Đề cử phim hoạt hình Oscars 2018 7

Vào ngày 23/1 theo giờ địa phương, đề cử cho các hạng mục giải thưởng Oscars 2018 đã được công bố. Ở hạng mục phim hoạt hình, top 5 đề cử đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều cho người hâm mộ và giới chuyên môn. Trước hết, nhìn vào danh sách 5 ứng viên cho tượng vàng danh giá, người ta dễ dàng nhận ra sự vắng mặt của các đại diện anime Nhật Bản. Điều này làm các fan anime tỏ ra khá bức xúc. Những cái tên đình đám được đánh giá cao trong năm qua như Kono Sekai no Katasumi ni (Góc khuất thế giới) của đạo diễn Sunao Katabuchi do Studio Mappa sản xuất hay Koe no Katachi (Dáng hình thanh âm) của đạo diễn Naoko Yamada, do Studio Kyoto Animation sản xuất đều bị loại khỏi top 5 đề cử. Nguồn: gamek.vn Có thể suy đoán rằng, top 5 đề cử nhận được sự đầu tư quảng bá và công chiếu rộng rãi hơn trên toàn thế giới. Trong khi, các bộ anime của Nhật thì có số lượng rạp chiếu ít hơn, độ phủ sóng không bằng… Do đó, chúng không được góp mặt trong danh sách này, mặc dù những tác phẩm kể trên có chất lượng nội dung không kém. Tiếp đến, sau khi top 5 được công bố, những tác phẩm hoạt hình nổi bật nhất trong năm qua đều xuất hiện là Coco, Loving Vincent và The Breadwinner. Những cái tên này đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của người hâm mộ và giới chuyên môn. Song, 2 cái tên còn lại là The Boss Baby và Ferdinand lại gây ra loạt tranh cãi khi cả hai đều không có số điểm % cao như 3 bộ phim kể trên. Liệu sẽ có một bất ngờ xảy ra ở hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất khi The Boss Baby hay Ferdinand sẽ được xướng tên cuối cùng? Câu trả lời sẽ có trong đêm trao giải Oscars 2018 vào 4/3 tới. Dưới đây là 5 bộ phim hoạt hình được đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất Oscars 2018: 1. The Boss Baby Đây là một bộ phim hoạt hình 3D của DreamWorks được thực hiện dựa trên cuốn sách ảnh nổi tiếng cùng tên năm 2010 của tác giả Marla Frazee. Theo đó, bộ phim kể về Tim Templeton, một câu nhóc 7 tuổi bị đảo lộn cuộc sống sau sự xuất hiện của một cậu em trai không biết từ đâu chui ra. Cậu em trai này không phải là một em bé bình thường, nó là Nhóc Trùm và đã bày đủ trò để “đàn áp” Tim. Lai lịch kỳ bí của Nhóc Trùm dần được hé lộ trong từng phân cảnh thú vị. Cuộc đối đầu giữa hai anh em nhà Templeton đã mang đến nhiều tiếng cười cho khán giả xuyên suốt bộ phim. Điểm nhấn lớn nhất của bộ phim có thể đến từ giọng trầm nam tính của Nhóc Trùm do chính nam tài tử Alec Baldwin thực hiện. Ngoài ra, tạo hình của Nhóc Trùm cũng đốn tim khán giả bởi gương mặt tròn trịa, đôi mắt to long lanh đáng yêu. Đây được xem là một trong những nhân vật hoạt hình ấn tượng nhất mà DreamWors từng sáng tạo ra. Ý tưởng bộ phim dựa trên những vấn đề của xã hội hiện đại khi mà con người dần lơ là khái niệm thực sự của gia đình và chỉ tập trung vào làm việc, kiếm tiền. Một vấn đề khác không kém quan trọng, dân trí có thể tăng cao nhưng dân số lại ngày càng già đi, để lại nhiều suy ngẫm cho khán giả. Nguồn: madarsho.com  Tính đến tháng 5/2017, The Boss Baby đã thu về 253,1 triệu USD từ 72 quốc gia và 149,2 triệu USD trong nước. Mặc dù đạt doanh thu ngoài mong đợi, nhưng điểm % phê bình tích cực từ các chuyên gia trên Rotten Tomatoes dành cho bộ phim chỉ đạt 52%, kém hơn hẳn các bộ phim trong top 5 đề cử. 2. CoCo Việc một tác phẩm nhận được các giải thưởng tiền Oscars sẽ chiếm cơ hội lớn trong cuộc đua giành tượng vàng danh giá. Theo đó, Coco đã vinh dự nhận được giải quả cầu vàng cho hạng mục phim hoạt hình và trở thành ứng cử viên sáng giá cho tượng vàng Oscars 2018. Ra mắt vào những tháng cuối của năm 2017, tính đến nay, Coco đã đạt số điểm đáng mơ ước trên các trang phê bình phim uy tín của chuyên gia. Bộ phim đã nhận được 97% điểm trên Rotten Tomatoes, 8,7/10 điểm trên IMDb và 81/100 trên Metascore. Ngoài việc đánh giá cao bộ phim, một số ý kiến còn cho rằng Coco gợi nhớ đến thành tích ấn tượng của Spirited Away năm nào. Được biết, sau 3 tuần ra mắt, Coco đã cán mốc 300 triệu USD doanh thu toàn cầu và liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng phòng vé. Coco là bộ phim hoạt hình âm nhạc kể về Miguel, một cậu bé say mê những giai điệu nhưng bị gia đình cấm đoán. Thế nhưng, cậu bé vẫn tiếp tục nung nấu giấc mơ trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng như thần tượng Ernesto de la Cruz. Miguel tìm thấy chính mình ở Vùng Đất Linh Hồn (Land of the Dead). Tại nơi đây, cậu đã gặp gỡ chuyên gia xảo quyệt Hector. Cả hai đã cùng tạo nên chuyến phiêu lưu để lật mở những bí mật chưa được tiết lộ về lịch sử trong gia đình của Miguel. 3. Loving Vincent Nguồn: steemit.com Được biết, đây là bộ phim hoạt hình đầu tiên trên thế giới thực hiện hoàn toàn từ tranh sơn dầu. Theo đó, đây là bộ phim được sản xuất

