Poster của bộ phim Nguồn: filmaffinity.com Me and My Moulton là phim hoạt hình ngắn dí dỏm và hài hước nhưng đầy sự xúc động của nữ đạo diễn người Canada và Na Uy, cô tên là Torill Kove và kiêm luôn vị trí biên kịch cho bộ phim của mình. Me and My Moulton được sản xuất bởi Mikrofilm hợp tác cùng National Film Board of Canada, phim được ra mắt lần đầu tiên tại sự kiện Toronto International Film Festival vào tháng 9 năm 2014 và ra mắt sau đó tại Na Uy vào ngày 3 tháng 12 cùng năm. Bộ phim có độ dài 14 phút kể về một mùa hè những năm giữa thập niên 60 tại Na Uy. Một bé gái bảy tuổi hỏi cha mẹ rằng liệu cô và hai chị em của mình có thể có một chiếc xe đạp như bao bạn cùng lứa hay không. Me and My Moulton dưới cách nhìn của nhân vật cô bé sẽ cung cấp cho người xem một cái nhìn thoáng qua về những suy nghĩ của nhân vật chính khi cô bé ấy phải vật lộn với suy nghĩ bản thân của mình rằng gia đình của cô không giống như những gia đình bình thường khác. Khi quan sát gia đình người bạn thân rồi so sánh với gia đình khác thường của mình, cô nhận ra rằng cha mẹ của mình vẫn yêu thương các con nhưng đôi lúc họ lại quá vô tâm làm cho cô gái nhỏ với tâm tính nhạy cảm lúc nào cũng lo lắng và bối rối về gia đình. Bộ phim như một cuốn tự truyện hài hước được dựa theo những kí ức của nữ đạo diễn Torill Kove về gia đình của mình khi cô còn nhỏ. Me and My Moulton chia sẻ cảm xúc của nữ đạo diễn Kove khi bé chỉ mong muốn được giống như những người bạn gái khác trong khu phố. Nhưng cha mẹ cô vốn là những kiến trúc sư theo phong cách hiện đại nên họ luôn làm những điều rất khác biệt với mọi người, như việc tổ chức lễ mừng sinh nhật cho cô theo phong cách không giống ai. Khi các chị em Kove cầu xin một chiếc xe đạp, cha mẹ của họ đã làm cả ba người ngạc nhiên với một chiếc xe Moulton xuất xứ từ Anh quốc (loại xe đạp với thiết kế khung hình độc đáo và bánh xe nhỏ xíu). Nữ đạo diễn Torill Kove Nguồn: epkurl.com “Tôi đã có cảm xúc vừa yêu, vừa ghét với chiếc xe đạp đó”, nữ đạo diễn Torill Kove chia sẻ thêm “Tôi nhớ ba chị em tôi đã có những bài tập đi xe tại trường với chiếc xe này nhưng hoàn toàn bất lực! Cả gia đình của tôi đã chia sẻ trong việc sử dụng nó cho đến khi chiếc xe bị mất cắp, điều đó từng khiến tôi cảm thấy rất kỳ lạ, bởi vì ai mà đi ăn cắp một chiếc xe bất thường như vậy chứ?” Bộ phim với màu sắc tươi sáng cùng những kỷ niệm gia đình được diễn tả một cách ấm áp đã vinh dự nhận được vị trí đề cử cho giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất tại lễ trao giải Oscar năm 2015. Trước đó, nữ đạo diễn Torill Kove đã có tác phẩm My Grandmother Ironed the King’s Shirts cũng được đề cử tại hạng mục này tại Oscar năm 2000 và một tác phẩm chiến thắng tại Oscar năm 2007 có tựa là The Danish Poet. Hãy cùng Comic Media Academy ngắm nhìn những tấm hình về các bản vẽ của Me and My Moulton và văn phòng làm việc của đạo diễn Torill Kove tại Mikrofilm. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Nơi làm việc của đạo diễn Torill Kove tại Mikrofilm. Nguồn: mikrofilm.no & filmaffinity.com Gia đình của nhân vật chính Me and My Moulton Nguồn: mikrofilm.no & filmaffinity.com Chiếc xe đạp Moulton của ba chị em Nguồn: mikrofilm.no & filmaffinity.com Comic Media Academy chia sẻ đến các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D và 3D đoạn video của FERNTV phỏng vấn nữ đạo diễn Torill Kove về bộ phim Me and My Moulton tại sự kiện Toronto International Film Festival (TIFF) năm 2014. Ngoài ra, các bạn có thể xem trailer giới thiệu của Me and My Moulton cùng những đoạn phim hoạt hình ngắn khác của nữ đạo diễn tại website dưới đây. http://meandmymoulton.com/ Phạm Hoàng Ngọc (dịch & tổng hợp)

