuối trong Marmoset, xử lý ánh sáng và diễn họa. Tôi cuống cuồng upload tác phẩm vừa làm xong, rồi tá họa ra rằng mình upload hình trùng lặp. Lần tham gia thứ hai, mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn, tôi còn nguyên một ngày để xử lý ánh sáng và diễn họa, và nộp tác phẩm khi còn đúng năm phút nữa là hết hạn. Theo anh, cái khó nhất của thử thách này là gì? Melan: Theo tôi nghĩ, cái khó nhất là quản lý thời gian. Là họa sĩ tự do, tôi luôn bận rộn với công việc, khó tìm được thời gian rảnh rỗi để tham gia thử thách. Vì vậy, tôi quyết định bớt ngủ lại…! Juan: Cái khó nhất là công đoạn sử dụng Marvelous Designer để mô phỏng trang phục nhân vật vì hai lý do. Thứ nhất, nhân vật có số đo cơ thể khác với chuẩn mực thông thường, cực khó mô phỏng. Thứ hai, cấu trúc phức tạp của thanh kiếm Nhật. Tôi có lúc quá mệt mỏi, chán nản đến nỗi muốn bỏ cuộc. Ilya: Công đoạn retopology khá gian nan, vất vả. Tôi phải retopology nhiều dây dợ lòng thòng trên thắt lưng, thậm chí cả những đinh tán nhỏ trên giáp bảo vệ tay chân. Ngoài ra, tôi còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Ví dụ, tôi cần quyết định chi tiết nào độc nhất vô nhị, chi tiết nào mang tính đối xứng, cách khai thác texture hiệu quả,… Đưa ra những quyết định loại này quả là khó đối với tôi. Anh có lời khuyên nào cho những người có ý định tham gia thử thách hay không? Melan: Hãy làm hết sức mình. Luôn tạo động lực cho bản thân. Mạnh mẽ lên, đừng e ngại. Thực hành, thực hành, và thực hành. Cuối cùng, bạn

digital painting texture technique

Texture Technique là kỹ thuật vẽ tranh trên lụa sử dụng kĩ thuật của màu nước. Vì vậy để hoàn thành tác phẩm, yêu cầu bắt buộc các sinh viên ngành Digital Painting chuyên nghiệp tại CMA – Comic Media Academy.  phải hiểu biết về đặc tính của lụa, màu, độ “sủng” nước…Môn học này sẽ giúp các họa sĩ ngành Digital Painting luyện kỹ năng vẽ màu nước “siêu đỉnh”, tạo tiền đề bước vào chuyên ngành Digital Painting chuyên nghiệp tại CMA – Comic Media Academy. .   Các kĩ thuật khi vẽ tranh lụa Lụa trước khi vẽ phải căng lên khung. Thông thường, lụa mới được quét một lớp hồ loãng, người vẽ nên rửa qua lớp hồ này để màu có thể ngấm vào thớ lụa. Nếu lụa hút nhiều nước như lụa Trung Quốc thì nên quét một lớp hồ loãng lên trên, có pha lẫn một ít phèn chua để chống mốc. Phác thảo màu nước trước khi scan tranh lên lụa ( bản phác thảo hoàn chỉnh của môn TEXTURE TECHNIQUE 1 tại CMA). Điểm mạnh của tranh lụa là ở sự trong trẻo và êm dịu của màu sắc, vì vậy phần lớn người vẽ tranh lụa thường xây dựng phác thảo (hình, mảng) hết sức kỹ càng trước khi thể hiện lên lụa. Nhiều người sử dụng cách can hình từ bản can giấy lên lụa để lưu lại nét một cách chính xác. Tuy nhiên cũng có thể vẽ lụa một cách thoải mái. Khi thực hành vẽ trên lụa, các sinh viên ngành Digital Painting chuyên nghiệp tại CMA – Comic Media Academy được hướng dẫn vẽ từ nhạt đến đậm, màu nhạt chồng lên nhau nhiều lần sẽ thành đậm nhưng vẫn nhìn thấy thớ lụa tạo nên vẻ đẹp của chất lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng các màu khác nhau cũng là một cách pha màu. Thỉnh thoảng, khi màu đã khô, phải rửa nhẹ cho sạch những chất bẩn nổi lên mặt lụa và để cho màu ngấm vào từng thớ lụa. Đối với họa sĩ “cứng tay”, tranh lên cỡ 2-3 lớp màu là hoàn thành.  CMA đưa Vẽ trên lụa – Texture Technique vào giảng dạy Trở thành môn học căn bản trong đào tạo họa sĩ Digital Painting chuyên nghiệp tại CMA – Comic Media Academy. Môn học Texture Technique sẽ giúp sinh viên ngành Digital Painting chuyên nghiệp tại CMA – Comic Media Academy: 1. Trải nghiệm chất liệu bằng cách vẽ trên lụa. 2. Hiểu được đặc tính của chất liệu lụa. 3. Rèn luyện kỹ năng vẽ màu nước. 4. Rèn luyện cảm quan màu sắc trong ngành Digital Painiting. 5. Tạo tiền đề để học viên sẽ xử lí tốt khâu “chất liệu” khi bước vào các môn học khác của ngành Digital painting chuyên nghiệp. Học viên Bích Ngọc học viên K 8 ngành digital paiting chuyên nghiệp phác thảo trên lụa bằng chì theo sự hướng dẫn của thầy Tô Bảo Ân. CMAVN.

họa sĩ minh họa digital painting

Họa sĩ Digital Painting có thể làm nhiều công việc, với những lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam và thế giới. 1. Digital Painting là gì? Khác với những hình thức vẽ truyền thống, hoàn thành tác phẩm trực tiếp với nguyên liệu như: sơn dầu, màu nước, than, impaso,…Digital painting chỉ cần một bảng vẽ và máy tính với những phần mềm chuyên dụng. Nhưng bài viết này không bàn đến vấn đề giống-khác của mỹ thuật truyền thống và mỹ thuật hiện đại. 2. Ở Việt Nam, ai học Digital Painting? Không có một quy định nào về người học Digital Painting tại Việt Nam. Những gì bạn cần để chuẩn bị cho chuyến nhập cuộc vào thế giới mộng mơ này chính là một chiếc máy vi tính, bảng vẽ, một số kỹ thuật vẽ tay cơ bản. Nhưng cần nhất chính là đam mê vẽ vời, bởi vì cũng giống như những ngành nghệ thuật khác, không ai là giỏi ngay từ đầu kể cả thiên tài. Tuy nhiên, bạn có thể tìm đến những trung tâm uy tín, đến những người thầy đã nhiều kinh nghiệm vẽ digital painting như viện truyện tranh và hoạt hình- Comic Media Academy. 3. Digital Painting – việc làm như thế nào? Tuy đây là một ngành học khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng không có nghĩa là không có nhu cầu nhân lực. Ngược lại, rất nhiều lĩnh vực, nghề nghiệp, cơ hội cần tuyển nhân tài bước ra từ Digital Painting. Cùng Comic Media Academy tham khảo một số cơ hội việc làm tiêu biểu mà họa sĩ Digital Painting tại Việt Nam có thể ứng tuyển: 3.1. Concept Artist: Đây là một nghệ thuật, concept artist được ví như một cầu nối liên kết ý tưởng rồi trình bày thành tranh minh họa. Họa sĩ sử dụng Digital Painting để phác thảo của một bộ phim, truyện tranh, game,…miễn sao người tác giả và những nhân viên làm việc liên quan đến tác phẩm có thể nắm bắt cảm xúc qua sản phẩm của concept artist. 3.2. Họa sĩ minh họa: Tương tự như concept artist, họa sĩ minh họa cũng dùng Digital Painting để chuyển thể tác phẩm từ ngôn ngữ sang hình ảnh. Tuy nhiên, có phần kỹ tính hơn, họa sĩ minh họa sẽ vẽ cụ thể cả từ nhân vật, bối cảnh, cảm xúc theo yêu cầu của tác giả. Sản phẩm mà họa sĩ minh họa làm ra sẽ bổ sung hình ảnh cho một quyển sách, một bài báo. Họa sĩ minh họa có thể làm việc trong các tòa soạn, minh họa cho sách tiểu thuyết, minh họa thơ, vẽ bìa, truyện kể thiếu nhi, làm việc tại các nhà xuất bản,… 3.3. Storyboard Artist: Đây là một ngành nghề khá mới mẻ tại Việt Nam. Thực chất, mọi người có thể bắt gặp họa sĩ storyboard trong các đoàn làm phim. Đặc biệt, storyboard artist sử dụng Digital Painting đóng vai trò cực kì quan trọng trong một chuỗi các khâu làm phim hoạt hình. Trong bối cảnh ngành truyện tranh và hoạt hình ngày càng phát triển tại Việt Nam, thì storyboard artist được tiên đoán sẽ là một ngành “hot”. 3.4. Thiết kế nhân vật ( Character Design): Cái tên đã nói lên tất cả. Họa sĩ thiết kế nhân vật dùng Digital Painting để thiết kế những nhân vật, chủ yếu là nhân vật game, nhân vật hoạt hình, nhân vật truyện tranh. Hiện nay, các công ty game lớn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đang dần chuyển dịch doanh nghiệp đến các nước đang phát triển vì nguồn nhân lực trẻ và dồi dào. Đây là một cơ hội rất lớn cho các họa sĩ thiết kế nhân vật muốn phát triển sự nghiệp tại Việt Nam. Mặt khác, các công ty hoạt hình “chính hiệu” Việt Nam, các công ty game lớn như VinGAme, Zing; các công ty chuyên về xuất bản như Phan Thị, Kim Đồng,…ngày càng lớn mạnh và rất cần họa sĩ thiết kế nhân vật. Lê Vi.