Đề cử Oscars 2018 1

Sáng 23/1 (theo giờ địa phương), Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ (AMPAS) đã công bố danh sách top 5 đề cử Oscars 2018. Khi Hội đồng chấm giải Oscars thay đổi đồng nghĩa với việc cuộc đua giành tượng vàng danh giá năm 2018 sẽ có rất nhiều bất ngờ. >>> Có thể bạn quan tâm: Quy định mới sẽ làm thay đổi cuộc đua Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại Oscars 2018 Nguồn: youtube.com Bất ngờ trong các đề cử phim điện ảnh Bất ngờ đầu tiên có thể nhắc đến đó chính là sự vắng mặt của Wonder Woman, bộ phim siêu anh hùng của DC Comics. Mặc dù nhận được sự đánh giá cao về nội dung có thông điệp mạnh mẽ về nữ quyền, đầu tư công phu, hoành tráng, nhưng ở tất cả các hạng mục Oscars 2018 lại không xuất hiện một cái tên nào trong ekip Wonder Women. Từ diễn viên chính Gal Gadot, đạo diễn Patty Jenkins cùng các cộng sự trong khâu hậu kỳ, kỹ thuật, hiệu ứng, âm nhạc cho bộ phim đều hoàn toàn “mất dạng”. Điều này gây ra không ít ngỡ ngàng cho những người hâm mộ bộ phim và ekip làm phim. Nguồn: youtube.com Ngược lại với Wonder Women, sau Quả cầu vàng, The Shape of water tiếp tục lập kỷ lục khi nhận được nhiều đề cử nhất ở các hạng mục tranh tài Oscars 2018. Bộ phim sở hữu tất cả 13 đề cử ở những hạng mục quan trọng như diễn viên, đạo diễn, âm thanh, hình ảnh, kỹ thuật. Với số đề cử trên, có thể nói The Shape of water là một tác phẩm hoàn hảo về nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên, cuộc đua đến với tượng vàng Oscars không đơn giản khi The Shape of water phải đối đầu với 4 cái tên rất mạnh như Phantom Thread, Three Billboards Outside Ebbing, Missouri và bộ phim tốn nhiều giấy mực báo chí Lady Bird. Song, người hâm mộ có quyền hy vọng về những chiến thắng sẽ gọi tên The Shape of water. Nguồn: youtube.com Tiếp đến, Get Out đã trở thành hiện tượng của Oscars năm nay khi góp mặt trong hạng mục Phim hay nhất. Theo đó, Get Out thuộc thể loại kinh dị có nội dung và thông điệp lên án nạn phân biệt chủng tộc giàu ý nghĩa. Không dừng lại ở hạng mục Phim hay nhất, Get out còn xuất hiện trong đề cử Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản gốc xuất sắc nhất cho Jordan Peele, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho Daniel Kaluuya. Giới chuyên gia đánh giá phần kịch bản sẽ là hạng mục mang lại hy vọng giành tượng vàng cao nhất cho Get Out. Nguồn: youtube.com Trong khi đó, một bộ phim khác nhận được sự chú ý của công chúng Việt Nam là Skull Island lại giành được 1 đề cử Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc tại Oscars 2018. Kong: Skull Island có bối cảnh quay ở Việt Nam chiếm đến 70% bộ phim với nhiều cảnh sắc tuyệt đẹp của núi đồi vùng Ninh Bình, Quảng Bình cùng vịnh Hạ Long. Kỹ xảo hiện đại trên vi tính kết hợp với những hình ảnh này để tạo nên nhân vật vua khỉ khổng lồ và đảo Đầu Lâu kỳ bí đã đưa Kong: Skull Island vào top 5 cạnh tranh cùng Blade Runner 2049, Guardians of the Galaxy Vol. 2, Star Wars: The Last Jedi và War for the Planet of the Apes. Kỷ lục và điều đáng tiếc cùng xuất hiện trong đề cử diễn viên Nguồn: youtube.com Ở hạng mục diễn viên chính xuất sắc, điều gây chú ý nhất đó là Meryl Streep nhận đề cử thứ 21 tại hạng mục Nữ chính. Vai diễn tổng biên tập quyền lực của tờ Washington Post trong phim The Post đã giúp Meryl Streep tiếp tục vững vàng ở vị trí diễn viên nhận nhiều đề cử Oscars nhất mọi thời đại. Trong khi đó ở hạng mục Nam chính, cái tên gây bất ngờ nhất là Daniel Day-Lewis của Phantom Thread. Hầu hết các giải tiền Oscars quan trọng đều không có sự góp mặt của Phantom Thread. Thế nhưng, tác phẩm này lại có thể nhận về 6 đề cử Oscars 2018, trong đó có hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất với sự tranh đấu của Daniel Day-Lewis. Nguồn: wstale.com Điều đáng tiếc nhất trong hạng mục giành cho diễn viên đó chính là James Franco. Vai diễn Tommy Wiseau trong The Disaster Artist từng mang về cho nam diễn viên một giải Quả cầu vàng danh giá. Nhiều người cho rằng, được vinh danh ở một giải thưởng quan trọng tiền Oscars sẽ là bệ đỡ chắc chắn cho James Franco ở hạng mục nam diễn viên. Thế nhưng, scandal nổ ra khi anh bị 5 phụ nữ tố cáo có hành vi không đứng đắn và xâm hại tình dục trong quá trình đứng lớp tại trường giảng dạy diễn xuất Studio 4. Điều này đã khiến cho James Franco và cả ekip The Disaster Artist chỉ nhận được một đề cử cho Kịch bản chuyển thể xuất sắc tại Oscars 2018. Đề cử Phim hoạt hình xuất sắc nhất gây tranh cãi Những tác phẩm nổi bật nhất trong hạng mục này đã xuất hiện với Coco, Loving Vincent, The Breadwinner. Song, 2 cái tên còn lại là The Boss Baby và Ferdinand đã gây ra loạt tranh cãi cho người hâm mộ cũng như giới chuyên môn. Thông thường, các tác phẩm hoạt hình góp mặt trong top 5 đề cử đều nhận được hơn 90% phê bình tích cực trên Rotten Tomatoes. Nguồn: muzuco.com Thế nhưng, Ferdinand lại chỉ nhận được 70%, còn The Boss Baby tệ hơn với 52%. Lần gần nhất một tác