Phim hoạt hình ngắn Room on the Broom 1

Room on the Broom là bộ phim hoạt hình ngắn được chuyển thể từ sách ảnh thiếu nhi, được thực hiện bởi hai đạo diễn Jan Lachauer và Max Lang cùng đội ngũ biên kịch gồm hai tác giả quyển sách cùng tên là Julia Donaldson và Axel Scheffler. Bộ phim do Martin Pope và Michael Rose của Magic Light Pictures phối hợp với Orange Eye Limited sản xuất, ra mắt ngày 25/12/2012 tại Anh. Sau đó, bộ phim được phát sóng tại Mỹ trên kênh PBS Kids Sprout như một món quà đặc biệt Halloween vào ngày 30/10/2013. Poster của Room on the Broom. Nguồn: imdb.com Năm 2013, Room on the Broom đã nhận được giải thưởng Children’s Awards cho hạng mục Phim hoạt hình. Ngay sau đó, bộ phim được các chuyên gia trong ngành khen tặng “Một tác phẩm của thiên tài”, đã có tên trong danh sách 5 ứng cử viên sáng giá cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animation Short Films) tại lễ trao giải Oscar 2014. Bộ phim dựa theo tác phẩm cùng tên ăn khách của Julia Donaldson và hình ảnh minh họa bởi Axel Scheffler. Room on the Broom có nội dung kể về một phù thủy tử tế đã mời các con vật mà cô gặp trên đường tham gia chuyến hành trình trên cây chổi của cô, tuy nhiên điều đó khiến chú mèo cô nuôi khó chịu. Sau đó, một con rồng gây chiến với nữ phù thủy và các người bạn đi chung đã giúp cô đánh đuổi được nó. Để trả ơn cho sự dũng cảm của họ, vị phù thủy đã tạo ra một cây chổi mới tuyệt đẹp và có nhiều chỗ cho tất cả mọi người. Hai đạo diễn Jan Lachauer và Max Lang tâm đã sự về quá trình làm bộ phim như sau: “Trong khoảng 6 tháng, đội ngũ chúng tôi tập trung vào việc phát triển nội dung của bộ phim và các nhân vật. Trong các nhân vật thì chúng tôi tự hào nhất là cô phù thủy thân thiện, một nhà thám hiểm thích đi đây đi đó khắp mọi nơi và hay giúp đỡ người khác. Trong khi đó thì nhân vật chú mèo có một chút bảo thủ và không muốn chào đón những người bạn khác vào nơi của mình”. Nguồn: cartoonbrew.com Lachauer và Max Lang cũng chia sẻ thách thức lớn nhất là làm ra kịch bản phân cảnh (Storyboard) sao cho hấp dẫn và sinh động. Đoàn làm phim đã dành rất nhiều thời gian để chỉnh sửa cho phù hợp với thời lượng bộ phim hoạt hình ngắn cho phép. Thật may mắn, qúa trình này được giải quyết thành công bởi Waldemar Fast và giám sát hoạt hình Tobias v. Burkersroda, họ là hai người bạn tốt của Jan Lachauer và Max Lang. Nguồn: cartoonbrew.com Dưới đây là Concept Art do Manu Arenas thực hiện cho Room on the Broom. Cả hai vị đạo diễn đều rất hài lòng về khả năng nắm bắt bầu không khí bộ phim nhanh chóng và hoàn hảo của anh ta. Nguồn: cartoonbrew.com Về khâu chọn lựa màu sắc cho bộ phim, cả hai đạo diễn Jan Lachauer và Max Lang đã làm việc với Aurelien Predal. Trong vòng hai tuần, anh đã trình bày bảng màu sắc phù hợp cho bộ phim. Bảng màu này trở thành hướng dẫn cho đội ngũ đoàn làm phim tiếp tục cho phần còn lại trong quá trình sản xuất và có sức ảnh hưởng lớn đến mọi thứ từ thiết kế đến khâu ánh sáng. Nguồn: cartoonbrew.com Bối cảnh trong phim được lấy cảm hứng từ Manu