Blind Vaysha (tên tiếng Pháp: Vaysha, l’aveugle) là bộ phim hoạt hình ngắn xuất xứ từ Canada được phát hành vào ngày 15/02/2016 tại Đức. Bộ phim sản xuất bởi National Film Board of Canada dưới sự chỉ đạo của đạo diễn người Bulgaria – Theodore Ushev. Biên kịch phim là Georgi Gospodinov – người ra ý tưởng câu chuyện (Good In A Room) và Theodore Ushev. Poster của bộ phim (Nguồn: imdb.com) Bộ phim lập tức lọt vào danh sách đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short) tại lễ trao giải danh giá Oscar 2017. Nội dung chính của Blind Vaysha kể về một cô gái Vaysha từ khi sinh ra đã có khả năng đặc biệt khác người. Đó chính là có thể nhìn thấy tương lai và quá khứ của một người khi tiếp xúc, tương ứng qua hai con mắt của cô. Mắt bên trái với con ngươi màu nâu cho phép Vaysha nhìn về quá khứ của người đối diện, mắt bên phải với con ngươi màu xanh lá thì thấy trước được tương lai của người đó. Thường thì qúa khứ cô thấy được từ mọi người đều là những hồi ức yên bình, tươi đẹp nhưng tương lai thì hoàn toàn ngược lại. Những người cô gặp gỡ đều có một tương lai u tối, đau khổ và ảm đạm. Cuộc đời của cô gái trẻ Vaysha cũng không hạnh phúc khi có được khả năng trời phú đó… Vaysha có khả năng quá khứ và tương lai của một người khi cô tiếp xúc (Nguồn: cartoonbrew.com) Thương xót thay số phận trớ trêu cho nhân vật chính của chúng ta, ông trời ban cho cho cô gái bé nhỏ Vaysha tài năng đặc biệt như thế, nhưng lại cướp đi đôi mắt của cô ở hiện tại – Vaysha không thể nào thấy được dung mạo của người đối diện ở thời điểm khi cô tiếp xúc, cô chỉ có thể thấy được quá khứ và tương lai của người đó qua hai con mắt khác màu của mình. Cho nên Vaysha tự nhận mình là một cô gái mù và luôn hi vọng có thể tìm được người con trai thật lòng yêu cô, không ái ngại đôi mắt của Vaysha và kiên nhẫn giúp cô liên kết thấy được với thực tại. Vaysha luôn mong ngóng tìm được người bạn đời hiểu cô (Nguồn: animac.cat) Tuy nhiên Blind Vaysha như một câu truyện ngụ ngôn u tối hấp dẫn, không tuân theo kết thúc Happy Ending như những câu truyện cổ tích khác. Cuối cùng cô bé Vaysha vẫn mãi không thành công trong việc tìm kiếm người bạn đời phù hợp với cô và bộ phim dừng lại với kết thúc mở. Đạo diễn Theodore Ushev bên poster bộ phim (Nguồn: montrealgazette.com) Bộ phim hoàn toàn được khắc bằng tay của Ushev Khi khán giả xem bộ phim Blind Vaysha chắc chắn sẽ rất ấn tượng bởi phong cách vẽ độc đáo qua việc khắc tranh của đạo diễn Theodore Ushev. “Tôi chịu nhiều ảnh hưởng nghệ thuật trong quá khứ, từ phong cách kiến trúc Romanesque, hội họa Tôn giáo và linocuts (họa tiết khắc vào bề mặt của một mảnh vải sơn lót sàn dày)”. Đạo diễn Theodore Ushev chia sẻ thêm “Tôi đã vẽ những khung tranh một mình, với sự trợ giúp của máy tính. Không có một bức tranh nào trong phim không được vẽ bằng bàn tay của tôi ” “Bộ phim này không phải là một trong những bộ phim hoạt hình lớn của Hollywood, nơi mà có hàng trăm và hàng trăm người làm việc trong khâu thực hiện một bộ phim. Chỉ có mình tôi. Và nó đã được thực hiện trong thời gian kỷ lục – khoảng sáu tháng”. Những cảnh trong phim đều được làm bằng tay (Nguồn: cartoonbrew.com) Ushev cho biết ông đã tạo ra 12.000 đến 13.000 bản vẽ cho bộ phim Blind Vaysha. “Nếu không có sự trợ giúp từ máy tính, tôi e rằng sẽ dành mất cả cuộc đời tôi để hoàn thiện bộ phim này“ Dưới đây là một vài hình ảnh được chia sẻ trong bài “Director Theodore Ushev on Bringing ‘ Blind Vaysha ’ to Life in Four Dimensions” trên trang cartoonbrew.com. Từ đó, các bạn học làm phim hoạt hình chắc hẳn sẽ tìm ra cho mình những kiến thức thú vị. Nhân vật Vaysha được vẽ dựa theo con gái của đạo diễn Ushev Qúa trình thực hiện một phân cảnh 3D trong phim (Nguồn: cartoonbrew.com) Đoạn phim Blind Vaysha: Năm 2016 – 2017, bộ phim đã gặt hái được các giải thưởng như: – Annecy International Animated Film Festival với hạng mục Jury Award và Junior Jury Award – Cartoon Network Award cho giải Best Narrative Short Animation – Canadian Film Institute Award với hạng mục Best Canadian Animation – 5th Canadian Screen Awards cho Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short) Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp
Pearl – bộ phim được đề cử cho giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Lễ trao giải Oscar 2017 chính là dự án trong chuỗi Spotlight Stories của Google ATAP. Bộ phim được chỉ dẫn bởi đạo diễn Patrick Osborne – cũng là đạo diễn của phim hoạt hình ngắn Feast đã đoạt giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất tại Oscar 2014 – cộng tác cùng nhà sản xuất David Eisenmann và biên tập viên Stevan Riley. Nguồn: © Google Inc. 2016 Pearl được sản xuất bởi Google Spotlight Stories và Evil Eye Pictures, phát hành vào ngày 17/04/2016 tại Mỹ. Các bạn có thể xem bộ phim Pearl đầy đủ qua đoạn phim dưới đây được đăng trong kênh của Google Spotlight Stories trên Youtube. Comic Media Academy đảm bảo nó sẽ khiến bạn rất hứng thú khi xem và không thể cưỡng lại bất cứ giây phút nào, bộ phim hoàn hảo từ nét vẽ, cách dựng phim mới mẻ, nội dung gần gũi đến nhạc phim cực bắt tai. Pearl được dựng trong bối cảnh Hatchback yêu quý của hai nhân vật chính (đây là một kiểu thân xe ô tô gồm hai khoang: khoang động cơ phía trước, khoang hành khách và hành lý chung phía sau). Nội dung chính của tác phẩm kể về hành trình lớn lên của một cô gái trẻ tên Jara và cha đi khắp mọi nơi trên đất nước để thực hiện niềm đam mê trong âm nhạc. Họ mang những món quà tràn đầy yêu thương qua những bài hát đến những người dân khắp mọi miền, sự đam mê cháy bỏng và cố gắng ngày qua ngày. Tất nhiên trong hành trình cũng có những xung đột nho nhỏ giữa cha và con gái trong lứa tuổi thanh thiếu niên – giai đoạn bản năng muốn thể hiện cái tôi của mỗi con người trỗi dậy mãnh liệt. Jara và những người bạn thân của mình tiếp tục cuộc hành trình thực hiện giấc mơ âm nhạc của mình. Bằng sự cố gắng, cả nhóm đã thành công. Một câu chuyện có cốt truyện gần gũi, có thể gợi lên cho mỗi người những ký ức quãng thời gian khi chúng ta còn nhỏ cùng với gia đình của mình hay với những người bạn thân chí cốt luôn sát cánh bên ta dù trong hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, bộ phim còn truyền cho người xem thông điệp hãy cố gắng và đừng gục ngã trên con đường thực hiện đam mê của bản thân. Pearl khác hoàn toàn với 4 ứng viên còn lại vì âm nhạc là một yếu tố không thể thiếu – trở thành điểm nhấn riêng của bộ phim. Giai điệu “No Wrong Way Home” du dương dẫn dắt cốt truyện tăng thêm sự cảm động từ phía khán giả trong khi chứng kiến quá trình cô bé Jara trưởng thành dưới sự nuôi nấng “Gà trống nuôi con” của người cha. Ngoài ra, tác phẩm được làm ở định dạng video 360*, Google Spotlight Story cho phép người xem xoay quanh các phía để quan sát thêm các hành động khác của mọi nhân vật trong phim và câu chuyện diễn ra xung quanh, tạo sự tò mò, hứng thú từ khán giả xem phim. Một lối xem phim độc đáo và bắt kịp xu hướng đổi mới khi ngày nay có rất nhiều video được sản xuất với định dạng 360*. Nếu các bạn đã xem bộ phim Pearl chắc sẽ rất tò mò về phong cảnh được thay đổi liên tục trong phim, được vẽ bởi ba họa sĩ khác nhau và cách dựng phim độc đáo 360* của Google Spotlight Stories. Hãy cùng Comic Media Academy theo dõi một vài hình ảnh từ bộ phim để có thể tích lũy thêm kiến thức cho việc học làm phim hoạt hình của mình nhé. Hình ảnh được lấy từ bài “Patrick Osborne discusses ‘ Pearl ’ (Google Spotlight Stories)” của người viết Ben Mitchell trên trang skwigly.co.uk. Pearl concept painting và được design bởi Aymeric Kevin (Nguồn: Ben Mitchell, skwigly.co.uk) Pearl ‘moment’ painting bởi Tuna Bora (Nguồn: Ben Mitchell, skwigly.co.uk) Pearl set design bởi John Nevarez (Nguồn: Ben Mitchell, skwigly.co.uk) Pearl concept painting bởi Tuna Bora (Nguồn: Ben Mitchell, skwigly.co.uk) Bối cảnh phong phú, thơ mộng được vẽ bởi ba họa sĩ khác nhau. Pearl character design by Oren Haskins (Nguồn: Ben Mitchell, skwigly.co.uk) Pearl character designs bởi Tuna Bora, Oren Haskins, Meg Park, Willie Real & John Nevarez (Nguồn: Ben Mitchell, skwigly.co.uk) Từ bối cảnh đến nhân vật đều được đầu tư kỹ lưỡng cực kỳ. Dưới đây chính là hai đoạn clip về Pearl, một là phỏng vấn đạo diễn Patrick Osborne về quá trình làm phim Pearl, hai là Behind The Scenes của Pearl. The Making of PEARL with Academy Award-Winning Patrick Osborne Google Spotlight Stories: Behind The Scenes Pearl Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp
Là một trong những hiện tượng điện ảnh của dòng phim nghệ thuật năm nay, nhận được vô số giải thưởng lớn nhỏ tiền Oscar, La La Land được dự đoán sẽ thắng lớn tại Oscars 2017. La La Land (Những kẻ khờ mộng mơ) thuộc thể loại phim ca vũ nhạc của đạo diễn kiêm biên kịch Damien Chazelle. Bộ phim mất 6 năm để hoàn thành, cùng với nhiều khó khăn khi kêu gọi nhà tài trợ và tuyển chọn diễn viên giờ đây đã được trả công xứng đáng. Không chỉ được lòng giới phê bình nghệ thuật, mà còn lập nên các kỉ lục phòng vé cuối năm 2016, ngay cả khi không phải là một phim bom tấn hành động đình đám. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh La La Land – Những kẻ khờ mộng mơ. Nguồn: comingsoon.net La La Land lấy bối cảnh ở Log Angeles, thành phố của những ngôi sao và của những kẻ cô đơn đi tìm giấc mơ của riêng mình như Sebastian (Ryan Gosling) và Mia (Emma Stone). Mia từ bỏ đại học và làm việc tại một quán cá phê nhỏ với ước mơ trở thành một diễn viên nổi tiếng như những ngôi sao thường xuyên đến quán. Sebastian là một chàng trai nghèo không một xu dính túi, nhưng lại có tình yêu say đắm dành cho nhạc Jazz cổ điển. Sau vài lần hội ngộ, hai kẻ khờ mơ mộng phải lòng nhau. Họ bên nhau trong những lúc khó khăn và cổ vũ đối phương theo đuổi ước mơ. Tuy nhiên, tình yêu và sự thành công dường như không thể song hành với nhau ở Hollywood. Vào mùa đông 5 năm sau, kể từ lần đầu tiên họ gặp nhau, cũng bản nhạc Jazz cũ, Mia lại gặp Sebastian một cách tình cờ, nhưng tình yêu của họ chỉ còn là giấc mơ của tuổi trẻ. Có thể nói, La La Land chính là giấc mơ dài của những kẻ mộng mơ đang lạc lối, những kẻ chưa chạm được tới ước mơ nhưng vẫn khát khao cháy bỏng vì nó. Sự kết hợp ăn ý giữa Ryan Gosling và Emma Stone. Nguồn: theverge.com Thành công của bộ phim còn phải kể đến sự kết hợp ăn ý giữa Ryan Gosling và Emma Stone. Ryan Gosling đã quá quen mặt với khán giả Việt Nam qua bộ phim thành công nhất về mặt thương mại là The Notebook. Emma Stone được công chúng biết đến với các bộ phim nổi tiếng như The Amazing Spider-Man, Easy A. Với thành công hiện tại của bộ phim, cả hai diễn viên sẽ là ứng cử viên sáng giá cho giải Oscar 2017 hạng mục Nam/Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Tuy nhiên, khả năng đoạt giải của cả hai diễn viên không được khả quan vì gặp phải những đối thủ rất mạnh như nữ diễn viên Natalie Portman trong Jackie, nam diễn viên Casey Affleck trong Manchester By Sea… Moonlight của đạo diễn Barry Jenkins là một trong những đối thủ nặng ký của La La Land. Nguồn: bbc.com Trước đêm Oscars, La La Land đã thu về nhiều chiến thắng quan trọng ở các lễ trao giải: dẫn đầu với 7 đề cử tại Quả Cầu Vàng 2017, giành nhiều giải thưởng quan trọng của Critics’ Choice Award (giải thưởng uy tín của các nhà phê bình điện ảnh Mỹ, được xem là tiền đề cho giải Oscar danh giá), giành giải thưởng quan trọng do khán giả bình chọn tại LHP quốc tế Toronto (Canada), đứng thứ 2 trong Top 10 tác phẩm xuất sắc nhất năm 2016 của cây bút Todd McCarthy (tờ Hollywood Reporter)… Hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ cùng những phản hồi tích cực từ các nhà phê bình đã phần nào khẳng định vị thế của La La Land trên cuộc đua đến Oscars năm nay. Tại các giải thưởng tiền Oscars vừa qua, hai bộ phim được dự đoán sẽ trở thành đối thủ nặng ký của La La Land trong cuộc đua giành tượng vàng Oscars 2017 là Moonlight của đạo diễn Barry Jenkins và Manchester by the Sea của đạo diễn Kenneth Lonergan. Bên cạnh hai đối thủ này, La La Land còn phải tranh đấu với hàng loạt các bộ phim nổi bật khác trong năm: Jackie, Fences, Arrival,…. Cuộc đua tranh tượng vàng Oscars 2017 sẽ trở nên rõ ràng hơn trong tháng đầu tiên của năm mới, khi liên tiếp các lễ trao giải tiền Oscars quan trọng sẽ được diễn ra. Danh sách đề cử chính thức của giải Oscars 2017 sẽ được công bố vào ngày 24/01/2017. Minh N tổng hợp
Ba bộ phim với 3 chủ đề khác nhau mang đến cho khán giả những cảm xúc đặc biệt Giải Oscar cho Phim hoạt hình ngắn hay nhất do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ trao hàng năm như một phần của giải Oscars. Kể từ khi trao giải vào năm 1931 – 1932 cho tới nay, các bộ phim hoạt hình ngắn đến từ hãng sản xuất Walt Disney nhận được nhiều đề cử nhất với 39 đề cử và giành được 12 giải trong số đó. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Paperman của đạo diễn John Kahrs. Nguồn: disneyanimation.com Hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất Oscar tập hợp những bộ phim hoạt hình có cốt truyện hấp dẫn, mạch truyện gãy gọn và đa phần không có thoại. Chỉ trong chục phút ngắn ngủi, các nhà làm phim đã thể hiện xuất sắc nội dung và ý nghĩa qua từng hình ảnh, từng đoạn nhạc. Cùng điểm qua ba bộ phim hoạt hình ngắn ý nghĩa từng đoạt giải Oscar sau đây nhé! 1. Father and Daughter (2000) – Đạo diễn Michaël Dudok de Wit Father and Daughter (Cha và con gái) của đạo diễn Michaël Dudok de Wit đoạt giải Oscar 2000. Bộ phim là câu chuyện không thoại nói về tình cảm cha con của một cô gái với người cha đi xa lâu ngày. Màu sắc và âm nhạc của đoạn phim gợi cho chúng ta cảm giác về nỗi buồn mà cô con gái phải trải qua trong suốt cuộc đời khi thiếu vắng cha. Đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, cô con gái vẫn đến bên bờ sông cỏ lau đã mọc đầy và mơ về những năm tháng trong vòng tay yêu thương của cha. Father and Daughter (2000) của đạo diễn Michaël Dudok de Wit Michaël Dudok de Wit là cái tên không còn xa lạ với khán giả đam mê hoạt hình. Năm 2016, ông trở lại với tác phẩm mới nhất The Red Turtle hợp tác với Studio Ghibli. The Red Turle là bộ phim hoạt hình không thoại hứa hẹn sẽ mang về cho đạo diễn người Hà Lan giải Oscar tiếp theo trong sự nghiệp của mình. 2. Paperman (2012) – Đạo diễn John Kahrs Paperman là phim hoạt hình ngắn trắng đen do hãng Walt Disney Animation Studios (một bộ phận của The Walt Disney Studios) sản xuất và đạo diễn là John Kahrs. Vào những thập niên 1950, sau khi bị đe dọa bởi nhiều đối thủ ở mảng phim hoạt hình ngắn, thì Paperman chính là phim nhận được giải Oscar đầu tiên sau 44 năm qua của hãng. Peperman được thực hiện bởi một phần mềm cho phép kết hợp các bản vẽ kĩ thuật hoạt hình máy tính và bản vẽ tay trong cùng một nhân vật. Bộ phim với cốt truyện đơn giản về một chàng trẻ là nhân viên kế toán vô tình gặp được cô gái định mệnh của đời mình trước ga tàu điện buổi sáng. Nụ hôn trên giấy của cô gái khiến mọi việc thay đổi, chàng trai tìm cách để thu hút sự chú ý của nàng bằng cách xếp máy bay giấy phóng qua tòa nhà đối diện, hy vọng sẽ đến tay cô gái. Những gì xảy ra tiếp theo là sự kỳ diệu khiến người xem tin vào chuyện cổ tích hiện đại là có thật, những người phải lòng nhau sẽ được đến bên nhau. Paperman của đạo diễn John Kahrs 3. La Maison en Petits Cubes (2008) – Họa sĩ Kunio Kato La Maison en Petits Cubes (tạm dịch Ngôi nhà và những khối lập phương) của họa sĩ người Nhật, Kunio Kato, đã thực sự gây ấn tượng mạnh với người hâm mộ điện ảnh năm 2008. Ngoài Oscars, La Maison en Petits Cubes còn giành được giải thưởng lớn tại Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy 2008 (Annecy International Animated Film Festival). Tuy là một bộ phim của Nhật, nhưng tựa phim, màu sắc, hình vẽ, nhạc phim đều mang hơi hướng Pháp. Bộ phim lấy bối cảnh tương lai khi môi trường bị hủy hoại và cả thế giới chìm ngập trong biển nước, để tồn tại con người phải xây nhà cao thêm. Xuyên suốt 12 phút là câu chuyện cảm động về cuộc hành trình tìm về ký ức của một ông lão, qua đó cũng là thông điệp về bảo vệ môi trường. La Maison en Petits Cubes (2008) – họa sĩ Kunio Kato Minh N tổng hợp