Mọi thứ luôn trở nên phức tạp khi bạn phát giác ra nửa kia của mình là phản diện – hoặc ngược lại – nhưng điều này lại giúp làm nên câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn cho truyện tranh và phim chuyển thể từ truyện tranh. Ví dụ về 6 cặp nhân vật Marvel/DC dưới đây là minh chứng cho thấy nửa kia của bạn không phải lúc nào cũng phá vỡ thỏa thuận chỉ vì anh ta ở bên kia chiến tuyến.   1. Daredevil và Elektra Daredevil luôn nhân danh công lý để chiến đấu chống lại kẻ xấu. Tuy nhiên, bạn gái một thời của anh, Elektra không từ thủ đoạn phi đạo đức nào để giành chiến thắng trong cuộc chiến. Dẫu Matt Murdock cố gắng đứng về phía lẽ phải đến đâu đi nữa, nhưng tình yêu cứ khiến anh quay lại với Elektra. Daredevil đồng cảm với cô, nhưng sự bất đồng quan điểm vẫn là nguyên nhân cản trở mối quan hệ của họ.   2. Batman và Catwoman Không có sự hiểu lầm nào ở đây, vì ngay từ đầu, Bat và Cat đã bộc lộ rõ quan điểm trái ngược nhau về công lý. Trong truyện tranh, TV series, và phim chuyển thể, Batman bị hút hồn bởi Catwoman và thầm yêu cô. Catwoman cũng vậy, và cô có nét giống phản anh hùng (anti-hero) hơn là phản diện, hay đi gây sự đánh nhau, rồi cuối cùng làm hòa.   3. Spider-Man và Black Cat Felicia Hardy (Black Cat) hành nghề đạo chính, nhưng thường xuyên bị Spider-Man phá đám. Cả hai nhân vật thường buông lời “ong bướm” mỗi khi đối đầu nhau. Cuối cùng, Black Cat quyết định “cải tà quy chính,” sát cánh cùng Spider-Man chiến đấu chống lại cái ác. Tiếc thay, sự lãng mạn đã mất đi khi mặt nạ rơi xuống.   4. Nightwing và Harley Quinn Hầu hết mọi người chỉ biết đến cặp đôi Harley và Joker, ít ai ngờ rằng trong một số truyện tranh khác, người cô yêu lại là Nightwing. Trong truyện tranh, hai công dân của Gotham có những giây phút tình tứ không thể chối cãi với nhau. Trong một số phim hoạt hình, họ thật sự ở bên nhau, và thậm chí kết hôn trong series truyện tranh gần đây.   5. Cyclops và Phoenix Jean Grey là một cô gái dịu dàng, có mối tình đẹp với Scott Summers (Cyclops), cho đến một ngày nọ, cô trở thành Dark Phonenix, sở hữu sức mạnh hủy diệt hành tinh. Summers chật vật đối phó với mối quan hệ đi theo chiều hướng nguy hiểm, nhưng cả hai vẫn cố gắng vượt qua.   6. Sue Storm và Dr. Doom Trong phần đầu của nhiều series truyện tranh và phim X-Men, Sue Storm và Victor Von Doom hẹn hò hoặc kết hôn với nhau. Doom tuy là người có hiểu biết, nhưng vì tham vọng và đam mê quyền lực lấn át lý trí, anh dần biến thành siêu phản diện xấu xa, độc ác. Việc này không chỉ đẩy Sue Storm vào vòng tay của Mr. Fantastic, mà còn lôi kéo hai người từng một thời yêu nhau say đắm vào cuộc chiến khốc liệt một mất một còn.   * Nguồn: therealstanlee * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy

Loạt phim siêu anh hùng đã oanh tạc phòng vé trong khoảng thời gian 5 năm trở lại. Với “ Vũ trụ Mavel” và “ Đế chế DC” hình tượng anh hùng với sức mạnh phi thường đã khắc đậm dấu ấn trong lòng khán giả. Nhưng tiền thân của loạt phim này là comic book. Ngày nay, comic book gặp phải những đối thủ cạnh tranh đáng gờm đến từ châu Á như manga, manhwa,… Vậy thời hoàng kim của comic book là khi nào?   Truyện tranh ra đời từ cuối thế kỷ 19, nhưng mãi đến sau thời kỳ suy thoái kinh tế, nó mới trở nên thịnh hành và phát triển thành ngành công nghiệp lớn. Thời kỳ hoàng kim của truyện tranh bắt đầu từ khi nào vẫn là điều gây tranh cãi, mặc dù nhiều người cho rằng đó là vào thời điểm ra mắt series truyện tranh Superman (Siêu nhân – 1938). Nhân vật truyện tranh Superman là thành quả sáng tác của Jerry Siegel và Joe Shuster, được đông đảo độc giả yêu thích cho đến tận ngày nay. Thành công của Superman khơi mào cho sự ra đời của hàng loạt series truyện tranh ăn theo và mẫu nhân vật siêu anh hùng – nhân vật có lai lịch bí ẩn, sức mạnh siêu nhiên, và trang phục đầy màu sắc. “Nối gót” Superman, những nhân vật siêu anh hùng như Batman, Robin, Wonder Woman, Plastic Man, GreenLantern, Flash,… lần lượt ra đời. Captain Marvel là một trong những series truyện tranh siêu anh hùng được yêu thích nhất của thập niên 40, thường bán chạy hơn cả Superman. Doanh số bán truyện tranh tăng vọt trong chiến tranh thế giới thứ hai. Truyện tranh dễ mua, dễ mang theo, chứa đựng những câu chuyện truyền cảm hứng yêu nước, đề cao chân lý “Chính nghĩa nhất định chiến thắng gian tà.” Những sự kiện, những giá trị thời đại được phản ánh rõ nét trong các câu chuyện. Những nhân vật thân Mỹ, đặc biệt là Captain America, đều là siêu anh hùng, sinh ra để phụng sự tổ quốc. Trên trang bìa truyện tranh số đầu tiên là hình ảnh Captain America khoác áo giáp “sọc và sao”, chiến đấu với Adolf Hitler. Trong thời kỳ hoàng kim, bên cạnh truyện tranh siêu anh hùng, những thể loại truyện tranh khác cũng bắt đầu xuất hiện. Truyện tranh kinh dị và trinh thám được ưa chuộng, đáng chú ý nhất là series truyện tranh The Spirit. The Spirit là thám tử đeo mặt nạ chuyên hành hiệp trượng nghĩa trong câu chuyện. Truyện tranh khoa học viễn tưởng và cao bồi được kể theo phong cách mới. Truyện tranh tuổi teen nhận được sự quan tâm của độc giả. Comic strip Archibald “Archie” Andrews phát hành năm 1941 được nhiều người yêu thích đến mức nhà sản xuất phải đổi tên thành Archie Comics (1946). Walt Disney đi tiên phong trong sản xuất truyện tranh về chủ đề rừng xanh và động vật như Mickey Mouse, Donal Duck, Tarzan,… Sau chiến tranh, truyện tranh siêu anh hùng không còn “ăn khách” như trước nữa – thời điểm được nhiều người xem là đánh dấu kết thúc thời kỳ hoàng kim của truyện tranh. Thời kỳ hoàng kim của truyện tranh tuy đã qua đi, nhưng để lại dấu ấn khó phai. Nhiều nhân vật truyện tranh vẫn được yêu thích cho đến ngày nay. Nhân vật siêu anh hùng đầu tiên, Superman vẫn sống mãi trong văn hóa Mỹ. Thời kỳ hoàng kim là một trong những nhân tố quan trọng góp phần biến truyện tranh thành loại hình nghệ thuật chính thống, có ngôn ngữ và nguyên tắc sáng tác riêng. CMAVN dịch và biên tập.      