và Aurelien, phần xây dựng bối cảnh được giám sát bởi Klaus Morschheuser và Katja Moll, cả hai người này đã tạo ra thế giới trong Room on the Broom. Bức ảnh dưới đây sẽ cho các bạn thấy họ đã xây dựng một cây linh sam từ cây chồi nhìn chân thật như thế nào. Ngoài ra Room on the Broom còn có đội ngũ 9 thành viên trong khâu hoạt hình rất tài năng khi hoàn thành công việc vừa nhanh vừa hiệu quả. Cả đội làm trung bình một cảnh hoạt hình tầm 12s/tuần cho bộ phim và kết quả rất được cả hai đạo diễn ưng ý. Nguồn: cartoonbrew.com Qua bài viết về bộ phim hoạt hình ngắn Room On The Broom, Comic Media Academy hy vọng các bạn học làm phim hoạt hình đã tích lũy những bài học riêng cho bản thân và có ý tưởng cho tác phẩm hoạt hình của chính mình.  Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng Hợp  

Phim hoạt hình Possessions 10

Possessions là ứng cử viên đến từ đất nước mặt trời mọc cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animation Short Films) tại giải thưởng Oscar năm 2014. Bộ phim hoạt hình ngắn này được thực hiện bởi đạo diễn tự do đầy tài năng Shuhei Morita – anh cũng là biên kịch cho đứa con Possessions của mình – và được sản xuất bởi công ty Bandai Namco Games cùng Bandai Visual, phát hành năm 2012 tại Nhật Bản. Nguồn: imdb.com Possessions kể về một đêm của thế kỷ 18 ở Nhật, tại một nơi sâu hút trong núi rừng bát ngát không may đang xảy ra một trận mưa bão gào thét. Một người đàn ông lang thang bèn trú tạm một đêm tại một ngôi đền nhỏ trong rừng. Một lát sau khi anh ta đóng cửa ngôi đền lại để nghỉ ngơi thì không gian phòng bỗng nhiên bị biến hóa sang một thế giới hoàn toàn khác biệt. Ở đó anh gặp biết bao câu chuyện kỳ lạ và phải vượt qua các thử thách để thoát ra khỏi nơi này. Đạo diễn Shuhei Morita đã chia sẻ đôi điều về chủ đề phim: “Nội dung tác phẩm của tôi được dựa theo những câu chuyện dân gian Nhật Bản, thường thì những câu chuyện cổ đó không có những pha hành động táo bạo hay thủ đoạn bất ngờ. Chúng rất đơn giản nhưng vẫn thu hút người dân chúng tôi bằng một cách nào đó. Tôi thực sự yêu thích chúng và tin rằng việc thử sức tạo dựng những câu chuyện dân gian Nhật Bản sang loại hình giải trí có thể làm được qua việc thực hiện một bộ phim hoạt hình ngắn”. Bộ phim Possessions có phong cách vẽ pha trộn giữa hiện đại và cổ xưa, điều đặc biệt là khán giả có thể thấy rất nhiều ma quỷ và yêu quái diễu hành xuất hiện trong phim và một vài đồ vật trong đó được vẽ theo phong cách dòng tranh Ukiyo-e của bậc thầy Utagawa Kuniyoshi. Chính bản thân đạo diễn cũng thừa nhận rằng anh rất hứng thú với “Hyakki-yagyo” và nghệ thuật điêu khắc tranh của nghệ nhân Utagawa-Kuniyoshi. Ngoài ra, một người đóng góp công lao không kém là Keisuke Kishi – có vai trò phát triển câu chuyện cho bộ phim và là nguồn cảm hứng cho các mẫu thiết kế nhân vật yêu quái của Possessions. Đạo diễn Shuhei Morita đã nhận được ý tưởng cho kịch bản và nhân vật khi gặp Keisuke Kishi và các tác phẩm điêu khắc của anh ta. Mẫu thiết kế nhân vật yêu quái trong phim của Keisuke Kishi. Nguồn: cartoonbrew.com Theo đạo diễn Shuhei Morita, lý do anh chọn phong cách làm hoạt hình ba chiều nhằm để thể hiện rõ các chi tiết thần thái của nhân vật. Ngoài ra anh cũng đã sử dụng mẫu nhân vật Sumo từ nghệ thuật Ukiyo-e thời Edo như tài liệu tham khảo để vẽ các thớ cơ bắp cho nhân vật nam chính. Cùng xem qua những bản phác thảo nhân vật bên dưới để có cho mình những bài học riêng nhé các bạn đang học làm phim hoạt hình.  