Phim hoạt hình hay The Dam Keeper 13

Poster của phim The Dam Keeper. Nguồn: imdb.com The Dam Keeper là bộ phim hoạt hình ngắn với thời lượng 18 phút được sản xuất bởi hai đạo diễn Robert Kondo và Dice Tsutsumi, đồng thời cũng là biên kịch của phim. The Dam Keeper được thực hiện tại Tonko House LLC, được ra mắt chính thức lần đầu tiên tại Liên hoan phim quốc tế Berlin vào ngày 11/2/2014 và công chiếu tại Mỹ vào ngày 14/3 cùng năm tại Liên hoan phim trẻ em quốc tế New York. Bộ phim với cốt truyện dễ thương và cảm động đã nhanh chóng làm tan chảy trái tim mỗi người xem và nghiễm nhiên được lọt vào danh sách đề cử Phim hoạt hình ngắn hay nhất của giải thưởng Oscar lần thứ 87, năm 2015. Nội dung của The Dam Keeper kể về chú lợn con sống cô đơn một mình trong một cối xay gió lớn và có nhiệm vụ bảo vệ thị trân nơi cậu sinh sống khỏi đám sương mù đen nguy hiểm. Ngày qua ngày, cậu luôn phải thức dậy sớm và đúng theo giờ quy định để điều khiển cối xay rồi mới được đi học vì thế người chú heo bé nhỏ lúc nào cũng lấm lem bụi đất. Bạn bè trong trường không ai chơi với cậu, tất cả bọn họ đều tìm cách bắt nạt chú heo nhỏ tội nghiệp cho tới khi cậu gặp bạn cáo – học sinh mới chuyển vào lớp và lúc nào cũng cắm cúi vẽ hí hoáy trong cuốn sổ bí mật. Chú heo con hạnh phúc vì cuối cùng đã có người bạn thân nhưng không may xảy ra sự hiểu nhầm giữa hai người khiến cậu đau đớn vì bị người bạn mới lừa dối. Nỗi đau khổ khiến nhân vật heo con chán nản và bỏ bê luôn công việc quan trọng của mình, làm cho đám sương mù tấn công cả dân làng, khắp nơi đều là tiếng khóc và tiếng la hét sợ hãi. Thật may mắn, heo con nhận ra được mình đã hiểu lầm bạn cáo vì thế cậu đã quyết định dùng hết sức của mình, dũng cảm đi cứu lấy bạn bè cùng thị trấn bằng cách đi đến cối xay gió và thổi đám sương độc ác bay đi. Một câu chuyện nhân văn tươi đẹp, giàu ý nghĩa cùng với hình ảnh nhân vật dễ thương và được tô điểm bằng những màu sắc rực rỡ. Một điều đáng kinh ngạc là bộ phim được làm từ hơn 8.000 bức tranh của các họa sĩ tài năng hợp tác với hai đạo diễn Robert Kondo và Dice Tsutsumi. The Dam Keeper là sự kết hợp với lối vẽ tay truyền thống với những nét cọ màu sắc tươi sáng mang đến cho người xem phong cách hoạt họa đặc trưng điển hình như những tác phẩm trước đây của bộ đôi Kondo và Tsutsumi. (Cả hai người từng là họa sĩ cho các bộ phim hoạt hình nổi tiếng được rất nhiều người biết đến như Ice Age, Ratatouille, Monsters University và Toy Story 3). Ngoài ra bộ phim được thực hiện qua việc dựng những bức tượng nhân vật bằng đất sét để cho ra những thước phim thêm sống động. Dưới đây là một vài hình ảnh về quá trình làm phim hoạt hình The Dam Keeper được Comic Media Academy sưu tầm từ trang website chính thức của bộ phim: thedamkeeper.com. Những ảnh phác thảo ban đầu của nhân vật chính – Chú heo con dũng cảm Mọi nhân vật đều được nặn bằng đất sét tỉ mỉ Cối xay gió – nơi chú heo con sinh sống và bảo vệ thị trấn Chiếc xe buýt mà chú heo bé nhỏ dùng để đi học Hình ảnh đoàn làm phim The Damn Keeper Trailer chính thức của The Dam Keeper được đăng trên kênh The Dam Keeper tại website Youtube The Dam Keeper: Official Trailer #1 The Dam Keeper: Official Trailer #2 Ngoài ra, trong kênh của Tonko House trên trang Youtube có chia sẻ rất nhiều những đoạn video ngắn về quá trình thực hiện từng khâu trong phim có thể giúp ích rất nhiều cho các bạn học viên tại Comic Media Academy và những bạn có đam mê mãnh liệt trong giới làm phim hoạt hình. Making of The Dam Keeper Short Making Of “PIG: The Dam Keeper Poems” #1– Tonko House’s New Series by Erick Oh Making Of “PIG: The Dam Keeper Poems” #2 — Tonko House’s New Series by Erick Oh >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Phim hoạt hình hay The Bigger Picture film poster

Nguồn: filmschoolradio.com Ngoài những bộ phim được thực hiện công phu bằng kỹ thuật làm phim hoạt hình 3D tiên tiến được sản xuất với số lượng nhiều như ngày nay. Chắc hẳn người xem sẽ nhớ nhung về những thước phim hoạt hình được vẽ tay 2D tỉ mỉ ngày xưa đã từng một thời thịnh hành trong giới làm phim hoạt hình. Bộ phim hoạt hình The Bigger Picture chính là một kết hợp táo bạo, hoàn hảo giữa việc vẽ tranh 2D trên tường cùng mô hình giấy để tạo ra những đoạn phim 3D thú vị, ngoài ra điểm đặc biệt của bộ phim là được làm theo dạng hoạt hình tĩnh vật (stop-motion) – một cách làm phim đang khá ưa chuộng hiện nay. The Bigger Picture được sản xuất bởi National Film and Television School (NFTS), dưới