Trong bối cảnh ngành công nghiệp 3D ngày càng phát triển mạnh mẽ, bạn càng cần bảo đảm tác phẩm của mình nổi bật giữa đám đông. Là họa sĩ 3D, bất kể trình độ của bạn đến đâu, 10 lời khuyên hữu ích dưới đây của chuyên gia sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng điều khiển cử chỉ, chuyển động nhân vật – một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nhân vật hoạt hình chân thực, ấn tượng, đáng xem.   1. Nghiên cứu, tham khảo, ghi chép Nghiên cứu nhân vật theo nhiều cách khác nhau. Tập thói quen lập kế hoạch công việc. Quan sát người khác, đặc biệt người có nét giống nhân vật của bạn. Đại danh họa Picasso có câu nói bất hủ, “Good artists copy, great artists steal” (tạm dịch: Nghệ sĩ giỏi chỉ biết sao chép, nghệ sĩ vĩ đại thậm chí đánh cắp luôn). Bí quyết là đừng đánh cắp tác phẩm của người khác, mà hãy đánh cắp từ cuộc sống và biến nó thành một phần không thể thiếu trong kho tư liệu tham khảo của bạn.   2. Lưu ý khâu thiết kế chuyển động Hoạt hình là thiết kế chuyển động nhân vật. Bạn cần thiết kế chuyển động sao cho ăn nhập với cảnh phim. Thiết kế chuyển động trong hoạt hình đôi khi quá lố. Tập trung xác định các cử chỉ chuyển động như thế nào trong không gian, cố gắng phản ánh chúng sao cho tự nhiên, đẹp mắt nhất.   3. Khám phá sức mạnh của sự bất động Thay vì tạo chuyển động cho nhân vật, bạn tìm kiếm những khoảng khắc “dừng hình” trong hoạt hình, nơi sự bất động của nhân vật thường toát lên ý nghĩa khác ngoài cử chỉ, hành động. Trong phim live-action, khoảnh khắc ấn tượng mạnh mẽ nhất là khoảnh khắc bất động tinh tế. Hoạt hình đôi khi không cần sự quá lố.   4. Tìm hiểu không gian cử chỉ Không gian cử chỉ (gesture space) là phạm vi chuyển động của nhân vật. Nó nằm bên trong không gian cơ thể, bên ngoài, bên cạnh, hay bên dưới khuôn mặt? Cử chỉ có cần không gian rộng mở hay không? Hay nó chỉ là thành phần thứ yếu? Tìm kiếm khoảng thay đổi giữa các không gian cử chỉ – sự tương phản là công cụ tuyệt vời.   5. Cân nhắc sự tương phản Kết cấu và thời gian đóng vai trò quan trọng. Lột tả sự tương phản giữa cử chỉ thả lỏng với chuyển động nhanh. Phá vỡ tính đơn điệu, vì nó là kẻ thù của hoạt hình. Chuyển động có thể đơn điệu, nhưng cứ đơn điệu mãi sẽ dẫn đến nhàm chán, tẻ nhạt. Cân nhắc nơi bạn có thể phá vỡ cử chỉ đơn điệu.   6. Biến tấu cử chỉ rập khuôn Những cử chỉ như xoa cổ, chỉ tay,… từng một thời là ý tưởng thiên tài, nhưng đã bị dùng đi dùng lại nhiều lần trong hoạt hình đến mức biến thành rập khuôn, ai cũng thấy, cũng biết. Nếu bạn dự định dùng lại cử chỉ rập khuôn, hãy tìm cách biến tấu nó cho khác đi, cho trở thành nét đặc sắc riêng của mình.   7. Thêm đạo cụ Bạn thích ý tưởng trao đạo cụ vào tay nhân vật. Là họa sĩ hoạt hình, bạn cần tìm cách diễn tả cử chỉ cầm nắm, mang vác đạo cụ sao cho chân thực, tự nhiên nhất, làm cảnh phim toát lên sức lôi cuốn, hấp dẫn. Tránh lạm dụng hoặc “thêm mắm thêm muối” quá nhiều vào cảnh phim. Chỉ sử dụng đạo cụ như phương tiện nhấn mạnh cảnh phim mà thôi.   8. Sử dụng chuyển động của đầu Mỗi bộ phận trên cơ thể nhân vật đều có khả năng chuyển động; vì vậy, hãy thử tưởng tượng cử chỉ nhân vật sẽ như thế nào nếu anh ta không sử dụng tay. Nếu phải kể câu chuyện qua sử dụng chuyển động của đầu nhân vật, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ miêu tả ra sao? Dưới bao nhiêu góc độ? Khởi đầu từ đơn giản, rồi mới trau chuốt khi bạn hoạt hóa cử chỉ của đầu. Cân nhắc sức nặng của chuyển động.   9. Tránh những sai lầm phổ biến Sai lầm lớn nhất là quá nhiều, quá dư thừa. Càng ít càng tốt. Sai lầm tiếp theo là không trau chuốt đúng mức. Cần tạo vẻ chân thực, tự nhiên cho cử chỉ. Mỗi nhân vật – đồ chơi, con bọ, siêu anh hùng – có ngôn ngữ cử chỉ riêng, nên sẽ có cử chỉ khác nhau.   10. Tưởng tượng tương lai Tiếp theo sẽ là gì cho nhân vật hoạt hình? Hãy lưu tâm đến sự tương tác, khả năng chuyển động của quần áo, mái tóc,… Những công cụ ghi hình giúp nắm bắt dễ dàng hơn cử chỉ bàn tay, cách chuyển động của nhân vật. Hoạt hình là nơi bạn đẩy ý tưởng diễn xuất đi theo nhiều hướng khác nhau. Độc đáo, thú vị, đúng với nhân vật.   * Nguồn: creativebloq * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy

  Hai liên hoan đầy sức sống của Hà Lan– liên hoan Hoạt hình KLIK tại TP Amsterdam và Liên hoan hoạt hình Holland tại TP Utrecht sẽ cùng hợp tác để tạo ra một lễ hội mới cho hoạt hình, diễn ra từ ngày 9 đến 17 tháng 11. Sự kiện đình đám từ cái bắt tay của hai thành phố sẽ mang tên Lễ hội hoạt hình Kaboom, diễn ra ở cả Utrecht và Amsterdam. Mới mẻ và hoành tráng, Kaboom sẽ mang đến những câu chuyện đầy màu sắc về gia đình và trẻ em. Từ ngày 9 đến 12 tháng 11, Kaboom Kids sẽ diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau ở Utrecht và tập trung hoàn toàn vào hoạt hình cho trẻ em và gia đình. Du khách sẽ gặp mặt trực tiếp các nhân vật hoạt hình mình yêu thích, bao gồm Shaun the Sheep, Wallace & Gromit  – phim hoạt hình hài trẻ em của Anh và sản xuất theo công nghệ hoạt hình búp bê, Elle, Oscar & Hoo – chương trình hoạt hình của Pháp. Bên cạnh đó, người tham dự lễ hội còn được thưởng thức các buổi chiếu phim độc quyền ở Utrecht, tham gia các hội thảo khác nhau, gặp gỡ những tài năng mới từ các trường nghệ thuật ở Hà Lan… Sau đó, từ ngày 13 đến 17 tháng 11, Kaboom chuyển đến Westergas ở Amsterdam, tiếp tục mang đến những sự kiện thú vị liên quan đến  hoạt hình. Lễ hội sẽ có các buổi ra mắt, chương trình trao giải, triển lãm, thảo luận của các diễn giả quốc tế, chiếu phim….   * Nguồn: awn * Biên dịch: Mita – Comic Media Academy

    [1] Nhân vật dám nghĩ dám làm đáng ngưỡng mộ hơn nhân vật thành đạt.   [2] Đừng quên những gì thú vị đối với người viết không có nghĩa chúng cũng sẽ hấp dẫn người xem. Chúng khác nhau xa lắm!   [3] Cần thử nghiệm chủ đề sáng tác, nhưng viết đến cuối câu chuyện mới biết nó thật sự kể về điều gì, thì bạn nên viết lại là vừa.   [4] Ngày xửa ngày xưa, có______________. Hằng ngày,_________. Một ngày nọ_____________. Vì vậy,______________. Cuối cùng____________.   [5] Đơn giản. Tập trung. Kết hợp nhân vật. Tránh lòng vòng. Bạn cảm thấy như đang đánh mất thứ gì đó quý giá; nhưng bù lại, bạn được giải thoát khỏi sự ràng buộc.   [6] Nhân vật có thế mạnh và sở trường gì? Hãy thay bằng điểm yếu và sở đoản của anh ta. Thách thức anh ta, xem anh ta xoay sở như thế nào?   [7] Nghĩ ra phần kết, rồi mới đi vào phần giữa câu chuyện. Nghiêm túc mà nói, phần kết là phần khó nhất, nên cần ưu tiên giải quyết trước.   [8] Viết xong câu chuyện là thôi cho dù nó vẫn còn đầy thiếu sót, rồi đi tiếp. Cố gắng làm tốt hơn trong lần sau.   [9] Khi bạn rơi vào thế bí, hãy lập danh sách những tình tiết sẽ không xảy ra… nó nhiều khi sẽ giúp bạn thoát khỏi thế bí.   [10] Lôi những câu chuyện ưa thích ra đọc. Nhận diện điều bạn yêu thích trong câu chuyện, rồi vận dụng chúng vào sáng tác của mình.   [11] Viết câu chuyện ra giấy để tiện bề chỉnh sửa. Ý tưởng tâm đắc nếu không được bạn chia sẻ với ai, nó sẽ vẫn “ngủ yên” trong đầu bạn.   [12] Đừng vội chộp lấy ý tưởng đầu tiên nảy ra trong đầu. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy ý tưởng thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm,… sẽ lần lượt xuất hiện.   [13] Tạo cá tính cho nhân vật. Bạn có lẽ yêu thích tuýp nhân vật ngoan hiền, thụ động, dễ bảo, nhưng nó sẽ là “liều thuốc độc” đối với độc giả.   [14] Bạn sáng tác câu chuyện bằng niềm tin cháy bỏng nào trong bạn? Niềm tin cháy bỏng góp phần làm nên linh hồn của câu chuyện.   [15] Nếu muốn thấu hiểu tâm can nhân vật trong hoàn cảnh nhất định, bạn hãy đặt mình vào vị trí của anh ta.   [16] Nhân vật vấp phải khó khăn, trở ngại nào? Cho độc giả lý do để động viên, khích lệ nhân vật khi anh ta thất bại.   [17] Chẳng có gì là lãng phí. Nếu hiện tại nó vô dụng, cứ để đó, rồi đi tiếp – Sau này quay lại, biết đâu nó sẽ hữu ích thì sao?!   [18] Bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa làm việc hết sức mình với làm việc thái quá. Kể chuyện là sự thử nghiệm, chứ không phải sự trau chuốt.   [19] Nhân vật vướng vào rắc rối do sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng sẽ thật giả tạo nếu nhân vật thoát khỏi rắc rối cũng do sự trùng hợp ngẫu nhiên.   [20] Đem bộ phim bạn không thích ra mổ xẻ, phân tích. Bạn có cách dàn dựng lại bộ phim theo đúng ý mình được không?   [21] Bạn sẽ không thể sáng tác được câu chuyện hay nếu như không có khả năng đồng cảm với nhân vật.   [22] Điểm mấu chốt của câu chuyện là gì? Nếu nắm được nó, bạn có thể dựa vào đó để sáng tác câu chuyện.

  STORY ARTIST. You do….what exactly?   1 . Để trở thành họa sĩ kể chuyện, tôi có cần phải vẽ giỏi hay không? Có, nghề này yêu cầu bạn phải vẽ giỏi. Ngoài ra, bạn cũng phải nắm vững luật phối cảnh để phản ánh đúng góc nhìn, cũng như kỹ năng diễn tả tốt hành động của nhân vật. Muốn vẽ giỏi, bạn cần kiên trì thực hành mỗi ngày.   2. Muốn theo nghề họa sĩ kể chuyện thì cần học những gì? Họa sĩ kể chuyện đảm trách công việc của diễn viên, họa sĩ thiết kế nhân vật, đạo diễn, quay phim, biên tập viên, nhà biên kịch, nhân viên kỹ thuật ánh sáng trong giai đoạn đầu của dự án phim hoạt hình. Họ dựa vào kịch bản để phác họa diện mạo ban đầu cho từng cảnh phim. Vì vậy, họ cần học nhiều kỹ năng khác nhau, bao gồm vẽ, dựng phim (cảnh quay, bố cục, biên tập, ánh sáng), diễn xuất (thông qua vẽ nhân vật), kể chuyện (viết cấu trúc câu chuyện). Mỗi họa sĩ có một cách học khác nhau, nhưng cách học hiệu quả nhất là theo học chuyên ngành mỹ thuật, điện ảnh, hoạt hình. Ra trường, bạn chẳng những được cấp bằng mà còn tự hào làm ra những bộ phim ngắn bằng chính thực lực của mình. Sau khi được tuyển vào làm việc cho studio, bạn sẽ tiếp tục tìm tòi, học hỏi thêm.   3. Nghề họa sĩ kể chuyện có đòi hỏi gì thêm nữa không? Họa sĩ kể chuyện thường vẽ đi vẽ lại nhiều lần các cảnh phim theo yêu cầu của đạo diễn trước khi bàn giao cho bộ phận dựng phim bằng công nghệ đồ họa máy tính (CG); do đó, họ cần làm việc trên tinh thần hợp tác, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu ý kiến phản hồi.   4. Nghề họa sĩ kể chuyện có dễ xin việc hay không? Đây là nghề có nhu cầu tuyển dụng cao. Họa sĩ có người được tuyển qua con đường thực tập, học việc; song cũng có người được tuyển nhờ portfolio lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng – họa sĩ làm portfolio thường có kinh nghiệm làm việc tại studio, hoặc trước đây từng tham gia nhiều dự án nhỏ. Portfolio là yêu cầu bắt buộc, có kinh nghiệm sẽ được ưu tiên, nhưng không cần thiết nếu bạn chứng tỏ được năng lực của mình qua portfolio.   5. Cơ hội nghề nghiệp có rộng mở với những ai chọn nghề họa sĩ kể chuyện hay không? Các studio lớn nhỏ luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân tài. Cánh cửa việc làm sẽ mở rộng với những ai có portfolio thỏa mãn yêu cầu của nhà tuyển dụng.   6. Tôi có làm việc với nhiều người trong quá trình vẽ storyboard hay không? Trong quá trình vẽ storyboard một đoạn phim, ban đầu bạn lấy ý kiến phản hồi từ đạo diễn, rồi sau đó là từ ê-kíp. Bạn sửa tới sửa lui nhiều lần cho đúng với ý đồ của đạo diễn. Bạn tham gia phiên họp động não, đề xuất ý tưởng, thảo luận giải pháp cải thiện nhân vật hoặc câu chuyện. Bạn luân phiên làm việc một mình và theo nhóm. Trong môi trường làm việc tập thể, bạn bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp với mọi người, cởi mở đón nhận ý kiến phê bình và phản hồi.   7. Cơ hội thăng tiến có cao hay không? Họa sĩ kể chuyện là nghề mang tính sáng tạo và đem lại trong sự thỏa mãn trong công việc. Về cơ bạn, lộ trình thăng tiến sẽ như nhau: Họa sĩ kể chuyện – trưởng nhóm – đạo diễn. Nghề họa sĩ kể chuyện tuy không có nhiều nấc thang thăng tiến, nhưng cơ hội thăng tiến là khá cao. Bạn được trui rèn kỹ năng chỉ đạo trong thời gian làm họa sĩ kể chuyện – bước chuẩn bị trước khi dấn thân vào lĩnh vực khác, thậm chí mở ra cơ hội đảm nhận vai trò chỉ đạo trong studio. Đạo diễn đa phần xuất thân từ họa sĩ hoạt hình hoặc họa sĩ kể chuyện.   8. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu tuyển dụng họa sĩ kể chuyện sẽ tăng trong năm tới. Bạn có tin điều này là sự thật? Tại sao? Hiện nay, nhu cầu về nội dung đa phương tiện là rất lớn, nên thiết nghĩ, khả năng trên rất có thể xảy ra. Để đối phó với tình trạng họa sĩ kể chuyện nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau, các studio thường đăng tin tuyển dụng nhân sự mới.   9. Thu nhập của họa sĩ kể chuyện có đủ sống hay không? Đây là nghề có thu nhập cao và hấp dẫn. Nếu hành nghề tự do, bạn cần thương lượng tiền công (tính theo giờ) và thời hạn hoàn thành công việc với khách hàng. Trường hợp làm việc cho studio, bạn nên hỏi xem có được hưởng bảo hiểm y tế, xã hội, cùng những quyền lợi khác hay không.   10. Nghề họa sĩ kể chuyện có những thuận lợi và bất lợi gì? Cái hay của nghề họa sĩ kể chuyện là nó cho phép bạn thỏa sức sáng tạo. Bạn nghĩ ra ý tưởng độc đáo, mới lạ, mất 4 – 5 năm ròng rã để dựng thành phim, và vui mừng chứng kiến thành quả được trình chiếu trên màn ảnh. Tuy nhiên, để có được niềm vui này, bạn phải thức bao đêm dài làm việc miệt mài dưới áp lực nặng nề, rồi sau đó phải mòn mỏi chờ đợi đạo diễn và nhà biên kịch chuyển những chỉnh sửa trong câu chuyện cho bạn. “Xóa đi làm lại” là chuyện thường tình trong nghề, nên bạn

Christmas Holiday Animation Contest 2017

Các bạn đã liên tục gây ấn tượng với Christmas Holiday Animation Contest 2017 trong suốt 9 cuộc thi làm phim hoạt hình gần đây với kỹ năng và sự sáng tạo của mình. Và để chào mừng cuộc thi thứ 10 lần này, chúng tôi đã cải tiến cuộc thi đầu tiên với một vài thay đổi về luật thi. Hãy đọc cẩn thận để tránh bị loại nhé! Bộ phim của các bạn vẫn phải đáp ứng tối thiểu 20 giây về thời lượng, và trong đó sử dụng ít nhất 10 giây để phát bài hát Sneaky Snitch của Kevin MacLeod và tuân thủ một vài nguyên tắc dưới đây. Hãy xem đoạn video sau đây khi đọc luật thi, sau đó đăng kí ứng tuyển ở link này: http://www.animationcareerreview.com/contest#enter-contest Các bộ rig 3D miễn phí sẽ được cung cấp phía cuối trang, nhưng chúng tôi hoan nghênh tất cả các phong cách về hoạt hình (Truyền thống, cut out, 3D…). Luật thi: Khá đơn giản và chúng tôi muốn thấy cộng đồng sáng tạo của chúng ta có thể làm được gì: – Phim dự thi phải là phim mới thực hiện. Những tác phẩm cũ sẽ không được nhận – Trong phim phải có hình ảnh ông già Noel hoặc Người tuyết – Không được sử dụng âm thanh thô có sẵn trong bất kì bộ phim nào. Tuy nhiên bạn có thể tự lồng tiếng hoặc dùng các tư liệu âm thanh do mình tạo ra. – Dùng ít nhất 10 giây thời lượng bài hát Sneaky Snitch của Kevin MacLeod (được cung cấp miễn phí) – Bài dự thi phải được post lên Youtube và gửi link tại đây – Tất cả mọi loại hình hoại họa đều được chấp nhận: 2D, 3D, stop motion, Lego, Minecraft,…, nhưng nội dung không được quá phản cảm hoặc dán nhãn R. – Không được sử dụng những chất liệu đã được đăng kí bản quyền (như bộ nhân vật, rig, prop, âm nhạc,…). Các rig 3D miễn phí sẽ được cung cấp cuối bài. – Ở phần credit, phải ghi đủ 3 dòng của giấy phép Creative Commons (2) cho mỗi bài hát của Kevin macLeod bạn sử dụng. Nếu không có, bạn sẽ bị loại. – Ghi nguồn cho tất cả các sản phẩm miễn phí bạn đã sử dụng cho video của mình (rig, art assets…) Tiêu chuẩn chiến thắng: – Khéo léo, chính xác trong việc kết hợp âm thanh với hình ảnh động. – Giá trị giải trí. – Kỹ năng hoạt hình và bao gồm cả những phân cảnh mang tính thử thách cao. Số lượng hay độ dài phim không còn nằm trong tiêu chí chấm điểm. Cuộc thi dành cho tất cả các nghệ sĩ đến từ mọi quốc gia. Giải thưởng sẽ được thanh toán bằng ngân phiếu hoặc qua PayPal. Animation Career Review không sở hữu bản quyền cho bất cứ điều gì trong sản phẩm dự thi (nhạc, hình, nội dung…). Tuy nhiên, khi gửi bài dự thi, bạn phải chấp nhận để chúng tôi sử dụng tác phẩm cho các mục đích quảng cáo trong tương lai. Tất cả các bài dự thi sẽ được trình chiếu công khai trên website của chúng tôi. Bạn có thể nộp nhiều bài thi. Mỗi video chỉ có thể thắng một giải, nhưng một tác giả có thể ẵm nhiều giải nếu các tác phẩm của mình chiến thắng ở các hạng mục khác nhau. Người thắng cuộc sẽ nhận được email thông báo. Bạn không được dùng các mẫu  animation có sẵn (một vài phần mềm thường có chế độ này). Bạn có thể dùng bộ nhân vật và rig sẵn có, nhưng toàn bộ phải được dẫn nguồn. Chúng tôi có quyền loại trừ các video không tuân thủ đúng luật. Toàn bộ bài thi sẽ được xem qua bởi người kiểm duyệt trước khi họ đăng lên gallery. Quy trình này có thể mất khoảng vài ngày nên đừng lo lắng nếu bạn nộp bài rồi nhưng chưa thấy bài của mình được đăng lên nhé. Hạn chót gửi bài dự thi là 9:00 AM (Mốc giờ Eastern Standard) Ngày 1 tháng 12 năm 2017. Giải thưởng: Hạng 1: $1000 Hạng 2: $500 Hạng 3: $200 Một số giải thưởng khác (tiền mặt) có thể có cho một vài hạng mục khuyến khích: Hạng 4, Hạng 5, Tác phẩm hài hước nhất, tác phẩm gây xúc động nhất, tác phẩm công phu nhất, chuyển động thứ cấp tốt nhất (secondary animation), biểu cảm mặt tốt nhất, ý tưởng tốt nhất, nội dung hay nhất, mang tính lễ hội nhất, trình bày tốt nhất. Nhạc nền miễn phí dùng trong sáng tác: Sau đây là 3 dòng CC của bài hát mà bạn cần thêm vào trong mục credit của tác phẩm: Sneaky Snitch Kevin MacLeod (incompetech.com) Licensed under Creative Commons: By Attribution 3.0 License http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Các bạn cũng được phép sử dụng các bài hát khác hoặc các art assets miễn phí, nhưng vẫn phải dẫn nguồn ở credit. Chúng tôi sẽ không chấp nhận các bài thi ghi dẫn thiếu nguồn. Nếu một tài sản nghệ thuật không được ghi là có thể sử dụng cho mục đích thương mại, thì các bạn không nên dùng nó. Các bộ rig 3D miễn phí: Dưới đây là hai bộ rig bạn được phép sử dụng cho cho bài thi và phải dẫn nguồn. Nếu không tuân thủ bài thi của bạn sẽ bị loại và bị gỡ khỏi gallery. – Morpheus Rig (Cho Autodesk Maya)   – Eleven Rig (Nhiều phiên bản cho Blender, 3ds Max, và Maya)   Những ngày lễ thật hứng khởi, làm hoạt hình cũng đầy niềm vui và tiền cho giải thưởng cũng thật đáng để cố gắng, nên hãy cho chúng tôi thấy khả năng của các bạn đi nào! Chúc vui và chúc may mắn nhé! Follow chúng tôi trên Facebook, Twitter và YouTube để theo dõi thông tin

Sách kịch bản phim Frozen

Frozen là bộ phim nhạc kịch tưởng tượng sử dụng công nghệ hoạt hình máy tính năm 2013 của Mỹ do Walt Disney Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Đây là bộ phim hoạt hình chiếu rạp thứ 53 trong series Walt Disney Animated Classics. Bộ phim phải trải qua một số lần xử lý cốt truyện trong nhiều năm, trước khi được đồng ý sản xuất năm 2011, với kịch bản của Jennifer Lee và hai đạo diễn là Chris Buck và Lee. Frozen ra mắt công chúng lần đầu vào ngày 19/11/2013. Phim nhận được phản hồi từ chuyên môn rất tích cực, một số nhà phê bình còn cho rằng đây là bộ phim hoạt hình nhạc kịch hay nhất của Disney từ kỷ nguyên phục hưng của hãng. Bộ phim đã giành được hai giải Oscar ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất (Let it go), một giải Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất, giải BAFTA cho phim hoạt hình hay nhất năm và hàng loạt giải thưởng danh giá khác. Từ thành công của Frozen, các nhà làm phim đã cho phát hành kịch bản chi tiết của bộ phim nhằm giúp người xem có thể hiểu rõ hơn về một kịch bản phim hoạt hình. Đặc biệt đối với những nhà làm phim hoạt hình tương lai, kịch bản chi tiết này sẽ mang đến nhiều ý tưởng và kinh nghiệm cho bản thân. Tài liệu kịch bản phim Frozen được Viện Truyện tranh và Hoạt hình dịch và phát hành nội bộ dành cho các học viên theo học chuyên ngành Hoạt hình 3D, Biên kịch chuyên nghiệp tại Viện.

hậu trường hoạt hình đạo hiễn hình ảnh animation director 1

Vai trò của các đạo diễn hình ảnh (Animation Director) là lựa chọn và tuyển dụng đội ngũ cho các dự án phim của họ, hướng dẫn và làm việc cùng họ để hoàn thành sản phẩm của mình. Vị trí này đòi hỏi người đạo diễn phải có nhiều năm hoạt trong ngành/lĩnh vực của họ. Đây cũng được xem là chức vụ cao nhất của một Animator trong ngành công nghiệp làm phim hoạt hình. Nguồn: collider.com Công việc của Animation Director, họ làm những gì? Ngoài đóng vai trò là nhà tuyển dụng, các đạo diễn còn phải tham gia vào việc điều hành các đội nhóm hoạt động dưới quyền họ. Họ sẽ làm việc trực tiếp cho tổng đạo diễn/giám đốc sản xuất (người điều hành toàn bộ hoạt động của dự án). Nhiệm vụ của các đạo diễn hình ảnh là vai trò trung gian giữa Tổng đạo diễn và các phòng ban khác trong đội ngũ làm phim. Trong quá trình sản xuất phim, đạo diễn hình ảnh sẽ xem xét tổng thể tất cả công việc của đội ngũ gồm các Animator và các trợ lý của dự án. Họ sẽ là người trả lời các câu hỏi với nhà sản xuất về tiến trình làm phim, ngân sách và kết quả thực hiện… Ngoài ra, các  đạo diễn hình ảnh còn phải đảm bảo cho các thiết kế sáng tạo của đội ngũ phải đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất. Nói cách khác, đạo diễn hình ảnh đóng vai trò chính trong công tác thương lượng và đàm phán giữa hai bộ phận này với nhau, để đảm bảo đạt được thỏa thuận có lợi nhất cho đôi bên. Đạo diễn hoạt hình làm việc ở rất nhiều lĩnh vực, bao gồm: xưởng làm phim, xưởng sản xuất phim truyền hình, các công ty trò chơi và các công ty quảng cáo… Một số đạo diễn còn hoạt động riêng cho một số dự án hay các hợp đồng độc lập. Nguồn: plymouthart.ac.uk Thu nhập cho một Animation Director là bao nhiêu? Theo Cục Thống Kế Lao Động cho biết, mức lương hàng năm của đạo diễn hình ảnh (bao gồm cả vai trò là nhà sản xuất và đạo diễn) là 71.350 USD. Trong đó, 10% đạo diễn hình ảnh kiếm được ít hơn 32.080 USD/năm và 10% khác kiếm được hơn 187.200 USD/năm. Không chỉ vậy, các đạo diễn hoạt động độc lập còn nắm giữ mức thu nhập cao nhất  trong ngành công nghiệp giải trí. Cụ thể mức lương cơ bản dành cho một đạo diễn ở California là 122,210 USD/năm; tại New York là 112.060 USD/năm và lương cơ bản dành cho đạo diễn hình ảnh trong lĩnh vực hoạt hình và phim truyện là 94.110 USD/năm. Làm thế nào để trở thành một Animation Director? Đạo diễn hình ảnh là một trong những chức vụ cao nhất trong ngành phim hoạt hình. Cần có tài năng, sự sáng tạo và khả năng quản lý cũng như một tấm bằng cử nhân hoặc thạc sĩ chính là những điều cơ bản nhất cho chức vụ này. Tuy nhiên, tài năng và bằng cấp chỉ là sự khởi đầu, để trở thành một đạo diễn hình ảnh thực thụ bạn phải có ít nhất 5-7 năm kinh nghiệm trong nghề. Yêu cầu của chức vụ này đòi hỏi các đạo diễn hình ảnh phải thực hiện dường như tất cả các công việc của tất cả các phòng ban khác nhau, từ những công việc gián tiếp đến những việc đơn giản của trợ lý, các vị trí entry-level (vị trí không đòi hỏi kinh nghiệm) đến các công việc của Animator và cao hơn. Tại Việt Nam, nếu bạn có hứng thú với nghề này, bạn có thể tìm hiểu chương trình học làm phim hoạt hình của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) – đơn vị tiên phong đào tạo chuyên sâu nghề họa sĩ hoạt hình tại Việt Nam. Tiếp theo đó, hãy trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Telephone: (08) 3514 4365 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Các khóa học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình gồm có 2-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 2D), 3-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 3D) và thể loại phim rối (hoạt hình tĩnh vật – đất sét): Stop Motion cũng hỗ trợ cho con đường của bạn.  Các Animator tương lai tại Viện được đào tạo bài bản từ A – Z các kỹ năng từ vẽ tay, nguyên lý thị giác, khoa học màu sắc & ánh sáng, phối cảnh, chất liệu, Chuyển động, Dáng, kịch bản, âm nhạc, phần mềm… cùng các bộ môn khác như Giải phẫu học (Anatomy), để tìm hiểu về về cơ thể người, cơ thể động vật các chúng chuyển động, giao tiếp – điều này rất quan trọng, giúp bạn thể hiện nhân vật của mình thật sống động và chân thật trên màn ảnh. Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Việc làm cho các đạo diễn và nhà sản xuất dự kiến sẽ tăng 3% trong các năm từ 2012-2022. Lực lượng lao động cho ngành này hiện nay là hơn 103.500 người, tại Mỹ. Cho tới năm 2022, con số này dự đoán sẽ tăng lên đến 106.400 người.  Giải thích cho việc này, Cục Thống Kê Lao Động cho biết: “tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực sản cuất phim và hoạt hình chủ yếu đến từ nhu cầu tăng

hậu trường hoạt hình chuyển động hình ảnh cùng flash animator 2

Flash Animator chỉ những người làm hình ảnh động cho các trang web, các video quảng cáo, maketing, các video game và các đoạn phim phục vụ giáo dục… Công việc của Flash Animator là phối hợp với giám đốc sáng tạo để đảm bảo rằng các hình ảnh kết hợp hài hòa với các thiết kế, thích ứng tốt với công nghệ được sử dụng để cho ra sản phẩm hoàn mỹ nhất. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Nguồn: jobsmadereal.com Công việc của Flash Animator, họ làm những gì? Chức năng của một Flash Animator chính là việc làm nổi bật, phóng đại các thông điệp của các bảng quảng cáo (banner) trên trang web của họ hoặc website của khách hàng. Các phần mềm đồ họa họ sử dụng là: Macromedia Flash, Adobe Flash, Creative Suite, Dreamweaver (tiền thân là Macromedia Dreamweaver), 3DS Max và After Effects. Công việc này đòi hỏi các kỹ năng như: thiết kế, mỹ thuật và kỹ năng bố trí (layout skill), kiểm soát và điều phối các thành tố trong video. Nguồn: Internet Flash Animator làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: nhà xuất bản, giáo dục, quảng cáo, ngành công nghiệp sản xuất phim hoạt hình và video, các công ty viết phần mềm, thiết kế game, các dịch vụ thiết kế chuyên dụng, thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan, các công ty Marketing, các công ty thiết kế website, thiết kế đồ họa, công ty thiết bị di động và nhiều lĩnh vực khác… Thu nhập cho một Flash Animator là bao nhiêu? Flash Animator thuộc về nhóm ngành nghệ sĩ đa phương tiện (Multiply Artist) và Animator.  Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nghệ sĩ đa phương tiện và Animator là 61.370 USD/năm. Trong đó, mức lương tối thiểu mà một nghệ sĩ kiếm được là 34.860 USD và cao nhất là 113.470 USD. Với mức thu nhập 72.680 USD, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và video trở thành 1 trong top 5 ngành nghề có thu nhập hằng năm cao nhất trong lĩnh vực này. Nguồn: youtube.com  Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ và họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như: bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas, mức này chỉ còn 40.890 USD/1 năm, thấp nhấp cho ngành này tại Mỹ. Cụ thể hơn, sau đây là top 5 tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện tại Mỹ: Bang California (88.150 USD/1 năm); Bang Washington (76.900 USD/1 năm); District of Columbia(76110 USD/1 năm); New York (72.530 USD); và New Mexico (70.310 USD). Làm thế nào trở thành một Flash Animator? Một bằng đào tạo cử nhân chính là yếu tố đầu tiên khi bạn muốn trở thành một Flash Animator. Chương trình đào tạo của bạn này phải bao gồm các lớp: animation (hoạt hình); computer animation (hoạt hình máy tính); art (mỹ thuật); fine art; thiết kế đồ họa (graphic design); mô phỏng (illustration); phát triển game (game development). Một số nhà tuyển dụng của các công ty lớn hàng đầu trong lĩnh vực này cũng đòi hỏi các ứng viên cho các vị trí  cấp cao các văn bằng cao hơn như Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ. Học viên CMA thực hành trên máy  Kinh nghiệm đối với lĩnh vực phần mềm còn yêu cầu kỹ năng vẽ tay tốt, kỹ năng thao tác chuyên nghiệp với các phần mềm chuyên dụng như  Macromedia Flash, Adobe Flash, Creative Suite, and Dreamweaver (tiền thân là Macromedia Dreamweaver), 3DS Max, và After Effects. Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Các báo cáo cho thấy, số lượng việc làm cho nhóm này dự kiến sẽ tăng 6% từ năm 2012 đến năm 2022. Sự tăng trưởng này chủ yếu là đến từ nhu cầu nhân lực của các ngành video game, sản xuất phim và các ngành dịch vụ giải trí truyền hình. Tuy nhiên, tăng trưởng này có thể bị chậm lại do các công ty có thể thuê nhân lực nước ngoài với các mức lương thấp hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu ngày càng cao của ngành đồ họa máy tính cho các thiết bị di động có thể cải thiện tăng trưởng bằng cách tạo ra nhiều việc làm hơn trong ngành công nghiệp điện thoại di động rộng lớn. Nguồn:sites.google.com Mặc dù đối mặt với tăng trưởng việc làm chậm, nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực này vẫn sẽ diễn ra rất mạnh mẽ. Cục cho biết “Cơ hội sẽ rộng mở nhất dành cho những cá nhân nào đã trang bị một loạt các kỹ năng hoặc chuyên biệt về một lĩnh vực đặc thù cho hình ảnh và hiệu ứng của họ”. Tuy nhiên, vào năm 2014, Mỹ đã trở thành sân chơi rộng lớn dành cho nghệ sĩ đa phương tiện và animator khi tạo ra 68.900 việc làm, xếp thứ 3 trong top những thị trường việc làm lớn nhất dành cho ngành Nghệ Thuật và Thiết Kế. Song song đó, với con số 259.500 việc làm, thiết kế đồ họa vẫn đang là ngành hot nhất hiện nay. Cơ hội việc làm cho Animator và nghệ sĩ đa phương tiện có thể được tìm thấy khắp các tiểu

điều tuyệt vời của phim hoạt hình đối với các animator

Động từ “animate” (làm hoạt hình) có nghĩa là đưa hoạt động vào hình ảnh.  Và công việc của người làm phim hoạt hình chính là thổi hồn vào các bức ảnh, đưa thêm tính cách cho những nhân vật bất động trên giấy. Tương tự, với hoạt hình máy tính, các animator (người làm phim hoạt hình bằng máy tính) sẽ sử dụng các phần mềm chuyên dụng để vẽ, dựng hình và nhân vật trong không gian kỹ thuật số rộng lớn. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Hoạt hình máy tính (hay còn gọi là hoạt hình kỹ thuật số) vừa là một lĩnh vực rộng lớn, rất nhiều thứ để khám phá, tìm tòi. Nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều thách thức cho các nhà làm phim. Vì trong lĩnh vực này, giới hạn duy nhất mà các bạn gặp phải chính là Giới hạn của bản thân bạn tự đặt ra cho mình. Tất cả những bản phác thảo, storyboard, model, corlourscripts và những nguyên tố khác phương pháp truyền thống… tất cả những điều này là nguồn cảm hứng vô tận dành cho ngành công nghiệp phim hoạt hình ngày nay. Thiếu một trong những thứ trên, sẽ không có một nền nghệ thuật phát triển được như bây giờ. Phim hoạt hình bao gồm rất nhiều những chi tiết bình thường trong cuộc sống mỗi người. Mỗi chuyển động của các hình ảnh đấy được nghiên cứu kỹ càng, cài cắm một cách tài tình bên trong phim hoạt hình. Việc này đòi hỏi sự tỷ mỉ và khôn khéo trong từng chi tiết sản phẩm của đến độ hoàn hảo nhất có thể. Đó là cái tài tình của các nhà làm phim. “Sẽ không có chỗ cho bất kỳ một sự ăn may nào khi bạn làm việc với máy tính, chỉ có sự rèn luyện mới dẫn đến thành công. Nên hãy tự tạo ra không gian của mình, tạo ra thời gian cho mình trước khi chúng ta bắt tay vào xây dựng thế giới kỹ thuật số. Vì đó chính là lúc bạn thảnh thơi nhất” Ở Pixar, chúng tôi khuyến khích các họa sĩ của mình sáng tạo hết sức có thể, cung cấp cho họ không gian để thỏa trí tưởng tượng. Đổi lại, những bức họa của họ thúc đẩy các câu chuyện, bộ phim của chúng tôi lên một tầm cao mới. “Vào những ngày đầu của hoạt hình máy tính, mọi người thường hỏi chúng tôi rằng liệu máy tính có thể làm phim không? Rất là may mắn là chúng tôi đã làm được. Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi đã đi được một quãng đường khá dài từ thời điểm đó. Và tôi rất vui mừng khi những cố gắng và cống hiến nghệ thuật của chúng tôi được thế giới công nhận.” – Brad Bird Phim hoạt hình, chúng có khả năng phóng đại, lý tưởng hóa, lột tả, khai phá, châm biếm hay thậm chí làm đơn giản một vấn đề nào đó. Nó là một con đường rộng lớn cho tất cả các nghệ sĩ nào có tính hài hước, chúng ta có thể phản ánh một vấn đề xã hội qua một câu thoại dí dỏm, miêu tả cái nhìn của một bộ phận giới trẻ bằng một thiết kế nhân vật hay đề cập đến những vấn đề ít được nói đến khác bằng cách rất riêng của chúng ta. Nhưng vẽ đẹp thật sự của Pixar chính là cách mà những hình ảnh và câu chuyện của họ đọng lại trong tâm trí khán giả. Đó là điều tuyệt vời mà phim hoạt hình mang lại cho mọi người. Phim hoạt hình là công cụ tốt nhất để tuyền tải thông điệp đến mọi người. Cho dù các hình ảnh này, chúng chỉ là kết quả của các di và nhấp chuột trên chiếc bàn máy tính của bạn. Cho dù nhiều khi bạn cảm thấy thật sự khó khăn khăn phải thổi sự sống vào cho nhân vật, làm cho khán giả buồn theo chúng, vui theo chúng, yêu chúng, ghét chúng, cảm thông cho chúng… Nhưng những gì bạn làm được, những thông điệp bạn truyền tải được đến mọi người – chính điều đó mới thật sự quan trọng. Trong thế giới phim hoạt hình, mọi thứ đều có thể sống, mọi thứ đều có thể nói chuyện, có tính cách riêng, suy nghĩ riêng. Bạn có thể tạo ra tất cả những vũ trụ kỳ diệu mà bạn muốn, tạo ra bất cứ những nhân vật nào mà bạn muốn gặp. Đó là sức mạnh của phim hoạt hình – một chuyến xe chứa đầy những ý tưởng sáng tạo. “Hoạt hình có thể cho bạn thấy được thứ nằm sâu trong trí óc của con người” – Walt Disney Đoạn phim sau đây cho thấy vẻ đẹp thật sự và tính nghệ thuật của phim hoạt hình Pixar, khi ta chú trọng việc phát triển câu chuyện và nhân vật và thật sự trân trọng việc ta đang làm. The Beauty of Pixar : Minh Phương dịch  Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/animation.html

Mỗi một nghề nghiệp đều có bí quyết riêng để thành công. Và 51 bài tập thực hành dưới đây sẽ là “phép màu” dành cho họa sĩ hoạt hình mới vừa bước chân vào nghề. Một số bài tập tương tự được Viện Truyện tranh và Hoạt hình áp dụng giảng dạy ở bộ môn Moving Sketch. Học viên được học bộ môn Moving Sketch sau khi tích lũy đầy đủ các kỹ năng về Vẽ cơ bản, phối cảnh, nguyên lý thị giác, góc quay camera, biểu cảm nhân vật… Nếu bạn yêu thích nghề họa sĩ Hoạt hình, hãy tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2016 của Viện tại đây. Để download bộ 51 Bài tập thực hành này, bạn vui lòng nhập thông tin theo form bên dưới. Hệ thống sẽ tự động chuyển link download về email cho bạn. Chúc bạn thành công, Quỳnh Như (sưu tầm)