Mẫu phác thảo của chính đạo diễn Shuhei Morita. Nguồn: cartoonbrew.com Hình ảnh được làm ba chiều. Nguồn: cartoonbrew.com Bản thảo một đoạn trong phim. Nguồn: cartoonbrew.com. Bộ phim như một bức tranh đẹp đẽ và hoài niệm với phong cách ảnh hưởng từ nghệ thuật cổ xưa độc đáo Nhật bản, sẽ khiến khán giả bị thu hút bởi vẻ đẹp hào nhoáng từ hình ảnh và ý nghĩa sâu xa qua nội dung mà Possessions muốn truyền đạt cho người xem. Trailer của Possessions tại Nhật: Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

Phim hoạt hình ngắn Mr Hublot 4

Mr Hublot là bộ phim hoạt hình ngắn của Pháp do hai đạo diễn Laurent Witz – kiêm người biên kịch cho bộ phim – và Alexandre Espigares sản xuất với các nhân vật được thiết kế bởi Stephane Halleux. Mr Hublot được thực hiện bởi ZEILT Productions hợp tác cùng Watt Frame và ra mắt vào ngày 15/10/2013 tại Warsaw Film Festival. Bộ phim được giới chuyên môn và khán giả đánh giá cao và đã chiến thắng hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short) tại buổi lễ trao giải sáng giá Oscar lần thứ 86 vào năm 2014. Nguồn: imdb.com Mr Hublot kể về một người đàn ông tên là Hublot sống trong một căn hộ nhỏ nằm trong một thành phố mang phong cách steampunk đông đúc. Hublot đeo mắt kính và có một bộ đếm như chiếc đồng hồ trên trán. Ngoài ra anh ta cũng cho thấy một số triệu chứng của OCD, như bật và tắt đèn nhiều lần trước khi rời khỏi phòng khách và tỉ mỉ làm thẳng các bức ảnh trên tường. Một lần Hublot nhìn thấy một con robot nhìn giống như một chú chó con đang run rẩy vì bị bỏ rơi ngòai đường, anh ta quyết định mang robot này về nhà chăm sóc. Ngày qua ngày, con robot ấy ngày càng lớn lên, to tướng và gây ra thiệt hại lớn cho căn hộ của Hublot. Anh ta quyết định răn dạy cho chú nhóc khó trị này bằng chiếc máy khoan và khiến chú sợ hãi vâng lời. Sau một thời gian trôi qua, Hublot chuyển sang sống tại căn nhà kho bên kia đường để có thể nuôi con vật cưng của mình và cả hai sống hạnh phúc bên nhau. Đồ họa trong Mr Hublot rất đẹp với trau chuốt từng phân cảnh và nhân vật.  Kếp hợp với nội dung chứa chan ý nghĩa cùng nhạc nền lồng ghép hợp lý và lôi cuốn người xem. Laurent Witz chia sẻ: “Làm việc trong đoàn làm phim rất quan trọng. Để có thể nhấn mạnh cảm xúc thơ ca và tìm ra điểm quan trọng của bộ phim, chúng tôi đã phải thảo luận với nhau trong một năm trời để chuẩn bị cho việc sản xuất bộ phim Mr. Hublot”. Anh cũng tâm sự thêm rằng đoàn làm phim chỉ có ngân sách nhỏ để sản xuất. Bọn họ không thế nào kiểm tra mọi thứ kỹ lưỡng trong bước kết xuất đồ họa (rendering) và bố cục dựng hình phim (compositing) bởi vì điều đó rất tốn kém. Thay vì thế, đoàn làm phim dành thời gian để nghiên cứu màu sắc cho Mr. Hublot vì theo anh cho biết đây một giai đoạn quan trọng khi thực hiện bộ phim này. Dưới đây là một vài hình ảnh về bộ phim được Comic Media Academy sưu tầm từ trang zeiltproductions.com. Những hình ảnh này có thể mang đến bí kíp riêng cho những bạn học làm phim hoạt hình.  Hình ảnh phác thảo và thiết kế của nhân vật Hublot và vật cưng của anh ta.  Một vài bản vẽ khác về nơi mà Hublot sinh sống. Nguồn: zeiltproductions.com. Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

Phim hoạt hình ngắn Get A Horse 2