sự thực hiện của nữ đạo diễn Daisy Jacobs, cô cũng là biên kịch của bộ phim này cùng với Jennifer Majka. The Bigger Picture được phát hành vào ngày 21/5/2014 tại Pháp và phát hành tại Mỹ vào ngày 11/10/2014 tại sự kiện Hamptons International Film Festival. Bộ phim đã chiến thắng giải thưởng Best British Short Animation tại lễ trao giải lần thứ 68 của British Academy Film Awards và lập tức lọt vào vị trí đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) của giải thưởng Oscar lần thứ 87, năm 2015. Phim hoạt hình The Bigger Picture có độ dài tám phút được đạo diễn Daisy Jacobs sử dụng hình ảnh nhân vật cao hai mét để diễn tả câu chuyện mang hơi hướng hài kịch đen (Dark humor) trào phúng kể về mâu thuẫn gay gắt cùng sự ghen tỵ giữa hai anh em Richard và Nick trong việc chăm sóc người mẹ già yếu sắp mất của họ. Người anh tên Nick thì may mắn và thành đạt, anh ta và luôn được mẹ dành nhiều yêu thương hơn người em dù Nick ít quan tâm đến bà và lâu lâu mới quay về gia đình thăm người thân. Ngược lại hoàn toàn với Nick là người em trai tên Richard – cũng là nhân vật chính của The Bigger Picture. Chính vì sự thương yêu không công bằng của người mẹ dành cho anh mình đã làm dấy lên sự khó chịu trong lòng của Richard. Khi bản thân anh đã dành hết thời gian để chăm sóc cho người mẹ ốm yếu của mình nhưng lại không được bà quan tâm bằng anh trai. Nữ đạo diễn trẻ Daisy Jacobs đã chia sẻ về lý do tại sao cô chọn đề tài nhạy cảm này để thực hiện bộ phim như sau: “Tôi nghĩ The Bigger Picture đã gợi lên điều quan trọng về cách chúng ta chăm sóc cha mẹ của mình khi bản thân chúng ta lớn lên. Theo tôi, mọi người có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng tôi nghĩ đây là điều cần phải nói lên thông qua bộ phim.” Nữ đạo diễn Daisy Jacobs và đồng nghiệp Chris Wilder. Nguồn: art-vibes.com Bộ phim gây sự thích thú cho người xem qua phương pháp làm phim hoạt hình độc đáo với sự kết hợp tuyệt vời giữa nghệ thuật vẽ tranh 2D ghép với mô hình giấy và 3D (tên tiếng anh gọi là 3D Stop Motion Animation). Dưới đây là một vài hình ảnh được Comic Media Academy sưu tầm sẽ cho chúng ta thấy sự kỳ công của đoàn làm phim khi thực hiện The Bigger Picture. Quang cảnh khi cả đoàn đang thực hiện bộ phim. Nguồn: art-vibes.com & animamundi.com.br Những nhân vật đều được vẽ tay và gắn những mô hình giấy. Nguồn: thisiscolossal.com Với việc kết hợp như vậy sẽ cho ra những thước phim sống động nghệ thuật Comic Media Academy chia sẻ đến bạn đọc đoạn phim đầy đủ được đoàn làm phim đăng công khai trên kênh Vimeo của đạo diễn Daisy Jacobs cùng với đoạn phim The Bigger Picture. The Bigger Picture TRIK SHOW: Making Of Daisy Jacobs The Bigger Picture >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 2D – 2D Animation Artist Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Phim hoạt hình hay Me and My Moulton 2

Poster của bộ phim. Nguồn: filmaffinity.com Me and My Moulton là phim hoạt hình ngắn dí dỏm và hài hước nhưng đầy sự xúc động của Torill Kove nữ đạo diễn, biên kịch người Canada và Na Uy. Me and My Moulton được sản xuất bởi Mikrofilm hợp tác cùng National Film Board of Canada. Bộ phim ra mắt lần đầu tiên tại sự kiện Toronto International Film Festival vào tháng 9/2014 và tại Na Uy vào ngày 3/12/2014. Với độ dài 14 phút, Me and My Moulton kể về mùa hè những năm giữa thập niên 60 tại Na Uy. Một bé gái bảy tuổi hỏi cha mẹ rằng liệu cô và hai chị em của mình có thể có một chiếc xe đạp như bao bạn cùng lứa hay không. Me and My Moulton dưới cách nhìn của nhân vật cô bé sẽ cung cấp cho người xem cái nhìn thoáng qua về những suy nghĩ của nhân vật chính khi cô bé hoc phải vật lộn với suy nghĩ bản thân của mình rằng gia đình của cô không giống như những gia đình bình thường khác. Khi quan sát gia đình người bạn thân rồi so sánh với gia đình khác thường của mình, cô nhận ra rằng cha mẹ của mình vẫn yêu thương các con nhưng đôi lúc họ lại quá vô tâm làm cho cô gái nhỏ với tâm tính nhạy cảm lúc nào cũng lo lắng và bối rối về gia đình. Bộ phim như một cuốn tự truyện hài hước được dựa theo những kí ức của nữ đạo diễn Torill Kove về gia đình của mình khi cô còn nhỏ. Me and My Moulton chia sẻ cảm xúc của nữ đạo diễn Kove khi bé chỉ mong muốn được giống như những người bạn gái khác trong khu phố. Nhưng cha mẹ cô vốn là những kiến trúc sư theo phong cách hiện đại nên họ luôn làm những điều rất khác biệt với mọi người, như việc tổ chức lễ mừng sinh nhật cho cô theo phong cách không giống ai. Khi các chị em Kove cầu xin một chiếc xe đạp, cha mẹ của họ đã làm cả ba người ngạc nhiên với một chiếc xe Moulton xuất xứ từ Anh quốc (loại xe đạp với thiết kế khung hình độc đáo và bánh xe nhỏ xíu). >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Nữ đạo diễn Torill Kove. Nguồn: epkurl.com “Tôi đã có cảm xúc vừa yêu, vừa ghét với chiếc xe đạp đó”, nữ đạo diễn Torill Kove chia sẻ thêm “Tôi nhớ ba chị em tôi đã có những bài tập đi xe tại trường với chiếc xe này nhưng hoàn toàn bất lực! Cả gia đình của tôi đã chia sẻ trong việc sử dụng nó cho đến khi chiếc xe bị mất cắp, điều đó từng khiến tôi cảm thấy rất kỳ lạ, bởi vì ai mà đi ăn cắp một chiếc xe bất thường như vậy chứ?” Bộ phim với màu sắc tươi sáng cùng những kỷ niệm gia đình được diễn tả một cách ấm áp đã vinh dự nhận được vị trí đề cử cho giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất tại lễ trao giải Oscar năm 2015. Trước đó, nữ đạo diễn Torill Kove đã có tác phẩm My Grandmother Ironed the King’s Shirts cũng được đề cử tại hạng mục này tại Oscar năm 2000 và một tác phẩm chiến thắng tại Oscar năm 2007 có tựa là The Danish Poet. Hãy cùng Comic Media Academy ngắm nhìn những tấm hình về các bản vẽ của Me and My Moulton và văn phòng làm việc của đạo diễn Torill Kove tại Mikrofilm. Nơi làm việc của đạo diễn Torill Kove tại Mikrofilm Gia đình của nhân vật chính Me and My Moulton Chiếc xe đạp Moulton của ba chị em. Nguồn: mikrofilm.no & filmaffinity.com Đoạn video của FERNTV phỏng vấn nữ đạo diễn Torill Kove về quá trình làm phim hoạt hình Me and My Moulton tại sự kiện Toronto International Film Festival (TIFF) năm 2014. Ngoài ra, các bạn có thể xem trailer giới thiệu của Me and My Moulton cùng những đoạn phim hoạt hình ngắn khác của nữ đạo diễn tại website chính thức của bộ phim: http://meandmymoulton.com Phạm Hoàng Ngọc dịch & tổng hợp

Poster Feast 2

Nguồn: disneyanimation.com Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87, phim hoạt hình Big Hero 6 của đạo diễn Don Hall, Chris Williams và Roy Conli đã đoạt giải thưởng Phim hoạt hình hay nhất (Best Animated Feature Film). Cũng ngay tại buổi lễ này, Feast – bộ phim hoạt hình ngắn được sản xuất cùng hãng – Walt Disney Animation Studios – đã vinh dự đoạt vị trí cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film). Hãy cùng Comic Media Academy tìm hiểu về bộ phim hoạt hình ngắn về chú chó đáng yêu của chúng ta. Feast được thực hiện bởi đạo diễn Patrick Osborne cùng biên kịch Raymond S. Persi và Nicole Mitchell. Bộ phim được sản xuất bởi Walt Disney Animation Studios, ra mắt lần đầu tiên vào ngày 10/6/2014 tại Annecy International Animated Film Festival và phát hành tại rạp chiếu phim cùng với phim hoạt hình Big Hero 6 vào ngày 7/11/2014 tại Mỹ. Phim hoạt hình ngắn này đã chiến thắng tại hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87 trước bốn đối thủ nặng kí. Sau đó Feast tiếp tục ẵm trọn giải thưởng tại 42nd Annie Awards cho vị trí Annie Award for Best Animated Short Subject. Nội dung phim kể về một chú chó con giống Boston (tên tiếng anh là Boston Terrier) lang thang giữa đường phố kiếm ăn tại các bãi rác. Thật may mắn, chú chó con ấy được một chàng trai James tốt bụng cưu mang và được đặt tên là Winston. Sau đó, bộ phim xuyên suốt là những bữa ăn mà người chủ chia sẻ cho chú chó con bé bỏng của mình và cuộc sống đơn giản và hạnh phúc của James và Winston. Nhưng ngày qua ngày, anh chàng đã động lòng trước một cô gái tên Kirby đang làm việc tại một nhà hàng địa phương. Cô thuyết phục James ăn kiêng và khuyên anh cần có lối sống lành mạnh hơn, điều đó khiến cho Winston buồn rầu vì bị bắt ăn những loại rau chú không thích thay cho trứng và thịt ba chỉ như trước đây. Không lâu sau đó, James và Kirby chia tay và anh chàng rơi vào trầm cảm, sống buông thả bản thân và không còn chú trọng ăn uống như trước đây nữa. Nhận ra tinh thần khác thường của chủ, chú chó Winston quyết định tìm Kirby bằng việc dựa theo mùi ngò tây mà ngày trước được cô cho ăn và dắt James tới gặp cô gái. Nhờ chú chó bé nhỏ tinh khôn, cả hai đã làm hòa và kết hôn ngay sau đó. Ý tưởng hình thành bộ phim Feast đáng yêu này từ đâu ? Patrick Osborne chia sẻ về ý tưởng cho bộ phim hoạt hình ngắn Feast bắt đầu từ một ứng dụng có tên là 1secondeveryday, ứng dụng này cho phép người dùng ghi lại đoạn phim dài một giây cho mỗi ngày và chế tác những đoạn phim nhỏ đó thành một bộ phim. Osborne đã sử dụng chúng để tạo ra một đoạn phim ăn tối vào năm 2012, nhờ đó ông bật