Bear Story – Bộ phim hoạt hình ngắn đoạt giải Oscar lần thứ 88 năm 2016 là một sự kết hợp tuyệt vời giữa những ký ức buồn miên man và phong cách steampunk cũ kỹ mang đậm sự hoài niệm. Bộ phim đến từ Punkrobot Studio ra mắt vào 05/2014 tại Chile, do Pato Escala Pierart sản xuất và Gabriel Osorio làm đạo diễn. Bộ phim lấy cảm hứng từ câu chuyện lưu vong của ông nội Osoriso trong chính phủ quân sự ở Chile. Nguồn: i.vimeocdn.com “Ông tôi, Leopoldo Osorio, đã bị bắt giữ vào năm 1973 trong chế độ độc tài Pinochet ở Chile. Ông bị giam giữ trong hai năm, sau đó ông đã trốn sang Anh và buộc phải sống lưu vong, phải cách xa gia đình của mình. Trong suốt thời thơ ấu, tôi luôn cảm thấy sự hiện diện vô hình của ông – một người thân dù còn sống nhưng không có mặt trong cuộc sống của tôi. Bear Story không phải là câu chuyện về cuộc đời ông nội tôi, nhưng nó được lấy cảm hứng từ sự mất mát và niềm thương nhớ ông để lại trong lòng tôi.” – Osorio chia sẻ. Bằng sự tài tình, khéo léo, đoàn làm phim đã khắc họa nên câu chuyện đầy tính nhân văn Bear Story nói về chú gấu u sầu mang chiếc hộp kịch do chính chú ta sáng chế đến góc đường chào mời. Chỉ với một đồng xu, những vị khách có thể nhìn vào trong hộp và chứng kiến lại câu chuyện vô cùng cảm động. Lúc này bộ phim chuyển sang B-story (câu chuyện phụ) kể về một chú gấu bị bắt vào đoàn xiếc khiến chú phải rời xa gia đình nhỏ của mình và cuộc hành trình tẩu thoát đầy gian khó để quay về mái ấm. Tuy phim chỉ vỏn vẹn 11 phút nhưng khiến người xem lắng đọng nỗi buồn man mác, hòa nhập cảm xúc vào mạch phim để rồi xót thương thay cho nhân vật chú gấu tội nghiệp. Bạn có tự hỏi quá trình làm nên một bộ phim tuyệt vời giàu nhân văn như Bear Story như thế nào? Dưới đây chính là những bức hình được chụp lại từ đoạn clip Making of của Bear Story sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho các bạn học làm phim hoạt hình. Đồng thời giúp người xem thấy rõ sự cố gắng cùng niềm đam mê của đoàn làm phim dành cho bộ phim này. Nguồn: Making of của Bear Story Nhân viên đoàn làm phim đang phác thảo nhân vật chú gấu trong Bear Story Từng khung hình được vẽ trau chuốt và viết rõ cặn kẽ Hình vẽ hai cảnh trong bộ phim Hình ảnh một nhân viên trong đoàn phim đang đắp tượng nhân vật Bức hình gia đình hạnh phúc được chú gấu nâng niu trong phim Nguồn: cgmeetup.net Khâu tạo hình nhân vật 3D Nguồn: cgmeetup.net Các bước hoàn thiện một cảnh trong phim Một cảnh phim đang được chỉnh sáng tối phù hợp Hình ảnh so sánh sau khi đã lên màu Bộ phim với nội dung về quá khứ buồn của nhân vật cùng nỗi cô đơn lẻ loi đã giúp bộ phim trở thành một viên ngọc sáng cho hàng loạt phim hoạt hình ngắn trong năm 2016. Cuối cùng những giá trị mà Bear Story mang đến đã được công nhận với giải thưởng danh giá “Phim hoạt hình ngắn hay nhất” trong lễ trao giải Oscar 2016.  Phạm Hoàng Ngọc dịch & tổng hợp >>> Tiếp theo: Những bộ phim hoạt hình ngắn lỡ hẹn cùng Oscar 2016

Những bộ phim hoạt hình ngắn xuất sắc của Oscar 2016

Bên cạnh những giải thưởng lớn như Phim hay nhất, Nam/Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, Phim hoạt hình hay nhất,… Lễ trao giải Oscar thường niên còn dành một giải thưởng để tôn vinh sự đóng góp cũng như cố gắng của đội ngũ làm phim hoạt hình ngắn, giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất.  Nguồn: cganimationblog.com Top 5 đề cử luôn là những cái tên xuất sắc nhất đại diện cho hàng loạt phim hoạt hình ngắn được ra mắt công chúng trong năm. Bear Story với nội dung ám ảnh về những ký ức buồn miên man và sự cô đơn của nhân vật chú gấu, kết hợp với phong cách steampunk cũ kỹ đã được vinh danh ở hạng mục Phim hoạt hình ngắn xuất sắc trong Oscar 2016. Song, các đối thủ của Bear Story cũng không hề kém cạnh với nội dung và kỹ thuật hình ảnh hấp dẫn. Cùng xem qua các bộ phim ngắn đã bỏ lỡ giải thưởng danh giá dành cho hạng mục phim hoạt hình ngắn nhé.  1. We Can’t Live Without Cozmos Nguồn: winterfilmawards.wordpress.com. Bộ phim hoạt hình ngắn của Nga được phát hành 21/08/2014 do đạo diễn Konstantin Bronzit và nhà sản xuất Aleksandr Boyarskiy thực hiện tại Melnitsa Animation Studio. Bộ phim nói về hai phi hành gia cũng là hai người bạn với nhau. Họ đều cố gắng hết sức trong những ngày tháng đào tạo vất vả để thực hiện ước mơ cháy bỏng của mình. Cuối cùng giấc mơ của họ đã thành hiện thực. Nhưng câu chuyện đằng sau đó sẽ khiến người xem không cầm được nước mắt. Dưới đây là một vài hình ảnh Konstantin Bronzit đang thực hiện vẽ tranh từng khung hình cho bộ phim. Chúng ta có thể thấy rõ cái tâm ông dành cho We Can’t Live Without Cozmos này. Nguồn: tvc.ru. Dưới đây là một đoạn clip phỏng vấn Konstantin Bronzit, bạn có thể học làm phim hoạt hình từ quá trình ông cùng ekip chuẩn bị và hoàn thiện bộ phim We Can’t Live Without Cozmos và một vài phim khác. Bộ phim dài 16 phút sẽ giúp chúng ta thấy rõ mối quan hệ giữ người với người, từng bài nhạc sâu lắng phù hợp từng phân cảnh làm mỗi người xem không khỏi thổn thức với cái kết của phim. Quả đúng là một ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Oscar năm 2016. 2. Prologue Nguồn: imdb.com0. Prologue – một bộ phim hoạt hình ngắn đến từ nước Anh do đạo diễn Richard Williams cùng nhà sản xuất Imogen Sutton thực hiện và phát hành vào 17/10/2015 tại Anh và 23/02/2016 tại Mỹ. Bên cạnh đề cử Oscar 2016, bộ phim còn được đề cử cho giải BAFTA ở hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất. Được biết ý tưởng Prologue được Richard nung nấu khi 15 tuổi.  Bộ phim ngắn 6 phút này kể về trận chiến tàn bạo giữa Athenian và Spartan cách đây 2400 năm trước. Act Break của bộ phim chính là cảnh cô bé chứng kiến và vội vã bỏ chạy đến người bà của mình khóc nức nở. Cuối cùng đoạn phim lắng đọng được kéo dài bằng hình ảnh người bà ngậm ngùi với giọt nước mắt cay đắng rơi xuống – đây được gọi là Beat. Cold Open của phim ấn tượng bằng việc giới thiệu tên bộ phim được viết bằng bút chì màu và tranh vẽ tỉ mỉ. Từng phân cảnh trong phim được vẽ hoàn toàn bằng tay chau truốt, có thể thấy Prologue được đầu tư kỹ càng. Từng khung tranh được vẽ tỉ mỉ, rõ ràng từng đường vân và bộc lộ lên thần thái nhân vật.  Nguồn: catsuka.com. Dưới đây là đoạn clip phỏng vấn của ông về bộ phim Prologue, chúng ta sẽ hiểu được cảm nghĩ của Richard Williams khi thực hiện bộ phim này. Prologue tuy mang xu hướng bạo lực nhưng bộ phim sẽ khiến bất cứ ai khi xem đều phải ngả mũ kính phục trước tài hoa của Richard Williams qua việc ông thổi từng cái hồn của nhân vật bằng nét vẽ của mình.  3. Sanjay’s Super Team Nguồn: disneynerd.files.wordpress.com Một đại diện đến từ nhà Pixar, Sanjay’s Super Team từng là ứng cử viên nặng ký, cạnh tranh cùng Bear Story tại Oscar 2016. Bộ phim do Nicole Paradis Grindle và Sanjay Patel và được phát hành vào 15/06/2015 tại Annecy International Animated Film Festival và ra mắt chính thức vào 25/11/2015. Sanjay’s Super Team có thời gian dài 7 phút kể về Sanjay – một cậu bé người Ấn Độ rất mê xem phim hoạt hình siêu nhân. Tuy nhiên khi phim đang đến đoạn cao trào thì bố Sanjay nhắc cậu đã đến lúc cầu nguyện, cậu bé không chấp nhận nên xảy ra cuộc tranh chấp nhỏ giữa hai người. Cuối cùng Sanjay thua cuộc và đành kéo theo một siêu anh hùng mô hình đến ngồi bên bố mình. Cậu bé nhanh chóng chìm vào giấc mơ và lúc này phim chuyển sang B-story chứa Act Break phân cảnh cậu bé Sanjay chống lại quái vật cùng các vị anh hùng phiên bản Hindu cực ấn tượng. Bộ phim được lấy cảm hứng từ ký ức tuổi thơ của đạo diễn Sanjay Patel – anh được xem Good In A Room của bộ phim. Dưới đây là một vài hình ảnh được trích ra trong cuốn sách THE ART OF PIXAR SANJAY’S SUPER TEAM – Derivative Content được nhà làm phim bán ra nhằm quảng bá bộ phim này.  Nguồn: gheehappy.com Dưới đây là đoạn clip Sanjay’s Super Team (2015) Featurette – The Making Of có đoạn phỏng vấn của Sanjay Patel nói về ý tưởng và quá trình thực hiện bộ phim Sanjay’s Super Team. Một bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng từng hình ảnh kết hợp với 3D độc đáo, hiện