Get A Horse! – bộ phim hoạt hình ngắn về chú chuột Mickey lừng danh, một nhân vật ngộ nghĩnh gắn liền với rất nhiều tuổi thơ của trẻ em và người lớn. Được phát hành ngày 09/08/2013 tại Annecy International Animated Film Festival và chiếu rạp chính thức vào 27/11 cùng với Frozen. Bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn Lauren MacMullan cùng nhà sản xuất Dorothy McKim. Có đến bốn người tham gia trong mảng biên kịch gồm: Paul Briggs, Nancy Kruse, Lauren MacMullan và Raymond S. Persi. Nguồn: cadeoleo.com.br Mickey Mouse in “Get A Horse!” trailer Ngoài ra, trong việc tạo dựng bộ phim tất nhiên không chỉ có biên kịch và đạo diễn, Get a Horse! còn hội tụ các nhân viên kỳ cựu đầy tài năng của hãng Walt Disney Animation Studios, bao gồm: – Animation thực hiện bởi hai người là Eric Goldberg và Adam Green. – Layouts do Alfred “Tops” Cruz và Jean-Christophe Poulan. Với sự đầu tư kỹ lưỡng này, đây chính là ứng cử viên từng được xem là đối thủ nặng ký từ hãng Walt Disney Animation Studios trong hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar 2014. Get a Horse! có nội dung kể về Mickey, Minnie, Horace Horsecollar và chú bò Clarabelle đang đi trên một chiếc xe chở rơm, cả bọn đang hát hò vui vẻ thì Peg-Leg Pete cố gắng tông họ ra khỏi đường và bắt cóc Minnie. Đạo diễn Lauren MacMullan rất thích những tập phim hoạt hình ngắn trước đây của chú chuột Mickey vì thế cô đã quyết định chọn một phong cách tương tự như các tập phim năm 1920 để làm bộ phim này và thực hiện Get a Horse! trong vòng 6 tháng. Bộ phim là sự kết hợp đầy hài hước giữa hoạt hình trắng đen và màu sắc rực rỡ, được làm dưới dạng CGI kết hợp với phong cách hoạt hình vẽ tay từ những tập phim hoạt hình chú chuột Mickey nổi tiếng vào cuối những năm 1920. Hai khâu vẽ hoạt hình bằng tay và hoạt hình máy tính đều được trưởng hai bộ phận là Eric Goldberg và Adam Green giám sát chặt chẽ và để có thể làm giống như những hình ảnh các tập phim năm 1928 trước đây, họ đã sử dụng hai công cụ là aging và blur filters vào hình ảnh. Trong phần CGI, họ tạo ra các mẫu thiết kế mới cho nhân vật trong bộ phim này nhưng vẫn có nét tương đồng với các mẫu thiết kế nhân vật cũ năm 1928. Các mẫu thiết kế vẽ tay do Eric Goldberg giám sát. Nguồn: cgmeetup.net Còn mảng hoạt hình máy tính được giám sát bởi Adam Green. Nguồn: cgmeetup.net Điều đặc biệt là âm thanh lồng tiếng của các nhân vật trong Get a Horse! đều được dựa theo những bản ghi âm được lưu trữ tại Walt Disney Animation Studios từ các nhân viên lồng tiếng trước đây, trong đó bao gồm cả ông Walt Disney – người sáng lập ra hãng studio này. Dorothy McKim đã chia sẻ vài điều về việc ghép những bản ghi âm cũ từ các diễn viên lồng tiếng vào bộ phim: “Mỗi câu từ bạn nghe từ nhân vật Mickey đều là giọng thật của ngài Walt. Có điều là có một từ chúng tôi không thể tìm thấy trong các bản ghi âm trước đây, đó là từ “red”. Chúng tôi tìm, tìm và tiếp tục tìm nhưng vẫn không thấy. Vì vậy, những gì chúng tôi đã làm là nhờ bộ phận thiết kế âm thanh kiếm ra từ “r”, “eh” và “d” trong các bản ghi âm cũ của Walt. Ba âm tiết khác nhau này chúng tôi ghép lại để tạo ra từ “ red ”. Điều này thật sự thú vị!”. Dưới đây là đoạn clip Making Of Disney Get a Horse sẽ giúp các bạn đọc và các bạn học viên học làm phim hoạt hình tại Comic Media Academy tìm hiểu dễ dàng hơn về quá trình làm Get a Horse! từ đoàn làm phim. Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