ra suy nghĩ có thể dựa vào ý tưởng này để thực hiện một bộ phim hoạt hình ngắn thú vị. Đạo diễn Patrick Osborne. Nguồn: wikimedia.org Feast được thực hiện qua hệ thống Meander, từng phát triển cho phim hoạt hình ngắn Paperman. Ngoài ra, phim còn được sử dụng Hyperion, hệ thống dựng hình được xây dựng cho bộ phim hoạt hình Big Hero 6. Nhân vật và bối cảnh trong phim được vẽ bằng những đường nét tự do, kết hợp với những khối màu sắc rực rỡ. Bộ phim bao gồm những phân cảnh ngắn được ghép lại với nhau và máy quay chủ yếu tập trung vào nhân vật chú chó Winston cùng đồ ăn của chú làm điểm trọng tâm cho câu chuyện. Dưới đây là những hình ảnh mà Comic Media Academy sưu tầm được về quá trinh tạo dựng bộ phim Feast trong đoạn clip Making of Disney Feast Ảnh phác thảo về chú chó Winston và hai vị chủ nhân. Nguồn: cgmeetup.net Ngoài ra, người xem có thể tham khảo thêm hai đoạn phim dưới đây do đoàn làm phim Feast cung cấp, sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về quá trình làm phim hoạt hình của ekip cũng như nghe lời chia sẻ cảm nghĩ của đạo diễn Patrick Osborne. Design Night: Art in motion, talk by Patrick Osborne Making of Disney Feast Trailer của phim Feast Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

A Single Life 2

Nguồn: imdb.com A Single Life là một phim hoạt hình ngắn của 3 đạo diễn đến từ Hà Lan Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen. Bộ phim được viết bởi biên kịch Marieke Blaauw và được sản xuất bởi studio hoạt hình Job, Joris & Marieke. A Single Life được ra mắt vào tháng 9/2014 tại Hà Lan và xuất hiện trong danh sách đề cử cho vị trí Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Lễ trao giải Oscars 2015 (87th Academy Awards). Bộ phim có độ dài 3 phút ngắn ngủi kể về một cô gái trẻ tên Pia, người đã nhận được một chiếc đĩa nhạc bí ẩn có thể xoay chuyển thời gian, giúp cô có thể đi qua từ thời gian này đến thời gian khác trong cuộc đời của mình. Điều đặc biệt là bộ phim không có bất cứ đoạn đối thoại nào mặc dù xuyên suốt bộ phim vang lên bài hát chủ đề “A Single Life” của Happy Camper với Pien Feith. Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen đã sử dụng Cinema 4D và After Effects làm công cụ chính của họ khi làm phim hoạt hình A Single Life. Nhóm ba người đã khéo léo cho người xem thấy Pia từ trẻ hóa sang một phụ nữ lớn tuổi rồi ngược lại. Bộ phim ban đầu được làm ra cho Ultrakort, một dự án của Quỹ điện ảnh tại Hà Lan và Rạp chiếu phim Pathé nhằm quảng bá cho bộ phim hoạt hình ngắn khác. Song, bộ phim đã thu hút hơn một triệu người ở đây và tiếp tục được chiếu tại các liên hoan phim trên toàn thế giới. Phải mất 3 tháng để cả 3 đạo diễn hoàn thiện bộ phim A Single Life toàn vẹn. Theo lời tâm sự của họ, thử thách lớn nhất khi làm bộ phim này là làm cách nào để chứng minh cho người xem thấy được Pia già đi qua 5 giai đoạn của cuộc đời trong một khoảng thời gian rất ngắn. Bởi vì khi Pia thay đổi, vóc dáng người và mái tóc cùng quần áo của cô cũng phải thay đổi theo thời gian. Bản vẽ phác thảo cho A Single Life. Nguồn: sohosoho.tv Thay vì tạo ra một bảng phân cảnh hoặc động tác chi tiết, nhóm nghiên cứu quyết định ước tính khoảng thời gian của mỗi cảnh và viết mô tả về cảnh quay trên một dòng thời gian được tạo ra trong After Effects. Oprins giải thích: “Dòng thời gian trong After Effects là nơi chúng tôi thêm thắt đoạn phim cho đến khi bộ phim kết thúc.” Nguồn: studiodaily.com “Chúng tôi đã liên tục điều chỉnh các vị trí của máy ảnh và chỉnh sửa trong khi cả ba đang làm các hoạt động cho các cảnh, điều đó giúp công việc hoàn thiện rất tốt bằng cách sử dụng các công cụ thời gian trực quan của Cinema.” Để làm phim trong khung thời gian hiệu quả hơn, nhóm đã sử dụng xRefs (external reference files), ngoài ra còn sử dụng thêm công cụ placeholder. Các đạo diễn Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen. Nguồn: sohosoho.tv Oprins chia sẻ thêm: “Điều này hoàn toàn mới mẻ với cả ba chúng tôi và phải mất một khoảng thời gian để làm quen, nhưng chúng tôi thực sự hạnh phúc với kết quả đạt được.” Dưới đây Comic Media Academy chia sẻ cho bạn đọc đoạn video phỏng vấn Job, Joris & Marieke về ba bộ phim của họ gồm A Single Life, MUTE và [Otto] được đăng trên kênh tạp chí hoạt hình Skwigly tại Youtube. Trailer của bộ phim A Single Life Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

phim-hoat-hinh-head-over-heels-7

Nguồn: vimeocdn.com Head over Heels là bộ phim ngắn do đạo diễn người Anh tên Timothy Reckart – kiêm người viết kịch bản phim – thực hiện vào năm 2012. Bộ phim được làm theo dạng stop motion với thời lượng 10 phút được sản xuất bởi Fodhla Cronin O’Reilly, khâu hoạt hình gồm hai người là Timothy Reckart và Sam Turner. National Film and Television School (NFTS) phát hành bộ phim vào ngày 24 tháng 5 năm 2012 tại Pháp. Head over Heels đã giành được giải Annie Award cho hạng mục Best Student film, sau đó đạt được Best European Animated Short tại lễ trao giải Cartoon d’Or. Không dừng tại đó, bộ phim đã có tên trong năm ứng cử viên sáng giá cho vị trí Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar tổ chức năm 2013. Sau khi được đề cử Oscar, bộ phim được phát hành cùng với mười lăm bộ phim ngắn khác cũng được đề cử tại giải, tại các rạp chiếu phim của ShortsHD. Vào tháng 3 năm 2015, bộ phim đã được đăng trực tuyến đầy đủ tại www.headoverheels.tv Nội dung của Head over Heels đặc biệt rất thú vị và là tư liệu quý các bạn yêu thích học vẽ & học làm phim hoạt hình nên tìm hiểu. Head over Heels kể về đôi vợi chồng già Walter và Madge sau nhiều năm chung sống với nhau, họ đã quyết định tách riêng ra: Người chồng thì ngủ và sinh sống dưới sàn nhà, người vợ thì sống trên trần nhà. Khi Walter cố thuyết phục bạn đời của mình, sự cân bằng của họ đã tan biến. Ý tưởng về bộ phim là một sự đúc kết từ rất nhiều ý tưởng khác của Timothy Reckart, những điều mà anh nghĩ sẽ khiến cho bộ phim trở nên tuyệt vời hơn. Một câu chuyện về hai người nhìn thế giới một cách khác nhau nhưng họ vẫn phải tìm cách để sống với nhau. Đây là một cảm hứng có thể áp dụng cho bất kỳ sự bất đồng ý kiến ​​về chính trị, tôn giáo. Đạo diễn nhận định đây là một phép ẩn dụ tuyệt vời cho điều đó, không chỉ riêng về hôn nhân. Đạo diễn Timothy Reckart cùng đội ngũ làm phim. Nguồn: facebook.com/HeadOverHeelsFilm Đạo diễn Timothy Reckart cũng chia sẻ về quá trình làm phim Head over Heels. Anh kể bước đầu tiên là tập trung vào phác thảo, làm sao để dẫn đến kết thúc một cách rõ ràng, hợp lý. “Sau đó chúng tôi dành phần lớn thời gian tạo bảng phân cảnh và animatic, đây là quá trình rất dài. Tôi nghĩ rằng tầm khoảng bốn tháng để làm xong. Tuy không lâu lắm, nhưng bạn biết đấy, bộ phim này chỉ có mười phút. Chúng tôi đã trải qua một số bản nháp, chỉ cần liên tục rút gọn bớt nội dung, cố gắng làm cho nó càng ngắn càng tốt. Điều khó khăn khác là làm thế nào để kể câu chuyện mà không cần sử dụng bất cứ cuộc đối thoại nào.” Nguồn: facebook.com/HeadOverHeelsFilm Anh cũng tâm sự thêm rằng đã dành 06 tháng cho việc làm hoạt hình, trong đó có năm tháng là bao gồm việc xây dựng bối cảnh và đạo cụ để chụp. Khi cả nhóm hoàn thành xong căn phòng và nhân vật, họ sẽ đưa nó vào phòng thu và bắt đầu lấy ảnh. Vì thế, cả bộ phim kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2012. Nguồn: facebook.com/HeadOverHeelsFilm Dưới đây là hai đoạn clip được phía đoàn làm phim Head over Heels cung cấp sẽ giúp học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D hiểu thêm về quá trình thực hiện bộ phim đáng yêu này. HOH Timelapse: Animating a shot HOH Timelapse: Breaking down and setting up   Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)  

Poster của phim The Damn Keeper. Nguồn: imdb.com The Damn Keeper là bộ phim hoạt hình ngắn với thời lượng 18 phút được sản xuất bởi hai đạo diễn Robert Kondo và Dice Tsutsumi, đồng thời cũng là biên kịch của phim. The Damn Keeper được thực hiện tại Tonko House LLC, được ra mắt chính thức lần đầu tiên tại Liên hoan phim quốc tế Berlin vào ngày 11 tháng 2 năm 2014 và công chiếu tại Mỹ vào ngày 14 tháng 3 cùng năm tại Liên hoan phim trẻ em quốc tế New York. Bộ phim với cốt truyện dễ thương và cảm động đã nhanh chóng làm tan chảy trái tim mỗi người xem và nghiễm nhiên được lọt vào danh sách đề cử Phim hoạt hình ngắn hay nhất của giải thưởng Oscar lần thứ 87, năm 2015. Nội dung của The Damn Keeper chắc chắn sẽ khiến các bạn học làm phim hoạt hình 2D yêu thích bởi sự đáng yêu và sáng tạo của tác phẩm. Phim hoạt hình The Damn Keeper kể về chú lợn con sống cô đơn một mình trong một cối xay gió lớn và có nhiệm vụ bảo vệ thị trân nơi cậu sinh sống khỏi đám sương mù đen nguy hiểm. Ngày qua ngày, cậu luôn phải thức dậy sớm và đúng theo giờ quy định để điều khiển cối xay rồi mới được đi học vì thế người chú heo bé nhỏ lúc nào cũng lấm lem bụi đất. Bạn bè trong trường không ai chơi với cậu, tất cả bọn họ đều tìm cách bắt nạt chú heo nhỏ tội nghiệp cho tới khi cậu gặp bạn cáo – học sinh mới chuyển vào lớp và lúc nào cũng cắm cúi vẽ hí hoáy trong cuốn sổ bí mật. Chú heo con hạnh phúc vì cuối cùng đã có người bạn thân nhưng không may xảy ra sự hiểu nhầm giữa hai người khiến cậu đau đớn vì bị người bạn mới lừa dối. Nỗi đau khổ khiến nhân vật heo con chán nản và bỏ bê luôn công việc quan trọng của mình, làm cho đám sương mù tấn công cả dân làng, khắp nơi đều là tiếng khóc và tiếng la hét sợ hãi. Thật may mắn, heo con nhận ra được mình đã hiểu lầm bạn cáo vì thế cậu đã quyết định dùng hết sức của mình, dũng cảm đi cứu lấy bạn bè cùng thị trấn bằng cách đi đến cối xay gió và thổi đám sương độc ác bay đi. Một câu chuyện nhân văn tươi đẹp, giàu ý nghĩa cùng với hình ảnh nhân vật dễ thương và được tô điểm bằng những màu sắc rực rỡ. Một điều đáng kinh ngạc là bộ phim được làm từ hơn 8.000 bức tranh của các họa sĩ tài năng hợp tác với hai đạo diễn Robert Kondo và Dice Tsutsumi. The Dam Keeper là sự kết hợp với lối vẽ tay truyền thống với những nét cọ màu sắc tươi sáng mang đến cho người xem phong cách hoạt họa đặc trưng điển hình như những tác phẩm trước đây của bộ đôi Kondo và Tsutsumi. (Cả hai người từng là họa sĩ cho các bộ phim hoạt hình nổi tiếng được rất nhiều người biết đến như Ice Age, Ratatouille, Monsters University và Toy Story 3) Ngoài ra bộ phim được thực hiện qua việc dựng những bức tượng nhân vật bằng đất sét để cho ra những thước phim thêm sống động. Dưới đây là một vài hình ảnh được Comic Media Academy sưu tầm từ trang website chính thức của bộ phim: thedamkeeper.com. Các bạn yêu thích học vẽ, học làm phim hoạt hình có thể tìm hiểu thêm. Những ảnh phác thảo ban đầu của nhân vật chính – Chú heo con dũng cảm   Mọi nhân vật đều được nặn bằng đất sét tỉ mỉ Cối xay gió – nơi chú heo con sinh sống và bảo vệ thị trấn Chiếc xe buýt mà chú heo bé nhỏ dùng để đi học Hình ảnh đoàn làm phim The Damn Keeper Trailer chính thức của The Damn Keeper được đăng trên kênh The Dam Keeper tại website Youtube The Dam Keeper: Official Trailer #1 The Dam Keeper: Official Trailer #2 Ngoài ra, trong kênh của Tonko House trên trang Youtube có chia sẻ rất nhiều những đoạn video ngắn về quá trình thực hiện từng khâu trong phim có thể giúp ích rất nhiều cho các bạn học viên tại Comic Media Academy và những bạn có đam mê mãnh liệt trong giới làm phim hoạt hình. Making of The Dam Keeper Short Making Of “PIG: The Dam Keeper Poems” #1– Tonko House’s New Series by Erick Oh   Making Of “PIG: The Dam Keeper Poems” #2 — Tonko House’s New Series by Erick Oh Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

Poster phim. Nguồn: filmschoolradio.com Ngoài những bộ phim được thực hiện công phu bằng kỹ thuật làm phim hoạt hình 3D tiên tiến được sản xuất với số lượng nhiều như ngày nay. Chắc hẳn người xem sẽ nhớ nhung về những thước phim hoạt hình được vẽ tay 2D tỉ mỉ ngày xưa đã từng một thời thịnh hành trong giới làm phim hoạt hình. Bộ phim hoạt hình The Bigger Picture chính là một kết hợp táo bạo, hoàn hảo giữa việc vẽ tranh 2D trên tường cùng mô hình giấy để tạo ra những đoạn phim 3D thú vị, ngoài ra điểm đặc biệt của bộ phim là được làm theo dạng hoạt hình tĩnh vật (stop-motion) – một cách làm phim đang khá ưa chuộng hiện nay. Phim hoạt hình The Bigger Picture được sản xuất bởi National Film and Television School (NFTS), dưới sự thực hiện của nữ đạo diễn Daisy Jacobs, cô cũng là biên kịch của bộ phim này cùng với Jennifer Majka. The Bigger Picture được phát hành vào ngày 21 tháng 5 năm 2014 tại Pháp và phát hành tại Mỹ vào ngày 11 tháng 10 năm 2014 tại sự kiện Hamptons International Film Festival. Bộ phim đã chiến thắng giải thưởng Best British Short Animation tại lễ trao giải lần thứ 68 của British Academy Film Awards và lập tức lọt vào vị trí đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) của giải thưởng Oscar lần thứ 87, năm 2015. Phim hoạt hình The Bigger Picture có độ dài tám phút được đạo diễn Daisy Jacobs sử dụng hình ảnh nhân vật cao hai mét để diễn tả câu chuyện mang hơi hướng hài kịch đen (Dark humor) trào phúng kể về mâu thuẫn gay gắt cùng sự ghen tỵ giữa hai anh em Richard và Nick trong việc chăm sóc người mẹ già yếu sắp mất của họ. Người anh tên Nick thì may mắn và thành đạt, anh ta và luôn được mẹ dành nhiều yêu thương hơn người em dù Nick ít quan tâm đến bà và lâu lâu mới quay về gia đình thăm người thân. Ngược lại hoàn toàn với Nick là người em trai tên Richard – cũng là nhân vật chính của The Bigger Picture. Chính vì sự thương yêu không công bằng của người mẹ dành cho anh mình đã làm dấy lên sự khó chịu trong lòng của Richard. Khi bản thân anh đã dành hết thời gian để chăm sóc cho người mẹ ốm yếu của mình nhưng lại không được bà quan tâm bằng anh trai. Nữ đạo diễn trẻ Daisy Jacobs đã chia sẻ về lý do tại sao cô chọn đề tài nhạy cảm này để thực hiện bộ phim như sau: “Tôi nghĩ The Bigger Picture đã gợi lên điều quan trọng về cách chúng ta chăm sóc cha mẹ của mình khi bản thân chúng ta lớn lên. Theo tôi, mọi người có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng tôi nghĩ đây là điều cần phải nói lên thông qua bộ phim.” Nữ đạo diễn Daisy Jacobs và đồng nghiệp Chris Wilder Nguồn: art-vibes.com Bộ phim gây sự thích thú cho người xem qua phương pháp làm phim hoạt hình độc đáo với sự kết hợp tuyệt vời giữa nghệ thuật vẽ tranh 2D ghép với mô hình giấy và 3D (tên tiếng anh gọi là 3D Stop Motion Animation). Dưới đây là một vài hình ảnh được Comic Media Academy sưu tầm sẽ cho chúng ta thấy sự kỳ công của đoàn làm phim khi thực hiện The Bigger Picture.  Quang cảnh khi cả đoàn đang thực hiện bộ phim >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Những nhân vật đều được vẽ tay và gắn những mô hình giấy Nguồn: art-vibes.com & animamundi.com.br Với việc kết hợp như vậy sẽ cho ra những thước phim sống động nghệ thuật Nguồn: thisiscolossal.com Comic Media Academy chia sẻ đến các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D và 3D đoạn phim đầy đủ được đoàn làm phim đăng công khai trên kênh Vimeo của đạo diễn Daisy Jacobs cùng với đoạn phim thực hiện The Bigger Picture. The Bigger Picture full movie:   TRIK SHOW: Making Of Daisy Jacobs The Bigger Picture Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)  

Nguồn: disneyanimation.com Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87 (năm 2015), phim hoạt hình Big Hero 6 của đạo diễn Don Hall, Chris Williams và Roy Conli đã đoạt giải thưởng Phim hoạt hình hay nhất (Best Animated Feature Film) và cũng ngay tại buổi lễ long trọng này, Feast – bộ phim hoạt hình ngắn được sản xuất cùng hãng – Walt Disney Animation Studios – đã vinh dự đoạt vị trí cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film). Hãy cùng Comic Media Academy tìm hiểu về bộ phim hoạt hình ngắn về chú chó đáng yêu của chúng ta. Feast được thực hiện bởi đạo diễn Patrick Osborne cùng biên kịch Raymond S. Persi và Nicole Mitchell. Bộ phim được sản xuất bởi Walt Disney Animation Studios, đã được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 10 tháng 6 năm 2014 tại Annecy International Animated Film Festival và phát hành tại rạp chiếu phim cùng với phim hoạt hình Big Hero 6 vào ngày 7 tháng 11 năm 2014 tại Mỹ. Phim hoạt hình ngắn này đã chiến thắng vinh quang tại hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87 trước bốn đối thủ nặng kí còn lại. Sau đó Feast tiếp tục ẵm trọn giải thưởng tại 42nd Annie Awards cho vị trí Annie Award for Best Animated Short Subject. Nội dung hoạt hình ngắn Feast kể về một chú chó con giống Boston (tên tiếng anh là Boston Terrier) lang thang giữa đường phố kiếm ăn tại các bãi rác. Thật may mắn, chú chó con ấy được một chàng trai James tốt bụng cưu mang và được đặt tên là Winston. Sau đó, bộ phim xuyên suốt là những bữa ăn mà người chủ chia sẻ cho chú chó con bé bỏng của mình và cuộc sống đơn giản và hạnh phúc của James và Winston. Nhưng ngày qua ngày, anh chàng đã động lòng trước một cô gái tên Kirby đang làm việc tại một nhà hàng địa phương. Cô thuyết phục James ăn kiêng và khuyên anh cần có lối sống lành mạnh hơn, điều đó khiến cho Winston buồn rầu vì bị bắt ăn những loại rau chú không thích thay cho trứng và thịt ba chỉ như trước đây. Không lâu sau đó, James và Kirby chia tay và anh chàng rơi vào trầm cảm, sống buông thả bản thân và không còn chú trọng ăn uống như trước đây nữa. Nhận ra tinh thần khác thường của chủ, chú chó Winston quyết định tìm Kirby bằng việc dựa theo mùi ngò tây mà ngày trước được cô cho ăn và dắt James tới gặp cô gái. Nhờ chú chó bé nhỏ tinh khôn, cả hai đã làm hòa và kết hôn ngay sau đó. Ý tưởng hình thành bộ phim Feast đáng yêu này từ đâu ? Patrick Osborne chia sẻ về ý tưởng cho bộ phim hoạt hình ngắn Feast bắt đầu từ một ứng dụng có tên là 1secondeveryday, ứng dụng này cho phép người dùng ghi lại đoạn phim dài một giây cho mỗi ngày và chế tác những đoạn phim nhỏ đó thành một bộ phim. Osborne đã sử dụng chúng để tạo ra một đoạn phim ăn tối vào năm 2012, nhờ đó ông bật ra suy nghĩ có thể dựa vào ý tưởng này để thực hiện một bộ phim hoạt hình ngắn thú vị. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Đạo diễn Patrick Osborne. Nguồn: wikimedia.org Feast được thực hiện qua hệ thống Meander được phát triển cho phim hoạt hình ngắn Paperman. Ngoài ra, phim còn được sử dụng Hyperion, hệ thống dựng hình được xây dựng cho bộ phim hoạt hình Big Hero 6. Nhân vật và bối cảnh trong phim được vẽ bằng những đường nét tự do, kết hợp với những khối màu sắc rực rỡ. Bộ phim bao gồm những phân cảnh ngắn được ghép lại với nhau và máy quay chủ yếu tập trung vào nhân vật chú chó Winston cùng đồ ăn của chú làm điểm trọng tâm cho câu chuyện. Dưới đây là những hình ảnh mà Comic Media Academy sưu tầm được về quá trinh tạo dựng bộ phim Feast trong đoạn clip Making of Disney Feast. Ảnh phác thảo về chú chó Winston và hai vị chủ nhân Nguồn: cgmeetup.net Ngoài ra, các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình có thể tham khảo thêm hai đoạn phim dưới đây do đoàn làm phim Feast cung cấp, sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về từng khâu thực hiện bộ phim cũng như nghe lời chia sẻ cảm nghĩ của đạo diễn Patrick Osborne. 1. Design Night: Art in motion, talk by Patrick Osborne 2. Making of Disney Feast 3. Trailer của phim Feast Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

Nguồn: imdb.com A Single Life là một phim hoạt hình ngắn của ba đạo diễn đến từ Hà Lan Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen. Bộ phim được viết bởi biên kịch Marieke Blaauw và được sản xuất bởi studio hoạt hình Job, Joris & Marieke. A Single Life được ra mắt vào tháng 9 năm 2014 tại Hà Lan và được liệt vào danh sách đề cử cho vị trí Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Lễ trao giải Oscars năm 2015 (87th Academy Awards). Bộ phim có độ dài ba phút ngắn ngủi kể về một cô gái trẻ tên Pia, người đã nhận được một chiếc đĩa nhạc bí ẩn có thể xoay chuyển thời gian và thứ đó giúp cô có thể đi qua từ thời gian này đến thời gian khác trong cuộc đời của mình. Điều đặc biệt là bộ phim không có bất cứ đoạn đối thoại nào mặc dù xuyên suốt bộ phim vang lên bài hát chủ đề “A Single Life” của Happy Camper với Pien Feith. Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen đã sử dụng Cinema 4D và After Effects làm công cụ chính của họ khi làm A Single Life, nhóm ba người đã khéo léo cho người xem thấy Pia từ trẻ hóa sang một phụ nữ lớn tuổi rồi ngược lại. Bộ phim ban đầu được làm ra cho Ultrakort, một dự án của Quỹ điện ảnh tại Hà Lan và Rạp chiếu phim Pathé nhằm quảng bá cho bộ phim hoạt hình ngắn khác, đã thu hút hơn một triệu người ở tại đây và tiếp tục được chiếu tại các liên hoan phim trên toàn thế giới. Phải mất ba tháng để cả ba đạo diễn hoàn thiện bộ phim A Single Life toàn vẹn. Theo lời tâm sự của cả ba người, thử thách lớn nhất của họ khi làm bộ phim này là làm cách nào để chứng minh cho người xem thấy được Pia già đi qua năm giai đoạn của cuộc đời trong một khoảng thời gian rất ngắn. Bởi vì khi Pia thay đổi, vóc dáng người và mái tóc cùng quần áo của cô cũng phải thay đổi theo thời gian. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Bản vẽ phác thảo cho A Single Life. Nguồn: sohosoho.tv Thay vì tạo ra một bảng phân cảnh hoặc động tác chi tiết, nhóm nghiên cứu quyết định ước tính khoảng thời gian của mỗi cảnh và viết mô tả về cảnh quay trên một dòng thời gian được tạo ra trong After Effects. Oprins giải thích: “Dòng thời gian trong After Effects là nơi chúng tôi thêm thắt đoạn phim cho đến khi bộ phim kết thúc.” Nguồn: studiodaily.com “Chúng tôi đã liên tục điều chỉnh các vị trí của máy ảnh và chỉnh sửa trong khi cả ba đang làm các hoạt động cho các cảnh, điều đó giúp công việc hoàn thiện rất tốt bằng cách sử dụng các công cụ thời gian trực quan của Cinema.” Để làm phim trong khung thời gian hiệu quả hơn, nhóm đã sử dụng xRefs (external reference files), ngoài ra còn sử dụng thêm công cụ placeholder. Ba vị đạo diễn Marieke Blaauw, Joris Oprins và Job Roggeveen. Nguồn: sohosoho.tv Oprins chia sẻ thêm: “Điều này hoàn toàn mới mẻ với cả ba chúng tôi và phải mất một khoảng thời gian để làm quen, nhưng chúng tôi thực sự hạnh phúc với kết quả đạt được.” Dưới đây Comic Media Academy xin chia sẻ đến các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình đoạn video phỏng vấn Job, Joris & Marieke về ba bộ phim của họ gồm A Single Life, MUTE và [Otto] được đăng trên kênh tạp chí hoạt hình Skwigly tại Youtube. Phạm Hoàng Ngọc (Dịch và Tổng hợp)