Hầu hết artwork của những họa sĩ vẽ minh họa hàng đầu đều truyền tải đến người xem câu chuyện giàu ý nghĩa. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ 18 bí quyết kể chuyện tuyệt vời của họ thông qua digital painting chuyên nghiệp. Bí quyết 1: Nhìn xa hơn   Trong quá trình vẽ bìa sách hoặc tranh minh họa cho bài báo, đôi khi chỉ chú trọng vào miêu tả khoảnh khắc cao trào trong câu chuyện sao cho hiệu quả, kịch tính hơn. Bây giờ, không dừng lại ở đó, họa sĩ cố gắng khám phá những nét tinh tế ẩn giấu trong câu chuyện, rồi đi sâu khai thác chúng trong vẽ digital painting và lồng vào khung cảnh tĩnh lặng trong digital painting những biểu tượng và chi tiết quan trọng đối với câu chuyện. Bí quyết 2: Nhìn từ góc độ khác Họa sĩ digital painting chuyên nghiệp cần thử thách bản thân bằng cách nhìn mối tương tác giữa các sự vật từ góc độ khác. Trong quá trình phác thảo, cần vẽ tối thiểu ba bản, xác định bố cục hoàn thiện cho chúng, rồi biến chúng thành bản thảo hoàn chỉnh.   Bí quyết 3: Tạo cảm xúc Do cần hạn chế vẽ chi tiết đến mức tối thiểu, họa sĩ digital painting chuyên nghiệp phải áp dụng kỹ thuật khác để tạo cảm xúc và bầu không khí trong artwork.   Họ luôn vẽ thu nhỏ nhân vật và không điểm xuyết chi tiết trên khuôn mặt. Do đó, muốn phản ánh cảm xúc nhân vật, chúng ta phải cường điệu cử chỉ và hành động của anh ta. Nhân vật chạy nhảy tung tăng trên giấy sẽ giúp tăng thêm phần sinh động và vui nhộn cho digital painting chuyên nghiệp. Bí quyết 4: Gây bất ngờ ngoài dự đoán Gây bất ngờ ngoài dự đoán cho người xem bằng cách trình bày những điều tưởng nghịch lý nhưng hóa ra là chân lý, những vật tưởng đặt sai chỗ nhưng hóa ra đúng chỗ, những tình huống khó tin nhưng có thật,…   Giây phút người xem bất ngờ trước điều trái với quan niệm bấy lâu nay cũng chính là lúc chúng ta đánh thức sự quan tâm và trí tưởng tượng của họ. Bí quyết 5: Lồng câu chuyện vào hành động Vẽ nhân vật sắp, đang và vừa thực hiện xong hành động. Hành động là thành phần quan trọng thứ hai sau nhân vật. Những thành phần khác như xô nước hoặc cái cưa chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Sau cùng, họa sĩ nên vẽ môi trường xung quanh như cây cối chẳng hạn. Sử dụng màu sắc giản dị nếu thích đồ họa đơn giản. Những gì chúng ta vẽ phải là manh mối giúp nắm bắt toàn bộ câu chuyện và thông điệp. Nghĩa vụ của người xem là gắn kết mọi thứ với nhau và giải câu đố. Bí quyết 6: Minh họa thông điệp Lấy kể chuyện làm công cụ minh họa thông điệp và cố gắng miêu tả khoảnh khắc “đắt giá”, kích thích trí tưởng tượng của người xem. Thêm vào đó, họa sĩ digital painting chuyên nghiệp thường kể chuyện về những điều bình dị trong cuộc sống. Họ muốn cho người xem khoảnh khắc được hóa thân vào nhân vật. Đây là điểm khác biệt giữa vẽ tranh với vẽ minh họa câu chuyện. Bí quyết 7: Kể câu chuyện đáng để khám phá Thách thức lớn nhất cho vẽ minh họa bằng digital painting chuyên nghiệp là bảo đảm tạo hình đáng để khám phá và chiêm ngưỡng thay vì những hình chỉ đẹp đơn thuần. Cần cung cấp đầy đủ những thành phần cần thiết như cảm xúc, background, hình ảnh tượng trưng,…  Bí quyết 8: Lấy nhân vật làm trung tâm Lấy nhân vật chính diện/phản diện làm trung tâm. Cân nhắc những chỗ có thể lồng ghép chi tiết, chủ đề và cảm xúc. Chúng chứa hàm ý sâu xa hay rõ ràng là tùy thuộc vào chúng ta.   Họa sĩ digital painting chuyên nghiệp có thể ghép chữ hoặc hình ảnh tượng trưng vào background. Bảo đảm nhân vật trung tâm và tất cả chi tiết kể trên đều hòa quyện nhuần nhuyễn vào background. Bí quyết 9: Gây thắc mắc Ảnh bìa album Alone in the Ark chứa đựng câu chuyện mơ hồ, khiến người xem thắc mắc không biết nó mang giai điệp vui tươi hay buồn bã. Người đàn ông hy vọng được máy bay đến cứu hay đang lẩn trốn nó? Anh ta từ đâu đến đây? Tại sao anh ta ngâm mình trong nước? Anh ta có thích sống hòa mình vào thiên nhiên hay không? Anh ta có sắp bị chết đuối hay không? Gây thắc mắc, khơi gợi tính tò mò của người xem luôn là cách minh họa cần thiết của họa sĩ digital painting chuyên nghiệp. (Còn tiếp) CMAVN dịch và biên tập.

Game online là một thị trường rộn ràng. Sự chuyển dịch nhân lực từ các nước lớn của ông lớn game online nư Nhật Bản, Trung Quốc,…đến các nước đang phát triển ngày càng thấy rõ rệt. Điển hình là thành lập các chi nhánh của các công ty game nổi tiếng tại Việt Nam hay các nước khác. Với yêu cầu khổng lồ về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn khu biệt. Họa sĩ thiết kế gia diện game, background, mỹ thuật, nhân vật,…đang được săn đón nhiệt tình hơn bao giờ hết. Cơ hội nghề nghiệp cho các họa sĩ chưa bao giờ tụt giảm. Chính thời điểm này, Ambition Viet Nam đã đến gặp gỡ với học viên CMA. Trong buổi gặp, các bạn học viên CMA được Ambition chia sẻ thông tin về thị trường game, thị trường tuyển dụng. Học viên CMA cũng nhận biết được nhiều kiến thức mới về ngành họa sĩ trong thời đại công nghệ 4.0 Sau thời gian nghe Ngài Sujuki chia sẻ, học viên CMA hân hạnh có dịp đến tham quan công ty Ambition Việt Nam. Chuyến đi này giúp cho các bạn học viên CMA có thể trải nghiệm mội trường thực tế, được hiểu về chu trình thiết kế của công ty. Đây là cũng là một cơ hội nghề nghiệp để các bạn học viên CMA đam mê manga, anime được tiếp thêm động lực học tập, rèn luyện. Lê Vi.

digital painting chuyên nghiệp 3

Tiếp nối phần 1 chủ yếu nói về các phong cách trong mỹ thuật. Phần 2 sẽ là những bước tiếp cận đầu tiên đến Digital painting chuyên nghiệp.   Digital painting chuyên nghiệp không hề đơn giản… Có ai dám khẳng định hội hoạ truyền thống là đơn giản? Không thể, bởi vì nó bao gồm rất nhiều thể loại. Bạn có thể giỏi điêu khắc, nhưng không giỏi vẽ màu. Và những thể loại này không chỉ đơn thuần là “dễ” hay “khó”. Bạn cần phải hiểu sâu hơn nữa: đất sét không thể so sánh với thép, các bức tranh sơn dầu đòi hỏi những kỹ thuật hoàn toàn khác so với các bức tranh màu nước. Do đó, công cụ không phải là thứ duy nhất tạo ra sự khác biệt – bạn có thể sử dụng cùng một cây cọ nhưng với các kỹ thuật khác nhau. Digital painting chuyên nghiệp cũng vậy. Bạn sở hữu một bộ những công cụ, nhưng chúng hoàn toàn không biết một kỹ thuật nào liên quan đến chính chúng cả. Hơn nữa, các kỹ thuật điêu khắc, vẽ tranh, vẽ màu trong hội hoạ truyền thống và digital painting đều giống nhau. Vẽ một đường thẳng trên giấy hay trên đất không khác gì vẽ một đường thẳng bằng một cây bút stylus. Sản phẩm ở định dạng khách nhau, nhưng nó không thay đổi bất cứ điều gì. … Bởi vì hội hoạ không hề đơn giản Nếu bạn không đồng tình với ý kiến này, hãy đọc bài viết của tôi về phong cách – trong đó, tôi đã giải thích sự khác nhau giữa hành động vẽ đơn thuần và vẽ lồng ghép với phong cách. Quá trình tạo ra một hình ảnh mà mọi người có thể hiểu và có phản ứng nhất định với nó là một quá trình phức tạp vô cùng. Tài năng có thể giúp bạn những bước đầu tiên, nhưng sau đó, kỹ năng mới là yếu tố quyết định. Có hai loại kỹ năng về vẽ tranh/ vẽ màu/ điêu khắc: • Sử dụng phương tiện để tạo ra sản phẩm. • Sử dụng phương tiện để tạo ra sản phẩm được mọi người nhìn nhận. Kỹ năng thủ công Yếu tố đầu tiên chính là kỹ năng thủ công. Kỹ năng thủ công bao gồm tất cả những gì liên quan đến việc cầm một công cụ và sử dụng nó. Ví dụ, trong điêu khắc bằng đất sét nung: • Làm mềm đất sét trong tay bạn • Chia nó thành các phần lớn và nhỏ • Tạo những viên và sợi • Khoét những cái lỗ trong nó • Gắn các bộ phận lại với nhau • Trộn các phần bị rối với một ngón tay hoặc một cây tăm • Không làm hỏng những bộ phận đã được hoàn thiện trong khi làm việc với những bộ phận khác • Nung mô hình ở nhiệt độ thích hợp Còn vẽ tranh thì sao? Bạn cần những kỹ năng gì để vẽ nên một bức tranh? • Cầm cây bút chì một cách chắc chắn trong tay để có được những chuyển động chính xác nhất • Nhấn nó lên giấy • Giữ thẳng nếp giấy khi vẽ • Gọt bút chì khi nó không còn cho ra những nét như mong muốn • Sử dụng lực ở các mức khác nhau (nét thanh, nét đậm) • Kiểm soát hướng và dòng của các đường vẽ Vâng, có lẽ bạn vừa mới phát hiện ra rằng bạn có thể vẽ! Nhưng hãy xem những kỹ năng bạn cần để vẽ bằng digital painting chuyên nghiệp: • Cầm cây bút một chắc chắn trong tay để có được những chuyển động chính xác nhất • Nhấn nó lên máy tính bảng • Sử dụng lực ở các mức khác nhau (nét thanh, nét đậm) • Kiểm soát hướng và dòng của các đường vẽ • Kết hợp giữa chuyển động của cây bút và con chỉ trên màn hình (trong trường hợp máy tính bảng không có màn hình cảm ứng) Ngạc nhiên chưa! Không phải chúng khá giống nhau sao? Điểm khác nhau duy nhất giữa chúng là ở sự kết hợp với các đặc tính của vật liệu được sử dụng (giấy, màn hình). Tạo ra những đường vẽ, dù ở bất cứ đâu, đều cần cùng một kỹ năng. Nếu bạn không thể vẽ trên giấy thì cũng đừng mong chờ gì ở một chiếc máy tính bảng đồ hoạ. Nó không thể điều khiển tay bạn, nó không thể làm cho các đường nét của bạn trở nên rõ ràng, nó không thể định hình phong cách cho bạn. Vẽ một con ngựa bằng digital painting chuyên nghiệp không khác gì vẽ một con ngựa bằng phương pháp truyền thống. Nó đòi hỏi kỹ năng giống hệt nhau – và kỹ năng này không tự nhiên mà có khi bạn mua một chiếc máy tính bảng!   1-vẽ người truyền thống; 2-vẽ người bằng kỹ thuật số. Đùa thôi!   Kỹ năng nghệ thuật “Tôi có thể cầm cây bút chì một cách chắc chắn, tôi có thể kiểm soát những đường vẽ của mình, nhưng tôi không thể vẽ ra một con ngựa, tại sao vậy?”. Tôi sẽ nói cho bạn biết lý do, hãy lắng nghe thật kỹ. Những hình ảnh chi tiết và chân thật nhất trí tưởng tượng của bạn được tạo ra từ cùng một đường nét với bản vẽ của bạn. Kiến thức về cách sắp xếp chúng để đạt được hiệu quả không thật sự liên quan đến hành động vẽ. Nếu kỹ năng thủ công giống như việc sử dụng đúng từ ngữ và ngữ pháp để viết, thì kỹ năng nghệ thuật giống như việc thổi linh hồn vào những từ ngữ và ngữ pháp ấy. Và linh hồn không liên quan gì

digital art

Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp có phải là nghệ thuật chân chính? Sự thật và những bí ẩn về các tác phẩm kỹ thuật số Những lầm tưởng khi đến với digital painting ( hội họa kỹ thuật số) Khi bạn nhìn vào một tác phẩm digital painting chuyên nghiệp tuyệt đẹp và đem so sánh nó với tác phẩm hội hoạ do chính tay bạn vẽ nên bằng bút chì, bạn có thể cảm thấy ngạc nhiên xen lẫn một chút xem thường. Nếu bạn có thể mua một chiếc máy tính bảng đồ hoạ, bạn cũng có thể làm tốt như vậy! Và nếu bạn đã sở hữu một chiếc máy tính bảng, bạn sẽ nghĩ rằng: “Nếu như tôi có Photoshop, tôi sẽ làm nên những điều tuyệt vời với phần mềm này!”. Và nếu như bạn có cả một chiếc máy tính bảng tốt và một phần mềm tốt, bạn sẽ mơ về bảng vẽ Wacom Cintiq kỳ diệu – càng nhiều càng tốt. Nhưng, cho đến thời điểm này, bạn đang bế tắc. Bạn đã cố gắng hết sức. Đó không phải lỗi của bạn, tất cả vấn đề là tiền! Đây có lẽ chính là căn nguyên của một quan điểm sai lầm rằng digital painting chuyên nghiệp không phải là nghệ thuật chân chính. Một người nghệ sĩ thực thụ phải học tất cả những bài học khó khăn, phải thành thạo các thao tác với bút chì, cọ, pha màu, các loại chất màu khác nhau, và họ không thể “hoàn tác” mỗi khi mắc lỗi! Và khi hoàn thành, tác phẩm của họ tồn tại dưới dạng một thực thể hữu hình, nhưng không đơn thuần giống như một dãy số mà bạn có thể sao chép vô hạn. Trong lúc đó, người “nghệ sĩ” kỹ thuật số mua một vài thiết bị đắt tiền và chỉ cần như vậy – bấy giờ họ có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. Đó là gian lận, phải không? Nếu đây là quan điểm của bạn, hãy tiếp tục đọc. Nếu bạn chưa bao giờ thử digital panting, bạn sẽ học được nó là gì. Nếu bạn đã thử, nhưng không thể thành thạo, tôi sẽ cho bạn biết tại sao. Trong cả hai trường hợp, tôi sẽ làm rõ những quan niệm sai lầm đã đeo bám bạn trong một thời gian dài. Điêu khắc, vẽ tranh, vẽ màu, hội hoạ kỹ thuật số rất nhiều phương pháp để tái hiện lại thế giới thực ở dạng thu nhỏ. Bạn có thể lấy một khối vật mềm và nắn nó. Bạn có thể lấy một vật cứng hơn và khắc vào nó. Bạn có thể vẽ lên cát để phác hoạ của một thứ gì đó. Bạn có thể lấy một tờ giấy trắng và tạo nên những đường nét với một ít chì than. Bạn có thể tạo ra những đốm màu để bắt chước các mảng ánh sáng và bóng tối. Điều kỳ lạ là chúng ta không có một từ nào để gọi tên cho các hoạt động này. Nó không hẳn là “tạo ra” – chúng ta không tạo ra một vật, mà chúng ta tạo ra hình ảnh của nó. Đến cuối cùng, chúng ta thường gọi đó là điêu khắc (cho việc tạo ra những mô hình) và vẽ tranh (cho việc tạo ra những hình ảnh trên giấy). Người ta đã quen gọi là hội hoạ, cùng với một thể loại nữa của nó là vẽ màu, để phân biệt nó với các tác phẩm thơ văn. Cách đây không lâu, một thể loại khác xuất hiện –digital painting (hội họa kỹ thuật số). Máy tính đã trở thành một công cụ đắc lực cho người hoạ sĩ. Nó cung cấp một không gian làm việc sạch sẽ, nó cho phép việc tự do mắc lỗi. Nó tác động mạnh mẽ đến mức những người hoạ sĩ truyền thống bắt đầu cho rằng đây là một sự phát triển không công bằng. Một cây bút thay vì một bó bút chì, với những độ đậm nhạt khác nhau, những cây cọ được làm sạch mọi lúc, chì than, mực và bất cứ thứ gì bạn muốn sử dụng? Một chiếc máy cung cấp mọi kích cỡ, hình dạng, chất liệu bản vẽ, cung cấp tất cả màu sắc và cách pha trộn màu? Mọi thứ được đặt gọn gàng trên bàn làm việc của bạn, cho phép việc lưu trữ cả về sau này? Một công cụ trong mơ của những người lười biếng! Máy tính còn nổi tiếng với chức năng tự động hoá những công việc nhàm chán và tốn thời gian. Ví dụ, bạn cho nó mười con số lớn để nhân, và nhận được kết quả mà không cần bỏ chút công sức nào. Tương tự như vậy, bạn có thể tạo ra một bụi cây (không giống với bất cứ hình mẫu truyền thống nào) và rồi tạo nên cả một khu rừng chỉ với một cái nhấp chuột đơn giản. Nhấp chuột, nhấp chuột, nhấp chuột – và đây rồi, mọi cái cây đều hoản hảo. Tất cả được thực hiện chỉ trong vài giây. Muốn tạo ra một mảng màu của bầu trời? Không vấn đề gì – chọn màu trắng và màu xanh, và nó đã được tạo ra. Nhân vật xuất hiện có nhỏ quá không? Đừng lo, chỉ cần phóng to hoặc dùng một công cụ biến đổi đặc biệt để thay đổi hình dạng của nó mà không cần phải vẽ lại. Tất cả thao tác đều không làm ảnh hưởng đến lớp nền cơ sở. Quá dễ dàng. Quá dễ dàng để được gọi là nghệ thuật. Hãy thử làm điều tương tự với hội hoạ truyền thống Vấn đề ở đây là: máy tính không phải là một công cụ nghệ thuật. Nó không thể thay thế

bế giảng digitak painting thiếu niên

Buổi bế giảng lớp Digital Pating chuyện nghiệp dành cho thiếu niên là ngày các học viên nhí trình bày sản phẩm, cũng như ghi nhận quá trình kiên nhẫn sáng tạo của các bé.   Các bạn nhỏ thật sự đã nỗ lực, đam mê bộ môn digital painting chuyên nghiệp và còn nhận được sự hỗ trợ của những giáo viên trẻ, năng động. Khi đăng ký khóa học này, từ ngày đầu tiên, các bé đã được thao tác trên máy song song với bài giảng digital painting chuyên nghiệp của thầy cô. Vì vậy khi các bé học tại Comic Media Academy sẽ được tiếp nhận một môi trường giáo dục chuyên nghiệp, thân thiện và vui nhộn Hẹn gặp các bé vào những khóa học nâng cao tiếp theo nhé! Tham khảo thêm thông tin khóa học digital painting chuyên nghiệp dành cho thiếu niên (8-14 tuổi) tại đây. Tham khảo thêm thông tin khóa học digital painting chuyên nghiệp cấp tốc dành cho người lớn tại đây. Tham khảo thêm thông tin khóa học digital painting chuyên nghiệp hệ Kỹ thuật viên ( đào tạo chuyên sâu) tại đây. Comic Media Academy- Thúy Vi

Digital Painting chuyên nghiệp trong phong cách đồ họa vector cho giáo dục trực tuyến là một phương thức minh họa hiệu quả để làm cho bài học trở nên ấn tượng hơn. Bởi nhân vật chính là sợi dây liên kết chạm đến cảm xúc, giúp học viên dễ nhớ, bài học trở nên thú vị hơn cách truyền đạt bằng những câu chữ thông thường. Lớp học Digital Painting Thiếu Niên tại Comic Media Academy (Khai giảng 5/5/2018) Hotline: 08 3820 9066 – 0902 738 806 Trong bài đăng này, chúng ta sẽ không đi sâu vào các phương pháp xây dựng nhân vật, mà thay vào đó chỉ giới thiệu một số phong cách đồ họa nhân vật đơn giản, phù hợp với các chương trình giáo dục trực tuyến, mà cụ thể là phương pháp vẽ bằng vector – một kĩ thuật đồ họa digital painting chuyên nghiệp tuyệt vời mà hình ảnh sẽ không bị mất chất lượng khi chúng ta thay đổi kích cỡ của chúng. Chú ý rằng, trong giới hạn bài đăng này, chúng ta chỉ khảo sát những phong cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, các bạn có thể pha trộn và kết hợp chúng lại để tạo ra những phong cách digital painting chuyên nghiệp hơn. Để dễ so sánh, chúng ta tiếp tục sử dụng các nhân vật trong thế giới phù thủy của Harry Porter để minh họa cho các phong cách vẽ này như là bài đồ họa Raster trong digital painting chuyên nghiệp 1. Phong cách vẽ tỷ lệ chuẩn Phong cách này được dựa trên tỉ lệ chuẩn của khung xương con người, ưu điểm của phong cách này là khá đơn giản, nhưng nhược điểm là biểu cảm khác khô cứng.    2. Phong cách vẽ phóng đại kích thước đầu. Khắc phục nhược điểm của phong cách trên, ở phong cách digital painting chuyên nghiệp này, kích thước đầu được phóng to để tập trung vào biểu cảm nhân vật.  3. Phong cách chibi Ở phong cách này, kích thước đầu của nhân vật được phóng to cực đại, vì thế biểu cảm trở nên tinh tế hơn, nhân vật cũng trẻ trung và đáng yêu hơn.  4. Phong cách thư giãn Đây là một dạng biểu đạt nhân vật ở trạng thái thư giãn, đem lại cho người xem một cảm giác thanh bình, dễ chịu.  5. Phong cách mắt tối giản Nếu bạn muốn người xem tập trung vào các chuyển động trên thân thể, thì một cách hiệu quả đó chính là thay đổi tỉ lệ mắt đến mức tối giản.  6. Phong cách đường nét Điểm đặc trưng của phong cách này là đường nét được nhấn mạnh hơn các phong cách ở trên, chủ yếu là các nét đều và thẳng, điều này khiến cho nhân vật trông phẳng hơn, nhưng lại cứng hơn.  7. Phong cách “mì ống” Đây là một phong cách rất dễ thương, với chân tay nhân vật được quy thành hình ống, mềm mại, vì vậy nhân vật trông ốm hơn và năng động hơn.  8. Phong cách mắt tròn Chúng ta có thể gia tăng cảm xúc cho nhân vật bằng cách thay đổi đặc điểm của mắt. Phong cách digitital painting chuyên nghiệp này được sử dụng rất phổ biến, ví dụ như trong phim Gia đình Simpsons.  9. Phong cách chân dài Điều đầu tiên thu hút mắt bạn ở phong cách này chính là đôi chân. Tuy nhiên đây chỉ là ví dụ cho phong cách tập trung vào một bộ phận của cơ thể (chúng ta có thể thay đổi các bộ phận khác tùy mục đích) của digital painting chuyên nghiệp.  10. Phong cách chi tiết Phong cách này tập trung vào các chi tiết quần áo, một phong cách digital painting chuyên nghiệp khá phức tạp so với các ví dụ trước đây. 11. Phong cách “không mặt” Trong một số trường hợp, chúng ta cần những nhân vật đại diện chung cho cộng đồng, hoặc một vị trí nào đó trong xã hội. Phong cách “không mặt” digital painting chuyên nghiệp với ngũ quan được loại bỏ khỏi khuôn mặt rất hiệu quả trong trường hợp này.   Các bạn quan tâm, muốn cho con em mình tiếp cận với các phong cách vẽ digital marketing có thể tham khảo đường link sau: Lớp học Digital Painting Thiếu Niên tại Comic Media Academy (Khai giảng 5/5/2018) Hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 08 3820 9066 – 0902 738 806      

Comic Media Academy giới thiệu 36  tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting chuyên nghiệp – Kỳ 2 [spacer] [spacer] Trong khuôn khổ giới thiệu thông tin, giúp cho những bạn trẻ hiểu thêm về Ngành nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp Comic Media Academy giới thiệu đến người hâm mộ bộ môn nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp 36 tác phẩm digital painting chủ đề Sci-fi (khoa học viễn tưởng) ấn tượng. Hy vọng chủ đề này sẽ tạo cảm hứng cho các dự án mới của các bạn đã và đang hoạt động trong ngành nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp hoặc trao truyền sự đam mê yêu thích bộ môn nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp cho các “tín đồ” mới. Tìm hiểu khóa học Digital Painting chuyên nghiệp ở đây : http://cmavn.org/khoa-hoc-digital-painting-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học Digital Painting cấp tốc ở đây : http://cmavn.org/lop-digital-painting-cap-toc Xem thêm : Comic Media Academy giới thiệu 36  tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting – Kỳ 1 Comic Media Academy giới thiệu 36  tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting – Kỳ 3 Daniel Conway Tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của Daniel Conway được trao giải thưởng. Những màu sắc rực rỡ và những cảnh khoa học viễn tưởng của ông lúc nào cũng ngoạn mục, kéo bạn vào một thế giới mà con người và máy móc sống trong sự hòa hợp đầy màu sắc ‘. [spacer] Forget Me Not [spacer] My Red Tie [spacer] Geoffroy Thoorens Geoffroy Thoorens đã sản xuất nhiều tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp xuất sắc, cũng như tutorial (hướng dẫn) và Brush (cọ). Tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của ông phủ khắp từ trò chơi điện tử đến nhiều bộ phim điện ảnh. Tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của Geoffroy Thoorens đã được trưng bày trong cuốn sách giáo dục có tính giáo dục cao như kỹ thuật vẽ tranh kỹ thuật số nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp. [spacer] Vernoa [spacer] Jessada Sutthi Jessada Sutthi là một họa sĩ vẽ tranh minh họa của Thái Lan.  Họa sĩ Jessada Sutthi chuyên thực hiện concept cho các hoạt hình truyền hình và quảng cáo. Anh thích các môn thể thao cơ học và tưởng tượng và các công cụ “kiếm tiền”nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của anh là 2B Pencil, Photoshop và Wacom Intuos 03. [spacer] Dead Space 2 [spacer] Lin Chen Không giống như các nghệ sĩ khác, Lin Chen không cung cấp nhiều thông tin về bản thân mình, nhưng các tác phẩm nghệ thuật digital painting của ông, đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp khoa học viễn tưởng thì tuyệt vời để được gọi là sản xuất chuyên nghiệp và những tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp này đã mang lại cho ông hơn 168 nghìn lượt xem với chỉ 78 tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp trong trang web cá nhân của mình. [spacer] Space Jump [spacer] Maciej Rebisz Maciej Rebisz là một nghệ sĩ Concept đã khám phá rất nhiều không gian và khoa học viễn tưởng với những chi tiết trong tâm trí cho tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp cá nhân. Maciej Rebisz cũng đang duy trì một blog kiến trúc tên là ArchiDOOM, lưu trữ các thiết kế kiến trúc được cung cấp bởi doom và cà phê. [spacer] Big Buddha [spacer] Marek Okon Là một chuyên gia say mê nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp, Marek Okon đã nâng cao kỹ năng nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp của mình bằng cách tự học, điều này hoàn toàn không thể tin được nếu bạn nhìn vào những tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp ấn tượng của ông. Danh tiếng của ông cũng dẫn ông đến công việc chuyên nghiệp tạo ra các tác phẩm nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp chất lượng cao cho việc quảng bá và quảng cáo. Các công cụ yêu thích của ông là Photoshop, Autodesk 3ds Max và Pixracic Zbrush. [spacer] Age of Ra [spacer] Age of Zeus [spacer] Escape From Neon City [spacer] Hostile Takeover [spacer] Shrapnel [spacer] Sins of Neoncity [spacer]

Comic Media Academy giới thiệu 36  tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting chuyên nghiệp – Kỳ 1 Ngành Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp đã xuất hiện tại các nước phát triển trên thế giới từ khá lâu, và cũng đã có những bước tiến vượt bậc không thể phủ nhận. Ngành Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp cũng đã hình thành nhiều tên tuổi lớn  trong nhiều chủ đề và trường phái hội họa. Tìm hiểu khóa học Digital Painting chuyên nghiệp ở đây : http://cmavn.org/khoa-hoc-digital-painting-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học Digital Painting cấp tốc ở đây : http://cmavn.org/lop-digital-painting-cap-toc Trong khuôn khổ giới thiệu thông tin, giúp cho những bạn trẻ hiểu thêm về Ngành Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp Comic Media Academy giới thiệu đến người hâm mộ bộ môn Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp 36 tác phẩm digital painting chuyên nghiệp chủ đề Sci-fi (khoa học viễn tưởng) ấn tượng. Hy vọng chủ đề này sẽ tạo cảm hứng cho các dự án mới của các bạn đã và đang hoạt động trong ngành nghệ thuật digital Painting chuyên nghiệp hoặc trao truyền sự đam mê yêu thích bộ môn nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp cho các “tín đồ” mới Andrée Wallin Đạo diễn và nghệ sĩ concept trong lãnh vực phim điện ảnh và quảng cáo. Andrée Wallin bắt đầu thử sức  bộ môn Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp từ năm 2006 và đã gặt hái nhiều thành công và thành quả ấn tượng. Ứng dụng ngành Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp trong lãnh vực phim điện ảnh, Andrée Wallin đạt nhiều danh hiệu nổi tiếng như Dirt 3, Oblivion và DJ Hero. Big Robots Downtown Futuristic Ghetto Office Bot Searching 2 You And Me  Angel Alonso Nghệ sĩ Angel Alonso hoạt động trong lãnh vực hoạt hình 2D, 3D hơn 25 năm. Ứng dụng nghệ thuật digital painting chuyên nghiệp chính của Nghệ sĩ Angel Alonso nhằm để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt. Tác phẩm nghệ thuật digital painting chuyên nghiệp của ông bao gồm chủ yếu là các tác phẩm 3D được tạo ra bởi Photoshop, 3ds Max và ZBrush. Witch of Thought Người hâm mộ Nghệ thuật Digital Painting có thể tham khảo thêm tác phẩm của nghệ sĩ Angel Alonso trên trang cá nhân của ông tại https://angelitoon.artstation.com/ Camille Kuo Camille Kuo là một nghệ sĩ nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp tài năng quốc tịch Đài Loan.   Nghệ sĩ Camille Kuo thích những tác phẩm nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp chủ đề kinh dị và hiện thực. Nghệ sĩ Camille Kuo sử dụng Photoshop, Painter, PaintBBS và PaintChat làm công cụ chính của mình để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp rực rỡ. Silent Threat   Clinton Felker Clinton Felker cũng là một hoạ sĩ truyền thống, luôn cố gắng giữ cho mình không sa đà lạm dụng vào môi trường nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp. Photoshop là công cụ chính mà ông sử dụng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp hấp dẫn của mình. Baboy Robot Người hâm mộ Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp có thể tham khảo thêm tác phẩm của nghệ sĩ Angel Alonso trên trang cá nhân của ông tại https://www.artstation.com/cgfelker Dan Luvisi Nghệ sĩ nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp Dan Luvisi dùng nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp để vẽ concept, đã làm việc cho những công ty danh giá như DC Comics, Universal và Microsoft. Ông được biết đến với phong cách vô cùng độc đáo và giật gân của ông trong cách tiếp cận minh họa của ông, có thể được chứng kiến trong các tác phẩm nghệ thuật Digital painting chuyên nghiệp cao cấp sau đây. LMS Gabriel Unloaded LMS Hex LMS Judge LMS Ro And Gizmo Còn tiếp… Comic Media Academy giới thiệu 36  tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting – Kỳ 2 Comic Media Academy giới thiệu 36  tác phẩm chủ đề Sci-fi (Khoa học viễn tưởng) của ngành nghệ thuật digital painting – Kỳ 3   Nguồn : hongkiat.com Comic Media Academy – Digital Painting Apt dịch và giới thiệu Tìm hiểu khóa học Digital Painting chuyên nghiệp ở đây : http://cmavn.org/khoa-hoc-digital-painting-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học Digital Painting cấp tốc ở đây : http://cmavn.org/lop-digital-painting-cap-toc  

đồ họa raster phong cách hoạt hình

Đồ họa Raster trong Digital Painting Hãy cùng Comic Media Academy tìm hiểu qua đồ họa Raster trong Digital Painting có 12 phong cách cơ bản. Những phong cách này vô cùng thuận lợi cho giáo dục trực tuyến. Tuy nhiên đồ họa Raster trong Digital Painting nhìn chung có nhược điểm là khi phóng to vượt mức pixel cho phép thì ảnh sẽ bị “out nét”.  Mặc dù có rất nhiều kiểu vẽ, nhưng trong bài này chúng ta chỉ đề cập đến những ví dụ cơ bản. Từ những ví dụ này chúng ta có thể pha trộn, kết hợp để tạo ra thật nhiều phong cách vẽ khác nữa. Mục đích của bài đăng này đơn giản chỉ là làm sao để chúng ta có thể có ý tưởng một cách dễ dàng nhất. Để dễ so sánh, chúng ta sẽ sử dụng các nhân vật trong thế giới của Harry Porter để minh họa cho các phong cách khác nhau Lớp Digital Painting Thiếu niên tại Comic Media Academy (Khai giảng 5/5/2018) Hotline: 08 3820 9066 – 0902 738 806 1. Phong cách phối màu giới hạn Khi chúng ta giới hạn chỉ sử dụng một số màu đơn giản, chúng ta sẽ thu được những kết quả không ngờ. Dưới đây là ví dụ cho phong cách đồ họa Raster trong Digital Painting cơ bản. 2. Phong cách hoạt hình Một phong cách vui nhộn rất phù hợp với nhiều chương trình giáo dục trực tuyến khác nhau. 3. Phong cách cô đọng nét mặt Tương tự với phong cách hoạt hình, nhưng ở phong cách này, các chi tiết và biểu cảm trên khuôn mặt được giảm bớt. 4. Phong cách biểu hiện. Ngược lại với phong cách cô đọng nét mặt, ở phong cách này, các biểu cảm của khuôn mặt là trọng tâm. 5. Phong cách chèn chất liệu Ở phong cách này, bề mặt nhân vật được chèn một lớp chất liệu dịu nhẹ, nhằm tăng hiệu ứng thị giác. 6. Phong cách tạo hiệu ứng ánh sáng. Điểm đặc trưng của phong cách này là ánh sáng làm nhân vật nổi bật lên, ở phong cách này chúng ta cần chú ý vị trí của nguồn sáng nhé. 7. Phong cách ánh sáng dịu nhẹ Được phát tiển dựa trên phong cách chèn chất liệu và tạo hiệu ứng ánh sáng, nhưng điểm đặc trưng là phần ánh sáng được chuyển dần theo nhiều lớp, tạo hiệu ứng dịu nhẹ hơn chứ không gắt như phong cách ở trên. 8. Phong cách đường nét Nếu quan sát kĩ, chúng ta có thể thấy các đường nét dùng trong phong cách này chủ yếu là các nét thẳng và mạnh. Hiệu ứng này làm các nhân vật trông có vẻ trưởng thành hơn. 9. Phong cách manga Đây là một phong cách được các người hâm mộ manga và anime  ưa chuộng. Điểm đặc trưng ở đây là đôi mắt mang biểu cảm rất tốt, là trung tâm của việc truyền đạt cảm xúc. 10. Phong cách phổ thông Chúng ta gọi đây là phong cách phổ thông vì chúng được sử dụng rất nhiều. Đặc trưng của phong cách này là nhân vật trông khá hiện thực. 11. Phong cách cổ nhỏ  Phong cách này tập trung vào một bộ phận cơ thể và làm cho nó trở nên khác biệt so với các phần còn lại.   12. Phong cách màu nước Đặc trưng của phong cách này là màu sắc được loang ra giả lập chất liệu màu nước nhưng vẫn đảm bảo tính đơn giản phù hợp cho ứng dụng vào minh họa cho ứng dụng trực tuyến. Các bạn quan tâm muốn cho con em mình tham gia các khóa học giới thiệu về Digital Thiếu niên có thể tham khảo theo đường link này:  http://bit.ly/2qIoAsv Hoặc Liên hệ số Hotline: 08 3820 9066 – 0902 738 806  

7 bài tập nâng trình Digital Painting 1

Những ngày đầu mới “rờ” tới Wacom, thật khó để ngăn chúng ta vẽ bất cứ thứ gì mà đó giờ hằng mơ tưởng trong đầu, các bạn nhỉ. Mình cứ vẽ miệt mài, nhưng rồi “thành phẩm” lại xấu hơn mình nghĩ, nhưng mình vẫn cứ miệt mài vẽ, đam mê mà! Đôi khi bạn cũng sẽ nghĩ đến việc luyện tập thật nghiêm túc trước khi bắt đầu vẽ một tác phẩm Digital Painting hẳn hoi. Nhưng những bài tập căn bản thật sự là chán chết đi được! Ai mà chả thích vẽ một con rồng hơn là đi ngồi đánh bóng mấy cái hình khối hộp chứ! Tôi hiểu mà. Vì thế, tôi đã thiết lập chuỗi các bài tập sẽ giúp các bạn có thể học hỏi mà không cần phải vẽ những thứ chán ngắt (như hộp vuông, đầu tượng…). Hãy vẽ bất cứ gì mình thích với những kĩ thuật vẽ sau đây, các bạn sẽ thấy mình tiến bộ trong thời gian không lâu đâu! 1. Chỉ vẽ những phần sáng Hầu hết chúng ta thường “mặc định” vẽ trên một nền background màu trắng, nhưng đó chỉ là tàn dư cũ của nền hội họa truyền thống thôi. Sự mặc định này buộc ta phải “vẽ” luôn cả mảng sáng lẫn mảng tối, mặc dù thật ra bóng tối (shadow) không thật sự là cái gì ghê gớm lắm – nó chỉ là sự thiếu sáng mà thôi. Với việc bắt đầu bức tranh trên background màu ĐEN, bạn tự buộc mình phải vẽ chỉ với phần sáng thôi, thì bóng tối tự động trở thành khái niệm cố nhiên của nó: là các khu vực không có ánh sáng. Bước 1 Phác thảo hình ảnh mà bạn muốn vẽ. Bước 2 Tạo ra âm bản của bản phác. Nếu sử dụng Photoshop bạn có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + I. Tô đen background bằng cách chọn layer background rồi fill màu đen. Bước 3 Giảm Opacity của bản phác lại, càng mờ càng tốt. Bước 4 Đây là lúc trò vui bắt đầu nè! Phân định các mảng sáng, dự đoán hướng và nơi ánh sáng chạm đến trên bề mặt vật thể, rồi tô trắng những chỗ đó. Bước 5 Nguồn sáng chính sẽ dội xuống mặt đất, nên nó sẽ tạo ra một nguồn sáng phụ yếu hơn hắt lên bề mặt bên dưới của vật thể (gọi là phản quang). Dùng màu xám để thể hiện những vùng sáng này. Bước 6 Vậy thôi đó! Tới đây bạn có thể ngừng lại, hoặc tỉa tót chi tiết để hoàn thiện hơn. Bạn có thể dùng nó để làm layer bóng cho một layer màu khác để ra một bức vẽ thật sự. (chọn Multiply mode). 2. Giới hạn lại bộ màu của bạn Bảng màu trong photoshop có thể làm bạn choáng váng với cả đống lựa chọn. Và thường bạn sẽ hoang mang khi phải lựa chọn giữa màu vàng hay vàng ngả xanh lá, vì thật tình là chúng gần như giống nhau. Thực tế là đa phần mọi vật thể đều có gam màu giới hạn, thông thường là 2 đến 3 màu chính, và chỉ 1 hoặc 2 màu phụ cho các chi tiết nhỏ. Nếu bạn dùng quá nhiều màu để vẽ, hình vẽ của bạn có thể sẽ bị “rợ”, nhìn giả (không giống mẫu). Để tránh mất thời gian chọn màu, bạn nên chuẩn bị trước một hệ thống màu giới hạn trước khi bắt đầu lên màu cho tác phẩm nhé! Ví dụ như sau: Màu chính 1 Màu chính 2 Màu phụ 1 Màu phụ 2 Để việc tô màu dễ dàng hơn nữa, hãy pick sẵn hệ màu bóng đổ cho tất cả các màu bạn đã chọn: (bạn có thể xài Hue/Sarturation để chỉnh cho dễ hoặc chọn trực tiếp trên bảng màu) Sáng trung gian (tối hơn vài độ, ngả xanh) Bóng đổ (tối hơn nữa, ngả xanh hơn nữa) Ánh sáng phản quang (sáng hơn màu “sáng trung gian” một tí, nhưng ngả xanh hơn và ít bão hòa hơn) Giờ thì hãy quên luôn cái bảng màu cồng kềnh của photoshop đi, chúng ta bắt đầu tô màu với những màu mình đã lựa nhé! Bước 1 Phủ một lớp màu bóng đổ (màu tối nhất bạn đã pick) lên vật thể. Bước 2 Dùng các màu sáng trung gian để tô toàn bộ các mảng chính của khối hình  (đừng tô luôn ranh giới giữa các mảng nhé). Bước 3 Dùng những màu chính để tô những khu vực hứng ánh sáng trực tiếp. Bước 4 Dùng các màu phản quang để tô các mặt đối diện với nguồn sáng. Bước 5 Hoàn thiện bài vẽ. Giờ đây bạn có thể thêm thắt vài màu khác theo ý thích, nhưng tốt nhất là nên theo gam chính của hình vẽ, đừng dùng các màu “trớt quớt” với toàn bộ hệ màu bạn đã xây dựng. Như bạn có thể thấy, lập bảng màu ngay từ lúc bắt đầu sẽ làm cho việc vẽ nhanh hơn và thuận lợi hơn. Bạn còn có thể dễ dàng kết hợp thử các bộ màu khác nhau trước khi tiêu tốn thời gian và công sức vào các chi tiết. 3. Bắt chước màu sắc từ thực tế Những người chuyên nghiệp thường nói rằng: “Hình chụp không phải là nguồn tham khảo tốt, hãy dùng chính thực tế để học hỏi dược nhiều điều hơn”. Phương pháp học này là chính xác, tuy vậy họ rất ít khi đề cập đến độ khó của nó. Thí dụ như bạn muốn vẽ một vật thể thực tế nào đó. Và khi bắt đầu tô màu, chúng ta xem vật mẫu là một hệ thống gồm rất nhiều màu sắc khác nhau. Vậy phải bắt đầu từ đâu bây giờ, chọn màu nào để tô trước đây? Vì

7 bài tập nâng trình Digital Painting 18

4. Vẽ bằng cọ đầu lớn Chúng ta học vẽ hay cụ thể hơn là digital painting để thể hiện những gì chúng ta suy nghĩ. Nhưng cho dù cho hình ảnh trong đầu ta có hoàn chỉnh đến thế nào, việc xuất chúng ra giấy là cả một quá trình dài gồm nhiều bước tuần tự. Và chính điều này tạo ra một vấn đề khó chịu. Giả dụ tôi muốn vẽ một con rồng hoành tráng, tôi phải bắt đầu từ đâu đây? Vẽ cánh hay vẽ đôi mắt trước? Còn bộ vảy thì sao? Khi nào mới nên tô màu? Chúng ta thường bị các chi tiết nhỏ chi phối, rồi sa đà vào việc “tỉa tót” mà quên mất tổng thể bức tranh. Giải pháp cho vấn đề này là điều chỉnh mật độ chi tiết. Đầu tiên bạn vẽ hình lớn (hình tổng thể) với thật ít chi tiết, sau đó bạn đi sâu vào vùng nhỏ hơn với các chi tiết vừa phải, rồi sâu hơn (chi tiết hơn). Điều này giúp bạn dàn trải đều cho toàn bức tranh và tránh được chuyện con rồng cực kì chi tiết ở cái đầu nhưng phần chân cẳng thì mới lèo khoèo vài nét phác. Vì thế khi bắt đầu bài vẽ, đừng phí thời gian để lựa cọ, cứ chọn đại một cây, chỉnh đầu cọ thật to (để hạn chế tỉa chi tiết) và vẽ thôi! Bài tập này khá ngắn. Chỉ cần ngay từ bây giờ, bạn hãy tập thói quen bắt đầu những bức tranh của bạn với một cây cọ đầu lớn. Sử dụng nó để hình thành nên bức tranh lớn, và nó không mất nhiều thời gian nên nếu bạn không ưng ý, bạn có thể chỉnh sửa rất nhanh hoặc vẽ cái khác. Phương pháp này cho bạn một cơ hội để đánh giá thật kĩ  tổng thể trước khi đầu tư quỹ thời gian vào chi tiết. 5. Lên sáng tối mà không có nguồn sáng trực tiếp Khi mới học về bóng đổ và ánh sáng, bạn thường bắt đầu bằng việc chọn một nguồn sáng có hướng, sau đó bắt đầu lên sáng tối cho vật thể. Tuy nhiên trong thực tế, bạn sẽ thấy các vật thể rất ít khi được hứng sáng bởi chỉ một nguồn sáng có hướng rõ rệt. Các vật thể thực thường bị bao trùm trong không gian ánh sáng “lờ nhờ”, loại ánh sáng mà tới từ mọi phía, bị mọi thứ phản chiếu và hắt đi “lung tung”, cho ra cảm giác một không gian mà ánh sáng ở khắp nơi. Nếu bạn muốn lên sáng tối cho vật thể một cách tự nhiên như đời thực, bạn phải làm chủ được phương pháp này. Thực ra nó khá đơn giản một khi bạn đã hiểu. Để thực hành bài tập này, bạn cần biết một quy luật đơn giản. Chúng ta thường lên sáng tối cho một vật thể với 2 nguồn sáng: nguồn sáng chính và nguồn phản quang. Mọi thứ khác là bóng tối (shadow). Con chim này đang bay trong bóng tối, được minh họa bởi một nguồn sáng mạnh đến từ một hướng đơn. Một cách khác để làm cho bức hình trông “thật” hơn là… lên sáng tối trước khi chọn nguồn sáng. Để làm thế,ta tăng sắc độ nhẹ cho màu bóng (shadow color) và dùng sắc ấy để vẽ những vùng mà không dính vào đường line. Con chim này đã được vẽ không chỉ bởi một nguồn sáng chính, mà còn có nguồn sáng trong không gian đến từ bầu trời. Nếu bạn hiểu và ứng dụng đúng, vật thể sau khi lên sáng tối của bạn sẽ giống với kết quả thứ 2 hơn (trong hình sau). Nếu bạn vẫn còn hơi mơ hồ, thì đây là tóm gọn: Trước khi bắt đầu lên sáng tối theo kiểu truyền thống, cố hình dung một nguồn sáng ẩn được bao quanh toàn bộ vật thể. Chỉ khi có được ý thức này bạn mới bắt đầu lên sáng tối. Phương pháp này sẽ khiến cho bức vẽ của bạn không có được độ tương phản gắt, nhưng làm cho tranh dịu hơn và thực tế hơn. 6. Nghiên cứu trước khi vẽ “Ồ, đây quả là một loài chim thú vị, mình sẽ dùng gam màu tuyệt vời của nó đễ vẽ một chú Griffin (đầu chim mình sư).” Bạn liền mở photoshop và… Dừng lại đi nào! Khoan vẽ đã. Hãy tự băn khoăn : mình đã vẽ con chim bao giờ chưa nhỉ, hay một con sư tử? Griffin có thể là một sinh vật hư cấu, nhưng từng phần cơ thể của nó được cấu thành từ những con thú có thật. Bạn không thể cứ vẽ đại thứ gì đó rồi thuyết phục người xem rằng nó là con Griffin,nếu cái đầu của nó chả giống chim và thân mình nó không hề giống sư tử. Nếu bạn chưa bao giờ vẽ thứ gì đó, đừng mong đợi mình sẽ vẽ đúng ngay lần đầu tiên. Nếu bạn chưa bao giờ bỏ thời gian để quan sát kĩ vật thể ấy, chắc chắn bạn sẽ không vẽ được nó. Quay lại ví dụ ban đầu, trước khi vẽ con Griffin, bạn hãy làm thử bài test này trước khi bắt tay vào công việc. Hãy phác thảo một cái cánh chim hoặc một cẳng chân của con sư tử. Nếu thấy nó thật dễ dàng, thì bạn có thể bắt đầu vẽ con griffin của mình. Còn nếu khó quá? Chả sao cả, bạn vừa tiết kiệm cho mình hàng tiếng đồng hồ để vẽ bức tranh mà bạn chưa thể vẽ đúng. Hãy làm bài tập này mỗi khi bạn chuẩn bị vẽ một ý tưởng mới. Hãy tìm những nguyên tố cấu thành bưc tranh, phác thảo chúng riêng lẻ ra.

Khai giảng lớp học Digital Painting cấp tốc

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) khai giảng lớp học Digital Painting cấp tốc Khoá 01. Chương trình đào tạo 100% thời gian trên máy, học viên học và thực hành với hệ thống bảng vẽ điện tử hiện đại tại CMA. Tại buổi khai giảng, các bạn tân học viên lần lượt được giới thiệu về chương trình học, phương pháp học tập và rèn luyện để đạt được kết quả tốt nhất có thể. Lớp học Digital Painting cấp tốc là chương trình học rút gọn thời gian dành cho các bạn đang đi làm hoặc không có đủ điều kiện để học lớp Digital Painting chuyên nghiệp. Lớp học với sự hướng dẫn của đội ngũ hoạ sĩ, Digital Artist giàu kinh nghiệm. Cùng CMA xem lại một số hình ảnh trong ngày khai giảng: Toàn cảnh lớp học Digital Painting cấp tốc ngày khai giảng. Hoạ sĩ Lạc An và Hoạ sĩ Dương Hương Ly giới thiệu về đề cương lớp học, các nội dung chi tiết mà học viên sẽ lần lượt được chia sẻ và hướng dẫn thực hiện. Các bạn tân học viên lớp Digital Painting cấp tốc lắng nghe phần giới thiệu chương trình học. Nhiều bạn học viên phải di chuyển từ các quận ngoại thành như Thủ Đức, Quận 9 để đến với lớp học Digital Painting cấp tốc. Khoảng cách có chút trở ngại, nhưng với niềm đam mê và tinh thần họi hỏi không ngừng, CMA tin rằng các bạn sẽ học tốt và sớm có tác phẩm đầu tay. Thạc sĩ – Hoạ sĩ Nguyễn Thị Thanh Thuỷ giải đáp thắc mắc chương trình học cho các bạn tân học viên. CMA chúc các bạn tân học viên Lớp Digital Painting cấp tốc khoá 1 có hành trình học tập vui và hấp dẫn. Nỗ lực ngày hôm nay sẽ mang đến kết quả cho mai sau.  LIÊN HỆ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Điện thoại:(028)3820.9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM

Comic Media Academy khai giảng Khóa 7

Ngày 21/09/2017, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức Lễ khai giảng khóa 07, chương trình đào tạo chuyên sâu hệ Kỹ thuật viên với các chuyên ngành: Họa sĩ truyện tranh, họa sĩ hoạt hình và họa sĩ vẽ tranh kỹ thuật số (Digital Painting). THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Lễ khai giảng khóa 7 Ngành truyện tranh – hoạt hình – digital painting Thời gian: 9:00 – 11:30 ngày thứ năm, 21/09/2017 Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình – Cơ sở 2, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM (*) Hình ảnh buổi lễ khai giảng: Xem tại đây   LỊCH TRÌNH BUỔI LỄ KHAI GIẢNG: THỜI  GIAN HOẠT ĐỘNG 8:30 – 9:00 Đón tân học viên & khách mời 9:00 – 9:10 Giới thiệu chương trình & khách mời 9:10 – 9:25 Thông điệp đầu khóa & khái quát ngành học Thầy Lê Thắng 9:25 – 9:40 Hoạt hình Việt Nam và con đường tiến ra thế giới Thầy Thomas Voigt 9:40 – 10:10 Văn nghệ và giao lưu học viên 10:10 – 10:25 Kinh nghiệm & hành trang làm việc chuyên nghiệp Thầy Reggie de la Cruz 10:25 – 10:45 Mini Game 10:45 – 11:05 Các vấn đề học tập, khen thưởng & xử phạt Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc 11:05 – 11:20 Hỏi & Đáp 11:20 – 11:30 Kết thúc lễ khai giảng & chụp ảnh lưu niệm BẢN ĐỒ THAM KHẢO: [spacer] Viện Truyện tranh và Hoạt hình trân trọng kính mời quý giảng viên, các bạn học viên, tân học viên đến tham dự. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] (*) Cơ sở 2 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình đặt tại Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận. (**) Mọi thông tin chi tiết về Lễ khai giảng Khóa 07, bạn vui lòng liên hệ hotline – 090.273.8806.

Talkshow Digital Painting

Thuộc chuỗi sự kiện Hugital Talkshow chuyên về Mỹ thuật – Thiết kế – Làm phim & Game, talkshow đầu tiên với chủ đề DIGITAL PAINTING: XU HƯỚNG & CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP sẽ diễn ra lúc 8:00 sáng Chủ nhật, ngày 18/06/2017 tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, số 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận. Hugital Talkshow được tổ chức theo hình thức giao lưu – chia sẻ – tương tác trực tiếp giữa khán giả với khách mời là những chuyên gia, họa sĩ chuyên nghiệp có tầm ảnh hưởng trong ngành kết hợp với triển lãm, dùng thử sản phẩm. Chương trình do Công ty Phan Thị phối hợp cùng Viện Truyện tranh & Phim Hoạt hình Việt Nam (CMA) tổ chức nhằm đem đến cho người tham dự, đặc biệt là giới trẻ, các thông tin hữu ích, thiết thực về thị trường và xu hướng ngành nghề mình quan tâm. Có thể nói khái niệm Digital Painting không còn quá xa lạ với mọi người. Nghệ sĩ Digital Painting không chỉ là một họa sĩ mà còn được xem là phù thủy sáng tạo bởi khả năng hiện thực hóa ý tưởng thành những tác phẩm nghệ thuật ngoài sức tưởng tượng. Chúng ta bắt gặp Digital Painting ở mọi nơi: trên áp phích, video quảng cáo, mẫu thiết kế thời trang, trong các bộ phim, bìa sách, hay truyện tranh,… Song để biết chính xác về vai trò và ứng dụng của Digital Painting trong thời đại công nghệ thì không phải ai cũng có thể hiểu rõ. Tham gia talkshow Digital Painting: Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp để lắng nghe chia sẻ và cùng trò chuyện với những người làm nghề lâu năm trong ngành để được giải đáp mọi thắc mắc. Bên cạnh đó, bạn còn được tư vấn về phương pháp học tập, phương pháp sáng tạo và có cơ hội nhận rất nhiều phần quà hấp dẫn như: Bảng vẽ điện tử Huion H610, Huion 420, Artwork khổ lớn của khách mời, Voucher khóa học Digital Painting, v.v… [spacer] THÔNG TIN SỰ KIỆN: Digital Painting: Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp Thời gian: 8:00 – 11:30, Chủ nhật, 18/06/2017 Địa điểm: Pixar Room & Tezuka Osamu Room, 164 Nguyễn Đình Chính, Q. Phú Nhuận, TPHCM [spacer] KHÁCH MỜI: Nguyễn Huy Thiện (Thiện Chunli) – Concept Artist và Concept Director tại VNG, Faceroll Games, sáng lập Chunli Art Production Hoàng Anh Đức (nick name Painter Man) – Freelancer Illustrator, tác giả nhân vật Quần Tim Đỏ và mèo Lắm Lông Đuôi Dài [spacer] ĐĂNG KÝ THAM DỰ (Số lượng có hạn) Loading… Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: NGUYỄN QUỐC HIẾU (Mr.) Điện thoại: 0902 648 241 Email: truyenthong@bookbuy.vn

Địa điểm học Digital Painting chuyên sâu từ A-Z 4

Học Digital Painting chuyên sâu từ A-Z để có một nghề nghiệp tốt với thu nhập hấp dẫn đến từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn chắc chắn sẽ có một hành trình sáng tạo không thể tuyệt vời hơn! Sự phát triển của công nghệ hiện nay đã đưa nhiều ngành nghề trở thành xu hướng lựa chọn của giới trẻ. Trong đó, Digital Painting với tính chất sáng tạo độc đáo, sức hút kỳ lạ và sự trợ giúp đắc lực của công nghệ nhanh chóng trở thành một trong những nghề được các bạn theo đuổi hàng đầu. Tranh: Họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn Khác với vẽ tranh truyền thống, họa sĩ vẽ Digital Painting hay còn gọi là Digital Artist sẽ thực hiện tác phẩm trên máy tính và dựa vào các phần mềm, bảng vẽ điện tử chuyên dụng. Do đó, ngoài kỹ thuật vẽ, sự sáng tạo của họa sĩ, công nghệ chính là một phần không thể thiếu để tạo ra tác phẩm. Comic Media Academy với Khóa học Digital Painting chuyên nghiệp đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu Học chuyên sâu để làm nghề của học viên. Hiểu đúng nguyện vọng này, Comic Media Academy tạo ra một chương trình học Digital Painting chuyên sâu, “step by step” từ căn bản đến khi thành nghề, giảng dạy bài bản từ kỹ năng vẽ tay đến vẽ máy trên hệ thống bảng vẽ điện tử hiện đại. Qua đó thực hiện được mục tiêu không những giúp học viên thể hiện tốt các kỹ năng đã học mà còn từng bước giúp học viên tạo ra những tác phẩm đầu tay mang đậm bản sắc cá nhân.   Tranh: Họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn Ngoài chương trình học Digital Painting chuyên sâu, Comic Media Academy còn chú trọng đầu tư trang thiết bị, phòng học hiện đại để thỏa mãn nhu cầu thực hành ngay khi học lý thuyết. Từ đó giúp học viên học Digital Painting vững tay nghề và tự tin tạo ra những ArtWork, tạo tiếng vang trong giới nghệ thuật nói chung và Digital Painting nói riêng. Lớp học Digital Painting của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Với chất lượng đào tạo từ đội ngũ giảng viên tâm huyết, chương trình học được nghiên cứu chuyên sâu, đến các thiết bị hiện đại phục vụ việc học Digital Painting, Comic Media Academy chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành tin cậy của các bạn muốn trở thành một Digital Artist trong tương lai. LIÊN HỆ TƯ VẤN: Comic Media Academy VN Viện Truyện tranh và Hoạt hình CMA Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 3: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM Hotline: 0902738806 Email: daotao@cmavn.org Website: cmavn.org

Comic Media Academy Khai giảng Khóa 06 Hệ Kỹ thuật viên

Sáng 20/04, Lễ khai giảng khóa 06 ngành Truyện tranh, Hoạt hình, Digital Painting đã được diễn ra tại cơ sở 164 Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận. Buổi lễ có sự tham gia của các giảng viên đang tham gia giảng dạy tại Viện cùng các bạn học viên, tân học viên. Sau chuyến tàu mang tên “Khóa 05”, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cho một hành trình mới mang tên Khóa 06. Hành trình của những họa sĩ vẽ truyện tranh, làm phim hoạt hình và Digital Painting tương lai.  Không chỉ là một buổi lễ khai giảng đơn giản, đây còn là buổi chào đón các bạn tân học viên Khóa 06 gia nhập Thế giới CMA, nơi các bạn tự tin thực hiện ước mơ của mình. Sự đặc biệt của buổi lễ khai giảng Khóa 06 đến từ sự chuẩn bị, góp sức của các bạn học viên khóa trước từ từ khâu thiết kế đến nội dung chương trình.  Bên cạnh chào đón học viên Khóa 06, Viện Truyện tranh và Hoạt hình còn tổ chức trao học bổng học tập cho các học viên xuất sắc, học viên tiêu biểu trong học kỳ trước.  Học viên có thành tích học tập cao nhất của từng khóa học Nguyễn Thị Hoài Thương – Học viên Khóa 2 hệ KTV Chuyên ngành Truyện tranh Mai Thu Hải Ngân – Học viên Khóa 3 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình Huỳnh Thị Minh Phương – Học viên Khóa 5 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình  Phan Hồng Đức – Học viên Khóa 5  hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình  Học viên tiêu biểu toàn khóa Nguyễn Khương Thảo – Học viên Khóa 5 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình Như một thông lệ trong các buổi lễ khai giảng chào đón tân học viên của CMA, các bạn tân học viên Khóa 06 sẽ cùng giao lưu và chia sẻ với các bạn học viên khóa trên. Không chỉ vậy, các bạn Khóa 06 còn có khoảng thời gian vui chơi, gắn kết cùng nhau qua trò chơi vẽ tranh đoán nhân vật truyện tranh, hoạt hình . Mục đích của những trò chơi này là muốn cho các bạn tân học viên có thể thoải mái, cởi mở hơn và sẵn sàng đón nhận những thử thách phía trước.  Dù đều có sự khác biệt riêng nhưng tựu chung lại các bạn đều có một ước mơ, một đam mê trong ngành học Digital Painting, Truyện tranh, Hoạt hình. Cùng cố gắng cho tương lai phía trước nhé CMAers! >>> Theo dõi hình ảnh buổi lễ khai giảng TẠI ĐÂY

Ngày 20/04/2017, Comic Media Academy (Viện Truyện tranh và Hoạt hình) tổ chức Lễ khai giảng khóa 06, chương trình đào tạo chuyên sâu hệ Kỹ thuật viên với các chuyên ngành: Họa sĩ truyện tranh, họa sĩ hoạt hình và họa sĩ vẽ tranh kỹ thuật số (Digital Painting). THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Lễ khai giảng khóa 6 Ngành truyện tranh – hoạt hình – digital painting Thời gian: 9:00 – 11:30 ngày thứ năm, 20/04/2017 Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình – Cơ sở 3, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM (*)   LỊCH TRÌNH BUỔI LỄ KHAI GIẢNG: THỜI  GIAN HOẠT ĐỘNG 8:30 – 9:00 Đón tân học viên & khách mời 9:00 – 9:05 Giới thiệu khách mời 9:05 – 9:20 Giới thiệu về Viện & các ngành nghề đào tạo 9:20 – 9:40 Chương trình học & các điểm khác biệt 9:40 – 9:50 Văn nghệ học viên 9:50 – 10:10 Trao học bổng cho học viên học tập tốt 10:10 – 10:30 Giao lưu học viên & tân học viên 10:30 – 11:00 Mini game 11:00 – 11:20 Hỏi – Đáp 11:20 – 11:30 Kết thúc lễ khai giảng & chụp ảnh lưu niệm BẢN ĐỒ THAM KHẢO: [spacer] Viện Truyện tranh và Hoạt hình trân trọng kính mời quý giảng viên, các bạn học viên, tân học viên đến tham dự. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] (*) Cơ sở 3 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình đặt tại Trung tâm dạy nghề Phú Nhuận. (**) Mọi thông tin chi tiết về Lễ khai giảng Khóa 06, bạn vui lòng liên hệ Mr. Hải Đăng – 090.273.8806.

tạo hình và phối cảnh

Bạn là một họa sĩ vẽ truyện tranh hay một nhà làm phim hoạt hình? Bạn muốn kể một câu chuyện bằng những khuôn hình, bức vẽ nhưng không biết cách để sắp xếp những ý muốn thể hiện như thế nào? Hoặc bạn là một họa sĩ Digital Painting muốn tìm cách sắp xếp các nét vẽ thành một bức tranh ý nghĩa có bố cục rõ ràng? “Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện” sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó. Khi đọc cuốn sách này có nghĩa là bạn đang bước vào một khoa học cao cấp về nghệ thuật kể chuyện bằng thị giác. Bạn sẽ tìm ra được cách thu hút người nghe, người xem vào câu chuyện của mình. Khi vẽ storyboard hay dàn chuyện bằng hình ảnh đó là lúc chúng ta thực hành một bài tập kể chuyện, khác với trình diễn một tiết mục cho một show diễn nào đó. Nếu hình vẽ không được thực hiện để diễn tả một mục đích, ý nghĩa nó sẽ đẩy người xem ra khỏi diễn tiến câu chuyện, làm cho người xem bối rối vì họ đang nhìn vào những nét bút trên giấy, chứ không phải đang trải nghiệm khi theo dõi một câu chuyện và các nhân vật bên trong đó. Không nên để khán giả mắc kẹt vào một khuôn hình nào đó bởi bức vẽ trong khuôn hình rất đẹp nhưng lại không có ý đồ gì phục vụ cho câu chuyện Trong cuốn sách này chúng ta sẽ nói về ngôn ngữ của nghệ thuật và cách sắp xếp bố cục trên khuôn hình và mục đích của từng khuôn hình. Khi nắm rõ các lý thuyết này, câu chuyện hình ảnh mà bạn kể sẽ được gắn kết, liên tục và có tính nhất quán. Điều này làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và thu hút người xem hơn. Bắt đầu đọc, bắt đầu vẽ và bắt đầu con đường sáng tạo của bạn. THÔNG TIN CHUNG: Framed Ink – Tạo hình và bố cục dành cho họa sĩ kể chuyện Danh mục Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Tác giả: Marcos Mateu Mestre Biên dịch: Th.s – Họa sĩ Lê Thắng Số trang: 160 Nội dung: Chương 1: Cái nhìn chung về nghệ thuật dẫn dắt Chương 2: Vẽ và bố cục trên một khuôn hình đơn (phần cơ bản) Chương 3: Bố cục khuôn hình có mục đích Chương 4: Bố cục tạo ra sự liên tục Chương 5: Truyện tranh dài kỳ Phần 1: Nhân vật Phần 2: Khung truyện và trang truyện Một vài suy nghĩ sau cùng >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Dạy vẽ phối cảnh truyện tranh, hoạt hình