Học vẽ hoàng tử tội phạm Joker chỉ trong 7 bước đơn giản

Joker là nhân vật phản diện xuất hiện trong truyện tranh được xuất bản bởi DC Comics. Joker được biết đến là kẻ thù truyền kiếp của Batman. Kẻ phản diện vĩ đại của DC Comics không có siêu năng lực như nhiều nhân vật khác nhưng lại sở hữu đầu óc khó lường, động cơ điên loạn, tính cách quái gở và ngoại hình đáng sợ như một “gã hề”. Joker trên màn ảnh rộng cũng có rất nhiều phiên bản. Phần lớn khán giả biết đến Joker qua vai diễn của nam diễn viên bạc mệnh Heath Ledger. Hôm nay, chuyên mục dạy vẽ sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ kẻ phản diện vĩ đại Joker chỉ trong 7 bước. Bước 1: Chúng ta sẽ bắt đầu với hình dạng quả trứng cho phần đầu và mặt. Tiếp tục phác họa các đường hướng dẫn trên khuôn mặt. Phác thảo Joker Bước 2: Ở bước này bạn sẽ vẽ theo cấu trúc thực tế của khuôn mặt kẻ ác điển hình và trong trường hợp này là nhân vật phản diện của thế giới comic Joker. Phác thảo khuôn mặt Joker Bước 3: Chúng ta sẽ vẽ kiểu tóc được chải ra sau và vuốt thẳng. Chú ý đến các điểm trên mỗi bên đầu. Vẽ chi tiết bên trong đôi tai. Vẽ mái tóc Joker Bước 4: Khi vẽ hoàn thành đầu và cấu trúc gương mặt, chúng ta sẽ bắt đầu vẽ khuôn mặt. Vẽ phần lông mày cong và tô màu lên chúng. Tiếp tục vẽ hình dáng của đôi mắt, mũi và má. Phần má sẽ giống như hình bên dưới vì Joker có nụ cười nham hiểm. Thêm vào các đường ở dưới mắt cũng như nếp nhăn ở giữa hai mắt. Vẽ khuôn mặt Joker  Bước 5: Sau đó, bạn hãy vẽ miệng. Như bạn có thể thấy là phần môi bao phủ trên miệng cười. Vẽ miệng Joker  Bước 6: Cuối cùng, vẽ hàm răng phù hợp và xóa đi những đường vẽ lỗi, đường chỉ dẫn ban đầu. Vẽ Joker bước cuối cùng  Bước 7: Bức vẽ Joker của bạn có giống như bức hình dưới không? Hãy tô màu và đưa nó vào bộ sưu tập tranh của riêng bạn nhé! Tô màu Joker Để được hướng dẫn chi tiết hơn về cách vẽ các siêu anh hùng hay nhân vật phản diện trong các bộ truyện tranh nổi tiếng, bạn hãy nhanh chóng đăng ký các khóa học tại trung tâm dạy vẽ nhé! Minh N dịch Nguồn:http://www.dragoart.com/tuts/23299/1/1/comic-book-villain-drawing-lesson,-the-joker.htm

Thương hiệu siêu anh hùng

Chỉ sau hai tuần công chiếu, siêu phẩm Captain America 3: Civil War đã cán mốc doanh thu 700 triệu USD và sớm trở thành bộ phim đầu tiên cán mốc doanh thu trên 1 tỉ USD trong năm 2016. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Trong đó chỉ tính riêng tại nước ta, theo khảo sát của Buzz Martric, bộ phim cũng thu về hơn 60 tỉ đồng sau một tuần công chiếu (27/4 đến 3/5). Trong tháng 4/2016 đã có gần 200 ngàn bài viết, cuộc thảo luận về chủ đề siêu phẩm này trên mạng xã hội, gấp hơn hai lần chủ đề xếp thứ nhì, câu chuyện về vòng eo 56 (khoảng 85 ngàn bài viết). Lý giải cho sức hút đặc biệt từ những siêu anh hùng kiểu Marvel, DC Comics này, ngoài cốt truyện hấp dẫn, logic, hài hước cũng như những kỹ xảo điện ảnh tối tân nhất thế giới, chúng ta còn thấy được nguyên tắc tâm lý “uy quyền” – một trong bảy nguyên tắc được Robert Cialdini mô tả trong quyển Thuyết phục bằng tâm lý mà không ít lần được những chuyên gia marketing áp dụng nhằm tạo nên những thương hiệu “siêu anh hùng” cho doanh nghiệp trong lòng công chúng. Robert Cialdini đã miêu tả một thí nghiệm của Milgram về nguyên tắc “uy quyền” như sau: Cho những người tham gia thí nghiệm trở thành giáo viên, sau đó ông tách họ qua một phòng riêng, phòng bên kia là học trò của họ – những người được đọc trước một đoạn văn và sau đó phải ngồi vào ghế điện để trả lời những câu hỏi. Milgram giải thích với người tham gia thí nghiệm (vào vai giáo viên) rằng họ có thể phạt những học sinh bên kia phòng bằng cách cho giật điện, mức điện giật tối đa có thể lên tới 450 Volt (có thể gây tử vong), nếu họ trả lời sai. Cuộc thí nghiệm bắt đầu, Milgram – trong bộ đồ thí nghiệm tối màu cùng lời giới thiệu ông là giáo sư tâm lý, luôn tỏ ra nghiêm khắc, hiểu biết và uy quyền – liên tục thúc ép những giáo viên phạt học sinh trả lời sai bằng hình thức giật điện, mặc cho tiếng kêu la và van nài của những người đóng vai học sinh (thực chất là những diễn viên Milgram thuê để giả bộ đau đớn, hoàn toàn không bị giật điện), có đến 65% những người tham gia thí nghiệm đã phạt học sinh của mình với mức điện cao nhất, 450 Volt. Sau đó, bằng một tình huống tương tự, Milgram không đóng vai uy quyền mà ra khỏi phòng và để chính những học sinh – người bị giật điện – đề nghị giáo viên hãy phạt điện họ vì trả lời sai, thì 100% người giáo viên lúc này đều dừng cuộc thí nghiệm khi mức phạt điện của họ đạt 75 Volt (gây cảm giác khó chịu). Robert Cialdini giải thích quy luật “uy quyền” là một cái bẫy tâm lý, ở đó chúng ta cho rằng tuân thủ theo quyền lực là rất hợp lý và chúng ta sẽ tuân theo những chuyên gia, những mệnh lệnh, hình ảnh một cách máy móc đến mức phi lý trí. Nó giống như việc chúng ta đặt niềm tin tuyệt đối vào bác sĩ – những người chúng ta cho rằng họ sở hữu khối kiến thức lớn – đến nỗi tin tưởng tuyệt đối hay tuyệt vọng cùng cực vào những chẩn đoán của họ, dù thực sự không phải lúc nào họ cũng đúng. Cũng theo Robert Cialdini, có ba thứ khiến chúng ta thường bị quy luật uy quyền chi phối, đó là danh vị, trang phục và đồ trang sức – vật dụng. Trong những cuộc trò chuyện thông thường, khi mọi người trong nhóm đang bàn tán sôi nổi và đưa ra ý kiến khác nhau về những chủ đề, quan điểm tâm lý mà Robert Cialdini đưa ra, thì ông vô tình sắp xếp để mọi người trong nhóm biết được ông là tiến sĩ tâm lý, gần như ngay lập tức, ở mọi cuộc trò chuyện, những người trước đó đang bàn tán sôi nổi bỗng trở nên cân nhắc và thận trọng hơn, họ dễ dàng đồng tình và sử dụng câu nói “vuốt đuôi” khi Robert Cialdini đưa ra những quan điểm cá nhân của ông, dù nó không hẳn chính xác. Ngay khi còn nhỏ, chúng ta phải học cách nghe lời “uy quyền”, từ bố mẹ và những người lớn hơn, khi lớn lên, chúng ta tiếp tục nghe lời, nhưng “uy quyền” lúc này là từ những người chúng ta yêu thương, kính trọng, hoặc những người chúng ta cho rằng họ là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Đó cũng chính là cách Marvel, DC Comics xây dựng