Danh sách đề cử chính thức Oscars 2017

Sáng 24/01 giờ Mỹ (tối cùng ngày theo giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh đã công bố danh sách đề cử chính thức cho 24 hạng mục Oscars lần thứ 89. Theo Variety, việc công bố các đề cử giải thưởng Oscars 2017 là lần đầu tiên được phát trực tuyến trên kênh Youtube và các trang chính thức của Oscar là Oscar.com và Oscars.org. Nhiều bất ngờ đã xuất hiện trong danh sách chính thức Oscars 2017. La La Land tái lập kỷ lục của All About Eve (1950) và Titanic (1997) khi nhận 14 đề cử tại 13 hạng mục tranh tài Oscars năm nay. Theo đó, đạo diễn Damien Chazelle, nam nữ diễn viên Ryan Gosling – Emma Stone, nhà dựng phim gốc Việt Tom Cross, biên soạn nhạc Justin Hurwitz đều nhận được đề cử cá nhân. Deadpool với 2 đề cử Quả cầu vàng, xuất hiện trong danh sách tranh tài ở cả ba giải tiền Oscar quan trọng là PGA (Hiệp hội Sản xuất phim Mỹ), DGA (Hiệp hội Đạo diễn Mỹ) và  WGA (Hiệp hội biên kịch phim Mỹ) nhưng tác phẩm siêu anh hùng của hãng 20th Century Fox lại không có tên trong bất kỳ đề cử chính thức nào tại Oscars 2017. Danh sách đề cử chính thức Oscars 2017 cũng xác lập kỷ lục dành cho nữ diễn viên gạo cội Meryl Streep với 20 đề cử Oscar trong sự nghiệp diễn xuất. Ngoài ra, cuộc tranh cãi #OscarsSoWhite trên khắp mạng xã hội trong hai năm Oscars gần nhất chắc chắn sẽ không xuất hiện khi các diễn viên da màu đều nhận được những đề cử diễn xuất.   Ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất, bộ phim vốn được giới chuyên môn lựa chọn là ứng cử viên số 1 cho giải Oscar năm nay là Finding Dory đã bị loại khỏi Top 5. Với sự vắng mặt của Fiding Dory, đại diện đến từ Disney là Zootopia đang có cơ hội chiến thắng rất lớn cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất Oscar 2017. Bên cạnh đó, cái tên Your Name, cơn sốt phòng vé châu Á, một hiện tượng của phim hoạt hình năm 2016 cũng không xuất hiện trong danh sách chính thức. Đêm trao giải Oscars 2017 sẽ diễn ra vào 26/2 tại Nhà hát Dolby, Los Angeles và được truyền hình trực tiếp tại hơn 250 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Danh sách đề cử giải thưởng Oscars 2017 Phim truyện hay nhất  Arrival Fences Hacksaw Ridge Hell or High Water Hidden Figures La La Land Lion Manchester By the Sea Moonlight Đạo diễn xuất sắc nhất Denis Villeneuve với Arrival Mel Gibson với Hacksaw Ridge Damien Chazelle với La La Land Kenneth Lonergan với Manchester by the Sea Barry Jenkins với Moonlight Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Casey Affleck trong Manchester by the Sea Andrew Garfield trong Hacksaw Ridge Ryan Gosling trong La La Land Viggo Mortensen trong Captain Fantastic Denzel Washington trong Fences Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất  Isabelle Huppert trong Elle Ruth Negga trong Loving Emma Stone trong La La Land Natalie Portman trong Jackie Meryl Streep trong Florence Foster Jenkins Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất  Mahershala Ali trong Moonlight Jeff Bridges trong Hell or High Water Lucas Hedges trong Manchester by the Sea Dev Patel trong Lion Michael Shannon trong Nocturnal Animals Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Viola Davis trong Fences Naomie Harris trong Moonlight Nicole Kidman trong Lion Octavia Spencer trong Hidden Figures Michelle Williams trong Manchester by the Sea Kịch bản gốc hay nhất Hell or High Water (Taylor Sheridan) La La Land (Damien Chazelle) The Lobster (Yorgos Lanthimos, Efthymis Filippou) Manchester by the Sea (Kenneth Lonergan) 20th Century Women (Mike Mills) Kịch bản chuyển thể hay nhất  Arrival (Eric Heisserer) Fences (August Wilson) Hidden Figures (Allison Schroeder, Theodore Melfi) Lion (Luke Davies) Moonlight (Barry Jenkins, Tarell Alvin McRaney) Phim tài liệu hay nhất Fire at Sea I Am Not Your Negro Life, Animated O.J.: Made in America The 13th Phim hoạt hình hay nhất Kubo and the Two Strings Moana My Life As a Zucchini The Red Turtle Zootopia Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất Land of Mine (Đan Mạch) A Man Called Ove (Thụy Điển) The Salesman (Iran) Tanna (Australia) Toni Erdmann (Đức) Dựng phim xuất sắc nhất  Arrival (Joe Walker) Hacksaw Ridge (John Gilbert) Hell or High Water (Jake Roberts) La La Land (Tom Cross) Moonlight (Joi McMillon, Nat Sanders) Quay phim xuất sắc nhất  Arrival (Bradford Young) La La Land (Linus Sandgren) Lion (Grieg Fraser) Moonlight (James Laxton) Silence (Rodrigo Prieto) Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất  Arrival (Patrice Vermette) Fantastic Beasts and Where to Find Them (Stuart Craig) Hail, Caesar! La La Land (Sandy Reynolds-Wasco, David Wasco) Passengers (Guy Hendrix Dyas) Thiết kế phục trang xuất sắc nhất Allied (Joanna Johnston) Fantastic Beasts and Where to Find Them (Colleen Atwood) Florence Foster Jenkins (Consolata Boyle) Jackie (Madeline Fontaine) La La Land (Mary Zophres) Nhạc nền trong phim xuất sắc nhất Jackie (Micachu) La La Land (Justin Hurwitz) Lion (Dustin O’Halloran, Hauschka) Moonlight (Nicholas Britell) Passengers (Thomas Newman) Ca khúc chủ đề trong phim xuất sắc nhất Audition trong La La Land Can’t Stop the Feeling! trong Trolls City of Stars trong La La Land The Empty Chair trong Jim: The James Foley Story How Far I’ll Go trong Moana Dàn dựng âm thanh xuất sắc nhất  Arrival Deepwater Horizon Hacksaw Ridge La La Land Sully Hòa âm xuất sắc nhất Arrival Hacksaw Ridge La La Land Rogue One: A Star Wars Story 13 Hours Kỹ xảo hình ảnh xuất sắc nhất  Deepwater Horizon Doctor Strange The Jungle Book Kubo and the Two Strings Rogue One: A Star Wars Story Hóa trang và làm tóc xuất sắc nhất  A Man Called Ove Star Trek Beyond Suicide Squad Phim ngắn xuất sắc nhất  Ennemis Intérieurs La Femme et le TGV

Hai siêu phẩm hoạt hình giúp Disney có cơ hội thắng lớn tại Oscars 2017

Một năm với hàng loạt siêu phẩm hoạt hình được đông đảo công chúng đón nhận, Disney hiện đang chiếm thế thượng phong tại Oscars 2017. Mở đầu cho thành công của nhà Chuột sau Oscars 2016, Zootopia (Phi vụ động trời) ra mắt khuynh đảo phòng vé tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bộ phim được thực hiện bởi Byron Haward, Rich Moore và Jared Bush. Bên cạnh đó, các nhân vật trong phim còn được lồng tiếng bởi các ngôi sao như Shakira, Idris Elba, J.K.Simmons… >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Zootopia mở đầu cho chiến thắng của Disney. Nguồn:thedisneyblog.com Thu về hơn 1 tỷ USD toàn cầu, Zootopia trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ 3 trong năm 2016 và đứng thứ 25 trong số các bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Bên cạnh đó, Zootopia còn nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, cùng nhiều đề cử và giải thưởng quan trọng tiền Oscars. Bộ phim nhận giải Hollywood Animation tại lễ trao giải Hollywood Film Awards, dẫn đầu danh sách đề cử giải thưởng Annie 2017 (11 đề cử) và nhận một đề cử ở Quả cầu vàng 2017 cho Phim hoạt hình hay nhất. Nội dung Zootopia xoay quanh nhân vật chính là cô thỏ Judy Hopps luôn mơ ước trở thành một cảnh sát tại thành phố Zootopia. Hopps bị coi thường bởi vì vóc dáng nhỏ con giữa một dàn nhân viên to lớn tại sở cảnh sát. Tình huống oái oăm xảy ra, cô phải tình nguyện phá một vụ án trong vòng 48 giờ. Cô tìm đến Nick Wilde – một tên cáo đỏ lừa bịp và ép buộc phải hỗ trợ cô điều tra vụ án. Zootopia hài hước, kịch tích và gửi gắm những thông điệp ý nghĩa như các bộ phim hoạt hình trước đây của Disney. Chủ đề của bộ phim nói về sự định kiến và khuôn mẫu. Trong xã hội chúng ta đang sống, vẫn có sự thiếu công bằng, phân biệt chủng tộc, trọng nam khinh nữ, chẳng qua là chúng ta vẫn chưa để ý kĩ hoặc không quan tâm đến. Khởi đầu với thành công của Zootopia, Disney khép lại cuối năm với bộ phim hoạt hình đình đám không kém Moana. Moana là bộ phim hoạt hình thể loại nhạc kịch, phiêu lưu do Ron Clements, John Musker, Don Hall và Chris Williams đạo diễn. Nội dung bộ phim kể về cuộc hành trình của của cô gái có ý chí mạnh mẽ Moana – con gái của một tộc trưởng trên đảo. Cô cùng á thần Maui vượt qua nhiều hiểm họa giữa đại dương mênh mông để hoàn thành sứ mệnh trao trả trái tim bị đánh cắp của một nữ thần. Tính tới thời điểm này, doanh thu của Moana đã đạt được 402 triệu USD toàn cầu. Không thua kém người anh em, Moana cũng được đề cử ở rất nhiều giải quan trọng tiền Oscars: 6 đề cử tại giải Annie Awards lần thứ 44, 2 đề cử tại Quả cầu vàng 2017 cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất. Moana nhận được nhiều đề cử không kém Zootopia. Nguồn:movies.disney.com Kể từ năm 2002, đây là lần đầu tiên Walt Disney Animation Studios phát hành hai bộ phim trong cùng một năm là Moana và Zootopia. Cả hai phim đều được các nhà chuyên môn đánh giá cao nội dung và hình ảnh. Finding Nemo được dự đoán sẽ nối tiếp chuỗi chiến thắng của Pixar. Nguồn:movies.disney.co.uk Disney có trong tay hai siêu phẩm hoạt hình thành công về mặt chất lượng và doanh thu. Trong số năm đề cử chính thức của Oscars, 2 chiếc vé dành cho nhà Chuột là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ba đề cử còn lại được chia đều cho những ứng cử viên nặng ký khác. Đơn cử là Finding Dory của Pixar. Sau hơn 13 năm kể từ phần đầu Finding Nemo ra mắt, Finding Dory trở lại không tẻ nhạt như một phần ăn theo, bộ phim đáp ứng tất cả các yếu tố để tranh cử tại Oscars. Với chiến thắng thuyết phục của Inside Out tại Oscars 2016, người hâm mộ tin rằng Finding Dory cũng sẽ nối tiếp chuỗi chiến thắng ấn tượng của Pixar. Ngoài ra, một số ứng cử viên tiềm năng khác cũng khiến cuộc đua đến Oscar thêm phần kịch tích và bất ngờ như hoạt hình không thoại The Red Turtle, Kubo and the Two Strings – hoạt hình stop motion đình đám của hãng Laika, Your Name – siêu phẩm hoạt hình đến từ Nhật Bản… Minh N tổng hợp

La La Land những kẻ khờ mơ mộng

Là một trong những hiện tượng điện ảnh của dòng phim nghệ thuật năm nay, nhận được vô số giải thưởng lớn nhỏ tiền Oscar, La La Land được dự đoán sẽ thắng lớn tại Oscars 2017. La La Land (Những kẻ khờ mộng mơ) thuộc thể loại phim ca vũ nhạc của đạo diễn kiêm biên kịch Damien Chazelle. Bộ phim mất 6 năm để hoàn thành, cùng với nhiều khó khăn khi kêu gọi nhà tài trợ và tuyển chọn diễn viên giờ đây đã được trả công xứng đáng. Không chỉ được lòng giới phê bình nghệ thuật, mà còn lập nên các kỉ lục phòng vé cuối năm 2016, ngay cả khi không phải là một phim bom tấn hành động đình đám. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh La La Land – Những kẻ khờ mộng mơ. Nguồn: comingsoon.net  La La Land lấy bối cảnh ở Log Angeles, thành phố của những ngôi sao và của những kẻ cô đơn đi tìm giấc mơ của riêng mình như Sebastian (Ryan Gosling) và Mia (Emma Stone). Mia từ bỏ đại học và làm việc tại một quán cá phê  nhỏ với ước mơ trở thành một diễn viên nổi tiếng như những ngôi sao thường xuyên đến quán. Sebastian là một chàng trai nghèo không một xu dính túi, nhưng lại có tình yêu say đắm dành cho nhạc Jazz cổ điển. Sau vài lần hội ngộ, hai kẻ khờ mơ mộng phải lòng nhau. Họ bên nhau trong những lúc khó khăn và cổ vũ đối phương theo đuổi ước mơ. Tuy nhiên, tình yêu và sự thành công dường như không thể song hành với nhau ở Hollywood. Vào mùa đông 5 năm sau, kể từ lần đầu tiên họ gặp nhau, cũng bản nhạc Jazz cũ, Mia lại gặp Sebastian một cách tình cờ, nhưng tình yêu của họ chỉ còn là giấc mơ của tuổi trẻ. Có thể nói, La La Land chính là giấc mơ dài của những kẻ mộng mơ đang lạc lối, những kẻ chưa chạm được tới ước mơ nhưng vẫn khát khao cháy bỏng vì nó. Sự kết hợp ăn ý giữa Ryan Gosling và Emma Stone. Nguồn: theverge.com Thành công của bộ phim còn phải kể đến sự kết hợp ăn ý giữa Ryan Gosling và Emma Stone. Ryan Gosling đã quá quen mặt với khán giả Việt Nam qua bộ phim thành công nhất về mặt thương mại là The Notebook. Emma Stone được công chúng biết đến với các bộ phim nổi tiếng như The Amazing Spider-Man, Easy A. Với thành công hiện tại của bộ phim, cả hai diễn viên sẽ là ứng cử viên sáng giá cho giải Oscar 2017 hạng mục Nam/Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Tuy nhiên, khả năng đoạt giải của cả hai diễn viên không được khả quan vì gặp phải những đối thủ rất mạnh như nữ diễn viên Natalie Portman trong Jackie, nam diễn viên Casey Affleck trong Manchester By Sea… Moonlight của đạo diễn Barry Jenkins là một trong những đối thủ nặng ký của La La Land. Nguồn: bbc.com Trước đêm Oscars, La La Land đã thu về nhiều chiến thắng quan trọng ở các lễ trao giải: dẫn đầu với 7 đề cử tại Quả Cầu Vàng 2017, giành nhiều giải thưởng quan trọng của Critics’ Choice Award (giải thưởng uy tín của các nhà phê bình điện ảnh Mỹ, được xem là tiền đề cho giải Oscar danh giá), giành giải thưởng quan trọng do khán giả bình chọn tại LHP quốc tế Toronto (Canada), đứng thứ 2 trong Top 10 tác phẩm xuất sắc nhất năm 2016 của cây bút Todd McCarthy (tờ Hollywood  Reporter)… Hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ cùng những phản hồi tích cực từ các nhà phê bình đã phần nào khẳng định vị thế của La La Land trên cuộc đua đến Oscars năm nay. Tại các giải thưởng tiền Oscars vừa qua, hai bộ phim được dự đoán sẽ trở thành đối thủ nặng ký của La La Land trong cuộc đua giành tượng vàng Oscars 2017 là Moonlight của đạo diễn Barry Jenkins và Manchester by the Sea của đạo diễn Kenneth Lonergan. Bên cạnh hai đối thủ này, La La Land còn phải tranh đấu với hàng loạt các bộ phim nổi bật khác trong năm: Jackie, Fences, Arrival,…. Cuộc đua tranh tượng vàng Oscars 2017 sẽ trở nên rõ ràng hơn trong tháng đầu tiên của năm mới, khi liên tiếp các lễ trao giải tiền Oscars quan trọng sẽ được diễn ra. Danh sách đề cử chính thức của giải Oscars 2017 sẽ được công bố vào ngày 24/01/2017. Minh N tổng hợp

Paperman của đạo diễn John Kahrs

Ba bộ phim với 3 chủ đề khác nhau mang đến cho khán giả những cảm xúc đặc biệt Giải Oscar cho Phim hoạt hình ngắn hay nhất do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ trao hàng năm như một phần của giải Oscars. Kể từ khi trao giải vào năm 1931 – 1932 cho tới nay, các bộ phim hoạt hình ngắn đến từ hãng sản xuất Walt Disney nhận được nhiều đề cử nhất với 39 đề cử và giành được 12 giải trong số đó. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Paperman của đạo diễn John Kahrs. Nguồn: disneyanimation.com Hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất Oscar tập hợp những bộ phim hoạt hình có cốt truyện hấp dẫn, mạch truyện gãy gọn và đa phần không có thoại. Chỉ trong chục phút ngắn ngủi, các nhà làm phim đã thể hiện xuất sắc nội dung và ý nghĩa qua từng hình ảnh, từng đoạn nhạc. Cùng điểm qua ba bộ phim hoạt hình ngắn ý nghĩa từng đoạt giải Oscar sau đây nhé! 1. Father and Daughter (2000) – Đạo diễn Michaël Dudok de Wit Father and Daughter (Cha và con gái) của đạo diễn Michaël Dudok de Wit đoạt giải Oscar 2000. Bộ phim là câu chuyện không thoại nói về tình cảm cha con của một cô gái với người cha đi xa lâu ngày. Màu sắc và âm nhạc của đoạn phim gợi cho chúng ta cảm giác về nỗi buồn mà cô con gái phải trải qua trong suốt cuộc đời khi thiếu vắng cha. Đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, cô con gái vẫn đến bên bờ sông cỏ lau đã mọc đầy và mơ về những năm tháng trong vòng tay yêu thương của cha. Father and Daughter (2000) của đạo diễn Michaël Dudok de Wit  Michaël Dudok de Wit là cái tên không còn xa lạ với khán giả đam mê hoạt hình. Năm 2016, ông trở lại với tác phẩm mới nhất The Red Turtle hợp tác với Studio Ghibli. The Red Turle là bộ phim hoạt hình không thoại hứa hẹn sẽ mang về cho đạo diễn người Hà Lan giải Oscar tiếp theo trong sự nghiệp của mình. 2. Paperman (2012) – Đạo diễn John Kahrs Paperman là phim hoạt hình ngắn trắng đen do hãng Walt Disney Animation Studios (một bộ phận của The Walt Disney Studios) sản xuất và đạo diễn là John Kahrs. Vào những thập niên 1950, sau khi bị đe dọa bởi nhiều đối thủ ở mảng phim hoạt hình ngắn, thì Paperman chính là phim nhận được giải Oscar đầu tiên sau 44 năm qua của hãng. Peperman được thực hiện bởi một phần mềm cho phép kết hợp các bản vẽ kĩ thuật hoạt hình máy tính và bản vẽ tay trong cùng một nhân vật. Bộ phim với cốt truyện đơn giản về một chàng trẻ là nhân viên kế toán vô tình gặp được cô gái định mệnh của đời mình trước ga tàu điện buổi sáng. Nụ hôn trên giấy của cô gái khiến mọi việc thay đổi, chàng trai tìm cách để thu hút sự chú ý của nàng bằng cách xếp máy bay giấy phóng qua tòa nhà đối diện, hy vọng sẽ đến tay cô gái. Những gì xảy ra tiếp theo là sự kỳ diệu khiến người xem tin vào chuyện cổ tích hiện đại là có thật, những người phải lòng nhau sẽ được đến bên nhau. Paperman của đạo diễn John Kahrs  3. La Maison en Petits Cubes (2008) – Họa sĩ Kunio Kato La Maison en Petits Cubes (tạm dịch Ngôi nhà và những khối lập phương) của họa sĩ người Nhật, Kunio Kato, đã thực sự gây ấn tượng mạnh với người hâm mộ điện ảnh năm 2008. Ngoài Oscars, La Maison en Petits Cubes còn giành được giải thưởng lớn tại Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy 2008 (Annecy International Animated Film Festival). Tuy là một bộ phim của Nhật, nhưng tựa phim, màu sắc, hình vẽ, nhạc phim đều mang hơi hướng Pháp. Bộ phim lấy bối cảnh tương lai khi môi trường bị hủy hoại và cả thế giới chìm ngập trong biển nước, để tồn tại con người phải xây nhà cao thêm. Xuyên suốt 12 phút là câu chuyện cảm động về cuộc hành trình tìm về ký ức của một ông lão, qua đó cũng là thông điệp về bảo vệ môi trường. La Maison en Petits Cubes (2008) – họa sĩ Kunio Kato  Minh N tổng hợp

Phim hoạt hình Your Name

Với thành tích khủng, oanh tạc phòng vé châu Á, bộ phim hoạt hình bom tấn của đạo diễn Makoto Shinkai đang nhận được sự kì vọng rất cao tại Oscar 2017. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Phim hoạt hình Your Name – Cơn sốt phòng vé Châu Á. Nguồn: japantimes.co.jp Hiện tượng phòng vé Nhật của năm 2016, Your Name, do đạo diễn Makoto Shinkai chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của chính ông. Những khán giả yêu thích anime Nhật Bản chắc hẳn không còn xa lạ gì với ông qua các tác phẩm nổi tiếng 5 Centimeters Per Second (2007) và The Garden of Words (2013). Đạo diễn 43 tuổi này đã từng chia sẻ với truyền thông Nhật về ý tưởng của Your Name. Theo đó, bộ phim dựa trên một câu chuyện cổ tích Nhật Bản mang tên Torikaebaya Monogatari. Tác phẩm lấy bổi cảnh triều đình Nhật, với hai nhân vật chính cùng chung huyết thống, nhưng bé trai lại được nuôi dạy như bé gái và ngược lại. Câu chuyện mang nhiều thông điệp về vấn đề giáo dục giới tính trong xã hội Nhật Bản xưa. Your name bắt đầu với câu chuyện hoán đổi thân xác quen thuộc . Nguồn: wall.alphacoders.com Your name bắt đầu bằng câu chuyện đã quá đỗi quen thuộc với những khán giả dòng phim tình cảm châu Á: hoán đổi thân xác giữa hai nhân vật chính là Mitsuha và Taki. Cô nữ sinh trung học vùng nông thôn và cậu nam sinh sống ở trung tâm thành phố Tokyo bất ngờ tỉnh dậy trong thân xác của nhau, từ đó biết bao nhiêu tình huống dở khóc, dở cười xảy ra. Bước ngoặt của bộ phim xuất hiện khi một sao chổi chuẩn bị bay ngang qua Trái đất, đúng lúc Mitsuha và Taki nhận ra tình cảm mà cả hai dành cho nhau. Phim hoạt hình bom tấn Your name (tựa gốc là Kimi no Na wa) chính thức ra rạp tại Nhật vào ngày 26/8, thu được gần 178 triệu USD và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tại thị trường Trung Quốc, bom tấn này cũng khẳng định được sức hút của mình khi đem về 71 triệu đô sau hai tuần công chiếu. Với những thành tích đó, bộ phim vươn lên đứng thứ 1 trong bảng xếp hạng điện ảnh ăn khách nhất 2016 và trở thành phim nội địa ăn khách thứ hai mọi thời đại tại Nhật Bản sau bộ phim của đạo diễn Miyazaki Hayao là Spirited Away. Ngay từ khi ra mắt, Your Name đã được giới phê bình đánh giá rất tích cực. Trong số 26 bài phê bình trên Rotten Tomatoes, có đến 96% cho phim 8,3 điểm. Cha đẻ của bộ phim hoạt hình Your Name, Makoto Shinkai, từng được báo chí Nhật Bản ví là “Miyazaki tiếp theo” và được kỳ vọng sẽ nối gót Miyazaki Hayao (nhà sáng lập xưởng hoạt hình nổi tiếng Ghibli Studio) đưa ngành công nghiệp hoạt hình Nhật Bản trở lại và vang danh trên thị trường hoạt hình thế giới. Your name đang được kì vọng sẽ mang về cho Nhật Bản giải Oscar 2017. Nguồn: akmarmohamed.deviantart.com Nhiều ý kiến cho rằng, hạng mục Phim hoạt hình hay nhất của Oscar từ lâu đã là sân chơi của Disney và Pixar khi hai cái tên này liên tiếp thay nhau nhận được tượng vàng Oscar. Trong lịch sử Oscars, chỉ một lần tác phẩm đến từ châu Á được vinh danh và đó chính là tác phẩm hoạt hình Nhật Bản với Spirited Away (2001) của đạo diễn Miyazaki Hayao. Chiến thắng này của Spirited Away đã tạo ra một bất ngờ lớn cho làng hoạt hình thế giới, đưa Ghibli trở thành một cái tên quen thuộc và được nhắc đến bên cạnh các xưởng phim hoạt hình nổi tiếng. Trở lại với Oscars 2017, hoạt hình Nhật Bản với đại diện là Your Name có thể lặp lại được lịch sử mà Spirited away đã làm được? Con đường đến với Oscar thứ hai của hoạt hình Nhật Bản tuy khó khăn, nhưng khán giả yêu thích Your Name hoàn toàn có thể đặt kỳ vọng vào một bất ngờ tại hạng mục Phim hoạt hình hay nhất Oscar 2017. Đề cử chính thức cho top 5 Phim hoạt hình hay nhất Oscar 2017 sẽ được công bố vào ngày 24/01/2017. Minh N 

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đại diện phim Việt tranh tài hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất

Oscars 2017 hiện đang trong giai đoạn công bố các ứng viên tranh tài và lựa chọn 5 cái tên xuất sắc nhất cho từng hạng mục. Bên cạnh các hạng mục như Phim hay nhất, Nam – Nữ chính xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất,.. đề cử giải Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất cũng thu hút sự chú ý của công chúng. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đại diện Việt Nam tham gia tranh tài hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất Oscars 2017 Ở hạng mục này, điện ảnh Việt Nam đã công bố Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của đạo diễn Victor Vũ đại diện nước nhà tham gia cuộc đua Oscars 2017. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một trong những bộ phim đạt doanh thu cao nhất trong làng điện ảnh Việt, đạt 78 tỉ chỉ sau 1 tháng công chiếu, liên tục rơi vào tình trạng cháy vé, khiến các đơn vị phát hành phải tăng thêm suất chiếu. Không những vậy, tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19, bộ phim của Victor Vũ đã giành 4 giải thưởng quan trọng gồm Phim truyện điện ảnh xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc, Quay phim xuất sắc và Phim hay nhất do khán giả bình chọn. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh nhận giải thưởng Bông sen vàng tại LHP Việt Nam lần thứ 19. Nguồn: news.zing.vn Trước đó, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã được công chiếu tại LHP Cannes 2015. Bộ phim đã giành giải Phim hay nhất tại LHP quốc tế Silk Road 2015, Giải phim điện ảnh hay nhất tại Liên hoan phim Quốc tế Thiếu nhi, thuộc Liên hoan phim Quốc tế Toronto (TIFF) năm 2016. Tuy nhiên, để có thể đại diện Việt Nam tham gia Oscars 2017, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã phải trải qua vòng bình chọn, bỏ phiếu của các chuyên gia trong nước và phải vượt qua những tiêu chí của Oscars. Theo đó, các bộ phim được đề cử và tự ứng cử sẽ được Hội đồng tuyển chọn tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự tranh tài Oscars chấm điểm bình chọn. Tác phẩm nhận số điểm bình chọn cao nhất sẽ trở thành đại diện của điện ảnh Việt Nam. Bên cạnh đó, tác phẩm phải có buổi chiếu đầu tiên tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1/10/2015 đến trước ngày 30/09/2016, được trình chiếu thương mại cho công chúng ít nhất 7 ngày liên tục. >>> Có thể bạn muốn xem: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Cuộc đời của Yến là một trong những đối thủ lớn của Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh trong cuộc đua trở thành đại diện Việt Nam tham gia Oscars 2017 Trong cuộc đua trở thành đại diện Việt Nam tham gia Oscars 2017, Cuộc đời của Yến do đạo diễn Đinh Tuấn Vũ thực hiện cũng là một trong những đối thủ lớn của Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Tuy vậy, với số phiếu bình chọn cao hơn, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của đạo diễn Victor Vũ đã chiến thắng, cùng 84 bộ phim đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cạnh tranh vào top 5 đề cử cuối cùng của hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất Oscar 2017. Son Of Saul – bộ phim từng đoạt giải Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất Oscars 2016 Top 5 đề cử chính thức cho các hạng mục sẽ được công bố vào ngày 24/01/2017. Và đêm trao giải danh giá Oscars sẽ diễn ra vào ngày 26/02/2017 tại Nhà hát Dolby, Los Angeles, được truyền hình trực tiếp tại hơn 250 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.  Hiền Đặng