STORY ARTIST. You do….what exactly?   1 . Để trở thành họa sĩ kể chuyện, tôi có cần phải vẽ giỏi hay không? Có, nghề này yêu cầu bạn phải vẽ giỏi. Ngoài ra, bạn cũng phải nắm vững luật phối cảnh để phản ánh đúng góc nhìn, cũng như kỹ năng diễn tả tốt hành động của nhân vật. Muốn vẽ giỏi, bạn cần kiên trì thực hành mỗi ngày.   2. Muốn theo nghề họa sĩ kể chuyện thì cần học những gì? Họa sĩ kể chuyện đảm trách công việc của diễn viên, họa sĩ thiết kế nhân vật, đạo diễn, quay phim, biên tập viên, nhà biên kịch, nhân viên kỹ thuật ánh sáng trong giai đoạn đầu của dự án phim hoạt hình. Họ dựa vào kịch bản để phác họa diện mạo ban đầu cho từng cảnh phim. Vì vậy, họ cần học nhiều kỹ năng khác nhau, bao gồm vẽ, dựng phim (cảnh quay, bố cục, biên tập, ánh sáng), diễn xuất (thông qua vẽ nhân vật), kể chuyện (viết cấu trúc câu chuyện). Mỗi họa sĩ có một cách học khác nhau, nhưng cách học hiệu quả nhất là theo học chuyên ngành mỹ thuật, điện ảnh, hoạt hình. Ra trường, bạn chẳng những được cấp bằng mà còn tự hào làm ra những bộ phim ngắn bằng chính thực lực của mình. Sau khi được tuyển vào làm việc cho studio, bạn sẽ tiếp tục tìm tòi, học hỏi thêm.   3. Nghề họa sĩ kể chuyện có đòi hỏi gì thêm nữa không? Họa sĩ kể chuyện thường vẽ đi vẽ lại nhiều lần các cảnh phim theo yêu cầu của đạo diễn trước khi bàn giao cho bộ phận dựng phim bằng công nghệ đồ họa máy tính (CG); do đó, họ cần làm việc trên tinh thần hợp tác, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu ý kiến phản hồi.   4. Nghề họa sĩ kể chuyện có dễ xin việc hay không? Đây là nghề có nhu cầu tuyển dụng cao. Họa sĩ có người được tuyển qua con đường thực tập, học việc; song cũng có người được tuyển nhờ portfolio lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng – họa sĩ làm portfolio thường có kinh nghiệm làm việc tại studio, hoặc trước đây từng tham gia nhiều dự án nhỏ. Portfolio là yêu cầu bắt buộc, có kinh nghiệm sẽ được ưu tiên, nhưng không cần thiết nếu bạn chứng tỏ được năng lực của mình qua portfolio.   5. Cơ hội nghề nghiệp có rộng mở với những ai chọn nghề họa sĩ kể chuyện hay không? Các studio lớn nhỏ luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân tài. Cánh cửa việc làm sẽ mở rộng với những ai có portfolio thỏa mãn yêu cầu của nhà tuyển dụng.   6. Tôi có làm việc với nhiều người trong quá trình vẽ storyboard hay không? Trong quá trình vẽ storyboard một đoạn phim, ban đầu bạn lấy ý kiến phản hồi từ đạo diễn, rồi sau đó là từ ê-kíp. Bạn sửa tới sửa lui nhiều lần cho đúng với ý đồ của đạo diễn. Bạn tham gia phiên họp động não, đề xuất ý tưởng, thảo luận giải pháp cải thiện nhân vật hoặc câu chuyện. Bạn luân phiên làm việc một mình và theo nhóm. Trong môi trường làm việc tập thể, bạn bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp với mọi người, cởi mở đón nhận ý kiến phê bình và phản hồi.   7. Cơ hội thăng tiến có cao hay không? Họa sĩ kể chuyện là nghề mang tính sáng tạo và đem lại trong sự thỏa mãn trong công việc. Về cơ bạn, lộ trình thăng tiến sẽ như nhau: Họa sĩ kể chuyện – trưởng nhóm – đạo diễn. Nghề họa sĩ kể chuyện tuy không có nhiều nấc thang thăng tiến, nhưng cơ hội thăng tiến là khá cao. Bạn được trui rèn kỹ năng chỉ đạo trong thời gian làm họa sĩ kể chuyện – bước chuẩn bị trước khi dấn thân vào lĩnh vực khác, thậm chí mở ra cơ hội đảm nhận vai trò chỉ đạo trong studio. Đạo diễn đa phần xuất thân từ họa sĩ hoạt hình hoặc họa sĩ kể chuyện.   8. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu tuyển dụng họa sĩ kể chuyện sẽ tăng trong năm tới. Bạn có tin điều này là sự thật? Tại sao? Hiện nay, nhu cầu về nội dung đa phương tiện là rất lớn, nên thiết nghĩ, khả năng trên rất có thể xảy ra. Để đối phó với tình trạng họa sĩ kể chuyện nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau, các studio thường đăng tin tuyển dụng nhân sự mới.   9. Thu nhập của họa sĩ kể chuyện có đủ sống hay không? Đây là nghề có thu nhập cao và hấp dẫn. Nếu hành nghề tự do, bạn cần thương lượng tiền công (tính theo giờ) và thời hạn hoàn thành công việc với khách hàng. Trường hợp làm việc cho studio, bạn nên hỏi xem có được hưởng bảo hiểm y tế, xã hội, cùng những quyền lợi khác hay không.   10. Nghề họa sĩ kể chuyện có những thuận lợi và bất lợi gì? Cái hay của nghề họa sĩ kể chuyện là nó cho phép bạn thỏa sức sáng tạo. Bạn nghĩ ra ý tưởng độc đáo, mới lạ, mất 4 – 5 năm ròng rã để dựng thành phim, và vui mừng chứng kiến thành quả được trình chiếu trên màn ảnh. Tuy nhiên, để có được niềm vui này, bạn phải thức bao đêm dài làm việc miệt mài dưới áp lực nặng nề, rồi sau đó phải mòn mỏi chờ đợi đạo diễn và nhà biên kịch chuyển những chỉnh sửa trong câu chuyện cho bạn. “Xóa đi làm lại” là chuyện thường tình trong nghề, nên bạn

hoạt hình Pixar sáng tạo

Để có cái nhìn tổng quan về vai trò và nhiệm vụ của người “họa sĩ kể chuyện – story artist”, có lẽ cần điểm qua quy trình làm phim hoạt hình  từ giai đoạn ý tưởng đến khi lên màn ảnh. Về cơ bản, quy trình sản xuất được chia làm 3 giai đoạn chính : tiền kỳ, trung kỳ và hậu kỳ. Mỗi giai đoạn có những yêu cầu và mục đích riêng, nhưng hầu hết “dân làm nghề” đều hiểu rằng, bước tiền kỳ là cơ sở để quyết định “thành bại” cho tác phẩm. Với những bộ phim lớn, đầu tư khủng thì bước tiền kỳ là giai đoạn quyết định dự án có được triển khai hay không. Bài toán đặt ra ở bước này là làm thế nào các nhà đầu tư, nhà sản xuất, đạo diễn … có thể biết sớm được dung mạo của toàn bộ tác phẩm hay khả năng thành công của dự án. Càng sớm càng tốt, và dĩ nhiên, với chi phí tối thiểu. Ở Disney hay Pixar, bước tiền kỳ thật