hình tượng cho những siêu anh hùng của mình, hình mẫu những người “uy quyền”, như Captain America, danh vị đội trưởng, với bộ trang phục đặc biệt như chiến binh và sử dụng tấm khiên bảo vệ. Superman thì danh vị là siêu nhân, trang phục sặc sỡ và biểu tượng bằng một chữ S đỏ trên ngực. Thậm chí những kẻ phản diện như Joker, danh vị “kẻ điên thế kỷ”, trang phục của một gã hề với những hành động quái gở cũng tạo ra một sức tác động lớn đến hành vi và nhận thức của nhiều người. Điều này cũng giải thích tại sao Marvel, DC Comics lại có nhiều siêu anh hùng như vậy, bởi mỗi chúng ta sẽ tôn sùng, yêu thích một người có “uy quyền” khác nhau và tìm được sự đồng cảm khác nhau từ cuộc đời của họ. Một thời gian dài, hầu hết những chiến dịch marketing, quảng cáo

10 họa sĩ DC Comics

Mặc dù không được biết đến rộng rãi về tính đột phá trong nội dung truyện tranh so với đối thủ cạnh tranh Marvel Comics, nhưng DC Comics đang dần khẳng định “vị thế” của mình bằng cách đầu tư vào chất lượng các họa sĩ vẽ truyện tranh những người giúp họ tạo nên một cuộc cách mạng mới cho truyện tranh DC Comics. Sau đây là top họa sĩ tiêu biểu đã giúp DC Comics đạt đến thành tựu ngày hôm nay: 10. Jack Kirby: Tuy việc gọi tên “ông vua truyện tranh” ở vị trí thứ 10 có vẻ là một điều không hay lắm, nhưng thực tế Jack Kirby đã từng rất thành công khi làm việc tại Marvel. Căng thẳng cao trào diễn ra giữa ông và Stan Lee sau hơn 2 thập kỷ với những điều khoản vô lý của Mavel khi ký kết hợp đồng với ông vào khoảng đầu những năm 1960, đã khiến ông rời bỏ Marvel và ông bắt đầu làm việc cho National Comics, sáng tạo nên những nhận vật như Manhunter và Newsboy Legion, làm chủ loạt đầu truyện bán chạy nhất Boy Commandos. Và đó là công việc của ông ấy trước khi trở về DC vào khoảng những năm 70s, năm mà đi liền với những thành tựu rực rỡ của mình. Kirby làm việc với một tốc độ đáng sợ tại đây, ông phát hành một số lượng tác phẩm khổng lồ, bao gồm 4 đầu truyện mỗi tháng (The New Gods, Mister Miracle, The Forever People và Superman’s Pal Jimmy Olsen. Ông nhanh chóng tạo dựng nên một hệ thống Fourth World cực kỳ hoành tráng và có chiều sâu, là nền tảng cho vô số câu truyện của DC về sau: Các hành tinh sinh đôi của New Genesis và Apokolips, cuộc chiến của người anh hùng Orion, cuộc đào tẩu của tên gian tà xảo quyệt Mister Miracle và vợ của hắn Big Barda, những bí ẩn của Anti-Life, và bạo chúa Darkseid. 9. Curt Swan Curt Swan không phải là một cái tên nổi tiếng nhất, và những thành tựu của ông có thể không mang tới những ảnh hưởng hay đột phá thật sự. Nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp cực kỳ lớn của ông tại DC Comics với siêu tác phẩm: Superman. Nếu như bạn đã đọc truyện Superman tại bất kỳ thời điểm nào từ cuối những năm 1950 đến những năm 80, rất có thể Swan đã vẽ nên chúng. Ông vẽ nên hàng trăm bộ truyện tranh trong quá  trình hoạt động tại DC Comics. Cách làm việc rõ ràng, chuẩn mực gắn liền ông với tác phẩm Man of Steel mà bất kỳ thế hệ bạn đọc nào đều biết tới. Ngoài ra, Swan còn đồng tạo ra những nhân vật phản diện mang tính biểu tượng của loạt truyện Superman như Silver và Bronze Age.. Một số người cho rằng Swan được đánh giá là họa sĩ của công nghệ hơn là một người họa sĩ truyền thống. Những thành  tựu của một người nghệ sĩ có trách nhiệm trong nhiều thập kỷ với chất lượng công việc hoàn hảo luôn là một điều không thể phủ nhận. 8. Jerry Robinson Trong những năm 1940, Batman đã trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của DC Comics. Một trong những nhân vật được biết đến nhiều nhất là Joker, Clown Prince of Crime. Trong những chương tiếp theo, chắc chắn Joker sẽ trở thành nhân vật có tầm ảnh hướng nhất đến với Batman như Bacave và Batmobie vậy. Và chúng ta phải cảm ơn Jerry Robinson vì những điều đó. Dựa vào vẻ ngoài kỳ quái cùng nụ cười xảo quyệt của một nhân vật trong bộ phim The Men Who Laughs vào năm 1928, Joker lập tức trở thành một phần văn hóa không thể không kể đến đối người cộng đồng người Mỹ. Nhưng Joker không phải là nhân vật duy nhất mà Robinson sở hữu. Ông đã góp phần tạo ra Robin, quản gia Wayne Alfred Pennyworth, và các nhân vật phản diện như Two-Face. Mặc dù từng bị “vùi dập” do sự đánh cắp hình ảnh Batman của người đồng tác giả Bob Kane, Robinson cuối cùng cũng đã bắt đầu nhận được sự ngưỡng mộ và tôn trọng mà ông xứng đáng nhận được. 7. Gil Kane Bắt đầu sự nghiệp của mình như một họa sĩ vẽ tranh và hoàn thiện nét vẽ đơn thuần trong những năm 1940, Gil Kane đã từng bước khẳng định mình như một người nghệ sĩ huyền thoại với sự nghiệp kéo dài từ những năm 40 đến năm 90 của thế kỉ XX. Trong thời gian đó, Gil Kane từng hợp tác với rất nhiều công ty truyện tranh lớn đồng thời là tác giả của rất nhiều nhân vật nổi tiếng. Gil Kane đã đồng sáng tác ra phiên bản hiện đại của nhân vật truyện tranh Green Lantern và Atom cho DC Comics. Ông còn là người đã sáng tạo ra Iron Fist và Roy Thomas cho Marvel. Gil Kane cũng là người đã tham gia sáng tác cốt truyện của The Amazing Spider-Man từ ấn bản 96 đến 98. Ông còn là 1 trong những người tiên phong cho tiểu thuyết dạng truyện tranh (graphic novel) với tác phẩm His Name is…Savage (1968) và đặc biệt là Blackmark (1970). Năm 1997, ông vinh dự được nhận 2 giải Will Eisner và Harvey Award. 6. Joe Shuster Trong mục này chúng ta thực sự chỉ cần biết duy nhất một điều: Joe Shuster đã giúp tạo ra nhân vật Superman. Quyển truyện đầu tiên về những người anh hùng, sự ảnh hưởng của Superman đến tất cả những thể loại siêu anh hùng khác không thể chỉ hiểu bằng sự đơn giản hoặc vừa đủ là được. Shuster cùng người cộng sự viết kịch bản Jerry Siegel đi tiên phong trong việc sáng tạo nên hình tượng mang tính

Batman vs Superman: Dawn Of Justice là phần tiếp theo của Man of Steel (2013). Phim sẽ có sự tham gia của Henry Cavill, Amy Adams, Laurence Fishburne, Gal Gadot, Jesse Eisenberg, Ray Fisher và Jeremy Irons. Nội dung phim được tóm tắt như sau: Vì lo sợ những hành động không kiểm soát được của một siêu anh hùng với sức mạnh thần thánh, vị hiệp sĩ mạnh mẽ và đáng gờm nhất của thành phố Gotham sẽ đối đầu với biểu tượng được tôn sùng nhất của thành phố Metropolis. Trong khi đó, thế giới đang phải vật lộn với những người hùng mà họ thực sự cần. Batman và Superman sẽ phải chiến đấu với nhau, trong khi một mối đe dọa nữa lại nổi lên và đẩy nhân loại vào một tình thế nguy hiểm hơn bao giờ hết. Được biết đoạn trailer mới nhất của bom tấn siêu anh hùng được chờ đợi trong năm 2016 ra mắt ở sự kiện giải trí Comic Con, San Diego (Mỹ) hôm 11/7/2015. Sau 2 ngày được chia sẻ trên YouTube, trailer dài 3 phút này thu hút 14,95 triệu lượt xem và tạo cơn sốt trong cộng đồng người yêu điện ảnh. Trailer phim mở đầu bằng lời thoại đầy khiêu khích: “Hôm nay là ngày sự thật được phơi bày”. Tiếp theo là những cảnh phim đen tối, u ám đi cùng những lời thuyết minh như: “Ác quỷ không xuất phát từ dưới địa ngục mà sa xuống từ trên trời”. Thế giới khắc nghiệt và u tối của phim mở đầu bằng những tòa nhà chọc trời bị đánh sập, kéo theo thảm họa. Nhân loại đang đứng trên bờ vực bởi cuộc chiến giữa hai siêu anh hùng thuộc hai thế lực thù địch. Trong khi Superman (Siêu Nhân) bị chất vấn bởi liên minh bảo vệ thế giới, Batman (Người Dơi) tìm cách tiêu diệt Superman, gây chiến tranh tàn khốc. Siêu nhân nữ Wonder Woman lần đầu lộ diện dưới ánh chớp và bay lượn trên đống đổ nát. Bộ phim bom tấn này có ngân sách ít nhất trên 200 triệu USD được chỉ đạo bởi nhà làm phim nổi danh Zack Snyder. Đạo diễn cho biết hình ảnh và chủ đề của Batman v Superman: Dawn of Justice mang màu sắc tương tự The Dark Knight Returns của tác giả truyện tranh – Frank Miller – nhưng cốt truyện phim mới là nguyên gốc. Batman v Superman: Dawn of Justice quy tụ dàn sao đình đám Hollywood gồm Ben Affleck, Henry Cavill, Amy Adams, Jesse Eisenberg và đặc biệt là Hoa hậu Israel 2004 – Gal Gadot. Batman v Superman: Dawn of Justice dự kiến ra mắt ở Bắc Mỹ ngày 25/3/2016. [spacer] Link trailer:

Thời gian gần đây, Marvel và DC Comics đã lần lượt công bố thông tin cho thấy sự đầu tư mở rộng thế giới siêu anh hùng lên màn ảnh. Bên cạnh đó, Fox và Sony cũng có những kế hoạch riêng để xây dựng siêu anh hùng của mình dựa trên các nhân vật truyện tranh đã được nhượng quyền sử dụng. Trong khoảng thời gian 6 năm tới đây, người hâm mộ sẽ thỏa mãn đắm chìm trong hơn 30 bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm truyện tranh ăn khách với những pha hành động gây cấn, diễn xuất tuyệt vời của các ngôi sao thuộc hạng A Hollywood cùng đồ họa đỉnh cao công nghệ. Từ Avengers đến Justice League, Aquaman hay Doctor Strange sẽ lần lượt diện kiến. Đây là thời điểm vô cùng tuyệt vời cho giới hâm mộ truyện tranh và phim ảnh. Sau Baymax trong Hoạt hình 3D Big Hero 6 đang làm mưa làm gió tại các phòng vé, các siêu anh hùng lần lượt xuất hiện trong các tác phẩm: Avengers: Age of Ultron, Ant-Man, Fantastic Four, Deadpool… Cùng tạp chí Truyện tranh Việt Nam TTVO theo dõi Infographic dưới đây để biết thời điểm các siêu anh hùng lộ diện trên màn ảnh rộng. Nguồn Infographic: Việt hóa bởi tinhte.vn Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp