Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp và vị trí trong hội họa hiện đại P2

Nghệ thuật Digital Painting chuyên nghiệp và vị trí trong hội họa hiện đại P2

16/05/2018

Tiếp nối phần 1 chủ yếu nói về các phong cách trong mỹ thuật. Phần 2 sẽ là những bước tiếp cận đầu tiên đến Digital painting chuyên nghiệp.

 

Digital painting chuyên nghiệp không hề đơn giản…

Có ai dám khẳng định hội hoạ truyền thống là đơn giản? Không thể, bởi vì nó bao gồm rất nhiều thể loại. Bạn có thể giỏi điêu khắc, nhưng không giỏi vẽ màu. Và những thể loại này không chỉ đơn thuần là “dễ” hay “khó”. Bạn cần phải hiểu sâu hơn nữa: đất sét không thể so sánh với thép, các bức tranh sơn dầu đòi hỏi những kỹ thuật hoàn toàn khác so với các bức tranh màu nước. Do đó, công cụ không phải là thứ duy nhất tạo ra sự khác biệt – bạn có thể sử dụng cùng một cây cọ nhưng với các kỹ thuật khác nhau.

Digital painting chuyên nghiệp cũng vậy. Bạn sở hữu một bộ những công cụ, nhưng chúng hoàn toàn không biết một kỹ thuật nào liên quan đến chính chúng cả. Hơn nữa, các kỹ thuật điêu khắc, vẽ tranh, vẽ màu trong hội hoạ truyền thống và digital painting đều giống nhau. Vẽ một đường thẳng trên giấy hay trên đất không khác gì vẽ một đường thẳng bằng một cây bút stylus. Sản phẩm ở định dạng khách nhau, nhưng nó không thay đổi bất cứ điều gì.

… Bởi vì hội hoạ không hề đơn giản

Nếu bạn không đồng tình với ý kiến này, hãy đọc bài viết của tôi về phong cách – trong đó, tôi đã giải thích sự khác nhau giữa hành động vẽ đơn thuần và vẽ lồng ghép với phong cách. Quá trình tạo ra một hình ảnh mà mọi người có thể hiểu và có phản ứng nhất định với nó là một quá trình phức tạp vô cùng. Tài năng có thể giúp bạn những bước đầu tiên, nhưng sau đó, kỹ năng mới là yếu tố quyết định.

Có hai loại kỹ năng về vẽ tranh/ vẽ màu/ điêu khắc:
• Sử dụng phương tiện để tạo ra sản phẩm.
• Sử dụng phương tiện để tạo ra sản phẩm được mọi người nhìn nhận.
Kỹ năng thủ công
Yếu tố đầu tiên chính là kỹ năng thủ công. Kỹ năng thủ công bao gồm tất cả những gì liên quan đến việc cầm một công cụ và sử dụng nó. Ví dụ, trong điêu khắc bằng đất sét nung:
• Làm mềm đất sét trong tay bạn
• Chia nó thành các phần lớn và nhỏ
• Tạo những viên và sợi
• Khoét những cái lỗ trong nó
• Gắn các bộ phận lại với nhau
• Trộn các phần bị rối với một ngón tay hoặc một cây tăm
• Không làm hỏng những bộ phận đã được hoàn thiện trong khi làm việc với những bộ phận khác
• Nung mô hình ở nhiệt độ thích hợp

Còn vẽ tranh thì sao? Bạn cần những kỹ năng gì để vẽ nên một bức tranh?
• Cầm cây bút chì một cách chắc chắn trong tay để có được những chuyển động chính xác nhất
• Nhấn nó lên giấy
• Giữ thẳng nếp giấy khi vẽ
• Gọt bút chì khi nó không còn cho ra những nét như mong muốn
• Sử dụng lực ở các mức khác nhau (nét thanh, nét đậm)
• Kiểm soát hướng và dòng của các đường vẽ
Vâng, có lẽ bạn vừa mới phát hiện ra rằng bạn có thể vẽ! Nhưng hãy xem những kỹ năng bạn cần để vẽ bằng digital painting chuyên nghiệp:
• Cầm cây bút một chắc chắn trong tay để có được những chuyển động chính xác nhất
• Nhấn nó lên máy tính bảng
• Sử dụng lực ở các mức khác nhau (nét thanh, nét đậm)
• Kiểm soát hướng và dòng của các đường vẽ
• Kết hợp giữa chuyển động của cây bút và con chỉ trên màn hình (trong trường hợp máy tính bảng không có màn hình cảm ứng)

Ngạc nhiên chưa! Không phải chúng khá giống nhau sao? Điểm khác nhau duy nhất giữa chúng là ở sự kết hợp với các đặc tính của vật liệu được sử dụng (giấy, màn hình). Tạo ra những đường vẽ, dù ở bất cứ đâu, đều cần cùng một kỹ năng. Nếu bạn không thể vẽ trên giấy thì cũng đừng mong chờ gì ở một chiếc máy tính bảng đồ hoạ. Nó không thể điều khiển tay bạn, nó không thể làm cho các đường nét của bạn trở nên rõ ràng, nó không thể định hình phong cách cho bạn. Vẽ một con ngựa bằng digital painting chuyên nghiệp không khác gì vẽ một con ngựa bằng phương pháp truyền thống. Nó đòi hỏi kỹ năng giống hệt nhau – và kỹ năng này không tự nhiên mà có khi bạn mua một chiếc máy tính bảng!

digital painting chuyên nghiệp 1

 

1-vẽ người truyền thống; 2-vẽ người bằng kỹ thuật số. Đùa thôi!

 

Kỹ năng nghệ thuật

“Tôi có thể cầm cây bút chì một cách chắc chắn, tôi có thể kiểm soát những đường vẽ của mình, nhưng tôi không thể vẽ ra một con ngựa, tại sao vậy?”. Tôi sẽ nói cho bạn biết lý do, hãy lắng nghe thật kỹ. Những hình ảnh chi tiết và chân thật nhất trí tưởng tượng của bạn được tạo ra từ cùng một đường nét với bản vẽ của bạn. Kiến thức về cách sắp xếp chúng để đạt được hiệu quả không thật sự liên quan đến hành động vẽ.

Nếu kỹ năng thủ công giống như việc sử dụng đúng từ ngữ và ngữ pháp để viết, thì kỹ năng nghệ thuật giống như việc thổi linh hồn vào những từ ngữ và ngữ pháp ấy. Và linh hồn không liên quan gì đến kỹ năng thủ công cả. Bạn vẫn có thể sở hữu kỹ năng nghệ thuật tuyệt vời ngay cả khi bạn chưa bao giờ đặt một cây bút chì lên giấy. Đó là lý do tại sao những người nghệ sĩ tài ba không khó khăn gì với việc chuyển đổi giữa các phương tiện khác nhau – kỹ thuật luôn thay đổi liên tục, nhưng tâm hồn thì luôn bất biến.

Để tạo ra một thứ gì đó, bạn cần biết cách làm sao để tạo ra thứ mình muốn (kỹ năng thủ công) và những gì bạn muốn để tạo ra thứ đó (kỹ năng nghệ thuật). “Một con ngựa!”, bạn nói. Nhưng “con ngựa” ấy đến trông như thế nào? Trước tiên, hãy thử vẽ một vật chỉ với một cái tên. Bằng cách này, bạn sẽ nhận ra mình biết rất ít về vật đó – và làm thế nào để vẽ một con ngựa khi bạn thậm chí còn không biết nó trông như thế nào?

Hãy tưởng tượng đây là mô tả của bạn:
Một con vật có bốn cái chân dài, móng guốc, một cái cổ dài, đầu dài, thân dài, tai nhọn, mắt hình bầu dục, bờm trên cổ và một cái đuôi có lông dài.

Tuy mọi người đều nhận ra con vật mà bạn muốn nói đến, nhưng nó không có nghĩa là bạn biết một con ngựa trông như thế nào. Bạn có thể tưởng tượng ra trong đầu mình rất nhiều thứ mà bạn không thật sự nhìn thấy, nhưng khi bạn bắt đầu vẽ nó, bạn cần phải trả lời chi tiết những câu hỏi sau đây:
• Độ dài của những cái chân là bao nhiêu? Các khớp được đặt ở đâu? Chúng cong theo hướng nào? Hình dạng của chúng ra sao?
• Những chiếc móng vuốt to bao nhiêu? Hình dạng và kết cấu ra sao? Chúng được gắn với chân như thế nào?
• Chiếc cổ dài và rộng bao nhiêu? Nó cong ra sao? Những cơ/ gân nào có thể nhìn thấy dưới lớp da?
• Hai tai dài bao nhiêu? Chúng hướng về phía nào? Vị trí chúng được gắn với đầu là ở đâu? Khoảng cách giữa hai tai là bao nhiêu?
• Đôi mắt to như thế nào? Chúng được đặt ở đâu? Đồng tử, lông mi và mí mắt trông như thế nào?
• Chính xác là chiếc bờm nằm ở đâu? Lông bờm dài và mượt như thế nào? Phần cơ thể được che phủ lớn bao nhiêu?
• Đuôi dài và mượt như thế nào?

digital painting chuyên nghiệp 2

Đây là vật thể theo như mô tả của bạn. Trông quen không?

Tôi tin bạn đã hiểu rõ. Lưu ý rằng tất cả kiến thức này hoàn toàn không liên quan đến các kỹ năng thủ công. Một công cụ – bút chì, cọ, hay bất cứ thứ gì – chỉ là trung gian để thông qua đó, những dữ liệu trong thư viện trực quan của bạn được biến thành hiện thực. Thư viện trực quan ấy – hay cơ sở dữ liệu, cách mà tôi thường gọi – được cập nhật liên tục mỗi khi bạn thực hiện những nỗ lực có ý thức để tìm hiểu một thứ nào đó trông như thế nào và tại sao. Những công cụ bạn sử dụng không giúp ích trong tình huống này. Nói cách khác, bạn không cần một chiếc máy tính bảng để có thể tạo ra một cơ sở dữ liệu trực quan phong phú.

digital painting chuyên nghiệp 3

 

Cả hai bức tranh đều được vẽ từ kỹ năng thủ công giống hệt nhau

 

Tính chân thật

Giả sử bạn có thể kiểm soát tốt những nét vẽ của mình và bạn biết rất nhiều về chủ đề mà mình muốn thể hiện? Điều gì khác đã cản trở con đường thành công của bạn? Vâng, còn một vấn đề nữa, nó được gọi là phong cách, thường thì nó luôn hướng đến tính chân thật. Để đạt được sự chân thật, bạn cần trang bị một số lý thuyết cơ bản để bổ sung vào cơ sở dữ liệu trực quan của mình – một việc không hề đơn giản:
• Phối cảnh – vẽ mẫu vật trong không gian 3D.
• Ánh sáng và bóng tối – nắm vững cơ chế cơ bản mà não chúng ta vận hành để nắm bắt ánh sáng và bóng tối.
• Màu sắc – hiểu rõ các luật lên màu, phối màu, lựa chọn chính xác các bảng màu tạo ra một tổng thể chặt chẽ.
• Bố cục – hiểu rõ mối quan hệ giữa các chủ thể và khái niệm về mảng trung tâm.
Một lần nữa, máy tính bảng đồ hoạ không thể giúp được gì. Nhưng chắc chắn rằng, việc luyện tập sử dụng màu sắc sẽ dễ dàng hơn khi được thực hiện trên máy tính, nơi cung cấp cho bạn một bảng màu không giới hạn – vì luyện tập là để trau dồi kiến thức, chứ không phải để tạo ra một kiệt tác. Đó là sai lầm lớn nhất của những tân binh, họ xem việc sáng tác của mình như một thử thách thắng thua. Nếu bạn là một trong số họ, hãy dừng lại. Hãy phân biệt rõ những bức tranh tinh tế với việc nghiên cứu, và đừng cho ai biết về quá trình nghiên cứu của mình.