sự là một câu chuyện rất dài, mà ở đó, những nhân sự quan trọng ở nhiều vị trí trong đường dây sản xuất có thể  ngồi lại được với nhau, thảo luận, đánh giá, trao đổi…thông qua một loại ngôn ngữ đặc biệt: ngôn ngữ của hình ảnh. Khác với ngôn ngữ nói và viết, hình ảnh có những khả năng đặc biệt, có sức tác động mạnh mẽ đến người tiếp nhận. Theo một số nghiên cứu, khoảng 90% lượng thông tin mà não chúng ta tiếp nhận được là từ hình ảnh.Một câu chuyện với hình ảnh sẽ làm cho người xem dễ theo dõi, dễ ghi nhớ, và trên hết, nó truyền được cảm xúc đi rất nhanh. Một trong những nhiệm vụ tối quan trọng mà một họa sĩ kể chuyện cần phải làm được, đó là tìm đường chạm vào trái tim của khán giả. Không quá lời khi nói rằng việc thưởng thức một bộ phim hay cũng là hành trình đi vào thế giới của những cung bậc tình cảm. Ở chiều thời gian, dư âm đọng lại lâu nhất trong tâm trí của chúng ta về một tác phẩm hoạt hình hay, đôi khi không phải là cốt chuyện hay nhân vật, mà chính  là cảm xúc.   Cảm xúc là linh hồn của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, nên với sức mạnh truyền cảm xúc của hình ảnh, cảm xúc sẽ là thứ sẽ được các họa sĩ kể chuyện- story artist tính đến đầu tiên khi bắt đầu một dự án. Bộ phim sẽ có màu sắc chủ đạo gì? Dư âm đủ mạnh không? Tâm trạng thế nào? Tác động đến khán giả ra sao?  Những câu hỏi dạng này sẽ luôn được đặt ra ở giai đoạn đầu tiên trong quá trình tìm ý tưởng, và có vẻ thực tiễn công việc  đã nảy ra một cách làm vừa đơn giản, vừa hiệu quả, vừa kinh tế, để giải quyết cho các câu hỏi này. Đó là beatboard. Beatboard Beatboard là một thuật ngữ mô tả công việc tìm ý tưởng cho câu chuyện bằng các hình vẽ phác thảo. Beatboard là một thuật ngữ ghép bởi 2 thành tố beat – board. Beat trong ngôn ngữ kể chuyện là những nhịp trong câu chuyện, là những điểm mấu chốt có tính bước ngoặt. Một câu chuyện hay kịch bản phim mẫu mực theo kiểu “Hollywood” sẽ gồm 8 nhịp lớn (major beat). Các nhịp này còn có thể được chia thành các nhịp nhỏ (minor beat). Các hình phác trong kỹ thuật beatboard phải là những hình vẽ mô tả được tình huống  của các “beat” lớn nhỏ trong toàn bộ câu chuyện. Board là tấm bảng, là một không gian mà người ta sẽ “ghim” các hình vẽ phác của đường dây câu chuyện lên trên đấy. Như vậy, beatboard theo cách hiểu đơn giản là một tập hợp các hình vẽ xâu chuỗi thành một mạch truyện, theo nghĩa quy ước của các nhà làm phim có thể được hiểu là một công cụ “tư duy bằng hình ảnh” khi tìm ý tưởng. Beatboard là cách mà họa sĩ kể chuyện dùng để truyền cảm hứng cho các nhân sự tham gia và tiết kiệm chi phí cho đoàn làm phim Đọc tiếp Bí ẩn nghề hoạt hình: Beatboard và Họa sĩ kể chuyện để hiểu hơn “quyền năng” của Beatboard và các họa sĩ kể chuyện trong ngành họa hình trên thế giới. Tác giả Lê Thắng.

Triễn lãm tác phẩm Nghiên cứu thiên nhiên và Sáng tạo 1 của họa sĩ kể chuyện khóa 03, khóa 05. Thạc sĩ Thanh Thủy cùng trao đổi với học viên về việc sử dụng màu sắc Họa sĩ kể chuyện của Viện Truyện tranh và Hoạt hình vừa tổ chức buổi Triễn lãm tác phẩm kết thúc môn học Nghiên cứu thiên nhiên và Sáng tạo 1 vào chiều ngày 18/6. Môn học do Thạc sĩ Thanh Thủy hướng dẫn. Trước đó, vào ngày 18-19/5, học viên khóa 03 và khóa 05 của CMAVN đã cùng giảng viên có chuyến đi thực tế đến với Long Khánh, Đồng Nai. Trong chuyến đi, họa sĩ kể chuyện CMAVN có nhiệm vụ nghiên cứu cấu trúc các đối tượng ( chủ yếu là thực vật). Khi thiết kế môn học này, Comic Media Academy mong muốn học viên có thể cọ sát thực tế, đồng thời đây cũng là một chuyến đi ngắn để các bạn giải tỏa, hòa mình cùng thiên nhiên sau những bài tập căng thẳng tại trường. Trong buổi Triễn lãm, ngoài Thạc sĩ Thanh Thủy- giảng viên hướng dẫn, còn có sự tham dự của Thạc sĩ- họa sĩ Lê Thắng, thầy Trang Đức Huy, thầy Tô Bảo Ân. Nhận xét về tác phẩm của học viên, giảng viên Thanh Thủy yêu cầu họa sĩ các kể chuyện tương lai sáng tạo hơn nữa: “ Các em cần phá hủy lối mòn tư duy, ví dụ như mặt phẳng có thể bay”. Đồng thời, thầy Trang Đức Huy góp ý: “ Các bạn có thể giải bài toán sáng tạo dựa trên những nghiên cứu này. Bạn có những ý tưởng sáng tạo nhưng liệu 20 năm, 30 năm nữa nó có còn không? Thế là các bạn phải quan sát, giải những cấu trúc tuyệt vời trong tự nhiên”. Thầy Trang Đức Huy thưởng thức bộ tranh sáng tạo của họa sĩ kể chuyện K5- Hoài Thương. Sản phẩm “biến” thanh long thành ” tổ ấu trùng” của Nguyễn Thanh Triều nhận được khen ngợi.

Vài vấn đề cơ bản về lĩnh vực họa sĩ kể chuyện (story artist), một lĩnh vực tương đối mới tại Việt Nam nhưng không hề lạ trên thế giới.   Nhiều người thường thắc mắc rằng làm sao có thể trở thành một họa sĩ kể chuyện (story artist) hay họa sĩ vẽ phân cảnh (storyboader) và cụ thể về công việc đó. Họ thường biết một ít về hoạt hình, đã xem qua vài cuốn DVD nhưng vẫn cảm thấy hoang mang. Cũng phải thôi, họ đang dần hình dung ra nó và bài viết này hoàn toàn đi  sâu vào những trăn trở của họ. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu để ý đến các chuyên gia khác trong ngành công nghiệp hoạt hình,họ thường không biết rõ vai trò của nhóm Phụ trách câu chuyện trong một dự án phim hoạt hình. Một cách trung thực thì họa sĩ kể chuyện (story artist) đều được coi là những nhà làm phim hoạt hình. Tất cả từ đạo diễn, biên tập đến đội ngũ kết xuất đồ họa. Họ không hiện thực hóa câu chuyện. Họa sĩ kể chuyện (story artist) làm rất nhiều việc, đó cũng là những việc mà đồng trong chuyên môn gọi là: Phim Chuyển Thể. Họ có đạo diễn, tác giả, đạo diễn nghệ thuật, biên tập viên, người quay phim (đội ngũ phục trách bố trí và đội ngũ phụ trách ánh sáng) và tất cả những người có khả năng tạo nên thế giới từ con số 0. Dựng cảnh trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Finding Nemo Đầu tiên bàiviết này sẽ cho bạn biết họa sĩ kể chuyện (story artist) và nhóm phụ trách câu chuyện thực sự làm những việc gì. (Ít nhất là trong phạm vi của Pixar). Các họa sĩ kể chuyện (story artist) thực hiện công việc của tất cả mọi người trước khi mọi người thực hiện công việc của mình. Họ là những người đầu tiên đặt nỗ lực vào mỗi phân cảnh trong bộ phim. Có nghĩa là, tạo nên hình hài đầu tiên của một phân cảnh từ kịch bản hoặc đôi khi từ danh sách những khoảnh khắc (những sự kiện sẽ xảy ra trong một cảnh). Họ xem xét hành động của các nhân vật: nhân vật đang nói gì và họ nói thế nào? (Diễn viên) Những nhân vật này trông như thế nào? (Thiết kế nhân vật) Họ xuất hiện ở đâu trong phân cảnh? Họ tương tác với đao cụ gì? (Đạo diễn nghệ thuật) Góc máy ảnh từ đâu? (Đạo diễn hình ảnh) Phải quay bao nhiêu lần để nối những điểm trong câu chuyện liền mạch? Và tốc độ khi kể câu chuyện như thế nào? (Biên tập viên) Ánh sáng như thế nào? Sử dụng ánh sáng hoặc bóng tối như thế nào để đẩy câu chuyện lên cao trào? (Bộ phận phụ trách ánh sáng) Sau đó, bổ sung những ý kiến giúp câu chuyện hay hơn hoặc hài hước hơn. (Tác giả) Storyboard từng góc   Trong hoạt hình, họa sĩ kể chuyện (story artist) biến mọi thứ thành hiện thực, vì vậy, bất cứ thứ gì có thể giúp cải thiện chất lượng bộ phim sẽ được thực hiện bằng mọi giá. Bất kì khía cạnh nào của diễn xuất cũng được nghiên cứu một cách chi tiết. Vì vậy các họa sĩ kể chuyện (story artist) xây dựng những bảng vẽ, làm việc cùng với biên tập viên để kết hợp chúng với âm nhạc, âm thanh và lồng tiếng tạm thời để biến chúng trở thành một bộ phim trước khi thiết lập bất cứ thứ gì bằng đồ họa máy tính. Những trường hợp thay đổi về chi tiết bộ phim luôn luôn xảy ra, vì vậy họa sĩ kể chuyện (story artist) luôn phải hoạt động hết công suất trong thời gian làm phim. Một vài ý giải thích trên mong rằng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của khán giả về họa sĩ kể chuyện (story artist). Sinh viên à, vẫn còn muốn theo đuổi nghề nghiệp này trong tương lai? Nó sẽ rất vất vả những cũng tràn ngập niềm vui….tất nhiên là nếu bạn thật sự thích vẽ và sáng tác những câu chuyện. CMAVN dựa trên Valerie’s Blog.

animation Fawn

Nơi phép màu được tạo ra: Khám phá cuộc sống của một họa sĩ kể chuyện tại Disney Animation Studios. “Sau khi tốt nghiệp, tôi đã nộp đơn vào Disney nhưng không hề nhận được bất kỳ phản hồi nào và tôi hiểu rõ tại sao. Đừng mong đợi sự hoàn hảo ngay tức thì, mọi thứ đều cần thời gian để hoàn thiện.” Prasansook Veerasunthorn vẫn còn nhớ những ngày tháng tuổi thơ của mình ở quê nhà Thái Lan từng gắn liền với bộ phim Dumbo của Disney, cô đã xem nó hàng trăm lần bởi vì quá đỗi yêu thích nhân vật chú voi biết bay. Cô chia sẻ, mặc dù không thể hiểu được bộ phim bằng tiếng Anh, nhưng những hình ảnh hấp dẫn của Dumbo đã nhen nhóm ngọn lửa đầu tiên cho niềm yêu thích hoạt hình của cô. Là một họa sĩ kể chuyện của Walt Disney Animation Studios trong suốt 5 năm qua, Prasansook hay ‘Fawn’ – tên mà đồng nghiệp gọi cô, đã tạo nên những bộ phim thành công rực rỡ như Zootopia và Frozen, và hiện tại đang thực hiện bộ phim Moana. Tin hay không tùy bạn, nhưng việc trở thành một họa sĩ kể chuyện chưa bao giờ nằm trong kế hoạch của cô ấy. “Lớn lên ở Thái Lan, nơi mà nghề này thậm chí không hề tồn tại, nên khi tôi nói với bố mẹ về mong muốn theo học trường nghệ thuật, bố mẹ tôi đã rất hoang mang không biết con đường sự nghiệp của tôi rồi sẽ ra sao”, Fawn nói. Mặc dù vậy, cô vẫn theo đuổi ước mơ trở thành một nhà sản xuất hoạt hình và năm 19 tuổi, cô chuyển đến Mỹ để bắt đầu học tại trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Columbus tại Ohio. Sau khi tốt nghiệp, cô bắt đầu sự nghiệp nhà sản xuất hoạt hình cho Animation Collective ở New York. Một vài năm sau đó, cô ấy làm việc ổn định trong vai trò một nhà sản xuất hoạt hình 2D và thậm chí tiến lên vị trí Đạo diễn Hình ảnh. Với kinh nghiệm hơn một thập kỷ trong lĩnh vực kinh doanh, đó là lần đầu tiên cô trải nghiệm việc thiết kế kịch bản phân cảnh. “Các đồng nghiệp hỏi tôi liệu tôi có thể thiết kế kịch bản phân cảnh, và tôi đã trả lời chắc chắn có, mặc dù tôi chưa biết nhiều về quá trình này, nhưng tôi sẽ theo đuổi nó. Tôi đã học được nhiều điều từ công việc thời điểm ấy và đó là cách tôi mà bắt đầu”. Những bộ phim hoạt hình của Disney mất từ 3 đến 5 năm để hoàn thiện, và rất nhiều họa sĩ kể chuyện, bao gồm cả Fawn, thực hiện những bước đầu tiên để định hình bộ phim bằng việc tạo ra những bảng vẽ phân cảnh dựa trên những trang kịch bản. Sau khi Fawn được giao phân cảnh, đạo diễn và biên kịch sẽ truyền đạt những cảm xúc họ muốn đạt được cùng với đạo diễn hình ảnh cung cấp những yếu tố thiết kế nhân vật và môi trường. Ngoài những điều đó ra, còn lại cô ấy được mặc sức sáng tạo và khám phá. Là một họa sĩ làm việc với những nhân vật hoạt hình, những nhân vật dẫn dắt sợi dây cảm xúc theo một cách rất riêng của Disney, Fawn cho biết nguồn cảm hứng cho những nhân vật và cảnh vật mà cô tạo ra đến từ cuộc sống và kinh nghiệm của chính cô. Ví dụ, cô đã liên hệ nhân vật Judy trong Zootopia với cá nhân mình – một người con gốc Thái chuyển đến Mỹ sinh sống và nó đã ảnh hướng đáng kể đến tác phẩm của cô ấy. “Zootopia giống như thành phố New York vậy, nơi mà mọi người từ khắp nơi trên thế giới đổ về, và tôi nghĩ về Zootopia như việc tôi sống ở Mỹ nói chung”. “Ở Thái Lan, mọi người đều đến từ Thái Lan, bạn không thể thấy được nhiều sự đa dạng. Vì vậy, việc chuyển đến đây thật sự là một cú sốc văn hóa, nên tôi hiểu cảm giác của Judy khi đến thành phố”, Fawn tiết lộ. Có một cảnh trong phim khi Judy nhảy lên tàu đến Zootopia và kinh ngạc nhìn ra cửa sổ khi ngang qua Quảng trường Sahara và Thị trấn Tudra trên đường đi trước khi đến ga tàu. Khi cô đến nhà ga, những chú chuột bắt đầu tuột xuống từ những đường ống trong suốt và những chú hà mã trong bộ comle trồi lên khỏi mặt nước sẽ tự động được chào đón bằng những chiếc máy sấy. Những cảnh như thế đòi một sự kết hợp giữa việc động não và liên tưởng, Fawn chia sẻ. Trên thực tế, cô và những người đồng nghiệp đến những nơi khác nhau cùng đóng góp vào nội dung của tác phẩm – những chi tiết như thế không bao giờ được viết sẵn trong kịch bản. Tuy nhiên, việc tạo ra các cảnh và nhân vật chưa bao giờ là một công việc dễ dàng cả. Fawn cho biết quá trình này đòi hỏi việc chỉnh sửa và chọn lọc vô số lần. Tuy nhiên, bắt đầu từ một tờ giấy trắng luôn là phần yêu thích của cô ấy. “Khởi đầu thật đáng sợ nhưng cũng thật thú vị! Bắt đầu với một con số 0 tròn trĩnh, sau đó dần định hình nó và hòa mình vào nó là một thử thách rất thú vị đối với tôi. Bạn có thể mơ về những viễn cảnh khác nhau và thật thú vị khi lần đầu tiên được dệt nên chúng”. Ngoài ra, cô còn đề cập đến việc được làm chung nhóm với những con