Phim hoạt hình ngắn Feral 9

Feral là phim hoạt hình ngắn của Mỹ với thời lượng 13 phút do Daniel Sousa làm đạo diễn, sản xuất và biên kịch. Bộ phim được ra mắt vào 19/01/2013 tại Sundance Film Festival và có tên trong danh sách ứng cử viên sáng giá cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Oscar 2014. Nguồn: i.vimeocdn.com Feral có nội dung nhẹ nhàng nhưng đầy sự ám ảnh về một cậu bé sống chung với bầy sói từ bé. Một hôm, cậu được tìm thấy bởi một người thợ săn vô tình đi ngang qua và được dắt về nhà học về cách hành xử bình thưởng như con người. Tuy nhiên câu chuyện không chỉ đến thế. Bộ phim khai thác chủ đề phức tạp về bản thân con người vì thế Feral không chỉ dành cho khán giả thiếu nhi mà còn dành cho khán giả lớn tuổi. Daniel Sousa đã tâm sự đôi điều về việc tại sao anh lại chọn chủ đề này để làm bộ phim hoạt hình của mình “Feral dựa theo những gì thực tế. Mặc dù bộ phim vẫn là một câu chuyện hư cấu nhưng Feral chứa những điều tổng hợp lại từ quá trình nghiên cứu của tôi. Về chủ đề của bộ phim, đó là những ý tưởng mà tôi đã phát triển trong các bộ phim khác của tôi. Tất cả đều liên quan đến các vấn đề giống nhau, cơ bản là về việc nghiên cứu sự khác biệt giữa động vật và con người. Điều tách biệt chúng ta ra khỏi thế giới động vật, tính hai mặt giữa lý trí và ham muốn bản năng của con người chúng ta. Tôi bắt đầu muốn khám phá về ý tưởng con người không có bối cảnh văn minh, ngôn ngữ và trí nhớ. Nếu bạn bị tước đoạt mọi thứ, liệu bạn vẫn là con người? Vì vậy, tôi bắt đầu nghiên cứu ý tưởng này và tìm thấy chiếc chìa khóa cho bản thân… đó chính là cho nhận vật chính là một đứa trẻ sống hoang dã. Bạn đặt một đứa trẻ trong một hoàn cảnh hoàn toàn xa lạ. Điều gì xảy ra với đứa trẻ đó? ” Anh vui vẻ nói thêm “Làm phim hoạt hình mất rất nhiều thời gian để bạn hoàn tất việc suy nghĩ về rất nhiều ý tưởng khác nhau trong quá trình sản xuất. Tôi đã cố gắng đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt vào bộ phim này. Feral phải mất 5 năm để thực hiện, đó là một thời gian dài khó khăn đối với tôi”. Không chỉ có cốt truyện đầy bí ẩn và phức tạp, lôi cuốn. Feral còn thu hút người xem bằng những màu sắc trang nhã cùng với nhân vật được vẽ hoàn toàn bằng tay. Nhân vật của Feral không có mặt mũi cụ thể bởi vì theo đạo diễn Daniel Sousa chia sẻ tất cả các nhân vật đều giống như hình bóng, không có thông tin cụ thể rõ ràng. Tuyến nhân vật của anh chia làm cơ bản gồm có đen – tượng trưng cho bóng tối – và trắng – tượng trưng cho hình bóng. Daniel Sousa kể rằng đã thiết kế những nhân vật bằng Flash rồi in ra và vẽ đè lại ra giấy bằng tay. Sau đó anh làm ra bản phác thảo nhân vật chính đang cố gắng vượt qua người thợ săn rồi quét từng hình ảnh vào lại máy tính. Cuối cùng sử dụng After Effects trang trí khuôn mặt nhân vật với các hoạt tiết mà anh đã thiết kế riêng. Để thêm thắt cảnh phim, Daniel Sousa sử dụng phần mềm Adobe Premiere lắp ráp bộ phim Farel. Comic Media Academy xin chia sẻ các bạn đọc một vài tư liệu hình ảnh về từng bước chi tiết và rõ ràng trong việc thiết kế và tạo dựng bộ phim ngắn Feral của đạo diễn Daniel Sousa. Hy vọng, những tư liệu hình ảnh dưới đây sẽ phần nào giúp bạn có thêm bí quyết cho việc học làm phim hoạt hình.    Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp