Sketch note hay phương pháp ghi chép nhanh hẳn không còn xa lạ với những bạn trẻ, đặc biệt là những người thường xuyên phải ghi chép nhiều. Điểm nổi bật của Sketch note đó là tăng khả năng ghi nhớ thông tin và đẩy nhanh tốc độ ghi chép. Trong bài viết này, CMA xin giới thiệu với các bạn 5 bí kíp tự học Sketch note tại nhà. 1. Quy sự vật về các hình cơ bản Vuông, tròn, tam giác là các hình cơ bản, hãy hình dung sự vật dưới dạng những hình đơn giản nhất. Cách thức này không chỉ giúp bạn đẩy nhanh tốc độ ghi chép mà còn giúp cải thiện tư duy hình ảnh của bạn. Ngoài ra, với phương pháp này, bạn không cần phải lo ngại về kĩ năng vẽ của bản thân, vì bất kì ai cũng có thể vẽ được các hình vuông, tròn, tam giác, đúng không nào? 2. Dùng kí hiệu đặc trưng để diễn tả sự vật hiện tượng Để diễn tả một đất nước, thay vì viết chữ, hãy dùng quốc kì, quốc hoa, quốc phục hoặc món ăn đặc trưng. Để diễn tả một bệnh viện, hãy dùng kí hiệu chữ thập đỏ. Để diễn tả một thư viện, hãy dùng sách. Tất cả được gọi là những kí hiệu đặc trưng. Việc vận dụng những kí hiệu đặc trưng của sự vật hiện tượng trong ghi chép giúp bạn tiết kiệm được khối thời gian đáng kể đấy! 3. Dùng màu sắc Màu sắc cũng là một trong những phương pháp giúp bạn làm nổi bật những ý quan trọng. Bạn có thể dùng một bộ màu kí hiệu riêng cho mình và có thể dùng kết hợp nhiều màu nếu muốn nhấn mạnh keywork nhé! 4. Thay đổi kích cỡ chữ và vẽ chữ thay vì viết chữ Hãy dùng kích thước chữ để làm kí hiệu những vùng quan trọng và ít quan trọng hơn. Ngoài ra, bạn cần bỏ tư duy viết chữ, mà thay vào đó, hãy vẽ chữ. Hãy dùng chiều dày chữ, màu sắc, đổ bóng, hình dạng chữ để làm nổi bật ý tưởng của mình. 5. Dùng sơ đồ để trình bày vấn đề Dùng các sơ đồ dạng mindmap, danh sách hoặc các dấu mũi tên, các đường nét liên kết để trình bày vấn đề thay vì các ghi chép thông thường. Lợi ích của các dạng sơ đồ này là cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quát về chủ đề được nói đến trước khi tập trung vào các chi tiết nhỏ hơn. Lạc An +++++++++ Khóa học Sketch Note tại CMA: Xem thông tin tại đây

vẽ tay bằng sketchnote

                                                             Sketchnote có nghĩa là ghi chép bằng hình ảnh hoặc nét vẽ phác thảo một cách nguệch ngoạc. Sketchnote có thể đơn giản hoặc cầu kỳ, nhưng chúng đều giúp việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Sketchnote hữu ích đối với người phác thảo, vì ý tưởng được phác thảo dưới dạng hình ảnh sẽ trở nên dễ nhớ, dễ khắc sâu vào tâm trí hơn nhiều. Và cả người xem, do ý tưởng được trình bày dưới dạng hình ảnh sẽ trở nên lôi cuốn, dễ hiểu hơn nhiều.  Sketchnote dành cho những ai muốn ghi nhớ một cách hiệu quả thông tin thu thập trong cuộc họp hoặc hội nghị; học sinh muốn ghi chép nhanh hơn bài giảng của giáo viên. Hơn nữa, sketchnote cũng là một thú vui! Rào cản tâm lý Tuy nhiên, trước khi muốn dấn thân vào thế giới sketchnote, chúng ta cần vượt qua một rào cản lớn. Đó chính là rào cản tâm lý. Chúng ta mang trong lòng mặc cảm tự ti rằng, “Mình không biết vẽ,” “Mình không phải là họa sĩ,”… Tiêu đề bài viết, “Sketchnote cho người không có năng khiếu vẽ,” có vẻ hơi sai sai, nhưng là cái sai có chủ ý. Chúng ta, ai cũng có năng khiếu vẽ – những bức vẽ thời nhỏ là minh chứng cho điều này – nhưng nó sẽ không còn nếu chúng ta không rèn luyện nâng cao kỹ năng vẽ. Như bao kỹ năng khác, kỹ năng vẽ đòi hỏi sự rèn luyện chuyên cần mới trở nên thuần thục. Giả sử bạn chơi tennis rất tệ. Bạn không thực hiện nổi cú phát bóng nhanh hoặc cú đánh trái tay. Vì sao ư? Vì bạn không rèn luyện mỗi ngày từ hồi biết chơi tennis đến giờ. Nếu kiên trì tập luyện, bạn sẽ đạt đến trình độ như Novak Diokovic hoặc Rafael Nadal chứ? Tất nhiên là không rồi. Tuy nhiên, sau thời gian tập luyện chuyên cần, bạn sẽ thấy mình chơi hay hơn trước rất nhiều. Cái hay của sketchnote là nó không đòi hỏi bạn phải là họa sĩ giỏi. Sử dụng hình ảnh để ghi lại ý tưởng vì hình ảnh có tác dụng gợi nhớ tốt hơn từ ngữ.   Nói tóm lại, cứ mạnh dạn cầm bút lên vẽ là cách giúp bạn vượt qua rào cản tâm lý. Vẽ càng nhiều, kỹ năng vẽ của bạn sẽ ngày càng tiến bộ.   Ý tưởng cho sketchnote   Sử dụng sketchnote cho những điều bạn tâm đắc nhất    Sketchnote không phải là kiệt tác. Chúng ta không hướng đến chất lượng tuyệt mỹ… mà chú trọng vào tính dễ nhớ. Điều này đưa chúng ta đến những bí quyết cho sketchnote… 1. Hiểu rõ người xem. Tất nhiên, chất lượng tuyệt mỹ đồng nghĩa với việc… sẽ có nhiều người xem, nhưng phần đông chúng ta làm sketchnote với mục đích giúp ghi nhớ dễ dàng hơn vì… 2. Hình ảnh “ăn đứt” từ ngữ về mức độ dễ nhớ. Ý tưởng được chuyển tải thông qua hình ảnh bao giờ cũng dễ nhớ hơn ý tưởng được chuyển tải thông qua từ ngữ. Vì vậy, hãy sử dụng kết hợp từ ngữ với hình ảnh càng nhiều càng tốt nếu chúng ta muốn điều mình trình bày sẽ in sâu vào tâm trí người xem. Sau khi đã hiểu rõ lợi ích của sketchnote, việc tiếp theo chúng ta cần làm là… 3. Thực hành càng nhiều càng tốt. Kỹ năng vẽ của chúng ta tuy không thể nào sánh bằng họa sĩ chuyên nghiệp, song ít nhất cũng tiến bộ hơn trước rất nhiều nhờ chúng ta chăm chỉ thực hành mỗi ngày. Muốn vẽ phác thảo dễ dàng và hiệu quả hơn, chúng ta có thể… 4. Xây dựng thư viện hình ảnh tượng trưng. Ví dụ, chúng ta vẽ ngôi nhà đơn sơ để tượng trưng cho mái ấm gia đình, trái tim để tượng trưng cho tình yêu thương, đồng hồ để tượng trưng cho thời gian, cặp tài liệu để tượng trưng cho công việc,… Thỉnh thoảng, chúng ta có thể dùng đi dùng lại một số hình ảnh tượng trưng đơn giản, dễ vẽ. Chúng ta có thể tìm hình vẽ tay trên Google Image khi muốn phản ánh một ý tưởng, một câu châm ngôn… dưới dạng hình ảnh tượng trưng. Trường hợp không tìm thấy hình vẽ tay ưng ý, chúng ta luôn có thể…   Hình ảnh tượng trưng đơn giản, dễ nhớ. 5. Sử dụng hình cơ bản để sáng tạo hình ảnh. Mọi thứ chúng ta muốn vẽ đều cấu thành từ 5 hình cơ bản: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, gạch, và chấm. Nếu không biết cách vẽ một vật, chúng ta hãy tưởng tượng nó là sự kết hợp của 5 hình cơ bản. Bất kỳ ai cũng biết vẽ hình tròn, hình vuông, hình tam giác, gạch, và chấm. Do đó, chúng ta hãy thử một phen xem sao. Vẽ vật vô tri vô giác thường không khó lắm đâu,… 6. Vẽ người cũng có thể rất đơn giản. Đầu tiên, vẽ người que. Người que vừa dễ vẽ, vừa cho phép truyền tải ý tưởng theo ý muốn. Sau đó, vẽ thêm trang phục, giày dép và những phụ kiện như mũ nón, sách báo, gậy batoong,… Người que chẳng mấy chốc sẽ đẹp lên ngay! Trước khi rèn luyện, phát triển kỹ năng, chúng ta nên… 7. Lựa chọn công cụ vẽ vừa ý. Chúng ta nên khởi đầu từ những gì mình cảm thấy vừa ý nhất. Chúng ta khám phá năng khiếu tiềm ẩn của bản thân qua nét vẽ nguệch

sketchnote cho học sinh

Quan tâm đến những giá trị tri thức và không ngừng tiếp thu những phương pháp dạy – học mới mẻ, Comic Media Academy đưa sketchnote cho học sinh trở thành một trong những khóa học tại viện. Khi quyết định xây dựng khóa sketchnote cho học sinh, viện đã khảo sát ý kiến nhiều giảng viên, quản lý giáo dục cũng như những bài viết về phương pháp ghi chép trong giáo dục tại các nước có ngành giáo dục tiên tiến. Bài dịch dưới đây dược dịch trực tiếp từ trang web về giáo dục : dogtrax.edublogs.org  Một trong những mục tiêu của tôi trong năm học này là dạy sketchnote cho học sinh lớp 6. Khi tôi hỏi các em có thường xuyên vẽ bậy trong vở ghi chép hay không, nhiều cánh tay giơ lên. Đến khi tôi hỏi việc vẽ bậy có giúp các em ghi nhớ bài giảng của giáo viên, hoặc ý chính trong video đang xem, cuốn sách đang đọc hay không, số cánh tay giơ lên còn lại rất ít. Trước đây, theo thông lệ, tôi bắt đầu năm học mới bằng việc đọc chậm rãi câu chuyện Rikki Tikki Tavi của Rudyard Kipling, rồi yêu cầu học sinh thảo luận về nhân vật chính, nhân vật phản diện, mâu thuẫn/giải quyết, bối cảnh,… trong câu chuyện. Năm nay, tôi yêu cầu học sinh sketchnote trong lúc nghe tôi đọc to câu chuyện. Tôi chia sẻ video để giúp các em có cái nhìn khái quát về sketchnote, khuyên chúng đừng mặc cảm vì vẽ không bằng ai, rồi bảo chúng cứ mạnh dạn “múa bút” trong lúc lắng nghe câu chuyện. Sketchnote cho học sinh- vẽ bậy mà ra hình Mỗi ngày, sau giờ đọc truyện, tôi liền chia sẻ sketchnote của mình với các em học sinh. Sau đó, tôi hướng dẫn cách giúp ghi nhớ nhân vật và câu chuyện thông qua sketchnote. Tôi muốn cho các em thấy rằng chúng ta không nhất thiết phải là họa sĩ giỏi mới làm được công việc này, mà chỉ cần biết viết tóm tắt, vẽ mũi tên là đủ. Khi dạy sketchnote cho học sinh, tôi nhận thấy mình cần giải quyết một số vấn đề sau: Làm thế nào để giúp học sinh tập trung lắng nghe và sketchnote cùng một lúc? Làm thế nào để giúp học sinh nhận biết thông tin nào cần sketchnote, thông tin nào cần bỏ qua? Làm thế nào hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ hình ảnh sao cho logic nhất? Làm thế nào cho học sinh thấy sketchnote có tác dụng giúp nâng cao kỹ năng viết và nắm bắt chủ đề phức tạp? Làm thế nào để giúp học sinh sketchnote theo phong cách riêng, có hệ thống? Sketchnote cho học sinh giúp ghi chép bài học dễ dàng hơn Trong năm học này, tôi sở dĩ nảy ra ý tưởng dạy sketchnote cho học sinh là vì nhận thấy ngôn ngữ hình ảnh ngày càng được sử dụng nhiều trong ghi chép. Tôi tuy đã biết đến sketchnote qua cuốn sách Visual Note-taking for Educators của Wendy Pillars, song vẫn cần những lời khuyên và gợi ý bổ ích. Nếu bạn có kinh nghiệm sketchnote và muốn chia sẻ nó, hãy nói cho tôi biết, tôi sẽ sẵn lòng lắng nghe để giúp nâng cao chất lượng giảng dạy. KHOÁ HỌC SKETCHNOTE TẠI CMA. *Nguồn: dogtrax.edublogs.org *Biên tập: Comic Media Academy  

Sketchnote có thể được sử dụng trong những buổi hội thảo

Sketchnote trở thành một phương pháp ghi nhớ nhanh và mới nhất được nhiều người lựa chọn. Điều đặc biệt hơn cả, dù sketchnote có thể ghi chép bằng hình ảnh nhưng không phải chỉ những người biết vẽ mới thể sử dụng phương pháp này. >>> Tìm hiểu thêm: Tập huấn Sketchnote Sketchtalk cho tổ chức Room To Read Sketchnote – Phương pháp tư duy bằng hình ảnh thú vị.   Nhiều năm trước đây, mindmap hay còn gọi là sơ đồ tư duy từng được hướng dẫn như một phương pháp học giúp mọi người ghi nhớ kiến thức. Thế nhưng, mindmap dần bộc lộ điểm hạn chế khi nó có nhiều công thức rắc rối cũng như trở nên lạc hậu ở thời điểm hiện tại. Phá bỏ mọi quy luật, sketchnote (ghi chép bằng hình ảnh) đang trở thành một trào lưu mới và nổi bật trong giới trẻ. Có thể nói đây là kỹ năng có tính ứng dụng cao với việc áp dụng phương pháp tư duy bằng hình để ghi chép kiến thức, thông tin. Người thực hiện sketchnote có thể nắm bắt những ý tưởng lớn, sáng tạo và đầy cảm hứng. Phương pháp sketchnote do nhà thiết kế Mike Rohde phát triển với 2 cuốn sách The Sketchnote Handbook và Sketchnote Workbook. Các luận điểm, kiến thức hay công thức phức tạp đều có thể được đơn giản hóa bằng những hình ảnh từ phương pháp này. Sketchnote có thể được sử dụng trong những buổi hội thảo.  Tên gọi Sketchnote ra đời sau khi Rohde sử dụng các hình khối, tranh ảnh kết hợp với nhau trong từng bản ghi chép của mình. Mục đích của Rohde là lưu lại những ý chính trong các buổi hội thảo, thay thế cho việc ghi chép bằng chữ viết mất thời gian và không đạt hiệu quả cao. Cách làm này giúp anh nhớ lâu hơn và dễ dàng diễn đạt cũng như nhìn tổng thể nội dung đã từng tiếp nhận. Từ đó, sketchnote ra đời. Sketchnote còn có một cách gọi khác khá hài hước, “vẽ bậy có mục đích”. Người dùng sketchnote không cần phải vẽ đẹp, họ chỉ cần biết sử dụng hình ảnh như thế nào để diễn đạt nội dung gì. Vì vậy, Rohde khuyến khích mọi người hãy dùng ký hiệu và hình khối như hộp, mũi tên, cỡ chữ to nhỏ khác nhau và những hình vẽ đơn giản để minh họa cho bản ghi chép. Dù không phải là họa sĩ hay có năng khiếu vẽ, bạn vẫn dễ dàng sử dụng sketchnote để thể hiện nội dung và ghi nhớ nhanh. Dù không biết vẽ, bạn vẫn có thể sử dụng sketchnote.  Mặc dù, sketchnote khiến chúng ta tiêu tốn nhiều thời gian cho các hình vẽ, nhưng đây là một sự “đầu tư” đáng giá. Với sketchnote, bạn chỉ cần dành nhiều thời gian cho một lần duy nhất và sẽ ghi nhớ bài học nhanh và lâu hơn so với mindmap. Hơn nữa, những câu chữ khó nhằn giờ đây được thể hiện qua hình vẽ của sketchnote sẽ trở nên sống động hơn trong trí não của bạn. Và việc ghi nhớ bằng hình ảnh được giới chuyên gia đánh giá là hiệu quả rất nhiều cho các bạn học sinh, sinh viên, kể cả những người làm việc sáng tạo. Phương pháp học sketchnote được ứng dụng phổ biến cho việc học tập của học sinh những nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Singapore, Hà Lan. Đồng thời, phương pháp này cũng được các công ty hàng đầu của nhiều nước trên thế giới sử dụng trong các kế hoạch chiến lược quan trọng. Chương trình tập huấn Sketchnote – Sketchtalk do CMA tổ chức.  Mới đây, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã tổ chức thành công chương trình tập huấn Sketchnote – Sketchtalk cho thành viên của Room to Read, Tổ chức Phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ giáo dục cho trẻ em vùng khó khăn. Sau khi mang đến những bài học thú vị cho Room to Read, CMA sẽ tổ chức những hoạt động tập huấn Sketcnote – Sketchtalk tiếp theo với hy vọng sẽ giúp người tham gia sở hữu phương pháp tư duy bằng hình ảnh thú vị nhất trên thế giới hiện nay. Với chuyên môn về các ngành nghề nghệ thuật như truyện tranh, hoạt hình, CMA hoàn toàn tự tin phương pháp tập huấn Sketchnote của Viện sẽ giúp người học tự tin hơn, dù chưa từng tham gia bất kỳ lớp học vẽ nào. H.Đ

khóa học sketch note sketch talk room to read

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) vinh dự được tổ chức khoá học Sketchnote – Sketchtalk cho các anh chị nhân viên xã hội (Social Worker) thuộc tổ chức Room to Read Việt Nam. Khoá học rút gọn trong 6 buổi, học liên tục 3 ngày từ 27 – 29/11/2017 tại CMA cơ sở 2 – 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM. Ngày thứ 3, cũng là ngày cuối cùng của khoá học Sketchnote / Sketchtalk mà CMA tổ chức cho Room To Read, lớp học còn vui và hấp dẫn hơn nữa sau khi các anh chị được trang bị đầy đủ “vũ khí” cho “trận chiến cuối cùng” – đó là Trình bày một câu chuyện cụ thể bằng Sketchnote / Sketchtalk trước hơn 20 học viên chuyên ngành Truyện tranh, Hoạt hình, Digital Painting tại CMA. Bằng kinh nghiệm và sự tự tin với những gì được học, các anh chị đã lần lượt chia sẻ nhiều câu chuyện đầy cảm xúc, truyền tải thông điệp một cách mạnh mẽ. Chia sẻ sau khi kết thúc khoá tập huấn, Th.S Hoạ sĩ Lê Thắng và hoạ sĩ Dương Hương Ly cho biết: Các anh chị học rất tốt, vượt hơn sự kỳ vọng của đội ngũ giảng viên khi xây dựng khoá học Sketchnote / Sketchtalk. Chúng tôi đã lần lượt nâng cấp và bổ sung nhiều kiến thức, kỹ năng khác khi nhận thấy sự tiếp thu rất tốt từ người học. Cùng xem những hình ảnh trong ngày học thứ ba: [spacer] Trao chứng nhận hoàn tất chương trình tập huấn: [spacer] >>> Xem lại trọn bộ hình ảnh trong 3 ngày học sketchnote / sketchtalk: TẠI ĐÂY

khoá học sketch note sketch talk Room To Read

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) vinh dự được tổ chức chương trình Tập huấn Sketchnote – Sketchtalk cho các anh chị nhân viên xã hội (Social Worker) thuộc tổ chức Room to Read Việt Nam. Rạng rỡ trong  buổi tổng kết chương trình tập huấn. Ảnh: CMA Room to Read là Tổ chức Phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ giáo dục cho trẻ em những vùng khó khăn với phương châm hành động “Thế giới thay đổi khi trẻ em được đến trường”. Được thành lập từ năm 2000, đến nay Room to Read đã có mặt ở 10 quốc gia Châu Á và Châu Phi: Nepal (2000), Việt Nam (2001), Cam-pu-chia (2002), Ấn Độ (2003), Srilanka (2004), Lào (2005), Nam Phi (2006), Zambia (2007), Bangladesh (2008) và Tazania (2011). Trụ sở chính của Room to Read đặt tại San Francisco, Mỹ. Sau khi hoàn thành khoá tập huấn, chị Đoàn Tâm Đan đại diện Room To Read chia sẻ với giảng viên: GV. Dương Hương Ly: Sau khi kết thúc 6 buổi học thì chị có cảm nhận gì về khóa học ạ? Chị có thấy thỏa mãn được những kì vọng trước khi bước vào khoá học không? Chị Đoàn Tâm Đan: Nếu nói về thỏa mãn, thì chắc là chị chưa thỏa mãn (cười). Bởi vì thực sự mà nói thì chị vẫn còn muốn học tiếp nữa, khóa học này thật sự quá là lý thú và nó vượt xa cái sự mong đợi của chị, thành ra nếu chỉ dùng từ thỏa mãn là chưa đủ mà phải nói là rất rất thỏa mãn, thậm chí còn rất cuốn hút nữa. Chị thật sư muốn có cơ hội để tiếp tục được học và khám phá thêm nữa (cười). Chị Đoàn Tâm Đan, phụ trách chương trình Girl’s Education, Room To Read. Ảnh: CMA GV. Dương Hương Ly: Chị có thể chia sẻ thêm là trong những kiến thức đã được học thì phần chị yêu thích nhất là gì không ạ? Chị Đoàn Tâm Đan: Phần chị yêu thích nhất là có thể vẽ diễn tả dáng người và chị đã vẽ được rất là tự tin, bởi vì trước đây khi mà vẽ người thì chị rất là ngại, không biết là nét vẽ của mình như thế nào, có đúng hay chưa v.v… và biết cách tạo biểu cảm, rồi dáng đi dáng đứng, từng cử chỉ hành động của người đó nữa. Thêm một điều tâm đắc nữa đối với khóa học này là nó có thể bổ trợ cho công việc mà chị đang làm, thậm chí chị đã về khoe với rất nhiều người và dụ dỗ thêm vài người nữa (cười). Hy vọng rằng từ cái đam mê và nhiệt tình của thầy cô của lớp đã truyền lửa cho chị, chị cũng có thể lan rộng cho cộng đồng và những người khác (cười). Thông qua khoá tập huấn Sketchnote / Sketchtalk tại CMA, các anh chị và giảng viên đã cùng nhau tạo nên những buổi học vui tươi, phấn khởi và tràn đầy cảm xúc. Cảm giác lo lắng, ngần ngại về kỹ năng vẽ, kỹ năng trình bày câu chuyện đã tan biến, thay vào đó là không gian học tập, thảo luận sôi động và hào hứng đến mức quên cả thời gian mỗi ngày. Chưa bao giờ thiếu vắng niềm vui trong suốt kỳ tập huấn. Ảnh: CMA Sketchnote – Sketchtalk là chương trình đào tạo, huấn luyện mới ra mắt của Comic Media Academy Việt Nam. Khoá học cung cấp kỹ năng trình bày, ghi chép vấn đề/câu chuyện bằng hình ảnh. Ưu điểm mà sketchnote / sketchtalk mang lại: – Hình ảnh là ngôn ngữ chung duy nhất trên toàn thế giới. – Chủ động trong những tình huống không có sự chuẩn bị trước về hình ảnh trong bài giảng. – Tiết kiệm thời gian tìm kiếm hình ảnh ở nguồn ngoài. – Thu hút ánh nhìn của người nghe về phía diễn giả và nội dung. [spacer] Cùng xem trọn bộ hình ảnh 3 ngày học với niềm đam mê trọn vẹn: Tập huấn Sketchnote – Sketchtalk Ngày 01: [spacer] [spacer] Tập huấn Sketchnote – Sketchtalk Ngày 02: [spacer] [spacer] Tập huấn Sketchnote – Sketchtalk Ngày 03: [spacer] [spacer] Trao chứng nhận hoàn tất chương trình tập huấn: [spacer] [spacer] Khoá tập huấn đã kết thúc, CMA chúc anh chị công tác tốt, ứng dụng Sketchnote / Sketchtalk thật trọn vẹn vào từng chương trình mà anh chị phụ trách. [spacer] LIÊN HỆ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Điện thoại:(028)3820.9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM